Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 07:19:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quán nhậu phố rùm  (Đọc 295041 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #410 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 09:40:53 am »

Ba miền bốn món cháo lươn.
Buồn cười, cháo lươn đã phức tạp rồi, đến con lươn lại càng rối. Lươn có thể có nhiều loài, nhưng lươn là lươn. Ở Quảng Bình có con lịch là thứ không phải lươn nhưng khối người tự hào là sành sỏi lại nhận đó là... lươn nhỏ. Thật ra thì lịch là giống gần như trạch, to và ngắn.

Cháo lươn Bắc lành hơn cả. Cháo lươn xứ Nghệ màu mè, ăn thì ngon đấy, nhưng người già trẻ con khó tính, màu mè cũng là vì cần át mùi tanh đi. Cháo lươn Nam Bộ thì phức tạp, không phải món ăn thường ngày mà thích hợp cho quán xá. Cháo Huế thì ngon mát, nhưng người Bắc sợ ăn lươn với đỗ xanh, cũng đúng thôi, đỗ xanh có nhiều thành phần sắt kẽm gây tanh, phản ứng với lươn là thứ rất phải khử tanh. Đặc trưng của mùi vị cháo lươn Bắc là như vậy, nấu khéo, khử tanh thật kỹ, không có mùi vị lạ trừ vị ngọt ấm của nước xương hầm lươn.
Một điểm khác của cháo lươn Bắc là luộc lươn gỡ, rồi giã xương, như canh cá rô. Trong khi cháo lươn Nghệ lại lấy thịt sống. Thịt sống xào dai ngon hơn. Còn cháo lươn Bắc giữ nguyên hương vị tự nhiên, chỉ chú ý làm thật cẩn thận để không bốc mùi tanh lên thôi.

Nấu cháo không có chất chát nên khử tanh rất khó. Có một số nguyên tắc nếu làm kỹ thì sẽ tự nhiên hết tanh và nồi cháo thơm lành. Một là tuốt nhớt. Thả lươn vào tro và muối, tro làm sạch nhớt, muối làm lươn xót giẫy. Tuy nhiên, sau đó lươn chưa sạch nhớt mà đã tẻo, nên tuốt lại nhiều lần cho da lươn thật sạch. Dân Hà Nội thích cho dấm muối, nhưng tớ thấy cái dân này ưa cầu kỳ mẽ mà không thực chất, dấm không tác dụng gì ở đây cả. Nếu thiếu tro thì chịu khó tuốt muối thật lâu vào.

Sau khi hết nhớt thì rửa lươn thật sạch, để ráo nước, chuẩn bị mổ. Khâu để ráo này khá nhiều chuyện. Một là, máu lươn dính nước lã rất tanh, nên cần để ráo. Hai là, lươn chết một lúc thì máu nó không chảy nữa, không mất máu để nấu món cháo bổ dưỡng. Nhiều hàng cắt tiết lươn hay mổ sống cho hết máu, đỡ tanh, nhưng ăn nhạt hhẽo không còn ra cháo lươn Bắc Bộ nữa, có mà bán cho dân Hà Nội ăn với mì chính.

Vì sau khi mổ không rửa nên cần một ít giấy hay khăn thấm khô. Người kỹ tính bắt rằng không được chạm đồ sắt, nên dùng thanh cật tre cật nứa mổ lươn. Nếu dùng dao thì nên thửa loại dao nhỏ nhọn như lưỡi kéo. Cắt hậu môn rồi rạch ngược một đường lên tận cằm nó, bỏ  nội tạng đi, bóc cái đường máu ở sống khoang bụng.
Sau khi mổ, đem lươn đi luộc, nhớ là đập dập nhiều củ gừng đặt trong nồi và nước sôi mới thả vào. Luộc độ 7 phút, với lươn to tướng phải luộc lâu, vớt ra để nguội cho khỏi vỡ thịt, rồi gỡ lấy thịt hai bên. Thịt lươn xé vụn hay cắt nhỏ ướp với mắm và hạt tiêu.
Xương và đầu lươn giã nhỏ, nhó là tránh xa đồ sắt lúc giã không ăn khiếp lắm. Đổ nước luộc vào lọc rồi vứt bã xương đi. Vẫn để mấy củ gừng đấy nấu cháo xong mới vứt đi.

Nấu cháo: cháo nấu ăn lươn khác cháo khác, dùng gạo nở để cháo sánh đặc, không dùng gạo chiên dẻo. Cháo lòng là cháo hoa, thường hơi rang gạo lên chút, các hạt rời nhau, hồ cháo ít, bát cháo không sánh đặc lại. Nhưng cháo lươn không rang gạo để hồ cháo nhiều, khi nấu gần chín lại đánh liên tục cho thêm dẻo, mặt cháo căng bóng láng.

Gia vị gồm mắm ngon, hạt tiêu, hành hoa, rau răm, tía tô. Nếu muốn xào thịt cho săn thì hành cát lấy dọc, chia hai, một nửa băm nhỏ để phi, một nửa thái nhỏ với răm, tía tô. Nhưng nhiều người muốn để thịt lươn luộc như vậy, không xào, không lẫn vị tự nhiên của lươn đi. Gừng cần khá nhiều, đập dập, cho nồi nước để hút tanh, nửa cân lươn cần một lạng gừng.

Trước khi ăn cho thịt lươn vào nồi cháo, đánh đều độ 1-2 phút là ăn được. Cháo Bắc không chú ý miếng thịt dai đẹp, thịt tan vào cháo chả sao cả, nên thường xé nhỏ thịt, đánh một lúc để vị thịt và vị cháo hòa đồng vào nhau. Cuối cùng là rắc hành răm tía tô.

Cháo ngọt ấm, ngọt thơm trầm hậu, ăn cháo khi còn nóng. Ăn cháo với mắm, tiêu và ớt bột.

So với các cháo lươn khác, cháo Bắc mộc mạc, giữ nguyên mùi vị tự nhiên của lươn, khử tanh rất kỹ, dễ tiêu và bổ dưỡng. Lươn được dân Bắc đánh giá là lành, không độc như "thịt gà cá chép ba ba", nên thường được dùng bồi bổ người ốm, già, trẻ con. Trẻ con ăn bột đã được nấu cho nồi cháo lươn bé tí tẹo. Trông đơn sơ như thế nhưng cháo lươn Bắc rất khó nấu, nó không dùng gia vị và các cách chế biến át tanh, nên chỉ làm sơ ý chút là mùi tanh rộ lên trong bát cháo.
Cũng không hiểu tại sao cháo Bắc không thả hành vào lúc nấu nước như cháo Nam. Gừng ấm vừa đủ với độ lạnh của lươn, nhưng có lẽ hành cung cấp chất nóng không được lành chăng.

Trong các cách nấu cá gỡ thì đây cũng là món đặc sắc. Cháo vướng gạo không ngọt sắc như cánh cá rô gỡ, nhưng ngọt ấm, có hậu, ăn đã có cảm giác bổ dưỡng dễ tiêu rồi.
Theo kể lại thì lụt năm Ất Dậu ở làng Đìa quê mình to lắm, đây là trận lụt đầu tiên của nước Việt Nam mới, Bắc Hồ bận kháng chiến nhưng vẫn phải về thị sát. Đầu sân có cây rơm, ngập nước mấy tháng rồi nước rút, trong cây rơm thối bắt được hàng trăm con lươn to như cổ tay, béo vàng. Chả là rơm phủ phù sa mà, hàng ty tỷ các con mò vào đấy ăn rơm thối, lươn như chuột sa chĩnh gạo. Lúc đó chưa có chú ba, chỉ có bố, cô, và một Chú Dại sau mất sớm, ăn cháo lươn triền miên, giữa mùa đói mà vẫn hồng hào. Có lẽ những người như thế về sau ăn trên ngồi trốc trong xã hội mà nay lươn ốc ếch cua đắt lòi kèn ra, từ "con nhà cua ốc", nay đã là món quý phái đắt đỏ.

Đây là cháo lươn hàng. Họ mổ bỏ hết máu và xào săn lại cho đỡ tanh. Ở nhà mà nấu như thế thì các cụ mắng chết. Cháo ở nhà thịt lươn xé nhỏ và trộn lẫn trong cháo, đánh cho quyện vị với cháo, chứ không để rời thế này.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2008, 11:28:58 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #411 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 09:47:40 am »

Hế hế, hp lại làm tớ thích đọc mấy cái bài món ăn dài ngoằng này rồi đấy!

Mà con lịch nó to dài như con rwasn ấy chứ nhỉ?

Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #412 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 09:49:16 am »

Hế hế, hp lại làm tớ thích đọc mấy cái bài món ăn dài ngoằng này rồi đấy!

Mà con lịch nó to dài như con rwasn ấy chứ nhỉ?



ôi trời ôi, dân Quảng Bình mang ra cho tớ xem đám lịch trông tũn lắm. Đây là lịch miền nào đấy ??
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #413 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 10:18:38 am »

Dân Nghệ không chịu ai về nấu lươn.
Dân Huế không chịu ai về nấu ăn, nhất là thủy sản (ừm, theo mình thì học có cái đúng, ít ra có một thứ dân xách dép cho Huế về thủy sản, cả ăn lẫn nấu, đó là xứ Giun Bay).

Thế là Miền Trung có một đoạn đường mà 2 món cháo lươn, thành ra 3 miền 4 món cháo lươn.

Cháo lươn Huế là cháo đỗ xanh. Cháo đỗ xanh ăn mát. Người ta nấu cháo đỗ xanh không quánh như cháo trắng xứ Bắc, không nở như cháo hoa làm cháo lòng, trung gian về độ qúanh. Thay một nửa gạo bằng đậu xanh xát vỡ đôi còn vỏ, đậu ít nở hơn nên thế là cháo tự loáng ra, vỏ đậu thơm thơm. Khi nấu cũng không đánh nhuyễn để cháo nở chín tự nhiên.
Cháo Huế làm thịt lươn giống y xứ Nghệ, là thịt lươn sống xào săn, nhưng hương vị khác hẳn do đỗ xanh và cách xào.

Cháo Huế khá lạnh, đậu xanh cả vỏ tanh và lạnh, vì vậy cần bổ xung thêm chút đồ nóng, ngoài gừng dập để trong nước hút tanh, thì cần thêm vài củ hành khô bóc, sau vứt đi cùng gừng. Gia vị thêm vào cũng có hành tây xào. Lươn mổ như mổ lươn nấu cháo Nghệ An, ướp mắm một lúc cho róc rồi gỡ thịt.

Nguyên liệu, nửa cân lươn to, gia vị không có răm, không có nghệ, không có hương mùi, cũng không cần yêu cầu mỡ nước cao, dầu mỡ đều được. Thịt lươn xào với hành tây, ớt, tiêu, đơn giản hơn Nghệ An nhiều.

Xương lươn nấu nước rồi hầm cháo như lươn xứ Nghệ, cũng có vài củ gừng dập (một lạng cho nửa cân lươn) cho hút tanh và thơm ấm, thêm vài củ hành khô bóc sạch.

Khi ăn thêm rau không có răm, chỉ có hành mùi. Điều này làm cháo đậm phong vị Huế. Cháo ăn ngọt nóng hơn cháo Bắc. dĩ nhiên thịt lươn cũng dai ngon vì là thịt sống xào. Cháo lươn Huế không có vị độc đáo của mỡ gáy lợn, nghệ và mùi. Nhưng người Huế lại bảo cái độc đáo ấy của Nghệ An chả giống ai. Dược tính của cháo Huế cũng khá nóng, khỏe người nhưng phát tán ra đau xương. Có lẽ vì thế mà dân Huế bỏ răm đi, bớt những dược tính độc.

Cháo Huế cần ăn cay. Đừng mời ông bà giã xứ Bắc ăn cháo Huế, họ nói là vỏ đỗ xanh không dính lươn, độc. Thực chất là vỏ đỗ xanh nhiều kẽm, phản ứng với máu lươn đúng là thế thật. Tuy nhiên, lươn Nghệ An và Huế là lươn to, lại cắt khúc rồi ướp muối trước khi làm, nên muối làm máu không đông, tan chảy đi hết. Đây là đặc tính hoàn toàn khác của cách chế cháo lươn Bắc và Trung.

Mới đi đoạn đường mà tính cuồng nhiệt của dân xứ nóng trỗi dậy khác quá. Chỉ khác nhau một chút mà cháo Nghệ có cái nước vàng vàng hãm thịt lươn lại, cháo Huế thì hươn vị lươn nổi lềnh phềnh, rồi lươn lạnh, đỗ lạnh lại ở cùng nhau, phải ăn thật nhiều ớt. Người ta bỏ răm cũng đúng, ớt mà ăn với răm thì hai thức cuồng nhiệt ấy nó khiêu vũ cuồng nhiệt trong bụng, nóng bỏng ruột.

Gần đây nhiều chú bốc phét về món ăn, lại nói cháo lươn Nghệ An và Huế luộc thịt gỡ như cháo Bắc. Thứ nhất, vỏ đỗ sẽ làm lươn kiểu đó tanh ngòm người. Thứ hai, thịt luộc rồi sao bằng thịt sống xào, là điểm trội của Miền Trung, ngon lành ở đâu không biết, chứ kém miếng thịt đập ngay vào đầu răng đầu lưỡi, như thịt bò thăn mà hầm nhừ.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2008, 10:33:59 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #414 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 10:26:13 am »

Bài về câu lịch (làm riết thì đâu có còn con to nữa  Grin)
http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Mua-cau-lich/45213774/111/

có đoạn phân biệt lịch với lươn!
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #415 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 10:29:34 am »

Bài về câu lịch (làm riết thì đâu có còn con to nữa  Grin)
http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Mua-cau-lich/45213774/111/

có đoạn phân biệt lịch với lươn!

Chẹp chẹp.
thế thì con trên là lịch khổng lồ. Bác nào câu được con ấy đã đời.
Tôi chưa được ăn lịch, cũng có lần được ăn xào sả ớt nhưng lúc đó phê rồi, chả nhớ gì. Tiếc quá.

Bác ơi, bác có món gì làm từ lịch bịch này cho quán nhìn quán ngửi quán sờ quán ăn nào.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2008, 11:07:22 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #416 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 11:05:36 am »

Ba miền bốn món cháo lươn.

Cháo lươn Nam Bộ mang phong vị khác hẳn lươn Nghệ An và Huế, nó đậm chất Nam Bộ, nhiều rau, có cốt dừa, hương vị phong phú như sông nước Nam Bộ.
Về Nghệ, dân nam ăn cũng nhiều, nhưng món này họ không dùng. Thật ra nghệ ngon và bổ, nó có tính chát chống tanh, làm săn thịt, nên cháo lươn Nghệ An mới có thịt ngon như vậy. Nhưng nghệ khó ăn, phải ăn quen, nên nhiều món ăn thủy sản không dám dùng. Cháo Nam Bộ xào thịt lươn giống y như Huế nhưng không dùng hành tây quá nóng. Còn cháo gạo của cháo lươn Nam Bộ thì khác xa các vùng khác.

Cháo lươn Nam Bộ là hỗn hợp của cháo thịt lợn-khoai môn với cháo lươn. Vậy nên xương lươn không quan trọng lắm và có thể mua lươn làm sẵn. Môt lươn cũng như miền trung, tốt nhất là cắt khúc ướp mắm muối độ 15 phút cho nó chảy hết máu là ngon. Đặc biệt dân Nam thích ăn giá, nếu để chút máu tanh nó phản ứng với giá sẽ khó ăn. Nồi cháo cho 4 người ăn lấy nước hầm xương lợn, 2 lạng sườn non, 2 lạng khoai môn nhỏ gọt vỏ, gạo nở cho khoai vào đun nhỏ lửa, cho thêm 3-4 củ hành sau bỏ đi.

Làm thịt lươn cần nước cốt dừa, lấy 2 lạng dừa nạo làm với 3-5 lạng thịt lươn cho 4 người ăn. Thịt lươn ướp mắm tiêu trộn với nước cốt dừa, khi cháo đã gần chín thì cho từ từ thịt vào ngoáy đều, đợi 5-10 phút cho thịt chín hẳn. Có người ướp thịt rồi xào lên cho săn đậm rồi mới trộn cốt dừa, ăn thế miếng thịt dai hơn, kiểu thịt xào đó cho vào ngoáy đều là ăn được.

Gia vị thêm có lạc rang giã nửa bát, nửa bát tỏi cắt lát rán, chưng một ít ớt, hành mùi răm và giá sống, làm độ 2 nhánh môn ngọt (gần giống dọc mùng) xắt lát mỏng. Nước mắm, tiêu bột.

Khi ăn đặt rau vào và múc cháo sôi, rắc lạc và tỏi. Nhiều người thích rắc hành răm mùi lên trên cho sặc sỡ, rau, lạc, tỏi và ớt chưng phối mầu vui mắt. Tuy nhiên, môn ngọt phải để dưới cho chín. Cháo Nam Bộ mùi vị, cơ tính... cũng vui như màu sắc vậy, người miền Nam viu vẻ, cháo lươn Nam Bộ cũng là phong cách vui nhộn. Dược tính cháo Nam Bộ bình hòa hơn xứ Huế, vì thật ra chỉ lấy thịt lươn làm sạch máu, không lấy xương nên ảnh hưởng dược tính của lươn thấp, lại nhiều rau gia vị bình hòa đi.

Vị nước dùng lợn thì vô cùng hợp khoai môn, món canh môn này lại được hòa trộn trong cháo lươn. Ăn có sườn có lạc có tỏi, lại có rau môn ngọt, các kiểu cơ tính khác nhau.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2008, 11:30:05 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #417 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 11:38:05 am »

Mấy món trên khó làm quá. Cái chính là nó nhiều bí quyết, có biết nhưng nhiều khi vẫn phạm.

Giới thiệu với các bác món cá rất đơn giản, chép hấp răm. Món này dân đi câu hay làm, chép đã là thứ cá dễ nấu, lại thêm chát cay của rau răm hợp dược tính, hợp vị. Nhược điểm là có mùi nồng của rau chín quá.

Cá chép to xắt khúc, rau răm thái nhỏ xếo dưới, đặt cá lên, lại phủ răn lân. CHo bát sâu lòng đậy kín sao cho nước mồ hôi nồi hấp không rỏ. Hấp nửa tiếng.

Chấm mắm tỏi, ớt. Cá ăn kèm các thứ rau thơm ăn cá như hoa chuối, húng, hành, tiá tô, kinh giới, thêm chút rau diếp, đừng ăn sà lách lạnh bụng. Món này mấu lão đi câu hay làm, nhanh mà ngon, mấy lão ấy thì thêm 3 người hai chai vodka.

Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #418 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 01:20:14 pm »

Món bún ốc nấu kiểu Bắc phổ biến khắp các hang cùng ngõ hẻm, đâu có chợ quê là có. Ngày xưa cua ốc bán không ai mua, vận chuyển đi xa không được, mà đồng ruộng chưa có thuốc trừ sâu đâu đâu cũng có cua ốc. "Mà là con nhà cua ốc" hay "mò cua bắt ốc" tượng trưng cho sự nghèo hèn. Ở các chợ quê, người ta đã biến nguyên liệu nghèo hèn này thành một món ăn ngon lành, giá trị cao mà rẻ như bèo. Thật ra thì xưa cua ốc nó chỉ rẻ thôi, chứ ngày nay đắt gấp mấy lần thịt lợn gà người ra cũng mua, nên không phải là không sang, không ngon, còn khoa học thì chứng minh rõ là nó rất bổ dưỡng, dễ tiêu và không gây huyết áp cao hay ung thư, thừa hooc môn như lợn gà.

Ngày xưa dần Hà Thành đã có tiếng là nấu và ăn thủy sản tầm thường, nhưng quanh ngoại thành có khá nhiều nơi ăn không tệ. Ở Hà Thành ngày nay muốn ăn bún ốc thì vào trong Khương Thượng, có một quán dễ tìm ngay đầu cổng chợ. Làng này cũng nổi tiếng nhiều món thủy sản khác, như nhái. Chỉ đi cách đấy một đoạn, sang Nam Đồng, thì cách ăn thủy sản đã sụt ụp không ra sao nữa.

Có một số món bún ốc, có món riêu, món om như đã nói-ốc giả ba ba cũng ăn bún ngon. Nhưng riêu dễ dãi quá, còn om chặt chẽ quá. Các cô ngày nay nũng nịu thích gọi những tên tũn gần gũi như bún chấm, bún chan, bún trộn. Món bún riêu ốc ăn bằng bún con nhỏ như cái trôn bát, ở Thanh Hóa vẫn còn phổ biến, ở Hà Thành thì hiếm rồi,  chỉ lấy nước luộc ốc ra, thậm chí không xào cà chua chế riêu, là thành món bún chấm hay bún riêu.

Món bún đang nói ở đây là món lai, có nước canh như riêu, nhưng lại có cái xào ốc gần như là om làm nhanh. Hiện nay món ốc kiểu này phổ biến nhất. Nó ăn với bún rối, mỗi người một bát, gọn gàng, hợp với ăn sáng. Riêu thuần chủng thì ít chất mà lích kích, chỉ ăn thưởng thức. Om thuẩn chủng thì quá xịn, vừa mất thời gian, vừa mất tiền, mất công đi, đường tắc này ai ăn thường xuyên được. Mà đậm vị như om không ăn liên tục được.

Xung quanh lối vào Phủ bầy đầy hàng bán bún ốc, nhưng làm kiểu "công nghiệp", bầy riêng từng thứ, mà đã xào hay nhất là om, hầm thì ai chấp nhận như thế được. Thông cảm, bán cho dân ăn canh mì chính mà, có phải bún ốc đâu.

Chuẩn bị Ốc.
Ốc bươu là tốt nhất, ốc nhồi to hợp với riêu thuần chủng hơn. Ốc mua từ hôm trước nuôi trong nước gạo cho nó nhả hết bẩn. Ngày trước, khi thới quen ăn thủy sản của dân Hà Thành không bị mì chính làm hỏng như bi giờ, thì ở Thanh Trì có một làng chuyên làm ốc bán cho Hà Nội. Ốc nhồi tuột ra khỏi vỏ, đặt trên một cái mẹt phủ lòng trắng trứng 10 hôm, nhờ đó nó không có con và béo.
Nếu là ốc nhồi to thì chặt đít, khêu ra, bỏ nắp, bóc ruột, ngắt đuôi, cạo miệng đen, cắt cái hột tanh, bóp muối kỹ cho thật hết nhớt. Các món thủy sản đều có nhớt rất tanh, nên chú ý những khâu này. Hột tanh nằm trong da trên cùi miệng ốc, phía sau, vàng, bằng hạt gạo, cắt da ra trông thấy.
Nếu là ốc nhỡ ốc nhỏ thì nước ngon hơn nhiều, nhưng rất mất công nên không mấy nhà còn làm, cũng mua về trước như thế, nồi luộc cho ít lá chanh chát cho sạch nhớt và thơm , luộc ít nước cho chín, khêu ra, ngắt ruột và đuôi. Chú ý nếu đã luộc ốc thì phải nấu bằng chính nước luộc đó, nếu không nó sẽ tanh bất ngờ. Nước luộc này ít mà, nên chỉ cần nhớ đổ hết vào canh sau này thôi.
Ốc vặn nhỏ quá, ít cùi, hao, mất công, nhưng săn dai. Còn ốc đá (ốc mít, ốc lác) là hợp nhất, cũng luộc khêu. Các giống ốc nhỏ luộc cũng nhặt, cạo mảng đem miệng và trích bỏ cái hột tanh.

Một chú ý nữa để khỏi tanh là dùng nước mua hay nước máy. Nước miền đồng bằng rất tanh. Nhiều nhà bán ốc đã bỏ vỏ, tiện nhất, mua lấy nửa cân thịt ốc cho 3-4 suất.

Gia vị có : Nghệ nửa lạng giã nhuyễn, gừng già một lạng đập dập, gừng non một củ nhỏ cạo giã nhuyễn với nghệ, dẫm bỗng lạng rưỡi nghiền hòa lọc sạch. Nếu không có dấm bỗng thì mất ngon, nhiều chú ở nước ngoài làm dấm từ bia ngâm hoa quả để lấy cái dấm nấu ốc. Nếu không có thì đành phải dùng đồ chua khác như dọc, nhưng nếu dùng quả thì có bí mật công nghệ là cho nó chén rượu trắng, nhưng chỉ là cải thiện thôi, không được như bỗng. Hành khô tỏi khô một chút để băm phi. Mỡ nước để xào, mỡ ngon hơn dầu. Cà chua bằng lượng ốc, cứ mỗi suất gần hai lạng cà chua, có thể có 2-3 quả vàng to bổ cau mà bầy, nhưng ít nhất phải 2 lạng cà chua hồng đỏ mọng để đánh tan làm riêu, nước riêu của bún ốc sánh đặc cà chua. Ớt. Có người thích cả sa tế.
Riêng mắm tôm thì nếu thích ăn có thể thay hoàn toàn muối, cho vào lúc ướp ốc và nấu riêu mỗi bên một nửa. Nhiều người không thích ăn nên các hàng chọn giải pháp dùng mắm tôm thơm ngon cho vào lúc chan nước riêu sôi, như thế bán tiện nhưng không ngon.

Rau cho vào canh có hành tía tô. Rau ghém có húng các loại, mùi, tía tô, kinh giới, rau diếp thái nhỏ, răm, muống chẻ. Nhiều người cho rau ghém thái nhỏ hết cũng được.

Đồ thêm có đậu rán, mua luôn đậu rán sẵn cho nhanh, cắt nhỏ phân rưỡi hai phân. Nên có ít quả chuối hột xanh, mối bát nửa quả, xào lẫn ốc cho có chất chát. Chuối thái sao cho tương xứng với miếng ốc.

Làm nhân:
ốc làm xong trộn ướp với nghệ, gừng giã, mắm muối, dấm bỗng, ớt, mắm tôm nếu ăn. Cũng như om, ốc xào cần ướp rất lâu mới ngấm. Bỗng và rượu kết hợp với các axit thành các este rất thơm và khử tanh. Các este này khi nấu lên mới dậy mùi.
Nghệ ướp khá quan trọng, nó hãm tanh của ốc và sau này cho màu đẹp. Có người dùng giềng giã ướp cũng được nhưng ăn hơi nóng.
Cho mỡ nước vào, phi hành tỏi băm, vớt ốc ra khỏi nước ướp rồi xào nhanh tay cho ốc săn, Xào độ 4-5 phút cho chín thôi, quá nó co lại dai, cho hết cái nước ướp vào om kỹ chút cho ngấm.

Làm riêu:
Nấu ốc bằng nước dùng xương là ngon, cần khoảng nửa lít nước cho một bát, đổ dư ra chút, với thực đơn này dùng 3-4 lạng xương sống lợn, hầm nối áp suất độ tiếng với một lạng hành, hớt sạch bọt, cả nước ốc và xương cỡ độ 2 lít nước là đủ. Cho củ gừng dập vào khi đun cho nó hút tanh.

Cà chua chỉ dùng độ một phần ba bổ cau, còn bao nhiêu băm nhỏ hết. Cà chua băm đun với hai thìa mỡ nước nhỏ lửa cho chín mềm, dầm nhừ. Đổ nước dùng và cà chua bổ vào nên nếm cho vừa, giữ nóng.

Có cách là đổ cái nước ướp ốc vào đây cho dấm bỗng trộn với cà chua dậy mùi, nhà hàng hay chơi kiểu này níu chân khách qua đường.

Có người theo kiểu miền nam thêm mỗi bát chút đường, cỡ một thìa cà phê, tớ thì thấy cũng được, nhưng nhiều người chê.

Ăn:
cho hành tía tô thái nhỏ vào bát, cho ốc vào, chan canh lên. Nồi riêu có váng mầu đỏ, thịt ốc nổi váng mầu vàng, nước chua ngọt, không tanh, thịt ốc ròn, vị đậm. Rau ghép ghắp vào và và thôi. Có cái dấm bỗng trong riêu thơm nức xóm, chỉ dám ăn tối vì sợ nó ám vào quần áo đi làm. Ăn với dấm gạo hay dấm bỗng để điều chỉnh độ chua.
Nước canh hồng hồng màu cà chua, trên nổi váng đỏ đậm.
Người nào ăn được mắm tôm mới gọi là thèm. Dấm bống mắm tôm và gia vị là thơm điếc mũi luôn.

Riêu váng nổi này.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2008, 05:14:10 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #419 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2008, 02:54:34 pm »

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=2006.msg43859#msg43859
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=2006.msg43864#msg43864
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=2006.msg43910#msg43910

Ngoài Chèm-Vẽ, và Quảng Ninh, dân Huế cũng coi canh chua cá ngạnh là "vùng hồn vùng túy". Mình không hiểu có bao nhiêu là giống cá ngạnh nữa, loại cá ngạnh sông lắm râu to mấy cân không hiểu là có phải là loài khác không, chứ các loài cá ngạnh nấu canh chua này đều bé như ngón tay, mà đã chửa không bao giờ dừng. Chúng đều chung có cái đặc điểm là có hai ngạnh nhọt trên đầu, đầu nhiều xương. Cá ngạnh này trong Nam gọi là cá chốt.
Cá sông Hồng và sông Thái Bình trắng, hay là mình chưa biết hết các giống đó. Cá Huế có ba giống, sọc, đốm (còn gọi là chuột) và giấy. Cá sọc có sọc xanh đen, cá đốm có đốm đen vang như ông chuột nên còn gọi là ngạnh chuột. Cá ngạnh giấy mỏng tang. Cá ngạnh biển Quảng Ninh to hơn, như bác http://www.quansuvn.net/index.php?action=profile;u=2915 phuong nói đó, to bằng chuôi liền.
Tất cả các cá ngạnh đó đèu có ngạnh, đều luôn có trứng và đều rất tanh. Khi làm cá này, người ta không cấu đầu mà để lại cho ngọt nước, tách ruột nó ra nhưng để lại trứng. Nếu nhiều mắm tôm, mắm tép, mắm sống thì các vùng đều có cách nấu sang hơn là bỏ đầu.

Chúng sinh sống thế nào đó mà đến mùa đi hàng đàn hàng lũ ngoài sông, chúng ngược lên nguồn rồi sống ở đó. Chúng sống trong các khe nguồn nên Huế còn gọi là "cá ngạnh nguồn". Ở Huế, đến mùa mưa lũ, cá bị trôi xuống, rồi chúng lại đàn lũ kéo nhau lên nguồn, dân đánh cá dùng lưới mau thu được cả đàn, cũng như cá bống sông. Ở sông Hồng, cá ngạng trắng hồng, cá con trôi xuống đồng bằng và cá lớn lũ lượt kếo nhau lên sông Lô, sông Chảy, sông Đà, đi qua Chèm Vẽ.

Có người lại giải thích là cá ngạnh sống trên núi nhưng về xuôi đẻ. Cá trình biển cũng thế, hơi ngược đời so với các loại cá khác. Mình không rõ về ính vật học lắm, chỉ biết đến mùa nó đi qua Chèm Vẽ, à, mà mùa sắp đến rồi, nước chảy yếu là chúng ngược, chờ con lũ sang năm mang chúng trở về.


Cách nấu cá ngạnh của dân Huế hơi khác, thật ra, mình chưa làm món này, chỉ hỏi cách làm và ăn mà thôi, nên các bạn đừng cười. Mình thấy, về nước, món canh chua này của Huế đặc đặc, nhiều nước hơn om, nhưng ít hơn canh thường. Phần mầu nổi lên là ớt chưng, món ăn Huế rất cay, nhất là món làm cho người Huế ăn.
Chất chua phải là măng giang muối chua. Măng giang muối chua thì chỉ Huế và Quảng dễ kiếm, còn nhiều người không có nấu khế với măng tươi, nhưng bị các mụ Huế chê.
Người Huế nấu canh dùng hành, múi tầu, ớt chưng, chứ không có răm thì là.
Cungc có mắm tôm như Bắc Kỳ, nhưng dân Huế kỵ dân Nghệ An về thủy sản, cạnh tranh nhau mà. Mắm Tôm là hàng xuất khẩu chính của Nghệ An, tất nhiên cũng bị kỵ. Huế thường dùng mắm chua, là loại mắm ít muối (1/20 muối/tôm tép) so với mắm Khu Ba và Nghệ An ( 4/10-4/12), nhanh chua, ăn chua, nên được người Bắc gọi là mắm chua, Huế cũng tùy, cái gọi mắm chua, cái gọi mắm sống, lấy thứ đó ra mà nấu.
Canh Huế cũng om lâu, khác điểm là rất cay.

Minh hỏi chuyện thì thấy không có bóp muối chát như chèm vẽ đẻ bớt nhớt. Nhưng thật ra, cá ngạnh dễ chết và quá nhot, mang về nhà thường chết lâu rồi, nên khó mà rủa hết tanh, và món cá ngạnh ở đâu cũng vậy, ở đâu cũng đặc, cũng toàn trứng, ở đâu cũng chua, tanh tao nhớ đời.


Người Huế cũng như các vùng khác, có rất nhiều món để nhớ, canh này cũng là một món để nhớ như vậy. Có ca dao là:
Măng giang nấu cá ngạnh nguồn.
Đến đây ta phải bán buồn mua vui.



Xin lỗi các bạn Huế, động đến "vùng hồn vùng túy" e phạm thượng. Nhưng Quảng Ninh nấu cá ngạnh biển ngon hơn cả. Tuy nhiên, mỗi nơi mỗi phong vị, ăn cá Quảng Ninh cũng cần ăn cá Huế. Om mẻ chua các ngạnh (nhưng là ngạnh biển to hơn), cũng là "vùng hồn vùng túy" của Quảng Ninh. Dân Huế và Quảng Trị cậy ăn cay nên cho cực cay, không cần nhiều thứ rau gia vị khác, có cho cũng nhạt.  Nhưng chính vì vậy, "vùng hồn vùng túy" của các bạn Huế nhiều người nơi khác đánh giá không cao, nếu họ ăn ít cay đi thì lại không đúng vị. Các bạn Huế ăn thủy sản nơi khác cũng thường thấy vậy, nếu ăn nhiều ớt như Huế và Quảng Trị thì lại thấy rau thơm như cỏ như rác, không còn đúng nữa.
Món canh măng giang cá ngạnh này được nấu trên một dải miền Trung, từ Bình Định hất ra Quảng Trị, các con sông ngắn vùng này đều nhiều cá này. Ở Sài Gòn dân Huế vào đông, cũng có chợ bán nguyên liệu, nhưng thường là măng giang muối chua, các đồ mắm và chua... không bằng ở Huế.

« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2008, 04:15:23 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM