Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 08:52:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đội công an số 6  (Đọc 18629 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2018, 02:57:38 am »


28

CHUYÊN KHÔNG ĐÁNG

        Trong hàng cơm chợ Nam Dân bọn lính bảo an và vệ sĩ chen chúc nhau, kẻ vào, người ra lộn xộn. Tiếng cười nói, quát tháo, giọng say lè nhè. Mùi thức ăn, mùi rượu lẫn với mùi mồ hôi người và khói thuốc lá nồng nặc. Cảnh tượng thật bê tha huyên náo.

        Tâm ngồi lặng bên cốc rượu chưa vơi và đĩa lòng lợn còn nguyên màu xanh rau húng. Bên cạnh anh, hai tên lính bảo an say khướt, gục đầu trên bàn. Một tên ngáy phò phò như kéo bễ. Tên kia ú ớ hát như khóc một câu cải lương không còn ra làn điệu nào. Thấy cạnh Tâm còn cái ghế bỏ trống, một tên đội vệ sĩ người béo lùn mắt hấp hiếng len vào ngồi:

        - Xin phép thầy.

        Tam gật đầu:

        - Anh cứ ngồi.

        Tên đội vệ sĩ nốc cạn cốc rượu trên tay, cặp mắt hấp hiếng nhìn đĩa lòng thèm giỏ dãi. Hắn thở dài, kể lể:

        - Em mới thoát chết trên Yên Mô về. Nghe nói mai đã phải lên Yên Mật. Khổ quá thầy ạ! Thế mà về Phát Diệm không được miếng gì bỏ vào mồm cho đáng... Có đồng nào vét sạch rồi.

        - Anh ăn đi! - Tâm hất hàm về phía đĩa lòng.

        - Dạ. Em đâu dám. - Tên vệ sĩ nói, cười hi hí - Du kích nổi khắp nơi. Nó đánh rát quá thầy ạ. Bọn em cứ phải đẩy đi liên miên. Sớm muộn cũng chết mất xác thôi! Xin phép thầy. Hí hí... Thầy cho thì em xin vô phép. - Hắn nhón tay bốc một miếng dồi bỏ mồm.

        Tâm định gợi chuyện hỏi hắn về các cuộc càn quét hắn đã dự, nhưng chợt trông thấy anh đội bảo an cơ sở đến, liền đứng dậy đi ra.

        Đội Tứ rút bao thuốc lá mời Tâm. Hai người đi sát nhau trở lại phía cầu Trì Chính. Tâm hỏi nhỏ:

        - Tôi có thể gặp anh lúc nào? 

        Đội Tứ thầm thì:

        - Tối mai em gác. Anh đến vào cuối phiên gác thì tốt, chờ em đổi gác xong. Nhưng hiện nay chưa được biết đích xác giờ gác. Anh cứ chuẩn bị đi. Tám giờ sáng mai em gặp lại anh trong quán giải khát, ngay cổng chợ.

        - Thế cũng tốt.

        Đến cầu hai người chia tay. Anh đội bảo an qua cầu về khu Xéc-tơ. Trở về phố Thượng Kiệm, Tâm vừa mừng vừa hồi hộp. Anh lấy làm lạ. Sao mình hồi hộp thế? Đã bao nhiêu lần thực hiện những trận đánh táo bạo, anh không hồi hộp thế này?

        “Tháng hoạt động mạnh”, từ sau quả mìn ở nhà Lê Phát, đang liên tiếp giành những thắng lợi to lớn trên khắp các mặt trận trong toàn tỉnh Ninh Bình. Tiếng súng du kích ngày càng rộn rã khắp các làng xóm vùng sau lưng địch. Vòng đai du kích đã ép đến làng Trì Chính, Thượng Kiệm. Phong trào quần chúng nổi dậy phá tề trừ gian sôi nổi khắp noi. Bọn địch hoang mang tợn. Chúng lồng lộn phản ứng. Hành quân, càn quét, khủng bố liên miên, nhưng càng ngày chúng càng bị dồn co vào các thị trấn, thị xã, những vùng có quân Liên hiệp Pháp đóng cụm tập trung. Ngay trong Phát Diệm, hàng ngày Tâm vẫn thấy những đoàn xe vận tải của chúng chở lính bị thương từ các vành đai, các vùng tranh chấp về, chất đầy mọi vỉa hè, mái hiên trong nhà thương. Bọn lính tráng các loại ngẩn ngơ hoảng sợ. Những đứa sống sót sau các trận hành quân, càn quét trở về, mặt mũi vêu vao, áo quần xơ xác, tinh thần bạc nhược, hoặc trở nên điên khùng mặc sức gây gổ, đập phá. Những đứa sắp bị ném ra mặt trận thì cờ bạc rượu chè vong mạng, trác táng thâu đêm, sống gấp ném mình cho số phận.

        Suốt ngày đêm, những khẩu đại bác 105 li trong bãi pháo của khu Xéc-tơ để ở chợ Trì Chính điên cuồng nhả đạn lung tung ra các vùng lân cận. Chúng hòng trấn an tinh thần quân lính ở các vùng tranh chấp và bọn tề, ngụy sống thấp thỏm trong Phát Diệm đang không ngớt lo sợ một cuộc tấn công lớn của chủ lực Việt Minh.

        Tâm quyết định khóa họng những khẩu pháo đó.

        Trước khi về Ty nhận kế hoạch mới, Oanh đã đồng ý với dự kiến của Tâm. Trận này sẽ chỉ một mình Tâm đột nhập trại pháo địch. Chất nổ đã được chuyển vào.

        Cố trấn tĩnh nhưng Tâm vẫn hồi hộp. Sao cứ như giờ thầy giáo gọi đọc bài mà mình chưa thuộc? Nào Tâm có sợ hãi gì? Đã nhiều đêm anh lọt vào trại pháo. Nay đã chuẩn bị kỹ, chỉ một thoáng, anh sẽ đặt xong những thỏi chất nổ. Những khẩu pháo sẽ bị khóa họng! Sáng nay còn bị quấy rầy vì những tiếng nổ đinh tai, nhức óc. Anh em du kích quanh vùng sẽ thêm thuận lợi khi tấn công. Quân giặc sẽ càng khốn đốn. Sung sướng biết mấy! Dù mình có phải hy sinh, Tâm không hề sợ. Đã bao nhiêu lần Tâm tự trả lời với mình một cách thanh thoát như vậy rồi. Anh đã vượt qua nhiều gian nguy một cách nhẹ nhàng. Thế nhưng, nó cứ làm sao?

        Khuya lắm, Tâm mới trở về nhà ông Tám. Anh vẫn chưa hiểu rõ là chúng muốn tăng cường canh gác, lục soát trong phố hay chúng dồn quân để mở những trận hành quân lớn, hòng chiếm lại các vùng tranh chấp, các vùng ta mới giải phóng? Có lẽ cả hai?

        Thông đang chờ Tâm ngay bên bàn đèn thuốc phiện của ông Tám.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2018, 02:58:04 am »


        Khác với mọi ngày, Thông có vẻ sốt một. Nét mặt trẻ măng của anh vốn tươi vui nhưng lúc này sao trầm lặng. Có chuyện gì quan trọng chăng? Nghĩ thế Tâm nắm chặt tay Thông, hỏi:

        - Làm sao thế?

        - May quá. Tôi lo anh không trở về. - Thông nói vẻ lo lắng. Tâm hất mạnh mớ tóc dài ra phía sau, cười:

        - “Lo anh không về” cứ tưởng là lời của cô gái nào?

        Không để Tâm nói hết câu, Thông lắc tay anh, nói:

        - Anh và tôi phải ra ngay! Cô Hảo chuyển lệnh vào lúc chập tối.

        “Ra ngay!” Hai tiếng đó như một cái va mạnh vào trán, làm Tâm choáng váng. Kế hoạch chiến đấu đang thực hiện có thể tin thắng lợi; lại ngổn ngang bao mối trong lòng.

        Sao lại ra ngay? Anh Oanh mới ra, anh nắm vững công việc của mình rồi. Chắc có chuyện gì không ổn đây? Hoạt động trong lòng địch thế này, bất trắc có thể xảy ra hàng phút. Tâm nén lòng hỏi lại Thông:

        - Cậu có biết thêm gì nữa không?

        - Không biết. Cô Hảo nói, còn phải báo ngay cho vài cơ sở nữa ở trong phố.

        Trầm ngâm một lát, Thông nói chậm rãi:

        - Có thể bị lộ ở một khâu nào đấy? Dù sao cũng cứ ra. Ra thôi! Tôi đã tranh thủ mua được ít thuốc lá, kẹo bánh làm quà cho anh em ở ngoài rồi. À, cô Hảo có dặn anh mang ra vài cuốn vở. Tôi đã mua cho anh bốn cuốn vở “con gà” rồi. Ngủ đi một tý, sáng đi sớm.

        Nói xong, Thông đi nằm.

        Tâm lặng nhìn Thông. Sao cậu ta hồn nhiên thế? Khi nhận nhiệm vụ, cậu ta không quản ngại một khó khăn gian khổ nào. Đi lễ nhà thờ suốt tháng cũng được. Đâm chết tên Việt gian ngay giữa chợ như trở bàn tay. Có lệnh ra, thì “ra thôi”, như không! Cậu ta đánh một giấc đến sáng đây. Thật là sung sướng thoải mái. Cậu ta vô tư vì bao nhiêu tâm trí đều trút cả vào nhiệm vụ được giao. Còn mình, sao không được thế? Trước đây mình cũng thế kia mà?

        Chưa bao giờ Tâm nhận thấy rõ ràng tình quyến luyến thiết tha của mình đối với Thuận như lúc này. Lần đầu tiên Tâm không né tránh những ý nghĩ về tình cảm của anh đối với Thuận.

        Phải ra lúc này, có nhiều lý do suy nghĩ lắm chứ. Đối với người hoạt động trong lòng địch, việc đi ra, trở vào là đáng ngại. Nào đường đi khó khăn, vất vả và vượt vành đai trắng nguy hiểm.

        Lại ở vùng tự do một thời gian - dù chỉ vài tuần - khi trở lại sẽ lúng túng, ngại ngùng vì không nắm vững tình hình. Những gì đã thay đổi khi anh đi vắng? Một trạm gác của bảo an đổi chỗ? Cách phục kích của vệ sĩ hay cách kiểm soát, vây ráp của địch đổi quy luật? Hoặc là một cơ sở bị lộ? Lại còn trận đánh đang chuẩn bị? Và lòng say mê chiến công của anh?

        Nhưng Tâm thấy rằng cái sâu xa nhất làm cho anh chưa thể rời thị trấn ngay sáng mai là vì anh nghĩ nhiều đến Thuận. Thuận là liên lạc của Đội, có đầu mối ở cơ sở Bích Hưng. Sáng mai Thuận sẽ đến nhà Bích Hưng. Nếu anh bị lộ, bên Bích Hưng khó an toàn. Anh Oanh đi vắng ai liên lạc với Thuận được? Đến nhà Bích Hưng, cô sẽ lâm nguy? Vả lại - Tâm nghĩ - mang vở ra theo, có thể là được đi học? Anh Oanh đã có lần nói, sẽ cho Tâm về dự một lớp huấn luyện. Có thể chuyến này còn lâu mới vào? Tâm không nỡ bỏ Thuận ra đi trong khi cô còn căm tức giận mình thế này! Tuy rằng cái ý sau nằm kín trong tâm tư anh, nó chỉ lóe lên như một linh cảm, một phản xạ tự nhiên không rõ hình nét, nhưng nó xao xuyến trong lòng.

        Tâm nhớ những ngày mới vào, đang xây dựng cơ sở. Hàng ngày, Tâm ngồi cân nâu ở cửa hàng nhà ông Tám, quen và thân Thuận một cách vô tư. Tâm giúp Thuận học văn hóa và qua Thuận tìm hiểu những người xung quanh. Những ngày thật êm đẹp!

        Thuận tiến bộ nhanh thế. Hồi ấy cô không dám ra đường một mình, thế mà khi được giao việc đã xung phong đi bán bánh tẻ để liên lạc và dò la tình hình hết đồn này bốt nọ. Qua mũi súng của vệ sĩ hay bọn Âu - Phi khét tiếng gian ác, cô không đổi nét mặt. Thuận còn có ý thăm dò để tuyên truyền Tâm tham gia hoạt động bí mật. Tâm lảng tránh, Thuận căm giận anh vì thấy anh ngày càng “hư đốn”, dấn sâu vào quan hệ với những bọn lưu manh mất gốc...

        Tâm sẽ gặp Thuận theo ám hiệu anh Oanh quy định để nói với cô những điều cần thiết. Chà, lúc đó Thuận sửng sốt? Chắc thú vị lắm?

        Ý nghĩ cuộn lên làm cho Tâm không tài nào ngủ được. Anh trằn trọc thâu đêm bên cạnh Thông đang ngáy đều đều, vô tư.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2018, 02:58:46 am »


        Sáng sớm, Tâm tiễn Thông lên đường. Anh nhờ Thông báo cáo cấp trên cho mình ở lại thêm một đêm nữa, để thu xếp công việc đang dang dở với cơ sở.

        Tâm lấy bộ quần áo anh thường nói đùa là “bộ mồi” ra mặc: Áo cánh trắng, quần vải chéo đen, mũ phớt, kính râm, giày ba ta trắng... ra khỏi nhà ông Tám, Tâm đi thẳng đến quán giải khát trước chợ Nam Dân.

        Chợ vẫn đông đúc như mọi hôm nhưng chỗ nào cũng đầy lính tráng, vệ sĩ canh gác. Chỗ này bọn vệ sĩ lục soát áo quần, làn giỏ, quang gánh của người đi chợ. Chỗ kia bọn bảo an chặn người đi đường hỏi giấy. Bọn lính tráng lợi dụng khám xét, cướp giật hàng vặt, thức ăn của mấy bà hàng xén, hàng rong.

        Tâm hiểu ngay là có chuyện chẳng lành. Anh vẫn tự chủ, sẵn sàng đối phó. Bọn chúng ngăn Tâm lại soát giấy ba lần. Nhờ cái thẻ Phòng nhì, anh đều đi trót lọt.

        Đội Tứ đã chờ anh ở quán giải khát. Anh ta đang uống cà phê với mấy tên bảo an, thấy Tâm vào, anh đưa mắt ra hiệu. Tâm ý tứ ngồi quay lưng lại phía anh ta, gọi một cốc cà phê đen, để có thì giờ ngồi lâu chờ đợi. Đội Tứ nói to với mấy đứa bạn:

        - Họ không tin chúng mình nữa rồi các cậu ạ. Từ hôm nay, toàn khu Xéc-tơ, từ cầu trở vào, họ dùng toàn lê dương canh gác.

        Người lính khác càu nhàu:

        - Kệ mẹ chúng nó. Càng nhẹ nợ. Cứ mong các ông Công an số 6 cho chúng nổ tung cả lên theo cái Lê Phát cho bõ ghét!

        Đội Tứ vẫn nói to:

        - Nhẹ nợ cái gì! Cái thân chúng mình lại không bị xô đi càn quét khắp nơi ấy à? Tiếng là quân liên hiệp Pháp tăng cường giải vây Phát Diệm, nhưng chúng mình chẳng thoát đem đầu ra hứng đạn du kích?

        - Giải cái con khỉ! Việt Minh họ biến như thánh ấy. Họ ở ngay trong Phát Diệm, làm gì được họ!

        Nhấp mấy ngụm cà phê, chán ngoét, Tâm bỏ đi ra. Lòng anh buồn bã. Kế hoạch không thực hiện được nữa rồi. Tức thật! Anh đi sang hiệu Bích Hưng để thăm dò tình hình.

        Trông thấy Tâm, Bích Hưng hớt hải ra hiệu cho Tâm vào sau nhà rửa tay. Bích Hưng cầm dao thớt lại bên chum nước, cùng rửa. Anh ta nói khẽ:

        - Cô Thuận bị bắt lúc nãy rồi!

        Tâm giật mình. Anh vịn vào cái cột tre đầu hồi nhà, lặng nghe Bích Hưng nói tiếp:

        - Cô ấy đang đội bánh đi trên phố Thượng Kiệm, bọn vệ sĩ soát giấy rồi bắt cùng mấy người đi chợ. Thuận mắng bọn vệ sĩ, nên bị chúng đánh đập tàn nhẫn. Chúng đưa cô ấy xuống tổng bộ rồi!

        Tâm lặng người, lòng anh như trơ ra, coi thường mọi hiểm nghèo. Anh cảm thấy những trận đòn bằng báng súng, dùi cui, lộn mề gà, dí điện... như tới tấp trút vào mình!

        - Anh phải coi chừng - Bích Hưng thúc vai Tâm, nói - có chuyện gì không ổn rồi. Phải báo ngay ra ngoài. Anh Thông ra sáng nay rồi chứ?

        - Vâng. Thông ra rồi.

        - Còn anh, đừng đi đâu nữa.

        Tâm nhìn Bích Hưng, băn khoăn, nói:

        - Tôi lo cho anh lắm. Tối qua cô Hảo có ra đây?

        Bích Hưng gật đầu:

        - Cô Hảo nói, anh Oanh bảo tôi hãy tạm lánh đi một thời gian, tôi đã chuẩn bị xong. Nhà tôi ở lại trông nom cửa hàng. Mười giờ sáng nay tôi đi tàu thủy “Đông Hải” ra Nam Định. Nói là chạy hàng cho nhà tôi yên tâm rồi tôi ở lại nhà người em vài tháng.

        - Tốt đấy - Tâm gật đầu, vừa bước ra, vừa nói - tối nay tôi sẽ ra. Lần này không biết có lâu không? Chúc anh chị mạnh khỏe, gặp may mắn!

        Tâm đi thẳng ra cửa.

        Ngay lúc đó, một bầy vệ sĩ súng cắm lưỡi lê xấn xổ ập vào. Chúng bắt cả Tâm và Bích Hưng!

        Tâm cố phân bua với tên cầm đầu vệ sĩ:

        - Các ông bắt nhầm rồi. Tôi có giấy tờ đầy đủ. Người mình cả mà?

        Tâm nói chưa dứt, chợt thấy thằng Đởm và bọn công an, Phòng nhì xộc vào. Thằng Đởm cầm ngược cái súng ngắn đập tới tấp vào mặt anh. Nó gầm lên:

        - Nhầm ngày! Nhầm này! Mày có chạy đằng trời? Đội viên Công an số 6, thường vụ chi ủy đường phố!

        À ra thế! Tâm biết thằng cảnh binh Đởm từ lâu. Câu nói của nó chứng tỏ rõ ràng có đứa phản bội. Bọn chúng được chỉ điểm chu đáo...

        Tâm quắc mắt nhìn thẳng mặt nó, như mặc nhiên thừa nhận sự thật, và tuyên chiến với chúng. Đầy căm giận nhưng Tâm thấy ý nghĩ của mình hết sức rõ ràng, như cả cuộc đời anh đã được chuẩn bị cho lúc này: quyết đối mặt một mất một còn, với chúng mày!

        Có ý nghĩ thoáng qua như một tia chớp: gặp nhau trong tù, Thuận sẽ hiểu là chúng ta cùng chung một chiến hào, không cần phải giải thích.

        Tám nhìn tên Đởm mỉm cười. Đôi môi rớm máu của anh rung rung. Mấy tên công an ngụy đứng lùi lại - Bắt được Tâm chúng còn nơm nớp. Chúng vẫn sợ Đội Công an số 6. Ra vẻ hung hăng trước mặt bọn tay sai đàn em và những người dân phố đứng xung quanh, tên Đởm hoa cây súng trước mặt Tâm, quát hỏi:

        - Còn thằng Oanh, thằng Thông đâu?

        Tâm lừ mắt nhìn nó, không đáp. Tên Đởm hét đồng bọn: “đánh”.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2018, 02:59:09 am »


        Đốp! Đốp! Chát! Chát! Báng súng trường, súng lục, nắm đấm, mũi giày dồn dập bổ vào người Tâm. Không gượng nổi, Tâm khuỵu xuống. Bọn chúng dội cả thùng nước vào người Tâm, cho anh tỉnh dậy, để lôi đi.

        Thấy đồng bào đứng ngoài đường nhìn vào khá đông, Tâm cố đứng thẳng lên, đưa hai tay bị trói chùi máu trên miệng, nói to:

        - Thưa đồng bào, tôi không may bị giặc bắt, nhưng sẽ có hàng ngàn, hàng vạn người thay tôi giết giặc. Kháng chiến nhất định thành công!

        Chúng lại xô vào đánh Tâm. Tên Đởm ra lệnh cho bọn vệ sĩ lôi nghiến anh và Bích Hưng qua cầu, sang Ty công an ngụy.

        Chị Bích Hưng lồng lên, giằng xé, cào cấu vào mặt bọn vệ sĩ, để giữ chồng lại. Chị không ngớt gào thét chửi bới chúng thậm tệ:

        - Cha tiên sư chúng mày! Không được bắt oan chồng bà! Nhà này bán hàng ăn mỗi ngày hàng trăm người ra vào, biết ai là Việt Minh, ai là Việt gian! Chúng mày bắt ai thì bắt, không được bắt chồng bà!

        Một tên lính gạt chị ra, chị cào vào mặt nó. Cáu tiết, nó xô chị ngã vật xuống. Chị Bích Hưng chồm dậy, ném cái ghế vào mặt nó. Mấy tên lính đứng gần liền giơ báng súng chực đánh. Tên cầm đầu vệ sĩ gạt bọn lính, nói như ra lệnh:

        - Bắt ai cứ bắt. Không đụng vào bà ấy. - Nó hạ thấp giọng - Cháu cha tổng chỉ huy đấy!

        Bọn lính không dám đánh. Chúng giữ chặt chị để lôi chồng chị đi. Chị Bích Hưng cố vùng vẫy, kêu la, chửi xa xả vào mặt chúng:

        - Việt Minh đánh nhà Lê Phát, sao chúng mày không bắt, lại đi bắt chồng bà vô tội? Cha con mẹ đẻ đứa nào đặt điều cho chồng bà để bắt chồng bà!

        Bà con hàng phố bị bọn lính dùng lưỡi lê, báng súng xua đuổi ra xa, đang căm tức bọn giặc, thương chị Bích Hưng, không làm gì được, cũng hả dạ vì những câu chửi độc địa của chị.

        Thằng Đởm nói với chị Bích Hưng:

        - Thôi bà ơi, chúng tôi bắt được Việt Minh trong nhà bà thì phải đưa cả ông ấy đi theo. Lên Ty công an, có sao khai vậy, xong việc thì về. Việc gì mà quang quác mồm như quạ cái vậy?

        Chị Bích Hưng xỉa vào mặt nó:

        - Đưa lên hỏi thì chúng mày không được trói chồng bà. Chiều mà chồng bà không về, bà lên Ty nhà mày bà chửi. Bà chửi cho sụp mả từ thằng trưởng ty trở xuống!

        Tên Đởm bảo cởi trói cho Bích Hưng. Chúng dí hai lưỡi lê vào lưng anh, đẩy anh theo Tâm sang cầu trong tiếng chửi bới không ngớt của chị Bích Hưng.

        Tâm liếc nhìn anh Bích Hưng. Bích Hưng giữ được bình tĩnh tự chủ. Tâm mừng. Vừa lúc đó bắt gặp cặp mắt nhìn thẳng đầy kiên quyết của anh Bích Hưng, Tâm càng yên chí.

        Suốt thời gian làm cơ sở cho Đội Công an số 6, anh Bích Hưng đã giữ đúng lời hứa ban đầu. Mọi hoạt động của anh, anh đều giữ kín, cả với vợ anh. Có lần Bích Hưng nói với Tâm và Oanh: “Nhà tôi hàng ngày đi nhà thờ xưng tội với cha Quỳnh, cha Đệ, nhưng các anh đừng ngại. Nó cũng có lòng yêu nước ghét giặc. Với lại nó không biết gì về hoạt động của chúng ta đâu. Còn tôi, dù có hy sinh vì nước, vì kháng chiến cũng là điều vinh dự. Không đời nào tôi để hại cho Tổ quốc.”

        Cả Ty công an ngụy đổ xô vào Tâm.

        Tên Đởm quần Tâm suốt mấy ngày liền. Những ai làm liên lạc? Ai đánh nhà Lê Phát? Đánh như thế nào?

        Chúng giam riêng Tâm một buồng. Những khi bị giải lên buồng hỏi cung, Tâm thấy nhiều người trong các buồng giam chung đổ cả ra song sắt nhìn anh. Tâm nhận ra nhiều người quen. Tâm hiểu, nhiều cán bộ và đồng bào bị bắt vào đây thấy Tâm đấu tranh công khai thẳng mặt kẻ thù, họ thương anh bị đánh đập tàn nhẫn và cũng lo, sợ anh khai về họ và khai các cơ sở khác. Anh đi qua các cửa sổ phòng giam thường nghe những câu động viên: “Cố lên nhé!”, “Gắng chịu đựng!”. Tâm nhìn thẳng khung cửa mỉm cười, nói: “Cứ yên tâm. Tổ quốc trên hết!”.

        Tên Đởm người Bùi Chu, vẫn nổi tiếng về ngón hỏi cung hay vặn vẹo con cà con kê, rất lắt léo. Hắn hỏi từ đời ông, đời cha người ta và hỏi những chuyện xa xôi không ngờ rồi đột ngột hỏi gay gắt những điều rất cụ thể. Không ít người đã bị hắn đánh lừa. Nhưng với Tâm, hắn không còn đủ tỉnh trí để vặn vẹo nhiều. Hắn dùng dùi cui, quay điện, đổ nước mắm vào mũi... nhưng cũng bất lực. Ba hôm sau Mi-lô đến tiếp tay hắn.

        Tên trùm tình báo quân viễn chinh Pháp ở Kim Sơn - Phát Diệm này đã hao hơi tốn sức nhiều với Đội Công an số 6 và phong trào du kích ở đây. Hắn đang đau đầu, cay cú vì vụ câu lạc bộ sĩ quan trong khu Xéc-tơ bị nổ tung. Oanh đã kể cho Tâm rằng chính nó đã dựng đứng lên một cái hồ sơ theo tưởng tượng, rằng tình báo Việt Minh đã căng dây qua sông Vạc giật nổ quả mìn đặt trong câu lạc bộ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2018, 02:59:28 am »


        Thấy Tâm bước vào phòng, Mi-lô đứng dậy, vồ vập bắt tay anh, kéo ghế mời ngồi:

        - Chào ông. Mời ông ngồi. - Hắn nói tiếng Việt khá sõi - Tôi là sĩ quan tình báo, tôi biết quý ông, một người có tài.

        Tâm nghĩ bụng, ngón phỉnh phờ đây. Tâm ngồi xuống ghế. Hai cổ tay sưng tròn tím bầm vì đòn tra tấn, chật căng trong đôi vòng xiềng sắt, đặt trên đùi.

        Mi-lô lắc đầu, nhún vai, hất hàm với Đởm đang đứng đờ như pho tượng ở góc phòng, chờ sai bảo.

        - Đối với người tình báo như ông Tâm đây, không thể đối xử như với dân đen thế được. - Hắn quay sang Tâm - Chúng tôi dành cho ông sự đặc biệt.

        Tên Đởm lăng xăng đến tháo xiềng cho Tâm. Mi-lô mời Tâm thuốc lá, vừa cười vừa nói:

        - Ông sẽ thành một điệp viên có tài. Tôi khen ông nhưng bây giờ con đường cũ của ông đã chấm dứt. Ông cần khôn ngoan thay đổi phương hướng phục vụ. ông còn trẻ lắm. Đầy triển vọng! Cần biết thức thời.

        Tâm ngồi im, tàn thuốc lá rực dài trên tay. Hàm anh hơi bạnh ra.

        Mi-lô nói huyên thuyên, buông đủ lời ngon ngọt dụ dỗ anh bán rẻ Tổ quốc, làm tay sai cho hắn. Cuối cùng Tâm nhìn hắn hỏi:

        - Ông cần những gì ở tôi?

        Mi-lô khấp khởi mừng, ghé sát mặt anh, nói ngọt xớt:

        - Không cần ông phải khai báo ai hết, ông hãy cho tôi biết một chuyện đã rồi. Các ông đánh câu lạc bộ sĩ quan bằng vũ khí gì? Thế thôi!

        Tâm gật gù, nghĩ bụng: Tên cáo già xảo quyệt thật! Được rồi... Anh cau mày, nói:

        - Ông thừa hiểu, chuyện đó không đơn giản. Chỉ tiếc tôi bị tra tấn dã man nên còn yếu quá.

        - Ồ, ồ! Ông không lo. - Mi-lô vồ vập - Chúng tôi không hề sốt ruột. Chúng nó tồi quá, làm ông đau. Ông hãy cứ về nghỉ cho lại sức.

        Lần đầu tiên Tâm trở về buồng giam bằng hai chân mình. Anh đi chậm rãi, suy nghĩ mông lung. Thủ đoạn mua chuộc của địch không làm anh bận tâm nhiều. Anh băn khoăn, nếu chỉ là giữ vững khí tiết, chịu đựng mọi cực hình, không khai báo một lời nào, dù cho phải hy sinh, anh tin mình làm được. Nhưng có thể làm gì hơn nữa? Anh nhớ lời Oanh đã có lần nói “chiến sĩ trinh sát công an có thể tấn công kẻ thù trong mọi hoàn cảnh”. Khi bị bọn cảnh binh bắt Oanh đã làm như thế.

        Tâm về tới phòng giam chợt thấy bếp Lương lảng vảng ngoài sân. Anh khấp khởi mừng. Khi đánh nhà Lê Phát, bếp Lương được bố trí lánh mặt. Sao chúng đưa anh vào làm đây? Biết đâu chả có bàn tay của ta bố trí?

        Từ hôm bị bắt đến nay đã hai tuần, Tâm chưa liên lạc được với tổ chức, không biết tình hình bên ngoài thế nào? Nguyên nhân mình bị bắt ra sao?

        Tâm đang nằm khàn trên sàn đá. Bọn lính mở cửa, bếp Lương bưng một mâm cơm thịnh soạn vào - có đủ cá, thịt, cua bể, rượu và thuốc lá thơm. Cặp mắt bếp Lương long lanh nhìn Tâm vui mừng.

        Tâm hiểu bữa ăn này là ngón trò của Mi-lô. Anh không để ý. Anh chỉ muốn đuợc nói với bếp Luơng dăm câu, nhưng tên lính đuổi bếp Lương ra ngay.

        Khi vào dọn dẹp chỉ có một mình, bếp Lương nói:

        - Anh Oanh, chúc anh mạnh khỏe, giữ vững ý chí chiến đấu. Ở ngoài bình an cả. Anh bị thằng Phiệt phản bội. Cô Thuận cũng bị giam ở đây. Cô ấy có báo cáo ra rằng cô ta bị anh chỉ điểm!

        Bếp Lương mỉm cười nhắc thêm:

        - Anh yên tâm.

        Tên lính gác vào giục bếp Lương ra ngay. Tâm không kịp hỏi thêm lời nào.

        Xốn xao trong lòng vì những ý nghĩ lộn xộn, Tâm nằm ra sàn rít thuốc lá.

        Thuận đã nghĩ về mình đến mức ấy? Thật là tệ hại! Nhưng rồi Thuận sẽ hiểu.

        Còn tên phản bội? Thì ra thằng Phiệt.

        Phiệt là con một nhà buôn giàu có. Sau Cách mạng Tháng Tám, hắn có hoạt động khu phố. Hắn đã đi kháng chiến nhưng vì cầu an, ngại khó, hắn “dinh tê” về Phát Diệm. Tổ chức hậu địch không tin hắn, không nối liên lạc với hắn. Không ngờ hắn táng tận lương tâm phản bội Tổ quốc như thế? Nhưng nếu chỉ là thằng Phiệt thì không lo. Hắn biết Tâm vì Tâm là thường vụ chi bộ đường phố, còn các anh Oanh, Thông... hắn có nghe nói tên nhưng chưa biết mặt. Tổ chức của ta hắn không biết. Vậy chúng nó bắt Tâm và Bích Hưng là bắt non! Những hoạt động của ta sẽ vẫn tiếp tục tốt. Tâm nôn nao, chỉ muốn mau chóng tìm được cách trở về tiếp tục chiến đấu. Tuy nhiên Tâm không dễ quên cái day dứt vẫn giày vò lòng anh từ hôm bị bắt: “Tại sao mình để bị bắt?”.

        Anh không tìm cách lẩn trốn sự thật. Anh đã thẳng thắn tự phê phán cái vô kỷ luật, tự ý ở lại của mình và sẽ sẵn sàng nhận kỷ luật của tổ chức.

        Còn bây giờ, phải quyết đấu tranh với quân thù đến hơi thở cuối cùng.

        Chiều xuống. Buồng giam tối nhờ. Xen với tiếng chuông nhà thờ ngân nga, có tiếng phụ nữ khàn khàn chửi bới, khi gần khi xa... Tâm chớp mắt. Thương chị Bích Hưng quá. Từ ngày anh bị bắt, chiều nào chị cũng đến cổng Ty công an chửi bới, đòi chồng.

        Như vậy là Bích Hưng vẫn giữ được khí tiết. Nếu Bích Hưng khai báo mới nguy. Anh ấy biết nhiều cán bộ và liên lạc của ta.

        Những ý nghĩ vui, buồn lẫn lộn làm cho Tâm bồn chồn đứng ngồi không yên. Anh đi lại đến mỏi chân trong cái phòng giam chưa đầy bảy mét vuông.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2018, 03:01:29 am »


29

ĐAU HƠN ĐÒN TỎNG BỘ

        Thuận nằm rũ rượi trên sàn đá bẩn thỉu. Đôi mắt sưng vù thâm tím, nhắm chặt. Hai người bạn tù đang gỡ đám tóc rối bết của chị xòa trên sàn. Thuận không mê nhưng cô không muốn cử động. Bà già mặt rỗ và chị Thanh, hai người bạn tù vẫn săn sóc Thuận mỗi khi cô bị cáng từ phòng hỏi cung về.

        Từ hôm chúng nó đưa Thuận từ nhà giam Tổng bộ về nhà giam Ty công an, cô đã bị tra tấn năm lần, nhưng cô vẫn trơ ra như thế. Cho đến hôm nay, bọn công an ngụy chưa hỏi xong câu “Mày có phải là liên lạc của Việt Minh không?”, Thuận chỉ một mực kêu “Tôi là người dân, ngày nào tôi cũng đi bán bánh tẻ sinh sống. Sao các ông bắt tôi?”.

        Từ là một cô gái xinh tươi khỏe mạnh mơn mởn như lúa tháng Ba, bây giờ, chúng nó hành hạ thân thể cô xác xơ như lượm rơm mới vò. Những ngày đầu, hầu như cô mê man suốt, khi tỉnh táo giữa hai trận tra tấn, đôi mắt bồ câu của cô long lanh nhìn những người bạn tù như muốn an ủi họ. Người ta càng thương và mến phục Thuận. Nhất là những bà con cơ sở có biết Thuận, họ càng săn sóc cô nhiều.

        Bọn công an ngụy không có chứng cứ gì về Thuận, đánh lắm không có kết quả, đã nản lòng. Hôm nay chúng nó ném Thuận trở lại buồng giam khi cô chưa hoàn toàn mê man. Nằm rũ trên cáng, Thuận nghe hai tên công an ngụy khiêng cô - tưởng cô đã ngất hẳn như mọi hôm - bàn tán với nhau:

        - Con bé này biết quái gì mà bắt? Làm tội cái thân nó.

        - Ừ, chúng nó nghe báo thì hoảng hồn, thấy ai khả nghi là vớ bừa về, thế thôi.

        - Hôm nào chả gặp nó bán bánh ở phố Thượng Kiệm?

        - Thằng vệ sĩ nào ăn quỵt hàng nó, bị nó chửi, rồi báo nó để trả thù đây mà.

        - Bắt trăm đứa không được một đứa Việt Minh, bây giờ vớ được đích danh ông Tâm là Công an số 6, cóc làm gì được ông đấy.

        - Ấy, vào tay Mi-lô rồi. Thằng Tây sướng như được vàng, không biết có ăn thua gì không?

        Thuận mừng vì cuộc đấu tranh gian khổ, kiên trì của mình đã thắng. Không có chứng cứ, trước sau chúng cũng phải thả. Cô sẽ lại tự do đi bán bánh để làm nhiệm vụ như cũ.

        Thuận còn nôn nao lo lắng tự hỏi:

        - Công an ta có ai tên là Tâm mà bị bắt?

        Tiếng “Tâm” gieo nặng trong lòng Thuận. Tiếng đó đã từng ngân lên đầy thân thưong, gắn bó với mối tình đầu của Thuận. Nhưng rồi, tiếng đó như hiện thân của sự đáng khinh, đáng ghét làm dậy sôi căm thù.

        Câu chuyện liên quan đến anh Tâm, hai tên ngụy nói, gợi cho Thuận bao suy nghĩ, tưởng tượng làm rối tung trong lòng cô cả hai tình cảm trên.

        Nếu anh Tâm là người của Đội Công an số 6 thì mình đã nhầm to. Mình đã báo cáo ra ngoài chính anh ta chỉ điểm. Thật đáng trách! Sau này còn mặt mũi nào nhìn anh ta? Nhưng, Thuận tự thú với mình, thà được như thế còn hơn.

        Thuận càng nghĩ ngợi càng cảm thấy mình nông nổi. Có lẽ nào mình bị bắt vì chỉ điểm mà lại như thế? Thuận cố lần lần nhớ lại từng sự việc, từng chi tiết từ hôm bị bắt...

        Sáng hôm ấy Thuận đội bánh đi cũng như mọi hôm thôi. Khi đến nhà bà Hệ ở số 42 phố Thượng Kiệm, là trạm liên lạc, để lấy tài liệu đem sang Kiến Thái, Thuận đã ý tứ lắm.

        Cái nhà số 42 lụp xụp ấy nằm lọt vào giữa Ty bảo chính đoàn và tòa nhà tỉnh trưởng. Lính tráng qua lại suốt ngày. Chúng nó có bao giờ nghi ngờ Đội Công an số 6 lấy đó làm nơi nhận và chuyển tài liệu. Hôm ấy anh Oanh đi công tác vắng, Thuận phải chuyển tài liệu đi xa hơn, ra mãi Lạc Thiện, nên bán chưa hết bánh cô đã đến.

        Qua nhà số 42 không thấy động, Thuận còn đi quá một quãng, qua Ty bảo chính đoàn bán mấy cái bánh, rồi mới quay lại. Cô ý tứ đi lẫn với mấy người đi chợ. Gần tới số 42, bọn vệ sĩ ập đến khám xét cả đoàn người. Chúng giữ Thuận và hai chị nữa cũng trạc tuổi Thuận, để khám kỹ.

        Tên vệ sĩ béo lùn, mắt hấp hiếng, cầm đầu bọn, day mặt Thuận hỏi:

        - Mày đi đâu?

        - Hôm nào tôi không đi bán bánh ở đây? - Thuận khinh bỉ nhìn nó, đáp. Tên vệ sĩ chọc mũi súng trường vào yếm Thuận, hỏi:

        - Bánh hả?

        Thuận quắc mắt, gạt cái mũi súng, kêu:

        - Đồ khốn nạn. Lính tráng làm gì mà chặn đường ghẹo gái giữa ban ngày thế?

        - Mẹ kiếp! Việt Minh! - Tên vệ sĩ vừa nói vừa thúc báng súng vào ngực Thuận. Đau quá, Thuận lảo đảo, thúng bánh trên đầu đổ tung ra đường. Mấy tên vệ sĩ xô vào cướp bánh như bầy lợn giành nhau cái vỏ chuối. Chúng cười hô hố. Chúng nhét vội bánh vào “túi quần bắt gà”. Hai tên bóc bánh ăn luôn. Thuận khinh bỉ nhìn tên vệ sĩ béo lùn, nhiếc:

        - Rõ là đồ cướp đường!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2018, 03:02:19 am »


        Tên béo lùn xấu hổ, nổi máu sĩ diện, chửi tục và thuận tay, tống một quả đấm vào hàm một tên đang nhai bánh. Hắn quát:

        - Mẹ chúng mày! Quân Đức cha mà thế à? Chỉ chết vì đớp!

        Tên bị đấm trợn mắt nuốt vội miếng bánh vừa cắn rồi nhổ ra bãi máu. Nước mắt và nước mũi cũng trào ra. Hắn ôm lấy mặt, kéo khăn vàng lên lau máu.

        Thuận mắng tên béo lùn:

        - Sao ác thế! Người ta chưa kịp nuốt. Chúa nào chứng cho mày.

        - Mẹ kiếp, tiếp tay cho Việt Minh còn già mồm. về Nhà Chung ông cho biết tay.

        Chúng đánh cả hai chị kia, rồi trói họ với Thuận một dây, lôi đi xuống phía Nhà Chung. Đồng bào đi chợ đứng lại khá đông. Bọn vệ sĩ cầm ngang súng cắm lê xua đuổi.

        Thuận không hiểu sao chúng lại bắt thế này? Dù sao cũng may. Nếu lấy tài liệu rồi thì nguy to. Có đứa nào chỉ điểm không, mà nó lại nói “tiếp tay cho Việt Minh”?

        Thuận miên man suy nghĩ, chả mấy đã đi qua cầu ngói rẽ vào Nhà Chung. Nghĩ đến “đồn tổng bộ” như người ta nói, Thuận thấy rờn rợn. Nhưng cô tự nhủ: Dù thế nào cũng cắn răng chịu.

        Tổng bộ tự vệ đóng trong nhà hát Nam Thanh bên phải nhà thờ lớn Phát Diệm. Trên sàn sân khấu bằng xi măng cốt thép, chúng đặt bàn giấy. Dưới gầm sàn là cái hầm giam. Chúng mở cái cửa vừa chui lọt một người, bắt Thuận vào. Thuận đang cúi lom khom nhìn hầm tối đen, hơi nóng xộc ra, sặc mùi hôi thối, tanh tưởi đến lộn mửa. Một cái chân giày đinh đạp mạnh vào lưng làm Thuận chúi xuống, đâm đầu vào đám tay, chân, đầu, mình... rồi va mạnh vào cái cột xi măng đến choáng váng. Có nhiều bàn tay cùng đỡ Thuận ngồi dậy.

        Các chị khác cũng bị tống hầm theo kiểu đó.

        Trấn tĩnh được, Thuận ngồi ngay lại, dụi mắt mấy lần cố nhìn vào bóng tối nhờ nhờ chung quanh. Cái hầm cao vừa đầu người, rộng mỗi bề chừng sáu mét, chằng chịt những cột bê tông chống đỡ, chúng nhét hơn hai trăm con người; cả đàn ông lẫn đàn bà và trẻ con! Kẻ ngồi, người đứng chồng chất lên nhau, chật như lèn, cựa quậy cũng khó. Mùi phân giải, mùi mồ hôi lâu ngày khẳm lại, mùi máu và vết thương hôi thối xộc vào mũi, sặc sụa ngạt thở. Thuận ôm chặt lấy mồm lấy mũi, sợ mình nôn tháo ra những người xung quanh. Có ai đó đẩy cô đến bên cái cửa thông hơi bằng cái vành mũ, có song sắt. Cô ngước mặt lên thở dốc mãi. Nhưng chỉ một lát đã có người đẩy lùi Thuận sang bên để người khác đứng vào đó. Hồi trước, Thuận có nghe nói cái cửa này quay ra phía sân vận động trường cố Sáu. Hằng ngày, thân nhân những người bị bắt đứng chen nhau bên sân vận động nhìn qua dây thép gai và cột rào xi măng để tìm thăm người nhà ở trong này. Bọn vệ sĩ xua đuổi đánh đập họ tàn nhẫn. Bên tai Thuận tiếng ong ong vang vang huyên náo không dứt. Mãi cô mới hiểu đó là tiếng người ngoài sân, người trong hầm gọi nhau, tiếng người kêu khóc van xin vì bị tra tấn gần đâu đây cùng với tiếng cầu kinh từ bên nhà thờ vọng sang.

        Rồi Thuận quen dần. Thực ra cô không còn để ý đến những khổ cực. Cô cứ tự nhủ mình, khốn khổ mấy cũng phải chịu được, không thì nguy với chúng. Thuận nghĩ mãi, không hiểu tại sao chúng bắt cô? Chúng hỏi cung chỉ độc nói “tiếp tay”, “liên lạc”. Chắc có đứa nào chỉ điểm, nhưng nó không biết rõ tổ chức nên hỏi vu vo thế? Thuận liền nghĩ đến Tâm: mình đã có lời khuyên răn hắn, thế mà thấy hắn ngày càng tồi tệ đi. Lúc nào cũng cờ bạc và cặp kè vói lính tráng, gì mà không trở thành chỉ điểm? Đã thành chó săn như thế thì đến mẹ nó, nó cũng không từ! Căm tức quá! Thuận càng yên chí Tâm đã chỉ điểm cho vệ sĩ bắt cô. Chính Thuận đã thấy hắn ngồi uống rượu vói tên vệ sĩ béo lùn, trong quán cơm chợ Nam Dân!

        Lúc này, nghĩ Tâm là anh “Công an số 6” bị giặc bắt, Thuận lo mình quá vội vàng!

        Chiều, Thuận vẫn còn nằm. Chị Thanh bón cho Thuận từng thìa nước. Bỗng các chị em trong tù đổ xô vào cái ô cửa sổ to bằng cái khay, có chấn song sắt.

        Thuận hỏi:

        - Gì thế chị?

        - Họ xem anh Công an số 6 từ buồng tra tấn trở về.

        Thuận nhổm ngay dậy. Hai người dìu Thuận đến ô cửa. Các chị khác buồn bã nhường cho Thuận một khóe nhìn.

        Thuận trông thấy phía lưng một người tầm thước, tóc dài bù xù phủ chấm cái cổ gầy guộc. Người ấy có dáng đi mạnh bạo rắn rỏi, rất quen thuộc. Đúng anh ta rồi!

        Tại sao lại thế nhỉ?

        Thuận về chỗ, nằm dài. Lòng xôn xao trăm mối, nửa mừng, nửa buồn. Những lời bàn tán của chị em xung quanh dội thẳng vào tai, không nghe không được, càng làm cho Thuận suy nghĩ nhiều.

        - Tại sao từ buồng hỏi cung về mà cứ khỏe như không ấy nhỉ?

        - Mọi hôm chúng nó phải khiêng đấy?

        - Đòn thằng Đởm thì có mà trời chịu! Lại đấu tranh công khai nhé!

        Các chị trong phòng giam đều thắc mắc, không vui. Họ trờn trợn nghĩ đến điều xấu xa có thể xảy ra nhưng chưa ai nỡ nói thẳng ra!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2018, 03:02:39 am »


        Một chị còn trẻ, là du kích làng Trì Chính, buông thõng một câu:

        - Thì xưa nay tra khảo vẫn có thể làm thay đổi những đứa hèn!

        Bà già mặt rỗ, bị bắt về tội phóng uế trước cửa nhà quan Tỉnh trưởng, thường không ngớt mồm đọc kinh và kêu tên Chúa, nói thủ thỉ:

        - Lạy Đức Mẹ lòng lành vô cùng. Da thịt con người chứ phải sắt đá gì. Nó hành hạ thừa sống thiếu chết như vầy ai cũng phải tìm lấy một lối thoát.

        Hai, ba chị cùng lườm bà, vẻ bực dọc:

        - Thôi đi bà! Đầu hàng nhục nhã thì sống không bằng chết.

        - Thoát kiểu ấy là không thoát đâu bà ạ.

        - Lạy Chúa. - Chị du kích nói - Dân Phát Diệm khổ sở mất Chúa cũng vì lối thoát đó.

        Bà già mặt rỗ không chịu thua:

        - Các chị đừng lắm lời. Mọi việc ở đời ai ra sao, đều đã có Chúa phán xử.

        Chị Thanh, người phụ nữ đứng tuổi, bị giam từ hồi Phát Diệm mới bị tạm chiếm, luôn tỏ ra chín chắn, ít nói, thấy chị em bàn cãi nhiều liền nói:

        - Chúng ta đã biết gì đâu mà nói, kẻ địch lắm mưu ma chước quỷ, xảo quyệt. Khi dùng cực hình tra tấn, khi phỉnh phờ mua chuộc. Ai ra sao phải chờ biết rõ đích xác hãy nói.

        - Thế thật, cứ xem đã.

        Trong số tù nhân, có mấy người là cơ sở, có biết anh Tâm, sợ anh đầu hàng khai báo ra sẽ bị kẻ địch làm hại và còn liên lụy đến gia đình ở nhà, nên đã quá lo lắng trước sự thay đổi của anh. Nghe chị Thanh nói có lý, họ dịu dần rồi im lặng. Họ quây quần thành từng nhóm bắt chấy, bắt rận hoặc rủ rỉ chuyện trò với nhau.

        Riêng Thuận nước mắt cứ trào ra, nửa mừng, nửa lo và thấy tủi thân. Đúng là từ trước đến nay, Thuận đã hiểu nhầm anh. Cô trách anh sao không tin mình. Nào mình có phải như ai đâu...

        Rồi càng ngày cô càng nghe nhiều điều xấu xa về Tâm.

        Một tên lính gác nói, Tâm đã chịu khai báo với Mi-lô!

        Lại có tin là Tâm đã nhận là người đánh mìn vào nhà Lê Phát. Tệ hơn nữa, anh ta khai đang còn một quả mìn cất giấu ở nơi nào đó, hẹn đưa bọn giặc đi lấy về!

        Chị em trong nhà lao bàn tán, mấy hôm nay ngày nào anh ta cũng ăn uống linh đình. Một mình một mâm vượt mặt như mâm cỗ, đủ thức ăn ngon lành và bơ, sữa của Tây.

        Còn nói gì nữa! Nhiều người yên chí anh ta đã đầu hàng nên nguyền rủa công khai. Các chị xung quanh Thuận đều tư lự lắng xuống. Họ đau đớn căm giận không buồn nói.

        Lại có tin bọn thằng Đởm giày đinh nhảy lên giày xéo trên người anh Bích Hưng để tra khảo. Anh không hé răng một lời và đã bị vỡ ngực mà chết!

        Người ta hết lời khen ngợi anh Bích Hưng trung thành dũng cảm bao nhiêu thì căm tức “tên phản bội” bấy nhiêu. Cứ mỗi lần nhắc đến tinh thần Bích Hưng đã chiến đấu đến phút cuối cùng và chị Bích Hưng chiều nào cũng đến cổng Ty công an ngụy chửi bới lũ ngụy để đòi chồng, là chị em lại mạt sát “tên đầu hàng” không tiếc lời. Cứ như nó là nguyên nhân làm cho anh Bích Hưng chết và gia đình họ phải đau khổ.

        Thuận nằm lặng một góc không góp lời bàn tán với chị em. Cô cảm thấy mình là người đau xót nhất, căm giận tên đầu hàng nhất. Cô nghẹn ngào nghĩ rằng, thà “nó” cứ là tên chỉ điểm như mình đã tưởng, còn đỡ căm thù, tức bực hơn?

        Không ai buồn chờ “tên phản bội” đi về qua song cửa như trước kia. Rồi mấy hôm liền, không thấy hắn ta lên phòng hỏi cung nữa. Trong nhà giam có người nào bị lôi đi hành hình hay bị gọi lên hỏi cung vặn vẹo sâu xa, bị đánh đau hơn, người ta đều nói, tại tên phản bội đã khai ra cả.

        Một buổi sáng, nghe nói “tên phản bội” đưa giặc đi lấy quả mìn còn giấu ở nơi nào đó, chị em lại đổ xô ra cửa sổ.

        Tâm đỏ đắn hơn. Tóc mới cắt, chải bóng đến cả những cái vòng tóc mai gọng kính vắt qua vành tai. Quần đen áo trắng sạch sẽ. Tay chỉ bị trói hờ bằng cái dây vải. Cùng đi với Tâm có Mi- lô, Đởm và mấy tên công an ngụy cầm súng hộ tống.

        Những cặp mắt rực lửa từ sau các chấn song nhà giam đổ dồn vào Tâm. Không ai nói một lời, Thuận chen lên đứng trên hết. Cô nghe rõ những luồng hơi thở nặng nề nóng hổi đằng sau gáy, sau tai mình và cả tiếng trái tim mình nện thình thịch. Khi bọn lính dẫn Tâm qua ngang cửa buồng giam, Thuận bỗng thét lên:

        - Đồ phản bội! Chết đi!

        Tâm quay nhìn lại. Bọn lính xô anh đi. Anh cúi đầu nhẫn nhục, bước.

        Bà già mặt rỗ lầm bầm:

        - Người đời ai chả tội lỗi. Lạy Chúa hãy cứu vớt linh hồn anh ta, cứu vớt lấy chúng con!

        Thuận ngồi rũ băn khoăn. Không hiểu hắn có nhận ra tiếng mình không? Cô đau xót nghĩ tới quả mìn sẽ bị rơi vào tay giặc. Nghe nói quả mìn đánh nhà Lê Phát là loại mìn mới lắm, của nước bạn giúp, rất bí mật. Cô lại lo cho anh Oanh và các đồng chí khác liệu có thoát được không? Hắn đã khai quả mìn thì có gì ngăn được hắn khai ra các anh? Thuận càng căm giận càng thấy chua xót, ân hận vì cô cảm thấy hình như có lúc mình đã thân thiết với tên phản bội đó!

        Nước mắt cô cứ trào ra.

        Bao lâu nay bị giam cầm đày ải, kẻ thù man rợ hành hạ tàn nhẫn, Thuận cứ trơ ra. Thế mà giờ đây nước mắt cô trào tuôn không cầm được, uất ức và căm giận đến tức ngục Thuận.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2018, 03:03:32 am »


30

“CÒN NHIÊU MÌN LẮM”

        Tâm trầm ngâm bước giữa hai hàng lính giặc lăm lăm tay súng cắm lưỡi lê. Anh dẫn bọn chúng đi ngược bờ đê sông Vạc, lên phía cây đa Trì Chính.

        Buổi sáng, thủy triều sông Vạc xuống thấp. Lòng sông hẹp lại, nước đục lờ chảy xiết. Cây đa Trì Chính nổi bật trên nền lũy tre xanh non. Xóm làng thưa thớt, thấp thoáng những tháp chuông nhà thờ và những lô cốt boong ke án ngữ vòng ngoài bảo vệ khu Xéc-tơ. Bên kia sông là Thượng Kiệm. Cây đa Thượng Kiệm xum xuê, cành lá màu xanh sẫm làm nổi bật những đường nét uốn cong trên mái đình Thượng Kiệm. Khu đình và cây đa đứng trơ trọi một mình giữa đồng lúa, ruộng cói như một hòn đảo. Những đêm tối trời từ vùng tụ do vào, phải đi tắt cánh đồng, Tâm vẫn nhìn hướng cây đa ấy mà đi. Phía sau cây đa, xóm làng Thượng Kiệm nối tiếp với Phú Vinh, kéo dài mãi ra trong những rặng tre và cây cối xanh rì tốt tươi lên tận phía Hà Thanh, Trung Đông - Yên Mô. Tới đó là vùng du kích.

        Tâm đã đi qua nhà thờ Trì Chính. Phía trước, bốt bảo chính đoàn đóng sừng sững chắn ngang bờ đê. Tới gần đó, có lối rẽ vào cây đa Trì Chính. Tâm đưa mắt ước lượng: khỏi gốc đa này, qua mấy đám ruộng hoang là đến địa phận cần đến...

        Đặt chân vào vùng tranh chấp, bọn lính địch chùn cả lại. Chúng có vẻ sợ sệt nhìn Tâm, rồi nhìn Mi-lô. Tâm biết ý, anh nói với Mi-lô:

        - Đi quá những đám ruộng hoang này, sang bên kia là chỗ giấu quả mìn. Tôi biết đường đi an toàn.

        Mi-lô gật đầu, phẩy tay cho bọn lính đi nhanh theo Tâm. Còn hắn, đi tụt lại sau.

        Lúa dại, cỏ lác và cói mọc tua tủa, đến gần thắt lưng. Bọn lính dò dẫm theo Tâm thành một hàng dọc. Tâm bước nhanh đến con đường cái từ bờ sông vào làng. Bọn lính đang bì bõm dưới ruộng. Mặt đường đầy cỏ may, cỏ gà chỉ còn một lối mòn nhỏ. Bọn lê dương đi càn, thường vào làng theo lối này. Tâm biết, du kích đã cài nhiều mìn và lựu đạn trên mặt đường. Bên kia đường là đất nương cao hơn ruộng, tuy nhiều cỏ nhưng khô ráo, có thể chạy nhanh được.

        Lựa khi kẻ địch không ngờ, Tâm ù té chạy. Anh chạy băng qua vạt nương ra bờ đê.

        Bọn lính lên được khỏi ruộng, đã chậm, cứ nhằm đường cái đuổi. Tên Đởm la hét. Mỉ-lô rút súng ngắn bắn theo. Những tên chạy chậm hơn đưa súng trường bắn đì dẹt.

        Đạn vèo vèo qua đầu, Tâm vẫn chạy.

        Rầm! Tâm quay cổ nhìn lại: mấy tên giặc đang bươn bải trong đám khói. Những đứa khác dừng lại. Tâm sung sướng quay lại nói to:

        - Còn nhiều mìn lắm. Chúng mày lấy cho thỏa thích!

        Tâm chạy thẳng ra bờ sông. Đạn súng trường viu víu, vài quả cối ở các bốt lân cận bắn vu vơ ra cánh đồng.

        Giật đứt được dây trói, Tâm lao thẳng xuống sông, bơi qua vùng Thượng Kiệm.

        Chạy qua nhiều ruộng lúa, ruộng cói, cách bờ sông khá xa, Tâm mệt rời rã, thở không ra hơi. Sức khỏe bị giảm sút nhiều lại lâu ngày không được vận động, Tâm không thể cố hơn nữa. Đã sang cánh đồng Phú Vinh rồi, nhìn quanh không thấy ai, Tâm bò vào một ruộng cói chờ tối đến sẽ lần về cơ sở.

        Chả mấy chốc khắp vùng bờ đê và cánh đồng Thượng Kiệm, nhốn nháo đầy lính. Chúng bắn súng đì đùng, lùng sục khắp mọi bờ bụi, xéo nát hết cói và lúa của dân.

        Tìm kiếm đến trưa, mỏi mệt, bọn lính ngã lòng, không muốn sục nữa. Lác đác đã có những lũ quay lại bờ sông rửa ráy chân tay chờ về.

        Tâm hồi sức dần nhưng vẫn nằm im. Anh khấp khởi mừng đã thoát khỏi tay quân thù.

        Không ngờ, lúc đó có một lũ bảo an và vệ sĩ hối hả chạy tràn từ làng Phú Vinh ra, bủa vây cánh đồng.

        Khi mệt quá phải chúi vào ruộng cói, Tâm không nhìn thấy một thằng bé mười sáu tuổi đang làm cỏ cói ở gần đó. Nó đã theo dõi Tâm khi anh chạy từ bờ sông vào! Nó lặng lẽ chạy về báo ngay cho cha nó. Cha nó là trùm họ, tay chân của Hoàng Quỳnh!

        Bị vây bốn bề, không còn cách nào nữa, Tâm vùng dậy bốc bùn, đất đánh lại bọn vệ sĩ. Bọn giặc không nổ súng, quyết bắt sống anh. Cuộc vật lộn quá chênh lệch kéo dài được mười phút. Mặc dù rất ngoan cường, cuối cùng Tâm bị bọn vệ sĩ đâm lưỡi lê vào đùi, đè xuống trói chặt. Tâm vẫn chống cự đến kỳ cùng, không chịu để bọn giặc giải đi. Bọn vệ sĩ phải khiêng anh ra đường cái, ném lên xe xích lô chở về Ty công an.

        Đồng bào các phố đổ dồn ra hai bên đường để nhìn Tâm. Tâm nhổm dậy nói chuyện với đồng bào. Bọn vệ sĩ đánh báng súng vào ngực, vào mặt tới tấp, Tâm vẫn hô to khẩu hiệu đả đảo lũ giặc và kêu gọi đồng bào đoàn kết chiến đấu ủng hộ kháng chiến.

        Ba hôm sau, Tâm bị dẫn lên buồng hỏi cung. Trông thấy Mi-lô mặt mũi nham nhở đầy băng dán và cánh tay trái đeo băng đen ở cổ, Tâm đã hả dạ nhưng vẫn xót xa: “Tiếc quá, hắn vẫn sống!”. Mi-lô gằm gằm nhìn Tâm rồi cười nhạt:

        - Mày đã lừa dối tao và cuối cùng tao vẫn có thể cho người lột da mày! Nhưng tao dành cho mày một lần suy nghĩ cuối cùng.

        Tâm trừng trừng nhìn thẳng tên mật thám Tây đầy vẻ thách thức. Bao nhiêu căm thù phải nén lại để lập mưu đánh địch, bây giờ dồn cả lên.

        Mặt Mỉ-lô đỏ rân rân từng đám. Hắn cố nén giận. Giọng nói của hắn thé lên vì không tự chủ được:

        - Mày hãy chọn lấy con đường sống. Mày còn trẻ, có tài, mày có thể sung sướng...

        Tâm nói chậm rãi từng tiếng:

        - Tôi không bao giờ là một tên đầu hàng, phản bội Tổ quốc.

        - Đây là cái sống, cái chết của mày! - Mi-lô đập tay xuống bàn, Tâm im lặng.

        - Mày hãy khai lại về quả mìn.

        Tâm vẫn im lặng.

        - Mày hãy khai lại về quả mìn.

        Tâm im lặng.

        - Mày hãy nói đi! Chỉ cần nói điều ấy thôi, mày được sống.

        Tâm vẫn im lặng. Anh im lặng cho đến khi Mi-lô gầm lên, vơ cái bàn thấm đặt trên tập hồ sơ ném vào mặt anh. Hắn xô vào đánh cho anh gục hẳn. vẫn chưa hết hung hăng, tay phải ôm lấy cánh tay trái bị đau, hai chân hắn xía mũi giày tới tấp vào mặt, vào mạng mỡ Tâm. Hắn rít lên qua kẽ răng nghiến chặt:

        - Tao sẽ cho chúng nó làm giăm bông mày!

        Những trận đòn thù, những ngón tra tấn độc ác của mật thám Tây, mật thám ta liên tiếp ngày này sang ngày khác, làm cho thân thể Tâm đầy thương tích, rã rời. Hầu như ngày nào anh cũng mê man, kiệt sức.

        Nhưng Mi-lô thì chán nản, hắn đấm nắm tay phải vào bàn tay trái lắc đầu:

        - Đành vứt nó ra nhà Chai Nam Định. Ở đó, An-ga-rông sẽ làm việc với nó quy củ hơn!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2018, 01:52:30 am »


31

BÔNG HOA ĐỎ THẮM

        Được cơ sở của Huyện ủy báo tin tên Phiệt phản bội, Oanh quay trở lại Phát Diệm ngay. Nhưng Tâm đã bị giặc bắt rồi.

        Oanh đến nhà Minh tên trùm Đại Việt. Trông thấy Oanh đến, hắn trố mắt nhìn. Hắn không ngờ:

        - Sao anh lại vẫn có thể?

        Oanh thản nhiên như không. Anh tươi cười bắt tay Minh, nói có ý khuyến khích và thăm dò:

        - Tôi vừa ở ngoài kia vào. Một số tài liệu các anh cung cấp, được đánh giá là tốt. Các anh nên nhắc nhóm kháng chiến cần đẩy mạnh hoạt động hơn nữa.

        Nguyễn Minh gật đầu, mặt đỏ từng đám. Hắn nói một cách khó khăn, từng tiếng một:

        - Vâng ạ. Nhưng, bây giờ, khó lắm. Địch đang tăng cường lực lượng kiểm soát nghiêm ngặt.

        Oanh gật đầu. Hiểu bụng nó rồi nhưng Oanh kiên trì:

        - Chúng tôi rất biết. Bác Hồ đã nói: “Càng gần thắng lợi càng nhiều gian nan”. Cục diện chung đã khác. Quân ta đã giành thế chủ động tấn công trên khắp chiến trường.

        - Thế chủ động trên khắp chiến trường? - Nguyễn Minh nhìn Oanh, hỏi lại. Đang ngồi ngả lưng ra ghế xa lông, hắn ngồi ngay dậy, hai tay đặt trên đầu gối.

        - Khi quân địch tập trung lực lượng hòng bình định vùng tạm chiếm, chúng có gây cho ta những khó khăn nhất định, nhưng kháng chiến không ngừng lớn mạnh ngay cả ở những vùng sau lưng địch.

        Nghe Oanh nói, Nguyễn Minh ngồi lặng đi, nhưng rồi hắn vẫn một mực kêu khó:

        - Về tổ chức, chúng tôi rất sẵn sàng. Nếu quân ta đánh vào, chúng tôi sẽ... Nhưng hiện tại, những hoạt động của chúng tôi có bị hạn chế.

        Oanh không chịu nổi cách nói lừng khừng, lảng ra của tên trùm Đại Việt. Anh biết, sau khi bị những đòn đau ngay trong sào huyệt, bọn Pháp và tay sai ráo riết săn lùng Việt Minh, có gây cho ta một số khó khăn. Bọn cơ hội này hoang mang muốn lảng ra. Nhưng chúng không dám trở mặt lộ liễu. Chúng vẫn sợ Việt Minh, cần phải khống chế hắn. Oanh đặt mạnh tay lên bàn, nhìn thẳng Nguyễn Minh, nói:

        - Nếu các anh còn tự thấy mình là “nhóm kháng chiến”, các anh phải đặt cho mình trách nhiệm thi hành nhiệm vụ của cấp trên.

        Nguyễn Minh đỏ mặt, xòe hai bàn tay:

        - Chúng tôi đâu dám thoái thác. Nhưng, mong anh thông cảm với tình hình Phát Diệm hiện nay, báo cáo cấp trên hộ.

        - Thôi được. - Oanh dịu giọng - Hiện nay địch càn quét bắt về khá nhiều cán bộ và đồng bào yêu nước. Anh và anh Xứng, anh Ngoạn cần bàn nhau tìm cách trả tự do cho một số người?

        - Việc này khó lắm. Còn liên quan bên Tổng bộ và Xéc-tơ, khả năng chúng tôi có hạn... Vâng, tất nhiên chúng tôi sẽ cố gắng.

        Sử dụng bọn này chỉ có kết quả ở cái thế chúng bị bó buộc. Oanh hiểu lắm. Khó có thể đòi hỏi gì hơn ở bọn cơ hội ấy trong tình hình này! Oanh nói chuyện chung chung với tên trùm Đại Việt Phát Diệm một lúc nữa rồi ra về. Nguyễn Minh tiễn Oanh ra đến cổng, còn hỏi:

        - Các anh vẫn có thể đi lại ngang nhiên?

        Oanh không nói, thẳng Đường 10 đi lên phía Lạc Thiện.

        Mấy lần sau Oanh đến, Nguyễn Mỉnh đều vắng mặt. Khi hắn đi Hà Nội, khi hắn đến nhà bạn(?). Còn tên Xứng thì ở lì trong Ty công an, Oanh không gặp được. Oanh phải tìm đến Ngoạn. Trông thấy Oanh đến, Ngoạn bối rối đến luống cuống. Có thể là hắn đoán được Oanh đến bàn về chuyện Tâm, sợ Oanh trách cứ việc bắt Tâm. Tất nhiên trong trường hợp này rất khó xử cho hắn. Nghĩ thế, Oanh không nói quanh co mà vào thẳng đề ngay:

        - Các anh cần phải tìm cách đánh tháo cho Tâm và Bích Hưng. Tôi nghĩ, anh và anh Xứng có thể thu xếp được việc đó?

        - Dạ, quả thật việc này vượt ra ngoài phạm vi chúng tôi nhiều. - Ngoạn ấp úng. Anh ta loay hoay tránh cái nhìn nghiêm nghị chứa đựng trách móc của Oanh.

        - Các anh cần coi việc giải thoát cho Tâm và Bích Hưng là một trách nhiệm của nhóm kháng chiến.

        - Dạ, vâng. - Ngoạn múa hai bàn tay vẻ xun xoe nhưng lời nói vẫn không thoát ra được - Tất nhiên là chúng tôi muốn như vậy. Nhưng, mong anh hiểu cho, thật tình, trường hợp này khó lắm.

        - Nếu các anh thấy trách nhiệm thì các anh có thể nghĩ ra những sáng kiến thích hợp. Đội Công an số 6 sẽ hành động phối hợp.

        - Vâng. Tôi xin trình bày để anh thông cảm. Từ ngày các anh đánh câu lạc bộ sĩ quan, bên Xéc-tơ không tin cậy chúng tôi như trước. Việc gì họ cũng muốn tự làm lấy. Anh Tâm đã thuộc về Mi-lô, thêm vào đó, thằng Đởm coi đây là công tích của hắn, hắn không để cho ai ngoài Mỉ-lô can thiệp vào.

        Suy nghĩ giây lát, Ngoạn nói thêm:

        - Nhưng chúng tôi sẽ cố gắng. Anh cứ để từ từ cho một thời gian. - Hắn cười gượng gạo - Chắc chắn đối với anh Tâm, chúng nó không thể làm hại tính mạng anh ngay được.

        Oanh cau mày không nói. Khi đứng dậy ra về, anh bảo Ngoạn:

        - Tôi chờ sự tận tình của anh và nhóm kháng chiến của các anh. Các anh cần có những biện pháp có hiệu quả để chứng tỏ sự tận tình đó. Trong khi chờ đợi, anh chú ý săn sóc sức khỏe của Tâm.

        Anh em trong Đội Công an số 6 đã bàn nhiều biện pháp giải thoát cho Tâm, nhưng chưa thể thực hiện ngay được: Hoặc là mở một cuộc tập kích vào Ty công an. Việc này cần phải phối hợp với lực lượng du kích và bộ đội địa phương, phải chuẩn bị cẩn thận. Trong tình hình kẻ địch đang tăng cường lực lượng cho Phát Diệm lúc này, khả năng đó khó thực hiện. Hoặc là, chờ khi chúng giải Tâm đi Nam Định?

        Sau khi Tâm vượt ngục không thoát, Oanh rất lo lắng, cần phải ổn định tư tưởng cho Tâm, để anh kiên trì chờ đợi. Hành động thiếu thận trọng có thể dẫn tới hy sinh chưa cần thiết. Oanh lại đến gặp Ngoạn. Lần này Ngoạn càng có cớ để thoái thác. Hắn kêu ca:

        - Thật là nguy hiểm. Trước đây đã khó bây giờ càng khó. Lúc nào Tâm cũng bị hai ba tên lính canh gác nghiêm ngặt. Anh đã biết, chúng tôi dùng anh bếp Lương, một người nấu ăn có tiếng bên câu lạc bộ sĩ quan cũ, để săn sóc sức khỏe Tâm. Bây giờ bếp Lương cũng không được dùng nữa. Nếu anh Tâm cứ tìm cách chống trả mãi, tôi sợ khó an toàn tính mạng!

        - Chắc anh biết ý đồ của Mi-lô như thế nào chứ?

        - Nghe nói hắn sẽ gửi Tâm về Nam Định để An-ga-rông trùm Phòng nhì, cố vấn cao ủy Pháp ở Bắc Việt khai thác. - Ngoạn cười gượng, hứa - Khi nào nó chuyển Tâm đi, tôi sẽ báo anh.

        - Vâng. - Oanh gật đầu - Bây giờ tôi đề nghị anh bàn với anh Xứng, cấp cho chúng tôi một cái giấy, để chúng tôi cử người vào thăm Tâm?

        Ngoạn suy nghĩ một lát, gật đầu, nói:

        - Được. Trong khi chờ chuyển đi, Mi-lô giao cho Ty công an canh giữ Tâm, chúng tôi sẽ cố làm việc đó.

        Ngoạn đã thực hiện được lời hứa. Đội Công an số 6 cử Vượng công khai ra vào thăm Tâm. Vượng động viên Tâm yên tâm chờ đợi, không đươc nôn nóng để có những hành động thiếu suy nghĩ.

        Hàng ngày, nằm trong nhà lao, Tâm đã hát, ngâm thơ đầy lạc quan tin tưởng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM