Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 02:22:27 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân  (Đọc 278408 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
leopard
Thành viên
*
Bài viết: 34


« Trả lời #10 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2007, 10:58:34 am »


Ba chế độ ăn trong 1 nồi

Tổ chiến đấu của chúng ta theo chế độ “tam tam chế” có 3 người. Ấy vậy mà sở thích ăn uống thì lại mỗi anh một kiểu. Anh A tổ trưởng thích ăn cơm khô, cậu B tổ viên thích ăn cơm nát, còn cậu C hay làm thơ thì lại thích ăn cơm nếp. Trong khi đó thì hậu cần chỉ trang bị cho chốt của ta có mỗi một cái nồi. Làm thế nào để ba anh em có thể ăn cơm cùng 1 lúc được.
Theo tinh thần “khó khăn thì khắc phục”, lính ta đã làm như sau:
Cứ vo gạo như bình thường, khi nước sôi thì bỏ gạo vào. Gạo tẻ cứ đổ thẳng vào nồi, còn gạo nếp trước khi bỏ vào nồi đã được buộc túm lại trong chiếc khăn tay. Khi cơm gần cạn nước, kê nghiêng nồi 1 góc 45 độ.
Như vậy khi cơm chin, phần cơm phía trên góc 45 độ sẽ là cơm khô, phần dưới sẽ là cơm nát. Còn xôi thì chỉ việc rút cả chiếc khăn tay ra, mở khăn ra là phần cơm nếp ngon lành của cậu C.

còn tiếp...
Logged
leopard
Thành viên
*
Bài viết: 34


« Trả lời #11 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2007, 08:04:47 am »

Bồn tắm cánh cụp cánh xòe.

Sau mỗi ngày hành quân đường dài, việc được ngâm chân vào nước nóng pha muối mỗi buổi tối là rất cần thiết cho lính ta. Việc đó giúp các khớp chân được thư giãn, nhanh chóng phục hồi để chuẩn bị cho cuộc hành quân ngày mai.
Nhưng lấy đâu ra hàng trăm cái chậu cho đại đội. Và nếu người lính nào cũng đeo một cái chậu sau lưng thì cơ động làm sao cho kịp.
Lính ta đã làm như sau:
Đến chỗ trú quân, đào một cái hố nhỏ, trải xuống đó mảnh tăng (ni long) của mình. Chẳng là cậu nào cũng được phát 1 mảnh tăng, khi mưa thì là áo mưa, khi qua sông thì gói ba lô vào làm thành cái phao, và khi hy sinh thì “thay da ngựa và thay chiếu để anh về đất”.
Cậu nào khéo tay thì đã có thể khoét cho mình 1 cái chậu xinh xắn. Sau khi lót ni long xuống, đổ nước nóng vào, trước thì là rửa mặt, sau thì là ngâm chân.
Thế chẳng phải là bồn tắm cánh cụp cánh xòe còn gì.

còn tiếp...
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Một, 2007, 05:30:53 pm gửi bởi dongadoan » Logged
leopard
Thành viên
*
Bài viết: 34


« Trả lời #12 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2007, 11:40:32 am »

Tìm phương hướng trong rừng

Đôi khi lạc rừng, mà trời lại đầy mây mù, chẳng thể nào ngắm mặt trời để tìm hướng đông hay hướng tây.
Lúc ấy các bác làm như sau:
Sờ quanh các gốc cây, phía thân cây nào có nhiều địa y hoặc rêu, phía ấy là phương bắc. Vì thân cây phương bắc luôn ẩm ướt hơn các phương còn lại.
Nếu chỉ còn các gốc cây, các bác xem vòng sinh trưởng của cây. Vòng sinh trưởng mở rộng về hướng nào, hướng đó là hướng đông.
Nếu vào buổi đêm không trăng sao, các bác sờ quanh thân cây, hướng nào còn ấm, hướng ấy là hướng tây.
Chúc các bác mau về đến nhà.

còn tiếp...
Logged
fanlong74
Thành viên
*
Bài viết: 224


« Trả lời #13 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2007, 11:10:20 pm »

Nấm là món ăn rất bổ dưỡng, có thứ nấm mọc từ tổ mối rất ngon, chỉ cần luộc lên xé ra ăn như thịt gà, có thêm chút muối tiêu, rau răm nữa là thịt gà phải gọi bằng anh. Tuy nhiên, một số loại nấm độc có hình dáng màu sắc như nấm thường và mọc xen kẽ trong số nấm ăn được. Nếu xơi trúng thứ này, rất dễ bổ..nhào vào huyệt. Trường hợp ngộ độc nấm, nhanh chóng lấy Nhân trung hoàng, đốt thành than, hòa với nước mà uống, nếu nạn nhân đã á khẩu cũng cố cạy miệng nhét vào. Thường là cứu được, không chỉ nấm độc mà còn nhiều loại thực phẩm bị nhiễm độc khác, Nhân trung hoàng cũng giải được.
Nhân trung hoàng rất sẵn, nó là gì sớm muộn gì các bác cũng biết, tớ không dám diễn nôm ra đây Cheesy
Logged
leopard
Thành viên
*
Bài viết: 34


« Trả lời #14 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2007, 08:18:43 am »

Công dụng của xà phòng 72.

Thủa 7x, 8x thời còn Liên xô, lính ta hay được phát xà phòng 72 của Liên xô.
Nguyên bản thì đây là xà phòng giặt. Loại xà phòng này cứng và bền cực kỳ.
Tuy nhiên, khi vào tay lính ta, công dụng của nó đã được cải biến. Có thể kể ra đây vài ví dụ:
-Keo hàn vạn năng: cậu lái xe nào cũng phải thủ trong mình 1 cục 72, người có thể tắm xuông nhưng xe thì không thể thiếu 72. Chẳng qua là thời ấy, xe cộ nhà mình rách nát lắm. Việc thủng bình xăng là chuyện thường ngày ở huyện. Khi phát hiện chỗ thủng,lính ta chỉ việc miết 1 ít 72 vào đấy là yên tâm chạy cả ngày.
-Mìn đánh cá: Nhét 1 cái kíp cháy chậm vào giữa cục 72, quăng nó xuống suối chỗ có đàn cá, chỉ nghe ục 1 cái như ho khẽ, thế mà cũng bắt được vô khối cá đấy.
-Lương thực cao cấp: Thời ấy vào bản, trong túi mà thủ cục 72 thì tối ấy thế nào anh em ta cũng có 1 chú gà để nấu cháo nhờ đổi cục 72.
Các bác còn nhớ công dụng nào nữa không ?
Logged
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #15 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2007, 09:36:16 am »

Công dụng của xà phòng 72.
-Lương thực cao cấp: Thời ấy vào bản, trong túi mà thủ cục 72 thì tối ấy thế nào anh em ta cũng có 1 chú gà để nấu cháo nhờ đổi cục 72.

Bác có thể giải thích kỹ hơn về quá trình "đổi xà phòng 72 lấy gà được không ạ" ?
Chẳng nhẽ dân bản thích "cục 72" đến thế ?
Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #16 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2007, 09:42:45 am »

Trường hợp ngộ độc nấm, nhanh chóng lấy Nhân trung hoàng, đốt thành than, hòa với nước mà uống, nếu nạn nhân đã á khẩu cũng cố cạy miệng nhét vào.

Bác cho em hỏi:
Nếu không có "Nhân trung hoàng" thì có thể dùng 1 số vị tương tự như : "Ngưu trung hoàng", "Hầu trung hoàng", ... thay thế được không ?
Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
leopard
Thành viên
*
Bài viết: 34


« Trả lời #17 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2007, 02:13:49 pm »

Bác có thể giải thích kỹ hơn về quá trình "đổi xà phòng 72 lấy gà được không ạ" ?
Chẳng nhẽ dân bản thích "cục 72" đến thế ?

Xà phòng đổi gà.
Thời 7x - 8x đó, nhân dân ở thành phố lớn thì còn có tiêu chuẩn 4 mét vải/năm. Nếu muốn mua 1 cái quần lót thì phải cắt ô phiếu 40cm. Nhân dân ở nông thôn/ miền núi thì ko có cái khoản tem phiếu ấy. Nói gì đến thứ đại xa xỉ là xà phòng 72 CCCP.
Bà con thôn bản, hàng ngày giặt quần áo thì mang ra suối, ngoài việc vò xuông như ta từng biết, thì còn lấy cây hay đoạn gỗ đập vào đống quần áo ướt. Có thể làm như thế sẽ sạch hơn là vò tay chăng?? Sau đó vò kỹ dưới suối, mang về phơi, thế là xong việc giặt.
Khi có được ít xà phòng (72 CCCP) chẳng hạn), thì chỉ khi nào hết mùa đông, khi giặt chăn đại chẳng hạn. Lúc ấy bà con mới dám thái mỏng 1 ít xà phòng, hòa vào nước ấm, thành 1 dung dịch xút, rồi ngâm chăn, màn vào đó.
Hiếm như thế, nên việc đổi 1 bánh 72 lấy 1 chú gà choai là bình thường. Tiêu chuẩn của tớ thời đó cũng chỉ có 1 cục/tháng.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2007, 05:02:36 pm »

He...he, cái vị thuốc "Nhân trung hoàng" của fanlong74 có tác dụng làm ói (nôn) tiệt các thứ trong dạ dày ra nên nấm độc cũng ra theo thôi!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2007, 06:35:25 pm »

Thế còn cách phòng "ông ba mươi" trong rừng, bác leopard ơi!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM