Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 10:37:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tình đồng đội ! (Phần 1)  (Đọc 192903 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #420 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2013, 08:59:43 pm »

   Anh Quyền khen quá lời rồi ạ. Em cũng  chỉ viết dựa theo các câu chuyện ký ức của các anh, kèm theo vài hình ảnh mà em chứng kiến thôi.

   ĐỒNG ĐỘI tiếng nói chung của những người từng khoác áo lính, từng phục vụ trong quân đội bất kỳ binh chủng, cơ quan , nhiệm vụ nào. Kể cả người từng nấu cơm không trực tiếp chiến đấu. Đâu có phân biệt.

   Mong rằng còn một ngày được giao lưu với các CCB Hà giang, em còn viết được những điều tâm huyết về những người lính đã hy sinh xương máu cho đất nước, các anh ạ !
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Một, 2013, 10:24:03 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #421 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2013, 11:32:48 am »

CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F 356 - PHẦN II . ( Tiếp )

Trận chiến ngày 12/7 không thành công như mong đợi, đem lại nhiều hậu quả và nỗi buồn về sau.

Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, ta đã thương vong quân số đến hàng nghìn.

Các cao điểm nằm trên lãnh thổ vẫn không thu hồi được. Quân địch vẫn chiếm đóng, cờ của chúng vẫn bay trên đó.

Có rất nhiều bộ đội nằm lại rải rác từ chân 772, 233, 1030. Nhiều nhất vẫn tại  sườn của bình độ 772. Mặc dù các đơn sau khi rút ra đã tổ chức hàng đêm cho anh em vào lấy xác đồng đội, ngay trước họng súng của kẻ thù nhưng còn nhiều không hết được, cả thi hài của một đồng chí tiểu đoàn trưởng cũng không tìm thấy.

***

   29 năm đã trôi qua...

   Trên sườn núi cạnh lèn đá ( mỏm ) 468 phía Nậm Ngặt. Nơi đang chuẩn bị làm lễ và khánh thành cây hương.

   Người CCB trung niên nghẹn ngào gỡ cặp kính mắt xuống lau. Anh cố ngước nhìn sang bên kia, mỏm 772, 685 như hy vọng nhìn thấy điều gì đó. Bên ấy những người đồng đội của anh vẫn còn đâu đó, thời gian đã khiến phần xác hòa lẫn với đất, với cây  rừng. Nhưng những linh hồn đồng đội anh chắc vẫn lẩn khuất, vẫn đang ngó lại hay đã sang bên này gặp gỡ những đồng đội một thời đang lên thăm nhau.

   Nơi đang đặt cây hương. Phía sau nhô lên một cái mỏm, đó là 468.



   Lèn đá 468, nhìn từ phía đường đi Lao Chải, vệt trắng cắt ngang là cái mương thủy lợi mới xây.


  
    Núi rừng đã một màu xanh ngắt, dưới màu xanh đó ẩn hiện những hiểm họa chết người từ những quả mìn được chôn lại để ngăn chặn, chùn bước chân của nhau trong cuộc chiến. Ký ức của những người CCB lại bồi hồi về cái buổi sáng ấy, ngay tại nơi đây....

   Một mỏm đá của 685, bên tay trái màn hình là đồi đất ( mâm xôi ) tiếp nối với bình độ 772.



  .....Bộ đội lặng lẽ nối chân nhau, đơn vị thì  vượt qua làng Pinh, Cóc Nghè , vượt qua 600, Nậm Ngặt, đơn vị đi từ ngã ba Thanh Thủy qua hang Làng Lò, 468 rôi tập kết qua con suối cụt trong đêm. Những chiến sĩ vội vã đào công sự ẩn nấp dưới làn mưa lâm thâm , đất ở đây cứng quá, tiếng thở mệt nhọc cố thoát ra nhè nhẹ, tiếng cuốc chim, xẻng ấn vào đất gọn gàng, không gây ra tiếng động lớn. Chỉ cách họ một quãng thôi, trên kia là địch với các loại hỏa lực đang chờ họ lao lên để khai hỏa. Có tiếng càu nhàu “ đi chiến đấu mà quên mang cuốc xẻng, ông định đào hố ...bằng tay không à ?” tiếng trả lời ngượng nghịu “ đồng hương thông cảm cho mượn tý đi ! đeo sau lưng chả biết nó rơi mẹ từ lúc nào ...”. Vài người mang lương khô ra ăn, vừa khô vừa nhạt lại bỏ.

   Họ là những người lính của trung đoàn 876 – F 356, đơn vị chủ công trong trận này hướng 772. Có thêm một số cán bộ , chiến sĩ chuyên môn như thông tin, y tá... của trung đoàn 153 – F 356, vận tải, trinh sát, công binh của F 313 đi phối thuộc cùng họ. Ngoài kia, trung đoàn 149 anh em cùng sư đoàn, và trung đoàn 174 - F316 phía 685, 233. Đông sông Lô, dưới 1030, trung đoàn 141 – F 312 – quân đoàn 1 cũng như họ đang lặng lẽ ém mình, hồi hộp, có thể có người hơi run, chờ hiệu lệnh tấn công. Những chàng trai trẻ măng, tuổi mười tám, đôi mươi vừa nhập ngũ, lần đầu tiên ra trận, có người thậm chí được huấn luyện chưa đầy hai tháng đã lên thẳng chiến trường.

   4h10 sáng. Pháo hiệu vụt sáng. Núi đồi như rung chuyển, như bùng cháy, vỡ vụn ra dưới tiếng nổ các loại hỏa lực. Tiếng thét xung phong vang lên khắp nơi, bộ đội bật từ các hố cá nhân lao lên công sự kẻ thù trên sườn núi gần như dựng đứng, dưới làn đạn pháo, đạn bắn thẳng dày đặc. Không gian quánh lại bởi mùi thuốc súng. Tiếng kêu đau đớn của người bị trúng đạn ngày càng nhiều. Trong ánh lửa hỏa khí, lác đác nhìn thấy có người trúng đạn pháo thân hình bị xé nát....Tất cả dần dần rơi vào im lặng khi trời sáng, bộ đội ta không lên được tới công sự kẻ thù....


   Một đoạn (giữa ) của bình độ 772
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Một, 2013, 05:11:00 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #422 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2013, 12:00:57 pm »

CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F 356 - PHẦN II . ( Tiếp )


 

  .....Bộ đội lặng lẽ nối chân nhau, đơn vị thì  vượt qua làng Pinh, Cóc Nghè , vượt qua 600, Nậm Ngặt, đơn vị đi từ ngã ba Thanh Thủy qua hang Làng Lò, 468 rôi tập kết qua con suối cụt trong đêm. Những chiến sĩ vội vã đào công sự ẩn nấp dưới làn mưa lâm thâm , đất ở đây cứng quá, tiếng thở mệt nhọc cố thoát ra nhè nhẹ, tiếng cuốc chim, xẻng ấn vào đất gọn gàng, không gây ra tiếng động lớn. Chỉ cách họ một quãng thôi, trên kia là địch với các loại hỏa lực đang chờ họ lao lên để khai hỏa. Có tiếng càu nhàu “ đi chiến đấu mà quên mang cuốc xẻng, ông định đào hố ...bằng tay không à ?” tiếng trả lời ngượng nghịu “ đồng hương thông cảm cho mượn tý đi ! đeo sau lưng chả biết nó rơi mẹ từ lúc nào ...”. Vài người mang lương khô ra ăn, vừa khô vừa nhạt lại bỏ.

   Họ là những người lính của trung đoàn 876 – F 356, đơn vị chủ công trong trận này hướng 772. Có thêm một số cán bộ , chiến sĩ chuyên môn như thông tin, y tá... của trung đoàn 153 – F 356, vận tải của F 313 đi phối thuộc cùng họ. Ngoài kia, trung đoàn 149 anh em cùng sư đoàn, và trung đoàn 174 phía 685, 233, đông sông Lô trung đoàn 141 – F 312 – quân đoàn 1 cũng như họ đang lặng lẽ ém mình, hồi hộp, có thể có người hơi run, chờ hiệu lệnh tấn công. Những chàng trai trẻ măng, tuổi mười tám, đôi mươi vừa nhập ngũ, lần đầu tiên ra trận, có người thậm chí được huấn luyện chưa đầy hai tháng đã lên thẳng chiến trường.

   4h10 sáng. Pháo hiệu vụt sáng. Núi đồi như rung chuyển, như bùng cháy dưới tiếng nổ các loại hỏa lực. Không gian như bị vỡ vụn ra.  Tiếng thét xung phong vang lên khắp nơi, bộ đội bật từ các hố cá nhân lao lên công sự kẻ thù trên sườn núi gần như dựng đứng, dưới làn đạn pháo, đạn bắn thẳng dày đặc. Tiếng kêu đau đớn của người bị trúng đạn ngày càng nhiều. Trong ánh lửa hỏa khí, lác đác nhìn thấy có người trúng đạn pháo thân hình bị xé nát....Tất cả dần dần rơi vào im lặng khi trời tảng sáng, bộ đội ta không lên được tới công sự kẻ thù....




  

Thời gian đã trôi qua gần 30 năm rồi ,quá khứ đã lùi vào quên lãng quá lâu rồi ? vậy mà mỗi khi được ai đó nhắc lại thì tất cả cảnh tượng như vừa mới đêm qua !!!  Ôi nghe sao quá chua cay ,sao đau đớn đến như vậy ? tại sao quá lâu rồi mà vết thương chẳng chịu lành HuhHuh? xin cảm ơn tác giả đã cho chúng tôi được nhớ lại ...sưởi ấm cho chúng tôi ấm thêm tình đồng đội ,một tình cảm vô giá ở trên đời không có gì đánh đổi được !!!!
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #423 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2013, 03:50:46 pm »

CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F 356 - PHẦN II . ( Tiếp )

   Thông thường, trừ ngày thương binh liệt sĩ 27/7 hàng năm ra thì các cựu chiến binh từng tham chiến tại khu vực Thanh Thủy hay chọn cho mình những ngày kỷ niệm khác nhau :

   Đối với các CCB F 313 thì đa số họ chọn ngày 28/4, là ngày các cao điểm, bình độ trong tay họ thất thủ.

   Đối với các CCB F 356 ( có thể cả F 316, 312...) lại chọn ngày 12/7, nơi diễn ra trận đánh đã viết các bài trước.

   Kể từ ngày đó, còn rất nhiều trận đánh ác liệt diễn ra, nhưng với quy mô nhỏ hơn, chiến thuật lấn dũi ra đời từ tháng 11/84 khá thành công. Ta đã giành được lại một số mỏm tại 685, chống tái chiếm và tiêu diệt được nhiều sinh lực địch. Hai bên bắt đầu tăng cường mật độ pháo “ hỏi thăm” nhau và hỗ trợ bộ binh trong chiến đấu. Những đấu trận pháo đã biến cả khu vực trước kia cây cối tươi tốt thành một nơi mệnh danh là “ lò vôi thế kỷ” . Nó kéo dài cho đến năm 85,86 vãn dần và đến năm 89 Vị Xuyên mới im tiếng súng.

   Các trận đánh về sau ta có thêm một số liệt sĩ nhưng phần lớn họ được mang về. Đặt trong các nghĩa trang rải rác khắp thị xã Hà giang hay huyện Vị Xuyên.

   Khi các CCB F 356 về thăm chiến trường xưa. Như đã nói ở phần đầu, trong các đoàn CCB hay đến đây nhất, có thể nói đoàn Yên Bái đã làm lên một điều kỳ diệu. Họ đã băng qua các bãi mìn tới được chiến hào tại 772 tìm hài cốt người chỉ huy, tiểu đoàn trưởng của mình về với gia đình. Biết rằng các anh em liệt sĩ ai cũng muốn về nhưng lực bất tòng tâm, sức người có hạn. Không thể đưa hết đồng đội về là một nỗi đau lớn.

   Chiến tranh đã kết thúc từ lâu. Những điểm cao đã được trả lại, đã thuộc về ta nhưng các liệt sĩ vẫn không được về nhà.

   Họ cũng nhận thấy tất cả liệt sĩ các sư đoàn nằm tại khu vực này, ngoài ngã ba Thanh thủy đã có một đài tưởng niệm, còn đâu từ 1509 trở xuống đến 685 vẫn chưa có nơi nhang khói đàng hoàng. Nỗi niềm ngẹn ngào đau xót về những người đồng đội, bất kể đơn vị nào còn nằm lạnh lẽo nơi đây như thôi thúc họ phải làm một điều gì đó. Muốn xây dựng một thứ gì đó, chẳng hạn một cái miếu nhỏ, một con đường nhỏ để tiện cho anh em đến hẹn lại lên với nhau, hương khói cho nhau.

   Nhưng để làm được việc đó cũng không phải dễ. Đường đi lối lại khó khăn. Kinh phí tốn kém. Các anh em CCB chưa liên lạc được với nhau ở các chi hội, các địa phương mặc dù CCB rất đông, đều có chung một tấm lòng hướng về những người đã ngã xuống, cho dù là những người trực tiếp chiến đấu hay gián tiếp phục vụ chiến đấu, là những bộ phận khác nhau trong thời kỳ đau thương, ác liệt đó.

   Ngoài ra còn một số vấn đề nữa, khi giải quyết các điều kiện trên xong thì lại nảy sinh một số khó khăn khác !

   Chắc rằng những CCB ở các mặt trận, chiến trường khác đọc dến đoạn này có thoáng chút ngạc nhiên : Ô, chúng tôi còn chiến đấu những nơi xa hơn nhiều, tận Lào, Cam pu chia còn sang đó làm được miếu thờ cho anh em, đây đâu phải xa xôi quá, còn nằm trong đất Việt. Sao lại không làm được!

   Vâng, có lẽ phải giải thích thêm. Địa điểm của cây hương hiện tại đang nằm đó là trong khu vực đường biên. Hình như có một chút gì nhạy cảm,( người viết cũng không rõ lắm ). Chỉ biết rằng với quyết tâm vì đồng đội được ấm lòng, các CCB F 356 đã làm hết sức mình để nó được xây dựng và có mặt trên đó ngày hôm nay.

   Từng bao xi măng, khối cát, viên gạch, can nước một được chuyển bằng xe máy, từ dưới ngã ba Thanh Thủy lên chỗ được chọn dựng miếu thờ, những chuyến đi con thoi liên tục của các CCB Yên bái, Hà nội lên kiểm tra công việc xây dựng. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân, chính quyền thôn Nậm Ngặt cùng Đảng ủy, UBND xã Thanh Thủy, một số đơn vị, cơ quan, chính quyền các cấp khác, cùng sự đóng góp giúp đỡ của một doanh nghiệp tư nhân, mọi việc dường như đã xong xuôi, êm đẹp....

   Ngày lễ khánh thành đã đến. Các CCB các đơn vị, các nơi được thông báo chuẩn bị cho một chuyến đi, tới các cao điểm và thắp hương cho đồng đội của mình....


   Từ bài sau em bắt đầu tả về chuyến đi của các CCB và lễ khánh thành, thắp hương cho các liệt sĩ. Do thời gian hơi bận, sẽ không có viết mà chủ yếu là một phóng sự ảnh. Mong các bác thông cảm.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Một, 2013, 04:03:17 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #424 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2013, 04:48:49 pm »

CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F 356 - PHẦN II . ( Tiếp )

   Thông thường, trừ ngày thương binh liệt sĩ 27/7 hàng năm ra thì các cựu chiến binh từng tham chiến tại khu vực Thanh Thủy hay chọn cho mình những ngày kỷ niệm khác nhau :

   Đối với các CCB F 313 thì đa số họ chọn ngày 28/4, là ngày các cao điểm, bình độ trong tay họ thất thủ.

   Đối với các CCB F 356 ( có thể cả F 316, 312...) lại chọn ngày 12/7, nơi diễn ra trận đánh đã viết các bài trước.

   Kể từ ngày đó, còn rất nhiều trận đánh ác liệt diễn ra, nhưng với quy mô nhỏ hơn, chiến thuật lấn dũi ra đời từ tháng 11/84 khá thành công. Ta đã giành được lại một số mỏm tại 685, chống tái chiếm và tiêu diệt được nhiều sinh lực địch. Hai bên bắt đầu tăng cường mật độ pháo “ hỏi thăm” nhau và hỗ trợ bộ binh trong chiến đấu. Những đấu trận pháo đã biến cả khu vực trước kia cây cối tươi tốt thành một nơi mệnh danh là “ lò vôi thế kỷ” . Nó kéo dài cho đến năm 85,86 vãn dần và đến năm 89 Vị Xuyên mới im tiếng súng.

   Các trận đánh về sau ta có thêm một số liệt sĩ nhưng phần lớn họ được mang về. Đặt trong các nghĩa trang rải rác khắp thị xã Hà giang hay huyện Vị Xuyên.

   Khi các CCB F 356 về thăm chiến trường xưa. Như đã nói ở phần đầu, trong các đoàn CCB hay đến đây nhất, có thể nói đoàn Yên Bái đã làm lên một điều kỳ diệu. Họ đã băng qua các bãi mìn tới được chiến hào tại 772 tìm hài cốt người chỉ huy, tiểu đoàn trưởng của mình về với gia đình. Biết rằng các anh em liệt sĩ ai cũng muốn về nhưng lực bất tòng tâm, sức người có hạn. Không thể đưa hết đồng đội về là một nỗi đau lớn.

   Chiến tranh đã kết thúc từ lâu. Những điểm cao đã được trả lại, đã thuộc về ta nhưng các liệt sĩ vẫn không được về nhà.

   Họ cũng nhận thấy tất cả liệt sĩ các sư đoàn nằm tại khu vực này, ngoài ngã ba Thanh thủy đã có một đài tưởng niệm, còn đâu từ 1509 trở xuống đến 685 vẫn chưa có nơi nhang khói đàng hoàng. Nỗi niềm ngẹn ngào đau xót về những người đồng đội, bất kể đơn vị nào còn nằm lạnh lẽo nơi đây như thôi thúc họ phải làm một điều gì đó. Muốn xây dựng một thứ gì đó, chẳng hạn một cái miếu nhỏ, một con đường nhỏ để tiện cho anh em đến hẹn lại lên với nhau, hương khói cho nhau.

   Nhưng để làm được việc đó cũng không phải dễ. Đường đi lối lại khó khăn. Kinh phí tốn kém. Các anh em CCB chưa liên lạc được với nhau ở các chi hội, các địa phương mặc dù CCB rất đông, đều có chung một tấm lòng hướng về những người đã ngã xuống, cho dù là những người trực tiếp chiến đấu hay gián tiếp phục vụ chiến đấu, là những bộ phận khác nhau trong thời kỳ đau thương, ác liệt đó.

   Ngoài ra còn một số vấn đề nữa, khi giải quyết các điều kiện trên xong thì lại nảy sinh một số khó khăn khác !

   Chắc rằng những CCB ở các mặt trận, chiến trường khác đọc dến đoạn này có thoáng chút ngạc nhiên : Ô, chúng tôi còn chiến đấu những nơi xa hơn nhiều, tận Lào, Cam pu chia còn sang đó làm được miếu thờ cho anh em, đây đâu phải xa xôi quá, còn nằm trong đất Việt. Sao lại không làm được!

   Vâng, có lẽ phải giải thích thêm. Địa điểm của cây hương hiện tại đang nằm đó là trong khu vực đường biên. Hình như có một chút gì nhạy cảm,( người viết cũng không rõ lắm ). Chỉ biết rằng với quyết tâm vì đồng đội được ấm lòng, các CCB F 356 đã làm hết sức mình để nó được xây dựng và có mặt trên đó ngày hôm nay.

   Từng bao xi măng, khối cát, viên gạch, can nước một được chuyển bằng xe máy, từ dưới ngã ba Thanh Thủy lên chỗ được chọn dựng miếu thờ, những chuyến đi con thoi liên tục của các CCB Yên bái, Hà nội lên kiểm tra công việc xây dựng. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân, chính quyền thôn Nậm Ngặt cùng Đảng ủy, UBND xã Thanh Thủy, một số đơn vị, cơ quan, chính quyền các cấp khác, cùng sự đóng góp giúp đỡ của một doanh nghiệp tư nhân, mọi việc dường như đã xong xuôi, êm đẹp....

   Ngày lễ khánh thành đã đến. Các CCB các đơn vị, các nơi được thông báo chuẩn bị cho một chuyến đi, tới các cao điểm và thắp hương cho đồng đội của mình....


   Từ bài sau em bắt đầu tả về chuyến đi của các CCB và lễ khánh thành, thắp hương cho các liệt sĩ. Do thời gian hơi bận, sẽ không có viết mà chủ yếu là một phóng sự ảnh. Mong các bác thông cảm.


Vừa trở về trong chuyến khóc cạn nước mắt với CÁC ANH ,những ĐỒNG ĐỘI CÒN NẰM LẠI CHIẾN TRƯỜNG...Nay đọc bài viết của tác giả tôi lại không cầm nổi nước mắt vì quá xúc động !!!! Việc làm của chúng tôi không khoe trương ,múa mẽ ..Tất cả và tất cả vì nghĩ tới anh em đồng đội đã vì biên cương, vì độc lập của dân tộc,vì tự do cho bà con dân bản...Và vì cả đồng đội đã nhận phần xấu sồ , thiệt phận về mình...Để đến ngày hôm nay chúng tôi được sống ,được hưởng hạnh phúc gần 30 năm rồi ...Trong khi đó họ còn đói khát ,rách dưới ,rét mướt ...nằm phơi xương ,phơi nắng nơi núi rừng hẻo lánh biên cương ...họ mất đi ...Gia đình họ thiệt thòi...Hỏi Có Ai Biết Đến Họ KHông  HuhHuhHuh? Nay được các bác ,đồng đội ,và tác giả bài viết hiểu cho chúng tôi thì quả là quá súc động !!!!
Xin thay mặt toàn thể các anh em tham gia trực tiếp hay gián tiếp công trình xin cảm ơn tác giả bài viết LINHQUANY !!! cảm ơn toàn thể các bác ,các anh chi trên diễn đàn ,cảm ơn bạn đọc ...đã động viên chia sẻ cùng chúng tôi !!!!
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #425 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2013, 07:30:39 pm »

CUỘC HÀNH TRÌNH THEO KÝ ỨC NGƯỜI CCB F 356 - PHẦN II . ( Tiếp )

   Đoàn CCB Yên bái đang ngồi nghỉ tại km 15, đoàn Hà nội, Phú thọ vừa tới, hai bên gặp nhau nói chuyện một lát.





   Bác Năng ( hay Lăng ) cựu trung đoàn trưởng trung đoàn 876- F 356 thời 85. Lúc này trung đoàn 876 đã chuyển về phòng ngự.

Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #426 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2013, 07:38:18 pm »

   Như thường lệ, khi qua thị trấn Vị Xuyên. Đoàn rẽ vào thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ tại km 17 Hà giang - Hà nội.





Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #427 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2013, 07:48:12 pm »

   Mọi người chia nhau lên các hàng mộ cắm hương từng ngôi mộ liệt sĩ.





   Bác Đường Minh Tuấn, một CCB F 313 nhận ra tên của một người đồng đội cùng đơn vị.



   Mộ liệt sĩ này chỉ có tên nhưng không có phiên hiệu đơn vị, ngày hy sinh hay thông tin nào khác !


Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #428 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2013, 07:57:40 pm »

Loạt bài của phóng viên chiến trường linhquany thật hay và cảm động, trong các bức ảnh có một hình chụp đỉnh 1250 tuy hơi xa nhưng tôi vẫn cảm nhận được các vị trí ngày xưa. Cố lên nhé, tôi vẫn theo dõi thường xuyên loạt bài của chú, bác Tuấn này trước cũng ở 1509 trong cuộc chiến nên chú có thể lấy nhiều tư liệu từ bác này.
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #429 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2013, 08:29:19 pm »

   Chiều hôm đó, đoàn CCB Hà giang đón tiếp mọi người tại nhà khách công Đoàn tỉnh Hà giang. Tham gia buổi giao lưu trong bữa cơm thân mật tối hôm đó còn có một số các cán bộ đơn vị, ban ngành đã giúp đỡ công việc xây dựng trong những ngày qua.

Bác Cương, chủ tịch hội CCB huyện Vị Xuyên đang phát biểu .



   Thượng tọa Thích Quang Vinh, cũng là một CCB F 356 phát biểu.



  Còn đây là bác Tấn râu, hội CCB 356 Phú Thọ.



   Sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc tới bác này, hiện là CCB 356 tại Hà giang. Là người đón đoàn ( theo em nhìn thấy ) và còn tổ chức một số việc khi trên cây hương xuống.



   Mọi người đang bàn kế hoạch cho buổi lễ, khánh thành trên cây hương sáng mai.




   Máy ảnh em chụp đêm nhìn hơi tù mù. Thôi có nào dùng thế vậy ! Các bác cố gắng xem tạm nhé !
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Một, 2013, 09:40:25 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM