Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 05:09:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đội công an số 6  (Đọc 18634 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2018, 06:30:55 pm »


        Tuy phản cách mạng, chống đối kháng chiến kịch liệt nhưng bọn họ rất sợ lực lượng kháng chiến. Họ không tin Pháp thắng nổi Việt Minh. Họ dựa dẫm các thế lực chống đối nhau để sống còn và làm giàu. Làm tay sai cho Pháp, cho Nhà Chung. Họ sẵn sàng chờ bắt tay Mỹ nhưng họ luôn ngay ngáy lo cái ngày Việt Minh toàn thắng, về phía này, họ để ngỏ khả năng sống còn ở những khẩu hiệu giả vờ chống Pháp, chống Mỹ. Cuối năm 1950, thua to ở biên giới, Pháp lúng túng khắp chiến trường. Vùng đồng bằng Bắc bộ bị uy hiếp nặng nề, buộc giặc Pháp phải tập trung lực lượng để phòng thủ chặt chẽ hơn. Cho nên Pháp đã phải ép đám Công giáo tự trị sáp nhập quân đội riêng vào lực lượng Bắc phần. Đại Việt chủ trương: trong lúc này thấy Việt Minh hoạt động cứ lờ đi; sau này Pháp có bại, Việt Minh cũng yếu thế. Lúc đó sẽ tính chuyện với Việt Minh sau. Có những người bạo mồm còn dám nói với đồng bào là chúng tôi “ủng hộ kháng chiến”.

        Tuy có chủ trương, cương lĩnh để làm chính trị rất kêu, nhưng phần đông đám này đều hướng mọi hoạt động của mình nhằm vào vun vén lợi ích bản thân. Riêng mặt này phải nói là chúng làm rất tích cực, táo bạo. Chúng thường buôn hàng công nghệ phẩm của ngoại từ vùng tạm chiếm ra vùng tự do và mua bò ở vùng tự do vào vùng tạm chiếm bán kiếm lãi một gấp ba.

        Thời gian này lực lượng kháng chiến ở ngay Phát Diệm phát triển mạnh mẽ, uy thế của kháng chiến ngày càng lớn.

        Việc bố phòng của giặc Pháp và tay sai ở vùng Kim Sơn trở nên lúng túng, bị động đã làm cho bọn tiểu tư sản nhạy cảm này thấy trước cái ngày bị quân cách mạng tấn công không xa nữa. Đặc biệt là các cuộc diệt tề trừ gian ở ngay trong Phát Diệm đã làm cho chúng hoang mang hoảng sợ. Những mâu thuẫn nội bộ trong hàng ngũ tay sai cùng việc đền tội của những kẻ phản quốc đã thúc đẩy bọn này tính nước bắt tay với lực lượng kháng chiến địa phương để trước mắt tránh bị trừng trị và sau này còn hòng được dung thân. Tất nhiên là chúng bắt tay để mà lừa dối chứ không để làm gì cho kháng chiến hết. Chúng chỉ cần dùng dằng giữa đôi dòng để chờ cơ hội. Nếu kháng chiến yếu thế, tương quan lực lượng thay đổi có lợi cho Pháp, chúng sẽ lật mặt ngay.

        Hiểu quá rõ tim đen của chúng, trong tình hình ta chưa thể quét sạch chúng được, Oanh đã tương kế tựu kế cho chúng bắt tay để sử dụng chúng. Đối với bọn này, Oanh không thể khống chế và sử dụng như với Tư Thảo. Càng không thể chuyển hóa chúng thành tình báo viên nội tuyến như Kháng, trong những điều kiện nhất định, chỉ có thể lợi dụng tiếp xúc với chúng để thu thập khai thác tin tức hoặc là có thể khống chế để sử dụng chúng trong từng vụ việc cụ thể. Điều quan trọng là Oanh luôn tự nhủ mình không bao giờ được lơ là cảnh giác với bọn chúng.

        Trò chuyện một lúc, Oanh đã xua tan cái không khí khách sáo, dè chừng của các tay Đại Việt. Anh đã có thể nói chuyện với họ về những yêu cầu công việc của mình. Bọn họ chỉ thích bàn suông, vào công việc cụ thể họ tìm cớ lẩn tránh. Cuối cùng, trước uy thế của cách mạng và do cách nói tế nhị của Oanh, Nguyễn Minh nhíu mày gật gật đầu:

        - Chúng tôi sẽ cố gắng, trong phạm vi của mình, cốt sao giữ được bí mật và an toàn lực lượng và - Nguyễn Minh nhìn Oanh mặc cả - mong các anh bảo đảm an toàn cho chúng tôi khi Việt Minh đánh?

        Oanh cười, nói một cách tự nhiên:

        - Cái đó trước sau vẫn là tùy thuộc ở các anh.

        - Tùy chúng tôi?

        - Đúng thế. - Oanh gật đầu xác nhận.

        Oanh hiểu, chưa thể đưa những yêu cầu của mình với cả bọn thế này. cần phải gặp riêng từng người.

        Ngoạn ngồi bên cạnh Oanh. Khi nói chuyện với đồng bọn, Ngoạn hay nói xen tiếng Pháp. Nhiều câu nó nói Oanh không hiểu. Như thế rất không lợi. Nhân thể, thử khống chế hắn xem? Oanh thân mật vỗ vai Ngoạn, nói:

        - Anh thích nói tiếng Pháp lắm ư? Ở ngoài vùng tự do, đồng bào vẫn coi đó là một biểu hiện thiếu tự trọng.

        Ngoạn đỏ mặt. Hắn ấp úng:

        - Xin lỗi anh. Do điều kiện sống của chúng tôi ở đây, thành thói quen...

        Khi ra về, Oanh tỏ ra thân mật với Ngoạn, anh nói:

        - Để tiện việc đến thăm anh Xứng, tôi sẽ đến chỗ anh nhé?

        - Dạ vâng, tôi rất hân hạnh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2018, 06:32:37 pm »

   
        Ngay hôm sau Oanh đến gặp Ngoạn. Khi ở nhà Nguyễn Minh, trong không khí chung của cái gọi là “nhóm kháng chiến” đó, Ngoạn có vẻ tự đắc, cuời nói phô truong. Nay gặp riêng với Oanh, hắn có vẻ rụt rè ít nói. Oanh gợi thử hắn:

        - Anh và Xứng là những quan chức cao cấp ở Ty công an, chắc sẽ có nhiều điều kiện giúp đỡ kháng chiến?

        - Chúng tôi sẽ cố gắng - Ngoạn nhấn mạnh - trong phạm vi cá nhân... Anh nên biết, trong Ty còn nhiều người chống Việt Minh kịch liệt và họ vẫn ngấm ngầm kèn cựa địa vị với chúng tôi.

        - Có phải vì thế mà anh Xứng không muốn tiếp xúc với chúng tôi?

        - Tôi không rõ. Nhưng có thể tin anh Xứng không gây nguy hiểm cho anh đâu.

        - Các anh đừng lo. Chúng tôi sẽ không có những yêu cầu quá sức các anh. Do công việc ở Ty công an, các anh bắt buộc phải va chạm với kháng chiến hàng ngày. Các anh cần tránh những hành động khủng bố, gây tội ác với đồng bào, đánh vào hàng ngũ kháng chiến.
        Ngoạn rót nước nâng hai tay mời Oanh, nói như cái máy:

        - Vâng, chúng tôi không dám gây tội ác. Cả khi bắt buộc phải thừa hành nhiệm vụ, chúng tôi cũng sẽ tìm mọi cách né tránh.

        Oanh đỡ chén nước, đặt lên bàn, nhìn mặt Ngoạn, nói nhấn mạnh từng tiếng:

        - Anh hãy cung cấp cho tôi những tổ chức mật thám tình báo của địch ở Phát Diệm?

        - Vâng. - Ngoạn chớp mắt, tay mân mê chén trà - Lúc nào cần gì có liên quan đến chúng tôi, chúng tôi sẽ cố gắng.

        Thấy Ngoạn cứ lảng tránh, Oanh nhắc:

        - Đỗ Huy Hanh đã cung cấp cho chúng tôi một số tài liệu về các anh...

        Nghe nói thế, Ngoạn tái mặt. Hắn nhìn Oanh, chối ngay:

        - Hanh là người của Nhà Chung, cho nên khi biết các anh đã trị tội nó, chúng tôi lờ đi, không truy tìm.

        - Vậy quan hệ của các anh và Nhà Chung như thế nào?

        - Cái này hơi rắc rối anh ạ!

        - Anh cứ nói hết cho tôi nghe?

        - Hơi dài dòng. Tôi cứ nói vậy. Nếu anh thấy cần, tôi sẽ đưa tài liệu đầy đủ... - Ngoạn nhìn Oanh, nói một thôi một hồi:

        - Những mâu thuẫn về đường lối chính tộ giữa Nhà Chung và Liên hiệp Pháp hiện nay đang đi đến ổn thỏa. Người Pháp đang gây sức ép đến mức phải sáp nhập khu Công giáo tự trị vào Bắc phần. Chắc các anh đã biết rồi? Thế nhưng, trong bộ máy công an, tình báo ở đây còn lắm mối lắm. Ngay trong lực lượng Liên hiệp Pháp cũng chồng chéo lên nhau. Nhiều bộ phận như 2B ZOT, 2B SECTEUR, BCE..., Phòng an ninh lưu động1... Cũng theo đó, Nhà Chung đặt ra Phòng nhì Tổng bộ, các thứ do thám, chỉ điểm của bảo an các cấp, của các nhà xứ và các đảng phái.

        Bắc phần cũng đủ ngạch, như quân báo Bảo chính đoàn, quân báo các tiểu đoàn địa phương, đội đặc sai của tỉnh trưởng - tức là mật vụ - và hệ thống công an, cảnh binh, phòng điều tra mật của bảo an Trung ương.

        Các thế lực thi nhau ăn mảnh, bắt ép nhau trong các vụ việc cụ thể. Ngay cái 2B ZOT cũng có nhân viên chuyên nghiên cứu, điều tra về cái Tổng bộ tự vệ, để hạn chế hoạt động của Nhà Chung.

        Ngoạn lắc đầu, kết thúc câu chuyện rườm rà mà Oanh rất chú ý:

        - Thằng Hanh không phải người của chúng tôi.

        - Vậy trong lúc hành sự các anh làm sao phân biệt được đồng bọn để khỏi đánh nhầm vào nhau?

        Ngoạn cười ranh mãnh. Có lẽ nó phán đoán được ý đồ của Oanh? Tỏ ra am hiểu, hắn bốc:

        - Lần lộn thì cũng có đấy. Nhưng mục đích chính của tất cả các cơ quan đều nhằm vào Việt Minh. Cái rốn của nó ở đây là Phòng nhì Xéc-tơ. Tất cả là một cái mạng nhện mà Xéc-tơ là con nhện. Trừ trường hợp...

        - Trường hợp nào?...

        - À, tôi muốn nói là chỉ những bọn tình báo, phản gián thực thụ của ZOT, BCE là đàng hoàng. Cứ có thẻ “đơ-bê” là trót lọt hết.

        Ngoạn lại cười ranh mãnh. Hình như hắn muốn nói một câu bông lơn bằng tiếng Pháp nhưng hắn kìm lại được. Oanh thừa hiểu giá tộ của cái thẻ “đơ-bê”, nó có thể giúp các anh đi lại hoạt động thuận lợi như thế nào.

        - Vậy anh có thể cung cấp cho chúng tôi một số thẻ đó được chứ?

        Ngoạn cười:

        - Tôi không cấp được, nhưng tôi mách anh một nhân vật quan trọng của ngài An-ga-rông, cố vấn Cao ủy Pháp tại Bắc Việt, nhân vật trùm Phòng nhì ở Nam Định.

        - Chuyện ấy ta bàn sau. - Oanh gật đầu, chuyển câu chuyện - Lúc nãy anh nói việc sáp nhập khu Công giáo tự trị vào Bắc phần đã thỏa thuận xong, phải không?

        - Theo chỗ tôi biết thì họ đã tiến tới những thỏa thuận.

        - Anh có thể nói rõ ràng hơn không?

        Ngoạn lúng túng:

        - Thực ra tôi mới biết đại thể như vậy.

        - Anh nghe ai nói?

        - Tôi nghe anh Minh và anh Xứng nói chuyện. Còn theo hành chính thì chưa có văn bản hay sụ phổ biến chính thức nào.

        Oanh lơ đễnh bưng chén nước uống, nói:

        - Có những cán bộ kháng chiến và đồng bào yêu nước bị giam trong Ty công an, các anh có thể tìm cách để thả họ ra được không?

        - Chuyện này phải tùy từng trường hợp cụ thể. Chúng tôi phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của phòng an ninh cao ủy và tỉnh trưởng.

        Oanh gật đầu, đứng dậy.

        - Anh nói với anh Xứng tôi cần gặp riêng anh ấy.

        - Vâng. Tôi xin trả lời anh sau.

---------------
        1. 2B ZOT: (DeuXièmc bureau de la Zône operntionolle du Tonkin) Phòng nhì thuộc khu vực có chiến sự ỏ Bắc kỳ.

        2. 2B Secteur (2e bureau serteur): Phòng nhì địa phương - Hệ thống Phòng nhì trong các đơn vị quân đội Pháp và tay sai. BCE: (Bureau de contre eapionnagê): cơ quan phản gián Pháp.

        3. Phòng an ninh lưu động (Brigvde mobilede sécurité - BMS): Chuyên điều tra theo dõi hoạt động cách mạng trong các thành phố bị chiếm đóng. Thuộc cơ quan an ninh Cao ủy (Pháp) - Service de la Sécuritedu Haut - Commissariat - S.S.H.C.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2018, 06:34:55 pm »

      
20

VÀO TY CẢNH BINH

        Oanh quyết định phải gặp Nguyễn Minh sớm để tìm hiểu cụ thể việc sáp nhập khu Công giáo tự trị vào Bắc phần. Và sẽ qua Minh mà nắm lấy Xứng. Minh không những là thủ lĩnh Đại Việt duy dân ở Ninh Bình, mà còn là anh em rể với Xứng.

        Oanh mặc vét-tông màu ghi, thắt ca-ra-vát màu xanh tươi, giày da vàng đánh bóng, trông anh sang trọng như kiểu quan chức Bắc phần về công cán khu Công giáo tự trị. Những tên lính tuần, lính gác kính cẩn chào anh, né tránh, hay nhường bước cho anh. Oanh tin là mình sẽ không bị ai chặn đường hạch sách giấy tờ. Bọn lính tráng tay sai nặng đầu óc nô lệ, sợ cái uy cái bóng của chủ, sợ từ bộ áo quần sang trọng!

        Vào nhà Nguyễn Minh, hắn đi vắng, nhưng Oanh không ra ngay. Anh ngồi lại một lúc trong phòng khách, ngay cửa vào. Nếu có tên mật thám nào theo dõi anh, hắn sẽ nghĩ là anh được tiếp đãi lâu trong nhà riêng của nhân vật chính trị quan trọng của Phát Diệm này. Vả lại, ngồi một lát anh có thể tự kiểm tra lại xem có kẻ nào ở ngoài đường tỏ ra chú ý đến mình?

        Anh nhìn vào tấm gương lớn trên cánh tủ gỗ lát ba buồng, chiếu thẳng ra đường. Chợt anh thấy tên Phú, bí thư Ty cảnh binh, lấm lét ngó vào nhà và đặc biệt một dáng dấp, một khuôn mặt quen đi cạnh hắn. Thoáng cái, Oanh nhớ ra ngay: Dương Minh! Dương Minh là cảnh sát của ta, đã chạy theo địch. Thấy mặt nó, Oanh sôi lên căm giận.

        Không nghi ngờ gì nữa. Chúng nó đang theo dõi mình? Oanh cắn chặt môi suy nghĩ. Giá Nguyễn Minh ở nhà thì đỡ cho anh quá. Phú cảnh binh là tay chân của Nguyễn Minh. Chỉ cần bảo Minh gọi Phú vào, cùng trò chuyện một lúc, thì có thể đánh tan mọi hoài nghi trong đầu óc tên bí thư cảnh binh ấy. Nhưng bây giờ biết làm sao? Ngồi mãi đây sao được? Nếu ra đường nhất định bị Phú bắt. Rơi vào tay cảnh binh là rơi vào tay Phòng nhì Xéc-tơ. Trùm mật thám Pháp Mỉ-lô sẽ vồ anh như mèo vồ chuột!

        Bản thân anh bị tra tấn, tù đày, có thể là hy sinh, đã vậy, còn công việc đang dở dang, những đầu mối hoạt động trong hàng ngũ địch mới chắp mối được, chưa bàn giao, những đường dây liên lạc, những cơ sở... Làm sao để các đồng chí biết anh bị bắt?

        Trong mấy phút, Oanh đắn đo và quyết định: Cứ ra và đi đàng hoàng trên đường phố. cốt sao, nếu chúng có bắt anh thì đồng bào trông thấy. Chắc chắn các cơ sở của ta sẽ báo ngay cho Tâm, Thông hoặc các anh em khác biết để có kế hoạch tiếp tục công tác.

        Riêng anh, anh không sợ gì hết. Quyết sống mái một phen với chúng. Điều bất lợi nhất là Dương Mỉnh phản bội. Bọn cảnh binh biết chắc chắn anh là Việt Minh. Nhưng còn chút thuận lợi là anh ở trong nhà Nguyễn Minh - trùm Đại Việt có thế lực. cần khuyếch trương thuận lợi đó.

        Oanh bước đàng hoàng trên đường phố, mắt nhìn thẳng phía trước như không có gì bận tâm. Đi được chừng ba trăm mét, chợt hai tên cảnh binh đi xe đạp kèm sát bên anh. Chúng xuống xe, chặn anh lại, nói từ tốn:

        - Xin mời ông rẽ vào Ty cảnh binh có tý việc?

        - Tôi không có việc gì với Ty cảnh binh cả!

        - Xin mời ông cứ vào, ông Phú có lời mời.

        Oanh lắc đầu, vẻ khinh khỉnh:

        - Tôi không quen ông Phú.

        - Dạ ông Phú mời. Chúng tôi được lệnh...

        - Các ông bắt tôi? - Oanh cau mày vẻ thách thức - Được, tôi vào!

        Oanh quay trở lại Ty cảnh binh. Anh sải những bước dài vẻ giận dữ, đầy khí thế. Hai tên cảnh binh dắt xe đạp lon ton chạy theo. “Bọn cảnh binh du côn mà làm bộ lịch sự thế là chúng còn nửa ngờ, nửa sợ”. Nghĩ thế, Oanh càng tỏ ra oai phong, trịch thượng. Anh đi thẳng vào Ty cảnh binh. Qua phòng thường trực, thấy Dương Minh đang vội vã quay đi tránh mặt anh, Oanh hỏi to:

        - Kìa, Dương Minh ở đây à?

        Anh bước thẳng lên gác. Chân giày nện rầm rầm trên cầu thang gỗ. Vừa đến cửa phòng, Oanh đã hỏi như quát:

        - Ông Phú có nhà không?

        Anh đẩy cửa bước thẳng vào phòng bí thư cảnh binh. Phú vội vàng đứng dậy. Hắn nhã nhặn kéo ghế mời anh ngồi, rồi quay bảo lính pha trà.

        Oanh hầm hầm ngồi xuống ghế, không nói không rằng. Phú nói như thanh minh:

        - Tôi được tin báo chính xác ông là Việt Minh mới vào, nên tìm ông hỏi...

        - À, ra thế? - Oanh khinh khỉnh nhếch mép cười, rồi cầm chén nước nhấm nháp. Bề ngoài trông anh có vẻ chững chạc tự nhiên nhưng bên trong anh muốn có thời gian cho thêm bình tĩnh. Anh buông thõng một câu thách thức: Thì sao?

        - Ông cho xem giấy! - Phú mềm mỏng nhưng cương quyết.

        - Giấy gì? - Oanh cười, hỏi - Ai báo? Dương Minh chứ gì! Ông bây giờ quyền hành trong tay, ông muốn bỏ tù ai cũng được, cần gì phải có giấy hay không có giấy? Ông nghe Dương Minh báo bắt tôi. Nhưng Dương Minh là Việt Minh, tôi cũng là Việt Minh. Ông nghe ai nào?

        Phú lúng túng, không biết trả lời thế nào. Đúng, hắn đang vừa nghi vừa ngại, Oanh biết mình cần phải dấn lên nữa. Vừa lúc đó một tên cảnh binh bước vào đặt lên bàn, trước mặt Phú, mảnh giấy nhỏ. Oanh làm ra vẻ bực dọc đứng dậy. Mắt anh lia nhanh qua mặt bàn, đọc ngược mảnh giấy, thấy viết: “Bổng trưởng đồn Phúc Nhạc”. Oanh biết ngay là Dương Minh đã nhớ lộn công tác của anh với một đồng chí khác cùng tên là Bổng. Mừng quá, Oanh cười, nói ngay, vẻ đắc thắng:

        - Sai rồi! Bổng, trưởng đồn Phúc Nhạc, là Bổng cảnh sát. Còn đây là Bổng trinh sát cơ mà? Dương Minh nhớ sai đấy!
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Giêng, 2018, 06:43:33 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2018, 06:35:35 pm »


        Phú ngớ người, nhíu mày nhìn Oanh.

        - Đấy, bây giờ tôi và Dương Minh ai gian, ai ngay ông xét đi? - Nói thế rồi Oanh cười xoa dịu, nói gỡ cho Phú - Tôi biết, các anh gây rắc rối để thỏa tò mò thôi. Khi thấy thầy trò các anh đi ngoài đường tôi đã ngờ ngợ. Các anh biết tôi vào nhà ai chứ? Đã biêt rôi thì không nên làm lôi thôi, về phía tôi, tôi biết anh quá đi rồi, anh Phú ạ.

        Phú đỏ mặt, nói lắp bắp:

        - Vâng... tôi cũng đoán biết...

        - Anh đã biết tôi rồi thì đừng gây khó dễ mới phải. ích gì cho anh?

        Phú đâm lo. Oanh làm cho hắn có ấn tượng là hắn đã đụng chạm vào một nhân vật quan trọng. Không biết nói gì nữa, hắn hỏi:

        - Bây giờ ông đi đâu?

        Oanh cười, nhíu lông mày vẻ kẻ cả:

        - Đi đâu anh không nên hỏi. Công việc của tôi không tiện nói... Anh chưa biết tôi, vì tôi ít đi lại. Nhưng, anh và anh Minh thế nào tôi biết cả.

        - Mong anh bỏ qua. - Phú nói - Tôi chưa biết anh, cho nên...

        - Bây giờ anh hiểu tôi rồi thì để tôi đi, còn nếu chưa thật hiểu, thì anh tìm hiểu thêm? Đó là phận sự của anh.

        Oanh nói xong, bưng chén nước uống lần nữa, cố quan sát thái độ của Phú. Chưa phải anh đã đập tan được mối hoài nghi trong đầu nó đâu. vẫn phải bồi thêm. Oanh cười bảo Phú:

        - Nếu anh chưa tin, thì cứ việc cho mấy người tin cẩn đi theo tôi xem? Công việc là công việc! Còn anh, - Oanh đấu dịu - tôi hiểu quá đi chứ? Tất nhiên là phải thế, nhưng cũng đừng làm phiền nhau quá! - Vừa nói, Oanh vừa bước tới chìa tay bắt tay. Phú đứng dậy miễn cưỡng bắt tay anh. Oanh cứ thế đi thẳng xuống cầu thang.

        Ra phố, anh để ý, quả thấy hai tên cảnh binh lẽo đẽo theo sau. Oanh bèn đi thẳng lối vào cổng Ty công an. Đen lúc đó, hai tên cảnh binh mới quay lại.

        Nhưng vào Ty công an làm gì? Xứng còn lừng chừng khó hiểu như vậy, biết thế nào? Lại còn bao nhiêu tên khác, nếu chúng nghi ngờ thì thật là tránh hang sói vào hang hùm! Chờ hai tên cảnh binh quay đầu, Oanh liền “biến” ngay sang lối khác.

        Một lát sau, Oanh quay lại. Qua Ty cảnh binh, thầy trò Phú lễ phép cúi đầu chào. Oanh khẽ gật và mỉm cười với Phú.

        Trở về phố Thượng Kiệm, người quen anh gặp đầu tiên là bà Duyên. Bà đứng tha thẩn trước cửa chợ nhìn anh. Cặp mắt bà sáng long lanh, bà cười vui mừng, đôi môi rung rung cảm động. Bà thốt lên khe khẽ:

        - May quá, anh còn về!

        Đến gặp ông Tám, ông nắm chặt tay anh:

        - Lạy Chúa! Ai cũng tưởng chuyến này thì anh “bị” rồi!

        Oanh cười, lòng anh xôn xao cảm động, sung sướng. Thì ra suốt thời gian anh bị bọn cảnh binh “mời”, bà con đã lo lắng theo dõi!

        Hôm sau, Oanh lại tìm gặp Minh.

        Nhưng tay Đại Việt duy dân này chưa cung cấp cho anh được những tài liệu đầy đủ cần thiết về việc sáp nhập khu công giáo.

        Dù sao về hình thức, thì cái gọi là khu “Công giáo tự trị” sẽ không tồn tại nữa. Các lực lượng vũ trang của cái Tổng bộ tự vệ của Hoàng Quỳnh phải phiên chế vào quân Liên hiệp Pháp. Vậy vai trò Tư Thảo sẽ thế nào?

        Nghe Oanh hỏi về Tư Thảo, Nguyễn Minh cười. Đã nhiều lần Oanh nhận thấy cánh chính trị dân sự này tỏ ra rất coi thường nhân vật quân sự làm vì đó.

        - Trước hết lão rất mừng. - Nguyễn Minh nói - Lão sẽ thoát gánh nặng Hoàng Quỳnh vẫn hàng ngày ép lão. Người ta sẽ đền công khó nhọc của lão bằng cách cho lão hưởng thụ nốt những ngày vui thú bên cô vợ trẻ xinh đẹp. - Hắn cười hí hí - Đời thế là chứ! Ở đây không có việc gì cần đến lão nữa.

        Oanh nói lảng sang chuyện khác nhưng trong óc anh còn suy nghĩ tính toán mãi về Tư Thảo. Qua Tư Thảo, các anh mau chóng tiếp xúc được với bọn Minh, Xứng, Ngoạn... Tư Thảo đã cung cấp cho các anh được nhiều tài liệu cụ thể về quân sụ, về âm mưu của bên Tổng bộ, báo trước được một số trận càn quét, khủng bố của địch. Một số trường hợp lão can thiệp thả được cán bộ và đồng bào bị bắt. Có thể lão sẽ đi? Ta cần tận dụng cho hết khả năng của lão. Oanh sẽ báo cáo cấp trên cử một chiến sĩ trinh sát đi cùng Tư Thảo, “kiểm tra” một lượt tất cả cách bố phòng, các lục lượng đồn trú và cơ động của địch trong khu vục Kim Sơn, như lão đã tụ nguyện mời. Tài liệu đó rất quý, rồi sẽ rất cần.

        Hỏi đến Xứng, Minh cứ ậm ừ, một hai bảo đảm Xứng không chống đối kháng chiến. Còn chưa gặp được Oanh là vì lý do này, lý do khác! Nghe qua, Oanh thừa hiểu những lý do đó không xác đáng. Oanh băn khoăn. Cái chính là thủ đoạn của nó thế nào? Nó chống đối kháng chiến, không muốn bắt tay với Việt Minh, nhưng chưa dám ra mặt làm hại Oanh vì nội bộ của chúng còn phải bàn cãi? Hay là nó muốn mặc cả với kháng chiến? Nếu nó tụ cho cái giá trưởng Ty công an ngụy là cao, thì cần làm cho nó hiểu cái tội của nó càng nặng! cần phải cho nó không có chỗ mà lừng khừng!...

        - Cả nhóm các anh cần có sự nhất trí đối với kháng chiến. Nếu anh Xứng tự tách mình ra thì cần nhắc anh ấy nhớ lấy trách nhiệm về những việc anh ấy đã làm, đang làm và sẽ phải làm.

        Oanh không muốn nghe những lời trình bày gượng gạo của Minh. Anh lạnh lùng bắt tay, ra về.

        Ngay hôm đó Oanh tìm gặp Kháng để bàn kế hoạch về công tác với Tư Thảo.

        |Ít lâu sau quả nhiên Tư Thảo được thăng chức quan năm Bảo chính đoàn và rút về Hà Nội. Nghĩ tình gia đình, ông ta đưa cả Kháng theo.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2018, 06:36:54 pm »

     
21

KẺ GÂY TỘI PHẢI CHỊU TỘI

        Ra đến cửa đá, Thông còn quay vào chờ mấy bà con ở làng Thượng Kiệm. Thông muốn nhân thể dò xem ý họ thế nào đối với lời cha Từ vừa rao giảng. Bà con giáo dân ùn ùn tuôn ra cổng như vỡ chợ. Người cố chen nhanh để còn kịp đi mua bán, hôm nay có phiên chợ Nam Dân, kẻ muốn tránh nhanh đám đông người, lính tráng ngỗ ngược. Tiếng gọi nhau ơi ới. Các bà, các chị chen ra thoát cửa nhà thờ tìm được nhau, túm tụm thành từng nhóm. Họ vừa cởi áo dài cầm tay vừa cười nói, chửi rủa, rối cả lên. Vài người gật đầu chào Thông. Họ mới biết mặt Thông nhờ những buổi chuyện trò trước chầu lễ hay cặp mắt gặp nhau nên quen, khi cùng quỳ mọp trên một hàng ghế trong nhà thờ.

        Mấy lâu nay Thông đi nhà thờ siêng như một người ngoan đạo. Anh quỳ suốt buổi chầu nghe cha Từ rao giảng. Anh thường đến sớm để tụ tập, trò chuyện với giáo dân dưới gốc nhãn giữa sân, và chọn chỗ thuận lợi nhất để quan sát những hàng ghế dành cho các bậc bề trên. Nhiệm vụ của anh là theo dõi mọi hành động của chánh Vọng.

        Mấy bà con Thượng Kiệm đã kéo ra. Nét mặt họ lộ vẻ e dè, trầm lặng. Sáng nay, lúc cùng Thông đến nhà thờ, các bà, các chị nói với nhau đầy giọng phẫn nộ. Họ căm tức bọn lính Liên hiệp vào nhà giáo dân đập đổ bàn thờ, vứt bỏ ảnh Chúa; không thèm đếm xỉa gì đến “vé đi càn” của Nhà Chung bán cho giáo dân. ông trùm họ áo dài khăn xếp, ra tiếp chúng, bị chúng bạt tai, đá đít! Không phải chỉ một, hai lần như vậy. Chúng gây ra nhiều lần ở nhiều nơi rồi. Ngay ở Phát Diệm đây cũng thường bị thiết quân luật từ sáu giờ tối tới sáng, giáo dân bị ngăn cản khám xét, không được đi lễ nhà thờ, việc thờ phụng bị rắc rối. Hỏi người ta bảo vệ đạo, bảo vệ giáo dân ở chỗ nào?

        Trong khi đó, cán bộ Việt Minh giải thích chính sách tín ngưỡng của Chính phủ Cụ Hồ. Không bao giờ họ đụng đến bàn thờ Chúa. Họ chỉ đánh Pháp và giúp dân chống lại bọn đi càn. Giáo dân đã nhiều lần thắc mắc trình hỏi các cha sở tại. Nhưng các cha chỉ ậm ừ nói lảng và khuyên răn chung chung. Nhiều nơi giáo dân đuợc Việt Minh giải thích, đã hăng hái đi dân công và du kích để đánh lại quân Pháp.

        Vì thế, hôm nay đích thân Đức giám mục rao giảng, giải thích cho con chiên. Giáo dân gần xa kéo về nghe rất đông.

        Giám mục Lê Hữu Từ giảng giải loanh quanh nhiều lời khó hiểu, rồi Đức cha nói thẳng: “Tại Việt Minh đánh vào nên các con mới khổ, mới bị Pháp hãm hiếp, khủng bố, cướp phá. Bây giờ bọn Việt Minh cộng sản vờ vĩnh mềm dẻo vậy thôi, sau này mới giở mặt hung ác triệt đạo. Còn quân đội Pháp tuy có hung hãn nhưng ta phải nhờ họ bảo vệ đạo cho ta. Nếu không có sẽ bị mất đạo...”.

        Khi ở trong nhà thờ, Thông nhận thấy có nhiều bà con có vẻ chưa thông suốt với những lời giải thích đó. Nhưng rồi họ đấm thùm thụp vào ngực một cách nhiệt thành theo câu kinh “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng!...”, thì thấy họ trầm lặng cả xuống.

        Một bà cụ già hai tay khư khư ôm đôi tà áo dài nâu trước ngực, sợ chen lấn rách mất vạt và để che hai túi áo cánh trong khỏi bị móc, đi bên Thông, nói:

        - Anh ơi, anh đi trước cho tôi theo với!

        Mấy bà con Thượng Kiệm cùng chào Thông. Họ lục tục đi theo anh. Ra đường cái, bà con đi thoải mái thành từng nhóm, trò chuyện. Thông kiếm lời gợi hỏi:

        - Đức cha hôm nay nói nhiều, có lẽ mệt?

        Bà con mỗi người một câu góp chuyện. Bà cụ già nói cách thương cảm:

        - Đức cha phải lo nghĩ việc đời, việc chính trị nhiều nên người không được khỏe.

        Một ông gần năm mươi tuổi băn khoăn:

        - Đức cha nói vậy thì rồi quân Pháp còn là cướp phá?

        - Thưa ông, con cứ nghĩ là Đức cha sẽ có phép tắc ngăn chặn họ thế nào chứ hóa ra ta cứ phải chịu?

        Một chị trạc ba mươi tuổi, nói cách bực bội:

        - Lạy Chúa. Trộm phép Đức cha, người là một đấng phản đối Việt Minh nên nói thế chứ con nghe nói tại lính Đức cha xé ảnh cựu hoàng Bảo Đại nên lính Liên hiệp phá bàn thờ Chúa. Tại hai bên thù nhau chứ không phải tại...

        Bà cụ già cảm động:

        - Chị phải giữ mồm, giữ miệng. Sao dám nói trái ý Đức cha vậy?

        - Đức cha chăm lo cho bà con bổn đạo phần hồn đã là mệt rồi. Còn chính trị, các bên đánh nhau, bà con ta cứ phải trông vào việc làm. Ai hay, ai đúng tự ta phải phân biệt lấy mà theo, để giữ nhà, giữ đạo, giữ nước...

        Bà con nhìn Thông vẻ đồng tình nhưng không ai nói gì. Bà cụ già lầm bầm:

        - Lạy Chúa. Mọi việc ở đời ta đã có Chúa bày đặt cho.

        Vừa đi vừa trò chuyện, Thông cùng bà con về thẳng làng Thượng Kiệm. Đen bờ sông, Thông mua được một con cá chép đến hơn bốn cân, còn tươi rói, khệ nệ xách vào nhà chánh Vọng.

        Tên dõng gác cổng thấy Thông đi lớ ngớ, vẻ sợ sệt, liền ra oai:

        - Thằng kia, đi đâu đấy?

        Thông khúm núm:

        - Dạ thưa ông. Nhà em làm nghề thuyền chài bên sông Đáy, gặp buổi bom đạn, ở ngoài ấy làm ăn khó quá, phải tìm về đất Chúa làm ăn. Hôm nay muốn vào thưa xin ông cho phép trình diện cụ chánh.

        - Nhà cụ chánh đây mà anh đưa được mỗi con chép bé tẹo ấy, thì hòng thưa gửi gì?

        - Thưa ông, em mới về, chưa quen luồng lạch, nên chưa kiếm được gì. Gọi là chút lễ mọn, mong ông thương cho. Sau này em xin lui tới hầu hạ được như ý. Ông cho em vào, lần sau em không dám quên ơn ông.

        - Nể tình anh còn lạ nước lạ cái. Lần sau phải chu tất đấy!

        - Dạ vâng ạ.

        Thông đi thẳng vào. Mắt anh không bỏ sót những điếm canh ngoài cổng, địa thế lối vào, vườn, sân, nhà dọc, nhà ngang của chánh Vọng.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Giêng, 2018, 06:43:55 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2018, 06:37:12 pm »


        Năm giờ chiều hôm sau những đội viên công an được chỉ định đã có mặt ở nhà bà Phú để nghe phổ biến kế hoạch hành động.

        Từ khu Xéc-tơ xuống nhà chánh Vọng vừa một tầm súng. Xóm nó ở công giáo toàn tòng, phần nhiều là tay chân của nó. Ta chưa có cơ sở nào để làm nơi giấu quân thật gần rồi bí mật đột nhập. Quanh vườn nhà nó có hàng rào tre gai ken kín. Lối vào chính có cổng ngăn lính gác. Ban ngày, lính dõng đóng ở các điếm canh quanh xóm. Tối đến, cả một trung đội vào ngủ ngay trong nhà nó ở, thay nhau tuần phòng canh gác trong vườn. Cạnh nhà ở, chánh Vọng còn có cái nhà năm gian lúc nào cũng đông khách khứa. Trong phòng ở, phía trên bàn tiếp khách nó treo lơ lửng một cái trống đại, dùi trống để sẵn trên mặt bàn, cạnh khay trà. Hai cột nhà hai bên nó treo sẵn hai khẩu tiểu liên lắp sẵn băng đạn. Cả những lúc ở nhà chánh Vọng vẫn kè kè khẩu súng ngắn “côn 12” bên hông. Nhiều lần bị cảnh cáo, bị chết hụt mà vẫn rất ngoan cố, nên chánh Vọng hết sức cảnh giác phòng thân.

        Đội Công an số 6 thảo luận nhiều phương án hành động rồi quyết định sẽ từ xa cải trang tiến thẳng đến, hành động ngay, rút ngay vào đúng lúc bất ngờ nhất. Tổ mũi nhọn này do Tuyến chỉ huy có Thông, Nhởn, Dụ, Vấn, Minh và ba anh quân báo bộ đội địa phương phối hợp. Một tổ hỗ trợ gồm hai người sẽ có mặt ở bờ sông Vạc, nếu địch bao vây tổ hành động, sẽ cho lựu đạn vào điếm canh mà đốt để đánh lạc hướng địch. Mấy anh em khác cải trang làm người đi đường ở các ngã ba, ngã tư để kịp báo tình hình.

        Vũ khí của các anh vẫn chỉ có khẩu tiểu liên Sten cũ kĩ, do Thông cầm, khẩu súng ngắn trục quay của Tuyến, số anh em còn lại chỉ có dao găm và lựu đạn. Tuy vậy mọi người đều hăng hái náo nức quyết phen này trừ tên đại ác.

        Có hai phương án xử trí: Nếu nó chịu hàng sẽ bắt ra vùng tự do. Nếu nó cố tình chống cự và không thể bắt được, sẽ xử tại chỗ. Uỷ ban Kháng chiến huyện cho các anh mang sẵn theo một tờ cáo trạng.

        Sắp xếp xong vừa có tin báo về: Buổi chiều chúng nó họp tổng ở nhà chánh Vọng, đang giết chó uống rượu với nhau. Buổi tối, tất cả bọn sẽ còn ở lại đánh xóc đĩa.

        Có ý kiến bàn nên để hôm khác.

        Anh em sôi nổi thảo luận và đi đến kết luận: vẫn hành động! Bởi vì, bọn lính tất phải phục dịch mệt mỏi, lại rượu chè vào việc canh gác sẽ trễ nải. Ta giành được thế bất ngờ càng tốt.

        Tốp của Tuyến đến nơi trời vừa chập tối. cổng đóng kín, không có tên lính gác nào. Anh em liền trèo cổng nhảy vào. Thông cầm tiểu liên đứng chặn ngoài. Tuyến đi thẳng vào phòng ở của chánh Vọng.

        Chánh Vọng đang ngồi trên tràng kỉ uống trà. Thấy Tuyến bước vào, chánh Vọng biết là Việt Minh. Hắn đặt chén trà, không kịp rút súng mà chộp lấy dùi trống, nhảy ngay lên bàn.

        Tuyến thoáng nghĩ: “Có thể hắn dám liều mình để báo động cho lính của hắn bao vây tiêu diệt toàn bộ kẻ thù?”. Thằng này ghê thật! Nhưng anh vẫn bình tĩnh thực hiện đúng phương án đã định.

        Tuyến chĩa súng, nói dõng dạc:

        - Đứng im! Chúng tôi là công an, được lệnh của Uỷ ban Kháng chiến huyện Kim Sơn vào đưa ông ra vùng tự do cải tạo. Khôn hồn, đầu hàng!

        - Tao không hàng! - Nói chưa dứt, chánh Vọng vung dùi trống. Mồm hắn gào lên - ôi làng nước ơi, Việt Minh!

        Tuyến quát:

        - Bỏ dùi trống xuống, không chết!

        Chánh Vọng vẫn đánh liên hồi và gào to.

        Tuyến vẩy súng. Ba tiếng nổ đanh.

        Tên gian ác đổ nhào xuống nền nhà.

        Lũ khách khứa, rượu chè no say, đang đánh bạc bên cái nhà năm gian cạnh đó, nghe trống, nghe súng, nằm rạp xuống nền nhà, im thin thít. Bọn dõng gác ở các điếm canh xung quanh, bắn súng loạn xạ, hò nhau chạy vào.

        Thông thấy khó chống cự, chạy vào giục Tuyến:

        - Chúng nó kéo đến. Cho rút thôi anh?

        - Đồng chí cứ ra cổng chặn địch! - Tuyến không nhìn Thông, nói.

        Thông ra cổng, thấy bọn lính dõng đã vào gần, liền đưa tiểu liên bắn:

        “Tách!”, ác quá, khẩu Sten cổ lỗ giở chứng, hóc đạn! Thông vội ném hai quả lựu đạn. Bọn địch nằm rạp xuống. Chúng bắn vào, đạn véo véo trên đầu. Một lát thấy trong im ắng, chúng gọi nhau lóp ngóp bò dậy.

        Các đồn bốt, điếm canh quanh vùng Trì Chính bắn tới rào rào. Bọn lính Pháp trên các nhà gác trong Xéc-tơ bắn trung liên, đại liên xối xả. Tiếng nổ râm ran như một trận đánh lớn. Đạn réo chiu chiu bốn phía. Bọn lính dõng vào gần sợ quá nằm im, không dám xông vào nữa.

        Nhởn ở ngoài sân chạy vào giục Tuyến:

        - Rút ngay thôi. Chúng nó đang bao vây!

        Trong nhà tối nhá nhem. Tuyến bật diêm châm đèn, bảo Nhởn:

        - Cậu xem nó chết hẳn chưa?

        Nhởn lật tên cường hào, thấy nó đã chết. Tuyến móc túi lấy tờ cáo trạng đưa cho Nhởn đặt lên người nó.

        Thông chạy vào giục:

        - Bọn Xéc-tơ đang tràn xuống. Rút thôi!

        Tuyến ra sân rồi còn quay lại gọi vợ chánh Vọng bảo:

        - Chồng bà phản bội Tổ quốc, giết hại nhiều cán bộ và đồng bào. Chính phủ đã nhiều lần cảnh cáo nhưng ông ấy cứ cố tình lao vào con đường tội ác. ông ấy chết là đúng tội. Còn mẹ con bà, từ nay lo lao động làm ăn như mọi người lương thiện. Không phải kêu la gì. Ai có tội, người ấy chịu tội.

        Anh em làm nhiệm vụ nghi binh đã bỏ lựu đạn vào điếm canh để đốt, lửa bốc, lựu đạn nổ phía bờ sông. Bọn địch bắn chúi về phía đó.

        Nhân cơ hội, Tuyến cho anh em rút nhanh ra đường Kiến Thái theo dự định.

        Tuyến và Nho, một huyện ủy viên công tác ở nội thị, cùng ở lại cơ sở gần đó để theo dõi tình hình và để giữ vững tinh thần cho đồng bào cơ sở. Chắc chắn địch sẽ khủng bố trả thù.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2018, 07:32:10 pm »


22
   
CHỈ VÌ HAI CÁI TÁT

        Vụ chánh Vọng đền tội làm xôn xao bọn tề ngụy ở Phát Diệm. Mấy hôm sau, bọn Ngoạn, Diễm, Minh gặp Oanh, chúng vồ vập:

        - Anh Xứng đang mong gặp anh!

        Oanh cười nói trống không đầy ý nghĩa:

        - Kỳ này chúng tôi bận lắm. Các anh thấy đấy!

        Nhưng rồi anh cũng đến gặp Xứng. Xứng tiếp anh chu đáo ngay ở nhà riêng của hắn. Qua vài câu chào hỏi, Xứng liếc nhìn Oanh, vẻ khinh khỉnh:

        - Anh đến đây, có sợ không?

        Oanh nhíu mày, nhìn thẳng Xứng, nói dứt khoát:

        - Tôi không sợ. Chính anh sợ thì phải?

        Xứng cười gượng gạo. Sau vài phút im lặng, Xứng nói bằng giọng bực tức, pha tí dằn dỗi:

        - Tôi theo kháng chiến nhưng không bao giờ quên hai cái tát của anh Tuân, công an Việt Minh!... Thật là sỉ nhục!

        Bất giác Xứng xoa tay lên má. Cặp mắt hắn đỏ đòng đọc, rơm rớm.

        Té ra như thế? Oanh suy nghĩ mãi về hai cái tát của anh Tuân nào đó? Hồi mới cướp chính quyền, Xứng là Việt Nam quốc dân đảng, hắn đã bị công an ta bắt. Khi hỏi cung, anh Tuân đã đánh anh ta!

        Oanh và đồng đội phải mất bao nhiêu công sức, gặp bao khó khăn và nguy hiểm chỉ vì một hành động vô nguyên tắc từ những ngày nào!

        Đang thế chủ động, gây sức ép với đối thủ, Oanh bỗng rơi vào thế khó ăn, khó nói. Không ai tính trước được chuyện này. Giải thích sao cho xuôi về một hành động sai trái với bản chất của mình như thế? Oanh hiểu, chỉ có cách nói thực với Xứng hành động đó là sai lầm của cá nhân anh Tuân. Do anh ta còn mang nặng lối làm việc cũ. Còn Việt Minh không hề chủ trương như thế. Trước sau công an cách mạng đều nghiêm khắc chống dùng nhục hình với người bị bắt... Nhưng cũng phải đề phòng sự phản trắc của Xứng, Oanh không quên nhấn mạnh hoàn cảnh của Xứng bằng cách nói cho Xứng nghe tình hình gia đình hắn ở vùng tự do và những thắng lợi của kháng chiến...

        Oanh thầm nghĩ: “Mong rằng trong đời mỗi cán bộ, chiến sĩ công an ta, sẽ không có ai bị một lần rơi vào tình trạng khó ăn, khó nói thế này”.

        Còn Xứng, hắn thừa hiểu dù nỗi sỉ nhục giày vò hắn trong nhiều năm nhưng bây giờ chưa phải lúc hắn có thể trả thù. Tính mạng hắn còn cao hơn. Tình thế còn bắt hắn phải bắt tay Việt Minh - tuy đó chỉ là cái bắt tay cơ hội, một thủ đoạn chính trị nhất thời.
        Nghe Oanh giải thích, Xứng nguôi dần. Hắn nuốt nước bọt, hỏi Oanh:

        - Khi chúng tôi đã bắt tay với kháng chiến, các anh có gì để đảm bảo an toàn cho chúng tôi? Nhất là trường hợp chúng tôi ở Ty công an.

        Oanh nói ngay, tỉnh khô:

        - Tất nhiên khi anh đã thực thà cộng tác với kháng chiến thì không phải là trường hợp như bọn mật thám, công an khác, hoặc như chánh Vọng.

        Xứng chớp mắt, ngắt lời anh, nhưng hắn lúng túng không diễn đạt được ý mình:

        - Vâng, chánh Vọng, tất nhiên... trong những trường hợp khác nữa?

        - Anh yên tâm. - Oanh gật đầu - Đối với từng trường hợp, chính quyền nhân dân đều xét kỹ. Đối với ai thế nào thì tùy thuộc ở việc làm của người đó.

        Xứng nói lắp bắp, có tí chút sượng sùng:

        - Tôi tuy bị nhiều sức ép của các thế lực bề trên, do cương vị trưởng ty. Nhưng tôi đã nhiều lần cố tình làm ngơ hoặc tìm cách ngăn chặn, hạn chế nhiều trường hợp chúng nó muốn tấn công vào kháng chiến.

        - Anh có thể dẫn chứng một trường hợp cụ thể nào không?

        - À! - Xứng cau mày, vỗ vỗ tay vào trán - Trước đây tên Hanh đã chỉ điểm một số cán bộ hoạt động bí mật nhưng tôi đã từ chối nó.

        Oanh cười, lắc đầu:

        - Anh “từ chối” thì nó tìm đến Phòng nhì Tổng bộ hoặc Phòng nhì Xéc-tơ!

        - Quả thật khi chúng tôi chưa có mối liên lạc với kháng chiến thì có nhiều hạn chế. - Xứng cắn môi gật gật đầu nói tiếp - Bây giờ thì sẽ khác.

        - Anh có thể cho biết một trường hợp nào như tên Hanh nữa không?

        Xứng gãi đầu:

        - Tôi chưa biết rõ. Nhưng hình như ở xóm ba Trì Chính... Vâng, Phòng nhì đang nắm được những đầu mối co sở nào đấy?

        - Anh không thể nói rõ hơn sao?

        - Không. - Xứng lắc đầu - Tôi không được báo cáo cụ thể. Đây là việc của thằng Thư làm với Phòng nhì Xéc-tơ.

        Oanh liên tưởng đến vụ các anh bị bao vây ở nhà bà Phú, anh đã nghĩ hôm đó phải có bàn tay chỉ điểm chứ không phải là một cuộc vây ráp tình cờ?

        - Thứ hai tuần sau tôi sẽ gặp lại anh được không?

        - Thứ hai à? Hôm nay là thứ tư... Không được, xin anh cuối tuần sau, vì hôm đó có một quan khách đặc biệt đến ở Kim Đài. Tôi phải đến đó.

        - Có những ai đi đón khách?

        - Bên Xéc-tơ có Sô-ni-ê, bên Nhà Chung có cha Quỳnh.

        - Anh cùng đi với họ?

        - Không. Tôi đi trước.

        Oanh gật đầu:

        - Thôi được, cuối tuần sau còn xa quá, vậy tôi sẽ liên lạc với anh sau.

        - Vâng, tôi mong rằng các anh giữ liên lạc thường xuyên với chúng tôi!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2018, 07:33:48 pm »


23
   
CÓ NỘI GIÁN

        Tâm về đến xóm ba khi trời chạng vạng tối. Thôn xóm im ắng lạ thường. Trong mùi khói bếp và rạ ẩm man mác, có tiếng trẻ em học kinh từ một ngõ xóm nào đó vẳng tới, nghe não nề buồn tẻ. Tâm cảm thấy nhức nhối xót thương với xóm làng sau những trận bị địch liên tiếp bắt bớ khủng bố.

        Qua ngõ vào nhà ông Tấm, một cơ sở tốt trước đây các anh thường lui tới, Tâm dừng chân tần ngần. Đồng chí liên lạc của Huyện ủy ra hiệu cho anh phải đi ngay, đi thẳng. Tâm xót xa trong lòng. Ông Tấm có hai con làm nghề thợ cạo vẫn liên lạc đưa các anh đi về, mới bị giặc bắt. Nhà ông có hai hầm bí mật đều bị địch biết. Hai cán bộ huyện vừa đặt chân đến nhà ông, bị địch bắt liền. Các anh xuống hầm bí mật dưới chuồng trâu, địch vào dắt trâu ra, đào đúng ngay hầm! Không ai nghi gì về lòng trung thành của gia đình ông, trái lại, cấp ủy địa phương rất hiểu tình cảnh và nỗi khổ tâm của ông trước những tai biến đó. Bọn địch chưa đụng chạm đến ông, có thể vì chúng còn tính toán những mưu chước khác?

        Tâm được đưa đến gia đình bà cụ Chế. Cụ ở có một mình. Sau khi chào hỏi, cụ hỏi Tâm:

        - Anh công tác ghé qua hay ở lại vùng này?

        - Dạ, chúng cháu sẽ ở lại.

        Bà cụ Chế thoáng lo lắng:

        - Ở lại à? Ở đây chúng nó bắt bớ luôn!

        - Cháu cũng biết thế nhưng cháu tin là bà con che chở được cho anh em.

        - Bà con thì cũng hết lòng đấy. Nhưng phải cái làm sao chúng nó cứ biết?

        - Cháu ở đây với bà có được không?

        Bà cụ Chế khẽ gật đầu:

        - Nhà tôi đây thì được, chúng nó cũng không mấy khi dòm ngó. - Bà cụ chậm rãi nói, dường như còn băn khoăn.

        Hôm sau bà cụ đi chợ vắng, cụ dặn Tâm:

        - Tôi buộc cửa ngoài, anh cứ ở trong buồng. Có động dạng gì thì xuống hầm.

        Quãng tám giờ sáng, Tâm nghe tiếng sột soạt ngoài vạt dong riềng. Nhìn qua khe cửa, anh thấy một nguời phụ nữ chít khăn trắng, chui qua hàng rào râm bụt, vào vườn. Mắt người đó nhìn ngó như tìm kiếm gì? Tâm mở sẵn nắp hầm, theo dõi người phụ nữ. Vừa khi đó cụ Chế về. Có tiếng cụ hỏi:

        - Ai làm gì ngoài vườn đấy?

        - Cháu đây mà. - Người đội khăn trắng nói - Cháu có con gà trống hoa mơ, đêm qua không thấy về chuồng.

        Nói rồi người phụ nữ lại chui rào đi sang vườn khác. Bà cụ Chế vào nhà, Tâm hỏi về người đi tìm gà, cụ nói:

        - Mụ phó hội Bàn đấy. - Như để Tâm yên chí, bà cụ nói thêm - Bà ấy cũng tội nghiệp lắm. Ông ấy trước làm phó hội nhưng có lòng sốt sắng với đằng phong trào nên bị Nhà Chung ghét. Chánh Vọng nó ức hiếp, làm tội làm tình mãi. Nghe nói ông ta uất quá mà chết. Chết cũng gần năm nay rồi.

        Tâm sực nhớ, hồi anh về nhà ông Tám có hai, ba em bé hay sang nghe các anh kể chuyện chiến đấu và xin chép những bài hát kháng chiến. Có một đứa tên là Thịnh con nhà phó hội Bàn.

        - Bà phó hội có mấy đứa con? - Tâm hỏi.

        - Nhà nó hai đứa con gái đi lấy chồng rồi, còn mỗi thằng bé mười lăm tuổi, ốm đau quặt quẹo; dạo trước lại bị lính Tổng bộ tra tấn đánh đập mãi.

        - Sao chúng nó lại tra tấn thằng bé, cụ có biết chúng nghi ngờ cái gì không?

        - Nào có ai biết. - Bà cụ nói - Ở đây chúng nó tra khảo đánh đập cũng nhiều.

        Tuy nghe bà cụ nhưng Tâm vẫn băn khoăn. Cái cách đi, cách tìm của người phụ nữ ấy không thể là tìm gà được.

        Mấy hôm sau, Tâm tìm cách đón ông Tấm, đi cùng ông một quãng đường lên phố để hỏi ông về trường hợp hầm bí mật nhà ông bị đào thế nào.

        - Cái hầm dưới chuồng trâu tôi mới đào - Ông Tấm buồn bã nói - ngoài tôi và anh Khải giao thông, không ai biết.

        Tâm hỏi thêm một số chi tiết, ông Tấm nói là ông không nghi ai và cũng không thấy bà con quanh xóm có ai khác ý gì?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2018, 07:34:10 pm »


        - Lâu nay anh Khải có đến nhà ông không? - Tâm hỏi.

        - Sau khi nhà tôi bị đào hầm, anh Khải có đến một lần. Tôi có nói tình hình với anh, để anh đừng đến nữa. Anh ấy ngồi chơi một lúc vừa khi lính đến đầu xóm, tôi sợ quá, báo cho anh; anh đi sang nhà phó hội Bàn rồi thoát ra đuợc khỏi xóm.

        - Thế lính có vào nhà ông không?

        - Không. Chúng đi qua, xuống xóm hai.

        Hai người đi gần đến đường cái, Tâm nói ông Tấm chậm chân lại. Hai người xuống bờ ao rửa chân, Tâm hỏi:

        - Anh Khải có quen nhà phó hội Bàn?

        - Có. Trước đây anh có hỏi con bé thứ hai nhà mụ ấy nhưng rồi người ta biết anh đã có vợ nên không gả. Cô ấy đã lấy chồng hơn năm nay, nhưng anh ta vẫn lui tới.

        Ông Tấm vào phố. Tâm trở về làng. Anh đi sang xóm bốn, vào một cơ sở của huyện. Ở đây có anh Thọ, cán bộ ủy ban, một đồng chí quen cũ của Tâm. Thọ vui vẻ mời Tâm hút thuốc Cô-táp, pha sữa cho anh uống. Tâm thấy trong nhà còn nhiều sữa, thuốc và một số hàng ngoại khác. Thấy Tâm chú ý những thứ đó, Thọ nói:

        - Mình sắp ra, nhờ anh em mua hộ ra làm quà.

        - Ai mua hộ? - Tâm hỏi:

        - À, cậu Khải giao thông viên. Cậu này thì tài lắm. Cái gì cũng xoay được. - Thọ cười thích thú.

        - Bây giờ Khải ở đâu?

        - Cậu ấy vào phố. Ngày mai về đây.

        - Bao giờ anh ra?

        - Ngày kia. Tôi còn dự họp với Huyện ủy.

        - Khải có biết Huyện ủy họp không?

        Thọ suy nghĩ rồi nói:

        - Tôi không rõ nữa!

        Tâm ở lại với Thọ. Hôm sau Khải về sớm. Thọ giới thiệu với Khải, Tâm là cán bộ công an về xây dựng công an xã và làm công tác bảo vệ nội bộ. Tâm mới nói qua về tình hình ở đây cơ sở bị vỡ, cán bộ bị bắt nhiều, Khải đã lắc đầu nói trách móc:

        - Ở đây mà các ông ấy cứ đi lại hoạt động như ở vùng tự do ấy, gì mà địch nó không biết?

        - Nếu chỉ một vài đồng chí chủ quan thì làm sao chúng nắm được nhiều cơ sở và hầm bí mật để bắt ta một cách chính xác như thế được?

        Khải lắc đầu, hơi bĩu môi:

        - Để nó nắm một đầu mối thì gì mà nó không quật lên được hết?

        - Nghĩ như thế không đúng đâu. Ở các nơi khác cũng có cán bộ hoặc cơ sở bị địch bắt nhưng có đâu tình hình lại xấu như thế này?

        - Thế thì anh nói có nội gián à?

        - Cái đó còn phải xem kỹ đã.

        - Tùy anh thôi!

        - Nhưng có việc này tôi muốn trao đổi với anh. - Tâm nhìn thẳng mắt Khải, vừa nói vừa chú ý quan sát - Trong cách sinh hoạt và quan hệ của anh có những chỗ không đúng đắn, không đúng với tư cách của một người kháng chiến.

        - Hừ! - Khải cười gượng, đôi vành tai đỏ bừng lên - Anh không biết, tôi phải lấy chuyện cờ bạc, trai gái để che mắt thiên hạ mà đi lại hoạt động đấy thôi. Trước đến nay các anh trong huyện đều biết cả.

        - Tôi muốn nhắc anh, - Tâm nghiêm nét mặt - anh có thể xã hội hóa thế nào cho tiện thì tùy, nhưng phải nhớ, đó chỉ là hình thức bên ngoài để che mắt quân địch, chứ không thể lạm dụng cái đó để đi đến biến chất! Anh là một người đã có vợ sao lại cứ cố tình quan hệ sâu sắc, hòng cưới hỏi với phụ nữ khác? Đến nay người ta có chồng rồi, vẫn cứ duy trì quan hệ? Thử xem lại, cần thiết cho việc hoạt động của anh đến mức độ nào?

        Khải tái mặt, cúi gằm; mân mê cọng chiếu một lát rồi nói lí nhí:

        - Anh chưa biết. Bên trong chẳng có gì đâu.

        - Cái đó anh phải tự nghiêm khắc kiểm điểm mình.

        - Vâng. - Khải ngước nhìn Tâm - Anh nói thì em cũng xin tiếp thu thôi!

        Tâm chuyển sang hỏi thăm tình hình gia đình, quê hương Khải. Câu chuyện trở lại vui vẻ bình thường. Khải tỏ ra rất tranh thủ cảm tình của Tâm. Anh ta đưa bao thuốc, nâng hai tay mời Tâm, hỏi:

        - Mới được gặp anh, em đã thích. Anh còn công tác ở đây lâu không? Giá được anh về sơm sớm thì có khi cũng đỡ tổn thất.

        Tâm châm lửa hút thuốc, vẻ lơ đễnh, nói:

        - Cái chính là mỗi đồng chí chúng ta có ý thức đề cao cảnh giác và luôn tu dưỡng mình. Còn tôi, cũng chỉ ở lại đến sau hội nghị huyện thôi.

        - Anh cũng ở lại dự họp à?

        - Vâng. Hình như họp sớm hơn dự định nên...

        - Họp sớm hơn à? Em nghe nói mồng tám mới khai mạc mà?

        - Có lẽ họp vào mồng năm...

        - Thế ngày kia rồi còn gì? Gấp quá nhỉ!

        Tâm khẽ gật.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2018, 03:26:04 pm »


*

*      *

        Trời đầy sao. Ánh sáng lờ mờ. Tâm đi lại trên khoảng sân đất nện không quá sáu mét vuông, đến hơn nửa giờ rồi. Trong nhà, em Thịnh ngồi gục đầu xuống hai cánh tay để trên mặt bàn, sụt sịt khóc. Anh công an xã ngồi trên tràng kỉ phía sau em, nét mặt bực bội, đôi lông mày nhíu lại.

        Tâm bước vào, đứng lặng sau em bé một lúc rồi khẽ đặt tay lên vai em:

        - Em cứ suy nghĩ cho kỹ. Ngay từ hồi trước anh đã thấy em ngoan lắm. Anh đã kể cho em nghe chuyện em Tám, chuyện Kim Đồng. Em còn chép cả bài hát Kim Đồng với bài gì nữa nhỉ? À, phải rồi bài “Biết ơn Cụ Hồ”, phải không?

        Em Thịnh khóc to hơn. Tâm ngồi xuống cạnh em:

        - Hồi đó em nói, bố em ghét chúng nó lắm. Cả bọn thực dân Pháp lẫn bọn Việt gian. Em cũng thế, em ghét chúng nó lắm, phải không? Em nói đi. Sao bây giờ lại thay đổi thế? Em theo chúng nó à?

        - Không... hu hu... em sợ!...

        - Không việc gì em phải sợ. Anh tin em vẫn có lòng yêu nước, vẫn hướng theo Bác Hồ, nên anh khuyên em cứ thật thà giúp đỡ các anh. Nếu anh coi em là tên Việt gian phản bội thì anh bắt em ra vùng tự do cải tạo ngay rồi.

        - Không! - Em Thịnh ngước nhìn Tâm, nói trong nức nở - Em sợ chúng nó. Chúng giết mất mẹ em. Chúng bảo thế.

        - Em không sợ. Nếu em và mẹ em nói hết cho các anh biết thì mẹ con em sẽ khỏi mang tội Việt gian, Chính phủ sẽ khoan hồng cho. Các anh biết được đứa nào muốn làm hại mẹ con em, các anh sẽ bắt nó trị tội. Em thấy như chánh Vọng đấy?...

        Tâm phân tích cho em Thịnh mọi lẽ phải, trái và động viên em. Một lát, Thịnh vừa khóc, vừa kể:

        - Lúc chập tối, chú Khải đến nói chuyện với mẹ em. Rồi mẹ em bảo em đi...

        - Chuyện đó anh biết rồi. Em có biết ai báo hầm bí mật bên nhà ông Tấm không?

        - Chú Khải báo với mẹ em...

        Tâm cắn môi suy nghĩ.

        Việc trừng trị những tên phản bội, những tên chỉ điểm để đối phó với giặc, bây giờ không phải là chuyện rắc rối lắm nữa. Trong câu chuyện này còn có những mặt sâu xa hơn. Cũng như một vài nơi khác, bọn giặc đã sử dụng được một số phụ nữ, trẻ em để làm tay chân cho chúng. Như vậy là trong chừng mực nào đó, chúng dùng một bộ phận quần chúng để đánh phá cách mạng. Điều đó thật trái ngược! Ý nghĩa việc này, có phần vượt ra ngoài khuôn khổ một thủ đoạn mật thám thông thường của chúng. Ta không thể chỉ dùng biện pháp nghiệp vụ để triệt phá mạng lưới tay chân của chúng mà còn phải giành lại quần chúng.

        - Em đã biết hối lỗi, nói thật như vậy là tốt. Bây giờ em cần giúp các anh làm cho mẹ em cũng hiểu như vậy. - Tâm nói, rồi cầm cánh tay em Thịnh kéo dậy - Ta đi về nhà em đi.

        Em Thịnh gạt nước mắt, đi theo Tâm.

        Mụ phó hội Bàn đang nóng lòng chờ con. Thấy Tâm và anh công an xã đi cùng thằng bé về, bà ta sợ hãi cuống quýt. Tâm bảo bà ta:

        - Bà ngồi xuống đây. Em Thịnh đã thật thà hối lỗi, nói với chúng tôi một số việc làm sai trái của bà. Bây giờ bà hãy nói hết cho chúng tôi nghe về những việc bà đã làm cho giặc?

        Mụ phó hội Bàn khóc lóc van xin kêu oan, một hai không nhận tội. Đã có lúc Tâm phát bực lên. Anh công an xã thì không chịu nổi. Anh ta đề nghị Tâm bắt mẹ con mụ ra vùng tự do cải tạo ngay.

        Tâm nhìn mụ phó hội, ngẫm nghĩ: Quân địch sử dụng được một số người là vì chúng dùng các thủ đoạn đe dọa, khống chế bắt người ta theo chúng; hoặc dùng tiền bạc mua chuộc, dùng thần quyền giáo lý để mê hoặc lừa phỉnh... Ta làm cho đồng bào hiểu lẽ phải, phải kiên nhẫn.

        Tâm ngồi giữa hai mẹ con mụ phó hội, ôn tồn gợi lại những nỗi khổ của gia đình mụ, những điều uất ức ông phó hội Bàn phải chịu trước đây. Anh đã hỏi kỹ cụ Chế, ông Tấm để biết tình cảnh họ.

        Mẹ con nhà phó hội Bàn ngồi khóc xót xa, tủi hổ.

        - Chúng tôi biết thằng Khải vào đây rồi em Thịnh chạy ra bốt. Dù chưa biết tất cả, nhưng tội lỗi của mẹ con bà đã rõ ràng, đủ chứng cứ cho chúng tôi trị tội. Nhưng anh em công an chúng tôi biết tình cảnh mẹ con bà chẳng qua bị kẻ địch đẩy vào con đường tội lôi. Chúng tôi muốn cho mẹ con bà được tỉnh ngộ để hưởng chính sách khoan hồng.

        Em Thịnh nắm tay mẹ nó, giục:

        - Mẹ nói đi mẹ! Các anh công an ta không độc ác như chúng nó đâu. Tội gì mình phải giữ cho thằng Thư? Mẹ không nói con cũng nói hết...

        Mụ phó hội Bàn nấc lên. Mụ nói:

        - Chúng tôi không có thù oán gì với kháng chiến. Nhưng thằng Thư nó ác quá. Tôi nói hở ra nó giết mất mẹ con tôi.

        Tâm động viên cho mụ khỏi sợ tên Thư rồi dần dà mụ mới nói hết ngọn ngành. Mụ kể từ khi nó bắt được con mụ, tra tấn ra sao, rồi bắt mẹ con mụ cam đoan thế nào? Cho đến nay, mụ đã báo những ai, trong đó có cả anh giao thông Khải bị địch bắt, khống chế rồi thả ra, và bây giờ trong làng có những ai là tay chân của địch...

        Khi biết rõ cả mạng lưới do thám của địch gồm toàn phụ nữ và trẻ em, đã có những đầu mối bắt vào trong cơ sở của ta, các cán bộ địa phương rất căm phẫn. Việc chặn hết chân tay địch làm trong sạch lại địa bàn này, ta có thể thực hiện. Duy có tên Thư vẫn là một khó khăn. Một số bà con đã hối cải nhưng còn sợ bóng vía nó.

        Thư là Việt Nam Quốc dân đảng cấp huyện, rất nguy hiểm. Trước khi Phát Diệm bị tạm chiếm, hắn khéo giấu mặt, ta không biết. Giặc nhảy dù, hắn đem danh sách toàn bộ đảng viên, cán bộ của xã Quang Trung và một số cán bộ huyện nộp cho giặc. Hắn nghiêm nhiên trở thành sĩ quan Phòng nhì. Hắn dẫn lính giặc đến mọi đường ngang ngõ tắt trong các xóm để bắt cán bộ, phá cơ sở, chỉ điểm cho pháo địch bắn phá các khu du kích các làng có phong trào kháng chiên mạnh. Đã có hàng trăm người bị tù, bị giết vì bàn tay hắn. Anh em du kích địa phương đã nhiều lần phục kích, bố trí xử tử hắn, nhưng chưa thành công.

        Hắn đã trở nên nguy hiểm tai hại như vậy! Một tay hắn đã làm cho phong trào xã Quang Trung sụt hẳn đi, bây giờ hắn lại làm hại đến vùng này!

        Sáng hôm sau, Tâm xin ý kiến của Huyện ủy rồi trở về phố gặp anh Oanh ngay.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM