Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 06:47:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên giới Tây Nam - Phần 6  (Đọc 293272 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #550 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2009, 08:41:26 am »

lang thang tren mang ,gap cac chien huu chien truong k ,cho minh chao ,va xin hoi rieng ban hungnt_e1f2 ,toi cung linh ba gia 77-82 o d1, ban o c may, dan ha noi a toi cung co 1so ban d1 o ha noi lam quen ta trao doi tiep nhe

Ông Hungnt E1F2 đâu rồi có mấy ông ở F2 gọi đây này, mau ra tiếp các bác đi con, ngoan dễ thương các bác lì xì cho.
vutrieuduong@ trong lúc chờ Hungnt, có chơi với F307 không thì tiếp tục đi, bạn nên nhớ rằng cơ sở vật chất của F2 ngày nay ở Mang Giang và An Khê một phần là của E29 và E95 F307 đấy. Ân oán giang hồ gặp nhau     ha..ha...ha..
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #551 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2009, 09:45:07 am »

        Thôi thì vẫn còn tí xuân, xin phép BQT và Thủ trưởng "Biên giới Tây Nam" TS1 để tiếp chuyện với bác Smilingmen, cũng là để hầu chuyện xuân cho mọi người.

          Các bác CCB trở về từ mặt trận, đã đi qua chiến tranh thì bất kể thời gian ngắn dài, công trạng ra sao đều đáng được Tổ quốc và nhân dân trân trọng.

          Mặc dù các anh luôn nhắc đến các đồng đội đã hy sinh trước khi kể về các anh, chúng em cũng biết vậy, nhưng chúng em còn hiểu được rằng các anh (dù còn sống trở về) nhưng đều phải chịu những hy sinh, mất mát mà không phải lúc nào cũng kể được thành lời. Tuổi xuân của các anh đã cống hiến cho những năm quân ngũ cầm súng chiến đấu, liệu có phải được tất cả những người cùng trang lứa các anh trong những năm tháng đó được học hành ở hậu phương, ở trời Tây thầm biết ơn? Và khi chiến tranh qua rồi, liệu có bao nhiêu người thông cảm, có bao nhiêu chính sách xã hội đã giúp đỡ các anh như Lethaitho, Thắng "còng" khi đau lại những vết đau do di chứng của chiến tranh?
 
          Và cụ thể nhất là có được bao nhiêu nơi như QSVN để giúp các anh trải tâm sự trong lòng?

          Xin kể các bác nghe câu chuyện nhỏ trong cơ quan em để các bác thông cảm thêm điều em vừa nói:

           Cơ quan em thuộc loại Hành chính sự nghiệp. Bọn thanh niên có bằng kỹ sư, cử nhân nhiều lắm. Một lần dịp 22/12, cơ quan loay hoay mãi mới mời được bác thường trực vốn là cựu binh chống Mỹ kể chuyện chiến đấu. Kể xong, bác ấy nói:

          -"Ấy là do các đ/c yêu cầu nên tôi kể đôi chuyện cho hết thời gian thôi. Chiến tranh không phải trò đùa. Nó khắc nghiệt lắm, vì nó cườp đi sự sống của con người. Nghĩa vụ của thanh niên thời chiến là phải cầm súng. Giả dụ như bây giờ có chiến tranh, chắc ai cũng hăng hái cầm súng chiến đấu thôi, phải không các bạn trẻ?"

           Cả hội trường lặng câm như thóc. Các vị trung tuổi im lặng, vì coi đó không phải việc của mình. Đám thanh niên trẻ lại càng im lặng, làm như đứa nào lên tiếng phụ họa là phải đi lính ngay không bằng.

            Để phá các không khí chết lặng đó, bác CCB đành cười xòa:
 
           - "Là tôi nói vậy thôi, chứ các đ/c là vốn quý để xây dựng đất nước. Đến lúc đó chính những người như tôi sẽ lại cầm súng đi trước các đ/c ra trận. Chúng tôi quen chịu gian khổ và hy sinh rồi. Phải không các đ/c".

            Lại phải im lặng mất hồi lâu rồi mọi người mới áo lên nói chuyện được.

            Thưa bạn Smilingmen. Tôi gọi TS1 là ngườii "lính già" trong sự trân trọng, chỉ yêu cầu bác ấy hành quân trong QSVN thôi.

             Nếu "Biên giới Tây Nam" lại xảy ra thật, bạn nỡ bắt bác ấy cõng máy 2W lên đường sao?
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Hai, 2009, 09:56:38 am gửi bởi Trinhsat » Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #552 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2009, 09:49:20 am »

Chào đồng đội vutrieuduong, e1f2
Rất vui bác hỏi thăm và nhớ tới anh em CCB năm xưa cùng các CCB trên diễn đàn quansuvn này. Còn tôi là lính Ba gia 78-82, trung đội 12.7 của D2 đây bác. CCB e Ba gia ở HN đông lắm, từ các cụ CCB ngày đầu thành lập e, KCCM và sau này lính ở chiến trường K nữa, cùng đợt 11.78 với tôi bên D1 có các a Thanh, a Thu, a Sinh và nhiều anh nữa trên các c trực thuộc của e1, bác có nhớ ko. Tôi đang vận động mấy anh CCB ấy lên diễn đàn này trao đổi. Xin hỏi bác ở đòan nào vào e1 năm 77?
Trên diễn đàn này có nhiều bác CCB QK5 như bác vovanha f307, bác dongminhkh... bác là lính từ 77?. Các mặt trận như MT479 đã được các CCB Qđ4 (f7, f9) và QK7 nói nhiều, mà QĐ4 chưa thấy CCB nào của f341 và f2 lên tiếng thôi bác, hy vọng bọn tôi sẽ có nhiều điều để nghe bác nói về e1f2 phối thuộc với QD4 trong thời gian 78-79, và toàn bộ thời gian chiến trận từ biên giới khu vực Đắc lắc, Gia lai 77-78 nữa, thời gian 79-82 ở Kratie, mong bác có nhiều chuyện cho bọn tôi hóng hớt. Nào CCB d1 anh hùng, hãy hành quân vào khu chiến quansuvn.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Hai, 2009, 09:55:04 am gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #553 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2009, 09:53:15 am »

Đầu năm mà đồng đội gặp nhau là điềm lành đây. Xin chúc mừng các đồng đội.
Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #554 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2009, 10:38:31 am »

Chào đồng đội vutrieuduong, e1f2
.... mà QĐ4 chưa thấy CCB nào của f341 và f2 lên tiếng thôi bác, hy vọng bọn tôi sẽ có nhiều điều để nghe bác nói về e1f2 phối thuộc với QD4 trong thời gian 78-79, và toàn bộ thời gian chiến trận từ biên giới khu vực Đắc lắc, Gia lai 77-78 nữa, thời gian 79-82 ở Kratie, mong bác có nhiều chuyện cho bọn tôi hóng hớt. Nào CCB d1 anh hùng, hãy hành quân vào khu chiến quansuvn.


Lời đề nghị cực kỳ thông minh và vô cùng cần thiết trong thời điểm viết lại những kỷ niệm về Mt 579, mong trieuvuduong@ chấp nhận lời kêu cầu khẩn thiết của anh em.
Trung đoàn Ba Gia 3 lần anh hùng, MT579 anh dũng tiến lên !  (không ngơi nghỉ ngày nào)
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #555 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2009, 12:00:34 pm »

Chào các bác E1F2!

Nhắc đến Trung đoàn Ba gia. Tôi nhớ đến một câu chuyện để nhờ các bác kiểm chứng giúp.
Thằng Nguyễn Mạnh Đạt ( dân Thái Lọ )nguyên là lính thông tin hữu tuyến của F9 được giao nhiệm vụ đảm bảo thông tin thông suốt giữa E1 F2 với BTL F9 khi trung đoàn Ba gia đang phối thuộc với F9 năm 1979. Hắn kể với tôi :
Tổ thông tin của hắn ( thông tin F9 ) được Ban tham mưu E1F2 chỉ cho nơi đặt máy là một ngôi nhà sàn sạch sẽ, thoáng đãng. Nhiệm vụ của tổ hắn sau khi đã thông máy rồi cũng nhàn. Một buổi trưa, nghe tiếng chuông reo, hắn cầm tổ hợp lên. Bên kia đầu dây là TL F9 yêu cầu được gặp trung đoàn trưởng của E1 ( F2 ). Hắn nhảy bổ ra khỏi nhà để đi tìm. Thấy một anh lính mặc quần dài, áo may ô đang hí húi dưới sàn nhà, hắn hỏi :
- Này ông bạn, trung đoàn trưởng bên ông là ai vậy?
Anh lính hỏi lại :
- Có việc gì vậy ông?
- Tư lệnh sư đoàn 9 đang cần gặp ông ấy. Ông tìm xem ông ấy ở đâu, bảo ông ấy lên nghe máy.
Anh lính kia thản nhiên :
- Chắc ông ấy đi đâu rồi, ông để tôi nghe cho.
Hắn nổi xung lên vặc :
- Nghe thế....đ... nào được! Tư lệnh F9 bên tôi gặp chắc là chuyện quan trọng.
- Ông cứ yên tâm, tôi nghe được! Có gì tôi chịu trách nhiệm. Anh lính thản nhiên.
Và anh lính cầm tổ hợp :
- A lô! Dạ tôi .... Trung đoàn trưởng E1 nghe đây ạ!
Thằng Đạt mặt ngắn tũn lại. Sau khi hai thủ trưởng nói chuyện xong, hắn lại gần nhỏ nhẹ :
- Dạ! báo cáo anh... anh cho em xin lỗi. Em không biết vì anh quá...trẻ ạ!

Hắn nói với tôi, trung đoàn trưởng trung đoàn Ba Gia trẻ lắm mày ạ.
 
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #556 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2009, 12:03:50 pm »

Năm 79 thì trung đoàn trưởng Ba Gia là bác Trương Hồng Anh, đương nhiên là trẻ rồi!  Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
thehesau
Thành viên
*
Bài viết: 30



« Trả lời #557 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2009, 12:42:08 pm »


Nhớ mãi sư đoàn trưởng F2 (QK5)Trương Hồng Anh
 

     Đã 24 năm kể từ khi Đại tá Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2 (Quân khu 5) Trương Hồng Anh hy sinh, đồng đội vẫn nhớ đến anh với những ký ức không bao giờ quên...

Trương Hồng Anh sinh năm 1948 ở xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. 16 tuổi nhập ngũ vào Sư đoàn 2. Từng tham gia đánh trận Ba Gia, Vạn Tường, Đồng Dương, Quy Thạch, Nông Sơn, Trung Phước, đường 9 - Nam Lào, giải phóng Đà Nẵng. 22 tuổi là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 90, 29 tuổi là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 và 35 tuổi là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2. Chưa đầy 20 năm trong quân ngũ, anh được phong 13 cấp, từ binh nhì đến đại tá, từ chiến sĩ trinh sát đến sư đoàn trưởng. Anh hai lần có mặt ở chiến trường Cam-pu-chia trên cương vị trung đoàn trưởng và sư đoàn trưởng.

Làm chỉ huy khi còn rất trẻ, lại có dáng thư sinh, trắng trẻo, ăn nói nhỏ nhẹ, trang phục chỉn chu, lại hòa đồng với chiến sĩ, nên quanh người sĩ quan họ Trương này có rất nhiều giai thoại. Đó là năm 1970, khi Tiểu đoàn 90 (Trung đoàn 1) đóng quân ở Quế Phong, Hội phụ nữ huyện Quế Sơn, Quảng Nam khi đến thăm đã bán tín bán nghi khi thấy anh Tiểu đoàn trưởng gương mặt còn non hơn chiến sĩ. Năm 1971, nghệ sĩ ngâm thơ Kim Cúc từ Hà Nội vào biểu diễn ở Mặt trận đường 9-Nam Lào, gặp Trương Hồng Anh ở lán trại dã chiến, tưởng là chiến sĩ liên lạc, nhờ ngay: ‘’Em ơi cho chị xin ly nước”. Sau biết người rót nước cho chị rất lễ phép đó là Tiểu đoàn trưởng, chị không khỏi ngỡ ngàng. Đoàn nghệ thuật của Trung ương về biểu diễn mừng thành phố Đà Nẵng giải phóng, đến thăm Trung đoàn Ba Gia, mọi người cứ nhầm Trương Hồng Anh là công vụ, vì không tin một chỉ huy Trung đoàn nổi tiếng lại trẻ như thế.

Khi nói về Trương Hồng Anh, cố Trung tướng Nguyễn Huy Chương, nguyên Phó tư lệnh về Chính trị Quân khu, nguyên Chính ủy Sư đoàn 2 nhận xét: “Đó là một cán bộ còn rất trẻ, thông minh, thực sự có tài chỉ huy, có cách nói năng rành rọt, có sức thuyết phục người khác. Anh nghiên cứu rất kỹ về địch, đánh giá đúng mức, luôn tìm cái yếu của địch để đánh, có khi thay đổi cả một phương án của đơn vị bằng một phương án mới hiệu quả hơn. Giao cho Trương Hồng Anh phụ trách một cánh quân nào đó, chúng tôi rất yên tâm, vì trong mọi tình huống anh có xử trí quyết đoán, táo bạo mà linh hoạt, đã đánh là phải thắng. Tài chỉ huy của Trương Hồng Anh thể hiện rõ rệt trên cương vị Sư đoàn trưởng chỉ huy diễn tập bài chiến thuật “Trung đoàn bộ binh hiệp đồng quân binh chủng, tiến hành tiến công quân địch lâm thời phòng ngự ở địa hình rừng núi”. Cuộc diễn tập đã thành công mỹ mãn, đơn vị đạt loại giỏi. Đồng chí Trung tướng cố vấn Liên Xô (trước đây) theo dõi cuộc diễn tập này đã khen ngợi: “Tôi có thể phát biểu với các đồng chí bằng hai chữ: tuyệt vời. Tôi không ngờ có một Sư đoàn trưởng trẻ lại thông minh đến vậy”.

Thật đáng tiếc, chỉ một năm sau diễn tập, người chỉ huy tài năng đầy triển vọng đã hy sinh. Đây là một tổn thất không chỉ của Quân khu 5 mà của cả quân đội ta.

Đại tá Lê Văn Cúc, nguyên Chính ủy Trung đoàn 1 (Sư đoàn 2) kể: “Tôi biết Trương Hồng Anh khi đang công tác ở Phòng Chính trị sư đoàn. Năm 1978, tôi là Chính ủy còn anh Anh là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1, cùng sát cánh bên nhau ở chiến trường Cam-pu-chia suốt 2 năm. Nhớ trận đầu tiên, trung đoàn ra quân ở Ngã ba Săng-ke. Chiến sĩ ta thương vong nhiều, anh khóc rồi tìm mọi cách tổ chức phản công giành thắng lợi. Điều anh quan tâm đầu tiên là các trận địa pháo. Anh mạnh dạn bố trí khẩu đội ĐKZ nhô ra phía trước ở địa hình có lợi để dễ dàng phát hiện đánh địch và tiêu diệt địch ngay. Tôi nhớ nhất là trận đột phá toàn mặt trận trong đội hình của Quân đoàn 4. Anh bàn dời sở chỉ huy từ phía sau ra phía trước so với trận địa bố trí quân. Đây là phương án táo bạo có phần nguy hiểm, nhưng cái được lớn nhất là quan sát toàn bộ chiến trường, chỉ huy hiệp đồng binh chủng nhanh chóng. Như dự liệu, trận đột phá lần đó, Trung đoàn 1 đã giành thắng lợi giòn giã, là dấu ấn quan trọng để đơn vị được tuyên dương Anh hùng lần thứ 2. Trương Hồng Anh có trí nhớ rất kỳ lạ. Dựa trên bản đồ, anh có thể dẫn Trung đoàn hành quân trong đêm hàng chục cây số mà không bị lạc. Cách làm việc của anh khoa học, có sự chuẩn bị kỹ cho mỗi trận đánh từ con người, phương án, cơ sở chiến trường, đồng thời anh đòi hỏi chỉ huy cấp dưới cũng phải như thế.

Anh rất ít ngủ, đọc sách nhiều, nghiên cứu, ghi chép cẩn thận. Có khi nửa đêm bật dậy để viết vào sổ một ý nghĩ nào đó mới hình thành. Đọc, ghi chép, quan sát, phân tích, sự lao động nghiêm túc này cộng với sự từng trải chiến trường, ý chí quyết tâm cao là bí quyết để Trương Hồng Anh thành công trên cương vị chỉ huy. Trương Hồng Anh sống rất chân tình với đồng đội. Với cấp trên, anh khiêm tốn, lắng nghe, chấp hành nghiêm mệnh lệnh. Với cán bộ dưới quyền, bàn bạc dân chủ, không bao giờ hách dịch, nổi nóng. Với chiến sĩ, hết mực hòa đồng, thương yêu, lo từng bữa ăn, giấc ngủ, chỗ nghỉ ngơi tốt nhất dù là trong chiến tranh nên được mọi người yêu quý, tin tưởng. Khi anh bị thương nặng nằm ở Quân y viện 21 (Mặt trận 579), hàng trăm chiến sĩ đã xung phong truyền máu cho anh. Người lính quân y lâu nay phục vụ anh đã khóc tức tưởi, khi biết thủ trưởng của mình không qua khỏi.

- Chúng tôi có những kỷ niệm đẹp, ấm áp vừa là đồng chí vừa là anh em - Đại tá Nguyễn Đình Ngật xúc động kể - Khi tôi làm Sư đoàn phó về Chính trị thì Trương Hồng Anh làm Sư đoàn trưởng ở chiến trường Cam-pu-chia. Anh rất có bản lĩnh chỉ huy, trình độ tổ chức giỏi. Trong trận đánh vào căn cứ 547, ta và địch giằng co quyết liệt. Đây là căn cứ có 16 vị trí then chốt, với nhiều điểm tựa, cụm điểm tựa, trận địa hỏa lực liên hoàn, lực lượng địch bố trí dày đặc. Chính vì vậy ta đã 4 lần tổ chức tiến công nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn. Quan sát trực tiếp những thủ đoạn của địch, Sư đoàn trưởng Trương Hồng Anh ra lệnh cho Trung đoàn pháo binh 368 cơ động 2 khẩu pháo nòng dài 85mm và 4 khẩu pháo phòng không 37mm lên phía đài quan sát thực hiện “bắn xăm” vào các hốc đá, tiêu diệt các hỏa điểm địch. Trận địa pháo 105mm cũng được lệnh phối hợp với pháo của xe tăng bắn cấp tập ghìm đầu địch xuống, tạo điều kiện cho pháo 37mm cơ động. Nhờ cách đánh này, các hỏa điểm địch đã nhanh chóng bị tiêu diệt, căn cứ 547 của địch bị thất thủ. Tuy nhiên, Sư đoàn đã chịu một tổn thất lớn. Ngày 27-3-1984, trên đường đi kiểm tra chiến trường trở về, xe bị mìn của bọn Pôn Pốt cài lại, người chỉ huy Trương Hồng Anh bị thương nặng. Cuộc giành giật sự sống cho anh đã diễn ra khẩn trương, trên huy động cả máy bay trực thăng vận chuyển cấp cứu nhưng anh đã vĩnh viễn ra đi vào ngày 2-4-1984. Thương nhớ anh, mấy đêm liền tôi thức trắng. Chiếc áo anh tặng vẫn còn đây mà người đồng chí thân thiết đã đi xa.

Nhớ về anh trai mình, Trung tá Trương Hồng Quang, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 143 (Sư đoàn 315-Quân khu 5) rớm lệ: Gia đình tôi có 5 anh em trong đó có 4 người đi bộ đội. Trương Hồng Anh là anh cả. Nhà nghèo vẫn chắt chiu cho anh đi học ở trường huyện đến lớp Nhất. Anh học rất giỏi, sau này về trường sĩ quan Lục quân 1 và Học viện Quốc phòng cũng thế. Anh thuận cả hai tay, đặc biệt viết bằng tay trái, rất nhanh. Năm 1964, anh tôi bắt liên lạc với đằng mình và bí mật “nhảy núi”. Gia đình chỉ biết anh đi theo cách mạng khi ông bác mất đôi dép cao su và tấm ván dày. Những thứ này anh dùng để vượt hàng rào ấp chiến lược. Sau này anh kể rằng, suốt mấy ngày chờ người dẫn đi, anh phải nằm trong hang lạnh, đói nhưng nhất quyết không quay về. Anh đánh giặc tung hoành ở đâu chứ về nhà thì hiền khô. Tôi là út sinh ra chưa được bao lâu thì cha mẹ bị giặc Mỹ giết hại nên anh thương lắm. Có lần anh đóng quân ở Quảng Nam, tôi ra thăm. Hai anh em về lại Quảng Ngãi thì trời đã tối mịt, đường đi còn xa, anh bắt tôi trèo lên vai cho anh cõng, mặc dầu lúc này tôi đã 14 tuổi. Tình cảm âu yếm ấy tôi cứ nhớ hoài. Bận rộn công việc của người chỉ huy mà anh rất siêng viết thư, cả khi chiến đấu ở chiến trường Cam-pu-chia. Thư nào cũng lo lắng nhắc nhở tôi từng tí một như người chị gái. Sau này anh hy sinh, những lá thư của anh luôn là nguồn động viên vô giá với tôi trong cuộc sống. Anh là người chẳng màng danh lợi, vật chất. Ngay cả hạnh phúc riêng tư của anh cũng là hạnh phúc ngắn ngủi, giản dị của người lính thời chiến. Cưới vợ khi đang học ở Học viện Quốc phòng (hai người đã từng biết nhau khi anh ra Bắc học trường sĩ quan Lục quân trước đây), anh về ở rể chưa bao lâu thì vào Nam, liên miên theo các chiến dịch, một hoặc hai năm mới có dịp ra thăm tổ ấm của mình. Ý định hợp lý hóa gia đình lần hồi gác lại. Sau này, khi anh mất, Bộ Quốc phòng đã phân cho vợ con anh căn hộ ở khu tập thể Nam Đồng, thực hiện mơ ước của anh là có một mái ấm riêng cho vợ và cô con gái nhỏ.

Có đúng bác này không ạ!!
(Nguồn: www.qdnd.vn)
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Hai, 2009, 12:43:51 pm gửi bởi thehesau » Logged

Thướt tha rặng liễu xanh khe núi
Thu thuỷ suối reo thoảng hương sen
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #558 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2009, 01:16:29 pm »

Thật đáng ngưỡng mộ.
Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #559 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2009, 01:58:27 pm »

      @ bác Thehesau:

       Đúng là bác Trương Hồng Anh trong bài bác st đấy.

        Sư 2 của ông Chơn và các cán bộ của ông ấy đã nổi tiếng từ thời đánh Mỹ.

       Bác lính của em cũng có biết một chuyện kỷ niệm với bác Trương Hông Anh này khi bác ấy là D trưởng, sau chiến dịch Lam sơn 719 bên Lào.

         Để em sắp xếp lại rồi kể cho các bác.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM