Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 02:52:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn pháo binh 262 (E262 - F302 - Mặt trận 479)  (Đọc 313763 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
locc5
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #420 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 10:25:52 am »

Hi..hi.ban noi dien Dan cho chia se cua CCB.vay"cau noi cua ban:"soc lo"la dong gop hay chia se!!!   Xin thua voi anh em trinh sat.cau noi do la cua anh em 88 noi trong mot lan tai thuong xuong nui,ma toi nghe duoc.chu toi O tran dia phao thi biet"khi kho"gi ma noi.cung giong nhu ban ma thoi!nhung khac ban o cho...minh khong phai DH 10 he.he....tay khong bat Pon-Pot.
O day toi chua che bai ai ca.vi toi nhan thuc duoc nhung anh em bb con gian kho hon cac anh em toi nhieu lam.toi khong dam so sanh,o day ban dinh chia mui dui qua minh de anh em bb nem da minh chang!!
Ke cho ban nghe mot chuyen.nam 85.de chuan bi chien dich ban ta-tum,don vi toi duoc lenh vao truoc de lam tran dia phao H12.ngay dau bo phan o lai trong do,bi dich di tuan phat hien,hau qua:5 trai B cung may loat AK.dich bo chay,khi con 2 ngay nua la vao chien dich.dich lai tap kich tran dia phao cua chung toi.ban biet day,chung toi chua he co kinh nghiem danh dich...chang le bo phao chai sao?muoi may anh em chung quyet tru lai.vi the 2 khau phao85 2 khau H12 moi con de hoa vao chien dich cung cac bac bb.he..he.khi dich bo chai,toi cung con binh tinh,keo quan xuong xem "mong xanh hai do"hi..hi..hen qua.mong con do oi lai duoc trung doan thuong cho con Bo vi dit khong bi xanh.he.he.he!
Logged
TTAnh-E262
Thành viên
*
Bài viết: 142



« Trả lời #421 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 11:02:08 am »

Anh Hà và Anh ở cùng nhà (BCH tiểu đoàn 11 năm 1989 sau khi trung đoàn 262 giải tán) Căn cứ Ban Ta Beng 912 bị địch lấy lại của LL bạn, chuẩn bị cho công tác rút quân thì bạn yêu cầu ta đánh và lấy lại -được lệnh d11 dùng 1cp 4k105 tập kết ở F Đôn sa, anh được phân công là đi đài quan sát-còn anh ở lại trận địa chỉ huy pháo bắn-..........Đánh xong trận bb làm chủ căn cứ 912 thì anh Hà và tổ Q có lệnh rút về trận địa -trên đương về thì vướng phải mìn bộ đôi bạn đá phải thật không may anh Hà bị thương khá nặng xong hy sinh (T4/1989) trước đó anh và anh Hà vẫn nói chuyện đt và cho xe lên đón tổ Q--Anh Hà mất với cấp hàm đại úy, chức vụ tiểu đoàn trưởng.

     Biết tin anh Hà hy sinh (4/1989) thật là bất ngờ và buồn thương tiếc. TTAnh được công tác chung anh Hà với thời gian khá lâu. Hơn một năm ở đơn vị C14 phân công trực chỉ huy sở Trung đoàn cùng với anh Hà (trợ lý Tác chiến) và từ tháng 6/1982 đến tháng 4/1983 ở chung nhà Tác chiến, Ban Tham mưu E262. Anh Hà làm đại đội trưởng C7-E262 từ tháng 5/1983.

     Xin thắp nén hương trên phần mộ của anh.

Liệt sỹ Đại úy Tiểu đoàn trưởng Đỗ Mạnh Hà
Logged

bagai
Thành viên
*
Bài viết: 32


« Trả lời #422 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 11:46:00 am »

Các bác E262 nên nhính chút thời gian sang thăm topic E 429 , các bác CCB 429 đang đưa anh Vũ Đức Sớ - Dtrưởng  Dbb9/E 429 hy sinh trận BanTaTum về với mẹ . Trong danh sách chung tay góp sức với anh em E 429 ngoài các đơn vị của F 302 em thấy có rất nhiều CCB ở các mặt trận , quân khu , quân đoàn và tuy nhiên không thấy nick nào của E 262 vào động viên chia sẻ Huh!!!! Không lẽ có sự phân chia đẳng cấp thật à ?
Logged
HAN_DCT
Thành viên
*
Bài viết: 149



« Trả lời #423 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 12:04:14 pm »

@bagai: có bác PHAS đang trực tiếp tham gia mà bác Smiley
Logged

Biết rồi! Khổ lắm! Nói... nói cái gì ấy nhỉ?
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #424 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 01:07:28 pm »

anh em VMH thân mến !mình nguyên là trinh sát E 262 F 302 .cách đây một tháng hứa có thông báo cho mình chuyện đưa anh sớ về quê, mình có thông báo lại cho anh em 429 hà nội ,vì anh em 429 hà nội rất đông ,anh em 429 hà nội đứng ra cho tôi xin tham gia vì tôi ko phải linh 429 đứng ra .....
-hôm gua 4/3 anh em hà nội xuống quê anh sớ 20 anh em phần đông là lính 429 ,anh em D 26 (thông tin ) và một số anh em 262 ,xuống đấy tôi đi 10
cây số để tìm anh em 262 thông báo cho anh em đến viếng .mình cũng từng là lính chiến mình hiểu tình đồng đội nó sâu lặng thế nào .cho nên bác
@bagai cứ yên tâm .
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
sangD25CBf5
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #425 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 01:23:19 pm »

anh em VMH thân mến !mình nguyên là trinh sát E 262 F 302 .cách đây một tháng hứa có thông báo cho mình chuyện đưa anh sớ về quê, mình có thông báo lại cho anh em 429 hà nội ,vì anh em 429 hà nội rất đông ,anh em 429 hà nội đứng ra cho tôi xin tham gia vì tôi ko phải linh 429 đứng ra .....
-hôm gua 4/3 anh em hà nội xuống quê anh sớ 20 anh em phần đông là lính 429 ,anh em D 26 (thông tin ) và một số anh em 262 ,xuống đấy tôi đi 10
cây số để tìm anh em 262 thông báo cho anh em đến viếng .mình cũng từng là lính chiến mình hiểu tình đồng đội nó sâu lặng thế nào .cho nên bác
@bagai cứ yên tâm .
chào bác phas hoi do tui cũng có quen với một đồng nghiệp cũng ở 429, lúc đó đã mang hàm u2 về học lóp chính trị viên ở trường quân chính 479 ơ xiêm riệp, tên ong nầy là Hoạt vậyy bác có biết không , nếu như có biết cho tui gởi lời thăm với nha, tui ở cb 25 f5
Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #426 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 01:35:34 pm »

@sangd25CBF5 :tôi là linh E 262 ko phải linh 429 .lính F 302 hà nội mọi thế hệ tôi biết hết ,không có ai tên là ong .
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #427 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 04:08:13 pm »

 Trong chiến đấu giữa 2 lực lượng pháo binh và bộ binh là 2 lực lượng không thể tách rời trong những trận đánh và nhất là những trận đánh lớn, cầu nối trung gian giữa 2 lực lượng binh chủng này thường là lính thông tin. Grin

 Ở cấp nhỏ như C BB thì có cối 60ly, cấp D BB có cối 82ly và DKZ57 ly, sau này cấp D nâng cấp lên thành DKZ75 DKZ82ly thì uy lực pháo cấp D mạnh hơn rất nhiều, cấp E thì ngoài cối 120ly còn có thêm pháo 85ly nòng dài và DKZ75 ly là thứ không thể thiếu, cấp F có thêm pháo 105ly và pháo cao xạ 37 và 57ly. Ở mức độ cấp nào xét một cách toàn diện đều có pháo bắn đạn cầu vồng dùng hạ những mục tiêu mà đạn bắn thẳng của BB không hiệu quả, cấp C thì mọi mệnh lệnh trong chiến đấu đều qua tai và miệng thằng liên lạc trong đơn vị truyền mệnh lệnh xuống, cấp D thì được trang bị tốt hơn nên mệnh lệnh hay yêu cầu đều thông qua thằng lính thông tịn hữu tuyến hoặc vô tuyến PRC25 cả, từ D lên E cũng phải qua thông tin PRC25 bởi khoảng cách rất xa nhau. Nói chung cả 3 bộ phận này dù ít dù nhiều luôn liên quan đến nhau một cách chặt chẽ, có thể lính BB chẳng bao giờ biết mặt mũi ông lính PB từng bắn chi viện cho đơn vị mình và ngược lại ông lính PB cũng chẳng thấy hết được hiệu quả của đường đạn của mình, còn ông lính TT thì chỉ biết truyền và nhận thông tin, thông báo chính xác cho các cấp chỉ huy những gì đang diễn ra là hoàn thành nhiệm vụ. Ở cấp C D tuy là loại đạn cầu vồng bé tẹo thuộc loại "phọt phẹt" nhưng cũng cứ gọi là pháo cho nó oai. Grin

 Các bác lính PB bắn theo tọa độ hay mục tiêu được xác định vị trí sẵn cùng trinh sát pháo điều chỉnh đường đạn đúng mục tiêu, các thông số kỹ thuật của PB cứ theo thế mà làm, bắn và bắn còn quả đạn rơi đúng vị trí nào thì không thể biết chính xác tuyệt đối được, xa hơn một chút hay gần hơn một chút dù sai lệch chỉ là vài mét hay hơn chục mét cũng là tốt lắm rồi. Loại pháo lớn và lính PB không cần quan tâm cụ thể là cái gì và hiệu quả đến đâu sau những phát đạn của mình, chỉ cần đúng giờ phút khai hỏa và bắn hết cơ số đã định là dừng lại, khi có yêu cầu lại bắn tiếp, chỉ có mấy ông trinh sát pháo ngồi trên cây đài quan sát thì biết sơ sơ nếu trận đánh diễn ra ban ngày, còn nếu là ban đêm thì chắc mù tịt vì chẳng quan sát thấy gì nhiều.

 Nhưng đối với lính BB thì phải nắm chặt thông tin về PB, biết cả những loại pháo nào bắn bao nhiêu quả và không thiếu trận đánh ngồi dưới công sự đếm từng quả đạn pháo của quân ta, dưới sự chỉ huy của cán bộ quân sự lúc nào cần vận động lên hay lúc nào phải nằm lại, chỉ chờ dứt tiếng pháo đề pa đầu nòng là tức khắc bật dậy phang hỏa lực BB dìm đầu địch xuống mà xung phong, tôi thì chưa từng gặp nhưng lính đàn anh kể lại từ thời KCCM có trận phải vận động lên kể cả khi pháo ta đang dập, không thiếu trận đánh lính BB chiếm xong vị trí hầm hố công sự của địch rồi mà pháo của ta vẫn dập tơi bời lên đầu lính ta, lúc pháo ta dừng bắn thì cũng là lúc pháo địch bắt đầu bắn nhiều hơn, PB địch cũng khôn lắm, đánh nhau nhiều chúng cũng có kinh nghiệm chống trả, khi thấy pháo ta bắn thì chúng cũng bắn giải rộng phía trước đội hình vì chúng quá biết là BB ta đang nằm sát ngay phía trước trận địa chỉ chờ dứt pháo là xông lên. Vì vậy cách đánh mới đầy mạo hiểm của lính BB là khi pháo ta dập thì BB cũng tiến chứ không chờ dứt pháo mới lên, các bác lính PB có tin không? Có thật đấy. Còn nằm hầm chốt thì lính BB và địch cách nhau vài chục mét, có chỗ chỉ 1 tầm ném của lựu đạn, lính ta và lính địch rình rập nhau từng tý một và pháo ta nếu có thụt tầm thì cũng dễ gõ lên đầu lính BB mình lắm. Vì vậy lính BB phải nắm rất rõ cả tâm lý cùng kỹ thuật của PB để né hay nắm bắt để phối hợp nhịp nhàng ở mỗi trận đánh, kinh nghiệm này chẳng mấy ai dạy cho lính mà lính tự dạy nhau, chiến trường và thực tế chiến trường dạy, ai thuộc bài thì cơ may sống sót nhiều hơn, ai không thuộc bài chết dáng chịu. Đơn giản nhất là pháo càng bắn đường đạn càng ăn xa ra và cối bắn nhiều càng gần lại, thằng lính BB phải biết là quả đạn nổ trước là pháo hay cối để vận động lên hay kể cả chạy lùi trở lại hoặc phải cắm đầu xuống công sự rúc đầu vào địa hình có lợi, tất nhiên là trừ loại pháo bắn thẳng DKZ rồi. Nói chung là không ai hiểu lính PB bằng lính BB cả, các bộ phận và binh chủng dựa vào nhau mà chiến đấu, trong một trận đánh lớn mà không có PB thì lính BB "teo" nhiều hơn là cái chắc, không có thằng lính TT thì cũng đi đứt và không có những thằng lính BB thì 2 bộ phận kia không bỏ chạy mới là lạ. Grin

 Ngày mới vào chiến trường tôi cũng khoái binh chủng PB lắm nhưng bị từ chối mặc dù rất nhiệt tình giơ tay xin tình nguyện ra nhập binh chủng PB, khi vào chiến dịch mới thật sự hiểu về lính PB thì lúc đó tôi lại thấy mình may mắn khi bị từ chối nhận vào binh chủng này, lính BB chiến đấu phía dưới có nhiều chuyện vui lắm, đánh nhau vài trận quen rồi lại thấy khoái ở binh chủng BB mặc dù mang tiếng là binh chủng "Luộc quân" nhưng bước ra khỏi "nồi luộc" ấy thì lại thấy nhớ nó vô cùng, những trận đánh dữ dội, những cuộc hành quân trong mướt mải đêm ngày, vai đeo vác gánh nặng thì nhìn thằng lính "luộc quân" nhếch nhác lắm, vì vậy những anh em binh chủng khác luôn thương dành cho nhiều tình cảm và sự trân trọng những người lính BB của binh chủng "luộc quân" chúng tôi. Tôi và nhiều đồng đội khác luôn tự hào về binh chủng của mình một thời từng phục vụ và cống hiến. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #428 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 06:16:35 pm »

         Cái "lão" bình yên này chưa bao giờ làm cấp chỉ huy D,E,F mà sao nói đúng vậy. Có lẽ Bình Yên tổng kết từ thực tiễn của chiến trường trong những năm chiến đấu bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế nên mới có ý kiến như vậy.
         Không phải ý kiến riêng, theo tôi có lẽ là một bài học cho người lính chúng ta.
         Hay!hay lắm! mong được nhiều ý kiến, nhận định, đánh giá của bình yên.
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #429 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 07:05:10 pm »

Trong chiến đấu giữa 2 lực lượng pháo binh và bộ binh là 2 lực lượng không thể tách rời trong những trận đánh và nhất là những trận đánh lớn, cầu nối trung gian giữa 2 lực lượng binh chủng này thường là lính thông tin. Grin

...
 Các bác lính PB bắn theo tọa độ hay mục tiêu được xác định vị trí sẵn cùng trinh sát pháo điều chỉnh đường đạn đúng mục tiêu, các thông số kỹ thuật của PB cứ theo thế mà làm, bắn và bắn còn quả đạn rơi đúng vị trí nào thì không thể biết chính xác tuyệt đối được, xa hơn một chút hay gần hơn một chút dù sai lệch chỉ là vài mét hay hơn chục mét cũng là tốt lắm rồi. Loại pháo lớn và lính PB không cần quan tâm cụ thể là cái gì và hiệu quả đến đâu sau những phát đạn của mình, chỉ cần đúng giờ phút khai hỏa và bắn hết cơ số đã định là dừng lại, khi có yêu cầu lại bắn tiếp, chỉ có mấy ông trinh sát pháo ngồi trên cây đài quan sát thì biết sơ sơ nếu trận đánh diễn ra ban ngày, còn nếu là ban đêm thì chắc mù tịt vì chẳng quan sát thấy gì nhiều.
...

Kinh nghiệm và kiến thức của anh lính BB với PB của bác binh yên thật là phong phú và chắc khó có bác nào cãi lại được! Yta262 bổ sung một chút về PB, cái bác nói ở trên là khi bắn cầu vòng, nhưng lắm khi pháo cũng phải đi cùng BB bắn ứng dụng (còn gọi là bắn trực xạ hay bắn thẳng) thì không có thì giờ chờ lính thông tin báo tọa độ mà phải nhắm địch qua nòng pháo mà phang tới, kiểu gần như bắn DKZ vậy. Đó là chưa kể tới kỹ thuật bắn pháo chụp, phải kéo pháo tới sát trận địa, ngay phía sau lưng BB mới bắn pháo chụp được. Các trận điển hình là trận KraLanh 1979  (bên E88 gọi là trận phum Chặp Đay), trận Anglong Veng bị Pốt vây đánh tới tận 2 khẩu pháo, và trận Bản Tàtum 1985. Yta262 chỉ nghe hóng hớt qua các pháo thủ và thủ trưởng đơn vị, các bác lính pháo thủ con nhà nòi như anh Mạnh Vững, anh HuongC4 và LocC5 kể chi tiết các trận này đi ạ.
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM