Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: Giangtvx trong 04 Tháng Chín, 2019, 08:50:12 pm



Tiêu đề: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Chín, 2019, 08:50:12 pm
      
        - Tên sách :  Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler

        - Tác giả : Albert Axell
                       Việt Linh dịch từ bản tiếng Anh :  Marshal Zhukov the man who beat Hitler    

        - Nhà xuất bản Công an nhân dân

        - Số hóa : Giangtvx

(https://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=31677.0;attach=23185;image)


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Chín, 2019, 08:52:27 pm

LỜI CẢM ƠN

        Trong suốt 25 năm cuối thế kỷ XX, tác giả đã phỏng vấn hơn 30 vị tướng lĩnh, đô đốc, nguyên soái không quân Nga, những người đã chiến đấu chống quân phát xít của Adolf Hitler. Nhiều người trong số họ đã sát cánh chiến đấu bên cạnh hoặc dưới quyền chỉ huy của Nguyên soái Georgi Zhukov trong những năm 1941 - 1945; một số người từng tham gia các cuộc nội chiến ở Nga, Tây Ban Nha và cuộc chiến chống quân Nhật năm 1945; có những người, giống như Zhukov, từng là lính kỵ binh; khi chiến tranh kết thúc, nhiều tướng lĩnh này còn ở lại Berlin. Có thể nêu tên họ như: Nguyên soái không quân Sergei Rudenko, Thuỷ sư Đô đốc Sergei Gorshkov, các tướng Ivan Shavrov, Afanasy Beloborodov, M.ỉ. Belov, LG. Pavlovsky, L.s. Skvirsky, Semyon Krivoshein, Alexei Zheltov, David Dragunsky, s.p. Vasiagin, Boris Vyashin và Đô dốc M.M. Ivanov. Cũng như trong mọi cuộc chiến tranh, nhiều người trong số các tướng lĩnh này đã đổ xương máu nơi chiến trường, bị thương một, hai, ba, thậm chí bốn lần; nhiều người có kiến thức uyên bác và ham học hỏi. Sáu hoặc bảy người đã mời tác giá tới nhà riêng có phòng đọc với những giá đầy sách, trong đó có nhiều bộ sưu tập những tác phẩm văn học kinh điển của các đại thi hào văn học Nga như Pushkin, Gogol, Dostoievsky, Tolstoy, Turgenev và Chekhov.

        Năm 2002, hai thành viên của Viện hàn làm khoa học Nga đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu cho cuốn sách này. Đó là Giáo sư Oleg Rzhcshevsky. Chủ tịch uỷ ban Quốc gia các nhà sử học Nga, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sử học nghiên cứu về Chiến tranh thế giới II và nhà sử học, Tiến sĩ Mikhail Myagkov. Xin gửi lời cám ơn đặc biệt chân thành tới hai người con gái lớn của Nguyên soái Zhukov, Ella và Era, đã sẵn sàng phúc đáp mọi điều liên quan đến cha họ khi tác giả tới Mátxcơva; hai người còn cung cấp cho tác giả hàng chục tấm ảnh của gia đình, thậm chí đã tháo một số tấm trên tường phòng khách xuống cho tác giả chụp lại.

        Thái độ của người Đức đối với những chiến thắng quan trọng của Zhukov chủ yếu được biết tới qua báo chí và những cuốn hồi ký của một số tướng lĩnh Đức đã chiến đấu trên chiến trường Nga, như các tướng Heinz Guderian, Hasso von Manteufel, Kurt von Tippelskirch, Franz Haider, Gunther Blumentritt và Hans Doerr.

        Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đời của Zhukov cần rất nhiều tư liệu ở các cơ quan lưu trữ và các thư viện. Tác giả muốn gửi lời cám ơn tới những cán bộ Cục Lưu trữ Quân sự quốc gia Nga và Cục Lưu trữ Trung ương thuộc Bộ Quốc phòng Nga, các cán bộ Thư viện Anh quốc ở Luân Đôn (gồm cả Thư viện báo), Bảo tàng Chiến tranh, Hiệp hội vì sự hợp tác và nghiên cứu Xô viết, Thư viện Cottage Thụy Sĩ và Thư viện Tây Hampstead đã giúp đỡ tác giá hoàn thành cuốn sách.

        Cám ơn các chuyên gia Anh, Ireland, Nga và Đức đã giúp dọc bản thảo, nhận xét và đóng góp ý kiến cho tác giả hoàn thiện cuốn sách này.

        Tác giả củng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luôn ủng hộ và khích lệ tác giả. Có thể kể tới một số người như: v.v. Makarov, Ann Pavett, Janet Q. Treloar, John Hale-White, Nicolas Gibbs, Ronald James Wren, Barry Holmes, Dmitry Shaklanoff, Jay Axelbank, Dominique Le Frapper, Martin Blakeway và Paul Colston - Biên tập viên tạp chí Tấm gương Nga (Russian Mirror).

        Cuối cùng, tác giả xin được chân thành cám ơn Casey Mein, Ann Vinegrad và Magda Robsson - các thành viên có chuyên môn cao của Ban biên tập Nhà xuất bản Longman (Pearson Education) ở Luân Đôn và trợ lý biên tập riêng Pendleton Campbell.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/69358178_472906893439196_5532811088711647232_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_oc=AQncMn44No8TumEYvaeAwMdajh2peLrfk9i8tdb54Ck3RZjz0kmtw7M8n050z17hubs&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=b59a4c927f37e1699663a27ba74a3f62&oe=5E159678)
Zhukov và cháu gái Alexandra sau chiến tranh



Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Chín, 2019, 08:56:40 pm
     
LỜI GIỚI THIỆU

ĐI TÌM CHÂN DUNG MỘT ZHUKOV ĐÍCH THỰC

        “Suốt thời thơ ấu và trai trẻ, cha tôi đã phải chịu đựng nhiều gian khổ và nghèo túng. Nhưng cuộc đời đã dạy ông rất nhiều và đã tôi luyện ông.”
Maria Zhukova        

        Người đã có công đánh bại chế độ Quốc xã của Hitler nhiều hơn bất cứ ai khác, nhưng cũng là người được ít biết đến nhất ở phương Tây. Một cuộc khảo sát tại các thư viện gần đây cho thấy: có hơn 65 cuốn sách viết về cuộc đời của Montgomery, 190 cuốn viết về Eisenhower, 79 cuốn về MacArthur, trên 20 cuốn về Alanbrooke, 30 cuốn về Wavell và 54 cuốn về Patton; ngay cả ở Đức cũng có tới 16 cuốn viết về Guderian, hơn 50 cuốn về Rommel. Thế nhưng, chỉ có 3 cuốn sách viết về cuộc đời của Georgi Zhukov, vị Nguyên soái Nga đã khiến tướng Mỹ Dwight “Ike” Eisenhower (sau trở thành Tống thống Mỹ) phải thừa nhận ông là người mà Liên Hiệp Quốc mắc nợ lớn hơn bất cứ nhân vật quân sự nối tiếng nào khác trên thế giới vì những chiến công chống phát xít Đức.

        Vậy người mà phương Tây mắc nợ là ai?

        Georgi Zhukov ít dược biết đến ở phương Tây, bởi vì nhiều năm trước, ngay trên chính quê hương mình, ông là nhân vật không được tôn vinh, không được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng, vai trò to lớn của ông trong chiến thắng chống nước Đức của Hitler bị chính sử làm lu mờ hoặc cố tình bỏ qua. Nhà sử học Vasily Morozov cho rằng, Zhukov đã phải trải qua một giai đoạn “lịch sử bị bóp méo thảm thương do sự bất công lớn" bởi những thế lực chính trị. Một nhà sử học khác là Victor Anfilov coi đó là thời đại của “những điều xấu xa tạo dựng nên sự kiểm soát chính trị” dưới thời Stalin và Khrushchev. Tuy nhiên, giờ đây, Nguyên soái Zhukov (1896 - 1974) đã được thừa nhận là “anh hùng của nhân dân” như các anh hùng dân tộc Minin và Pozharski của thế kỷ XVII, anh hùng Suvorov của thế kỷ  XVIII và Kutuzov ở thế kỷ XIX của đất nước.

        Zhukov thường bị đánh giá là một người khắt khe... và ông đúng là người như vậy. Dưới dây là nhận xét của nhà sử học Victor Anfilov:

        Ông thực sự là một người khắt khe, luôn đòi hỏi và nghiêm khắc. Quyết tâm chiến thắng kẻ thù không chỉ in đậm trong suy nghĩ mà cả trong trái tim của ông. Ông không sợ phải đối mặt với cái chết. Ông thường mong muốn binh lính phải vững vàng không chỉ bằng mệnh lệnh nghiêm khắc mà còn bằng cả yêu cầu. Ngày 21 tháng 10 năm 1941, khi những trận đánh bảo vệ thị trấn Rogachov đang diễn ra, ông đã gửi cho Tư lệnh Lữ đoàn tăng số 8, P.A. Rotmistrov bức điện: “Tỏi yêu cầu đồng chí phải giữ được Rogachov ít nhất là 24 giờ nữa"1.

        Đó còn hơn cả một lời yêu cầu. “Đây chính là một bài học cho chúng ta về nghệ thuật chỉ huy và cần phải thật am hiểu về tâm lý con người", Anílilov nói.

        Trong suốt cuộc đòi binh nghiệp của mình, Zhukov luôn bị công kích là hay đòi hỏi quá khắt khe, bị cáo buộc là hay "sách nhiễu quá đáng”. Zhukov vẫn giữ tính cách này khi nắm giữ những cương vị cao nhất trong quân đội. Nhưng nhà sử học N. Badiakin cho rằng, chính vị Nguyên soái đã đặt ra cho mình những tiêu chuẩn cao nhất và “chính nó cho ông quyền được đòi hỏi người khác cũng phải có được tiêu chuẩn như thế". Badiakin nhấn mạnh việc Zhukov tập trung chú ý tới từng chi tiết trong công việc. Badiakin kể lại quãng thời gian hồi ông là một sĩ quan trẻ, có nhiệm vụ viết các báo cáo năm về công tác huấn luyện gửi lên Zhukov, khi đó là Tổng tư lệnh Quân khu, duyệt: “Thường thường, sau hai tuần, chúng tôi nhận lại các bản báo cáo và các bạn khó có thể hình dung được... Chúng đầy rẫy những bút tích, nhận xét và chỉ thị của Zhukov. Và đã có vô số báo cáo như vậy được chuyển tới Zhukov”. Badiakin cho rằng, Zhukov không giao nhiệm vụ đó cho ai, ông coi đây là “một phần công việc của mình”.

        Zhukov là người rất trung thành với những sự thật lịch sử. Tờ báo quân sự Krasnaya Zvezda (Ngôi sao đỏ) đã trích dẫn lời Zhukov như sau: “Thời gian sẽ đặt mọi thứ vào đúng chỗ của nó và thời gian sẽ phán quyết, đánh giá mỗi người... Chỉ có bằng cách nói lên sự thật và chiến đấu vì điều dó bạn mới có thể thực sự cống hiến hết mình cho nhân dân”. Nhà sử học Anfilov giải thích: “Điều Zhukov muốn nói là chúng ta phải dám nhìn thẳng vào sự thật; không được xấu hổ khi thừa nhận rằng vào thời kỳ đầu cuộc chiến chống phát xít Đức, kẻ thù của chúng ta mạnh hơn, nhiều kinh nghiệm hơn chúng ta, đồng thời được chuẩn bị, huấn luyện và vũ trang tốt hơn chúng ta”. Và ông thừa nhận, sự thực là khi đó quân đội của chúng ta nên “nhanh chóng rút lui" để bảo toàn lực lượng chứ không nên gọi là "buộc phải rút quân".

        Zhukov không phải là người chịu đầu hàng số phận. Maria Zhukova, con gái út của ông kể rằng cha cô đã dạy các con gái của mình không bao giờ được lùi bước trước khó khăn, vì “một cuộc sống khó khăn chính là trường học tốt nhất của cuộc đời”. Sự bàng quan chính là điều đáng sợ nhất. Suốt thời thơ ấu và trai trẻ, cha tôi đã phải chịu dựng nhiều gian khổ và nghèo túng. Nhưng cuộc đời đã dạy ông rất nhiều và đã tôi luyện ông”.

-------------------
        1. Victor Anfilov, Báo Krasnaya Zvezda (Ngôi sao đỏ), ngày 26 tháng 12 năm 2001; Harry Shukman, Những tướng lĩnh của Stalin, 1993; W.J.Spahr, Zhukov - Những bước thăng trầm của nhà chỉ huy vĩ đại, 1993.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Chín, 2019, 09:00:16 pm

        Zhukov thường bị buộc tội là “nướng quân”... Đây không phải là một vấn đề dễ lý giải bởi vì không có Luật Queensberry1trên mặt trận phía Đông (châu Âu) và bọn phát xít Đức xâm lược chính là những kẻ nhẫn tâm, tàn ác nhất trong lịch sử. Một tên tướng của Hitler là Franz Haider đã ghi câu nhận xét cay độc trong nhật ký của hắn: “Mặt trận phía Đông, sự tàn nhẫn lại chính là sự nhân đạo đối với tương lai”. Không còn nghi ngờ nhiều nữa, trong chiến tranh, bất cứ một vị tướng nào cũng có thể bị chỉ trích là không quan tâm tới sự tổn thất về sinh mạng. Và Zhukov chính là người châm ngòi cho sự chỉ trích này. Chẳng hạn, ông chấp nhận “thiệt thòi” khi đấu tranh nhằm bảo vệ tính mạng cho những người lính như lúc ông tranh luận với Stalin về việc tính toán thời gian mở chiến dịch hoặc đưa ra đề nghị huỷ bỏ vì nhận thấy nếu thực hiện chiến dịch đó sẽ dẫn đến nhiều thương vong (Xem Chương 15). Xét về vấn đề này còn phải đặt trong bối cảnh chiến trường trải rộng trên lãnh thổ Liên Xô. Riêng chiến trường Stalingrad đã có hàng triệu binh lính tham chiến, kéo dài trên một phạm vi tương dương với quãng đường từ New York tới Florida hay gấp hai lần khoảng cách từ Luân Đôn tới Aberdeen.

        Có dáng người đậm, chắc nịch, điển trai, cặp mắt màu xanh xám dưới đôi kính không gọng, “tửu lượng” khá, khiêu vũ giỏi, không hút thuốc lá, nhưng Georgi Konstantinovich Zhukov lại bị nhiêu đồng đội nhận xét là cục cằn, thô lỗ, ngạo mạn, kiêu căng và trần tục. K.K. Rokossovky (sau trơ thành một nguyên soái), biết Zhukov rất rõ, đã miêu tả ông hồi năm 1930 là “người kiên quyết, cứng cỏi và quyết đoán”, nhưng cũng hay “đòi hỏi khắt khe” và “thiếu nhạy cảm”. Một năm sau, Zhukov bị S.M. Budenny, một sĩ quan cấp cao, người anh hùng Côdắc nổi tiếng thời Nội chiến, quy kết là người khắt khe quá đáng và thô lỗ. Những lời chỉ trích tương tự - quá nghiêm khắc - thường xuyên chĩa vào ông trong suốt cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (cách người Nga gọi chiến tranh thế giới thứ hai). Không còn nghi ngờ gì, Zhukov thực sự rất thô lỗ, khắt khe và nghiêm khắc. Trước những chỉ trích như vậy, Zhukov thừa nhận và cho rằng những điều đó được phản ánh đúng. Ông cũng luôn công nhận mình là người rất thẳng thắn, nhưng ông tự tha thứ cho mình khi nói rằng trong lúc vận mạng của hàng ngàn người đang bị thách thức và một chiến dịch lớn đang diễn ra thì không thể có thời gian cho “sự lịch thiệp”.

        Zhukov có những hạn chế riêng và bị chỉ trích, công kích trong các cuốn sách, tạp chí ở cả trong và ngoài nước là người hay gắt gỏng, kiêu căng, ngạo mạn. Một nhà văn phương Tây cho rằng, Zhukov là người “khắc nghiệt” và “đầy lòng hận thù”, nhưng không một đồng nghiệp phương Tây hay những người Nga yêu nước nào, những người hiểu ông tường tận, lại nhận thấy những điều xấu xa đó ỏ con người ông.

        Nhưng có một sự chỉ trích rất gay gắt của một người Anh, Ngài David Kelly, nguyên Đại sứ Anh ở Mátxcơva. Ông ta viết về Zhukov như sau: “Ông chính là hiện thân cho học thuyết quân sự của Hồng quân Liên Xô... dựa trên nên tảng nền kinh tế kê hoạch tập trung cao độ, nghệ thuật quân sự là thực hiện đường lối của Đảng trong lĩnh vực này và một điều chắc chắn là mọi cuộc chiến tranh đều xuất phát từ lợi ích giai cấp, vì vậy chiến tranh hoàn toàn không thế tránh khỏi cho đến khi xã hội tư bản chủ nghĩa cuối cùng bị xoá sổ”2.

        Đặt mọi lời chỉ trích trên sang bên cạnh là một Georgi Zhukov gần gũi hơn, thân thiện hơn, nhân văn hơn. Một viên tướng của nước Anh, Ngài Francis de Guingand, Tham mưu trưởng của Thống chế Montgomery miêu tả Zhukov là một người “thân thiện và vui vẻ”3. Nhà văn Mỹ John Gunther sau khi gặp ông vài lần sau chiến tranh đã miêu tả Zhukov là người có “nụ cười thân thiện, vui vẻ, chân thật nhất, hơn bất cứ một nhà lãnh đạo Nga nào mà chúng tôi đã gặp”. Và John, con trai của tướng Mỹ Dwight Eisenhower, đã gọi Zhukov là người “tâm đầu ý hợp” với mình, thậm chí là rất “sôi nổi”.

        Khi không ở ngoài chiến trường, Georgi Zhukov là một người cha yêu thương con cái. Mỗi khi có điều kiện được về thăm nhà một hay hai ngày (thường là sau mỗi cuộc tấn công thắng lợi vào phòng tuyến của quân thù), ông thường dành thời gian nghi ngơi, vui đùa, thư giãn cùng vợ và các cô con gái hoặc tấu lên một giai điệu vui nhộn và chơi một bản nhạc Nga truyền thống bằng cây dàn accordion.

        Điều khác biệt giữa Zhukov với những người Nga khác chính là tinh thần độc lập, tự chủ mạnh mẽ, am hiểu lịch sử và khát vọng hòa bình, hữu nghị lâu bền sau chiến tranh, thậm chí ông còn ủng hộ sự đoàn kết giữa các nước Đống minh đã tham chiến nhằm ngăn chặn những mối đe dọa đối với hòa bình của thế giới có thể xảy ra. Zhukov qua đời năm 1974 ở tuổi 77. Nước Nga sẽ mãi ghi nhớ đến ông, chứ không như đã từng quên lãng ông, một người Cộng sản, cho đến tận nhiều năm sau này.

        Tướng Eisenhower đã làm việc gần gũi với Zhukov một năm trong khuôn khổ Hội đồng Kiểm soát ở Đức sau chiến tranh, nói rằng, những khác biệt trong niềm tin của hai người là chủ đề mà họ có thể nói chuyện một cách thắng thắn, chân thành khi làm việc cùng nhau - điểu mà họ không thể có được khi đứng trên cương vị công tác chính thức của mình. Trong thời kỳ hậu chiến, có lần đã có người nói Zhukov chính là “người xuất sắc nhất ở Liên bang Xô viết”. Khi nói chuyện với các nhà báo, một nhà ngoại giao nước ngoài tại Mátxcơva nhận xét rằng, điều làm cho vị Nguyên soái khác với những người khác là: “Zhukov là người duy nhất đánh giá cao người dám nói lên sự thật. Ông có thể né tránh các câu hỏi, nhưng ông sẽ không bao giờ nói dối”4.

-----------------------
        1. Luật tiêu chuẩn, đặt ra nhằm tôn vinh Hầu tước vùng Queensberry, Anh, năm 1867, quy định đeo găng, thời gian các hiệp đấu ngắn và cấm sử dụng các đòn vật trong môn Quyền Anh - ND.

        2. Báo Observer, ngày 7 tháng 7 năm 1957.

        3. Thiếu tướng, Ngài Francis de Guingand, Các danh tưống trong chiên tranh, Luân Đôn, 1972.

        4. John Gunther, Bên trong nước Nga ngày nay, Luân Đòn. 1957.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Chín, 2019, 04:39:36 am

        Trong quãng thời gian nghỉ hưu đầy khó khăn, Zhukov đã phải đấu tranh yêu cầu Ban lãnh dạo điện Kremlin không được  cắt xén nội dung cuốn hồi ký đồ sộ của ông. Đó là những cuốn sách cho đến nay vẫn được coi là những hồi ký chiến tranh có giá trị nhất trong số những tác phẩm tương tự của các tướng lĩnh và nguyên soái nổi tiếng đã được xuất bản. Thật chẳng bao giờ dễ dàng cho ông khi bảo vệ sự thật.

        Chẳng có gì phải đáng ngạc nhiên khi quá trình Ban kiểm duyệt của Đảng duyệt bản thảo ban đầu cuốn hồi ký của Zhukov vô cùng chặt chẽ (cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên ở Nga vào cuối những năm 1960), một số nhà quan sát đã được nhắc đến nhân vật người Anh Cả trong cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1984 của tác giả người Anh George Orwell (xem Chương 17). Sự giống nhau rất có thể xảy ra. Trong cuốn tiểu thuyết của Orwell có một “Bộ Sự thật” với nhiệm vụ chuyên “làm sạch” những phần viết về quá khứ để làm vừa lòng nhân vật Anh Lớn. người có một mục đích lớn lao trong suy nghĩ là: Bằng cách kêu gọi nói dối về sự thật, bằng cách viết lại lịch sử, người Anh Lớn có thể duy trì được ít nhất là một vài thời kỳ hoàng kim của lịch sử.

        Georgi Zhukov là ai?

        Trong chiến tranh thế giới thứ hai, con số thương vong mỗi ngày của phía Hồng quân là gần 10.000 sĩ quan, binh lính và con số này là gấp đôi nếu tính cả dân thường. Zhukov thường được cử đến những khu vực chiến trường đang trong tình trạng nguy kịch. Và nhờ tài tháo gỡ thế bí đưa quân đội thoát khỏi những tình huống gay cấn đó, ông liên tục được thưởng các loại huân, huy chương. Có vô số những câu chuyện không hồi kết về những ngôn từ hoa mỹ của vị Nguyên soái và thói quen đưa ra tối hậu thư đối với các chỉ huy cứng đầu của ông. Có người kể rằng, một ví dụ điển hình cho tính cách này là câu ông nói với các sĩ quan chỉ huy ở tiền tuyến: “Hoặc là đến sáng mai phải thực thi mệnh lệnh hoặc là các anh sẽ bị bắn vì tội phản bội”. Một chiến thuật của Zhukov là đưa ra những mệnh lệnh có vẻ như là không thể thực thi được qua điện thoại và gác máy mà không để cho các sĩ quan chỉ huy có cơ hội được bàn cãi.

        Zhukov không bao giờ mủi lòng trước những kẻ hèn nhát và những kẻ gây hoang mang, dao động trong binh lính; trong những trường hợp nghiêm trọng, ông có đầy đủ khả năng lập một đội hành quyết những phần tử đó. Tháng 9 năm 1941, khi Leningrad đang bị bao vây, ông đã ra lệnh nếu bất cứ ai rời bỏ vị trí chiến đấu mà không được sự cho phép bằng văn bản sẽ bị bắn bỏ.

        Năm 2002, một cuốn sách bán chạy của tác giả người Anh, Antony Beevor, có những luận điệu xuyên tạc về binh lính Nga ở Đức năm 1945 được xuất bản tại Luân Đôn (Berlin sụp đổ, 1945). Cuốn sách này ngay lập tức bị Đại sứ Nga tại Luân Đôn Grigory Karasin và sau đó là Giáo sư, Tiến sĩ Joachim Fest, một nhà sử học có tiếng của Đức chỉ trích mạnh mẽ. ông Karasin đã gọi việc xuất bản cuổn sách là “một hành động báng bổ, chống lại không chỉ nước Nga và nhân dân chúng tôi mà còn chống lại tất cả các quốc gia và hàng triệu người đã phải chịu sự thống trị của Chủ nghĩa phát xít”. Tiến sĩ Fest, một chuyên gia về Hitler và Berlin ở thời điểm kết thúc chiến tranh, đã miêu tả cuốn sách trên là sự “chắp vá lịch sử” và gieo rắc những sai lệch về sự thật lịch sử. Hàng loạt hành dộng hãm hiếp phụ nữ, cướp phá, trả thù, hành động tàn bạo là những nội dung trọng tâm được miêu tả trong cuốn sách của Beevor và tác giả khẳng định tất cả những hành động này xảy ra dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Zhukov, trong suốt một năm đầu sau khi chế độ Hitler sụp đố và khi đó Georgi Zhukov là Tổng Tư lệnh các lực lượng Xô viết ở Đức. Có một câu (ở trang 413 cuốn sách trên) nói rằng, “nhiều người” nghĩ lính Xô viết được phép có hai tuần để làm bất cứ điều gì mà họ cảm thấy thích thú đối với người dân Đức trước khi mọi kỷ luật có hiệu lực. Nhưng Beevor vẫn không hiểu gì về Zhukov cả, đặc biệt là phản ứng nhanh nhạy của ông đối với sự thiếu kỷ luật của binh lính. Đọc cẩn thận, kỹ càng và phát hiện những khiếm khuyết hoặc những tuyên bố sai lệch trong cuốn sách là 5 - 6 vị tướng hàng đầu của Nga và một số người khác (trong đó có cả Zhukov). Họ là những người đã có mặt tại Berlin vào tháng 5 năm 1945 - quãng thời gian mà cuốn sách tuyên truyền là có những hành động phi đạo đức, thậm chí ám chỉ những hành động tàn bạo, vô nhân đạo ở mọi cấp đối với chê độ Đức Quốc xã; và họ là những người đã trực tiếp nói với người Đức về an ninh và kỷ luật, họ đã ghi lại những cuộc nói chuyện trên trong các cuốn hồi ký1. (Về đề tài tội ác của quân chiếm đóng - dù là có thật hay chỉ những lời đồn thối - còn có một cuốn sách khác xuất hiện sớm hơn nhiều (năm 1958) không chỉ đề cập đến những hành động hãm hiếp phụ nữ và cướp bóc của binh lính Nga ở Đức mà còn vu cáo Nguyên soái Zhukov có dính líu tới những hành động này. Cuốn sách khẳng định, Nguyên soái Zhukov đã “ra lệnh” (nguyên văn tác giả) cho Hồng quân được phép có những hành động truy lạc đối với dân Đức trong vòng 3 tuần. Cuốn sách do một tổ chức tôn giáo ở Mỹ tái bản tới 14 lần).

------------------
        1. Về những đánh giá sai lệch của tác giả trong cuốn sách, xem Chương 12. Tuy nhiên, có một điều mà tác giả bỏ sót xin được trích dẫn ra đây: Hệ thống các trại tập trung với các lò thiêu và phòng gây ngạt lớn của bọn phát xít. Nếu có ai đặt câu hỏi về tội ác tương tự vào tháng 5, 6 năm 1945, thi hãy xem những chi tiết về “những cỗ máy giết người" của Hitler được coi là biểu hiện sinh động, rõ ràng nhất của chủ nghĩa phát xít (các trại tập trung đó, chủ yếu ở Đức và Ba Lan, được giải phóng vào tháng 4 năm 1945). Chẳng hạn, nhiều trại tập trung có những lò nấu kim loại đặc biệt để nấu chảy những chiếc răng làm bằng vàng lấy trong miệng những tù nhân đã chết. Chúng thu được trung bình mỗi ngày 12 kg vàng. Gác mái của những lò thiêu được sử dụng làm nơi sấy khô tóc của những người chết; tro của họ được dùng để lấp các đầm lầy hay làm phân bón cho những vườn bắp cải; một số trại có những nghĩa địa lớn nhất thế giới.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Chín, 2019, 04:41:42 am

        Hanson w. Baldwin, chuyên gia người Mỹ về các vấn để quân sự, biên tập viên tờ New York Times đặc biệt chú ý tới tài năng chiến lược của Zhukov. Baldwin cho rằng, trong suốt quãng thời gian thực thi nhiệm vụ quan trọng đầu tiên được giao là đánh bại quân xâm lược Nhật Bản ở Mông cổ mùa hè năm 1939, lần đầu tiên trong một trận đánh thực sự, Zhukov đã chỉ huy, bố trí lực lượng thiết giáp áp đảo, ông đã chứng minh được tài áp dụng những chiến thuật kỵ binh của mình vào việc chỉ huy lực lượng tăng thiết giáp là thâm nhập sâu, bố trí đội hình rộng, bao vây sát sườn kẻ địch, bất ngờ tấn công, huy động và tổ chức hỏa lực áp chế kẻ thù1.

        Tháng 6 năm 1945, Zhukov được chọn là người chào đáp lễ trên lưng con ngựa trắng trong Lễ duyệt binh kỷ niệm Chiến thắng ở Quảng trường Đỏ - Mátxcơva (theo nghi thức truyền thống, người chiến thắng sẽ cưỡi một con ngựa màu trắng). Nhớ lại ngày ấy, Zhukov gọi đó là “một ngày không thể nào quên” trong cuộc đời. Hàng nghìn sĩ quan dưới quyền Zhukov, gồm cả các phi công, lính lái xe tăng, tự hào khi Nguyên soái ra lệnh cho họ diễu hành qua mà không cần có kiếm, đinh thúc ngựa hay các trang bị khác. Nhiều người xem lại buổi lễ trên phim nói rằng, có lẽ đây là một trong những lễ duyệt binh chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử. Khi buổi lễ gần kết thúc, 200 quân nhân kỳ cựu, xuất sắc trong những bộ đồng phục mới, sáng loáng ném 200 lá cờ của Hitler xuống chân bức tường trước Lăng Lênin. Nhiều nhà sử học Anh và Mỹ (trong đó có William J. Spahr và Otto Preston Chaney của Mỹ và Antony Beevor của Anh) kể lại: ban đầu, Stalin muốn là người chào đáp lễ, cưỡi con ngựa trắng giống A-rập mà Zhukov cưỡi, nhưng khi Stalin nhảy lên yên, con ngựa lồng lên, ném Stalin xuống đất, hất vào đầu và vai ông, khiến ông phải từ bỏ ý định và nói “Zhukov nguyên là một lính kỵ binh, hãy để đồng chí ấy đáp lễ trong buổi duyệt binh”. Đó có phải là một câu chuyện có thực hay không? Liệu có phải Stalin (khi đó ở tuổi 66, không thể cưỡi ngựa, do sức khoẻ yếu nên không thể cưỡi ngựa nêu không có ai giúp đỡ), đã mạo hiểm leo lên lưng ngựa và ngã trước hàng chục nghìn nam, nữ quân nhân và hàng nghìn khán giả? Các nhà sử học đã sử dụng cùng nguồn tin từ con trai của Stalin là Vasily, người không phải là một nguồn tin đáng tin cậy cho lắm. Nguyên soái không quân Sergei Rudenko cho biết, Vasily chỉ đôi lúc là một sĩ quan giỏi, còn “thường xuyên là một kẻ say rượu mù quáng”. Nguyên soái cũng tiết lộ, Vasily có thói quen “dễ bị kích thích khi say sưa và không kiềm chế được sự buông thả”. Một chuyên gia người Nga, Roy Medvedev, còn chỉ trích mạnh mẽ hơn, miêu tả Vasily là kẻ “thô lỗ, một kẻ nghiện rượu gần như thiếu văn hoá”. Không chỉ vì con trai của Stalin hay uống rượu, mà còn bởi vì tính tình hung bạo của anh ta và những câu chuyện tầm phào anh ta thêu dệt nên (theo lời của Rudenko) “đã huỷ hoại cuộc đời của rất nhiều người”. Thói quen uống rượu và chơi bời phóng đãng đã khiến anh ta chết sớm vào năm 1962 ở tuổi 4221.

        Sau chiến tranh, ở bất cứ nơi nào ông đến trên quê hương mình, Georgi Konstantinovich đều được mọi người chào đón. Tuy nhiên, ngay sau đó, Stalin (và sau này là Khrushchev) đã không thể kìm nén được lòng ghen tỵ với sự yêu mến của người dân dành cho Zhukov. Có lẽ họ còn lo sợ về ảnh hưởng to lớn của ông trong lực lượng vũ trang. Một khuyết điểm khác của ông trong mắt giới lãnh đạo Đảng là việc ông phản đối quyết liệt chính sách duy trì các quan chức chính trị nắm quyền ở mọi cấp trong quân đội. Những đồng sự người Anh, Mỹ và Pháp của ông trong Hội đồng Kiểm soát quân Đồng minh ở Đức thấu hiểu được gánh nặng đè trên vai ông, đã cố gắng hợp tác với các bạn bè nước ngoài của ông, ngay cả khi những quan hệ vô hại này bị các tình báo viên của Beria coi là những bằng chứng khả nghi buộc ông vào tội phản quốc.

---------------------
        1. New York Times, ngày 20 tháng 6 năm 1974.

        2. Phỏng vấn Nguyên soái Không quân Sergei Rudenko trên tờ Người lính Xô viết, số 6 năm 1990 và bài phỏng vấn Rudenko năm 1985 của A.Axell trong cuốn Chiến tranh ở Nga từ năm 1941 đến 1945, Luân Đôn, 2001.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Chín, 2019, 04:42:32 am

        Sau khi bị triệu hồi từ Berlin về và nắm cương vị Thứ trướng Bộ Quốc phòng một quãng thời gian ngắn, Zhukov thường xuyên bị “đày ải” tới nhiều quân khu không quan trọng, đầu tiên là tới Quân khu Odessa ở Ukraina, sau đó tới Quân khu Urals. Thời gian này, kẻ thù của Zhukov chinh là những sĩ quan mật của Stalin - trong đó có cả Lavrenti Beria và Victor Abakumov - những kẻ đang cố gắng buộc ông vào tội âm mưu “phản quốc”, bắt tay VỚI người Anh và Mỹ. Hai mươi hoặc hơn hai mươi năm cuối đời. Zhukov sống trong khó khăn, rất ít niềm vui. Trong một vài năm, tên tuổi của người anh hùng chiến tranh hầu như hoàn toàn biến mất khỏi báo chí; ông còn bị căn bệnh đau tim hành hạ. Cũng trong quãng thời gian này, ông bắt đầu viết cuốn hồi ký nối tiếng của mình với tựa đề Nhớ lại và suy nghĩ.

        Cái tên Zhukov gắn liền với nhiều chiến công lẫy lừng, sáu trong số đó được đề cập trong cuốn sách này. Zhukov luôn dành chiến thắng; kẻ thù của ông, bọn phát xít Đức, sau khi dành được những lợi thế lớn ban đầu, giờ đã lúc phái chịu những đòn tấn công trừng phạt, phải lui về phòng ngự để bảo toàn lực lượng. Tuy nhiên, ít nhất một chuyên gia người Mỹ, nghi ngờ tất cả những điều mà mọi người đã biết, cố dưa ra bằng chứng chứng minh rằng Zhukov đã thua một “trận lớn” có tên là Chiến dịch Sao Hoả ở Mátxcơva mùa xuân năm 1942. Nghiên cứu của một chuyên gia lịch sử và quân sự khác đã khẳng định rõ ràng những tranh cãi của tác giả trên (David Glantz trong cuốn Thất bại lớn nhất của Zhukov, xuất bản năm 1999) là không có cơ sở, tác giả đã sử dụng những số liệu quá cường điệu, phóng đại. Chính Zhukov đã giải thích rõ ràng rằng, khi đó hoàn cảnh khách quan đã buộc ông phải tạm thời chuyển từ chiến trường Stalingrad sang một mặt trận khác ở Mátxcơva. Các nhà sử học khác, trong đó có hai nhà sử học Nga là Giáo sư Oleg Rzheshevsky và Tiến sĩ Mikhail Myagkov, đã bác bỏ hoàn toàn những luận điểm trong cuốn sách này. Nói một cách ngắn gọn, Chiến dịch Sao Hoả chỉ là một đòn tấn công mang tính chiến thuật nhằm đánh lạc hướng quân Đức; tại đây, Zhukov có nhiệm vụ ngăn không cho bọn Đức điều lực lượng lớn quân từ Phương diện quân Trung tâm sang Phương diện quân Stalingrad, nơi mà một trong những trận đánh vĩ đại nhất của mọi thời đại đang manh nha. Cả Hồng quân lẫn quân Đức đều biết, kết quả diễn biến tại Stalingrad sẽ có ảnh hưởng quyết định tới cục diện chiến tranh. Zhukov, lúc này giữ vai trò chỉ đạo hiệp đồng tác chiến giữa hai Phương diện quân trong Chiến dịch Sao Hỏa ở phía Tây Mátxcơva, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm chính cho các chiến dịch phản công tại Stalingrad mà ông đã góp phần xây dựng kế hoạch1.

-------------------
        1. Phản bác lại những tuyên bố của nhà sử học quân đội Mỹ David Glantz cho rằng Zhukov đã thất bại nặng trong Chiến dịch Sao Hoả ở ngoại ô Mátxcơva mùa thu năm 1942, một học giả được quốc tế công nhận về các nghiên cứu về Chiến tranh Xô - Đức, Giáo sư Rzheshvsky, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sử học Chiến tranh thể giới II, cho biết: “Chiến dịch Sao Hoả nhằm hai mục đích: một là, ngăn chặn quán Đức chuyển lực lượng từ khu vực trung tâm sang phía Nam; và hai là, phòng ngừa khả năng quân Đức bất ngờ tấn công từ mũi đất Rzhev (cách Mátxcơva 250km về phía Tây) vào thủ đô. Hai mục tiêu này có thể thay đổi và quyền ưu tiên cho từng mục tiêu sẽ thay đổi trong quá trinh vạch kế hoạch và chuẩn bị cho Chiến dịch Sao Hoả. Năm 1942, Mátxcơva sẽ không bao giờ rơi vào tình trạng nguy hiểm như hồi mùa thu năm 1941; và Stalingrad chính là chiến thắng vĩ đại nhất của nhân dân Nga". Để kết luận vấn đề này, Giáo sư Rzheshevsky cho rằng, cuốn Thất bại lớn nhất của Zhukov (1999) và nhận định của nó vẫn tồn tại nhiều hạn chế về khoa học lịch sử. Tiến sĩ Myagkov cũng chỉ ra rằng, Chiến dịch Sao Hoả không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để Chiên dịch Uranus (mật danh của cuộc phản công ở Stalingrad) giành thắng lợi mà tự bản thân nó còn là một thành công vĩ đại vì nó đã ngăn chặn được một cuộc tấn công bất ngờ của quân địch nhằm vào Mátxcơva. Hơn nữa, Chiến dịch Uranus và Chiến dịch Sao Hoả đều là những bộ phận trong một chiến dịch tổng thể nhằm làm thay đổi căn bản cục diện chiến trường Xô - Đức năm 1943. Cả hai nhà sử học đều trao cho tôi các tư liệu khi tôi gặp họ ở Viện hàn lâm khoa học Nga tại Mátxcơva năm 2002. Chính Zhukov củng khẳng định rằng kế hoạch của Bộ Tư lệnh tối cao trong mùa hè và mùa thu năm 1942 thực sự là để đánh lạc hướng kẻ địch, làm cho chúng tin rằng một chiến dịch lớn vào mùa đông sẽ bắt đầu ở mặt trận Mátxcơva theo hướng tấn công từ phía Tây của Hồng quân nhằm vào Cụm tập đoàn quân trung tâm của Hitler. Vì vậy, vào tháng 10, Bộ chỉ huy quân phát xít bắt đầu tập trung một số lượng lớn các lực lượng tới khu vực này.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Chín, 2019, 04:44:36 am

        Các chuyên gia phương Tây và phương Đông đã nỗ lực đánh giá đúng tài năng quân sự của Zhukov. Nhà sử học Anh, John Keegan cho rằng, Zhukov là sự kết hợp mọi phẩm chất của một vị tướng vĩ đại, đó là khả năng tư duy chiến lược, kỹ năng chiến thuật xuất chúng, lòng dũng cảm cao nhất, tài chỉ huy xuất sắc và ảnh hưởng chính trị. Cũng như các tác giả khác, John cũng đề cập đến “tính không nhạy cảm rõ ràng” của Zhukov đối với vấn đề thương vong.

        Một chuyên gia khác, nhà sử học quân đội Ấn Độ, Đại tá A.L. Sethi, cho rằng, những chiến dịch do Zhukov chỉ huy từ năm 1939 đến 1945, trong đó có các cuộc phản công quân Nhật (ở Mông CỔ), ở Mátxcơva, Stalingrad, Vòng cung Kursk và Berlin đã minh chứng cho “tài năng quân sự’ của ông. Theo Sethi, Zhukov không chỉ “xuất sắc” trong lĩnh vực của mình mà còn xứng đáng được xếp cao hơn những nhà chỉ huy quân sự khác ở nghệ thuật chỉ huy những trận đánh vĩ đại trong thế kỷ XX. Sethi cho rằng, có thể có nhiều nhà quân sự khác nối tiếng hơn ở bên ngoài nước Nga như: Montgomery, Rommel, Guderian, Eisenhower, MacArthur, Patton, de Gaulle, Võ Nguyên Giáp. Nhưng Sethi gọi sự vươn lên của Zhukov từ con trai một người thợ đóng giày lên vị trí cao nhất trong quân đội Nga là “sự vươn lên phi thường nhất” mà một người có thế đạt tới được1 chắc chắn, lòng quyết tâm cao độ và chí khí mạnh mẽ” và Zhukov hội tụ cả bốn đức tính đó..

        Dưới con mắt của một nhà văn, chuyên gia người Mỹ Phil Grabssky, tác giả cuốn Những nhà chỉ huy vĩ đại (năm 1993) cho rằng, trong khi Alexander Đại đế chỉ huy đội quân gần 100.000 người thì Zhukov chỉ huy một lực lượng lên tới hàng triệu sĩ quan, binh lính. Theo Phil, một “vị tướng tài ba phải có một chiến lược rõ ràng, nguồn cung cấp hậu cần đảm bảo.


        Ngay từ những thất bại thảm hại đầu tiên trước Hồng quân, chẳng phải mất nhiều thời gian đế tiếng tăm của Zhukov lan truyền trong giới lãnh đạo Đức. Các sĩ quan Xô viết cho biết, khi hỏi điểu gì là đặc trưng tiêu biểu nhất về những người đã chiến thắng họ, các tù binh Đức thường trả lời: sự kiên cường của người Nga và... Nguyên soái Zhukov. Đôi khi, các tù binh cũng nhắc đến xe tăng T-34, loại xe tăng được các chuyên gia đánh giá là một trong những phương tiện bọc thép mạnh nhất trong chiến tranh. Nhưng có một điều rõ ràng là người đứng sau mọi chiến thắng vĩ đại của người Nga chính là cựu lính kỵ binh Georgi Zhukov.

        Trong bài phát biểu năm 1945, tướng Eisenhower đã nói về bản chất của chiến tranh chống chế độ phát xít Hitler. Ông kết luận: “Đây là một cuộc thánh chiến và phải dành được chiến thắng bằng bất cứ giá nào”. Từ khi Hitler và các tướng lĩnh của y thực thi chính sách sẵn sàng diệt chủng đối với các dân tộc Slav, trong đó có người Nga, Zhukov cùng các đồng đội đã quyết tâm chiến đấu tới cùng chống việc thực thi các chính sách san bằng hàng nghìn ngôi làng và thiết lập các trại tập trung và các lò hỏa thiêu của chúng. Sau đây là những gì mà Zhukov đã viết về những tội ác của bọn Đức Quốc xã: “Chúng tôi không bao giờ có ý nghĩ trừng phạt những người lao động Đức vì những tội ác mà bọn Đức Quốc xã đã gây ra trên đất nước chúng tôi. Nhân dân Nga giữ lập trường kiên định đối với những người Đức bình thường là: họ cần được giúp đỡ để nhận thức về sai lầm của họ và diệt trừ tận gốc mọi tàn dư của chủ nghĩa phát xít”.

---------------------
        1. Năm 1987, tác giả đã gặp một nhóm tướng lĩnh tại một hội nghị bàn tròn ở Mátxcơva (tất cả đều tham gia cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại) và hỏi họ đánh giá như thế nào về Zhukov. Tướng lục quân I.G.Pavlovsky trả lời: “Zhukov là một nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại, chúng tôi chỉ có thể nói rằng ông là người xuất sắc nhất trong số những người xuất sắc nhất". Và ông bổ sung thêm: “Nhưng chúng tôi có 12 vị Tư lệnh Phương diện quân vào cuối cuộc chiến, tất cả đều là những vị chỉ huy quăn sự xuất chúng. Tuy nhiên, Zhukov nổi bật trong số họ. Chính các Tư lệnh cũng thừa nhận điều này". Một nhà sử học quân sự Nga, tướng, tiến sĩ Mikhail Belov, người đã viết hàng chục bài báo về Zhukov nói: “.Không thể so sánh Nguyên soái như một tư lệnh quân sư". Ông nói với tác giả về nhận định của ông đối với khả năng chỉ huy xuất chúng đặc biệt của Zhukov đó là khả năng chuẩn bị một chiến dịch lớn và triển khai nó trong điều kiện cực kỳ khó khăn, khả năng phán đoán ý đồ của kẻ thù và nhanh chóng có phản ứng thích hợp để ngăn chặn ý đồ đó, sử dụng chiến thuật nghi binh ở những giai đoạn quyết định để đánh lừa kẻ thù


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Chín, 2019, 04:45:51 am

        Chẳng có gì bất ngờ, rằng, trong suốt thời gian Zhukov tiếp quản Beclin, mọi khó khăn đều xảy ra, đòi hỏi ông phải hết sức tỉnh táo. Dưới đây là một trong những cách giải quyết khôn ngoan của Zhukov mà đã làm hài lòng một và rất nhiều người.

        Một hôm, trong khi lái xe qua một vùng ngoại ô Berlin, Nguyên soái nhìn thấy một đám đông trong đó có cả một vài người lính Hồng quân. Có rất nhiều phụ nữ và trẻ em ở đó. Zhukov lệnh cho người lái xe dừng lại, ra khỏi xe và tiến lại gần đám đông. Có lẽ Nguyên soái nghĩ rằng, đó là những người Nga đã trốn khỏi trại tập trung của Đức Quốc xã, nhưng họ lại là những người dân Berlin. Zhukov kể:

        “Khi đứng đó quan sát, tôi nghe tiếng một anh lính Nga, người đang bê một cậu bé tóc vàng khoảng 4 tuổi trong tay nói: “Tôi đã mất vợ, một cô con gái và một cậu con trai nhỏ khi gia đình tôi sơ tán khỏi Konotop. Họ đã chết khi tàu lửa bị đánh bom. Chiến tranh sắp kết thúc rồi, làm sao tôi lại phải sông cô đơn một mình kia chứ? Hãy giao đứa bé này cho tôi. Lính của ss đã bắn chết cha mẹ nó”.

        Ai đó nói:

        - Cũng được đấy, đứa bé trông rất giống anh.

        Một phụ nữ đứng cạnh anh ta nói bằng tiếng Đức:

        - Không, tôi không thể trao nó cho anh được. Nó là cháu tôi và tôi sẽ tự nuôi dưỡng nó.

        Ai đó đã dịch lời người phụ nữ và người lính xịu mặt xuống. Tôi bèn chen ngang:

        - Hãy nghe tôi, anh bạn, khi anh trở về nhà anh sẽ tự tìm được cho mình một đứa trẻ, hiện nay, chúng ta có rất nhiều trẻ em mồ côi. Sẽ tốt hơn nếu anh có một đứa bé với cả mẹ của nó!

        Những người lính cười phá lên và đứa bé người Đức mỉm cười. Lính của chúng tôi mở túi quân trang và phân phát bánh mỳ, đường và thịt hộp cho phụ nữ và trẻ em. Cậu bé
nhỏ mà anh lính của tôi ôm trên tay còn được cho thêm sôcôla. Anh lính hôn cậu bé và thỏ dài buồn bã.”

        Zhukov tới gần người lính và bắt tay anh ta.

        Mặc dù, Zhukov không đeo quân hàm và chỉ mặc một chiếc áo khoác da, nhưng mọi người nhanh chóng nhận ra ông và ông đã phải ở lại thêm nửa tiếng để trả lòi rất nhiều câu hỏi. “Tôi ước gì mình có thể viết ra được tên của những người lính này. Tất cả những gì tôi có thể nhớ được là họ thuộc Tập đoàn quân xung kích số 5 của tướng Nikolai Berzarin.” (Berzarin, người trỏ thành Tư lệnh đầu tiên ở Berlin, đã nói về quãng thời gian ông chiến đấu ở các mặt trận như thể này: “Trong suốt bốn năm qua, tôi vẫn không thế quen được với sự tàn phá, nước mắt và xác người chết trên lãnh thổ của cả chúng ta và kẻ thù.”)

        Trong quá trình tìm hiểu về Zhukov, tác giả đã phát hiện ra rất nhiều điểm tương đồng giữa Zhukov và Alexander Suvorov, vị Nguyên soái thế kỷ 18, người đã được coi là “niềm tự hào của nước Nga”. Người ta cho ràng Suvorov đã chiến đấu 60 trận và chiến thắng cả 60. Chắc chắn là chưa ai thống kê được Zhukov đã đánh thắng bao nhiêu trận cả lớn lẫn nhỏ, nhưng các chuyên gia phương Tây, trong đó có cả Eisenhower, đều bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những chiến thắng lớn của ông.

        Khi được hỏi về bản thân, Suvorov đã từng trả lời như thế này: “Tôi là một người lính. Tôi không hề quan tâm tới xuất thản hay danh tiếng của mình”.

        Zhukov đã dành những trang trong hồi ký của mình viết về nhũng người lính, những người đã chiến đấu dưới quyền ông, những người “biết phải đối mặt với sự nguy hiểm về tính mạng như thế nào, và đã thể hiện lòng dũng cảm lớn lao và chủ nghĩa anh hùng”. Zhukov cũng ca ngợi những người lính của ông, khi hòa bình trở lại, lại gánh vác nhiệm vụ nặng nề là
xây dựng lại hàng nghìn thị trấn, làng mạc đã bị san bằng trong chiến tranh.

        Binh sĩ của Suvorov đã học hỏi được một kinh nghiệm là họ càng được huấn luyện nghiêm khác bao nhiêu thì càng dễ dàng cho họ khi tham chiến bấy nhiêu. Tương tự như vậy, Zhukov không cho phép các sĩ quan và binh lính của ông được nghỉ ngơi trong khi huấn luyện, phải hàng ngày, hàng tuần luyện tập cùng với các chỉ huy và hạ sĩ quan cho đến khi ông hài lòng với tinh thần sẵn sàng chiến đấu của họ.

        Sovorov luôn thể hiện tính nhân văn dối với người dán thường và các tù binh chiến tranh và ông thường phạt binh lính nêu có hành dộng cướp bóc. Ông có câu nói nối tiếng là: ‘Tấn công kẻ thù bàng hành động đối xử nhân đạo cũng đạt hiệu quả như sử dụng vũ khí”. Zhukov cũng khẳng định: “Không nên có ý nghĩ trừng phạt những người dân Đức vì những tội ác mà phát xít Đức đã gây ra trên đất nước chúng ta”.

        Cho đến tận cuối những năm 1990, một số quan sát viên phương Tây mới miêu tả Georgi Zhukov đơn thuần là một “bức tranh bị cắt bỏ” về một người anh hùng, như một người bị thiêu “chiều thứ ba”. Kể từ đó, đã xuất hiện những tài liệu đánh giá tích cực hơn về Zhukov trong các cuốn sách, tạp chí, bài báo, nguồn tư liệu và từ chính các con gái của Zhukov. Cuốn sách này bổ sung một cách nhìn còn thiếu về con người Zhukov và mở ra một hướng quan tâm mới về một người con của đất nước Nga, nổi tiếng song ẩn chứa đầy mâu thuẫn.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Chín, 2019, 10:03:38 pm

CHƯƠNG 1

NHỮNG NĂM THÁNG TRƯỞNG THÀNH

        Chàng thanh niên Zhukov sớm thể hiện năng khiếu đọc và tự giáo dục.
PHIL GRABSY, Những vị Tư lệnh vĩ đại       

        Georgi Konstantinovich Zhukov sinh năm 1896 khi nưóc Nga vẫn dưới chế độ Sa hoàng tại ngôi làng lụp xụp Strelkovka, cách Mátxcơva khoảng 160 km về phía Nam. Ngôi nhà nhỏ của cha mẹ ông thật chật chội, chỉ đủ để vừa ở vừa nấu nướng cho gia đình 4 người gồm bố mẹ, người chị gái và ông. Miêu tả về ngôi nhà chật chội của mình, Zhukov đã trích dẫn một câu thành ngữ Nga: “Chen chúc không có nghĩa là bị chôn vùi”.

        Cha ông, Konstantin, một thợ đóng giày (ông chỉ kiếm được một số tiền công ít ỏi từ công việc này), được nhận làm con nuôi từ một trại trẻ mồ côi khi mới lên hai tuổi. Mẹ của Zhukov, bà Ustinia cũng sinh ra trong một gia dinh nghèo khó, nhưng bà là người có sức khoẻ, có thể vác được một bao lúa mỳ nặng 90 kg. Ngay từ khi còn nhỏ, Zhukov đã thể hiện sức khỏe cùng những nét tính cách sau này như: “sự bướng bỉnh” và ý chí quyết tâm vươn lên hơn người.

        Zhukov còn quá nhỏ để biết tường tận mọi sự việc, năm 1905 khi cha ông đang đóng giày ở Mátxcơva, thì những cuộc nổi dậy nổ ra. Cha ông cùng nhiều công nhân khác bị “sa thải và trục xuất” khỏi thành phố vì tham gia biểu tình. Trong năm đó, những người nổi dậy và những người bất mãn bị chính quyền Sa hoàng đối xử rất hà khắc, thường bị đày tới Siberia lao động trong các hầm mỏ, công trường khai thác muối hay trên tuyến dường sắt xuyên Siberia. Một số người bị kết án, trong đó có cả phụ nữ, bị xích lại cùng với nhau. Nam phạm nhân thường bị đánh đập. Đây được coi như là một biện pháp trừng phạt tội phản loạn. (Đôi khi, các phạm nhân bị bắt mặc những chiếc áo bó, tẩm những chất liệu mà khi khô đi, chúng sẽ thít chặt lại, gây đau đớn không thể chịu đựng được.)

        Zhukov nhớ lại quãng thời gian mùa thu năm 1902, lúc ông lên 6 tuổi, hoàn cảnh gia đình ông cực kỳ khó khăn:

        “Mùa màng thất bát và chúng tôi chỉ còn đủ lúa mỳ cầm cự đến giữa tháng 12. Tất cả số tiền bố mẹ tôi kiếm được chỉ vừa đủ mua bánh mỳ, muối và trả nợ. Chúng tôi biết ơn những người hàng xóm đã giúp đỡ rất nhiều cho chúng tôi những nồi súp cải bắp, cháo yến mạch. Sự giúp đỡ của hàng xóm láng giềng không chỉ là hiện tượng cá biệt đối với gia đình tôi mà đó chính là truyền thống tương thân tương ái của những người Nga nghèo khổ.”

        Tới mùa xuân, cuộc sống của họ trở nên thoải mái hơn nhờ bắt được cá pecca và cá tinea ở sông gần nhà. Vào “những ngày may mắn đó”, Zhukov có thể trả ơn những bát súp hay cháo yến mạch của hàng xóm bằng những con cá bắt được. Để tới những khúc sông có nhiều cá phải đi qua một khu rừng nhỏ đầy cây cam dại và các lùm cây bulô nhỏ, mọc rất nhiều dâu tây và nấm vào cuối mùa hè. Dân làng quanh vùng thường tới đây bóc vỏ cây làm chỉ khâu giày, người dân thường gọi đó là “khâu cuối cùng trong một công việc đầy khó khăn”.

        Hai mươi năm sau chiến tranh, khi Zhukov viết về quãng thời gian này, những vạt rừng và những lùm cây đã biến mất. Bọn phát xít của Hitler đã đốn hạ chúng trong chiến tranh và sau chiến tranh, một hợp tác xã đã khai hoang khu đất này đế trồng trọt.

        Chàng thiêu niên Zhukov phải giúp gia đình cắt cỏ khô và giặt lúa. Tuy nhiên, ông vẫn theo học ở một trường dòng cách nhà một dặm. Hồi đó, Zhukov thấy một số bạn bè có những chiếc cặp da mua ở cửa hàng để đựng sách vở và các đồ dùng khác, còn ông chỉ có một túi bằng vải bao bì khâu tay.

        Georgi kể: “Tôi nói với mẹ tôi rằng, đó là loại túi mà những người ăn xin thường dùng, tôi sẽ không đến trường với những cái túi đó” và nhận được câu trả lòi: “Khi nào kiếm đủ tiền, bố mẹ sẽ mua cho con một chiếc túi đeo vai của học sinh. Bây giờ con vẫn phải dùng chiếc túi mẹ khâu”.

        Mặc dù rất kính trọng cha mình, nhưng Zhukov vẫn thường bị cha phạt theo cách “cổ điển”. Cha ông thường đánh Zhukov bằng thắt lưng và bắt ông phải xin lỗi. Nhưng Georgi nói: “Tôi rất bướng bỉnh và thật khó để ông bắt tôi mở miệng. Ông không bao giờ bắt tôi xin tha thứ được”.

        Có lần, vào một ngày sương mù, ông bị cha đánh đòn đau đến mức phải chạy ra khỏi nhà và trốn trong túp lều ngoài đồng của người hàng xóm trong ba ngày. Chỉ có người chị gái biết ông trốn ở đâu. Chị ông đã giữ kín bí mật đó và mang thức ăn ra cho ông. Cuối cùng, có người cũng phát hiện và đưa ông về nhà. “Bố tôi đánh tôi một trận nữa rồi tha thứ cho tôi”.

        Trong quãng thời gian đó, một người phục vụ ở quán rượu tên là Prokhor, là anh họ bà mẹ đỡ đầu của Zhukov, tỏ ra rất thích cậu thiếu niên và thường cho cậu cùng đi săn vịt trời vào mùa hè và săn thỏ vào mùa đông. Georgi tỏ ra rất nhanh nhẹn trong việc lùa thỏ và nhặt những con vịt bị bắn rơi xuống nưóc.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Chín, 2019, 10:05:04 pm

        Một ngày nọ, cha ông lại lên Mátxcơva. Trước khi đi, ông nói với vợ rằng các công nhân ở các nhà máy tại Mátxcơva và St Petersburg rơi vào tuyệt vọng vì thất nghiệp và chuẩn bị tiếp tục tổ chức biểu tình, đình công.

“Tốt nhất hãy tránh xa những nơi đó, không thì cảnh sát sẽ lại bắt anh”, Georgi nhớ những lời mẹ nói với cha khi đó.

        Trong một thời gian dài, gia đình họ không nhận được tin tức gì của cha Zhukov và luôn sông trong lo lắng. Nhưng họ cũng sớm nghe được tin. Ngày 9 tháng 1, tại St. Petersburg, cảnh sát và binh lính Sa hoàng đã nổ súng vào đoàn biểu tình hòa bình của công nhân Công xưởng quốc phòng Putilov, do Cha Gapon, một linh mục Chính thông giáo dẫn đầu đang tiến về Cung điện Mùa Đông. Họ yêu cầu Sa hoàng phải cải thiện điều kiện lao động. Zhukov nhớ lại, những người lạ mặt đến làng, đó là những người âm mưu nổi dậy, kêu gọi người dân hãy đứng lên giành lại pháp luật “chosng lại những kẻ giàu có và chế độ chuyên chế Sa hoàng”1.

        Năm 1906, Zhukov kết thúc ba năm học ở trường dòng với điểm các môn học rất cao và được nhận phần thưởng. Mọi người trong gia đình đều rất vui. Mẹ ông đã thưởng cho ông một chiếc áo mới, còn cha khâu cho ông một đôi giày da. Thời gian đó, vào mùa đông, cậu Georgi tự rèn luyện sức khỏe, thích các trò chơi ngoài trời như câu cá, trượt băng (bằng giầy trượt băng tự làm) và trượt tuyết trên những ngọn đồi gần nhà. Mặc dù cậu có dáng người thấp bé, nhưng hai vai cậu khá rộng.

        Khi lên 11 tuổi, cậu bé Zhukov được gửi đi học việc kinh doanh da thú với người bác ở Mátxcơva. Rất nhanh chóng, Zhukov đã biết được thế nào là “đòn roi” trong công việc khó khăn này. Ngay ngày đầu tiên học việc ở Mátxcơva, cậu đã bị đánh vào đầu vì đã không tuân theo những quy định bất thành văn: cậu đã thẳng tay “múc thịt ra khỏi nồi súp cải bắp”. Bạn học cùng cậu, Kuzma, nói với Georgi cách chịu đựng: “Hãy mỉm cười và biết chịu đựng khi cậu bị đánh. Người bị đánh còn giá trị hơn hai lần người không bị đánh”, Georgi không bao giờ nói lên suy nghĩ của mình về lời khuyên này.

        Vào các thứ 7, Kuzma dẫn cậu đi lễ nhà thờ và Chủ nhật thì tới các buổi cầu kinh sáng tập trung đông con chiến. Georgi kể: “Vào những ngày lễ lớn, ông chủ của chúng tôi dẫn chúng tôi tới các buổi lễ đông đảo con chiến ở Nhà thờ Đức mẹ tại Kremlin hoặc thỉnh thoảng tối Nhà thờ Chúa Jesus. Chúng tôi không thích đi nhà thờ, luôn tìm cơ hội để trốn tránh. Tuy nhiên, đến Nhà thờ Đức mẹ đồng trinh là một ngoại lệ, vì chúng tôi rất thích dàn xướng ca tuyệt vời, đặc biệt là thích thú nghe Deacon Rozov, người có giọng hát như tiếng đàn trumpet”.

        Tuy Zhukov tiến bộ rất nhanh trong công việc, nhưng vẫn thường xuyên bị đánh. “Ông chủ đánh chúng tôi rất tàn nhẫn vì những lỗi nhỏ nhất. Chúng tôi còn bị những thợ thủ công nam, nữ và bà chủ nhà đánh đập. Bất cứ khi nào thấy ông chủ thấy khó chịu, tốt hơn là nên tránh xa ông ta, bởi vì nếu không ông ta lại đánh chúng tôi dã man đến nỗi mà mỗi chúng tôi còn cảm thấy ong ong ở tai cho đến tận giờ nghỉ.”

        Ông chủ của cậu tuyên bố, quyền của ông ta là “không ai có thế yêu cầu ông ta phải có nghĩa vụ” đối xử nhân đạo với bọn trẻ và chẳng có ai quan tâm tới điều kiện làm việc của chúng tôi, chúng tôi ăn cái gì và chúng tôi sống như thể nào. Quan tòa tối cao của chúng tôi chính là ông chủ. Vĩ vậy, chúng tôi làm việc như nô lệ, đổ mồ hôi sôi nước mắt, thậm chí đến người lớn cũng không thể chịu đựng được”, Zhukov kể.

        Thời gian dần trôi qua, cậu bé đã bước sang tuổi 13. Mặc dù công việc khiến cậu “không thể nhấc nổi chân lên nữa”, nhưng Georgi lại tìm thấy một niềm vui mới đó là đọc sách. Cậu rất biết ơn người bạn cùng học việc, Sergei Nikolaievich Remizov, “người đã đem đến cho tôi niềm ham mê đọc sách”. Con trai lớn của ông chủ, Alexander, cũng giúp đỡ Georgi duy trì thói quen này. Cậu đã đọc trọn bộ Pinkerton và Sherlock Holmes và nhiều truyện trinh thám khác.

        “Chúng tôi ngày càng quan tâm hơn tới các sách nghiên cứu về người Nga, toán học, địa lý và đọc các cuốn sách khoa học thường thức. Chúng tôi thường đọc cùng nhau vào hầu hết các buổi chủ nhật và khi ông chủ đi vắng. Mặc dù chúng tôi tìm mọi cách giấu, nhưng ông ta vẫn phát hiện ra. Tôi đã nghĩ ông ta sẽ đuổi cổ hoặc đánh đòn tôi, thế nhưng vì một số" lý do nào đó - tôi cũng không biết tại sao - ông ta lại khen ngợi chúng tôi đã làm được một điều bổ ích.”

-----------------------
        1. Cảnh sát đã xả súng bắn chết hàng trăm người biểu tình ở St Petersburg. Sự kiện này đã được ghi nhận trong sử sách là Ngày Chủ nhật đẫm máu. Hưởng ứng và đáp lại sự hy sinh đó, đến cuối tháng 1 năm 1905, có tới gần 400.000 công nhân đã tham gia vào cuộc biểu tình phản đôi chính quyền với quy mô lớn.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Chín, 2019, 10:06:25 pm

        Georgi đã tự học các môn học trên trong hơn một năm và sau đó theo học ở một lớp buổi tối, chương trình ở đây cũng tương đương với nội dung học ở trường phổ thông của thành phố.

        Lúc này đã là năm 1911, Zhukov đã kết thúc ba năm học việc, cậu muốn tiếp tục học nhưng cậu thậm chí không có một cơ hội nhỏ nhoi nào cả. Tuy vậy, cậu vẫn cố gắng giữ thói quen đọc sách.

        “Tôi đọc báo... Alexander cho mấy cuốn tạp chí và tôi tự mình mua sách bằng tiền tiết kiệm” (Hai người con gái lớn của Zhukov, Era và Ella đã nói với tác giả khi họ gặp nhau ở Mátxcơva năm 2002 rằng, những năm sau chiến tranh, cha họ có một thư viện trong ngôi nhà ở nông thôn với khoảng 20.000 cuốn sách).

        Georgi cũng tiết kiệm tiền từ vé xe điện. “Thỉnh thoảng ông chủ tôi sai tôi đi gửi bưu kiện ở đâu đó xa và đưa cho tôi hai xu để đi xe điện. Tôi đã đi bộ một quãng đường dài để dành tiền”.

        Một năm sau, có một hội chợ được tổ chức ở thị trấn Nizhni Novgorod, bên bờ sông Volga. Ồng chủ cậu đã thuê một gian hàng để bán những bộ lông thú. “Nhiệm vụ của tôi ở hội chợ hầu như chỉ là cho lông thú đã bán vào sọt và gửi chúng cho những người ký gửi hàng hóa theo đường sông Volga hoặc theo tàu chở hàng”.

        Đây là lần đầu tiên Zhukov được chứng kiến vẻ đẹp hùng vĩ của dòng sông Volga. “Lần đầu tiên tôi được ngắm nhìn dòng sông Volga, sóng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Tôi đứng đó dán chặt mắt vào dòng sông, không thể chú ý đến gì khác nữa. Giò đây, tôi mới hiểu tại sao lại có nhiều bài hát về con sông này đến vậy và tại sao nó lại được gọi là mẹ của các dòng sông.”

        Đó là vào năm 1912, Zhukov đã gần 16 tuổi. Cậu nói, thật may mắn khi được phép nghỉ 10 ngày về thăm gia đình đúng vào mùa thu hoạch cỏ khô, mà cậu gọi là “công việc thích thú nhất trong các việc nhà nông”. Dân làng và bọn trẻ đi bán hàng rong ở thành phố trở về nhà giúp đỡ bố mẹ nhanh chóng thu hoạch cỏ khô dự trữ cho mùa đông.

        Tôi rời làng khi còn là một đứa trẻ và trở về khi đã là một chàng trai bước vào tuổi 16, sắp kết thúc thời gian học việc. Tôi không thể nhớ hết mọi người, một số đã mất, một số đã đi học việc ở xa hoặc ra thành phố kiếm việc làm. Tôi đã nhận lầm một vài người và cũng có người nhận lầm tôi. Một số người bị cột chặt trong cuộc sống khó khăn, già đi rất nhanh, bạn bè tôi đã trở thành người lớn cả.

        Mẹ tôi ra tận ga xe lửa đón. Bà thay đổi rất nhiều và đã già... Tôi không thể cất nên thành lời và không thể ngăn được nước mắt.

        Mẹ tôi cứ khóc mãi, nắm chặt tôi trong đôi bàn tay chai sạm vì làm việc nặng nhọc và nói:

        - Con trai yêu quý, mẹ đã nghĩ sẽ chẳng bao giờ được gặp con nữa.

        Tôi an ủi bà:

        - Mẹ, hãy nhìn xem, con đã lớn và mẹ sẽ đỡ vất vả hơn.

        - Chúa ban tặng cho mẹ con mình điều đó.

        Khi hai mẹ con về đến nhà thì trời đã tối.

        Cha và chị gái tôi đang đứng chờ ở cổng. Chị tôi đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp, còn cha tôi đã già, lưng đã còng. Ông đã xấp xỉ 70 tuổi. Chúng tôi ôm hôn nhau và có lẽ khi nghĩ về bản thân mình, ông nói: “Thật là may cha còn sống để được nhìn thấy con trưởng thành và khỏe mạnh thế này”.

        Còn nhiều thứ hay mà tôi muốn cha mẹ và chị gái tôi được thấy, tôi mở túi xách, chia quà cho mọi người. (Georgi biếu mẹ 3 rúp, hai cân đường, một cân kẹo và nửa cân chè).


        - Cảm ơn con rất nhiều - mẹ ông rất vui và nói - đã quá lâu rồi chúng ta chưa được uống chè phà đường.

        Georgi còn biếu bố 1 rúp để uống rượu.

        Mẹ ông làu bàu:

        - Hai mươi côpếch là quá đủ với bố con rồi.

        - Tôi đã chờ thằng con mình suốt 4 năm, bà đừng phá vỡ niềm vui này với câu chuyện kể khổ của chúng ta - cha ông nói.

        Hôm sau, mẹ, chị gái và Georgi ra đồng cắt cỏ. “Tôi rất vui khi gặp lại những người bạn cũ và cậu bạn nối khố Alexei”.

        Georgi kể, cậu vẫn cố làm bằng mọi người mặc dù cổ họng và miệng khát khô và khi được giải lao, cậu cảm thấy rất sung sướng.

        Bác Nazar xem cậu làm, vòng tay lên đôi vai đẫm mồ hôi của cậu và nói:

        -  Tốt lắm, Georgi, làm nghề nông không phải là một cuộc píc-níc.

        - Chắc chắn là vậy rồi - Georgi đáp.

        Một thanh niên trẻ mà cậu không biết nói:

        - Người Anh đã sử dụng máy móc để cắt cỏ.

        -  Đúng vậy - Nazar nói - thế mà ở đây chúng ta vẫn bám chặt vào cây cày gỗ và chiếc liềm.

        Georgi hỏi ai là người đã nói về những chiếc máy.

        - Đó là Nikolai, con trai lớn của người làng này đấy. Anh ta bị trục xuất khỏi Mátxcơva vì đã tham gia vào các cuộc biểu tình năm 1905. Anh ta có cái lưỡi sắc và thậm chí còn dám báng bồ cả Sa hoàng.

        - Có sao đâu - Alexei thừa nhận - miễn là cảnh sát và bọn chỉ điểm không nghe thấy là được.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Chín, 2019, 10:07:50 pm

        Georgi nhớ lại những buổi tối, khi đã quên đi những mệt nhọc ban ngày, đám thanh niên làng lại tụ tập quanh kho thóc chơi đùa vui vẻ.

        Chúng tôi cùng hát những bài hát trữ tình. Các cô gái hát giọng cao, trong trẻo, các chàng trai thì hát bắt theo các đoạn điệp khúc bằng giọng nam trầm còn non choẹt của mình. Sau đó, chúng tôi nhảy múa đến mệt lử. Chúng tôi chia tay nhau thì trời đã gần sáng, chỉ cố gắng chợp mắt được một chút trước khi bị đánh thức và tiếp tục ra đồng cắt cỏ. Ngay khi màn đêm buông xuông, thì cuộc vui lại bắt đầu. Thật sự khó mà có thể nói chính xác được chúng tôi đi ngủ lúc nào. Trong quãng thời gian nông nổi của tuổi trẻ, một thanh niên có thể thậm chí không ngủ. Tuổi trẻ thật sung sức làm sao!

        Kỳ nghỉ trôi qua nhanh chóng và Georgi phải trở lại Mátxcơva. Đêm trước khi cậu đi, một đám cháy xảy ra ở ngôi làng gần Kostinka. Ngọn lửa lan sang các nhà láng giềng, các chuồng gia súc và các quán rượu. Georgi kể: “Chúng tôi vẫn còn thức và bị dựng dậy. Tất cả chạy ra, mang theo các thùng dập lửa tới Kostinka trước cả khi đội cứu hỏa địa phương có mặt. Khi mang thùng nước dập lửa chạy qua một ngôi nhà, tôi nghe thấy tiếng kêu cứu, liền lao vào và kéo được một số em nhỏ đang rất hoảng sợ và một cụ già ôm yếu ra khỏi ngôi nhà”.

        Cuối cùng thì đám cháy cũng được dập tắt. Georgi chứng kiến rất nhiều người dân làng bị mất nhà cửa và mất hết tài sản. Cậu nói, một số người thậm chí không còn đến một mẩu bánh mỳ nữa.

        Trở lại Mátxcơva, Georgi tự tìm phòng trọ để có nhiều thời gian đọc sách vào các buổi tối. Giờ đây, cậu đã là một thợ thủ công độc lập và có thể kiếm được tiền lương trên mức trung bình.

        Giữa năm 1910 và 1914, khi Chiến tranh thể giới lần thứ nhất nổ ra, tinh thần cách mạng tăng cao và các cuộc biểu tình nổ ra ngày càng nhiều và thường xuyên ở Mátxcơva, St Petersburg và các thành phó) công nghiệp khác. Sinh viên tập hợp lực lượng và các cuộc biểu tình cũng nổ ra ngày càng thường xuyên hơn. Ở vùng nông thôn, người nông dân trở nên tuyệt vọng vì hậu quả của nạn đói năm 1911. Georgi nói, tình trạng này cũng ảnh hưởng tới việc buôn bán lông thú. Mặc dù những người công nhân không phải là “mục tiêu chính trị”, nhưng họ cũng được biết về một số trường hợp công nhân bị bắn ở khu khai thác vàng Lena ở Siberia. Và người nông dân hay công nhân thì cũng không khác gì nhau.

        Georgi đã ghi lại trong hồi ký của ông về cuộc Chiến tranh thể giới lần thứ nhất rằng, lần đầu tiên ông biết về cuộc chiến này là do những cuộc bố ráp các cửa hàng của người nước ngoài ở Mátxcơva. Ông cũng nhớ những lần cảnh sát mật và lính của đơn vị Hắc vệ1 đã cướp phá các công ty của người Đức và người Áo. Nhưng vì là người dân thường không biết tiếng nước ngoài nên họ cũng tấn công luôn cả những công ty của người Pháp và người Anh.
     
Chính phủ kích lệ tinh thần yêu nước của người dân, nhiều thanh niên, đặc biệt là những người ở các gia đình khá giả, tình nguyện ra mặt trận. Anh họ Georgi là Alexander muốn nhập ngũ và cố gắng thuyết phục Georgi, khi đó mới 19 tuổi cùng đi.

        Georgi nói: “Tôi thích ý tưởng này”. Nhưng cậu quyết định hỏi ý kiến một người bạn là Fiodor Ivanovich, người mà cậu rất kính trọng để cho cậu một lời khuyên. Người bạn này đã nhạo báng ý tưởng của cậu và nói:

        “Cậu đúng là một tên ngốc! Tôi có thể hiểu được vì sao Alexander muốn đi. Cha cậu ta rất giàu và vì vậy cậu ta có lý do để mà chiến đấu. Nhưng còn cậu - cậu sẽ chiến đấu vì điều gì?” Vì cha cậu đã bị xua đuổi khỏi Mátxcơva à? Vì mẹ cậu đang phải gồng mình với nạn đói hay sao? Cậu sẽ trở về với một cái chân què và chẳng còn ai cần cậu nữa”.

        Lời khuyên này đã thuyết phục được Georgi. Nhưng ông anh họ cậu, sau khi mắng mỏ Geogri, đã gia nhập quân đội và bị thương nặng và trở về nhà hai tháng sau đó.

        Bây giờ hãy nói về tình yêu đầu tiên trong đời của cậu thanh niên Zhukov. Cậu bị con gái của một quả phụ, mà cậu thuê nhà hút hồn. Họ đã tính chuyện kết hôn. Nhưng chiến tranh đã phá tan dự định của họ vì thanh niên ở tuổi cậu bị bắt nhập ngũ. Cậu đã không còn nhiệt tình ra chiến trận, nhất là kế từ khi cậu chứng kiến nhiều người lính không may bị thương từ mặt trận trở về.

        Nhưng Zhukov vẫn cảm thấy nước Nga đang trong cơn nguy khốn và cậu quyết tâm: “Khi nào đến lượt tôi, tôi sẽ chiến đấu hết mình, trung thành vì đất nước tôi”.

-------------------------
        1. Hắc vệ (Black Hundreds) là nhóm những người yêu nước cực đoan, chống lại người Semitic, ủng hộ chế độ quân chủ, chuyên tiến hành cách hoạt động bạo lực, trong đó có cả hoạt động tàn sát người Do Thái, trong những năm đầu thế kỷ XX.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Chín, 2019, 10:09:27 pm

CHƯƠNG 2

ANH LÍNH KỴ BINH DƯỚI CHẾ ĐỘ SA HOÀNG

        Xuất thân trong một gia đình nông dân... Ông đã phục vụ trong một đơn vị kỵ binh của Sa hoàng năm 1915.
New York Times, ngày 20 tháng 6 năm 1974.       

        Mọi người xung quanh tôi đều lạ lẫm, tất cả đểu mặc quân phục màu xanh và đều có vẻ non nớt như tôi. Trước khi trời tối, chúng tôi lên tàu và thẳng tiến trại lính ở Kaluga, phía Nam Mátxcơva. Đó là vào ngày 7 tháng 8 năm 1915 và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã bước vào giai đoạn ác liệt nhất. Nỗi cô đơn gặm nhấm tôi. Tuổi thanh niên của tôi đã chấm dứt. Liệu tôi đã thực sự chuẩn bị đầy đủ tinh thần để đảm trách nhiệm vụ nặng nề của một người lính và sẵn sàng ra trận nếu cần thiết hay chưa? Sẽ là những khó khăn gian khố như tôi đã từng trải qua trước đây và tôi hy vọng rằng tôi sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình vì danh dự.

        Zhukov đã bắt đầu cuộc đời binh nghiệp bằng việc phục vụ trong lực lượng kỵ binh của Sa hoàng.

        Vào thời gian đó, những quân nhân kỳ cựu có tham vọng chính trị trong quân đội đã chỉ trích Sa hoàng Nicholas II vì đã liều lĩnh đẩy nước Nga vào cuộc chiến, khiến cho đất nước suy sụp và đẩy đất nước vào cuộc chiến tranh phi nghĩa. Có đến hơn một minh chứng thực sự cho sự chi trích này. Cuối tháng 7 năm 1914, chiến tranh nố ra ở khắp nơi. Hoàng tử Áo bị ám sát và nước Áo tuyên chiến với Serbia, một đồng minh thân cận của Nga. Sa hoàng, muốn giúp đỡ Serbia, ra lệnh tổng động viên quân đội, trắng trợn khiêu khích nước Áo. Trong khi đó, Hoàng đế Kaiser Wilhelm II của Phố gửi điện cho “người anh em” Sa hoàng Nga (mà ông ta gọi là “Nicky”) ràng, ông ta muốn Áo và Nga là những người hạn thân thiết của nhau. Nhưng “Willy” (biệt danh Sa hoàng gọi Kaiser - họ thường có thói quen trao đổi thư từ với biệt danh là Willy - Nicky) đã không ngăn cản được nguy cơ chiến tranh ngầm đối với “người anh em thân thiết” của mình. Trong bối cảnh đó, Sa hoàng có lẽ cũng dự cảm thấy hiểm họa chiến tranh lan rộng khắp châu Âu nên đã quyết định chuyên lệnh từ “tổng động viên” sang “động viên từng phần”. Tuy nhiên, quyết định của Sa hoàng vẫn không làm yên lòng một số bộ trưởng hiếu chiến của ông, những người này đã ép Sa hoàng phải sử dụng quân đội để thiết lập nên một trật tự mới và cuối cùng Sa hoàng đã chấp thuận theo ý kiến trên.

        Ngay từ đẩu, Zhukov đã được phân về lực lượng kỵ binh, điều này làm anh cảm thấy phấn khích, bởi vì trong anh luôn chất chứa những ý tưởng rất lãng mạn về binh chủng này. Hầu hết bạn bè anh được phân vào các dơn vị bộ binh nên họ nhìn Georgi với con mắt ghen tỵ. Những người lính trẻ bị dồn lên những toa xe chơ hàng. 40 người chen chúc trên một toa, vốn không được dùng để chở người. Vì thế, mỗi chàng tân binh phải chọn hoặc là đứng suốt chặng đường hoặc là ngồi trên sàn toa bẩn thỉu. Một vài người thì hát, một vài người thì chơi bài, có người còn gục đầu vào vai người ngồi bên cạnh khóc thổn thức, một vài người ngồi cắn chặt răng, cặp mắt vô hồn và hình dung về tương lai đời lính của họ.

        Chúng tôi tới Kaluga vào ban đêm và nhận được lệnh xếp hàng dọc theo những thùng hàng, sau đó hành quân rời khỏi thị trấn. Ai đó đã hỏi viên hạ sĩ là chúng tôi đang đi đâu? Anh ta đúng là một đồng đội tốt bụng vì đã cho chúng tôi lời khuyên như sau: “Nghe đây, các chàng trai, đừng bao giờ hỏi cấp trên những câu hỏi tương tự như vậy. Người lính phải phục tùng những gì anh ta được ra lệnh và không được quyền hỏi. Anh ta đi đâu thì chỉ có cấp trên của anh ta biết.” Và như để khẳng định điểu đó, một tiếng quát vang lên từ đầu hàng quân:

        - Không được nói chuyện trong hàng!

        Nicolai Sistsov, đồng đội mới của Zhukov huých vào sườn anh và thì thầm:

        - Này anh bạn, chúng ta đang ở trong quân đội đấy.

        Các chàng trai cất bước khó nhọc khoảng 3 tiếng đồng hồ thì mới có lệnh tạm nghỉ. Lúc đó đã gần đến giờ nghỉ trưa và các anh lính trẻ ngả mình trên nền đất và hầu hết ngay lập tức ngáy vang. Họ lại nhanh chóng được lệnh tập hợp đội hình và khoảng một tiếng sau đã tới trại lính, ở đó, họ được xếp vào những chỗ trống trong một cái lều đã chứa khoảng một trăm người. Zhukov nhớ lại, gió lùa qua khe hổng đập vào khung cửa sổ và không khí khó chịu kinh khủng. Chúng tôi được lệnh có thể nghỉ tới 7 giờ. Sau bữa ăn sáng, chúng tôi được tập hợp và được thông báo là chúng tôi được biên chế vào Tiểu đoàn bộ binh dự bị 189 thuộc Trung đoàn kỵ binh dự bị số 5. Trước khi nhận nhiệm vụ, chúng tôi được huấn luyện cơ bản. Sau đó, chúng tôi được huấn luyện cách sử dụng súng. Hạ sĩ Shakhvorostov, chỉ huy tiểu đội của chúng tôi truyền đạt các quy định, nội quy và nhiệm vụ. Anh ta cảnh báo với chúng tôi rằng, chúng tôi không được rời khỏi hàng ngũ, trừ khi cần đi vệ sinh, nếu chúng tôi không muốn bị phạt đứng ngoài hàng rào. Mỗi từ anh ta ra lệnh, anh ta đều nhấn mạnh bằng cách vung nắm đấm. Cặp mắt ti hí của anh ta hấp háy một cách đầy đe dọa như thế chúng tôi là kẻ thù không đội tròi chung của anh ta.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Chín, 2019, 10:45:56 pm

        Zhukov nghe ai đó nói rằng:

        - Đừng có trông chờ điều gì tốt đẹp từ anh ta.

        Viên hạ sĩ quan cấp trên xuất hiện và viên hạ sĩ của chúng tôi hô to:

        - Nghiêm!

        Viên hạ sĩ quan cấp trên nói:

        - Tôi là Malyavko, chỉ huy trung đội của các anh. Tôi hy vọng tất cả các anh đã hiểu những gì mà tiểu đội trưởng của các anh đã nói, và các anh sẽ phục vụ trung thành Sa hoàng và Tổ quốc. Tôi sẽ không tha thứ cho hành vi bất tuân lệnh.

        Ngày huấn luyện bộ binh đầu tiên bắt đầu. Mọi người đểu phải luyện tập tốt, nhưng không dễ gì làm hài lòng những viên chỉ huy. Để phạt một người lính làm sai động tác, viên trung đội trưởng bắt tất cả tân binh phải tập thêm. Kết quả là, Georgi nói, bữa tối của họ (anh gọi là “cám lợn”) đã lạnh ngắt khi họ ngồi vào bàn ăn. Tôi hoàn toàn thất vọng, tất cả những gì tôi mong muốn đểu sụp đổ. Tuy nhiên, dường như là đọc được suy nghĩ của chúng tôi, viên trung đội trưởng ra lệnh cho chúng tôi tập hợp đội hình và thông báo đêm mai chúng tôi sẽ điểm danh buổi tối vì tối mai chúng tôi sẽ phải học hát bài quổc ca “Chúa cứu rỗi Sa hoàng”. Chúng tôi phải tập hát tới tận khuya. Và 6 giờ sáng, chúng tôi đã bị đánh thức dậy tập thể dục buổi sáng. Ngày lại ngày trôi qua đơn điệu một cách nhàm chán. Và ngày chủ nhật đầu tiên của chúng tôi đã đến. Chúng tôi nghĩ sẽ được nghỉ ngơi và có thời gian tắm táp, nhưng chúng tôi lại phải tập hợp để dọn dẹp vệ sinh. Việc này kéo dài tối tận bữa trưa. Sau khi nghỉ trưa, chúng tôi phải lau chùi vũ khí, vá và mạng lại quần áo và viết thư về nhà. Viên tiểu đội trưởng cảnh cáo chúng tôi không được phàn nàn gì trong thư bơi vì những phần đó sẽ bị người kiểm thư cắt bỏ với bất cứ lý do gì.

        Thật khó cho Zhukov có thể làm quen được với đời sống quân đội, nhưng cũng đã chẳng có gì dễ dàng với anh từ trước tới nay và sau hai tuần, hầu hết các tân binh đều cảm thấy rất thất vọng. Sau hai tuần huấn luyện, trung đội của chúng tôi bị Đại đội trưởng Volodin, tập hợp kiểm tra. Mọi người nói ông ta là một tay nghiện rượu nặng và tốt hơn là nên tránh xa ông ta khi ông ta uống rượu. Mặc dù, nhìn bề ngoài, ông có vẻ chẳng khác gi các sĩ quan chỉ huy khác. Tuy nhiên, các chàng tân binh nhận thấy ngay rằng, đối với ông việc kiểm duyệt binh lính chẳng có gì là thú vị cả. Sau một bài phát biểu ngắn, ông đã làm tổn thương lòng nhiệt tình của những tân binh khi thúc giục họ: “Chúa trả công cho sự cầu xin của các bạn còn Sa hoàng thì trả công cho sự phục vụ của các bạn”.

        Trước khi các chàng tân binh được điều về Trung đoàn kỵ binh dự bị số" 5, họ còn được gặp vị Đại đội trưởng một vài lần và lần nào ông ta cũng có vẻ đang say rượu. Vì là lính của Trung đội dự bị số 189, họ không bao giờ được nhìn thấy ông trong thời gian huấn luyện.

        Tháng 9 năm 1915, Zhukov được điều đến một trung đoàn mới đóng tại thị trấn Balakleya, tinh Kharkov ở Ukraina.

        Họ di vòng qua thị trấn và tới ga Savintsy, nơi tập hợp những binh sĩ được điều dộng cho Sư đoàn kỵ binh số 10. Lần đầu tiên, họ được gặp những sĩ quan kỵ binh mặc quân phục rất sáng sủa. Mỗi loại quân phục khác nhau cho biết họ thuộc lực lượng Hussars, Uhlans hay Dragoons1.

        Nhóm của chúng tôi, hầu hết đến từ Mátxcơva, và một vài người đến từ tỉnh Voronezh, phía Nam thủ đô được phân về Đại đội Dragoons. Chúng tôi rất thất vọng không chỉ vì không được phân về đội Hussars mà còn vì đội Hussars có quân phục chải chuốt hơn. Người ta nói với tôi rằng các hạ sĩ quan ở dó tử tế hơn. Mà trong quân đội Sa hoàng, toàn bộ cuộc sống của người lính phụ thuộc vào các chỉ huy của họ.

        Một ngày sau, họ được phát quân phục kỵ binh và các quân trang quân dụng kèm theo và được giao ngựa. Zhukov cưỡi một con ngựa cái màu xám đen hung dữ tên là Chashechneya.

        Mặc dù phục vụ trong lực lượng kỵ binh thì thú vị hơn trong lực lượng bộ binh, nhưng họ phải luyện tập vất vả hơn. Bên cạnh việc huấn luyện chung, lính kỵ binh phải học cách điều khiển ngựa và sử dụng vũ khí đeo cạnh sườn và chải lông ngựa ba lần một ngày. Họ bị đánh thức từ lúc 5 giờ sáng chứ không phải 6 giờ như lính bộ binh và phải tắt đèn đi ngủ sớm.

        Zhukov nói, công việc khó khăn nhất là luyện tập cách điều khiển ngựa và sử dụng kiếm, giáo. Nhiều anh lính bị phồng rộp tay chân và chảy cả máu nhưng vẫn bị chỉ huy trách mắng.

        Chúng tôi được lệnh phải lạc quan chịu đựng và chúng tôi đã cố gắng hết mức có thể tới tận khi chúng tôi có thể ngồi thẳng trên yên ngựa. Trung đội trưởng của chúng tôi, thượng sĩ Durakov (mặc dù tên anh có nghĩa là “ngốc nghếch”) là một người khá thông minh. Mặc dù yêu cầu đòi hỏi cao, nhưng anh rất công bằng và kín đáo. Tuy nhiên, tiểu đội trưởng của chúng tôi, hạ sĩ Borodavko lại là người trái ngược hẳn - một người hay quát tháo hăm dọa ầm ĩ, có thể chửi rủa bất cứ ai mà không có lý do gì cả. Những người lính cũ nói rằng, anh ta đã từng đấm vỡ răng binh sĩ nhiều lần. Anh ta đặc biệt đôi xử với chúng tôi tàn nhẫn khi huấn luyện chúng tôi cưỡi ngựa.

------------------------
        1. Ba loại kỵ binh trong quân đội Sa hoàng.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Chín, 2019, 10:46:18 pm

        Mùa xuân năm 1916, trung đội của chúng tôi đã thành một đơn vị kỵ binh được huấn luyện toàn diện. Binh sĩ nhận được thông báo là họ sẽ sớm nhận được lệnh hành quân, nhưng vẫn phải tiếp tục huấn luyện cho tới khi nhận được lệnh ra mặt trận. Các tân binh nhận nhiệm vụ chuẩn bị di chuyển đến các đơn vị ở làng khác. Khi Trung đội trưởng Durakov nghỉ phép ngắn hạn vì lý do gia đình, Borodavko đã lợi dụng mọi quyền hành có thể để đánh đập chúng tôi. Ban ngày, anh ta chửi mắng chúng tôi, đến khi chúng tôi không chịu đựng được nữa; anh ta đặc biệt thích mắng chửi những người sống và làm việc ở Mátxcơva, vì anh ta cho rằng những người này là những “con mọt sách” và quá tự mãn. Buổi tối, anh ta kiểm tra các lính khác, đánh đập tàn nhẫn những ai mà anh ta bắt được đang ngủ gật. Binh sĩ thực sự quá thất vọng. Một hôm, chúng tôi lôi anh ta vào một góc tối, trùm vải phủ lưng ngựa lên đầu anh ta và đánh anh ta đến khi anh ta bất tỉnh. Chúng tôi chắc chắn đã bị ra tòa án binh, nếu như trung đội trưởng tốt bụng của chúng tôi không quay lại, ỉm sự việc trên đi và sau dó chuyển Borodavko sang một sư đoàn kỵ binh khác.

        Khoảng 30 người giỏi nhất được lựa chọn tham gia khóa huấn luyện hạ sĩ quan và Zhukov là một trong số 30 người này. Anh nói, anh thực sự không thấy hào hứng lắm, nhưng Trung đội trưởng của anh, người mà anh rất kính trọng vì sự thông minh và cách xử sự thân thiện với binh sĩ, đã khuyên anh nên tham gia khóa huấn luyện này.

        Ông nói: “Cậu vẫn còn nhiều thời gian để ra mặt trận. Trước tiên, hãy học thêm cách trải nghiệm cuộc đời của một người lính một chút nữa. Tôi chắc chắn cậu sẽ trỏ thành một sĩ quan cừ đấy”.

        Sau một hồi suy nghĩ, ông nói tiếp: “Bởi vì tôi cũng chính là một người không quá vội vã quay lại mặt trận. Tôi đã ở lại đây một năm và học hỏi được rất nhiều điều. Thật là đáng tiếc cho những binh sĩ đã hy sinh một cách vô nghĩa. Đó là vì cái gì, tôi hỏi cậu đấy?” Ông không nói thêm gì nữa, nhưng Zhukov hiểu rằng điều sâu xa mà ông muốn nói chính là việc ông không muốn tiếp tục phục vụ trong quân đội hay thực sự là ông không ủng hộ chế độ Sa hoàng. “Tôi rất biết ơn ông vì đã cho lời khuyên và chấp nhận tham gia khóa huấn luyện ở thị trấn Isyum ở tỉnh Kharkov. Có khoảng 240 người đến từ nhiều đơn vị khác nhau”. Chúng tôi đóng quân tại một căn cứ riêng biệt và chương trình huấn luyện của chúng tôi bắt đầu ngay sau đó. Thật không may, chỉ huy của chúng tôi là người cực kỳ khắc nghiệt, còn tồi tệ hơn cả Borodavko. Tôi không thể nhớ được tên ông ta nữa, chỉ nhớ biệt danh của ông ta là “Bốn rưỡi” - bởi vì ông ta bị cụt một đốt tay ở ngón út tay phải. Điều này cũng không ngăn cản ông ta đấm gục binh lính. Không hiểu sao, ông ta ghét tôi hơn những người khác, nhưng cũng vì một số lý do nào đó mà ông ta không bao giờ đánh tôi. Nhưng ông ta luôn xét nét, mắng nhiếc tôi vì những chuyện nhỏ nhặt nhất và bắt tôi chịu mọi hình phạt có thể.

        Rõ ràng là sự tự tin, sức khỏe và tính mạnh dạn của Zhukov đã khiêu khích viên hạ sĩ quan xấu tính này. Zhukov bị giao thêm rất nhiều việc. Tôi cho rằng, tôi đã phải luyện tập nhiều hơn, làm công việc bếp núc và làm thêm nhiều việc vào ngày chủ nhật hơn bất kỳ ai khác. Tôi biết rằng, tất cả đều làm thất bại ý đồ của viên hạ sĩ quan quá xấu xa và đần độn đó. Mặt khác, tôi cảm thấy thích thú khi thấy hắn ta không thể tìm ra được lỗi nào của tôi trong suốt quá trình huấn luyện. Thây không thể vùi dập được tôi, hắn quyết định thay đối chiến thuật, có thể đơn giản chỉ là thay đổi bài huấn luyện mà tôi luôn thực hiện tốt hơn những người khác.

        Một hôm, “Bốn rưỡi” cho gọi Zhukov tới lều của hắn và nói: “Nghe đây, tôi thấy anh là người cứng cỏi, có giáo dục và tiếp thu nhanh. Anh là người Mátxcơva, một công nhân. Tại sao anh lại phải đổ mồ hôi trên thao trường hàng ngày như vậy? Anh sẽ là thư ký của tôi, làm các công việc liên quan đến giấy tờ, số sách và các việc tôi giao khác.”

        Zhukov nói với hắn rằng anh tham dự khóa huấn luyện này không phải để trở thành thằng sai vặt của ai đó mà để học lấy một nghề nghiệp thực thụ. Viên hạ sĩ quan đỏ mặt và đe dọa: “Được rồi! Mày sẽ không bao giờ trở thành một hạ sĩ quan đâu! Tao sẽ cho mày thấy điều đó!”

        Khoá huấn luyện kết thúc vào tháng 6 và các học viên sau đó phải vượt qua các bài kiểm tra. Theo quy định, người đứng đầu sẽ được xếp hạng là phó hạ sĩ quan (chuẩn bị thành hạ sĩ quan), còn những người khác chỉ được phong hạ sĩ. Các bạn đồng môn của Zhukov ai cũng nghĩ Zhukov sẽ đỗ đầu và nhất định sẽ được phong hạ sĩ quan và sẽ sớm trở thành một chỉ huy khi có chỗ thiếu.

        Nhưng tất cả mọi người đều rất bất ngờ khi hai tuần trước kỳ kiểm tra diễn ra, người ta thông báo trong một buổi điểm danh rằng, Zhukov không được thi vì đã vô kỷ luật và không phục tùng chỉ huy trực tiếp. Tất cả mọi người đều biết “Bốn rưỡi” chính là người trù dập Zhukov. Nhưng dường như không ai còn làm được gì nữa.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Chín, 2019, 10:46:39 pm

        Thế nhưng, một sự giúp đỡ đã đến với Zhukov, một sự giúp đỡ đầy bất ngờ.

        Một trong các học viên tên là Skorino, là một lính tình nguyện và không phải “đi nghĩa vụ” như chúng tôi, hóa ra lại là em trai một sĩ quan chỉ huy trong sư đoàn cũ của tôi. Mặc dù anh ta học rất kém và không thích quân đội, nhưng anh ta là một đồng đội vui vẻ, hòa đồng và cũng là người mà “Bôn rưỡi” rất nể sợ. Ngay lập tức, anh ta đã thông báo về việc của tôi lên chỉ huy của khóa huấn luyện. Dĩ nhiên, sự công bằng đã đến với tôi.

        Bị triệu tập đến gặp chỉ huy khóa huấn luyện này khiến Zhukov rất lo lắng bởi vì từ trước tới giờ ông chưa bao giờ được tiếp xúc với vị chỉ huy này.

        Tôi nghĩ thể là mình “hết đời” rồi, tôi sẽ bị kỷ luật thôi. Chúng tôi biết rất ít về chỉ huy khóa huấn luyện, chỉ biết rằng ông được thăng cấp vì lòng dũng cảm và đã được tặng thưởng nhiều Huân chương chữ thập Thánh George và các huy chương ở nhiều cấp khác nhau. Trước chiến tranh, ông là hạ sĩ quan nghĩa vụ trong đơn vị Kỵ binh Uhlan. Chúng tôi chỉ thấy ông một vài lần trong buổi điểm danh tối. Có người nói sức khỏe của ông không tốt sau khi bị thương.

        Zhukov hết sức bất ngờ vì trước mặt ông là một người đàn ông hòa nhã, thậm chí như Zhukov nói “có đôi mắt ấm áp, tốt bụng và một khuôn mặt cởi mở, chân thành”.

        - Cậu có vẻ không phải là một người may mắn - ông nói và ra hiệu cho Zhukov ngồi xuống. Còn ông thì vẫn đứng trong khi Zhukov vừa ngồi xuống vừa cảm thấy rất sợ hãi.

        - Ngồi xuống đi. Tôi không ăn thịt cậu đâu mà sợ. Tôi nghe nói là cậu là người Mátxcơva.

        - Vâng, thưa chỉ huy.

        Ông nói rất nhẹ nhàng:

        - Tôi cũng là một người Mátxcơva. Trước khi nhập ngũ, tôi là thợ đóng đồ mỹ nghệ, nhưng tôi đang bị mắc kẹt ở đây, trong quân đội - Sau một chút ngập ngừng, ông nói tiếp - Cậu có vẻ là một đối tượng đáng lưu ý. Họ nói rằng trong bốn tháng huấn luyện, cậu đã mắc 12 khuyết điểm và cậu đã nói xấu trung đội trưởng của cậu sau lưng. Sự thật có đúng như thế không?

        - Vâng, thưa chỉ huy - Zhukov đáp - nhưng thưa chỉ huy, tôi có thể báo cáo rằng, bất kỳ ai ở vào địa vị của tôi cũng sẽ hành động như thế.

        Zhukov thuật lại tất cả những gì đã xảy ra. Viên chỉ huy lắng nghe và ra lệnh cho Zhukov:

        - Quay về trung đội của cậu và chuẩn bị dự kỳ thi ngay.

        Zhukov rất cảm động. Mặc dù không phải là người xếp thứ nhất, nhưng anh cũng được xếp vào danh sách “các ứng cử viên” như những đồng đội khác.

        Nhớ về quãng thời gian đó, Zhukov nói rằng, khóa huấn luyện hạ sĩ quan trong quân đội chế độ cũ là một khóa huấn luyện rất tốt, đặc biệt là trong huấn luyện về đội ngũ, kỷ luật quân đội. Mỗi học viên sau khi tốt nghiệp đều trở thành những lính kỵ binh giỏi, thuần thục trong sử dụng vũ khí và giỏi về phương pháp chỉ huy. Ồng nói, không phải ngẫu nhiên mà sau Cách mạng nhiều hạ sĩ quan trong quân đội của Sa hoàng đều trở thành những chỉ huy quân sự giỏi trong quân đội mới. Trong công tác huấn luyện chung, rèn luyện kỷ luật quân đội là quan trọng nhất. Nhưng Zhukov cũng nhấn mạnh một điểu là các hạ sĩ quan tương lai không được dạy bảo về “cách đối nhân xử thế". Kỷ luật được xây dựng trên cơ sở duy trì sự đối xử tàn bạo. Mặc dù theo quy định, không được dùng nhục hình đối với chiến sĩ, nhưng điều này vẫn xảy ra “như cơm bữa”.

        Zhukov nói, đặc điểm nổi bật của quân đội Sa hoàng cũ chính là sự phân biệt, xa cách hoàn toàn giữa các chiến sĩ và các cấp sĩ quan chỉ huy.

        Tuy nhiên, trong giai đoạn chiến tranh, đặc biệt là năm 1916 và đầu năm 1917, sau những tốn thất hết sức nặng nề, hàng ngũ sĩ quan chỉ huy được bổ sung thêm các thành phần là lao động, trí thức, công nhân nhà máy và các nông dân có học, vì vậy trong quân đội các đơn vị tối các tiểu đoàn, sự phân chia sâu sắc đó phần nào được giảm bớt. Nhưng các tướng lĩnh và các sĩ quan cấp cao khác vẫn không gần gũi với các binh sĩ và không hiểu được các binh sĩ sống và suy nghĩ như thể nào. Chính tình trạng này và sự yếu kém trong các chiến thuật là nguyên nhân khiến cho hầu hết các tướng lĩnh và các sĩ quan cao cấp khác - chỉ trừ một vài người - không có uy tín đối với các binh sĩ. Trái lại, đặc biệt gần cuối thời kỳ chiến tranh kết thúc, trong hàng ngũ sĩ quan chỉ huy cấp thấp hơn, nhiều người đã gần gũi về tinh thần và tình cảm đối với binh sĩ. Những người này, như Zhukov nói, là “người được binh sĩ yêu quí, tin tưởng và sẵn sàng tuân theo trong mọi việc dù lớn hay nhỏ”.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Chín, 2019, 10:47:38 pm

        Zhukov nhận thấy, chỗ dựa của quân đội cũ chính là hàng ngũ hạ sĩ quan, những người được huấn luyện và gắn kết đông đảo binh lính lại với nhau. “Nhiều năm thực tiễn trong quân đội của tôi đã minh chứng rằng, cứ ở đâu mà cán bộ chỉ huy thiếu lòng tin vào các hạ sĩ quan, tiếp tục giữ lề thói quan cách với cấp dưới, thì họ sẽ không bao giờ có một hàng ngũ hạ sĩ quan thực thụ và những đơn vị chiến đấu thực sự thiện chiến.

        Vào đầu tháng 8, trung đoàn có lệnh phân công các học viên vừa tốt nghiệp khóa huấn luyện về đại đội chiến đấu. 15 người được điều thẳng về Sư đoàn Kỵ binh số 10 chiến đấu ngoài mặt trận. Zhukov đứng thứ hai trong danh sách và chảng lấy làm ngạc nhiên vì anh thừa biết ai đứng đằng sau quyết định này.

        Khi danh sách này được thông báo công khai, “Bốn rưỡi” cười sung sướng, tỏ vẻ như số phận mỗi người chúng tôi đều phụ thuộc vào ông ta. Những người ra trận được đãi một bữa ăn chia tay đặc biệt và nhận lệnh chuẩn bị lên đường. Ba lô nặng trĩu trên vai, mọi người tập trung và hai tiếng sau lên đường tới Kharkov. Đó là một chuyên đi dài, phải chờ hàng giờ ở các ngã tư đường, khi có các sư đoàn kỵ binh hành quân qua ra mặt trận. Các đoàn tàu quân y từ mặt trận về cũng phải chuyển hướng nhường đường cho các đoàn tàu đưa quân ra mặt trận. “Những người bị thương cung cấp cho chúng tôi rất nhiều thông tin. Chúng tôi biết được rất nhiều chuyện, như quân đội của chúng tôi được trang bị rất nghèo nàn, rằng các tướng lĩnh thì có rất nhiều lời đồn đại xấu và có tin đồn lan truyền rộng rãi trong đám lính là ở Bộ Tham mưu tối cao có người bị bọn Đức mua chuộc đã phản bội. Họ cũng kể quân lương thì rất tồi tệ. Tâm lý đè nặng lên chúng tôi, chúng tôi im lặng cất bước trong tâm trạng buồn bã”.

        Chúng tôi đến ga một vài tiếng sau đó, được bổ sung vào Trung đoàn Kỵ binh Hussars số 10 và khoảng 100 ngựa chiến của Trung đoàn Kỵ binh Dragoons số 10 cũng xuống đây cùng với nhiều quân trang, quân dụng cần thiết khác. Mọi người vừa xuống tàu hết thì chuông báo động vang lên. Mọi người nhanh chóng tìm chỗ ẩn nấp khi một máy bay do thám của địch lượn trên đầu chúng tôi hai vòng, ném một vài quả bom nhỏ và biến mất về phía Tây. Một người lính thiệt mạng và năm con ngựa bị thương. Đó là lần đầu tiên Zhukov phải đối mặt với bom đạn. Binh lính nhanh chóng tập hợp thành hàng ngũ tiến về bờ sông Dniester, nơi đóng quân của sư đoàn, là lực lượng dự bị của Phương diện quân Tây Nam. Khi tới nơi, mọi người nhận được tin Rumani đã tuyên chiến với Đức và sẽ chiến đấu bên cạnh quân Nga chống lại Đức. Tin tức về việc sư đoàn của họ sẽ ra chiến đấu trực tiếp ở mặt trận lan khắp nơi.

        Đầu tháng 9, sư đoàn của Zhukov hành quân tới vùng rừng núi Bystritsa, trực tiếp giáp chiến với quân địch, nhưng hầu như mọi người phải chiến đấu như lính bộ binh do điều kiện địa hình ở đây rất khó triển khai tấn công bằng kỵ binh được. Các kỵ binh càng ngày càng nhận được nhiều tin dáng lo ngại. Quân đội Nga bị tổn thất rất nặng nề. Trên thực tế, quân đội không còn khả năng tấn công nữa và quân địch đã kiểm soát toàn mặt trận. Quân Rumani cũng gặp rất nhiều khó khăn. Họ chưa được huấn luyện kỹ càng và trang bị nghèo nàn nên khi tham chiến họ đã bị thiệt hại ngay ở những cuộc giao tranh đầu tiên với quân Đức và Áo.

        Sự bất mãn trong các tầng lớp binh sĩ ngày càng tăng, nhất là sau khi họ nhận được những tin tức về nạn đói và tình trạng mất ổn định ở quê hương. Tình trạng này, họ cũng được chứng kiến ở ngay các làng gần sát mặt trận ở Ukraina, Bukovina và Moldavia. Dưới chế độ Sa hoàng, sự liều lĩnh, táo bạo của Sa hoàng đã đẩy họ vào cuộc chiến tranh đẫm máu, tới mức kiệt quệ. Những người lính cảm thấy họ đã hy sinh quá vô nghĩa.

        Tháng 10 năm 1916, Zhukov gặp phải một điều không may. Trong khi đi trinh sát, hai đồng đội đã trúng mìn bị thương nặng còn ông bị sức ép của quả mìn hất tung khỏi yên ngựa và bất tỉnh. Ồng phải vào viện quân y nằm 24 tiếng, nhưng do chấn động về thần kinh, ông được chuyển về Kharkov điều trị. Zhukov bị chấn thương nặng nên vẫn rất yếu và mắc chứng nghe không rõ, điểu này vẫn tiếp tục hành hạ ông quãng thời gian một phần tư thế kỷ sau, khi ông chiến đấu chống bọn Đức Quốc xã. Khi xuất viện, Zhukov được các bác sĩ quân y cho phép tới chiến đấu ở một đại đội và gặp lại một số người bạn của mình. Ông cảm thấy rất vui.

        Zhukov rời đơn vị khi còn là một chàng lính trẻ. Giờ đây, khi trở lại anh lính đó đã mang quân hàm một hạ sĩ quan có kinh nghiệm chiến đấu và được trao tặng hai Huân chương Thánh George chữ thập vì đã bị thương trong chiến đấu và bắt được một sĩ quan Đức1.

-----------------
        1. Những sự kiện xảy ra trong những năm đầu của cuộc đời Zhukov và trong những năm đầu trong quăn đội phần lớn dựa vào những hồi ký của Nguyên soái đã được một đồng đội của ông là Nguyên soái A.M.Vasilevsky ghi lại giới thiệu năm 1977 cùng với những cuộc phỏng vấn các con gái của Zhukov.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Chín, 2019, 10:49:31 pm

CHƯƠNG 3

CHẾ ĐỘ MỚI

        Sau Cách mạng Tháng Mười, Zhukov ra nhập Hồng quân (1918) và phục vụ trong quân đội mới trong suốt thời nội chiến với cấp bậc sĩ quan kỵ binh. Ông bị thương năm 1919 và được thưởng Huân chương Cờ đỏ hạng nhất.
        Sổ khen thưởng hàng năm

        Gần cuối năm 1916, tin tức về các cuộc đình công xảy ra liên tục trong các nhà máy ở St Petersburg, Mátxcơva và nhiều nơi khác lan truyền trong binh sĩ ngoài mặt trận. Nói chuyện với binh lính, Georgi có cảm nhận nhiệt tình được ra trận chiến đấu của họ hầu như đã tan biến, trong tâm trí họ bây giờ chỉ còn nỗi nhớ gia đình, công việc đồng áng và mong ước được trở về cuộc sông bình yên. Lúc bấy giờ, công tác tuyên truyền của những người Bônsêvích lan rộng trong binh lính, khiến họ ngày càng đồng tình với tư tương chống chế độ Sa hoàng, chống chiến tranh và đòi chia ruộng đất cho nông dân. Nhưng những người lính đó có thể bị bắt, thậm chí phải chịu những hình phạt tồi tệ hơn, nếu họ hào hứng VỚI những tư tưởng chống đối ấy.

        Lúc này, Zhukov đã trở thành một hạ sĩ quan và được cấp dưới tin tưởng. Họ thường xuyên có các cuộc tranh luận cá nhân về các vấn đề chính trị, dù Zhukov luôn tự nhận là người “vẫn còn rất ngây thơ về chính trị”. Tuy nhiên, càng ngày ông càng nhận thức được rằng, sự thay đối chế độ chính trị do Đảng cách mạng mới chủ trương có thể đem lại điều mà nước Nga mong muốn là nền hòa bình và sự ổn định. Ông nói: “Tôi đã cố gắng hết sức để những binh lính dưới quyền tôi nhận thức được sâu sắc tư tương này và tôi đã được họ tán thưởng”.

        Sau đây là những gì đã diễn ra:

        Tảng sáng ngày 27 tháng 2 năm 1917, đại đội kỵ binh của Zhukov được báo động. Mọi người tập hợp gần lều chỉ huy của Đại đội trưởng, đại uý Baron von der Goltz. Không ai biết chuyện gì sắp xảy ra. Zhukov hỏi Trung đội trưởng, trung uý Kievsky:

        - Thưa trung uý, chúng ta sẽ đi đâu?

        Kievsky trả lời Zhukov bằng một câu hỏi:

        - Anh nghĩ chúng ta sẽ đi đâu?

        Zhukov đáp, những người lính cần phải được thông báo họ sẽ đi đâu và hơn nữa họ đã được phát súng đạn thật.

        - À, cũng có thề phải sử dụng đến súng đạn.

        Đúng lúc đó, đại uý Von der Goltz xuất hiện. Mặc dù là một người lính dũng cảm, từng được ban thưởng kiếm vàng, được nhận Huân chương chiến sĩ Thánh George và nhiều huân huy chương quân công khác, nhưng đôi với Zhukov và nhiều chiến sĩ khác, anh ta vẫn là một người đáng ghét, hà khắc với những chiến sĩ mà anh ta không ưa và những người sợ anh ta. Viên đại úy hoan nghênh toàn trung đội, nhập vào đội hình ba hàng sát nhau và dẫn đầu đoàn quân tiến nhanh về phía sở chỉ huy của Trung đoàn Kỵ binh dự bị số 5 ở Balakleya. Tới nơi, chúng tôi thấy các đội Dragoons và Hussars đã dàn quân. Mọi người nhanh chóng nhập vào đội hình; thêm một số đại đội khác cũng phi nước kiệu tới. Tất cả tập hợp ở đây cho tới tận khi trời tối chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra. Mọi việc nhanh chóng sáng tỏ. Từ một góc phố xuất hiện một đoàn biểu tình giương cao những băng rôn đỏ. Viên Đại đội trưởng thúc ngựa, các đại đội trương khác phi nước đại theo sau, nhằm thẳng hướng sở chỉ huy trung đoàn, một nhóm quân nhân và công nhân nhà máy đi ra cũng từ đó đi ra.

        Với giọng sang sảng, một lính kỵ binh cao lớn diễn thuyết trước đoàn quân rằng, giai cấp công nhân, nông dân và binh lính không còn thừa nhận Sa hoàng Nicolai Đệ nhị, tầng lóp bóc lột và bọn chủ đất giàu có nữa. Anh ta nói, nhân dân Nga muốn chấm dứt cuộc chiến tranh thế giới chết chóc, họ muốn hòa bình, ruộng đất và tự do. Anh ta kết thúc bài diễn văn ngắn bằng cách hô vang khẩu hiệu: “Đả đảo chế độ Sa hoàng và chiến tranh! Hoà bình cho các dân tộc muôn năm! Xô viết, đại diện của Công - Nông - Binh muôn năm! Hoan hô!”.

        Mặc dù không có khẩu lệnh, nhưng những người lính cùng hô to và reo mừng, rồi hòa vào đoàn biểu tình.

        Sau đó, Zhukov mới biết rằng Von der Goltz và một vài sĩ quan khác đã bị ủy ban binh sĩ bắt giữ. Ngay lập tức, binh lính được lệnh trở lại doanh trại và chờ chỉ thị mới của ủy ban, đứng đầu ủy ban là một người Bônsêvích tên là Yakovlev. Sáng hôm sau, một sĩ quan đến lệnh cho các chiến sĩ phải cử đại diện của họ tham gia vào Xô viết Trung đoàn và bầu ủy ban binh sĩ đại đội. Zhukov được mọi người nhất trí bầu làm Chú tịch ủy ban. Trung úy Kievsky, Zhukov và một người lính ở Đại đội 1 được chọn làm đại biểu của Xô viết Trung đoàn.

        Vào tháng 5, sau khi Yakovlev chuyển đi nơi khác, những kẻ phe Xã hội Cách mạng và bọn Mensêvích thao túng phe Xô viết, quay lại ủng hộ cho Chính phủ lâm thời đang muốn theo đuổi cuộc chiến. Kết quả là, đến đầu mùa thu năm 1917, một số đơn vị kỵ binh đã đứng về phe Petlyura phản cách mạng ở Ukraina.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Chín, 2019, 01:39:27 pm

        Trong khi đó, ủy ban binh sĩ đại đội giải tán đơn vị kỵ binh của Zhukov - chủ yếu gồm những người đến từ Mátxcơva và Kaluga. Các binh sĩ được cấp giấy chứng nhận giải ngũ, nhưng họ vẫn được khuyên là nên giữ súng và đạn. Sau đó mới biết, đội bảo vệ đường gần Kharkov đã tịch thu vũ khí của hầu hết binh sĩ này. Zhukov đã phải trốn mấy tuần tại một số ngôi làng vì đám sĩ quan chay theo bọn dân tộc chủ nghĩa Ukraina đang săn lùng ông.

        Ngày 30 tháng 11 năm 1917, Zhukov quay trở lại Mátxcơva, nơi chính quyên đã nằm gọn trong tay những người Bônsêvích từ tháng 10. Zhukov ở nhà với gia đình suốt tháng 12 và tháng Giêng. Sau thời gian nghỉ ngơi, Zhukov quyết định ra nhập đội Cận vệ Đỏ. Tuy nhiên, đầu tháng 2, ông mắc bệnh sốt phát ban (sốt Rickettsia) và tháng 4 bị sốt trở lại. Vì vậy, ông đã không thể gia nhập Hồng quân ngay mà mãi sáu tháng sau, ông mới được đứng trong hàng ngũ của Trung đoàn số 4 thuộc Sư đoàn kỵ binh Mátxcơva số l1.

        Thời gian đó, Chính quyển Xô viết non trẻ phải đối mặt với một nhiệm vụ dầy khó khăn: giải thể quân đội cũ, đồng thời thành lập quân đội mới, quân đội của những người công nhân và nông dân. Quyền lãnh đạo quân đội mới do các Ủy ban binh sĩ nắm. Binh sĩ có quyền bình đẳng và tất cả các cấp chỉ huy, từ cấp trung đoàn trở xuống do tập thể toàn binh sĩ họp bầu ra. Nhiều sĩ quan và chiến sĩ của quân đội Sa hoàng đi theo chính quyên Xô viết và trở thành những người chỉ huy xuất sắc của Hồng quân.

        Những đơn vị Hồng quân đầu tiên được thành lập vào tháng Giêng năm 1918. Để được ra nhập, mỗi người tình nguyện phải trình giấy giới thiệu của các ủy ban quân sự, tổ chức Đảng hoặc các tổ chức quần chúng ủng hộ chính quyển Xô viết; Trong trường hợp ra nhập tình nguyện theo nhóm thì phái có giấy giới thiệu tập thể. Mỗi chiến sĩ Hồng quân được nhận 50 rúp một tháng. Sau này, từ giữa năm 1918, tăng lên là 150 rúp đối với các chiến sĩ chưa lập gia đình và 250 rúp đối với người đã lập gia đình. Zhukov cho biết, đến mùa xuân năm 1918, lực lượng Hồng quân đã lên tới gần 200.000 người. Nhưng sau đó, số lượng chiến sĩ tình nguyện bắt đầu giảm xuống. Trong bối cảnh đó, Ban chấp hành Trung ương Đảng toàn Nga đã thông qua sắc lệnh quy định việc huấn luyện quân sự trên toàn quốc, theo đó, đàn ông trong độ tuổi lao động từ 18 đến 40 có nghĩa vụ phải hoàn thành một khóa huấn luyện quân sự 96 giờ mà không phải rời bỏ công việc, đăng ký là lính dự bị và gia nhập Hồng quân ngay khi Chính phủ kêu gọi.

        Trong khi đó, Đảng Cộng sản cũng chỉ thị cho mọi đảng viên phải ngay lập tức tham gia huấn luyện quân sự. Việc bầu các cấp chỉ huy được bãi bỏ. Cấp chỉ huy do cơ quan quân đội lựa chọn và quyết định trong số các ứng cử viên đã qua huấn luyện quân sự hoặc những người xuất sắc qua chiến đấu. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ V đã thông qua nghị quyết thành lập Hồng quân và nhấn mạnh sự cần thiết về quyền tập trung lãnh đạo của quân đội và đề cao vai trò quan trọng của “chế độ kỷ luật thép có tính cách mạng” đối với binh sĩ.

        Nhờ vào những hành động trên, khi Zhukov gia nhập Hồng quân, lực lượng Hồng quân đã lên tới con số trên nửa triệu người.

-----------------
        1. Năm 1917, các đơn vị công nhân vũ trang đi theo cách mạng được gọi là các Đội Cận vệ Đỏ. Người Bônsêvích bắt đầu huấn luyện các Đội Cận vệ trong một thời gian ngắn, trước khi Cuộc cách mạnh tháng 10 năm 1917 nổ ra (theo lịch củ). Đáng Cộng sản gây ảnh hưởng rộng rãi à ngoài mặt trận, trong các đơn vị nơi tiền tuyến và vùng biển Baltic. Trong và sau Cách mạng, các Đội Cận vệ Đỏ do các chi khu quân sự của ủy ban Trung ương Đảng thống nhất và lãnh đạo.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Chín, 2019, 01:41:10 pm

        Ngay sau Cách mạng, Zhukov, giờ đã là một sĩ quan trong lực lượng quân đội của chế độ mới, nhận được lá thư của một người bạn thời thơ ấu có cùng tên họ là Pavel Zhukov. Lá thư này sẽ giúp chúng ta hình dung toàn cảnh về thời kỳ hỗn loạn và đầy ác liệt này.

        Bạn Georgi thân mến,

        Kể từ khi cậu gia nhập Hồng quân, gần như tất cả bạn bè và người thân quen của chúng minh đều được gọi nhập ngũ. Một lần nữa, mình lại không may mắn. Thay vì được điều về đơn vị trực tiếp chiến đấu, mình phải tới tỉnh Voronezh phục vụ trong đơn vị quân lương đặc biệt có nhiệm vụ tịch thu gạo của bọn phú nông giàu có. Dĩ nhiên, nhiệm vụ này cũng rất cấn thiết, nhưng minh là một người lính; mình biết chiến đấu như thế nào và mình coi nhiệm vụ của minh ở đây ai chưa ra chiến trận cũng có thể làm được. Nhưng điểu này không phải là những gì mà minh muốn viết cho cậu.

        Cậu còn nhớ những cuộc tranh luận và bất đồng giữa chúng minh về bọn Cách mạng Xã hội hay không? Khi đó, minh coi chúng là những người bạn của nhân dân, những người đã chiến đấu chống lại chế độ Sa hoàng vi quyền lợi của các dàn tộc và cũng như của người nông dân. Bây giờ thì mình đồng ý với cậu. Chúng là những tên côn đồ. Chúng không phải là những người bạn của nhân dân mà là băng đảng cướp bóc và chống chính quyền Xô viết.

        Vào một ngày nọ, bọn phú nông địa phương do một tên Cách mạng xã hội cầm đầu phục kích đội vệ binh đoàn xe ngựa chở lương thực và đã tấn công đội áp tải này rất dã man. Chúng đã giết người bạn thân nhất của minh là Kolya Gavrrilov, cậu ấy đến từ một vùng nào đó gần Maloyaroslavets. Chúng móc mắt một người bạn khác của minh là Semyon Ivanishin, chặt tay trái và bỏ cậu ấy trên đường. Cậu ấy ở trong tinh trạng thật tồi tệ, bị hoại tử và gần như là đã chết. Thật đáng xấu hổ. Cậu ấy là một anh chàng đẹp trai và là một tay khiêu vũ giỏi. Đơn vị của chúng minh thề sẽ trả thù bọn ác ôn đó và bắt chúng phải nhận những gì chúng đáng phải nhận, khiến chúng không thể quên cho tới tận cuối đời.

Bạn của cậu       
Pavel           

        Một thời gian dài kể từ khi nhận được lá thư này, Zhukov không nhận được tin tức gì về người bạn Pavel. Mãi đến năm 1922, ông mới biết Pavel đã bị bọn phú nông giàu giết hại ở một nơi nào đó tại tỉnh Tambov.

        Về bọn phú nông Nga: theo báo chí Xô viết, đó là những kẻ có tư tưởng hiếu chiến, dã man so với đông đảo những người nông dân Nga nghèo khổ. Ví dụ, một bức tranh nối tiếng năm 1930 của họa sĩ Sergei Ivanov vẽ cảnh một nắm đấm thẳng vào một tên phú nông to béo, vẻ mặt càu cau với những câu nói cực kỳ mỉa mai của Lênin ghi bên dưới: “Phú nông là bọn người bóc lột cục súc, thô lỗ và man rợ nhất. Đã hơn một lần trong lịch sử các quốc gia khác, chúng đã bảo vệ quyền sở hữu đất đai, sự hậu thuẫn của Sa hoàng và tha hóa giới tu sĩ”.

        Khoảng thời gian từ năm 1918 - 1922, Zhukov đã chứng kiến hàng loạt sự kiện trong cuộc Nội chiến đẫm máu ở Nga. Như ông viết, đất nước không chỉ bị phá hủy ở mọi mặt mà tình hình còn ngày càng trở nên trầm trọng hơn khi các vùng kinh tế quan trọng, có ý nghĩa sống còn bị quân can thiệp nước ngoài và lực lượng phản cách mạng Bạch vệ nắm giữ.

        Mùa xuân năm 1918, quân Đồng minh đổ bộ lên phía Bắc và vùng Viễn Đông. Quân Nhật và sau đó là quân Mỹ, Anh chiếm đóng Vladivostok. Tháng 5, quân Đồng minh kích động Quân đoàn Tiệp Khắc nổi dậy chống chính quyền Xô viết, tiến hành hàng loạt các hoạt động vũ trang nhằm vào lực lượng Hồng quân ở Urals, Siberia và khu vực sông Volga. Cùng lúc đó, bọn Bạch vệ tiếp tục gây chiến khắp nơi. Đôi bên giao tranh không phân định ranh giới rõ ràng. Bọn Bạch vệ tiến hành các hoạt động bắn giết và âm mưu ám sát những nhà lãnh đạo Xô viết, trong đó có cả Lênin. Wiliam Henry (Cuộc cách mạng Nga năm 1917 - 1921, New York, 1935) ước tính, Đội Cận vệ Đỏ tiêu diệt khoảng 50.000 tên Bạch vệ trong suốt ba năm nội chiến1.

------------------
        1. Trong cuốn Quân Bạch vệ ở Nga xuất bản ở New York, năm 1933, George Stewart đã miêu tả đặc điểm của bọn này, dựa trên các nguồn tài liệu chủ yến bằng tiếng Nga, đó là sự tàn bạo của chúng đối với người Bônsêvích ở nơi không có chúng sinh sống trước đây. Trong suốt cuộc Nội chiến, bọn này theo đuối chính sách chính trị đầy thiển cận mà không mang lại bất cứ quyền lợi gì cho những người có quan điểm trung lập, coi tất cả những người không thừa nhận bọn Bạch vệ đều là người Bônsêvich và đều bị xử tội chết.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Chín, 2019, 01:41:41 pm

        Nước Đức cũng tham chiến chống lại nước cộng hòa Xô viết cách mạng non trẻ, tàn phá các tỉnh ở vùng Baltic, Bolorussia (nay là Belarus) và Ukraina, thậm chí chiếm đóng cả Rostov-on-Don, phía Tây Nam Stalingrad (nay là Volgograd). Tuy nhiên, nước Đức đã thất bại trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nên cuộc tấn công ngắn ngủi của quân Đức nhanh chóng bị đập tan, chấm dứt sự có mặt của quân Đức ở Nga. Rõ ràng, chế độ cách mạng mới lâm vào thể nghìn cân treo sợi tóc. Năm 1919, các mặt trận lên tới con số sáu với toàn bộ chiều dài giới tuyến là gần 8.000 km. Theo Zhukov, cuộc Nội chiến đã lên tới giai đoạn gay cấn nhất.

        Đến đầu năm 1919, Hồng quân có 42 sư đoàn bộ binh được trang bị súng trường, súng máy “Maxim”, súng lục ổ quay và lựu đạn. Lực lượng kỵ binh có 40.000 tay kiếm và 1.700 khẩu pháo. Hồng quân được tăng cường các đoàn tàu bọc thép, mỗi chiếc gồm một đầu tàu bọc thép, hai toa có mui chống đạn và hai toa trần bọc thép. Không quân chiến đấu có 450 máy bay, hải quân có 2 tàu chiến, 2 tàu tuần dương, 24 tàu khu trục, 6 tàu ngầm và hàng chục tàu thuyên các loại. Về phía bọn Bạch vệ, đến mùa xuân năm 1919, Đô đốc Kolchak, kẻ mang biệt danh “Người cầm quyền tối cao của nước Nga”, có 300.000 lính được trang bị vũ trang đầy đủ trong tay.

        Sau khi Mikhail Frunze trở thành chỉ huy Cụm các tập đoàn quân Xô viết ở phía Nam, tình hình cánh quân mới được cải thiện. Dưới đây là những điều mà Frunze, người anh hùng trong cuộc Nội chiến, đã viết trong hồi ký của ông về năm 1919: Các lực lượng của Kolchak đã tiến sát tới sông Volga. Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khi quyết giữ vững Orenburg lúc này đã bị bao vây từ ba phía. Quân tự vệ thành phố đã sẵn sàng rút lui. Bọn phản cách mạng Ural Côdắc đã chọc thủng phòng tuyến phía Nam Samara, đang tiến về phía Bắc, uy hiếp Samara và tuyến đường sắt Samara - Orenburg. Chúng tôi rút lui khỏi hầu hết các vị trí. Tôi cũng không thể nói là chúng tôi tự nhận là bên yếu hơn. Bởi vì bọn Bạch vệ giành thế chủ động, liên tiếp tấn công, làm chúng tôi nhụt chí, đẩy chúng tôi vào tình thế cực kỳ khó khăn. Để tiến hành một cuộc phản công đòi hỏi binh sĩ phải có ý chí quyết tâm cao, đồng thời phải có niềm tin tưởng tuyệt đối rằng chỉ có tấn công lại thì mới có thể thay đổi được tình thế. Lúc đó, chúng tôi không chỉ phải đương đầu với tình trạng tinh thần giảm sút, muốn rút lui, mà còn phải chịu áp lực từ cấp trên, Bộ Tư lệnh tối cao, cũng ủng hộ việc rút lui. Tuy nhiên, vượt lên tất cả những khó khăn này, chúng tôi vẫn tiến hành cuộc phản công.

        Đó chính là sự mở màn của một chiến dịch lẫy lừng tiên tới đánh bại hoàn toàn quân Kolchak.

        Zhukov đánh giá rất cao Frunze, ca ngợi tình cảm thân mật của ông đối với các chiến sĩ và Zhukov đã tự học hỏi được trong cuộc chiến tranh giữa Liên Xô và phát xít Đức. Zhukov kể: “Frunze dừng lại trên trận địa và nói chuyện với các chiến sĩ trong trung đoàn chúng tôi. Ông quan tâm tới đời sống tinh thần, lương thực và vũ khí của chiến sĩ. Ông hỏi han về những điều mà người thân viết cho chúng tôi. Ông muốn biết chúng tôi có đề xuất gì không. Thái độ thăng thắn, nhã nhặn và vẻ ngoài thân thiện của ông đã thu phục được tình cảm của chiến sĩ.”

        Zhukov cũng nhấn mạnh tinh thần lạc quan của Frunze: “Chẳng có gì là tồi tệ bây giờ cả”, Frunze nói với cả trung đoàn, “Bọn Bạch vệ Ural Côdắc đã bị đánh tan và chúng ta sẽ nhanh chóng kết thúc cuộc phản công. Chúng ta sẽ đánh bại bọn Côdắc, giải phóng Urals, Siberia và các vùng bị quân can thiệp và bọn Bạch vệ chiếm đóng. Lúc đó, chúng ta sẽ tái thiết đất nước!”

        Sau khi cánh quân Côdắc bị đánh bại và những đám tàn quân phải rút chạy vào vùng Siberia, quân Đồng minh đặt hy vọng vào tướng Denikin, với đội quân thường xuyên được phương Tây cung cấp súng đạn và lương thực. Theo Zhukov, vào mùa xuân năm 1919, bọn Bạch vệ vẫn còn lực lượng đông và nguy hiểm, tàu thuyền của quân Đồng minh chở hàng viện trợ cho bọn Bạch vệ khi quay về chật cứng lông thú, cá, gỗ và các sản vật quý hiếm của Nga.

        Năm 1919 đánh dấu một mốc quan trọng trong sự nghiệp chính trị của Zhukov: ông gia nhập Đảng của những người theo Chủ nghĩa Lênin. Thời đó, không có giai đoạn đảng viên dự bị, có nghĩa là tư cách đáng viên không phải chỉ là hình thức và Zhukov thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ của người đảng viên. Sau đây là những gì mà ông viết về thời gian này: "Tôi đã quên rất nhiều điều, nhưng tôi sẽ nhớ mãi cái ngày tôi kết nạp vào Đảng Cộng sản. Kể từ ngày đó, tôi đã cố gắng hết sức hướng mọi suy nghĩ, nguyện vọng và hành dộng của mình đáp ứng yêu cầu của một đảng viên. Và khi chiến tranh nổ ra, tôi không quên nghĩa vụ của một đáng viên phải là tấm gương phục vụ quên mình vì nhân dân”.

        Trong các trận đánh liên tiếp gần cuối năm 1919, Zhukov bị thương khi một quả lựu đạn nổ, găm những mảnh đạn vào sườn và đùi trái. Tới bệnh viện, ông lại mắc bệnh sốt phát ban. "Tôi ra viện với một tình trạng tồi tệ và tôi phải mất một tháng nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe”.

        Khoảng thời gian một tháng này Zhukov về sống với cha mẹ ở quê nhà.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Chín, 2019, 01:42:05 pm

        Dân làng ông nghèo khổ nhưng không mất chí khí. Những bần nông thành lập các ủy ban nông dân, tham gia vào việc tịch thu lúa gạo của bọn phú nông giàu có. Những người trung nông, bất chấp khó khăn và gian khổ ngoài mặt trận, ngày càng hiểu rõ và đi theo chế độ mới.

        Zhukov nói: "Trước khi tôi biết ủy ban này, kỳ nghỉ của tôi cũng kết thúc và tôi đã tới trình diện ủy ban quân sự địa phương, đề nghị họ phân tôi về lực lượng chiến đấu trực tiếp”. Tuy nhiên, do sức khỏe chưa hoàn toàn bình phục nên Zhukov được điểu tới Tiểu đoàn dự bị Tver và sau đó được cử đi học lớp cán bộ chỉ huy của Hồng quân. Khoá kỵ binh Ryazan đầu tiên ông tham dự diễn ra vào tháng Giêng năm 1920, dỏng trên khu đất cũ của một tên địa chủ. Học viên được tuyển lựa chủ yếu trong số lính ky binh có thành tích xuất sắc trong chiến đấu. Zhukov được giao làm tiểu dội trương Đại đội 1, với nhiệm vụ hướng dẫn các học viên sử dụng các vũ khí mang theo bên mình (giáo và kiếm), đâm lê, kỷ luật chiến đấu và rèn luyện thể lực.

        Đa số các học viên chưa qua quá trình giáo dục phổ thông, nhiều người hầu như không biết đọc, biết viết, nhưng “họ tin tưởng vào việc rèn luyện chăm chỉ, nhận thức được rằng họ phải học hỏi rất nhiều trong một thời gian ngắn đế trở thành những người chỉ huy xứng đáng”, Zhukov nhớ lại.

        Giữa tháng 7, Zhukov và các chiến sĩ được lệnh lên tàu, không biết đến đâu. Họ đi về hướng Mátxcơva và đóng quân tại doanh trại Lefortovo trong thành phố. “Chúng tôi được phát vũ khí, quân trang, quân phục và yên cương ngựa. Trang phục cho người và ngựa đều rất mới và trông rất đẹp”. Zhukov kể. “Đây cũng là một dịp để chúng tôi mơ mộng”, Zhukov kể: Tôi có rất nhiều bạn ở Mátxcơva và tôi muốn tới thăm họ trước khi ra mặt trận - đặc biệt là một cô gái, người yêu cũ của tôi. Nhưng thật không may, tôi không có cơ hội gặp được ai cả. Là một thượng sĩ, tôi thường xuyên phải đảm nhận trách nhiệm của đại đội trưởng khi anh ấy phải vắng mặt vì nhiều nhiệm vụ khác. Vì vậy, tôi đành phải viết thư cho những người quen. Có lẽ, đó là lý do Maria và tôi phải chia tay nhau và cô ấy sớm lập gia đình. Tôi không bao giờ gặp lại cô ấy nữa.

        Mùa hè năm đó, Hồng quân đã có hơn ba triệu người. Quân Đồng minh quyết định mở một cuộc phản công khác chống chính quyền Xô viết bằng đội quân của Baron Wrangel được tuyển mộ từ vùng Crimea. Lúc đó, trung đoàn của Zhukov đang đóng quân ở Krasnodar, phía Đông Crimea, gần Biển Đen. Lực lượng của Wrangel có khoảng 130.000 lính với 4.500   lính kỵ binh. Wrangle nhận được sự hậu thuẫn của tầng lớp phú nông, người Côdắc ở Kuban, miền Nam nước Nga.

        Zhukov cho biết, lúc này, phần lớn người Côdắc ở Kuban nghĩ, bọn Bạch vệ và “Chính phủ tối cao” sẽ giành trợ cấp của quân Đồng minh cho họ. Các chính ủy Xô viết và các chiến sĩ “đã cố gắng hết sức mình” để thuyết phục những người Côdắc cần phải tiêu diệt bọn phản cách mạng càng nhanh càng tốt.

        Zhukov kể: “Chúng tôi đã giúp đỡ những người Côdắc nghèo khổ và các gia đình chiến sĩ Hồng quân bằng mọi cách có thể. Điều này rất quan trọng vì trước khi Hồng quân đến, bọn Bạch vệ thường cướp bóc đến mẩu bánh mỳ cuối cùng của họ và làm nhục họ bằng nhiều cách khác nhau.”

        Một tối, Chính ủy trung đoàn tới đại đội Zhukov và đề nghị mọi người dành vài ngày để sửa sang lại nhà cửa, kho thóc và giúp đõ công việc đồng áng cho các gia đình nghèo. Chúng tôi đều nhiệt tình tán thành. Chính ủy V.A Krylov, nhận nhiên vụ nặng nể nhất là dọn dẹp giếng công cộng, nơi bọn Bạch vệ đã đổ đầy rác rưởi xuống. Giếng khá sâu nên khi xuống tới đáy, ông suýt bị ngạt. Chúng tôi kéo ông lên, ông chỉ còn thở thoi thóp, nhưng ngay sau khi thở đều trở lại, ông lại ra lệnh cho chúng tôi thả ông xuống giếng. Vài phút sau, chúng tôi lại phải kéo ông lên một lần nữa. Và chúng tôi cứ tiếp tục thế cho đến khi mọi rác bẩn trong giếng được đưa ra. Tối đến, tinh thần dũng cảm của chính ủy đã trở thành chủ đề bàn tán của cả dân làng.

        Khi mọi công việc hoàn tất, những người dân Côdắc mời Zhukov và binh sĩ ăn một bữa tối. Vị Nguyên soái tương lai nhớ lại một câu chuyện vui. Một nhóm học viên được giao sửa kho thóc và chuồng ngựa cho một quả phụ Côdắc. Họ hoàn thành nhiệm vụ nhưng lại không phải cho người đàn bà goá đó mà lại đi làm cho một gia đình phú nông trùng tên. Mọi người phì cười còn các anh lính bị nhầm lẫn thì buồn ra mặt.

        Zhukov cũng tham gia truy kích các nhóm Bạch vệ ở miền Nam nước Nga và Ukraine. Thời gian này. ông và ba người bạn được phân về Trung đoàn kỵ binh số 1 dưới quyền của một chi huy người Côdắc tên là Andreiev, ông nổi tiếng là một người gan dạ và dày dặn kinh nghiệm chiến trường.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Chín, 2019, 01:42:28 pm

        Bốn người tới trình diện ở Bộ chỉ huy, trình giấy tờ và được viên trung đoàn trưởng tiếp, nhưng ông quan sát và không hài lòng với loại quần ống túm họ đang mặc. Ông nói:

        - Lính của tôi không thích chỉ huy của họ mặc quần ống túm màu đỏ đâu.

        Nhưng, Zhukov nói, họ chẳng thể làm thế nào khác, vì các học viên như họ đều chỉ được phát mỗi loại quần như vậy, họ không có bất cứ loại nào khác, vẫn còn một chút ngờ vực, vị chỉ huy nói tiếp:

        - Chiến sĩ của tôi hầu hết là những người từng trải và chúng tôi không quan tâm nhiều tới lính mới.

        Sau những thắc mắc này, ông bắt đầu hỏi Zhukov và các bạn cùng đi những câu hỏi như: họ tên là gì, quê quán ở đâu, là đảng viên chưa, đã chiến dấu trận nào chưa, chiến đấu ở dâu. khi nào và nhiều câu hỏi khác. Ỏng ta dường như yên tâm hơn khi đã biết cả bốn người không phải là lính mới, không những thế hai trong số họ từng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất.

        Zhukov có buổi gặp đầu tiên với các chiến sĩ của mình. Trong quan hộ với mọi người, thói quen giản dị và thẳng thắn của ông thế hiện rất rõ ràng. Trước tiên, Zhukov ra lệnh cho các chiến sĩ tập hợp cùng với ngựa để ông có thể làm quen với họ. Sau khi chào mọi người, ông nói:

        - Thưa các đồng chí! Tôi được chỉ định là chỉ huy của các đồng chí. Tôi là một chỉ huy hay dở thể nào, các đồng chí là những chiến sĩ hay dở thể nào rồi chúng ta sẽ biết. Còn bây giờ tôi muốn kiểm tra ngựa và quân trang của các đồng chí và làm quen với từng người.

        Trong khi kiểm tra, Zhukov để ý thấy, một số người liếc nhìn rất khó chịu với chiếc quần màu đỏ của ông. Vì vậy, ông đã giải thích:

        - Trung đoàn trưởng Andreiev cũng đã cảnh báo với tôi rằng, các đồng chí không thích quần bó đỏ. Nhưng tôi không có cái quần nào khác. Chính phủ phát cho tôi cái gì thì tôi mặc cái ấy và tôi thấy thoải mái khi mặc chúng. Còn về màu đỏ, như các đồng chí biết đấy, đó là màu của cách mạng, tượng trưng cho cuộc chiến tranh giành độc lập, tự do của giai cấp công nhân.

        Ngày hôm sau, ông mời cả trung đội tới lều của ông và hỏi binh lính của ông về bản thân họ. Ông nói, sáng kiến của ông không được hưởng ứng lắm. Xạ thủ súng máy Kasyanov nói: “Chúng tôi còn gì mà nói. Trong danh sách trung đội có mọi thông tin - chúng tôi là ai, như thể nào, quê quán ở đâu, có cả trong đấy cả.”

        Lúc đó, tôi kể cho họ nghe về tất cả những gì tôi biết về cuộc chiến chống lại bọn Bạch vệ và Wrangle ở Bắc Taurida. Các chiến sĩ chăm chú nghe và tỏ ra lo lắng muốn biết liệu quân Đồng minh có đổ bộ lần nữa không. Tôi nói, chính phủ các nước Đồng minh chắc chắn là muốn đem quân của họ vào đất nước ta lần nữa, nhưng chính nhân dân và binh lính các nước Đồng minh lại không muốn gây chiến với chúng ta.

        Vài ngày sau, Zhukov chỉ huy trung đội truy quét các nhóm tàn dư của bọn Bạch vệ dọc biển Đen. Quân địch bị tiêu diệt và bị bắt hết còn trung đội của Zhukov không bị bất cứ tổn thất nào. “Và quan trọng là: không ai còn để ý tới chiếc quần bó màu dỏ nữa”.

        Trong các cuộc chiến đấu chống lại các phiến quân phản cách mạng, Zhukov đã gặp nhiều nhà lãnh đạo xuất chúng của quân đội Xô viết như M.N. Tukhachevsky và I.P. Uborevich, mà ông đã đánh giá rất cao trong hồi ký của mình. (Hai nhà chỉ huy này cùng với một số người khác đã bị buộc tội phản bội trong cuộc Đại thanh trừng của Stalin cuối những năm 1930 và bị xử bắn).

        Zhukov đã tham gia hàng trăm trận đánh sinh tử năm 1921, chủ yếu là với bọn phản loạn của Antonov, lực lượng tấn công của hắn là các trung đoàn có từ 1.500 đến 3.000 tên. Nhiều trận đánh ác liệt với quân của Antonov nổ ra, đặc biệt là trận đánh hồi mùa xuân năm 1921 gần ngôi làng Vyazovaya Pochta, cách ga xe lửa Zherdevka không xa, còn mãi trong tâm trí của tôi. Sáng sớm, trung đoàn của tôi, cùng với một lữ đoàn, đã được lệnh báo động. Các trinh sát báo cáo, khoảng 3.000 lính kỵ binh của Antonov đã tập trung cách làng khoảng 10-15 km. Trung đoàn kỵ binh số 1 của tôi hành quân từ trong làng ra ở cánh trái và Trung đoàn kỵ binh số 2 tiến quân ở cánh phải. Đại đội của tôi có 04 tay súng máy và một khẩu pháo được lệnh di chuyển dọc đường quốc lộ, dẫn đầu. Đơn vị chúng tôi vừa mới đi được khoảng 5 km thì bất ngờ đụng một đơn vị của Anyonov gồm khoảng 250 tay kiếm. Chúng tôi nhanh chóng triển khai đội hình, quét súng máy rồi xông lên tấn công mặc dù quân địch đông hơn. Đòn tấn công nhanh trí của chúng tôi đã hạ gục đám quân của Antonov, chúng buộc phải rút lui với những tổn thất nặng nề.

        Trong lúc đánh giáp lá cà, một tên lính kỵ binh địch vẩy súng về phía Zhukov và bắn hạ con ngựa của ông. Zhukov kể lại: “Chúng tôi ngã xuống, con ngựa ghìm chặt tôi xuống đất, trong tích tắc, tôi có thể đã bị chém chết nêu không nhờ có Nochevka, chính trị viên của đơn vị, tới cứu. Anh vung kiếm, giết chết tên địch, nắm lấy cương ngựa của hắn và giúp tôi leo lên yên”.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Chín, 2019, 10:19:24 am

        Họ nhanh chóng nhận ra rằng, một toán quân kỵ binh địch đang cố đánh vào sát sườn đội hình. Họ lập tức tập trung hỏa lực về phía đó và cử liên lạc đi báo cáo tình hình cho Trung đoàn trương. Khoảng 20 tới 30 phút sau, trung đoàn tiếp viện tới và giao chiến với địch. Trung đoàn số 2 vấp phải lực lượng địch ở phía Đông và buộc phải rút lui. Lợi dụng điều đó, một đơn vị của địch đã tấn công vào sườn chúng tôi. Chúng phải đương đầu với đại đội của Zhukov, lúc này đóng vai trò là lực lượng bảo vệ của Trung đoàn.

        Trận đánh diễn ra rất ác liệt. Quân địch nhận thấy chúng đang có lợi thể và tin chắc là có thể nghiềên nát được đại đội của Zhukov.

        Zhukov nói: “Nhưng nói thì luôn dễ hơn làm”. Đại đội chúng tôi có bốn súng máy với rất nhiều đạn và một khấu pháo 76 ly. Bằng cách di chuyến những vũ khí này từ vị trí này qua vị trí khác, chúng tôi nhằm thẳng vào những tên địch xông lên nhả đạn. Từ từ rút lui, chúng tôi thấy trên chiến trường đầy xác quân thù và ngựa của chúng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng bị tổn thất lớn hơn. Tôi chứng kiến người bạn tốt của tôi, Trung đội trưởng Ukhach Ogorovich bị thương nặng và ngã khỏi yên ngựa. Anh là một chỉ huy giỏi và có học vấn. Bố anh, một đại tá quân đội dưới chế độ cũ, nhưng đã ủng hộ chính quyển Xô viết từ rất sớm, từng là một giảng viên chính tại các khóa đào tạo cán bộ chỉ huy ở Ryazan của chúng tôi. Trước khi bất tỉnh, Ukhack Ogorovich thì thào:

        - Hãy viết thư cho mẹ tôi. Đừng để tôi rơi vào tay bọn phiến loạn.

        Zhukov đặt những người bị thương cạnh những chiến sĩ đã chết lên xe chở súng máy và giá chở họ cùng về, không để bọn Bạch vệ hành hạ cơ thế họ.

        Cuộc phản công theo dự định của trung đoàn Zhukov không thực hiện được vì lớp băng mỏng khiến họ không thể vượt qua sông được và phải tiếp tục rút lui theo đường khác xa hơn.

        Tất cả đã về tới làng. Zhukov xông vào tấn công một toán Bạch vệ dang định cướp một khẩu súng máy. Lần thứ hai trong ngày, ngựa của ông bị bắn chết. “Với khẩu súng lục trong tay, tôi bắn những tên dịch đang cố bắt sống tôi. Chính trị viên Nochevka với sự hỗ trợ của Bryksin, Gorshkov và Kovalev một lần nữa lại xuất hiện cứu tôi.”

        Con số thương vong của đại đội của Zhukov ngày hôm đó là 10 người chết và 15 người bị thương. Hôm sau, ba người bị thương không thể qua khỏi, trong dó có Ukhach Ogorovich, người bạn thân thiết của ông.

        “Đó là một ngày khó khăn đối với chúng tôi. Chúng tôi hết sức đau buồn vì mất đi những người đồng đội. Chỉ một điểu duy nhất có thể xóa tan nỗi đau của chúng tôi là phải tiêu diệt hết bọn phản cách mạng dù chúng có đông đến mấy”.

        Sau đó, Zhukov được thương tấm Huân chương Xô viết đầu tiên.

        Hầu hết các chỉ huy, sĩ quan chính trị và nhiều chiến sĩ tham gia chiến dịch này được tặng thương huân chương và Zhukov là một người trong số họ. Dưới đây là nội dung của Quyết định khen thương ngày 31 tháng 8 năm 1921:

        Các đơn vị, cá nhân được tặng thướng Huân chương Sao đỏ là Đại đội trưởng đại đội số 2, Trung đoàn Kỵ binh số 1, Lữ đoàn Kỵ binh hỗn hợp, vì đã chỉ huy Đại đội đánh bại được lực lượng lớn kỵ binh địch với khoảng từ 1.500 tới 2.000 tên trong suốt 7 giờ chiến đấu tại làng Vyazovaya Poohta, tỉnh Tambov ngày 5 tháng 3 năm 1921 và sau đó chi huy sáu đợt phản công đánh giáp lá cà tiêu diệt các nhóm phiến loạn phản cách mạng.

        Zhukov nhớ lại một sự kiện kỳ lạ trong chiến dịch truy quét địch cuôi cùng vào cuối mùa hè năm 1921 như sau:

        Trong khi truy kích một nhóm phiến quân của Antonov, chúng tôi bất ngờ dụng đầu hai xe bọc thép lao ra từ một ngôi làng gần đó. Vì biết bọn phiến quân không có xe bọc thép, chúng tôi đã không bắn họ. Tuv nhiên, từ một vị trí rất thuận lợi, hai chiến xe bọc thép bỗng xả đạn vào chúng tôi. Điều gì xảy ra vậy? Chúng tôi cử các liên lạc viên tới đó. Hoá ra đó là các xe bọc thép của quân ta do đích thân Tư lệnh nối tiếng Uborevich ngồi trong chiếc dẫn đầu chỉ huy. Vì biết quân địch rút lui về phía khu rừng, ông đã quyết định đón lõng chúng. Điều tuyệt vời là chúng tôi đã làm rõ sự việc, nếu không đã có thảm họa.

        Đó là lần đầu tiên Zhukov gặp Uborevich. Sau này, vào những năm 1932-1937, họ còn gặp nhau nhiều lần khi Uborevich là Tư lệnh Quân khu Belorussia, còn Zhukov chỉ huy một sư đoàn kỵ binh.

        Trong hồi ký của mình, Zhukov có trích dẫn lời của tướng Anh Knox, ông ta đã báo cáo Chính phú Anh trong thời kỳ Cách mạng Tháng Mười rằng, có thể nghiền nát một triệu lính Hồng quân, nhưng khi 150 triệu dân Nga ủng hộ Hồng quân và chống lại Bạch vệ, thì thật là phù phiếm nêu bỏ công của ra hậu thuẫn cho chế độ cũ.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Chín, 2019, 10:19:53 am

        Zhukov đã dưa ra một vài số liệu thống kê về ảnh hưởng của Đảng trong quân đội như sau: Đến tháng 10 năm 1918, có khoảng 35.000 đảng viên phục vụ trong quân đội; một năm sau, con số này đã vào khoảng 120.000 và đến tháng 8 năm 1920 là 300.000, chiếm 50% tổng số đảng viên lúc bấy giờ. Mặc dù chịu rất nhiều tổn thất trong những năm 1918-1920, nhưng đến cuối năm 1920, lực lượng Hồng quân Xô viết có 5.500.000   người. Trong giai đoạn đó, khoảng 800.000 người hy sinh, bị thương hoặc mất tích và gần 1.400.000 người bị chết vì các bệnh hiểm nghèo do thiếu lương thực và quần áo, giầy dép, thuốc men và chăm sóc y tế khác.

        Chính sự hy sinh vô cùng cao cả của nhân dân Nga trong suốt thời kỳ hậu chiến cùng sự tập trung quyền lực tuyệt đối của quân đội với kỷ luật thép là nhân tố giúp họ giành chiến thắng.

        Bằng lòng nhiệt huyết của một chỉ huy quân đội, Zhukov đã nỗ lực hết mình khắc phục những thiếu hụt về trình độ giáo dục. Khi có cơ hội được tham dự các khóa huấn luyện nâng cao, ông đều nhiệt tình tham gia. Ví dụ, năm 1924. ông đã dự khóa học một năm tại Trường huấn luyện kỵ binh cao cấp ở Leningrad. Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, ông được đi phép ngắn ngày và về thăm quê. Mẹ ông tuổi đã cao nhưng vẫn phải làm việc rất vất vả. Chị ông có hai con nhưng nhìn già hơn tuổi. Tình hình rối loạn những năm hậu chiến và nạn đói năm 1921 - 1922 đã ảnh hưởng đến mọi người dân trong làng. Nhiều gia dinh đã mất trắng gia súc trong vụ mất mùa năm 1921. Zhukov cảm thấy thực sự đau lòng khi chứng kiến nơi chôn rau cắt rốn của mình thật quá nghèo nàn. Zhukov nhanh chóng trở thành người bạn của mấy đứa cháu. “Chúng thích lục lọi valy của tôi, lấy ra bất cứ thứ gì mà chúng thích”.

        Từ năm 1929 đến 1930, Zhukov tốt nghiệp thêm một khóa huấn luyện ở Mátxcơva dành cho các sĩ quan được quy hoạch làm chỉ huy các đơn vị lớn hơn. Trở về trung đoàn cũ, ông được cử làm chỉ huy một lữ đoàn thuộc Sư đoàn Kỵ binh Samara số 7. Dưới con mắt cấp trên, điều kiện để ông được lựa chọn do ông là một đảng viên lâu năm, bởi vì khi đó có nhiều sĩ quan từng phục vụ dưới chế độ Sa hoàng, nhưng do không xuất thân từ tầng lớp nông dân và không là đảng viên nên vẫn còn gây tâm lý nghi ngại.

        Năm 1931, Zhukov, ở tuổi 34, được đảm nhiệm chức Trợ lý Thanh tra lực lượng Kỵ binh của Hồng quân. Một số cấp dưới của ông tỏ ra vui mừng khi ông ra đi vì cho rằng ông “nghiêm khắc quá đáng và thô lỗ”. Nhưng một số nhà sử học đương đại như William J. Spahr lại cho rằng, tiếng tăm về sự quá nghiêm khắc của Zhukov có khi lại là một lợi thế của ông trong giai đoạn quân đội đang trong quá trình xây dựng. Chính Zhukov cũng hay đề cập đến vấn đề này, đôi khi ông thừa nhận mình có lỗi nhưng ông cũng đưa ra một giải thích. Ông viết trong hồi ký:

        “...Công việc đời hỏi phải luôn cẩn trọng của một người lính khiến tôi thường xuyên cảm thấy áp lực. Một số người đã không hiểu được rằng bản thân tôi rõ ràng không thể tránh được những khuyết điểm của một con người. Dĩ nhiên, bây giờ tôi nhận thức được rõ ràng những khuyết điểm này hơn và có nhiều kinh nghiệm để học hỏi hơn. Tuy nhiên, thậm chí đến bây giờ (vào năm 1968), tôi vẫn cho rằng, không ai có quyền được hưởng một cuộc sống hạnh phúc nhờ vào sự lao động của người khác. Điều này càng đặc biệt quan trọng hơn đối với những người lính, những người sẽ phải ra chiến trận, những người coi thường sự hy sinh tính mạng, họ phải nhận thức được rằng, họ chính là những người tiên phong để bảo vệ Tố quốc”.

        Năm 1933, Sư đoàn Kỵ binh số 4 cần phải có một chỉ huy mới vì sư đoàn này được coi là có tinh thần chiến đấu rất thấp. Vị lãnh đạo huyền thoại thời Nội chiến S.M. Budenny đã chọn Geogri Zhukov cho cương vị đó. Chỉ trong hai năm dưới sự lãnh dạo của Zhukov. Sư đoàn Kỵ binh số 4 đã được thương một huân chương cao quý và trở thành một trong những sư đoàn xuất sắc trong toàn quân.

        Nhận xét chung nhất vế những năm trước chiến tranh. Zhukov nói rằng, chính kinh nghiệm đúc rút được từ cuộc Nội chiến và những nguyên tắc cơ bản được xây dựng từ thời dó được áp dụng thành công trong những năm 1930 và đầu những năm 1940 sau này.

        Suốt những năm 30. nước Nga đã chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh với Đức Quốc xã. Nhưng trước khi tiến hành cuộc chiến tranh vĩ dại này, nước Nga còn phải dương đầu với những cuộc thanh lọc nội bộ cuối những năm 1930, hay còn được biết tới dưới một tên khác là Cuộc đại thanh trừng.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Chín, 2019, 10:21:28 am
     
CHƯƠNG 4

CUỘC ĐẠI THANH TRỪNG

        Zhukov cay đắng nói về những tốn thất mà Stalin đã gảy ra cho đất nước khi sát hại những nhà lãnh đạo cao cấp nhất của quân đội, “Dĩ nhiên, đối với tôi, họ là những nạn nhản vô tội”.
ANDREI GROMYKO, Hồi ký, Luân Đôn, 1989        

        Tháng 6 năm 1937, dư luận nhiều nước phương Tây xôn xao trước những sự kiện xảy ra ở đất nước Xô viết. Cũng giống như đa số người phương Đông và phương Tây ngày nay nói về sự đương đầu với các hoạt động khủng bố, hồi đó người ta bàn tán không ngớt về những tội ác của một chế độ chuyên chế. Thật bất hạnh, Mátxcơva thông báo, một nhóm sĩ quan quân đội  cấp cao đã bị bắt giữ và buộc tội phản bội Tổ quốc, hoạt động gián điệp và âm mưu lật do chính quyền; có dấu hiệu cho thấy “âm mưu của quân đội phát xít” chống chế độ của Josef Stalin. Tham gia thực hiện âm mưu này ngoài Leon Trotsky với vai trò là kẻ kích động, xúi giục (sau đó, khi vừa phải sang Mexico sống lưu vong, ông ta bị một kẻ ám sát đánh chết bằng một chiếc cuốc chim) còn có những nhân vật trong Hồng quân Xô viết bị coi là đồng phạm với Trotsky, cá thế giới được biết có một âm mưu ám sát những nhà lãnh đạo ở điện Kremlin. Chắp ghép những thông tin có được, lại hóa ra là chính mật vụ Gestapo của Hitler đã thực hiện cú lừa lớn nhất thời đại này. Lợi dụng bệnh hoang tưởng hay đa nghi nổi tiếng của Stalin, Gestapo đã bố trí để một tài liệu giả rơi vào tay những quan chức cao cấp của Tiệp Khắc, trong đó “chứng minh” rằng một trong các nguyên soái nổi tiếng của Stalin là Mikhail Tukhachevsky đang âm mưu loại bỏ nhà lãnh đạo Xô viết với sự hậu thuẫn của nước Đức. Những người Tiệp Khắc đầy trách nhiệm đã gửi “tài liệu mật” này cho Kremlin; từ đây bắt đầu một cuộc thanh trừng đẫm máu tồi tệ trong Hồng quân.

        Stalin viện cớ chống “những kẻ thù của nhân dân” đang núp mình trong quân đội nên cần phải diệt trừ tận gốc. Theo cách nói của Stalin thì những kẻ này là những tên tay sai của Đức Quốc xã. Ông ta ám chỉ đến Hitler và các tướng tá của hắn vẫn nuôi ý đồ bóp nát Hồng quân Xô viết khiến họ không thể bảo vệ được đất nước; chúng hy vọng sẽ biến nước Nga thành một “Tây Ban Nha thứ hai”. Mặc dù các phiên tòa quân sự được tổ chức bí mật, nhưng Chính phủ và báo chí do Đảng kiểm soát tuyên bố rằng những sĩ quan bị bắt giữ đã nhận tiền vàng của Đức và Nhật; họ đưa ra tòa, bị kết án tử hình hoặc phạt tù. Sau những phiên tòa quân sự bí mật là một vài phiên tòa quan trọng được mở cửa cho công chúng và người nước ngoài, trong đó có các nhà ngoại giao. Tại những phiên tòa này có cả các lãnh đạo Đảng, giới công chức, ngoại giao và những người khác chứng kiến.

        Trong một phiên tòa “mở” như thế, người ta đã đưa ra bằng chứng khẳng định Stalin suýt chết trong hai lần ám sát vào năm 1933 và 1935. Liệu những cơ quan mật vụ của Stalin hay của Hitler có đứng đằng sau những âm mưu ám sát có thực hay hoang tưởng này? Theo một tài liệu chính thức của Chính phủ Anh, người đứng đầu lực lượng cảnh sát mật OGPU ở Grudia và hai lính biên phòng đã bắn vào tàu của Stalin trên Biển Đen khi ông đang đi kiểm tra dọc bờ biển mùa hè năm 1933. Âm mưu bị thất bại vì vận tốc của tàu và khoảng cách từ tàu vào bờ khá lớn. Âm mưu ám sát Stalin lần thứ hai bằng một khẩu súng tự động kiểu Đức tại nơi ông ta đang hưởng kỳ nghỉ thất bại do kẻ thực hiện đến muộn. Người ta tuyên bố, các bước thực hiện kế hoạch ám sát này là do Yuri Pyatakov, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nặng chỉ đạo. Ổng ta bị cáo buộc là đã nhận lệnh từ Trotsky đang sống lưu vong ở nước ngoài. Pyatakov sau đó bị buộc tội phản bội Tổ quốc và bị xử bắn.

        Nhà sử học và tiểu sử gia Dmitri Volkogonov khẳng định những âm mưu chống lại Stalin nói trên là bịa đặt: “Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng, không hề có âm mưu hay ý đồ nào nhằm sát hại Stalin thời gian này. Không có cá nhân nào dám âm mưu sát hại ông ta cả”. Và ông cũng nói: “Nếu có thì đó phải là người Mỹ và chắc chắn Stalin đã “bị khử’ bởi vì người Mỹ không dung thứ một kẻ bạo chúa như Stalin... Nhưng thật dễ dàng cho Stalin lãnh đạo người Nga vì lúc đó Mỹ đang coi ông ta là vị Thánh trong khi ông ta lại đang hủy diệt hàng triệu người dân Nga”. Tuy nhiên, cũng không thể nói rằng, Stalin không có đối thủ; nhờ những cuộc thanh trừng trong những năm 1930, Stalin rõ ràng là đã gạt bỏ được những phần tử chống đối ở Nga, chưa tính đến những người ủng hộ Leon Trosky nhiệt thành1.

-----------------
        1. Tác giả đã có cuộc phỏng vấn nhà sử học Dmitri Volkogonov năm 1991.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Chín, 2019, 10:22:39 am

        Cuộc thanh lọc trong giới quân sự đã ảnh hưởng lớn đến an ninh của đất nước. Trong những người bị bắt giam ngoài Nguyên soái Tukhachevsky, người tiên phong trong việc tổ chức lại quân đội Xô viết, còn có Nguyên soái Vasily Blyukher, ngưòi anh hùng của cuộc Nội chiến, tự nguyện gia nhập lực lượng Hồng quân và Đảng Bônsêvích từ năm 1918 và I.P. Uborevich. một người dũng cảm mà Zhukov rất ngưỡng mộ và học hỏi được rất nhiều điểu. Bị đưa ra tòa án binh còn có nhiều sĩ quan cấp cao khác, tất cả đều bị buộc tội mưu phản. Chủ tịch Tiệp Khắc Kdvard Bones viết trong hồi ký rằng, ông đã được biết về “một bè lũ chống Stalin” liên quan tới Tukhachevsky và gửi những tài liệu chứng minh mà ông tin là xác thực cho Mátxcơva.

        Một Nguyên soái khác cũng bị buộc tội mưu phản là Jan Gamarnik. Người ta phát hiện thấy ông đã chết, rõ ràng là tự sát. Năm 1989. nhà su học quân sự Dmitri Volkogonov đã kê với tác gia rang, Gamarnik đã được yêu cầu giữ vai trò một trong những thấm phán tại phiên tòa xét xử Tukhachevsky, nhưng ông không thể nhận vì họ là bạn bè của nhau. Và ông cũng biết nếu từ chối tham gia “Bồi thẩm đoàn" ông sẽ bị bắn, vì vậy, Gamarnik đã chọn giải pháp duy nhất để phản đối là tự bắn mình. “Có khá nhiêu trường hợp tương tự như vậy -  những sĩ quan đã chọn cách tự sát để thể hiện sự không đồng tình với Stalin. Volkogonov bổ sung.

        Một trong những vụ việc kỳ dị liên quan là trường hợp Trung tướng A.Y. Lapin, Tư lệnh Không quân vùng Viễn Đông. Được biết, ông đã tự sát trong tù sau khi bị bắt trong cuộc thanh trừng nàv. Theo tờ Times ở Luân Đôn, trước khi chết. Lapin đã viết một bức huyết thư và lén gửi ra ngoài. Bức thư viết: "Tôi đã khai nhận sai sự thật về những vấn đề mà tôi không hê biết và do luôn bị đe dọa dùng các biện pháp tra tấn mới nên tôi đã thừa nhận mọi điều mà người ta quy cho tôi. Tôi không phản bội cách mạng và không hề có bất cứ sự liên hệ nào với những phần tử như vậy dưới bất kỳ hình thức nào”.

        Phiên tòa xét xử những nhà chỉ huy quân sự kiệt xuất đó rõ ràng đã khiến Zhukov rất đau lòng, vì cá nhân ông biết một vài người trong số những người bị coi là “kẻ thù của nhân dân”. Mặc dù hầu như không đả động gì về các phiên tòa đó trong những bản hồi ký đầu, nhưng sau này ông nói tới nhiều hơn về những người bị thanh trừ, đặc biệt là Tukhachevsky và Uborevich. Ông đề cập tới khoảng 20 trường hợp. Một số nguyên lý cơ bản của chiến tranh mà Zhukov đã rút ra và áp dụng thành công trong chiến dịch có quy mô lớn ở Khalkin Gol, Mông Cổ chính là do Tukhachevsky vào một số người bị buộc tội có mưu đồ làm phản xây dựng lên. Chẳng hạn như: lực lượng thiết giáp phải tấn công độc lập; các chiến dịch phải được thực hiện có chiều sâu; hoạt động trinh sát, quân báo phải luôn được duy trì, có hiệu qua; hoạt động nghi binh và tấn công trước nhằm chiếm lợi thể phải được ưu tiên hàng đầu... Tất cả những điều này đã hình thành nên hạt nhân trong nghệ thuật quân sự của Zhukov.

        Nhưng trong bối cảnh “đâu đâu cũng thấy gián điệp” thời đó, Zhukov và hàng nghìn người như ông luôn bị thẩm tra về những mối quan hệ của họ với những người đã bị buộc nhiều tội khác nhau và đang bị cầm tù. Trên thực tế, hàng chục sĩ quan cấp cao mà Zhukov quen biết với tư cách cá nhân đã không thoát khỏi cảnh bắt giữ.

        Người ta ước tính, khoảng 45% sĩ quan cấp cao và sĩ quan chính trị trong lục quân và hải quân đã bị bắn hoặc cho giải ngũ. Trong khoảng 850 sĩ quan chỉ huy, từ cấp Đại tá tới Nguyên soái, có tới 85% bị thanh loại. Nhiều người sau này về sau được phục chức, như K.K. Rokossovsky. Ông bị tù 2 năm từ trước chiến tranh. Trong cuốn Những năm tháng đen tối trong cuộc đời tôi, tướng Gorbatov kể lại việc ông bị bắt giữ và hoàn cảnh đáng thương ở nơi lưu đày - Siberia trước khi được triệu hồi trở về nhận nhiệm vụ ra tiền tuyến chống bọn xâm lược Đức.

        Đặc biệt là, từ năm 1936 tới năm 1938 đã có tổng cộng 41.200 người bị “thanh lọc”. Các cuộc thanh trừng đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm giảm sức chiến đấu của Hồng quân. Các tướng lĩnh Đức có nhận xét rằng, Hồng quân không phải là đối thủ của quân đội Quốc xã. Nhà sử học Richard Overy đã đưa ra một quan điểm thú vị. Theo ông, những lập luận cho rằng các cuộc thanh trừng đã làm suy yếu Hồng quân và Hải quân Xô viết dựa trên đánh giá quân đội Xô viết trước khi xảy ra cuộc thanh trừng có sức chiến đấu cao hơn là không đúng, vì có một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực tế. Tính hiệu quả trong chỉ huy và kiểm soát của Hồng quân khi đó không cao; công tác huấn luyện, đào tạo kiến thức về quân sự trong sĩ quan và hạ sĩ quan ở mức thấp, chưa kể đến tình trạng sợ trách nhiệm, sợ bị đưa ra “tuyến đẩu” lan rộng trong Hồng quân1.

-----------------
        1. Nhà sử học người Anh Jonathan Haslem đã viết rằng, những cuộc thanh trừng của Stalin lại tạo thuận lợi cho chính phủ nhiều nước phương Tây, những kẻ trước chiến tranh “theo hệ tư tưởng thù địch với những người Nga đi theo cách mạng” không có ý định trở thành đồng minh với Mátxcơva. (J. Haslem, Liên bang Xô viết và cuộc chiến đấu vì nền an ninh chung ở châu Âu, 1933 - 1939, New York, 1984.)


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Chín, 2019, 10:06:26 am

        Zhukov bị một ủy viên trong Hội đồng Quân sự của Quân khu Belorusia, Filipp Golikov, thẩm vấn ở Minsk. Zhukov có biết một số sĩ quan bị bắt từ trước, trong đó có Rokossovsky và Serdich, nhưng ông thẳng thắn nói rằng, cả hai đều là những người yêu nước và Đảng viên trung thành. Zhukov nhận thấy câu trả lời của ông không làm Golikov hài lòng.

        Golikov nêu ra hai điểm. Một là, có những báo cáo cho biết Zhukov đã đối xử rất khắt khe với chiến sĩ, thậm chí là thô bạo và không đánh giá đầy đủ tầm quan trọng của các chính trị viên. Đáp lại, Zhukov nói rằng ông chỉ gay gắt với những người bê trễ với nhiệm vụ. Hai là, có thông tin về việc vợ của Zhukov đã làm lễ rửa tội cho con gái thứ hai của họ là Ella. Zhukov bác bỏ điều này.

        Rõ ràng đó không phải là một cuộc thẩm vấn dễ chịu và Zhukov băn khoăn là liệu nó có gây trở ngại cho ông về khả năng trở thành Tư lệnh của Sư đoàn Kỵ binh số 3. Nhưng điểu đó không xảy ra. Và khi đảm nhận cương vị mới, Zhukov nhận thấy ngay, các đơn vị đang rất cần được tăng cường huấn luyện về chiến thuật quân sự lẫn giáo dục chính trị theo từng cấp tương ứng. Ông xác định đó là hậu quả của những cuộc thanh trừng, làm cho tinh thần và kỷ luật trong binh lính giảm sút. Những người chỉ huy bị coi là nghiêm khắc nhất luôn là mục tiêu của những kẻ mị dân, những kẻ cố gắng kết họ vào tội “kẻ thù của nhân dân”. Zhukov không phải là một người chịu sống thu mình, chấp nhận những điều phi lý mà luôn xông xáo. Nhưng ông cũng thừa nhận có sai sót trong nhiều trường hợp.

        Có lần, một sĩ quan cấp dưới yêu cầu ông giúp đỡ vì anh ta cảm thấy rất lo lắng khi bị triệu tập bất thường và có thể bị khai trừ khỏi Đảng tại một cuộc họp sắp tới, thậm chí có thể bị NKVD (tiền thân của KGB - ỦY ban An ninh nhà nước) bắt giam. Người sĩ quan này đang bị cáo buộc có quan hệ mật thiết với một trong những nhân vật cấp cao đã bị bắt giữ và xử bắn. Zhukov nhận lời tham dự cuộc họp. Anh sĩ quan kia còn bị tố cáo là không có tinh thần đồng đội và quá khắt khe trong chỉ huy chiến sĩ dưới quyền. Gần như chắc chắn anh ta sẽ bị loại ngũ và khai trừ khỏi Đáng. Zhukov phát biểu ý kiến bảo vệ người sĩ quan, để cao sự trung thực và năng lực của anh ta trên cương vị một chi huy. Ông cho ràng, trước khi “những kẻ thù của nhân dân” đó bị bắt thì làm sao người ta có thể biết mình cũng bị như vậy? Những lời tố cáo viên sĩ quan chỉ là thứ yếu so với tầm quan trọng chung. Khi cuộc họp kết thúc, quan điểm của Zhukov thắng thế. Người sĩ quan đó đã cảm ơn Zhukov trong làn nước mắt.

        Tuy nhiên, một trường hợp khác lại kết thúc trong bi kịch. Zhukov đã nhận lệnh chỉ huy Quân đoàn Kỵ binh số 6 do Tư lệnh Quân đoàn này bị thuyên chuyển tới Quân khu Kiev. Nhưng trong bầu không khí đầy sự trấn áp, khi đối diện với những lời cáo buộc của những kẻ nhỏ nhen trong một cuộc họp Đảng, vị Tư lệnh đã thừa nhận có quan hệ thân thiết với một trong các nguyên soái bị xử tử và lo sợ bị các cảnh sát mật tra khảo, ông ta đã tự tử. Zhukov không đề cập gì đến chuyện này trong cuốn hồi ký xuất bản lần đầu tiên của ông.

        Zhukov phải đương đầu với nhiều lời chỉ trích, cáo buộc của các tố chức Đảng trong Quân đoàn với không dưới 80 đảng viên khi đó. Chủ đề vẫn là cách xử sự, tác phong chỉ huy và quan hệ của ông với Uborevich, người bị xử tử mới đây (ít nhất họ đã từng có một lần ăn tối riêng với nhau) và “những kẻ thù của nhân dân” khác.

        Thật không may cho Zhukov khi mà người cáo buộc nhiều nhất lại chính là người phụ trách công tác chính trị của Sư đoàn Kỵ binh số" 4, S.P. Tikhomirov, người đã chiến đấu cùng với Zhukov trong nhiều năm, nhưng họ chưa bao giờ là những người bạn thân thiết của nhau. Trong cuộc họp, kẻ buộc tội ông lẩn tránh trách nhiệm và tỏ ra rất quỷ quyệt, không trả lời thắng thắn trước những câu hỏi trực tiếp của Zhukov. Ông ta không cho Zhukov cơ hội để thanh minh cho mình. Zhukov thừa nhận là có những lúc ông đã thiếu kiềm chế đối với những người thiếu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. Việc ăn tối với Uborevich chỉ là biểu hiện của mối quan hệ thân thiện giữa những người lính với nhau và đó chính là một mục tiêu của mọi đảng viên và họ hoàn toàn không có bất cứ một hành vi phản bội nào. Ông tin tương mạnh mẽ vào kỷ luật và khả năng chiến đấu của đơn vị và điều này càn phải được làm đầu tiên, trước khi có “những lời nói hay và tình đồng chí”.

        Lời giải thích của Zhukov được chấp nhận, nhưng để được đánh giá chính xác hơn, ông đã gửi điện cho Stalin và Voroshilov ở điện Kremlin. (Ông không bao giờ nhận được câu trả lời). Zhukov vẫn tiếp tục giữ vị trí công tác đó, nhưng không bao giờ tha thứ cho Chính ủy Tikhomirov và cắt đứt quan hệ với ông ta.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Chín, 2019, 10:07:58 am

CHƯƠNG 5

ZHUKOV Ở MÔNG CỔ

        Tôi đã chứng kiến nhiều chiến công anh dũng vĩ đại của Hồng quân Liên Xô, của những người lính Mông Cổ cùng các chỉ huy của họ.
G.K.ZHUKOV, Nhớ lại và suy ngẫm       

        Chiến dịch Khalkin Gol hầu như được biết tới ở phương Tây và dường như thoạt đầu ý nghĩa quan trọng của nó cũng chỉ được đánh giá là có mức độ nhất định. Tuy nhiên, trận chiến lớn giữa quân Nhật và lực lượng Xô viết ở Mông Cô năm 1939 đó còn có ảnh hương vượt ra ngoài phạm vi biên giới các nước tham chiến. Trước hết, chiến thắng của Georgi Zhukov đã giúp ổn định tình hình khu vực Viễn Đông. Thứ hai, thất bại ở Mông Cổ góp phần ngăn Nhật không cùng lúc xâm lược Liên bang Xô viết với quân của Hitler mà thay vào đó, chúng chuyển hướng xuống phía Nam, tấn công Hồng Kông và Singapore sau khi giành chiến thắng ở Trân Châu Cảng. Đối với riêng cá nhân Zhukov, đây chính là điểm khỏi đầu cuộc đời binh nghiệp mà về sau các chuyên gia đã đánh giá ông là một trong những người lính vĩ đại nhất của thế kỷ.

        Mọi việc bắt đầu từ một cuộc điện thoại ngày 1 tháng 6 năm 1939 từ Mátxcơva. Zhukov khi đó là Phó Tư lệnh Quân khu Belorussia và đang rất bận rộn chỉ đạo công tác diễn tập thì được yêu cầu phải có mặt tại Mátxcơva ngay ngày hôm sau.

        - Đồng chí có biết vì sao tôi lại được gọi về Mátxcơva đột ngột thể không? - Zhukov hỏi người sĩ quan ở đầu dây kia.

        - Tôi không biết. Tất cả những gì tôi biết là sáng mai đồng chí phải có mặt ở văn phòng của Nguyên soái Voroshilov.

        Ngày hôm sau, Zhukov trình diện Nguyên soái Voroshilov, người phụ trách các lực lượng quốc phòng Xô viết. Nguyên soái yêu cầu ông sẵn sàng nhận lệnh bay tới Mông Cổ vì các lực lượng Mông Cổ đang giao chiến với quân Nhật; bọn Nhật đã xâm nhập vào Mông cố từ phía Đông ở cấp sư đoàn. Sáng sớm ngày hôm đó (ngày 2 tháng 1 năm 1939), Zhukov đã được thông báo vắn tắt tình hình và xem bản đồ chiến sự.

        - Đồng chí hãy nhìn đây - Voroshilov chỉ vào bản dồ và nói

        - Đây là khu vực quân Nhật từ lâu đã tiến hành các cuộc tấn công khiêu khích vào các chiến sĩ biên phòng Mông cổ, còn đây là vị trí đơn vị đồn trú của quân Nhật ở Hailar đã xâm nhập vào lãnh thổ Mông cổ và tấn công những đơn vị biên phòng đóng quân ở khu vực phía Đông sông Khalkin. Tôi cho rằng, chúng đã tự dấn mình vào một cuộc phiêu lưu quân sự lớn. Dù thế nào đi nữa, giờ mới chỉ là bắt đầu... Đồng chí có thể ngay lập tức bay tới đó và nếu có yêu cầu, đồng chí có thể nhận nhiệm vụ chỉ huy bộ đội được không?

        - Tôi sẵn sàng đi ngay lúc này.

        - Rất tốt - Voroshilov, nguyên là lính kỵ binh trong cuộc Nội chiến và một trong những người bạn chí cốt của Stalin nói - máy bay sẽ đón đồng chí tại sân bay trung tâm lúc 16 giờ. Đồng chí phải ghé qua chỗ Smoridonov để nhận những tài liệu cần thiết và trao đổi về công tác liên lạc với Bộ Tổng tham mưu. Một tổ chuyên viên quân sự sẽ bay cùng đồng chí. Tam biệt và chúc đồng chí mọi điều tốt lành!

        Trước khi Zhukov đi, Voroshilov còn đưa cho ông cam kết của Chính phủ Liên Xô trong việc bảo vệ Mông cổ khỏi bất cứ cuộc ngoại xâm nào theo Hiệp ước ký ngày 12 tháng 3 năm 1936 giữa hai nước.

        Zhukov đã ghé qua chỗ Ivan Smorodinov, Quyền Tổng tham mưu trưởng. Ông yêu cầu: “Ngay khi tới nơi, đồng chí hãy nghiên cứu những gì đang xảy ra ở đấy và báo cáo về cho chúng tôi. Nhưng đồng chí phải thẳng thắn nêu ý kiến, không được  giấu giếm tình hình thực tế ở đó”.

        Đầu tiên, máy bay của Zhukov hạ cánh xuống thành phố Chita thuộc Siberia, phía Bắc Mông cổ, gặp các thành viên Bộ Tư lệnh Quân khu và nghe báo cáo sơ lược về những diễn biến mới nhất: không quân Nhật đã thâm nhập sâu vào không phận của Mông Cổ, truy đuổi và bắn phá các phương tiện cơ giới của Hồng quân Xô viết và Mông cổ.

        Ba ngày sau khi rời Mátxcơva, Zhukov đã tới Tamtsak -  Bulak nơi đặt Bộ chi huy của Quân đoàn Đặc biệt số 57 và gặp Tư lệnh N.F. Feklenko cùng Ban tham mưu Quân đoàn.

        Đáng chú ý, tình báo quân sự Nhật đã sớm biết được Zhukov có mặt ở Mông cổ. Hoá ra tin này do Kyojo Tominaga, nguyên Tuỳ viên quân sự tại Đại sứ quân Nhật ở Mátxcơva, cung cấp. Ông ta rất giỏi tiếng Nga và đã gặp Zhukov ở Mátxcơva. Tominaga, lúc đó đang làm việc tại Bộ Tư lệnh tối cao quân đội Thiên Hoàng ở Tokyo, nhớ ngay đến “phong cách của Zhukov” và đã tiên đoán chính xác rằng một cuộc phản kích lớn của quân Nga sẽ sớm nổ ra vì Georgi Zhukov đã tới chiến trường. (Tominaga sau trở thành một tướng “Thần phong” của không quân Nhật; trong chiến tranh ở Thái Bình Dương, chỉ huy một căn cứ “Thần phong" ở Philippines).


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Chín, 2019, 10:08:25 am

        Rõ ràng, đây chính là thời điểm mà Zhukov đã chờ đợi và chuẩn bị từ khi ông còn là lính kỵ binh trong cuộc Nội chiến. Giờ đây, ông chỉ huy một lực lượng quân đội lớn chống lại một đội quân được trang bị hiện đại. Không lãng phí thời gian, Zhukov khẩn trương xem xét tình hình và kết luận rằng quân Nhật không từ bỏ âm mưu đối với vùng Viễn Đông Liên Xô và chúng muốn nhanh chóng leo thang xung đột ở nơi này.

        Vào thời gian này, báo chí phương Tây bắt đầu tỏ ra quan tâm tới cuộc xung đột ở Mông Cô. Phản đối cuộc chiến ở nơi xa xôi này, phóng viên của tờ Times thường trú ở Mátxcơva viết: “Người Nhật tỏ ra khá nóng lòng để không chỉ chứng tỏ cho người Nga thấy được họ có đủ lực lượng tại Mãn Châu, mà còn nhằm thể hiện cho các chế độ dân chủ phương Tây thấy được những mối hiểm họa dành cho họ nếu trở thành đồng minh của Nga”.

        Sau khi giành thắng lợi, Zhukov đã tra lời phỏng vấn báo chí rằng, nếu quân Nhật thành công ở Khalkin Gol, chúng sẽ mở rộng kế hoạch chiến tranh với mục tiêu lâu dài là chiếm được vùng hồ Baikal và thành phố Chita, Siberia nhằm cắt đứt con đường giao thông đường sắt chiến lược xuyên Siberia. Ông cho rằng, cuộc tấn công của quân Nhật vào Mông Cổ thực sự là một cuộc thăm dò quân sự quan trọng, hay nói cách khác là “một thử nghiệm nghiêm túc. Cuộc chiến này có ý nghĩa quan trọng là để giới cầm quyền Nhật Bản khang định khả năng Hồng quân Liên Xô có trong tình trạng sẵn sàng tham chiến không”. “Kết quả ở chiến trường Khalkin Gol là lý do để quân Nhật quyết định tiếp tục dẩy mạnh hay lui về án binh trong thời kỳ đầu cuộc chiến chống phát xít Đức của Liên Xô.”

        Tại Mông Cổ, Zhukov nhanh chóng thấy rõ, Tư lệnh Quân đoàn Hồng quân đã không nhận thức được đúng tình hình thực tế ở đây. Một lý do là cơ quan chỉ huy đầu não dặt quá xa mặt trận. Zhukov đã hỏi Feklenko liệu vị Tư lệnh có tin là có thể chỉ huy được các đơn vị ngoài chiến trường không khi ở cách xa họ tới 120 km.

        - Đúng là chúng tôi ở khá xa mặt trận - Feklenko đáp - nhưng ở đó chưa được chuẩn bị đầy đủ về mặt tác chiến. Không có một km dường dây điện thoại hay điện báo nào, không có vị trí thuận lợi nào để đặt sở chỉ huy và không có đường băng cho máy bay.

        - Vậy chúng ta phải làm gì để có được tất cả những thứ đó?

        - Chúng ta cần phái cử người lấy gỗ và bắt đầu xây dựng căn cứ chỉ huy.

        Hoá ra chỉ có duy nhất một sĩ quan trong Bộ Tư lệnh Quân đoàn từng tới tận nơi dang diễn ra đụng độ. Zhukov không thể chấp nhận được những kiểu lười biếng đó và yêu cầu Tư lệnh Quân đoàn phải cùng ông ra ngay trận địa dê nghiên cứu tình hình. Nhưng Feklenko nói dang chờ một cú điện thoại khẩn từ Mátxcơva và đê nghị Phó Tư lệnh di với Zhukov.

        Trên đường ra mặt trận, Zhukov đã tìm hiểu được đầy đủ về tình hình của Quân đoàn, về khả năng sẵn sàng chiến đấu, cơ quan tham mưu. các cán bộ chỉ huy và các cán bộ chính trị. Quân đoàn phó M.S. Nikishev đã để lại trong Zhukov một ấn tượng rất tốt; sau này ông đã đánh giá về Nikishev như sau: “Đồng chí ấy hiểu rõ về công việc của mình, về đồng dội và tất cả những ưu khuyết điểm của họ”.

        Zhukov được chính thức giao toàn quyền chỉ huy các chiến dịch ở đây. Một mệnh lệnh từ Mátxcơva gửi tới, cách chức Tư lệnh Quân đoàn Đặc biệt số 57 của Feklenko và chi dịnh Zhukov dám nhiệm chức vụ đó.

        Sau khi đã khảo sát tỉ mỉ địa hình khu vực chiến sự và trao đối tình hình với các sĩ quan chỉ huy và cán bộ chính trị các đơn vị Hồng quân và bộ đội Mông cổ, trong đó có cá các sĩ quan tham mưu, Zhukov đã hiếu rõ được ít nhiều về tình hình thực tế ở đây, quy mô các vụ đụng độ giữa hai bên và khả năng chiến đấu của quân Nhật. Đồng thời, ông cũng nêu ra những thiết sót của bộ đội Liên Xô và Mông cổ. Một trong những sai sót nghiêm trọng nhất là công tác trinh sát toàn diện về quân địch không được thực hiện.

        Từ những quan sát của mình, Zhukov nhận định, chắc chắn quân Nhật không chỉ tranh chấp khu vực biên giới mà chúng còn có tham vọng xâm chiếm Siberia và vì thể chúng sẽ sớm leo thang xung đột ở đây. Cho nên, Zhukov khẳng định, lực lượng Quân đoàn Đặc biệt 57 đang triển khai ở Mông cố sẽ không thể chặn được bước tiến của quân Nhật, nhất là khi chúng tiến hành đồng thời các cuộc xung đột ở cả các vùng khác và từ nhiều hướng khác. Ngay lập tức, Zhukov đề nghị Mátxcơva chi viện; ông đề xuất lên Voroshilov một loạt các vấn đề lớn như: điều thêm các đơn vị không quân, ba sư đoàn bộ binh, một lữ đoàn tăng và bổ sung các đơn vị pháo binh trọng yếu. Ông nói rõ, nếu không thực hiện được những điều đó thì không thể giành thắng lợi.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Chín, 2019, 10:09:04 am

        Ngày hôm sau, mọi đề nghị của Zhukov được Bộ Tổng tham mưu ở Mátxcơva thông qua. Hàng trăm máy bay chi viện đã tới Mông Cổ cùng với các phi công giàu kinh nghiệm, trong đó có khoảng 20 người đã trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Điển hình là Y.V. Smushkevich, Phó Tư lệnh lực lượng Không quân, ông từng tham gia chiến đấu tại Tây Ban Nha chống Phi đội Thần Ưng của Đức trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Zhukov đánh giá Smushkevich là một nhà tổ chức tài giỏi, một chuyên gia về máy bay và một phi công ưu tú, “đồng chí ấy là một người khiêm tốn, một người chỉ huy tuyệt vời... được tất cả các phi công yêu quý”. Nhưng điều này cũng chẳng cứu ông thoát khỏi cuộc thanh trừng của Stalin trong quân đội, ông bị bắt và xử bắn vào cuối năm 1939. Sau khi số phi công mới tới, những kết quả khả quan đã đạt được ngay trong một thời gian ngắn. Theo ghi chép của Zhukov, ngày 22 tháng 6 năm 1939, 95 máy bay tiêm kích của Hồng quân đã có một trận không chiến quyết liệt với 120 máy bay Nhật trên bầu trời nước Cộng hòa Nhân dân Mông cổ. Nhiều phi công Anh hùng Xô viết tham gia trận đánh này và đã dạy cho quân Nhật một bài học đích đáng. Ngày hôm sau, không quân Nhật tiếp tục mở một cuộc tấn công quy mô lớn và lại bị đánh bại. Ngày 26 tháng 6, chúng tung những phi công xuất sắc nhất điều từ các đơn vị không quân Nhật đang hoạt động ở Trung Quốc vào trận, nhưng vẫn không thể dành quyền kiểm soát tình hình. Trong vòng bốn ngày, quân Nhật đã mất 64 máy bay.

        Các cuộc không chiến tiếp tục diễn ra thường xuyên, hầu như ngày nào cũng có; cho đến đầu tháng 7, tình hình mới bớt căng thẳng, ác liệt hơn trước. Qua những trận đánh ấy, các phi công Liên Xô đã nâng cao được kỹ năng lái máy bay và đã tôi luyện được ý chí chiến đấu.

        Konstantin Simonov, một nhà báo kiêm tiểu thuyết gia nổi tiếng, đã đến thăm sở chỉ huy của Zhukov trong suốt Chiến dịch Khalkin Gol. Sở chỉ huy được dựng từ những cây gỗ mới hạ và có một màn cửa để tránh muỗi, lối vào là một giao thông hào sâu, được lắp đặt kính ngắm của pháo binh để quan sát chiến trường. Simonov kể lại, khi Zhukov đang nói chuyện với ông, đột nhiên có một sĩ quan tình báo đem đến cho Zhukov một báo cáo. Zhukov đọc và tỏ ra rất thất vọng.

        Nhìn viên sĩ quan, ông nói:

        "Đồng chí nói quân địch có sáu sư đoàn - đó quả là một sự cường điệu đến ba lần. Chúng ta chắc chắn chúng chỉ có hai sư đoàn, còn lại chỉ là tưởng tượng thôi. Sự cường điệu hóa về lực lượng quân địch cũng nguy hiểm như việc ta đánh giá thấp khả năng của chúng vậy”. Trước khi cho người sĩ quan đi, ông nói thêm: “Đồng chí hãy nói với mọi người ngừng tưởng tượng về mọi thứ đi. Nếu như chúng ta không nắm được gì về tình hình của chúng thì cứ báo cáo trung thực là chưa biết được gì và đừng có tưởng tượng ra những sư đoàn không hể tồn tại của quân Nhật.”

        Còn có nhiều câu chuyện thú vị khác về cuộc chiến ở Khalkin Gol, về Zhukov và binh sĩ của ông. Dưới đây là một câu chuyện do chính Zhukov kể lại.

        Zhukov hỏi Simonov có biết thiếu tá lục quân Remizov không. Simonov trả lời không biết. Zhukov nói Remizov là “một người tốt và một chỉ huy giỏi”. Zhukov kế tiếp: “Tôi rất quý đồng chí ấy và thích đến thăm đồng chí ấy. Thỉnh thoảng tôi muốn giải lao một lát để uống trà. Một lần, khi chúng tôi đang tấn công quân Nhật, Remizov dẫn đầu trung đoàn truy kích quân địch quá xa, vượt qua biên giới mà không biết. Ngay lập tức, quân Nhật điều lực lượng chủ lực tới phản kích. Chúng tôi phải điều lữ đoàn thiết giáp đến đó ngay, tiến thẳng về phía trung đoàn của Remizov từ hai cánh và chọc thủng vòng vây của địch... mở đường cho Remizov rút lui. Sau đó, có người đã gửi một bản báo cáo với nội dung không tốt về Remizov về Mátxcơva, để nghị đưa Remizov ra tòa án binh vì đã cố ý vượt qua biên giới. Nhưng tôi không nghĩ phải đưa đồng chí ấy ra tòa án binh. Tôi quý người sĩ quan này, đồng chí ấy có tinh thần tiến công. Liệu có người chỉ huy nào trong suốt một trận đánh lại không biết nên tiên hay lui, chuyển hướng tấn công sang trái hay bên phải và không thể tự quyết định bất cứ việc gì? Chúng ta cần loại người như vậy ư? Chúng ta cần những người biết xung phong. Vì vậy, tôi đã gửi ý kiến phản đối về Mátxcơva và đề xuất biểu dương tinh thần chiến đấu của Remizov. Và đồng chí ấy không những không phải ra tòa án binh, mà còn được khen thưởng. Sau này, Remizov đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô1.”

------------------
        1. Zhukov, Nhớ lại và suy ngẫm, 1985; K.Simonov, Khalkin Gol, (Literaturnaya Gazete, ngày 24 tháng 7 năm 1974).


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Chín, 2019, 10:09:21 am

        Zhukov thuật lại hoàn cảnh Remizov hy sinh:

        “Remizov là một người quả cảm, anh hùng, nhưng lại hy sinh một cách vô nghĩa khi đang nghe điện thoại. Đài quan sát của đồng chí ấy ở vị trí rất bất lợi, nguy hiểm trên địa hình trống trải. Khi đồng chí ấy đang nghe điện thoại thì một viên đạn bay tới găm trúng vào tai”.

        Một sĩ quan khác cũng hy sinh một cách vô nghĩa mà đáng lẽ có thể tránh được.

        Yakovlev, Lữ đoàn trưởng xe tăng, là một người rất dũng cảm và là một chỉ huy giỏi. Đồng chí ây cũng hy sinh trong một hoàn cảnh rất không đáng có. Một toán khoảng 300 tên lính Nhật đột kích vào khu vực gần khu trung tâm của quân ta. Lực lượng địch không đông nhưng khu trung tâm của ta có thể gặp nguy hiểm, nên tôi ra lệnh cho Yakovlev trực tiếp đến tiêu diệt nhóm quân Nhật này. Anh ấy tập trung lực lượng bộ binh và tổ chức tấn công. Yakovlev đứng trên nóc một chiếc xe tăng để chỉ huy bộ đội. Một tên lính bắn tỉa của Nhật đã nổ súng và giết chết đồng chí ấy ngay tại chỗ. Đó quả thực là một điều rất đáng tiếc, bởi vì Yakovlev là một chỉ huy rất giỏi.”

        Zhukov là một trong những lãnh đạo quân sự thường xuyên bị chỉ trích là không coi trọng tổn thất về sinh mạng bộ đội trong tấn công địch, ở Khalkin Gol, nhiều chiến dịch đang lên kê hoạch nhưng mức thiệt hại nặng cụ thể đã được xác định và được biện minh phải chấp nhận như vậy nêu muốn dành thắng lợi.

        Sau đây là một trường hợp. Cuối tháng 6, các lực lượng chủ lực của quân Nhật như bộ binh, pháo binh lợi dụng đêm tối đã vượt sang bờ Tây sông Khalkin Gol với âm mưu tấn công tiêu diệt các đơn vị Xô viết - Mông cổ đang chiến đấu ở bờ phía Đông. Nhưng quân của Zhukov không có lực lượng dự bị cả bộ binh lẫn pháo binh ở gần đấy để ngăn chặn. Chỉ có một đơn vị xe tăng và một đơn vị cơ giới bọc thép đang ở phía trước là có thể ngăn được đòn tấn công. Nhưng một trận chiến đấu đơn độc của các đơn vị xe tăng và cơ giới bọc thép không có bộ binh yểm trợ là rất nguy hiểm và không tuân thủ học thuyết quân sự lúc bấy giờ.

        Bất chấp tình hình, Zhukov vẫn quyết định điểu hai lữ đoàn tăng và cơ giới cùng một tiểu đoàn cơ giới độc lập đến tiêu diệt quân Nhật. Zhukov nói: “Tôi quyết định tấn công quân Nhật đang đổ bộ bằng lữ đoàn xe tăng, mặc dù tôi biết rằng nếu không có sự yểm trợ của bộ binh, chúng tôi có thể sẽ bị tổn thất nặng, tuy nhiên chúng tôi rất thận trọng”.

        Và đúng là họ đã tổn thất khá nặng. Mặc dù, với khoảng 200 xe tăng và có tinh thần quyết tâm chiến đấu cao, nhưng họ vẫn bị thiệt hại nặng do hỏa lực của pháo binh Nhật. “Nhưng dù sao thì chúng tôi củng đã chuẩn bị tinh thần cho khả năng này”, Zhukov nói, “khoảng một nửa quân số lữ đoàn hy sinh hoặc bị thương và một trăm xe tăng bị phá hủy”. “Chúng tôi đã lường trước được hậu quả. Các đơn vị thiết giáp của Liên Xô và Mông Cố yểm trợ cho bộ đội xe tăng thậm chí còn bị tổn thất nặng hơn. Nhiều chiếc xe tăng bốc cháy trước mắt tôi”. Có chỗ, 24 trong số 36 chiếc xe tăng xuất phát ban đầu đã bị phá hủy. Tuy nhiên, Zhukov cũng được an ủi: “Dù sao chúng tôi cũng đã chặn đứng được bước tiến của sư đoàn Nhật”.

        Một “tình huống khó khăn” khác, theo lời Zhukov, đã xảy ra khi quân Nhật tung những lực lượng tinh nhuệ nhất vào hòng tiêu diệt các đơn vị Xô viết đóng ở bờ Đông sông Khalkin Gol. Phó Ủy viên nhân dân Quốc phòng, Nguyên soái G.I. Kulik, đang có mặt tại sở chỉ huy của Zhukov, đã ra lệnh cho đơn vị pháo binh của Zhukov rút khỏi khu vực bờ Đông sông Khalkin Gol vì lo ngại rằng đơn vị mày có thể bị địch không chế. Zhukov đã thẳng thừng phản đối, vì cho rằng nếu pháo binh rút đi, thì kéo theo mọi thứ đã giành được từ tay địch và cả lực lượng bộ binh cũng phải rút theo. “Tôi không thể bảo đảm cho lực lượng bộ binh mà không có pháo binh. Pháo binh là bộ phận xương sống đế phòng vệ. Tại sao lại lực lượng bộ binh đơn phương độc mã chiến đấu và chịu đế địch tiêu diệt? Nếu rút thì phải rút tất cả các lực lượng.”

        Nói ngắn gọn là, Zhukov từ chối tuân theo mệnh lệnh của Kulik và giải thích lý do việc không tuân thủ lệnh cấp trên cho Mátxcơva - vì sẽ không có lợi nêu rút lực lượng pháo binh khỏi khu vực đã giành được từ tay địch. Ý kiến của ông được chấp thuận, còn Kulik bị gọi trở về Mátxcơva ngay hôm ấy.

        Zhukov nhận định, quân Nhật chỉ có thể triển khai một lần lực lượng lớn xe tăng. Nhận được tin xe tăng Nhật đang tiến ra vùng chiến sự, ông cho bố trí trước pháo binh tại khu vực duy nhất mà xe tăng địch có thế tác chiến được và bọn Nhật đã triển khai các đơn vị xe tăng của chúng theo đúng nhận định đó. Dưới sự chỉ huy của Zhukov, pháo binh Hồng quân đã dội mưa đạn vào quân địch, khoảng 100 xe tăng địch đã bị trúng đạn và bốc cháy, chỉ duy nhất một chiếc thoát được trở về.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Chín, 2019, 10:09:36 am

        Trong hồi ký của ông, Zhukov đánh giá cao những phi công ném bom kiểu bổ nhào của quân Nhật (mặc dù chúng thường ném bom ở tọa độ khá cao) và hiệu quả của lực lượng súng phòng không của chúng. Zhukov nói rằng, quân Đức đã thử nghiệm súng phòng không của mình cùng với loại của Nhật trong điều kiện như thật.

        Zhukov bước vào cuộc chiến chống Đức Quốc xã với vị thế của một nhà chỉ huy quân sự đã giành được một chiến thắng mang ý nghĩa quyết định trong một chiến dịch có sự hiệp đồng tác chiến của lực lượng cơ giới và không quân. Simovov cho rằng, trong cuộc trao đổi với Zhukov sau chiến tranh, Nguyên soái rất trân trọng những sự kiện ở Khalkin Gol.

        Zhukov nói, Bộ Chỉ huy quân Nhật tin chắc sẽ giành chiến thắng ở Khalkin Gol nên đã mời các tùy viên quân sự và phóng viên của Đức và Italia đến khu vực này để chứng kiên chiến thắng trong tầm tay.

        Nhưng một nguy cơ mới lại nhanh chóng đến với Zhukov.

        Trước bình minh ngày 3 tháng 7, đại tá I.M. Afonin, Cố vấn cao cấp của quân đội Mông Cổ lên núi Bain - Tsagan đế kiểm tra các trận địa phòng ngự của Sư đoàn kỵ binh số 6 của Mông Cổ. Ông phát hiện quân Nhật đã lợi dụng trời tối vượt qua sông Khalkin Gol và tấn công các đơn vị quân Mông Cổ. Lợi dụng ưu thể về lực lượng và hỏa lực, bọn Nhật đã chiếm giữ được ngọn núi và khu vực kế cận, còn Sư đoàn kỵ binh phải rút lui về hướng Tây Bắc. Rõ ràng, không có gì có thể ngăn chặn quân Nhận sẽ đánh mạnh vào hai bên sườn và sau lưng các lực lượng chủ lực của bộ đội Xô viết và Mông Cổ.

        Zhukov ngay lập tức ra lệnh cho các đơn vị dự bị triển khai đến khu vực núi Bain - Tsagan theo hướng chính diện và tấn công địch. Ông cũng tố chức chuẩn bị một đòn tấn công hiệp đồng giữa các lực lượng gồm một lữ đoàn xe tăng, một trung đoàn cơ giới, một lữ đoàn pháo binh cùng với một tiểu đoàn pháo binh của Xô viết phối hợp với một tiểu đoàn thiết giáp của Mông Cổ. Tất cả các máy bay hiện có cũng nhận được lệnh báo động.

        Yếu tố thực sự vô cùng quan trọng đối với Zhukov là phải cầm chân quân địch bằng hỏa lực của không quân và pháo binh cho đến khi các lực lượng dự bị tới và tổ chức phán công. Đế ngăn không cho quân Nhật vượt sông và đưa lực lượng lên khu vực núi, bom và pháo hạng nặng liên tục dội xuống không ngớt. Lúc này, quân Nhật áp đảo về số lượng, có tối 10.000 quân, trong khi bộ đội Xô viết chỉ có hơn 1.000 người, Lữ đoàn xe tăng số 11 của Zhukov có 150 chiếc và được tăng cường 154 xe bọc thép của Lữ đoàn thiết giáp số 7 và một tiểu đoàn thiết giáp trang bị pháo 45 ly của Mông cổ. Vì vậy, quân át chủ bài của Zhukov chính là đơn vị thiết giáp. Không có thời gian để trì hoãn đòn phản kích nữa, vì bọn Nhật đã nhận thấy sự lợi hại của xe tăng đối phương nên nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng thủ và bắt đầu ném bom vào đội hình xe tăng. Các xe tăng của Zhukov không có chỗ ẩn nấp vì địa hình hàng trăm kilômét ở khu vực này đều là hoàn toàn trông trải, thậm chí không có lấy một bụi rậm nhỏ. Đến 3 giờ sáng ngày 5 tháng 7, sức kháng cự của quân Nhật bị bẻ gãy và buộc phải rút lui.

        Một lính Nhật đã ghi lại những sự kiện xảy ra trong ngày 3 tháng 7 như sau: “Hàng chục xe tăng bất ngờ tấn công, khiến hàng ngũ quân ta hỗn loạn kinh khủng... Ngựa hý vang tròi, chạy tán loạn kéo theo những xe kéo pháo, ôtô tản ra mọi hướng. Hai máy bay bị bắn rơi. Tất cả quân lính bị mất tinh thần”.

        Quân Nhật tiếp tục rút lui về bên kia sông, nhưng các phương tiện vượt sông đã bị công binh của chúng phá hủy vì sợ xe tăng Xô viết đột phá sang. Zhukov kể lại: “Những tên sĩ quan Nhật mặc nguyên quân phục cắm đầu nhảy xuống nước và chìm nghỉm trước mắt các chiến sĩ xe tăng”. Kêt thúc trận đánh, hàng nghìn xác chết, hàng đống xác ngựa, vô số các loại súng, đại bác, súng máy và ô tô bị phá hủy, hư hỏng ngốn ngang trên núi Bain - Tsagan; 45 máy bay Nhật, trong đó có 20 máy bay ném bom bố nhào bị bắn rơi.

        Thất bại thảm hại của quân Nhật tại núi Bain - Tsagan và việc phòng ngự ở bờ Đông sông Khalkin thắng lợi đã cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân Zhukov cũng như các đơn vị quân đội Mông Cổ. Các sĩ quan và chiến sĩ cùng những người lính nước bạn chúc mừng nhau chiến thắng. Cũng vào thời điểm đó, một cuộc tổng tấn công cũng được chuẩn bị để có thể mở màn trước ngày 20 tháng 8.

        Việc tập trung các lực lượng và mọi hoạt động di chuyến quân được ngụy trang bằng tất cả các âm thanh, tiếng động có thể, đặc biệt là tiếng động cơ máy bay, tiếng pháo, tiếng súng cối và súng máy. Để giấu tiếng động cơ xe tăng đang vào trận địa, trong đó có cả loại xe tăng đang thử nghiệm và sau này trở nên nối tiếng - T-34, Zhukov ra lệnh tháo các bộ phận giảm thanh và ống xả của xe kéo. Việc chuyên quân vào ban đêm được nguy trang bằng tiếng bom nố ầm ầm do không quân đánh vào hậu quân Nhật - đây là một bài học hữu ích trong việc nghi binh lừa địch trong tổ chức chiến đấu.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Chín, 2019, 10:07:13 pm

        Các sĩ quan tiến hành công tác trinh sát mặc quân phục của chiến sĩ. Zhukov cho rằng, chiến thuật nghi binh mang tính sống còn. “Chúng tôi biết quân Nhật thu được những cuộc đàm thoại và giải mã được những bức điện của chúng tôi”.

        Công tác tình báo rất khó tiến hành vì theo như Zhukov nói: không có dân cư sống ở khu vực này và cũng không có hàng binh Nhật. Tuy nhiên, máy bay Liên Xô đã cung cấp những bức ảnh có giá trị về hệ thống phòng thủ của địch. Nhưng do quân Nhật cũng sử dụng các biện pháp nghi binh, trong đó chúng dựng cả các mô hình, nên các chiến sĩ của Zhukov phải rất cẩn trọng khi đưa ra kết luận cuối cùng và phải kiểm tra đi kiêm tra lại để khẳng định đâu là thật, đâu là mô hình giả của địch.

        Trong tình hình đó, Zhukov có bất đồng ý kiến sâu sắc với một chỉ huy quân sự cấp cao là G.M. Shtern, nguyên cố vấn của Chính phủ Cộng hòa trong Nội chiến Tây Ban Nha, hiện giữ chức Tư lệnh Phương diện quân Liên Baikal nhưng được điều động tới Khalkin Gol. Tuy nhiên, vai trò của ông ta đường như rất mờ nhạt, có lẽ là ông ta đóng vai trò là một nhà ngoại giao hợp hơn là một nhà quân sự.

        Trong ngày thứ ba của cuộc tổng tiến công tháng 8 tại Khalkin Gol, khi các hoạt động quân sự đã giám xuống, Zhukov có cuộc trao đổi với G.M. Shtern. Dường như vai trò của ông ta là phụ trách các công việc hậu phương cho Zhukov và hỗ trợ cho các lực lượng dưới quyền. Về mặt quân sự, nếu các chiến dịch chuyển sang các khu vực khác, hay phát triển thành cuộc chiến tranh, thì cụm tập đoàn quân của Zhukov sẽ trở thành một bộ phận trực tiếp trong biên chế Phương diện quân này (do Shtern đứng đầu). Cho tới khi xảy ra khả năng đó, hai vị chỉ huy vẫn có quyền hạn độc lập và trực tiếp báo cáo mọi tình hình với Mátxcơva. Zhukov kể: Shtern đến chỗ tôi và nói theo, đồng chí ấy không nên làm mọi việc quá sức. Nghĩa là, chúng tôi nên ngừng chiến để củng cố lực lượng trong 2 - 3 ngày để chuẩn bị cho các đợt tấn công tiếp theo và chỉ sau khi tạm nghỉ, chúng tôi mới nên tiếp tục bao vây quân Nhật. Shtern viện lý do rằng, các trận đánh đã giảm và chúng tôi đã bị tổn thất nhiều, nhất là ở hướng Bắc.

        Tôi đáp lại, chiến tranh luôn là chiến tranh và tổn thất là điều không thể tránh khỏi, rằng những tổn thất đó có thể còn nặng nề hơn nữa khi chúng ta phải đương đầu với một kẻ thù dáng gờm và hung hăng như quân Nhật. Nếu ta trì hoãn ban đầu 2 hay 3 ngày chi vì những tồn thất và những phức tạp đó thì một trong hai khả năng sau sẽ xảy ra: hoặc là chúng ta sẽ không thực hiện được trọn vẹn kê hoạch ban đầu hoặc là sẽ phải lùi kế hoạch  lại lâu hơn quá nhiều và do sự thiếu quyết đoán chúng ta sẽ phải gánh chịu tổn thất gấp mười lần. Nếu cứ theo lời khuyên của Shtern, chúng tôi đã làm tăng mức thiệt hại lên mười lần.

        Sau đó, Zhukov hỏi Shtern là ông ta đang ra lệnh hay đưa ra lời khuyên. Nếu đó là một mệnh lệnh thì ông muốn có bằng văn bản, nhưng ông phải cảnh báo Shtern là sẽ phản đối mệnh lệnh đó về Mátxcơva, vì ông không nhất trí với nó. Shtern đáp lại, không phải ông ta dang ra lệnh mà đó là một lời khuyên và sẽ không viết bằng văn bản.

        “Nếu đúng như thế thì tôi cũng không nhất trí với dề nghị của đồng chí. Tôi chịu trách nhiệm trước bộ dội vả tôi là chỉ huy ở đây. Công việc của đồng chí là cung cấp đủ hậu cần và giữ vững hậu quân cho tôi. Vì thế, đề nghị đồng chí không can thiệp vào các vấn đề khác nằm ngoài phạm vi nhiệm vụ của đồng chí”, Zhukov nói.

        Zhukov thừa nhận, đó là một cuộc đối thoại “gay gắt, không kiềm chế và không mấy dễ chịu”. Shtern bỏ di. Khoảng 2 hay 3 tiếng đồng hồ sau, ông ta quay lại sau khi rõ ràng là đã tham khảo ý kiến của ai đó và nói với Zhukov: “Được rồi. Tôi cho rằng ý kiến của đồng chí là đúng. Tôi rút lại đề nghị của mình.”

        Ngày 20 tháng 8 năm 1939. các lực lượng của Zhukov bắt đầu cuộc tống tấn công nhằm bao vây và tiêu diệt quân địch. Quân Nhật đã chiến dấu đến người lính cuối cùng. Cuối cùng thì cũng có một số người lính bắt dầu “thấy rõ bản chất những lời tuyên truyền chính thức về khả năng bất bại của Quân đội Thiên Hoàng là như thế nào khi chúng đang phải chịu những tổn thất, thương vong nặng nề mà không giành được một thắng lợi nhỏ nào trong suốt bốn tháng”.

        Zhukov liên hệ tới trường hợp một tên lính Nhật, mà ông gọi là “một người lính đích thực”. Tên lính nay đã phải chịu bị muỗi đốt một cách thảm hại vì không có màn. Viên chỉ huy đại đội  đã ra lệnh cho hắn phái ngồi im và không được rời khỏi vị trí để không bị phát hiện. Đến đêm, hắn bị đàn muỗi tấn công nhưng vẫn không hề di chuyển, cắn răng chịu để muỗi đốt cho tới sáng.

        “Khi những người lính Nga hô lên tiếng gì đó và chĩa súng vào”, tên tù binh nói, “tôi liền giơ tay lên vì tôi không thể chịu cảnh khổ cực này thêm nữa.”

        Zhukov đã hạ lệnh mang một ly vodka đến cho tên lính vì rất cần phải thu được những thông tin tình báo quan trọng ở đúng khu vực mà tên lính đó bị bắt. “Tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy hắn nhìn vào chiếc ly và đề nghị một người lính của tôi uống một ngụm trước vì hắn sợ bị đầu độc. Hắn nói hắn là con trai độc nhất và vì thế sẽ là người duy nhất được thừa hưởng gia tài của bố hắn”. Zhukov bảo người phiên dịch nói với hắn rằng, theo những quy định quân sự mà bọn chí huy Nhật nói với binh lính thì khi bị bắt chúng sẽ chết với tiếng hô "Baizan”1. Tên lính cười gượng gạo và nói: “Cha tôi dặn tôi phải sống mà trở về, không được chết.”

----------------------
        1. “Xung phong” - ND


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Chín, 2019, 10:07:50 pm

        Nhận xét chung về các sư đoàn Nhật, Zhukov nói họ chiến đấu  rất ngoan cường. “Tôi phải thừa nhận rằng lực lượng bộ binh Nhật rất vững vàng.”

        Ngày 31 tháng 8, những ổ kháng cự cuối cùng của quân Nhật đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Các quan chức cấp cao của Mông Cổ, trong đó có Nguyên soái Khorlogin Choibalsan, đã tới tận nơi đặt sỏ chỉ huy để chúc mừng những người làm nên chiến thắng.

        Zhukov đặc biệt ca ngợi gương một phi công Liên Xô đã cứu sống chỉ huy của mình bị rớt máy bay ngay trên vùng địch kiểm soát. Anh đã dũng cảm hạ cánh chiếc máy bay chỉ có một chỗ ngồi của mình xuống bãi đất mấp mô, lồi lõm, ấn người chỉ huy vào buồng lái và cất cánh ngay trên vùng đất địch. Zhukov nói, người phi công ấy đã chiến đấu theo đúng khẩu hiệu của Suvorov: “Phải cứu được đồng đội mình cho dù có phải hy sinh cả tính mạng”.

        Một tấm gương đáng biêu dương khác trong một cuộc giao chiến với quân Nhật ở Mông cổ là một phi công Liên Xô đã lao máy bay của mình vào máy bay tiêm kích của quân Nhật và đã tiêu diệt được chiếc máy bay đó. Mặc dù một mảnh vỡ máy bay của địch đã văng vào cánh máy bay của anh nhưng anh vẫn đưa được máy bay quay trở lại sân bay an toàn.

        Ghi nhận tinh thần dũng cảm chiến đấu hết mình của bộ đội trong cuộc chiến đấu tiêu diệt quân Nhật ở Khalkin Gol, điện Kremlin đã trao tặng Huân chương hạng nhất và danh hiệu Anh hùng Liên Xô cho 70 chiến sĩ.

        Ngày 24 tháng 8, quân Nhật ở Mông cổ bị bao vây. Trong vòng 3 ngày, liên quân Xô viết - Mông cổ đã đánh bại các đợt tấn công ác liệt của địch và cuối cùng buộc quân Nhật phải rút lui với những tổn thất rất nặng nề. Đến hết tháng 8, mọi cuộc xung đột lớn chấm dứt. Ngày 15 tháng 9 năm 1939, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, Mông Cô và Nhật Bản ký Hiệp định ngừng chiến.

        Con số thương vong của phía Liên Xô trong cuộc chiến ở Khalkin Gol là rất cao nhưng của phía Nhật còn lớn hơn nhiều. Từ tháng 5 đến tháng 9, quân Nhật tham chiến ở Mông Cô bị tiêu diệt, bị thương, mất tích và bị bắt làm tù binh là 61.000 tên; gần 10.000 chiến sĩ Hồng quân hy sinh, chết vì vết thương hoặc bệnh tật và được ghi nhận là mất tích, khoảng 16.000 người bị thương. Quân Nhật mất 660 máy bay trong khi Liên Xô mất 249 chiếc.

        “Kiến trúc sư trưởng” của chiến thắng Khalkin Gol, Georgi Zhukov, được tặng thương Huân chương hạng nhất và danh hiệu Anh hùng Liên Xô (sau đó, ông còn được trao tặng danh hiệu Anh hùng nước Cộng hòa Nhân dân Mông cổ). Hơn 17.000 chiến sĩ Liên Xô và 99 chiến sĩ Mông Cổ được thưởng các huân huy chương Xô viết. 3 phi công Y.V. Smushkevich, S.I. Gritsevets và G.p. Kravchenko trở thành những người đầu tiên được hai lần trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.

        Gần một năm sau, Hiệp định ngừng bắn được ký kết, tờ Times xuất bản tháng 7 năm 1940 đăng một bài báo tựa để Cuộc chiến tranh nhỏ viết rằng: Cuối tháng 9, Phương diện quân Viễn Đông của Hồng quân đã đánh tan lực lượng thiện chiến nhất của Nhật. Bộ Chiến tranh của Nhật thừa nhận con số thương vong là 18.000 người. Nhưng mới đây, qua một tài liệu tập hợp lời kể của những cựu sĩ quan Nhật ở Tokyo được tiết lộ cho thấy quân Nhật đã bị đè bẹp bởi bão lửa đạn pháo xe tăng Hồng quân đội  xuống đội hình trong khi tầm bắn của các xe tăng của Nhật còn kém tới 30 dặm nữa. Sự tàn phá và hủy diệt là không thể mô tả được.

        Hàng trăm xác lính bộ binh Nhật phơi trên chiến trường bị cháy rụi không thể nhận dạng được. Quân Nhật đã sử dụng đội quân tinh nhuệ nhất của mình - Đội quân Quan Đông. Tập đoàn quân này được cơ giới hóa tốt, được trang bị những xe tăng hiện đại nhất của Nhật cũng như có lực lượng không quân mạnh. Theo Cục Thông tin thuộc Bộ Chiến tranh Nhật ở Tokyo, lực lượng không quân Nhật nhanh chóng chiếm được lợi thể trước những chiếc máy bay của Phương diện quân Viễn Đông, nhưng sau khi 700 xe tăng cùng 50.000 bộ binh Hồng quân được triển khai thì họ mất lợi thế trên chiến trường. Quân Nhật đã phát hiện thấy sức mạnh khủng khiếp của những xe tăng kiểu mới này và nhận thấy vùng đồng bằng Mãn Châu bằng phẳng là địa hình rất thuận lợi đế phát huy tối đa sức mạnh của chúng. Đây là nhân tố quyết định khiến quân Nhật phải chấp nhận đình chiến.

        Trong khi đó, cả thế giới đã ngạc nhiên và hầu như không tin vào những thông cáo mà quân đội Nhật đưa ra. Cảm nhận chung là, những thông háo như vậy của Tokyo về “Cuộc chiến tranh nhỏ” ở Mông Cổ là những luận điệu tuyên truyền nhưng thiếu tính thuyết phục cần thiết, vì theo đó, Hồng quân đã bị thiệt hại vô cùng lớn trong các trận không chiến (chang hạn, trong hai tháng giao tranh, khoảng 550 máy bay chiến đấu của Liên Xô và Mông cổ đã bị phá hủy), trong khi quân Nhật hóa ra lại hầu như không bị tổn thất gì. Sau này, được biết, Trưởng phòng Báo chí của Đội quân Quan Đông đã bị cách chức vì đưa ra những thông tin sai lệch và những thông báo có tính phóng đại về chiến thắng ngoài sức tưởng tượng của không quân Nhật.

        Theo Hiệp định ngừng bắn, đường biên giới Mông Cô -  Mãn Châu vẫn được giữ nguyên như trước, tức là theo bờ phía Đông sông Khalkin Gol.

        Chiến thắng của Zhukov ở Mông cổ đã khẳng định ảnh hưởng về chính trị và chiến lược vượt ra ngoài phạm vi khu vực thung lũng sông Khalkin Gol xa xôi ở Mông cổ. Bằng việc tập trung hỏa lực khống chế chiến thuật và sự chỉ huy tập trung chặt chẽ với sự linh hoạt tối đa, Zhukov đã tấn công quân Nhật với lực lượng áp đảo gấp bốn lần quân địch. Và sau này ông không bao giờ xa rời kế dùng binh đã giúp ông giải nguy được tình huống “ngàn cân treo sợi tóc” này.

        Cuộc phản công dữ dội của Hồng quân và bộ đội Mông cổ đã khiên cho các chỉ huy cao nhất của quân đội Nhật, một đội quân chưa từng nếm mùi thất bại, phải xem xét lại quan diêm về sức mạnh và khá năng sẵn sàng chiến đấu của Hồng quân, nhất là tinh thần của bộ đội Liên Xô.

        Một điểm còn nghi ngờ là, quân Nhật gây ra sự kiện Khai kin Gol gần biên giói Liên Xô chỉ một tuần sau khi Chính phủ Chamberlain tuyên bố trước Hạ viện ngày 06 tháng 5 rằng, Anh và Pháp đã trao đổi quan điểm với nhau sau khi nhận được đề nghị của Liên Xô về việc đảm bảo an ninh lẫn nhau.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Chín, 2019, 10:12:00 pm
     
CHƯƠNG 6

HITLER GÂY CHIẾN

        Ngày 3 tháng 9 năm 1939 - ngày Hitler tấn công Ba Lan đã trở thành ngày chủ nhật của Chúa, mở đầu cho một cuộc chiến tranh thế giới!
WILLAM L. SHIRER, Nhật ký Berlin, 1941        

        Nước Nga sẽ sụp đổ giống như một bộ bài.
Tiến sĩ JOSEF GOEBBELS, Những cuốn nhật ký, 1942 - 1943      

        Tôi nói với Stalin rằng, cần khoảng 40 phút để xác định các phương hướng của chúng ta.
G.K. ZHUKOV trong chiến tranh, ngày 26 tháng 6 năm 1941      

        Ngày 31 tháng 8 năm 1939, một buổi tối mùa hè ấm áp ở thị trấn biên giới Gleiwitz của nước Đức, bọn phát xít xúc tiến âm mưu thực hiện cuộc tấn công khiêu khích. Một toán điệp viên của Hitler mặc quân phục lính Ba Lan bất ngờ tập kích đài phát thanh của thị trấn. Một số báo cáo khác nhau cho biết, thành viên của nhóm người này là những tên tội phạm được tuyển mộ trong một nhà tù ở địa phương để làm công việc bẩn thỉu trên. Tiếp đó, một tên lính "Ba Lan” bật micro, tuyên bố ngắn gọn rằng đã đến lúc tiên hành một cuộc chiến tranh với nước Đức rồi hô vang những khấu hiện chống Đức. Trong khi hắn ta phát biểu trên radio, những tên còn lại trong nhóm giả vờ thực hiện một cuộc đọ súng với toán lính biên phòng Đức, những tiếng nổ sẽ dược thu vào micro. Không rõ liệu những tên tội phạm hay “những binh lính Ba Lan” đó có sống sót sau vụ việc này không. Một số người kể, họ đã nghe thấy những tiếng súng và một số xác chết.

        Lời tuyên bố chỉ kéo dài trong 7 phút nhưng đã thể hiện được ý đồ. Cơ quan mật vụ Đức đã tiến hành nhiệm vụ tuyên truyền để tạo cớ cho Hitler tiến hành chiến dịch tấn công chớp nhoáng vào Ba Lan. Hai năm sau, tấn công đất nước Xô viết nhằm chiếm lấy “không gian sinh tồn” ở phía Đông, Hitler đã biện minh cho hành động của y bằng cách nói rằng, Stalin đang chuẩn bị tấn công hắn. Vì vậy, đó là “một cuộc chiến ngăn chặn”").

        Hải quân Đức nổ súng mở màn cuộc chiến tranh trên đất nước Ba Lan vào sáng hôm sau sự kiện ở biên giới.

        Vào 4 giờ 40 phút sáng ngày 1 tháng 9 năm 1939. tàu chiến Schleswig-Holstein của Đức, mới trước đó 7 ngày đã thực hiện một “chuyến thăm hữu nghị” tới thành phố tự do Danzig (Gdansk), bất ngờ liên tiếp nã đạn vào pháo đài Westerplatte của Ba Lan bên bờ biển trong khi các xe lội nước từ trên tàu đổ bộ 4.000 quân lên bờ. Cùng lúc, các cánh quân của Đức ồ ạt tiến vào Ba Lan trên toàn tuyến biên giới. 2.000 máy bay đã thả hàng nghìn tấn bom xuống hàng trăm thị trấn, làng mạc vẫn còn chìm trong giấc ngủ của đất nước yên bình này. Trên những con đường giao thông chính chật cứng dòng người vô tội chạy loạn, không quân Đức có một ngày đáng nhớ. (Một báo cáo cho biết, trước buổi trưa khoáng một giờ tại những thị trấn trên đã có những nhóm hướng đạo sinh trang bị súng máy đứng trên bậc thềm các nhà thờ).

        Chiến tranh thế giới lần thứ hai bắt đầu.

        Zhukov đã có những bình luận chính trị về tình hình Ba Lan trong hồi ký thời chiến tranh. Ông đã tổng kết thời kỳ dẫn tới sự bùng nố Chiến tranh thế giới lần thứ hai này là “sự mau lẹ từ phía Hitler và sự thụ động của Anh và Pháp”, vì sau khi Đức tấn công Ba Lan ngày 1 tháng 9 năm 1939, các đồng minh của Ba Lan là Anh và Pháp mới chỉ làm mỗi một việc tuyên chiến với Đức chứ thực tế họ chưa hề “nhúc nhích một ngón tay nào”.

        Ba Lan nhanh chóng bị đánh bại. Nhưng chí có một vài động thái phản đối ở phương Tây. Không đầy hai tuần trước khi cuộc xâm lược Ba Lan của Đức, ngày 23 tháng 8 năm 1939, Liên Xô và Đức đã ký Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau. Giữa tháng 9, Stalin đã đưa quân vào nửa lãnh thố phía Đông của Ba Lan nhằm ngăn chặn quân Hitler tiến sát vào biên giới phía Tây của Liên Xô. (Trong cuốn sách Đây chính là Liên Xô xuất bản ở Luân Đôn năm 1943 của mình, trung úy không quân Anh Hubert Griffith đã đưa ra một quan điểm rất thú vị rằng, nếu quân Đức gần thủ dô nước Nga hơn vài trăm dặm nữa và có mọi cơ may thì Mátxcơva đã bị sụp đổ, và không chỉ có Mátxcơva).

------------------
        1. Tại tòa án quàn sự quốc tế Nuremberg năm 1946, Hans Fritzsche, Cục trưởng Báo chí nội địa, Bộ Tuyên truyền của Goebbels khai, người Đức không có lý do gì để cáo buộc Mátxcơva đang chuẩn bị một cuộc tấn công vũ trang. Giáo sư sử học Đức Gerhard Ritter cũng đã viết như sau: "Đã đến lúc phải từ bỏ câu chuyện '"huyền thoại" của Đức Quốc xã rằng cuộc chiến tranh chống đất nước xỏ viết là cuộc chiến mang tính ngăn chặn, đó là một hành động phòng vệ nhằm chống lại một cuộc tấn công có chủ ý... Đó không phái là một cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ châu Âu mà nói đúng hơn là nhằm giành quyền thống trị trên toàn lục địa này" (Stuttgarter Zcitung).


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Chín, 2019, 10:13:52 pm

        Quyết tâm nhanh chóng thôn tính Ba Lan của Hitler càng trở nên rõ rằng hơn đối với mọi người sau một vài tháng. Ví dụ, sau khi có buổi nói chuyện với Hitler và Bộ trưởng Ngoại giao Đức Ribbentrop vào giữa tháng 8, Bộ trưởng Ngoại giao Italia Count Ciano đã viết trong nhật ký: “Quyết định tấn công là không thể thay đổi... Chẳng có điểu gì có thể ngăn chặn được quyết định này. Hitler đã quyết định tấn công và ông ta sẽ tấn công”. D.F. Fleming cũng cho rằng, quyết định tấn công Ba Lan đã được ấn định trước khi Đức ký Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô và theo một số tài liệu của Toà án Quân sự quốc tê ở Nuremberg thì kế hoạch cụ thể về việc gây chiến với Ba Lan của Hitler -  Chiến dịch Trắng - là một phần trong Chính sách quân sự của Đức tháng 4 năm 1939.

        Không để phí phạm bất cứ giây phút nào, Hitler đã bắt đầu thực hiện âm mưu thôn tính châu Âu, xây dựng một chế độ khủng bố và bạo lực tại các nước chiếm đóng, đồng thời tuyên bố “quyền” được diệt chủng mọi dân tộc khác. Tư tưởng thù hận dân tộc đặc biệt nhằm vào người Slav, không thừa nhận người Do Thái, cuộc săn lùng “Không gian sinh tồn” của người Đức ở phía Đông vẫn tiếp tục. Đây là một trong những học thuyết cũ nát nhất của Hitler.

        Một bằng chứng tiết lộ về kế hoạch thôn tính của Hitler cũng như những học thuyết chủng tộc vô lý của hắn được tìm thấy trong chính “thánh kinh” điên cuồng có nhan đề Mein Kampf. Một sự thật hầu như không được biết đến là, Hitler đã cắt bớt một số phần còn kinh khủng hơn nhiều trong học thuyết Quốc xã của hắn ngay trước thời điểm có Hiệp ước Munich năm 1938. (Thỏa hiệp này do Đức, Ý, Pháp và Anh ký kết, cho phép Hitler, theo cách nói của nhà sử học Mỹ Herbert Feis, chia cắt Tiệp Khắc, bỏ mặc Ba Lan và Liên Xô cho Đức đánh chiếm). Trước khi chiến tranh nổ ra, các chính trị gia đã đọc cuốn Mein Kampf qua bản dịch tiếng Anh và tiếng Pháp đều không biết mình đang đọc một trong những cuốn sách đã được xuất bản có chọn lọc của Hitler, trong đó đã cắt bỏ một số phần nhằm làm tiêu tan mọi nghi ngờ của chính phủ Anh và Pháp. Đầu những năm 1930, các luật sư của Hitler đã đệ đơn kiện một nhà xuất bản của Pháp đã cố gắng vô ích nhằm đưa ra  một bản dịch nguyên bản cuốn sách này1.

        Ngày 21 tháng 6 năm 1941. một ngày trước khi tấn công Liên Xô, Hitler gửi một thông điệp cho Mussolini nói rằng, từ trước tới nay hắn luôn sống trong nỗi lo sợ rằng Stalin sẽ tấn công trước và làm hỏng kế hoạch tiến hành một cuộc oanh tạc quy mô lớn bằng không quân vào nước Anh của hắn; bây giờ là lúc hắn bắt đầu “cuộc chiến ở phía Đông” và chắc chắn sẽ giành “thắng lợi lớn”. Hitler nói: “Duce, tôi đã chờ cho tới giờ phút này để báo cho ngài biết thông tin này bởi vì quyết định cuối cùng sẽ chỉ được đưa ra sau 7 giờ tối nay”. Hitler không hề nghi ngờ khi hy vọng rất nhiều người ở các nền dân chủ Phương Tây vốn lo sợ trước mối để dọa từ những người Cộng sản Bônsêvích hơn là hiểm họa phát xít giờ đây cảm thấy có một chỗ dựa tinh thẩn là Đảng Quốc xã.

        Những bước chuẩn bị của phát xít Đức cho cuộc tấn công ồ ạt chớp nhoáng sắp diễn ra ở phía Đông, được biết với tên gọi “Kế hoạch Barbarossa”, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực -  quân sự, kinh tế, chính trị và tư tưởng - nhằm đánh bại và xóa sổ Liên bang Xô viết và “thanh toán” một phần lớn dân số Nga. Tại Anh, nước sau đó sớm trở thành một đồng minh của Liên Xô, Winston Churchill đã cảnh báo về tình hình nguy ngập của đất nước: “Chúng ta không còn được an toàn trên quốc đảo của mình nữa”.

------------------
        1. Theo các kế hoạch của Hitler, Anh và Pháp, hai quốc gia thường được ca ngợi là có những đóng góp vô cùng to lớn đối với nền văn minh của thế giới phải bị tiêu diệt. Liệu nước Đức có giành chiến thắng trong cuộc chiến này không và tương lai của Anh nằm trong lời tiên đoán của Walter Dare, một chuyên gia dân tộc học của phát xít Đức: “Ngay khi đánh bại nước Anh, chúng ta sẽ phải tiêu diệt người Anh và sau đó là tất cả những thứ khác. Những đàn ông tráng kiệu, khỏe manh sẽ được đưa vế Đức. Những người già yêu sẽ bị giết sạch”. Đối với nước Pháp, Hitler tuyên bố, đó là “đất nước của dân da đen" nên cần phải bị tiêu diệt và Pháp là một “quốc gia thoái hóa, suy đồi, dâm dục” nên không thể Đức hóa được. Tuy nhiên, những kế hoạch tận thế này của Đức đối với Pháp và Anh là để ngụy trang cho một chiến dịch dự định thành công ở Liên Xô.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Chín, 2019, 10:14:11 pm

        Cho tối ngày 22 tháng 6 năm 1941, mặc dù cũng lo lắng như nhiều đồng đội về những kẻ thù tiềm tàng của Mátxcơva, nhưng Zhukov hầu như không phát biểu gì, tỏ ra ngần ngại khi tham gia vào các cuộc tranh luận ở cấp cao nhất về các công tác chuẩn bị cho chiến tranh của đất nước. Nhưng khi quân Hitler xuất hiện, Zhukov đã lên tiếng (sau này ông thừa nhận đã có sự lúng túng trong một gian ngắn trong ban lãnh đạo của Stalin) và kinh nghiệm từng trải của ông đã được thể hiện khi ông được giao gánh vác vai trò “người dàn xếp”. Và ông cũng sẵn sàng và quyết tâm khi thấy cần thiết phải tranh luận với Stalin. Mặc dù có những sai lầm, nhưng Stalin cũng đã nhanh chóng nhận ra khả năng thích ứng của Zhukov trong việc giải quyết các vấn để khó khăn, các tình huống gay cấn trên chiến trường.

        Mặc dù Kremlin tính toán sai thời điểm quân Đức xâm lược và chậm trễ trong việc triển khai những bước đi cần thiết đế báo động cho quân đội ở tiền tuyên, nhưng Bộ Tổng Tham mưu Xô viết đã không đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Đức. Trước khi phát xít Đức tấn công, bản thân Zhukov đã nhận thức được khả năng thực tế là quân Đức đang rất mạnh nên Hồng quân sẽ không thế giữ được các khu vực biên giới trong trường hợp chúng tấn công. Trong suốt nửa sau thập niên 1930, Đức được xác định là kẻ thù tiềm tàng chủ yếu của Liên Xô và giới chuyên gia quân sự nước ngoài đã nhiều năm liền lưu ý việc Hồng quân đang ra sức củng cố, nâng cao sức chiến đấu. Trong bài diễn văn trước các học viên quân sự tháng 5 năm 1941, một tháng trước khi phát xít Đức xâm lược, Stalin thừa nhận nước Đức “có quân đội mạnh nhất cả về phương diện trang bị vũ khí lẫn tổ chức”. Nhưng ông cũng nói thêm: “Người Đức đang phạm sai lầm nếu họ nghĩ rằng quân đội của họ là một đội quân lý tưởng, không thề chiến bại”.

        Tại thời điểm tấn công xâm lược Liên Xô, sức mạnh quân sự của Đệ tam Đế chế Đức dựa trên nền kinh tế chiến tranh hùng mạnh đã được xây dựng trong những năm 1930. Trong suốt chiến tranh, tiềm năng kinh tế chiến lược của Đức tăng đột biến do nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu thô và cơ sơ hạ tầng công nghiệp của gần như toàn bộ châu Âu đều nằm trong tầm kiểm soát của Đức. Vũ khí đạn được, trang thiết bị kỹ thuật của quân đội Quốc xã được cung cấp từ các công xưởng ở Áo, Bỉ, Pháp và Tiệp Khắc, trong khi các quốc gia trung lập như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Thuỵ Điển chuyến cho Đức những nguyên nhiên liệu thô chiến lược như thiếc, vônfram, niken, crôm và quặng sắt. Khi xâm lược Liên Xô, sản lượng kim loại, năng lượng điện và than đá của Đức và các nước bị chiếm đóng ít nhất là gấp hai lần sản lượng của Liên bang Xô viết. Sự chênh lệch này càng trở nên sâu sắc hơn khi quân Hitler chiếm được ngày càng nhiều các vùng công nghiệp phía Tây của Liên Xô.

        Vì cho rằng Đức chiếm ưu thế trong thời gian đầu chiến tranh nên hầu hết các chuyên gia Mỹ và Anh đều nhất trí rằng, người Đức sẽ nhanh chóng cắt gọn toàn bộ nước Nga giống như một con dao sắc cắt một miếng bơ và chiến tranh sẽ kết thúc trong vòng vài tháng chứ không muốn nói là chỉ vài tuần. Nhiều báo chí phương Tây đã ví nước Nga Xô viết là một gã khổng lồ đứng trên đôi chân đất sét.

        Khi các đạo quân của Hitler đã trong tư thế sẵn sàng khai hỏa thì Georgi Zhukov đang đảm nhiệm các công việc tại Bộ Tổng tham mưu ở Mátxcơva. Tất cả các sĩ quan của Bộ Tổng tham mưu Xô viết và Hội đồng Quốc phòng (Bộ quốc phòng Liên Xô), cũng giống như Zhukov, vẫn giữ nguyên nhiệm vụ theo cương vị như trước đây. Lý do là, trước ngày hôm đó, trung tướng Maxim Purkayev đã diện thoại cho Zhukov và cảnh báo với ông rằng, một thượng sĩ Đức đã chạy sang thông báo cho các chiến sĩ biên phòng Liên Xô rằng, quân Đức đang di chuyển tối các khu vực sát biên giới và cuộc tấn công sẽ bắt đầu vào sáng ngày 22 tháng 6. Khi đó, Zhukov với cương vị là Tổng Tham mưu trưởng còn Purkayev là Tham mưu trưởng Quân khu Kiev, Quân khu này có trách nhiệm vô cùng nặng nề là bảo vệ một vùng biên giới rộng lớn trong trường hợp Đức tấn công.

        Mátxcơva nhận được hàng chục lời cảnh báo khác về một cuộc xâm lược sắp xảy ra, trong đó có cả những cảnh báo của một số đồng minh tương lai của Liên Xô. Churchill, người không hề giấu giếm thái độ chống chủ nghĩa Cộng sản và đã không ngừng có các hành động chống Nhà nước Xô viết suốt hai thập kỷ qua, ngày 3 tháng 4 năm 1941 đã cảnh báo Stalin về nguy cơ đang treo lơ lửng trên đầu Liên Xô. Trong hồi ký của mình, Zhukov cho biết, Stalin đã nhận thông điệp của Churchill với một nỗi hoài nghi. Trước đó, Stalin, vốn nổi tiếng về tính đa nghi, đã nói với Zhukov: “một người vừa gửi cho chúng ta một thông tin rất quan trọng về những toan tính của Chính phủ Hitler, nhưng chúng ta vẫn có nghi hoặc”. Theo Zhukov, Stalin đang để cập đến một nhân viên tình báo của ông là Tiến sĩ Richard Sorge, lúc đó đang là nhân viên của Đại sứ quân Đức tại Nhật Bản, nhưng bản thân ông không hề biết gì về điệp viên này cho đến tận khi chiến tranh kết thúc.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Chín, 2019, 10:14:42 pm

        Một tháng trước khi Đức xâm lược, Sorge đã gửi thông điệp tới Mátxcơva, hầu hết là những dữ liệu chính xác, cụ thế về sự tập trung các lực lượng của Đức Quốc xã ở biên giới phía Tây Liên Xô. Trong thời khắc cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của mình, một tuần trước khi chiến tranh nổ ra (ngày 15 tháng 6), Sorge đã gửi một bức điện ngắn nhưng rất chính xác về Mátxcơva: “Chiến tranh sẽ nổ ra vào ngày 22 tháng 6”. Ngay sau khi đánh lên không trung bức điện trên, Sorge và các thành viên trong lưới tình báo của ông đã bị cảnh sát Nhật bắt giữ. Sorge bị xử tử hình về tội gián điệp vào năm 1944.

        Trong một nỗ lực đánh lạc hướng Liên Xô trước khi tấn công xâm lược, Bộ Tuyên truyền của Goebbles đã tổ chức một chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc trên diện rộng. Nhà sử học quân sự Pavel Zhilin thừa nhận, việc tuyên truyền rộng rãi những tin tức giả che giấu những bí mật về việc chuyên quân và tập trung quân ở phía Tây đã giúp Bộ Chỉ huy Đức đạt được những kết quả tích cực trong việc chuẩn bị cho một cuộc tấn công đầy bất ngờ vào Liên Xô. Trong hồi ký của mình, Zhukov đã để cập đến một chỉ thị của Bộ Chỉ huy tối cao của Hitler với tiêu đề “Đánh lạc hướng kẻ thù”, trong đó che đậy mọi công việc liên quan Kế hoạch Barbarossa. Ông cũng đề cập tới rất nhiều tin đồn và những thông tin giả do Cục tình báo của Bộ Tổng tham mưu Đức tung ra. Ngoài những thông tin và tình tiết không rõ ràng trôi nổi trong suốt một năm trước cuộc xâm lược, còn có những tin đồn được lan truyền về việc các lực lượng vũ trang Anh, Pháp đang chuẩn bị xâm lược vùng Caucasus; rằng những tài liệu ma đã được in ra để “khẳng định” có những quyết định này. (Trong suốt cuộc chiến tranh biên giới giữa Liên Xô với Phần Lan năm 1939 - 1940, ở Paris và Luân Đôn vẫn có những kẻ ủng hộ các biện pháp trả đũa chống lại Mátxcơva).

        Tới tận ngày 22 tháng 6, Kremlin vẫn nhận được những báo cáo tình báo không chính xác, thậm chí là đầy mâu thuẫn. 3 tháng trước khi Đức xâm lược, tướng F.I. Golikov, Cục trưởng Cục Tình báo của Bộ Tổng tham mưu Xô viết, đã trình một báo cáo nhận định, cuộc tấn công của quân Đức chống Liên Xô sẽ nổ ra sau khi Đức chiến thắng Anh hoặc đạt được một thỏa thuận hòa bình trong danh dự với nước này. Golikov cũng cho rằng, những tin đồn và những tài liệu phản ánh về cuộc chiến chống Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là không thế tránh được, đó nên được coi là những thông tin giả do tình báo Anh hoặc có thể từ chính tình báo Đức tung ra. (Trong hồi ký của mình, Zhukov đã nhấn mạnh dòng cuối bằng chữ in nghiêng).

        Ngay sau khi được thông báo về người lính hàng binh Đức, Zhukov đã điện cho Nguyên soái Timoshenko, Ủy viên nhân dân quốc phòng và Stalin. Zhukov và Timoshenko được triệu tập tới văn phòng của Stalin ở Kremlin.

        Zhukov kể lại: “Mang theo bản dự thảo mệnh lệnh sẵn sàng chiến đấu cho quân đội, tôi tới điện Kremlin cùng với ủy viên nhân dân quốc phòng và trung tướng Nikolai Vatutin của Bộ Tổng tham mưu. Trên đường đi, chúng tôi nhất trí rằng bằng giá nào cũng phải có được mệnh lệnh sẵn sàng chiến đấu cho quân đội”.

        Khi ba người đến, chỉ có một mình Stalin trong phòng, ông tỏ ra khá lo lắng:

        - Bọn tướng Đức có thế dùng kế hàng binh để khiêu khích gây xung đột.

        - Chúng tôi nghĩ rằng, tên hàng binh đó khai thật - Timoshenko trả lời.

        Ngay lúc đó, các ủy viên Bộ Chính trị (những người chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách của Đảng Cộng sản) bước vào.

        Stalin hỏi:

        - Chúng ta phái làm gì bây giờ?

        Không ai trả lời cả.

        Timoshenko nói rằng cần phải ngay lập tức ban hành lệnh báo động chiến đấu cho quân đội ở các Quân khu biên giới.

        - Đọc nội dung xem nào! - Stalin nói.

        Zhukov đọc to dự thảo mệnh lệnh.

        Nghe xong, Stalin nói:

        - Bây giờ còn quá sớm để ra mệnh lệnh đó, có lẽ vấn để này vẫn còn có thế giải quyết được bằng con đường hòa bình. Chúng ta phải chuẩn bị một chỉ thị ngắn gọn nêu rõ, một cuộc tấn công có thể nổ ra do những hành động khiêu khích của quân Đức. Các đơn vị bộ đội thuộc các Quân khu biên giới không được rơi vào bất cứ sự khiêu khích nào, phải tránh mọi rắc rối.

        Ngay sau đó, Zhukov và Vatutin sang phòng bên cạnh và nhanh chóng thảo một chỉ thị gửi các Quân khu biên giới. Quay trở lại phòng Stalin, họ xin phép được đọc bản thảo. Sau khi nghe, Stalin tự đọc lại một lần nửa, sửa chữa một số điểm. Timoshenko và Zhukov cùng ký vào mệnh lệnh này.

        Các cánh quân Đức bắt đầu tấn công trước rạng sáng ngày 22 tháng 6 năm 1941 từ ba hướng chính. Zhukov khẳng định, những báo cáo được đề cập sau chiến tranh noi rằng, khi đó một số tư lệnh vẫn bình thản hoặc là đang ngủ ngon lành hoặc là đang lạc quan vui vẻ mà không hề nghi ngờ gì về một thám họa sắp xảy ra trên đất nước mình, là hoàn toàn sai lệch. Điều không gây tranh cãi trong giới sử học là những đợt tấn công đầu tiên vào ngày 22 tháng 6 đã làm cho Liên Xô bất ngờ.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Chín, 2019, 10:50:31 pm

        Những đợt tấn công, cả trên mặt đất lẫn trên không, thực sự gây sửng sốt. Vì vậy, hàng trăm máy bay của Liên Xô đã bị bắn cháy nhiều đến mức Thống chế Albert Kesselring đã miêu tả việc bắn hạ các phi công Nga giống như việc giết những đứa trẻ.

        Vào buổi chiều ngày quân Đức tấn công, Zhukov nhận nhiệm vụ đầu tiên. Stalin đã điện cho Zhukov, nói rằng: “Các tư lệnh ngoài mặt trận của chúng ta thiếu kinh nghiệm trận mạc và rõ ràng là có một chút bối rối”. Quyết định cử Zhukov tới Phương diện quân Tây Nam đã được thông qua, ông sẽ thôi giữ chức Tổng Tham mưu trương và đáp máy bay tới thành phố  Kiev đang trong tình hình nguy kịch. Stalin thấy tự ái khi Zhukov hỏi lại rằng, ai sẽ đảm trách cương vị Tổng Tham mưu trương thay ông. “Đừng lãng phí thời gian!”, Stalin ngắt lời và nói thêm rằng Zhukov nên đế Vatutin giữ chức vụ đó.

        “Tôi điện thoại cho gia đình, nói với mọi người đừng chờ đợi tôi”, Zhukov kể, “và 40 phút nữa tôi sẽ lên máy bay. Chỉ tối lúc đó tôi mới nhớ ra là mình chưa có chút gì vào bụng suốt từ hôm qua đến giờ. Các phi công đã giúp tôi qua cơn đói, họ đưa cho tôi cốc trà lớn và mấy chiếc bánh sandwich”.

        Zhukov bước vào cuộc chiến tranh kéo dài 1.418 ngày đêm như vậy.

        Trong những tuần và tháng đầu tiên của chiến tranh, cuộc sống đối với Zhukov là những đòi hỏi đặc biệt khắt khe. Ông thường xuyên phải làm việc tới 20 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Để giữ cho đầu óc tỉnh táo, ông uống rất nhiều cà phê và khi ngoài trận địa có tuyết rơi, ông thường ra ngoài trượt tuyết tối 15 phút. Suốt nhiều giờ đồng hồ liền ông đắm mình bên những chiếc bản đồ, gửi điện cho các chỉ huy ngoài tiền tuyên, đưa ra các mệnh lệnh, thảo luận các chiến thuật với các sĩ quan tham mưu cấp cao, chỉnh sửa cái này, gác sang một bên hay gạt bỏ những cái mà ông thấy không đem lại hiệu quả. Ông bay từ khu vực chiến trường này sang khu vực khác, nghiêm khắc nhắc nhở những sĩ quan có vẻ lúng túng trong chỉ huy và như nhiều người kể lại, ông ra lệnh bắn bỏ những kẻ đào ngũ và nhát gan. (Người ta còn nói đội bảo vệ cơ động của ông còn thực hiện luôn cả nhiệm vụ của một đội hành quyết). Trên thực tế, sự xuất hiện thường xuyên của ông đã củng cố thêm niềm tin cho bộ đội. Trong khi đó, vẫn thường xuyên có các cuộc họp với Stalin, người mà ông đã từng có lúc kính sợ nhưng trong thâm tâm ông không còn thấy đó là một người nổi tiếng về sự kiêu ngạo. Zhukov sớm nhận thấy Nhà lãnh đạo vĩ đại không phải là người không thể phạm sai lầm. Một lần, các sĩ quan khác đang chờ để gặp Stalin tại điện Kremlin đã kinh hãi khi nghe thấy Zhukov và Stalin rất to tiếng với nhau. Nhưng số tướng lĩnh có đủ cam đảm “đối đầu” với Stalin và “sống sót” chỉ đếm trên đầu ngón tay và Zhukov là người đứng đầu trong số đó. Hai người vẫn duy trì mối quan hệ như vậy trong suốt thời gian chiến tranh và mỗi người đều thấy được ở người kia một sự tôn trọng mặc dù mối quan hệ đó chưa bao giờ phát triển thành quan hệ bằng hữu. Zhukov khám phá ra một điều là Stalin luôn có những trạng thái tâm lý trái ngược nhau và là người độc đoán, gia trưởng; ông đã học được cách xác định tâm trạng của Stalin thông qua cách vị Tư lệnh Tối cao đế chiếc tẩu hút thuốc hiệu Dunhill của ông đỏ lửa lên hay không và cách ông vuốt bộ ria hay thậm chí là kiểu quân phục ông đang mặc.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/69853694_483515455711673_7331786075108540416_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_oc=AQkM17m_aAk1Rz_wvDesTHZE8MHSnDGo36LRBKPcgkRaebANkspPpInpf5A0uUqN_tI&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=0d2c05c780b8fa2f38ab4eb70c35858b&oe=5DF03014)


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Chín, 2019, 10:51:06 pm

        Ban đầu, Hồng quân rõ ràng là mất ưu thể trước kẻ thù mạnh hơn, được trang bị tốt hơn và có kinh nghiệm chiến đấu hơn. Quân xâm lược vượt trội lực lượng Hồng quân về chất. Chúng có 190 sư đoàn với khoảng năm triệu rưỡi lính, khoảng 5.000 xe tăng, 47.000 cỗ pháo và đại bác các loại, 4.500 máy bay chiến đấu và khoảng 200 tàu chiến. Đối địch VỚI lực lượng hùng mạnh đó, Hồng quân chỉ có khoáng 170 sư đoàn với khoảng 3 triệu người, gần 14.000 xe tăng và hơn 10.000 máy bay chiến đấu; đồng thời chất lượng trang bị, vũ khí của Hồng quân còn xa mối đạt tới mức mong đợi.

        Những tâm trạng thường bộc lộ rất rõ ở giai đoạn đầu khi quân Đức thực hiện chiến thuật tấn công ồ ạt, chớp nhoáng và Zhukov nhận thấy một tuần sau khi phát xít Đức xâm lược, Stalin đã hai lần có “phản ứng rất gay gắt” trước những vụ việc có tính chất báo động.

        Thảm họa giáng xuống Liên bang Xô viết vào những tuần và tháng đầu tiên của cuộc chiến đã được mô tả lại trong hàng nghìn cuốn sách và bài báo. Nhiều chuyên gia tin rằng, tinh thần sẵn sàng chiến đấu của Liên Xô lúc đó là rất kém do ảnh hưởng bởi những phân tích không sâu sắc, chính xác tình hình khi các lực lượng của Đức đang triển khai trên phạm vi rộng, dọc khắp tuyến biên giới, sẵn sàng cho một cuộc xâm lược. Cũng đã có những thông tin chính thức xác nhận, đã có ít nhất một vài đơn vị biên phòng Liên Xô lúc đó vẫn đang đặt trong cấp báo động của thời bình. Và cũng còn rất nhiều sĩ quan Hồng quân thiếu kinh nghiệm và chưa được huấn luyện kỹ lưỡng. Còn một nguyên nhân khá thuyết phục đó là, di sản do cuộc thanh trừng của Stalin trong quân đội. Năm 1941, quân đội Xô viết vẫn gặp nhiều khó khăn khi phải giải quyết những hệ luỵ của “Cuộc đại thanh trừng” cuối những năm 1930 dẫn đến việc hàng nghìn sĩ quan cấp cao bị xử bắn hay bỏ tù. Zhukov đã kể lại các cuộc thanh trừng đó một cách cay đắng trong hồi ký, nhắc tới một số sĩ quan cao cấp đã bị bắn mà ông biết với tư cách cá nhân. Một người trong số họ là Nguyên soái Tukhachevsky, người được ông trìu mến gọi là “một nhà lý luận quân sự xuất sắc, một trong những ngôi sao sáng nhất”. Trong những năm 1930, Tukhachevsky đã cảnh báo “kẻ thù số một của chúng ta là nước Đức”.

        Zhukov cũng chỉ ra những thất bại của Stalin trong thời gian trước chiến tranh, chẳng hạn: “Một vài tháng trước chiến tranh, ban lãnh đạo đã không đưa ra bất cứ hành động gì mà đáng ra phái làm khi mối đe dọa của một cuộc chiến tranh đang ngày một lớn”. Ngoài ra, mặc dù rõ ràng là ông không công kích Nhà lãnh đạo về những cuộc thanh trừng nêu trên, nhưng ông cũng không phải làm điều đó: sự chú ý của ông trước những mất mát của Tukhachevsky cùng các sĩ quan cấp cao khác đã trở thành một bản cáo trạng nặng nề đối với Stalin và quyền lực độc đoán của ông ta. Nhưng theo quan điểm của Zhukov, Stalin đã thể hiện rất tốt trong lĩnh vực chính trị, vì Stalin đã đưa Liên Xô nằm ngoài cuộc chiến với nước Đức của Hitler trong gần hai năm, tạo điều kiện để cả nước, trong đó có quân đội, có thời gian để củng cố tiềm lực và giúp quân đội có khoảng thời gian nhất định để thực hiện tái tổ chức, mặc dù quãng thời gian đó không được trọn vẹn cho tới ngày phát xít Đức mơ cuộc tấn công xâm lược.

        Zhukov là người biết tự phê bình. Ông luôn tự trách cứ bản thân và phê phán giới quân sự về những thiếu sót trong thời kỳ trước chiến tranh. Tuy nhiên, ông cũng giải thích, trước khi quân Đức xâm lược, ông mới chỉ đảm nhiệm cương vị Tổng Tham mưu trưởng chưa được 5 tháng và rằng, không thể đạt được nhiều kết quả đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy. Nhưng ông cũng không mập mờ khi nói: “Tôi muốn phát biểu rõ ràng, sai lầm của những người lãnh đạo không thế đổ lỗi cho sự ngớ ngẩn và đánh giá không đúng của các chỉ huy quân sự ở mọi cấp”.

        Khi quân Đức tiếp tục cuộc tấn công quy mô lớn của chúng, điều một lực lượng lớn binh lính cùng hàng trăm xe thiết giáp từ lực lượng dự bị chiến lược để bố sung cho những thiệt hại, một số tướng lĩnh Đức đã bắt đầu nhận ra “con đường phía trước” không phải tất cả đều “bằng phẳng”. Ngay sau khi tấn công, Franz Haider, Tham mưu trương các Lực lượng mặt đất của Đức đã ghi trong nhật ký: “Đối phương đang điều động một lực lượng quân thiện chiến, sung sức mới từ hậu phương lên chống lại đòn tiến công bằng xe tăng của chúng ta... Đã ghi nhận có sự chuyển quân ở nhiều khu vực”. Một sĩ quan Đức khác, tướng tăng thiết giáp Hermann Hoth, nhớ lại những tuần đầu tiên của cuộc chiến: “Khó khăn lớn nhất cản bước tiến của quân Đức chính là những đòn giáng trả quyết liệt của đối phương”.

        Và đây là điều mà Thống soái Đức Erich von Manstein đã viết trong cuốn sách Những chiến thắng bị đánh mất về giai đoạn khi quân Liên Xô liên tiếp chịu những thất bại lớn: “Chúng tôi sớm buộc phải phòng ngự ở bờ phía Bắc của sông Dvina (phía Tây Mátxcơva) để đối phó với các cuộc tấn công được một sư đoàn xe tăng hỗ trợ của quân địch. Tại một số khu vực khác, tình hình cũng trở nên rất trầm trọng”.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Chín, 2019, 10:51:50 pm

        Mặc dù, Zhukov thừa nhận trong những tuần đầu tiên, bộ đội của ông không thể đập tan được quân địch và cản đường tiến của chúng, nhưng họ đã đạt được mục tiêu chính là ngăn chặn được lực lượng xung kích của địch tiến vào Kiev. Tuy nhiên, Zhukov cũng cho biết, mặc dù các sĩ quan và chiến sĩ có tinh thần chiến đấu anh dũng, đội ngũ chỉ huy rất vững vàng, nhưng tình hình ở tất cả các khu vực tại Phương diện quân Tây tiếp tục xấu đi. Sẩm tối những ngày cuối tháng 7. Hồng quân Liên Xô rút lui khỏi Minsk, thủ đô của Belorussia (nay là nước Cộng hòa Belarus). Khi tràn vào trong thành phố, bọn Đức bắt đầu một cuộc tàn sát đã man người dân nơi dây, đốt cháy và phá hủy những tòa nhà, những công trình kiến trúc văn hóa, nghệ thuật, trong đó có cả các bảo tàng lịch sử.

        Trong khi tình trạng thiếu chuẩn bị và hỗn loạn diễn ra trên lĩnh vực quân sự, thì một hình ảnh hoàn toàn trái ngược lại diễn ra ở hậu phương, đặc biệt là ngành công nghiệp nặng, trong đó có cả công nghiệp quốc phòng. Trước khi chiến tranh nổ ra, Liên Xô đã rất khôn ngoan khi xây dựng một cụm công nghiệp sản xuất các phương tiện chiến tranh thứ hai ở khu vực sông Volga, vùng Urals và Siberia, rất xa khu vực biên giới. Mùa hè năm 1941, gần một phần tư các nhà máy sản xuất vũ khí, đạn được đã được tập trung ở các khu vực này. Sau khi chiến tranh nổ ra, hàng trăm nhà máy trước đây dóng ở các khu vực thuộc châu Âu của Liên Xô được chuyển sang phía Đông của sông Volga. Đây chính là một quyết định mang tính chiến lược của Liên Xô trong cuộc chiến tranh này.

        Trong cuốn hồi ký viết nhiều thập kỷ sau chiến tranh, Zhukov đã đánh giá về quân đội Liên Xô trước cuộc chiến tranh như sau:

        Ý chí, tinh thần chiến đấu và nhận thức về chính trị của sĩ quan và chiến sĩ là rất cao... Nhưng lúc này, tôi không thể nêu ra một khía cạnh đơn lẻ nào trong quá trình phát triển lớn mạnh của các lực lượng vũ trang của chúng ta mà đáng bị gạt ra cả. Khoảng thời gian từ năm 1939 đến giữa năm 1941 (thời gian Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau giữa Berlin và Mátxcơva có hiệu lực) đánh dấu một sự chuyển biến toàn diện, biến Hồng quân Liên Xô thành một quân đội tinh nhuệ, sẵn sàng làm tốt nhiệm vụ bảo vệ đất nước.

        Liệu Zhukov có cường điệu hóa không? Liệu các nước khác đã phải chuẩn bị tốt hơn nữa để chống lại Hitler ở giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai không? Tháng 5 năm 2001, tiến sĩ Vladimir Zolotarev, Giám đốc Học viện Lịch sử Quân sự Nga, đã phát biểu, mặc dù quân Liên Xô đã bị thất bại trong những tháng đẩu của cuộc chiến tranh, nhưng họ kiên cường chiến đấu bảo vệ Tố quốc. Và khi đó, Hitler đã xâm lược Ba Lan và chiếm đóng một số quốc gia châu Âu khác, nước Pháp với quân đội mạnh thứ hai ở châu Âu đã đầu hàng vô điều kiện vào tháng 6 năm 1940.

        Zhukov kết luận: “Lịch sử cho chúng ta quá ít thời gian hòa bình đế có thể sắp xếp mọi thứ vào đúng vị trí của nó. Chúng ta đã làm tốt được nhiều việc nhưng cũng không còn thời gian để hoàn thành nhiều việc. Việc chúng ta đã tính toán sai lầm về thời gian có thể nổ ra cuộc tiến công của phát xít Đức là một minh chứng. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những sai sót trong công tác chuẩn bị chống lại những trận tấn công ác liệt đầu tiên của kẻ thù.”

        Khi chiến tranh diễn ra, Zhukov liên tục phải trao đổi hay tới gặp các sĩ quan chỉ huy trên chiến trường. Ngày cuối cùng của tháng 6, Zhukov nói chuyện qua điện thoại với Tư lệnh Phương diện quân, tướng lục quân Pavlov. “Tôi nhận thấy, bản thân đồng chí Tư lệnh không nắm vững được tình hình ở đây”, Zhukov nói.

        Dưới đây là một đoạn cuộc nói chuyện giữa Zhukov và Pavlov, một trong những ví dụ điển hình trong vô số những cuộc bàn bạc giữa ông và các chỉ huy khác trong chiến tranh, khi ông không thể lập tức có mặt ngay ở mặt trận để trực tiếp bàn bạc với họ. Những người biết Zhukov nói rằng, mặc dù là một lãnh đạo quân đội, nhưng Zhukov thường không giữ được bình tĩnh, hay tỏ ra nóng nảy và quát mắng những viên chỉ huy bất tài và không tuân lệnh. Tuy nhiên, cho dù phải xử lý những chỉ huy như vậy, ông vẫn giữ được bình tĩnh trong những tình huống khó khăn nhất. Trong trường hợp đặc biệt này, Zhukov biết thậm chí một sai lầm nhỏ trong chỉ huy bộ đội của Pavlov cũng sẽ đồng nghĩa với việc làm gia tăng những tốn thất về người.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Chín, 2019, 10:53:31 pm

        Zhukov: Chúng tôi không thể có bất cứ quyết định nào đối với Phương diện quân Tây nếu chúng tôi không nắm được điều gì đang diễn ra ở các khu vực Minsk, Bobruisk và Slutsk. Đồng chí hãy báo cáo thực chất tình hình ở đó. Pavlov: ớ khu vực Minsk, Quân đoàn bộ binh số 44 đang rút về phía Nam đường Mogilev... ở khu vực Slutsk, theo các trinh sát không quân, Sư đoàn bộ binh cơ giới số 210 đã có một trận đánh rất ác liệt ngày hôm qua... Tại khu vực Bobruisk, lúc 4 giờ hôm nay, địch đã dựng một cây cầu và 12 xe thiết giáp của chúng đã vượt qua sông.

        Zhukov: Quân Đức tuyên bố trên đài phát thanh rằng, chúng đã bao vây hai tập đoàn quân ta ở phía đông Belostok. Chắc hẳn tuyên bố này có phần nào đó đúng. Tại sao sở chỉ huy của đồng chí lại không cử liên lạc viên đi xác định vị trí của đơn vị đó? Các tướng Kulik, Boldin và Kuznetsov đang ở đâu? Quân đoàn kỵ binh đang đóng ở đâu? Chắc chắn, trinh sát không quân phải phát hiện ra lực lượng kỵ binh chứ.

        Pavlov: Vâng, nhiều thông tin chúng nêu là đúng...

        Zhukov: Nhiệm vụ chính của đồng chí là xác định vị trí các đơn vị trên càng nhanh càng tốt và rút các đơn vị này về phía sau sông Berezina. Cá nhân đồng chí phải trực tiếp chịu trách nhiệm về việc này và lựa chọn những sĩ quan có năng lực thực hiện nhiệm vụ này. Bộ Tư lệnh Tối cao yêu cầu đồng chí phải nhanh chóng tập hợp bộ đội toàn Phương diện quân và quân triệt tinh thần sẵn sàng chiến đấu. Trong bất cứ tình hình nào, không được để quân địch đột kích được vào khu vực Bobruisk và Borisov.

        Nhưng tình hình ở khu vực do Pavlov chỉ huy không được cải thiện. Ngày 30 tháng 6, Stalin gọi Zhukov về Bộ Tổng tham mưu và lệnh cho ông phải triệu tập Pavlov về Mátxcơva chịu kỷ luật.

        “Tôi rất khó nhận ra đồng chí ấy. Đồng chí ấy đã thay đổi quá nhiều trong tám ngày của cuộc chiến tranh”, Zhukov nhận xét về Pavlov.

        Tin vui duy nhất đến trong những ngày đầu chiến tranh là việc các tàu chiến ở Biển Đen, dưới sự chỉ huy của Đô đốc Filipp Oktyabrshy đã dùng súng phòng không của Hạm đội đánh đuổi được một phi đội không quân phát xít và Pháo dài Brest ở khu vực biên giới vẫn tiếp tục phản công địch sau một tháng bị bao vây hoàn toàn. Những chiến sĩ phòng ngự anh hùng, trong đó có cả một số nữ bác sĩ, y tá, đã chiến đấu đến phút cuối cùng, không chịu đầu hàng.

        Cuộc phản công lớn đầu tiên sau nhiều tuần là Chiến dịch Smolensk (từ ngày 10 tháng 7 đến 10 tháng 9 năm 1941). Đây là một chiến dịch quan trọng trong những chiến dịch diễn ra trong mùa hè đầu tiên của cuộc chiến tranh. Nhiều sư đoàn và trung đoàn của Đức, đã lên kế hoạch diễu binh qua các đường phố của thủ đô Mátxcơva, phá hủy hoàn toàn những khu vực xung quanh, cách thành phố Mátxcơva cổ kính của nước Nga khoảng 300 km về phía Tây.

        Mặc dù Hồng quân không thể giữ được Smolensk, nhưng Zhukov gọi đó là một chiến dịch thành công về chiến lược. “Quân địch âm mưu chia cắt Phương diện quân Tây của chúng ta bằng cách huy động những lực lượng xung kích hùng hậu chống lại chúng ta, bao vây các lực lượng chủ lực Xô viết ở Smolensk và từ đó mở đường tiến vào Mátxcơva. Một trận chiến ác liệt diễn ra bên cạnh những bức tường của Smolensk, nơi đây từng là một rào cản không thể đánh chiếm được đối với quân của Napoleon trên đường tiến vào Mátxcơva”. Ồng cho biết: “Ở Smolensk, giao tranh ác liệt diễn ra trong từng ngôi nhà, từng đường phố và từng khu dân cư”. Các đơn vị Xô viết có thế ngăn chặn được quân Đức trong một thời gian ngắn, điều này cho phép Hồng quân có thêm thời gian và thành lập được các đơn vị dự bị chiến lược, đồng thời có thời gian xây dựng những khu phòng ngự ở khu vực Mátxcơva1.

        Zhukov cho biết, mặc dù không thể đập tan quân địch ở Smolensk như Bộ Tư lệnh tối cao Xô viết đề ra, nhưng lực lượng xung kích của địch đã “rơi vào tình trạng mệt mỏi, rã rời và có dấu hiệu xuống sức”. (Một điều ngẫu nhiên là, chính trong trận Smolensk này, một loại vũ khí mới - súng bắn tên lửa liên hoàn có tên là Katyushas - đã được bộ đội Liên Xô sử dụng lần đầu tiên). Bọn Đức thừa nhận rằng, tại Smolensk, chúng đã mất 250.000 sĩ quan và binh lính. Ngày 30 tháng 7, Bộ Chỉ huy Đức Quốc xã ra lệnh cho Cụm tập đoàn quân Trung tâm phải tăng cường các vị trí phòng ngự.

        Tổng kết về chiến dịch này, Zhukov cho biết, trận Smolensk cùng với các cuộc tấn công, phản công của bộ đội Xô viết, các Phương diện quân Bắc và Tây Bắc cũng như Hạm đội Baltic và lực lượng không quân đã gây ra “một lỗ hổng lớn” cho quân Đức trong Kế hoạch Barbarossa. Zhukov tỏ ra hài lòng với kết quả của Chiến dịch Smolensk vì theo ông, thực tế trận đánh này đã khiến quân Đức phải ngừng tấn công, cho dù chỉ trong một thời gian ngắn, đó là “một thắng lợi chiến lược quan trọng”. Giờ đây, mọi người đều nhất trí rằng, chính tại Smolensk, học thuyết đánh nhanh thắng nhanh của Hitler đã bị thất bại thảm hại lần đầu tiên kế từ khi Ba Lan thất thủ năm 1939.

-----------------
        1. Ngay sau cuộc tấn công xâm lược Liên Xô, tướng Gunther von Kluge và các sĩ quan khác của Đức bắt đầu đọc các sách lịch sử về cuộc xâm lược Nga đầy tai hại của Napoleon năm 1812. Hitler củng đã nghiên cứu chiến dịch của Napoleon ở Nga. Hắn nói: “Tôi sẽ không mắc những sai lầm tương tự của Napoleon". Tướng Gunther Blumentritt cho biết, ngoài Kluge, các tướng Brauchitsch, Haider, Jodi và Rundstedt đã đọc các ghi chép của Caulaincourt về chiến dịch tấn công Nga của Napoleon với sự tập trung nhiều nhất. Nhưng trong Lễ Giáng sinh năm 1941, sáu tháng sau chiến tranh, khi quân phát xít rơi vào vết xe đổ của Napoleon trong chiến dịch nhằm thiêu trụi Mátxcơva, được biết, một mệnh lệnh của Đức Quốc xã được ban hành, cấm tất cả các sĩ quan đọc các sách viết về Napoleon.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Chín, 2019, 10:58:11 pm
         
CHƯƠNG 7

MÁTXCƠVA TRONG CƠN NGUY KỊCH


Tiếng gọi Mátxcơva vang lên
Xao động trong trái tim người Nga
ALEXANDER PUSHKIN       

        Trong năm đêm tấn công Mátxcơva, không quân Đức không đạt được nhiều hơn những gì mà toàn bộ Hải quân Thuỵ Sĩ đã làm trong Chiến tranh thế giới  lần thứ nhất.
ERSKINE CALDWELL, tác giả cuốn Con đường Thuốc lá, Mátxcơva, tháng 7-1941       

        Thời gian này (tháng 10 năm 1941), Zhukov đã được triệu hồi từ Leningrad về Mátxcơva và nhận lệnh của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao chuẩn bị lực lượng bảo vệ Thủ đô.
ALAXANDER VASILEVSKY, Cuộc kháng chiến trường kỳ, 1978       

        Bọn chỉ huy Đức Quốc xã tin chắc rằng đòn tấn công vào Mátxcơva của chúng sẽ giành được thắng lợi. Tiến sĩ Goebbels, phụ trách công tác tuyên truyền của Đức Quốc xã, thậm chí còn lệnh cho tất cả báo chí ở Berlin phải giành chỗ trong ấn bản ra ngày 12 tháng 10 cho “những thông tin giờ chót” về sự thất thủ của Mátxcơva. Trong khi đó, giới tướng lĩnh Đức đã có các kế hoạch san phẳng thành phố cổ kính này. Trong cuộc họp tại sở chỉ huy Cụm tập đoàn quân Trung tâm. Hitler đã khẳng định số phận của Mátxcơva:

        Thành phố này sẽ bị bao vầy. Không một người lính hay dân thường, dù đàn ông, đàn bà hay trẻ con Nga nào rời khỏi thành phố được. Bất kể kẻ nào có ý định làm trái lệnh này sẽ bị vô hiệu hóa bằng vũ lực. Tất cả đã chuẩn bị sẵn sàng để tràn vào Mátxcơva và các vùng phụ cận bằng mọi phương tiện kỹ thuật tối tân áp đảo, và chúng ta sẽ nhân chìm Mátxcơva. Nơi Mátxcơva đang tồn tại hiện nay sẽ trở thành một biển rộng lớn chôn vùi thủ đô của người Nga mãi mãi khỏi thế giới văn minh này1.

        Chiến dịch Mátxcơva gồm hàng loạt các cuộc tấn công lớn nhỏ khác nhau, nhưng đều diễn ra ác liệt trên một khu vực rộng lớn và kéo dài liên tục không ngừng nghỉ suốt từ mùa thu năm 1941 đến mùa đông năm 1941 - 1942. Quân địch huy động trên 2 triệu tên, khoảng 2.500 xe tăng, 1.850 máy bay và 30.000 khẩu pháo và súng cối.

        Đến giữa mùa hè năm 1941, ba tháng sau khi chiến tranh nổ ra, Bộ Chỉ huy tối cao của Đức rõ ràng đã đánh giá thấp khả năng kháng cự của Liên Xô. Các chiến dịch của Đức bên ngoài Leningrad, ở Ukraina và bên ngoài Mátxcơva đều đã thành công, nhưng liệu ai có thể khẳng định những toan tính cuối cùng sẽ như thế nào? Các tướng tá của Hitler phải thừa nhận, những thắng lợi đó không dễ nhanh chóng tiêu diệt các lực lượng chiến đấu của đối phương hay đè bẹp tinh thần chiến đấu của họ.

        Đẩu tháng 9, sau thất bại trong Chiến dịch Smolensk, các dạo quân của Hitler tại khu vực trung tâm buộc phải tạm ngừng kế hoạch tấn công. Nhưng một cuộc tấn công mạnh hòng tiêu diệt Mátxcơva vẫn đang được xúc tiên.

        Cuộc tổng tấn công đầu tiêu nhằm chiếm Mátxcơva, mang mật danh Chiến dịch Cuồng phong, bắt đầu vào ngày 30 tháng 9. Quân Hitler định bao vây Mátxcơva từ hai phía Nam và Bắc bằng lực lượng tăng thiết giáp hùng hậu và tấn công bằng các đơn vị cơ giới thọc qua các thành phố Kalinin và Tula, trong khi bộ binh tiến đánh vỗ mặt từ hướng Tây. Mũi nhọn tấn công là đơn vị xe tăng của tướng Hiez Guderian và Tập đoàn quân số 2. Ngày 2 tháng 10, quân địch bán phá dữ dội vào trận địa của Phương diện quân Tây và Phương diện quân Dự bị. Zhukov đánh giá: “tình thể vô cùng trầm trọng” ở phía Nam Mátxcơva ngày càng lớn khi hai tập đoàn quân Xô viết phải đối phó với nguy cơ bị bao vây.

        Theo lệnh của Bộ Tổng tư lệnh tối cao, Quân đoàn Bộ binh Cận vệ số 1 được thành lập với nhiệm vụ chặn bước tiến của quân địch ở phía Nam Mátxcơva, tạo điều kiện cho hai tập đoàn quân đang bị uy hiếp rút lui.

        Dưới đây là những dòng hồi ký của tướng Guderian, người đôi khi được ví là “vị thần của các trận tăng chiến”:

        Ngày mùng 2 tháng 10,... các cuộc giao chiến ác liệt đồng loạt nổ ra ở khu vực tác chiến của Quân đoàn tăng thiết giáp số 24 gần Mtsensk, phía Đông Bắc Orel, với sự tham gia của Sư đoàn tăng thiếp giáp số 4... Nhiều xe tăng T-34 của Nga xung trận, khiến lực lượng của ta bị tổn thất nặng nề. Ưu thể của xe tăng ta từ trước tới nay bị phá vỡ và rơi vào tay đối phương. Điều này làm tiêu tan hy vọng về một chiến thắng nhanh chóng và trọn vẹn.

        Guderian viết thêm: “Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh Tula đã thất bại hoàn toàn”.

        2 giờ 30 phút sáng ngày 8 tháng 10, Zhukov gọi điện cho Stalin khi đó vẫn còn thức làm việc. Sau khi thông báo ngắn gọn về tình hình bên ngoài Mátxcơva, ông nói:

        - Nguy cơ chính hiện nay là tuyến phòng ngự Mozhaisk khá yếu. Lợi dụng điều này, quân thiết giáp của địch có thể bất ngờ tiến gần được Mátxcơva. Chúng ta phải khẩn trương đưa lực lượng từ tất cả những nơi có thể về khu phòng tuyến Mozhaisk.

        - Thế các Tập đoàn quân 19 và 20 ở đâu? Các đơn vị thuộc Phương diện quân Tây của Boldin đâu? cả các Tập đoàn quân số 24 và 32 của Phương diện quân Dự bị nữa?

        - Các đơn vị đó đang bị bao vây từ phía Tây và Tây Bắc Vyazma.

        - Đồng chí có đề xuất gì không?

        - Tôi sẽ tới Phương diện quân Dự bị gặp Budenny.

        - Đồng chí có biết chỉ huy sở của Phương diện quân ở đâu không?

        - Tôi sẽ tìm hiểu ở vùng lân cận Maloyaroslavets.

        - Được rồi. Đồng chí hãy tới gặp Budenny và gọi cho tôi từ đó.

-------------------
        1. Fabian von Schlabrendorff, Offiziere gegen Hitler, Zurich, 1946.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Chín, 2019, 08:03:39 pm

        Budenny, một anh hùng quả cảm trong Nội chiến và một người lính kỳ cựu nhất của Hồng quân, được Hitler treo giá rất cao để bắt sống ông. Nhưng Zhukov đã tìm được Budenny không mấy khó khăn gì, chỉ việc dò tìm trên bản đồ. Các cuộc giao tranh ác liệt vẫn diễn ra liên tục xung quanh Kaluga, khoảng 200km về phía Tây Nam Mátxcơva. Chỉ một vài chiến sĩ sống sót sau trận đánh năm ngày vô cùng ác liệt nhưng với tinh thần anh dũng sẵn sàng hy sinh họ đã làm phá sản các kế hoạch của quân địch... và tạo điều kiện thuận lợi cho Hồng quân có thời gian tổ chức công tác phòng ngự trên các hướng về Mátxcơva. Lúc này, các tân binh từ các trường pháo binh và súng máy đã được điều động tới các khu vực này để tăng cường hỏa lực cho các lực lượng ở đó.

        Ngày 10 tháng 10, sau khi tới ngôi làng Krasnovidovo nhỏ bé, nơi đặt Sở chỉ huy của Phương diện quân Tây, Zhukov nhận được diện thoại của Stalin:

        - Bộ Tổng tư lệnh tối cao quyết định chỉ định đồng chí làm Tư lệnh Phương diện quân Tây. Kovev sẽ làm Phó Tư lệnh. Đồng chí có ý kiến gì không?

        - Thưa đồng chí, tôi không phản đối gì. Tôi đề nghị để Konev chỉ huy các lực lượng ở khu vực Kalinin. Khu vực này quá biệt lập. Chúng tôi muốn chuyển nó thành sư đoàn dự bị của Phương diện quân.

        - Được. Các đơn vị còn lại của Phương diện quân Dự bị và ở tuyến phòng ngự Mozhaisk sẽ do đồng chí chỉ huy. Đồng chí hãy kiểm soát tình hình của Phương diện quân Tây và hành động khẩn trương. Tôi đã ký lệnh và chuyển tới các Phương diện quân.

        - Tôi sẽ thực thi các chỉ thị của đồng chí ngay bây giờ, nhưng tôi đề nghị đồng chí điều động thêm quân dự bị đến càng sớm càng tốt, bởi vì chúng tôi sẽ phải dương đầu với những cuộc tấn công ngày càng gia tăng của địch vào Mátxcơva vào bất cứ lúc nào.

        Phải di chuyển liên tục, từ sở chỉ huy này sang sở chỉ huy khác, nhưng Zhukov vẫn giữ được phong độ làm việc; bản thân ông luôn lạc quan, tin tưởng cho dù những khó khăn trầm trọng luôn nảy sinh trên tất cả các khu vực của Phương diện quân. Một nhân tố giúp ông giữ được sự lạc quan là ông hiểu được đội ngũ sĩ quan dưới quyền. Zhukov nhận xét: “Các đồng chí ấy đều là những chỉ huy quân đội có kinh nghiệm và chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào họ. Chúng ta tin chắc rằng, trên cương vị là người lãnh đạo đơn vị, các đồng chí ấy sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn bước tiên của quân địch vào Mátxcơva”. Trong cuốn hồi ký của mình, Zhukov đã dành sự ngưỡng mộ đối với các vị tướng như Rokossovsky, Sokolovsky, Lobachev, Malinin và Psurtsev. Ông ca ngợi tướng Psurtsev là “một chỉ huy lực lượng giao thông liên lạc đầy nghị lực”, người đã có công đám bảo liên lạc thông suốt, chính xác giữa các đơn vị của Phương diện quân.

        Mặc tình hình vẫn vô cùng ác liệt, tinh thần của hàng trăm nghìn chiến sĩ Hồng quân đang bị bao vây vẫn không hề lay chuyển. Zhukov không hề giấu giếm thực tế này:

        Phía Tây và Tây Bắc Vyazma, quân ta tiếp tục chiến đấu vô cùng anh dũng sau chiến tuyến của địch, cố gắng phá vỡ vòng vây... nhưng tất cả nỗ lực của họ đều vô ích. Bộ Tư lệnh Phương diện quân và Bộ Tổng tư lệnh tối cao ra lệnh ném bom vào trận địa của địch, thả dù chi viện đạn được để hỗ trợ bộ đội đang bị bao vây. Nhưng đó là tất cả những gì mà Bộ Tư lệnh có thể làm được, bơi vì quân ta dang thiếu cả quân lẫn phương tiện.

        Một lần nữa, Zhukov khẳng định, chính tinh thần hy sinh quên mình của bộ đội là nhân tô quyết định cho thắng lợi. “Biết là đang bị địch bao vây nhưng các chiến sĩ quyết không hạ vũ khí. họ tiếp tục chiến đấu kiên cường. Chỉ có chiến đấu họ mới có thể ghìm chân được các lực lượng chủ lực của địch và không cho phép chúng tiến vào Mátxcơva”.

        Ước tính, 662.000 sĩ quan và chiến sĩ Xô viết đã bị phát xít Đức bắt làm tù binh trong vùng phụ cận Vyazma tháng 10 năm 1941. Chỉ một số ít thoát được, trong đó có Stuchenko, nguyên là Sư đoàn trương Sư đoàn kỵ binh số 45, đã báo cáo với Zhukov:

        Các đơn vị còn lại của sư đoàn chúng tôi đã phá vỡ vòng vây nhằm liên lạc với Phương diện quân, chúng tôi đã chiến đấu ngoan cường với quân Đức, tiêu diệt được hàng nghìn tên. Khoảng giữa tháng 10, hiếm có ngày nào là không có giao chiến, càng ngày càng ác liệt hơn trước. Nhiều sĩ quan, chính trị viên và chiến sĩ ưu tú đã hy sinh.

        Trong khi đó, các đợt không kích vào Mátxcơva vẫn diễn ra hết sức quyết liệt. Hầu như đêm nào còi báo động cũng vang lên. Chính quyển thông báo tình hình bao vây trong thành phố. Zhukov cho biết: “các biện pháp nghiêm khắc được để ra nhằm ngăn chặn bất cứ sự vi phạm kỷ luật nào”. Người dân Mátxcơva “nhanh chóng đào thải những kẻ gây rối”, những kẻ mà Zhukov miêu tả là “đồng loã với địch”.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Chín, 2019, 08:04:48 pm

        Để đẩy lui các máy hay ném bom của địch, Bộ Tổng tư lệnh tối cao đã tập trung nhiều phi đội lớn máy bay chiến đấu và ném bom ở khu vực Mátxcơva. Lực lượng không quân rõ ràng đã chiến đấu rất hiệu quả, bởi vì một tiểu thuyết gia Mỹ, Erskine Caldwell, người có mặt ở Mátxcơva khi không quân Đức ném bom thành phố, đã miêu tả một số cuộc không kích của quân Đức từ nóc khách sạn của ông: “Trong năm đêm tấn công Mátxcơva, không quân Đức không đạt được nhiều hơn những gì mà toàn bộ Hải quân Thuỵ Sĩ đã làm trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Hầu như không máy hay nào của Đức chọc thủng được lưới lửa phòng không của thành phố. Số máy bay xuất hiện trên bầu trời Mátxcơva không bao giờ vượt quá 6 hoặc 7 chiếc”. Từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1941, không quân Đức đã tấn công Mátxcơva tổng cộng 132 đợt. Một thông báo chính thức cho biết, hàng trăm máy bay địch đã bị bắn hạ khi trên đường xâm nhập vào thành phố1.

        Không chỉ có các đòn đánh của hàng trăm khẩu súng phòng không và những quả khinh khí cầu có treo dây thép bên dưới, mà lực lượng không quân cũng góp phần ngăn chặn các máy bay tấn công của địch từ vòng ngoài thành phố. Không những thế, các chiến sĩ Hồng quân còn sẵn sàng đánh giáp lá cà với kẻ thù: hàng trăm phi công khi lên chặn những chiếc máy bay địch đang tiến vào thành phố đã điều khiển cho máy bay tới sát đủ để họ dùng chính cánh quạt máy bay cắt đứt cánh hay đuôi những kẻ tới tấn công. Không cần phải tả những thùng thuốc súng biết bay đó bốc lửa thế nào. Trong khi đó, rất nhiều phi công tình nguyện đâm thẳng vào máy bay của kẻ thù, đúng là đã có những mệnh lệnh được ban ra, cho phép phi công làm điểu đó khi họ thấy tình huống là cấp thiết (nếu một máy bay đang tới nhằm đánh phá một mục tiêu sống còn...) và chỉ dẫn cách đâm mà vẫn bảo toàn được tính mạng. Một số phi công vẫn không hề hấn gì sau không chỉ một lần đâm thẳng vào máy bay địch. Do đó, có thể hiểu được các phi công Đức đã sợ hãi như thế nào khi phải bay tới không phận Mátxcơva.

        Theo Zhukov, nhân dân Mátxcơva đóng góp vô cùng to lớn trong công tác chuẩn bị để bảo vệ mọi ngả đường tiến vào thành phố. Khoảng 250.000 người dân Mátxcơva, chủ yếu là phụ nữ và thanh thiếu niên, đã xây dựng các “vành đai phòng ngự” bên trong Mátxcơva trong tháng 10 và tháng 11. Họ đã đào được 72.000m đường hào chống tăng, 52.500m các chướng ngại vật chống tăng khác và đào 128.000m đường hào giao thông liên lạc và các công sự khác. Rất nhiều người tình nguyện trở thành hạt nhân trong các đội trinh sát, liên lạc và hoạt động tích cực trong các đơn vị du kích. Mười hai sư đoàn quân tình nguyện đã được thành lập gồm chủ yếu những công nhân, kỹ sư. nhà khoa học, họa sĩ và các nhà văn. Tất cả họ không phải là những người lính được huấn luyện, đào tạo mà họ học hỏi, tích luỹ được trực tiếp trên chiến trường.

        Trong những ngày chiến đấu ác liệt tháng 10 ấy, bộ đội Phương diện quân Tây đã nghe lời kêu gọi dưới đây:

        Hỡi các đồng chí! Trong những giờ phút vô cùng nguy nan của Tố quốc, sinh mạng của mỗi chiến sĩ đều thuộc về Tổ quốc. Tố quốc yêu cầu mỗi chúng ta phải cố gắng hết sức mình, gan dạ, kiên cường và anh dũng. Tổ quốc kêu gọi chúng ta phải dứng lên, như những thành đồng kiên cố trước bước tiến của bọn phát xít để bảo vệ thành phố Mátxcơva yêu dấu. Tinh thần cảnh giác, tuân thủ kỷ luật thép, có tổ chức, hành động cương quyết, ý chí kiên định vào tháng lợi và tinh thần sẵn sàng hy sinh vì Tố quốc giờ đây đòi hỏi mỗi chúng ta hơn lúc nào hết.

        Phát xít Đức đã làm tất cả những gì có thể để chiếm được Tula, khoảng 200km về phía Nam Mátxcơva. Guderian, chỉ huy lực lượng tăng thiết giáp của Đức tính toán chiếm được Tula trên đường hành quân rồi tiến thẳng tới Mátxcơva từ hướng Nam. Tuy nhiên, ý đồ của y đã thất bại. Việc phòng thủ Tula chỉ còn do vài sư đoàn Hồng quân đã bị thiệt hại nặng với lực lượng bị tiêu hao còn khoảng 1.500 tay súng, thậm chí ít hơn, mà nếu biên chế đủ thì quân số phải lên tới ít nhất là 5.000 chiến sĩ. Các đơn vị công nhân đặc biệt và các trung đoàn công nhân được trang bị vũ khí đã sát cánh chiến đấu cùng bộ đội chính quy. Thành phố Tula và nhân dân thành phố đóng vai trò quan trọng trong việc làm thất bại kế hoạch tiến thẳng về Mátxcơva của phát xít Đức.

---------------------
        1. Erskine Caldwell, Nước Nga trong bom đạn, Luân Đôn, 1942.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Chín, 2019, 08:06:36 pm

        Ngày 6 tháng 11 năm 1941, Guderian báo cáo: “Thật đúng là đòn tra tấn khủng khiếp đối với quân ta và thảm họa đối với kế hoạch của chúng ta, bởi vì đối phương đang có được thời gian và chiến thắng, làm phá sản tất cả các kế hoạch của chúng ta, chúng ta sẽ phái đối mặt với những diễn biến không thể lường trước được trong chiến cục mùa đông... Cơ hội tuyệt vời để tổ chức một đòn tấn công sấm sét đã tuột khỏi tay chúng ta, và tôi không biết liệu chúng ta còn có thể có một cơ hội khác nữa không”. Hitler rất lấy làm bực. Hắn đã nói với Ngoại trương Ciano của Italia rằng, nếu không biết chắc điểu gì xảy ra thì hắn sẽ chẳng bao giờ hành động cả”1.

        Số phận của Mátxcơva treo lơ lửng trong mùa thu năm 1941. Sáng ngày 5 tháng 10 năm 1941, Zhukov nhận được điện từ Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh21: “Đồng chí Stalin muốn nói chuyện với Tư lệnh Phương diện quân”.

        Zhukov liền gọi về Đại bản doanh:

        - Tôi, Zhukov đây.

        Chưa đầy 2 phút sau, có tiếng Stalin trá lời:

        - Chào đồng chí.

        - Xin chào đồng chí.

        - Đồng chí Zhukov, đồng chí có thể đáp máy bay về Mátxcơva ngay được không? Đại bản doanh muốn tháo luận với đồng chí về những biện pháp cần thiết để điều chỉnh tình hình ở cánh trái của Phương diện quân Dự bị tại các khu vực lân cận của Yuknov. Hãy giao lại mọi việc cho ai đó, có thể là đồng chí Khozin.

        - Tôi có thể bay về vào sáng sớm ngày 6 tháng 10 được không?

        - Tốt. Chúng tôi sẽ chờ đồng chí ở Mátxcơva ngày mai.

        Tuy nhiên, một số tình hình vô cùng quan trọng tại khu vực của Tập đoàn quân số 54 đã khiến Zhukov không thể đi được vào sáng hôm sau, Bộ Tổng tư lệnh tối cao đồng ý hoãn chuyến bay của ông lại.

        Tối hôm đó, Stalin lại điện thoại:

        - Tình hình chỗ đồng chí thể nào rồi? Hành động đáng lo ngại mới của địch bây giờ là gì?

        - Sức ép của quân Đức đã giảm bớt. Theo lời khai của các tù binh, quân Đức đã bị tổn thất nặng nề trong tháng 9 và chúng đang thiết lập những vị trí phòng ngự gần Leningrad. Pháo của chúng đang bắn phá còn không quân thì ném bom thành phố. Lực lượng trinh sát không quân của chúng ta đã phát hiện ra nhiều đoàn bộ binh cơ giới và xe tăng lớn đang từ Leningrad tiến về phía Nam - chắc chắn là hướng về Mátxcơva.

        Sau khi báo cáo xong, Zhukov hỏi Stalin liệu ông có phải thực hiện mệnh lệnh bay về Mátxcơva nữa hay không.

        “Bàn giao công việc của đồng chí lại cho tướng Khozin hoặc Fedynisky”, Stalin nhắc lại, “và bay về Mátxcơva ngay”.

        Tình thế khó khăn của Mátxcơva trong mùa thu năm 1941 có thể nhìn thấy rõ ngay trong những trao đổi ngắn hết sức thẳng thắn, thường xuyên trong tháng 10 giữa Stalin và Zhukov như thế này. Quân Hitler thực sự đã tiến sát đến các cửa ngõ dẫn vào thành phố. Stalin hỏi Zhukov:

        - Đồng chí có chắc là chúng ta sẽ giữ vững được Mátxcơva không? Tôi rất đau lòng phải hỏi đồng chí điều này. Đồng chí hãy trả lời một cách thật trung thực, với tư cách là một người Cộng sản.

        - Chúng ta sẽ giữ vững được Mátxcơva. Nhưng chúng ta cần có thêm ít nhất hai tập đoàn quân và khoảng 200 xe tăng nữa.

        Nguyên soái Alexander Vasilevsky, chỉ huy một số các sĩ quan cấp cao tại Bộ Tổng tham mưu đã có nhận xét về cuộc đối thoại nổi tiếng đó như sau: “Ở đây, chúng ta được chứng kiến phong cách chỉ huy quân đội đặc biệt của Zhukov - đó là niềm tin của ông về sức mạnh và tinh thần anh dũng của các chiến sĩ, là niềm tin vào sự ủng hộ mà cả nước dành cho quân đội và là sự tin tưởng của ông vào tinh thần bền bỉ, kiên định của nhân dân”31.

        Mặc dù quân địch đã tiến gần Mátxcơva đến mức mà chúng có thể nhìn thấy những mái vòm hình củ hành của những nhà thờ ở Mátxcơva qua ống nhòm, nhưng đến nửa cuối tháng 10, các lực lượng xung kích của địch tại mặt trận này đã bị đánh tan tác và đến cuối tháng 11, Bộ Tổng tư lệnh Xô viết bắt đầu chuẩn bị phản công ở Mátxcơva.

        Chiến dịch trọng tâm của cuộc phản công do chính Zhukov trực tiếp chỉ huy. Trong ngày đầu tiên, các lực lượng của Phương diện quân Kalinin do tướng Ivan Konev chỉ huy đã chọc thủng phòng tuyến phòng thủ ngoài của Đức, nhưng vẫn đánh đuổi hoàn toàn quân địch. Chỉ sau 10 ngày chiến đấu ác liệt và những thay đổi về chiến thuật, Hồng quân bắt đầu đánh nống ra, truy kích quân thù, được sự hỗ trợ của các Phương diện quân khác (như Phương diện quân Tây), các đơn vị ở Mátxcơva đã đánh tan một cụm tập đoàn quân lớn của địch.

------------------
        1. Heinz Guderian, Hồi ức của một người lính, New York, 1953. Ciano, Các tài liệu ngoại giao, Luân Đôn, 1948.

        2. Trụ sở Bộ Tổng tư lệnh tối cao Hồng quăn - Đại bản doanh có tên gọi tắt Stauka, tên đầy đủ là Stavka Glavnogo Komandovania.

        3. Nhận xét của Vasilevsky về những cuộc trao đổi giữa Stalin và Zhukov năm 1941 trong phần mở đầu cuốn Nhớ lại và suy ngẫm của Zhukov.



Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Chín, 2019, 08:10:01 pm

        Trong khi đó, nhân dân Liên Xô bằng những nỗ lực phi thường đã chuyển toàn bộ các nhà máy từ các khu vực sơ tán trên phần lãnh thổ thuộc châu Âu về sâu trong hậu phương. Tháng 11 năm 1941, trước khi cuộc phản công của Zhukov diễn ra trên mặt trận Mátxcơva, hơn 700 nhà máy lớn đã được xếp lên các toa tàu hỏa mui trần chuyên tới vùng núi Ural, hơn 300 xí nghiệp lớn khác được di chuyển tới Siberia và gần 400 nhà máy khác cũng được đưa tới các khu vực sau sông Volga. Đó là một cuộc di chuyến chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh.

        Chẩng có gì dáng ngạc nhiên khi mà các tập đoàn quân của Zhukov thiếu vũ khí, dạn được, nhiên liệu và các phương tiện khác. Nhưng chủ yếu vẫn là thiếu vũ khí, điều này đã gây rất nhiều khó khăn để giành lại thế chủ động chiến lược từ tay quân phát xít. Nhưng bất chấp những khó khăn này, Đại bản doanh Hồng quân vẫn quyết định tận dụng thời cơ quân địch đang bị suy kiệt. Trước cơ hội đó, lực lượng quân dự bị hùng hậu phía sau Mátxcơva đã góp phần quyết định trong đòn phản công này.

        Đầu tháng 12, bất chấp thời tiết khó khăn, tuyết phủ dày, cuộc phản công của bộ đội các Phương diện quân Tây và Phương diện quân Kalinin vẫn nổ ra. Các đơn vị cơ giới trên tuyết, kỵ binh và không quân đã được triển khai để hỗ trợ cắt đứt đường rút của quân địch. Trong một trận đánh ác liệt, Tập đoàn quân tăng thiết giáp số 2 do tướng thiết giáp nổi tiếng Guderian của Đức chỉ huy đã bị mất tới 70 xe tăng. Trong suốt chiến cục mùa đông, quân Hitler đả phải rút lui cách Mátxcơva từ 150 đến 300 km. Zhukov cho rằng, đó chính là thất bại lớn đầu tiên của Hitler sau sáu tháng gây chiến. Theo quan điểm của Zhukov, thắng lợi trong chiến dịch mùa đông cho thấy quân Đức có thể bị đánh bại, và chiến thắng này đã khiến chúng lâm vào tình thể khó khăn.

        Các tướng lĩnh của Hitler thừa nhận, họ đã bị bất ngờ bởi cuộc phản công. Tướng Tippelskirch viết: “Quân Đức, suy kiệt vì dốc toàn lực cả về tinh thần lẫn vật chất chuẩn bị cho các chiến dịch vào mùa đông, đã mất cảnh giác trước đòn phản công của quân Nga. Kết quả và quy mô của chiến dịch phản công của Hồng quân lớn tới mức đã khiến chúng tôi bàng hoàng sửng sốt1 và đó gần như là một thảm họa đối với nước Đức”.

        Tippelskirch đã thốt lên đầy thảm thương rằng: “Lưỡi gươm báo thù đã được rút ra”.

        Tại Toà án quốc tế Nuremberg, khi được hỏi khi nào người Đức nhận ra Kế hoạch Barbarossa đã thất bại, Thống soái Wihelm Keitel, Tổng tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy tối cao của Đức chỉ thốt ra được một tiếng: “Mátxcơva”.

        Tất cả chưa phải là quá muộn, cho dù trước đó, Bộ Chỉ huy tối cao của Hitler vẫn đưa ra lời biện hộ về thất bại của chúng tại Mátxcơva rằng, mùa đông khắc nghiệt đã cản trở bước tiến của chúng và tạo điều kiện thuận lợi cho quân Nga. Tuy nhiên, những thực tế trên mặt trận phía Đông đã chứng minh tất cả. Ngoại trưởng Italia Count Ciano đã viết trong nhật ký: “Sự thăng trầm của cuộc chiến tranh này, đặc biệt là chiến dịch gần đây (ở Mátxcơva - ND), đã khiến cho Hitler phải tin rằng, trên đất nước Nga rộng lớn này sẽ còn vô khối những bất ngờ ở phía trước.”

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/70181458_484033968993155_4092209474868084736_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_oc=AQmrSXO70o5v7Zih9M6bmCNPhforUezg2t6A1OqbI7rPmPrfoLsMIj-QTcDA1TEKHoY&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=d3fdae9733dfb5f31198a13a25275181&oe=5DFABABD)

--------------------------
        1. Tippelskirch, Lịch sử Chiến tranh thể' giới thứ hai, 1949.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Chín, 2019, 08:13:15 pm
     
        Liệu Hitler còn có cơ hội để chiếm Mátxcơva vào mùa hè năm 1941, như lời tuyên bố của một số tướng lĩnh Đức hay không? Averell Harriman, Đại sứ Hoa Kỳ tại Mátxcơva trong suốt thời gian chiến tranh, đã có nhiều thời gian tiếp xúc với Stalin hơn bất kỳ nhà ngoại giao nào, ông ta kể:

        Stalin nói với tôi, người Đức đã mắc những sai lầm rất lớn. Hãy nhớ rằng, quân Đức đã cố tấn công theo ba hướng, một ở Leningrad, một ở Mátxcơva và một ở phía Nam. Theo Stalin, nếu Đức tập trung tấn công Mátxcơva thì họ đã có thể chiếm được thành phố; và vì Mátxcơva chính là trung tâm đầu não của Liên bang Xô viết, nên nếu Đức phá vỡ được cơ quan đầu não ấy thì Liên Xô sẽ vô cùng khó khăn khi tiến hành các chiến dịch quan trọng khác một khi đã mất Mátxcơva. Stalin cho rằng, người Đức cũng đã mắc sai lầm tương tự trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất - khi không tiến đánh Paris. Vì vậy, theo Stalin, họ sẽ giữ Mátxcơva bằng mọi giá. Và Stalin dưa cho chúng tôi xem bản chi tiết những kế hoạch của ông và tôi thấy rõ là họ sẽ thực hiện điều đó, tôi đã báo cáo về cho Tổng thống Roosevelt. Đây không thể là một kế hoạch chung chung. Tuỳ viên quân sự của chúng tôi khá chắc chắn rằng đó chỉ là vấn đề một vài ngày trước khi Đức có mặt ở Mátxcơva. Tất cả các tuỳ viên quân sự của chúng tôi nhất trí với nhận định này. Đó không phải là quyết định khôn ngoan của riêng tôi. Huân tước Beaverbrook (đại diện của Churchill, cùng đi với Harriman tới Mátxcơva năm 1941 khi Harriman là phái viên đặc biệt chứ chưa phải là đại sứ) và tôi đã có cơ hội được nghe Stalin giải thích về kế hoạch của ông và chúng tôi đã nhất trí với kế hoạch này1.

        Hai thập kỷ sau chiến tranh, tướng Adolf Heusinger, từng là thành viên trong Bộ Tổng tham mưu của Hitler, đã tuyên bố trắng trợn (năm 1966) rằng, lẽ ra Đức đã chiếm được Mátxcơva vào mùa hè năm 1941 nếu như Hitler không dừng kế hoạch tấn công mà tiếp tục tiến đánh Mátxcơva vào tháng 8. Một số đồng sự của ông ta cũng nhất trí như vậy.

        Còn Zhukov và các đồng chí của ông nói gì về điều này? Dưới đây là những câu hỏi được đặt ra với ba vị nguyên soái lẫy lừng nhất trong gần một phần tư thế kỷ sau khi cuộc chiến tranh kết thúc2:

        Nguyên soái Georgi Zhukov:

        Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu như quân Đức tiếp tục tấn công Mátxcơva vào tháng 8?

        Zhukov: Đó không phải là một câu hỏi dễ trả lời. (Nguyên soái ngập ngừng một chút). Có rất nhiều tình huống quan trọng đối với cả chúng tôi với quân địch. Trong hàng loạt các lý do thì có thể nói, cuộc chiến tranh bắt đầu trong tình thể hoàn toàn không có lợi cho chúng tôi. Bộ đội ở các Quân khu quân sự ở biên giới buộc phải rút lui, tổn thất rất nặng. Tuy nhiên, các phương diện quân Xô viết đã thiết lập thành công một phòng tuyến vững chắc vào tháng 7 và tổ chức lực lượng dự bị giáng cho địch những đòn chí mạng ở nhiều nơi. Kết quả là, trong tháng 8, Bộ Chỉ huy Đức không huy động được cả lực lượng lẫn các phương tiện để đồng loạt tấn công trên tất cả các hướng chiến lược. Trong khi đó, Bộ Tổng tư lệnh Xô viết vẫn tiếp tục củng cố các khu vực phòng ngự.

        Hỏi: Khi đó, ông nhận định về ý đồ của quân địch như thế nào? Zhukov: Quan điểm chung lúc đó là, quân Đức sẽ tiếp tục củng cố hướng tấn công vào Mátxcơva. Tuy nhiên, như thực tế đã diễn ra sau đó, Bộ Chỉ huy tối cao của Đức quá lo lắng về tình hình ở Ukraina, vì ở đó, các tập đoàn quân phía Nam của chúng không thể phá vỡ được các tuyến phòng ngự của Hồng quân. Các tập đoàn quân trung tâm của Đức cũng bị uy hiếp nghiêm trọng khi các lực lượng Phương diện quân Trung tâm và Phương diện quân Tây Nam của ta tấn công vào sườn chúng. Cùng với tình hình trên, quân Đức phải đương đầu với tinh thần kháng cự ngoan cường, bền bỉ của quân ta ở khu vực Luga, chúng không chỉ thất bại trong âm mưu chọc thủng phòng tuyến của ta ở hướng Leningrad và còn phải chịu phản đòn quyết liệt ở Hồ Ilmen. Để chống dỡ các cuộc tấn công của ta và củng cố các tập đoàn quân phía Bắc, Bộ Chỉ huy Đức đã buộc phải nhanh chóng điều Quân đoàn cơ giới số 39 từ khu vực Smolensk tới, điều này khiến cho cụm tập đoàn quân Trung tâm bị suy yếu. Quyết định khẩn cấp điều Quân đoàn tăng thiết giáp số 2 và Tập đoàn quân số 2 về phía Nam và Đông Nam, kết hợp với việc Phương diện quân Dự bị tại Yelnya và Phương diện quân Tây ở khu vực Dukhovshchina của Hồng quân tổ chức các chiến dịch tấn công, chúng ta đã buộc các tập đoàn quân Trung tâm của Đức phải tổ chức phòng ngự và hoãn kế hoạch tiến về Mátxcơva.

        Hỏi: Vậy kết luận của đồng chí là gì?

        Zhukov: Sức mạnh của quân Đức đã trở nên vô nghĩa khi các tướng lĩnh Đức hy vọng có thể dùng điều đó để chiếm được Mátxcơva trong kế hoạch tấn công Mátxcơva tháng 8 năm 1941. Nhưng nếu tiếp tục tấn công, chúng có thế lâm vào tình trạng còn tồi tệ hơn những gì mà chúng phải gánh chịu trong tháng 11 và tháng 12 năm 1941. Ngoài việc phải đương đầu với tinh thần chiến đấu kiên cường của bộ đội ta trên các ngả đường tiến vào Mátxcơva, các tập đoàn quân Trung tâm của địch còn phải chống trả những đòn tấn công bất ngờ từ các lực lượng của Phương diện quân Tây Nam. Kết quả là, các tướng lĩnh Đức và một số nhà sử học phương Tây đều cố đổ lỗi cho thất bại của Đức ở Mátxcơva lên đầu Adolf Hitler là quân phát xít hoàn toàn không có chiến lược về chính trị cũng như quân sự.

        Nguyên soái Konstantin Rokossovsky:

        Tôi nghĩ, vai trò của Adolf Heusinger trong vấn đề này là rất mờ nhạt. Làm sao có thể tiếp tục tấn công Mátxcơva khi mà hậu quân của Đức đã bị dàn trải trên một phạm vi quá rộng, trong khi Hồng quân đã tập trung các đơn vị mạnh ở hai bên sườn trên tất cả các hướng tiến công của quân Đức. Lấy khu phòng ngự nhô ra ở Yelnva làm ví dụ, quân Đức đã có một mũi đột kích được sâu vào đó, nhưng do chúng đã mở đường quá xa nên bộ đội Xô viết đã tổ chức một đòn phản kích mà không gặp mấy khó khăn. Quân Đức buộc phải rút lui. Ai có thể khẳng định, tướng Ludwig von Beck tiếp tục tiến được vào Mátxcơva trong tháng 8? Không, nhận định trên hoàn toàn không có cơ sở.

        Nguyên soái Vasily Sokolovsky:

        Ngay từ khi mới bắt đầu, cuộc chiến chống Liên Xô đã là một ván bài, một chiến dịch đơn lẻ như Chiến dịch Mátxcơva không thể có tính quyết định, về tình hình ở Phương diện quân Tây vào tháng 8 năm 1941, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô đã thành lập một Phương diện quân dự bị, gách vác trách nhiệm yểm trợ sau lưng Phương diện quân Tây. Quân Đức đã có thể phải đối đầu với Phương diện quân này vào thời điểm nó vẫn còn nguyên sức mạnh. Trên thực tế, quyết định thành lập Phương diện quân Dự bị được thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1941. Phương diện quân này có gồm sáu tập đoàn quân. Rõ rằng, đây là một lực lượng rất quan trọng.

-----------------
        1. Averell Harriman đưa ra những nhận định này ở Mátxcơva tháng 5 năm 1975. Khi đó, tác giả đã gặp Harriman và đặt một số câu hỏi về cuộc chiến ở Mátxcơva và về tổng thể cuộc chiến tranh. Không phải tất cả các quan chức của Hoa Kỳ, những người đã làm việc ở Mátxcơva đều nghĩ như vậy. Một người trong số họ là đại tá Philip Faymonville tin rằng, Nga có đầy đủ khả năng để ngăn chặn kẻ thù của mình.

        2. Nguyên soái Zhukov, Rokossovsky và Sokolosky đã đưa ra bình luận của họ về Chiến dịch Mátxcơva trong một số bài phỏng vấn đăng trên tờ Sputnik, tháng 5 năm 1967.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Chín, 2019, 11:32:29 pm
     
CHƯƠNG 8

"CHÚNG TÔI ĐÃ PHẢI ĂN CÂY CỐI TRONG CÔNG VIÊN”

       Hôm nay, tất cả chúng ta đều là những người lính, tất cả những người công tác trong các lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật đều trở thành những người lính và thực hiện nghĩa vụ của mình cùng với mọi người dân khác của Leningrad.
DMITRI SHOSTAKOVICH, phát biểu trong một chương trình phát thanh ở Leningrad, tháng 3 năm 1941      

        Đây là nơi nhà thơ Pushkin đã viết Nhũng người Gypsy, Boris Godunov và nhiều bài thơ trữ tinh khác... - Tu viện của gia đỉnh Pushkin, từng là một bảo tàng, nay đã bị đốt cháy.
Tướng S.M. SHTEMENKO, năm 1944        

        Người nghệ sĩ vĩ cầm dầu tiên đang hấp hối, nhạc công trống bị bắn chết trên đường đi làm, người thổi sáo Pháp thì chết ngay trên bậc cửa...
Trích từ một bài báo của Y.BABUSHKIN về Dàn nhạc giao hưởng Leningrad, tháng 1 năm 1942        

        Sân bay Trung tâm Mátxcơva, sáng ngày 10 tháng 9 năm 1941, không khí mát mẻ nhưng bầu trời đầy mây. Goergi Zhukov, lúc này đã được phong hàm đại tướng, đang chuẩn bị lên máy bay để tới thành phố Leningrad đang bị bao vây. Ba người - hai vị tướng và người phi công đứng cạnh chiếc máy bay đang đỗ trên đường băng. Để tới được Leningrad, chiếc máy bay sẽ phải bay qua các phòng tuyến của kẻ thù. Ba người ngước nhìn những đám mây dày đặc bay thấp trên bầu trời.

        “Chúng ta sẽ vượt qua thôi”, người phi công mỉm cười nói, “thời tiết này thật là tốt cho chúng ta khi bay ngang qua các phòng tuyến của địch”. Zhukov đến nơi an toàn, nhưng ngay trước khi máy bay của ông (không có chiếc máy bay chiến đấu nào đi hộ tống) đến không phận Leningrad, hai chiếc tiêm kích Messerschmitt đã phát hiện ra nó. Cuối cùng thì máy bay của ông cũng hạ cánh được trong thành phố, đúng là ông vừa thoát khỏi một tình huống vô cùng nguy hiểm.

        Tháng 9 năm 1941, “chiếc thòng lọng càng thắt chặt hơn con đường yết hầu” vào thành phố Leningrad khi cụm Tập đoàn quân phương Bắc của Hitler dưới quyền Thống chế von Leeb đã chiếm được một phần quan trọng của khu vực xung quanh thành phố. Bằng việc chiếm giữ Schlusselburg (ở phía Đông, bên hồ Ladoga) vào ngày 8 tháng 9, quân địch đã chia cắt được mối liên hệ trên đất liền cuối cùng của khu vực này với phần còn lại của đất nước Xô viết. Giờ đây, Leningrad hoàn toàn bị bao vây.

        Ở eo đất Karelian, quân Phần Lan đã xuất hiện trên tuyến biên giới trước kia và cố tiến chiếm xa hơn nhưng đã bị chặn lại. Hiện chúng đang chờ thời cơ thuận lợi để bất thình lình tấn công vào Leningrad từ hướng Bắc. Sự thất thủ của Schlusselburg đã khiến cho Leningrad lâm vào tình thế hiểm nghèo. Con đường duy nhất để ra vào thành phố, điều vô cùng thiết yếu để tiếp tế vũ khí đạn được cùng các phương tiện chiến tranh, chưa kể lương thực, thực phẩm, là vượt qua hồ Ladoga hoặc bằng đường không dưới sự kiểm soát của máy bay chiến đấu. Các lực lượng của Hitler đã bắt đầu ném bom và nã pháo vào thành phố.

        Zhukov gọi các đợt tấn công của địch vào Leningrad là “dã man và tàn nhẫn”. Quân Đức bắn phá thành phố từ khắp mọi hướng. Trong lúc ấy, một lực lượng lớn xe tăng, thiết giáp và bộ binh cơ giới đã vượt qua những ngả đường tiến sát thành phố, tới các khu vực Urisk, Slutsk và các điểm cao Pulkovo. Zhukov nhận định, đó là những bằng chứng cụ thể cho thấy kẻ thù đang chiếm lấy những vị trí để chuẩn bị cho cuộc tấn công cuối cùng.

        Từng ngày, từng giờ, tình thế của Leningrad càng trở nên nguy hiểm hơn. Trong bối cảnh đó, Bộ Tổng tư lệnh tối cao ra lệnh cho Zhukov làm mọi điều có thể để cứu nguy cho thành phố  và ông cũng quyết tâm thực hiện điều đó để ngăn không cho “thành phố do Pie Đại để xây dựng” phải chịu thảm họa mà Hitler đã chủ định dành cho Leningrad. Tên trùm phát xít đã quyết định xóa sổ Leningrad khỏi bản đồ thế giới, “...cần phải tiến đến gần thành phố này và phá hủy nó bằng hàng rào pháo binh của tất cả các cỡ đại bác và pháo và các cuộc không kích tầm xa” (Chỉ thị của Bộ Chỉ huy Hải quân Đức ngày 22 tháng 9 năm 1941).

        Trong số các mục tiêu cần phá hủy được đánh dấu trên bản đồ chiến tranh của quân Đức, có thế đọc thấy: Số 9 - Bảo tàng Hermitage (một trong những bảo tàng nghệ thuật lớn nhất, xếp ngang hàng với Bảo tàng Anh quốc, Bảo tàng Louvre, Bảo tàng Prado, Bảo tàng mỹ thuật quõc gia ở Washington và Bảo tàng Gemaldegalerie ở Dresden)... Số 192 - Cung văn hóa Thanh thiếu niên... Số 708 - Viện chăm sóc bà mẹ và trẻ em... Số 736 - Trường học1.

------------------
        1. Ngay từ những ngày đầu tiên phát xít Đức xâm lược Liên Xô, chính quyền Xô viết đã có những bước chuẩn bị để sơ tán những tài sản có giá trị nhất của Bảo tàng Hermitage, như hai bức tranh Đức Mẹ của Leonardo da Vinci và bức Đức Mẹ của Raphael. Tháng 7 năm 1941, một số chuyến tàu hỏa đặc biệt khởi hành từ Leningrad nhằm thắng hướng Siberia, mỗi chuyên tàu có 20 toa, chớ 1.422 thùng chứa hơn 700.000 hiện vật của Bảo tàng Hermitage. Những tác phẩm nghệ thuật quý giá nhất được đặt trong một toa bọc thép. Nhiều hiện vật trưng bày có giá trị vẫn để lại ở Bảo tàng và “sống" qua được cuộc chiến, cùng chịu cảnh bị bao vây với nhăn dân thành phố. (Một số nội dung trong thông tin trên được lấy trong cuốn sách nhỏ “Boris Piotrovsky, Giám đốc Bảo tàng Hermitage” của Yuri Alyansky, Mátxcơva, 1988).


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Chín, 2019, 11:34:03 pm

        Leningrad là mục tiêu chính của Hitler ở hướng Bắc. Tháng 7, quân Đức đã mở cuộc tấn công hòng chiếm thành phố này nhưng bị đẩy lui vì vấp phải sức kháng cự kiên cường của bộ đội Leningrad. Đợt tấn công thứ hai hồi tháng 8 cũng thất bại. Đầu tháng 9 năm 1941, quân Đức mỏ một cuộc tấn công tổng lực, bắt đầu bằng trận dội đạn pháo và đánh bom dữ dội. Một nhân chứng ngày đó kể lại:

        Tất cả nhà cửa, đường phố, cầu cống và người dân bị chìm ngập trong bóng tối chi một giây trước đó, bất ngờ loá mắt bởi những ngọn lửa chết chóc. Những đám khói đen dày đặc từ từ bốc lên trời, tràn ngập trong không khí mùi axít. Các đơn vị chữa cháy, các nhóm tự vệ và hàng nghìn công nhân đã chiến đấu với các đám cháy bất chấp những mệt nhọc sau cả ngày làm việc. Những nỗ lực của họ đã khống chế được ngọn lửa, các đám cháy dần dần được dập tắt. Nhưng kho Badayev, nơi cất trữ lương thực của cả thành phố, vẫn còn cháy. Ngọn lửa ư đó hoành hành suốt hơn 5 tiếng đồng hồ.

        Tới nửa đêm ngày 11 tháng 9, một mệnh lệnh của Tổng Tư lệnh tối cao được gửi tới, chỉ định Zhukov làm Tư lệnh Phương diện quân Leningrad. Trong suốt mấy tiếng đồng hồ của ngày mới, Zhukov đã thảo luận tình hình và những biện pháp bổ sung cần thiết để bảo vệ Leningrad với Nguyên soái K.Y. Voroshilov, Đô đốc Ivan Isakov (chỉ huy Hạm đội Baltic và một số đơn vị khác của Phương diện quân) và Andrei Zhdanov, Chủ tịch thành phố.

        Zhukov kể:

        Tôi biết rõ về thành phố và các khu vực xung quanh, bởi vì tôi đã học ở đấy mấy năm trước tại một trường đào tạo sĩ quan chỉ huy kỵ binh. Đã có nhiều thay đối kể từ thời điểm đó, nhưng tôi vẫn xác định được khu vực chiến trường.

        Tôi nhận thấy tất cả các đơn vị của Phương diện quân đều rất thiếu súng chống tăng. Để khắc phục điểu đó, chúng tôi quyết định sử dụng một số súng phòng không có khả năng bắn thủng xe thiết giáp. Ngay lập tức, số súng đó được chuyển từ các quảng trường và trên đường phố tới bố trí tại những vị trí trọng yếu nhất. Chúng tôi cũng vạch kế hoạch thành lập 5 - 6 lữ đoàn bộ binh từ số thủy thủ của Hạm đội Baltic và các sinh viên Leningrad. Họ chỉ được tổ chức và huấn luyện trong vòng một tuần lễ.


        Nhiệm vụ trọng tâm là cung cấp vũ khí, đạn được và các quân trang, quân dụng khác cho bộ dội. Những thứ này được sản xuất ngay trong thành phố dưới làn mưa bom và đạn pháo không ngớt của kẻ thù. Chẳng hạn, Nhà máy Kirov sản xuất xe tăng hạng nặng KV trở thành trọng điểm của công tác bảo vệ. Nhiều công nhân nhà máy đã gia nhập các đơn vị tình nguyện và công việc được các thiếu niên cả nam lẫn nữ, phụ nữ và những người già đảm nhiệm thay. Các công nhân ngủ ngay tại xưởng, không rời nhà máy nhiều ngày cho tới những giây phút cuối cùng.

        Sau này, một tù binh Đức đã khai trước Tòa án quốc tế Nuremberg rằng, quân Đức đã nã pháo vào thành phố suốt các buổi sáng ngày 8, 9, rồi sáng ngày 11, 12, vào buổi chiều các ngày 5, 6 và buổi tối các ngày 8, 9, 10; bằng cách đó đạn pháo có thể giết chết được nhiều người nhất, phá hủy các nhà máy và các khu nhà thiết yếu, đồng thời đánh gục tinh thần của người dân Leningrad.

        Ngày 11 tháng 9, quân phát xít mở đợt tấn công mới và ngày hôm sau, tướng Halder, Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng mặt đất của Đức đã ghi trong nhật ký: “Cuộc tấn công vào Leningrad của Quân đoàn bộ binh số 38 và Quân đoàn cơ giới số 41 đang tiến triển khá tốt. Một thành công lớn!”

        Các trận đánh ác liệt và hao tổn quân số kéo dài trong suốt một tuần. Zhukov tiết lộ một trong những biện pháp được triển khai để bảo vệ thành phố trước ưu thể áp đảo của kẻ thù: Hành động cương quyết và mạnh mẽ được thực hiện. Điều tối cần thiết là chúng tôi phải tận dụng những cơ hội dù nhỏ nhất để phản công dù ngày hay đêm, đẩy lui quân địch, giáng cho chúng những tổn thất về người và phương tiện, và đập tan các đợt tấn công của kẻ thù. Mệnh lệnh và kỷ luật nghiêm khắc nhất phải được duy trì. Việc kiểm soát bộ đội được thắt chặt. Chúng tôi đã làm mọi việc để ổn định tình hình trong thành phố bị bao vây và đang trong tình thế gian nguy nhất.

        Tình hình càng trở nên nghiêm trọng vào ngày 13 tháng 9 khi quân Đức chiếm thêm ba thị trấn nhỏ gần Leningrad. Tướng Halder đã ghi lại trong nhật ký: “Đã giành được những thắng lợi đáng kể tại Leningrad. Việc đưa quân ta vào “vành đai được củng cố từ bên trong” đường như đã hoàn thành”.

        Zhukov nhớ lại: “Tình thế vô vọng ngày càng gia tăng. Để ngăn chặn nguy cơ này, Hội đồng quân sự của Phương diện quân quyết định huy động đơn vị dự bị cuối cùng là Sư đoàn bộ binh số 10. Điểu này vô cùng nguy hiểm, nhưng chúng tôi không còn lựa chọn nào khác”.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Chín, 2019, 11:35:40 pm

        Tình thể nguy hiểm của thành phố được thế hiện qua cuộc trao đổi qua điện thoại giữa Zhukov và Nguyên soái Saposhnikov, Tống Tham mưu trương ngàv 14 tháng 9:

        Saposhnikov: Chào đồng chí Georgi Konstantinovich. Hãy báo cáo và cho tôi biết những biện pháp mà đồng chí đang tiến hành.

        Zhukov: Xin chào đồng chí Boris Mikhailovich. Tình hình ở khu vực phía Nam phức tạp hơn nhiều so với nhận định của Bộ Tống tham mưu. Tối nay, quân địch đang tấn công với khoảng 3 - 4 sư đoàn bộ binh và hai sư đoàn tăng thiết giáp... Tình hình cực kỳ nghiêm trọng. Nguyên nhân khiến tình tình càng trở nên tồi tệ là do không có bất cứ lực lượng dự bị nào ở khu vực Leningrad. Chúng tôi đang kháng cự trước sự tấn công của địch với tất cả những gì mà chúng tôi có thể huy động - những đơn vị chiến đấu không đầy đủ quân số. những trung đoàn độc lập và những sư đoàn của công nhân tình nguyện mới được tổ chức.

        Saposhnikov: Đồng chí đã áp dụng những biện pháp gì?

        Zhukov: Tối nay, chúng tôi đã tổ chức một hệ thống hỏa lực pháo của cả hải quân, súng phòng không và các đơn vị pháo binh khác đế bắn xuống các con đường địch chuyển quân qua. Chúng tôi đang mở kho pháo dự phòng và tôi nghĩ rằng đến sáng mai, chúng tôi sẽ triển khai được hàng rào dày đặc ở các khu vực trọng điểm đế hỗ trợ lực lượng bộ binh... Chúng tôi đang huy động tất cả các máy bay của Phương diện quân Leningrad và Hạm đội Baltic cùng khoảng 100 xe tăng... Mặc dù chúng tôi có tất cả 268 máy bay, nhưng chỉ có 163 chiếc là hoạt động được. Chúng tôi cần thêm máy bay.

        Saposhnikov: Tôi nghĩ kế hoạch của đồng chí triển khai hóa lực bắn chặn bằng pháo trước tiên là hoàn toàn đúng đắn. Phương diện quân Leningrad có đủ súng để tổ chức một vành đai như vậy.

        Zhukov: Đúng thế.

        Zhukov cùng giải thích rằng, ông cần sự hỗ trợ ngay lập tức từ Tập đoàn quân số 64 của Phương diện quân Volkhov đóng ở phía Đông thành phố để chọc thủng vòng vây của dịch.

        Khi Zhukov liên lạc được với Nguyên soái (LI. Kulik, Tư lệnh Tập đoàn quân số 54, ông vô cùng tức giận khi Kulik nói ông ta không thể hỗ trợ Leningrad sớm được, vì cho rằng quân địch  sẽ tấn công đơn vị mình. Trong cuốn hồi ký của mình, Zhukov nói ông không thể che giấu nỗi tức giận. Ông đã gửi một bức điện cho Kukil như sau:

        Quân dịch không tổ chức tấn công (tập đoàn quân của đồng chí), mà chúng chỉ thăm dò thôi. Thật không may là, một số người lại nhận định sai lầm về hoạt động do thám và tương đó là một cuộc tấn công... Tôi cũng hiểu rất rõ, đồng chí lo lắng cho sự tồn vong của Tập đoàn quân số 54 hơn tất cả nên rõ ràng thiếu sự quan tâm tới tình hình ở Leningrad. Tôi muốn đồng chí hiểu rằng, tôi đang phải huy động công nhân các nhà máy ra chiến đấu với kẻ thù và tôi không có thời gian để tổ chức phối hợp hành động trên toàn mặt trận. Tôi hiểu là không thể hy vọng ở bất cứ sự hỗ trợ nào từ Tập đoàn quân của đồng chí. Tôi phải dựa vào chính mình thôi. Hãy để tôi nói thêm rằng, tôi thực sự rất thất vọng vế tinh thần thiếu hợp tác giữa đơn vị của đồng chí với Phương diện quân Leningrad. Tôi xin nhắc tới Suvorov (thiên tài quân sự Nga thế kỷ thứ 18), nếu ở vị trí của đồng chí, ỏng ấy đã hành động hoàn toàn khác. Thứ lỗi cho tôi đã nói ra những điều tôi suy nghĩ, nhưng tôi không có thời gian để mà ngoại giao. Chúc đồng chí mọi điều tốt đẹp.

        Zhukov cho biết, trong cuộc nói chuyện sau đó với Stalin, ông không hề nhác lại nội dung bức điện ông đã gửi cho vị Tư lệnh “thiếu tinh thần tương trợ” của Tập đoàn quân số 54.

        Bất chấp tất cả nỗ lực của mình, Zhukov phải thừa nhận, tình hình tại Leningrad và khu vực xung quanh tiếp tục xấu đi. Thông chế von Leeb đã chứng tỏ ông ta làm hết sức để thi hành mệnh lệnh của Hitler là phá hủy hoàn toàn Leningrad bằng bất cứ giá nào trước khi quân Đức mở chiến dịch tấn công Mátxcơva.

        Ngày 17 tháng 9, chiến sự diễn biến vô cùng ác liệt, 6 sư đoàn lính Đức được không quân của Cụm Tập đoàn quân phương Bắc yểm trợ mạnh mẽ đã mở một cuộc đột kích thẳng vào Leningrad từ hướng Nam. “Những người lính bảo vệ thành phố đã chiến đấu kiên cường để giữ từng mét đất và liên tục phản công”, Zhukov nói, “pháo binh của Phương diện quân Leningrad và pháo từ Hạm đội Baltic đã trút những cơn mưa đạn xuống đội hình tiến công của địch, trong khi máy bay của lực lượng không quân và hải quân cũng được huy động hết để yểm trợ cho các lực lượng mặt đất”.

        Một mệnh lệnh cứng rắn được ban hành, nêu rõ: “trong bất cứ tình huống nào cũng không được bỏ các tuyến phòng ngự trọng yếu” - quá rõ ràng với tất cả những người đang bảo vệ thành phố. Thòi gian cứ trôi qua, toàn bộ các tiểu đoàn pháo binh, thậm chí là các trung đoàn, được điều vào các vị trí chiến đấu trông trải và bắn thẳng, phá vỡ đội hình đang tiến lên của quân địch. Có lúc tại một khu vực có tới hơn 500 khẩu pháo được đưa vào vị trí bắn thảng.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Chín, 2019, 11:37:53 pm

        Khi giao tranh ở các thị trấn Pulkovo và Pushkino bước vào giai đoạn ác liệt, quân Đức đã tổ chức một trong những trận pháo kích và ném bom dữ dội nhất vào Leningrad hòng đè bẹp ý chí của quân và dân đang chiến đấu bảo vệ thành phố bị đánh phá. Ngày 19 tháng 9, địch liên tục nã pháo vào thành phố suốt 18 tiếng đồng hồ - từ l giờ 05 phút tới 19 giờ tối. Trong suốt 18 tiếng đồng hồ đó, không quân Đức đã 6 lần dội bom rải thảm xuống thành phố với 275 chiếc máy bay ném bom quần đảo trên bầu trời Leningrad.

        Nhà thơ nổi tiếng Olga Bergholts, làm việc tại Đài phát thanh Leningrad đã có một vị khách ghé thăm trong ngày hôm đó - ngày của những trận mưa bom đạn ác liệt. Vị khách đến Đài phát thanh là Moskovskaya, một phụ nữ sông ở phố Sremyannaya. Bà vừa mất hai người con khi một quả bom rơi trúng ngôi nhà của bà. Trước đây, bà chưa từng phát biểu trên đài phát thanh, nhưng bà đã cầu xin Olga: “Làm ơn, hãy cho tôi được nói vài điều trên đài... Tôi muốn được nói!”, Olga chấp thuận lời cầu khẩn và người phụ nữ đó đã nói với tất cả các thính giả về những gì đã xảy ra với các con của bà một giờ đồng hồ trước.

        Nhưng điểu mà người nghe nhớ nhất không phải là là những lời bà nói mà là hơi thở của bà. Nhà thơ kể rằng, đó là hơi thở nặng nhọc của một người phụ nữ đã kiệt sức vì gào khóc và vật vã trong đau đớn.

        Tiếng thở này, được khuếch đại trên các loa phát thanh vang tới từng ngôi nhà ở Leningrad và từng hầm hào trên đường dẫn vào thành phố, tất cả những người dân trong thành phố, những người lính đang chiến đấu đều lắng nghe câu chuyện của người mẹ về cậu con trai và cô con gái bé bỏng của bà đã chết như thế nào tại phố Sremyannaya, nghe rõ tiếng bà thở, tiếng thở than của nỗi tiếc thương vô hạn đồng thời cũng là tiếng thở của tinh thần dũng cảm vô song. Tất cả mọi người đều nhớ tiếng thở này vì nó giúp họ vững vàng chiến đấu1.)

        Không lâu trước khi người phụ nữ nói trên đài phát thanh, nhà soạn nhạc Dmitri Shostakovich cũng có mặt tại Đài phát thanh và đã phát biểu trên làn sóng. Đó là một ngày mà hầu như tất cả các báo trong thành phố đều đăng một hàng tít đậm: “Quân địch đã tiến sát cửa ngõ thành phố của chúng ta”. Shostakovich tiếp tục trụ lại trong thành phố một vài tháng trước khi đi sơ tán. Nhưng trong thời gian ở lại thành phố, ông vẫn khoác trên mình bộ đồng phục của người lính cứu hỏa, làm nhiệm vụ tại học viện nơi ông đang dạy học. Trên đài phát thanh, ông đã nói rất rõ ràng và đẩy cảm xúc về bản giao hưởng mới của ông, sau này trở nên rất nổi tiếng, được biết tới với tên gọi “Bản giao hưởng Leningrad”:

        Một giờ trước, tôi đã hoàn thành phần hai tác phẩm mới của tôi. Nếu tôi hoàn thành phần ba và bốn của bản giao hưởng này và nếu thành công, tôi sẽ gọi nó là bản giao hưởng số 7... Mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh, mặc dù mối nguy hiểm đang đe dọa Leningrad, nhưng tôi đã viết xong hai phần đầu của bản giao hương trong một thời gian rất ngắn. Tại sao tôi lại nói với các bạn về điều này? Tôi đang nói với các bạn bởi vì tất cả các bạn cũng như tôi sẽ thấy rằng, cuộc sống ở thành phố này vẫn tiếp tục, vẫn diễn ra bình thường. Hôm nay, tất cả chúng ta đều là những người lính, tất cả những người làm việc trong các lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật đều trở thành những người lính và thực hiện nghĩa vụ của mình cùng với mọi người dân khác của Leningrad.

        Trên đường tiến vào Leningrad, ngày 18 tháng 9, quân Hitler chiếm thị trấn Pushkin, nơi nhà thơ huyền thoại Nga đã sống và sáng tác nhiều bài thơ và những áng văn chương bất diệt. Tất cả người dân Nga (và cả những ai không phải người Nga) đều tôn kính cái tên Pushkin. Tận mắt chứng kiến thị trấn Pushkin sau khi quân Đức buộc phải rút lui khỏi đây mùa hè năm 1944, tướng S.M. Shtemenko đã viết trong cuốn hồi ký: Mộ của nhà thơ vĩ đại nằm trong Tu viện Svyatogorsk. Nơi đây Pushkin đã viết tác phẩm Những người Gypsy và Boris Godunov và nhiều bài thơ trữ tình khác sau này đã được chuyến thể thành bài hát. Tất cả những bài thơ ấy trở thành một phần không thể thiếu được trong nền văn học của chúng ta cũng như của tâm hồn người dân Nga. Làm sao chúng ta có thể bỏ qua một nơi như vậy?

        Sau đó ông miêu tả sự tàn phá đã man của quân Đức: Một phần tu viện bị thổi tung, những mái vòm biến mất. Tu viện gia đình Pushkin, từng là một bảo tàng, bị đốt cháy rụi. “Chúng tôi rời quang cảnh đố nát đó với lòng luyến tiếc vô hạn2”.

----------------------
        1. Vladimir Sevruk (Biên tập viên), Mátxcơva - Leningrad, Mátxcơva, 1974. Ngoài thơ ca, Olga Bergholts còn viết các kịch bản sân khấu và điện ảnh, bà đã ở lại Leningrad trong suốt thời gian thành phố bị bao vây. Không chỉ người dân Leningrad mà bộ đội các phương diện quân đều thích nghe các chương trình Đài phát thanh Leningrad của bà cho tới tận thời điếm nó ngừng hoạt động đầu năm 1942.

        2. S.M.Shtemenko, Bộ Tổng tham mưu Xô viết trong chiến tranh, Mátxcơva, 1970.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Chín, 2019, 11:39:12 pm

        Sau này được biết, Cụm tập đoàn quân phương Bắc của Đức do von Leeb chỉ huy nhận lệnh của Hitler phải nhanh chóng đè bẹp ý chí quyết tâm của những người lính đang bảo vệ thành phố Leningrad để phối hợp cùng quân Phần Lan ở Karelia. Bất chấp những nỗ lực này, quân xâm lược vẫn thất bại. Theo Zhukov, do Bộ Tư lệnh Phương diện quân đã áp dụng những chiến lược (ông rất khiêm tốn: Zhukov đóng một vai trò quan trọng trong Bộ Tư lệnh) nên “đến cuối tháng 9, tuyến phòng ngự dày, nhiều tầng, có chiều sâu đã được củng cố trên các hướng Bắc, Nam, Đông Nam tiến về Leningrad”.

        Zhukov tiếp tục: “Cũng cần phải nói thêm rằng khi chúng ta ổn định được tình hình ở Phương diện quân Leningrad, lực lượng phòng ngự của chúng ta ở các khu vực quan trọng chỉ được bố trí theo hai tuyến. Một sư đoàn bộ binh được trang bị nhiều súng chống tăng chốt giữ một tuyến không quá 10 - 12 km”.

        Lực lượng phòng thủ lúc này trở nên rất mạnh, vì Phương diện quân của Zhukov được củng cố trở thành một hệ thống vững chắc và do pháo binh của bộ binh và hải quân đã được điều động tới đúng vị trí. Thêm vào đó là sự phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng mặt đất và lực lượng không quân, cũng như lực lượng phòng không tổ chức tốt, dày đặc của thành phố và bộ đội.

        Mặc dù thành phố bị tấn công rất ác liệt, ngoại trừ những người lính ngoài mặt trận, những người công nhân vẫn không rời vị trí; từ giữa tháng 7 năm 1941 đến cuối năm, các công nhân đã sản xuất 713 xe tăng, 480 xe bọc thép, 58 tàu bọc thép, hơn 3.000 súng chống tăng và gần 10.000 khẩu đại bác và hơn 3 triệu viên đạn pháo và mìn.

        Trong suốt 900 ngày đêm thành phố Leningrad bị bao vây, nhiều trẻ em được sơ tán tới thị trấn Karpinsk ở vùng núi Ural. Điều đầu tiên mà chúng làm khi tới nơi là chạy tới công viên địa phương. Anya, mới 12 tuổi vào năm 1942, nhớ lại: “Nhưng chúng tôi chạy vào công viên không phải để đi dạo, mà chúng tôi chạy tới để ăn. Vì chúng tôi quá đói! Chúng tôi đặc biệt thích lá thông vì lá kim mềm của nó hình như rất ngon. Chúng tôi ăn những chồi thông nhỏ mới nhú và nhai ngấu nghiên đầy mồm cỏ... Vì kể từ khi thành phố bị bao vây, tôi mới lại được ăn tất cả những loại cây mà tôi có thể ăn1”.

        Trước chiến tranh, dân số Leningrad là 3.100.000 người. Khoảng 1.700.000 người, trong đó có 414.000 trẻ em đã sơ tán khỏi thành phố trong thời gian từ tháng 6 năm 1941 tới tháng 3 năm 1943. Vì vậy, rất nhiều người dân thành phố đã chết vì đói. Trong suốt mùa dông đầu tiên và khắc nghiệt nhất trong thời gian thành phố bị bao vây, mùa đông năm 1941-1942, hơn 263.000 người đã chết đói trong thành phố. Tính tổng số, tất cả có trên 600.000 người đã chết đói và được chôn cất tại Nghĩa trang Piskarevskoye của thành phố.

        Một cuốn nhật ký được nữ học sinh Tanya Savichev, người đã sống ở Leningrad suốt thời gian thành phố bị bao vây, gìn giữ, hiện trưng bày tại một bảo tàng ở Đài Tưởng niệm Nghĩa trang Piskarevskoye. Trong đó ghi:

        Zhenya chết lúc 12 giờ 30 phút chiều ngày 28 tháng 12 năm 1941.
        Granny chết lúc 3 giờ chiều ngày 25 tháng 1 năm 1942.
        Lyoka chết lúc 5 giờ sáng ngày 17 tháng 3 năm 1942.
        Bác Vasya mất lúc 2 giờ sáng ngày 13 tháng 4 năm 1942.
        Bác Lyosha mất lúc 4 giờ chiều ngày 10 tháng 5 năm 1942.
        Mẹ mất lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 13 tháng 5 năm 1942.


        Dòng cuối cùng: “Savichevs đã chết. Tất cả mọi người đã chết. Bỏ mình lại cô đơn”. Ngay sau đó, Tanya được sơ tán nhưng cô bé rất yếu và đã chết năm 1943.

        Đầu tháng 10, các trinh sát của Zhukov báo cáo, quân Đức đang đào hầm hào, xây dựng boongke và công sự bê tông ngầm, đặt mìn và các chướng ngại vật khác bảo vệ phòng tuyến của chúng. Đơn vị tình báo của Zhukov kết luận rằng quân địch đang “đào bới” chuẩn bị cho chiến cục mùa đông. Bọn tù binh cùng khẳng định kết luận này. “Lần đầu tiên sau nhiều ngày, chúng tôi có thể cảm nhận chác chắn rằng Phương diện quân đã hoàn thành sứ mệnh của mình và đã ngăn chặn quân Đức tiến công Leningrad”.

        Đến cuối năm đó, tình hình ở các mặt trận đều được cải thiện và các lực lượng dự bị của Bộ Tổng Tư lệnh được thành lập ở hậu phương. “Quân địch dần dần mất thể chủ động về người và phương tiện mà chúng từng có trong giai đoạn đầu cuộc chiến tranh”. Zhukov cho biết, tận dụng triệt đế tình hình vô cùng thuận lợi này, Bộ Tổng tư lệnh tối cao quyết định tổ chức một chiến dịch tấn công ở khu vực hồ Ladoga và phá vỡ vòng vây của địch. Chiến dịch này mang mật danh Iskra (Ánh chớp).

        Zhukov cho biết thêm, chiến dịch đó đã giúp quân của ông giành lại được Schlusselburg và nhiều vị trí quan trọng khác mà bọn phát xít đã biến thành các trung tâm phòng ngự mạnh của chúng. Ngày 18 tháng 1, các đơn vị tiên phong của hai phương diện quân gặp nhau. Thế bao vây của thành phố Leningrad được gờ bỏ.

-------------------
        1. Trích trong cuốn Sputnik, tháng 5 năm 1990.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Chín, 2019, 02:27:20 pm

CHƯƠNG 9

STALINGRAD - PHIÊN BẢN CỦA ĐỊA NGỤC

        Dừng lại! Hãy nghiêng mình tỏ lòng tôn kính - bạn đang đứng trên một mảnh đất thiêng liêng.
LILIA KIRSHINA, Volgograd, 1967       

        Các kế hoạch của Manstein nhằm giải cứu lực lượng đang bị bao vây ở Stalingrad... không thành công như dự tính.
G.K.ZHUKOV, Nhớ lại và suy ngẫm       

        Các kế hoạch chiến tranh của Hitler luôn đặt ra mục tiêu tiến thẳng theo hướng A-A (Archangelsk - Astrakhan), kéo dài từ Biển Trắng ở phía Bắc tới Biển Caspian dưới phía Nam. Stalingrad luôn luôn được đề cập trong các kế hoạch năm 1941 và 1942 khi các cánh quân của Đức chuẩn bị cho các chiến dịch tại Mặt trận phía Đông trong mùa xuân và mùa hè. Tất nhiên, thành phố này được đặt tên như vậy sau khi Stalin trở thành lãnh tụ cao nhất, cũng giống như cái tên Leningrad -  thành phố thường được gọi là St Perterburg. Đầu tháng 11, Hitler cho rằng thành phố hầu như đã nằm trong tay quân Đức. Phát biểu trên đài phát thanh ngày 8 tháng 10 năm 1942, Hitler tuyên bố: “Chúng ta đã ở đó”, tình báo Xô viết đã thu được bài phát biểu này.

        Tính đến cuối thu năm 1942, các lực lượng của Hitler trên mặt trận Xô - Đức đã lên đến hơn 200 sư đoàn với tổng số khoảng 6,2 triệu sĩ quan và binh lính, với khoảng 51.000 khẩu pháo và đại bác, 5.000 xe tăng và các vũ khí tấn công khác, 3.500 máy bay và gần 200 tàu chiến.

        So sánh với lực lượng của Đức, quân Liên Xô có xấp xỉ 6,6 triệu sĩ quan và chiến sĩ, 77.000 khẩu pháo và đại bác, 7.000 xe tăng và 4.500 máy bay. Zhukov cho biết, điều quan trọng hơn cả là, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô đã có một lực lượng dự bị chiến lược gồm 27 sư đoàn bộ binh, 5 quân đoàn cơ giới hóa và xe tăng độc lập và 6 trung đoàn bộ binh độc lập khác.

        Zhukov nhận định, về quy mô lực lượng của hai bên, đến cuối “giai đoạn đầu tiên của cuộc chiến tranh” cán cân lực lượng bắt đầu nghiêng về phía Liên Xô. Đồng thời, ở mặt trận phía Đông, quân Liên Xô đã biết cách giữ bí mật các kế hoạch của mình và tung tin giả gây cho địch lúng túng trên quy mô lớn. “Do ngụy trang tốt công tác tập trung và huy động lực lượng nên chúng tôi đã giáng cho địch những đòn tấn công đầy bất ngờ”, Zhukov nói.

        Ví dụ về việc quân Đức bị ăn tin giả là, sau cuộc tấn công ác liệt ở phía Nam, tại Stalingrad và Bắc Caucasus, Bộ Chỉ huy tối cao Đức tin rằng, các lực lượng Xô viết sẽ không thể tiến hành một chiến dịch phản công lớn trên các mặt trận này. Mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy tối cao các lực lượng mặt đất của Đức ra ngày 14 tháng 10 năm 1942 khẳng định: “Quân Nga đã hoàn toàn suy kiệt trong các trận giao chiến gần đây. Mùa đông năm 1942 - 1943, chúng sẽ không thể tăng cường lực lượng mạnh mẽ như chúng đã có được trong mùa đông năm ngoái”.

        Nguvên soái Zhukov khẳng định: Tuyên bố này quá sai lầm.

        Mùa hè năm 1942 là một khoảng thời gian bận rộn đối với Mátxcơva chứ không chỉ trên chiến trường. Tháng 8, Winston Churchill bay tới Mátxcơva và chuyển một tin xấu rằng, Mỹ và Anh không thể mở mặt trận thứ hai trong năm đó. Trên đường đi, Churchill viết trong nhật ký: “Tôi đã cân nhắc kỹ lưỡng về sứ mệnh này của mình... Tôi đã cố gắng, lao tâm khố tứ đế ngăn cản sự ra đời của Nhà nước Bônsêvích này... Tôi sẽ phải nói với họ như thế nào bây giờ? Tướng Wavell, mặc dù văn chương kém cỏi nhưng vẫn có thể truyền tải được thông điệp trên trong một bài thơ gồm mấy khổ nhưng mỗi khổ đều có câu kết là: “Không có Mặt trận Thứ hai trong năm 1942”.

        Mặc dù người Xô viết không bao giờ tin rằng, Bắc Phi, vùng Viễn Đông và cuộc chiến trên Đại Tây Dương là những chiến trường trọng tâm, nhưng điều còn gây tranh cãi là Ngày D năm 1944 diễn ra quá chậm trễ nên đã gây ra mối nghi ngờ rằng có một “động cơ chính trị” nào đó nhằm vào Kremlin. Vì vậy, chắc hẳn là hy vọng thực sự về việc Anh - Mỹ mở Mặt trận thứ hai vào năm 1942 là viển vông.

        Sau khi thông báo cho Stalin tin này trong cuộc gặp không lấy gì làm vui vẻ giữa hai nhà lãnh đạo, Churchill nhận được một Bản ghi nhớ trong đó nói rằng:

        Việc Chính phủ Anh từ chối mở Mặt trận thứ hai ở Châu Âu vào năm 1942 gây thất vọng và bất bình lớn trong dư luận nhân dân Xô viết, gây khó khăn cho Hồng quân ở mặt trận phía Đông và ảnh hưởng xấu đến các kế hoạch của Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô. Những khó khăn mà Hồng quân Liên Xô phải đối mặt do việc từ chối mở Mặt trận thứ hai vào năm 1942 sẽ làm suy yếu khả năng tác chiến của quân Anh và các nước Đồng minh1.

-------------------
        1. Khi Chiến dịch Volga diễn ra, Thủ tướng Churchill cố gắng yêu cầu Liên Xô chấp thuận cho điều động quân Anh tới vùng Caucasus.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Chín, 2019, 02:28:14 pm

        Zhukov tiết lộ về việc lập kế hoạch tấn công ở Stalingrad: “Theo kế hoạch của Bộ Tống tư lệnh tối cao, các lực lượng của chúng ta sẽ mở các đòn tiến công từ hướng Tây vào mùa hè và mùa thu năm 1942 nhằm vào Cụm tập đoàn quân Trung tâm của bọn phát xít nhằm đánh lạc hướng chúng và làm cho Bộ Chỉ huy của Hitler nghĩ rằng đòn tấn công chính của chúng ta là ở đấy chứ không phải nơi nào khác, và rằng chúng ta đang chuẩn bị cho một chiến dịch lớn vào mùa đông. Điều này lý giải việc tháng 10, Bộ Chỉ huy Đức bắt đầu tập trung một số lượng lớn các lực lượng của chúng ở phía đối diện với các mặt trận phía Tây của chúng ta”. Ồng cũng cho biết, quân Đức đã điều 3 sư đoàn thiết giáp, cơ giới và bộ binh từ khu vực Leningrad tới phía Bắc Smolensk, 7 sư đoàn khác cũng nhanh chóng được đưa từ Pháp và Đức tới phía Tây Mátxcơva (cũng được coi là vùng phụ cận của Smolensk). Vì vậy, tới đầu tháng 11, Cụm tập đoàn quân Trung tâm của phát xít Đức đã tăng lên 12 sư đoàn kèm theo các phương tiện chiến tranh tăng cường khác.

        Zhukov cho rằng, Đức đã mắc sai lầm ngớ ngẩn về chiến thuật và càng làm trầm trọng thêm tình hình do công tác tình báo quá tồi, chúng đã thất bại ngay trong công tác chuẩn bị cho cuộc phản công chính ở Stalingrad, nơi chúng tập trung 10 tập đoàn quân bộ binh, 1 tập đoàn quân xe tăng và tập đoàn quân không quân và các đơn vị khác.

        Nhận định trên cũng được tướng Đức Jodi thừa nhận tại Tòa án quốc tế Nuremberg sau chiến tranh rằng, quân Đức đã không có dự đoán nào về sức mạnh thực sự của Hồng quân ở Stalingrad, nên hoàn toàn bị bất ngờ khi cuộc phản công quyết liệt của họ nổ ra - một cuộc phản công “được chứng minh là có tính quyết định”.

        Mùa thu năm 1942, quân Đức rơi vào một “tình thế hết sức khó khăn”. Biểu hiện đầu tiên là, chúng không đạt được những mục tiêu chiến lược đã đề ra. Thứ hai là, chúng phái tác chiến trên một mặt trận rộng lớn kéo dài từ Biển Đen. qua phía Nam Caucasus, Stalingrad, vùng Sông Đông và tới Biển Barents. Ba là, chúng không có lực lượng dự bị chiến lược tại mặt trận và ở hậu phương. Thứ tư, chúng phải đối mặt với tình trạng sa sút tinh thần chiến đấu trong binh lính.

        Trong khi đó, các cuộc tấn công ác liệt vẫn nồ ra liên tiếp trên mặt trận Xô - Đức. Ngày 28 tháng 6 năm 1942, quân Đức mở cuộc tấn công, âm mưu tiêu diệt Hồng quân ở sườn trái phía Nam Orel, nhưng thất bại. Tuy nhiên, Hồng quân cũng buộc phải rút qua sông Đông, tấn công kìm chân các lực lượng của địch đang chiếm ưu thế. Ngày 6 tháng 7, quân Hitler bị chặn lại rất gần Voronezh bơi các cuộc phản công từ hướng Bắc. Kế hoạch ban đầu của Đức bị thất bại, buộc chúng phải chuyển hướng tấn công xuống phía Nam, tới khu vực sông Volga. Ngày 12 tháng 7, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô thành lập Phương diện quân Volga do tướng Andrie Eremenko chỉ huy. Sau 4 tháng truy kích ròng rã, Phương diện quân bị địch phát hiện, tấn công đẩy lùi, lực lượng rút lui của Hồng quân đã dựng lên một tuyến phòng ngự vững chắc. Trong tháng 7, Bộ Chỉ huy Đức mở chiến dịch mang tên “Kế hoạch Edelweiss” nhằm chiếm lấy vùng Caucasus. Thống chế Ewald von Kleist, Tư lệnh Cụm tập đoàn quân A sau này nhận xét: “Chúng ta đã có thể đạt được mục tiêu nêu các tập đoàn quân của chúng ta không bị tiêu hao hết đơn vị này đến đơn vị khác để yểm trợ cho hướng tấn công vào Stalingrad”.

        Ngày 21 tháng 8, do sức địch quá mạnh, các lực lượng Xô viết phải rút từ vành đai phòng thủ bên ngoài vào tuyến trong Stalingrad. Hai ngày sau, không quân Đức điều hàng trăm máy bay ném bom thành phố. Tướng (sau này trở thành Nguyên soái) Eremenko cho ta thấy một bức tranh toàn cảnh về trận đánh này trong cuốn sách viết về thành phố trong chiến tranh:

        Cả khu vực Stalingrad đường như bị lật tung lên và biên thành một màu đen. Dường như đã có một trận cuồng phong ghê gớm vừa đi qua thành phố, hất tung nó lên không trung và quăng trở lại với những đống đổ nát của nhà cửa trên khắp các quảng trường và đường phố. Không khí trở nên nóng bức, cay nồng, khắc nghiệt và rất khó thở. Tình hình hỗn loạn không thể nào tả xiết. Hàng nghìn âm thanh hỗn tạp đập chói tai. Đó là tiếng bom rơi ầm ầm hòa lẫn những tiếng nổ khác, cùng tiếng nhà đố ầm ầm và tiếng lửa cháy dùng dùng. Trong bầu không khí, âm thanh hỗn loạn ấy, chúng ta vẫn có thể nghe rõ tiếng rên rỉ và nguyên rủa của những người sắp chết, tiếng khóc lóc van xin của đám trẻ con, tiếng thổn thức của những người phụ nữ. Trái tim chúng ta nghẹn ngào thương xót cho số phận những nạn nhân vô tội do tội ác của phát xít Đức. Trong trái tim chúng ta đè nặng suy nghĩ rằng, chúng ta đã không thể ngăn được nỗi đau của hàng trăm người dân yêu chuộng hòa bình này, nhất là những em bé1.

------------------
        1. ''Eremenko, Stalingrad (bản tiếng Nga), Mátxcơva, 1961.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Chín, 2019, 02:29:20 pm
 
        Giữa tháng 9, chiến sự đã chuyển hướng vào bèn trong thành phố. Đức Quốc xã liên tục tuyên truyền thành phố sắp thất thủ. Nhưng điều này còn quá sớm khi bọn xâm lăng phải đối mặt với điều mà vị tướng người Siberia A.P. Belobordov gọi là “cuộc đối đầu với ý chí ngoan cường của người Nga”. Suốt mùa thu và mùa đông năm 1942 - 1943, thành phố trở thành mục tiêu tập trung tất cả các chiến dịch trên mặt trận Xô - Đức. Thành phố Stalingrad, trung tâm công nghiệp và thông tin quan trọng, chính là tham vọng của Bộ Chỉ huy Đức nhằm chia cắt khu vực sông Volga và thiết lập bàn đạp để chiếm đóng Caucasus.

        Câu chuyện có thực dưới đây không chỉ là một trận đánh đẫm máu mà còn cho thấy thậm chí trên cuộc chiến đường phố đang diễn ra nóng bỏng nhất, tình người vẫn tồn tại:

        Stalingrad - lúc đầu bọn Đức gọi là “Phiên bản của Địa ngục”. Sau này chúng thay đối phép ẩn dụ này và bắt đầu ví rằng Địa ngục mới chính là phiên bản của Stalingrad. Thật vô cùng phi thường, mặc dù hàng trăm ngàn người đi sơ tán về hậu phương, nhưng còn rất nhiều người, chủ yếu là những phụ nữ và trẻ em quần áo bê bết, vẫn trụ lại ở Stalingrad trong suốt thời gian thành phố bị vây hãm, mạng sống của họ mong manh trên các bờ phía cao của sông Volga, trong các hố pháo và rãnh mương dẫn vào thành phố.

        Trên phố Lênin, pháo tầm ngắn của Hồng quân được đặt trên tầng Tòa nhà số 36. Bên phía đối diện, quân Đức bám chặt một tầng hầm và giữa hai tòa nhà, mỗi mét vuông đều nằm dưới tầm đạn. Rõ rằng không ai có thể sống sót trên vùng đất không người, ngoại trừ những người lính này, hầu hết người dân phải chạy khỏi thành phố. Người ta nói rằng thậm chí đến những con dơi trong các tòa nhà này cũng phải bỏ chạy.

        Nhưng trên con phố đặc biệt này, một người dân vẫn còn trụ lại. Khi màn đêm buông xuống, một sinh vật giống như một hồn ma di chuyển từ một miệng cống bên phải vào giữa con phố, chính xác là giữa hai làn đạn. Bàn tay già nua của bà ta lật tìm trong đống rác rưởi, sau đó bà ta trở xuống miệng cống và quay lại ngôi nhà bí ẩn của mình. Bà lão vẫn sống (có lẽ chính xác hơn là vẫn tồn tại) trong một cống thoát nước bằng thép của một mê cung dưới lòng đất trong thành phố. Các chiến sĩ Hồng quân còn nhớ, bà lão mặc một chiếc áo choàng mùa đông cũ kỹ, cổ áo đã ố vàng, sờn rách. Các chiến sĩ càng ngày càng khâm phục bởi vì bà lão có thể bò qua phố trong suốt một đêm không trăng sao tối tăm, khi màn đêm yên tĩnh ngự trị, trèo lên cầu thang đã bị thiêu trụi gần hết, đưa cho những người lính bị khói súng làm nhem nhuốc thảm lót chân mới giặt sạch hoặc quần áo mới mạng lại hoặc cháo yến mạch nóng.

        Trong ngôi nhà dưới lòng đất của mình, bà lão có một bếp lò nhỏ kêu ro ro nhè nhẹ giữa những tiếng ầm ầm sấm sét của trận đánh.

        Xà bông là một cái gì đó thật xa xỉ nhưng một người phụ nữ - Maria Gavrilovna - có thể có một miếng nhỏ khi mà ai đó cần đến. Một hôm, khi chỉ huy pháo binh than thơ bị đau răng, bà liền đưa cho ông một loại thuốc nóng để làm giảm đau. Dần dần, các chiến sĩ bắt đầu gọi bà là “Mẹ”.


        Một sáng, Maria Gavrilovna nói với “các con trai” rằng, hôm nay bà sẽ đãi họ một bữa tiệc - một nồi súp bắp cải nóng. Không ai biết bà kiếm bắp cải ở đâu. Nhưng nồi súp bắp cải với một ít thịt bò thái nhỏ chắc chắn là một bữa tiệc đặc biệt đối với những người lính. Đêm xuống, khi tiếng súng đạn dịu bớt, hình ảnh quen thuộc lại trèo lên từ miệng cống, lạch bạch di qua phố, mang theo một nồi đầy súp bắp cải nóng.

        Bỗng nhiên, các chiến sĩ nghe thấy tiếng nổ chói tai của pháo địch, nhưng họ vẫn thấy Maria Gavrilovna tiếp tục bước đi điềm tĩnh, không vội vàng, để không làm đổ nồi súp. Các chiến sĩ bắn trả để bảo vệ người khách vô cùng quý giá của họ. Nhưng khi bà trèo lên cầu thang, không hề để tràn một giọt súp, họ thấy máu đang chảy ra dưới khăn trùm đầu của bà. Đặt nồi súp xuống, bà ngã gục xuống sàn không kịp nói một lời nào. Bà không hao giờ tỉnh lại nữa. Những người lính chôn bà trong đêm đó dưới tường rào trong sân Tòa nhà số 36.

        Trên mộ bà, họ viết:

       “Nơi đây an nghỉ Maria Gavrilovna Timofeyeva, Người Mẹ của Tiểu đoàn đại bác tầm ngắn số 121.

-----------------------
        1. Câu chuyện này đã được đăng nhiều lần trên các tờ báo quân đội xuất bán trong chiến tranh.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Chín, 2019, 02:31:09 pm

        Ngày 10 tháng 11 năm 1942, Zhukov tới Phương diện quân Stalingrad đế giúp thông qua lần cuối cùng các kế hoạch cho chiến dịch Tổng phản công sẽ bắt đầu ngay sau đó, làm nên một chiến thắng khiến cả nước Đức phái choáng váng. Hai ngày sau, Zhukov có mặt ở Mátxcơva bàn bạc về chiến dịch sắp tới với Stalin. Hai ngày tiếp theo, ông quay trở lại Stalingrad với chỉ thị “kiểm tra một lần nữa tinh thần sẵn sàng chiến đấu của sĩ quan và bộ đội để mở màn chiến dịch". Mục tiêu của chiến dịch là bao vây toàn bộ một tập đoàn của quân Đức.

        Ngày 11 tháng 11, sau khi cùng VỚI một số tướng lĩnh di thị sát địa hình tại vị trí dóng quân của một số tập đoàn quân chủ lực đang chuẩn bị cho chiến dịch, Zhukov báo cáo với Tống Tư lệnh tối cao:

        Đã làm việc với tướng A.I Eremenko hai ngày; đích thân đi trinh sát các vị trí của quân địch đối diện với các Tập đoàn quân số 51 và 57. Truyền đạt các mục tiêu cụ thể của Chiến dịch Uranus cho Tư lệnh các sư đoàn, quân đoàn và tập đoàn quân. Qua kiểm tra tôi thấy, tướng F.I Tolbukhin đã dẫn đầu trong các công tác chuẩn bị... Đã ra lệnh trinh sát trận địa, thông qua lần cuối cùng kế hoạch tấn công và các mệnh lệnh của Tư lệnh Tập đoàn quân dựa trên thông tin tình báo thu được. Tướng M.M. Popov làm việc rất tốt, đồng chí ấy biết phải làm gì.

        Zhukov cho Stalin biết còn thiếu khá nhiều thứ trong đó có cả việc phương tiện và ngựa cho hai sư đoàn kỵ binh không đến được, chưa có đủ cơ số đạn pháo cho chiến dịch sắp tới, cần gấp 100 tấn hóa chất chống dông (không có chất này thì các đơn vị cơ giới hóa bị vô hiệu hóa) và quân trang mùa đông cho hai tập đoàn quân mà ông vừa tới thăm.

        Zhukov cũng báo cáo, chiến dịch có thể bị hoãn lại nhưng nói thêm: “Đã ra lệnh sẵn sàng chiến đấu vào ngày 15 tháng 11 năm 1942”.

        Trong hồi ký của mình, Zhukov cũng để cập tới những đoạn trích trong cuốn nhật ký của một sĩ quan lữ đoàn pháo binh Rumani đã chiến đấu với bộ đội tại Stalingrad:

        Ngày 19 tháng 11,

        Quân Nga nã pháo dữ dội vào sườn trái của Sư đoàn số 5 của chúng tôi. Từ trước tới nay, tôi chưa từng chứng kiến một trận pháo kích nào như thế... Pháo bắn quyết liệt khiến mặt đất rung chuyển và các cửa sổ vỡ vụn.

        Ngày 20 tháng 11,

        ... Không thể liên lạc với cấp chỉ huy cao hơn. Sư đoàn số 6 nhận lệnh phải giữ trận địa cho tới người lính cuối cùng. Hiện tại, chúng tôi đang bị quân địch bao vây...

        Ngày 21 tháng 11,

        Chúng tôi bị bao vây... Hỗn loạn khủng khiếp... Bạn bè nhìn chằm chằm vào những tấm ảnh người thân, vợ, con. Thật đau đớn khi nghĩ đến mẹ tôi, anh chị em tôi và những người thân yêu của tôi. Chúng tôi mặc những bộ quần áo còn đẹp nhất, thậm chí hai lớp lót trong. Chúng tôi nghĩ về kết cục bi thảm phía trước... Chúng tôi bàn bạc về hai sự lựa chọn cuối cùng:
        1) Cố gắng tấn công mở đường thoát;

        2) Đầu hàng.

        Sau khi bàn bạc hồi lâu, quyết định đưa ra là đầu hàng. Chúng tôi được biết Hồng quân đã phái đại diện tới mang theo yêu cầu đầu hàng.

        Cuốn nhật ký dừng lại ở đấy. Zhukov cho biết toàn bộ cánh quân Rumani đã đầu hàng.

        Đầu mùa hè năm 1942, Hitler vẫn còn lực lượng lớn nên vẫn thỏa sức huênh hoang. Từ đầu năm, các kế hoạch của giới quân sự Đức dựa trên đánh giá rằng, chỉ chiếm được các vùng kinh tế quan trọng ở miền Nam Liên Xô mới có thể làm suy yếu đối phương và tăng cường sức mạnh cho Đệ tam Đế chế đến mức có thể đi đến kết thúc chiến tranh. Các khu vực dầu mỏ ở Caucasus cũng là mục tiêu hàng đầu, vì ngay khi bắt đầu chiến tranh, nước Đức đã thiếu xăng dầu cùng với lương thực. Tuy nhiên, chiếm được Mátxcơva vẫn là mục tiêu quan trọng, vì vậy, chúng vẫn tập trung một lực lượng lớn ở khu vực Mátxcơva.

        Trong một phát biểu ngày 9 tháng 9 năm 1942, Hitler nhiều lần nhấn mạnh chi tiết Chỉ thị số 41, trong đó chỉ rõ các nhiệm vụ cơ bản của chiến cục mùa hè. Tên trùm phát xít giải thích cơ sở để ban hành chỉ thị này: “Mục tiêu đầu tiên của chúng ta là phải chiếm được những vùng trồng ngũ cốc cuối cùng của đối phương; thứ hai là, phải giành được mỏ than đá cuối cùng đề có thể sản xuất than cốc; thứ ba, tiến gần hơn tới các mỏ dầu, chiếm lấy hoặc chí ít thì cũng phải cách ly chúng với phần còn lại của đất nước này; và mục tiêu thứ tư là, mở rộng phạm vi tấn công và giành quyền kiểm soát khu vực sông Volga, tuyến đường giao thông thủy quan trọng cuối cùng của đối phương”. Kế hoạch của Đức cho thấy những mục tiêu thực sự mà chúng theo đuổi ở Liên Xô. Như Joseph Goebbels từng nói: “Đó không hẳn là một cuộc chiến tranh xưng hùng xưng bá, mà là cuộc chiến tranh vì lúa và bánh mỳ, vì bữa ăn thừa mứa, vì bữa sáng và bữa tối no nê... Đó là cuộc chiến tranh vì nguyên nhiên liệu thô, vì cao su và quặng sắt thép”.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Chín, 2019, 02:36:52 pm
   
        Zhukov và Vasilevsky đã bàn bạc kế hoạch tổng phản công trên ba mặt trận, dự kiến vào nửa cuối tháng 11 và được Stalin nhất trí. Ngay từ đầu tháng, nhiệt độ đã giảm mạnh và sông Volga bắt đầu đóng băng. Chẳng cần phải nói thêm gì nữa, mùa đông sẽ gây khó khăn cho quân Đức. Do lương thực đang cạn kiệt nên quân Đức sẽ sớm buộc phải giết thịt ngựa. Sự thực là, hàng nghìn lính Đức đã vui vẻ ăn bữa tối trong ngày Lễ Giáng sinh với thịt ngựa. Hàng nghìn con ngựa bị giết trong ngày lễ trọng đó.

        Zhukov đã miêu tả như thể này về những ngày mở màn chiến dịch:

        7 giờ 30 phút ngày 19 tháng 11, bộ đội Phương diện quân Tây Nam giáng một đòn tấn công sấm sét, đồng loạt bẻ gãy các vị trí phòng thủ của Tập đoàn quân Rumania số 3 ở hai khu vực... Quân địch quằn quại, hoảng sợ, tháo chạy và đầu hàng. Một số đơn vị Đức đóng đằng sau quân Rumania mở một cuộc phản công quyết liệt hòng ngăn cản sức tiến công của quân ta, nhưng chúng đã bị Quân đoàn Tăng số 1 và 26 đánh cho tan tác. Đòn tấn công chiến thuật vào Phương diện quân Tây Nam thực sự chấm dứt.

        Nhanh chóng chọc thủng được tuyến phòng ngự của Đức, Hồng quân đã tiến thêm được 50 km, vây chặt quân địch vào trong một chiếc túi khổng lồ. Vào đêm giao thừa năm mói, vòng vây phía ngoài đã đẩy ra xa Stalingrad 240 - 320 km về phía Tây. Những cố gắng nhằm giải vây cho đội quân 250.000 sĩ quan và binh lính đều không thành công, một nỗ lực cứu nguy lớn do Manstein chỉ huy từ hướng Tây Nam cũng thất bại. Trong tháng 1, Friedrich Paulus, Tư lệnh Tập đoàn quân số 6 của Đức, hai lần được yêu cầu đầu hàng đế bảo toàn tính mạng, nhưng ông ta vẫn trì hoãn. Binh lính Đức đã hoàn toàn tuyệt vọng, không còn một hy vọng được giải cứu hay tiếp tế bằng đường hàng không nữa. Paulus, được Hitler phong làm Thống chế vào cuối tháng 1, cuối cùng buộc phải đầu hàng vào ngày 2 tháng 2 cùng với khoảng 90.000 binh lính.

        Con số thương vong ở Stalingrad là rất khủng khiếp. Giai đoạn đầu cuộc chiến, Đức chịu tổn thất rất nặng nề: có lẽ khoảng 150.000 người chết, 90.000 bị bắt làm tù binh. Hồng quân hy sinh hơn một nửa triệu trong chiến dịch này. Các tư lệnh Hồng quân đã thực thi một kỷ luật quân đội khắt khe theo lệnh của Zhukov, vì vậy, theo số liệu mà Bộ Quốc phòng Nga công bố năm 1995, 13.500 binh sĩ ở Stalingrad đã bị tử hình do hèn nhát và đào ngũ.

        Thành phố Stalingrad không bao giờ rơi vào tay quân Đức mặc dù một bộ phận nhỏ của chúng đã đặt được chân lên bờ Tây sông Volga. Người ta nói rằng, lịch sử của người Nga gắn chặt chẽ với thành phố lịch sử Stalingrad, nay được gọi là thành phố Volgograd. Hiện nay, có một công trình điêu khắc rộng 52m được biết đến như là biểu tượng kiến trúc của Đất Mẹ, trong đó miêu tả cảnh hàng trăm nghìn người Nga ủng hộ lệnh cấm rút lui của Kremlin. Mệnh lệnh số 227, có tiêu để “Không được rút lui một bước” được ban hành vào thời điểm sự tồn vong của đất nước Xô viết đang bị đe dọa. Nhiều tướng lĩnh của Stalin đã gọi mệnh lệnh này là một trong những văn ban quan trọng nhất của chiến tranh.

        Do công lao chỉ huy Chiến dịch Stalingrad thắng lợi, Zhukov được tặng thưởng Huân chương Suvorov hạng nhất. Một số tướng lĩnh khác cũng được tặng thương Huân chương này bao gồm: Vasilevsky, Voronov, Vatutin, Rokossovsky và Eremenko.

        Dưới đây là những gì mà các tướng Đức nhận định về thất bại ở Stalingrad1:

        Stalingrad là bước ngoặt của Đại chiến thế giới lần thứ hai. Đối với Đức, Chiến dịch Stalingrad là thất bại thảm hại nhất trong lịch sử, còn đối với Nga, đây lại là một chiến thắng vĩ đại nhất. Không một nước Đồng minh nào trong cuộc chiến tranh này không tự hào về một chiến thắng vĩ đại như thế.
Tướng Hans Doerr        

        Thất bại thảm hại tại Stalingrad, đầu hàng vô điều kiện toàn bộ một phương diện quân ở một mặt trận lớn, thảm họa quốc gia này gây nên những tốn thất vô cùng nặng nề, đó cũng là một thất bại to lớn của các đồng minh của chúng ta, những nước đã không thể giữ vững được tuyến phòng ngự bên sườn Tập đoàn quân số 6 - tất cả đã dẫn tới thảm họa nghiêm trọng này.
Tướng Heiz Guderian        

       Trận chiến tại Stalingrad là bước ngoặt trong lịch sử nước Đức. Chính chiến dịch Stalingrad và các sự kiện xảy ra cùng với nó, nếu chúng ta nhìn nhận lại, như là một giọt nước làm tràn ly của tất cả các vấn đề của cuộc chiến tranh cướp bóc của nước Đức Quốc xã.
T
hống chế Friedrich Paulus        

        Chúng ta không có bất cứ nhận định rõ ràng nào về sức mạnh của quân Xô viết tại khu vực Stalingrad. Trước đó, chẳng có gì ở đấy cả, vậy mà bỗng nhiên, một cuộc tấn công mãnh liệt nổ ra, trở thành nhân tố quyết định của cuộc chiến tranh này.
Tướng Alfred Jodi       

        Đối với người Đức, thất bại khủng khiếp này là do nhận thức chính trị ngu muội. Điều này ám ảnh sâu đậm nhất trong tâm trí những người bị bắt làm tù binh ở Stalingrad.
Tướng Otto Korfes       

-------------------
        1. Một số nhà phê bình, như Alan J.Levine (năm 1985), khi được hỏi về ý nghĩa những thất bại của Đức ở Stalingrad và nhiều nơi khác, cho rằng Chiến thắng của quân Đồng minh trong những chiến dịch này rốt cục chẳng phải tất cả đều có ý nghĩa quan trọng. Đây là một nhận định gây nhiều tranh cãi. Quan điểm về những chiến dịch hỗ trợ (chiến dịch nhánh) cho các chiến dịch trên - tuyên bố của rất nhiều chuyên gia và cả của nhiều chỉ huy của quân Đức, trong đó có Paulus, Jodi, Guderian và Doer - đều không thuyết phục.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Chín, 2019, 10:03:21 pm
   
(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/70977792_485999578796594_4553319251120750592_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_oc=AQl6ZUBbXueTRWsNyO6pq4xZ2Y06s_InFP-N8A8r6FZcm5zmvDjmC04HygKFOrWiv8w&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=4036b791903cac6b61ff4e3a032b3612&oe=5DF8C236)


        Sau khi Thống chế Paulus bị bắt (đây là lần đầu tiên, một Thống chế Đức bị bắt làm tù binh), ông ta khai rằng không bao giờ có thể tương tượng được rằng Liên Xô lại có thể mở một cuộc phản công với quy mô lớn, ồ ạt như vậy.

        Zhukov thì thẳng thắn hơn: Sai lầm chiến lược của Đức là đã làm trầm trọng hóa thêm tình hình bởi thiếu thông tin tình báo; chúng đã thất bại ngay trong công tác chuẩn bị cho cuộc phản công quan trọng gần Stalingrad, tại đó chúng đã huy động 10 tập đoàn quân bộ binh, 1 tập đoàn xe tăng và 4 tập đoàn không quân, nhiều đơn vị tăng độc lập, các quân đoàn, trung đoàn kỵ binh, cơ giới và các đơn vị độc lập khác, với 15.500 khẩu pháo và đại bác, 1.460 xe tăng, xe thiết giáp gắn súng máy và 1.350 máy bay chiến đấu. Zhukov cho rằng, chiến thắng “đã chuyến hướng cuộc chiến tranh sang thế có lợi cho Liên Xô và phát huy những nỗ lực to lớn nhằm đánh đuổi quân thù ra khỏi lãnh thổ Xô viết”. Sau chiến thắng này, Bộ Tổng Tư lệnh tối cao Liên Xô đã nắm chắc chiến lược đó và vận dụng cho tới khi kết thúc chiến tranh. “Đó là một chiến thắng hào hùng, nhưng cũng đầy gian khổ không chỉ đối với các lực lượng chiến đấu đã đánh tan quân thù mà còn đối với toàn thể nhân dân đã làm việc ngày đêm đế cung cấp vũ khí, phương tiện cho quân đội đánh thắng quân thù1”.

        Theo quan điểm của Mátxcơva, chiến thắng Stalingrad chứng tỏ cho cả thế giới biết sức mạnh bên trong của nền kinh tế  Xô viết và ý chí quyết tâm của người dân đất nước này. Quả vậy, họ đã quyết tâm giành chiến thắng bằng mọi giá. Trên lĩnh vực kinh tế, đến mùa thu năm 1942, nền kinh tế thời chiến đã phục hồi mạnh mẽ.

        Sau khi Stalin qua đời, không rõ ai là “kiến trúc sư trưởng thực sự” của cuộc tổng phản công dẫn đến chiến thắng lẫy lừng bên dòng sông Volga. Zhukov (cũng như Vasilevsky) đã đấu tranh để khẳng định, đó là chiến thắng của tinh thần tập thể: “Tôi sẽ khẳng định đi khảng định lại rằng, không còn nghi ngờ gì nữa. Bộ Tổng tư lệnh tối cao và Bộ Tổng tham mưu đóng vai trò quyết định trong việc lập kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo cuộc phản công ở Stalingrad”. Ông tiếp tục nhấn mạnh, Bộ Tổng tư lệnh tối cao (mà Zhukov là một thành viên lãnh đạo) và Bộ Tổng Tham mưu hoàn toàn tin tưởng vào khả năng nhận định, đánh giá với sự đúng đắn khoa học về tất cả những nhân tố liên quan đến chiến dịch vĩ đại này và đã dự đoán được sự tiến triển và kết quả cuối cùng của chiến dịch. Ông kết luận, do vậy, “đó không còn là vấn đề” xem cá nhân nào đã làm nên chiến thắng này.

        Đánh giá về vai trò của mình trong Chiến dịch Stalingrad, Zhukov nói: “Đối với bản thân tôi, tôi nghĩ rằng công tác tổ chức phòng ngự trong Chiến dịch Stalingrad, công tác chuẩn bị cho chiến dịch phản công và tham gia quyết định các khâu quan trọng trong các chiến dịch ở miền Nam có tầm quan trọng đặc biệt vì qua đó tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn những gì tôi đã đúc rút được tại chiến trường Mátxcơva năm 1941, khi mà lực lượng hạn chế thiếu hụt đã không cho phép tổ chức phản công nhằm bao vây cả "cụm quân địch”.

-------------------
        1. Nhà sử học Nga, Alexanderr Borisov, đưa ra một nhận xét mỉa mai rằng, sau Chiến dịch Stalingrad, các nhà lãnh đạo chính trị nhìn xa trông rộng nhất ở phương Tây đều thừa nhận, sự thất bại của phát xít Đức giờ đây chỉ là vấn đề thời gian; rằng do trì hoãn mở Mặt trận thứ hai quá lâu nên khi quân Đồng minh phương Tây liều mình tiến vào Berlin thì đã “quá muộn".


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Chín, 2019, 10:03:40 pm

        Ngày 13 tháng 11 năm 1942, Zhukov và Vasilevsky có cuộc họp bàn với Stalin, họ nhận định, ngay khi các tập đoàn quân của Hitler tại Stalingrad nhận thấy chúng đang nằm trong một vòng vây chật hẹp, Bộ Chỉ huy tối cao Đức sẽ buộc phải điều một số lực lượng từ các khu vực khác đến, đặc biệt là từ Vyazma, Tây Mátxcơva để hỗ trợ cho các lực lượng ở Stalingrad. Để ngăn chặn ý đồ này, cần phải chuẩn bị một cuộc tấn công mỏi ở mặt trận Mátxcơva, trước hết là đập tan quân Đức đang phòng ngự tại vòng cung Rzhev ở Nam Vyazma.

        Stalin nhất trí và yêu cầu một trong hai người chịu trách nhiệm về việc này.

        Zhukov trả lời: “Các kế hoạch cho cuộc phản công ở Stalingrad đã hoàn thành và đã sẵn sàng thực hiện”. Vì vậy, ông đề nghị Vasilevsky điều phối Chiến dịch Stalingrad, còn ông sẽ đảm trách các bước chuẩn bị cho một chiến dịch ở mặt trận Mátxcơva.

        Theo Zhukov, đòn đánh thọc sâu theo hướng Tây ở mặt trận Mátxcơva vào Cụm tập đoàn quân Trung tâm phát xít Đức sẽ làm tiêu hao sinh lực địch, khiến Bộ chỉ huy Đức chắc chắn rằng Hồng quân đang chuẩn bị cho một chiến dịch lớn vào mùa đông ở chính mặt trận chứ không phải đâu khác. Tin tưởng vào nhận định này, Bộ Chỉ huy Đức bắt tay vào tập trung các lực lượng lớn ở Tây Mátxcơva. Đến tháng 11, Cụm tập đoàn quân này đã có 12 sư đoàn, trong đó 2 sư đoàn tăng thiết giáp và nhiều đơn vị khác từ Đức và Pháp sang.

        Khi thừa nhận rằng bộ đội của ông đã không đạt được mục tiêu mà Bộ Tổng tư lệnh tối cao giao cho, là tiêu diệt hoàn toàn quân địch ở tuyến phòng ngự nhô ra phía Tây Mátxcơva, Zhukov khẳng định đầy thuyết phục rằng, các hoạt động tích cực, quyết liệt của họ đã ngăn chặn Bộ Chỉ huy Đức ồ ạt đưa quân tăng viện từ mặt trận này tới Stalingrad. Và quân Đức cũng buộc phải điều động các sư đoàn tăng thiết giáp hỗ trợ vào tuyến phòng ngự nhô ra Rzhev. Zhukov chỉ ra một số nguyên nhân là do thiếu sự yểm trợ của tăng thiết giáp, pháo binh và không quân - vì những lực lượng này cần phái tập trung tại Stalingrad cho một chiến dịch phản công lớn ở đó. Nhưng điều quan trọng là, chiến dịch này không những đã ngăn chặn sự tăng cường chi viện của Đức cho đám quân đã đầu hàng ở Stalingrad, mà còn góp phần làm nên một trong những chiến thắng lẫy lừng nhất trong lịch sử quân sự. Tuy nhiên, cũng có một vài người đã coi việc không tiêu diệt được quân Đức ở tuyến phòng ngự nhô ra Rzhev là thất bại lớn nhất của Zhukov. Giáo sư Oleg Rzheshevsky, một chuyên gia đầu ngành về chiến tranh thế giới thứ hai (ông là Chủ tịch Hội sử gia về Chiến tranh thế giới lần thứ hai của Nga), đã bác bỏ lập luận đó trong một đoạn viết rất rõ ràng, dễ hiểu (xem phần Lời giới thiệu).

        Nếu ai đó cần bằng chứng rằng các hoạt động ở mặt trận Mátxcơva mùa thu năm 1942 là một chiến dịch hỗ trợ, mặc dù có sự tham gia (tạm thời) của Zhukov, thì sự thực là thế này: mặc dù Zhukov đã rời khu vực Stalingrad, nhưng ông vẫn hàng ngày liên lạc với tổng hành định của ông ở đó và ông vẫn dóng góp trong các quyết định của Chiến dịch Stalingrad. Chẳng hạn, tối khuya ngày 28 tháng 11, khi đang có mặt tại sở chỉ huy phía Tây Mátxcơva, ông nhận được điện thoại của Tổng Tư lệnh tối cao, yêu cầu ông để xuất hành động cần thiết đế tiêu diệt quân phát xít bị bao vây ở Stalingrad. Sáng hôm sau, Zhukov gọi điện cho Stalin trình bày để xuất chi tiết. Ông đề nghị, nên chia cắt cụm quân địch bị bao vây ra làm hai và tiêu diệt cụm quân yếu hơn trước; sau đó, bằng “tất cả lực lượng của chúng ta” cụm quân mạnh hơn còn lại sẽ bị đánh tan.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Chín, 2019, 10:05:38 pm

         
CHƯƠNG 10

KURSK: TRẬN WATERLOO CỦA PHÁT XÍT ĐỨC

        Nỗi ám ảnh về một kết cục bi thảm không thể tránh khỏi giờ đây đã đến với phát xít Đức.
G. K. ZHUKOV, Nhớ lại và suy ngẫm       

        Khi chuẩn bị cho chiến dịch mùa hè năm 1943, Hitler tuyên bố một khẩu hiệu mỏi - Festung Europa (Pháo đài châu Âu), nêu rõ Đức sẽ thắt chặt vòng vây ở tất cả các vùng lãnh thổ khiến Hồng quân Liên Xô không thể giải phóng các vùng này được. Tuy nhiên, để tiến hành chiến dịch, quân Đức sẽ triển khai những đơn vị tăng thiết giáp hùng hậu phục vụ cho kế hoạch bao vây hai giai đoạn: hợp vây và tiêu diệt Hồng quân tập trung ở Vòng cung Kursk. Một lực lượng quân sự lớn dưới sự chỉ huy của Thống chế Hans Gunter von Kluge đã được triển khai ở khu vực bàn đạp.

        Đầu tháng 4 năm 1943, Zhukov tham gia lập kế hoạch phản công cho chiến dịch ở Vòng cung Kursk, dự định vào tháng 7 năm 1943.

        Một nhân tố quan trọng góp phần làm thất bại Chiến dịch Citadel (Thành lũy cuối cùng) - mật danh mà Hitler dặt cho chiến dịch - là việc hàng chục nghìn người dân đã tham gia dào hầm hào, xây công sự. Nhà sử học quân sự, Tiến sĩ Leonid Yeremeyev cho rằng, tông chiều dài công sự do quân và dân Xô viết đào đắp được tại Vòng cung Kursk bằng quãng đường từ San Francisco qua Washington tới Montreal (khoảng 6.000 km).

        Các tướng lĩnh của Hitler lập kế hoạch cho Chiến dịch Citadel dựa trên tình huống cụ thể xuất hiện ở Vòng cung Kursk sau các trận đánh tại đây trong suốt mùa đông 1942 -  1943. Đường giới tuyến là đường vòng cung đã đi vào lịch sử với tên gọi như trên - Vòng cung Kursk (Kursk Bulge, hay Kursk Salient). Đây là một khu vực rộng tới 65.000 km2 và do Hồng quân giữ. ở cả hai đầu phía Bắc và Nam của phòng tuyến là hai mũi nhọn có lực lượng mạnh của Đức chốt giữ. Các tướng lĩnh Đức rất muốn khai thác tình hình trên để mở một chiến dịch tấn công theo thế hai gọng kìm vào trung tâm Vòng cung này với yếu tố bất ngờ. Khi đã giành được thắng lợi, chúng hy vọng sẽ thẳng tiến tới Mátxcơva và Leningrad.

        Công tác chuẩn bị của quân Đức hầu như đã hoàn thành và chiến dịch sẽ nổ ra nay mai thôi. Trong khi đó, Chính phủ H oa Kỳ và Anh quốc vẫn chưa nắm được các ý đồ của Hitler.

        Ngày 19 tháng 6 năm 1943, Thủ tướng Churchill gửi thư cho Stalin: “Chúng tôi có một số lý do để tin rằng, thất bại nhanh chóng không ngờ tới của các lực lượng trong Trục Béclin ở Bắc Phi đã phá hỏng chiến lược của phát xít Đức, và rằng, mối đe dọa tất yếu ở Nam Âu chính là nguyên nhân quan trọng khiến cho Hitler sẽ do dự và trì hoãn kế hoạch tiến hành một chiến dịch tấn công quy mô lớn chống lại Nga vào mùa hè này”.

        Ngày 27 tháng 6, Thủ tướng Churchill lại viết tiếp: “Ngài sẽ không bị tấn công mạnh mẽ vào mùa hè này”.

        Không còn nghi ngờ gì. Churchill đang cố gắng giúp đỡ đồng minh Xô viết, nhưng trong trường hợp này suy đoán của ông ta là rất sai lầm.

        Bộ Tổng Tư lệnh tối cao Xô viết lại có nhận định hoàn toàn đúng đắn về ý định sắp tới của Đức Quốc xã. Các công sự sâu rộng, kiên cố được xây dựng thêm và quân dự bị chiến lược được tăng cường. Tại các vị trí then chốt, tuyến phòng ngự của Hồng quân có chiều sâu tới 100km. Theo Zhukov, Bộ Tổng Tư lệnh tối cao đã vạch kế hoạch rất chi tiết cho Chiến dịch Vòng cung Kursk. Bộ đội của 2 phương diện quân sẽ chặn đứng đòn tấn công sắp tới của Đức và sẽ tiêu diệt chúng. Trong giai đoạn tiếp theo, bộ đội của 5 phương diện quân cũng sẽ mỏ một trận phản công.

        Zhukov bận rộn bay từ mặt trận này sang mặt trận khác, đồng thời thường xuyên qua Đại bản doanh Bộ Tống Tư lệnh tối cao ở Mátxcơva. Vào mùa xuân, Stalin yêu cầu ông phải tham dự một cuộc họp ở điện Kremlin với sự có mặt của giám đốc các nhà máy sản xuất xe tăng và máy bay lớn nhất. Zhukov cho biết: “Các báo cáo của họ đã cho thấy tình hình rất trầm trọng vẫn tiếp tục tồn tại trong ngành công nghiệp... Sự viện trợ theo kiểu “Vay - Mượn” của Hoa Kỳ cũng bị ngừng trệ1”.

        Vào tháng 3, tình hình ở Vòng cung Kursk trở lên yên tĩnh, cả hai bên đều đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công quyết định. Trong tháng 3 và 4, ông đã tới hầu hết các tập đoàn quân và các đơn vị khác đóng ở Kursk. Zhukov cảm thấy lo lắng về một sư đoàn mà ông tin rằng sẽ là mục tiêu tấn công chính của quân Đức và vì vậy ông và các tướng lĩnh quyết định tăng cường cho khu vực đó bằng lực lượng pháo binh hùng hậu.

        Tháng sau đó, Zhukov đã tính toán quy mô của trận đánh sắp diễn ra ở Vòng cung Kursk: “Hiện tại. quân địch có 12 sư đoàn xe tăng, cùng với 3 - 4 sư đoàn điều từ các khu vực khác tới, bố trí đối diện dọc theo phòng tuyến của Phương diện quân Trung tâm và Phương diện quân Voronezh, chúng sẽ tung vào đây 15 - 16 sư đoàn xe tăng với khoảng 2.500 chiếc để đối phó với lực lượng của ta... Các động thái trên cho thấy, địch đang chuẩn bị cho một trận tăng chiến khốc liệt ở Vòng cung Kursk”.

-----------------
        1. Hoa Kỳ viện trợ Liên bang Xô viết theo hình thức Vay - Mượn trong Chiến tranh thế giới hai với tổng trị giá là 9.000 triệu đôla.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Chín, 2019, 10:07:01 pm

        Một nhân tố chắc chắn đã đóng vai trò sống còn trong chiến thắng của Hồng quân được Zhukov nhắc tới là: Tất cả đội ngũ sĩ quan cấp cao nhất tham gia chiến dịch này đều nhất trí rằng, cần thiết phải tiến hành trinh sát kỹ lưỡng, toàn diện các vị trí đóng quân của địch trên tất cả các khu vực chúng chiếm đóng. Ngày 8 tháng 4 năm 1942, Zhukov gửi một báo cáo cho Stalin nhận định 90 ngày nữa thì chiến dịch ở Vòng cung Kursk sẽ nổ ra. Và thực tế đã diễn ra đúng như Zhukov đã nói. (Zhukov gọi đó là “dự báo” cho Chiến dịch vĩ đại). Bản báo cáo bắt đầu như sau: “Tôi xin trình bày ý kiến của tôi về những động thái có thể của quân địch trong mùa xuân và mùa hè năm 1943 và các phương án phòng thủ của chúng ta trong những tháng sắp tới”.

        Sau đó, Zhukov nêu ra 6 vấn đề chính. Ba vấn đề đầu liên quan tới tình hình Vòng cung Kursk. Đầu tiên, ông vạch rõ, do bị tổn thất nghiêm trọng trong chiến cục mùa dông năm 1942 - 1943 nên cho tới mùa xuân, các đội quân của Hitler sẽ không thể tổ chức được các đơn vị dự bị lớn để mở hướng tấn công ở vùng Caucasus và tiến về khu vực sông Volga nhằm mở rộng vòng vây xung quanh Mátxcơva. Tiếp đó, Zhukov cho rằng, trong giai đoạn đầu của chiến dịch, quân Đức sẽ tập trung tất cả lực lượng có thể bao gồm ít nhất từ 13 - 15 Sư đoàn xe tăng với sự yểm trợ mạnh của không quân; sau đó, chúng chắc chắn sẽ triển khai bao vây quanh Vòng cung Kursk từ hướng Tây Nam và Đông Nam.

        Theo Zhukov, hướng tấn công vào Vòng cung Kursk từ phía Tây Nam còn nhằm chia cắt mặt trận của quân Xô viết. Do đó, Zhukov kiến nghị: “nếu quân địch bị các đơn vị phòng ngự của ta đánh tan, thì bên cạnh những biện pháp tổ chức các đơn vị phòng ngự chống tăng ở Phương diện quân Trung tâm và Phương diện quân Voronezh, chúng ta phải đồng loạt rút 30 trung đoàn pháo chống tăng từ các khu vực bị động khác càng nhanh càng tốt, và bố trí lại các trung đoàn này vào lực lượng dự bị của Bộ Tống tư lệnh tối cao tại những khu vực đang bị đe dọa”.

        Zhukov ký tên “Konstantinov” - bí danh của ông - dưới bản báo cáo.

        Một vấn đề tối quan trọng được đặt ra là để địch tấn công ta trước hay là ta tấn công trước. Zhukov đã đưa ra khuyến nghị: “Tôi không nghĩ là chúng ta cần phải tấn công địch ngay vài ngày tới. Tốt hơn hết là chúng ta dồn chúng vào thể phòng ngự, phá hủy các xe tăng địch; tiếp đó bằng các lực lượng dự bị vẫn còn nguyên sức mạnh mơ một trận tấn công tổng lực, chúng ta sẽ quét sạch các cụm quân chủ lực của chúng”.

        Nhớ lại sự kiện này, Zhukov phấn khởi thừa nhận, các dự báo của ông không khác nhiều với những động thái của Bộ Chỉ huy tối cao Đức.

        Hitler đã chỉ thị cho các sĩ quan chỉ huy trong mệnh lệnh tối mật ngày 15 tháng 4 năm 1943 như sau:

        Ngay khi điều kiện thời tiết cho phép, tôi quyết định mở Chiến dịch Citadel, chiến dịch tấn công đầu tiên trong năm nay.

        Điểu quan trọng có tính quyết định là, chiến dịch phải được tiến hành một cách nhanh chóng với những thắng lợi cụ thể. Chiến dịch này sẽ tạo thế chủ động cho chúng ta trong cả mùa xuân và mùa hè năm nay.

        Đế triển khai chiến dịch này, mọi công tác chuẩn bị phải được tiến hành một cách khẩn trương và cẩn trọng nhất. Chúng ta phải triển khai những đội hình ưu tú nhất, vũ khí tốt nhất, những chỉ huy giỏi nhất và lượng lớn vũ khí đạn được ở những mũi tấn công chính. Mỗi sĩ quan chi huy, mỗi người lính trong đội ngũ của chúng ta phải nhận thức được một cách sâu sắc nhất về tầm quan trọng có tính quyết định của chiến dịch mới này. Chiến thắng ở Vòng cung Kursk sẽ là ngọn đuốc cho toàn thế giới1”.

        Tiếp theo, Hitler giải thích rõ: “Mục tiêu của chiến dịch này là, các lực lượng của hai trong các đơn vị chủ lực tham gia chiến dịch ở khu vực quanh Belgorod sẽ thực hiện một đòn đột kích tập trung chớp nhoáng, quyết định vào phía Nam Orel nhằm bao vây các lực lượng trong Vòng cung Kursk bằng các đợt tấn công liên tiếp và tiêu diệt đối phương ”.

        Vì đã dự đoán đúng về âm mưu của quân địch, và hơn hết thu được một bản sao mệnh lệnh của Hitler gửi các đội quân ở Kursk, Zhukov có thể hài lòng nói: "... nhờ đánh giá được đúng tình hình ở đây, trước cả khi cuộc tấn công của quân Đức bắt đầu, nên các sĩ quan chỉ huy Xô viết đã nắm chắc được khả năng và hướng tiến quân của quân Đức tại khu vực Vòng cung Kursk”.

        Các tướng lĩnh xuất sắc nhất của Zhukov đều dự đoán, cuộc tấn công của quân Đức có thể nổ ra vào nửa cuối tháng 5. Tham mưu trưởng, tướng M.S. Malinin cho rằng, để đánh bại các chiến dịch tấn công của địch, các lực lượng trong Vòng cung Kursk (Phương diện quân Trung tâm và Phương diện quân Voronezh) phải được tăng cường thêm các máy bay - chủ yếu là máy bay tiêm kích - và pháo chống tăng, mỗi Phương diện quân cần không dưới 10 trung đoàn như thế.

-------------------
        1. Heinz Guderian, Chỉ huy quân thiết giáp, New York, 1952. G.K. Zhukov, Nhớ lại và suy ngẫm, Mátxcơva, 1985.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Chín, 2019, 10:08:01 pm

        Mùa xuân năm 1943, những kinh nghiệm quý báu phong phú tích lũy dược từ những ngày đầu chiến tranh đã giúp Zhukov củng cố mối quan hệ của ông với Stalin, một điều không phải dễ dàng. Zhukov lấy ví dụ như lần ông gặp Stalin ngày 12 tháng 4: “Tổng Tư lệnh tối cao lắng nghe ý kiến của chúng tôi chăm chú hơn trước. (Zhukov đi cùng với Vasilevssky và Antonov). Đồng chí nhất trí rằng, các lực lượng chủ lực nên tập trung ở Vòng cung Kursk, mặc dù ngay trước đó ông vẫn tỏ ra rất lo lắng về khu vực Mátxcơva”.

        Đến giữa tháng 4, Bộ Tổng tư lệnh tối cao đã có quyết định sơ bộ về công tác phòng ngự chủ động.

        Đúng vậy, chúng tôi đã nhiều lần đứng trước vấn đề này nhưng quyết định cuối cùng về công tác phòng ngự chủ động đã được Bộ Tổng tư lệnh tối cao thông qua vào đầu tháng 6. Khi đó, ý định của địch là mở cuộc tấn công lớn nhằm vào Phương diện quân Voronezh và Phương diện quân Trung tâm, và thực tế như đã diễn ra đúng như vậy. Chiến dịch có sự tham gia của một lực lượng xe tăng lớn nhất từ trước tới nay với các loại xe tăng mới - “Con cọp”, “Báo” và pháo tự hành Ferdinand.

        Song song với kế hoạch phòng ngự và phản công chủ độiĩg, Bộ Tổng tư lệnh tối cao quyết định lập một kế hoạch cho các chiến dịch tấn công mà không chờ đợi quân địch tấn công trước trong trường hợp chúng trì hoãn không tấn công quá lâu.


        Zhukov kết luận, do tình thế lúc bấy giờ nên lực lượng phòng ngự của ông không thể triển khai các biện pháp một cách nóng vội mà rất thận trọng. Bộ Tổng tư lệnh tối cao sẽ chọn thời điểm chuyển sang tấn công. Điều này cũng có nghĩa là “mọi việc không được quá nóng vội nhưng cũng không được kéo dài quá lâu”.

        Trong khi đó, Zhukov được chỉ thị phải bay tới Phương diện quân Bắc Caucasus, nơi các biện pháp tích cực đang được thực hiện nhằm tiêu diệt cụm quân “Taman”, đơn vị chủ lực thuộc Phương diện quân số 17 được trang bị các loại vũ khí tối tân nhất của Đức.

        Tiêu diệt quân địch ở Bán đảo Taman có tầm quan trọng đặc biệt đối với Bộ Tổng tư lệnh tối cao. Ngoài việc đánh tan một lực lượng lớn cụm quân địch gồm 14 - 16 sư đoàn, với quân số xấp xỉ 180.000 - 200.000 tên tại khu vực này, quân đội Xô viết còn giải phóng được cảng Novorossisk rất quan trọng ở Biển Đen. Từ nửa đầu tháng 2, những chiến sĩ anh hùng thuộc Tập đoàn quân số 18 Xô viết và các thủy thủ Hạm dội Biển Đen đã quần nhau với địch ở khu cầu tàu rất nhỏ ở Taman.

        Zhukov, được phong hàm Nguyên soái sau chiến thắng Stalingrad, và các tướng lĩnh, đô đốc dưới quyền đã tới sở chỉ huy Tập đoàn quân số 18. Ông cho biết, sau khi nhóm lãnh đạo chỉ huy đã làm quen với tình hình ở đây, tìm hiểu các lực lượng và nguồn lực của quân địch, và cả các thủy thủ của Hạm đội Biển Đen, “tất cả chúng tôi đã đi đến kết luận, đây không phải là thời điểm phù hợp để tiến hành bất cứ một hành động lớn nào để mở rộng trận đánh ở khu vực cầu tầu cảng Novorossisk mà các chiến sĩ hay gọi là “Khu đất nhỏ”. Thực tế, khu cầu tàu rộng không quá 30 km". Zhukov nhớ lại: “Khi đó, có một câu hỏi khiến chúng tôi vô cùng lo láng là liệu các chiến sĩ có chịu dựng được hay không những thứ thách bằng chính sinh mạng của họ trong cuộc chiến không cân sức trong khi kẻ thù suốt, ngày đêm không kích và nã pháo vào những người đang giữ khu vực cầu tàu nhỏ hé này”.

        Báo cáo với Stalin về đánh giá của ông đối với khu vực cầu tàu ở cảng Novorossick, Zhukov đề cập đến Tập đoàn quân số 56 của Phương diện quân Bắc Caucasus do tướng Л.А. Grechko chỉ huy (sau chiến tranh, ông được bổ nhiệm làm Bộ trương Quốc phòng). Trong cuốn sách của mình nhan đề Các lực lượng vũ trang của Liên bang Xô viết, xuất bản năm 1975, Grechko đã để cập tới tình hình ở khu vực Caucasus khi đó như sau:

        Ở Bắc Caucasus, các lực lượng Xô viết đã kìm chân đội quân đang hùng hố tấn công của phát xít Đức trong các trận đánh phòng ngự ác liệt. Quân địch cố tìm đường tiến vào thành phố cảng dầu khí Baku và cảng Tuapse. Sau đó, các lực lượng Xô viết đã mở một cuộc phản công và giáng đòn quyết định, đánh bại quân địch trên các cánh đồng cỏ nhiễm mặn và bên ngoài thành phố Rostov ngay sau các trận đánh ác liệt ở Novorossick và Taman.

        Trước khi kể lại chi tiết về những gì đã diễn ra ở Vòng cung Kursk, với giọng đầy tin tưởng, Zhukov nói về tình hình của Hồng quân khi đó như sau: “Đến mùa hè năm 1943, ngay trước Chiến dịch Kursk, về tổng thể, các lực lượng vũ trang của chúng tôi chiếm ưu thế so với quân Đức cả số lượng lẫn chất lượng. Lúc bấy giờ, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Xô viết đã có đầy đủ điểu kiện cẩn thiết để tiêu diệt quân địch một cách dứt điểm và chắc chắn, giành lại thế chủ động chiến lược trên tất cả các hướng chủ chốt và có thể buộc quân Đức phải hành động theo ý định của ta”.

        Sau khi đánh bại quân phát xít ở Vòng cung Kursk, Bộ Tổng tư lệnh tối cao dự định giải phóng khu vực lòng chảo sông Đông, Donbass, một vùng rộng lớn của nước Cộng hòa Ukraina, tiêu diệt quân địch trên bán đảo Taman, giai phóng các vùng phía Đông Belorussia và tạo điều kiện cho việc đồng loạt đánh đuổi quân thù ra khỏi lãnh thổ Xô viết.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Chín, 2019, 10:22:35 pm
   
        Không khó để nhận ra những toan tính của Bộ Chỉ huy tối cao  quân Đức trước chiến dịch ở Vòng cung Kursk của chúng. Về điều này, Zhukov kết luận trong một câu ngắn gọn: “Quân địch đang chuẩn bị trả thù cho thất bại của chúng ở Stalingrad”.

        Cuộc đụng độ ở làng Prohkorovka là trận tăng chiến lớn nhất hồi đó. Hai bên đã tung 800 - 1.000 xe tăng vào trận đánh này. Trong ngày đầu tiêu, quân Đức mất hơn 300 xe tăng và hơn 10.000 lính và sĩ quan. Tại đây cũng đã diễn ra nhiều trận không chiến ác liệt. Phi công Liên Xô Ivan Kozhedub đã bắn rơi hơn 10 máy bay địch. Phi công máy bay tiêm khích Alexei Maresyev, mất cả hai chân trong một trận đánh một năm trước, đã bắn rơi 3 máy bay Đức trong những trận không chiến đầu tiên trên vùng trời Vòng cung Kursk1. Trong tháng 7 và tháng 8 năm 1943, Phi đội “Normandie” của Pháp tác chiến cùng các phi công Liên Xô cũng đã bắn rơi được 33 máy bay của quân Đức ở Kursk.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/70982825_486627148733837_6228661353339420672_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_oc=AQljBabiWKnsztmwNhP2-i4IPLoxqh6FRrvN_zqon38yUePfOzQs1T7zqOcBZrRxuh0&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=fb97b56d047528674e125c9265fc7029&oe=5E3B0B21)
 
        Một số nhà sử học đánh giá chiến dịch 60 ngày đêm ác liệt ở Vòng cung Kursk là “Trận Waterloo của Chủ nghĩa phát xít Đức”. Một chuyên gia quân sự phương Tây gọi chiến dịch này là “Trận đánh vĩ đại của chiến tranh hiện đại”. Với người Nga, đó là một trong những chiến thắng quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh chống phát xít Đức. Trận đánh ở Vòng cung Kursk còn là một cuộc đối đầu vô cùng lớn giữa quân đội của hai nước vì mỗi bên đều triển khai tại đây một lực lượng lên tới hơn một triệu người; không trận đánh nào trong Chiến tranh thế giới hai lại có nhiều xe tăng, đại bác, pháo và máy bay tham chiến như trận đánh này. Chiến dịch Kursk ghi dấu sự thất bại hoàn toàn của lực lượng xe tăng Đức. Trận đánh ác liệt ở Prokhorovka ngày 12 tháng 7 với sự tham chiến của tống cộng hơn 1.000 xe tăng và xe bọc thép. Hitler đã không thế vực lại thất bại của hắn ở Vòng cung Kursk. Nhờ những chiến thắng của Liên Xô ở Stalingrad và Vòng cung Kursk (và sự chỉ huy chặt chẽ liên tục của Stalin trong các chiến lược của Hồng quân) mà Roossevelt và Churchill đã đồng ý tổ chức cuộc họp thượng đỉnh gần Liên Xô (ở Tehran) cuối năm 1943.

        Theo nhà sử học Nikolai Yakovlev, trước Trận đánh vĩ đại ở Vòng cung Kursk, tinh thần dân tộc Giéc-manh đã ru ngủ Hitler và các tướng lĩnh tin rằng, họ đang sở hữu những loại vũ khí tối tân nhất. Họ đã mang tới Kursk tất cả những gì mà họ nghĩ là hiệu quả nhất và lớn nhất trong kho vũ khí của phát xít Đức. Tới đầu tháng 7 năm 1943, họ đã tập trung hơn 900.000 quân, khoảng 10.000 khẩu đại bác và pháo, 2.700 xe tăng và súng lớn, khoảng 2.000 máy bay cho hướng tấn công Kursk.

        Zhukov cho biết, cũng như trong mọi chiến dịch khác, các tập đoàn quân của ông ở Vòng cung Kursk, nhận được sự giúp đõ quý báu to lớn của quân du kích. Bắt đầu từ một năm trước đó, quân Đức đã buộc phải triển khai 10% lực lượng bộ binh, bao gồm cả lực lượng cảnh sát SS và SD, đế đối phó với quân du kích.

        Khi Chiến dịch Vòng cung Kursk kết thúc, quân Đức phải hứng chịu một trong những thất bại tồi tệ nhất trong cuộc chiến tranh này. Bọn Đức Quốc xã không bao giờ có thể khắc phục được những tổn thất ở Vòng cung Kursk, chính thất bại này đã biến thành nỗi ám ảnh về một kết cục bi thảm không thế tránh khỏi của Chủ nghĩa phát xít Đức.

------------------------
        1. Tác giả đã gặp Alexei Maresyev (một Douglas Bader của nước Nga) ở Mátxcơva năm 1977 và được biết khi Alexei nằm trong bệnh viện nhớ về những ngày chiến đấu trên không trung của mình, anh đã đọc một câu trong bài thơ "Bài ca chim ưng" của nhà thơ Maxim Gorky và vẫn giữ niềm hy vọng để sông. Câu thơ đó là: "Người sinh ra chi biết bò thì không thể bay". Rõ rằng, Alexei không phải là người sinh ra chỉ biết bò.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Chín, 2019, 10:32:50 pm
       
(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/70962185_486630658733486_9078378278858784768_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_oc=AQlD2HZQ66AFja4Re413BXK1Iuxe0Jkz579w1T3Sw8qyPT8yDrMZmYr9pXohSTxxynI&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=c3b14b431733e94d14c480ba04bde4cc&oe=5E3B4ECE)
Georgi Zhukov - Tư lệnh liên quân Liên Xô - Mông cổ giành chiến thắng trong cuộc chiến chống Nhật xâm lược Mông cổ mùa hè năm 1939.


(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/71253265_486630655400153_8302399987665338368_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_oc=AQkCjf4qVrgegHpxDO_ZpIOCZ4vBs8trxA1JuvLRmvzrCqnUJJ7HU6Puju3Y5xJglTM&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=5dfaf7520cc215251fc0bfe83fc13043&oe=5E0C3431)
Zhukov với người vợ đấu tiên, Alexandra Dievna và hai con gái, Era và Ella.
 

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/70988836_486630625400156_8219243858832130048_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_oc=AQlNbPUa3Fj7XFc2Lw_jVDhBLjQkfJ1SvIEx0ZpckaO6IAARYVqTT5DpJqSJ8VuM4Q0&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=aebc908d519917c10d60d3a33bbe0592&oe=5E052BE3)
Zhukov ngoài đời thường: Đang chơi đàn Accordion với con gái Era.


(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/70724099_486630695400149_8979421059832872960_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_oc=AQk-yV7tFU8-_Mz6kTPfWnL3v8ecabfyasFP4LXwBLxc26QNlk-uePchttY34HwWlwc&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=cfadbcf8560e369f1f9d5991f914ce30&oe=5E0B7132)
Ba con gái của Zhukov, từ trái qua phải: Maria, Era, Ella.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Chín, 2019, 10:36:07 pm
       
(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/70400264_486630712066814_708802928214802432_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_oc=AQmFsQoAiMkb2WyA0N4PxcWQ9xBwEMpb4sOnOumnuiU6xATErNRXogVLa2iGjSdfXIE&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=32977892eb29d5d0f0db8bc667d09633&oe=5E37DE1E)
Georgi Zhukov với mẹ, vợ và các con gái.


(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/70563991_486630722066813_4342554292394131456_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_oc=AQlnsJnzb_W84QMPkWL0dyVJ-UPF70XZKXh9q_fomslPL5SoBjIP4SQicvhQK7hyodc&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=b77048aa9ac2dc60f1596674356cfef4&oe=5E35B8C8)
Zhukov, Eisenhower và Montgomery nâng cốc chúc mừng tại sở chỉ huycủa Eisenhower ở Frankfurt-am-Main tháng 6 nám 1945.


(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/70946414_486630758733476_2244630272022675456_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_oc=AQmj9PHqc_Pg8KFqrd1tJMeTUH8yM252fd55-DtUsCQXDbadqkoKIoOsintiTrcXkhM&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=6f2224931357f6af7ffc710088a4fec8&oe=5E077C83)
Nguyên soái Zhukov trong bộ quân phục mùa hè.


(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/70475315_486630788733473_7909603942588219392_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_oc=AQkI1MW07vVR9nrG8v-TF5fb3aA0i3z8yGx2IgOadFj50nnXSplg5fMY0Dv20XVAF9U&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=c679c7c4a47dbeac2b225a50bb149a35&oe=5E0A1FBA)
Georgi Zhukov với ba Huân chương Anh hùng.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Chín, 2019, 10:39:04 pm
           
(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/70275044_486630802066805_1791402525262348288_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_oc=AQl_SzlC2jlZhsSO4aDmyN01wuRGIIxZD_dX38MZIRlbE5lnqi6luaXWWaV7_MXt0uI&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=28e3922ebfdc0139586c3be1b179ea75&oe=5E35429D)
Eisenhower và Montgomery đang xem những tấm Huân chương Chiến thắng được nạm kim cương do Zhukov trao. Andrei Vyshinsky đeo kính.


(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/70212514_486630822066803_4218791704498536448_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_oc=AQmW6wl7okqXR4N3FId_4H5E_jQLdFk2UKFqvTF8-FDTA0YSX97EtWW1_bYwQ15N6wA&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=1480e3ac78a6a4c449223002d1d783da&oe=5DFEDBF3)
Zhukov, Eisenhower, Montgomery và Vyshinsky nói chuyện vui vẻ tại Frankfurt, Đức.


(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/70481737_486630845400134_6621823080522055680_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_oc=AQnjR_4xiawj7T_IzDqiNdmEGpssMhXwnVp5xw2MR1XEb6z88R1upRpZvfLVP3j5vw0&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=02315f94a1125a0118af4972e27c5b08&oe=5E39D61F)
Zhukov, Huân huy chương lấp lánh trên ngực, ngổi trên lưng ngựa trong Lễ duyệt binh mừng Chiến thắng ở Voronezh, phía Nam Mátxcơva.


(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/70234505_486630865400132_1582709587608338432_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_oc=AQnj5zfweGCJpBn4XQi4562imrDGWhYLU4N-km42l52BbXDdbDADZlW2jv1aSmY1Its&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=86c4b26567b2c2c6970d07de54dfd4f1&oe=5E36C52D)
Zhukov và Ike xem màn biểu diễn của không quân Đồng minh tại Frankfurt ngày 10 tháng 6 nãm 1945.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Chín, 2019, 10:43:12 pm
         
(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/69420631_486630902066795_6368425838328676352_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_oc=AQkB76pUp0M02IUJxOdMgcRCCDwjVshzplMxOlBl8c_loYE9pxO_6n6FYkaxqAMOOO4&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=194e961c994848f2a5eb8d443556a74a&oe=5DF5F9D5)
Từ trái sang phải Nguyên soái Không quân Ngài Arthur Tedder, Montgomery, Eisenhower, Zhukov và Vyshinsky vui vẻ tản bộ gắn Tổng hành định của các Lực lượng Viễn chinh Đổng minh tại Frankfurt.


(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/70942214_486630922066793_9154942367332040704_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_oc=AQmdcdgt_mnpmYIiXOO2DT6hexvVzoUyXdTrg-oMvkaeTrg_leyrr-wQ91hVxKABsBg&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=81f8f1fcdcb0aaa50c6ce47e44ed9165&oe=5E0C9C4B)
Zhukov, khi đã nghỉ hưu, câu cá bằng chiếc cần câu và cuộn dây câu do
Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower tặng.



(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/70280540_486630935400125_6663547463737016320_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_oc=AQlisoRQkQBS_JdDIiCYMtuceOWb1i7Jc6F0h55HBGagp_S_rW2Ik-Qtsrrnj-ulJYo&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=aff1f044cca3fefa9e55da6226f0ba8c&oe=5E0129E2)
Các con gái của Zhukov, từ trái qua phải: Era và Ella ở Mátxcơva nãm 2002.


(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/70415927_486630962066789_6738783342163918848_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_oc=AQlUSGUcKZiY_80wimsCXcvIQWXDBiQZnwMUYMBw7tVPSTK-szU8Uz1UkziHR-lqNzA&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=ec2a1cfac398e6a1feb35e0ea180978c&oe=5DF068FC)
Tượng Nguyên soái Zhukov cưỡi ngựa bằng đồng gấn Quảng trường Đỏ


(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/71310671_486630975400121_2051921368693342208_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_oc=AQnho9nYxMy5xQsTpJoNUBuFDday9vg892tWxPS3nOufUti4tssWPqT2M3IGwTSb7Qk&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=23718c6c9dec9aff11096800e55e3e0d&oe=5E01C107)
Bia mộ Zhukov trên tường điện Kremlin, bên trái là của Tư lệnh Sergei Kamenev còn bên phải là của Nguyên soái Alexander Vasilevky.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Chín, 2019, 09:45:17 pm
        
CHƯƠNG 11

NHỮNG CHIẾN SĨ DU KÍCH BELARUS1
     
        Chiến dịch Belorussia đã đánh tan Cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức, tiêu diệt hơn 30 sư đoàn địch tại các vị trí khác nhau.
Trích từ các báo ở Mátxcơva, tháng 8 năm 1944        

        Các chiến sĩ của chúng ta hoan nghênh Mặt trận thứ hai của quân Đồng minh ở Normandy, điều này giúp đánh đổ Chủ nghĩa phát xít và kết thúc chiến tranh nhanh hơn.
G. K. ZHUKOV, Nhớ lại và suy ngẫm        

        Dường như là cả đất nước Belorussia (nay là Belarus) rung chuyển bởi những tiếng nổ. Theo đúng kế hoạch, các chiến sĩ đu kích là người thực hiện nhiệm vụ phá hủy các tuyến đường xe lửa. Trong suốt ha đêm liền, tiếng bom mìn xé toạc bầu không khí yên tĩnh kèm theo những ánh chớp lửa sáng rực. Người ta gọi đây là một chiến dịch phá đường xe lửa chưa từng có trong lịch sử. Đúng là các chiến sĩ du kích đã thực hiện khoảng 40.000 vụ đánh bom, đặt mìn trên các tuyến đường xe lửa ở tất cả các hướng trong cùng một thời điểm. Hành động này đã làm tê liệt đường giao thông liên lạc của địch khiến chúng lâm vào tình thể hết sức bất lợi. Cùng một lúc, các chiến sĩ đã cắt dứt nhiều tuyến giao thông liên lạc chính có ý nghĩa sống còn đối với hoạt động của địch, như Minsk - Orsha, Minsk - Brest và Pinsk - Brest. Nhiều cầu cống, đường dây điện báo, điện thoại và đường dây diện cũng bị phá hỏng.

        Vào giai đoạn cuối của chiến dịch Belorussia, trước khi một cuộc tấn công quy mô lớn nổ ra trên lãnh thổ nước cộng hòa này, các chiến sĩ du kích đã tiên hành 182.000 vụ nổ, làm trật đường ray 5.494 chuyên tàu quân sự chở binh lính và lương thực, phá hoại 1.101 cầu đương sắt và đường bộ, phá hủy 73 máy bay, 397 xe tăng và 2.510 xe môtô.

        Cùng lúc, 2.400.000 sĩ quan và chiến sĩ, 36.400 pháo và súng cối, 5.200 xe tăng và pháo tự hành cùng 5.300 máy hay chiến đấu ở mặt trận phía Đông được báo động chiến đấu.

        Ngày 23 tháng 6 năm 1944 là ngày ấn định mở màn chiến dịch Bagration.

        Chiến dịch Bagration bắt đầu từ ngày 23 tháng 6 năm 1944 trên chiến trường Belorussia và kéo dài 67 ngày đêm. Đây là một trong những chiến dịch phản công lớn nhất trong cuộc chiến tranh chống phát xít và làm thay đối căn bản cục diện chiến lược trên toàn Mặt trận phía Đông. Sau chiến dịch Bagration, mục tiêu quan trọng nhất tiếp theo là Berlin. Afanasy Beloborodov, một trong những vị tướng được ngợi ca nhiều nhất tại Mặt trận phía Đông, cho biết, Đức Quốc xã đã buộc phải điều thêm hơn 40 sư đoàn và 4 lữ đoàn từ các mặt trận khác tới Belorussia; điều này đã khiến cho lực lượng của quân Đức ở Tây Âu bị suy yếu, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho lực lượng liên quân Anh - Mỹ ở Pháp.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/70368969_487834558613096_7495340637353410560_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_oc=AQkXybfmHZgRLmyeKBGUyo8E4OU2c1jUkXoEjAsjwH-mx4fYnaUCVC04IXFnbFiwei0&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=024e2f126d1c90938af8f6eab1e79161&oe=5E090581)

-----------------
        1. Sau khi Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết tan rã, nước Cộng hòa Belorussia đổi tên thành Belarus. Trừ một số tên gọi của các đơn vị quân đội thời chiến tranh và số trường hợp khác mà việc sử dụng tên gọi cũ là phù hợp hơn, tên gọi mới được dùng thống nhất trong toàn bộ cuốn sách này.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Chín, 2019, 09:47:54 pm

        Tháng 8 năm 1943, Bộ Chỉ huy tối cao của Đức bắt đầu triển khai xây dựng cái gọi là Bức tường phía Đông. Phát xít Đức tuyên bố đó là phòng tuyến cực kỳ vững chắc, còn hơn cá Bức tường Đại Tây Dương. Bức tường phía Đông sẽ ngăn chặn đường tiến của Hồng quân về phía Tây. Cái gọi là Hành lang Belorussia là một khu vực nhô ra trái rộng xung quanh vùng Minsk, Cụm tập quân đoàn Trung tâm của Thống chế Ernst von Busch dóng trong khu vực đó. Hành lang Belorussia, một yếu tố cấu thành nên Bức tường phía Đông, sẽ đảm bảo các tuyến đường ngán nhất tới Đức và duy trì các đường thông tin liên lạc chính của các lực lượng phát xít dọc toàn bộ Mặt trận phía Đông.

        Hậu cần quân sự và binh lính chuyển tới mặt trận chủ yếu di qua Belarus vì dây là con đường ngắn nhất. Đó chính là lý do vì sao mà Bộ Chỉ huy tối cao của Đức Quốc xã ra lệnh cho các lực lượng phai bảo vệ Belarus như bảo vệ chính nước Đức. Nhằm củng cố thêm cho khu vực phòng thủ này, chúng tuyên bố một số thành phố như Vitebsk, Orsha, Mogilev, Bobruisk, Polotsk và dĩ nhiên là cả thành phố Minsk là các khu vực phòng ngự vững chắc hay là các pháo đài. Nhiều vị trí quan trọng tập trung lực lượng hùng hậu cũng được thiết lập tại một số thành phố, thị trấn và các khu dông dân khác, đặc biệt là bên bờ các con sông.

        Sau này, khi bị bắt làm tù binh, tướng von Erdmannsdorf, Chỉ huy của Khu phòng thủ Mogilev đã khai: chúng được lệnh là phải giữ các khu phòng thủ như vậy bằng mọi giá. thậm chí cả khi bị bao vây hoàn toàn. Một khu vực phòng thủ chỉ được phép bỏ khi có lệnh cho phép của chính Hitler theo đề nghị của Bộ Chỉ huy Cụm tập đoàn quân. Vào tháng 4, tất cả chỉ huy các khu phòng thủ ở Belarus được triệu tập tới Tổng hành dinh  của Bộ chỉ huy Cụm tập đoàn quân và được trao bản cam kết viết tay rằng họ phải giữ các “pháo đài” tới khi chỉ còn người lính cuối cùng và viên đạn cuối cùng.

        Thang 4 năm 1944, Stalin và Zhukov thảo luận về những vấn đề chung cho kế hoạch chiến cục mùa hè.

        “Đồng chí vừa từ mặt trận đó về thẳng đây”, Stalin nói với Zhukov, “suy nghĩ thực của đồng chí về quân Đức như thế nào?

        Zhukov trả lời: “Chúng đã làm tất cả những gì chúng thấy là cần thiết để thiết lập một khu vực phòng thủ kiên cố trên mật trận của chúng ta. Như Bộ chỉ huy Cụm tập đoàn quân và Bộ chỉ huy tối cao Đức đã để cập, tôi có thể khẳng định rằng, sau thảm họa ở Stalingrad và đặc biệt là ở Vòng cung Kursk, chất lượng quân địch đã giảm mạnh”.

        Theo Zhukov, khác với giai đoạn đầu của cuộc chiến, Bộ Chỉ huy của Đức trở nên khá “ngu ngốc” và đã đánh mất những bước đi chiến lược khôn khéo, nhất là trong những tình huống khó khăn. Nguyên soái Zhukov cảm nhận chính xác được điều thực sự gây chú ý đối với Stalin khi đó. Vì vậy, ông đặc biệt nhất mạnh đến một số điểm quan trọng nhất đối với chiến dịch sắp tới.

        Zhukov báo cáo: “Chúng ta đã phân tích một số quyết định gần đây của bọn chỉ huy đầu sỏ của Đức. Chúng rõ ràng bộc lộ sự thiếu hụt những nhận định chính xác về tiềm lực của chính các lực lượng Đức cũng như đối thủ của chúng (tức là về quân ta). Chẳng hạn, quân địch luôn quyết định rút lui rất chậm trễ khi đã rơi vào tình thế bị đe dọa tấn công sát sườn hay bị bao vây. Vì vậy, chúng luôn rơi vào thể tiến thoái lưỡng nan”.

        Hàng thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc, một số tướng lĩnh Đức, những kẻ sống sót đã đổ lỗi hoàn toàn cho thất bại này lên đầu Adolf Hitler, buộc tội hắn là bất tài, phạm những sai lầm ngớ ngẩn và không thèm quan tâm tới ý kiến người khác. Trong khi xuất hiện một số sự thật xung quanh lời khẳng định trên thì quan điếm của Zhukov và Vasilevsky - về việc nếu không có sự đóng góp của Hitler thì những quyết định tác chiến và chiến lược của quân Đức thường không tinh tường - cũng có vẻ đúng sự thật.

        Zhukov khẳng định, cần phải đảm bảo hướng tấn công trọng tâm ở Belarus trong chiến cục mùa hè năm 1944 sẽ gây bất ngờ hoàn toàn đối với quân địch theo quan điểm của Tổng Tư lệnh tối cao và Bộ Tổng tham mưu. Chiến dịch chắc chắn sẽ thành công. Trước hết, ông tin rằng, cách Cụm tập đoàn quân Trung tâm địch dàn đội hình tác chiến theo một vòng cung hướng về phía Đông trung ương sẽ tạo điểu kiện thuận lợi cho Hồng quân thực hiện các đòn đánh thọc sâu theo thể gọng kìm vào trung tâm của tuyến phòng ngự này. Thứ hai, ông bảo đảm có thể tạo được ưu thế áp đảo cần thiết về lực lượng và phương tiện trên hướng tấn công chính. Ngoài ra, trong quá trình chuẩn bị cho chiến dịch chính, cần phải mở nhiều cuộc tấn công lớn trên các hướng khác để buộc kẻ thù phải rút các đơn vị dự bị chiến lược ra khỏi Belarus càng nhiều càng tốt. Chiến thuật tổ chức  những cuộc tấn công kiểu đó sau này được áp dụng trong các chiến dịch lớn ở mặt trận Leningrad và Karelia.

        Kết thúc bản báo cáo, Zhukov trình bày những đánh giá của ông về những khó khăn mà quân phát xít sẽ phải đối mặt trên mặt trận Xô - Đức trong mùa hè 1944.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Chín, 2019, 09:48:18 pm

        Tới đây, Stalin, khoát nhẹ tay, ngắt lời Zhukov và lần đầu tiên đề cập tới công tác chuẩn bị mở Mặt trận thứ hai đang được tiến hành trên đất Anh:

        “Cũng còn nhiều vấn đề khác nữa. Trong tháng 6, quân Đồng minh định trước hết đổ bộ một lực lượng quân lớn lên đất Pháp. Quân đồng minh của chúng ta đã quá vội vã chăng?” (Zhukov kể, Stalin nói điều này với nụ cười mỉa mai), “Họ sợ chúng ta có thể đánh bại hoàn toàn phát xít Đức mà không cần có sự “can dự” của họ. Dĩ nhiên, chúng ta muốn quân Đức bắt đầu phái chiến đấu trên cả hai mặt trận trong giai đoạn cuối này, khiến chúng lâm vào tình thế còn tồi tệ hơn bao giờ hết và không thể xoay xở được nữa”.

        Khi đó, để đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối, những lãnh đạo Xô viết cao nhất được đặt bí danh mới trước khi mở màn chiến dịch Bagration. Stalin dùng bí danh Semyonov đến tận cuối năm 1944, Zhukov là Zharov, còn bí danh của Vasilevsky là Valadimirov.

        Giữa tháng 5 năm 1944, Bộ Tống tham mưu Xô viết hoàn tất các dự thảo kế hoạch cho chiến dịch Bagration, mật danh của trận đánh quy mô rất lớn ở Belarus. Stalin lấy tên Hoàng tử Pyotr Bagration, một vị tướng xuất thân trong một gia đình quí tộc Grudia đã hy sinh dũng cảm khi chiến đấu chống quân của Napoleon năm 1812, để đặt cho chiến dịch. Kết thúc chiến dịch vĩ đại này, Đức mất toàn bộ mặt trận phía Đông với tống số gần 1/3 quân số ban đầu. Những tổn thất này càng làm trầm trọng thêm vấn đề lực lượng của Hitler. Điểu này khiến chúng không thể chuyển sang chiến lược huy động tổng lực.

        Ngày 20 tháng 5, Stalin triệu tập Zhukov, Vasilevsky và Tổng Tham mưu trưởng A.I. Antonov để thông qua lần cuối nghị quyết của Bộ Tư lệnh tối cao về các kế hoạch cho chiến cục mùa hè. Chiến dịch mở màn sẽ là ở khu vực eo đất Karelia; sau đó, vào nửa cuối tháng 6, sẽ mở tiếp một chiến dịch ở Belarus. Zhukov và Vasilevsky được lệnh chỉ huy hiệp đồng tác chiến giữa các mặt trận khác nhau. Vasilevsky chịu trách nhiệm phối hợp hành động của Phương diện quân Baltic số 1 và Phương diện quân Belorussia số 3, còn Zhukov tổ chức hiệp đồng chiến đấu giữa Phương diện quân Belorussia số 1 và số 2. Ngày 4 tháng 6, Vasilevsky tới mặt trận để chuẩn bị cho chiến dịch Bagration.

        Khi kế lại quá trình tham gia chiến dịch Belarus vĩ đại, Nguyên soái Zhukov bắt đầu bằng mấy câu lột tả mức độ tàn phá khủng khiếp đối với nước cộng hòa Belarus mà quân phát xít gây ra. Chúng đã phá huý 7.000 trường học, đốt cháy 1.200.000   ngôi nhà và giết hại 2.200.000 người dân lành, cảnh tượng thực tế còn khốc liệt hơn những con số chính thức này rất nhiều. Đơn cử, trung bình cứ bốn người dân thì có một người bị giết hại; tại thành phố Vitebsk, số người chết còn cao hơn với tỉ lệ 1/3. Không những thế, quân chiếm đóng còn san bằng 9.000 ngôi làng. Sự thật rõ ràng là, không một nơi nào trên lãnh thổ châu Âu lại phải chịu sự hủy hoại khôc liệt như ở đây trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

        Tháng 7 năm 1944, hầu hết các lực lượng chiến đấu của Đức vẫn ở mặt trận Xô - Đức. Các đơn vị của Zhukov phải đối mặt với gần 180 sư đoàn và 5 lữ đoàn được trang bị đầy đủ của Đức, cùng 49 sư đoàn và 12 lữ đoàn quân các nước chư hầu là Ý, Rumani, Hungary và Phần Lan. Tổng số quân của Đức lên tới gần 4,5 triệu với 59.000 khẩu pháo và súng cối, 7.800 xe tăng và pháo tự hành, gần 3.200 máy bay. Còn bộ đội của Zhukov tổng cộng là gần 6,6 triệu người với 98.000 khẩu pháo và súng cối, 7.000 xe tăng và pháo tự hành, khoảng 13.000 máy bay chiến đấu.

        Trước khi về đơn vị, các chỉ huy họp một vài phút thảo luận chi tiết tất cả những điểm mạnh, yếu của địch trong phòng ngự và các chiến thuật cần áp dụng đối với cơ quan chỉ huy, tham mưu của các đơn vị và đối với các chiến sĩ. Zhukov đồng tình với tướng Antonov về các biện pháp chỉ huy công tác tập trung bộ đội, đảm bảo hậu cần và quân dự bị của Bộ Tổng tư lệnh  tối cao cùng như yêu cầu về đảm bảo thông tin liên lạc giữa Bộ Tổng tư lệnh tối cao và các khu vực khác.

        Theo ước tính của Bộ Tổng tham mưu, số lượng quân trang, quân dụng, phương tiện khổng lồ cần thiết cho các mặt trận trong chiến dịch Bagration là gần 100.000 tấn đạn được, 300.000 tấn nhiên liệu và dầu mỡ, hơn 500.000 tấn lương thực và cỏ khô. Phải tập trung 5 tập đoàn quân hợp thành, 2 tập đoàn quân thiết giáp, 1 tập đoàn không quân và những đơn vị thuộc Tập đoàn quân số 1 của Ba Lan. Một số các đơn vị trọng yếu khác cùng được Bộ Tổng tư lệnh tối cao chuyên giao.

        Zhukov nhấn mạnh phải triển khai các biện pháp nâng cao cánh giác, ngăn chặn các âm mưu và hoạt động do thám của địch về công tác chuẩn bị cho chiến dịch của quân ta.

        Điều này đặc biệt quan trọng vì các báo cáo trinh sát của chúng ta cho thấy, Bộ Chí huy tối cao của Đức nhận định quân ta sẽ mở màn chiến dịch đầu tiên trong chiến cục mùa hè ở Ukraina chứ không phải ở Belarus. Chúng lập luận rằng, địa hình cây cối rậm rạp và bùn lầy ở Belarus sẽ không cho phép Hồng quân chuyển quân dễ dàng và phát huy tối đa lợi thế của 4 tập đoàn quân tăng đang đóng ở Ukraina.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Chín, 2019, 09:49:03 pm

        Rạng sáng ngày 5 tháng 6, Zhukov tới Bộ chỉ huy Phương diện quân Belorussia số 1 gặp Rokossovsky, Bulganin - thành viên Hội đồng quân sự và Tham mưu trưởng Malinin. Tướng Sergei Rudenko, Tư lệnh Tập đoàn không quân cùng tham gia. Họ đã thảo luận chi tiết về các hành động tiếp theo, đặc biệt là tại hai bên sườn các đơn vị. Cuộc họp cũng dành sự quan tâm đặc biệt để bàn bạc kỹ lưỡng về địa hình khu vực tác chiến và công tác trinh sát hệ thống phòng ngự của dịch cũng như chuẩn bị lực lượng bổ sung và khâu đảm bảo hậu cần cho chiến dịch.

        Zhukov hiểu rất rõ vùng đất này vì ông đã chiến đấu ở Belarus hơn 6 năm và đặt chân tới khắp mọi miền; ông hay đi săn vịt trời trên những đầm lầy ngập nước và cây cỏ.

        Không phải tất cả mọi việc đều trôi cháy. Zhukov phải gọi diện cho Stalin báo cáo kế hoạch chuyển quân và phương tiện đã gặp trở ngại. Ông đề nghị Stalin chỉ thị cho các sĩ quan đặc trách các vấn đề liên quan xem xét lại, nếu không chiến dịch buộc phải hoãn lại.

        Giữa tháng 6. một số đơn vị đã triển khai diễn tập cho chiến dịch Bagration dưới sự giám sát của các tướng lĩnh trong Bộ Tổng tư lệnh tối cao và Zhukov cùng Ban tham mưu của ông. Ba tập đoàn quân tham gia diễn tập sẽ dẫn đầu đoàn quản với nhiệm vụ đánh tan Cụm tập đoàn quân Trung tâm -  lực lượng chủ lực của quân Đức đang dóng trên một vị trí chiếm lược. Trọng trách của họ vô cùng lớn lao vì sự thất bại của Cụm tập đoàn quân Trung tâm khởi đầu cho việc đánh đuổi hoàn toàn các dội quân phát xít ra khỏi lãnh thổ Belarus và Đông Ba Lan.

        Để rõ hơn về quy mô chiến dịch Bagration, có thể hình dung: các tập đoàn quân dưới sự chỉ huy của Zhukov và Vasilevsky sẽ phái tác chiến trên phạm vi 1.200 km theo chiều dài và 600 km chiều sâu; sẽ có những trận đánh rất ác liệt vì bộ đội Xô viết phải chiến đấu với 200.000 tên địch trang bị 9.599 khẩu pháo và súng cối, 900 xe tăng và pháo tự hành cùng hơn 1.300 máy bay chiến đấu. Ngoài ra, họ còn phải vượt qua những khu vực phòng thủ đã được củng cố với chiều sâu tới 250 - 270 km.

        Chiến dịch này diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm năm thứ ba của chiến tranh, mà Zhukov nhấn mạnh là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng của thế giới. Cũng thời điểm này, Mặt trận thư hai đã được mở khi các lực lượng Đồng minh dưới sự chỉ huy của tướng Eisenhower đã vượt eo biển Măngsơ đổ bộ lên đất Pháp ngày 6 tháng 6. Hồng quân nhiệt liệt chào mừng Mặt trận thứ hai, vì nó sẽ góp phần đánh đổ chủ nghĩa phát xít của Hitler nhanh hơn, sớm kết thúc cuộc chiến.

        Ngày 27 tháng 6, Hồng quân đã dồn và vây chặt Quân đoàn bộ binh số 35 và Quán đoàn thiết giáp số 41 của Đức với gần 40.000 tên vào vùng hai lòng chảo ở khu vực Boruisk. Zhukov không được chứng kiến tận mắt “cuộc thanh toán kẻ thù nhưng đã chứng kiến cánh tháo chạy tán loạn của quân Đức ở Đông Nam thành phố Bobruisk. Trong khi đó, hàng trăm máy bay ném bom thuộc Tập đoàn không quân của Rudenko không ngừng dội sấm sét xuống cụm quân địch. Zhukov thuật lại:

        Hàng đoàn xe tải, xe cơ giới và xe tăng, vô số kho nhiên liệu và dầu mỡ bốc cháy trên khắp chiến trường. Các máy bay ném bom cứ theo các đám cháy để xác định tọa độ tấn công ngày càng mạnh, từ mọi độ cao. Binh lính Đức khiếp sợ chạy tán loạn khắp mọi hướng, những kẻ không chịu đầu hàng đều bị bắn chét. Hàng ngàn lính Đức bị Hitler lừa gạt, hứa hão về một chiến thắng chớp nhoáng chống Liên bang Xô viết, đang bỏ mạng trên chiến trường Belarus.

        Các chiến sĩ du kích Belarus hoạt động ở khu vực Minsk thông báo cho Bộ chỉ huy của Zhukov biết, bọn địch đang vội vã đặt mìn ở các công trình kiến trúc quan trọng của thành phố, trong đó có cả Tòа nhà Chính phủ và Câu lạc hộ Sĩ quan, để cho nổ trước khi rút chạy. "Để cứu các khu nhà lớn nhất, quan trọng nhất của thành phố, chúng tôi quyết định đẩy nhanh tốc dô hành quân của lực lượng tăng thiết giáp và điều động thêm các kỹ sư tháo gỡ bom mìn đi cùng. Nhiệm vụ của họ là phải đột nhập vào bên trong thành phố, đánh chiếm các tòa nhà Chính phủ, nhưng phải tránh đụng độ với quân địch trên đường tiến vào”, Zhukov kể.

        Nhiệm vụ này được thực hiện thành công và những tòa nhà quan trọng đã được tháo gỡ hết mìn và được bảo toàn.

        Đến tối ngày 3 tháng 7, toàn bộ thành phố Minsk được giải phóng. Cùng lúc đó. các đơn vị của cụm quân chủ lực của bọn Đức bị chặn mất đường rút chạy và bị bao vây ở phía Đông

        Minsk, gồm Quân đoàn bộ binh số 12, 27, 35 và Quân đoàn xe táng số 39, 41 với tông cộng hơn 100.000 sĩ quan và binh lính.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Chín, 2019, 09:49:42 pm

        Zhukov không khỏi choáng váng khi ông chứng kiến thành phố mà ông hiểu rất tường tận:

        Thu dô của Belarus hầu như không còn nhận ra được. Tôi từng chỉ huy một trung đoàn ở đây trong 7 năm và tôi biết rõ từng con phố, từng tòa nhà quan trọng nhất, từ những cây cầu, công viên đến các sân vận động và nhà hát. Giờ đây, tất cả đều trong cảnh đổ nát, những khu chung cư chả còn gì ngoài đống gạch vụn. Người dân thành phố Minsk trông thật xót xa, họ kiệt sức, hốc hác, nhiều người nước mắt đầm đìa.

        Theo các lãnh dạo của Minsk, trước khi rút di. quân địch đã phá hủy 300 nhà. Chúng còn đốt cháy 78 trường học, Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia, Nhà hát Opera và Ballet và tất cá các thư viện, trung tâm văn hóa của thành phố.

        Tới ngày 11 tháng 7, mặc dù kháng cự quyết liệt, nhưng toàn bộ quân Đức đã bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh. Trong số 35.000 tù binh, có 12 viên tướng gồm 3 Tư lệnh Quân đoàn và 9 Tư lệnh Sư đoàn. Quân của Zhukov phải mất vài ngày truy kích những toán sĩ quan và binh lính dịch đang cố bát kịp các đơn vị của chúng, nhưng vì bọn này rút chạy quá nhanh nên chúng không đuổi kịp được. Nhân dân địa phương và quân du kích, mà Zhukov gọi là "những người chủ thực sự của các lực lượng Belarus”, đã nhiệt tình giúp đỡ các chiến sĩ Xô viết đánh đuổi hết quân thù ra khỏi đất nước.

        Năm ngày trước đó. Stalin triệu tập Zhukov về Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao. Ngày hôm đó, ông phải bay tới Mátxcơva "trực tiếp nhận chỉ thị và tới Bộ Tổng tham mưu”. Trước khi gặp Tổng Tư lệnh tối cao, ông muốn nắm thêm thật chi tiết những diễn biến mới nhất.

        Zhukov, đã từng giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu, cho biết, ông rất hài lòng vì trình độ tham mưu, chỉ đạo cấp chiến lược, chiến dịch của Bộ Tổng tham mưu đã được nâng cao rất nhiều.

        2 giờ chiều, Zhukov và Antonov tới nhà nghỉ mùa hè của Stalin. Ông nhớ là vị chủ nhà khi ấy đang rất vui vẻ, cười đùa. Một trong các lý do là Vasilevsky đã báo cáo qua điện đài tình hình tốt dẹp ở Phương diện quân Baltic số 1 và Phương diện quân Belorussia số 3.

        “Tôi vẫn chưa ăn sáng”, ông nói, “Chúng ta vào phòng cùng ăn và nói chuyện”.

        Mặc dù ăn rồi, nhưng Zhukov và Antonov không thể từ chối lời mời. Trong suốt bữa ăn, họ trao đổi về khả năng quân Đức tiến công ở cả hai mặt trận: chống Liên Xô và đánh nhau với lực lượng viễn chinh Đồng minh đã đổ bộ lên Normandy, và về vai trò, nhiệm vụ của quân đội trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh.

        Stalin đã trình bày các ý kiến của ông một cách rõ ràng, ti mỉ, chứng tỏ Stalin đã nghiền ngẫm những vấn đề này rất kỹ lưỡng. Mặc dù Stalin tin tưởng rằng Liên Xô đủ sức mạnh để tự mình tiêu diệt phát xít Đức, nhưng ông cũng hoan nghênh việc mở Mặt trận thứ hai ở Châu Âu, vì như thế chiến tranh càng sớm kết thúc, "đó chính là điều mong mỏi lớn nhất của nhân dân Xô viết, họ đã kiệt quệ vì chiến tranh và sự thiếu thốn”.

        Nguyên soái cho biết thêm, không một ai nghi ngờ rằng Đức sẽ thất bại trong cuộc chiến tranh này. “Vấn đề ấy đã được giải quyết trên mặt trận Xô - Đức trong năm 1943 và đầu năm 1944. Cuộc thảo luận bây giờ tập trung vào vấn đề là chiến tranh sẽ kết thúc sớm như thể nào và đem lại kết quả gì về chính trị và quân sự”, Zhukov nói. Tới đó thì Molotov và những Ủy viên khác của ủy ban Quốc phòng Nhà nước đến tham gia vào cuộc thảo luận.

        Câu hỏi được đặt ra là, giới quân sự chóp bu của Hitler có thể trông chờ gì trong tình thế như thế này. Câu trả lời của Satlin là:

        Chúng giống như một con bạc khát nước đang đặt cược đồng xu cuối cùng. Tất cả hy vọng của chúng đều đặt vào Anh và Hoa Kỳ. Khi quyết định gây chiến với Liên Xô, Hitler đã bắt tay với các thế lực đế quốc ở Anh và Hoa Kỳ, nhũng kẻ có cùng dã tâm như hắn. Và không có lý do gì mà chúng không làm tất cả mọi thứ để hướng các hành động quân sự của nước Đức sang chống lại chúng ta.

        Molotov bổ sung:

        - Hitler chắc chắn đã âm mưu bằng mọi giá đạt được một thỏa thuận riêng với các thể lực cầm quyền ở Hoa Kỳ và Anh.

        Stalin đồng tình:

        - Đúng vậy, nhưng Roosevelt và Churchill chưa nhất trí thương lượng với Hitler. Chúng sẽ cố đạt được những mục đích chính trị ở Đức bằng việc thiết lập một chính phủ “bù nhìn" nhưng không bằng con đường câu kết với những tên phát xít đã đánh mất tất cả lòng tin của nhân dân.

        Sau đó Stalin hỏi Zhukov:

        - Liệu quân ta có thể bắt đầu giải phóng Ba Lan liên tục tiến công tới Vistula mà không phải dừng lại không? Có thể để Tập đoàn quân Ba Lan số 1 tham chiến ở khu vực nào, họ đã trở thành một lực lượng có khả năng chiến đấu rất hiệu quả rồi?


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Chín, 2019, 10:18:19 pm
   
        Tướng Beloborodov bổ sung:

        - Tập đoàn quân này do tướng Zygmunt Belling chỉ huy đã chiến đấu rất ngoan cường ở Belarus và Ba Lan.

        Zhukov đáp lời Stalin:

        - Quân ta không những có thể tiến tới Vistula, mà còn phải giữ được các bàn đạp phục vụ cho việc mở các chiến dịch tấn công tiếp theo trên hướng chiến lược Berlin. Còn Tập đoàn quân Ba Lan số 1 nên tiến thẳng tới Vácsava.

        Antonov hoàn toàn nhất trí với ý kiến của Zhukov. Ông cũng khẳng định với Stalin rằng sức mạnh của địch ở khu vực của Phương diện quân Ukraina số 1 đã suy yếu.

        Stalin trở lại ý kiến của Zhukov, nói:

        - Bây giờ, đồng chí phái chịu trách nhiệm về các hoạt động phối hợp của Phương diện quân Ukraina số 1. Đặc biệt chú ý đến cánh trái của hai Phương diện quân Belorussia số 1 và Ukraina số 1. Đồng chí đã biết kế hoạch và các nhiệm vụ chung. Không có gì thay đổi trong kế hoạch của Bộ Tổng tư lệnh tối cao, đồng chí tự tìm hiểu các chi tiết tại Bộ Tổng tham mưu.

        Tiếp đó, họ thảo luận về vấn đề khả năng hiệp đồng tác chiến của bộ đội dưới sự chỉ huy của Vasilevsky, khi đó Zhukov đề nghị, nên tăng cường nhiều hơn nữa cho các phương diện quân của Vasilevsky và giao cho Vasilevsky nhiệm vụ chia cắt Cụm tập đoàn quân phía Bắc của Đức và chiếm lấy Đông Phổ.

        Stalin hỏi Zhukov:

        - Đồng chí đã bàn bạc với Vasilevsky chưa, bởi vì đồng chí ấy cũng yêu cầu được tăng viện?

        - Chúng tôi chưa bàn, nhưng nếu đồng chí ấy đã có ý kiến như vậy, thì điều đó là đúng.

        - Quân Đức chiến đấu để giữ Đông Phố cho đến tên lính cuối cùng và chúng ta có thể bị mắc kẹt ở đó. Trước tiên, chúng ta phải giải phóng khu vực Lvov và miền Đông Ba Lan. Ngày mai, đồng chí sẽ gặp một số đồng chí Ba Lan gồm Bierut, Rola- Zimerski và Osubko-Moravvski tại phòng tôi.

        Hai tuần sau, Zhukov đệ trình một ban kế hoạch đề nghị tăng cường và củng cố lực lượng cho các Phương diện quân đảm nhiệm hướng Đông Phổ và Ba Lan, vì theo ông, Đông Phổ sẽ là “một trở ngại vô cùng lớn". Thế nhưng, Stalin lại không chấp thuận kế hoạch đó, làm cho Zhukov nghĩ rằng, ông đã “phạm một sai lầm thực sự nghiêm trọng ở một khâu nào đó liên quan đến chiến dịch tấn công vào vùng Đông Phổ vô cùng phức tạp và khốc liệt này".

        Nửa cuối tháng 7. Bộ Chỉ huy tối cao Đức nhận ra họ đang rơi vào tình thế ngày càng khốn đốn, nhất là khi các Phương diện quân Baltic số 2 và số 3 bắt đầu tiến công và lực lượng viễn chinh quân Đồng minh gây áp lực ở phía Tây. Tướng Buttlar của Đức đã viết: “Sự thất bại của Cụm tập đoàn quân Trung tâm trước quân Xô viết đã đặt dấu chấm hết cho chiến lược phòng ngự có tổ chức của quân Đức ở Mặt trận phía Đông".

        Thất bại của Cụm tập đoàn quân Trung tâm khiến phát xít Đức mất hơn 30 sư đoàn ở các khu vực bị bao vây khác nhau. Belarus và phần lớn Lítva (Lithuania) sạch bóng quân xâm lược. Tấn công vào Niemen, Hồng quân đã tiến sát tới biên giới Đức, các trận đánh ở đây trải dài gần 1.300 km của mặt trận với các mũi thọc sâu tới 550 - 600 km.

        Đến đầu mùa hè thứ tư của cuộc chiến. Hồng quân đã đánh đuổi quân xâm lược phát xít và đồng minh của chúng ra khỏi lãnh thô rộng lớn của mình. Trong các chiến dịch mùa đông và mùa xuân năm 1944, Hồng quân đã mở rộng các cuộc phản công trên suốt chiều dài 2.500 km, tiến sâu được 450 km ở nhiều hướng và đánh tan tác hơn 150 sư đoàn Đức. Các cánh quân của Hitler đã phải chịu tổn thất vô cùng nặng nề. Bộ chỉ huy  tối cao Đức Quốc xã buộc phái điều động thêm hơn 40 sư đoàn tới mặt trận phía Đông. Bên cạnh tổn thất về người, quân Đức còn mất hàng nghìn đại bác, pháo, xe tăng và máy bay. Tinh thần chiến đấu của quân đội Đức bị sa sút ghê gớm. Mặc dù các lực lượng Đức vẫn trụ lại tại các vị trí phòng ngự và đã kháng cự một cách điên cuồng, nhưng vẫn không tránh được sự tổn thất về người và của.

        Rõ ràng, quân phát xít sẽ chiến đấu tới tên cuối cùng, tuân theo mệnh lệnh của Hitler: cả nước Đức vẫn đứng sau chúng.

        Tháng 8 năm 1944, Hồng quân đang sa lầy ở Đông Ba Lan. thì một cuộc khởi nghĩa bất ngờ nổ ra ở Vácsava, khoảng 40.000 người dân Ba Lan dũng cảm đã vũ trang nổi dậy chống quân xâm lược Đức. Những người nổi dậy muốn giải phóng đất nước họ trước khi Hồng quân làm điều này. Vì vậy, họ đã không thông báo cho Mátxcơva biết trước kế hoạch nhưng lại nhận các chỉ thị của Chính phủ lưu vong Ba Lan ở Luân Đôn theo đường lối chống cả Stalin và Hitler. Các đơn vị Xô viết đã có các trận đánh ác liệt và đặt chân lên lãnh thổ Ba Lan, nhưng quân khởi nghĩa Ba Lan không chấp nhận sự giúp đỡ của họ. Mátxcơva thường xuyên bị buộc tội là do dự trong quyết định, thiếu nhân đạo khi không tiếp tế cho các binh lính Tập đoàn quân Ba Lan, đó chính là lý do họ tổ chức nổi dậy.

        Khi tới mặt trận Vácsava đầu tháng 9, Zhukov liền báo cáo Satlin, các lực lượng tinh nhuệ của Đức không thể vượt sông Vistula lúc này.

        Để giúp người Ba Lan đang gặp khó khăn, đầu tháng 8, máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ và Anh bắt đầu thả dù tiếp tế, tuy nhiên số lượng không đáng là bao và đường như phần lớn các dù hàng chi viện lại rơi vào tay bọn Đức. Cuộc nổi dậy bị đè bẹp và quân Hitler tiến hành các hoạt động trả thù nhằm vào người dân Ba Lan.

        Nhưng theo Richard Overy, sự thật của sự kiện này rất phức tạp. Cuộc nổi dậy ở Vácsava không phải là một động thái để giúp Hồng quân tiến thẳng về phía Berlin. Bởi vì xét về phương diện quân sự, trong thời gian tháng 8 ấy, thành phố Vácsava không nằm trong tầm kiếm soát của các đơn vị dưới quyền Zhukov. Phối hợp chiến đấu với quân đội Xô viết lúc đó là Tập đoàn quân Ba Lan số 1 của tướng Berling. Tập đoàn quân này tấn công vào Vácsava tháng 9, nhưng khi ấy lực lượng phòng thủ ngoan cố của Đức đã rút lui. Do vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, những người Ba Lan ở Vácsava đã phạm một sai lầm chết người.

        Một nhà sử học người Anh, B.H. Liddell Hart, khi nghiên cứu sự kiện bi kịch này, cho rằng, lẽ tự nhiên là các lực lượng hoạt động bí mật của Ba Lan nghĩ rằng người Nga cố tình tiến quân chậm lại. Nhưng ông củng chỉ ra rằng, chính các yếu tố về quân sự chứ không phải chính trị khiến Mátxcơva không ào ạt tiến vào thành phố này1.

        Có thể thấy sức mạnh các lực lượng quân Hitler tại Ba Lan mùa hè năm 1944 qua con số thương vong của Hồng quân trong chiến cục tàn khốc ở dây: 500.000 người.

----------------
        1. Trong những năm 1980, các tài liệu được giải mật của Anh cung cấp thêm nhiều bằng chứng cho thấy, Mátxcơva đã không được thông báo trước về cuộc khởi nghĩa ở Vácsava. Một ủy ban thuộc Bộ Tham mưu quân đội Anh đã báo cáo vào ngày 31 tháng 7 năm 1944, ngay trước hôm nổ ra cuộc khởi nghĩa: “Thật không thể chấp nhận được cả về chính trị lẫn quản sự khi tiến hành bất cứ hành động nào kiểu như vậy mà lại không có sự nhất trí và phối hợp của người Nga”. Sau chiến tranh, tướng Đức Kert von Tippelskirch đã viết trong cuốn Lịch sử của Đại chiến thế giới lần thứ hai (Berlin, 1956, tiếng Đức): “Cuộc nổi dậy ở Vácsava nổ ra bất ngờ ngày 1 tháng 8 khi không có lực lượng Nga”.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Chín, 2019, 10:47:31 pm

CHƯƠNG 12

BERLIN: THẤT THỦ VÀ HỔI SINH

        “Chiến dịch Berlin là chiến thắng huy hoàng nhất của Zhukov với tư cách là một nhà chỉ huy quân sự.”
Tờ Sputnik, tháng 12 năm 1996       

        Ngày 12 tháng 01 năm 1945, khi cuộc tấn công tổng lực cuối cùng trong Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu, thì ở cả Mỹ lẫn Anh, rất ít người nhận thấy được tình thế khốn đốn của Hitler. Mặc dù nước Đức sớm trở thành trọng điểm tấn công của các chiến dịch, nhưng quân đội Đức lúc đó vẫn còn rất mạnh và nền công nghiệp chiến tranh của chúng vẫn còn hoạt động khá hiệu quả. Thế nhưng chỉ trong vòng hơn 100 ngày, Độ tam để chế của Hitler đã sụp đổ.

        Trận đánh cuối cùng ở hướng phía Tây được tiến hành dưới sự hiệp đồng tác chiến của quân đội các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Bulgari và Rumani. Trong suốt cuộc tiến công vào Ba Lan, Hồng quân đã tận mắt chứng kiến địa ngục lớn nhất trần gian - trại tập trung Auschwitz của phát xít Đức - và vô số sự thật về những tội ác mà Hitler và đồng bọn của y cố che giấu đã bị đưa ra ánh sáng. Trong những ngôi nhà kho của trại tập trung này, những người lính Xô viết đã phát hiện ra 7.000   kg tóc của 140.000 người phụ nữ bị sát hại, rất nhiều hòm dựng xương người khô, hàng đống giày dép. quần áo trẻ em và cả hàng đống húp bê mà lũ trẻ còn chơi đùa cho tới khi chúng bị giết.

        Những chi tiết cụ thể về việc giai phóng trại tập trung Auschwitz được Mátxcơva công bố ngày 7 tháng 5 năm 1945. Trong cuốn Cuộc chiến của nước Nga (năm 1998), Richard Overy viết rằng, bản thông báo của Chính phủ Xô viết đã không để cập gì đến những nguời Do Thái chiếm số lượng lớn trong gần 3 triệu nạn nhân (hoặc hơn thế) ở trại Auschwitz. Zhukov có quan điểm riêng về chính sách bài Do Thái của phát xít Đức không? Mọi người đều biết ông ghê tởm chế độ phát xít của Hitler. Các con gái của ông. Era và Ella, đều nhấn mạnh, cha họ không bao giờ là người có tư tương bài Do Thái; ông luôn nhìn nhận, đánh giá con người căn cứ vào kết quả công việc mà họ làm với khả năng tốt nhất của họ. Hai người con gái của Zhukov kể, một trong những vị tướng được Zhukov hết lời ca ngợi hồi tháng 12 năm 1941 là tướng kỵ hình Lev Dovator, một người Do Thái chính gốc và đã hy sinh như một người anh hùng1.

        Dưới đây là những điều Georgi Zhukov kể về trận đánh vĩ dại cuối cùng trong dời hinh nghiệp của ông:

        Trong suốt cuộc chiến tranh, tôi đã nhiều lần trực tiếp chỉ huy những chiến dịch lớn và quan trọng, nhưng trận đánh sắp diễn ra ở Berlin mang tính đặc biệt và chưa từng có. Các lực lượng tham gia sẽ phải phá vỡ những tuyến phòng thủ vô cùng vững chắc và được tổ chức rất có chiều sâu của địch bắt đầu từ sông Oder và cuối cùng là thành phố Berlin đã được phòng ngự như một pháo đài. Để tiến được tới Berlin, chúng tôi sẽ phải đập tan một cụm tập đoàn quân khống lồ của phát xít Đức, chiếm được thủ đô của chúng, và không có gì phải nghi ngờ, kẻ thù của chúng tôi sẽ tử thủ.

        Những dự tính của Zhukov hoàn toàn chính xác. Quân phát xít Đức đã sẵn sàng cho trận quyết chiến ở Mặt trận phía Đông. Để làm điều này, Bộ Chỉ huy tối cao quân Đức đã biến vùng phía Đông nước này thành cái mà chúng gọi là “Miền đất chết”. Nhà sử học Đức Walter Gorlitz cho biết, tất cả những vùng đất mà quân Đức bỏ lại đều biến thành sa mạc. Những nhà máy công nghiệp, những trang trại, kho lương thực thực phẩm, cầu cống, hệ thống đường sắt, các đập nước, hệ thống điện thoại, các đài phát thanh và các hầm mỏ đều bị phá hủy. Thống chế Wilhelm Keitel và Reichsleiter Martin Bormann, Tư lệnh Bộ Chỉ huy tối cao Đức kiêm Chánh văn phòng Đảng Quốc xã, đã ra một mệnh lệnh “thép” là mọi thành phố, thị trấn phải được bảo vệ đến người lính cuối cùng. Nhiều phiên tòa quân sự đã xét xử những sĩ quan chỉ huy bất tuân lệnh này; bọn đao phủ đã hành quyết tất cả những người vẫy cờ trắng; những binh lính bị lạc đơn vị cũng bị treo cổ ngoài đường phố. Bầu không khí chết chóc đã bao phủ toàn bộ những khu vực do quân Đức kiểm soát2.

-----------------
        1. George Bernard Shaw cho rằng sự đau khổ không phái là phép tính cộng đơn thuần, và như vậy sự đau khổ của 1.000 người phụ nữ không có nghĩa lớn hơn nhiều lần sự đau khổ của 10 người phụ nữ. Ella và Era kể rằng, cha họ có rất nhiều bạn bè tốt, trong đó có cả người Do Thái cũng như ngươi các dân tộc khác.

        2. Walter Gorlitz, Der Zweite Weltkrieg, 1955.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Chín, 2019, 10:48:00 pm

        Về cơ bản, toàn bộ kế hoạch chiến dịch tấn công Berlin được Bộ Tổng Tư lệnh tối cao Xô viết soạn thảo vào tháng 11 năm 1944, sau khi Lực lượng viễn chinh Đồng minh dưới sự chỉ huy của tướng Eisenhower tham chiến. Đến cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 1945. lực lượng này đã mở rộng chiến trường tới sát sông Rhine và bắt dầu mở một hướng tấn công về thủ đô của nước Đức.

        Cuối tháng Giêng, những đội quân phát xít hùng mạnh ở Đông Phổ đã bị cô lập với nước Đức và chúng chi cầm cự được đến tháng 4 khi các nhóm tàn quân của Hitler ở Koenigsberg bị đánh tan tác. Trong thời gian đó, bọn chỉ huy Đức đã cho xây dựng phòng tuyến cuối cùng trên các cửa ngõ vào Berlin, thành lập các đơn vị thanh niên Hitler và chiều mộ tân binh. Cuối tháng 3, Eisenhower quyết định mở cuộc tấn công thọc sâu vào trung tâm của nước Đức tới tận vùng Leipzig -  Dresden, với mục tiêu chia cắt nước Đức làm đôi và hội quân với lực lượng Hồng quân bên bờ sông Elbe. Eisenhower giải thích rằng, khi đó lực lượng của ông ta vẫn còn cách Berlin tới hàng trăm km trong khi các đơn vị tiên phong của quân Xô viết chỉ còn cách vài chục km mà thôi và một triệu bộ đội dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Zhukov chỉ cần vượt một cây cầu phía trước là qua được sông Oder. Tướng Mỹ Omar Bradley ước tính, nếu tấn công thẳng vào Berlin thì con số thương vong sẽ lên tới 100.000 người - đây có thể là một con số hơi phóng đại một chút - và như thế thì việc chiếm được thành phố Berlin không có ý nghĩa về chính trị. Theo ông ta, điều quan trọng hơn cả là phải nhanh chóng đập tan các đội quân của Hitler ngay chính trên trận tuyến của chúng (Omar Bradley, Cảu chuyện của một người lính, 1951). Mặt khác, Stalin đã hạ quyết tâm quân đội Liên Xô phải là những người đầu tiên có mặt tại Berlin. Các phương diện quân Xô viết đã được tiếp viện đủ để tiêu diệt hoàn toàn các đội quân của Hitler, các tướng lĩnh của ông ta cũng đã sẵn sàng chấp nhận con số thương vong lớn để tiến được vào trung tâm thủ đô Berlin.

        Trong khi đó, ngày 21 tháng 4, Hitler đã ra lệnh mở một cuộc phản công mạnh vào các lực lượng Xô viết đang uy hiếp Berlin, thậm chi Hitler còn tuyên bố thẳng thừng là sẽ xử tử ngay lập tức bất kỳ sĩ quan chỉ huy nào cho quân lính rút lui.

        Cần phải lưu ý một vấn đề là, không có bất kỳ chủ trương nào ngăn cản Eisenhower truy kích quân Đức, bởi tại Hội nghị thượng đính Yalta tháng 2 năm 1945 không có những chủ trương như vậy được thông qua. Eisenhower tin rằng, một trận đánh thọc sâu vào Berlin sẽ khiến cho hầu hết các đơn vị khác của ỏng không thể phối hợp tác chiến phát huy được sức mạnh và như vậy, đó là một hành động “rất không sáng suốt, nếu không muốn nói là ngu ngốc” (Eisenhower, Cuộc thập tự chinh ở Châu Âu, 1948). Khi đó, quân Mỹ đã dừng lại bên bờ sông Elbe, tạo điều kiện cho Hồng quân chiếm được những vùng nằm trong tầm kiểm soát của mình. (Sau này, khi Chiến tranh Lạnh nổ ra, quyết định của Eisenhower về việc tấn công Berlin đã bị chỉ trích mạnh mẽ, nhất là sau khi xảy ra sự kiện phong toả Berlin năm 1948). Ngày 30 tháng 3 năm 1945, Eisenhower đã gửi cho Thủ tướng Anh Churchill một bức thư, trong đó viết: “Tôi đề nghị, chúng ta nên tiến về phía Đông để phối hợp cùng quân Nga hoặc lấy sông Elbe làm giới tuyến chung. Tiến về phía Đông không đồng nghĩa với việc chúng ta phải vượt sông Elbe”. Ngày hôm sau, Churchill trả lời Eisenhower: “Tôi không biết vì sao không vượt sông Elbe sẽ là một lợi thế?” Còn về vấn đề Berlin, Churchill viết: “Nếu chúng ta chủ định để Berlin vào tay họ (Hồng quân), kể cả khi nó thuộc về chúng ta, thì cả hai trường hợp có thể càng khiến họ tin rằng họ làm được tất cả mọi việc, mà rõ ràng đã như thế rồi”. Eisenhower phúc đáp ngay trong ngày 01 tháng 4, vấn đề tiến vào Berlin được ông nêu như sau: “Vào bất kỳ lúc nào, nếu quân Đức bị đánh lui ở bất kỳ đâu trên mặt trận này, chúng ta sẽ nhanh chóng thẳng tiến và Berlin sẽ là một trong những mục tiêu quan trọng của chúng ta”. Quan điểm của Churchill cũng thế hiện rõ trong bức điện ông gửi cho Eisenhower ngay ngày hôm sau: “Tôi thiết nghĩ, điều quan trong hơn cả là chúng ta nên phối hợp với người Nga càng sâu về phía Đông càng tốt”.

        Nhưng Hồng quân vẫn đang thẳng tiến với mong muốn kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt, họ đã đánh quân Đức tan tác, bắt chúng phái đền tội cho những vụ thảm sát và tàn phá bừa bãi trên lãnh thổ Liên bang Xô viết. Trong một cuộc thăm dò ý kiến trong 5.848 người lính Xô viết thuộc Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 2 ngay trước khi chiến tranh kết thúc, thì có tới 4.447 người thân của họ đã bị giết hại, 1.169 người bị tàn tật, 908 người bị bắt đưa sang Đức lao động khổ sai; quân Đức đã đốt phá 2.430 ngôi làng, thị trấn và thành phố quê hương của những người lính này trước chiến tranh. Hầu như mỗi người lính đều có một bi kịch riêng.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Chín, 2019, 10:49:10 pm

        Tuy nhiên, không có câu hỏi đề cập đến chuyện trả thù như trong Kinh Cựu Ước, một sự trả thù tương xứng đối với người Đức, nước Đức như những gì mà quân đội của họ đã làm với đất nước Xô viết, nhân dân Xô viết. Đa số các nhà sử học đã thừa nhận, người Nga đã có sự phân biệt rõ ràng những kẻ theo chủ nghĩa phát xít với đông đảo nhân dân Đức nói chung. Và khó có thể đặt thành ngoại lệ những lời đánh giá sau của vị chỉ huy sư đoàn Hồng quân đã cắm lá cờ chiến thắng trên tòa nhà Quốc hội Đức, tướng Vasili Shatilov:

        Những người dân Berlin hướng về nhân dân chúng tôi với mức độ quan tâm chưa từng có. Tất nhiên, sự dò xét của họ thể hiện những góc độ tình cảm khác nhau: người thì nhún nhường, người thì tỏ vẻ thân thiện, người thì không giấu giếm sự căm ghét. Nhưng chúng tôi ngày càng thấy sự sửng sốt đến thành thật trong ánh mắt của họ, bởi cách xử sự của chúng tôi là không thể tin được đôi với những người vốn mang trong đầu một thế giới quan đã luôn bị hệ thống tuyên truyền của phát xít áp đặt và đầu độc. Bộ đội Liên Xô không có bất cứ hành động thảm sát, cướp bóc nào, không có bất kỳ hành động trả thù nào đối với sự bạo tàn mà quân Đức đã gây ra trên đất nước chúng tôi. Mà trái lại, họ còn cung cấp lương thực cho người Đức, những người lẽ ra phải được coi là ké thù không đội trời chung của chúng tôi.

        Trong một cuốn sách viết về Berlin gây nhiều tranh cãi của Antony Beevor trước đây, mặc dù tác giả đã trình bày rất chi tiết, nhưng nó vẫn bộc lộ một số thiếu sót rất rõ ràng1.

-----------------
        1. Sau đây là một số thiếu sót trong cuốn sách:

        Tướng Nikolai Antipenko, một vị tướng nổi tiếng, từng phục vụ trong chính quyền Berlin sau chiến tranh (em gái của ông đã bị bọn phát xít Đức tra tấn hết sức tàn bạo) đã viết trong các tập hồi ký của mình: “Sự thật là Bộ Tư lệnh Xô viết đã ra lệnh sẽ xử tử hình đối với bất kỳ hành vi cướp bóc bạo lực bột phát nào trên lãnh thổ Đức”. Tướng Antipenko còn cho biết về những hoạt động của đơn vị ông trong việc giúp bảo đẩm cuộc sống bình thường ở Berlin. Nhưng tên tuổi của ông cũng như của những người khác đã không được đề cập đến trong cuốn sách này.

        Nguyên soái Không quân Sergei Rudenko, từng chiến đấu dưới quyền chỉ huy của Nguyên soái Zhukov, có mặt ở Berlin tháng 5 năm 1945; ông đã hỏi người dân Berlin về cuộc sống của họ, hàm ý cả việc họ có lo sợ bị ức hiếp, cướp bóc không và ông đã cố gắng trấn an, động viên những người dân thường này.

        Đại tá xe tăng David Dragunsky, một người gốc Do Thái, đã bị mất cả gia đình (mẹ và hai em gái) dưới tay quân phát xít, nhưng khi tiến vào Berlin ông không hề có ác cảm với người dân Đức. Ông đã mô tả những ấn tượng về thành phố Berlin và những cuộc gặp gỡ với người dân Đức trong một cuốn hồi ký của minh. Cũng như Rudenko, ông bảo đảm với những người dân thành phố Berlin sẽ không có những hành động trả thù đối với họ. (Beevor liệt kê những hồi ký của Dragunsky trong phần phụ lục tham khảo của cuốn sách nhưng đã không đề cập gì đến những cuộc nói chuyện của Dragunsky với những người dân Berlin).

        Anastas Mikoyan, phụ tá chính của Stalin, tới thăm Berlin chí vài giờ sau khi quân Đức đầu hàng và tiến hành kiểm tra việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân trong thành phố. (Mikoyan truyền đạt lại mệnh lệnh cho tướng Antipenko rằng phải cung cấp cà phê nguyên chất chứ không phải lại phế phẩm cho người dân Berlin).

        Trong hồi ký của mình, Nguyên soái Zhukov đã vài lần đề cập đến việc chỉ thị những binh lính của mình phải hết sức tránh bạo lực và công bằng trong việc giải quyết các vấn đề dân sự.

        Dmitry Shcheglov, một sĩ quan phụ trách công tác chính trị và còn là một nhà soạn kịch, từng ở Berlin tháng 5 năm 1945, đã nói bằng tiếng Đức với mọi người dân Đức mà ông gặp rằng: “Hiện không có và sẽ không có bất kỳ sự trả thù nào". (Beevor không hề nói tới điều này và những tuyên bố xác thực khác của Shcheglov mà lại chọn đưa ra một câu bực dọc nhất thời của Shcheglov khi vừa nhìn thấy một tủ đầy thực phẩm trong một gia đình người Đức và chạnh lòng nghĩ đến hàng nghìn ngôi nhà của người dân Nga đã bị quân phát xít tàn phá, lúc đó ông đã nói rằng ông muốn đập tan tành những lon đồ hộp cùng chai lọ. Nhưng suy cho cùng đó chỉ là trong ý nghĩ mà thôi).

        Trong cuốn sách của minh, Antony Beevor đã đưa ra sai lầm của một vị tướng Nga khi mô tả chân thực một nhà tù hết sức tai tiếng ở Berlin. Đó là tướng V.M. Shatilov, đã được đề cập ớ phần trên, khi nói về chủ đề liên quan đến sự trả thù và mô tả cách mà người dân Đức để ý tới những người lính trong sư đoàn của ông. Khi chiến tranh kết thúc, Shatilov quan sát nhà tù Moabit từ bên ngoài và vì nó là một “mối đe dọa". Beevor đã vin vào đó mà đặt ra câu hỏi rằng tại sao tất cả những tòa nhà ở Berlin đều tiềm ẩn mối đe dọa đối với người Nga. Nhưng Beevor đã không hề nói đến đến việc hàng nghìn tù nhăn bị tra tàn đánh đập và bị giết hại trong khu nhà xám đen ám đạm đó. Còn đối với Shatilov, ông biết rõ những gì diễn ra trong nhà tù này: một trong những tù nhân Xô viết nổi tiếng nhất trong nhà tù này là nhà thơ dân tộc Tatar, Mussa Jalil, tác giả của tập thơ rất đáng chú ý nhan đề “Những cuốn sách trong nhà tù Moabit”. Mussa Jalil gia nhập quân đội, bị bắt và chết trong nhà tù Moabit tháng 8 năm 1943. Sau này những người bạn tù của ông kể lại, bọn mật vụ Đức đã đánh ông bằng một chiếc gậy cao su đến mức gãy tay trái, giập hai quả thận và tra tấn ông đến chết. Một vài ngày trước khi chết, Mussa Jalil đả viết một bài thơ có dòng kết như sau:

        “Ôi! Sức mạnh chiến thắng của cuộc đời!
        Tôi biết cuộc đời thật ngọt ngào
        Và tôi sẽ chết trong lao tù
        Đây chinh là bản tình ca cuối cùng của đời tôi."


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Chín, 2019, 10:49:49 pm

        Ngày 29 tháng 3, theo lệnh triệu tập của Đại bản doanh, Zhukov về Mátxcơva cùng với bản kế hoạch tấn công Berlin của Phương diện quân Belorussia số 1. Đây không phái là lần đầu tiên trong chiến tranh Zhukov được chỉ định làm Tổng Tư lệnh chiến dịch. Đêm đó, Stalin cho gọi Zhukov đến phòng làm việc ở điện Kremlin. Lúc Zhukov đến, ông đang một mình ở văn phòng sau cuộc họp VỚI các ủy viên Hội đồng Quốc phòng Nhà nước.

        Zhukov kể lại, lúc ấy, Stalin im lặng chìa tay và bắt đầu cuộc nói chuyện như thể ông đang tiếp tục một cuộc trao đổi vừa bị ngắt giữa chừng:

        “Mặt trận của quân Đức ở phía Tây đã bị đánh vỡ hoàn toàn và rõ ràng quân Đức sẽ không có cách nào để cản bước tiến của quân Đồng minh. Do vậy, lúc này, chúng đang củng cố các cụm quân ở những khu vực trọng yếu nhất để kháng cự với chúng ta. Đồng chí hãy nghiên cứu những tình hình mới nhất về quân Đức trên bản đồ này.”

        Stalin châm tẩu thuốc và nói tiếp: “Theo tôi, đây sẽ là một trận đánh khá ác liệt đấy.”

        Sau đó, Stalin hỏi ý kiến Zhukov về tình hình quân Đức ở khu vực Berlin. Zhukov trải chiếc ban đồ chiến sự của ông trên bàn để vị Tổng Tư lệnh tối cao kiểm tra kỹ những thông tin chi tiết về các đơn vị chủ lực, chiến lược của quân Đức bố trí xung quanh Berlin. Theo Zhukov, hiện bọn Đức có 4 quân đoàn với hơn 90 sư đoàn, trong đó có 14 sư đoàn tăng thiết giáp và cơ giới, 37 trung đoàn độc lập và 98 tiểu đoàn độc lập. Sau này được biết, ở khu vực Berlin, bọn Đức có ít nhất 1 triệu quân. 10.000 khẩu pháo và đại bác, 1.500 xe tăng, xe cơ giới và 3.500 máy bay chiến đấu. Phía sau lực lượng này còn có 200.000   lính dồn trú trong thành phố Berlin.

        - Khi nào bộ đội của chúng ta có thể sẵn sàng tấn công? - Stalin hỏi.

        Zhukov báo cáo:

        - Trong vòng 2 tuần nữa, Phương diện quân Belorussia số 1 có thể bắt đầu tấn công. Khi đó, Phương diện quân Ukraina số 1 chắc chắn cũng sẵn sàng vào trận. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay thì cho đến giữa tháng 4, Phương diện quân Belorussia số 2 vẫn còn phải chiến đấu ở vùng Danzig và Gdynia nên đơn vị này sẽ bị chậm, không thể tham gia tấn công từ hướng sông Oder đồng thời với Phương diện quân Belorussia số 1 và Phương diện quân Ukraina số 1 được.

        - Vậy thì, chúng ta sẽ bắt đầu Chiến dịch mà không chờ Phương diện quân của Rokossovky nữa. Nếu đồng chí ấy có trễ một vài ngày thì cũng không dáng ngại.

        Vị Tống Tư lệnh tối cao đi về phía bàn làm việc của mình, lật một vài tài liệu và lấy ra một lá thư:

        - Đồng chí hãy dọc đi.

        Bức thư là của một người “có thiện chí” ở châu Âu gửi về, có thể là ai đó được nhà nước Xô viết trả lương, thông báo có những cuộc trao đổi bí mật giữa các nhân viên tình báo của phát xít Đức và các đại diện chính thức của quân Đồng minh, trong đó nói rằng người Đức đang đề nghị Đồng minh đình chiến và hai bên ký kết hiệp định hòa bình riêng rẽ. Nhưng bức thư củng cho biết Đồng minh đã bác bỏ đề nghị này. Do đó, Kremlin tin rằng, không loại trừ khá năng người Đức sẽ tạo điều kiện để quân Anh - Mỹ tiến vào Berlin dễ dàng hơn.

        "Được rồi. đồng chí nghĩ thế nào về vấn đề nàv?”. Stalin hỏi và không đợi câu trả lời, ông nhận xét: "Theo tôi, Roosevelt sẽ không vi phạm Hiệp ước Yalta: tuy nhiên với Churchill, ông ta sẽ không ngần ngại làm bất cứ điều gì".

        Trong hai đối tác chủ chốt của ông trong chiến tranh, Stalin tin tưởng Roosevelt hơn là Churchill. Theo Huân tước Moran, bác sĩ riêng của Churchill (trong cuốn Churchill qua những trang nhật ký cùa Huân tước Moran. Boston. 1966). sau lần gặp gỡ Stalin ở Mátxcơva tháng 8 năm 1942, Churchill cho rằng mình đã bị xúc phạm và ví Stalin với “một tên ăn cướp”.

        Hai ngày sau đó, Nguyên soái Konev. Tư lệnh Phương diện quân Ukraina số 1 cùng tham gia vào việc lên kế hoạch tổng thể cho chiến dịch tấn công Berlin. Zhukov nhớ lại: “Lúc ấy, chúng tôi đều cùng chung quan điểm trên mọi vấn đề mang tính nguyên tắc".

        Tuy nhiên, Tổng Tư lệnh tối cao không chấp thuận toàn bộ việc xác định khu vực tác chiến giữa hai phương diện quân và đã thay đổi một chút của việc phân giới này. Stalin nới với Konev: “Để để phòng địch ngoan cố kháng cự ở hướng Đông làm cho việc tiến quân của Zhukov bị chậm lại, mà điều này là rất có thế xảy ra, Phương diện quân Ukraina số 1 của đồng chí phải sẵn sàng cho các tập đoàn quân xe tăng tấn công Berlin từ phía Nam”.

        Trong thời gian chuẩn bị cho đòn sấm sét vào Berlin, Zhukov thường liên hệ tới những trận đánh trong chiến dịch Mátxcơva khi các lực lượng hùng hậu của kẻ thù đã tiến sát thành phố và mở những đợt tấn công dữ dội vào lực lượng bảo vệ thủ đô. Zhukov kể lại: "Tôi đã nghiên cứu đi nghiên cứu lại từng vấn đề, phân tích những sai lầm của mỗi bên. Mong muốn của tôi là rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để vận dụng tốt nhất trong cuộc tổng tấn công sắp tới với từng chi tiết nhỏ nhất và không để phạm phải bất kỳ sai sót nào”.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Chín, 2019, 10:51:25 pm

        Bộ đội của Zhukov rất phấn chấn, quyết tâm đánh bại quân thù. mong muốn sớm kết thúc chiến tranh và cơn bão lửa sắp trút vào Berlin sẽ là trận đánh cuối cùng trên chặng đường 3.000 km chiến đấu không ngừng nghỉ mà những người lính đã đi qua.

        Tối ngày 1 tháng 4. Zhukov gọi điện từ Mátxcơva cho Tham mưu trưởng M.S. Malinin đang ở ngoài mặt trận, truyền đạt: “Toàn bộ kế hoạch đã được thông qua mà không có thay đổi đáng kể nào. Chúng ta còn rất ít thời gian. Đồng chí hãy bắt tay vào việc di. Ngày mai tôi sẽ trở lại bằng máy bay”.

        Những chỉ thị ngắn gọn đó đủ để Malinin thực hiện ngay lập tức kế hoạch tấn công sắp tới vào Berlin.

        Khi cân nhắc kỹ lưỡng về chiến dịch, Zhukov nhận thấy những khó khăn trước mắt mà những người lính của ông sẽ phải đối mặt: "Trong suốt chiến tranh, chúng tôi chưa từng tấn công vào một thành phố nào rộng lớn và được phòng thủ vững chắc như Berlin. Toàn thành phố có tổng diện tích lên tới 900 km2 với một hệ thống giao thông - liên lạc chằng chịt ngầm sâu dưới mặt đất, rất thuận lợi cho quân Đức tiến hành những kế hoạch tác chiến bí mật”. Các tuyến phòng ngự trên đường tiến vào Berlin cũng sẽ là những khó khăn hiện hữu. bởi ở dây có một hệ thống công sự kiên cố gồm rất nhiều giao thông hào kéo dài từ bờ sông Oder tới Berlin. Ở tuyến phòng thủ chính, quân Đức đã xây dựng 5 lớp hầm hào liên tiếp. Kẻ thù đã lợi dụng các chướng ngại vật tự nhiên như: sông, hồ, kênh đào và các khe núi. Tất cả các đô thị và làng mạc đều đã sẵn sàng cho một “cuộc tử thủ". Trong khi đó, các đơn vị kỹ thuật của Hồng quân đã dựng một sa bàn mô hình cỡ lớn của thành phố Berlin cùng các vùng phụ cận giúp nghiên cứu được kỹ lưỡng trong quá trình chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công vào Berlin và cho những trận đánh chắc chắn sẽ diễn ra ác liệt ở trung tâm thành phố.

        Trên thực tế, trong chiến dịch có nhiều vấn đề nằm ngoài dự kiến đã nảy sinh. Chẳng hạn như, có những thời điểm, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 2 vượt xa đội hình chính tới 70 km. Điều này, theo Zhukov, là hoàn toàn không có trong kế hoạch , vì Berlin chỉ còn chưa đầy 60 - 70 km theo đường chim bay. Ngoài ra, việc đánh chiếm các điểm cao Seelow vốn được phòng thủ kiên cố khó khăn hơn dự tính ban đầu; căn cứ này chỉ cách tuyến phòng ngự vòng ngoài của quân Đức có 12 km. Có vẻ như Zhukov đã đánh giá thấp sức mạnh của quân phát xít ở Seelow, cứ điểm này còn có lợi thế về độ dốc lớn.

        Ngày 14 tháng 4, hai ngày trước khi chiến dịch Berlin của Hồng quân bắt đầu, trong một nỗ lực nhằm vực dậy tinh thần của quân lính, Hitler đã ra lời kêu gọi:

        “Chúng ta đã dự báo trước cuộc tấn công này và chúng ta sẽ đánh trả với một thế trận vững chắc. Rất nhiều đơn vị mới thành lập sẽ tăng cường cho lực lượng bộ binh đã bị tốn thất, các đơn vị Volkssturn đã được chấn chỉnh sẽ tăng cường sức mạnh cho chúng ta. Berlin mãi mãi là của người Đức”. Volkssturn là lực lượng quân tình nguyện gồm chủ yếu là những người ở độ tuổi trung niên. Ngoài ra còn có nhiều lính nghĩa vụ mới chỉ 15 - 16 tuổi, thành viên của Đoàn Thanh niên Quốc xã, phần lớn được trang bị súng chống tăng kiểu Bazooka.

        Ban đầu, Henrich Himmler, trùm mật vụ ss chỉ huy tuyên phòng ngự ở cửa ngõ Berlin và tất cả các vị trí trọng yếu đều được đặt dưới quyến các tướng lĩnh ss. Trong tháng 3 và 4 năm 1945, đã có 9 sư đoàn từ các nơi được điều về tăng cường cho Berlin. (Sau này, Himmler đã chọn cách tự sát để khỏi bị đưa ra xét xử khi chiến tranh kết thúc. Một số bằng chứng cho thấy, trước khi tự kết liễu đời mình, Himmler và các tướng lĩnh dưới quyển còn ảo tưởng sẽ liên minh được với Anh và Mỹ để chống lại đất nước Xô viết). Có lẽ Himmler đã nghĩ đến một giai đoạn hậu chiến như là quãng thời gian “xả hơi ngắn” giữa Chiến tranh thế giới thứ hai và một cuộc đại chiến thế giới thứ ba. Tháng 4 năm 1945, Himmler có một vài cuộc trao đổi với một vị khách Thuỵ Điển mang tên Count Folke Bernadotte, qua đó hắn muốn chuyển tới Washington và London thông điệp rằng, Đức sẵn sàng chấp nhận đầu hàng ở Mặt trận phía Tây (quân Anh - Mỹ) chứ nhất định không đầu hàng ở Mặt trận phía Đông (quân Liên Xô)1.

        Sau chiến tranh, chuẩn tướng Alfred Jodi, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy tối cao Đức Quốc xã, khai trong các cuộc thẩm vấn:

        “Để kịp thời tăng viện cho Mặt trận phía Đông ngay trước khi Hồng quân mở cuộc tấn công quyết định, chúng tôi đã phải giải tán toàn bộ lực lượng dự bị gồm các đơn vị bộ binh, tăng thiết giáp, pháo binh và các đơn vị dự bị đặc biệt, các trường quân sự và tăng cường lực lượng này cho các đơn vị chiến đấu.”

------------------
        1. Theo các tài liệu của Tòa án Quân sự quốc tế.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Chín, 2019, 10:54:12 pm

        Zhukov cho biết, sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng mọi khía cạnh, kế hoạch chính sẽ là tấn công quân Đức ở khu vực phòng thủ. Quân Đức sẽ bị choáng váng và bị đè bẹp ngay tức khắc dưới các đòn tấn công đồng loạt trên diện rộng bởi máy bay, xe tăng, pháo cùng các phương tiện quân sự khác. Nhưng để bí mật tập trung được tất cả lực lượng cùng các vũ khí và khí tài quân sự hạng nặng vào chiến dịch lớn như thế trong một thời gian ngắn thì đòi hỏi một khối lượng công việc khổng lồ - mà Zhukov nói “là cả một nghệ thuật”.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/70708534_489103405152878_8445333561518587904_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_oc=AQkIO9_x5SLmu6g8xlLCd7-m_aV5bTkbcY1bDhV2BxlgG4S1TAlsysJiYK2mQB_lOkU&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=feb164ee0f4b589d4cb07ab5478e9f63&oe=5DF9441B)


        Lúc ấy, hàng trăm chuyến tàu chở đầy pháo, súng cối và xe tăng vượt qua đất nước Ba Lan hướng về phía Tây. Nhìn từ xa, những đoàn tàu này không có dáng vẻ của các đoàn tàu quân sự mà trông chúng chỉ giống những đoàn tàu chở gỗ và cỏ khô. Nhưng ngay khi tới đích, những lớp ngụy trang nhanh chóng được dỡ bỏ và các chi tiết, bộ phận của những chiếc xe tăng, pháo và các phương tiện quân sự được đưa xuống những hầm cất giấu. Đây thực sự là một khối lượng hàng hóa khổng lồ, bởi chỉ xét riêng trong lĩnh vực quân nhu để phục vụ cho trận đánh mỏ màn chiến dịch đã phải cần đến 7.147.000 quả đạn pháo. “Chúng tôi hoàn toàn tin tương rằng bộ đội sẽ không bị thiếu đạn được, nhiên liệu và lương thực”, Zhukov nói.

        Nửa đêm ngày 15 tháng 4, vài giờ trước khi các đợt pháo kích và không kích bắt đầu, Zhukov đến đài quan sát của tướng Vasili Chuikov, Tư lệnh Tập đoàn quân cận vệ số 8. (Trong một lần đến thăm mặt trận quân Nga, nhà văn Mỹ Edgar Snow đã mô tả Chuikov là một người to lớn, có đôi bàn tay rất to, khuôn mặt lớn, hàm răng được bọc vàng và có một “trái tim lớn”). “Chưa bao giờ tôi thấy kim đồng hồ quay chậm như lúc đó”, Zhukov kể, “Trong khi chờ giây phút pháo binh mở màn cuộc tấn công, chúng tôi quyết định uống trà đặc, nóng do một nữ chiến sĩ pha ngay tại chỗ. Tôi còn nhớ cô gái có cái tên không mang chất Nga chút nào - Margot. Chúng tôi yên lặng nhấp từng ngụm trà và chìm trong những suy nghĩ riêng”.

        Zhukov nhìn đồng hồ. Đúng 3 giờ sáng. Lúc đó, luồng đạn của hàng ngàn khẩu đại bác, súng cối và rocket đã làm sáng rực cả bầu trời kèm theo những tiếng nổ rung chuyển của dạn pháo và bom. Những tiếng gầm rú liên hồi của máy bay ném bom ngày càng rõ hơn. Đã đến thời điểm mở màn chiến dịch tổng tấn công Berlin; hàng ngàn quả pháo sáng được bắn lên trời. “Đó chính là tín hiệu cho 140 chiếc đèn pha đặt cách nhau 200 m đồng loạt chiếu sáng nhằm làm loá mắt ké thù, giúp xe tăng và bộ binh xác định được rõ các mục tiêu tấn công trong đêm tối”, vị Nguyên soái kể. Khi trời rạng sáng, bộ đội của Zhukov đã chiếm được chốt chặn đầu tiên và bắt đầu tiến đánh lớp phòng tuyến thứ hai của quân Đức. Máy bay ném bom của quân Nga đã tiến hành 6.550 đợt xuất kích, dội bom vào các mục tiêu ngoài tầm đạn pháo. Một số máy bay khác yểm trợ cho lực lượng bộ binh vào buổi sáng.

        Khi Hồng quân càng tiến gần đến các cao điểm Seelow thì sức kháng cự của quân Đức càng mạnh, bởi Berlin nằm ngay sau cao điểm này. Đến 1 giờ chiều, Zhukov nhận thấy rằng phần lớn pháo binh của quân Đức trên cao điểm Seelow vẫn còn nguyên vẹn; do đó, ông và các tướng lĩnh dưới quyền quyết định tung 2 tập đoàn quân xe tăng để tăng cường cho lực lượng đang chiến đấu nhằm chọc thủng tuyến phòng thủ này của quân Đức bằng mọi giá.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Chín, 2019, 09:51:52 pm

        Zhukov gọi điện về Đại bản doanh và báo cáo với Stalin tình hình chống cự quyết liệt của quân Đức. Stalin ra lệnh:

        - Hãy dùng máy bay ném bom để yểm trợ cho các tập đoàn quân xe tăng tấn công. Tối nay đồng chí hãy báo cáo lại tình hình cho tôi.

        Đến tôi, Zhukov gọi lại cho Stalin, nhắc lại những khó khăn trong việc đánh chiếm các cao điểm này và khẳng định rằng Hồng quân nhất định sẽ chiếm được vào tối hôm sau.

        “Lần này, Stalin đã không giữ được bình tĩnh khi nói với tôi như trước đó”, Zhukov kể lại.

        - Lẽ ra đồng chí không nên đưa Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1 vào khu vực tác chiến của Tập đoàn quân cận vệ số 8, không đúng với với chỉ thị của Bộ Tổng Tư lệnh tối cao. Vậy đồng chí có đảm bảo là sẽ chiếm được tuyến phòng thủ Seelow vào ngày mai không?

        Zhukov cố tỏ ra bình tĩnh và nói với Stalin rằng, đến tối ngày 17 tháng 4, tuyến phòng thủ này sẽ bị phá vỡ:

        - Tói tin rằng nêu địch càng tung nhiều quân ra khu vực này để đối phó với ta thì sau đây chúng ta sẽ càng nhanh chóng chiếm được Berlin, bơi tiêu diệt chúng ở ngoài chiến trường trống trải sẽ đỗ dàng hơn là đánh chúng trong thành phố.

        Ngày 20 tháng 4, ngày thứ năm của chiến dịch, pháo tầm xa của Tập đoàn quân xung kích số 3 bắt đầu trút đạn xuống quân Đức trong thành phố Berlin. Đó là sự mở màn của trận bão lửa lịch sử giáng xuống thủ đô của chế độ Quốc xã.

        Để đập tan tuyến phòng thủ của quân Đức ở Berlin càng sớm càng tốt, hai tập đoàn quân xe tăng đã được điêu động để yểm trợ cho Tập đoàn quân cận vệ số 8, Tập đoàn quân xung kích số 5, số 3 và số 47 tiến công thành phố. Nhưng khi tiến vào đến trung tâm thành phố, các tập đoàn quân này đã vấp phải sự chống cự quyết liệt của kẻ địch. Quân Đức đã tận dụng mọi thứ có thể để chặn bước tiến của Hồng quân: các tòa nhà cao tầng, những bức tường dày, những hầm tránh bom và những lô cốt được liên kết với nhau bởi hệ thống đường ngầm. Quân Đức có thể di chuyển từ tòa nhà này sang tòa nhà khác theo những đường ngầm đó, thậm chí đánh tập hậu Hồng quân. Tuy nhiên, trận đánh ác liệt nhất ở khu vực trung tâm Berlin được tiến hành bởi các đơn vị tinh nhuệ nhất của tất cả các binh chủng.

        Chiến dịch Berlin đang đi đến giai đoạn quyết định, cho dù quân Đức vẫn tiếp tục chống trả giữ từng ngôi nhà, căn hầm, từng tầng lầu và từng nóc nhà.

        Sau chiến tranh, tướng Đức Jodi đã tiết lộ với các nhà điều tra của quân Đồng minh:

        Ngày 22 tháng 4, Goebbels hỏi tôi là liệu có thể cứu vãn được sự sụp đổ của Berlin bằng biện pháp quân sự được không. Tôi trả lời là chỉ có thể làm được điểu đó nếu rút toàn bộ lực lượng phòng thủ ở sông Elbe về Berlin. Trên cơ sở gợi ý của Goebbels, tôi đã trình bày suy nghĩ của mình với Quốc trương. Ỏng ta đồng ý và chỉ thị cho tôi và Keitel cùng với Bộ Chỉ huy tối cao ra ngoài Berlin và tự chịu trách nhiệm chỉ huy các cuộc phản công.

        Tư lệnh lực lượng đồn trú bảo vệ thành phố Berlin, tướng Helmuth Weidling sau khi đầu hàng khai rằng:

        Ngày 25 tháng 4, Hitler nói với tôi: “Tình hình sẽ được cải thiện (!), Tập đoàn quân số 9 của chúng ta sẽ về Berlin và phối hợp cùng Tập đoàn quân số 12 để phản công. Cuộc phản công này sẽ đánh dọc sườn phía Nam của quân Nga. Một tập đoàn quân khác sẽ tiến xuống từ phía Bắc và tấn công sườn phía Bắc của đối phương”.

        Không cần phải bình luận thêm về điều này bởi những lời nói đó của Hitler chỉ là sự hoang tương của một kẻ đã mất hết lý trí.

        Trong khi đó, Zhukov để ý thấy anh lính quân y của Trung đoàn pháo binh 832 đang viết lên các quả đạn pháo sẽ được bắn vào Berlin những dòng chữ: “Vì Stalingrad, vì Ukraina, vì những đứa trẻ mồ côi, những người vợ mất chồng và vì những giọt nước mắt của những bà mẹ”.

        Ngày 30 tháng 4, một trận đánh ác liệt diễn ra ở tòa nhà Quốc hội Đức do các đơn vị ss gồm 6.000 quân có xe tăng, súng đại liên và pháo yểm trự cố thủ. Cùng lúc, Zhukov nhận được báo cáo rằng, một trong những sư đoàn của ông đã chiếm được nhà tù Moabit, giải thoát cho hàng nghìn tù binh chiến tranh, trong đó có các tù nhân chính trị. Những người lính đã tìm thấy những chiếc máy chém, các công cụ giết người và tra tấn khác; những công cụ kiểu này cũng được tìm thấy ở nhà tù Pletzensee.

        Một tuần sau cuộc hội kiến cuối cùng với Hitler, tướng Weidling đã phải đối mặt với tướng Chuikov; ông đã ra điều kiện cho y phải đầu hàng. Weidling đề nghị đưa Sư đoàn thiết giáp 56 do y chỉ huy ra hàng, nhưng lại ngần ngừ khi ra lệnh cho lực lượng đồn trú Berlin phái hạ súng theo. Một nhà thơ Nga mang quân hàm thiếu tá là Evgeny Dolmatovsky1 lúc đó củng có mặt ở đấy kể lại, tướng Chuikov đã nói thẳng với Weidling với giọng khá gay gắt:

        - Các ông đã thất bại, có hy sinh thêm nữa cũng vô ích, nếu cứ kéo dài cuộc chiến này thêm phút nào nữa thì cùng chỉ làm con số thương vong tăng lên mà thôi.

-----------------
        1. Có một bức ảnh lớn chụp cảnh ít nhất 200 người lính Hồng quân đang ngồi trước Cổng Brandenburg ngay sau khi Weidling đầu hàng, lắng nghe Dolmatovsky, đứng trên một chiếc xe tăng T-34, đọc những vần thơ của ông.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Chín, 2019, 09:52:57 pm
   
        Weidling lắc đầu không đồng tình:

        - Tôi không còn quyền chỉ huy nữa. Tôi đang là tù binh của các ông. Y tôi là, tôi không có quyền để ra lệnh nữa. Binh lính sẽ không tuân lệnh tôi vì tôi là một tù binh1.

        Dolmatovsky kể rằng, lúc ấy ông đã nghĩ tướng Chuikov nguôi cơn giận (sự giận dữ của Chuikov không mang tính đố kỵ). Tướng Chuikov bình tĩnh nói với Weidling rằng, điều cần thiết bây giờ là hãy cứu mạng sống của hàng ngàn người lính Đức và rằng, trong những căn hầm và dưới đường tàu điện ngầm là những người dân thường. Tướng Chuikov đã khích lệ Weidling hãy chứng tỏ sự khôn ngoan và tính nhân văn của mình.

        Hồi lâu sau, Weidling cúi xuống và viết mệnh lệnh nêu rõ: mọi sự chống cự thêm nữa của lực lượng đồn trú trong thành phố Berlin đều là vô nghĩa.

        Tuy vậy, tòa nhà Quốc hội Đức còn phải hứng chịu một trận bão lửa nữa vào ngày 30 tháng 4 bơi hai sư đoàn bộ binh, những người lính đã tiêu diệt hoàn toàn quân Đức trên từng tầng lầu. Ba giờ sau đó, hai trung sĩ Hồng quân cắm lá cờ chiến thắng trên mái vòm chính của tòa nhà Quổc hội. Toán lính Đức cuối cùng cô thủ ở tòa nhà Quốc hội ra đầu hàng vào hôm sau.

        Ngày 01 tháng 5 theo quy định là ngày nghỉ lễ ở Liên Xô, nhưng với Zhukov hôm đó lại là một ngày bận rộn. Zhukov nhận được tin Hitler đã tự sát. Tướng Đức Krebs, sau này cũng tự sát, khai với tướng Chuikov rằng, thi thế của Hitler đã bị thiêu cháy. Zhukov gọi điện thẳng cho Stalin. Một sĩ quan trực ban trả lời:

        - Đồng chí Stalin vừa mới đi ngủ.

        - Xin hãy đánh thức đồng chí ấy dậy. Đây là vấn đề cấp bách, tôi không thể đợi đến sáng được.

        Vài phút sau Stalin đã ở đầu dây. Zhukov báo cáo với Stalin việc Hitler tự sát. Stalin trả lời:

        - Hắn đã làm cái điều thật là hèn hạ. Rất tiếc là chúng ta đã không thế bắt sống được hắn. Xác của hắn hiện ở đâu?

        - Theo tướng Đức Krebs, thi thế của hắn đã bị thiêu cháy.

        - Đồng chí hãy thông báo với đồng chí Sokolovsky rằng, không có bất kỳ thương lượng nào hết, kể cả với Krebs hay bất kỳ tên phát xít nào khác, chỉ có đầu hàng vô điều kiện mà thôi. - vị Tổng Tư lệnh tối cao nói - Nếu không có vấn đề gì đặc biệt thì từ giờ tới sáng đồng chí không phải gọi cho tôi. Tôi muốn nghỉ một chút trước khi dự lễ diễu hành nhân ngày Quốc tế Lao động.

        Chừng 1 giờ sau, Sokolovsky gọi điện báo cáo với Zhukov về kết quả cuộc đối thoại kéo dài với Krebs:

        - Krebs nói rằng, hắn ta không có quyền quyết định tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Theo hắn, lúc này chỉ có Chính phủ mới lập của Đức do Doenitz đứng đầu là có thể làm được điều đó. Krebs vẫn nói sẽ tìm cách dàn xếp một cuộc ngừng bắn để tập hợp các thành viên Chính phủ của Doenitz ở Berlin. Theo tôi, chúng ta nên cho chúng biết chúng sẽ đón lấy cái chết nêu không chấp nhận đầu hàng vô điều kiện.

        - Hãy làm như vậy đi Vasily Danilovich. - Zhukov đáp -  Hãy nói với Krebs rằng, nếu Goebbels và Bormann không chấp nhận đầu hàng vô điều kiện trước 10 giờ sáng thì cuộc tấn công của chúng ta sẽ đập tan mọi ý đồ kháng cự của chúng. Tốt hơn là họ hãy nghĩ đến sự hy sinh vô ích của người dân Đức và trách nhiệm cá nhân của họ trước thảm họa này.

        Nhưng đã không có câu trả lời của Goebbels và Bormann vào thời điểm mà người Nga ấn định.

        Và vào lúc 10 giờ 40 phút sáng, pháo binh Hồng quân nã đạn vào các khu vực phòng ngự đặc biệt của những nhóm tàn quân Đức ở trung tâm thủ đô. 8 tiếng sau, Sokolovsky báo cáo với Zhukov, bọn chỉ huy Đức đã cử một đặc phái viên mang đến một thông điệp với nội dung Goebbels và Bormann bác bỏ yêu cầu đầu hàng vô điều kiện.

        Chưa đầy 30 phút sau, Hồng quân đã có câu trả lời. Đòn tấn công cuối cùng vào khu vực trung tâm Berlin, nơi đặt trụ sở đầu não của chính quyền Quốc xã và những tên trùm phát xít Đức cuối cùng đang trú ẩn trong những hầm ngầm ở đó, được bắt đầu với một sức mạnh mà Zhukov mô tả là “không thể tin nổi”.

        Trong hồi ký của mình, Zhukov viết, những người lính tham gia tấn công Berlin là những người con của những thành phố anh hùng như Mátxcơva, Leningrad và Stalingrad; từ Ukraina, Belorussia, từ các nước cộng hòa vùng Caucasus và nhiều nơi khác. “Rất nhiều chiến sĩ vẫn chưa lành vết thương trong những trận đánh trước, nhưng họ vẫn không bỏ hàng ngũ chiến đấu, ai ai cũng quyết tâm tiêu diệt quân thù, chính tinh thần quyết tâm cao đó đã thúc đẩy họ làm lên chiến công chói lọi, cắm lá cờ chiến thắng trên thủ đô Berlin.’

        Nhưng để có được chiến tháng này, sự hy sinh mất mát là vô cùng lớn. Chỉ tính riêng trong chiến dịch Berlin, 100.000 chiến sĩ Hồng quân đã ngã xuống và 200.000 người khác bị thương.

        Tham gia buổi ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện ở ngoại ô Berlin (việc ký văn kiện đầu hàng sơ bộ đã được tiến hành trước đó ở Rheims) gồm: về phía Đồng minh có Zhukov; Nguyên soái Không quân Anh Arthur Tedder, đại diện cho Bộ Tổng chỉ huy quân Đồng minh; tướng Carl Spaatz, Tư lệnh Lực lượng không quân chiến lược Mỹ; tướng Jean để Lattre de Tassigny, Tham mưu trương quân Pháp. Đại diện của Đức Quốc xã là: Thống chế Wilhelm Keitel, Thuỷ sư Đô đốc Hans Georg von Friedeburg (y tự sát hai tuần sau đó) và chuẩn tướng P.F. Stumpf.

        Zhukov miêu tả Keitel như sau: “Trước mặt chúng tôi lúc ấy không còn là một Keitel kiêu căng, ngạo mạn như ngày nào đứng chấp nhận sự đầu hàng của nước Pháp. Mặc dù ông ta cố tỏ ra còn chút gì đó oai phong (bàng việc giơ chiếc quyền trượng biểu thị tước hiệu thống chế của mình chào các sĩ quan quân đội Đồng minh), nhưng vẫn không giấu nổi dáng vẻ của kẻ chiến bại”. Khi Zhukov yêu cầu Keitel tiến lại bàn của ông và ký vào văn kiện đẩu hàng vô điểu kiện, viên sĩ quan Đức “đánh mắt rất nhanh về chúng tôi với cái nhìn thâm hiểm”.

        Khi Keitel đặt bút ký vào văn kiện. Zhukov để ý thấy tay của ông ta run run. Một người cũng có mặt lúc đó là nhà thơ và nhà báo Nga, Konstantin Simonov, đã miêu tả cảnh tượng này như sau: “Lúc ấy, Keitel tối sầm mặt lại, dáng vẻ của ông ta trở lên khắc khố. Ông ta quay mặt đi để ngăn những giọtt nước mắt đường như sắp rới xuống... Ông ta hết nhìn vào bàn rồi lại nhìn sang Nguyên soái Zhukov.”

        Sau lễ ký, Keitel giơ cây gậy Thống chế lên chào, quay người và đi đều bước ra khỏi phòng. Khi cánh cửa đóng lại sau lưng Keitel và những sĩ quan Đức, bầu không khí căng tháng tan biến, mọi người trong phòng đều thở phào và chúc mừng lẫn nhau. Trong bữa tiệc mừng chiến thắng kéo dài đến tận 6 giờ sáng hôm sau, Zhukov đã dành những lời kính trọng đối với Eisenhower: “Những chiến thắng to lớn của ông ấy ở mặt trận phía Tây đã hỗ trợ cho tôi ở mặt trận phía Đông”. Một trong số những người có mặt ở đó, tướng Mỹ John Deane, từng là sĩ quan liên lạc của Mỹ tại Mátxcơva nói: “Đó là một bữa tiệc không thể nào quên".

--------------------
        1. Những hồi ức của Dolmatovsky đăng trên tờ Thời Mới, số 19 năm 1985.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Chín, 2019, 09:55:49 pm

CHƯƠNG 13

HÔN NHÂN VÀ CÁI CHẾT CỦA HITLER

        Hai thi thể được tìm thấy trong một cái hô gần boong-ke của Hitler là xác Hitler và Eva Braun, cả hai bị chết bởi chất độc xyanua.
Báo cáo của các điều tra viên pháp y, Tiến sĩ FAUST SHKARAVSKY và NIKOLAI KOTLYAR tại Berlin tháng 5 nàm 1945       

        Giàn hỏa thiêu Hitler cùng với tiếng nổ ngày càng rền vang từ các loại vũ khí Nga đã đánh dấu chấm hết cho nền Đệ tam Cộng hòa của Đức.
WINSTON CHURCHILL, Lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai, quyển 2, 1949       

        Khi tiến vào Berlin đầu tháng 5 năm 1945, các sĩ quan Hồng quân tìm thấy một cuốn sổ ghi chép có vẻ như là nhật ký của tên trùm Đức Quốc xã Martin Bormann, thư ký, cố vấn của Hitler và cũng là Chánh văn phòng Đảng Quốc xã. Y giữ cuốn nhật ký này từ tháng 12 năm 1944 đến tháng 4 năm 1945. Trong cuốn nhật ký có đề cập đến cuộc hôn nhân của Hitler và Eva Braun.

        Dưới đây là một đoạn trích ngắn:

        Thứ tư ngày 25 tháng 4. trận không kích quy mô lớn dầu tiên vào Obersaltburg. Berlin đang bị bao vây.

        Thứ năm ngày 26 tháng 4, Himmler và Jodi đã trì hoãn việc đưa các sư đoàn đến tăng cường. (Heinrich Himmler, trùm mật vụ SS Đức, đã tự sát. Alfred Jodi, Tham mưu trưởng các Chiến dịch Bộ Chỉ huy tối cao Đức, bị kết án treo cổ - TG).

        Thứ sáu ngày 27 tháng 4, chúng tôi thề chiến đấu bên cạnh Quốc trưởng và chết cùng với ngài.

        Thứ bảy ngày 28 tháng 4, Văn phòng Dô chính chỉ còn là đống gạch vụn. Thế giới đang nằm trên bờ vực của sự hủy diệt... Đây là lần thứ hai một ngày lại bắt đầu bằng một trận bão lửa.

        Chủ nhật ngày 29 tháng 4, tối hôm qua, báo chí nước ngoài thông báo rằng, Himmler đã đề xuất việc chấp nhận đầu hàng vô điều kiện. Adolf Hitler và Eva Braun đã tổ chức lễ cưới. Quốc trưởng đã chỉ thị viết di chúc chính trị rồi di chúc cá nhân... Lại thêm một trận bão lửa nữa.

        Thứ hai ngày 30 tháng 4, Adolf Hitler chết. Eva Braun chết.

        Georgi Zhukov đã rất giận dữ khi phát biểu trong một cuộc họp báo tại Berlin tháng 6 năm 1945 rằng, Hitler có thể đã trốn khỏi Berlin bằng máy bay. Theo ông, điều này là “hoàn toàn có khả năng” và ông không tin cái xác được tìm thấy là của Adolf Hitler, nhưng có bằng chứng cho thấy Hitler đã cưới Eva Braun 2 ngày trước khi Berlin sụp đổ. Đây có lẽ là “một đám cưới chết” của Eva Braun, một diễn viên điện ảnh. Vị Nguyên soái kết luận, số phận của Hitler vẫn còn “rất nhiều bí ẩn”. (Dường như chính các nhà lãnh đạo của Mỹ cũng nghi ngờ về cái chết của Hitler. Theo tờ thời báo Times ngày 8 và 13 tháng 10 năm 1945, khi sang thăm Hà Lan, tướng Eisenhower phát biểu với các phóng viên rằng, mặc dù ban đầu ông ta tin là Hitler đã chết nhưng “hiện vẫn có lý do để cho rằng ông ta còn sống”. Tuy nhiên, vài ngày sau đó ở Frankfurt, Eisenhower đã chữa lại lời tuyến bố của mình và nói, khả năng còn sống của Hitler là không thể. Song 5 tháng sau Ngày Chiến thắng, Eisenhower nói rằng, "những người bạn Nga của ông vẫn chua chắc chắn về cái chết của Hitler).

        Cùng dễ hiểu vì sao Zhukov luôn luôn nghi ngờ cái chết của Hitler, bởi mọi người đều biết khả năng xuyên tạc sự thật mà Bộ Tuyên truyền Đức vẫn làm. Có rất nhiều câu chuyện được thêu dệt xung quanh vấn đề này, rằng Hitler và các nhân vật quan trọng khác của Đảng Quốc xã đã tẩu thoát trên một chiếc xe tăng Con cọp. rằng người ta đã nhìn thấy Hitler và Eva Braun lần cuối cùng trên boong của một chiếc tàu ngầm. Trên thực tế, Martin Bormann đã bỏ trốn. Những tuyên bố lập đi lặp lại việc có tới 50 người có hình dạng giống Hitler đã gây khó khăn cho các nhà điều tra.

        Không lâu sau, Zhukov nhận được nhiều thông tin hơn về Hitler, chúng làm ông yên tâm hơn. Ông kể: “Một thời gian sau, sau quá trình điều tra và thẩm vấn các nhân viên y tế riêng của Hitler,... chúng tôi đã có thêm bằng chứng cụ thể khẳng định Hitler đã tự sát. Tôi đã tin là, không còn lý do gì để nghi ngờ về cái chết của Hitler”. Ông cũng cho biết: “Hầu hết các tên trùm Đức Quốc xã như Goering, Himmler, Keitel và Jodi đã trốn khỏi Berlin theo nhiều đường khác nhau vào những thời điểm thuận lợi1”.

        Một số nhà văn cho rằng, Stalin đã giấu Zhukov toàn bộ hoặc một phần sự thật về Hitler, rằng vị Nguyên soái đã phải mất 10 đến 15 năm mới biết được sự thật này. Người ta còn nói. Stalin là người có trình độ bậc thầy về những trò lừa gạt, do vậy hoàn toàn có khả năng ông ta làm điều đó với Zhukov. Nhưng đường như chừng 5, 6 tuần sau đó Zhukov đã có đủ thông tin để ông không còn nghi ngờ về cái chết của Hitler nữa. Đó là việc các chuyên gia pháp y thuộc một trong những tập đoàn quân của ông đã tiến hành các xét nghiệm và đưa ra bằng chứng về cái chết của Hitler và Eva Braun. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khía cạnh khác của vụ việc này được giữ bí mật trong nhiều năm mà Zhukov vẫn không được biết, như việc người ta cho rằng, lực lượng cảnh sát mật dưới quyền của Beria đã đem xương sọ và xương hàm của Hitler về Mátxcơva.

--------------------
        1. Himmler tự sát, Gocring, Kcitcl và Jodi bị Tòa án Quân sự quốc tế xử tử hình, nhưng Gocring đã tự sát trước khi bị hành quyết.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Chín, 2019, 09:57:50 pm

        Nguyên soái Zhukov kể trong hồi ký rằng, dầu tháng 5. sau khi chiếm được Văn phòng Đế chính của Đức Quốc xã, ông và một số tướng lĩnh dưới quyền đã tới đó kiểm tra để khẳng định chính xác cái chết của Hitler, Goebbels và các tên trùm phát xít khác. Ông viết: “Chúng tồi đã tìm kiếm địa điểm thiêu xác của Hitler, Goebbels, nhưng không thấy gì cả. Phải thừa nhận rằng, chúng tôi đã tìm thấy một vài đống tro, song chúng đúng là quá nhỏ, hầu như chắc chắn đó là chỗ bọn lính Đức đã đun nước.”

        Một điều làm tăng thêm mối nghi ngờ là kết quả của cuộc thẩm vấn Hans Fritzsche do chính Zhukov tiến hành. Hắn là một tay chân thân cận của Hitler, Goebbels và Bormann, đồng thời giữ chức Thứ trương Bộ Tuyên truyền Đức Quốc xã. Có thể nói rằng, Zhukov đang tiếp xúc với một trong những chuyên gia về các hoạt động tuyên truyền phản động của bọn phát xít. (Hans Fritzsche bị xét xử tại Tòa án quốc tế Nuremberg và y đã được tha hổng). Trả lời câu hỏi của Zhukov về những kế hoạch cuối cùng của Hitler. Hans Fritzsche nói. hắn nghe một số tên trùm phát xít đã tới Berchtesgaden (“Ngọn núi ma thuật” của Hitler) và miền nam Tyrol cùng một số thùng hàng và từ đó Hitler và Bộ Chỉ huy tối cao của ông ta có thể tẩu thoát bằng máy bay. Vào những phút cuối cùng còn có một cuộc thảo luận về việc di tản đến Schleswig - Holstein, một căn cứ khá mạnh của bọn phát xít nằm gần biên giới với Đan Mạch. Các máy bay đã sẵn sàng ở gần Văn phòng Đô chính nhưng chúng nhanh chóng bị các phi đội máy bay dưới quyền Nguyên soái Không quân Rudenko phá hủy1.

        Về số phận của Goebbels. Zhukov cho biết:

        Khi chúng tôi sắp kết thúc chuyến thị sát tại Văn phòng Đế chính thì được báo cáo là đã phát hiện ra thi thể 6 đứa con của Goebbels trong một căn phòng ngầm. Tôi phải thừa nhận là tôi không có đủ can đảm để đi xuống và chứng kiến thi thể của những đứa trẻ bị giết bởi chính bàn tay của cha mẹ chúng. Ngay sau đó, xác của Goebbels và vợ của hắn đã được tìm thấv ở gần căn hầm đó. Fritzsche được đưa tới để nhận dạng các xác chết và đã xác nhận đó chính là Goebbels và vợ y. Lúc ấy. Zhukov nghĩ Hitler có lẽ đã trốn thoát vì các điều tra viên đã không thể tìm thấy tên đồng loã Martin Bormann; y bị xử vắng mặt theo Điều 12 Quy chế hoạt động của Tòa án Quốc tế Nuremberg.

        Trong số các tài liệu của Bormann, người ta tìm thấy một bức diện có nội dung khó hiểu:

        Ngày 22 tháng 4 năm 1945,
        Gửi Hummel. Obesalzberg.

        Tôi đồng ý với đề xuất xuống phía nam theo đường biển.

Reichsleiter Bormann.       

        Rõ rằng là Bormann đã chuẩn bị cho mình một cuộc trốn chạy. Song liệu hắn đã trốn thoát khỏi Berlin hay chưa?

        Có lẽ, Zhukov đã dựa vào kết quả điều tra của trung tá Faust Shkaravsky và kiểm sát trương Nikolai Kotlyar để kết luận về số phận của Hitler. Shkaravsky là chuyên gia pháp y, thanh viên Ban quân y thuộc Phương diện quân Belorussia số 1, đơn vị đầu tiên tiến vào Berlin. Dưới dây là kết quả các hoạt động điều tra của họ.

        Nikolai Kotlyar được chỉ định làm Kiểm sát trưởng quân sự các đơn vị Xô viết đồn trú tại Berlin trong khi những trận đánh trên các đường phố vẫn tiếp diễn. Ông đồng thời là Kiểm sát trưởng của Tập đoàn quân xung kích số 5. Trước đó trong chiến dịch tấn công Ba Lan, khi biết Tập đoàn quân xung kích số 5 sẽ tham gia chiến dịch Berlin, ông đã thử hình dung: “Điều gì sẽ xảy ra nêu quân ta bắt được Hitler và mình sẽ thẩm vấn hắn thế nào?"

        Khoảng hơn 6 giờ sáng ngày 2 tháng 5, Kotlyar cùng một nhóm các sĩ quan và các xạ thủ súng máy đã tới đài quan sát của một trung đoàn thuộc Sư đoàn bộ binh 301. Trung đoàn trưởng đã giao nhiệm vụ cho một sĩ quan liên lạc đưa họ tới một tòa nhà trông giống như một trại lính đơn sơ.

        Người sĩ quan nói với mọi người: “Đây là Tổng hành dinh của Hitler, quân ta vẫn đang chiến đấu ở bên trong”.

------------------
        1. Hans Fritzsche, Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền dưới quyền Goebhels, trong một cuốn sách viết sau chiến tranh nhan để Lưỡi kiếm trong thế cân bằng, đã viết, nền Độ tam Quốc xã của Hitler chưa bao giờ có ý định giết hại 30 triệu người dân Xô viết. Tuy nhiên tại Tòa án Nuremberg, Thống chế Walter von Reichnau khai rằng đã có chỉ thị rằng, “việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân và tù binh chiến tranh là một việc không cần thiết". Tòa án cũng đã được nghe những bằng chứng cho thấy việc thủ tiêu hàng loạt những tù binh Nga đã có chủ ý từ trước. Bộ Quản lý tù binh chiến tranh đã được thanh lập dưới quyền của tướng Reinecke, đặt bèn cạnh Bộ Chỉ huy tối cao quân đội Đức. Tháng 3 năm 1941, tên này đã ban hành những chi thị mật “Về cách thức đối xử với tù binh". Các tù binh Nga đã bị giam giữ ngoài trời và bị bỏ đói.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Chín, 2019, 09:59:22 pm

        Lúc 10 giờ sáng, cả nhóm được phép vào bên trong Văn phòng Đế chính và đi xuống khu tầng ngầm. Kotlyar cảm thấy lợm giọng bởi mùi máu, mùi thuốc súng và chất chloroform. Các cầu thang tối tăm và đây đó người ta vẫn nghe thấy tiếng súng vọng trong bóng tối. Sau đó, cả nhóm đi ngược ra, qua các phòng và các sảnh của tòa nhà, ở đó những người lính đang ngồi hoặc nằm; Kotlyar để ý thấy nhiều người bị thương và hầu như tất cả đều như đã kiệt sức vì chiến đấu. Hàng đống huy hiệu mang biểu tượng Đức Quốc xã, hàng đống giấy vụn, những mảnh đồ đạc, mảnh thủy tinh cũng như các mệnh lệnh và tài liệu rơi vãi khắp nơi trong tòa nhà; một chiếc đèn chùm lớn được đặt ở góc một căn phòng và những người đầu tiên vào đó cho biết đây là phòng của Hitler.

        Cả nhóm tiếp tục tìm kiếm ngoài sân và kiểm tra kỹ lưỡng một bể bơi cạn nước; được biết trong bể bơi này trước đó chất đầy xác những người có diện mạo giống Hitler.

        Trên thực tế, có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề những người có diện mạo giống Hitler. Kotlyar cho rằng, nếu có nhiều người như vậy thì khi tìm kiếm thế nào họ cũng tìm được một vài người. (Đúng là đã có ít nhất một cái xác như vậy đã được chụp ảnh và sau đó được tuyên truyền rộng rãi). Câu hỏi đặt ra là: Tại sao trong những giờ phút cuối cùng, Hitler lại giữ nhiều người như vậy trong Tổng hành dinh, nhất là khi số phận của hắn đã chấm hết?

        Chiểu ngày 02 tháng 5, các đội tìm kiếm của Bộ chỉ huy Xô viết tại Văn phòng Đế chính đã phát hiện thấy xác của Goebbels và vợ hắn, Magda; cả hai đã tự sát. Ngoài ra, còn tìm thấy xác của chuẩn tướng Hans Krebs, Tham mưu trưởng Lục quân và xác của một trợ lý riêng của Hitler.

        Sau này, Kotlyar đã cố cất công tìm kiếm Hitler một lần nữa. Ông đã được nghe một vài câu chuyện thêu dệt xung quanh vấn đề này. Người thì kể họ thấy Hitler trốn ở Tây Ban Nha, người thì lại bảo họ thấy Hitler đang trên ở Nam Mỹ. Người ta còn kháo nhau, Hitler đã phau thuật để thay hình đổi dạng. Một số lại cho biết họ thấy Hitler và Eva Braun ở trên một chiếc tàu ngầm.

        Hôm sau, ngày 03 tháng 5, Kotlyar được biết đơn vị Smersh của phản gián quân đội (bộ phận thực hiện nhiệm vụ xử lý những tên gián điệp) đã bắt giữ Otto Gunsche, vệ sĩ của Hitler và một vệ sĩ khác để thẩm vấn. Chúng đã khai một số chi tiết về cái chết của Hitler và Eva Braun; chúng nói, đã có mặt khi xác của Hitler và Eva Braun được hỏa thiêu.

        Tuy vậy, Kotlyar vẫn tiếp tục cuộc tìm kiếm Adolf Hitler thông qua việc khai thác một số sĩ quan và viên chức người Đức. Ông đã dựng lại hiện trường trong boongke của Hitler ngay trước lúc hắn tự sát. Sau đó, ông phát hiện khá nhiều chi tiết từ các tài liệu và lời khai của các nhân chứng; một số lời khai này được ghi lại trong các phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh ở Nuremberg. Nhưng điều làm ông ấn tượng nhất là hình ảnh “con tàu phát xít đang chìm” trong suy nghĩ của những người vốn luôn tôn thờ Hitler, ca ngợi hắn như một thiên tài, thì giờ đây thật hèn hạ đã phản bội lại hắn ta.

        Ngày 4 tháng 5, nhóm tìm kiếm được thông báo, Ban quân báo Tập đoàn quân xung kích số 3 đã tìm thấy xác đã bị thiêu cháy của Hitler và Eva Braun và họ đang tiến hành nhận dạng. Kotlyar được biết một đơn vị đặc biệt đã được thành lập để xác định chính xác đó có đúng là xác Hitler và Eva Braun hay không. Do hai cái xác đã bị cháy quá mức nên việc xác định hình dạng bê ngoài là không thể thực hiện được. Vì thể người ta đã phải sử dụng các biện pháp khác để xác định, đó là giám định răng và xương hàm1. Nhóm tìm kiếm đã thẩm vấn hàng chục nhân chứng và qua đó biết được bác sĩ nha khoa của Hitler và Eva Braun là một giáo sư đã chạy sang phương Tây. Tuy nhiên, người ta cũng đã xác định được viên phụ tá của vị giáo sư này và là người đã làm những chiếc răng giá cho Hitler.

        Bác sĩ Faust Shkaravski cho biết, ông đã yêu cầu người phụ tá đó xem xét kỹ những chiếc răng giả và bà ta đã khẳng định đó là răng của Hitler. Nhưng bằng chứng tin cậy nhất là những chiếc rằng đó trùng khớp với những khuôn thạch cao được tìm thấy trong phòng khám nha khoa của người nha sĩ nói trên.

        Dó đó, cuộc điều tra đã tìm thấy bằng chứng chứng tỏ rằng những xác chết trong cái hố ở bên ngoài Văn phòng Đế chính  là của Hitler và Eva Braun. Theo bản báo cáo khắng định chắc chắn cả hai chết bởi chất độc xyanua2.

----------------------
        1. Việc khám nghiệm tử thi của Adolf Hitler được viết trong các cuốn Cái chết của Adolf Hitler năm 1968 của tác giả Lev Bezymenski; Chương Berlin, tháng 5 năm 1945, cuốn Cuộc chiến tranh đã kết thúc như thế nào, năm 1969 của tác giả Yelena Rzhevskaya và cuốn Lý giải về Hitler, viết 1998 của Ron Rosenbaum.
        2. vẫn còn những bất đồng xung quanh cái chết của Hitler. Một số tác giả cho rằng, Hitler đã dùng súng để tự sát. Số khác lại cho rằng, một người thân cận của Hitler đã bắn “một phát súng ân huệ” sau khi Hitler uống thuốc độc.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Chín, 2019, 11:56:46 pm
       
CHƯƠNG 14

ÂM MƯU BẨN THỈU VÀ NHỮNG KẺ XẤU XA

        Mạng lưới của Beria đã gài bẫy ông.
VIKTOR ANFILOV, Các tường ỉĩnh của Stalin       

        Stalin tỏ ra ghen tỵ với ông.
Theo các báo cáo chính thức       

        Zhukov mắc lỗi là theo chủ nghĩa Bonapart.
KHRUSHCHEV, Hồi ký của Khrushchev       

        Sự hồi sinh của Zhukov.
Tờ Tấm gương Nga (Russian Mirror)       

        Georgi Zhukov chỉ có thể tận hưởng hương vị chiến tháng trong hơn một năm. Mùa xuân năm 1946, Eisenhower và Montgomery đang ở Berlin được triệu hồi về nước. Tướng Lucius Clay thay thể vị trí của Eisenhower; ông ta viết trong hồi ký rằng, Ike rất hài lòng và trân trọng tình bạn với Zhukov, thậm chí còn đề cao điều này tới mức nói rằng, quan hệ Mỹ - Xô lẽ ra đã giữ được chiều hướng phát triển tốt đẹp nếu Eisenhower và Zhukov tiếp tục làm việc cùng với nhau. Có thể Clay đã quá nhấn mạnh vào mối quan hệ cá nhân giữa hai người, nhưng bất luận trong trường hợp nào thì Zhukov cũng nhận được một cú điện của Stalin, yêu cầu kể cho nghe những điều lưu trong ký ức ông về Ike và Monty.

        “Có lẽ tốt hơn hết là đồng chí nên trở về Matxcơva”, Stalin nói.

        Zhukov đồng ý và đề xuất người phó của mình, tướng lục quân V.D. Sokolovsky đám nhiệm chức Tổng Tư lệnh trong vùng quân quân của Liên Xô. “Đồng chí ấy là người biết việc ở đây hơn ai hết và nắm rõ tình hình binh lính”.

        Mặc dù sự thay đối này có vẻ rất hợp lý, nhưng thực chất đây là mở đầu cho sự đảo ngược vận mệnh của vị Nguyên soái.

        Ngay sau đó, một cú điện thoại thứ hai của Stalin nói rằng, Bộ Chính trị đã đồng ý bổ nhiệm Sokolovsky vào vị trí của Zhukov và đề nghị ông trở về Mátxcơva sau cuộc họp kế tiếp của Hội đồng Kiểm soát ở Berlin. Tại Mátxcơva, người ta đã quyết định bỏ chức Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Quốc phòng nhân dân. Thay vào đó, Bulganin, người đệ trình dự án tổ chức lại các lực lượng vũ trang sau chiến tranh, được chỉ định làm Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề chung.

        Stalin phát biểu:

        - Vasilevsky sẽ được bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng. Chúng ta đang xem xét việc bổ nhiệm Kuznetsov giữ cương vị Tư lệnh Hải quân. Đồng chí không có tên trong danh sách những người giữ cương vị cao trong quân đội. Tôi cho rằng điểu này là sai lầm. Đồng chí muốn đảm nhiệm chức vụ vào?

        Zhukov trả lời theo cách ông luôn làm như vậy, rằng ông không có tham vọng gì; ông vẫn khẳng định, như một người lính thực thụ, sẽ nhận bất cứ nhiệm vụ nào mà Ban Chấp hành Trung ương thấy phù hợp nhất với ông.

        - Theo tôi nghĩ, đồng chí nên phụ trách các lực lượng bộ binh - Stalin nói - Đó là binh chủng mạnh nhất của chúng ta. Chúng tôi cho rằng, một Tư lệnh sẽ đứng đầu các lực lượng này.

        Stalin gợi ý để Zhukov trở về Mátxcơva và bàn bạc với Bulganin, Vasilevsky về nhiệm vụ của từng lãnh đạo trong Hội đồng Quốc phòng nhân dân.

        Vào ngày Quốc tế Lao động năm 1946, Zhukov xuất hiện bên cạnh Stalin cùng với các lãnh đạo cấp cao khác trong Bộ Chính trị và quân đội trên khán đài Lăng Lênin. Sau đó khoảng 90 ngày, trên tờ Pravda (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Liên Xô) có một bài báo ngắn với nội dung làm mọi người ngạc nhiên: Zhukov có một công việc mới, mà một nhà quan sát gọi đó là “một chức vụ thấp một cách kỳ quặc”. Zhukov được chỉ định làm Tư lệnh Quân khu Odessa. Ngoài ra, ông còn bị rút khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng mà ông là một ủy viên nổi tiếng. Theo một số nhà quan sát, Zhukov đã trở thành nạn nhân của “cuộc thanh lọc các anh hùng” của Stalin. Rõ rằng, “gót chân Achilles” của Zhukov chính là tư tưởng độc lập của ông và có thể cũng là lẽ thường tình vì không sớm thì muộn ông cũng sẽ gặp rắc rối với đám mật vụ hoặc những lãnh đạo cao nhất của Đảng. Ông đã tránh xa khỏi đám người bợ đỡ đang vây quanh Stalin và những đội quân “khủng bố” của ông ta do Lavrenti, Beria và v.s. Abakumov chỉ huy. Và diễn biến tình hình đúng như thế, trong năm 1947 - 1949, nhiều tướng lĩnh bị bắt với quy kết là “kích động quần chúng chống lại Nhà nước Xô viết” và bị giam giữ tại nhà tù Lefortovo. Sự xuống chức của Zhukov chỉ là thêm một tín hiệu cảnh báo cho giới quân sự rằng, họ không nên “đi lạc” ra khỏi tầm kiểm soát của Đảng.

        Ngay hồi chiến tranh, đã có những tin tức không có thiện ý về Zhukov được lan truyền, chẳng hạn như có tin, ông giành quá nhiều thắng lợi và coi thường vai trò của những thành viên khác trong Bộ Tổng Tư lệnh tối cao; rằng, những tướng lĩnh nổi tiếng dường như kính trọng Zhukov hơn Stalin, mà nhiều người vẫn hết lời ca ngợi là nhà quân sự thiên tài đã đánh bại phát xít Đức; rằng, Zhukov đang có âm mưu bí mật chống lại Stalin. Và có phải Zhukov đang có mối quan hệ quá thân mật với viên tướng của nước Mỹ tư bản - Eisenhower? (trong tay cảnh sát mật của Beria luôn có sẵn những cáo buộc có thể sử dụng bất cứ lúc nào để gài bẫy những người vô tội: “có quá nhiều quan hệ với Phương Tây”). Còn Zhukov thì không chỉ duy nhất một lần mà thường nói ra ý kiến phản đối sự ảnh hưởng thái quá của Đảng trong các lực lượng vũ trang.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Chín, 2019, 11:57:43 pm
     
        Trong khi Stalin đường như vẫn đánh giá cao vai trò chỉ huy của Zhukov trong chiến tranh, nhưng sự nổi tiếng trong phạm vi rộng lớn của ông lại gây khó chịu cho nhà lãnh đạo vốn hay ghen tỵ này. Cảnh sát mật cũng đang nắm lấy cơ hội của mình. Cuối năm 1945, Abakumov đáp máy bay sang Berlin và ngay lập tức bắt giữ một số sĩ quan làm việc dưới quyền Zhukov. Cái mà ông ta có sau này là bằng chứng về sự không trung thành của Zhukov. Có một điều khá rõ là, nếu ai đó rơi vào các phòng tra tấn của Beria thì người đó chỉ sau 24 giờ “làm việc” sẽ thừa nhận điều mà anh ta được hỏi. Người ta cho rằng Beria đã nói như thế này với một đồng nghiệp: “Giao cho tôi một người trong một đêm và tôi sẽ khiến anh ta nói rằng anh ta là Vua nước Anh!”. Khi phát hiện ra hành động của Abakumov, Zhukov nói thẳng ông ta nên đi làm việc khác và quay ngay về Mátxcơva, nếu không sẽ được vệ binh của ông “chăm sóc”.

        Nhưng một số nhân chứng đã khai nhận những điều gây tai họa cho Zhukov. Một trong số những người bị bắt là tướng A.A. Novikov, đã bị ép buộc phải nói rằng, Zhukov là người có tham vọng rất lớn và rằng, ông ta (Novikov) đã thường xuyên gửi thông tin cho Zhukov về những gì đang diễn ra trong điện Kremlin. Một viên tướng khác đã bị tra tấn vì chuyển tin tức cho Zhukov và bị đưa vào tù là K.F. Telegin, từng là Chính ủy Phương diện quân dưới quyền Nguyên soái Zhukov. Không lâu trước khi Zhukov bị triệu tập đến đối chất với những người tố cáo ông, trong đó có cả viên sĩ quan tình báo F.I. Golikov, một người mà Zhukov rất khinh bỉ.

        Sau khi nghe một số người chỉ trích, Zhukov được yêu cầu phát biểu bảo vệ mình. Zhukov là một diễn giả có sức thuyết phục cao, ông phân tích tất cả các lời buộc tội chống lại ông đều không có cơ sở và rằng ông chỉ có một mục đích duy nhất là phục vụ hết mình cho Đảng, cho Tổ quốc. Ông cũng đặt câu hỏi rằng, một số người nộp đơn tố cáo ông đã bị thẩm vấn ông tin rằng họ đã bị tra tấn và chỉ đặt bút viết những điều đó vì bị cưỡng ép.

        Điêu dễ hiểu là, những lời buộc tội như vậy thật là đau đớn. Các con gái của Zhukov nói, cha họ đã làm tất cả những gì có thế để vượt qua cơn bão tố này. Ông nói với họ rằng, ông sẽ không bị quật ngã bởi bất kỳ kẻ nào âm mưu ám hại ông.

        Kết cục những lời cáo buộc, những nghi ngờ dẫn đến cuộc khám xét nhà ông đế cố tìm những bằng chứng về âm mưu kích động quần chúng; nhà ông bị đặt máy nghe trộm. Tất cả các hành động đó đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của Zhukov. Năm 1948, ông bị cơn đau tim lần đầu tiên và phải nằm bệnh viện.

        Sau một cuộc họp khác tại điện Kremlin vào cuối năm 1945, Đô đốc Hạm đội Nikolai Kuznetsov cho Zhukov biết, có thêm nhiều tin xấu khác: mọi người đều phê phán những điều mà họ nghe nói về Zhukov - vị Nguyên soái huênh hoang những chiến thắng của mình, phớt lờ Bộ Tổng Tư lệnh tối cao - tất cả đều nhất trí kiến nghị có hình thức phê bình ông. Tại cuộc họp, một số nguyên soái nổi tiếng như Ivan Konev, к.к. Rokossovskv và Alexander Vasilevsky cùng V.D. Sokolovsky đã chỉ ra những hạn chế trong tính cách của Zhukov, nhưng bác bỏ những ý kiến cho rằng, ông liên quan hoặc có thể liên quan tới bất kỳ âm mưu đảo chính nào. (Một điều tình cờ là tại Đại hội Đảng lần thứ 20 tháng 02/1956, Tổng Bí thư Nikita Khrushchev là người đầu tiên đưa ra ý kiến, Stalin rất ghen tỵ với Zhukov. Một số nhà văn nói, chính Stalin là người nghĩ ra các mưu mẹo dựng chuyện để làm tổn thương hình ảnh của Zhukov trong mắt công chúng).

        Lời buộc tội nghiêm trọng nhất - được nhào nặn ra từ các cuộc thẩm vấn của cảnh sát dưới quyền Nikita - là, Zhukov là người cầm đầu âm mưu tổ chức một cuộc đảo chính bằng quân sự. Nguyên soái Tăng thiết giáp Pavel Rybalko tuyên bố nhấn mạnh, đã đến lúc không thể tin vào “những lời khai có được do ép buộc ở trong các nhà tù”. Ông kết luận: “Thưa đồng chí Stalin và các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, có một điều không đúng sự thật đó là cho rằng, Zhukov là người chủ mưu đảo chính. Đồng chí ấy cũng có những sai sót như bất kỳ ai thôi, nhưng đồng chí là một người yêu nước và đồng chí ấy đã chứng minh điều đó trong suốt cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại”.

        Sau này khi Stalin hỏi: “Đồng chí Zhukov, đồng chí phải nói gì với chúng tôi?” Vị Nguyên soái trả lời: “Đồng chí Stalin, những lời buộc tội đó là không có căn cứ. Từ khi tôi vào Đảng đến nay, tôi luôn vinh dự được phục vụ Đảng và Tổ quốc. Tôi không có liên quan tới bất kỳ âm mưu nào. Tôi đề nghị đồng chí cho điều tra việc lấy lời khai của Telegin và Nivikov. Tôi biết rất rõ những cán bộ này và đã làm việc với họ trong thời gian chiến tranh và vì thế tôi tin chắc rằng, họ đã phải nói sai sự thật vì bị tra tấn.”


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Chín, 2019, 11:58:15 pm
 
        Stalin lắng nghe và chăm chú quan sát biểu hiện của Zhukov: “Tuy nhiên, đồng chí Zhukov này, đồng chí cần phải rời khỏi Mátxcơva một thời gian”.

        Zhukov trả lời với tư cách là một người lính ông sẵn sàng phục vụ ở bất cứ đâu. Nơi đó được quyết định là Quân khu Odessa không mấy quan trọng. Ông ở đó cho đến tận tháng 12 năm 1947.

        Trong khi đó, các cuộc điều tra khó chịu khác lại được tiến hành. Tại một trạm hải quan, người ta tìm thấy rất nhiều thùng chứa những đồ vật thuộc về Zhukov mà ông thu được ở Đức, bao gồm đồ dùng, trang thiết bị gia đình, những tấm thảm, những tấm da hải cẩu thuộc bằng tay, vải flanel để phủ đồ nội thất, rèm mành, quà tặng và nhiều đồ lưu niệm khác... Có một bản kê khai chi tiết đính kèm và rõ ràng là mọi thứ đó đều hợp pháp. Đám thủ hạ của Beria lại coi giữ rất chặt những thứ được coi là bằng chứng chống lại Zhukov này.

        Thậm chí những sai lầm nhỏ nhất nghi là do Zhukov gây ra cũng bị điều tra. Chẳng hạn, tháng 6 năm 1947, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã khiển trách ông về việc trao giải thưởng cho các nghệ sĩ tại quân khu của ông. Người duy nhất có quyển trao giải thưởng cho các nghệ sĩ trong thời bình là Xô viết Tối cao của Liên Xô.

        Còn nhiều sự kiện khác diễn ra. Năm 1948, Zhukov bị giám sát chặt chẽ hơn. Ông đã viết một bức thư gửi Ban Chấp hành Trung ương phản đối lá thư của một phụ tá cũ của ông, đại tá Semochkin, khắng định đó hoàn toàn là sự vu khống. Lá thư đó đưa ra rất nhiều ý kiến chỉ trích chống lại Zhukov, trong đó sự việc nghiêm trọng nhất là tố cáo Zhukov chống đối Stalin. Bức thư kể rằng, Zhukov đã có một bài phát biểu tại Sư đoàn Không vận số 82 nổi tiếng của Mỹ ở Frankfurt năm 1945, nhưng không đưa thêm vào ý nào ca ngợi Stalin. Về sự việc này, Zhukov nói, ông đã kiểm tra lại bài diễn văn với Cố vấn chính trị Andrei Vyshinsky, họ đã xem xét và thấy rằng mọi điều ông nói đều thể hiện lòng nhiệt thành yêu nước.

        Viên phụ tá của Zhukov còn báo cáo rằng, chỉ huy của mình là người tham lam và không có quyền giữ lại nhiều chiến lợi phẩm làm của riêng. Zhukov thừa nhận đã mắc một vài khuyết điếm khi mua một số lượng lớn đồ vật dùng cho gia đình và người nhà bằng tiền túi của ông. Nhưng ông nói, rất nhiều đồ trang sức và đồng hồ là quà tặng của nhiều đơn vị khác nhau. Còn số nhẫn và đồ nữ trang giả là tài sản của gia đình ông tích lũy được sau rất nhiều năm.

        Zhukov cũng nêu rõ, bộ đồ dùng bằng bạc là quà tặng của nhân dân Ba Lan khi ông vào giải phóng Vácsava. Điểu này được xác nhận bởi câu đề tặng khắc trên bộ đồ đó. Nhưng Zhukov cũng nói ông lấy làm tiếc là đã không lấy một số thứ trong số món đồ đó tặng cho bảo tàng và cho bạn bè, vì ông rời nước Đức trong hoàn cảnh có quá ít thời gian và đã quên mất những thứ đó. Còn có những tố giác: Zhukov đã mua 5 hoặc 6 khẩu súng săn ở Đức mặc dù ông đã có 6 khẩu của Liên Xô. Ông thừa nhận rằng, giống như bất kỳ một người đi săn thực thụ nào, ông không thể bỏ đi trước một khẩu súng tốt.

        Còn một bằng chứng khác: khi sử dụng những “cơ sở bí mật”, cảnh sát đã khám phá ra một bữa tiệc đã được tổ chức tại ngôi nhà ở quê của Zhukov vào đúng đêm diễn ra Lễ duyệt binh mừng Chiến thắng phát xít năm 1945, những người tham dự gồm có: Chuikov, Sokolovsky, Kuznetsov, Gorbatov, Fedyuninsky; và đã có sự vi phạm một quy định của Đảng: chiếc bánh mỳ đầu tiên tại bữa tiệc không được giành cho Stalin mà lại phần cho Chuikov - “vị chỉ huy già của chúng ta”.

        Một điều bôi nhọ cuối cùng là, Zhukov bị gán cho tội có quan hệ bất chính với 2 thậm chí là 3 phụ nữ khác trong thời gian chiến tranh, về vấn đề tình dục và gia đình, thậm chí trong Đáng Cộng sản Liên Xô còn bị chia rẽ làm hai phe: những kẻ đạo đức giả và những người có thái độ nghiêm khắc với vấn đề này. Zhukov thừa nhận đã có quan hệ thân mật với một nữ nhản viên trong đội bảo vệ của ông trong thời gian dài.

        Zhukov không chịu để bị khuất phục với chính mình. Ông nói không bao giờ có bất kỳ ý định tội lỗi nào trong công việc của mình và luôn luôn làm việc hết mình, trung thành phục vụ Đáng và Tổ quốc.

        Cũng trong khoảng thời gian này, Bộ trưởng Ngoại giao V.M. Molotov đã gửi một lá thư ngắn lên Đảng khẳng định, con gái ông đã đưa cho một người con gái của Zhukov một chiếc nhẫn vàng trị giá 4.200 rúp nhân dịp sinh nhật và một số quà tặng là đồ nữ trang giả, rẻ tiền khác.

        Vài năm sau, sau khi Beria bị bắt và tử hình (năm 1953), một ủy ban quân sự đã kiểm tra các trường hợp tướng lĩnh bị bắt giam và trả tự do cho họ, các phần thưởng và huân huy chương của họ củng được trao lại. Sau này, khi viên phó của Beria - Abakumov - được thả, người ta mới biết, ông ta đã cố tình dựng lên các vụ việc bắt bớ trên, vì những việc ông ta đã làm hồi trước chiến tranh trong thời gian diễn ra “Cuộc đại thanh trừng”.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Chín, 2019, 11:58:44 pm
     
        Nhưng Zhukov chỉ bắt đầu được kính trọng trở lại tại Đại hội Đảng lần thứ XIX năm 1952, ông được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đáng. Sau thời kỳ dưỡng bệnh vì cơn đau tim đầu tiên, Zhukov được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu Ural và đến tháng 2 tháng 1948, ông cùng vợ, bà Alexandra, rời Mátxcơva đi Sverdlovsk trên một đoàn tàu hỏa quân sự đặc biệt.

        Còn có những hậu quả khác do sự “vấp ngã” của Zhukov. Vai trò của ông trong chiến tranh giờ đây được để ý ở mức thấp nhất. Chỉ còn có một sự công nhận duy nhất, đó là tên ông xuất hiện trong danh sách những vị chỉ huy nổi tiếng, kiệt xuất nhất trong chiến tranh. Trong cuốn Đại từ điển Bách khoa Xô viết được xuất bản sau những vấn đề của ông liên quan tới Đảng, ông chỉ được giành một phần rất nhỏ với một bức ảnh. Tuy nhiên, giống như bản tính của mình, ông vẫn rất nhiệt tình với công việc. Mọi sức lực ông đều giành cho công việc, trong đó có phần huấn luyện bộ đội. Mọi người thường nhìn thấy ông tại các sự kiện thể thao hoặc tới nhà hát cùng với vợ. Ông cũng vẫn xuất hiện trong các bài viết, tác phẩm về chiến tranh của cả các tác giả Xô viết lẫn nước ngoài.

        Tháng 2 năm 1953, Zhukov thôi giữ chức Tư lệnh Quân khu Ural và được gọi về Mátxcơva. Hầu như không rõ tại sao Stalin lại đưa ông trở lại Mátxcơva. Một số người nói, do cuộc chiến tranh ở Triều Tiên nên các lãnh đạo Đáng cần một vị chỉ huy năng động hơn cho các lực lượng vũ trang. Và dù sao đi nữa thì sức khỏe của Stalin cũng đã có vấn đế. Cuối tháng đó, tại Mátxcơva, Zhukov đã được xem các báo cáo về tình hình xung đột ác liệt ở Triêu Tiên và đọc bản báo cáo có nhan để “Âm mưu của các bác sĩ” (“ở Nga, không có gì gây sốc hơn kể từ thời Ivan Bạo chúa”, John Gunther viết1). 9 bác sĩ nổi tiếng, trong đó nhiều người là người Do Thái, đều là những chuyên gia tài ba, bị bắt vào tháng Giêng năm 1953 với lời buộc tội âm mưu đầu độc các đảng viên. Có giả thuyết phỏng đoán, Stalin đã định lưu đày tất cả các bác sĩ người Do Thái tới Siberia.

        Stalin qua đời hồi 9 giờ 50 phút sáng ngày 05 tháng 3 năm 1953.

        Sau khi Beria bị loại bỏ, một Chính phủ mới được thành lập và Zhukov trở thành Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dưới quyền Nikolai Bulganin (4 năm sau, Zhukov trở thành Bộ trưởng Quốc phòng). Trên cương vị Thứ trưởng, Zhukov vẫn giành trọn sức lực của mình cho nhiệm vụ. Ông nhận thấy rằng những tiến bộ của khoa học và công nghệ đang có tác động lớn đối với các loại vũ khí của quân đội và vũ khí hạt nhân đã trở thành một nhân tố mang tính quyết định trong lĩnh vực quân sự. Thậm chí, từ trước Chiến tranh thế giới thứ II, Zhukov đã ủng hộ việc phát triển ngành công nghiệp nặng và giờ đây ông phát triển ý tưởng, đó là các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân lớp 1 không thể sản xuất được nếu không dựa trên nền tảng kinh tế và khoa học hùng mạnh.

        Nhưng Zhukov còn là người xung kích trong các thay đổi khác, chẳng hạn như gạt các ý tưởng của cố Nguyên soái Stalin sang một bên, Zhukov vẫn kiên trì ý kiến của mình là, trong quân đội các chỉ huy phải có quyền cao nhất, còn các lãnh đạo Đảng chỉ nên là các nhà lý luận đứng sau và trước tiên họ phải là những người lính. Vì thế, ông cố gắng làm giảm ảnh hương của tổ chức Đảng trong các lực lượng vũ trang -  Quân ủy Trung ương. Ông cũng mạnh mẽ phản đối việc chỉ trích các chỉ huy quân sự tại các cuộc họp của Đảng. Một số người được ông bảo vệ sau này lại quay lưng chống lại ông.

        Một sự kiện đáng quan tâm là việc sử dụng vũ khí hạt nhân thật trong một cuộc tập trận tháng 9 năm 1954. Zhukov đang ở trên đài quan sát được bảo vệ, bộ đội ẩn mình ở một khoang cách an toàn để không bị ảnh hưởng bởi vụ nổ. Gần khu vực trung tâm vụ nổ, những chiếc xe tăng và xe quân sự cũ được phóng vào trong khi những chiếc khác đang bị nóng chảy ra. Sóng xung kích từ vụ nổ làm các tấm kính ở cách đó một dặm cũng vỡ vụn. Chiếc mũ sĩ quan của Zhukov cũng bị thổi bay2.

        Vào mùa xuân 1955, Tổng thống Eisenhower gây chấn động dư luận khi nói rằng: lần đầu tiên sau 9 năm, ông đã viết thư cho Nguyên soái Zhukov. Ike không nói ai là người nối lại mối liên lạc qua thư từ này, nhưng ông nói với giới báo chí rằng, ông đã làm việc cùng với Zhukov ở Berlin vào thời gian cuối chiến tranh và ông tin Zhukov là người thực lòng muốn phát triển mối quan hệ Xô - Mỹ. Khi đó, lúc trả lời một câu hỏi của phóng viên, Zhukov đã gửi một thông điệp tới Câu lạc bộ báo chí nước ngoài của Mỹ: ông ủng hộ việc cùng tồn tại hòa bình.

--------------------
        1. John Gunther, Nội bộ nước Nga, Luân Đôn, 1957. Ivan Bạo chúa, Sa hoàng chuyên quyền của nước Nga thế kỷ 16, đã thành lập một cơ quan tương tự KGB là Oprichniki với 6.000 người mặc đồ đen, cưỡi ngựa đen với nhiệm vụ: phát hiện và loại trừ các âm mưu, hành động làm phản. Điều ngẫu nhiên là, thính thoảng Ivan Bạo chúa lại giả vờ chết để xem những cận thần của mình có thái độ phản ứng như thế nào.

        2. Nhiều bài báo mang tính phỏng đoán ở phương Tày cho rằng Zhukov có tham gia vào một thậm chí nhiều hơn các vụ thử vũ khi hạt nhãn hay các vụ việc tương tự.



Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Chín, 2019, 11:59:25 pm
   
        Các bước chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh tại Geneva vào tháng 7 năm 1955 được tiến hành sau khi Mátxcơva ký Hiệp ước với Áo và nhanh chóng rút quân đội khỏi nước này, mà Washington coi là những tin tốt lành. Phái đoàn Liên Xô tham gia hội nghị gồm: Khrushchev, Zhukov, Bulganin, Molotov và Gromyko (phiên dịch viên là Oleg Troyanovsky, sau trở thành Đại sứ tại Nhật Bản và Liên Hợp Quốc). Hội nghị 4 bên - Mỹ, Nga, Anh và Pháp - được thông báo là thành công; Ngoại trương 4 nước sẽ theo đuổi mục tiêu đem lại an ninh cho châu Âu trong tương lai gần. Nếu như có một “quả bom” nổ ra tại Hội nghị thượng đỉnh này thì đúng là nó đã xảy ra sau khi các đại biểu phương Tây gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một lực lượng vì hòa bình, phái đoàn Liên Xô phát biểu, trong trường hợp đó, họ sẽ gia nhập NATO. Không khí im lặng bao trùm lên phòng hội nghị. Có người thuật lại rằng nụ cười đắc thắng của Eisenhower đột nhiên biến mất. Sau đó bên ngoài hành lang hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles đã hỏi Gromyko liệu Mátxcơva có xem xét nghiêm túc việc gia nhập đó hay không. Gromyko, không ngần ngại hay suy tính gì trá lời luôn rằng, Mátxcơva không đưa ra những đề nghị không nghiêm túc và nhất là tại một diễn dàn quan trọng như thế này.

        Sau đó, tờ Thời báo New York khi tường thuật cuộc gặp riêng giữa Eisenhower và Zhukov tuyên bố, qua Zhukov, Eisenhower đã trực tiếp biết được những gì đang diễn ra đằng sau “Tấm màn thép” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của sự lãnh đạo chung. Tổng thống Mỹ còn nói, trong cuộc trò chuyện suốt hai tiếng rưỡi với Zhukov, ông đã biết được một vài điều “không may” xay ra đối với vị Nguyên soái. Mặc dù Ike không đề cập một cách chi tiết nhưng có vẻ như Ike thông cảm với người “bạn chiến đấu cũ1".

        Nikita Khrushchev đã dọc một “bài diễn văn mật” nổi tiếng của ông ta, vạch ra các tội lỗi của Stalin tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XX tháng 02 năm 1956. Bài phát biểu của Zhukov ít được biết đến hơn, đưa ra những chi tiết về sự giải trừ quân bị của Liên Xô, trong đó có việc giảm chi phí quân sự và đóng cửa 2-3 căn cứ quân sự ở nước ngoài. Zhukov cũng phát biểu phản đối Mỹ đặt các căn cứ ở nước ngoài. Để cập đến sức mạnh kinh tế của đất nước, Zhukov nói rằng, thành công của ngành công nghiệp nặng đã cho phép Liên Xô có khả năng cung cấp cho các lực lượng vũ trang của mình những trang thiết bị tiên tiên.

        Theo một số nguồn tin, bài diễn văn chống Stalin gây chấn động của Khrushchev đã tạo cơ hội cho tinh trạng bất mãn leo thang tại Ba Lan và Hungary, phu họa thêm vào tinh thần đòi độc lập ở Đông Âu. Những cuộc nổi dậy đã xảy ra tại Ba Lan và Hungary vào mùa thu năm 1956. Vói tư cách Bộ trưởng Quốc phòng, Zhukov đã có công lớn trong việc dẹp yên các vụ việc trên. Tại Ba Lan, một cuộc nổi dậy của công nhân ở Poznan đã bị cảnh sát Ba Lan đàn áp đẫm máu. Sự bất bình của người Ba Lan chấm dứt khi các nhà lãnh đạo mới giành được sự nhượng bộ từ phía chính quyền Liên Xô. Dường như Zhukov đã nâng cao cảnh giác tại biên giới các quân khu của Liên Xô và đã điều một hải đội từ Leningrad tới Gdansk. Tại Hungary, cảnh sát đã bắn vào các sinh viên biểu tình và xe tăng cùng 10.000 lính Liên Xô tiến vào Budapest. (Sau này có những tin tức cho rằng, Nguyên soái Tito của Nam Tư đã gọi việc dùng quân đội Xô viết tại Hungary là một lỗi lầm tai hại). Sinh viên đã nêu yêu sách đòi quyền được đình công của công nhân, tự do ngôn luận và báo chí, quân đội Liên Xô rút về nước. Những người yêu nước Hungary rốt cục cũng bị đè bẹp. Sau sự kiện này, Nguyên soái Zhukov nói rằng nếu Hungary hoàn toàn tự do, ngoài tầm kiểm soát của Mátxcơva thì toàn bộ vai trò của Liên Xô tại Đông Âu sẽ mất. Được biết, vào thời điểm đó, hàng triệu người Ba Lan đã hy vọng - rồi hụt hảng - “Cuộc cách mạng ở Hungary” sẽ thành công2.

        Cũng năm đó (1956), “Cuộc khủng hoảng kênh đào Suez” bùng nổ khi Israel, Pháp và Anh bất chấp ý kiến của Mỹ và tấn công Ai Cập. Khi Washington phản đối mạnh mẽ, các lực lượng liên quân Anh - Pháp mới rút khỏi kênh đào Suez. Một báo cáo nói rằng Eisenhower đã dùng những lời nặng nề với Thủ tướng Anh Anthony Eden qua điện thoại. Năm đó cũng chứng khiến sự ra đời của hai khối đối dịch nhau, do Liên Xô và Mỹ đứng đầu mỗi khối... mặc dù xảy ra các cuộc nổi dậy nghiêm trọng hơn tại các căn cứ của Liên Xô (nhất là “Cuộc cách mạng ở Hungary”). Sau khi cuộc khủng hoảng kênh đào Suez chấm dứt mấy tháng, Georgi Zhukov đã phát biểu:

----------------------
        1. Thời báo New York, ngày 29/7/1955. Để biết them chi tiết về cuộc nói chuyện giữa Eisenhower và Zhukov tại Geneva, xem Chương 18.

        2. Có một câu chuyện cười cay đắng ở Vácsava thời điểm đó như sau: “Những người Hungary có cách cư xử như người Ba Lan, người Ba Lan cư xử giống người Séc và như thói thường người Séc lại cư cử như những kẻ ti tiện”.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Chín, 2019, 10:29:27 pm

        “Mọi người đều biết các sự kiện đã diễn ra như thế nào. Nhân dân Ai Cập đã thể hiện tinh thần ngoan cường kháng cự bằng vũ trang chống những kẻ xâm lược... Chính phủ Liên Xô cương quyết ủng hộ quyền phòng vệ của Ai Cập và đã nghiêm túc cảnh báo các nước Anh, Pháp và Israel. Hàng trăm nghìn người tình nguyện ở rất nhiều nước, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác, đã bày tỏ nguyện vọng được chiến đấu chống lại bọn cướp nước. Lập trường kiên định của chúng ta đã đóng vai trò quan trọng trong việc kiềm chế quân xâm lược”. Zhukov nói thêm: “Quân Anh - Pháp đã bị quân và dân Ai Cập đẩy lùi thích đáng”1.

        Điều đáng chú ý là lời nhận xét của triết gia Bertrand Russell về “hai sự kiện bất hạnh của năm”: một là, cuộc nổi dậy ở Hungary và sự đàn áp cuộc nổi dậy đó; hai là, cuộc khủng hoảng kênh đào Suez. Đối với sự kiện thứ hai, ông nói, ông đã không tiếc lời lên án “những mưu đồ, hành động quân sự và những việc làm khác” của Chính phủ Anh. Còn đối với vấn đề thứ nhất, ông nói hầu hết các nước phương Tây đều lên tiếng chỉ trích người Nga. Russell lấy làm hối tiếc vì trong cuộc khủng hoảng kênh đào Suez chỉ có một số người là lên tiếng mạnh mẽ phản đối còn đa số thì ngầm ưng thuận”2.

        Vào ngày sinh nhật lần thứ 60 năm 1956, Zhukov được ca tụng và chân dung ông xuất hiện trên tất cả các tờ háo lớn ở Mátxcơva, chưa kể ở các thành phố lớn, nhỏ khác. Quốc hội Liên Xô thông báo, Zhukov lần thứ tư được trao tặng Huân chương Anh hùng Sao Vàng. Trông ông trẻ và tráng kiện hơn nhiều so với độ tuổi và trên ngực ông đeo 8 hàng huân huy chương các loại; trên cùng là 3 tấm huân chương Chiến thắng đỏ-vàng, phần thưởng cao quý nhất cho những người lập công xuất sắc nhất. Thời điểm đó, chỉ có ông là người được trao tặng nhiều huân chương như thế. Phát biểu với các phóng viên, một nhà ngoại giao nước ngoài giải thích lý do vị Nguyên soái là người “độc nhất vô nhị”: “Zhukov là người duy nhất ở cương vị cao mà vẫn nói sự thật. Ông có thể lảng tránh một câu hỏi nhưng ông không bao giờ nói dối.”

        Năm sau, Zhukov trở thành nhân vật quân sự chuyên nghiệp số một có thể được đưa lên cơ quan cầm quyền cao nhất ở Liên Xô, Đoàn Chủ tịch của Đảng. Động thái này đã khang định vị thế của Nguyên soái Zhukov rõ ràng là cao hơn bất kỳ ai khác. Hàng triệu người dân Xô viết đã chiến đấu chống phát xít có thể đồng cảm với Zhukov. Thực tế hiển nhiên là, đa số người dân đặt nhiều niềm tin vào quân đội và Zhukov được coi là biểu tượng cho sự chiến thắng của quốc gia, hơn cả Đảng hay các cơ quan cảnh sát và an ninh. Điều đó nếu không gây sự lo ngại thì cũng tạo ra sự ghen tỵ tương đối lớn trong hàng ngũ lãnh đạo.

        Thời gian này, Zhukov lại có thêm một con gái, Maria, với Galina. Tuy nhiên, ông vẫn chưa thể chính thức ly hôn với người vợ đầu, Alexandra. Cuộc sống gia đình ông trở thành chủ đề hàn luận tại cấp cao nhất ở Chính phủ. Ông được phép ly dị trong vài năm sau đó.

        Nhưng tỏa sáng như một anh hùng chiến tranh là một chuyện, còn khuynh hướng cải lương của Zhukov lại là một chuyện khác. Vị Nguyên soái có mong muốn thay đổi rất mãnh liệt. Chẳng hạn như, ông muốn có một sự lên án chính thức về cuộc thanh lọc các sĩ quan quân đội của Stalin. Và những nỗ lực của ông đã giành được sự ủng hộ trong trường hợp Mikhail Tukhachevsky và Vasili Blyukher. Ngoài ra, ông còn muốn tổ chức chính trị trong các lực lượng vũ trang phải báo cáo qua ông (khi đó là Bộ trưởng Quốc phòng) chứ không được báo cáo trực tiếp lên Đảng.

        Sở dĩ Zhukov có được sự thăng tiến như vậy còn là do sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Khrushchev nhằm đạt mục đích của ông ta là giành quyền lực cao nhất, vượt qua những tướng lĩnh thời Chiến tranh Vệ quốc như Molotov, Kaganovich và Malenkov. Vì vậy, khi chuẩn bị diễn ra cuộc bỏ phiếu ở Ban Chấp hành Trung ương, có tin nói rằng, Zhukov đã ra lệnh sử dụng các máy bay quân sự để chở các ủy viên tới Mátxcơva. Vị Nguyên soái còn thay mặt Khrushchev đọc một bài diễn văn gây chấn động dư luận. Còn có tin, Zhukov đã so sánh các chiến thuật của các tướng lĩnh trên với chiến thuật mà Beria từng sử dụng. Thậm chí, ông còn gợi ý bóng gió trong các tài liệu khác rằng, có thể sẽ chứng minh hành vi trấn áp binh lính và những người dân thường thời trước chiến tranh của một số tướng lĩnh trên.

        Thòi điểm đó, Chính phủ Ấn Độ mời Zhukov sang thăm New Delhi và một số thành phố khác vào tháng Giêng năm 1957. Chuyến thăm được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin và một cuốn phim tài liệu màu được sản xuất mang tựa đề: “Chuyến thăm hữu nghị của Nguyên soái Liên Xô G.K. Zhukov tới Ấn Độ và Mianma ".

--------------------------
        1. Current Digest of the Soviet Press, ngày 17/3/1957.

        2. Bertrand, Russell, Tự truyện, Luân Đôn, 1971.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Chín, 2019, 10:30:36 pm

        Đầu tháng 10 năm 1957, Zhukov còn thực hiện một chuyến thăm nước ngoài khác bàng tàu tuần dương của Hải quân Xô viết tới Nam Tư (và Albania), mặc dù không có tấm ảnh hay thước phim nào ghi lại. Trong các bài diễn văn đọc trong hành trình, Zhukov đều nhấn mạnh việc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thể giới, Sputnik 1, điều mà ông gọi là một thành công vĩ đại của Đảng và nền khoa học Liên Xô.

        Thật bất ngờ, sau khi trở về nước, Zhukov bị cách chức Bộ trưởng Quốc phòng mà không có bất cứ cảnh báo trước nào và bị đưa ra khỏi Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao và Ban Chấp hành trung ương Đảng. Mặc dù ông được giữ thẻ Đảng viên nhưng ông trở thành một công dân bình thường, một cuộc sống dễ dàng mà một Nguyên soái còn tràn đầy sinh lực như ông chờ đợi.

        Lời buộc tội chủ yếu của Khrushchev đối với Zhukov là, ông theo “chủ nghĩa Bonapart” hoặc là có ý đồ lên nắm quyền, mà thực chất là có ý định thực hiện một cuộc “cách mạng” bằng quân sự. Bằng chứng mà Khrushchev đưa ra là, việc thành lập một đơn vị quân đội đặc biệt được sử dụng trong những “cuộc tấn công mang tính phẫu thuật”, rất giống với “Lực lượng đặc biệt” của Mỹ. Đó là lời cáo buộc chính, còn có những lỗi vi phạm kỷ luật khác như: phát ngôn tục tĩu, lăng mạ người khác, đối xử không công bằng, lừa dối và thậm trí là “đòi hỏi quá đáng”... Điều cuối cùng hàm ý, Zhukov luôn khăng khăng đòi ngồi ở vị trí cao nhất khi xem thao diễn quân sự.

        Vladimir Karpov, một quan chức cấp cao trong Đảng và là một cựu chiến binh ở mặt trận Stalingrad đã bình luận về những hành động được đưa ra để chống lại Zhukov trong một loạt bài báo phân tích sắc sảo trên rất nhiều tờ báo khác nhau, nhưng bài báo quan trọng nhất được in là vào tháng 8 năm 1991. Karpov viết rằng, mặc dù súng của những “tên dao phủ đã nhắm vào ông”, lẽ ra Zhukov vẫn có thể phân tích sự thật cho những kẻ buộc tội ông. Nhưng thay vào đó, ông nói rằng ít nhất thì những người đồng dội vẫn đối xử công bằng với ông. Không ai nói rằng, ông có suy nghĩ dù nhỏ nhất về việc tiếm quyển. Còn đối với những lời buộc tội các sĩ quan khác là có hành vi không đứng đắn, không công bằng và lăng mạ người khác, Zhukov thừa nhận đó là lỗi của mình và hứa sẽ sửa chữa.

        Người “bày binh bố trận” chống lại Zhukov là người đứng đầu Quân ủy Trung ương, tướng A.s. Zheltov đang rất tức giận vì Zhukov luôn muốn gạt bỏ quyền lãnh đạo của Quân ủy Trung ương trong các lực lượng vũ trang. Phát biểu tại cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Zheltov đã vẽ ra một bức chân dung về vị Nguyên soái như là một người xa rời hàng ngũ chính thống của Đáng. Trong số những người phát biểu chống Zhukov còn có Đô dốc Sergei Gorshkov, mà một số người miêu tả với ý giễu cợt là “bạn nối khố cũ” của Nguyên soái Zhukov1.

        Nhưng những công kích dữ dội nhất nhằm vào Zhukov lại là từ phía một đồng đội cũ của ông, Nguyên soái Ivan Konev. Là con trai một nông dân và có cái đầu hói như một quả bóng billiard, Konev từng ngồi ở ghế cao nhất trong phiên tòa xử Beria hình phạt tử hình. Một số nhà quan sát nói rằng, Konev vẫn còn “sôi sùng sục”, vì Zhukov chứ không phải ông ta được phép chiếm giữ biểu tượng quyền lực của pháp xít Đức - Tòa nhà Quốc hội của chúng ở Berlin. Toàn bộ nội dung chí trích người đồng đội cũ của Konev xoáy sâu vào cuộc tấn công thủ đô của Hitler rằng, Zhukov đã rất tự cao tự đại, thiếu tôn trọng ý kiến của người khác, làm giảm vai trò của Đảng, ngây thơ về chính trị và mắc bệnh theo “chủ nghĩa phiêu lưu”. Điều này cũng tương tự như lời buộc tội mà Nikita Khrushchev đã nêu trước đó khi cách chức Zhukov. Liệu có phải cách xử lý cuộc khủng hoảng ở Hungary của Zhukov đã làm mất lòng Khrushchev? Khi đề cập vấn đề nào, ông ta cũng sử dụng cách diễn đạt mập mờ “chủ nghĩa phiêu lưu trong chính sách đối ngoại” để tấn công Zhukov.

        Tháng 11 năm 1957, khi nhà báo Mỹ Bob Considine phỏng vấn Khrushchev ở Mátxcơva có đặt câu hỏi, cụm từ trên có nghĩa là gì, ông ta trả lời:

        - Theo đuổi một chính sách đối nội và đối ngoại phi thực tế có nghĩa là chủ nghĩa phiêu lưu.

        - Chẳng hạn, có phải là sự can thiệp ở Hungary không?

        - Không.

-------------------
        1. Tác giả đã có cơ hội nói chuyện với cả hai nhân vật chỉ trích Zhukov nói trên, Đô đốc Gorshkov và người đứng đầu MPA Tướng Zheltov, vào những năm 1980. Khi tác giả đề cập với Gorshkov về việc có nhiều người ở phương Tây cho rằng Stalin là người chịu trách nhiệm trước những sai lầm nghiêm trọng thời kỳ Chiến tranh mới bắt đầu, vị Đô đốc nói: “... Zhukov phải chịu trách nhiệm vế một số sai lầm mà ông ấy gây ra”. Zheltov bối rối trước câu hỏi mà tác giả nêu ra dù viên tướng chắc hẳn đã rất muốn thay Stalin giữ cương vị Tổng Tư lệnh. Zheltov nói: “Đó là câu hỏi trong trí tưởng tượng. Với tư cách là Tổng Tư lệnh, Stalin đã lãnh đạo đất nước này giành chiến thắng. Chúng tôi không nghĩ tới việc tìm người một người sẽ thay thể cho vai trò của Stalin. Lúc đó không, bây giờ cũng không. Câu hỏi này rất tế nhị.”


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Chín, 2019, 10:33:03 pm

        Sau chiến tranh, Konev nắm giữ nhiều chức vụ cao, như Thứ trưởng Quốc phòng. Ông ta còn tố cáo Zhukov đã mắc nhiều sai lầm ngớ ngẩn ngay trước khi Hitler tấn công Liên Xô và chỉ trích vai trò của ông trong nhiều chiến dịch quân sự khác. Một số nhà sử học không do dự gì khi nói rằng, Khrushchev, khi cố nắm lấy Zhukov, đã khá thông minh lợi dụng sự xung khắc và tham vọng của các sĩ quan cấp cao như Konev và Zhukov. Nhưng Konev không phải là vị chỉ huy quân sự nổi tiếng duy nhất “có vấn đề” với Zhukov, mà Nguyên soái Vasily Chuikov sau này cũng tuyên bố, lẽ ra đã có thể chiếm được Berlin sớm hơn1.

        Sự xuống thế của Zhukov đã có tác động tiêu cực tới thói quen hàng ngày của ông.

        Điều gì đã giúp tôi?... Trở về nhà, tôi vớ lấy chiếc gối ngủ. Tôi ngủ mấy tiếng liền. Khi trở dậy, tôi kiếm cái gì đó ăn. Tôi lấy một chiếc gối khác, tôi lại thấy buồn ngủ. Tôi tỉnh dậy và lại ôm lấy gối và lại ngủ... Điều đó cứ tiếp diễn trong 15 ngày, tôi chỉ ngủ và thỉnh thoảng mới thức một chút. Và khi tỉnh giấc hồi tưởng lại tất cả những việc tôi suy nghĩ từ trước tới giờ, tôi đấu tranh với chính mình về những điều tôi nhớ được trong những giấc mơ. Tôi đã tranh luận với chính mình, chứng minh quan điểm của mình. Tôi thấy rất buồn vì tất cả những điều đó diễn ra trong những giấc ngủ của tôi. Sau 15 ngày đó, tôi đi câu cá2.

        Từ cuối năm 1957 cho tới tận tháng 5 năm 1965, Zhukov hầu như ra khỏi vầng hào quang của mình. Trong suốt thời gian đó, vị Nguyên soái già bắt đầu viết hồi ký. Tên tuổi ông bất ngờ xuất hiện khi Khrushchev đi thăm Mỹ tháng 9 năm 1959 và trong một cuộc chuyện trò với Eisenhower, vị khách nói: “Đừng bận tâm về người bạn cũ của ngài. Ông ta đã về Ukraina câu cá và giống như mọi viên tướng khác, chắc hẳn ông đang viết hồi ký.”

        Trớ trêu thay, tháng 10 năm 1964, chính Khrushchev lại bị hạ bệ. Khi đang hưởng kỳ nghỉ bên bờ Biển Đen thuộc Grudia thì những người đồng chí quyết định hạ bệ ông ta.

        Việc Zhukov “hồi sinh” là một anh hùng dân tộc không đến quá lâu. Năm 1965, tên tuổi ông bắt đầu xuất hiện trở lại trước công chúng. Ngày 8 tháng 5, Tổng Bí thư Leonid Brezhnev đọc một bài diễn văn quan trọng trong phòng hội nghị ở điện Kremlin nêu tên Zhukov và đã có một tràng vỗ tay hoan hô lớn, kéo dài. Ngày hôm sau là Lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít ở Mátxcơva, Zhukov là một trong những sĩ quan cấp cao được mời đứng trên Lễ đài Lăng Lênin trên Quảng trường Đỏ xem diễu binh.

        Từ Bắc Mỹ, người bạn chiến đấu cũ của Zhukov - Dwight Eisenhower - khi biết bạn mình lại xuất hiện trước công chúng đã nhận xét: “Tôi nghĩ rằng đã đến lúc ông ấy được phục hồi. Ông là một người lính xuất sắc và ông đã cố gắng hết mình để hoàn thành các công việc ở Berlin sau chiến tranh với tư cách là một thành viên Hội đồng Kiểm soát của Đồng minh.”

        Zhukov phải tích cực với việc viết hồi ký của mình, công việc này trở lên nặng nề hơn vì ông được yêu cầu phải nộp từng chương để lãnh đạo Đảng xem xét3.

        Trong số những người cam nhận sâu sắc về cách mà những kẻ xu nịnh, cơ hội trong Đảng đối xử với Zhukov có nhà ngoại giao, học giả Ấn Độ Krishna Menon, Đại sứ của New Delhi tại Mátxcơva trong suốt quãng thời gian đầy thăng trầm của vị Nguyên soái. Menon. biết Zhukov với tư cách cá nhân, đã viết những dòng rất cảm thông về vị Nguyên soái trong nhật ký của mình hồi tháng 11 năm 1957 như sau:

        Sau khi Stalin qua đời, không có ngôi sao nào trên bầu trời nước Nga có vầng hào quang rực rỡ hơn Zhukov. Mọi mưu đồ đang được thực hiện nhằm làm lu mờ vầng hòa quang đó chỉ có thể gọi là đáng khinh. Đảng (Cộng sản Liên Xô) có thể thành công trong việc xóa bỏ hình ảnh của Zhukov trước mắt công chúng nhưng không thể thành công trong việc xóa bỏ ký ức về ông ra khỏi trái tim của họ... Sự thật rốt cục vẫn chiến thắng và Zhukov sẽ được đặt bên cạnh những người được yêu mến khác như Alexander Suvorov, Mikhail Kutuzov và Alexander Nevsky... Tổ quốc Nga luôn biết ơn, ghi nhớ ông với lòng quý trọng và yêu thương4.

----------------
        1. Sau chiến tranh, Nguyên soái Chuikov tuyên bố rằng lẽ ra đã có thể chiếm được Berlin vào tháng 2 và kết thúc chiến tranh trong cùng tháng đó chứ không phải mãi tới tháng 5. Nhưng rõ ràng Chuikov là người phiến diện. Vào tháng 2, Phương diện quân số 8 của ông ta chỉ có 9 sư đoàn trong khi toàn bộ quân Xô viết khi tiến vào tấn công nước Đức của Hitler lên tới gần 200 sư đoàn. Zhukov tin tưởng vào câu trả lời của ông: “Khi tấn công Berlin số quân còn đông hơn nhiều những gì Nguyên soái nhìn thấy". Zhukov nói rằng trước khi Berlin bị vây hãm, lực lượng mạnh của quân phát xít ở Pomerania, phía Đông Bắc Berlin, phải bị tiêu diệt hoàn toàn. Tướng Đức Guderian nhớ lại (trong cuốn Hồi ức của một người lính): Quân phát xít ở Pomerania đang chuẩn bị phản công nhằm đánh bật quân Nga lúc đó đang nhằm tiến tới Berlin. Rõ rằng là Chuikov đã đãng trí bời vì cho tới tuần cuối cùng của tháng 2 năm 1945 lính của ông ta vẫn còn đang chiến đấu với một lực lượng lớn quân Đức ở Pozznan, cách Berlin 250 km về phía Đông.

        2. Những hồi tưởng của con gái Zhukov khi nói chuyện với nhà báo K. Simonov.

        3. Xem Chương 12.

        4. Hồi ký của K.p.s. Mcnon.



Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Chín, 2019, 10:35:06 pm

CHƯƠNG 15

STALIN VÀ ZHUKOV

        Zhukov: Đồng chí ra lệnh cho tôi đi đâu?

        Stalin: Còn đồng chí muốn di dâu?

        Zhukov: Tôi có thể thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào. Tôi có thể chỉ huy một sư đoàn, một quân đoàn, một tập đoàn quân, một phương diện quân.

        Stalin: Hãy bình tĩnh, dừng có nóng! Đồng chí đã nói trước đó về việc tổ chức một chiến dịch ở Yelnya. Được, đồng chí hãy đảm nhiệm việc đó đi.

        Trong những năm chiến tranh, hầu như không mấy người biết rõ về Stalin hơn Georgi Zhukov. Ông đã trao đổi với vị Tổng Tư lệnh tối cao hàng giờ đồng hồ trong hàng trăm lần gặp, đôi khi mỗi ngày gặp tới 2 lần, quá đủ để ông đánh giá về lãnh tụ tối cao này. biết rõ phong cách, nắm được cả tâm trạng, tính khí của nhà lãnh đạo. Khi gặp nhau, họ thường tranh luận, thậm chí có những lần tranh cãi kết thúc với sự to tiếng của cả hai. Nhưng đó chỉ là những lúc tranh luận về những điều cần phải làm trong cuộc chiến tranh này, khi bàn về các chiến dịch, về thời điểm mở một đợt tấn công - những vấn đề liên quan đến sự sống và cái chết của hàng nghìn, thậm chí là hàng chục nghìn người. Hai nhà lãnh đạo thường ăn tối cùng nhau trong ngôi nhà nhỏ của Stalin ở ngoại ô, bữa ăn giản dị có món kasha, thịt luộc, hoa quả, rượu Grudia: thỉnh thoảng họ đi dạo trong vườn (mà vị chủ nhà nói là để “khởi động”). Khi Zhukov đi thực hiện nhiệm vụ ở ngoài Mátxcơva, trên những mặt trận ác liệt, hai người vẫn thường xuyên trao đổi qua điện thoại hoặc điện báo rất lâu.

        Zhukov miêu tả Stalin thật xa lạ với những gì mà phương Tây cảm nhận: đó là một người đàn ông mạnh mẽ, kín kẽ, thường dễ cáu kỉnh; một “nhà độc tài” khi tức giận vì bị cắt ngang sự tập trung sẽ bất ngờ thay đổi thái độ trước mặt mọi người, sắc mặt tái đi, cái nhìn chăm chú của ông trở lên nặng nê và nghiêm khắc. Zhukov biết rất rõ tính cách của Stalin và không để bụng những cuộc tranh cãi thời chiến tranh giữa hai người. Vì cả hai đều có khí chất nóng nên chẳng có gì lạ khi đôi lúc họ không thể kiềm chế. Nhưng Stalin cần Zhukov và vì tình hình chiến sự đang có những bước tiến nên càng ngày ông ta càng dành sự tôn trọng nhiều hơn đối với người mà ông đã bổ nhiệm làm phụ tá cho mình. Theo Zhukov, không có nhiều người dũng cảm dám dương đầu với cơn giận dữ của Stalin và né tránh sự công kích của ông. Còn Zhukov là một người có thể làm như vậy.

        Tai họa mà Zhukov gặp phải trong những cuộc tảo thanh của Stalin những năm 1930 được thế hiện rõ trong nhiều bài viết về chiến tranh của ông. Cũng như đa số người dân Liên Xô, ông không nhận thức được đầy đủ nỗi kinh hoàng từ những cuộc thanh trừng trên dưới bàn tay của Stalin cùng những tay chân thân cận cho mãi tới khi Stalin mất vào năm 1953. Nếu Zhukov có đề cập đến cuộc tảo thanh đẫm máu trong quân đội hồi trước chiến tranh với sự ra đi của những vị nguyên soái không thể thay thế, như Mikhail Tukhachevsky cùng hàng nghìn sĩ quan khác, thì điều đó có thể được hiểu là, ông đang nói sức mạnh của Hồng quân đã bị tổn thất nghiêm trọng trong cuộc chiến với nước Đức phát xít của Hitler. Điều đó cũng có nghĩa là, nếu như họ còn sống trong giai đoạn 1941 - 1945 thì con số thương vong trong chiến tranh sẽ thấp hơn nhiều so với thực tế. Và hậu quả của cuộc thanh trừng là, đội ngũ sĩ quan chỉ huy của Hồng quân bị thiếu hụt nghiêm trọng, quân đội không còn nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm, được huấn luyện bài bản, có tư duy quân sự tầm chiến lược ở giai đoạn quân Đức thực hiện “chiến tranh chớp nhoáng” ban đầu. Trong hồi ký, Zhukov cũng nêu ra một số trường hợp sĩ quan hàng đầu bị trù dập, bị xử tử trong thời kỳ đen tối ấy, trong đó có những người ông quen biết với tư cách cá nhân, như Mikhail Tukhachevsky và I.P. Uborevich - hai người ông rất ngưỡng mộ.

        Năng lực quân sự của Stalin được Zhukov tóm lược trong ba câu sau: “Tôi có thể nói rằng, Stalin rất rành về các nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức các chiến dịch ở cấp phương diện quân, cụm phương diện quân và chỉ đạo thực hiện rất thành thạo. Tất nhiên, ông cũng rất quen thuộc với các nguyên tắc mang tính chiến lược quan trọng. Khả năng của Stalin với tư cách Tổng Tư lệnh tối cao được chứng tỏ rõ nhất trong Chiến dịch Stalingrad”. Điều ông muốn nói là Stalin đã hoàn tất “quá trình nâng cao nhận thức” trong một năm rưỡi trước khi Hồng quân giành chiến thắng trên mặt trận sông Volga.

        Nếu mọi người công nhận đánh giá của Zhukov (cũng là đánh giá của nhiều nguyên soái và tướng lĩnh Xô viết nổi tiếng khác như Vasilevsky, Rokossovsky, Meretskov, Bagramyan và Shtemenko), thì nhận định của một số nhà văn cho rằng, Stalin chỉ phạm sai lầm và can thiệp đối với những người dưới quyền ông trong thời gian chiến tranh là không hoàn toàn có cơ sở. Meretskov có lẽ cũng muốn chứng minh đánh giá của mình về vị Tổng Tư lệnh với các tướng lĩnh khác khi ông cho rằng Tổng Tư lệnh truyền đạt những hiểu biết về chính trị quân sự của mình tới các sĩ quan cấp dưới và ngược lại, ông cũng học hỏi được nhiều điểu từ các sĩ quan cấp dưới của mình.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Chín, 2019, 04:56:36 pm

        Cuốn hồi ký đồ sộ của Zhukov cũng giúp chúng ta hiểu được rất nhiều điều về Stalin qua hàng trăm cuộc gặp và thảo luận giữa Zhukov với vị Tống Tư lệnh được trích dẫn. Dưới đây là một trong những cuộc tháo luận nảy lửa giữa Zhukov và Stalin1.

        Đầu năm 1941, ngay trước khi chiến tranh nổ ra, Nguyên soái Timoshenko đã cho triệu tập Zhukov (không lâu sau trở thành Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu) và nói rằng, Stalin muốn gặp ông trong vài ngày. Vị Nguyên soái có cái đầu trọc Timoshenko là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong Hồng quân trên cương vị là ủy viên nhân dân quốc phòng.

        - Tổng Tư lệnh muốn hỏi tôi điều gì vậy? - Zhukov hỏi.

        Timoshenko trả lời:

        - Tất cả các vấn đề. Nhưng đồng chí hãy nhớ rằng, Tổng Tư lệnh không muốn nghe báo cáo dài dòng. Những điều mà đồng chí mất vài giờ để báo cáo với tôi, thì đồng chí chi được báo cáo với Tổng tư lệnh trong mười phút.

        Zhukov cảm thấy lo lắng:

        - Tôi báo cáo gì trong có mười phút đây? Đó đều là những vấn đề rất quan trọng và đòi hỏi phải được xem xét, đánh giá thận trọng. Cần phải hiểu được tầm quan trọng của những vấn đề đó và những biện pháp cần thiết áp dụng.

        - Tổng Tư lệnh biết hầu hết những vấn đề mà đồng chí định háo cáo. Vì vậy, đồng chí hãy cố gắng tập trung vảo những vấn đề trọng tâm thôi.
       
        Tối thứ bảy, Zhukov đến gặp Stalin tại nhà riêng ở ngoại ô Mátxcơva, đem theo một bản tập hợp những vấn đề ông muốn báo cáo. Timoshenko và một số cán bộ khác cũng có mặt ở đó. Sau khi chào nhau, Stalin hỏi Zhukov có nắm được gì về những giàn bắn tên lửa Katvusha không. Zhukov chưa từng tận mắt thấy và Stalin yêu cầu Timoshenko dẫn Zhukov tới khu diễn tập trong vài ngày tới để xem bắn thử. Sau đó, Stalin hỏi Zhukov về tình hình ở Bộ Tổng tham mưu. Zhukov cho biết, do tình hình chính trị và quân sự diễn biến phức tạp, nên cần phải áp dụng những biện pháp cấp bách để khắc phục những thiếu sót trong hệ thống phòng ngự ở biên giới phía Tây và trong các lực lượng vũ trang.

        V.M. Mototov, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ngắt lời:

        - Như vậy, đồng chí nghĩ rằng, chúng ta sẽ phải tấn công quân Đức sớm?

        Stalin ra hiệu cho Mototov giữ yên lặng.

        Sau khi nghe Zhukov trình bày, Stalin mời mọi người ăn tối. Tại đó, cuộc thảo luận tiếp tục. Stalin hỏi Zhukov đánh giá như thế nào về lực lượng không quân của Đức. Zhukov đánh giá cao lực lượng không quân của Đức, nhưng ông cũng nói thêm rằng, vấn đề chính của không quân Liên Xô là quá ít máy bay chiến đấu và máy bay ném bom.

        Zhukov cho biết, bữa tối đơn giản như thường lệ, gồm có súp củ cải đỏ của Ukraina, kasha nướng, thịt luộc, thịt ninh nhừ và cuối cùng là hoa quả. Stalin rất vui vẻ và kể những câu chuyện hài hước. Ông uống rượu Khvanchkara nhẹ của Grudia và mời mọi người khác cùng dùng, tuy nhiên hầu hết mọi người có mặt đều thích dùng rượu mạnh.

        Khi Zhukov trở về Bộ Tổng tham mưu, ông ghi lại tất cả những điều Stalin đã nói và vạch ra những vấn đề cần giải quyết trước tiên.

        Cuối tháng 7 (một tháng sau khi Đức xâm lược Liên Xô), Stalin lại gọi Zhukov và Timoshenko tới nhà riêng. Zhukov nghĩ, chắc Stalin muốn bàn bạc với họ về những hành động cần áp dụng liên quan đến các lực lượng quân sự khác nhau. Nhưng lệnh triệu tập của Stalin hoàn toàn có mục đích khác. Khi bước vào phòng, Zhukov và Timoshenko đã thấy tất cả các ủy viên Bộ Chính trị đang ngồi quanh bàn. Stalin mặc chiếc áo khoác cũ, đang đứng giữa phòng, trên tay là tẩu thuốc đã tắt - một biểu hiện mà Zhukov hiểu là ông không hài lòng.

        - Nãy giờ - Stalin nói - Bộ Chính trị đã thảo luận về các công tác của đồng chí Timoshenko trên cương vị Tư lệnh Phương diện quân Tây và đã quyết định đồng chí ấy thôi giữ chức vụ đó. Có ý kiến đề nghị đồng chí Zhukov đảm nhiệm thay - Stalin quay lại phía Timoshenko và Zhukov hỏi xem họ có ý kiến gì không.

        Timoshenko im lặng.

        - Thưa đồng chí Stalin - Zhukov nói - việc thường xuyên thay đổi Tư lệnh các phương diện quân ảnh hưởng xấu đến các chiến dịch. Trong khi chưa nắm, làm quen được với tình hình, các đồng chí Tư lệnh đã phải chỉ đạo mở các trận đánh lớn. Nguyên soái Timoshenko mới chỉ huy Phương diện quân chưa đầy 4 tuần lễ. Trong Chiến dịch Smolensk, đồng chí ấy nắm rõ được tình hình bộ đội và thấy được khả năng của họ. Nguyên soái đã làm tất cả những gì đồng chí có thể và đã kìm chân địch ở Smolensk gần một tháng trời. Tôi không nghĩ còn có người nào khác có thể làm được nhiều hơn thế. Bộ đội tin tưởng vào Timoshenko và đấy mới là điều quan trọng. Tôi thấy, nêu để đồng chí Timoshenko thôi giữ chức Tư lệnh vào thời điểm này là không đúng và không có lợi.

-----------------
        1. Chương này dựa trên hồi ký Nhớ lại và suy ngẫm của Zhukov.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Chín, 2019, 04:57:15 pm

        Mikhail Kalinin chăm chú nghe Zhukov, nói:

        - Theo tôi, đồng chí Zhukov nói đúng đấy.

        Stalin chậm rãi châm thuốc hút rồi nhìn mọi người nói:

        - Chúng ta có lẽ đồng ý với quan điểm của đồng chí Zhukov?

        - Đúng đấy, đồng chí Stalin - một số ủy viên Bộ Chính trị nói - Đồng chí Timoshenko có thế cải thiện được tình hình.

        Zhukov và Timoshenko được phép rời cuộc họp. Timoshenko nhận lệnh trở lại với Phương diện quân của mình ngay lập tức.

        Zhukov đánh giá: “Rõ rằng là, những nhận xét tại cuộc họp đã khiến Timoshenko rất bực mình. Nhưng trong chiến tranh, mọi việc đều có thể xảy ra và không phải lúc nào cũng có thể để ý đến cảm nhận của mọi người trong khi có quá nhiều vấn đề to lớn, phức tạp cần phải giải quyết”.

        Theo Zhukov, Stalin đã cho thấy ông hoàn toàn không phải là người ưa hình thức. Mọi công việc của ông trong khuôn khổ Bộ Tư lệnh tối cao hay ủy ban Quốc phòng Nhà nước (ông giữ cương vị người đứng đầu cả hai cơ quan này) đều ngay lập tức dẫn đến việc thi hành những quyết định mà các cơ quan này có thế thực hiện.

        Hồi tháng 7, giữa Zhukov và Stalin đã xảy ra một trận tranh cãi nảy lửa nổi tiếng. Sự việc diễn ra trong một cuộc họp kéo dài tại điện Kremlin. Zhukov trình bày một báo cáo khá dài và đưa ra những để xuất nhằm tăng cường cho Phương diện quân Trung tâm đang lâm vào tình thế nguy kịch nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc này. Ông đề nghị bổ sung cho Phương diện quân ít nhất 8 sư đoàn có khả năng chiến đấu ngay từ Viễn Đông, trong đó có một sư đoàn xe tăng.

        L.Z Mekhlis, một thành viên trong Bộ Tổng Tư lệnh tối cao, cắt ngang lời Zhukov với nhận xét cay độc: “Như thể có phải là đồng chí muốn dâng vùng Viễn Đông Liên Xô cho quân Nhật?”

        Zhukov không trả lời. Mekhlis là đại diện của Đại bản doanh tại Phương diện quân Trung tâm, vốn nổi tiếng với thói quen đưa ra những kết luận vội vàng. Trong suốt thời gian chiến sự ở đó, ông ta luôn một mực đề nghị cách chức một vị tư lệnh nhưng đề nghị của ông ta không được chấp thuận.

        Zhukov tiếp tục bài phát biểu, đề nghị rút Phương diện quân Tây Nam về sau sông Dnieper.

        Rõ rằng, Stalin rất lo lắng trước tình hình chiến sự ở Kiev, thủ đô của Ukraina.

        Zhukov biết trước rằng những từ “hy sinh Kiev” có nghĩa như thể nào đối với Stalin và tất cả nhân dân Xô viết. Nhưng ông vẫn mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình: “Tôi không bị tình cảm chi phối tới đề xuất trên của mình và tôi với tư cách là Tổng Tham mưu trương phải đưa ra duy nhất một quyết định chiến lược có tính khả thi trong tình thế sống còn này”. Zhukov cũng biết, toàn thể Bộ Tổng tham mưu ủng hộ ông.

        - Chúng ta sẽ phải rút khỏi Kiev. - ông quả quyết nói.

        Không khí im lặng bao trùm cuộc họp. Zhukov, cố gắng giữ bình tĩnh, tiếp tục đề xuất tổ chức các trận phản công ngay lập tức ở khu vực phía Tây với mục tiêu là tiêu diệt hoàn toàn quân địch ở vòng cung Yelnya, Tây Mátxcơva:

        - Quân phát xít có thể sau đó sẽ tận dụng lợi thế ở Yelnya để làm bàn đạp mở cuộc tấn công vào Mátxcơva.

        - Phản công cái gì? Thật là hồ đồ! - Stalin nổi cơn thịnh nộ, rồi đột ngột cao giọng - Tại sao đồng chí lại có ý tưởng bỏ Kiev cho quân địch?

        Sau này, Zhukov thừa nhận lúc đó ông đã không thế kiềm chế và vặn lại Stalin:

        - Nếu đồng chí nghĩ rằng, với tư cách Tổng Tham mưu trưởng tôi chỉ có khả năng phát biểu những điều vớ vẩn thì tôi không còn gì để làm ở đây. Tôi đề nghị cho tôi được rút khỏi chức vụ Tổng Tham mưu trưởng và được điều ra ngoài mặt trận. Ở đó, chắc chắn tôi sẽ có ích hơn cho Tố quốc.

        Không khí cuộc họp chùng xuống.

        - Không cần phải nổi nóng như thế! - cuối cùng Stalin cũng nói - Tuy nhiên, nếu đó là cách đồng chí chọn, thì chúng tôi vẫn có thể làm xong việc mà không cần có đồng chí.

        - Tôi là một quân nhân và sẵn sàng thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào, nhưng tôi kiên quyết giữ ý kiến của mình về tình hình hiện nay và phương hướng tiến hành chiến tranh. Tôi tin rằng, ý kiến của tôi là đứng và tôi đã báo cáo những điều mà cá nhân tôi và toàn thể Bộ Tổng tham mưu suy nghĩ.

        Stalin không ngắt lời mà lắng nghe Zhukov nói, không tỏ ý giận dữ nữa, ông nói với giọng bình tĩnh hơn:

        - Đồng chí hãy ra ngoài và làm việc, chúng tôi sẽ nhắn đồng chí vào.

        Thu lại các tấm bản dồ của mình, Zhukov bước ra khỏi phòng họp với trái tim nặng trĩu. Nhưng nửa giờ sau, ông được mời quay trở lại gặp vị Tổng Tư lệnh tối cao.

        - Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của nhau và quyết định rút đồng chí khỏi chức vụ Tổng Tham mưu trưởng. Chúng tôi sẽ bổ nhiệm Shaposhnikov đảm nhiệm cương vị đó. Đúng là sức khỏe của đồng chí ấy không tốt lắm, nhưng chúng tôi sẽ tạo điều kiện hết sức cho đồng chí ấy. Chúng tôi sẽ giao cho đồng chí những công việc mang tính thực tế. Đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong chỉ huy bộ đội ngoài chiến trường. Đồng chí được toàn quyền chỉ huy quân ngoài mặt trận. Tất nhiên, đồng chí vẫn giữ chức Phó Ủy viên nhân dân quốc phòng và là thành viên của Đại bản doanh Bộ Tổng Tư lệnh tối cao.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Chín, 2019, 04:57:53 pm

        - Đồng chí chỉ thị cho tôi tới mặt trận nào?

        - Thê đồng chí muốn đi đâu?

        - Tôi có thể nhận bất kỳ nhiệm vụ nào. Tôi có thể chỉ huy một sư đoàn, một quân đoàn, một tập đoàn quân, một phương diện quân.

        - Hãy bình tĩnh, đừng nóng! Lúc trước đồng chí đã nói về việc tổ chức một chiến dịch ở Yelnya. Tốt, đồng chí hãy dám nhận nhiệm vụ đó.

        Dừng một giây, Stalin nói tiếp:

        - Các chiến dịch nhằm duy trì lực lượng của tuyến phòng thủ Rzhev - Vyazma (phía Tây Mátxcơva) phải thống nhất với nhau. Chúng tôi sẽ bổ nhiệm đồng chí làm Tư lệnh Phương diện quân Dự bị. Khi nào đồng chí có thể đi?

        - Một tiếng nữa.

        - Shaposhnikov sẽ sớm có mặt ở Bộ Tổng tham mưu. hãy bàn giao lại công việc của mình cho đồng chí ấy và khởi hành.

        - Tôi có cần phải có công lệnh của đồng chí để đi không?

        - Hãy ngồi xuống và uống trà với chúng tôi, chúng ta cần trao đổi về một vài vấn đề khác. - Stalin hây giờ mới mỉm cười nói.

        Zhukov nhớ lại: “Chúng tôi ngồi bên bàn và bắt đầu uống trà, nhưng cuộc dối thoại giữa chúng tôi không cởi mở được mấy”.

        Một tháng sau, đang ở tiền tuyến, một viên sĩ quan phụ tá chuyển cho Zhukov một bức điện của Stalin gửi từ Kremlin, yêu cầu ông về Mátxcơva ngay. Ông hồi âm. đề nghị về Mátxcơva muộn lại ít lâu, bởi vì ông cần phải “lập lại trật tự” trong “một tình hình rất gay cấn” liên quan đến Sư đoàn bộ binh 149 lúc này đang giao chiến với quân địch.

        - Tình hình đang tiến triển khá thuận lợi ở Yelnya. Chúng tôi đã tiến tới đường xe lửa Yelnya - Smolensk. Nếu chấp hành mệnh lệnh rời đi lúc này, tôi sẽ để Bogdanov làm phó và ra lệnh cho đồng chí ấy bàn giao chỉ huy các cánh quân ở khu vực Roslavl cho Sobnennikov. Tôi chờ mệnh lệnh của đồng chí Stalin.

        Một phút sau, đích thân Stalin đánh điện:

        - Đồng chí sao vậy, đồng chí Zhukov! Tình hình như vậy thì đồng chí hãy hoãn chuyến đi Mátxcơva và ra mặt trận đi.

        Zhukov đáp:

        - Vậy sao đồng chí Stalin! Tôi sẵn sàng trở về Đại bản doanh trong hai ngày nữa hoặc là tôi có thể tiến hành theo kế hoạch  của tôi?

        - Đồng chí có thể hành động theo kế hoạch của mình.

        - Rõ. Chúc đồng chí mọi điều tốt lành.

        Cụm tập đoàn quân Đức ở Yelnya bị tiêu diệt vào ngày 6 tháng 9; thắng lợi của chiến dịch đã khích lệ tinh thần bộ đội rất lớn. Nhưng mọi việc không hoàn toàn diễn ra suôn sẻ. Zhukov kể, “một sự việc không may” xảv ra với một sư đoàn bộ binh của Tập đoàn quân số 43 đã không giữ được sườn trái của mình sau khi khống chế được sông Stryna và vận động nhanh về phía trước. Ông nói:

        Viên chỉ huy trẻ, thiếu kinh nghiệm thừa nhận đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi không triển khai những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho trận đánh. Ngay lập tức, quân địch chộp lấy cơ hội, khai thác sơ hở đó. Một cuộc phản công bằng xe tăng đã phá vỡ đội hình chiến đấu của Sư đoàn. Các chiến sĩ Xô viết đã chiến đấu kiên cường và mưu trí đẩy lui nhiều đợt tấn công của địch và gây thiệt hại đáng kể cho chúng. Các đơn vị chống tăng và pháo binh của Sư đoàn đã làm cho dội quân thiết giáp Đức bị thiệt hại nặng.

        Nhưng Zhukov cho biết, thật khó bên nào thiệt hại nặng hơn bên nào. Các đơn vị chống tăng của quân Đức bị đẩy lùi, nhưng “chúng tôi cũng bị buộc phải ngừng đợt tấn công của mình tại khu vực này. Đó là cái giá phải trả cho hành động thiếu suy nghĩ của viên chỉ huy Sư đoàn. Tôi buộc phải giữ anh ta lại tại vị trí đài quan sát của anh ta đến tận đêm ngày 09 tháng 9 để chỉnh những sai lầm mà anh ta đã thừa nhận.

        Zhukov nhận được một cú diện thoại không mong đợi. Người gọi không ai khác là vị Tổng Tư lệnh tối cao, triệu tập ông có mặt tại Kremlin vào lúc 8 giờ tối. Không có gì khác ngoài yêu cầu trên và thật là khó để lý giải tại sao tôi lại bị gọi về. Tôi phải đi trong khi tình hình ở đây đang rất cần sự có mặt của tôi cho tới khi trận địa ở sườn trái của Tập đoàn quân được củng cố lại. Các mệnh lệnh chiến đấu cần thiết phải được truyền đạt tới Tư lệnh Tập đoàn quân. Hơn nữa, Mátxcơva cách mặt trận khá xa, tính toán sơ qua cũng đủ thấy tôi sẽ không thể về đến Mátxcơva đúng giờ yêu cầu. Stalin cực kỳ khó khăn đối với việc chậm trễ khi ông triệu tập bất kỳ ai đó. Nhưng tôi có thể làm được gì đây? Chiến sự không chiếu cố đến tính cách của những người chỉ huy. Cần phải quyết định ngay việc nào quan trọng hơn: hoàn thành nhiệm vụ ngoài chiến trường hay có mặt trước cấp trên đúng thời hạn để chấp hành mệnh lệnh của chỉ huy và theo đó bỏ mặc tình huống nguy cấp ngoài mặt trận?


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Chín, 2019, 04:58:18 pm

        Zhukov đã đánh một bức điện về cho vị Tổng Tư lệnh tối cao: “Căn cứ vào tình hình ở đây, tôi sẽ trình diện trước đồng chí muộn một tiếng đồng hồ”.

        Mặc dù nắm cương vị khá cao, nhưng Zhukov không khỏi lo lắng trên đường trở về Mátxcơva: “Tôi băn khoăn chưa biết giải thích về tình hình cánh trái của Tập đoàn quân 24 thế nào cho thuyết phục để Stalin hiểu đứng lý do chậm trễ của tôi”.

        Ông đến điện Kremlin lúc trời đã tối mịt. Bất ngờ, ông bị loá mắt bởi một ánh đèn ô tô dừng lại, ông nhận ra viên sĩ quan đang tiến đến gần là Cục trưởng Cục An ninh.

        - Tổng Tư lệnh ra lệnh cho tôi gặp đồng chí và đưa đồng chí tới phòng của đồng chí ấy - viên sĩ quan, đeo hàm cấp tướng, nói.

        Tôi bước ra khỏi xe và đi theo viên tướng. Chả có ích gì nêu hỏi anh ta bất cứ điểu gì, vì tôi sẽ không nhận được câu trả lời cho vấn đề mà tôi quan tâm. Khi bước trên cầu thang lên tầng hai để tới phòng của Stalin tôi vẫn chưa quyết định sẽ nói xin lỗi về sự chậm trễ của mình. Vừa bước vào phòng ăn, nơi Stalin, Molotov cùng các lãnh đạo cấp cao khác đang ngồi quanh một chiếc bàn, tôi nói:

        - Thưa đồng chí Stalin, tôi đến muộn một tiếng.

        Stalin nhìn đồng hồ đeo tay và nói:

        - Một tiếng năm phút. Hãy ngồi xuống và ăn chút gì đó nếu đồng chí thấy đói.

        Lúc đó, Tổng Tư lệnh tối cao đang nghiên cứu tấm bản đồ về tình hình chiến sự ở Leningrad. Những người có mặt đều ngồi im lặng. Tôi không ăn gì cả và cũng giữ im lặng. Rốt cục, Stalin rời tấm bản đồ và hướng về phía tôi:

        - Chúng tôi đã thảo luận tình hình ở Leningrad một lần nữa. Ngày 8 tháng 9, quân địch đã chiếm được Schlusselburg và đánh bom các kho lương thực ở Badayev. Một lượng lớn lương thực dự trữ đã bị cháy rụi. Dưới mặt đất, chúng ta không liên lạc được với Leningrad. Nhân dân đang trong tình trạng khó khăn. Quân Phần Lan đang từ hướng Nam tiến tới eo đất Karelian, trong khi đó, Cụm tập đoàn quân Nam của Đức được Tập đoàn quân thiết giáp số 4 yểm trợ đang thẳng tiến về thành phố từ hướng Bắc.

        Stalin nghỉ một chút rồi lại tiến tới tấm bản đồ.

        Mối hiểm nguy đang đe dọa thành phố lớn thứ hai và cũng là trung tâm công nghiệp lớn thứ nhì đất nước, một cảng biển quan trọng bậc nhất, còn được biết với tên gọi “Thành phố của Pie” (vì do Pie Đại đế xây dựng) và “Cái nôi của Cách mạng”.

        Stalin bất ngờ yêu cầu Zhukov đánh giá về tình hình ở khu vực Mátxcơva. Zhukov nói rằng, công tác phòng thủ ở Mátxcơva đã sẵn sàng, Bộ Chỉ huy quân Đức rất có khả năng sẽ bắt đầu mở một cuộc tấn công vào khu vực Mátxcơva mà không cần phải chờ tiến hành xong chiến dịch của chúng ở Leningrad và hội quân với bọn Phần Lan.

        Sau đó, Stalin thông báo:

        - Đồng chí sẽ phải bay tới Leningrad và lãnh nhiệm vụ Tư lệnh Phương diện quân và thay Voroshilov chỉ huy luôn cả Hạm đội Baltic.

        Điều này hoàn toàn nằm ngoài dự kiến, nhưng Zhukov vẫn nói ông sẵn sàng khởi hành ngay lập tức.

        - Đồng chí cần phải lưu ý, để đến Leningrad, đồng chí sẽ phải bay qua khu vực giới tuyến hoặc hồ Ladoga hiện đang do không quân Đức kiểm soát. Chỉ thị của Bộ Tổng Tư lệnh tối cao về việc bổ nhiệm đồng chí sẽ được gửi tới khi đồng chí đến Leningrad.

        “Tôi đã cảm nhận được rằng, những câu nói đó cho thấy một nỗi lo ngại về khả năng chuyến bay của tôi sẽ có thể gặp kết cục không hay”, Zhukov tâm sự.

        Trước khi đi, Zhukov đề nghị Stalin cho ông đưa theo hai hoặc ba vị tướng có thể giúp ích cho ông tại mặt trận.

        - Lấy bất kỳ ai mà đồng chí muốn. - Stalin đáp.

        Tại sân bay trung tâm của Mátxcơva, mây mù dày đặc. “Điều này rất tốt cho chúng ta khi bay qua vùng giới tuyến của địch”, viên phi công nói.

        Nhưng chuyên bay cũng rất dễ gặp tai nạn. Từ Mátxcơva tới hồ Ladoga, chiếc máy bay được thời tiết mây mù ủng hộ. Những máy bay tiêm kích của kẻ thù bị mưa và các đám mây thấp gây trở ngại không thể cất cánh được. Nhưng khi chiếc máy bay của Zhukov vừa tới vùng hồ Ladoga thì trời lại quang đãng và máy bay tiêm kích hộ tông được lệnh xuất kích. Máy bay của Zhukov phải bay là là mặt nước nhưng vẫn bất ngờ xuất hiện hai chiếc Messerschmitt của địch bám đuổi. Chỉ một lát sau, máy bay của Zhukov đã hạ cánh an toàn xuống sân bay quân sự trong thành phố. Vi ông đang rất vội nên không có thời gian để tìm hiểu xem tại sao lực lượng không quân yểm hộ ông lại không đánh đuổi máy bay địch.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Chín, 2019, 04:59:04 pm

        Đầu tháng Giêng năm 1942, Hồng quân vạch kế hoạch tổ chức  một cuộc tổng tấn công. Trước đó, quân đội Xô viết đã giành được những chiến thắng quan trọng trên mặt trận Mátxcơva, ở một số khu vực, kẻ thù đã bị đẩy lùi xa tối 200 km. Zhukov được gọi về Mátxcơva để hỗ trợ dự thảo bản kế hoạch mới cho cuộc tống tấn công sắp tới này. Bộ đội Xô viết đã giành lại được thành phố Klin và Zhukov thấy trên tờ Pravda của Đảng một phát biểu của Ngoại trương Anh Anthony Eden khi ông ta tới thăm thành phố Klin, rằng: “Tôi rất vui mừng được chứng kiến chiến công của quân đội Nga, những chiến công đó thật vĩ đại”.

        Tại Bộ Tổng Tư lệnh tối cao, Stalin hỏi ý kiến của Zhukov về bản dự thảo kế hoạch.

        “Chúng ta phải tổ chức các đòn tấn công chủ đạo ở mặt trận phía Tây, ở đó tình hình thuận lợi hơn cho chúng ta và kẻ dịch chưa có thời gian để chấn chỉnh lực lượng”, Zhukov nói. Tuy nhiên, ông cũng nói cuộc tấn công sẽ thất bại nếu các đơn vị không được bổ sung thêm quân số và vũ khí; cần phải tổ chức  các lực lượng dự bị và các đơn vị xe tăng.

        Theo Zhukov, lần này con số thương vong ắt hẳn sẽ đáng kể (Vấn để bộ đội bị thương vong là một vấn đề quan trọng đối với Zhukov vì ở phương Tây, ông thường bị chỉ trích là không quan tâm đến sinh mạng của binh lính. Còn ở đây, trong điện Kremlin, ông đã thể hiện rõ lập trường của mình đối với những tổn thất sinh mạng không cần thiết.): “Đối với các chiến dịch ở khu vực Leningrad và Tây Nam, tôi phải nói rằng, bộ đội của chúng ta đang phải chiến đấu với kẻ thù có khá năng phòng thủ khá mạnh. Nếu không dùng hỏa lực mạnh của pháo binh, ta sẽ không thể chọc thủng được tuyến phòng thủ của địch mà còn bị tốn thất nặng một cách vô nghĩa và tự làm khó cho mình. Tôi sẽ tăng cường lực lượng ở mặt trận phía Tây và sẽ đẩy mạnh các đợt tấn công ở hướng đó”.

        Một thành viên Đại bản doanh phát biểu rằng, điêu kiện không cho phép đảm bảo tổ chức đồng thời các chiến dịch tấn công trên tất cả các mặt trận. Sau đó, Stalin nói Timoshenko ủng hộ kế hoạch tấn công địch ở hướng Tây Nam.

        Khi mọi người rời phòng họp, Tổng Tham mưu trương Shaposhnikov nói với Zhukov:

        - Lẽ ra vừa nãy đồng chí không nên tranh luận, Bộ Tư lệnh tối cao đã quyết định vấn đề này rồi.

        - Vậy tại sao lại còn hỏi ý kiến của chúng tôi?

        - Tôi không biết, đồng chí thân mến của tôi ạ.

        Hai tuần sau, Bộ Tổng Tư lệnh tối cao chí thị rút Tập đoàn quân Xung kích số 1 khỏi mặt trận và phiên chế về Lực lượng Dự bị của Bộ Tổng Tư lệnh tối cao. Zhukov và tướng Sokolovsky, Tham mưu trưởng Phương diện quân Tây, đề nghị cho phép giữ lại Tập đoàn quân này.

        Zhukov kể, chúng tôi nhận được cùng một câu trả lời: “Đó là mệnh lệnh của Bộ Tổng Tư lệnh tối cao”.

        Tôi gọi điện cho Stalin, khẳng định việc rút Tập đoàn quân Xung kích số 1 sẽ làm giảm sức chiến đấu của các lực lượng tham gia cuộc tấn công. Câu trả lời mà tôi nhận được là:

        - Chuyện ngu ngốc này thể là đủ rồi. Đồng chí có rất nhiều đấy. Hãy đếm số quân đồng chí đang có trong tay đi.

        Tôi cố nói thêm:

        - Thưa đồng chí Stalin, chúng tôi đang phải chiến đấu trên một chiến trường rất rộng lớn, các trận đánh ác liệt đang diễn ra trên khắp các phòng tuyến và không thể tổ chức lại được các cụm tập đoàn quân. Tôi đề nghị đồng chí không rút Tập đoàn Xung kích số 1 từ sườn phải của Phương diện quân Tây về, vì như vậy sẽ làm giảm áp lực của chúng ta đối với quân địch.

        Stalin gác máy không một lời đáp lại. Zhukov kể, cuộc trao đối với Shaposhnikov cũng không có tác dụng gì.

        “Bạn thân mến của tôi, tôi không thể làm được gì cả”, Shaposhnikov nói, “Đó là quyết định của Tổng Tư lệnh tối cao, ông có chính kiến riêng”.

        Vài năm sau này, khi thảo luận về thất bại của quân Đức ở Vòng cung Kursk, Zhukov bác bỏ ý kiến cho rằng Stalin đã tự đưa ra các quyết định lớn.

        Sau khi Stalin mất, lại có ý kiến cho rằng, ông đã tự quyết các vấn đề quân sự và chiến lược của đất nước. Tôi không đồng tình với quan điểm này. Tôi đã chứng kiến mỗi khi ai đó nắm vững về vấn đề đó báo cáo lên ông, ông đều chú ý lắng nghe. Tôi thậm chí còn biết nhiều trường hợp ông đã thay đổi ý kiến của mình và tôn trọng các quyết định đã được đưa ra trước đó. Dưới đây là một trong số đó.

        Vụ việc mà Zhukov đề cập tới là chỉ thị của Stalin gửi hai phương diện quân Voronezh và Steppe, ra lệnh phải mở ngay một đợt phản công (trước cuối tháng 7 năm 1943). Nhưng Hồng quân ở hai phương diện quân đó cần phải tiếp viện thêm nhiên liệu và vũ khí đạn được, tiến hành công tác trinh sát kỹ càng, tổ chức hiệp đồng tốt hơn và chấn chỉnh lại đội hình một số đơn vị. “Sau khi trao đổi, Tống Tư lệnh tối cao bất đắc dĩ chấp thuận quyết định của chúng tôi chờ thêm ít nhất 8 ngày nữa, vì đó là cách duy nhất”.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Chín, 2019, 10:28:10 am

        Sau chiến thắng vang dội ở vòng cung Kursk, quân Đức nhanh chóng bị đẩy lùi trong một loạt các chiến dịch lớn. Những bất đồng giữa Zhukov và Stalin bây giờ còn rất ít. Từ thời điểm đó cho tới khi phát xít Đức đầu hàng, chiến thắng này nối tiếp chiến thắng kia và những tiếng súng bắn chào mừng đêm đêm lại vang lên ở Mátxcơva cùng với những thông báo trên đài phát thanh tên tuổi những tướng lĩnh đã chỉ huy bộ đội đánh thắng quân thù.

        Một tháng sau Ngày Chiến thắng, Stalin hỏi Zhukov đã quên cách cưỡi ngựa chưa.

        - Không, tôi chưa quên. - Zhukov đáp.

        - Tốt. Đồng chí sẽ phải đảm nhiệm việc đó trong Lễ duyệt binh chào mừng chiến thắng. Rokossovsky sẽ điều khiển buổi lễ.

        Thoạt đầu, Zhukov từ chối:

        - Cảm ơn đồng chí đã dành cho tôi vinh dự lớn lao này, nhưng đồng chí là người xứng đáng nhất với vị trí đó.

        - Tôi đã quá già để duyệt các đội diễu binh. Đồng chí hãy đảm nhận đi, đồng chí còn trẻ hơn tôi mà.

        10 giờ kém 3 phút ngày 24 tháng 6 năm 1945, Zhukov cưỡi trên lưng một con ngựa trắng (do người kỵ binh nổi tiếng trong thời nội chiến Semyon Budenny tự tay chọn) vào vị trí ở cổng Spassky của diện Kremlin. “Tôi nghe rõ khẩu lệnh: “Lễ duyệt binh bắt đầu!” Những tiếng hô đồng thanh vang lên như sấm dậy.”

        Đồng hồ điểm đúng 10 giờ.

        “Thành thực mà nói”, Zhukov kể, “lúc ấy, tôi cảm thấy tim mình đang đập rộn lên... Tôi điều khiển ngựa tiến lên, dẫn đầu đội hình diễu hành tiến vào Quảng trường Đỏ. Những tiếng hô mạnh mẽ và uy nghiêm - “Chiến thắng”, từ những trái tim Nga vang lên. Rồi bất ngờ cả quáng trường im phăng phắc. Tôi nghe tiếng hô báo cáo rõ ràng, mạch lạc của người chỉ huy Lễ diễu binh, Nguyên soái Rokossovky, lúc đó chắc hắn củng hồi hộp như tôi. Nhưng lời báo cáo của ông đã hướng vào sự chú ý của tôi và tôi hoàn toàn trấn tĩnh lại.”

        Zhukov nhớ lại những gương mặt can đám đã được tôi luyện, thử thách qua chiến tranh của các chiến sĩ, những ánh mắt hân hoan sáng ngời niềm vui của họ trong những bộ quân phục mới với những tấm huân, huy chương lấp lánh - tất cả tạo nên một ấn tượng không thể nào quên.

        Giây phút có một không hai đến với Zhukov khi sau tiếng trống vang lên, 200 người lính ưu tú nhất ném 200 lá cờ của phát xít Đức xuống chân tường Lăng Lênin.

        Trong những giây phút đó, Zhukov có tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Thật buồn làm sao khi rất nhiều những người con của đất nước Xô viết đã ngã xuống trong các trận đánh chống kẻ thù tàn ác và họ không còn sống để chứng kiến ngày vui trọng đại này.

        Khi Zhukov trở lại Berlin để đảm nhiệm cương vị Tổng Tư lệnh các lực lượng Xô viết ở Đức và là đại diện của Liên Xô trong Hội đồng Kiêm soát của Đồng minh tại Berlin, ông đề nghị  với phía Mỹ, Anh và Pháp là cần phải tổ chức một lễ duyệt binh mừng chiến thắng phát xít Hitler ở Berlin. Sự kiện này sẽ do các Tư lệnh quân Xô viết, Mỹ, Anh và Pháp chủ trì. Nhưng ngay vào đêm trước ngày diễn ra lễ duyệt binh, ông nhận được thông báo rằng, mấy vị tư lệnh kia sẽ không tới Berlin để thực hiện kế hoạch mà cử các phụ tá đi thay.

        Ngay lập tức Zhukov gọi thẳng cho Stalin. Sau khi nghe Zhukov báo cáo sự tình, ông nói: “Họ muốn hạ thấp tầm quan trọng Lễ duyệt binh của quân đội các nước Đồng minh chống Hitler... Mặc kệ việc các đồng minh đó từ chối tham gia, đồng chí cứ thực hiện vai trò của mình, và phải làm tốt hơn nữa vì chúng ta có quyền làm điều đó nhiều hơn họ".

        Nếu Stalin ám chỉ đến sự đổ máu, thì điều đó hoàn toàn đúng. Bởi vì trong cá cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai này, trung bình cứ năm người bị thiệt mạng thì có ba người Nga.

        Ngày 7 tháng 9. sau khi duyệt các đội quân diễu hành tại Berlin, Zhukov đã đọc một bài diễn văn bày tỏ lòng kính trọng đối với những người Xô viết, người Mỹ, người Anh, người Pháp và tất cả những ai đã đóng góp cho chiến thắng chung này1.

--------------------
        1. Về mối quan hệ giữa Zhukov và Stalin, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ năm 1945 đèn 1953, khi Stalin qua đời, xem thêm ở Chương 14.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Chín, 2019, 10:29:33 am
        
CHƯƠNG 16

VỤ BẮT GIỮ VÀ XỬ TỬ HÌNH BERIA

        “Im lặng!”, Zhukov ngắt lời, “Đồng chí không phải là người chỉ huy ở đây”.
Tờ Tin tức Mátxcơva, số 23, 1990       

        Stalin trút hơi thở cuối cùng vào lúc 9 giờ 50 sáng ngày 5 tháng 3 năm 1953. Có vô số giả thuyết về cái chết của Stalin, trong đó nhiều giả thuyết khá lố bịch. Chẳng hạn. có người kể rằng, Beria, có mặt khi Stalin đột quỵ, đã nhảy nhót quanh thi thể của Stalin và hét to: “Chúng ta đã tự do, chúng ta đã tự do!”. Đột nhiên, Stalin mở một mắt nhưng không thể nói gì. Lo ngại Stalin có thể hồi tỉnh, Beria liền phủ phục xuống trong cơn kích động và bắt đầu đặt những nụ hôn lên tay ông. Cuối cùng, Stalin cũng được xác nhận là đã chết hẳn, Beria bắt đầu xoa hai tay, không còn gì phải nghi ngờ, đây là thời cơ cho ông tiếp quản vị trí. Rốt cục, ông ta cũng có được lòng trung thành của hàng ngàn nhân viên an ninh nội bộ, trong đó gồm cả lực lượng bảo vệ thường trực ngay trong điện Kremlin.

        Lavrenti Pavlovich Beria đã tiến một bước dài trên đường công danh, từ những năm tháng học đại học tại Grudia, chuyên ngành kiến trúc, nhưng lại gia nhập lực lượng cảnh sát nước này và đến năm 1938 được Stalin chỉ định làm chỉ huy lực lượng cảnh sát mật tại Mátxcơva. Với vóc người thấp, thường mặc bộ vét xám, dội mũ phớt, đeo kính kẹp mũi, ông ta trông giống một người bán sách hơn. Nhưng với nhiều người biết ông, Beria là một đao phủ, một bạo chúa.

        Tính cách không khoan nhượng của Beria cũng nối tiếng. Chuẩn tướng pháo binh N.N. Voronov còn nhớ một việc khi Beria, trước mặt Stalin, lệnh cho ông cung cấp 50.000 khấu súng trường cho cảnh sát mật. Stalin đồng ý với Voronov rằng 25.000   là đủ, nhưng Beria khăng khăng đòi nhiều hơn. Nổi nóng, Stalin cuối cùng đồng ý chỉ cấp 10.000 khẩu cho cảnh sát mật. Khi rời phòng làm việc của Stalin, Beria đuổi theo Voronov và giận dữ nói: “Tôi sẽ moi ruột ông”.

        Một lần khác, Beria, lúc đó đang phụ trách chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Liên Xô, muốn thông báo cho Stalin về kết quả của một thí nghiệm đặc biệt, nhưng ai đó đã báo cáo Stalin trước rồi. Giống như một đứa trẻ lên cơn giận dữ, Beria nổi cơn tam bành trước những người đứng xung quanh: “Thậm chí ở đây mà các người cũng dám thọc gậy bánh xe, vượt mặt ta, các người là những kẻ phản bội. Ta sẽ nghiền các ngươi thành bột!”1

        Khi đã nắm Bộ Nội vụ (MVD), Beria nhanh chóng xúc tiến tham vọng tiếm quyền. Những người dân vốn đã chứng kiến đủ những cuộc săn lùng kinh sợ và đòn tra tấn, đều sợ hãi và kinh tởm Beria, như đối với những người tiền nhiệm của ông ta là Yagoda và Yezhov. Sự khủng bố lan tràn trong bầu không khí mà mọi người đang hít thở phải được chấm dứt và đã có đủ người có sức đảm nhận công việc ghê sợ này.

        Và Beria cũng vậy, nổi tiếng là đao phủ, đã sắp tới ngày tận số.

        Nikita Khrushchev, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô, cho rằng, Liên Xô sẽ phải đối mặt với thảm họa nếu họ không ngăn chặn Beria. Nhưng trước hết cần có sự nhất trí về cách làm để loại trừ Beria. Và điều này đã sớm được giải quyết. Để ngăn chặn Beria và đồng bọn tiếm quyền, cần phải hành động nhanh và tuyệt đối bí mật. Quan trọng hơn cả, họ cần có sự ủng hộ của quân đội. Thật mỉa mai, sự ủng hộ lại là từ Georgi Zhukov, người từng bị Stalin đày ải đến các tỉnh xa xôi, vẫn nằm trong danh sách đen của Beria trong nhiều năm qua và từng bị bắt giữ. Những người tham gia vào kế hoạch này (một vài người gọi đó là cuộc thanh trừng hậu Stalin chống lại Beria, ngoài Zhukov và Khrushchev, còn có Bộ trưởng Quốc phòng Nikolai Bunganin, Georgi Malenkov, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô và anh hùng chiến tranh tướng K.S. Mokalenko. Sự hiện diện của Zhukov là điều đảm bảo cho sự ủng hộ của các lực lượng vũ trang; ông sẽ nhanh chóng tiến về thủ đô với một sư đoàn xe tăng và một sư đoàn xe mô tô được trang bị súng máy. Những đơn vị này, nếu cần thiết, sẽ đọ súng với các đơn vị an ninh của Beria, vốn chỉ được trang bị vũ khí hạng nhẹ.

        Zhukov đã học được cách tự bảo vệ chống lại Beria. Vào thời gian đầu chiến tranh, Beria đã thế hiện sự đối địch với Zhukov khi đó đã mang hàm cấp tướng và là Tổng Tham mưu trưởng. Vào giữa tháng 7 năm 1941, có người nào đó loan truyền (về sau xác minh là sai) rằng, kẻ địch sẽ thả lính dù xuống sát sườn Tập đoàn quân 24 của Mátxcơva. Zhukov điện thoại cho Tư lệnh tập đoàn quân thì được trả lời là không biết gì về tin trên. Người sĩ quan đó đã bị kỷ luật, bị bãi chức Tư lệnh ngay hôm sau dù tin đồn là không có cơ sở. Beria bị chạm tự ái khi tin tức tình báo của ông ta đã không được xác nhận. Khi Beria hỏi Zhukov xem Tư lệnh Tập đoàn quân 24 là ai, Zhukov đáp lại rằng ông hầu như không biết gì về người chỉ huy đó. Beria liền nói với giọng đầy vẻ hăm dọa: “Nếu anh không biết gì về viên Tư lệnh đó, sao anh đồng ý bổ nhiệm anh ta làm tư lệnh?”. Beria rời văn phòng của Zhukov mà không đợi câu trả lời và số phận của viên tư lệnh đó đã được quyết định.

--------------------
        1. Tờ Tin Mátxcơva, số 41, 1989.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Chín, 2019, 10:31:56 am

        Zhukov còn nhiều va chạm khó chịu khác với Beria trong thời chiến. Người ta đồn rằng, cả Beria và Stalin đều ghen tức với danh tiếng lên như cồn của Zhukov sau những thắng lợi ở Mátxcơva và Leningrad. Thói quen của Beria là tự đi thu thập các tài liệu có thể gây tổn hại tới các sĩ quan cấp cao, nhằm hạn chế quyền lực của họ. Mùa xuân năm 1942, Beria cho bắt giữ viên Tham mưu trưởng các chiến dịch của Zhukov, thiếu tướng v.s. Golushkevish, đế lấy lời khai về những vấn đề có thể gây tổn hại tới Zhukov. Nhưng viên tướng đã không chịu khuất phục, nếu không thì mưu đồ chống lại Zhukov của Beria đã có những tác hại nhất định.

        Giờ đây, khi Stalin qua đời, việc loại bỏ Beria sẽ đặt dấu chấm hết cho những việc làm sai trái như vậy.

        Tuy vậy, trước khi bất kỳ hành động nào được tiến hành, cần có một cuộc họp đặc biệt của Bộ Chính trị, với sự có mặt của Beria, để thảo luận những hành vi sai trái của Beria. Cuộc họp được ấn định vào ngày 26 tháng 6.

        Ngày hôm đó, Zhukov bước vào điện Kremlin qua cổng Borovitsky với những sĩ quan khác và đợi ở bên ngoài phòng khánh tiết, nơi Bộ Chính trị đang họp.

        Người ta đồn rằng, Khrushchev đã tới cuộc họp 26 tháng 6 với một khẩu súng trong túi áo1. Beria được triệu tập và có

        mặt, nhưng không hiếu tại sao cuộc họp này lại được triệu tập vội vã đến vậy. Rõ rằng là ông ta không ngờ có âm mưu chống lại mình. Malenkov phát biểu khai mạc cuộc họp: “Chúng ta sẽ thảo luận trường hợp Beria”. Khrushchev nói một vài lời đồng tình. Beria, ngồi cạnh Khrushchev, biến sắc mặt hỏi, “Sao vậy, Nikita? Đồng chí nói gì thế?”

        “Cứ nghe đi,” Khrushchev ngắt lời, “Đồng chí sẽ thấy ngay thôi”. Khrushchev nói có một vấn đề cấp thiết cần thảo luận trong lịch trình hội nghị, đó là những hành vi gây chia rẽ, chống Đảng của Beria, người mà Khrushchev gọi là “phần tử chủ nghĩa để quốc”. Là phần tử chống Đảng trong Nhà nước Liên Xô (cũ) trước đây là một tội ác tày trời, phải bị trừng phạt nghiêm khắc. Sau đó, ông liệt kê các hành vi không tuân thủ luật pháp cùng những hành động độc đoán của Beria. Tiếp đó, Khrushchev đề nghị khai trừ Beria ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành trung ương Đảng, khai trừ ra khỏi Đảng và đưa ông ta ra tòa án binh. Bulganin phát biểu tiếp với những lời buộc tội Beria và đám tay chân của ông ta. Trong số những tội ác khác mà đám người trên bị cáo buộc còn có tội bắt cóc các cô gái đẹp trên đường phố, đưa họ về nhà và hãm hiếp.

        Một trong những cáo buộc chống lại Beria là ông ta làm việc cho tình báo Anh. Một báo cáo chính thức nói rằng, Beria “liên tục mơ rộng các môi liên hệ bí mật với tình báo nước ngoài” cho đến tận thời điểm bị bắt giữ. Điều này nghĩa là, Beria trở thành người thứ ba trong số những người đứng đầu lực lượng cảnh sát mật bị xét xử vì có liên quan đến những hoạt động làm gián điệp cho Anh. Nhưng đây cũng là điểm yêu nhất trong những lời buộc tội chống lại Beria. Có lẽ bằng chứng duy nhất cho thấy mối liên hệ giữa Beria với tình báo Anh được đưa ra tại phiên tòa là một tài liệu nói rằng, Beria đã làm việc cho một cơ quan phản gián ở Baku vào năm 1919; thời nội chiến, khu vực trên (bao gồm Baku) nằm dưới quyền kiểm soát của Anh.

        Tại cuộc họp trên, nhiều ý kiến cho rằng Beria coi cảnh sát là lực lượng riêng của ông ta, hơn cả Đảng lẫn Chính phủ. (Đúng là một số trại giam bí mật (đầu những năm 1950) đều gắn tên của Beria. Có 10 trại đặc biệt kiểu như vậy, ít nhất một trong số đó đặt tại bán đáo Kola, Bắc cực, được gọi là “Trại Beria dành cho những kẻ thù của nhân dân”. Những người bất hạnh bị đưa tới đó được coi như những tù nhân “bị ô uế không thể diễn tả được”2.

        Rõ rằng Malenkov muốn tóm lược những cáo buộc đối với Beria, nhưng ông ta đã mất bình tĩnh vào giờ phút chót.

        Một trong những sĩ quan tham gia vụ bắt giữ Beria là đại tá I.G Zub, Chính ủy lực lượng phòng không Quân khu Mátxcơva. Vào cuối tháng 6, ông được triệu tập tới Bộ Quốc phòng và được chỉ thị tham gia vào một nhiệm vụ đặc biệt. Gần chục sĩ quan khác cũng được tập trung tại trụ sở Bộ Quốc phòng. Trong lúc chờ lệnh, họ thấy Nguyên soái Zhukov bước vào phòng của Bộ trưởng. Zub nhận thấy Zhukov có vẻ hơi lo lắng. Tuy nhiên, sự hiện diện của Zhukov củng đem lại cho Zub sự tự tin, nhiệm vụ sắp tới của ông sẽ thành công, nếu thậm chí ông có phải lần mò trong bóng tối. Trước đó khá lâu, Zub đã được lệnh lên danh sách 50 sĩ quan tin cậy để huy động vào việc thay thế đội cảnh vệ tại Kremlin khi họ hết phiên trực. Sau đó, ông được thông báo khi số cảnh vệ đó đã được thay thế bởi những sĩ quan tin cậy, tù nhân Beria sẽ được những quân nhân trung thành với Zhukov đưa ra khỏi điện Kremlin.

        Nhóm sĩ quan nói trên được đưa tới điện Kremlin trên hai xe ôtô lắp kính đen của Bulganin và Zhukov với danh nghĩa đi dự một cuộc họp; họ được dẫn vào một phòng đợi. Ngoại trừ Zhukov, tất cả mọi người vẫn chưa biết gì về nhiệm vụ của mình. Cuối cùng, Bulganin và Khrushchev ra khói phòng họp và giải thích cho các sĩ quan biết là họ đến đây để bắt giữ Beria. Khrushchev ra chỉ thị: theo tín hiệu của Malenkov ở bên trong phòng họp, họ sẽ ập vào theo từng cặp hai người từ ba cửa, ngăn chặn bất cứ âm mưu chạv trốn nào của Beria và bắt giữ ông ta.

------------------
        1. Tướng K.s Moskalenko, Vụ bắt giữ Beria, Tin tức Mátxcơva, số 23, 1990.

        2. Sau chiến tranh, hàng ngàn người Cô dắc bị phát xít Đức cầm tù, được quân Anh trao trả cho Liên Xô, dù trái với ý muốn của họ. Tại đó, họ nằm lại trong trại giam hoặc chịu số phận hâm hiu. Củng có nhiều bi kịch trong gia đình những người Cô dăc. Một vài sử gia đặt câu hỏi về sự khôn ngoan của người Anh khi tuân thủ yêu cầu của Kremlin trao trả người Cô dắc.



Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Chín, 2019, 10:32:32 am

        Họ sẽ chờ cho đến khi tình hình ổn định trở lại và giao nộp tù nhân cho một sĩ quan quân đội trung thành. Những biện pháp phòng ngừa khác cũng được triển khai. Zhukov và các sĩ quan được phép mang theo vũ khí vào điện Kremlin. Một giờ trước khi Beria đến, đội lính gác tại Kremlin đã được thay thể bởi những quân nhân chuyên nghiệp. Mọi người liên quan được phổ biến, nếu có trục trặc, nếu nhiệm vụ của họ thất bại, họ sẽ bị bắt giữ và bị buộc tội là “kẻ thù của nhân dân” - một tội đáng chết. Khi chuẩn bị vũ khí, súng lục tự động của mỗi người đều được kẹp chặt vào giữa một quyển tạp chí. Những thao tác nhỏ này khiến cả nhóm thêm hồi hộp.

        Trong lúc đó, Zhukov và các sĩ quan khác đứng đợi bên ngoài phòng họp. Sau này, ông nhớ lại: “Chúng tôi đã chờ. Một giờ đồng hồ trôi qua mà vẫn chưa có tín hiệu. Tôi tưởng tượng Beria đã bắt giữ những người kia và có lẽ đang tìm tôi. Khả năng đó làm chúng tôi cảnh giác. Thêm 15 phút nữa, chúng tôi đã nghe thấy tín hiệu”.

        Malenkov vẫn trong trạng thái căng thẳng và thậm chí không nêu được kiến nghị bắt Beria của Khrushchev để lấy biểu quyết, nhưng ông vẫn nhớ nhấn vào chiếc công tắc bí mật để ra tín hiệu cho các sĩ quan đang chờ bên ngoài. Zhukov xuất hiện đầu tiên, Moskalenkov đi sau cùng những sĩ quan khác. Lúc này, Malenkov hướng về phía Zhukov, nói: “Nhân danh Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, tôi đề nghị các đồng chí bắt giữ Beria để điều tra những cáo buộc về hành vi phạm tội”.

        Vào thời điểm đó, các sĩ quan làm nhiệm vụ bắt giữ liền mở nắp bao súng để phòng Beria tìm cách bỏ chạy. Zhukov, giữ đúng tư thế của một nhà chỉ huy, dõng dạc hô mệnh lệnh và rõ ràng là chúng cần thiết đế thị uy viên trùm cảnh sát mật đang sợ hãi.

        “Giơ tay lên! Đi theo chúng tôi”, Zhukov ra lệnh.

        Beria, bị sáu sĩ quan vây quanh, yêu cầu được vào phòng giải lao, và sau khi lấy lại được bình tĩnh, ông ta nói với họ: “Hãy ngồi xuống, các đồng chí”. Rõ rằng là đến phút chót, Beria vẫn hy vọng huy động được sự giúp đỡ từ những binh lính thuộc Bộ Nội vụ của ông ta. Nhưng để ngăn chặn khả năng đó, các đơn vị xe tăng và bộ binh của Zhukov đã được bố trí rồi.

        “Im lặng!”, Zhukov ra lệnh, “Anh không phải là chỉ huy ở đây.”

        Tiếp đó, Zhukov quay sang các sĩ quan và với một giọng dứt khoát ra lệnh bắn tù nhân nếu ông ta tìm cách bỏ chạy. Một số báo cáo cho biết, để đảm bảo Beria không thế trốn chạy, họ đã đập vỡ kính mắt và cát hết cúc quần khiến Beria phải dùng tay để giữ chúng.

        Năm người áp giải đưa tù nhân lên một chiếc limousine to của Chính phủ và đưa ông ta ra khỏi cổng Spassky vào đúng phiên đổi gác 3 giờ sáng. Zhukov vẫn ở lại. Điểm dừng chân đầu tiên của Beria là nhà tù Lefortovo, ông ta bị giam bí mật ở đó trong một tuần trước khi được chuyến tới một boongke ngầm dưới đất trong khuôn viên trụ sở của Bộ Chỉ huy Quân khu Mátxcơva.

        Việc bắt giữ Beria được công bố ngày 10 tháng 7. Một thời gian ngắn sau, Zhukov được bầu là ủy viên chính thức Ban Chấp hành trung ương Đảng và được bố nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Zhukov tạm thời lui vào trước sự chú ý của dư luận.

        Phiên tòa đặc biệt của Tòa án Tối cao Liên Xô xét xử Beria, người đôi khi bị gọi là “con quái vật ở điện Kremlin”, cùng sáu tay chân thân cận được tiến hành trong phòng kín, bắt đầu từ ngày 18 tháng 12 năm 1953. Những người ngoài cuộc duy nhất được phép có mặt tại phiên tòa là những sĩ quan thực hiện việc bắt giữ. Phiên tòa được mở ngay tại trụ sở Bộ Chỉ huy Quân khu Mátxcơva, chủ tọa là Nguyên soái Ivan Konev. Ngày 23 tháng 12, bản án được công bố: Beria bị xử với mức án cao nhất - tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân, tước quân tịch và các huân, huy chương. Phán quyết là cuối cùng, phạm nhân không có quyền kháng cáo. Cùng ngày hôm đó, bản án được thực thi.

        Một bài báo gần đây của đại tá Y. Klimchuk mô tả thời khắc cuối cùng của Beria:

        Vị chánh án nói với Moskalenko, một sĩ quan cấp cao: “Hãy hạ lệnh thi hành bản án”.

        Một vài phút sau, tại pháp trường, Moskalenko quay sang người phụ tá của ông, trung tá v.P. Yuferev, nói khẽ: “Đồng chí là người trẻ nhất trong chúng ta. Đồng chí thực hiện điều đó chứ”. Yuferev tiến lên một cách dứt khoát và rút khẩu súng ngắn ra khỏi bao.

        “Nhưng khi trông thấy cặp mắt lồi ra như dại của Beria, anh ta thấy ghê tởm. Cái nhìn bất hạnh và kinh hãi của hắn làm anh ta chờn lại”.

        Khi ấy, trung tướng P.F. Batitsky, một trong những người trực tiếp bắt Beria, bước lên.

        “Để đó cho tôi”, ông nói với Moskalenko và rút súng ra. Vị tướng giữ vẻ bình tĩnh, nhưng giọng của ông chứa đầy sự căm thù và tức giận. Gương mặt những bạn chiến đấu của ông đã bị giết hoặc tra tấn dưới bàn tay của Beria hiện lên trong tâm trí ông. Bản thân ông cũng đã thoát khỏi mưu đồ ám hại một cách kỳ diệu vào năm 1940.

        Một sĩ quan trẻ hơn mặt tái nhợt, nhìn người đàn ông đang quỳ trên mặt đất cầu xin tha tội chết. Sau khi được phép kết liễu đời Beria, Batitsky nhằm vào mục tiêu và nổ súng. Các sĩ quan bước tới bức tường để chắc chắn rằng Beria đã chết.

        Như tác giả Mỹ John Gunther đề cập, Beria giờ đây cùng với Genrikh Yagoda và Nikolai Yezhov, trong số những người chỉ huy lực lượng cảnh sát mật của Liên Xô cũ là những người chết theo cách không tự nhiên.

        Winston Churchill, trong lời bình luận ít được biết tới về vụ thanh trừng Beria, đã nói: “Beria - Siberia. Những điều kỳ lạ đang xảy ra ở đó.”

        Sau khi loại bỏ Beria, Nguyên soái Zhukov đã phát biểu một câu được trích dẫn ra đây: “Tôi coi nghĩa vụ của tôi phải đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc này”.

        Nguyên soái Konev nhìn xuống quan tài và nói: “Cái ngày mà tên này sinh ra thật đáng nguyền rủa”.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Chín, 2019, 10:34:29 am
        
CHƯƠNG 17

NGƯỜI ANH CẢ VÀ ZHUKOV

        Anh Cả có một mục tiêu rất lớn trong đầu là kêu gọi bóp méo sự thật, với việc viết lại những trang sử, kiêm duyệt tất cả sách báo - để kéo lùi ít nhất vài thiên niên kỷ của tiến trình lịch sử.
Phần Lời tác giả trong tiểu thuyết của George Orwell, 1984        

        Những hồi ức thật sự của Zhukov đã bị cắt xén trong lần xuất bản đầu tiên của 9 tập Hồi ký.
Theo báo chí Nga        

        Một người chỉ có thể phục vụ đất nước minh thiết thực, hết lòng nhờ vào sự thật và dấu tranh cho sự thật.
G.K. Zhukov        

        Năm 1989, công chúng Nga lần đầu tiên được biết chi tiết về việc nhiều đoạn hồi ký của Nguyên soái Zhukov đã bị cắt xén. Tất cả những trang sách, những đoạn văn, những câu chữ từng bị cắt trong cuốn hồi ký của ông xuất bản lần đầu từ 20 năm trước được tiết lộ. Trước kia Zhukov đã đồng ý phát hành cuốn hồi ký với những đoạn bị cắt xén - điều này diễn ra dưới thời Nikita Khrushchev nắm quyền, ông ta là người đầu tiên dám công khai tệ sùng bài cá nhân của Stalin - một vài nhân chứng gọi đây là “nhượng bộ đầu tiên của vị Nguyên soái không bao giờ chiến bại”. Nhưng đường như Zhukov có rất ít sự lựa chọn trong vấn đề này. Như vợ ông, Galina Aleksandrovna, giải thích với ông là nếu ông không đồng ý thỏa hiệp với những người kiểm duyệt của Đảng, cuốn sách sẽ không được phát hành.

        Zhukov bắt đầu viết hồi ký chiến tranh vào năm 1958 sau khi về hưu, nhưng ông cũng không biết liệu chúng có được xuất bản không. Hồi ký có tựa để "Nhớ lại và suy ngẫm", được xuất bản năm 1969 với số lượng 600.000 cuốn và ngay lập tức trở thành cuốn sách bán chạy nhất. 20 năm sau, 7 triệu bán in cuốn hồi ký được phát hành. Trong khi đó, bản đầy đủ không bị cắt xén chút nào, xuất hản lần thứ 11 năm 1992, được phát hành với số lượng 100.000 cuốn. Nó cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng.

        Maria Zhukova, con gái út Zhukov, viết rằng, cha cô chỉ phản ánh trong hồi ký những gì phù hợp với quan điểm của giới chính trị chóp bu thời điểm đó, nhiều chi tiết, bao gồm gần như toàn bộ chương đề cập đến cuộc thanh trừng của Stalin trong quân đội hồi trước chiến tranh, đã bị cắt bỏ.

        Những đoạn hồi ký bị cắt xén cùng các vụ thanh lọc trong quân đội giai đoạn 1937 - 1939 là những chi tiết liên quan đến các vấn đề như sự cố chấp của Stalin, những lời phê bình của Zhukov vào thời điểm cận kề quân phát xít Hitler xâm lược Liên Xô. Chẳng hạn, đoạn sau đây đã bị loại khỏi nguyên bản: Tôi sẽ không giấu giếm mà nói rằng, đúng là với chúng tôi vào thời điểm đó Stalin biết không ít, thậm chí là biết nhiều hơn những gì chúng tôi nắm được về các vấn đề liên quan đến chiến tranh và quốc phòng, có hiểu biết sâu sắc hơn và tầm nhìn xa trông rộng hơn. Tuy nhiên, khi phải đương đầu với những khó khăn trong chiến tranh, chúng tôi đã hiểu rằng những suy nghĩ chúng tôi về Stalin với tư cách là một người am hiểu tình hình và hội đủ mọi phẩm chất của một nhà lãnh đạo quân sự trở thành sai lẩm.

        Mọi người chắc hẳn nghĩ rằng, chính những nhà chỉ huy quân sự cấp cao như Zhukov tự họ cũng có thể có được sự tự tin và hiểu biết; rằng, trong khi họ ngây thơ đánh giá Stalin là một hình mẫu của một “thiên tài quân sự” trước khi các đội quân phát xít Đức tấn công chớp nhoáng vào Liên Xô, họ đã thấy những phương pháp thử nghiệm và sai lầm mà ngay cả người đứng đầu tối cao cũng có thể mắc phải. Điều mà Zhukov không đề cập là ở giai đoạn đầu chiến tranh, Bộ Tư lệnh tối cao ở Mátxcơva không có sự lựa chọn nào khác và phải lệ thuộc vào sự thiếu năng lực và sai lầm của một số tướng lĩnh ngoài mặt trận.

        Đoạn sau đây cũng bị cắt khỏi bản gốc:

       "Vào cuối tháng 5 năm 1941, Nguyên soái Timoshenko và tôi được triệu tập gấp tới Bộ Chính trị. Chúng tôi nghĩ rằng, cuối cùng thì chúng tôi cũng sẽ được phép ra lệnh đặt các quân khu ở biên giới trong trạng thái báo động cao. Vì vậy mọi người có thể tưởng tượng chúng tôi ngạc nhiên ra sao khi Stalin bảo chúng tôi: “Đại sứ Đức von Schulenburg đã chuyển cho chúng ta đề nghị của Chính phủ Đức cho phép họ tìm kiếm mộ của các binh lính Đức tử trận trong các trận giao tranh với quân đội Nga hoàng thời Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Do đó, phía Đức đã thành lập các nhóm công tác để đến các điểm trên biên giới theo bản đồ của chúng ta”.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Chín, 2019, 04:22:52 pm

        Điều này dĩ nhiên động chạm đến căn bệnh đa nghi của Stalin. Ông ta lo ngại các đơn vị quân đội của mình có thể gây ra những hành động khiêu khích hơn là một cuộc xâm lược thực sự của bọn Quốc xã. Dù trong trường hợp nào thì các sử gia Nga vẫn tiếp tục tranh cãi về những sự kiện phức tạp xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1939 đến tháng 6 năm 1941, trong đó có Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau nổi tiếng mà Liên Xô và Đức ký với nhau mùa hè năm 1939.

        Tương tự, một đoạn trao đổi trong đó có chi tiết lần đầu tiên Stalin được báo cáo rằng quân đội Hitler đã ồ ạt tấn công qua biên giới Xô viết cũng bị cắt bỏ.

        Phản ứng của Stalin lúc đó là: “Đấy không là đòn khiêu khích của các tướng Đức hay sao?”

        Nguyên soái Timoshenko đang có mặt trả lời: “Bọn Đức đang ném bom các thành phố của chúng ta ở Ukraina, Belorussia và vùng Baltic, còn bộ binh của chúng đang mở các chiến dịch trên toàn tuyến biên giới. Chắc chắn không thể là một đòn khiêu khích”.

        Stalin đánh giá: “Nếu cần tiến hành một đòn khiêu khích, thì các tướng Đức thậm chi sẽ ném bom chính các thành phố  của chúng”.

        Hơn nữa, ông nói: Hitler không làm điều mà hắn ta không chắc chắn. Việc cần thiết bây giờ là liên lạc khẩn cấp với Berlin”.

        Khi cuộc xâm lược mới bắt đầu, Zhukov gặp Stalin và đặt vấn đề tổ chức phản công lại quân Đức. Đoạn trao đổi sau dây có trong bản gốc và lần xuất bản sau đó, nhưng phần nói thêm về Lenin đã bị loại bỏ:

        Stalin (nổi cáu): Phản công cái gì? Đừng nói với tôi điều vớ vẩn đó.

        Zhukov: Nếu đồng chí nghĩ rằng, với tư cách là Tổng Tham mưu trương tôi chỉ báo cáo đồng chí những thứ không đâu vào đâu thì không còn gì cho tôi làm ở đây. Vì vậy, tôi đề nghị đồng chí hãy bố trí lại công việc cho tôi và điều tôi ra mật trận, ở đó, tôi chắc chắn sẽ có ích nhiều hơn cho Tổ quốc.

        Stalin: Đừng nên phấn khích thế! Nhưng này, nếu đồng chí cứ tiếp tục như vậy, chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề mà không cần đến đồng chí.

        Rồi Stalin (theo Zhukov cho biết) nói thêm câu sau (và câu này bị gạch đi trong bản gốc): “Chúng tôi đã làm mọi việc mà không có Lenin, vì thế chúng tôi chắc chắn sẽ giãi quyết vấn đề  mà không cần có đồng chí”.

        Vì tác giả của “Nhớ lại và suy ngẫnì' là vị Nguyên soái nổi tiếng nhất, anh hùng trong chiến tranh, nên giới lãnh đạo yêu cầu xem ngay bản thảo trước khi cuốn sách được ấn hành. Mikhail Suslov, phụ trách công tác tư tưởng của Đảng, sau khi đọc bản thảo đưa ra kết luận rằng, không một chỗ lược bỏ nào có thể làm thay đổi bản chất của cuốn hồi ký, nhưng tốt hơn cả là không nên xuất bản. Nhưng Brezhnev không đồng ý và cho phép xuất bản sau khi đã biên tập chặt chẽ. Theo Vladimir Karpov, một người chuyên nghiên cứu về cuộc đời của Zhukov, “trước đó, hai nhóm kiểm duyệt thuộc Ban Nội chính của Lục quân và Hải quân Xô viết và Cục Khoa học quân sự, Bộ Tổng tham mưu đã nghiên cứu cuốn sách”. Một trong những người tham gia hai nhóm trên thừa nhận rằng, nhiệm vụ chính của họ là “loại bỏ những chỗ đánh giá thấp về Đảng và công tác chính trị của Đảng trong cuốn hồi ký”.

        Không có gì ngạc nhiên khi việc kiểm soát bản thảo của Zhukov được thực hiện bởi một nhóm những phần tử xu nịnh trong Đảng, những vị cố vấn đã gây tổn thương cho Zhukov, trong khi ông giành hơn ba năm để hoàn thành cuốn sách được các sử gia đánh giá là hồi ký thời hậu chiến hay nhất tại Nga.

        Sau khi hoàn thành tác phẩm của mình, Zhukov còn phải mất nhiều tháng trời tranh cãi với những nhả kiểm duyệt. Thường là khi gửi lại các biên tập viên những trang bản thảo bị cắt xén, Zhukov cũng ghi chú ở dưới là: “Đề nghị để lại đoạn này” hoặc “tất cả những việc này đã xảy ra, sao các anh lại loại bỏ những chi tiết quan trọng như vậy?”... Nhưng trong những năm của sự bảo thủ, những yêu cầu trên đã bị phớt lờ. Một vài nhà nghiên cứu nói rằng, hờn 150 trang đã bị loại bỏ ra khỏi bản thảo dày 1430 trang ban đầu. Khi người ta hỏi nhà xuất bản, ai chịu trách nhiệm về những thay đổi như vậy, câu trả lời thường là: “sách của Georgi Konstantinovich bị kiểm duyệt ở cấp cao nhất”. Điều này có nghĩa là bản tháo đã được chuyển tới các ủy viên Bộ Chính trị và chắc hẳn là Mikhail Sulov đã dành nhiều thời gian nghiên ngẫm nó. Do đó, không thể nói còn có câu nào, đoạn nào không hợp khẩu vị của các ủy viên Bộ Chính trị.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Chín, 2019, 04:24:59 pm

        Mặc dầu vậy, hầu như không có nghi ngờ gì nếu những đoạn nói về các chiến dịch quân sự và đề cập đến quan hệ với các sĩ quan khác trong cuốn sách hoàn toàn là của Zhukov mà không có thêm thắt từ bên ngoài. Không ai có chứng cớ ngược lại. Ngoại trừ phần nói về cơn thịnh nộ của Stalin vào ngày quân Đức tấn công, trang 200 hoặc những cuộc trao đổi khác giữa Zhukov và Stalin trong thời gian chiến tranh có vẻ được giữ nguyên văn như trong bản thảo ban đầu.

        Về việc lồng danh tính chính trị của Brezhnev vào, cho đến nay được xem là việc thêm thắt nổi tiếng nhất vào văn bản gốc của Zhukov. “Bố tôi”, Maria Zhukova nói, “rất muốn được thấy quyển sách của ông được in vì ông lo ngại có thể qua đời trước khi nó được xuất bản”. Vào cuối những năm I960, Brezhnev là người đứng đầu Đảng và Zhukov được thuyết phục đế viết trong cuốn hồi ký rằng, mùa xuân năm 1943, ông ta mong muốn tới thăm Phương diện quân Bắc Caucasus để "tham kháo ý kiến” sĩ quan chính trị của đơn vị này về các chiến dịch, thời điểm đó, L.I. Brezhnev đeo hàm đại tá, Chính ủy Tập đoàn quân 18, còn Zhukov đã là Nguyên soái. Coi đó là một cái giá nhỏ cho việc xuất bản, vị Nguyên soái chỉ viết: “ông ấy có mong muốn”. Thực tế, hai người đã không gặp nhau trong suốt thời gian chiến tranh (mặc dù có lúc họ chí cách nhau 200 đến 300 dặm) và Zhukov không bao giờ nói họ có gặp nhau. Con gái của ông, Maria nói, sự can thiệp này khiến ông mất ngủ nhiều đêm và chứng đau đầu ghê gớm tái phát khiến ông ốm nặng. Maria nhớ lại: “Chính mẹ tôi, Galina Aleksandrovna đã thuyết phục cha tôi rằng, không ai tin ông đã tự mình viết ra những dòng chữ đó”. Bà đã thuyết phục ông cần biết hy sinh một phần trăm nhỏ của cuốn sách để cứu toàn bộ.

        Mệt mỏi và bất mãn trước việc bị cưỡng ép thay đổi và cắt bớt một số nội dung đáng kể và do những trì hoãn khó chịu trong việc ấn hành cuốn hồi ký của mình, Zhukov đã bị đột quỵ lần thứ hai vào cuối tháng 12 năm 1967 trong lúc đang nghỉ ngơi tại trạm điều dưỡng ở ngoại ô Mátxcơva. Ông phải nằm viện và đi điều dưỡng thêm 6 tháng nữa. Trở về nhà, tình hình sức khỏe của ông tiếp tục được cải thiện nhờ sự chăm sóc của vợ ông, Galina Aleksandrovna, vốn là một bác sĩ trị liệu.

        Lần tái bản mới cuốn hồi ký của Zhukov với những nội dung không còn bị bỏ bớt mặc dù có những đoạn phê phán Stalin, nhưng vẫn giữ nguyên được hình ảnh tích cực về vị Tổng Tư lệnh tối cao. Và nhiều nguyên soái khác không vì xu nịnh vẫn ca ngợi công lao của Stalin trong chiến tranh trên các trang hồi ký và vẫn tiếp tục viết về ông một thời gian lâu sau khi ông mất (như các nguyên soái Rokossovsky, Vasilevski và Meretskov.) Chẳng hạn, Zhukov đã viết về Stalin như thế này: “Với bản tính chính xác và nghiêm khác, Stalin đã đạt được những điều gần như không thể. Ổng có năng lực làm việc siêu phàm và một trí nhớ rất tốt. Công lao của Stalin thể hiện qua việc ông luôn đánh giá đúng giá trị những lời khuyên của các chuyên gia quân sự và sau đó tổng hợp lại để ban hành những chỉ thị, đường lối, phương hướng và những quy định được phố biến xuống các đơn vị bộ đội để triển khai thực hiện”.

        Theo Zhukov, kiến thức quân sự của Stalin không bao quát được tổng thể toàn cục chiến tranh, nhưng trong đa số các trường hợp ông đều có cảm nhận giống hầu hết mọi người và khá am hiểu tình hình. Phần lớn mệnh lệnh và yêu cầu của Stalin là “chính xác và công bằng”. “Stalin có đầu óc chiến lược tốt vì nó gần gũi với lĩnh vực quen thuộc của ông: chính trị, nhưng về các chiến thuật và triển khai trên thực tế thì ông không am hiểu cho lắm”, Zhukov bố sung.

        Được biết, cuối cùng thì đến cuối năm 1968, Kremlin mới duyệt xong bản thảo; lúc này, hồi ký đã có thể được xuất bản. Những bản sách đầu tiên được bày trên giá các hiệu sách vào mùa xuân năm 1969. Trong vòng vài tháng, Zhukov nhận được 10.000 lá thư của dộc giả, ca ngợi ông, đề nghị chỉnh sửa và đưa ra nhiều hình luận, ấn bản đầu tiên nhanh chóng bán hết, người dân Xô viết giờ đây biết tới vị “Nguyên soái của chiến thắng”. Hình ảnh Zhukov lại bừng lên, thoát khỏi sự lãng quên, thậm chí ông còn được chọn làm đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn Liên hang lần thứ XXIV tổ chức tại Mátxcơva vào tháng 3 năm 19712.

-------------------
        1. Maria Zhukova, Literaturnaya Rossiya, ngày 17 tháng 6 năm 1994.

        2. Nhưng người ta đã ngăn cản ông; các bác sĩ khuyên ông không nên đi dự Đại hội, đích thân Brezhnev nói với Galina rằng, Zhukov sẽ phải ngồi và đứng quá lâu tại Đại hội, ít nhất trong 4 tiếng đống hồ, ông không đủ sức. Và để đảm bảo Zhukov sẽ không tham dự người ta yêu cầu Galina tác động. Brezhnev không muốn vị anh hùng nổi tiếng nhất trong chiến tranh có mặt tại Đại hội này. Một nhân chứng đã nhận thấy lần đầu tiên Zhukov rơi nước mắt.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Chín, 2019, 04:27:27 pm

CHƯƠNG 18

TÌNH BẠN GIỮA EISENHOWER VÀ ZHUKOV

        Zhukov nói rằng, con gái ông kết hôn vảo ngày đó nhưng ông đã không thể có mặt tại buổi lễ, vì ông còn phải gặp “người bạn cũ”, tướng Eisenhower nay là Tổng thống Mỹ.
JOHN EISENHOWER, Một con người nghiêm nghị, 1969       

        Khi chúng tôi bay tới Liên Xô năm 1945, tôi không nhìn thấy một ngôi nhà nào ở khu vực biên giới phía Tây của đất nước này cũng như ở vùng ngoại ô Mátxcơva. Nguyên soái Zhukov bảo tôi, tổng số phụ nữ, trẻ em và người già bị giết hại lớn đến mức Chính phủ Liên Xô không thể thống kê đầy đủ được.
Tướng DWIGHT EISENHOWER       

        Một người Mỹ được cả thế giới ngưỡng mộ và “vị Nguyên soái của những chiến thắng” lừng danh người Nga lần đầu tiên gặp nhau vào tháng 6 năm 1945 như những người lính già thường gặp nhau. Thành tích chiến đấu vẫn còn “nóng hổi” của Georgi Konstantinovich Zhukov, như chiến thắng tại Mátxcơva, Stalingrad, vòng cung Kursk và Berlin đã nổi tiếng với Dwight David Eisenhower (gọi thân mật là “Ike”). Bắt chặt tay Zhukov, vị khách Mỹ chăm chú nhìn trong đúng 5 giây rồi thốt lên: “Ngài là như vậy à!”

        Mặc dù hai người đến từ hai thế giới khác nhau, nhưng họ hợp nhau như những người đồng đội, như điềm lành báo trước cho quan hệ tương lai giữa hai cường quốc. Có một khoảng khắc đầy cảm hứng khi hai quân nhân trao cho nhau những huân chương cao quý của Chính phủ họ. Tình bạn giữa họ càng thêm đậm đà khi tướng Eisenhower, cùng với viên phó - tướng Lucius Clay và con trai John Eisenhower, một trung úy, tới thăm Liên Xô với tư cách là khách mời của Zhukov vào tháng 8 năm 1945. Những vị khách Mỹ được trải thảm đỏ đón chào và Zhukov nói họ có thể thăm bất kỳ nơi nào họ muốn trên đất Liên Xô, dù ở Vladivostock, cách Mátxcơva tới bảy múi giờ về phía Đông. Tuy nhiên, Ike thích thăm Mátxcơva hơn, ông muốn đến Bảo tàng Kremlin1, nơi cất giữ những báu vật của các Sa hoàng (mà dưới thời Stalin, khách bình thường không được vào xem) và thành phố do Pie Đại để đã xây dựng (thời chiến mang tên Leningrad, nay lại trở về cái tên St Petersburg). Trong một cuộc diễu hành thể thao trên Quảng trường Đỏ, Stalin đã mời Ike đứng trên Lễ đài Lăng Lênin, đó là lần đầu tiên một quan chức nước ngoài được phép có mặt ở vị trí đó.

        Dĩ nhiên, quan hệ thân thiện của Ike đối với Zhukov không phải là duy nhất. Chẳng hạn, tướng Clay cũng bày tỏ tình cảm tương tự; sau này, ông viết: “Tôi có thiện cảm với Nguyên soái một cách tự nhiên và chưa bao giờ có suy nghĩ khác”. (Trong công trình nghiên cứu của mình, ông còn phát hiện ra một vị tướng Nga khác, cũng rất nổi tiếng với những chiến công xuất sắc trước quân phát xít của Hitler, thực sự đã sát cánh với quân Mỹ trong Thế chiến thứ nhất. Ông là Nguyên soái Rodion Malinovsky, người lên làm Bộ trưởng Quốc phòng thay Zhukov năm 1957, từng tham gia chiến đấu tại Pháp tháng 6 năm 1916 hồi còn trẻ khi Mátxcơva điều hai lữ đoàn bộ binh tới Pháp bằng đường biển để tăng viện cho quân Đồng minh. “Tôi cảm thấy có khí thế khi chiến đấu bên cạnh quân Mỹ”, Malinovsky nói với các nhà báo Mỹ năm 1943, “về mặt tinh thần, tôi thấy dễ hòa hợp với người Mỹ hơn là với binh lính các nước khác”).

        Tuy vậy, cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Eisenhower và Zhukov suýt kết thúc tồi tệ nếu không nhờ đến khả năng ngoại giao khéo léo của Ike. Nhớ lại lần gặp đó tại Berlin, Zhukov cho biết, hai bên đã mở đầu bằng việc trao đổi một vài sự kiện chính của cuộc chiến vừa mới kết thúc. Eisenhower thuật lại cho Zhukov những vấn đề lớn phải giải quyết khi thực hiện chiến dịch đố bộ lên đất Pháp năm 1944, rồi những khó khăn khi Hitler bất ngờ tổ chức phản công tại vùng rừng Ardennes. Sau đó, chủ đề câu chuyện chuyển sang một vấn đề nghiêm túc: tổ chức một chính quyền bốn bên tại Đức như thể nào.

        Chỉ một phút sau khi phần trang trọng của cuộc trao đổi bắt đầu, một tình huống khó xử xảy ra. Eisenhower đề cập vấn đề tiến vào Berlin (của quân Đồng minh);

        - Chúng ta sẽ phải thỏa thuận một số vấn đề liên quan tới việc tổ chức Hội đồng Kiểm soát (cơ cấu điều hành, quản lý nước Đức của Đồng minh) và quy chế đảm bảo các tuyến giao thông liên lạc trên bộ tới Berlin đi qua vùng kiểm soát của quân đội Xô viết cho các nhân viên Mỹ, Anh và Pháp.

------------------
        1. Eisenhower mô tả những đồ trang sức, kim cương, trang phục nạm kim cương, vàng bạc và các hiện vật trưng bày khác của Bảo tàng là “những đồ vật tráng lệ". Ông cho biết, lúc đến thăm quan Bảo tàng, hầu như toàn bộ nhân viên Đại sứ quân Mỹ đã đi theo với danh nghĩa “đoàn tháp tùng”. Đại sứ Mỹ Avercll Harriman và tướng J.D. Dean cùng với Zhukov đứng đón ở tiền sảnh. (A.W. Harriman và E. Abel, Đặc phái viên của Churchill và Stalin, 1941 - 1946, Luân Đôn, 1976).


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Chín, 2019, 04:28:13 pm

        Zhukov cũng chỉ ra nhu cầu thành lập các hành lang bay:

        - Có lẽ theo tôi, chúng ta phải nhất trí không chỉ việc liên lạc trên mặt đất mà còn phải thảo luận những vấn đề liên quan các chuyến bay tới Berlin của không quân Anh, Mỹ qua khu vực của người Xô viết.

        Nghe thấy thế, tướng Carl Spaatz, thành viên trong đoàn tuỳ tùng của Eisenhower, Tư lệnh không quân chiến lược Mỹ, ngả người ra lưng ghế và buông một câu ngạo mạn:

        - Không quân Mỹ đã và đang bay tới bất cứ đâu và không thể bị hạn chế.

        Khi những từ này dịch sang tiếng Nga, Zhukov thẳng thừng đáp lại:

        - Không quân của các ngài không được phép bay qua vùng kiểm soát của Liên Xô mà không bị hạn chế. Các ngài chỉ được phép bay theo các hành lang quy định.

        Eisenhower can thiệp vào ngay, ông nói với Spaatz:

        - Tôi không trao quyền cho ngài đặt vấn đề bay của không quân theo cách như vậy ở đây. - rồi quay sang Zhukov - Thưa Nguyên soái, hôm nay, tôi tới đây gặp ngài với tư cách cá nhân. Còn những vấn đề công việc, chúng ta sẽ giải quyết sau khi thành lập Hội đồng Kiểm soát.

        Zhukov đáp:

        - Tôi tin rằng, chúng ta, với tư cách là những người lính kỳ cựu, sẽ tìm được tiếng nói chung và sẽ làm việc cùng với nhau. Còn bây giờ, tôi chỉ có một đề nghị: ngài hãy rút quân Mỹ ra khỏi khu vực Thunringia càng sớm càng tốt vì theo Hiệp định Yalta giữa những người đứng đầu các chính phủ Đồng minh, chỉ quân đội Xô viết mới được quyển đóng quân ở Thunringia.

        - Tôi đồng ý với ngài và sẽ quyết để làm được như vậy.

        Đến đây, Zhukov không muốn hỏi Eisenhower xem ông ta sẽ quyết yêu cầu làm điều đó với ai. Đối với Zhukov, đây là vấn đề chính sách lớn của hai chính phủ mà chủ yếu là của Tổng thống Truman và Thủ tướng Churchill.

        Sau các nghi thức, Zhukov mời Eisenhower và những người cùng đi ăn trưa ngay tại văn phòng của ông trước khi các vị khách bay về tổng hành dinh của họ tại Frankfurt-am-Main.

        Nhận xét chung cuộc trao đổi đầu tiên, Zhukov nói: “Những thể hiện bên ngoài của Eisenhower đã gây ấn tượng tốt cho tôi”.

        Zhukov trở thành một nhân vật quen thuộc tại các buổi lễ và các cuộc duyệt binh trong những ngày lễ quốc gia cũng như những ngày kỷ niệm chiến thắng tại chau Âu và Viễn Đông. Trong những dịp đặc biệt đó, Zhukov thường mặc một chiếc áo khoác quân phục được trang điểm rất nổi bởi những hàng huân chương, huy chương và dây ruybăng lấp lánh. Nhưng không phải mọi quân nhân Đồng minh đều có đánh giá tích cực. Một vị tướng Mỹ, nổi tiếng bơi tính ưa phô trương và khoe khoang, cho rằng, những gì trên bộ ngực đồ sộ của Zhukov quá lòe loẹt. Kể về cuộc gặp Zhukov tại lễ ăn mừng chiến thắng của liên quân Đồng minh vào tháng 9 năm 1945, tướng George Pattron đã viết cho vợ mô tả bộ quân phục trang trọng của Zhukov giống như một bộ trang phục trong vỏ opera hài - được phủ đầy huân chương. (Khi chính Patton nhận Huân chương Kutuzov của người Nga tại đại bản doanh của Nguyên soái Fyodor Tolbukhin, ông ta đã viết trong nhật ký của mình: “Ổng ta là một người “hạ đẳng”, lúc nào cũng có mồ hôi”). Mặc dù ông là vị tư lệnh xuất sắc của lực lượng thiết giáp, nhưng những phát biểu mang tính chính trị của Patton và thái độ chống Nga, chống Anh thường khiến ông ta rơi vào những trạng thái căng thẳng. Zhukov đã khiếu nại về việc Patton quá chậm trễ khi giải tán và tước khí giới những đơn vị lính Đức trong khu vực kiểm soát của ông ta. Còn Patton đã nhiều lần cự nự: “Tại sao chúng ta phải quan tâm đến những gì mà người Nga nghĩ’’; và cũng từng thế hiện quan điểm: “sớm hay muộn thì chúng ta cũng sẽ phải chiến đấu với những kẻ đáng nguyền rủa này”; cấp trên trực tiếp của ông ta quát: “Im miệng đi anh ngốc Georgie”. Sau đó, ông ta còn bị Eisenhower trách cứ vì phát ngôn như vậy.

        Ban đầu, Zhukov cũng có bất đồng với Thống chế Anh Montgomery về việc giam giữ lính Đức của lực lượng chiếm đóng Anh. Nhưng vì theo quan điểm của Liên Xô, vấn đề quân lính Đức là cấp thiết nên Zhukov đã gửi một bức giác thư tới Hội đồng Kiểm soát với nội dung mà Montgomery coi là một sự công kích cá nhân. (Trong hồi ký của mình, Montgomery sử dụng những cụm từ như: “ông ta cáo buộc tôi”, “một sự công kích trực tiếp nhằm vào chúng tôi”, “nghi ngờ đối với dự định của chúng tôi”, “một thách thức trực tiếp”...). Monty cho biết, tháng 11 năm 1945, đúng vào thời điểm toàn bộ các vấn đề tại vùng do Anh kiểm soát xem chừng đang tiến triển tốt, Zhukov đã khiếu nại lên Hội đồng Kiểm soát về việc quân Anh vẫn tiếp tục duy trì hàng ngàn binh lính Đức được tổ chức thành các đơn vị trong khu vực kiểm soát của họ. Zhukov đã gửi một bức giác thư “tố cáo tôi”, Monty nói, “nó thiếu thiện ý”; cần phải có một hành động “phản công mạnh mẽ” bức giác thư đó. Monty đi đầu và chuẩn bị văn bản phản ứng lại. Nhưng vấn đề  trên cuối cùng cũng được giải quyết một cách cặn kẽ ổn thỏa và Monty nói rằng, lần gặp Zhukov sau diễn ra trong không khí rất thân thiện và quan hệ của ông với vị Nguyên soái Nga vẫn rất tốt mặc dù những người Xô viết vẫn còn thái độ nghi ngờ sâu sắc về sự tồn tại của những đơn vị lính Đức1.

-----------------
        1. Xem Hồi ký của Thống chế Montgomery, Tử tước vùng Alamein, Luân Đôn, 1958.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Chín, 2019, 04:29:49 pm

        Nhưng nhìn chung, Eisenhower và các tướng lĩnh cấp cao của phương Tây không rút lại sự ngợi ca dành cho Zhukov với tư cách một chiến binh - sự lãnh đạo cương quyết của ông (nhưng thường bị chỉ trích), tình cảm gần như là cuồng tín của ông, lòng can đảm và tính tự chủ của ông. Tuy vậy, đôi lúc, họ cũng cảm thấy khó chịu trước thái độ tàn nhẫn của Zhukov, thế hiện ở việc Zhukov không bao giờ quan tâm đến cái giá sinh mạng của binh lính trong mỗi chiến dịch đế giành được lợi thế quân sự mong muốn. Nhưng công bằng mà nói, có sự khác nhau rất lớn về mức độ ác liệt trên các chiến trường ở mặt trận phía Đông và phía Tây. Hơn nữa, sự tàn khốc của tấn thảm kịch do quân đội Hitler gây ra trên đất nước Xô viết đã thúc đẩy những người lính Hồng quân làm tất cả mọi thứ có thể để đẩy lui quân thù và đào mồ chôn chúng càng sớm càng tốt, bảo vệ Tố quốc họ.

        Eisenhower nói rằng, càng biết nhiều về chiến trường ở phía Liên Xô, ông ta càng hiểu được lòng căm thù của người Nga đối với quân Đức, sẽ là điều hoàn toàn ngạc nhiên nếu Hồng quân không có thái độ hận thù đối với quân Đức và không có thái độ cứng rắn đối với thực tại chiến tranh hơn là đối với trường hợp các nước tránh xa được trạng thái thù địch. Thậm chí ngay trong những chiến dịch thành công, ông nói, quân đội của Zhukov đã phải trả giá đắt cho thắng lợi họ giành được1.

        Tai Hội nghị Postdam tháng 7 năm 1945, Stalin và Zhukov đã bàn về việc mời Eisenhower sang thăm Mátxcơva. Zhukov gợi ý Ike đến thăm Mátxcơva nhân dịp một đại hội thể thao lớn dự kiến diễn ra vào ngày 12 tháng 8. Eisenhower nhận lời và Stalin chỉ thị gửi thư mời chính thức tới Washington, nhấn mạnh rằng, vị tướng Mỹ sẽ là khách mời của cá nhân Zhukov trong thời gian ở Mátxcơva. Điều này có nghĩa là, vị khách Mỹ được mời tới Mátxcơva không phải với danh nghĩa là nguyên thủ hay chính khách mà chỉ là một viên tướng nổi tiếng trong Thế chiến thứ hai.

        “Vì Eisenhower là khách chính thức của tôi”, Zhukov nói, “nên tôi sẽ về Mátxcơva với ông ta và cùng ông ta đi thăm Leningrad, và chúng tôi sẽ cùng bay trở về Berlin”. Ike và Zhukov sẽ có nhiều thời gian để trao đổi quan điểm về những khía cạnh khác nhau của cuộc chiến. Khi hai người anh hùng chiến tranh tới dự một trận thi đấu bóng đá vào một tối tại Mátxcơva, các cổ động viên nhận ra Eisenhower đã đứng dậy hoan hô nồng nhiệt.

        Về những cuộc đàm thoại khá lâu của họ, Zhukov cảm thấy Eisenhower “khá là thẳng thắn trong những gì mà ông ta trình bày” và vấn đề ông quan tâm nhất là những chiến lược trong chiến tranh được triển khai dưới sự chỉ huy của Bộ Tổng chỉ huy các lực lượng Đồng minh tại châu Âu.

        Zhukov nhớ lại những điều Eisenhower nói với ông về năm 1941 định mệnh:

        Mùa hè năm 1941, khi Đức Quốc xã tấn công Liên Xô và Nhật Bản bộc lộ đã tâm gây chiến tại Thái Bình Dương, không quân Mỹ được động viên lên đến 1,5 triệu người. Đối với hầu hết mọi người trong Bộ Chiến tranh và chính quyền Hoa Kỳ, việc Nhật Bản tấn công vào Trân Châu cảng là khá bất ngờ... Khi cuộc chiến của Liên Xô chống quân Đức nổ ra, chúng tôi đã không thể tiên đoán được liệu người Nga sẽ cầm cự được bao lâu và liệu họ có chịu dược đòn tấn công dữ dội của quân Đức hay không. Giới kinh doanh Mỹ cùng với Anh vào thời điểm đó rất quan tâm đến nguồn nguyên liệu thô của Ân Độ, nguồn dầu mỏ ở Trung Đông cũng như cả khu vực Trung Đông và vùng vịnh Persia nói chung.

        Zhukov đã phê phán suy nghĩ trên và những đánh giá của Eisenhower về tình hình năm 1942, vì như những gì người ta biết, Mátxcơva rất hy vọng lực lượng Đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Pháp trong năm đó.

        Từ những gì ông ta (Ike) nói, có thể thấy rõ mối quan tâm cơ bản của nước Mỹ trong năm 1942 là bảo toàn vị thế quân sự và kinh tế của mình hơn là mở một mặt trận thứ hai ở châu Âu. Về mặt lý thuyết, Mỹ và Anh đã bắt đầu suy nghĩ về việc mở một mặt trận thứ hai ở châu Âu vào cuối năm 1941, nhưng đã không có hành động cụ thể nào được thực hiện cho mãi đến năm 1944.

-------------------
        1. Eisenhower ghi nhận rằng, ông ngạc nhiên khi Zhukov có lần nói với ông rằng, bộ đội của Zhukov đã từng tiến công qua một bãi mìn cứ như thể không có mìn ở đó. Trong khi với Ike, ông luôn sử dụng các đơn vị công binh để rà phá mìn ở mức tối đa. Nhưng Zhukov nói rằng, tổn thất trên các bãi mìn chi ngang bằng với những tổn thất do súng máy và pháo nếu quân địch sử dụng để phòng ngự tại những khu vực cụ thể. Eisenhower có ảnh hưởng đặc biệt đối với những viên chỉ huy Anh và Mỹ khiến họ luôn áp dụng chiến thuật tương tự


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Chín, 2019, 11:07:01 am

        “Chúng tôi”. Eisenhower nói với Zhukov, “đã từ chối lời đề nghị  của người Anh mở cuộc tấn công vào Đức qua Địa Trung Hải chỉ thuần tuý là lý do quân sự chứ không vì mục đích nào khác”.

        Zhukov nhận thức đầy đủ về những khó khăn liên quan đến chiến dịch đổ bộ lên Normandy.

        Trong hồi ký của mình, Zhukov viết, quân Đồng minh hiển nhiên là hiểu rõ sức kháng cự của quân Đức dọc theo bờ biến nước Pháp đối diện nước Anh qua eo biển Măngsơ và vô cùng lo lắng về cái gọi là “Bức tường Đại Tây Dương” được tuyên truyền rộng rãi mà Hitle cho xây dựng trên đất Pháp để ngăn chặn một cuộc đổ bộ của Đồng minh. Kế hoạch mở cuộc tiến công qua eo biển Măngsơ cuối cùng đã có được sự nhất trí của người Anh vào tháng 4 năm 1942, nhưng sau đó Thủ tướng Anh Churchill vẫn cố thuyết phục Tổng thống Mỹ Roosevelt tiến hành đổ bộ qua Địa Trung Hải. Theo Eisenhower, không thể mở Mặt trận thứ hai vào năm 1942 - 1943 vì quân Đồng minh chưa chuẩn bị sẵn sàng cho một chiến dịch hiệp đồng có tính chiến lược lớn như vậy. Nhưng Zhukov cũng đồng tình với sự không tin tưởng của các nhà lãnh đạo trong điện Kremlin, cho rằng, phát biểu của Eisenhower là “xa rời thực tế". Zhukov tuyên bố: “Quân Đồng minh lẽ ra đã có thể mở Mặt trận thứ hai vào năm 1943, nhưng họ đã không khẩn trương làm điểu đó, mà lại chờ quân đội của chúng tôi gây thêm nhiều thiệt hại cho quân Đức, chờ cho chúng bị kiệt sức thêm.”

        Trong khi nói chuyện, Zhukov hỏi Eisenhower:

        - Sự thực thì Bức tường Đại Tây Dương là như thể nào?

        - Thực ra không có bức tường nào hết, chỉ là vài cái giao thông hào bình thường và chúng không liên kết một cách liên tục. Có chưa đầy 3.000 khẩu đại bác các cỡ được bố trí trên toàn tuyến “bức tường”, trung bình chỉ có hơn một khẩu pháo trên một km chiều dài. Chỉ có một số công sự bằng bêtông kiên cố được trang bị pháo tầm xa nên chúng không thể ngăn cản được bước tiến của chúng tôi.

        Có vẻ như quân Đức không chú trọng nhiều tới các tuyến phòng thủ của chúng tại Pháp để chống lại một cuộc tấn công quy mô của quân Đồng minh xuất phát từ Anh. Tướng Franz Haider, Tổng tham mưu trưởng quân Đức thừa nhận “sự không tin cậy” của “Bức tường”. Halder viết trong hồi ký: “Quân Đức không có các trận địa phòng ngự chống lại lực lượng đổ bộ của Đồng minh tấn công dưới sự yểm trợ của không quân lúc đó đang làm chủ hoàn toàn bầu trời1.

        Theo Eisenhower, những khó khăn chủ yếu khi tấn công vào Pháp là công tác đảm bảo hậu cần cho quân đổ bộ khi vượt qua eo biển Măngsơ.

        Đăm chiêu nhớ lại những sự kiện trên sau chiến tranh, Zhukov nói, ông băn khoăn khi xem bộ phim “Ngày dài nhất’ của Hollywood vào năm 1965, dựa trên sự kiện lịch sử là cuộc đổ bộ Normandy tháng 6 năm 1944. Ông thấy trong phim quân Đức tỏ ra mạnh hơn hẳn trên thực tế. Zhukov rõ ràng là thất vọng nói: “Ý nghĩa chính trị của bộ phim dễ dàng hiểu được, những rốt cục vẫn có một vài hạn chế". Tuy nhiên, Zhukov cảm thấy ngạc nhiên khi lần đầu tiên ông nghe tới cuộc đổ bộ đó: “Cuộc đổ bộ lên Normandy thực sự là một chiến dịch quy mô lớn và đòi hỏi không được mắc sai lầm. Nếu muốn có thành công thì phải chuẩn bị và thực hiện tốt”.

        Theo quan điểm của Zhukov, quân Đức đã không có bất cứ kháng cự dáng kể nào trước quân Đồng minh cho đến tận tháng 7 năm 1944 khi họ chuyển quân từ bờ biển nước Pháp. Nguyên soái đề cập tới một cuốn sách có tựa để “Bộ Tư lệnh tối cao ” của F.c Pogue, trong đó viết rằng, Tập đoàn quân số 1 của Mỹ dưới sự chỉ huy của tướng George Patton chỉ mất có 3 người lính vào ngày 23 tháng 4 năm 1945, trong khi cùng ngày hôm đó, họ bắt được 9.000 binh lính và sĩ quan Đức. Zhukov hoài nghi về những tốn thất mà đội quân 3 triệu người của Mỹ phải gánh chịu khi tiến quân theo tất cả các hướng từ sông Rhine. Ồng nói rằng, con số thương vong của quân Mỹ chỉ chưa tới 10.000 người, trong khi số tù binh Đức lên đến hàng trăm ngàn.

        Về trận phản kích tại Ardennes của quân đội Hitler, Zhukov nói: “Tôi rất quan tâm đến đòn phản công của quân Đức vào cuối năm 1944 và công tác phòng thủ của quân Đồng minh tại đó”. Ông nhận xét, Eisenhower và tướng lĩnh của ông ta "luôn ngần ngại khi nói về điều đó". Tuy vậy. từ những điều họ nói, có vẻ như trận phản công của quân Đức tại Ardennes diễn ra hoàn toàn bất ngờ đối với Bộ Tổng chỉ huy quân Đồng minh và Bộ Chỉ huy Tập đoàn quân 12 dưới quyền tướng Omar Bradley. Kế hoạch mở chiến dịch đó của quân Đức chung quy là nhằm một lần nữa chọc thủng phòng tuyến của quân Đồng minh mà Hitler đã thực hiện trên hướng Dunkirk hồi tháng 5 năm 1940. Lần này, chúng lại đặt kế hoạch tiến nhanh về phía bờ biển và chia cắt, tiêu diệt các lực lượng Dồng minh, lần này là liên quân Anh - Mỹ.

--------------------
        1. Franz Haider, Nhật ký của Haider, Washington DC, 1950.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Chín, 2019, 11:09:05 am

        Vào đêm Giáng sinh, đội tiên phong của quân Đức đã tiến tới bờ Tây sông Liège. Trên đường rút lui, quân Anh - Mỹ bỏ lại vô khối xe cộ, đạn được và xăng dầu. Quân Đức đã xốc lại lực lượng để mở mặt trận Dunkirk thứ hai. Đến lúc này. Churchill đề nghị Stalin gỡ thế bí cho quân Anh - Mỹ bằng cách mở một chiến dịch tấn công bên phía mặt trận Xô - Đức. Câu trả lời có ngay ngày hôm sau rằng. Hồng quân sẽ bắt đầu các đòn tấn công quân Đức vào ngày 12 tháng Giêng, sớm hơn nhiều so với kế hoạch, ban đầu trên toàn tuyến mặt trận phía Đông, từ Baltic tới Capathians. Diễn biến này đã giúp giảm áp lực lên quân Đồng minh. Cùng lúc đó, Tập đoàn quân 3 của tướng Pattron đã tiến quân với tốc độ truy kích để hỗ trợ quân của tướng Bradley đang chịu những đòn phản công của Đức ở Ardennes.

        Trong hồi ký của mình, Zhukov nêu vấn đề phân bố các khoản viện trợ “cho vay - di mượn”. Liên Xô nhận được những khoản “viện trợ” mà nền kinh tế của họ rất cần: máy móc, thiết bị hạng nặng, nhiên liệu và lương thực, thực phẩm. Ỏng cho biết, Liên Xô đã nhận được 400.000 xe Jeep và xe vận tải, nhiều đầu máy xe lửa và các hệ thống thông tin liên lạc từ Mỹ và Anh. Nhưng ông củng nhấn mạnh, tất cả các đồng nghiệp và các quan chức Bộ Ngoại giao cùng khẳng định, những vật tư, trang thiết bị này không thể đóng vai trò quyết định trong thắng lợi của Liên Xô đối với Đức. Để chứng minh quan điểm của mình, ông nói Liên Xô đã tiếp nhận từ Mỹ và Anh khoảng 18.000 máy bay và hơn 11.000 xe tăng dưới hình thức “vay - mượn” trên, số vũ khí này chiêm chưa tới 10% tổng số vũ khí, đạn được do Liên Xô tự sản xuất cung cấp cho các lực lượng vũ trang trong chiến tranh. Vì vậy, theo ông, các khoan vay - mượn đó không thể đóng vai trò quyết định trên mặt trận Xô - Đức.

        Zhukov cho biết, trong chuyến thăm Liên Xô, Eisenhower đặc biệt quan tâm tới chiến dịch giải vây ở Leningrad củng như các chiến dịch ở Mátxcơva, Stalingrad và Berlin. Khi Ike hỏi Zhukov với tư cách là Tư lệnh Phương diện quân, ông đã phải chịu dựng gian khổ như thể nào về mặt thể chất trong thời gian chỉ huy Chiến dịch Mátxcơva, Zhukov trả lời như sau:

        Chiến dịch Mátxcơva là thử thách với cả chiến sĩ lẫn Tư lệnh. Trong suốt thời gian diễn ra những trận đánh ác liệt nhất đó, từ ngày 18 tháng 11 đến ngày 8 tháng 12, tôi chỉ được ngủ không quá hai giờ một ngày. Để giữ sức khỏe và khả năng làm việc, tôi luôn thực hiện những bài tập ngắn nhưng thường xuyên, uống cà phê đặc và có lúc cho phép bản thân ra ngoài trượt tuyết 15 đến 20 phút. Khi giành được thắng lợi mang tính bước ngoặt, tôi ngủ rất say đến nỗi không ai đánh thức được. Stalin điện thoại cho tôi hai lần và được mọi người thông báo “Zhukov đang ngủ và chúng tôi không thể nào đánh thức được1.”

        Khi Eisenhower và đoàn tùy tùng từ Berlin đến Mátxedva, Stalin lệnh cho Tổng Tham mưu trương A.I. Antonov giới thiệu cho Ike biết toàn bộ các kế hoạch chiến dịch của Hồng quân tại vùng Viễn Đông đã được triển khai mấy ngày trước đó. Ike được đưa vào Phòng Chiến tranh và được đón tiếp một cách thân mật. Stalin nói khá nhiều với Eisenhower về cuộc chiến tranh, nêu quan điểm của ông rằng: Chiến tranh thế giới lần thứ hai là kết qua của những chính trị gia có đầu óc thiển cận đồng loã với thái độ hiếu chiến của Hitler.

        Khi trở về Berlin trên chuyên cơ của Ike, hai người đã có dịp chuyện trò với nhau nhiều hơn. Zhukov cảm thấy hoàn toàn thoải mái trên chuyến bay. Trước khi ngồi xuống ghế, ông cởi áo khoác quân phục, để lộ chiếc áo lót bằng lụa màu xanh. Khi Ike đề nghị Nguyên soái hãy chợp mắt một lát, Zhukov từ chối vì nghĩ rằng chỉ có một chiếc giường trên máy bay và cũng không muốn tỏ ra mệt mỏi. Nhưng còn một chiếc giường khác dành cho Ike và do vậy cả hai đều có thể ngả lưng. Trước lúc máy bay hạ cánh xuống Berlin, Zhukov hỏi mượn Ike mấy cuốn tạp chí cho cô con gái, cả Eisenhower và anh con trai John lướt qua các giá sách, cẩn thận chọn một số quyển tạp chí để chắc chắn không có những bài báo mang nội dung chống Liên Xô trong đó.

        Cuộc gặp cuối cùng giữa Eisenhower và Zhukov diễn ra vào năm 1955 tại Hội nghị thượng đỉnh Geneva giữa Mỹ, Pháp, Anh và Liên Xô. Khi ấy, Eisenhower đã là Tống thống, Zhukov là Bộ trường Quốc phòng. Nhiều nhà quan sát Mỹ cho rằng, sự có mặt của Zhukov trong đoàn dại biêu Xô viết tới Geneva (gồm Bulganin, Khrushchev, Molotov, Zhukov và Gromyko) chủ yếu là “để trang tri'”, nhưng cũng còn là vì môi quan hệ bạn bè trong quá khứ với vị Tổng thống Mỹ.

------------------
        1. Albert Axell, Cuộc chiến của nước Nga. 1941 - 1945, Luân Đôn, 2001.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Chín, 2019, 11:11:33 am

        Tại Geneva, Ike và Zhukov gặp riêng vài lần và nói chuyện không chỉ về những năm tháng chiến tranh và các hoạt động quản lý nước Đức của Hội đồng Kiểm soát Đồng minh mà còn về những vấn đề thời sự như sự cùng tồn tại và nhu cầu tăng cường hòa bình giữa các dân tộc1.

        John Eisenhower nhanh chóng nhận ra lúc này là một vị nguyên soái khiêm nhường hơn lần hai cha con họ gặp trước đây, một vị nguyên soái nói chuyện chậm rãi và mềm mỏng, có vẻ khá là gượng gạo. Điều này không giống với hình ảnh “oai phong” mà họ từng biết hồi ở Đức ngay sau chiến tranh.

        Zhukov cũng nhận ra một Ike khác thay cho người đàn ông mà ông từng cộng tác khá gần gũi ở Đức. “Những gì ông ấy nói giờ đây không giống với hồi năm 1945”. (Hai năm sau Hội nghị thượng đỉnh Geneva, trong chuyến viếng thăm New Delhi, các nhà báo Ấn Độ đã hỏi Zhukov về quan điểm của ông đối với Eisenhower. Vị Nguyên soái thắng thắn trả lời: “Eisenhower là bạn cũ của tôi, với tư cách là một người lính. Tôi không biết cái gì còn lại trong ông... liệu ông có còn như cũ không2”).

        Gần như chắc chắn là cả Zhukov và Eisenhower đều thay đổi. Nhưng trong một thập kỷ sau chiến tranh, tình hình chính trị đã thay đổi rất lớn: sự gia tăng của Chiến tranh lạnh, nhu cầu tăng số lượng vũ khí hạt nhân của mỗi siêu cường và mới đây là chiến tranh Triều Tiên.

        Một nhân chứng tại Geneva, khi đó là Bộ trương Ngoại giao Liên Xô Gromyko, cho biết thêm chi tiết về Hội nghị trên. Theo Gromyko. Zhukov nói rằng trong các cuộc trò chuyện riêng giữa họ không phải do bố trí trước, đơn thuần chỉ là những câu chuyện tẻ nhạt. Được biết, Zhukov đã nói với Gromyko, Liên Xô nên “chuẩn bị khả năng sẵn sàng” ứng phó trong tương lai. Trong hồi ký của mình, Gromyko viết rằng, quan điểm trên đã được chia sẻ với các thành viên trong phái đoàn Xô viết.

        Gromyko cũng tiết lộ một giai thoại xảy ra vài năm sau đó về vợ của Eisenhower, Manie, phán ánh quan điểm của Mỹ đối với Nhà nước Xô viết. Sự việc diễn ra khi Tổng Bí thư Khrushchev, trong chuyến viếng thăm thủ đô nước Mỹ năm 1959, đã mời Eisenhower tới dự bữa tối liên hoan chia tay tại Đại sứ quân Liên Xô ở Washington. Phu nhân Tổng thống Mỹ ngồi bên cạnh Gromyko tỏ ý thông cám với người dân Liên Xô về những mất mát mà họ phải chịu đựng trong chiến tranh. Tuy nhiên, bà ta cũng nhanh chóng chuyển sang công kích:

        - Nhưng giờ đây, có vẻ như người Nga lại muốn áp đặt hệ thống của mình lên các nước khác... Điểu này được viết rất nhiều... Vậy có đúng thể không?

---------------------
        1. Thế giới sẽ không bao giờ biết đầy đủ, chi tiết các cuộc trao đổi riêng giữa Eisenhower và Zhukov, nhưng những nhận xét sau đây của Ike giúp hiểu thêm một vài khía cạnh của chúng. Tháng 7 năm 1957, tại một cuộc họp báo ở Washington, một phóng viên hãng ABC đã hỏi Tổng thống Eisenhower là liệu Ông có mời Georgi Zhukov sang thăm Mỹ không. Sau đây là câu trả lời khá dài dòng của Eisenhower:

        Rõ ràng những thay đổi gần đây trong điện Kremlin là kết quả của những sức ép lớn trong nội bộ nước này. Giờ đây, nhóm ra đi gồm những nhân vật có thể gọi là những phần tử theo chủ nghĩa truyền thông. Họ là cốt lõi của học thuyết Bônsêvích cổ điển, dù những người hiện vẫn tại vị và đường như có vẻ có đầy uy lực và hiển nhiên họ phải chịu trách nhiệm trước quá trình phi tập trung hóa đối với quản lý công nghiệp và tất cả những thứ tương tự như vậy.

        Do đó, những ý tưởng mà họ đang cố gắng làm cho linh hoạt đã đáp ứng nhu cầu, khát vọng, đòi hỏi của người dân. Tôi nghĩ, đường như điều này là to tát. Giờ đây, khi các anh nói về tướng Zhukov thì tôi cần phải nói rằng, trong những năm tôi biết ông ấy, tôi đã có những quan hệ hài lòng nhất và thân thiện với ông.

        Chúng tôi đã có những cuộc thảo luận khá lâu về các học thuyết. Tôi nhớ có một tối chúng tôi nói chuyện suốt 3 giờ đồng hồ. Người này đã cố gắng giải thích với người kia về những cái gì mà hai hệ tư tưởng dành cho các cá nhân, và tôi rất khó khăn đề cập đến nó khi mà ông ta cứ khăng khăng rằng hệ thống của nước mình gắn với chủ nghĩa lý tưởng còn hệ thống của chúng ta gắn với chủ nghĩa vật chất. Tôi cũng đã rất mất thời gian để bảo vệ lập trường của chúng ta, vì ông ấy nói rằng: “Ngài bảo một người rằng anh ta có thể làm khi anh ta thích, anh ta có thể hành động khi anh ta thích, anh ta có thể làm bất cứ cái gì. Mọi thứ là vị kỷ đối với người mà anh yêu cầu và chúng tôi những người Nga, được yêu cầu cần phải hy sinh cho Tô quốc”.

        Chúng tôi cũng có nhiều chủ đề để trao đổi, vì vậy tôi tin rằng ông ấy đã bị cuốn vào niềm tin đối học thuyết của ông và ông đúng là một người trung thực.

        2. A M. Rosenthal, New York Times, ngày 10 tháng 2 năm 1957.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Chín, 2019, 11:15:00 am

        Gromyko trả lời:

        - Không nên tin vào bất cứ cái gì mà bà đọc hay nghe được. Mátxcơva nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

        - Họ không nói tới điều đó ở đây và tôi chưa từng đọc thấy nó trong Kinh thánh... Kinh thánh là sách gối dầu giường của tôi. - phu nhân Tổng thống đáp.

        Gromyko, vì là người vô thần, chọn cách không tranh cãi với vợ của Ike và thừa nhận đúng là trong Kinh thánh không để cập đến chủ đề này.

        Hồi chiến tranh, Zhukov cũng gặp gỡ một số người Mỹ khác, trong đó có Harry Hopkins, một phụ tá thân cận của Tổng thống Franklin Roosevelt và Eddie Rickenbacker, một phi công đồng thời cũng là bạn của vị Tổng thống này.

        Khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc, nhưng cuộc chiến với Nhật vẫn chưa chấm dứt, Hopkins đã tới Berlin và gặp Nguyên soái. Hai người nhất trí rằng, Tổng thống mới của Mỹ Harry Truman “không phải là người bạn của Mátxcơva” như Roosevelt. Zhukov, hồi đó được chỉ định là người đứng đầu Cơ quan quản lý Xô viết tại Đức, viết trong hồi ký của mình là vào tháng 5 năm 1945, Stalin đã nói với ông: “Vì Tổng thống Roosevelt đã qua dời (tháng 4 năm 1945) nên Churchill sẽ nhanh chóng đồng thuận với các quan điểm của Truman”.

        Đại úy quân đội Mỹ Eddi Rickenbacker, phi công xuất sắc trong Thế chiến lần thứ nhất, đã tới Mátxcơva hồi tháng 6 năm 1943, viết: “Bộ Chiến tranh của chúng tôi có thể không ủng hộ bất cứ hành động nào mà người Nga tiến hành. Nếu họ sụp đổ, như vào năm 1917... thì một vài quân đoàn Đức sẽ được phóng thích để hỗ trợ chúng ta ở phía Tây. Hoặc là người Nga có năng lực và lòng quyết tâm để tiếp tục cuộc chiến chống quân Đức?” Rickenbacker đã gặp Zhukov và hỏi ông về khả năng xảy ra một cuộc phản công của quân Đức. Zhukov nói quân đội Hitler giờ đây tập trung cách Mátxcơva 320 km về phía Nam, Hồng quân đã chặn đứng hai đợt tấn công của Đức vào Mátxcơva và các đội quân Đức đang nghĩ tới việc vòng ra sau để đánh tập hậu Hồng quân.

        Nếu quân Đức tấn công ngay, Hồng quân sẽ phòng ngự, còn nếu đến mùa đông mà chúng vẫn chưa tấn công, “chúng tôi sẽ xé chúng ra thành từng mảnh”, Zhukov nói.

        “Zhukov nhìn tôi quả quyết, tôi hoàn toàn tin vào ông”, Rickenbacker nói và sau đó báo về Washington nhận định của ông, “quân đội Liên Xô sẽ đứng vững và Kremlin sẽ không bao giờ ký kết hiệp định hòa bình với Hitler1”.

        Về vụ thử bom nguyên tử, Zhukov tin rằng Churchill đã đề nghị thông báo cho phái đoàn Xô viết về loại siêu vũ khí mới này để có thể tận dụng nó tại Hội nghị thượng đỉnh Postdam tháng 7 năm 1945. Truman viết trong hồi ký của mình: “Ngày 24 tháng 7, tôi bình thản nói với Stalin rằng chúng ta có loại vũ khí mới với sức mạnh hủy diệt chưa từng thấy. Vị Tổng Bí thư không bày tỏ sự quan tâm đặc biệt nào”. Truman và Churchill nghĩ nhà lãnh đạo Xô viết đã không nhận ra được tầm quan trọng của cái điều ông vừa được nghe.

        Nguyên soái Zhukov nhớ lại:

        “Thực ra khi trở về nơi ở, Stalin đã kể lại cho Molotov về cuộc nói chuyện của ông với Truman, lúc đó tôi cũng có mặt. Molotov liền nói ngay: “Có phải họ muốn nâng giá của họ không?”

        Stalin đáp lại: “Kệ họ. Chúng ta sẽ nói chuyện với Kurchatov và yêu cầu đồng chí ấy đẩy nhanh tiến độ công việc”. (Igor Kurchatov là một nhà vật lý nguyên tử nổi tiếng. Ông là người phụ trách chương trình phát triển bom H đầu tiên trên thế giới)1.

         “Tôi hiểu họ đang nói về chương trình nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử.”

        Zhukov tham dự một vài phiên họp của nguyên thủ 4 cường quốc tại Postdam (từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8 năm 1945), Churchill đã yêu cầu ông nhận xét về các chiến dịch của lực lượng viễn chinh các nước Đồng minh tại Đức; rõ ràng  “ông ta hài lòng khi tôi đánh giá cao về chiến dịch đổ bộ lên Normandy." Zhukov nói.

        - Nhưng tôi sẽ phái làm ngài thất vọng dấy, thưa ngài Churchill. - Zhukov nói thêm.

        - Việc gì vậy?

        - Tôi tin rằng, quân Đồng minh đã phạm phải một số sai sót nghiêm trọng sau khi đổ bộ lên Normandy. Nếu Bộ chỉ huy quân Đức không mắc sai lầm trong việc đánh giá tình hình thì khi đổ bộ xong, bước tiến quân của các lực lượng Đồng minh sẽ bị chặn đáng kể.

------------------
        1. Rickenbacker, Rickenbacker: Câu chuyện của riêng ông, New York, 1967.

        2. Một trong những lý do khiến quân Nga tiến nhanh vào đất Đức là để bắt giữ các nhà khoa học Đức, không chỉ những người tham gia chương trình chế tạo bom nguyên tử mà cả các chương trình phát triển tên lửa đạn đạo mà các nước khác cũng đang rất quan tàm. Theo lời Giáo sư Joseph Rotblat, một nhà vật lý người Anh nổi tiếng, người Nga thành công trong lĩnh vực này nhưng mới ở mức hạn chế, vì những nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lĩnh vực hạt nhân của Đức đã rơi vào tay phương Tây. “Nhưng tôi không nghĩ, Stalin cho rằng điều này có thể cho phép ông chế tạo bom nguyên tử nhanh hơn; tình báo Xô viết đã biết trước được thất bại trong dự án trên của Đức và việc nó chấm dứt vào năm 1942. Sự trợ giúp chính đôi với dự án của người Nga lại đến từ Mỹ qua Klaus Fuchs". Ngài Joseph nói với tác giả là ông ta không cho rằng việc thiếu uranium là nhân tố trì hoãn trong việc tái tạo dự án Manhattan của Mỹ, mà quá trình phân tách uranium-235 mới chính là nguyên nhân của sự trì hoãn này.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Chín, 2019, 11:15:57 am
   
        Churchill không phản đối gì cả, ông nói thêm:

        - Rõ rằng là ngài không muốn quan tâm nhiều đến vấn đề  này.

        Trong cuốn “Chiến tranh lạnh và nguồn gốc của nó" (1961), nhà sử học D.F.Fleming đề cập tới việc Eisenhower mời Zhukov sang thăm Mỹ ngay sau chiến tranh và Zhukov đã hủy bỏ chuyến thăm vì “lý do sức khoe '. (Việc này được biết tới là “vụ ốm đau ngoại giao”. Hai người con gái lớn của Zhukov đã xác nhận điều trên với tác giả. Fleming còn nói rằng, chính quyền thành phố New York đã dựng sẵn bục danh dự cho một chuyến viếng thăm như vậy). Theo lời John Gunther, 10 năm sau, Kremlin cũng đánh tiếng cho Washington về khả năng Nguyên soái Zhukov sẽ thực hiện một chuyến thăm tới Mỹ. Nhưng người ta nói rằng Ngoại trưởng Mỹ Dulles đã bác bỏ tin trên.

        Eisenhower viết cuốn hồi ký nổi tiếng nhất của mình -  Cuộc thập tự chinh ở châu Âu - một vài năm trước khi diễn ra Hội nghị Geneva 1955 và trước lúc ông trở thành Tổng thống. Trong cuốn sách đó, ông kể lại mối quan hệ của ông với

        Nguyên soái Zhukov trong Hội đồng Kiểm soát của quân Đồng minh và những thành công trong việc giúp đỡ xây dựng một nước Đức mới. Dưới đây là đoạn mà Ike mô tả thời kỳ đó:

       Một trách nhiệm vô cùng lớn đang đè nặng lên vai chúng tôi tại Berlin. Từng ngày từng giờ, chúng tôi phải đối mặt với những vấn đề đòi hỏi có sự nhất trí cao. Chúng tôi cảm nhận rằng những kết quả đạt được sẽ có ý nghĩa rất tích cực và có tác động nhát định đến toàn bộ vấn đề là liệu phương Đông và phương Tây sẽ tìm ra một con đường để cùng đi với nhau trong cùng một thế giới hay không. Kết cục là, trong các quan hệ cá nhân cũng như các quan hệ công tác, chúng tôi không gặp rắc rối hay trở ngại gì khi bày tỏ sự chân thành, sự tôn trọng và tình hữu nghị.

        Ngày 10 tháng 6 năm 1945, đài phát thanh phát bài phát biểu không lấy gì làm mềm mỏng lắm của Thống chế Bernard Montgomery với nhân dân Đức về tình hữu nghị. (Cũng ngày hôm đó, đài phát thanh cũng đưa tin ông và Eisenhower được Zhukov trao tặng Huân chương Chiến thắng của Liên Xô trong lễ kỷ niệm trọng thể tại tổng hành dinh của Ike ở Frankfurt-am-Main). Thông điệp của Monty chứa đựng một ý tưởng mới lạ lẫm: dân chúng phải chịu trách nhiệm về người lãnh đạo của họ. Nó cũng giải thích tại sao quân lính Anh được lệnh cấm kết thân với dân chúng Đức mặc dù “những người Anh chúng tôi về bản chất là những người thân thiện và tử tể”. Vị Thống chế còn đề cập đến trách nhiệm của Berlin trong hai cuộc đại chiến thế giới và việc thoái thác thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp định Versailles. “Khi các nhà lãnh đạo Quốc xã của các người thành công, các người mừng rỡ, hoan hô và vui cười”, ông ta nói, “trong khi những người lính của chúng tôi chứng kiến đồng đội của họ ngã xuống, nhà cửa của họ bị thiêu trụi, vợ con họ bị đói khát. Họ đã tận mắt thấy những điều khủng khiếp ở nhiều đất nước mà những kẻ cầm quyền của các người tiến hành chiến tranh". Mấu chốt trong bài phát biểu là câu sau: “Người Đức và đất nước này phải chịu trách nhiệm về những nhà lãnh đạo của họ”. Nhưng trong câu kết, Monty nói bóng gió rằng, chính sách không thân thiện sẽ không tồn tại lâu vì “chúng ta đều là người của nước Chúa nên dễ dàng tha thứ cho nhau”.

        Danh tiếng của Montgomery với tư cách là người chống uống rượu được biết đến nhiều, thậm chí cả Zhukov cũng biết. Nhưng có một lần, theo lời thiếu tướng Anh Francis de Guingand, Zhukov hỏi Montgomery liệu ông có thể bỏ qua thói quen chỉ một lần thôi để tham dự một bữa tiệc chiêu đãi với Tống Tư lệnh tối cao Stalin không. Người ta cũng nói rằng, trong tâm trạng phấn chấn trước sự đoàn kết, thống nhất giữa các Đồng minh, Montgomery đã phá lệ và uống một ngụm vodka.

        Trước đó, Monty đã mời một vị nguyên soái Liên Xô nổi tiếng khác, K.K. Rokosovssky, tới tổng hành dinh để trao tặng huân chương. Nhưng trước khi đi, ông được một số nhà báo kỳ cựu thông tin vắn tắt không chính thức về Monty. Vị Thống chế Anh này, theo lời họ, là người chuyên quyền và tự phụ, biết lắng nghe nhưng không để tâm nhiều đến quan điểm của người khác, sống xa lánh ngay cả với những người được coi là gần gũi với ông ta, không có khiếu hài hước, không uống rượu, không chịu được những người đứng gần có mùi rượu và không chịu được cả những người hút thuốc lá. (Khi đề cập đến những tính cách trên của Montgomery, sĩ quan phụ tá của Monty là Johnny Henderson nói với tác giả cuốn sách này vào tháng 12 năm 2002: “Chuyên quyền và độc đoán, có lẽ vậy. Nhưng Montgomery có khiếu hài hước. Tôi là phụ tá của ông ấy trong 4 năm và tôi không thể tiếp tục nhiệm vụ đó nếu như ông ấy không có tính cách này”. Henderson cũng nhớ lại các cuộc gặp định kỳ hàng tháng của Hội đồng Kiểm soát quân Đồng minh, tại đó, Nguyên soái Zhukov luôn thể hiện thái độ thân thiện và thoải mái. ở Berlin, Zhukov có thói quen dùng bữa ăn trưa “thịnh soạn’ với nhiều trứng cá và vodka.)

        Sau khi nghe nói về Monty, Nguyên soái Rokossovsky cười vang rồi quay sang các tướng lĩnh của mình nói với họ với một nụ cười tinh quái:

        - Khi các cậu nói chuyện với viên Thống chế nhớ đừng có hút thuôc, còn trong bữa tối có thế thoải mái uống. Chúng ta sẽ uống vì thắng lợi và tình bạn giữa những người chung một chiến hào.

        Thấy thế một nhà báo Nga ngắt lời:

        - Và đối với một vị vua... Đây là điều cần phải có ở cuối mỗi bữa ăn.

        - Tốt! - Rokossovsky nói - chúng ta hãy xem còn tý rượu nào thừa trong bữa tiệc ấy nữa không, như phong tục ở Anh ấy!

        Zhukov gặp Montgomery lần đầu tiên vào ngày 5 tháng 6 năm 1945 tại lễ ký Tuyên bố đầu hàng của quân Đức. Nguyên soái đã nêu những ấn tượng chung về Monty, nhưng lúc đó, ông tiếp lời của Monty khi ông ta nói rằng hai trận đánh lớn nhất trong cuộc chiến tranh này, trận Stalingrad và E1 Alamein, đều là những bước ngoặt của chiến tranh.

        Trong chiến tranh, Zhukov nói, tôi theo dõi sát sao mọi hành động của quân Anh dưới sự chỉ huy của ông ta. Năm 1940, lực lượng viễn chinh Anh đã phải chịu thất bại nặng nề tại Dunkirk. Sau đó, quân Anh dưới sự chỉ huy của Montgomery đã truy kích quân đoàn Đức của tướng Rommel ở vùng E1 Alamein. Montgomery đã chứng tỏ có tài khi chỉ huy quân Đồng minh trong chiến dịch vượt eo biển Măngsơ, đổ bộ lên Normandy và tiến quân tới sông Seine.

        Montgomery là người tầm thước, lanh lợi, có tác phong nhanh nhẹn của con nhà binh, tạo một ấn tượng về một con người thông minh và linh hoạt. Ông ta bắt đầu nói về các chiến dịch ở E1 Alamein và Stalingrad. Theo quan điểm của ông ta, hai chiến dịch đó có tầm quan trọng như nhau. Tôi không muốn hạ thấp những công lao của quân đội Anh, nhưng tôi buộc phải giải thích với ông ta rằng chiến dịch ở E1 Alamein được thực hiện ở quy mô tập đoàn quân, trong khi Chiến dịch Stalingrad có nhiều phương diện quân tham gia và có ý nghĩa chiến lược trên quy mô lớn. Kết quả của nó là đạp tan một cụm tập đoàn quân lớn của Đức và các nước chư hầu ở khu vực sông Vonga, sông Đông và tiếp đó là Bắc Caucasus. Mọi người đều biết, đó là chiến dịch tạo ra một bước ngoặt cơ bản trong chiến tranh và mở đầu cho giai đoạn tấn công đánh đuổi các đội quân phát xít ra khỏi đất nước chúng ta.



Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Chín, 2019, 09:34:05 pm

CHƯƠNG 19

NHỮNG NGƯỜI VỢ VÀ CÁC CON GÁI CỦA ZHUKOV

        Mẹ biết cha chúng tôi là người đản ông tuyệt vời vả cả cách những người phụ nữ đã theo đuổi ông như thế nào... nhưng chiến tranh có những quy luật của riêng nó.
Trích phỏng vấn Ella, con gái của Zhukov       

        Khác với vẻ bề ngoài nghiêm khắc của một vị chỉ huy hàng triệu người, trong gia đình, Nguyên soái Zhukov luôn là một người cha nhân từ. Mỗi lần từ ngoài mặt trận được triệu tập về Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh ở Mátxcơva công tác, dù một hay hai ngày, Zhukov đều cố tranh thủ thời gian ghé thăm vợ và hai cô con gái - Era và Ella. Nhà sử học Nikolai Yakovlev, biết rất rõ về gia đình Zhukov kể rằng, giữa các trận chiến đấu, Zhukov luôn nghĩ về gia đình và mỗi lần về thăm nhà ở Mátxcơva ông có thể ngồi chuyện trò với mọi người hàng giờ liền. Hoặc là, với chiếc đàn accordion trên đùi, ông có thể tạo nên những tiếng cười vui vẻ cho vợ và các con trong không khí gia định đầm ấm. Zhukov tự học nhạc và mỗi người trong gia định có những đánh giá khác nhau về khả năng âm nhạc của ông. Khi mới lên 6 tuổi (năm 1943), Ella đã từng nói với cha mình những suy nghĩ đầy chất trẻ thơ về cách biểu diễn của ông.

        Era sinh năm 1928 và Ella sinh năm 1937 là các con gái của Zhukov với người vợ đầu của ông, bà Alexandra Dievna. Một người con gái khác, Maria, sinh năm 1957, là kết quả của cuộc hôn nhân thứ hai của Zhukov với Galina Semyonova, kém ông 30 tuổi và là đại tá ở một quân y viện. Ngoài ra, ông còn một người con gái nữa là Margarita sinh năm 1929, nhưng không phải là kết quả của cuộc hôn nhân nào.

        Dưới dây là một đoạn trong bài phỏng vấn của một tò báo với Ella:

        Hỏi: Liệu cha của cô có cảm thấy phiền muộn không khi ông chỉ sinh toàn con gái?

        Trả lời: Không bao giờ cha tôi buồn về điêu đó. Thậm chí khi bạn bè nói đùa rằng ông là người đàn ông kém cỏi - ông không thích con trai hay sao? Cha tôi luôn trả lời rằng: “Lũ con trai chỉ tổ gây rắc rối, có khi chúng còn trở thành những kẻ quậy phá. Con gái hiền lành và ngoan hơn".

        Cả hai người con gái, Era và Ella, kế rằng suốt bốn năm chiến tranh, số lần cha con gặp nhau chỉ đếm trên đầu ngón tay, dù ông vẫn thường về Mátxcơva công tác. Nhưng ông thường xuyên viết thư về nhà, trong đó ông kể về những tiến triển khả quan ngoài mặt trận, về sức khỏe của ông và cũng không quên hỏi thăm chuyện học hành của con cái.

        Dưới dây là hai bức thư Zhukov gửi người vợ đầu của ông. Alexandra Dievna. ông viết sau chiến thắng ờ thành phố Stalingrad và ở vòng cung Kursk.

        Bức thư ngày 5 tháng 10 năm 1943

        Em và các con yêu quý!

        Anh nhớ em và con rất nhiều, chỉ mong được ôm hôn em và các con vào lòng.

        Cuộc chiến đấu của chúng ta vẫn đang tiến triển em ạ! Bọn phát xít Đức muốn giữ sông Dnieper bằng mọi giá, nhưng chúng sẽ thất bại. Lúc này, anh đang đi kiểm tra tỉnh hình các đơn vị... Từ đáy lòng mình, anh mong muốn có mặt ở ngoài chiến trường này, sát cánh cùng những người lính; ở dây anh thấy mình củng như mọi người lính khác..

        Em thân yêu, anh vẫn khỏe, chỉ có điều tai của anh nghe không được tốt lắm. Song bận quá nên anh vẫn chưa có thời gian đi điều trị được. Thinh thoảng anh bị váng đầu và đau chân một chút. Thôi anh phải dừng bút dây.

        Em và các con nhớ giữ gìn sức khỏe nhé! Anh yêu của em!

Georgi       

        Bức thư ngày 23 tháng 10 năm 1943

        Shurik1 thân yêu!

        Giờ đây, mọi việc ngoài mặt trận đang tiến triển tốt đẹp em ạ. Tất nhiên vẫn còn trở ngại ở một số khu vực, nhưng đó là điều dễ hiểu khi mà chúng ta đã giành được nhiều chiến thắng lớn như vậy. Anh chi mong sớm kết thúc Chiến dịch Kiev để anh được trở về thủ đô, nhưng thật không may, quân ta không thế tiến quân nhanh được em ạ.

        Sức khỏe của anh vẫn thỉnh thoảng trái gió trở trời như mọi khi thôi. Chân anh lại đau, anh muốn về Mátxcơva để điều trị. Tai của anh vẫn như trước đây - vẫn bị ù em ạ. Có lẽ những dấu hiệu của tuổi già đã đến rồi! (khi đó, Zhukov đã 46 tuổi).

        Nếu mọi việc diễn ra như dự kiến và được phép của Tổng Tư lệnh (Stalin) thì khoảng tám ngày nữa anh sẽ trở về Mátxcơva, anh mong điều đó. Thôi anh dừng bút ở đây. Yêu em!


Georgi       

        Theo nhà sử học Yakolev, những bức thư của Zhukov thể hiện “sự mệt mỏi hết mức” và thực tế cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã vắt kiệt sức lực, tinh thần của tất cả mọi người.

        Ella nhớ lại, năm 1939, mẹ cô đã rất lo lắng khi cha cô bất ngờ bị gọi về Mátxcơva, bởi hồi đó những lệnh triệu tập không có lý do như thế thường đồng nghĩa với việc bị đẩy vào những phòng tra tấn của Beria. Thời đó, nhiều tướng lĩnh thường chuẩn bị sẵn một túi nhỏ đựng quần áo sạch sẽ ở cạnh giường phòng khi bị bắt vào lúc đêm hôm.

-------------------
        1. Shurik là tên thân mật theo truyền thống của người Nga mà Nguyên soái Zhukov thường gọi vợ mình, Alexandra Dnieva.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Chín, 2019, 09:35:14 pm

        Era kể: “Tôi nhớ hôm chúng tôi đi cùng cha sang Mông Cổ, mẹ đã không thể kiềm chế được và bật khóc. Sau này, trong một bức thư gửi cho chúng tôi, cha nói, những giọt nước mắt của mẹ lúc đó đã tác động rất lớn đối với cha. Cha an ủi, động viên mẹ hãy cố gắng, tin tưởng vào tương lai để ông không phải lo nghĩ nhiều về gia đình và toàn tâm toàn ý cho công việc”.

        Các con gái của vị Nguyên soái kể rằng, ông không thích nhìn thấy nước mắt và ở nhà ông thường không hài lòng với sự mềm yếu như thể.

        Ella và Era cho biết, Zhukov là một người tự tin, ân cần và luôn vui vẻ, thích đùa vui, thích thương thức những món ăn ngon, thích những cuốn sách hay và thích có những người bạn trung thành. “Mỗi khi về nhà, ông rất quan tâm đến chị em chúng tôi”, Era kể, “Tất nhiên là chúng tôi chưa tận mắt thấy ông ở ngoài chiến trường, nhưng chúng tôi biết ông là một người nghiêm khắc, thậm chí rất nghiêm khắc. Ông là một người chỉ huy thực sự”.

        Era cũng cho biết thêm, đúng là tôi chủ yếu thấy cha mình khi ông trở về nhà. Điều này lý giải cho sự nhìn nhận của tôi về ông. Nhưng tôi biết, ông là người rất tự tin vào khả năng của mình, thậm chí khi chiến tranh vừa mới bắt đầu. Năm 1941, óng đã tự tin cho rằng chúng tôi sẽ đánh bại quân Đức và chiếm được Berlin. Kể cả trong những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc chiến tranh vào năm 1941, ông cũng đã luôn khẳng định điều này. Thậm chí từ trước đó, trong một bức thư gửi về từ chiến trường Khalkin Gol, Mông Cổ, chống phát xít Nhật, ông đã viết, ông tin vào chiến thắng của đất nước, nhân dân mình và thất bại của quân xâm lược Nhật là tất yếu. Đó là vào năm 1939 lúc ông chưa phải là Nguyên soái quân đội. Còn những ý nghĩ thầm kín của ông về hiện thực thể nào? - điều này không ai biết được. Có thể vào thời điểm nào đấy, ông cũng có những nghi ngờ về suy nghĩ của mình.

        Era kê tiếp: “Cha tôi luôn truyền sự tự tin sang tất cả những người xung quanh, nhất là những sĩ quan chỉ huy và những sĩ quan cấp dưới với niềm tin tuyệt đối vào chiến thắng cuối cùng”.

        Theo Ella và Era thì Zhukov là một người mang tính cách Nga điển hình, bởi ông rất yêu thích cảnh vật làng quê, yêu thích những bài dân ca Nga, những bản nhạc quân đội Nga, thích đi hái nấm mỗi khi có thế, yêu quý những con ngựa, rất hào hứng với việc săn bắn và câu cá. Và đó là một phần trong những thú say mê của ông. Nó rất gần gũi với nét đẹp tự nhiên của đất mẹ Nga. Ông rất thích khiêu vũ, hay hát những bản nhạc cố điển và dân ca. Ông tự chơi được đàn Accordion và trong những giây phút tạm ngớt tiếng súng ngoài chiến trường ông vẫn thường mượn một cây đàn đế thế hiện một giai điệu Nga mà ông biết. Đối với ông, những món ăn Nga là những món ăn ngon nhất.

        Ella còn kể, Zhukov rất ngưỡng mộ những tác giả và tác phẩm văn học kinh điển Nga. Ông thường khuyên các con mình nên đọc các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ như Pushkin. Ostrovskii, Tolstoi, Turgenev và Chekhov. Một trong những nhà văn đương đại ông yêu thích là Mikhail Sholokhov, tác giả của những cuốn sách viết rất sâu sắc về dân tộc Côdắc (tiêu biểu là cuốn "Sông Đông êm đềm”) và đã giành giải thưởng Nobel về văn học năm 1965. Ngoài ra, ông cùng rất quan tâm đến những học giả quân sự như Napoleon, Clausewitz. Schlieffen. Fuller và Liddell Hart. Ella (sinh năm 1965 ờ Belarus) cho biết, cô rất tiếc là đã không thể sưu tập toàn bộ gia tài sách vở của người cha, khoảng 20.000 cuốn. Ella và Era củng cho biết, họ và ông từng đọc một tiểu thuyết của Mỹ cỏ tựa đề “Bảy ngày trong tháng 5” nói về một âm mưu đảo chính của giới quân sự ở Mỹ và ông đã chế giễu tác giả của cuốn sách này là chẳng có hiểu biết gì về những sĩ quan quân đội  chuyên nghiệp.

        Era và Ella cùng phản bác những hình ảnh mà một số người dựng lên về người cha của họ, rằng ông là một vị chỉ huy thô lỗ, hẹp hòi và độc ác. Hai người cơn gái của Nguyên soái cũng khẳng định, những người dựng lên hình ánh của Zhukov như thế thật ra là họ đã chẳng hiểu gì về ông và cũng chẳng thấy được những đòi hỏi vô hạn, những đòi hỏi mà cuộc chiến tranh tàn khốc đã đè lên cuộc đời của những người chỉ huy. Theo Era và Ella, những đòi hỏi như vậy, một mặt có thể được đáp ứng bơi chỉ cần một thái độ kiên quyết đối với những kẻ lười nhác, nhưng mặt khác lại có thể là của những ké bất tài, những kẻ gieo rắc sợ hãi và những kẻ hèn nhát trong mắt người khác.

        Ella và Era nhớ lại, luôn có sự gần gũi trong gia định họ, mọi người cùng làm việc với nhau mỗi khi có thể. “Một lần", Era kể, “tôi được cùng di săn vịt trời với cha tôi. Lúc đó là sau chiến tranh rồi. Có thể tôi bắn trúng con vịt, cha cũng đã nói vậy, mặc dù cả hai cha con cùng nổ súng, nhung tôi thực sự nghĩ là cha tôi đã bắn trúng”.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Chín, 2019, 09:36:18 pm

        Ella bổ sung thèm:

        Chúng tôi có một quy định là, bất kể cha tôi được phân công tác ở đâu thì cá gia đình cũng phải di cùng. Mẹ rất yêu cha tôi và bà không thể sống thiếu ông. Minh chứng cho điều này là trong vòng 10 năm. Era đã phải chuyển trường tới 11 lần. Thậm chí năm 1939, cha muốn chúng tôi đi cùng sang Mông Cổ giữa lúc cuộc chiến đấu chống quân Nhật vẫn chưa chính thức kết thúc. Tuy nhiên sau chiến thắng ở Mông Cô, Chính phủ Mông Cổ đã mời cả gia định sang thủ đô Ulan Bator và cả gia định đã sang đó và ở cùng với ông một thời gian.

        "Tôi còn nhớ”. Era nói, “hồi phát xít Đức xâm lược Liên Xô, vào một đêm cuối năm 1941. cả gia định được đưa tới mặt trận trên một chiếc máy bay đặc biệt. Khoáng tháng 8, chúng tôi lại được đưa đi sơ tán ở Kuibyshev. Siberia và vào đầu năm sau khi chiến sụ đã lan tới sát Mátxcơva. thì Sở chỉ huy của cha được đặt ở Perkhushkovo.”

        Một trong những khoảng thời gian đáng nhớ nhất của tuổi thơ chị em Era và Ella, đó là lần đến thăm cha ở Bộ chỉ huy Phương diện quân miền Tây và được đón năm mới (1942) ở đó. Cả nhà đi máy bay từ Kuibyshev, nơi họ sơ tán khỏi Mátxcơva, đến Perkhushkovo. (Họ ở Kuibyshev mãi tới năm 1943 mới trở về sống lâu dài ở Málxcơva).

        Era nhớ lại, trong lần ghé thăm nhà hồi đó cha cô đã tự tay trang trí một cây thông noel và chuẩn bị một bàn đầy món ăn và bánh kẹo. "Chúng tôi ăn uống thỏa thích mà chẳng sợ bị ngăn cấm. lúc đó thật là vui". Era nói, "và cái cảm giác vui sướng cùng không khí lễ hội đó còn lưu giữ mãi trong chúng tôi đến tận bây giờ... Sau đó. mẹ còn đi theo cha tới gần chiến trường và ở lại với ông trong 10 ngày. Những khi không thể đi thăm cha ngoài mặt trận, mẹ thường gửi hàng túi thức ăn cho cha, nào là cải bắp, nấm, hoa quả khô...”

        Zhukov còn một người con gái nữa là Maria, sinh sau chiến tranh; tháng 6 năm 1974, khi Zhukov mất, Maria mới 16 tuổi. Maria là con gái của Zhukov và Galina Semyonova. Thời gian đó, Maria sống cùng với bà ngoại ở Sosnovka và theo yêu cầu của Chính phủ Liên Xô họ về sống ở vùng nông thôn. Trong suốt những năm cuối đời, Zhukov luôn lo lắng đến việc học hành cùng như tương lai của Maria vì ông cảm nhận được cuộc đời ông đang đi đến hồi kết. Rồi Maria cũng tốt nghiệp một học viện và sau đó xây dựng gia đình. Maria cũng đã rất tích cực trong việc gìn giữ thanh danh của cha mình cũng như góp phần giúp những kỷ niệm về ông luôn được sống mãi. Maria đã bảo quản tốt và còn cung cấp những tài liệu vốn chưa từng được công bố trước đây do chính tay Zhukov viết cho báo chí và cô đã được hãng thông tấn Novosti đánh giá rất cao về những tư liệu quý giá giúp biên tập tập 10 hồi ký của Zhukov. Maria còn là khách mời danh dự của những lễ kỷ niệm các sự kiện chiến tranh và mỗi sự kiện đó đều đã gắn liên với tên tuổi và sự đóng góp to lớn của cha cô trong vai trò một người chỉ huy.

        Các con gái của Zhukov đã và luôn sẵn lòng kể về người cha thân yêu của họ. Không chỉ có Ella và Era, ngay cả Maria và Margarita cũng đều như vậy. (Tác giả của cuốn sách này đã phỏng vấn hai chị em Era va Ella ở Mátxcơva năm 2002). Và những gì dưới dây về cuộc đời khá đặc biệt của Nguyên soái Zhukov chủ yếu là kết quả từ những cuộc phỏng vấn đó.

        Về người vợ đầu tiên của Zhukov, bà Alexandra Dievna: Ella: Bố mẹ tôi quen nhau năm 1920 ở vùng Voronezh, phía Nam Mátxcơva, nơi sinh của mẹ tôi và cũng là nơi cha đến chiến đấu chống lại bè lũ Antonov. Một hôm, mẹ tôi có lời qua tiếng lại với một người lính Hồng quân và cha tôi đã đến và bênh vực bà. Họ đã thích nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên để rồi chẳng bao giờ rời xa nhau nữa. Mẹ đã theo cha đi khắp mọi nơi trên chiếc xe ngựa cà tàng. Họ đã sống trong những chiếc lều không có bếp sưởi. Đó là vào những năm 1920; mẹ tôi đã may cho mình những chiếc váy từ những chiếc áo sơ mi của bộ đội. Mẹ còn lấy những chiếc áo choàng cũ của lính Sa hoàng để may thành những chiếc váy và áo sơ mi bộ đội... Hậu quả của cuộc sống nay đây mai đó là mẹ tôi mất đi người con trai đầu tiên. Lúc đó, người ta còn khuyên mẹ tôi không nên sinh con nữa vì sợ sức khỏe của bà quá yếu. Tuy nhiên, mẹ tôi đã có quyết định của riêng mình và hai chị em tôi được sinh ra ở Belarus1, cách nhau 8 năm.

--------------------
        1. Era kể thêm về mẹ mình: “Sau khi ly dị, mẹ tôi rất suy sụp, bởi sự ra đi của cha cũng có nghĩa cuộc đời còn lại chẳng có ý nghĩa gì đối với bà. Vì vậy suốt một thời gian dài, hai chị em tôi đã không tha thứ cho việc làm này của cha. Chúng tôi đã không có liên hệ gì với cha khoảng chừng   năm cho dù mẹ tôi khuyên chúng tôi không nên làm thế. Sau đó, chúng tôi mới có một đôi lần liên hệ với ông. Tháng 12 năm 1967, mẹ tôi bị một cơn đau tim và vài ngày sau thì mất. Cùng thời gian đó, cha tôi cũng bị ốm rất nặng và ông đã không thể đến dự lễ tang của bà. Nhưng ông củng đã làm tất cả để lo cho lễ tang của mẹ tôi, nếu không bà đã không được an táng ở nghĩa trang Novodevichy, Mátxcơva".


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Chín, 2019, 09:38:29 pm

        Về chuyện ly dị của bố mẹ tôi:

        Era: Có lẽ mẹ tôi không còn đủ sức chịu đựng. Nói tóm lại, đó thực sự là một bi kịch đối với cả gia đình. Hậu quả của nó là cha tôi ra đi mãi mãi, tháng Giêng năm 1965, ông làm đơn xin ly dị. Lúc đó cha tôi đã 69 tuổi còn mẹ tôi 65. Mẹ tôi thực sự đã hy sinh cả đời mình cho chồng. Mẹ tôi yêu cha tôi suốt cả cuộc đời mình. Và đây thực sự là vết thường lòng không thể nguôi ngoai.

        Về người vợ thứ hai của Zhukov, bà Galina Semyonova: Ella: Tôi từng một lần trò chuyện với bà ấy khi chúng tôi cùng đi nghỉ ở miền Nam với cha tôi. Bà ấy là người mở đầu câu chuyện, rằng mọi việc xảy ra không phải bắt đầu từ bà và giá như cha tôi không tự quyết định thì chắc là mọi việc đã không xảy ra. Tôi nghĩ bà ấy nói thật. Trước đây, cha tôi dành tất cả sức lực cho công việc, nhưng sau chiến tranh và từ khi bị trù dập, cha tôi chẳng còn gì để mà cống hiến. Nhưng thật không may mắn, Galina xuất hiện và bà đã giúp cha tôi giải quyết vấn đề này.

        Era kể tiếp: Mặc dù có sự cách biệt rất lớn về tuổi tác - họ hơn kém nhau chừng 30 tuổi - nhưng Galina yêu cha tôi thật sự. Bởi khi cha tôi ốm và cần phải đi an dưỡng, bà đã chấp nhận từ bỏ công việc của mình tại bệnh viện Burdenco nổi tiếng ở thủ đô Mátxcơva để luôn ở bên cạnh chăm sóc ông.

        Về quan hệ giữa Zhukov và Eisenhower:

        Era: Cha tôi thường kể về tình bạn giữa ông và tướng Eisenhower. Cha tôi rất quý ông ấy và gọi ông ấy là “người bạn tốt của cha”. Năm 1996, khi sang Mỹ, chúng tôi đến thăm quê của vị tướng này ở Kansas. Chúng tôi cũng dự một lễ tương niệm ở Nghĩa trang quốc gia Arlington và ở đó chúng tôi còn gặp John, con trai Eisenhower. Sau chiến tranh, John cũng đã có lần cùng với cha anh ta đến thăm Mátxcơva. về việc Eisenhower mời Zhukov sang thăm Mỹ:

        Ella và Era: Ban đầu, Stalin đồng ý, nhưng gần đến ngày đi thì Stalin lại thay đổi quyết định. Lúc đó cha tôi thực sự rất muốn đi Mỹ, muốn được gặp những người bạn thời chiến tranh, nhất là hai tướng Eisenhower và Clay. Nhưng thật bất ngờ, ai đó đã ngăn cản chuyến di. Chúng tôi nghĩ rằng chính Stalin đã làm điều đó.

        Về quan hệ giữa Zhukov và Montgomery:

        Ella: Thống chế Montgomery và Nguyên soái Zhukov là những người có tính cách trái ngược nhau. Cha tôi đánh giá Thống chế là một người hơi khô khan và quá dè dặt. Điều này cũng lý giải vì sao mối quan hệ hai người không sâu đậm lắm, hoàn toàn khác với mối quan hệ giữa cha tôi và tướng Eisenhower.

        Về quan hệ giữa Zhukov và Stalin:

        Ella: Hoàn toàn không có một sự thân mật nào giữa cha tôi và Stalin, không có sự đồng cảm, quý mến nhau. Đã rất nhiều lần họ tranh cãi về chiến dịch này hay chiến dịch kia, cũng như ra quyết định này hay quyết định kia. Tất nhiên, cũng có lúc cha tôi chấp nhận quan điểm của Stalin. Tất nhiên, trong một số trường hợp như vậy là sai. Cha tôi đã viết ở đâu đó rằng, giai đoạn trước chiến tranh, Stalin có những sai lầm trong chỉ đạo các trận đánh ngoài mặt trận... Stalin rất biết cư xử trước những công trạng của Zhukov. Ông ta tôn trọng những ai dám phản đối ông nếu người đó thực sự có kiến thức uyên bác. Nhưng ông củng luôn nhớ điều đó và ông ta có một trí nhớ khá tốt.

        Về tính ghen tị của Stalin:

        Era: Cha tôi quá hiểu tính cách này của Stalin. Và đường như ông ta không bao giờ muốn chia xẻ “vầng hào quang” Tổng Tư lệnh tối cao thời chiến tranh, đến mức mà khi chiến tranh kết thúc, ông ta điều những vị chỉ huy cấp cao nhất đến những vùng khác nhau trên lãnh thổ Liên Xô... Chắc bạn cũng hiểu, điều này thường gắn liền với vấn đề quyền lực. Những người nắm quyền bao giờ cũng sợ bị ai đó vượt lên và giành quyền lực từ tay họ, nhất là một người có năng lực và ảnh hương rất lớn như Zhukov; quân đội lại có một sức mạnh ghê gớm. Vì vậy, để giảm bớt ảnh hưởng và mối đe dọa từ những người như cha tôi, người ta đã tìm mọi cách thu thập những tin tức không tốt để gây dư luận, họ đã cố hạ uy tín của Zhukov. Sau này, Khrushchev cũng đã hành động tương tự với cha tôi.

        Về quan hệ giữa Zhukov và Khrushchev:

        Ella và Era: Khrushchev luôn e ngại Zhukov, ông ta càng lo sợ hơn khi Eisenhower trở thành Tống thống Hoa Kỳ vì ông ta nghĩ ngay rằng cha tôi cũng sẽ làm điều tương tự và giành lấy vị trí cao nhất trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Tất nhiên, nếu bạn ở địa vị của Khrushchev khi đó, có lẽ bạn cũng tưởng tượng ra những điều tương tự... Trong chiến tranh, chưa bao giờ Zhukov nhắc đến Khrushchev, đơn giản là vì ông ta không đóng vai trò gì quan trọng trong hàng ngũ những chỉ huy quân đội. Khi cha tôi là Bộ trưởng Quốc phòng dưới quyền Khrushchev thì tất nhiên cha tôi phải đặt niềm tin vào ông ta.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Chín, 2019, 09:41:30 pm

        Về Lavrenti Beria:

        Ella và Era: Cha chúng tôi kế cho chúng tôi một vài chi tiết xung quanh việc người ta đã bắt Beria như thế nào, còn bây giờ thì mọi người đều biết cả. Tất nhiên, cha chúng tôi không dành cho Beria sự tôn trọng, bởi ông biết Beria luôn theo dõi và tìm cớ để bắt ông. Thời đó, Beria luôn tìm mọi cách phát hiện, thu thập những thông tin, tài liệu chứng tỏ có “âm mưu thỏa hiệp”; ông ta cũng đã thu thập thông tin về mọi mặt cuộc sống của cha chúng tôi, minh chứng cho điểu này là việc vu cáo cha tôi đang thực hiện âm mưu chống lại Stalin1...

        Về cuốn sách Berlin sụp đổ, 1945 của Antony Beevor (2002):

        Era: Cuốn sách này đường như là một cố gắng nhằm lý giải cho những lập luận sai lầm rằng, Hồng quân Liên Xô và quân phát xít Đức đều xấu xa như nhau. Đối với người có học thức, sự khác biệt thật rõ ràng như ban ngày và ban đêm. Dưới dây chỉ là hai ví dụ cụ thể lấy từ Tòa án Quốc tế Nuremberg: Một trong những viên tướng của Hitler, Heusinger, khai trước Tòa rằng, Đảng Quốc xã và Bộ Tổng tham  mưu Đức đã thi hành chính sách diệt chủng một cách có hệ thống tất cả những người Slav. Trong đó tất nhiên bao gồm ca người Nga. Hitler đã cho lập các trại tập trung “chết” ở Đức, Ba Lan và ở nhiều nơi khác. Tên chỉ huy trại tập trung Auschwitz cũng khai tại Tòa rằng, rất nhiều trẻ em do không đủ khả năng lao động bị thiêu sống trong những lò thiêu. Bản thân tên này thừa nhận là đã giết hại hơn 2,5 triệu người trong những lò thiêu như thế2.

        Về vấn đề thương vong trong chiến tranh:

        Một số người chỉ trích Zhukov và Stalin đã làm hao tổn sinh mạng của quá nhiều bộ dội. Tuy nhiên, Ella cho rằng: “Thật ra đây là một vấn đề rất phức tạp. Nếu nói cha tôi đã khiến nhiều người phải hy sinh, đố máu thì đó là cách đặt vấn đề mang tính rất cá nhân. Thực tế, có rất nhiều nhân tố quyết định đến vấn đề thương vong trong chiến tranh... Chúng ta đều biết, thời kỳ đầu, Liên Xô chưa có sự chuẩn bị cho cuộc chiến với một kẻ thù hùng mạnh như phát xít Đức, Hồng quân không có đủ vũ khí, khí tài. Cha tôi đã được giao nhiệm vụ chỉ huy nhiều chiến dịch vào những thời điểm hết sức gay cấn mà nếu giao cho người khác thì có lẽ họ đã không thể hoàn thành nổi. Và ông phải giành lấy chiến thắng từ những hoàn cảnh được xem là thất bại. Điều đó cũng lý giải tại sao có nhiều hy sinh, mất mát trong những chiến dịch do cha tôi chỉ huy. Tuy nhiên, một số chuyên gia đã tính toán chính xác con số thương vong dưới sự chỉ huy của những tướng lĩnh hàng đầu như Zhukov, Konev và Rokossovsky; thật ngạc nhiên là con số trung bình giữa họ tương đương nhau; đôi khi, một số trận đánh ngoài chiến trường của những vị tư lệnh khác còn có số thương vong lớn hơn cha tôi; nhưng ấn tượng chung lại là, dưới sự chỉ huy của cha tôi số thương vong đều lớn. Tuy nhiên, điều nổi bật là Zhukov luôn lên kế hoạch rất tỉ mỉ cho mỗi chiến dịch và những ai luôn đổ lỗi cho cha tôi là làm việc không chu dáo, gây tổn thất về sinh mạng quá lớn thì hoặc họ không đủ tầm hiểu biết hoặc họ vì dụng ý không trong sáng nào đó. Hơn tất thảy những điều trên, bạn có thể nhận thấy nhiều người vẫn đang chỉ trích cha tôi đã để mất quá nhiều sinh mạng, nhưng cũng có rất nhiều bài báo chân chính chứng minh ngược lại. Và người ta không được phép quên rằng, chính cha tôi là người rất chú ý đến việc ngăn ngừa những hy sinh không đáng có của binh sĩ, bản thân ông là một quân nhân nên đương nhiên ông luôn mong muốn những đồng đội của mình được trở về nguyên vẹn”. Era nói thêm: “Cha tôi nguyên là một người lính trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và là người rất trung thành, ông thấu hiểu sự gian khó cũng như những hiểm họa của chiến tranh như bao người. Và ông rút ra một điều, người chỉ huy phải bảo vệ mạng sống cho những người lính của mình, khi trở thành một chỉ huy ông đã làm đúng như thế. Những con số thông kê trong cuộc chiến đã chứng minh cho điều này; trong nhiều trường hợp, ông luôn nhắc di nhắc lại những sĩ quan dưới quyền ông không được để xảy ra hy sinh không cần thiết. Ông cũng từng tranh luận, phản đối Stalin về một số chiến lược mà nêu chúng được thực thi sẽ dẫn đến những thương vong vô ích”,

----------------
        1. Xem Chương 16.

        2. Tướng Adolf Heusinger là Tư lệnh các Chiến dịch của Bộ Tổng tham mưu Đức. Rudolf Hoess là Chỉ huy trưởng Trại tập trung Auschwitz.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Chín, 2019, 04:05:42 pm

        Về những lời cáo buộc chống lại Zhukov:

        (Trong suốt cuộc đời, Nguyên soái Zhukov phải chịu nhiều cáo buộc, chẳng hạn như ông biển thủ rất nhiều thứ như đồ cổ, các loại dao kéo quý, những bộ da lông thú và nhiều loại súng săn, hay cáo buộc rằng vợ ông có “một va ly nhỏ màu đen đựng đầy những của cải rất có giá trị”).

        Era cho biết, những lời tố cáo chống lại cha tôi thật ra là một phần trong âm mưu của Beria nhằm làm lu mờ tên tuổi về ông. Đơn giản như, họ đặt điều rằng, chúng tôi có chứa tài sản ăn cướp, do đó, ngôi nhà của chúng tôi đã bị kiểm tra bí mật. Tuy nhiên, chúng tôi có hóa đơn, giấy biên nhận mọi đồ đạc trong nhà nên đã không có điều gì xảy ra... Còn về chiếc va ly nhỏ như lời cáo buộc, nó hoàn toàn không có thật. Thực sự đó chỉ là một túi nhỏ mẹ tôi dùng để dựng kem, phấn, đồ trang điểm... Những thứ khác hoàn toàn là bịa đặt.

        Về Quỹ Nguyên soái Zhukov:

        Quỹ này do Margarita, con gái của Zhukov, bảo trợ. Quỹ đang tổ chức một cuộc triển lãm lưu động để tưởng nhớ đến Nguyên soái Zhukov như ở Hy Lạp, Ai Cập, Đảo Síp, Israel và Thố Nhĩ Kỳ - những nơi có nhiều người Nga xa xứ và cả những người từng tham gia trong các phong trào kháng chiến hồi chiến tranh nay vẫn quan tâm đến cuộc chiến này cũng như vai trò của Zhukov trong cuộc chiến đó. Hiện nay, Quỹ cũng có quan hệ với các Trung tâm Eisenhower ở Luân Đôn và Paris.

        Về quan hộ giữa Solzhenitsyn và Zhukov:

        Ella: Dường như những nhà văn như Alexander Solzhenitsyn luôn coi Zhukov đơn thuần là một bộ phận của cả một hệ thống đã đem đến cho họ những điều không vui vẻ. Điều này có lẽ đúng, nhưng có thật sự công bằng hay chưa? Cha tôi thật ra không phải là một người phụng sự cho một chế độ hay một nhóm lãnh đạo nào. Ông chỉ phụng sự Tổ quốc của mình và ông thấu hiểu điều đó. Theo ý kiến của tôi, chúng ta nên nhìn nhận Zhukov là một con người, ông là một phần của nước Nga, nhân dân Nga - và thuộc về một thời kỳ đã qua.

        Về vấn đề giáo dục:

        Ella: Georgi Konstantinovich luôn coi trọng việc học hành. Thời trẻ, mẹ tôi giành nhiều thời gian giúp cha tôi nâng cao trình độ tiếng Nga. Bà đọc chính tả cho ông viết, bởi trước đó ông mới chỉ học qua một lớp ở trường dòng nên ông hay mắc lỗi trong những bài viết của mình. Củng vì lẽ thế, cha tôi luôn cố gắng tự nâng cao kiến thức cho mình.

        Về những chuyến đi của Zhukov:

        Ella và Era: Cha chúng tôi từng nói với một nhà văn như sau: “Anh biết không, gần đây, tôi có xem một tấm bản đồ và tự hỏi có lẽ không còn nơi nào ở nước Nga, ở Đức và Đông Âu là tôi chưa đặt chân đến. Lái xe của tôi, Buchin, nguyên là một tay lái môtô đua, đã thống kê, chúng tôi vượt qua quãng đường tổng cộng khoảng 175.000 km trong suốt cuộc chiến tranh. Không biết bằng bao nhiều lần vòng quanh trái đất? Mà anh ấy cũng không phải là lái xe duy nhất của tôi. Chưa kể tôi còn có hàng trăm giờ đi bằng máy bay, đã sử dụng qua 3 chiếc máy bay, lại còn cả thời gian ở Mông Cổ nữa chứ”.

        Về cuộc sống nay đây mai đó:

        Cả Era và Ella đã viết về cha và mẹ với tình yêu thương. Era là chị, sinh năm 1929, đã miêu tả cuộc sống nay đây mai đó của gia đình trong những năm giữa hai cuộc thế chiến. Cô nhấn mạnh tới sự ủng hộ mà Alexandra Dievna đã giành cho cha cô để ông có cơ hội thăng tiến trên con đường binh nghiệp, mẹ là người chăm sóc gia đình trong những điều kiện vô cùng khó khăn khi chúng tôi còn phải ở trong các doanh trại hồi trước chiến tranh.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Chín, 2019, 04:07:43 pm

CHƯƠNG 20

MỐI TÌNH THỨ HAI

        Mọi người đều chú ý đến tính cách của bà.
MARIA ZHUKOVA       

        20 năm sau khi Zhukov qua đời, người con gái út của ông, Maria, tuyên bố cô muốn tất cả mọi người biết chính xác mối tình giữa mẹ cô và Nguyên soái. Tháng 6 năm 1994, trong một bài viết trên một tờ báo ở Mátxcơva, Maria đã kể về mẹ mình, bà Galina Semyonova1”, vợ hai của Zhuhov. Maria đã kể về quan hệ rất đỗi gần gũi giữa cha và mẹ cô. Cô còn tiết lộ một số bức thư tràn đầy tình yêu thương mà Nguyên soái gửi cho Galina.

        Maria Zhukova, Literaturnaya Rossiya, ngày 17 tháng 6 năm 1994.

        “Nếu mẹ tôi còn sống chắc chắn bà sẽ viết vế cuộc sống của bà và Nguyên soái”, Maria nói, “Các bạn biết đấy, có rất nhiều điều sai lệch và nói xấu về mối quan hệ của họ, nhưng tiếc thay mẹ tôi không còn để nói rõ sự thật, chỉ còn con gái bà là có thể làm được điểu đó”.

        Maria đã tiết lộ hoàn cảnh cha mẹ bà đã gặp nhau. Đó là năm 1950 ở thành phố Sverdlovsk (Yekaterinburg) thuộc Siberia, cha tôi là Tư lệnh Quân khu Ural xa xôi, mẹ tôi cùng về công tác ở đó sau khi tốt nghiệp Viện y khoa Kazan. Cha tôi viết trong nhật ký rằng, lần đầu tiên gặp Galina, ông không hề có chú ý đặc biệt nào đến bà. Rồi một lần ông bị ốm và Galina đến để điều trị cho ông; khi bình phục ông mới bắt đầu quan tâm đến cuộc sống của bà, gia đình và những sở thích của bà. Maria kể rằng, ông thích sụ khiêm tốn của mẹ và nhất là, như ông thừa nhận, “đôi mắt xanh, ấp áp - đôi mắt mà ông cho rằng nó luôn ẩn chứa một nỗi buồn không thể giãi bày”. Maria cũng cho biết thêm, mẹ cô có lẽ đã cảm nhận trước được số phận của mình là sẽ chết trẻ.

        Maria còn giới thiệu cả dấu vân tay trong bản nhận dạng của mẹ cô, “mẹ tôi là một phụ nữ có thân hình cân đối, có khuôn mặt rất đẹp, bà là người sống nội tâm nhiều hơn và là một người rất tốt bụng. Bà có dáng di hơi vất vả và một cách nói chuyện rất riêng. Mọi người đều nhận xét về tính cách cùa mẹ tôi như thế. Hồi đó tất nhiên cha tôi trông trẻ hơn so với tuổi của mình, khuôn mặt ông sáng hơn, tươi tắn hơn, đôi mắt ông rất sáng - tóm lại là ông có một vẻ bề ngoài rất hấp dẫn”.

        Ban đầu, mẹ tôi không gây chú ý cho cha tôi. Bà tránh những cuộc gặp gỡ nhưng ông kiên trì theo đuổi và Galina “trở thành mối tình mãnh liệt nhất trong cuộc đời ông, dù rằng có muộn”.

        Maria nhớ, khi còn nhỏ, cô đã hỏi cha mình sao ông lại yêu mẹ mà không phải với người phụ nữ khác và câu trả lời của ông đến bây giờ vẫn in đậm trong trí nhớ của cô là: "Cha đã gặp rất nhiều người phụ nữ xinh đẹp, nhiều người trong số họ còn đẹp hơn cả mẹ con, nhưng không có ai như mẹ của con cả. Mẹ con cứ như là nữ thần mặt trời ấy.” Toàn bộ sự thật là như vậy.

        Năm 1994, Maria viết rằng, nhiều người biết mẹ tôi, đã gặp mẹ tôi và 20 năm sau khi bà đã mất mọi người vẫn nhớ cái cảm giác ấm áp mà mẹ tôi đã truyền sang họ. “Mẹ tôi trở thành bác sĩ theo đúng mong ước của mình và bà không bao giờ nuôi tiếc về điều này. Từ khi còn trẻ, trong tâm trí của mình, bà luôn băn khoăn bởi câu hỏi về cuộc chiến giữa y học và các loại bệnh dịch nguy hiểm, nhất các bệnh dịch truyền nhiễm đe dọa cuộc sống nhân loại, như: bệnh tả, bệnh sốt rét, bệnh đậu mùa... Bà ca ngợi những bác sĩ dũng cảm đã hy sinh bản thân mình để tìm ra thuốc và phương pháp chua bệnh hữu hiệu, thậm chí có người còn truyền vào cơ thể minh những căn bệnh nguy hiểm”. Mẹ cô đã tự đặt cho mình một câu hỏi: “Làm cách nào để mình có thể là người có ích cho xã hội?”

        Maria cũng kể rằng, những bức thư của cha mẹ cô chỉ được chuyển cho cô sau khi họ mất. “Khi đọc những bức thư đó, tôi thật sự xúc động bởi sự lo lắng, quan tâm mà hai người đã dành cho nhau. Thậm chí họ còn viết cả thơ cho nhau nữa”.

        Bức thư ngày 4 tháng 9 năm 1952

        Galina yêu dấu của anh!

        Anh đã ở Gurzuf (một thị trấn ở Crimea) được 4 ngày rồi. Nhưng anh như đang sống trong cơn đắm say của lần gặp em cuối cùng. Galusenka yêu dấu của anh (một cách gọi yêu mến của Zhukov dành cho Galina), anh muốn được ngắm mãi đôi mắt của em, được lưu giữ những hình ảnh cùa em thêm mãi. Nhưng tất cả lại chỉ phụ thuộc ở em, em yêu ạ.

        Thời tiết ở Crimea đã trở nên tốt hơn em ạ. Bầu trời xanh cao, biển cũng mang một màu xanh êm dịu, ấm áp và thật mênh mông. Em yêu, chỉ tiếc là không có em bên anh lúc này. Anh không thể thiếu em, mọi thứ đều trở nên buồn chán khi không có em ở bên. Hãy để tinh yêu và những giấc mơ của anh về em được ở bên em nhé.


G.       


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Chín, 2019, 04:09:39 pm

        Năm 1953, bố mẹ tôi đều về sống ở Mátxcơva. Lúc ấy là vào đầu năm, mẹ tôi đang tham dự một khóa học nâng cao dành cho các bác sĩ, còn bố tôi bất ngờ được điều về thủ đô.

        Sau khi Stalin mất, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng. Khoá học két thúc, mẹ tôi nhận công tác tại bệnh viện Burdenko, bà là chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm và sau này là bác sĩ trị liệu. Thời gian xa nhau, họ đã viết rất nhiều thư cho nhau, trong mỗi bức thư họ đều thể hiện sự lo lắng cho nhau, mong sớm được ở gần nhau. Cha tôi đã có lần tâm sự với những người họ hàng của mình về những suy nghĩ của ông; cha luôn tin tưởng vào mẹ tôi bởi ông biết bà luôn là một người trong sáng, thủy chung. Cha tôi cũng kể rằng có lần ông nằm mơ và đó là một thực sự là một cơn ác mộng. Ông thấy mình đang di câu ngoài biên. Sau khi câu được một vài con cá ông phát hiện ra trong số đó còn có cả một con rắn. Con rắn đã lao lên ngực, rồi quấn quanh cổ của ông. Khi bừng tỉnh, ông cứ bị ám ảnh mãi và băn khoăn không biết con rắn đó có báo điểm gì, điều gì đồng nghĩa với hành động con rắn tìm mọi cách cắn ông. Trong một bức thư sau đó, ông cho biết ông chưa bao giờ tin vào những giấc mơ nhưng kể từ khi nằm mơ thấy con rắn đó ông bắt đầu tin rằng có ai đó đang có âm mưu hãm hại ông.

        Bức thư đó có đoạn kết:

        Dầu sao anh sẽ phái sống để xem kẻ đó là ai. Dù anh không quen đối phó với những kẻ có dã tâm xấu xa. Anh chỉ tâm sự điều này với em thôi, hãy tha thứ cho anh nhé, Galyusha. Anh xin lỗi đã làm hỏng những giây phút nghỉ ngơi của em, nhưng thật lòng anh không còn một ai gần gũi để có thể chia sẻ những điều thầm kín trong lòng mình.

G.                         
Ngày 02 tháng 11 năm 1955       

        Ngoài ra còn một bức thư được viết ngày 23 tháng 8 năm 1956, nội dung như sau:

        "Em yêu, lúc này anh chỉ mong được thấy em. Em hãy bay nhanh đến đây với anh. Anh nhớ em hơn bao giờ hết. Em có biết điều này có nghĩa gì không? Em sẽ nói gì nhà hiền triết yêu dấu của anh? Cho anh xin lỗi, chữ anh xấu quá vì khi viết cho em anh đang ngoài biển và em có biết không, nước biển xanh làm anh nhớ đôi mắt em mỗi khi em trầm tư suy nghĩ."

        Tháng 9 năm 1956, Zhukov và Galina cùng đi nghỉ ở Varna, Bulgaria. Đó là lần đầu tiên hai ông hà đi nghỉ cùng với nhau. Kỳ nghỉ thật tuyệt vời. Ông bà được toàn quyền sử dụng một lâu dài tráng lệ có cả công viên riêng tuyệt đẹp của cựu Sa hoàng Boris và biển thì rất ấm.

        Zhukov đã viết trong một cuốn sách rằng, có thể nói một điều là cả tôi và Galina đều chưa từng có một kỳ nghỉ như ở đây với không khí, cảnh quan tuyệt đẹp xung quanh. Tôi thực sự hài lòng khi thấy Galina rất hạnh phúc với kỳ nghỉ ngắn ngủi và chuyến đi vòng quanh Bulgaria này. Thật tiếc là thời gian trôi nhanh quá, Galina khá buồn khi đến ngày phải về... Chúng tôi cùng bay về Mátxcơva bằng máy bay riêng của tôi. Khi về đến Mátxcrtva, Bulganin gọi điện cho tôi và thông báo Nikita Khrushchov đã có nhận xét không hay lắm vế việc tôi đi nghỉ với Galina ở Varna trước Ban Chấp hành trung ương Đảng. Tôi rất lấy làm buồn về việc này và tôi đã thắng thắn phản ứng ngay lập tức và những lời của tôi đã được Bulganin báo lại cho Khrushchov, sau đó tôi và Khrushchev đã nói chuyện giảng hòa với nhau. Nikita nói: ‘Tôi không phản đối Galina nhưng tôi khuyên đồng chí không nên vội vã kết luận mọi việc”. Lúc đó thực ra tôi không hiểu hết ý đồ của ông ta với “những lời chúc chỉ là muốn tôi trở thành một người bạn tin cậy để ủng hộ ông ta trong cuộc tranh giành quyền lực.

        Khi về tới Mátxcơva, Zhukov mới biết Galina đang mang bầu. “Cha tôi lấy làm hãnh diện và hạnh phúc về điều này bởi lúc ấy ông đã 60 tuổi”, Maria nói. “Ông đã ước ao có một cậu con trai và rất luyến tiếc về người con trai đã không được sinh ra hồi năm 1951. Ông hạnh phúc được tận tay chăm sóc mẹ tỏi. yêu cầu mẹ tôi ăn nhiều hoa quả cũng như chỉ uống nước hoa quá ép. Và tôi đã chào đời vào tháng 6 năm 1957”.

        Trong một bức thư ngắn sau này được tìm thấy, đó là bức thư đã được chuyên đến nhà hộ sinh đúng vào những ngày diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 6 năm 1957, ông viết:

        Ngày 22 tháng 6 năm 1957

        Galusha yêu quý của anh!

        Em có biết là đã có một cuộc chiến thật kinh khủng diễn ra suốt năm ngày nay. Tuy nhiên lúc này, mọi việc cũng đã khả quan hơn. Nhưng cũng phải mất 4 đến 5 ngày nữa mới xong em ạ bởi vẫn con nhiều vấn đề rất phức tạp.

        Sức khoe của em thế nào rồi! Con của chủng ta thì sao? Con giống ai hả em ? Anh vẫn nhớ hối còn bé, tóc của anh màu sẫm có cá những sợi màu tro đấy. Liệu con có nét gì giống thế không em? Con nặng và cao bao nhiêu hà em? Em phải ở lại bênh viện thêm 10 - 12 ngày nữa để bảo đảm sức khỏe em nhé.

        Thôi, anh phải dừng bút đây, đã 4 hôm nay anh chỉ được ngủ có 4, 5 tiếng thời, những giấc ngủ không ngon chút nào em ạ... Hôn em và con.


Georgi của em.       


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Chín, 2019, 04:11:21 pm

        Maria kế đó là lần sinh nở rất vất vả của mẹ cô vì “Tôi là một đứa trẻ ốm yếu . Mẹ cô đã viết cho Zhukov một bức thư với những lời lẽ hét sức tuyệt vọng:

        Hai ngày nay em cảm thây thật sự khủng khiếp. Con gai của chúng ta bị mắc bệnh vàng da, hầu như nó không có cử động gì anh ạ. Hôm nay, các bác sĩ đã nói với em về một số khả năng xấu có thể xảy ra và họ rất lo cho con của chúng mình. Em rất sợ nếu phải mất con. Em đã yêu cầu họ phải cho em nhìn thấy con. Con nằm yên, thỉnh thoảng mới mở đôi mắt màu xám. Sinh con như thế này thật đau buồn. Có lẽ con mình chết mất. Giá mà em có thể gánh chịu nỗi đau thay cho con gái bé bỏng! Em không biết phải làm gì nữa. Em thực sự phát điên lên mất.

        Zhukov đã gửi thư ngay cho Galina.

        Ngày 26 tháng 6 nám 1957

        Galusha yêu quý của anh!

        Hôm nay nhận được thư em, cả đêm anh không ngủ được vì lo cho sức khỏe của em và con. Chuyện gì có thể xảy ra dày? Anh rất lo cho em, bởi anh không thể ở bên em lúc này và cũng không có ai gần gũi em lúc này cả.

        Anh mong em hãy bình tĩnh, đừng đầu hàng số phận như vậy. Em hãy cô gắng lấy lại thăng bằng, dù chuyện có xảy ra thi cuộc sống vẫn còn ở phía trước, em cần phải làm cho trong lòng mình thấy thanh thản. Anh vẫn luôn tâm niệm rằng kẻ yếu không thể giành được chiến thắng. Anh hy vọng với tư cách là một bác sĩ em sẽ hiểu được rằng trong những tình huống như vậy không thể có sự giúp đõ nào cả, thậm chí là cả tình thương yêu của người mẹ giành cho đứa con đầu lòng của mình.

        Galusha của anh, anh tin là sẽ được thấy em và con mạnh khỏe, vui tươi. Nhất định các bác sĩ sẽ cứu được con của chúng mình. Anh hy vọng sẽ sớm được gặp em và con trong không khí hạnh phúc, đầm ấm. Hôn em và con, chúc hai mẹ con sớm khoe.


G. của em.       

        Cuối tháng 10 năm 1957, cha tôi đi thăm chính thức Nam Tư và Albania. Đó thật sự là quãng thời gian rất khó khăn đối với ông, bởi sau lưng ông có rất nhiều kẻ đang âm mưu hãm hại và hủy hoại thanh danh của ông.
     
        Em yêu!

        Bây giờ là 12 giờ 15 phút và anh đang bay trên bầu trời Hungari. Anh sẽ đến sân bay Vnukovo lúc 2 giờ chiều. Anh còn phải vượt qua chặng đường 10.000 km nữa, trong đó hơn 2.500 km đi đường biển. Anh rất mệt. Anh chỉ muốn nghi ngơi chút sau chuyến đi vất vả này, nhưng đường như những việc hệ trọng vẫn còn ở phía trước em ạ.

        Anh rất hồi hộp khi hình dung ra cám giác hạnh phúc được gặp em và con gái của chúng ta. Anh nhớ hai mẹ con khủng khiếp. Chắc là Mashenka đã lớn và dễ thương lắm phải không. Anh muốn con gái giống anh và tất nhiên con có đôi mắt của em mà anh vẫn hằng yêu.


Georgi của em.       

        Sau đó, người anh hùng lỗi lạc nhất trong chiến tranh của đất nước Xô viết đã trở thành nạn nhân của những mưu toan đen tối, của thói ganh tị. Ngay khi về tới Mátxcơva, Zhukov đã được đưa thẳng từ máy bay tới cuộc họp của Ban Chấp hành trung ương Đảng. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 10 này đầy những lời cáo buộc và bôi nhọ vị anh hùng của những chiến công ở Mátxcơva, Stalingrad và Leningrad. Zhukov đã bị cách chức Bộ trương Bộ Quốc phòng và bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành trung ương.

        Ngày ấy, cha tôi vẫn tràn đầy nhiệt huyết, sẵn sàng hết mình phục vụ Tổ quốc và nhân dân, vậy mà ông đã không được giao một công việc nào cả. Thậm chí tên ông cũng không còn trong danh sách của Ủy ban kiểm tra vốn giành cho tất cả các Nguyên soái. Đó là một giai đoạn cay đắng vì Nguyên soái cảm thấy mình bị bạn bè phản bội và đó cũng là bắt đầu giai đoạn ông phải sống trong sự xa lánh của mọi người và không được làm việc. Nếu không vì tình yêu giành cho mẹ con tôi, tôi không nghĩ là cha tôi còn có thể tồn tại được. Thật không dễ dàng với ông chút nào khi cứ phải ngồi ở nhà, nhìn vợ đi làm vì ỏng là người luôn tất bật với công việc. Mẹ tôi chứng kiến tất cả và bà rất lo lắng cho ông; bà kiên trì khuyên ông viết hồi ký thay vì ngồi không mà dằn vặt với những ý nghĩ tiêu cực ngớ ngẩn.

        Bắt đầu từ năm 1960, cả gia đình thường đi nghỉ hè ở Gagra. bên bờ Biển Đon. Có lần Zhukov thuê tầng hai của một ngôi nhà lớn ở trên núi ngay cạnh ngôi nhà nổi tiếng mà người ta đã quay bộ phim Những chàng trai hạnh phúc. Trên đường đi, ông luôn nhận ra được những mảnh đất mà mình đã đi qua trong thời chiến tranh. Buồn cười là, nhiều người đã nhầm mẹ tôi không phải là vợ của Nguyên soái, họ nghĩ rằng ông đang đi nghỉ cùng con gái và cháu gái. Nhiều người còn giữ cha tôi lại giữa phố để chuyện trò với cha về thời chiến tranh, về thời tiết... trong khi có người khen cha tôi có “cô cháu gái xinh thế’. Lúc đó ông hơi bực nhưng vẫn rất hãnh diện trả lời: “Đây là con gái tôi”.

        Maria kể rằng, trong những dịp như thế, Georgi thường chụp được rất nhiều bức ảnh có hồn, như những hàng cây trong công viên, cảnh bên hồ nước, cảnh những con thiên nga đen kiếm ăn trên bãi biển, cảnh biển... “Cha tôi hầu như không khi nào xa chiếc máy ảnh Đức góc rộng của ông”, Maria nói, “và trong chuyên đi nghỉ ở Gagra, ông chụp nhiều đến mức một số cuộn phim vẫn chưa bao giờ được tráng”.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Chín, 2019, 04:12:42 pm
       
CHƯƠNG 21

NGƯỜI ANH HÙNG RA ĐI

        Một sự mất mát không thể bù đắp.
Cáo phó Nguyên soái Zhukov        

        Sau khi người vợ yêu dấu Galina mất, sức khỏe của Zhukov giảm sút rất nhanh. Vào đúng đêm phải nhập bệnh viện Kremlin, Nguyên soái đã chỉnh sửa và ký vào chương cuối cùng trong tập hồi ký của ông. Ngày 18 tháng 6 năm 1974, người lính vĩ đại nhất của nước Nga sau Suvorov đã mãi mãi ra di. Gần một tuần sau, cuốn hồi ký hai tập của ông được chuyến cho nhà xuất bản. Và như lời một người bạn thân của ông, “đây là công trình vĩ đại cuối cùng của Georgi Konstantinovich Zhukov”.

        Ngày 19 tháng 6, Liên Xô ra thông cáo chính thức về sự qua đời của Nguyên soái Georgi Konstantinovich Zhukov, người Anh hùng vĩ đại nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Bản thông cáo do hãng thông tấn chính thức của nhà nước Xô viết, Tass, khẳng định nhà lãnh đạo quân sự đã từ trần ngày hôm trước “sau một thời gian dài lâm bệnh”, hương thọ 77 tuổi.

        Tuy nhiên, một vài tờ báo phương Tây đã cố tình xem nhẹ sự kiện này khi họ chỉ cho đăng tải lẫn vào các mục khác của các trang tin trong. Một trong những quyết định gây ngạc nhiên cho nhiều người là tờ Thời báo New York đã đưa tin về cái chết của Nguyên soái ở tận trang 46. Rõ ràng là, những người biên tập tờ báo đã không xem đây là một sự kiện đáng được đăng tái ở trang nhất.

        Ban cáo phó còn cho biết, theo một số nguồn tin không chính thức, Nguyên soái Zhukov đã mất sau một cơn đau tim, căn bệnh này đã hành hạ ông suốt năm 1974.

        Bản cáo phó Zhukov có chữ ký của những nhà lãnh đạo cao nhất lúc đó như Leonid Brezhnev, Aleksei Kosygin và Nikolai Podgorny cùng các tướng lĩnh cấp cao trong quân đội. Bản cáo phó đã ca ngợi vị Nguyên soái là “một tấm gương sáng về sự hết mình cho sự nghiệp” và gọi sự ra đi của ông là “một mất mát không thể bù đắp đối với nhân dân và các lực lượng vũ trang Liên Xô”.

        Cả Suslov và Yepishev, những người vốn gây ra không ít nỗi buồn phiền cho Nguyên soái cũng ký tên trong bản cáo phó. Chiều ngày 21 tháng 6, Brezhnev dẫn đầu đoàn tang lễ đưa bình đựng tro cốt Nguyên soái về nơi an nghỉ cuối cùng một ô nhỏ trong bức tường gạch đỏ điện Kremlin; hai hàng quân danh dự mang những tấm huân, huy chương Nguyên soái được trao tặng đứng hai bên di ảnh của ông.

        Stalin và Khrushchev, những người đã cố tình hạ uy tín của Zhukov và gây đau khổ cho ông cùng những người con gái của ông đều không có vinh dự được yên nghỉ trên bức tường đỏ của điện Kremlin. Stalin mất năm 1953; ban đầu, được dự kiến tiến hành ướp xác để bao quản thi hài lâu dài và đặt trong Lăng bên cạnh Lênin. Tuy nhiên, tại Đại hội lần thứ XXII Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1961, D.A. Lazukina, một đảng viên hơn 50 năm tuổi Đảng kể với các đại biểu rằng vào tối hôm trước bà “gặp” Lênin và Người đã nói với bà ta là: “cảm thấy không vui khi phải nằm bên cạnh Stalin, một con người đã gây bao tai họa cho Đảng". Và cùng một số lý do khác, một nghị quyết được thông qua là, đưa thi hài của Stalin ra khỏi Lăng và việc này được tiến hành ngay lập tức. Phía sau Lăng Lênin, người ta đào một ngôi mộ rất sâu để an táng Stalin và bên trên gắn tâm bia bằng dá granite có khắc tên “J.v. Stalin” (nhưng bằng chữ cái Kirin).

        Nikita Khrushchev qua đời tháng 9 năm 1971 sau một cơn đau tim, và được mai táng tại Nghĩa trang Novodevichv ở Mátxcơva.

        Nguyên soái Klimenti Voroshilov, người đã không ra tay giúp đỡ những đồng đội trong hàng ngũ sĩ quan Hổng quân trong “cuộc đại thanh trừng” đã chết trước Khrushchev vài năm.

        Gia đình Zhukov còn phái chịu một điều cay đắng nữa là, ngay sau lễ tang của ông, một phái đoàn đã đến ngôi nhà của ông ở nông thôn và căn hộ ở Mátxcơva thu gom những tư liệu cá nhân của ông cùng như nhiều giấy tờ khác.

        Sau những năm đầu thập niên 90 thế kỷ XX, khi Liên Xô đã tan rã, Đảng Cộng sản mất quyền kiểm soát đối với các lực lượng vũ trang. Nhân dân Xô viết giờ đây không còn ngần ngại bày tỏ sự kính trọng của mình với người đã có đóng góp to lớn cho chiến thắng của dân tộc. Một bức tượng Nguyên soái được dựng trước trụ sở Bộ Ngoại giao. Một bức tượng bán thân của ông cùng được đặt ở Bộ Quốc phòng.

        Khi dưa tin Nguyên soái Zhukov mất trên trang nhất, tờ Guardian (Anh) đã gọi ông là “vị cứu tinh của thành phố Mátxcơva”, nhắc đến sự nổi tiếng sớm của ông đã kết thúc vào tháng 10 năm 1957 khi có thông báo về việc Nguyên soái sẽ rút khỏi cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Được biết, trong một bài báo viết trên tờ Pravda (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Liên Xô), Nguyên soái Ivan Konev đã hướng sự chú ý của mọi người vào “âm mưu nhằm hạn chế ảnh hưởng của Đảng trong quân đội” của Zhukov. Ngay sau đó, Ban Chấp hành trung ương Đảng đã ra một nghị quyết khai trừ Zhukov khỏi Ban Chấp hành trung ương.

        Cũng bắt đầu từ đó, sự nghiệp vẻ vang của vị Nguyên soái chấm dứt. Người ta thông báo cho ông đi nghỉ 3 tháng nhưng thực tế, “kỳ nghỉ” kéo dài tới 8 năm. Ít nhất thì mãi đến tháng 4 năm 1965, danh dự của Zhukov mới được khôi phục phần nào khi Konev phát biểu rằng mặc dù ông có “một số sai lầm” nhưng ông thực sự là “một nhà chỉ huy quân sự kiệt xuất”. Zhukov cũng chính thức xuất hiện trở lại tại Lễ diễu hành kỷ niệm Ngày quốc tế Lao động (1-5) ở Mátxcơva năm 1965. Ông được mời đứng trên khán đài Lăng Lênin.

        Trong chuyến thăm Mỹ năm 1959, Tổng Bí thư Khrushchev đã nói với Tổng thống Eisenhower: “Ngài đừng lo lắng về người bạn cũ Zhukov, ông ấy đang an hưởng cuộc sống hưu trí và đang viết hồi ký”.

        Sự kiện Nguyên soái qua đời còn được đăng trên tờ Các sự kiện nổi bật trên thế giới trong năm (Annual Register of World Events), trong đó tóm lược cuộc đời của vị Nguyên soái trong một số câu ngắn gọn nhưng rất súc tích như sau:

        Những chiến công lừng lẫy nhất của Nguyên soái phải kể đến như: chiến dịch bảo vệ và giải cứu thủ đô Mátxcơva năm 1941, thành phố Stalingrad năm 1942 - 1943 và tiếp đó là cứu nguy cho thành phố Leningrad năm 1943; ông đã chỉ huy một phương diện quân đánh chiếm Berlin năm 1945. Sau khi quân Đức đầu hàng, ông trở thành Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang tại khu vực do Liên Xô kiểm soát tại Đức và cũng là đại diện của Liên Xô trong Hội đồng Kiểm soát của Đồng minh. Năm 1946, ông bị triệu hồi về nước và bị đẩy vào cảnh không được ai biết tới mà nguyên nhân được cho là do sự ghen tị của Stalin. Ông được khôi phục chức vụ vào năm 1953 - 1955 với cương vị là Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng; từ năm 1955 - 1957 là Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô và là thành viên của Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao. Nhưng ông lại bị đẩy vào “bóng tối”, lần này là do Nikita Khrushchev, vì có dấu hiệu theo chủ nghĩa Bonapart. Mãi tới tháng 2 năm 1965, ông mới được giải oan nhưng vẫn không được giữ chức vụ gì. Trong suốt cuộc đời binh nghiệp, Zhukov đã 4 lần được trao danh hiệu Anh hùng Liên Xô và được tặng thương nhiều huân, huy chương các loại cũng như các phần thưởng khác của nhiều Chính phủ và tổ chức quốc tế.

        Nhưng có lẽ, lời điếu văn hay nhất dành cho Zhukov là của nhà ngoại giao Ấn Độ, K.P. Menon, ông đã viết về Zhukov với những ý khác hẳn từ nhiều năm trước khi Zhukov qua đời, trong lúc vị Nguyên soái còn đang bị những kẻ nịnh bợ, những nhà lý luận của Nikita Khrushchev tìm cách hãm hại. Menon viết: “sau khi Stalin qua đời, trên bầu trời nước Nga không có một ngôi sao nào sáng hơn vầng hào quang của Zhukov”.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười, 2019, 08:20:24 pm
         
LỜI KẾT

HẬU THẾ BIẾT ƠN ÔNG

        Tôi có cảm nhận, Nguyên soái Zhukov là một con người vĩ đại dù ở bất kỳ đất nước nào.
Tướng Mỹ WALTER BEDELL SMITH (sau này làm Đại sứ)       

        Tôi vô cùng ngưỡng mộ Nguyên soái Zhukov.
KATHLEEN HARRIMAN, con gái Đại sứ Mỹ tại Liên Xô       

        Tôi tin rằng, nếu Zhukov được trao quyền tự do hành động như Chính phủ chúng ta đã dành cho Eisenhower, thì những vấn đề của chúng ta ở nước Đức đã có thè được giải quyết một cách dễ dàng.
Tướng Mỹ JOHN R. DEANE       

        Cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử đã kết thúc; Hitler, Goebbels và Himmler đều đã tự sát, để trốn tránh giá treo cổ (cả Goering sau đó cũng vậy, năm 1946, sau khi xuất hiện trước Tòa án Nuremburg với tư cách bị cáo chính, hắn tự kết liễu đời mình để khỏi bị hành hình). Ngày 10 tháng 6 năm 1945, Eisenhower, Zhukov và Montgomery, những người chiến thắng của phe Đồng minh, đã họp mặt tại Frankfurt-am-Main trong một buổi lễ kỷ niệm long trọng, đầm ấm, tôn trọng lẫn nhau và thật vui vẻ. Trong những bộ quân phục trang trọng, những vị tư lệnh cùng hồi tưởng lại nhiều kỷ niệm của cuộc chiến tranh có một không hai mà họ tham gia. Cho dù ngôn ngữ bất đồng nhưng vẫn có một sự gần gũi đặc biệt giữa Eisenhower và Zhukov bởi người ta thường thấy hai ông đi cùng nhau, chuyện trò cùng nhau, cùng thưởng thức các món ăn và cùng phà trò. Và đối với nhiều nhà quan sát thì đường như không thể có điều gì có thể chia rẽ được hai vị chỉ huy trong phe Đồng minh chống phát xít này được. Trong chiến tranh, hai ông đã không chỉ một lần chia sẻ cho nhau những tin tức tuyệt mật và hiệp đồng tác chiến trong những kế hoạch chiến lược. Sau này, trong những cuốn hồi ký và những cuộc phỏng vấn, các nhà ngoại giao, các tướng lĩnh và các nhà báo phương Tây - những người từng gặp gỡ Zhukov - đều có chung một nhận xét, Zhukov không chỉ là một nhà chỉ huy quân sự tài ba mà còn là một đại diện tiêu biểu của dân tộc Nga.

        Nguyên soái Zhukov đã nhận được sự đón tiếp trọng thị khi ông bay đến Frankfurt-am-Main. Và cuộc gặp giữa ông, tướng Eisenhower và Thống chế Montgomery được coi là một cuộc gặp không thể nào quên. Tờ Times miêu tả, Zhukov đã được đón tiếp theo “nghi lễ hoàng gia” tại tổng hành dinh của tướng Eisenhower tại tòa nhà I.G. Farben, đó là một dinh thự hiện đại nằm giữa một không gian xanh tươi của vườn cây. Đây cũng là một trong số rất ít dinh thự còn sót lại mà không bị hư hại bơi những trận bom dội xuống hầu như toàn thành phố Frankfurt. Bữa tiệc đã diễn ra sớm hơn, ngay khi chiếc máy bay Dakota chở Thống chế Montgomerv từ tổng hành dinh  hạ cánh xuống sân bay và ông được ô tô đưa đến. Những nghi lễ đón tiếp trang trọng như nhau (bắn súng chào mừng, duyệt đội danh dự chọn trong những đơn vị xuất sắc nhất của quân Anh, Mỹ) được dành để đón tiếp Zhukov và Montgomery. Ngoài 20 sĩ quan hầu cận, cùng di với còn có viên trợ lý hay càu nhàu Andrei Vyshinsky, được Stalin cử đi theo Nguyên soái với tư cách là cố vấn chính trị. Vyshinsky từng là Công tố viên trương của Stalin tại các phiên tòa trong cuộc “Đại thanh trừng” những năm 1937 - 1939 và còn được biết với biệt danh “kẻ khủng bố khủng khiếp” với vô số nạn nhân của những bản án nghiệt ngã. (Vyshinsky còn là Đại sứ đầu tiên của Mátxcơva tại Liên Hiệp Quốc). Nhưng trong con mắt của những người chứng kiến, sự có mặt của Vyshinsky không ngăn cản được những câu chuyện và những lần nâng ly vui vẻ giữa Nguyên soái và hai người đồng nhiệm1. Một trong những câu chuyện mà Zhukov đã nói với tướng Eisenhower tại bữa tiệc là tổn thất to lớn mà Liên Xô đã phải trả để giành được chiến thắng này. Eisenhower kể lại, Zhukov đã nói rằng: số phụ nữ, trẻ em và người già đã bị bọn phát xít giết hại nhiều đến mức Chính phủ Liên Xô không thể thống kê chính xác là bao nhiêu.

        Điều đầu tiên mà Zhukov làm sau khi chào hỏi những vị chủ nhà là trao huân chương của Liên Xô cho tướng Eisenhower và Thống chế Montgomery, “những siêu - siêu phần thưởng của nước Nga” - Huân chương Chiến thắng2. Sau khi ba vị tư lệnh trao đổi những bức ảnh có ký tặng tại buổi gặp gờ lần trước ở Berlin, Zhukov đã trao những huân chương trên với những lời lẽ hết sức giản dị: “Từ đáy lòng mình, tôi xin được chúc mừng các ngài”. Tiếp đó, ba vị tư lệnh còn đàm đạo với nhau về chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương. Nguyên soái đã kể về những kỷ niệm khi ông chỉ huy bộ đội đánh tan đội quân xâm lược đông đảo của Nhật ở Mông Cổ mùa hè năm 1939. Cũng chính từ thắng lợi giòn giã này, Stalin đã chú ý tới ông.

-------------------
        1. Eisenhower có ghi lại rằng, những lần gặp gỡ sau đó, thường là tổ chức  ở Berlin, Zhukov thường không cho bố trí người Cố vấn chính trị ở bên cạnh minh. Có lần hai ông gặp nhau riêng và chỉ có sự hiện diện duy nhất của người phiên dịch.
        2. “Siêu - siêu phần thưởng” là câu nói của tường John Dean, trưởng phái đoàn quân sự Mỹ tại Mátxcơva.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười, 2019, 08:21:13 pm

        Khi Zhukov trao huân chương, cả Eisenhower và Montgomery đứng sát nhau với tư thế rất trang nghiêm. Sau đó, Zhukov phát biểu nhấn mạnh sự cần thiết phái có sự thông nhất giữa các nước từng là Đồng minh trong bối cảnh thế giới sau chiến tranh. Hơn nửa thế kỷ qua, cả thế giới đã phải đối mặt với chủ nghĩa khủng bố quốc tế, trong khi ngày đó, Nguyên soái đã nói (sau này, trong các cuộc trao đổi riêng với Eisenhower, ông cũng đề cập tới điều này), sự đoàn kết giữa các cường quốc có thể ngăn chặn được sự bùng phát của bạo lực trong tương lai - Một câu nói rất có giá trị mà ngày nay trong mỗi dịp kỷ niệm Chiến thắng phát xít ở Mátxcơva (ngày 9 tháng 5), Tổng thống kiêm Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Nga luôn nhắc lại những điều mà Nguyên soái Zhukov đã từng nêu ra về một sự thống nhất giữa các nước Đồng minh năm 1945.

        Dưới đây có thể dẫn ra một đoạn phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin nhân kỷ niệm ngày Chiến thắng ngày 9 tháng 5 năm 2002:

        Kể từ năm 1945, thế giới đã có nhiều biến đổi. Nhưng thế giới vẫn rất không ổn định. Những thế lực đen tối và bạo lực vẫn còn hiện diện. Chúng có nhiều tên gọi khác nhau nhưng vẫn giữ nguyên bản chất... Ngày Chiến thắng là một bài học, là lời cảnh báo... Chúng ta chí có thể chống lại những mối đe dọa đó với sự phối hợp những nỗ lực và ý chí của tất cả các quốc gia và các dân tộc. Liên minh chống phát xít là minh chứng thực tế cho điều này... Hiện nay, chung ta đã, đang va sẽ tiếp tục phối kết hợp cùng nhau trong những nỗ lực nhằm chống lại mối đe dọa chung, đó là chủ nghĩa khủng bố.

        Huân chương Chiến thắng trao tặng cho tướng Eisenhower và Thống chế Montgomery vì những đóng góp to lớn của họ trong cuộc chiến tranh có hình một ngôi sao 5 cánh làm bằng bạch kim. được tô màu dỏ và xanh da trời, nạm 135 viên kim cương và 5 viên hồng ngọc; chính giũa ngôi sao có mô hình điện Kremlin. Eisenhower đã viết trong cuốn hồi ký của mình rằng: “Tấm huân chương dành cho tôi và Montgomery là một trong số rất ít những phần thưởng mà tôi đã từng thấy có giá trị thật sự thay vì chỉ có giá trị về mặt hình thức hay tinh thần thuần tuý”. Chỉ có năm người nước ngoài được trao tặng phần thương cao quý này là tướng Eisenhower, Thống chế Montgomery, Nguyên soái Josip Broz Tito, Nguyên soái Ba lan Mikhail Kolazvmierski và Vua Michael của Romania. (Vài ngày trước cuộc gặp ở Frankfurk. Eisenhower đã bay đến Berlin để trao tặng phần thưởng của chính phủ Mỹ dành cho Nguyên soái Zhukov - Huân chương vẻ vang cấp Tổng tư lệnh, Thống chế Montgomery cũng đã trao tặng phần thưởng của nước Anh cho Zhukov - Huân chương Hiệp sĩ).

        Sau phần trao tặng huân chương cho Eisenhower và Montgomery, ba vị tư lệnh cùng nâng cốc chúc mừng chiến thắng chung. Eisenhower nhớ lại, đó là một ngày hè đẹp trời và sau những món khai vị cho bữa trưa có rượu vang là một bữa tiệc thịnh soạn với rất nhiều lần nâng cốc. Eisenhower kể rằng, lúc đó Zhukov đã thể hiện ông là một diễn giả tuyệt vời và những điều ông phát biểu trong bữa tiệc là “những lời ca ngợi các lực lượng Đồng minh và hy vọng sự hợp tác của chúng ta sẽ thành công tốt đẹp”.

        Trong bài diễn văn của mình, Zhukov không sử dụng giấy tờ viết sẵn. Bởi một điều hầu như chắc chắn là nếu đọc một bài diễn văn viết sẵn thì chỉ một năm hay thậm chí vài tháng sau ông sẽ phải nhận những lời khiển trách nghiêm khác của Mátxcơva vì đã dành quá nhiều lời ca ngợi quân Đồng minh. Nguyên soái đã bắt đầu bài phát biểu của mình như sau:

        Mọi người đều biết nhân dân chúng tôi đã phải mang trên vai gánh nặng to lớn của cuộc chiến tranh này. Nhân dân Liên Xô đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề nhất của chiến tranh, đất nước chúng tôi đã bị tàn phá, bị vơ vét hơn bất kỳ quốc gia nào đã tham gia vào cuộc chiến tranh này. Nhưng nhân dân chúng tôi tin rằng, họ không lẻ loi trong cuộc chiến này, trong sự nghiệp chính nghĩa của mình. Và họ đã chiến đấu hết mình và chân thực, vì vậy giờ đây họ có thể ngẩng cao đầu trước các bạn Đồng minh.

        Tiếp theo, Zhukov chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh và Mỹ trong thời gian chiến tranh: "Vương quốc Anh và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã ủng hộ Liên bang Xô viết khi mà sự giúp đỡ như vậy là rất khó khăn. Nhân dân chúng tôi sẽ không bao giờ quên điều đó. Trong tương lai, tất cả chúng ta đều phải thực hiện nghĩa vụ của mình để bảo vệ thế giới này không phải chịu hành động hiếu chiến nào nữa.”

        Sau đó, Nguyên soái nâng cốc chúc mừng Eisenhower để bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với người bạn Mỹ tốt bụng: “Đây là một người có trái tim của một người lính và trí tuệ của một nhà ngoại giao - một con người có khả năng tập hợp nhiều người thuộc các dân tộc khác nhau dưới sự chỉ huy của mình và đưa họ đến với chiến thắng”.

        Trong lời đáp, Eisenhower nói: “Cũng nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ rằng, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ những người lính và những nhà ngoại giao xuất sắc nhất mà chỉ có thể đến từ hai đất nước vĩ đại. Và cho tôi xin gửi đến họ voqai lòng biết ơn vô hạn. Hỏm nay, tôi không thể kể hết tên của những con người đó, bởi chỉ nêu riêng một ai thì sẽ là điều không công bằng. Nhưng tôi biết rõ điều họ mong muốn đó là nền hòa bình."


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười, 2019, 08:21:30 pm

        Eisenhower tiếp tục với bài phát biểu ngắn gọn của mình: ‘Đối với các lực lượng Đồng minh, theo tôi, chúng ta chỉ có hòa hình khi chúng ta chiến đấu vì điều đó".

        “Cá nhân tôi". Eisenhower nói thêm, “tôi tin rằng, không có ai đang có mặt ở đây sẽ không từ bỏ tất cả danh dự, tất cả danh tiếng và tất cả những thứ khác mà cuộc chiến tranh này đã mang lại cho anh ta nếu anh ta đã có thể tránh được những bi kịch và đau khổ đã xảy ra đối với người dân trong cuộc chiến này. Đây là một cuộc thánh chiến và chúng ta phải giành chiến thắng bằng bất cứ giá nào "

        Sau bài diễn văn của Eisenhower, mọi người đã quay sang chúc tụng nhau, tất cả những người Anh, người Mỹ, người Nga và người Pháp. Nhưng trước đó, Montgomery đã trang trọng phát biểu khi ông được Zhukov gắn Huân chương Chiên thắng: ‘Thật là vinh dự lớn cho tôi khi được nhận phần thưởng này từ vị nguyên soái lừng danh của Liên Xô - Nguyên soái Zhukov". Lát sau mọi ngươi còn thấy, với một tâm trạng phấn khởi và cởi mở, Thống chế đã thân mật vỗ vào lưng Zhukov, mời Nguyên soái tới thăm tổng hành dinh của quân Anh.

        Buổi lễ ở Krankturk là một thành công lớn. Zhukov hoàn toàn thấy thoải mái và rất hài lòng, nhất là với màn biểu diễn song ca cùng với tướng Eisenhower trong phần văn hóa - văn nghệ vui vẻ sau bữa tiệc dù rằng có sụ khác biệt vế ngôn ngữ (trong khi Eisenhower đã biết rằng, ngay tại tổng hành dinh ở Merlin, tất cả mọi việc từ những chi tiết nhỏ nhất, kể cả việc thực hiện những cuộc viếng thăm với danh nghĩa cá nhân hay trả lời những câu hỏi đơn giản nhất của những người đồng nhiệm bên phía Đồng minh, Zhukov đều phải hỏi ý kiến của Mátxcơva. Tuy nhiên, Eisenhower cho biết, Zhukov đã thể hiện “tính độc lập trong hành động” sau khi ông nói với Eisenhower: “Nếu tôi cứ xin ý kiến về những vấn đề nhỏ nhặt để có được quyết định khi làm việc với Washington thì tôi sẽ bị cách chức và Chính phủ tôi sẽ cử một người khác có thể tự giải quyết những vấn đề đó”).

        Trong cuốn Sự thanh thản xuất bản năm 1967, Eisenhower có nhận xét khá thú vị về Zhukov: “Nguyên soái gần như không có tính kiên nhẫn của một nhà chính trị. Một lần, khi tôi nói rằng tôi muốn trao đổi với ông ấy về một vấn đề quân sự và không có sự tham dự của cố vấn chính trị của tôi, Robert Murphy, tuy nhiên tôi có nói thêm là ông có thể cho cố vấn của ông tham gia nếu thấy cần thiết. Nhưng ông ấy trả lời ngay rằng ông ấy không cần: “Nếu ngài đã không cần đến cố vấn của mình thì tôi cũng không cho cố vấn của tôi dự”. Rồi ông ấy quay sang viên сố vấn Andrei Vyshinsky và nói: “Đồng chí hãy ra ngoài đi, bây giờ tôi không cần đồng chí”. Nhà sử học Stephen Ambrose thuật lại cách Eisenhower mô tả Zhukov với tư cách là một nhà chỉ huy: Eisenhower đã nói với Montgomery rằng, vị Nguyên soái Nga có một đẳng cấp riêng, hãy xem các chiến dịch của ông ấy (mà ông luôn có mặt ở những “điểm nóng”) để thấy chúng lý giải cho những hành động của ông, bao gồm cả việc ông ấy sử dụng các loại vũ khí có khả năng áp chế đối phương, sự quan tâm tới yếu tố thời tiết và sự cấn thận trong việc tổ chức lực lượng và cung cấp hậu cần cùng các trang thiết bị, vũ khí cần thiết trước khi mở cuộc tấn công, tất cả những cái đó đã khiến ông trở thành một người nổi bật”.

        Thực ra, tình huống Eisenhower và Zhukov lên song ca nói ở trên xuất phát từ việc đoàn ca sĩ da đen Mỹ tình nguyện đến trình diễn tại buổi lễ kỷ niệm của quân Đồng minh ở Frankfurt. Rất hứng khỏi với màn văn nghệ, Eisenhower đã xua tan bầu không khí dè dặt bằng việc cùng với Zhukov và các nghệ sĩ hòa vào nhịp dàn ghita hát những bài “Old Шаек Joe”, “Old Folks at Home” và “Ol Man River”. Viên phó của Eisenhower, trung tướng Lucius Clay, cũng nhớ lại, hai tháng sau đó, Eisenhower cùng các sĩ quan tùy tùng và Đại sứ Harriman là khách mời của Mátxcơva và khi tin Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện được thông báo ngay tại tiệc chiêu đãi trong điện Kremlin, Eisenhower cùng tất thảy các vị chủ, khách khác hân hoan trước tin mừng đó đã cùng hát bài “Hành khúc người thủy thủ sông Volga” và nâng cốc vodka liên tục.

        Tiếp sau lễ trao huân chương và tiệc chiêu đãi là lễ diễu binh và màn trình diễn của không quân. Được sự chấp thuận của Nguyên soái Không lực Hoàng gia Anh, ngài Arthur Harris, các vị khách có dịp chứng kiến đội hình 1.700 chiếc máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Anh và Mỹ bay sát nhau qua lễ đài. Nguyên soái Zhukov đã nói với Eisenhower khi đó rằng thật không thể ấn tượng hơn. Sau đó, Zhukov còn trao tặng các huân chương như Huân chường Cờ đỏ, Huy chương tuyên dương công trạng chiến trường cho 20 sĩ quan Anh. Mỹ khác.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười, 2019, 08:22:23 pm

        Hai tháng sau cuộc gặp ở Frankfurk, Eisenhower nhận lời mời của Nguyên soái Zhukov đi thăm Mátxcơva. Trợ lý của Tổng thống Truman, Harry Hopkins đã thông báo với Eisenhower về mối băn khoăn của Stalin khi mời ông đến Mátxcơva vào đúng ngày 24 tháng 6 (ngày diễn ra Lễ diễu binh mừng Chiến tháng, nếu ông thấy không tiện thì có thể đến bất cứ lúc nào trước khi diễn ra Hội nghị Potsdam, từ ngày 7 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8 hoặc ngay sau Hội nghị).

        Eisenhower nói với Hopkins rằng, trước đó, ông đã được mời đến thăm Mátxcơva vài lần, nhưng Bộ Chiến tranh không cho phép cho dù ông cùng muốn đi. Theo Eisenhower, sẽ là sai lầm nếu ông không đi ngay lúc ông được mời. Ông cũng nói với Hopkms rằng, nếu như ỏng tới Mátxcdva thì sau đó nên mời Zhukov sang thăm Mỹ. Hopkins đã báo cáo vấn đề lên Tổng thống Truman và Tống thông chấp nhận ý kiến đó.

        Đại sứ Harriman kể lại, trong chuyến đi đó, một lần Eisnhower và Zhukov cùng đi xem một trận bóng đá và khi hai ông được giới thiệu thi khán giả đã hò reo, vỗ tay chào mừng rất nồng nhiệt, điều mà ông ta chưa bao giờ thấy. Eisenhower lúc đó được xem là biểu tượng sống của sự hợp tác Xô - Mỹ và Harriman cũng cảm nhận rằng dân chúng, chứ không phải những người lãnh đạo của họ, mong muốn sự hợp tác đó tiếp tục1.

        Một nhân chứng khác đã cảm nhận về sự chào đón của khán giả nói trên là tướng Mỹ John R. Dean. Tướng Dean kể rằng khi trận đấu kết thúc, Eisenhower và Zhukov đứng lên ra về thì khán giả trên sân lại nhiệt liệt hoan hô hai ông với tiếng hô ngày một lớn. Sau cùng là một cử chỉ thật thân mật giữa hai ông, Eisenhower khoác tay lên vai Zhukov còn Zhukov ôm ngang lưng Eisenhower. Và với cử chỉ đó tất cả các khán dài càng trở lên huyên náo hơn. Hai ông vẫy tay chào khán giả và cách duy nhất để kết thúc sự hò reo của họ là hai người rời khỏi khu khán đài của mình, nhưng đám đông vẫn còn tiếp tục hoan hô 10 phút nữa. Theo tướng Dean, những hành động đó không hề mang dáng dấp của một cuộc biểu tình, nó không liên quan gì đến vấn đề về hệ tư tương hay chính trị mà đơn giản đó chỉ là cách biểu lộ tình cảm chân thành của một bộ phận tiêu biểu nhân dân Nga, là tình cảm sâu sắc của họ dành cho người Mỹ mà Eisenhower là hiện thân. “Đó là một tình cảm thật nồng ấm”, tướng Dean nói, “nó thật sự khích lệ những người Mỹ chúng tôi đang có mặt ở đó”.

        Dean cũng nhớ lại buổi gặp đầu tiên giữa Eisenhower và Stalin; Eisenhower đã tạo được một ấn tượng khá lớn đối với Stalin, ông nói rất ít và kiềm chế không phát biểu những lời nhận xét tốt đẹp mà Stalin thường được nghe từ các vị khách nước ngoài khi họ gặp ông. Hai ông đã đứng cạnh nhau 5 tiếng đồng hồ trên khán đài Lăng Lênin để xem cuộc diễu hành thể thao, chỉ tiếc là do bất đồng ngôn ngữ nên họ đã không thể trò chuyện sôi nổi hơn.

        Một điều rõ ràng là, Eisenhower cũng đã có chung một tâm trạng rất phấn chấn như bao người Nga ông đã gặp, đến mức mà ông nói với Harriman là ông tin người bạn Zhukov của ông sẽ trở thành người kế nhiệm Stalin trong tương lai và mở ra một kỷ nguyên mới cho quan hệ hữu nghị Xô - Mỹ. Eisenhower cho biết trong những bữa tiệc liên tiếp để cầu chúc cho hòa bình, ông và Nguyên soái thường cùng khoác tay nhau đi nâng cốc với mọi người. Nhưng vị Đại sứ Mỹ đã làm vơi đi phần nào những hy vọng đó của Eisenhower khi nói rằng, họ (Eisenhower và Zhukov) là những người “không thực tế”, họ là những nhà lãnh đạo quân sự cuối cùng nhận ra rằng sự hợp tác trong chiến tranh đã kết thúc. Theo quan điểm của Harriman, càng hy vọng bao nhiều thì cuối cùng càng vỡ mộng bấy nhiều. Sau này, ông viết: “Cũng như Nguyên soái (Zhukov), Eisenhower đã quá chậm mói hiểu ra tầm quan trọng đặc biệt của Đảng Cộng sản Liên Xô trong việc đề ra đường lối, chính sách của Nhà nước Xô viết”.

        Mặc dù Eisenhower viết hồi ký trong thời gian Chiến tranh Lạnh, nhưng ông vẫn dành những tình cảm nồng ấm khi nói về tình bạn giữa ông và Zhukov, mối quan hệ đó tiếp tục phát triển cho tới lúc ông hoàn thành nhiệm vụ ở châu Âu trở về Mỹ. Eisenhower cũng thành thực nói rằng: “Tình bạn của chúng tôi chỉ mang tính cá nhân mà thôi, thật tiếc là nó không thể đại diện cho tất cả”. Phải mười năm sau, hai ông mới gặp lại nhau tại Hội nghị thượng đỉnh của bốn cường quốc tại Geneva năm 1955, tuy nhiên thời điểm đó mối quan hệ cá nhân của họ phải nhường chỗ cho quan hệ chính trị của hai siêu cường, khi đó Eisenhower là Tống thống Mỹ, còn Zhukov là Bộ trương Bộ Quốc phòng Liên Xô. Một số nhà quan sát sau đó cho rằng, vị thế của Zhukov trong phái đoàn Liên Xô tới Geneva chỉ mang tính hình thức.

-------------------
        1. Một số chi tiết về chuyến thăm này đã được đề cập ở Chương 18.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười, 2019, 08:24:38 pm

        Người kế nhiệm của Eisenhower tại Đức, Lucius Clay buồn bã nói rằng, có lẽ khi Eisenhower và Zhukov ở Berlin thì mối quan hệ Mỹ - Xô còn nồng ấm, còn sau khi hai ông đã không còn ở đó nữa thì mối quan hệ giữa hai nước cũng trở nên xấu đi. Clay nhận xét rằng, Eisenhower có mối quan hệ rất thân thiết với Zhukov và cả với tướng Sokolovsky. Và ông lấy làm tiếc là mọi thứ đều đã trôi theo cùng cuộc Chiến tranh Lạnh, “tôi nghĩ rằng, mối quan hệ tốt đẹp đó là một trong những lý do đề chúng ta lẽ ra đã có thể tránh được những điều tồi tệ xảy ra sau này. Bởi vì từ đầu chúng ta đã đồng hành cùng nhau. Đó là tại sao tôi nghĩ rằng thái độ của Liên Xô đã ngày một khác đi”, “ và khi Zhukov không còn được trọng dụng thì chúng tôi cũng bắt đầu hiểu rằng chúng tôi không thể hợp tác cùng họ.”1

        Clay sau đó cũng kể cho Eisenhower biết rằng, Zhukov thực sự buồn khi rời khỏi Berlin, ông nói, Eisenhower đã thật sự tin tưởng rằng sự hợp tác với người Nga là hoàn toàn có triển vọng. Vài năm sau, Clay nói: “Tôi biết Eisenhower luôn đánh giá cao tình bạn của ông với Zhukov... tới luôn tin rằng Zhukov cũng muốn họ là bạn của nhau."2

        Sau một năm làm việc với người Nga ở Berlin, tướng người Mỹ Walter Bedell Smith, Tham mưu trưởng của Eisenhower, sau đó là Đại sứ Mỹ tại Mátxcơva, đã đưa ra nhận xét của mình về Zhukov và người kế nhiệm Nguyên soái tại Berlin, tướng V. D. Solokovskv: “Chúng tôi chủ yếu làm việc với Nguyên soái Zhukov và tướng Solokovsky, chúng tôi thật sự kính phục họ và tôi có cảm nhận họ là những con người vĩ đại dù ở đất nước nào đi chăng nữa". Cũng theo tướng Walter, dù bị hạn chế bởi rào cản ngôn ngữ và những vấn đề phức tạp sau chiến tranh đã chia rẽ hai nước, nhưng “hai con người này đã thật sự gây ấn tượng đối với chúng tỏi không chỉ bằng năng lực mà còn ở cả thái độ chân thành và thẳng thắn của họ”. Thái độ thiện chí này đường như còn lan truyền sang cả môi quan hệ giữa người Anh và người Nga. Khi Zhukov gặp tướng Ronald Weeks - đại diện của Anh tại Hội đồng Kiểm soát của Đồng minh - ông này đã kể lại rằng, chỉ sau một cuộc họp chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận quan trọng. Tướng Weeks cũng phải thừa nhận rằng, ông rất ấn tượng với câu nói của Zhukov: “Tôi nghĩ, chúng ta sẽ tiếp tục đạt được những thỏa thuận quan trọng chừng nào các nhà chính trị của chúng ta không can thiệp vào”.

        Ngày 20 tháng 4 năm 1955, Zhukov đã gửi một bức thư riêng cho Eisenhower và gián tiếp mời vị Tổng thống tham dự đàm phán nhằm chấm dứt cuộc Chiến tranh Lạnh. 10 ngày sau, ông gửi tiếp cho Tổng thông một bức thư riêng khác và một lần nữa nhấn mạnh việc đàm phán là cần thiết để giải quyết những bất đồng giữa hai cường quốc. Eisenhower thừa nhận ông đã nhận được những bức thư đó nhưng từ chôi tiết lộ nội dung của chúng. Theo tờ New York Times và các tờ báo khác, Zhukov đã cáo buộc Washington đang sử dụng bom nguyên tử để dọa dẫm các nước khác. Ồng cũng kêu gọi Mỹ nên đóng cửa các càn cứ quân sự ở nước ngoài và “làm câm họng những ke ủng hộ tiên hành chiến tranh”. Tuy nhiên lại có đầy rẫy những kẻ ủng hộ tiên hành chiến tranh ở Mỹ3/b].)

        Tuy nhiên, Eisenhower không phải là một nhân vật điều hâu cực đoan. Tháng 11 năm 1954, một thông tin khá tin cậy cho biết, Eisenhower đã tìm ra cách gạt bỏ hàng loạt đề nghị  tiến hành một đòn tấn công để đánh gục Liên Xô trái với đạo lý4.)

------------------
        1. Tất nhiên là Matxcơva đã phản bác và đổ lỗi cho Washington về tất cả những khó khăn.

        2. Lucius Clay, Một quyết định ở Đức, Luân Đôn, 1950.

        3. Những người ủng hộ chiến tranh: Đô đốc, Tham mưu trưởng Hải quân Robert Carney từng tuyên bố, nước Mỹ sẽ sớm phải tuyên chiến để tiêu diệt Nga Xô (ngày 29 tháng 5 năm 1954); Thiếu tướng James Saliba đã phát biểu trong một cuộc mít tinh tại một đơn vị quân đội của Mỹ rằng, nước Mỹ sẽ xóa sổ nước Nga Đỏ chỉ trong một đêm (ngày 3 tháng 12 năm 1954). Cuối năm 1954, tại Anh người ta đã cho đăng tải một số lời tuyên bố mang tính khiêu khích của các tướng lĩnh, đô đốc và các chính trị gia Mỹ được đánh giá là hết sức kinh khủng (Tờ New York Times ngày 6 tháng 12 năm 1954).

        4. Báo Nashville Tennesseean, ngày 28 tháng 11 năm 1954.



Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười, 2019, 03:50:50 pm
     
        Nhiều người nói rằng, khi Eisenhower tham dự Hội nghị thượng đỉnh Geneva năm 1955, ông đã rất băn khoăn khi gặp lại Zhukov, bời không chỉ để xem điều gì đã xảy ra với Zhukov, mà theo lời của nhà sử học Stephen Ambrose, còn là “tìm hiểu khả năng tái lập quan hệ đối tác giữa hai bên vốn đã hình thành ở Berlin sau chiến tranh thế giới thứ hai”. Rất nhiều tác giả đã dẫn lời của John Eisenhower rằng, tại Geneva, hai bố con họ không còn thấy Zhukov trong “vẻ oai vệ của chú gà trống” như họ đã thấy hồi kết thúc chiến tranh, mà thay vào đó đường như là một Zhukov dè dặt, sợ hãi, thảm hại, thậm chí đầy vẻ hoảng sợ. Tuy nhiên, không thể có chuyện Zhukov hoảng sợ bởi ông là một con người đã từng có mặt ở trung tâm của những trận giao tranh ác liệt nhất trong lịch sử. Vậy điều gì có thể gây nên nỗi thất vọng cho Zhukov tại cuộc họp thượng đỉnh năm 1955 mà các tác giả đều đã không để cập? Đó là: các cuộc chiến ác liệt đang diễn ra ở vùng Viễn Đông, như tại bán đảo Triều Tiên, Việt Nam, Đài Loan là những vấn đề  trọng tâm lúc đó giữa hai đối thủ siêu cường; cuộc chạy đua vũ trang dường như cũng đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát - tháng 4 năm 1954, có tin nói rằng Mỹ đã dự trù chi thêm 427 triệu đôla trong năm tới để vượt lên dẫn đầu trong việc sản xuất vũ khí hạt nhân1.

        Charles Bohlen, Đại sứ Mỹ tại Nga lúc đó kể lại, việc Liên Xô cho “người lính già” Zhukov tới Geneva rõ ràng là nhằm chuyển một thông điệp thân thiện tới Eisenhower. Hai ông đã dùng bữa trưa riêng với nhau tại biệt thự dành cho Tổng thống, cùng dự chỉ có người phiên dịch và Đại sứ Bohlen. Bohlen gặp Zhukov lần đầu tiên hồi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, khi đó ông cùng với Harry Hopkins đi thăm Berlin. Bohlen kể, hồi ấy, Zhukov trông như một người lính có thân hình rắn chắc chang khác gì “cây gỗ sồi Nga”, ông có nước da hồng hào và đôi mắt xanh, rất sáng. Mặc dù Nguyên soái nở một nụ cười vui vẻ, nhưng ông vẫn tỏ ra khá dè dặt, nhất là với người nước ngoài. Ông ấy là một Đảng viên cộng sản luôn chấp hành đúng đường lối của Đảng. Tuy nhiên, Bohlen cũng chữa lại lời nhận xét của mình rằng Zhukov là người Nga yêu nước số một. Theo Bohlen, vị Nguyên soái tin vào tính độc lập của quân đội và một trong những lý do khiến ông bị “thất sủng” là ông đã tìm cách xóa bỏ hệ thống trợ lý chính trị. (Những tài liệu mới xuất bản gần đây cho rằng, những nhà lãnh đạo Đảng thất vọng về Zhukov không chỉ bởi quan điểm độc lập của ông mà còn vì ông cứ khăng khăng cho rằng các lãnh đạo cao cấp của Đảng đều có dính líu ít nhiều đến các cuộc thanh trừng của Stalin hồi cuối những năm 30). Bohlen cũng nói, có một sự thẳng thắn mà ông thấy ở con người Zhukov, trái ngược hẳn các nhà lãnh đạo Bolshevik. Hơn thế nữa, Nguyên soái còn thể hiện một tấm lòng bao dung và thật sự tôn trọng nước Mỹ. Bohlen không nghi ngờ, ảnh hưởng của ông đối với Eisenhower là hoàn toàn có thật chứ không phải là kiểu tác động ảnh hưởng nhất thời.

        Kết thúc bữa tiệc, Eisenhower hỏi Zhukov định làm gì nếu có một kỳ nghỉ. Zhukov trả lời là ông sẽ đi đến miền Tây Nam nước Nga để câu cá hồi. Rồi hai ông nói chuyện về những trang bị dùng để câu cá và Eisenhower hứa sẽ gửi tặng Nguyên soái một chiếc cần câu và dây câu do Mỹ sản xuất.

        Chừng một tháng sau, khi Bohlen trở lại Mátxcơva, tòa Đại sứ Mỹ nhận được một túi thư ngoại giao đựng vỏ hộp cần câu, dây câu cá cùng một lá thư Eisenhower gửi Nguyên soái Zhukov. Lá thư không có dấu niêm phong, không như hình thức tài liệu của Đại sứ quân mà đơn giản chỉ là những lời thăm hỏi của bạn bè và nhắn rằng cần, dây câu được được đóng gói riêng và đang được chuyến bằng đường thủy tới.

        Trước đấy, khi Eisenhower còn đương chức ở Lầu Năm Góc, Zhukov cũng gửi cho ông một vài món quà, trong đó có một tấm thảm lớn bằng da gấu trắng Bắc Cực. Eisenhower đã thông báo cho Nguyên soái biết tấm thảm đó được trải trong phòng làm việc ở nhà của ông. Eisenhower viết thư kể rằng, ông rất nhớ những lần trò chuyện thân mật giữa hai người về các vấn đề quân sự hay triết học khi còn ở Berlin, Frankfurk hay Mátxcơva và đó là những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời ông2.

        Chính ngay lần gặp gỡ đầu tiên tại Frankfurk năm 1945, Eisenhower đã đánh giá rất cao vai trò của Zhukov trong Chiến tranh thế giới thứ hai3:

        Chiến tranh ở châu Âu đã kết thúc thắng lợi và không ai làm được điều đó tốt hơn Nguyên soái Zhukov, chúng ta nợ ông công lao đó, ông là một người khiêm tốn và không thể đánh giá thấp vị trí của ông trong suy nghĩ của chúng ta. Một ngày nào đó khi tất cả chúng ta được trở về với Tổ quốc của mình thì chắn chắn sẽ còn một loại Huân chương khác của nước Nga, đó là Huân chương mang tên Zhukov, được trao cho tất cả những ai ngưỡng mộ lòng dũng cảm, tầm nhìn xa và tính quyết đoán của người lính này.

        Phải mất nửa thể ký sau, những dự báo của Eisenhower mới trở thành sự thật. Năm 1996, tại lễ kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Nguyên soái Zhukov, nước Nga có thêm một loại huân chương mới - Huân chương Zhukov. Một tờ báo đã viết, cuối cùng hậu thế cũng đã thừa nhận, nước Nga có một món nợ lớn với người con vô cùng kính trọng của dân tộc.

-----------------
        1. Mặc dù cuốn Bách khoa toàn thư Liên Xô có chỉ trích dữ dội Eisenhower với tư cách là một Tổng thống, nhưng cuốn sách này cũng thừa nhận rằng, chính quyền của ông “đã có những bước đi thiết thực trong một số vấn đề quan hệ quốc tế”. “Eisenhower đã góp phần chấm dứt các hoạt động quân sự ở Triều Tiên tháng 7 năm 1953... và năm 1955, ông đã tham dự Hội nghị Geneva cùng với những người đứng đầu các quốc gia Liên Xô, Anh, Pháp". Cuốn sách cũng viết: “Chính quyền Tổng thống Eisenhower và Quốc hội Mỹ đã không ngừng phản đối chủ nghĩa McCarthy và có quan điểm khác biệt với Quốc hội về những phương pháp ghê tởm của chủ nghĩa này, những phương pháp cho thấy hệ thống của Mỹ là không hề có triển vọng trên toàn thế giới. Tháng 12 năm 1954, Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết, theo đó đã có sự khiển trách đối với McCarthy.” Cuốn sách cho biết thêm, năm 1959, Nikita Khrushchev đã nhận lời mời của Eisenhower và có chuyến thăm chính thức nước Mỹ.

        2. Hội nghị Thượng đỉnh Geneva đã đem lại nhiều thành công, nhất là trong lĩnh vực trao đổi, giao lưu văn hóa.

        3. Trong một báo cáo chính thức, tướng Mỹ George c. Marshall đã đánh giá rất cao vai trò của người Anh và người Nga trong chiến tranh. Marshall viết: “Chính sự chiến đấu anh hùng của nhân dân Anh và nhân dân Nga đã cứu nước Mỹ khỏi một cuộc chiến trên đất Mỹ”.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười, 2019, 03:52:47 pm
     
CÁC SÁCH THAM KHẢO

        • Huân tước, Thống chế Allenhrooke, Nhật ký chiến tranh, 1939 - 1945, Luân Đôn, 2001.

        • Stephen Ambrose, Eisenhower và Berlin: Quyết định dừng chăn bên bờ sông Elbe, New York. 1967.

        • Stephen Ambrose, Tổng thống Eisenhower, Luân Đôn, 1984.

        • Christopher Andrew và Oleg Gordievskv, KGB: Chuyện kể từ bên trong, Luân Đôn, 1990.

        • Albert Axell, Cuộc chiến tranh của Stalin: Dưới con mắt những vị Tư lệnh của ông, Luân Đôn, 1997.

        • Albert Axell, Những anh hùng của nước Nga, Luân Đôn, 2002.

        • Carl Becker. Lịch sử hiện đại, New York, 1931.

        • Antony Beevor, Berlin sụp đổ, 1945, Luân Đôn, 2002.

        • Antony Beevor, Stalingrad, Luân Đôn, 2002.

        • Serge Beria, Beria, cha tôi: Bên trong điện Kremlin của Stalin, Luân Đôn, 2001.

        • Count Folke Bernadotte, Bức màn sụp đổ, New York, 1945.

        • Charles E. Bohlen, Nhân chứng lịch sử, New York. 1973.

        • Omar Bradley, Câu chuyện của một người lính, Luân Đôn, 1951.

        • William c. Bullitt, Nhiệm vụ của Bullitt tại Nga, New York, 1919.

        • Otto Preston Chaney, Zhukov, Norman, Oklahoma, 1996.

        • Vasily Chuikov, Kết cục của Đệ tam Đế chế, Luân Đôn, 1967.

        • Winston Churchill. Lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai, 6 tập, Luân Đôn, 1948 - 1954.

        • Alan Clark. Barbarossa: Cuộc đụng độ Xô - Đức, 1941 - 1945, Luân Đôn, 1965.

        • Lucius Clay. Quyết định ở Đức, Luân Đôn, 1950.

        • Stephen Cohen, Bukharin và cuộc Cách mạng của những người Bônsêvích, 1888 - 1938, New York, 1974.

        • Stephen Cohen, Các ủy viên, Tư lệnh và chính quyền dân sự: Cấu trúc của nền chính trị quân sự Xô viết, Cambridge, Massachusetts, 1979.

        • Richard Collier, Cuộc chiến thắng lợi của Stalin: Tehran - Berlin, Luân Đôn, 1983.

        • Cyril Connolly, Những nhà ngoại giao bị mất tích, Luân Đôn, 1952.

        • Robert Conquest, Các vụ thanh trừng của Stalin những năm 30, Luân Đôn, 1968.

        • Richard Crossman, Chúa trời cũng phải chịu thua, Luân Đôn, 1950.

        • Alexander Dallin, Nước Nga dưới bàn tay quân Đức, 1941 - 1944, Luân Đôn, 1957.

        • Alexander Dallin (biên soạn), Những năm tháng dưới thời Khrushchev và Brezhnev, New York, 1992.

        • Norman Davies, Đại bàng trắng, Ngôi Sao đỏ, Luân Đôn, 1972.

        • J.R. Deane, Khối đồng minh lạ kỳ, Luân Đôn, 1947.

        • Francis de Guingand, Những danh tướng trong chiến tranh, Luân Đôn. 1972.

        • Isaac Deutscher, Tiểu sử chính trị của Stalin, Now York, 1982.

        • William О. Douglas, Cuộc hành trình của nước Nga, Now York, 1956.

        • Davis Dragunsky, Cuộc đời một người lính, Matxcdva, 1977.

        • Allon Dulles, Bí mật của nước Đức, New York, 19.47.

        • Dwight Eisenhower, Cuộc thập tự chinh ở châu Âu, New York, 1948.

        • John Eisenhower, Một con người nghiêm khắc, New York, 1969.

        • John Erickson, Đường đến Berlin, Luân Đôn, 1999.

        • Ladislas Earrago, Patton: Thử thách và chiến thắng, Luân Đôn, 1966.

        • Herbert Feis, Bom nguyên tử và sự kết thúc của thế chiến thứ hai. Princeton, 1966.

        • Joachim Eest, Bộ mặt thật của Đệ tam Đế chế, Luân Đôn, 1988.

        • Joachim Fest, Hitler, Luân Đôn, 1980.

        • John Fischer, Tại sao họ đối xử như những người Nga, New York. 1957.

        • Louis Fischer, Đường đến Yalta: Quan hệ ngoại giao Xô viết, 1941 - 1945, Luân Đôn, 1972.

        • John L. Gaddis, Điều giờ đây chúng ta mới biết: Suy nghĩ lại về lịch sử Chiến tranh Lạnh, Oxford, 1997.

        • Reinhard Gehlen, Hồi ký Gehlen, Luân Dôn, 1972.

        • J. Arch Getty, Nguồn gốc của cuộc đại thanh trừng, Cambridge, 1985.

        • G.M. Gilbert, Nhật ký ở Nuremberg, Luân Đôn, 1948.

        • Martin Gilbert, Winston s. Churchill, 8 tập, Luân Đôn. 1966 - 1988.

        • Martin Gilbert, Đường đến chiến thắng, Luân Đôn. 1986.

        • Martin Gilbert, Chiến tranh thế giới thứ hai, Luân Đôn. 1989.

        • David Glantz. Thất bại cay đắng của Zhukov, 1999.

        • David Glantz và Jonathan House, Khi những người khổng lồ đụng độ, Kansas, 1995.

        • Josef Goebbels, Nhật ký của Goebbels, 1942 - 1943, Luân Đôn, 1949.

        • Walter Gorlitz, Thống chế Paulus và Stalingrad, Luân Đôn 1963.

        • Phil Grabsky, Những vị Tư lệnh vĩ đại, Luân Đôn, 1993.

        • Andrei Gromyko, Những kỷ niệm, Luân Đôn, 1989.

        • Heinz Guderian, Tư lệnh quân thiết giáp, New York. 1952.

        • John Gunther, Nội bộ nước Nga ngày nay, Luân Đôn, 1957.

        • Franz Haider, Hitler, tên trùm chiến tranh, Luân Đôn, 1950.

        • Averell w. Harriman, và Elie Abel, Đặc phái viên của Churchill và Stalin: 1941 - 1946, New York, 1975.

        • Neville Henderson, Một nhiệm vụ thất bại, Luân Đôn, 1940.

        • Geoffrey Hosking, Lịch sử Liên bang Xô viết, Luân Đôn. 1940.

        • William Hyland, Khrushchev bị lật đổ, New York. 1968.

        • Walter Isaacson và Evan Thomas, Những nhà thông thái: Acheson, Bohlen, Harriman, Kennen, Lovett, McCloy, Luân Đôn, 1986.

        • Geoffrey Jukes, Stalingrad, bước ngoặt của cuộc chiến, New York, 1968.

        • John Keegan, Chiến tranh thế giới thứ hai, Luân Đôn, 1989.

        • Wilhelm Keitel. Những ký ức của Thống chế Keitel, Luân Đôn, 1965.

        • Geogre F. Kennan, Nước Nga và phương Tây dưới thời Lênin và Stalin, New York, 1960.

        • N.s. Khrushchev. Hồi ức của Khrushchev: Những cuốn băng được công khai, Boston,1990.

        • Sergei Khrushchev, Những bí mật về Khrushchev và kỷ nguyên của ông ta, Boston, 1990.

        • Amy Knight, Beria: Trung úy đầu tiên của Stalin, Princeton. 1993.

        • I.v. Konev, Năm của chiến thắng, Mátxcđva, 1984.

        • Richard E. Lauterbach, Đây là những người Nga, New York, 1994.

        • Tony Le Tissier, Zhukov bên sông Oder: Trận đánh quyết định giành Berlin, Luân Đôn, 1996.

        • Hart, B.H. Liddell (biên tập), Quân đội Xô viết, Luân Đôn. 1956.

        • R.H. Bruce Lockhart, Hồi ký một điệp viên Anh, New York, 1932.

        • Michael Lynch, Liên bang Xô Viết: từ Stalin đến Khrushchev, 1924 - 1964, Luân Đôn. 1990.

        • Martin McCauley, Stalin và chủ nghĩa Stalin, New York. 1995.

        • Martin McCauley, Liên Xô, Mỹ và cuộc Chiến tranh Lạnh, Luân Đôn, 1998.

        • Roy A. Medvedev, Hãy để lịch sứ phán xét, Luân Đôn, 1972.

        • Rov Л. Medvedev và A. Zhores, Những năm tháng cầm quyền của Khrushchev, New York, 1978.

        • K.p.s. Mellon. Delhi - Chungking, Oxford. 1947.

        • Merle Miller. Những cuộc trao đổi thẳng thắn với Harry s. Truman, Luân Đôn, 1974.

        • Norman M. Nai mark, Những người Nga trên đất Đức: Lịch sử vùng kiểm soát của người Xô viết, 1945 - 1949, Cambridge, Massachusetts, 1995.

        • Richard Overy, Tại sao quân Đồng minh chiến thắng. Luân Đôn, 1995.

        • Richard Overy, Cuộc chiến của nước Nga, Luân Đôn, 1998.

        • Franz von Papen, Hồi ký, Luân Đôn, 1952.

        • Bernard Pares, Lịch sử nước Nga, New York, 1965.

        • Gerald Reitlinger, Giải pháp cuối cùng, Luân Đôn, 1953.

        • Joachim von Ribbentrop, Hồi ký Ribbentrop, Luân Đôn, 1954.

        • Eddie Rickenbacker, Chuyện của Rickenbacker, New York. 1967.

        • Geoffrey Roberts, Liên minh tội lỗi: Hiệp ước của Stalin với Hitler, Bloomington. Indiana. 1989.

        • Geoffrey Roberts. Chiến thắng Stalingrad, Luân Đôn. 2002.

        • К.К. Rokossovsky, Nhiệm vụ của một người lính, Matxcơva, 1970.

        • Walter Schellenberg. Hồi ký Schellenberg, Luân Đôn, 1956.

        • Fabian von Schlabrendorff. Những cuộc nổi dậy chống lại Hitler, Luân Đôn. 1948.

        • Albert Seaton, Cuộc chiến tranh Xô - Đức, 1941 - 1945, Luân Đôn, 1971.

        • A.L. Sethi. Nguyên soái Zhukov, chiến lược gia vĩ đại, New Dehli, 1988.

        • Robert E. Sherwood. Roosevelt và Hopkins, New York, 1948.
        • William L. Shirer. Nhật ký Ở Berlin, Luân Đôn. 1941.
        • William L. Shirer, Sự phát triển và sụp đổ của Đệ tam Đế chế, Luân Đôn, I960.
        
 • S.M. Shtemenko, Sau tháng cuối cùng, New York. 1977.

        • Harold Shukman (biên soạn), Những danh tướng của Stalin, Luân Đôn, 1993.

        • William J. Spahr, Zhukov và những thăng trầm của nhà chỉ huy vĩ đại, 1993.

        • John Steinbeck, Hành trình của nước Nga, Luân Đôn, 1949.

        • Otto Strasser, Hitler và tôi, Luân Đôn. 1940.

        • A.J.P. Taylor, Chiến tranh thế giới thứ hai, Luân Đôn, 1975.

        • Rolf Tell (biên soạn), Chỉ dẫn về chủ nghĩa phát xít, Washington DC, 1942.

        • H.R. Trevor - Roper, Những ngày cuối cùng của Hitler, Luân Đôn, 1950.

        • Henry Troyat, Cuộc sống thường ngày ở nước Nga dưới thời Sa hoàng cuối cùng, Standford, California, 1961.

        • Robert c. Tucker, Tư duy chính trị của người Xô viết: Chủ nghĩa Stalin và những thay đời thời hậu Stalin, New York, 1971.

        • Dmitri Volkogonov, Lènìn: Tiểu sử mới, Harold Shukman dịch, Luân Đôn, 1991.

        • Dmitri Volkogonov, Stalin: vinh quang và thảm kịch, Harold Shukman dịch. Luân Đôn, 1991.

        • Chris Ward, Nước Nga dưới thời Stalin, Luân Đôn, 1994.

        • G. Price Ward, Tôi có biết những kẻ độc tài đó, Luân Đôn, 1937.

        • Walther Warlimont, Bên trong tổng hành dinh của Hitler, 1939 - 1945, Luân Đôn, 1964.

        • Alexander Werth, Nước Nga trong cuộc chiến tranh, Luân Đôn 1964.

        • Siegfried Westphal, Quân Đức ở phía Tây, Luân Đôn, 1951.

        • J.w. Wheeler-Bennett, Sự báo oán của quyền lực: Quân Đức và mưu đồ chính trị, 1918 - 1945, Luân Đôn, 1953.

        • Markus Wolf. Người giấu mặt, tự truyện của một siêu điệp viên cộng sản, New York, 1997.

        • Georgi Zhukov, Nhớ lại và suy ngẫm, Mátxcơva, 1985.


Tiêu đề: Re: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười, 2019, 03:53:59 pm
 
MỤC LỤC

        Lời cảm ơn

        Lòi giòi thiệu: Đi tìm chân dung một Zhukov đích thực.

        Chương 1: Những năm tháng trưởng thành

        Chương 2: Anh lỉnh kỵ binh dưới chế độ sa hoàng

        Chương 3: Chế độ mới

        Chương 4: Cuộc đại thanh trừng

        Chương 5: Zhukov ở Mông Cổ

        Chương 6: Hitler gây chiến

        Chương 7: Matxcơva trong cơn nguy kịch   

        Chương 8: “Chúng tôi đã phải ăn cây cối trong công viên”

        Chương 9: Stalingrad - phiên bản của địa ngục

        Chương 10: Kursk: trận Waterloo của phát xít Đức

        Chương 11: Những chiến sĩ du kích Belarus

        Chương 12: Berlin: thất thủ và hồi sinh

        Chương 13: Hôn nhân và cái chết của Hitler

        Chương 14: Âm mưu bẩn thỉu và những kẻ xấu xa

        Chương 15: Stalin và Zhukov

        Chương 16: Vụ bắt giữ và xử tử hình Beria

        Chương 17: Người anh cả và Zhukov

        Chương 18: Tình bạn giữa Eisenhower và Zhukov

        Chương 19: Những người vợ và con gái của Zhukov

        Chương 20: Mối tình thứ hai

        Chương 21: Người anh hùng ra đi

        Lời kết: Hâu thế biết ơn ông

        Các sách tham khảo

HẾT