Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 03:51:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 6 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 282875 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #380 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2012, 09:41:20 pm »

@ bác sờ-gai: thời gian không chờ ai cả,  Grin.

@Nguyễn Văn Dũng: thông tin trên giấy báo hơi khác với bác đánh đấy,  Grin; nếu chúng em không yêu cầu đưa giấy báo tử và công văn trả lời của cơ quan chính sách lên thì chắc chắn không biết phải trả lời bác thế nào,  Grin. Có khi còn kết luận bác hỏi vớ vẩn đấy,  Cheesy.

Trích dẫn
...Đơn vị : Đại đội 5 - Tiểu Đoàn 14- Sư đoàn 2 - Quân khu 5 . Hi sinh : 15/12/1972
Hi sinh trong chiến đấu. Được mai táng Đông Bắc xã Ngọc Tụ- huyện Đắc Tô- tỉnh Kon Tum. Tại tọa độ 2802ô6
Sư đoàn 2 đánh Đăk Tô, Kon Tum từ tháng 4 đến đầu tháng 6/1972. Sau đó, đến cuối năm 1972 thì đã có mặt ở Đức Phổ, Quảng Ngãi. Vậy bác thấy sai lệch về địa điểm mai táng và thời gian chưa???  Grin.
Giờ ta sẽ đi từng thông tin cụ thể một nhé:

1. Về đơn vị:
- Tiểu đoàn 14 Sư đoàn 2 (D14 F2): là tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7 ly.

2. Thời điểm LS hy sinh: 15/4/1972 Grin:
- Đây là một trong những chiến dịch nổi tiếng và hay tại mặt trận Tây Nguyên. Tại chiến dịch này có nhiều vấn đề cùng xảy ra: yêu cầu của mặt trận về chiến dịch, quá trình phối hợp chiến thuật giữa sư đoàn 320A và sư đoàn 2, công tác chuẩn bị hậu cần, thời cơ và thời điểm của chiến dịch, công tác chỉ đạo cấp mặt trận và phối hợp binh chủng.. Những cái này chắc bác chả cần nghe nhỉ, ta đi sâu vào trọng tâm là nơi hy sinh và tọa độ cho nhanh thôi  Cheesy

- tài liệu về chiến dịch này trên mạng có rất nhiều để bác có thể tham khảo, chỉ cần gõ từ khóa "Kontum 1972" hoặc "Đăk Tô 1972" là có liền à,  Grin

- Thời điểm đó, sư đoàn 2 được tăng cường thêm trung đoàn 66 (đoàn Pleime)
Trích dẫn
tiêu diệt cụm phòng ngự của sư đoàn 22 ( thiếu) ngụy ở Đăk Tô – Tân Cảnh. Tiếp theo, phối hợp với các đơn vị tiêu diệt lực lượng dự bị của quân đoàn 2 và dự bị chiến lược quân ngụy đến ứng cứu, giải phóng tỉnh Kon Tum ( bao gồm thị xã).

Vài nét về Cụm phòng ngự Đăk Tô – Tân Cảnh và cách đánh của sư đoàn 2:
Trích dẫn
Cụm phòng ngự Đăk Tô – Tân Cảnh ở Bắc tây - bắc thị xã Kon Tum 37 ki-lô-mét. Thị trấn Tân Cảnh nằm trên ngã ba quốc lộ 14 và 18, do trung đoàn 42 và sở chỉ huy tiền phương sư đoàn 22 ngụy chiếm giữ. Theo đường 14 và cách Tân Cảng chừng 3 ki-lô-mét về phía tây là quận lỵ Đăk Tô ( Đăk Tô 1). Theo hướng đường 18 và cách Tân Cảng 4 ki-lô-mét là căn cứ Phượng Hoàng ( Đăk Tô 2) do trung đoàn 47 ngụy đóng giữ. Cách Đăk Tô 2 khoảng 2 ki-lô-mét kà căn cứ Plei Cần, vị trí đầu cầu của cụm phòng ngự. Chi viện hoả lực trực tiếp cho cụm phòng ngự này là hai trận địa pháo binh ở các điểm cao 1338 và 1001. Toàn bộ lực lượng địch ở Đăk Tô – Tân Cảnh có 13 tiểu đoàn bộ binh, một trung đoàn thiết giáp và ba tiểu đoàn pháo binh. Yểm trợ đường không là sư đoàn không quân số 6 quân ngụy và không quân của Mỹ ở Pleiku. Công sự vững chắc, pháo binh, xe tăng và không quân chi viện tới mức tối đa là 4 điểm mạnh, là chỗ dựa tinh thần của binh lính ngụy.
Tấn công tiêu diệt cụm phòng thủ do một sư đoàn ( thiếu) quân địch phòng giữ là một việc có nhiều khó khăn. Khi phân tích cụ thể thế bố trí của địch, Bộ chỉ huy chiến dịch của ta nhận thấy: hướng phòng ngự chủ yếu của địch là tây và bắc. Sở chỉ huy sư đoàn 22 ngụy nằm trong căn cứ Tân Cảnh nhưng lùi sâu về hướng đông, nơi không có gì che chở. Lợi dụng chỗ yếu cơ bản đó để đánh địch, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định, đột phá vào hướng sơ hở và từ đó đánh vào chỗ hiểm yếu nhất của địch. Căn cứ vào ý định của Đảng uỷ và Bộ chỉ huy chiến dịch, đồng thời xuất phát từ thực tế chiến trường, Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh sư đoàn vạch kế hoạch tiêu diệt Đăk Tô – Tân Cảnh qua hai bước:
-   Bước một, dùng đặc công tập kích vào các trận địa pháo và sở chỉ huy, đồng thời kéo bộ binh và xe tăng địch ra ngoài để tiêu diệt. Tổ chức lực lượng phòng không khống chế các hoạt động của máy bay. Giai đoạn này gọi là giai đoạn “ đánh phá 4 chỗ mạnh của địch” nhằm tiêu hao, phá huỷ một phần sinh lực và phương tiện chiến tranh, đập tan chỗ dựa tinh thần của binh lính ngụy, tạo thuận lợi cho các bước tiếp theo.
-   Bước hai là bước tiến công dứt điểm toàn bộ cụm phòng ngự.

Các mốc và thời gian cụ thể của giai đoạn 1 chiến dịch:
Trích dẫn
18 giờ ngày 2 tháng 4, các đơn vị làm nhiệm vụ bước vào bước 1 chiếm lĩnh trận địa. 1 giờ ngày 3 tháng 4, đại đội 2 tiểu đoàn đặc công của sư đoàn tập kích sở chỉ huy trung đoàn 47 ngụy ở Đăk Tô 2, phá 2 đại bác, 2 xe tăng, diệt 80 địch. Cùng lúc, đại đội đặc công của trung đoàn Ba Gia tập kích diệt gọn quân địch ở ấp Tam Bôi. Đăk Tô 2 bị tập kích. Ấp Tam Bôi bị tiêu diệt. Đường cơ giới của ta mỗi ngày một vươn gần đến bắc Tân Cảnh. Mối đe doạ trực tiếp của ta vào sào huyệt chỉ huy của sư đoàn 22 ngụy ngày càng lộ rõ.
Để đẩy lùi sức ép của ta, ngày 9 tháng 4, tên đại tá Lê Đức Đạt, sư đoàn trưởng sư đoàn 22, cho tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 4 trung đoàn 27 đổ xuống Ngọc Tụ, tiểu đoàn 3 đổ xuốn các điểm cao 810, 812, 750 cách Đăk Tô 2 khoảng 7 ki-lô-mét về hướng tây - bắc. Đây là khu vực điểm cao có tác dụng như một bức tường thành che chở cho Tân Cảnh. Dự kiến khi bị vây ép mạnh, quân địch nhất định sẽ bung ra chiếm giữ dãy điểm cao này nên bộ đội ta đã bày sẵn thế trận. Địch vừa đổ xuống thì tiếng súng đánh địch của trung đoàn Ba Gia nổ vang. Ngay từ đầu, đại đội 5 của tiều đoàn 60, do Đại đội trưởng Phạm Minh Duệ chỉ huy, và đại đội 9 tiểu đoàn 90, do Đại đội trưởng Nguyễn Văn Tăng chỉ huy, đã hợp đồng đánh chiếm ngay điểm cao, rồi phát triển tiến công, đánh đúng vào sở chỉ huy tiểu đoàn 4 ngụy. Tuy bị mất thế, nhưng do điểm cao có nhiều hang đá, nên địch vẫn bám được các địa hình có lợi và chống trả quyết liệt. Mất Ngọc Tu, có nghĩa là đối phương đã ngồi trên đầu mà điểm huyệt vào Tân Cảnh nên Lê Đức Đạt, một mặt liên tục trấn an tinh thần bọn lính đang bị ta vây đánh, mặt khác yêu cầu Giăng Pôn-van, tướng 3 sao, cố vấn cho tư lệnh quân đoàn 2 ngụy, cho máy bay B52 đánh huỷ diệt vòng ngoài trận địa ta. Ở vòng trong hắn dùng máy bay phản lực và trực thăng cũ trang tập trung ném bom và phóng rốc két vào các khu vực ta đã chiếm. Các chiến sĩ súng máy phòng không trung đoàn Ba Gia kịp thời nổ súng bắn rơi ngay một AD6 và một HU1A. Sau khi tổ chức lại đội hình, trung đoàn trưởng Ba Gia cho tập trung lực lượng đánh dứt điểm tiểu đoàn 4 ngụy ở phía bắc điểm cao. Bị thương vong nặng, lại bị ta đánh mạnh từ nhiều phía, bọn sống sót của tiểu đoàn này buộc phải tháo chạy vào những cánh rừng già. Thừa thắng quân ta phát triển tiến công tiểu đoàn 1 ngụy. Bị mất điểm cao và mất lưng dựa ở phía bắc nên quân địch chỉ chống cự yếu ớt rồi tháo chạy. Ta truy theo sát gót và tiêu diệt một đại bộ phận tiểu đoàn này.
Bọn địch đổ xuống các điểm cao 810, 812, 750 cũng bị trung đoàn 141 vây đánh tiêu diệt một số lớn. Cả ba tiểu đoàn của trung đoàn 47 đều bị thiệt hại khá nặng. Đăk Tô – Tân Cảnh bị uy hiếp. Trong lúc đó tình thế chung của địch cũng đang hết sức khốn quẫn. Đường 14 và đường 19 vẫn bị ta cắt đứt. Vật chất dự trữ mỗi ngày mỗi cạn. Sư đoàn 23 ngụy đang làm nhiệm vụ giải toả đường và phòng thủ Pleiku. Sư đoàn dù ( thiếu), lực lượng dự bị chiến lược từ Sài Gòn ra cứu nguy, bị đánh thiệt hại nặng một bộ phận ở các điểm cao 1015, 1049 phải lùi về phòng thủ thị xã Kon Tum. Các trung đoàn 40, 41 lực lượng còn lại của sư đoàn 22 ở Bình Định cũng đang bị đánh tan tác ở Hoài Ân. Trận tiến công chính của ta chưa bắt đầu, nhưng cả ba sư đoàn cơ động của địch đều bung ra hết. Trong tay Giăng Pôn-van và Ngô Du không có được một đơn vị dự bị cỡ trung đoàn. Tuy nhiên tình thế bắt buộc địch phải cố giật gấu vá vai. Ngày 19 tháng 4, trung đoàn 42 ngụy cho một tiểu đoàn nống ra chiếm giữ dãy đồi tranh ở bắc Tân Cảnh, một địa hình có lợi cho lực lượng tiến công. Cuộc tranh chấp khu bàn đạp này diến ra khá quyết liệt. Ngày 20, trung đoàn 141 tiến công tiêu diệt toàng bộ tiểu đoàn địch. Ngày 22, Lê Đức Đạt lại điều một tiểu đoàn từ Diên Bình lên phối hợp cùng một tiểu đoàn từ Tân Cảnh ra, chiếm lại. Các trung đoàn 66 và 141 kịp thời chặn đánh buộc địch phải rút vào căn cứ. Trước tình thế đó, tiểu đoàn dù số 9 ở Nam Ngọc Tụ cũng tìm cách lần trốn về Plei Cần. Bước thứ nhất đã kết thúc. Sau 20 ngày liên tục chiến đấu, ta đã tiêu diệt gần hết một tiểu đoàn, và tiêu hao ba tiểu đoàn khác, bắn rơi và bắn cháy 36 máy bay, phá huỷ và phá hỏng 36 xe tăng, xe bọc thép, 39 đại bác và súng cối. Điều có ý nghĩa quan trọng hơn là ta đã quét sạch được các lực lượng vòng ngoài, bao vây khống chế toàn cụm phòng ngự, tạp điều kiện thuận lợi cho bước điểm mục tiêu.

3.
Trích dẫn
Được mai táng Đông Bắc xã Ngọc Tụ- huyện Đắc Tô- tỉnh Kon Tum. Tại tọa độ 2802ô6
- Không có ô tọa độ kiểu: 2802ô6 đâu,  Grin. Cái đó gọi là chữ tác đánh chữ tộ hay còn gọi là sơ suất trong quá trình ghi chép thông tin. Nhưng từ đó lại gây cực khó cho các gia đình liệt sỹ khi đi tìm.
Cái bản đồ quân sự cỡ 1/250.000 sẽ khái quát cho bác thấy Ngọc Tụ (Suim Ngok Tu - cao điểm 923) ở đâu, và theo như trích dẫn trên thì không cần em trả lời bác cũng sẽ thấy tại sao nó quan trọng thế? ngụy nhất thiết phải bảo vệ đến thế?

Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #381 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2012, 10:30:03 pm »

phần tiếp theo của nhà bác Nguyễn Văn Dũng:

Ta sẽ cùng xác định vị trí cụ thể khoảng tọa độ đó ở đâu và như thế nào trên bản đồ dưới đây  nhé,  Grin
- nhìn bên tay trái của bản đồ chưa? bác sẽ thấy trục hoành (ngang), được đánh số từ 22 đến 28; trục tung (dọc) ở bản đồ này thì chỗ Đăk Rơnu được đánh số 02 đấy. Nếu đông bắc của Ngọc Tụ thì tọa độ sẽ phải là ZB 02x 27y hoặc ZB 03x 28y - trên bản đồ sẽ là từ Ngọc Tụ chéo lên suối Đăk Ngao hoặc điểm cao 675 (trong đó x và y là các số thứ tự bất kỳ từ 0 đến 9).

- Như đoạn trích trên, ta thấy địch dùng trực thăng từ Đăk Tô 1 và Đăk Tô 2 đổ quân chiếm các điểm cao chiến lược 810, 812 (810), 923, 750 (đồi yên ngựa giữa điểm cao 765 và 700). Vậy, khi ta dùng súng máy phòng không đánh địch đổ quân và hạn chế hỏa lực trên không thì phải bố trí đón đánh sao cho khéo. Từ khéo ở đây được thể hiện ở chỗ máy bay trực thăng địch hẳn phải lượn theo vòng núi, phải tránh độ che khuất của rừng. Để bẻ gãy hai mũi tên đen chỉ hướng đến của máy bay địch đổ quân tại 923 và 810 hẳn ta chỉ cần bố trí ở quanh Đăk Rơnu là được thôi chứ nhỉ,  Grin

Có bác nào có ý kiến thêm về chỗ tọa độ này nữa không nhỉ,  Grin
Logged

SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #382 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 12:07:46 am »

MỘT
Từ Đà nẵng hoặc Hội An, xuôi nam theo đường QL1, sau khi qua hết đất Điện Bàn, thì vào địa phận Duy Xuyên, ở đây có một ngã ba rẽ về hướng TÂY, ngay đó có một bảng chào đón của khu Di tích UNESCO, mà ta thường gọi là Thánh địa Mỹ Sơn, một kinh đô cổ của tộc Chăm.

Trên đường từ bên ngoài vào, bên phải thấp thoáng dòng sông Thu Bồn, bên trái xa xa là một dãy núi... Để rồi khi vào khu đền tháp chính của Mỹ Sơn, dãy núi ấy dễ trở thành "background" cho mọi tấm hình của du khách.



Chuyện đi núi, chụp hình có núi thì cũng không lạ gì... nhưng cái làm cho mọi người chú ý nhất - phát xuất từ các chú hướng dẫn - đó là hình dáng ngọn "núi thiêng" theo quan niệm phong thủy của tộc Chăm (có một dòng suối chảy quanh một ngọn núi mặt nhìn về hướng bắc, sẽ hợp lại thành một vùng đất thiêng - tạo thành môtip "phần hồn/ý nghĩa" của các bái vật linga-yoni)
Ngọn núi ấy, nhìn xa như một đầu chim két, khi nhìn gần thì thấy đó là một phiến đá khổng lồ có hình... Mặt Rạng.



Dẫu vậy, như ký chú trong hình trên, thật sự, ngọn núi thiên của vùng lòng chảo Mỹ Sơn lại là một chóp núi tương tự, có tên là... Mặt Mã !?!? Grin - cũng là một trong các chỏm đỉnh của... dãy Hòn Tàu



Vấn đề là, ta cần khái niệm rằng "Hòn Tàu - khu căn cứ Hòn Tàu" nổi tiến của vùng Quảng Đà trong KCCM, là một dãy núi có sườn cao hướng theo chiều đông bắc-tây nam - mà như những ghi chú của SGG trên hai mảnh bản đồ 1/50K ở bài trước, hai đỉnh Mặt Rạng và Hòn Tàu cách nhau theo thẳng trục bắc-nam, ước chừng năm cây số đường chim bay

HAI
Trong nhiều tài liệu lịch sử, hồi ức, ký ức - liên quan đến vùng Quảng Đà trong KCCM, mà chúng ta có thể tham khảo được thường có những cụm câu từ mang tính tổng kết/gom bi đại loại như sau, mà Bác quangcan đã trích trong một bài trước:

Trích dẫn
... Máy bay chiến lược B52 ném bom rải thảm có tính chất huỷ diệt liên tục ngày đêm dọc sông Tranh, khu vực trạm 10, dốc Quế, khu căn cứ Hòn Tàu.

Thú thật, đây là một sự "gom bi cho gọn" một khu vực rộng đến nổi mang tính... cả trăm cây số vuông, nếu chỉ mới tính hai điểm đỉnh Hòn Tàu với một ngã ba sông Tranh thì đã cách nhau hơn 22km rồi... Còn trạm 10, dốc Quế còn một đoạn ở tây và nam cái đoạn sông Tranh gần con lộ 611 đó nữa, chiếu theo mảnh bđHC dưới đây:



Quả thật, đôi khi làm chúng ta dễ nhầm lẫn về vị trí giữa căn cứ đặc khu ủy Quảng Đà (7 năm cuối cuộc chiến) và căn cứ khu ủy liên khu 5 các thời kỳ trước đó (liên lạc qua lại còn phải vượt lộ băng đèo Le ác liệt nữa chứ)

Một điều cần ghi nhận nữa là... chưa bao giờ khu vực gần Thánh địa Mỹ Sơn hoặc mặt phía bắc núi Mặt Rạng là một nơi để phe ta có thể dùng làm căn cứ lớn cả, bởi có hai lẽ:
- Vùng đất này vừa trũng, ẩm lại có nền đá ong (hợp cho khu đền tháp?), không có hang động, cũng như không thể tự túc được lương thực tại chỗ (gần như trên cả toàn vùng)
- Các đền tháp cao nghệu giữa chừng lại chính là những "điểm mốc" chỉnh bắn chính xác cho các loại phi pháo cũng như bom tọa độ. Trên thực tế, vùng lõm này, được coi như là một trong hai điểm OKTD, oanh kích tự do, nhằm "trút của thừa" từ các loại phi tuần từ mẫu hạm.
Tất nhiên thì những đụng độ bộ chiến, biệt kích... thì khỏi phải nói rồi. Đó là lý do mà từ những năm 1978-1982, gần như địa phương tỉnh đã "không hồ hởi mấy" với dự án tôn tạo phục dựng MS của một nhà sử học nhiệt huyết đáng kính người Ba Lan (liệt được vào kinh phí đầu tư du lịch lịch sử-truyền thống thì còn có thể... Grin)

Những "lan man" trên của SGG nhằm cho chúng ta có thể dễ hình dung về mặt địa hình, địa bàn khi suy nghĩ với các câu chữ trong những tài liệu như bài trên báo Quảng Nam online "Hòn tàu - Căn cứ của niềm tin" ấy mà. Nhất là cái câu: "...sau đó chuyển đến đóng ở lưng chừng núi Mặt Rạng, cuối cùng xuống phía bắc núi Đồi Lon. Địa điểm này có thuận lợi là gần đường giao thông nối liền với Văn phòng Khu ủy 5 (lúc này đóng ở Phước Trà, nay thuộc huyện Hiệp Đức)" Wink

(còn tiếp)

note: đính chính hướng vào Mỹ Sơn
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Ba, 2012, 03:58:48 pm gửi bởi SaigonGuider » Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #383 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 12:17:45 am »



BA
Trở lại vấn đề của chúng ta - trên mảnh 1 của bản đồ 1/50K ở bài trước, SGG đã có vạch mấy đường nũi tên màu xanh, khái niệm những hành lang thung lũng di chuyển...
Đã thấy rõ rằng, con đường và cửa ngõ "lên cứ Hòn Tàu" chính là đường vào thủy điện Duy Sơn (dòng mũi tên đỏ) theo bản đồ HCVN - mà ta cũng tháy một ngôi sao xanh "điểm lịch sử-truyền thống" ở đó - thực tế, đó cũng chính là chỗ mà mấy tháng trước, đã tìm ra hài cốt của các Ls tuyên huấn - cánh báo chí thông tấn xã, đồng đội của nhà báo Dương Đức Quảng

Xem ra, dốc cây khế là trên con đường này.
Ở vùng này, ta cũng có những thông tin về "trạm phẫu Dân Y K76" "Viện Q.78" và "trạm xá Y3 của căn cứ"

Riêng con đường mà theo bản tổng hợp cung từ trên kia, trên mảnh bđHC ở bài trên, chính là vệt đỏ triền đông nam dãy Hòn Tàu, đường vận lương cho E36 theo thời điểm đó - từ Quế Long đi Nghi Sơn, Quế Hiệp và trở về!
- Tọa độ BT048445 là nơi mà từ một cuộc "chạm trán đơn lẻ" ở đó (thôn 2, Duy Trung?) - phát xuất ra "bản tổng hợp cung từ" mà Bác quangcan đã trích trên (ai đi báo cáo hay họp ở khu bên ấy chăng?)

Xét về một góc nào đó - theo SGG - xem như E36 có trọng trách "trấn của ngõ phía nam lên núi Hòn Tàu - bảo vệ đường dây liên lạc về Khu căn cứ Hiệp Đức" Huh

Và có thể vì thế, cũng theo SGG - rất có thể - khi E36 rút đi, thì vẫn có một đơn vị mang tên D3 (của Mặt trận) còn tồn tại... vì cũng có một thông tin địa danh tên là "suối D3" theo bài viết trên Bác CANDonline về Bác cựu Hoàng kiến Minh - "Ông Đại tá đi tìm đồng đội"

Hy vọng Bác Bùi Viết Hải và các Bác cựu quan tâm có thể rút ra một số điểm cần thiết.
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
Thanh11
Thành viên
*
Bài viết: 18



« Trả lời #384 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 08:49:30 am »


3.
Trích dẫn
Được mai táng Đông Bắc xã Ngọc Tụ- huyện Đắc Tô- tỉnh Kon Tum. Tại tọa độ 2802ô6
- Không có ô tọa độ kiểu: 2802ô6 đâu,  Grin. Cái đó gọi là chữ tác đánh chữ tộ hay còn gọi là sơ suất trong quá trình ghi chép thông tin. Nhưng từ đó lại gây cực khó cho các gia đình liệt sỹ khi đi tìm.
 -Em mới được 1 bác CCB cho biết cách đọc ô tọa độ liệt sỹ : chia ô 2802 thành 9 phần bằng nhau như cái bánh chưng có 1 miếng nằm ở giữa là ô số 9 , còn ô số 1 nằm góc bên trái trên cùng các ô còn lại tính theo chiều kim đồng hồ. Không biết có đúng không ạ
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #385 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 09:46:25 am »


3.
Trích dẫn
Được mai táng Đông Bắc xã Ngọc Tụ- huyện Đắc Tô- tỉnh Kon Tum. Tại tọa độ 2802ô6
- Không có ô tọa độ kiểu: 2802ô6 đâu,  Grin. Cái đó gọi là chữ tác đánh chữ tộ hay còn gọi là sơ suất trong quá trình ghi chép thông tin. Nhưng từ đó lại gây cực khó cho các gia đình liệt sỹ khi đi tìm.
 -Em mới được 1 bác CCB cho biết cách đọc ô tọa độ liệt sỹ : chia ô 2802 thành 9 phần bằng nhau như cái bánh chưng có 1 miếng nằm ở giữa là ô số 9 , còn ô số 1 nằm góc bên trái trên cùng các ô còn lại tính theo chiều kim đồng hồ. Không biết có đúng không ạ

Cái đó được gọi là đánh số ô tọa độ, còn ở đây em đang bàn theo kiểu xác định điểm tọa độ. Một ô vuông trong bản đồ 1/50.000 thì cỡ khoảng 1km2. Vậy chia chín ra theo ô tọa độ thì mỗi ô là bao nhiêu?
Xác định điểm tọa độ thì là xác định một điểm trong ô vuông của bản đồ thì nó sẽ .... Wink

Hai cái đấy nó khác nhau bác ạ,  Grin. Bác cứ tưởng tượng xem, 100m đường rừng đã như thế nào thì việc xác định ô tọa độ sẽ có sai số bao nhiêu? cái nào cụ thể hơn cái nào? Xác định điểm tọa độ thì em đã nêu một lần rồi chứ nhỉ, nêu lại đây nhé,  Grin
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #386 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 10:14:17 am »

@Bùi Viết Hải: xin lưu ý với bác là tài liệu của Mỹ em đưa lên từ trang trước có gốc khá tốt, có thể an tâm về tính xác thực. Thế nhưng, nó lại là tài liệu ghi lại việc/ nơi dừng chân của C20 trực thuộc E36 từ tháng 01/1969 đến 14/9/1969 chứ không phải của trung đoàn 36 đâu đấy. Nó chỉ có giá trị tham khảo về vị trí đứng chân mà chúng ta có quyền hy vọng bởi vì theo cái phác đồ vẽ vị trí của E36 và các tiểu đoàn ở trang trước thì nó cũng gần nhau, đau đời là khoảng cách nhiều hơn 5km  Sad Sad Sad. Vậy thôi, bác sẽ phải bao tất cả các hướng của Hòn Tàu, Mặt Rạng và Nhà Bộ; nhưng có lẽ hướng Quế Hiệp, Quế Sơn cần xác thực kỹ lắm.

Em hết vốn rồi đấy, chúc bác thành công,  Grin

@Nguyễn Văn Dũng: tóm gọn lại là giải thích thì dài dòng và bác không cần biết, bác chỉ cần quan tâm đến ô vuông em đã gạch ở dưới đây là ổn.

Hôm qua cũng trao đổi với bác tuaans về việc đổi lại trục (do nhầm lẫn) tức là 2802ô6 sẽ được hiểu theo cách "của họ":
- trục ngang viết trước ta có dòng 28,
- trục dọc viết sau: ta có 02; và ô vuông đó chia 9 phần như bác Thanh11 nêu trên, ta lấy ô số 6 như hình vẽ.

Kết hợp với thông tin tiểu đoàn súng máy phòng không đánh trực thăng định đổ bộ hẳn ta có giả thiết khá hay và chắc chắn về một bình độ (theo hướng mũi tên đỏ) ở ô số 6, nơi trực thăng địch phải lượn vòng theo sườn núi, bay dọc theo suối và đường mòn bay lên; và quả đồi chính là chỗ đơn vị LS chặn đánh. Lấy cái bản này nhé, em xác định nhầm một chút nên bác tuaans đã sửa hộ,   Grin

P/s: một số thông tin về các CCB F2 tham gia Đăk Tô 1972 sẽ được gửi bác qua tin nhắn trong những ngày tới,  Grin
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Ba, 2012, 10:59:04 am gửi bởi quangcan » Logged

daulephuoc
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #387 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 04:24:13 pm »

Bản đồ dưới này mình chỉ rõ 3 mỏm của cùng một ngọn đồi, sát đường 16 và nhánh rẽ đường 92, gần suối như đã mô tả ở trên nhé. Cái kia tương tự.  Grin


-
Các bạn có thể cho mình biết cái ngã 3 đông dương nó nằm ở vị trí nào không?
MÌnh cần bản đồ rõ khu vực ngã 3 đông dương đi đến bản đông - Làng Ho - Đồi không tên.
Bạn nào có post lên, Mình cảm ơn rất nhiều.
------------------
Bạn nào biết khoảng cách từ Bản Đông lên Đồi không tên bao nhiêu km?,
Đồi không tên có phải là đồi mâm sôi không các bác?
Từ bản La Ho đến đồi không tên bao nhiêu km?
Có ai biết sông sê păng hiêng chỗ nào trên bản đồ không?

« Sửa lần cuối: 06 Tháng Ba, 2012, 08:07:45 am gửi bởi quangcan » Logged
daulephuoc
Thành viên
*
Bài viết: 106


« Trả lời #388 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 09:27:31 pm »

Sao trên bản đồ này nhìn khoảng cách xa thế nhỉ? bác Điểm cựu chiến binh e36 f308 bảo là hành quân đánh địch rất nhanh.
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #389 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 11:28:13 pm »

Mình gửi thông tin này về đồi KHÔNG TÊN  nhé . Có thể bản đồ trên chưa chọn đúng .

Trích từ sư đoàn đồng bằng - biên niên sự kiện ( trang 104,105 )

10/2/71
Mở màn chiến dịch , tại khu vực đồi Không Tên ( điểm cao 435 , phía bắc điểm cao 456 ) Tiểu đoàn 9 trung đoàn 64 tiến công chớp nhoáng tiêu diệt gọn 1 trung đội , đánh thiệt hại nặng và làm tan rã đại đội 33 ngụy do tên đại đội trưởng Lê Hoàng Bôn chỉ huy .

13/2/71 Tiểu đoàn 9 trung đoàn 64 vận động tiến công tiêu diệt tiểu đoàn 6 dù trên đồi không tên , loại khỏi vòng chiến đấu 583 tên địch , bắt 7 tên ( có một chuẩn úy ), thu 36 súng các loại và các trang bị chiến đấu khác .
          Về phía ta hi sinh 12 đồng chí , bị thương 48 đồng chí . trung đoàn được tặng thưởng huân chương quân công hạng ba . Tiêu diệt cả đại đội 33 và khu vực đồi Không Tên " bức bình phong "căn cứ 31 bị vỡ , tạo bàn đạp cho trung đoàn 64 tiêu diệt căn cứ 31
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM