Lịch sử Quân sự Việt Nam

Máu và Hoa => Một thời máu và hoa => Tác giả chủ đề:: leopard trong 13 Tháng Mười Một, 2007, 11:13:41 am



Tiêu đề: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 13 Tháng Mười Một, 2007, 11:13:41 am
Nấu ăn bằng gạch !!!

Tại các nơi đóng chốt lẻ, việc tự cải thiện của lính ta là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc kiếm ra chất đốt không phải lúc nào cũng dễ. Đặc biệt là phải đảm bảo bí mật nơi nấu nướng đối với quân địch, và đôi khi cũng là để qua mặt cán bộ chỉ huy khó tính (tự nhận khuyết điểm !!).
Lính ta đã nẩy ra sang kiến là dùng gạch xây để thay chất đốt!!!!
Nhiều bạn sẽ cho rằng đấy là chuyện hoang đường. Nhưng hãy thử làm theo cách sau của lính nhé.
Chọn vài viên gạch xốp, loại gạch phế phẩm, nung non lửa, bị loại ra trong quá trình xây dựng là tốt nhất.
Sau đó, đem ngâm các viên gạch này vào đống dầu cặn thải loại của các loại máy cơ khí, như ô tô, tăng, máy phát điện, v.v… Tùy vào điều kiện đóng quân của mình.
Độ nửa ngày, lấy các viên gạch đó lên rồi mang về bếp Hoàng Cầm của chỗ mình.
Khi cần nấu, chỉ việc bắc nồi lên, cho mấy viên gạch này vào bếp và đốt.
Việc còn lại chỉ là chờ món tự cải thiện chín tới và chén.
(còn tiếp...)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Tunguska trong 13 Tháng Mười Một, 2007, 12:00:23 pm
Dùng BCS để bảo quản chống ẩm, lính ta mua rõ nhiều mà toàn chọn size maximum, mấy cô bán hàng cứ gọi là xanh mặt (http://www9.ttvnol.com/forum/tinhocvn/images/emotion/icon_smile_approve.gif)  (http://www9.ttvnol.com/forum/tinhocvn/images/emotion/icon_smile_big.gif)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Mười Một, 2007, 12:21:20 pm
Cách mắc võng để không bị ướt khi mưa (hóng từ cụ nhà em)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/macvong.jpg)



Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 13 Tháng Mười Một, 2007, 03:10:24 pm
Cái vụ cải thiện này, ngày xưa lính ta hay gọi tếu là "ca cóng"!
Nhìn cái sơ đồ mắc võng của chiangshan phát hiện ra 1 chỗ sai (rất có thể do nét vẽ), đố biết là chỗ nào?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 13 Tháng Mười Một, 2007, 04:16:03 pm
Nhìn cái sơ đồ mắc võng của chiangshan phát hiện ra 1 chỗ sai (rất có thể do nét vẽ), đố biết là chỗ nào?
@các bác: theo kinh nghiệm của leopard, chỗ sai là đỉnh của tấm tăng trong hình bị võng, nếu căng đúng thì đỉnh của tấm tăng phải là điểm cao nhất để nước mưa không đọng lại.
Trong sơ đồ của chiangshan, 2 điểm cao bên trong của võng là để ngăn nước mưa chảy theo dây võng vào chỗ người nằm. Chỗ này vẽ rất đúng.
Nhìn sơ đồ lại nhớ thời đội mũ đeo sao.
Tiếp loạt bài mẹo nhỏ dọc đường hành quân nào.

Tắm nướng nóng bằng gang !!!
Ở vùng rừng núi phía bắc, mùa đông thường lạnh cắt da, cắt thịt. Trong khi đó, điều lệnh nội vụ quy định lính ta phải thường xuyên tắm giặt để đảm bảo quân phong, quân kỷ.
Tuy nhiên, việc để tìm ra nước nóng để tắm đối với lính quả là khó ngang với viêc rót mật vào tai các đôi chân dài.
Tớ xin mách các bạn một mẹo nhỏ của bản thân.
Trước hết, tìm một vật để đựng nước. Có thể là 1 cái chảo cũ của anh nuôi, hay là 1 nửa cái thùng phi của lính cơ giới, nếu may mắn thì ngay cạnh bể nước, ban doanh trại đã xây sẵn vài cái cái bồn nhỏ ngay cạnh bàn giặt để đựng nước giặt. Dùng mấy cái bồn nhỏ đấy cũng được.
Sau đó, tìm lấy vài mẩu gang hay thép bỏ đi ở ban kỹ thuật. Có thể đấy là 1 đoạn thép chữ I, hay là cái đe cũ, hoặc là 1 đoạn cầu xe, v.v..
Đem mấy cái mẩu gang thép đó, đút nhờ dưới gầm bếp than của anh nuôi. Sau đó múc nước vào cái chảo đã để sắn cạnh bể nước và yên tâm đi lao động tăng gia buổi chiều. Hồi tớ ở lính, trên khoán cho mỗi đầu lính là 70 kg rau xanh/năm, nên việc tăng gia là không thể lơ mơ được.
Cuốc đất trồng rau thoải mái xong, đến giờ tắm giặt, dùng cái kẹp gắp mẩu gang thép để nhờ ở gầm bếp anh nuôi ra, thả vào thùng nước đã múc sẵn ấy.
Và nghe đánh xèo một tiếng, hơi nước bốc ra ngùn ngụt, cứ gọi là sướng như Hồng quân Liên xô tắm hơi ấy chứ.
Đảm bảo buổi tối nào, vào giờ sinh hoạt chính trị lúc 7h30 tối, ta cũng thơm phức mùi xà phòng 72 Liên xô.!!!

còn tiếp...


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Mười Một, 2007, 06:11:15 pm
Em bổ sung thêm quả ảnh :-D

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/macvong2.jpg)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 13 Tháng Mười Một, 2007, 06:36:36 pm
Cái ảnh này chả biết chụp ở đâu nhưng cũng sai, tăng không bao giờ mắc chơ vơ trên cao thế cả, nó chỉ cao hơn độ chùng (đã có người nằm) của võng khoảng chừng dưới 1m để còn mắc màn và có thể bọc kín mép võng. Theo cái hình vẽ và cái ảnh trên của chiangshan thì bộ đội ta sẽ bị mưa tạt ướt hết --> cảm lạnh ---> sưng phổi --> he...he...!


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 14 Tháng Mười Một, 2007, 10:29:50 am
Tiếp nào

Lò vi sóng … người!!!

Thời bây giờ, muốn có thức ăn nóng, chỉ việc lôi nó ra khỏi tủ lạnh, tống vào lò vi sóng, ấn nút đánh vèo 1 cái là có thức ăn nóng bỏng mồm.
Nhưng thời lính của bọn tớ, thuật ngữ lò vi sóng còn chưa có trong từ điển tiếng Việt, thì lấy đâu ra cái gì để làm nóng khẩu phần của mình trên đường hành quân.
Ăn nóng trong phút dừng chân dọc đường hành quân là một ước mơ xa xỉ như chú ptlinh mơ được cầm tay cô meofmaths… gì đó khi uống ca phê trên tầng 18 Deawoo (tớ ví dụ thôi nhé!!).
Tớ mách các bác 1 mẹo của lính.
Khẩu phần ăn trưa là 1 cái bánh mì hoặc là một vắt cơm xinh xinh. Trong khi các đồng đội khác nhét hững hờ vào túi cóc của ba lô, thì tớ lẳng lặng gói nó vào trong 1 mảnh báo cũ và để nó vào trong ngực áo mình, chỗ gần tim ấy.
Dọc đường hành quân, mùi thơm của bánh hay mùi thơm của cơm cứ phảng phất làm cho ta nhớ về 1 cánh đồng lúa chín của quê nhà, điểm xuyết một làn khói lam chiều. Làm cho ta vơi đi bao nỗi mệt nhọc trên bước đường chinh biên.
Đến giờ nghỉ ăn trưa, trong khi các chú lười khác nhai trệu trạo miếng bánh lạnh cứng như đá, thì khẩu phần của mình lúc nào cũng thơm dẻo ở nhiệt độ 37 độ C.
Thế chẳng phải là lò vi song người là gì !!!

Còn tiếp


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: star trong 14 Tháng Mười Một, 2007, 11:25:55 am
Các bác cho em hỏi :

Thời gian trung bình để triển khai (từ lúc lấy ở ba lô ra cho đến khi mắc xong)
& Thời gian trung bình để thu dọn (từ lúc bắt đầu gỡ ra cho đến khi gấp xong)

của một bộ tăng - võng như trên là hết khoảng bao nhiêu lâu ? (coi như đã có đầy đủ cây & cọc phụ)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 14 Tháng Mười Một, 2007, 11:40:09 am
Các bác cho em hỏi :

Thời gian trung bình để triển khai (từ lúc lấy ở ba lô ra cho đến khi mắc xong)
& Thời gian trung bình để thu dọn (từ lúc bắt đầu gỡ ra cho đến khi gấp xong)

của một bộ tăng - võng như trên là hết khoảng bao nhiêu lâu ? (coi như đã có đầy đủ cây & cọc phụ)

Cá nhân tớ là 5 phút (bây giờ già rồi nên ko chấp).

Tiếp nào.

Làm thế nào để uống được nước bẩn.

Đang lúc lũ lụt hoành hành ở miền trung, nước sạch để uống rất khan hiếm, chợt nhớ đến một kinh nghiệm như thế này:
Ơ nơi không điện, không đèn, không còn có cả 1 que diêm, xung quanh chỉ là nước lụt đục ngầu và rác, làm thế nào để có nước sạch để uống ?
Lính ta đã làm như sau:
Lấy 1 cái chai thủy tinh trong, càng trong càng tốt. Hoặc là bây giờ thì dùng vỏ chai nhựa bất kỳ nào đó, miễn là càng trong càng tốt.
Múc nước bẩn vào đầy cái chai đó, phơi ra ngoài nắng. Việc này có tác dụng gì?
Nước để yên tĩnh một thời gian, các chất bẩn sẽ lắng cặn xuống bên dưới, đây là 1 thuộc tính tự làm sạch của nước.
Phơi ra ngoài nắng là để tận dụng tia cực tím của mặt trời tiêu diệt hay làm ngất 1 phần nào đó vi khuẩn.
Tại sao lại dùng chai trong ? Vì mặt cong lúc này như thấu kính, hội tụ nhiệt mặt trời được nhiều hơn, vi rút sẽ bị bỏng!!!
Và đến chiều thì có thể uống được.
Trong binh pháp, kế này gọi là: trong toàn cái xấu, nếu phải chọn, hãy chọn cái ít xấu nhất.

Còn tiếp...


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 15 Tháng Mười Một, 2007, 10:58:34 am

Ba chế độ ăn trong 1 nồi

Tổ chiến đấu của chúng ta theo chế độ “tam tam chế” có 3 người. Ấy vậy mà sở thích ăn uống thì lại mỗi anh một kiểu. Anh A tổ trưởng thích ăn cơm khô, cậu B tổ viên thích ăn cơm nát, còn cậu C hay làm thơ thì lại thích ăn cơm nếp. Trong khi đó thì hậu cần chỉ trang bị cho chốt của ta có mỗi một cái nồi. Làm thế nào để ba anh em có thể ăn cơm cùng 1 lúc được.
Theo tinh thần “khó khăn thì khắc phục”, lính ta đã làm như sau:
Cứ vo gạo như bình thường, khi nước sôi thì bỏ gạo vào. Gạo tẻ cứ đổ thẳng vào nồi, còn gạo nếp trước khi bỏ vào nồi đã được buộc túm lại trong chiếc khăn tay. Khi cơm gần cạn nước, kê nghiêng nồi 1 góc 45 độ.
Như vậy khi cơm chin, phần cơm phía trên góc 45 độ sẽ là cơm khô, phần dưới sẽ là cơm nát. Còn xôi thì chỉ việc rút cả chiếc khăn tay ra, mở khăn ra là phần cơm nếp ngon lành của cậu C.

còn tiếp...


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 16 Tháng Mười Một, 2007, 08:04:47 am
Bồn tắm cánh cụp cánh xòe.

Sau mỗi ngày hành quân đường dài, việc được ngâm chân vào nước nóng pha muối mỗi buổi tối là rất cần thiết cho lính ta. Việc đó giúp các khớp chân được thư giãn, nhanh chóng phục hồi để chuẩn bị cho cuộc hành quân ngày mai.
Nhưng lấy đâu ra hàng trăm cái chậu cho đại đội. Và nếu người lính nào cũng đeo một cái chậu sau lưng thì cơ động làm sao cho kịp.
Lính ta đã làm như sau:
Đến chỗ trú quân, đào một cái hố nhỏ, trải xuống đó mảnh tăng (ni long) của mình. Chẳng là cậu nào cũng được phát 1 mảnh tăng, khi mưa thì là áo mưa, khi qua sông thì gói ba lô vào làm thành cái phao, và khi hy sinh thì “thay da ngựa và thay chiếu để anh về đất”.
Cậu nào khéo tay thì đã có thể khoét cho mình 1 cái chậu xinh xắn. Sau khi lót ni long xuống, đổ nước nóng vào, trước thì là rửa mặt, sau thì là ngâm chân.
Thế chẳng phải là bồn tắm cánh cụp cánh xòe còn gì.

còn tiếp...


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 19 Tháng Mười Một, 2007, 11:40:32 am
Tìm phương hướng trong rừng

Đôi khi lạc rừng, mà trời lại đầy mây mù, chẳng thể nào ngắm mặt trời để tìm hướng đông hay hướng tây.
Lúc ấy các bác làm như sau:
Sờ quanh các gốc cây, phía thân cây nào có nhiều địa y hoặc rêu, phía ấy là phương bắc. Vì thân cây phương bắc luôn ẩm ướt hơn các phương còn lại.
Nếu chỉ còn các gốc cây, các bác xem vòng sinh trưởng của cây. Vòng sinh trưởng mở rộng về hướng nào, hướng đó là hướng đông.
Nếu vào buổi đêm không trăng sao, các bác sờ quanh thân cây, hướng nào còn ấm, hướng ấy là hướng tây.
Chúc các bác mau về đến nhà.

còn tiếp...


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: fanlong74 trong 19 Tháng Mười Một, 2007, 11:10:20 pm
Nấm là món ăn rất bổ dưỡng, có thứ nấm mọc từ tổ mối rất ngon, chỉ cần luộc lên xé ra ăn như thịt gà, có thêm chút muối tiêu, rau răm nữa là thịt gà phải gọi bằng anh. Tuy nhiên, một số loại nấm độc có hình dáng màu sắc như nấm thường và mọc xen kẽ trong số nấm ăn được. Nếu xơi trúng thứ này, rất dễ bổ..nhào vào huyệt. Trường hợp ngộ độc nấm, nhanh chóng lấy Nhân trung hoàng, đốt thành than, hòa với nước mà uống, nếu nạn nhân đã á khẩu cũng cố cạy miệng nhét vào. Thường là cứu được, không chỉ nấm độc mà còn nhiều loại thực phẩm bị nhiễm độc khác, Nhân trung hoàng cũng giải được.
Nhân trung hoàng rất sẵn, nó là gì sớm muộn gì các bác cũng biết, tớ không dám diễn nôm ra đây :D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 08:18:43 am
Công dụng của xà phòng 72.

Thủa 7x, 8x thời còn Liên xô, lính ta hay được phát xà phòng 72 của Liên xô.
Nguyên bản thì đây là xà phòng giặt. Loại xà phòng này cứng và bền cực kỳ.
Tuy nhiên, khi vào tay lính ta, công dụng của nó đã được cải biến. Có thể kể ra đây vài ví dụ:
-Keo hàn vạn năng: cậu lái xe nào cũng phải thủ trong mình 1 cục 72, người có thể tắm xuông nhưng xe thì không thể thiếu 72. Chẳng qua là thời ấy, xe cộ nhà mình rách nát lắm. Việc thủng bình xăng là chuyện thường ngày ở huyện. Khi phát hiện chỗ thủng,lính ta chỉ việc miết 1 ít 72 vào đấy là yên tâm chạy cả ngày.
-Mìn đánh cá: Nhét 1 cái kíp cháy chậm vào giữa cục 72, quăng nó xuống suối chỗ có đàn cá, chỉ nghe ục 1 cái như ho khẽ, thế mà cũng bắt được vô khối cá đấy.
-Lương thực cao cấp: Thời ấy vào bản, trong túi mà thủ cục 72 thì tối ấy thế nào anh em ta cũng có 1 chú gà để nấu cháo nhờ đổi cục 72.
Các bác còn nhớ công dụng nào nữa không ?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: star trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 09:36:16 am
Công dụng của xà phòng 72.
-Lương thực cao cấp: Thời ấy vào bản, trong túi mà thủ cục 72 thì tối ấy thế nào anh em ta cũng có 1 chú gà để nấu cháo nhờ đổi cục 72.

Bác có thể giải thích kỹ hơn về quá trình "đổi xà phòng 72 lấy gà được không ạ" ?
Chẳng nhẽ dân bản thích "cục 72" đến thế ?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: star trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 09:42:45 am
Trường hợp ngộ độc nấm, nhanh chóng lấy Nhân trung hoàng, đốt thành than, hòa với nước mà uống, nếu nạn nhân đã á khẩu cũng cố cạy miệng nhét vào.

Bác cho em hỏi:
Nếu không có "Nhân trung hoàng" thì có thể dùng 1 số vị tương tự như : "Ngưu trung hoàng", "Hầu trung hoàng", ... thay thế được không ?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 02:13:49 pm
Bác có thể giải thích kỹ hơn về quá trình "đổi xà phòng 72 lấy gà được không ạ" ?
Chẳng nhẽ dân bản thích "cục 72" đến thế ?

Xà phòng đổi gà.
Thời 7x - 8x đó, nhân dân ở thành phố lớn thì còn có tiêu chuẩn 4 mét vải/năm. Nếu muốn mua 1 cái quần lót thì phải cắt ô phiếu 40cm. Nhân dân ở nông thôn/ miền núi thì ko có cái khoản tem phiếu ấy. Nói gì đến thứ đại xa xỉ là xà phòng 72 CCCP.
Bà con thôn bản, hàng ngày giặt quần áo thì mang ra suối, ngoài việc vò xuông như ta từng biết, thì còn lấy cây hay đoạn gỗ đập vào đống quần áo ướt. Có thể làm như thế sẽ sạch hơn là vò tay chăng?? Sau đó vò kỹ dưới suối, mang về phơi, thế là xong việc giặt.
Khi có được ít xà phòng (72 CCCP) chẳng hạn), thì chỉ khi nào hết mùa đông, khi giặt chăn đại chẳng hạn. Lúc ấy bà con mới dám thái mỏng 1 ít xà phòng, hòa vào nước ấm, thành 1 dung dịch xút, rồi ngâm chăn, màn vào đó.
Hiếm như thế, nên việc đổi 1 bánh 72 lấy 1 chú gà choai là bình thường. Tiêu chuẩn của tớ thời đó cũng chỉ có 1 cục/tháng.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 05:02:36 pm
He...he, cái vị thuốc "Nhân trung hoàng" của fanlong74 có tác dụng làm ói (nôn) tiệt các thứ trong dạ dày ra nên nấm độc cũng ra theo thôi!


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 21 Tháng Mười Một, 2007, 06:35:25 pm
Thế còn cách phòng "ông ba mươi" trong rừng, bác leopard ơi!


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 22 Tháng Mười Một, 2007, 08:49:05 am
Làm sạch nòng súng
Kinh nghiệm này chỉ nên dùng với súng bộ binh cá nhân. Tỷ như K44, CKC, AK.
Đó là nhiều lúc, vì nhiều nguyên nhân, ta phát hiện ra súng của mình có các vết rỉ bên ngoài, và nguy hơn, trong nòng súng cũng có vết rỉ.
Đối với vết rỉ bên ngoài, chớ có dung vật sắc để cạo rỉ. Mà nên dùng giẻ lau mềm, thấm ít dầu, rồi cứ kiên trì lau. Vết rỉ được mài bởi vải mềm và da người!!! dần dần sẽ hết.
Còn đối với bên trong nòng súng thì có cách riêng. Hãy nạp cho nó 1 viên đạn, chĩa lên trời và làm 1 phát. Đảm bảo sạch bong. Nhưng nhớ chỉ nên dùng đạn tăng gia thôi nhé.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 22 Tháng Mười Một, 2007, 08:56:01 am
Thế còn cách phòng "ông ba mươi" trong rừng, bác leopard ơi!

Thời tớ đi lính, thú to trong rừng hết cả roài, chán thế. Nên thực sự ko được truyền dạy cách tránh hổ. Chỉ có mình cố tình đi săn. Tớ đã tham gia đi bắn nai ở giải đồi Cái Dăm-Quảng Ninh (nơi này bây giờ là đường dẫn lên cầu Bãi Cháy ấy). Sẽ kể vào dịp khác.
Còn truyện tránh hổ thì có mục này;
Hành quân ban đêm, thông tin với nhau thường là truyền dọc hàng quân. Lệnh trên truyền xuống: Đằng trước có hố, phòng tránh. Lệnh truyền dần xuống dưới, đến giữa hàng quân thì thành là: Đằng trước có HỔ!!! Cẩn thận.
Lính hàng dưới cùng tỉnh cả ngủ !!!!!


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 28 Tháng Mười Một, 2007, 11:44:23 am
Cách làm mát nước uống khi đi dã ngoại

Ở miền Bắc vào mùa hè, hoặc vào 4 mùa ở miền Nam, khi đi hành quân (hay cắm trại – với các bạn sinh viên bây giờ), có 1 ngụm nước lạnh để làm vơi đi cái nóng nung người thì quả là tuyệt.
Lính ta đã làm như sau: làm ướt chiếc khăn mặt của mình, đem bọc ra ngoài chiếc bi đông, treo ở dưới bóng cây (hoặc chỗ có bóng râm và có gió). Nếu hành quân được ngồi trên thùng xe Gat, thì treo bi đông có bọc khăn ướt ấy ở thành xe.
Gió sẽ làm bốc hơi nước của khăn mặt, và khi bốc hơi, nhiệt độ trong chiếc bi đông cũng hạ xuống.
Lính nhà nghèo, dùng cách này cũng có nước mát uống, các bạn ơi.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Cao Sơn trong 28 Tháng Mười Một, 2007, 07:50:16 pm
Công dụng của xà phòng 72.


-Mìn đánh cá: Nhét 1 cái kíp cháy chậm vào giữa cục 72, quăng nó xuống suối chỗ có đàn cá, chỉ nghe ục 1 cái như ho khẽ, thế mà cũng bắt được vô khối cá đấy.
-Lương thực cao cấp: Thời ấy vào bản, trong túi mà thủ cục 72 thì tối ấy thế nào anh em ta cũng có 1 chú gà để nấu cháo nhờ đổi cục 72.
Các bác còn nhớ công dụng nào nữa không ?


Bác có rất nhiều mẹo hay, nhưng cái vụ nhét kíp vào xà phòng 72 thì tối kiến. Cái này anh em cắm kíp vào cục đất sét hiệu quả hơn, để dành phong 72 đổi thêm con gà nữa.





Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 29 Tháng Mười Một, 2007, 11:11:15 am
Bác có rất nhiều mẹo hay, nhưng cái vụ nhét kíp vào xà phòng 72 thì tối kiến. Cái này anh em cắm kíp vào cục đất sét hiệu quả hơn, để dành phong 72 đổi thêm con gà nữa.

Ờ, Ờ, bác Cao Sơn cũng có lý.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 29 Tháng Mười Một, 2007, 11:58:38 am
Nấu cơm vào mùa mưa

Vào mùa mưa, có khi mưa kéo dài từ 2 đến 3 ngày liền.
Bộ đội đóng quân trong rừng luôn gặp khó khăn khi tìm cách nổi lửa nấu ăn.
Nhưng “khó khăn, khắc phục”, lính ta đã làm như sau:
Tìm kiếm những cành cây khô, to thì càng tốt. Dùng dao găm đẽo lớp vỏ ướt bên ngoài. Do gỗ khô nên rất ít thấm nước. Vì vậy phần bên trong cành cây khô luôn khô ráo.
Dùng phần củi khô ấy để nấu cơm. Trong khi đun, nhớ xếp các cành củi ướt ung quanh bếp, nhiệt độ sẽ làm các cành củi ướt khô mau. Và ta lại dùng chúng để tiếp tục đun nấu.
Thế là luôn có “cơm dẻo, canh ngọt” cho quân ta “ăn no, đánh thắng”.
Hồi tớ đang trong thời gian huấn luyện, có ông d  trưởng rất hắc. Cứ hôm nào mưa to, d trưởng lại ra lệnh hành quân chiến đấu. Lính tráng kéo nhau ra sân vận động. Tìm cách căng tăng bạt mà nấu cơm. Tiếng kêu cũng vang thấu đến trời xanh. Nhưng sau này về đơn vị rồi, ngẫm lại thấy học được nhiều ở ông d trưởng hắc xì dầu ấy.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: thanhlong trong 01 Tháng Mười Hai, 2007, 08:36:24 pm
Bác Leopard có nhiều kinh nghiệm hay vậy? Ngoài ra còn kinh nghiệm nào nữa bác truyền đạt nốt cho anh em với. Quả thật lính thời xưa thật vất vả, bây giờ nghe bác kể chuyện em mới thấy được những nỗi gian truân vất vả của bộ đội ta. Lính thời nay chúng em quả là quá sướng so với các bác.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 06 Tháng Mười Hai, 2007, 04:02:03 pm
Ước lượng độ cao để bắn máy bay bằng…. mây !!!
Bây giờ các bác khi đi chơi với các bóng hồng, thường hay chỉ lên mây bay trên bầu trời mà thề thốt tình yêu.
Cánh bọn tớ hồi trẻ chẳng được có cái cảm giác lãng mạn ấy. Chiến tranh là thế đấy.
Hồi đó, nhìn lên bầu trời, thấy mây kết thành đám dầy đặc, kiểu như mây của cơn mưa, bọn tớ phải biết ngay là nó ở độ cao 400-600 mét. Máy bay bay cùng với độ cao này, AK, CKC, K44 bắn được.
Nếu nhìn thấy các bông mây hình con thỏ, hình nấm hay hình gì đó. Phải biết ngay đấy là mây tích. Máy bay bay lẫn vào các đám mây này, thường là ở độ cao 800-1,200 mét. Ở độ cao này, chỉ có 12 ly 7 trở lên mới được khai hỏa. Các cỡ súng nhỏ hơn, bắn chỉ phí đạn.
Nếu nhìn thấy các đám mây cuộn thành từng mảng, baylững lờ theo từng đợt gió, đấy là mây ti. Máy bay ở độ cao này, khoảng 2-3 cây số. Lúc này chỉ có pháo từ 37 ly trở nên mới nên dùng.
Còn vào lúc bầu trời xanh thẳm, mây nhỏ li ti như những vệt khói sương trên bầu trời. Đấy là mây si rồi. Máy bay ở độ cao này là 7-10 cây rồi. Lúc này đành trông vào tên lửa hoặc bét nhất cũng là 100 ly.
Cho nên hồi ấy, có cô nàng mơ màng nhìn nhìn lên bầu trời và thẽ thọt với tớ: anh ơi, đám mây hình con gấu bông kia xinh quá. Tớ đã buột miệng mà rằng: phòng không của đại đội anh không bắn tới, vì a 12 ly 7 đi phối thuộc rồi.
Thế là đứt, nàng ra đi mà không hẹn ngày tái ngộ.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Cao Sơn trong 09 Tháng Mười Hai, 2007, 03:52:44 pm
Cái Ước độ cao này của bác rất thú vị. Tôi rất khoái, không phải là lính phòng không thì không thể biết được. Cảm ơn bác.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 10 Tháng Mười Hai, 2007, 09:04:40 am
Cảm ơn các bác động viên.
Nhưng mà các bác cựu binh như CaoSon, Dongadoan, v.v... cũng chia xẻ kinh nghiệm của mình đi nhé. Tớ sợ tớ sắp cạn vốn rồi. Các bác mở lòng cho các em lính trẻ đi sau mau chóng cứng cáp. Mong các bác cựu luôn khỏe mạnh


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 12 Tháng Mười Hai, 2007, 05:12:00 pm
Những cái tiết kiệm không nên có
Đời lính cũng có những mẹo hay, nhưng cũng có khi phát minh ra những cái mẹo dở. Tớ cho rằng cũng nên kể ra một số mẹo dở. Phần thì để anh em ta tránh, phần thì cũng để thay đổi không khí.

Mẹo dở thứ nhất: Tiết kiệm nước trên tầu tên lửa.

Hồi 8x, lữ 172 tầu tên lửa-HQ vẫn còn đóng ở căn cứ Hà Tu, chỗ cây số 11. Hồi đó quân chủng phát động phong trào thi đua: “bám biển dài ngày”. Có tay thuyền trưởng đã nghĩ rằng: muốn đi biển được dài ngày, điều đầu tiên là phải tiết kiệm nước ngọt. Nghĩ là làm, việc đầu tiên mà anh chàng hăng máu ấy làm là khóa béng cái toilet lại. Rồi cho hàn 1 cái cầu tõm ở phía đuôi tầu???
Các bác thử tính: tàu đi với hải trình khoảng 20 lý/giờ, mũi tầu đã bốc lên khỏi mặt nước thì bác có dám lần ra đấy để …tõm không????
Chưa kể toàn tàu là 1 tham số trong điều khiển bắn. Giờ thêm cái cầu tõm chết tiệt ấy, thử hỏi tên lửa bắn ra đi cách mục tiêu bao xa ???.
Chuyện này được cụ Cương, tư lệnh quân chủng kể trong buổi nói chuyện với các sỹ quan về nhận công tác tại HQ năm 84 đang tập trung tại đoàn 22 Hạ Long.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 03 Tháng Giêng, 2008, 10:37:37 am
Hành quân trong đêm

Di chuyển để tiếp cận hay truy tìm mục tiêu, đặc biệt là trong đêm tối, kỵ nhất là phát ra tiếng động.

Một trong những biện pháp để hạn chế phát ra tiếng động là cố gắng tránh các vật cản tự nhiên.

Lính ta đã đúc kết: “ mưa tránh trắng – nắng tránh đen – trời nhập nhèm thì nhấc cao chân lên”.
Ngoài ra, khi phải lội trong bùn, chớ có rút thẳng chân lên. Mà phải nhớ là nên xoay chân đi 1 góc nào đó (gần 90 độ) rồi từ từ rút chân lên. Sẽ không có tiếng ộp oặp nào phát ra.

Kinh nghiệm này bây giờ có thể áp dụng cho các bác máu đi săn.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Cao Sơn trong 10 Tháng Giêng, 2008, 09:49:25 pm
Bắn đêm.

Bình thường ban ngày ngắm bắn, ta chỉ việc chia đôi khoảng sáng ở khe ngắm với đầu ruồi. Nhưng trong đêm thì lấy đâu ra khoảng sáng mà chia?

Có thể lợi dụng ánh sáng của pháo sáng (nếu mắt cực tốt, tớ chưa bao giờ làm được thế cả) hoặc lợi dụng ánh lửa lúc chiến đấu để ngắm. Cách này phản xạ phải nhanh, yếu lĩnh phải vững cướp được đường ngắm.

Cách đơn giản hơn: Bắt đom đóm, cấu đít có phần lân tinh, bôi lên đầu ruồi, hoặc kiếm thanh gỗ mục nào có lân tinh. Rình ngắm tới sáng luôn.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Ngocvancu trong 10 Tháng Giêng, 2008, 10:31:43 pm
Bắn đêm.

Bình thường ban ngày ngắm bắn, ta chỉ việc chia đôi khoảng sáng ở khe ngắm với đầu ruồi. Nhưng trong đêm thì lấy đâu ra khoảng sáng mà chia?

Có thể lợi dụng ánh sáng của pháo sáng (nếu mắt cực tốt, tớ chưa bao giờ làm được thế cả) hoặc lợi dụng ánh lửa lúc chiến đấu để ngắm. Cách này phản xạ phải nhanh, yếu lĩnh phải vững cướp được đường ngắm.

Cách đơn giản hơn: Bắt đom đóm, cấu đít có phần lân tinh, bôi lên đầu ruồi, hoặc kiếm thanh gỗ mục nào có lân tinh. Rình ngắm tới sáng luôn.
Bôi ít kem đánh răng lên trên đầu ruồi cũng được nếu không tìm bắt được đom đóm


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 14 Tháng Giêng, 2008, 05:32:36 pm
Cách giữ đúng hướng trong tấn công

Nếu bạn là tiểu đoàn trưởng, phụ trách 3 đại đội tấn công chia làm 3 mũi trên một chính diện rộng trong đêm tối, cái khó nhất là đảm bảo cho mỗi người lính của từng đại đội không bị lạc đường và lạc hướng tấn công.
Quân ta đã làm như sau:
Tại chỗ xuất phát của mỗi C, chuẩn bị lấy 3 đống củi khô.
Ngắm làm sao cho cứ điểm của địch thuộc phạm vi tấn công của C đó và 3 đống củi khô làm thành một đường thẳng.
Khi có  lệnh tấn công, đốt ba đống lửa lên và hướng dẫn cho các chiến sỹ rằng: khi nào ngoảnh lại phía sau, vẫn thấy 3 đóng lửa nhập thành làm 1, tức là ta đang tấn công đúng hướng.
Ngày nay, khi định vị tim đường hầm bằng tia laze, người ta cũng rọi tia laze vào một mốc phía sau để phóng tim ra phía trước.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 14 Tháng Giêng, 2008, 05:57:31 pm
Trích dẫn
“ mưa tránh trắng – nắng tránh đen – trời nhập nhèm thì nhấc cao chân lên”.
bác giải thích kĩ hơn cho em đc ko ạ


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 15 Tháng Giêng, 2008, 10:17:54 am
Trích dẫn
“ mưa tránh trắng – nắng tránh đen – trời nhập nhèm thì nhấc cao chân lên”.
bác giải thích kĩ hơn cho em đc ko ạ
Vào ban đêm, các vũng nước như là 1 cái gương phản chiếu mọi ánh sáng, kể cả ánh sao trời. Vì vậy, sau cơn mưa, chỗ nào trắng mờ là chỗ ấy có vũng nước. Nên mới có câu: mưa tránh trắng.

Vào lúc khô ráo thì lại ngược lại. Mặt đất khô ráo lại gần như là tấm gương phản chiếu ánh sáng so với các vũng bùn. Lúc này, khu vực nào thẫm mầu nhất, chỗ ấy có khả năng là 1 vũng bùn. Nên mới có câu: nắng tránh đen.

Còn lúc tranh tối, tranh sáng, khó nhận ra các dây leo nhỏ là là mặt đất, thì nên đi cao chân, đừng đi chân kéo lê mà dễ vấp ngã. Nên mới có câu: trời nhập nhèm thì nhắc cao chân lên.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến các kinh nghiệm của đời lính.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Cao Sơn trong 16 Tháng Giêng, 2008, 08:18:11 pm

Bôi ít kem đánh răng lên trên đầu ruồi cũng được nếu không tìm bắt được đom đóm
[/quote]

Hồi trước bọn tớ toàn dùng thuốc đánh răng dạng bột nên không biết mẹo này.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 05 Tháng Hai, 2008, 01:26:19 pm
các bác chỉ em các bảo quản hành trang lúc đi mưa với, những lúc mưa dài ngày bảo quản ko kĩ là chết liền


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: shmel trong 01 Tháng Ba, 2008, 04:48:53 pm
http://www.btlsqsvn.org.vn/GD_Chuong_trinh_giao_duc/?^?=-1000975

Cách làm hầm chữ A 

    Hầm chữ A, là một sáng kiến quân sự nổi tiếng của Quân đội nhân dân Triều Tiên sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ năm 1953.

        Trong kháng chiến chống Mỹ, khi Mỹ đưa cuộc chiến tranh lên tới đỉnh cao ở miền Nam và đánh phá miền Bắc Việt Nam, hầm chữ A được quân và dân Việt Nam cải tiến, sử dụng trên khắp hai miền Nam Bắc. Hầm chữ A có tác dụng chống các loại bom, pháo, đạn và trở thành hầm ẩn nấp an toàn khi địch đánh phá, càn quét.

Cách làm hầm chữ A:


1.Chọn địa điểm làm hầm:


    * Trường hợp 1: Nhân dân làm hầm, thường chọn địa thế gần nhà, tiện đường cơ động, cạnh bờ ao, gốc cây to, bụi tre, rặng dừa... Khu vực làm hầm cao, khô ráo. Khi đào hầm có độ sâu 1 mét đến 1, 2 mét; chiều rộng 1 mét, dài 1, 5 mét (có loại hình thước thợ, zích zắc).


    * Trường hợp 2: Bộ đội làm hầm ẩn nấp hoặc tác chiến cho một tổ hoặc cho một tiểu đội, tuỳ theo địa hình, địa vật, có ý nghĩa về mặt chiến thuật mà thiết kế hầm cho phù hợp (có thể một hầm hoặc nhiều hầm). Độ sâu của hầm thông thường từ 1, 2 mét đến 1, 5 mét; chiều dài từ 1, 5 mét đến 1, 7 mét; chiều rộng từ 1 mét đến 1, 3 mét (có loại hầm chữ A làm 2 tầng. Chiều sâu xuống lòng đất tới 5 mét. Loại hầm này tránh đạn pháo xuyên).

              Ngoài ra,còn có nhiều loại hầm chữ A khác, tuỳ thuộc vào địa hình và vị trí chỉ huy như: Hầm chữ A trong hệ thống phòng ngự trận địa; hầm chữ A trong sở chỉ huy; hầm chữ A bên ven đường, sườn núi, vườn nhà, bờ sông, bờ suối…
 
            2. Nguyên liệu; Khai thác nguyên liệu tại chỗ, thông thường làm bằng tre già, gỗ tốt, tre gỗ thẳng. Tuỳ theo kích thước của từng hầm cụ thể mà khai thác nguyên liệu cho phù hợp.

            3. Cách làm: Chọn tre hoặc gỗ làm cây dựa của hầm có đường kính từ 10 đến 15 cm (Tuỳ theo nguyên liệu sẵn có, có thể lớn hơn) và dài theo độ sâu của hầm. Trong khi chọn nguyên liệu làm hầm lưu ý: chọn cây làm đòn nóc, kích thước dài bằng kích thước hầm, đường kính từ 20- 25 cm, cây phải thẳng. Chọn cây chống ở hai đầu hầm, đường kính như cây làm đòn nóc, chiều dài của cây chống dài hơn cây dựa hầm từ 20-30 cm để chôn xuống đất cho vững, đầu cây chống chọn cây có chạc hoặc đẽo thành chạc để ôm lấy cây đòn nóc, theo hình chữ A.


 


                                           
                    Nhân dân Quảng Bình làm hầm chữ A tránh bom, đạn Mỹ, năm 1967 (Ảnh tư liệu BT)

           Sau khi làm xong hai cột chống ở hai đầu hầm và đặt đòn nóc lên trên thì  xếp đứng các cây dựa khít vào nhau, dọc theo thân hầm, chân tiếp xúc với đất, đầu dựa vào đòn nóc.
             Khi đã xếp xong cây dựa, trải một lớp nilon, hoặc lá cây, hoặc đan phên nứa phủ kín hầm, trừ lối lên xuống. sau đó phủ lớp đất hoặc bao cát dày từ 50-70 cm để đảm bảo an toàn khi pháo bắn hoặc bom bi nổ trên nóc hầm.

          Lưu ý để lối lên xuống thoáng và rộng

          Hiện nay, hầm kèo chữ A ở một số vùng biên giới được làm bằng chất liệu đúc sẵn bằng các thanh bê tông lắp ghép.
 
              Chương trình giáo dục lần này, chúng tôi giới thiệu cách làm hầm chữ A, giúp chúng ta nhớ lại một thời đã qua khi đất nước có chiến tranh. Chiếc hầm chữ A là nơi tránh bom đạn hiệu quả không chỉ đối với bộ đội nơi chiến trường mà còn là nơi ẩn trú tốt nhất cho nhân dân miền Bắc khi giặc Mỹ đánh phá các công sở, bệnh viện, trường học, khu dân cư...Một thời chiếc hầm chữ A gắn bó với người dân miền Bắc như ngôi nhà của họ vậy...


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: shmel trong 01 Tháng Ba, 2008, 04:50:08 pm
http://www.btlsqsvn.org.vn/GD_Chuong_trinh_giao_duc/?^?=-1000978

Cánh võng Trường Sơn - Cách mắc võng       

        Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, những đoàn quân nối nhau hành quân ra trận, dù đó là người lính bộ binh, pháo binh, phòng không, dân công hoả tuyến hay thanh niên xung phong, trong hành trang của mình lúc nào cũng có chiếc võng, tăng.

        Tăng võng được đơn vị trang bị, có khi tự làm bằng vải dù, dây dù chiến lợi phẩm.

        Mỗi chặng dừng chân nghỉ đêm ở một cánh rừng, chân núi, hoặc ở một trạm giao liên hay ở trong nhà dân, điều đầu tiên trong suy nghĩ của người lính là tìm một chỗ mắc võng ngả lưng.
       
       Cách mắc võng: Tuỳ theo từng địa thế, địa hình, có các cách mắc võng khác nhau.

        Địa điểm nơi mắc võng có khoảng cách giữa hai cây (cây hoặc cột nhà) trên dưới 3 mét. Việc chọn như vậy để khi mắc võng có hai đầu cố định và đề phòng mưa. Cẩn thận hơn, chiến sỹ ta thường chặt hai đoạn cây hoặc tre làm cọc phụ. Cọc phụ có tác dụng nếu mưa, nước sẽ chảy dọc theo cột xuống đất, nước không chẩy vào võng và tạo cho võng uyển chuyển khi đung đưa, dây võng không bị ma sát làm sờn, đứt, tạo cho dây được bền lâu. Chiều dài của cọc phụ từ 1 mét đến 1, 2 mét.
 
          Một số chiến sỹ còn có sáng kiến lấy sừng trâu, hoặc gỗ tốt, đẽo gọt làm  thành những chiếc móc võng xinh xắn hình chữ S để khi mắc võng nhanh, thuận tiện và cơ động. Cách làm này học được từ cách mắc võng dân gian của nhân dân từ bao đời nay.
         Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang trưng bày và lưu giữ nhiều hiện vật là những cánh võng loại này do cán bộ, chiến sỹ, và  nhân dân đã sử dụng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
 


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: shmel trong 01 Tháng Ba, 2008, 04:51:42 pm
http://www.btlsqsvn.org.vn/GD_Chuong_trinh_giao_duc/?^?=-1000998

Bếp Hoàng Cầm và cách làm bếp Hoàng Cầm                                               

    Là loại bếp dã chiến, mang tên đồng chí Hoàng Cầm (1916-1996), quê ở thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, nguyên là Tiểu đội trưởng nuôi quân thuộc Đội điều trị 8 Sư đoàn 308, sáng tạo ra từ chiến dịch Hoà Bình năm 1951. Bếp Hoàng Cầm được sử dụng từ năm 1951-1952, nhanh chóng phổ biến ở các đơn vị. Đặc biệt, bếp Hoàng Cầm được sử dụng rộng rãi tại các đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, kể cả dân công hoả tuyến. Sau này bếp được cải tiến, hoàn thiện và sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ như ở địa đạo Vĩnh Linh, địa đạo Củ Chi....


    Cách làm bếp Hoàng Cầm như sau: Bếp được đào dưới đất thành một hầm chữ nhật, chiều dài 1,5 đến 1, 8 mét, chiều rộng 1, 2 đến 1,5 mét, sâu 0,70 đến 0,80 mét gồm: Hồ đun, trên đặt nồi (chảo), hố ngồi nấu ( dành cho người nấu), trên có mái che tránh mưa, nắng, bụi ( mái che là tán cây, hoặc gác cành cây trên lợp bằng cỏ tranh hay đóng cọc căng tăng che). Hố đun, hố ngồi nấu tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể như vị trí khu đặt bếp, kích thước nồi, chảo, chiều cao trung bình của người nấu mà đào hố cho vừa đủ chỗ đặt nồi, thao tác khi nấu và chứa củi. Từ hố đun, đào một hệ thống hai đường đường dẫn khói, tản khói. Cách một đoạn đào một hầm chứa khói. Từ hầm chứa khói làm hai đường rãnh vừa để tản khói  vừa là rãnh thoát nước. Trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Khi đun, khói từ trong lò bếp bốc lên qua các đường rãnh dân khói chỉ còn là một dải hơi nước tan nhanh khi rời khỏi mặt đất. Do đó có thể nấu bếp ban ngày, ngay cả khi máy bay trinh sát của đối phương bay trên đầu không bị lộ khói và lửa, kể cả khi đun củi còn ướt.


    Đại tá, Giáo sư - Tiến sỹ Đặng Hiếu Trung, nguyên là chuyên viên đầu ngành của Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Quân y 108 cho biết: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông là Đội trưởng Đội Điều trị 8, thuộc Đại đoàn 308. Đội điều trị 8 đóng cạnh suối Hồng Lếch, cách hầm Đờ Cát chỉ 4 km đường chim bay về phía tây. Đội Điều trị 8 có trên 100 người cộng với thương binh vì thế mặc dầu trong hoàn cảnh chiến trường, khó khăn, thiếu thốn, bom đạn của kẻ thù nhưng Tiểu đội trưởng nuôi quân Hoàng Cầm cùng tổ nuôi quân vẫn đảm bảo cơm nóng, canh ngọt cho Đội và thương binh.


    Trong hồi ức “Đường tới Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (NXB QĐND- 2001), có đoạn viết: “Sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc ở đây một sáng kiến đã mang lại sự cải thiện rất quan trọng trong đời sống các chiến sỹ ngoài mặt trận. Khói lửa từ những bếp của anh nuôi đã nhiều lần làm lộ vị trí trú quân, dẫn đến những tổn thất xương máu.... Một chiến sỹ nuôi quân ở trạm quân y của Đại đoàn 308 có sáng kiến đào những đường rãnh thoát khói bên sườn núi, nối liền với lò bếp, bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Khói từ trong lò bếp bốc lên qua một đường rãnh chỉ còn là một dải hơi nước tan nhanh khi rời khỏi mặt đất. Từ đó anh nuôi có thể thổi nấu ban ngày, ngay cả khi máy bay trinh sát địch bay trên đầu được ăn cơm nóng, uống nước nóng....

 


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: tuaans trong 21 Tháng Ba, 2008, 10:36:59 am
Anh nuôi Hoàng Cầm

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/4/43/Anhnuoihoangcam.jpg)

(http://www.btlsqsvn.org.vn/1001000101110/uploads/Bep%20Hoang%20Cam.jpg)

Và 1 bài viết rất xúc động về tác giả "Bếp Hoàng Cầm"
http://www.tanvien.net/GT/bep_hoang_cam.html


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 21 Tháng Ba, 2008, 01:56:42 pm
Bàn là không dây
Trong doanh trại, hiếm khi có được cái bàn là để là quần áo. Mà điều lệnh nội vụ thì quy định khi đi ra ngoài phải: quân dung thì tươi tỉnh, quân phục thì chỉn chu.
Vậy xin mách các bạn một mẹo nhỏ để có quần áo phẳng phiu nhé. Các bạn sinh viên bây giờ cũng có thể dùng cách này được.
Cầm ngược 2 ống quần lên, xếp làm sao cho 4 đường may 2 bên ở hai ống quần chập vào làm 1, đặt xuống giường dùng tay vuốt nhẹ cho phẳng. 
Sau đó gấp làm 3 rồi lấy 1 tờ báo cũ gấp đôi và đặt chiếc quần ấy vào.
Đặt xuống dưới chiếu, phía đầu giường, rồi đặt chăn màn cá nhân lên trên.
Kiểm tra nội vụ nhìn vào vẫn rất đẹp, chăn màn vẫn vuông bánh chưng và thẳng hàng với các giường khác.
Nhưng cuối ngày, các bác đã có bộ cánh tươm tất để được phép ra ngoài doanh trại.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trungsy1 trong 21 Tháng Ba, 2008, 08:01:00 pm
Xin góp với bác Báo một số cách đánh lửa khi trời mưa ẩm ướt:
Lấy một lõi dây điện thoại, hoặc dây điện (một sợi inox), kéo qua kéo lại trên cạnh thùng đạn gỗ bao giờ cho đến khi bốc khói (nhanh lắm!). Nhấc ra gí nhanh vào một miếng liều cối, hay thuốc đạn dốc ra từ cát tút. Cháy ngay!
Lấy một đầu đạn vạch đường( AK, đại liên, 12.7 ), kẹp cố định thật chắc. Dùng một cái đinh 5,7... chẳng hạn, đóng xuyên qua lớp chì bọc ở đuôi đầu đạn. Phụt ngay!
Đảm bảo loại ''bật lửa" này bật nửa vòng thì cháy ngay, bật cả vòng thì cháy tay, còn để bàn thì mất ngay...! ;D ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: tuaans trong 22 Tháng Ba, 2008, 10:47:47 am
Bác trungsy1 khi về có mang theo bật lửa xăng, lính mình làm từ vỏ đạn, có hình vũ nữ áp-xa-ra không nhỉ?

Hàng quí hiếm đấy!


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trungsy1 trong 23 Tháng Ba, 2008, 09:29:06 pm
Có thì tôi mang gửi tặng ông ngay lập tức! Mất tiệt rồi ông ạ! Còn cuốn nhật ký nhòe nhoẹt hôm nào chụp ảnh pót lên cho nó đầy đủ. Cư bám vào đấy "nghĩ" ra được khối chuyện'


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: leopard trong 24 Tháng Ba, 2008, 11:35:05 am
Lọc nước ngọt từ nước biển

Lính thủy trên tầu hay trên đảo đều có nỗi khổ kinh niên là thiếu nước ngọt.
Ở chiến khu rừng Sát thời chống Mỹ, bộ đội đặc công của ta đã phải chưng cất nước phèn, kiểu như nấu rượu lậu, để có nước ngọt để uống. Nhưng đấy là rừng Sát, nơi có bạt ngàn cây mắm, cây đước để làm củi đun.
Còn đối với lính thủy, chất đốt hiếm như đạn, cách trên là bất khả thi.
Hồi đầu 8x, đơn vị tớ đã phối hợp với Viện Năng Lượng Mới (cơ quan này hồi đấy nằm ở đầu đường Tôn Thất Tùng, chuyên nghiên cứu cách dùng năng lượng gió, mặt trời và vân vân), đã thử nghiệm cách làm như sau:
San cát biển ra một khoảng trống, phẳng. Trên mặt cát phủ lên một lớp tro đen. Trên cùng đặt 1 tấm kính trong, nghiêng 15-20 độ. Sau đó đổ nước biển vào lớp cát đó cho ẩm cát.
Dưới ánh nắng mặt trời, hơi nước bốc lên, ngưng tụ vào ấm kính nghiêng đó, hơi nước theo độ nghiêng của tấm kính được chảy xuống phía dưới và theo một rãnh thu, được chảy vào bộ phận hứng nước.
Tớ đã uống nước này. Hoàn toàn là dùng được. Nhưng sau đó không thấy được áp dụng đại trà. Có lẽ là do kinh phí.
Các cao thủ có ý kiến gì không? Nhằm giảm bớt khó khăn cho lính ta.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: _new trong 26 Tháng Ba, 2008, 09:55:02 pm
Em "có" mấy bài góp với các bác nếu đi công tác Trường Sa và DK1: ;D Cái này là dạng thông tin sổ tay, cụ thể và sâu hơn chắc phải nhờ bác BAOLEO.  :)
1. Chống nóng:
- Tăng hiệu lực của biện pháp thông gió tự nhiên và hệ thống quạt của tàu.
- Tưới nước làm lạnh sàn tàu.
- Đội mũ rộng vành.
- Bảo đảm đầy đủ nước uống.
- Điều chỉnh thời gian biểu làm việc trên đảo cho hợp lý, tránh giờ cao điểm nắng nóng.
Khi bị say nắng:
- Đưa nhanh bệnh nhân ra nơi thoáng mát, cởi quần áo ngoài.
- Cho uống nước chè nguội pha ít muối hoặc nước chanh đá.
- Trường hợp nặng tiêm ca phê in 0,25g.
- Nếu ngừng thở phải kết hợp các biện pháp hô hấp nhân tạo.

2. Chống lạnh:
- Trước khi xuống nước cần khởi động 5 - 10 phút.
- Xuống từ từ, đầu tiên nhúng tay rồi đến chân, dần dần té nước lên mình, đầu, cổ, ...
- Ở những tàu có hầm lạnh khi xuống cần chú ý bảo vệ chân để chống cóng lạnh.
- Khi ở dưới nước lên, đến chỗ khuất gió lau khô người và mặc ngay quần áo ấm
Khi nhiễm lạnh phải:
- Nhanh chóng đưa người vào buồng kín gió, lau khô mặc quần áo ấm.
- Dùng dầu xoa nóng, cho uống nước chè đường nóng hoặc rượu cấp cứu.
- Uống kháng sinh để đề phòng viêm đường hô hấp.

3. Chống say sóng:
- Rèn luyện chống say sóng như đu quay, cầu sóng, xà đơn, xà kép, nhảy cao, nhảy dài, bơi lội, đua thuyền, ... Rèn luyện thực tế, đi biển nhiều lần làm quen với sóng gió.
- Trước khi đi biển phải ngủ tối thiểu 2-3 giờ và ăn trước 1-2 giờ.
- Thức ăn dùng cho ngày đi biển là những thức ăn dể tiêu có chất lượng dinh dưỡng cao, có nhiều gia vị để kích thích tiêu hóa.
- Người đi biển lần đầu tiên nên ngồi chỗ thoáng gió, ít mùi hôi, nhìn ra xa không nhìn xuống nước gần tàu, không nghe đài đọc sách. Quấn chặt bụng chống di chuyển phủ tạng. Khi nằm thỉ nằm ngửa và ngửa đầu ra sau.
- Sử dụng thuốc phòng và điều trị như Aêdôn, Amynagin.

4. Chống nhiễm độc khi ăn cá biển:

Ngộ độc do ăn cá nóc: Sau khi ăn 5-30 phút lưỡi tê.
- Nếu ăn chưa lâu, không tự nôn mửa được thì cho uống nước ấm pha muối, ngoáy họng bằng ngón tay cho nôn mửa thức ăn ra.
- Cho uống bột than (gạo rang cháy, bã mía, gáo dừa đốt cháy) để hấp thụ các chất độc chưa bị tống ra ngoài.
- Nếu ngừng thở: làm hô hấp nhân tạo.
- Chống mất nước: cho uống nước đường pha một ít muối, uống ít một, uống nhiều lần.
- Cho uống sinh tố B1, C hoặc nước hoa quả.
- Cần chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và điều trị tiếp.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: baoleo trong 27 Tháng Ba, 2008, 08:06:23 am
3. Chống say sóng:
 Quấn chặt bụng chống di chuyển phủ tạng. Khi nằm thỉ nằm ngửa và ngửa đầu ra sau.

Cái ý này rất chuẩn đấy.
Tớ muốn nói thêm về hiện tượng bị Livơ phun  ;D khi say sóng. Đó là khi gập sóng lớn, tầu thường phải đi vuông góc với sóng. Nếu vuông góc mà không đúng hướng đi của tầu, thì phải đi theo hình dích dắc. Như thế sẽ thỏa mãn 2 điều kiện là: vuông góc với sóng và vẫn đúng hướng đi của tầu (tất nhiên là hải trình sẽ dài ra). Khi đi vuông góc với sóng, lúc tầu cưỡi lên đỉnh sóng, ta thường có thói quyen hít vào để chờ tàu lao xuống chân sóng (vì lúc đó sẽ có cảm giác bị hẫng như các bác ngồi xe gập ổ gà ấy).
Cứ lo hít ra, hít vào vài chục lần như vậy là livơ phun ngay. Vì thế, các con "sói biển" thường chỉ dụ cho các "con cừu tơ" rằng: kệ bố sóng, cứ thở bình thường  ::) ::) ::)
Vì thế, cách :"Quấn chặt bụng chống di chuyển phủ tạng" là chuẩn đấy. Câu này dùng để bẩm các sếp, chứ không thể dùng cách nói dân dã của "sói biển" được.  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: hoacuc trong 05 Tháng Tư, 2008, 07:49:16 pm
Công dụng đặc biệt của chiếc gậy Trường Sơn


Hẳn nhiều người rất quen thuộc với bài hát “Chiếc gậy Trường Sơn” nhưng nếu không là lính, bạn không thể biết hết được tầm quan trọng của nó đối với người lính. Gậy chống khi đi đường, leo dốc. Gậy xua rắn rết lúc đi trong cỏ rậm. Được lệnh nghỉ gay chỗ đất lầy, bẩn, chống cây gậy sau lưng ba lô khoác trên vai, lính ta có thể đứng nghỉ nhẹ nhàng, vui vẻ mà vẫn sạch sẽ.

Tác dụng của cây gậy Trường Sơn thì có nhiều trong đó có một tác dụng rất độc đáo mà chỉ những chàng nghiện thuốc lào mới biết. Đó là gậy làm... điếu cày. Cây gậy tre khoét hai lỗ, nhét thuốc lào vào là đủ cho những người lính chuyền tay nhau thưởng thức, góp vui trên những chặng đường hành quân.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: hoacuc trong 05 Tháng Tư, 2008, 07:50:42 pm
Đèn lân tinh

Bộ đội ta hành quân trong rừng Trường Sơn sâu thẳm đưa bàn tay lên trước mắt không nhìn thấy nên người đi sau không thấy người đi trước, vấp ngã liên tục. Mà rừng đêm thì lắm “chướng ngại vật” gốc cây, tảng đá, ổ gà, ổ trâu, va vào “thiệt hại” như chơi. đèn không được phép dùng vì sợ lộ bí mật, sợ biệt kích, máy bay. Cho nên một sáng kiến nảy ra.

Có đồng chí nhận thấy khúc cây mục trong đêm có lân tinh phát sáng bèn gài vào quai ba lô. Hành quân đêm, người đi sau nhìn theo khúc gỗ phát sáng mà đi, vừa đúng hàng lại không sợ vấp ngã. Kinh nghiệm này được phổ biến và được đặt tên là “Đèn lân tinh”.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: hoacuc trong 05 Tháng Tư, 2008, 07:52:40 pm
Kỹ thuật điện tử cũng... xin hàng

Người Mỹ sử dụng kỹ thuật điện tử để chế tạo ra các loại máy móc nhằm phát hiện các cuộc hành quân của ta trên đường mòn Hồ Chí Minh. Hệ thống thiết bị hồng ngoại ở máy dò người, được máy bay Mỹ rải khắp Trường Sơn, có thể cảm nhận được thân nhiệt cơ thể ở cách xa hàng ki- lô- mét. Trên cơ sở đó, chúng báo cho máy bay tới ném bom. Nhưng máy không thể phân biệt được thân nhiệt của người và động vật. Và động vật ở Trường Sơn thì nhiều vô vàn, nên bom đạn Mỹ cũng chỉ phí mà thôi.

Máy ghi amoniắc trong không khí cũng được quân Mỹ đưa sử dụng ở Trường Sơn. Khi có người đi qua, máy sẽ ghi số liệu amôniắc. Hơn nữa các chiến sĩ ta đã dùng cả những thùng nước giải đặt rải rác trong rừng gây nên sự nhiễu loạn cho máy. Sáng kiến này của bộ đội ta được nhà báo Đ. Ramít viết: “.. Dùng nước giải đựng trong thùng để chống lại máy bay thăm dò điện tử. Hình ảnh đó thật là hoàn chỉnh, khi ấy tôi nghĩ người Việt Nam thật là đẹp, dũng cảm. Họ đã cho thế giời thấy khoảng cách ghê gớm giữa khoa học kỹ thuật với sức mạnh thuần tuý của con người tới mức bất kỳ một nhà viết tiểu thuyết hay một nhà sáng tác nào cũng không thể tưởng tượng ra nổi”.



Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: hoacuc trong 05 Tháng Tư, 2008, 07:56:30 pm
Bể nước ngầm đặc biệt

Chiến đấu tại chiến trường miền Nam, một trong những khó khăn của chiến sĩ ta là nước. Về mùa mưa thì khỏi nói, nước dầm dề cả ngày. Nhưng mùa khô hiếm mưa, bộ đội phải dùng nước sông, suối để sinh hoạt. Ở nhiều địa phương, do điều kiện tự nhiên ít sông suối, ao hồ (Như ở tỉnh Bình Thuận), mùa khô, bộ đội rất vất vả. Nước không có, tìm được suối hay hồ ao thì luôn gặp địch hoặc nguồn nước đã bị thả thuốc độc. Từ khó khăn này, chiến sĩ ta đã nảy ra sáng kiến dự trữ nước. đầu mùa mưa, đơn vị nào cũng cử người đào những chiếc hố lớn tại nơi kín đáo, khó bị phát hiện. Sau đó, dùng những bao ni lông đựng bao gạo (Loại bao các đoàn vận tải biển dùng để thả trôi gạo theo thuỷ triều vào đất liền) hứng đầy nước mưa, cột chặt xếp xuống hố, lấp đất chôn kỹ, đánh dấu. đây là nguồn nước của đơn vị dùng trong mùa khô, vừa đảm bảo vệ sinh vừa đảm bảo an toàn, hạn chế rất nhiều thương vong cho các chiến sĩ.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: lethaitho trong 12 Tháng Năm, 2008, 10:07:06 pm
Cái vụ cải thiện này, ngày xưa lính ta hay gọi tếu là "ca cóng"!
Nhìn cái sơ đồ mắc võng của chiangshan phát hiện ra 1 chỗ sai (rất có thể do nét vẽ), đố biết là chỗ nào?

Cây cọc phụ không cần dài như vậy, chỉ cần một đoạn ngắnkhoảng 40 cm, buộc hơi lỏng vào thân cây chủ, Khi buộc dây võng vào phía đầu cọc, do sức nặng của người nằm, một đầu cọc bị vít xuống và bị khống chế bởi dây buộc cọc phụ, một đầu sẽ tỳ vào thân cây chủ tạo thành tam giác chịu lực, rất chắc chắn mà không phải chặt nhiều cây. Vừa đỡ mệt, vừa .....bảo vệ thiên nhiên, môi trường. he...he...he


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: lethaitho trong 12 Tháng Năm, 2008, 10:10:38 pm
Công dụng của xà phòng 72.
-Lương thực cao cấp: Thời ấy vào bản, trong túi mà thủ cục 72 thì tối ấy thế nào anh em ta cũng có 1 chú gà để nấu cháo nhờ đổi cục 72.

Bác có thể giải thích kỹ hơn về quá trình "đổi xà phòng 72 lấy gà được không ạ" ?
Chẳng nhẽ dân bản thích "cục 72" đến thế ?

Ngày xưa thôi Leopard ạ, Bây giờ đổi gà bằng .....100.000 đ/ kg


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: lethaitho trong 12 Tháng Năm, 2008, 10:17:48 pm
Cách giữ đúng hướng trong tấn công

Nếu bạn là tiểu đoàn trưởng, phụ trách 3 đại đội tấn công chia làm 3 mũi trên một chính diện rộng trong đêm tối, cái khó nhất là đảm bảo cho mỗi người lính của từng đại đội không bị lạc đường và lạc hướng tấn công.
Quân ta đã làm như sau:
Tại chỗ xuất phát của mỗi C, chuẩn bị lấy 3 đống củi khô.
Ngắm làm sao cho cứ điểm của địch thuộc phạm vi tấn công của C đó và 3 đống củi khô làm thành một đường thẳng.
Khi có  lệnh tấn công, đốt ba đống lửa lên và hướng dẫn cho các chiến sỹ rằng: khi nào ngoảnh lại phía sau, vẫn thấy 3 đóng lửa nhập thành làm 1, tức là ta đang tấn công đúng hướng.
Ngày nay, khi định vị tim đường hầm bằng tia laze, người ta cũng rọi tia laze vào một mốc phía sau để phóng tim ra phía trước.


Thế Bác Leopard không sợ khi bác vừa " nổi lửa lên em " thì đã ăn pháo bầy rồi à?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: baoleo trong 14 Tháng Năm, 2008, 08:03:11 am
Thế Bác Leopard không sợ khi bác vừa " nổi lửa lên em " thì đã ăn pháo bầy rồi à?
Nếu bác là bên bị tấn công, bác quan sát thấy một tốp mang AK đang chuẩn bị áp sát chiến hào và vài đống lửa phía xa, bác sẽ ưu tiên hỏa lực vào mục tiêu nào  ;D
Bên tấn công áp dụng tâm lý đó nên có thể tiến hành đốt lửa để dẫn hướng tấn công.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: lethaitho trong 14 Tháng Năm, 2008, 08:12:56 am
Thế Bác Leopard không sợ khi bác vừa " nổi lửa lên em " thì đã ăn pháo bầy rồi à?
Nếu bác là bên bị tấn công, bác quan sát thấy một tốp mang AK đang chuẩn bị áp sát chiến hào và vài đống lửa phía xa, bác sẽ ưu tiên hỏa lực vào mục tiêu nào  ;D
Bên tấn công áp dụng tâm lý đó nên có thể tiến hành đốt lửa để dẫn hướng tấn công.

Dạ không ạ, em là quan sát pháo binh. Trong đêm tối đen như mực, bỗng thấy nháng lên ánh lửa là A lê ...hấp. Tương thật mạnh vào tụi bây ơi...


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: baoleo trong 15 Tháng Năm, 2008, 07:48:56 am
Bác lethetho ơi, trinh sát pháo binh có báo tọa độ về, thì chỉ huy bắn pháo cũng có danh sách các mục tiêu ưu tiên. Nên theo em thi vẫn phải ưu tiên cho bô binh đối phương ở cửa mở trước đã. Vì bên bị tấn công cũng thuộc bài là: tiêu diệt địch-nhưng phải bảo vệ được mình.
Và lại, trong binh pháp, trong toàn cái xấu thì phải chọn cái ít xấu nhất. Vì thế giữa bị lạc hướng tấn công và có khả năng dính pháo, thì cũng phải chọn 1 thôi, bác ạ.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: minhtriettg trong 18 Tháng Năm, 2008, 12:14:36 am
Các bác có mẹo gì về việc tắm giặt không vậy bác ;D? Vì em nghĩ thời chiến thì đâu có điều kiện nào để gọi là tắm rửa sạch sẽ tươm tất!


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: lethaitho trong 18 Tháng Năm, 2008, 09:41:32 am
Các bác có mẹo gì về việc tắm giặt không vậy bác ;D? Vì em nghĩ thời chiến thì đâu có điều kiện nào để gọi là tắm rửa sạch sẽ tươm tất!

Có, tớ có một mẹo nhỏ để tắm " tương đối sạch " mà không tốn nước. Mùa khô bên K nước quý như vàng.
Bạn kiếm củi khô nhiều nhiều vào ( trong rừng, thứ này chắc không thiếu ), hãy đốt lên một đống lửa to. Lửa cháy bùng bùng. Lính tráng hãy " nude " hết ra và nhảy quanh đống lửa, hát theo bài Sibone hay Oan ta ra me ra chẳng hạn. Mồ hôi ra ướt đẫm và ...kì ghét. Ôi, bở tung như khoai lang. Bạn cảm thấy đã tương đối sạch, lấy khăn mặt, đổ nước ở bi đông ra thấm cho ướt khăn và lau lại lần chót trước khi mặt lại quần áo. Xong! Tắm như vậy chỉ hết một bi đông nước là cùng.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: minhtriettg trong 18 Tháng Năm, 2008, 07:27:18 pm
Trời ạ! Bác đùa đấy à!? Tắm như thế thì chắc bộ đội ta tòan........ghẻ và.......hôi chết! Bác tắm kiểu ấy bao giờ chưa? ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: lethaitho trong 18 Tháng Năm, 2008, 08:51:03 pm
Trời ạ! Bác đùa đấy à!? Tắm như thế thì chắc bộ đội ta tòan........ghẻ và.......hôi chết! Bác tắm kiểu ấy bao giờ chưa? ;D

Tất nhiên là tớ đã tắm rồi, còn ghẻ và hôi ư...? Bất ghẻ lở hắc lào... phi thành lính chiến


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: HẠ SĨ trong 08 Tháng Tám, 2008, 05:23:58 am
Công dụng của xà phòng 72.
-Lương thực cao cấp: Thời ấy vào bản, trong túi mà thủ cục 72 thì tối ấy thế nào anh em ta cũng có 1 chú gà để nấu cháo nhờ đổi cục 72.

Bác có thể giải thích kỹ hơn về quá trình "đổi xà phòng 72 lấy gà được không ạ" ?
Chẳng nhẽ dân bản thích "cục 72" đến thế ?

Ngày xưa thôi Leopard ạ, Bây giờ đổi gà bằng .....100.000 đ/ kg

Ừ, thì anh em đang nói chuyện ... ngày xưa mà!
Các bác đổi gà bằng "cục 72" có vẻ hơi bị ...đắt! Chúng tôi đổi gà có thể bằng nhiều thứ, ví dụ như tấm áo mưa, chiếc quần đùi, thậm chí chỉ bằng 1 tấm ảnh của cô diễn viên Ái Vân- diễn viên điện ảnh rất xinh và nổi tiếng những năm 7x (những tấm hình này bán nhiều ở các cửa hàng sách báo thời đó).... miễn là lính ta phải ... khéo tán một chút! Mà đừng có nói chuyện đổi chác, mua bán kẻo bị các anh, các chị người Catu lên lớp chính trị ngay: "Mình với bộ đội là anh em, không đổi chác. Bộ đội giúp mình các áo, mình giúp bộ đội con gà. Vậy thôi!"


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: HẠ SĨ trong 08 Tháng Tám, 2008, 05:43:41 am
Đọc hết các trang ở đây, tôi chưa thấy ai kể chuyện về mẹo vượt sông. Chuyện hành quân ở Trường Sơn thì không thể tránh khỏi những khi phải bơi qua sông, đôi khi sông khá lớn. Không biết bây giờ, anh em bộ đội ta có còn được học những bài kĩ thuật vượt sông như chúng tôi ngày xưa không nhỉ?

Khi cần vượt sông, cần ước lượng tốc độ của dòng chảy; vị trí cần tới ở bờ bên kia rồi đi ngược lên thượng lưu ở bờ bên này; trút hết quần áo cho hết vào ba lô; lấy tấm áo mưa bọc túm lại. Khi xuống nước, bàn tay trái phải giữ chặt đầu túm của áo mưa rồi ấn xuông phía dưới sao cho chiếc áo mưa căng phồng lên như chiếc phao; tay phải giữ súng AK đặt lên trên chiếc phao, sẵn sàng nổ súng nếu địch phát hiện. Còn bơi thì chỉ dùng 2 chân, chủ yếu là lợi dụng dòng chảy của nước. Với cách bơi này, lính ta dù không thạo bơi lội lắm cũng có thể bơi qua khoảng cách vài km mà không mệt.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongminhkh trong 08 Tháng Tám, 2008, 10:39:44 am
Món tắm của bác Thọ nêu tụi em làm hoài. Nhiều lúc khỏi đốt lửa, chỉ cần đi một vòng ngoài sân buổi trưa rồi kỳ cọ cũng sạch chán!  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 12 Tháng Tám, 2008, 12:22:54 pm
Khiếp các bác tắm cầu kỳ quá ! em là theo chủ nghĩa tự nhiên tranh thủ lúc giải lao khi hành quân ngồi kỳ cọ tí là sạch . Trong phum thì tắm theo cách Bác đã chỉ trong Nhật ký trong tù  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 03 Tháng Chín, 2008, 10:29:50 pm
Lạc đường, trong tay không có bản đồ, địa bàn. Chỉ biết đơn vị ở phía Nam. Ngủ trên cây một đêm, bình minh - mặt trời lên, nhìn đồng hồ đeo tay và mỉm cười vì đã xác định được chính xác phương hướng cần đi!

Đố các bác biết tại sao? ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: fddinh trong 03 Tháng Chín, 2008, 11:23:29 pm
Lạc đường, trong tay không có bản đồ, địa bàn. Chỉ biết đơn vị ở phía Nam. Ngủ trên cây một đêm, bình minh - mặt trời lên, nhìn đồng hồ đeo tay và mỉm cười vì đã xác định được chính xác phương hướng cần đi!

Đố các bác biết tại sao? ;D

Hướng mặt về phía mặt trời, hướng 12h là Đông, 6h là Tây, 9h là Bắc, 3h là hướng đơn vị ta. mà bác cho cái đồng hồ vào thành thừa, vì chẳng cần nhìn đồng hồ, chỉ cần có mặt trời là cũng biết hướng rồi ạ


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trungsy1 trong 04 Tháng Chín, 2008, 07:13:45 am
Một lưỡi dao lam thả khéo nổi trong chén nước cũng từ từ xoay chỉ hướng bắc-nam như kim địa bàn. Có điều phải đánh dấu một đầu.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: architecto trong 04 Tháng Chín, 2008, 09:36:32 am
Bác ơi, điều kiện đủ là lưỡi lam này phải nhiễm từ trước đã. Cái này em đã nghịch rồi.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: tran479 trong 04 Tháng Chín, 2008, 10:16:43 am
Đã nhin thấy hướng mặt trời mọc thì cần gì đồng hồ mới biết hướng nam ; bị lạc trong rừng già ,không nhìn thấy mặt trời mọc kìa ,cây to đùng không leo lên được để xem hướng mặt trời mọc thì mới khó ,ban đêm cũng bó tay vì rừng quá rậm ,không thể nhìn sao trên trời . hỏi làm sao bi giờ ,đông tây nam bắc là hướng nào ????


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 04 Tháng Chín, 2008, 10:41:20 am
hehe , biết hướng cũng chưa chắc mò về được , trong rừng chỉ cần lệch 500 m là bó tay rồi . Có 1 lần tụi em bị lạc nữa ngày trong rừng mà không vào phum được , cứ đi vòng tròn đến khi D bộ trong phum bắn xác định hướng thì cả bọn mới té ngữa là mình lần quần trong khu rừng cách phum chỉ khoảng 500m . ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: tran479 trong 04 Tháng Chín, 2008, 10:59:41 am
Cấp đại đội đã được trang bị bản đồ và la bàn khi đi độc lập rồi ,C trưỡng mà dắt lính đi vòng vòng trong rừng cách phum chỉ 500m thì chắc C trưỡng tên là ...đậu phộng  !!??!! ,còn ở cấp D ,mình luôn chứng kiến ông tiểu đoàn trưỡng thường đi đầu đội hình cùng với trinh sát tiểu đoàn khi dẫn tiểu đoàn cắt rừng ,tay cầm la bàn ,túi dắt bản đồ ,ít khi đậu phộng lắm ,chỉ đậu phộng khi thực địa khác xa bản đồ ,không xác định được điểm đứng ,hoặc khi phải cắt vòng vòng do ...đi đâu cũng đụng bãi mìn .Còn đi lẻ thì ...thằng nào dẫn đi đậu phộng thì bị chữi ráng chịu ,hihihi


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 04 Tháng Chín, 2008, 02:01:49 pm
Cấp đại đội đã được trang bị bản đồ và la bàn khi đi độc lập rồi ,C trưỡng mà dắt lính đi vòng vòng trong rừng cách phum chỉ 500m thì chắc C trưỡng tên là ...đậu phộng  !!??!! ,còn ở cấp D ,mình luôn chứng kiến ông tiểu đoàn trưỡng thường đi đầu đội hình cùng với trinh sát tiểu đoàn khi dẫn tiểu đoàn cắt rừng ,tay cầm la bàn ,túi dắt bản đồ ,ít khi đậu phộng lắm ,chỉ đậu phộng khi thực địa khác xa bản đồ ,không xác định được điểm đứng ,hoặc khi phải cắt vòng vòng do ...đi đâu cũng đụng bãi mìn .Còn đi lẻ thì ...thằng nào dẫn đi đậu phộng thì bị chữi ráng chịu ,hihihi
Tụi em hồi đó 10 lần đi là hết 9 lần lạc nếu không có dân K dẫn đường hoặc địa bàn lạ . bàn đồ và la bàn vứt đi nếu không xác định được vị trí mình đứng mà cái này quả thật là rất khó nguyên mảng xanh lè biết mình ở chổ nào . Trình độ SQ thì hết lớp 7 là khá 9 tháng trường quân chính ra nhiều khi đọc không hiểu hết ký hiệu bản đồ . khi mình bị lạc thì chửi thằng đi đầu dữ lắm nhưng đến khi mình đi đầu mới hiểu nổi khổ của tụi nó vừa phải cảnh giác địch vừa phải mở đường , gặp bụi tre hay gò mối thì phải đi vòng khi trả lại không đúng góc độ là lạc liền . Mà chỉ có la bàn thôi nghen bác tran479 vì bản đồ là vật bất ly thân của C trưởng khi nào xác định lạc rồi mới dở ra xem ;DNếu mục tiêu là phum thì còn dễ , leo lên cay nhìn chổ nào có ngọn dừa là cắt tới , mục tiêu là toạ độ nào đó ỡ giữa rừng thì bó tay luôn , cứ loanh quanh khu vực đó đụng địch thì đánh còn không đụng địch thì báo về đã tới điểm rồi không phát hiện địch xin quay về ( mấy vụ này nổ súng thì cắn răng mà đánh không dám xin cối 8 chi viện vì có xác định được toạ độ mô ;D).
Hồi xưa ,mà có gps thì đỡ tốn biết bao nhiêu mồ hôi và máu  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: tran479 trong 04 Tháng Chín, 2008, 03:14:47 pm
Ừm ,cái vụ GPS lợi hại thiệt ,lần đầu mình biết nó là năm 1997 ,lúc đó xuống 01 tàu đánh cá có máy GPS ,tàu dừng ở đâu ,nó hiện rõ tọa độ điểm đứng E ,W .
Mình tròn xoe mắt ,thầm nghỉ cũng như Haanh ,ở rừng mà có cái này thì ...chỉ có mù mới lạc ,sao ý nghỉ giống nhau thế !!!,sao này mình tậu 01 cái mobile có GPS và Navigator hẳn hoi ,nó chỉ đường khi đi các nước khác vanh vách ,đi giữa đường nó còn bảo vô sát lề nữa ,nhưng phần mềm bản đồ Saigon nó xác định .....tầm bậy ,lúc mình đang đứng ở chợ bến thành thì nó hiện trong máy mình ở ...giữa sông SG ,mất rồi sắm lại không được vì phần mềm Navigator ở VN không có bán ,


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 04 Tháng Chín, 2008, 04:47:07 pm
Hì, em đố cái vụ ấy vì khi xác định hướng mặt trời và kết hợp với kim đồng hồ nó chỉ ra hướng Nam một cách chính xác, chứ nếu chỉ "quay mặt về Đông, phải Nam, trái Bắc" thì nói làm gì? ;D

@haanh: Nếu có trong tay địa bàn với bản đồ mà không xác định được vị trí mình đứng thì đúng là "vứt đi" thật! ;D Có lẽ do bác nói, SQ hồi đó chưa được đào tạo bài bản, vội vã ra trường để đáp ứng nhu cầu của chiến tranh. Nhưng chắc chắn một phần lớn là do giáo trình học, với thời gian 9 tháng, nhằm đào tạo một ông b trưởng ra chủ yếu để dẫn lính đi đánh nhau mà vẫn còn chương trình đội ngũ với điều lệnh hết 1/3 thời gian thì quá bất cập!


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: OldBuff trong 04 Tháng Chín, 2008, 04:50:28 pm
Thế bác Đoành không tính thời điểm Mặt trời mọc trong năm tới độ lệch phương à! Kết quả thực tế nhiều khi khác lắm nhen ;)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 04 Tháng Chín, 2008, 04:54:07 pm
Tất nhiên có chứ ạ! Cả năm chỉ có 2 ngày (Xuân phân và Thu chí) là mặt trời mọc chính xác ở Đông, thế nên mới phải kết hợp với đồng hồ đeo tay để xác định chính xác hướng Nam! ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: nvanlebinh trong 04 Tháng Chín, 2008, 10:21:59 pm
Tìm phương hướng trong rừng

Đôi khi lạc rừng, mà trời lại đầy mây mù, chẳng thể nào ngắm mặt trời để tìm hướng đông hay hướng tây.
Lúc ấy các bác làm như sau:
Sờ quanh các gốc cây, phía thân cây nào có nhiều địa y hoặc rêu, phía ấy là phương bắc. Vì thân cây phương bắc luôn ẩm ướt hơn các phương còn lại.
Nếu chỉ còn các gốc cây, các bác xem vòng sinh trưởng của cây. Vòng sinh trưởng mở rộng về hướng nào, hướng đó là hướng đông.
Nếu vào buổi đêm không trăng sao, các bác sờ quanh thân cây, hướng nào còn ấm, hướng ấy là hướng tây.
Chúc các bác mau về đến nhà.

còn tiếp...

Cái này thì không được rồi. Chúng ta nằm trong vành đai chí tuyến. Một cái cây có thể hứng trọn nắng 4 phía.
Nó hợp cho khu vực ôn đới thôi.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trungsy1 trong 04 Tháng Chín, 2008, 10:44:10 pm
- Câu đố này của bác Đoàn dành cho báo Thiếu niên tiền phong! Đồng ý với bác Trâu! Qua tiết Thu phân (không phải Thu chí như bác Đoàn nói) thì hướng mặt trời mọc càng gần tiết Lập đông càng ngả về Nam.
- Bác tran479 nói giữa rừng thâm u, không có mặt trời muốn xác định hướng Bắc. Nếu căn cứ vào phía rêu mọc dày ở gốc cây để bảo đó là hướng Bắc thì chỉ có thể đúng với rừng ôn đới Bắc chí tuyến thôi. Rừng nhiệt đới thì bố lạy thầy!
- Lạc rừng trong chiến trận cứ đi về hướng súng nổ. Thể nào cũng có quân ta đang choảng nhau với địch. Trăm phần trăm! Đến dốt như hổ nó còn biết điều đó đấy!  ;D
- Cái dt có hỗ trợ GPS của bác tran479 không phải do bị mất mà do bác đó tự huỷ. Vì bác Tran khi trả lời bác gái gọi, tại vị trí nào thì nó cứ lồ lộ trên màn hình. Rất khó chịu! Bác sợ nó thì tặng cho tư lệnh xài. Đảm bảo ba hôm là mất chức. (Là em nói bác ấy! Chứ không phải là tư lệnh trang này)
- Lưỡi lam nào cũng bị nhiễm từ, kể cả đã cạo hay chưa dùng. Architecto mua ngay và thử đi!


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trungsy1 trong 04 Tháng Chín, 2008, 10:47:03 pm
Ha ha ha ! Vừa pót xong thấy em với bác nvlebinh cùng một ý kiến! Sao lâu không làm bài nào? Khoẻ khong bác vanle ơi?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: nvanlebinh trong 04 Tháng Chín, 2008, 11:04:31 pm
Đọc hết các trang ở đây, tôi chưa thấy ai kể chuyện về mẹo vượt sông. Chuyện hành quân ở Trường Sơn thì không thể tránh khỏi những khi phải bơi qua sông, đôi khi sông khá lớn. Không biết bây giờ, anh em bộ đội ta có còn được học những bài kĩ thuật vượt sông như chúng tôi ngày xưa không nhỉ?

Khi cần vượt sông, cần ước lượng tốc độ của dòng chảy; vị trí cần tới ở bờ bên kia rồi đi ngược lên thượng lưu ở bờ bên này; trút hết quần áo cho hết vào ba lô; lấy tấm áo mưa bọc túm lại. Khi xuống nước, bàn tay trái phải giữ chặt đầu túm của áo mưa rồi ấn xuông phía dưới sao cho chiếc áo mưa căng phồng lên như chiếc phao; tay phải giữ súng AK đặt lên trên chiếc phao, sẵn sàng nổ súng nếu địch phát hiện. Còn bơi thì chỉ dùng 2 chân, chủ yếu là lợi dụng dòng chảy của nước. Với cách bơi này, lính ta dù không thạo bơi lội lắm cũng có thể bơi qua khoảng cách vài km mà không mệt.
Cái này nằm trong huấn luyện tấn binh rồi.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: nvanlebinh trong 04 Tháng Chín, 2008, 11:08:43 pm
Ha ha ha ! Vừa pót xong thấy em với bác nvlebinh cùng một ý kiến! Sao lâu không làm bài nào? Khoẻ khong bác vanle ơi?
Chào trung sỹ. Khoẻ lắm.
đang cười rất tươi vì tưởng trungsy1 giải thích hộ.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: nvanlebinh trong 04 Tháng Chín, 2008, 11:12:11 pm
- Câu đố này của bác Đoàn dành cho báo Thiếu niên tiền phong! Đồng ý với bác Trâu! Qua tiết Thu phân (không phải Thu chí như bác Đoàn nói) thì hướng mặt trời mọc càng gần tiết Lập đông càng ngả về Nam.
- Bác tran479 nói giữa rừng thâm u, không có mặt trời muốn xác định hướng Bắc. Nếu căn cứ vào phía rêu mọc dày ở gốc cây để bảo đó là hướng Bắc thì chỉ có thể đúng với rừng ôn đới Bắc chí tuyến thôi. Rừng nhiệt đới thì bố lạy thầy!
Đúng rồi báo Thiếu niên tiền phong cỡ năm 1968-1970.
Sau giai đoạn có Bút thép và Bóng nhưa


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: nvanlebinh trong 04 Tháng Chín, 2008, 11:22:57 pm

- Lạc rừng trong chiến trận cứ đi về hướng súng nổ. Thể nào cũng có quân ta đang choảng nhau với địch. Trăm phần trăm! Đến dốt như hổ nó còn biết điều đó đấy!  ;D

- Lưỡi lam nào cũng bị nhiễm từ, kể cả đã cạo hay chưa dùng. Architecto mua ngay và thử đi!
Ở biên giới Tây nam thì cứ lấy núi Bà Đen mà định hướng.
Còn lưới lam chỉ nhiễm từ sau khi đốt cho đỏ lên thôi. Vì lúc đó tổ chức cacbit trong nó mới chuyển đổi sang thành sắt từ.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trungsy1 trong 04 Tháng Chín, 2008, 11:37:14 pm

- Lạc rừng trong chiến trận cứ đi về hướng súng nổ. Thể nào cũng có quân ta đang choảng nhau với địch. Trăm phần trăm! Đến dốt như hổ nó còn biết điều đó đấy!  ;D

- Lưỡi lam nào cũng bị nhiễm từ, kể cả đã cạo hay chưa dùng. Architecto mua ngay và thử đi!
Ở biên giới Tây nam thì cứ lấy núi Bà Đen mà định hướng.
Còn lưới lam chỉ nhiễm từ sau khi đốt cho đỏ lên thôi. Vì lúc đó tổ chức cacbit trong nó mới chuyển đổi sang thành sắt từ.
Đúng dân Bách Khoa nạ dòng!
Mai mang đến hộp lam mới tinh bây giừ!  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 05 Tháng Chín, 2008, 05:12:40 pm
Câu đố này của bác Đoàn dành cho báo Thiếu niên tiền phong!
-------------------------------------
 Vâng, thế bác "cựu thiếu niên tiền phong" thử giải cho em đi ạ, giải thích khoa học nhé! ;D

 Em thì có học cái này trong môn Địa hình quân sự từ hồi giữa 8x nên nhớ không chính xác, đúng là Thu phân thật! ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 05 Tháng Chín, 2008, 05:45:39 pm
bây giờ có gps rồi các chú đội nhà mình còn phải sử dụng la bàn nữa không TL ?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 05 Tháng Chín, 2008, 05:50:35 pm
bây giờ có gps rồi các chú đội nhà mình còn phải sử dụng la bàn nữa không TL ?
---------------------------------------------
 Hì, đương nhiên vẫn địa bàn, bản đồ giấy gấp kiểu đèn xếp, nhét vừa cặp bản đồ! ;D Óanh nhau thật thì mấy cái GPS dân sự ấy nước non gì? ;)

 


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: alsou trong 05 Tháng Chín, 2008, 07:41:11 pm
khi hành quân ban đêm trong rừng,có các nào phát hiện mìn hay bẫy lựu đạn không ạ,hay là may nhờ rủi chịu


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 05 Tháng Chín, 2008, 08:34:49 pm
hehe , ban ngày mắt mở trừng trừng địa hình trống trải mà còn dính nữa là ...trời kêu ai nấy dạ  ;D Địch cài mìn nhiều cũng nằm mục đích khủng bố tinh thần chiến đấu của lính mình , anh nào chịu không nổi thì đào ngũ .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: nvanlebinh trong 05 Tháng Chín, 2008, 09:54:52 pm

- Lạc rừng trong chiến trận cứ đi về hướng súng nổ. Thể nào cũng có quân ta đang choảng nhau với địch. Trăm phần trăm! Đến dốt như hổ nó còn biết điều đó đấy!  ;D

- Lưỡi lam nào cũng bị nhiễm từ, kể cả đã cạo hay chưa dùng. Architecto mua ngay và thử đi!
Ở biên giới Tây nam thì cứ lấy núi Bà Đen mà định hướng.
Còn lưới lam chỉ nhiễm từ sau khi đốt cho đỏ lên thôi. Vì lúc đó tổ chức cacbit trong nó mới chuyển đổi sang thành sắt từ.
Đúng dân Bách Khoa nạ dòng!
Mai mang đến hộp lam mới tinh bây giừ!  ;D
Trăm nghe không bằng một thấy.
Thử rồi. Lưỡi lam mới tinh, định hướng tốt. Đang tìm chỗ giấu mặt, không TS1 tới cửa.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trungsy1 trong 06 Tháng Chín, 2008, 11:47:32 am
Giấu em cũng đến! Đến để bầu bác làm bộ trưởng bộ giáo dục vì sau khi thực nghiệm, bác đã sửa sai và biết lắng nghe dân!  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Chín, 2008, 11:51:57 am
Hì, tóm lại là chưa bác nào, kể cả "cựu TNTP" từ thời Bóng nhựa và Bút thép trả lời được câu hỏi! A, chắc "cựu TNTP" coi câu hỏi dễ quá, hổng thèm đáp! ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 06 Tháng Chín, 2008, 12:04:33 pm
Hì, tóm lại là chưa bác nào, kể cả "cựu TNTP" từ thời Bóng nhựa và Bút thép trả lời được câu hỏi! A, chắc "cựu TNTP" coi câu hỏi dễ quá, hổng thèm đáp! ;D

hehe em biết mà em hổng nói vậy có tội hông mấy thủ trưởng??:D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: nvanlebinh trong 06 Tháng Chín, 2008, 08:54:22 pm
THời điểm mặt trời mọc không thống nhất trong năm. Càng về đông MT mọc càng muộn, đồng thời MT mọc chếch dần về phương nam (bỏ qua độ sai lệch nhỏ về yếu tố vùng). Để kim giờ chiếu thẳng về phương mặt trời mọc. Thì vị trí 9 h sẽ là phương nam.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Chín, 2008, 08:57:53 pm
Để kim giờ chiếu thẳng về phương mặt trời mọc. Thì vị trí 9 h sẽ là phương nam.
--------------------------------------------
 Ơ, thế nếu lúc ấy đồng hồ chỉ đúng 9h thì nhìn vào đâu ạ? ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: nvanlebinh trong 06 Tháng Chín, 2008, 09:01:19 pm
Để kim giờ chiếu thẳng về phương mặt trời mọc. Thì vị trí 9 h sẽ là phương nam.
--------------------------------------------
 Ơ, thế nếu lúc ấy đồng hồ chỉ đúng 9h thì nhìn vào đâu ạ? ;D
Lúc đó ở gần cực Bắc  rồi.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Chín, 2008, 09:03:03 pm
Hơ...hơ, VN nằm trọn ở Bắc bán cầu đấy ạ! Em chả hiểu tại sao lại cứ nhìn hướng 9h là ra hướng Nam ạ!


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: nvanlebinh trong 06 Tháng Chín, 2008, 09:07:34 pm
Chữa lại rồi gần: cực Bắc. Có một năm nhà mình mua lich block trên đó có đề giờ mặt trời mọc và lặn ở một số vùng. trên đó đều gần sấp xỉ 6 h. 


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Chín, 2008, 09:09:48 pm
Hì, thế nếu mặt trời lúc 7h thì chịu không dùng đồng hồ xác định hướng Nam được ạ? Em thì bảo vẫn được đấy! ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: nvanlebinh trong 06 Tháng Chín, 2008, 09:13:40 pm
Hì, thế nếu mặt trời lúc 7h thì chịu không dùng đồng hồ xác định hướng Nam được ạ? Em thì bảo vẫn được đấy! ;D
Lúc đó nó không mọc ở phía đông nữa mà đã ngả về nam rồi. (thêm 30 độ chẳng hạn)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Chín, 2008, 09:15:50 pm
Ơ, thế mà nhờ nó em vẫn xác định được chính xác hướng Nam đấy, bác ạ! Lý giải khoa học đàng hoàng nữa cơ! ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mig21-58 trong 06 Tháng Chín, 2008, 10:55:29 pm
hì cái này quá đơ n giản,hoàn toàn có thể xác định được hướng nam,cần biết ngày ấy là ngày nao trong năm,vị trí nơi ta đứng(tương đối thôi),nước ta ở bắc bán cầu,như đã biết ,trái đất cóbốn chuyển đông  , ở đây chỉ nói  chuyển đông  mùa,ta có bốn ngày quan trọng là :xuân phân 21/3,hạ chí 22/6 ,thu phân 23/9 đông chí 22/12, ngày xuân phân ơta thì mạt trời lúc đó gần như chính đong ,ở miền bắc hơi lệch một chút,ngày hạ chí và ngày đông chí hai điểm này lệch nhau khoảng 23 độ, ngày thu phân như ngày xuân phân,như vậy chỉ cần biết ngày đó là ngày nào trong năm,vẽ vong tròn xuống đất cấm cái coc vào tâm kẻ đường kính theo cái bóng cọc,cái vòng tròn đó chia ngày tháng năm xung quanh ,cứ một năm lệch 23 độ  mà chia ra ,nói thì dài dòng nhưng thưc hiên quá đơn giản không quá 10 phút, kiến thức này cũng hơi trừu tượng môt tí,còn cái đồng  hồ đóng vai cái vòng tròn đó chia độ còn dễ hơn  nhiều,/,


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Ngocvancu trong 06 Tháng Chín, 2008, 11:11:49 pm
Thôi cho tôi xin cứ thủ theo cái la bàn hay GPS là yên tâm nhất :D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: hoaimai trong 09 Tháng Chín, 2008, 02:12:38 pm
Tư lệnh và các bác giải thích đơn giản cho em dễ hiểu và dễ ứng dụng được không ạ? Em thuộc diện dốt đặc cán mai mà ngày xưa cũng lười học quá.Các bác chỉ giúp em,biết đâu nay mai có chuyến đi rừng lạc em còn biết đường nhìn đồng hồ tìm hướng.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trinhsat trong 20 Tháng Chín, 2008, 11:35:10 am
       Có 1 mẹo nhỏ:
       - Trong rừng già (loại rừng có nhièu ổ mối to tướng ấy) thường có giống mối đất to, đầu to cứng màu hổ phách. Hai cái răng của nó thật ghê gớm. Lỡ để nó bò vào chân, tay thì phủi không kịp. Hai cái răng như hai cái lưỡi hái mỏng sắc cắt đứt da thịt ta một cách ngọt lịm, chỉ một lát là đã thấy máu chảy toe toét.
        Ba lô để dưới đất, qua 1 đêm ngủ thì chỉ còn sót lại tấm nilon và túi đạn rời cùng thủ pháo là thứ mối không cắn được.
        Bạn có thể chống lại lũ mối bằng cách vãi một chút muối hạt xuống đát rồi hẵng để balo. Bọn mối sợ muối sẽ tránh xa cái ba lo của bạn.
        Cách trên không phải lúc nào cũng làm được vì có khi chính bạn cũng đói muối. Khi đó bạn hãy tìm chọn chỗ mắc võng có cây nhỏ có càng ngang. Phạt ngọn và lá của cành ngang rồi móc ba-lo vào đó. Bọn mối đất chỉ chén lá rụng và cành cây rụng trên mặt đất chứ không bao giờ trèo cây.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongminhkh trong 20 Tháng Chín, 2008, 04:03:05 pm
Bác trinhsat đã ăn mối bao giờ chưa?
Không phải mối chúa đâu, mối thường thôi (mối thợ, mối lính...)! Đảm bảo ngon! Tụi tui cứ bắt được mói là cho lên chảo, kiếm tý mỡ heo bỏ vô, chút muối, tý hành tỏi, chút bột ngọt (nếu có)! Thơm nức mũi. Làm món nhậu thì khỏi nói!
Ở K. thì mối muôn trùng....


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 20 Tháng Chín, 2008, 04:11:24 pm
Bác trinhsat đã ăn mối bao giờ chưa?
Không phải mối chúa đâu, mối thường thôi (mối thợ, mối lính...)! Đảm bảo ngon! Tụi tui cứ bắt được mói là cho lên chảo, kiếm tý mỡ heo bỏ vô, chút muối, tý hành tỏi, chút bột ngọt (nếu có)! Thơm nức mũi. Làm món nhậu thì khỏi nói!
Ở K. thì mối muôn trùng....
tối ngồi buồn bên ngọn đèn dầu leo lét , chộp mấy chú mối hơ qua ngọn đèn rồi nhấm nháp cũng đỡ sầu ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trinhsat trong 20 Tháng Chín, 2008, 05:19:30 pm
Chắc mối ăn được là mối nhỏ như kiểu mối ở các tổ mối chân đê, đầu nó không cứng.
Còn lũ mối tôi nói, thân chúng to như cây kim đan, còn đầu to như hạt đậu xanh, rất cứng. Chắc không ăn được.
Nói chung là tôi chưa ăn mối lần nào. Không biết vị của nó có ngon như con châu chấu không (món châu chấu thì ngày bé tôi cực thích)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongminhkh trong 20 Tháng Chín, 2008, 05:38:15 pm
Đúng đấy bác trinhsat! Mối bình thường như ở ven đê, thân trắng sữa! Thơm ngon bổ dửỡng, ăn thiệt là mê....! ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trinhsat trong 21 Tháng Chín, 2008, 11:54:56 am
       Mẹo này dùng cho cả dân chứ không chỉ riêng lính.

      Đi rừng (đi đường) bất ngờ gặp mưa to, dai dẳng, mà xem chừng có vẻ phải dầm mưa lâu, ướt người thì có cách chống cảm lạnh sau:
      Tìm cách hứng ngay nước mưa đó, uống vài ngum. Cái lạnh của nước mưa ở trong ruột sẽ giữ cho không bị cảm lạnh từ ngoài vào. Dầm mưa tiếp ngoài trời chỉ bị đói và mệt thôi, không lo cảm lạnh.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 21 Tháng Chín, 2008, 12:04:16 pm
       Mẹo này dùng cho cả dân chứ không chỉ riêng lính.

      Đi rừng (đi đường) bất ngờ gặp mưa to, dai dẳng, mà xem chừng có vẻ phải dầm mưa lâu, ướt người thì có cách chống cảm lạnh sau:
      Tìm cách hứng ngay nước mưa đó, uống vài ngum. Cái lạnh của nước mưa ở trong ruột sẽ giữ cho không bị cảm lạnh từ ngoài vào. Dầm mưa tiếp ngoài trời chỉ bị đói và mệt thôi, không lo cảm lạnh.
cái này thì đúng đấy , đang hành quân khát nước trời mưa cứ há họng ra mà uống nên dầm mưa lâu thế nào đi nữa cũng chả có ai bị cảm .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 21 Tháng Chín, 2008, 12:14:58 pm
Tư lệnh và các bác giải thích đơn giản cho em dễ hiểu và dễ ứng dụng được không ạ? Em thuộc diện dốt đặc cán mai mà ngày xưa cũng lười học quá.Các bác chỉ giúp em,biết đâu nay mai có chuyến đi rừng lạc em còn biết đường nhìn đồng hồ tìm hướng.
--------------------------------------------------
 Hì, để mình giải đố vậy chứ chờ các bác "cựu TNTP" thì lâu quá, các bác ấy không thèm chấp mấy cái kiến thức quân sự phổ thông này đâu! ;D

 Khi nhìn thấy mặt trời (mọc hoặc ta chui ra được chỗ trống không bị cây rừng che khuất), đặt đồng hồ ở nơi bằng phẳng và xoay đồng hồ để kim giờ chỉ thẳng vào mặt trời (muốn chính xác hơn thì dùng một que thẳng đặt lên mặt đồng hồ trùng với kim giờ để ngắm) --> ta được một cạnh. Đoạn thẳng từ trục kim đến số 12 trên đồng hồ là cạnh thứ 2 (cũng có thể dùng que thẳng để biểu thị). Ta được một góc giới hạn bởi 2 cạnh nói trên, chia đôi góc đó, đường phân giác chỉ chính xác hướng Nam. Từ đây có thể xác định các hướng khác như Bắc, Tây, Đông một cách dễ dàng.

 Giải thích nguyên lý: Một ngày 24h, kim giờ quay 2 vòng 3600 = 7200. Trong khi đó, trái đất quay xung quanh mặt trời (hoặc nếu coi chuyển động của trái đất là tương đối và lấy mốc cố định là điểm ta đứng thì mặt trời quay quanh trái đất) với 1 vòng 3600. Suy ra vận tốc góc xoay của trái đất bằng 1/2 vận tốc góc xoay của đồng hồ. Lưu ý: Đúng 12h trưa, mặt trời bao giờ cũng ở hướng chính Nam. Vì thế ví dụ ta nhìn thấy mặt trời lúc 6h sáng thì góc tạo bởi mặt trời ở hướng Đông (ngắm thẳng theo kim đồng hồ) và góc tạo bởi đoạn thẳng từ trục đến số 12 là 1800 --> hướng Nam nằm thẳng theo đường phân giác tức hướng 9h trên đồng hồ.

Hì, đơn giản có thế thôi! Nhưng đây là bài học nhập môn về việc xác định phương hướng trong rừng mà chú SQ nào cũng phải học. Thật ra nếu có đầy đủ địa bàn, bản đồ hay hiện đại hơn là GPS cầm tay thì nói làm gì? Chiến tranh đâu phải lúc nào cũng theo ý mình muốn, địa bàn và bản đồ có thể rơi, mất, hỏng, GPS có thể bị phá sóng, gây nhiễu hoặc cao hơn là bị cắt nên việc đầu tiên phải học là tự tồn tại, chiến đấu bằng những gì sẵn có! ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: motthoang_hn02 trong 21 Tháng Chín, 2008, 12:27:51 pm
cái này thì đúng đấy , đang hành quân khát nước trời mưa cứ há họng ra mà uống nên dầm mưa lâu thế nào đi nữa cũng chả có ai bị cảm .

Thảo nào mà có bữa bạn trai cháu về phép, cháu có chuẩn bị 1 lọ thuốc cho ảnh ấy không bị cảm khi hành quân trời mưa thì tự nhiên bị gạt phắt đi : Không cần đâu em à  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 21 Tháng Chín, 2008, 01:32:50 pm
lạc trong rừng khát nước dữ lắm tụi tui thường ăn lá bứa cho đỡ khát nhưng tụi K thì thấy nó chặt cây gì đó giống cây bàng của mình lấy nước uống , nước từ trong thân cây chảy ra trong veo uống có vị chát , không biết là cây gì .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mig21-58 trong 21 Tháng Chín, 2008, 03:30:03 pm
đi hành quân trong rừng lạc đơ n vị,khát nước nếu gần suối  thì múc nước lên cho vài viên thuốc lọc vào,nếu hết thuốc lọc thì phơi ra nắng 15 phút trở lên hãy uống ,không có suối thì tìm cây cỏ trong rừng như cây rau tàu bay ,lá bứa ,củ mài  củ nâu...nhai lấy nước,nếu găp cây chuối rứng thì càng tốt phạt ngang cây lấy phần trên vắt vao ca để một lúc lâu hãy uống dùng dao găm khoét thân còn lai trũng xuống ,đợi nước chảy ramúc cho vào bi đông dùng dần, tìm đương về đơn vịngoài cách tìm phuqơng hướng trên cây cổ thụ ,sao trời ,mặt trời ,thì cứ  nghe hướng nào có bom nổ là đi tới,(nhớ là bom do máy bay đánh phá) là sẽ gặp quân ta,cái này trước đây huấn luyện cho bộ đội đi b trước 1975 ,có hẳn một cuốn sổ tay bỏ túi,hướng dẫn cụ thể khi vào chiến trường, từ ăn ,mặc , chống muỗi vắt , ...vv..đủ cả tôi lâu rồi cũng quên,có lẽ ở thư viện quân đội còn hoặc bảo tàng,cô hoa cúc tìm xem còn không ,số hoá cho anh em xem cho đỡ nhớ mà có lẽ cũng giúp ích nhiều cho cuộc sống hôm nay đấy./.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: hoacuc trong 21 Tháng Chín, 2008, 07:45:24 pm
@mig21-58: Để em thử tìm xem đã bác ạ, em chỉ sợ loại sách này này cũ quá rồi không còn lưu ở thư viện thôi. Em chưa đọc loại sách như bác nói bao giờ cả, em toàn đọc loại sổ tay chiến sĩ loại mới thôi trong đó có mười lời thề́ quân nhân...


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: vaxiliep trong 22 Tháng Chín, 2008, 02:46:17 pm
@mig21-58: Để em thử tìm xem đã bác ạ, em chỉ sợ loại sách này này cũ quá rồi không còn lưu ở thư viện thôi. Em chưa đọc loại sách như bác nói bao giờ cả, em toàn đọc loại sổ tay chiến sĩ loại mới thôi trong đó có mười lời thề́ quân nhân...

Cái này có khi phải tìm bên nhà xuất bản cơ các bạc ạ! Mà hỏi ai thì biết rồi đấy!  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: taupaypay trong 24 Tháng Chín, 2008, 09:59:10 am
Lọc nước ngọt từ nước biển

Lính thủy trên tầu hay trên đảo đều có nỗi khổ kinh niên là thiếu nước ngọt.
Ở chiến khu rừng Sát thời chống Mỹ, bộ đội đặc công của ta đã phải chưng cất nước phèn, kiểu như nấu rượu lậu, để có nước ngọt để uống. Nhưng đấy là rừng Sát, nơi có bạt ngàn cây mắm, cây đước để làm củi đun.
Còn đối với lính thủy, chất đốt hiếm như đạn, cách trên là bất khả thi.
Hồi đầu 8x, đơn vị tớ đã phối hợp với Viện Năng Lượng Mới (cơ quan này hồi đấy nằm ở đầu đường Tôn Thất Tùng, chuyên nghiên cứu cách dùng năng lượng gió, mặt trời và vân vân), đã thử nghiệm cách làm như sau:
San cát biển ra một khoảng trống, phẳng. Trên mặt cát phủ lên một lớp tro đen. Trên cùng đặt 1 tấm kính trong, nghiêng 15-20 độ. Sau đó đổ nước biển vào lớp cát đó cho ẩm cát.
Dưới ánh nắng mặt trời, hơi nước bốc lên, ngưng tụ vào ấm kính nghiêng đó, hơi nước theo độ nghiêng của tấm kính được chảy xuống phía dưới và theo một rãnh thu, được chảy vào bộ phận hứng nước.
Tớ đã uống nước này. Hoàn toàn là dùng được. Nhưng sau đó không thấy được áp dụng đại trà. Có lẽ là do kinh phí.
Các cao thủ có ý kiến gì không? Nhằm giảm bớt khó khăn cho lính ta.


Đào một cái hố hình phểu, đường kính khoảng một mét, sâu cũng khoảng một mét, ở những khu vực ẩm ướt. Đặt ở dưới đáy hố một vật dụng đựng nước (ton, tô, chén…) rồi phủ lên trên miệng hố một tấm nylon sạch và trong suốt, dằn đất, đá cho kín chung quanh mép, ở giữa bỏ một cục đá làm cho tấm nylon thụng xuống ngay ở miệng vật chứa nước. Sức nóng của mặt trời làm cho đất ẩm bốc hơi, đọng lại dưới tấm nylon, chảy dài xuống và nhỏ vào vật chứa nước để dưới đáy hố.
Hoặc những cành lá còn xanh tươi xuống đáy hố để tạo ẩm. Nếu có thể thì dùng một ống nylon hay ống trúc thông mắt, để cắm một đầu vào vật đựng nước, một đầu ra khỏi miệng hố, khi cần thì có thể hút nước qua ống mà không phải mở tấm đậy lên.
Hoặc lấy cái lưới đánh cá mắt nhỏ (lưới bén) ấy giăng thẳng đứng ra qua đêm để bắt sương dưới trải tấm tăng để gom nước cũng thu được khối đấy bác.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: taupaypay trong 24 Tháng Chín, 2008, 10:10:54 am
Tất nhiên có chứ ạ! Cả năm chỉ có 2 ngày (Xuân phân và Thu chí) là mặt trời mọc chính xác ở Đông, thế nên mới phải kết hợp với đồng hồ đeo tay để xác định chính xác hướng Nam! ;D
Dùng một que nhỏ (cỡ cây tăm), cắm thẳng góc với mặt đất, que sẽ cho ta một cái bóng. Ta đặt đồng hồ sao cho bóng của cây tăm trùng lên kim chỉ giờ.
Đường phân giác của góc hợp bởi kim chỉ giờ và số 12 cho ta hướng Nam, như vậy đối diện là hướng Bắc có đúng không bác


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mig21-58 trong 27 Tháng Chín, 2008, 06:12:01 pm
@mig21-58: Để em thử tìm xem đã bác ạ, em chỉ sợ loại sách này này cũ quá rồi không còn lưu ở thư viện thôi. Em chưa đọc loại sách như bác nói bao giờ cả, em toàn đọc loại sổ tay chiến sĩ loại mới thôi trong đó có mười lời thề́ quân nhân...

Cái này có khi phải tìm bên nhà xuất bản cơ các bạc ạ! Mà hỏi ai thì biết rồi đấy!  ;D
]cái quyển náy chính tôi tai nghe ,mắt thấy ,tay sờ, được học ,được đọc, nhà xuất bản qđnd hẳn hoi,trang bị từ tiểu đội trưởng trở lên,cùng với một cái đài li do có thể cắm loa vào để phát thanh  được(đài li do của hung ga ri cộng với cái loa 10 ư của trung quốc trang bị cấp đại đội) bạn có khi đã nói đúng vì nhà xuất bản ngừng xuất bản lúc đó bạn mới đẻ./. ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: vaxiliep trong 27 Tháng Chín, 2008, 06:36:15 pm
@mig21-58: Để em thử tìm xem đã bác ạ, em chỉ sợ loại sách này này cũ quá rồi không còn lưu ở thư viện thôi. Em chưa đọc loại sách như bác nói bao giờ cả, em toàn đọc loại sổ tay chiến sĩ loại mới thôi trong đó có mười lời thề́ quân nhân...

Cái này có khi phải tìm bên nhà xuất bản cơ các bạc ạ! Mà hỏi ai thì biết rồi đấy!  ;D
]cái quyển náy chính tôi tai nghe ,mắt thấy ,tay sờ, được học ,được đọc, nhà xuất bản qđnd hẳn hoi,trang bị từ tiểu đội trưởng trở lên,cùng với một cái đài li do có thể cắm loa vào để phát thanh  được(đài li do của hung ga ri cộng với cái loa 10 ư của trung quốc trang bị cấp đại đội) bạn có khi đã nói đúng vì nhà xuất bản ngừng xuất bản lúc đó bạn mới đẻ./. ;D

Bác hinhg như là hiểu nhầm ý em thì phải! Ý em là bác hỏi chị HC tìm bên TVQĐ mà không có thì đương nhiên phải sang hỏi bên lưu trữ của NXBQĐ! Mà ở trên này có 1 người rất có cơ hội để lục lọi kho lưu trữ của NXBQĐ đấy bác ạ!  ;) Phải hỏi người đấy cơ!  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mig21-58 trong 27 Tháng Chín, 2008, 09:20:28 pm
tay thủ trưởng hỉ ;D ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: phamquoclam trong 24 Tháng Mười, 2008, 11:56:11 am
kinh nghiệm anh em bộ đội thật hay .Lính nghèo mà ra trận chỉ có cây súng +ba lô thôi . đồ ăn thì thịt hộp chỉ toàn mở .Thế mà không thấy ai phàn nàn phản ảnh cho quân nhu gì cả !!! mà có nói thì củng thế thôi ! cấp trên bảo do điều kiện chiến tranh mà !!! có lần năm 84 cả đại đội mình lạc trong rừng đi mải lại cành lạc .Ông đại đội phó bảo cứ theo đường dây thông tin đi  thì sẽ đến nơi  . đi .. đi mãi tới chổ kia pôn pốt cắt mất dây  thế thì lạc .Cả đại đội nhìn nhau !!!  nhắm hướng thì được nhưng lại sợ mìn .rừng mênh mông . thôi thì đi theo đường mòn dân buôn lậu . gặp địch thì đánh may quá không gặp vì cả đại đội bị kiệt sức hết nước uống không ăn 2 ngày thì đánh nhau chỉ có thua ..Cuối cùng gặp vũng nước sình đục ngầu anh em khát quá làm gì có thời gian mà vô chai phơi nắng hay bỏ thuốc lọc nước (CỦNG KHÔNG CÓ THUỐC NỮA) CỨ NỐC như uống bia .Đi thêm vài cây số ra bờ sông mừng quá sắp  đến cứ rồi !!! phải nói do suy nghỉ cấp trên quá đơn giản tí nửa đem cả đại đội mình xoá sổ rồi !!! đi rừng mà không có la bàn ,bản đồ ,thiết bị thông tin thì không?? 


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 24 Tháng Mười, 2008, 01:53:21 pm
hehe , theo tôi đã là lạc rồi thì bản đồ , la bàn cũng vất đi , tụi tôi bị lạc hoài càng xem bản đồ càng lạc vì không xác định được mình đang đứng ở đâu , lần nào cũng phải nhờ D bắn cối để xác định đường về , cũng may là có máy thông tin chứ như bác phamquoclam thì gay thật .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: phamquoclam trong 24 Tháng Mười, 2008, 06:09:54 pm
Đúng như thế , đi lạc rồi nhưng hình như lúc trở về cứ có Ông bà dẫn đường nên anh em không bị sao cả mà lại nhắm đúng hướng về mới hay chứ !!!  thời chiến mạng sĩ quan cấp tá mới quan trọng còn như anh em lính thì là con số không !!! Sau nầy nghe nói  trung đoàn cho nhóm trinh sát đi tìm bọn mình thì đụng pôn pốt phục  mất 2 em . Sếp lớn chỉ nhìn vào bản đồ cho lính đi tìm hiểu khảo sát mở đường không hiểu sao lại có ý tưởng làm đường xuyên qua đường đi hàng ngày của tụi nó !!!!!


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 24 Tháng Mười, 2008, 08:37:33 pm
bọn em khi lạc rừng thường không may mắn như bác , có những lần lạc rừng bị nó phục , phải khiêng tử sỹ  hoặc thương binh quay về vừa mệt vừa nhục , những lúc như vậy tâm trạng anh em buồn ghê lắm nhất là thằng đi đầu cắt rừng . Hạnh phúc nhất là những lần đi đến điểm nổ súng 1 trận cho đã , mọi người an toàn quay về Nếu đánh phum thì càng vui hơn , sướng hơn vừa trút bớt cơ số đạn cho nhẹ vừa có đồ cải thiện .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: do ban trong 27 Tháng Mười, 2008, 11:41:50 pm
Nhìn cái sơ đồ mắc võng của chiangshan phát hiện ra 1 chỗ sai (rất có thể do nét vẽ), đố biết là chỗ nào?
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Lính ta giờ không học căng tăng võng khi dã ngoại ?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 30 Tháng Mười, 2008, 08:19:18 pm
Bác nào có quyển sách nói về các loại cây củ quả ăn được (có hình ảnh , miêu tả rõ ràng , cả hàm lượng cl/kg nữa ) . Quyển này của quân nhu phát hành khoảng trước 1970 . Cho anh em xem với !


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 06 Tháng Mười Một, 2008, 02:04:56 pm

Bài viết: 21


     Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
« Trả lời #13 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2007, 11:10:20 pm » Trích dẫn 

--------------------------------------------------------------------------------
Nấm là món ăn rất bổ dưỡng, có thứ nấm mọc từ tổ mối rất ngon, chỉ cần luộc lên xé ra ăn như thịt gà, có thêm chút muối tiêu, rau răm nữa là thịt gà phải gọi bằng anh. Tuy nhiên, một số loại nấm độc có hình dáng màu sắc như nấm thường và mọc xen kẽ trong số nấm ăn được. Nếu xơi trúng thứ này, rất dễ bổ..nhào vào huyệt. Trường hợp ngộ độc nấm, nhanh chóng lấy Nhân trung hoàng, đốt thành than, hòa với nước mà uống, nếu nạn nhân đã á khẩu cũng cố cạy miệng nhét vào. Thường là cứu được, không chỉ nấm độc mà còn nhiều loại thực phẩm bị nhiễm độc khác, Nhân trung hoàng cũng giải được.
Nhân trung hoàng rất sẵn, nó là gì sớm muộn gì các bác cũng biết, tớ không dám diễn nôm ra đây   
 
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sau một đêm mưa nhỏ , gốc cột lưới bóng chuyền cũ có cây nấm trắng ,tròn , to bằng củ nâu rừng . Thằng gác nhổ lên mang vào bếp C . Cùng mấy thằng nhọ đít ,rửa sạch nướng lên chia đều chấm muối   . Trời ơi hết tầm !Ngon quá ! Hôm sau , quen mùi thằng gác dậy sớm lỉnh ra sân bóng . Cũng chân cột lưới cũ , cũng một cây nấm cũ . Nó mang vào bếp , lúi húi nướng lên , móc bọc muối ra . Không phải chia chác gì . nó cà lảm . Chỉ 15 phút sau ,trời ơi đau quá . miệng nôn trôn tháo . Ruột quặn lên từng cơn . Cho đi viện 24 . Mấy anh Y-Tờ chỉ biết tiếp nước . Đang cho lên tuyến trên bằng võng thì gặp anh Tộc Nùng . Anh ta đốt cái gì đó rồi vò nát , hòa nước cho uống . Thế là thoát . hú vía .Tí nữa thành ma rừng . Sau này , vào cám ơn và học môn thuốc trừ độc  nấm của anh người Nùng . Gặng mãi anh mới nói : '' Không phải dấu bộ đội mà không nói đâu . Nó thối lắm , mà của người già mới ỉa mới tốt vớ '


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 06 Tháng Mười Một, 2008, 02:18:55 pm
Em bổ sung thêm quả ảnh :-D
------------------------------------------------------------------------------------------------------Tăng võng mà mắc như vầy bảo sao quân y thiếu thuốc .
Khi dã ngoại , còn yếu tố địa hình , cây cối . Ta phải lợi dụng nó . Đành rằng không được như bài bản huấn luyện nhưng không thể không đáp ứng các yêu cầu :
 Bí mật , đúng đội hình  , bảo đảm khô ráo cho người , vũ khí -khí tài . Chống rắn , vắt , ruồi muỗi , côn trùng . Sẵn sàng tác chiến . Thao tác mắc - tháo tăng võng nhanh gọn .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 06 Tháng Mười Một, 2008, 02:35:11 pm
hehe , theo tôi đã là lạc rồi thì bản đồ , la bàn cũng vất đi , tụi tôi bị lạc hoài càng xem bản đồ càng lạc vì không xác định được mình đang đứng ở đâu , lần nào cũng phải nhờ D bắn cối để xác định đường về , cũng may là có máy thông tin chứ như bác phamquoclam thì gay thật
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đã  có la bàn , bản đồ mà khi hành quân không xác định vị trí đế mất phương vị thì quá dở . Nói vậy không phải cứ có la bàn , bản đồ là không lạc nhất là những khi mưa thâm tối giời lại rúc vào rừng đại ngàn có khi ăn rêu đá , cá suối cả tuần . Kinh nghiệm của tôi là xuôi theo hợp lưu .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 06 Tháng Mười Một, 2008, 02:51:40 pm
Trích dẫn từ: Trungsy1 trong 05 Tháng Chín, 2008, 12:37:14 am
Trích dẫn từ: nvanlebinh trong 05 Tháng Chín, 2008, 12:22:57 am
Trích dẫn từ: Trungsy1 trong 04 Tháng Chín, 2008, 11:44:10 pm

- Lạc rừng trong chiến trận cứ đi về hướng súng nổ. Thể nào cũng có quân ta đang choảng nhau với địch. Trăm phần trăm! Đến dốt như hổ nó còn biết điều đó đấy! 

- Lưỡi lam nào cũng bị nhiễm từ, kể cả đã cạo hay chưa dùng. Architecto mua ngay và thử đi!

Ở biên giới Tây nam thì cứ lấy núi Bà Đen mà định hướng.
Còn lưới lam chỉ nhiễm từ sau khi đốt cho đỏ lên thôi. Vì lúc đó tổ chức cacbit trong nó mới chuyển đổi sang thành sắt từ.

Đúng dân Bách Khoa nạ dòng!
Mai mang đến hộp lam mới tinh bây giừ! 

Trăm nghe không bằng một thấy.
Thử rồi. Lưỡi lam mới tinh, định hướng tốt. Đang tìm chỗ giấu mặt, không TS1 tới cửa.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Lưỡi lam được làm từ thép cứng nên rất dễ nhiễm từ . Nó lại mỏng nên cùng dễ để nổi trên mặt nước tĩnh thành kim la bàn . Tuy vậy , không phải lưỡi lam nào cũng có từ hoặc từ yếu nếu ta không cho tiếp xúc với vật có từ tinh ( nam châm ) . Tôi vừa thử nghiêm lại bằng lưỡi lam không còn nhãn mác , coa chữ '' CROMA ''. Trước đây , thiếu la bàn chúng tôi thường lấy lưỡi lam để lên nam châm ở đài bán dẫn một thời gian . Đánh dấu + , - . cho cái khuy bấm vào giữa .Khi cần dùng tạm được .
 Các vật có từ mà bị nhiệt độ cao là mất từ tính . Lưỡi lam nung đỏ thì hỏng bét . Đầu tô - vít cũng vậy . Nung lên là vứt .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 06 Tháng Mười Một, 2008, 03:05:51 pm
Bác trinhsat đã ăn mối bao giờ chưa?
Không phải mối chúa đâu, mối thường thôi (mối thợ, mối lính...)! Đảm bảo ngon! Tụi tui cứ bắt được mói là cho lên chảo, kiếm tý mỡ heo bỏ vô, chút muối, tý hành tỏi, chút bột ngọt (nếu có)! Thơm nức mũi. Làm món nhậu thì khỏi nói!
Ở K. thì mối muôn trùng....
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mối , trứng kiến , ong non đồ xôi thì hết sảy . Thường chỉ có cháo sắn ( mi) đã sướng lém rùi ! Làm gì có dầu mỡ hành toỉ nữa . Bác nói làm em nhớ tổ mối qua , nhất là cái người cho em mượn khăn bông , dạy em cách nhặt rác từ mối nữa . Mà sao hồi ấy không bị bùa nhỉ ? Hay em hoi quá mấy nọọng chê .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 06 Tháng Mười Một, 2008, 03:16:15 pm
  Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
« Trả lời #75 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2008, 03:01:49 pm » Trích dẫn 

--------------------------------------------------------------------------------
Trích dẫn từ: tran479 trong 04 Tháng Chín, 2008, 11:59:41 am
Cấp đại đội đã được trang bị bản đồ và la bàn khi đi độc lập rồi ,C trưỡng mà dắt lính đi vòng vòng trong rừng cách phum chỉ 500m thì chắc C trưỡng tên là ...đậu phộng  !!??!! ,còn ở cấp D ,mình luôn chứng kiến ông tiểu đoàn trưỡng thường đi đầu đội hình cùng với trinh sát tiểu đoàn khi dẫn tiểu đoàn cắt rừng ,tay cầm la bàn ,túi dắt bản đồ ,ít khi đậu phộng lắm ,chỉ đậu phộng khi thực địa khác xa bản đồ ,không xác định được điểm đứng ,hoặc khi phải cắt vòng vòng do ...đi đâu cũng đụng bãi mìn .Còn đi lẻ thì ...thằng nào dẫn đi đậu phộng thì bị chữi ráng chịu ,hihihi

Tụi em hồi đó 10 lần đi là hết 9 lần lạc nếu không có dân K dẫn đường hoặc địa bàn lạ . bàn đồ và la bàn vứt đi nếu không xác định được vị trí mình đứng mà cái này quả thật là rất khó nguyên mảng xanh lè biết mình ở chổ nào . Trình độ SQ thì hết lớp 7 là khá 9 tháng trường quân chính ra nhiều khi đọc không hiểu hết ký hiệu bản đồ . khi mình bị lạc thì chửi thằng đi đầu dữ lắm nhưng đến khi mình đi đầu mới hiểu nổi khổ của tụi nó vừa phải cảnh giác địch vừa phải mở đường , gặp bụi tre hay gò mối thì phải đi vòng khi trả lại không đúng góc độ là lạc liền . Mà chỉ có la bàn thôi nghen bác tran479 vì bản đồ là vật bất ly thân của C trưởng khi nào xác định lạc rồi mới dở ra xem ;DNếu mục tiêu là phum thì còn dễ , leo lên cay nhìn chổ nào có ngọn dừa là cắt tới , mục tiêu là toạ độ nào đó ỡ giữa rừng thì bó tay luôn , cứ loanh quanh khu vực đó đụng địch thì đánh còn không đụng địch thì báo về đã tới điểm rồi không phát hiện địch xin quay về ( mấy vụ này nổ súng thì cắn răng mà đánh không dám xin cối 8 chi viện vì có xác định được toạ độ mô ).
Hồi xưa ,mà có gps thì đỡ tốn biết bao nhiêu mồ hôi và máu   
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ô ! Thế các bác không được giảng qua '' đọc và sử dụng bản đồ quân sự '' à ? Em vẫn còn một quyển làm kỉ niêm . Còn cái GPS nguy hiểm lắm . nó mà dò được thì toi . Anh Bil ghét cái công nghệ này lắm .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 06 Tháng Mười Một, 2008, 03:25:48 pm
HẠ SĨ
Thành viên

Bài viết: 8


     Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
« Trả lời #64 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 06:23:58 am » Trích dẫn 

--------------------------------------------------------------------------------
Trích dẫn từ: lethaitho trong 12 Tháng Năm, 2008, 11:10:38 pm
Trích dẫn từ: star trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 09:36:16 am
Trích dẫn từ: leopard trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 08:18:43 am
Công dụng của xà phòng 72.
-Lương thực cao cấp: Thời ấy vào bản, trong túi mà thủ cục 72 thì tối ấy thế nào anh em ta cũng có 1 chú gà để nấu cháo nhờ đổi cục 72.


Bác có thể giải thích kỹ hơn về quá trình "đổi xà phòng 72 lấy gà được không ạ" ?
Chẳng nhẽ dân bản thích "cục 72" đến thế ?


Ngày xưa thôi Leopard ạ, Bây giờ đổi gà bằng .....100.000 đ/ kg


Ừ, thì anh em đang nói chuyện ... ngày xưa mà!
Các bác đổi gà bằng "cục 72" có vẻ hơi bị ...đắt! Chúng tôi đổi gà có thể bằng nhiều thứ, ví dụ như tấm áo mưa, chiếc quần đùi, thậm chí chỉ bằng 1 tấm ảnh của cô diễn viên Ái Vân- diễn viên điện ảnh rất xinh và nổi tiếng những năm 7x (những tấm hình này bán nhiều ở các cửa hàng sách báo thời đó).... miễn là lính ta phải ... khéo tán một chút! Mà đừng có nói chuyện đổi chác, mua bán kẻo bị các anh, các chị người Catu lên lớp chính trị ngay: "Mình với bộ đội là anh em, không đổi chác. Bộ đội giúp mình các áo, mình giúp bộ đội con gà. Vậy thôi!"
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Đúng rồi lố ! quân với dân một ý chí mà . bộ đội giúp mình một cái giày , mình giúp bộ đội ,một con gà . Còn cái giày chân phải , bộ đội bảo nó biết đá bóng , phải giúp bộ đội hai con gà . Mình không nghe đâu , mình đi rừng bằng một chiếc cũng được . Mình có đá bóng đâu !


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: nvanlebinh trong 06 Tháng Mười Một, 2008, 08:19:00 pm
Ô ! Thế các bác không được giảng qua '' đọc và sử dụng bản đồ quân sự '' à ? Em vẫn còn một quyển làm kỉ niêm . Còn cái GPS nguy hiểm lắm . nó mà dò được thì toi . Anh Bil ghét cái công nghệ này lắm .
@ Mục tầu 2: 3 tháng quân trường, giáo cụ chỉ có duy nhất khẩu súng và hai quả lựu đạn gỗ. Có bác ra trận trước, bắn mục tiêu thật rồi mới học bắn bia. Thực ra, tôi tin 30 năm trước không có đơn vị tân binh nào dạy cách sử dụng bản đồ quân sự. Có chăng là học bản đồ từ nhau, từ những lần đi đậu phộng rồi chụm đầu vào bản đồ. Tôi nhìn vào bản đồ quân sự chỉ thấy nó mỗi bình độ tỷ mỷ hơn thôi. 


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trungsy1 trong 06 Tháng Mười Một, 2008, 08:28:44 pm
Thời tôi thì cấp CH tiểu đoàn mới được cấp bản đồ, địa bàn. Cán bộ đại đội sử dụng bản đồ cũng tậm tịt lắm. Kể cả có bác đã đi tập huấn ở trường quân chính ra.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trinhsat trong 07 Tháng Mười Một, 2008, 05:05:53 pm
Thời chống Mỹ, cấp đại đội là có bản đồ. Trinh sát tiểu đoàn cũng có.

Thích nhất là bản đồ tỉ lệ 1:50000 (2cm trên bản đồ ứng với 1km thực địa).
Đến dây giờ vẫn không rõ bản đồ đó lấy ở đâu ra vì cực rõ, cực nét. Các đường bình độ, diểm cao hay sông suối, rừng già, rừng tái sinh đều hết sức rõ ràng. Thậm chí cả đồi cỏ tranh.

Nếu của Liên xô cung cấp thì cũng lạ vì sao chụp rõ thế.
Nếu của Mỹ, tại sao lại đầy đủ vậy. Khi sắp chuyển địa bàn là có ngay bản đồ mới rồi.

Chỉ có địa bàn là phải tự cung tự cấp (chiến lợi phẩm).
Thích nhất là địa bàn của bọn pháo binh, bền, đẹp.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 08 Tháng Mười Một, 2008, 12:12:29 am
Trinhsat
Thành viên

Bài viết: 111


     Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
« Trả lời #141 vào lúc: Hôm nay lúc 05:05:53 pm » Trích dẫn 

--------------------------------------------------------------------------------
Thời chống Mỹ, cấp đại đội là có bản đồ. Trinh sát tiểu đoàn cũng có.

Thích nhất là bản đồ tỉ lệ 1:50000 (2cm trên bản đồ ứng với 1km thực địa).
Đến dây giờ vẫn không rõ bản đồ đó lấy ở đâu ra vì cực rõ, cực nét. Các đường bình độ, diểm cao hay sông suối, rừng già, rừng tái sinh đều hết sức rõ ràng. Thậm chí cả đồi cỏ tranh.

Nếu của Liên xô cung cấp thì cũng lạ vì sao chụp rõ thế.
Nếu của Mỹ, tại sao lại đầy đủ vậy. Khi sắp chuyển địa bàn là có ngay bản đồ mới rồi.

Chỉ có địa bàn là phải tự cung tự cấp (chiến lợi phẩm).
Thích nhất là địa bàn của bọn pháo binh, bền, đẹp.
 
---------------------------------------------------------------------------------------------------
 Bác ơi ! Để có một tấm bản đồ chính xác , chi tiết là cả một quá trình toán học hết sức phức tạp . Dựa vào thiên văn , trắc địa , địa vật lý , không ảnh ...Rồi công nghệ in ấn nữa . Em ko thể nói hết đc. Nga xô và các nước XHCN (cũ ) dùng hệ GAUSS . Mẽo và NATO dùng hệ UTM . Em thích bản đồ Mẽo hơn Nga xô . Ở Đông Dương , Mẽo có số liệu của Pháp để lại , phương tiện đầy đủ . Nét in , màu mè , chất giấy hay hơn  . Chỉ có đều chú thích của nó là tiếng Mẽo .
 Bản đồ có tỉ lệ càng lớn càng dễ sử dụng nhưng chỉ dùng trong diện tích hẹp .
 Bản đô quân sự luân dc bổ sung , hiệu chỉnh nhờ công nghệ chụp ảnh vệ tinh .
 Còn có bản đồ ''câm ' , ko chú thích , ko kí hệu , ko địa danh ... Chỉ người ''trong nhà '' mới đọc được
Địa bàn hay nhất vẫn là loại '' 5 tác dụng '' của Tàu bác ạ ! Còn địa bàn pháo binh thì em chưa đc thấy .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: trungdoan trong 08 Tháng Mười Một, 2008, 04:07:19 am
HẠ SĨ
Thành viên

Bài viết: 8


     Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
« Trả lời #64 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 06:23:58 am » Trích dẫn

    Tự nhiên lại nhớ thời bao cấp lấy sổ gạo đi xếp hàng lãnh bánh mì, bo bo, khoai lang với cái 72 phần dầu này quá trời à thêm cái bột mì + than bỏ bàng  ;D vui quá trời.

--------------------------------------------------------------------------------
Trích dẫn từ: lethaitho trong 12 Tháng Năm, 2008, 11:10:38 pm
Trích dẫn từ: star trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 09:36:16 am
Trích dẫn từ: leopard trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 08:18:43 am
Công dụng của xà phòng 72.
-Lương thực cao cấp: Thời ấy vào bản, trong túi mà thủ cục 72 thì tối ấy thế nào anh em ta cũng có 1 chú gà để nấu cháo nhờ đổi cục 72.


Bác có thể giải thích kỹ hơn về quá trình "đổi xà phòng 72 lấy gà được không ạ" ?
Chẳng nhẽ dân bản thích "cục 72" đến thế ?


Ngày xưa thôi Leopard ạ, Bây giờ đổi gà bằng .....100.000 đ/ kg


Ừ, thì anh em đang nói chuyện ... ngày xưa mà!
Các bác đổi gà bằng "cục 72" có vẻ hơi bị ...đắt! Chúng tôi đổi gà có thể bằng nhiều thứ, ví dụ như tấm áo mưa, chiếc quần đùi, thậm chí chỉ bằng 1 tấm ảnh của cô diễn viên Ái Vân- diễn viên điện ảnh rất xinh và nổi tiếng những năm 7x (những tấm hình này bán nhiều ở các cửa hàng sách báo thời đó).... miễn là lính ta phải ... khéo tán một chút! Mà đừng có nói chuyện đổi chác, mua bán kẻo bị các anh, các chị người Catu lên lớp chính trị ngay: "Mình với bộ đội là anh em, không đổi chác. Bộ đội giúp mình các áo, mình giúp bộ đội con gà. Vậy thôi!"
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Đúng rồi lố ! quân với dân một ý chí mà . bộ đội giúp mình một cái giày , mình giúp bộ đội ,một con gà . Còn cái giày chân phải , bộ đội bảo nó biết đá bóng , phải giúp bộ đội hai con gà . Mình không nghe đâu , mình đi rừng bằng một chiếc cũng được . Mình có đá bóng đâu !


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 08 Tháng Mười Một, 2008, 08:43:24 am
Nga xô và các nước XHCN (cũ ) dùng hệ GAUSS . Mẽo và NATO dùng hệ UTM . Em thích bản đồ Mẽo hơn Nga xô
----------------------------------
 Bản đồ địa hình quân sự hiện nay vẫn dùng hệ chiếu đồ GAUSS nhưng đã có tham chiếu theo UTM. Với SQ mới học sử dụng bản đồ và địa bàn thì cách đánh số các mảnh bản đồ, quy ước tên gọi, cách ghép mảnh theo hệ chiếu đồ GAUSS có vẻ dễ nhớ hơn. ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 08 Tháng Mười Một, 2008, 01:41:55 pm
@muctau2 : đọc và sử dụng bản đồ chỉ có SQ mới học , lính không được học mà SQ không bao giờ đi đầu cắt rừng nên chuyện bịc lạc là bình thường . Khi nhận mệnh lệnh tác chiến SQ giở bản đồ ra giao nhiệm vụ cho các b , b nào đi đầu thì chỉ biết cắt theo hướng do SQ chỉ ( không có địa bàn ). Sq đi sau lâu lâu lại lấy địa bàn và bản đồ ra kiểm tra hướng và vị trí xong lại chỉnh hướng cho thằng đi đầu . Nếu địa hình dễ thì thuận buồm xuôi gió còn vướn rừng tre gò mối gì đó phải đi đi vòng thì hầu như không bao giờ trả lại đúng góc phương vị nên lạc là đương nhiên . Về lý thuyết căn cứ vào vận tốc hành quân để biết vị trí đứng chân nhưng vừa mở đường , cảnh giới địch , tránh mìn thì không thể xác định được vận tốc chính xác là bao nhiêu .
Hehe , nói chung lý thuyết khác xa thực tế 


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 09 Tháng Mười Một, 2008, 01:35:02 am
haanh
Thành viên

Bài viết: 945


    Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
« Trả lời #145 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2008, 01:41:55 pm » Trích dẫn 

--------------------------------------------------------------------------------
@muctau2 : đọc và sử dụng bản đồ chỉ có SQ mới học , lính không được học mà SQ không bao giờ đi đầu cắt rừng nên chuyện bịc lạc là bình thường . Khi nhận mệnh lệnh tác chiến SQ giở bản đồ ra giao nhiệm vụ cho các b , b nào đi đầu thì chỉ biết cắt theo hướng do SQ chỉ ( không có địa bàn ). Sq đi sau lâu lâu lại lấy địa bàn và bản đồ ra kiểm tra hướng và vị trí xong lại chỉnh hướng cho thằng đi đầu . Nếu địa hình dễ thì thuận buồm xuôi gió còn vướn rừng tre gò mối gì đó phải đi đi vòng thì hầu như không bao giờ trả lại đúng góc phương vị nên lạc là đương nhiên . Về lý thuyết căn cứ vào vận tốc hành quân để biết vị trí đứng chân nhưng vừa mở đường , cảnh giới địch , tránh mìn thì không thể xác định được vận tốc chính xác là bao nhiêu .
Hehe , nói chung lý thuyết khác xa thực tế 
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thời hậu sinh chúng em thì 4 tháng tân binh có học qua dùng bản đồ địa hình . Thằng nào có chút văn hóa còn đỡ . Thằng nào dốt , cầm bản đồ ko biết đâu là Bắc đâu là Nam . Sau này thằng nào vào trinh sát tất nhiên được học kỹ hơn .Cán bộ B đa số qua trường '' luộc quân '' thì khỏi nói còn các anh từ lính trận lên thì được tập huấn hay qua các lớp của quân đoàn . Nhiều ông còn nhầm kí hiệu khi tuyết trình . Thực tế , Biết sử dụng bản đò là một chuyện còn lạc rừng là một chuyện . Ngay ko quân , có tốc độ , hướng ,tọa độ gốc , có người tính toán dẫn bay mà còn lạc bỏ mẹ nữa là bộ binh trong rừng nhất là trong chiến đấu . Tuy vậy ,để cả C lạc thì kém thật bác ạ ! Có ngày nướng quân .
 Đúng là thực tế khác lí thuyết nhiều . Bản thân em đi công tác ko phải mang vác gì . Nhiều khi khóc dở mếu dở giữa rừng . Cha con cãi nhau chán rồi trở về nơi xuất phát ( Chúng em đi được đánh dấu chứ ko xóa dấu như các bác ). Đấy là ko có mìn , phục như các bác đấy . Thế mới biết các tiền bối khổ thật !
 
 
 


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 09 Tháng Mười Một, 2008, 01:50:05 am
@DONGADOAN : Dân làm bản đồ chuyên nghiệp thích UTM hơn GAUSS bác ạ . Em thì em ghét cả hai . Mỗi lần tìm ghép là rối tung cả lên .
 Em đọc chuyện Hà Giang của bác , ko khóc mà nước mắt nước mũi chảy ra như xơi phải gừng già .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 09 Tháng Mười Một, 2008, 05:30:57 pm
@DONGADOAN : Dân làm bản đồ chuyên nghiệp thích UTM hơn GAUSS bác ạ . Em thì em ghét cả hai . Mỗi lần tìm ghép là rối tung cả lên .
 Em đọc chuyện Hà Giang của bác , ko khóc mà nước mắt nước mũi chảy ra như xơi phải gừng già .

---------------------------------
 Mỗi hệ chiếu đồ có cái hay, cái dở riêng nhưng hệ chiếu đồ GAUSS thì tiện cho các khí tài đo vẽ hiện có hơn. Nếu đã nắm được quy luật của nó thì ghép mảnh cũng chả khó lắm ;D

 Hì, chuyện HG của tớ không hay bằng của CS và gần đây là bác linhmoi, bác khanhhuyen đâu! Các bác ấy mới ùng oàng dữ, thời bọn tớ cũng bớt nhiều rồi! ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 09 Tháng Mười Một, 2008, 06:51:45 pm
hehe , hay là bác muctau2 và TL làm mớ kiến thức về bản đồ và địa bàn quăng lên trên này cho anh em học hỏi nhỉ , em vẫn cay cú những lần đi lạc phải khiêng thương binh tử sĩ quay về , đau lòng vì cái sự dốt lắm .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Đinh Phạm Kiều trong 09 Tháng Mười Một, 2008, 11:11:58 pm
Có bác nào còn nhớ cách "xếp chăn màn vuông góc" không? nhắc hộ tớ cái nhé!
Ui dào, giả từ quân ngũ, về bị trộm nó "khoắng" mẹ cái ba lô, bây giờ hội CCB nơi mình công tác chuẩn bị cho anh em CCB về nguồn, về thăm địa đạo Củ Chi và căn cứ trung ương cục miền Nam. Võng thì có rồi mà ba lô không có, mới ra hậu cần tỉnh đội hỏi thử. Họ đòi những 80 nghìn một cái ba lô! Hốt quá các bác ạ! Nhưng chắc cũng phải "thữa" một cái thôi, nếu không đi dã ngoại lấy cái gì đựng quần ao, chăn màn võng đây nhỉ?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 11 Tháng Mười Một, 2008, 12:46:05 am
 Phạm Kiều
Thành viên


Có bác nào còn nhớ cách "xếp chăn màn vuông góc" không? nhắc hộ tớ cái nhé!
Ui dào, giả từ quân ngũ, về bị trộm nó "khoắng" mẹ cái ba lô, bây giờ hội CCB nơi mình công tác chuẩn bị cho anh em CCB về nguồn, về thăm địa đạo Củ Chi và căn cứ trung ương cục miền Nam. Võng thì có rồi mà ba lô không có, mới ra hậu cần tỉnh đội hỏi thử. Họ đòi những 80 nghìn một cái ba lô! Hốt quá các bác ạ! Nhưng chắc cũng phải "thữa" một cái thôi, nếu không đi dã ngoại lấy cái gì đựng quần ao, chăn màn võng đây nhỉ?
--------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 
Trước hết là gấp màn cá nhân . Ta tháo 2 góc màn , kéo ép giữa chiều ngang bằng chiều dọc . Gấp đôi theo chiều dọc tháo nốt hai góc còn lại . Trải màn xuống giường , gấp hai bên theo chiều dọc vào giữa . Gấp chiều đứng của màn làm 5 lần , giấu gấu màn vào trong . Nhớ khi gấp , luôn vuốt màn cho phẳng .
 Gấp chăn : Gấp ngang chăn làm đôi , xoay lại gấp làm ba . Để màn đã gấp vào , khéo tay cuộn lai . Cho mép ngoài chăn xuống dưới . Để ngay ngắn vào vị trí . Dùng ngón tay trỏ móc vào phía trong góc gấp , ngón cái ,ngón giứa kết hợp tạo các góc chăn . Dùng hai bàn tạy vuốt nối các góc tạo thành cạnh chăn . Vuốt thành , mặt chăn cho phẳng .
 Em ko phải cán bộ điều lệnh nên gõ hơi vụng . Gợi nhớ giúp bác thực hành . Chúc bacs thành công trong chuyến đi . Có gì vui phát sóng cho anhem nhé . Chụp nhiều ảnh vào .
 À QUÊN ! BÁC DÙNG CHĂN CŨ , THẬT BẨN VÀO .CÀNG BẨN THÌ GẤP CÀNG ĐẸP . BÍ QUYẾT GIẢI NHẤT NỘI VỤ TOÀN QUÂN CỦA EM ĐẤY .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: baoleo trong 11 Tháng Mười Một, 2008, 08:08:00 am
À QUÊN ! BÁC DÙNG CHĂN CŨ , THẬT BẨN VÀO .CÀNG BẨN THÌ GẤP CÀNG ĐẸP . BÍ QUYẾT GIẢI NHẤT NỘI VỤ TOÀN QUÂN CỦA EM ĐẤY .

Đồng chí này xui dại anh em đây  ;D
Nói về việc chăn gối bẩn, tớ còn nhớ có đợt đi công tác, cậu Hùng, nhân viên tài vụ kính mời mình: anh vào giường em mà nằm nghỉ tạm.
Gớm, nhìn cái gối của nó mà phát hãi. Cái áo gối đã 2 năm không biết đến hơi nước, nó đen bóng như sừng, tưởng có thể soi gương được.
Bác lại xui anh em mài bóng cái chăn cũ đấy à  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: khanhhuyen trong 12 Tháng Mười Một, 2008, 03:47:29 am
Tháng 4 năm 1984 khi tiếng pháo từ bình độ 400 vọng về.
Đơn vị nhận lệnh hành quân cơ động sãn sàng chiến đấu,tất cả đại đội phải chiếm lĩnh trận địa sau Điềm He - Lạng Sơn.Trên con đường 1b từ Thị xã vào đi qua Thị trấn Điềm He bắt đầu lên đèo Lùm Pha là tuyến giao thông  hào của phòng tuyến 2 tất cả vào vị trí được phân công đến từng cá nhân.tuyến hào ở đây cắt ngang sườn đèo nhìn xuống Thị trấn,hướng Thị trấn là sườn đồi thoai thoải cỏ ấu đan dày xanh mướt.phía sau lưng chúng tối thảm cỏ xanh đó kéo dài được thêm hơn 100 mét nữa,phải dừng lại bởi sự cắt gẫy của tầng địa chất tạo nên một hàng rào đá xanh mốc thẳng đứng cao khoảng 10 mét.Dĩ nhiên thảm cỏ xanh lại tiếp tục phủ đầy trên đó,điểm trên thảm cỏ là những cây Sim cây Mua.Từ vị trí của tiểu đội nhìn ra phía trước khoảng cách đên mặt đường là 100 mét,không có nhà cửa,phía sau cách hào  khoảng 6 mét là một ngôi mộ mới phía trên còn lợp mái cọ.
Chúng tôi chiếm lĩnh trận địa lúc trời gần tối,trời mưa dưới hào nước gập tới gối.Lệnh của tiểu đoàn củng cố công sự,không để lộ vị trí chiến đấu ( úi dào có đ...ai? ) chúng tôi đào những đường rãnh thoát nước nhỏ theo chiều xuôi của sườn đồi,ngụy trang đất mới đào bằng những lớp cỏ ấu.Nước rút nhưng dưới hào lội như dưới ruộng cày không thể nào ngồi xuống được.Tất cả chỉ chờ trồi tối để được lên trên thành hào cho thỏa mái.Trời tối chúng tôi chèo lên những thảm cỏ phía sau hào chiến đấu,trời vẫn mưa.Ba bốn đứa chùm lên đầu chung nhau một chiếc áo mưa ( Thế là may đấy không biết đánh nhau sống chết thế nào lính bàn nhau bán quân trang mua thuốc lá,rươu lạc “đậu phông” rang) tấm áo mưa quá nhỏ không đủ che cho ba đứa trong cái mưa không to nhưng rả rích thật đáng ghét.Nước mưa bắt đầu ướt đôi dầy vải.không thể tiếp tục như thế này mãi được ốm mất.a.......ha..................
Chúng tôi,chẳng ai bảo ai nhóm thứ nhất trong khẩu đội đem áo mưa dải lên nấm mộ toán thứ hai lẳng lặng làm theo chiếm lĩnh nốt phần còn lại của nấm mồ sáu đứa dựa lưng vào nhau nhờ mái che của nấm mồ ngủ đến sáng hôm sau.......trời vẫn mưa!


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Mười Một, 2008, 07:22:57 pm
...có hẳn một cuốn sổ tay bỏ túi,hướng dẫn cụ thể khi vào chiến trường, từ ăn ,mặc , chống muỗi vắt , ...vv..đủ cả tôi lâu rồi cũng quên...
--------------------------------------
 Em lục tung cả cái kho sách lưu của cơ quan, tìm thấy cuốn "Sổ tay rau rừng" mà không thấy cái loại như bác nói. Rất sợ là nó đã bị thanh lý :'(


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: ThangLong69 trong 13 Tháng Mười Một, 2008, 09:09:09 pm
    Đấy là cuốn sách " Số tay chiến sỹ ", , có thể xuất bản năm 1972 vì tôi được đọc nó năm 72 và thấy nó mới tinh. Sách có khổ bằng 1,5 bao thuốc lá, độ khỏang 50 trang. Nội dung rất nhiều, tôi chỉ nhớ có dạy cách mắc võng, cách tìm kíếm rau rừng có thể ăn được hoặc chữa bệnh, cách tìm phương hướng dựa vào các chòm sao... Tức là các kỹ năng cần thiết phải có của người lính khi chiến đấu ở chiến trường Miền Nam.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Đinh Phạm Kiều trong 14 Tháng Mười Một, 2008, 10:07:28 pm
Hôm trước tớ có đọc một bài viết của bác nào đó nói về cách làm lưỡi câu mà tớ quên rồi. Nay xin giới thiệu với các bác cách kiếm ăn của lính đồng bằng Cửu Long chúng tớ nhé! Tớ có biệt tài "đâm cá" bằng chỉa "xà búp" (loại bảy mũi gom tròn lại ấy) Lúc nào trong cái bòng của tớ cũng có thủ sẵn từ một tới hai mũi xà búp. Đi tới nơi nào, tớ chặt một đoạn trúc khoảng...4 mét, gắn mũi xà búp vào, cột, chèn cho chắc chắn  tìm chỗ nào có cá nhiều là tớ rình đâm, mười phát không sẩy một nhé! Mà đồng bằng miền Tây cá cứ gọi là nhiều vô thiên lủng. Cậu nào tắm mà "cuổng trời" là không khéo cá lóc (cá quả, cá trào) bằng bắp chân "tương" cho một phát là tiệt nòi ngay tắp lự! Đâm được cá rồi, tớ lấy cây xỏ vào miệng cá, gom rơm khô, cỏ khô lại chất vòng vòng rồi...nướng! Hoặc lấy đất sét nặn mỏng, bỏ con cá vào đó, nhét thêm vài cọng rau ngò om cuốn đất lại rồi bỏ vào lửa rơm mà nướng, thơm điếc mũi luôn. Có khi còn được nhậu với rượu đế nữa đấy! Có lần, bọn tớ đang nhậu, thằng nào thằng nấy "quắc cần câu" hết rồi, bọn thám báo sục vô địa hình, sỉn quá chạy không nổi "lông rông" xuống sông lặn tuốt qua bờ bên kia, tưởng chết "vì nước " rồi! Hoặc là bọn tớ dùng "ná thun" bắn chim cải thiện,. cũng đỡ lắm nhé, chim nhiều lắm. Nhớ có lần, tớ và anh đội trưởng đi ăn đám giỗ ở nhà bà con trong khu căn cứ, khi về sỉn quá đi hết nỗi, tới ngang đồn của tụi dân vệ, cách tụi nó khoảng 100 mét, tụi nó không dám ra còn mình cũng cóc dám vô! Tớ đi không nỗi, đòi nằm lại đó ngủ, tỉnh dậy đi tiếp, anh đội trưởng kêu hoài tớ không dậy, anh ấy chĩa AK vô đồn tương cho một loạt! Cha con chúng nó đang ngủ trưa, giật mình choàng dậy, đáp lễ bọn tớ bằng đủ thứ súng, tớ tỉnh ngay tắp lự, xách súng chạy trối chết. Về nhà, xém chút nữa bị kỷ luật, hú hồn, hú vía từ đó tớ cạch không dám nhậu gần đồn lính nữa!


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: yta262 trong 14 Tháng Mười Một, 2008, 10:17:55 pm
Hôm trước tớ có đọc một bài viết của bác nào đó nói về cách làm lưỡi câu mà tớ quên rồi. Nay xin giới thiệu với các bác cách kiếm ăn của lính đồng bằng Cửu Long chúng tớ nhé! Tớ có biệt tài "đâm cá" bằng chỉa "xà búp" (loại bảy mũi gom tròn lại ấy) Lúc nào trong cái bòng của tớ cũng có thủ sẵn từ một tới hai mũi xà búp. Đi tới nơi nào, tớ chặt một đoạn trúc khoảng...4 mét, gắn mũi xà búp vào, cột, chèn cho chắc chắn  tìm chỗ nào có cá nhiều là tớ rình đâm, mười phát không sẩy một nhé! Mà đồng bằng miền Tây cá cứ gọi là nhiều vô thiên lủng. Cậu nào tắm mà "cuổng trời" là không khéo cá lóc (cá quả, cá trào) bằng bắp chân "tương" cho một phát là tiệt nòi ngay tắp lự! Đâm được cá rồi, tớ lấy cây xỏ vào miệng cá, gom rơm khô, cỏ khô lại chất vòng vòng rồi...nướng! Hoặc lấy đất sét nặn mỏng, bỏ con cá vào đó, nhét thêm vài cọng rau ngò om cuốn đất lại rồi bỏ vào lửa rơm mà nướng, thơm điếc mũi luôn. Có khi còn được nhậu với rượu đế nữa đấy! Có lần, bọn tớ đang nhậu, thằng nào thằng nấy "quắc cần câu" hết rồi, bọn thám báo sục vô địa hình, sỉn quá chạy không nổi "lông rông" xuống sông lặn tuốt qua bờ bên kia, tưởng chết "vì nước " rồi! Hoặc là bọn tớ dùng "ná thun" bắn chim cải thiện,. cũng đỡ lắm nhé, chim nhiều lắm.
...
Chào bác Phạm Kiều, cựu binh thời kháng chiến chống Mỹ, là đàn anh của ytá ắt có nhiều mẹo trên đường hành quân. Rất mong bác kể tiếp kinh nghiệm chiến trường.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: hiephoa2000 trong 15 Tháng Mười Một, 2008, 02:15:35 am
bác phạm kiều kể thế về thời chiến tranh. giờ hết chiến tranh rồi em chắc bác lại thèm những phút giây ấy . giờ mà bác muốn như vậy phải trả tiền đấy bác ạh ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: linh moi trong 15 Tháng Mười Một, 2008, 07:40:20 am
Rau dại ăn được :
Loại thứ nhất ; Tầm bóp , có thể mỗi nơi gọi mỗi khác .
cây cao từ 20 đến 60cm lá có răng cưa độ Rộng độ 2cm dài độ 5 đến 6cm , quả ra từng chùm lúc chín có màu tím đen , to bằng hạt hồ tiêu . Lá cây này dùng để nấu canh , ăn tạm được ,có vị hơi đắng , Lưu ý ; chỉ hái sau khi mưa không thì đắng không ăn được .
   Loại thứ 2 ; Cần dại , loại này hay mọc dưới ruộng , trông giống cây rau cần nhưng nhỏ hơn . Loại này dùng để xào ( ăn có mùi giống rau cần )
  Loại thứ 3 ; Thài Lài  ( gái phải hơi trai như Thài Lài phải c...chó ) . đây là 1 loại cỏ nhưng lá to hơn cỏ bình thường , hình dạng hơi giống lá tre . Lúc rửa phải vò kỹ cho hết lông , nếu không vò kỹ lúc ăn sẽ bị ngứa cổ . Loại này có thể xào
  Loại thứ 4 ; không nhớ tên , loại này trông giống cây dương sỉ , mọc cạnh bờ suối ,
chỉ ăn búp ( lá non cuộn tròn trông như quả đậu đũa ) . loại này xào tỏi ăn rất ngon .
    Cách buộc dây giày ; Chập đôi sợi dây lại , xỏ 2 đầu dây từ ngoài vào 2 lỗ trên cùng bên trái ( chỗ cổ chân ) , sau đó xỏ 2 đầu dây đó từ trong ra vào 2 lỗ dưới cùng bên phải ( sát phía mũi giày ) , tiếp đó vẫn 2 đầu dây đó xỏ từ trong ra vào 2 lỗ dưới cùng bên trái ( sát phía mũi giày ). Cứ xỏ chéo như vậy ngược lên trên , làm sao để 2 đầu dây đó xỏ từ trong ra ở 2 lỗ trên cùng bên phải . Sau đó thắt nút 2 đầu dây đó lại với nhau . Vậy là ta đã được chiếc giày không bao giờ tuột dây . Lúc buộc giày ta chỉ cần lồng 2 đầu ngón tay trỏ vào 2 đầu dây và thít , sau đó thì buộc như bình thường bạn vẫn buộc .
    Nếu bạn đón giao thừa mà không có pháo hoa , bạn có thể làm cách này .
Nguyên liệu gồm đạn AK ( đạn lửa ) , bỏ cát tút chỉ lấy đầu đạn . 1 miếng gỗ độ dày khoảng 0,2cm rộng 1,5cm dài độ 40cm . 1 cái đinh 6 đến 10cm .
Cách làm ; đóng cái đinh qua miếng gỗ ( cách đầu độ 1,5cm , chính giữa chiều rộng ) . Đầu đạn bạn có thể làm bất cứ cách gì , miễn là đầu nhọn phải cắm xuống đất  , đầu kia chĩa lên trời . Sau đó cầm que gỗ có đinh đặt đúng đầu nhọn của đinh vào chỗ lỗ của đầu đạn ( lúc tháo đầu đạn ra khỏi cát tút bạn sẽ thấy cái lỗ đó ) , nhớ là cầm que gỗ vào cái đầu xa cái đinh . Dùng búa gõ vào cái đinh , gõ xong bạn sẽ thấy lửa phụt ra từ cái đầu đạn như pháo hoa , đảm bảo rất đẹp . Lưu ý : Để có nguyên liệu này bạn phải có quan hệ tốt với 1 bác như bác Đoàn hồi ở HG .
Tác dụng phụ : Sau khi chơi trò này xong bạn có thể bị 2 tạ củi 1 ngày hoặc tùy theo từng điều kiện đơn vị mà bạn bắt buộc phải làm 1 việc gấp đôi , gấp 3 người khác mà người ta vẫn gọi là " Thiêng liêng "


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: architecto trong 15 Tháng Mười Một, 2008, 08:58:41 am
Có cái này chắc cũng có thể áp dụng được.
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n2n2nnnqn31n343tq83a3q3m3237nvn&cochu


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: claymore trong 15 Tháng Mười Một, 2008, 06:57:24 pm
Rau dại ăn được :
Loại thứ nhất ; Tầm bóp , có thể mỗi nơi gọi mỗi khác .
cây cao từ 20 đến 60cm lá có răng cưa độ Rộng độ 2cm dài độ 5 đến 6cm , quả ra từng chùm lúc chín có màu tím đen , to bằng hạt hồ tiêu . Lá cây này dùng để nấu canh , ăn tạm được ,có vị hơi đắng , Lưu ý ; chỉ hái sau khi mưa không thì đắng không ăn được .
   Loại thứ 2 ; Cần dại , loại này hay mọc dưới ruộng , trông giống cây rau cần nhưng nhỏ hơn . Loại này dùng để xào ( ăn có mùi giống rau cần )
  Loại thứ 3 ; Thài Lài  ( gái phải hơi trai như Thài Lài phải c...chó ) . đây là 1 loại cỏ nhưng lá to hơn cỏ bình thường , hình dạng hơi giống lá tre . Lúc rửa phải vò kỹ cho hết lông , nếu không vò kỹ lúc ăn sẽ bị ngứa cổ . Loại này có thể xào
  Loại thứ 4 ; không nhớ tên , loại này trông giống cây dương sỉ , mọc cạnh bờ suối ,
chỉ ăn búp ( lá non cuộn tròn trông như quả đậu đũa ) . loại này xào tỏi ăn rất ngon .
    Cách buộc dây giày ; Chập đôi sợi dây lại , xỏ 2 đầu dây từ ngoài vào 2 lỗ trên cùng bên trái ( chỗ cổ chân ) , sau đó xỏ 2 đầu dây đó từ trong ra vào 2 lỗ dưới cùng bên phải ( sát phía mũi giày ) , tiếp đó vẫn 2 đầu dây đó xỏ từ trong ra vào 2 lỗ dưới cùng bên trái ( sát phía mũi giày ). Cứ xỏ chéo như vậy ngược lên trên , làm sao để 2 đầu dây đó xỏ từ trong ra ở 2 lỗ trên cùng bên phải . Sau đó thắt nút 2 đầu dây đó lại với nhau . Vậy là ta đã được chiếc giày không bao giờ tuột dây . Lúc buộc giày ta chỉ cần lồng 2 đầu ngón tay trỏ vào 2 đầu dây và thít , sau đó thì buộc như bình thường bạn vẫn buộc .
    Nếu bạn đón giao thừa mà không có pháo hoa , bạn có thể làm cách này .
Nguyên liệu gồm đạn AK ( đạn lửa ) , bỏ cát tút chỉ lấy đầu đạn . 1 miếng gỗ độ dày khoảng 0,2cm rộng 1,5cm dài độ 40cm . 1 cái đinh 6 đến 10cm .
Cách làm ; đóng cái đinh qua miếng gỗ ( cách đầu độ 1,5cm , chính giữa chiều rộng ) . Đầu đạn bạn có thể làm bất cứ cách gì , miễn là đầu nhọn phải cắm xuống đất  , đầu kia chĩa lên trời . Sau đó cầm que gỗ có đinh đặt đúng đầu nhọn của đinh vào chỗ lỗ của đầu đạn ( lúc tháo đầu đạn ra khỏi cát tút bạn sẽ thấy cái lỗ đó ) , nhớ là cầm que gỗ vào cái đầu xa cái đinh . Dùng búa gõ vào cái đinh , gõ xong bạn sẽ thấy lửa phụt ra từ cái đầu đạn như pháo hoa , đảm bảo rất đẹp . Lưu ý : Để có nguyên liệu này bạn phải có quan hệ tốt với 1 bác như bác Đoàn hồi ở HG .
Tác dụng phụ : Sau khi chơi trò này xong bạn có thể bị 2 tạ củi 1 ngày hoặc tùy theo từng điều kiện đơn vị mà bạn bắt buộc phải làm 1 việc gấp đôi , gấp 3 người khác mà người ta vẫn gọi là " Thiêng liêng "

loại rau thứ 4 là rau dớn- cũng 1 họ với dương xỉ ( trong em- miền trung hay gọi như vậy) có nhiều ở miền núi có thể luộc chấm mắm cái , xào tỏi....
ăn vào mùa mưa , mùa nắng ăn bị đắng , nghe nói là ăn rau này chữa khớp ( có lẽ dân gian thấy nó hơi nhớt nên nghĩ vậy )

vụ đốt đạn lữa thì lúc nhỏ em chơi hoài : lúc trước đi đào , lượm đạn lửa đại liên M60 Mỹ hay đạn 12,7mm , tháo đầu đạn lửa để riêng , lấy đinh đục lổ đất đầu đạn và găm xuống đất thàng 1 hàng , lấy thuốc đạn mồi cháy ....thú này cháy còn đẹp hơn pháo bông Trung Quốc


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 15 Tháng Mười Một, 2008, 09:06:58 pm
hehe , còn 1 cách chơi đạn lửa nữa là tháo đầu đạn đổ bớt thuốc đạn rồi lắp vào , khi bắn  đầu đạn lửa đỏ lừ bay tà tà như hoả châu rơi , đẹp lắm .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: khanhhuyen trong 15 Tháng Mười Một, 2008, 11:11:21 pm
Cậu nào tắm mà "cuổng trời" là không khéo cá lóc (cá quả, cá trào) bằng bắp chân "tương" cho một phát là tiệt nòi ngay tắp lự!

Em mê nhất quê nhà bác la tắm kênh cho cá nó rỉa,nhậu quên chết.....em đã có mặt ở đó đúng hôm đứng ở cây cầu thốt nốt,huyện thốt nốt nhìn đằng xa có hai quả đồi màu đỏ,có mấy cây thốt nốt trên sườn đồi.thấy rõ pháo nổ tung đất lên,mà không biết của ta hay địch bắn ,luc do ở đó toàn lính công an vũ trang thôi.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: linh moi trong 16 Tháng Mười Một, 2008, 02:22:09 am
Hồi tôi nằm đài , chuột nhiều vô kể , bọn tôi lại lười nên cứ đổ thức ăn thừa ngay cạnh lán nên chuột ra rất đông . Bắn thì không dám vì tiếng nổ to quá . Nằm ở đài buồn lắm nên cứ nghĩ ra việc để nghịch . Chỗ lán có 1 cây nghiến , vì mọc ở núi đá nên nó hơn trăm tuổi rồi mà chỉ to bằng cổ chân . Rách việc tôi bẻ mấy cành nhỏ nhỏ , dùng dao đẽo như đầu đan AK . Sau đó tháo đầu đan AK ra , đầu đạn để sau này làm pháo hoa , cát tút thì đổ bớt thuốc đi , lấy đầu đạn gỗ lắp vào ,vậy là được đạn bắn chuột , cứ 1 phát 1 con . Chỉ tội cách này bắn phát nào phải lên đạn phát ấy như súng trường .
  Có mấy mẹo nhỏ , nếu Mod , Min thấy độc hại... thì cứ xóa !
Cách thứ nhất : Cách này cần 1 con lê hoặc dao găm cũng được , 1 nắm tay đầy muối . đi qua chuồng trâu , dùng lê hoặc dao đâm 1 phát thật mạnh vào mông trâu , chú ý đâm đúng chỗ thịt ở mông ,đâm xong phải xoáy mạnh lưỡi dao. Sau đó thật nhanh sát cả nắm muối vào vết đâm . Bạn có thể đi đâu đó 2 đến 3 tiếng . Lúc quay trở lại phải có 1 con dao lưỡi thật sắc . Từ chỗ bị đâm của con trâu sẽ lòi ra 1 cục thịt , cắt cục thịt này , bạn sẽ có độ 0,5 đến 1,5 kg thịt bò . Loại thịt này bạn không bao giờ có thể mua được ngoài chợ . Thịt mềm và ngọt , phù hợp với món tái hoặc món xào . Cách này không làm trâu chết , sau 1 thời gian vết thương lại bình phục .
Lưu ý ;  Cách này chỉ thực hiện được khi chuồng trâu ở xa nhà , hành động phải nhanh gọn , chính xác , tốt nhất không phổ biến rộng ....
   Còn nữa !!!


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mabun trong 16 Tháng Mười Một, 2008, 06:03:55 am
Từ chỗ bị đâm của con trâu  sẽ lòi ra 1 cục thịt , cắt cục thịt này , bạn sẽ có độ 0,5 đến 1,5 kg thịt bò
-------------------------

Hô hô.
Đâm mông trâu lại lòi ra thịt ...bò. Trên chỗ bác này có loại trâu quá đặc biệt. Bác cho địa chỉ em lên lấy giống về nuôi.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 16 Tháng Mười Một, 2008, 12:22:40 pm
Mấy vụ ăn trộm thịt này lính làm rất nhiều, kể cả cho đỗ xanh hoặc hòn sỏi vào tai lợn,... kể chơi thì không sao, tả kỹ quá khéo thành...đạo tặc ráo cả thì... ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: tuaans trong 16 Tháng Mười Một, 2008, 02:12:09 pm
Có bác nào còn nhớ cách "xếp chăn màn vuông góc" không? nhắc hộ tớ cái nhé!
Ui dào, giả từ quân ngũ, về bị trộm nó "khoắng" mẹ cái ba lô, bây giờ hội CCB nơi mình công tác chuẩn bị cho anh em CCB về nguồn, về thăm địa đạo Củ Chi và căn cứ trung ương cục miền Nam. Võng thì có rồi mà ba lô không có, mới ra hậu cần tỉnh đội hỏi thử. Họ đòi những 80 nghìn một cái ba lô! Hốt quá các bác ạ! Nhưng chắc cũng phải "thữa" một cái thôi, nếu không đi dã ngoại lấy cái gì đựng quần ao, chăn màn võng đây nhỉ?

Bác đi hai nơi Củ Chi và TWC thì tại sao lại "dã ngoại" thứ nhất là nơi đó chả có gì mà dã ngoại, thứ hai là tới xem, nghỉ mệt, ăn uống nhẹ rồi về, thư 3 là ở Củ Chi không bít thế nào chứ TWC bác đi lang thang em e là không được!  ;D


Tiêu đề: Re: Các loại nấm độc, rau độc
Gửi bởi: trachvandung trong 17 Tháng Mười Một, 2008, 09:10:32 am
Nhân có chuyện dùng "Nhân trung hoàng" làm thuốc em xin góp các bác câu truyện về các chiến sỹ Tây tiến em đã xem trên báo CAND như sau :
Những chuyện độc đáo của các chiến sĩ Tây Tiến

Xa Hà Nội nên thiếu thốn đủ đường, chấy rận nhiều nên hành quân, công tác, chiến đấu thì thôi, thời gian còn lại, các chiến sĩ thi nhau... bắt chấy, bắt rận. Quần áo thì cho vào nồi nấu lên để giết... những chú rận, chú chấy to kềnh, trắng hếu, béo nẫn.

Chuyện thứ nhất

Đoàn “Vệ trọc” cương cường sắt đá, bên xác thù càng ngã càng lên, trí như gang thép vững bền... trích bài thơ “Hội núi sông” của Huyền Kiêu đọc trong đại hội luyện quân, lập công Liên khu 3 năm 1948.

Đặc trưng của các chiến sĩ Trung đoàn Tây Tiến trong buổi sơ khai là cái “đầu trọc”. Từ trung đoàn trưởng, chính ủy, đến các chiến sĩ trong trung đoàn đều đầu trọc. Nhiều anh em còn lấy những mảnh dạ bắt được của Tây làm xà cạp “cò cưa”, để đầu sáng bóng như gương soi dưới ánh nắng.

Đã nhiều bài báo, nhiều câu chuyện giải thích ý nghĩa của cái “đầu trọc”, nhưng dường như vẫn chưa đầy đủ. Để hiểu tường tận về chuyện này, cần biết là, anh em trong Trung đoàn Tây Tiến hầu hết là thanh niên, học sinh Hà Nội. Họ rất coi trọng mái tóc phi-lô-dốp của mình.

Nhiều anh em còn mang theo lọ Bi-ăng-tin làm bóng mượt mái tóc, hoặc ngâm hạt bưởi làm gôm chải tóc. Đêm ngủ, có anh còn lấy mù xoa buộc tóc, giữ gìn mái tóc một cách công phu, cầu kỳ. Bên dòng suối trong vắt nhiều khi bắt gặp những chiến sĩ soi đầu mình trên bóng nước, nâng niu, vuốt ve mái tóc.

Nhưng xa Hà Nội, thiếu thốn đủ đường, chấy rận nhiều lắm. Hành quân, công tác, chiến đấu thì thôi, thời gian còn lại là bắt chấy, bắt rận. Cho quần áo vào nồi nấu lên, cũng không hết rận, vì áo quần một bộ, xà phòng không có, chăn chiếu thiếu, nằm úp thìa vào nhau, những chú rận, chú chấy to kềnh, trắng hếu, béo nẫn cắm đầu vào da thịt, hút máu. Thế là, nhằm loại trừ các “anh bạn” bất đắc dĩ đó, không còn cách nào hơn là... gọt trọc đầu. Tất nhiên sự việc này, khi đó cũng chỉ mang tính chất địa phương, đơn vị, vì nhiều anh em đâu dễ dàng từ bỏ mái tóc phiêu bồng, tài tử.

Cho tới một hôm, tiểu đội tôi dưới sự chỉ huy của Tiểu đội trưởng Phượng nhào xuống suối tắm sau buổi đi lấy củi, mỗi người chỉ có một bộ quần áo, giặt đem lên bờ phơi, rồi ngâm mình xuống nước, chờ quần áo khô mới mặc. Số anh em không tắm thì về trước, còn lại 5 người trong đó có Tiểu đội trưởng Phượng.

Bỗng, bọn Tây đen xuất hiện, quẳng súng trên bờ, lao xuống bắt chiến sĩ ta. Những tên Tây đen to lớn, đen trùi trũi vớ được lưng chiến sĩ ta thì da trơn nhẫy nên để tuột mất. Chúng quay sang định giữ lấy đầu chiến sĩ ta nhưng đầu không có tóc, trơn tuồn tuột. Anh em cứ tồng ngồng lao lên bờ, vớ hai khẩu súng, nhảy tọt vào rừng. Trên đường chạy về bản, gặp các mế, các chị đi ra suối, ai cũng ngượng chín mặt. Các mế, các chị thì rú lên.

- Eng, ún bộ đội xấu quá! Xấu quá!...
Chúng tôi nhào vào bụi cây, Tiểu đội trưởng Phượng dùng tiếng Mường giải thích với các mế, các chị. Bà con cười như nắc nẻ, bảo nhau về lấy mấy cái váy đem ra cho bộ đội.

Hôm sau, anh em giặt sạch sẽ đem trả, không quên cảm ơn các mế, các chị "chi viện" kịp thời.

Câu chuyện “Tây vồ” của tiểu đội tôi lan nhanh trong trung đoàn và cái “đầu trọc” bỗng trở thành quy định bắt buộc, bất thành văn trong toàn Trung đoàn Tây Tiến.
Chuyện thứ hai

Cả trung đội tôi hồi đó đóng quân trên một bản nghèo, thưa thớt ở một thung lũng sâu, địa bàn Hòa Bình. Không hiểu anh em ăn phải cái gì bị "tào tháo đuổi" hàng loạt. Trung đội trưởng, trung đội phó, chính trị viên nằm lả trên sàn gác, nhiều anh em ra rừng không thể lê về được tới nhà.

Tôi là chiến sĩ vệ sinh trong trung đội cũng bị nhưng còn chút sức lực, đã đi gặp bà mế ở nơi đóng quân, xin bà cứu giúp. Một lúc sau, mế bê ra một chậu nước sóng sánh như nước gạo loãng cho bộ đội uống. Kỳ diệu thay, uống buổi trưa, buổi chiều anh em cầm hẳn bệnh, trở lại khỏe mạnh như trước. Tối hôm đó, bên bếp lửa, tôi thủ thỉ với mế. Mế cười:

- Thuốc gia truyền mà, mế không nói cho eng ún bộ đội biết đâu.

Tôi phải giới thiệu mình là chiến sĩ vệ sinh, lo lắng sức khỏe cho bộ đội và tha thiết đề nghị:

- Mế cho con biết loại lá gì ở rừng mà công hiệu đến vậy, để sau này con sử dụng cấp cứu anh em chứ! Giúp bộ đội cũng là đánh Tây mà!

Mế cười tủm tỉm:

- Mế nói, eng ún lại trách mế...

- Không, bộ đội ơn mế lắm, sao lại trách mế được!

- Mế lấy cục phân mới đi, nướng cháy lên, hòa với nước đun sôi cho eng ún uống đấy!

Tôi rùng mình, nói:

- Lá trong rừng thiếu chi, mà mế phải lấy thứ ấy cho bộ đội uống.

- Không được, tối nay eng ún đã phải hành quân rồi. Lá rừng không chữa được nhanh thế đâu!

Chuyện thứ ba

Trung đội tôi được phái đi làm nhiệm vụ độc lập. Sau một trận đánh, trung đội bị kẻ địch bao vây trên một ngọn đồi rậm rạp. Trung đội trưởng quyết định sáng sớm hôm sau mở đường máu thoát hiểm.

Tôi lên cái bắp chuối rất to, đỏ rực, nóng như lửa ở bắp chân. Chân co rút không tài nào bước đi được. Tôi là chiến sĩ ít tuổi (17 tuổi) lại là chiến sĩ vệ sinh, chiến sĩ văn hóa dạy chữ cho anh em trong trung đội, nên được các anh rất nuông chiều. Ban chỉ huy lo lắng, toàn trung đội lo lắng.

Cáng tôi theo không được, vì quân địch bủa vây nhiều lớp. Mở đường máu phải tuyệt đối bí mật, nhanh gọn. Lúng túng với bệnh binh thì chắc chắn không thể thoát hiểm. Hơn nữa, bộ đội nhịn đói, chiến đấu cả ngày và cũng có nhiều anh em bị thương nhẹ đi theo trung đội.

Trong ánh nắng yếu ớt của chiều tà miền núi, trung đội trưởng nhìn tôi hồi lâu, lắc đầu. Tôi hiểu anh nghĩ gì - Không đem tôi đi theo, cái chết chắc chắn sẽ đến với tôi. Tôi nắm tay anh:

- Anh cho em xin quả lựu đạn!

Anh hiểu tôi có ý định gì. Những chiến binh Tây Tiến đó còn tới hôm nay hẳn còn nhớ câu nói đầu lưỡi bằng tiếng Pháp trước khi lâm trận “Nous Mourissons ensemble” (chúng ta cùng chết) hoặc “Moi et toi, nous mourissons ensemble” (tao với mày cùng chết). Kẻ thù hung hãn, vũ khí trang bị đến tận răng. Quân ta ăn đói, mặc rách, vũ khí thô sơ, ghẻ lở đầy người, sẵn sàng lấy cái chết chứng tỏ uy dũng của Bộ đội Cụ Hồ, quyết tử để Tổ quốc quyết sinh. Tất cả vì nước, vì dân, vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Trung đội trưởng rơm rớm nước mắt, tay run run tháo quả lựu đạn ở thắt lưng trao cho tôi.

Trời miền núi chóng tối, nằm gối đầu lên gốc cây, tôi chợt nhớ tới chuyện mẹ tôi kể. Bà không là thầy thuốc nhưng đọc sách nhiều, giỏi về thuốc nam, thuốc bắc. Có lần bà nói – Phân người cũng là vị thuốc quý, chữa được bệnh đường ruột, thượng thổ, hạ tả, đặc biệt đồ ung nhọt rất kiến hiệu.

Còn nước, còn tát, không có lý mình bị rơi vào tay quân thù hoặc chết vô ích. Tôi dùng chính phân của mình trát đầy lên chỗ sưng tấy. Đang tuổi ăn, tuổi ngủ, đêm hôm đó, tôi làm một giấc đến khi đơn vị rục rịch lên đường. Thật là kỳ diệu, chân tôi không còn đau nhức, co duỗi dễ dàng. Tôi đứng lên nhảy mấy cái. Mừng quá, tôi chống gậy chạy đến cạnh trung đội trưởng, thì thào:

- Khỏi rồi! Em đi được rồi, anh ạ!

Trung đội trưởng ôm lấy tôi.

- Thật, hả!

Tôi nhảy tưng tưng chung quanh anh, tuy bắp chân vẫn còn tưng tức. Anh vui mừng nói:

- Đi vào giữa hàng quân, anh em tương trợ.

Đơn vị tôi thoát khỏi vòng vây. Nửa giờ sau, quân địch tràn lên ngọn đồi.

Gần đây, có dịp, tôi trao đổi với Giáo sư, Tiến sĩ y học Lê Hùng Lâm, nguyên là Giám đốc Trường Bổ túc cán bộ Y tế thuộc Bộ Y tế. Anh nói:

- Phân người là Nhân Trung Hoàng (màu vàng trong ruột người) là một vị thuốc được ghi trong sách thuốc nam của các cụ ta ngày xưa. Khi mà nhân dân ta còn nghèo, thiếu thốn đủ đường, trình độ y học còn hạn chế, buộc ta phải dùng vị thuốc bất đắc dĩ đó, miễn là chữa khỏi bệnh.

Gần đây, vài bài báo có nói về tác dụng chữa bệnh của Nhân Trung Hoàng. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, lúc còn sinh thời hoạt động trên chiến trường miền Nam gian nan mà anh dũng, đã dùng phân người chữa bệnh cho bộ đội, đạt hiệu quả tốt. Còn hiện nay thuốc men đầy đủ, nhiều chủng loại, khả năng chữa được bách bệnh thì không ai dùng đến vị thuốc đó nữa
Trần Kỳ (Nguyên đội viên Đại đội Bạch binh 121, Tiểu đoàn 150)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 06 Tháng Mười Hai, 2008, 10:17:18 pm
 Xin thưa với các bác , cái trò đâm mông bò , thả hạt đậu vào tai lợn ko phải lúc nào cũng có ăn . Có lần em dùng lê đâm mông bò , mãi 2 ngày sau mới đùn mẩu thịt bằng quả muỗn , ruồi muỗi bu đầy , cái đuôi nó quyét qua quyét lại khiến miếng thịt đen sì . Sau cắt bỏ đắp lá trầu cho con bò tội nghiệp . Còn hạu đậu xanh , hạt sỏi khó thả vào tai lợn . Cố giữ để cho vào thì nó kêu ầm lên dễ bị phạt tắm và dọn chuồng lắm . Em có cái hạt nọ , thả nhẹ nhàng vào tai lợn , ít hôm sau nó trương lên làm con lợn đau đớn chạy lung tung mắt đỏ sọc , sùi bọt mép , hộc lên từng chặp . '' Bọn nhà bếp nuôi nấng thế nào , có con lợn to dành ngày ...làm bữa . Thế mà giờ bị động kinh , thôi ! Thịt đi ! Đừng có làm tiết canh nhá , lợn bệnh tiết độc lắm '' . Loại khỏi vòng chiến một tên chuyên tranh ăn cháy của lính .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: TimeBreak trong 06 Tháng Mười Hai, 2008, 11:47:41 pm
Từ chỗ bị đâm của con trâu  sẽ lòi ra 1 cục thịt , cắt cục thịt này , bạn sẽ có độ 0,5 đến 1,5 kg thịt bò
-------------------------

Hô hô.
Đâm mông trâu lại lòi ra thịt ...bò. Trên chỗ bác này có loại trâu quá đặc biệt. Bác cho địa chỉ em lên lấy giống về nuôi.


Kính chào Mabun các hạ! Chẳng hay có phải chính là Mabun Tiếu lâm đệ nhất lãng khách chốn Kiếm hiệp cốc xứ ttvnol đấy chăng ?

Kính một chung


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 08 Tháng Mười Hai, 2008, 11:28:32 pm
 Hành quân qua những điểm dân cư ko thể ko nhờ dân . Hôm rồi có đơn vị dã ngoại qua xã An Khánh huyện Hoài đức Hà nội . Nghe anh cán bộ nói lại là dân ko cho vào tắm rửa nhờ . Các bác đã khi nào rơi vào hoàn cảnh đó chưa ? Các bác cho em xin vài chiêu dân vận khi ở nhờ nhà dân.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Đinh Phạm Kiều trong 08 Tháng Mười Hai, 2008, 11:32:32 pm
Dân nào mà "gắt củ kiệu mắm tôm" thế nhỉ?  ???Quân với dân như cá với nước mà, cá không có nước thì làm sao sống? Thế mà cũng nói là tình quân dân cơ đấy! Ôi, thế thái nhân tình đáng than dài một tiếng...


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Hai, 2008, 12:17:45 am
Hành quân qua những điểm dân cư ko thể ko nhờ dân . Hôm rồi có đơn vị dã ngoại qua xã An Khánh huyện Hoài đức Hà nội . Nghe anh cán bộ nói lại là dân ko cho vào tắm rửa nhờ . Các bác đã khi nào rơi vào hoàn cảnh đó chưa ? Các bác cho em xin vài chiêu dân vận khi ở nhờ nhà dân.
Hết nói cái dân Hà Nội mới.
 Em thì thà nhận mình là dân Hà Tây!


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 09 Tháng Mười Hai, 2008, 01:33:23 am
Khoảng 1 c đặc công rằn ri nghỉ trước nhà em . Tay cán bộ nói vậy em ko tin nóng mặt với nó . Sau em nghĩ ko phải dân kẹo gì với bộ đội . Có thể vì đồ rằn ri với AK báng xếp . Vào năm 198x , em ở nhờ nhà dân , chập tối nghe ông cụ dặn bà cụ '' Bà này , mai Mực Tàu nó về đ/v đừng ghế sắn nhé ! Cho nó bữa cơm trắng ''


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 09 Tháng Mười Hai, 2008, 01:50:40 am
hehe , người ta không cho tắm nhờ vì có lẽ trong nhà có con gái hơn nữa đang hành quân dã ngoại thì tắm mần chi , bộ đội mà sợ ở dơ thì làm sao đánh giặc  ;D
Có trách là trách anh cán bộ sao lại cho lính vào nhà dân xin tắm , công tác dân vận là phải làm cho dân thương trước đã rồi mới xin sỏ sau , cũng như Mực tàu nếu ông bà cụ ghét thì sắn cũng không có mà ăn nữa chứ nói gì cơm trắng  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: yta262 trong 09 Tháng Mười Hai, 2008, 07:13:31 am
Hành quân qua những điểm dân cư ko thể ko nhờ dân . Hôm rồi có đơn vị dã ngoại qua xã An Khánh huyện Hoài đức Hà nội . Nghe anh cán bộ nói lại là dân ko cho vào tắm rửa nhờ . Các bác đã khi nào rơi vào hoàn cảnh đó chưa ? Các bác cho em xin vài chiêu dân vận khi ở nhờ nhà dân.
Quân với dân như cá với nước đó mà, nhưng rủi khi cá khó ở, "quẫy" mạnh quá thì nước đương nhiên bị đục là lẽ thường tình ;D. Lu nước mới gánh về lắng phèn cho trong, mà các bác xin vào tắm, có dân vận không? Hay là dân giận? Cách các bác xin vào tắm ra sao? Đơn vị bác mấy người xin vào tẳm? Mà sao các bác không tìm sông suối hay ao hồ mà tắm, có phải "lính" hơn không? Bác MựcTàu chỉ kể nửa câu chuyện thôi, còn một nửa kia có thể cắt nghĩa tại sao dân không cho bộ đội vào tắm.

Hồi năm 78, bộ đội đóng ở xóm Tân Tiến 2 - Sa Mác, dân trong xóm cho luôn mấy căn nhà để bộ đội ở. Giếng nước đào sẵn ngay sau nhà rất tiện. Chỉ có điều cái gào nước của dân Sa Mác thiệt là của đáng tội, gào gì mà không có dây nhợ gì hết. Vì đây là giếng đất, nên dây bị lết đất thì đục nước hết, cho nên họ dùng sào, thực chất là cây tre dài ở đầu có cái móc, để kéo gào lên. Gào hình tam giác, đầu trên lớn, đáy thắt lại, miệng gào gắn cái cán gỗ. Gào hình tam giác để khi bỏ xuống nước thì gào tự động lật qua một bên để lấy nước. Đúng là đánh đố dân thành phố rồi còn gì, vì gào vừa lật qua thì tuột móc đi thẳng xuống đáy, cho nên phải lẹ tay vục gào qua lại nhiều lần cho gào lấy thăng bằng và vục sao cho nước vào đầy mới kéo lên từ từ. Kéo mạnh quá thì sào chỉa vô người đứng gần. Bọn lính thành phố phải học cách xài gào cả mấy ngày liền mới không làm mất gào dưới giếng, mới lấy được nước đầy gào, sào không chỉa bậy vô người đứng gần và không làm đổ nước trên miệng giếng (làm bùn chảy xuống giếng làm đục nước) ... Hôm được lệnh chuẩn bị hành quân ra biên giới sang K., tôi còn nhớ một em trai nhỏ cứ lẽo đẽo đi theo, xin ytá và bộ đội đừng đi. Khi ba lô gạo nước đã gọn gàng rồi em cứ rươm rướm nước mắt nhìn ... Khi ấy tôi chỉ nghĩ là tại em sợ Pôn Pốt vô cắt cổ nên mới lo như vậy, nhưng bây giờ nghĩ lại thật cảm động.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: tuaans trong 09 Tháng Mười Hai, 2008, 08:31:04 am
He he, bác yta phải chuyển bài này qua topic "tiếng địa phương" mới hợp!  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 09 Tháng Mười Hai, 2008, 01:10:39 pm
Em vừa giở ngón trinh sát kiểm tra nguồn tin trên . Ðó là chuyện hiểu lầm của dân với bộ đội các bác ạ .Không có gì nghiêm trọng cả . Nguyên nhân là từ vấn đề khác ko tiện nói ở đây , em xin giữ làm của để dành . Cái đáng nói là anh tiền trạm chưa lo chu đáo cho lính . Không phải nước bỏ cá hay cá quậy nước .
 


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: nvanlebinh trong 28 Tháng Giêng, 2009, 03:20:34 pm
Ngày ở chiến trường, nhìn thấy một đôi giày Mỹ phơi trên nóc hầm. Lính mình lúc đó phát giày bata thôi. Cái tôi chú ý đến giày không phải là lỗ thoát nước, thoát hơi bên má trong giày. Mà cách người lính buộc dây giày cho đôi giày đó. Nhìn cách đó tôi thấy rất hay. Tôi áp dụng luôn cho đôi giày của mình. Cách đi giày đó tôi vẫn dùng cho đến ngày hôm nay. Tôi còn hướng dãn cho con tôi cũng buộc giày như vậy.
Vậy cách luồn dây giày các bác đã dùng như thế nào.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: nvanlebinh trong 31 Tháng Giêng, 2009, 04:07:47 pm
Chúng ta lấy tạm một chiếc giầy trong hình làm ví dụ. Ký hiệu lỗ theo thứ tự trên hình vẽ. Số 1 ở trên cùng và tiến tới số lớn nhất ở dưới. Má bên kia cũng vậy. Tạm ký hiệu một má là bên A, má bên còn lại là B. Như vậy mỗi lỗ trên giầy sẽ có kí hiệu chữ và số (A1,B1,A2…) số lỗ trên một má giầy có thể là chẵn hay là lẻ. Đầu tiên cứ ví dụ làm trên giầy có số lỗ một má là chẵn, trường hợp này có 6 lỗ.
Dây giày phải đủ dài:
Chập đôi dây giày lại, cầm hai đầu dây cạnh nhau, xỏ một đầu dây từ trên xuống qua lỗ A1, đầu còn lại xỏ từ trên xuống qua lỗ A2. Đầu qua lỗ A1 được xỏ từ dưới lên qua lỗ B5. Đầu qua lỗ A2 được xỏ từ dưới lên qua lỗ B6. Như vây ta có hai đường dây bắt từ má bên này sang bên kia.
Tiếp tục đầu dây qua B6 được xỏ từ trên xuống qua lỗ A6, đầu dây qua B5 được xỏ từ trên xuống qua lỗ A5.
Tiếp nữa, đầu dây qua A6 được xỏ từ dưới lên qua lỗ B4, đầu dây qua A5 được xỏ từ dưới lên qua lỗ B3.   
Sau đó đầu dây qua lỗ B4 được xỏ từ trên xuống qua lỗ A4, đầu dây qua lỗ B3 được xỏ từ trên xuống qua A3.
Cuối cùng, đầu dây qua lỗ A4 được xỏ từ dưới lên qua lỗ B2, đầu dây qua lỗ A3 được xỏ từ dưới lên qua lỗ B1.
Đã xỏ xong dây giầy. bây giờ chỉ chỉnh cho dây giầy cân đối. Buộc hai đầu qua B1,B2 lại với nhau. Mỗi khi cần thít dây giầy chỉ cần kéo đầu chờ bên A1,2 và B1,2 lên. Bên A1,2 sẽ thít chặt tới tận vị trí qua lỗ 5 và 6. Bên B1,2 sẽ thít chặt các dây qua lỗ 3 và 4. 
Mỗi khi cần tháo gây giầy, ta có thể luồn ngón tay qua các dây ở vị trí 3,4,5,6 một lượt để nới lỏng các dây. Rất nhanh.
Nhìn hình dáng cũng được, phía bên trên thấy các đường dây đan một cách đều đặn từ hai má.
Các bác còn có kiểu buộc dây nào khác không?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trungsy1 trong 31 Tháng Giêng, 2009, 05:13:13 pm
Tỷ mỷ và chính xác! Bác Vanle có tố chất của nhà nghiên cứu thực nghiệm.
Em đi giày toàn để dây sẵn xỏ đại.  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trinhsat trong 31 Tháng Giêng, 2009, 05:44:34 pm
@bác nvanlebinh:

         Bác mô tả hoàn toàn chính xác. Đây là cách buộc dây cho giày vải đã được phổ biến thống nhất cho bộ đội. Cách xỏ dây giày thế này khi buộc và tháo đều nhanh, không có hiện tượng 2 đầu dây lòng thòng khó rút như kiểu buộc giày da của sĩ quan.

       Giày da sĩ quan thì lại cấm buộc kiểu như giày vải thế này (vì nó sẽ xấu). Vẫn xỏ bình thường và thắt nút hình con bướm.

       Hồi trước đơn vị em đã làm vậy rồi mà.

       Mà ngay cả cách buộc ni-long khi đeo ba-lô hành quân cũng khác, không giống như trong phim, cứ quàng lên một cái là xong. Bác nvanlebinh còn nhớ không?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: lethaitho trong 01 Tháng Hai, 2009, 12:18:12 pm
Cách quàng nilon che mưa! Tôi được mấy anh lính cựu dạy như thế này:
Tấm áo mưa hình chữ nhật ABCD ( AB>BC ). Trước hết buộc hai đầu A và B với nhau. Kéo thẳng hai góc mới hình thành ta có một tấm áo mưa gần như hình thang. Quàng lên vai, buộc hai đầu mới hình thành lại phí dước cằm. Đầu buộc AB nằm phía sau gáy. Kéo hai bên qua vai để tà áo mưa che kín phía trước ngực. Nếu tấm nilon đủ rộng, cách buộc này ta có thể đeo ba lô mà phía trước ngực vẫn không bị ướt!


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trinhsat trong 01 Tháng Hai, 2009, 01:39:54 pm
      Hoan hô bác Thọ.

      Đúng là buộc nilon như thế đấy. Cách buộc đó sẽ che khín cả hai vạt áo ngực khi đeo ba lô.

       Tấm nilon được phát cùng cỡ như nhau rồi mà bác. (lính đi chiến trường ngoài các thứ khác thì có đủ bộ ba: Nilon, tấm tăng, võng.  Các liệt sĩ khi khâm liệm được bọc võng, sau đó mới bọc tấm tăng).

       Mà sao không phải bác buộc nilon như thế, mà lại "nghe lính cũ" kể. Bác không phải hành quân trời mưa bao giờ à.

     Em (à không, bác lính của em cơ) nói là thời trước 1975 tuy có thiếu nhưng mức độ rách rưới không như các bác thời K. Dù thế nào cũng phải giữ đủ 3 thứ nilon, tăng, võng. Nếu không thì chết trước khi đánh nhau (Vì thời trước mật độ tác chiến thưa lắm, không đồn dập như thời K)




Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: lethaitho trong 01 Tháng Hai, 2009, 02:06:34 pm
Tôi được dạy như thế! và khi gặp mưa thì tôi cũng làm như được dạy


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trinhsat trong 01 Tháng Hai, 2009, 03:06:19 pm
       @ bác Lethaitho:

   Vậy là em hiểu chưa đầy đủ ý bác.
    Đầu xuân , xin được lượng thứ.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: nvanlebinh trong 02 Tháng Hai, 2009, 12:13:46 am
Tôi thi khi mới đi bộ đội, quân trang chỉ có giầy bata có 3 lỗ mỗi bên thôi. Các đợt lĩnh quân trang sau cũng thế. Cái dây giầy ba ta thì quá ngắn (năm 78-80). Lính ở hậu phương phía bắc toàn dùng giầy đó, ra đường ai cũng đi giầy đó. Có thể vì thế mà không ai dạy cách đi giầy kiểu này. Chúng tôi mỗi người đi một kiểu. Toàn buộc sẵn chỉ xục chân vào kéo gót lên là đi. Cứ nhìn vào kiểu buộc dây mà nhận ra giầy của minh.Vì vậy tôi cứ tưởng cách đi giầy là tuỳ từng người.
Còn áo mưa thì có. Sau khi lĩnh quân trang, lúc đó nhập ngũ được khoảng 1 -2 tuần. Đang thêu tên -đơn vị lên áo, thì có báo động hành quân. Ra chỗ tập chung của B. lúc đó có nhiều thủ tục với quân trang nhưng trong đó có thực hành mặc áo mưa.
Như vậy trong huấn luyện thời đó:
1. Các phần phổ biến chưa thống nhất trong toàn quân. (bác Thọ được dạy từ lính cũ).
2. Có trong quân trang thời huấn luyện mới có phổ biến. (chúng tôi được phát giầy có 3 lỗ).

Bây giờ ra ngoài lính rồi thì phát triển cách đi giày lên để cho các đôi giầy 7,8,9,....lỗ.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: nvanlebinh trong 02 Tháng Hai, 2009, 12:31:42 am
Cách quàng nilon che mưa! Tôi được mấy anh lính cựu dạy như thế này:
Tấm áo mưa hình chữ nhật ABCD ( AB>BC ). Trước hết buộc hai đầu A và B với nhau. Kéo thẳng hai góc mới hình thành ta có một tấm áo mưa gần như hình thang. Quàng lên vai, buộc hai đầu mới hình thành lại phí dước cằm. Đầu buộc AB nằm phía sau gáy. Kéo hai bên qua vai để tà áo mưa che kín phía trước ngực. Nếu tấm nilon đủ rộng, cách buộc này ta có thể đeo ba lô mà phía trước ngực vẫn không bị ướt!
Cách đeo áo mưa này dùng cho cả ba lô quàng phía đằng sau lưng mà người không ướt.
Sau khi quàng vai, phải buộc thít vào cổ. Nếu buộc lỏng ra đầu ngoài áo mưa có thể dẫn đến hở gáy, nước mưa từ trên mũ vẫn lọt vào trong áo mưa. Cái này là tôi bị trả giá: Hành quân di chuyển (thời huấn luyện thôi)
Mảnh nilon  còn mới, buộc sâu vào sợ hằn vết, nát mất cái nilon mới. Tôi buộc đầu ngoài thôi (khổ ngang nó cũng khá to). Nước mưa từ mũ xuống chạm vào ba lô. Khi nước mưa ngấm tới người thì quần áo trong balô cũng ướt. Lúc thằng khác phơi quần áo giặt khi mặc hành quân, thì mình phơi tư trang cất trong ba lô.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 02 Tháng Hai, 2009, 05:34:27 pm
 Các bác ơi em có mấy con cua suối với nắm ngót rừng . Nồi xoong ko có mần răng chừ ?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: khanhhuyen trong 02 Tháng Hai, 2009, 06:50:06 pm
Mũ sắt hay Cà men đựng đồ ăn của lính,là thay nồi được mà.Vấn đề là bác nào chịu bỏ đồ của mình ra dùng,khi mà hầu như ai cũng có.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 02 Tháng Hai, 2009, 06:53:21 pm
Thế nếu không có ca cóng, mũ mãng gì thì sao hả bác? ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: lethaitho trong 02 Tháng Hai, 2009, 06:54:51 pm
Câu hỏi của bác Mực tàu 2 không đơn giản là dùng ca cóng hay mũ sắt! Nếu có mũ sắt, ca cóng thì nói làm gì! ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: linh moi trong 02 Tháng Hai, 2009, 07:04:05 pm
  Thấy bác Mực Tàu nói về ngót rừng , tôi mới nhớ ra . Các bác có nhớ ngót rừng còn gọi là rau gì không ? Và có mấy loại ngót rừng , loại nào ngon nhất ?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 02 Tháng Hai, 2009, 07:24:41 pm
LINHMOI@;Chèn trích dẫn
  Thấy bác Mực Tàu nói về ngót rừng , tôi mới nhớ ra . Các bác có nhớ ngót rừng còn gọi là rau gì không ? Và có mấy loại ngót rừng , loại nào ngon nhất ?
------------------------------------------------
 Tôi ở rừng phía Bắc nên chỉ biết một loại ngót rừng cây thân gỗ nhiều cành cao chừng 2-3 m . Lá kép lông chim hình thuôn dài chứ ko hình trứng như ngót vườn .
 Lần phượt ATK ( ăn toàn khoai ) Định hóa Thái nguyên , dựng xe lái một lái thấy cây này . Nhớ món ngót + Cua kể trên vào nói chuyện với chủ vườn . Lão thấy mìn thích liền hái cho một nắm . Về HN , băm thịt nạc , tôm nõn nấu ăn ...dở ẹc . Trên đường đi dân họ bán một loại rau cả ngọn . Lá , tay vòi y như ngọn đậu Hòa lan nói là ngót rừng . Cây này dân Tày gọi là Bò khai . Ăn gần giống ngót rừng chứ ko phải ngót rừng .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: khanhhuyen trong 02 Tháng Hai, 2009, 07:36:38 pm
Có thể trả lời theo cách mình chỉ nghe hoặc đã nhìn thấy dấu vết sinh hoạt của các chú,các bác ở chiến khu D Bình Thắng-Phước Bình "PhướcLong".Nhưng không chính xác bằng mình biết,nó mới lôi cuốn.Vậy tôi nói cái tôi biết nhé,lính chốt chỉ có vỏ hộp thịt là dùng làm nồi được.Nhưng không thể tìm được vật thay thế kiềng và không có củi "nếu có củi đun thường rất khói,gây gạt thiếu oxi trong hầm và gây lộ vị trí" vậy phải làm sao?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: linh moi trong 02 Tháng Hai, 2009, 07:41:55 pm
  Có 2 loại ngót rừng bác ạ ! Ngót cây thì giống bác nói , còn 1 loại nữa gọi là ngót leo , loại này thì hiếm hơn và chỉ mọc theo mùa (hình như thấy bảo bây giờ ở chùa huơng dân có bán ). Loại này nhìn thì giống loại kia nhưng lá dày hơn và không dai như loại kia , ăn cũng ngon hơn , ngọt hơn , nấu loại này mà hơi quá lửa là mùi rất ngái (nước sôi thả vào , quấy đều và bắc nồi ra ngay ). Ngót rừng còn gọi là rau mì chính , thấy bảo trong KCCM bộ đội đặt tên như thế .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 02 Tháng Hai, 2009, 08:06:30 pm
LINHMOI @ :
  Có 2 loại ngót rừng bác ạ ! Ngót cây thì giống bác nói , còn 1 loại nữa gọi là ngót leo , loại này thì hiếm hơn và chỉ mọc theo mùa (hình như thấy bảo bây giờ ở chùa huơng dân có bán ). Loại này nhìn thì giống loại kia nhưng lá dày hơn và không dai như loại kia , ăn cũng ngon hơn , ngọt hơn , nấu loại này mà hơi quá lửa là mùi rất ngái (nước sôi thả vào , quấy đều và bắc nồi ra ngay ). Ngót rừng còn gọi là rau mì chính , thấy bảo trong KCCM bộ đội đặt tên như thế .
-----------------------------------------
 Loại cây thứ hai chính là Bò khai bác ạ . Theo em nó hơi nhơn nhớt chứ ko ngon bằng loại kia . Nó mọc hoang nhưng nay dân ''dịch vụ '' trồng bán cho khách du lịch nói là ngót rừng cho có vẻ '' chiến khu '' tăng phần hấp dẫn . Ngay tại chợ Đu người ta vẫn bán ở cổng chợ .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 02 Tháng Hai, 2009, 08:15:15 pm
Cây ngót rừng bác Mực Tàu 2 nhắc tới là loại ICACINACEAE, có nơi còn gọi là lá sắng hay cây mì chính. Hình nó đây:

(http://delta-intkey.com/angio/images/icaci333.gif)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 02 Tháng Hai, 2009, 08:25:41 pm
 Ngày ở Lào Cai cũng như khi sang HG em luôn tránh xa các loại cây mà cứ gọi là ngót rừng vì em được dân ở đó nói là các chú không cẩn thận dễ hái nhầm lá ngón đấy. Em nghe nói 2 loại đó giống nhau lắm không biết có phải không hả các bác.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 02 Tháng Hai, 2009, 08:33:06 pm
Em nghe nói 2 loại đó giống nhau lắm không biết có phải không hả các bác.
------------------------------------
Hì, cây ngót rừng thân gỗ còn lá ngón là loại thân leo mà bác? ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: bouzou trong 02 Tháng Hai, 2009, 08:42:54 pm
Các bác ơi em có mấy con cua suối với nắm ngót rừng . Nồi xoong ko có mần răng chừ ?

Các chú nên kiếm mấy lóng vầu hay bương tươi rồi đổ nước vào nấu canh cua ngót rừng, tựa như chị cháu lam cơm nếp nương vậy thôi.  :D 
À còn cây bò khai chỗ cháu gọi là rau dải yến. Nấu canh hay xào đều có vị ngọt...


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: linh moi trong 02 Tháng Hai, 2009, 08:43:31 pm
  Loại cây thứ hai chính là Bò khai bác ạ .
--------------------------------------------
Chắc cây Bò khai bác nói là cây ngót leo đấy ! Nhưng không phải dân đặt tên là ngót đâu , cái tên ngót leo  lính chỗ tôi vẫn gọi thế mà . Cây lá ngón thì tôi không biết , nhưng có lẽ bác Thắng sợ nhầm với cây ngót leo đấy .
 Rau ngót rừng thì gọi là rau mì chính , thế mì chính thì lính gọi là gì , các bác có nhớ không ?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: nvanlebinh trong 02 Tháng Hai, 2009, 08:56:25 pm
Các bác ơi em có mấy con cua suối với nắm ngót rừng . Nồi xoong ko có mần răng chừ ?




Nướng cua ăn cũng ngon lắm. Tôi sẽ nướng lên. Vừa thổi vừa xé ăn các bó cơ đưa đến các chân. Nếu có ca men tôi cũng không nấu. Vì phải đun cái nước từ 20 độ lên 100 độ. rồi chờ cua chín. Vừa thêm đói vừa tội nghiệp mấy thằng không bắt được cua đang cầm bát chờ.



Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: nvanlebinh trong 02 Tháng Hai, 2009, 08:59:03 pm
Tôi có một áo mưa quân đội thời nay, do một sỹ quan cho. Đó là áo mưa hai mảnh trước sau. May bằng vải tráng nhựa. Nó rộng đủ để đi xe máy cũng như đeo ba lô trước hoặc sau. Cổ áo có cả miếng dính, mũ có dây rút. Nhưng cái hay là ở vạt trước và vạt sau có 6 lỗ khuy. Có thể nối dây vào lỗ đó căng lên thành cái bạt.
Thời gian tôi đi bộ đội không có tăng võng.
Cái mảnh nilon thời chúng ta dùng nó kích thước bao nhiêu các bác nhỉ ? Nó to rộng hơn mảnh nilon dân sự rất nhiều.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 02 Tháng Hai, 2009, 08:59:47 pm
Nướng cua ăn cũng ngon lắm. Tôi sẽ nướng lên. Vừa thổi vừa xé ăn các bó cơ đưa đến các chân. Nếu có ca men tôi cũng không nấu. Vì phải đun cái nước từ 20 độ lên 100 độ. rồi chờ cua chín. Vừa thêm đói vừa tội nghiệp mấy thằng không bắt được cua đang cầm bát chờ.
-----------------------------------
 Nhưng còn một chú chàng sốt rét đang đắp võng nằm rên kia kìa, phải có bát canh cho nó húp khỏi đắng miệng cơ! ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 02 Tháng Hai, 2009, 09:03:02 pm
 Em nhớ là mảnh áo mưa của lính hồi ở HG bọn em gọi là tăng dài bằng cái võng còn chiều rộng khoảng độ 2m không biết có phải không


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 02 Tháng Hai, 2009, 09:23:10 pm
DONGADOAN @ :Cây ngót rừng bác Mực Tàu 2 nhắc tới là loại ICACINACEAE, có nơi còn gọi là lá sắng hay cây mì chính. Hình nó đây:
 --------------------------------------
 Ko phải cây rau sắng chùa Hương của bác . Nó khác nhiều LÁ KÉP LÔNG CHIM HÌNH THUÔN DÀI



Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 02 Tháng Hai, 2009, 09:29:39 pm
NVANLEBINH@ :ướng cua ăn cũng ngon lắm. Tôi sẽ nướng lên. Vừa thổi vừa xé ăn các bó cơ đưa đến các chân. Nếu có ca men tôi cũng không nấu. Vì phải đun cái nước từ 20 độ lên 100 độ. rồi chờ cua chín. Vừa thêm đói vừa tội nghiệp mấy thằng không bắt được cua đang cầm bát chờ.
 Xin thưa em làm như vầy : Lấy ống bương , ống nứa đun nước . Lá ngót rửa xong vò qua một chút . Cua để nguyên con đập dập . Rau ngót bọc cua , lá dong hay lá chuối bọc rau ngót nướng lên cho vào ống nước sôi vừa nhanh , vừa ngọt ko tanh tí nào . Canh cua này khác với canh cua vợ nấu là hay ...hóc .
 Nói thêm tí về cua suối . Trước em thường nướng sống nướng sít  ăn chơi . Năm 199x có bài báo của viện kí sinh trùng nói về dân Tây bắc ăn cua suối bị sán vào tận óc , tận mắt ghê quá . Mình  lỡ ăn rồi ko biết có sao ko ?



Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 02 Tháng Hai, 2009, 09:37:21 pm
Ko phải cây rau sắng chùa Hương của bác . Nó khác nhiều LÁ KÉP LÔNG CHIM HÌNH THUÔN DÀI
----------------------------
 He...he, nếu vậy thì chính nó là cái giống Bò khai hay chính xác hơn là Bầu khai (mồng tơi đất) đây ạ!


(http://www.metafro.be/prelude/prelude_pic/HA08Rhoicissus_revoilii.jpg)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 02 Tháng Hai, 2009, 09:59:05 pm
hehe , cách che nilon đi mưa của bác Thọ hay quá , bọn em ngày xưa chả có ai dạy che tăng , mắc võng gì cả , nylon đi mưa lãnh xong là đổi chó liền  ;D tấm nilon này chả làm được gì ngoài việc quấn tử sỹ và uýnh địch ngầm .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 02 Tháng Hai, 2009, 10:14:29 pm
DONGADOAN @ He...he, nếu vậy thì chính nó là cài giống Bò khai hay chính xác hơn là Bầu khai (mồn tơi đất) đây ạ!
-------------------------------
 Ơ ! Đúng . Nó đấy ! Nhầm tí , lá kép ba chứ ko phải kép lông chim .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 02 Tháng Hai, 2009, 10:27:21 pm
 Lại nói chuyện tăng võng , lilon . Hồi huấn luyện , chúng em có học mắc tăng , võng nhưng ko dc cấp phát . Còn lilon thì ngoài tác dụng đi mưa còn làm phao cá nhân vượt sông chứ làm gì có tác dụng đổi chó gà trà thuốc gì . Thật lính tráng bậy quá .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: nvanlebinh trong 02 Tháng Hai, 2009, 10:50:53 pm
Lại nói chuyện tăng võng , lilon . Hồi huấn luyện , chúng em có học mắc tăng , võng nhưng ko dc cấp phát . Còn lilon thì ngoài tác dụng đi mưa còn làm phao cá nhân vượt sông chứ làm gì có tác dụng đổi chó gà trà thuốc gì . Thật lính tráng bậy quá .
Phát xong chưa được 1 tháng mà đã ra quán quá nửa rồi.
 Nguyen đinh thang @: Em nhớ là mảnh áo mưa của lính hồi ở HG bọn em gọi là tăng dài bằng cái võng còn chiều rộng khoảng độ 2m không biết có phải không
Bác nói đúng cái loại tôi được phát rồi. Nhưng kiểu che áo mưa của bác Thọ vẫn làm mấy thằng lính cao bằng khẩu K63 vấn lê la áo mưa dưới đất. Đợt lính tôi nhiều ông lùn lắm. Nên trước khi buộc đầu AB phải gấp xuống 50 cm dọc chiều dài.     


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: hiephoa2000 trong 03 Tháng Hai, 2009, 10:13:45 am
Lại nói chuyện tăng võng , lilon . Hồi huấn luyện , chúng em có học mắc tăng , võng nhưng ko dc cấp phát . Còn lilon thì ngoài tác dụng đi mưa còn làm phao cá nhân vượt sông chứ làm gì có tác dụng đổi chó gà trà thuốc gì . Thật lính tráng bậy quá .
tăng thì bọn em cũng đc phát ( giống bác haanh, đem làm công tác dân vận hết trơn, đc vài gói thuốc lá kô đầu lọc, còn võng thì quân nhu nó khôn lắm , đi công tác nó mới cho mựon, bắt kí sổ lung tung, ) công binh vựot sông em mỗi thằng có mất cái phao loại thỗi lên như trẻ con thỗi bong bóng bây giờ nên kô cần dùng tăng để quấn balo6 làm phao  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trinhsat trong 03 Tháng Hai, 2009, 11:55:20 am
        Sau 1975, không còn chi viện nên ngành hậu cần khó khăn, các bác đi lính chịu nhiều thiệt thòi quá.

        Bọn em khi trước lúc huấn luyện cũng chỉ được phát quần áo vải thô (tuy xấu một tí nhưng dày dặn lắm). Đủ cả chăn chiên, áo khoác (gọi là áo vệ sinh, bằng nỉ dày, khá ấm).

        Nhưng lúc đi B, thì thật trọn vẹn:

         Không phát áo rét, nhưng phát đủ ba lô, quấn áo (đủ cả quần áo lót), vỏ chăn, màn xô, ni-lon, võng, tăng, giày, dép đúc (cao su), kể cả những thứ nhỏ như bi-đong, hăng gô, ruột tượng đựng gạo, tất chân, khăn mặt, dao găm, bật lửa TQ...

         Quần áo (và cả mũ tai bèo 2 lớp có lót ni lon ở giữa) toàn vải gabadin hoặc Tô châu, dày và bền lắm. Dép cao su đúc của TQ, cực tốt. Mũ cối cụp xòe tùy đợt, nhưng của TQ, cũng rất bền.

        Xác định vào chiến trường là đi lâu, nên không ai dám đổi chác gì. Chỉ có mấy thứ sau thay dần bằng đồ vải dù của địch:
       - Võng dù, chăn dù mỏng, gọn nhưng rất bền, đủ ấm.
       - Màn vứt dần do vướng víu (thế mới chết vì nhiều nơi có muỗi rất to). Sau lại phải kiếm màn tuyn của địch để dùng.

         Đơn vị chúng em ở xa dân lắm. Khi đánh nhau lấy được quần áo rằn ri của địch mà còn mới (lấy trong ba lô) thì thỉnh thoảng giấu đi đem về hậu cứ (Cấp trên cấm lấy quân trang của địch).

         Khi nào có bọn hậu cần D xuống vùng dân mua lợn thì gửi nhờ đem đổi. Cũng chỉ được thuốc lá, bật lửa hay đá lửa thôi, không đổi được rượu (mà đơn vị cũng cấm uống)



Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 03 Tháng Hai, 2009, 04:00:39 pm
Giữa năm 79, trước khi vào chiến dịch lớn lùng sục vào cứ địch, đi khoảng 2 tháng mùa mưa trong rừng, nên e1f2 trang bị cho lính khá đầy đủ:
Quần dài áo dài tay 2 bộ và cả quần đùi, áo lót loại cổ tròn, 1 tấm ni lon lớn đi mưa (trùm cả ba lô, dùng như cách các bác bàn ở trên, mà cũng phải tự dạy nhau), 1 túi ni long lớn, dày mềm màu xanh đậm hay nâu đen (gọi là túi bảo quản của TQ) chống mưa dựng quân trang, nhét trong ba lo, buộc kín đầu miệng có thể dùng làm phao bơi, 1 võng TQ mới và 1 bộ dây võng, 1 tăng ny lon VN mềm xanh lá mạ hoặc tăng của TQ dày, cứng xanh đậm (các tăng này dài khoảng 2,2m, rộng 1.6-1.7m, có 6 tai để buộc và dây căng tăng), 1 đôi giày mềm cao cổ VN hoặc giày cao cổ bằng vải bố của Nam triều tiên (màu xanh và màu đen) đẹp nhưng đi đau chân, dép đúc QK7 màu nâu và 1 bộ dây quai dự phòng, 1 biđong TQ mới loại 1.1L, cứ 1b có thêm bi dông nhựa 5l màu nâu đen, ca nhôm kèm theo bi đong/nhưng bát sắt Hải duơng trang bị từ huấn luyện quen hơn dùng hăng gô, 1 bao ruột tượng đựng gạo khoác chéo vai (đầy là khoảng 7 ngày đi đường), 1 đôi tất chân VN, 1 khăn mặt VN mà lính mình hay trùm đầu, chống nắng, 1 hộp dầu chống vắt của Mỹ, chống muỗi,..

Các loại quân trang đã phát hồi huấn luyện như ba lô, màn xô, mũ cứng, chăn sợi, áo ấm là lâu năm 4-5 năm nên ko thay đổi.

Những thứ sau cũng được trang bị: 1 dây lưng (xanh tuya) VN hay TQ ko nhớ nữa, nhưng loại của Mỹ thích hơn vì bền và nhẹ, 1 dao quắm đi rừng 3 người/chiếc, xẻng cá nhân của Mỹ và bao đựng, là loại xẻng Mỹ 2 tác dụng vừa làm xẻng, vừa có chốt gập lưỡi xẻng làm cuốc, vì xẻng Mỹ có lưỡi cong tam giác + răng cưa, nên ko sắc bằng xẻng cá nhân của LX hay VN lưỡi cong đều.

Ko có những thứ sau, mà phải tự trang bị: tấm đắp/chăn mỏng vải dù, bọc võng bằng vải dù. Thường là tìm thu của địch.
Các Bi đông Mỹ, loại inox và ca inox, loại nhựa lính mình cũng thích dùng

Vì muỗi rừng đốt xuyên quần áo và võng TQ dày cũng xuyên, bọn tôi hay mắc màn theo kiểu trùm lên 2 đầu võng và bọc quanh võng cách khoảng 3-5 cm, muỗi ko đốt qua được. Còn nếu kiếm được bọc võng bằng vải dù thì quá tốt

Các cách dựng chỗ nghỉ qua đêm như: căng tăng, căng buộc võng, 2 cọc phụ chống mưa cho võng, bọc võng, giá ba lô... đều học lẫn nhau, vài lần là thành thạo.
     


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 03 Tháng Hai, 2009, 05:24:21 pm
Lại nói chuyện tăng võng , lilon . Hồi huấn luyện , chúng em có học mắc tăng , võng nhưng ko dc cấp phát . Còn lilon thì ngoài tác dụng đi mưa còn làm phao cá nhân vượt sông chứ làm gì có tác dụng đổi chó gà trà thuốc gì . Thật lính tráng bậy quá .
hehe , suối mùa mưa ở K khộng bơi được bác ơi , nước cuốn cả xe lẫn bò chứ nói gì phao . Lính tráng hồi đó sáng tạo lắm chứ theo bài bản huấn luyện chắc chết ..đói  ;Dcũng như đâu có ai dạy dùng nilon đi mưa khai thác địch ngầm đâu nhưng lính mình chơi cách này thằng nào cứng đầu lắm cũng phải khai .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dksaigon trong 03 Tháng Hai, 2009, 06:08:33 pm
cũng như đâu có ai dạy dùng nilon đi mưa khai thác địch ngầm đâu nhưng lính mình chơi cách này thằng nào cứng đầu lắm cũng phải khai .

haanh: Công nhận sóng sau xô sóng trước  ;D, hồi 79-80 bọn tớ không thằng nào nghĩ ra cái cách đó ! mà bọn pốt lúc đó nó cũng kiên cường lắm, hồi đó bắt được có thằng to như trâu, khai thác nó suốt đêm bằng củi tạ mà nó chỉ rên ư ử nhất quyết không khai! sáng hôm sau đành giao nó cho bạn, nó đi tỉnh bơ như không hề gì ! mấy thằng lúc ấy nó thuộc loại chức sắc d trưởng trở lên nên chắc lỳ có đẳng cấp ! ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 03 Tháng Hai, 2009, 07:41:15 pm
cũng như đâu có ai dạy dùng nilon đi mưa khai thác địch ngầm đâu nhưng lính mình chơi cách này thằng nào cứng đầu lắm cũng phải khai .

haanh: Công nhận sóng sau xô sóng trước  ;D, hồi 79-80 bọn tớ không thằng nào nghĩ ra cái cách đó ! mà bọn pốt lúc đó nó cũng kiên cường lắm, hồi đó bắt được có thằng to như trâu, khai thác nó suốt đêm bằng củi tạ mà nó chỉ rên ư ử nhất quyết không khai! sáng hôm sau đành giao nó cho bạn, nó đi tỉnh bơ như không hề gì ! mấy thằng lúc ấy nó thuộc loại chức sắc d trưởng trở lên nên chắc lỳ có đẳng cấp ! ;D

hehe , quánh nó bằng củi tạ mà nhằm nhò gì , tụi em đánh gãy cả báng súng mà nó cũng nhất quyết không khai 2 thằng trốn trong đống rơm  ;D Bọn này nó chơi bùa gồng nên không biết đau chỉ có d..nó là không gồng được thôi  ;D. Dùng thanh tre vót nhỏ búng vào d..hoặc trùm nion đi mưa là bọn em học của tụi CA k mà tụi CA K thì được học của VN ;D
hehe , chết thật mẹo nhỏ dọc đường hành quân mà lạc qua vụ khai thác địch ngầm , bậy quá .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: smilingmen trong 03 Tháng Hai, 2009, 09:15:35 pm
        Sau 1975, không còn chi viện nên ngành hậu cần khó khăn, các bác đi lính chịu nhiều thiệt thòi quá.

        Bọn em khi trước lúc huấn luyện cũng chỉ được phát quần áo vải thô (tuy xấu một tí nhưng dày dặn lắm). Đủ cả chăn chiên, áo khoác (gọi là áo vệ sinh, bằng nỉ dày, khá ấm).

        Nhưng lúc đi B, thì thật trọn vẹn:

         Không phát áo rét, nhưng phát đủ ba lô, quấn áo (đủ cả quần áo lót), vỏ chăn, màn xô, ni-lon, võng, tăng, giày, dép đúc (cao su), kể cả những thứ nhỏ như bi-đong, hăng gô, ruột tượng đựng gạo, tất chân, khăn mặt, dao găm, bật lửa TQ...

         Quần áo (và cả mũ tai bèo 2 lớp có lót ni lon ở giữa) toàn vải gabadin hoặc Tô châu, dày và bền lắm. Dép cao su đúc của TQ, cực tốt. Mũ cối cụp xòe tùy đợt, nhưng của TQ, cũng rất bền.

        Xác định vào chiến trường là đi lâu, nên không ai dám đổi chác gì. Chỉ có mấy thứ sau thay dần bằng đồ vải dù của địch:
       - Võng dù, chăn dù mỏng, gọn nhưng rất bền, đủ ấm.
       - Màn vứt dần do vướng víu (thế mới chết vì nhiều nơi có muỗi rất to). Sau lại phải kiếm màn tuyn của địch để dùng.

         Đơn vị chúng em ở xa dân lắm. Khi đánh nhau lấy được quần áo rằn ri của địch mà còn mới (lấy trong ba lô) thì thỉnh thoảng giấu đi đem về hậu cứ (Cấp trên cấm lấy quân trang của địch).

         Khi nào có bọn hậu cần D xuống vùng dân mua lợn thì gửi nhờ đem đổi. Cũng chỉ được thuốc lá, bật lửa hay đá lửa thôi, không đổi được rượu (mà đơn vị cũng cấm uống)



Thời của bác Trinhsat mọi thứ vẫn quy củ, nghiêm túc nhỉ? Nhờ hồi còn học đại học, cô giáo dạy LS Đảng của cháu cứ nhắc mãi về 1 thời HN nghèo nhưng yên bình, để xe ngoài cửa k cần khóa.
Cái này chẳng liên quan gì, nhưng càng tìm hiểu càng thấy sở dĩ mình giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến trường kỳ đó, là mình đã có sự phục vụ cao nhất của tất cả những con người tinh hoa và ưu tú nhất của dân tộc vào thời điểm đó.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: smilingmen trong 03 Tháng Hai, 2009, 09:22:11 pm
hehe , quánh nó bằng củi tạ mà nhằm nhò gì , tụi em đánh gãy cả báng súng mà nó cũng nhất quyết không khai 2 thằng trốn trong đống rơm  ;D Bọn này nó chơi bùa gồng nên không biết đau chỉ có d..nó là không gồng được thôi  ;D. Dùng thanh tre vót nhỏ búng vào d..hoặc trùm nion đi mưa là bọn em học của tụi CA k mà tụi CA K thì được học của VN ;D
hehe , chết thật mẹo nhỏ dọc đường hành quân mà lạc qua vụ khai thác địch ngầm , bậy quá .

"Bởi chiến tranh đâu phải trò đùa" phải k chú haanh? Trong chiến tranh, chắc các loại công ước đều cho vào sọt rác hết  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 15 Tháng Hai, 2009, 10:55:51 pm
Mùa khô rất thiếu rau xanh . Đã bác nào dùng thứ này cung cấp vitamil chưa ?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: maruko trong 16 Tháng Hai, 2009, 07:17:14 pm
Em thích bản đồ Mẽo hơn Nga xô . Ở Đông Dương , Mẽo có số liệu của Pháp để lại , phương tiện đầy đủ . Nét in , màu mè , chất giấy hay hơn  . Chỉ có đều chú thích của nó là tiếng Mẽo .
 

Bác à. Bản đồ Mẽo cái thời nó còn ở VN thì có một số loại song ngữ Anh-Việt, Anh-Cam đấy bác ạ. Ít nhất cũng là loại bản đồ 1:50.000 cỡ 40x40 ấy (Loại này sau này (Sau 75) quân mình và bên địa chất có in lại đấy). Em là em thích cái loại này lắm. Có bắc từ, bác thật.....


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: OldBuff trong 16 Tháng Hai, 2009, 07:24:23 pm
Mùa khô rất thiếu rau xanh . Đã bác nào dùng thứ này cung cấp vitamil chưa ?

Món này người Thái gọi là cay và thường do các thiếu nữ tắm tiên mò về cải thiện. Được cho ăn cay là bật đèn xanh cho "cay" thật rồi đấy! ;)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 16 Tháng Hai, 2009, 08:16:10 pm
Mùa khô rất thiếu rau xanh . Đã bác nào dùng thứ này cung cấp vitamil chưa ?

Món này người Thái gọi là cay và thường do các thiếu nữ tắm tiên mò về cải thiện. Được cho ăn cay là bật đèn xanh cho "cay" thật rồi đấy! ;)
hehe , sao em nhìn hình hổng ra món gì cả , món gì mà phải tắm tiên mới ăn được vậy , hấp dẫn quá ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: baoleo trong 16 Tháng Hai, 2009, 08:18:42 pm
Rêu suối  ;)
Ăn món này, uống rượu với thịt gác bếp chấm mắc khén-ôi, Tây Bắc của thời trẻ trai  :P


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: matkieng trong 16 Tháng Hai, 2009, 08:45:35 pm
Haanh: hồi ở K có 3 thứ không thể o có là võng, tăng, mùng, đi rừng mùa mưa o có 3 thứ này thì chít liền


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 16 Tháng Hai, 2009, 09:34:59 pm
Haanh: hồi ở K có 3 thứ không thể o có là võng, tăng, mùng, đi rừng mùa mưa o có 3 thứ này thì chít liền
hehe , dạ bọn em vẫn biết thế nhưng ngặt nổi đói quá nên phải tiễn 2m nylon đi mưa lên đường cho đủ chất dinh dưỡng trụ 6 tháng mùa khô , còn mùng và võng thì lâu lâu mới phát chung 2-3 thằng cái sao nằm ? cái võng vải kaki của mình nó nặng và nằm chỉ 1 mùa là tét nên cho tụi nó ra đi cũng xứng đáng . Riêng khoản võng thì quả thật không thể thiếu nên tụi em cố xoay mọi cách tìm cái võng Pốt hoặc para vừa nhẹ , gọn lại bền . Híc em ngủ võng miết ra quân cái lưng cong hơn cả bác Thắng còng về nhà ai cũng thắc mắc sao lúc đi thì thẳng , lúc về thì cong .
Bọn em ở thời kỳ cuối của cuộc chiến nên là thiên hạ đệ nhất khổ  ;D khổ quá nên tranh thủ sướng được chút nào thì sướng để chết không ân hận  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: lethaitho trong 16 Tháng Hai, 2009, 09:37:42 pm
Thượng tá Haanh lưng cong đâu phải vì nằm võng! ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: claymore trong 16 Tháng Hai, 2009, 10:16:54 pm
Mùa khô rất thiếu rau xanh . Đã bác nào dùng thứ này cung cấp vitamil chưa ?

món rêu đá này người Lào cũng hay ăn (nướng) , em có thấy bán ở Luang Prabang hay VangVieng.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 19 Tháng Hai, 2009, 10:46:40 am
OLDBUFF@
 
Món này người Thái gọi là cay và thường do các thiếu nữ tắm tiên mò về cải thiện. Được cho ăn cay là bật đèn xanh cho "cay" thật rồi đấy!
=================================
 Đúng là ''cay'' thật . Buổi trưa cho ăn cay với thịt nướng , canh măng chua nấu cá suối . Buổi chiều rủ đi lấy rêu ( Rêu miền ngược nó dài , dày lượn uốn éo trong nước chảy đẹp hơn rêu ao nhà bác ạ ) . Vậy mà ko '' tiên '' . Thế có cay ko cơ chứ .
Con gái Yên châu Sơn la tắn tiên :'' Con gái trắng nõn những cái môi các chú thấy sướng ko ra mà trông mà sờ ..''


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongminhkh trong 19 Tháng Hai, 2009, 02:16:15 pm
hehe , dạ bọn em vẫn biết thế nhưng ngặt nổi đói quá nên phải tiễn 2m nylon đi mưa lên đường cho đủ chất dinh dưỡng trụ 6 tháng mùa khô , còn mùng và võng thì lâu lâu mới phát chung 2-3 thằng cái sao nằm ? cái võng vải kaki của mình nó nặng và nằm chỉ 1 mùa là tét nên cho tụi nó ra đi cũng xứng đáng . Riêng khoản võng thì quả thật không thể thiếu nên tụi em cố xoay mọi cách tìm cái võng Pốt hoặc para vừa nhẹ , gọn lại bền . Híc em ngủ võng miết ra quân cái lưng cong hơn cả bác Thắng còng về nhà ai cũng thắc mắc sao lúc đi thì thẳng , lúc về thì cong .
Bọn em ở thời kỳ cuối của cuộc chiến nên là thiên hạ đệ nhất khổ  ;D khổ quá nên tranh thủ sướng được chút nào thì sướng để chết không ân hận  ;D


Nhớ có một lần, cả b tụi tui phục đám P. Nổ súng một tý thì đám P. bị đốn gần hết, Tất cả hè nhau đứng dậy xung phong! Đích nhắm của tui lúc đó là cái ba lô của 1 thằng P liệng lại thoát thân! Hùng hục chạy tới...Nghe đàng sau có bước chạy còn ngon hơn, ngó lại thấy thằng bạn cũng đang cong đít chạy! Và nó vượt lên trước cả mình, công nhận nó chạy lẹ thiệt, tướng tá nó cũng lùn như tui chứ đâu có cao hơn.... ;D Tưởng nó chạy ttruy kích, ai dè đến ngay cái ba lô mà tui đã chấm tọa độ, nó cúi xuống xớt lên....Mình chạy tới sau đứng ngó!  :-[ Lát sau, tàn trận, nó lấy cái võng, còn ba lô quăng lại cho tui, trong đó còn 1 bộ quần áo chưa rách! xài đỡ vậy....Tiếc quá! Còn ba thứ lặt vặt khác để mấy thằng khác.... ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: matkieng trong 19 Tháng Hai, 2009, 03:40:28 pm
Thấy ảnh của món rêu đá này hấp dẩn quá, tôi chưa từng được ăn, chắn là ngon lắm phải không các bác


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: vovanha trong 19 Tháng Hai, 2009, 03:44:17 pm
. Híc em ngủ võng miết ra quân cái lưng cong hơn cả bác Thắng còng về nhà ai cũng thắc mắc sao lúc đi thì thẳng , lúc về thì cong .

đoạn này nghe sao vô lý quá ! ??? ??? Em cũng nằm võng suốt 7 năm trời , khi về lưng cũng đâu có cong như bác Haanh nói. Sao kỳ vậy ta ? ::) ::) ??? ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: tran479 trong 19 Tháng Hai, 2009, 04:01:51 pm
Haanh còng lưng là vì thời sau này,contóp VN ở chung với dân K ..hơi bị nhiều ,các Mêmai và srây sờphân thì ...thích contóp hơn,ăn uống thì thiếu chất ,lại đi hành quân vác balô nặng liên tục nên khòm lưng là phải ,lý do dể hiểu mà,mình nằm võng 4 năm cũng đâu có bị khòm ,tại đóng xa dân K....Chỉ lúc nằm giường lại mất ngũ mấy đêm mới quen .Haanh đâu dám thăm lại các chổ xưa mình đóng quân đâu ,tụi con nít K mắt 01 mí ở chổ đó nhiều lắm ,không phân biệt được,lầm con mình thì sao?hahahaha.Lúc xưa là B trưỡng ,lục thum ,quản lý Mêmai ,Srây sơphân,thiên nga cả 01 phum nên lưng bị cong ,bi chừ xuống chức tiểu đội phó ,xài có 01 máy nên cái lưng thẳng lại rồi !hahaha.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 19 Tháng Hai, 2009, 04:04:56 pm
Haanh còng lưng là vì thời sau này,contóp VN ở chung với dân K ..hơi bị nhiều ,các Mêmai và srây sờphân thì ...thích contóp hơn,ăn uống thì thiếu chất ,lại đi hành quân vác balô nặng  liên tục nên khòm lưng là phải ,lý do dể hiểu mà,mình nằm võng 4 năm cũng đâu có bị khòm ,tại đóng xa dân K....Chỉ lúc nằm giường lại mất ngũ mấy đêm mới quen .Haanh đâu dám thăm lại các chổ xưa mình đóng quân đâu ,tụi con nít K mắt 01 mí ở chổ đó nhiều lắm ,không phân biệt được,lầm con mình thì sao?hahahaha.
hehe , đại ca nói đúng quá  ;D
@dongminhkh : em cũng bị giống bác , cục muối cắng đôi chứ cục đường là tụi nó nuốt hết ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 19 Tháng Hai, 2009, 05:39:01 pm
Nào, nào...! Hot không phải nghĩa là lúc nào cũng "nóng" đâu nhá, các cụ! ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trungsy1 trong 19 Tháng Hai, 2009, 05:59:13 pm
Thôi! Cứ để một ông 25 độ H tán với một ông 35 độ H. Không có đầu gối sắp cắt không còn hột máu roài... :-\


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: daulauxuongcheo trong 19 Tháng Hai, 2009, 07:42:40 pm
Haanh còng lưng là vì thời sau này,contóp VN ở chung với dân K ..hơi bị nhiều ,các Mêmai và srây sờphân thì ...thích contóp hơn,ăn uống thì thiếu chất ,lại đi hành quân vác balô nặng liên tục nên khòm lưng là phải ,lý do dể hiểu mà,mình nằm võng 4 năm cũng đâu có bị khòm ,tại đóng xa dân K....Chỉ lúc nằm giường lại mất ngũ mấy đêm mới quen .Haanh đâu dám thăm lại các chổ xưa mình đóng quân đâu ,tụi con nít K mắt 01 mí ở chổ đó nhiều lắm ,không phân biệt được,lầm con mình thì sao?hahahaha.Lúc xưa là B trưỡng ,lục thum ,quản lý Mêmai ,Srây sơphân,thiên nga cả 01 phum nên lưng bị cong ,bi chừ xuống chức tiểu đội phó ,xài có 01 máy nên cái lưng thẳng lại rồi !hahaha.
Sray sờ phân là cái gì hả bác? ???


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: (ak47) trong 19 Tháng Hai, 2009, 09:21:36 pm
Thấy ảnh của món rêu đá này hấp dẩn quá, tôi chưa từng được ăn, chắn là ngon lắm phải không các bác

Món này hồi nhỏ em có ăn rồi, ăn với xôi nếp ngon lắm bác ah. Hồi 7x thì dưới suối của quê em nhiều lắm, nhưng qua 8x thì ko biết sao về quê ko thấy nữa.  ???
@Oldbuff: người Thái gọi là cáy bác ah, cay là con gà   ::)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 20 Tháng Hai, 2009, 01:51:45 am
AK47@: người Thái gọi là cáy bác ah, cay là con gà
-----------------------------------------------
 Có chắc ko bác ? Em nhớ là con gà là TU CÁY . Người Tày , Nùng , Cao lan , Sán chí cũng gọi vậy mà . Do thổ âm khácnhau chăng ? 


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: (ak47) trong 20 Tháng Hai, 2009, 10:52:35 am
@mực tàu 4: Em chưa lên Tây Bắc nên ko biết người Thái ở đó nói âm như thế nào, nhưng chỗ em thì chính xác là như vậy bác ah. em còn thuộc bài vè kiểu như từ điển áy mà:
" cay là gà
  ma là chó
  mó là nồi
  xôi khẩu nưng"


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 20 Tháng Hai, 2009, 11:17:50 am
Tôi thấy mấy bài các bác CCB bàn nhau về cách khoác choàng áo mưa (khi hành quân) của bộ đội, hôm nay thấy bài của bác Ionsome bên topic ngày 17/2/1979, mới post lên có hình ảnh đoàn quân choàng áo mưa đúng kiểu đó, post lại để các coi:
tôi thấy từ trái sang phải, anh lính thứ 2 của hàng quân có choàng áo mưa đúng kiểu rõ nhất.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: rongxanh trong 20 Tháng Hai, 2009, 11:53:17 am
Tôi thấy mấy bài các bác CCB bàn nhau về cách khoác choàng áo mưa (khi hành quân) của bộ đội, hôm nay thấy bài của bác Ionsome bên topic ngày 17/2/1979, mới post lên có hình ảnh đoàn quân choàng áo mưa đúng kiểu đó, post lại để các coi:
tôi thấy từ trái sang phải, anh lính thứ 2 của hàng quân có choàng áo mưa đúng kiểu rõ nhất.
Choàng kiểu này thì xưa trẻ con bọn em đi học cũng kiểu đó (Mãi sau mới có áo mưa trùm đầu, không tay)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: matkieng trong 20 Tháng Hai, 2009, 01:29:47 pm
Áo mưa trùm đầu hiếm có trong thời đó, hình như là sq mới có tiêu chuẩn, còn lại chỉ được phát 1 tấm tăng và 1 tấm nilon màu xanh lá,gắp 2 lần, lần đầu cột 2 mí chéo lại sau đó chòng qua vai cột lai 1 lần nửa, xong nong ra choàng qua 2 tay và khẩu súng, tương dối kín, nêu hành quân gặp mưa nhỏ cũng không ướt áo và ba lô.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 11 Tháng Ba, 2009, 11:02:28 pm
Có lần ở miền Tây Nghệ - Tĩnh em được uống rượu cần ủ bằng cây búng báng . Người Thái nói rượu cần làm từ cây này là ngon nhất . Bột búng báng còn làm bánh ăn được . Giờ em chỉ nhớ mảnh cây chẻ ra chứ ko nhớ toàn cây . Bác nào có hình cho em xin .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 11 Tháng Ba, 2009, 11:09:40 pm
Áo mưa trùm đầu hiếm có trong thời đó, hình như là sq mới có tiêu chuẩn, còn lại chỉ được phát 1 tấm tăng và 1 tấm nilon màu xanh lá,gắp 2 lần, lần đầu cột 2 mí chéo lại sau đó chòng qua vai cột lai 1 lần nửa, xong nong ra choàng qua 2 tay và khẩu súng, tương dối kín, nêu hành quân gặp mưa nhỏ cũng không ướt áo và ba lô.
hehe đây là lý do đô xì ke , mưa rừng lớn lắm che cũng như không ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: ahuuls trong 12 Tháng Ba, 2009, 12:55:18 am

LINHMOI @ :
  Có 2 loại ngót rừng bác ạ ! Ngót cây thì giống bác nói , còn 1 loại nữa gọi là ngót leo , loại này thì hiếm hơn và chỉ mọc theo mùa (hình như thấy bảo bây giờ ở chùa huơng dân có bán ). Loại này nhìn thì giống loại kia nhưng lá dày hơn và không dai như loại kia , ăn cũng ngon hơn , ngọt hơn , nấu loại này mà hơi quá lửa là mùi rất ngái (nước sôi thả vào , quấy đều và bắc nồi ra ngay ). Ngót rừng còn gọi là rau mì chính , thấy bảo trong KCCM bộ đội đặt tên như thế .
-----------------------------------------
 Loại cây thứ hai chính là Bò khai bác ạ . Theo em nó hơi nhơn nhớt chứ ko ngon bằng loại kia . Nó mọc hoang nhưng nay dân ''dịch vụ '' trồng bán cho khách du lịch nói là ngót rừng cho có vẻ '' chiến khu '' tăng phần hấp dẫn . Ngay tại chợ Đu n
gười ta vẫn bán ở cổng chợ
..................................................
Em là dân miền núi chính hiệu xin chỉnh sửa giúp 2 bác 1 chút:Rau ngót có 2 loại ngót cây và ngót dây.Ngót cây ngọn non ăn được có lá mượt hơn,họ gói bằng lá cây để bán mớ loai này khác với ngót dây là không có lông tơ như ngót dây.Ngót dây tiếng dân tộc gọi là "khau cài"-dây ngứa,trước khi nấu ngót dây phải vò bớt lông tơ ăn sẽ không bị cảm giác ngứa cổ.Còn Bồ khai là loại khác gọi là Bồ khai vì sau khi tiêu hóa loại này nước giải có mùi khai đến rức đầu loại này cũng như ngót dây ăn ngọn non nhưng chỉ xào lẫn các loại mỳ,nấu canh ăn dở ẹc.Lá loại này hơi giống lá ngón nhưng có tay dài,lá già,non cũng mỏng và không xanh như lá ngón .Tất cả các loại này đều mọc vào mùa xuân,mùa này bác nào lên Lạng sơn họ bán đầy chợ.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 12 Tháng Ba, 2009, 01:22:41 am
ẠHUULS @:Em là dân miền núi chính hiệu xin chỉnh sửa giúp 2 bác 1 chút:Rau ngót có 2 loại ngót cây và ngót dây.Ngót cây ngọn non ăn được có lá mượt hơn,họ gói bằng lá cây để bán mớ loai này khác với ngót dây là không có lông tơ như ngót dây.Ngót dây tiếng dân tộc gọi là "khau cài"-dây ngứa,trước khi nấu ngót dây phải vò bớt lông tơ ăn sẽ không bị cảm giác ngứa cổ.Còn Bồ khai là loại khác gọi là Bồ khai vì sau khi tiêu hóa loại này nước giải có mùi khai đến rức đầu loại này cũng như ngót dây ăn ngọn non nhưng chỉ xào lẫn các loại mỳ,nấu canh ăn dở ẹc.Lá loại này hơi giống lá ngón nhưng có tay dài,lá già,non cũng mỏng và không xanh như lá ngón .Tất cả các loại này đều mọc vào mùa xuân,mùa này bác nào lên Lạng sơn họ bán đầy chợ.
============================================
 Cảm ơn bác ! Trước em ăn ngót rừng ở Hứu Lũng  - Lạng Sơn đấy .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: linh moi trong 12 Tháng Ba, 2009, 01:42:28 am
Bản Nà Lầm bên kia (không phải chân 339) có 1 mỏm núi đá nhỏ và thấp ngay cạnh , chắc bác ahuuls hình dung ra chỗ nào ... Ở trên đó có mấy cây ngót dây (bọn tôi quen gọi là ngót leo) , vô tình mấy thằng cùng A tôi biết được (Cả D bộ không ai biết) , thế là thành kho rau ngót cho bọn tôi đấy , bọn tôi mỗi lần đi hái cứ phải lén lút như ăn trộm ấy , chỉ sợ bọn khác nó biết , nghĩ lại thấy buồn cười thật ...
Món tôi mê nhất hồi ở lính là ớt ngâm măng cùng Mắc Mật , vì dân ngâm bằng măng tuơi (chưa ngâm) nên có vị đắng , vị cay và mùi của quả ớt Gió rừng (chỉ thiên) cũng rất đặc trưng , khác hẳn ớt ở HN , ăn rất ngon . Ở đây cũng có bán loại đóng lọ sẵn , nhưng ăn chán ngắt .

À bác ahuuls cho hỏi sao trước đây toàn phải đánh hạt cải bao từ TQ sang , hình như mình không để giống của cải bao được phải không ?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: (ak47) trong 12 Tháng Ba, 2009, 10:51:50 pm
Có lần ở miền Tây Nghệ - Tĩnh em được uống rượu cần ủ bằng cây búng báng . Người Thái nói rượu cần làm từ cây này là ngon nhất . Bột búng báng còn làm bánh ăn được . Giờ em chỉ nhớ mảnh cây chẻ ra chứ ko nhớ toàn cây . Bác nào có hình cho em xin .
Cây báng (các tên gọi khác: đoác, co pảng, quang lang, bụng báng, búng báng, báng búng),  tên  khoa học Arenga pinnata, là giống cây lâu năm thuộc họ cau, có nguồn gốc khu vực nhiệt đới châu Á, từ đông Ấn Độ về phía đông tới Malaysia, Indonesia, và Philippines. Ở Việt Nam, cây báng mọc nhiều ở chân núi ẩm (Cao Bằng, Lạng Sơn), chân núi đá vôi, trong rừng thứ sinh. Cuống hoa cây báng chứa nhiều nước ngọt, có thể nấu thành đường hoặc cho lên men rượu. Lõi thân chứa nhiều tinh bột, ăn được.

Bột trong lõi cây có thể dùng làm lương thực. Cho đến giữa thế kỷ 20, người Rục ở miền tây Quảng Bình còn lấy bột báng làm lương thực chính. Dân miền núi thường lấy ruột cây để ủ men nấu rượu. Rượu báng là đặc sản của dân miền núi đá cao.
http://www.sgtt.com.vn/Detail37.aspx?ColumnId=37&NewsId=46351&fld=HTMG/2009/0118/46351


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: claymore trong 12 Tháng Ba, 2009, 11:24:47 pm
Có lần ở miền Tây Nghệ - Tĩnh em được uống rượu cần ủ bằng cây búng báng . Người Thái nói rượu cần làm từ cây này là ngon nhất . Bột búng báng còn làm bánh ăn được . Giờ em chỉ nhớ mảnh cây chẻ ra chứ ko nhớ toàn cây . Bác nào có hình cho em xin .
Cây báng (các tên gọi khác: đoác, co pảng, quang lang, bụng báng, búng báng, báng búng),  tên  khoa học Arenga pinnata, là giống cây lâu năm thuộc họ cau, có nguồn gốc khu vực nhiệt đới châu Á, từ đông Ấn Độ về phía đông tới Malaysia, Indonesia, và Philippines. Ở Việt Nam, cây báng mọc nhiều ở chân núi ẩm (Cao Bằng, Lạng Sơn), chân núi đá vôi, trong rừng thứ sinh. Cuống hoa cây báng chứa nhiều nước ngọt, có thể nấu thành đường hoặc cho lên men rượu. Lõi thân chứa nhiều tinh bột, ăn được.


Bột trong lõi cây có thể dùng làm lương thực. Cho đến giữa thế kỷ 20, người Rục ở miền tây Quảng Bình còn lấy bột báng làm lương thực chính. Dân miền núi thường lấy ruột cây để ủ men nấu rượu. Rượu báng là đặc sản của dân miền núi đá cao.
http://www.sgtt.com.vn/Detail37.aspx?ColumnId=37&NewsId=46351&fld=HTMG/2009/0118/46351


vậy thì ở vùng Tây giang và vùng núi Quảng Nam, Quảng Ngãi vẫn gọi là cây Tà Vạt, người dân tộc thường làm rượu từ cây này
cách làm thì đơn giản : chặt vát xéo cuống hoa của nó và cột 1 ống cây Giang hoặc Lồ Ô vào phía dưới để hừng nước ngọt từ cuống hoa chảy ra bên trong bỏ 1 vỏ cây chuồn để lên men, sau 1 ngày thì có được 1 thứ thức uống hơi chua, ngọt và giồng bia ( uồng nhiều cũng say trớt quớt nhưng không nhức đầu) có lẽ cũng giống Thốt Nốt chu mà các anh bộ đội chiến trường K hay uống
có chuyện này cũng vui : cách đây chừng 6 năm em có tham gia chương trình nước sạch cho miền núi thời gian đầu còn mua rượu tà vạt của dân tộc uống , sau đó cũng mua nhưng thỉnh thoảng cũng lấy trộm  ;D ngoài cây uống, hôm đó về cơ quan lãnh tiền, hôm sau lên lại mới nghe nói hôm qua có mấy đứa lấy trộm tà vạt của dân về uống sao mà sao cả đêm đau bụng quá trời.
sau này mới biết là bà con thấy lượng tà vạt tự nhiên hoa hụt nên sinh nghi, để ý thấy nên đã bỏ vào trong ống giang không phải là vỏ chuồn---> đau bụng


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 13 Tháng Ba, 2009, 12:29:47 am
(AK47) @Cây báng (các tên gọi khác: đoác, co pảng, quang lang, bụng báng, búng báng, báng búng),  tên  khoa học Arenga pinnata, là giống cây lâu năm thuộc họ cau, có nguồn gốc khu vực nhiệt đới châu Á, từ đông Ấn Độ về phía đông tới Malaysia, Indonesia, và Philippines. Ở Việt Nam, cây báng mọc nhiều ở chân núi ẩm (Cao Bằng, Lạng Sơn), chân núi đá vôi, trong rừng thứ sinh. Cuống hoa cây báng chứa nhiều nước ngọt, có thể nấu thành đường hoặc cho lên men rượu. Lõi thân chứa nhiều tinh bột, ăn được.

Bột trong lõi cây có thể dùng làm lương thực. Cho đến giữa thế kỷ 20, người Rục ở miền tây Quảng Bình còn lấy bột báng làm lương thực chính. Dân miền núi thường lấy ruột cây để ủ men nấu rượu. Rượu báng là đặc sản của dân miền núi đá cao
=====================================
Đúng là nó bác ạ . Người ta chẻ thân cây thành từng mảnh cho và ché
một thời gian thành rượu cần . Còn nước từ cuống hoa em chưa biết .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trungsy1 trong 13 Tháng Ba, 2009, 03:05:18 pm
Ủng hộ bác Mực Tàu cây Búng báng: (ảnh ST)

(http://i261.photobucket.com/albums/ii45/trungsy1/bungbang.jpg)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: tai_lienson trong 13 Tháng Ba, 2009, 03:30:42 pm
Ủ bác Mực Tàu cây Búng bángng hộ: (ảnh ST)

(http://i261.photobucket.com/albums/ii45/trungsy1/bungbang.jpg)
Cây này người Thái Tây Nghệ an còn gọi là cây Khủa ??


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trungsy1 trong 13 Tháng Ba, 2009, 03:44:33 pm
Trong truyện "Mùa săn trên núi" hoặc "Thú rừng Tây nguyên" của Vũ Hùng thì phải, đọc hồi nhỏ thì kể rằng: đồng bào trèo lên, vạt ngọn rồi khoét lấy đọt chén. (như kiểu Trần đại hiệp và lính K móc ngọn đọt dừa của người ta ra xào thịt trâu). Sau đó rắc men vào chỗ khoét đó lấy lá bịt lại.
Tuần sau, mỗi chú một ống sậy, đục lỗ trên thân dưới gốc cây rồi cắm vòi sậy vào. Rượu phun ra thành vòi như suối  :P :P :P
Uống say bí tỉ xong thì lại nút lại mai uống tiếp ...
Hừm ...!
 


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: lethaitho trong 13 Tháng Ba, 2009, 04:12:40 pm
Vậy mỗi lần uống thì phải mang mồi vào rừng hả TS1? ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: ahuuls trong 13 Tháng Ba, 2009, 08:07:55 pm
LINHMOI@:
Bản Nà Lầm bên kia (không phải chân 339) có 1 mỏm núi đá nhỏ và thấp ngay cạnh , chắc bác ahuuls hình dung ra chỗ nào ... Ở trên đó có mấy cây ngót dây (bọn tôi quen gọi là ngót leo) , vô tình mấy thằng cùng A tôi biết được (Cả D bộ không ai biết) , thế là thành kho rau ngót cho bọn tôi đấy , bọn tôi mỗi lần đi hái cứ phải lén lút như ăn trộm ấy , chỉ sợ bọn khác nó biết , nghĩ lại thấy buồn cười thật ...
Món tôi mê nhất hồi ở lính là ớt ngâm măng cùng Mắc Mật , vì dân ngâm bằng măng tuơi (chưa ngâm) nên có vị đắng , vị cay và mùi của quả ớt Gió rừng (chỉ thiên) cũng rất đặc trưng , khác hẳn ớt ở HN , ăn rất ngon . Ở đây cũng có bán loại đóng lọ sẵn , nhưng ăn chán ngắt .

À bác ahuuls cho hỏi sao trước đây toàn phải đánh hạt cải bao từ TQ sang , hình như mình không để giống của cải bao được phải không ?
.........Ôi bác không tìm rộng ra chứ núi đá chỗ nào chả có.Còn măng ớt thì tuyệt vời rồi,có 1 loại nữa ngâm cùng chanh Yên nữa mới thơm tuyệt vời , nói ra lại chảy nước miếng rồi đây này.Khác với Hà nội là ở đây có đủ gia vị thôi, cây mác mật thì dùng được nhiều việc :quay lợn, vịt và đa số là món ăn của Tàu.Còn hạt cải bao chỉ TQ mới có ,nó là rau xứ lạnh chỉ có xứ lạnh mới để được giống ở nước mình nó chỉ có hoa không có quả


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 13 Tháng Ba, 2009, 09:57:08 pm
Them em ngĩ , giống họ cải nói chung của Trung quốc năng xuất , chất lượng giá cả hơn hẳn của Việt nam nên người ta thích gieo trồng . Giống ở ta cũng có nhiều vùng sx như Sa pa , Đà lạt , Tam đảo , Sơn la .... Nhưng kém hơn hạt giống Trung quốc .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: winter trong 13 Tháng Ba, 2009, 10:54:31 pm
Cho cháu thêm vào một tẹo Chú nói cái này"nó là rau xứ lạnh chỉ có xứ lạnh mới để được giống ở nước mình nó chỉ có hoa không có quả" đúng một phần còn cơ bản là hạt giống của Trung Quốc mang sang Việt Nam bán được gọi là hạt giống thương phẩm  nói cách khác là hạt giống lai sử dụng ưu thế lai đời F1 nên chỉ trồng được 1 vụ còn vụ 2 trở đi sẽ ko còn những gen trội nữa mà sẽ bị biến dị thậm chí không còn năng suất. Giống bố mẹ, Ông bà thì không bán cho đâu còn phải cất để làm giống bản quyền chứ


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: linh moi trong 13 Tháng Ba, 2009, 11:32:54 pm
 Cách giải thích của ban winter có lẽ là hợp lý nhất . Thời trước không biết trong nam thì thế nào chứ ngoài bắc tôi chưa thấy chỗ nào trồng được cải bao , mà trên Đồng Đăng cũng chỉ mỗi dân vườn Sái là trồng được . Chỉ có điều là hạt giống toàn phải phụ thuộc vào TQ . Lúc đó mà ai để giống được chắc giàu to bởi hạt giống lúc đó do dân đánh hàng tâm lý đánh từ TQ về nên đắt lắm . Biên giới VN-TQ có 1 điều rất hay , có lẽ do "Trời" sinh ra vậy ... Chỉ cách đường biên không xa dân TQ trồng táo đầy vườn mà bên VN mình không thể nào trồng được mà đây không phải vấn đề giống má ...


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 14 Tháng Ba, 2009, 01:57:27 am
TRUNGSI1@ , TAI_LIENSON  @ : Cảm ơn các bác đúng hình nó . Người Thái gọi là cây KHÙA thì em chưa nghe . Thấy họ gọi cây búng báng theo tiếng Kinh . Xắt ngang phần lõi xào với thịt thú rừng cũng tạm được .Gần đây em thấy cây này được làm cảnh vì ko nhớ lắm nên em hỏi lại .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: tai_lienson trong 14 Tháng Ba, 2009, 08:47:19 am
 Cây Khủa chỉ có phần ngọn non gọi là óc mới có thể xào ăn đương nhiên thịt thú rừng thì xào với đế dày vẫn ngon  ha...ha. Những ngày đói kém người dân chặt cây khủa về thái nhỏ đem giả rồi ngâm nước lắng lấy bột đồ lên để ăn , hơi chát chát  Mùa giáp hạt cả bản rộn tiếng chày cốc...bùm...bùm.. vui tai nhưng xót lòng, còn cây làm cảnh  tương đối giống cây Khùa là cây Điạ tuế . Ngày ở K bọn em vẫn lấy óc dừa để ăn  có.khi  còn bổ  đôi cây đu đủ nạo phần mềm trong thân cây để ăn tuy xót ruột nhưng có cái gọi là rau để gắp


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: ahuuls trong 16 Tháng Ba, 2009, 08:10:34 pm
winter @
Cho cháu thêm vào một tẹo Chú nói cái này"nó là rau xứ lạnh chỉ có xứ lạnh mới để được giống ở nước mình nó chỉ có hoa không có quả" đúng một phần còn cơ bản là hạt giống của Trung Quốc mang sang Việt Nam bán được gọi là hạt giống thương phẩm  nói cách khác là hạt giống lai sử dụng ưu thế lai đời F1 nên chỉ trồng được 1 vụ còn vụ 2 trở đi sẽ ko còn những gen trội nữa mà sẽ bị biến dị thậm chí không còn năng suất. Giống bố mẹ, Ông bà thì không bán cho đâu còn phải cất để làm giống bản quyền
........Cũng tùy thôi vì mình thấy ,su hào Sa-pa ở trên ấy người ta vẫn để được giống đấy , và ở Đồng đăng mìmh vẫn để được giống bắp cải địa phương,to và ăn mềm hơn bắp cải cuả Nhật.Còn cải bao thì đã có lâu rồi từ khi còn nhỏ mình đã thấy có rồi mà công nghệ giống lai ưu thế chắc sau này mới có.Mà không có vụ 2 đâu bởi vì làm gì có hạt mà vụ 2.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: winter trong 16 Tháng Ba, 2009, 10:28:12 pm
Chào Bác ahuuls .
Công nghệ giống ưu thế lai của Trung Quốc trên cây lúa họ nghiên cứu  từ những năm 60 và trển khai đại trà đầu những năm 70 còn đối với cây trồng khác cũng  phát triển ở khoảng thời điểm đó (CMVH tại Trung Quốc tác động nhiều đến giới trí thức nói chung nhưng trên thực tế đối với các nhà nghiên cứu khoa học của họ hình như không bị ảnh hưởng gì vì KHKT của họ nhìn chung vẫn phát triển )
Còn lại thì đúng ạ xu hào trên sa pa là su hào ta để giống bình thường (gọi là giống thuần) cũng như cây bắp cải quê Bác nên vẫn để giống được và ăn thì ngon hơn giống lai (theo cảm nhận của một số người Việt Nam trong đó có em) tuy nhiên có một nhược điểm là thời gian sinh trưởng dài và chất lượng bị ảnh hưởng khi chậm thu hoạch VD :  Xu hào Sa Pa thời gian sinh trưởng là khoảng 3 tháng (90 ngày ) tuy nhiên chỉ thu hoạch chậm vài ngày là củ bị già và xơ ăn không ngon trong khi đó Xu hào “Bánh xe” là giống ưu thế lai (Tròn và dẹt giống cái bánh xe nên dân gọi vậy Bác ở Lạng Sơn chắc biết ) thời gian sinh trưởng có 45 ngày thu hoạch chậm 10 – 15 ngày vẫn  OK  (thế mới là giống lai và trồng mới lãi ). Nhưng có cái là không để giống được vụ sau . 
Còn cải bao thuộc họ thập tự (Cruciferae) nên vẫn phải có hoa và hạt Bác ạ (Trừ giống lai và sử dụng hóa chất ức chế )


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: khanhhuyen trong 16 Tháng Ba, 2009, 11:27:13 pm
.........Ôi bác không tìm rộng ra chứ núi đá chỗ nào chả có.Còn măng ớt thì tuyệt vời rồi,có 1 loại nữa ngâm cùng chanh Yên nữa mới thơm tuyệt vời , nói ra lại chảy nước miếng rồi đây này.Khác với Hà nội là ở đây có đủ gia vị thôi, cây mác mật thì dùng được nhiều việc :quay lợn, vịt và đa số là món ăn của Tàu.Còn hạt cải bao chỉ TQ mới có ,nó là rau xứ lạnh chỉ có xứ lạnh mới để được giống ở nước mình nó chỉ có hoa không có quả

Quê bác có mấy đặc sản như lâm sản: Hồi,Mắc Coọc "lê", Đào,Quít "nhiều vô kể ngày xưa không ai thèm ăn" vân vân.Các món ăn có lẽ thích nhất và khoái khẩu nhất sẽ là lợn quay có lá Moóc mật,...nhưng có một món ăn khá độc đáo mà chưa thấy ai nhắn đến,đó là món bánh lá han,ngoài tác dụng gây ngứa ra tôi thấy nó còn làm được đồ ăn,lá han thấy nông dân ở bên Đức cũng có vùng họ cắt đem về nhưng không biết để làm gì.Lá han vào đầu hè mọc đầy khe núi,dân họ cắt từng bao về nhà làm bánh như bánh Gai ở dưới xuôi,ăn rất ngon.Tôi có Mế nuôi nên cũng hay được ăn nhiều thứ,gọi là quí thì mới mời,bày ra cho ăn nên biết,nhưng cũng chưa được xem làm cụ thể như thế nào.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: ahuuls trong 17 Tháng Ba, 2009, 01:14:08 pm
khanhhuyen @
..........
Quê bác có mấy đặc sản như lâm sản: Hồi,Mắc Coọc "lê", Đào,Quít "nhiều vô kể ngày xưa không ai thèm ăn" vân vân.Các món ăn có lẽ thích nhất và khoái khẩu nhất sẽ là lợn quay có lá Moóc mật,...nhưng có một món ăn khá độc đáo mà chưa thấy ai nhắn đến,đó là món bánh lá han,ngoài tác dụng gây ngứa ra tôi thấy nó còn làm được đồ ăn,lá han thấy nông dân ở bên Đức cũng có vùng họ cắt đem về nhưng không biết để làm gì.Lá han vào đầu hè mọc đầy khe núi,dân họ cắt từng bao về nhà làm bánh như bánh Gai ở dưới xuôi,ăn rất ngon.Tôi có Mế nuôi nên cũng hay được ăn nhiều thứ,gọi là quí thì mới mời,bày ra cho ăn nên biết,nhưng cũng chưa được xem làm cụ thể như thế
.............Quả hồi là quả lầy dầu ,làm gia vị.Quả mắc cọp bé hơn quả lê ăn chát.Đào Mẫu sơn,quýt Bắc sơn là đặc sản của Lạng sơn rồi,còn lá mà bà con cắt đem về là lá gai họ trồng trên núi đá đấy bác ạ không phải lá han đâu.Lá han mặt dưới của nó phơn phớt hồng,thân và lá có lông cứng chính những cái lông này là vật gây ngứa,(mách bác mẹo chữa khi bị ngứa lá han:lột bỏ vỏ cây lá han vứt đi lấy thân trần của nó bôi vào chỗ ngứa bảo đảm khỏi ngay lập tức).Em đã thực hành rồi rất hiệu nghiệm.Bà mế của bác ở đâu vậy còn khoẻ không bác?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: khanhhuyen trong 24 Tháng Ba, 2009, 10:37:18 pm
Bác có biết Pò Càng "Po Cang" không? Từ đường nhựa 1b đi vào khoảng 300 trăm mét trên đường đất.Có một cái ngã 3,ở giữa cái ngã ba đó có cái đường đi lên 2 ngôi nhà ở trên đồi,đó là Nà Súng.Ngôi nhà bên tay trái là nhà mế nuôi tôi,lâu rồi không liên lạc hiện không biết sao nữa.Nếu có dịp bác đi ngang qua ghé chơi,nói có tôi Trung đội trưởng ở đại đội 1 tiểu đoàn 1 cùng với Tho đi đánh nhau ở Hà Giang năm 1985 về.Hay đi ra nhà chơi,thường là đi với Trung Úy Cừ người Nghệ An.Nhà có cậu Quả con trai thứ 2 "cậu đầu quên mất tên rồi,đi học tài chính ở Hải Hưng" và cô Hương liền cậu Quả,dưới còn một cô và một cậu nữa lúc đó còn bé lắm.Nhà ông bà Hiền ở bản Nà Súng vậy bác Ahuuls nhé.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: ahuuls trong 24 Tháng Ba, 2009, 11:15:10 pm
khanhhuyen@
Bác có biết Pò Càng "Po Cang" không? Từ đường nhựa 1b đi vào khoảng 300 trăm mét trên đường đất.Có một cái ngã 3,ở giữa cái ngã ba đó có cái đường đi lên 2 ngôi nhà ở trên đồi,đó là Nà Súng.Ngôi nhà bên tay trái là nhà mế nuôi tôi,lâu rồi không liên lạc hiện không biết sao nữa.Nếu có dịp bác đi ngang qua ghé chơi,nói có tôi Trung đội trưởng ở đại đội 1 tiểu đoàn 1 cùng với Tho đi đánh nhau ở Hà Giang năm 1985 về.Hay đi ra nhà chơi,thường là đi với Trung Úy Cừ người Nghệ An.Nhà có cậu Quả con trai thứ 2 "cậu đầu quên mất tên rồi,đi học tài chính ở Hải Hưng" và cô Hương liền cậu Quả,dưới còn một cô và một cậu nữa lúc đó còn bé lắm.Nhà ông bà Hiền ở bản Nà Súng vậy bác Ahuuls nhé.
...O.k đi bác quê ngoại em là Văn quan mà sẽ có dịp em ghé vào đó, vào đấy mà phát sóng ngắn với bà con mình thì rượu chảy thành sông ngay.Pò càng thì em biết ngay chân đèo Lũng pa bên Tu đồn, em cũng hay đi lại đó lắm,nếu có điều kiện làm quả ảnh thì hay bác nhỉ?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: khanhhuyen trong 24 Tháng Ba, 2009, 11:54:28 pm
Đúng đó bác,đèo Lũng Pa quen gọi là Lùm Pha,Pò Càng,Nà Súng giữ nguyên tên,Pha Cai thì gọi là Nà Cải nằm sau sườn đèo bên bờ sông Thài Lài " Nậm Lài" đó,từ ngã ba đường đất ở Nà Súng rẽ phải 01 km là tới,đi bộ ra Điềm He thì thường đi đường này,bộ đội và dân đều sử dụng,mỗi tội rất dốc.
Nếu bác chụp đươc ít ảnh thì quá hay.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: ahuuls trong 14 Tháng Tư, 2009, 12:09:02 am
dongadoan @
Cây ngót rừng bác Mực Tàu 2 nhắc tới là loại ICACINACEAE, có nơi còn gọi là lá sắng hay cây mì chính. Hình nó đây:

(http://delta-intkey.com/angio/images/icaci333.gif)
..................
Ê cây này không phải ngót rừng nghe.Tả như Muctau@ giống hơn.hoa của ngót rừng không phải như vậy,nó không phải hoa mà cuống ngắn hơn hoa là các hạt tròn màu xanh to cỡ hạt vừng thôi.Hoa đem về vò tươi cho rụng khỏi cuống trộn với gạo nếp đồ lên ăn thì thôi rồi ngọt,thơm mà không ngấy.Hoa có thể hái về nấu cùng lá làm canh miễn bỏ mì chính luôn.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: taupaypay trong 14 Tháng Tư, 2009, 01:57:41 am
sắng rừng, còn một loại sắng nữa xin các bác luôn...hì hì... đại tiện ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 14 Tháng Tư, 2009, 11:31:17 pm
Mời các bác húc vào ''sam cau''


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongminhkh trong 15 Tháng Tư, 2009, 10:23:56 am
Em trông như rễ cau mà bác! Có phải sâm thiệt không vậy???
Rễ cau nằm phía đông (hướng mặt trời mọc) được mấy cha yếu khoản nọ ưa lắm...... ;D ???


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 16 Tháng Tư, 2009, 06:52:08 am
DONGMINHKH@ : Rễ sâm cau rừng chánh hiệu con nai vàng . Mua về từ hai tháng trươc . ''Anh cứ để héo bớt tự nhiên trong chỗ mát rồi thái nhỏ ngâm rượu . Đảm bảo chị em thích lắm ạ '' Đấy là lời cô em bán hàng . Vào goog cũng thấy nói có tác dụng.làm tăng độ HA . Họ còn khuyến cáo : ''Ghi chú: Dùng sâm cau liều cao kéo dài sẽ gây cường dương mạnh, làm tinh hao kiệt lực. Người hư yếu, thể trạng kém không nên dùng ''.
Hôm rồi mới bỏ ra . Nhớ ngày xưa trai trẻ , nấu nước uống thấy .ngọt ngọt mát mát chứ nó mà như rễ cau treo thì có mà đứt hết cúc quần .He !He!He !


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: khanhhuyen trong 16 Tháng Tư, 2009, 10:36:15 pm
(http://i409.photobucket.com/albums/pp177/dangphuho/CIMG2194.jpg)

Đây là cái cây lá han,hôm trước các bác nói đến.Hôm nay đi vào rừng nhổ lên chụp cho các bác nhận diện,nó còn nhỏ quá.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Cao Sơn trong 16 Tháng Tư, 2009, 10:43:01 pm
Em nhớ là lá han nhà mình nó to bằng bàn tay, dầy, có lông là không có răng cưa như thế kia chứ nhỉ


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: tuaans trong 16 Tháng Tư, 2009, 11:06:20 pm
Han voi, trâu: dendrocnide urentissima
Han trắng: dendrocnide sinuala
Han tím: dendrocnide stimulans
Han tía: laportea violacea
Han ngắt đoạn: laportea interrupta
===============
(ST)  các bác đừng nghĩ tui biế nha! :), mấy cái tên kia bác nào vào được viện cây cỏ tự nhiên của mẽo thì vô thiên lủng mà tra cứu tên tuổi, hình ảnh ... Hoạc là mấy cái tên đó các bác cứ nhờ chú Gúc!


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: ahuuls trong 16 Tháng Tư, 2009, 11:44:40 pm
tuaans@
Han voi, trâu: dendrocnide urentissima
Han trắng: dendrocnide sinuala
Han tím: dendrocnide stimulans
Han tía: laportea violacea
Han ngắt đoạn: laportea interrupta
.................
Thậy lòng mà nói hôm nay nhờ bác em  biết thêm 3 loại han nữa . Em biết có mỗi 2 loại tía (tím )và trắng .loại trắng tiếng địa phương (hàn ngòa) loại này lá to hơn cỡ cái quat nan dính vào thối thịt ,loại tím  (hàn lình) chỉ  to cỡ bàn tay và chỉ ngứa ngáy.Còn cây của bác khanhhuyen@ nhìn không giống các loại mà em biết.
bác tuaans@:
 ghi rõ cụ thể các loại(hình dángcây lá, màu sắc,phân bốđịa lý ...)của từng loại cho em học hỏi mới ạ ,nhỡ em đi rừng gặp còn tránh đỡ phải lo bác nhỉ.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: khanhhuyen trong 17 Tháng Tư, 2009, 07:23:47 pm
Thêm một tấm nữa về lá Han,cái cây này mới cao được tầm 30 cm.Có lẽ thuộc dòng tím.

(http://i409.photobucket.com/albums/pp177/dangphuho/CIMG2264.jpg)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 17 Tháng Tư, 2009, 10:10:56 pm
KH@ : Vậy ra ở Tây cũng có lá han . Bác vào rừng cẩn thận nhá . Cứ mang túi giấy cho chắc . Lâ han nhà ta có loại giống như vậy nhưng tía hơn và có lông . Còn loại nữa to như lá gai để làm bánh gai . Lông phhủ trắng . Thường thấy chỗ đất ẩm trong rừng .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: ahuuls trong 17 Tháng Tư, 2009, 11:34:43 pm
khanhhuyen @:
Thêm một tấm nữa về lá Han,cái cây này mới cao được tầm 30 cm.Có lẽ thuộc dòng tím.

(http://i409.photobucket.com/albums/pp177/dangphuho/CIMG2264.jpg)
..................
nói thật với bác khanhhuyen@ nhé :
cây lá han của bác trông hiền quá nếu gặp chắc em dễ nhầm làm giấy quá à!


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trungsy1 trong 18 Tháng Tư, 2009, 08:29:28 pm
Có bác nào biết rau Mảnh cộng không? Lá như lá ớt, mọc đối, nấu canh ăn mát và ngọt .
Hồi đi sơ tán tôi toàn đi hái nó dưới hào giao thông (Bá Hiến - huyện Bình xuyên - Vĩnh Phúc).
Còn hôm nay thì được ăn rau tầm bóp - nhưng hơi đắng  :D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 18 Tháng Tư, 2009, 08:41:14 pm
TRUNGSI 1@: Có phải bác muốn nói cây tầm bóp ( thòm bóp. Ngày nhỏ thổi vào nó đập vào trán kêu bóp một cái  )họ cà , sao lại đắng ?
 Cây mảnh cộng họ cà như cây ớt quả tròn nhỏ như hòn bi trong bom bi . Chín có màu đen ?
 


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 18 Tháng Tư, 2009, 08:47:15 pm
Các anh còn nhớ em không ?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Trungsy1 trong 18 Tháng Tư, 2009, 08:53:03 pm
"Bồ công anh"  (Việt)?
Hôm nay người ta cho một mớ và bảo là tầm bóp, nấu ăn thấy ngăm đắng nhưng cũng mát,  bác MT à !


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: khanhhuyen trong 18 Tháng Tư, 2009, 09:06:18 pm
Loại này có người gọi là rau tàu bay,khi quả chín có bông màu trắng,bị gió thổi tung những sợi nhỏ trắng bay là là.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 18 Tháng Tư, 2009, 09:06:30 pm
TRÚNGI 1 @ ;Ko phải bồ công anh . Hôm sau em pos lên một số cây dại ăn được . Cây trên em vừa chụp sáng nay .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: linh moi trong 18 Tháng Tư, 2009, 09:54:36 pm
Hôm nay người ta cho một mớ và bảo là tầm bóp, nấu ăn thấy ngăm đắng nhưng cũng mát,  bác MT à !

  Cây Tầm Bóp bác phải hái sau khi mưa thì ăn không đắng , còn trời nắng lâu mà hái Tầm Bóp  thì ăn đắng lắm .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Phong Quảng trong 18 Tháng Tư, 2009, 10:04:33 pm
Tầm bóp hồi xưa với bọn tôi là loại rau quí. Cữ nghĩ chỉ vùng mình mới có vì chẳng thấy ai nhắc, chỉ có QSVN la nhắc đến vậy nó có nhiều nơi


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 18 Tháng Tư, 2009, 11:58:59 pm
KH@: Đúng là rau tàu bay bác ạ . Em nhớ trong cuốn '' Vừa đi đường vừa kể chuyện '' Ông Cụ nhà mình có câu nói rất hóm '' Thứ rau này ăn nhẹ mình lại có mùi xăng ...'' . Đúng là ăn nó hơi hăng hăng thật .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 23 Tháng Tư, 2009, 02:20:53 pm
Cách đây đã lâu . Chúng tôi đã phải ăn ''rau'' lấp .Thứ cỏ chỉ cho lợn . Nay muốn nhìn lại nó . bác nào có hình nó cho tôi ngắm lại .( Thường ở ruộng trũng các trại chăn nuôi lợn)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 02 Tháng Năm, 2009, 01:08:05 am
Cây mảnh cộng của TRUNGSI1 ? :


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 02 Tháng Năm, 2009, 01:15:50 am
 Cây rau má . Ngoài tác dụng thanh nhiệt .còn để nấu canh hoặc luộc . Món thịt mèo ko thể thiếu nó . Khi có sấm ( mưa ) hơi đắng .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: linh moi trong 02 Tháng Năm, 2009, 01:36:02 am
Cách đây đã lâu . Chúng tôi đã phải ăn ''rau'' lấp .Thứ cỏ chỉ cho lợn . Nay muốn nhìn lại nó . bác nào có hình nó cho tôi ngắm lại .( Thường ở ruộng trũng các trại chăn nuôi lợn)

  Gái phải hơi trai như ... phải c...chó ! Có phải là loại cỏ này không hả bác ? Vò thật kỹ cho hết lông , sau đó thì xào hoặc nấu canh chung với các loại rau khác .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 02 Tháng Năm, 2009, 01:58:31 am
 Đây : Cỏ thài lài ! '' Gái phải hơi trai  như thài lài gặp cứt chó . Trai phải hơi gái như bè vó trôi sông ( '' Ca dao tục ngữ VN '' Vũ Ngọc Phan ) .Vặt bỏ lá ( lá nó ráp lắm .Đến lợn còn chê ) . Lấy cuộng trần qua nước sôi chấm với muối trắng . Đúng là cỏ vừa nhớt vừa hôi . Thằng nào ko biết đem nấu canh đảm bảo ăn vào bắn mù mắt chó . Còn cây '' rau '' lấp nữa . Cũng giống thứ cỏ này nhưng thân màu hơi tím , to hơn , lá nhỏ hơn . cách '' chế biến '' như nhau . Ngày trước em phải ăn trộm của  trại chăn nuôi về cho anh em (nói là ăn trộm thực ra là ăn ...vì trước khi xuống ruộng làm loạt AK thông báo ''tao có đạn '' ). Giờ lợn ko ăn thứ đó nữa nên ko ai trồng . Chưa có ảnh .
 Thưa các bác , em định chụp một seri cây cỏ dại đã từng ăn . Bảo cháu nó cóp sang máy . Nó bảo '' Bố định làm nhà nghiên cứu thực vật à '' . Em nói '' Ko ! Những cây này bố đã từng ăn đấy '' . Nó ko tin . Đang gõ đây mà nước mắt chảy ra !


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: khanhhuyen trong 02 Tháng Năm, 2009, 02:16:59 am
Cây mảnh cộng của TRUNGSI1 ? :

Cái cây này thấy người ta gọi là quả tòm bóp.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: linh moi trong 02 Tháng Năm, 2009, 02:34:04 am
  Cái loại thài lài này bọn tôi chén cả lá , nhưng phải nấu chung với rau khác chứ riêng nó thì chắc không ăn nổi . Nói chung là thiếu rau thì phải ăn thôi chứ có lẽ nó là loại vô duyên nhất trong các loại rau dại . Bác Mực Tàu có cái ảnh cần dại nào không ? Đưa lên để hồi tưởng tý ! À ! mà tôi biết đến rau diếp cá cũng là ở bộ đội đấy . Trước đây sao dân bắc lại không ăn diếp cá nhỉ ?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 02 Tháng Năm, 2009, 02:52:09 am
KH @ : Cây thòm bóp giống hệt cây này . Quả cũng giống thế này . Ăn cũng giống cây này . Khác là quả đơn hoặc đôi . Đài hoa biến thành cái bao như đèn lồng che lấy quả . Hồi nhỏ hái quả thòm bóp thổi hơi vào đập lên má , lên trán nó kêu cái '' bóp ''. Đưa con người ta ra chỗ ấy chỗ nọ hỏi : ''Cây này là cây gì ? '' . Em thẽ thọt thưa '' Cây thòm bóp '' . '' Hồi nhỏ bọn anh gọi là cây thèm bóp '' . Nàng tiếp luôn '' Thế giờ lớn rồi thì sao ?'' . ''Thì về kẻng điểm danh rồi '' .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 02 Tháng Năm, 2009, 02:55:56 am
LINHMOI@ : Từ từ khoai sẽ nhừ ! Em cố kiếm cho đủ .Ngoài Bắc trước 75 cũng nhiều người ăn diếp ( dấp ) cá nhưng chưa phổ biến như giờ . Ngày ấy rất ít  nhà trồng . Thường có ở mấy vườn thuốc nam .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 02 Tháng Năm, 2009, 03:39:46 am
hehe , nói đến rau dấp cá em lại nhớ đến phum cầm ru nằm ven đường 6 . Nhà nào cũng có 1 khay gỗ to trồng rau dấp cá và lạ cái chỉ trồng có mỗi loại rau này . Hình như họ trồng loại này để làm thuốc chữa bệnh trĩ cho Pốt nên khi lính mình vào ăn sạch thì họ ghét lắm . Đang mùa khô , đói rau mà được chén dấp cá thằng nào cũng nhớ đến món bánh xèo ở nhà ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 02 Tháng Năm, 2009, 07:41:50 am
Chào sư huynh ! Gớm sớm mai nghe nói bánh xèo làm em vãi nước miếng . Em đố sư huynh mấy cái này ở quê bác VOVANHA kêu là gì ?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: linh moi trong 02 Tháng Năm, 2009, 07:57:34 am
LINHMOI@ : Từ từ khoai sẽ nhừ ! Em cố kiếm cho đủ .Ngoài Bắc trước 75 cũng nhiều người ăn diếp ( dấp ) cá nhưng chưa phổ biến như giờ . Ngày ấy rất ít  nhà trồng . Thường có ở mấy vườn thuốc nam .
Ở chỗ tôi đóng quân có ai trồng đâu , nó mọc dại đầy bờ ruộng . Hồi ở nhà không biết ăn nên không để ý chứ sau này biết rồi thì đi đâu chả thấy .
 


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 02 Tháng Năm, 2009, 08:03:43 am
LINHMOI@ : Ở HN họ trồng bán 2000 vnd một mớ em ăn vừa đủ .
NGUOIHATAY @ :Món đó ra sao ? Bác qua '' quán nhậu ...'' phổ biến đi . Ở Ba vì có trại thỏ .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 02 Tháng Năm, 2009, 08:08:11 am
 Rau dền gai . Ăn thuộc loại ngon .Gai nhỏ nhưng đâm vào tay buốt ra phết . Nhặt bỏ gai già , nấu luộc đề được .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 02 Tháng Năm, 2009, 01:13:18 pm
hehe , đây là cái khuôn bánh khoái . Rau dền gai này hồi đó bên K dân hái cho heo  ăn , lính mình tranh ăn với heo  ;D, giờ nó cũng thành đặc sản bán trong siêu thị  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongminhkh trong 02 Tháng Năm, 2009, 01:31:51 pm
Khuôn đổ bánh xèo đấy, khoái đâu mà khoái....!


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 02 Tháng Năm, 2009, 02:32:47 pm
Khuôn đổ bánh xèo đấy, khoái đâu mà khoái....!
hehe , bánh xèo làm gì có khuôn cha ơi ! người ta đổ bột trong chảo lớn rồi tráng ra , hôm nào vào em dẫn bác đi ăn bánh xèo và bánh khoái miền Trung nhé  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongminhkh trong 02 Tháng Năm, 2009, 02:44:21 pm
hehe , bánh xèo làm gì có khuôn cha ơi ! người ta đổ bột trong chảo lớn rồi tráng ra , hôm nào vào em dẫn bác đi ăn bánh xèo và bánh khoái miền Trung nhé  ;D

Nhà tui vừa mới làm ăn hồi tối đây! Khuôn đấy là khuôn banh xèo đấy, thầy cãi ạ! Hay là trong đó khuôn khác, chổ tui là chính hắn dấy!


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 02 Tháng Năm, 2009, 02:54:47 pm
Người Bình Định kêu là cái khuôn chứ ko kêu chảo hay trã . Kêu đổ , đúc bánh xèo chứ ko kêu rán hay chiên .
 Đây ! Bánh xèo nhà hàng x . Ăn quá chuối .
 Bánh xèo Nam bộ cho bột vào cái chảo lớn láng láng tay cho mỏng đều .....Gia vị cũng khác Bình định một tí . Bác VOVANHA xác nhận đê .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongadoan trong 02 Tháng Năm, 2009, 03:27:25 pm
Ơ, ăn uống, đặc sản thì mời các bác xuống quán của bác Bí Bếp đi chứ! ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: claymore trong 03 Tháng Năm, 2009, 12:01:16 am
Khuôn đổ bánh xèo đấy, khoái đâu mà khoái....!
hehe , bánh xèo làm gì có khuôn cha ơi ! người ta đổ bột trong chảo lớn rồi tráng ra , hôm nào vào em dẫn bác đi ăn bánh xèo và bánh khoái miền Trung nhé  ;D

bánh xèo là bánh khoái ( đặc sản Huế, dày hơn bánh xèo, xốp , ăn bằng chén và không cuốn như bánh xèo ) khuôn dùng chung cho nhau và chỉ khác cách đổ thôi bác Haanh ơi ! còn bánh xèo mà đổ to thì có lẽ ảnh hưởng miền nam, ởt Miền Trung bọn em bánh xèo đổ khuôn nhỏ để vừa cuốn 1 bánh tráng lề hay 1 lá cải cay bự.
mà có cái này lạ lắm các anh ạ ! người huế thường ăn uống với phần ăn rất nhỏ ( dân Huế Thành phố á - có lẽ do ảnh hưởng nếp ăn cung đình ) ví dụ như bánh nậm , bánh bèo, lọc , món tam hữu , hay ăn chén ăn cơm cũng chén nhỏ nhưng có lạ là bánh khoái thì đổ dày lắm ( kiểu như nhà nông ăn cho no á ) và cơm thì luôn bới vuông ( như cơm cúng )


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 03 Tháng Năm, 2009, 07:56:07 pm
Cây thèm bóp à quên ! Thòm bóp của bác KH .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 03 Tháng Năm, 2009, 08:01:52 pm
Rau rệu ( dệu , giệu ? )


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 03 Tháng Năm, 2009, 08:04:33 pm
 Các bác có biết cây này ko? Em ko biết tên mà cũng chẳng biết có xơi được hay ko . Trông có vẻ ''ngon ''


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: speed trong 03 Tháng Năm, 2009, 08:24:40 pm
những cây rau dền gai và rau sam này ở quê cháu nó hay mọc ở các ruộng Lạc ăn ngon lắm, mà nhất là nấu canh cua thì ngon hết chê các bác ạ ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: mực tàu 4 trong 03 Tháng Năm, 2009, 10:04:51 pm
 Bây giờ ăn ngon vì có tôm , cua , cà muối ..... Tệ thì cũng có gói bột tôm . Trước đây chỉ có muối trắng tốt ra có tí '' mắm kem'' . Hồi ấy ăn gì chẳng trôi . Mà đâu có sẵn .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 21 Tháng Hai, 2010, 09:17:06 pm
 Các cụ CCB bên K hay nói tới món ăn có lá giang. Em có lá này nấu canh chua cũng ngon. Liệu có phải lá giang không ạ ?

(http://c.upanh.com/upload/3/192/HF0.7299354_1_1.jpg)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 21 Tháng Hai, 2010, 09:21:55 pm
Các cụ CCB bên K hay nói tới món ăn có lá giang. Em có lá này nấu canh chua cũng ngon. Liệu có phải lá giang không ạ ?


Dạ không phải đâu anh ơi! Lá giang hình trái tim, dây leo, bứt ra có mủ màu trắng ngay cuống.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 21 Tháng Hai, 2010, 10:48:07 pm
 Cảm ơn DEPTRAIDEU@. Thì ra vậy. Về quê thấy rất nhiều nhà hàng trưng biển'' canh gà lá giang'' nhưng mình chưa có dịp thưởng thức.
 Cái lá cây trên của mình mọc nhiều vùng núi Hòa Bình. Người Mường gọi là lá LỒM. Nó có vị chua nhẹ, mát. Nấu canh cá, canh gà...cũng rất ngon


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: daibacvn trong 22 Tháng Hai, 2010, 01:10:09 am
Hú hồn chữ M mà cứ đọc lộn thì chữ N, rồi tự hỏi sao lại có tên kì vậy? Lá giang nấu canh thì tuyệt cú mèo mà đa số là người miền trung thích ăn chứ trong nam ít khi ăn vì họ thường ăn rau nhút. Giờ thì món gà nấu lá giang cũng "tiến về Sài Gòn giải phóng thành đô :D" rồi. Lá giang có thể phơi khô để dành khi nấu vẫn ngon chán... ::)



(Sửa lổi chính tả - Rau Nhút mới đúng! - Thanks Mod)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 22 Tháng Hai, 2010, 01:13:32 am
Hú hồn chữ M mà cứ đọc lộn thì chữ N, rồi tự hỏi sao lại có tên kì vậy? Lá giang nấu canh thì tuyệt cú mèo mà đa số là người miền trung chứ trong nam ít khi ăn vì họ thường ăn rau nhúc?


Rau Nhút hay rau NHÚC vậy bác daibacvn?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: daibacvn trong 22 Tháng Hai, 2010, 01:22:45 am
Lên google thì chữ "NHÚT" được dùng nhiều hơn nên nếu không có căn cứ nào đáng tin cây thì lấy đa số => RAU NHÚT ;D :D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 22 Tháng Hai, 2010, 11:48:12 am
Hú hồn chữ M mà cứ đọc lộn thì chữ N, rồi tự hỏi sao lại có tên kì vậy? Lá giang nấu canh thì tuyệt cú mèo mà đa số là người miền trung thích ăn chứ trong nam ít khi ăn vì họ thường ăn rau nhút. Giờ thì món gà nấu lá giang cũng "tiến về Sài Gòn giải phóng thành đô :D" rồi. Lá giang có thể phơi khô để dành khi nấu vẫn ngon chán... ::)



(Sửa lổi chính tả - Rau Nhút mới đúng! - Thanks Mod)
Ở SG có cả một dãy quán cá kèo lá giang, canh gà lá giang ở đường Sư Thiện Chiếu, ở gần ngay cơ quan của Deptraideu.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: svailo trong 22 Tháng Hai, 2010, 02:27:03 pm
KH @ : Cây thòm bóp giống hệt cây này . Quả cũng giống thế này . Ăn cũng giống cây này . Khác là quả đơn hoặc đôi . Đài hoa biến thành cái bao như đèn lồng che lấy quả . Hồi nhỏ hái quả thòm bóp thổi hơi vào đập lên má , lên trán nó kêu cái '' bóp ''. Đưa con người ta ra chỗ ấy chỗ nọ hỏi : ''Cây này là cây gì ? '' . Em thẽ thọt thưa '' Cây thòm bóp '' . '' Hồi nhỏ bọn anh gọi là cây thèm bóp '' . Nàng tiếp luôn '' Thế giờ lớn rồi thì sao ?'' . ''Thì về kẻng điểm danh rồi '' .
**********************
 Mình chả tin : " Thế giờ lớn rồi thì sao ? " mà ông MUCTAU lại có thể còn đứng thẳng dậy được mà về điểm danh . Địch ngoan ngoãn, cố tình chịu vào ổ phục. Pin đầy điện , lò xo điểm hỏa căng đét, mà ông không điểm hỏa thì ... !
 Có bác nào có hình cây CÀNG CUA, thân xanh nhạt, nhìn trong trong như thạch ấy , ăn sống cũng ngon lắm, post lên cho mình đỡ nhớ tí


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: TQNam trong 22 Tháng Hai, 2010, 03:37:00 pm
Mèn ơi, rau nầy đất Sài thành đâu thiếu, cứ mưa tời thì ngoài chợ bán đầy hà, anh ơi. Đơn giàn là trộn nước mắm tỏi ớt, thêm được trứng gà luộc hay thịt bò tái thì hay quá.
Dạ, mời anh sơi:

(http://i525.photobucket.com/albums/cc340/TQNam/cangcua1-2.jpg)

(http://i525.photobucket.com/albums/cc340/TQNam/cang-cua-tron-thit-bo.jpg)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 22 Tháng Hai, 2010, 03:38:56 pm

**********************
 Mình chả tin : " Thế giờ lớn rồi thì sao ? " mà ông MUCTAU lại có thể còn đứng thẳng dậy được mà về điểm danh . Địch ngoan ngoãn, cố tình chịu vào ổ phục. Pin đầy điện , lò xo điểm hỏa căng đét, mà ông không điểm hỏa thì ... !
 Có bác nào có hình cây CÀNG CUA, thân xanh nhạt, nhìn trong trong như thạch ấy , ăn sống cũng ngon lắm, post lên cho mình đỡ nhớ tí
Dạ em nó đây nè bác
(http://saigonecho.com/main/images/stories/fruits/raucangcua_271109.jpg)

hehe rau của em "xanh" hơn rau của bác TQNam :D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: svailo trong 22 Tháng Hai, 2010, 04:49:00 pm
Mèn ơi, rau nầy đất Sài thành đâu thiếu, cứ mưa tời thì ngoài chợ bán đầy hà, anh ơi. Đơn giàn là trộn nước mắm tỏi ớt, thêm được trứng gà luộc hay thịt bò tái thì hay quá.
Dạ, mời anh sơi:

(http://i525.photobucket.com/albums/cc340/TQNam/cangcua1-2.jpg)

(http://i525.photobucket.com/albums/cc340/TQNam/cang-cua-tron-thit-bo.jpg)
***************************
 Cám ơn TQNam ! Ngon quá , ngon quá
Chả cần thịt bò,trứng mắm ớt tỏi đâu.Dứt cơn sốt rét xong, rau CÀNG CUA sống chấm nước mắm kem pha loãng cũng ngon lắm rồi
 Trước khi sốt, sao thèm cơm thế, ăn không biết no
Thời ấy sao nuôi lính mình dễ vậy cà  ?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: tung677 trong 02 Tháng Năm, 2010, 08:39:07 am
Dùng BCS để bảo quản chống ẩm, lính ta mua rõ nhiều mà toàn chọn size maximum, mấy cô bán hàng cứ gọi là xanh mặt (http://www9.ttvnol.com/forum/tinhocvn/images/emotion/3icon_smile_approve.gif)  (http://www9.ttvnol.com/forum/tinhocvn/images/emotion/icon_smile_big.gif)
cách đây 8 năm,tôi lên F308,thăm người quen,thấy lính nhà ta đi mua băng vệ sinh(phụ nữ) nhiều quá,hỏi ra các cậu hành quân bộ đường dài hay bị phồng dộp chân nên lót vào giầy đỡ rất nhiếu,đúng là lính nhà ta thời kỳ đổi mới thông minh thật?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: T54b trong 02 Tháng Năm, 2010, 11:44:45 am
Chào sư huynh ! Gớm sớm mai nghe nói bánh xèo làm em vãi nước miếng . Em đố sư huynh mấy cái này ở quê bác VOVANHA kêu là gì ?

Các bác hành quân đi nghỉ Lễ chiến thắng rồi về đây rút ra những mẹo nhỏ ư.
MT ơi đích thị nó là khuôn bánh xèo của dân Bình Định của T54b đó.
Sao ở đâu cũng xuất hiện VV... thế


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: binhyen1960 trong 03 Tháng Năm, 2010, 11:36:03 am
 Ngày đó chúng tôi phải hành quân luồn sâu đêm suốt , tối khoảng 6h là lên đường đi đến sáng phải tới mục tiêu đã định , lính đeo vác nặng hành quân triền miên rất mệt mỏi , khổ nhất là thức đêm ít ngủ nhất là ở cái tuổi ăn tuổi ngủ đó 18 20 , hôm nào vào đến mục tiêu đánh nhanh diệt gọn còn có thời gian tranh thủ nghỉ ngơi , nếu gặp địch xương xương một chút thì ôi thôi khổ không còn gì tả nổi , đánh cho lính Pốt bật khỏi vị trí rồi truy đuổi càn quét , nhẹ nhàng cũng phải đến 12h trưa hôm sau mới xong , nghỉ ngơi đến tầm 6h chiều lại tiếp tục hành quân tiếp , thời gian nghỉ ngơi cơm nước ăn uống tắm rửa tất tật tần tân cũng chỉ 5 6h đồng hồ rồi lại đi lại hành quân .
 Chúng tôi khi đó thèm ngủ lắm , nếu hỏi bất kể thằng lính cho đến SQ chỉ huy cấp D lúc đó rằng :
- Anh muốn gì lúc này ?
 Chắc ai cũng nói :
- Được ngủ thoải mái cho đến bao giờ muốn dậy thì dậy thôi .
 Sao cái ngày đó hành quân nhiều thế không biết ? Chắc chúng ta tranh thủ thừa thắng xông lên lúc địch đang tan giã từng mảng nên truy quét tiêu diệt , khi đó lính chúng tôi vất vả lắm . Lính thì tranh thủ từng giây từng phút để nghỉ ngơi cho lại sức , 5 phút cũng ngủ , 3 phút cũng mơ màng rồi , nhìn nhiều thằng lính ngồi ngủ ngon lành trên đường hành quân mà trên vai vẫn nguyên cái ba lô dựa gốc cây súng đặt ngang đùi , có lần lệnh nghỉ giải lao vài phút tôi ngồi xuống biết đặt mông cạnh bãi phân bò nhưng tiếc vài giây di chuyển vị trí khác cũng mặc kệ ngủ luôn .
 Chuyện lính ngủ quên trên đường hành quân luồn sâu bị rớt lại thì C nào cũng có , khi có lệnh nghỉ giải lao thằng nào ngồi lệch khỏi hàng là dễ bị bỏ quên nhất , đơn vị đi rồi mà nó vẫn nằm đó ngủ ngon lành tới khi trước mặt nổ súng mới choàng tỉnh dậy thấy mình bơ vơ giữa rừng , thế là nó lần theo vết chân trong rừng nhằm nơi có tiếng súng mà mò tìm đơn vị , phúc tổ 70 đời nhà chúng nó không gặp mấy thằng lính Pốt đi ngang qua khi nó ngủ , sau này rút kinh nghiệm lúc nghỉ cấm ngồi lệch khỏi hàng , thằng A phải lôi thằng B dậy , thằng B phải nhắc thằng C cứ thế cho đến hết hàng quân nên chuyện lính bị lạc đơn vị không còn nữa . Xong lại nảy ra một chuyện , cũng chỉ bị duy nhất 1 lần đó là cả D7 chúng tôi ngủ quên trên đường hành quân luồn sâu , cả tiểu đoàn ngủ lăn ngủ lóc , từ cán bộ tiểu đoàn tới thằng lính giữa rừng , ngủ mê mệt không ai thức dậy nổi đến khi ánh nắng chiếu thẳng vào mặt mới choàng tỉnh dậy . Chẳng biết cán bộ D giải thích thế nào với cán bộ tác chiến tham mưu cấp E nhưng lính thì khoái vì được ngủ .
 Thế rồi chúng tôi truyền tai nhau một kinh nghiệm nhỏ trên đường hành quân luồn sâu :
 Chọn đường khá bằng phẳng dễ đi cứ 3 bước chân đi thì thức 1 bước ngủ , đừng suy nghĩ gì mặc kệ cho cái đầu của mình chìm đi 1/nhiều của giây rồi lại tỉnh lại 3 bước chân . Cứ thế mà diễn mà bước đi , nó cũng đỡ nhiều lắm , khi tới mục tiêu người lính sẽ tỉnh táo hơn sức chịu đựng dẻo dai hơn và chắc chiến đấu cũng hiệu quả hơn .

 Rau càng cua , đúng là rau càng cua , ở SG tôi vẫn thấy nó mọc trong những chậu cây cảnh , lưa thưa vài cọng , ngày bên K trong rừng thỉnh thoảng vẫn gặp hàng vạt to , nhổ về rửa sạch chấm với nước mắm có ớt nữa thì nhất rồi ( lấy đâu ra nước mắm , gạo rang cháy + muối + bột ngọt = nước mắm của lính )

 Bác nào có tấm ảnh chụp cây rau tầu bay post cho BY phát nhìn cho đỡ nhớ rừng  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 03 Tháng Năm, 2010, 01:40:33 pm
 Bình Yên nhắc tới rau tàu bay minh mới nhớ . Rau ngon thật , cứ có dịp đi ra khỏi TPHCM ra Bình Phước , Đồng Nai , hay Đà Lạt là mình tranh thủ hái rau tàu bay về , vừa nấu canh vừa xào thịt bò , cã nhà đều khen ngon . Có lần cơ quan đi du lịch ở Đà Lạt , khi về ghé vào thác Pon - gua , mình phát hiện rau tàu bay quá trời mọc ven bên thác , mình cởi áo khoác hái đầy một áo , về chia cho mọi người và chỉ cho cách nấu canh , ai cũng bảo là quá ngon . Dân Sài Gòn ăn xong rồi khen " rau rừng ngon thật , hèn chi mấy ông Việt Cộng sống hoài trong rừng mà không chết đói " .
  Ở Hà Nội BÌNH Yên chỉ cần ra khỏi Hà Nội đi về phía Việt Trì -  Phú Thọ dọc theo những bãi bồi theo sông Hồng là có rau tàu bay mọc nhiều lắm .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: quyenkh trong 03 Tháng Năm, 2010, 01:54:25 pm
 @ Binhyen rau tàu bay mọc nhiều ở vùng đông nam bộ , nếu ngoài đó bác nhớ rau này thì mua rau cải cúc về dùng tạm mùi vị cũng na ná như rau tàu bay .
 Các bác ở bên K vào mùa mưa có thưởng thức nấm dai chưa , loại nấm mọc tự nhiên trong rừng ăn rất ngọt , hay vì ngày ấy mình đói quá không biết .
 Hỏi bác Bình Yên vô rừng khu 20 nhà bác có biết loại nấm thúi không , hê hê hỏi lão Trungsy dùm luôn nhé một đặc sản của rừng núi vùng ấy , hai bác biết loại này mọc nhiều ở khu nào trong khu 20 nhà không , vô rừng nghe mùi thoang thoảng của nó cứ ngỡ có xác chết gần đâu đó , hôm nào nó già gần nhũn mùi thối càng đậm đặc .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 03 Tháng Năm, 2010, 02:01:26 pm
 NẤM DAI bên K bây giờ ở chợ họ đã bán đầy nhưng tên gọi là nấm bào ngư đó QuyenKH . Mình vẫn thường xuyên đi chợ nấu cơm nên mình gặp hoài , hầu như chợ nào cũng có rẽ hơn cã nấm rơm nữa . Bây giờ dân ta gây giống trồng đại trà .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongdoi78 trong 03 Tháng Năm, 2010, 03:04:11 pm
Bình Yên nhắc tới rau tàu bay minh mới nhớ . Rau ngon thật , cứ có dịp đi ra khỏi TPHCM ra Bình Phước , Đồng Nai , hay Đà Lạt là mình tranh thủ hái rau tàu bay về , vừa nấu canh vừa xào thịt bò , cã nhà đều khen ngon . Có lần cơ quan đi du lịch ở Đà Lạt , khi về ghé vào thác Pon - gua , mình phát hiện rau tàu bay quá trời mọc ven bên thác , mình cởi áo khoác hái đầy một áo , về chia cho mọi người và chỉ cho cách nấu canh , ai cũng bảo là quá ngon . Dân Sài Gòn ăn xong rồi khen " rau rừng ngon thật , hèn chi mấy ông Việt Cộng sống hoài trong rừng mà không chết đói " .
  Ở Hà Nội BÌNH Yên chỉ cần ra khỏi Hà Nội đi về phía Việt Trì -  Phú Thọ dọc theo những bãi bồi theo sông Hồng là có rau tàu bay mọc nhiều lắm .
Hôm rồi đi lạng sơn được ăn rau ngót rừng. Rõ ràng lúc đầu ăn thấy quen quen bèn hỏi mấy anh em cùng ngành đang công tác ở trên đó thì được biết đó là loại thực vật vừa được xếp vào hàng đặc sản được mươi năm nay. Tôi đòi xem loại rau đó thì được người ta mang cho xem. Đó là loại cây mà lính lác chúng mình hồi ở Cam gọi là cây mì chính. Mình hỏi mua thì người ta bảo hét do phải mua của dân tận trên núi. Chủ đề bữa ăn hôm đó xoay quanh các món rau của lính


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: lamlinh31278 trong 03 Tháng Năm, 2010, 04:11:19 pm
(http://i795.photobucket.com/albums/yy233/lamlinh31278/120px-Hoacaytaubay1.jpg)
 Rau tàu bay đây
(http://i795.photobucket.com/albums/yy233/lamlinh31278/rau20tau20bay2011.jpg)

 Rau tàu bay và hoa
(http://i795.photobucket.com/albums/yy233/lamlinh31278/120px-Gynura_crepidioides_blooms1.jpg)
(http://i795.photobucket.com/albums/yy233/lamlinh31278/120px-To_fly_Gynura_crepidioides_bl.jpg)
Nhụy hoa được bung ra từ nụ, theo gió bay mang theo hạt nằm dưới cánh.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: quynhnga_92 trong 03 Tháng Năm, 2010, 05:14:05 pm
Rau tàu bay ăn được hở bác?? ???


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 03 Tháng Năm, 2010, 05:17:54 pm
Rau tàu bay ăn được hở bác?? ???
hehe , rau này ăn ngon và tốt lắm cháu ạ vì nó giúp mình giảm cân .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: quyenkh trong 03 Tháng Năm, 2010, 05:29:34 pm
 Trời Sài Gòn hôm nay vần vũ một màu đen , thời tiết oi bức quá mặt đường cũng như đang há miệng ra chờ những giọt mưa đầu mùa , xương cốt rệu rã vì nóng bức chỉ bước vài bước mồ hôi đã rịn ra nhơm nhớp trong người .
 Hơn 30 năm trước làm gì có chuyện đau lưng nhức mỏi , nhưng có một thứ quật ngã chúng ta là sốt rét rừng , cái rét nó như ăn sâu vào trong xương trong tủy , người thì nóng pừng pừng trên 40o quấn bao nhiêu chăn mà vẫn run lập cập , sốt riết thành quen để rồi coi bệnh sốt rét như một người bạn đồng hành .
 Mình hay bị sốt cách nhật sáng dậy thấy mỏi xương khớp đầu buôn buốt thế nào trưa cũng lên cơn , những năm đầu còn chích thuốc dầu đau không thể tả , những ngày ấy cha Tới Y tá đơn vị mình được anh em quý lắm , vì nếu không hắn dí cái kim cùn vào mông lõm sâu vao mà kim chưa chịu xuyên qua da , không thì hắn tiêm thuốc chưa tan dầu vô mông áp xe cho bỏ bố .
 Nhớ có lần hắn tiêm cho mình đâu được 18 mũi thì hai bên mông sưng to như hai cái chén B52 , bước đi không muốn nổi nhưng ráng dậy đi lại dè chừng sốt ác tính , miệng thì đắng cháo vẫn phải tuồn thẳng để có tý bột trong người , ói ra mật xanh mật vàng nhưng lại nuốt tiếp để khỏi quỵ vì mất sức .
 Ai chừng tiêm vài mũi thôi mông đau sức kiệt chống gậy mà đi , tối nằm sấp vì đau nhưng tới giờ gác vẫn phải ra canh , ai nữa đây cả khẩu đội chỉ còn vỏn vẽn ba bốn thằng , nhưng sốt rét hình như nó rủ cho có bạn với nhau , bốn thằng có ngày ba thằng lên cơn sốt rét .
 Khi hết sốt người ngứa như ran cả đêm không ngủ như có hàng vạn mũi kim đang đâm vào lòng bàn chân bàn tay ... cái cảm giác thèm ăn để bù lại những ngày vừa qua , miệng vẫn đắng mà chỉ thèm chua cay .
 Đầu mùa mưa cũng là mùa của măng rừng đi một lúc thôi một ba lô đầy , quanh đi quẩn lại chỉ ba món chính  luộc xào nếu thu hoạch nhiều thì đem muối chua .
 Măng tươi bào mỏng đem luộc nhớ nước đầu khi vừa sôi chắt bỏ để bỏ vị đắng , khi luộc xong trộn với muối và mì chính quan trọng nhứt là phải có ớt hiểm , một thau nhôm măng phải một chén ớt hiểm đầy , ớt chín ớt xanh được tất cho măng thiệt cay , gắp một gắp cho vô miệng để cái cay lấn át cái đắng của thuốc Nivaquin , xong bữa thằng nào thằng ấy mồ hôi đầm đìa miệng há ra thở vì cay , nhưng chỉ qua hai ngày sức khỏe lại phục hồi như xưa .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 03 Tháng Năm, 2010, 06:00:52 pm
[quote
[/quote]
Hôm rồi đi lạng sơn được ăn rau ngót rừng. Rõ ràng lúc đầu ăn thấy quen quen bèn hỏi mấy anh em cùng ngành đang công tác ở trên đó thì được biết đó là loại thực vật vừa được xếp vào hàng đặc sản được mươi năm nay. Tôi đòi xem loại rau đó thì được người ta mang cho xem. Đó là loại cây mà lính lác chúng mình hồi ở Cam gọi là cây mì chính. Mình hỏi mua thì người ta bảo hét do phải mua của dân tận trên núi. Chủ đề bữa ăn hôm đó xoay quanh các món rau của lính
[/quote]_______________________________________________________________________________________________________________
_Loại rau mà đồng đội nhắc đó có rất nhiều ở các vùng có núi đá. Mỗi vùng gọi một tên khác nhau như Cao Bằng và Lạng Sơn gọi là rau ngót rừng từ Ninh Bình vào đến rừng Trường Sơn Lính đánh Mĩ gọi là rau sắng. Gọi là rau mì chính cũng được,còn rau tầu bay ở Hà nội kiếm rất rễ ở bờ Sông Hồng ý rất nhiều thỉnh thoảng tôi nhớ vẫn ra lấy ăn. Còn rau ngót rừng và rau bồ khai ,năm nào vào mùa của nó ở Hà Nội tôi cũng được ăn nhiều là đằng khác vì tôi có nguồn ở chên đó gửi về 2 nghìn một mớ to bằng cổ tay cả măng đắng nữa.! Hiện giờ thì hết mùa rồi ở Hà Nội ai muốn ăn vào tháng 3 năm sau hãy liên lạc với tôi là có ngay cùng lắm chỉ sau 12 giờ là có.  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 03 Tháng Năm, 2010, 06:13:20 pm
Số rét hầu như đơn vị nào lính cũng bị, bị sốt rẻt đầu nóng hầm hập, hai nách, háng nóng rực, nếu cặp nhiệt kế chắc vượt chỉ số 42 độ? bên trong người cảm giác lạnh run người, đắp bao nhiêu chăn, tấm đắp vẫn lạnh, mồ hôi túa ra, lòng trắng mắt chuyển vàng, nhìn gì cũng màu vàng.... Có điều nó chỉ sốt theo cơn thôi, thông thường ngày 3-4 cơn gì đó. Còn lúc dứt cơn sốt, không còn sốt nóng ngừoi rã rời, vẫn có thể làm việc gì đó nhẹ nhàng được, miệng đắng ngắt mà vẫn phải ăn, lúc đó chỉ có cháo đường hay sữa hộp mà uống thì nhanh lại sức nhất, chứ cơm nhai trệu trạo không nổi (lại nhớ y tá đại đội bao giờ cũng báo nuôi quân nấu cháo đường cho bọn sốt rét!).
Tôi may mắn hơn bác là chưa phải tiêm thuốc sốt rét bao giờ, chỉ có dùng thuốc uống thôi, có lẽ do thể lực chịu đựng được, hoặc do uống các loại thuốc phòng 2, 3 của quân y cấp rất đều. Tiêm như bác chắc sốt nặng quá. Cơn sốt rét của tôi khoảng 3-4 ngày là hết, kể cũng lạ.
Sau ngày ra quân về HN, cũng còn rơi rớt 2-3 trận sốt, khi thấy thời tiết thay đổi, thấy gai người, cơn sốt kéo đến, lại run lập cập theo cơn, và cũng lại khoàng 3 ngày là tự hết. Từ 1990 đến nay hết hẳn rồi.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 03 Tháng Năm, 2010, 06:17:50 pm
Có một loại rau nữa mà bọn tôi cũng hay hái về ăn đó là loại cải giống cải xoong, mọc ven suối. Không nhớ tên nó.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongdoi78 trong 03 Tháng Năm, 2010, 06:25:24 pm
_Loại rau mà đồng đội nhắc đó có rất nhiều ở các vùng có núi đá. Mỗi vùng gọi một tên khác nhau như Cao Bằng và Lạng Sơn gọi là rau ngót rừng từ Ninh Bình vào đến rừng Trường Sơn Lính đánh Mĩ gọi là rau sắng. Gọi là rau mì chính cũng được,còn rau tầu bay ở Hà nội kiếm rất rễ ở bờ Sông Hồng ý rất nhiều thỉnh thoảng tôi nhớ vẫn ra lấy ăn. Còn rau ngót rừng và rau bồ khai ,năm nào vào mùa của nó ở Hà Nội tôi cũng được ăn nhiều là đằng khác vì tôi có nguồn ở chên đó gửi về 2 nghìn một mớ to bằng cổ tay cả măng đắng nữa.! Hiện giờ thì hết mùa rồi ở Hà Nội ai muốn ăn vào tháng 3 năm sau hãy liên lạc với tôi là có ngay cùng lắm chỉ sau 12 giờ là có.  ;D
[/quote]
Phải rồi, Cả rau bò khai chứ không phải là bồ khai đâu đồng đội ơi ( ăn nó có mùi hơi khai khai). Rau này rất mắc. Bữa ngồi với anh em trên đó, mình gọi mấy lần, tưởng rẻ nào ngờ mắc lắm. 50.000 đồng/ đĩa lèo tèo vừa đủ biên chế cho 1 gắp của mình.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongdoi78 trong 03 Tháng Năm, 2010, 06:31:16 pm
Có một loại rau nữa mà bọn tôi cũng hay hái về ăn đó là loại cải giống cải xông, mọc ven suối. Không nhớ tên nó.

Rau ăn hơi nhớt. Lính E1 chuyên đi hái ở ngầm OKrieng, Tây sông Mê kông nữa đúng không. Đụng nhau hoài mà không biết bác Hung@. Y tá đơn vị nói rau này ăn hại máu giông như tàu bay và măng nữa bác ợ. Thế E1 đã ăn sung muối chưa ( Bây giờ là đặc sản rồi. Đến Siêu thị mới có)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongdoi78 trong 03 Tháng Năm, 2010, 06:36:45 pm
Số rét hầu như đơn vị nào lính cũng bị, bị sốt rẻt đầu nóng hầm hập, hai nách, háng nóng rực, nếu cặp nhiệt kế chắc vượt chỉ số 42 độ? bên trong người cảm giác lạnh run người, đắp bao nhiêu chăn, tấm đắp vẫn lạnh, mồ hôi túa ra, lòng trắng mắt chuyển vàng, nhìn gì cũng màu vàng.... Có điều nó chỉ sốt theo cơn thôi, thông thường ngày 3-4 cơn gì đó. Còn lúc dứt cơn sốt, không còn sốt nóng ngừoi rã rời, vẫn có thể làm việc gì đó nhẹ nhàng được, miệng đắng ngắt mà vẫn phải ăn, lúc đó chỉ có cháo đường hay sữa hộp mà uống thì nhanh lại sức nhất, chứ cơm nhai trệu trạo không nổi (lại nhớ y tá đại đội bao giờ cũng báo nuôi quân nấu cháo đường cho bọn sốt rét!).
Tôi may mắn hơn bác là chưa phải tiêm thuốc sốt rét bao giờ, chỉ có dùng thuốc uống thôi, có lẽ do thể lực chịu đựng được, hoặc do uống các loại thuốc phòng 2, 3 của quân y cấp rất đều. Tiêm như bác chắc sốt nặng quá. Cơn sốt rét của tôi khoảng 3-4 ngày là hết, kể cũng lạ.
Sau ngày ra quân về HN, cũng còn rơi rớt 2-3 trận sốt, khi thấy thời tiết thay đổi, thấy gai người, cơn sốt kéo đến, lại run lập cập theo cơn, và cũng lại khoàng 3 ngày là tự hết. Từ 1990 đến nay hết hẳn rồi.
Mình ra quân mang theo cả sốt rét, mỗi năm vài bận đến tân cuối cuối năm 85 ( sau 3 năm) mới cắt hẳn. Nhớ có lần đi chơi với người yêu lên cơn sốt rét lăn đùng, run cầm cập, giữa mùa hè phải chùm mấy chăn  làm mọi người không hiểu, chỉ có một mình người yêu mình hiểu. Cũng trở thành kỉ niệm rồi



Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: binhyen1960 trong 03 Tháng Năm, 2010, 06:37:46 pm
 Ăn uống kiểu như lính F309 khai thác trong rừng thế thì còn gì cho lớp đàn em sau này có cái mà ăn nữa  ;D
 Thảo nào vừa rồi BY qua thăm lại K thấy tre gai bớt đi rất nhiều không còn rậm rạp như xưa , có những khoảng xưa là rừng tre gai nhiều vô vàn vậy mà bây giờ ...trắng phớ . ;D .
 Chắc vùng đó xưa kia đơn vị bác Quyenkh hành quân qua  ;) .

 Bác Quyenkh !
 Khi BY vào F339 lần đầu là tháng 1.1980 , lúc đó đang mùa khô , ở đó đúng 45 ngày và ở khu 20 nhà có 1 đêm , từ F bộ tiền phương của F339 vào đến E bộ của E9 là 3 ngày đường , lúc đó E 209 của F7 nhận tải gạo cho E9 của F339 là 100 tấn gạo trong thời gian cả đi lẫn về là 45 ngày nên toàn E209 phải chia đều làm 3 chặng , khi đó D7 nằm trong cùng , từ suối chết Trôi vào tới E bộ E9 , nhưng khi nhận gạo của D8 thì lại phải lùi lại phía sau suối chết Trôi khoảng 5km trên cái trảng rộng tương đối phẳng nằm trên đỉnh đồi .
 Ngày đó lính D7 vừa tới nơi đã đi ngay 2 người cùng vài lính bị thương nhẹ do đá phải mìn KP2 nên lính ngại đi lại tìm đồ ăn trong rừng , bởi vậy chuyện nấm thối thì quả thật là BY không biết . Ở rừng 339 thì BY được ăn cây môn thục rồi , lúc ăn đưa cọng môn thục vào miệng cứ tưởng khúc tre xong cố mà ăn cho có chất rau xanh ( không dám gọi là VitaminC ).
 Hết sạch thuốc lá cả D không còn nổi điếu thuốc rê thì lính tìm lá coke về hút với nhau cho đỡ nhớ nicotin , khói lá coke ngai ngái khê khê người bảo hút được xong BY hút có 1 lần thì chán hẳn lần sau ai mời là lắc đầu ngay , chịu chẳng hút nổi . Ấy vậy mà ở đó BY được D trưởng Xuyến gọi lên D bộ tâm sự trên cái hòn đá giữa lòng suối rồi bố Xuyến móc bao thuốc lá lép kẹp ra hút , cho BY hút ké rồi khi về còn cho 1 điếu mang về nữa , có lẽ cả đời này BY không quên điếu thuốc lá đó của bố Xuyến .
 Khi từ F339 ra đơn vị của BY sốt rét 100% quân số , cá biệt có lính C1 C3 lên cơn ác tính rồi đi luôn , C2 không có ai chết vì sốt ác tính , BY trên đường ra đã dính đòn rồi , trèo đèo lội suối như vậy mang vác có nhẹ hơn vì không có gạo mà đang sốt 39 39,5 độ , chẳng ai còn hơi sức đâu mà cõng mà khiêng đồng đội nữa , thôi đành túc tắc đi vậy , người khỏe đi ra mất 2 ngày người yếu đi ra 3 4 ngày vậy , sốt quá , mệt quá thì kiếm chỗ nào đó nằm lại , khi đỡ rồi thì lại đi , cứ đường mòn đó mà đi , thỉnh thoảng có trạm của anh em mình rồi , súng đạn đấy gặp địch thì đánh , BY nằm trong nhóm tụt tạt này lúc đi ra , tới chiều tối ngày thứ 3 mới ra đến nơi , chiều hôm đó về đến C2 nằm dọc con suối mắc được cái võng lên là không biết gì nữa . Có lẽ khi đó sức mình cũng đã cạn kiệt sau những cơn sốt rét của rừng 339 .
 Bị tiêm thuốc ký ninh như bác Quyenkh thì vẫn chưa ăn thua gì , y tá còn không biết cắm kim tiêm vào đâu nữa kia , cái chỗ tiêm được ở 2 bên mông bằng cái chôn bát ăn cơm mà nó dày mũi kim đến mức ra quân rồi 2 3 năm sau vẫn còn vết kim tiêm cùng cái cục gì cưng cứng ở đó , kinh nghiệm khi tiêm xong là nhờ anh em lấy cái bi đông cho nước nóng vào trườm cho thuốc tan ra thì sẽ đỡ hơn , thường thì mấy thằng thân thân với nhau sẽ lo chuyện đó còn thằng đang sốt thì biết quái gì nữa .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 03 Tháng Năm, 2010, 06:38:15 pm
Có một loại rau nữa mà bọn tôi cũng hay hái về ăn đó là loại cải giống cải xông, mọc ven suối. Không nhớ tên nó.

Rau ăn hơi nhớt. Lính E1 chuyên đi hái ở ngầm OKrieng, Tây sông Mê kông nữa đúng không. Đụng nhau hoài mà không biết bác Hung@. Y tá đơn vị nói rau này ăn hại máu giông như tàu bay và măng nữa bác ợ. Thế E1 đã ăn sung muối chưa ( Bây giờ là đặc sản rồi. Đến Siêu thị mới có)
Dạ đúng, không biết vạt rau cải xoong đó có phải của bác không nữa?  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongdoi78 trong 03 Tháng Năm, 2010, 06:41:24 pm
Có một loại rau nữa mà bọn tôi cũng hay hái về ăn đó là loại cải giống cải xông, mọc ven suối. Không nhớ tên nó.

Rau ăn hơi nhớt. Lính E1 chuyên đi hái ở ngầm OKrieng, Tây sông Mê kông nữa đúng không. Đụng nhau hoài mà không biết bác Hung@. Y tá đơn vị nói rau này ăn hại máu giông như tàu bay và măng nữa bác ợ. Thế E1 đã ăn sung muối chưa ( Bây giờ là đặc sản rồi. Đến Siêu thị mới có)
Dạ đúng, không biết vạt rau cải xoong đó có phải của bác không nữa?  ;D
Em không hiểu ???


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 03 Tháng Năm, 2010, 06:47:11 pm
Ngầm O'Krieng rất nhiều giống rau cải xoong, rau dền dại... không biết d15 nhà bác có chiếm làm riêng cho mình vạt cải nào không?, lâu lâu đi lùng sục lại tạt vào đó hái bác ạ.
Sau này, đơn vị còn mua hạt giống rau muống, rau cải xanh bên VN mang sang để cho lính tự trồng thành luống, quanh nhà ở hậu cứ nữa.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongdoi78 trong 03 Tháng Năm, 2010, 06:54:11 pm
Ngầm O'Krieng rất nhiều giống rau cải xoong, rau dền dại... không biết d15 nhà bác có chiếm làm riêng cho mình vạt cải nào không?, lâu lâu đi lùng sục lại tạt vào đó hái bác ạ.
Sau này, đơn vị còn mua hạt giống rau muống, rau cải xanh bên VN mang sang để cho lính tự trồng thành luống, quanh nhà ở hậu cứ nữa.
Mình không trồng nhưng chuyên đi thu hoạch ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 03 Tháng Năm, 2010, 08:07:51 pm
 Lúc đóng quân ở phum thmay trên núi hồng , anh em B mình có món ăn nầy rất ngon . Đó là cây so nhái ( có nơi còn gọi là cúc tần ) là một loại thảo dược có tính an thần nhẹ , có thể làm rau ăn , ăn vào ngủ rất ngon . Cây có lá gần giống cây vạn thọ , hoa màu vàng , có vị ngọt ngọt chác chác , mùi rất thơm . Anh em mình xin dân một ít bò hóc ( món nầy mà xin dân thì họ sẳn sàng cho ) , đem băm nhuyển , với củ xã , sau đó hấp cho chín nhừ . Cứ thế mà chấm với đọt cây so nhái ăn với cơm thỉnh thoảng cắn kèm theo trái ớt rừng xanh mướt vừa cay vừa ngọt . Anh em mình chưa từng thấy bửa cơm dã chiến nào của bộ đội mình mà ngon như vậy . Nhưng ăn nhiều buổi liên tục thì anh em ngủ được , bỏ gác , nên không dám cho anh em ăn nữa .
  Còn dọc theo con suối lớn từ ngọn núi Hồng chảy về Siêm Riệp đặc biệt có một loại cây mà mình thấy ở dọc theo bờ sông Sài Gòn lại có , đó là cây " râu mướp " . Loại cây mà mình hái ngọn non nấu canh ăn rất ngon , mà làm dưa ăn cũng rất ngon . Làm dưa ăn với cá kho hay thịt kho , ngon hơn dưa bẹ môn ( ăn không bị ngưa như dưa bẹ môn ) . Nếu muối dưa xong rồi lấy dưa nấu canh còn ngon nữa . Nó ngon với vị đặc trưng của nó khó mà tả được . Mỗi lần có dịp đi ngang Bình Dương ,hay Củ Chi mình đều ghé mua cho được dưa râu mướp về nấu canh . Mình ghé mua dưa nầy , má bán dưa nói câu đầu tiên với mình là " chú là dân bộ đội hay sao mà biết mua dưa râu mướp về ăn .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 03 Tháng Năm, 2010, 08:16:36 pm
hehe cái cây so nhái này tụi em gọi là rau nhái , rau này ăn với ruốc cá cũng ngon lắm . Bây giờ muốn ăn rau này cứ vào Hoàng Ty gọi món thịt luộc cuốn bánh tráng là có nhưng sao lại không thấy ngon như ngày xưa .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 03 Tháng Năm, 2010, 08:20:56 pm
 Ha anh ơi! Anh em nào mà mất ngủ lấy cây nầy làm rau ăn cũng giống như là đọt nhản lòng , ăn xong là ngủ rất tốt .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 03 Tháng Năm, 2010, 08:23:52 pm
Ha anh ơi! Anh em nào mà mất ngủ lấy cây nầy làm rau ăn cũng giống như là đọt nhản lòng , ăn xong là ngủ rất tốt .
hehe , hồi đó đang sức ăn sức ngủ nên bọn em ăn rau này nhiều lắm mà đâu có biết tác dụng của nó  ;D bây em mới biết chắc phải ăn nhiều rau này vì em bị mất ngủ thường xuyên .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: quyenkh trong 03 Tháng Năm, 2010, 08:35:39 pm
 @ Binhyen đơn vị bác lúc vô khu 20 nhà lính 339 nghét sao ấy chứ , khi đơn vị mình bàn giao lại trong ấy có những vạt rau rất rộng và tốt , thế bác ăn cây môn thục có phải làm không , lần đầu mình không biết bị ngứa gần chết vì giống này , cứ tưởng nó là cây dọc mùng * bạc hà * .
 Sốt rét mình chỉ bị 2 năm đầu tiên còn bước qua năm thứ 3 có nhưng nhẹ thôi chỉ nhớ nhất lần sốt xuất huyết ở khu 20 nhà , lúc ấy trạm xá E nằm sau sân bay trực thăng 2 chong chóng , 38 ngày nằm bệnh xá đến 25 ngày phải chống gậy mà đi , may có thằng Cường làm quản lý ở BX nó dúi cho mỗi ngày một hộp thịt bồi dưỡng không thì cũng pắng ở mảnh đất đó rồi .
 Con suối ở khu E bộ đặc trưng cho sông suối vùng núi , nước chỉ chảy nho nhỏ trong veo nhưng mưa trên thượng nguồn thì nó hung dữ vô vàn , mấy ông bên bệnh xá ngày ấy mình nghét lắm con người ta lên sốt người thì nóng như hòn than , miệng ói ra mật xanh mật vàng đi đứng run rẩy thế mà sáng sáng mấy lão bắt dậy tập thể dục mới ghê , còn vệ sinh sáng thì cứ mà tự túc trừ mấy anh cụt chân cụt cẳng này nọ còn sốt a lê xuống suối mà mần .
 Con dốc xuống lòng suối nào thấp cho cam , lính ta chẻ cây rừng cho khỏi trơn theo bậc lên xuống , tay chống gậy tay cầm ca và bàn chải , ngày thường thì bước ào ào lên sốt vài hôm thì chỉ muốn nằm xuống mà bò , thế mà phương thức ấy hay ra trò lính lại mau khỏe , sau này mình cũng áp dụng với lính như vậy , trừ những lúc đang lên sốt chứ không thì cấm nằm lên ác tính như chơi .
 Trong rừng khu 20 nhà rất nhiều cây bứa nhai nó cũng đỡ buồn nhưng mấy lão y tá thì cấm sợ loãng máu hay sao , còn cơm lúc ấy đơn vị mình rất đó vừa vào là mua mưa nên chuyển không kịp lính phải trồng rau độn thay cơm , ăn nhiều rau phân cứ xanh lè như phân lợn .
 Cõng gạo lên chốt mình cõng toàn mùa mưa , qua con suối chết trôi gì của bác thì vắt rất nhiều chúng bu no rồi buông máu vẫn ra hòa cùng nước mưa đỏ chân , nhưng đi mưa cũng thú vì có cua đá bò ra bắt tối nấu canh mà húp cho ấm lòng .
 


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: quyenkh trong 03 Tháng Năm, 2010, 08:44:39 pm
 Chuẩn bị cho công tác dài ngày hay chiến dịch mùa khô các bác có chuẩn bị món muối hầm rang thịt cho lính mình không ?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongdoi78 trong 03 Tháng Năm, 2010, 08:46:20 pm
 Anh em mình xin dân một ít bò hóc ( món nầy mà xin dân thì họ sẳn sàng cho )
Lại nói đến măm bò hóc ( hay là tại bò ăn cũng hóc  ;D), chúng em không thằng nào ăn được vì mùi dễ sợ của mắm. Dọc đường hành quân đã nhiều lần em thấy, sau xe bò bao giờ dân Cam cũng để lọ mắm treo lủng lẳng vag nguyên liệu được nạp vào bất cứ lúc nào. Thôi thì thằn lằn, kì nhông, rắn và cả chuột nữa khi dân bắt được đều cho vào hũ tuốt... ngay sau đó cũng có thể rót ra và ăn một cách Xnganh chrơn. Đúng là khu vực nhiều dân tộc ở tỉnh Muldulkiri họ làm mắm bò hóc kiểu thế. Sau này về kratie, dân cho mắm ăn mà không biết, nước mắm làm toàn bằng tôm ( như tôm sú của mình), nước mắm đỏ au thơm phức mà nước mắm chắt của mình không sánh kịp. Em hỏi dân gọi đó là gì, dân trả lời là bò hóc mà em rụng rời muốn ói vì hình dung thấy con chuột bị đập chết cho vào lọ. Lính F2 ở dọc sông mê chắc bác nào cũng được ăn món này.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 03 Tháng Năm, 2010, 09:35:37 pm
 Anh em mình có ai từng câu cá lòng tong chưa ?
 Bây giờ mình mới nhớ lại , không hiểu tại sao mà con suối Siêm Riệp cũng chảy về biển hồ mà sao con suối nầy cá rất ít , nước cứ trong khe , nhìn thấy đáy , mà cã trên ngọn núi Hồng cũng vậy , con suối nầy gần như không có cá , chỉ có cá lòng tong thôi , hoặc là vài con cá nhỏ thôi . Còn mấy con suối ở Kampong thom chỉ cần đánh một trái lựu đạn là cá nổi thấy trắng , mà nước cũng đục chứ không trong như nước suối Siêm Riệp , anh em có để ý chuyện nầy không ?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongdoi78 trong 03 Tháng Năm, 2010, 09:47:07 pm
Anh em mình có ai từng câu cá lòng tong  chưa ?
Là cá gì hả bác. Sông Mê ăn cá phát đi kiết. Có lúc đơn vị mất sức chiến đấu vì lính đau bụng kiết. Thế mà chẳng ai biết tên cá nào cả ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: binhyen1960 trong 03 Tháng Năm, 2010, 09:54:56 pm
 Quyenkh@ !
 Đơn vị của BY khi đó là lính đánh thuê cho F339 thôi , lương thực thực phẩm tự túc từ bên ngoài mang vào F339 không phải cung cấp cho E209 bất kể cái gì , bởi vậy lính chúng tôi thiếu nhu yếu phẩm nên không có thuốc lá hút , 339 cũng chẳng có mà dùng , ngay chính họ cũng khổ hơn bọn tôi rất nhiều lần .
 Bảo vệ cho bác Hênh duyệt binh 7.1.1980 xong là đi luôn , ngoài gạo và cá khô với chút ít dầu lạc loại can màu vàng 5 lít là lên đường , rau xanh thì lâu lắm rồi không thấy có , trước còn thấy bắp cải Đà lạt với rau cải xanh từ VN mang qua , sau thì chẳng thấy gì nữa , lính cũng chóng quên có gì ăn đó không dám đòi hỏi , cá khô kho ăn tới chai miệng , suốt 5 năm lính ngày nào bữa nào cũng cá khô kho cả , đưa miếng cá vào miệng đã thấy chai hết cả miệng mình rồi , đầu và đuôi cá nấu canh chua với lá chua rừng , thịt thì chẳng mấy khi thấy có , ở đây anh em nhắc nhiều tới thịt hộp nhưng đơn vị của BY thời đầu cũng có nhưng sau này không thấy nữa , càng thời gian về sau thực phẩm càng ít dần , khi ở cứ lính còn tăng gia trồng rau , B của BY trồng gần chục dàn mướp to với quả mướp bằng cái phích nước 2,5 lít thì mướp ăn thoải mái nhưng đi tác chiến thì chẳng có rau mà ăn .
 Cây môn thục do anh nuôi kiếm về nấu cho ăn chứ BY biết gì đâu , ngày đó C2 có anh Phình anh nuôi lâu năm nấu ăn khá lắm , lại chăm chỉ tìm tòi rau cỏ nên lính được cải thiện chứ cứ như BY thì chung thân cho ăn cơm với muối , cả đời lính của BY chưa từng chui vào bếp lần nào , thời còn là LL C2 nếu có kiếm được thịt thì cũng mang về đưa anh nuôi chứ mình biết nấu nướng gì đâu .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 03 Tháng Năm, 2010, 10:22:42 pm
 Lúc mình về học chính trị ở trung đoàn cứ đóng tại gần cầu đá khỏi Ang ko vát khoảng 1km . Về đây E cho anh em ăn theo nhóm tự nấu ăn , có khi thì được cấp cá khô nhưng cũng không đủ , anh em cải thiện thêm phần nào hay phần đó , đóng quân mé suối Siêm Riệp tắm thì khỏi chê nước vừa trong vừa mát , nhưng cá thì lại quá ít , chỉ có cá lòng tong , con to nhất cũng chỉ bằng ngón tay út là hết cở . Anh em mình tìm cách câu cá , cá to còn dể câu , chứ cá quá nhỏ làm sao mà câu . Có một anh mới bày ra cách lấy cây kim băng , dùng lưởi lê , cắt cọng kim băng , đập dẹp sau đó cắt ngạnh rồi uốn thành lưởi câu nhỏ xíu ,bằng hạt đậu xanh , chặt cây sậy rừng làm cần câu . Còn mồi mới là bí quyết nan giải , lúc đầu thì lấy hạt cơm , nhưng rất khó câu vì hạt cơm nó bở quá , chỉ cần cá đớp nhẹ là hạt cơm bể ra , coi như mất mồi . Sau nầy có anh cắt cớ nghĩ ra một cách rất hiệu quả , tuy bẩn một tý , Nhưng không sao , cứ câu được cá ngắt đầu và bụng bỏ , rửa sạch cho vào nồi kho là thơm phứt như thường , chẳng anh nào chê cá cã . Đây là bí quyết mồi câu cấm học theo nhé ! Rút một sợi chỉ quần dài khoảng nữa mét quấn lại lưỡi câu , nơi mà móc mồi câu , quấn không chặt mà cũng không lõng , quấn sao cho trông giống như hạt cơm là được . Sau đó .... Chạy vào rừng tìm nơi nào kín đáo ráng ngồi xuống rặng " làm thơ ra được một tý ", chấm lưỡi câu vào " cục thơ vừa mới rặng ra đó " . Cục thơ nó thấm vào trong cuộn chỉ , thành miếng mồi câu hết sức lý tưởng . Anh chị em nào có đủ can đảm để học theo cách câu cá ấy không ? Đảm bảo vừa thả mồi xuống là cá lòng tong tranh nhau đớp mồi ngay .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: vitính trong 03 Tháng Năm, 2010, 10:49:31 pm
Cái giống cá suối này bọn tôi đã bắt khi tắm giặt bằng cách chặn áo xuống bằng những hòn đá nhỏ bằng nắm tay. Chờ lâu lâu hai người nhấc 4 góc cho mép áo lên khỏi mặt nước rồi nhặt đá ra là bắt được những con ở trong ấy. Thêm kinh nghiệm bác 2 thả một bài thơ vô giữa cái áo  :o thì chắc cá vô khối khỏi cần câu  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 04 Tháng Năm, 2010, 09:51:48 am
 Không đâu Vitinh ơi ! Mình lặn xuống nước làm thơ có khi cá nó chui vào ống quần , mình chỉ cần túm lại là có ăn rồi !


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: quyenkh trong 05 Tháng Năm, 2010, 03:25:56 pm
 Có bác nào bên K hay ăn món đu dủ và cổ hũ dừa muối chua không , nhất là đu đủ vừa mới hường hường gọt vỏ xẻ làm tám , phơi nắng cho tai tái mới đem muối thì ngon tuyệt , vị chua cộng vị ngọt trộn thêm một ít mì chính và ớt cơm bao nhiêu cho no , nhưng khi hái đu đủ xanh không được cho mủ của nó vào người , mình bị một lần phải lột truồng xuống suối mà rửa và vò quần áo cho như ấy mất đi .
 Còn cải bẹ xanh mấy cha đi muối xổi , cải cũng phơi nắng sương sương bóp cùng muối hột khoảng 3 tiếng sau đã dùng , lâu lâu ăn nhằm miếng đọt ôi nó buốt tới đỉnh đầu .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: lamlinh31278 trong 05 Tháng Năm, 2010, 07:36:50 pm
 Bác quyenkh nhà mình giỏi đủ thứ , văn hay ,luận tài, võ giỏi, khéo làm nội trợ , vì vậy được bác gái thương như thương trứng, hứng như hứng hoa .
 Sướng cả đời he he :D :D :D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 13 Tháng Năm, 2010, 03:20:33 pm
. Sau nầy có anh cắt cớ nghĩ ra một cách rất hiệu quả , tuy bẩn một tý , Nhưng không sao , cứ câu được cá ngắt đầu và bụng bỏ , rửa sạch cho vào nồi kho là thơm phứt như thường , chẳng anh nào chê cá cã . Đây là bí quyết mồi câu cấm học theo nhé ! Rút một sợi chỉ quần dài khoảng nữa mét quấn lại lưỡi câu , nơi mà móc mồi câu , quấn không chặt mà cũng không lõng , quấn sao cho trông giống như hạt cơm là được . Sau đó .... Chạy vào rừng tìm nơi nào kín đáo ráng ngồi xuống rặng " làm thơ ra được một tý ", chấm lưỡi câu vào " cục thơ vừa mới rặng ra đó " . Cục thơ nó thấm vào trong cuộn chỉ , thành miếng mồi câu hết sức lý tưởng . Anh chị em nào có đủ can đảm để học theo cách câu cá ấy không ? Đảm bảo vừa thả mồi xuống là cá lòng tong tranh nhau đớp mồi ngay .
Cái nầy giống cách làm của mấy ông câu ca ngạnh sông quá.
 Nhớ lần MT có mớ rô gion. Định đem moi ruột rồi mới rán (chiên). Có cụ khoát tay :
 - Âý chớ !Thứ ấy để nguyên con rán giòn ăn cả mật mới ngon .
 Hừm ! Cá rô nó còn ăn tạp hơn cả lòng tong ấy chứ. Thơ phú gì nó xơi tuốt. ;D ;D ;D
 


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 13 Tháng Năm, 2010, 03:23:38 pm
Không đâu Vitinh ơi ! Mình lặn xuống nước làm thơ có khi cá nó chui vào ống quần , mình chỉ cần túm lại là có ăn rồi !
Lặn xuống nước thì làm sao ra thơ được  ???
 Em thì cứ thả nguyên một bài thơ cho cá nó bu vào đọc rồi ''ục'' một cái. Hớt về nấu canh mệt.D,D,D.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dongminhkh trong 13 Tháng Năm, 2010, 03:26:13 pm
Không đâu Vitinh ơi ! Mình lặn xuống nước làm thơ có khi cá nó chui vào ống quần , mình chỉ cần túm lại là có ăn rồi !
Lặn xuống nước thì làm sao ra thơ được  ???

Lặn xuống chổng lên..... ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 13 Tháng Năm, 2010, 03:36:41 pm
 
[/quote]
Phải rồi, Cả rau bò khai chứ không phải là bồ khai đâu đồng đội ơi ( ăn nó có mùi hơi khai khai). Rau này rất mắc. Bữa ngồi với anh em trên đó, mình gọi mấy lần, tưởng rẻ nào ngờ mắc lắm. 50.000 đồng/ đĩa lèo tèo vừa đủ biên chế cho 1 gắp của mình.
[/quote]
 Bác nhầm rồi. Bò khai là tiếng người Tày, Nùng gọi chứ nó không có mùi khai. Ở vùng Thái nguyên, Bắc cạn dân vẫn bán. Ngày xưa mọc hoang giờ thì có người trồng trong vườn để bán.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 13 Tháng Năm, 2010, 03:39:44 pm

Lặn xuống nước thì làm sao ra thơ được  ???
[/quote]

Lặn xuống chổng lên..... ;D ;D ;D
[/quote]
 Lạy cụ ! Chổng lên thì cơ vòng nó mở ra sao được. Nhỡ phải hôm '' bắn pháo hoa '' thì lúc ngoi lên gạch cua nó bám vào đầu khó coi lắm. ;D ;D ;D   


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: binhnhi2009 trong 16 Tháng Năm, 2010, 05:24:40 pm
bn có biết 1 anh đi K năm 78. Ổng nói là có mẹo bổ sung muối như sau:
vào phum xin mắm bò hóc. Khi bạn cho mắm thì luôn cho kèm muối vì ăn mắm đó thì phài ăn kèm muối (họ không cho muối vào mắm từ đầu như các loại mắm Việt). Nếu xin muối không thì họ không cho vì nó hiếm, còn nếu xin mắm bò hóc thì cho thoải mái vì họ thấy mình theo văn hóa của họ.

Nhờ Các bác K thẩm định mẹo trên giùm.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: trung-truc trong 16 Tháng Chín, 2010, 01:55:30 pm
Trích dẫn
Tôi đòi xem loại rau đó thì được người ta mang cho xem. Đó là loại cây mà lính lác chúng mình hồi ở Cam gọi là cây mì chính.
Loại rau mì chính nầy địa bàn tui đóng quân cũng có, nhưng chỉ có đọt non vào mùa mưa thôi. Nấu canh hay xào không cần phải thêm "bột ngọt". Dân K chỗ tui họ không ăn rau muống và rau dền, mặc dù mọc hoang đầy dẫy ngoài ruộng và rẫy. Thấy bộ đội VN hái cho vào bao vác về họ làm lạ lắm, có thứ họ ăn được nhưng lính mình lại không ăn: Đó là lá đu đủ non, trái gấc xanh và đọt cây gì có gai gần giống cây mai dương mà nông dân mình ghét (đọt nó vò có mùi thối lắm) mà họ ăn sống. Lại còn có cách đánh cá bằng mìn 652A nữa (do lượng nổ nhỏ nên thu hoạch cá cũng khiêm tốn): Dùng chiếc vớ hỏng hoạc miếng giẻ bọc trái mìn vào đầu cái sào tre, nắp cao su hướng vào đầu sào. Ra suối tìm chỗ nước cạn độ 1m, tốt nhất tìm chỗ có cây nghiêng ra mà ngồi, dựng sào tre cách đáy vài tấc rồi thả sào tre cho chạm đáy thì mìn nổ, cũng cần lưu ý là sào tre sẽ vọt trở lên dễ gây thương tích.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: trung-truc trong 16 Tháng Chín, 2010, 02:23:49 pm
Có anh nào gặp trường hợp cả Đại đội bị tiêu chảy do ăn cá chưa? Đại đội tui bị một lần rồi, cuối mùa khô ngoài rừng cháy sạch do mạnh ai nấy đốt (Pốt cũng đốt, lính mình cũng đốt, ngoài rẫy dân cũng đốt) nên chất rau xanh là hàng hiếm! Cá thì đánh thuốc nổ nhiều vô thiên lủng, cả Đại đội ăn cá từ nướng tới kho, canh chua nấu với lá móng bò hoặc lá dang sót cặp suối, vài hôm thì tiêu chảy cả đám! Bên E tăng cường thuốc cho uống nhưng hết thuốc lại re re tiếp! Anh Hổ C trưởng nghe ai bày không rõ bảo anh em tìm gốc chuối moi được thì khoét lỗ vào củ chuối, chờ nước và nhựa rịn ra thì múc chia nhau uống, vậy mà khỏi mới hay.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: trung-truc trong 16 Tháng Chín, 2010, 03:14:23 pm
Trích dẫn
Các bác có biết cây này ko? Em ko biết tên mà cũng chẳng biết có xơi được hay ko . Trông có vẻ ''ngon ''
(http://i990.photobucket.com/albums/af24/trung-truc/Cay-rung/Cayban-ha.jpg)
Cây nầy ở quê tui gọi là cây "bản hạ" không ăn được. Dùng lưỡi nếm thử ngứa lắm! Củ nó giống củ môn sọ, bên đông y có dùng củ "bản hạ" bào chế thuốc ho, cách chế biến sao thì tui không rõ. Hồi còn nhỏ có vác cuốc đào củ để bán thôi! (trang 32)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: binhyen1960 trong 16 Tháng Chín, 2010, 04:32:24 pm
Có anh nào gặp trường hợp cả Đại đội bị tiêu chảy do ăn cá chưa? Đại đội tui bị một lần rồi, cuối mùa khô ngoài rừng cháy sạch do mạnh ai nấy đốt (Pốt cũng đốt, lính mình cũng đốt, ngoài rẫy dân cũng đốt) nên chất rau xanh là hàng hiếm! Cá thì đánh thuốc nổ nhiều vô thiên lủng, cả Đại đội ăn cá từ nướng tới kho, canh chua nấu với lá móng bò hoặc lá dang sót cặp suối, vài hôm thì tiêu chảy cả đám! Bên E tăng cường thuốc cho uống nhưng hết thuốc lại re re tiếp! Anh Hổ C trưởng nghe ai bày không rõ bảo anh em tìm gốc chuối moi được thì khoét lỗ vào củ chuối, chờ nước và nhựa rịn ra thì múc chia nhau uống, vậy mà khỏi mới hay.
D chúng tôi có lần ăn phải cá ở suối rừng nước độc nên bị say cá chứ không bị tiêu chảy .
 Ném 1 quả lựu đạn xuống suối nổi lên 2 tạ cá , loại giống cá chim trắng nước ngọt bây giờ vẫn bán ở chợ , thân tròn gần như cái đĩa vẩy trắng , rán , canh hấp luộc , khi ăn hơi nhưng những đắng tý chút nhưng lính mấy ai quan tâm , thế rồi lăn quay ra hết cả với nhau , say lử đử nôm ọe mật xanh mật vàng với nhau cả , nước cũng độc không uống được phải lộn lại lấy nước khác cho anh em pha nước đường uống chống say ,
 Cây chuối đá chuối hạt quê tôi họ hay lây thân cây non thái ra làm rau ăn sống , quả chín giã nhỏ thành bột ngâm rượu lên màu hồng hồng uống hơi ngọt , nghe nói chữa bệnh xương tốt lắm , hoa chuối thái thật nhỏ trộn rau sống ăn bún bò Huế thì tuyệt . Củ chuối thì làm đúng như bác nói , đào dưới gốc khoét lỗ như cái chén đậy kỹ lại cho sạch rồi chờ nước cây chuối chảy ra uống nước đó rất mát chữa nhiều bệnh , đau mắt đỏ lấy nước đó rửa mắt sẽ khỏi nhanh , nước cây chuối đá chuối hạt chữa bệnh đường ruột rất tốt .
 Những thứ dân gian đôi khi rất cần cho đời sống lính khi hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn . ;D
 


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: vespa trong 16 Tháng Chín, 2010, 05:34:02 pm
Nhưng thân chuối bác lột bớt vỏ ngoài chừa lại thân non,rồi đem ném vào đống lửa thui cho nó hơi vàng + đen.xong rồi lột lớp vỏ cháy bỏ, lấy thân trong ra tước thành sợi đem póp gỏi gà ăn giòn và ngọt hơn cọng ngó sen nhiều  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 16 Tháng Chín, 2010, 08:03:26 pm
Nhưng thân chuối bác lột bớt vỏ ngoài chừa lại thân non,rồi đem ném vào đống lửa thui cho nó hơi vàng + đen.xong rồi lột lớp vỏ cháy bỏ, lấy thân trong ra tước thành sợi đem póp gỏi gà ăn giòn và ngọt hơn cọng ngó sen nhiều  ;D
hehe hồi xưa  không biết chiêu này tiếc quá toàn ăn gà kho gà luộc ngán gần chết  ;D. Lính thì thường nướng thân chuối non xong vắt lấy nước hãm tiết canh chó  ;D
@binhnhi : hehe dân chổ tui bắt được con gì cũng bỏ hết vào cái khạm đựng muối hột để vài tháng thành mắm bồ hốc ăn mặn gần chết nên xin muối làm gì nữa  ;D Quân đội dù cho có thiếu thốn đạn dược , lương thực thực phẩm nhưng có 1 thứ không bao giờ để lính phải thiếu đó là muối và mắm kem  ;D Dân vùng cao có khi thiếu muối còn phải xin của mình . Kinh nghiệm bản thân là khi hết muối lấy tro hòa thành nước trộn cơm ăn hoặc ăn kèm kiến vàng nuốt cũng tạm ( hehe cái kinh nghiệm này học trong truyện Đất nước đứng lên hồi ở nhà không ngờ có ngày phải áp dụng ở chiến trường K )
Riêng cá nhân tôi có cái mẹo khi không có muối là cạo muối đọng trên áo khi ráo mồ hôi ăn cũng ngon lắm , vị mặn thanh hơn muối biển và dĩ nhiên ngon hơn nước tro và kiến vàng  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: ahuuls trong 17 Tháng Chín, 2010, 12:21:08 am

Phải rồi, Cả rau bò khai chứ không phải là bồ khai đâu đồng đội ơi ( ăn nó có mùi hơi khai khai). Rau này rất mắc. Bữa ngồi với anh em trên đó, mình gọi mấy lần, tưởng rẻ nào ngờ mắc lắm. 50.000 đồng/ đĩa lèo tèo vừa đủ biên chế cho 1 gắp của mình.
[/quote]
 Bác nhầm rồi. Bò khai là tiếng người Tày, Nùng gọi chứ nó không có mùi khai. Ở vùng Thái nguyên, Bắc cạn dân vẫn bán. Ngày xưa mọc hoang giờ thì có người trồng trong vườn để bán.
.........................................
Bác Mực ta nói đúng đấy Bồ khai là tiếng Kinh bác ạ Khau hương mới là tiếng Thổ .Loại rau này ăn xong sau khi tiêu hóa đi giải khai khủng khiếp luôn .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: trung-truc trong 17 Tháng Chín, 2010, 09:37:12 am
Trích dẫn
Các cụ CCB bên K hay nói tới món ăn có lá giang. Em có lá này nấu canh chua cũng ngon. Liệu có phải lá giang không ạ ?
(http://i990.photobucket.com/albums/af24/trung-truc/Cay-rung/La-dang.jpg)
Đây cũng là một loại lá giang đó. Nhưng dây nó bò dài loằn ngoằn, lá thưa do đó hái lâu, còn cắt dây nắm rút thì tuột mất lá (bứt lá có nhựa màu trắng, ăn thử chua như loại lá giang hình tim) Có công dụng hay dùng loại nầy là cắt lấy dây buộc, do dây nó dai lắm. Nên cánh lính mình ít dùng, thường chuộng loại lá to hình tim hơn do lá nhiều dễ hái. He He. . .(tr 32)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: trung-truc trong 17 Tháng Chín, 2010, 10:00:50 am
Có một mẹo về xử lý vết phồng do mang giày tiện tui cũng viết lên đây. Mấy chú sẽ là lính coi dùng công hiệu lắm đó nghe, mà dùng trong lao động cũng tốt: Có vết phồng thì lấy kim (kim may quần áo đó) chích lỗ nhỏ ép nhẹ cho hết nước, nếu có điều kiện thì pha nước muối bảo hoà rồi ngâm vết phồng vào (lúc tạm nghỉ hoặc trước lúc ngủ). Còn trên đường hành quân thì lấy vải hoặc băng quấn cục bông gòn thấm nước muối bảo hoà mà băng lúc tạm nghỉ (Khi mang giày phải tháo ra cho khỏi vướng). Vết phồng sẽ trở thành vết chai thích ứng với điều kiện mới . . .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dksaigon trong 17 Tháng Chín, 2010, 10:58:09 am
bn có biết 1 anh đi K năm 78. Ổng nói là có mẹo bổ sung muối như sau:
vào phum xin mắm bò hóc. Khi bạn cho mắm thì luôn cho kèm muối vì ăn mắm đó thì phài ăn kèm muối (họ không cho muối vào mắm từ đầu như các loại mắm Việt). Nếu xin muối không thì họ không cho vì nó hiếm, còn nếu xin mắm bò hóc thì cho thoải mái vì họ thấy mình theo văn hóa của họ.

Nhờ Các bác K thẩm định mẹo trên giùm.
Thứ gì không muối mà thành mắm, gọi là mắm được, he... tưởng tượng ra cái ông " lính K " nào đó ăn cái loại gọi là mắm chưa có muối... kinh quá! ;D
Mắm bò hóc loại cá linh chế biến kỹ ( tui không biết và chưa thấy loại chế bằng...cóc nhái?! :D ) he... mấy ông lính ở K thứ thiệt giờ vẫn còn mê ! :D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: trung-truc trong 17 Tháng Chín, 2010, 12:07:35 pm
Trích dẫn
Thứ gì không muối mà thành mắm, gọi là mắm được, he... tưởng tượng ra cái ông " lính K " nào đó ăn cái loại gọi là mắm chưa có muối... kinh quá! 
Mắm bò hóc loại cá linh chế biến kỹ ( tui không biết và chưa thấy loại chế bằng...cóc nhái?!  ) he... mấy ông lính ở K thứ thiệt giờ vẫn còn mê !
Mắm bò -hóc ở hướng tui đóng quân thì dân K chuộng loại làm bằng cá lóc hơn (mắm bằng các thứ cá khác cũng có nhưng không được chuộng bằng: có lẽ nhiều xương?). Kể cả lính K quân nhu của họ cũng cấp cho lính loại nắm cá lóc. Nhưng đều có muối trong mắm cả. Lúc chưa vào lính ở nhà tui có coi qua một quyển sách xuất bản trong miền Nam trước 1975 có mục nói về nắm bò-hóc của dân Khmer: dân Khmer ở vùng sâu cũng có làm mắm bò-hóc bằng mấy con ếch, nhái, rắn nhưng họ đều mổ bỏ ruột và rửa sạch trước khi làm mắm (đương nhiên là có muối là thành phần không thể thiếu). Nhưng lúc ở K tui cũng chưa thấy! Còn cái khoản xin muối thêm vào mắm phải vịn vào lý do: "Mắm ít quá không đủ ăn mới thuyết phục được" Chứ mắm chưa có muối ở trong đúng là chuyện lạ đó . . .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: trung-truc trong 17 Tháng Chín, 2010, 02:19:27 pm
Trích dẫn
Nếu xin muối không thì họ không cho vì nó hiếm, còn nếu xin mắm bò hóc thì cho thoải mái vì họ thấy mình theo văn hóa của họ.
Đoạn nầy thì tui đồng ý cả hai tay. Ban đầu mới qua K ghé nhà dân K ở đâu cũng có mùi bò-hóc cả, từ cái ly tới cái bát nhôm uống nước đều có mùi mắm. Mấy ông lính cũ bày:"Mầy phài tập cho quen và phải ăn được nắm bò-hóc, chứ nhăn mặt nhíu mày như mầy họ không ưa!". Lần đầu tập ăn khi ra phum mấy ông anh lính cũ cùng tui đi thông và chốt đường, trưa lủi vô phum cho dân hết thức ăn (một lon thịt hộp cho tổ 3 người). Xin mắm bò-hóc cho vô chảo mà rang cho khô, thêm xả xắt nhỏ và ớt băm vào rang tiếp cho tới khi vàng (Cho nó đỡ tanh). Rau cỏ thì vô tư, dân K không keo kiệt khoản nầy. Chuẩn bị ăn thì bà chủ nhà cho thêm một xị rượu gạo (dù lính mình không xin), không biết là có rượu hay sao mà lần đầu tui ăn mắm bò-hóc không bị ói mửa chi hết. Mấy lần sau nầy tui cứ cách chế biến đó mà làm để ăn mắm nhằm lấy lòng dân K và bộ đội K . . . Chứ ăn sống như kiểu họ thú thật tui chào thua!


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Hai Kinh Tế trong 17 Tháng Chín, 2010, 06:29:35 pm
Tôi được cái là nắm gì ăn cũng ngon cho nên ăn mắm bò hóc cũng không sao, lúc đầu mới sang K gặp thì ớn ớn ( vì ở VN nói mắm Bò hóc làm bàng các loại ) nhưng khi ăn thì không khác gì các loại mắm ở VN, nếu có thêm tỏi xả ớt và gia vị nữa thì càng ngon.
Còn nói cách làm mắm bò hóc thì theo những người bạn K mà tôi quen, họ nói là tùy, chổ nào nhiều loại cá nào thì làm loại cá đó chứ không nhất định 1 loại, còn cái chuyện bỏ tất cả các loại cá vào có lẻ vì cá lọại đó ít quá nên họ mới làm cho đủ 1 hủ mắm chứ không phải lúc nào cũng vậy. Về cóc ếch nhái thì hoàn toàn không có nên các bạn đừng sợ, không chết đâu...si bò hóc sóc sơ bay mà.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 17 Tháng Chín, 2010, 07:23:27 pm
Tôi được cái là nắm gì ăn cũng ngon cho nên ăn mắm bò hóc cũng không sao, lúc đầu mới sang K gặp thì ớn ớn ( vì ở VN nói mắm Bò hóc làm bàng các loại ) nhưng khi ăn thì không khác gì các loại mắm ở VN, nếu có thêm tỏi xả ớt và gia vị nữa thì càng ngon.
Còn nói cách làm mắm bò hóc thì theo những người bạn K mà tôi quen, họ nói là tùy, chổ nào nhiều loại cá nào thì làm loại cá đó chứ không nhất định 1 loại, còn cái chuyện bỏ tất cả các loại cá vào có lẻ vì cá lọại đó ít quá nên họ mới làm cho đủ 1 hủ mắm chứ không phải lúc nào cũng vậy. Về cóc ếch nhái thì hoàn toàn không có nên các bạn đừng sợ, không chết đâu...si bò hóc sóc sơ bay mà.
hehe bác hai kinh te là lính pháo đóng nơi thị tứ được ăn loại mắm bồ hóc ngon nên nhận định như vậy là hơi chủ quan đấy  ;D Tụi em là lính địa bàn xây dựng chính quyền mà số thằng ăn được mắm bồ hóc của dân khan lơ ( miền núi ) đếm trên đầu ngón tay  ;D Quân số D em hơn 80% là dân miền Tây có nghĩa là không xa lạ gì lắm với các loại mắm thế mà đành bó tay ngã nón chào thua mắm bồ hóc . Thậm chí khi mượn đĩa ăn cơm phải chần qua nước sôi cho bớt mùi tanh của loại mắm này .
Có 1 lần em được 1 thằng dân Tây Ninh ( ở giáp biên giới ) rủ ăn em lấy hết can đảm gật đầu đồng ý . Dân giở khạp mắm ra dích cho 1 miếng bằng đầu ngón chân cái . Đó là 1 cục bầy nhầy không biết là hình thù của con vật gì , phải lấy dao băm nhuyễn cục thịt ấy ra cho vào lá chuối thêm rau thơm , ớt gói lại nướng lên . Công bằng mà nói khi nướng xong mùi của nó dễ chịu hơn là khi chưa nướng . Ăn thấy tanh chứ không nặng mùi như lúc chưa nướng , mặn chát không ngon gì hết . Khi ăn xong vấn điếu thuốc rê to tổ bố hút mà vẫn không hết mùi tanh ở trong miệng . ;D Có như vậy mới biết tại sao lính mình thà ăn muối còn hơn là sơi loại protein tổng hợp này  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: dksaigon trong 17 Tháng Chín, 2010, 07:57:31 pm
Có 1 lần em được 1 thằng dân Tây Ninh ( ở giáp biên giới ) rủ ăn em lấy hết can đảm gật đầu đồng ý

He, he... vậy là cũng đáng biểu dương tinh thần vì nghĩa vụ quốc tế! ( mình nhớ nghe nói các thủ trưởng hình như là tướng năm Ngà nói thì phải, là làm nghĩa vụ quốc tế phải...biết ăn bò hóc...! :D ), bởi vậy mình tự nhận là không hoàn thành nghĩa vụ quốc tế là vì không ăn nổi bò hóc dù chỉ thử 1 lần! ;D

Năm rồi ở phum Angkokrao, mấy ông H3Hùng, Kontiahien... trong bữa cơm cùng gia đình người quen cũ, kêu họ đem món bò hóc ra mà mấy ông này chơi...tươi luôn, quả là...khâm phục! :D
Qua con mắm ở phum vùng Siemriep này thì rõ ràng là con mắm cá linh giống như ở vùng Mekong, vậy thì cũng có thể nói là bò hóc làm bằng cá linh là tốt nhất bởi loại cá này xương vảy đều mềm, thịt ngọt! ( lúc làm mắm thì moi ruột, bỏ đầu, đánh vảy sạch ) còn nếu không có cá linh thì chắc mới phải sử dụng loại cá khác! ;)

Còn một loại mắm gọi là bò ọ làm bằng cá tra hay cá lăng, lóc phi lê muối với hèm rượu ( muối cá tươi chứ không ngâm nước cho sình lên mới muối như làm bò hóc! ), khi ủ mắm chín tới thịt cá có màu trong hổ phách, vị hơi chua, thơm mùi rượu...rất ngon! loại này thì mình kết lắm! :D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: HungD25F5 trong 18 Tháng Chín, 2010, 07:14:57 pm
       Chuyện ăn mắm bò hóc đặc sản của dân K thì theo mình quan sát lính mình người ăn được người không ( nhưng theo mình biết thì đa phần không ăn được nguyên nhân đầu tiên là do mùi đặc trưng của nó , có thể so sánh giống như dân tây lần đầu ngửi mùi trái sầu riêng ) . Ở đơn vị mình có thằng bạn nhập ngũ cùng đợt với mình tên Sơn ( dân Sàigòn chính hiệu Quận 8 ) , nó làm công tác dân vận rất tốt ( có mẹ nuôi , chị nuôi ở phum Makak ) nên món mắm bò hóc trở thành món ruột của nó , anh em trong đơn vị thấy vậy đặt tên cho nó là " Sơn bò hóc " . Riêng mình thì ... hehehe cũng tự nhận giống như bác dksaigon " không hoàn thành nghĩa vụ quốc tế " .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: sapaco trong 24 Tháng Chín, 2010, 12:57:29 pm
nói mắm bò hóc muốn ăn mời các bác ghé ăn mắm bún chóc do chính gốc cam puchia làm, ăn ở đường Lê Hồng Phong Q10, đối diện đường Vĩnh Viễn băng qua đường vào con hẻm, vào mấy chục thước bên tay phải( xóm hỏa xa củ giờ người gốc campuchia nhiều lắm ) nếu các đi ăn phải có tờ 50 nhé vì mui chan đâu tới 25 - 3 gì đó không rẻ đâu, nhưng ăn một tô bún chóc nhớ mãi vì mùi thoang thoảng thơm bò hóc


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 24 Tháng Chín, 2010, 04:32:27 pm
nói mắm bò hóc muốn ăn mời các bác ghé ăn mắm bún chóc do chính gốc cam puchia làm, ăn ở đường Lê Hồng Phong Q10, đối diện đường Vĩnh Viễn băng qua đường vào con hẻm, vào mấy chục thước bên tay phải( xóm hỏa xa củ giờ người gốc campuchia nhiều lắm ) nếu các đi ăn phải có tờ 50 nhé vì mui chan đâu tới 25 - 3 gì đó không rẻ đâu, nhưng ăn một tô bún chóc nhớ mãi vì mùi thoang thoảng thơm bò hóc
hehe khu này là trùm bán thức ăn K đó , bác nào muốn ăn cá sấy , uống thốt nốt chua cứ tới đây không cần sang K  ;D Bún num bờ chóc có nước lèo nấu với cá lóc và thêm tí mắm bồ hốc cao cấp cộng với hương vị của nghệ , ngãi rất thơm ngon không tanh , ăn tô bún này phải có chén muối trắng tinh và 1 vài trái ớt hiểm xanh thì mới đúng điệu .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: sapaco trong 25 Tháng Chín, 2010, 09:24:36 am
giờ mới chính gốc mắm bò hóc nè, chuyện ngày mình ở K1 D5B đóng quân ở Ma cạ, ở nhà có bố nuôi người gốc Hoa, mẹ người chính gốc campuchia, nhà có 3 ae, 1 poro, 2 sa rây, côn sa rây túi slanh con top, sa rây campuchia thơ minh sa át chiêng, nẹ sa át
một tối đơn vị F về chiếu phim, cả phum đi xem, mình thì lại không đi, em cũng vậy, nói chuyện phiếm với nhau rồi em mời mình ăn trái gòn non chấm măm bò hóc, không biết tại sao mình cũng nhận lời ăn, trái gòn non rửa sạch chấm miếng bò hóc vào đưa lên miệng cắm cái phựt, ngọt ngon nhưng mùi nồng quá của bò hóc đâm mình hơi chợn, dân vận mà cố gắng ăn hết trái với bò hóc, em mời trái nữa mình xin thôi, nói dối quá ngon ăn nữa sẽ mất ngon, em cười và bảo pòn dung ( không phát âm được dấu ngã ) cà hóc hời, xi bò hóc tích tích ót miên xi chờ rờn tê. mình chỉ cười và đành thú nhận mùi nặng quá xi ót pan tiết.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: binhnhi2009 trong 26 Tháng Chín, 2010, 10:55:21 am
Thưa các bác CCB K,
Như vậy là mắm bò hóc cũng có nhiều biến thể và rất phong phú. Về thông tin làm mắm bò hóc không cần muối thì các bác diễn đàn ta đề xác nhận là sai. Khi nào bn gặp lại ông anh đó thì sẽ hỏi kỹ lại và sẽ đưa lên đây sau. Đúng là bn khi nghe chuyện làm mắm mà không có muối thì cũng lạ nên mới đưa lên đây để nhờ các bác thẩm định thông tin  :)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: sapaco trong 28 Tháng Chín, 2010, 12:42:55 pm
nghe topic "Mẹo nhỏ dọc đường hành quân " có những cái mẹo rất hay và áp dụng tốt, rồi mắm bò hóc nữa, nhưng mình bị cái giờ mới nói ra cho ae được nhờ chung nhé ( rủi có ai bị giống như mình )
 số là khi đánh thơ mo quốc đợt 2 ( sau khi đánh với QĐ 4 ở Takeo về )D 4 mình về đóng quân ở phum Tơ ria, B trưởng tên Hải mà họ Quách thì phải, B mình đóng ở vườn xoài ( svai ) cây chi chít quả, ae tới hái biết bao nhiêu nhưng vẫn không hết, thậm chí những trái chưa chín cũng hái đem về dzú cho chín, hôm về D 5B mình không biết ( không có báo trước, ngay cả B trưởng Hải cũng đi với mình, nhưng B trưởng Hải qua bên K làm sĩ quan D lính K )buổi sáng đi cải thiện tát cá ở vũng ( dấu riêng của B )được mấy chú cá lóc, đem về nấu canh và kho ăn bửa trưa, đang ăn thì được truyền đạt báo mình phải chuyển đơn vị, ăn vội ăn vàng hóc mẹ nó cái xương hàm của chú cá lóc, làm đủ mọi cách để tống khứ cái xương quái ác đó ra khỏi mồm, khạc rồi nuốt rau muống luộc hơi tái cũng không xong, rồi đi hỏi thằng nào đẻ ngược vuốt dùm cho vài cái cũng không xong, truyền đạt thì cứ liên tục thúc giục lên C bộ ngay để đi, xe đang đợi. thôi ba liều cũng phải liều chứ đi viện mà để gắp xương cá ra thì nhục lắm, làm đâu 2 - 3 lần bằng cách lấy tay thò vào móc ra, kiếm đúng cái xương thì đau quá, cứ nghĩ tới cái nhục đi viện để gắp xương, thì liều luôn kéo đại nó ra, rách cuống họng máu chảy tèm lem ở mồm, cũng xong. ae nào biết cách lấy cái xương hàm của con cá quả hóc ở trong cuống họng, chỉ cho ae cùng biết cách lấy nhưng phải khác kiểu của mình, vì cách của mình rất đau và rát cổ họng hết mấy ngày ăn cháo,  cám ơn rất nhiều


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 30 Tháng Chín, 2010, 06:39:48 pm
nghe topic "Mẹo nhỏ dọc đường hành quân " có những cái mẹo rất hay và áp dụng tốt, rồi mắm bò hóc nữa, nhưng mình bị cái giờ mới nói ra cho ae được nhờ chung nhé ( rủi có ai bị giống như mình )
...............
 ae nào biết cách lấy cái xương hàm của con cá quả hóc ở trong cuống họng, chỉ cho ae cùng biết cách lấy nhưng phải khác kiểu của mình, vì cách của mình rất đau và rát cổ họng hết mấy ngày ăn cháo,  cám ơn rất nhiều
Chuyện này xảy ra cách đây chưa lâu.
 Chiều tối hôm ấy tôi và thằng em họ xa đang chén chú chén anh thì có điện thoại gọi vào  nhà ông nhạc đưa cậu em vợ đi viện vì  hóc xương cá. Tôi dắt xe ra thì chú em họ xin theo. Trên đường , chú em họ hỏi tên, tuổi của cậu em vợ tôi rồi nói :
 - Vào đấy anh lấy ngay cho em một chén  nước lã và thẻ hương. Cứ để em làm gì thì làm đừng thắc mắc.
 Vào nhà ông nhạc, cậu em vợ bị hóc xương đầu cá không ngậm được  miệng.Rớt dãi chảy ra nhờ nhở đỏ vì lẫn máu. Chú em họ đốt hương khua khoắng khấn khứa rồi đật lên miệng chén nước lã trên bàn nói :
  - Hương cháy đến miệng chén (khoảng  non nửa cây hương ) khắc hết !
 Đợi  chừng dăm phút , chưa thấy chuyển biến gì. Ông nhạc xót con hối đưa đi viện. Tôi thì chần chừ kéo dài thời gian để xem kết quả ra sao (em vợ lo gì  ;D ). Chú em họ có vẻ không vui láy cây hương khua dọc cột nhà lầm bầm gì đó rồi bẻ cây hương làm mấy đoạn vứt mạnh xuống chân cột. Tôi đèo cậu em đi viện. Xe đi một đoạn thì cậu em vỗ vai :
- Về  ! Về ! Hết rồi.
 Tôi ngỡ ngàng quay xe.Cậu em kể không biết hết hóc lúc nào. Không có cảm giác xương trôi xuống hay ho, khạc văng ra. Tôi loại trừ tác động đi xe vì đường tốt, xe chở 3 nên không giồng xóc.
 Cậu em vợ biếu chú em họ tôi 5O.000 Đ.Chú em họ không từ chói được phải cầm. Về nhà tôi tiếp tục đánh chén. Chú em giải thích :
 - Ở trên ấy ( nhà chú  em ở Định hóa Thái nguyên) em chữa cho người ta chỉ được lây bơ gạo, vài quả trứng. Ai đưa tiền thì lấy vài nghìn thôi không được lấy hơn.
 Chú em họ tôi làm con nuôi (kết  nghĩa ) với người Tày từ nhhỏ nên học được  một số mẹo thuốc hay. Chú em họ còn nói đã chữa hóc qua điện thoại có hiệu quả. Người bị hóc gọi điện xưng tên tuổi (tính theo Âm lịch ) Là cậu em chữa được (?).


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: trachvandung trong 01 Tháng Mười, 2010, 08:47:42 am
Chữa hóc xương qua điện thoại : http://vietnamnet.vn/xahoi/doisong/2007/04/681814/


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: sapaco trong 01 Tháng Mười, 2010, 02:39:50 pm
khấn khứa kiểu gì nói cho ae biết chứ, khấn khứa học được thì cũng chữa giúp cho người bị mắc nạn, chắc phải thề độc lấy vài ngàn hoặc một chai bia ( mà bia sài gòn )vậy cho ae biết câu khấn khứa nhé


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 05 Tháng Mười, 2010, 10:15:10 am
khấn khứa kiểu gì nói cho ae biết chứ, khấn khứa học được thì cũng chữa giúp cho người bị mắc nạn, chắc phải thề độc lấy vài ngàn hoặc một chai bia ( mà bia sài gòn )vậy cho ae biết câu khấn khứa nhé
Chẳng có gì phải dấu, phải thề đâu bác ! Đối với người Tày Thái nguyên thì không phải  là hiếm gặp. Cách chữa như trên là cách đơn giản nhất. Còn thêm một vài chi tiết nữa nhưng gia đình thấy lạ xúm xít thắc mắc nên cậu em họ làm cho nhanh.
 Cậu em đã bày cho tôi cách chữa nhưng chưa có dịp thực nghiệm xem kết quả ra sao nên không dám nói ẩu.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: daulauxuongcheo trong 18 Tháng Mười Hai, 2010, 09:27:56 pm
Các bác ơi, cho cháu hỏi. Nếu hành quân vào mùa đông thì cách nào gấp gọn được cái chăn bông (khá to) để mang theo bằng ba lô không ạ?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: cb479 trong 18 Tháng Mười Hai, 2010, 10:01:38 pm

[/quote]nếu bị cá ngát chém ..rất đau bởi vết thương sưng tấy..muốn khỏi đau ..sưng..các bác hảy lấy mủ của trái đu đủ non xức vào vết thương sẻ khỏi ngay thôi .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: trung-truc trong 21 Tháng Mười Hai, 2010, 09:55:56 am
Nếu bị cá ngát, cá trê hoặc cá chốt chích thì có cây xương cá dùng điều trị cũng khá tốt, tui đã chứng kiến nhiều lần. Loại cây nầy lúc ở chiến trường K tui có thấy ngoài dân có trồng. Nó còn có tác dụng trị bò cạp chích nữa, nhưng lúc đó trong đơn vị không ai biết!
các bạn có thể tham khảo ở link nầy: http://www.daovien.net/forum-f40/topic-t978.htm


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: taupaypay trong 08 Tháng Giêng, 2011, 12:21:30 am
Có lần ở miền Tây Nghệ - Tĩnh em được uống rượu cần ủ bằng cây búng báng . Người Thái nói rượu cần làm từ cây này là ngon nhất . Bột búng báng còn làm bánh ăn được . Giờ em chỉ nhớ mảnh cây chẻ ra chứ ko nhớ toàn cây . Bác nào có hình cho em xin .

Cây búng báng (cọ đường) của bác mực tàu đây.
http://www.youtube.com/watch?v=lhMMP8YkjRc (http://www.youtube.com/watch?v=lhMMP8YkjRc)

(http://i799.photobucket.com/albums/yy276/taupaypay/weapon/Arenga_pinnata.jpg)

(http://i799.photobucket.com/albums/yy276/taupaypay/weapon/sugar_palm.jpg)


Làm rượu thì cần có men, một trong những cách làm men tự nhiên của bà con dân tộc Pako là lấy cỏ 3 lá (mần trầu) giã nát vắt lấy nước, trộn với bột gạo, để gần bếp một vài ngày đến khi lên mùi thơm dịu thì bỏ vào ống nước búng báng 2-3 ngày là uống được... ;D

(http://i799.photobucket.com/albums/yy276/taupaypay/weapon/mantrau.jpg)

Muốn lấy bột búng báng thì hạ cả cây xuống lấy dao khoét dọc thân cây tạo hình máng. Bằm nhuyễn lõi cây khoét ra, cho vào túi vải lọc, đổ nước và vò chỗ lõi bằm cho nước chứa tinh bột chảy qua lòng máng đặt nghiêng (góc nghiêng khoảng 10-30 độ) có xếp các đoạn tre, gỗ theo chiều ngang làm bậc cản (càng nhiều bậc thì càng tận thu tinh bột nhiều) đến khi róc nước thì bóc lớp bột trắng lắng đọng ở trước các bậc ngăn để sử dụng. Hạt thì luộc lên là ăn đc ngay.

Chế biến các kiểu thì làm tương tự như bột sắn (mì).  ;D Cây cọ Sago (sago palm) cũng làm như cây búng báng (sugar palm).



Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: taupaypay trong 19 Tháng Giêng, 2011, 01:47:24 am
Cây blồng (H'mông), lá xào với thịt bò, thịt trâu thì bá cháy ;D. Khi vò nát có mùi hăng dịu giống như mùi lá cây sấu. Mọc nhiều (ở độ cao khoảng 500-1000m ???) ở cùng độ cao với dong riềng rừng vì em thấy gần đó có rất nhiều. Không biết có bác CCB nào biết tên gọi khác của cây này không?  ???

(http://i799.photobucket.com/albums/yy276/taupaypay/weapon/blong04.jpg)

(http://i799.photobucket.com/albums/yy276/taupaypay/weapon/blong03.jpg)

(http://i799.photobucket.com/albums/yy276/taupaypay/weapon/blong02.jpg)

(http://i799.photobucket.com/albums/yy276/taupaypay/weapon/blong01.jpg)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: yta262 trong 19 Tháng Giêng, 2011, 03:55:10 am
Cây blồng (H'mông), lá xào với thịt bò, thịt trâu thì bá cháy ;D. Khi vò nát có mùi hăng dịu giống như mùi lá cây sấu. Mọc nhiều (ở độ cao khoảng 500-1000m ???) ở cùng độ cao với dong riềng rừng vì em thấy gần đó có rất nhiều. Không biết có bác CCB nào biết tên gọi khác của cây này không?  ???
Miền Nam và bên Kampuchia trồng cây lá lốt này nhiều lắm. Các quán nhậu thường có món "thịt bò quấn lá lốt" rất bắt mồi. Cây này trồng ở đồng bằng cũng được.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: yta262 trong 19 Tháng Giêng, 2011, 04:12:20 am
CÁCH XÓC LỌ

Ở trong rừng thì làm gì đầy đủ như ở quê nhà, lính đi rừng muốn xóc lọ sạch sẽ từ trong ra ngoài thì làm sao đây?  ;D ;D ;D . Y tá, y sĩ, bác sĩ khi biết mẹo vặt này đều rất khoái và đánh giá rất cao phương pháp xóc lọ này.

Các món khác thì dễ rồi, cứ bứt lá cây rừng vò nát để làm dẻ rồi lau cho sạch nhưng đối với các loại có dạng lọ như ống chích (xy lanh), bình nước cất, bình đựng dung dịch, bình tông (bi đông), ống tre đựng nước thốt nốt  v.v... thì thọt tay vô bên trong để quậy không được, có thọt que vô được cũng rửa không sạch lắm. Mẹo vặt khác là bỏ chút nước vô lọ (hay bình) và thêm một chút gạo vô nữa rồi cứ thế mà xúc cho tới chừng nào chất nhờn và cặn trong lọ (hay bình) ra hết thì thôi. (nên nhớ cái gì cũng có ngoại lệ, mẹo vặt này áp dụng được hầu hết các loại lọ trừ 1 vài thứ).

 Gạo sau khi xóc lọ xong có thể nấu thành cơm ăn như bình thường.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 19 Tháng Giêng, 2011, 08:35:15 am
hehe mới đọc thoáng hết cả hồn  ;D may là bác yta còn chừa lại 1 vài thứ  ;D Gạo xóc lọ xong rồi ai dám ăn  ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: svailo trong 19 Tháng Giêng, 2011, 10:09:45 am
Kỹ thuật Súc rửa chai lọ mà YTA mô tả như ...
  Lính ở trong rừng , thì lấy đâu ra chai lọ mà  Xóc lọ nhỉ ?
 Có chăng là : Mình ta với ... TA  .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: yta262 trong 19 Tháng Giêng, 2011, 10:36:57 am
Kỹ thuật Súc rửa chai lọ mà YTA mô tả như ...
  Lính ở trong rừng , thì lấy đâu ra chai lọ mà  Xóc lọ nhỉ ?
 Có chăng là : Mình ta với ... TA  .
Bác svailo chưa biết chứ ngay cả các cô y tá cũng phải xóc lọ trong rừng đều đều chứ ạ, trong điều kiện thiếu thốn cuả chiến trường thì phải đành vậy thôi  ;D. Ngay cả về đời thường rồi, nếu không có que chọt lọ thì áp dụng cách "ta về ta tắm ao ta" này cũng được mà. Y tá vẫn thường xuyên xóc lọ cho ống chích cuả mình, ống chích cũng như cây súng cuả người lính, phải lau chùi bảo quản thường xuyên thì đâm nó mới ngon, nó có sạch thì mới bảo đảm vệ sinh, mới sử dụng được lâu dài. Còn các bác bộ binh không xóc ống chích nhưng cũng phải xóc lọ thôi, xóc bình tông chẳng hạn.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: haanh trong 19 Tháng Giêng, 2011, 10:59:11 am
hehe nữ y tá cũng xóc lọ nữa há bác yta262 ? em tưởng mấy công việc này chỉ dành cho nam  ;D mấy bác quân y có nhiều thứ để xóc chứ bb thì chỉ có cái đèn pin thôi ( cũng phải chọt ngoáy không thôi nó sét sẽ bị mát dây )


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: yta262 trong 19 Tháng Giêng, 2011, 11:45:49 am
hehe nữ y tá cũng xóc lọ nữa há bác yta262 ? em tưởng mấy công việc này chỉ dành cho nam  ;D mấy bác quân y có nhiều thứ để xóc chứ bb thì chỉ có cái đèn pin thôi ( cũng phải chọt ngoáy không thôi nó sét sẽ bị mát dây )

Cuả ai người nấy làm chứ, nhiệm vụ cả mà. Nữ y tá có thể hơi khác nam một chút, đa số nữ y tá ở tuyến sau thì có lẽ tìm được que chọt lọ nên đỡ vất vả hơn cánh nam nhà mình, nhưng lọ thì cần phải xóc cho sạch, đương nhiên rồi. Theo chuyên ngành y tế mấy chỗ nằm sâu bên trong mà mình không xóc nó ra lâu ngày trở thành ổ dịch bệnh. Cho nên toàn quân đều thỉnh thoảng nên xóc lọ và bình tông cho nó sạch. Xóc lọ nhiều hay ít thì cũng tùy trường hợp, tùy cá nhân mà làm nên chả cần liều lượng bao lâu mới xóc một lần, nhưng xóc nhiều quá chỉ sợ hết gạo mà xóc thôi  ;D.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: svailo trong 19 Tháng Giêng, 2011, 06:23:31 pm
**************88
  HA ! HA !
 Bái phục ! Bái phục Chằm_nênh_ka  lệ muôi ! " CHUYÊN GIA - TRÙM XÓC LỌ - YTA262 "
 Dẫu xa quê VIỆT , sống đàng hoàng chững chạc nơi xứ người đã lâu , mà văn phong vẫn giữ được nguyên hồn sắc VIỆT : Đa âm , Đa sắc , Đa hình ảnh , Đa ngữ nghĩa , Đa chiều và rất Đa ...
Tục mà Thanh , Thanh mà cũng Tục . Chả ai bắt bẻ nổi được mình .
 Hỏi rằng trong huyết quản liệu có chút tí ti gì được di truyền lại , từ Bà chúa thơ NÔM họ HỒ  hay không ?


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: binhnhi2009 trong 20 Tháng Giêng, 2011, 01:25:14 am
Cây blồng (H'mông), lá xào với thịt bò, thịt trâu thì bá cháy ;D. Khi vò nát có mùi hăng dịu giống như mùi lá cây sấu. Mọc nhiều (ở độ cao khoảng 500-1000m ???) ở cùng độ cao với dong riềng rừng vì em thấy gần đó có rất nhiều. Không biết có bác CCB nào biết tên gọi khác của cây này không?  ???
Miền Nam và bên Kampuchia trồng cây lá lốt này nhiều lắm. Các quán nhậu thường có món "thịt bò quấn lá lốt" rất bắt mồi. Cây này trồng ở đồng bằng cũng được.

Cây này không giống lá lốt. Lá lốt có hình tim mà bác.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 20 Tháng Giêng, 2011, 02:00:30 am
TAUPAYPAY @ : cái lá blông của  người Mèo,  người Mán Bắc mê Hà Giang cũng gọi âm giống như vậy. Nó cũng mọc nhiều ở  nơi cây lá dong . Có lẽ hai loài cây này đều ưa một vùng khí hậu . Em chưa được ăn nó xào với thịt bò mà được ăn xào với...muối i-ốt.
 Cây cỏ  3 lá của bác chụp không phải cây cỏ mần trầu các bà các cô hay lấy gội đầu. Kỹ thuật làm men rượu cần tuỳ theo từng người làm. Người Mường làm từ bảy loại lá rừng với cám gạo.
 Mùa hè vừa rồi gặp cây búng báng. Cũng hơi nghi ngờ vì cây này xanh tím chứ không xanh thẫm như cây đã thấy ở rừng. Hỏi mấy em người Thái rằng tiếng Thái gọi là gì . Các em thấy cái hinhg hài nhà em nó dẹo dọ quá đông  loạt chẩu mỏ : Huầy...!

(http://cB6.upanh.com/19.0.24279615.Qke0/sonla058.jpg)




(http://cB9.upanh.com/19.0.24279618.pM80/picture200.jpg)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: trung-truc trong 20 Tháng Giêng, 2011, 09:00:18 am
CÁCH XÓC LỌ

Ở trong rừng thì làm gì đầy đủ như ở quê nhà, lính đi rừng muốn xóc lọ sạch sẽ từ trong ra ngoài thì làm sao đây?  ;D ;D ;D . Y tá, y sĩ, bác sĩ khi biết mẹo vặt này đều rất khoái và đánh giá rất cao phương pháp xóc lọ này.

Các món khác thì dễ rồi, cứ bứt lá cây rừng vò nát để làm dẻ rồi lau cho sạch nhưng đối với các loại có dạng lọ như ống chích (xy lanh), bình nước cất, bình đựng dung dịch, bình tông (bi đông), ống tre đựng nước thốt nốt  v.v... thì thọt tay vô bên trong để quậy không được, có thọt que vô được cũng rửa không sạch lắm. Mẹo vặt khác là bỏ chút nước vô lọ (hay bình) và thêm một chút gạo vô nữa rồi cứ thế mà xúc cho tới chừng nào chất nhờn và cặn trong lọ (hay bình) ra hết thì thôi. (nên nhớ cái gì cũng có ngoại lệ, mẹo vặt này áp dụng được hầu hết các loại lọ trừ 1 vài thứ).

 Gạo sau khi xóc lọ xong có thể nấu thành cơm ăn như bình thường.
Bác Yta nầy vui tính dữ he! Lính lác lúc đó chỉ có mấy cái bình tông và mấy cái can 4 lít bằng nhựa màu vàng là "chai lọ đa năng" thôi, chứ chai lọ thủy tinh nếu có cũng vứt hết cho nhẹ! Mấy cái "chai lọ đa năng" nếu bẩn, thì thường dùng than củi đập nhỏ trộn với mớ cát to hạt cho vào với nước mà xóc cho sạch. Bảo đảm sạch cặn bợn, nếu còn mùi thì cho tiếp than củi hoặc xác trà (bã chè) vào ngâm chừng một buổi rồi súc lại. Lính lác hay lười đâu có rảnh chạy lên nuôi quân mà xin gạo về xóc! ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: songvedem trong 20 Tháng Giêng, 2011, 01:22:52 pm
hehe mới đọc thoáng hết cả hồn  ;D may là bác yta còn chừa lại 1 vài thứ  ;D Gạo xóc lọ xong rồi ai dám ăn  ;D

"Có tật giật mình" :P


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 20 Tháng Giêng, 2011, 01:26:57 pm
Lính bọn em ở nơi chó đái bỏng đuôi ! Khoai sắn chẳng đủ đút mồm lấy gì ra mà xóc lọ. Nghĩ tiếc mấy hạt gạo quá. ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: yta262 trong 20 Tháng Giêng, 2011, 01:52:15 pm
Lính bọn em ở nơi chó đái bỏng đuôi ! Khoai sắn chẳng đủ đút mồm lấy gì ra mà xóc lọ. Nghĩ tiếc mấy hạt gạo quá. ;D ;D ;D

Khoai sắn đúng là xóc lọ không được, gạo mới được cơ.
Xóc sạch lọ mà còn tiếc mấy hạt gạo nữa ;D? Vậy thì xóc lọ được bao nhiêu cứ giữ hết lại để ăn dần  ;D.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: VO THIEN DUC trong 20 Tháng Giêng, 2011, 02:28:11 pm
Lính bọn em ở nơi chó đái bỏng đuôi ! Khoai sắn chẳng đủ đút mồm lấy gì ra mà xóc lọ. Nghĩ tiếc mấy hạt gạo quá. ;D ;D ;D

Khoai sắn đúng là xóc lọ không được, gạo mới được cơ.
Xóc sạch lọ mà còn tiếc mấy hạt gạo nữa ;D? Vậy thì xóc lọ được bao nhiêu cứ giữ hết lại để ăn dần  ;D.

  Không biết xóc lọ như YTa262 hướng dẩn.... ;D ;D anh em chiến sĩ hiểu lầm kẻo làm đơn thì toi... ;D ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: danviet trong 19 Tháng Hai, 2011, 11:34:51 pm
He...he, cái vị thuốc "Nhân trung hoàng" của fanlong74 có tác dụng làm ói (nôn) tiệt các thứ trong dạ dày ra nên nấm độc cũng ra theo thôi!
Em thử lý giải một cách khác. Bản thân "Nhân trung hoàng" có tính trị độc thì chắc chẳng cần đưa vào máy phân tích cũng thấy rõ là không thuyết phục rồi. Nôn ra cũng là một cách để làm bớt lượng độc tố trong dạ dày. Nhưng có thể không cần nôn mà cũng có tác dụng hạn chế độc tố.

Đó là theo cơ chế tự nhiên của cơ thể người. Khi tiêu hóa thức ăn, dạ dày tiết axit, dịch vị, co bóp nghiền thức ăn... để thẩm thấu các chất dinh dưỡng vào trong cơ thể (hè, cứ nôm na thế, chuyên môn thì em không rõ lắm ;D). Nhưng lúc nào thì nó sẽ thôi hì hụi làm những việc đó? Cần phải có một tín hiệu cho nó biết là nó "bã" rồi, hết giá trị sử dụng rồi, tống ra. Tín hiệu đó chính là khi xuất hiện một nồng độ nào đó của "Nhân trung hoàng". Bây giờ khi ta đổ vào trong bụng của bệnh nhân, nó tạo thành một tín hiệu giả, báo với dạ dày rằng đừng hấp thụ nữa, chuyển sang giai đoạn tiếp theo, cho xuất xưởng. Quá trình hấp thụ dinh dưỡng (và do đó độc tố) sẽ ngừng lại (hoặc giảm đi nhiều).

Bác cho em hỏi:
Nếu không có "Nhân trung hoàng" thì có thể dùng 1 số vị tương tự như : "Ngưu trung hoàng", "Hầu trung hoàng", ... thay thế được không ?
Nếu như giải thích đó là đúng, thì rõ ràng là "Nhân trung hoàng" có tác dụng hơn cả. Mặc dù các vị mà bác nêu giống nhau tới 2/3.
Và có lẽ nướng lên, hòa nước cũng chỉ là một động tác nhằm "lịch sự hóa" vấn đề thôi.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: binhyen1960 trong 20 Tháng Hai, 2011, 01:38:06 am
Lính bọn em ở nơi chó đái bỏng đuôi ! Khoai sắn chẳng đủ đút mồm lấy gì ra mà xóc lọ. Nghĩ tiếc mấy hạt gạo quá. ;D ;D ;D

Khoai sắn đúng là xóc lọ không được, gạo mới được cơ.
Xóc sạch lọ mà còn tiếc mấy hạt gạo nữa ;D? Vậy thì xóc lọ được bao nhiêu cứ giữ hết lại để ăn dần  ;D.

  Không biết xóc lọ như YTa262 hướng dẩn.... ;D ;D anh em chiến sĩ hiểu lầm kẻo làm đơn thì toi... ;D ;D
Dù sao thì mẩu chuyện viết đơn lên C bộ xin xác nhận để được nhận tiền xóc lọ của Vo Thien Duc vẫn làm tôi không nhịn nổi cười cho đến tận bây giờ mỗi khi nghe đến cái từ này . ;D
 Vẫn biết lính ta nghịch tai quái trêu chọc nhau nhưng cái đáng quý lại là chuyện lính tân binh ngây thơ quá  ;D
 Nay thêm bác Yta262 cũng biết vụ xóc lọ nữa à ? ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Kon tiahien trong 20 Tháng Hai, 2011, 01:43:34 am
CÁCH XÓC LỌ

Ở trong rừng thì làm gì đầy đủ như ở quê nhà, lính đi rừng muốn xóc lọ sạch sẽ từ trong ra ngoài thì làm sao đây?  ;D ;D ;D . Y tá, y sĩ, bác sĩ khi biết mẹo vặt này đều rất khoái và đánh giá rất cao phương pháp xóc lọ này.

Các món khác thì dễ rồi, cứ bứt lá cây rừng vò nát để làm dẻ rồi lau cho sạch nhưng đối với các loại có dạng lọ như ống chích (xy lanh), bình nước cất, bình đựng dung dịch, bình tông (bi đông), ống tre đựng nước thốt nốt  v.v... thì thọt tay vô bên trong để quậy không được, có thọt que vô được cũng rửa không sạch lắm. Mẹo vặt khác là bỏ chút nước vô lọ (hay bình) và thêm một chút gạo vô nữa rồi cứ thế mà xúc cho tới chừng nào chất nhờn và cặn trong lọ (hay bình) ra hết thì thôi. (nên nhớ cái gì cũng có ngoại lệ, mẹo vặt này áp dụng được hầu hết các loại lọ trừ 1 vài thứ).

 Gạo sau khi xóc lọ xong có thể nấu thành cơm ăn như bình thường.
Bác Yta nầy vui tính dữ he! Lính lác lúc đó chỉ có mấy cái bình tông và mấy cái can 4 lít bằng nhựa màu vàng là "chai lọ đa năng" thôi, chứ chai lọ thủy tinh nếu có cũng vứt hết cho nhẹ! Mấy cái "chai lọ đa năng" nếu bẩn, thì thường dùng than củi đập nhỏ trộn với mớ cát to hạt cho vào với nước mà xóc cho sạch. Bảo đảm sạch cặn bợn, nếu còn mùi thì cho tiếp than củi hoặc xác trà (bã chè) vào ngâm chừng một buổi rồi súc lại. Lính lác hay lười đâu có rảnh chạy lên nuôi quân mà xin gạo về xóc! ;D
Không phải tự nhiên nhắc đến can nhựa màu vàng làm tôi nhớ!
Cái can nhựa ở đơn vị tôi chẳng bao giờ cần phải xóc lọ cả. Bởi vì nó được thay nước thường xuyên  trong các chặng hành quân cũng như khi đóng quân tại cứ. ;)
Một lần nó trở thành phao cứu sinh cho đồng đội tôi tại Tônlê Sáp(một nhánh sông Mêkông chày qua tỉnh KongpongThom)
Bữa ấy chúng tôi tổ chức cải thiện. Đoàn gồm 12 người thuộc cả 3 B hỏa lực, ngoài vũ khí nhẹ chúng tôi còn trang bị đủ các loại chất nổ mạnh như thủ pháo xòe, lựu đạn cầu, KP2?(lựu đạn chống người nhái màu đen hình trụ), B40 lép, Cối 6 lép và vài thỏi TNT có kíp sẵn… tất cả xin được từ quân khí E. Tất nhiên cái can màu vàng đựng nước là vật bất ly thân của các cuộc càn bắt…cá.
Trời hôm ấy khá rét. Buổi sớm đã thấy mưa bạt lăn tăn. Chúng tôi đến bờ sông thăm dò bọt sủi của các luồng cá. Vài đợt đánh cá trước đã giúp chúng tôi có kinh nghiệm quan sát bóng nước, chiều sâu đáy sông và dòng chảy để tận dụng đánh trái 1 lần có kết quả ngay.
Dọc bờ sông bên này không tìm được chỗ ưng ý, nước chảy xiết và đáy sông khá nông. Cả bọn tìm chỗ hẹp để bơi qua bên kia sông, trời ướt át mưa và thuyền không thấy.
Đến khúc sông hẹp nơi người dân thường sử dụng để vượt sông, chúng tôi thấy một đàn bò được 2 thiếu niên K chăn dẫn đang bơi vượt sông về phía chúng tôi. Từng con bò lần lượt lên bờ nhưng 2 tay thiếu niên kia chỉ trỏ về con sông ra ý rằng chúng tôi không nên qua sông vì nước giữa dòng chảy rất xiết.
- Tụi nó qua được thì mình cũng qua được, ngán gì. Ai đó trong chúng tôi đã phát biểu.
- Qua sông bên kia có mấy chiếc thuyền của dân đó.
Tôi nhìn dòng sông khá e dè. Cỡ 200 mét không đáng ngại nhưng trời lạnh, gió rét…Nhìn đàn bò và 2 thằng nhóc có vẻ đuối khi qua sông đủ để tôi ước lượng lại sức mình. Hề! Làm nóng trước đã, cái bài về bơi nó bảo vậy. Tôi thong thả vươn người làm vài động tác…
-Để mấy thằng bơi “xịn” qua trước coi! Tiếng nói của ai đó vừa dứt đã thấy anh xung phong. Mình trần, quần đùi, ba anh lội xuống.
Quan sát các bạn tôi vượt sông mà lòng tôi hồi hộp. Thế quái nào mà họ bơi lâu thế vẫn chưa được nửa chặng đường. Ba cái đầu cứ lặn hụp và dần dần bị trôi xuống đến khúc sông lớn hơn.
Trên bờ bọn tôi bắt đầu lo lắng, vận động đuổi theo hướng của các bạn đang trôi.
Nhìn cách bơi của các bạn, tôi biết dòng chảy rất mạnh đang cuốn phăng phăng đi những gì trên lưng nó. Ba con người đang dần dần nhỏ nhoi trước sự phẫn nộ của dòng sông hùng vỹ và một trong số đó chợt quay đầu bơi trở lại bờ.
Tôi nhận ra đó là Tới, một đồng đội cao tầm 1m8, to khỏe, có thể hình đẹp cỡ Lý Đức. Anh đang cố hết sức để chống chỏi với cuộn sóng ngầm của con sông.
-Cố lên, cố lên, Tới ơi.
Hò hét động viên, vô tình cả bọn đều ào xuống dòng sông bơi theo.
Lúc này Tới cũng bơi gần tới chỗ chúng tôi chừng vài mét, hầu như anh không thấy chúng tôi bơi chung quanh và động tác bơi của anh như một phản xạ để giành giật lấy cuộc sống của chính mình. Anh đã đuối hơi, trồi lên, hụp xuống…
Chúng tôi bơi ở xung quanh Tới mà chẳng đứa nào dám vào sát. Rõ ràng anh ta quá to để ai đó có can đảm tiếp cận và hơn nữa nước vô cùng chảy xiết.
-Ném cái can, cái can nước.
Trên bờ một bạn đã nhanh trí đổ bỏ nước uống đi rồi ném cái can màu vàng vào ngay chỗ Tới đang bơi.
Tôi thấy Tới nhổm lên trong sóng nước, đưa tay với cái can vàng song anh lại vừa đẩy nó ra xa thêm.
Bỏ Mịa! Tôi nhận ra Tới không còn đủ sức để làm chủ động tác của mình nữa rồi. Tôi bơi vượt lên nắm lấy quai chiếc can quẳng trở lại.
Một lần nữa chiếc can lại bị Tới làm tuột, trôi đi ngay trước mắt, anh ta đang bị dòng nước nhận chìm.
Lần thứ ba, Năm vẽ -A trưởng A tôi- chụp được chiếc can, anh bơi đón đầu, dúi chiếc can vàng gần ngay mặt Tới.
Thời may đất trời còn dung phần số, Tới ta sau mấy lần no nước chợt nhìn ra cái phao sinh mạng. Anh kịp với được nó để kê cái đầu vào thở…
Đến lúc này mọi sự đã dễ dàng hơn. Nương theo con nước bọn tôi lôi Tới lên bờ.
Dù mệt lữ tôi cũng nhận ra hai bạn bơi với Tới lúc nãy đã qua sông. Xa lắm, chỉ hò hét ra dấu rồi 2 anh đón thuyền dân trở về với bộ mặt xám ngoét: -Bọn tao xém chết.
Làm cáng khiêng Tới về đơn vị, bữa đi cải thiện coi như hoàn toàn phá sản. ;D
Hà… vậy mà lâu ngày vẫn nhớ kỷ niệm… cái can vàng. Có ích thật sự các bác ạh.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: Quân khí viên trong 20 Tháng Hai, 2011, 01:31:14 pm

(http://cB6.upanh.com/19.0.24279615.Qke0/sonla058.jpg)




(http://cB9.upanh.com/19.0.24279618.pM80/picture200.jpg)
[/quote]

 Theo  em hình 1 của bác MUCTAU post lên trong em gọi là cây đoác( hay đát).Loại này thường mọc nhiều ở vùng núi đá ven biển các tỉnh  miền trung. Các bác có dịp đi qua đèo Cù mông (ranh giới giữa Phú Yên và Bình Định), đèo Đại Lãnh( ranh giới giữa Khánh hòa và Phú Yên) sẽ thấy rất nhiều. Quả của nó ăn được các bác ạ! nhưng phải biết chế biến, nếu không ngứa phù mỏ! ;D
Hột đát này ăn kèm đường, đá sừng sựt rất ngon. Em thấy ở chợ có bán.
Còn hình 2 đúng là cây lá lốt rồi. Cái này xào thịt bò, nai, heo rừng, cheo, chồn, sóc nhím gì cũng ngon! Cuốn  các loại thịt nướng càng ngon nữa;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: bayhaichin_315 trong 17 Tháng Ba, 2011, 01:07:52 pm
Cá nhân tớ là 5 phút (bây giờ già rồi nên ko chấp).
Này bác ơi! Chắc ở chỗ các bác không có địch nhiều nên các bác mới có thời gian để mà cột tăng với võng (nào là cọc phụ tránh nước mưa, dây thừng rối rắm thế...). Tớ thì chỉ có mỗi một dây võng + 1 dây cột tăng + hai khăn mặt (hoặc nùi giẻ) kẹp vào dây võng ở hai đầu là chẳng sợ tẹo mưa nào lọt vào lưng cả, còn tăng thì điểm dây võng tại đâu, cột dây tăng tại đó, khi nằm xuống võng sẽ võng xuống là vừa, lại choàng qua được võng, khỏi sợ tạt nước. Lính TS bọn tớ mà có thời gian cả 5 phút để mắc xong tăng võng, hoặc tháo để di chuyển tiếp thì hơi bị gay đấy...


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: bayhaichin_315 trong 17 Tháng Ba, 2011, 01:16:17 pm
Bắn đêm.

Bình thường ban ngày ngắm bắn, ta chỉ việc chia đôi khoảng sáng ở khe ngắm với đầu ruồi. Nhưng trong đêm thì lấy đâu ra khoảng sáng mà chia?

Có thể lợi dụng ánh sáng của pháo sáng (nếu mắt cực tốt, tớ chưa bao giờ làm được thế cả) hoặc lợi dụng ánh lửa lúc chiến đấu để ngắm. Cách này phản xạ phải nhanh, yếu lĩnh phải vững cướp được đường ngắm.

Cách đơn giản hơn: Bắt đom đóm, cấu đít có phần lân tinh, bôi lên đầu ruồi, hoặc kiếm thanh gỗ mục nào có lân tinh. Rình ngắm tới sáng luôn.
Bắt đom đóm thì không hay lắm đâu, vì có thể lúc đó chẳng có con nào, kinh nghiệm của bọn tôi là bôi chút kem đánh răng lên đầu ruồi, và khe ngắm. Đảm bảo ôkê trong tình huống nào cũng vận dụng được tuốt, khỏi phải chờ đom đóm bay tới.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: yta262 trong 17 Tháng Ba, 2011, 02:12:42 pm
CHỐNG MUỖI ĐỐT

Gác đêm ngại nhất là muỗi, đập mạnh tay thì sợ lộ điểm gác, còn vuốt bên này thì muỗi tấn công bên kia, như vậy có cách gì trị muỗi để yên tâm tập trung gác sách? Lính nhà nghèo không có thuốc chống muỗi thì có thể xoa chân tay mặt mũi bằng một ít thuốc "Đép" trị hắc lào, vốn anh lính lác nào cũng có. Ngoài ra, yta262 có mẹo này sử dụng khá thành công. Nếu thuốc hắc lào không có sẵn thì phải tìm cách làm sao không còn mùi da người nữa để muỗi không phát hiện ra, cứ bứt lá cây hay cỏ, rễ cây ... hễ có mùi càng hăng muỗi càng sợ, nhất là xã và riềng là muỗi sợ nhất. Nếu chả có cây cỏ gì cả thì có thể dùng cái hơi mất vệ sinh một chút là bùn xoa một ít cho bán mùi da thịt, gác xong chỉ việc rửa sạch đi thì ngủ ngon như thường.


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: binhyen1960 trong 17 Tháng Ba, 2011, 05:23:31 pm
CHỐNG MUỖI ĐỐT

Gác đêm ngại nhất là muỗi, đập mạnh tay thì sợ lộ điểm gác, còn vuốt bên này thì muỗi tấn công bên kia, như vậy có cách gì trị muỗi để yên tâm tập trung gác sách? Lính nhà nghèo không có thuốc chống muỗi thì có thể xoa chân tay mặt mũi bằng một ít thuốc "Đép" trị hắc lào, vốn anh lính lác nào cũng có. Ngoài ra, yta262 có mẹo này sử dụng khá thành công. Nếu thuốc hắc lào không có sẵn thì phải tìm cách làm sao không còn mùi da người nữa để muỗi không phát hiện ra, cứ bứt lá cây hay cỏ, rễ cây ... hễ có mùi càng hăng muỗi càng sợ, nhất là xã và riềng là muỗi sợ nhất. Nếu chả có cây cỏ gì cả thì có thể dùng cái hơi mất vệ sinh một chút là bùn xoa một ít cho bán mùi da thịt, gác xong chỉ việc rửa sạch đi thì ngủ ngon như thường.
Bác Yta262 nói chuyện thuốc " Đép " trị hắc lào , vốn anh lính lác nào cũng có làm BY cứ tưởng chuyện " trên mây " .
 Làm gì có , lính lác thì lấy đâu ra cái của quý hiếm đó mà bác nói tay lính lác nào cũng có . ;D Lính bị hắc lào mà có đồ xài sang thế . ;D
 Bên chúng tôi thì món này lính phải tự tìm cách giải quyết lấy cho mình . Dùng thuốc nổ TNT lấy từ quả đạn B40 ra , ngâm với cồn rồi bôi lên vết hắc lào tròn tròn đó , xót phải biết , nhảy tưng tưng mặt nhăn như khỉ ăn gừng .
 Cách nữa , lấy quả chuối xanh cắt ngang lấy nhựa bôi lên vết hắc lào cũng đỡ lắm .
 May mắn lúc đó da tôi được mạ một lớp niken bên ngoài nên chưa từng bị cái bệnh ngoài da của nợ này và cũng từng ở cùng 1 thằng hắc lào chảy mủ ra . ;D
 Lần trước các bác CCB kể chuyện được phát thuốc chống muỗi của Mỹ , chỉ cần bôi lên mặt hay tay chân là muỗi lảng hết không con nào dám lại gần làm BY cũng thấy như chuyện lạ đó đây , anh em CCB lúc đó hướng khác , đơn vị khác được phát mà dùng chứ lính QD4 thì cho muỗi nó cắn vô tư . Tôi ở gần mấy tay Yta đại đội mà chỉ thấy nó có thuốc giảm đau , vài lọ kháng sinh và ký ninh trị sốt rét , ngoài ra có thêm vài viên thuốc đi ngoài , còn lại toàn băng cứu thương là chính . ;D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: bayhaichin_315 trong 23 Tháng Ba, 2011, 04:12:06 pm
Các bác ơi, cho cháu hỏi. Nếu hành quân vào mùa đông thì cách nào gấp gọn được cái chăn bông (khá to) để mang theo bằng ba lô không ạ?
Lính chiến trường thì chỉ có cái chăn chiên Nam Định là cùng, làm gì có được cái chăn bông to đùng để mà phải quan tâm tới chuyện phải gấp xếp. Mỗi lần hành quân chiến dịch (ấy là đối với đơn vị có hậu cứ) bọn tớ thì chỉ chú trọng đến súng ống, đạn dược, nhất là nước uống còn lương thực thì cách hay nhất là rang gạo với nước muối, khi đói cứ thế mà nhai rồi uống nước, tối ngủ nếu có lạnh thì mặc thêm cái áo là xong, nên câu hỏi cách gấp chăn bông, thì cả cuộc đời ở lính tớ chưa bao giờ được phát (không biết các bác ở biên giới phía Bắc như thế nào?) nên không biết gấp ra sao nữa, bác nào biết chỉ cho em nó với!


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: trung-truc trong 25 Tháng Ba, 2011, 07:53:19 pm
Các bác ơi, cho cháu hỏi. Nếu hành quân vào mùa đông thì cách nào gấp gọn được cái chăn bông (khá to) để mang theo bằng ba lô không ạ?
Lính chiến trường thì chỉ có cái chăn chiên Nam Định là cùng, làm gì có được cái chăn bông to đùng để mà phải quan tâm tới chuyện phải gấp xếp. Mỗi lần hành quân chiến dịch (ấy là đối với đơn vị có hậu cứ) bọn tớ thì chỉ chú trọng đến súng ống, đạn dược, nhất là nước uống còn lương thực thì cách hay nhất là rang gạo với nước muối, khi đói cứ thế mà nhai rồi uống nước, tối ngủ nếu có lạnh thì mặc thêm cái áo là xong, nên câu hỏi cách gấp chăn bông, thì cả cuộc đời ở lính tớ chưa bao giờ được phát (không biết các bác ở biên giới phía Bắc như thế nào?) nên không biết gấp ra sao nữa, bác nào biết chỉ cho em nó với!
Chỗ E tui thì đến mùa rét (địa bàn tỉnh Battambang Campuchia) thì quân trang chống rét phát cho mượn gồm chăn bông và áo "mút", hết mùa rét thì giặt trả lại cho Quản lý. Chăn bông chỉ dùng trong doanh trại, ban đêm nằm chốt hoặc đi phục kích thì mặc áo "mút" bên trong, bên ngoài áo K82 cài nút cổ và cài nút tay áo, quần dài thì mặc hai cái. Đầu thì đội khăn cà-ma chỉ chừa hai con mắt giống như mấy cô gái Nam bộ đi làm đồng! (áo "mút" chất liệu thun tổng hợp, tay dài như áo thủ môn, cổ "lọ". Khi mặc bó sát người, giữ ấm rất tốt). Ban đêm có việc phải cầm khẩu súng, phải cẩn thận không nắm nhầm chỗ kim loại: Nó lạnh cóng tay như cầm cục nước đá vậy! ;)


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: MUCTAU trong 10 Tháng Mười Một, 2011, 10:25:38 am
CHỐNG MUỖI ĐỐT

Gác đêm ngại nhất là muỗi, đập mạnh tay thì sợ lộ điểm gác, còn vuốt bên này thì muỗi tấn công bên kia, như vậy có cách gì trị muỗi để yên tâm tập trung gác sách? Lính nhà nghèo không có thuốc chống muỗi thì có thể xoa chân tay mặt mũi bằng một ít thuốc "Đép" trị hắc lào, vốn anh lính lác nào cũng có. Ngoài ra, yta262 có mẹo này sử dụng khá thành công. Nếu thuốc hắc lào không có sẵn thì phải tìm cách làm sao không còn mùi da người nữa để muỗi không phát hiện ra, cứ bứt lá cây hay cỏ, rễ cây ... hễ có mùi càng hăng muỗi càng sợ, nhất là xã và riềng là muỗi sợ nhất. Nếu chả có cây cỏ gì cả thì có thể dùng cái hơi mất vệ sinh một chút là bùn xoa một ít cho bán mùi da thịt, gác xong chỉ việc rửa sạch đi thì ngủ ngon như thường.

Bắt giò ông Y-Tờ phát.
 D.E.P để bôi ghẻ cái chứ bôi hắc lào (lác) hoặc ghẻ nước là toi.
 


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: bayhaichin_315 trong 18 Tháng Mười Một, 2011, 08:47:59 am

  Không biết xóc lọ như YTa262 hướng dẩn.... ;D ;D anh em chiến sĩ hiểu lầm kẻo làm đơn thì toi... ;D ;D
[/quote] Dù sao thì mẩu chuyện viết đơn lên C bộ xin xác nhận để được nhận tiền xóc lọ của Vo Thien Duc vẫn làm tôi không nhịn nổi cười cho đến tận bây giờ mỗi khi nghe đến cái từ này . ;D
 Vẫn biết lính ta nghịch tai quái trêu chọc nhau nhưng cái đáng quý lại là chuyện lính tân binh ngây thơ quá  ;D
 Nay thêm bác Yta262 cũng biết vụ xóc lọ nữa à ? ;D
[/quote]
Đúng là cười vỡ cả bụng!!! Hồi năm 1980, đơn vị mới được bổ sung quân, nhiều bữa được cho ăn măng khô. Có bữa cùng anh em đi lùng tôi kiếm được ít măng tươi mang về, mấy chú lính mới hỏi đây là măng gì, được trả lời là măng khộp, cách thức đào lấy được nó khó khăn lắm.... Một hôm tôi đi vệ sinh mang theo cuốc, đi thật xa ra ngoài rừng khộp đào một lỗ rồi xả stress, ai ngờ khi xong việc bị mấy chú ấy theo dõi và bới lên xem thử măng Khộp khó đào ntn? mà ông ấy nói bacbaphi vậy. chuyện thế nào chắc các bác cũng biêt, từ đó về sau tôi đố có dám nói đùa nữa...


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: doisungaolinh trong 06 Tháng Tám, 2013, 03:57:14 pm
Cảm ơn các bác nhiều lắm, em đang đọc tranh thủ chuẩn bị cho năm sau cố đậu cái Học Viện. Các bác đúng là một kho tàng quý giá mà :D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: doisungaolinh trong 06 Tháng Tám, 2013, 03:58:36 pm
Cảm ơn các bác nhiều lắm, một kho tàng bổ ích :D


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: trung-truc trong 27 Tháng Tám, 2013, 09:47:11 pm
Hôm rồi có gặp một bác E96, bác nầy có nhắc lại chuyện "tạo ra lửa" từ đạn AK vạch đường. Cách nầy các E bộ binh thường chỉ dẫn lính mới, phòng khi lỡ lạc đơn vị còn có cách "mưu sinh":
 Dùng viên đạn vạch đường (có nơi gọi là đạn lửa) bẻ nhẹ lấy đầu đạn khỏi cát-tút, trút bớt chừng 4/5 thuốc phóng ra một cái lá cây.
 Nhét đần đạn lọt vào cát-tút (hãy còn chừng 1/5 thuốc phóng.
 Dùng gáy hộp tiếp đạn Ak đập móp miệng cát-tút, sao cho khi nạp vào buồng đạn không bị kẹt!
 Lắp viên đạn đã "xử lý" như trên vào buồng đạn. Bóp cò rồi giật nhanh bệ khóa nòng.
 Cát-tút chứa đầu đạn vạch đường văng ra và đang 'khẹt' lửa.
 Mau chóng lấy cái lá cây chứa 4/5 thuốc phóng rắc vào miệng cái cát-tút còn 'khẹt' lửa.
 Vậy là có ngay một đám lửa nhỏ, dù bên ngoài có mưa gió bão bùng . . .


Tiêu đề: Re: Mẹo nhỏ dọc đường hành quân
Gửi bởi: svailo trong 27 Tháng Tám, 2013, 11:19:24 pm
  ******88

  " ... lắp viên đạn đã "xử lý" vào súng ... " kê đầu nòng súng vào 1 khúc củi hoặc 1 thân cây bên cạnh ... bóp cò , cho đầu đạn cắm vào đó ... chứ đừng " giật nhanh bệ khóa nòng "  Trungtruc à .
 Cái đầu đạn lửa ấy hoặc sẽ nằm trong nòng súng ( nếu để thuốc trong cattut quá ít - riêng hạt nổ  nổ cũng đã đủ sức đẩy đầu đạn ra khỏi cattut ) hoặc bay tuốt ra ngoài xa ( nếu thuốc đạn để lại hơi nhiều ) ta không chủ động được  mà ...kịp lấy lửa .

  Cũng nên lưu ý : phải chuẩn bị đồ mồi lửa ( thuốc đạn thừa , liều phóng phụ của đạn cối , B41 ... lá khô , củi khô chẻ nhỏ ... ) sẵn sàng và phải nhanh tay , bởi thuốc cháy vạch đường nhồi sẵn trong đầu đạn là rất ít , chỉ sau vài giây  đã ... cháy sạch , tắt ngóm .