Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 01:11:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 6 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 282874 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« vào lúc: 11 Tháng Mười, 2011, 03:49:28 pm »

Box ta đã hết Phần 5, mở sang một Chủ đề mới. Mỗi một bài viết, một thông tin, một tấm bản đồ, một sự giúp đỡ liên hệ, .... là cả tấm lòng - sự chung tay góp sức của mọi người dân Việt. Có thể nói, Phần 5 đã có nhiều tin vui, đã có nhiều thông tin phản hồi tích cực, một số gia đình sau quá trình tổng hợp đã đi, đã đến và đã hiểu. Đã có những kinh nghiệm quý sẽ cần được tổng kết như trường hợp nhà bác heno nhưng cái cần nhất là lòng quyết tâm, sự kiên nhẫn và bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề dưới góc độ khoa học quân sự để có thể lý giải thấu đáo.

Hơn 40 năm qua, thế hệ cha anh đã ngã xuống hẳn đã về với đất nhưng quá trình tìm Liệt sỹ đâu chỉ riêng việc mang được hài cốt người thân về, mà đó còn là một quá trình tìm hiểu về lịch sử, về những người con Anh hùng của nước Việt. Chúng ta đang lần theo dấu chân họ, tìm hiểu về thông tin đơn vị họ, những chiến công còn mãi với thời gian.


Em xin phép mở đầu bài viết Phần 6 bằng một bài thơ của một bác CCB viết cho đồng đội mình đã ngã xuống - như một lời tâm sự với mọi người:

LỜI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT


Hòa bình đã mấy mươi năm
Mà tôi vẫn ở trong hầm chữ A
Bạn gần cho tới bạn xa
Buồn vui vẫn đến giao hòa cùng nhau
Vẫn nghe ai đó nhắc nhau
Ơn người ngã xuống cho bầu trời xanh
Hòa bình chấm dứt chiến tranh
Bao người nay đã trở thành chỉ huy
Lớp sau đến, lớp trước đi
Bao nhiêu thế hệ nhắn gì mai sau?
Những trang truyền thống nặng sâu,
Bây giờ nối tiếp nhịp cầu nữa không?
Tôi thường vẫn nhớ vẫn mong
Được ghi tên thật cho lòng thảnh thơi
Nỗi mong không của riêng tôi
Còn bao đồng đội cùng thời chiến tranh
Nhà chúng tôi, giữa đồng xanh
Hay trong hang đá, bên ghềnh biển reo
Chúng tôi vẫn sống đói nghèo
Tấm tranh không có che chiều mưa giông
Nói ra mà thấy chạnh lòng
Để hồn Tử sĩ long đong giữa đời

Hòa bình đất nước niềm vui
Bạn bè trang lứa lên ngôi, lên hàng
Họ tên quê quán đàng hoàng
Còn tôi vẫn sống lanh thang không nhà
Những khi trời nổi phong ba
Mênh mông Tổ quốc đâu nhà của tôi
Chỉ mong một chút nghĩa đời
Chỉ mong Tổ quốc sáng ngời vinh quang.
Xây dựng Đất nước đàng hoàng
Cho con cháu, đến muôn ngàn năm sau
Chúng tôi vĩnh viễn nằm đây,
Chỉ mong một nén nhang chay người đời.
[/i]
Logged

pdanghuu
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #1 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2011, 11:20:51 pm »

Chào anh mod Quangcan
Tôi có người chú ruột : Liệt sĩ ĐẶNG HỮU LÃNH  
                                        Quê quán : Xã Duy trinh , huyện Duy xuyên tỉnh Quảng nam ( Tên cũ là xã Duy hòa và cũng có thời gian là xã Xuyên trường)
                                  Nhập ngũ : 02/1962
                                  là y sĩ hi sinh 11/06/1967 tại Đức phổ , Quảng ngãi
                                  Đơn vị : E1 , F2
                                  Thi hài đã mai táng tại Trường lệ  Đức phổ , Quảng ngãi
                                  Đó là những thông tin trên giấy báo tử
Gia đình tôi đã nhiều lần đến Trường lệ (nay thuộc xã Hành tín Đông , huyện Nghĩa hành )  tìm kiếm nhưng vẫn không tìm thấy nơi chôn cất .
Tôi mong các thành viên ai biết thêm thông tin cụ thể hoặc phân tích các thông tin có được để giúp gia đình chúng tôi có thể có hướng tìm kiếm tốt nhất
  
Có thể liên lạc với tôi qua:
địa chỉ email: pdanghuu@gmail.com .  
địa chỉ nơi ở :53/10 tổ 18,KP.2 , phường Tân Thới Nhất , Q.12 , TP.HCM .
đt : 0837190338

Tôi đã có file Giấy báo tử nhưng không biết gởi đến anh như thế nào . nhờ anh hướng dẫn. cám ơn anh nhiều
Đây là địa chỉ file ảnh
http://nd8.upanh.com/b2.s13.d3/19efc56e81e70f07f7aea72adab4a253_36417248.giaybaotu.jpg

Xác nhận thành viên pdanghuu đã thực hiện đúng quy định của box.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười, 2011, 08:48:32 am gửi bởi quangcan » Logged
quehuongyeudau
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #2 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2011, 08:14:38 am »

Xin chào các chú, các anh,
Em là thân nhân liệt sỹ Vũ Đức Nguyên, đơn vị C5, D5, E 174 (tức E2), F5, QK7 hy sinh ngày 4.4.1973 tại Gò Đồn, Prayveng cùng gần 50 liệt sỹ của C5, C6 và C7. Hiện gia đình đã tìm đến QK7, QK9, huyện Hồng ngự, đội K73 Long An, Đội K91 Đồng tháp và Sư đoàn 5 nhưng được trả lời là chưa quy tập được liệt sỹ tại tọa độ đó về đâu cả. Thông tin vẫn chỉ là hy sinh và an táng tại Gò ĐỒn. Mong các chú các anh ai biết thông tin về trận đánh GÒ Đồn và địa danh này giúp cho ạ. Xin cảm ơn nhiều.

Cháu đã post về trường hợp cậu cháu và các đồng đội trong topic "C9-D6-E174-QK7" và được chú Haanh khuyên post ở đây "Bạn qua bên GĐTN ở bảng tin nhờ các chuyên gia tuaans , quangcan ,SSG tìm dùm vị trí Gò Đồn trên bản đồ thì mới tìm được trên thực địa ". Trường hợp của gia đình cháu như sau:
"Chào các chú các anh,
Cháu có cậu ruột đã hy sinh ngày 4.4.1973, cậu cháu thuộc C5,D5, E174. Trong giấy tờ lưu lại đơn vị thì cậu cháu cùng gần 50 đồng đội hy sinh tại Gò Đồn, Prayveng, CPC. Cho đến nay cậu cháu và các đồng đội vẫn chưa được quy tập vào nghĩa trang liệt sĩ nào vì theo như đội K91 Đồng tháp thì họ không tìm thấy hài cốt liệt sĩ nào ở khu vực đó.
Cháu biết các chú các anh không chiến đấu thời đó (chắc là hầu hết từ năm 1978 trở đi) và không thuộc cùng đơn vị (C,D) với cậu cháu. Cháu nhờ các chú hỏi giúp các cựu chiến binh E 174 xem có biết khu vực Gò Đồn, Prayveng là ở đâu không ạ? Nguyện vọng của các gia đình liệt sĩ hy sinh ngày hôm đó là mong muốn các liệt sỹ được quy tập vào nghĩa trang và gia đình được đến nơi các liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh thắp nén hương tưởng niệm.
Cháu biết điều này vô cùng khó nhưng mong các chú các anh cố gắng giúp cháu. Cháu xin cảm ơn."

"Cháu lấy được danh sách liệt sỹ ở phòng chính sách quân khu 7, trận đó hy sinh khoảng 50 người ở C5, C6 và C7 của D5 chứ không phải cùng một đại đội ạ. Theo một cựu chiến binh đã chiến đấu và an táng các liệt sỹ ngày hôm đó thì trận đó bên ta bị bất ngờ nên hy sinh rất nhiều. Chú ấy còn nói trận đó đơn vị đánh ở Cầu Muống, Hồng ngự ta bị tổn hại nặng nề, nhiều liệt sỹ hy sinh trong một hầm. Sau đó vì tình hình khó khăn nên đơn vị lấp sơ sài liệt sỹ tại trận địa. Một tuần sau mới quay lại đưa các liệt sỹ lên an táng tại đồi có 3 cây me cách đó vài trăm mét. Theo như danh sách liệt sỹ hy sinh ngày 4.4.1973 thì đề là chiến đấu Gò Đồn và an táng tại tây nam Gò Đồn, Prayveng. Khi người nhà của các liệt sỹ hy sinh ngày hôm đó đến huyện Hồng ngự hỏi các cựu chiến binh Đồng tháp thì được biết trận Cầu MUống không hy sinh nhiều như vậy mà chắc là ở Gò Đồn.
Gia đình chúng cháu đã hỏi đội K91 xem 10 năm qua đã quy tập được hài cốt liệt sỹ không thì được trả lời là khu vực đó họ đã đến 3 lần nhưng không tìm được hài cốt nào, có thể do dân chăn thả trâu bò trên đó đã quần nát hoặc lại có thể thời Ponpot đã ủi sạch....
Gia đình chúng cháu rất đau lòng, giá như cậu cháu và các đồng đội được quy tập về nghĩa trang liệt sỹ nào đó thì tốt biết bao nhiêu. Giờ nguyện vọng của gia đình chúng cháu là mong đội K91 tìm được hài cốt các liệt sỹ và tìm ra được cụ thể khu vực chiến trường xưa (Gò Đồn, prayveng) để chúng cháu đến đó thắp hương tưởng niệm.
Hiện cháu đang cầm danh sách các liệt sỹ hy sinh ngày hôm đó, biết địa danh là Gò Đồn rồi nhưng không biết thực tế GĐ ở đâu. Mong các chú tiếp tục giúp cháu. Cháu xin cảm ơn ạ.
Cháu thêm thông tin là gia đình chúng cháu đã đến Phòng chính sách quân khu 7, sư đoàn 5 ở Tây ninh, đội K91 Đồng tháp, Sở LDTBXH Long An và đội K73 Long An rồi nhưng mọi người đều nói là không rõ, chưa bao giờ quy tập liệt sỹ ở khu vực này".
Mong các chú tuaans , quangcan ,SSG giúp cháu tìm địa danh Gò Đồn với ạ. Cháu xin cảm ơn.

Xác nhận thành viên quehuongyeudau đã thực hiện đúng quy định của box.


« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười, 2011, 08:48:57 am gửi bởi quangcan » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #3 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2011, 09:50:51 am »

@quehuongyeudau: giúp bạn như sau:
1. Về đơn vị LS: E 174 (tức E2), F5, QK7
-  nó đây:
Trích dẫn
từ tháng 6 năm 1970, Trung đoàn 5 tách Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 về làm nòng cốt để xây dựng Trung đoàn 205 (trung đoàn độc lập của Miền) tiếp tục làm nhiệm vụ giúp bạn ở địa bàn tỉnh Công Pông Thơm, Xiêm Riệp và dọc trục đường số 5 trong đội hình của Đoàn C40. Trung đoàn tuyển nhận tân binh tại chỗ thành lập Tiểu đoàn 1 và bổ sung thêm Tiểu đoàn 3 gồm các chiến sĩ mới ở miền Bắc vào, thành lập trung đoàn mới mang phiên hiệu Trung đoàn 1 của sư đoàn. Đồng chí Tám Nỉ là Trung đoàn trưởng. Trung đoàn 174 đổi phiên hiệu thành Trung đoàn 2.
[/size]

2. Về khoảng thời gian LS hy sinh: ngày 4.4.1973 tại Gò Đồn, Prayveng
Trích dẫn
Đầu năm 1973 trên địa bàn Kiến Tường - Mỹ Tho, sư đoàn đã liên tục chiến đấu giáng trả các hành động lấn chiếm của địch, cùng lực lượng vũ trang địa phương bảo vệ giữ vững được một số địa bàn tranh chấp. Trong cuộc chiến đấu mới với hình thái rất phức tạp, cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn vẫn luôn nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chắc tay súng, liên tục chiến đấu trừng trị bọn lấn chiếm. Tháng 2 năm 1973, Tiểu đoàn 1 , Trung đoàn 1 đánh chặn địch lấn chiếm tại chùa Phật Đá, Mỹ Tho, diệt 1 đại đội địch. Trong trận đánh, Hoàng Văn Vịnh chỉ huy một mũi chốt chặn đánh lui 3 đợt tiến công của một đại đội địch, bình tĩnh lấy lựu đạn địch tung vào công sự ném trả tiêu diệt 20 tên địch, bảo vệ được chốt và thương binh của đơn vị. Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 3 phối hợp với bộ đội địa phương chặn đánh lực lượng của trung đoàn 10 ngụy Sài Gòn và một chi đoàn thiết giáp khi chúng mò vào tuyến kênh Dương Văn Dương phía bắc Cai Lậy, diệt gọn 1 đại đội địch, thu 15 súng các loại và 1 máy PRC, bắt sống 17 tên địch, giữ vững vùng giải phóng. Song song với hoạt động quân sự trừng trị địch lấn chiếm, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1973, sư đoàn đã tổ chức các tổ tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ những chủ trương, chính sách của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, vạch trần âm mưu và thủ đoạn của Mỹ-ngụy vi phạm hiệp định, giúp đỡ các ấp, xã xây dựng lực lượng du kích và chính quyền cơ sở. Tháng 6 năm 1973, sau một năm hoạt động ở địa bàn đồng bằng Khu 8, sư đoàn được lệnh trở về xây dựng căn cứ tại Đồng Pan, Tây Ninh, tiến hành củng cố xây dựng đơn vị

Tuy vậy, khi ngược lại thời gian một chút khoảng tháng 8/1972 thì tôi thấy như sau:
Trích dẫn
Ngày 1 tháng 8, Trung đoàn 3 tổ chức tiến công giải phóng đồn Thày Yến, chùa Phật Đá, kênh Nguyễn Văn Tiếp; Trung đoàn 1 do trung đoàn trưởng Nguyễn Xứng chỉ huy tiến công khu trù mật Thiên Hộ. Trên tuyến biên giới, Trung đoàn 2 ngày 6 tháng 8 tiến công tiêu diệt tiểu đoàn 1 lữ đoàn 66 ngụy Lon Non tại phum Krăng Soai, tiêu diệt và bắt sống hàng trăm tên địch, thu 140 súng các loại. Ngày 7 và 8 tháng 8, Trung đoàn 2 tiếp tục tiến công bức rút hai tiểu đoàn địch tại Pô-ty-vông, Săng Ke-chông và khu trường học của thị trấn Kông-pông Tà-béc, phá vỡ kế hoạch phối hợp phản kích của lực lượng ngụy Sài Gòn - ngụy Lon Non trên tuyến biên giới. Đầu tháng 9 năm 1972 hai trung đoàn thọc sâu của sư đoàn đã tiến công mở rộng thế đứng chân tại khu vực bắc Cái Bè, cùng lực lượng vũ trang địa phương tiến công san bằng 16 đồn bót dọc tuyến kênh La Răng, đường số 22 và tiếp tục phát triển về phía nam đường số 4.

Vậy là, từ tháng 8/1972 cho đến Hiệp định Pari tháng 1/1973, QK 8 đã chỉ đạo Sư đoàn 5 như sau:
- E2 (trung đoàn 174) hoạt động trên đất bạn, sát biên giới Hậu Nghĩa - Kiến Tường; tạo thế và áp lực dọc tuyến hành lang; vừa bảo đảm công tác quét sạch, giữ đất căn cứ, vừa đảm bảo hành lang hậu cần Miền; vừa là lực lượng dự bị cho các đơn vị bạn chọc sâu qua biên giới.
- E1 và E3: thọc sâu xuống địa bàn Kiến Tường - Mỹ Tho; tập trung phá đồn diệt bót, vận động phục kích trên các lộ và giành đất giành dân khi Hiệp Định được ký kết.

Từ khoảng thời gian sau Hiệp định Pari thì thường là ở đâu thì giữ đó, đóng quân nơi nào thì cắm cờ nơi đó. Vậy khả năng là E174 vẫn còn trên đất bạn, sát biên giới là đúng nhỉ,  Grin

3. Nơi LS hy sinh: Gò Đồn, Prayveng
- Gò Đồn đối diện cửa khẩu Á Đôn (Đồng Tháp) hay Gò Đồn Long An các bác nhỉ.
- có phải cái 6030.1 không bác sờ ơi,  Grin,

bận tý đã
Logged

tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #4 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2011, 01:54:32 pm »

Trong danh sách LS E207 có ghi thế này:
Gò Đồn, biên giới giáp xã Vân Hậu cơ, Hồng Ngự, Kiến Phong
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #5 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2011, 03:02:31 pm »

Trong danh sách LS E207 có ghi thế này:
Gò Đồn, biên giới giáp xã Vân Hậu cơ, Hồng Ngự, Kiến Phong

Cùng nằm trên địa bàn huyện Hồng Ngự, sát biên giới ta có thế này nhé:
- Gò Đồn thuộc Pray Veng, sát biên giới VN - K. Đối diện là Á Đôn thuộc Đồng Tháp (cửa khẩu biên mậu).
- Đường vành đai biên giới: Kinh Cụt – Á Đôn - Mộc Rá, đồng thời cũng nối liền 3 chợ biên giới cùng tên.
- Á Đôn thuộc xã Bình Thạnh; Mộc Rá thuộc Tân Hội; Kinh Cụt: địa danh này nhiều quá, chưa xác định được thuộc xã nào của Hồng Ngự.
- đồn Cầu Muống: Thường Quới Hậu B.
- thêm đoạn văn này nữa:


Gia đình đã vào tận nơi rồi, không biết đã xuống đến xã chưa? Em đang ngờ chỗ này đấy (Gò Đồn là khoảng đánh dấu màu xanh)


Còn đây là bản đồ kiểu khác chỗ đó:


P/s:
- tôi thấy hình như bạn đã hỏi bác Ba Phương rồi hả? hỏi chỗ này chưa?
- bám các bác F5 trên này xem các bác ấy có thông tin gì về CCB E174 đánh Mỹ không? chắc vẫn còn đấy. Tối về nhà tôi lục lại rồi cho một số điện thoại,  Grin
Logged

quehuongyeudau
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #6 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2011, 03:04:55 pm »

Trong danh sách LS E207 có ghi thế này:
Gò Đồn, biên giới giáp xã Vân Hậu cơ, Hồng Ngự, Kiến Phong

Em nghĩ có thể là nơi đó bác ạ. Vì em đọc trong một tài liệu của ngụy (em xin lỗi nhưng trong quá trình mò mẫm em đành tìm hết các tài liệu) em thấy bên đó họ nói trận HỒng ngự có 3 trung đoàn của ta là 174, 207 và gì đó đánh nhau với họ. Bác có quen ai để hỏi xem Gò Đồn ở đây là một địa danh lớn hay là một cái gò.
Em đã hỏi các chú cựu binh chiến đấu trận đó nhưng các chú đó chỉ biết là đánh nhau gần Cầu Muống, Kiến Phong và an táng liệt sỹ trên một cái Gò có 3 cây me mạn biên giới Miên-Việt. Trận đó quân ta thiệt hại ác liệt, các chú lính mới không thông thuộc địa hình nên không biết rõ đâu là đâu nữa.
Giờ đây hỏi lại đơn vị cũ cũng chỉ biết thông tin như trên giấy, không sơ đồ mộ chí, không tọa độ. Đội K91 Đồng tháp thì nói trong vòng 10 năm chưa hề tìm thấy hài cốt nào ở khu vực đó. Nói chuyện thì ai cũng lạ là trận đó hy sinh nhiều vậy mà sao không quy tập được hài cốt? Giờ gia đình của mấy chục liệt sỹ chả biết làm thế nào nữa!
Em nhờ các bác tiếp tục giúp cho ạ.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #7 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2011, 03:06:09 pm »

Quan hệ của tôi với liệt sỹ là cháu gọi bằng chú ruột, ông nội tôi sinh được 6 người con bố tôi là con cả trong 6 người con thì 5 vị là quân nhân bố tôi nhập ngũ khi 16 tuổi đi qua 2 cuộc háng chiến còn lại các chú tôi nhập ngũ khi 19 tuổi hy sinh mât 1 chú hy sinh là chú thứ 3 hiện tại con cái của ông bà tôi chỉ còn hai người (bố tôi mất năm 2010, chú thứ 2 mat 2011 cô thứ 5 mất 2007 ). Việc tìm kiếm hài cốt của chú là tâm nguyện của cả gia đình tôi đã tìm kiếm suốt 8 năm, sau khi được biết chuyên đề giúp đỡ tìm người tôi thấy đây là địa chỉ mình có thể nhờ cậy nên đã nhắn tới các anh trên mối quan hệ và sự hiểu biết qua năm tháng làm với chuyên mục này muốn các anh giúp đỡ.
Sau khi giới thiệu và những thông tin tôi biết được là tờ giấy báo tử và một sô tin kể lại , ông nhập ngũ tháng 4/1962 huấn luyện tại Quảng bình ỏ đại đội 31 quân khu 4 sau đó tham gia chiến trường lào 1965 đi B từ đại đôi 31 khi đi trong tay chỉ có một tờ ghi quân trang và một lá thư của bạn gái ,đi từ Nghệ An tôi đã liên lac với ban chính sách quan khu 4, tỉnh đội Thanh Hóa nhưng không có giấy tờ gì lưu trữ lại chỉ biết đơn vị l

---------------------------------------------------------
@quangcan: PM bác cuongbogia mới gửi cho em thêm thông tin về chú của bác ấy. Trước khi đưa PM lên đây, em đã nhận được sự đồng ý của bác cuongbogia rồi.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười, 2011, 03:11:16 pm gửi bởi daibangden » Logged
quehuongyeudau
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #8 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2011, 03:11:39 pm »

Em vừa post xong thì đọc tiếp bài của bác.
Vâng, em đã hỏi chú Phương rồi nhưng rất tiếc dù chú vô cùng nhiệt tình mà vẫn chưa tìm được.
Gia đình em thì không vào được mà là gia đình một liệt sỹ khác có tên trong danh sách. Họ đã đi khá kỹ, tuy nhiên em không biết họ tới xã nào. Họ hỏi các cựu chiến binh, hỏi người dân địa phương (vì họ có người bà con ở đó) nhưng đều được trả lời là ở Hồng ngự không có trận nào hy sinh nhiều như vậy nên khả năng các liệt sỹ hy sinh bên phía CPC ráp Hồng ngự.
Em hỏi chú cựu chiến binh thì chú ấy khẳng định là trận đó hy sinh nhiều lắm, tan tác hết cả. Tuy nhiên, địa điểm chính xác thì chú ấy không nhớ nổi.
Gia đình liệt sỹ đã đến đồn biên phòng (có số 9 vì họ không nhớ rõ), đã đưa danh sách cho đội K91 rồi và được biết là cơ hội tìm thấy rất mong manh vì có thể bị trâu bò quần nát rồi Cry Cry. Họ hứa đến mùa khô họ sẽ tìm tiếp.
Vì bây giờ Đồng tháp đang ngập lụt nên em cũng không dám phiền tới các chú trong Đồng tháp. Em chỉ hy vọng vùng Gò Đồn không quá rộng để có thể khoanh vùng được hoặc mong sao có phép tiên để có chú cựu chiến binh nào đó nhớ được khu vực đó ở đâu.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #9 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2011, 09:29:41 pm »

Nếu căn cứ theo chổ đánh dấu của quehuongyeudau thì tôi thấy không hợp lý lắm vì thông tin là các LS được an táng trên 1 cái gò có 3 cây me ( điều này là hợp lý vì xung quanh toàn nước ) nhưng trên bản đồ không thấy thể hiện đường bình độ chứng tỏ có 1 cái gò đất . Như vậy có 2 trường hợp nếu đã xác định đúng khu vực này thì cái gò đó rất nhỏ chỉ có cách đến thực địa để tìm cái gò này ( tui nghĩ đó là ba cái chấm thể hiện có 1 cái phum nhỏ nằm sát đường biên bên đất K vì  dân hay làm nhà ở trên những gò đất cao )- trường hợp thứ 2 là ta đã xác định sai khu vực - địa danh Gò Đồn nằm chổ khác .
Ta đã xác định được nơi các LS nằm xuống là Gò Đồn , nếu địa danh này không thể hiện trên bản đồ thì phải hỏi người dân địa phương về địa danh này chứ không phải hỏi người dân thời điểm 1973 có trận đánh nào xảy ra ở đây . Lưu ý là Gò Đồn nằm trên đất K nên nhiều khả năng đây là tên đọc trại đi của phía VN về địa danh nào đó của K hoặc có 1 cái đồn lính nào đó từng đóng quân trên cái gò này .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM