Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 10:50:48 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Gia đình biệt động  (Đọc 42361 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #40 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 09:30:48 am »

    Hơn một tháng sau, Nguyễn Chơn tức Sáu Quảng được bầu làm Chủ tịch tổng đoàn học sinh Sài Gòn niên khóa 1964 - 1965. Tin vui bay về Cần Thơ khiến Mỹ Lê xốn xang. Cô ôm con trai vào lòng. Thằng bé giống ba quá. Tội thân anh Ba. Anh mơ ước có con song anh không thể ở bên con và cũng không có điều kiện chăm sóc vợ đẻ . Phong trào đang rất cần anh. Anh không thể viết thư và càng không dám dùng điện thoại để trò chuyện với cô. Cô nhớ anh vô cùng. Cô mong tin anh không phải từng ngày mà là từng giờ, từng phút. Cô có bao điều tâm sự cần trao đổi với anh. Cô nên thu xếp việc gia đình như thế nào? Cô không thể bỏ công tác. Cô làm cách nào để làm tròn trách nhiệm làm mẹ, làm vợ, làm cán bộ đây? Đem bé Cánh theo lên Sài Gòn ư? Cô sẽ ôm con suốt ngày, làm sao bứt khỏi con để đi hoạt động? Rồi lúc con ốm, con đau nữa chứ. Anh Ba Chân cũng sẽ không đành lòng xa rời con lúc thằng bé trái gió, trở trời. Cô đã nên sanh con vào thời điểm này chưa? Cô không hối hận mà còn hãnh diện vì được làm mẹ. Đã bao đêm, hai vợ chồng cô bàn nhau về cái điều hai người cùng mơ ước và đều thống nhất là sẽ có con song cô không lường hết những phiến phức mà bé Cánh đã đem đến cho cô. Cô không hề trách anh. Anh là người chồng mẫu mực, rất đỗi thương yêu vợ và đã cố gắng hết mức để lo tròn bốn phận làm cha. Cô hoàn toàn thông cảm vời anh. Có người chồng nào trên trái đất này chịu xa vợ trong ngày vợ sinh con so. Giặt tã lót cho con đâu phải là nỗi cực nhọc mà là niềm hạnh phúc lớn lao mà anh không được hưởng. Cô thưa chuyện với cô ruột của chồng:
    - Thưa cô Năm. Cô trông bé Cánh giùm con một ngày.
    - Con tính lên Sài Gòn bàn với anh Ba về cháu.
    Cô Năm bổ bã:
    - Mày nhủ tháng Ba cứ giao bé Cánh cho tao. Ba má thằng Ba Chân không còn, tao sẽ thay Nội nuôi thằng cháu đích tôn của Nội. Nó sẽ nối dòng, nối dõi họ Lê, lo hương hỏa cho họ Lê.
    - Thưa cô? Cháu còn nhỏ, mới ba tháng tuổi nên chưa thể xa mẹ được. Tụi con sẽ thuê một chị vú, nhờ chị trông nom, nuôi dưỡng cháu.
    - Tao nói thiệt, không bà vú nào giỏi hơn bà vú già này đâu. Tụi bay cứ tin tao đi. Hai bầu vú tao nhăn nheo không còn sữa cho bé Cánh bú nhưng tao cho nó ăn sữa bò, tao dư sức nuôi bộ.
    Cô Năm vẫn đưa ra lý lẽ nhằm thuyết phục cháu dâu:
    - Vợ chồng mày lấy đâu ra tiền để thuê nhà, thuê vú nuôi? Cô Năm biết rõ việc hệ trọng mà Ba Chân và con đang gánh vác. Rủi tụi con bị địch bắt thì sao? Tụi bay bàn giao thằng nhỏ cho ai hay để nó thất lạc Con cứ tin cô đi . Cô sẽ là bà nội của bé Cánh.
    Mỹ Lê bị thuyết phục. Cái phương án cô ít nghĩ tới nhất bỗng hình thành trong cô như một lối thoát tháo gỡ bế tắc mà cô đang vấp phải. Con ơi, con hãy hiểu cho má. Má nỡ lòng nào bỏ đứa con đang đỏ hỏn thế này cho người khác. Má giao con lại cho cô Năm, bàn tay bà nội rất đáng tin cậy, để má lo hoàn thành nghĩa vụ công dân, làm nhiệm vụ với Tổ quốc. Bé Cánh ơi, con đừng trách má, nghe con!
Mỹ Lê lên Sài Gòn gặp chồng. Câu đầu tiên anh hỏi cô:
    - Con đâu? Con chúng ta đâu?
    - Con đang sống với Nội (từ ngày này, cô Năm thành Nội của bé Cánh).
Phải đến mười lăm phút, anh chỉ đưa ra những câu hỏi lục vấn buộc chị phải trả lời: : "Con lớn bằng ngần nào? Nó giống ai? Da nó đen hay trắng" Nó hay cười hay thích khóc. Nó ngủ vào giờ nào? Nó bú sữa mẹ hay dùng thêm sữa bò? Nó mặc áo gì, quần gì? Nó có đòi bế không? Em ru con như thế nào? Nó đã mọc răng chưa? Bao giờ nó sẽ biết ngồi? v.v...".
    Chao ôi, tất cả nỗi nhớ nhung của anh dồn nén trong các câu hỏi về đứa con đầu lòng đã được dịp bung ra. Anh là ông bố cực kỳ tốt nhưng rõ ràng là chưa có chút kinh nghiệm nuôi con. Hỏi thăm chuyện mọc răng ở đứa bé mới ba tháng tuổi là điếu ngớ ngẩn song cô hoàn toàn thông cảm với tâm trạng anh. Dần dần, khi anh đã trở lại bình tĩnh, cô đề cập đến chuyện gia đình. Anh bần thần, tư lự. Từ mấy tháng qua, nỗi khổ tâm day dứt nhất của anh là không thể bứt công tác về vùng ngoại ở Cần Thơ để săn sóc vợ bế ẵm con. Còn vợ anh, cô ấy khổ trăm bề. Anh không thể để cô ấy xa rời phong trào. Cô ấy là đảng viên, là cán bộ đoàn, là sinh viên, cô phải bám trường, bám lớp. Anh không thể lấy cương vị người chồng buột người vợ chỉ có quyền nghĩ tới gia đình, tới đứa con. Anh làm sao để thuận cả đôi đường? Cô đã nghiền ngẫm kỹ từng phương án song anh chưa thể trả lời ngay cho vợ. Anh cần "cho cô uống một liếu thuốc bổ" bằng cách giao việc cho vợ. Anh hỏi:
    - Em có biết Nguyễn Chơn ở trường Pétrus-ký không?
    - Em biết cậu ta nhưng Sáu Quảng chưa rõ em là ai?
    - Em tự giới thiệu là đại diện của trường tư thục Văn Lang.
    - Để làm gì vậy anh? Đô trưởng Sài Gòn Trần Văn Hương mới hô hào “tách chính trị khỏi học đường”. Anh không định chỉ thị cho Sáu Quảng phát động đấu tranh mà muốn Sáu Quảng tự vạch chương trình hành động rồi trình bày với anh.
    - Em hiểu rồi.
    Sáu Quảng chưa quen Mỹ Lê. Vì Mỹ Lê có dáng người thon nhỏ, lại học dưới anh một lớp (do mấy năm má bị bắt và thời kỳ đầu lên Sài Gòn, cô chưa được học ngay) nên Sáu Quảng giữ vẻ bề trên:
    - Em tổ chức hội thảo, châm ngòi nổ đầu tiên ở trường Văn Lang, anh sẽ cổ động các trường khác ủng hộ.
    - Văn Lang là trường tư thục nhỏ nên tiếng vang vọng tới các trường khác e rằng chưa sâu rộng lắm. Tôi không ngán đâu. Nếu anh Sáu chuẩn y, tôi sẽ góp một bản tham luận.
    - Cô Tư định đề cập những ý gì để chống lại Trần Văn Hương?
    - Có nhiều ý lắm. Ta có thể tung ra đại biểu hoàn toàn tán thành chủ trương tách chính trị khỏi học đường của Trần Văn Hương để đưa ra các kiến nghị: Học sinh không mua báo, đọc báo, không hội họp; không chào cờ, hát quốc . ca và tẩy chay mọi bài giảng của giáo viên có liên quan tới chính trị.
    - Đấy là ý hay, tôi sẽ thực hiện.
    - Chúng ta là học sinh, sinh viên, thanh niên nên nghiên cứu sứ sẽ đưa các kinh nghiệm chống Tàu, chống Pháp vào tham luận. Cô nào, cậu nào giỏi văn cứ phân tích từ câu "Quốc gia hữu sự, thất phu hữu trách" hoặc "giặc đến nhà đàn bà 'cũng đánh". Ngoài ra, ta đủ bản lỉnh, đủ tư liệu để chứng minh là chính trị không thể tách rời học đường khi mà nước ta đang chia làm hai miền và ở trên đường phố Sài Gòn có biết bao quân ngoại bang.
    Sáu Quảng thấy có cảm tình với Mỹ Lê. Cô ấy có trình độ, năng động, dám đấu tranh. Không rõ cô ấy đã ở trong tổ chức chưa. Anh sẽ gặp Ba Chân, đề nghị anh Ba theo dõi, thẩm tra và kết nạp cô ta sớm nhất.
Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #41 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 09:33:35 am »

    Mỹ Lê quay về với chồng, báo cáo với anh về nội dung trao đổi giữa cô và Sáu Quảng xong, cô hỏi luôn:
    - Anh quyết đỉnh về số phận em và con như thế nào?
    Đúng là anh không thể nhanh chóng tìm ra đáp số cho bài toán giữa tình và lý. Là người cha, anh mong muốn có con trai đầu lòng ở bên cạnh 24/24 giờ mỗi ngày, anh không nỡ lòng nào giao con cho cô ruột nuôi. Anh làm sao tin tưởng ở cô được? Cô anh có tình máu mủ ruột thịt nhưng bà nghèo, bà ở nông thôn, bà làm sao nuôi con anh theo khoa học? Đã có lúc anh tính khuyên vợ hãy yên tâm nuôi con ở Cần Thơ, chờ bao giờ con biết đi, con khỏe mạnh, con khôn lớn mới trở lại Sài Gòn công tác. Tuy vậy, anh không có gan làm điều đó. Anh không thể vì con mà bứt một cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm đấu tranh trong lòng địch như cô phải xa rời địa bàn công tác. Anh làm như thế, cô ấy sẽ phản đối anh, sẽ không còn yêu người chồng ích kỷ như anh. Anh nhớ đến giao ước mà cô ấy đề ra với anh ngay trong đêm tân hôn. Anh tin rằng không chỉ cô ấy mà chính các đồng chí của anh sẽ phê bình anh là cá nhân chủ nghĩa, là đặt lợi ích riêng trên nhiệm vụ chung. Anh kể lại tâm tư của mình với vợ, rồi đưa ra chính kiến của mình:
    - Giao con cho cô Năm là phương án tốt nhất cho chúng ta. Anh và em đều trưởng thành từ nông thôn do "những người nhà quê" nuôi dưỡng. Anh quá yêu con nên cố tìm mọi lý lẽ để bênh vực cho mình. Anh sai rồi. Em quay về Cần Thơ thưa chuyện với cô Năm, gởi bé Cánh nhờ họ hàng bên nội chăm sóc rồi quay về Sài Gòn ngay. Anh linh cảm sắp nổ ra cuộc đấu tranh một mất, một còn với tụi nó.
    - Dạ! Anh Ba nè? Tụi mình có con có phải sai lầm không?
    Ba Chân lấc đầu:
    - Nếu anh đồng ý lập luận này của em, em sẽ nêu tiếp câu hỏi: tụi mình cưới nhau có sai lầm không? Không đâu, em yêu. Tổ chức không ngăn cản chúng ta lo cho hạnh phúc lứa đôi. Vấn đề đặt ra là chúng ta thu xếp việc nhà, Việc nước sao cho trọn vẹn cả đôi bề.
    - Em đồng ý với anh. Anh? Lâu nay anh có gặp má không?
    - Má đi biền biệt suốt, anh không có cách nào gặp được má. Ban chấp hành thành đoàn tính tuyên đương má. Má làm được rất nhiều việc lớn.
    Ba Chân nắm được mọi thành công của bà già vợ qua báo cáo hàng ngày. Ngoài nhiệm vụ chỉ đạo phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn - Chợ Lớn, Ba Chân còn là chính trị viên lực lượng biệt động của thành đoàn nên anh phải nắm chắc số lượng vũ khí mà anh sẽ huy động được. Anh tự hào về "đồng chí má Sáu". Mỹ Lê nghe chồng kể về má mà hởi lòng, hởi dạ. Ở gia đình, má rất hiền, không mấy khi nặng lời với con, sao đối với địch má kiên quyết, với công việc má năng động sáng tạo thế? Chị hỏi chồng về các em mình. Anh không gặp được Mỹ Hòa. Dì Bẩy và Tư Linh vẫn đi thăm nuôi cô, tiếp tế cho cô những vật dụng cần thiết nhất cho cuộc sống ngồi tù. Mỹ Hòa gầy yếu da xanh hơn ở ngoài đời song khuôn mặt không ánh lên vẻ buồn, cặp mắt vẫn sáng long lanh, tin tưởng. Tư Linh vẫn ngoan học rất giỏi. Dượng Bẩy, dì Bẩy chiều cháu, không cho cháu lao động, luôn may quần áo đẹp cho cháu nhưng Tư Linh không nghe. Cậu có tính tự lập rất cao. Cậu biết con đường đi tới mục đích của mình. Cậu là con trai cả của gia đình họ Dương nên cậu hiểu tường tận việc ba, má đã làm, Nội nuôi các chú, các em, các bác cán bộ trong hầm bí mật ra sao? Thằng Ba Vĩ, thằng Mười Tuân rất yêu quý, tin tưởng anh Tư Linh đã kể để anh Tư nghe mọi chuyện về đội du kích xã nhà, về vụ hai dứa rủ nhau đi ăn cắp đạn, lựu đạn giúp các chú du kích. Vào dịp hè; má cũng cho Tư Linh vô cứ. ở trong cứ, Tư Linh được nghe đủ mọi chuyện về bên ta, bên nó, được xem phim, xem chuyện từ miền Bắe gửi vào; được biết nhiều về má, về chị Hai, chị Ba và đặc biệt những câu chuyện về ba. Ba là kỹ sư, giám đốc mỏ than. Má rồi chị Hai, chị Ba, cả dượng Bầy, dì Bẩy đều khuyến khích Tư Linh học thiệt giỏi có bằng kỹ sư như ba. Thoạt đầu, Tư Linh chưa ưng lắm. Tại sao cả Nội, rồi ba, má, các chị Mỹ Lê, Mỹ Hòa đến mấy đứa em Ba Vĩ, Mười Tuân đều theo cách mạng còn Tư Linh lại đứng ngoài cuộc? Tư Linh nài nỉ má, xin đi theo, làm liên lạc cho má nhưng má không ưng ý. Chị Mỹ Lê cũng đứng về phía má, khuyên Tư Linh:
    - Gia đình bên nội, bên ngoại họ Dương đều trông cậy vào em. Nếu em học giỏi, cả ba má và các chị đều vui lòng.
    Tư Linh nhận lời một cách miễn cưỡng. Tuy dì Bẩy, dượng Bẩy dành mọi ưu ái cho cậu nhưng cậu luôn tự coi mình là con nuôi, là người đi ở nhờ, cậu tự giác thu xép mọi việc của riêng mình, tự giặt quần áo, chẻ củi, đi chợ. Từ ngày chị Mỹ Hòa bị bắt, cậu thay mặt má, anh rể, chị ruột và bốn đứa em ruột đến với chị Ba. Chị Ba Mỹ Hòa rất gắn bó với cậu. Bà con bên nội, bên ngoại đều có chung nhận xét là cậu và chị Mỹ Hòa rất giống ba. Ba đang ở đâu? Bao giờ cậu được ra miền Bắc thăm ba? Tại sao khi viết thư về ba không nói gì về trường hợp của cậu? Có lẽ ba đồng tình với cách giải quyết của má? Ở Sài Gòn này, cậu không biết anh Ba Chân, chị Mỹ Lê ở đâu và má không cho phép cậu đến thăm anh, chị. Tuy vậy, cậu phải có trách nhiệm với Mười Tuân, lo cho em học, thay mặt má dạy dỗ, bảo ban em và đặc biệt lo chạy chữa bệnh hen suyễn cho em, cùng em bàn chuyện gia đình. Mười Tuân thương yêu, kính nể và phục anh Tư Linh lắm. Anh Tư hơn Mười Tuân tới ba tuổi nên anh "người lớn" hơn, anh bảo gì Mười Tuân cũng coi như những lời lẽ "khuôn vàng, thước ngọc" khiến cậu răm rắp tuân theo. Mười Tuân không giấu anh điều gì kể cả chuyện má út Khuê làm giao liên chuyển tài liệu cho Việt cộng và việc má đang lo lập nhiều kho vũ khí. Tư Linh nạt em:
    - Mày không lo giữ mồm, giữ miệng dễ đẩy má vô tù lắm. Bữa nào tao dẫn mày đi thăm nuôi chị Ba.
    Tư Linh chợt nhận ra sơ hở của mình. Cậu dặn em:
    - Mày phải xin má, nếu má ưng bụng, tao mới đi với mày.
    Cậu hạ thấp giọng:
    -  Mày biết không, tụi nó đang lùng tìm người quen thân chị Mỹ Hòa. Tao phải nhận là con ruột dì Bẩy, em họ chị Ba. 
    Mười Tuân gật gật đầu:
    - Em rõ nguyên tắc bảo mật mà, anh Tư! Em không để lộ bí mật của gia đình ta với ai đâu. Ngay cả chuyện chị Hai về Cần Thơ sanh con, em đâu dại mà nói với người ta. Em cũng là con má út Khuê.
    - Nè , tao với mày đã là cậu rồi. Bữa nào chị Hai đưa thằng nhỏ lên Sài Gòn, mày phải báo cho tao nghe. Tao thích bồng cháu lắm.
    - Dạ.
    - Mày cũng thưa với má lo đón Ba Vĩ và út Hiếu, Bẩy Thiện lên Sài Gòn. Để ba đứa ở quê tao thấy tội tội thế nào ấy.
    - Em đồng ý.
    - Mười Tuân nè?
    - Dạ!
    - Mày có hay xin tiền má út không?
    - Không đâu anh Tư.
    - Ai tắm giặt cho mày?
    - Má út giặt cho em, em tự tắm.
    - Sáng mai mày tự dậy hay chờ má đánh thức?
    - Bữa nào em ngủ quên, má mới gọi em.
    - Mày không được làm phiền má út. Ba má mình đi làm cách mạng không có điều kiện nuôi tụi mình, nên tao với mày cố làm vừa lòng chủ, đừng để chủ phàn nàn. Mày phải cố viết chữ đẹp hơn, xếp thứ hạng cao hơn.
    - Dạ.
Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #42 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 09:36:01 am »

    Tư Linh và Mười Tuân không hay biết những tính toán của anh rể và chị ruột mình. Mỹ Lê về Cần Thơ. Cô nấn ná mãi, không đành dứt áo ra đi, gởi con ở lại. Đêm đêm, khi nằm bên con, lòng cô nóng như lửa đốt. Biết đến ngày nào cô mới có hạnh phúc áp mồm con vào ngực mình? Chao ôi, cái cảm giác truyền dòng sữa từ bầu vú mình vào miệng con mới ngọt ngào, êm dịu làm sao ấy thế mà cô sắp phải xa con. Hôm ở Sài Gòn, khi phải vắt sữa từ hai bầu căng, mọng xuống cống rãnh, cô đã khóc. Bé Cánh ở Cần Thơ chắc đang thèm sữa me trong lúc cô vắt sữa bỏ đi. Cảnh này sẽ còn tái diễn nhiều lần nữa khi cô chính thức lên Sài Gòn. Cô thương con vô cùng. Đã ba lần cô chào tạm biệt cô Năm rồi cô lại quay về, ôm con vào lòng, vạch vú cho con bú, trong lúc nước mắt cứ chực tràn ra khỏi mi. Cô Năm dã phải nhắc nhở cháu dâu:
    - Con phải can đảm lên. Nếu con cứ ủy mị thế này sễ ảnh hưởng tới Ba Chân.
    - Dạ.
    Hình ảnh anh đã thôi thúc cô. Anh không chỉ là chồng cô mà còn là cấp lãnh đạo trực tiếp của cô. Anh đang chỉ đạo tổng đoàn học sinh, đối đầu với Trần Văn Hương, sao cô còn ngồi ở đây, còn đứng ngoài cuộc? Cô trao bé Cánh cho Nội:
    - Con đi đây, thưa cô Năm. Nếu cần liên lạc với tụi con, cô gởi thơ tới đỉa chỉ này.
    Mỹ Lê xách giỏ đi thẳng ra bến xe. Tới Sài Gòn, cô không có cách nào gặp được chồng. Anh đi đâu, ở đâu đang làm gì, cô không sao dự đoán nổi. Tất cả học sinh trường công trường tư đều bàn đến câu hỏi: "Học sinh chúng ta phải làm gì trước hiện tình đất nước?". Phụ huynh học sinh và những người dân thường cũng công khai bàn tới chủ trương lật đổ Nguyễn Khánh, phế truất Trần Văn Hương. Ai cũng đề nghị được xuống đường biểu tình, rước ảnh Trần Văn ơn để khẳng định trách nhiệm của học sinh với đất nước. Để đối phó lại làn sóng biểu tình, những học sinh thân chính phủ đưa hai nhân vật lên diễn đàn tự nhận là Chủ tịch và Phó chủ tịch tổng đoàn học sinh, lớn tiếng kêu gọi học sinh giữ trật tự, ủng hộ Chủ tịch ban lãnh đạo quốc gia Sài Gòn Nguyễn Khánh và đô trưởng Trần Văn Hương.
    Làm cách nào vạch mặt tụi này? Cô Phạm Thị Ngọc Lan mới 17 tuổi, rất đẹp gái, là học sinh trường Chu Văn An, đang giữ chức Phó chủ tịch tổng đoàn học sinh, hướng về phía Sáu Quảng: Anh Sáu lên cướp diễn đàn, vạch mặt tụi tổng đoàn giả, đừng để tụi nó lừa bịp học sinh nữa. Trưởng ban hành động Nguyễn Tân hùng hổ:
    - Khỏi cần anh Sáu ra tay. Anh để tôi.
    Nguyễn Tân to cao như lực sĩ. Anh không nói, không rằng thộp ngực hai diễn giả:
    - Tháng Bôi, thằng Nhọt Ai cho phép hai đứa mày mạo danh Tồng đoàn?
    Hai diễn giả mặt tái mét, tay chân run lẩy bẩy, miệng lắp bắp:
    - Xin anh Hai tha cho tụi em. Em bị mấy đứa xui dại.
    Thính giả được mẻ cười vui và thùng thuốc nổ đang âm ỷ bỗng như được châm ngòi nổ, không thể tháo gỡ nổi. Bí thư thành đoàn Hồ Hảo Hớn đang có mặt tại Sài Gòn. Anh hỏi Mỹ Lê :
    - Cô có quen biết Nguyễn Chơn không?
    - Có! Em đã gặp, đã làm việc với Sáu Quảng.
    - Cô gặp Sáu Quảng truyền đạt chỉ thị của tội: Phương châm hành động là “vững vàng lập trường, bảo vệ nguyên tắc, thích nghi - hòa nhập".
    - Dạ!
    - Dặn Sáu Quảng cần cảnh giác trước thủ đoạn chia để trị của đối phương, đặc biệt là chúng dùng tiền và gái.
    - Dạ!
    Mỹ Lê có thẻ sinh viên, có giấy căn cước thứ thiệt nên cô đi lại bất cứ nơi nào của Sài Gòn khá dễ dàng. Cô tìm đến với Sáu Quảng. Sáu Quảng ngỡ ngàng:
    - Em học trường Văn Lang?
    Mỹ Lê cười, đùa:
    - Bây giờ tôi là phái viên của Bí thư thành đoàn Hố Hảo Hớn tức Hai Nghị và là vợ anh Ba Chân.
    Sáu Quảng ấp úng:
    - Vậy chị là Tư Liênl Chị mới sanh con?
    Mỹ Lê gật đầu. Sáu Quảng đấm vào đầu mình:
    - Xin lỗi chị Tư nghe! Thằng em này tưởng chị nhỏ tuổi hơn em, em đã dự kiến báo cáo anh Ba Chân kết nạp chị vào tổ chức.
    - Anh Ba tôi ở đâu?
    - Tôi mới gặp anh. Anh khỏe.
    - Chị báo cáo anh Hai Nghị sẽ có diễu hành, biểu tình trong ngày mai.
    Mỹ Lê vẫn chưa gặp chồng song cô rất vui. Các bạn gái Năm Trăng, Thu Hổng, Xuân Hồng... đều đã xuống đường. Các ủy viên chủ chốt của Ban chấp hành đoàn như Ba Đặng, Mười Hảo, Phạm Chánh, v.v... đều bám cơ sở. Học sinh tất cả các trường đều bãi khóa. Trong từng gia đình, từng đường phố; từng ngõ chợ, vỉa hè... đều đòi quyền lợi học sỉnh, .đòi cải thiện đời sống cho nhân dân, đòi lật đổ Nguyễn Khánh, không chấp nhận sự có mặt của ngoại bang theo hiến chương Vũng Tàu. Khẩu hiệu đấu tranh : như vậy có nhiều quá không, có loãng mục tiêu không? Bí thư thành đoàn Hồ Hảo Hớn chủ trương:
    - Khơi dậy tinh thần yêu nước, yêu dân tộc trước hết trong học sinh, sinh viên, thanh niên, sau đó lan rộng sang các tầng lớp nhân dân. Mục tiêu chủ yếu là đòi Nguyễn Khánh hủy bỏ hiến chương Vũng Tàu.
    Mỹ Lê quay trở lại trường Văn Lang. Cô nhận liên tiếp công văn có đóng dấu mộc củaTổng đoàn học sinh do Chủ tịch Sáu Quảng hoặc Phó chủ tịch Phạm Thị Ngọc Lan ký. Các ủy viên Lê Côn, Nguyễn Tân, Triệu Lĩnh, Năm Trăng, Hai Nhẫn… đã thức trắng đêm, chờ đến giây phút hào hùng của thanh niên học sinh.
Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #43 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 09:40:56 am »

    Đúng giờ G. của ngày 22 tháng 8 năm 1964, học sinh trường Pétrus-ký, rồi Gia Long, Nguyễn Trãi, Đức Trí, Trưng Vương, Chu Văn An, Thánh Linh... đổ ra đường. Đoàn người tự động xếp thành hàng năm, hàng mười, hàng hai mươi nối đuôi nhau vừa đi, vừa hát vang:
       "Dậy mà đi. Dậy mà đi, hỡi đồng bào ơi!"
    Chỉ trong phút chốc, đoạn đường dài ba kilômét từ quận Bình Thạnh đến rạp Ca-si-nô đã chật ních trên 300.000 người vừa đi vừa hô vang các loại khẩu hiệu, giương cao biểu ngữ và hát. Đoàn người vượt qua Cầu Bông đến Thảo Cấm viên kéo về dinh Độc Lập. Cảnh sát dã chiến rầm rập kéo tới, giơ súng, giương lê, gọi loa ra lệnh cho đoàn biểu tình giải tán nhưng đoàn người cứ sải bước, tiến về phía trước. Nhiều phát súng bắn chỉ thiên và có phát súng bắn thẳng găm trúng ngực học sinh đệ ngũ Lê Văn Ngọc 16 tuổi. Chính quyền Nguyễn Khánh đã dại dột đổ thêm cả thùng dầu vào đám lửa bốc cháy nên khí thế đấu tranh của thanh niên học sinh bùng lên mãnh liệt. Không chậm trễ, thi hài của học sinh Lê Văn Ngọc được các học sinh khiêng, rước. Một mệnh lệnh từ Tổng đoàn học sinh truyền ra: "Đưa bạn Ngọc về Viện Hóa Đạo" và khẩu hiệu "Đả đảo chính quyền đàn áp học sinh" lan rộng khắp đường phố.
    Viện Hóa Đạo chật cứng người. Những kẻ cầm quyền tung xe tăng, thiết giáp cùng đủ sức lính vào cuộc. Cảnh sát dã chiến cũng dùng mọi cách đột nhập vào Viện để chớp xác Lê Văn Ngọc. Từ trên bầu trời, nhiều chiếc trực thăng vòng lượn, đưa ra những lời đường mật rồi hù dọa những người biểu tình. Đến lúc này, nhà sư Thích Tâm Châu đứng hẳn về phía chính quyền, đứng ra đàn xếp để học sinh giao xác bạn cho nhà cầm quyền. Không một ai đồng tình với Thích Tâm Châu. Chả hiểu bằng cách nào, học sinh đưa quan tài gỗ đến để liệm cho Lê Văn Ngọc và tiếp đó có quan tài kẽm khá to, đủ đặt lồng quan tài gỗ vào bên trong. Những người túc trực đứng vòng trong, vòng ngoài. Bà con đưa thức ăn tới tiếp tế cho những ai bảo vệ quan tài Vải trắng đưa tới. Hàng loạt khăn tang, băng tang hiện lên. Ai cũng đòi chính quyền để đoàn biểu tình đưa Lê Văn Ngọc tới nơi an nghỉ cuối cùng, nhưng nhà cầm quyền không lùi bước. Chấp nhận yêu sách này là bằng lòng để lực lượng biểu tình đi sau quan tài, hô khẩu hiệu chống chính phủ, tạo điếu kiện tiền đế cho học sinh công khai đứng về phía đối lập. Đã diễn ra nhiều đợt tấn công, bên chính phủ dùng đủ mọi sắc lính, cảnh sát, an ninh, được xe bọc thép yểm hộ, có vòi rồng, dùi cui, hơi ngạt ồ ạt tràn vào Viện Hóa Đạo nhưng họ không sao lọt qua lớp lớp học sinh dàn thành hàng ngang, dùng thân thể mình để bảo. vệ thi hài Lê Văn Ngọc. Vào thời điểm gay cấn này, Phạm Thị Ngọc Lan cầm lấy micrô. Cô gái 17 tuổi dáng thanh tú với khuôn mặt rất đẹp, nước da trắng, mái tóc dài, đã nhân danh Phó Chủ tịch tổng đoàn học sinh cất tiếng nói. Giọng cô truyền cảm, sâu lắng. Nhiều phút trôi qua, những người có mặt của cả hai phía đều nghe tiếng nói của cô thổn thức:
    - Học sinh chúng tôi biểu tình rất trật tự sao chính quyền đàn áp? Bạn Lê Văn Ngọc có tội tình gì mà phải chết? Người sống chúng tôi bị đàn áp còn biết cách chống đỡ còn người chết nằm đây sao cũng không được yên thân?
    Phải đến năm phút sau, bọn cảnh sát mới xông lên diễn đàn, giọng lấy micrô, định xé áo Ngọc Làn. Tổng thư ký Tư Thiên nhảy lên cản kẻ địch, bảo vệ bạn. Ngọc Lan dùng micrô khác nói luôn miệng, nói tha thiết, có lý, có tình Cảnh sát điều động hơn chục xe bịt bùng đến. Chúng chia cắt học sinh, thanh niên thành từng toán lẻ , "nhặt" từng người ném lên xe. Mặc! Một bên có trực thăng, xe tăng, dùng vũ lực đàn áp, một bên động viên nhau bằng đọc những bài thơ:
      Thầy ngồi ghế cao
      Con ngồi ghế thấp
      Thầy giảng tự do .
      Con nghe tù ngục
      Thầy giảng dân chủ
      Con thầy độc tài
      Thầy giảng "âm no
      Con nghe đói bụng
      Thầy giảng, thầy giảng
      Con nghe, con nghe.
      Con thấy, con thấy
                      (Trích thơ Nguyễn Bình Dân) .

     Và

      Nhờ ơn thầy em đã mở mắt ra thêm
      Bài học ở trường chỉ đẹp lòng chế độ
      Nhưng bài học ngoài đời
      Sẽ đẹp lòng tốt cả.
      Đồng bào, Nhân dân, Tổ quốc,Quê hương
      Nên hôm nay em cương quyết bỏ trường
      Rừng (R) sẽ dậy em
      Thế nào là Ái Quốc.
              (Trích thơ Nguyễn Thị Hổng)

     Nguyễn Khánh ở trong tâm trạng bấn loạn. Dùng vũ lực để giải tán biểu tình không nổi, đưa cả xe tăng và hàng ngàn lính đến cướp xác Lê Văn Ngọc cũng không được. Đã có lúc Nguyễn Khánh dự định thỏa hiệp đồng ý đế học sinh chôn cất Lê Văn Ngọc nhưng Khánh chùn lại khi nghe báo cáo về vụ Trần Văn Ơn. Ơn cũng là học sinh trường Pétrus-ký. Ngày 9 tháng 1 năm 1950, Trần Văn ơn cầm bản kiến nghị thay mặt 2.000 người biểu tình, cùng sáu nam nữ học sinh tiến vào dinh Thủ hiến Trần Văn Hữu đòi trả lại tự do cho năm học sinh trường Pétrus-ký và Gia Long bị bắt. Hai ngày sau, ngày 11 tháng 1 địch bắn chết Trần Văn ơn. Chúng định cướp xác anh nhưng đoàn biểu tình đưa được xác anh về quàn tại trường Pétrus-ký rồi cử hành tang lễ. Hàng triệu học sinh, sinh viên và đồng bào các giới ở khắp mọi tình, thành trong cả nước đã có băng tang, dự lễ truy điệu rồi xuống đường tuần hành tường nhớ Trần Văn Ơn. Ở khắp mọi nơi đều vùng lên câu hỏi, đã có lời giải đáp:
    Ai chết vinh - buồn chẳng?
    Ai sống nhục - thẹn chăng?

    Nguyễn Khánh chọn phương án đàm phán. Viên tướng trẻ này lúc đó đang giữ cương vị Chủ tịch ban lãnh đạo quốc gia Sài Gòn đã xuất hiện trước công chúng, hứa xóa bỏ hiến chương Vũng Tàu (cho Mỹ Oà ạt vào miến Nam) và buộc phải hô khẩu hiệu: "Đả đảo độc tài, kể cả độc tài quân phiệt". Nghe Nguyễn Khánh hô câu này, cả rừng người đang phẫn nộ bỗng bật cười hoan hỉ rồi vỗ tay hoan hô y. Đúng vào thời điểm này, lực lượng cảnh sát dã chiến có rất nhiều tên mặc thường phục đã đưa được xác Lê Văn Ngọc lên xe song mã. Thanh niên học sinh rơi vào tình thế bất ngờ, và trăm ngàn người đuổi theo xe với dự kiến chặn xe đòi xác bạn; số còn lại phân vân chưa biết tiến thoái ra sao đã bị bắt. Cuộc biểu tình gây tiếng vang lớn, làm náo động Sài Gòn đã kết thúc. Vài ngày sau, vợ chồng Ba Chân, Mỹ Lê cùng Sáu Quảng và các nhân vật có liên quan đã nhất trí với kết luận của Bí thư thành đoàn Hồ Hảo Hớn: "Từ hôm nay và mãi mãi sau này, các thế hệ thanh mến học sinh, sinh viên cả nước luôn nhớ đến ngày biểu dương lực lượng hếch sử của học sinh Sài Gòn, ngày 22 tháng S năm 1964". Sau này, trong tổng kết của phong trào học sinh sinh viên, thanh niên những năm đánh Mỹ đã nhận định: ' "Cuộc biểu dương lực lượng ngày 22 tháng 8 năm 1964 là đông đủ nhất, khí thế nhất và thắng lợi nhất".
Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #44 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 09:43:58 am »

16
     Anh Dương Văn Đấu mở cặp, lấy ra bốn tập hố sơ đặt lên bàn. Anh khó xử quá. Từ nửa năm qua, anh không còn là giám đốc, kiêm bí thư đảng ủy mỏ than Cẩm Phả nữa mà anh đã được điều về làm Chánh văn phòng Bộ Điện - Than. Anh được đề bạt vào cương vị cao hơn song anh ngại ngần không muốn rời Cẩm Phả. Anh quen từng công nhân, hiểu hoàn cảnh gia đình từng người thợ mỏ. Hơn ba nghìn ngày qua, anh đã đặt chân tới mọi hầm lò, đã sờ tay vào từng vỉa than, đã phấn đấu cật lực để năng suất than ra lò tháng sau cao hơn tháng trước, nay bỗng phải gác bỏ tất cả để ra đi, nên anh có cảm giác hẫng hụt, bị mất đi thứ gì đó. Các kỹ sư, công nhân mỏ không muốn xa rời anh nhưng ai cũng mừng cho anh. Đã có giám đốc mỏ than nào nhảy một cú lên thẳng Chánh văn phòng một bộ lớn trong Chính phủ như anh đâu. Anh đã hội tụ đủ mọi ưu điểm của một cán bộ cao cấp, được cả tài lẫn đức. Anh có tài ư? (Không ai phủ nhận điều này. Anh đã tốt nghiệp trường Bách nghệ, làm việc tại đồn điền cao su của Pháp và những năm gần đay, kỹ sư Dương văn Đấu nổi lên là một giám đốc mỏ có tên tuổi trong nghề than. Còn đức ư? Chưa ai phê bình Bí thư đảng ủy Dương Văn Đấu điếu gì. Anh không có gia đình hoặc bà con thân thuộc gì ở mỏ nên anh chả làm ô, dù cho ai. Anh không hề vơ vét tiêu chuẩn hoặc đòi quyền ưu ái gì đó cho riêng mình. Anh vẫn ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân và luôn duy trì nếp làm việc không dưới 10 giờ trong ngày. Điều đặc biệt là anh chưa một lần nào buông lời suồng sã với người con gái nào và tấm ảnh với dòng chữ "Một vợ, bảy con đang chiến đấu ở miền Nam" luôn ở chỗ trang trọng nhất trên bàn làm việc của anh. Anh nghiêm lắm. Tất cả các cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc đều không ai dám hé răng bàn với anh chuyện hoàn cảnh, đề cập đến lý do cần lấy vợ, lấy chồng mới. Anh đã từng tuyên bố:
    - Tao lên án tất cả mọi đứa phản bội vợ hoặc chồng. Nếu chúng mày muốn đoàn tụ gia đình hãy làm đơn tình nguyện vào miền Nam chiến đấu.
    - Anh công khai đọc lá đơn của mình gửi lên Bộ trưởng, lên Thủ tướng Chính phủ xin được trở về Nam nhưng nguyện vọng của anh không được chấp thuận với lý do:
    - Chính phủ ta, Đảng ta đang cần những chuyên gia có tầm cỡ trong ngành than như đồng chí. Đồng chí về làm Chánh văn phòng Bộ.
    Về Hà Nội, anh vẫn duy trì lối sống ấn cơm tập thể, nằm giường cá nhân. Bộ trưởng bố trí cho anh căn phòng rộng có giường tủ, bàn làm việc, bộ sa lông tiếp khách, có quạt bàn quạt trần... Giữ đúng nguyên tắc bảo mật, anh chưa lần nào đem tài liệu mật về nhà riêng. Hôm nay, trước mặt anh là bốn tập hồ sơ của bốn đồng chí cùng quê với anh xin cưới vợ mới. Anh nên xử lý thế nào? Anh đồng tình ư.? Không đời nào. Hôm nay, anh dễ dàng với người ta, ngày mải, anh sẽ tự cho phép mình đứng trong hàng ngũ kẻ lừa dối. Anh mở tập hồ sơ đầu. Anh quen cả Mười Phú và vợ cậu ta là cô giáo Hai Hoài. Trước khi tập kết ra Bấc, Phú và Hoài đã có con trai ba tuổi. Bây giờ cậu ta viết trong đơn: "Tôi được tin vợ tôi nay đi lấy chồng khác nên tôi không còn ràng buộc với cuộc hôn nhân cũ. Đề nghị các đồng chí cho tôi được kết hôn với cô Phùng Thị Hồng Hạnh nhân . viên mậu dịch bách hóa...". Anh Dương Văn Đấu gấp tập hồ sơ lại. Anh tin là mọi giấy tờ trong hồ sơ đều đúng nguyên tắc, không chê trách vào đâu được vì những người cùng hội, cùng thuyền, cùng mê bỏ vợ cũ, lấy vợ mới, đã phổ biến kinh nghiệm cho nhau, người nọ chứng nhận hoặc bảo đảm cho lời khai của người kia là đúng. Tại sao họ lại làm như vậy? Trong một cuộc họp nào đó, một cán bộ có chức, có quyền đã bật đèn xanh bằng câu phát biểu: "Anh chị em tập kết ra Bắc xa vở, xa chồng đã hơn mười năm. Nếu ai muốn lấy vợ mới, chồng mới eần phải có chứng nhận địa phương hoặc ít nhất của hai người cùng quê hương xác nhận là vợ hoặc chồng anh ta hoặc chị ta đã chết, đã đầu hàng địch hoặc đã tái xuất giá" Anh Dương Văn Đấu không tán thành cách giải quyết giơ cao, đánh khẽ như thế này. Thoạt nghe, ai cũng tin vào những biện pháp thấu tình, đạt lý nhưng thực chất là chủ trương "mở cửa" cho những ai muốn kiếm chác mối tình mới, lệp gia đình mới. Không phải không có ông bạn già đến rỉ tai anh:
    - Bẩy Đấu! Theo ý mày bao giờ chiến tranh kết thúc, nước nhà sẽ thống nhất?
    - Chắc là còn lâu. Thằng Mỹ nhảy vào miền Nam. Mỹ đã ném bom miến Bắc. Ta cần xây dựng kinh tế miến Bắc đủ bảo đảm đưa hàng nghìn, hàng vạn quân vào Nam chiến đấu.
    - Đây là điểm tao cần trao đổi thẳng thắn với mày. Tao tính lấy vợ mày giúp tao, tao sẽ lo cho mày.
    - Không nên đâu anh Tư. Nay mai, anh sẽ trả lời như thế nào khi gặp lại chị và các cháu - con anh?
    - Tao đắn đo mãi rồi. Là thằng đàn ông mà suốt mười mấy năm không có quan hệ sinh lý với người đàn bà nào sẽ phản khoa học, sẽ làm cho đầu óc anh mụ mẫm, trái tim mình chai sạn. Tao với mày không còn trẻ nữa, sắp vào tuổi năm mươi rồi. Mỗi lần soi gương thấy trên mái tóc thêm nhiều sợi bạc, tao cứ lo tuổi già ập đến. Tao cần một mái ấm gia đình, một bàn tay phụ nữ lo cho tao bữa - cơm ngon, giặt cho tao bộ quần áo, tâm sự với tao mỗi khi tao ốm đau. Nhớ đến lần mày bị ốm, tao thương quá.
    - Có hề gì đâu, anh Tư! Các bác sĩ, y tá săn sóc tôi chu đáo rất tận tình.
    - Nhưng thiếu bàn tay đàn bà. Nếu chính vợ mày bón cơm cho mày, dùng khăn kỳ cọ thân thể mày, đêm đêm ngồi cạnh kể cho mày nghe nhiều chuyện gia đình, xã hội, tao tin là bệnh mày sẽ mau lành hơn.
    Anh Tư Nam hơn anh Bẩy Đấu ba tuổi, hiện đang là Vụ trưởng của một Bộ. Anh đã khuyên, đã đồng tình, thậm chí sắm vai chủ hôn cho những chú rể là cán bộ miền Nam tập kết với các cô dâu là người miền Bắc. Dù sao anh Tư cũng e dè Bẩy Đấu. Bẩy Đấu được mệnh danh là con người thép có trái tim lạnh băng, không hề rung cảm trước mọi lời tỏ tình những cái liếc mắt đưa tình, hoặc những cố ý đụng chạm thể xác của các cô gái trẻ hay các bà góa là cán bộ. Tư Nam dựa vào thế nhiều tuổi hơn, lại cùng là cán bộ cao cấp, cùng tâm trạng xa vở, đã cố gắng thuyết phục Bẩy Đấu Tư Nam lộ vẻ rầu rĩ:
    - Hơn mười năm qua, tao có tơ tưởng chuyện này đâu. Tao với mày không lấy vợ chui, cưới bí mật mà sẽ tồ chức công khai, mời Bộ trưởng, Thứ trưởng và bạn đồng hương tới dự. Chúng ta sẽ có giấy giá thú chính thức. Bao giờ gặp lại bà Tư, tao sẽ xin lỗi bà. Bà và mấy cháu không nỡ trách tao về việc đã rồi đâu. Có thể bà còn cám ơn cô hai đã săn sóc thống bà trong những năm xa cách, lẻ loi.
    - Anh Tư! Tôi không thể nào đồng tình với anh được. Không bao giờ tôi phản bội cô Sáu Hoàn. Tình yêu chung thủy của vợ chồng tôi là vĩnh cửu, không có gì lay chuyển nổi. Xin lỗi anh Tư, tôi muốn rằng giữa chúng ta khỏng bao giờ quay lại chủ đề này nữa.
    - Tùy chú mày.
    Trong bốn tập hồ sơ ở trên bàn có hai chữ ký của anh Tư Nam. Anh Tư không lùi bước trên đường lấy vợ mới của mình. Anh gấp những tập hồ sơ lại, ghi bên ngoài: "Từ nay, tôi không tham gia xét, duyệt những hồ sơ mà các cán bộ miền Nam tập kết chứng nhận lẫn cho nhau. Anh nhớ đến lập luận anh Tư Nam đưa ra với anh. Đúng là có điếu gì đó thoạt nhìn vào sẽ khó hiểu. Đã là con người thì ai chẳng mong muốn được sống trong tổ ấm gia đình, do đó cứ đến tuổi thanh niên là trai phải có vợ, gái cần lấy chồng. Người con gái trước khi về nhà chồng thường được mẹ đẻ dạy cho tề gia nội trợ, khéo nấu hàng trăm món ăn khác nhau. Anh đã rất tự hào về tài nấu ăn của vợ. Chủ đồn điền cao su người Pháp đã phải mời vợ anh làm đấu bếp, nấu các món ăn chiêu đãi khách. Sau ngày có vợ, anh luôn ăn cơm nhà. Cùng món riêu cua, nem rán, tôm tẩm bột... nhưng do chị nấu, anh ăn thấy ngon miệng hơn, tuyệt vời hơn. Anh nghiệm rằng từ ngày ra miền Bắc, rất ít khi anh được thưởng thức món nước chấm hợp khẩu vị như của chị pha chế. Ấy thế mà từ hơn mười năm qua, anh không còn thú vui đó. Trước giờ ăn, khi đã ngồi vào bàn, anh mới biết là cấp dưỡng lo cho anh món ăn gì. Những hôm đi công tác về muộn, anh buộc mình phải nuốt xong suất cơm đã nguội lạnh. Nếu bây giờ anh có gia đình, người vợ mới sẽ lo cho anh cơn dẻo, canh ngọt, sẽ quạt nồng, ấp lạnh cho anh, sẽ chia bùi sẻ ngọt với anh. Không phải ngẫu nhiên mà anh Tư Nam nhắc đến những ngày nằm viện của anh. Cái bệnh hen suyễn quái ác đã hành hạ thể xác anh. Cơn đau làm co rút ruột gan khiến anh ăn không biết ngon, ngủ không đẫy giấc. Đang nửa đêm, khi cơn hen nổi lên, sao anh thèm đôi bàn tay đàn bà vuốt ve, đấm bóp đến thế. Anh không có tà tâm chút nào song anh nghiệm rằng đôi tay của các nữ y tá đều mềm dịu, nhẹ nhàng, mơn trớn dễ làm cơn đau thuyên giảm, mau ru ngủ anh hơn đôi bàn tay thô cứng của cậu công vụ đấm bóp cho anh. Tuy vậy, anh thường cắn răng chịu đau, không dám làm phiền đến các cô y tá vì các cháu đang sức ăn, sức ngủ, các cháu bận trăm công ngàn việc vất vả của gia đình Nếu anh có gia đình, người vợ mới sẽ thức thâu đêm bên anh và anh sẽ không ngần ngại khi yêu cầu chị làm dịu nỗi đau cho mình.
Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #45 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 09:47:49 am »

    Gần đây, khi ở cương vị Chánh văn phòng Bộ, anh luôn tiếp khách nước ngoài. Các bạn, nhất là những cán bộ cao cấp người châu Âu, thường nói nửa đùa, nửa thật với anh:
    - Mày trung thành với vợ, tao khâm phục nhưng đã là thằng đàn ông phải cần có đàn bà, con trống tìm đến con mái. Mày có nhân tình không?
    - Không.
    - Mày có đi chơi gái không ?
    Anh Bẩy lắc đầu. Anh bạn người châu âu tuyên bố:
    - Mỗi ngày chúng ta phải ăn mới sống được. Người châu Âu chúng tao khó lòng "nhịn suông" hoặc chịu treo giò một tháng. . Anh Bẩy Đấu hỏi lại:
    - Còn phụ nữ châu Âu thì sao?
    - Cũng vậy thôi ở Việt Nam chúng mày có câu "chồng ăn chả, vợ ăn nem" hoặc câu "Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn. Chính chuyên chả thể sơn son mà thờ" thật là hay. Mày có thích nghe chuyện những chàng trai của chúng tao nhắc nhủ nhau khi có phiếu nghỉ tại nhà an dưỡng trong tay như thế nào không?
    - Cậu kể đi.
    - Anh chàng nào để vợ đi an dưỡng một mình thì ngu hơn con lừa vì lừa cũng không dại dột đem dâng vợ mình cho người khác như anh ta. Trường hợp hai vợ chồng cùng đi an dưỡng thì chàng trai này đúng là con cừu hiến lành, ngoan ngoãn, dễ bảo. Nếu anh đi đến an dưỡng một mình, anh sẽ là con sư tử. Đã là sư tử thì mỗi đêm có thể ngủ với ai đó mà mình thích, ngoài vòng kiểm soát của vợ mình. Hơn mười năm qua, cậu được làm sư tử mà cậu vẫn tự ép mình trong bóng tối thì thật là dại dột.
    Chánh văn phòng Dương Văn Đấu mỉm cười. Anh không định tranh luận đúng, sai, phải, trái với bạn. Trong quan niệm về vợ chồng, về sinh lý, về chung thủy, người châu Âu và châu Á khác hẳn nhau. Để chứng tỏ mình không phải là anh chàng thộn hoặc xuẩn ngốc trong lĩnh vực nam nữ, anh đã kể với bạn:
    - Ở nước tôi có vị vốn nổi tiếng trong hàng ngũ sư tử. Vợ ông ta giận dỗi, la ó, khóc lóc vẫn không làm sao cho ông ta chừa cái khoản gái. Một đêm, sau khi vợ chồng ân ái vợ ông đã âu yếm hỏi chồng: "Anh nói là anh yêu em nhất trên đời này, tại sao anh còn ngủ với người khác?". ông ta trả lời vợ : Em cằn thiết với anh như cơm tẻ , còn họ đối với anh như phở. anh thoảng ăn bữa phở, anh cảm thấy ngon miệng nhưng tuyệt đối phở không thề thay cơm.
    - Hay? Hay tuyệt? "Phở" muôn năm.
    Anh Bẩy xua tay:
    - Các bạn, chuyện của tôi chưa kết thúc. Các bạn có thích nghe đoạn kết không?
    - Có! Cậu kể đi. Này, ở bên châu âu, các cậu có hiểu đặc tính của dê không? Ai lạ gì điều đó. Cứ mỗi buổi sáng, anh chàng dê đực đứng chầu ở cửa ra vào. Bất cứ chị dê cái nào qua mặt dê đực anh ta cũng "xài". Ở Liên Xô cũng có từ "máu dê" để chỉ những ai giống tính dê đực.
    Anh Bẩy Đấu gật gù. Anh đứng dậy chỉ vào bản đồ Hà Nội:
    - Ta cứ tạm gọi nhà vị nọ ở phế này. Lần đó, cánh buôn dê xua vài trăm con dê từ Tam Đảo về , vượt qua cầu Long Biên rất dễ dàng. Không hiểu sao khi bầy dê xuống đến chần cầu đều không chịu đi nữa, dù bị đánh rụng lông, chảy máu. Rất may là một trong số người lái buôn có tài nghe được tiếng nói của loài vật ông này đã nghe lời ca thán của bầy dê đực: Chúng ta đành chết ở đầy thôi. Làm sao chúng ta dám qua phố này khi ông tổ của họ nhà dê là dê cụ đang ở nhà".
    Anh Bẩy Đấu kết luận:
    - Đấy chỉ là dạng tiếu làm mới nhưng là bài học giáo dục cho vị nọ. Vì không thể tự hạ mình ngang loài súc vật - dù được tôn thờ là "dê cụ" - vị nọ đã không dám "ăn phở" nữa.
    Những người bạn châu âu nhún vai, không trả lời Anh Bẩy Đấu vẫn chưa buông tha họ. Anh mở tủ lấy thư vợ, đọc cho họ nghe đoạn chị kể với anh về Tống Trần - Cúc Hoa. Anh phân tích:
    - Người Việt Nam chúng tôi là như thế Tống Trân từ bỏ hai lần làm phò mã, cam chịu lưu đày mười năm để giữ mối tình chung thủy thuở hàn vi với vợ.
    Từ ngày làm giám đốc mỏ than Cẩm Phả, anh Dương Văn Đấu học tiếng Trung Quốc, tiếng Nga. Anh có khả năng đọc, hiểu được các tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Nga nhưng chưa đủ khả năng trò chuyện với bạn bằng tiếng nói của Lênin. Anh dùng tiếng Pháp. Các bạn người nước ngoài chăm chú lắng nghe mối tình trong trắng, thơ mộng của đôi trai gái: nàng Cúc Hoa gắng sức làm lụng nuôi chồng ăn học, thi đỗ Trạng nguyên. Các bạn vô cùng thích thú khi nghe đến đoạn nàng công chúa Trung Hoa đã rời bỏ lầu son, gác tía, bí mật theo Tống Trân về Việt Nam để xem mặt kẻ tình địch của nàng. Cúc Hoa làm sao có thề so sánh với nàng công chúa tài đức vẹn toàn, học vấn uyên thâm. Khi Tống Trân phát hiện ra nàng đã tới quê nhà thì việc đã rồi. Lưỡng quốc trạng nguyên không thể xua đuổi nàng, thân gái dặm trường, quay trở lại Bắc Kinh một mình nên đành chấp thuận nàng làm vợ nhưng vấn đế đặt ra là giữa nàng và Cúc Hoa ai sẽ là vợ cả? Hai người đàn bà chấp nhận cùng thi với nhau xem ai tài giỏi hơn sẽ ngồi vào vị trí chính thê. Đề thi mà Tống Trân đưa ra rất oái oăm: Giao cho mỗi nàng một bó mía, một lon gạo, một cái nối, ai nấu cơm chín trước sẽ thắng cuộc. Vì tấm lòng của Tống Trân luôn hướng về Cúc Hoa nên chồng đã "gà" cho người vợ thuở nghèo đói:
      " Vừa ăn vừa nấu mới hay
      Thuở xưa nuôi mẹ, nuôi thầy làm cao
      Cúc Hoa học xược trì cao
      Bấy giờ mới lấy mía vào ngồi ăn.
      Ăn rồi lại nấu dần dần
      Cúc Hoa nấu đòng mới bưng cơm vào
      Trạng nguyên cười nói ngọt ngào:
      "Nào, cơm công chúa khi nào đấng lên?”
      Công chúa bẽn lẽn thưa lên
      Em đâu có dám tranh quyền chính thê.”

    Các bạn nước ngoài vui vẻ tán thưởng cầu chuyện tình đẹp và bảo nhau "rút lui có trật tự". Từ ngày đó không ai đế cập đèn "nhu cầu sinh lý của con người" với anh Đấu. Anh có cách lựa chọn của mình. Anh không a dua với bạn nhưng không có cách gì ngăn cản nổi trào lưu "sấm áo mới" của hầu hết cán bộ miền Nam tập kết. Hôm anh Tư Nam đưa thiếp mời anh dự cưới, anh đã trả lời dứt khoát:
    - Tôi với anh vẫn là bạn nhưng xin anh miễn cho tôi tham dự vào việc mà tôi không đồng tình.
    Anh Tư Nam rầu rĩ:
    - Cậu thông cảm, mình đã già rồi...
    - Xin lỗi. Chủ đế này chúng ta tranh luận quá nhiều rồi. Già hay bệnh tật không phải là yếu tố để tự bào chữa. với tôi tồi luôn luôn giữ trọn tầm trạng "ngày Bắc, đêm Nam" và trên bàn tôi luôn có ảnh gia đình với lời nhắn nhủ: "một vợ, bảy con đang chiến đấu ở miền Nam".
    - Tùy cậu.
    - Một lần nữa mong anh thông cảm về lý do tôi vắng mặt trong hôn lễ lần thứ hai của anh.
    Anh Bẩy Đấu tự xác định "lẽ sống" của mình. Anh nâng niu gìn giữ tình yêu với vợ. Anh luôn tự đòi hỏi mình phải làm sao xứng đáng là người chồng chung thủy, người cha mẫu mực để bảy đứa con noi gương, học tập.
Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #46 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 09:54:21 am »

17
    Ba Vĩ buồn thẫn thờ. Mười Tuân, thằng em mà cậu yêu nhất đã lên Sài Gòn với má rồi. Xa em, cậu anh nhớ em da diết. Mười Tuân không chỉ là em ruột mà còn là bạn thân nhất, ý hợp tâm đầu mà cậu có thể thổ lộ mọi điều bí mật riêng của hai đứa, của giạ đình. Làm sao cậu cổ thể bàn chuyện lấy cắp đạn của linh bảo an về tặng cho các chú du kích với đứa bạn khác cùng trường, cùng lớp, cùng lứa tuổi hay với hai đứa em ruột khác là thằng Bẩy Thiện, con út Hiếu. Hai đứa kém cậu những ba tuổi nên cậu không thể đem chuyện người lớn trao đổi với tụi nó. Chỉ có Mười Tuân, cậu mới chỉ cho biết các hầm bí mật của Nội, đưa Mười Tuân gặp các cô, chú cán bộ. Thực ra, Mười Tuân cũng vô cùng quyến luyến anh ruột, đã rủ anh, nài nĩ anh lên Sài Gòn cùng với mình nhưng anh cậu từ chối, Ba Vĩ đã nói rõ với em ruột ba lý do vô cùng xác đáng. Thứ nhất là cậu phải thay ba, má và cả gia đình lo săn sóc Nội. Nội đã già rồi, Nội sẽ rất buồn nếu không còn đứa cháu nào ở cùng nhà. Thứ hai là cậu sắp được kết nạp vào đội du kích xã. Anh trung đội trưởng du kích đã trò chuyện riêng với cậu. Đúng là cậu còn nhỏ quá, mới 12 tuổi, cậu chưa đủ sức mang tiểu liên, ôm bộc phá lao vào đồn giặc nhưng cậu thừa khả năng làm giao liên, làm chiến sĩ trinh sát. Cậu sẽ là đội viên du kích đặc biệt vì em út, ít tuổi nhất đội. Và lý do thứ ba là cậu phải lo cho Bẩy Thiện và út Hiếu. Cậu thương yêu hai đứa không chỉ với tình anh em ruột thịt, mà còn tình yêu thương của kẻ mạnh, đấng nam nhi bênh vực cho kẻ yếu, đặc biệt còn chen lẫn tình mẫu tử. Cậu thay má đùm bọc cho em. Út Hiếu còn trẻ con quá. Tính theo tuổi ta, cậu sinh năm Nhâm Thìn, Mười Tuân tuổi Quý Ty, Bẩy Thiện và út Hiếu cầm tinh con ngựa, tuổi Giáp Ngọ nhưng cậu học hơn hai em tới ba lớp bởi vì cậu sinh năm 1952 còn hai đứa nhỏ chào đời vào tháng giêng năm 1955. Con út nhỏ tinh nghịch lắm, vật nhau với con trai cùng lớp. Nó chưa biết giữ ý. Ở Gò Công, vào những ngày trời mưa, đường lầy lội, bùn ngập quá mắt cá chân. Đi học về, út Hiếu cùng các bạn lội bùn, nắm bùn ném nhau khiến cho quần áo, mặt mũi, tóc tai đứa nào cũng lấm đầy bùn đất. Trông thấy bất cứ cái ao nào, út Hiếu ' cùng các bạn trút bỏ quần áo trên bờ, đuổi nhau chạy xuống ao tắm rối lại tồng ngồng như thế đứng ở bờ giếng giội nước. Bẩy Thiện thường đầu têu cả bọn. Nó lăn xuống bùn, nó lấy bùn đắp lên đầu mình, đầu em gái. Nó cứ ở truồng thoăn thoắt trèo cây hái ổi, khế, bưởi cho em ăn. Hai anh em không ở chung nhà vì má gởi hai đứa ở hai gia đình khác nhau nhưng hai đứa được học chung trường, chung lớp. Không đứa nào dám bắt nạt em gái của Bẩy Thiện. Trong bất cứ trò chơi "bịt mắt bắt dê", "trốn tìm", "nu na, nu nống" hay đá banh, Bẩy Thiện luôn chơi cùng phe với em gái. Đã có lúc cô bác rầy út Hiếu:
    - Mày là con gái, mày phải biết giữ ý.
    - Tóc cháu bẩn, người cháu dính đầy bùn, cháu phải tắm. Bạn bè trong lớp nếu không chơi cùng nhau, tụi nó sẽ bỏ cháu. Anh Bẩy Thiện cùng chơi với cháu.
    - Nhưng không được tắm truồng. Cháu đâu phải con trai. Phải rồi, tao sẽ lên gặp xã trưởng đổi giấy khai sanh cho cháu thành con trai. Cháu ưng tên Dương Quảng Hiếu : hay Dương Ngọ vì mày cầm tinh con ngựa?
    - Má đặt tên cháu là Dương Thị Hiếu không được lót chữ Quảng, chữ Mỹ gì cả. Cháu cầm tinh con ngựa đâu phải cần tên Ngọ? Tụi con gái lớp cháu có đứa nào không tắm truồng đâu?
    Bẩy Thiện cũng cãi hộ em:
    - Tụi cháu đang còn con nít. Nếu con và em út học kém, mấy cô chú rầy la, con nhận tội hết.
    Ba Vĩ bênh các em.Tụi nhỏ tánh hiếu động, ưa chạy nhảy đùa nghịch nhưng nó chưa đánh nhau, cãi lộn với ai. Chúng có rất nhiều bạn thân sẵn sàng giúp đỡ và chúng cũng săn sóc đến các bạn hết sức chu đáo. Tuy mới chín tuổi nhưng con út đã biết nấu cơm, gánh nước và khéo chế biến các món ăn. Không hiểu sao ở vùng quê trời nắng chang chang mà da nó vẫn trắng hồng như trứng gà bóc. Những lúc nó trần truồng cùng tắm với bạn, ai cũng dễ nhận ra nó mũm mĩm, da trắng như bột suốt từ đầu tới chân. Nó không đua đòi ăn diện. Tuy nhiên khi nào nó mặc những bộ đồ do má và mấy chị mua ở Sài Gòn gởi về, trông nó như con búp bê hay cười, hay nói, hay hát. Nội, Ngoại, các cô, các dì, các chú, các dượng đều thương nó, cưng chiều út Hiếu nhất nhà. Út Hiếu được lòng mọi người song người nó thích nhất vẫn là Bẩy Thiện. Anh Bẩy biết chẻ củi, biết gánh nước nhưng không bao giờ anh đi chợ, nấu ăn, rửa bát. Má và các chị cũng gởi quần áo đẹp về cho anh Bẩy nhưng anh chỉ thích diện quần đùi, ở trần. Không bộ quần áo màu trắng nào của anh không có vềt bẩn. Tuy vậy, anh không ốm vặt. Anh Ba Vĩ cưng út Hiếu hơn. Mỗi lần nó lên cơn hen suyễn, nó luôn đòi có anh Ba Vĩ ở bên, vòi vĩnh anh vuốt ngực, vuốt lưng cho nó, ngồi làm đệm cho nó dựa. Ba Vĩ căn dặn Mười Tuân: Tao với mày đã thề trước bàn thờ nguyên soái Trương Công Định. Mày lên đó với má, nếu ở Sài Gòn có đội du kích, mày gởi thư nói cho tao hay. ' - Dạ !
    - Nè, mày chớ có ngu dại mà viết công khai mọi điều trên thư. Vậy anh và em phải có quy ước riêng chỉ hai anh em ta biết với nhau.
    - Anh nhủ em viết như thế nào?
    Ba Vĩ nhíu đôi lông mày. Cậu là anh, cậu khôn hơn, cậu phải bày vẽ cho nó nhưng từ nhỏ cậu chưa bao giờ làm việc này nên cậu lộ vẻ lúng túng. Dù sao, cậu cũng phải gỡ thế kẹt này. Cậu bảo em:
    -  Nếu mày viết: "Hè này, em sẽ về với anh" là tao biết trên Sài Gòn không có du kích.
    - Vậy má, chị Hai, chị Ba của chúng ta làm gì ở Sài Gòn?
    - Tao không biết. Khi nào cần gọi tao lên Sài Gòn, mày cứ viết: "Hè này, anh lên chơi với em".
    - Em rõ rồi, anh Ba.
    Ba Vĩ càng nhớ Mười Tuân, càng dồn tình thương cho Bẩy Thiện, út Hiếu. Cậu yêu thướng hai đứa vô cùng  nhưng không hé lộ chút bí mật nào cho các em. Cũng giống như các anh, các chị, Bẩy Thiện, Út Hiếu hiểu rõ thân phận của mình. Cô cậu không có quyền nhõng nhẽo với ai. Mới hơn hai tuổi, hai đứa đã xa bầu vú mẹ vì má bị bắt đi tù. út Hiếu về làm con nuôi ở với dì Năm là chính nhưng thỉnh thoảng các dì, các em vẫn đón út về nhà mình. Ai cũng thích út. Nó hay líu lô nói chuyện, miệng cười rất có duyên và hình như nó không biết khóc. Thông thường, những đứa trẻ con nhà giàu, con một thường dùng "vũ khí" khóc để làm nũng, vòi vĩnh người lớn chiếu chuộng theo yêu sách không đúng và vô lý của mình. Út Hiếu không muốn khóc và không dám khóc. Mỗi lần cô khóc, người lớn không dỗ cô nín mà còn tỏ vẻ không hài lòng vì cô hư, cô khóc nhè. Đôi khi, có điều ấm ức, út Hiếu chỉ dám phụng phịu đôi chút rồi thổ lộ với anh Bẩy Thiện. Anh ở với cậu mợ Tư. Anh không bao giờ khóc. Hiểu rõ thần phận mình là con nuôi, má ít khi gởi tiền về cho cậu mợ nên Bẩy Thiện tự lo ăn, ngủ, đi học, đi tắm, săn sóc em gái, đến với Nội, Ngoại và anh Ba. Anh Ba Vĩ hỏi em:
    - Hai đứa có thích lên Sài Gòn không?
    Bẩy Thiện, út Hiếu không có gì ràng buộc ở quê như anh Ba Vĩ nên đã trả lời dứt khoát:
    - Nếu má gọi, chúng em lên liền. Tụi bay không chăm học sẽ không theo kịp học sinh ở thành phố đâu.
    - Tụi em cố gắng mà, anh Ba.
    - Má bận công chuyện, ai lo được cho hai đứa?
    - Em đi chợ được, em biết nấu cơm, em tự lo tắm giặt.
    - Ngủ một mình mày có sợ ma không?
    Điều này thì út Hiếu hơi ngán, ngán chút xíu thôi. Ở nhà quê, các mợ, các dì, các cô thích ngủ chung với cô nên cô ít khi phải ngủ riêng. Thỉnh thoảng cô ngủ một mình một giường, cô không hề sợ vì ở giường bên hay ở cùng nhà còn có người lớn khác. Cô không hiểu mình sẽ đối phó ra sao nếu má đi vắng, cô ở nhà có một mình? Cô nghĩ ra cách giải quyết:
    - Anh Bẩy Thiện ngủ chung với em. Nếu má gởi anh Bẩy ở nhà khác, em không lo. Ở Sài Gòn có điện. Em sẽ gài chặt cửa, để đèn sáng.
Ba Vĩ không tính hù dọa em gái. Cậu dặn các em:
    - Hai đứa không được đòi theo má. Tụi bay nhớ má một, má nhớ tụi bay gấp mười lần. Hai đứa phải thương má.
    - Chúng em hứa với anh là không vòi vĩnh má.
    Chợt nhớ ra điều gì, út Hiếu hỏi:
    - Anh Ba nè ?
    - Gì?
    - Rủi má chỉ đưa được một đứa theo má, má hỏi em có thích lên Sài Gòn không, em nói sao?
    Bẩy Thiện lên tiếng:
    - Mày khỏi lo. Tao nhường mày đi theo má.
    Ba Vĩ đứng lặng đi mấy giây. Nếu con nhỏ nói thiệt ước muốn của nó, má sẽ rước nó đi và cậu chỉ còn lại thui thủi một mình ở Gò Công. Thằng Bẩy Thiện không thiệt hạp với cậu. Nó ít thích tâm sự. Nó ham chạy, nhảy, bơi lội, lcó trèo hơn ngồi trò chuyện với anh ruột. Tuy vậy, cậu không xui em nói dối. Cậu trả lời út Hiếu:
    - Mày cứ nói thiệt lòng với má để má quyết định.
    - Dạ.
Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #47 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 09:59:37 am »

    Chia tay với hai em, Ba Vĩ quay về ấp Xóm Đình. Cậu luôn tìm cách gần gũi các cô, các chú, các anh ở đội du kích. Cậu chưa được xếp vào loại bằng vai, phải lứa. Các đội viên du kích thường coi cậu là em út, là trẻ con nên hay gọi cẩu là thằng Nhất. Năm 1966 Dương Linh Nhất 14 tuổi Các chú du kích biết cách phân công công tác hợp với tuổi trẻ con của Nhất: ở Gò Công có tên ác ỏn Bẩy Mập. Tên này rất ưa lùng sục và thường khoe khoang "chiến công" diệt cộng sản. Cần phải trừng trị nó, nhưng trị bằng cách nào? Nhất xung phong điều tra, vẽ sơ đồ nhà Bẩy Mập. Việc nấy đối với Nhất khá đơn giản. Nhất học cùng lớp với con Bẩy Mập. Nhất gợi ý khéo để con Bẩy Mập rủ các bạn học về nhà chơi. Trong lúc đá bóng, chơi trốn tên hoặc khi ngồi ăn trái cây, Nhất đều để ý đến đường đi, lại trong nhà. Thằng con Bẩy Mập học rất dốt. Ở lớp, nó luôn nhờ Nhất cho quay cóp bài hoặc kèm cặp, giảng lại bài cho nó . Nó đưa Nhất và các bạn cùng lớp vào từng buồng giới thiệu phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ của ba má nó, của anh em nó. Nhất báo cáo với trung đội trưởng du kích :
    - Thưa chú! Buồng vợ chồng Bẩy Mập có hai cửa, cửa đi ra ngoài sân, cửa vào nhà trong.
    Mỗi lần ra khỏi cửa, nó cài then cửa trong, khóa cửa ngoài:
    - Cháu đã nắm được quy quệt đi lại từng ngày của Bẩy Mập chưa?
    - Chưa.
    - Nếu vạy cháu ráng tìm hiểu chính xác xem bao giờ Bảy Mập ra khỏi nhà, nó thường ăn cơm nhà, ngủ ở gia đình hay la cà ở đâu? 
    Dương Linh Nhất chấp hành mệnh lệnh của đội trưởng đội du kích với vẻ háo hức của người chiến sĩ lần đầu ra trận. Thằng con trai của Bẩy Mập vô tư, hồn nhiên kể về thói quen của ba nó với Nhất. Nhất báo cáo mấy chú:
    - Thằng nầy đi về thất thường lắm, không có giờ giấc. Dù sao, nó cũng có thói quen dậy để tập thể dục từ 5 giờ 30 sáng trong lúc vợ con nó nằm tới 7, 8 giờ mới dậy. Đây là một chi tiết đáng chú ý. Cần diệt nó đúng vào lúc nó tập thể dục, nhưng diệt bằng cách nào Nhất đề nghị: Mấy chú cho cháu trái lựu đạn. Ban đêm, cháu gài vào cửa buồng vợ chồng nó rồi lẻn ra bằng cổng sau. Ý kiến của Dương Linh Nhất khá hay chỉ có mấy trở ngại. Thứ nhất là Nhất chưa biết bắn súng, chưa ném lựu đạn lần nào. Thứ hai là Nhất còn nhỏ, chưa chính thức là đội viên đu kích. Thứ ba là đường rút lui của Nhất. Nếu bị lộ, Nhất lý giải thế nào về việc đem theo trái lựu đạn lọt vào nhà Bẩy Mập lúc nửa đêm? Có lẽ nên cử một du kích gan dạ bám theo Nhất. Anh du kích này sẽ sử dụng súng hoặc dùng mã tấu chém đứt đầu tên Việt gian. Dương Linh Nhất ức quá. Như vậy là mấy chú chưa tin cậu, chê cậu còn nhỏ. Cậu đưa ra lý lẽ:
    - Nhà Bẩy Mập có ba con chó to rất dữ. Những con chó này đã quen cháu, sẽ không sủa khi cháu lọt vào nhà. Mấy chú bày cho cháu cách gài trái. Cháu sẽ gài lựu đạn ở cửa ra vào buồng ngủ vợ chồng Bẩy Mập.
    Ai ngờ cái ý kiến về "ba con chó dữ" của Nhất lại được các chú du kích chấp nhận. Đúng là những người lạ khó lọt qua "cửa ải chó" mà vẫn giữ được bí mật. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian hành động và hướng dẫn cho Nhất kỹ thuật gài trái. Trung đội trưởng du kích nhận làm huấn luyện viên, dạy riêng cho Nhất cách sử dụng lựu đạn. Nhất vốn thông minh, ham học và do kỹ thuật gài trái không đến nỗi phức tạp lắm nên cậu nắm biết được rất nhanh. Tuy vậy, chú trung đội trưởng vẫn chưa thật yên tâm về thao tác của Nhất. Chú phải giúp Nhất, tạo thuận lợi để Nhất thoát khỏi nhà Bẩy Mập sớm phút nào, hãy phút ấy. Chú dặn Nhất: Cháu móc trái lựu đạn này vào ổ khóa, dùng dây này buộc vào nắm đấm của cánh cửa. Nhất tươi cười:
    - Cháu rõ rồi. Khi người ở trong nhà mở cửa là chốt an toàn được rút khỏi lựu đạn.
    Ngày hẹn đã tới Như thường lệ, tối bữa đó, mấy đứa bạn cùng lớp lại đến chơi với con Bẩy Mập. Trước khi ra về, Nhất lén rút then chốt cửa sau. Khoảng 11 giờ đêm, cậu quay lại. Đàn chó dữ vẫy đuôi mừng người quen. Nhất đi lên nhà trên, dừng lại trước cửa buồng Bẩy Mập. Sáng hôm sau, cả trường nam tiểu học Gò Công đều nghe con Bẩy Mập tường thuật chi tiết những gì xảy ra:
    - Ba tao dậy ông mặc quần xà lỏn, ở trần, định ra sân tập thể dục. ông mở cửa buồng. Một tiếng kịch. ông nhìn rõ quả lựu đạn rớt xuống. Sợ quá ông không kêu được. ông không kịp đóng cửa. ông nằm rạp xuống chỉ cách trái lựu đạn chừng một mét, nhượng may quá, lựu đạn lép.
    Nhất tiếc quá thế là uổng công, lại mất không trái lựu đạn và liệu mấy chú có còn tin mình nữa không? Có việc cỏn con đó mà làm không xong.
    - Mà đã chắc là lựu đạn lép chưa? Nhất hỏi thằng con Bẩy Mập - Tao cho là ba mấy có phước lớn gặp tên Việt cộng không biết cách gài trái...
    - Bậy nào. Mấy biết cửa buồng ông già tao đó . Cửa mở về phía trong. Khi mở cửa là ông già tao rút chốt, cái mỏ vịt lựu đạn bật lên. Trái lựu đạn rớt xuống đất, bà già còn gỡ được cái chốt trên cửa.
    - Nè, Việt cộng có găm lại mảnh giấy cảnh cáo không? Cứ điều tra chữ viết sẽ tìm ra thủ phạm.
    - Thôi đi mấy cha nội. Bà già tao rầy ông già dữ lắm, ông già hứa hẹn sẽ tìm cách giảng hòa với mấy ông du kích, không bên nào đụng tới bên nào. 
    Bẵng đi một dạo, tới năm 1967, các chú du kích lại giao việc cho Nhất Đây mới đúng là việc Nhất mong ước mấy năm nay, Nhất chỉ lo tập luyện, lo đưa rước cán bộ, đấu tranh chính trì, nên cậu không hào hứng lắm. Chú đội trưởng du kích gặp riêng Nhất:
    - Cháu có biết cơ quan gì ở đầu cầu đúc Lò Hcó không?
    - Dạ, cháu biết. Gò Công được tụi nó chọn làm trụ sở Trung tâm bình định miền Tây. Ở bên trái cầu có lò sát sinh, đó là trụ sở Ty chiêu hồi Gò Công.
    - Cháu có ghét bọn chiêu hồi không?
    - Không hiểu sao cháu ghét tụi nó hơn cả lính ngụy. Nó làm phản, nó còn kêu gọi người khác làm phản theo.
    Chú đội trưởng không phân tích ý kiến của Nhất. Chú quyết định nói với Nhất điều hệ trọng:
    - Cháu có nghe danh tiểu đoàn 216 bộ đội địa phương Gò Công không? Mấy chú được lệnh phối hợp với 216 tiêu diệt trụ sở nầy. Cháu giúp các chú điếu tra địa hình, lực lượng bố phòng của tụi nó.
    - Dạ !
    Dương Linh Nhất đến với những tên chiêu hồi bằng cách nào? Cậu đã 15 tuổi. Những đứa bạn cùng lứa tuổi với cậu làm quen với bọn chiêu hồi dễ dàng bơn cậu. Cậu không thể ngửa tay xin tiền chúng, không thể dắt chúng đi nhậu nhẹt và càng không chịu nhục đưa gái đến cho chúng nên phải tốn công hơn. Cậu rủ các bạn cùng lớp lảng vảng chơi quanh cầu đúc Lò Hcó. Những tên chiêu hồi lân la làm quen với các cậu. Tuy đã được dặn trước về cách ứng xử với những tên tình nguyện làm Việt gian, Nhất phải cố kìm nén mình để không nhăn mặt, cau mày hay bật ra câu chửi những kẻ đầu hàng giặc. Khi tên chiêu hồi đầu tiên tỏ vẻ ân cần, thân thiện khoác vai cậu, cậu đã né tránh bằng lý do "Em bỏ quên vở toán ở trường, em phải về lấy kẻo mất". Cậu quay về nhà tìm gặp đội trưởng đội du kích:
    - Chú Ba? Cháu kinh tởm tụi nó. Cháu không làm sao gần gũi trò chuyện với tụi nó được. Chú cho cháu gói thuốc nổ. Cháu thề sẽ một mất, một còn với tụi nó.
    Ngày đó, không riêng Nhất mà cả chú đội trưởng du kích chưa từng xem phim hay đọc truyện tình báo của ta nên chú không thể giải thích cho cháu về bản lĩnh người cán bộ hoạt động gián điệp trong lòng địch mà chỉ đưa ra câu hỏi:
    - Cháu có biết ba Bẩy Đấu của cháu nguyên là tỉnh ủy viện tỉnh Gò Công không?
    - Chú ở cùng xóm với cháu nên chú rõ tường tận gia đình cháu. Sao chú phải hỏi điều đó? - Theo ý cháu, chú có thích mấy tên chiêu hồi không?
    - Ai mà ưng được mấy tên Việt gian đó, chú?
    - Chú thương cháu, bày khôn cho cháu hay xui dại cháu?
    - Thưa chú dạy khôn cho cháu.
    - Nè, vậy chú muốn cháu chết hay tụi nó chết?
    - Hỏi giỡn cháu hoài. Các chú rất muốn tiêu diệt tụi nó.
    Chú đội trưởng rĩ rả phân tích cho Nhất lý do vì sao cậu phải sắm vai trinh sát. Nhất gật gù tán thưởng. Đúng là các chú du kích bò vào đồn địch ban đêm có khó khăn hơn Nhất. Những tên chiêu hồi ở tứ xứ thích lân la trò chuyện với trẻ con, rủ các học sinh vào thăm nơi ăn, ở của chúng. Chúng mang kẹo, bánh, đường, sữa, cà phê ra chiêu đãi khách, hỏi khách đủ chuyện địa phương, tuyên truyền cho khách về chế độ Việt Nam Cộng hòa tốt đẹp, về tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là một trong vài nguyên thủ quốc gia trên thế giới được tổng thống Mỹ đón tiếp thân tình, nồng nhiệt. . Nhận được báo cáo của Nhất, chú đội trưởng phân tích:
    - Cháu là trinh sát của du kích. Cháu có điều kiện lọt vào đồn địch giữa ban ngày rất dễ dàng để nắm tường tận cách bố phòng của chúng. Cháu cần đóng kịch thiệt giỏi trước mặt bọn chúng. Cháu có làm được không?
    Dương Linh Nhất ngần ngừ giây lát mới đáp ngập ngừng:
    - Dạ, được? Cháu xin cố gắng.
    Đội trưởng chưa hài lòng với cách trả lời thiếu dứt khoát của Nhất nên gợi ý:
    - Chú sẽ giả vờ là chiêu hổi viên. Chú nói chuyện cho cháu xem cháu đối đáp như thế nào, nghe?
    - Dạ !
    - Việt cộng bị đói khổ, cùng cực lắm. Chúng gầy ốm tới mức bảy người lcó một tàu đu đủ vẫn không gầy
    -...             
    - Việt cộng là cộng vợ, cộng chống. Nhiều cặp vợ chồng đều ở chung nhau, khỏng phân biệt vợ người này, chồng người khác.
    -…
    - Việt cộng chỉ có ba cây súng trường làm sao địch nồi với Mỹ. Mỹ là cường quốc trên thế giới có xe tăng, máy bay phản lực, bom nguyên tử.
    Nhất cãi luôn:
    - Việt Nam ta đã bao giờ chịu thua quân xâm lược? Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, v.v... đều thắng quân Tàu. Pháp đã đại bại ở Điện Biên Phủ...
    - Thôi đi ông tướng. Chú đâu cần cháu tranh luận xem ai đúng, sai, phải, trái. Cháu ráng giữ bình tĩnh, điềm nhiên. Nếu nổi nóng là hỏng hết mọi việc.
    - Dạ, cháu rõ rồi. Cháu xin cố gắng tự kiềm chế.
Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #48 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 10:01:00 am »

    Nhất không định vào đồn địch một mình. Cậu rủ thêm con Bẩy Mập và sáu bảy đứa học cùng lớp. Các bạn cậu vô tư giỏi đối đáp với tụi nó, dễ dàng chửi cộng sản, lên án quốc gia, hồn nhiên bá vai, bá cổ cùng ăn nhậu với các chiêu hồi viên. Bọn này tưởng công tác vận động dân chúng địa phương có kết quả nên càng hết sức chiều khách, dẫn khách đi thăm doanh trại. Suốt ba buồi, Nhất và các bạn đến cầu đúc Lò Hcó tha thẩn dạo chơi sau giờ tan học. Những tên chiêu hồi chờ đón học sinh đưa các cậu đi khắp nơi. Chiều ngày thứ tư, chúng đưa cho mỗi cậu một tập truyền đơn, dặn:
    - Các em đưa về trường, về gia đình, về địa phương phân phát cho mỗi người. Ai làm tốt sẽ có thưởng. Ai làm bình thường cũng được trả công.
    Thằng con Bẩy Mập đọc oang oang nội dung truyền đơn kêu gọi các cán binh Việt cộng quay về với “chính nghĩa quốc gia”. Các bạn cậu vỗ tay tán thưởng. Nhất cũng vỗ tay theo vì cậu đã thu được thắng lợi. Mấy hôm được đi lại tự do trong đồn, Dương Linh Nhất để ý quan sát. Trong trụ sở, có bốn thằng Mỹ. Lần đầu tiên trong đời, cậu trông thấy Mỹ. Qua lời các chú cán bộ kể và qua những lần nghe đài Hà Nội, Nhất biết gọi đích danh những tên mũi lõ, da trắng, mắt xanh, tóc hung ở đây bằng cái tên "giặc Mỹ xâm lược". Nhất càng quyết tâm muốn tiêu diệt chúng. Cậu nhớ như in đường lối đi lại trong trụ sở, chỗ nào có hầm ngầm, Ổ súng đại liên đặt ởỷ đâu, nơi nào đặt máy điện thoại liên hệ với khắp nơi, v.v... Kế hoạch chiến đấu được thông qua. Chú tiểu đoàn trưởng 216 đặt vấn đề :
    - Đêm tối, đến khu vực lạ, các chú dễ lạc đường. Nhất dẫn đường cho mấy chú được không?
    - Được? Chú cho cháu đi với.
    Đúng 11 giờ khuya, Nhất có mặt ở vị trí tập kết. Cậu dẫn đầu hàng quân, bí mật đột nhập vào trụ sở. Địch không hay biết gì. Nhất vui quá. Cậu định xông vào đồn lưng chú tiểu đoàn trưởng đã nghiêm giọng:
    - Nhiệm vụ của cháu đã hoàn thành. Cháu không có vũ khí cháu không được vào đồn.
    - Thưa chú, cháu sẽ lấy vũ khí địch, đánh địch.
    - Không có ý kiến gì nữa. Đồng chí Nhất. Tôi ra lịnh đổng chí rút về ngay.
    - Rõ.
    Đêm hôm đó, Nhất không sao ngủ được. Sáng hôm sau, cậu lại cùng các bạn học sinh vào trụ sở trung tâm chiêu hồi. Cậu quay về báo cáo rành rọt? Chiếc lô cốt bị sập. Tổng cộng có 17 tên phản động đền tội. Một tuần sau, sau khi nhận bằng khen về thành tích chiến đấu, Dương Linh Nhất được điều động về Sài Gòn. Trong thâm tâm Nhất không muốn xa Nội, xa các chú du kích ấp Xóm Đình, xa hai đứa em ruột Bầy Thiện, út Hiếu, nhưng lòng mong mỏi được học thêm văn hóa, được chiến đấu bên cạnh má và những người thân ruột thịt đã thắng. Cậu lên Sài Gòn không theo lệnh má mà có giấy điều động hẳn hoi. Cậu đã là đội viên du kích, là đoàn viên thanh niên lao động.
Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #49 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2010, 10:03:09 am »

18
    Má sáu Hoàn đọc lại lần nữa bức thư chỉ vẻn vẹn một dòng: "Chị đến nhà bác Sáu Ánh nhận 4 tạ trái cây, 3 tạ than". Chị hiểu nội dung những điều trong thư là "hẹn gặp ở điểm A đúng vào 7 giờ ( 4 + 3)". Điểm A là nhà dì Bẩy, em ruột má. Má không hiểu ai đã viết thư nầy: Ba Cánh, Tư Liên, Mười Tuân hoặc một đồng chí nào từ trong căn cứ mới vào thành? Má không biết chắc chỗ ở của các con và các con cũng khó nắm được địa chỉ của má. Muốn gặp má, tụi nó thường gửi thư cho dì Bẩy, dì Bẩy chuyển thư đến dì út Khuê và dì út biết cách trao thư tận tay má.
    Má đến điểm hẹn. Dì Bẩy đưa má vào trong nhà. Chờ cho dì Bẩy ra khỏi, Ba Cánh mới lên tiếng:
    - Má! Con nói điều này làm má đau lòng nhưng con tin má sẽ vượt qua thử thách gay go này. Má à? Nhà con bị bắt cách đây hai ngày.
    - Trời!
    Má Sáu gicó mình xuống ghế. Má muốn khóc to, muốn gào to cho đỡ đau đớn nhưng má phải dằn mình xuống. Tháng Ba Cánh còn đau khổ hơn má nhiều. Nhìn nét mặt nó phờ phạc, mắt trũng sâu, người gầy rạc đi, má thương nó quá. Những giọt nước mắt lăn trẽn gò má má. Kẻ địch thật là tàn bạo. Chỉ trong vòng hơn một năm, tụi nó đã cướp của má hai đứa con. Con Mỹ Hòa bị bắt tháng 5 năm 1964 và Tư Liên lại sa vào tay giặc tháng 10 năm 1965. Ba Cánh ngồi trân trân nhìn má. Anh muốn giữ im lặng để nỗi đau trong lòng má lắng xuống. Má Sáu Hoàn hỏi con:
    - Ai cho con hay tin này. Tin đã chính xác chưa?
    - Thưa má, chính con thấy em Tư bị bắt.
    Má Sáu Hoàn yêu cầu con rể với vẻ bình tĩnh:
    - Kể lại cho má nghe đi con.
    Anh Ba Cánh kể lại chuyện xảy ra. Ngày 10 tháng 3 năm 1965, anh chị hẹn gặp nhau hồi 18 giờ tại căn gác hai đường Bà Hạt. Chị đến điểm hẹn rất đúng giờ, dùng chìa khóa riêng mở cửa buồng. Anh Ba Cánh đứng phía trong Anh hỏi ngay:
    - Anh nghi là có cái đuôi bám theo em. Cái thằng đội mũ phớt, đeo kính râm đó. Đứng trên gác, anh quan sát thấy bộ điệu nó đáng nghi quá.
    - Để em xuống giả bộ mua bánh mì. Nếu nó bám theo em thì anh thoát đi ngay. Em sẽ lựa thế tuột khỏi tay nó.
    - Khoan đã. Em kể vắn tắt ngày hôm nay đã đi những đâu?
    - Từ 7 giờ đến 1 1 giờ 30, em dạy học sở trường tư thục Nguyễn Hoàng ( đường Trần Phú hiện nay). Tan lớp, em đến nhà chị Ba ở đường Nguyễn Cư Trình. Rẽ vào quán ăn cơm xong, em đến thàm một gia đình cơ sở ở đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng), tiếp đó em đạp xe về nhà chú Bẩy ở ngã sáu Chợ Lớn. Trước khi về đây, em đến điểm hẹn ở đường Trần Bình Trọng gặp Ba Đặng.
    - Được rồi. Em đi ngay. Nếu không có động, em cũng không quay lại đây nữa. 8 giờ tối, chúng ta sẽ gặp nhau ở nhà cô Năm.
    Tư Liên dắt xe ra đường. Tên đội mũ phớt bám theo chị ngay. Không nghi ngờ gì nữa, nó đúng là tên chỉ điểm rồi ít nhất từ 11 giờ 30 nó đã bám theo từng bước đi của chị. Nó có một mình nên chưa dám bắt chị và cũng do ý định lần tìm ra chỗ ở của chị để "quăng một mẻ lưới có thể thu về được nhiều cá" nên nó đã kiên nhẫn bám chị đến cùng. Rất may là anh Ba đã phát hiện được nó. Tư Liên biết là có động. Chị muốn bứt nhanh, cắt bằng được "cái đuôi" nhưng không kịp rồi. Một chiếc xe bịt bùng đậu ở góc phố đã nhô ra. Những tên cảnh sát ập đến và chỉ trong một phút, Tư Liên đã bị vứt lên xe. Lẫn trong dòng người, Ba Cánh chứng kiến tận mắt kẻ thù hành hạ vợ Anh rất muốn xông vào cứu chị. Anh đặt tay lên cò khẩu súng lục đang giấu trong túi quần. Chỉ cần nhảy mươi bước là anh sẽ dện gần tụi nó và ít nhất cũng có hai hoặc ba đứa bị đền tội. Rồi sau đó thì sao? Ba Cánh rùng mình. Câu trả lời đã rõ ràng, địch sẽ bắt được anh. Chúng sẽ giải cả hai vợ chồng anh về Tổng nha và xua quân đến bắt những gia đình cơ sở. Không? Không được mê muội để tình cảm thắng lý trí trong lúc nầy. Trên trái đất nầy, không có người đàn ông nào trông thấy kẻ khác bắt trói vợ mình, sắp đem vợ mình tra tấn, tù đầy mà không cứu. Nhưng nếu người đàn ông đó là đảng viên cộng sản? Tất nhiên, anh ta phải đặt lợi ích của Đảng lên trên lợi ích riêng. Ba Cánh dứt khoát quay đi. Lúc nãy, khi rời khỏi căn nhà ở đường Bà Hạt anh đã kịp làm một việc có ích là đem theo mọi giấy tờ của chị. Giờ đây, anh phải tranh thủ từng phút với địch, phải báo trước cho các gia đình mà Tư Liên đã đến trong ngày hôm nay kịp cảnh giác, đề phòng. Bắt được Tư Liên, những tên cảnh sát không chậm trễ một phút. Chúng cần lấy khẩu cưng Tư Liên ngay để dễ quăng mẻ lưới lớn. 'Tư Liên bị dẫn lên thang gác. Chị bước chậm lại để anh Ba Cánh có thì giờ thoát thân. Căn nhà nầy có hai cầu thang, nếu biết chị gặp nạn, anh có thể thoát theo đường bí mật. Tư Liên móc túi lấy chìa khóa. Chị đã quyết định nhận mình là chủ căn buồng nầy. Ở thành phố, dù sao chị cũng phải có một chỗ ở chính thức. Bà chủ nhà này chắc chả bị liên quan gì. Có thiếu gì người có nhà cho thuê làm buồng chứa, chỗ gá bạc hoặc nơi tụ tập của bọn đầu trộm, đuôi cướp mà chủ nhà có bị tội lỗi gì đâu! Có luật lệ nào buộc chủ nhà chịu trách nhiệm về nghề nghiệp của người thuê nhà? . Cửa mở. Tụi cảnh sát ập vào. Trong cái áo ngoài chị vắt ở đầu giường, không chỉ tìm thấy cái ví tiền, bên trong có vài trăm bạc. Đồ đạc trong nhà thật . đơn sơ  nên kẻ địch chả cần lục lọi gì lâu. Chúng hỏi chị:
    - Chồng mấy, thằng Ba Cánh đâu?
    - Tôi không biết.
    - Đ.m. Kỳ quá bà nội. Vợ lại không biết chỗ của chồng
    - Đã từ lâu tôi không gặp anh
    Tên cảnh sát rít lên:
    - Mày định chối à? Tao sẽ có cách bắt mày phải khai ra sự thật. Nó đấm, đá Tư Liên. Chị không đau lắm nhưng chị gào to khóc rống lên để bà con căm thừ giặc và để báo động cho các đồng chí biết là chị đã bị bắt. Ba Cánh chỉ kể được với má như vậy. Anh không biết gì hơn nữa. Từ sau hôm Tư Liên bị bắt, anh không có cách nào liên hệ với chị. Anh nêu ý kiến với má một cách dè dặt:
    - Con tin là nhà con sẽ không khai báo gì với địch. Dù sao, ta vẫn phải cảnh giác. Má cần báo cho các cơ sở không? Má có cách nào liên hệ với nhà con không?
    Má Sáu Hoàn hiểu lòng con rể. Má muốn an ủi anh, tìm lời khuyên giải để san vơi khổ đau cho anh nhưng chính má cũng đang đau khổ xé ruột, xé gan. Má chỉ còn biết bộc lộ nỗi lòng mình:
    - Má rất tin vợ con. Tư Liên biết mọi cơ sở bí mệt của má. Không khi nào con nhỏ phản lại má nó, chống nó và lý tưởng của nó. Con cứ yên tâm. Để thủng thẳng má sẽ nhờ người liên hệ với vợ con.
Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM