Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 05:26:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quán chè chén 5 xu, kẹo dồi, kẹo lạc... (Phần 7)  (Đọc 240749 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
congbinh1
Thành viên
*
Bài viết: 43


« Trả lời #470 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2011, 03:36:02 pm »

Bây giờ kiến thức lịch sử của dân ta xuống cấp quá các bác ạ! Đến cô giáo dạy Sử, dạy Văn cũng nói sai thì trẻ con nó học cái gì. Thằng em trai em năm nay lên lớp 10 học trường Chu Văn An đi học về kể: Cô giáo Văn thì nói "tàu của Trung quốc chạy vào đất liền ta hút dầu", xong rồi là "Nam Hán là giặc ngoại xâm của Lí Thường Kiệt với Ngô Quyền". Cô giáo Sử thì bảo trong chiến tranh phải đánh thế này thế kia, đánh như ngày xưa là sai, "bộ trưởng quốc phòng Liên Xô năm 1945 là Stalin( cái này em nhớ là không phải, bác nào rõ thì chỉ cho em với ! ). Nếu cứ theo lời thầy cô giáo nói với học sinh bây giờ thì đáng buồn thật, thế mà bộ trưởng lại bảo bình thường.
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #471 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2011, 03:59:32 pm »

 Cuộc đời và sự nghiệp cùng những chức vụ mà Stalin.

  (21.12.1879 – 2.3.1953) là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1922 đến năm mất 1953; từ 1941 là Chủ tịch Đại biểu Nhân dân Xô Viết và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Stalin còn là Tổng tư lệnh quân đội, hàm Đại nguyên soái Liên Xô. Ông là nhà lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời. Ông cũng là lãnh tụ Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức. Ngoài ra, ông cũng bị phê phán vì những chính sách sai lầm và tệ sùng bái cá nhân, và được xem là một nhà độc tài.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #472 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2011, 06:19:13 pm »

Bây giờ kiến thức lịch sử của dân ta xuống cấp quá các bác ạ! Đến cô giáo dạy Sử, dạy Văn cũng nói sai thì trẻ con nó học cái gì. Thằng em trai em năm nay lên lớp 10 học trường Chu Văn An đi học về kể: Cô giáo Văn thì nói "tàu của Trung quốc chạy vào đất liền ta hút dầu", xong rồi là "Nam Hán là giặc ngoại xâm của Lí Thường Kiệt với Ngô Quyền". Cô giáo Sử thì bảo trong chiến tranh phải đánh thế này thế kia, đánh như ngày xưa là sai, "bộ trưởng quốc phòng Liên Xô năm 1945 là Stalin( cái này em nhớ là không phải, bác nào rõ thì chỉ cho em với ! ). Nếu cứ theo lời thầy cô giáo nói với học sinh bây giờ thì đáng buồn thật, thế mà bộ trưởng lại bảo bình thường.
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,13481.msg323213.html#msg323213
Iosif Vissarionovich Stalin, Ủy viên nhân dân (Dân ủy) các lực lượng vũ trang Liên Xô (tháng 2 đến tháng 3 năm 1946), Bộ trưởng Quốc
phòng Liên Xô (tháng 3 năm 1946 đến tháng 3 năm 1947).
Nguồn wiki tiếng Việt: Iosif Vissarionovich Stalin:
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô: từ 3 tháng 4 1922 - 3 tháng 3, 1953
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng từ 6 tháng 5, 1941 - 5 tháng 3, 1953
=> Dòng màu đỏ không chính xác!
Chỗ gạch chân: không có ý kiến!
Chỗ đậm: chỉ cho em bác diễn đàn Dựng nước - Giữ nước đi, rồi bảo em nó chỉ cho cô giáo Sử lên diễn đàn viết bài xem thế nào Grin
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tám, 2011, 06:27:26 pm gửi bởi daibangden » Logged
congbinh1
Thành viên
*
Bài viết: 43


« Trả lời #473 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2011, 12:59:38 pm »

Bây giờ kiến thức lịch sử của dân ta xuống cấp quá các bác ạ! Đến cô giáo dạy Sử, dạy Văn cũng nói sai thì trẻ con nó học cái gì. Thằng em trai em năm nay lên lớp 10 học trường Chu Văn An đi học về kể: Cô giáo Văn thì nói "tàu của Trung quốc chạy vào đất liền ta hút dầu", xong rồi là "Nam Hán là giặc ngoại xâm của Lí Thường Kiệt với Ngô Quyền". Cô giáo Sử thì bảo trong chiến tranh phải đánh thế này thế kia, đánh như ngày xưa là sai, "bộ trưởng quốc phòng Liên Xô năm 1945 là Stalin( cái này em nhớ là không phải, bác nào rõ thì chỉ cho em với ! ). Nếu cứ theo lời thầy cô giáo nói với học sinh bây giờ thì đáng buồn thật, thế mà bộ trưởng lại bảo bình thường.
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,13481.msg323213.html#msg323213
Iosif Vissarionovich Stalin, Ủy viên nhân dân (Dân ủy) các lực lượng vũ trang Liên Xô (tháng 2 đến tháng 3 năm 1946), Bộ trưởng Quốc
phòng Liên Xô (tháng 3 năm 1946 đến tháng 3 năm 1947).
Nguồn wiki tiếng Việt: Iosif Vissarionovich Stalin:
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô: từ 3 tháng 4 1922 - 3 tháng 3, 1953
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng từ 6 tháng 5, 1941 - 5 tháng 3, 1953
=> Dòng màu đỏ không chính xác!
Chỗ gạch chân: không có ý kiến!
Chỗ đậm: chỉ cho em bác diễn đàn Dựng nước - Giữ nước đi, rồi bảo em nó chỉ cho cô giáo Sử lên diễn đàn viết bài xem thế nào Grin
Thế là em nhớ lờ mờ là đúng, còn thằng em trai nó cũng đọc nhiều sách ngay hôm về cho là nói thế không đúng nên em mới hỏi các bác cho rõ ngọn ngành. Nhưng mà em thấy buồn hơn là bây giờ lớp học không có thảo luận giữa giáo viên với học sinh, giáo viên nói cái gì thì cái đấy là đúng, em học sinh nào tranh luận, phản bác thì không được ghi nhận, lại còn bị phê phán lại. Ngày xưa cụ Vũ Đình Hòe cho là học sinh với thầy cô phải tranh luận đúng sai nhưng có chừng mực còn bây giờ thì giáo viên nói cái gì học sinh cũng phải cho là đúng. Hôm nay thằng bé vừa về nhà lại kể rằng cô giáo dạy Giáo dục Quốc Phòng nói là cụ Lí Thường Kiệt ngày xưa chống Tống ở Đông Bộ Đầu. Các bác cho ý kiến. Em nghĩ là tình hình này nó sẽ còn gay go hơn nữa. 
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #474 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2011, 01:55:21 pm »

 Vài chục năm trước khi khoa học kỹ thuật thông tin chưa phát triển như hiện nay thì trước một vấn đề gì cần nghiên cứu đều rất khó khăn, chúng ta phải vào thư viện, tìm mượn, mua về những cuốn sách nói về vấn đề cần tìm hiểu, rất vất vả và cả khó khăn.

 Giờ đây, mọi chuyện quá dễ, chỉ cần vào Internet gõ Google là có cả, sẽ có hàng đống tư liệu và đọc cả 1000 năm cũng không hết, từ chuyện kim cổ đông tây đến thời sự hiện nay và cả chuyện sao Hỏa sao Kim cũng chẳng thiếu.

 Có người vẫn nói: Thời đại thông tin là thời đại của Thế giới "phẳng". Nên hiểu từ "phẳng" này thế nào đây?

 Có người thì cho rằng: Đó là sự bình đẳng giữa con người và con người, một Thế giới nằm ngang ai cũng như ai và ở đó chắc chắn không có độ nghiêng.

 Tôi thì nghĩ khác: Thế giới "phẳng" là một mặt phẳng về kiến thức, kiến thức được phô bày rộng dãi cho tất cả mọi người cùng tham khảo, nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi. Đó là một mặt phẳng tuyệt đối song nó vẫn có độ nghiêng, nó đã bị nghiêng bởi những người không chịu tìm tòi học hỏi những vấn đề mà họ quan tâm.

 Một thầy cô giáo dạy môn lịch sử mà kiến thức lịch sử "nghiêng" như vậy mà vẫn còn đứng trên bục giảng thì cần phải mang ra mà "XỬ". Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #475 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2011, 03:32:26 pm »

Nhưng mà em thấy buồn hơn là bây giờ lớp học không có thảo luận giữa giáo viên với học sinh, giáo viên nói cái gì thì cái đấy là đúng, em học sinh nào tranh luận, phản bác thì không được ghi nhận, lại còn bị phê phán lại. Ngày xưa cụ Vũ Đình Hòe cho là học sinh với thầy cô phải tranh luận đúng sai nhưng có chừng mực còn bây giờ thì giáo viên nói cái gì học sinh cũng phải cho là đúng

---------------------------
Phần nghiêng thứ nhất, theo mình thầy cô đúng vì: làm gì có thời gian cho lũ trẻ tranh luận khi tiết học chỉ có 45' cho 1 lớp 45 - 47 học sinh và có thầy cô còn thiếu tự tin ngay cả với kiến thức của mình Shocked Grin

Hôm nay thằng bé vừa về nhà lại kể rằng cô giáo dạy Giáo dục Quốc Phòng nói là cụ Lí Thường Kiệt ngày xưa chống Tống ở Đông Bộ Đầu.
---------------------------
Phần nghiêng thứ 2: Mình thấy cô giáo dạy GDQP ấy đạt điểm "khá" rồi vì đã đúng 2/3 ý...thế là may rồi, bạn còn đòi hỏi gì nữa  Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #476 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2011, 03:37:48 pm »


Thử tưởng tượng 6 người cùng khu phố của các bác mất tích thì sẽ như thế nào? Sinh mạng con người có vẻ thật nhỏ bé.
Cái này thì do ý thức của mỗi người thôi chứ chính quyền quản lý làm sao hết.

 Họ có chân thì họ đi, chẳng ai quản lý hay bắt buộc họ phải trình báo sẽ đi đâu và làm gì trong thời gian đó, "lý thuyết" là mọi công dân đi đâu phải khai báo chính quyền nhưng có ai làm thế đâu? Nếu chính quyền có vặn hỏi thì người dân lại cho rằng làm thế họ mất quyền công dân thiếu tự do, còn kệ họ để họ muốn đi đâu tùy ý thì chỉ có Trời mới biết họ đã đi đâu và làm gì?

 Bất kể ai, mỗi khi đi đâu? Làm gì? Ở đâu? Thời gian nào đi thời gian nào về thì chắc chẳng bao giờ có chuyện gì cả.

 Phải nói rằng: Dân ta ý thức xã hội kém nên khi chuyện gì xảy ra thì đổ hết cho xã hội cùng các ngành liên quan, ngay cả chuyện mình là "nạn nhân" của chính mình cũng không nhận ra. Xã hội nói chung đâu phải là cái "xọt" để đựng tất cả những chuyện thập cẩm ngũ tạng trên đời.

Em không đồng ý với bác trong chuyện này.
Một vài người ra đi thì có thể nói tới ý thức cá nhân, hay những khó khăn trong công tác quản lý nhân khẩu. 600 người là chuyện hoàn toàn khác. Với chừng đó số người mà cho đến giờ này công an vẫn ở mức phỏng đoán, chưa có manh mối gì, thì năng lực quản lý địa bàn của họ rất kém. Đấy là ở cấp địa phương chứ em chưa muốn nói tới trách nhiệm của các cấp cao hơn.
Địa bàn là vùng giáp giới, đời sống nhân dân khó khăn, trình độ dân trí thấp, dễ bị lừa phỉnh, trấn áp bởi các loại mê tín dị đoan, lừa đảo hay thậm chí bằng vũ lực. Họ cần sự bảo vệ của chính quyền.

600 cô gái này có thể ra đi mà không báo với chính quyền địa phương, nhưng không dễ cho việc không báo cáo với chính quyền nơi mà họ tới lưu trú. Hơn nữa những việc ra đi này mang màu sắc bất thường: tập trung giới tính nữ, trẻ??, không có sự chuẩn bị cho chuyến đi, gia đình, làm xóm không biết tin tức đi đâu...Việc ra đi của họ liệu có là tự nguyện?

Tình huống xấu họ lọt vào tay bọn buôn người (rất có thể phải không ạ?) họ bị bán làm vợ người ta, vào nhà chứa hay thậm chí rơi vào tay bọn buôn bán nội tạng... dù gì thì họ cũng mất quyền sống tự do, thậm chí là mất quyền sống. Với chừng đó người mà chính quyền không có các biện pháp mạnh mẽ thì em mới nói số mạng con người mỏng manh là vậy.
Logged
congbinh1
Thành viên
*
Bài viết: 43


« Trả lời #477 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2011, 04:07:58 pm »

Nhưng mà em thấy buồn hơn là bây giờ lớp học không có thảo luận giữa giáo viên với học sinh, giáo viên nói cái gì thì cái đấy là đúng, em học sinh nào tranh luận, phản bác thì không được ghi nhận, lại còn bị phê phán lại. Ngày xưa cụ Vũ Đình Hòe cho là học sinh với thầy cô phải tranh luận đúng sai nhưng có chừng mực còn bây giờ thì giáo viên nói cái gì học sinh cũng phải cho là đúng

---------------------------
Phần nghiêng thứ nhất, theo mình thầy cô đúng vì: làm gì có thời gian cho lũ trẻ tranh luận khi tiết học chỉ có 45' cho 1 lớp 45 - 47 học sinh và có thầy cô còn thiếu tự tin ngay cả với kiến thức của mình Shocked Grin

Hôm nay thằng bé vừa về nhà lại kể rằng cô giáo dạy Giáo dục Quốc Phòng nói là cụ Lí Thường Kiệt ngày xưa chống Tống ở Đông Bộ Đầu.
---------------------------
Phần nghiêng thứ 2: Mình thấy cô giáo dạy GDQP ấy đạt điểm "khá" rồi vì đã đúng 2/3 ý...thế là may rồi, bạn còn đòi hỏi gì nữa  Grin
Bác vui tính thê1 Thằng em em nó thấy sai là giơ tay nêu ý kiến của mình nhưng bị giáo viên cho 1 câu:"Bạn biết cái gì mà nói, ngồi xuống nghe tôi nói tiếp." Câu này nó gặp nhiều rồi tại lúc các cô giáo Sử nói lan man, nó thấy có vấn đề nên nêu ý kiến thế là toàn nhận được ăn câu đấy. Grin
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #478 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2011, 07:09:10 pm »

Thường mỗi khi dính đến lịch sử/chính trị thì giáo viên/người thân/bạn bè/đồng nghiệp ít khi nằm trong đối tượng tranh luận của nhà em.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #479 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2011, 07:59:19 pm »

Vài chục năm trước khi khoa học kỹ thuật thông tin chưa phát triển như hiện nay thì trước một vấn đề gì cần nghiên cứu đều rất khó khăn, chúng ta phải vào thư viện, tìm mượn, mua về những cuốn sách nói về vấn đề cần tìm hiểu, rất vất vả và cả khó khăn.

 Giờ đây, mọi chuyện quá dễ, chỉ cần vào Internet gõ Google là có cả, sẽ có hàng đống tư liệu và đọc cả 1000 năm cũng không hết, từ chuyện kim cổ đông tây đến thời sự hiện nay và cả chuyện sao Hỏa sao Kim cũng chẳng thiếu.

 Có người vẫn nói: Thời đại thông tin là thời đại của Thế giới "phẳng". Nên hiểu từ "phẳng" này thế nào đây?

 Có người thì cho rằng: Đó là sự bình đẳng giữa con người và con người, một Thế giới nằm ngang ai cũng như ai và ở đó chắc chắn không có độ nghiêng.

 Tôi thì nghĩ khác: Thế giới "phẳng" là một mặt phẳng về kiến thức, kiến thức được phô bày rộng dãi cho tất cả mọi người cùng tham khảo, nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi. Đó là một mặt phẳng tuyệt đối song nó vẫn có độ nghiêng, nó đã bị nghiêng bởi những người không chịu tìm tòi học hỏi những vấn đề mà họ quan tâm.

 Một thầy cô giáo dạy môn lịch sử mà kiến thức lịch sử "nghiêng" như vậy mà vẫn còn đứng trên bục giảng thì cần phải mang ra mà "XỬ". Grin
Cháu đồng ý với chú về mặt phẳng kiến thức, nhưng cháu không nghĩ nó nghiêng, nó là mặt phẳng về kiến thức và những người não phẳng từ chối những cái ấy hay hiệu sai lệch (hoặc bị người khác làm hiểu sai lệch)  Grin
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM