Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 12:35:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức người lính 356 phần 2  (Đọc 259903 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #220 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 10:16:34 pm »

KÍNH THƯA CÁC ANH CÁC CHỊ !!
Ngày này cách đây 65 năm đã được BÁC HỒ chọn làm ngày THƯƠNG BINH LIỆT SĨ .Làm theo lời dạy của BÁC nhân dân cả nước đã làm rất tốt báo đáp công ơn,các anh, chị thương bệnh binh, gia đình có công và tri ân các liệt sĩ thể hiện ăn quả nhớ kẻ trồng cây.ngày hôm nay,cũng như những ngày này 27 năm nay,nhóm anh em thương binh,cựu chiến binh,hội đồng ngũ ở địa phương chúng tôi tổ chức thăm hỏi tặng quà anh em thương bệnh binh,đến nhà các đồng đội đã hy sinh ở hà giang thăm hỏi, động viên  thân nhân,gia đình các anh. đằng sau lời cảm ơn của gia đình các anh là một cảm xúc đau đớn tuột cùng của MẸ các anh,của thân nhân gia đình các anh. chúng tôi không khỏi bối rối và nghẹn ngào vô cùng!!!. Nhân ngày thương binh liệt sỉ xin gửi tới các anh lời tri ân biết ơn nhất mong linh hồn của các anh ở suối vàng được siêu thoát để về bên gia đình các anh !!! .Còn tôi và rất nhiều anh em khác đau đáu một nỗi đau 28 năm nay không có lời giải ? lần này vào diễn đàn MÁU VÀ HOA kính nhờ các anh ,các chị giúp đõ giải đáp giùm !
Nhân dân ta ,từ khi có đảng có bác chúng ta đã trải qua hai cuôc k/c thần thánh là chống pháp và chống mỹ để giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.để đạt được ước nguyện đó chúng ta phải hy sinh hàng triệu người thanh niên ưu tú hàng vạn người dân và ko biết bao nhiêu thương bệnh binh mất một phần máu thịt của mình...để có độc lập thống nhất non sông .và...để giữ được độc lập đến ngày hôm nay chúng ta lại tiêp tục hy sinh hàng ngàn thanh niên trong cuộc chiến biên giới tây nam và biên giới phía bắc.tuy sự hy sinh này không lớn bằng hai cuôc k/c chống pháp và chống mỹ. Những sự gian khổ ,khốc liệt cũng chẳng khác là bao nhưng nó cùng một mục đích là bảo vệ non sông đất nước bảo vệ thành quả cm, bảo vệ đòng bào trước ách giặc xâm lăng.VẬy lich sử phải có.? phải ghi chép lại ? để giáo duc các thế hệ về sau BIÊT ông cha ta đã chiến đấu anh dũng thế nào,giữ zìn biên cương ra sao để có tổ quốc nguyên vẹn hình chữ S cho chúng...và trong chúng ta hôm nay và mai sau AI GIÁM trắc đất nước không còn chiến tranh ?AI GIÁM TRẮC đất nước không có LỆNH TỎNG ĐỘNG VIÊN như năm 79 nửa ? mà muốn thực hiện được lênh đó với khí thế CẢ NƯỚC RA TRẬN thì chúng ta phải tuyên truyền,giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ...phải ĐÚC KẾT kinh nghiêm xương máu các cuộc k/c dù cuộc chiến đó THẮNG HAY BẠI...Thì chúng ta mới giữ được đất nước mãi mãi độc lập tự do...VẬY mà 28 năm nay vì lý do gì đó mà chúng ta không dám nói ra sự thật ,chúng ta không tuyên truyền cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ biên cương mảnh đất hà giang thân yêu của tổ quốc,cho lớp trẻ thế hệ sau họ biết ,như chúng ta đã làm cho các thế hệ cả dân tôc việt nam và toàn thế giới biết đến chúng ta trong hai cuộc k/c thần thánh đó...cho dù có lý do gì gì đi trăng nữa... cũng không lấp đày được nỗi buồn có phần tủi thân của nhửng người lành lặn, thương binh ,bệnh binh còn may mắn sống sót trở về với gia đình sau cuộc chiến ở biên cương... CÒN hơn thế nữa: LINH HỒN các LIỆT SĨ ,đồng đội của chúng ta còn nằm trên đồi, khe đá,thung sâu,hay tan xác,và ở nghĩa trang liệt sĩ...cũng khó siêu thoát được...!!! ?

Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #221 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 10:33:37 pm »

KÍNH THƯA CÁC ANH CÁC CHỊ !!
Ngày này cách đây 65 năm đã được BÁC HỒ chọn làm ngày THƯƠNG BINH LIỆT SĨ .Làm theo lời dạy của BÁC nhân dân cả nước đã làm rất tốt báo đáp công ơn,các anh, chị thương bệnh binh, gia đình có công và tri ân các liệt sĩ thể hiện ăn quả nhớ kẻ trồng cây.ngày hôm nay,cũng như những ngày này 27 năm nay,nhóm anh em thương binh,cựu chiến binh,hội đồng ngũ ở địa phương chúng tôi tổ chức thăm hỏi tặng quà anh em thương bệnh binh,đến nhà các đồng đội đã hy sinh ở hà giang thăm hỏi, động viên  thân nhân,gia đình các anh. đằng sau lời cảm ơn của gia đình các anh là một cảm xúc đau đớn tuột cùng của MẸ các anh,của thân nhân gia đình các anh. chúng tôi không khỏi bối rối và nghẹn ngào vô cùng!!!. Nhân ngày thương binh liệt sỉ xin gửi tới các anh lời tri ân biết ơn nhất mong linh hồn của các anh ở suối vàng được siêu thoát để về bên gia đình các anh !!! .Còn tôi và rất nhiều anh em khác đau đáu một nỗi đau 28 năm nay không có lời giải ? lần này vào diễn đàn MÁU VÀ HOA kính nhờ các anh ,các chị giúp đõ giải đáp giùm !
Nhân dân ta ,từ khi có đảng có bác chúng ta đã trải qua hai cuôc k/c thần thánh là chống pháp và chống mỹ để giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.để đạt được ước nguyện đó chúng ta phải hy sinh hàng triệu người thanh niên ưu tú hàng vạn người dân và ko biết bao nhiêu thương bệnh binh mất một phần máu thịt của mình...để có độc lập thống nhất non sông .và...để giữ được độc lập đến ngày hôm nay chúng ta lại tiêp tục hy sinh hàng ngàn thanh niên trong cuộc chiến biên giới tây nam và biên giới phía bắc.tuy sự hy sinh này không lớn bằng hai cuôc k/c chống pháp và chống mỹ. Những sự gian khổ ,khốc liệt cũng chẳng khác là bao nhưng nó cùng một mục đích là bảo vệ non sông đất nước bảo vệ thành quả cm, bảo vệ đòng bào trước ách giặc xâm lăng.VẬy lich sử phải có.? phải ghi chép lại ? để giáo duc các thế hệ về sau BIÊT ông cha ta đã chiến đấu anh dũng thế nào,giữ zìn biên cương ra sao để có tổ quốc nguyên vẹn hình chữ S cho chúng...và trong chúng ta hôm nay và mai sau AI GIÁM trắc đất nước không còn chiến tranh ?AI GIÁM TRẮC đất nước không có LỆNH TỎNG ĐỘNG VIÊN như năm 79 nửa ? mà muốn thực hiện được lênh đó với khí thế CẢ NƯỚC RA TRẬN thì chúng ta phải tuyên truyền,giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ...phải ĐÚC KẾT kinh nghiêm xương máu các cuộc k/c dù cuộc chiến đó THẮNG HAY BẠI...Thì chúng ta mới giữ được đất nước mãi mãi độc lập tự do...VẬY mà 28 năm nay vì lý do gì đó mà chúng ta không dám nói ra sự thật ,chúng ta không tuyên truyền cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ biên cương mảnh đất hà giang thân yêu của tổ quốc,cho lớp trẻ thế hệ sau họ biết ,như chúng ta đã làm cho các thế hệ cả dân tôc việt nam và toàn thế giới biết đến chúng ta trong hai cuộc k/c thần thánh đó...cho dù có lý do gì gì đi trăng nữa... cũng không lấp đày được nỗi buồn có phần tủi thân của nhửng người lành lặn, thương binh ,bệnh binh còn may mắn sống sót trở về với gia đình sau cuộc chiến ở biên cương... CÒN hơn thế nữa: LINH HỒN các LIỆT SĨ ,đồng đội của chúng ta còn nằm trên đồi, khe đá,thung sâu,hay tan xác,và ở nghĩa trang liệt sĩ...cũng khó siêu thoát được...!!! ?


Theo em được biết có một bài viết về mặt trận Vị xuyên sắp đăng ở trên báo tuổi trẻ .    
Còn đây là một bài viết về NTLS vị xuyên đăng trên báo Thanh niên có vài điểm cần bàn nhưng nói chung là hay ,xin cám ơn nhà báo và ban biên tập :
 
Khúc tưởng niệm Vị Xuyên
27/07/2012 3:30  
 

Lần đầu tiên lên Hà Giang, địa điểm đầu tiên mà tôi chọn để dừng lại rất lâu là nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, cách thành phố Hà Giang 18 km.
Thành kính thắp hương trên một số ngôi mộ liệt sĩ xong, tôi tìm gặp và hỏi chuyện một người quản trang ở nghĩa trang này.

Anh Nguyễn Sĩ Nguyện, 35 tuổi, làm quản trang ở nghĩa trang Vị Xuyên từ năm 2001, lại may mắn có nhà ở cạnh nghĩa trang nên gần như suốt cả ngày anh bận rộn với bao nhiêu công việc có tên và không tên tại đây. Anh Nguyện cho biết, nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên có 1.706 ngôi mộ, trong đó chỉ có 8 ngôi mộ là của các liệt sĩ chống Pháp và chống Mỹ, còn lại 1.698 ngôi mộ là của các liệt sĩ hy sinh để bảo vệ chủ quyền quốc gia ngay trên mặt trận Vị Xuyên từ năm 1984 tới 1991. Khi phía Trung Quốc chủ động chọn Vị Xuyên là địa điểm tấn công chính trong một chiến dịch xâm lăng cục bộ vào Hà Giang năm 1984, một trận chiến khốc liệt đã xảy ra tại Vị Xuyên vào ngày 12.7.1984. Quân Trung Quốc từ những đỉnh cao mà họ chiếm lĩnh trước đó nã pháo cấp tập suốt trong 8 giờ đồng hồ liền, hủy diệt tới từng mét vuông đất Vị Xuyên, trước khi tung những “trung đoàn sơn cước” - lính đặc biệt tinh nhuệ của họ tràn ngập các trận địa của bộ đội Việt Nam, dùng chất nổ đánh thẳng vào các hầm hào bảo vệ biên giới của bộ đội ta.

Tôi đọc tên tuổi và năm sinh của các liệt sĩ Việt Nam từ 30 tỉnh thành trong cả nước đã xả thân bảo vệ mảnh đất Vị Xuyên này. Hầu hết, đó là những thanh niên rất trẻ, có người tròn 18-20 tuổi, mới vào bộ đội được 3 tháng, sinh quán từ nhiều địa phương khác nhau trong cả nước.

Một nỗi đau không cách gì tả được ngùn ngụt cháy trong tôi. Tha lỗi cho tôi, vì cho mãi tới năm ngoái, tôi mới biết tới địa danh Vị Xuyên và những trận đánh đẫm máu ở đó, nơi các chiến sĩ chúng ta đã lớp lớp hy sinh để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Tôi chắc, cũng có rất nhiều người như tôi, biết quá muộn về những gì xảy ra ở Vị Xuyên, Hà Giang vào năm 1984.

Không phải trận đánh bảo vệ biên cương nào chúng ta cũng thắng, dù chúng ta có chính nghĩa và chỉ tự vệ để gìn giữ đất nước mình. Trận Vị Xuyên, cũng như vậy. Nhưng dù phải chịu âm thầm trong bao nhiêu năm, máu của hàng nghìn hàng vạn liệt sĩ chúng ta đổ ra trên mảnh đất Vị Xuyên là không uổng. Sự hy sinh ấy đã dựng lên một bức trường thành lẫm liệt đối diện với dã tâm xâm lược, nó sừng sững và dữ dội hơn cả những dãy núi đá Hà Giang. Đó là bức trường thành của lòng yêu nước, của ý chí xả thân bảo vệ từng tấc đất biên cương Tổ quốc. Kẻ thù đã phải rút chạy về bên kia biên giới, nhưng những ngôi mộ liệt sĩ ở nghĩa trang Vị Xuyên nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên một điều: Tổ quốc Việt Nam còn tồn tại tới ngày nay đã được dựng xây và bảo vệ bằng máu, bằng rất nhiều máu như thế đấy!

Ngày 27.7, xin dâng khúc tưởng niệm đớn đau này lên các linh hồn liệt sĩ ở trong và ngoài nghĩa trang Vị Xuyên, bởi có rất nhiều hài cốt liệt sĩ hy sinh năm 1984 còn nằm đâu đó trong lòng đất Vị Xuyên mà những cuộc tìm kiếm kiên nhẫn vẫn đang tiếp tục để đưa các anh về an nghỉ. Tôi đã nghĩ nghĩa trang Vị Xuyên là “nghĩa trang liệt sĩ quốc gia” bởi không chỉ vì số lượng các liệt sĩ an nghỉ tại đây, mà còn vì đã có tới 30 tỉnh thành - gần một nửa số tỉnh thành trong nước - đóng góp xương máu con em mình trong trận chiến giữ gìn mảnh đất Vị Xuyên. Dù trên cổng nghĩa trang chỉ ghi đơn giản: “Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên”.

Thanh Thảo
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120727/khuc-tuong-niem-vi-xuyen.aspx

« Sửa lần cuối: 27 Tháng Bảy, 2012, 10:50:28 pm gửi bởi vmt » Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #222 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 10:40:11 pm »

 Nhân ngày 27-7 năm nay xin được đăng bài thơ của nhà báo Văn Hiền tưởng nhớ đến công ơn các liệt sỹ :
Xin đừng gọi anh là liệt sĩ vô danh
24/05/2012 00:00

Như còn sống với thời gian, một bài thơ đã đi vào lòng người từ thập kỷ trước, nhất là cựu chiến binh và thân nhân liệt sĩ, nay đã được khắc bia đặt trang trọng tại nghĩa trang Việt - Lào. Sự kiện ấy như ghi nhận công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho Tổ quốc được thanh bình hôm nay. "Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh", bài thơ của nhà báo Văn Hiền như thắp lửa thơ ru hồn liệt sĩ vẫn còn nguyên giá trị:
 
Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh có tên như bao khuôn mặt khác
Mẹ sinh Anh tròn ngày, tròn tháng
Cha đặt tên chọn tuổi, chọn mùa
Anh nhận ra lưỡi cày, lưỡi hái
Vẹt mòn dưới nắng, dưới mưa.
 
Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh từng có tên như bao khuôn mặt khác
Hạt lúa củ khoai nuôi Anh khôn lớn
Tháng Tám nước trong, tháng năm nắng trải
Bàn chân săn chắc dáng trai.
 
Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh có tên như bao khuôn mặt khác.
Ngày lên đường bờ vai mặn chát
Mắt ai vấn vít hàng quân.
 
Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh có tên như bao khuôn mặt khác
Chiến trường gần, chiến trường xa đuổi giặc
Tên làng, tên đất theo Anh.
 
Bình yên sau cuộc chiến tranh
Anh trở về không tên không tuổi
Trắng hàng bia
                       Những ngôi sao không nói
Rưng rưng cỏ mọc dưới chân.
 
Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh từng có tên như bao khuôn mặt khác
Tổ quốc không mất tên Anh
Chỉ lặng thầm nhận về mình
                       nỗi đau xanh cùng năm tháng.

Nhà báo Văn Hiền
 
http://trian.go.vn/tin-tuc/16-275/xin-dung-goi-anh-la-liet-si-vo-danh
Logged
sắn lùi
Thành viên
*
Bài viết: 98


« Trả lời #223 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2012, 09:26:37 am »

                        Lời nhắn...

Ừ đúng rồi!
Đừng gọi anh là "Liệt sĩ vô danh"
"Vì anh cũng có tên như bao khuôn mặt khác".
Gọi "vô danh"  làm lòng anh buồn lắm
Vì thế thì ai nhận được ra anh.
Và nếu là Liệt sĩ vô danh
Biết đến bao giờ anh mới được về với mẹ.
Ngày anh đi, mẹ còn rất trẻ
Đến lúc về biết mẹ có còn không?
Ngày anh đi cô ấy tiễn chân anh
Thèn thẹn tặng anh chiếc khăn tay thêu đôi bồ câu đỏ
Ngó trước nhìn sau, ghé tai anh nói nhỏ
Em sẽ đợi anh về, anh nhé, cứ yên tâm.
Gục vào vai anh, mắt cô ấy ướt đầm
Còi xe giục anh vội vàng tạm biệt.
Chưa một nụ hôn mà sao nhớ thương da diết.
Lòng bùi ngùi, tay mải miết chiếc khăn thêu.
                                     *
Anh lên với Hà Giang, với Thanh Thủy thân yêu
Vào trận chiến tiếng xung phong mãnh liệt
Lửa hờn căm trút lên đầu súng thép
Trước quân thù, chẳng sợ chết em ơi.
Anh hy sinh cho Tổ quốc xanh tươi
Cho các em vui tiếng cười trong trẻo.
Chỉ thương mẹ đang ngày đêm hắt héo
Lòng mẹ sầu, nát vụn miếng trầu cay.
Và anh biết rằng cô ấy đến hôm nay
Vẫn một bát với mâm cơm, ngóng anh ngày trở lại.
Và như vậy nghĩa là anh sống mãi
Trong mọi người và trong mãi mai sau.
Có phải là anh không có tên đâu
Nên đừng gọi là "Vô danh " em nhé.
Anh vẫn sống với những ngày tuổi trẻ
Ở trên này, anh chờ mẹ, chờ em...
                        *
Em ơi! Chắc chắn rằng anh sẽ được trả lại tên
Vì đồng đội vẫn còn thương anh lắm
Anh đã đọc Ký ức Sư đoàn 356
Bạn bè anh chưa ai nỡ quên anh.
Anh gửi niềm tin vào chị Thu Uyên
Và Đài truyền hình Việt Nam đang tìm anh qua "Trở về từ Ký ức".
Chỉ chừng ấy thôi cũng đủ để lòng anh rạo rực
Anh tin chắc rằng mình chẳng thể vô danh.
Em ơi!
Dẫu đến bây giờ anh vẫn còn nằm nơi núi thẳm rừng xanh
Nhưng anh thấy trong lòng anh ấm lại.
Cuộc sống khó khăn, bạn anh còn bươn chải
Anh tin rằng: Sẽ chẳng phải vô danh.

                                             28/7/2012
                                              Thu Thủy
                    
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Bảy, 2012, 10:42:11 pm gửi bởi sắn lùi » Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #224 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2012, 09:49:18 am »

   Chị Thủy làm thơ nghe xúc động quá ! Phải có tấm lòng rất yêu thương, đồng cảm với đồng đội và dày công tìm hiểu về các địa danh chiến trường cùng các trận đánh mới có những ý thơ hay như vậy .
  Chúc anh chị cùng gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Nguyễn Thái Trường
Thành viên

Bài viết: 2


Nguyễn Thái Trường - D2E876F356


WWW
« Trả lời #225 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2012, 05:16:07 pm »

Lính trung đoàn 876F356 thăm lại chiến trường xưa 12/07/2012
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Bảy, 2012, 05:23:16 pm gửi bởi Nguyễn Thái Trường » Logged
vinaheart
Thành viên
*
Bài viết: 116


« Trả lời #226 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2012, 11:22:34 pm »


Gửi các bác bài văn tế Liệt sỹ ngày khánh thành bia kỷ niệm chiến thắng biên giới phía Bắc. Một bài báo khá hiếm hoi trong làng báo chính thống dịp 27/7 năm nay được đăng tải trên tờ Thanh niên. Tuy nhiên đến thời điểm này thì bản điện tử của tờ báo đã gỡ bài văn tế.
Link trên báo than niên: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120727/khanh-thanh-bia-chien-thang-mat-tran-bien-gioi-phia-bac.aspx

Bài văn tế (đã bị gỡ)

Tưởng niệm liệt sĩ ở Khánh Khê

Hỡi ôi
Đất nước ngàn năm gây dựng, công lao bao đấng tiền nhân
Biên cương muôn thuở vững bền, máu xương mấy tầng đất đỏ!
Cây muốn lặng, gió chẳng đừng
Nước muốn trong, nguồn dâng lũ...
Nhớ mùa Xuân một ngàn chín trăm bảy chín:
Đất nước mới thoát họa chiến chinh
Giang sơn đang hồi sinh rạng rỡ
Rừng biên cương chưa kịp vào xuân
Lộc hạnh phúc chỉ vừa hé nụ...
Bọn phản động đê hèn tráo trở, bất luận nghĩa nhân
Lũ bất lương lộ rõ lòng tham, đâu cần quốc sỉ.
Vậy nên
Như hàng ngàn năm trước, giang sơn bỗng gặp bước nguy nan
Nghe trống trận rền vang, chim Lạc lại trùng trùng vượt lửa.
Sư đoàn 337 chúng ta
Rạo rực trong tim thắm đỏ, thiêng liêng dòng máu Lạc Long
Bừng bừng ngọn lửa ngoan cường, khí phách anh hào Nguyễn Huệ
Không thể để quân thù lấn chiếm giang sơn
Chẳng cho kẻ xâm lăng xéo giày mồ mả.
Diệu kỳ như binh pháp Hưng Đạo Vương thuở nào
Thần tốc như chiến dịch Hồ Chí Minh năm ấy
Giã biệt dòng Lam xanh - thành phố đỏ, quân ta cấp tốc hành quân lên Đồi Ngô, Lục Nam.
Đến tả ngạn sông Thương, điểm dừng chân, lệnh trên bất ngờ chuyển hướng về Văn Quan, Đồng Mỏ.
Đặt ba lô chưa kịp nghỉ chân
Đã bật dậy ầm ầm súng nổ
Tiếp ứng cho Trung đoàn 197 - Thái Nguyên tiêu diệt quân thù
Phòng ngự tuyến Tu Đồn - Điềm He - Khánh Khê, kiên cường chống giữ
Đánh trận đầu quyết thắng, chiến sĩ nhìn lên, lòng không thẹn với cờ
Đập tan lũ ngông cuồng, Sư đoàn báo công cùng liệt tông, liệt tổ
Ngày 26 tháng 2 Trung đoàn 4 nổ súng trận đầu, diệt quân địch, bắt sống tù binh, đất Nhạc Kỳ kiêu hãnh chiến công
Ngày 28 tháng 2, đoàn 52 phòng ngự kiên cường, pháo Thần Vũ đập nát kẻ thù, cầu Khánh Khê vững vàng đất mẹ...
Kẻ thù cậy quân đông, như biển kiến ngập tràn
Quân ta tựa lòng đất như Sơn tinh chặn lũ
Điềm He, Khuông Rì, điểm cao 559, đất sũng máu người
Khuông Luông, Chu Túc, điểm cao 649, cây rừng bốc lửa
Địch cậy lắm xe tăng, pháo binh, toan lấy thịt đè người
Ta dựa vào thế trận lòng dân, trí nhân thay cường bạo
Biết tiến, biết dừng, đập nát mưu toan hòng chia cắt quân ta
Truy kích, phản công, bẻ gãy mũi vu hồi của bầy xảo trá
Mười hai ngày đêm máu trộn đất rừng!
Một trận thư hùng, vang trời sấm nổ
Vạn tinh binh giặc cỏ, ngông cuồng như lũ trâu điên
Cánh cửa thép Lạng Sơn, thế trận hiên ngang thành lũy
Tổ quốc lại lần nữa ngân vang lời Đại cáo bình Ngô
Dân tộc thêm một kỳ hừng hực khí Lam Sơn tụ nghĩa.
Hỡi ôi!
Để giang sơn sạch quân xâm lược, bao chiến sĩ kiên trinh ngã xuống đất này
Cho biên cương yên ả thái bình, bao đứa con hiếu trung không được về với mẹ...
Sông Kỳ Cùng đâu thể phách, đâu máu đỏ dòng xanh
Rừng xứ Lạng đâu cốt nhục, đâu bụi mờ núi thẳm
Máu xương các anh không hề uổng, bia ghi công sẽ sáng chói từng dòng
Trận chiến ngày ấy không thể mờ, chuyện năm xưa đã tạc vào sách sử.
Tổ quốc sẽ khắc ghi:
Trần Minh Lệ dũng lược, ngoan cường; cùng Trung đội đập tan 18 đợt tiến công của địch, giữ chốt mấy ngày đêm
Lịch sử mãi lưu truyền:
Vi Văn Thắng táo bạo, kiên gan; hết đạn, vẫn dương lê lao lên tả đột, hữu xung, khiến quân thù khiếp sợ
Đất Hồng Phong đời đời ghi nhớ chiến công
Rừng Bình Trung mãi mãi tri ân Liệt sĩ
Đất nước thanh bình
Có người về được quê hương, lòng đất mẹ vỗ về ôm ấp
Có người yên giấc nghĩa trang, được Tổ quốc ghi công muôn thuở
Nhưng cũng còn:
Người ra đi không để lại hình hài
Mây gió hồng hoang, cỏ cây là bạn
Phiêu diêu hồn phách, sông suối là nhà
Anh em chúng tôi:
Nặng nghĩa tử sinh, sâu tình đồng đội
Chung tay, góp sức dựng nhà bia
Hôm nay
Chúng tôi, những đồng đội từng một thời nằm gai nếm mật với các anh
Chúng tôi, những chiến sĩ hôm nay tiếp nối ngọn lửa thiêng Sư đoàn 337
Chúng tôi, những cán bộ, công nhân Công ty thủy điện Thác Xăng
Cùng lãnh đạo, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang Lạng Sơn, Cao Lộc, Văn Quan - "địa linh nhân kiệt"
Trước tấm bia công tích
Xin cúi lạy vong linh các liệt sĩ anh hùng
Lễ bạc, lòng thành
Mấy dòng tưởng niệm...
Uống nước nhớ nguồn, chốn dương trần đồng bào, đồng đội mãi tri ân
Tổ quốc ghi công, nơi chín suối liệt sĩ ngậm cười yên giấc ngủ
Cầu mong
Đất nước thái bình
Giang sơn vạn thuở
Biên cương thành lũy vững bền
Tổ quốc vẹn toàn lãnh thổ!
Kính cáo!

Đỗ Phấn Đấu
Tháng 7.2012
(Chân thành cám ơn nhà văn Xuân Đức đã dày công chỉnh sửa)
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #227 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2012, 09:41:13 pm »

Từ xưa đến nay nhân dân ta đều dành những tình cảm đặc biệt cho những người đã xả thân vì nước .Đọc bài văn cúng đồng đội của anh Châu và bài văn tế Liệt sỹ ở Khánh khê tôi lại liên tưởng tới bài "Văn tế nghĩa sỹ Cần giuộc " của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu viết tưởng nhớ tới các nghĩa sỹ bị hy sinh trong trận tập kích quân pháp ở Cần giuộc.Tuy thời gian có xa cách nhau nhưng lòng người thì không thay đổi :
                                    
                                    VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC  
                                                  
                                                Nguyễn Đình Chiểu


        Hỡi ơi! Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ.

        Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao;
        Một trận nghĩa đánh Tây, thân tuy mất tiếng vang như mõ.

        Nhớ linh xưa:
        Cui cút làm ăn;
        Toan lo nghèo khó.

        Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;
        Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
        Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

        Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn mong mưa;
         Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ.

        Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;
        Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

        Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu;
        Hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó.

        Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình;
        Chẳng thèm chốn ngược, chốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

        Khá thương thay:
        Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh;
        Chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ.

        Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn;
        Chín chục trận binh thư, đâu chờ bày bố.

        Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi đeo bao tấu bầu ngòi;
        Trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ.

        Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia;
        Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

        Chi nhọc quan quản trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không;
        Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

        Kẻ đâm ngang, người chém dọc, làm cho mã tà ma ní hồn kinh;
        Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.

        Những lăm lòng nghĩa lâu dùng;
        Đâu biết xác phàm vội bỏ.

        Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây;
        Trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ.

        Đoái sông Cầm Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng;
        Nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng luỵ nhỏ.

        Chẳng phải án cướp, án gian đày tới, mà vi binh đánh giặc cho cam tâm;
         Vốn không giữ thành, giữ luỹ bỏ đi, mà hiệu lực theo quân cho đáng số.

        Nhưng nghĩ rằng:
        Tấc đấc ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta;
        Bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó.

        Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương;
        Vì ai xui hào lũy tan tành, xiêu mưa ngã gió.

        Sống làm chi theo quân tà đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn;
        Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.

        Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh;
        Hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.

        Ôi thôi thôi!
        Chùa Tân Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm;
        Đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.

        Đau đớn bấy! mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều;
        Não nùng thay! vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.

        Ôi!
        Một trận khói tan;
        Nghìn năm tiết rỡ.

        Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm cho bốn phía mây đen;
        Ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ.

        Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen;
        Thác mà ưng đền miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.

         Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được    trả thù kia;
         Sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.

         Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân;
         Cây hương nghĩa sĩ thắp nên thơm, cám bởi một câu vương thổ.

         Hỡi ơi!
         Có linh xin hưởng.
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #228 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2012, 08:42:20 pm »

Nhà bia tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại ngã ba Thanh thủy -Vị xuyên -Hà giang ngày 20-6-2012:

Logged
sắn lùi
Thành viên
*
Bài viết: 98


« Trả lời #229 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2012, 10:00:25 pm »

                       Lời nhắn...

Đừng gọi anh là "Liệt sĩ vô danh"
"Vì anh cũng có tên như bao khuôn mặt khác".
Gọi "vô danh"  làm lòng anh buồn lắm
Vì thế thì ai nhận được ra anh.
Và nếu là Liệt sĩ vô danh
Biết đến bao giờ anh mới được về với mẹ.
Ngày anh đi, mẹ còn rất trẻ
Đến lúc về biết mẹ có còn không?
Ngày anh đi cô ấy tiễn chân anh
Thèn thẹn tặng anh chiếc khăn tay thêu đôi bồ câu đỏ
Ngó trước nhìn sau, ghé tai anh nói nhỏ
Em sẽ đợi anh về, anh nhé, cứ yên tâm.
Gục vào vai anh, mắt cô ấy ướt đầm
Còi xe giục anh vội vàng tạm biệt.
Chưa một nụ hôn mà sao nhớ thương da diết.
Lòng bùi ngùi, tay mải miết chiếc khăn thêu.
                                     *
Anh lên với Hà Giang, với Thanh Thủy thân yêu
Vào trận chiến tiếng xung phong mãnh liệt
Lửa hờn căm trút lên đầu súng thép
Trước quân thù, chẳng sợ chết em ơi.
Anh hy sinh cho Tổ quốc xanh tươi
Cho các em vui tiếng cười trong trẻo.
Chỉ thương mẹ đang ngày đêm hắt héo
Lòng mẹ sầu, nát vụn miếng trầu cay.
Và anh biết rằng cô ấy đến hôm nay
Vẫn một bát với mâm cơm, ngóng anh ngày trở lại.
Và như vậy nghĩa là anh sống mãi
Trong mọi người và trong mãi mai sau.
Ừ, đúng rồi!
Có phải là anh không có tên đâu
Nên đừng gọi là "Vô danh " em nhé.
Anh vẫn sống với những ngày tuổi trẻ
Ở trên này, anh chờ mẹ, chờ em...
                        *
Em ơi! Chắc chắn rằng anh sẽ được trả lại tên
Vì đồng đội vẫn còn thương anh lắm
Anh đã đọc Ký ức Sư đoàn 356
Bạn bè anh chưa ai nỡ quên anh.
Anh gửi niềm tin vào chị Thu Uyên
Và Đài truyền hình Việt Nam đang tìm anh qua "Trở về từ Ký ức".
Chỉ chừng ấy thôi cũng đủ để lòng anh rạo rực
Anh tin chắc rằng mình chẳng thể vô danh.
Em ơi!
Dẫu đến bây giờ anh vẫn còn nằm nơi núi thẳm rừng xanh
Nhưng anh thấy trong lòng anh ấm lại.
Cuộc sống khó khăn, bạn anh còn bươn chải
Anh tin rằng: Sẽ chẳng phải vô danh.

                                             28/7/2012
                                              Thu Thủy
                    

« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tám, 2012, 12:56:50 pm gửi bởi sắn lùi » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM