Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 01:12:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quán chè chén 5 xu, kẹo dồi, kẹo lạc... (Phần 7)  (Đọc 240744 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thuhuongtn
Thành viên
*
Bài viết: 107

Yêu vợ


« Trả lời #240 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2011, 11:05:09 pm »

Chuyện có 1 không 2 nè các bác: đánh CS giao thông ngay giữa đường  Shocked Shocked Shocked Shocked Shocked Shocked Shocked Shocked Shocked

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=gE7OaApo8Ns" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=gE7OaApo8Ns</a>

Dân mạng chửi quá chừng 3 mẹ con gây rối...không biết điên hay ...ô dù  Huh Huh Huh
 Con bé này cũng thuộc dạng "sư tử hà đông" đanh đá, cá cày, chua ngoa, ăn vạ. Thằng nào vớ phải nó thì có mà vỡ mồm. Tháng lương không nộp đủ nó xé xác. Mà Em nói thật cái loại choai choai thế này 80% là nó đanh đá thế này.
Logged

Ai có thông tin phần mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Việt xin liên hệ sđt: 01629041743 gia đình xin cảm ơn!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #241 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2011, 11:15:36 am »

Tan tác đoàn tàu câu mực Hoàng Sa
.....
Chết vì thương lái Trung Quốc


Giống như nhiều ngư dân khác trong đoàn câu mực Hoàng Sa, thuyền trưởng Đỗ Văn Xin phải bán tàu,
thất nghiệp ở nhà nuôi gà và buôn bán phụ vợ. Ảnh: Huỳnh Anh/SGTT

Năm 2009, anh Đỗ Văn Xin, một trong những ngư dân cuối cùng còn cầm cự của đoàn câu mực Hoàng Sa, đành phải nuốt nước mắt bán đi chiếc ĐNa 90152 từng nuôi sống gia đình anh và nhiều gia đình bạn nghề khác ở Quảng Nam.

Thời hoàng kim của nghề câu mực xà (trước bão Chanchu), nhiều gia đình ngư dân ở Thanh Khê đua nhau vay mượn tiền đóng tàu. Tàu đóng mới, đi chừng sáu chuyến biển đã lấy lại vốn, bạn câu mỗi chuyến đi cũng kiếm được vài chục triệu đồng. Đó là thời điểm thương lái Trung Quốc đột ngột đẩy giá mực xà lên cao chất ngất. Thương lái trong nước mua sáu, thương lái Trung Quốc mua lại mười. Chỉ một mùa mực, toàn bộ các đầu nậu đều trở thành “con chạy” cho thương nhân Trung Quốc. Mỗi lần đoàn câu mực Hoàng Sa về, hàng trăm tấn mực xà ùn ùn đổ qua cửa khẩu Tân Thanh, xe tải chở mực nối đuôi hàng đàn trên quốc lộ. Thấy gia đình này trúng mực, gia đình kia cũng dốc sức đóng tàu, bao nhiêu tiềm lực của ngư dân Thanh Khê đổ hết vào đoàn tàu câu mực Hoàng Sa. Anh Xin kể: “Họ giỏi thiệt, cũng con mực xà của mình, họ thuê bãi tập kết ở cửa khẩu Tân Thanh, sau khi đem qua biên giới và đưa trở lại Việt Nam con mực trắng tinh, thơm phức, to hẳn ra với giá bán cao gấp nhiều lần giá mua mực thô của Việt Nam”.

Mực xà Hoàng Sa có đặc điểm phơi khô lên có màu hơi đen, vị hơi nhẫn, thị trường trong nước không chuộng vì chế biến không tốt. Ngư dân câu mực cũng hiếm khi ăn mực xà tươi tại tàu vì đặc điểm đó nhưng giai đoạn hoàng kim, nó từng là sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa. Đùng một cái, năm 2007, thương nhân Trung Quốc không chịu “ăn hàng” nữa. Mực xà rớt giá từ 100.000 đồng/kg xuống còn 18.000 đồng/kg. Dân câu mực ngã ngửa. Mực đánh về không đủ tiền dầu, tiền lương thực, nước đá. Năn nỉ ỉ ôi thương nhân Trung Quốc cũng không chịu mua. Đoàn câu mực Hoàng Sa nổi tiếng của ngư dân Đà Nẵng bắt đầu tan tác. Các chủ tàu bán đổ bán tháo trả nợ ngân hàng. Những người bạn nghề táo tác trở về quê Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định… kiếm sống bằng nghề lưới ven bờ hoặc làm nghề khác.

Thuyền trưởng Đỗ Văn Xin nói, làm nghề quen rồi, không đi nhớ biển lắm nhưng giờ nếu bảo vay ngân hàng để đi thì thà giải nghệ còn hơn. Biết là biển của mình nhưng đành phải bỏ trống cho người khác khai thác. Bây giờ, chiều chiều trên con đường tuyệt đẹp Nguyễn Tất Thành, đi ngang qua ngôi miếu thờ các hương linh bỏ mình trên biển cả có hình chiếc tàu mũi hướng ra biển, nếu nhìn thấy vài ba người đàn ông ngồi chơi ở đấy thì chắc chắn đó là những ngư dân trong đoàn câu mực Hoàng Sa đã bỏ nghề trở thành thất nghiệp...

Link: http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Tan-tac-doan-tau-cau-muc-Hoang-Sa/20117/154124.datviet

Sao bị hoài vậy  Huh Huh Huh, đã biết là tụi tàu đang chơi khăm mình, vậy mà ... vẫn đút đầu vào "thòng lọng"  Angry Angry Angry...Nhiều khi nghĩ không biết tập quán làm ăn nhỏ lẻ ... chỉ thấy lợi trước mắt của dân mình ... đang hại dân mình không  Huh, mà đâu phải báo chí không đưa tin, không cảnh báo  Angry. Vừa rồi tại hội chợ quốc tế ở nhà mình, tụi tàu qua đông "nườm nượp" ...nhưng chúng chỉ chấp nhận nhập hàng mậu biên, ... báo chí cũng cảnh báo không nên làm ăn với tụi tàu theo cách đó...nhưng không biết liệu có bác nào nhà mình lại bị "sập bẫy" hay không  Huh
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #242 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2011, 01:49:29 pm »

hehe bác thanhh63 đừng vội đổ lỗi cho dân , XNK của VN ngày càng phụ thuộc vào TQ cũng do cái hàng rào thủ tục hành chánh , cái cơ chế quản lý 1 cổ 2-3 cái tròng gây khó khăn cho doanh nghiệp nên buộc phải chơi với TQ .
Cái lạ là hình như thương nhân TQ qua VN gom hàng đem về nước không gặp bất kỳ trở ngại gì về thủ tục hành là chính thì phải ? Không biết là cái hóa đơn đi đường của họ ra sao ?
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #243 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2011, 02:17:21 pm »

hehe bác thanhh63 đừng vội đổ lỗi cho dân , XNK của VN ngày càng phụ thuộc vào TQ cũng do cái hàng rào thủ tục hành chánh , cái cơ chế quản lý 1 cổ 2-3 cái tròng gây khó khăn cho doanh nghiệp nên buộc phải chơi với TQ .
Cái lạ là hình như thương nhân TQ qua VN gom hàng đem về nước không gặp bất kỳ trở ngại gì về thủ tục hành là chính thì phải ? Không biết là cái hóa đơn đi đường của họ ra sao ?
Wow! ... nhưng XNK chính ngạch đương nhiên là "phiền phức" hơn tiểu ngạch rồi...thật tình thì XNK mậu biên chẳng qua là cách giao thương giữa dân chúng 2 bên đường biên thôi, và với mục đích tăng cường quan hệ để "thắt chặt" tình hữu nghị nên mới có hình thức này...nhưng cũng phải nói không thể cấm đoán được việc XNK này trực tiếp qua biên giới ... nên phải chấp nhận...chứ hình thức này thì đủ chuyện rủi ro...các bác đã và đang "nếm" hàng ngày mà... Grin
Còn việc gom hàng của tụi tàu làm anh em mình cũng "liêu xiêu theo" nghĩ cũng bực...nhưng cũng là hậu quả của XNK mậu biên này, các anh ba tàu thì có đủ chiêu để ... hợp thức hóa mà  Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #244 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2011, 04:19:50 pm »

Tại sao mình lại cứ thích như thế này nhỉ : http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=708&id=345109
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #245 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2011, 04:31:40 pm »

Tại sao mình lại cứ thích như thế này nhỉ : http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=708&id=345109

Cái này có mấy năm nay rồi bác ơi, có phải mới đâu. Họ làm cái công viên di sản TG mà, có cái VLTT vào cũng có sao? Chỉ hài cái câu "Bất đáo trường thành phi hảo hán" viết bằng thư pháp chữ Quốc Ngữ treo trên đoạn thành giả đấy thôi ạ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #246 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2011, 06:35:21 pm »

Tại sao mình lại cứ thích như thế này nhỉ : http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=708&id=345109
Bác cứ cả nghĩ, chứ em thấy cái "Vạn lý" đó cũng chỉ để làm phên dậu cho làng của người Việt mà thôi. Và ta cũng chẳng phải vác thân tới tận đâu mới thành "hảo hán", bởi ngay đây cũng có cảm giác "AQ" rồi!? Grin Vả lại như bác lonesome nói đó là khu kỳ quan thế giới, có gì đâu bởi chắc còn bao nhiêu thứ khác nữa mà.
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #247 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2011, 07:47:07 am »

   Mình mong đừng có chiến tranh nữa , vì dân Việt lại nhốn nháo chạy loạn như hồi 1979 thôi , đường số 1 xe tải chở người chạy vô phía Thanh Hóa nườm nượp , không biết họ chạy đi đâu ?  Nhớ lại thấy khổ quá . Đừng chiến tranh nữa  . Ta không có cơ hội để đánh thắng họ được đâu !
[                                          Chào bạn    !Đưng vội bi quan      !  vả lại "  Cây muốn lặng ,mà gió chẳng dừng!   Ta đâu có muốn chiến tranh?  Tuy nhiên ta cũng không có gì để phải sợ người!    Tôi nhớ Thuở xưa cụ Hồ nguyên trừng   Đời nhà Hồ có câu:"     Quân ,quý hồ tinh...Bất quý hồ đa!"   Vả lại như cụ Nguyễn trãi :""  tuy mạnh,yếu có kúc khác nhau,song!Hào kiệt đời nào cũng có!"   Chào bạn  N.H.Đứcte]
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
vespa
Thành viên
*
Bài viết: 265



« Trả lời #248 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2011, 09:31:38 am »

Tại sao mình lại cứ thích như thế này nhỉ : http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=708&id=345109
Ảnh hưởng văn hóa mà bác.Cái này thì bình thường thôi,còn nhiều thứ độc hơn nhiều  Grin
Logged

'' Cẩm Đào cùng với Cận Bình ...
Sắm tàu mẫu hạm rập rình Biển Đông !
Mấy cu đừng có chơi ngông ...
Coi chừng máu Hán nhuộm hồng Hoàng Sa !
Sông Hồng thuở ấy chưa xa ...
Quân Thanh chết đuối , Đống Đa xác vùi ...
Bay ngon thì cứ t
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #249 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2011, 12:32:02 pm »

Đố các bác đây là đâu:

Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM