Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 04:46:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lò thiêu người  (Đọc 15657 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2018, 05:47:45 am »


        Không nom thấy tôi ở đầu hàng những người của "lực lượng trật tự" hắn gọi và ngạc nhiên khi tôi không cầm gì cả. Dù biết trước là điều này sẽ mang họa vào thân đây, song tôi vẫn cứ thử ngụy biện là tôi không biết dùng loại công cụ này... Hán không để tôi nói hết lời. Bọn thân cận thì thắc mắc không hiểu vì sao tôi lại dám giải thích mà lẽ ra là phải "bảo một thì làm mười" để củng cố địa vị chứ. "Ngày mai anh phải đi lao dịch". Đó là một tiếng gầm gừ rít vào lỗ tai tôi. Và tôi có cảm tướng như là vừa tránh được một trận đòn. Hình như là nhờ Mông-mác-to-ro mà một sự xấu hổ vô cớ đã kéo tay hắn lại. Cố nhiên tôi có thể kiếm cho mình một chức vụ tốt đẹp bằng chiếc cán xẻng.

        Không phải lần cuối tôi bị thất bại. Nhưng rồi lại tìm cách thoát ra và cứ phải lặp lại nhiều lần y như thế. Đêm ấy, lúc nằm duỗi dài với túi dạ dày trống không, đầu óc tôi đặc đầy một màu tối kịt. Rồi trong tận cùng của bóng tối một con số đột ngột hiện ra trong ký úc tôi ngày hôm đó, đời tôi vừa trọn hai mươi bảy tuổi.

        Hình ảnh ngày tôi hai mươi tuổi lúc thi hành lệnh quân dịch với một vài ảo tưởng và phải thừa nhận là cũng có đôi chút vui sướng, đến bây giờ sao mà xa vội quá chừng.

        Là công dân một nước, phải bỏ học khi còn trẻ, nhưng vì ham thích mà cuộc đời lại không chiều đãi lắm và đúng hơn là ăn uống thiếu thốn thì trại lính dễ thành hình tương cho một loại trường trung học lớn, ở đây được ở, được ăn chẳng phải mất tiền. Rốt cục, thất vọng lắm rồi !

        Sô-mông suya Mac-nơ là một thành phố của tỉnh lẻ với một vài tiệm rượu, hai rạp xi-nê và một nhà chứa. Toàn cảnh tưởng là bị phủ bởi một tấm vải liệm u sầu và dữ tợn. Hai năm ngu xuẩn chìm đắm trong rượu chát đỏ ở các câu lạc bộ nhà binh.

        - Xài tiền cho hết nhanh đi, chú lính nhóc con, rồi bước đi cho khỏi chưống mắt.

        Hẳn rằng những con buôn trong thành phố trại lính này nghĩ vậy. Chúng tôi ra đi, cả khóa tân binh 37, nhưng lại là đi ra mặt trận ! Thoạt đầu, người ta nghĩ chiến tranh có vẻ "kỳ quặc". Quả thật, nó giống một thao diễn thôi, mặc dù một mùa đông mà ngay dân chúng miền An-dát-xơ đã không lấy gì làm vui vẻ vì sự có mặt của chúng tôi, cũng phải tỏ ra ngạc nhiên. Tuy thế, cùng với mùa xuân năm 1940, một mùa xuân đẹp bên bờ sông Ranh nằm giữa Muyn-hao-vo và Ban-lo nơi sư đoàn của tôi đóng quân, bao nhiêu người vẫn tin là chiến tranh sẽ sớm kết thúc...

        Thế rồi, vụ nổ như sấm vang ngày 10 tháng 5, cuộc hành binh đến sông Xom-mơ vùng chiến tranh thật sự, rồi sự khám phá tất cả nỗi kinh khủng của chiến tranh đã chấm dứt mọi ảo vọng. Ông trung úy đại đội trưởng nói vói tôi trước lúc lên phòng tuyến A-miêng :

        - Nếu nằm luôn lại đó, chú mày sẽ là một thây ma. Còn nếu trở về được thì chú này sẽ thành anh hùng.

        Tôi thoáng nghĩ về hai giải pháp, nhất là giải pháp thứ nhất, nhưng một giải pháp thứ ba lại tới - làm tù binh chiến tranh.

        Trên khắp nước Đức, các trại giam đang chờ đợi chúng tôi. Ở đây có thể là nơi nghỉ mát cho những ai biết nói tiếng Đức. Và mặc xác những hàng rào dây thép gai, những chòi canh, chỉ một chút liều lĩnh và may mắn là có thể vượt khỏi các trại giam đó. Như nhiều người khác, tôi đã thử, sau mười tám tháng nghỉ ngơi bất đắc dĩ, rồi tôi đã thành công. Bận y phục dân thường, chữ thập ngoặc Quốc xã trên những chiếc khuy áo và tiếng hô "Heil Hitler" vừa giơ cao tay phải để chào hỏi nhau. Cả một dân tộc từ đứa bé đang nằm nôi đến ông già sắp xuống huyệt đều chào nhau kiểu như thế. Ngay giữa thế kỷ 20, sau Gớt và Si-le sau Bách và Bét-tô-ven và sau nhũng gì của 2000 năm Thiên Chúa và văn minh kỹ thuật phi thường, định mệnh của con người xem ra là cực kỳ bi hài ! Ông cựu đại sứ Sca-pi-ni của chúng tôi ở Béc-lin đã nói rằng vượt ngục là bằng chứng của sự ích kỷ. Chỉ có những kẻ muốn tìm cách biểu lộ sự ân hận vì sự hèn yếu của mình thừa nhận ông ta là có lý.

        Tới miền Nam, tôi phải trốn biệt sau vài giai đoạn bi hài. Những biến cố khác nhau như là thứ bệnh ung thư đã hủy hoại đôi người. Trong vùng không bị chiếm đóng, bao nhiêu là kẻ tình nguyện sẵn sàng phục vụ cho chế độ Vi-si và bao nhiêu là kẻ sẵn sàng hộp tác với khu vực phía Bắc đã bị chiếm đóng. Phải là chiến tranh trở thành cơ hội may mắn để thay đổi số phận, để làm giàu dễ như trở bàn tay? ... Bọn Quốc xá hiểu rất rõ điều này, nên chúng đã tung vãi ra rất nhiều tiền, tiền có sức mạnh là tha hóa tất cả. Tham nhũng, tố cáo nhau một cách đê tiện, chợ đen... Người tù binh chiến tranh vượt ngục về và phát hiện ra một quê hương hèn yếu, phân hóa và khuất phục vào năm 1942.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2018, 05:48:11 am »


        Mặt khác, nếu như tìm hiểu cho cặn kẽ, cũng có thể khám phá ra bên cạnh lũ người hèn hạ ấy cũng có một bông hoa non nớt mỏng manh :"kháng chiến" ! Ở đây, người ta không có thòi gian để buồn tức, nhưng cũng với sự lùi bước của thời gian, chân dung thật của nó dần dần hiện rõ. Những gương hi sinh cao đẹp ! Những anh hùng vô danh ! Đúng thế, họ bao giờ cũng chỉ sản sinh từ cùng một lớp người, lớp người có ý thức quốc gia, ý thức xã hội. Rõ ràng họ chỉ là một thiểu số giữa cả một dân tộc. Dẫu vậy dây cũng là một tự hào xứng đáng nhất, nhưng đặc biệt sâu sắc và chân thật sự tự hào của người không chịu dứng chung trong một bầy của bầy cừu...

        Quả thật là một thời gian dài, bảy năm, là những năm đẹp nhất tuổi trưởng thành, những năm người ta nhận biết mình thành người có đủ sức làm những công việc lớn lao nhất.

        Thế mà những gì diễn ra trong tâm trí tôi đêm ấy chỉ như là một cuốn phim câm, chết rồi mà vẫn chua hết. Ở đây còn tệ hại gấp bội lần trong trại lính, tệ hại hơn chiến tranh và không biết tệ hại hơn bao nhiêu lần so với các nhà giam tù binh chiến tranh. Buổi sáng ngày sau khi đi xuống sân nơi tập hộp nhân công lao dịch, tôi thấy con số lên tới hàng nghìn người. Ba phần tư số đó sẽ được chở bằng xe lửa tới một công trình cách sáu ki-lô-mét. Số còn lại thì ở lại trại tiếp tục công việc xây dựng, sửa sang. Khoan núi xây nhà máy là một công việc hết sức trái khoáy, bắt rất nhiều người tù làm việc nhưng lại không hề lo sắp xếp chỗ ở cho người ta. Mà lại phải nhanh chóng chuẩn bị các cơ sở hạ tầng chung cùng là nơi ở tạm cho các đoàn di chuyển sắp tới. Trong lúc như thế, người tù không được tắm rửa và nơi đi vệ sinh chỉ là một chiếc hố đào. Cho tới lúc bây giờ, tôi chưa hề được bước sang hai khối đã có tù trước bởi vì Hen-mút "săn sóc" chúng tôi chu đáo quá. Bây giờ tôi mới nom thấy những người tới trước chúng tôi vài tuần. Quần áo họ bẩn thỉu rách rưới và khó mà có thể đọc ra chữ đầu ký hiệu chỉ quốc tịch trên áo mọi người. Chưa thành lập một tổ chức lao dịch nào. Một tên hung bạo đang đếm số người phải di chuyển và bọn Kapô bất ngờ tới lấy trong số còn lại 20, 30 hoặc 50 người. Người tù có thể len lách đứng vào một nhóm bất kỳ nào. Song phải biết được nhóm ấy sẽ làm công việc gì. Do đêm hôm trước tôi mới chỉ được thông báo là phải đi lao dịch, nên tôi phải để bị dẫn dắt giống một thằng mù. Trả lời câu hỏi "sẽ làm công việc gì" một người tù Nga phác một cử động bằng tay khó hiểu. Chẳng có gì quan trọng hết với anh ta.

        Chúng tôi đi qua nhiều mảnh sân ngổn ngang gạch ngói, ở đâu bọn tù khổ sai chúng tôi cũng đã phải bắt đâu một ngày lao động... Người ta có thể đoán biết quang cảnh của trại tập trung khi nó được hoàn thành việc xây dựng bằng cách quan sát chung quanh dù bấy giờ đang là những đống vật liệu. Một điều biết chắc là cổng trại sẽ nhìn thẳng ra sân ga để tránh cho các biệt đội khỏi phải đi qua xóm dân cư... Ba toán đang trộn vữa bị ngăn lại hoặc làm việc chậm lại vì đã được trưng dụng cho việc xây dựng chỗ ở cho 15 nghìn người tù đưa từ trại Bu-sân-van tới. Chúng tôi chỉ là con số đầu tiên trong kế hoạch đó. Trong lúc chờ đợi tôi đun đẩy chiếc xẻng trên lớp đá vôi, chúng tôi đã đào xuống sân 80 xăng ti mét, còn phải đào tới một mét. Một toán khác sẽ đặt các ống cống rồi sau đó chúng tôi phải quay lại để san lấp đất. Khi người ta chưa làm công việc đào đất bao giờ cả thì đã làm rất khó khăn rồi, thế mà lại có mưa nữa mới cơ cực làm sao... Đất dính bết vào xẻng và càng vùng vẫy nước càng chảy vào cổ áo nhiều hon. Mưa không lớn hạt lắm nhưng đều đều đủ cảm hứng cho một học trò của thi hào Véc-len làm thơ và đủ để chúng tôi phải nổi khùng. Không cách gì để cho mình dễ chịu hơn, cứ phải đứng đó chân ngâm trong nước, người ướt lép nhép. Lạnh thấu xương. Sự cử động lúc làm việc không đủ cho thân thể ấm nóng lên. Bọn Kapô thì được chạy trốn mưa trong các công trình gần đấy. Qua được cơn mưa là một chuyện đầy khổ sở. Người bạn cuốc đất với tôi hút một điếu thuốc mà nguyên liệu chính là một mẩu giấy báo cuộn lại. Anh ta chuyển cho tôi rít vài hơi. Loại thuốc tạp-pí-lù này có đủ mùi vị, khi rít một hơi có cảm giác được ấm lên chút ít và cũng khiến người ta thêm nhiều mơ mộng. Mưa rả rích suốt ngày. Tôi đã bắt đầu lâm vào tình cảnh tồi tệ và chưa bắt quen được với một ai. Những người tù Pháp tới cùng lúc với tôi thì đã đi làm việc ở các biệt đội khác. Còn trong khối thì họ chia ra từng nhóm ba người cách xa nhau. Tôi thành thật với họ, tôi chẳng nhận được một bưu kiện nào cả. Tôi lại vừa mất chỗ làm tốt, dễ gì trong tình thế mới tôi có thể gây dựng được những mối giao tiếp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2018, 05:48:32 am »


        Pôn, anh chàng quê ở An-dát-xơ đã trở thành Kapô thực thụ, ở cách biệt chúng tôi. Hắn đã gỡ bỏ chữ F trên ngực áo và càng ngày càng ít nói tiếng Pháp. Và tôi sẽ chẳng xin xỏ được gì ở tên nhãi ranh ấy. Vâng, một lần nữa tôi lại rơi xuống đáy vực thẳm mà mỗi giọt mưa lại nhắc nhủ tôi điều ấy.

        Trở về khối, đến lượt tôi phải đứng nối hàng nhận phần xúp...

        Vừa ăn xong, tôi trèo lên giường ngay. Người ướt át nhưng sung sướng được nằm nghỉ ngơi. Và tôi tìm thấy niềm vui sướng tràn ngập với một người bạn mới. Những đêm trước, tôi đi ngủ muộn nên không có dịp trò chuyện với người nằm chung giường là Vla-di-mia.

        - Ngày mai sẽ đi với tôi, anh nói, trong khi chờ đợi, chúc anh ngủ ngon nhé.

        Phải thức dậy từ 4 giờ rưỡi sáng. Và lúc tập hợp tôi theo sát Vla-di-mia, tới khi tên Kapô đếm lấy ba mươi người thì tôi có trong số đó. Hắn dẫn chúng tôi tới một trong những tòa nhà của trại. Công việc là phải dọn quang tất cả vật liệu còn lại trong ấy. Tên Kapô thì từ sáng đến tối cứ ở lì trong một căn phòng nhỏ tầng trệt và nhiệm vụ duy nhất của hắn là đến tối thì dẫn chúng tôi về trình đủ con số khi điểm danh. Hắn không hề phải sợ một vụ vượt ngục nào cả bởi vì không kể hàng rào dây thép gai đã được vây quanh trại, còn có những lính gác mà một số thay nhau đứng trên các chòi vừa được dựng... Chúng tôi làm việc phân tán ở nhiều tầng, nhiều phòng, tung gạch, gổ, sát vụn qua cửa sổ. Những người khác tới nhặt rồi xếp lại cách đó một quãng xa. Nếu so sánh với ngày lao dịch hôm qua, tôi cứ ngõ như hôm nay được nghỉ hè. Buổi tối về, tôi không biết nói thế nào để cảm ơn Vla-đi-mia. Tôi ước ao giá như mình nhận được một bưu kiện, một lần thôi cũng được, để chia sẻ với anh. Khi biết tôi không bao giờ nhận được gì, anh căn dặn : "Đừng hở ra với ai, nhất là với tên Kapô. Vì như anh đã thấy đấy, hắn o ép người Pháp với hi vọng là được họ cho quà. Lý do sâu xa là thế đấy. Nên phải giữ thật kín với hắn... Cứ giả thiết là anh sẽ có quà gửi tới, nhung đâu phải là người đầu tiên. Cần nhất là phải tranh thủ thời gian. Hè sắp tỏi rồi, anh sẽ thấy cuộc tấn công lớn .

        - A ! Thế hả anh, mặt trận thứ hai?

        - Không, quân đội Xô viết không chỉ tiến quân trong mùa đông. Cố nhiên, nếu như quân Anh Mỹ đổ bộ được cùng lúc thì thật là lý tưởng. Nhưng họ đã hứa hẹn điều đó khá lâu rồi...

        Vala-đi-mia chưa tới 19 tuổi, nhưng cuộc đời đã dạy anh sớm chín chắn, anh nói như một người lớn tuổi rồi. Đêm ấy ở Béc-lin cuộc oanh tạc đã phá sập một phần doanh trại của nhà máy mà anh làm việc, và cũng như mọi lần anh cùng một số bạn thừa cơ lộn xộn, lẻn ra phố kiếm thêm thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày, đưa về được một số thức ăn dự trữ và giấu trong đệm rơm. Bỗng một đêm, tên cảnh sát có bọn thiếu niên Quốc xã tháp tùng tóm được. Thế là con đường định sẵn lại mỏ rộng : anh bị thẩm vấn tại sở cảnh sát hình sự A-lêch-xăng-dơ-plat và hoặc là bị treo cổ hoặc là bị tống đi trại tập trung. Nhưng thật may, Vala-đi-mia bị hình phạt thứ hai. Anh là người ở Khác-cốp, cha là kỹ sư đường sắt. Mộng ước của anh là trỏ thành sĩ quan và tới Tác-ken "thành phố no ấm". Khi thuật lại với tôi về thành phố này, mắt anh sáng long lanh vì say mê. Cả một bộ tiểu thuyết được xây dựng chung quanh thành phố mới mẻ này. Bữa ăn xong, không chạy chỗ này chỗ nọ kiếm thuốc lá, Vla-đi-mia nằm dài trên đệm, lòng đầy khao khát sự hiểu biết, anh hỏi chuyện tôi về Pa-ri, về nước Pháp, không biết cơ man nào là chuyện. Giống như nhiều người cùng quê khác của mình, anh am hiểu một phần văn học Pháp và luôn luôn bày tỏ với tôi sự yêu thích Vích-to Huy-gô, Ban-Zắc và A-lếch-xăng Duy-ma. Anh quả quyết rằng ở nước anh không một làng mạc nào mà thanh niên không hiểu và không hâm mộ cha đẻ của "Ba người ngự lâm pháo thủ".
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2018, 03:38:27 pm »


14

        Nhiều chuyến di chuyển từ Bu-sân-van tới và nhiều khối mới được tổ chức. Chúng tôi không có thì giờ để chạy tìm xem có người quen biết trong đó không. Tình cờ do sự chuyển dịch trong lúc tập hợp mà chúng tôi gặp lại được một người bạn.

        Đang khi tôi sắp bước sang tuần lễ thứ hai của công việc lao dịch này thì đùng một cái, tôi lại bị chộp cùng với ba mươi sáu người tù khác, đưa lên đoàn tàu chở súc vật mà sáng sáng nó vẫn chở công nhân tới đại công trường. Thế là tôi không được làm việc hơn tám ngày ở một địa điểm mà tôi đã cảm thấy muốn được ở lại mãi... Chúng tôi xuống tàu ở một cái làng xinh đẹp. Trong vòng vây bọc của nhũng lính canh, 1500 người ra khỏi ga và đi vào con đường trục trong làng. Làng mạc ở Đức thật dễ yêu, sạch sẽ, những khung cửa sổ đủ màu sắc che lấp đi những gì bề bộn trong một trang trại. Chúng tôi bắt gặp một quán bên đường có tên "Sân bắn của Đại đế Frê-đê-rích lơ Grăng" nhưng xem chừng không đắt khách lắm. Ngay lúc ra khỏi làng thì thấy một bên đường được chắn bởi rào dây thép gai hàng trăm thước vì bên trong là các nhà phụ của một nhà máy khổng lồ đang được đào sâu vào lòng núi kề đó. Chúng tôi được dẫn vào đây. Trên một khoảng đất rộng đã có nhiều sĩ quan ss đứng phía sau để kiểm soát. Rồi thấy họ hoặc mất hút trong đường hầm hoặc trong các dãy nhà dùng làm các xưởng máy. Những toán khác thì được phân công bốc dỡ hoặc xếp đầy vật liệu lên những toa tàu đang đỗ trên đoạn đường ray đi qua công trường. Số người bị lấy thêm chúng tôi tự hỏi họ sắp sửa giao cho ta việc jiào đây.

        Một chiếc xe vận tải hạng nhỏ tới chở chúng tôi đến vùng ngoại ô Nordhausen, cách chừng mươi ki-lô-mét. Một nhân viên dân sự đã chờ sẵn ở đó với xẻng, cuốc, các cuộn dây điện thoại. Công việc chúng tôi phải làm là đặt một đường dây phụ nối thành phố với công trường dài khoảng mười cây số. Phần dây chôn dưới đất giành cho chúng tôi. Phân kia giành cho nhóm chuyên viên toàn là người Ý trong quân đội của Ba-dốt-li-ô. Họ được hưởng chế độ tù binh, nghĩa là có cuộc sống sang trọng xa hoa so với chúng tôi. Nhưng họ chẳng lạ lắm khi trông thấy chúng tôi. Họ đã quen làm việc với hạng người mà Đại Đức quốc đã "tuyển dụng" để làm lao dịch. Chúng tôi phải đào một rãnh dài và may mắn là thời tiết đẹp nên ngày thứ nhất đi qua dễ chịu. Hôm sau thì không được như thế nũa. Một tên lính gác thường chẳng để tâm gì tới công việc, hắn đến bên tôi buổi sáng đó. Từ khi vừa vào làm việc tôi đã biết là hắn theo dõi tôi rất sát sao.

        - Thế nào, không biết sử dụng cuốc sao? Hắn hỏi tôi, đưa tay đây xem nào?

        Đó là một thằng tóc đỏ hoe, bộ mặt được đặc trưng bởi một cái mồm giống mồm con thỏ và cái nhìn của cặp mắt hận thù. Tôi đưa hai tay ra trình. Hắn phá lên cười chế diễu và lệnh cho tôi phải cuốc nhanh hơn. Hắn đứng chôn chân cạnh tôi để theo dõi sự thi hành mệnh lệnh. Nửa giờ trôi qua, tôi ngõ đứt hơi, nhưng nỗi cực khổ chỉ là mỏi bát đầu thôi. Cứ mỗi lần định dừng lại một thoáng lấy sức là y như một báng súng phang vào lưng tôi để bảo cho biết sự hiện diện của hắn. Hắn cười rất ngạo mạn và chỉ trỏ tôi để báo cho bọn đồng sự, và hiển nhiên là do tâm địa hèn hạ nên chúng đã đồng tình với hắn. Mọi những gì tôi đã chịu đựng cho tới lúc bấy giờ chỉ là trò trẻ con. Khi buổi nghỉ trưa cuối cùng rồi cũng phải tới, tôi kiệt sức và tự hỏi với nỗi hãi hùng làm thế nào mà tiếp tục làm việc được buổi chiều. Trên đường, nhiều người phóng xe đạp qua. Cảnh đồng quê thật là đẹp, mọi vật êm đềm và tươi vui. Chúng tôi lại được lệnh làm tiếp. Tôi nghe một tên lính nói với bạn hắn coi bộ lo lắng : "Mày đã nghe chua, máy thu thanh đưa tin là chúng đã thực hiện rồi". Rồi cả hai đứa bước vào ngôi nhà kề đó nghe ngóng tin tức. Và tất cả bọn lính gác túm lại xì xào với nhau điều gì ra vẻ bí mật. Tình hình này rất là thú vị bởi lẽ nhờ đó mà tên đao phủ đã quên béng tôi. Rồi cả buổi chiều hôm đó cứ phỏng đoán coi là tin tức gì mà lại làm chúng xao xuyến đến thế. Nhưng mãi tối về đến trại tôi mới rõ, mọi người đều bàn tán đến tin tức ấy. Đài phát thanh Đức cũng truyền báo tin này và nhiều người tù nghe được. Cuộc đổ bộ đã diễn ra rồi. Lần này thì không phải tin vịt nữa. Từ ngày người ta chờ đợi, chúng tôi đã phát ngán lên vì những tin vớ vẩn, bây giờ sau lúc phấn chấn ai cũng công nhận : "Đã đến lúc rồi !" Vả lại, hôm đó cũng là một ngày tươi đẹp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2018, 03:40:01 pm »


*

        Phải chăng biến cố vừa xảy ra ở phía Tây là thiết thân với chúng tôi lắm. Thế là những ảo tưởng lại quay về trong tâm tưởng. Sự sụp đổ nhanh chóng của nước Đức Quốc xã và cả hai mặt trận và hệ quả tức khác hẳn là phải có sự nới lỏng chế độ kỷ luật. Ngay ở nhũng người bi quan nhất cũng thấy có đủ sức chịu đựng được những ngày cuối cùng của lao tù. Và không ai trong một vạn người tù ở đây còn nghi hoặc gì về chuyện chiến tranh đang tới những ngày kết thúc. Ngay đêm 6 tháng 6 ấy khi chúng tôi đã nằm duỗi thẳng người trên đệm rơm thì một người miền Fơ-lăng-drơ cắt đứt sự đồng tình của tất cả với lời tuyên bố :

        - Nếu người Anh và người Mỹ không tới thì quân Nga sẽ bị chặn lại ở đây. Vấn đề là phải chiến đấu, bọn Nga ở đó, tôi không nói dối. Nhưng quả thật tôi không chấp nhận được chủ nghĩa cộng sản1.

        ... Nhận xét này đã gây ra cuộc đấu khẩu quyết liệt. Và một người lớn tiếng rằng khi chiến tranh kết thúc rồi, các nước mạnh sẽ có lợi hơn cả do buôn bán và công nghiệp sản xuất vũ khí. Thế là những người bị chiến tranh tàn phá ắt là lâm vào khó khăn, lúng túng.

        Kẻ đa nghi vừa thốt ra ý kiến ấy khiến tôi tò mò. Tôi đã không tốn thì giờ để bắt quen với người có tên là Pa-cô ấy. Anh ta là nhân viên vô tuyến điện của hãng hàng không Pháp. Lúc tôi nói ra ý kiến của mình là rất ngạc nhiên tại sao một người bi quan chán nản như anh mà còn tham gia cuộc kháng chiến thì anh ta đáp :

        - Có gì là lạ nhỉ. Chiến tranh đã trói chân tôi lại ở A-căn-đinh và làm tôi uất. Đòi sống một con người bắt đầu vào lúc tuổi bốn mươi mà tôi thì đã bước vào tuổi đó. Tôi xin với sứ quán Anh cho tôi được sang Luân Dôn tiếp xúc với lực lượng tự do của nước Pháp. Tại đó không thiếu chỗ đối với bọn cơ hội và bọn chính khách sa lông. Do vậy khi tôi đã nhìn giỏ cua ấy rồi thì dại gì mà tôi không nhanh chóng xin được nhảy dù xuống đất Pháp. Rồi tôi mến mộ thể thao, thích mạo hiểm. Tôi chàng hề hối hận gì sất.

        Anh ta mới tới trại này chưa bao lâu trong một đoàn di chuyển có 700 người tù và đã xây dựng tại Saxe một nhà máy. Đã có một ngàn ba trăm trong tổng số hai ngàn người ban đầu chết vì công việc xây dựng nhà máy làm chất hóa học. Miền Nordhausen mà chúng tôi hiện sống thu nhận nhân lực có sẵn nhiều nhất. Vì theo dự án thì sẽ là một đường hầm xuyên qua dãy núi Thuringe dài 80km. Không kể Dora nhà máy trung tâm coi như đã xong, thì toàn bộ phần còn lại theo dự án chỉ mới khởi công sáu tháng nay và đang được làm rất khẩn trương. Mùa hè này, nói chung sức khỏe mọi người là tốt. Số người ngã xuống ít tới mức chẳng ai quan tâm nữa. Sau cuộc đổ dồn tới đây, vào một đêm, chừng 15 tháng 6, lúc vừa ở công trường về thì một cuộc tập hợp chung theo quốc tịch được triệu tập. Trong lúc chúng tôi cho ràng chẳng qua chỉ là một cuộc điểm danh như thông lệ thì người ta lại thông báo rằng chúng tôi sẽ được tận mắt nhìn cảnh hành quyết hai người. Một cây cột treo cổ buộc hai thòng lọng được dựng lên ở giữa vòng đứng của chúng tôi để người nào cũng trông thấy. Hai người thuộc quốc tịch Tiệp Khắc được dẫn tới đặt đứng trên chiếc ghế dài. Tay bị trói, mồm phải ngậm một thanh gỗ để khỏi kêu la. Người phiên dịch chính của trại lại cũng là người Tiệp Khắc công bố tội mà hai người đồng hương đã phạm bằng ba thứ tiếng : mưu toan trốn ngục sau những biến chuyển mới nhất của tình hình. Nhưng do quá xúc động, anh ta không làm sao nói ra được thành lời. Thế là, tên chỉ huy trưởng ss, kẻ đã đón tiếp chúng tôi ngày vừa đến đây, lập túc giáng cho anh ta mấy cú đấm vào đúng dạ dày khiến anh ta nằm gục xuống ngay mà vẫn phải lấy sức rú lên bằng tiếng Đức :

        -  Tôi báo cho các người biết trước, đây không phải là những kẻ cuối cùng mà tôi ra lệnh treo cổ đâu nhé. Các người đang ở trong một trại khổ sai ss mà chỉ một điều duy nhất có giá trị ở noi này thôi, là - hiệu lực.

        Ra lệnh hành quyết xong, hắn nhảy sấn vào những người tù Tiệp Khắc và nhằm vào chính tên tù quản trại đã tình nguyện quàng thòng lọng vào cổ hai nạn nhân mà đấm đá túi bụi không thương tiếc. Hắn làm việc ấy tự nhiên nhu thể làm một công việc tạp dịch bình thường khác vậy. Rồi một cái đá chân nhẹ nhàng xô đổ chiếc ghế dài thế là hai thân người tù tội đung đưa giữa không trung. Thoáng vài giây đồng hồ tất cả những gì trên cõi đời này trở thành hư vô đã hiện trong ánh mắt của lũ khán giả bị bắt buộc chúng tôi. Tới lúc có lệnh giải tán để đi nhận suất ăn, ai cũng nghĩ tới độ dài con đường mà quân Anh-Mỹ tiến được trong ngày hôm nay. Khi chẳng còn gì hết, người ta bám vào bất cứ cái gì đặng có thể vỗ về tâm trí.

        Sau đó một lát, trước đường vào khối 3 nơi cư trú của chúng tôi, tôi nhìn thấy tên tù quản trại - lúc nào cũng là hắn, đang phang gậy xuống một người tù Nga. Nạn nhân lăn lộn và la hét thảm thương dưới làn gậy giáng ấy. Tên sát nhân không chút nương tay vì điều đó. Hắn còn đá như thọc cả mũi giầy nhọn vào bụng, ngực người Nga ấy. Nhưng anh ta có phạm tội gì đâu mà bị đến nỗi ấy? Chẳng qua là anh ta chỉ cãi nhau và đánh mấy cái bạt tay vào thằng gi-tan gia nô ruột thịt của tên quản trại. Khỏi phải phỏng đoán là hán sẽ giết nạn nhân này, bỏi lẽ ý định của hắn là thế. Cuộc hành hạ dài tới 20 phút đến lúc tôi chẳng còn nghe thấy tiếng rên rỉ nữa thì hắn nghiêng xuống coi nạn nhân đã chết hay chưa. Nhung xong rồi ! Lúc đó hắn mới thở dốc và ngó thằng gia nô của hắn. Quả thật, tôi rất sẵn sàng nhường cho bất cứ ai phần bánh mì nếu người đó đập vỡ được mặt hắn ra. Hắn dương dương tự đác thả ra một câu : "Da thằng ấy cứng quá, phải không?". Hai người tù Nga khiêng cái xác còn nóng của bạn mình đi ra. Và tôi nghe được tiếng họ làu bàu : "Dược, đợi đến lúc chủ hắn đổ gục thì mình sẽ tính nợ với hán." Quả vậy, thường là tên Kapô hoặc một tên trưởng khối và cái tên quản trại nữa khi bị mất địa vị do một cuộc đấu đá với những đối thù hung ác hơn thì vài người lập tức lợi dụng cơ hội để trả thù hết sức tàn bạo.

--------------------
        1. Cùng với Liên Xô trong cuộc chiến tranh phát xít, nhưng âm mưu của Mỹ và Anh là muốn Liên Xô bị Hít le tiêu diệt. Quan điểm của Fơ-lãng-drơ là thể hiện của âm mưu đó (N.D).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2018, 03:40:45 pm »


*

        Lúc ấy là giữa tháng 6, khi biết đội của tôi đang mắc đường dây điện thoại thì một người lính gác bước tới cạnh tôi, đưa cho tôi mẩu bánh mì được gói ghém trong mảnh giấy trang đầu của một tò báo. Bọn lính canh gác chúng tôi bị thay đổi luôn luôn. Ấy là một may mắn lớn. Vì ràng, kinh nghiệm gần đây để lại trong tôi một kỷ niệm đau buồn, nhưng tôi ngạc nhiên quá đỗi trước thái độ này khi mà mọi liên hệ giũa lính gác và người tù hoàn toàn là sự cấm chỉ. Vi phạm ư ? Cả hai bên đều chịu trừng phạt khủng khiếp. Đúng là chúng tôi đang ở ngoài phạm vi trại, nhưng người cho tôi cả một mẩu bánh mì như thế thì hẳn là phải có quan hệ sâu sắc thế nào với trưởng toán thì mới dám vuột xa qui tắc đến vậy. Vào giờ nghỉ, anh ta mới tìm tôi và nói bằng tiếng Pháp rất thông thạo về những biến chuyển mới nhất của tình hình chiến tranh. Và, đây là lần đầu tôi khám phá được một thanh niên Đức chống Hítle. Tôi không nghĩ đây là một cái bẫy giăng ra với tôi, bởi vì hoàn toàn chẳng có một lợi ích nào xui khiến anh ta trong việc này. Ngược lại, là cả một việc đầy nguy hiểm cho mình khi chuyện trò những điều tin cẩn với một người tù. Tôi rất có thể tố cáo anh ta để được những lợi lộc vật chất mà anh ta thì có thể vào nằm nhà đá hay sẽ bị hành quyết trước tiểu đội. Hẳn nhiên là tôi cứ để anh ta bộc bạch, còn tôi thì thận trọng chỉ trả lời cho qua chuyện mà thôi. Tôi hiểu làm sao lại có thể trả lời thật như lòng mình với một kẻ có thể đánh gục mình với một viên đạn súng lục mà lại đặt ra cho mình một câu hỏi quá đường đột : "Anh có tin ràng chúng tôi sẽ đúng vững không?". Sự thể là, dù cho anh ta chống lại chế độ, song, hẳn là anh ta chỉ chấp nhận một cách bất đắc dĩ nếu quốc gia mình bị bại trận. Tôi phải công nhận là thời gian sống ở khu La tinh (khu sinh viên ở Pa-ri) đã ảnh hưởng đến anh ta rõ nét. Và thật là chuyện hiếm có, tôi 'gặp một người có cảm tình tốt đẹp với người Pháp trong thế thù địch. Từ đó, đến phiên gác của anh ta, tôi chắc là sẽ được một thứ gì đó để ăn và một tờ báo là món ăn quí giá với tôi trong hoàn cảnh mù tin tức hoàn toàn này.

        Ngay trong buổi tối tôi được bắt quen với anh ta, mấy người tù Pháp trong biệt đội lại đến tôi và nêu ra không ít câu hỏi :

        - Thế nào, hắn nói gì với anh đấy? Hắn tỏ vẻ lo lắng đấy. Đó là triệu chứng rõ rệt nhất là hắn đang sợ hãi. Rồi ra sẽ kết cục sớm phải không?

        Đúng ra, vẻ lo lắng của anh lính gác có tên là Hans lộ ra chỉ do một nguyên cớ đơn giản thôi : Đó là tình nhân loại nói chung. Tôi từng gặp một chủ nhỏ có tình cảm và hơi chút lãng mạn nữa đã bị kỷ luật và những biện pháp của bọn Quốc xã nghiền cho tơi bời. Anh ta tỏ ra sát với sụ thật khi xác nhận với tôi thế này :

        - Nếu Đồng minh không nhanh chóng thì Hít-le có điều kiện vượt qua mau lẹ đấy. Đừng nên coi loại vũ khí bí mật và tên lửa V1 vừa được đưa ra sử dụng chỉ là đồ choi trẻ con trong nghệ thuật giết người mà bọn Quốc xã đang sản xuất trong màn bí mật.

        Tôi nói lại nhận định ấy khi bạn bè tôi hỏi dò tin tức. Lời kẻ tuyên truyền về sự hủy diệt Luân Đôn bằng loại máy bay được người máy điều khiển đã đến với chúng tôi và đôi nét lo lắng đã nhận thấy được qua những lời nhạo báng mà mọi người vẫn thường nói ra. Nhất nữa là, vẫn cứ mấy địa danh ấy người nhắc đến trong thông cáo và sức chống đỡ của quân Đức trên bán đảo Cô-tăng-tin (miền bắc Pháp) có chiều hướng kéo dài quá mức đối với chúng tôi. Chúng tôi cho rằng nếu như mỗi thước đất của xứ sở người

        Gô-loa (người Pháp) được giành lại bằng các trận đánh khốc liệt thì chắc ràng là xứ sở chúng tôi sẽ bị tan hoang hơn cả nước Đức nữa kia.

        Ở biệt đội tôi có một cựu sĩ quan thuộc địa có gia đình đang ở Caen. Tôi đọc thấy trên một tờ báo là đa số dân chúng ở đó đã bị chôn vùi dưới những đống đổ nát sau các cuộc ném bom khủng khiếp trước lúc cuộc đổ bộ diễn ra.

        Cái tin này dù đã bị phóng đại quá đáng nhưng cũng làm cho những ai gan lì nhất phải dao động. Thế mà đại úy A-đam, tên của người cựu sĩ quan - lại phách sang chuyện khác.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2018, 12:13:23 am »


        Người mẹ già và vợ ông chắc đã chết rồi, hai đứa con trai thì chắc là đang ở đâu đó trong chiến khu, còn ông lại đang sống trong cảnh khốn đốn này, nhưng những lúc rảnh rang, ông lại thao thao nói về quan niệm một chính sách đối ngoại thực chất có tính cách quốc gia.

        - "Lẽ ra chúng ta không nên tuyên chiến năm 1939. Nếu ở vào địa vị chúng ta thì có thể nước Anh cũng không hành động như thế. Quyền lợi của chúng ta là lao vào cuộc chiến càng chậm càng tốt. Nhưng nếu đã sai lầm vào ngày 3 tháng 9 năm 1939 thì đáng ra không sai lầm nữa vào ngày 17 tháng 6 năm 1940 khi van xin đình chiến mới phải.

        Có phải là quá rõ ràng sau Clê-măng-xô chúng ta thiếu hẳn các nhà chính trị tài ba. Thế nhưng không có sức gì ngăn chặn được chiến tranh tiếp diễn ở Bắc Phi Châu. Rôm-men sẽ chẳng bao giờ quay lại đó mà quân Ý thì cũng đã quì xuống từ lâu rồi. Nước Ý liệu làm được gì thêm hòng chống lại sự phối hợp hành động của hải quân Pháp và Anh?

        Thay vì chiến tranh có thể kết thúc rồi, người ta lại bỡn cợt vỏi phòng trưng bày tranh, với cuộc biểu diển ngựa ở bờ bể Phi Châu và bây giờ với đồng quê của Ý để làm gì đấy? Dù thế nào nước Pháp cũng đã bị chiếm đóng hoàn toàn rồi và cuối cùng là chúng ta gánh chịu thiệt hại nhất".

        Phút ông ta dừng lại ở kết luận đó, chẳng một ai còn dám nói thêm gì. Riêng có người tù Ba Lan con một nhà công nghiệp ở Kra-cô-vi đã tùng du học ở Pháp, trêu chọc chúng tôi.

        - Xong đời nước Pháp rồi nhé, anh ta hét toáng lên. Vai trò của nước Pháp xong rồi. Sau cuộc chiến tranh này nước chúng tôi sẽ trở thành cường quốc như thòi trung cổ cho mà xem. Từ bờ biển Ban-tích đến Hắc Hải là cả một giải đất mà Đồng minh hứa với chúng tôi rồi. Vả lại đấy chính là quyền lợi của họ, đặc biệt là đối với nước Anh. Một nước Đức tan tành, lúc đó kẻ thù số một là Nga xô.

        Sau đó vài ngày, trên xe chở chúng tôi tới Dô-ra vì đường dây điện thoại chúng tôi đang mác đi qua đâv, Hans có nhiệm vụ gác chúng tôi thì thầm vào tai tôi :

        - Thế là xong, điều các anh mong đợi đã đến rồi đấy.

        Anh ta nói quá đơn giản, nên chỉ tôi là người nhận tin đó sớm nhất vẫn chưa hiểu hết nội dung là thế nào. Lâu nay chúng tôi vẫn mong đợi hai việc : Mặt trận phía Tây tiến triển nhanh bởi đã dẫm chân tại chỗ lâu quá, dù ràng cuộc chiến tỏ ra khốc liệt, việc thứ hai là quân đội Liên Xô mở cuộc tấn công ở phía Đông.

        Ai cũng rõ chiến thắng cuối cùng sẽ tới nhanh hơn nếu hai mặt trận Đông và Tây ấy đã phối hợp được với nhau. Tôi đoán chắc Hans phải coi chừng một ai đó trong đám bọn anh, nên dù tôi làm hiệu không hiểu gì, mà anh ta cũng chẳng hở thêm điều gì nữa. Cho tới lúc xuống xe, anh ta mỏi nói thật nhanh chi tiết này : "Cuộc tấn công của quân Nga xô đã được mở đầu tại Vitebsk hôm qua". Đó là ngày 23 tháng 6, một ngày tiết trời tuyệt đẹp. Tin này lan truyền nhanh lắm khiến nét mặt ai cũng lộ niềm sung sướng, sáng rõ. Đồ mặc của chúng tôi rách rưới hết rồi. Không ít người đã bó giẻ vào chân thay giầy, người đầy chấy rệp kèm theo cái đói không ngừng hành hạ chúng tôi. Dù vậy, chúng tôi vui sướng và sống nhộn hơn cả những ai được diễm phúc trên thế gian này.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2018, 12:14:09 am »

   
*

        Nhung sự thật là chúng tôi đang ở Đô-ra, một địa điểm nằm ở giữa đường từ Nordhausen tới công trường Woflenben của chúng tôi. Đứng ở ngoài đường có thể nhìn thấy khi doanh trại với vật liệu chồng chất bạt ngàn. Nhưng tuyệt nhiên không dấu vết nào cho biết đỉnh núi bên phải lại ôm bên trong nó một hang lớn, một nhà máy hiện đại có hai chục ngàn tù đang sản xuất bom và mấy bộ phận của tên lửa V1. Quả là nó được xây cất ở một địa điểm khá tốt khiến người ta có thể nảy ra sự so sánh với những trại điều dưỡng. Nhà máy có ba bộ phận : một gồm nhiều dãy nhà cho người tù tạm trú, một giành cho một trung đoàn ss, bộ phận còn lại là nhà kho chứa vật liệu. Một đường xe lửa chạy tới tận chân núi vượt qua cổng chính. Con đường này được ngụy trang kín đáo, khó mà máy bay của đối phương phát hiện được. Toàn bộ nhà máy dược bao che bằng hàng rào dây thép gai và hàng rào điện, lại còn thêm các rừng thông mà nếu đứng trên cao trông xuống thì giống như chiếc móng ngựa khổng lồ...

        Đến giờ nghỉ trưa, tôi may mắn được trò chuyện với một người tù Pháp mà sáu tháng nay chỉ lao động bên ngoài. Trong bộ quần áo tù, ngồi trên cỏ, nếu đầu óc có chút tưởng tượng, cứ ngỡ như mình đang nghỉ mát giữa một khung cảnh đồng quê êm ả. Tuy thế, nhờ những tiết lộ của người bạn kia mà tôi đã không thoát ly thực tế :

        - Anh thấy không nào, vừa nói anh vừa trỏ khu doanh trại, mùa thu năm ngoái tôi tới thì ở đây còn là một đầm bùn lầy có lúc lội lụt đầu gối. Song, điều đó chưa thấm tháp gì đâu. Làm sao quên được nỗi hãi hùng khi chúng tôi phải bước vào đường hầm đang đào và không được quay ra nữa. Thòi gian ít nhất cũng là cho tới khi nào dãy trại dựng xong. Chỉ một số ít người tù được giao công việc dựng các trại như thế. Ở trong đó, ba toán tù thay phiên lao động liền trong 8 tiếng đồng hồ để khoan hầm. Trong lúc toán này lao động trong tiếng rầm rầm của những chiếc máy khoan bằng hơi ép và bụi tung mù mịt thì những người chưa tới phiên nằm ngủ hay cố mà ngủ liền bên đó trong một đường hầm xẻ ngang, trên các giường bốn tầng hoặc năm tầng. Ai không may nằm tầng dười thì chỉ có mà hứng lấy từ các tầng trên thú chất lỏng lẽ ra phải được tháo chảy vào những ống cống. Nhưng người nào cũng mệt lả tới mức không còn muốn mất thì giờ để tới thùng đại, tiểu tiện đặt cạnh những nồi súp và bàn để bánh mì... Suất ăn của mình phải ăn ngay, nếu không thì nhiêu lúc bị cướp giật trên tay. Ai cướp giật vậy? Có trời mà biết giữa đám hỗn loạn đó. Cả một kíp sửa soạn cho bữa ăn của tù nịnh trên dọa dưới, gậy lăm lăm trong tay làm công việc thay cho bọn ss chỉ thảng hoặc mới vào kiểm soát. Anh biết là thần chết rất khoái chá trong cái chế độ như vậy... Ở khu của tôi, mỗi ngày khoảng mười, mười lăm người bỏ mạng. Một toán chuyên trách khiêng xác họ ra. Nhân công thì bao giờ cũng chẳng thiếu, do trại Bu-sân-van thường xuyên cung cấp. Tôi sống trong lòng đất suốt ba tháng không có ánh sáng mặt tròi. Tới khi được ra ngoài, những ngày đầu mắt tôi như bị kim châm. Có thể nói rằng khu trại đó được xây cất trên xác chết.

        Trong lúc anh ta đang trò chuyện với tôi, tôi nhìn thấy ở cửa hầm nhiều người vừa chạy vừa đẩy xe cút kít. Những người tù khác giữ vai trò những cai thợ cứ trút những cú đấm đá lên người họ đặng giữ cho được nhịp chạy và bắt những người đã lăn kềnh phải đứng dậy... Còn trông thấy nhiều tên ss, dắt chó săn. Biết tôi ngạc nhiên, một người tù từng ở Dô-ra giải thích :

        - Đó là những người tù Do Thái quốc tịch Hung-ga-ri mới từ trại Au-sơ-vit được đưa đến vào ba ngày trước dây. Tôi cứ lạ vì sao bọn Đức không đưa quách họ vào lò hơi ngạt cho xong. Một số người trong họ hẳn là phải hối tiếc về việc ấy. Bằng sự dọa nạt cho chó cắn xé, chúng buộc một số đông trong người tù Do Thái phải làm vai trò cai phu để hành hạ đồng chủng của mình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2018, 12:15:11 am »


        Sau buổi chiều ấy, lúc quay lại xe, tôi thấy nhiều dẫy người tù từ đường hầm chính đi ra. Đó là toán làm việc ban ngày trở về chỗ ở. Từ sáng sớm, tôi mong đợi gặp được một người quen, nhưng đó là một may mắn tuyệt vọng khi được tận mắt nhìn sự thay đổi ca. Tôi chăm chắm nhìn những khuôn mặt hốc hác của bầy tù khổ sai. Bỗng một tiếng kêu buột khỏi miệng tôi : "Huy-be !". Anh ta gày xọp đi đến một nửa, nhưng tôi vẫn nhận ra ngay. "Thế nào?" Tôi la to về phía anh. Bộ mặt chỉ còn da bọc xương, ánh mắt nhìn thất sắc quay về phía tôi, hoàn toàn nhu một xác chết đang di động. Tay anh phác một cử chỉ mơ hồ biểu lộ sự mệt mỏi và tôi chỉ nghe mỗi một câu : "Tu viện trưởng Buốc-joa chết rồi !" Vài giây sau, bóng anh chìm hút giữa dòng người vô tận bước ra khỏi đường hàm nom tựa một con sâu khổng lồ đang bò. Người bạn tốt nhất trong số những người từng sống với nhau trong thời gian kiểm dịch đầu tiên đã ra đi. Và nếu Huy-be chỉ nói tới người mà tôi hiểu rõ nhất thì có nghĩa là bao nhiêu bạn khác nữa đã không còn. Và anh đó, cũng tỏ ra kiệt quệ quá rồi. Cuộc gặp gỡ tôi cứ ngỡ là vui vẻ, hóa ra chỉ gây cho tôi những cảm giác mệt nhọc nặng nề. Tôi sẵn sàng cho hết mọi thứ miễn là được mười phút chuyện trò với anh. Tôi còn hy vọng gì gặp lại anh không? Những gì anh cho tôi biết chỉ là cái chết của một người bạn cực kỳ tận tụy và xứng đáng được kính trọng. Và khi ta nghe tin một người bạn thân của mình đã chết thì ta không tránh khỏi cảm nhận rằng một phần đời ta cũng đã đi theo với con người như thế.

        Buổi tối sau khi xuống xe lửa, về đến Ellrich giống như bao đêm cùng các bạn tù ỏ Wofleben chúng tôi biết có một đoàn toàn người Do Thái Hung-ga-ri cũng đã được đưa tới trại chúng tôi. Họ bị phân tán ra tất cả các khối, độ năm chục vào khối 3... Tôi bắt quen với một người trong số đó là thợ máy ở Kunkasz. Anh cho biết gia đình anh đã bị giết sạch tại Au-sơ-vit. Bọn ss chỉ trừ lại những đàn ông còn sức làm việc cho chúng. Quả vậy, phần nhiều họ là thanh niên, song có thể đã biến dạng nhiều quá. Tất cả xuất thân từ tầng lớp dưới, bị bắt trong các cuộc vây ráp ở những thành phố của tỉnh lẻ. Tại Buy-đa-pét những người Do Thái giàu có thì được nhận chế độ ưu đãi, khỏi phải lo sợ gì. Lúc anh ta hỏi đến những người Do Thái Pháp, tôi cho anh biết cũng chung số phận thế thôi. Tất cả người nghèo và trung lưu đều bị tống giam vào trại rồi đưa sang Ba Lan để tiêu diệt trong các lò hơi ngạt. Anh ta đề ra một nguyên tắc sống là trưỏc nhất phải tránh cho dược nanh vuốt của bọn Quốc xã, không cần để tâm đến những người khác dùng tiền bạc để cũng được như vậy. Anh ta lầm tưởng tôi cũng là người chống Do Thái. Tôi nói cho anh ta hiểu thái độ như thế cũng thấp hèn và ngu xuẩn giống thể sự ghen tị. Và tôi chỉ nói lại những điều tôi trông thấy, chỉ tỏ ý tiếc là một số người có khả năng mà không dám giúp đỡ một vài bạn cùng cảnh khốn khổ. Bởi lẽ ai cũng cứ tưởng là người Do Thái có truyền thống gắn bó trên cơ sở tôn giáo thì sẽ đoàn kết với nhau trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

        - Chớ có rơi vào ảo tưởng nữa - anh ta nói, trong cộng đồng Do Thái thì luôn luôn có tình thương yêu nhau. Nhưng trong tôn giáo Do Thái thì cũng tương tự trong đạo Cơ đốc, tình thương giữa cá lớn và cá bé hoàn toàn là điều hoang tưởng.

        Trái ngược với một cơ thể gày mòn vì cuộc sống đóng kín của các cộng đồng Do Thái ở Trung Âu, biểu hiện của đức tính nói chung của người Do Thái là trí não họ không bao giờ bị lay chuyển và bị rọi sáng bởi sự sống động. Tất cả mọi người trong họ đều sử dụng thông thạo từ bốn tới sáu ngoại ngữ thông dụng nhất. Thật là khó tìm nổi một phiên dịch viên trong các trại tập trung giỏi giang hơn họ. Nhưng bất hạnh làm sao, mọi công việc nặng nề nhất đều giành phần cho họ. Và ngạc nhiên xiết bao là không rõ sự kiên nhẫn do đâu mà có đã giúp họ chịu đựng được lâu dài vậy. Buổi tối, lúc mọi người có thể cãi lộn vì vài môi súp phụ thì họ, những người Do Thái không khi nào được quyền nhận thêm đã tụ tập nhau ở một góc và trước giờ ngủ, nhiều người trong họ quay mặt vào tường rì rầm đọc kinh. Qua đó, người ta mới hay rằng bằng cách nào mà dân tộc này tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ với tất cả mọi sụ thử thách, mọi sụ ngược đãi hành hạ mà lúc nào họ cũng là nạn nhân.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2018, 07:34:02 pm »


15

        Thêm các chuyến di chuyển mới, số người tù đến nay đã tới 12 ngàn. Một bệnh xá được lập trong khu lúa. Số tù chết chưa nhiều, một ngày khoảng mười hai người thôi, con số không đáng gì ở một nơi như nơi đây. Bệnh kiết lỵ là tàn ác nhất và do không thuốc men gì mà sống hay chết hoàn toàn là may rủi. Hôm đó là chủ nhật. Buổi sáng chúng tôi lao động gần một con sông. Một toán thiếu niên Hit-le cả trai cả gái đang tắm. Chúng kéo đi ngang qua chúng tôi, đứa nào cũng khỏe mạnh mập mạp. Cái nhìn của chúng chúa đầy hận thù và ngạo mạn đến mức tất cả ba mươi lăm người trong biệt đội chúng tôi đều muốn tình nguyện giết chết cả bọn con trai và hiếp cả bọn con gái. Chiếc máy quay đĩa hát đặt gân bãi tám nhả ra điệu nhạc ươn lười trong lúc đó thì chúng tôi đang đào đường rãnh cho việc đặt dây cáp.

        Cái thời ấy, vào ngày chủ nhật chúng tôi chỉ phải làm việc đến trưa. Trên con tàu về doanh trại, bỗng nhiên tôi đau bụng dữ dội và muốn đi tiêu ngay. Khoảng mười phút nữa là về đến nơi nhưng đối với tôi mỗi phút dài bằng cả một giờ. Tôi cắn chặt răng, mồ hôi toát ra đầm đìa. Khi xuống ga Ellrich, chúng tới lại bị kiểm tra lại. Hôm ấy chuyện rủi dồn dập tới, sau lần đếm lộn lại phải đếm lại mất thêm 20 phút nữa. Cuối cùng đã nhìn thấy đường vào trại, nghĩa là chỉ còn khoảng 150 mét thôi là tới được nơi ao ước. đã chịu đựng được hơn nửa giờ thì tôi cũng có thể chịu dựng nửa phút nữa. Tôi nghĩ thế nhưng cái ruột tôi lại phản đối và lúc chỉ còn cách mục tiêu khoảng dăm chục mét thì tôi bị chặn đứng lại bởi một tiếng nổ tai hại nhưng lại là một sự giải thoát nhẹ nhàng biết chừng nào. Tuy thế vẫn là một thảm họa mà chẳng có cách thay đổi được nữa. Chẳng bận chi mà tự ái vì loại tai nạn này xảy ra ở đây là chuyện bình thường lắm. Thế nhưng tôi mất béng cả một buổi chiều mà lẽ ra là được nghỉ ngơi để gặt giũ áo quần và hiển nhiên là phải mặc lại ngay áo quần vừa giặt giũ xong ấy. Điều trầm trọng nhất là tôi phải bốn chục lần ra cầu tiêu để được giải thoát. Và đó là dấu hiệu cho biết tôi đã bắt đầu bị bệnh kiết lỵ. Duỗi dài thân trên đệm rơm, tôi cảm nhận cảnh cô đơn hơn bất cứ lúc nào. Đã thiếu thốn về vật chất lại thêm nỗi lo lắng về tinh thần. Làm tăng thêm mọi sự trầm trọng là lòng ham muốn được sống xâm chiếm cả hồn tôi mà không cách nào cuỡng nổi. Tôi hiểu trong trường hợp này nước là rất nguy hiểm, nhưng tôi chịu đựng không đặng. Buya-rô vẫn khôn khéo làm cái việc mua bán thuốc lá vừa đùa cợt vừa khuyên giải tôi : "Anh phải kiêng kỵ mọi thứ chất uống trong 48 giờ để vi trùng sẽ khát mà chết hoặc anh phải uống nước thật nhiều cho phình người lên thì lũ vi trùng sẽ tự chết đuối hết". Tôi chọn phương pháp thứ hai để ít nhất cũng giải tỏa được cơn khát cháy họng cháy ruột. Những người nằm bên thấy tôi vội vã chạy ra bồn rửa mặt mới lắp đặt. Tôi đặt miệng dưới vòi nước và uống như chưa bao giờ được uống chất lỏng ấy cho tới lúc tưởng như có thể nổ tung người vì nước mới quay lại nằm. Tôi mạo hiểm chấp nhận hết mọi thứ. Rồi suốt đêm bồn chồn lo âu, chờ đợi sự quyết định của may rủi thôi. Nhưng không có một âm mưu nào giở trò trong bụng tôi cả. Và sáng hôm sau tôi cảm thấy chưa bao giờ khỏe mạnh như thế.

        Vào cuối tháng thì công việc đặt đường dây điện thoại của chúng tôi kết thúc.

        Tên Kapô thông báo là từ giờ chúng tôi sẽ phải tới ga Wofleben để bốc dỡ hoặc xếp vật liệu cho công trường. Công việc này không nặng nhọc lắm, chẳng tốt nhưng cũng chẳng quá tồi. Nhưng so với trước thì đây là sự thay đổi lớn biết chừng nào.

        Sau vài ngày làm việc nhọc nhằn, quần áo tôi rách tơi tả và đôi giầy thì cũng chẳng hơn. Nhiều người phải đi chân đất. Nhưng với tôi, ngoài nỗi lo vì dễ bị thương tích, một chút tự ái đã ngăn tôi không đi như thế. Nhưng tôi phải dùng đến nhiều cách sửa chữa lạ kỳ khó mà tưởng tượng nổi.

        Thông thường là chúng tôi được lĩnh đồ mới tại kho do bọn Di gan coi giữ, nhưng ác thay mọi thứ đều biến thành vật mua bán và có giá chính thức được ấn định. Chẳng có gì để đút lót cho chúng, dĩ nhiên là tôi không thể tới kho đó được. Vla-đi-mia, tù ngày không còn ở cùng biệt đội tôi ít gặp anh, cho tôi đôi giầy của mình, rất vừa cỡ chân tôi. Tôi một mực từ chối sự hy sinh như thế, nhưng anh bảo là anh sẽ kiếm được đôi khác ngay thôi. Hôm sau tôi thấy anh đã có một đôi giây mới nguyên.

        - Chúng ta đang ở trại của lũ cướp, anh ta nói với tôi, nếu muốn sống được đến ngày ra khỏi đây thì đừng quá ngây thơ.   

        Vla-đi-mia báo cho tôi biết những người tù Nga xem anh như lãnh tụ, bởi vì ngoài tiếng Nga anh còn giỏi tiếng Đức. Anh thuật lại với tôi nhiều điều anh biết về vài hải cảng của Pháp bên bờ Đại Tây Dương mà anh đã từng qua trong các năm 1937, 1938 lúc anh làm việc trên các con tàu tiếp tế cho nước Cộng hòa Tây Ban Nha. Anh cũng từng đến Ba Lan, đến Đức với các công cụ mà anh không hề cho tôi biết rõ. Trông anh đã quá tuổi 30, không hiểu ở ngoài đời thường anh làm nghề nghiệp gì. Những lúc bị cật vấn, anh trả lời "Tôi là dân làm ruộng".
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM