Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 02:31:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nơi hội ngộ của cựu binh F302 - phần III  (Đọc 271759 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
ThaiE88
Thành viên
*
Bài viết: 462


Bình Minh NNBL


« Trả lời #60 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2011, 10:27:03 am »

Chào bác Ba Phi ! Em đã reply vào message box cho bác "Phile" rồi đó nhé !
Logged

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng GIAN bút chẳng tà !
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #61 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2011, 12:07:47 pm »


Kể ra, tôi chọn đường chưa đúng lắm! Phóng viên chiến trường mới là sở thích vì bạn phải có cả tính "liều" lẫn "nghệ sĩ tính" (vì lúc đó chỉ ham lập công!).
Tôi thì đứng ngoài nhận xét và cho rằng bác tuoc_b41 lựa chọn B41 là đúng rồi , than vãn chi nữa .
 Chỉ bằng những đoạn văn viết lại ngắn và gọn đến mức không thể gọn hơn để trình bày , vẽ lại một trận đánh hay sự việc nào đó mà bác thể hiện trên QSVN , BY có thể vẽ ra đời lính thật của một tuoc_b41 khi còn tại ngũ nhé , có thể đúng sai vì đây là phỏng đoán . Grin
 Bác tuoc_b41 là người không cao khoảng 1,65m trở xuống , người đậm chắc cơ bắp hơn người ở cái tuổi 18 20 , chắc chắn da dẻ đen thui bởi phơi nắng phơi sương ( lính ở K thì lấy đâu ra thằng nào da dẻ trắng trẻo ) nhưng bản chất da thì không phải loại trắng , râu ria lún phún cái mọc cái không bởi cái tuổi 18  20 mấy thằng đã có râu ria , miệng rộng , tai dày , mũi thấp , mắt to . Tính cách nóng nảy vội vàng lúc nào cũng xấp xấp ngửa ngửa nếu như không muốn nói là bộp chộp , bù lại nhiệt tình hăng hái nhưng đôi lúc bởi nhiệt tình quá nên hay làm sự việc đi quá mức kiểm soát của mình , cái này dễ hiểu bởi tính cách thích thể hiện sự thẳng thắn và oai hùng của mình , nhanh nhẹn là cái đã giúp bác còn ngồi lại ở đây hôm nay . Grin
 Trong cuộc sống lính luôn là thằng lính luộm thuộm bậc nhất , trong cái ba lô của bác thì nháo nhào lộn tùng bậy cả , cái gì cũng quấn quấn rồi nhét ấn hết vào ba lô miễn là nó lọt vào bên trong không rơi ra ngoài là được , bản tính dễ dãi nên mặc gì ăn gì cũng xong miễn là no bụng và không cởi truồng là được , tính cách xuề xòa miễn là đừng ai xúc phạm đến mình còn mấy vụ lẻ tẻ cho qua tất , cái gì thấy đúng thì bảo đúng thấy sai thì bảo sai và thấy mình sai điều gì thì không ngại xin lỗi nhận khuyết điểm .
 Với hình ảnh một thằng lính vác B41 ăn mặc luộm thuộm lệt bà lệt bệt vận động theo đội hình đơn vị với lủng củng ba lô súng đạn quả đầu nòng quả nữa cầm tay hay cắm đầu đạn vào cóc ba lô cho tiện khi lấy , mũ cối trên đầu thì gãy vành quai mũ luôn thả xuống cằm vì sợ lúc vận động nó rơi mất và với cái máy ảnh Canon D900 lủng lẳng bên sườn và cái bi đông nước bên hông nữa thì quả thật là BY nhìn không vào mắt . Grin
 Thôi ! Bác quên cái mơ ước làm phóng viên chiến trường đi  Grin
 BY tưởng tượng ra con người bác tuoc_b41 như vậy có chính xác không ? Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
tuoc_b41
Thành viên
*
Bài viết: 476

Chết vì "lửa phụt hậu của B41"


« Trả lời #62 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2011, 12:54:06 pm »


Cảm ơn Bác "binhyen1960" đã "bói toán" qua Internet, quả là cao thủ! Trả công bác bằng vài chai bia vậy!

Về tính tình, bác đã đoán trúng 98% nhưng về hình dáng thì trật lất tất tật: Tuocb41 da dẻ trắng trẻo, trắng đến nổi con gái phải ganh tị cho dù "Sương gió có phủ đời heo" đi nữa? (Đừng đưa mấy cô gái K.ra đây mà so sánh nha, chạm tự ái lắm!!!) Râu ria thì đúng, râu quai nón bậm trợn như Trương Phi, mũi thì không phải loại tẹt để phải vừa đánh bài này vừa : hic...hic, ....hi...hi....Tính tình thì là hậu duệ của Trương Phi rùi....

Sau một trận đánh nào đó (cấp trung đoàn), D1 chúng tôi "dìa" trước. Chốt lại một nơi hẻo lánh, tối đến tuocb41 ta ra gác cạnh đường mòn. Đêm tối như bưng nhìn xa không thấy gì cả (trước 2 mét) bèn bỏ mũ cối xuống để dùng cái lỗ tai điếc của dân B41 lắng nghe. Không lâu sau (chỉ sau hơn nửa giờ gác), đột nhiên nghe cái âm thanh "rầm....rập" như của một toán quân đang hành quân? Tuocb41 chỉ có không hơn 1 giây để quyết định: địch hay ta? Suy luận nhạy bén của tui là: lính Pốt có thể có thằng đi bằng chân không, không thể nào nặng và đều như thế bèn chỉa AK sát mấy tên đi đầu khoảng hơn gang tay điểm xạ kèm theo tiếng quát:"Ai đó?..." và ...dông! Lần này không là tuocb41 mà là tuocAK mà!

Các bác có biết hôn, đó là trinh sát trung đoàn 88....tụi nó chửi thề lầu bầu (không lớn lắm). TuocAK ta tức quá, hét:".....Đi mà không báo trước, có ngày đi nha tụi bay..." xong quay qua tìm cái nón cối thì: ô hô! Nó cũng rỉ nước đái nên soi đèn pin và nhân tiện tịch thu luôn cái "bảo vệ gáo" của tuocb41!!!

Từ sáng hôm sau đó tuocb41 tui "đầu đội trời, chân không đạp đất, khi ngũ thì màn trời, chiếu đất" 100%. Người thì trắng tươi, mặt búng ra sửa, áo xé tận vai, B41 dưới nách (đây là kiểu riêng....).
Logged
phile
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #63 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2011, 02:22:47 pm »

Gửi Thái,
Hồi Phi về ở Phum Svay Lơ .Phi và Lên cũng như các đồng đội C20-E88 cũng liên lạc với nhau thừơng xuyên,chẵng hạn như Anh Lập,Anh Phong,Anh Bạc(lính 76,Bình Dương),Lân ,Phát,Thắng,Anh Vũ,Anh Sơn,Bác sỹ Trung...(Lính 78,Quê Sài gòn),Tuấn,Sách(lính 79,quê Long An).
Kỹ niệm ngày vế đáng nhớ.Phi phải đi bộ cả trăm cây số mới ra được Bần tia Sray và tập kết ở hồ Bray.
Không biết lúc Phi về rồi,chỗ Phum Rô viêng-Lâm túc có còn đánh lớn nữa không?Từ 7/1982 đến ngày Thái về E88 đóng quân ở đâu và có đánh trận nào lớn không,AE mình có còn hy sinh nhiều nữa không?
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #64 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2011, 04:02:25 pm »

Mấy bác F302 kể chuyện Dũng TS hy sinh nghe cảm động quá , mình cũng có một thằng đồng hương cũng hy sinh giống trường hợp ấy .
Hôm lên nghĩa trang Samat ( đồi không tên ) tìm đồng đội , mình ngạc nhiên khi thấy tên nó Võ kim Sơn tại nghĩa trang này , lúc mình về nó còn ở lại chờ giám định thương tật , vội gọi điện cho thằng Việt cùng khẩu đội cũng chờ giám định đợt ấy .
Tuy đã nhận 31% thương tật chỉ chờ hơn tuần nữa là về với mẹ nhưng nó vẫn quay về C3 D1 ở , lâu ngày thành quem xem đơn vị như mái nhà thân yêu của mình , đợt truy quét vì quân số thiếu vì sốt rét , thương anh em lính mới nó xung phong đi đợt ấy tuy không nằm trong quân số chiến đấu chính thức của đơn vị , ngày thứ hai thì nó hy sinh lần này trái KP2 không cho nó cơ hội sống lần hai nữa .
Logged
ThaiE88
Thành viên
*
Bài viết: 462


Bình Minh NNBL


« Trả lời #65 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2011, 05:45:40 pm »

@ Bác Phile: Sau đợt 78 các bác về chính sách, E88 còn quậy một thời gian nữa ở S'vailơ, Tà-xiêm, Tà-beng S'Vai, Lum-túc, Rô-viêng, bắt tay với QK5, đến cuối 1982 thì E bộ dời về Bâng-mia-lia (phía nam S'Vailơ 10km), ăn Tết ở đây rồi hành quân về Bần-tiây S'rây, sau đó về luôn S'ra S'roong (khu vực đông bắc ĂngKor). Khúc ở S'Vailơ - Bâng-mia-lia sau trận Lum-túc C10 te tua, E mình không đánh đấm gì nhiều, chủ yếu đi cua, quân hơi bị hao vì mìn.

Tháng 4/1984 cả E đi đánh cứ F912 của Pốt ở Băng-tà-veng trên núi Đăng-rếch, xong lại quay về Bần-tiây S'rây. Đến đây thì em hết tuổi lính được cho về nước !
Logged

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng GIAN bút chẳng tà !
ThaiE88
Thành viên
*
Bài viết: 462


Bình Minh NNBL


« Trả lời #66 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2011, 07:42:36 pm »

(tiếp theo)
Thời gian này E88 tiếp tục đứng chân ở S'ra S'roong, đưa C17 lên núi Bà-đạ (ph'num Bok, cao điểm 217) đặt ĐKZ khống chế các vùng xung quanh. Bọn PP bị ta trấn áp, càn quét ở những vùng bên dưới sát Siêm-riệp mò về dồn lại ở mấy cánh rừng ven phum sóc chung quanh chân quả núi thấp này, liên tục tập kích bằng B40, B41 bắn cầu vồng và cối 60mm vào C17 và C9/D3 đóng ở dưới chân núi. Bọn này rất nham hiểm, hầu hết là địch ngầm trong dân, ban ngày là nông dân ra đồng cày ruộng (kết hợp quan sát, nắm tình hình ta), ban đêm biến thành lính, lấy sung ống được chôn giấu ngoài rừng tập kích ta hoặc cài mìn xong, giấu súng chạy vào phum, lại thành dân thường ! không dễ gì tìm và diệt được đám này ! C17 và C9 hầu như không bị thương vong vì tập kích nhưng hao hụt quân số vì cụt giò thì hơi bị nhiều ! Lại thêm có tin quân báo cho biết F912 đã tung thêm lực lượng tương đương 2 tiểu đoàn từ biên giới về bắt tay với bọn địch ngầm gây dựng lại cơ sở chuẩn bị đánh lớn lần thứ 2 vào Siêm-riệp nên MT đã lệnh cho F302 điều 5 khẩu pháo 105mm của E262 về S'ra S'roong hỗ trợ thêm cho E88. Dân S'ra S'roong lại thêm một lần khiếp vía vì tiếng pháo 105mm cứ vài ngày lại bắn binh binh vào cao điểm 217 yểm trợ cho quân ta.

C17 lúc đó có thằng Bình "trọc" lính 81 Hà Nội. Tên này thường xuyên bỏ đơn vị ra dân nhậu nhẹt, gây rối, kể cả đánh nhau với anh em đơn vị huấn luyện của 740 ở S'ra S'roong. Vệ binh E bắt về nhốt mấy hôm đơn vị lại lãnh về, lại tái phạm, bắt nó như bắt cóc bỏ dĩa ! Sau nó đào ngũ luôn và nghe đâu khi E88 đã rời khỏi S'ra S'roong nó dắt đường cho PP đánh vào Bà-đạ, dân ở đây nhận được mặt nó trong đám quân PP, nghĩa là nó đào ngũ theo địch !

Ở địa bàn S'ra S'roong tuy vẫn phải càn ngày quét đêm nhưng dù sao lính ta vẫn "sướng" hơn ở trên mấy vùng cao ! Đồ đạc "đô khơ-nia" với dân thoải mái, có rượu uống tì tì, thậm chí nhiều đơn vị tổ chức "tiết kiệm" gạo tự nấu rượu giải quyết nhu cầu anh em ! Cái vụ này bác Đặng nhà ta cũng có thành tích đáng nễ ! Sau thời gian đổi THAN lấy RƯỢU của bà Kan thấy không "kinh tế", bác Đặng qua quân khí E bên bờ hồ phía bắc xin mấy cái ống nhựa bao bì đạn DKZ 75 và 82, một vài cái thùng vất đi, đem về chế tác hành "hệ thống nấu rượu vác vai" cực kỳ hiệu quả trong tác chiến "bật sa ra" ! Hệ thống này đã được bác Đặng cho phát huy tác dụng tối đa khi đi đánh cứ F912 Băng-tà-veng (em sẽ kể về cái vụ này và mô tả chi tiết hệ thống này sau) ! Cũng vì "sướng" mà cánh lính ta đã trả giá : một nhóm anh em đồng hương từ nhiều đơn vị (bộ phận ở phía sau giữ cứ) rủ nhau ra Siêm-riệp nhậu, vác theo các súng ống đầy đủ, bị vệ binh MT đuổi bắt ráo riết, chạy về tới trước quán bà Kan, đang nghinh ngang nghêu ngao trên đường, thình lình khẩu B40 trên vai 1 anh trong tốp đi sau khạc lửa, trái đạn bay vào ngay lưng 1 anh trong tốp đi trước cách chừng vài mét, trái B không nổ vì tầm quá gần nhưng nó xuyên táo anh này, để lại mấy cánh đuôi trong xương vai, K23 bó tay, đưa ra tới 7E thì lên đường ra luôn 594 sân bay ! Trái B đó mà nổ thì cả tốp này gần 6, 7 anh đi sân bay hết ! ...

Cái hồ nước S'ra S'roong rộng gần 1 cây số vuông, xung quanh bờ được xây bằng đá có từ thời Ăngkor, là nơi tắm rửa, giặt giủ và cải thiện của lính ta ! Cứ chiều chiều sau khi lao động, chơi thể thao xong, lính ta ùa xuống hồ tắm táp thoải mái, vừa tắm vừa ngắm mấy em K cũng xuống tắm, tuy không đẹp như gái VN hay gái K ở Siêm-riệp nhưng có còn hơn không, cũng đở "vả" ! Đến tối lại vác lưới bén ra thả hoặc giăng lưỡi câu dây, sáng ra thế nào cũng kiếm được mớ cá ngon lành ! Hồ này cá thác lác to bằng bàn tay rất ngon, cá rô, cá trê thì 3 thiên, chịu khó một chút là có ăn thôi ! Đặc biệt, vào cuối năm trời lạnh, cá lóc cửng cỡ bằng 2 ngón tay cứ ngược dòng nước từ trong hồ chảy ra qua mấy cái cống ngầm băng qua đường, lính ta chỉ cần gác một cái cây cỡ bắp chân người ngang qua dòng chảy, vậy là mấy chú cá lóc nhà ta cứ lội ngược nước đến chỗ có khúc cây là "lóc" qua, lọt hết vào thùng hứng sẵn, anh nào không lọt vào thùng, bay lên đường nhựa lăn lóc một hồi cũng bị lính ta lượm sạch ! Có đêm bọn em bắt được cả một thau nhôm Liên-xô cá lóc cửng, chiên, kho, nấu canh chua cả B1, cả trung đội vệ binh E ăn cũng không hết, đem cho bớt anh em bên Chính trị ...

- Núi Bà-đạ (ph'num Bok) nhìn từ đỉnh Bà-kheng - Ăngkor Watt:


Tháng 9/1983 anh Vương Xuân Mậu từ E201 về thay anh Tuân làm E trưởng 88,  Trung đoàn tiến hành Đại hội đảng tại đây. Buổi chiều ngay sau khi Đại hội vừa xong, PP bắn 3 quả H12 vào S'ra S'roong để chào mừng thành công tốt đẹp của Đại hội ! 1 quả rớt ngay xuống hồ nước cách hội trường đã tiến hành Đại hội không đầy trăm mét ! 2 quả kia rớt ngoài trảng rừng vô hại nhưng cho thấy tụi PP cũng "ghê" đó chớ !

(còn tiếp)
Logged

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng GIAN bút chẳng tà !
minhtrang91
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 692


"


« Trả lời #67 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2011, 08:43:43 pm »

@ Bác Phile: Sau đợt 78 các bác về chính sách, E88 còn quậy một thời gian nữa ở S'vailơ, Tà-xiêm, Tà-beng S'Vai, Lum-túc, Rô-viêng, bắt tay với QK5, đến cuối 1982 thì E bộ dời về Bâng-mia-lia (phía nam S'Vailơ 10km), ăn Tết ở đây rồi hành quân về Bần-tiây S'rây,
Ở Boengmealea ,hai bác Phile và ThaiE88 có biết lão mặc áo sọc ca rô này không ?

Và đây là trạm cảnh sát bảo vệ đền Boengmealea

Logged

[IMG]
...Ta đi qua những năm tháng không ngờ ...
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2011, 09:09:36 pm »

Ở Boengmealea ,hai bác Phile và ThaiE88 có biết lão mặc áo sọc ca rô này không ?

Cận cảnh nỗi vui tao ngộ sau hơn 1/4 thế kỷ giữa anh em nhà bác minhtrang91 và ông áo sọc


Ông này có thâm niên làm việc liên tục tại Boeang Mealea đến nay là trên 30 năm rồi đó nhe Grin
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tư, 2011, 09:20:30 pm gửi bởi H3 Hùng » Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #69 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2011, 09:15:37 pm »

  *************88
  Nhân chuyện THAIE88 có nói về Bác si Bắc của E88 trong mấy bài trước .

 Nếu có thể - Svailo nhờ MinhTrang91 , hỏi dùm anh mặc áo sọc caro , xem : Năm 1986 , ở Beongmealea có 1 cháu bé chừng 10 tuổi , đi chăn bò , bị 1 viên đạn AK bắn xuyên qua người thủng dạ dày + vỡ gan đã được gia đình cùng cán bộ xã khiêng vào E88 nhờ cứu giúp . Trung đoàn đồng ý , mình đưa xuống K23 Qy E
 Cháu đã được BS Bắc mổ 4 tiếng liền trong điều kiện dã chiến thiếu thốn thời đó .
 Nhưng chỉ sau 15 ngày cháu đã hoàn toàn khỏe mạnh và về nhà .
 Gia đình muốn biếu K23 một con bò , nhưng BS Bắc kiên quyết không nhận .
      Không biết hiện nay cháu thế nào .
 Mình nghĩ , anh cán bộ cựu trào của Boengmealea này có thể biết
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM