Lịch sử Quân sự Việt Nam

Máu và Hoa => Một thời máu và hoa => Tác giả chủ đề:: nguyenhuuluanc17 trong 20 Tháng Tư, 2011, 03:08:29 pm



Tiêu đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 20 Tháng Tư, 2011, 03:08:29 pm

                                            NGƯỜI LÍNH CÔNG BINH BẾN VƯỢT TÍCH TƯỜNG    ( P1 )
                                                                                                                                                    NGUYỄN HỮU LUÂN
                                                                                        Tưởng nhớ đồng đội  đã hy sinh tại Tích Tường- Như lệ

   Sông Thạch hãn mùa đông năm 1972. Tiểu đội của tôi nhận nhiệm vụ lập bến vượt phối hợp với tiểu đoàn 6 đang chốt giữ Tích tường.Hành quân đến Tích tường thì trời vừa tối. Tới nơi chúng tôi lập tức đào hầm - ngoài khả năng dùng tránh  bom pháo, hầm là điểm chốt chiến đấu và là ngôi nhà của lính Ở đây. Cũng trong đêm nay, tiểu đội phải lập xong bến vượt và đưa nhóm tiền trạm tiểu đoàn cùng vũ khí qua sông, lập chốt tiền tiêu  phía bờ nam.
   Tiểu đội tập trung cạnh chiếc hầm chữ A vừa làm xong, hăng hắc mùi đất, mùi cỏ cây lẫn với mùi khét của đạn pháo. Tôi tóm tắt về tình hình của ta và địch tại Tích tường về nhiệm vụ chiến đấu của tiểu đội tại bến vượt. kế hoạch nhanh chóng được đưa ra: tiểu độ chia thành hai nhóm -   nhóm 1: chọn bến, chỗ dấu xuồng rồi vượt sông lập bến tại bờ Nam ; Nhóm 2: chuyển xuồng ra sông,đào hầm dấu xuồng và phối hợp vận tải vũ khí qua sông .
   Tôi nói sẽ chỉ huy nhóm vượt sông lập bến rồi chuyển sang phân công người cho từng nhóm. Tôi ngước nhìn lại tiểu đội trước khi cân nhắc chọn người cho nhóm. Trong ánh sáng nhờ nhờ của pháo sáng ngoài sông chiếu vào, những khuôn mặt người lính sắt lại chờ đợi. Như đoán ra ý định của tôi, Thiện nhổm người lên và nói rất nhanh- rõ ràng  " Em đi với nhóm vượt sông", người lính ấy dường như đã quyết định như vậy khi tôi   thông báo các nhiệm vụ.  Rất nhanh, phân công được đưa ra rồi từng tổ 3 người bắt đầu thực hiện công việc .
Thiện là cậu học trò vừa tốt nghiệp phổ thông trong số lính Thái Bình bổ xung cho đai đôi tôi. Cậu có khuôn mặt bầu, trẻ thơ, tính nhanh nhẹn và lém lỉnh. Những lúc rỗi rãi đêm khuya, Thiện kể cho tôi về thời gian ở quê nhà
 


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 20 Tháng Tư, 2011, 04:27:42 pm
Hoan nghênh bác Luân tham gia điễn đàn. Lại một người lính nữa của f325 có mặt trên QSVN. Chúng tôi mong chờ những trang viết về e95/f325 trên mặt trận Thành cổ Quảng Trị và Tích Tường Như Lệ những năm 1972-1973.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: binhyen1960 trong 20 Tháng Tư, 2011, 05:16:15 pm
 Xin chúc mừng chào đón bác nguyenhuuluanc17 người lính công binh của Tích Tường - Như Lệ mặt trận Bình Trị Thiên tóe lửa năm xưa đã tham gia QSVN .
 Những thế hệ lính đàn em của các bác vẫn từng bước dõi theo và luôn tự hào và trận trọng những gì lớp đàn anh các bác đã cống hiến .
 Chúc bác nguyenhuuluanc17 luôn vui và gặp gỡ nhiều đồng đội cũ trên QSVN  ;D
 


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: longduc trong 22 Tháng Tư, 2011, 07:56:59 pm
hoan ngênh bác tham gia diễn đàn... bác viết tiếp đi..mở đầu hấp dẫn quá.


Tiêu đề: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích Tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 22 Tháng Tư, 2011, 10:57:21 pm

 NGƯỜI LÍNH CÔNG BINH BẾN VƯỢT TÍCH TƯỜNG   ( P2 )
                                                                                                                                              NGUYỄN HỮU LUÂN

Thiện là cậu học trò vừa tốt nghiệp phổ thông trong số lính Thái Bình bổ xung cho đại đội tôi. Cậu có khuôn mặt bầu, trẻ thơ, tính nhanh nhẹn và lém lỉnh. Những lúc rỗi rãi đêm khuya, Thiện kể cho tôi về thời gian ở quê nhà.
" Lẽ ra em chưa nhập ngũ đợt này - Giấy gọi đến khi em đang chuẩn bị kết thúc năm học và thi tốt nghiệp. Em định tốt nghiệp rồi sẽ thi vào một trường chuyên nghiệp, em muốn được học tiếp".
Mẹ em định lên huyện đội xin cho em hoãn đi đợt này. Thấy hai mẹ con trao đổi chưa ngã ngũ Bà bảo mai sẽ đi xem cho em.
Hôm sau đi học về, Bà gọi vào vui vẻ nói với em " Bà xem cho cháu rồi, cháu đi đợt này sẽ an toàn, không  sao cả ". Em ra ban tuyển quân đăng ký đi luôn đợt này đấy vì em tin Bà em.
Rồi Thiện kể : " Cứ sắp Tết là em mang pháo sang Nam định bán- Rất lãi nhớ- Cậu nói mà đôi mắt sáng lên vui vẻ- Bán xong em mua quà cho cả nhà. Năm nay em định mua tặng Bà chiếc áo dịp Tết. Em yêu và quí Bà lắm. Thế là em không thực hiện được dự định này rồi. Giọng cậu ngừng lại và trầm xuống. Khi nào hết chiến tranh em lại đi chợ Nam định bán pháo Tết. pháo của em nổ ròn, xác pháo giấy hồng bay ra rất đẹp, rất nhiều người mua nhé. Em rất thích đi bán pháo Tết- Giọng Thiện vui hẳn lên, còn tôi tưởng mình đang đi phiên chợ tết Nam định.
Nhóm chúng tôi ra đến sông có lính bộ binh dẫn đường. Dọc bờ Bắc, bờ sông đã chăng dây thép gai và gài mìn chống địch tập kích.
Đêm đã xuống, gió lạnh từ mặt sông đen thẫm thổi những hạt mưa của mùa mưa Quảng trị phả cái lạnh lên từng người. Bên kia bờ sông là một bãi bồi chúng tôi gọi là " bãi mít" với nhiều cây mít mọc. Chịu nhiều bom -pháo giờ chỉ còn những thân sù sì và trơ những cành rụng lá trông như những người khổng lồ, lờ mờ trong đêm.
Màn mưa giăng phủ kín mặt sông, tiếng máy bay trinh sát sát ù ù, pháo sáng bập bùng lơ lủng trên sông và dọc theo đường tăng lên đồi núi phía Tây. Tiếng pháo nổ ùng oàng xen lẫn tiếng súng bộ binh trên chốt bị át đi bởi tiếng bom B52 rải thảm từng đợt - liên tục trong đêm cho đến khi bình minh trở lại.

                                              (   Còn tiếp- thông cảm viết đến đây vì đi công tác )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích Tường
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 23 Tháng Tư, 2011, 01:26:13 pm
Ở phần này Luân viết tiếp ở ô trả lời đừng mở chủ đề mới nữa để cho bài viết được liền mạch.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích Tường
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 23 Tháng Tư, 2011, 05:25:19 pm

Nhóm chúng tôi ra đến sông có lính bộ binh dẫn đường. Dọc bờ Bắc, bờ sông đã chăng dây thép gai và gài mìn chống địch tập kích.
Đêm đã xuống, gió lạnh từ mặt sông đen thẫm thổi những hạt mưa của mùa mưa Quảng trị phả cái lạnh lên từng người. Bên kia bờ sông là một bãi bồi chúng tôi gọi là " bãi mít" với nhiều cây mít mọc. Chịu nhiều bom -pháo giờ chỉ còn những thân sù sì và trơ những cành rụng lá trông như những người khổng lồ, lờ mờ trong đêm.


     Bác NguyenHuuLuan, bến vượt chỗ bãi mít ở đây nhỉ ? Chỗ vòng tròn đỏ phải không bác ?

     Còn bến vượt khác nữa từ Thượng Phước sang Như Lệ cũng của công binh c17. Nơi mà Liệt sỹ Lê Văn Huỳnh hy sinh và được chôn cất tại thôn Thượng Phước chứ không phải Nhan Biều như bác Huỳnh viết trong thư để lại.

Từ Đá đứng đến Thành Cổ
(http://farm6.static.flickr.com/5064/5645429273_925316b0f2_b.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích Tường
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 23 Tháng Tư, 2011, 06:19:24 pm

Nhóm chúng tôi ra đến sông có lính bộ binh dẫn đường. Dọc bờ Bắc, bờ sông đã chăng dây thép gai và gài mìn chống địch tập kích.
Đêm đã xuống, gió lạnh từ mặt sông đen thẫm thổi những hạt mưa của mùa mưa Quảng trị phả cái lạnh lên từng người. Bên kia bờ sông là một bãi bồi chúng tôi gọi là " bãi mít" với nhiều cây mít mọc. Chịu nhiều bom -pháo giờ chỉ còn những thân sù sì và trơ những cành rụng lá trông như những người khổng lồ, lờ mờ trong đêm.


     Bác NguyenHuuLuan, bến vượt chỗ bãi mít ở đây nhỉ ? Chỗ vòng tròn đỏ phải không bác ?

     Còn bến vượt khác nữa từ Thượng Phước sang Như Lệ cũng của công binh c17. Nơi mà Liệt sỹ Lê Văn Huỳnh hy sinh và được chôn cất tại thôn Thượng Phước chứ không phải Nhan Biều như bác Huỳnh viết trong thư để lại.

Từ Đá đứng đến Thành Cổ
(http://farm6.static.flickr.com/5064/5645429273_925316b0f2_b.jpg)

Luân là a trưởng của Huỳnh mà. Chiếc xuồng cao-su hôm đó có 5 người thì chỉ mỗi mình Luân còn sống.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: vitính trong 23 Tháng Tư, 2011, 10:56:50 pm
Tiểu đội của tôi nhận nhiệm vụ lập bến vượt phối hợp với tiểu đoàn 6 đang chốt giữ Tích tường.
Mươi ngày trước mấy CCB đoàn Phong Quảng đi tìm lại bến vượt Tích Tường - Như Lệ. Có mấy người cùng một đơn vị mà mỗi người chỉ một bến, ra đến HN vẫn bất phân thắng bại  ;D
Trích bác VMQuang: "Việc xác định vị trí Bến vượt của tiểu đoàn cuối năm 1972 khi xang Tích Tường - Như Lệ thay chốt gây tranh cãi nhiều nhất. Trước đây khi vào thay chốt chúng tôi đi từ phía thượng nguồn Thạch Hãn còn hôm nay lại đi từ phía ngược lại.Tôi và bác Thanh chung một suy nghĩ mình bác Chiến một ý khác. Bác Chiến có thế mạnh với lập luận là bác ấy dời mảnh đất này sau chúng tôi. Còn theo quan sát của tôi, vị trí trận địa cối 82 hồi ấy chính tại sân ngôi trường đang xây này , nó cách Đồi Chè khoảng chừng 800 mét và ngược sông một chút chính là Bến Vượt."


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích Tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 24 Tháng Tư, 2011, 08:55:29 pm
Gửi các cựu chiến binh và các bạn,

Bến vượt tích tường mà các bạn khoanh đỏ theo tôi phải lùi về phía Tây vì chúng tôi đã di chuyển từ Tích tường xuống Như lệ gần hơn đi về Nham biều ( Tôi đã trở lại thăm  bến Như lệ - không thay đổi như khi xưa ). Ngày chúng tôi chiến đấu thì dân đã đi hết, bãi mít đúng là doi cát bờ Nam của làng Tích tường.
Tôi đã  ở bến Nham biều , phụ trách và chiến đấu tại cả bến Tích tường và Như lệ cho đến khi bị thương .

Nguyễn Hữu Luân


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích Tường ( P3 )
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 24 Tháng Tư, 2011, 09:34:29 pm
NGƯỜI LÍNH CÔNG BINH BẾN VƯỢT TÍCH TƯỜNG   ( P3)
                                                                                                          NGUYỄN HỮU LUÂN

..... Tiếng B52 rải thảm từng đợt - liên tục trong đêm cho đến khi bình minh trở lại.
      Chúng tôi chọn bến vượt bên kia sông là cụm 3 cây mít mọc sát nhau, bằng cảm nhận tôi thấy đó là nơi an toàn,có đủ độ che khuất và đễ tránh pháo địch.
Xuồng được đẩy xuống mép nước, Thiện theo sát sau tôi . Cậu hồi hộp vì đây là lần đầu tham chiến. Hai người lính ngồi phía đầu còn tôi ngồi cuối cầm lái để dễ điều chỉnh hướng di chuyển.Tôi nói nhỏ " Chèo nhanh và nhẹ nhàng" , chiếc xuồng lướt nhanh qua sông dưới vệt pháo sáng phản chiếu và tiếng nổ của đạn pháo không ngớt.
Thuyền cập bờ Nam, cả 3 người nhanh chóng đẩy xuồng áp sát vào gờ đất cao sát sông. Chúng tôi cần bắt liên lạc với nhóm trinh sát đã qua sông trước để chọn bến phía bờ Nam. Khom người dưới gờ đất rìa sông, mắt căng ra quan sát từng bước một chúng tôi tiến lên, súng luôn trong tư thế sẵn sàng. Thiện ghé sát tôi nói " Em lên trước nhé" . Tôi vẫy tay về phía sau- " Yểm trợ bên phải "- lúc ấy dường như tôi hiểu thêm người đồng đội của mình.
Hết đoạn bờ cao chúng tôi dừng lại trườn thấp tiếp tục tiến lên.Dấu vết con đường mòn không còn. xung quanh đầy các hố  nham nhở và khét lẹt mủi thuốc súng. Trận chiến giành giật chốt diễn ra nhiều ngày ở đây- những thửa ruộng ven làng.
Qua vài ô ruộng chúng tôi nghe có tiếng đông phía trước. Dừng lại phát tín hiệu liên lạc - " cạch , cạch" - Chúng tôi náu mình chờ . Có tiếng trả lời và tiếng bước chân tiến lại gần . Chiếc mũ tai bèo nhô ra- quân ta. Trao đổi nhiệm vụ chiến đâu với   nhau, chúng tôi thống nhất chọn bên vượt tại phía bờ nam


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích Tường ( P3)
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 24 Tháng Tư, 2011, 09:40:52 pm
NGƯỜI LÍNH CÔNG BINH BẾN VƯỢT TÍCH TƯỜNG   ( P3)
                                                                                                          NGUYỄN HỮU LUÂN

..... Tiếng B52 rải thảm từng đợt - liên tục trong đêm cho đến khi bình minh trở lại.
      Chúng tôi chọn bến vượt bên kia sông là cụm 3 cây mít mọc sát nhau, bằng cảm nhận tôi thấy đó là nơi an toàn,có đủ độ che khuất và đễ tránh pháo địch.
Xuồng được đẩy xuống mép nước, Thiện theo sát sau tôi . Cậu hồi hộp vì đây là lần đầu tham chiến. Hai người lính ngồi phía đầu còn tôi ngồi cuối cầm lái để dễ điều chỉnh hướng di chuyển.Tôi nói nhỏ " Chèo nhanh và nhẹ nhàng" , chiếc xuồng lướt nhanh qua sông dưới vệt pháo sáng phản chiếu và tiếng nổ của đạn pháo không ngớt.
Thuyền cập bờ Nam, cả 3 người nhanh chóng đẩy xuồng áp sát vào gờ đất cao sát sông. Chúng tôi cần bắt liên lạc với nhóm trinh sát đã qua sông trước để chọn bến phía bờ Nam. Khom người dưới gờ đất rìa sông, mắt căng ra quan sát từng bước một chúng tôi tiến lên, súng luôn trong tư thế sẵn sàng. Thiện ghé sát tôi nói " Em lên trước nhé" . Tôi vẫy tay về phía sau- " Yểm trợ bên phải "- lúc ấy dường như tôi hiểu thêm người đồng đội của mình.
Hết đoạn bờ cao chúng tôi dừng lại trườn thấp tiếp tục tiến lên.Dấu vết con đường mòn không còn. xung quanh đầy các hố  nham nhở và khét lẹt mủi thuốc súng. Trận chiến giành giật chốt diễn ra nhiều ngày ở đây- những thửa ruộng ven làng.
Qua vài ô ruộng chúng tôi nghe có tiếng đông phía trước. Dừng lại phát tín hiệu liên lạc - " cạch , cạch" - Chúng tôi náu mình chờ . Có tiếng trả lời và tiếng bước chân tiến lại gần . Chiếc mũ tai bèo nhô ra- quân ta. Trao đổi nhiệm vụ chiến đâu với   nhau, chúng tôi thống nhất chọn bên vượt tại phía bờ nam.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 27 Tháng Tư, 2011, 10:57:48 pm
 Gửi các bạn cựu chiến binh, gửi quản trị diễn đàn.

Mặc dù bận công tác tôi đã viêt P3 gửi diền đàn tối 24/4. Hôm nay xem nhưng chưa thấy
 trong mục của diễn đàn. Câc bạn thông cẩm tôi sẽ viết lại , Đề nhị quản trị mạng dùm , sao chưa thấy có trong diễn đàn.

Cảm ơn- NGUYỄN HỮU LUÂN



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 02 Tháng Năm, 2011, 11:29:01 pm
NGƯỜI LÍNH CÔNG BINH BẾN VƯỢT TÍCH TƯỜNG   ( P4)
                                                                                                          NGUYỄN HỮU LUÂN

Cả ba người chúng tôi sau đó trở lại nơi để xuồng, Thiện vén quần lội ven bờ  nơi  lựa chọn bến vượt kiểm tra mực nước rồi nhận sẽ trực chiến tại chốt bờ Nam để tôi sang sông triển khai nhiệm vụ chiến đấu. Tới rạng sáng, toàn bộ quân và vũ khí được chuyển qua sông an toàn. Chốt tiền trạm báo về tiểu đoàn ; bến vượt Tích tường đã chuẩn bị xong, nhiệm vụ chuẩn bị chiến đấu đã hoàn thành.
Chúng tôi trở về hầm trú quân, trời sắp sáng rồi. Thiện đi cạnh tôi rủ rỉ " Tối em lại sang sông tiếp nhé - hôm nay em chỉ hồi hộp lúc đầu thôi anh ạ"
Tôi nằm nhìn ra phía cửa hầm, còn chưa ngủ vì đang nghĩ đến kế hoạch ngày tới.  Những vệt sáng nhờ nhờ của pháo sáng hắt vào chiếu lên khuôn mặt của Thiện- cậu ngủ ngon lành, nét mặt thanh thản lạ thường- như cậu học trò tới lớp vào những buổi sớm mai.
Chúng tôi tiếp tục vận tải hàng đêm những ngày sau đó cho đến cuối tháng. Lệnh khẩn : đêm nay sẽ tập kích chiếm chốt, phải đưa thông tin lập đường dây liên lạc khẩn.
Chiếc xuồng được chuẩn bị sẵn sàng vượt sông. Trời còn chưa tối, mặt sông được bao phủ bởi màn sương mỏng, chúng tôi quyết định xuất kích sớm hơn dù có thể nguy hiểm.Liếc nhìn hai lính thông tin ngồi giữa thuyền với cuộn dây thông tin to bự, tôi thầm nghĩ " các lính này còn trẻ quá". 
Chiếc xuồng từ từ chếch mũi qua sông, tiếng dây nhả đập khẽ vào mạn thuyền rồi rơi xuống nước nghe tạch tạch đều đặn. Phía đầu xuồng Thiện cúi gập người, mái chèo đưa dứt khoát tạo nên đợt sóng nước chạy dọc mạn xuồng. Nhìn bờ sông, tôi hướng cho xuồng đi theo con đường
ngắn nhất. Gió thổi mạnh, hơi lạnh lùa qua tấm áo mỏng của lính tạo cảm giác se lạnh.
Oàng- Oàng - Oàng ba tiếng nổ chói tai từ ngay bờ sông vang lên.Chỉ kịp nghe được vậy rồi sau đó là một mớ âm thanh hỗn độn trộn vào nhau thànhf một chuỗi rền vang


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenquochung trong 02 Tháng Năm, 2011, 11:47:42 pm
   Bác chịu khó viết dài dài tí, bác ơi. Chứ mỗi bài bác chỉ trên dưới mươi dòng chưa đọc đã hết, cảm giác thòm thèm quá.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 03 Tháng Năm, 2011, 09:54:19 pm

Gửi bạn đọc,

Tôi cũng muốn viết dài hơn nhưng có lúc do thời gian phải đi công tác nên gõ trên máy chỉ được một đoạn , còn nữa là không hiểu sao khung để viết đến đoạn đó cứ nhảy dòng về dòng trước, cố gõ mà không nhìn được chữ nữa nên đành dừng lại
Tôi đã viết bài  ra giấy rồi nhưng đang tìm cách để chuyển bài được dài hơn ( đang tìm hiểu cách của diển đàn - mới tham gia mà .. )
Thông cảm và chờ chút.

Chào -


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 03 Tháng Năm, 2011, 11:27:44 pm
NGƯỜI LÍNH CÔNG BINH BẾN VƯỢT TÍCH TƯỜNG   ( P5)
                                                                                                          NGUYỄN HỮU LUÂN

Sau đó là một mớ âm thanh hỗn độn trộn vào nhau thành một chuỗi liên tục, vang rền không còn phân biệt từ đâu đến tưởng như trời đất đang sập xuống.Tiếng đạn réo-những vệt sáng của đạn hỏa lực đan chéo hai bờ sông, những đám khói bốc lên kèm với tiếng rú, tiếng bổ nhào của máy bay VO10 xuống mục tiêu hòa lẫn với tiếng tiểu liên tặc tặc vang lên khắp phía. Vừa kịp định thần với ý nghĩ trong đầu " trận đánh bắt đầu rồi " thì thấy xuồng khựng lại rồi bắt đầu quay tròn.Theo phản xạ, đang cúi người tránh pháo tôi cố quạt mạnh tay chèo - thuyền càng quay nhanh hơn.
" Đã xảy ra điều gì ? "Tôi lia mắt nhìn quanh - Trời ạ! Một lính thông tin  đang nằm úp trong xuồng, lính còn lại đang loay hoay với bó dây đã rối tung. Đạn nổ to- bất ngờ và quá gần đã làm các lính ta hoảng loạn và biến bó dây thông tin thành mớ quấn rối. Sau tiếng hô của tôi " Thiện giúp thông tin" , cậu bỏ chèo nhào xuống lay người lính nằm giữa thuyền. Cậu ta lồm cồm bò dậy- là lính lần đầu lâm trận nên hoảng loạn- may mà chưa nhảy xuống sông đấy. Cả 3 lính xúm quanh bó dây bùng nhùng, người gỡ, người xoay. Loay hoay, gỡ kéo , giật, các kiểu nhưng mớ bùng nhùng ấy vẫn không suy suyển - chẳng đoạn dây nào được gỡ ra. Tôi cố gắng gìm thuyền trên sông, mảnh đạn pháo bắn rơi tõm tõm quanh thuyền. Từ mặt sông bốc lên làn khói mỏng không phân biệt được là sương hay khói đạn. Thời gian đang được tính theo từng loạt pháo dàn nổ, liên tục- chát chúa- thần kinh căng thẳng tột độ.
Không thể chần chừ nữa, tôi hét " Cắt dây nối lại, rải qua sông xử lý tiếp" Những giây phút tiếp theo kéo dài như vô tận - nhưng rồi mớ bùng nhùng được vứt qua một bên, dây đã kéo ra đều đặn. Thiện nhoài người cầm mái chèo lao về đầu xuồng, con thuyền từ từ nhích lên rồi lao nhanh qua sông hướng vào phía doi cát. Chúng tôi cúi gập người chèo mạnh cố vào bờ nhanh nhất, gần đến bờ - kịch - Lại mắc cạn rồi. Tôi nghe thấy tiếng Thiện kêu rồi  thoắt cái cậu đã nhảy khỏi thuyền, hai tay tỳ mạn xuồng đẩy mạnh thuyền vào lạch nước.  Thuyền rùng mạnh, rồi ngoan ngoãn theo dòng nước vào sát bờ.Không chờ xuồng cập bờ , hai lính thông tin ôm cuộn dây nhảy phắt lên rồi mất hút vào màn đêm.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenquochung trong 04 Tháng Năm, 2011, 01:57:24 pm
  Bác cứ viết trong word rồi copy qua cho dễ.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 04 Tháng Năm, 2011, 10:15:50 pm

     Bác nguyenhuuluanc17 ! Sáng hôm kia 4/2/2011, chúng tôi có đi thăm lại bến vượt Thượng Phước. Nơi này ba anh em của c17 được chôn cất tại vườn chuối. Sau đó chúng tôi qua bên Tích Tường và Như Lệ. Sau khi xác định lại bến vượt, tôi đã đưa vào bản đồ. Bến vượt Tích Tường ở bờ nam lao vào một khe nước. Đó là khe Như Lệ.

     Tôi đưa bản đồ lên đây để "Su poóc te" cho bác nhé !

Bến vượt Tích Tường và bến vượt Thượng Phước của c17/e95 năm 1972
(http://farm6.static.flickr.com/5281/5687457974_ac30263177_b.jpg)


Tiêu đề: Trao đoi
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 05 Tháng Năm, 2011, 10:37:53 am

Gửi Bác Tích tường Như lệ,

Rất cảm kích với nhiệt tình của cựu binh Tích tường Như lệ đã bỏ công để tìm lại bên vượt năm 1972.
Bên Tích tường mà tôi nói đến là vào thời gian T11- T12/1972. Khi đó tiểu đội tôi đã đặt bến vượt phục vụ D6/E95. Lúc đó phía Bờ Nam đối diện với bến có doi cát lớn và không có khe nước nào cả.  Doi cát có nhiều mít mọc, bến phía Nam chếch lên gần đầu doi cát. Chúng tôi qua sông chỉ trên dòng chính của sông Thạch hãn ( khả năng đã chọn chỗ hẹp nhất của sông tại quãng này). Tôi nghĩ bến Tích tường gần ngã 3  đường,   từ thôn Linh Phong đi  ra sông. để chính xác thì phải đi thực địa lại nhưng không thể cuối doi cát như Bác đã khoanh đỏ.
Bến Thượng phước, về địa điểm thì có thể Bác Lê xuân Tường và Nguyễn văn Cường( C17) đã đi lại nhiều lần và đã đối chiếu với bản đồ nên rõ nhất. Tôi chỉ đi thực địa tại bến Thượng phước,  đường xuống bến không thay đổi  ( làng ) nhưng dòng sông thì đã thay đổi ( lở -bồi khác trước), không có bản đồ nên không chỉ ra chính xác trên bản đồ được.
Chào
Nguyễn hữu Luân


Tiêu đề: Re: Trao đoi
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 05 Tháng Năm, 2011, 11:27:30 am

Bên Tích tường mà tôi nói đến là vào thời gian T11- T12/1972. Khi đó tiểu đội tôi đã đặt bến vượt phục vụ D6/E95. Lúc đó phía Bờ Nam đối diện với bến có doi cát lớn và không có khe nước nào cả.  Doi cát có nhiều mít mọc, bến phía Nam chếch lên gần đầu doi cát. Chúng tôi qua sông chỉ trên dòng chính của sông Thạch hãn ( khả năng đã chọn chỗ hẹp nhất của sông tại quãng này). Tôi nghĩ bến Tích tường gần ngã 3  đường,   từ thôn Linh Phong đi  ra sông. để chính xác thì phải đi thực địa lại nhưng không thể cuối doi cát như Bác đã khoanh đỏ.
Bến Thượng phước, về địa điểm thì có thể Bác Lê xuân Tường và Nguyễn văn Cường( C17) đã đi lại nhiều lần và đã đối chiếu với bản đồ nên rõ nhất. Tôi chỉ đi thực địa tại bến Thượng phước,  đường xuống bến không thay đổi  ( làng ) nhưng dòng sông thì đã thay đổi ( lở -bồi khác trước), không có bản đồ nên không chỉ ra chính xác trên bản đồ được.


     Bác nguyenhuuluanc17, Tôi dịch lại vị trí bến Tích Tường theo mô tả của bác đây. Bãi mít chắc là chỗ có chấm đen biểu diến nơi có nhà ở của dân. Những chỗ còn lại đều ký hiệu ruộng lúa. Còn bến Thượng Phước thì chính xác rồi, căn cứ vào độ cong của con sông . Không phải là có biến đổi của dòng chảy đâu bác ạ. Ngay trên bản đồ cũ UTM của Mỹ ngày đó vẫn giống bây giờ. Tuy nhiên vào mùa nước, các bãi cát đó sẽ bị ngập hết, đúng như trên bản đồ. Lúc đó dòng sông sẽ mở rộng ra đến đường chẫm chấm màu xanh. Các bãi cát sẽ không nhìn thấy nữa.

Bến vượt Tích Tường và bến vượt Thượng Phước
(http://farm6.static.flickr.com/5026/5688850177_fd524c3a89_b.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường ( P6)
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 05 Tháng Năm, 2011, 11:47:05 am
NGƯỜI LÍNH CÔNG BINH BẾN VƯỢT TÍCH TƯỜNG   ( P6)

                             NGUYỄN HỮU LUÂN

Tôi và Thiện vừa kịp đẩy thuyền lên bờ thì đợt pháo dàn thứ 2 bắt đầu khai hỏa. Cả hai chúng tôi nằm chết dí tại bờ sông, mặt đất như bầm dập ra, đất đá bắn rơi bồm bộp xung quanh. Những tia chớp của đạn pháo lóe lên liên tục suốt dọc hai bên bờ sông .
Không rõ chúng tôi nằm được bao lâu, tiếng pháo dàn vừa ngớt tôi quờ tay ra xung quanh tìm Thiện. Cùng lúc cậu cũng quờ tay nắm lấy tay tôi và bóp bóp làm hiệu – Còn sống cả - Cả hai chợt rụt tay lại vì chạm phải những mảnh pháo còn nóng bỏng. Chúng tôi nằm im chờ cho đợt pháo dàn dứt hẳn,  rồi vùng dậy đẩy thuyền lao vội qua sông trong phút tạm dừng ngắn ngủi cuả đợt pháo dàn tiếp theo. Cứ như thế suốt đêm Thiện cùng đồng đội  tải trang bị chiến đấu và thương binh qua sông dưới những đợt pháo cho đến khi trời sáng.
Một đêm  căng thẳng và ác liệt. Rồi liên tục những đêm sau, tiểu đội tôi  tiếp tục qua sông bất chấp nguy hiểm rình dập  tại bến vượt Tích tường, phục vụ tiểu đoàn 6 chốt  vững chắc tại đầu cầu bờ Nam .
    Đến cuối tháng, tiểu đội nhận nhiệm vụ chiến đấu mới : lập thêm bến vượt Như lệ. Trận chiến đang nóng bỏng nơi đây từng giờ - từng ngày. Lúc phân công nhiệm vụ, Thiện nói nhỏ  “ Cho em xuống bến Như lệ với anh nhé ”. – “  Ác liệt và nguy hiểm lắm “, tôi trả lời – “ Em  sẽ không sao đâu mà “ Rồi cậu  nháy mắt và nhoẻn cười  láu lỉnh với tôi .
Để lại một tổ ở Tích tường, Thiện cùng 5 người chúng tôi hành quân xuống Như lệ trong buổi chiều cuối năm. Những trận đánh đang chờ chúng tôi phía trước
Thiện hy sinh tại bến vượt Như lệ trong lúc chuẩn bị vượt sông,  khi đang độ tuổi 18 tràn đầy sức trẻ và mơ ước. Những khi Tết đến, tiếng pháo trong đêm làm tôi miên man trong giấc mơ. Tôi như thấy Thiện đang cầm trong tay những bánh pháo đỏ đi trong phiên chợ Tết với khuôn mặt hớn hở.  “ Em rất thích đi bán pháo Tết “  và cậu vẫn trở về thăm chợ Tết mỗi  khi mùa xuân  về.

                                                                                                                                                         ---Hà nội 5/2011---


Tiêu đề: Tìm liệt sỹ
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 10 Tháng Năm, 2011, 02:18:41 pm
Gửi các cựu chiến binh D5/e95/f325, các cựu chiến binh Quảng trị

Nhờ  trợ giúp tìm thông tin về liệt sỹ là người nhà của bạn tôi.
Liệt sỹ:
Vũ Xuân Cường
Sinh ngày: 2-2-1945
Quê quán: Xã  Cát trù- Huyện Cẩm Khê- Tỉnh Phú Thọ
Nhập ngũ: Tháng 6- 1963
Hy sinh: 8- 9- 1972   tại phía Nam thị xã Quảng Trị
Chức vụ: Tiểu đoàn phó-  D5/E95 Sư 325
 Theo Nguyễn Dũng và A. Qui , LS Cường hy sinh bị pháo bắn trong chiến đấu tại phía Nam thị xã Qtri, chưa rõ hài cốt đã  được qui tập ở đâu chưa.
Gia đình hiện đang tìm mộ liệt sỹ Cường. Nhờ  các bạn nếu  thông tin  trợ giúp để tìm liệt sỹ Cường.

NGUYỄN HỮU LUÂN


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 14 Tháng Năm, 2011, 04:38:44 pm
Gửi các bạn cựu chiến binh mặt trận Quảng trị,

Nhân kỷ niệm 39 năm giải phóng Quảng trị 5/1972 – 5/2011, xin chúc các cựu chiến binh tham gia chiến đấu tại Quảng trị năm xưa lời chúc sức khỏe và  an lành.
Những năm tháng khốc liệt ấy đã qua để lại  cho những người còn sống nhiều kỷ niệm không thể quên.  Nhớ lại và suy ngẫm là điều tôi muốn trao đổi với các bạn.
Hôm nay  qua diễn đàn  tôi gửi  tới  CCB những kỷ niệm cùng suy ngẫm của tôi :
Với lính đã tham chiến đều biết phương thức tấn công đánh chiếm chốt. Những nguyên tắc cơ bản thường thực hiện như sau :
1-   Bí mật bất ngờ
2-   Tập kết quân và vũ khí vào vị trí thuận lợi để tập kích
3-   Chọn và Chủ động thời gian nổ súng
4-   Dùng hỏa lực mạnh phủ đầu tiêu diệt cơ quan đầu não hoặc hỏa lực đối phương
5-   Diệt gọn
Với Quảng trị 1972, tại những điểm chốt mà ta và địch đã giành giật nhiều ngày đêm thì yếu tố  bí mật -bất ngờ dường như đã không còn.Làm thế nào mà tập kích chiếm lại  được chốt  mà giảm được tổn thất ?
Câu truyện tôi kể dưới đây để các cựu binh ôn lại , các chỉ huy hiểu thêm tâm lý của người lính chiến  và  cùng nhớ lại,suy ngẫm và cười ra nước mắt .

       MỘT TRẬN TẬP KÍCH CHỐT CỦA “ LÍNH MỚI HÀ NỘI “

Tích tường –Như lệ cuối năm 1972. Cuộc chiến tại đây không lúc nào ngừng. Chúng tôi nhận lệnh đêm nay phục vụ cho trận tập kích chiếm chốt bên sông.
Những tốp lính bộ binh đã tập kết tại bến vượt Như lệ. Không yên lặng như mọi ngày, hôm nay thấy từng nhóm chụm vào nhau bàn bạc, có vẻ sôi nổi. Tôi nghe thấy 2 cậu lính trẻ ở góc hào dặn dò nhau  “ Mày phải bám sát  sau tao đấy, nếu tao bị thương thì đừng sợ. Tao mà bị thương nặng thì đừng khiêng tao đi nữa nhé, không thì nguy hiểm đấy”.
Chưa có lệnh chuyển quân, tôi tranh thủ tiếp cận tốp lính chiến.  Thấy một cậu đang đứng nói với nhóm gần bến vượt, tôi hỏi “ Lính mới tham chiến hả “ – “ Bọn em mới được bổ xung – đêm nay là trận đầu tiên. Chúng em là lính tân binh Hà nội”
“ Anh cũng ở Hà nội đây - Hàng bột , các em ở đâu ?” .
“ Em ở Bạch mai, thằng này ở Hàng cháo - Đống đa, gần nhà anh đấy”. Ngừng lại một chút rồi cậu nói rất nhanh “  Em nghe nói chốt này ác liệt lắm, đánh trận này chắc chết, bọn em xác định rồi.”.  Bọn em bàn với nhau “ Đằng nào cũng chết, chúng mình nắm tay nhau cùng xông lên,   để được chết cùng với nhau”.
Tôi bảo “ Các cậu không được làm liều” – “ Sống chết có số rồi anh ạ “ , cậu trả lời tôi tỉnh khô.
 Đã có lệnh chuyển quân,  từng tốp lính bộ binh  được sang sông, sắp tới giờ nổ súng. Đưa  người lính cuối cùng qua sông mà tôi vẫn tự hỏi “ Lính ta định làm thế hay nói đùa chơi vậy ?”.
Rồi khi đêm đến, chúng tôi hối hả qua sông thực hiện nhiệm vụ trong  tiếng súng bộ binh  tập kích chốt xen lẫn tiếng đạn pháo vang lên khắp nơi.
Đã quá nửa đêm, tiếng súng tiểu liên đã ngừng. Chúng tôi chờ tốp lính tham chiến, lính vận tải trở lại bến vượt.
Rồi nghe tiếng ồn ào, tiếng cười và tốp lính hiện ra trong đêm. Tôi ra hiệu,  nhắc mọi người yên lặng rồi hướng dẫn để  vận tải đưa thương binh đi trước. Tiếp cận tốp lính tôi chợt nhận ra Cậu lính  bộ binh hồi tối ở bến vượt.
Nhận ra tôi cậu mừng rỡ và kể : “ Như bọn em đã bàn với nhau, chúng em tiếp cận mỏm đồi địch đang chốt giữ. Rồi chúng em từng nhóm,  cầm súng- nắm tay nhau đồng thanh hô “ Xung phong” vừa chạy vừa bắn từ dưới chân đồi. Địch cũng nã súng về phía chúng em, chúng em càng  hô to hơn và bắn trả cả loạt dài về phía đỉnh đồi. Khi đến được đỉnh đồi, bọn em cũng ném lựu đạn vào phía  hào và hầm.  Từ các phía chúng em ập vào, chẳng thấy một tên địch nào cả, chúng nó bỏ chốt chạy hết.Thế là bọn em chiếm được chốt, kiểm điểm thì chỉ có 1 lính bị thương nhẹ. Chúng em phân công người canh chốt, băng cho thương binh và đưa về tuyến sau. Em phải về cứ báo cáo tình hình và nhận chỉ thị mới. Bọn em chiến thắng trận này. “
Tôi cùng mừng lây với chiến thắng của đồng đội, một trận đánh diễn ra chẳng giống với trận đánh nào. Có lẽ địch chưa thấy trận tập kích chốt nào mà hô  “xung phong” vang vọng,  rồi tiểu liên bắn liên tục từ dưới chân đồi như thế,  hoảng quá nên  lập tức rút chạy.
Điều bất ngờ này có lẽ là chiến thuật mới chăng ? - Ôi “ Lính mới Hà nội “.
Nhiều năm đã trôi qua, tôi vẫn nhớ điều này, tôi kể lại để các CCB cùng ôn lại suy ngẫm và cười ra nước mắt.


                                                                                      --- NGUYỄN HỮU LUÂN ----


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: tuaans trong 14 Tháng Năm, 2011, 05:34:23 pm
À, chắc lính VNCH lần đầu tiên thấy "Biển người" thực sự?


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 14 Tháng Năm, 2011, 06:03:21 pm
@Nguyễn Hữu Luân: Tôi đã đọc bài MỘT TRẬN TẬP KÍCH CHỐT CỦA “ LÍNH MỚI HÀ NỘI “ của bác. Đọc xong tôi không thể nào cười được mặc dù đã cố hết sức. Kẻ thù của chúng ta không hề đơn giản như bác nêu trong câu chuyện đó. Đối với lính bộ binh chúng tôi, lính phía bên kia thiện chiến hơn nhiều, dày dạn máu lửa hơn nhiều. Lính mình thì huấn luyện vừa bắn xong đạn thật bài 1, chân ướt chân ráo vào tới nơi cán bộ giao cho khẩu AK với mấy quả lựu đạn đưa vào tập kích chiếm chốt. Tôi đã giáp mặt với lính mũ nâu (biệt động quân ở chốt An tiêm, Chợ Sãi, Nại Cửu), lính mũ nồi xanh nước biển (thủy quân lục chiến ở trận Cửa Việt)...chưa thấy bọn nào "hiền" như bác kể. Có thể có ngoại lệ không...tôi dám chắc là không vì các sắc lính VNCH tham chiến ở QT đều là thứ dữ cả. Tôi nghĩ nên tôn trọng đối phương. Đánh giá thấp đối phương cũng sẽ làm giảm nhẹ ý nghĩa của sự hy sinh, gian khổ, xương máu mà chúng ta đã phải đổ xuống rất nhiều để có được chiến thắng bác nhỉ. Vài lời trao đổi với bác. Tôi đọc loạt bài về lính công binh vượt sông bằng xuồng coa su của bác thấy rất được. Chào bác! 


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 15 Tháng Năm, 2011, 08:28:04 am

 Gửi Bác chienc3.1972,

Trước hết chúng ta cùng nhớ lại và suy ngẫm. Vào giai đoạn chiến dịch bảo vệ thành cổ 6/72-9/72 cả hai phía đều tung vào trận những lực lượng tinh nhuệ nhất ( 304,320, 325, sau thêm 312) , bên kia ( dù, thủy quan lục chiến, biệt động) . Lính 325 khi đó huấn luyện số mới nhất cũng đã 9 tháng, đã qua diễn tập. Phía bên kia cũng thiện chiến như Bác đã gặp ở An tiêm, Chợ Sãi, Nại Cửu .... Nhưng còn giai đoạn sau thì sao ? 
Cuối năm 1972, bổ xung quân bên Bác có nhận quân thái bình, Hà nội không ?  Tôi nghĩ phía bên kia phần bổ xung quân cũng không khác ta đâu.
Với lính không được đào tạo bài bản + liều và ngông như lính Hà nội ( anh hùng xa lộ mà ) thì nghĩ gì làm nấy,
Tôi nói vậy vì đó là một trận đã xảy ra như thế? chỉ có điều may mắn đã thuộc về quân ta . Ôi  sự liều lĩnh và yêng hùng cũng được một lần may thôi.
Sau này có những chốt chẳng có đánh mà lính cũng bỏ chốt (  Ở cả hai phía ). Chiến trận thì cũng có nhiều cái không tính trước, có thể xảy ra ngoài dự đoán , nhưng may mắn thì có thể một lần thôi. Đi đêm chắc cũng có ngày gặp ma, Tôi sẽ có câu chuyện nữa về lính chốt để Bác ngẫm thêm.
Chào , nguyen huuluanc17


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 16 Tháng Năm, 2011, 06:50:18 am
@nguyenhuuluanc17: Chào bác! Khi tham chiến tôi chỉ là một tên lính BB ở cánh Đông. Các bác ở cánh Tây. Khi đó tôi chỉ biết quanh khu vực chốt của đơn vị mình thôi. Sau này xem tài liệu mới biết đối diện với khu vực tác chiến của e95/f325 khoảng cuối năm 1972 là sư dù (lính mũ nồi đỏ) thuộc lực lượng tổng dự bị chiến lược của quân lực VNCH. Không phủ nhận trong chiến tranh cũng có khi may hơn khôn! Đám "lính mới Hà Nội" đó cũng không phải có chiến thuật gì mới mà nó na ná như cảnh phim chiến đấu của Hồng quân TQ...Lính "anh hùng xa lộ" cũng có thể có thằng nói phét thành thần bác nhỉ. Có khi lúc đánh chốt thì chui vào một xó, im tiếng súng mới ló đầu ra chẳng thấy ai cả tưởng chiến thắng rồi..."Em phải về cứ báo cáo tình hình và nhận chỉ thị mới. Bọn em chiến thắng trận này.“ Đơn vị tôi cũng có thằng lính Quảng Ninh như vậy. Mong rằng không đúng trường hợp bác kể. (mà bác cũng chỉ nghe kể lại thôi mà). Chào bác, chúc bác khỏe tiếp tục viết loạt bài rất hay "NGƯỜI LÍNH CÔNG BINH BẾN VƯỢT TÍCH TƯỜNG" của mình.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 18 Tháng Năm, 2011, 09:30:55 am
 
Lời tựa :  Những người lính trong trận chiến tại Quảng trị 1972 đã nghe, đã nhìn và đã chứng kiến những con người, những hành động anh hùng  diễn ra thầm lặng và nghĩ rằng đó là điều rất bình thường. Nhiều người trong số họ đã nằm lại trên mảnh đất này và đã chôn sâu những điều mình đã thấy. Với số mệnh hay là sự may mắn tôi còn có mặt ở đây, và với sự thôi thúc tôi muốn nói lại, viết lại những sự kiện, những con người anh hùng đó từ những ký ức,  từ ghi chép và những  thông tin của các CCB Quảng trị .


            NGƯỜI LÍNH Ở CHỐT BÃI MÍT – TÍCH TƯỜNG ( P1)                                                                                                          NGUYỄN HỮU LUÂN



Bến vượt Tích tường mở đầu cho đợt tham chiến thứ 2 của tiểu đội tôi  tại mặt trận Quảng trị ( các nhiệm vụ phối thuộc thực hiện ở cứ trung đoàn, tôi không  cho là tham chiến). Không có những trận đánh lớn như chiến dịch bảo vệ thành cổ nhưng những trận chiến tại các chốt vẫn diễn ra dai dẳng ngày đêm trên toàn tuyến phòng thủ dọc theo sông Thạch hãn.
   Tiểu đội đóng quân gần bến vượt, trên cánh đồng ven sông với những bụi cây mọc lúp súp. Những chiếc hầm chữ  A được nối với nhau bằng đoạn  chiến hào sâu ngang ngực đủ để  che chắn đạn pháo –  dấu máy bay trinh sát và thuận tiện khi chiến đấu. Ở  hầm lâu rồi cũng thấy quen, nó ấm cúng  như ngôi nhà. Tươm hơn nếu hầm nào mà lính kiếm được chiếc chiếu ni lông trải ra thì  vừa chống được ẩm,  nhìn  vào thấy sạch sẽ, tinh tươm như ở nhà vậy .
   Mấy hôm nay mưa rơi rả rích. Những cơn mưa báo cho chúng tôi đợt gió mùi Đông Bắc đang tràn về. Lính chiến chỉ có hai bộ quân phục ka ki, rét thì tự khắc phục vậy. Cắt cái tăng* rách làm 4 mảnh để lính khoác chống mưa, mới chỉ che được nửa người. Qua sông vài chuyến ai nấy rét run, hai tay cóng co quắp, răng gõ vào nhau lập cập. Đêm ở sông về , rét quá chỉ có cách là rít hơi thuốc lào để xua cái lạnh đã ngấm vào tận trong ruột. Bắn một hơi dài thuốc lào Độc lập, say đã đời luôn! Thấy mình bay lơ lửng đâu đó chứ không phải đang trong hầm.  Chẳng còn nghe thấy tiếng bom - pháo hay mùi khét của chiến tranh nữa.
Đối diện với bom- pháo như cơm bữa cũng thấy quen rồi, còn mưa rét làm cho trận chiến thêm vị gian khó. Một cậu lính của tiểu đội bị ốm- Sốt nằm liệt ở hầm. Thế cũng chưa là gì so với lính trên chốt bên sông, bất kể là bị thương hay đau ốm thì đến đêm mới chuyển ra cứ được.
   Chiều nay trời đã hửng, mặt trời lấp ló sau đám mây và những tia nắng chiều cũng làm cho không khí ấm áp trở lại. Không như mọi ngày, không thấy bóng dáng chiếc VO10 lượn trinh sát trên sông lúc chiều muộn.
Trời chưa tối, tôi kêu lính tiểu đội đi kiểm tra bến và chuẩn bị xuồng sẵn sàng vượt sông tối nay. Để xuống được sông phải qua một điểm chốt bộ binh đặt sát bờ, nơi con đường mòn nhỏ dẫn ra sông che lấp bởi cỏ gianh cao ngang người. Sau trận tập kích của địch vào Nham biều, việc phòng thủ được tăng cường. Dọc bờ Bắc đối diện làng Tích tường đã chăng dây thép gai và cài mìn chống địch đột kích. Lính được thông báo, chỉ đi lại trong khu vực của mình để tránh dẫm phải mìn.
   Từ cứ tiểu đội, tôi ra thẳng bên vượt. Che người trong đám cỏ gianh ngắm nhìn dòng sông và phía bờ đối diện. Bên kia có doi cát nhô ra đẩy dòng nước xô sang nơi tôi đứng. Mùa này nước sông xanh, chảy chầm chậm, thỉnh thoảng gợn sóng lăn tăn khi gió thổi. Doi cát kéo dài theo dòng chảy từ thôn Thượng phước xuống Nham biều, phía bờ Nam từ làng Như lệ rồi đến Tích tường. Những tên làng đầy gợi cảm – “ Nếu không có chiến tranh, cuộc sống nơi đây thanh bình biết bao”- tôi thầm nghĩ. Cuộc chiến đã tàn phá nhiều ngôi nhà, dân làng đã di tản hết không còn ai ở lại. Doi cát bên sông với hàng mít mọc tự nhiên, những cây mít cổ thụ vươn cao giờ chỉ trơ cành, có cây còn bật cả gốc trìa ra bộ rễ sù sì bởi bom pháo địch.
   Bãi mít do một đơn vị khác chốt giữ, nghe nói được bổ xung từ chiến trường C sang. Từ bên này nhìn sang tôi thấy mờ mờ những cửa hầm nhỏ hướng ra phía sông nhưng không thấy bóng dáng người lính nào.
Tiểu đoàn 6 bộ binh đang chốt giữ bên bờ Bắc , được lệnh chiếm giữ một số điểm chốt bờ nam liên kết với chốt “ bãi mít “ để tăng cường khả năng phòng thủ. Trận chiến  vẫn ác liệt ngày đêm trên dải đất ven sông này.


* Tăng : Tấm ni lông to,dày trang bị cho từng người lính chiến làm mái che, khoác che mưa, làm phao để vượt sông, hoặc liệm khi mai táng liệt sỹ hy sinh,  v.v...


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 19 Tháng Năm, 2011, 10:05:24 pm

NGƯỜI LÍNH Ở CHỐT BÃI MÍT – TÍCH TƯỜNG ( P2)
                                     
                                               
                                                         NGUYỄN HỮU LUÂN

Chiều đang xuống trên sông, không gian khá yên ắng. Không nghe thấy tiếng ù-ù quấy rối của máy bay trinh sát, thỉng thoảng mới vọng lại tiếng pháo nổ cầm canh phía xa. Đưa mắt nhìn, quan sát làng Tích tường ở xa đến khi quay lại đoạn bên vượt tôi giật mình khi thấy giữa sông một khối di động tiến về phiá tôi đang đứng. Nhìn kỹ, một cái đầu đội mũ tai bèo đang lại gần.  - Quân ta - nhưng sao lại bơi qua sông lúc này ? ”. Vừa nghĩ  tôi vừa chuyển súng sang tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Chiều chưa tối nên đã nhìn rõ hơn người đang bơi trên sông, một lính  vai trần đang bơi hướng đến bến vượt. Lùi lại theo con đường mòn nằm lọt giữa đám cỏ tranh, tôi chăm chú theo dõi chờ đợi.
   “ Đứng lại, giơ tay lên” tôi quát khi người lính vừa đặt chân lên đầu con đường mòn. “ Em là lính F  X12 đây, chúng em chốt ở bên kia sông ” – người lính đáp. Hai tay không có súng giơ cao lên khỏi đầu, rồi đứng nép vào bụi cỏ gianh ngay rìa sông.
Những giọt nước vẫn đang chảy dài, nhỏ từ trên vai, ngực  trên làn da đen sạm  của người một người cao, rắn chắc. Tôi nhìn vào khuôn mặt có phần hốc hác với đôi mắt thiếu ngủ, phờ phạc. Người lính trong lúc nhìn tôi vẫn đảo mắt xung quanh như muốn ghi lạị đoạn đường mòn dẫn lên  điểm chốt chiến đấu phía trên.
“ Em vượt sông để xin tiếp tế lương thực cho đơn vị, em sẽ trình bày với các anh”
Tôi kêu lính của tiểu đội ra báo với chốt bộ binh rồi dẫn cậu ta xuống đoạn hào tránh pháo.
   “ Em là lính chốt ở bãi mít, thuộc đơn vị X12 “ vừa nói cậu vừa chìa ra một băng vải có ghi phiên hiệu đơn vị cho tôi xem, rồi lại nói tiếp. “  Chúng em bị đói vì không nhận được tiếp tế. Đại đôi của em chiến đấu nhiều ngày, hy sinh và bị thương nên quân số hao hụt, hiện chỉ còn 3 lính và 1 chỉ huy mới được đề bạt .
Chúng em vẫn cố thủ ở chốt này, nhưng mấy ngày nay không giao chiến. Ban ngày tất cả phải trực chiến, đêm xuống 3 lính chúng em phải thay nhau trực để có thời gian nghỉ. Đêm qua, khi đi kiểm tra thấy có ca bỏ trực, chỉ huy đã quát chúng em .  Em đề nghị chỉ huy phải cùng chúng em trực đêm thì anh ta đã quát nạt, đe dọa rằng ai bỏ trực sẽ bị bắn.
Chúng em muốn qua sông  nhờ các anh giúp đỡ nhưng không dám đi đêm vì không biết đường và sợ dẫm phải mìn. Trưa nay bọn em bàn nhau, cử em vượt sông để xin tiếp tế mới trụ lại chốt được. Chúng em cần lương thực và vật dụng cần thiết”. Người lính nói với đôi mắt hoe đỏ.
   Lắng nghe với đôi chút hoài nghi – Sao lại  như thế ? – tôi nghĩ. Đành rằng các chốt bờ Nam phải quyết tử chiến đấu nhưng đêm xuống đều có bộ phận qua sông tiếp vận cho chốt, - có thể  đã bị đứt liên lạc với cứ chăng ? .
 Nhưng giờ trợ giúp cho lính trên chốt là việc cần gấp. Mấy lính tiểu đội tôi nghe chuyện, sốt sắng về hầm lấy lương thực, nhưng cũng chỉ dồn được 2 ruột tượng gạo.
- “ Em cần cho 4 người , cho em thêm” – cậu nói.
Tôi dẫn cậu ta theo đường hào xuống chốt bộ binh. Gặp nhau ở chốt, nhóm trưởng Hùng lắng nghe và cử người nhanh chóng thực hiện yêu cầu tiếp tế . Nghĩ đến tình cảnh  ở chốt, chúng tôi dồn luôn cho  cậu mấy nắm cơm để lính có ngay bữa tối.
Đứng bên ngoài hầm bộ binh, vẫn thấy cậu ta nhìn quanh- Tôi hỏi , ‘ Còn cần gì nữa ? ”.
-   Không đủ rồi anh ạ, cậu ta khẽ nói trong khi vẫn nhìn đâu đó về phía  đường mòn.
Trời tối hẳn, nhóm tiếp vận của tiểu đoàn cùng cậu ta được qua sông đầu tiên.
Để an toàn tôi cho xuồng vòng vào chốt “ Bãi mít” rồi mới đưa người của đơn vị mình về bến vượt thường ngày.
Không rõ chúng tôi đã qua sông được mấy chuyến, nằm sát mép sông chờ nhóm tiếp vận trở lại. Sương đã phủ đầy mặt sông nhìn qua ánh pháo sáng chiếu thưa thớt – Chắc cũng quá nửa đêm rồi ,  đêm nay đi nốt chuyến này là  nghỉ.
Tôi  đang  nghĩ thầm thì chợt có tiếng chân  rồi bóng người tiến  lại gần.
-   “ Các  anh ơi, em là lính giữ chốt,các anh cho người sang ngay không thì mất chốt “- người lính nói nghèn nghẹn trong đêm.
“ Có chuyện gì vậy ?” – tất cả chúng tôi ngồi bật dậy vây quanh người lính.
     -  “ Em biết các anh qua sông ở bến này, em chốt ở bãi kia, chúng em vừa được các anh tiếp tế ” . Vừa nói cậu vừa chỉ tay về hướng bãi mít.
  Khi ánh pháo sáng bừng lên, tôi  thoáng thấy khuôn mặt người lính. Một lính trẻ , khuôn mặt bầu – Không phải người lính  vượt sông lúc chiều.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 23 Tháng Năm, 2011, 09:54:37 am

NGƯỜI LÍNH Ở CHỐT BÃI MÍT – TÍCH TƯỜNG ( P3)

                                                                                                    NGUYỄN HỮU LUÂN

Khi ánh pháo sáng bừng lên, tôi  thoáng thấy khuôn mặt người lính. Một lính trẻ , khuôn mặt bầu – Không phải người lính vượt sông lúc chiều.
  “ Chốt của chúng em chỉ còn lại 4 người, mấy ngày nay địch đã tiến hành thăm dò, chuẩn bị tấn công nên lính giữ chốt  rất căng thẳng. Hồi chiều muộn, có 1 người của bọn em qua sông để xin tiếp tế. Mang được lương thực về chốt, bảo em mang cơm lên điểm trực ăn, các anh ấy hội ý với nhau  rồi sẽ  cử người thay ca. Em chờ đến đêm mà không thấy đổi trực, về hầm thì cả 3 người đã đi rồi, giờ chốt chỉ còn lại mình em. Em nghĩ chỉ có ra báo các anh, cho người sang giữ chốt ngay thì mới kịp ”. Người lính nhấn giọng khi nói câu cuối.
-   Qua sông gấp để báo cáo tình hình. Tôi khẽ ra lệnh.
Người lính cùng nhóm chúng tôi trong chuyến vượt sông đặc biệt. Dưới cột pháo sáng lơ  lửng,  cậu ngồi yên lặng, còn chúng tôi hối hả như muốn bay qua sông ngay lúc này – Chốt Bãi mít đang bỏ trống.
Cùng tôi có mặt trong chiếc hầm chỉ huy của C trưởng bộ binh, tuờng trình tóm tắt tình hình đã xảy ra tại chốt. Với giọng rắn rỏi ngừơi lính  nhấn mạnh rằng có thể địch sẽ tấn công  chốt trong những ngày tới.
      Tin khẩn đã được báo đi. Trong lúc chờ lệnh từ tiểu đoàn, tôi ngắm nhìn ngưồi lính. Cậu lính trẻ, nhỏ nhắn, má còn  lông tơ như  lính  của tiểu đội tôi. – Điều gì đã khiến người lính trong hoàn cảnh sống chết kề bên, dù chỉ còn một mình vẫn không thoái lui, không bỏ chốt.  Không chút  dao động hay tỏ ra hoảng sợ  -  từ nét mặt, cử chỉ và lời nói của người lính đã toát lên điều đó . 
      Lệnh từ tiểu đoàn truyền xuống - C5 triển khai lực lượng và phương án tác chiến giữ chốt. Lệnh chiến đấu ban ra.  Tiếng đại đội trưởng nói nghe khô khốc trong đêm. Những người lính bộ binh cùng vũ khí qua sông triển khai chiến đấu  tại chốt bãi mít trước khi trời sáng.
Chẳng có mệnh lệnh trực tiếp nào cho chúng tôi nhưng tôi cảm nhận được nhiệm vụ nặng nề đang đặt ra, thời gian không có nhiều –  trời sắp sáng rồi.
Đột ngột, C trưởng quay sang hỏi người lính “ Cậu có về cứ đơn vị đêm nay không ? “
-   “ Em thông thuộc địa hình và bố trí hệ thống phòng thủ. Em sẽ dẫn các anh  triển khai chiến đấu trên chốt này. Nhất định không thể để địch chiếm được chốt” Người lính nói dứt khoát như đang ra lệnh cho chính mình.
Nhớ lại việc lúc chiều, tôi bảo mang cơm nắm cho người lính trong lúc chờ bộ binh tập kết ngoài bến vượt.  Cậu ăn một cách chậm rãi, ngon lành –  có lẽ  bây giờ cậu mới thấy đói.
     Chúng tôi với nhóm bộ binh tiền trạm cùng người lính tiếp cận vào chốt bãi mít.  Xuồng chưa vào sát bờ, cậu đã lội xuống đẩy xuồng theo lạch nước vào phía bờ thoải. Rồi  nhanh chóng cùng tốp lính tiền trạm lao nhanh vào bóng đêm, hướng về phía hàng mít khẳng khiu trước mặt trong ánh pháo sáng
và tiếng đại bác ùng oàng trong đêm. .
Chúng tôi hối hả chuyển quân, bầu trời phía đông đã rạng ra, bình minh rồi.
Thông tin báo về tiểu đoàn : C5 đã chiếm lĩnh chốt “ Bãi mít ” và sẵn sàng chiến đấu.
 Ngủ thiếp đi sau một đêm căng thẳng và vất vả, tôi bị đánh thức bởi tiếng đạn pháo, tiếng cối và tiếng súng bộ binh vang lên từ bãi sông. Địch đang tấn công  hòng chiếm các chốt bên kia sông. Tiếng VO10 rú lên liên tục, bổ nhào xuống  chốt Bãi mít. Trận chiến ác liệt theo dải đất ven sông phía làng Tích tường  đã kéo dài suốt cả ngày.
Vừa chập tối, chúng tôi khẩn trương cho xuồng chở tiếp viện và vận tải qua sông. Vừa tới bến sông, trong bóng tối nhập nhoạng bóng những người lính chiến khiêng  những chiếc cáng tiến lại bến sông. Chỉ nhìn nét mặt họ tôi hiểu cuộc chiến đấu hôm nay đã diễn ra ác liệt hơn thường ngày. Từ rìa cao của bờ sông, hai người lính bị thương được dìu từ từ tiến đến xuồng. Họ dừng lại, nén đau chờ để cáng thương  xuống trước. Qua ánh sáng mờ mờ, tôi nhận ra Hùng – nhóm trưởng bộ binh - đang chuyển chiếc cáng thứ hai xuống.
 Lính bị thương hay hy sinh. Tôi hỏi khẽ.
-   Hy sinh rồi – người lính còn lại của chốt Bãi mít hôm qua đấy. Anh ấy đã chiến đấu ở hướng tấn công chính diện, chống lại một trung đội địch. Lúc bị thương nặng ra hiệu muốn nhắn lại cho em điều gì nhưng em không thể đến được – địch đang tấn công. Hùng nói nghèn nghẹn, môi bặm lại.
Chúng tôi yên lặng, nhấn sâu mái chèo đưa thuyền gấp qua sông. Chỉ nghe thấy tiếng nước vỗ mạnh vào mạn xuồng chìm lấp đi trong tiếng pháo nổ. Một nỗi buồn mênh mang trào dâng thấm sâu tận đáy lòng trong từng người lính, trong đầu tôi đang vấn vương “  Người lính ấy đã muốn nhắn điều gì ? “
Thuyền cập bờ, những chiếc cáng được chuyển đi. Tôi như người bị hút hồn chạy lao theo dừng chiếc cáng của người lính ấy. Kéo chiếc tăng che khuôn mặt người lính đã hy sinh. Đôi mắt đã nhắm lại- anh ấy đã thanh thản ra đi.
Nhưng đôi môi vẫn vẫn đang khép hờ như còn lời muốn nhắn nhủ - trước lúc ra đi.
Nhóm vận tải cúi người nâng cáng lên đi về phía đường mòn. Tôi cúi người, lặng yên.Tiếng gió thổi qua đám cỏ lao xao nghe như lời của người lính “ Các anh hãy giữ chốt bãi mít “.
Tôi bặm môi, gìm nén mình trong khắc khoải. Không ai trong chúng tôi  biết được lời nhắn nhủ của người lính ấy, còn tên  của người lính nữa -  tôi vẫn chưa  biết .
Những trận đánh bảo vệ các chốt ven sông ở Tích tường – Như lệ diễn ra khốc liệt trong những  tháng ngày cuối năm 72 và tháng đầu 73.  Đơn vị  của chúng tôi đã bảo vệ được những cứ điểm bên sông đối diện với làng Tích tường cho đến ngày ký kết hiệp định hòa bình 1/1973.
 Chúng tôi về thăm lại Quảng trị vào tháng 5 – kỷ niệm ngày giải phóng .
Rẽ vào nghĩa trang liệt sỹ, tôi thắp nén hương, cúi mình tưởng nhớ những người đã ngã xuống nơi đây. Rất nhiều ngôi mộ vô danh. Theo làn khói hương đang lan tỏa, hình bóng người lính năm xưa dẫn đầu đoàn quân xuyên qua màn đêm tiến về Bãi mít như đang hiện về - “ Em sẽ dẫn các anh  triển khai chiến đấu trên chốt này. Nhất định không thể để địch chiếm được chốt ”.
Dòng sông Thạch hãn vẫn chậm chậm chảy uốn mình qua  doi cát ấy, ánh nắng đầu hè chiếu những tia nắng vàng xuống mặt sông theo làn gió thổi, ánh lên tia sáng nhảy nhót như đang cười . Gió từ dưới sông thổi lên bãi, những cành lá rung trong gió như  bàn tay vẫy chào người lính trở về với đất mẹ và     làn gió còn mang  theo những lời thì thầm của người lính mà ta còn chưa  biết - chỉ có thể  suy ngẫm mà thôi.


                                                                      -----  5/ 2011 -----


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenquochung trong 23 Tháng Năm, 2011, 10:09:55 am
  Khỉ thật! Sao nước mắt cứ nhèo nhoẹt thế này.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 24 Tháng Năm, 2011, 01:43:10 am
.
     Tôi cũng ở Như Lệ và tích Tường những ngày cuối tháng 12/1972 cho đến lúc ngừng bắn. Nhưng tôi là trinh sát sư đoàn nên chỉ đảo qua các chốt rồi về báo cáo tình hình. Chúng tôi chỉ tranh thủ những lúc ngớt pháo và không có địch tấn công lên chốt mới lên thôi. Thế mà cũng không tránh được.

     Cảnh hàng ngày địch dùng pháo tối đa và tấn công bằng xe tăng và bộ binh lên các chốt thì tôi lại chứng kiến. Hàng đêm chứng kiến anh em hy sinh và bị thương được công binh chuyển qua sông mà thấy đau đớn quá. Kinh hoàng nhất là thuyền qua sông bị pháo bắn, không nơi ẩn nấp. Vừa xót xa vừa cảm phục công binh. Hình ảnh chớp giật của đạn pháo liên hồi, những ánh chớp nhoáng nhoàng trên mặt sông, bung vào con thuyền.  Hàng đêm, biết đưa thuyền qua sông là có thể chết bất cứ lúc nào, vậy mà các anh vẫn đi. Xót ruột quá . . . !

    Tử thần đã vẽ lên một bức tranh trong đêm, ầm ào dữ dội mà hoang vắng đến rợn người, nó tràn ngập vào mắt tôi, xuyên lên óc:

    Một bức tranh bằng chì với những nét kỷ hà sắc nhọn, nhạt nhòa, đủ cả, . . . nhảy múa, rồi tĩnh lặng, chớp lóe lên, rồi bỗng đen xẫm lại.
    
    Một dòng sông và một bến bờ trĩu nặng . . .


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 24 Tháng Năm, 2011, 09:35:19 am

    Gửi bác nguyenquochung,

   Tôi thưởng thức cái món " chiến tranh" này tại Quảng trị, còn bác  đã thưởng ngoạn "nó " ở đâu ? .  Chúng tôi  bắt buộc phải chén cái món  đã nấu sẵn  đó rồi.  Chẳng có sách nào nói " nó " gồm đủ những vị gì. Tôi thấy nó bao giờ cũng có vị cay, có thể khác nhau đôi chút thôi.   Rất  Nhiều ngừời  và cả những ngừoi muốn nhưng cũng không bao giờ được chén cái món đó.
Vậy nên ta đã chén rồi thì cũng tả lại để cho mọi người cùng biết với cái vị thật của " nó", nó không phải là thứ nước sốt nhàn nhạt. Nếu có cay suýt xoa thì cũng hiểu đúng cái món ấy nó như vậy đấy.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenquochung trong 24 Tháng Năm, 2011, 09:57:33 am
  Sáng hôm qua, em đọc bài của bác viết mà không cầm được nước mắt, ngượng với mọi người xung quanh mà không là sao ngăn lại được. Ba người lính bỏ chốt và người lính một mình ở lại tạo thành hai vế đối lập làm cho hình ảnh của người lính đó trở nên đẹp đẽ và cao quí hơn bao giờ hết.

  Rất mong những bài viết tiếp theo của bác.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 24 Tháng Năm, 2011, 01:57:43 pm
Baì viết của bác Hữu Luân C17 quá hay, tôi nghĩ rằng nó có thể đăng trên tạp chí VNQĐ. Bác viết tiếp về những người lính QT để mọi người hiểu rõ về gian khổ, ác liệt mà thế hệ chúng ta đã trải qua, xin chào Bác nhé hẹn gặp lại./.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 27 Tháng Năm, 2011, 03:58:29 pm

Gửi các CCB e95,

 Tôi gửi cho các CCB ( có  cả các bác hưng yên) bức ảnh chụp nhân kỷ niệm 60 năm thành lập E để các bác xem và có thể lưu làm kỷ niệm ( do không có địa chỉ nên không gửi được )

 Chào, nguyen huu luan

  ( Ảnh chụp có 12 bác trước lễ đài, chưa chuyển được file ảnh đi ( có 221kb) - nhờ quản trị mạng  xem giúp )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 30 Tháng Năm, 2011, 03:26:59 pm

   Gửi TTNL,

   Tôi có xem lại bản đồ  bến vượt Như lệ, và có trao đổi với CCB C17. Theo tôi bến Như lệ ( TTNL gọi là  bến Thượng phước) thì phải lùi theo dòng chảy  xuống một đoạn, nó nằm gần giữa bãi cát của Thượng phước và cũng là đoạn mà sông Thạnh hãn hẹp nhất ở khu vực này ( Cái bến - khu vực khoanh đỏ ở gần cuối làng rồi ), và cũng gần khu vực Đồi chè . ( Đã khoanh bản đồ nhưng chưa gửi được )

 Chiếc cầu mà hôm trước đã trao đổi với TTNL xác địng là cầu qua khe NHư lệ> Tôi đang hiệu chỉnh thông tin để viết một vài bài về bến vượt Như lệ.
 
  Chào , nguyenhuuluanc17

Tb:  Tôi đã khoanh trên bản đồ Như lệ và gửi lại nhưng chưa được ( có 156kb)- Không rõ là vì sao? TTNL  tư vấn để có thể  gửi được ảnh kèm trên diễn đàn ( Tôi gửi  bản đồ theo email vậy )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 30 Tháng Năm, 2011, 07:45:47 pm
Tb:  Tôi đã khoanh trên bản đồ Như lệ và gửi lại nhưng chưa được ( có 156kb)- Không rõ là vì sao? TTNL  tư vấn để có thể  gửi được ảnh kèm trên diễn đàn ( Tôi gửi  bản đồ theo email vậy )

     Trong khi chờ Bác nguyenhuuluanc17 tìm hiểu cách post ảnh. Tôi thay mặt bác ấy, đưa cái bản đồ mà bác ấy xác định lại bến vượt Thượng Phước. Đó là chỗ khoanh màu tím trên sông.

(http://farm3.static.flickr.com/2182/5775550799_ac63bff700_b.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 30 Tháng Năm, 2011, 09:24:13 pm
        Gửi các CCB  đã tham gia dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập E95,

Nhân dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập E95, tôi có chụp ảnh các CCB, do không có địa chỉ nên không gửi được. Thông qua diển đàn gửi các CCB bức hình này làm kỷ niệm, nếu ai cần ảnh xin cho biết qua diễn đàn .
Chào, nguyenhuuluanc17



(http://farm6.static.flickr.com/5148/5775885305_dfa1c8a6a1_b.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 14 Tháng Sáu, 2011, 11:24:15 am

TẢN MẠN CỦA LÍNH CÔNG BINH 
                              Nguyễn hữu Luân
 
Tôi kể các bạn nghe một số chuyện của lính công binh trong thời gian chiến đấu tại mặt trận Quảng trị để nhớ lại kỷ  niệm về  một thời chiến đấu không thể quên ấy.                               

CHUYỆN VỀ  CÁI HẦM VÀ LÀM HẦM
   
   Đã là lính trận thì luôn có những vật được xếp vào loại bất ly thân. Những thứ được cấp phát đầu tiên phải kể đến là súng đạn và vũ khí, rồi đến là trang bị cá nhân. Nhưng có 2 thứ không được phát mà  luôn gắn liền với lính bên ta, đi đâu phải có nó tại đấy là cái hầm và cái bếp, lính ta phải tự làm lấy.
   Lính công binh sẽ kể với các bạn chuyện về cái hầm. Nói về cái hầm và làm hầm thì lính kêu : “ Ồ ! ai mà chả biết “ – lính chiến thì ai cũng phải có hầm.
Hầm của lính- thôi thì đủ loại, đơn giản nhất có thể là đoạn mương cạn hay sườn dốc của đồi rồi lính khoét một cái hốc hàm ếch đủ để che người .Cũng có khi tận dụng một cái khe , hốc có sẵn nào đấy làm hầm.
   Thế còn hầm của thủ trưởng E ở Quảng trị thế nào? Tôi chắc số lính trơn được nhìn thấy hầm của thủ trưởng E cũng chỉ trên đầu ngón tay thôi ( lính công binh hay cảnh vệ của E thì không tính vào số này ). Liệu có phải như thế không các CCB … ?  ???
   Dân gian đã có câu “ Thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ “  :)- Tôi cho đấy là những nghề mà thợ nghề được hưởng lộc.  Còn có những nghề  thì ngược lại : thợ xây thì quanh năm ở nhà tạm,  nhà bác thợ điện thì dây điện chạy lằng nhằng v.v… Rồi nữa lính công binh làm hầm thì luôn ở hầm tạm vì hành quân đến vị trí đóng quân mới (  đến nơi thường là tối hay đêm rồi ), sáng hôm sau là bắt đầu đi làm hầm cho E bộ . Rồi có khi làm hầm cho E bộ vừa xong chưa được mấy ngày thì trung đoàn có lệnh di chuyển đến nơi đóng quân mới ( chiến đấu mà ! ), cái hầm tạm của lính công binh vẫn còn chưa hoàn thiện. ::)
   Tiểu đội của tôi chẳng rõ vì sao được “ mê tín “  ??? nên chuyên nghiệp đào hầm cho thủ trưởng E ( hầm cho TĐT và CTV  trưởng). Trong vòng 4 tháng ( vào Quảng trị từ trung tuần tháng 7 đến giữa tháng 11- cứ của E ở lâu nhất cũng chỉ 1 tháng)  đã 5 lần đào hầm cho thủ trưởng E  : 
-   Cứ của E gần sông Vĩnh phước ( cách cầu đã bị  sập – không xa) làm 2 địa điểm.
-   Sau chiến dịch bảo vệ thành cổ, ra củng cố ngoài Cam lộ 2 địa điểm.
-   Trung đoàn trở lại  tham chiến đến khi ký HĐ Pari  – 1 địa điểm.
Sau hiệp định Pari hai bên ngừng bắn,  Mỹ không tham chiến nên bom – pháo không còn như trước nữa.  tiểu đội tôi cũng không phải làm hầm cho E bộ nữa.
Hầm trong chiến đấu cho thủ trưởng E thì cũng là chiếc hầm chữ A mà mọi lính đều biết. Cái khác ở đây là lính công binh phải tuân thủ một số điều kiện kỹ thuật mà chỉ làm riêng cho thủ trưởng thội ( chúng tôi chưa bao giờ làm cho mình theo được như yêu cầu này) ;). Những yêu cầu  KT chính tuân thủ như sau:

-   Yêu cầu độ cứng vững của khung đỡ, cột đỡ và xà đỡ ( cây có đường kính lớn – gỗ chắc )
-   Độ sâu của hầm để chống bom – pháo
-   Đảm bảo chiều dày lớp đất che phủ  phía trên chống pháo -bom
-   Cửa hầm lên xuống có kết cấu tránh  bom -pháo
-   Chống mưa dột và đảm bảo thoát nước của hầm.
-   Kích thước và không gian hầm đảm bảo sinh hoạt, nghỉ ngơi.

Giới thiệu một đôi nét về cái hầm cho thủ trưởng E, mô tả như bản vẽ dưới đây để các CCB  biết thêm

KÍCH THƯỚC CHỦ YẾU CỦA HẦM CHỮ A

           
 
KẾT  CẤU CHỊU  LỰC  CHÍNH  CỦA  HẦM  CHỮ  A


HẦM CHỮ A  ( MẶT CẮT NGANG )
 
                        ( Còn tiếp )


 





Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 16 Tháng Sáu, 2011, 11:23:55 am
CHUYỆN VỀ CÁI HẦM VÀ LÀM HẦM
   ( Tiếp theo)
                           NGUYỄN HỮU LUÂN


  Giới thiệu một đôi nét về cái hầm cho thủ trưởng ,  bản vẽ dưới đây để các CCB  biết thêm

              KÍCH THƯỚC CHỦ YẾU CỦA HẦM CHỮ A

              (http://farm4.static.flickr.com/3098/5838400802_36c1f9083d.jpg)

 
             KẾT  CẤU CHỊU  LỰC  CHÍNH  CỦA  HẦM  CHỮ  A

               (http://farm4.static.flickr.com/3038/5838400806_d4b6dc22c7.jpg)

              HẦM CHỮ A  ( MẶT CẮT NGANG )
              (http://farm4.static.flickr.com/3101/5838400812_477477d672_m.jpg)
       
            HẦM CHỮ A  VĨNH MỐC

               (http://farm3.static.flickr.com/2573/5838400816_763930f397_m.jpg)

        HẦM CHỮ A VĨNH MỐC  KHẢ NĂNG THÁNH BOM PHÁO KÉM HƠN - CÁC BẠN NGHIÊN CỨU THÊM.

       
         Phần thi công :

           -   Khung chữ A , cột đỡ xà được chôn chân xuống sâu 0,3-0,5m tùy theo  yêu cầu của từng loại và được lèn chặt.
           -   Hầm được đào sâu để đỉnh của hầm nằm cách mặt đất ( nguyên thổ ) thông thường từ 0,5 – 1m.
           -   Lớp đất đắp trên đỉnh hầm có chiều dày tối thiểu 1,5m.
           -   Tùy theo đường kính và chất lượng của gỗ quyết địng lượng khung chữ A theo chiều dài của hầm ( có trường hợp ken liền  nhau không cách    quãng).
          -   Tăng số lượng khung chữ A đỡ xà tùy theo chiều dài của hầm- thông thường khoảng cách  0,5m.
          -   Cửa hầm đào hình L , chiều dài tùy độ sâu của hầm.
          -   Hầm có rãnh thoát nước ra ngoài và có hố chứa nước ở hào để chống mưa.
          -   Có thể lót tôn hoặc ni lông hai bên mái chữ A để chống mưa dột.
          -   Làm sàn trên nền hầm chống mưa và  ẩm.


   TRAO ĐỔI CÁC CCB  95 QUẢNG TRỊ 72 :  hai thủ trưởng E95 thời 72  mê hầm  của lính công binh hay sao ??? ;) nên vẫn chưa rời hầm.     Trong phòng truyền thống TD không thấy ảnh và tên. Bác nào có biết cho thông tin thêm. ???


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 17 Tháng Sáu, 2011, 01:41:59 pm
CHUYỆN VỀ CÁI HẦM VÀ LÀM HẦM
   ( Tiếp theo)
                           NGUYỄN HỮU LUÂN


  Giới thiệu một đôi nét về cái hầm cho thủ trưởng ,  bản vẽ dưới đây để các CCB  biết thêm

              KÍCH THƯỚC CHỦ YẾU CỦA HẦM CHỮ A

              (http://farm4.static.flickr.com/3098/5838400802_36c1f9083d.jpg)

 
             KẾT  CẤU CHỊU  LỰC  CHÍNH  CỦA  HẦM  CHỮ  A

               (http://farm4.static.flickr.com/3038/5838400806_d4b6dc22c7.jpg)

              HẦM CHỮ A  ( MẶT CẮT NGANG )
              (http://farm4.static.flickr.com/3101/5838400812_477477d672_m.jpg)
       
            HẦM CHỮ A  VĨNH MỐC

               (http://farm3.static.flickr.com/2573/5838400816_763930f397_m.jpg)

        HẦM CHỮ A VĨNH MỐC  KHẢ NĂNG THÁNH BOM PHÁO KÉM HƠN - CÁC BẠN NGHIÊN CỨU THÊM.

       
         Phần thi công :

           -   Khung chữ A , cột đỡ xà được chôn chân xuống sâu 0,3-0,5m tùy theo  yêu cầu của từng loại và được lèn chặt.
           -   Hầm được đào sâu để đỉnh của hầm nằm cách mặt đất ( nguyên thổ ) thông thường từ 0,5 – 1m.
           -   Lớp đất đắp trên đỉnh hầm có chiều dày tối thiểu 1,5m.
           -   Tùy theo đường kính và chất lượng của gỗ quyết địng lượng khung chữ A theo chiều dài của hầm ( có trường hợp ken liền  nhau không cách    quãng).
          -   Tăng số lượng khung chữ A đỡ xà tùy theo chiều dài của hầm- thông thường khoảng cách  0,5m.
          -   Cửa hầm đào hình L , chiều dài tùy độ sâu của hầm.
          -   Hầm có rãnh thoát nước ra ngoài và có hố chứa nước ở hào để chống mưa.
          -   Có thể lót tôn hoặc ni lông hai bên mái chữ A để chống mưa dột.
          -   Làm sàn trên nền hầm chống mưa và  ẩm.


   TRAO ĐỔI CÁC CCB  95 QUẢNG TRỊ 72 :  hai thủ trưởng E95 thời 72  mê hầm  của lính công binh hay sao ??? ;) nên vẫn chưa rời hầm.     Trong phòng truyền thống TD không thấy ảnh và tên. Bác nào có biết cho thông tin thêm. ???

Bác Luân nguyên là SV Mỏ - Địa chất mà làm hầm thì các thủ trưởng mê là phải, ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 17 Tháng Sáu, 2011, 11:16:17 pm
Một người là lính công binh, một người là lính trinh sát cả hai đều CCB SV một ĐH Mỏ Địa chất, Một là ĐHTH , trong lễ nhận KNC chiến sĩ bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị. Nhìn họ "trông oai phong lắm chứ " NHL & TTNL

(http://i1211.photobucket.com/albums/cc440/thaiminhhung1954/anh2-2.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 21 Tháng Sáu, 2011, 08:01:59 am
Tự nhiên lại mất chiếc ảnh quý lại phải post lại, xin lỗi hai bác NHL& TTNL

(http://i1211.photobucket.com/albums/cc440/thaiminhhung1954/anh3-2.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 23 Tháng Sáu, 2011, 12:09:40 pm
Tự nhiên lại mất chiếc ảnh quý lại phải post lại, xin lỗi hai bác NHL& TTNL

     (http://i1211.photobucket.com/albums/cc440/thaiminhhung1954/anh3-2.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 26 Tháng Sáu, 2011, 01:40:39 pm
Người lính Công binh E95 Nguyên Hữu Luân  đâu rồi? Mấy hôm nay mất hút ; tiếp tục kể chuyện để anh em nghe và trao đổi chứ, như đã hẹn, chiều thứ bẩy gặp nhau để "ôn nghèo kể khổ" mà không thấy. Mong là đừng có "nhức đầu sổ mũi " đấy.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 26 Tháng Sáu, 2011, 08:47:53 pm
Đây là một người lính công binh chăng ? Không Anh là một người lính Trinh sát, nhưng hiện nay Anh đang công tác tại một Cơ quan về cầu , do vậy khi bức ảnh này được chụp tại cầu Đầu Mầu, máu nghề nghiêp nổi lên anh đề nghị phải chụp toàn bộ kết cấu "vòm trên vòm" của cây cầu đã được "Đế quốc sài lang " làm rất nhiều năm trước đây nhưng bây giờ vẫn còn vững và rất đẹp. Dáng đứng của anh lính trinh sát rất đẹp đang lao về phía trước./


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 26 Tháng Sáu, 2011, 09:11:58 pm
Dáng đứng của anh lính trinh sát rất đẹp đang lao về phía trước./
.
    Bác ấy lao về phía trước cho nó chắc. Vì nếu đổ về phía sau thì . . .


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 26 Tháng Sáu, 2011, 10:03:40 pm

anh này trông quen quá nhỉ


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: sauchinbaymot trong 26 Tháng Sáu, 2011, 10:44:55 pm
Quần xanh, áo kẻ đỏ, đứng bên cạnh mái vòm, ... Cứ như diễn viên xiếc chứ không phải cựu binh Xê 20!


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 27 Tháng Sáu, 2011, 03:16:08 pm
Người lính Công binh E95 Nguyên Hữu Luân  đâu rồi? Mấy hôm nay mất hút ; tiếp tục kể chuyện để anh em nghe và trao đổi chứ, như đã hẹn, chiều thứ bẩy gặp nhau để "ôn nghèo kể khổ" mà không thấy. Mong là đừng có "nhức đầu sổ mũi " đấy.
Không Anh là một người lính Trinh sát, nhưng hiện nay Anh đang công tác tại một Cơ quan về cầu , do vậy khi bức ảnh này được chụp tại cầu Đầu Mầu, máu nghề nghiêp nổi lên anh đề nghị phải chụp toàn bộ kết cấu "vòm trên vòm" của cây cầu  đã được "Đế quốc sài lang " làm rất nhiều năm trước đây nhưng bây giờ vẫn còn vững và rất đẹp. Dáng đứng của anh lính trinh sát rất đẹp đang lao về phía trước./
   Chào các Bác _   Nghe thấy các Bác " Bình" mà nóng cả ruột,  đang đi  "trốn " phải chui ra ngay :).  Đúng là " lính"  chiến , hô xung trận là các Bác có mặt ngay- không cần phải chỉ huy hô hét  ;) ??? . 
   Cũng góp lời ' bình" :  Quả là con mắt lính trinh sát nên nhìn  rất xa - Bức ảnh gắn cả quá khứ và hiện tại : (vòm trên vòm),  sơn - thủy hữu tình ( dưới  chân cầu đương nhiên có nước).  Cũng khen cả bác " phó nháy" đã thực hiện được yêu cầu.
Đầu mầu trước là căn cứ với những quả đồi đỏ loét nay đã trải một mầu xanh ( đỏ sang  xanh) vậy thì người lính ngày xưa  khoác áo  xanh nay chuyển sang đỏ -Âu cũng là hợp lẽ với sự chuyển dịch của tương lai, giống như " Anh"  đứng  đấy mà  mảnh đất nơi ấy đang chuyển mình về ngày mai . Để " nhịp cầu nối những bờ vui  và anh nối nhớ thương bằng những nhịp cầu". ( Văn nghệ ).  Còn nếu :          nếu đổ về phía sau thì . . . KHÔNG SAO CẢ vì
...  như diễn viên xiếc chứ không phải cựu binh Xê 20!
     Xiếc thì :  Dưới có đệm đỡ không cũng có " Người " đỡ rồi.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 28 Tháng Sáu, 2011, 10:29:23 am
   
                 TẢN MẠN CỦA LÍNH CÔNG BINH 

      CHUYỆN :  XEM LÍNH PHÁO BẮN MÁY BAY  Ở TÍCH TƯỜNG

Đầu tháng 11/72, Sau đợt địch tập kích vào Nham biều,  tiểu đội công binh của tôi nhận lệnh tham gia chiến đấu với bộ binh tại Tích tường.  Xuống đóng quân gần với tiểu đoàn bộ, trực chiến tại chỗ chờ  lệnh.  Chẳng biết  sẽ làm gì , sau này mới đoán được, nhiệm vụ chính  là chống  địch đột kích khu vực Tích tường
Bọn chúng tôi chọn địa điểm đào hầm  ở lưng chừng đồi, Xung quanh là những quả đồi thấp, nối tiếp nhau.  Địa hình nơi đây hầu như trống trải, chỉ có sim và mua mọc lưa thưa, cỏ  mọc từng bụi lác đác,  không  đủ che phủ  các quả đồi.  Hầm làm dưới  bụi mua  mọc dầy, hướng  đối diện sang phía đồi bộ binh để dễ thông tin, từ đây xuống sông Thach hãn không xa nhưng phải đi vòng vì không có đường.
Phía cuối chân đồi giáp với bộ binh cũng có dòng suối nhỏ, chúng tôi lấy nước để ăn nhưng không tắm được. Sau vài ngày  đóng quân ổn định, chưa thấy có lệnh gì mới, lính của tôi ngồi trực chán,  nghĩ phải đi tìm hiểu xung quanh ( vào trận thì nguy hiểm- một sống , một chết- nhưng ngồi không vài buổi  thì không chịu nổi  :)).   Sáng sớm , một cậu lính lên đỉnh đồi cao nhất ngắm nghía rồi về thông tin cho tôi và  tiểu đội : vượt qua đỉnh cao  sang bên kia có một khu rừng nhỏ, có lính ta đóng quân,
3 lính trong tiểu đội đề nghị tôi cho phép vượt đồi sang  phía bên kia, vừa tìm hiểu và hái rau rừng về cải thiện.  Chúng tôi vào chiến đấu đã là tháng thứ 5, ra củng cố cũng không được phát thêm thực phẩm.  Cứ chỉ cấp cho chúng tôi gạo với muối ăn. Bữa cơm hàng ngày  là cơm với nước canh nấu từ lá rau LANG DẠI  cho ít mỳ chính để trôi bữa ( gọi là rau LANG DẠI  vì lá giống lá rau lang nhưng có lông và nhớt ) . Ở đây chẳng có  rau gì đành phải ăn tạm.
Đã quá trưa, cũng chẳng thấy lính nào về. Sốt ruột, tôi bảo 2 cậu lính nữa đi sang tìm xem có chuyện gì. Ngủ một giấc tới gần chiều, tỉnh dậy vẫn chưa thấy lính nào về. Tôi đành đi lên đỉnh đồi xem ra sao.
Từ đỉnh đồi nhìn xuống, có một dải rừng thưa , cây không cao nằm giữa 2 quả đồi cách chỗ chúng tôi một quãng , Gọi là rừng cho oai  chứ thực chất là cụm cây nhỏ mọc liên tiếp, nhưng ở đây có thể coi là rừng rồi. Nhìn kỹ thấy bóng lính và có súng hỏa lực được ngụy trang .
Ngồi chờ một lúc, tôi thấy lính đi từ trong khu đấy ra- cả 5 cậu lính của tiểu đội về cùng lúc, tay lễ mễ ôm mấy bao gạo và rau rừng.
Về hầm rồi, lính kể lại : bên đấy  có pháo cao xạ đóng quân, có 2 khẩu – chẳng rõ là pháo 37 hay 57 ly.  Lính pháo trực chiến cũng buồn, thấy đám lính sang chơi nên được giải khuây, có một cậu còn tìm được đồng hương nên hàn huyên vui lắm. Đến trưa vẫn dở chuyện nên rủ đám lính công binh của tôi ở lại ăn trưa để còn chuyện tiếp đến chiều. Mặc dù là chiến trường nhưng lính  xe-pháo nên cũng tươm hơn. Đãi cơm có ít thịt hộp nấu canh với rau, thế là ngon rồi. Gạo thì thoải mái nên lính của tôi tiện thể xin mấy bọc gạo, để không phải về lấy – đi xa cả ngày đường mới về đến cứ.
Chiều hôm sau, cũng gần tối- chiêc VO10 lượn vè vè thấp hẳn, đang nghĩ không rõ chuyện gì thì thấy  tiếng pháo cao xạ nổ.  Đám lính chúng tôi ngồi bên này đồi ngắm đạn  như hoa cải trên bầu trời,  ngắm lính cao xạ bắn máy bay kiểu VIỆT NAM  ???.                    Tôi thấy trên pháo chỉ có 3 người : 1 hướng, 1 tà, 1ngắm  bắn.  Còn 3 lính đứng xung quanh pháo, mỗi người cầm một ngọn cây quạt lia  để tản khói. Cứ mỗi loạt đạn pháo,  khói bốc lên là lính ta phải quạt mạnh nhưng vẫn tạo ra một cột khói phía trên ngọn cây.    Đạn nổ bắn xung quanh chiếc máy bay nhưng còn xa,  được vài loạt  chiếc máy bay  hình như cũng phát hiện ra nên bốc lên cao, nó bay zíc zắc để tránh đạn. Pháo ta nhả đạn càng mạnh hơn, đạn nổ  gần hơn nhưng chưa trúng. Chiếc máy bay quay lại một lần nữa ( gần tối chỉ có 1 chiếc – chứ không phải như trong ngày luôn có 2 chiếc quay vòng) để tìm mục tiêu. Tôi nhìn thấy khói bốc cao, liệu máy bay có phát hiện ra không?  Có lẽ đã gần tối,  mặt đất có sương  nên  chiếc trinh sát không phát hiện ra hay là đã đến giờ nghỉ ăn tối nên nó cũng bỏ qua  ::).  Chiếc máy bay  lướt qua khu vực rồi bay thẳng về phía Nam .
( Còn tiếp )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 28 Tháng Sáu, 2011, 02:59:30 pm
Bác Luân thân mến :
     Nếu nói về những người lính, CCB, lính F325, công binh của E95 mà không nhắc tới  Bác Lê Văn Cường CCB SV DHXD là có lối, hiện nay bác là PGS ( phun thuốc sâu) TS ( thiến sót) GV  DHKTQD Hà Nội. Bác hiện thời đương chức là HỘI trưởng của chúng tôi.Một người anh đáng kính trọng, ( không phải bây giờ) mà thời còn là sinh viên cơ. Cùng học lớp với LS Lê văn Huỳnh ( có bức thư nổi tiếng ở Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị ). Khi Hoàn thành NVQS trở về trường tôi rất vinh dự học cùng lớp với anh , mà lớp quen gọi là"Cường Ba Ngang". vì tính anh rất vui hay tếu táo, nhưng mọi người đều quý mến. Sau khi tốt nghiệp  nguyện vọng của bác Cường muốn làm " chuyên môn" nhưng vì được các thầy giáo trong khoa tín nhiệm và hơi có cảm tình, khi đang làm đồ án tốt nghiệp trong lớp có 3 anh được đi " đào tạo tiếp" về mặt chính tri ( vì là ba đảng viên được kết nạp tại chiến trường QT là Lê Văn cường, Nguyễn Bình Lưu  sau này là PCT HDND quận Thanh Xuân HN, Văn Đình Ưng sau này là  PVP bộ GD ĐT) . Anh Cường khi đó hay đùa và nói:' Mồm cá chép mép CCV". và " ghét của nào, trời trao của ấy". Sau khi học trường Tuyên giáo TƯ xong anh còn được sang Liên Xô để NCS làm PTS về lĩnh vực Triết học, và CNXH KH và về trường ĐHKTQD làm giảng viên, nhưng với lòng nhiệt tình và bản chất của một người lính, anh luôn luôn  nói và làm theo đúng những suy nghĩ của mình. Tất cả vì anh em đồng đội, nếu có điều kiện thì giúp được ai , cái gì thì giúp. Anh là một trong những người có công để thành lập, duy trì hoạt động của Hội CCB SV ĐHXD cùng với LXT và H " Côn"; cả ba anh này đã lên chương trình " Người đương thời" do em Tạ Bích Loan phụ trách  chương trình hết sức yêu mến, và kính trọng, sau khi các anh đi tìm và đưa được hài cốt của LS LVH về quê an táng. Còn nhiều câu chuyện nữa về anh, tôi sẽ viết tiếp mong các bác tiếp tục " Hồi sau sẽ rõ". Tôi sẽ đưa ảnh của anh lên để mọi người vùng chiêm ngưỡng./.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 28 Tháng Sáu, 2011, 03:24:58 pm
     Như đã hứa tôi xin post lên một bức ảnh của những người đã đi tìm được nơi tìm thấy nơi an táng LS Lê văn huỳnh tại bến vượt Thượng Phước là các bác LXT, LVC,NVH. và em là một người được vinh dự chụp ảnh cùng các bác. Nói mãi các bác mới cho chụp cùng đấy vì cùng chiến hữu , cùng "" hội cùng thuyền./.

      Em xin mạn phép Bác LXT em được " múa rừu qua mắt thợ "Ghi chú :" từ trái sang phải LXT, LVC, tác giả bài viết, NVH'. Tại đài chiến tích SV trong Thành cổ QT ./.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 28 Tháng Sáu, 2011, 07:05:45 pm
     Như đã hứa tôi xin post lên một bức ảnh của những người đã đi tìm được nơi tìm thấy nơi an táng LS Lê văn huỳnh tại bến vượt Thượng Phước là các bác LXT, LVC,NVH. và em là một người được vinh dự chụp ảnh cùng các bác. Nói mãi các bác mới cho chụp cùng đấy vì cùng chiến hữu , cùng "" hội cùng thuyền./.

      Em xin mạn phép Bác LXT em được " múa rừu qua mắt thợ "Ghi chú :" từ trái sang phải LXT, LVC, tác giả bài viết, NVH'. Tại đài chiến tích SV trong Thành cổ QT ./.


Cần phải bổ sung thêm Sơn cụt cùng 2 người c17/e95 quê Hưng Yên là Hiện và Đạo trong cái ngày 6/9/2001 đã tìm ra anh Lan, Huỳnh và Thiệm.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 28 Tháng Sáu, 2011, 07:15:10 pm
Đây là một người lính công binh chăng ? Không Anh là một người lính Trinh sát, nhưng hiện nay Anh đang công tác tại một Cơ quan về cầu , do vậy khi bức ảnh này được chụp tại cầu Đầu Mầu, máu nghề nghiêp nổi lên anh đề nghị phải chụp toàn bộ kết cấu "vòm trên vòm" của cây cầu đã được "Đế quốc sài lang " làm rất nhiều năm trước đây nhưng bây giờ vẫn còn vững và rất đẹp. Dáng đứng của anh lính trinh sát rất đẹp đang lao về phía trước./


Cầu vòm Đầu Mầu thời Đế quốc sài lang mà còn nguyên vẹn không bị bom pháo phá hủy năm 1972 hay sao >:( >:( >:(. Nhờ các bác điều tra giúp có đúng là còn nguyên hay là phục dựng lại.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 28 Tháng Sáu, 2011, 09:49:44 pm
Bác Luân thân mến :
     Nếu nói về những người lính, CCB, lính F325, công binh của E95 mà không nhắc tới  Bác Lê Văn Cường CCB SV DHXD là có lối, hiện nay bác là PGS ( phun thuốc sâu) TS ( thiến sót) GV  DHKTQD Hà Nội. Bác hiện thời đương chức là HỘI trưởng của chúng tôi.Một người anh đáng kính trọng, ( không phải bây giờ) mà thời còn là sinh viên cơ. Cùng học lớp với LS Lê văn Huỳnh ( có bức thư nổi tiếng ở Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị ). Khi Hoàn thành NVQS trở về trường tôi rất vinh dự học cùng lớp với anh , mà lớp quen gọi là"Cường Ba Ngang". vì tính anh rất vui hay tếu táo, ...... Còn nhiều câu chuyện nữa về anh, tôi sẽ viết tiếp mong các bác tiếp tục " Hồi sau sẽ rõ". Tôi sẽ đưa ảnh của anh lên để mọi người vùng chiêm ngưỡng./.
  Bác thaiminhhung thân mến,
  Tôi với Bác Cường vốn không xa lạ gì, chỉ có điều là Bác Cường còn đang bận bịu, còn tôi đang dẫn các chuyên mục chưa đến chỗ Bác Cường thôi.
Nhưng mà Bác đã nói ra , tôi cũng xin có vài lời giãi bày :  Chúng tôi cùng trung đội B2 ( tất nhiên là cùng C rồi), bác Cường ở A5, chúng tôi là A6   ( cái tiểu đội mà tôi thường kể trong chuyện) và Lê văn Huỳnh được biên chế vào tiểu đội tôi sau khi E95 ra củng cố ở Cam lộ. 
 Tiểu đội A5 nhiều lính " to con" (  mẫu như Bác Cường ) nên được ưu tiên " khiêng vác" nhiều, còn lính A6 "nhỏ con" ( mẫu như tôi) nhưng lỳ nên chuyên biệt phái đi " đánh lẻ". Chúng tôi có dớp " CTV" , bác CTV nào mới nhậm chức vài bữa là " tiêu". Vụ 1: A tôi làm công tác chôn cất CTV, còn A bác Cường khiêng thương binh đi viên. Vụ 2: A bác Cường chôn cất CTV cùng 2 lính của A tôi là Huỳnh và Thiệm còn tôi  được đổi ca nhưng là được  khiêng đi viện.
TÔI chuyển lại bức ãnh nhóm đi tìm mộ lS Huỳnh ( Như Bác LXT đã nhắc đến ), đấy cũng là nơi bến vượt mà tôi bị thương ở đó. trong ảnh có :( từ trái qua phải)
Hàng dưới : Hiện ( hưng yên), LXT
Hàng trên : HÙng, Sơn( cụt), L Cường, Đạo ( Hưng yên)
               (http://farm7.static.flickr.com/6054/5880669203_e0d8335f3a_z.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 29 Tháng Sáu, 2011, 01:15:24 pm
Lại nói về những người lính công binh

        Bác Lê Văn Cường và bác Sơn ( cụt) những người lính công binh E95  Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ,trở về trường tiếp tục học tập khi đó là năm 1975. Chúng tôi bắt đầu vào học năm thứ tư ĐHXD. Khi đó Bác Cường về học ( vì lúc đi bác đã học gần hết năm thứ tư rồi) nhiều môn bác được miễn học và thi. Nhưng thấy Bác suốt ngày cặm cụi vẽ và tính toán, tôi hỏi sao anh được miễn rồi mà vẫn vẽ vời làm gì cho khổ.; anh nói :' Mình đang giúp người yêu thằng bạn thân làm lại đồ án tốt nghiệp". nó là thằng Sơn học 13KT nó bị thương còn đang điều trị chưa về được, đây là của cái Diệp người yêu nó.

        Sau này tôi mới được biết bác Sơn "cụt" ( cụt 1 chân) sau khi ra trường làm ở Cty DLHN khi bác đang làm BQL dự án xây KS tại phố Vọng Đức- Ngô Quyền, khi đó móng cọc khoan nhồi còn đang thử nghiệm, bên Cty bác Sơn thuê Thầy Lê Đức Thắng bộ môn cơ đất, nền móng thi công chúng tôi đi kiểm tra và biết được điều này.

       Khi đó thầy đứng ở hiện trường giảng giải về móng cọc khoan nhồi để xây những công trình có diện tích thi công hẹp, không gây ảnh hưởng lớn dến các công trình xung quanh. Tôi nói với anh em trong đoàn kiểm tra đây là thầy giáo của tôi, một chuyên gia về nền móng. Cho đến bay giờ khi gặp lại thầy vẫn nhắc chuyện đó./.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 29 Tháng Sáu, 2011, 02:44:50 pm
:' Mình đang giúp người yêu thằng bạn thân làm lại đồ án tốt nghiệp". nó là thằng Sơn học 13KT nó bị thương còn đang điều trị chưa về được, đây là của cái Diệp người yêu nó.

Không những LC giúp người yêu của bạn mình làm đồ án trong khi bạn đang điều trị vết thương mà chính LC đã cõng Sơn băng qua bãi mìn khi Sơn bị dính mìn trong lúc đang rà phá mìn ở căn cứ Thành Tuy Hạ sau khi giải phóng SG. LC xứng đáng là thủ lĩnh của anh em chúng mình.

Dọc đường hành quân vào Nam, tôi và Sơn cùng tiểu đội do anh Được (K13C) làm a trưởng và anh Oanh (K12C) làm a phó, cứ đến chặng nghỉ giải lao Sơn đều tranh thủ viết cho em D bằng bút chì vót nhọn (đây là một thói quen của Sơn). Sơn hay nghêu ngao lời ca :" Biết đến bao giờ gặp lại người em thời ấu thơ. Để báo tin rằng cuộc đời anh nay đã khác xưa. Một phát cực nhanh là đời mãi mãi lìa tan..."

Rất tiếc câu chuyện của đôi bạn S-D lại không đi đến cái đích cuối cùng.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 29 Tháng Sáu, 2011, 03:43:21 pm
Một người lính công binh nữa mà tôi muốn  đề cập đến, là Anh Nguyễn Sơn Hiền K14C

     Khi chúng tôi học năm thứ tư đến đợt tập quân sự ( khoảng 1tháng) trong phòng tôi ở là hội 3Đ ( cái gì cũng được, bao nhiêu cũng được, lúc nào cũng được) gồm các cựu  chiến binh sinh viên trở về trường học tiếp, anh em sống với nhau rất vui vẻ; buổi tối hay đi chơi và nấu mỳ ăn với nhau vì chúng tôi là CB đi học và dân HN nên có điều kiện hơn.

     Hôm đó đang nấu mỳ ăn, thì anh Sơn Hiền và một số người nữa sang chơi ( mỗi người lúc nào cũng có một cái thìa ở túi quần sau lúc cần thì " chiến đấu ngay). Mỳ đang nấu thì báo động QS, phòng chúng tôi " đành phải nhờ "anh Hiền trông hộ nồi mỳ. Sau khi báo động xong vừa mệt vừa đói, Anh Cường bảo :" gửi trứng cho ác rồi".

        Khi về đến lán thấy bếp nguội tanh, anh Hiền và các bạn không cònở đó nữa mở nồi ra thấy các anh ấy rất "lịch sự" chỉ"chiến đấu" đúng nửa nồi, còn lại vẫn để dành cho chúng tôi một nửa. Khi đó mỳ chỉ nấu với cà chua và một ít mỳ chính thôi, nhưng đó là quá sang rồi. Đó là một câu chuyện vui để đời không bao giờ tôi quên được những năm tháng trở về học tiếp./


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 29 Tháng Sáu, 2011, 09:00:34 pm
       Một người lính công binh nữa mà tôi muốn  đề cập đến, là Anh Nguyễn Sơn Hiền K14C
     Khi chúng tôi học năm thứ tư đến đợt tập quân sự ( khoảng 1tháng) trong phòng tôi ở là hội 3Đ ( cái gì cũng được, bao nhiêu cũng được, lúc nào cũng được)  .... 
   Hôm đó đang nấu mỳ ăn, thì anh Sơn Hiền và một số người nữa sang chơi . Mỳ đang nấu thì báo động QS, phòng chúng tôi " đành phải nhờ "anh Hiền trông hộ nồi mỳ. Sau khi báo động xong vừa mệt vừa đói, Anh Cường bảo :" gửi trứng cho ác rồi".
        Khi về đến lán thấy bếp nguội tanh, .... mở nồi ra thấy các anh ấy rất "lịch sự" chỉ"chiến đấu" đúng nửa nồi, còn lại vẫn để dành cho chúng tôi một nửa. Khi đó mỳ ..... Đó là một câu chuyện vui để đời không bao giờ tôi quên được những năm tháng trở về học tiếp./
     Gửi các bác CCB DHXD,
  Trả lời thay hộ Bác Hiền[/color] : - Thứ nhất là tại sao các bác đã là CCB chiến đấu rồi lại còn tập quân sự nữa - nên mới đến nỗi như thế  ( mỳ chín lại bỏ đi), Chứ Bộ đội này về đi học không phải tập quân sự ( miễn hẳn hoi ). Việc này không phải là vì  Bác Hiền đâu, " Mỡ để miệng mèo" thì ai cũng thế  ??? ( Chứ không phải là " trứng để cho ác" đâu ) , Bác ấy tên là " Hiền " mà lỵ ...  :)   ;)
Thứ nữa là Bác " Hiền " thì rất thính và quái.  Lúc vào chiến đấu Tiểu đội tôi có chuẩn bị được một ít "thịt bò kho khô" cất trong 2 thùng đạn đại liên, hành quân cử hẳn 1 cậu chuyên gánh. gặp  các tiểu đội khác không ai biết, đến lúc gặp Bác "Hiền " - Dừng lại tớ bảo Tí " Nói khẽ , chia cho bọn tớ nửa thùng nhé  :). Cậu lính kêu " Tiểu đội trưởng ơi, A Hiền đòi xin một nửa thùng này". Thế mà cũng phải san 1/2 T cho Bác ấy đấy. ( mà cũng chỉ có Bác ấy lấy được thôi "_ Không cần phải dắt "cù dìa" trong túi đâu nhé  :) . Đến thế là cùng... ??? chứ nửa nồi Mỳ" không người lái" của Bác là cái đinh .  Bác ấy là " SƠN  HIỀN - Hiền núi đấy.
Tạm  trả lời Bác , hôm khác tôi xin hầu Bác nhiều chuyện về Bác " Hiền"...


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 29 Tháng Sáu, 2011, 11:00:56 pm
Không những LC giúp người yêu của bạn mình làm đồ án trong khi bạn đang điều trị vết thương mà chính LC đã cõng Sơn băng qua bãi mìn khi Sơn bị dính mìn trong lúc đang rà phá mìn ở căn cứ Thành Tuy Hạ sau khi giải phóng SG. LC xứng đáng là thủ lĩnh của anh em chúng mình.
Dọc đường hành quân vào Nam, tôi và Sơn cùng tiểu đội do anh Được (K13C) làm a trưởng và anh Oanh (K12C) làm a phó ...
TÔI có lời chuyển tới các CCB DHXD : Tôi ngưỡng mộ đội hình CCB của các Bác. Các Bác đã gắn bó với nhau trong học tập, khi tham gia quân ngũ. Rồi cùng chiến đấu, chia ngọt sẻ bùi, sống chết bên nhau.
Cho đến giờ ĐỘI HÌNH Ấy vẫn đang sát cánh bên nhau. Có thể nói đây là một " HỘI" Hàng đầu  trong số các HỘI CCB trong các trường mà Tôi được biết : Có truyền thống, bề dày lịch sử,có hoạt động mang nhiều ý nghĩa và sâu rộng và đặc biệt vẫn thường xuyên phát triển không ngừng về nhiều mặt.
Xin chúc HỘI CCB DHXD   ngày càng phát triển và mang lại nhiều niềm vui cho mọi người.
 Tôi xin gửi bức hình của HỘI  lên diễn đàn để diễn tả  đội hình hoành tráng  đó, với Bác Lê Cường ( CT) và Bác LÊ XUÂN TƯỜNG ( Mõ) , mời các Bác chiêm ngưỡng   ( L Cường - Sơn Hiền đứng canh nhau)           (http://farm6.static.flickr.com/5275/5884526116_7b17d79910_b.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 29 Tháng Sáu, 2011, 11:06:07 pm
Báo cáo vơí bác Luân,
         Chúng tôi cũng suy nghĩ như bác ; nhưng lúc đó ở trường tôi có qui định ( không hiểu do Bộ hay bộ môn quân sự của trường) phải những đồng chí nào có quân hàm Thượng úy thì mới được miễn ( lúc đó tổ trưởng bộ môn QS mới có  Đại úy)

        Thậm trí lớp tôi có Anh Nguyễn Công Nhân là một ca sĩ của Tuyên văn Quân đoàn 1 , khi Hiệu trưởng điều động đi thi văn nghệ của trường và cho miễn tập QS, mặc dù đoạt huy chương vàng cho trường với hai bài hát : Đường chúng ta đi ( nhạc Huy Du , thơ Xuân Sách ) và Gửi Việt trì Thành phố ngã ba sông của Hồ Bắc khi trở về vẫn bị Bộ môn riềng cho tới số, phải học lại QS.

        Khi đó Bác cường có cô em gái rất xinh, nhiều anh bạn cứ ngấp nghé xin làm em rể ( trong đó có Anh Hiền) Bác Cường nói vui :" Em thì em tao, của thì của nó, thằng nào khéo thì thằng ấy ăn". cuối cùng cũng chẳng ông nào "ăn" được . Thành ra bác Hiền quay về xin làm em rể anh Phùng Đến bây giờ nhắc lại chuyện cũ cả hội anh em vẫn cười.Bây giờ già rồi ai nấy đã yên bề gia thất, thỉnh thoảng nhắc lại chuyện thời trai trẻ cho vui./.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 01 Tháng Bảy, 2011, 08:56:04 am
XEM LÍNH PHÁO BẮN MÁY BAY  Ở TÍCH TƯỜNG    ( TIẾP )
 

Hôm sau lính  công binh sang chơi, kể lại cho tôi nghe. Khẩu đội pháo cao xạ  rất phấn khởi, bàn luận ghê lắm và ra quyết tâm- rồi đánh cuộc sẽ bắn rơi được VO10 tại Tích tường.
Tình hình chiến sự tại Tích tường lúc này vẫn im ắng. Yên lặng cả lúc đêm bởi những trận tập kích hầu như không thấy.  Cái im lặng như núi lửa đang tích tro  bụi chuẩn bị cho đợt phun trào mới.
Đêm ngồi gác, từ cửa hầm nhìn bầu trời, nghĩ lan man,  nhớ gia đình – bạn bè. Tìm phương Bắc, ngôi sao Bắc đẩu ở đâu trên bầu trời nhỉ ? Nhớ bài học địa lý, dựa vào chòm sao cái gàu ( Đại hùng tinh), chiếu theo cạnh của nó sẽ thấy sao Bắc đẩu .       Kia – nó đấy, nho nhỏ thôi nhưng sáng lấp lánh và không đổi hướng. Bao giờ kết Thúc Chiến tranh nhỉ ? Tụi lính chúng tôi Sẽ trở về mái trường xưa. Nghĩ lan man một lúc trời đã sáng lúc nào không hay.  Bắt đầu nghe tiếng ù ù của con VO10 đâu đó vọng lại, một ngày chiến đấu mới đã bắt đầu rồi.
Sau đợt bị bắn hụt, mấy hôm nay thấy con VO10 quần đảo gần khu vực chúng tôi rất rát. Nhiều  lần thấy nó  lượn xuống thấp như  cố tìm kiếm gì đó, song chúng cũng chưa phát hiện được điều gì. Tôi nghe lính kháo nhau  ta đã đưa máy chiếc tăng vào Tích tường, dấu gần chỗ chúng tôi. Tôi nhắc lính ngụy trang kỹ và không đi lại nhiều để  đảm bảo an toàn.
Bẵng đi vài hôm, như thường lệ  là chuẩn bị bữa trưa, chợt nghe tiếng quần đảo và tiếng rú của VO10 khác thường. Vài phút sau, tôi nghe tiếng súng cao xạ nổ cấp tập. Nhoi lên cửa hầm quan sát, tôi nhìn sang phía  lính pháo đóng quân. Cả hai khẩu pháo đang nhả đạn liên tục ngắm bắn chiếc VO10. Xung quanh pháo rất nhiều lính cầm cành cây khua  mạnh vào cột khói đang bốc lên, cố gắng để khói tản ra nhưng không thành. Tiếng pháo nổ càng cấp tập hơn đồng thời với  2 cột khói đậm đã vượt lên trên những ngọn cây rừng.
Chiếc VO10 đã quay đầu vòng lại, nó đột ngột bổ nhào  xuống bắn đạn khói rồi rú lên để ngóc đầu gấp. Phát đạn khói đầu tiên đã bắn xuống khu vực đặt pháo, đã nhìn thấy rõ 3 cột khói bốc cao. Lính cao xạ vẫn quyết đánh, những tiếng đạn nổ và ánh chớp nhỏ lóe lên trên không mỗi lúc liên tục hơn. Chiếc VO10 thứ hai đã lao đến, rồi xuất hiện cột khói nữa gần những khẩu pháó.
Tình hình căng rồi, đã lộ hết – bây giờ là đối đầu trực tiếp. Lính pháo thủ không còn quạt khói nữa, một số tập trung cho pháo bắn, số nữa đã tản ra.
Cả hai chiếc VO10 tập trung lao xuống liên tục, vừa bắn pháo khói và bắn đạn đại liên . Tiếng súng hỏa lực trộn lẫn thành một âm thanh hỗn loạn. Tôi đã nghe thấy tiếng pháo mặt đất địch nổ trên các quả đồi xung quanh. Sau chừng vài phút, 2 chiếc phản lực  lao đến và đang quay vòng định hướng mục tiêu theo dấu khói.
Chúng tôi buộc phải di chuyển sang kia đồi -  phía hầm bộ binh, tránh xa với khu vực đang giao chiến nhưng vẫn theo dõi trận đánh của pháo phòng không.
Hai chiếc phản lực thay nhau  bổ xuống ném bom, tiếng  bom nổ rền vang cùng với khói bụi và đất đá văng khắp nơi. Tôi nhìn thấy lính pháo vừa bò, vừa chạy ra khỏi khu vực trận địa. Khói và lửa bùng lên khắp dải  đất , không nhìn thấy cây nữa.
Hai chiếc VO10 tiếp tục quần đảo, tiếng đạn đại liên réo trong không khí, tiếng rít của máy bay phản lực tăng cường ầm vang bầu trời.  các đợt máy bay phản lực thay nhau đến đội bom,  tiếp tục đánh phá khu vực pháo cho đến tận chiều tà . Khi cuộc ném bom đã ngừng, chúng tôi nhìn sang thấy khu vực cây cối cháy đen, xác xơ , không còn dấu vết của dải rừng xanh hôm nào nữa.
Hai khẩu pháo  bị bom hất đổ nghiêng , rồi  lúc sau nhìn thấy lính pháo lục tục trở lại. Ngay sau đó là cuộc di chuyển khẩn cấp của khẩu đội pháo. Lính tập trung kéo pháo ra khỏi trận địa để di chuyển trong đêm.
Pháo phòng không đánh trận với thế hỏa lực chênh lệch thế này, lại vào thời kỳ giữ chốt không phát huy được – rất khó đánh , lại có thể tổn thất nữa.  Chúng tôi nghĩ là do khẩu đội bị phát hiện nên buộc phát đánh thôi, chưa vào chiến dịch mà đánh ban ngày thì không trụ được.
Từ hôm đấy lính công binh chúng tôi  không thấy pháo cao xạ bắn ở Tích tường nữa.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 01 Tháng Bảy, 2011, 04:28:57 pm
  Gửi các CCB C17 và E95,
       
       NGÀY NÀY 39 NĂM TRƯỚC - NGÀY 1 THÁNG 7 NĂM 1972  -
  KỶ NIỆM NGÀY ĐẠI ĐỘI C17/E95 CHÚNG TÔI BẮT ĐẦU BƯỚC VÀO CUỘC CHIẾN ĐẤU  "  BẢO VỆ THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ " , những ngày tháng của cuộc chiến ấy đã ghi sâu vào tâm trí  của tôi và  đồng đội -những người lính của " MỘT THỜI HOA LỬA "   ấy. Và nhiều đồng đội TÔI đã ở lại trên mảnh đất QUẢNG TRỊ, để  mãi mãi nhớ về họ với niềm nhớ thương khôn xiết.
Dưới đây là trích đoạn trong NHẬT KÝ, tôi gửi lên đây để  ôn lại thời khắc không quên đó .
    ẢNH NHẬT KÝ :
       
                (http://farm6.static.flickr.com/5076/5889916839_628669b73b_z.jpg)

 TRÍCH NHẬT KÝ:     THÁNG 7
1/7  -  12g ( đêm) chúng tôi có mặt ở Quảng thạch. Thao thức mãi. Ngày mai là ngày chuẩn bị tất cả trước lúc lên đường. Thời gian dành cho chúng tôi ngắn ngủi có ngần đó mà thôi. 4g ( sáng) là tất cả đã lên đường rồi. Tất cả đều cập rập để chuẩn bị.
Thời gian và không gian không ủng hộ chúng tôi. Mưa nhưng mọi việc cũng không thể trì hoãn.
Trả gạo, lấy ruốc , lấy đường và thuốc. Đến tận lúc đi mọi việc vẫn còn rối mù.
Hành quân xuống Quảng liên để đi ca nô.Thế là chúng tôi sẽ từ giã nơi đây. Quảng thạch nơi rừng núi nuôi chúng tôi.
Ca nô đưa chúng tôi đi trong đêm. Trăng sáng lấp lánh trong làn nước biếc của sông song chúng tôi không để ý đến nó. Cái mệt làm chúng tôi thiếp đi.
Mở mắt tôi thấy đã tới nơi, vội rời ca nô lên bờ. Chúng tôi tới trạm và nghỉ ở xóm “ QUÂN VÀO ”  ( danh từ của trạm ). Nơi mà biết bao người lính đã dừng chân nơi đây trước khi đặt chân lên Trường sơn.

Hôm nay là 2/7 . Chuẩn bị lĩnh thực phẩm ăn đường. Tối chúng tôi tiếp tục hành trình.
Ô tô đưa chúng tôi đi trên con đường vào Nam.  Xóc nẩy người, qua đường 1 và các con đường khác . Tới trạm lúc 1h đêm ngày 3/7 . Từ đây chúng tôi sẽ đi bộ , tiếp tục đến các trạm  trên dãy Trường sơn. Ngày hành quân, đêm hành quân  chúng tôi đang đi vào trận chiến.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 02 Tháng Bảy, 2011, 08:20:04 am
       Nhìn những  dòng, và ảnh những trang nhật ký của Bác Luân " Hàng Bột" Tôi lại nhớ cuốn nhật ký của mình, tôi cũng đã viết rất nhều từ khi đi bộ đội, nhưng khi vào trận thì tất cả phải để lại hậu cứ, khi bị thương không về lấy được, thậm chí cả ba lô, đồ dùng cá nhân, và rất nhiều các kỷ vật, trên người chỉ có một bộ quần áo bị rách do mảnh đạn xuyên thủng. dép đứt quai cũng không có để thay, đến khi chuyển thương ra được Vĩnh Linh, ban đêm gặp một người nghe giọng quen, quen nhìn rõ lại, thì ra anh Lê Minh Châu 14T- ĐHXD, lúc đó tôi hỏi anh có quai dép không, anh bảo vẫn còn nguyên hai  cuộn, anh cho tôi một cuộn. Sau này nhắc lại chuyện khi về cùng học K17 lúc đó anh mới nhớ ra tôi ( anh Lê Minh Châu người Nghệ An, sau này về học K17T, cùng lớp Hùng " Bồ")


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 03 Tháng Bảy, 2011, 07:37:36 am
@nguyenhuuluanc17: Rất cám ơn bác với những lời có cánh tôn vinh Hội chúng tôi, Hội chung của chúng ta, những CCB SV đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ thành cổ QT. Đây là danh tính của các thành viên có mặt trong bức ảnh hoành tráng đó:
Hàng ngồi: chienc3, Hùng côn, Long, Mạnh Cường (đã mất), Nhân, Nghĩa, ?, Tự, Tân, Sơn bàn chải, Đức, Vượng, ? (hai thành viên ? tôi không nhận ra, bác nào bổ khuyết cho tôi với, cám ơn nhiều!)
Hàng đứng: Trung sứt, nguyenhuuluanc17, Thu già, LVC, Hiền phệ, Quang, Hùng mù, Hùng bồ, Khánh Đức, Thu râu, Dũng bạc, Thông (đã mất), Tuấn mèo, Tần, Hòa, Tường, Công.
Mới mấy năm mà đã vơi mất 2 thành viên rồi đấy. Các bác ơi, nên quý trọng cuộc sống này, tình bạn, tình đồng đội vô cùng đáng trân trọng này. Kính chúc các thành viên hội ta mãi khỏe, yêu đời và yêu mến nhau!


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 03 Tháng Bảy, 2011, 09:47:39 pm
@nguyenhuuluanc17: Rất cám ơn bác với những lời có cánh tôn vinh Hội chúng tôi, Hội chung của chúng ta, những CCB SV đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ thành cổ QT. Đây là danh tính của các thành viên có mặt trong bức ảnh hoành tráng đó:
Hàng ngồi: chienc3, Hùng côn, Long, Mạnh Cường (đã mất), Nhân, Nghĩa, ?, Tự, Tân, Sơn bàn chải, Đức, Vượng, ? (hai thành viên ? tôi không nhận ra, bác nào bổ khuyết cho tôi với, cám ơn nhiều!)
Hàng đứng: Trung sứt, nguyenhuuluanc17, Thu già, LVC, Hiền phệ, Quang, Hùng mù, Hùng bồ, Khánh Đức, Thu râu, Dũng bạc, Thông (đã mất), Tuấn mèo, Tần, Hòa, Tường, Công.
Mới mấy năm mà đã vơi mất 2 thành viên rồi đấy. Các bác ơi, nên quý trọng cuộc sống này, tình bạn, tình đồng đội vô cùng đáng trân trọng này. Kính chúc các thành viên hội ta mãi khỏe, yêu đời và yêu mến nhau!

@chienc3: Ngồi giữa Nghĩa và Tự là Quy (e95) hàng xóm với bạn đấy. Còn ngổi ngoài cùng có lẽ là lái xe của Nhân.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 04 Tháng Bảy, 2011, 08:12:59 am
Các bác ạ ! Hình như các cuộc vui nào cũng không vắng bóng Ba người tên là Hùng," hình như " ba ông này có cùng tính " Vui đâu chầu đấy" phải xem lại.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 04 Tháng Bảy, 2011, 08:26:43 am
Các bác ạ ! Hình như các cuộc vui nào cũng không vắng bóng Ba người tên là Hùng," hình như " ba ông này có cùng tính " Vui đâu chầu đấy" phải xem lại.
-@thaiminhhung: Không phải là "phải xem lại" mà là nêu thành tấm gương để anh em noi theo. Bác có lưu ảnh đợt anh em ta vào QT năm 2001 chụp mộ LS Trần Văn Bắc ở NTLS Triệu Long thì gửi cho tôi xin để làm ảnh tư liệu viết bài về LS này.
-@lexuantuong: Cám ơn bác.  Đại tá Quy hàng xóm nhà tôi thường xuyên mặc quân phục, ở đây mặc thường phục lại trẻ quá nên không nhận ra.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 04 Tháng Bảy, 2011, 11:39:41 am
       Tôi lại nhớ cuốn nhật ký của mình, tôi cũng đã viết rất nhều từ khi đi bộ đội, nhưng khi vào trận thì tất cả phải để lại hậu cứ, khi bị thương không về lấy được, thậm chí cả ba lô, đồ dùng cá nhân, và rất nhiều các kỷ vật, trên người chỉ có một bộ quần áo bị rách do mảnh đạn xuyên thủng. dép đứt quai cũng không có để thay, ...

 Gửi TMH,
  Những người lính đã trải qua cuộc chiến đấu một mất - một còn. Tôi nghĩ, lúc Bác vào chiến trường chiến đấu đã không trăn trở rằng mình sẽ phải mất những gì mà đã chấp nhận hy sinh rất lớn. Đối với mỗi người lính đã  qua trận chiến, họ có thể mất những thứ hữu hình và cả những thứ vô hình. Có cái chúng bị mất , bị thất lạc hoặc chúng ta chấp nhận phải bỏ lại, và có cái là phải mất theo lô gíc của nó.
 Bác đã mất nhật ký, ba lô , đồ dùng cá nhân và nhất nhiều kỷ vật .... Và Bác cũng đã mất một " cánh cửa sổ ", cả máu của mình của mình trong cuộc chiến phần . Rồi  cống hiến cả tuổi trẻ của mình trong cuộc trường chinh cũng như bao người lính khác.
   Nhưng điều may mắn nhất sự sống vẫn còn, cái giá trị nhất,thiêng liêng nhất  của mỗi người  lính là  - sự sống
vẫn đang hiện hữu . Tôi có xem một chương trình truyền hình Nhật nói về thảm họa của sóng thần. Những người còn sống qua thảm họa đó đã mất tất cả , chỉ còn lại cuộc sống của mình với hai bàn tay trắng và Họ nói rắng " Chúng tôi vẫn còn cái quí nhất để từ đó có thể làm lại tất cả "
 Và bạn cũng đang ở đây cùng với sự vươn lên trong cuộc sống, hoàn thành tiếp những dự định còn đang giở cũng như kể lại những câu chuyện cho thể hệ sau hiểu được những hy sinh cao quí của Bạn.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 04 Tháng Bảy, 2011, 04:10:38 pm
Anh Nguyễn Sơn Hiền, hỗn danh là Hiền phệ, là KS cầu hầm, nguyên là GV ĐHXD HN sau mất dạy, đi lang thang nhiều nơi, cuối đời công tác ngụ ở CTy CPĐTPT Nhà&XD Tây Hồ do ông anh vợ (Phùng) làm Chủ tịch HĐQT. Anh Hiền rất hiền và có duyên với phái nữ.
Anh có bài thơ con cóc như thế này (hơi tục một tý nhưng mà thật) mời các bác đọc qua:
        Ra đường sợ nhất min-khơ (xe máy Minsk của LX cũ)
        Về nhà sợ nhất vợ rờ vào chim (chắc là ra ngoài lỡ bắn hết đạn chưa kịp bổ sung)
        Chi bằng giả ốm nằm im
        Mình tuy bị mắng nhưng chim an toàn

Ở CTy anh có chức danh Chủ tịch công đoàn. Tháng 6/2011 CTy vào QT dâng hương cho các LS tại thành cổ QT có tặng cho TX QT số tiền để xây dựng 2 Ngôi nhà tình nghĩa. Anh Hiền là người trao số tiền 60 triệu đồng này cho Phòng LĐ-TBXH TXQT trước sự chứng kiến của anh vợ (Phùng), Chủ tịch UBND TXQT (Phong) và một số người khác nữa.

(http://i1194.photobucket.com/albums/aa370/phamchien2/IMG_0744.jpg)

(http://i1194.photobucket.com/albums/aa370/phamchien2/IMG_0745.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 04 Tháng Bảy, 2011, 04:32:01 pm
Anh Nguyễn Sơn Hiền, hỗn danh là Hiền phệ, là KS cầu hầm, nguyên là GV ĐHXD HN sau mất dạy, đi lang thang nhiều nơi, cuối đời công tác ngụ ở CTy CPĐTPT Nhà&XD Tây Hồ do ông anh vợ (Phùng) làm Chủ tịch HĐQT. Anh Hiền rất hiền và có duyên với phái nữ.
Anh có bài thơ con cóc như thế này (hơi tục một tý nhưng mà thật) mời các bác đọc qua:
        Ra đường sợ nhất min-khơ (xe máy Minsk của LX cũ)
        Về nhà sợ nhất vợ rờ vào chim (chắc là ra ngoài lỡ bắn hết đạn chưa kịp bổ sung)
        Chi bằng giả ốm nằm im
        Mình tuy bị mắng nhưng chim an toàn

Ở CTy anh có chức danh Chủ tịch công đoàn. Tháng 6/2011 CTy vào QT dâng hương cho các LS tại thành cổ QT có tặng cho TX QT số tiền để xây dựng 2 Ngôi nhà tình nghĩa. Anh Hiền là người trao số tiền 60 triệu đồng này cho Phòng LĐ-TBXH TXQT trước sự chứng kiến của anh vợ (Phùng), Chủ tịch UBND TXQT (Phong) và một số người khác nữa.

(http://i1194.photobucket.com/albums/aa370/phamchien2/IMG_0744.jpg)

(http://i1194.photobucket.com/albums/aa370/phamchien2/IMG_0745.jpg)


Bác nguyenhuuluanc17 có chuyện về Hiền phệ rất thính mũi khi phát hiện a của Luân có thùng đạn đại liên đựng thịt bò. Kể cũng bái phục H vì thùng đạn đại liên kín như thế mà phát hiện ra.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 05 Tháng Bảy, 2011, 09:08:46 am

Nhìn ảnh rất hoành tráng, Anh Hiền và anh Phùng đúng là những người có quyền cao chức trọng. Nếu không có Bác Chiến C3 ghi chú thì em nghĩ đây là buổi lễ " kết nạp anh Hiền vào ...."

Đây là Buổi lễ khánh thành nhà tình nghĩa do các CCB SV ĐHXD HN tài trợ một phần



              (http://i1211.photobucket.com/albums/cc440/thaiminhhung1954/traonhatinhnghia.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 05 Tháng Bảy, 2011, 10:33:13 am
@thaiminhhung: cho đến bây giờ và chắc là mãi mãi bác Hiền cũng vẫn là nhân sĩ yêu nước thôi.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 05 Tháng Bảy, 2011, 03:30:44 pm

Nhìn ảnh rất hoành tráng, Anh Hiền và anh Phùng đúng là những người có quyền cao chức trọng....

Đây là Buổi lễ khánh thành nhà tình nghĩa do các CCB SV ĐHXD HN tài trợ một phần

              (http://i1211.photobucket.com/albums/cc440/thaiminhhung1954/traonhatinhnghia.jpg)


Gửi Các Bác CCB,
  Trước hết phải chúc mừng Bác Hiền và Ô " Anh - bên nối ruột "  đã tổ chức được một buổi lễ rất long trọng gồm có đủ : kính thưa, kính gửi,  kính ..... và vỗ tay  ( các Bác nhìn ảnh thấy đủ cả ). Lại còn  " kính mời  "  nữa ( lúc này không chụp ảnh - mà tự suy ra). Việc phải làm nên tôi thấy riêng Bác Hiền đã hoàn thành nhiệm vụ rồi và   " cười rất tươi  ". Các Bác đừng bắt nét Bác Hiền nữa - có được không ?  ???
 Còn  ẢNH các " bác" trao tặng nhà tình nghĩa bằn cái tình và đóng góp cá nhân nên nó " Chân thật "  và thắm tình  QUÂN_ DÂN tuy không long trọng nhưng mà vui vì đã thực hiện được cái " Tâm " của mình - " Của ít lòng nhiều ".
Mà Các Bác rủ nhau đi cũng đông vui nhỉ  ;) bà con được quà chắc cũng phấn khởi lắm - Xin chia vui cùng các Bác


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 05 Tháng Bảy, 2011, 03:48:04 pm

Nhìn ảnh rất hoành tráng, Anh Hiền và anh Phùng đúng là những người có quyền cao chức trọng....

Đây là Buổi lễ khánh thành nhà tình nghĩa do các CCB SV ĐHXD HN tài trợ một phần

              (http://i1211.photobucket.com/albums/cc440/thaiminhhung1954/traonhatinhnghia.jpg)


Gửi Các Bác CCB,
  Trước hết phải chúc mừng Bác Hiền và Ô " Anh - bên nối ruột "  đã tổ chức được một buổi lễ rất long trọng gồm có đủ : kính thưa, kính gửi,  kính ..... và vỗ tay  ( các Bác nhìn ảnh thấy đủ cả ). Lại còn  " kính mời  "  nữa ( lúc này không chụp ảnh - mà tự suy ra). Việc phải làm nên tôi thấy riêng Bác Hiền đã hoàn thành nhiệm vụ rồi và   " cười rất tươi  ". Các Bác đừng bắt nét Bác Hiền nữa - có được không ?  ???
 Còn  ẢNH các " bác" trao tặng nhà tình nghĩa bằn cái tình và đóng góp cá nhân nên nó " Chân thật "  và thắm tình  QUÂN_ DÂN tuy không long trọng nhưng mà vui vì đã thực hiện được cái " Tâm " của mình - " Của ít lòng nhiều ".
Mà Các Bác rủ nhau đi cũng đông vui nhỉ  ;) bà con được quà chắc cũng phấn khởi lắm - Xin chia vui cùng các Bác

Tấm ảnh có bác Hiền là buổi trao tặng nhà tình nghĩa do Cty của bác Phùng và bác Hiền tặng. Còn ảnh chụp khánh thành nhà tình nghĩa bằng tiền cá nhân của anh em đóng góp (20T).


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 12 Tháng Bảy, 2011, 03:15:48 pm
     Những người lính trinh sát, công binh, bộ binh, xe tăng hay "quân binh chủng" khác mà đã mang danh CCB sinh viên đó là niềm tự hào của thế hệ chúng ta. Chúng ta cùng có một" trái tim biết yêu tha thiết đất nước, quê hương; yêu gia đình, yêu anh em đồng đội. Trong chiến đấu sẵn sàng xả thân, nhường áo, xẻ cơm. Giờ đây khi cần thết nếu ai có điều kiện hãy làm từ thiện, bất kể từ nguồn " vốn" nào cũng là quý hóa . Những việc làm của Bác Phùng, bác Hiền và anh em CCB SV ĐHXD là đáng trân trọng các bác ạ./


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 12 Tháng Bảy, 2011, 09:16:17 pm
Các bác nhận xét và chỉ giáo đều chí lý cả. Bản thân chienc3 tôi khi đưa ảnh bác Hiền trao tượng trưng nhà tình nghĩa cho TX Quảng Trị cũng không nghĩ sâu xa đến như vậy mà chỉ muốn lôi kéo bác Hiền vào tham gia với anh em mình cho vui. Chúng ta đã kinh qua khói lửa chiến tranh, đã cùng nhau vượt qua cái chết, đã chịu đựng nhiều gian khổ hy sinh. Chúng ta quý trọng cuộc sống của chúng ta, biết cái giá của cuộc sống hiện nay. Làm bao nhiêu cho đồng đội, cho TB, gia đình LS cũng là chưa đủ phải không các bác. Tôi cũng như nhiều bác hội ta cũng đã tham gia đóng góp XD nhà tình nghĩa theo cả hai đường cơ quan và hội, đều được trân trọng tiếp nhận như nhau mà các bác nhỉ.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 03 Tháng Tám, 2011, 03:51:09 pm

    Gửi các bạn của DIỄN ĐÀN,

   Trước hết có vài  " nhời  " xin cáo lỗi với các CCB,
   Tháng rồi đi công tác ( không vào được Mạng ), rồi công việc dồn toa nên không tham gia được DIỄN ĐÀN. Cũng không vào tham dự hay chia vui cùng với bài viết của các BÁC.  Biết là chưa tròn việc  (  Đọc qua có bài các BÁC bàn về sự kiện ĐSQ Mỹ, rất nhiều tin mà  Ng luan cũng có thể cùng trao đổi như :  khu mả Tàu, đường Láng Hạ ... nhưng không tham dự được ) Mong  Các BÁC cho nợ và xin bù.
   Thoắt đã  tháng 8 rồi .  Để mở đầu Tháng xin gửi một đoạn " Trích nhật ký tháng 8 "  :

                      (http://farm7.static.flickr.com/6018/6004868242_f7c6436bee_m.jpg)   

       Trích nhật ký

      THÁNG 8

     Mở đầu cho tháng 8 là chúng tôi đã nhận nhiệm vụ đào chỉ huy sở ở  NHAN BIỀU  nam – Hành quân – Ba lô căng đầy lương khô . Thức ăn dồi dào lương khô & cơm sấy.
Tiểu đội THÍCH đi công tác sang  TC Quảng trị . Chúng tôi làm chỉ huy sở ở NHAN BIỀU – sau lại trở lại chỉ huy sở trung đoàn cũ  (  sông VĨNH PHƯỚC –  ghi chú ).
   
     THÍCH là người đầu tiên trong đại đội đã bị thương.
Có lẽ chiến dịch sẽ mở trong tháng 8 – Những trận đánh nảy lửa & những chiến công.
Đối với chúng tôi – Những người CB ( công binh ) thì chiến công không phải là con số địch đã bị giết, số xe tăng, máy bay cháy mà là số hầm anh đã đào , số lần vận tải số người đã đưa qua sông trong đêm tại bến vượt .  .....


 Nhớ  Quảng trị  tháng 8/1972 - đấy là tháng với những trận chiến  khốc liệt  để giữ lại từng tấc đất tại thành cổ QUẢNG TRI . Viết lại   dòng  này để cùng nhớ lại  về những đồng đội đã ngã xuống nơi đây.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: tantrao trong 05 Tháng Tám, 2011, 02:10:50 pm
Hôm nay trên báo"KINH TẾ &ĐÔ THỊ CUỐI TUẦN" sô149 (2583) báo của UBNDTP Hà Nội,có in truyện ngắn "Người lính ở chốt bãi mít Tích Tường Như Lệ" của tác giả Nguyễn Hữu Luân,do đã tham gia diễn đàn "Một thời  máu và hoa"Nên tôi đã  đọc những bài viết của chính tác giả cùng nhưng thành viên từng là đồng đội của tác giả trong những ngày chiến tranh tàn khốc của mùa hè đỏ lửa 1972 tại Quảng Trị nên cảm nhận truyện ngắn của Nguyễn Hữu Luân rất chân thực và xúc động.Những người lính từng tham gia chiến tranh giai phong đều có thể cảm nhận chiến tranh là bi kịch nhưng chiến tranh cũng là bi tráng,tổn thất đến không cùng nhưng can trường đến không cùng.Tất cả những cái đó trong truyện ngắn của Nguyễn Hữu Luân một người lính trực tiếp có mặt ngay tại bến vượt Tích Tương Như Lệ trông những ngày thang khốc liệt đó được sống  trở về và hôm nay kể lại thật sinh động đều có đủ  và tôi dám chắc rằng những cựu chiến binh của mùa hè đỏ lửa gần 40 năm trược nếu đọc thì cùng có cảm nhận như tôi.Tôi thấy tác giả Nguyễn Hữu Luân ngoài ý nghĩa văn chương ra cái chính là tri ân đông đôi những người lính mà tác giả sát cánh chiến đấu mà họ hi sinh trở thành vô danh ,nếu không có những dòng tri ân thiết thực đó có lẽ it người hình dung được họ dã chiến đấu và hi sinh như thế nào.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 06 Tháng Tám, 2011, 09:58:30 am
do đã tham gia diễn đàn "Một thời  máu và hoa"Nên tôi đã  đọc những bài viết của chính tác giả cùng nhưng thành viên từng là đồng đội của tác giả trong những ngày chiến tranh tàn khốc của mùa hè đỏ lửa 1972 tại Quảng Trị ....Những người lính từng tham gia chiến tranh giai phong đều có thể cảm nhận chiến tranh là bi kịch  và tôi dám chắc rằng những cựu chiến binh của mùa hè đỏ lửa gần 40 năm trược nếu đọc thì cùng có cảm nhận như tôi.Tôi thấy tác giả Nguyễn Hữu Luân ngoài ý nghĩa văn chương ra cái chính là tri ân đông đôi những người lính mà tác giả sát cánh chiến đấu mà họ hi sinh trở thành vô danh ,nếu không có những dòng tri ân thiết thực đó có lẽ it người hình dung được họ dã chiến đấu và hi sinh như thế nào.
                Gửi  TANTRAO, các CCB và các bạn đọc,
 Nhân đọc những lời của Tân trào, tôi  xin được đôi lời ở đây về những suy nghĩ của  mình -  về những bài đã viết và sẽ viết trên diễn đàn.  Trở về đi học từ chiến trường Quảng trị, tôi đã nhen nhóm ý định sẽ viết lại những điều đã được chứng kiến : được nhìn, được nghe và được kể lại trong trận chiến năm ấy. Và tôi nghĩ rằng đó là một việc phải làm vì những người đã nằm xuống ( trong đó có đồng đội của tôi như LS Lê văn Huỳnh, Nguyễn văn Thiệm ...) đã không thể nói hay kể lại được nữa và tôi phải thay họ, kể về họ - những người mà sự hy sinh rất anh hùng nhưng đối với họ là điều bình thường. và tôi cũng muốn kể lại dưới dạng một câu chuyện, có các bối cảnh và không gian để người đọc có thể hình dung được cuộc chiến khốc liệt Quảng trị năm ấy là thế nào  với  bản  chất " lính"  và vì thế có thể nó tạo ra cảm giác mất mát , hy sinh,  trong  mỗi câu chuyện đều có kể về người  LS nào đó. Không thể viết khác được khi tôi viết lại những sự kiện của chính những người LS ấy - Tôi đã viết những bài đầu tiên trên diễn đàn khi Bác LXT cho tôi địa chỉ  QSVN- Máu và hoa.
  Và tôi đang cố gắng với  từng việc một  làm  những dự định ấy. Hẹn được  gặp ,trao đổi và chia sẻ với các CCB và các bạn trên diễn đàn. " Dàn đồng ca của những CCB năm xưa "


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 10 Tháng Tám, 2011, 09:12:49 pm
                             TẢN MẠN CỦA LÍNH CÔNG BINH    ( tiếp)
                      NHỮNG TRANG BỊ CHIẾN ĐẤU CỦA LÍNH CÔNG BINH C17 TẠI QUẢNG TRỊ

  Trong những ngày tháng 8/1972 và những ngày tháng tiếp sau cho đến ngày đình chiến. Những người lính công binh C17 ngoài những vũ khí của  1 người  lính trận như : AK 47, lựu đạn ....,  lính Công Binh còn phải kèm theo các khí tài của mình. Có 2 loại trang bị phục vụ chuyên là : xẻng- cuốc : dùng khi đào hầm cho Trung đoàn bộ và xuồng cao su phục vụ bên vượt tại NHAM BIỀU, rồi đến TÍCH TƯỜNG và NHƯ LỆ.
Nhớ lại ngày ấy , tôi  gửi lên bức ảnh về 2 khí tài mà công binh C17 chúng tôi đã man g theo và phục vụ cho cuộc chiến tại Quảng trị.
1- Xuồng cao su : - Bình thường xả hơi ra và gấp lại cất vào hầm gần bến vượt ( ảnh 1), sau khi bơm xuồng sẽ căng thì sử dụng các khóa để ngăn thành bốn ngăn( có 2 khóa ở giữa thân và 2 khóa ở đầu và cuối)  - Ảnh 2. Hình ảnh chiếc xuồng đã sẵn sàng cho vượt sông ( Ảnh 3).
Ảnh dưới đây là chiếc xuồng cao su giống như CB đã sử dụng nhưng nhỏ ( 4 người ) . Chiếc của chúng tôi có thể chở được 10 người
                ẢNH 1: xuồng sau khi xả hết khí                                             ẢNH 2: Khóa van để ngăn khoang  
   (http://farm7.static.flickr.com/6065/6028664634_8f5408a311.jpg) (http://farm7.static.flickr.com/6194/6028664646_959d3d757b.jpg)
                              ẢNH 3 : Xuồng đã sẵn sàng chiến đấu                                                                                         
                   (http://farm7.static.flickr.com/6181/6028664640_734d52b1a2_z.jpg)  ( Còn tiếp )
pg[/img]                                                                     


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 13 Tháng Tám, 2011, 11:40:28 am
     
NHỮNG TRANG BỊ CHIẾN ĐẤU CỦA LÍNH CÔNG BINH C17 TẠI QUẢNG TRỊ  

  Khi ở bến Vượt Nhan biều công binh C17 phối hợp với công binh của các đơn vị khác vận tải -chuyển quân và tiếp tế cho  cuộc chiến đấu  tại Th Cổ Quảng trị.
  Sau thời gian củng cố và trở lại chiến đấu, C17 nhận nhiệm vụ phối thuộc với tiểu đoàn bộ binh thuộc E95 ( cuối t10- t11/72), C17 tham gia hướng dẫn kỹ thuật cài mìn để tăng cường phòng thủ tại bờ Bắc Thạnh hãn. Những ngày cuối năm 1972, E95 tiến hành triển khai chiến đấu tại bờ Bắc Thạnh hãn khu vực Tích tường- Như lệ,  tiểu đội 6/ C17 do đ/c Luân phụ trách nhận nhiệm vụ lập bến vượt tại Tích tường phục vụ cho tiểu đoàn 6 BB. Sau biến cố tại chốt " bãi mít", D6 đã lệnh chuyển 1 đại đội bộ bính sang giữ chốt tại bờ Nam  Thạch hãn- khu vực bãi bồi - " Bãi mít" đối diện làng Tích tường ( Xem chuyện : Người lính ở chốt bãi Mít - Tích tường   ).    A 6/ C17 đã trực tiếp tham gia  chiến đấu và vận tải tại bến vượt Tích tường. Cuối t12/72, E95 tham chiến tại Như lệ ( bờ nam  THạch Hãn ), tiểu đội 6/C17 triển khai tiếp bến vượt tại Như lệ. Tiểu đội chia đôi : bến vượt Tích tường do Đ/c Thu " già" phụ trách bến,  bến vượt Như lệ do đ/c Luân phụ trách với 2 tổ gồm: Hiện, Uyên, Thịnh , HUỲNH, THIỆM , trực tiếp tham gia  bến vượt - Mỗi bến được trang bị 1 xuồng cao su loại tiểu đội ( chở được tối đa 10 người   ). Trong trận đánh dành lại chốt tại Như lệ ngày 2/1/73 (  ngay sau ngừng bắn tết DL 73), khoảng 17h30 khi chuẩn bị vượt sông,  chiếc xuồng  bị trúng đạn pháo.  Trong 4 người hy sinh có 2 CS của A6 :LS HUỲNH và THIỆM hy sinh tại bến. Chỉ còn Luân bị thương,C17( tiểu đội đ/c Thảo ) hôm đó đã phải hủy kế hoạch đánh cầu tại Như lệ ( Sẽ kể lại  trong một câu chuyện - dịp khác) . Bến vượt Như lệ sau đó được bổ xung nhân lực và cùng với bến Tích tường duy trì phục vụ cuộc chiến đấu tại Tích tường - Như lệ cho đến khi ký hiệp định Pa ri 1/73.
                                                                                                                                                           ( Còn tiếp )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 01 Tháng Chín, 2011, 11:08:18 am
 
    Gửi các CCB Quảng trị 1972,
 
   Ngày mai 2/9/2011- Những CCB  năm xưa hành quân về thăm lại Quảng trị . Những mảnh đất, địa danh và con người đã mãi mãi gắn bó, được ghi trong ký ức các cựu binh. Thăm lại nơi chiến trường đẫm máu " Thành cổ Quảng trị ", dòng sông Thạch hãn, những thôn làng, bãi sông, ngọn đồi nơi những đồng đội của chúng ta đã hy sinh trong trận chiến 1972 ấy.
Trước chuyến đi đầy kỷ niệm , tôi xin gửi lên đây bức ảnh để chúng ta cùng ngắm lại dòng sông Thạch hãn, thị xã Quảng trị hiện tại.

            (http://farm7.static.flickr.com/6076/6102198404_45018695d0_b.jpg)
                         
                   Quảng trị - Thạnh hãn - Nhan biều -Tích tường -Như lệ   


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 01 Tháng Chín, 2011, 12:14:04 pm

    Gửi các CCB Quảng trị 1972,
 
   Ngày mai 2/9/2011- Những CCB  năm xưa hành quân về thăm lại Quảng trị . Những mảnh đất, địa danh và con người đã mãi mãi gắn bó, được ghi trong ký ức các cựu binh. Thăm lại nơi chiến trường đẫm máu " Thành cổ Quảng trị ", dòng sông Thạch hãn, những thôn làng, bãi sông, ngọn đồi nơi những đồng đội của chúng ta đã hy sinh trong trận chiến 1972 ấy.
Trước chuyến đi đầy kỷ niệm , tôi xin gửi lên đây bức ảnh để chúng ta cùng ngắm lại dòng sông Thạch hãn, thị xã Quảng trị hiện tại.

            (http://farm7.static.flickr.com/6076/6102198404_45018695d0_b.jpg)
                          
                   Quảng trị - Thạnh hãn - Nhan biều -Tích tường -Như lệ  

@nguyenhuuluanc17: Ngày mai bác là 1 trong 5 cựu SV-CS của 5 trường ĐH nhập ngũ 6/9/71 vào làm lễ dâng hoa tại đài SV-CS của ĐH BK trước khi xuất phát. Bác phải có nhiệm vụ ghi lại những hình ảnh đầu tiên về hành trình của chúng ta để chuyển tải thông tin lên diễn đàn QSVN cho kịp thời.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 06 Tháng Chín, 2011, 06:15:10 pm
Gửi  các CCB,
Tôi xin chuyển lên diễn dàn thông tin về  lễ Kỷ niệm 40 năm ngày nhập ngũ của các CSV_CS,  với một chương trình tổng hợp gồm :
CT1- Thành cổ Quảng trị - trái tim bạn & tôi
CT2- Ga la “ Ấm tình đồng đội “ và “ Một thời để Nhớ “
CT3- Lễ kỷ niệm 40 năm ngày nhập ngũ
Để chuyển đến các Bác thông tin “ sốt dẻo”, tôi thông tin về CT3 trước . Lễ kỷ niệm 40 năm ngày nhập ngũ 6/9/71 – 6/9/2011 được tổ chức tại hội trường ĐHBK hà nội với hơn 400 CSV_CS đến dự. Khách mời có nguyên TBT Lê Khả Phiêu,   UV BCT -Đinh Thế HUYNH, đại diện trường ĐHBK hà nội, đại diện UBND tỉnh Quảng Trị, Trường THCS thành cổ Quảng trị , và  nhiều các bạn bè , đồng đội đã đến dự.
Toàn cảnh hội trường – và biểu diễn văn nghệ của buổi lễ :
(http://farm7.static.flickr.com/6188/6119831296_9b92d6fe6c_z.jpg)
Ghi nhận đóng góp của các CCB trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ QT, UBND tỉnh đã trao tặng kỷ niệm chương “ Bảo vệ thành cổ “ cho 156 CCB ( đợt này) . Lễ trao kỷ niệm chương cho đại diện của nhóm CCB các trường ĐH tại Hà nội và các quân binh chủng diễn ra trang trọng và tình cảm
(http://farm7.static.flickr.com/6205/6119268405_f7f6f8eea2_b.jpg)
Lễ trao tặng phẩm kỷ niệm 40 năm nhập ngũ cho  CSV_CS , đại diện của nhóm CSV-CS các trường ĐH tại Hà nội và các quân binh chủng tiếp nhận và chụp ảnh kỷ niệm.
(http://farm7.static.flickr.com/6210/6119818600_25ca469b69_b.jpg)
Tặng phẩm là hình ảnh thu nhỏ tượng đài chứng tích sinh viên được xây dựng tại bảo tàng thành cổ năm 2002:
          (http://farm7.static.flickr.com/6205/6119243955_d789005f19_z.jpg)
Với tình cảm sâu nặng và tấm lòng yêu thương với Thị xã Quảng trị, CSV-CS đã xây dựng quĩ “Thành cổ Quảng trị - trái tim bạn & tôi”  cho trường THCS thành cổ Quảng trị để khuyến khích các học sinh học giỏi, chăm ngoan, ươm mầm tài năng xây dựng Quảng trị.   Nguyên TBT LÊ KHẢ PHIÊU trao tiền tài trợ xây dựng quĩ với số tiền tổng 100 triệu đồng cho HT trường THCS quảng trị:
             (http://farm7.static.flickr.com/6188/6119288849_6c571c5dc1_z.jpg)
Các CSV-CS chụp ảnh lưu niệm để nhớ về một thời máu lửa, sống chết bên nhau :
(http://farm7.static.flickr.com/6066/6119289655_78fa78cec8_b.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 07 Tháng Chín, 2011, 09:41:05 pm

Trở lại thăm Quảng trị lần này, ngoài dự lễ cúng cơm, Cầu siêu và  dự trai đàn chẩn tế - thả hoa đăng tại thành cổ QT. Đoàn chúng tôi đi viếng nghĩa trang liệt sỹ Đường 9,  thắp hương cho  các đồng đội,   LS  của C17 chôn tại nghĩa trang Quảng trị.
Nhớ lại ngày ấy   :  Cuối tháng 10/72 sau khi ra củng cố chúng tôi trở lại chiến đấu, CTV đại đội hy sinh trên đường hành quân. C17 của tôi bị khuyết CTV hơn 2 tháng. Chính trị viên Lê Văn Lan vừa từ Bắc vào, nhận nhiệm vụ dẫn tiểu đội A1 xuống đánh cầu bên Như lệ.Tại  bến vượt Như lệ ngày 2/1/73 (  ngay sau ngừng bắn tết DL 73), khi chuẩn bị vượt sông,  chiếc xuồng  bị trúng đạn pháo.  Trong 4 người hy sinh tại bến có :
Hai  của A6  LÊ VĂN HUỲNH và  NGUYỄN VĂN THIỆM.
Hai  của ban chỉ huy C17 là CTV LÊ NGỌC LAN và liên lạc CHUYÊN.  Năm 2002 được nhóm đi tìm hài cốt LS của CCB C17 ( Cường, Sơn cụt, Hiện, Đạo ) tìm thấy  hài cốt của HUỲNH,THIỆM &CTV Lê Ngọc Lan . ANH được đưa về  chôn tại nghĩa trang Quảng trị.

Tôi đến viếng LS- CTV LÊ NGỌC LAN,  sau 39 năm từ ngày Anh hy sinh. Đằng sau ngôi mộ của ANH còn rất nhiều ngôi mộ khác vẫn còn “ CHƯA BIẾT TÊN “

Mộ Liệt sỹ  LÊ NGỌC LAN tại nghĩa trang  Quảng trị

    (http://farm7.static.flickr.com/6076/6123383795_2499346ce5_b.jpg)

Và  người duy nhất còn lại trên chiếc xuồng năm xưa ấy ,  thắp nén hương  trên mộ –  tưởng nhớ  người đồng đội  –  LS-CTV LÊ NGỌC LAN

    (http://farm7.static.flickr.com/6196/6123383787_35408de525_z.jpg)

Phút mặc niệm ấy như kéo dài vô tận … để nghĩ về những đồng đội khác vẫn chưa tìm thấy,  còn nằm đâu đấy;    Các ANH đang ở đâu ??


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 09 Tháng Chín, 2011, 10:16:59 am
        CHUYỆN  VỀ  NGƯỜI LIỆT SỸ-  CSV_ CS  CỦA C17

Kỷ niệm 40 năm ngày các CSV xếp bút nghiên lên đường chiến đấu, chúng tôi   những CSV-CS của Trung đoàn 95 anh hùng  trở lại mảnh đất Quảng trị với địa danh đã đi vào lịch sử của trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ thị xã  Quảng trị  :  Sông Thạch hãn, Thành cổ, Nhan biều , Tích tường , Như lệ … và còn bao địa danh khác đã thấm máu của những đồng đội đã nằm xuống nơi đây.
Đã có  2 lớp CSV –CS của 2 trường đạị học : Mỏ- địa chất và Xây dựng với  số  lượng 20 người  đã biên chế, làm nòng cốt cho C17- E95 và  cộng với 3 CSV_CS  là cán bộ khung nhập ngũ 1970 ( Sang, Tuyết, Cử ),  tổng  số là 23  CSV-CS đã từng có mặt  trong giai đoạn 1/72 đến 2/73 của đại đội công binh C17/95 ( Quân số nhiều nhất của C17 mới có 60 người –  biên chế 2 trung đội ). Điều này cho ta  hình dung  về sự tham gia của các CSV – CS trong thời điểm ác liệt nhất của chiến tranh cũng như  việc huy động  tổng lực về con người cho Quân đội .
Và trong cuộc chiến đấu tại Quảng trị C17  đã có 3 CSV- CS  hy sinh. Tất cả đều hy sinh tại Quảng trị và đều là CSV của đại học Xây dựng (  Huỳnh , Sản , Được ) –  nó càng khẳng định  trận chiến tại Quảng trị  là ác liệt và tổn thất là cao nhất –   Trong số 17 CSV- CS còn đó ( không tính CB khung ) một số  đã  đi học sỹ quan , còn lại đều  trở lại trường ĐH  học tập (  3 cán bộ khung  sau đi học sỹ quan, riêng  A. Cử,  chuyển sang  Chỉ huy bộ binh – đã hy sinh tại Chiến trường K ).
2 liệt sỹ  :  HUỲNH và  SẢN  đã tìm được hài cốt và đưa về địa phương an táng. Riêng LS  ĐƯỢC cho đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt.   
 NHỚ VỀ QUẢNG TRỊ, tôi nhớ đến LS ĐƯỢC. Và hôm nay xin kể tiếp câu truyên về LS, Một con người cụ thể ấy. Để trọn câu truyện xin trích lược phần đầu  từ :

Trích truyện   “    CHUYỆN VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH (6) “   LXT –   Một thời máu và hoa – Phần 1

Chúng tôi đi B vào một ngày cuối tháng 7/1972 (có lẽ là ngày 27/7 thì phải). Chặng đường hành quân đi B tôi đã nói đến trong phần đầu của Ngược dòng ký ức. Anh Được, anh Oanh chia tay tôi ở Bãi Hà. Anh Oanh về d17 công binh của f325, anh Được cùng 9 người nữa về c17 công binh/e95/f325. Chúng tôi về e101/f325 ở cánh Đông Quảng Trị.

Anh Được hy sinh ngày 18/1/1973 chỉ trước khi HĐ Paris có hiệu lực có 10 ngày. Lê Cường và anh em c17 có kể lại hôm đó anh Được cùng 3 người khác (2 bộ binh, 1 trinh sát) sang đồi Chè bên Tích Tường để tìm vị trí phóng bom thì bị lộ, cả 4 người hy sinh. Sau khi ký HĐ hai bên có tiếp xúc với nhau và lính địch cho biết có 4 xác quân ta để lại trong đó có 1 người trắng trẻo và có răng khểnh - đó là anh Được. Sau khi tôi trở lại đơn vị và nhận được tin anh hy sinh qua thư của bố tôi. Mãi đến khi trở về trường học gặp lại anh em bên c17/e95 mới biết đầy đủ tình tiết những anh em hy sinh bên đó....

Khi phường Cửa Nam khánh thành bia tưởng niệm các LS của phường tại chùa Chân Tiên (phố Lê Duẩn), bố tôi lúc đó là chủ tịch mặt trận tổ quốc phường Cửa Nam không thấy tên anh Được nằm trong danh sách các LS đã bảo tôi: "Con và các bạn đi tìm gia đình anh Được giờ ở đâu để hỏi xem nơi ở mới người ta có đưa tên tên anh vào bia LS không?".. Còn mẹ tôi trong lòng bà vẫn là hình ảnh anh Được và Cao Minh Sơn vào cái ngày chúng tôi đi B, bà chỉ dặn tôi mỗi lần đi Quảng Trị: "Nhớ tìm anh Được và thằng bé xinh trai ở Hải Phòng về".
....
chúng tôi liên lạc được với anh Thực - em trai út của anh Được. Anh Thực cho biết khi ông cụ thân sinh mất trong số giấy tờ để lại không hề tìm thấy những giấy tờ chứng nhận liệt sĩ của anh Được ...

Anh Được như tôi nói ở trên có người yêu tên là O. học cùng lớp. Trước khi đi B, O. đã lên thăm anh và họ đã dâng hiến cho nhau...O.mang trong mình giọt máu của anh Được, nhưng sau khi anh Được hy sinh một thời gian O.lấy chồng cũng là bộ đội. Khi O. mắc trọng bệnh, bạn bè học với nhau có đến thăm và biết O. có 2 con gái mà cháu lớn sinh năm 1973. O. không qua khỏi, sau khi sang cát cho O., người chồng đưa vợ và 2 đứa con về quê.
......   
Gặp anh Thực, chúng tôi cũng kể lại câu chuyện trên cho Thực được biết. Anh Thực cho biết thời gian anh Được đi B và sau này O. có hay đến nhà. Sau đó rồi không thấy đến có thể đã đi lấy chồng...Còn chuyện kia thì cũng không biết....

              PHẦN TIẾP THEO  CÂU CHUYỆN VỀ  ANH ĐƯỢC

Sau khi bị thương, 2/1973 Tôi chuyển về an dưỡng tại đoàn 869/ BTL thủ đô . Những ngày an dưỡng , tranh thủ những chủ nhật được về nhà , tôi đến chơi những gia đình có người thân là  đồng đội đang chiến đấu tai Quảng trị. Tôi đến nhà một người đồng đội ở phố tôi trước, anh ấy bị thương bị cắt mấy khúc ruột, phải nằm điều trị tại Quảng bình để gia đình yên tâm. Rồi tiếp đến là nhà Lê Cường - gia đình ở phố Nguyễn Lương Bằng – nối tiếp với phố của tôi. Tôi ngồi nói chuyện với gia đình về chiến đấu tại Quảng trị và tình hình của L Cường -  giờ đã ngừng bắn nên gia đình cũng yên tâm. Nhờ thông tin từ gia đình L Cường, tôi có địa chỉ và đến chơi nhà anh ruột của Hiền “ phệ” ở phố hàng Bông. Mất một thời gian, vẫn chưa đến được nhà của đồng đội khác,  không rõ là do chưa có địa chỉ hay thời gian thì một lần từ đoàn an dưỡng  về mẹ tôi gọi tôi lại hỏi chuyện.
Bà kể có một ông già ở Hà nội,  đã đến nhà  hỏi thăm tin tức về một người con trai học ĐH xây dựng, cùng đơn vị với tôi và L. Cường. Bác ấy biết tin tôi về do được gia đình L Cường cho biết.Tôi đoán là A. Được, rồi mẹ tôi cũng nói là bác ấy  muốn hỏi về tin về Được. Tôi nhờ mẹ tôi nhắn là Được vẫn còn sống ( tiểu đội của Được nhận nhiệm vụ đánh cầu bên Như lệ, chúng tôi đã  gặp nhau tại bến vượt ngay  hôm  xuồng trúng pháo – kế hoạch bị hủy – tôi bị thương rồi ra Bắc)
Ông mong tin con trai đang chiến đấu ở Quảng trị, có việc liên quan đến Được mà Bác ấy vẫn trăn trở mãi.  Bác thổ lộ với mẹ tôi là chuyện của  Được và O.
Một thời gian sau khi Được đi B, O. có đến nhà và nói chuyện với bố Được. O. đã mang trong mình giọt máu của Được và xin ý kiến : giữ lại hay bỏ (đó là trăn trở mà một người con gái lúc đó không thể  tự mình quyết định được ).
Không rõ Bác đã suy nghĩ thế nào, Lần O. đến sau đó Bác nói với O. là không giữ lại ( vì tương lai của O. hay còn lí do nào khác nữa ?).
Đấy là QĐ của bố Được còn QĐ của O. thì Bác không nói ?( không biết có hy vọng nào không ?)
Rồi thời gian sau khi biết tin Được hy sinh, Bác lại đến nhà nói chuyện với mẹ tôi. Bác tìm người để chia sẻ, ân hận về quyết định đó của mình - ( không biết sự việc đó có diễn ra như vậy không ? ) - đau khổ và  tự dằn vặt . Mẹ tôi cũng lựa lời để Bác ấy dịu nỗi trăn trở nhưng nỗi đau ấy vẫn không nguôi ngoai.
Giờ thì cả 3 người đã  về thế giới bên kia rồi . Chúng ta là người chứng kiến những mất mát,đau thương và cả dằng xé của chính con người ấy. Cầu chúc cho 3 linh hồn  được đoàn tụ trong vui vẻ và nếu thế giới bên kia  có tồn tại thì tôi cầu mong họ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, họ xứng đáng được hưởng  trên  cõi vĩnh hằng ấy .






Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 12 Tháng Chín, 2011, 09:41:41 am
Những CCB SV vào Thành cổ Quảng Tri với lá cờ Giải phóng trên tay:


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 12 Tháng Chín, 2011, 01:33:02 pm
 
QUẢNG TRỊ TRÁI TIM BẠN VÀ TÔI

Chương trình lễ cầu siêu
 Ngày 3/9 , từ 13h30 đến 16h đã tổ chức Lễ cầu siêu anh linh CSV- CS thành cổ và các anh hùng – liệt sỹ đã hy sinh trong 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng trị do Hòa thượng THÍCH THIỆN TẤN , UV Ban trị sự giáo hội phật giáo tỉnh Quảng trị chủ trì, diễn ra trang trọng tại Bảo tàng Thành cổ với sự tham dự đông đảo của tăng ni, phật tử, các CSV_CS, các cựu chiến binh và thân quyến của  gia đình  các liệt sỹ đã hy sinh tại Quảng trị 1972.
Đài  cầu siêu được lập cạnh Đài chứng tích Sinh viên- CS theo nghi lễ của Phật giáo gồm 2 bàn thờ lễ :
-   Phía Đông  có bàn thờ Phật THÍCH CA và bàn đồ  cúng lễ
-   Phía Tây có bàn thờ Bồ tát Địa Tạng, Diêm vương và bàn đồ lễ cúng vong
Nghi lễ cầu siêu được tiến hành gồm:
-   Lễ hưng tác thượng Phan Tam Bảo
-   Bạch Phật Khai sinh : thỉnh tiêu diện đại sỹ, Cung thỉnh anh linh CSV-CS, anh hùng -  liệt sỹ
-   Tụng kinh A DI Đà
-   Cúng tiến anh linh CSV-CS, Anh hùng- liệt sỹ  thành cổ Quảng trị
-   Lễ chẩn tế
-   Lễ Thả hoa đăng trên sông Thạch hãn
-    Hoàn mãn
Đây  là một lễ cầu siêu tổ chức qui mô với nghi lễ trang trọng Được trực tiếp tham gia lễ cầu siêu, dịp một dịp để  tìm hiểu về lễ cầu siêu và chẩn tế , tôi  xin thuật lại và giới thiệu thêm ý nghĩa và nghi lễ  đã diễn để các CCB và bạn đọc hiểu biết thêm.

GIỚI THIỆU VỀ LỄ CẦU SIÊU và CHẨN TẾ
Cầu siêu là gì :
Cầu có nghĩa là mơ ước, là mong muốn, là nguyện vọng, là hướng nhìn về một vấn đề gì.                     
Siêu là  vượt lên, là xuyên suốt cũng  là vượt khỏi, vượt qua.                                                                                           
PHẬT GIÁO VỚI QUAN NIỆM CẦU SIÊU
Sao  ta phải cần  cầu siêu  cho người quá cố ? Thực hành nghi thức cầu siêu  có thể giúp  gì cho vong linh đã khuất ?
Để hiểu hai câu hỏi trên cần xem đến quan niệm: thế giới của người đã khuất là thế giới ẩn tàng. Họ có mặt trong ta và quanh ta. Họ và ta cùng tồn tại song song trong ý nghĩa tương tức. Âm dương ảnh hưởng chi phối lẫn nhau. Nên khi âm có siêu thì dương mới thái.
Mục đích Cầu Siêu                                                                                               
  Cầu siêu là để có công năng tạo ra quá trình chuyển hóa. Sanh tử tương dung, sống chết ảnh hưởng qua lại, nên thành ra Âm siêu  là Dương được thái.
  Âm và Dương cùng nỗ lực thực hiện chuyển hóa. Không nên hiểu Siêu là bay bổng về đâu đó.
Cầu siêu là để tạo ra quá trình chuyển hóa -Sự chuyển hóa ấy đôi lúc cũng cần đến những tác động bên ngoài, cũng giống như người bệnh cần thuốc để điều trị, người lạc lối cần nghe theo người dẫn đường.                                                         
  Cầu an hay cầu siêu là một trong những pháp thực tập để ta nhận ra những nhiệm mầu và nhận ra sự trở về chân thật đó.

  TRAI ĐÀN CHẨN TẾ
  Trai đàn là đàn chay, cung cấp thức ăn chay tịnh cho tất cả vong linh .             
  Chẩn tế là phân phát sự cứu giúp đến muôn loài quá vãng đang cần cứu giúp

Trai đàn chẩn tế là sự phát triển của cầu siêu với đối tượng lớn hơn, nhiều hơn, không chỉ là người thân quá vãng, mà muôn loài đã quá vãng, không phân biệt bất cứ ai hay bất cứ loài nào.
Tất cả vong linh, mười loại, mười phương đều tề tựu một nơi, cùng nhận vật phẩm cúng dường, gặp gỡ nhau, cùng sám hối, cùng thực tập và cùng siêu thoát với nhau. Lễ này là một lễ hội, người còn sống và người quá vãng gặp gỡ, dù không thấy nhau nhưng dòng máu huyết thống và hơn nữa là hơi ấm đồng loại, chia sẻ tình thương, chia sẻ pháp môn tu tập, và nếu có hằng hà sa số vong linh siêu thoát cùng một lúc thì thật hay.

Trong lễ cầu siêu, Tụng  Kinh A-Di-Đà (vì giúp vong linh nghe pháp môn Tịnh Độ niệm Phật cầu về Tây Phương).                                 

Toàn cảnh LỄ CẦU SIÊU anh linh CSV-CS, Anh hùng- liệt sỹ  thành cổ Quảng trị

(http://farm7.static.flickr.com/6083/6138547749_012fccece6_b.jpg)[/url]

LỄ HƯNG TÁC THƯỢNG PHAN TAM BẢO

-   Làm lễ tại bàn Thờ PHẬT THÍCH CA

(http://farm7.static.flickr.com/6081/6138571049_5b08852e18_b.jpg) (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6138547749/)

-   Làm lễ tại bàn thờ BỒ TÁT ĐỊA TẠNG

(http://farm7.static.flickr.com/6153/6139207642_305993affc_b.jpg)

Tham dự lễ cầu siêu  lễ cầu siêu có có 81 vị sư tăng cầu ứng cho anh linh chiến sỹ hy sinh trong 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng trị. Với tình cảm và tri ân còn có sự tham dự đông đảo của  phật tử, các CSV_CS, các cựu chiến binh và thân quyến của  gia đình các liệt sỹ đã hy sinh tại Quảng trị 1972.

(http://farm7.static.flickr.com/6162/6138579089_c488dc70da_b.jpg)[/url]

Tụng kinh A DI ĐÀ

(http://farm7.static.flickr.com/6199/6139143594_4d6dee0808_b.jpg) (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6138579089/)

Lễ CHẨN TẾ

(http://farm7.static.flickr.com/6152/6138634889_e170009113_b.jpg)

 ĐỒ LỄ CÚNG VONG LINH

(http://farm7.static.flickr.com/6065/6138670227_30755e6ec5_b.jpg) [url=http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6138670227/]

 (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6139143594/)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 13 Tháng Chín, 2011, 11:01:32 am
                            QUẢNG TRỊ TRÁI TIM BẠN VÀ TÔI
 
@ TMH  :

    Đây là một CSV- CS, người đang phất cao lá cờ giải phóng. Sau 39 năm chiến đấu trong trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng trị  và đã hy sinh một phần máu thịt của mình trong cuuộc chiến đấu anh hùng đó.  - Hôm nay Anh trở lại Thành cổ Quảng trị để viếng  thăm những người đồng đội  đã ngã xuống nơi đây với tình cảm sâu nặng.
    Và giờ đây Anh còn là một tay " Phó Nháy"  của đoàn CSV-CS, với những tấm hình " đẹp"  làm kỷ niệm cho cả đoàn và post lên QSVN để các bạn  cùng được thưởng thức những bức ảnh đó.
   Thay mặt các CCB trong đoàn gửi lời cảm ơn đến TMH, và kèm theo bức ảnh người CSV _ CS đang phất cao lá cờ, Phía sau là Đài tưởng niệm TC Quảng trị với đỉnh cột vươn cao trên nền trời tạo :   " Dáng đứng CSV _ CS Việt Nam trên nền  THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ "

             (http://farm7.static.flickr.com/6087/6139853870_9926a3ed0f_b.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 14 Tháng Chín, 2011, 09:19:13 am
@ nguyenhuuluanc17:
      Cám ơn bác, một bức ảnh rất đẹp cả về bố cục, kết cấu và  quang cảnh. Các CCB với những khuôn mặt hồ hởi , rạng rỡ lá cờ giải phóng đang tung bay dưới nền trời xanh biếc , phía xa là Đài tưởng niệm 81 ngày đêm; bên cạnh đó là hai hàng cây xanh biếc. Nếu nhớ lại 39 năm trước đây bầu trời Quảng Trị là một mầu đen kịt của khói bom đạn, không một ngọn cây , chỉ toàn một mầu đỏ của đất.  Tôi nghĩ chỉ những người lính mới thấy được giá trị của nó thôi .


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 14 Tháng Chín, 2011, 02:37:15 pm
                                             QUẢNG TRỊ TRÁI TIM BẠN VÀ TÔI
 
LỄ THẢ HOA ĐĂNG TRÊN SÔNG THẠCH HÃN

Ngày 3/9/2011 từ 18 h ,  tại Thành cổ Quảng trị đã tổ chức Lễ  thả Hoa Đăng trên sông THẠCH HÃN, Tri ân tưởng nhớ  anh linh CSV- CS và các anh hùng – liệt sỹ đã hy sinh trong 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng trị.

Trình  tự lễ  thả HOA ĐĂNG 
Sau khi kết thúc đăng đàn chẩn tế  đến lễ thả hoa đăng.  Dẫn đầu  là Hòa thượng chủ trì, tiếp đến là 81 vị  sư tăng, các CSV_CS, các cựu chiến binh và thân quyến của  gia đình các liệt sỹ, nhân dân, cuối cùng là các học sinh trường phổ thông thị xã Quảng trị.
Xuất phát từ đài lễ, các CSV-CS đi vòng qua  Đài chứng tích SINH VIÊN đến bến thả hoa đăng  bên bờ sông THẠCH HÃN để tưởng nhớ  anh linh các chiến sỹ hy sinh trong cuộc chiến đấu  81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng trị.

Hàng rào danh dự dẫn đường gồm 100 chiến sỹ trẻ và 100  nữ học sinh trung học phổ thông tay cầm hoa đăng đứng xen kẽ từ đài lễ đến bến thả hoa.

            (http://farm7.static.flickr.com/6193/6138619621_22dd9c9bcc_b.jpg)


Đoàn người thả hoa  đi hàng một, hai tay chắp trước ngực, chầm chậm đi xuyên qua hầm Đài  tưởng niệm trung tâm theo tiếng chuông thỉnh ngân vang từng tiếng trong bóng chiều muộn tiến về bến thả hoa.

             (http://farm7.static.flickr.com/6169/6138712123_76918362b7_b.jpg)


Qua   cửa  phía  TÂY  tiến về bến thả hoa ( bến vượt ) – mặt trời  đang lặn.
Bóng người lính trong hàng rào danh dự chìm vào hoàng hôn chợt bừng sáng lên với đèn hoa đăng  trên nền áo trắng của nữ sinh, như trái tim người chiến sỹ thành cổ Quảng trị mãi mãi tuổi 20.

            (http://farm7.static.flickr.com/6186/6139314454_5e6626b738_b.jpg)


Tại đầu bến, mỗi người nhận 1 hoa đăng đi xuống bến sông và trao hoa  xuống thuyền, chuyển ra thả trên sông THẠCH HÃN.
Cùng với lễ thả hoa tại bến vượt bờ Nam còn bố trí các CCB thả hoa đăng tai  bến vượt  bờ Bắc cùng lúc với giáo dân và phật tử thả hoa đăng từ Cầu sắt  qua sông THẠCH HÃN .


            (http://farm7.static.flickr.com/6075/6145708571_b611be2e2e_z.jpg)


Hoa đăng phủ đầy mặt sông lung linh, kỳ ảo bùng sáng như trái tim người chiến sỹ Thành cổ Quảng trị năm xưa. Trong giờ phút linh thiêng , dường như tất cả  đang hội tụ về  bến sông  này.
Có  phải  hàng nghìn các liệt sỹ đã ngã xuống  nơi đây đang gặp lại những đồng đội, bạn bè và người thân, đồng bào của họ ... ?

           (http://farm7.static.flickr.com/6157/6139271758_890e9a9860_b.jpg)


Ánh sáng hoa đăng  phản chiếu từ mặt nước tưởng như hình bóng những liệt sỹ đã hy sinh trên sông đang hiện về bên bờ THẠCH HÃN.
Và mặt trăng  hiện lên, chiếu những tia sáng mờ ảo soi đường cho cả người sống và người đã khuất hội ngộ, ân tình trong lễ siêu linh này.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 17 Tháng Chín, 2011, 03:50:08 pm

   
  "  SAO MÀ  MỘ CHƯA CÓ TÊN NHIỀU THẾ ?   TÔI VẪN ĐANG MẢI MIẾT TÌM  LẠI ĐỒNG ĐỘI  ĐÃ HY SINH MỖI KHI TRỞ LẠI  QUẢNG TRỊ   " 
   
                 (http://farm7.static.flickr.com/6153/6139318975_7221f7aa57_b.jpg)


         PHẢI MẤT NHIỀU THỜI GIAN VÀ CÔNG SỨC LẮM !  CÓ CCB NÀO CÙNG TÌM VỚI TÔI KHÔNG .... -  DÙ THẾ NÀO CHÚNG MÌNH SẼ  CÙNG ĐI  TÌM NHÉ  -


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 24 Tháng Chín, 2011, 12:35:51 pm
Người lính Công binh đâu rồi, bỏ nhà đi vắng lâu thế , chiều nay nhớ ra chỗ hẹn để gặp nhau cuối tuần nhé ! :-\ ;) :D


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 02 Tháng Mười, 2011, 09:19:39 am
 
C17 - NGÀY KHÔNG QUÊN  30 tháng 9 -1972
 


Từ Nhan biều tiểu đội  A6 của tôi  - (C17 / E95) nhận lệnh rút ra ngoài sau hôm Trung đoàn rút khỏi Thành cổ Quảng trị 16/9/72.  Đại đội rút ra đóng quân ở  gần khu vực Cùa phía Tây Bắc Cam lộ. Tuần đầu tiên A của tôi vất vả với việc đào hầm cho E trưởng, chưa xong thì lại phải chuyển địa điểm – nghe đâu do lính trận ra  nghỉ “ quậy” quá nên bộ tư lệnh B5 đuổi vào. Lại chuyển quân lui vào phía Tây Nam Cam lộ.

Ra củng cố nhưng C17 do  tổn thất  không đáng kể nên không được bổ sung quân như các đơn vị bộ binh  ( Lính bộ binh bị thương vong nhiều có C chỉ còn dăm người ). Thay đổi lớn nhất C17 là khung chỉ huy của đơn vị:  CTV, đại đội phó cùng với các B trưởng đi nhận nhiệm vụ mới – bổ xung cán bộ chỉ huy cho E và các C bộ binh.
Các cán bộ khung ở lại C17 lần lượt  nhận chức trách cao hơn, còn Nhóm CSV- CS của đại học Mỏ- địa chất được “nhấc lên” làm A trưởng – A phó .

Mấy ngày tuần cuối tuần thứ hai, chúng tôi được nghỉ để chỉnh quân. Không có lính “mới” nên cũng chỉ nhắc lại một số điều cần trước khi vào chốt : thực hiện nhiệm vụ, phối hợp trong chiến đấu, công tác thương binh –liệt sỹ… trừ  một tiểu đội  đã đi phối thuộc chiến đấu từ mấy ngày trước.

Từ lúc vào chiến đấu đến giờ , chúng  tôi chẳng còn để ý đến ngày tháng nữa,  lăn lộn trong cuộc chiến đêm là ngày còn ngày là đêm cứ thế cuốn những người lính đi,  và phần vì cũng không có lịch để đối chiếu thời gian nữa.

Hôm nay, buổi sớm diễn ra khá yên ả. Ở đây không nghe được tiếng pháo còn Âm thanh “  u-u ,ù ù “ quấy rối  từ sáng sớm của OV10 cũng không thấy.  Tôi nhẩm tính, chưa định được ngày  nhưng  đoán là cuối tháng 9 rồi - Chẳng biết còn được nghỉ bao lâu nữa ?  Nghĩ thầm  lên kế hoạch phải viết tiếp Nhật ký đã bỏ bễ cả tháng trời rồi.
Đến gần trưa, có lệnh triệu tập phổ biến kế hoạch gấp .Trừ C trưởng cũ ra, còn lại C17 có  bộ khung mới : CTV trưởng  Hưng , Thu – B trưởng B1, Duy – B trưởng B2, vị trí  Đphó còn đang bỏ trống, các A trưởng mới toàn bộ. Lệnh  ngắn gọn : .Chuẩn bị hành quân vào chiến đấu , 1h trưa  toàn C  xuất phát.                     ( Còn tiếp )



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 05 Tháng Mười, 2011, 12:52:45 pm

 @ Gửi các " Chiến binh " Quảng trị,

 Tôi muốn gửi kèm bài đang  viết về sự kiện C của tôi bị bom B52 trong khi hành quần trở lại chiến đấu.
 Vị trí là phía Tây nam khu vực Cùa - Cam lộ. Tôi đã tìm bản đồ , nhưng nhưnphanr ánh được địa điểm cần mô tả.
 Các bác CCB, nhất là các TS " Cựu " tìm giúp cho tư liệu này để  tôi có thể mô tả được trên bản đồ.
 Xin cảm ơn trước.
  Nguyenhuuluanc17


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 05 Tháng Mười, 2011, 03:30:09 pm
                                           
 
Hoa đăng trên sông Thạch Hãn


                (http://farm7.static.flickr.com/6157/6139271758_890e9a9860_b.jpg)


" Hoa đăng" tại một thành phố đêm mùa hè :



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: tuaans trong 05 Tháng Mười, 2011, 03:52:09 pm

 @ Gửi các " Chiến binh " Quảng trị,

 Tôi muốn gửi kèm bài đang  viết về sự kiện C của tôi bị bom B52 trong khi hành quần trở lại chiến đấu.
 Vị trí là phía Tây nam khu vực Cùa - Cam lộ. Tôi đã tìm bản đồ , nhưng nhưnphanr ánh được địa điểm cần mô tả.
 Các bác CCB, nhất là các TS " Cựu " tìm giúp cho tư liệu này để  tôi có thể mô tả được trên bản đồ.
 Xin cảm ơn trước.
  Nguyenhuuluanc17
Vùng Cùa gồm 2 xã Cam Chính Cam Nghĩa. Bác nhớ được chút nào về 1 cái tên thôn, xóm nào đó ... em sẽ gửi bác bản đồ 1:50K vùng đó!


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 05 Tháng Mười, 2011, 04:21:42 pm


Vùng Cùa gồm 2 xã Cam Chính Cam Nghĩa. Bác nhớ được chút nào về 1 cái tên thôn, xóm nào đó ... em sẽ gửi bác bản đồ 1:50K vùng đó!

@ Tuaans,
  Xin cảm ơn Tuaans. Bản đồ  vùng tôi cần như sau :
  Khả năng chúng tôi đóng quân là   thuộc Cam Chính . Từ đó chúng tôi hành quân trở lại Tích tường.
 Vùng  tôi đang hành quân nằm phía  nam Cam chính. Tôi cần bản đồ Cách Cam chính khoảng 3-4 h đi bộ, gần đường tăng ( đường xe quân sự chạy được). Chúng tôi bị dính B52 ở đấy. ( B52 đánh chặn vận chuyển của ta).
 
 



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: tuaans trong 05 Tháng Mười, 2011, 05:58:10 pm
Gửi bác tấm bản đồ 6342-2 (qua PM). Nếu chưa đúng thì bác cứ nói cái số, em gửi lại!


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 05 Tháng Mười, 2011, 07:40:18 pm

 @ Gửi các " Chiến binh " Quảng trị,

 Tôi muốn gửi kèm bài đang  viết về sự kiện C của tôi bị bom B52 trong khi hành quần trở lại chiến đấu.
 Vị trí là phía Tây nam khu vực Cùa - Cam lộ. Tôi đã tìm bản đồ , nhưng nhưnphanr ánh được địa điểm cần mô tả.
 Các bác CCB, nhất là các TS " Cựu " tìm giúp cho tư liệu này để  tôi có thể mô tả được trên bản đồ.
 Xin cảm ơn trước.
  Nguyenhuuluanc17

Theo tôi PGS TS TTNL người lính trinh sát cố gắng giúp NHL để nghe ông bạn chúng ta kể tiếp chuyện.... ;)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 05 Tháng Mười, 2011, 08:21:41 pm
 
C17 - NGÀY KHÔNG QUÊN  30 tháng 9 -1972
(Tiếp)

Chúng tôi nấu cơm ăn, nắm cơm mang theo hành quân ( lương khô thì hết lâu rồi ) –  Đóng gói ba lô,chuẩn bị lên đường. Toàn lính “ cũ “ nên cũng đơn giản, không cần nói gì – người nào việc nấy, kể cả khí tài và trang bị cần của lính công binh mang theo phân công.
Gần đến lúc xuất phát,  Anh Hối -Trợ lý công binh Trung đoàn ( nguyên Cphó C17 ) từ E xuống– Anh không hành quân với E bộ, muốn cùng đi với C17.  Chẳng biết đấy có phải là “ số mệnh “ đã  đưa  ra quyết định đó không?
Phân công hành quân : C trưởng và liên lạc đi đầu , B1 rồi đến B2 – CTV Hưng và trợ lý CB Hối cùng quản lý đơn vị chốt cuối.  Quá trưa,  toàn C xuất phát–– tôi cũng không rõ  C sẽ đến vùng nào - đi về hướng Nam - trở lại mặt trận phía Quảng trị  là rõ rồi.Chẳng biết BCH của C có xem giờ xuất phát không?  Lúc ở Chiến trường Quảng trị tôi cũng không để ý đến ngày giờ xuất hành – Lính chúng tôi  khi đó chỉ kiêng không nấu, ăn cơm khê ( nhỡ nấu cơm khê thì chấp nhận nhịn đói không ăn nữa ). Còn vào trận thì tìm cách để  tránh những qui luật bắn pháo và  ném bom của  địch.
Mặc dù đi trên địa hình có vạt rừng  xen kẽ, từng người đều ngụy trang nhưng hành quân vẫn đi dãn cách để tránh bị OV10 phát hiện. Không có lính “ mới “ nào nên tất cả đều tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu đảm bảo an toàn khi hành quân. Chúng tôi đi liên tục, không nghỉ , địa hình  rừng thưa không có núi – thỉnh thoảng qua những đồi thấp-  Tôi nghĩ  BCH cố gắng đưa C đến địa điểm tập kết trong đêm nay.
Trời đã về chiều, chúng tôi leo lên đỉnh núi đá  không cao chạy dài theo hướng Bắc -Nam Đỉnh núi không có cây,  bằng phẳng ,hai bên sườn dốc có cây thấp .Từ trên đỉnh núi nhìn xuống , thấy rõ bình địa bên dưới, phía bên phải – hướng Tây- mặt trời đang lặn phía dãy núi xa. Chúng tôi được lệnh nghỉ, ngả ba lô, gác súng lên ngay trên con đường mòn chạy dọc trên đỉnh núi .
Đỉnh núi khá dài , toàn đại đội đều “ ngự “ trên đỉnh do gió thổi mát . Kiểm điểm đội hình thấy thiếu tốp đi cuối, chờ một lát  mấy cậu lính đi sau đã lên, còn thiếu 3 người  cuối :  Trợ lý CB Hối,CTV Hưng, quản lý Long. Một vài người cất tiếng gọi, có tiếng đáp lại từ dưới chân núi phía bên sườn Tây .
Từ đỉnh núi nhìn xuống , rừng cây thấp mọc lan dưới chân núi một khoảng. Phía trước mặt là đường tăng thẳng về phía Nam, có ngã 3 chạy sang phía Tây – hình như  là con đường vận chuyển của ta , thấy rõ mặt đất nhiều dấu bom.
Do gió thổi từ phía Đông mát nên cả C ngồi nghỉ dạt xuống phía sườn Đông, chỉ còn vài cậu đứng trên đỉnh gọi với xuống  với 3 người đang lạc dưới chân núi. Là ngẫu nhiên hay là “số mệnh” nhưng  điều “May Mắn” đó đã cứu  cho C17 tránh được tổn thất. Sau gần 4 tiếng hành quân,  mệt rũ ngồi nghỉ chẳng ai nói, chỉ nhìn và hứng gió, thở để lấy lại sức,
Chợt nhiều ánh chớp sáng lòe và lửa bùng lên  phía trước – phía sau, rồi tiếp là những tiếng nổ liên tiếp rền vang, khói bụi- đất đá văng tứ tung. Phản xạ tự nhiên, tất cả nhào xuống và lăn xuống sườn núi. Những chớp lửa tiếp tục và tiếng nổ kéo dài trong vài phút.
Chúng tôi nằm im, những tảng đất đá bắn tung lên trời qua phía trên đầu chúng tôi rơi bịch xuống phía sườn núi. Chúng tôi bị dính vào đợt bom B52 rồi.  Vài phút sau,  khi quả bom lạc nổ xong, chúng tôi mới nghe thấy tiếng máy bay phản lực bay lướt qua – rồi tất cả lại im lặng trở lại .  Chỉ có những cột khói, bụi đất còn bốc cao từ dưới chân núi lên và mùi khét của bom cùng cỏ cây bị đốt cháy ùa lên đỉnh núi.
Những phút yên lặng qua đi, tất cả bật dậy trở lên đỉnh núi để lấy vũ khí trang bị của mình. Cảnh tượng phơi bày trước mắt chúng tôi :  dăm khẩu súng và xẻng công binh bị mảnh bom xé gẫy- có mảnh trúng vào báng gỗ khẩu AK47 rách tua ra.Nhiều tảng đá và đất văng khắp đỉnh núi xung quanh chỗ chúng tôi vừa ngồi.
Rất may là tọa độ bom ném là toàn bộ con đường  sườn phía Tây nên những quả bom cuối chỉ mới lưng chừng phía sườn núi. Toàn bộ C17 ở phía sườn Đông nên thoát, không có ai bị sứt mẻ gì. Nếu chúng tôi đi sớm hơn đã xuống chân núi hay  không ngồi hóng gió Đông thì không biết sẽ thương vong tới mức nào.
Chợt nhớ đến 3 người đi phía dưới chân núi, chúng tôi cất tiếng gọi. Không có tiếng trả lời - Im lặng hoàn toàn. Mặc dù đều là lính chiến, nhưng thoáng thấy một số khuôn mặt có hoảng sợ.
Mệnh lệnh  ban ra :  Hai A ở lại,  A5 làm công tác thương binh, A6 làm công tác tử sỹ- Đại đội  hành quân tiếp không chậm trễ.
A5 – A Lê Cường , còn A6 của tôi  cùng chụm lại bàn bạc ngắn rồi nhanh chóng xuống núi hướng vào phía vào bãi bom B52 . Nhóm chúng tôi tản ra trên bãi bom còn nóng và những đám khói đang đang bốc mùi khét lẹt –   làm sao nhanh chóng  tìm  được đồng đội của mình.         ( Còn tiếp )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 05 Tháng Mười, 2011, 09:55:59 pm
 
C17 - NGÀY KHÔNG QUÊN  30 tháng 9 -1972 ( Tiếp )

    Chưa tìm được bản đồ để mô tả chính xác địa điểm C của tôi bị B52, tôi tạm sử dụng bản đồ lấy từ Maps.google  có đánh dấu địa điểm liên quan trong bài ( không biết đã chính xác chưa) Tôi tải tấm bản đồ  này để mô tả đồng thời để các Bác xem và góp ý để tìm lại chính xác địa điểm này. Bản đồ thời nay nên địa hình đã khác nhiều . (Trong thời gian chiến đấu lại đang hành quân thì biết được tên và chính xác địa điểm là điều rất khó) Nay có điều kiện thì N/C và tìm lại.
   Bản đồ hành quân và nơi C17 bị bom B52 : ( Còn đang nghiên cứu tiếp để chuẩn lại)
 
  (http://farm7.static.flickr.com/6097/6213851801_31763c90f6_b.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 06 Tháng Mười, 2011, 10:08:05 pm

@ Gửi các CCB trinh sát,

  Nhờ các " Cựu" TS xác định dùm vùng có điểm nút giao của con đường trên bản đồ( mũi tên xanh) có tọa độ như trên hình- theo bản đồ cũ là thuộc vùng nào và các con đường có số hiệu gì không  ? Nếu có hình bản đồ khu vực này xin gửi dùm cho-
Cảm ơn nhiều.

(http://farm7.static.flickr.com/6222/6217058497_6942ee39af_b.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: tuaans trong 07 Tháng Mười, 2011, 06:42:16 pm

@ Gửi các CCB trinh sát,

  Nhờ các " Cựu" TS xác định dùm vùng có điểm nút giao của con đường trên bản đồ( mũi tên xanh) có tọa độ như trên hình- theo bản đồ cũ là thuộc vùng nào và các con đường có số hiệu gì không  ? Nếu có hình bản đồ khu vực này xin gửi dùm cho-
Cảm ơn nhiều.


Bản đồ chỗ này em đã gửi bác 2 lần, lần nào bác cũng cảm ơn ? Rồi lại chạy đến Alưới nữa?
Em hỏi bác là cái chỗ Cùa, bác đã đồng ý bản đồ đó chưa. Rồi sau đó em cũng hỏi luôn là bác có qua sông Thạch Hãn không ... để em biết đường chỉ bác tấm bản đồ nào trong toàn bộ số bản đồ từ DMZ tới Huế (!!!)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 07 Tháng Mười, 2011, 07:20:37 pm

Bản đồ chỗ này em đã gửi bác 2 lần, lần nào bác cũng cảm ơn ? Rồi lại chạy đến Alưới nữa?
Em hỏi bác là cái chỗ Cùa, bác đã đồng ý bản đồ đó chưa. Rồi sau đó em cũng hỏi luôn là bác có qua sông Thạch Hãn không ... để em biết đường chỉ bác tấm bản đồ nào trong toàn bộ số bản đồ từ DMZ tới Huế (!!!)

     Bác tuaans à ! Bác cứ gởi mảnh bản đồ ne48-16b là được.

     Bác NguyenHuuLuanc17 à ! Bác phát tín hiệu tìm bản đồ là tôi tìm ngay. Nhưng khu vực mà bác nói, tôi không có bản đồ tỷ lệ lớn 1:50000. Đành gởi bác bản đồ tỷ lệ nhỏ 1:250000 vậy

(http://farm7.static.flickr.com/6100/6219652157_c5850c94e0_b.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: tuaans trong 07 Tháng Mười, 2011, 07:25:25 pm
Vâng, em gửi bác Tích Tường - Như Lệ bản đồ 1:50k toàn vùng từ DMZ tới Huế!
Có thể bác giúp bác @nguyenhuuluanc17 dễ hơn em chăng!


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 07 Tháng Mười, 2011, 10:34:14 pm
@ Các " kho tư liệu BĐ" Tuaans và TTNL,

Cảm ơn các CCB đã cung cấp thông tin và bản đồ để tôi có điều kiện tìm lại ví trí bãi B52 cần.
Nếu mà tôi đã biết trước địa điểm thì thông tin cho các " cựu" ngay để khỏi mất thời gian. Nhưng thực tế khi từ Th cổ QTrị ra củng cố ( 9/72) chỉ biết là ra gần Cam lộ- được vài ngày rồi hành quân vào chiến đấu. Đang trên đường hành quân thì dính bom B52- CB chúng tôi đâu có bản đồ ( không phải như TS), lệnh bảo đi là đi -chỉ biết hướng  hoặc gần vùng nào thôi, không có vị trí chính xác. Nay cần tìm lại thông tin mà. Nhưng với BĐồ của các " cựu" tôi cũng đang lần ra rồi. Nhờ các " cựu " ktra hộ tọa độ của 2 vị trí trên bản đồ cũ và mới theo tọa độ là : vĩ độ 16^42' ( 16,7 độ) và kinh độ 106^588' ( 106.98 độ).
Các bác kiểm tra lại hộ -Ngày trước là ngã 3 nay là ngã 4 ( đã đúng chưa ? )

Bản đồ  địa hình cũ 
       (http://farm7.static.flickr.com/6056/6220012461_a36f53fb1f_z.jpg)
 
 Bản đồ  địa hình mới 
       (http://farm7.static.flickr.com/6222/6217058497_6942ee39af.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 07 Tháng Mười, 2011, 10:36:32 pm
.
     Nhờ có bác tuaans cho đường link đến bản đồ, tôi đã down về và ghép hai mảnh vùng mà bác nguyenhuuluanc17 yêu cầu.

     Khả năng c17 hôm đó đi từ chỗ đóng quân ở Cam Chính để đi về phía Như Lệ lại đi theo đường đi Ba Lòng mà không đi qua Nghĩa Hy. Nhưng dọc đường đi lại tránh đường lớn và chỉ đi theo đường tăng nên nó mới vòng vèo. Quá trưa mới đi, chiều thì đến chỗ núi đá. Tôi thấy đi đứng kiểu này hơi lạ. Ai lại trèo lên núi mà đi bao giờ. Vùng này có thế luồn lách theo các đường bình độ thấp mà đi cho nó đỡ mệt chứ lị.

    Bác nguyenhuuluanc17 xem trên bản đồ xem có tìm thấy chỗ bị đánh B52 không nha. Vì bên cạnh mảnh này đã là vùng Thượng Phước và Ái Tử rồi.
(http://farm7.static.flickr.com/6040/6220086527_787f71e740_b.jpg)

     Đây là bản đồ rất lớn, 3.16MB đấy. Bác cứ copy về phóng lớn lên xem cho dễ. Chỗ tọa độ mà bác nói chỉ cách chữ CAM CHÍNH có hơn 2 km  :o


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 07 Tháng Mười, 2011, 11:41:56 pm
 @ TTNL,
 Đóng quân vị trí chính xác ở đâu thì không rõ - Thuộc Cam lộ là chắc chắn , nhưng khong phải gần Cam   lộ . Có 3 thông tin chính xác là :
 - Chúng tôi bị bom B52 cạnh ngã 3( hay 4) của đường tăng. Tôi chôn LS  ngay gần đường tăng và nhìn   ra  chỗ giao nhau của các nhánh đường rất rộng. Chính vì thế đã bị đánh bom b52.
-  Sau này có 1 LS chôn ở đây được qui tập về nghĩ trang LS Cùa ( cam chính).( Có nghĩa là gần Cùa )
- Vị trí bị B52 đã hành quân được 3-4h đi bộ từ chỗ đóng quân.Từ vị trí này còn đi về chỗ đóng quân mới ở Khe Cóc  mất 3 h hành quân để đến gần E bộ 95 khi toàn E95 vào nhận chốt TTuong-Như lệ ( 10/72) .
Khe Cóc xưống Tích tường hết một ngày đường đi.
Theo BĐ  Bác chuyển cho tôi chọn  1 ngã 3 - tô đỏ  đi về hướng TT_NL ( ngã 3 nữa gần Ba lòng-  nên không phải )
 Tôi cắt phần liên quan -chuyển lên, Bác xem và cho biết tọa độ để  kiểm tra và sau này dễ tìm và so sánh trên bản đồ.

    (http://farm7.static.flickr.com/6157/6220172089_b16783f422_z.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 09 Tháng Mười, 2011, 06:24:10 pm
.
     Tôi suy luận theo chuyện kể của bác nguyenhuuluanc17. Lúc đó các bác đang đi trên đường tăng theo hướng bắc-nam, rồi leo lên núi khá cao cũng theo hướng bắc-nam. c17 ngồi nghỉ trên núi đón gió đông. B52 đánh bom trên đường tăng ở sườn phía tây. Vậy rất có thể các bác đã leo lên cao điểm 146. Theo như các đường bình độ của quả núi này, thì sườn phía tây và phía nam khá dốc lại răng cưa, nghĩa là núi này phải có đất lẫn đá.

     Tôi đoán chỗ các bác ngồi nghỉ là chỗ khoanh đỏ trên bản đồ.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 16 Tháng Mười, 2011, 11:04:09 am
C17 - NGÀY KHÔNG QUÊN  30 tháng 9 -1972     ( tiếp )

TRONG BÃI B52

Hai tiểu đội chúng tôi nhanh chóng xuống núi, trước khi đi chúng tôi còn cố gọi tên những đồng đội đã lạc trong bãi bom.  Hy vọng có tiếng trả lời nhưng tất cả là sự im lặng - chỉ có tiếng vang xa rồi mất hút.
Để có thể rút ngắn thời gian tất cả vừa đi vừa chạy , chừng nửa tiếng sau đám lính  đã ở dưới chân núi.
 Giáp với chân núi  chạy về hướng Tây là nhánh đường tăng,  táp vào bụi cây gần vệ đường , tất cả trút ba lô, thở lấy hơi. Rồi vừa thở vừa nói, phân công nhau chia thành các nhóm .Nhiệm vụ đã rõ :  A5 làm nhiệm vụ sơ cứu thương binh và chuyển đi, A6 làm công tác liệt sỹ, nếu chỉ có thương binh - A6 chuyển sang chuyển thương.
Cũng chẳng có nhiều người, A6 của tôi vừa hai tổ tam tam còn A5 thì  có 5 người do một số đã  nhận lệnh đi xuống phối thuộc bộ binh từ trước.
Theo các hướng phân công tất cả tiến vào bãi bom B52 , trời lúc này đã nhập nhoạng tối .
Trước mắt mọi người là rừng cây thấp , lổn nhổn đất đá do bom đào sới. Chẳng có thời gian để đám lính đánh giá chọn đường,  tất cả đi theo vùng đã phân công để rà soát tìm ra đồng đội không rõ còn sống- bị thương hay đã hy sinh – phải tìm ra nhanh nhất để còn có hy vọng cứu sống thương binh. Tiến lên- tìm kiếm, tiến lên –  tìm kiếm, tiến lên – tìm kiếm  bất luận trước mặt là gì  cũng không ngăn trở  chúng tôi được.
Những tiếng gọi vang lên trong bãi bom, vượt trên tán cây thấp : A Hối ơi? A. Hưng ơi? Long ơi ? Trả lời đi – Trả lời đi . Rồi tiếng hú  của lính nào đó vang lên hy vọng âm thanh to- vang dài có thể gây  động kích thích người bị thương tỉnh  lại,  đáp lại chăng?
Chúng tôi làm tất cả những gì theo khả năng của mình để có thể tìm kiếm đồng đội mà trong thâm tâm nghĩ  rằng họ đang bị thương nặng, đang nằm đâu đó trong bụi cây, mong chờ chúng tôi đến giúp.
Rừng Cây  không cao, không quá rậm song cũng che khuất tầm nhìn, rồi bóng tối đã phủ lên  đám cây rừng  đã  hạn chế  tầm quan sát của chúng tội. Tiếp tục kêu vang, dùng gậy khua trong bụi cây thấp, nhẩy xuống hố bom hay leo qua những cồn đất đá do bom tạo ra – chẳng có sự sợ hãi hay mệt mỏi len vào  những nguời lính lúc này được. Chúng tôi lao vào bãi bom càn quét với mục đích duy nhất tìm ra đồng đội:
 Đồng đội ơi – các anh đang ở đâu? Gắng chịu đau – chúng tôi sắp đến rồi.
Chừng mươi phút , có tiếng hô ở một góc rừng “ Thấy Long rồi  , ở đây, ở đây“,  “Long bị thương, lại đây mau lên”.
Long bị thương khá nặng, vào chân và người , không di chuyển được. Bị sức ép và bị thương , mới tỉnh lại chỉ rên khe khẽ , may mà không mất máu nhiều. Mấy  lính có kinh nghiệm gồm cả anh “ Tĩnh  già” và Lê Cường tập trung sơ cứu – băng bó vết thương chuẩn bị cáng đưa Long đi viện.
Tìm được Long,  như tiếp sức cho  lính chúng tôi tiếp tục tìm kiếm. Chúng tôi đoán Long đi trước nên  địa điểm bị thương gần đường tăng nhất. Theo hướng đó chúng tôi tiếp tục tiến sâu vào bãi bom dọc theo phía chân núi.
Trời đã bắt đầu tối hẳn, trong rừng  càng tối hơn, không còn nhìn rõ mặt đất nữa. Vừa cúi mình  , căng mắt nhìn đồng thời lấy cây khua, gặp khối đen đen vướng vướng thì  lấy hai tay rờ  để tìm.
Mươi phút sau, chúng tôi tìm được Đphó Hối sâu hơn trong rừng. Anh bị mảnh bom xé nên đã hy sinh.
Đến đây ,  chúng tôi trao đổi ngắn, A5 sẽ chuyển thương đi. Chúng tôi ở lại tiếp tục tìm kiếm và làm công tác liệt sỹ  theo mọi khả năng.
Tôi cho lính tiểu đội tìm ba lô của Đphó Hối , tiếp tục tìm kiếm CTV Hưng –
Đêm đen – Im lặng.  “ Mọi đêm chúng mày  thả pháo sáng nhiều _ Sao hôm nay thì chẳng thấy? “ Tôi lẩm bẩm nói .
Chỉ có tiếng máy bay từ phía  đường tăng phía Tây vọng lại, và tia sáng của pháo sáng  từ xa  không đủ để  giúp chúng tôi tìm tiếp đồng đội của mình.    ( Còn tiếp )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: baoleo trong 17 Tháng Mười Một, 2011, 04:41:58 pm
Mõ baoleo kính cáo;
Các bài liên quan đến hồi ức nhớ phố, đã được mõ tôi chuyển sang topic: Cựu binh Hàng Bột nhớ về phố xưa - Trong CAT: Quán nước.
Các bài viết về 'phố xưa', mời  các bác viết vào topic đó.
Các bài về Tích Tường, mời các bác tiếp tục viết ở đây.
Xin kính cáo.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 26 Tháng Mười Một, 2011, 03:05:42 pm

   
C17 - NGÀY KHÔNG QUÊN  30 tháng 9 -1972   


  TRONG BÃI B52    ( tiếp )

Tiểu đội chuyển thương đã lên đường. Khả năng còn sống của A. Hưng là rất  khó, chưa thấy một hy vọng gì. Chúng tôi hội ý  với nhau,  tự xác định  phải tìm thấy người trong đêm nay . Trời tối đen,  một khu vực xa lạ và rất gần với đường tăng. Tiếng máy bay  C130 ầm ì trên đầu,  pháo sáng vẫn thả từng đợt lơ lửng dọc dãy núi phía Tây và tiếng bom nổ vọng lại nhưng  Nguy hiểm nhất mà  tôi rất lo, B52 có thể đánh lại trong đêm -không biết  vào lúc nào - còn chúng tôi đang dò dẫm trong bãi  B52 để tìm đồng đội.
Một vệt bom  thường chạy dài khoảng 2 Km- dính bom trong bãi B52 nếu bị vùi lấp  ban ngày tìm cũng khó chứ giờ là đêm rồi.
Tất cả đến giờ đều cảm thấy kiệt sức nhưng không thấy đói. Mặt mày đen nhẻm, người lem luốc bởi khói bom quện với lá cây dập nát. Hơi bom, cây cháy, đất đá đào xới, khét lẹt – tất cả không gian trong bãi bom làm chúng tôi  thấy ngạt thở.  Đành tạm nghỉ ít phút Phân công 1 lính  đi tìm chỗ để tiểu đội có thể trú an toàn qua đêm và  lo nước uống.  Chúng tôi  đưa A. HỐI ra  khỏi bãi bom và chuẩn bị  để khâm liệm.
Miệng khô khốc, cổ họng đắng nhưng cũng cố uống một vài ngụm nước để lại sức rồi còn tìm tiếp.
 Tiếp tục  tìm kiếm. Bom đào xới  và cây đổ đã làm mất dấu con đường mòn, chúng tôi   dựa vào dấu vị trí 2 đồng đội đã tìm được để định hướng tìm, dọc theo hướng này tất cả đã rà soát trong bán kính 300 – 400 m rồi –.cho dù đều nghĩ  các anh ấy đang hành quân  trong rừng thì chỉ cách nhau  vài mét.
Quyết định cùng nhau rà soát lại một lần nữa- những điểm đặc biệt được đổi người  khác  tìm  để hy vọng có thể phát hiện ra dấu vết. Trong  bãi bom, Đêm  đen không nhìn thấy gì.  Muốn có ánh sáng  cũng chỉ có thể đốt lửa –  đó là việc cấm kỵ - ở đây đốt lửa hay tạo ra bất cứ  điểm ánh sáng  sẽ bị C130  phát hiện.
Cả Toán  người  tiếp tục  lần mò, dùng tay sờ những đống đen, Rồi bới  những  ụ đất bom còn mới theo nghi ngờ hay phán đoán. Thời gian cứ trôi đi, không còn nhớ là bao lâu nữa, theo tín hiệu của từng người, chúng tôi biết  vẫn chưa tìm thấy.
Đành tạm dừng để cùng nhau khâm liệm và vĩnh biệt A Hối. Chúng tôi mặc cho Anh chiếc áo sạch lấy trong ba lô, phải  làm việc này  đêm nay vì mai cơ thể   sẽ cứng lại. Phút mặc niệm, tất cả chìm trong nỗi tiếc thương người đồng đội.
Xung quanh chúng tôi là bóng tối, phía xa những đốm sáng lơ lửng nhập nhoạng , rồi  bom nổ, tiếng  máy bay không ngớt  trên bầu trời đen thẫm, đồng đội hy sinh người nằm đây, người chưa thấy ?   Căng thẳng tột độ  cùng  nỗi buồn khôn tả đè nặng lên từng người lính.
Khâm niệm xong, cả đám lính chúng tôi ngồi phệt xuống đất không ai nói lời nào.  Không  sợ  hãi, không  ai nhụt ý chí nhưng chặng đường hành quân và  tìm đồng đội vừa qua đã rút hết sức lực cộng với nỗi đau tinh thần đã  đã khiến họ kiệt sức.
Tất cả im lặng,  làn gió đêm lướt qua cảm giác sương lạnh, gió mang hơi  cháy khét và nồng nặc không giúp ta tỉnh mà khiến người nôn nao thêm. Tôi đứng dậy trước và nói “ Ta  tìm tiếp đi ” – Không có tiếng trả lời cũng không ai đứng dậy, tôi hiểu nỗi lòng những người đồng đội của tôi – họ kiệt sức thật sự-  mà hiện chưa biết phải tìm như thế nào nữa? ?
Tôi vẫn bước tiến về phía bãi bom với một ý nghĩ nung nấu “ Phải tìm được A Hưng ”,   chỉ một mình tôi vẫn tìm khi chưa hết hy vọng… Không biết mình lúc đó đi thế nào nhưng đầu tôi  như người đang say : say máu tìm cho được đồng đội, say vì hít thở hơi bom,  ngây ngây vì đã quá mệt,  không còn bình thường nữa -  phải bắt cơ thể phục tùng  ý nghĩ.
Tiến vào bãi bom, đột nhiên trong đầu lóe lên ý nghĩ : còn cái  mương  bom ?  Trong bãi, những quả bom nổ liên tiếp  đào thành cái mương  bom dài,  với hai bên bờ là những núi đất cao, tạm hình dung như vậy khi có nhiều quả bom nối thẳng. Chúng tôi đã tìm kiếm trên bờ bên này và trong lòng mương bom nhưng không thể  sang bên kia mương  vì đất lún. Bẻ hai đoạn cây làm gậy, định  khoảng  cần tìm, tôi quyết sang bờ  mương đối diện. Chống hai cây gậy vượt qua núi đất bị bom đánh tơi, qua lớp đất nhão  bị hất từ dưới sâu, gạt những cành cây gãy ngăn lối, tôi qua được bờ mương .  Sát bờ mương ,  bị bom chặt cây gãy đổ ngổn ngang nhưng vẫn còn sót một số cây.  Lấy tay gạt cây, tôi bắt đầu tìm kiếm , thấy đụn cây hay đám đất dùng hai tay sờ soạng rồi cúi mặt vào nhìn - Ở đây rất tối – hầu như không nhìn thấy vật .
Tiến về phía đám cây, chỗ thưa ra tôi chợt nhìn thấy một mảng trắng trên mặt đất. Cúi xuống,  lấy tay sờ vào đám trắng ấy chợt ngón tay chạm phải vật cứng  xung quanh lầy nhầy.  Tôi quì hẳn xuống để nhìn và dùng tay  kiểm tra lại – Trời ơi, đây là khúc đùi bị  mảnh bom chém lòi xương ra nên lộ màu trắng. Dờ tay tiếp lên trên là thân thể người - Anh Hưng đây rồi – Tôi sờ lên phía ngực Anh,  không còn nhịp đập nữa, người đã lạnh – Anh Hưng đã hy sinh rồi -  Tôi nhỏm dậy và kêu to  định hướng cho tiểu đội đến trợ giúp.  Rồi tôi cúi xuống, nhìn vào khuôn mặt Anh – vuốt nhẹ cho đôi mắt  Anh . Vĩnh biệt người CTV đại đội …. 

( Còn tiếp )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 11 Tháng Mười Hai, 2011, 04:45:59 pm
                           MÙI CỎ CHÁY   
Sáng 11/12/2011, chương trình giao lưu và công chiếu  phim Mùi Cỏ Cháy ( Đạo diễn Nguyễn Hữu Mười, kịch bản: Hoàng Nhuận Cầm )  với các CCB thành cổ Quảng trị tại câu lạc bộ chiếu  phim Ngọc khánh – Kim mã .
Bộ phim xoay quanh 4 nhân vật trung tâm là cựu sinh viên – chiến sỹ : HOÀNG _ THÀNH _ THĂNG _ LONG đại diện cho hàng ngàn sinh viên thế hệ lúc ấy,  xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ.  Bối cảnh  phim là cuộc  chiến đấu  81 ngày đêm bảo vệ THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ  - Mùa hè đỏ lửa 1972. Trong số họ, 3 người đã nằm lại trong cuộc chiến đấu sống còn ấy. Họ đã hy sinh, hiến dâng tuổi thanh xuân đầy mơ ước và khát vọng vì  nền độc lập.
 Bộ phim  đã thể hiện  tính chân thực và xúc động về một lớp thế hệ thanh niên – các Cựu sinh viên – chiến sỹ. Như những lời tâm sự của nhà thơ Thanh Thảo về lứa tuổi 20 cách đây 40 năm :
Tuổi hai mươi chúng tôi mềm như cỏ,
Và dữ dội như cỏ.
Chúng tôi đi không tiếc đời mình,
Tuổi hai mươi ai mà chả tiếc,
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn gì Tổ quốc phải không em.

 ...

Và bộ phim là  tác phẩm điện ảnh duy nhất được Bộ VHTTDL đặc cách cho phép tham dự LHP Việt Nam  lần thứ 17 sẽ diễn ra tại Phú Yên ngày 15/12/2011.
Giới thiệu với các CCB một số hình ảnh về buổi giao lưu ấy  :
Giao lưu  của Đạo diễn- biên kịch  ( Hoàng Mười, Nhuận Cầm ) và  các diễn viên phim Mùi Cỏ Cháy với các CCB Quảng trị và khán giả  trước khi chiếu  phim

    (http://farm8.staticflickr.com/7013/6491191795_52634f7cf1_z.jpg)


Cảnh  đầu của bộ phim Mùi Cỏ Cháy   

  (http://farm8.staticflickr.com/7021/6491191811_1a4dfcd3fe_b.jpg)
     Hình ảnh Thành cổ Quảng trị ngày nay

Người CCB đi tìm lại dấu vết  còn lại sau cuộc chiến 81 ngày đêm

(http://farm8.staticflickr.com/7009/6491261089_39a08a680b_b.jpg)
[url=http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6491261089/] Cổng  THÀNH CỔ Sau cuộc chiến .

Giao lưu  CCB với diễn viên – người đóng vai Đại Đội trưởng trong phim

    (http://farm8.staticflickr.com/7005/6491214441_02def13d9d_z.jpg)

Giao lưu  CCB -  với người phụ trách  tiếng động phim

    (http://farm8.staticflickr.com/7161/6491209979_fc9b87d9a0_b.jpg)
 (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6491191811/)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 21 Tháng Mười Hai, 2011, 04:19:51 pm
 
     C17 ngày không quên - 30/9/1972 ( tiếp )   
     

Nghe tiếng gọi ,  tất cả lính cùng lao đến.  Người thì cúi xuống  rờ khắp người CTV như thể chưa tin anh ấy đã hy sinh. Người thì đi tìm cái ba lô và súng của anh bị bom đánh văng ra.
Tìm được Anh Hưng nhưng tôi  thấy hụt hẫng – người trung đội trưởng cũ đã hy sinh rồi. Vừa mới thôi, trước lúc hành quân Anh còn xuống trung đội động viên lính. Tôi ngồi xuống gốc cây và để mặc cho các lính làm nốt các công việc.
Không nhớ được khi đó mình đã nghĩ gì, nhưng đến giờ vẫn không quên được cảm xúc đau thương khi đấy.  Tiếng một người lính hỏi  “  Anh định thế nào ? “ làm tôi  tỉnh lại – “ Đưa các Anh ấy về chỗ trú quân “, tôi đáp lời.
Chúng tôi về chỗ trú quân tạm cách chỗ ngã rẽ con đường tăng chừng 300- 400 m. Đây là dải rừng thưa có một số hầm đào sẵn-  có lẽ là nơi trú quân của lính pháo hay vận tải trước đây. Mặc dù chỉ trú qua đêm nhưng chúng tôi vẫn phải ngủ trong hầm để đảm bảo an toàn, Bom  có thể đánh trong đêm. Tiểu đội phải trú tạm nơi đây vì cũng chẳng biết đi đâu nữa giữa đêm khuya ở nơi xa lạ này.
Đưa cả hai liệt sỹ về quàn tại chỗ trú đêm.  Chúng tôi mặc cho các anh quần áo mới, bọc ngoài là võng rồi cẩn thận quấn kín bằng chiếc tăng cho từng liệt sỹ để sáng ra  sẽ chôn  cất  cho chu đáo.
Bố trí kế hoạch trực đêm, tôi dục đi ngủ để lấy sức cho nhiệm vụ ngày mai. Bụng đói nhưng tôi cũng chẳng thiết ăn, người cứ say say – buồn  – đau đớn – ngạt thở, một cảm giác không thể tả được. Uống một ít nước rồi loay hoay bố trí chỗ ngủ trong chiếc hầm nhỏ, chật – hầm của lính đóng quân tạm thời. 
Tôi thiếp đi, giấc ngủ chập chờn trong ánh sáng nhạt nhòa ẩn hiện của pháo sáng trên bầu trời đêm, chớp lóe và tiếng bom nổ đâu đó vọng đến, rồi cả tiếng máy bay lướt qua – một đêm với những hồi ức đau thương và những kỷ niệm không quên của đời lính.
Tất cả tỉnh dậy khi đợt bom B52 nổ rền rặng núi phía Tây,  đã sáng rồi. Rời chỗ nghỉ đêm,  khoác khẩu súng  tôi đi ra phía  đường tăng để tìm địa điểm an táng. Chẳng duy tâm nhưng phải tìm được một ví trí thích hợp, ở cao để không bị nước và có khả năng không bị bom đánh.
Phía Đông đã ửng hồng, đám mây trắng bay đến báo hiệu buổi sáng  đẹp trời. Khoảng  thời khắc lúc này là  bình yên nhất trong ngày, không có tiếng máy bay trinh sát OV10 cũng như tiếng bom – pháo. Trước mặt tôi là ngã 3 đường tăng với khoảng trống rộng , những vạt rừng thưa chạy sát  chân núi bị bom đánh xém từng quãng.   Con đường tăng chạy về phía Tây với sườn núi nhô cao phủ mây , Đằng sau tôi là cánh rừng thưa chạy theo sườn dốc xuống dưới, có thể có khe nước ở đấy.
 Tôi đi theo con đường mòn về phía đường tăng, ngắm nhìn toàn bộ địa hình rồi tiến lại vạt trống phía bên trái . Một khoảng trống không rộng nhìn ra phía ngã 3 đường tăng, ngay phía sau là quả đồi thấp với bụi cây mọc thưa, không thấy dấu vết bom đạn ở khoảng đất. Vị trí này được đây, tôi kêu anh em tiểu đội đến cùng trao đổi. Tất cả  đồng ý chọn điểm gần chân đồi, thế đất cao chống được mưa ngập, nhìn ra trước mặt là không gian thoáng đãng , không quá sâu  trong rừng để việc tìm mộ sau này thuận tiện ( chẳng biết chiến tranh bao giờ mới chấm dứt  để có thể đưa các LS về )- chúng tôi nghĩ vậy.
Tất cả tập trung vào phạt cây, rồi đào. Đây là đồi đất đỏ Bazan, mầu  đỏ thẫm, đất quánh dính lấy lưỡi xẻng . Các Anh  hy sinh vì  mảnh đất này, cầu mong nó sẽ  che chở cho các ANH.Chẳng mấy chốc hai hố đất sâu đã hoàn thành và  đã tập kết  hai Liệt sỹ tới. 
Giờ phút thiêng liêng sắp đến-  đưa các Anh xuống mộ. Tất cả đều ngậm ngùi, không ai nói  ra nhưng đều nhói đau, nỗi đau mất người đồng đội – đã thành người thân thương trong gia đình lính.
Chúng tôi cẩn thận mai táng từng liệt sỹ, đặt cho các ANH ngay ngắn, mặt  nhìn về hướng Bắc – hướng về quê hương . Rồi chọn từng đồ vật – theo sở thích các Anh để mai táng cùng : Anh Hối với điếu cày đã bầu bạn với anh bao ngày tháng chiến đấu, CTV Hưng với cây bút  chì để anh tiếp tục ghi chép, rồi bàn chải đánh răng , khăn mặt … những vật dụng hàng ngày của từng Anh.
Quan trọng nhất là thông tin của từng người được ghi vào giấy rồi nhét trong lọ thủy tinh chôn cùng . Với cây bút mực Cửu long duy nhất  mang theo, tôi đã ghi đầy đủ thông tin về các anh nhưng  cũng chưa yên tâm vì lo mực sẽ phai màu nếu thời gian quá lâu. Tôi cho đục  thêm  tấm bia bằng vỏ thùng lương khô, một được bọc ni lông chôn theo, một để cắm trên mộ,
Đất đã lấp cao, Bia đã cắm,  lính tiểu đội còn cố gắng tìm  mấy cây sim có  hoa trồng trên từng ngôi mộ. Cả tiểu đội xếp hàng ngang trước hai ngôi mộ mới đắp, “ Một phút mặc niệm  bắt đầu “ – tôi hô to rồi bắn ba loạt đạn AK vĩnh biệt trong nỗi tiếc thương vô hạn. Chúng tôi đứng  thật lâu, không ai muốn rời đi – không khóc nhưng khóe mắt mỗi người đỏ hoe-   Vĩnh biệt- Mãi mãi chúng tôi rời xa những người Anh thân yêu.
Chúng tôi quàng lại ba lô và khẩu súng – hướng  về phía Tích tường - tiếp tục đi vào trận chiến –
hôm nay là ngày 1/10/1972 .  Những trận đánh ác liệt cuối năm 1972  đang bắt đầu.  ( Hết )

Đoạn kết ;  Sau ngày giải phóng, dân Cam lộ trở về làng cũ . Có một  du kích thấy vị trí này đẹp, tiện đường đã chọn làm nhà để định cư. Anh định bốc hai Liệt sỹ dời đi nơi khác nhưng khi đào lên đã không giám bốc tiếp. Anh lấy được địa chỉ của A. HƯNG  và gửi thư cho gia đình . Sau đó Anh ruột LS Hưng và vợ A. Hưng đã vào bốc đưa hài cốt LS Hưng về NT LS địa phương (Hải dương) và qui tập  LS HỐI về NTLS Mai lộc – Cùa –Cam lộ.Việc qui tập này  thực hiện trước khi Quảng trị tổ chức qui tập liệt sỹ, nên trong dữ liệu về LS của  tỉnh Quảng trị và Ban liên lạc giải quyết CS của E95 không có dữ liệu, vẫn ghi là chưa tìm thấy.
8/2011, Dũng “ Bạc”( thành viên ban liên lạc thông tin LS của E95)  đã đề nghị tôi cấp  thông tin  về 02 LS HƯNG VÀ HỐI và  tôi đã chuyển thông tin như trên  để đưa vào dữ liệu lưu trữ về LS của E 95.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: Trinhsat trong 21 Tháng Mười Hai, 2011, 04:39:20 pm
Chờ mãi để xem đoạn cuối cái ngày 30/9/72 của bác Luân.

Tiểu đổi bác như thế là đã làm được rất tròn vẹn nghĩ tình đồng đội. Kết cục sau này cũng rất có hậu khi mà thông tin của LS đầy đủ để người dân làm nốt nghĩa vụ với gia đình LS.

Nhớ cái ngày đau thương ấy, nhưng lòng các bác trong A công binh của E95 ấy vậy là được thanh thản rồi.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 22 Tháng Mười Hai, 2011, 01:54:39 pm
   Đọc đến đoạn kết này tôi lại thấy "mũi mình cay cay" chợt nhớ lại những năm tháng cách đây 39 năm mà anh em mình đã trải qua; thật là kỳ lạ không hiểu nổi với bom đạn như mưa hàng ngày hàng giờ, vật chất vô cùng thiếu thốn, nhưng tình nghĩa của những người đồng đội từ khắp mọi miền của Tổ quốc, được tập hợp lại dưới một cái tên BỘ ĐỘI mà sao thân thương và quý mến nhau như anh em ruột.
   Câu chuyên của người lính công binh E95 F325 kết thúc nhưng cũng có cái hậu vì trách nhiệm và sự cẩn thận của những người đồng đội đối với những người đã hy sinh. Xin cám ơn Bác Nguyễn Hữu Luân./.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 23 Tháng Mười Hai, 2011, 02:19:45 pm
Người lính công binh Nguyễn Hữu Luân cùng với các anh em : ( từ trái sang NSƯT Vũ Đình Thân- Như Thìn- Nguyễn Hữu Luân - Quang Cận)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 23 Tháng Mười Hai, 2011, 10:21:27 pm
                  SAU TRẬN CHIẾN NHÌN LẠI   

Có lẽ chiến trường Quảng trị đã hứng chịu những đợt  rải bom B52 ác liệt trong suốt những tháng nửa cuối năm 1972 cho đến khi ký kết hiệp định Pa ri.
Ai  đã  bị B52 đánh  và dính trong bãi bom sẽ chỉ thấy những ánh chớp và những quả cầu lửa vây quanh, rồi chìm trong đám khói bom ,  bị đất  bụi quấn lấy -  Những phút khủng khiếp nhất sẽ phải trải qua nếu còn sống  – Một lần hành quân sau đó tôi đã thấy trên đoạn  đường tăng gần TÍCH TƯỜNG  dài khoảng 400- 500m hàng vệt máu dài cùng với mảnh quần áo và ba lô rách vương khắp nơi - chắc nhiều lính hy sinh trong khi đi hành quân ( nghe nói là lính của  F 312 )  dính B52 .
 Còn tôi , Sau này khi gặp lại Long- người sống sót qua trận bom B52 ấy tôi đã  hỏi  :-   
Sao cậu kêu nhiều thế ? “ .  Tớ phải kêu vì sợ không có người  đến cứu , sợ bị bỏ rơi. Và may mắn là các cậu đã đến kịp để cứu tôi – nếu để lâu chắc cũng tiêu.
-   “ Thế  Anh Hối và anh Hưng có kêu không ? “
  Anh HỐI ở gần tôi  thì  phát ra tiếng  “ Ực,  Ực và  giãy đạp“ , còn nghe thấy tiếng  Anh HƯNG kêu  “ MINH ơi , anh sắp chết rồi ! “ ( Minh là tên Vợ của anh Hưng ), được mấy lần rồi thôi
.


Một vài tư liệu về  B52 rải bom tại Việt nam -  Hình ảnh B52 đang rải bom  ;

   (http://farm8.staticflickr.com/7159/6559282643_2d39b65a1c_b.jpg)[/url]
  B52 rải bom  và  bom nổ

Một bãi bom B52 rải theo tọa độ định trước chùm lên một diện tích dài khoảng 2km và chiều ngang 1km .Bãi  bom như ảnh :
(http://farm8.staticflickr.com/7005/6559288327_a3e5f8d37c_b.jpg) (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6559282643/)
   Hình ảnh Bom nổ và những hố bom  rải theo tọa độ trên mặt đất
 (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6559288327/)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: Trinhsat trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 10:14:49 am
Chào bác Luân,

Thật đúng là bị rơi vào (rìa cạnh) của tọa độ B52 là còn bị ám ảnh mãi. Tiếng nổ rền không dứt chưa ám ảnh bằng tiếng "hút" của bom rơi.

Tôi nghĩ rằng bác đã viết ra được cái ngày 30/9/1972 không quên ấy là lòng đã nhẹ vợi nhiều rồi. Mong rằng tiếng B52 chỉ thỉnh thoảng trở về trong ký ức thôi chứ không ám ảnh.

Lại nói thêm về góp ý của bác NhưThin về phim "Mùi cỏ cháy":

Thật đúng là nếu âm thanh trong phim đưa vào được tiếng rít của đạn pháo lúc lao xuống thì hiệu ứng ấy sẽ tăng lên rất nhiều cảm xúc trong phim. Chỉ nghe tiếng rít đó thôi thì người xem chắc cũng rùng mình tưởng như mình đang ở trong trận địa và cảm nhận rõ nét hơn cái ghê rợn của chiến tranh.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 10:58:33 am
Chào bác Luân,

Thật đúng là bị rơi vào (rìa cạnh) của tọa độ B52 là còn bị ám ảnh mãi. Tiếng nổ rền không dứt chưa ám ảnh bằng tiếng "hút" của bom rơi.

Lại nói thêm về góp ý của bác NhưThin về phim "Mùi cỏ cháy":

Thật đúng là nếu âm thanh trong phim đưa vào được tiếng rít của đạn pháo lúc lao xuống thì hiệu ứng ấy sẽ tăng lên rất nhiều cảm xúc trong phim. Chỉ nghe tiếng rít đó thôi thì người xem chắc cũng rùng mình tưởng như mình đang ở trong trận địa và cảm nhận rõ nét hơn cái ghê rợn của chiến tranh.

@ trinh sat,
  Nếu  mà nghe được âm thanh ( tiếng rít  hay tiếng nổ ) thì Bom mà cả pháo cũng vậy là nó đã bay ngang qua đầu mình rồi , chứ không nổ vào ngay chỗ mình đâu Bác ạ. Tôi bị dính Bom và dính trực tiếp một quả pháo vào " thuyền" chỉ thấy chớp xanh lè, tiếng " ục" rất nhẹ , rồi thấy mình ngã xuống ( có thể do bị thương hoặc do bị sức ép ) rồi sau đó thì không biết gì nữa đâu -
  Tiếng nổ và tiếng rít nghe thấy thì  dọa những người đang gần chỗ bom nổ đấy thôi ! Nó cũng gây hiệu quả tâm lý rất lớn và người còn sống rất sợ ( nhưng bom không vào chỗ đó) , còn người trong cuộc  bị bom hay pháo dội thẳng vào mà sau đó nghe được tiếng nổ hay tiếng rít thì coi như thần chết đã bỏ qua rồi, tiếp tục được ngửi Bom hay pháo lần sau  ;D ;) ( Đơn giản vì Âm thanh chậm hơn ánh sáng mà ) .



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 04:29:13 pm
KỶ NIỆM 67 NĂM THÀNH LẬP QĐND VIỆT NAM[/size]

Nhân kỷ niệm 67 năm thành lập QĐND Việt nam, các cựu chiến binh Quảng trị cùng với các đồng đội đã giao lưu gặp gỡ  để nhớ lại năm tháng chiến đấu, những  trận chiến,những đồng đội ....
Và họ đang từng ngày  lưu lại những câu chuyện, những ký ức xưa ấy trên diễn đàn QSVN.
Hình ảnh 4 CCB QUẢNG TRỊ - 4 thành viên của QSVN :  TanvinhPRC25, chienC3, thaiminhhung, TTNL

(http://farm8.staticflickr.com/7031/6563284347_cc05ba8e88_b.jpg)[/url]
    4 CCB Quảng trị - Thành viên QSVN

Cùng vui chung với các CCB  năm xưa còn có các thành viên trẻ của QSVN đến giao lưu, chia vui với các CCB chúng tôi.  Các thành viên QSVN giao luu cùng : quangcan,  HaHoi

   (http://farm8.staticflickr.com/7165/6563284351_895a00b897_z.jpg) (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6563284347/)
       Thành viên QSVN giao lưu với các CCB

 Và đây CCB - TTNL đang tác nghiệp tại buổi giao lưu ấy

    [(http://farm8.staticflickr.com/7144/6563284361_8c2a803403_z.jpg) (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6563284351/)

        Chúc các  Bác CCB sức khoe để tiếp tục có nhiều bài hay


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 25 Tháng Mười Hai, 2011, 09:47:54 pm
      CỰU SINH VIÊN  – CHIẾN SỸ QUẢNG TRỊ VỚI ĐOÀN LÀM PHIM MÙI CỎ CHÁY

Kỷ niệm 67 năm thành lập quân đội nhân dân Việt nam, Cựu sinh viên - chiến sỹ Quảng trị CLB 19C Ngọc Hà đã tổ chức buổi lễ  với sự có mặt của các cựu sinh viên các trường đại học: Xây dựng, Giao thông, Tổng hợp, Mỏ địa chất, Ngoại  thương …  Chỉ riêng những người lính cùng mặt trận năm xưa ấy ngồi với nhau đã có bao điều để nói, để kể. Đã qua 40 năm, nay hầu hết đã vào độ tuổi 60, tóc đã điểm bạc, nhiều người đã lên chức “ Ông” nhưng chất “ lính” trong họ vẫn chưa hề nhạt phai.  Tất cả cùng hòa chung vào không khí sôi động, hát vang những bài ca đi cùng năm tháng  đã làm xúc động những khách mời trong buổi lễ là đoàn làm phim MÙI CỎ CHÁY và một số thành viên trẻ QSVN chưa từng là lính. Qua cuộc Giao lưu, các bạn trẻ  hiểu thêm về  các Cựu sinh viên – chiến sỹ và thu nhận thêm thông tin bổ ích cho  họ mà  thường hiếm khi có được.
Nghe tâm sự của Cựu chiến binh Hữu Mười,  đạo diễn của bộ phim  MÙI CỎ CHÁY  khi  bộ phim đoạt giải :
“ Phải thừa nhận, bộ phim được giải cao là niềm vui rất lớn của chúng tôi, của ê kíp làm phim. Nhưng giải thưởng này là thuộc về những liệt sỹ đã ngã xuống vì cuộc chiến bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc, vinh quang này thuộc về các anh, sự tri ân của thế hệ hôm nay đối với các anh."

Đoàn làm phim tại buổi giao lưu ( từ trái sang ) : Hữu Mười, Hoàng, Thành, Thăng , Long và 1 nghệ sỹ

(http://farm8.staticflickr.com/7006/6563267577_d62f4f77ec_b.jpg)[/url]
 

Buổi giao lưu đã để lại nhiều cung bậc cảm xúc giữa các thế hệ -sự đồng cảm về công việc của đoàn làm phim với các Cựu sinh viên- chiến sỹ, truyền lại cho thế hệ trẻ  những hiểu biết về cuộc chiến khốc liệt, về những  người lính - Sinh viên năm xưa.
Giao lưu với diễn viên phim Mùi  Cỏ  Cháy  : Kiên ( vai Đại đội trưởng Phong) , Long  và  người phụ trách tiếng động phim

(http://farm8.staticflickr.com/7022/6563258769_db6defd7bb_b.jpg) (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6563267577/)
 
 (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6563258769/)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: Trinhsat trong 26 Tháng Mười Hai, 2011, 09:34:18 am
       Có thể nói bác Hữu Luân là người còn đẹp mã nhất trong số các CCB - SV thành cổ Quảng Trị. Trông bác còn phong độ và trẻ trung lắm, nhiều lúc tôi nhìn bác và đọc truyện bác viết mà thấy giật mình, tưởng hai con người khác.

      Tiếc là bác không vươn tiếp đi sâu hơn con đường nghiên cứu khoa học, chứ bác mà thêm cặp kính vào thì vầng trán của bác đích thực là giáo sư.

      Cảm ơn bác về chiếc đĩa tặng phẩm "sinh viên Quảng Trị".

      Giao lưu cùng đoàn làm phim "Mùi cỏ cháy", bác còn băn khoăn về cái thuyền cao su vượt sông Thạch Hãn của bác bị trúng pháo nữa không?

    Bac kể tiếp chuyện khác của công binh đi. Sau này không còn lo vượt sông nữa thì đơn vị bác làm gì?



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 27 Tháng Mười Hai, 2011, 02:28:32 pm
     -------------- Nhớ Về thời gian của 39 năm trước, những  tháng cuối năm 1972 -----


                                  CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG - NHƯ LỆ   


Tiểu đội chúng tôi nhận lệnh tham gia chiến đấu với bộ binh tại Tích tường , bấy giờ  khoảng trung tuần tháng 11/72.  Đang  ở Tích tường,  tôi nhận lệnh đón tiểu đội đi với liên lạc đã xuống cứ K6 .   Sau củng cố,  mình tôi đi phối thuộc chiến đấu với K6 ngay, C17 đặt cứ  ở Khe Cóc gần với trung đoàn bộ E95.                                                                                                                                               E95 đang chốt bên bờ Bắc sông Thạch hãn theo tuyến chiến đấu  từ Tích tường đến Như lệ - Đá đứng, hình thành tuyến phòng thủ cùng với các đơn vị  khác.  Từ  Nhan biều xuống hạ lưu là E18, phía thượng lưu do các đơn vị của F312 đảm nhiệm.                                                                                       Gần tối,  tôi mới gặp đựoc tốp lính của tiểu đội – chỉ có 5 người : Hiện – Uyên – Bình ( Hải hưng ) & Thiệm -Thịnh ( Thái Bình),  2 lính Sinh viên của ĐHXD là THU “già “ và HUỲNH  đi phối thuộc với đơn vị khác.  Gặp nhau có vui nhưng đi cả ngày đường cũng thấm mệt – vả lại  vào chiến đấu nên  lính cũng không thật hồ hởi.   Tôi dẫn tiểu đội về khu vực chốt đã được phân công gần với tiểu đoàn bộ với nhiệm vụ : trực chiến tại chỗ chờ  lệnh.  Cả tốp xúm vào đào bếp Hoàng cầm, lấy nước nấu cơm trước khi tối để đảm bảo an toàn – không được lộ ánh sáng  ở khu đóng quân. Ăn cơm xong tạm đi ngủ nhờ  bộ binh, lính đã mệt sáng mai mới triển khai đào hầm được .                                                                                                                                     Sáng ra, việc đầu tiên là đào hầm.   Nơi đây hầu như trống trải, chỉ có sim và mua mọc lưa thưa, cỏ  mọc từng bụi lác đác,  không  đủ che phủ  các quả đồi.   Chúng tôi chọn địa điểm đào hầm  ở lưng chừng đồi, dưới  bụi mua  mọc dầy - nhìn đối diện sang phía đồi bộ binh  đang chốt.   Địa hình nơi đây là những quả đồi thấp  nối tiếp nhau - khô cằn, phía xa  đôi chỗ có vạt rừng nhỏ. Không có bóng dáng thôn làng hay dấu tích ruộng canh tác bỏ hoang của  dân .  Đất đồi  khá rắn nhưng Khó nhất lại là tìm và lấy gỗ làm hầm giữa khu vực cằn cỗi .   Phải làm 3 chiếc hầm tạo thành tam giác để chốt giữ quả đồi này, ngoài nhiệm vụ chính của Công binh, chúng tôi cũng phải chốt  giữ khu vực cùng với bộ binh .                                                                                                                                        K4 & K5 đã tạo tuyến phòng thủ  ngay rìa sông khu vực làng Thượng phước ( Như lệ ) và Tích tường ,  K6  chốt  phía sau  làm thê đội 2  và  nhiệm vụ chính  sau này tôi mới đoán ra - phải  chống  địch đột kích  bọc lưng khu vực Tích tường – Như lệ . ( [Xem  khảo cứu )
Phải đi khá xa, rất vất vả mới tạm đủ gỗ làm hầm, những thân cây nhỏ bằng bắp tay, to  nhất chỉ bằng cổ chân  để làm khung chữ A . Rồi tự nhủ : “  Thế cũng tốt rồi – bom pháo nó tránh mình chứ mà trúng pháo thì tốt nữa vẫn cứ toi “ . Yêu cầu tối cao là phải giữ bí mật, nên hầm phải đào lúc rạng sáng hay chiều tối trở đi - ngày phải ngụy trang kỹ , không có di chuyển trên mặt đất vì OV10 quần đảo, săm xoi khu vực này khá “ ngầu”, nó theo dõi mọi di chuyển trên vùng chiến tuyến.  Đêm thì C130 bay trinh sát có thiết bị hồng ngoại dò tìm vận chuyển xe pháo, thả pháo sáng dọc khu vực đường tăng hay phiá sông. Thỉnh thoảng , lính cũng vớ được dù pháo sáng rơi trên  đồi xung quanh.
Vào chiến đấu giờ đã là tháng thứ 5, ra củng cố cũng không có  thực phẩm  bổ xung.  Lính chúng tôi chỉ có gạo với muối . Bữa cơm hàng ngày  là cơm với nước canh nấu từ lá rau LANG DẠI  cho ít mỳ chính để trôi bữa ( gọi là rau LANG DẠI  vì lá giống lá rau lang nhưng có lông và nhớt ) . Ở  vùng khô cằn này chẳng kiếm được rau gì  khác đành phải ăn tạm.
Sau mấy ngày vất vả, 3 cái hầm đã hoàn thành,  chúng tôi yên tâm trực chiến, phối thuộc với lính chốt K6 tại Tích tường – Như lệ .   ( Còn tiếp )

   Khảo cứu tình hình phòng thủ của ta lúc đó :                                                                          
Cuối tháng 10 năm 1972, các Sư đoàn 308, 304 được lệnh rút khỏi Quảng Trị. Bộ tư lệnh Mặt trận giao cho Sư đoàn 312  vào thay thế các ĐVị Sư đoàn 308, 304, phòng ngự kết hợp với tiến công, giữ bằng được tuyến Động ông Do - Chùa Nga - điểm cao 132 -Tích Tường - Như Lệ. Bằng giá nào cũng phải bám trụ được ở Nam sông Thạch Hãn.
Toàn bộ khu vực từ Tích Tường, Như Lệ đến Đối Đá, Động ông Do rộng khoảng 35 ki-lô-mét vuông do Sư đoàn 312 đảm nhiệm.  Xác định các khu vực phòng thủ quan trọng gồm: Tích Tường, Như lệ, Đá Đứng,Thạch Lệ cụm điểm cao 15-29-52. cụm điểm cao 134-165 - Khe Trại, cụm điểm cao 132-105, đồi Giang và Động Tiên. Địa hình các khu vực này đều trống trải, đồi cỏ tranh xen lẫn sim mua.                                                                                                                                         Sư đòan 312 tổ chức lực lượng chiến đấu và bố trí các cụm phòng ngự từ Tích Tường - Như Lệ đến các điểm cao 52-29-15, trong đó cụm điểm cao 52-29-15 là cụm trận địa then chốt trong thế trận phòng ngự của sư đoàn. Trung đoàn 141 chuyển từ khu vực Tân Tẹo về phòng ngự trận địa ở cụm điểm cao 105-132, đồi Giang, đồi Ba Cây. Đứng sau trung đoàn 141 là trung đoàn 165 phòng ngự trên các cụm điểm cao 165- 134. ([ trích Lịch sử sư đoàn 312 )
Đầu tháng 11 năm 1972 :
-   Địch cho lực lượng vượt qua sông Thạch hãn đột kích định chiếm bãi trước mặt làng Nhan biều, bị E18 ( 325 ) tập trung phản công đánh thiệt hại nặng phải rút.
-   Địch luồn qua sườn điểm cao 39 tiến công vào phía sau chốt T.4. Sau khi chiếm được điểm cao T.4, địch tiếp tục tiến sang điểm cao 39 do tiểu đoàn 2 ( F312) chốt giữ. Điểm cao 39 nằm trên tuyến phòng thủ phía nam sông Thạch Hãn. Trận đánh diễn ra quyết liệt đến đêm, lực lượng ta bị tổn thất nặng, địch chiếm được điểm cao 39 ( trích Lịch sử sư đoàn 312 )
-   Ngày 5 tháng 11 năm 1972, tiểu đoàn 6 (trung đoàn 165) phối hợp với một đơn vị thuộc Sư đoàn 304 tiến công Động ông Do (  Còn gọi Ông Đô )  đã  làm chủ hoàn toàn Động ông Do.
-    Địch tăng cường phản kích, quyết chiếm ở khu vực Tích Tường: Như Lệ (do tiểu đoàn 9 chốt giữ), 5 tiểu đoàn dù ngụy mở liên tiếp nhiều đợt tiến công hòng đấy ta sang bắc sông Thạch Hãn ( trích Lịch sử sư đoàn 312 )   


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 27 Tháng Mười Hai, 2011, 09:36:58 pm
ngoài nhiệm vụ chính của Công binh, chúng tôi cũng phải chốt  giữ khu vực cùng với bộ binh. K4 & K5 đã tạo tuyến phòng thủ  ngay rìa sông khu vực làng Thượng phước ( Như lệ ) và Tích tường


     Bác nguyenhuuluanc17 !  Vậy là công binh c17 chốt ở Thượng Phước cùng với K4 & K5 ở bên này sông. Còn Như Lệ và Tích Tường ở bên kia sông chứ bác. Thời điểm đó, K4 và K5 cũng chốt giữ các chốt ở bên kia sông, cả ở Tích Tường và Như lệ.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 28 Tháng Mười Hai, 2011, 04:02:34 pm
ngoài nhiệm vụ chính của Công binh, chúng tôi cũng phải chốt  giữ khu vực cùng với bộ binh. K4 & K5 đã tạo tuyến phòng thủ  ngay rìa sông khu vực làng Thượng phước ( Như lệ ) và Tích tường


     Bác nguyenhuuluanc17 !  Vậy là công binh c17 chốt ở Thượng Phước cùng với K4 & K5 ở bên này sông. Còn Như Lệ và Tích Tường ở bên kia sông chứ bác. Thời điểm đó, K4 và K5 cũng chốt giữ các chốt ở bên kia sông, cả ở Tích Tường và Như lệ.
  @ TTNL,
   Trước hết do địa danh quen dùng ta hay nói TÍCH TƯỜNG vì  đối diện bên phía Bắc không có địa danh ( thôn xóm) và  Nói Như Lệ chứ không nói là THỰỢNG PHƯỚC vì NHƯ LỆ đã quá nổi trong cuộc chiến. Còn về tình hình chiến sự  tại TÍCH TỪONG - NHƯ lệ đã diễn biến theo thời gian rất nhanh, tôi đã phải khảo cứu thêm " lịch  sử sư đoàn 312" để đối chiếu với thông tin và thực tế chiến đấu của đơn vị tôi để tìm lại diễn biến thực tại đó. Về thực tế  tham chiến của C17 với đơn vị bộ binh của E95 là :
1-Đầu tháng 10 đến  cuối tháng 11, ( sau khi củng cố), E95 đã vào " TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ" nhưng chỉ ở bờ Bắc THẠCH HÃN, chủ yếu phòng thủ và nếu có qua bên bờ Nam có thể chỉ  trinh sát và chuẩn bị. Điều này có sự kiện nêu vào thời gian sau (Tôi  sẽ kể  tiếp) , khi chúng tôi xuống lập bên vượt tại TÍCH TỪONG ( bờ Bắc) để chuẩn bị cho E95 lấn sang  bờ Nam , và  khi 312 bỏ chốt " Bãi Mít" thì chính thức  C17 đã chở 1 C của K5 trám vào chốt của 312 đã bỏ ( Người lính chốt bãi Mít tích tường), trước đó có chở trinh sát qua sông hàng đêm nhưng theo tôi là chưa chính thức vào cuộc.
2- Tương tự cũng thế với NHƯ lệ. Khi chính thức K4 tham chiến tại Như lệ , tiểu đội  tôi đã được điều từ Tích tường về Như Lệ, và để lại 1 tổ để  phục vụ cho TÍCH tường. Thời điểm E95 tham chiến cả phía bờ Nam  TT-NL vào trung tuần tháng 12/72.( Theo dõi của tôi là như vậy).
3- Về tình hinh  của E95  tại TT- NL  đến  tháng 12/72 tôi sẽ nói trong phần tiếp.
* Trước đó trong tháng 10/72 tôi đi phối thuộc K6 để hướng dẫn cài mìn dọc bờ Bắc Thạch hãn ( chưa kể - vì chỉ cá nhân tôi tham gia , không phải " chúng tôi". )
4- Tôi đối chiếu với thông tin khác để so sánh -(  Lịch sử sư đoàn 312) thì cũng trùng như vậy. Và tôi đã đưa khảo cứu để có thể so sánh - đối chiếu lại sự kiện với mốc thời gian nhứ sau;

Trích dẫn từ: nguyenhuuluanc17 trong 27 Tháng Mười Hai, 2011, 02:28:32 PM

Khảo cứu tình hình phòng thủ của ta lúc đó :                                                                           
Cuối tháng 10 năm 1972, các Sư đoàn 308, 304 được lệnh rút khỏi Quảng Trị. Bộ tư lệnh Mặt trận giao cho Sư đoàn 312  vào thay thế các ĐVị Sư đoàn 308, 304, phòng ngự kết hợp với tiến công, giữ bằng được tuyến Động ông Do - Chùa Nga - điểm cao 132 -Tích Tường - Như Lệ. Bằng giá nào cũng phải bám trụ được ở Nam sông Thạch Hãn. Sư đoàn 312  vào thay thế các ĐVị Sư đoàn 308, 304, phòng ngự kết hợp với tiến công, giữ bằng được tuyến Động ông Do - Chùa Nga - điểm cao 132 -Tích Tường - Như Lệ. Bằng giá nào cũng phải bám trụ được ở Nam sông Thạch Hãn.
( trích Lịch sử sư đoàn 312 )   

[Đầu tháng 11 năm 1972 :

-    Địch tăng cường phản kích, quyết chiếm ở khu vực Tích Tường: Như Lệ (do tiểu đoàn 9 chốt giữ  “F312  ” ), 5 tiểu đoàn dù ngụy mở liên tiếp nhiều đợt tiến công hòng đấy ta sang bắc sông Thạch Hãn.    ( trích Lịch sử sư đoàn 312 )   
* có thể có  thông tin khác. Chúng ta cùng trao đổi để xác đỉnh rõ thêm. ( Hiện chưa có  Lịch sử sư đoàn 325 nên  tra cứu cũng  còn thiếu)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 29 Tháng Mười Hai, 2011, 08:24:42 am
ngoài nhiệm vụ chính của Công binh, chúng tôi cũng phải chốt  giữ khu vực cùng với bộ binh. K4 & K5 đã tạo tuyến phòng thủ  ngay rìa sông khu vực làng Thượng phước ( Như lệ ) và Tích tường


     Bác nguyenhuuluanc17 !  Vậy là công binh c17 chốt ở Thượng Phước cùng với K4 & K5 ở bên này sông. Còn Như Lệ và Tích Tường ở bên kia sông chứ bác. Thời điểm đó, K4 và K5 cũng chốt giữ các chốt ở bên kia sông, cả ở Tích Tường và Như lệ.
  @ TTNL,
   Trước hết do địa danh quen dùng ta hay nói TÍCH TƯỜNG vì  đối diện bên phía Bắc không có địa danh ( thôn xóm) và  Nói Như Lệ chứ không nói là THỰỢNG PHƯỚC vì NHƯ LỆ đã quá nổi trong cuộc chiến. Còn về tình hình chiến sự  tại TÍCH TỪONG - NHƯ lệ đã diễn biến theo thời gian rất nhanh, tôi đã phải khảo cứu thêm " lịch  sử sư đoàn 312" để đối chiếu với thông tin và thực tế chiến đấu của đơn vị tôi để tìm lại diễn biến thực tại đó. Về thực tế  tham chiến của C17 với đơn vị bộ binh của E95 là :
1-Đầu tháng 10 đến  cuối tháng 11, ( sau khi củng cố), E95 đã vào " TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ" nhưng chỉ ở bờ Bắc THẠCH HÃN, chủ yếu phòng thủ và nếu có qua bên bờ Nam có thể chỉ  trinh sát và chuẩn bị. Điều này có sự kiện nêu vào thời gian sau (Tôi  sẽ kể  tiếp) , khi chúng tôi xuống lập bên vượt tại TÍCH TỪONG ( bờ Bắc) để chuẩn bị cho E95 lấn sang  bờ Nam , và  khi 312 bỏ chốt " Bãi Mít" thì chính thức  C17 đã chở 1 C của K5 trám vào chốt của 312 đã bỏ ( Người lính chốt bãi Mít tích tường), trước đó có chở trinh sát qua sông hàng đêm nhưng theo tôi là chưa chính thức vào cuộc.
2- Tương tự cũng thế với NHƯ lệ. Khi chính thức K4 tham chiến tại Như lệ , tiểu đội  tôi đã được điều từ Tích tường về Như Lệ, và để lại 1 tổ để  phục vụ cho TÍCH tường. Thời điểm E95 tham chiến cả phía bờ Nam  TT-NL vào trung tuần tháng 12/72.( Theo dõi của tôi là như vậy).
3- Về tình hinh  của E95  tại TT- NL  đến  tháng 12/72 tôi sẽ nói trong phần tiếp.
* Trước đó trong tháng 10/72 tôi đi phối thuộc K6 để hướng dẫn cài mìn dọc bờ Bắc Thạch hãn ( chưa kể - vì chỉ cá nhân tôi tham gia , không phải " chúng tôi". )
4- Tôi đối chiếu với thông tin khác để so sánh -(  Lịch sử sư đoàn 312) thì cũng trùng như vậy. Và tôi đã đưa khảo cứu để có thể so sánh - đối chiếu lại sự kiện với mốc thời gian nhứ sau;

Trích dẫn từ: nguyenhuuluanc17 trong 27 Tháng Mười Hai, 2011, 02:28:32 PM

Khảo cứu tình hình phòng thủ của ta lúc đó :                                                                           
Cuối tháng 10 năm 1972, các Sư đoàn 308, 304 được lệnh rút khỏi Quảng Trị. Bộ tư lệnh Mặt trận giao cho Sư đoàn 312  vào thay thế các ĐVị Sư đoàn 308, 304, phòng ngự kết hợp với tiến công, giữ bằng được tuyến Động ông Do - Chùa Nga - điểm cao 132 -Tích Tường - Như Lệ. Bằng giá nào cũng phải bám trụ được ở Nam sông Thạch Hãn. Sư đoàn 312  vào thay thế các ĐVị Sư đoàn 308, 304, phòng ngự kết hợp với tiến công, giữ bằng được tuyến Động ông Do - Chùa Nga - điểm cao 132 -Tích Tường - Như Lệ. Bằng giá nào cũng phải bám trụ được ở Nam sông Thạch Hãn.
( trích Lịch sử sư đoàn 312 )   

[Đầu tháng 11 năm 1972 :

-    Địch tăng cường phản kích, quyết chiếm ở khu vực Tích Tường: Như Lệ (do tiểu đoàn 9 chốt giữ  “F312  ” ), 5 tiểu đoàn dù ngụy mở liên tiếp nhiều đợt tiến công hòng đấy ta sang bắc sông Thạch Hãn.    ( trích Lịch sử sư đoàn 312 )   
* có thể có  thông tin khác. Chúng ta cùng trao đổi để xác đỉnh rõ thêm. ( Hiện chưa có  Lịch sử sư đoàn 325 nên  tra cứu cũng  còn thiếu)

@nguyenhuuluanc17: Có sử của 325 rồi đấy nhưng lại bị xóa, tôi lần trước tra cứu cũng phải cầu cứu anh em, nhưng bây giờ theo tinh thần của TL VMH mình xin tra cứu chắc là được. Bác đặt vấn đề với TL VMH đi.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 30 Tháng Mười Hai, 2011, 02:46:22 pm
                                          CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ

Cuộc chiến đấu thời gian cuối 72 ấy diễn ra  trên vùng đất   “TÍCH TỪƠNG _ NHƯ LỆ  “ -  Bờ Nam sông THẠCH HÃN  và nó đã luôn được lưu trong tài liệu gắn với tên TÍCH TỪƠNG _ NHƯ LỆ . Tôi cũng  dùng tên đó kể lại việc tham chiến của  đơn vị chúng tôi.
 Tôi viết lại một góc cuộc chiến đấu tại Quảng trị cuối năm 1972  tại TÍCH TƯỜNG _ NHƯ LỆ  lúc đó để  góp  một mảnh ghép trong bức tranh toàn cảnh. Chúng tôi tham gia  theo nhiệm vụ, trong chiến tuyến phòng thủ  của E95 –
Trong Vùng chiến trận, ban ngày hầu như không  di chuyển đựợc. Bộ binh  trên chốt Đánh nhau  cả ngày lẫn đêm.                                Ngày   ĐỐI PHƯONG -  Đêm TA,    liên tục trong nhiều ngày -  hàng tháng sau khi ký hiệp định Pari   27/1/73. 

Phác đồ tuyến bố phòng -  phòng thủ của ta trong thời gian 10 – 11 / 1972   tại TÍCH TƯƠNG -  NHƯ LỆ
 
(http://farm8.staticflickr.com/7031/6598177757_4447afa35a_b.jpg)
   Phác đồ phòng thủ  tại TíchTường - Như Lệ
 (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6598177757/)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 02 Tháng Giêng, 2012, 07:08:20 pm
             
           
GỬI  LỜI CHÚC  MỪNG   NĂM  MỚI  2012 TỚI  CÁC CCB QUẢNG TRỊ  VÀ  ĐẶC  BIỆT CHO     CÁC BÁC VÀO TUỔI  “ LỤC TUẦN “                     năm mới sức khỏe  nhiều niềm vui -


                         CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ ( 3)
                         
                         BẾN VƯỢT NHƯ LỆ  NGÀY NÀY 39   NĂM   TRƯỚC   


Ngày 2 tháng 1 năm 1973  tại bến vượt THƯỢNG  PHƯỚC – NHƯ LỆ , tổ thuyền bến vượt  cùng với nhóm thực hiện nhiệm vụ chiến đấu  của C17 đánh cầu NHƯ LỆ  đã bị trúng đạn pháo .
4 LIỆT SỸ đã hy sinh tại bến :  Lê Văn Huỳnh, Nguyễn Văn Thiệm _ Công binh bến vượt.  Cán bộ đại đội : CTV Nguyễn Văn Lan ,  Liên lạc đại đội  CHUYÊN.
 Còn 01 người bị thương đi viện : Nguyễn Hữu Luân.   Tổn thất  là rất nặng nề đối với  C17 –  có  số người hy sinh nhiều nhất trong một trận.
 
 Xin Trích bức thư  vĩnh biệt của LS Lê văn Huỳnh ( lưu tại bảo tàng thành cổ ) :
 
Quảng Trị 11.9.1972

Toàn gia đình kính thương!

Hôm nay con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng phòng khi “đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất” thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột.

Mẹ kính mến! Lớn lên trong tay mẹ từ khi còn trứng nước chưa đền đáp được công ơn to lớn đó của mẹ thì đứa con út của mẹ đã phải đi thăm bố rồi.

Thư này tới tay mẹ chắc mẹ buồn lắm. Công mang nặng đẻ đau giọt máu đào hơn ao nước lã. Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống trời ơi hỡi trời. Con của mẹ đã đi xa để lại cho mẹ nỗi buồn nhất trên đời. Con rất hiểu đời mẹ khổ đã nhiều nay bao hy sinh nuôi con khôn lớn, song vì đất nước có chiến tranh thì mẹ ơi hãy lau nước mắt cho đời trẻ lâu sống đến ngày đón mừng chiến thắng. Con đi mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu coi như lúc nào cũng nằm bên mẹ, mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái bay đi. Bố con đã đi xa để lại cho mẹ biết bao khó nhọc nay con đã đến ngày khôn lớn thì…Thôi nhé mẹ đừng buồn coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau.

Em yêu thương! Mọi lá thư đến với em là nguồn động viên em khi xa anh. Song lá thư này đến tay em là nỗi buồn nhất và có lẽ là nỗi buồn đầu tiên trong cuộc đời của em. Em ạ! Chúng ta sống với nhau chẳng được là bao thì chiến tranh đã cướp đi của em biết bao tình thương trìu mến. Người ta lấy chồng thỉ được chiều chuộng mọi điều, song đối với em không những chẳng được cái diễm phúc ấy mà đã sớm phải xa rời. Thật chỉ là vừa gặp nhau đã phải mãi mãi xa nhau.   ...

Thôi con đi đây chào tất cả gia đình và làng xóm quê hương.

Xin thắp nén nhang và Tưởng nhớ các LS đã hy sinh anh dũng tại bến vượt THƯỢNG  PHƯỚC – NHƯ LỆ trong ngày giỗ thứ 39 này.

Các Anh ngã xuống cho sự hồi sinh của bến vượt  Thượng phước  ngày hôm nay :

(http://farm8.staticflickr.com/7170/6618514569_67005e239d_b.jpg)
        BẾN VƯỢT THƯỢNG PHƯỚC XƯA  - ẢNH 2011
 (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6618514569/)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 02 Tháng Giêng, 2012, 07:55:36 pm
Xin gửi lời chúc mừng năm mới 2012 tới các CCB, đặc biệt tới nguyenhuuluanc17, nhân chứng sống của trận 2/1/1973 tại bến vượt THƯỢNG  PHƯỚC – NHƯ LỆ! Chúc bác sống vui, sống khỏe vì không chỉ đơn thuần là sống cho bác mà cả cho phần của 4 liệt sĩ đã hy sinh ngày hôm đó.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: Trinhsat trong 02 Tháng Giêng, 2012, 08:07:37 pm
      Bác Nguyễn Hữu Luân:

      Có lẽ ấn tượng về ngày 2/1/1973 trong bác còn sâu nặng chẳng kém gì ngày 30/9/1972 phải không bác.

     Trên HTV có mục "ngày này năm xưa" của cả dân tộc. Còn mỗi CCB chúng ta lại cũng đau đáu về "ngày này năm xưa" của riêng mình, khi mà hàng ngày bóc lịch rồi lại lẩm nhẩm để ngậm ngùi nhớ thương đồng đội và "từng ngày này năm xưa" của cả quãng đời trai trẻ.

     Thế đấy. Khi tuổi càng cao thì lại càng nhớ rõ, như mới hôm qua. Thế thì bảo làm sao mà mình quên được những phẩm chất đã rèn luyện để trở thành anh "bộ đội cụ Hồ" khi xưa.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: HaHoi trong 02 Tháng Giêng, 2012, 10:35:37 pm
@bác NguyenHuuLuan,
em đã xem " Thành cổ Quảng Trị-Trái tim bạn và tôi". Những đoạn tự quay bằng camera du lịch,  phần biên tập tự làm ... nhưng em lại cảm nhận được những điều sâu xa, nặng nghĩa tình đồng đội khi xem trọn phóng sự đó.... Cảm ơn bác.
....Thôi nhé mẹ đừng buồn coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau... Tự đáy lòng, em xin được chia sẻ với bác ngày 2.1 này .
Chúc bác năm mới sức khỏe, bình an và nhiều niềm vui trong cuộc sống.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 12 Tháng Giêng, 2012, 03:26:33 pm
                          CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  (3 )

Xong  cái hầm là chúng tôi yên tâm  chốt  lại trên quả  đồi này .  Đối với lính “ Chốt”, hầm là điểm chiến đấu nhưng cũng chính là “ Nhà “ . Quảng trị lúc ấy, trên “chốt” chiến đấu hay ở sát vùng chiến tuyến với địa hình trống trải như chúng tôi thì HẦM hiển nhiên để tránh  bom pháo,  là cứ điểm chiến đấu,  rồi không những để che dấu máy bay địch mà  ăn – ngủ - sinh hoạt  đều diễn ra trong  hầm chữ A này.                                                                                                                                   
Tình hình chiến đấu phân chia rõ theo thời gian như sau :                                                               
  - NGÀY là của ĐỊCH – ĐÊM của TA.  Đêm :  Ta Tấn công  chiếm chốt, trinh sát, Di chuyển, tiếp tế , vận tải ,…. Tất cả mọi việc - Lợi dụng bóng đêm che mắt địch mà làm.                                             
 -  Nhiệm vụ của tiểu đội là trực chiến : trực ngày và  đêm và chờ lệnh từ Tiểu đoàn BỘ -  mà cũng không thấy đề cập đến nhiệm vụ chuyên môn của Công binh là cài mìn  hay chuẩn bị cho vượt sông .                                                                                                                                               
Tiểu đội chia thành 3 tốp trực ngày, còn đêm thì mỗi người trực 2 tiếng . Nói giờ  thế thôi chứ đâu có đồng hồ mà chuẩn, chỉ áng chừng rồi gọi nhau đổi gác. Lúc không trực chiến  thì đi kiếm củi, hái rau và nấu cơm.                                                                                                 
Thời gian này, thời tiết đang chuyển mùa : ngày không còn nắng nóng, đêm  hơi se lạnh, may nhất là không mưa nên hầm khô ráo và mát mẻ. Trục chiến mấy ngày  đã làm dãn bớt  căng thẳng  của trận chiến dù vẫn còn máy bay đấy, còn bom pháo nổ  nhưng ở phía xa thôi.                                                                             
  Đêm  trực chiến, nhìn  ánh pháo sáng từ phía bờ sông hắt lại trên nền trời đen thẫm tự nhiên tôi lại nghĩ về  những đêm hè  thủa học trò ; ngắm trăng sao, tán dóc, trêu trọc nhau, đố nhau xem đứa nào tìm được sao Bắc đẩu nhanh nhất ( theo bài địa lý tìm sao Bắc đẩu  dựa vào chòm  Đại hùng tinh hoặc Tiểu hùng tinh).  Tôi ngước nhìn bầu trời  hướng đến ngôi sao Bắc đẩu. Đấy – nó đấy –  không lớn nhưng sáng và nhấp nháy. Theo Phương ấy là  về quê hương của tất cả tiểu đội tôi .  Rồi lại nghĩ vẩn vơ “ Bao giờ hết chiến tranh nhỉ ? Mình sẽ  lại về học tiếp - Ồ ! nhưng sẽ không học lại trường cũ đâu? ” Cứ ngồi trực , rồi nghĩ miên man, lung tung, chẳng có chủ đề cố định nào cho đến khi bị một con muỗi “ chích “ nảy người lên thì mới giật mình về với hiện tại. Ở đây muỗi nhiều kinh khủng dù chúng tôi ở  trên đồi khô cằn và khá xa nguồn nước, may mà còn lọ thuốc xoa chống muỗi phát khi đi B, nay mang dùng thật hiệu nghiệm. Xoa  một chút vào chân và tay là  muỗi đã lảng ra xa.
Trực chiến vài ngày, lính bắt đầu chán ( vào trận  một sống , một chết thì không sao- nhưng ngồi không vài buổi  thì không chịu nổi ). Lính đề xuât được đi tìm hiểu xung quanh . Sáng sớm , một cậu lính lên đỉnh đồi cao nhất ngắm nghía rồi báo cáo  : vượt qua đỉnh đồi cao nhất sang bên kia có một khu rừng nhỏ, có lính  đóng quân . Lính đề nghị  cho phép vượt đồi sang  tìm hiểu và hái rau rừng về cải thiện.  ( Còn tiếp )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 12 Tháng Giêng, 2012, 09:24:02 pm
Luân trắng thân mến .
Ở với nhau suốt mấy năm đại học mà mình không nghĩ là luân đã từng học đại học trước khi đi chiến trường . Có lẽ ông trông non quá . hồi ấy bọn khoa điện nể ông tôi thấy lạ . nhưng quả thật bên trong con người bọn mình là một khối khổng lồ những vui buồn . Thằng Trần Việt cũng đi cùng ông p k? rồi sau nó về bách khoa .Đọc chuyện của Luân , mình lại nhớ 30/4 / 2011 mình nhậu với cô bạn Giám đốc Bảo hiểm bắc miền trung ở bãi mít Tích tường. Hóa ra mình nhậu ngay trên xương máu bạn bè cùng trường cùng khoa mình mấy chục năm về trước . Mình cứ bần thần như người mộng du vậy .
 Luân thân mến . Hai thằng mình thằng trắng thằng đen mà lận đận chả kém gì nhau . 


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 16 Tháng Giêng, 2012, 09:42:17 pm
                    CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ   (4) 


Từ chốt chúng tôi  theo hướng Tây là  một quả đồi cao, từ đỉnh đồi nhìn xuống có một dải rừng thưa.  Gọi là rừng,  thực chất là dải cây – đám cây mọc dọc theo khe nước. Nhìn thấy trước mặt nhưng để đến đấy phải đi vòng  vèo dưới chân đồi. Thấp thoáng bóng lính và  ô tô được ngụy trang dưới lùm cây.                                                                                                                         
Được đồng ý của tôi,  lính của tiểu đội bố trí đi khảo sát từ sáng sớm. Rồi đến chiều mới  trở về tay lễ mễ ôm mấy ruột tượng gạo và rau rừng. Về hầm rồi, lính kể lại : bên đấy  lính cao xạ đóng quân , có 2 khẩu pháo 37 ly. Lính pháo trực chiến cũng buồn, thấy đám lính sang chơi nên được giải khuây,  còn nhận được đồng hương Hải Hưng – Thái Bình nên hàn huyên vui lắm. Đến trưa vẫn dở chuyện nên rủ đám lính công binh của tôi ở lại ăn  để còn chuyện tiếp. Cùng là là chiến trường Quảng trị nhưng lính pháo có  cuộc sống cũng tươm hơn lính bộ binh. Cơm có ít thịt hộp nấu canh với rau. Gạo thì thoải mái nên lính công binh tiện thể xin ít gạo,  để khỏi phải về cứ- đi xa cả ngày đường lại còn lo tránh bom pháo nữa.                                                 
Tôi quyết định phải đi thực địa một buổi. Vào một chiều muộn, tôi với một lính nữa đi tìm hiểu ; ĐÂY là đơn vị pháo cao xạ  những khẩu pháo không có công sự, để lấp trong lùm cây, được ngụy trang thêm đủ để không bị máy bay phát hiện ( khá là bất ngờ ), lính ở trong hầm chữ A . Cũng như chúng tôi, đơn vị pháo này “ bảo vệ phía sau”, chỉ tham chiến trường hợp khẩn cấp. Lính pháo cũng trực chiến ngày – đêm.   Không có gì đặc biệt nên chúng tôi vòng qua đi tiếp.  Phía sau khe lại là đồi thấp trống trải,  tôi ngoặt lên phía Bắc ra đường “ tăng”.  Đường tăng chạy ngang qua một số quả đồi,  dọc đường tăng một đoạn thấy bóng lính ẩn hiện sau lưng đồi.  Đi sâu vào tôi  thấy  đồi bị xẻ một hốc lớn,  sau vách  đất là một chiếc xe tăng  T34 được ngụy trang kỹ, các bụi cây trên sườn đồi được vít ngang xuống để ngụy trang – che cái hốc chứa  tăng này.   Nhìn sang quả đồi bên cạnh cũng thấy bóng lính, rồi thấy  cái nòng pháo hơi nhô ra Đây là khu vực của lính tăng đóng và cũng là đơn vị  “ bảo vệ phía sau”, đang trực chiến.  Đứng  phía dưới thấp nhìn lên các quả đồi,  các sườn đồi phía Nam là  “ chốt “ bộ binh,  chạy ra đến bờ Bắc sông Thạch hãn đối diện  bên sông là làng Tích tường .  Đi thực địa cũng hiểu thêm   bố phòng của ta, ở đây có đủ các đơn vị : bộ binh,  xe tăng, pháo cao xạ, các đơn vị hậu cần ... ,  vòng  trở về “ cứ “ của mình thì  trời đã tối.
     ( Còn tiếp )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: Tomqb3 trong 20 Tháng Giêng, 2012, 12:13:57 pm
Chú viết tiếp đi chứ ,anh chờ dài cổ ra rồi !


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 20 Tháng Giêng, 2012, 09:34:26 pm
Chú viết tiếp đi chứ ,anh chờ dài cổ ra rồi !

Chào Bác Tomqb3, vẫn biết là Bác có nhiều thời gian rỗi, ham đọc để giải trí  nhưng phải thông cảm cho    " Thằng Em" chưa được yên vì Tết nhất nó làm loạn cả lên.  Chiều nay mới được nghỉ - thì mới " rờ " vào viết bài được.
 Bác còn ở HP hay đã về " Cứ " rồi ?  Thông tin tình hình cho Ae biết ...


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 25 Tháng Giêng, 2012, 02:11:21 am
                                      Tết và kỷ niệm của người lính
 1.
12/2/72 – những ngày giáp Tết  Nhâm Tý. Chúng tôi vừa đi diễn tập mới trở lại Cao lôi - Việt yên,  hôm nay  đã là 28 tháng chạp. Đến chập tối, nhận được lệnh chuyển quân đột ngột. Chuẩn bị lên đường, không biết đi đâu ? Tất cả hối hả sắp quân trang, vũ khí. Bữa cơm chia tay với anh Tô chủ nhà diễn ra vội vã. Anh nhìn chúng tôi  nét mặt buồn đầy vẻ băn khoăn  “ Tết  đến rồi mà các cậu còn phải chuyển đi à ? “ –  Bọn em là lính mà , tôi chỉ nói được có vậy.
Đêm đến, lên ô tô, dồn ép, lỉnh kỉnh, chật chội. Xuất phát – Thế là xa Cao lôi rồi, bao dự định hỏng cả - tưởng được ăn cái Tết đầu tiên đời lính ở đây.   Đã  viết thư, nhà hẹn lên chơi dịp Tết này.
 Xe qua Bắc giang, hun hút đi trong đêm. Mưa bụi bay lất phất, xe chạy suốt đêm, lắc lư, tôi thiếp đi vì mệt.
 Sáng ra,  trước mặt là rừng, chúng tôi đang trên đất Lạng giang. Hành quân bộ tiếp, tới vị trí đóng quân đã chiều tối. Một vùng đồi, liên tiếp,  xa mới có nhà dân. Hối hả làm lán đóng quân trên đồi, tiểu đội tôi là đơn vị tiền trạm ở đây.
30 Tết, giữa đồi núi chập trùng tìm cách cải thiện – thực phẩm ngày Tết tiểu đội chưa được lĩnh.  Đi bắt cá ở đầm, đánh thuốc nổ được một con cá khá – thế là  có bữa tất niên tươm rồi.
Đêm 30 tết, vào nhà dân  gần rừng đón giao thừa. Ông chủ nhà chúc Tết bộ đội, mời mỗi lính một chén rượu mừng xuân. Thời khắc giao thừa sắp đến,  mình tôi xách súng vào rừng trong nỗi nhớ nhà, nhớ người thân và bạn bè . Bắn hai loạt đạn AK thay tiếng pháo, đánh dấu  thời khắc giao thừa mà thấy xốn xang. Tiếng mưa rơi rì rầm, lách tách trong đêm.  Đứng ngửa mặt nhìn trời, những hạt mưa bay rơi trên má, trên mặt. Mặt ướt nước mưa và cả nước mắt – Không phải là mình yếu đuối đấy chứ ? Năm mới đã đến, xuân đã về trên những cánh rừng và từng người lính nơi góc rừng này… Cái Tết  lính đầu tiên của chúng tôi đấy.
 
  2.
Thiệm là lính Thái Bình vừa bổ xung cho tiểu đội tôi ở Quảng trị. Cậu được đặc cách tốt nghiệp lớp 10 khi có quyết định nhập ngũ,  tuổi học trò hiện rõ trên khuôn mặt, nhanh nhẹn và lém lỉnh.
 “ Hai năm rồi,  cứ đến Tết là em  mang pháo sang  chợ Nam định bán  - Cậu nói mà đôi mắt sáng lên vui vẻ . Năm nay em định đi chợ Tết bán pháo và  mua tặng Bà em chiếc áo, thế là em không thực hiện được dự định này rồi. Đi bán pháo Tết thích lắm ! Pháo của em nổ ròn, xác pháo giấy hồng bay rất đẹp, nhiều người mua nhé.  Khi nào hết chiến tranh em lại đi chợ Nam định bán pháo Tết “. Giọng Thiệm vui hẳn lên, nét mặt rạng rỡ tuổi 18 .
      Thiệm hy sinh ngay trước cái Tết đầu tiên của lính trên bến vượt. Nhiều  giao thừa đã qua, khi nghe tiếng pháo nổ  và pháo hoa  tỏa sáng bầu trời tôi như  nhìn thấy khuôn mặt Thiệm hớn hở, cầm trong tay  bánh pháo đỏ giữa phiên chợ Tết và xác pháo hồng bay bay trước gió xuân …

  3.
Tôi được Minh - liên lạc đại đội đón về “ cứ “  và ngủ cùng hầm  trong đợt đi phối thuộc với bộ binh ở Tích tường. Minh chiều tôi,  ngủ bắt tôi phải nằm phía trong cho an toàn. Mỗi người một việc mấy đêm sau hai anh em mới tâm sự được. Biết tôi ở gần nhà, kể nhau nghe một vài câu chuyện về Hà nội Minh càng quí tôi.
“ Mẹ em yếu, mỗi em là con trai, học xong phổ thông em đi làm để phụ giúp gia đình.  Đi bộ đội lại vào chiến trường ngay, em biết mẹ lo lắm, chẳng biết sức khỏe mẹ giờ thế nào ?  Chiến đấu thế này chẳng viết thư được, giá gửi được thư về nhà báo tin thì Mẹ sẽ yên tâm hơn.  Mẹ suy nghĩ nhiều, phát ốm thì gay, có em thì  thuốc gì – đắng hay tiêm đau mấy bà cũng nghe theo. Em mà hy sinh thì không biết mẹ có chịu nổi không ? “
 Rồi chợt nghe tiếng Minh rành giọt  “ Khi nào về Hà nội, Anh phải qua chơi nhà em đấy? Kể cho mẹ em là đã gặp em ở đây, chắc Mẹ vui lắm. Anh nhớ đấy, nhớ thật đấy. Mà Tết này là không về nhà rồi ? Ai đưa Mẹ về quê ? “       ( yên lặng)  …   
Ừ, anh sẽ đến - Ờ, sao Minh lại nghĩ về Tết nhỉ ? Chiến tranh thế này biết bao giờ mình sẽ về Hà nội ?  tôi thầm nghĩ rồi ngủ thiếp lúc nào không hay.Nhận nhiệm vụ lập bến vượt,  anh em ôm  chặt nhau không muốn rời lúc chia tay… 
Tôi được chuyển ra Bắc sau khi bị thương ở bến vượt. Trong tốp chuyển thương tôi gặp lính cùng đại đội với Minh.  “ Anh hỏi Minh – liên lạc đại đội phải không ?  Hy sinh rồi  anh ạ “ – Cậu lính trẻ trả lời, giọng trầm xuống.
27/1/1973 – 11h trưa, Ở trại thương binh Thanh hóa loa phóng thanh báo tin hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh đã có hiệu lực. Tó, nạng, mũ, bát thìa, bi đông nước, ang gô …. tất cả bay lên trời trong tiếng hò reo không dứt, nhiều lính  hét và nhảy như lên đồng – hôm nay 24 tháng chạp năm Nhâm tý.
Tôi chậm chậm bước trên phố,  rẽ vào cái ngõ nhỏ hỏi thăm nhà Minh – 28 tháng chạp,  sát Tết rồi. Ngôi nhà cửa khóa, hàng xóm bảo cả nhà đi sơ tán B52  vẫn chưa trở về,  sau Tết mới gặp được.
Tôi đứng tần ngần, không biết phải làm gì? Mình viết thư báo tin à? Viết gì đây ?  Viết Minh vẫn đang ở Quảng trị hay hy sinh rồi ? Gửi  thư đi đâu ? …
Người như mất hồn,  phải  tựa vào gốc cây. Phố xá vắng vẻ, Mưa bay lất phất như bụi rắc trên phố. Tết đang gõ cửa mọi nhà.  Mọi người  đang vui đón mùa xuân đầu tiên hết chiến tranh. Làng pháo Bình Đà đang bận rộn chuẩn bị cho lễ bắn pháo Bông  dân gian chưa từng có đêm giao thừa ở Hồ Hoàn Kiếm chào đón năm mới  hòa bình.  Nhưng sẽ có những người con  mãi mãi không trở về và người thân vẫn ngóng chờ  họ về vui Tết. Họ sẽ về trong bữa cơm  tất niên, hẳn sẽ là vậy.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: Trinhsat trong 25 Tháng Giêng, 2012, 10:50:52 am
    Chia sẻ tâm tư cùng bác Luân.

    Tết về, trong cái vui mình đang hưởng thì lại hay nghĩ về số phận (vì hình như càng có tuổi thì càng hay nghĩ nhiều thì phải). Và điều hay nghĩ và nhớ nhất là vê đồng đội, về những thằng không trở về mà những tết chiến trường năm xưa đã từng cùng mình bâng khuâng khi xuân về.

     Khi ấy ai mà chả nhớ nhà, ai mà chả mong về nhà ăn tết với mẹ. Vậy mà có quá nhiều người không thể trở về.

      Lính tráng còn sống gặp nhau ngày tết thì phải vui vẻ, không phải cứ gặp nhau là ôn chuyện đồng đội hy sinh, nhưng khi còn lại một mình, nhẩn nha tự ôn chuyện cũ thì lại thấy nhớ những thằng từng gác chân chung hầm với mình năm xưa mà thương chúng nó, pjair không bác HưuLuan.

    Bác còn phong độ lắm. Nhìn mặt mà bảo là bác tuổi Rồng đã đến lúc nghỉ hưu thì chả mấy ai tin đâu. Nhưng thế là tốt bác ạ, mừng cho phong độ của bác.

    Chúc bác và gia đình một năm Rồng luôn vui khỏe, hạnh phúc.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 25 Tháng Giêng, 2012, 12:32:09 pm
@nguyenhuu luan
Vậy là bạn ra bắc 73 hả ? thế lúc ấy thằng Trần Việt (trắc địa mỏ ) nó có ra đợt ấy không? nó vào QT ở đơn vị nào hả luan ?


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 01 Tháng Hai, 2012, 12:26:44 am

                  HÃY ĐẶT TÊN  LÀ   ....  “ CÔNG  NÔNG “ NHÉ !   

Trước Tết Nhâm tý , Chúng tôi nhận lệnh đi tiền trạm . Mùng 2 Tết  toàn bộ quân số của Đại đội đã tập kết ở rừng Lạng giang.  Lính tráng cũng chẳng rõ vì sao Tết đến lại phải chuyển ra  rừng chứ  không ở trong dân – ( mãi  đến khi có lệnh đột xuất đi B  chúng tôi mới hiểu được phần nào ...  ). Tất cả đi làm lán dã chiến trong rừng Bạch đàn nhưng không được chặt cây  ở  đây.
Mỗi tiểu đội chọn một ô đất trống dưới tán cây để làm một lán chung –  nho nhỏ vì  ni lông và bạt che không đủ. Đại đội đang thời kỳ huấn luyện chưa phát tăng võng như  khi đi B chiến đấu . Lán dã chiến vừa đủ theo số lính của tiểu đội. Lính ngủ trên sàn ghép từ cây  nhỏ tránh hơi đất, ba lô – súng để ngay  trên đầu .
   Mùng 3 Tết, đại đội tổ chức đón Tết ở rừng,  trong lán dã chiến mới với bánh chưng, ăn tươi. Tết tầm tầm,  không vui như khi ở cùng với dân không phải vì thiếu  “ Men”- giò mà  vì chỉ  có lính với nhau. Trưa  mùng 4 Tết, đang tập ngoài rừng, liên lạc ra báo có người nhà lính lên thăm – Mẹ và vợ của Sỹ đã tìm đến nơi đóng quân.
Người nhà lính đến, đám lính trẻ xa nhà vui hẳn do có xúc tác. Đại đội chủ yếu là lính Hưng yên, Tết đầu tiên xa nhà mà đi vào tận rừng đóng quân nay đồng hương lên chơi, lính tráng tíu tít đến hỏi thăm tin tức,  chỉ có 2 người mà mang đến bao niềm vui kèm không khí Tết  cho từng người lính. Ôi ! lính là vậy đấy, chỉ nghe được tin về quê hương hay gia đình thì bao khó nhọc hay nỗi buồn tan biến ngay.
   Chiều đến, trước bữa cơm tối , tôi thấy đại đội tất bật, rồi trung đội – tiểu đội của Sỹ nháo nhác. Lính ghé tai nhau nói nhỏ, chưa có nhà cho khách ở,  chỗ nghỉ cho Vợ chồng Sỹ chưa lo được.  Lán dã chiến của đại đội chỉ vừa đủ, nếu là khách nam thì ngủ chật là xong, nhưng là 2 khách nữ. Cử người vào dân, nói mượn nhà cho vợ chồng lính; dân không cho mượn ( tục lệ đây như thế), trụ sở của xã thì xa … nghe chừng chưa có cách giải quyết.
Mấy lính cùng thôn phân trần về tình cảnh  với Sỹ. Cô nàng vợ Sỹ cũng phân bua : “ Khổ quá,  tại Mẹ cứ bắt Em phải đi bằng được. Lúc đến Cao lôi, nghe các Anh phải chuyển quân lên rừng, Em đã định về rồi. Mẹ bảo : lính chúng nó đi chiến đấu, không hoãn được. Lần này không đi liệu còn khi nào ?. Chúng mày cưới nhau được ít ngày thì nó đã nhập ngũ rồi, Mẹ mong … rồi Mẹ khóc … Thôi , Mẹ bảo thế nào thì Em  nghe thế” .   Vừa nói mà ngân ngấn nước mắt, Vợ lính – Rõ khổ ! 
   Bóng tối đã bắt đầu chùm lên thung lũng,  sương  mỏng bắt đầu lan phủ là là mặt đất. Chợt nghe một lính kêu lên : “ Công nông kìa ? Công  nông kìa “ – Sao, Công nông làm sao?  Chẳng làm sao cả , kéo cái rơ móc của nó về mà làm nhà .  Lính vừa kêu vừa chỉ tay ra phía con đường chạy vòng vèo quanh mấy quả đồi phía xa, một chiếc Công nông có rơ móc đang đỗ ở chân đồi.  Một cậu lính chạy lên  báo đại đội, mấy cậu nữa nháo nhào chạy về hướng quả đồi có chiếc Công nông.  Mươi phút sau, những tiếng nói, tiếng ồn ào rộ lên, chiếc rơ móc của xe Công nông được kéo về gần với khu lán dã chiến của đại đội. Rồi lính xúm lại, buộc cái càng rơ móc vào thân cây  chắc chắn, chèn bánh xe – che những tấm ni lông đẹp nhất để tạo thành cái buồng nhỏ , ngôi nhà “ hạnh phúc “ thật sự bằng cả tấm lòng và tình cảm của người lính .
Ngôi nhà vừa xong trước khi trời tối, cả đại đội thở phào, còn lính của tiểu đội Sỹ thì vui ra mặt.
Tối đến,  tiểu đội cũng nhận được quà từ gia đình Sỹ, chúng tôi ăn  kẹo lạc ròn  thơm, nhai  miếng mứt gừng cay cay thấy ấm tình người .
   Bóng tối đã bao trùm lên  các quả đồi và rừng cây. Đêm mùa đông với cái lạnh len lỏi vào giấc ngủ của những người lính. Yên lặng,  thỉnh thoảng mới  có sột soạt của gió hay  con thú ăn đêm chạm vào lá cây . Bóng người lính gác với bước chân nhẹ nhàng quanh khu lán dã chiến. 
   Sáng ra, chúng tôi trở dậy khi  sương còn  buông trắng đồi, một góc rừng-  bếp anh nuôi - ánh lửa bập bùng chuẩn bị bữa sáng.   Chiếc rơ móc Công nông chắn ở góc rừng còn lại vẫn còn đang trong giấc nồng –  cũng đang cháy lên ngọn lửa tình yêu - Hạnh phúc của người lính đơn giản vậy mà biết bao khó khăn phải qua. 
Chúng tôi gặp Vợ chồng Sỹ  trước lúc ra thao trường. Đôi má  nàng ửng hồng, mặt cúi xuống muốn dấu sự xấu hổ của người con gái. Mấy cậu lính cùng tiểu đội không buông tha, nói rõ to ‘” Em ơi, nhớ đặt tên nó là “ Công nông “ nhé !  -  Đặt tên "Công nông " làm  kỷ niệm – tên đẹp đấy “.
Ừ,  trong thời buổi chiến tranh thế này mà có được“ Công nông” là quí lắm đấy ? Có phải vậy không các bạn  ….
      


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: Tomqb3 trong 01 Tháng Hai, 2012, 08:00:27 am
Thật cảm động ! thế rồi vợ chồng Sỹ có thằng "Công nông" không Luân ?


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 01 Tháng Hai, 2012, 08:16:04 am

                  HÃY ĐẶT TÊN  LÀ   ....  “ CÔNG  NÔNG “ NHÉ !   

Trước Tết Nhâm tý , Chúng tôi nhận lệnh đi tiền trạm . Mùng 2 Tết  toàn bộ quân số của Đại đội đã tập kết ở rừng Lạng giang.  Lính tráng cũng chẳng rõ vì sao Tết đến lại phải chuyển ra  rừng chứ  không ở trong dân – ( mãi  đến khi có lệnh đột xuất đi B  chúng tôi mới hiểu được phần nào ...  ). Tất cả đi làm lán dã chiến trong rừng Bạch đàn nhưng không được chặt cây  ở  đây.
Mỗi tiểu đội chọn một ô đất trống dưới tán cây để làm một lán chung –  nho nhỏ vì  ni lông và bạt che không đủ. Đại đội đang thời kỳ huấn luyện chưa phát tăng võng như  khi đi B chiến đấu . Lán dã chiến vừa đủ theo số lính của tiểu đội. Lính ngủ trên sàn ghép từ cây  nhỏ tránh hơi đất, ba lô – súng để ngay  trên đầu .
   Mùng 3 Tết, đại đội tổ chức đón Tết ở rừng,  trong lán dã chiến mới với bánh chưng, ăn tươi. Tết tầm tầm,  không vui như khi ở cùng với dân không phải vì thiếu  “ Men”- giò mà  vì chỉ  có lính với nhau. Trưa  mùng 4 Tết, đang tập ngoài rừng, liên lạc ra báo có người nhà lính lên thăm – Mẹ và vợ của Sỹ đã tìm đến nơi đóng quân.
Người nhà lính đến, đám lính trẻ xa nhà vui hẳn do có xúc tác. Đại đội chủ yếu là lính Hưng yên, Tết đầu tiên xa nhà mà đi vào tận rừng đóng quân nay đồng hương lên chơi, lính tráng tíu tít đến hỏi thăm tin tức,  chỉ có 2 người mà mang đến bao niềm vui kèm không khí Tết  cho từng người lính. Ôi ! lính là vậy đấy, chỉ nghe được tin về quê hương hay gia đình thì bao khó nhọc hay nỗi buồn tan biến ngay.
   Chiều đến, trước bữa cơm tối , tôi thấy đại đội tất bật, rồi trung đội – tiểu đội của Sỹ nháo nhác. Lính ghé tai nhau nói nhỏ, chưa có nhà cho khách ở,  chỗ nghỉ cho Vợ chồng Sỹ chưa lo được.  Lán dã chiến của đại đội chỉ vừa đủ, nếu là khách nam thì ngủ chật là xong, nhưng là 2 khách nữ. Cử người vào dân, nói mượn nhà cho vợ chồng lính; dân không cho mượn ( tục lệ đây như thế), trụ sở của xã thì xa … nghe chừng chưa có cách giải quyết.
Mấy lính cùng thôn phân trần về tình cảnh  với Sỹ. Cô nàng vợ Sỹ cũng phân bua : “ Khổ quá,  tại Mẹ cứ bắt Em phải đi bằng được. Lúc đến Cao lôi, nghe các Anh phải chuyển quân lên rừng, Em đã định về rồi. Mẹ bảo : lính chúng nó đi chiến đấu, không hoãn được. Lần này không đi liệu còn khi nào ?. Chúng mày cưới nhau được ít ngày thì nó đã nhập ngũ rồi, Mẹ mong … rồi Mẹ khóc … Thôi , Mẹ bảo thế nào thì Em  nghe thế” .   Vừa nói mà ngân ngấn nước mắt, Vợ lính – Rõ khổ ! 
   Bóng tối đã bắt đầu chùm lên thung lũng,  sương  mỏng bắt đầu lan phủ là là mặt đất. Chợt nghe một lính kêu lên : “ Công nông kìa ? Công  nông kìa “ – Sao, Công nông làm sao?  Chẳng làm sao cả , kéo cái rơ móc của nó về mà làm nhà .  Lính vừa kêu vừa chỉ tay ra phía con đường chạy vòng vèo quanh mấy quả đồi phía xa, một chiếc Công nông có rơ móc đang đỗ ở chân đồi.  Một cậu lính chạy lên  báo đại đội, mấy cậu nữa nháo nhào chạy về hướng quả đồi có chiếc Công nông.  Mươi phút sau, những tiếng nói, tiếng ồn ào rộ lên, chiếc rơ móc của xe Công nông được kéo về gần với khu lán dã chiến của đại đội. Rồi lính xúm lại, buộc cái càng rơ móc vào thân cây  chắc chắn, chèn bánh xe – che những tấm ni lông đẹp nhất để tạo thành cái buồng nhỏ , ngôi nhà “ hạnh phúc “ thật sự bằng cả tấm lòng và tình cảm của người lính .
Ngôi nhà vừa xong trước khi trời tối, cả đại đội thở phào, còn lính của tiểu đội Sỹ thì vui ra mặt.
Tối đến,  tiểu đội cũng nhận được quà từ gia đình Sỹ, chúng tôi ăn  kẹo lạc ròn  thơm, nhai  miếng mứt gừng cay cay thấy ấm tình người .
   Bóng tối đã bao trùm lên  các quả đồi và rừng cây. Đêm mùa đông với cái lạnh len lỏi vào giấc ngủ của những người lính. Yên lặng,  thỉnh thoảng mới  có sột soạt của gió hay  con thú ăn đêm chạm vào lá cây . Bóng người lính gác với bước chân nhẹ nhàng quanh khu lán dã chiến. 
   Sáng ra, chúng tôi trở dậy khi  sương còn  buông trắng đồi, một góc rừng-  bếp anh nuôi - ánh lửa bập bùng chuẩn bị bữa sáng.   Chiếc rơ móc Công nông chắn ở góc rừng còn lại vẫn còn đang trong giấc nồng –  cũng đang cháy lên ngọn lửa tình yêu - Hạnh phúc của người lính đơn giản vậy mà biết bao khó khăn phải qua. 
Chúng tôi gặp Vợ chồng Sỹ  trước lúc ra thao trường. Đôi má  nàng ửng hồng, mặt cúi xuống muốn dấu sự xấu hổ của người con gái. Mấy cậu lính cùng tiểu đội không buông tha, nói rõ to ‘” Em ơi, nhớ đặt tên nó là “ Công nông “ nhé !  -  Đặt tên "Công nông " làm  kỷ niệm – tên đẹp đấy “.
Ừ,  trong thời buổi chiến tranh thế này mà có được“ Công nông” là quí lắm đấy ? Có phải vậy không các bạn  ….
      

@NHL: Câu chuyện của bác cảm động quá đầy tính vị tha của những người lính. Bác cho tôi đốt cháy giai đoạn 1 chút nhé: sau nay số phận cậu Sĩ ra sao và kết quả của câu chuyện của họ như thế nào.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: HaHoi trong 01 Tháng Hai, 2012, 11:00:55 am
@bác NHL: truyện nhân văn và lãng mạn quá! lại thấy thêm cả cái chất tinh nghịch của lính nữa! kể ra thì đồng đội các bác vẫn có thể dựng cho vợ chồng bác Sỹ một cái lán dã chiến với sàn gỗ, chăng bạt kín đáo, nhưng các bác lại rước đôi uyên ương lên cái công nông thật là tâm điểm của cả doanh trại  ;D! Rõ khổ cho vợ chồng bác Sỹ! giữa căn cứ mà lại phải tác chiến theo lối du kích ! Nhưng bác LXT và bác Tomqb ơi, em tin rằng  với chiến thuật "thấp thỏm, nín thở, bóp cò " này, rất dễ "đậu thành tích" . " Thành tích Công nông" này chắc cũng phải U41 rồi. :)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 01 Tháng Hai, 2012, 11:14:29 am
hay hay Luân trắng ạ .
Chỉ khổ đêm ấy thằng nào gác thôi .


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: HaHoi trong 01 Tháng Hai, 2012, 02:39:30 pm
hay hay Luân trắng ạ .
Chỉ khổ đêm ấy thằng nào gác thôi .
@bác NTL: chính tác giả là người gác. ;D


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 01 Tháng Hai, 2012, 03:57:51 pm
@bác NHL: truyện nhân văn và lãng mạn quá! lại thấy thêm cả cái chất tinh nghịch của lính nữa! kể ra thì đồng đội các bác vẫn có thể dựng cho vợ chồng bác Sỹ một cái lán dã chiến với sàn gỗ, chăng bạt kín đáo, nhưng các bác lại rước đôi uyên ương lên cái công nông thật là tâm điểm của cả doanh trại  ;D! Rõ khổ cho vợ chồng bác Sỹ! giữa căn cứ mà lại phải tác chiến theo lối du kích ! Nhưng bác LXT và bác Tomqb ơi, em tin rằng  với chiến thuật "thấp thỏm, nín thở, bóp cò " này, rất dễ "đậu thành tích" . . . :)
@Hahoi
Sau này mọi người vẫn kể lại chuyện này để trêu Sỹ - Nhưng tất cả đều vui vì " Công nông " là lời giải tối ưu đấy  ;D.   Hahoi thử nghĩ hết xem
- Đại đội đi tập về là 5h chiều rồi,  được nghe báo cáo là dân không cho mượn nhà ( cứ tưởng là bộ đội mượn nhà dân dễ như bỡn ;) ;) - Mọi ngày  " Vưỡn thế " mà !) . Làm lều thì không được chặt cây tại chỗ, phải đi xa 3,4 km; mà lấy đâu đủ ni lông bạt che bây giờ ?? Lính còn chả đủ để làm cái lều dã chiến cho đàng hoàng,  nay phải làm thêm lều mới lấy đâu vật liệu  với chiều muộn và đồi núi hoang vu này. Cán bộ Đại đội lúc đấy cuống rồi, chủ quan nên  " bí"  thật .(  Đã làm công tác tư tưởng để vợ chồng Sỹ không ngủ chung đấy  )
Còn có giải pháp là gửi cả tiểu đội lính vào nhà dân ở nhường 1 lán cho " Vợ chồng Sỹ " thì Các Bác " Đại đội " không dám - Lộ hết bí mật quân sự. Trung đoàn phải vào rừng ở, ngay ngày Tết để dấu quân - Bác nào dám cho " lính" ra ngoài - Lột " lon" như chơi ....
Mà cái Rơ móc công nông có cả mái  hẳn hoi đấy ( chưa kể ) - Lấy hai cái vỏ chăn " hoa" của nhà mang theo, che hai đầu là được cái nhà "hạnh phúc " - Đẹp đáo để đấy- Chỉ hơi ngắn thì  nằm theo đường chéo vậy ? Lính  Sỹ có phương án ngay mà .... nên   “ Vợ chồng bác Sỹ “  KHÔNG KHỔ ĐÂU
 (  Chuyện kể nên không thể tả tỷ mỷ , dông dài được . Hahoi cứ ngẫm câu từ trong chuyện sẽ thấy )

 
hay hay Luân trắng ạ .
Chỉ khổ đêm ấy thằng nào gác thôi .
@bác NTL: chính tác giả là người gác. ;D

Có câu muôn thủa về Ăn – làm của lính  : “ Đường sữa chia từ trên xuống, cuốc xẻng phân từ dưới lên “  Nên Hahoi lại nhầm lần nữa rồi .  Việc gác đêm quan trọng ấy xếp theo thứ tự phải là : CB đại đội – CB trung đội rồi cuối cùng là tiểu đội trưởng chứ cái ngữ lính “ quèn – binh nhất “ như tôi đây thì chưa được vào danh sách.
Phai cho Hahoi qua khóa huấn luyện ngắn của lính sẽ đoán chuẩn hơn ? ….
Nhưng điều quan trọng nhất giờ mới tiết lộ với các bạn :  “ Công nông “ quả là hay, ấn tượng nên tháng sau “ Nàng “  đến  “ hẹn” lại lên –  Lính huấn luyện nên lần này dũng cảm lắm, đi một mình thôi và đúng là   ra “ Công nông “  thật   ….



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 01 Tháng Hai, 2012, 05:33:15 pm
Cho hỏi bác Công Binh bến vượt Tích Tường là thu xếp cho bà mẹ của lính Sỹ ngủ ở đâu và hôm sau hai mẹ con xuôi luôn à ?

Trường hợp tương tự của đơn vị tôi khi huấn luyện tân binh ở Việt Yên có thuận lợi hơn, không “tra tấn” lính như trường hợp của vợ chồng Sỹ. Ở tiểu đội tôi có anh D. là lính đã tốt nghiệp năm đó hơn bọn tôi mấy tuổi, mới cưới vợ, đôi lần cuối tuần anh D.cũng “tút” về Hà nội với vợ thế mà có lần chị ấy vẫn mò lên đơn vị thăm chồng. May mà ở xóm B tôi ở có cái nhà trẻ nằm ria đồi bạch đàn bên kia chỉ cách xóm mấy trăm mét. B trưởng giao cho A trưởng tôi thu xếp cho vợ chồng anh D ra ngủ ngoài nhà trẻ ấy. Buổi tối, tôi và ông Chiến Trường ( F304) được gọi sang nhà A trưởng nhận công tác. Hai thằng tưởng gì, hóa ra A trưởng bảo “ Theo ý kiến của C bộ và B trưởng, A ta thực hiện thu xếp chỗ ngủ cho vợ chồng anh D. tại nhà trẻ xóm ở đồi bạch đàn bên kia. Bên đó chẳng có giường chiếu gì, tôi giao nhiệm vụ cho hai anh trẻ khỏe, nhanh nhẹn trong tiểu đội, lại cùng trường với vợ chồng anh ấy, đi mượn mấy tấm ván rồi vác ra ngoài ấy, xong về báo cáo”. Hai thằng nhìn nhau, mỉm cười rồi đi thực hiện ngay.
Nhà trẻ nằm đơn độc ở ria đồi lác đác bạch đàn thấp, không có nhà dân, nối với xóm bên này là con đường nhỏ, xung quanh là ruộng. Mới chập tối mà chẳng thấy một bóng người qua lại, chỉ có bóng đèn pin loang loáng, chấp chới của hai thằng lính chúng tôi vác ván gỗ trong gió lạnh mùa đông. Không biết đêm ấy vợ chồng anh D. có lúc nào rỗi rãi để sợ ma không nhỉ.

Lẽ ra thằng con anh chị nên đặt tên là Đồi hoặc Đàn hay gì đó, đại loại na ná kiểu Công Nông của bác Công Binh ( ấy chết không phải của mà là chuyện của bác Công Binh), mà tôi thấy nó lại tên là Hải.



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 01 Tháng Hai, 2012, 08:06:33 pm
Đoạn kết chuyện của HUULUAN là thế này :

....  " Sáng hôm sau lúc cả tiểu đội ra thao trường . Gặp vợ chồng Sỹ . vợ Sỹ e thẹn tỏ vẻ biết ơn . Cả tiểu đội hào hứng , đăt tên là Công Nông nhé . Cả lũ cười cười rinh rích , quay lại đằng sau thấy Hữu Luân ngật ngưỡng vừa đi vừa ngủ gật . Mấy thằng bảo nhau : Hôm qua thằng Luân nó gác cả ca của tao mày ạ ."


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: HaHoi trong 01 Tháng Hai, 2012, 11:48:38 pm
. Cán bộ Đại đội lúc đấy cuống rồi, chủ quan nên  " bí"  thật .(  Đã làm công tác tư tưởng để vợ chồng Sỹ không ngủ chung đấy  )

Ối trời ! cán bộ cầm quân chứ sao nỡ cầm cả quần thế ạ, chết người !  ;D

Hi hi... bác Luân đen làm cái kết phóng sự chuẩn quá  . Bác NHL làm ơn kể  cho mọi người câu chuyện tiếp theo : " phiên gác lán dã chiến đêm mùng 2 Tết " của bác đi ạ. ;D


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 12 Tháng Hai, 2012, 05:40:10 pm
            CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ   (5)    


 Tiểu đội đã “ chốt “ ở đây gần 10 ngày, tình hình chiến sự của D6 bộ binh và các đơn vị quanh khu vực này chưa có diễn biến mới. Từ lúc vào Quảng trị, giờ chúng tôi mới có được thời gian thư giãn mặc dù đang trực chiến trong vùng chiến sự. Trạng thái tinh thần đều ổn định, tất cả lính đã tham chiến từ chiến dịch Thành cổ Quảng trị, ít nhiều đã được tôi luyện và có kinh nghiệm tránh bom pháo, với kỹ năng thuần thục khi di chuyển tránh máy bay trinh sát. Tất cả đều nhớ nhà nhất là khi có lúc rỗi rãi như thế này là dãi bày tâm sự. 3 Lính Hưng yên lành, chân thật và hay bộc bạch  chỉ mong chiến tranh kết thúc là ra quân – còn về làm gì thì không cần biết. 2 lính Thái Bình thì ít nói hơn cũng ít khi tâm sự, hết trực chiến hay đi phục vụ nấu ăn xong là quay ra ngủ- lúc nào cũng như thiếu ngủ vậy. Ăn uống có thiếu thốn nhưng không thấy cậu nào kêu ca. Ờ mà đang đánh nhau được như thế này là tốt lắm rồi : đủ gạo  nấu cơm ngày hai bữa, chưa phải đánh nhau. Đêm mà trực lại được ngủ bù ban ngày – lúc huấn luyện cũng còn chẳng được vậy.
Giữa một ngày mưa, tôi nhận được lệnh, yêu cầu tôi phải về Cứ đại đội. Xuất phát từ sáng sớm, Giữa  trời mưa, một mình tôi đi về cứ.  Trời mưa tầm tã cả ngày, có chút vất vả xong bù lại thằng OV10 cũng không trinh sát được nên cứ dong thẳng theo đường “ tăng” mà đi, không phải né tránh vào rừng, gần chiều thì đến Cứ. Đại đội gọi tôi về để báo cáo tình hình, quán triệt các nhiệm vụ  của A tôi ( Tình hình sắp có thay đổi – tôi nghĩ ) và kết hợp hoàn thiện thủ tục để kết nạp Đảng của tôi. 
Sáng sớm tôi đã quay về tiểu đội. Mưa  vẫn nặng hạt với mùa mưa Quảng trị. Những quả đồi trơ trụi đã dồn nước xuống khe hẹp.  nước chảy xiết phăng phăng cuốn trôi mọi vật trên dòng suối. Tôi cố gắng đi thật nhanh để về  “chốt” cho sớm tránh B52 “ đánh” lúc gần tối. Lội qua con suối mọi khi cạn nhưng giờ nước đã ngang bụng, chợt nhìn thấy những giải trắng cuộn vào cành cây.  Trời! những khúc ruột của những người lính bị nước cuốn, vướng lại – hôm qua ở đây đã bị “ dính” B52. Đơn vị ấy giờ đang ở đâu ? Đảo nhìn xung quanh, không có dấu tích lính, đơn vị  này  bị bom đang trên đường hành quân rồi ?
Một mình mải miết đi, những  cây được bẻ để đánh dấu đường của trinh sát giờ cũng bị nước cuốn rồi. Đành phải định hướng , cắt đồi mà đi. Rồi chập tối cũng nhìn thấy quả đồi cằn cỗi mà A tôi đóng quân – Về đến “ nhà “ rồi.   ( Còn tiếp ) 

  Khảo cứu tình hình phòng thủ của E95 / 325 :
Ngay từ những ngày đầu phòng thủ Quảng trị, vị trí chiến lược của  khu vực TÍCH TƯỜNG _ NHƯ LỆ - ĐÁ ĐÚNG đến ĐỘNG ÔNG ĐÔ  đã  được xác định sẽ là bàn đạp tiến công Địch khi có thời cơ và giữ vững tuyến đường vận chuyển phía Tây .
   Tìm hiểu thêm về  tuyến phòng thủ trên mặt trận Quảng trị của ta lúc đó để thấy được vị trí chiến lược của TÍCH TƯỜNG_ NHƯ LỆ _ ĐÁ ĐỨNG.   Về tác chiến, Bộ tư lệnh Mặt trận (B5) chia Quảng Trị làm bốn khu vực : khu  vực phía đông ; khu vực phía tây; khu vực thị xã ( giữa ) và vùng sau lưng địch; khu vực hậu phương trực tiếp của chiến dịch.
Bộ tư lệnh Mặt trận xác định nhiệm vụ cụ thể của từng khu vực (  trích theo điện số 276/Đ - Quân ủy Trung ương 22/ 9/72)

- Cánh Tây : Phải giữ kỳ được những địa hình có lợi như Tích Tường, Như Lệ, Đá Đứng, Trường Phước, động Ông Đô, động Chiên Giòng để làm bàn đạp tiếp tục tiến công và giữ vững đường vận chuyển, tiếp tục tiến công địch với quy mô và phương thức thích hợp. Thường xuyên uy hiếp cạnh sườn địch không cho chúng rảnh tay tiến công ra Ái Tử, chuẩn bị sẵn sàng để khi có thời cơ thì chuyển mạnh sang tiến công lớn tiêu diệt địch.
- Cánh Đông : giữ vững và cố gắng cải thiện tuyến chiếm lĩnh hiện nay, làm chủ đường Triệu Phong - Cửa Việt, kiên quyết không cho địch chiếm Cửa Việt hoặc tạt sườn vào đông khu phòng thủ Ái Tử, tiếp tục luồn sâu vào sau lưng địch hỗ trợ cho lực lượng vũ trang địa phương hoạt động.
-   Khu vực giữa : tổ chức phòng thủ vững chắc khu Ái Tử, Đông Hà, kiên quyết tiêu diệt địch ngay khi chúng bắt đầu tiến công, kiên quyết phản kích khi chúng đứng chân chưa vững. Thường xuyên chế áp thị xã, chi viện chiến đấu cho cánh đông, cánh tây.... Tăng cường hỏa lực phòng không cho Ái Tử, chỗ địch có thể đổ bộ trực thăng. . .

Tinh hinh phòng thủ của F325 trong thời gian từ T10 - 11/72 :
1- E 101 T10/72 phòng thủ từ  An Tiêm, Chợ Sãi, Nại Cửu.  Cuối T10/1972 e101 bàn giao cho e27/ B5 rút ra bắc Cửa Việt (Gio Linh) để củng cố trong thời gian ngắn, đến  cuối T11/1972 lại vượt sông Thạch hãn sang bờ nam chốt tại Long Quang, Thanh Hội  tới cảng Cửa Việt.
2- E 18  T10 -11 phòng thủ từ Ái tử đến Xuân An, Giang Hến , Nhan biều đến An đôn.
3- E 95  T10 - 11 phòng thủ từ An đôn đến Tích tường - Như lệ đến Đá đứng. Thời gian đầu  T10 -11 chủ yếu chốt bên bờ Bắc sông Thạch hãn tuyến Phòng thủ này.
 K5/95 chốt khu vực TÍCH TƯỜNG, K4/E95 chốt khu vực NHƯ LỆ, K6 là thê đội 2- phòng thủ và bảo vệ  phía Tây và bọc lưng.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: Trinhsat trong 12 Tháng Hai, 2012, 06:03:28 pm
      Quảng Trị quá vất vả, bác HuuLuan nhỉ.

      Tôi cứ hay tò mò xem công binh làm gì ngoài chuyện làm đường, hầm hào, rà phá mìn và đưa bộ đội qua sông. Vậy là đơn vị bác dù công binh mà cũng phải nằm chốt à?.

    Lính Công binh trung đoàn tôi xem ra nhẹ nhàng quá. Lính các C trên trung đoàn như Vận tải, công binh coi như chắc gáo. Hỏa lực càng to càng chắc gáo. Công binh E tôi không có nằm chốt bao giờ. Họ chỉ vất vả làm hầm hố cho các thủ trưởng E lúc chuyển hậu cứ, làm đường qua suối (Chặt gỗ làm cầu) hoặc tham gia phá mìn và hỗ trở mở cửa ở các trận đánh lớn thôi. Đánh nhỏ thì bộ binh tự làm vì đượcc tập huấn công binh rồi.

      Còn thời gian mùa mưa bộ binh nằm chốt thì C công binh coi như nhàn nhã, chả phải thò đầu đến các D bộ binh bao giờ.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: HaHoi trong 12 Tháng Hai, 2012, 09:49:52 pm
Bác Trinhsat ơi, lực lượng công binh của ta cũng nhiều nhiệm vụ nhỉ. Anh hùng Trịnh Tố Tâm thuộc binh chủng công binh nhưng không làm đường, làm hầm, rà phá mìn v.v... mà lại chuyên dùng kiến thức công binh để phá đường , phá cầu, đặt mìn đánh Mỹ. Anh hùng Trịnh Tố Tâm sau làm thứ trưởng bộ Lao động Thương binh XH. Cũng mất gần chục năm rồi.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 14 Tháng Hai, 2012, 02:11:57 pm
   
      Tôi cứ hay tò mò xem công binh làm gì ngoài chuyện làm đường, hầm hào, rà phá mìn và đưa bộ đội qua sông. Vậy là đơn vị bác dù công binh mà cũng phải nằm chốt à?.

    Lính Công binh trung đoàn tôi xem ra nhẹ nhàng quá. Lính các C trên trung đoàn như Vận tải, công binh coi như chắc gáo. Hỏa lực càng to càng chắc gáo. Công binh E tôi không có nằm chốt bao giờ. Họ chỉ vất vả làm hầm hố cho các thủ trưởng E lúc chuyển hậu cứ, làm đường qua suối (Chặt gỗ làm cầu) hoặc tham gia phá mìn và hỗ trở mở cửa ở các trận đánh lớn thôi. Đánh nhỏ thì bộ binh tự làm vì đượcc tập huấn công binh rồi.
      Còn thời gian mùa mưa bộ binh nằm chốt thì C công binh coi như nhàn nhã, chả phải thò đầu đến các D bộ binh bao giờ.

Bác Trinhsat ơi, lực lượng công binh của ta cũng nhiều nhiệm vụ nhỉ. Anh hùng Trịnh Tố Tâm thuộc binh chủng công binh nhưng không làm đường, làm hầm, rà phá mìn v.v... mà lại chuyên dùng kiến thức công binh để phá đường , phá cầu, đặt mìn đánh Mỹ....

@trinh sat & Hahoi,


Ngay từ những ngày đầu phòng thủ Quảng trị, vị trí của  khu vực TÍCH TƯỜNG _ NHƯ LỆ - ĐÁ ĐỨNG đến ĐỘNG ÔNG ĐÔ  đã  được xác định sẽ là địa bàn  chiến lược nên phải ‘ Chiến” bằng mọi giá..
- E 95,  T10 - 11 phòng thủ từ An đôn đến Tích tường - Như lệ đến Đá đứng. Thời gian đầu  T10 -11 chủ yếu chốt bên bờ Bắc sông Thạch hãn tuyến Phòng thủ này. Phân công khu vực phòng thủ và chiến đấu như sau:
K5 chốt giữ khu vực từ An đôn đến Tích tường.  K4 chốt Như lệ  đến Đá đứng. K6 cùng BCH tiểu đoàn cùng các đơn vị phối thuộc là thê đội 2, trực chiến và bảo vệ bọc lưng toàn tuyến từ An đôn – Tích tường – Như lệ đến Đá đứng –.
Quân số của E95 khi vào tuyến phòng thủ mặc dù đã được ra củng cố và bổ xung quân nhưng  quân số thực tế  của các đơn vị bộ binh  đều thiếu,  Tiểu đoàn chỉ bằng 2/3 bình thường –  khoảng 300 lính  kể cả bộ phận trực thuộc. K6 đảm nhiệm trực bọc lưng toàn tuyến  từ An đôn – đến  Đá đứng Rất nhiều điểm cao và đồi nên  K6 không thể “ chốt” hết đuợc, các đơn vị đi phối thuộc được giao   thêm nhiệm vụ “ Chốt ”  bổ xung cho sự thiếu hụt  này và “ chiến” khi cần thiết. Và nhóm phối thuộc “ Công binh C17” chúng tôi cũng “ Chốt ” như mọi lính khác của K6.   Sau này xuống  BẾN VỰỢT tại TÍCH TƯỜNG_ NHƯ LỆ thì chỉ mỗi " vượt sông " thôi , có một việc nhưng làm không " Xuể " đâu .
Sơ đồ phòng thủ toàn tuyến của E95 tại Tích tường – Như lệ - Đá đứng trong  thời gian T10-11/72 như bản đồ. Các điểm đánh dấu đỏ là các địa danh thôn – làng đã nói đến  trong tuyến phòng thủ của các đơn vị của F325 gồm : E 95, E 18 & E 101. Dọc theo sông THẠCH HÃN  Từ Đá đừng – NHư lệ - Tích tường- Nhan biều – Ái tử- An tiêm – Chọ Sãi đến – Long quang , Thanh hội và Cửa Việt.

            (http://farm8.staticflickr.com/7050/6874219805_348900b45c_b.jpg)[/url]
                                    TUYẾN PHÒNG THỦ  CỦA E95 TẠI QUẢNG TRỊ CUỐI 72
 (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6874219805/)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: Đậu Thanh Sơn trong 17 Tháng Hai, 2012, 10:08:33 am
Chào bác nguyenhuuluanc17, bác lexuantuong1972 và các bác từng ở chiến trường QT
Xin mời bác và những anh em đã một thời máu lửa trên chiến trường Quảng Trị tham gia chương trình VỀ CHIẾN TRƯỜNG XƯA TRI ÂN ĐỒNG ĐỘI.
Thanh Sơn gửi đường linh để đến chương trình và địa chỉ để các bác liên hệ.
http://www.hanoingaynay.vn/chuong-tri%CC%80nh-ve%CC%80-chie%CC%81n-truo%CC%80ng-xua-tri-an-do%CC%80ng-do%CC%A3i-nhan-ky%CC%89-nie%CC%A3m-40-nam-chie%CC%81n-di%CC%A3ch-mu%CC%80a-he%CC%80-va%CC%80-chie%CC%81n-di%CC%A3ch-pho/

và đây là địa chỉ của kế toán chương trình:
Nguyễn Minh Điệp
Kế Toán Trưởng
Chương trình " Về chiến trường xưa, Tri ân đồng đội "
Kỷ niệm 40 năm chiến dịch Mùa Hè và chiến dịch phòng ngự Quảng Trị 1972 ( 1972 - 2012 )
Trụ sở :     515 / 4 Hoàng Hoa Thám - Quận Ba Đình - TP Hà Nội
                194 Hoàng Văn Thái - P Khương Mai - Quận Thanh Xuân - HN                                                                           


Công ty Cổ Phần Đầu Tư Liên Kết Toàn Cầu
P 302 - Tòa Nhà DMC - 535 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội
Website :    www.vangquocte.com.vn   - www.gci.vn
Mobile    :   0975556689
Email      :   Nguyendiephn@gmail.com
                 Nguyendiep_hn@yahoo.com


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: HaHoi trong 17 Tháng Hai, 2012, 01:31:21 pm
Bác Sơn ơi, họ viết sai tên bác Lê Xuân Tường nhà ta ở mục số 59 rồi . Nếu bác Sơn ở ban tổ chức, bác báo lại hộ . Cảm ơn bác.
Nếu em hấp hơ, sai bét, cho em xin lỗi các bác bởi mình vô duyên.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 28 Tháng Hai, 2012, 02:16:02 pm
       CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  (6)    


Cho đến  những ngày  cuối tháng 11/72 , Lính phối thuộc chúng tôi tiếp tục nằm vùng tại chốt  của K6. Tình hình chiến sự,  phối thuộc hoạt động chung  không có  biến động. Nhiệm vụ cụ thể của A tôi vẫn chốt giữ  những quả đồi cùng với bộ binh K6/ E95.
Nhưng trên toàn tuyến phòng thủ dọc theo sông Thạch hãn từ Đá đứng xuống Cửa Việt  rất  ác liệt .  Chiến sự trong tháng 11/72 đã diễn ra  trên toàn tuyến.   Địch  tổ chức tấn công ra hướng Đông, hướng Tây , Khu vực giữa 
Khu vực giữa  :  địch  mở cuộc hành quân "Sóng thần 9"  tấn công với ý định đánh chiếm Nhan biều – Ái tử. Đêm  1/11, Lữ đoàn thủy quân lục chiến 369 có xe bọc thép yểm trợ  vượt sông Thạch Hãn đánh sang Nham Biều, Ái Tử,  bị các đơn vị của Trung đoàn 18 chặn đánh và tiêu diệt .
Hướng Đông  :  Ngày 11/ 11,  sư đoàn thủy quân lục chiến triển khai cuộc hành quân "Sóng thần 36" đánh chiếm các bàn đạp phía Đông. 17 /11 địch chia hai mũi tiến công vào Long Quang, Thanh Hội để mở đường ra Cửa Việt với hỗ trợ của  xe tăng, xe thiết giáp đã  nhiều lần đánh chiếm chốt  của ta nhưng không vượt qua được tuyến phòng ngự .
Hướng Tây :  Địch tăng cường phản kích, 5 tiểu đoàn dù ngụy mở liên tiếp nhiều đợt tiến công quyết chiếm ở khu vực Tích Tường- Như Lệ  hòng đấy ta sang bắc sông Thạch Hãn.                                                                                                                                        Đầu tháng 11/ 1972, Tiểu đoàn 9 - Lữ đoàn 2 dù được tăng cường lực lượng,  triển khai  ở La Vang Thượng, dọc đường đi Gia Long và Nam làng Thạch Hãn để đánh chiếm Tích Tường, điểm cao 25. Ngày 9 / 11,  lữ đoàn 2 dù tấn công động Ông Do ( Ông Đô ). Cuộc chiến đấu ở đây diễn ra rất ác liệt, ta và địch giành đi giật lại từng mỏm đồi.                                                     
Tiếp đến  20 /11,  địch dùng pháo có cả đạn chất độc hoá học bắn vào trận địa  làng Tích Tường 1,  hòng chiếm cụm chốt phòng ngự ở Tích Tường - điểm cao 25.
Đêm 27 và ngày 28 /11,  địch tấn công cụm phòng ngự  ở khu vực đồi Cháy thuộc xã Hải Lệ.  (  tham khảo tài liệu)
 
           Bản đồ  điểm chiến sự và tuyến  phòng thủ của E95  trong thời gian T10-11/72

        (http://farm8.staticflickr.com/7050/6874219805_348900b45c_b.jpg)[/url]
              Tuyen phong thu 95 cuoi 72

Tại khu vực chốt của chúng tôi chỉ duy nhất  có một cuộc “ chiến “ trong thời gian này: 
Trận đấu của khẩu đội pháo cao xạ với máy bay.  Một chiều cuối tháng 11,  nắng đã tắt  nhưng trời chưa tối,  những dãy núi  phía Tây đã mờ dần. Chúng tôi ngồi trên mặt đất trước của hầm nói chuyện , những phút thư giãn cuối ngày. Vào giờ này  đã không còn pháo bắn,  máy bay phản lực  cũng không thấy,   chỉ còn  một chiếc OV10  đang lượn qua lại khu vực chúng tôi chốt.  Đột nhiên nghe thấy tiếng cao xạ nổ  ở dưới khe, phía bên kia quả đồi.   Ngó sang nhìn thấy hai khẩu 37 đang bắn  chiếc trinh sát  OV10. Đạn nổ hoa cải xung quanh chiếc máy bay nhưng còn xa, nhìn rõ ánh chớp lóe trên bầu trời.   Tôi thấy trên pháo chỉ có 3 người,  còn 3 lính  khác đứng xung quanh  pháo, mỗi người cầm một ngọn cây quạt lia  để tản khói. Cứ mỗi loạt đạn pháo,  khói bốc lên là lính ta phải quạt mạnh nhưng vẫn tạo ra một cột khói phía trên ngọn cây.   Chiếc máy bay quay lại một vòng nữa, không biết nó có phát hiện ra vị trí pháo bắn không ?  được vài loạt nổ gần  máy bay,  hình như nó cũng phát hiện ra nên bay zíc zắc để tránh đạn ,  rồi “ Nó”  bốc lên cao lướt qua khu vực  chúng tôi đang “ chốt “ bay thẳng về phía Nam.  Có lẽ đã gần tối,  có sương bao phủ  nên  chiếc trinh sát không phát hiện ra hay là đã đến giờ nghỉ ăn tối nên nó cũng bỏ qua.
Bẵng đi vài hôm, như thường lệ  là chuẩn bị bữa trưa, chợt nghe tiếng quần đảo và tiếng rú của OV10 khác thường. Vài phút sau, tôi nghe tiếng súng cao xạ nổ cấp tập
Nhoi lên cửa hầm, tôi nhìn sang  khu vực  pháo đóng quân . Cả hai khẩu pháo đang nhả đạn liên tục ngắm bắn chiếc OV10. Cả hai chiếc OV10  nhao lên xuống liên tục, vừa bắn pháo khói và bắn đạn đại liên .
Chúng tôi buộc phải di chuyển sang kia đồi -  phía hầm bộ binh, tránh xa với khu vực đang giao chiến nhưng vẫn theo dõi trận đánh của pháo phòng không.
Hai chiếc OV10 tiếp tục quần đảo bắn pháo khói và đạn vào trận địa pháo . Ít phút sau, tốp phản lực đã nhau đến thay nhau dội bom. Khói và lửa bùng lên khắp khu vực  trú quân của pháo , không nhìn thấy cây nữa. Tôi nhìn thấy lính pháo vừa bò, vừa chạy ra khỏi khu vực trận địa..    Trận ném bom kéo dài  đến tận chiều. Khi  bom  ngừng ném , nhìn sang thấy khu vực cây cối cháy đen, xác xơ, dải rừng xanh hôm nào  biến mất,  hai khẩu pháo  bị bom hất đổ nghiêng.  Ngay tối hôm đó, khẩu đội pháo phải chuyển đi  . Lính pháo  tập trung kéo pháo ra khỏi trận địa  và  đi ngay trong đêm.
Ngày hôm sau, có lệnh phải ngụy trang kỹ và hạn chế di chuyển trong khu vực. Tốp trinh sát OV10 quần và  săm soi  kỹ mấy quả đồi khu vực “ chốt ” .  Mất mấy ngày ,  Khu vực  mới yên tĩnh trở lại .
Có chút rảnh , tôi muốn viết nhật ký nhưng đành chịu vì chiếc bút Cửu long mang từ ngày đi B giờ  đã khô cạn. Thôi đành ghi bằng trí nhớ của mình vậy.
Đã bước sang những ngày đầu của tháng 12/72 – Vào một buổi  chiều,  tôi nhận được yêu cầu  lên hầm C trưởng bộ binh để nhận lệnh trực tiếp từ đơn vị. Đại trưởng C17 gọi qua điện thoại lệnh cho tôi đưa toàn tiểu đội về Cứ nhận nhiệm vụ mới ( không nói là nhiệm vụ gì - Về cứ sẽ biết ) . Cứ của C17 ở khe Cóc,  từ Tích tường về Cứ  phải hành  quân hết đêm mới tới. Linh tính mách bảo, chúng tôi sẽ phải nhận nhiệm vụ quanh đây nên Tôi phân vân.  Không biết hỏi ai,  thấy chiến sỹ  liên lạc đại đội cùng ngồi trong hầm lúc trước- tôi ngoắc tay kéo ra ngoài và hỏi " Em nghe thấy điện thoại trao đổi,  anh nhận nhiệm vụ ở đâu ?”
- Cậu liên lạc nói nhỏ " Bọn anh xuống lập bến vượt Tích tường "
Nghe xong tôi " choáng " luôn .  A tôi đang ở Tích tường  mà phải đi về CỨ rồi  lại hành quân ngược trở lại TT. Tôi lẳng lặng  đi về tiểu đội. Vừa đi vừa nghĩ : Làm thế nào đây ? , rồi phải đảm bảo an toàn cho " lính " nếu đi đêm - B52 hay rải đêm trên đường này lắm. Tôi nghĩ mà thương lính của tôi,  nghĩ mà ức đến tận cổ.  -  ( Lúc ở  Chiến trường , tôi  thấy thương những  lính của mình – toàn là học sinh phổ thông C3 – có đứa còn chưa kịp học xong  C3 )
Tôi quyết định:   Họp cả tiểu đôi lại và nói " Có lệnh chúng  ta phải về cứ gấp để nhận nhiệm vụ mới . Xét thấy  hành quân đêm không đảm bảo an toàn, tôi yêu cầu tất cả chuẩn bị xong đêm nay,  4h sớm mai   hành quân về cứ” .   Tảng sáng hôm sau, chúng tôi  theo đội hình hàng 1 lên đường ,  qua rừng đường  vẫn chưa nhìn rõ.
 Đến giữa trưa, A tôi đến một khu vực có hầm- đây là chỗ nghỉ trên  dọc đường hành quân của các đơn vị. Tôi cho lính dừng và nấu ăn trưa.
  Chừng mươi phút tôi thấy lính của mình chỉ chỏ. Nhìn ra thấy Đại trưởng cùng liên lạc đang đi vào chỗ chúng tôi đang nghỉ. Đến Chỗ này là  buổi trưa nên đến đây hầu hết phải nghỉ lại.
 Tôi đi xuống đón  C trưởng và báo liên lạc tới chỗ A tôi đang nghỉ và ăn cơm cùng.
 C trưởng lôi tôi vào một hầm trống gần đó rồi hỏi – giọng rất quan trọng :
  -Sao đêm qua  đ/c không cho tiểu đội về cứ ngay đêm ?
  - Báo cáo ĐẠI TRƯỞNG , để tránh B52 đánh đêm  trên đường , đảm bảo an toàn cho tiểu đội  nên không thể hành quân đêm . Nhận lệnh gấp, tiểu đội đã xuất phát từ sáng sớm nay. (Thì đúng là C17 đã  “ dính “ B52 trên đường hành quân rồi mà – Mất 2 Chỉ huy đại đội ! -“  Đến giờ thì tôi mới biết  là C trưởng sợ xuống mặt trận nên bắt  A tôi về Cứ “)
Nghe cũng có lý nên không bị " quạt " nữa - nhưng  C trưởng nói vớt " Nếu Cậu hành quân đêm qua  thì sáng nay Đại Đội sẽ kết nạp CẬU vào Đảng. Giờ thì phải hoãn lại để thử thách tiếp “ .  Nhiệm vụ mới giao cho Cậu và  tiểu đội  :  “  Lập bến vượt tại TÍCH TỪỜNG " và  phối thuộc với bộ binh tại bến . A hoạt động độc lập  và  Cậu chịu trách nhiệm  về  nhiệm vụ  trong chiến đấu  của tiểu đội.
Ăn cơm xong , chúng tôi quay trở lại Tích Tường.  Đây là lần thứ hai chúng tôi trở lại  bờ sông Thạch hãn,  nhưng với địa điểm mới  - TÍCH TỪỜNG -   “ Bến  VƯỢT “ sẽ  phục vụ cho bộ binh tham chiến  bên bờ  NAM .  Cuộc chiến của E 95  và A tôi   đã bước vào  giai đoạn mới ,     trận chiến  bên kia sông  trên đất  TÍCH TƯỜNG – NHƯ LỆ       .     

-----------------------------------------------------------
 (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6874219805/)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 28 Tháng Hai, 2012, 05:51:48 pm
Chào bác Lính công binh bến vượt Tích Tường,
Những ngày tháng ác liệt ở QT năm ấy, như anh em mình trực tiếp trải qua và qua các câu chuyện bác kể xoay quanh cái bễn vượt ấy, thấy rõ sự lợi hại của hỏa lực Mĩ -B52 và hải pháo, cộng với ta phải đụng đầu với 2 lực lượng chính qui và thiện chiến nhất của quân đội VNCH là ND và TQLC. 2 yếu tố này + mùa mưa = VNCH phản kích bật ta từ sông Mĩ Chánh và tái chiếm được Thành cổ ? 


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 29 Tháng Hai, 2012, 11:25:37 am
Chào bác Lính công binh bến vượt Tích Tường,
Những ngày tháng ác liệt ở QT năm ấy, như anh em mình trực tiếp trải qua và qua các câu chuyện bác kể xoay quanh cái bễn vượt ấy, thấy rõ sự lợi hại của hỏa lực Mĩ -B52 và hải pháo, cộng với ta phải đụng đầu với 2 lực lượng chính qui và thiện chiến nhất của quân đội VNCH là ND và TQLC. 2 yếu tố này + mùa mưa = VNCH phản kích bật ta từ sông Mĩ Chánh và tái chiếm được Thành cổ ? 

@TANVINHprc25,

Quảng trị là nơi thực hành " Quân Ngụy + hỏa lực Mỹ "  trong chiến lược " VIỆT NAM hóa chiến tranh". Như chúng ta đã trải qua tại Quảng trị, để vượt qua được chứ chưa nói đến chiến thắng đã  tốn biết bao xương máu. Còn nếu cộng với  Địa hình chiến đấu bất lợi và mưa thì không thể " chiến " nổi   ( cứ xét trận chiến bảo vệ Thành cổ Quảng trị - Chủ lực  Ngụy + hỏa lực Mỹ tối đa +  Nơi bình địa + Mưa lớn + sông Thạch hãn  ngăn cách  =   "  Ta Rút " !!! ) .
Những người lính trận Quảng trị , nhất là lính bộ binh thì chịu bom pháo không kể xiết. Chúng tôi không trực tiếp trên mặt trận nhưng đã " dính " B52 trên đường hành quân + chịu pháo tại bờ Thạch hãn cũng đã hiểu hỏa lực Mỹ đã  gây thương vong và hạn chế sức mạnh chiến đấu của ta thế nào rồi ?
DKZ mới bắn được 2 quả đạn hay pháo mới bắn  2,3 loạt thì  OV10, pháo mặt đất đã bắn tới không ngóc đầu lên được ( pháo dàn bắn  dội tới cả giờ ) rồi  phản lực tới dội bom .....
 Hiệp  định Paris, ngừng bắn + Mỹ rút là bước đầu để ta đặt được nền móng của CHIẾN THẮNG, và nhanh đến không tưởng được ! Có phải thế không CCB THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ TAN VINHprc25 !   Bạn đã qua những ngày hiểm nguy ấy - Chúc Bạn  luôn  khỏe .


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: linhcnn72 trong 29 Tháng Hai, 2012, 03:04:46 pm
Chào các bác.
Chiến lược "Việt nam hóa ct" thực ra đã áp dụng ở "Lam sơn 719 ".
Quảng trị là nơi hỏa lực mĩ và bộ binh ngụy được huy động tối đa để ngăn cản đà tiến công của ta,do đó ,thương vong của anh em ta chủ yếu là do hỏa lực mĩ.Các anh em đã trải qua mùa hè 72 QT và những trận năm 75 đều thấy quá khác biệt .Nếu mĩ rút trước 72,có lẽ đã không có trận thành cổ QT.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 02 Tháng Ba, 2012, 03:22:53 pm

              CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 7 )    


  Chúng tôi hành quân về hướng Tich tường,  vội vã qua khu vực đồi do K6 chốt giữ,   băng qua những thôn làng đã  bị phá  hủy ( destroyed ) hay bỏ hoang ( Abandoned) có tên trên trên bản đồ như :  thôn Nại Cửu,  thôn Linh Phong  xuống điểm tập kết sát  bờ sông Thạch hãn.  Liên lạc của K5 đưa A tôi  về khu vực sẽ lập bến vượt Tích tường.
   Hành quân đến Tích tường thì trời vừa tối. Tới nơi chúng tôi lập tức đào hầm. Ở phòng tuyến chiến đấu, hầm là điểm chốt, cũng là ngôi nhà của lính . Tiểu đội đóng quân gần khu vực sẽ lập bến vượt, trên cánh đồng ven sông với bạt ngàn cỏ gianh. Sáng ra, cả A đi khảo sát địa hình . Đây là cánh đồng rộng trên bờ sông Thạch hãn chếch bên kia sông là bãi bồi TÍCH TỪỜNG.
  Sông chỗ này lượn vòng sang bờ Bắc với bờ lở dốc cao thẳng đứng, phải xẻ  thành con hào để có đường xuống sông .  Các chốt bộ binh K5 bố trí thành cụm từ  sát bờ sông,  trên bãi ven sông  chạy dọc theo sông THẠCH HÃN phía đối diện với TÍCH TƯỜNG,  tuyến phòng thủ. đã phân công từ giáp thôn Thượng phước đến AN ĐÔN. Dọc bờ Bắc đối diện TÍCH TỪỜNG  đều gài mìn chống đột kích. Những  đường dẫn  xuống sông được cỏ gianh  cao quá đầu che kín ,  bộ binh đã đặt điểm chốt giữ .
Những chiếc hầm chữ  A  của từng cụm chiến đấu được nối với nhau bằng đoạn  chiến hào sâu ngang ngực đủ để  che chắn  bom pháo –   che dấu khi  di chuyển và   chiến đấu. 
   Theo chỉ dẫn của trinh sát chúng tôi chọn bến vượt phía Bờ Nam trước. Nó nằm trên bờ có vách cao  tiếp giáp với bãi bồi TÍCH TỪỜNG theo hướng dòng chảy. Điểm này rất quan trọng,  khi qua sông lên bờ lính có thể dựa vào bờ sông để ẩn nấp, tránh pháo – đạn và không bị  theo dõi -  ngay bờ sông là  trận địa - ta và địch đóng xen kẽ.   Phía bờ Bắc, Bến chọn chếch  lên  để theo dòng chảy  sang sông sẽ vào thẳng  bến  bờ Nam, giảm thời gian và nguy hiểm trên sông.
    Đây là mặt trận rồi, pháo bắn cả ngày lẫn đêm. Đủ các loại : Pháo bắn vào  chốt ,  bắn điểm nghi ngờ theo chỉ điểm của máy bay hay trinh sát;  rồi pháo bắn cầm canh  dọc sông. Trên  trời  máy bay trinh sát OV10 bay lượn soi mói. Đêm đến pháo sáng thả dọc sông từ chập tối đến lúc bình minh mới thôi.   

      Bến vượt của A6/C17  lập tại TÍCH TƯỜNG để  phục vụ chiến đấu của E95 thời gian T 12/ 72  và đầu 1973 .

           (http://farm8.staticflickr.com/7045/6799771520_ba412a1f03_b.jpg)[/url]
                   Bến Vượt Tích tường 12/1972
 (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6799771520/)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 08 Tháng Ba, 2012, 05:26:20 pm
      CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 8 )    


 Nhiệm vụ của A tôi  tại bến vượt :    Đảm bảo phục vụ chiến đấu tại Tích tường theo yêu cầu của bộ binh.   Cụ thể là  hàng đêm từ chập tối đến mờ sáng vận chuyển qua sông theo yêu cầu tác chiến :      Chở  lính bổ xung cho chốt, chở trinh sát, vũ khí đạn dược … , cơm nắm và nước uống cho chốt do bộ phận hậu cần của đơn vị chốt tiếp tế.  Chiều ngược lại chở thương binh , liệt sỹ từ chốt  về hậu cứ -  Lính trên chốt bên sông, bất kể là bị thương hay đau ốm thì đến đêm mới chuyển ra cứ được.
Chúng tôi được trang bị 01  “ Thuyền cao su ‘ công binh có thể chở được khoảng 10 người / lần. Tiểu đội  6 người  chúng tôi, chia thành 2 tổ - mỗi tổ chịu trách nhiệm 1 đêm, tổ còn lại trực chiến  tại cứ, tham chiến khi có yêu cầu.
Những ngày đầu T12/72,  chốt  của K5/95 tại mặt trận Tích tường  chưa  phải là điểm nóng nên  phục vụ  bến vượt mới ở mức khởi động. Chủ yếu chở trinh sát qua sông,  lính tiếp tế Cơm & nước uống cho chốt.   Thực tế  K5 mới có vài chốt  bên Tích tường, chưa giao chiến  nên  chập tối thuyền chỉ đi vài chuyến, chở số lính vận tải quay về bờ Bắc là  nghỉ - đám lính trinh sát thường tự bơi sông về không cần công binh nữa. Cùng chốt ở Tích tường còn có đơn vị của F312, chốt dọc sông về phía Tây, trên bãi bồi Tích tường - bãi sông với rất nhiều  cây Mít mọc.
Trận chiến trên cánh đồng, những ngôi làng mà giờ là chốt chiến đấu.  Dân còn lại ở đây cũng di tản hết  vào cuối tháng 6 – đầu tháng 7/72 khi chiến dịch đánh chiếm  thành cổ Quảng trị vào đoạn ác liệt.

   Đối diện với bom- pháo như cơm bữa  lính chúng tôi  thấy quen rồi, còn mưa rét làm cho trận chiến thêm  gian khó. Những cơn mưa rả rích. báo cho chúng tôi gió mùi đông Bắc đang tràn về. Lính chiến chỉ có hai bộ quân phục ka ki,  tự khắc phục cái rét.  Chúng tôi phải cắt  tăng rách làm 4 mảnh để lính khoác chống mưa, mới chỉ che được nửa người. Qua sông vài chuyến ai nấy rét run,  tay cóng co quắp, răng gõ vào nhau lập cập. Rét quá, đêm ở sông về,  chỉ còn cách rít hơi thuốc lào để xua cái lạnh  đã ngấm vào tận trong ruột. Bắn một hơi dài thuốc lào Độc lập, say đã đời luôn, thấy mình bay lơ lửng đâu đó chứ không phải đang trong hầm. Chẳng còn nghe thấy tiếng bom – pháo và chiến trận ở ngay trên mặt đất TÍCH TƯỜNG.

    ---------------------------
   Tích tường nhìn từ bờ Bắc theo hướng dòng sông THẠCH HÃN ( Ảnh chụp 2011)

      (http://farm8.staticflickr.com/7193/6799470130_188292f048_z.jpg)[/url]
              TÍCH TƯỜNG 

   Bãi bồi TÍCH TƯỜNG – Bờ Nam sông THẠCH HÃN ( Ảnh chụp 2011)

      (http://farm8.staticflickr.com/7189/6963903273_a40357abe5_z.jpg) (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6799470130/)
            BÃI BỒI TÍCH TƯỜNG 
 (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6963903273/)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 26 Tháng Ba, 2012, 01:19:47 pm
         HỘI BẠN CHIẾN ĐẤU E95 – F325 – Quân đoàn II -  Thời kỳ chiến đấu  71- 75     


Hôm qua 25/3/2012 tại Khách sạn Khăn quàng đỏ - Hà nội, đã  diễn ra  buổi gặp mặt  của các CCB Hội Bạn chiến đấu  E95 – F325 – Quân đoàn II - Thời kỳ chiến đấu  71- 75 khu vực Hà nội nhân kỷ niệm  40 năm chiến dịch giải phóng Quảng trị.

 Tại buổi họp mặt ,  thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Khanh – PCT thường trực - thay mặt BLL Hội  đã  báo cáo , tổng kết những hoạt động mà Hội đã thực hiện trong thời gian từ 10/2007 đến nay.  Các công việc chính mà Hội đã thực hiện được

1 - Duy trì đều đặn hoạt động của Hội
   * Thăm hỏi đồng đội đau ốm, hiếu hỷ
   * Quyên góp ủng hộ, hỗ trợ các CCB có hoàn cảnh khó khăn.
             * Tổ chức đoàn đi thăm chiến trường xưa, dự  các buổi lễ  kỷ niệm tại Quảng trị, Tây nguyên, Viếng nghĩa trang liệt sỹ.

2- Tổ chức tìm kiếm -qui tập và cất bốc các liệt sỹ
   *  Đã lập được danh sách các LS hy sinh tại Quảng trị  ( Lưu trữ  trong máy tính).
   * Tìm kiếm các thông tin về liệt sỹ  E95 đã hy sinh trong chiến đấu.
             * Tổ chức các đoàn đi tìm kiếm LS E95 hy sinh tại Quảng trị, Tây nguyên .
      * Tìm kiếm, xác minh thông tin LS E95 đã hy sinh tại  Dầu giây, Xuân lộc.
      * Bước đầu mở rộng tìm kiếm xác minh các LS E95 hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây Nam.

3- Thông tin cho các gia đình LS về mộ LS và tổ chức cất bốc, qui tập về các NTLS và  chuyển     về quê hương .
   Tổng cộng đã báo tin cho gia đình và tổ chức cất bốc – qui tập cho đến nay được 89 LS tại chiến  trường Quảng trị, Tây  nguyên, Đông Nam bộ. Trong đó  HỘI biểu dương  CCB  Nguyễn Dũng ( ĐHBK Hà nội ) đã thông baó và tìm kiếm  được hơn 60 liệt sỹ.

4- Phương hướng hoạt động của Hội  trong thời gian tới
   * Chuẩn bị tham gia các hoạt động nhân kỷ niệm 40 giải phóng Quảng trị và  ngày thương binh liệt sỹ 27/7/12.
   *  Tiếp tục gắn kết tham gia của các CCB,  trung đoàn 95 và F 325 cùng với các Tỉnh và các cơ quan đoàn thể có liên quan .
             * Duy trì, củng cố phối hợp hoạt động với chi hội tại các địa phương.
             * Về tìm kiếm và thông tin về LS : Cùng các CCB, cơ  quan chính sách của QĐ và địa phương. Tiếp tục tìm kiếm và xác minh    thông tin về mộ của các LS.
             * Hướng dẫn , giúp đỡ , tư vấn cho gia đình LS đi thăm viếng hoặc cất bốc theo nguyện vọng.

Hình ảnh về cuộc họp mặt của     Hội Bạn chiến đấu  E95 – F325 – Quân đoàn II -   

     (http://farm7.staticflickr.com/6110/6870634020_e14aafb204_b.jpg)[/url]
             HỌP MẶT HỘI BẠN CHIẾN ĐẤU E95 _ F325 _ QĐ II  Tại HÀ NỘI 
 (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6870634020/)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 26 Tháng Ba, 2012, 03:15:19 pm

                       CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 9 )    


      Trung tuần tháng 12 đến trước Noen 1972, có hai sự kiện  không thể quên xảy ra ở Tích tường  .
     Suốt  cả  tuần  liền với  những  thay đổi mà  “ lính ta “ nhận thấy ngay :  mọi ngày  “  OV10 “  quấy rối  liên tục thì nay thưa thớt,  ngày lác đác mới có 1 chiếc lượn,  sáng sờm và chiều  không thấy. Các đợt ném bom  của máy bay phản lực,  B52  không có. Tôi đưa  sự lạ - khác thường  này trao đổi với lính. nhưng chẳng có ai đoán được do nguyên nhân gì ?   Lính bộ binh tại chốt cũng không nhận được bất kỳ mệnh lệnh khác.   Sau hiệp định Pa ris   mới biết Mỹ triển khai cuộc tập kích “ Điện biên phủ trên không” -  (từ 18-29/12/ 72 ) - sử dụng máy bay chiến lược B-52  ném bom huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và các mục tiêu khác ở miền Bắc liên tục trong 12 ngày đêm. với cường độ cao nhất  chiến tranh  bắn phá ở miền Bắc.
 Máy bay  của  Mỹ đã dồn hết  cho cuộc tập kích này,  mặt trận Quảng trị - Tích tường  cũng  vì thế mà  “  Yên ả   tạm  thời “, không nghe thấy  tiếng bom, chỉ còn đạn pháo bắn.  Thiếu hỏa lực hỗ trợ,  lính TQLC  cũng  không nống ra. Chiến sự tại khu vực Tích tường cũng giảm căng thẳng , cả hai phía  đều  phòng thủ  không có lấn  “chốt ” .
     Tích tường khá yên tĩnh,  ban ngày  đám lính Công binh chúng tôi   theo giao thông hào đi quan sát trận tuyến.  Tuyến phòng thủ của Bộ binh K5 chạy men bờ sông với địa hình bãi ven sông chủ yếu là cỏ gianh mọc cao ngút đầu người,  thỉnh thoảng mới  có vài bụi cây mọc,  con đường  đất  chạy sau lưng  tuyến phòng thủ đến Tích tường vòng ra  tránh  cái bãi  sông  phía trước.  Bãi sông này khá bằng phẳng, hầm phòng thủ ở đây phải ngụy trang rất kín để tránh máy bay và trinh sát địch từ bên sông nhìn thấy. Cũng  may là địa hình bên sông – Tích tường là bãi bồi địa thế thấp,  quan sát sang  bờ Bắc không thuận lợi.
Lính ở “ chốt “ bên bờ Bắc, tranh thủ nấu ăn vào chập tối và rạng sáng. Đêm thì thực hiện nhiệm vụ : trinh sát,  vận tải sang “ chốt”  bên bờ Nam . Ban ngày trừ lính “ Trực chiến” số còn lại  nghỉ, thay ca  trực đêm. –  Ngày cũng hạn chế ra ngoài  để tránh pháo hay  địch phát hiện.  Tuyến phòng thủ  đối diện  bãi bồi Tích tường  của K5 cũng không có nhiều quân,  đối diện với vùng nước sâu và bờ lở khó đóng quân đều được cài mìn, các hầm phòng thủ  nằm trên bãi không men theo mép nước.
Bên  bờ Nam  Thạch hãn là  Tích tường.  Tuyến  “ chốt “ chiến đấu  của  K5/ E 95  nằm dọc sông  phía cuối bãi bồi  về phía thị xã Quảng trị, còn  từ bãi bồi về phía Như lệ  là do đơn vị của  F312 chốt giữ.  Bãi  bồi Tích tường là khu rừng Mít ,  lính gọi  tắt là “ bãi mít”
có  hầm  chiến đầu sát bờ sông – có thể nhìn thấy từ  bờ Bắc –   cũng do F312 đảm nhiệm.
Bến vượt của C17/ 95 thực hành phục vụ cho E95, lính C17 chúng tôi  đã không vào khu bãi bồi này cho đến trước sự kiện thứ 2  xảy ra tại Tích tường.
Vào  một buổi chiều gần ngày Noen 72, có lệnh chuẩn bị chiến đấu.   Phải Chuẩn bị qua sông sớm, công binh chúng tôi chuẩn bị xuồng vượt sông thì phát hiện có người bơi từ bờ Nam sang  chốt của K5.  Lính chốt  K5  cùng Công binh C17 đã   bắt giữ  “ lính lạ “ khi  vừa  chạm bờ. Anh ta khai là thuộc đơn vị bạn     -  chốt tại bãi  Mít –     đại đội  hiện chỉ còn 4 người đã không được tiếp tế  mấy ngày nay.  Đơn vụ cử  “ lính” qua sông  xin  tiếp tế lương thực.
Chúng tôi đã cấp lương thực và chở người “ lính lạ “ sang sông ngay chập tối đó.   Đến nửa đêm ,  Người lính cuối cùng cuả chốt “ bãi Mít “   đến báo tin  cho  chúng tôi :   lính qua sông sang bờ Bắc  lúc chiều để dò đường  (sợ đêm lạc vào khu vực cài mìn), sau khi biết đường  3 người của đại đội  đã bỏ trốn trong đêm -   Hiện chốt  " Bãi Mít "  đang bỏ trống.  
 Giữa Đêm ,   E95 lệnh cho  K5  điều quân sang  chốt “ Bãi Mít”,  và  các  trận đánh giữ chốt  đã diễn ra  những ngày trước sau lễ NOEN 72 .  (  Xem truyện  :  Người lính ở chốt bãi Mít Tích tường ).       ( Còn tiếp )
 Bản đồ  tuyến phòng thủ của E95 và  F312 tại Tích tường trung tuần T12/72

           (http://farm7.staticflickr.com/6227/6870634024_cbce2971a7_b.jpg)[/url]                       

                      Bản đồ phòng thủ  tại Tích tường trung tuần T12/72     (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6870634024/)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 03 Tháng Tư, 2012, 02:22:10 pm
Chúng tôi đã cấp lương thực và chở người “ lính lạ “ sang sông ngay chập tối đó.   Đến nửa đêm ,  Người lính cuối cùng cuả chốt “ bãi Mít “  đến báo tin  cho  chúng tôi :   lính qua sông sang bờ Bắc  lúc chiều để dò đường  (sợ đêm lạc vào khu vực cài mìn), sau khi biết đường  3 người của đại đội  đã bỏ trốn trong đêm -   Hiện chốt  " Bãi Mít "  đang bỏ trống.
----------

Chào bác Lính công binh bến vượt Tích Tường,
Hôm vửa rồi vào Quảng trị, đoàn ccb trinh sát 325 có đến ăn tại một nhà hàng ven sông Thạch Hãn ở Tích Tường. Có món đặc sản Mít luộc rất ngon. Đây là sản phẩm địa phương đến từ Bãi Mít - một địa danh quen thuộc của các đồng đội các bác E95 những ngày ác liệt 1972 tại khu vực Tích Tường.

(http://img141.imageshack.us/img141/2694/img0879k.jpg)

(http://img42.imageshack.us/img42/4086/img2012032900481.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 04 Tháng Tư, 2012, 10:52:50 am
Chúng tôi đã cấp lương thực và chở người “ lính lạ “ sang sông ngay chập tối đó.   Đến nửa đêm ,  Người lính cuối cùng cuả chốt “ bãi Mít “  đến báo tin  cho  chúng tôi :   lính qua sông sang bờ Bắc  lúc chiều để dò đường  (sợ đêm lạc vào khu vực cài mìn), sau khi biết đường  3 người của đại đội  đã bỏ trốn trong đêm -   Hiện chốt  " Bãi Mít "  đang bỏ trống.
----------
Chào bác Lính công binh bến vượt Tích Tường,
Hôm vửa rồi vào Quảng trị, đoàn ccb trinh sát 325 có đến ăn tại một nhà hàng ven sông Thạch Hãn ở Tích Tường. Có món đặc sản Mít luộc rất ngon. Đây là sản phẩm địa phương đến từ Bãi Mít - một địa danh quen thuộc của các đồng đội các bác E95 những ngày ác liệt 1972 tại khu vực Tích Tường.

(http://img141.imageshack.us/img141/2694/img0879k.jpg)


@TANVINHprc25,

Nhà hàng  mà các CCB C20-325  đã đến nằm tại khu du lịch sinh thái TÍCH TỪONG, đây là điểm đầu của vùng TÍCH TƯỜNG đối diện bên bờ Bắc là Làng AN ĐÔN. Khu vực này khi  cuộc chiến  năm 1972 là vùng đất bỏ hoang, không có nhà cửa - toàn bộ  khu vực  này do lính  VNCH chốt giữ ( sau 16/9/72) . 
"Bãi Mít" là  bãi bồi  nằm  giữa  vùng TÍCH TỪONG   ở cuối làng AN đôn (  ngược dòng sông ) khi xưa  toàn MÍT mọc - là nơi đã xảy ra nhiều trận chiến -  đánh , giữ chốt- cuối năm 1972.
 Mít mà lính ta hái được, trong chiến đấu tại Quảng trị được chế biến làm nhiều món như : luộc, nấu canh, xào  thay rau  đã là món ăn không thể quên của " lính ta" tại bờ sông THẠCH HÃN năm 1972 - còn nay là món " đặc sản " của nhà hàng TÍCH TƯỜNG mà các CCB thưởng thức đã làm cho tôi nhớ lại  kỷ niệm "Không quên" về những ngày ác liệt ấy.
Tôi gửi bức Ảnh chụp  làng An đôn - bờ Bắc của sông THẠCH HÃN -  nhìn từ bờ sông  phía Nhà hàng nổi khu du lịch sinh thái TÍCH TƯỜNG ( nhà mái tôn) . Bên  bãi sông đối diện  là khu nhà  Của  UBND làng AN Đôn ( mới xây) - 40 năm trước  là chiến tuyến  phòng thủ của E95/325  những tháng  cuối năm 1972.
 Và  CCB Chúng ta cùng ôn lại những ngày tháng chiến đấu tại Quảng trị những năm ấy.


(http://farm6.staticflickr.com/5231/7043833939_4b9ae6750f_c.jpg)[/url]
     Sông THẠCH HÃN  tại khu du lịch sinh thái TÍCH TƯỜNG

 (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/7043833939/)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 04 Tháng Tư, 2012, 09:43:10 pm
Tôi gửi bức Ảnh chụp  làng An đôn - bờ Bắc của sông THẠCH HÃN -  nhìn từ bờ sông  phía Nhà hàng nổi khu du lịch sinh thái TÍCH TƯỜNG ( nhà mái tôn) . Bên  bãi sông đối diện  là khu nhà  Của  UBND làng AN Đôn ( mới xây) - 40 năm trước  là chiến tuyến  phòng thủ của E95/325  những tháng  cuối năm 1972.


     Bác NHLc17 ! Theo tôi biết, khu sinh thái Tích Tường không nằm sát bờ sông Thạch Hãn mà nằm ở hồ Tích Tường. Hồ này một phần là tự nhiên và được cải tạo, nó được khơi thông với sông Thạch Hãn bằng một con kênh nhân tạo rất thẳng bắt đầu từ gần Đá Đứng, cuối cùng đổ ra Thạch Hãn ở phía dưới, gần đường 1. Tất cả những gì gọi là đẹp của khu sinh thái này là nhờ hồ Tích Tường chứ không phải Thạch Hãn

Đây là ảnh tôi chụp Hồ Tích Tường khi đứng trong khu sinh thái Tích Tường
(http://farm6.staticflickr.com/5195/6898925188_88881b2825_b.jpg)

Và đây là ảnh chụp "Hồ Tích Tường" trong " Khu sinh Thái Tích Tường", ảnh lấy trên:
http://duyai.com/KhuDLSTT%C3%ADchT%C6%B0%E1%BB%9Dng.aspx (http://duyai.com/KhuDLSTT%C3%ADchT%C6%B0%E1%BB%9Dng.aspx)

(http://duyai.com/Portals/0/Gallery/399/Ho%20Tich%20Tuong%20mot%20chieu%20cuoi%20thu.jpg)

Còn đây là nguyên văn bài giới thiệu về Khu Sinh Thái Tích Tường tại địa chỉ:
http://duyai.com/default.aspx?TabID=79&modid=421&ItemID=2 (http://duyai.com/default.aspx?TabID=79&modid=421&ItemID=2)

Khu du lịch sinh thái Tích Tường - một địa chỉ mới của du khách

Ngày cập nhật: 28/12/2009 3:44:45 CH

      Gần đây, một địa chỉ mới, một tên gọi mới về du lịch xuất hiện ở thị xã Quảng Trị đã bắt đầu được không ít người “sành điệu” chú ý đến, đó là “Khu du lịch sinh thái Tích Tường”, dù khu này chỉ mới hoàn thành xây dựng giai đoạn I và sắp đưa vào sử dụng.
     Từ Quốc lộ IA ngang qua thị xã Quảng Trị đi lên phía Tây một quãng, đến hồ nước Tích Tường, du khách sẽ bắt gặp một khu nhà kiến trúc theo lối cổ, nhà rường, mái ngói soi bóng bên hồ nước, gợi nên một nét “đẹp xưa” thơ mộng và duyên dáng. Đó là Khu du lịch sinh thái Tích Tường do Công ty TNHH xây dựng Hưng Nghiệp, thị xã Quảng Trị xây dựng. Kiến trúc toàn khu cũng được tạo tác bằng xi măng, bằng bê tông cốt thép như những công trình xây dựng khác nhưng đầy chất thanh thoát bởi những đường nét cổ xưa mà bay bổng, lãng mạn. Cổng vào được dựng bằng bộ khung nhà rường, phía trên cổng vào trang trọng đặt hình chiếc trống đồng. Vào cổng, du khách sẽ đến ngoạn cảnh, ẩm thực hoặc uống cà phê, trà cổ trong khung cảnh nhà rường cổ truyền (có 3 nhà rường), trong không gian “đẹp xưa” này, có những hàng lồng đèn phố cổ Hội An được thắp lên. Lối đi lại được lát bằng gạch đất nung còn đỏ hồng màu tươi nguyên như vừa mới ra lò. Nhiều loại cây cảnh được trồng đã lên xanh như cây mưng, vải thiều, quế, quýt Hương Cần, mít tố nữ, hồng, đặc biệt có cây đa thức dậy nỗi nhớ da diết về làng quê Việt Nam. Toàn khu rộng 18.000 m2, trong đó, khu A 3000 m2, khu B 15.000 m2. Khu A được xây dựng từ năm 2004 đến nay đã hoàn thành và sắp đưa vào sử dụng, gồm khu nhà ăn uống, cà phê giải khát, các công trình phụ trợ, cây cảnh, cây xanh, sân đường nội bộ, cổng, hàng rào, với tổng mức đầu tư 2 tỷ đồng. Khu B hiện đang giải toả mặt bằng và sẽ xây dựng trong năm 2005 gồm nhà nghỉ trên đồi cây (sẽ làm theo dạng nhà rường bằng gỗ, lợp ngói, 1 tầng, khoảng 4 phòng/nhà), bể bơi, dịch vụ câu cá, sân te nit, cầu lông, nhà hàng ăn nhẹ, cà phê, karaoke, vật lý trị liệu...Tổng mức đầu tư dự kiến của khu B là 11,5 tỷ đồng, trong đó 2/3 vốn Công ty TNHH xây dựng Hưng Nghiệp đầu tư, còn lại 1/3 vốn huy động.
     Do đâu mà Công ty TNHH xây dựng Hưng Nghiệp nảy sinh ý tưởng hình thành Khu du lịch sinh thái Tích Tường và triển vọng khai thác du lịch ở khu này như thế nào? Anh Nguyễn Duy Aïi, giám đốc Công ty TNHH xây dựng Hưng Nghiệp tâm sự: “Cách đây 3 năm, cuối năm 2001 đầu năm 2002, chúng tôi bắt đầu nảy sinh ý tưởng xây dựng Khu du lịch sinh thái Tích Tường. Du khách chọn nơi để ẩm thực, uống cà phê càng ngày càng có nhu cầu cao, nhất là nhu cầu về không gian thoáng mát để bù lại cho cái nắng, cái gió của Quảng Trị. Chúng tôi nghĩ đến mép hồ Tích Tường là không gian thích hợp, là điểm hẹn đáp ứng tốt nhu cầu đó của du khách. Không gian Tích Tường còn có hai “điểm hẹn” phụ, đó là nay mai, khi thị xã Quảng Trị nếu được mở rộng lên phía Tây, phía xã Hải Lệ, Hải Lăng chẳng hạn, khu vực hồ Tích Tường sẽ trở thành điểm trung tâm, mặt khác, cầu vượt đường sắt thị xã Quảng Trị được xây dựng trong năm 2005 sẽ rút ngắn đường đi từ Quốc lộ IA đến Khu du lịch sinh thái Tích Tường còn một nửa, so với hiện tại. Khu du lịch sinh thái Tích Tường lại nằm gần các tour du lịch của tỉnh như tour Thành Cổ, nhà thờ La Vang”. Là một khu du lịch khai thác lợi thế hồ nước, cảnh quan thiên nhiên, dĩ nhiên vấn đề đáng quan tâm là phải bảo đảm về môi trường sinh thái. Anh Nguyễn Duy Aïi cho biết Công ty TNHH xây dựng Hưng Nghiệp đã xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn. Công ty đã đầu tư hệ thống lọc, thải ngầm bằng ống xi măng, nước thải được xử lý qua bể lắng lọc trước khi thải ra kênh thuỷ lợi Nam Thạch Hãn.
     Có thể nói, những nét đặc trưng, những “nốt nhấn” của Khu du lịch sinh thái Tích Tường đã biểu hiện rõ, đó là lợi thế của không gian rộng gắn với hồ nước thơ mộng, trữ tình, đó là không khí “đẹp xưa” mà Công ty TNHH xây dựng Hưng Nghiệp đã dụng công tạo dựng để ban tặng cho thiên nhiên, hay nói cách khác, để tạo nên một “thiên nhiên thứ hai”. Điều quan trọng là phải khai thác cho tốt những lợi thế đó để tăng phần hấp dẫn du khách. Trong khi ở thị xã Đông Hà và các nơi khác trong tỉnh ta không thiếu gì quán xá ẩm thực, cà phê nhưng lại rất hiếm quán cà phê có không gian thật rộng rãi, nhất là cà phê nhạc sống “cho ra hồn” (ở Đông Hà có nhiều quán không mở cà phê nhạc sống được vì gây ồn ào đến khu dân cư ở cận kề), phải nói rằng không gian cạnh hồ Tích Tường là nơi đắc địa cho việc mở cà phê nhạc sống. Tại Khu du lịch sinh thái Tích Tường, cần mở nhiều chương trình ca nhạc phong phú, đáp ứng nhiều thị hiếu thưởng thức âm nhạc khác nhau của nhiều giới, nhiều lứa tuổi (nhạc tiền chiến, nhạc trẻ...), cần tổ chức từng đêm nhạc chọn lọc riêng biệt cho mỗi loại thị hiếu khác nhau, nhưng phải góp phần xây dựng những thị hiếu lành mạnh, duy trì một ban nhạc thật chuẩn và một số giọng ca tốt. Về ẩm thực, cần chọn những món ăn độc đáo mà rẻ tiền, mang đậm tính đặc trưng văn hoá ẩm thực của miền quê Quảng Trị cũng như các nơi khác. Để làm phong phú thêm, đẹp thêm cho không gian giải trí, thưởng ngoạn của du khách, cần trồng thêm thật nhiều loại cây cảnh độc đáo, tiến đến hình thành một khu sinh thái cây xanh ở Tích Tường. Hy vọng rằng, với những lợi thế về du lịch đã nhìn thấy được, Công ty TNHH xây dựng Hưng Nghiệp sẽ tìm cách khai thác tốt lợi thế này, nỗ lực, sáng tạo để biến Khu du lịch sinh thái Tích Tường phát triển xứng đáng với tên gọi đã mang: nơi tích tụ, hội tụ (Tích) những điều tốt lành (Tường) trong “mắt xanh” của du khách.
 
                                                                                                               NGUYỄN HOÀN


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 05 Tháng Tư, 2012, 08:31:57 am
...xứng đáng với tên gọi đã mang: nơi tích tụ, hội tụ (Tích) những điều tốt lành (Tường) trong “mắt xanh” của du khách.

@NHL, TTNL... những địa danh của QT sao mà nên thơ thế nhưng với chúng ta mỗi khi nhắc đến những cái tên đó sao mà đắng lòng thế khi có cả một lứa trai đã nằm lại nơi đây: Tích Tường, Như Lệ, Long Hưng, Xuân An, An Đôn, An Tiêm, Chợ Sãi, Cổ Thành, Tri Bưu, Nại Cửu, Bích La, Trà Mi, Long Quang, Thanh Hội, Tường Vân...  
 



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 05 Tháng Tư, 2012, 10:50:58 am

@NHL, TTNL... những địa danh của QT sao mà nên thơ thế nhưng với chúng ta mỗi khi nhắc đến những cái tên đó sao mà đắng lòng thế khi có cả môtrj lớp trai đã nằm lại nơi đây: Tích Tường, Như Lệ, Long Hưng, Xuân An, An Đôn, An Tiêm, Chợ Sãi, Cổ Thành, Tri Bưu, Nại Cửu, Bích La, Trà Mi, Long Quang, Thanh Hội, Tường Vân...   
 

Lời bài hát Bình Trị Thiên khói lửa của cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương cũng đầy những địa danh đẹp nên thơ như thế:

...Hướng về Nam ai từng vô Sông Hương, từng nương Thiên Mụ, từng ngụ Đập Đá, Văn Xá, Truồi, Nong
Hướng về Nam ai đã vô Đông Hà, đã qua Ngô Xá, đã đi Bích La, Thủy Ba, triệu Phong
Hướng về Nam ai đã qua Đèo Ngang, đã sang Ba Rền, mến dòng sông Gianh, biết danh Lũy Thầy...

Những địa danh rất đỗi thân quen của Bình Trị Thiên gian lao và anh dũng. Những địa danh đã ăn sâu vào tâm trí của chúng ta, những người đã từng một thời, dù ngắn dù dài, là lính của Sư đoàn Bình Trị Thiên. Những địa danh sẽ gắn với chúng ta cho đến chết.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 05 Tháng Tư, 2012, 11:49:27 am

----------
Chào bác Lính công binh bến vượt Tích Tường,
Hôm vửa rồi vào Quảng trị, đoàn ccb trinh sát 325 có đến ăn tại một nhà hàng ven sông Thạch Hãn ở Tích Tường. Có món đặc sản Mít luộc rất ngon. Đây là sản phẩm địa phương đến từ Bãi Mít - một địa danh quen thuộc của các đồng đội các bác E95 những ngày ác liệt 1972 tại khu vực Tích Tường.

(http://img141.imageshack.us/img141/2694/img0879k.jpg)


@TANVINHprc25,

Nhà hàng  mà các CCB C20-325  đã đến nằm tại khu du lịch sinh thái TÍCH TỪONG, đây là điểm đầu của vùng TÍCH TƯỜNG đối diện bên bờ Bắc là Làng AN ĐÔN. Khu vực này khi  cuộc chiến  năm 1972 là vùng đất bỏ hoang, không có nhà cửa - toàn bộ  khu vực  này do lính  VNCH chốt giữ ( sau 16/9/72) . 
"Bãi Mít" là  bãi bồi  nằm  giữa  vùng TÍCH TỪONG   ở cuối làng AN đôn (  ngược dòng sông ) khi xưa  toàn MÍT mọc - là nơi đã xảy ra nhiều trận chiến -  đánh , giữ chốt- cuối năm 1972.
 Mít mà lính ta hái được, trong chiến đấu tại Quảng trị được chế biến làm nhiều món như : luộc, nấu canh, xào  thay rau  đã là món ăn không thể quên của " lính ta" tại bờ sông THẠCH HÃN năm 1972 - còn nay là món " đặc sản " của nhà hàng TÍCH TƯỜNG mà các CCB thưởng thức đã làm cho tôi nhớ lại  kỷ niệm "Không quên" về những ngày ác liệt ấy.
Tôi gửi bức Ảnh chụp  làng An đôn - bờ Bắc của sông THẠCH HÃN -  nhìn từ bờ sông  phía Nhà hàng nổi khu du lịch sinh thái TÍCH TƯỜNG ( nhà mái tôn) . Bên  bãi sông đối diện  là khu nhà  Của  UBND làng AN Đôn ( mới xây) - 40 năm trước  là chiến tuyến  phòng thủ của E95/325  những tháng  cuối năm 1972.
 Và  CCB Chúng ta cùng ôn lại những ngày tháng chiến đấu tại Quảng trị những năm ấy.


(http://farm6.staticflickr.com/5231/7043833939_4b9ae6750f_c.jpg)[/url]
     Sông THẠCH HÃN  tại khu du lịch sinh thái TÍCH TƯỜNG

[/quote]
 (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/7043833939/)
Tôi gửi bức Ảnh chụp  làng An đôn - bờ Bắc của sông THẠCH HÃN -  nhìn từ bờ sông  phía Nhà hàng nổi khu du lịch sinh thái TÍCH TƯỜNG ( nhà mái tôn) . Bên  bãi sông đối diện  là khu nhà  Của  UBND làng AN Đôn ( mới xây) - 40 năm trước  là chiến tuyến  phòng thủ của E95/325  những tháng  cuối năm 1972.


     Bác NHLc17 ! Theo tôi biết, khu sinh thái Tích Tường không nằm sát bờ sông Thạch Hãn mà nằm ở hồ Tích Tường. Hồ này một phần là tự nhiên và được cải tạo, nó được khơi thông với sông Thạch Hãn bằng một con kênh nhân tạo rất thẳng bắt đầu từ gần Đá Đứng, cuối cùng đổ ra Thạch Hãn ở phía dưới, gần đường 1. Tất cả những gì gọi là đẹp của khu sinh thái này là nhờ hồ Tích Tường chứ không phải Thạch Hãn

Đây là ảnh tôi chụp Hồ Tích Tường khi đứng trong khu sinh thái Tích Tường
(http://farm6.staticflickr.com/5195/6898925188_88881b2825_b.jpg)

Và đây là ảnh chụp "Hồ Tích Tường" trong " Khu sinh Thái Tích Tường", ảnh lấy trên:
[url=http://duyai.com/KhuDLSTT%C3%ADchT%C6%B0%E1%BB%9Dng.aspx]http://duyai.com/KhuDLSTT%C3%ADchT%C6%B0%E1%BB%9Dng.aspx[/url]

(http://duyai.com/Portals/0/Gallery/399/Ho%20Tich%20Tuong%20mot%20chieu%20cuoi%20thu.jpg)

Còn đây là nguyên văn bài giới thiệu về Khu Sinh Thái Tích Tường tại địa chỉ:
[url=http://duyai.com/default.aspx?TabID=79&modid=421&ItemID=2]http://duyai.com/default.aspx?TabID=79&modid=421&ItemID=2[/url]

Khu du lịch sinh thái Tích Tường - một địa chỉ mới của du khách
     Từ Quốc lộ IA ngang qua thị xã Quảng Trị đi lên phía Tây một quãng, đến hồ nước Tích Tường, du khách sẽ bắt gặp một khu nhà kiến trúc theo lối cổ, nhà rường, mái ngói soi bóng bên hồ nước, gợi nên một nét “đẹp xưa” thơ mộng và duyên dáng.   Đó là Khu du lịch sinh thái Tích Tường  -  Kiến trúc toàn khu cũng được tạo tác đầy chất thanh thoát bởi những đường nét cổ xưa mà bay bổng, lãng mạn.   Cổng vào được dựng bằng bộ khung nhà rường, phía trên cổng vào trang trọng đặt hình chiếc trống đồng. Vào cổng, du khách sẽ đến ngoạn cảnh, ẩm thực hoặc uống cà phê, trà cổ trong khung cảnh nhà rường cổ truyền (có 3 nhà rường) , trong không gian “đẹp xưa” này, có những hàng lồng đèn phố cổ Hội An được thắp lên. Lối đi lại được lát bằng gạch đất nung còn đỏ hồng màu tươi nguyên như vừa mới ra lò.
     Có thể nói, những nét đặc trưng, những “nốt nhấn” của Khu du lịch sinh thái Tích Tường đã biểu hiện rõ, đó là lợi thế của không gian rộng gắn với hồ nước thơ mộng  ....


@TTNL, TVprc25, LXT  và các bạn,

Khu du lịch sinh thái Tích tường  mà TTNL nói  đến tôi đã được đọc và xem trên mạng cũng như  đã xác định vị trí của nó trên bản đồ. Tuy nhiên bức ảnh cái " Cổng  nhà hàng " mà TVprc25 chụp - gửi lên là " Nhà hàng" mà tôi đã đến . Đi qua cổng này  xuống dưới còn nhà hàng nổi  sát bờ sông Thạch hãn như tôi đã đưa lên (  Nhà hàng này tôi đã đến 9/2011). Không biết cái tên " du lịch sinh thái  TÍCH Tường"  treo  trên cổng  và " Nó "  có  là một phần  của  toàn  "  KHU DU LỊCH SINH THÁI TÍCH TƯỜNG " hay chỉ mượn " Danh" thì tôi không được rõ. (  Khác với Cổng vào khu du lịch sinh thái đã mô tả trong bài  mà TTNL đã nói và tô đậm).
Bức ẢNH  cái " nhà hàng " của TVprc25 và tôi là cùng một vị trí gần sát sông THACH HÃN.
Để các Bạn tiện theo dõi và không bị nhầm nếu ta có " đi thăm " . Tôi gửi ảnh  bản đồ về vị trí các khu vực này để biết vị trí của nó . ( Lần sau Tôi sẽ  phải đi tham khu  du lịch sinh thái TÍCH TƯỜNG bên bờ hồ Tích tường )


    (http://farm8.staticflickr.com/7280/7046892853_d183cc3cb1_b.jpg)
       Tích tường Như lệ ;  Hồ TÍCH TƯỜNG (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/7046892853/)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 10 Tháng Tư, 2012, 12:25:46 pm
       CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 10 )    


Giáp với lễ NôEn 72, mặt trận Tích Tường “ nóng “ trở lại. Đêm đến,  chúng tôi phải  vượt sông chở lính tăng cường, vũ khí và  đồ tiếp tế cho “ Chốt “ bên Tích tường . Cả hai phía  đang chuẩn bị “ chiến “ :     Tái chiếm và  giữ chốt – Nống  và  phòng thủ - là những từ cửa miệng của lính hai phía .   Sẽ có  ngừng bắn  ngày “ Nô En” nhưng đổi lại là những trận đánh ác liệt mà cả hai bên đều  biết rõ ngay TRƯỚC VÀ SAU ngày ngừng bắn – chỉ chờ có giờ “ G” thôi.
Tuyến phòng thủ Tích tường – Như Lệ - Đá đứng là cái đầu cầu mà Ta muốn giữ làm cái bàn đạp tiến công – Ngược lại Địch muốn nhổ cái  “Gai ” này. Tương quan lực lượng tại Tích tường bên Đối Phương có phần hơn nên Ta chủ yếu là giữ “ chốt” bằng mọi giá – Không cho địch  lấn chiếm.
Trước ngày NÔEN, địch đã “ Nống “ ra,  Bên sông súng nổ cả ngày. Đêm đến Ta lại “ Tấn “ lại . Súng nổ trong đêm còn lính “ bến vượt ” qua sông không biết bao lần. Những thương binh theo thuyền của chúng tôi sang bờ Bắc – chúng tôi hối hả  ĐI và VỀ - cũng chẳng hỏi được THẮNG – THUA ở  những đâu? – Cố mà chở hết thương binh qua sông trước khi trời sáng.
Trở về hầm, chúng tôi lăn ra ngủ không còn biết gì  - quá mệt và căng thẳng.
Thấy có người lay, tôi tỉnh giấc. Không thấy tiếng pháo nổ. Ồ , hai bên đang ngừng bắn- mà yên tĩnh  nên ngủ chẳng còn biết gì nữa. 
Đã quá trưa rồi, lính A tôi chưa có ai dậy. Tôi nhận ra “THU  già “ và HUỲNH
hai lính sinh viên của ĐHXD  của A tôi, cử đi phối thuộc với đơn vị khác từ lúc C17 trở lại chiến đấu.
-   Báo tiểu đội dậy ngay – Có lệnh mới đấy – A Thu truyền đạt lại lệnh, vắn tắt nhiệm vụ của A tôi thế này : “ Thu già ‘ được cử làm Tiểu đội phó sẽ phụ trách bến vượt TÍCH TƯỜNG.  Tôi nhận nhiệm vụ lập bến Vượt Như lệ trong hôm nay –bến NHƯ LỆ phải sẵn sàng phục vụ bộ binh  ngay tối nay. Về quân số ; bến TÍCH TƯỜNG biên chế - 1 tổ 3 người – sẽ bổ xung sau, bến NHƯ LỆ 2 tổ- được 6 người. Ngoài tôi là A trưởng  tăng cường HUỲNH  làm nòng cốt.

Nhận lệnh xong, tôi cũng chẳng hề  nghĩ NHU LỆ hay TÍCH TƯỜNG ác liệt hơn. Đã là lính chiến, đánh nhau ở đâu chẳng được. Nhóm ở lại Tích tường với “THU già”  tiếp quản luôn hầm của chúng tôi, kể cũng nhàn hơn nhiều.    Lại hối hả thu dọn  vũ khí quân trang, ăn cơm xong chúng tôi xuất phát ngược dòng THẠCH HÃN lên NHƯ LỆ . Sáu người lính  đầu tiên của C17 lập bến NHƯ LỆ gồm : LUÂN, HUỲNH, HIỆN, UYÊN, THIỆM, THỊNH. Có tôi và HUỲNH là lính SV, số còn lại là học sinh phổ thông vừa  đang độ tuổi 18 .
Chúng tôi men sát bờ sông mà đi,  luồn xuống đoạn hào hay dựa vào những bụi cây ven bờ sông để che chắn. Có những “ chốt” của đối  phương ngay bên kia sông, sơ hở lộ ra là ăn đạn liền. Mặc dù biết có con đường đất phía sau lưng nhưng không một lính nào dàm đi trên đường đó lúc ban ngày.
Luồn lách, phát  cành cây chắn đường, vận động nhanh qua những đoạn trống,  Nhóm lính bến vượt chúng tôi  đã đến NHƯ Lệ   trước buổi chiều.  Chẳng có ai biết được, nơi đây  nhiều đồng đội của  C17 chúng tôi đã ngã xuống những ngày sau đó.                  ( Còn tiếp )

         TÍCH TƯƠNG - NHƯ LỆ  và tuyến  phòng thủ của E95 cuối  1972


              (http://farm8.staticflickr.com/7050/6874219805_348900b45c_z.jpg)
                   TÍCH TƯỜNG _  NHƯ LỆ   VÀ TUYẾN PT CỦA  E95 CUỐI  1972
 (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6874219805/)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: anhtho trong 10 Tháng Tư, 2012, 12:47:05 pm
Anh hữu Luân ơi! Em theo dõi từ đầu bài viết của anh nhưng không giám tham gia, bởi vì ngày các anh chiến đấu qua lại hai bờ Bắc Nam Bến hải thì em con là cô bé ( Trốc đầu) mần chi hình dung ra những việc ngưới lớn làm, mặc dù lúc đó em cũng đã cảm nhận được sự bất bình thường từ những hoạt động của sân bay Sao Vàng quê em. Nhưng cũng như bao thế hệ học sinh, em cũng được thầy cô dạy về dòng sông Bến Hải, cầu Hiền Lương. Mà có lẽ trong tư duy bao thế hệ học sinh ấy dù bây giờ là ông là bà cả rồi cũng chỉ hình dung nơi nhát cắt lịch sử vào thân thể thiên nhiên mang hình chữ S ấy là sông Bến Hải và cụ thể có thể cảm nhận được là cầu Hiền Lương qua bộ phim (Vĩ tuyến mười bảy ngày và đêm) chứ không ai hình dung ra những sự khốc liệt nhưng rất đỗi hào hùng như những việc các anh làm trong thời buổi ấy. Em nghĩ,  chuyện anh viết là những chi tiết thật người thật việc, ngoài những ý kiến tham luận của các anh chị tham gia topic, em mong anh tạo điều kiện cho mạch bài nối tiếp phù hợp thời gian, lột tả được tính cấp bách của chiến sự trong không gian ngày ấy anh ạ. Có như vây thì những ai trăn trở tìm hiểu lịch sử chiến tranh mới có thể cập nhật được thông tin (phi chính thống) nhưng rất có chiều sâu anh ạ Có gì mạo muội mong anh và các bác tham gia topic thông cảm bỏ qua. Em chúc anh mạnh giỏi. Em đang tiếp tục theo dõi bài. kính


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 10 Tháng Tư, 2012, 05:20:18 pm

@ Anhtho,

  Mặc dù là người lính, Anhtho cũng như các CCB khác đã  vào trang mạng QSVN để đọc,  để nghe  những câu chuyện mà  những người lính đã  trải qua ở chiến trường - vui cũng như buồn - cũng như được chia sẻ cùng nhau những năm tháng chiến đấu ấy.  Rồi có những câu chuyện của những người đã ngã xuống nếu không được kể ra chắc nó mãi mãi  bị mất đi vào quên lãng. Chính vì điều này mà tôi  cố gắng viết những gì  còn đang  ghi và nhớ được .  Xác định cho mình là như vậy nhưng hiềm nỗi hiện nay chưa hoàn toàn rảnh như các " Cựu " khác ( Còn đang CT), rồi  tính lười hay có lúc mải chơi ( bạn bè gọi đi  xả hơi ở quán bia)  thành ra  lúc nào hứng lên mới viết được  ( Dân tay ngang vậy đấy  ;D ;D).
 Cám ơn Anhtho đã ghé đọc và góp ý cho để  sửa được tật ( mà có khi " Chị EM " nói thì mới  nhớ ).
 Cố gắng viết đều hơn theo gương mấy cựu  LXT, NTL, TANVINHprc25.... , nói hô khẩu hiệu là " Tiếp tục phục vụ nhân dân " .....


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: Trinhsat trong 11 Tháng Tư, 2012, 10:45:35 am
@NguyenHuuLuanC17:

Xem cái bản đồ trên đây, thấy tích tường, Như lệ, Nham Biều, Tri Bưu đều nằm ở phía Tây Nam TX Quảng Trị.

Giai đoạn 81 ngày Thành cổ, quân ta cũng chủ yếu vượt sông để tác chiến ở Thành cổ qua vùng Tây Nam này phải không bác.

Tôi không nhớ rõ trong cái bản đồ này thì bác LeXuanTuong tác chiến ở đâu mà lại nhằm bắn vào mạng mỡ con nhà người ta? để đến bây giờ vẫn không chịu ăn năn.

Thêm một câu hỏi nữa là C20 TS của bác TTNL và 6971... cùng F325 mà sao lại tách ra tận TraLienTay là vùng nắm phía Đông Bắc TX Quảng trị, bác nhỉ.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 11 Tháng Tư, 2012, 02:23:23 pm
@NguyenHuuLuanC17:

Xem cái bản đồ trên đây, thấy tích tường, Như lệ, Nham Biều, Tri Bưu đều nằm ở phía Tây Nam TX Quảng Trị.

Giai đoạn 81 ngày Thành cổ, quân ta cũng chủ yếu vượt sông để tác chiến ở Thành cổ qua vùng Tây Nam này phải không bác.

Tôi không nhớ rõ trong cái bản đồ này thì bác LeXuanTuong tác chiến ở đâu mà lại nhằm bắn vào mạng mỡ con nhà người ta? để đến bây giờ vẫn không chịu ăn năn.

Thêm một câu hỏi nữa là C20 TS của bác TTNL và 6971... cùng F325 mà sao lại tách ra tận TraLienTay là vùng nắm phía Đông Bắc TX Quảng trị, bác nhỉ.


(http://farm8.staticflickr.com/7050/6874219805_348900b45c_z.jpg)
        

@Trinhsat: Tich Tường, Như Lệ nằm phía Tây Nam TXQT, sau khi mất TXQT 16/9/1972 thì chảo lửa TXQT được chuyển về đây vì từ đây có thể thọc vào hông TXQT.

Tôi nằm ở khu vực An Tiêm-Chợ Sãi, phía Bắc TXQT, bác có thấy dòng sông Vĩnh Định chảy ra Thạch Hãn ở chỗ đó không, nơi tôi đì con y tá dám bắn M79 vào đầu bạn tôi là Chienc3.

Còn Trà Liên Tây là nơi c20 của TTNL, 6971 và TLT đóng quân sau khi ký HĐ Paris 1973. Nơi đó nằm sâu trong vùng của ta, dân về đông đúc dĩ nhiên sẽ có nhiều bóng hồng nên rất sâu sắc với các bác ấy cũng phải. Còn bên tôi cát trắng 1 mầu chỉ toàn bọ chét thôi, TS ơi.

Hôm này chúng tôi sẽ dẫn các bác về thăm lại những nơi đó nhé, chịu khó chờ đợi đến cuối tháng 4 nói như Luân đen nói là tháng 4 đầy nỗi nhớ   (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6874219805/)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 11 Tháng Tư, 2012, 02:33:24 pm
@NguyenHuuLuanC17:

Xem cái bản đồ trên đây, thấy tích tường, Như lệ, Nham Biều, Tri Bưu đều nằm ở phía Tây Nam TX Quảng Trị.

Giai đoạn 81 ngày Thành cổ, quân ta cũng chủ yếu vượt sông để tác chiến ở Thành cổ qua vùng Tây Nam này phải không bác.

Tôi không nhớ rõ trong cái bản đồ này thì bác LeXuanTuong tác chiến ở đâu mà lại nhằm bắn vào mạng mỡ con nhà người ta? để đến bây giờ vẫn không chịu ăn năn.

Thêm một câu hỏi nữa là C20 TS của bác TTNL và 6971... cùng F325 mà sao lại tách ra tận TraLienTay là vùng nắm phía Đông Bắc TX Quảng trị, bác nhỉ.



@ Trinhsat,

[/b]Giai đoạn 81 Ngày đêm – Chiến dịch BV Thành cổ Quảng trị [/b]  Bến vượt chính qua sông từ làng Nhan biều ( Bờ Bắc) sang gần hầm  Dinh Tỉnh trưởng (bờ Nam )- Nay là khu vực BCH quân sự TX Quảng trị. Chỉ có duy nhất đoạn này thuận lợi và gần khu trung tâm quân ta bên bờ Nam. Bến vượt do Công binh các đơn vị tổ hợp lại gồm : CB mặt trận, C17/325, c17/95, c17/48, CB của bộ đội địa phưong ( Theo bản đồ là  phía Đông – Bắc cầu  Quảng trị)._ Không phải  là bến vượt ở phía Tây Nam này -.
Các ĐV bộ binh  ở ngoài khu vực Thành Cổ thì tự chọn điểm vượt sông gần nơi đơn vị mình tham chiến và không có sự hỗ trợ của CB đâu. 

* Bác LXT  giữ “ Chốt” và bắn quả đạn “ trả thù cho đồng đội “ là  ở gần khu vực  AN TIÊM ( cũng được đánh dấu đỏ trên BĐ đấy).


* Tinh hinh phòng thủ của F325 trong thời gian từ T10 - 12/72 :
1- E 101 T10/72 phòng thủ từ  An Tiêm, Chợ Sãi, Nại Cửu.  Cuối T10/1972 e101 bàn giao cho e27/ B5 rút ra bắc Cửa Việt (Gio Linh) để củng cố trong thời gian ngắn.
Từ  cuối T11/1972 E101 lại vượt sông Thạch hãn sang bờ Nam chốt tại Long Quang, Thanh Hội  tới cảng Cửa Việt.- Các điểm đã chấm đỏ trên bản đồ  ( chốt ở đây cùng với ĐV khác  cho đến khi ký HĐ Pari 1/73 – kể cả trận đánh giành lại Cảng Cửa Việt cuối 1/73 ).
2- E 18  T10 -11 phòng thủ từ Ái tử đến Xuân An, Giang Hến , Nhan biều đến An đôn.
3- E 95  T10 - 11 phòng thủ từ An đôn đến Tích tường - Như lệ đến Đá đứng. Thời gian đầu  T10 -11 chủ yếu chốt bên bờ Bắc sông Thạch hãn tuyến Phòng thủ này.  Tháng 12/ 72 đến 73  mở rộng “ Chốt “ sang cả bên bờ Nam theo tên gọi là  từ “ Tích tường – Như lệ đến Đá đứng “
 K5/95 chốt khu vực TÍCH TƯỜNG, K4/E95 chốt khu vực NHƯ LỆ, K6 là thê đội 2- phòng thủ và bảo vệ  phía Tây và bọc lưng .  Đến giai đoạn cuối 12/72 đầu 73 cũng vào  chiến tại TÍCH tường – Như lệ.( không còn là thê đội 2 ).

* Còn  TTNL, 6971, Tralientay  là  của C20/ F325 - lính trinh sát sư đoàn 325. Trinh sát của sư đoàn đóng tại Cứ của sư đoàn nằm xa trận tuyến, không gần các đơn vị Bộ binh  . Các trinh sát SĐ được cử đi «  công tác «  theo yêu cầu và nhiệm vụ Sư đòan, không tham gia tác chiến tại các tuyến  chiến đấu của bộ binh E95, E18 hay E101.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 13 Tháng Tư, 2012, 02:26:51 pm

             CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 11 )    


    Xuống đến  Thượng phước – nhóm  chúng tôi được liên lạc của K4/95 dẫn về nơi sẽ lập bến vượt. ở sát bờ Thạch hãn, đối diện bờ Nam là thôn Như lệ.  Bến vượt Tích tường cách  nơi đây chừng 2 km đường ven sông mà địa hình tác chiến Tích tường  ngược hoàn toàn với Như lệ.  Tích tường là bãi bồi  thấp thoải ra  sông còn Như lệ  bãi lở với sườn dốc đứng  có nhiều điểm cao dọc sông. Dòng Thạch hãn qua đoạn TÍCH TƯỜNG _ NHƯ LỆ  uốn  hình chữ S  theo dòng chảy từ Tây sang Đông với cái lưng  gù nhọn  lên chĩa vào  thôn Như lệ, còn cái bụng to phệ là bãi bồi Tích tường đẩy dòng sông lấn  sâu sang bờ Bắc.  Cùng với  hình S lớn – VIỆT NAM, Cái chữ S  TÍCH TƯƠNG – NHƯ LỆ  đang nóng rẫy trận chiến  trong những ngày  cuối tháng 12-1972.
      Làng Thượng phước chạy sát rìa sông, dân  mới bỏ đi chừng vài năm, không giống những làng  bị hủy diệt ( Destroyed). Vẫn còn  nền nhà ở xây  gạch  trên bãi dọc theo bờ sông, dốc thoai thoải xuống sông nhưng cây cối thì đốn trụi. Đâu đó còn vài cây mít, cây lâu năm bị chặt cụt ngọn - cành, không biết do bom pháo hay bị chặt để cho quang.

     Tuyến phòng thủ là dãy hầm hào núp dưới  rặng, bụi tre theo bờ sông. Không  có hầm hào ở khu nền nhà dân cũ - vị trí cao hơn nhưng trống trải,  dễ bị đối phương quan sát và cho  “ ăn “ pháo. Vừa đến nơi, đầu tiên lại là đào hầm.  Không có thời gian nên đào tạm  chung  hầm. Ba lính Thái Bình : Huỳnh, Thiệm, Thịnh ở cùng nhau còn Tôi cùng hầm với Hiện và Uyên – lính Hưng yên.
Nhập nhoạng tối , nhóm đi  khảo sát chọn bến vượt Như lệ.  Bến và  hầm của C17 ở gần cuối làng Thượng phước . Chúng tôi chọn  bến cả  bên bờ Bắc và bờ Nam.  Sông ở đây hẹp hơn  so với TÍCH tường nhưng sâu,  phía bờ Nam là bờ lở với sườn dốc đứng, che khuất và có thể chắn đạn pháo cũng như đạn bắn thẳng của bộ binh – chỉ cần chọn điểm gần tuyến “ chốt’ của quân ta.  Bên bờ Bắc, với bãi bồi nên khi di chuyển đến mép nước  luôn phơi mình trước các “ Chốt “ bên bờ Nam và  hứng đạn pháo  bất kể lúc nào. Chúng tôi chọn  một  lũy tre mọc thành hàng chạy sâu xuống bãi để che chắn bảo vệ,.  Biết những điểm này luôn bị theo dõi nhưng cũng chẳng thể có cách khác được – không thể đào hào đi ra sông vì càng dễ lộ.
Dù đã quen trận mạc và công việc bến vượt tại TÍCH Tường nhưng  mới chiều xuống  mà lính đã ngửi thấy “ mùi khét” trận chiến . Pháo bắn cầm canh suốt dọc  bờ sông, những “ chốt “ của đối phương chạy  ra sát bờ sông và toàn là những vị trí cao  dễ quan sát, pháo sáng thả  sáng như ngày  dọc đoạn quân ta phòng thủ - K4/95  mới chỉ “ Chốt “  một số  đoạn  bên Như lệ. 
     Chúng tôi nhận  chiếc Thuyền cao su  ngay tại bờ sông. Cử 3 lính ở lại đào hầm giấu thuyền tại bụi tre sát bến còn Tôi , HUỲNH và Hiện đi mở bến, chuyến  mở đầu sang  NHƯ LỆ.  Ngay chuyến đầu đã  đưa lính vận tải tiếp tế  súng đạn và lương thực cho “ chốt “ tại Như lệ.  Chẳng vội vã hay hồi hộp, chúng tôi vượt sông ngay chập tối. Lính dẫn đường chỉ  hướng nơi thuyền sẽ cập dưới ánh sáng của  dù pháo sáng  treo lơ lửng trên đầu  -  một con đường  leo qua dốc  cao  dẫn  lên Chốt bộ binh. Sông hẹp qua nhanh  nhưng nước chảy xiết và  cuộc chiến nóng bỏng hơn TÍCH tường ( như  dòng nước  Thạch hãn  ) vượt sông trong tiếng nổ súng bộ binh  ngay rìa sông  .
Cập bờ, Lính nhanh chóng  nhảy lên áp  vách đất cao quá đầu trước khi di chuyển còn chúng tôi – những lính công binh bến vượt vội vã tản ra  nhìn ngó  để xem bến vượt ở đâu cho thuận và an toàn hơn.  Bến vượt bờ Nam  được chọn lùi  lại không vào đầu đường mòn – tiện cho lính nhưng không an toàn.  Trong chiến đấu nếu được chọn : an toàn vẫn là số 1. Bắt đầu  chiến đấu  tại bến vượt Như lệ của  C17  thế đấy  và cuộc chiến tại Như Lệ đã diến ra liên tục từ cuối tháng 12 /72  sang đến  tháng 1/73 càng ác liệt để giành đất, kéo dài đến tận 3/73  sau hàng tháng trời  khi Hiệp định Pari về  ngừng chiến có hiệu lực.   Biết bao lính  đã  hy sinh trong cuộc chiến quanh cứ điểm  “ ĐỒI CHÈ “  mà  Ta vẫn  không chiếm được  ....  ( Còn tiếp )

    Đây  tuyến chiến đấu của E95  và  Bến  vượt  NHƯ LỆ của C17  những ngày cuối  T12/72  được đánh dấu  trên bản đồ

            (http://farm8.staticflickr.com/7194/6926852334_29b46640ba_b.jpg)   
                    TUYẾN PHÒNG  THỦ  CỦA E95 tại NHƯ LỆ   VÀ  BẾN VƯỢT  của  công binh C17

            Còn đây là chữ S của  Thạch hãn tại  tuyến  phòng thủ  của E95  khi ấy.

              (http://farm8.staticflickr.com/7280/7046892853_d183cc3cb1_b.jpg)
                      CHỮ S của THẠCH HÃN  tại   TÍCH TƯỜNG  - NHƯ LỆ 

 (http://www.flickr.com/photos/63474876@N03/6926852334/)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: Trongc6 trong 13 Tháng Tư, 2012, 02:56:43 pm
@bác HuuLuan:

         Tôi nhớ các bác đã kể về điều đặc biệt sau 81 ngày đêm Thành cổ ở sông Thạch Hãn là mọi chỗ quân ta đều bị đẩy sang bờ Bắc, nhưng riêng chỉ có Tích Tường - Như Lệ là ta vẫn bám trụ cả bên bờ Nam và giữ được cho đến Hiệp định Pari.

        Bác kể chuyện C17 lập bến vượt ở TT-NL trong giai đoạn này, theo tôi hiểu thì hai bờ đều là quân ta, sao phải chọn bến cẩn thận vậy. Địch nó nằm ở đâu, cách bao xa mà quan sát được bến vượt của ta để nã pháo.

      Thêm nữa: thuyền các bác vượt sông khi đó là thuyền caosu, không có máy nổ đẩy thì phải. Vậy các bác chèo tay à? Không nghe nói các bác phải tập chèo lúc nào nhỉ. Tôi nghe nói chèo thuyền (thuyền nan) không dễ, vì có chèo lái và chèo mũi. Không thạo thì thuyền có khi quay tròn.

   Chúc bác luôn khỏe và phong độ.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 13 Tháng Tư, 2012, 04:42:20 pm
@bác HuuLuan:

         Tôi nhớ các bác đã kể về điều đặc biệt sau 81 ngày đêm Thành cổ ở sông Thạch Hãn là mọi chỗ quân ta đều bị đẩy sang bờ Bắc, nhưng riêng chỉ có Tích Tường - Như Lệ là ta vẫn bám trụ cả bên bờ Nam và giữ được cho đến Hiệp định Pari.

        Bác kể chuyện C17 lập bến vượt ở TT-NL trong giai đoạn này, theo tôi hiểu thì hai bờ đều là quân ta, sao phải chọn bến cẩn thận vậy. Địch nó nằm ở đâu, cách bao xa mà quan sát được bến vượt của ta để nã pháo.

      Thêm nữa: thuyền các bác vượt sông khi đó là thuyền caosu, không có máy nổ đẩy thì phải. Vậy các bác chèo tay à? Không nghe nói các bác phải tập chèo lúc nào nhỉ. Tôi nghe nói chèo thuyền (thuyền nan) không dễ, vì có chèo lái và chèo mũi. Không thạo thì thuyền có khi quay tròn.

   Chúc bác luôn khỏe và phong độ.


@Trongc6,
 1-  Sau chiến dịch Bảo vệ thành cổ Quảng trị ( 81 ngày đêm)  ta rút ra khỏi khu vực TX Quảng trị . Vậy nên chỉ  Khu vực đối diện TX Quảng trị và vùng phụ cận  TX   ta  phải rút qua sông và lập phòng tuyến bên bờ Bắc .  Phần còn lại :  Phía  Tây, từ Tích tường đến các cứ điểm trên dãy núi  Tây ( Động Ông Đô, chùa Nga... )  Nam THẠCH HÃN  sư 308 và 304  vẫn giữ và tranh chấp . Sau tháng 10/72 bàn giao lại cho sư 312  như dưới đây:
Khảo cứu tình hình phòng thủ của  sư đoàn 312  thời gian từ T10 -12/72 :                                                                           
( Trích Lịch sử sư đoàn 312 )
Cuối tháng 10 năm 1972, các Sư đoàn 308, 304 được lệnh rút khỏi Quảng Trị. Bộ tư lệnh Mặt trận giao cho Sư đoàn 312  vào thay thế các ĐVị Sư đoàn 308, 304, phòng ngự kết hợp với tiến công, giữ bằng được tuyến Động ông Do - Chùa Nga - điểm cao 132 -Tích Tường - Như Lệ. Bằng giá nào cũng phải bám trụ được ở Nam sông Thạch Hãn.
Toàn bộ khu vực từ Tích Tường, Như Lệ đến Đối Đá, Động ông Do rộng khoảng 35 ki-lô-mét vuông do Sư đoàn 312 đảm nhiệm.  Xác định các khu vực phòng thủ quan trọng gồm: Tích Tường, Như lệ, Đá Đứng,Thạch Lệ cụm điểm cao 15-29-52. cụm điểm cao 134-165 - Khe Trại, cụm điểm cao 132-105, đồi Giang và Động Tiên.  Sư đòan 312 tổ chức lực lượng chiến đấu và bố trí các cụm phòng ngự từ Tích Tường - Như Lệ đến các điểm cao 52-29-15, trong đó cụm điểm cao 52-29-15 là cụm trận địa then chốt trong thế trận phòng ngự của sư đoàn. Trung đoàn 141 chuyển từ khu vực Tân Tẹo về phòng ngự trận địa ở cụm điểm cao 105-132, đồi Giang, đồi Ba Cây. Đứng sau trung đoàn 141 là trung đoàn 165 phòng ngự trên các cụm điểm cao 165- 134.

Phía Đông : từ AN TIÊM , chợ Sãi , Nại cửu , Triệu Phong tiếp xuống Long quang, Thanh hội , Cửa Viêt -  Nam Thạch hãn ta vẫn giữ và tranh chấp với địch như sau:
Tinh hinh phòng thủ của F325 trong thời gian từ T10 - 11/72   :
1- E 101 T10/72 phòng thủ từ  An Tiêm, Chợ Sãi, Nại Cửu.  Cuối T10/1972 e101 bàn giao cho e27/ B5 rút ra bắc Cửa Việt (Gio Linh) để củng cố trong thời gian ngắn, đến  cuối T11/1972 lại vượt sông Thạch hãn sang bờ nam chốt tại Long Quang, Thanh Hội  tới cảng Cửa Việt.
2- E 18  T10 -11 phòng thủ từ Ái tử đến Xuân An, Giang Hến , Nhan biều đến An đôn.
3- E 95  T10 - 11 phòng thủ từ An đôn đến Tích tường - Như lệ đến Đá đứng. Thời gian đầu  T10 -11 chủ yếu chốt bên bờ Bắc sông Thạch hãn  Phòng thủ chia như sau : K5 chốt giữ khu vực từ An đôn đến Tích tường,   K4 chốt Như lệ  đến Đá đứng.
K6 cùng BCH tiểu đoàn cùng các đơn vị phối thuộc là thê đội 2, trực chiến và bảo vệ bọc lưng toàn tuyến từ An đôn – Tích tường – Như lệ đến Đá đứng.

Bản đồ phòng thủ của tại Quảng trị  T10-12/72 .  (  Những điểm đánh dấu đỏ là nơi đã chốt của  Ta  - ) Bác  " Dòm "  tý cho biết

              (http://farm8.staticflickr.com/7050/6874219805_348900b45c_b.jpg)
                       Tuyen phong thu E95/  F325  cuoi 72 

2- Bến Vượt luôn nằm trong vùng quân ta quản lý nhưng có 2 lý do chọn bến :   Pháo tại Quảng trị bắn cả ngày lẫn đêm :  bắn cầm canh theo tọa độ, bắn vào khu vực nghi ngờ, bắn vào mục tiêu phát hiện được ... - Mà không chỉ trinh sát pháo, bộ binh NGỤY mà thấy động tĩnh  ban đêm là gọi pháo bắn không tiếc đạn. Sát thương tại QT do pháo địch tỷ lệ rất lớn. Còn đạn bắn thẳng, tại NHƯ LỆ  lính hai bên  chỉ cách con sông, mắt thường ngày nhìn nhau rất rõ.
Bến sông đi ban đêm mà để lại vết, nó quan sát được thì Đêm  sau  " ĂN ĐỦ " luôn  ??? ???
3- Lính CB chèo thuyền Cao su bằng mái chèo gỗ  như Bác nói là  ;  Chèo và Lái.  Chèo thì  ai cũng được, qua bờ Nam thì quạt mạnh cho sang nhanh, còn  Lái dùng một một chèo thì phải biết phối hợp hai động tác của dân chài là -  BÁT và CẬY - để vừa đưa thuyền đi theo  hướng định trước. Lính Cũ bọn tôi có học nên tôi bao giờ cũng ngồi LÁI phía sau, còn lính chưa biết thì chỉ Chèo, còn chẳng may còn một mình mà không Lái được thuyền qua sông thì Lính này cũng không tồn tại được,  giữa sống và chết con người học được nhanh lắm .
Nói vui có lính bỏ thuyền nhảy xuống sông bơi vì đạn nó bắn dữ quá mà không lái nổi đấy  ;D ;D
Còn tôi bị dính một vụ : thuyền quay tròn giữa sông trong khi đạn pháo hai bờ bắn như hoa cải do chở lính thông tin rải dây  qua sông sợ quá làm rối dây nên  thành cái dây neo thuyền  ::) - May  mà cũng thoát ( Tôi đã kể trong câu chuyện đầu tiên ; Người lính công binh bến vượt TÍCH Tường )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 17 Tháng Tư, 2012, 02:26:03 pm

         CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 12 )    


Vừa đặt chân xuống NHƯ LỆ chúng tôi đã hưởng ngay độ “ nóng bỏng và mùi khét”  cuộc chiến trên mảnh đất này.
Nhiều trận chiến đấu ác liệt giành giật các chốt  tại Như lệ, dọc bờ Nam Sông THẠCH HÃN.   Giữ - tái chiếm chốt liên tục diễn ra  tại  “ ĐỒI CHÈ “ và các cứ  điểm lân cận cả ngày lẫn đêm trong  tháng cuối 1972.

        Chuyện chiến đấu  ở NHƯ LỆ


   Người  lính cảm tử giữ chốt tại Như lệ     ( Từ lời kể của  TRẦN ĐOÀN THƯỞNG- C2- K4- E95 )
   
       Trong một trận chiến giữ chốt  gần đồi CHÈ  của C2/ K4 / E95 tại Như lệ, chốt của ta chỉ còn lại 4 ngườí.  Sau những loạt pháo và hỏa lực phủ đầu, một trung đội Ngụy tăng cường với  khoảng 40 lính theo đội hình tấn công lên chốt.  Thế của địch rất mạnh, lính  ta chưa biết phải đối phó ra sao?  Trong tình thế cấp bách ấy, Chiến sỹ NGUYỄN VĂN VĨNH   đã yêu cầu đồng đội để địch đến thật gần. Vĩnh  lấy khẩu  B40, cùng AK và  chuẩn bị lựu đạn quanh mình rồi  bảo đồng đội tản ra. Chờ toán lính đến  gần, anh đột ngột đứng lên bắn quả B40 vào tốp lính. Một khối lửa bùng lên chùm lấy đám địch  cùng lúc  đồng đội thấy anh ngã xuống. Các chiến sỹ kéo Vĩnh xuống hào, một quả đạn M79 đã bắn trúng giữa trán, máu loang khắp người. Vĩnh không nói được lời nào và hy sinh ngay trên tay đồng đội.  Đám lính địch chết và bị thương mhiều,  số còn lại khiếp sợ rút lui.  Những ngày tiếp sau địch không dám tấn công chốt. Người chiến sỹ cảm tử NGUYỄN VĂN VĨNH ấy quê ở Gia Lâm,  Hà nội.       

   Một trận tập kích chốt của lính trẻ Hà nội

     Tốp lính bộ binh đã tập kết tại bến vượt Như lệ. Không yên lặng như mọi ngày, hôm nay thấy từng nhóm chụm vào nhau bàn bạc, có vẻ sôi nổi. Tôi nghe thấy 2 cậu lính trẻ ở góc hào dặn dò nhau  “ Mày phải bám sát  sau tao đấy, nếu tao bị thương thì đừng sợ. Tao mà bị thương nặng thì đừng khiêng tao đi nữa nhé, không thì nguy hiểm đấy”.
Tôi lại gần hỏi nhỏ, “ Lính mới tham chiến hả . Đáp câu hỏi  của tôi    cậu lính  trẻ  nói : “ Bọn em mới được bổ xung, đêm nay là trận đầu tiên. Chúng em là lính mới của Hà nội”
Ngừng lại một chút rồi cậu nói rất nhanh “  Em nghe nói chốt này ác liệt lắm, đánh trận này chắc chết, bọn em xác định rồi.”.  Bọn em bàn với nhau “ Đằng nào cũng chết, chúng mình nắm tay nhau cùng xông lên,   để được chết cùng với nhau”.
Tôi bảo “ Các cậu không được làm liều” – “ Sống chết có số rồi anh ạ “ , cậu trả lời tôi tỉnh khô.
Rồi khi đêm đến, chúng tôi hối hả qua sông thực hiện nhiệm vụ trong  tiếng súng bộ binh  tập kích chốt xen lẫn tiếng đạn pháo vang lên khắp nơi rồi yên lặng trở lại .
    Tốp lính trở lại với  một cáng thương.  Một lính cậu  kể lại : “ Như bọn em đã bàn với nhau, chúng em tiếp cận mỏm đồi địch đang chốt giữ. Rồi chúng em theo nhóm,  cầm súng- nắm tay nhau đồng thanh hô “ Xung phong” vừa chạy vừa bắn từ dưới chân đồi. Địch cũng nã súng về phía  bọn em, chúng em càng  hô to hơn và bắn trả cả loạt dài về phía đỉnh đồi. Khi đến được đỉnh đồi, bọn em cũng ném lựu đạn vào phía  hào và hầm.  Từ các phía chúng em ập vào, chẳng thấy một tên địch nào cả, chúng nó bỏ chốt chạy hết. Thế là bọn em chiếm được chốt, kiểm điểm thì chỉ có 1 lính bị thương. Chúng em phân công người giữ chốt, băng cho thương binh và đưa về tuyến sau.
   Một trận đánh diễn ra chẳng giống với trận đánh nào. Có lẽ địch chưa thấy trận tập kích chốt nào mà hô vang vọng,  rồi tiểu liên bắn liên tục từ dưới chân đồi như thế,  nên  lập tức rút chạy.
    Đây chiến thuật của  “ Lính mới Hà nội “  tại NHƯ LỆ đấy.
   Nhiều năm trôi qua, tôi vẫn nhớ điều này, kể để ôn lại. suy ngẫm và cười ra nước mắt.

  Đặc sản Như Lệ    
   { Trích lược từ  Những chuyện không thể quên-Cười ra nước mắt – Tich Tuong Nhu le  -  CHUYỆN VI:   Đặc sản NHƯ LỆ }

     H.(95) là lính nhập ngũ 72, kém tôi 2 tuổi, lúc nào cũng anh em ngon lành. Cậu có giấy gọi vào Đại Học Xây Dựng sau giấy báo nhập ngũ nên vẫn được gọi là sinh viên Xây Dựng, người nhỏ bé, nhanh nhẹn, nói liên tục và cười ha hả. Một chú lính trinh sát rất vui vẻ lạc quan, bao nhiêu tinh anh phát tiết ra ngoài cả. Thật là dễ chịu.
Chúng tôi luồn lên chốt (5) lúc pháo địch chuyển làn bắn vào Như Lệ. Anh em ở cả trong hầm, chỉ có một người ra nghách cảnh giới.  Hai thằng H. hỏi thăm
nhau :
-   Mày chưa chết à !
Rồi chúng cười lên ha hả. Sao mà vô tư, hồn nhiên đến thế !
“ Đi cấm chết đấy nhé ! . . . . .
                      Mày chưa chết à ! . . . .”  . . . . là món đặc sản Như Lệ- Tích Tường.
 
 Pháo 105 vẫn đang bắn bên Như Lệ. H.(95) chỉ các vị chí các chốt của ta và các vị trí địch:
-   Bọn nó chốt ở kia anh ạ. Trước khi tấn công chúng bắn pháo cấp tập rồi xe tăng từ chỗ kia và chỗ kia xông lên. 12 ly 8 ở chỗ này này và chỗ  kia nữa bắn liên tục. Bọn tăng vừa đi vừa bắn pháo và đại liên, cả M113 nữa, vừa chạy vừa bắn đại liên.
-   Mình làm thế nào ?
-   Chỉ chết vì pháo thôi chứ bọn nó tấn công, bọn em không sợ. Cứ ở trong hầm, chờ chúng đến gần, cứ B40, B41 bọn em chơi. Xe tăng, thiết giáp cũng chơi, mà bộ binh cũng chơi. Một thằng lính bọn em cũng chơi một quả. Bọn nó đứa nào cũng sợ. Bọn nó còn bị cối 60 với cối 82 của mình ở phía sau kia kìa, còn 12 ly bảy nữa. Chỉ ngán pháo bắn thôi anh ạ !
-   Thế nhỡ ae mình bị thương vong vì pháo hết rồi thì sao?
-   Bọn em có hữu tuyến với tiểu đoàn, liên tục. Nếu thấy đứt liên lạc thì hoặc là đứt đường dây hoặc là tiêu hết rồi thì ở phía sau bọn nó vận động lên luôn.
-   Hỏa lực nó thế làm sao mà bắn B40 được?
-   Bọn em bắn nhanh lắm, bọn nó đến gần rồi. Mình chỉ dương lên là bắn liền, rồi thụt xuống, chạy sang chỗ khác. Mỗi thằng phụ trách mấy khẩu, để dọc theo hào, lắp đạn sẵn, cứ thế mà chơi thôi.
 .....
Chiều tối, Hổ chạy sang hầm chúng tôi báo với thằng H., giọng nghẹn ngào:
-   Mày ơi ! Thằng H. chết rồi ! . . . . Mẹ nó ! . . . .
Mắt Hổ đỏ lừ, cái mặt đẹp trai của anh bạnh ra như rắn hổ, trông dễ sợ. Thằng H. mắt cũng đỏ, nó cứ để cho nước mắt lăn trên má xuống cằm và lặng lẽ không nói gì. Mãi sau nó mới thốt thành lời, giọng không đùa một tý nào:
-   Tao dặn nó rồi, nó đ… nghe !

   ( Còn tiếp )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 25 Tháng Tư, 2012, 05:27:05 pm

       CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 13 )    


     K4-E95 lập tuyến phòng thủ dọc theo bờ Bắc sông Thạch Hãn đối diện với tuyến Như lệ - Tân mỹ -Đá đứng đồng thời làm “  Hậu Cứ ” cho các CHỐT bên Như lệ.  Phục vụ chiến đấu của E95 như sau :
Hàng đêm đơn vị có chốt chiến đấu chuyển Vũ khí,  bổ xung lính,  tiếp đồ ăn & nước cho “ Chốt” bờ Nam rồi đưa thương binh, liệt sỹ  sang bờ Bắc. Tại đây thương binh được vận tải của tiểu đoàn và trung đoàn chuyển ra cứ . Đêm nào có trận tập kích chốt,  sẽ chở toàn bộ  đơn vị lính sang sông  chiến đấu .  Việc của  C17  là đảm bảo phục vụ vận chuyển  tại bến vượt. Phối thuộc nhiệm vụ của các đơn vị của E95 tại TÍCH TƯƠNG – NHƯ LỆ là vậy mà không cần mệnh lệnh chỉ huy nào.
     Thời điểm này, Các chốt   của Ta tại NHƯ Lệ chạy men bờ sông  trên những ruộng bỏ hoang,  hay dải đất bồi của bãi  sông.  Phía đối phương  chiếm giữ các điểm cao xung quanh Như lệ,  làng Như lệ, khu vực Phước môn- muốn đẩy quân Ta ra khỏi cái đầu  cầu này.  Mảnh đất này thành điểm nóng từ nửa cuối tháng 12 /72, Cuộc chiến  đấu tại Như Lệ  diễn ra liên tục Ngày và Đêm .  Về địa bàn chiến đấu lúc đó, K4/ E95  đang  đảm trách  khu vực NHƯ Lệ còn  đoạn tiếp từ Tân Mỹ xuống Đá đứng  do đơn vị khác Chốt, nên nhiệm vụ của C17 chỉ  đảm bảo phục vụ  chiến đấu cho các CHỐT tại Như lệ. 
 ( Đến trước ngừng bắn 27/1/73,  E95 được lệnh tấn công trên toàn tuyến từ Như lệ xuống Đá đứng – Khi đó C17/95 đã  lập thêm bến vượt tại Đá đứng để phục vụ cuộc chiến đấu tại đây ). 
   Qua đây cũng thấy được mô hình  phục vụ tác chiến của E95 cho các Chốt bên bờ Nam Thạch hãn  :   khu vực nào  có bộ binh của 95 tham chiến sẽ có bố trí bến vượt  để hỗ trợ hậu cần và đảm bảo chiến đấu trong bất kể hoàn cảnh nào. 

  ( Không rõ trong lúc này này,  các đơn vị khác như F312  đang phòng thủ dọc Thạch hãn tại  phía Tây Quảng trị có tổ chức mô hình phục vụ  tác chiến như vậy không )
     Những chuyến  vận tải  của chúng tôi thực hiện ngay  sau khi chuyến vượt sông tiền trạm xong.  Đêm đầu tiên, tôi cho tất cả tham gia vượt sông để làm quen bến – dù lính đã đã có kinh nghiệm  khi tham gia bến vượt Tích tường, còn HUỲNH đã có thời gian tham chiến tại bến vượt Thị xã  trong chiến dịch bảo vệ Thành cổ QT.  Việc trải nghiệm,  tôi thấy cần cho từng người lính trong môi trường mới – Như lệ pháo địch bắn rất dữ,  có phải do đối phương chiếm được điểm cao nên quan sát được  dấu hiệu hoạt động của  Ta  hay vì vị trí quan trọng nên được yểm trợ cao .
     Để đảm bảo phục vụ chiến đấu lâu dài và ứng phó với tình hình tôi  chia  nhóm thành 2 tổ : tổ 1 do tôi phụ trách có Hiện và Uyên, tổ 2 do HUỲNH phụ trách có Thiệm và Thịnh.  Mỗi tổ phục vụ bến vượt 1 đêm, tổ còn lại trực chiến và đảm bảo hậu cần cho cả nhóm trong ngày. 
     Đêm đầu tiên, việc phục vụ tiếp tế bên bờ Nam và chở thương  binh cũng như đào xong hầm giấu thuyền sát bãi sông xong trước lúc trời sáng .  Đêm nay chưa có chuyến tập kích CHỐT nên  cũng “ Nhàn “ hơn. Những  ngày ác liệt và  nhiều tình huống gay cấn trong chiến đấu  tại bến vượt  NHƯ LỆ  đang  chờ ở phía trước …         ( Còn tiếp )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 25 Tháng Tư, 2012, 11:34:01 pm
.
     Tặng bác NguyenHuuLuan bức tranh này:



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: Trinhsat trong 26 Tháng Tư, 2012, 09:46:40 am
Hôm 21/4 ở 19C NH, có mấy bác ở E95B (F325) kể chuyện E95 tách ra để vào đánh buôn Ma Thuột 3/1975, sau đó mới lại xuống Phan Rang về lại F325.

Bác Hữu Luân C17 của E95 nên chắc cũng vào đánh Buôn Ma Thuột. Thế mà chưa lần nào thấy bác nhắc tới chuyện này.

Hay là bác hành quân tà tà, chưa đến đoạn đó thì chưa kể hả bác?


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 26 Tháng Tư, 2012, 08:54:13 pm
.
     Tặng bác NguyenHuuLuan bức tranh này:


@TTNL,

 Bức tranh này gợi nhớ đến chuyến chở lính thông tin vượt sông Thạch hãn mà tôi đã kể trong chuyện " Người lính công binh bến vượt Tích tường " -  nó xảy ra giờ đã 40 năm rồi ... Thank TTNL

  Mà họa sỹ nào vẽ mô tả cảnh chung thì đạt nhưng ở góc độ " kỹ thuật" có 2 cái chưa chuẩn :
- Thuyền tiến lên thì  thường phần mái chèo ở phía sau - đẩy thuyền đi nhanh hơn và mủi thuyền nhọn đi trước giảm sức cản của nước.
-  rải dây thông tin theo tư thế tay của lính chưa đúng - nâng ngang  thế thì chóng mỏi lắm !


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 26 Tháng Tư, 2012, 09:24:24 pm
Hôm 21/4 ở 19C NH, có mấy bác ở E95B (F325) kể chuyện E95 tách ra để vào đánh buôn Ma Thuột 3/1975, sau đó mới lại xuống Phan Rang về lại F325.

Bác Hữu Luân C17 của E95 nên chắc cũng vào đánh Buôn Ma Thuột. Thế mà chưa lần nào thấy bác nhắc tới chuyện này.

Hay là bác hành quân tà tà, chưa đến đoạn đó thì chưa kể hả bác?

@Trinhsat: e95B/f325 tách ra khỏi đội hình 325 đầu 1975 vào đánh BMT sau đó cùng 320A truy đuổi địch trên đường 7 về Cheo Reo, Phú Bổn. E95B không về Phan Rang mà đến trung tuần tháng 4/1975, cùng QĐ4 đánh Dầu Giây. Cho tới khi hết chiến dịch thì về với f325 ở Thành Tuy Hạ.

Đây là một trung đoàn thiện chiến nhất của f325 luôn luôn ở những nơi nóng bỏng nhất của cuộc chiến, anh em trong sư đoàn thường nói đùa 1 cách âu yếm rằng: đây là trung đoàn cave của f325.
 


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 26 Tháng Tư, 2012, 10:18:58 pm
Hôm 21/4 ở 19C NH, có mấy bác ở E95B (F325) kể chuyện E95 tách ra để vào đánh buôn Ma Thuột 3/1975, sau đó mới lại xuống Phan Rang về lại F325.

Bác Hữu Luân C17 của E95 nên chắc cũng vào đánh Buôn Ma Thuột. Thế mà chưa lần nào thấy bác nhắc tới chuyện này.

Hay là bác hành quân tà tà, chưa đến đoạn đó thì chưa kể hả bác?

@Trinhsat,

  Theo lệnh,   E95 đã tách ra để tham gia chiến dịch giải phóng Buôn ma thuột  3/1975 .  Lúc ấy tôi không còn C17 nữa, do bị thương tại  Như lệ nên đã được chuyển ra Bắc sau ngừng bắn 27/1/73 rồi được trở về đi học từ 1974.
Nhân Bác hỏi về  việc tham gia giải phóng BMT của  E95 và  Công binh C17, tôi kể  2 câu chuyện liên quan đến sự kiện ấy :
E95 tham dự chiến dịch giải phóng BMT là  E95 của F325D . F325  đã qua các phiên hiệu  A,B, C ) – F 325D là chủ lực cơ động chiến lược thành lập cuối 1971 .
Tham gia sự kiện giải phóng BMT rõ như vậy mà   Hội bạn chiến đấu E95 thời kỳ 71-75 đã cùng đại diện E95 hiện nay, 3/2010  vừa đi dự kỷ niệm 35 năm chiến thắng BMT vừa phải  thực hiện  “ đòi “  -  “trả lại tên cho E “  việc tham gia giải phóng Buôn Mê thuột      ( không biết là do nhầm lẫn hay cố ý mà  ghi danh cho một đơn vị khác ).
C17/95 khi tham gia giải phóng BMT được giao nhiệm vụ phá  Két của Ty ngân khố BMT để lấy tiền mặt ra. Lính phá két chẳng biết nghĩ sao giữ lại một “ Ba lô tiền “ rồi chia cho toàn đơn vị “ tiêu “ cho bù những ngày gian khổ. Việc lộ ra, E  lôi ĐĐT ra  “ Đánh đòn” ,  cách chức làm gương -  Rõ là “ Quít làm Cam chịu “


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: HaHoi trong 26 Tháng Tư, 2012, 11:58:32 pm
Anh Luân ạ, em rất ấn tượng với chuyện anh kể về người em trong tiểu đội của anh, anh Thiện Thái Bình. Em đọc chuyện này đã lâu, nhiều chuyện thì quên hoặc lẫn, nhưng chuyện về anh Thiện thì lại rất nhớ. Qua câu chuyện anh kể, em có thể nói thế này : chắc chắn lúc anh Thiện hy sinh, anh ấy rất thanh thản, bởi anh ấy khi ra đi có người thủ trưởng, người đồng đội, người anh như anh ruột ở bên, cái chết đó sẽ thanh thản lắm.   
Thiện hy sinh tại bến vượt Như lệ trong lúc chuẩn bị vượt sông,  khi đang độ tuổi 18 tràn đầy sức trẻ và mơ ước. Những khi Tết đến, tiếng pháo trong đêm làm tôi miên man trong giấc mơ. Tôi như thấy Thiện đang cầm trong tay những bánh pháo đỏ đi trong phiên chợ Tết với khuôn mặt hớn hở.  “ Em rất thích đi bán pháo Tết “  và cậu vẫn trở về thăm chợ Tết mỗi  khi mùa xuân  về.
      Cái câu kết này " thấm " lắm anh !  và nói thật với anh, em có cảm giác như một thiên thần nhỏ về trời ấy ( em cố tìm từ khác cho đỡ văn học quá, nhưng không có từ nào hơn )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: behienQYV7C trong 27 Tháng Tư, 2012, 06:36:52 am
Anh NHL thân , BH đọc nhiều bài của anh Luân và các anh CCB_SV chiến trường QT , BH thấy rất thích , cuộc chiến đấu và bản chất của những người lính sinh viên được thể hiển qua ngòi bút của các anh rất sinh động , yêu đời , sôi nổi , thông minh , quyết liệt , tình người  . BH mong rằng qua những dòng ký ức của các anh thế hệ sau sẽ hiểu một cách sâu sát hiện thực hơn cuộc chiến mà cha anh đã trải qua , chứ không chỉ màu mè , tô vẽ về một cuộc chiến toàn màu hồng và cứng ngắc .

 

 


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 27 Tháng Tư, 2012, 02:26:20 pm

@ Hahoi và behienQYV7C,

Xin chia sẻ với những bạn đọc trên diễn đàn, Hahoi và behienQYV7C đã đọc những bài viết của tôi. Nhân đây cũng có vài lời tâm sự.
Tôi và những người lính của tiểu đội đã trải qua giai đoạn khốc liệt nhất của những trận chiến tại Quảng trị
 và những người lính ấy có hoàn cảnh khác nhau, suy tư khác nhau nhưng đều có những  mong ước, dự định  và cả những  dự cảm nhận về sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc, xảy ra trong tích tắc mà có thể bất cứ lúc nào.
 Và  chúng tôi đã  mất 2 người  là :  HUỲNH và THIỆM tại bến vượt NHƯ Lệ . Dẫu vẫn biết, trong chiến tranh - hy sinh là không thể tránh khỏi - nhưng sự hy sinh của 2 người đồng đội trong tiểu đội đã để lại niềm tiếc thương cho những người còn sống.
Đứng trước cái chết họ suy nghĩ khác nhau. THIỆM tin vào Bà nội đã đi xem bói với " Cháu không chết đâu "   ( nguyên văn), còn HUỲNH với dự cảm mình sẽ hy sinh đã viết bức thư gửi lại trước khi " đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất "   (   thư của LS Lê văn Huỳnh  )
Hai người lính cùng chiến đấu và hy sinh cùng ngày-giờ . Tôi đã chứng kiến họ chiến đấu cũng như biết những điều mong ước  và tâm tư của họ - điều cảm nhận đến ngạc nhiên là họ đã thanh thản trong chiến đấu cho đến khi hy sinh.
Lưỡi hái của tử thần đã quàng vào người đó bất chấp họ đã đã tin thế nào về cái chết- chiến tranh thật sự là như thế.
Là người còn sót lại, tôi  đã  kể, sẽ kể tiếp về  người đồng đội của tôi ngày ấy . Đó cũng là một việc của những người còn sống đối với  người đã hy sinh. Chỉ tiếc nhiều sự kiện không ghi được ( vì  bút Cửu Long để ghi chép  sau thời gian đã hết mực )

Hẹn được đọc và trao đổi tiếp với các bạn trên diễn đàn cũng như trong cuộc sống.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: HaHoi trong 30 Tháng Tư, 2012, 06:38:55 pm
Biết là Người lính công binh vượt bến Tích Tường hôm nay đang vào thăm lại Tích Tường, nhưng em vẫn gửi tới bác NguyenhuuluanC17 lời chúc sức khỏe nhân ngày chiến thắng 30.4 !


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: toxuanthu_601 trong 02 Tháng Năm, 2012, 02:37:21 am
Liệt sỹ gia đình tôi đang tìm tên Tô Đình Chiến. Sinh 1954. Hy sinh 9/1972 và cũng do đạn pháo. Huấn luyện tại Hà Bắc, rồi vào chiến trường Nam Quảng Trị làm liên lạc hay thông tin.
Nếu may mắn các bác có biết đến cái tên như thế, người Thái Bình. Xin liên hệ giùm sđt: 0986155232( tên Thư). Gia đình xin cảm ơn! ( Đọc hồi ký các bác thấy giống với hoàn cảnh mà liệt sỹ hi sinh quá!)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: anhtho trong 02 Tháng Năm, 2012, 05:57:56 am
Em chào anh Nguyenhuuluanc17 và các anh chị tham gia topic. Những ngày qua, cả nước sôi động trong không khí vui tươi kỉ niệm ngày thống nhất tổ quốc, mà trướ đó theo thứ tự thời ian thì Tich Tường Như Lệ là nơi được giải phóng trước. vậy anh Huuluan và các anh chị CC75 chiến binh chiến đấu ở chiến trường ấy có tổ chức thăm lại chiến trường xưa không anh. Nếu tổ chúc được thì có nhiều niềm vui, nỗi nhớ lắm anh nhỉ. Vừa qua các anh Sứ vào kỉ niệm giải phóng Xuân Lộc, có ghé nhà em. Vui và rất phấn khởi chân tình. Cho em chúc anh Huuluan6 và toàn thể các anh chị tham gia topic mạnh khỏe, en vui và hạng phúc. Kính


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 04 Tháng Năm, 2012, 02:21:49 pm

      Các  CCB  câu lạc bộ 19c Ngọc Hà  về thăm  Quảng trị nhân dịp 40 năm giải phóng Quảng trị , đến  thăm chiến trường TÍCH TƯƠNG _ NHƯ LỆ.  Cái địa danh đã nổi tiếng với những trận đánh ác liệt của E95 –F325 năm 1972.

         BÃI sông Làng  TÍCH TƯỜNG  mà lính đặt   Tên  “  BÃI MÍT “ - Bãi Mít TÍCH TƯỜNG nhìn từ bờ Bắc sông Thạch hãn

         (http://farm8.staticflickr.com/7190/6994932146_2a1a0077b4_c.jpg)


         Bến vượt Như lệ tại bờ Nam – nhìn sang  làng Thượng Phước bờ Bắc

         (http://farm8.staticflickr.com/7117/6994955352_ffc434af1c_c.jpg)


        Đồi Chè  -  Làng Như lệ nơi trận chiến ác liệt năm xưa đã diễn ra

        (http://farm8.staticflickr.com/7076/6994940026_999fabc3fe_c.jpg)


        Khe NHƯ LỆ  chảy ra sông THẠCH HÃN

       Khe Như lệ nhìn từ bờ Bắc
       (http://farm8.staticflickr.com/7220/6994932208_fd95edd2b5_c.jpg)


        Khe NHƯ LỆ tại bờ Nam Thạch hãn

        (http://farm9.staticflickr.com/8168/6994932258_4f61b25940_c.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 04 Tháng Năm, 2012, 02:39:58 pm
Liệt sỹ gia đình tôi đang tìm tên Tô Đình Chiến. Sinh 1954. Hy sinh 9/1972 và cũng do đạn pháo. Huấn luyện tại Hà Bắc, rồi vào chiến trường Nam Quảng Trị làm liên lạc hay thông tin.
Nếu may mắn các bác có biết đến cái tên như thế, người Thái Bình. Xin liên hệ giùm sđt: 0986155232( tên Thư). Gia đình xin cảm ơn! ( Đọc hồi ký các bác thấy giống với hoàn cảnh mà liệt sỹ hi sinh quá!)

  Gửi  toxuanthu_601,

  Để có thể tìm được LS  cần có  thông tin bao gồm : Họ tên, ngày hy sinh , đơn vị ..... Thông tin bạn cung cấp chưa thể tìm được.
  Nếu chưa có thông tin này thì tìm ban liên lạc hoặc CCB  đơn vị  của LS để biết thêm thông tin về LS .
  Nếu thuộc  đơn vị của E95/ F325 chiến đấu giai đoạn 71-75 , tôi có thể giúp được.
  Bạn hãy đăng vào trao đổi trong mục   "  GIÚP ĐỠ TÌM NGƯỜI "  theo qui định của diễn đàn và thuận tiện trong việc cung cấp trao đổi thông tin

 nguyenhuuluanc17


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 06 Tháng Năm, 2012, 04:58:10 pm
            TÍCH TƯỜNG_NHƯ LỆ  -   HÀNH TRÌNH TRỞ LẠI CỦA NGƯỜI LÍNH  SAU 40 NĂM   

       Những người lính đã chiến đấu tại Quảng trị 1972 về dự kỷ niệm 40 ngày giải phóng Quảng trị. Cái nắng đầu hè khô rát chẳng làm chùn bước họ về thắp hương cho những đồng đội   đã ngã xuống trong mùa hè đỏ lửa 1972 và những tháng tiếp sau ấy.

     Từ Bắc vào, chúng tôi  vào viếng HANG TÁM CÔ, Nghĩa trang LS TRƯỜNG SƠN. Tiếp đến NGHĨA TRANG ĐƯỜNG 9 với những người lính  của các sư đoàn 304, 308, 325, 320B  hy sinh trong chiến dịch giải phóng  và bảo vệ Quảng trị. Rồi các địa danh đã đi vào lịch sử : Thành cổ Quảng trị - bến vượt sông Thạch hãn - Nghĩa trang thị xã và nối tiếp tới tất cả nơi các liệt sỹ đã hy sinh tại Triệu phong, Hải lăng ….  Cộng dồn lại là 18 địa danh đến viếng.  Đây không phải là con số đơn thuần mà hàm chứa biết bao niềm tiếc thương, nỗi nhớ không bao giờ nguôi ngoai của “ người còn  sống sót “ về với đồng đội đã hy sinh,  mong muốn gửi tấm lòng và lời tri ân của  những người còn sống  hôm nay.

     Thắp nén hương thơm tưởng nhớ những đồng đội hy sinh tại Đàì tưởng niệm Thành cổ, Đài chứng tích tích Sinh Viên. Trong  khói hương ngan ngát bay, tất cả xúc động đến nghẹn lời  khi  lời thơ của CCB- sinh viên Nguyễn trọng Luân  cất lên trước tượng đài
     ….
     Quảng trị xanh xanh đến nghẹn ngào
     Tao ép cánh phượng cổ thành ngày về thắp nhang cho đồng đội
     Chúng tao già chúng mày thì trẻ mãi
     Có một trường đại học cõi linh thiêng
     Tao hiểu vì sao cỏ mãi ngát xanh
     Lòng thành cổ có một trường đại học
     …
  Và nghẹn ngào
     Bốn mươi năm sau tao về
     Tìm mày trong gió. 


     Chúng tôi đi thăm lại chiến trường TÍCH TƯỜNG – NHƯ LỆ .  Theo con đường đi Tích tường,  xe chạy men theo bờ NAM sông Thạch hãn lên phía Tây. Cuối năm 72,  nó là đường vận chuyển  của xe quân sự và thiết xa của VNCH cho tuyến phòng thủ  khu vực TÍCH TƯƠNG – NHƯ LỆ - ĐÁ ĐỨNG – Ngầm PHƯƠNG THÚY bên đối phương. Phòng tuyến của lính chiến E 95 chúng tôi  bám theo dải đất ven sông như cái gai cắm vào kẻ địch, nhìn thấy con đường mà chưa tới được.
     Đã thấy thấp thoáng dòng sông,  một lính chỉ tay hướng mọi người nhìn theo “ Sông Thạch hãn kia kìa “. Nó ẩn hiện sau những rặng cây, những bụi tre và cả những ngôi nhà đang lập nên khu dân cư ven sông mà trước là phòng tuyến và chốt chiến đấu. Xe chạy nhanh,  đột ngột mở ra  phía trước bãi sông mênh mông với cây và cánh đồng với những mảng xanh cây cỏ. Tiếng Cựu trinh sát Lê Minh nói rành rọt “ Đây là bãi bồi Tích tường” -  Cả xe ngoái nhìn, còn tiếng của hai cựu binh D5- D6  Tuy, Mừng vang lên, họ đang ôn lại và kể cho mọi người những trận đánh ác liệt không quên.   Chúng tôi không nhìn thấy sông bởi bãi  trải dài và rộng vươn sang  phía bờ BẮC. Lính công binh  Nguyễn Hữu Luân nhắc đến bến vượt TÍCH TƯỜNG của C17 với câu chuyện về chốt “ Bãi mít” :  chốt tại  Bãi mít của F312 chỉ còn 4 lính, một người lính đã vượt sông tìm đường trốn lúc chạng vạng để rồi sau đó đã cùng 2 lính nữa bỏ chốt. Người lính cuối cùng của chốt  Bãi mít đã  đến báo cho Bộ binh và công binh E 95 tại bến vượt Tích tường rồi đã cùng với lính E95 trở lại giữ chốt cho đến lúc hy sinh. Tất cả ngắm nhìn, cố lưu lại những hình ảnh của Tích tường  đang hiện về với  bãi sông mênh mông  có những cây mít và hồi ức về trận đánh xưa .
     Xe chạy đến khe Như lệ thì dừng lại.  Xuống xe,  bên phải dòng sông THẠCH HÃN trải ra xanh ngắt,   vừa đi ra cầu vừa tranh luận thời ấy Ta đang chốt chỗ nào ?  Lê Cường chỉ  vào cụm cây ngay chân cầu nói “ Chúng tôi đã cập bến vào chỗ này “  - “ Không phải đâu, sát con đường này Nó chốt . Quân ta bám ở phía  ngoài bãi sông kia chứ ? “  Mừng và Minh “ điếc “ cho ý kiến.
Chẳng nói nhiều, trinh sát Lê Minh rải  cái bản đồ quân sự  TÍCH TƯỜNG – NHƯ LỆ trên mặt cầu, nhóm chụm  lại nghe Minh chỉ trên bản đồ  kèm giải đáp. Có thông tin  về vị trí rồi mọi người tản ra, ngắm nghía dốc bầu tâm sự.  Mấy chị vợ lính nghe chồng kể lại câu chuyện chiến đấu của lính mình . Ôi ! sao ác liệt và hy sinh như vậy…
     Xem bản đồ rồi, lính  bến vượt Hữu Luân tìm vị trí bến TÍCH TƯỜNG.  Nó ở  phía  gần cuối bãi  bồi theo dòng nước chứ  không phải ở đây ?  Con đường tại khe Như lệ  sát với bờ sông, trước đây  Nó giữ và án ngữ quân ta, có lên được chỗ này đâu. Ừ đúng đấy – Minh “ Điếc” gật gù đồng ý.
Cái bờ sông hoang vu và chết chóc năm nào đang hồi sinh với cây cầu mới bắc qua khe ,  hai bên bờ một màu xanh dưới nắng đầu hè càng nổi rõ trong xanh của dòng Thạch hãn. 
Đồng đội ơi, chúng tôi đang về  thăm các anh đây ... Tích tường đang hồi sinh với màu xanh hoa trái trên đất phù sa , xóm làng  với ngôi nhà ngói đỏ của khu kinh tế mới  khe NHƯ LỆ rực rỡ nắng mới .                    ( Còn tiếp )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 06 Tháng Năm, 2012, 09:35:37 pm
@ luân trắng : lại khóc rồi đây này bạn ơi . Viết tiếp đi nhé , bọn mình chờ đây để đọc với nhau /


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 06 Tháng Năm, 2012, 09:54:59 pm
Những người lính đang xem bản đồ để trở về bốn mươi năm trước; vì giờ đây địa hình đã thay đổi rất nhiều so với trước đây

TTNL, Nguyễn Hữu Luân, Nguyễn XuânLộc , Hoàng Văn Tần, Thưởng, Minh điếc, Tuy, Tiến ...



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 08 Tháng Năm, 2012, 01:25:05 pm

                      TÍCH TƯỜNG_NHƯ LỆ  -   HÀNH TRÌNH TRỞ LẠI CỦA NGƯỜI LÍNH  SAU 40 NĂM (2 )   


     Đứng ở cầu bắc qua khe Như Lệ,  nơi giáp giới  Tích Tường và thôn Như Lệ. Tốp CCB E101 và Công Chiến 320A cụm lại nghe Lê xuân Tường truyền cảm qua “ Thuyết minh “  về những trận chiến tại đây –  hiểu biết của Anh  không hề kém  “ Lính  CỰU “ đã chiến đấu trên đất này.  Còn trận chiến tại An Tiêm – chợ Sãi – Cửa Việt  vốn là địa bàn chiến đấu của đơn vị anh  thì đã là  món “ Tủ “ từ lâu  rồi. Cô cháu gái – trẻ nhất đoàn – theo sát  “ Ông Cậu  lính ” để  đắp thêm vào vốn hiểu biết về  Quảng trị  1972 đang còn vơi của mình .  “Phó nháy”  Thái Minh Hùng  cố gắng chớp được nhiều những bức ảnh  “ thời sự” của cả đoàn và  nhiệt tình đáp ứng “ theo yêu cầu’ của các CCB muốn có những bức ảnh kỷ niệm đẹp giữa khung cảnh  dòng sông – cây cầu mới với không gian xanh trải rộng.
 Các bác CỰU của E95  đang cố tìm lại các điểm “ chốt  chiến đấu “ trên thực địa hiện giờ. Khi xưa bom đạn và thần chết lúc nào cũng nhăm nhe “ thịt “,  lính muốn ngó nghiêng cũng chịu, ở đâu biết đấy –  Địa hình thay đổi nhiều !  40 năm rồi, trước hoang vu giờ cây đã phủ xanh hết  – Lính năm xưa  phải thốt lên như vậy.
Với góp mặt của  lính  E101 - E95/ 325 gồm cả lính bộ binh, trinh sát, thông tin, công binh, vận tải – mỗi người đều có hồi ức riêng với những câu chuyện từ ký ức của mình từng phần cuộc chiến trong bức tranh toàn cảnh  tại TT-NL được tái hiện  lên : Ác liệt- đẫm máu – hy sinh không thua kém cuộc chiến 81 ngày đêm tại Thành cổ  Quảng trị.

              Khe Như lệ  và  cầu nhìn từ bờ Bắc sông Thạch hãn


       (http://farm8.staticflickr.com/7220/6994932208_fd95edd2b5_c.jpg)

         
     “ Lên xe đi , điểm tiếp chúng ta sẽ đến là Đồi CHÈ “ – trưởng đoàn hô. Xe chạy tiếp rồi tiếng Lê  Minh   ” Đồi Chè đây “.  Chúng tôi xuống xe,  bên trái đường  một con đường nhỏ dẫn đến  lùm cây xanh  trước mặt,  một cụm dân cư  mới của Như lệ đang hình thành .
Đồi Chè đây ư ? – Trận chiến ác liệt cuối 72 tại đây và các chốt xung quanh nó đã dữ dội đến mức chỉ cần nhắc địa danh “ đồi Chè “   thì bất kể  người lính nào cũng nao lòng – Nhiều người lính của E95 đã hy sinh, cho đến giờ vẫn chưa biết nằm đâu xung quanh đồi Chè này.
Hai Cựu SV- của đại học xây dựng Được, Sản  thuộc C17 /95 đã hy sinh  tại đây.
Nhóm CCB của Lê xuân Tường đã bao lần tìm kiếm nhưng vẫn chưa thấy  hài cốt của  Được –  Phía bờ sông quanh đồi Chè  giờ đã là rừng cây xanh tốt cũng giống như bao rừng cây khác - Ai có biết  dưới  kia biết bao LS  đã nằm lại nơi đây ! Máu xương của họ đã hòa thấm vào mạch đất này .


            Đồi Chè  -  Làng Như lệ nơi trận chiến ác liệt năm xưa đã diễn ra


     (http://farm8.staticflickr.com/7076/6994940026_999fabc3fe_c.jpg)
   
       
     Chúng tôi chụp nhiều ảnh kỷ niệm. Mỗi cái cây trên đồi Chè kia  đã mang theo hình bóng người  đồng đội của chúng tôi nằm lại vĩnh viễn nơi này  – Tôi thấy nao nao khi nhìn vào bức hình  chụp, bóng họ vẫn đâu đây với giọng nói thì thào cuốn đi theo làn gió.
họ vẫn hiện hữu từng ngày và  đùa vui ở tuổi 18 đôi mươi  như khi họ ngã xuống....                 Có thật thế không hay tưởng tượng ra đấy ? Xin kể cho các bạn câu chuyện dưới đây :
     Theo Tuy dẫn đường,  chúng tôi vào thắp hương tại ngôi miếu thờ trong vườn của dân tại Như lệ. Trong vườn này, 10/2005 các CCB E95 đã tìm thấy căn hầm chiến đấu của  LS Ngọc và Thoại - C7/d5/95,   hy sinh ngày 31/12/72  bị lựu đạn địch sập hầm. Hài cốt của các anh được qui tập về NTLS Hải Lăng nhưng  các anh dường như vẫn còn lưu luyến mảnh đất này nên thường hiện lên đùa nghịch chòng ghẹo, quậy dân làng ( dân làng kể vậy ). Đồng đội đã lập ngôi miếu để dân khói nhang cho các anh nơi đây,  cầu  cho linh hồn  bình an thanh thản và dường như từ đấy không thấy các anh quậy nữa.         ( Còn tiếp )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: Trongc6 trong 09 Tháng Năm, 2012, 09:26:57 am
      Theo chân bác Tuy và bác Hữu Luân, tôi cùng vào thắp hương tại miếu thờ các LS hy sinh trong vườn cây của làng Như Lệ này năm 1972.

      Gọi là miếu nhưng thực ra chỉ là một Ban thờ nhỏ bằng gỗ dựng trên một cây gỗ giống như những ban thờ hay thấy trong vườn ở miền Bắc. Mảnh vườn dạng đất pha cát chỉ trồng được những luống khoai lang lưa thưa, xơ xác dưới nắng hè Quảng trị.

        Nghe CCB Tuy kể, sau khi hết chiến tranh, người dân về lại nơi đây định cư. Chỗ góc vườn có vết tích của một căn hầm vì có những cọc sắt. Người dân chỉ nhổ cọc sắt đem bán sắt vụn mà không nghĩ dưới đó còn có hài cốt bộ đội giải phóng. Có điều lạ là chỗ vạt đất đó không thể trồng lên một cây gì.

         Sau này do dân báo lại, các CCB E95 đã về tìm và lấy được hài cốt của các liệt sĩ hy sinh trong đó. Chỗ đó năm xưa khi ta vỡ chốt, địch đã phun xăng vào hầm đốt nên cỏ cây không mọc được.

          Về sau, dân phản ánh là các cháu học sinh gái khi đi học về khuya qua đây hay bị các chú bộ đội hiện lên chòng ghẹo. Cũng phải thôi, các cháu học sinh bây giờ tuổi 14, 15, còn các anh thì "mãi mãi tuổi 20" nên chẳng chênh nhau bao xa, muốn trêu đùa tí chút thì chẳng phải là lạ. Có điều các anh không thể trở về thật, không thể là những chàng trai tuổi đôi mươi có thể đem lại hạnh phúc hữu hình có các em thì các em đâm ra sợ.

         Vây là cái miếu được dựng lên để hương khói cho linh hồn các anh còn vương vấn không cảm thấy đơn côi. Hãy chỉ nhìn ngắm thôi và che chở cho hạnh phúc của lứa học sinh con cháu hôm nay được hạnh phúc.

       Có phải vậy không, những đồng đội "mãi mãi tuổi hai mươi" đáng trân trọng của tôi?


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 09 Tháng Năm, 2012, 11:48:36 am

  TÍCH TƯỜNG_NHƯ LỆ  -  HÀNH TRÌNH TRỞ LẠI CỦA NGƯỜI LÍNH  SAU 40 NĂM  (3 )

    Rời đồi Chè,  chúng tôi  đến làng Như lệ. Làng ở ven sông, khi ấy có cái bờ lở dốc cao dựng đứng, gặp pháo  bắn lính cứ nép vào bờ là không sao  – đạn pháo rơi xuống sông hết. Lính bộ binh tham chiến ở đây có D4 – D5/95, ngoài ra có  đủ cả các đơn vị phối thuộc E, F và mặt trận B5. Mùa đông năm 1972 cái làng bỏ  hoang ấy là bãi chiến trường, hai bên giành nhau từng “ chốt” là cái nền nhà, mảnh vườn trơ trụi hay những thửa ruộng chỉ có cỏ và cây dại mọc. Chiếm được “ chốt”  thì ở lại cảm tử giữ,  ngày mất “chốt” phải rút- đêm đi tập kích giành được lần hồi tìm lính hy sinh lúc sáng không biết ở đâu ? Còn  biết bao LS hy sinh ở Như lệ đã tìm kiếm từ sau giải phóng đến giờ  vẫn chưa thấy ...  Chỉ riêng C công binh tôi :  9 liệt sỹ hy sinh tại Tích tường -Như lệ - Đá đứng với 7 lính  ở Thượng phước – Như lệ.
    Đoàn theo CCB Tuy dẫn đường vào viếng ngôi miếu thờ LS Ngọc và Thoại trong làng. Tôi lang thang  tìm lại bến vượt Thượng phước- Như lệ của a6/C17 năm xưa.  Một nhóm CCB của lữ 241 – binh chủng phòng không cũng đang cụm lại ngay bên bờ sông, đối diện ngõ đi vào giữa làng. Các anh về đây tìm lại người đồng đội hy sinh tại Như Lệ khi đơn vị rút từ Mỹ Chánh về đây. Tôi thấy một người cầm một bản sơ đồ phôtô và một bản vẽ tay bằng bút bi với nét vẽ còn mới. Các CCB ấy đã chuẩn bị để tìm lại người LS hy sinh từ 40 năm trước -    Ba cụm hương đang cháy  dở cắm quanh  gốc chuối dưới vệ sông – Có phải các CCB ấy đã dò ra được vị trí  chôn cất LS ?
Một chủ nhà dân ngay vệ sông cũng sốt sắng gia nhập nhóm tìm mộ LS. Anh thông tin về địa hình,  “ Con đường cũ nằm phía dưới kia kìa – Vừa nói vừa chỉ tay xuống vệ sông – Đường cũ cách đường mới  hơn 10 mét  về phía bờ sông đấy, các bác điều chỉnh vị trí cần tìm LS  nếu hình vẽ  lấy bờ sông làm mốc. À này ! Nếu lấy cái cây to ở bờ sông thì ở đây có hai cây ; chỉ còn cái cây gạo nó ở cách đây khoảng 100m còn một cây nữa ở đây thì  nước kéo đổ rồi. “ Các CCb 241 người ngược, người xuôi, người nhao xuống bờ sông đối chiếu, họ đang cố gắng tìm lại người đồng đội vẫn đang còn nằm lại trên mảnh đất Như lệ này.
   Tôi đi xuống bờ sông, nhìn sang làng Thượng Phước bên bờ Bắc. Sông giờ rộng ra, bãi bồi bên kia sông cũng lớn thêm,  còn bờ lở khi xưa bên Như lệ  thay đổi nhiều quá ,  sông đã lấn sâu vào bờ cũ hơn 10m rồi !.  Khó mà tìm lại những dấu tích xưa cũ để chuẩn tìm bến vượt. Tôi lấy chuẩn theo bến bờ Bắc vậy – bên kia  Nó ở cuối làng, con đường xuống bến vần gần như cũ chạy giữa hàng tre. Đứng ở bến phía Bắc  nhìn thấy đường dây điện cao thế gần đấy. Lấy nó mà chiếu sang bờ Nam, cái bến vượt ở gần chỗ tôi  đang đứng –  lúc đánh nhau chở lính đến bến vượt, nhao lên là gần giữa làng mà... Nó ở quanh đây thôi ...  Ngắm kỹ đi, bù lại ngày xưa pháo bắn tối tăm mặt mũi, có lúc nào nhìn ngắm bến đâu ? Chở lính sang đánh nhau giữa đêm có muốn nhìn cũng chẳng thấy gì ...chưa nói đến thương binh đang nằm rải quanh bến chờ, phải chở nhanh sang để cáng đi viện chứ ?  Tôi nhớ đến trận đánh đêm 31/12/1972 – Trước ngày ngừng bắn  của Năm mới 1973 – Đẫm máu – Cả hai bên đều biết sẽ “ Chiến “  nhau trước giờ G ngừng bắn và trận chiến diễn ra từ chập tối đến nửa đêm. Tôi chở thương binh về bờ Bắc giữa làn đạn pháo, cố gắng chờ pháo ngừng thì lao qua sông nhưng mới được nửa đường thì pháo đã bắn như vãi đạn. Thương binh chở về bờ Bắc vần tải không kịp, xếp hàng ở bờ tre. Có một người lính bị thương nằm lâu quá lúc tôi sờ tay vào thấy thân thể giá lạnh, không biết hy sinh từ lúc nào rồi ?                                                                               
Sáng ra, máu của người lính thấm xuống cát thành hình người   -   “ NHỮNG BỨC HÌNH TẠO BỞI CHIẾN TRANH “ –  tôi đã  thêm  vào cùng với các tác phẩm khác mà  chiến tranh đã tạo ra  được TTNL  kể lại trước đó.
   Tôi chụp các bức ảnh về bến vượt bên Như lệ, cố để lưu lại những gì còn sót lại về cuộc chiến năm xưa – Người lính nhớ lại hồi ức –  mình có phải đã hoài cổ không ? Dòng sông vẫn vậy nhưng hai bờ của nó đã đổi thay rồi.Cuộc sống đang tiến lên phía trước đấy thôi .  Mảnh đất Như lệ đang hồi sinh với ngôi nhà mới, con đường và cả lớp người trẻ tuổi đang dần thay thế . Ừ  lớp trẻ  phải vượt lên những mất mát đau thương để phát triển  nhưng cũng đừng quên quá khứ oanh liệt ấy ?        ( Còn tiếp )

       Bến vượt Như lệ tại bờ Nam –  Bên kia sông Làng Thượng Phước. Dòng sông vẫn vậy nhưng  bãi  bồi  bên bờ Bắc
                  ngày càng rộng  thêm  lấn sang Như lệ  -  Cái cây ở bờ sông giờ bị nước cuốn đổ


   (http://farm8.staticflickr.com/7117/6994955352_ffc434af1c_c.jpg)



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 09 Tháng Năm, 2012, 03:44:54 pm

  TÍCH TƯỜNG_NHƯ LỆ  -  HÀNH TRÌNH TRỞ LẠI CỦA NGƯỜI LÍNH  SAU 40 NĂM  (4 ) 

    Chúng tôi đến  điểm cuối trên hành trình  thăm Tích tường _ Như lệ :  Đá Đứng – Ngầm Phương Thúy.  Thôn Đá đứng nằm bên bờ Nam Thạch hãn, cũng giống Như Lệ,  Đá đứng  là chiến trường đẫm máu của cuộc chiến 1972.  với vị trí đầu cầu phía Nam của nó án ngữ con đường  qua sông Thạch hãn của  xe quân sự từ  ngầm Phương thúy sang bờ Nam. Cuộc chiến trước và sau ngày ngừng bắn 1/73 cũng ác liệt – đẫm máu  của cả hai phía nhằm giành lấy vị trí chiến lược này .
Xe dừng lại, trước mắt chúng tôi Đá đứng – sông Thạch hãn qua Phương Thúy đã đổi khác hoàn toàn. Nơi đây hiện hữu Công trình thủy lợi Nam thạnh hãn  vói tổ hợp :  Hồ chứa nước- trạm bơm - đập chắn- kênh dẫn nước nằm trên chính dòng sông và bãi bồi của Đá đứng xưa - con sông đào mới nắn dòng Thạch hãn thay cho khúc chữ U tại Đá đứng.  Một con đập bê tông chạy dài chắn ngang dòng sông cũ chạy sang Phương thúy để tạo thành hai hồ chứa nước : Hồ đập tràn và Hồ Tân xuân trên chính nhánh chữ U của dòng Thạch hãn ngày nào. Công trình lấy nước dẫn về tưới cho hàng vạn héc ta đất nông nghiệp của hai huyện Hải lăng và Triệu phong,  đổi thay cuộc sống cho  người dân trên mảnh đất  đã chịu bao đau khổ và sự tàn phá chiến tranh. ( Xem ảnh minh họa )
    Ngắm  nhìn màu xanh của sông nước, màu xanh của rừng núi xung quanh trải dài từ Phương  Thúy đến Động Ông Do, những người lính năm xưa lại nao lòng. Nhìn cảnh vật giờ đây ở Đá đứng ta như thấy chiến tranh đã lùi lại như xa lắm rồi, vết sẹo chiến tranh đã lành, động ông Đô đã phủ màu xanh của cây cỏ thay cho cái màu đỏ máu năm nào. Hãy lành mau hơn để có một cuộc sống tốt hơn cho thế hệ hôm nay, để cho con cháu chúng ta được hưởng hòa bình – hạnh phúc và để mãi khắc ghi những người chiến sỹ đã hy sinh, máu xương của họ đã thấm vào mạch  đất  nơi đây mãi  mãi trường tồn.
    Những hình ảnh về  Thạch hãn – Đá đứng - Phương thúy – miền Tây Quảng trị thay cho lời kết  về hành trình  thăm  lại TÍCH TƯỜNG – NHƯ LỆ của  các CCB Sinh viên- Chiến sỹ sau 40 năm.

                                                                                                                 QT  5/2012 – nguyenhuuluanc17
 
  Ảnh Tích tường Như lệ và các địa danh đến thăm   

      Bản đồ TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  với các địa danh và công trình Nam Thạch hãn

 (http://farm8.staticflickr.com/7103/7163289868_74a7c0791b_c.jpg)


      Công trình Thủy lợi  NAM THẠCH HÃN -  Từ Đá đứng sang  Phương Thúy

 (http://farm9.staticflickr.com/8155/7163289852_a5627b3a0d_c.jpg)

   Kênh dẫn nước công trình Thủy lợi Nam Thạch hãn
   
  (http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2012050612618zdnhztdmyj5579031_3.jpeg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 09 Tháng Năm, 2012, 05:46:25 pm
      Theo chân bác Tuy và bác Hữu Luân, tôi cùng vào thắp hương tại miếu thờ các LS hy sinh trong vườn cây của làng Như Lệ này năm 1972.

      Gọi là miếu nhưng thực ra chỉ là một Ban thờ nhỏ bằng gỗ dựng trên một cây gỗ giống như những ban thờ hay thấy trong vườn ở miền Bắc. Mảnh vườn dạng đất pha cát chỉ trồng được những luống khoai lang lưa thưa, xơ xác dưới nắng hè Quảng trị.


     Bác Trongc6 ! Miếu xây đấy bác ! chỉ có điều hơi nhỏ thôi.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 09 Tháng Năm, 2012, 09:51:08 pm

  TÍCH TƯỜNG_NHƯ LỆ  -  HÀNH TRÌNH TRỞ LẠI CỦA NGƯỜI LÍNH  SAU 40 NĂM  (4 )  


     Tôi chồng bản đò cũ và bản đồ vệ tinh của Google lên nhau và thấy dòng chảy Thạch Hãn ở vùng Đá Đứng bị thay đổi do có đập mới. Nhiều vùng mới bị ngập nước. Một số chỗ dòng chảy mới trùng với cũ. Nhưng nhiều chỗ dòng chảy khác đi nhiều, kể cả bên dưới đập


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: HaHoi trong 09 Tháng Năm, 2012, 10:07:13 pm
Đúng là cựu Trinh sát binh địa kiêm tiến sĩ vật lý , quá siêu !!!   
Lúc nào hướng dẫn em làm cái này, bác TTNL nhé.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 09 Tháng Năm, 2012, 10:15:12 pm
Bản đồ cũ trinh sát hay dùng đều in năm 1966 . đến nay đã là gần năm mươi năm . Nếu dùng trong quân sự thì sẽ không còn được nữa , thay đổi thế là phải LeMinh nhỉ . Công nhận bạn để tâm về Tích Tường Như Lệ sâu sắc .


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: thaiminhhung trong 09 Tháng Năm, 2012, 11:23:49 pm
Đây là ảnh khe Như Lệ


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 10 Tháng Năm, 2012, 06:18:09 am
Lúc nào hướng dẫn em làm cái này, bác TTNL nhé.

HH định áp bản đồ khu vực làng Hà Hồi nhà em cũ và mới à? Cái này khó à nghen!


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 10 Tháng Năm, 2012, 06:34:28 am

TÍCH TƯỜNG_NHƯ LỆ  -  HÀNH TRÌNH TRỞ LẠI CỦA NGƯỜI LÍNH  SAU 40 NĂM  (4 )  


     Tôi chồng bản đò cũ và bản đồ vệ tinh của Google lên nhau và thấy dòng chảy Thạch Hãn ở vùng Đá Đứng bị thay đổi do có đập mới. Nhiều vùng mới bị ngập nước. Một số chỗ dòng chảy mới trùng với cũ. Nhưng nhiều chỗ dòng chảy khác đi nhiều, kể cả bên dưới đập

@TTNL,

 Bọn mình đứng ở Đá đứng, không đi sang được bờ Bắc nên chả nhìn được dòng sông - không biết  nó chảy thế nào ? Về phải dùng bản đồ để xem thực địa và có hình lên để cho mọi người cùng  biết  sông Thạch hãn 1972 và giờ khác nhau thế nào. ( Lính công binh nên chỉ định tính thôi, không chính xác như trinh sát TTNL được).
Trên  dòng chính của sông mới còn có cái đập tràn ( bản đồ Google có mầu xanh) dùng để ngăn tích nước cho hồ chứa ( 6971 cũng tinh đấy, đoán được)   nước đã dâng cao hơn ở khu vực hồ chứa và tràn lên  thêm khu vực Đá đứng như bản đồ của TTNL . Chính vì có đập  ngăn nước ( đập tràn) nên mùa khô nước sông ở khu vực hạ lưu : Như lệ, Tích tường , thị xã Quảng trị cạn đi rất nhiều - có khi lội được qua sông. Dòng chảy cũng không mạnh nên cát bồi nhiều -  bãi bồi  lớn hơn ở Thượng phước và Tích tường, còn bờ Như lệ thì lở lấn sâu vào bờ do dòng chảy thay đổi.
Bình thường 40 năm thiên nhiên cũng "vật đổi sao dời", nay lại có thêm tác động của con người lại càng thay đổi nhiều hơn- Miễn là thay đổi tích cực là được ( mà lúc làm Ct thủy lợi Nam thach hãn chắc chưa có đánh giá  TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG  như bây giờ đâu ?  ???  )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 10 Tháng Năm, 2012, 06:52:55 am
      Theo chân bác Tuy và bác Hữu Luân, tôi cùng vào thắp hương tại miếu thờ các LS hy sinh trong vườn cây của làng Như Lệ này năm 1972.

      Gọi là miếu nhưng thực ra chỉ là một Ban thờ nhỏ bằng gỗ dựng trên một cây gỗ giống như những ban thờ hay thấy trong vườn ở miền Bắc. Mảnh vườn dạng đất pha cát chỉ trồng được những luống khoai lang lưa thưa, xơ xác dưới nắng hè Quảng trị.


     Bác Trongc6 ! Miếu xây đấy bác ! chỉ có điều hơi nhỏ thôi.

@NTL,Thaiminhhung, Trongc6,

Các bạn đến được đất T tường - Như lệ rồi ,  xem cái mảnh đất  Máu lửa ấy nó ra sao ? Còn xem cả bạn đồ của  dân " Oánh nhau" ở đất này nữa , để biết thêm- thật nhiệt tình hết cỡ đấy.
Bác Trongc6 à, miếu  thờ ( bàn thờ )ở Quảng trị người ta vẫn làm nhỏ vậy thôi ( tất nhiên là  bằng gach xây) . Tôi đã thấy  những ngôi nhà thờ họ xây lớn với phía trước vẫn  có 1 Bàn thờ ( hay  miếu thờ ) nhỏ  như miếu thờ LS mà Bạn thấy đấy.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: Trongc6 trong 10 Tháng Năm, 2012, 10:57:15 am
Bác Hữu Luân:

        Cảm ơn tất cả các bác CCB QT (trước hết là bác LXT) đã cho tôi tham gia đoàn đi hành hương và thăm viếng đồng đội LS tại các nghĩa trang Trường Sơn, Đường 9, Quảng Trị...

       Với tôi thì sau chiến trường Nam Lào, Tây Nguyên, Quảng Trị là mảnh đất mà tôi thấy nó gắn bó như là mình đã từng chiến đấu ở đó (đấy là nhờ các bài viết về chiến trường QT của các bác CCB trên trang DNGN). Thế cho nên tôi thấy như mình có món nợ nào đó nếu chưa đến được đấy, để thắp hương cho các LS và tìm hiểu địa hình ở đấy. Được đi với các bác thì còn có thể nói là hiểu rõ hơn cả trăm lần nếu như đi mà chỉ có hướng dẫn viên thông thường.

          Tôi chưa thuộc bản đồ QT, nên đến đâu cũng phải hỏi cho rõ, nơi đâu là địa danh trong câu chuyện của bác và các bác khác. May mà các bác chỉ dẫn tận tình, không cho là lẩn thẩn. Chỉ có bác Luân đen (tuy không chiến đấu ở chiến trường QT, nhưng sao bác ấy hiểu rõ thế - có lẽ đã qua lại QT vài lần và cũng có năng khiếu quan sát của người lính trinh sát) cứ quầy quậy tuyên bố không nhận tôi vào trinh sát (nếu như còn có chiến tranh và bác ấy được tuyển mộ).

        Nhưng cũng báo cáo để cả hai bác Luân mừng là sau chuyến đi, về xem lại bản đồ QT của các bác post trên trang, so sánh với hành trình của đoàn đi, tôi đã rõ ra rất nhiều rồi. Bây giờ nghiệm ra là nếu như bám được bác LXT mà xem bản đồ của bác ấy kịp thời khi đó thì còn hay hơn nữa.

         Và cái sung sướng âm ỉ hơn nữa là bây giờ giở xem lại các bài viết của các bác về QT thì tôi như bám sát được các bác từng bước chân khi đó, hình dung rõ hơn trận chiến khi đó thế nào.

        Đấy là một trong những kết quả bổ ích sau chuyến đi thực tế (dù chỉ ít ngày) đấy bác Hữu Luân ạ.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 10 Tháng Năm, 2012, 11:27:07 am
Bác Hữu Luân:

        Cảm ơn tất cả các bác CCB QT (trước hết là bác LXT) đã cho tôi tham gia đoàn đi hành hương và thăm viếng đồng đội LS tại các nghĩa trang Trường Sơn, Đường 9, Quảng Trị...

       Với tôi thì sau chiến trường Nam Lào, Tây Nguyên, Quảng Trị là mảnh đất mà tôi thấy nó gắn bó như là mình đã từng chiến đấu ở đó (đấy là nhờ các bài viết về chiến trường QT của các bác CCB trên trang DNGN). Thế cho nên tôi thấy như mình có món nợ nào đó nếu chưa đến được đấy, để thắp hương cho các LS và tìm hiểu địa hình ở đấy. Được đi với các bác thì còn có thể nói là hiểu rõ hơn cả trăm lần nếu như đi mà chỉ có hướng dẫn viên thông thường.

          Tôi chưa thuộc bản đồ QT, nên đến đâu cũng phải hỏi cho rõ, nơi đâu là địa danh trong câu chuyện của bác và các bác khác. May mà các bác chỉ dẫn tận tình, không cho là lẩn thẩn. Chỉ có bác Luân đen (tuy không chiến đấu ở chiến trường QT, nhưng sao bác ấy hiểu rõ thế - có lẽ đã qua lại QT vài lần và cũng có năng khiếu quan sát của người lính trinh sát) cứ quầy quậy tuyên bố không nhận tôi vào trinh sát (nếu như còn có chiến tranh và bác ấy được tuyển mộ).

        Nhưng cũng báo cáo để cả hai bác Luân mừng là sau chuyến đi, về xem lại bản đồ QT của các bác post trên trang, so sánh với hành trình của đoàn đi, tôi đã rõ ra rất nhiều rồi. Bây giờ nghiệm ra là nếu như bám được bác LXT mà xem bản đồ của bác ấy kịp thời khi đó thì còn hay hơn nữa.

         Và cái sung sướng âm ỉ hơn nữa là bây giờ giở xem lại các bài viết của các bác về QT thì tôi như bám sát được các bác từng bước chân khi đó, hình dung rõ hơn trận chiến khi đó thế nào.

        Đấy là một trong những kết quả bổ ích sau chuyến đi thực tế (dù chỉ ít ngày) đấy bác Hữu Luân ạ.


Trongc6 & NTL : Tôi đã từng đọc những bài viết về rừng Lào của nhà văn Lê Khâm và nhất là của nhà văn Vũ Hùng (rất tiếc là giờ ông đang tị nạn ở Pháp) và giờ đây lại biết rừng Lào qua ngòi bút của người lính chiến kiêm Lào học Trongc6. Tôi rất muốn có 1 chuyến đi sang Lào cũng như Tây Nguyên cùng 2 bác để được các bác chỉ dẫn và được chia sẻ với nhau nhỉ,

Tôi nghĩ là dự định đấy chắc không khó lắm đâu ta lên phương án và tham khảo thêm. Nói rồi lại tiếc hùi hụi tại sao chúng ta lại quen nhau muộ thế nhỉ. Giá đi chuyến đi TN tháng 3/2010 mà có các bác cùng đi thì tuyệt vời biết bao nhiêu. Hãy ấp ủ dự định này đi các bác ơi.  


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 10 Tháng Năm, 2012, 01:44:06 pm

Trongc6 & NTL : Tôi đã từng đọc những bài viết về rừng Lào của nhà văn Lê Khâm và nhất là của nhà văn Vũ Hùng (rất tiếc là giờ ông đang tị nạn ở Pháp) và giờ đây lại biết rừng Lào qua ngòi bút của người lính chiến kiêm Lào học Trongc6. Tôi rất muốn có 1 chuyến đi sang Lào cũng như Tây Nguyên cùng 2 bác để được các bác chỉ dẫn và được chia sẻ với nhau nhỉ,

Tôi nghĩ là dự định đấy chắc không khó lắm đâu ta lên phương án và tham khảo thêm. Nói rồi lại tiếc hùi hụi tại sao chúng ta lại quen nhau muộn thế nhỉ. Giá đi chuyến đi TN tháng 3/2010 mà có các bác cùng đi thì tuyệt vời biết bao nhiêu. Hãy ấp ủ dự định này đi các bác ơi.  


 @NTL, trongc6,

   Một ý tưởng hay nếu đi TÂY NGUYÊN  có  2 lính NTL @ trongc6 đấy. Nguyen cứu nhé !

 Gửi   các Bác bức ảnh  :  NGHIỆP CỦA LÍNH TRINH SÁT  - ( không có lời giới thiệu ) - Các bác tự giải đáp nhé  ! ....
 
  (http://farm8.staticflickr.com/7075/7169318150_13c5b9edcd_c.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 16 Tháng Năm, 2012, 01:17:48 pm

     CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 14 )    


    Tuần  cuối tháng 12/72,  Như lệ  là khu vực “nóng nhất “ trên tuyến từ Tich tường - Như lệ  đến Đá đứng. Từ chập tối đến gần sáng, đêm nào cũng có lính bổ xung qua sông và  thương binh  đưa trở lại  qua bến vượt.. Ta định tấn công để chiếm  bằng được khu Đồi Chè và vùng phụ cận , nhiều cuộc tập kích đêm với nhiều tổn thất nhưng chưa chiếm được. Như lệ ác liệt do vị trí quan trọng của nó còn bởi các khu vực then chốt  đều do đối phương chiếm giữ kể cả những điểm  cao ở ngay bờ sông. Chiếm được chốt rồi, cũng phải cảm tử mới giữ được. Những cuộc tấn công tái chiếm chốt của VNCH đều được pháo và hỏa lực khác chi viện  rất mạnh, còn có cả xe bọc thép yểm trợ.Trận tập kích chốt của “ Lính trẻ Hà nội ” tại Như lệ - vừa bắn vừa hô xung phong vang trời lúc tấn công   ( nghĩ là  nếu có chết sẽ được chết cùng nhau )  - cũng xảy ra vào thời gian này. 
    Nhiệm vụ tại bến vượt này hàng đêm là vậy, xem ra chúng tôi đã thích ứng. Sinh hoạt ở đây có cải thiện hơn, nhóm trực chiến chịu khó kiếm rau trên khu vườn  bỏ hoang : lá lốt,  lạc tiên, mít non, dền cơm …. bổ xung cho bữa ăn đạm bạc của lính. Đối mặt giữa sự sồng  và cái chết lính cũng bình thản – họ đã chai sạn và bình tĩnh hơn trước. Nói là vậy, có 6 người  thôi mà tôi nhận thấy  có những suy nghĩ rất khác.   
    Từ lúc vào chiến trường, lúc rỗi  tôi luôn nghĩ mình sẽ  về - rồi được học  tiếp. Nó  xuất hiện không kèm theo  liệu có  bị thương  hay bị thế nào?   Ý nghĩ đó  là niềm tin của tôi .  Huỳnh – cũng sinh viên khoác áo lính như tôi thì với tiên liệu khác.  Huỳnh nghĩ rằng sẽ hy sinh và  đã viết bức thư gửi lại để dưới đáy ba lô của mình. Tôi đã đọc lá thư ấy vào tháng 10/72, khi Huỳnh để ba lô ở lại cứ tiểu đội để đi phối thuộc – và tôi đã  có  lời giải cho  thắc mắc của mình còn Huỳnh mang  cái dự cảm ấy  với  cùng lời nhắn nhủ - rằng mình đã  hoàn thành nghĩa vụ để  thanh thản đi vào trận chiến.   Còn lại là 4 lính trẻ,  mới tốt nghiệp và đang học lớp 10 phổ thông. Họ nghĩ gì ?
    Thiệm được bà xem “ bói ”, cậu tin  và lạc quan rằng sẽ chẳng có điều gì xảy ra đâu, cứ nhẹ tênh trong cuộc chiến, lúc rỗi thì tếu và mơ về tương lai.  Còn 3 lính  khác chẳng nghĩ xa xôi : còn sống thì  trở về quê, trở về nhà,  chẳng nghĩ sẽ làm gì sau đó.
    Thế đấy, 6 người của A tôi  đang cùng trong một trận chiến, cùng sống và ăn chung một nồ , lo cho sức khỏe và sự sống của người đồng đội còn mình đã an bài theo tiên liệu rồi .  Rồi họ cùng nhau  dự trận chiến, tổ thuyền  đêm đến phối thuộc với bộ binh cùng các đơn vị khác của E 95  tại bến vượt Như lệ trong những ngày cuối năm 1972. Đối mặt với bom pháo,   hàng đêm chở thương binh liệt sỹ qua sông nhưng không hề run sợ hay kêu ca gì ?  Nghĩa vụ của người lính đã thấm vào máu để họ đủ dũng khí vượt qua ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết.      (  Còn tiếp)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 19 Tháng Năm, 2012, 04:40:00 pm

     CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 15 )    


     31/12/1972,  ngày cuối của năm đã đến.  Chúng tôi nhận được lệnh sang sông sớm  –  phục vụ tập kích đêm nay.  Cũng biết là sẽ có ngừng bắn trong ngày đầu năm mới 1973, nhưng trước khi ngừng - đêm nay hai bên sẽ  “ chiến nhau”.  Còn ngừng vào lúc nào? Không người lính nào có thể đoán được... Phiên trực bến vượt đêm nay do tôi cùng HIỆN, UYÊN đảm nhiệm.. 
    Mới chiều xuống, chúng tôi xuống bến chuẩn bị vượt sông.  Cách đoạn hào rẽ xuống bến khoảng  mươi mét,   thấy  lính hỏa lực tăng cường từ E đang  tìm chỗ đặt, ngắm, chuẩn bị cho khẩu DK tham chiến.. Lôi thuyền  cao su khỏi hầm,    bơm căng rồi đẩy nhanh xuống bến ở cụm khóm tre chạy nhô ra bãi sông.  Chuyến đầu tiên chở lính thông tin,  vận tải  và liên lạc qua chốt bên Như lệ.  Trời chưa tối,  nhìn qua sông còn rõ lùm cây  với bờ lở dốc đứng .  Đẩy thuyền trượt nhanh qua đoạn bãi cát, chúng tôi  nhào xuống sông. Toán lính nhanh chóng lên thuyền, còn chúng tôi vừa lội vừa đẩy thuyền ra xa bờ.  Đoạn qua bãi cát và mép nước rất nguy hiểm , chốt của đối phương ngay sát bờ sông phát hiện thấy là ăn “ pháo” liền .
    Tôi ngồi lái, Thuyền ra gần giữa dòng đột ngột những tiếng nổ chói tai vang lên :
Tăng – Oành , Tăng – Oành , Dk đã khai hỏa - lửa và khói bùng lên  ở  điểm cao  vệ sông trước mặt.  Ngừng một chút,  DK  bắn tiếp nhưng tiếng nổ của nó bị chìm đi bởi  những tiếng  nổ chói tai như sấm rền  khắp nơi –  Pháo dàn  đã trút đạn lên  cả hai bờ  Như lệ . Hỏa lực của đối phương đã chuẩn bị sẵn, chỉ chờ  Ta khai hỏa là  dập pháo xuống .  DK mới nổ được 4 phát thì  không còn  bắn  nữa,   tiểu liên “ tạch – tạch “  vang lên rồi những  loạt đạn đan chéo vạch sáng  trên sông ngay trên đầu chúng tôi.
 ” Đánh”  rồi  - tôi  nghĩ   -  cúi gập người và  quạt thật mạnh mái chèo cố cho thuyền nhanh hơn, những mảnh pháo văng xuống sông bốc khói trắng quanh thuyền.  Thuyền cập bờ , tất cả  nhảy vội lên và nép mình vào  sườn dốc bờ  sông,   nằm chết dí  tại chỗ trong  ánh chớp và tiếng nổ  chuỗi liên tục , không phân biệt được pháo  bắn vào đâu nữa.
     Sau hồi chấn tĩnh ,   lựa mình nằm ép xuống khe ở mép sông không rõ bao lâu. Chờ cho pháo ngừng ,  lính bên bờ Bắc vẫn đang đợi nhưng không thể đi được -  tiếng nổ dữ dội dội dọc theo mép nước khu vực chúng tôi chốt giữ.  Có thể chừng  nửa giờ hay lâu hơn, pháo dàn chợt ngừng chỉ còn pháo nổ bắn các mục tiêu, tôi hô “ đi “ , 3 lính vội đẩy thuyền lao qua sông cố gắng  trước khi đợt pháo dàn bắn trở lại. Chưa quá nửa sông thì tiếng nổ đinh tai và ánh chớp chói lòa trên bờ sông lại dội lên- pháo dàn lại bắn rồi –  phải cố cố mà đến bờ không thể bị dính pháo trên sông được.  Vào đến bờ - kéo vội chiếc thuyền lên cạn rồi  nằm úp mặt xuống một hõm cát trong khi pháo nổ vang trên bãi .  Lại nằm úp mặt xuống cát mà chờ,  chúng tôi chưa từng nếm  “pháo dàn”  dai đến như vậy – cứ bờ sông tạo thành bức tường lửa đạn ngăn quân ta..
      Tiếng nổ gần vừa giảm đi (  pháo chuyển tọa độ ) , cả 3 lính  thục mạng lao  vào khóm tre trước mặt rồi nhào xuống hào.  Trong khi chờ ngớt pháo tôi  phải hô “  Lính  nào qua sông phải sẵn sàng – ngớt pháo là đi ngay “ . Một tốp  lính dịch lại phía  gần phía chúng tôi – hình như tốp lính tiếp vận của các đơn vị trên chốt , họ cũng đang nóng  sang “ chốt’ để hỗ trợ cho đồng đội.
        Pháo vẫn bắn,   không thể chờ được nữa  tốp lính và công binh chạy khom xuống mép nước lên thuyền để qua sông.  Thần kinh căng lên, tất cả dồn vào đôi tay để qua sông nhanh nhất . Chẳng rõ lính có thấy sợ không còn tôi chẳng còn nghĩ gì – nhanh lên, nhanh nữa  lên !!
Rồi cũng đến bờ, lính nháo nhào  lao ép vào bờ lở, nghe ngóng rồi bắt đầu khom người vận động về các chốt.  Chúng tôi chờ ít phút để  chuyển thương binh xuống thuyền – bây giờ thì phải qua sông gấp rồi – chờ pháo chuyển làn là đi ngay – cầu sao cho đến bờ an toàn.
       Trở lại bờ Bắc,  thuyền chưa đến bờ đợt pháo dàn mới lại chụp xuống . Tôi phải nằm xuống ngay mép nước chờ vận tải đưa thương binh khỏi thuyền để kéo nó lên bờ.  Đợt bắn mới này lại dữ dội như lúc đầu, tiếng nổ chói tai liên tục , không ngừng,   đất cát bắn ra hay  mảnh đạn văng làm  nước  bắn tung tóe.   Lính lên hết rồi , còn mình tôi nằm trên bãi cát, có thu người lại trong cái hõm cát còn ngập nước . Cứ nằm thế chờ cho pháo ngớt.   Không biết mỗi đợt bao lâu – mươi phút hay nửa giờ . Đến lúc pháo chuyển làn ra kéo cái thuyền thấy nó không dính mảnh pháo, quá mừng vì vũ khí của lính công binh vẫn nguyên ven - ờ mà sao nó không dính cái mảnh nào?  Nó mà  xịt khoang là cũng rắc rối, qua sông sao được ? .
Lại sang sông tiếp,  thương binh bên bờ Nam nhiều  nằm ép bên bờ sông.   Cố xếp cho đầy thuyền để chở được nhiều,  qua sông gấp – pháo bắn cũng mặc kệ-  Cầu trời không dính pháo là được !
     Không biết chúng tôi qua sông bao nhiêu đợt trong đêm ấy, quá nửa đêm mà pháo vẫn  không ngừng bắn ,   tiếng súng bộ binh  vẫn vang trên chốt – Chẳng  ngừng bắn ??  Đã sang ngày  năm mới rồi    Còn chúng tôi chỉ chờ ngớt pháo  là vội qua sông ngay,  thương binh đang chờ đi viện.   Đi rồi lại về , lần  trở lại bờ Bắc, pháo bắn dũ quá ,  lại úp mặt vào cát mà chờ ,  tới lúc chạy vào được hào  ở khóm tre thấy thương binh xếp hàng nằm dọc hào , lại cả trên bờ tre nữa . Một thương binh nầm phía ngoài , tôi sờ tay thấy tthaan thể đã giá lạnh.  Đẫm máu, đêm nay tổn thất nhiều quá ! 
     Tang tảng sáng, tiếng súng đã ngừng, pháo đã bắn thưa hơn. Chúng tôi vẫn  còn qua sông để chở cho hết  số thương binh bên bờ Nam.  Tới giờ này  không biết lính của tôi nghĩ gì ? Còn tôi, sau mỗi đợt pháo ngạc nhiên thấy mình không sao cả .  Chuyến đi vét,  nước sông không còn đen thẫm như  lúc đêm nữa , sắp sáng rồi .  Kéo thuyền lên bãi cát, đưa về hầm dấu , qua chỗ đêm qua thương binh nằm,  vệt máu  vẽ một hình người  trên cát .  Trận đánh đêm cuối năm 1972 bước vào năm 1973  tại Như lệ vậy đấy.          ( Còn tiếp )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 19 Tháng Năm, 2012, 08:15:25 pm
Luân trắng : không sợ luân đen đưa lên mấy tấm ảnh chụp trộm hay sao mà dám đưa trước . Nhưng tấm ảnh này đẹp của nó đấy chứ .
Tấm tôi chụp ông trông thảm hại hơn


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 19 Tháng Năm, 2012, 08:48:11 pm
Luân trắng : không sợ luân đen đưa lên mấy tấm ảnh chụp trộm hay sao mà dám đưa trước . Nhưng tấm ảnh này đẹp của nó đấy chứ .
Tấm tôi chụp ông trông thảm hại hơn

@ Linh tay nguyen,

  Ảnh đẹp là dựa vào  trình độ lúc " nháy " - Còn bác " lính tây nguyên'   lên ảnh đẹp là đưong nhiên rồi. Thợ có " nghề " và Bác lại "ăn Ảnh" nữa "|:   1+1  = 3  đấy !!!   ??? ;D

TB;  Hôm nào sẽ post ảnh Bác với " Em xứ Huế " càng đẹp hơn đấy !!!


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuuyen trong 20 Tháng Năm, 2012, 03:12:39 pm

  TÍCH TƯỜNG_NHƯ LỆ  -  HÀNH TRÌNH TRỞ LẠI CỦA NGƯỜI LÍNH  SAU 40 NĂM  (4 ) 

    Chúng tôi đến  điểm cuối trên hành trình  thăm Tích tường _ Như lệ :  Đá Đứng – Ngầm Phương Thúy.  Thôn Đá đứng nằm bên bờ Nam Thạch hãn, cũng giống Như Lệ,  Đá đứng  là chiến trường đẫm máu của cuộc chiến 1972.  với vị trí đầu cầu phía Nam của nó án ngữ con đường  qua sông Thạch hãn của  xe quân sự từ  ngầm Phương thúy sang bờ Nam. Cuộc chiến trước và sau ngày ngừng bắn 1/73 cũng ác liệt – đẫm máu  của cả hai phía nhằm giành lấy vị trí chiến lược này .
Xe dừng lại, trước mắt chúng tôi Đá đứng – sông Thạch hãn qua Phương Thúy đã đổi khác hoàn toàn. Nơi đây hiện hữu Công trình thủy lợi Nam thạnh hãn  vói tổ hợp :  Hồ chứa nước- trạm bơm - đập chắn- kênh dẫn nước nằm trên chính dòng sông và bãi bồi của Đá đứng xưa - con sông đào mới nắn dòng Thạch hãn thay cho khúc chữ U tại Đá đứng.  Một con đập bê tông chạy dài chắn ngang dòng sông cũ chạy sang Phương thúy để tạo thành hai hồ chứa nước : Hồ đập tràn và Hồ Tân xuân trên chính nhánh chữ U của dòng Thạch hãn ngày nào. Công trình lấy nước dẫn về tưới cho hàng vạn héc ta đất nông nghiệp của hai huyện Hải lăng và Triệu phong,  đổi thay cuộc sống cho  người dân trên mảnh đất  đã chịu bao đau khổ và sự tàn phá chiến tranh. ( Xem ảnh minh họa )
    Ngắm  nhìn màu xanh của sông nước, màu xanh của rừng núi xung quanh trải dài từ Phương  Thúy đến Động Ông Do, những người lính năm xưa lại nao lòng. Nhìn cảnh vật giờ đây ở Đá đứng ta như thấy chiến tranh đã lùi lại như xa lắm rồi, vết sẹo chiến tranh đã lành, động ông Đô đã phủ màu xanh của cây cỏ thay cho cái màu đỏ máu năm nào. Hãy lành mau hơn để có một cuộc sống tốt hơn cho thế hệ hôm nay, để cho con cháu chúng ta được hưởng hòa bình – hạnh phúc và để mãi khắc ghi những người chiến sỹ đã hy sinh, máu xương của họ đã thấm vào mạch  đất  nơi đây mãi  mãi trường tồn.
    Những hình ảnh về  Thạch hãn – Đá đứng - Phương thúy – miền Tây Quảng trị thay cho lời kết  về hành trình  thăm  lại TÍCH TƯỜNG – NHƯ LỆ của  các CCB Sinh viên- Chiến sỹ sau 40 năm.

                                                                                                                 QT  5/2012 – nguyenhuuluanc17
 
  Ảnh Tích tường Như lệ và các địa danh đến thăm   

      Bản đồ TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  với các địa danh và công trình Nam Thạch hãn

 (http://farm8.staticflickr.com/7103/7163289868_74a7c0791b_c.jpg)


      Công trình Thủy lợi  NAM THẠCH HÃN -  Từ Đá đứng sang  Phương Thúy

 (http://farm9.staticflickr.com/8155/7163289852_a5627b3a0d_c.jpg)

   Kênh dẫn nước công trình Thủy lợi Nam Thạch hãn
   
  (http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH2012050612618zdnhztdmyj5579031_3.jpeg)



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: tuaans trong 21 Tháng Năm, 2012, 05:11:04 am
Góp với các bác cái đập Nam Thạch Hãn ...

(http://static.panoramio.com/photos/1920x1280/72415174.jpg)

(http://static.panoramio.com/photos/1920x1280/72415176.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: tuaans trong 21 Tháng Năm, 2012, 08:20:17 am
Khe Như Lệ

(http://static.panoramio.com/photos/1920x1280/72420988.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 21 Tháng Năm, 2012, 10:42:03 am



d17 Công binh bảo bảm trên Bến vượt Đá Đứng, Thượng Phước
« Gửi tới: nguyenhuuluanc17 vào lúc: Hôm nay lúc 08:30:32 AM »

--------------------------------------------------------------------------------
Chào bác.
-Xem cái ảnh này, tôi nhớ lại: 14/8/1972 tôi là chiến sĩ từ d54, f304 (từ Phổ Yên, Bắc Thái vào) được bổ sung ở Đông Do vào  c3,d17 Công binh, f308. Ngay đêm đó hành quân vượt sông sang bờ Nam ở Bến vượt Đá Đứng để làm nhiệm vụ bảo đảm công binh, tiếp theo là là Bến vượt Thượng Phước (phải chăng là Bến Như Lệ). Vì chúng tôi ở thôn Thượng Phước. Có khoảng 1 tuần chúng tôi còn phải thay phiên cho đơn vị vận tải vì họ bị... nhiều quá: nhận hàng quân sự từ cao điểm Phượng Hoàng ô tô chở đến cách bến khoảng 1 giờ gùi bộ đến bến rồi bộ đội lại chuyển qua sông sang bờ Bắc bằng thuyền cao su, rồi chở thương binh từ bờ Bắc về bờ Nam.
-Hôm 19/5/2012 vừa qua, 2 đồng đội của tôi đã cùng gia đình vào Đá Đứng và đã tìm lại được 2 hài cốt của Liệt sĩ Bảo và Liệt sĩ Hẩu trúng đạn pháo địch đêm rạng sáng 5/10/1972 khi thuyền đang sang gần đến bờ Bắc. Hài cốt LS Bảo đã được đưa về quê Thị trấn Ân Thi, Hưng Yên. Hài cốt LS Hẩu quê Quảng Bình, chính quyền địa phương chuyển về Nghĩa trang Thị xã Quảng Trị. LS Hẩu chúng tôi chỉ biết được tên và quê Quảng Bình.
-Không nhớ ngày cụ thể, đơn vị được ra Bắc củng cố, 22/12/1972 chúng tôi đã ở Hương Phố, Hương Khê, Hà Tĩnh.
-Giờ nghỉ hưu, sức khỏe hạn chế, các Bác có ảnh và chi tiết liên quan đến đơn vị d17 Công binh bảo bảm trên Bến vượt Đá Đứng, Thượng Phước cho xem để tăng nghị lực. Cám ơn!


 @ nguyenhuuuyen,

   Chào cựu chiến sỹ công binh  C3-D17- F308 đã tham gia chiến đấu  1972 tại bến vượt tại Đá đứng ,   Như lệ ( Lấy tên theo địa danh  bờ Nam ) , phía bờ Bắc đối diện Đá đứng là vùng đồi núi,  đối Như lệ là Thượng phước.  Theo tài liệu ( Lịch sử  F312),   đầu tháng 10/72  sư đoàn 312  nhận bàn giao tuyến chiến đấu của F308 từ Động Ông Do - Đá đứng xuống đến Như Lệ - Tích tường ( Từ Tây sang Đông)  và để ra Bắc củng cố.   F 312  bắt đầu tham chiến tại khu vực này , cùng thời gian này E95/ 325 của chúng tôi sau khi chiến  đấu tại Thành cổ được bổ xung vào tham gia tuyến phòng thủ  bên bờ Bắc  là  Phương thúy -Thượng phước  đến An đôn đối diện  bờ Nam từ Đá đứng -  Như lệ - Tích tường .  Đầu 12/72  do không quen tác chiến F312 bị tổn thất nhiều  nên E95 đã  tham chiến  từ Tích tường đến Như lệ và tiếp sau đến 1/73   tham chiến tại Đá đứng . 
      Để đảm bảo chiến đấu cho các đơn vị bộ binh bên bờ Nam, C17/95 đã lập các bến vượt tại Tích tường , Như lệ và sau  là Đá đứng ( Lấy theo tên bờ Nam - Cũng  để phù hợp với địa danh chiến đấu ).     Các bến vượt được nói đến và vẽ trên bản đồ là do  c17/95 lập trong thời gian này - Nó phụ thuộc  vào vị trí " chốt " của quân Ta tại thời điểm đó.  Bến vượt của các Bác tại địa danh này  có thể trùng nhưng cũng  khác do điều kiện chiến đấu cụ thể của từng đơn vị trong thời gian cụ thể . Một vài thông tin để Bác ôn lại  năm tháng chiến đấu của mình.  Địa hình giờ thay đổi  nhiều so với 40 năm trươc.  Tôi mới chỉ  tả lại được phần nào  sự đổi thay quanh những điểm chiến đấu ác liệt ngày xưa ấy  -  giúp Bác hình dung lại một phần kèm theo những bức Ảnh minh họa. Tôi sẽ cố gắng  đưa vài Ảnh khác nữa giúp Bác hình dung thêm
     Chúc nguyenhuuuyen sức khởe và nếu có điền kiện đi thăm lại chiến trường xưa .

   NHL,

      Bác ngắm  Ảnh bức ảnh  toàn cảnh này   

   


    ...  Chúng tôi đến  điểm cuối trên hành trình  thăm Tích tường _ Như lệ :  Đá Đứng – Ngầm Phương Thúy.  Thôn Đá đứng nằm bên bờ Nam Thạch hãn.        trước mắt chúng tôi Đá đứng – sông Thạch hãn qua Phương Thúy đã đổi khác hoàn toàn. Nơi đây hiện hữu Công trình thủy lợi Nam thạnh hãn  vói tổ hợp :  Hồ chứa nước- trạm bơm - đập chắn- kênh dẫn nước nằm trên chính dòng sông và bãi bồi của Đá đứng xưa - con sông đào mới nắn dòng Thạch hãn thay cho khúc chữ U tại Đá đứng.  Một con đập bê tông chạy dài chắn ngang dòng sông cũ chạy sang Phương thúy để tạo thành hai hồ chứa nước : Hồ đập tràn và Hồ Tân xuân trên chính nhánh chữ U của dòng Thạch hãn ngày nào. Công trình lấy nước dẫn về tưới cho hàng vạn héc ta đất nông nghiệp của hai huyện Hải lăng và Triệu phong,  đổi thay cuộc sống cho  người dân trên mảnh đất  đã chịu bao đau khổ và sự tàn phá chiến tranh. ( Xem ảnh minh họa )
    Ngắm  nhìn màu xanh của sông nước, màu xanh của rừng núi xung quanh trải dài từ Phương  Thúy đến Động Ông Do, những người lính năm xưa lại nao lòng. Nhìn cảnh vật giờ đây ở Đá đứng ta như thấy chiến tranh đã lùi lại như xa lắm rồi, vết sẹo chiến tranh đã lành, động ông Đô đã phủ màu xanh của cây cỏ thay cho cái màu đỏ máu năm nào. Hãy lành mau hơn để có một cuộc sống tốt hơn cho thế hệ hôm nay, để cho con cháu chúng ta được hưởng hòa bình – hạnh phúc và để mãi khắc ghi những người chiến sỹ đã hy sinh, máu xương của họ đã thấm vào mạch  đất  nơi đây mãi  mãi trường tồn.
   

      Bản đồ TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  với các địa danh và công trình Nam Thạch hãn

 (http://farm8.staticflickr.com/7103/7163289868_74a7c0791b_c.jpg)


[/quote]


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 21 Tháng Năm, 2012, 11:15:17 am
.
     Thêm một hình ảnh vệ tinh từ google - Đập Đá Đứng


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 21 Tháng Năm, 2012, 12:12:15 pm
.
     Thêm một hình ảnh vệ tinh từ google - Đập Đá Đứng

  @TTNL, nguyenhuuuyen, tuans

    Xem bản đồ  Google và hình dung lại. Trước đây khi cạn xe cơ giới có thể qua ngầm Phương thúy sang bờ Nam  Thạch hãn ( Thế nên đầu năm 73 mới đánh nhau ác liệt để chiếm ) . Còn giờ  tại  Phương thúy - Đá đứng  chỉ có thể qua  sông bằng thuyền  hay phà - tại đây chưa có cầu qua sông ( hôm đi thăm  may mà chọn đi  bờ Nam trước  nên  xe không phải vòng lại  ) . Còn không biết về mùa nước cạn có thể lội qua  " đập tràn "   trên dòng chính của Thạch hãn của đoạn này  để sang  bờ Nam được không  nhỉ ??
   Dân nói là  :  mùa cạn,  sông thạch hãn tại Như Lệ  ( Thượng phước ) và   đoạn gần thị xã Quảng trị có chỗ  lội qua sông được.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 22 Tháng Năm, 2012, 11:36:54 am

       Huế  đã gắn với Sông Hương  -  núi Ngự  với  cây cầu Tràng tiền duyên dáng  .  Đêm càng làm cho  Sông Hương của HUẾ  thêm đẹp -   mộng mơ -  tình người  :
      Ai ra xứ Huế thì ra
      Ai về là về núi Ngự
      Ai về là về sông Hương
      Nước sông Hương còn vương chưa cạn
      Chim núi Ngự tìm bạn bay về
      Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ xin trở về
       
 
     Gửi các bạn vài hình ảnh  Về  Sông HƯƠNG – Cầu TRÀNG TIỀN  trong chuyến đi vừa qua.

 
           ĐÊM  SÔNG HƯƠNG   &   CẦU TRÀNG TIỀN   

(http://farm9.staticflickr.com/8009/7246722722_b7aaacf0de_b.jpg)

                                                           LuanNguyenHuu
 

            CẦU TRÀNG TIỀN  BÊN  TÂY

(http://farm8.staticflickr.com/7077/7239208472_7d396b7f01_b.jpg)

                                                           LuanNguyenHuu


             CẦU TRÀNG TIỀN  BÊN  ĐÔNG

(http://farm8.staticflickr.com/7098/7246722762_c9210c10c5_b.jpg)

                                                          LuanNguyenHuu



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 22 Tháng Năm, 2012, 11:55:32 am
hoá ra cái đêm hôm ấy đêm gì mà ông cũng chụp được mấy tấm này , đẹp hỉ ?
Thích hị 1


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 22 Tháng Năm, 2012, 04:56:39 pm
hoá ra cái đêm hôm ấy đêm gì mà ông cũng chụp được mấy tấm này , đẹp hỉ ?
Thích hị 1

     Chợ đêm ven sông Hương, dưới chân cầu Tràng Tiền


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 22 Tháng Năm, 2012, 09:34:09 pm

hoá ra cái đêm hôm ấy đêm gì mà ông cũng chụp được mấy tấm này , đẹp hỉ ?
Thích hị 1

@linhtaynguyen,

  Với  các bức ảnh của Huế đã  nói lên cái sở thích  "  Sông Hương" của tôi đấy - bất kể là đêm gì   bạn thân mến ạ. Còn bạn thì làm gì đây  ???
  Lời giải cho tôi với chứ  ? Đang trinh sát ở bờ sông phải không?  Cẩn thận nhé !!    nếu phải đi  trinh sát  dưới " thuyền " nhớ gọi lính " công binh" để phòng khi đắm thuyền đấy ,,, ;D


 

 @NTL,


 Gửi   các Bác bức ảnh  :  NGHIỆP CỦA LÍNH TRINH SÁT  - ( không có lời giới thiệu ) - Các bác tự giải đáp nhé  ! ....
 
  (http://farm8.staticflickr.com/7075/7169318150_13c5b9edcd_c.jpg)



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 28 Tháng Năm, 2012, 04:08:09 pm

        CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 16 )    


       Chúng tôi trở về hầm  rồi  thiếp đi,    ngừng bắn năm mới 1973 tại Như lệ lúc nào cũng không biết nữa..   Không thấy  tiếng súng hay  đạn pháo nổ như mọi ngày.  Lúc tỉnh, nghe bên kia sông đâu đó  tiếng tiểu liên lia “ Tạch tạch tạch tạch  ...  “ kéo dài  cả băng, chắc  lính phía bên kia  hứng chí bắn chào năm mới.  Cái  năm mới đầu tiên trên trận chiến không gây ấn tượng gì đối với tôi hết,  cũng chẳng nghĩ ngợi gì ?  Lăn ra ngủ  không còn biết xung quanh thế nào.  Tổ thuyền  của tôi đã làm gì  trong ngày đầu năm ấy ? Đêm đầu năm ấy không có “ bắn nhau”,  chúng tôi  không  phải qua sông.  Thời gian này cái bút  Cửu long cạn khô mực rồi-    không ghi chép được ,  ký ức cũng  không lưu giữ hay nhớ gì ?  Có lẽ  chúng tôi đã  dùng thời gian này ngủ để hồi sức sau những giờ  ác liệt- nguy hiểm, chèo thuyền , chạy pháo đến kiệt sức. Và chỉ vậy thôi nên  có gì để nhớ đâu  ... !!!  .
       Sáng 2/1,  chúng tôi bất ngờ  khi  nhóm của C17 do CTV Lê Ngọc Lan dẫn đầu xuống bến vượt .  Sau khi  C17 bị  dính B52,  CTV Hưng  hy sinh,  bây giờ mới được bổ xung cán bộ. CTV .Lan  đi  chiến trường  với nhiệm vụ  đưa tiểu đội của Thảo xuống đánh cầu  bên Như lệ.  Gặp nhau tại bến vượt,  chúng tôi trao đổi về tình hình của đơn vị, hỏi thăm tin tức về đồng đội..  Từ đầu tháng 10 đến giờ,  các tiểu đội đi phối thuộc, không có tin tức về nhau. Nghe kể có  thằng An - lính SV- Mỏ bị thương đã đi Viện , số còn lại không làm sao.
     Tiểu đội Thảo đêm nay phải đánh  Cầu bên Như lệ,  không rõ cái cầu nào?  Đêm trinh sát sẽ dẫn đi.  Trong khi A của Thảo  tập trung  gói  hai  khối thuốc nổ,  khoảng chừng chục kí một khối..  Lính bến vượt chúng tôi cố gắng đi kiếm nhiều rau hơn mọi ngày để nấu ăn đãi đồng đội..  Lính chiến thèm rau, kiếm được rau láo nháo nấu nồi canh là lính thấy “ tươi “ rồi.   Đến  quá trưa  việc chuẩn bị đã xong,  Cơm đã chín..  Chọn một đoạn hào có nhiều khóm tre, tất cả  ngồi ăn bữa trưa đạm bạc dọc con hào ấy mà ấm tình đồng đội.. Ăn với nhau một bữa cơm,  còn đêm nay chiến đấu có người không trở lại ? Lính tráng không ồn ào, vừa ăn vừa hỏi nhỏ nhau, chỉ có CTV  Lan  khêu gợi và nói chuyện để cho không khí vui vẻ hơn – Anh mới từ Bắc vào chưa bị nhiễm “ sức ép”  của chiến trường .
Rồi tất cả về hầm, cố ngủ để dành sức cho cuộc chiến đêm nay.  Chúng tôi trở dậy trước lúc chiều ,   từng nhóm theo nhiệm vu  kiểm tra lại công tác chuẩn bị của mình, chuẩn bị súng đạn ,  gói ba lô gửi lại  cứ - những chiếc hàm của chúng tôi tại bến vượt Như lệ.  Đêm nay đến  lượt tổ thuyền của HUỲNH sẽ đi làm nhiệm vụ, nhưng  thấy tính chất quan trọng tôi quyết định tham gia , chọn THIỆM (  lính này  nhanh nhẹn ) còn THỊNH   được nghỉ .  Tôi đi xuống bến vượt kiểm tra lại thuyền và xem tình hình. Bên kia sông,  trước lúc chiều.cũng không có nổ súng  khá yên ắng. Hai khối bộc phá  để  dưới hào ngay đầu bến . Lúc quay trở lại qua hầm  chốt đầu bến , lính bộ binh thò đầu hỏi   “ Đêm nay Công binh đi chiến à ?    “  -  Ừ, 
      Chiều muộn, tất cả ra bến vượt. Chúng tôi sẵn sàng, sẩm tối sẽ qua sông ngay. Tổ thuyền có 3 người,  A của Thảo gồm 6 người và  CTV Lan với liên lạc CHUYÊN cùng xuống bến vượt. Dự định, chuyến đầu sẽ chở toàn bộ  nhóm Công binh chiến đấu sang Như lệ. Trời chưa tối, chúng tôi kéo thuyền cao su khỏi  hầm, bơm  chuẩn bị trước.  Rải  thuyền  trên đất giữa hai rặng tre,   chợt có  tiếng của đạn pháo bắn phía ngoài sông, chúng tôi xuống hào.   Đợi một lát, không thấy pháo bắn tiếp, chỉ mình tôi ra bơm thuyền còn tất cả vẫn tản ở đường hào xung quanh .  Tiếng pháo đã nhắc Thảo nhớ  còn  quên điều gì đó,   Thảo  gọi lính của A  mình quay  trở lại cứ .
      Tôi tiếp tục,  pháo  vẫn ngừng  bắn – bờ sông  vẫn yên tĩnh , sắp tối rồi.  Tôi dồn sức nhanh chóng bơm , thuyền đã phình ra và  ít phút sau đã căng phồng .  Tôi đi  chốt khóa để  phân chia khoang khí ,  đã khóa xong cả hai bên mạn thuyền – thuyền đã chuẩn bị xong.
Dừng 1 ít phút, tôi dịch chuyển lại phía đầu thuyền. Vừa hướng lên phía hào vừa nói  “  Chuẩn bị  đi ”  và  kéo thuyền tiến lên phía trước,  thấy nhóm lính bắt đầu rời khỏi hào.
Đột nhiên có ánh sáng bùng lên, một tiếng “ ục “ vang   bên cạnh . Tôi ngã xuống, trong mơ màng tôi nghe có tiếng thét ,  có một vật đè lên người rồi đất rơi bộp bộp – Tôi ngất đi – không còn biết gì nữa .                                                                ( Còn tiếp )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 28 Tháng Năm, 2012, 07:03:52 pm
Luân trắng .
Mãi tận ba mươi tấm năm sau tôi mới hiểu về bạn . Năm 1976 về học Đại học năm thứ 3 với nhau , nhìn ông thư sinh quá . không già hơn bọn học sinh phổ thông là mấy . chúng nó bảo Luân lớp phó học tập cũng lính về đấy . Tôi không tin .
... Cái hôm 30/4 /12 khi nhìn ông thẫn thờ ở bên bờ Thạch hãn đoạn làng Tích tường thì tôi hiểu . Cái khuôn mặt ông méo mó nhìn dòng nước ở khe Như lệ . Hóa ra chiến tranh có khuôn mặt nấp sau khuôn mặt thường ngày . Mà khuôn mặt chiến tranh dấu đằng sau nó mới đớn đau cho thế hệ sau , cho những năm sau này .


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 29 Tháng Năm, 2012, 10:34:20 am

 @NTL,

   Lứa chúng ta khi vào chiến trường  là  Những SV khoác áo lính.  Với  " Chất  lính "  đó dù  trong cuộc chiến có ác liệt bao nhiêu thì nó   chỉ  ngấm   vào   trong , ăn vào ký ức  mà thôi.  Lúc đang còn " chiến  "  ác liệt nhưng tôi luôn nghĩ sẽ trở về đi học ( có niềm tin  không đổi ),  nên  những  gian khó - lụy sầu của chiến trường  không làm thay đổi  bộ dạng  bên ngoài được .   Và  như  bạn vẫn thường nói :   " SV làm lính có cái chất khác ",    không thể hiện  ra ngoài nhưng bên trong là " thép đã luyện " - Khổ đau, sung sướng,  hy vọng , tuyệt vọng  những  cái không đo đếm được rồi đến đói , rét, đắng , cay,  kiệt sức,  ...  đều đã  từng trải qua và cả lưỡi hái tử thần đã quàng vào rồi lại buông ra, những CCB đang còn có mặt ở đây đều vậy đấy ! Có phải không Bạn ...


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: Trongc6 trong 29 Tháng Năm, 2012, 11:29:32 am
Luân trắng .
Mãi tận ba mươi tấm năm sau tôi mới hiểu về bạn . Năm 1976 về học Đại học năm thứ 3 với nhau , nhìn ông thư sinh quá . không già hơn bọn học sinh phổ thông là mấy . chúng nó bảo Luân lớp phó học tập cũng lính về đấy . Tôi không tin .
... Cái hôm 30/4 /12 khi nhìn ông thẫn thờ ở bên bờ Thạch hãn đoạn làng Tích tường thì tôi hiểu . Cái khuôn mặt ông méo mó nhìn dòng nước ở khe Như lệ . Hóa ra chiến tranh có khuôn mặt nấp sau khuôn mặt thường ngày . Mà khuôn mặt chiến tranh dấu đằng sau nó mới đớn đau cho thế hệ sau , cho những năm sau này .

      Công nhận bác Luân đen nói đúng.

      Hôm gặp bác Luân trắng lần đầu ở 19C Ngọc Hà, tôi cứ nghĩ bác này là Giáo sư Đại học vì cái đầu hói và cái cười nhẹ nhàng, giọng nói ấm của bác ấy.

      Suốt một thời gian sau, tôi vẫn không tin là bác ấy chiến đấu vất vả thế và lại là thương binh. Tôi cứ nghĩ đơn giản bác ấy như anh em C17 của trung đoàn tôi, đào hầm cho thủ trưởng, bắc cầu qua suối to là chính và rèn cuốc xẻng, làm mìn DH... Chỉ có lúc đánh to mới giúp bộ binh đặt mìn phá rào cửa mở (sau này nhiệm vụ này lại giao cho bộ binh chúng tôi).

    Dần dà đọc bài bác ấy viết mới biết công binh bác ấy cũng sống chết trong gang tấc. Và rất nể cái niềm tin "sẽ trở về đi học tiếp..." của bác ấy. Phải chăng vậy mà giờ này trông bác ấy vẫn phơi phới không?


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 29 Tháng Năm, 2012, 11:31:27 am

        CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 16 )    

. . . . . . .

     Tiểu đội Thảo đêm nay phải đánh  Cầu bên Như lệ,  không rõ cái cầu nào?  Đêm trinh sát sẽ dẫn đi. 


    Chắc các bác tổ chức phá cái cầu chỗ tô hồng để địch không dùng được tăng và thiết giáp tấn công vào Như Lệ ?


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: tuaans trong 29 Tháng Năm, 2012, 11:56:43 am
Cầu nhỏ qua khe Như Lệ

(http://nm7.upanh.com/b5.s27.d1/6a9cd2f1cd81d5d98f97204b060b579e_45399187.caukhenhule.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 31 Tháng Năm, 2012, 11:01:36 am

Trích dẫn từ: vanchien1952
Toi la CCB thuoc d7, E209 ,F312,tham chien o cao diem 29 tu thang 12 nam 1972 den thang 3 nam 1973 .Toi rat muon biet diem cao nay thuoc thon nao cua xa Hai Le ? bac Luan va ai biet trao doi cho toi biet nhe ! toi xin tran thanh cam on .chao than ai !


 @ vanchien1952,

     Cao điểm 29 – chốt của  đơn vị Bác lúc 72-73  theo bản đồ cũ  nằm giữa  thôn Đá đứng và Tanh lê . Cao điểm 29 được khoanh  đỏ -     ( Xem bản đồ QS Tích tường –    Như lệ - Đá đứng  ). 

      Bản đồ Quân sự  Tích tường – Như lệ - Đá đứng  - Cao điểm 29  ( 72-73 )
 
    (http://farm8.staticflickr.com/7103/7305941958_39d80c88c4_c.jpg)


   Hiện nay, Tại khu vực Đá đứng -  Phương thúy  đã xây dựng  công trình thủy lợi Nam Thạch hãn tại khúc sông chữ U  ở Đá đứng có :  đập chắn,   hồ chứa nước, kênh dẫn nước   với   tên địa danh mới  là TÂN LỆ  .  Cao điểm 29 được khoanh đỏ   ( Xem bản đồ mới ).
 
    Hiện cao điểm 29  thuộc Tân lệ,  xã Hải lệ huyện Hải lăng – Quảng trị

     Để đi  Đá đứng và đến cao điểm 29  có thể đi theo  đường ô tô  từ thị xã  Quảng trị qua Tích tường - Như lệ rồi xuống Đá đứng đến cao điểm 29 . ( Đường ô tô màu vàng )
 
      Bản  đồ   Tích tường – Như lệ - Đá đứng  - Cao điểm 29  hiện tại 

    (http://farm8.staticflickr.com/7090/7305941964_36841e73c0_c.jpg)

 
     Chúc Bác sức khỏe và   vào xem trang  DNGN  để ôn lại kỷ niệm chiến đấu và biết thêm thông tin mới.

     nguyenhuuluanc17


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 01 Tháng Sáu, 2012, 02:07:57 pm

          CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 17 )    

 
         Khi tỉnh lại, xung quanh tối đen không có  bóng người nào – cũng  không  biết mình  đã ngất bao lâu.  Gắng đứng lên  nhưng không nổi,  tôi bò theo rãnh ngược lên  phía hào hoàn toàn theo dẫn dắt  của bản năng .   Chừng  hơn chục mét là đến hầm bộ binh  mà  vừa bò vừa dừng để  nghỉ .   Lính bộ binh đưa tôi vào trong hầm,  cởi chiếc áo thấm máu và rách bươm để băng cho tôi.  Tôi bị thương ở ngực,  chân, một vết sượt ngay họng và  một mảnh pháo găm  sâu ở  gần bả vai.   Mất máu  nên  tôi bị choáng,  người  rét run.    Lính bộ binh đốt  mảnh nhựa  để soi vết thương và lấy ánh sáng băng cho tôi trong hầm .  Cho tôi uống một ngụm nước, lát sau  tỉnh lại – Tôi nói : “  Ngoài  kia còn mấy người nữa ,  xem còn ai bị thương không ?  EM  Báo cho  lính công binh  biết để  giải quyết   “ .    “ Em cho người báo rồi, lát nữa  các  anh ấy sẽ xuống.-   Ngoài bến  không thấy có động tĩnh gì ? Hình như chết hết cả rồi? “
       Rất lâu sau, Hiện xuống chỗ tôi nằm cho biết :   CTV Lan, HUỲNH và Thiệm  đã hy sinh tại chỗ, còn  Chuyên bị thương được băng , đã chuyển lên hào chờ vận tải chuyển  trạm quân y tiền phương.  Quân số hiện tại của công binh không  đủ,  tổ thuyền  với 3 lính còn lại hiện  đang thực thi nhiệm vụ tại bến và chờ  bổ xung lực lượng để chôn liệt sỹ .  A của Thảo  đã qua sông theo kế hoach đánh cầu  Như lệ  . Không có thuyền họ phải cho bộc phá vào bao ni lông  làm thành phao để vượt sông.  Cả A  của Thảo may mắn làm  sao !  Lúc nhóm quay về hầm để lấy túi kíp nổ và bật lửa để quên  là   pháo bắn vào bến  –       Có phải định mệnh đã  giải cứu họ  ?
      Tôi nằm với những  nỗi  đau   :  Đau từ vết thương đang chảy máu và nỗi đau tinh thần khi  biết 3 đồng đội  đã hy sinh- những con người đã gắn bó cùng tôi bao ngày tháng : HUỲNH ơi !  THIỆM ơi !  A. Lan ơi !  Đã hy sinh rồi -  sao mà nhanh đến vậy ? Họ đã ra đi không kịp một lời trăng trối ,   có phải  tiếng thét mà tôi nghe  được  là nỗi đau xé ruột, là tiếng kêu của họ trước lúc lìa xa cuộc sống này ?
       Đêm đã khuya,   vẫn chưa có  vận tải chuyển thương đến . Tôi lại  rét run cả người,  lính bộ binh đốt thêm miếng vỏ nhựa để cho ấm hầm, sưởi và canh chừng tôi.  Tiếng pháo vẫn nổ  trong  ì ùng không ngớt  và bên sông tiếng súng nổ rộ lên từng đợt ,- Bên Như lệ đêm nay  lại “ chiến “ nhau rồi.
        Tôi chờ lâu lắm, rồi cũng có tiếng người nói và tiếng chân lại gần hầm tôi nằm. Lính vận tải đã đến , tôi và Chuyên được võng lên trạm phẫu tiền phương cách Như lệ  không xa..  Những lúc  leo lên thụt xuống ,  người bị ép làm tôi  nhói đau  còn tiếng rên của  Chuyên  vang lên “ ối  ối “,  vết thương  chắc nặng lắm . 
        Cáng được đưa đến phẫu,  chúng  tôi  được đặt nằm trên cái bàn đất có phủ ni lông  trong  hầm âm của trạm phẫu ,  chiếu sáng mờ mờ bởi đèn dầu.  Khi bỏ  võng ra , mở mắt  tôi  thấy  lính quân y  đang mở  băng  che vết thương trên bụng Chuyên rồi nhấc chiếc ca úp  che đám ruột lồi  để khám thương  – “ Có lẽ không  nặng đâu  “  tiếng một người nói  cùng lúc đó có tiếng kêu to “  Ối , ôi “   rồi lặng yên . –  “ Thôi , đi rồi . Mất máu nhiều quá “.
        Tôi hiểu,   không kìm được dòng nước mắt  đang  trào ra.  Nguời  lính thứ 4 đã ra đi và  những người đồng đội ấy không kịp có  một lời nhắn nhủ .  Duy nhất chỉ có  Huỳnh với bức thư gửi lại  để dưới đáy ba lô. Nó  được viết trước phòng khi đi xa  ...
   Đây bức thư  của LÊ VĂN HUỲNH – 1 trong 4 LS  đã hy sinh tại bến Như lệ ngày  2/1/1973                                                                                                         
     
          Bút tích  bức thư của LS   LÊ VĂN HUỲNH    (  Hiện đang lưu  giữ tại bảo tàng thành cổ Quảng trị )                   


      (http://farm9.staticflickr.com/8004/7312856580_cd31cd8fcb_c.jpg)

                                                                           ( Còn tiếp ) 


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 07 Tháng Sáu, 2012, 10:32:19 am

  Trích dẫn từ :    nguyentrongluan   

   @Duck8d5: Tặng các bạn f5 trênVMH

     Phương Nam mưa nhiều thế
     Mà Hồ Tây lại mưa
     Ai người xa Hà Nội ?
     Nhớ hoài hồ tây xưa

     ...

     Mưa táp vào áo mỏng
     Bạn cười bắt tay nhau
     ôi những người lính cũ
     Hai phương trời xa đâu ?

     ...

   

     @ Duck8d5, H-H
 
        Tặng các bạn bức ảnh  kỷ niệm cuộc hội ngộ & nói hộ  tình cảm của  người lính chúng tôi   :

             Những người lính chúc mừng  cuộc  hội ngộ tại Hồ tây

      (http://farm8.staticflickr.com/7219/7347073282_31b8cef48d_c.jpg)

           Bức ảnh chụp  kỷ niệm  gặp gỡ tại  Hồ Tây –   Và Hẹn gặp lại  - 

      (http://farm8.staticflickr.com/7224/7347068622_af0a6c613f_c.jpg)         
               
                nguyentrong luan, H -H , Duck8d5, nguyenhuuluan


       (http://farm8.staticflickr.com/7087/7347068614_eac10725ac_c.jpg)

                  nguyentrong luan, H -H , suđoan5, Duck8d5 



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 07 Tháng Sáu, 2012, 12:04:58 pm
@nguyenhuuluan
Hoá ra công binh Quảng trị cũng biết chớp ảnh đấy . Cám ơn bạn nhé . Mà này , tôi đi chớp ảnh đêm sông hương sao bạn lại đi chớp hình tôi ?


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TANVINHprc25 trong 07 Tháng Sáu, 2012, 11:13:23 pm
(http://img252.imageshack.us/img252/8784/img2012060601233.jpg)


(http://img152.imageshack.us/img152/9428/img2012060601232.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 15 Tháng Sáu, 2012, 04:18:38 pm

                                          LÍNH  CÔNG BINH   &   TÌNH  ĐỒNG ĐỘI       


   Đã  gần 2 tháng.từ lúc đơn vị tôi vào chiến đấu  tại Quảng trị.  Chiến sự mỗi lúc một ác liệt  được cảm nhận qua  những trận bom – pháo  nhiều và dữ dội hơn . Ngày,  máy bay quần đảo và khói  bom bốc cao từ  Đông sang Tây.  Đêm,  pháo sáng thả trắng  sông và những  ánh chớp sáng lòa  kèm tiếng nổ  rền của bom  B52  phá tan màn đêm . Chúng tôi  không  hề biết  trận chiến đang  ở giai đoạn quyết định  của chiến dịch bảo vệ thành cổ Quảng trị.  Cán bộ tiểu đội -  trung đội  khung  huấn luyện  của C17 được điều đi làm chỉ huy  bộ binh  trên chốt   (  chốt thiếu  lính và cả  chỉ huy   ). Các tiểu đội C tôi đã  đi phối thuộc chiến đấu gần hết .  Lính trong thành cổ  quyết tử giữ  “chốt”  ,  lính lớp ngoài   được lệnh sẵn sàng tham chiến  bất kể ngày hay đêm . 
Cứ trung đoàn được lệnh  di chuyển,  lùi ra  xa hơn vùng chiến sự.  A tôi nhận lệnh làm hầm cho E bộ.  Chúng tôi  hành quân về khu đóng quân mới,  bám theo sông VĨNH PHƯỚC   mà đi , nơi mới cách chỗ ở cũ mất  nửa ngày đường. Tới  nơi là vừa chập tối,  đành tìm khu vực hầm cũ,  sửa thành nơi  nghỉ tránh bom – pháo. Sáng sớm,  tiểu đội  đã có mặt tại vị trí  làm hầm cho E bộ.  Cũng như mọi lần,  công binh sẽ  làm  cho E trưởng và CTV .    Lúc mới vào Quảng trị , A tôi  đã  thực hành làm hầm cho E bộ.   Cứ  lúc đầu  cách đường QL 1 không  xa,    dân sống dọc đường  đã di tản hết,  chúng tôi ra dỡ nhà  hoang rồi đóng bè chở về.  Chỉ một ngày đã có một  bè gỗ đưa về  cứ - thừa gỗ  làm  hầm.  Với nền đất  phù sa ven sông,  xẻng xắn ngọt,  đào chẳng  mất nhiều  thời gian . Lính được dịp  thể hiện kỹ thuật làm hầm của công binh  - đó  là  những cái hầm đầu tiên  trên chiến trường Quảng trị  cho E bộ. Hầm làm  nhanh  lại đẹp,  không biết có phải vì thế nên chuyển cứ  A tôi được gọi về  làm hầm  cho E ? .
     Hối hả  chạy đua với thời gian để hoàn thành chiếc hầm cho E trưởng,   còn CTV đã  vào thành cổ chỉ huy chiến dịch rồi. . Làm  1 hầm à ?  Thế thì cũng nhanh thôi - Lính  nghĩ vậy.  Tưởng vậy mà không phải vậy ?  Khu vực này  không  là đồng bằng  cũng chưa phải rừng núi, chỉ có những  đám cây nhỏ mọc thành cụm .  Vị trí làm hầm  cũng  không dễ chọn , gỗ làm hầm không thể  lấy tại chỗ vì cây  nhỏ.  Phải đi xa  mới có  rừng , chặt  cây to  rồi vác về.   Lấy được gỗ chuyển về đã mệt nhưng  ở đây đào hầm cũng  mất sức không kém . Đất không phải kèm sỏi  thông thường mà lẫn những tảng đá bằng cái rổ hay cái thúng con. Nếu gặp khối đá to  chúng tôi sẽ  được chuyển vị trí khác còn địa chất thế này thì vẫn phải đào – không thay đổi được.   
Trưa và chiều tối, chúng tôi và E trưởng  ngồi ăn  cùng một  khóm cây, cách  nhau chừng   dăm  gốc cây rừng. Bữa ăn của chúng tôi  : đạm bạc,  gian khổ.  Mấy tháng rồi không có món mặn, muối cũng  phải dè sẻn. Món chính là canh  rau  dại thả chút mỳ chính để chạy cơm .   Bữa ăn của E trưởng cũng chẳng  khác lính chúng tôi là mấy,  có thêm ít ruốc mặn – có cố  ăn nhiều cũng không thể vì chỉ thấy muối  (    Những hạt muối trắng nổi rõ còn ruốc  lốm đốm thôi – )
      Gắng hết sức,  sau 3 ngày cái hầm cho E trưởng mới xong.   Lính  làm xong được cái hầm cũng cảm thấy  kiệt sức .  Nhưng thôi,  xong việc rồi. Có lẽ  chỉ đào 1 hầm nên cả tốp như trút được gánh nặng .  Mấy đêm nay mệt quá lính chẳng  thiết nói chuyện hay tâm sự. Còn đêm nay trước lúc ngủ, lính chúng tôi lại  tán chuyện cho khây khỏa  :  “ Sáng mai  rút  quân  hả anh ? ”   một lính  hỏi nhỏ trong bóng tối . Tôi chỉ ừ ào cho qua. vì  chưa rõ .  Rồi tiếng một  lính  giọng phấn khích :   “  Khu rừng  lấy gỗ có đàn bò  hoang, hôm qua  phủ  vàng một góc đồi đấy.  Không biết   lính   nào  sáng qua làm l con  rồi , lại còn  có  con bị dính bom chết, phí quá . Ta có ‘ làm ‘ một con  không ?   Dạo này  thiếu chất   thèm   quá ,   cho bọn em quây 1 con nhé .... “  .  Biết lính  chịu khổ nhưng  vẫn phải  nhắc  “ Ta  đang ở E bộ,  không   liều  được đâu “
Số là  chiến sự ác liệt,  dân   di tản  hết  còn  bò  được đem thả  rông,  tụ tập thành  đàn  chạy  hoang trên  đồi núi.   Lính  kháo  cho nhau biết  và  “ thịt “ để cải thiện rồi. 
      Sáng ra , đang chuẩn bị rút thì  có lệnh  từ thủ trưởng E  :  “  Làm  thêm 1 cái hầm nữa “ .  Thời  gian  3 ngày,  với yêu cầu : sâu - rộng thế này,  lớp đất đỉnh hầm phải  dày ... thế này, đặc biệt  phải có tôn che chống nước ngăn  với lớp đất phủ. .. . So với cái vừa làm ,  cái này “ Oách “ hơn hẳn .   Hầm này  nằm dưới chân đồi ,   bên dưới  lớp đất mặt toàn   đá mẹ - đá con.  Hết ngày đầu  mới  đào  sâu  được  hơn nửa mét .  Chỉ có cái cuốc chim là tạo được công lực – nhưng  cậy  được  vài viên đá  lại phải thay cán mới, còn hai cái  xẻng công binh Mỹ với đầu cuốc gặp củ đá  to  gặm không nổi . Loay hoay , hao tổn sức, mất  nhiều thời gian mà công việc chẳng được  như mong muốn.  Đêm đến,   tốp lính khuân gỗ cũng tham gia  đào.   Làm  cho đến lúc tất cả mệt nhoài,  về chỗ ngủ là thiếp đi chẳng còn tỉnh giấc  lúc B52  rải bom  nữa.   
       Kế hoạch làm hầm  rõ là chậm ,   liệu có  cách  để nhanh hơn -   chúng tôi vẫn chưa nghĩ  ra ?     Đành hô nhau  làm  từ  mờ  sáng,  cả tốp dồn sức đào khi  cái  bụng  đang lép kẹp.     Rồi  lúc  tốp lấy gỗ đi rừng ,  lính còn lại  đánh vật với đá mẹ và đá con.  Gần trưa, nhóm  chuyển gỗ  vẫn chưa về , chúng tôi  đang sốt ruột thì thấy  một mình Bình lấp ló sau rặng cây,  ra hiệu  -  Có gì bí mật vậy ? .  Chúng tôi đến chỗ Bình,  những giọt mồ hôi còn đọng trên khuôn mặt nhưng đầy phấn khích .  Rồi cậu nói với giọng  phân bua  “  Bọn em gặp con bê bị thương, chẳng biết do bom hay pháo, nó không  đi được nữa. mà bỏ đấy nó cũng  chết thì phí  quá !   Nhóm đã bàn với nhau  lấy 2 cái đùi,  bồi dưỡng lính cho lại sức .    Cũng biết là chưa  được phép nhưng  việc  này  thực không có vi phạm  đâu  –,  nếu  có gì chúng em chịu -  đành vậy “ .   
       Việc đã thế này thì còn nói gì nữa !    Nhưng làm thế nào đây ?  Để chuyện này không lộ ra , chẳng nhẽ chỉ có  chúng tôi “ bồi dưỡng “, còn thủ trưởng với  lính liên lạc thì không ?  Khó thật đấy !  Lính Công binh đưa mắt  nhìn nhau mà chẳng nói  rồi một lính chỉ vào tôi - ý là phải  quyết định.  Thần ra một phút rồi tôi kéo Bình ra một góc và nói nhỏ mấy câu  “  Thế này nhé  ; bảo thằng  X  kéo bò ra  để  vệ đường tăng ấy , em  nói với liên lạc là con bò bị bom đêm qua và dẫn  nó đi lấy nốt cái đùi trước  nhé  - Cứ  thế mà làm, đừng nói gì  ... “
       Cái bếp Hoàng cầm của chúng tôi và của  cậu liên lạc đỏ lửa  buổi trưa hôm ấy đến thiếu cả củi đun , chả bù cho mọi ngày không có gì mà nấu .  Đến bữa trưa, chúng tôi lại ngồi đối diện với thủ trưởng ,  cũng như mọi ngày chắn bởi mấy gốc cây rừng.   Lính công binh đang “ cày “  như  đang vỡ đất, còn tôi vừa ăn vừa  lắng nghe  động tĩnh gì từ bên đối diện.  Chừng vài phút tiếng  người lính cất lên :  “  Các cậu  thịt bò từ đâu vậy ?  “  -   Tất cả lính công binh ngừng ăn, một lính ngồi gần thúc cùi tay vào lưng tôi  ý bảo “ Trả lời  đi “
“ Báo cáo thủ trưởng,  chúng em đi chặt cây gặp con bò bị thương do bom đánh đêm qua gần đường tăng,  bỏ nó chết thì  phí quá trong khi  lính đang không có ăn để hồi sức.  Đành thịt để lính bồi dưỡng   ạ “
Tôi dừng nói , tất cả chúng tôi yên lặng . Rồi tiếng người lính già cất lên  “  Mình  theo cách mạng mà ‘cái này’  chưa  cách mạng được “ .    Rồi tôi thấy, một mái tóc  điểm bạc chụm bên mái tóc đen  của  người lính trẻ thấp thoáng sau  tán cây rừng  với  lời tâm sự trong  buổi trưa ấy.
Tôi đã  thật và hiểu ông cũng thật lòng .  Ông  đã cống hiền  gần cả cuộc đời tham gia cách mạng và chiến đấu.  Cách mạng với ông  là  chấp nhận hy sinh mọi thứ kể cả  tính mạng của mình.    Còn chúng tôi đang  tuổi 18 –đôi mươi  mới bắt đầu với  dấn mình trong cuộc chiến  nhưng  trong trận chiến đấu này hai thế hệ  lính  đang  cùng  chia sẻ  sự gian khổ, ác liệt , hy sinh và  cả ngọt bùi  -  đó  là tình đồng đội.   
       Bữa trưa  ấy  có lẽ  là bữa  ngon nhất  của lính chúng tôi  ở chiến trường Quảng trị.  Dưỡng chất  như ngấm  ngay vào máu và tăng sức mạnh  cho cả  đám lính công binh .  Chiều rồi đêm hôm ấy , chúng tôi đã đào không biết mệt .  Đám lính đào hầm và chuyển cây từ rừng về  cho đến tận đêm khuya. .  Rồi đêm ngày thứ 3, chiếc hầm cũng hoàn thành đúng mệnh lệnh.  Sáng hôm sau, đám lính công binh rời cứ E bộ để nhận nhiệm vụ mới – Chúng tôi hành quân  xuống phía Nam  về   bến vượt Thành cổ Quảng trị .


                                                                                    Quảng trị - 5 / 2012
                                                                                     
                                                                                      Nguyenhuuluan C17


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: duck8d5 trong 17 Tháng Sáu, 2012, 05:01:01 pm
    Hôm nay Hội quán Cát Tiên lại gặp nhau, cùng bàn về kỷ niệm 32 năm, chiến dịch tấn công cứ điểm Nong Chan- CongXiLop (23/06/80- 23/6/2012). Nhằm tưởng nhớ và bày tỏ tấm lòng đối với những đồng đội đã hy sinh và ngày càng thắt chặt hơn “Nghĩa tình đồng đội”.
    Nhân dịp này, các “chiến binh” vừa trở về từ Hà Nội gửi lời cám ơn chân thành về nghĩa cử chu đáo và tận tình của các anh.

              Anh và Em!
    HoàngSơn- Đức- Dũng- Haanh
Humxam- Bé- Nẫm- Hoàng- Nam- Phước- Thà
    Gửi các anh ở phương xa
Những câu nồng thắm thiết tha trong đời

    Lộc- Thắng- Tuấn- Cúc đáp lời
Chúc bao đồng đội giữa trời xanh trong
    Tích Tường- Như Lệ- Thắng- Hùng
Sáu chín bảy một (6971) ấm nồng Huấn- Thân

    Trà Liên Tây- Tấn Lộc- Tân
Tây Nguyên dào dạt Chiến- Luân* chung lòng
    Mây trời Quảng Trị đã hồng
Lời thơ bỏng cháy mênh mông tình người.

* Hai anh: Trắng và Đen.
* In hoa: Tên của đàn em và các anh.

                               * Thay mặt Hội quán Cát Tiên chúc các anh: VUI- KHỎE



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 18 Tháng Sáu, 2012, 04:22:16 pm

   Hôm nay Hội quán Cát Tiên lại gặp nhau, cùng bàn về kỷ niệm 32 năm, chiến dịch tấn công cứ điểm Nong Chan- CongXiLop (23/06/80- 23/6/2012). Nhằm tưởng nhớ và bày tỏ tấm lòng đối với những đồng đội đã hy sinh và ngày càng thắt chặt hơn “Nghĩa tình đồng đội”.
    Nhân dịp này, các “chiến binh” vừa trở về từ Hà Nội gửi lời cám ơn chân thành về nghĩa cử chu đáo và tận tình của các anh.

                                .......

                               * Thay mặt Hội quán Cát Tiên chúc các anh: VUI- KHỎE



     @duck8d5 và các bạn ,

      Xin gửi lời chúc các bạn nhiều niềm vui  trong cuộc sống - hội các Bạn ngày đông vui.
      Gửi Bạn mấy lời :

   
          GỬI BẠN

     Gặp gỡ một  chiều mưa
     Bên nhau nâng chén rượu
     Mưa bay ngoài khung cửa
     Cho  mình lại  gần  hơn


     Bạn từ phương xa tới
     Chúng tôi đợi nơi này
     Gió nào đưa ta lại
     Men nào ta nồng say


     Những cựu binh một thủa
     Hàn huyên những chuyện xưa
     Sen Tây Hồ chớm nở
     Hương thơm ngát mặt hồ


     Thời gian như ngắn lại
     Không gian bỗng gần hơn
     Nối vòng phương Nam  ấy
     Với nhau mãi tháng ngày


     


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: duck8d5 trong 18 Tháng Sáu, 2012, 08:41:41 pm

            GỬI BẠN

     Gặp gỡ một  chiều mưa
     Bên nhau nâng chén rượu
     Mưa bay ngoài khung cửa
     Cho  mình lại  gần  hơn
     ...

     Thời gian như ngắn lại
     Không gian bỗng gần hơn
     Nối vòng phương Nam  ấy
     Với nhau mãi tháng ngày
 
* Đức- Bão Hòa- Mỹ Hoa cám ơn những lời thơ đậm đà tình nghĩa của Anh.

                          * Chúc các anh: VUI- KHỎE


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 27 Tháng Sáu, 2012, 03:58:56 pm

    Nhớ lại những ngày này  40 năm trước.  Từ Quảng bình C17  hành quân vào  mặt trận Quảng trị  và  tham gia chiến đấu  trong đội hình của E95 –F325 cho đến ngày giải phóng  30/4/1975.     Trích nhật ký  T6 / 1972  để  nhớ về  những ngày  tháng  năm  ấy .


                      NHỮNG NGÀY NÀY 40 NĂM TRƯỚC       


      Trích nhật ký

    (http://farm9.staticflickr.com/8165/7453306038_21500ac564_c.jpg)


26/6 
     Còn lại hai người :  tôi &  Hiện ở lại trông gỗ còn tất cả trở lại Pháp kệ  (-  Quảng trạch  Quảng bình) . Cảm thấy không thích lắm khi nhận 4 mệnh lệnh -  Không phải là chống đối nhưng phải nói vài câu .  ΠОЧЕМУ  ( Tại sao ) ?  …
    Buổi chiều -  máy bay thả bom bi  trong xóm và bên Quảng Hải.
    Tối  - Đêm trăng nhớ nhà,  nhớ bạn  đã lâu không nhận được tin gì của Q và D. Châu  cả.
    Được trở về nhà bây giờ đúng là 1 chuyện thần tiên.  Những giờ phút chỉ có trong giấc mộng và mơ tưởng .

27/6 

    Viết thư nốt cho mẹ  &  hai Bác – Hôm nay самолёты  Aмериканские  ( Máy bay Mỹ )   bắn phá  Q T  ( Quảng thanh )  , dọc con đường đi Tuyên hóa.   Ничево  ( Không  sao ) .    Lực lượng phòng không yếu không ảnh hưởng đến sự bắn phá của máy bay Mỹ.
    Gặp bọn công binh sư đi thành lập E3.  Có tin đồn rằng F 325 quân khu 4 xin.


28/6 

    Vẫn tiếp tục sống tại nơi trường học.  Sáng đi chợ . Thay đổi được  1  bữa ăn ngon  - Viết thư cho Triện .

29/6 

    Hai chúng tôi sống những ngày cuối trong đợt công tác này .   Không hiểu sao lại thiếu gạo.  Bữa chiều sẽ ăn cháo mất.  Và  sự thật  đã  ăn cháo.


   30/6 

    Sống ở  Q T  ( Quảng thanh ) - ở Pháp kệ nơi mà chỉ kịp đặt chân đến đã đi ngay.  Ở Tam đa và ở cả  Quảng thạch  .  Chúng tôi nhận nhiệm vụ mới. Thế là hết tháng 6.   Tháng 7 sẽ lại đến với chúng tôi  trong nhiệm vụ mới .  Có ai tưởng rằng như vậy không .  Tất cả đều thay đổi ,  các dự kiến  đều đảo lộn tất cả.

   
                  Ngày 1/7/1972 –   C17  E95  F325  xuất phát từ Quảng trạch bắt 
                        đầu vào chiến đấu tại  chiến trường Quảng trị   
 
 


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 27 Tháng Sáu, 2012, 06:18:58 pm

       (http://farm9.staticflickr.com/8165/7453306038_21500ac564_c.jpg)


     Bác nguyenhuuluanc17 còn giữ được nhật kí nguyên vẹn quá. bây giờ là báu vật đấy.

     Bảo, "người đẹp thì chữ xấu". Thế mà bác người đẹp chữ lại đẹp nữa chứ !


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 28 Tháng Sáu, 2012, 11:50:51 am


     Bác nguyenhuuluanc17 còn giữ được nhật kí nguyên vẹn quá. bây giờ là báu vật đấy.

     Bảo, "người đẹp thì chữ xấu". Thế mà bác người đẹp chữ lại đẹp nữa chứ !



    @TTNL,

   Cũng  nhờ sự may mắn, tôi chỉ bị thương ở  bên bờ Bắc  Thạch hãn , gần cứ nên  đồng đội chuyển ba lô  cho ( có cuốn nhật ký trong đó) -  Đó cũng là  sự may mắn  nữa ngoài  thoát cái chết trong gang tấc  .   Mặc dù nhiều sự kiện hồi đó còn nhớ nhưng ngày tháng thì không  thể chính xác được .  Nhờ đối chiếu  thời gian và sự kiện đã ghi trong nhật ký  nên  khi viết lại  mình cảm thấy như có người bạn đồng  hành năm xưa.
      Những  CCb mà  còn có  cuốn nhật ký lúc  chiến đấu thì  đáng quí thật . C17 của tôi  cũng chẳng có nhiều đâu, các  lính TS thì hầu như đều có nhật ký cả vì việc ghi chép là nhiệm vụ , lại còn ngoài súng lúc nào cũng có chiếc bút  và  thời gian nên thuận lợi hơn rất nhiều bọn  chúng tôi đấy.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 13 Tháng Bảy, 2012, 04:37:08 pm


    Những ngày này  của 40 năm trước .  Đại đội  C17/ E95 / F325  hành quân vào chiến đấu tại chiến trường Quảng trị.  Hồi ức về những  ngày ấy , tôi nhớ giây phút chúng tôi vượt  qua ranh giới Bắc _ Nam của sông Bến hải ,  nhớ  những đồng đội đã hy sinh tại Quảng trị 1972  và nhớ người lính  NGUYỄN VĂN MÁNG 



                             MÁNG    VẪN    CHƯA    VỀ        

   
     Đòan quân  theo thứ tự biên chế  đi thành hành một, những ngừời lính  C17 cõng ba lô nặng trĩu , cách quãng  đang leo dốc núi trên con đường  Đông Trường sơn. Hôm nay đã là ngày thứ tư chúng tôi hành quân vào chiến trường Quảng trị. Ngọn  núi  này có thể sẽ là  đỉnh  cao nhất của cung đường  Quảng bình – giao liên báo  cho biết,  leo đến đỉnh sẽ  hết nửa ngày đường.  Từ sáng đền giờ chúng tôi  liên tục leo dốc  chưa  nghỉ.  Những lính sức yếu giờ đã tụt lại trong tốp cuối,  cách  đoàn một quãng  khá xa . Họ vẫn  đi, chậm thôi   gắng sức mà đi  với tiếng thở  ở cả  mũi  với mồm.  Đoàn quân đi  dưới  tán cây của khu rừng ,  sương đêm vẫn còn ướt  vệt đường đi , lính phải bấm mũi chân  mà leo,  chỉ nghe thấy tiếng thở  ngắn mà nặng và tiếng lá khô lạo sạo  theo cùng tiếng bước chân.
     Chúng tôi đã ghé qua xóm  “ Quân vào “  Cự nẫm,   nhận lương thực-  thực phẩm   đủ  để vượt  Trường sơn.  Với trang bị cá nhân, vũ khí – khí tài chiến đấu  của  Công binh  được chia đều cho từng người lính , mỗi người ngót nghét 60 kg . Nặng quá thì  tự san sẻ, người khỏe gánh  cho người yếu.  Dù đã được luyện tập leo núi   hay  diễn tập  chiến đấu nhưng  chưa mang nặng và  leo liên tục  hàng giờ  thế này ,   ai nấy  đều thấm mệt.  Cái ông nhạc sỹ  vuợt  Trường sơn mà  có lời  hát  -  Ta vượt trên triền núi cao Trường sơn , đá mòn mà đôi gót không mòn ...  -   hẳn viết  lúc đang thăng hoa ,  chứ chả như chúng tôi  đang  vừa thở  vừa bấm từng bước chân  lên dốc.   Chính trị viên  Bảo “ chốt  đuôi  “ động viên lính gắng mà theo kịp đội hình đi với  giao liên  phía trước.
Tôi đi ở  đoạn gần  với  tốp cuối,   chợt nghe thấy có tiếng lao xao phía cuối đội hình.    Những lính yếu nhất đang   đi   trong  tốp này , không biết có sự cố gì ? Ngó  qua  đám lá  rừng  thấy   mọi người đang cụm lại. Có chuyện  rồi đây ...  Đứng lại chờ  xem  có sự gì  và tranh thủ nghỉ lấy  lấy hơi.  Vài phút qua đi vẫn không thấy lính đi lên,   hạ  ba lô và  khí tài cho đỡ nặng tôi   tụt xuống  chỗ đám lính.  Tất cả đang xúm quanh  người Lính :   Nguyễn văn  Máng. Máng ngồi tựa vào một thân cây bên đường , cái cổ  nghoẹo  sang bên, mặt   tím tái.Máng không thở được,  hai tay ôm lấy ngực  mặt lộ vẻ đau đớn.  Những người lính xúm quanh, người quạt, người  xoa  ngực-   xoa lưng , người cho uống nước, cố cho Máng hồi lại .   Rồi Máng cũng tỉnh  lại,  không nói  chỉ nhìn  chúng tôi  với đôi mắt  ướt  :   Máng  đang đau  ngực,  đau tim hay  còn nỗi đau nào khác  ?   Nhìn Máng, tôi nhớ  lính  tiểu đội đã  kể :    Máng  có  bệnh tim mạch, lúc khám  bộ đội  cũng có biết nhưng lúc đó đâu có chụp vi tính, siêu âm tim mà cũng chẳng  điện tim .  Nghe tim – phổi xong ông Bác sỹ   kết luận  :   “  Tim có vấn đề “  chuyển chuyên khoa.  Nhưng việc  quân  là  số  một , Máng  nhìn cũng lành lặn ,  mắt  tai – chân tay  bình thường  mà.  Thời chiến  cả nước ra trận,   “ Tất cả cho tiền tuyến “ -  “ Gạo không thiếu một cân. Quân không thiếu một người “,   thế là  Máng  có tên  trong danh sách nhập ngũ  tháng 12/1971 . Hỏi  Máng thì cậu  chỉ nói  :  “  Ồi,  Đi  cùng đợt với các bạn  cho vui ” .  Và thế là Máng  biên chế vào   đại đội C17 của chúng tôi từ ngày ấy.
     Máng đã tỉnh hẳn,  lính chúng tôi mừng rỡ vây quanh  nhưng  giờ Máng  lại  khóc,  giọt nước mắt chảy trên   đôi má  .   Tôi  chắc là  Máng đau và  khó thở   lắm.  CTV hội ý ,   ba lô – trang bị chiến đấu của Máng  chuyển cho đồng đội mang. 2 chiến sỹ nữa cũng giảm tải  để dìu Máng, khi cần sẽ khiêng .   Chẳng có cách nào khác, CTV động viên Máng đi tiếp,  nếu  cần đơn vị  sẽ khiêng Máng về   trạm giao liên gần nhất  ở  chân núi bên kia –   Phải leo tiếp lên đỉnh rồi  tụt xuống ,   đi đến tối mới đến..   Máng chống cây gậy  đứng lên.  2 lính  dìu bên cạnh , tất cả lại tiếp tục đi..   Những người lính tiếp  tục leo dốc, Trang bị lại chất nặng thêm   và còn  thêm   nỗi lo  về  người đồng đội.
 
     Đến quá trưa,  tốp cuối cùng với Máng  cũng lên đến đỉnh núi .  Tốp đến trước  chuẩn bị  ăn trưa đang  chờ chúng tôi.  Ban chỉ huy đại đội hội ý  :   Động viên Máng đi tiếp, cần thiết sẽ cáng đi đến đến trạm gần nhất -  Máng không thể đi tiếp sẽ  cho ra quân ,  trở ra Bắc.  Chúng tôi  xuống dốc.  Có  nhiều đoạn đường rất dốc,  đoạn đầu  còn cố bấm chân mà xuống. Gặp đoạn đường nhỏ khó đi ,  chân  run  nhiều lính  thả mình chạy ào xuống rồi   ngắm cái cây trước mặt  ôm để hãm lại..  Mặt nhăn  nhó , nước mắt  chảy vẫn đọng trên má nhưng  Máng vẫn đi với  hai lính dìu  bên cạnh.    Đại đội chúng tôi cũng đến  trạm nghỉ  trước khi trời tối.  Với chúng tôi đó là  một ngày hành quân vô cùng gian truân ,  mà  tôi  tự hỏi :  Máng  lấy sức lực từ đâu để đi tiếp đến trạm  nhỉ ?   
     Đêm đến, đại đội  hội ý  rồi  thống nhất : Động viên Máng đi tiếp, bao giờ Máng thấy không thể đi được nữa thì đưa vào trạm -  Đại đội hỗ trợ,  khi cần thiết sẽ  khiêng võng Máng .   Sáng ra, chúng tôi lại tiếp tục lên đường ; trèo dốc,  lội suối,  rồi chạy băng qua trọng điểm  bị  bắn  phá với những  quả đồi trơ trọi. Một ngày nữa qua,  tối đến tôi đến thăm Máng ,  sức khỏe cũng không khá lên  nhưng Máng  nhất định đi  tiếp.  Trước lúc ngủ, tôi nắm tay Máng  dặn  :  “  Máng à  -  Máng mà trở về cho anh  gửi lá thư  !
Dăm  ngày sau, chúng tôi xuống đến đồng bằng.   Giờ   đang trên đất Vĩnh linh rồi,  không phải leo dốc cũng đỡ nhọc, đổi lại chúng tôi phải đi đêm để vượt qua  trọng điểm.  Chúng tôi phải chạy băng qua trọng điểm trước khi trời tối , Chạy thật nhanh,  chạy đến tức thở    Tôi nhìn thấy Máng cũng chạy , đến nơi mặt lại tím tái và nhăn nhó vì đau .  Tối nghỉ gặp tôi Máng  nói với giọng  ngọng    “   Em chưa về đâu  “  .
     Rồi  cả  đại đội cũng  đến  sông Bến  hải, chúng tôi đi  phía thượng nguồn mà  lội  ngay ban ngày. Chẳng ai  bảo ai, đi đến giữa dòng sông chúng tôi cúi  vốc uống một ngụm  nước – uống nước nguồn bờ Bắc, nhặt một hòn đá cuội  bỏ và ba lô  làm kỷ niệm.  Tôi nhìn sang , Máng cũng  làm như vậy, Cậu  vẫn quyết tâm đi  không ỏ cuộc. Một phút nữa thôi, một bước chân thôi  tất cả chúng tôi  sẽ bước sang đất bờ Nam  và chiến đấu. và tôi biết câu trả lời của   Máng  :   “  Em  chưa về  đâu “ .
     Chiến dịch bảo vệ thành cổ Quảng trị,  các tiểu đội phân lẻ đi phối thuộc với bộ binh không  gặp nhau lần nào. Máng cũng theo tiểu đội đi chiến đấu chứ không  ở cứ đại đội ngày nào .  Tháng 9,   đại đội  ra củng cố   ở  Cam lộ mới gặp lại Máng.  Đen hơn,  da vẫn tai tái, giọng ngọng nhưng rắn rỏi,  lại  nói nhỏ  với tôi “   Em chưa về đâu  “ .   Được vài ngày chúng tôi lại chia tay nhau,  mỗi  người  đi  chiến đâu ở một nơi.
     Những ngày  trước hiệp định ngừng bắn,  trung đoàn dồn toàn lực cho mặt trận Tích tường – Như lệ  rồi  Đá đứng.   Trận chiến  diễn ra cả ngày lẫn đêm.   Ác liệt – đẫm máu – hy sinh..  Sau ngày ngừng bắn  27/1/73  Tích tường – Như lệ - Đá dứng vẫn chiến tiếp,  C17 nhận lệnh  lập bến vượt  và phối thuộc với bộ binh  tại Đá đứng .  Máng  cùng tiểu đội đi Đá đứng , cũng vượt sông,  gài mìn,  chăng hàng rào, phá mìn .   Biết nói sao  khi  10 liệt sỹ  của C17 đã hy sinh tại Như lệ - Đá đứng  trong đó  có Nguyễn văn Máng .    Máng hy sinh,   mảnh pháo nhỏ  tạo một lỗ  bằng hạt thóc bắn  trúng  vào vùng tim.   Đồng đội bảo :  “  Không  ai nghĩ vết thương  bé như vậy  có thể giết chết  Máng “ .  Liệu có phải tại  mảnh pháo hay  trái tim khuyết tật đã chon thời điểm ấy để ‘ nghỉ ngơi ‘ ?  .   Vẫn còn thắc mắc mà không có câu trả lời.  Trong đêm,  đồng đội chôn Máng nơi đang giao chiến ;  gần  bờ sông  trên cánh đồng bỏ hoang  được hai bên  lập thành  “ chốt “ chiến đấu.  Máng  nằm lại  Đá đứng với  nhắn nhủ gì  ? Hay    cau cửa miệng mỗi khi gặp  tôi  “   Em chưa về đâu  “  ....
     Chúng tôi đã quay lại Như lệ - Đá đứng để tìm Máng và  9 liệt sỹ đã hy sinh tại đây .   Những người lính lang thang trên cánh đồng,    rồi bãi cát  ở  ven sông Thạch hãn .  Ở Đá đứng chúng tôi tìm  thấy  liệt sỹ  : thấy  Sản và  Ngại .   Dòng Thạch hãn xưa  tại Đá đứng nay là  hồ chứa nước của công trình  thủy lợi Nam Thạch hãn,  hai bờ   sông  giờ cây đã  phủ   xanh không còn nhận  ra  địa hình chiến đấu năm xưa nữa   .   Còn Máng,    tìm mãi, tìm mãi  nhưng vẫn chưa thấy ... Máng đang ở đâu ?     Tôi vẫn chưa gặp  lại Máng    và           MÁNG   VẪN  CÒN  CHƯA    VỀ   ...
 

                                                                                                           7/2012
                                           
                                                                                                             NHL


            Thông tin  LS

        Liệt sỹ  NGUYỄN VĂN MÁNG 
        Quê quán:  Trung Kiên, Văn Lâm, Hải Hưng   
        Nhập ngũ:  12/1971-
        Đơn vị  C17-E95-F325
         Hy sinh:  14/ 02/ 1973 (  12  tháng Giêng  Năm  Quý Sửu)   


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 15 Tháng Tám, 2012, 05:54:06 pm
     CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 18 )    

                                         C17  ĐÁNH CẦU  KHE NHƯ LỆ


         Những  ngày cuối năm 1972,  E95  tập trung  lực lượng “ đánh và giữ  chốt “  trên   mặt trận  TÍCH TƯỜNG _ NHƯ LỆ.  Chiến sự ở TÍCH TƯỜNG diễn ra ác liệt, hai bên “ quần “ nhau từng chốt ,     bên  bờ Nam Thạch hãn  súng nổ  cả ngày lẫn đêm.  K5   sau  thêm  K6 được bổ xung  lính  từ các C :  thông tin, hỏa lực, công binh, vận tải của trung đoàn. phối thuộc chốt giữ  Tích tường  :   từ bãi sông  bên bờ Nam đến giáp con đường  chạy từ Tích tường  đi Như lệ.     Chốt  của lính ta  nằm trong “ bãi mít”,  trên các gò đất  ruộng  ven  sông  cách con đường qua những khoảng ruộng bỏ hoang, cỏ và cây dại mọc xen –  bị cày xới , cháy sém bởi  đạn pháo của cả hai phía..
C17 ngoài  tiểu đội tại bến Tích tường  nay có thêm tiểu đội phối thuộc chiến đấu cùng bộ binh  theo lệnh của Trung đoàn.  Nhận định của trên :  địch đánh lấn để  đẩy Ta xuống sông,  ngoài hỏa lực có thể  tăng cường thêm xe  tăng hoặc xe bọc thép yểm trợ cho quân bộ.  Từ Như lệ ,  tăng  và  bọc thép có thể  qua  Cầu Khe Như lệ tấn công  các “ chốt “  của  ta  ở Tích tường . Cầu qua khe  dài chừng khoảng 10m,  bị hỏa lực của cả hai bên bắn phá  giờ chỉ còn trơ lại  dầm sắt dọc  , thanh ngang chỗ có chỗ không.  C17 nhận lệnh từ E   “  đánh – phá cầu Khe Như lệ “   chặn đường đi của  tăng và  xe bọc thép.
   Nhiệm vụ đánh cầu được giao cho tiểu đội  của Thái ( A trưởng ) thực hiện dứới sự chỉ huy  của B trưởng Tuyết ( ? ).   Những  gói Bộc phá  chừng 5kg và  thiết bị  kích nổ  được  chuyển từ  cứ,  đưa qua  sông cho nhóm “ Đánh cầu ”.  Toàn nhóm  đã  nằm tại  chốt  sát bờ Nam sông , chờ ngày để  hành động. Từ chốt bộ binh  qua bãi sông  ta giữ  rồi phải vượt qua  đoạn  bãi trống trước khi đến  con đường và  khu vực cầu “ Khe Như lệ” .  Thời gian bắt đầu  sau  lúc nửa đêm, khi những cuộc chiến giành chốt cũng như tiếng súng của cả hai bên đã  tạm ngưng.
   Đêm đầu , đội “ Đánh cầu” được trinh sát dẫn đường  đã qua vùng quân ta quản lý,  đang vượt qua  bãi trống  tiến ra  con đường thì chốt bộ binh “ Ta “ ngoài cùng  phát hiện tưởng quân “ địch “ đã tương  một  quả lựu đạn và  bắn loạt đạn  vào đám lính “  Công binh “ đang bò.  May mà   phát hiện  sớm là  lính  “ Ta “ nên dừng bắn.-  Tốp “ đánh cầu “  vội nhào  ngay vào chốt bộ binh  - không ai  sao cả nhưng kế hoạch  đêm đó bị hủy. Cả tốp về đến cứ bờ sông rồi   chửi loạn  bọn bộ binh, đã không trợ giúp lại  còn cho “ Công binh ” ăn đạn,  suýt toi cả lũ .
    Kế hoạch lùi vài ngày,   chọn đêm tối trời cộng với đợt  mưa rét -  đội “ đánh cầu “ quyết định  đánh . Rút kinh nghiệm,  các chốt bộ binh trên tuyến đã được  báo, trinh sát dẫn toàn đội   “ tham chiến “ ,  bò qua  chốt bộ binh cuối cùng, toàn đội đã đến sát  đường . Lúc này khoảng  3h sáng,  xung quanh gần như im ắng,  cũng không còn nghe thấy tiếng súng bộ binh nổ .  Lính của cả hai bên đang  chợp mắt  lấy sức  cho trận chiến ngày mai.  Đội đánh cầu  bò sát theo mép đường  để không bị phát hiện.  Pháo sáng  vẫn lơ lửng soi dọi  dọc sông và khu vực  chốt “ ta “ . Bên kia đường là  chốt của lính TQLC,  nền con đường khá cao nên có thể bò men mà không bị phát hiện.  Lính “ đánh cầu “ chỉ sợ  gặp  lính phục kích  thôi. nhưng đêm nay mưa rét  nên   không  có.
          Cả tốp bò chậm  rồi tiếp cận  chân cầu phía Tích tường mà không  thấy động tĩnh gì.. Hai gói bộc phá  được đặt vào vị trí đầu của hai  dầm lớn ,  kíp  kích nổ bằng điện được cài vào – rồi cả dây điện  cũng đã nối xong.  Lính rải dây chầm chậm bò  lùi lại  về phía  bãi đất  cách  cầu chừng   30- 40 m  -  đến chốt bộ binh của ta  chỉ qua vạt ruộng có cây mọc lúp xúp  che  khuất.  Lần lượt từng lính rút về vị trí tập kết ,  Còn Thái và Tuyết  đi cuối, mỗi người  kiểm tra  lần cuối   nơi hai quả bộc phá đã đặt .   Bò lại gần nhau,  cùng  nắm tay báo hiệu đã  xong, hai người lần lượt bò về  điểm tập kết.  Nối dây điện vào máy điểm hỏa,  cho lính lui lại  sẵn sàng chiến đấu theo đội hình.   Nghe ngóng  - chờ lệnh điểm hỏa.  Đây là lần đầu lính công binh phá cầu tại chiến trường., không nói nhưng  người chỉ huy  và lính  cũng thấy hồi hộp,  lo lắng cho trận đánh thành công. Tất cả nằm  xuống,  mặt hướng về phía cầu chuẩn bị chiến đấu.
        Lệnh phát hỏa,   máy điểm hỏa  kêu  rẹt rẹt, rồi  hai khối lửa bùng lên với  tiếng nổ  đinh tai vọng  trong đêm , những  thanh sắt văng tứ tung.  Sau tiếng  “ Rút “,  lính  cắt vội dây điện , chẳng  thu dây mà  ôm máy lao về hầm của chốt bộ binh gần nhất.   Mới gần đến nơi ,  tiếng đạn tiểu liên bắn gần nghe reo réo , rồi bắt đầu là trận bão lửa của pháo và cối  rền vang trút xuống bãi sông , rồi  khắp  cả bờ phía Tích tường.
Chừng cả tiếng sau pháo mới thôi bắn, tốp  “ đánh cầu “  nhanh chóng   rút về hậu cứ ven bờ Nam. Trận ra quân đánh cầu Khe Như lệ  của C17 bắt đầu cho những trận đánh tiếp trên các chốt ở Tích tường  kéo dài đến ngày cắm cờ và những ngày tiếp sau nữa – Nhưng  xe  bọc thép của Phía VNCH đã không thể   tấn công vào  chốt  Tích tường .

 Các CCB Hình dung trận đánh với bản đồ dưới đây :

                  (http://farm8.staticflickr.com/7194/6926852334_29b46640ba_z.jpg)
                             BẢN ĐỒ   TUYẾN PHÒNG THỦ CỦA  E95  VÀ CẦU  khe  NHƯ LỆ


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: HaHoi trong 15 Tháng Tám, 2012, 10:21:28 pm
Anh Luân, truyện anh thấm lắm ! Truyện anh như anh vậy. Chuyện về ls Máng sâu sắc quá...


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 15 Tháng Tám, 2012, 10:33:33 pm
    CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 18 )     

                                        C17  ĐÁNH CẦU  KHE NHƯ LỆ


                  (http://farm8.staticflickr.com/7194/6926852334_29b46640ba_b.jpg)



     Bác NguyenHuuLuan ! Thời điểm cuối năm 1972, trinh sát sư đoàn có một toán thường trú tại Như Lệ. Chúng tôi làm nhiệm vụ bám địch ở Như Lệ và Tích Tường. Bao giờ chúng tôi cũng vượt Thạch Hãn gần chỗ bến vượt Thượng Phước của các bác. Ở bờ nam, từ Như Lệ đi men sông xuống Tích Tường là bờ lở, rất an toàn. Sao các bác không chọn lối đó mà lại chọn vượt qua bái mít bờ bồi, ruộng lúa, trống trải cho nó khó thế ?


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 16 Tháng Tám, 2012, 10:05:43 am
    CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ  ( 18 )     

                                        C17  ĐÁNH CẦU  KHE NHƯ LỆ



     Bác NguyenHuuLuan ! Thời điểm cuối năm 1972, trinh sát sư đoàn có một toán thường trú tại Như Lệ. Chúng tôi làm nhiệm vụ bám địch ở Như Lệ và Tích Tường. Bao giờ chúng tôi cũng vượt Thạch Hãn gần chỗ bến vượt Thượng Phước của các bác. Ở bờ nam, từ Như Lệ đi men sông xuống Tích Tường là bờ lở, rất an toàn. Sao các bác không chọn lối đó mà lại chọn vượt qua bái mít bờ bồi, ruộng lúa, trống trải cho nó khó thế ?


   @ TTNL,

     Trước hết các Bác là TS của sư đoàn, đi theo nhiệm vụ của sư giao : càng bí mật các tốt ( không cho ai biết ). Chính vậy muốn vươt sông ở chỗ nào thì tự chọn, thời gian cũng tự ấn định - Tóm lại : có quyền tự quyết miễn là hoàn thành. 
     CÒN   C17 CHÚNG TÔI :  Đơn vị phối thuộc phục vụ cho bộ binh .  Bộ binh  " chốt giữ"  tại  đâu, yêu cầu   bến vượt ở vùng nào thì  họ ấn định cả. 
      Bến vượt trên bản đồ tôi vẽ là  : hai bến  vận tải của công binh C17   phục vụ cho bộ binh ( K5 , K4 / 95) tại TÍCH TƯƠNG  và NHƯ LỆ  ( tất nhiên  vùng  bến là cũng bởi  bộ binh ấn định - chúng tôi chỉ chọn  bến  thuyền cập bờ thôi ) - Vì đấy là vùng  bộ binh đã chốt giữ được : an toàn và tiện khi di chuyển .
     Cái tốp C17 " đánh cầu " vượt sông ở đâu cũng do trinh sát dẫn ( không đi  theo bến của  chúng tôi )  . Rồi nữa khi  dẫn đường trên bãi bồi Tích tường vào  cầu " khe Như lệ " cũng do trinh sát dẫn (  tôi  nghĩ là trinh sát của  E95 dẫn   đường ) ,  Lính " công binh chỉ có bò theo. Và cũng vì thế nên có chuyện là  bộ binh   chốt K5  không biết nhóm " đánh cầu "   đi làm nhiệm vụ nên mới  bắn nhầm , suýt toi cả lũ  đấy.  Còn trinh sát của E95 dẫn đường nào thì  " Công binh " chỉ biết  bò theo -  An toàn  hay không ?  dài hay ngắn   có  " trời " biết  ....
     Chúng tôi " phối thuộc " nên cũng  " phụ thuộc " nhiều , không  có quyền " tự quyết " như các TS của  F đâu.  Lính  trong chiến đấu mà !
     Mà cũng  thấm thía lời TTNL viết ,  ở Như lệ theo TS dẫn đã có tốp tiền trạm  của C17 rơi vào ổ phục kích đấy.  LS hy sinh  còn chưa  tìm thấy.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 16 Tháng Tám, 2012, 02:56:15 pm


             CHÚNG TÔI CHIẾN ĐẤU Ở TÍCH TƯỜNG- NHƯ LỆ       

                                      KHE NHƯ LỆ HÔM NAY    

       
     Trở lại Quảng trị ,  chúng tôi  thăm lại chiến trường   TÍCH TƯỜNG – NHƯ LỆ – thăm  cây cầu  bắc qua  Khe  Như lệ .    Tại khe Như Lệ   cây cầu  bê 
    tông  thế chỗ cầu sắt  đã bị phá  trong  cuộc chiến  cuối năm  1972 .   Sự sống đã hồi sinh với  Màu xanh của  cây  cỏ đã  trở lại trên  những  " chốt"  chiến đấu ác liệt của 40 năm trước .
 
     Cầu qua  Khe  Như lệ  nhìn từ bờ Bắc  Thạch hãn .


     (http://farm8.staticflickr.com/7220/6994932208_fd95edd2b5_c.jpg)


    Khe NHƯ LỆ  chảy  ra sông  Thạch hãn tại  điểm giao của  làng  TÍCH TƯỜNG  &  NHƯ LỆ

        (http://farm9.staticflickr.com/8168/6994932258_4f61b25940_c.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 16 Tháng Tám, 2012, 10:11:05 pm

 
     (http://farm8.staticflickr.com/7220/6994932208_fd95edd2b5_c.jpg)


    Khe NHƯ LỆ  chảy  ra sông  Thạch hãn tại  điểm giao của  làng  TÍCH TƯỜNG  &  NHƯ LỆ


     Nhìn cái ảnh này thì khó mà hình dung ra thực địa tại đây vào năm 1972. Lúc đó cây cối bị đạn bom phát quang hết cả rồi. Lác đác chỉ có những bụi tre trúc, mấy cây chuối te tua thấp lè, đâu đó có vài cây mít cụt trơ trụi không có lá. Đất được bom đạn cày sới, chỗ nào cũng đỏ ối. Thế mà chẳng có cái ảnh nào của Đoàn Công Tính chụp nơi này, thành ra bây giờ cảnh thực địa lúc đó chỉ còn nhạt nhòa trong ký ức những người lính.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 17 Tháng Tám, 2012, 03:06:03 pm

   
      Anh Luân, truyện anh thấm lắm ! Truyện anh như anh vậy. Chuyện về ls Máng sâu sắc quá...


    @HaHoi ,

    Về Máng  vẫn còn  những điều chưa  nói được, muốn được trao đổi  với HaHoi :
       Lẽ ra Máng không  nhập ngũ  đợt ấy  nếu như ... ?    “  Địa phương đủ chỉ tiêu giao quân “ . 
       Lẽ ra Máng đã ở lại trạm giao liên đầu tiên  sau khi leo qua  núi ấy ( hình như là dốc Bò lăn ) nhưng ...?  “ Đại đội đã  cam kết   
   100% quân số  vào đến chiến trường “  và  chỉ huy phải  động viên Máng đi tiếp,  chỉ  cần  Máng có mặt tại bờ Nam sông Bến hải là
   tất cả đã  hoàn thành nhiệm vụ.  Hôm sau Máng có thể  trở ra Bắc như một bệnh binh .
       Nhưng đã đến được  chiến trường rồi  : một viên đạn cũng quí, một gói lương khô cũng quí , một người lính  lại càng quí ....  Và
    Máng  đã ở lại.
       Máng nói “ Em chưa về đâu “  là ý chí chiến đấu của người lính, là mong muốn của người chỉ huy đơn vị  nhưng với tôi  mang với
  nghiã  Máng  hy vọng trái tim của mình không tật nguyền đến vậy, có thể  sẽ bình thường  và thay cho câu trả lời  “ Em chưa cầm   
  thư  Anh định gửi về ” .  Vậy đấy ... và Máng đã ở lại vĩnh viễn .
      Tôi  gửi bức ảnh  này lên để  nói cùng   ( HaHoi  thích  hình  ảnh mà )

           (http://farm8.staticflickr.com/7128/7799826606_7cdb14f251_z.jpg)


    Người lính trong cuộc chiến  nhỏ nhoi như hạt cát, như con thuyền  trong biển cả mêng mông.
    Người lính vượt qua chiến trận  giống như con thuyền vượt qua bão tố trên biển.  Cái sự sống mong manh ấy – có thể  không tồn 
   tại hay còn  trở về  được (  người - thuyền ) -  ý thức và hành động đã diễn ra tự nó đã nói lên tất cả .





Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 18 Tháng Chín, 2012, 12:12:58 pm

  Nhớ lại những ngày này  40 năm trước cuộc chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng trị vào giai đoạn cuối.  Cùng với  lính bộ binh của E95/325, E48/320B ,  lực lượng địa phương Quảng trị  - C17/95 đã tham chiến tại thị xã và thành cổ.  Tôi xin Tái hiện  một phần chiến đấu hy sinh của C17/95 vào những ngày cuối ấy .

BẾN VƯỢT C17 NHỮNG NGÀY CUỐI CHIẾN DỊCH BẢO VỆ  THÀNH CỔ QT 1972


     Những diễn biến chính trong giai đọan cuối cuộc chiến đấu bảo vệ thành cổ QUẢNG TRỊ được chia  theo 5 giai đoạn.  Từ trung tuần  T8/72 Ban chỉ huy lực lượng bảo vệ thị xã  (BCH LL BVTX ) đã phân công nhiệm vụ chiến đấu cho các đơn vị tham chiến sau :
-   E95/325 phòng thủ chủ  yếu  hướng Nam – Đông Nam  thị xã
-   E48/320B phòng thủ  hướng Bắc – Đông  Bắc thị xã
-   Trong thành cổ  do tiểu đoàn 3,(8) bộ đội địa phương Quảng trị trấn giữ.
-   Tiểu đoàn 5,6/E88/ 308 phòng thủ khu vực cầu sắt, ven sông Thạch hãn
Các đơn vị công binh E95, E48, CB F325, CB B5 tập trung đảm bảo bến vượt cho thị xã, làm căn cứ để chuẩn bị di chuyển SCH từ dinh tỉnh trưởng phân tán ra ven sông Thạch hãn. D17/325 xây dựng căn cứ chốt trong thị xã, cài bom- mìn xung quanh trận địa địch.
Việc tiếp tế cho mặt trận và chở thương binh giao :
-   Bến vượt sông từ Nham biều sang thị xã do E95/325 đảm nhiệm chính với sự hỗ trợ của các đơn vị  có tham mưu trưởng E95 trực tiếp chỉ huy.
-   Bến vượt Tả kiên sang thị xã do E48/320 B đảm nhiệm chính
-   Bến vượt gần khu vực cầu sắt do E88/308 đảm nhiệm.
     Bố trí lực lượng phòng thủ của ta bảo vệ  thị xã và thành cổ QTrị  trong thời gian này  theo bản đồ

      (http://farm9.staticflickr.com/8308/7995439759_00e03a5745_c.jpg)

           BAN DỒ PHÒNG THỦ _ CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ THÀNH CỔ QT  9/1972
  ( Trích tài liệu “ Nhớ lại cuộc chiến bảo vệ thành cổ QT hè 1972 “- Ban liên lạc truyền thống bạn chiến đấu baỏ vệ thành cổ Quảng trị 12/2004) .


     Giai đoạn cuối của chiến dịch bảo vệ thành cổ bắt đầu từ  đầu tháng 9/72. Những cơn bão  liên tiếp đổ vào Quảng trị gây mưa lũ trên sông và ngập úng nhiều khu vực – trận địa chiến đấu  trong thị xã.  Những đợt bắn phá ác liệt của chiến dịch “ Lôi phong 1 và 2”  cả ngày lẫn đêm với tính chất hủy diệt  cộng với lũ  lớn sông Thạch hãn  đã cản trở việc vận chuyển quân, tiếp tế vũ khí súng đạn, lương thực cho trận địa và chuyển thương binh . 
Dòng sông  giờ đã mở rộng gấp đôi, nước chảy mạnh , để đưa thuyền đi đúng hướng trong làn đạn pháo  lính CB chúng tôi đã  phải bất chấp mọi hiểm nguy.
     Phục vụ bến vượt thị xã , C17 có  A tăng cường  chia thành 2 nhóm phục vụ tại bến vượt  Nhan biều ( Xem bản đồ) .  Đầu tháng 9/72,  được  bổ xung 10 SV Đại học xây dựng  C17 đã  tăng cường cho bến vượt thêm 3 người trong đó có Lê Văn Huỳnh.
Đêm đến, Các tổ thuyền  bến vượt Nham biều vận chuyển cho mặt trận thị xã theo lệnh tại bờ Bắc,  vượt sang  lô cốt sát bờ Nam - gần sở chỉ huy tại khu vực dinh tỉnh trưởng.   Thương binh   được tập kết  ngay bờ sông được CB  chuyển qua sông cho kịp trước lúc trời sáng. Chiến sự mỗi ngày một ác liệt hơn :
     Ngày 5/9 địch chiếm được khu vực Cầu sắt Quảng trị , dồn ta  cụm về khu vực thành cổ -  6/9 tiếp tục mưa lũ,  địch bắn phá oanh tạc dữ dội, trạm phẫu trong thành cổ bị bom đánh sập , thuyền không qua sông được , thương binh bị ùn ứ phải đưa sang hầm BCHLLBVTX.
Đối phương thực hiện ý đồ tiến công dứt điểm chiếm thị xã Quảng trị trong 10 ngày bắt đầu từ 9/9 đến 19/9. Mở đầu cuộc tấn công bằng đợt bắn phá  bằng hỏa lực liên tục trong  trong 2  ngày 7 -8/9/72. Pháo binh và không quân Mỹ  đánh phá các trận địa đường vận chuyển và bến vượt sông Thạch hãn. B52 rải thảm bom bên bờ Bắc các khu vực : Xuân an, Nhan biều, Ái tử , Đông hà    ( Trích tài liệu “ Nhớ lại cuộc chiến bảo vệ thành cổ QT hè 1972 “- Ban liên lạc truyền thống bạn chiến đấu baỏ vệ thành cổ Quảng trị 12/2004) .

      Ngày 10/9 ,  chiến sỹ CB Nguyễn văn Nhuần bị trúng đạn pháo, hy sinh ngay tại bờ sông.   
Bức thư gửi tới mai sau của LS công binh Lê Văn Huỳnh   viết  ngày 11/9/72  trong hoàn cảnh cuộc chiến đầu ác liệt , sự sống – cái chết  luôn cận kề tại bến vượt vào những giai đoạn cuối của chiến dịch bảo vệ thành cổ Quảng trị. ( đang lưu giữ tại Bảo tàng  thành Cổ ).
   
      Ngày 9/9 A6 của chúng tôi đang làm khu chỉ huy sở  E95 tại Vĩnh phước nhận lệnh khẩn đi tăng cường cho bến vượt Nhan biều. Hành quân trong mưa ngay ban ngày xuyên qua khu vực Ái tử .  Đường trơn, lội bì bõm nhưng không phải lo máy bay,  di chuyển phải đề phòng pháo bắn theo tọa độ. Xuống đến Nhan biều,  có chỉ thị l cho tiểu đội đóng quân trong làng chờ lệnh.
Mưa vẫn ròng rã cả ngày, A chọn một ngôi nhà nhỏ mái tôn của dân đã di tản làm nơi đóng quân,  đào vội hố để tránh pháo đêm đến ngủ ngay trên mặt đất chờ lệnh. A tôi đi phối thuộc nhận lệnh trực tiếp từ  bộ binh. Chúng tôi không liên lạc được với đơn vị  C17 ngoài bến.
Một đêm rồi  ngày  tiếp sau vẫn chờ,  tôi cùng tốp lính tranh thủ nghỉ lại sức bù những ngày  vất vả làm  chỉ huy sở E .  Đêm đến, tôi có đi tiền trạm  bờ sông,  sông mênh mông nước cuộn chảy soi sáng bởi dù pháo sáng lơ lửng dọc sông. Tiếng súng bộ binh bên sông vẫn vẳng lại át tiếng mưa trong đêm, bên này sông cũng cảm nhận  căng thẳng của cuộc chiến.
     Đêm 14/9 chiến sỹ CB Nguyễn Văn Nhật khi vượt sông bị thương nặng phải đi viện , đã hy sinh tại trạm phẫu trung đòan ngày 15/9.
     Tối 15/9 Công binh bến vượt nhận lệnh đưa quân– lính Hải phòng – sang bổ xung cho thành cổ .  Tốp đầu tiên đã vượt sông  nhưng sang  bờ Nam lại nhận lệnh quay trở lại – Lính mừng ra mặt vì chưa phaỉ  tham chiến.  Đến đêm 15/9, có lệnh rút, CBinh  cấp tập chuyển thương binh sang bờ Bắc,  pháo  của địch  giảm bắn  vì nhiều khu vực địch đã chiếm và tiếp cận rất gần quân ta.
 Gần sáng  nhận lệnh của  E phó 95, sang sông tìm kiếm thương binh – không để sót người nào và báo cáo lại tình hình. Chuyến cuối cùng của  C17 tại bến vượt Nhan biều  lúc  trời đã mờ sáng .
     Ngày hôm sau mặt trận im tiếng súng . Tới đêm  tiểu đội tôi nhận lệnh rút về Cam lộ - toàn bộ E 95  được lệnh rút ra tuyến sau để củng cố.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 21 Tháng Chín, 2012, 12:08:21 pm

   
       MỘT CÂU HỎI   &   TRAO  ĐỔI       


     Nhiều  người lính đã  tham gia chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng trị hè 72 vẫn  hay hỏi nhau  “ Ví sao có  trận chiến đấu phòng thủ  tại thị xã và thành cổ Quảng tri 1972 ”  và mặc dù đã có rất nhiều bài báo và trả lời như chúng ta đã biết   “    Phục vụ  cho cuộc đàm phán Pari  “  nhưng  tôi cũng như nhiều người lính khác  đã tìm hiểu (  mặc dù tôi cũng đã  hỏi  cả  F trửơng LK và chính ủy NCT )  vẫn  thấy chưa đủ  và muốn  hiểu  thêm. Nhưng câu hỏi và  trao đổi của tôi  nêu dưới đây  là thuộc  vấn đề  khác .
 Đầu tiên, Tôi tổng hợp một số thông tin có lien quan  đến câu hỏi :   
 
   Trích dẫn từ  tralientay  :   topic=25439.msg401433#msg401433 date=1347776522
  23 giờ ngày 13 tháng 9, Bộ Tư lệnh B5 (QĐNDVN) lệnh cho trung đoàn phó trung đoàn 48, và tiếp sau đó vài giờ, vào 1 giờ sáng 14 tháng 9 lệnh cho Đại tá Nguyễn Việt chỉ huy trưởng Thành ra ngay Nhan Biều để cùng sư phó sư đoàn 325 tổ chức lực lượng trung đoàn bộ binh 18 vào phản kích trong thành.( Những đoạn in nghiêng phía lấy từ (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_Th%C3%A0nh_c%E1%BB%95_Qu%E1%BA%A3ng_Tr%E1%BB%8B). 

  Như vậy là sau đêm 14/9 khi gọi thủ trưởng Nguyễn Việt từ thành qua bên Nhan Biều, kế hoạch cùng sư phó và trung đoàn 18 sang sông bảo vệ thành. Chưa kịp qua thì đêm 15/9 ban chỉ huy thành đã quyết định rút khỏi thành. Có lẽ vì vậy sáng 16/9 tướng Hai mới dự định đêm 16/9 e18 qua chiếm lại thị xã …

 Trích  từ  BẾN VƯỢT C17 NHỮNG NGÀY CUỐI CHIẾN DỊCH BẢO VỆ  THÀNH CỔ QT 1972
    Đối phương thực hiện ý đồ tiến công dứt điểm chiếm thị xã Quảng trị trong 10 ngày bắt đầu từ 9/9 đến 19/9. Mở đầu cuộc tấn công bằng đợt bắn phá  bằng hỏa lực liên tục trong  trong 2  ngày 7 -8/9/72. Pháo binh và không quân Mỹ  đánh phá các trận địa đường vận chuyển và bến vượt sông Thạch hãn. B52 rải thảm bom bên bờ Bắc các khu vực : Xuân an, Nhan biều, Ái tử , Đông hà .       ( Trích tài liệu “ Nhớ lại cuộc chiến bảo vệ thành cổ QT hè 1972 “- Ban liên lạc truyền thống bạn chiến đấu baỏ vệ thành cổ Quảng trị 12/2004) …   Ngày 9/9 A6 của chúng tôi đang làm khu chỉ huy sở  E95 tại Vĩnh phước nhận lệnh khẩn đi tăng cường cho bến vượt Nhan biều … đi phối  thuộc nhận lệnh trực tiếp từ bộ binh.  Đêm đến, tôi có đi tiền trạm  bờ sông,   Một đêm rồi  ngày  tiếp sau vẫn chờ …
   Như vậy Ta có ý định mở cuộc phản công – phá vây dùng E18/95 cùng một số đơn vị phối thuộc  tấn công  sau ngày 15/9/72.  A của tôi cũng thuộc khối đơn vị này . Nhiệm vụ của chúng tôi sẽ là chở người,  vũ khí hỏa lực,  thiết  bị thông tin phục vụ cuộc  tấn công  …  Chính vì thế sau khi lực lượng Ta  rút khỏi Thành  cổ,  không có lệnh  cho chúng tôi bổ xung hay hỗ trợ cho việc rút quân (  vẫn nằm chờ lệnh ).
    Câu hỏi đặt ra là  :  Ta  đã có kế hoach  phản công phá vây  cho thành cổ  Quảng trị  ( sau 15/9 ), cuộc tấn công sẽ  thế nào và hướng vào  khu vực nào ?
Mặc dù kế hoạch đã vạch ra nhưng chưa được thực hiện . Các bạn có thông tin  từ các nguồn khác nữa cho biết them và   cùng nêu ra để  hiều thêm về  cuộc chiến bảo vệ TC Quảng trị những ngày ấy sau 40 năm . 
Dưới đây là bản đồ tác chiến trong  những ngày từ 7 đến 9/9  và  10 đến 13-15/9 /72 để các bạn  có thông tin  và trao đổi  ;
   
    (http://farm9.staticflickr.com/8308/7995439759_00e03a5745_c.jpg)
         
       BAN DO  DIỄN BIẾN CHIẾN ĐẤU THANH CO QT 7-9/9/72
   

     (http://farm9.staticflickr.com/8297/8008156034_46ae94302f_c.jpg)[/url]
       
         BAN DO  DIỄN BIẾN CHIẾN ĐẤU  THANH CO QT 13-15/9/72
   
 Theo tôi  - Ta phải phản công vào 3 hướng :
1- Góc thành  khu Mỹ đông- Ty cảnh sát - nhà sắt 2 tầng - của d5/95.
2- Từ thành cổ đánh ra góc  chốt giữ của d1/Ẽ8.
3- Phản công mạnh khu mỹ Tây - Nhà giam- thánh đường Thạch hãn  của d4/95  để nới vòng vây,  không cho địch đánh bọc sau lưng vào  phía Thành cổ và khống chế  đi lại của ta trên sông Thạch hãn.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: china trong 21 Tháng Chín, 2012, 01:41:42 pm
Em đọc trong quyển" Quảng Trị 1972" xuất bản năm 1985 của Đại Tá Nguyễn Thanh Vân, hình như phụ trách tình báo hay trinh sát của bộ tư lệnh mặt trận, có nhắc đến một đơn vị trong kế hoạch phản công chiếm lại Thành Cổ, theo kế hoạch đơn vị này sẽ vượt sông Nhùng trong đêm 16/9, nhưng vì đơn vị phòng thủ Thành Cổ đã rút sang bờ Bắc nên kế hoạch không thực hiện nữa.
Các Bác có biết đơn vị này phiên hiệu là gì không? vì quyển sách đã tặng cho một cựu thành viên VMH nên không còn để đối chiếu. Cám ơn các Bác


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 04:05:03 pm
   
     Những người lính chiến đấu ở Tích tường những ngày tháng cuối 1972 rất trẻ -   chưa đến  tuổi 20. Có 3 người lính  đã lưu trong  ký ức của  tôi .  Họ là lính công binh bến vượt , người  lính chốt “ bãi mít”  và  một  lính liên lạc   -   đã  40 năm  từ  ngày ấy.


                                           
                           
            CHIẾN SỸ LIÊN LẠC ĐẠI ĐỘI         



 
     Tôi nhận nhiệm vụ  đi phối thuộc với bộ binh đang chốt giữ  ở TÍCH TƯỜNG lúc gần trưa. Lệnh gấp lại chỉ có một mình - xếp vội ba lô- trang bị  rồi nhét nắm cơm để lên đường. Từ  cứ  xuống Tích tường đi nhanh cũng quá nửa ngày đường -  không thể chậm trễ .   Cả trung đoàn  đang chốt giữ Tích tường- Như lệ, các trận đánh vẫn tiếp diễn từng giờ - từng ngày  bên bờ Nam  Thạch hãn.  Địch vừa đổ quân tập kích khu vực Nham biều – Ái tử .  Tuyến phòng thủ Tích tường có yêu cầu mới  : phải chăng rào kẽm gai và gài mìn tại khu vực trọng yếu để chống địch đột kích.  Nhiệm vụ   giao cho  :  hướng dẫn bộ binh gài mìn . Lệnh gấp lại đi một mình , tôi quyết định  xuống Tích tường ngay  lúc  trưa .
     Chẳng biết có phải cái túi đựng  nước  của  trời đã trút  hết  vào  tháng  9  nên đã tháng 11 Quảng trị còn nắng gắt và khô mà lẽ ra tháng này  đã  bắt đầu có mưa rồi.  Mặt trời  rọi từ sáng sớm đến tận chiều tối -  thật  khổ cho lính ta phải thức dậy từ lúc  còn nhá nhem  để nấu cơm và  hoàn tất mọi việc -  tảng sáng ra đã nghe thấy tiếng  “ U.., U… “ vang vọng  - Con  OV 10  bắt đầu quần đảo, chỉ điểm rồi pháo và bom  nổ .  Lúc  lính  trên “ chốt ” bắt đầu  chuẩn bị chiến đấu thì   lính vòng ngoài phải tìm cách ẩn  ,  không được để  “ con OV10” nó phát  hiện .
     Hành quân ban ngày  nếu  biết ngụy trang và  có  cách  di chuyển  không để  máy bay  OV10 phát hiện  thì  an toàn  hơn đi đêm vì không sợ  dính B52  rải thảm hay pháo  tọa độ.  Chặt một ngọn cây  đủ che kín người buộc trên ba lô để ngụy trang , định hướng xong  tôi  cứ men theo  men đường “ tăng” mà đi. Trên  bầu trời lúc nào cũng thấy có 2 chiếc OV10 quần đảo, bay thành một vòng tròn trên khu vực trinh sát. Cứ một chiếc  quay đi thì chiếc kia lại vòng tới, quan sát – phát hiện  mọi sự thay đổi trên mặt đất  .  Dù vậy thì lính ta  cũng truyền nhau kinh nghiệm :  khi nó bay qua đỉnh đầu mình thì bắt đầu di chuyển , máy bay  cũng không thể quan sát  được  phía sau lưng của nó đâu. 
        Là lính “ cũ “,tôi  lúc đầu đi còn nhìn  máy bay, một lúc sau di chuyển  chỉ cần nghe tiếng “ U.. U.. “ của  là biết vị trí  của  con OV10 rồi,  nó  vừa qua đỉnh đầu là mình đi nhanh,  khi  con đối diện vòng lại thì   đã ngồi xuống  giống bui cây ven đường . Cứ như thế,  tôi đi một mạch – phải đến nơi trước khi trời tối-  xuống đến  cứ tiểu đoàn bộ binh thì cũng đã xẩm tối.   (Còn tiếp )
   


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 06:20:18 pm
     Lâu lắm mới thấy "Người lính công binh" chuẩn bị đến "bến vượt Tích Tường".


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 09:24:37 pm
NHL bỏ bến vượt Tích Tường lâu quá rồi . Đúng như Lê Minh nói đấy . Luân kể cái chuyện người chốt trên bãi Mít đi . Mỗi lần vào Bãi Mít Tích Tường ngồi nhậu mình lại nhớ chuyện bạn kể . Mấy cuộc nhậu ở đó cứ bị má ảnh đấy . Bạn viết ra đi


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 09:56:04 am


  @TTNL, NTL

    Thời gian qua tôi  mắc bận  công việc để   " hạ cánh", rồi cũng chưa có hứng để  viết tiếp. Tôi vẫn đọc đều nhưng không viết được.
    Nay thì đã rảnh , sẽ lại tiếp tục .... hầu chuyện và  hầu " tửu " ( nếu có lịch ) cùng các Bác.
    Chúc các  " Bác "  sức khỏe và  giao lưu đều.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 04:14:03 pm
 
                             
                           CHIẾN SỸ LIÊN LẠC ĐẠI ĐỘI         ( Tiếp )                               



       Tiểu đoàn bộ binh đóng quân  ở  quanh những quả đồi có  cây mọc lúp súp .  Lính dẫn  đường  đưa vòng  qua đồi đến hầm chỉ huy tiểu đoàn.  D trưởng  sau khi trao đổi và  giao nhiệm vụ  dẫn  tôi qua đoạn hào  sang  căn hầm  tác chiến kế bên.  Trong căn hầm tối,  tôi chỉ kịp  thấy người lính trẻ phía ngoài  trong lúc  D trưởng chỉ tay ra lệnh :     “ Đưa đồng chí này  về đại đội  để triển khai nhiệm vụ đã giao ” .
     Rất nhanh, người lính tiến ra  cửa hầm rồi   đưa tay nắm  lấy tay tôi .  Bàn tay rắn chắc, ấm áp và  gợn  chai sần tạo cảm giác tin cậy gần gũi lạ thường  .  Chúng  tôi theo   đoạn hào  dẫn  xuống chân đồi,  người lính đi  chậm lại  nói  khẽ    “  Em là Minh,  liên lạc đại đội “  .  Trời đã tối,  tôi bám  theo Minh  men theo con đường mòn có sim mua mọc,  qua khe nước nhỏ  hướng  về phía  sông Thạch hãn.  Chừng  nửa tiếng sau, chúng tôi đã tới khu vực chiến đấu của đại đội , đến căn hầm của Minh.  Chiếc  hầm chữ A nhỏ  ở góc đồi đủ cho hai người nằm . Tôi thả ba lô để nghỉ còn Minh lại biến đi trong bóng tối với lời dặn dò : “ Em đi lấy cơm,  lát sẽ về  “ .
    Bóng tối đã bao phủ khắp  đồi, phía trước  chập chờn ánh sáng  từ những dù  bay lơ lững , tiếng nổ của đạn pháo ùng oàng  khắp nơi .   Chốt  bộ binh  nằm  sát  tuyến phòng thủ   dọc bờ,  bên  sông  là khu vực  Tích tường . Sau chiến dịch bảo vệ thành cổ,   các trận chiến  đấu ác liệt diễn ra từ  Tích tường – Như  lệ kéo  lên các điểm cao phía Tây quanh đông Ông Đô. Tôi ngồi yên lặng nhìn về phía mặt trận,   mà không cảm thấy  chút căng thẳng hay  lo lắng  …  - 4 tháng chiến đấu  vừa qua cũng đã đủ  “  tôi ” cứng rồi.
    Một lát, Minh trở lại với hai nắm cơm, ít ruốc mặn và bi đông nước .  Ngồi dưới  đoạn hào, chúng tôi vừa ăn cơm vừa nói chuyện. Minh ở Hà nội, nhập ngũ - huấn luyện ở trung đoàn thủ đô , mới  bổ xung vào E  sau chiến dịch Thành cổ.     Tôi kể đôi chút về mình,  khi nói  nhà cũng ở Hà nội thấy Minh “ ồ  lên” , trong bóng tối tôi mường tượng thấy khuôn mặt mừng rỡ của Minh.  “ Em ở  Giảng võ mà,  thế là anh cũng ở gần nhà em đấy ”.  Rồi đột ngột cậu ngắt lời  “ Em phải đi họp  kế hoạch chiến đấu mới, Anh ngủ trước đi nhé , nằm vào bên trong ấy “ – rồi thoắt cái cậu đã biến vào bóng đêm  mà tôi chưa kịp trả lời.                                 
   Xếp ba lô vào góc hầm,   nửa nằm nửa ngồi  tôi định sẽ chờ Minh về để trao đổi tiếp. Ngày mai sẽ bắt đầu hướng dẫn cho bộ binh gài mìn –  việc này đã làm  khi diễn tập ở Kép  rồi  – chẳng  có điều gì  khiến tôi lo lắng.  Tiếng pháo nổ có lúc rộ lên rồi thưa dần lẫn với tiếng súng bộ binh .  Dường như chuyến hành quân đã vắt kiệt sức nên tôi  thiếp đi,  chợt giật mình bởi  tiếng bom B52 với  ánh chớp  kéo dài  phía xa  xa.                                    ( Còn tiếp )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: damvanve@gmail.com trong 22 Tháng Hai, 2013, 11:03:34 am
K/g Bác Luân
Đọc chuyện của bác cháu đã phần nào hình dung ra những trận đánh quanh liệt, mang lại nhiều cảm xúc..!
Một số thông tin trong chuyện có giống với thông tin mà chú ruột cháu đã hy sinh ở chiến trường đó mà đến nay gđ cháu vẫn chưa tìm thấy phần mộ.
Nếu chú biết thông tin hoặc phải liên lạc với ai chú giúp gđ cháu với ah. Đc liên lạc: cháu Đàm Văn Vệ, ĐT 0989993890 hoặc E-mail: damvanve@gmail.com

Thông tin về liệt sỹ:
Họ và tên liệt sỹ: Đàm Văn Bắc
Năm sinh:       1954
Cấp bậc:       Binh nhất
Chức vụ:       Chiến sỹ
Đơn vị:       Đại đội 6, tiểu đoàn 8, trung đoàn 66
Quê quán:            Xóm Tây, thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay là Hà Nội)
                        Đi B ngắn tháng 4 năm 1972, bổ sung cho B5, hy sinh ngày 25-5-1972 tại mặt trận
                        phía nam, quân khu 4.



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: binhyen1960 trong 22 Tháng Hai, 2013, 11:28:13 am
K/g Bác Luân
Đọc chuyện của bác cháu đã phần nào hình dung ra những trận đánh quanh liệt, mang lại nhiều cảm xúc..!
Một số thông tin trong chuyện có giống với thông tin mà chú ruột cháu đã hy sinh ở chiến trường đó mà đến nay gđ cháu vẫn chưa tìm thấy phần mộ.
Nếu chú biết thông tin hoặc phải liên lạc với ai chú giúp gđ cháu với ah. Đc liên lạc: cháu Đàm Văn Vệ, ĐT 0989993890 hoặc E-mail: damvanve@gmail.com

Thông tin về liệt sỹ:
Họ và tên liệt sỹ: Đàm Văn Bắc
Năm sinh:       1954
Cấp bậc:       Binh nhất
Chức vụ:       Chiến sỹ
Đơn vị:       Đại đội 6, tiểu đoàn 8, trung đoàn 66
Quê quán:            Xóm Tây, thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay là Hà Nội)
                        Đi B ngắn tháng 4 năm 1972, bổ sung cho B5, hy sinh ngày 25-5-1972 tại mặt trận
                        phía nam, quân khu 4.



 Những thông tin cá nhân có tính riêng tư thì xin mời bạn dùng chế độ PM trên diễn đàn VMH, còn liên hệ tìm kiếm liệt sỹ thì mời bạn đưa thông tin lên Box Giúp đỡ tìm người của diễn đàn VMH nhé. Box M&H là nơi để CCB viết bài về Ký ức, kỷ niệm đời lính.

 Xóa bài của bạn ở topic Người lính công binh bến vượt Tích Tường sau 12 giờ nữa.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: tranphu341 trong 23 Tháng Hai, 2013, 08:19:37 am
           Chào bác nguyenhuuluanc17, chào các bác! Những ngày Tết trôi qua nhanh. Giờ đây anh em mình lại tiếp tục được đọc, đượn ôn lại những chuyện bùng binh súng đạn thật hấp dẫn. Nhất là sau khi bác đã " Hạ cánh an toàn" Thì chuyện của bác lại càng hay càng hấp dẫn hơn nhiều.

     Tranphu341 xin được chúc mừng bác và đang cùng mọi người đợi nghe bác kể tiếp về cái bến Tích tường và 3 người lính "ngự lâm" ấy!


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 24 Tháng Hai, 2013, 11:50:05 am
           Chào bác nguyenhuuluanc17, chào các bác! Những ngày Tết trôi qua nhanh. Giờ đây anh em mình lại tiếp tục được đọc, đượn ôn lại những chuyện bùng binh súng đạn thật hấp dẫn. Nhất là sau khi bác đã " Hạ cánh an toàn" Thì chuyện của bác lại càng hay càng hấp dẫn hơn nhiều.

     Tranphu341 xin được chúc mừng bác và đang cùng mọi người đợi nghe bác kể tiếp về cái bến Tích tường và 3 người lính "ngự lâm" ấy!

 @Tranphu341,

   Nhân dịp năm mới chúc cựu binh Tranphu341 sức khỏe và nhiều niềm vui để  có thêm nhiều  bài viết  trong  trang QS với đồng đội  và cùng " nhớ  lại " những ngày tháng ấy - thoắt đã 40 năm rồi.  Câu lạc bộ 19C Ngọc hà mới giao lưu đầu xuân tối qua , chúc năm mới, thăm hỏi và chia sẻ với nhau ngày đầu xuân. Tôi cũng sẽ viết tiếp để chia sẻ cùng các bạn- đã lâu chỉ vào đọc mà chưa viết tiếp khiến các bạn " ngóng đợi " -

   Chào năm mới đến Tranphu341 và các bạn
 
   NHL



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 18 Tháng Ba, 2013, 10:59:17 am

Nhớ lại những ngày tháng  chiến đấu của C17- E95 tại Quảng trị 1973 – Nhân Kỷ niệm  40 năm nhập ngũ của CCB Hưng yên- Thái bình  . Các CCB  của C17 của Nam định + Hưng yên  + Thái bình +  Hà nội đã tổ chức buổi gặp mặt tại  Giao thủy- Nam định .  Buổi gặp gỡ đã diễn ra tại nhà  Cựu ĐĐT Nguyễn Hữu Triêng :   ôn lại những ngày tháng chiến đấu ác liệt, gian khổ và nhớ về những người đồng đội đã  hy sinh tại Quảng trị . Sau 40 năm các CCB  vẫn còn nhớ từng người đồng đội , từng trận đánh và cả những câu chuyện không thể quên về ngày ấy.
   
   CÁC CCB C17 tại buổi gặp mặt.   Đứng  hàng  đầu là  ĐĐT TRIÊNG  và CTV XUYÊN

  (http://i1304.photobucket.com/albums/s528/lam-codien/DSC03685_zps41720f16.jpg)

   Nguyên  CTV  C20- E 95  TÁNH (đứng thứ 2 từ  bên trái) chụp ảnh kỷ niệm với  ĐĐT  Triêng và CCV XUYÊN

   (http://i1304.photobucket.com/albums/s528/lam-codien/DSC03691_zps58a56343.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: quanvietnam trong 18 Tháng Ba, 2013, 02:30:00 pm
Không phải là TÁNH, mà là: PHẠM QUANG TÁCH. Xin phép được đính chính lại,cám ơn.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 18 Tháng Ba, 2013, 08:44:04 pm

Không phải là TÁNH, mà là: PHẠM QUANG TÁCH. Xin phép được đính chính lại,cám ơn.

    @ quanvietnam,

  Trong buổi giao lưu anh em có gọi tên Bác TÁCH nhưng tôi nghe nhầm là TÁNH.  Bác quanvietnam đúng là lính trinh sát của C20-95 nên đã chỉnh sửa lại giúp . Xin cảm ơn.  (  Nhờ quản trị mạng sửa  tên bác TÁCH cho đúng - )

   NHL


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 22 Tháng Tư, 2013, 11:44:00 am
  
                CỰU  BINH   VỀ  THĂM  SƯ  ĐOÀN  F 325     

      Nhân  kỷ niệm ngày thành lập sư đoàn 325 – 11/3/2013 .  Nhóm  CCB C17- E95  Theo đoàn CCB thành phố Hải phòng  về thăm sư đoàn.   Chúng  tôi   được tiếp đón nồng hậu, đi thăm quan  nhà truyền thống sư đoàn, xuống thăm các trung đoàn : E18, E95 &E101.   Những CCB đã thấy được cả truyền thống hào hùng của F325 và sự lớn mạnh về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ sỹ quan – chiến sỹ  ngày hôm nay đang tiếp bước các thế hệ trước .
    Những thành tích của sư đoàn  ANH HÙNG -  F325,  những phần thưởng cao quí   -  đang lưu lại Tại phòng truyền thống  sư đoàn  :
 
     (http://i1304.photobucket.com/albums/s528/lam-codien/DSC03914_zpsbd0eb2f6.jpg)

    E95 với những chiến công tiêu biểu tại chiến dịch “ Bảo vệ thị xã Quảng trị “  và  “ Giải phóng Ban Mê Thuột “   đã được phong tặng  danh hiệu – TRUNG ĐÒAN ANH HÙNG-  được  lưu tại phòng truyền thống trung đoàn 95.

   (http://i1304.photobucket.com/albums/s528/lam-codien/DSC03901_zps66502071.jpg)

      Truyền thống  của trung  đoàn  ANH HÙNG  _  E101 &  E18 _ tại bảo tàng  Sư đoàn

(http://i1304.photobucket.com/albums/s528/lam-codien/DSC03919_zpsd1e0fc78.jpg)

      Huấn luyện tại thao trường

(http://i1304.photobucket.com/albums/s528/lam-codien/DSC03887_zps8f3f4923.jpg)

      Các CCB  đang  nghỉ và  giao lưu với  lính của  E18 tại   “  Lớp học xanh “  -  VÀ  Nhớ lại  Trước đây khi LÍNH  ở trong RỪNG

   (http://i1304.photobucket.com/albums/s528/lam-codien/DSC03895_zpsb20d3976.jpg)
 
       Khu ở  của lính

   (http://i1304.photobucket.com/albums/s528/lam-codien/DSC03893_zps61764d4c.jpg)

      CƠM  “ Đại Táo “  của  với đầy đủ  dinh dưỡng.  Thịt, trứng , cá, rau xanh -  lính tự  tăng gia và  cung cấp   100%  cho bữa ăn của mình.

   (http://i1304.photobucket.com/albums/s528/lam-codien/DSC03897_zps27d3f7ce.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: Trongc6 trong 22 Tháng Tư, 2013, 09:39:17 pm
Nhìn cái khay cơm một suất ăn của lính thì không thể ngờ nó lại đủ đầy đến thế.

Sức mình bây giờ ăn không hết từng đó bác HuuLuan ạ. Mừng cho cánh lính trẻ bây giờ.

Giáo sư Luân mặc đồ màu sáng trông nổi bật giữa màu xanh của lính. Nổi nhất là cái trán giáo sư. Bác hạnh phúc quá. Chúc mừng bác


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 23 Tháng Tư, 2013, 10:22:48 am


     Nhìn cái khay cơm một suất ăn của lính thì không thể ngờ nó lại đủ đầy đến thế.

 .... Sức mình bây giờ ăn không hết từng đó bác HuuLuan ạ. Mừng cho cánh lính trẻ bây giờ.


  @TrongC6,

  Bữa CƠM " Đại Táo " mà  CCB chúng tôi được thưởng thức quả là  LÍNH CỰU chúng ta - ngày trước chỉ có " MƠ " - Cũng tiết lộ với Bác là tiêu chuẩn bữa ăn này là 18.000 đ  -  trong đó đã trích quĩ tiết kiệm là 40% kinh phí bằng các sản phẩm tự tăng gia sản xuất :  Thịt ( lợn -gà- bò -dê ) , cá, trứng, rau xanh là 100% ,  hoa quả....)  các đơn vị ( từ cấp đại đội trở lên ) đều có khu vực " Tăng gia " riêng , sư đoàn có xưởng chế biến thực phẩm : giò , chả, trứng muối, thịt - cá  khô ....
 Nếu không trích quĩ kèm với  SP tăng gia thì  bữa cơm đại táo chắc phải hoành tráng nữa . Nhưng như ẢNH thì cúng  khoảng 50 ngàn đồng so với  thị trương rồi (  ngoài Canh,  CƠM trắng thì ăn NO - Chẳng bù  lính chiến đói gần chết ) . Xem lại  Suất Đại táo  mà tôi cảm thấy hấp dẫn mà CCB  ăn không hết thật .
   
    (http://i1304.photobucket.com/albums/s528/lam-codien/DSC03897_zps27d3f7ce.jpg)

   Ngoài bữa ăn hấp dẫn  Cũng  có nhiều bức ảnh chụp cơ ngơi của  từng E  nhìn rất " sướng "  - Đất rộng, qui hoach hoàn chỉnh, cơ ngơi hoành tráng, khá đẹp nữa .  Vì nguyên tắc nên không " trình " được, thành thử Bạn tưởng tượng  ra vậy và mừng cho LÍNH ngày nay.

 NHL,


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 09 Tháng Năm, 2013, 11:39:31 am
   
     
   NHỚ   Y   TÁ   DẬU     


   
      Từ lúc đại đội C17-E95 chúng tôi tham gia chiến dịch Quảng trị  đã hơn 40 năm, tôi  chưa gặp lại  Nguyễn văn Dậu,  y tá đại đội . Bắt đầu vào chiến đấu nỗi người một nơi,  tôi bị thương ra Bắc, Dậu ở đơn vị đến sau giải phóng miền Nam 1976 mới được phục viên về Lạng giang – Bắc giang.                 
      Mãi đến vừa rồi,  tôi mới hẹn về chơi với  Dậu ở Lạng giang,  rồi cả nhóm CCB  cùng nhau về thăm lại sư đoàn 325 và Trung đoàn 95 ở Chũ – Lục ngạn . DẬU  quê ở  Vôi – Lạng giạng – Bắc giang , nhập ngũ  1970, Sau thời gian tân binh được  đào tạo quân  y rồi  làm  y tá  của  C17 -95  từ  ngày đầu  F325  chuyển  là  Sư đoàn Chủ lực    12/1971.  Gặp  Dậu, chúng tôi hàn huyên :   nhắc đến những  người đồng đội đã hy sinh,  những câu chuyện trong huấn luyện và chiến đấu ở Quảng trị. Tôi  nhắc  Dậu :
       -    Lúc chiến đấu,  lính bị thương có thấy ông đâu ?
       -   Tôi lúc nào cũng phải theo ông Trường ( ĐĐT của C17). Ông ấy rất nhát, đi đâu cũng bắt tôi phải theo cùng.
     Quả là lúc chiến đấu, đại đội chúng tôi chia năm sẻ bảy  đi phối thuộc chiến đấu với bộ binh và phục vụ  trung đoàn- Mình Dậu làm sao theo bọn lính của C17 được. Cá tính của Dậu cho đến giờ vẫn vậy, liều và bất cần đời, nghĩ gì làm nấy.  Dậu kể ; lúc ở Quảng trị , không có gì ăn, Dậu lo đi bắt cá, bắn bò, kể cả đột nhập kho hậu cần để lấy lương khô, ruốc cho cán bộ đại đội . Tôi làm tất, chẳng ngại hạy sợ  gì.
Phục viên, giờ cơ ngơi của Dậu cũng ổn,  ngôi  nhà  gạch rộng với  hai quả đồi – dăm héc ta trồng vải , ao cá, ruộng, cũng có của ăn của để. Dậu hẹn đến mùa vải này lên chơi,  lấy vải thoải mái.  Lê cường có thích thì Dậu cho một góc đồi làm nhà vườn . 
Rồi cũng dự định trồng thêm  nhãn Hưng yên.  “ Tôi cố gắng sang năm mua cái ô tô, các ông lên  đi chơi bằng ô tô cho bõ.
Chúng tôi về thăm sư đoàn 325, thăm E 95 nơi đã gắn bó với chúng tôi  những năm chiến đấu. Rồi chia tay ở ngã 3 Đồi ngô, hẹn gặp nhau khi mùa vải đến.
     Mới   qua 2 tuần, chúng tôi nhận được tin dữ : Dậu đã mất. Bàng hoàng, chúng tôi cấp tốc về viếng  người đồng đội.  Không may trong lúc làm vườn chạm vào dây điện, ngã ra là bất tỉnh liền, cũng không kịp trăng trối với  vợ con.
     Trở về Hà nội mà vẫn nhớ hình ảnh Dậu.   Ôi sao  bao  bom đạn  hiểm nguy vẫn sống khỏe  mà đời thường  lấy đi sự sống của  một CCB  lại  dễ dàng  đến  vậy.  Tôi  viết  mấy lời chia tay với  Dậu. Một CCB của C17 chúng tôi đã ra đi mãi mãi –       
      Nhớ Y tá NGUYỄN VĂN DẬU ... ! 

     
    Hình ảnh người đồng đội – CCB  Nguyễn văn Dậu – Y tá đại đôi C17- E95- F325 (  mặc quân phục)  trước phòng truyền thống sư đoàn


    (http://i1304.photobucket.com/albums/s528/lam-codien/d-1_zps7405ac4c.jpg)





Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 16 Tháng Năm, 2013, 04:03:56 pm
        Từ chiến trường Quảng trị ra Bắc dưỡng thương, tôi được trở về trường tiếp tục học tập. Nhân kỷ niệm 40 năm nhập trường, nhớ lại  thời đi
   học với nhiều gian khó. Xin kể lại  một câu chuyện của SV chúng tôi thủa ấy .

   
   
         Quả mít  mùa thi           

                                                                              Nhất quỉ nhì ma thứ ba học trò - Nhớ kỷ niệm mùa thi thủa ấy

     Bọn con trai  K9 sống trên nhà tầng A6, nhìn qua cửa sổ rộng  xuống dưới là  dãy đồi chạy song song với đường cái. Trường đang trong thời gian xây dựng. Bên phía hông nhà đã san thành bãi đất phẳng,  đỏ loét – chẳng còn cây nào. Chếch lên phía ngã 3 đường, các đống đá  xếp lổng chổng từ lúc nào vẫn đang  nằm chờ  xây kè . Con đường đất từ dãy nhà tầng chạy chéo ra T Ba nhất tạo thành ngã 3 với bãi đất phẳng là cái chợ tạm. Dân họp chợ từ sáng cho đến khi nắng gắt là tan chợ. Những năm bao cấp, chợ chỉ bán rau, hoa quả, bánh trái và các thứ lặt vặt, không có bán lương thực như giờ ( lương thực do nhà nước quản lý ). Nhiều nhất chợ là chè búp của dân quanh vùng đem bán ngồi thành dãy dài. Sáng sáng, lính SV chúng tôi nếu không phải lên lớp thì lại lượn ra chợ. Bọn con gái thì mua thức ăn, còn bọn con trai thì hầu hết chẳng mua bán gì mà lượn ra dãy chè búp. Bốc một nắm đưa lên mũi ngửi hương rồi  hà hà hơi vào nắm chè xem chè có xanh không – Cứ  như là mua thật ấy – rồi lại trả lại. Khi trả lại thì kẹp ngón tay giữ lại một phần chè ( người bán nhìn thấy cũng coi là bình thường).  Cứ lượn dăm hàng như vậy là mỗi thằng có trong túi một nắm đủ ấm chè,  pha vào lúc trưa hay tối. Đói uống nước chè cồn ruột cũng đành,  mà còn cố uống nhiều nước để có cảm giác no bụng và tỉnh táo thức khuya ôn thi.  Mùa thi đã bắt đầu rồi.
     Giờ đang giữa tháng 6, nắng đã gắt cộng với đất đồi càng tạo ra cái oi bức riêng của Thái nguyên này. Với dân học kỹ thuật,  thi cử luôn là sức ép đối với mọi SV nhưng với đứa học yếu thì quả là quá sức. Như người yếu phải gánh nặng leo dốc- leo mãi vẫn chưa qua đỉnh dốc dù đã nghỉ mấy lần- chả khác gì thi đi rồi thi lại vẫn chưa được “ Con 3”.  Thời đấy chấm theo thang điểm 5-4-3-2-1, 5 là điểm giỏi, 3 là trung bình, quá kém thì ăn con 1.
     Hôm nay đang ôn môn thi thứ 2. Thức mấy đêm liền học thi cộng với cái đói thường trực,  người thấy uể oải.  Hai bữa chính theo tiêu chuẩn SV 18 đồng/tháng ăn chẳng đủ no chứ đừng nói đến chất nữa, ăn sáng thì tự túc  ‘ tòan phần ‘.  Để kiếm bữa sáng,  3 thằng  H, N, NH rủ nhau ra chợ sớm vừa để xả hơi, biết đâu có thể  ‘ đóng toa ‘  vào nhóm nào đấy  kiếm bữa sáng.
Loanh quanh qua dãy chè búp kiếm đủ ấm chè xong, cả bọn kéo nhau lòng vòng quanh chợ.  Dẫy hoa quả  chỉ có dứa xanh và mít – quả to bé lẫn lộn đều chưa chín. Chán thật, chẳng có gì ăn  được ?... Mấy thằng lững thững định về thì nghe tiếng gọi
     Mấy cậu bê hộ quả mít về quán nào ?
Ngoảnh lại , thấy bà “ Béo”  quán đầu chợ T Ba nhất đang gọi.  Bọn  chúng tôi   đặt cho bà biệt danh -  bà “ Bóp” -  vì chuyên bán đắt cho SV mà chẳng bao giờ cho ‘ nợ ”  tiền cả và  dĩ nhiên quán cũng  được gắn tên “ Quán bà Bóp”. Ba thằng xúm lại bê đám mít về quán,  gần đến quán thằng N đi sát lại rồi thì thầm :
     Tao ‘ thủ ‘ một  quả bù cho lúc ‘ bóp ‘ bọn mình. Che cho tao.
Cả bọn  lễ mễ bê đám mít đến cửa quán. Bà “ Bóp” đếm đủ rồi tự bê vào trong góc quán. Lượt cuối, có một quả to bà khệ nệ . Thằng N đi theo vừa đỡ vừa nói ngọt :
     Để con đỡ cho, u cố làm gì cho mệt.
     Nhìn đám mít đã nằm gọn góc nhà, vừa mua rẻ lại không nhọc sức khiêng, bà “ Béo”  hả hê ra mặt ,  quay lưng lại  rửa tay. Nhoáng một cái, thằng N đã vần ngay được 1quả nhơ nhỡ , sau hai đường chuyền nó đã nằm gọn góc tường phía ngoài quán.
Các cậu uống nước nhé. Bà  đon đả mời. 
      “ Bọn cháu phải về, kẻo muộn giờ học “ -  Cả bọn đáp lời.  Một đứa đi trước còn những đứa kia  vẫn nán che cái cửa quán .  Bắt kịp nhau  ở  đoạn khá xa,   cả bọn xúm vào sờ nắn. Quả mít không to nhưng nây đều, đang đói muốn ăn ngay nhưng chưa chín.  Đành bê về đống đá vừa  dấu vừa  dấm, chứ mang về nhà tầng thì bọn bạn xâu xé chả được mấy múi . Tôi gặp cả bọn ở góc nhà, mặt mũi hả hê  chúng nó nhấm nháy hẹn  :  “ Tối nay nhé, làm luôn không chuột chén mất “.  Suốt cả ngày, ngồi học trên nhà tầng, mắt chúng thỉnh thoảng lại nhìn qua cửa sổ ra đống đá,  chờ tối  đến.
     Bữa cơm chiều xong, vẫn đói meo. Đám SV kéo nhau ra bãi cỏ trước nhà ngồi mát, tán dóc, chờ tối mới ôn bài.  Nhóm chúng tôi với vài “ chiến hữu” đã ngầm  hẹn nhau,  bí mật  chờ   tối  ‘ xuất quân’ để  bọn khác không thể ‘ bám càng’ được.
Sẩm tối, đám SV đứng dậy  tản đi học bài. Bọn tôi cũng vờ như đi học , từng đôi một  bí mật tập kết về đống đá. Mươi phút sau là đủ mặt, làm sao có thể ‘ chậm chân ‘  trong  bữa  “ mít ”  này,   đợi cả ngày rồi .
     Trăng non đã lên chiếu ánh sáng dìu dịu. Đống đá rộn lên tiếng nói và tiếng cười. Ánh trăng không  đủ làm rõ từng khuôn mặt nhưng  tôi cũng mường tượng ra niềm vui của chúng bạn khi ấy  thế nào … ? Tiếng dao liếc lạo sạo vào đá  rồi tiếng sồn sột  cứa quả mít .  Không kìm được một thằng thốt lên  :  “ Thơm quá, ngon thật “ ,  nó đã nếm trước được một miếng rồi . Tiếng cười đùa vang lên, thằng N vừa ăn vừa kể lại chiến tích  hồi sáng.  Quả mít rất nhiều múi,  chín tới mà ngọt đậm – ăn đã luôn. Còn một góc cuối, chúng nó hè nhau ăn cho hết chứ không mang về. Lần đầu tiên mới có sự ‘ dư giả “  cho cả bọn lúc nào cũng gần với trạng  thái “ thiếu đói “ này.  Lững thững  trở về trên con đường đất , cao hứng  khi đã no  nê -  “  Tao sẽ thức cả đêm để ôn “   một  thằng tuyên bố hùng hồn.
     Cầm quyển vở lên, đọc chưa hết một trang tôi  thấy người nóng bức - bứt rứt. Quái lúc nãy không thấy nóng mà sao giờ nóng vậy. Tự nhủ,  nghỉ ít phút đi tắm cho mát rồi sẽ học tiếp. Tắm  rồi,  mới đọc hết một trang lại thấy nóng,   xuống bậu cửa sổ ngồi để hứng gió đêm mà cũng chẳng thấy mát như mọi ngày –  Sao thế  ? Mọi người vẫn ngồi  ở giường mà không thấy nóng như mình nhỉ …?  Tay quạt, tập trung cố đọc hết trang giấy mà vẫn không thoát được cảm giác nóng  đang trào ra từ  bên trong.  Không học được thì ngủ vậy,  vào  nằm  mà vật vã  mãi , quạt rõ mạnh mà  người vẫn  đẫm mồ hôi. Mặt đến lưng,  cổ,  vai  toàn thân vã nước  ra như người đi cày. Chiếu  cũng  ướt. Vuốt mồ hôi đặc  mùi mít  -   “ Khắp nơi mùi mít”. 
      Nóng  không thể  ngủ được,  tôi đành trở dậy ôn bài.  Đọc nốt phần định  bỏ  qua.  Sáng ra, cả bọn  hỏi nhau “  Sao đêm qua nóng thế ? Tao chẳng ngủ được , phải dậy học  tới sáng “ -   Hóa ra, thằng nào cũng như vậy !                                                                                                                       
      Hôm thi,  rút ra cái  đề bài  tôi  giật mình – vào đúng phần  đã học trong đêm không ngủ vì mít ấy – và làm  “ ngon”  như  ăn mít vậy. Môn thi này, nhóm ‘ chiến binh ‘  ăn mít đều gặp may,  thi qua hết.  Tối đến,  gom được ít tiền cả bọn kéo ra  quán bà  “ Bóp “ để  “ lại quả “ và  lấy hên môn thi tiếp.   Rõ thật  là :
              THƠM như  múi mít – NGON như múi mít – NÓNG bởi múi mít – MAY nhờ múi mít

     Bây giờ,   mỗi khi cầm múi mít tôi lại nhớ cái cảm giác thơm ngọt cùng cái nóng dữ dội của QỦA MÍT MÙA THI  ấy – nó đã gim trong ký ức về  một thời đi học không  thể  nào quên.


                                                                                                              Hà nội , 5/2013  -  NGUYỄN HỮU LUÂN 



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 20 Tháng Năm, 2013, 11:27:35 am
          Khi tôi trở lại giảng đường học tập, có phải đã quen như còn trong quân ngũ - tôi đã tập hợp nhau thành một " hội " để hỗ trợ vượt qua   
     những khó khăn.  Dường như cuộc sống của người lính đã khiến tôi dẫn dắt cái " hội " của chúng tôi sống gắn bó, yêu thương và đùm bọc nhau
     để học tập trong thời gian đất nước còn  nhiều khó khăn. Cuộc sống tập thể của SV lúc đấy khác nhiều so với cuộc sống của SV bây giờ. Kể cả
     những việc mà chúng tôi " chiến đấu " cùng nhau vượt qua các kỳ thi, đã mang đậm dấu ấn " đồng đội " chẳng hề khác những người lính.
          Xin chia sẻ cùng các bạn câu chuyện nhân kỷ niệm 40 ngày nhập trường của tôi.

     
       
         SAO  CHỈ  MÌNH  NÓ  “ PHẠM QUI “        
                                                         
                                                                                               Nhớ lại những  kỷ niệm  thời sinh viên

     Mấy ngày nay, “ Đại bản doanh “ của hội “ Chéc “ có nhiều bạn ghé vào. Chúng  vào ăn mỳ cho  đỡ đói đúng không ? Chẳng phải, tại môn Nga văn sắp thi lại đấy ! Học 3 năm rồi,   hôm ôn  thi hết môn thày chỉ tóm gọn nội dung đã học. Ngoại ngữ thì làm gì có trọng tâm, chẳng có bài mẫu. Từ ngữ - ngữ pháp  tự tích lũy,  vốn dắt lưng khi thi chẳng được là bao. Thi lượt đi, còn hỗ trợ nhau được mà 2 lớp A và B ( 9a-9b )  vẫn “ rụng “  như gặp bão. Thi lại,  còn  toàn bọn “ tậm tịt ”  ngồi với nhau – biết bấu víu vào đâu đây…?
   Mới sáng thằng Q “S” ghé vào, nó ra lời trước :                                                         
        - Tao chắc “ chết” nếu bọn mày không “ cứu “.
   Nó vừa ra, lát  thằng N đến 
       - Tao “ chịu “ rồi. Chết môn này là “ tăng ca” luôn. Bọn mày “ cứu “ đi.
    Rồi dăm thằng nữa tới, đồng loạt ca :    Tìm cách ‘ cứu ‘ đi. Chết cả nút đến nơi rồi . 
       Điểm danh bọn thi lại Nga văn, sao nhiều cầu thủ đội bóng thế ? Thằng C, Q này rồi thằng T, D nữa. Chúng nó  chỉ  đá bóng giỏi thôi còn tiếng Nga -  thi lại.   Nghe chúng nó than, nghĩ cũng tội – không đành để bọn nó ‘ chết ‘ - ( tôi là đội trưởng đội bóng mà ) .  Cứu ư ?  Hèm nỗi,  bọn thi lại Nga văn này thì chữ đực – chữ cái.  Chỉ có mỗi cách duy nhất -  Làm hộ bài thi rồi tuồn vào cho chúng thôi, mà lộ ra thì chết cả lũ. Biết vậy mà  đành làm vậy …
     Cái nhà tầng A6 thủa ấy vừa là ký túc xá của 3 lớp điện vừa là phòng học. Lớp A bọn tôi ở tầng 2, bọn lớp B ở  cả tầng 3 và 4 bởi một nửa của nó dùng làm 2 lớp học.  Kể ra cũng tiện ra phết. Mùa đông rét, có thằng còn đang ngủ, nghe tiếng hô “ thày giáo đến” mới lồm cồm chui khỏi chăn, vừa chạy vừa mặc áo khoác lao vào lớp vẫn còn kịp đấy.                                                                                       
     Hội tôi chiếm cái phòng  đầu hồi tầng 1- (trước bỏ không) -  làm đại bản doanh đã lâu để sinh hoạt, nấu mỳ, làm đủ trò mà không bị la mắng.  Giờ dùng làm ‘ sở chỉ huy’ chiến dịch giải cứu bọn thi lại Nga văn. Có cả kể hoạch chi tiết và phân công thực hiện :  Thằng N đảm nhận ngồi sát cửa sổ phòng thi tầng 3 để tuồn đề  ra và nhận bài giải vào qua khe cửa.  Nó vào thi sớm nhất để “ chốt “ được vị trí này.  Khó khăn và nguy hiểm là nhóm chuyển bài giải lên phòng thi  :  thằng Nh phải đứng trên cánh cửa sổ mới  vừa đủ độ cao nhét bài, một thằng tóm chân phía trong của nó cho an toàn, thằng nữa thì quay cửa sổ đưa thằng Nh đến vị trí chuyền bài.  Nhìn xuống  dưới  là bãi  đất  rộng  cỏ mọc  thưa thớt chờ  kinh phí xây dựng .
   Buổi thi lại Nga văn diễn ra như mọi môn thi khác. Đường hành lang phía trước phòng thi do cán bộ lớp quản, sinh viên không được lai vãng đến khu vực  thi –  nhìn  rất nghiêm túc.   Phát xong  đề thi  riêng cho từng người,  Thày ngồi trước bảng  theo dõi, giải thích thắc mắc và  nhắc đứa ngó ngoáy trao đổi bài .  Mươi phút sau qua khe cửa gần thằng N ngồi,  những tờ giấy trăng trắng lần lượt thòi ra, chao liệng trong khoảng không trước khi đáp xuống bãi cỏ. Nhóm ‘ liên lạc’ đứng khuất ở đầu hồi nhà,  kín đáo lượm từng tờ giấy.  Tất cả diễn ra lặng lẽ mà không  ai phát hiện được điều khác thường này.
      Trong “ sở chỉ huy”  guồng máy bắt đầu chạy hết cỡ. Từng  đôi ‘ Dịch- chép’ khẩn trương – chúng  chổng mông  vào nhau trên một cái giường, muỗi đốt không dám dừng tay. Bỗng như phát hiện điều  khác lạ một thằng kêu :
   -  Sao chưa thấy đề của thằng C ? Hay là  ‘ nhặt’ sót …. ?
     Căng thật !  Nửa số đề phải giải vẫn đang nằm chờ. Đội “ dịch”  không tương ứng  với số thằng cần ‘ cứu’.  Phải cố chạy đua với thời  gian mới kịp được. Lúc lâu, có đề làm gần xong mới thấy một thằng chạy bổ từ ngoài vào, chìa tờ giấy giọng  hổn hển  :  ‘ Đề thi của thằng C đây ‘ .
Tôi ngước nhìn sang, chỉ là một tờ  chép tay một phần bài thi thôi. Đang chúi đầu vào bài dịch bên này,  nói với
    - Anh Sơn ơi, ưu tiên dịch bài của thằng C trước cho kịp
Sơn quay người vớ cái tờ đề của thằng C, xem một hồi rồi kêu :  “ Nó chép chữ gì thế này,  luận chẳng  được. Thằng nào quen chữ nó sang làm đi. Bố Tây còn không đoán ra nữa là tao ! “ .                                                                                                       
     Tôi nhào sang,  vừa dịch vừa đoán  vậy – cố xong được phần bài dịch sang tiếng Việt là ‘ăn’ rồi. Mệt với thằng C này quá ,  mà một phần bài dịch đến giờ vẫn chưa thấy ?.                                                                                                                                 
     Trong phòng thi,  nghí ngoáy chán một thằng sốt ruột gửi  tờ giấy ra với  hai chữ  “ Nhanh lên, nhanh lên “.  Chẳng bù cho ngoài này, cắm mặt vào đề thi ,  những chén chè Thái rót sẵn đã nguội  mà chưa có  người uống .  Rồi cũng tạm ổn,  bài  nào  xong được cấp tốc đưa   lên tầng 2 để  chuyển cho  bọn thi.  Tập đề  thi được giải  gần  hết mới nhận được nốt phần còn lại của thằng C – nó  chép lại chứ không dám  tuồn cả đề ra như bọn kia. Cả bọn xúm vào làm cho nhanh để chuyển lại, nó  phải tự chép thành bài thi .  Cũng không sao ! ý định của nó  thế mà … cứ  chuyển vào cho nó là xong.Còn chừng nửa giờ nữa  mới hết buổi thi,  các nhóm ‘ thực hành ‘ bên ngoài xong việc liền kéo vào  vừa thông tin tình hình và  nạp vào cái bụng rỗng,  từ sáng đến giờ  đến cả nước cũng không kịp uống.  Hết giờ, bọn thi lại ùa xuống . Chúng phấn khởi ra mặt vì ‘ chiến dịch giải cứu’ thực hiện mà không  xảy ra một sự cố nào – tất cả  bài thi đã nộp .
   Tối đến,  bọn thi lại có  bữa “ chiêu đãi ” để chia vui cùng các chiến hữu . Thực đơn cho mỗi người : 01 phở quán “ Hát” cộng kẹo lạc nước chè đến khuya. Hai ngày sau,  cả bọn vẫn đang hoan hỉ thì có tin nhắn từ chị Sơn – giáo vụ khoa điện-  “ Thày Cân nói thằng C phạm qui đấy  -  lớp  cử  người lên làm việc“.  Tôi – phụ trách học tập- cùng Hà “ múp” cùng đi gặp thầy. Trước khi đi cả bọn rà soát lại, không  thấy một sơ suất  hay lộ ? .  Tất cả tự hỏi “ Sao chỉ mình Nó  phạm qui ?  Bài thi  chữ  của chính nó.  Vì  sao  ? Chưa có câu trả lời …   
        Hai đứa lên phòng giáo viên,  thật bình thản ngồi chờ thày xếp đống bài  đang chấm dở để tìm bài thi của C . Mời chúng tôi uống nước,  rồi  thày đưa tôi bài thi của  C và  nhẹ nhàng nói  :
      - Em xem bài dịch của C đi
Tôi đâu có lạ cái bài dịch này nhưng cố chăm chú  và nhẩm đọc như bình thường. Vẫn là những câu dịch ấy mà C đã chép lại vào bài thi nhưng …  thật không thể ngờ được !   Bài dịch chia làm 2 phần C đã chép lộn ! Đít lên đầu,  nửa đầu xuống cuối  mà dịch rất hoàn chỉnh – thế mới chết chứ ?   Lỗi là đây rồi, thày chỉ nhìn qua là biết ngay –  Chứng cứ  phạm qui không chối cãi được.
Thay mặt lớp, tôi  đề nghị thày “ giơ cao đánh nhẹ “ để không ảnh hưởng lớp và khoa . Thày đưa  bài C là không đạt thôi, nếu là phạm qui  phải  lập biên bản đưa về khoa thì  to chuyện lắm . Thế cũng là may chán !  Nó lại được ‘ Cứu ‘ lần nữa.  Trên đường về , chúng tôi vẫn nhớ thày hỏi :  “ Ai  trong phòng thi làm hộ Nó thế ? –  không có bài thi đưa từ ngoài vào mà ”.                                                       
      Biết chuyện thằng C trượt thế nào -    cả bọn bảo nhau :                                                                 
       -  Bố ‘Tây’ cũng không dịch được chữ nó, còn bố ‘ Ta’ cũng hết cách . May bọn còn lại thoát hết không thì uổng công của lũ mình.


                                                                                                                                              4/2013                                                                                                                                                                                                         
                                                                                                                                      NGUYỄN HỮU LUÂN







   
     


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 20 Tháng Năm, 2013, 12:55:54 pm
He he !
Chiều chiều ra đứng A kờ nô
Mơ mộng cuộc đời " kờ  ra sứ vưi "
Ai ngờ ' Zi vốt " lại " ban sôi "
Tình hình " sây trác " có gì " nố vưi "?


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: qtdc trong 20 Tháng Năm, 2013, 08:22:21 pm
He he !
Chiều chiều ra đứng A kờ nô
Mơ mộng cuộc đời " kờ  ra sứ vưi "
Ai ngờ ' Zi vốt " lại " ban sôi "
Tình hình " sây trác " có gì " nố vưi "?

Hi, hi, báo cáo 2 bác Luân, em Inh gờ lích đi một tý cho các bạn bây giờ dễ hiểu:

Chiều chiều ra đứng uyn đâu
Mơ mộng cuộc đời " bìu tý phu ly"
Ai ngờ 'sờ tô mách" lại " boi linh "
Tình hình " nao cóc " có gì " niu ly"?


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 20 Tháng Năm, 2013, 11:11:37 pm
   

        @NTL & qtdc,

 
       Theo phiên âm -  Tôi  Điền vào bài thơ     " song ngữ "   nguyên  gốc của Từ như  sau :

     Thơ tiếng Nga của NTL :
 
                   Chiều chiều ra đứng “ A kờ nô “ ( ΟΚΗΟ )
                   Mơ mộng cuộc đời " kờ  ra sứ vưi " ( ΚΡΑСИВЫЙ )
                   Ai ngờ " Zi vốt " (ЖИВОТ)   lại " ban sôi " ( БОЛЪШОЙ )
                   Tình hình " sây trác "  ( СЕЙЧАС ) có gì " nố vưi  “  ( НОВЫЙ)

   
     Thơ tiếng Anh của  qdtc  :

                    Chiều chiều ra đứng uyn đâu (WINDOW )
                    Mơ mộng cuộc đời " bìu tý phu ly" (BEAUTIFULL)
                    Ai ngờ  " sờ tô mách" (STOMACH ) lại  " bing " ( BIG ) *
                    Tình hình " nao " ( NOW ) có gì " niu ly" ( NEW )?

                  * (  Đã Chỉnh sửa  từ của câu 3 theo nghĩa  tiếng Nga )


        Nghĩa các từ :

          (ΟΚΗΟ         -   Cửa sổ   -  WINDOW  )
          ( ΚΡΑСИВЫЙ  –  Đẹp       -  BEAU TIFULL)
          ( ЖИВОТ      –   Dạ dày   -  STOMACH )
          ( БОЛЪШОЙ  –   To        -  BIG   )
          ( СЕЙЧАС     – Hiện tại    -  NOW )
          ( НОВЫЙ      -  Mới        –  NEW  )

       
           ------      СПАСИБО – THANK     HAI  BẠN    -------





Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: HaHoi trong 20 Tháng Năm, 2013, 11:57:08 pm
Ôi hai anh lính Cơ điện làm em nhớ bác em và trường Cơ điện quá !
Anh Luân trắng, hết làm Người lính CB bến vượt TT lại thành cán bộ lớp phụ trách học tập ngay được ! Siêu thật !!!


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 21 Tháng Năm, 2013, 08:44:32 am
                                             
                                                              CHuyện trường xưa ...Nhớ lại


          Chúng tôi rời nhà quê đến trường Đại học vào mùa thu 1969. Lúc bắt đầu ra đi là lúc Bác Hồ mất . Ở quê đi làm đồng , đi trên đường từ cụ già đến con trẻ gặp nhau nói chuyện bác Hồ là khóc . Lên đến trường , chỉ vài ngày sau mấy ngàn sinh viên cũ mới được lệnh tập trung trên một quả đồi bạch đàn có 4 cái loa công suất lớn kéo lên đỉnh đồi . Ngồi yên lặng để nghe lễ truy điệu và nghe ông Lê Duẩn đọc điếu văn lễ tang Bác Hồ . Trong cuộc đời có lẽ chỉ một lần như thế . Ấn tượng , trang nghiêm , sót sa . Từ xa tôi nhìn thấy hai thầy giáo già trên lễ đài khóc rưng rức . Các  anh chị lớp trên bảo đó là Hiệu trưởng Đỗ Hữu Phú và Hiệu phó Đỗ Quang Hân .

        Sau ngày ấy chúng tôi thi kiểm tra . ai đủ điểm sẽ được vào học . Được vào học thì phải tập hợp thành một đội lên rừng chặt nứa chặt tre , cắt tranh về làm nhà mà ở , làm lớp mà học .
NGày tập trung để lên xe ngược về Bắc Kan chặt nứa cắt tranh thầy Đỗ Quang Hân Hiệu phó xuống dặn dò . Hai trăm người đứng nghe thầy căn dặn . Thầy hỏi : ở đây chú nào tên là Phí Thái BÌnh ? một đứa bước ra : Thưa thầy em ạ . Tôi thấy thầy rất xúc động kéo Bình lại gần soa đầu và bảo : Đây là con trai một người bạn cùng hoạt động với tôi những năm tiền khởi nghĩa . THầy bảo Phí Thái Bình : Bố em rất tận tụy và chân thành yêu quí đồng chí , em phát huy truyền  thống gia đình học tập cho tốt . Thầy tin em sẽ nối bước cha mình . Sau này Phí Thái Bình nhiều lần nói với tôi những lúc thiếu thốn ở trường thầy luôn quan tâm tới Bình và dậy dỗ Bình như con . Sau này Bình trưởng thành làm cán bộ Hà nội nhiều lần nahwsc thầy Đỗ Quang Hân Bình bảo với tôi : Đó là một người thầy một người Cha

            Năm 1970 . Nhà cách mạng Văn Tân đến trường nói chuyện về tình hình cách mạng VIệt Nam . Hôm ấy tôi chứng kiến ông Văn Tân ôm chầm lấy thầy Hân và nói trước hàng ngàn Sinh viên rằng : Tôi không ngờ gặp anh Hân ở đây . Chúng tôi đã cùng hoạt động từ trong bóng tối suốt vệt Phú Thọ Yên Bái đã cùng nhau gây dựng phong trào cách mạng hai tỉnh này cùng với các anh Bùi Quang Tạo anh BÌnh Phương …
Lúc ấy chỉ nhớ vậy nhớ lắm những câu các ông nói với nhau chứ chả biết ai với ai .  Rồi chiến tranh ác liệt , sinh viên nối nhau lớp lớp đi chiến đấu . Con trai thầy Hân là Đỗ Quang Trung cũng đi bộ đội vào tháng 8/71 . Sau chiến tranh tôi không thấy Trung quay về trường chả biết còn sống hay không và nếu sống thì về học ở đâu ?

           NHân việc Luân trắng viết về trường , mình bỗng dưng nhớ và góp đôi điều với bạn . Có một thời lứa thanh niên sinh viên Việt nam đã sống và phấn đấu tưởng như giáo điều , thực ra không phải mà những ngày ấy chúng mình xuy nghĩ chân thành trong sáng , trong sáng đến thánh thiện về đất nước và cuộc đời của mình . Một thời chúng mình sống thật đẹp , mình chả ân hận chút nào .




Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 21 Tháng Năm, 2013, 08:58:44 am
...Có một thời lứa thanh niên sinh viên Việt nam đã sống và phấn đấu tưởng như giáo điều , thực ra không phải mà những ngày ấy chúng mình xuy nghĩ chân thành trong sáng , trong sáng đến thánh thiện về đất nước và cuộc đời của mình . Một thời chúng mình sống thật đẹp , mình chả ân hận chút nào.

@NTL cùng các bạn: Quả đúng như thế chúng ta đã có 1 thời như vậy. Ăn không đủ no, mặc không đủ ấm nhưng vấn sống trong sáng, sẵn sàng xả thân vì những mục đích lớn lao mà cả dân tộc đang hướng tới: Độc lập và Thống nhất tổ quốc. Chúng ta phải cảm ơn cả 1 nền giáo dục đã dạy dỗ chúng ta nên người và những tấm gương tiền bối đã dấn thân vì Tổ quốc mà không màng danh lợi xứng đáng là tấm gương cho chúng ta noi theo.

Nếu như giờ đây mà được như thế nhỉ >:( 


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: HaHoi trong 21 Tháng Năm, 2013, 09:45:20 am
Em cảm ơn anh Luân đã viết về bác Hân em, nỗi xúc động khiến em không ghìm được nước mắt...
Anh Đỗ Quang Trung chắc học sau hai anh Luân một hai khóa, không đi bộ đội và sau này công tác ở bộ Ngoại thương, giờ cũng mới nghỉ hưu. Bởi vì anh Trung em có sức học nên người anh cả là Đỗ Quang Việt xung phong đi bộ đội thay em và vào chiến trường  năm 71. Anh Việt em là lính cối , sau đó là y tá tiền phương  ở sư đoàn 7 , quân đoàn 4. Cũng sống sót được đến tận ngày giải phóng 30.4 rồi sau đó sang lái xe kéo pháo ở chiến trường K đến năm 84, 85 mới ra quân . 
Cả 2 cuộc chiến tranh, anh Việt em may mắn đạn không chạm vào người, cũng không hề báo tin về gia đình bởi cũng xác định đi là không còn ngày về. Chỉ đến cuối tháng 6.75 anh ấy lù lù về nhà thì bác em mới biết anh ấy còn sống.
Anh ấy rất mong có dịp được ra giao lưu với các anh ở 19C, xong do dạo này em bận chưa dẫn ra gặp các anh được. Em hứa là sẽ sớm dẫn anh ấy ra gặp các anh, những đồng đội đã cùng một thời không tiếc tuổi trẻ của mình .
Chắc chắn rằng gia đình em đọc bài này sẽ vô cùng xúc động khi được gặp lại người bác kính yêu của mình qua bài viết của anh Luân. Em thay mặt gia đình em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến anh và các anh.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 21 Tháng Năm, 2013, 11:28:25 am
Hahoi thân mến . Có nhiều chuyện và cảm tưởng về thầy Đỗ Quang Hân mà chúng mình còn ghi nhớ , Những người Học Trò ĐH Cơ điện bọn mình mang sổ điểm , mang giấy nhập ngũ mà thầy hân kí vẫn còn . Đây là Tấm ảnh Thầy Hân và Thầy Phú ở trước ngôi nhà thầy ở ngày ấy - Ngày ấy đã 44 năm rồi
 (http://s1362.photobucket.com/editor?image=http%3A//i1362.photobucket.com/albums/r689/luanden/HaithayPhuvaHanDHCD_zps3363cfc4.jpg%3Ft%3D1369140126&detai)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: tranphu341 trong 21 Tháng Năm, 2013, 02:23:57 pm
...Có một thời lứa thanh niên sinh viên Việt nam đã sống và phấn đấu tưởng như giáo điều , thực ra không phải mà những ngày ấy chúng mình xuy nghĩ chân thành trong sáng , trong sáng đến thánh thiện về đất nước và cuộc đời của mình . Một thời chúng mình sống thật đẹp , mình chả ân hận chút nào.

@NTL cùng các bạn: Quả đúng như thế chúng ta đã có 1 thời như vậy. Ăn không đủ no, mặc không đủ ấm nhưng vấn sống trong sáng, sẵn sàng xả thân vì những mục đích lớn lao mà cả dân tộc đang hướng tới: Độc lập và Thống nhất tổ quốc. Chúng ta phải cảm ơn cả 1 nền giáo dục đã dạy dỗ chúng ta nên người và những tấm gương tiền bối đã dấn thân vì Tổ quốc mà không màng danh lợi xứng đáng là tấm gương cho chúng ta noi theo.

Nếu như giờ đây mà được như thế nhỉ >:(  

             Chào các bác! Tranphu341 đọc bài viết của các bác mà cũng thấy thật nhẹ lòng. Bởi vì Tranphu341 cũng cùng trang lứa với các bác. Nên cũng đều được chứng kiến lễ tang CỤ HỒ, rồi chứng kiến sự xụp đổ tan vỡ của " Hòn đá tảng" hay ý chí của thanh niên thời đó cùng với sự đói khổ của cả đất nước mà vẫn vui, vẫn vô tư. Thật là nhớ, rất nhớ.

            Đó là thế kỷ trước. Còn thế kỷ này, ngay bây giờ chúng ta thấy Triều Tiên có gì rất giống chúng ta thời xưa? Vậy không biết so sánh thế có được không? Nếu như bây giờ chúng ta xà phòng không có, gạo vẫn thiếu đói và lúc nào cũng hô khẩu hiệu và hành động yêu nước? Họ yêu quý lãnh tụ. Thậm chí cứu ảnh Lãnh tụ của họ chứ họ không cứu người. Trai gái bây giờ vẫn không nói được từ " YÊU NHAU" Vì tình yêu chỉ được giành cho yêu Lãnh tụ.

           Vài dòng so sánh nhỏ các bác đừng cười em. Chúc các bác cùng gia đình luôn có nhiều sức khỏe cùng niềm vui cuộc sống!


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: vanthang341ht trong 21 Tháng Năm, 2013, 02:35:22 pm

@NTL cùng các bạn: Quả đúng như thế chúng ta đã có 1 thời như vậy. Ăn không đủ no, mặc không đủ ấm nhưng vấn sống trong sáng, sẵn sàng xả thân vì những mục đích lớn lao mà cả dân tộc đang hướng tới: Độc lập và Thống nhất tổ quốc. Chúng ta phải cảm ơn cả 1 nền giáo dục đã dạy dỗ chúng ta nên người và những tấm gương tiền bối đã dấn thân vì Tổ quốc mà không màng danh lợi xứng đáng là tấm gương cho chúng ta noi theo.
Nếu như giờ đây mà được như thế nhỉ >:( 

    Chào ban LXT, chào chủ nhà và các bạn.
    Các đồng đội có nghĩ rằng kỳ họp thứ Năm Quốc Hội khoá XIII lần này các đại biểu trông mặt ai cũng đăm chiêu không được vui vẻ hào hứng như các lần họp trước đây không? Tôi có cảm giác như vậy không hiểu vì sao?


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: HT:7A 1981 TP HCM trong 21 Tháng Năm, 2013, 08:10:48 pm
Hahoi thân mến . Có nhiều chuyện và cảm tưởng về thầy Đỗ Quang Hân mà chúng mình còn ghi nhớ , Những người Học Trò ĐH Cơ điện bọn mình mang sổ điểm , mang giấy nhập ngũ mà thầy hân kí vẫn còn . Đây là Tấm ảnh Thầy Hân và Thầy Phú ở trước ngôi nhà thầy ở ngày ấy - Ngày ấy đã 44 năm rồi

(http://i1362.photobucket.com/albums/r689/luanden/HaithayPhuvaHanDHCD_zps3363cfc4.jpg)

 __Phía trái  hình là Thầy Đỗ  Quang Hân( áo màu đậm)_ Hiệu phó của ĐH Cơ Điện ( năm 1967_ 1975)
 __Phía phải  hình là Thầy Đỗ Hữu Phú ( áo chemise màu nhạt ) _ Hiệu trưởng ĐH Cơ Điện ( năm 1965_ 1975)
 Hai thầy đứng trước căn nhà Hiệu trưởng -phó , trong khuôn viên của trường CĐiện với rừng bạch đàn bạt ngàn trong những năm 69. 70...


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 21 Tháng Năm, 2013, 09:23:22 pm
 
      @NTL, LXT1972, tranphu341, vanthang341ht

   Thế hệ chúng ta đã trải qua năm tháng chiến tranh, bản thân các bạn cũng là những người lính đã  cống hiến những năm tháng tuổi xuân cho cuộc chiến đấu  và chúng ta có quyền tự hào về bản thân mình cũng như thế hệ của chúng ta - đó cũng là trách nhiệm của thế hệ ta phải làm.  Những hy sinh đó là nền tảng để thế hệ sau - con cháu của chúng ta được sống, được học hành, được hưởng điều kiện tốt đẹp hơn .
Trách nhiệm của thế hệ tiếp  là xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc với nền dân chủ và  bình đẳng - đó cũng là một nhiệm vụ khó khăn của lớp trẻ ngày nay trong điều kiện thể giới đang đổi thay có cả thuận lợi  kèm thách thức . Và tất nhiên mong muốn của chúng ta là thế hệ mới đáp ứng được mong đợi đó,  tìm ra con đường đi để  dân Việt  được hưởng  Hòa bình - Dân chủ - Tiến bộ - Hạnh phúc - Văn minh -
      Chúc các CCB sức khỏe và minh mẫn để kể lại và trao cho  nhau nhiều câu chuyện vui và bổ ích.

 
Hahoi thân mến . Có nhiều chuyện và cảm tưởng về thầy Đỗ Quang Hân mà chúng mình còn ghi nhớ , Những người Học Trò ĐH Cơ điện bọn mình mang sổ điểm , mang giấy nhập ngũ mà thầy hân kí vẫn còn . Đây là Tấm ảnh Thầy Hân và Thầy Phú ở trước ngôi nhà thầy ở ngày ấy - Ngày ấy đã 44 năm rồi


      (http://i1362.photobucket.com/albums/r689/luanden/HaithayPhuvaHanDHCD_zps3363cfc4.jpg)

 __Phía trái  hình là Thầy Đỗ  Quang Hân  _ Phía phải  hình là Thầy Đỗ Hữu Phú ( áo chemise màu nhạt )
 Hai thầy đứng trước căn nhà Hiệu trưởng -phó , trong khuôn viên của trường CĐiện với rừng bạch đàn bạt ngàn trong những năm 69. 70...



  @ Hahoi,

  Hahoi có được bức ảnh quí về người thân của mình.  Bức ảnh  cũng đòi hỏi Hahoi thể hiện trình độ ( photoshop chẳng hạn ) để có bức hình đẹp hơn.  Va  NHL mong trong dịp tới có thể thu thập thêm  bài viết  cũng như các hình ảnh về hai thầy mà các Cựu SV Cơ điện còn lưu  được.





Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: HaHoi trong 22 Tháng Năm, 2013, 12:49:21 am
 
  @ Hahoi,

  Hahoi có được bức ảnh quí về người thân của mình.  Bức ảnh  cũng đòi hỏi Hahoi thể hiện trình độ ( photoshop chẳng hạn ) để có bức hình đẹp hơn.  Va  NHL mong trong dịp tới có thể thu thập thêm  bài viết  cũng như các hình ảnh về hai thầy mà các Cựu SV Cơ điện còn lưu  được.


Anh NH Luân C17 ơi, gia đình em đã rất xúc động với tình cảm của các anh dành cho bác em. Bác Hân là bác ruột em. Bác em cũng chỉ là một cán bộ đảng viên bình thường như bao người khác, nhưng trong gia đình , thực sự bác em là tấm gương của cả đại gia đình.
Em cho rằng không cần thiết phải có bức ảnh đẹp hơn qua xử lý kỹ thuật, bản thân những tình cảm quí mến nhớ về thầy cô của các anh đã trọn vẹn và những việc can thiệp " cơ giới" vào là không có ý nghĩa gì nữa. Em xúc động không chỉ vì nhìn thấy bác mình, em xúc động vì cái tình thầy trò, đồng chí , đồng đội . Cái thần của câu chuyện liên quan đến trường cơ điện, đến người thầy, đến gia đình nhỏ của em, đến cuộc chiến tranh giữ nước, đến thế hệ các anh trong cuộc KCCM mới là cái quí nhất .
Em một lần nữa cảm ơn hai anh Luân, anh   HT:7A 1981 TP HCM ( chắc anh cũng là cựu SV trường Cơ điện Bắc Thái ) bác Văn Thắng, bác Trần Phú , anh Tường và các anh.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: Tomqb3 trong 22 Tháng Năm, 2013, 06:01:34 am
Chào HaHoi và các bác ! hóa ra Hahoi là cháu ruột bác Hân ! thật quý về sự nhiệt tình .
 các bạn ạ ! mình nhớ nhất một kỉ niệm về thầy Hân là : vào khoảng đợt nhập ngũ tháng 5/71 khi sinh viên của trường nhập ngũ nhiều quá mà vẫn có lệnh giao thêm ,khi đó đứng trước sinh viên bác Hân nói :Tỉnh yeu cầu thêm quân ,nhà trường đã lộp đủ rồi thây !mình cảm thấy phải tiễn đưa từng đợt ,từng đợt những sv của trường đi ra trận bác rất tiếc ,nên lúc đó không giữ được xúc động ! 


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 22 Tháng Năm, 2013, 03:17:39 pm


 Các bạn ạ ! mình nhớ nhất một kỉ niệm về thầy Hân là : vào khoảng đợt nhập ngũ tháng 5/71 khi sinh viên của trường nhập ngũ nhiều quá mà vẫn có lệnh giao thêm ,  khi đó đứng trước sinh viên bác Hân nói : Tỉnh yêu cầu thêm quân , ...  cảm thấy phải tiễn đưa từng đợt ,từng đợt những sv của trường đi ra trận bác rất tiếc ,  nên lúc đó không giữ được xúc động ! 


      
         Theo tổng kết của trường :   Trong giai đoạn 1966 đến 1974, Trường đại học Cơ điện đã có   505  người  : 

                      là  giáo viên, cán bộ- nhân viên và sinh viên  “ Xếp bút nghiên  “   lên đường chiến đấu .

          Hình ảnh tại  buổi tiễn đưa Giáo viên- Công nhân viên – Sinh viên trường Cơ điện  lên đường nhập ngũ

      
              (http://i1304.photobucket.com/albums/s528/lam-codien/CDnhapngu_zps663be4e2.jpg)




Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 11 Tháng Bảy, 2013, 03:50:04 pm
   
        41 năm trước,  11/7/1972 C17-95 chúng tôi bắt đầu bước  vào chiến đấu tại mặt trận Quảng trị. Tôi nhớ lại, lục lại nhật ký  và viết  để  
               Nhớ về những  ngày đầu trên đất Quảng trị năm xưa ấy …  11/7/72  bắt đầu vượt sông Bến hải ..., 13/7 vượt sông Cam lộ, 14/7 /72 
                vượt qua  QL1  vào  thôn  Trà liên tây - Triệu phong .   Bắt đầu những ngày chiến đấu tại Quảng tri 
   


       
              NHỮNG NGÀY ĐẦU CHIẾN ĐẤU Ở QUẢNG TRỊ  1972       


        Đại đội  C17/ 95 vượt sông Bến hải khoảng  9h sáng 11/7 phía  miền Tây Quảng trị.  Sông ở đoạn này chỉ nhỏ như  suối .  Chúng tôi  lội đến giữa dòng , chẳng bảo nhau mà từng người đều dừng lại,  người  thì chụm tay vốc nước  uống,  người thì lấy cả bi đông nước  cho đã  –  Có phải  để  “ Uống nước nguồn miền Bắc “ trước  khi  vào  chiến đấu không ? -   chẳng  ai nói  ra mà  đều  cùng một hành động như  ý thức tự  mách bảo vậy ? … Chỉ một bước chân thôi là  tất cả chúng tôi qua đất miền Nam rồi. Một vài  lính còn cúi nhặt hòn sỏi dưới sông cho vào ba lô làm kỷ niệm.  Tôi đã  nhặt  1 viên đá nhẵn màu xanh ,  vừa đi vừa nghĩ giờ mới bắt đầu vào chiến đấu biết lúc nào thì được trở về.  Nghĩ thế  cầm viên đá  một lúc rồi lại bỏ. ( Bây giờ nghĩ  lại thấy tiếc , giá mà mình cứ cho ba lô thì đã có vật kỷ niệm đáng giá ).  Chững lại một  lát thôi rồi từng người một lại nhanh chóng vượt song.  Tiếng OV10  ù ù – ì ì  dù không trông thấy máy bay làm chúng tôi phải hết sức cảnh giác.  Qua đoạn trống đến  rừng thưa, đến trưa chúng tôi dừng chân ở một trạm bên bờ Nam .  Trong lúc nghỉ, đi ngang qua tốp lính  tình cờ tôi gặp được  1 Lính trường  Mỏ cùng nhập ngũ- Tài bị sức ép bom, được ra ngoài điều trị, tôi biết  thêm tin tức của lính Mỏ đã vào chiến đấu : 4 người hy sinh,Vinh đi trinh sát bị mất tích, còn Kiểm – cùng tiểu đội huân luyện  quê Bắc ninh là sinh viên năm thứ 5 đặc cách tốt nghiệp – bị sức ép đang điều trị tại Viện. Biết là chiến tranh ác liệt nhưng  giờ mới  hiểu phần nào qua thông tin .  Gian khổ,  nguy hiểm dang chờ  và thử thách chúng tôi .  Chúng tôi nhận lệnh nghỉ , chuẩn bị đêm nay  vượt qua bãi  trống.   5 h chiều, tiếp tục hành quân , những chặng đường dài không nghỉ,  chạy qua  bãi trống,  pháo sáng  nháy  phía xa xa.  Hành quân gần hết đêm, vai  đau nhức,  hai tay tôi mỏi nhừ .  Gần sáng , chúng tôi có lệnh nghỉ. Đặt ba lô xuống đất , ngồi tựa vào là ngủ liền- Tất cả đều quá mệt.
   

         Trích nhật ký

     (http://i1304.photobucket.com/albums/s528/lam-codien/DSC03999_zps8c727c46.jpg)

                                                                          
                                                                                                                                                         ( Còn tiếp )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: HaHoi trong 11 Tháng Bảy, 2013, 04:00:27 pm
Ôi anh Luân vẫn còn giữ được cuốn nhật ký, quý quá !
Thôi anh đừng tiếc viên đá bởi biết đâu vì vứt lại mà quyển nhật ký của anh mới viết được đến ngày thống nhất.
Cứ nghĩ an ủi thế anh ạ. Em đi mấy nơi cũng muốn mang mẩu đá về nhưng lại sợ kiểu như mang nham thạch ở Hawaii về là ai cũng phải gửi trả lại bởi gặp xui . Vì vậy, em chỉ dám bứt lá bẻ cành làm kỷ niệm.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 12 Tháng Bảy, 2013, 06:02:51 pm
     

 
      NHỮNG NGÀY ĐẦU CHIẾN ĐẤU Ở QUẢNG TRỊ  1972  (  tiếp ) 
 


      Nơi  chúng tôi dừng  nghỉ  là hậu cứ  của  đơn  vị  đã đi trước, rừng thưa có suối nhỏ.  Nấu cơm ăn và nắm cơm cho cả ngày mai. Từng tiểu đội tản ra trong hậu cứ. Nhóm  nấu cơm đào bếp Hoàng Cầm đun nước uống, nấu cơm, canh.  Món canh  nấu từ lá rau rừng  hái vội  với muối và mỳ chính-  mọi việc phải xong trước khi trời sáng.  Tiếp tục hành quân  theo hướng Đông – Đông nam . Băng qua những quả đồi , đã thấy dấu vết của những trận chiến đấu. Đạn cối 82, 120 vứt bên các hố cá nhân,  lẫn cả  đạn súng chống tăng của đối phương . Giờ  đã chắc là sẽ chiến đấu tại Quảng trị - Nói thế vì suốt 3 tháng nằm trực chiến ở Quảng bình cho đến khi nhận lệnh  vào chiến đấu chúng tôi chỉ biết sẽ đi B,  dù cũng có đoán khả năng tham chiến tại Quảng trị do  trước đó E18 của 325 đã “ chiến “ từ  đầu chiến dịch. Trước khi xuất phát cũng không biết sẽ đi chiến trường nào.
     Đại đội hành quân  hàng một,  liên tục  chỉ nghỉ  để  ém quân, lấy sức  chuẩn bị  trước khi  băng qua khoảng trống  phải vận động nhanh .  Tối đến ,  tất cả  nghỉ  tại  vạt  rừng –  cây thưa và nhỏ, ăn cơm nắm  đã chuẩn bị .  Một đêm  nổi gió lớn ,  nhưng không mưa.  Tôi không ngủ được  dù rất mệt , không biết có phải do lạ nước  hay bị kích thích không?  Đây là vùng đồi chuyển tiếp giữa đồng bằng và  miền TâY  Quảng  trị.   Sáng sớm  13/7 , lại hành quân tiếp  (  hôm nay không nấu ăn) , chừng 2 h sau có lệnh chuẩn bị  vượt sông.  Đội hình xuống sát bờ, chúng tôi được biết là sông Cam lộ. Nước trong xanh và hiền hòa như bao con sông khác. Chúng tôi vượt  nhanh  tại nhánh hẹp nhất. Không nhìn thấy  đơn vị  khác  của E95,   kế hoạch  hành quân đã bố trí  từng bộ phận  dãn cách không  thấy nhau , đảm bảo an toàn và  bí mật cho đợt chuyển quân này.   Rồi  đi  tiếp ngang qua  ấp  của Cam lộ, dân đã đi gần hết , không thấy bóng người.  tôi đoán  vì còn thấy thoáng có vài bộ quần áo phơi góc nhà .  Nhìn  những ngôi nhà  bên những cảnh hoang tàn và hàng cây xơ xác.   Đây đó những ụ súng được dựng lên từ những bao cát cạnh các ngôi nhà. Những trận chiến đấu  ác liệt đã diễn ra ở đây với những khung nhà và nền đất cháy đen, rải rác  đây đó là những băng đạn ,  súng các loại và cả máy ủi đất.  Tối đến cả đại đội dừng nghỉ ở trạm 300z (  không rõ  sao có  địa danh này – nhật ký ghi lại như vậy  - Mà cũng chẳng biết  đã vượt qua đường 9  lúc nào ).
     Sáng 14/7 hành quân  về phía Đông – Đông Nam.   ( Định được hướng  do  nhìn thấy rõ mặt trời  đang lên ) . Những dãy đồi trọc nối nhau liên tiếp.  Những chiếc OV10 bay vòng vòng, phát ra tiếng ù ì  trên đầu đã làm trở ngại cho cuộc hành quân.  Tất cả phải cắm cành cây trên  ba lô của mình và đi dãn cách.  Lúc đi liên tục khi có vạt cây che, lúc lại nghỉ  lắt nhắt khi vượt qua khoảng trống.  Vượt qua những dãy đồi cao,  đến qua trưa nghỉ tạm trên đồi sim.  Ngày hôm nay tất cả ăn lương khô và quả sim chín làm thức ăn bổ xung cho người lính chiến.  Dù chẳng nhìn ngắm nhiều vì mệt và đói, nhưng cảm giác  lạ lẫm  xuất hiện rõ  trong đầu.  Không sợ hãi hay  buồn chán , chỉ mong  nhanh  chóng đến  điểm nghỉ.
Lại tiếp tục đi theo hướng Đông Nam, xa xa đã nhìn thấy xóm làng và đồn bốt – căn cứ . Đi ngang qua những bãi chiến trường, nơi đây còn mang những dấu tích của chiến trận. Ngổn ngang những đống vỏ đạn, đan, súng, bi đông …  và cả xác những chiếc xe tăng nằm chình ình trên đường.  Về chiều , chúng tôi  hành quân nhanh hơn  bởi   dưới  rặng cây  mọc  lưa thưa – đã xuống đến đồng bằng (  sau này tôi biết là đã đi dọc theo  bờ  sông Vĩnh phước ).  Sẩm tối , vượt qua đường QL 1-  ( Nhìn  đoán được   - nhưng chẳng có thời gian mà ngắm hay tìm hiểu thêm ).   Qua tiếp  con sông nhỏ chúng tôi dừng ở  bãi  cát đầu làng , bóng tối đã bao phủ làng  nhìn  đen sẫm  phía trước – không  thấy ánh đèn hay đốm lửa nào.  Đây là   Trà liên Tây – Triệu  giang – Triệu phong – Quảng trị.                                                                                                                                           
     Xuất phát ngày 1/7 tại Quảng Thạch, 11/7  vượt sông Bến Hải  - sau 14 ngày đêm hành quân  chúng tôi đã đến điểm tập kết , tham gia chiến dịch bảo vệ thị xã Quảng trị 1972.

                                                                             ( Còn tiếp )


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyendoantho trong 13 Tháng Bảy, 2013, 08:36:34 am
Chúc mừng Luân trắng với những kỷ niệm một thời ở Quảng Trị .Bạn có thời gian chiến đấu khá daig còn tôi vỏn vẹn có một tháng và đánh được một trận đã bị thương ra mất rồi.,
Những hình ảnh về bác Phú ,bác Hân thật cảm động và quý hiếm biết bao,Tôi biết trung K7 con bác Hân không đi bộ đội nhưng sau ra trường công tác ở đâu thì không rõ.các bạn k7 hiện vẫn nhắc đến Trung đấy.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: Trongc6 trong 13 Tháng Bảy, 2013, 08:52:13 am
Chào bác Nguyễn Hữu Luân,

Mừng bác lại hành quân, nhưng ngược trở lại thời kỳ đầu khoác áo lính.

Cảm giác mới vào chiến trường, lạ nước, lạ cái, thấy gì cũng bỡ ngỡ phải không bác.

Các bác hành quân cả đội hình đơn vị (E95) từ ngoài Bắc vào, nên không gặp cảnh như lính bổ sung chúng tôi: lạ từ cảnh vật, con người, đến danh tính và truyền thống của cái đơn vị mà mình sẽ được bổ sung vào. Nhưng bù lại có một điều rất tuyệt là có chế độ lính cũ kèm lính mới. Chỉ bảo mọi thứ từ sinh hoạt cho đến chiến đấu nên rất yên tâm.

Chúc bác khỏe để được theo bác vào dự trận đầu.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 14 Tháng Bảy, 2013, 03:38:53 pm
… Thôi anh đừng tiếc viên đá bởi biết đâu vì vứt lại mà quyển nhật ký của anh mới viết được đến ngày thống nhất.
Cứ nghĩ an ủi thế anh ạ. Em đi mấy nơi cũng muốn mang mẩu đá về nhưng lại sợ kiểu như mang nham thạch ở Hawaii về là ai cũng phải gửi trả lại bởi gặp xui . Vì vậy, em chỉ dám bứt lá bẻ cành làm kỷ niệm.

   @hahoi,
 
     Vẫn tiếc chứ … vì  trong các thứ  “ Lấy “  lính  chiến  đấu chỉ  “ KIÊNG “  lấy  - “  Vàng  “  và “ Vợ “ -   thôi  do  sợ  gặp “ hạn “ ,  còn các loại khác vẫn  lấy làm chiến lợi phẩm  đấy chứ !!!   Nhưng  Chiến lợi phẩm như  cái ông CCB Mỹ  đã  lấy thì   chắc chỉ có 1 thôi : đem cả đoạn xương tay của CCB  Việt  về Mỹ ( Vừa rồi mới đem trả lại ).    CLP laoij này  Chỉ TÂY  mới  có  còn VIỆT  thì chịu , vái nhiều  vái luôn …



 ...  Cảm giác mới vào chiến trường, lạ nước, lạ cái, thấy gì cũng bỡ ngỡ phải không bác.
Các bác hành quân cả đội hình đơn vị (E95) từ ngoài Bắc vào, nên không gặp cảnh như lính bổ sung chúng tôi: lạ từ cảnh vật, con người, đến danh tính và truyền thống của cái đơn vị mà mình sẽ được bổ sung vào. Nhưng bù lại có một điều rất tuyệt là có chế độ lính cũ kèm lính mới. Chỉ bảo mọi thứ từ sinh hoạt cho đến chiến đấu nên rất yên tâm.

   @trongc6,

     Bọn tôi  đã có 3 tháng nằm vùng và  trải nghiệm Chiến tranh  ở Quảng bình, rồi đi toàn bộ C  ( cả Cán bộ  khung)  vào Chiến đấu .  Hầu như  là không lạ nhưng   không biết có phải  vì đi gấp không nên  dù thời gian đi  ngắn 14 ngày  ( Xuất phát 1/7 đến  nơi là 14/7)   cảm  giác  đọng lại là _ RẤT MỆT -  leo , chạy qua bãi trống đứt hơi  luôn …  Bây giờ 5 đốt sống cuối nó gần dính liền (  X quang thấy thế ) – hậu quả của lúc đi B đấy !!



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: behienQYV7C trong 14 Tháng Bảy, 2013, 04:30:55 pm

          Hình ảnh tại  buổi tiễn đưa Giáo viên- Công nhân viên – Sinh viên trường Cơ điện  lên đường nhập ngũ

      
              (http://i1304.photobucket.com/albums/s528/lam-codien/CDnhapngu_zps663be4e2.jpg)


Nhìn hình ảnh này xót xa quá anh HuuLuan ạ , những thanh niên trên hình hài còn mang nét con trẻ thế mà phải " xếp bút nghiên " lên đường vào cuộc chiến mà chưa biết có quay về không ? đúng là một cuộc chiến tàn khốc .




Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 14 Tháng Bảy, 2013, 05:16:30 pm
   

   
    NHỮNG NGÀY ĐẦU CHIẾN ĐẤU Ở QUẢNG TRỊ  1972  (  tiếp )

     
     Nhớ lại  con đường hành quân vào Quảng trị 1972 của C17- E95. Tìm lại trên bản đồ con đường chúng tôi đã đi qua. Cũng xuất phát từ bến Tắt – điểm đầu con đường  Trường sơn Đông rồi vượt sông Bến hải sáng 11/7/72. Chúng tôi cũng theo  tuyến  đường  Trường sơn đông ( HCM Đông )  1972  tiến  vào Quảng trị.  Dẫn ra  bản đồ của tuyến đường  xưa  ( bản đồ nhỏ ),   đối chứng với  ngày nay  - tuyến đường HCM đông -  cùng địa danh  mới  là thành phố Đông hà -  Tôi phác thảo lại đường hành quân của C17 từ  bến Tắt ( 11/7/72 ) đến  thôn Trà liên Tây ( 14/7/72) để   nhớ lại những ngày đầu vào chiến trường của người lính  C17 chúng tôi và các bạn có thể hình dung con đường chúng tôi đã qua trong thời gian ấy . Tránh  qua vùng khu phi quân sự ,    vòng qua  vùng địa danh  nổi  tiếng  Cồn tiên,  vòng qua Cam lộ, vượt sông Cam lộ đi theo hướng Đông – Đông Nam tiến xuống QL 1 rồi vượt qua  QL 1 gần cầu Lai phước   vào thôn Trà liên Tây.
         
                  ĐƯỜNG  HÀNH QUÂN CỦA C17 VÀO CHIẾN TRƯỜNG QUẢNG TRỊ  1972


     (http://i1304.photobucket.com/albums/s528/lam-codien/BandoHQdiQtr-1_zpsfdcdf97c.jpg)


     Đường hành quân của chúng tôi  chếch lên phía Tây Cam lộ ( qua rìa Cam lộ ) - không qua thị trấn Cam lộ như  đường HCM hiện nay  để  đảm bảo bí mật. an toàn  và vượt qua sông Cam lộ ở đoạn hẹp hơn.
Mất 4 ngày và 1 đêm hành quân chúng tôi mới  di chuyển  được từ bến Tắt đến Trà lien Tây.  Bây giờ  nếu  ta  đi bộ theo dọc tuyến Trường sơn Đông  ra quốc lộ 1  đến Trà lien Tây chỉ  mất  1 ngày  đường thôi  với khoảng 50 km ( Bến tắt – Đông hà  là  38 km )





Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 17 Tháng Bảy, 2013, 11:16:52 am
                     

             
   NHỮNG NGÀY ĐẦU CHIẾN ĐẤU Ở QUẢNG TRỊ  1972   ( tiếp )
       

      Chúng tôi nghỉ ở bãi cát đầu  làng của thôn Trà liên,  có nhiều đụn nhỏ  cát trắng với phi lao mọc lưa thưa.  Trời đã tối, nhìn xóm  làng là khối đen, không  thấy ánh  lửa hay ánh đèn .  Nhóm du kích địa phương   dẫn từng tốp  lính của C17 ( theo sắp xếp)  vào  nhà dân.  Là  A cuối  của trung đội 2 theo thứ tự  sẽ  thuộc  diện “ Chót  - Chét “ ,   chúng tôi  nằm  dài trên đám cỏ hay ngồi dựa vào ba lô nghỉ sau  nhiều ngày hành quân vất  vả,  mệt mỏi. Tôi ngủ thiếp  một lúc, được đánh thức dậy khi  có hai du kích đưa tổ 3 người của tôi  vào sâu trong làng.  Không  có người ra đón,  qua  cái sân nhỏ  có bậc thềm cao,   cả toán bước vào  gian chính diện.   Chúng tôi  dạt sang  trái , đặt ba lô xuống sàn nhà còn anh du kích bước  xuống gian nhà ngang  trao đổi với chủ nhà  thấp thoáng qua ánh sáng chập chờn hắt lên từ cửa hầm . Bà “ Mệ “   bước vào  nói  với chúng tôi   
-     Các Chú nghỉ  cả trên này , gia đình ở hầm và nhà dưới   rồi
      3  gian  nhà chính với  một chiếc phản, rộng rãi -  ngoài mấy chiếc  ghế không có đồ gì khác.  Chúng tôi lấy lương khô ăn tối  qua ánh  trăng mờ chiếu qua cửa sổ,  chốc chốc thấy  ánh chớp bom  hắt sáng lên bầu trời phía xa . Thôn  nằm gần vùng chiến sự, không được lộ ánh sáng  lúc đêm,   duy nhất chỉ có ngọn đèn dầu chiếu  trong hầm  có cửa che .
     Giấc ngủ đầu tiên trong  nhà sau nhiều tháng ngủ võng ở rừng trên  phản gỗ - cảm giác khoan khoái và ấp áp làm sao ?  Và có lẽ chúng tôi đã được tận hưởng niềm vui bé nhỏ sau nhiều ngày hành quân  gian khổ nhưng  điều đó là không thể  có được  …  Đang ngủ say, Tất cả giật mình , hoảng hốt  vì   những tiếng nổ rền vang  và  chớp lửa chói sáng lòa nối tiếp – chỉ còn biết lăn xuống đất và  nằm úp mặt dưới gầm phản. Một lúc khi tiếng nổ đã hết,  tiếng rít của máy bay đã qua, màn đêm yên tĩnh trở lại chúng tôi mới định thần và hiểu được  cái ấy là gì  :          
    “  B52 đánh bom đấy “   
     Cảm giác   về  những loạt bom  B52  đầu  tiên  gây ức chế  và gây sợ hãi  nhất  trong đêm –   Trong khi bản năng  sống sót để thoát khỏi nguy hiểm  thôi thúc,  còn ta không biết  ẩn nấp hay trốn chạy đi đâu ?  Xung quanh là đêm tối và hoàn toàn xa lạ  ….  Ánh chớp chói lòa – tiếng nổ đinh tai kéo dài trong lần đầu tiên ấy  gây một cảm giác kinh hoàng , chân tay trở nên thừa  không biết làm gì còn đầu rúc vào tận góc giường  ….  (  sau này  khi đã quen ta  không  còn sợ  vì  đã nghe thấy tiếng nổ là  bom không trực tiếp rơi  vào chỗ ta nữa )..
     Từ khoảng nửa đêm tới trước bình minh,  cả 3 thằng lính khoảng 3-4 lần chui gầm phản - mà chưa hết giật mình, hoảng hốt - .  Đêm đầu tiên  ở Trà liên Tây thật đáng nhớ ...
               (  Không biết CCB tralientay có  hưởng  cảm giác như chúng tôi không ??...)
         
         Vài  Hình ảnh  để  nhớ lại

         Một bãi bom B52 rải theo tọa độ định trước chùm lên khu vực có chiều dài  khoảng  2km và chiều ngang  1km .
                                 
                                                       
ẢNH  B52  RẢI  BOM
                               
           (http://farm8.staticflickr.com/7159/6559282643_2d39b65a1c_b.jpg)

                           
                                      Bãi  bom  B52 rải  theo tọa độ  và    dấu vết  trên mặt đất

           
          (http://farm8.staticflickr.com/7005/6559288327_a3e5f8d37c_b.jpg)


                                                                                                                                 ( Còn tiếp )




 


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: tralientay trong 17 Tháng Bảy, 2013, 05:29:47 pm
Cám ơn bác Luân trắng đã kể lại những ngày đầu ở Quảng trị.

Cũng quãng thời gian này C20 chúng tôi cùng sư đoàn bộ vượt sông Bến Hải vào Quảng Trị.
Sở chỉ huy của sư đoàn ở phía sau đâu đó trên núi, còn C20 chúng tôi chia thành nhiều nhóm nhỏ toả đi những nơi sư đoàn tham chiến. Tiểu đội tôi được phân vào tham gia giữ thị xã. Tụi tôi đi cùng C viên trưởng. Tuần đầu tiên tiểu đội theo lệnh dừng lại ở làng Vĩnh Phước (định trên bản đồ), một làng nhỏ cách đường 1 vài trăm mét, mới xem lại bản đồ thấy làng này ở phía Tây Bắc làng Trà Liên Tây chừng gần hai cây số, nơi C17 của bác Luân trắng đóng (tới 4.1973 C20 mớ về Trà Liên Tây).

Có mấy ấn tượng lần đầu in đậm trong tôi. Đấy là từ trên vùng đồi cao trước khi xuống đồng bằng, lần đầu thấy xóm làng xa xa với mái nhà lợp mái tôn trắng xoá dọc theo sông Thạch Hãn, ở đấy đâu đó những cuộn khói bốc lên, đâu đó pháo bắn tới.

Đấy là đi trên đường đến Vĩnh Phước, lần đầu thấy rõ một không khí thù hận trên câu khẩu hiệu dữ dằn viết nguệch ngoạc trên bức từng dài bao quanh một trường học "Lấy máu Nga Sô đem hoà rượu đế. Chặt đầu cộng sản đem nấu măng tươi".

Đấy là lần đầu bị pháo 105 bắn vào ngay khu vực hầm tiểu đội đào trong buổi đầu tiên đến làng Vĩnh Phước. Không ai thương vong, nhưng nhìn mấy cây đổ ngổn ngang và những hố đạn pháo cạnh hầm, biết sự khốc liệt đang rất gần.

Đấy là lần đầu thấy cảnh giao quân bổ sung cho thành cổ. Mỗi chiều quãng 7-8 giờ tối, một nhóm cán bộ từ trong thành ra nhận quân tăng cường từ ngoài Bắc để đưa vào thành. Vĩnh Phước cách thành cổ chừng 7 cây số và cách núi cũng chừng ấy nên là một điểm giao quân. Việc giao quân diễn ra rất nhanh. Mấy cán bộ dẫn quân tăng cường đã chia lính thành các nhóm nhỏ với một danh sách kèm theo. Mấy người ra nhận quân nhanh chóng dẫn quân của mình vào thành. Có anh ra kể, chỉ kịp dẫn vào thành, chia cho mỗi hầm một vài lính, chưa kịp nhớ tên thì ngay hôm sau đã một số hy sinh hay bị thương chuyển về tuyến sau.

Tuần đầu chúng tôi chỉ chia thành các toán nhỏ đi nắm địa hình căn cứ Ái Tử. Lúc đó Ái Tử vẫn còn là những dãy nhà gỗ đổ ngổn ngang, rất nhiều thứ lạ mắt trong đống đồ đạc, quân dụng Mỹ của lính sư đoàn 3 chạy bỏ lại.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 17 Tháng Bảy, 2013, 06:44:04 pm
.
     Bác NguyenHuuLuanc17 và bác TraLienTay ! Bản đồ Vĩnh Phước, Lai Phước, Trà Liên Tây, Ái Tử đây .

(http://farm4.staticflickr.com/3763/9305134067_59c3c0f8a6_c.jpg)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 17 Tháng Bảy, 2013, 09:34:53 pm
 
    @tralientay, TTNL &  Các " Cựu " đã tham gia chiến dịch TX quảng trị 1972,

   Thật cảm động khi các CCB  tralien tay và TTNL đã cho thêm  thông tin về cuộc chiến những ngày đầu F325 vào Quảng trị 1972.
    Theo tài liệu thời điểm đó là bắt đầu đợt 2 của chiến dịch tái chiếm TC Quảng trị  từ 14/7 - 27/7/1972 :
    -   Phía  VNCH  đưa sư đoàn TQLC vào thay sư  đoàn DÙ tiếp tục chiến dịch     
    -   Phía ta : thành lập BCH bảo vệ thị xã từ ngày 14/7/72 do Tham mưu phó B5 là chỉ huy trưởng, chính ủy  là cục phó cục chính trị B5  Và  Các
     phó  là  -   E trưởng 48, tỉnh đội phó Quảng trị, chủ tịch UB quân quản Quảng trị 
        E95  bắt đầu tham chiến. Ngày 13/7  D4/E95  được đưa vào thị xã làm nhiệm vụ cơ động  phía tây bắc thị xã.  Đến ngày 22/7  B5 lệnh đưa 
     toàn bộ E95 vào  chiến đấu trong thị xã QT.
        Khoảng cuối T7/72 các đơn vị hỏa lực,  Trinh sát, Công binh của F325 cũng tham chiến tại TX Quảng trị .
         (  Theo tài liệu Nhớ lại cuộc chiến đấu bảo vệ TC Quảng trị hè 1972 ).

   Đến ngày 15/7 toàn bộ E 95 đã vào đến Quảng trị, các đơn vị BB đã bắt đầu  tham chiến tại  thị xã QT . Các C trực thuộc của E95 (14,   
  17,19,20,25 ) tập kết quanh khu vực  xã Triệu giang,  khu  vực Ái tử , Nham biều sẵn sàng chờ lệnh  tham chiến tại thị xã.

   
        Những trận đánh ác liệt nhất của E95 và các đơn vị  phối thuộc của F325 kéo dài đến  cho đến ngày 16/9/72.





   


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: tralientay trong 17 Tháng Bảy, 2013, 10:53:04 pm

Sau quãng một tuần ở Vĩnh Phước, tiểu đội tôi được lệnh chuyển đến làng Nhan Biều, làm nhiệm vụ theo dõi, thu thập thông tin toàn bộ chiến sự quan sát được từ phía bên này sông. Chúng tôi lập hai đài quan sát bên bờ Thạch Hãn, một ở đầu cầu Quảng Trị, một trông sang phía Nam thị xã và thành cổ (vị trí màu đỏ trên hình). Chúng tôi phải đếm, xác định vị trí và số lượng các trận bom, trận pháo; bơi qua thành lấy tin; có lúc bơi qua đầu cầu bên kia xem là ta hay địch,...

Chúng tôi làm công việc này từ quãng 20/7 đến 16/9. Tuy không trực tiếp nổ súng, lượng bom đạn quanh hai đài quan sát cũng nhiều, may cả tiểu đội không ai thương vong.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 19 Tháng Bảy, 2013, 03:13:32 pm
 

 
   NHỮNG NGÀY ĐẦU CHIẾN ĐẤU Ở QUẢNG TRỊ  1972   ( tiếp )
   

     Sáng ra,   B , A trưởng cùng  nhóm trưởng  tổ “ 3 người “ đi khảo sát  khu đóng quân và phân công  cảnh giới  - trực chiến .  Chúng tôi đi  vòng quanh  xóm  đóng quân.  Những  ngôi nhà vuông vắn, không rộng nhưng sạch sẽ có dậu cây xanh mát làm rào ngăn cách (  không nhớ  là loại cây gì )   .  Loáng thoáng  nhìn thấy  người dân – gần vùng chiến sự nên dân chỉ ra đường khi có công việc.  Thật ngạc nhiên , thôn chỉ cách TX Quảng trị  với  trận chiến ác liệt chừng 7km theo đường chim bay, cách  Ái tử chừng 4km và  gần ngay đường QL1  đoạn Đông hà – TX Quảng trị mà  tôi không hề thấy  dấu vết của chiến tranh hay bom đạn trong  xóm ,  không  như  ở Quảng bình hay những làng ở  Cam lộ với dấu tích chiến tranh  bày  trước mắt . 
     Hôm nay  lính  nghỉ  tại chỗ :  lau súng – đạn,   tắm giặt sau nhiều ngày hành quân.     Không được đào hầm ( chẳng rõ vì sao)  dù   thấy  máy bay trinh sát và ném bom ở gần đấy.  Đêm  đến, chúng tôi  ngủ ngay  dưới  gầm giừờng  để đề phòng  bom – pháo .  Chỉ có  đợt ném bom gần mới tỉnh  còn ở xa thì  cũng  không biết nữa, nghe  cũng quen rồi,  không  hoảng như đêm trước.
      Ngày 16/7,  các B cử lính  đi lấy gạo và  vũ khí -đạn chuẩn bị  chiến đấu. Tôi tháp tùng  C phó đi báo cáo và nhận lệnh  bên xóm  dưới.  Chúng tôi   băng qua dải cát giữa hai xóm  về phía Ái tử. Con đường cát  trắng lóa Nắng .   Đã nghe tiếng máy bay và  pháo nổ phía xa  tôi đã   cảm thấy sức nóng  của trận chiến.
Những ngày tiếp sau, C17  trong trạng thái trực chiến, sẵn sàng nhận lệnh chiến đấu của trung đoàn.
      Ngoài  những lúc  phải chuẩn bị cho chiến đấu, tôi có ý tìm hiểu cuộc sống của dân trong vùng VNCH.  Đi  khảo sát xóm đóng quân,  trở  về tôi  đi chậm  quan sát kỹ  hơn  những ngôi nhà  của xóm.  Nhà nào cũng  nuôi bò, ít thì 2 con, nhiều 3-4 con trong chuồng hay cột ở góc vườn .   (   Cuối tháng 7, chiến sự lan ra ác liệt ,  dân sơ tán  hết khỏi  vùng.    Bò của  xã Triệu giang,  Ái tử  thả  tự do nhập thành nhiều đàn – nhuộm  vàng cả các đồi trên vùng  đất dọc sông Vĩnh phước và Ái tử  ).     Chỉ  thấy phụ nữ và trẻ con  trong thôn. Nam giới và nữ thanh niên không đi lính VNCH còn lại  ra nhập du kích địa phương   -    Trẻ con chỉ chơi quanh hầm,  nghe tiếng máy bay là  xuống hầm ngay ,  Đúng   với  cảnh Chiến tranh  chẳng khác gì  miền Bắc . Trên đường đi,   gặp  các “ Mệ”  ngậm  điếu  thuốc quấn “ Sâu kèn “ ( *)  vừa hút vừa Rê  qua lại  trên môi  rất  điệu nghệ  .  Một ấn tượng   về   nét đặc trưng của Phụ nữ Quảng trị  thời đó..
       Ngày tiếp  không  có phiên trực,   thấy  bà  chủ nhà  ra đồng  tôi   bám theo  tìm hiểu  tiếp .   Thôn Trà liên Tây nằm trọn ở  khúc cong của sông Thạch hãn,  ruộng lúa  nằm  ven sông  vẫn  xanh tươi dù  trong tầm  bắn pháo và  không biết bao lượt máy bay  phản lực ném bom kèm  bom B52 chỉ  dội xuống  vùng lân cận .  Chị chủ nhà leo lên chiếc guồng nước đã đặt sẵn bên ruộng,  đạp nước chừng  nửa tiếng là đủ nước .  Ngồi nghỉ chút,  rồi lội xuống  tỉa lúa hay nhổ ít cỏ dại  chừng ấy  thời gian  là xong.  Chà , làm ruộng ở Trà lien tây  nhàn thật ,  chứ  không phải tát nước rã tay như các vùng khác.  Nhìn   thôn xóm  với  cánh đồng  xanh  trải dài,  không  nghĩ  là chiến tranh đang cận kề quanh đây  .  Rồi được nghe dân kể , Thôn trà liên Tây  có  miếu thờ Thái phó Nguyễn Ư  Dĩ  ( cậu của chúa  Nguyễn Hoàng )  nên được   Ngài che chở   tránh được bom đạn chiến tranh .  Không  biết có phải vậy không hay  vì lý do nào khác mà  đến giờ làng chưa bị chiến tranh chạm đến.

                                                                                                                                  ( Còn tiếp )
 
* Thuốc " sâu kèn " :  quấn từ  một lá thuốc lá phơi khô theo hình con sâu , không xử lý - rất nặng, Lính ta  hút  là ho ngay.  


       Bản đồ Trà liên tây và  các vùng chiến sự : thành cổ Quảng trị,  Ái tử, triệu long,  An tiêm, Tân định, Bích la  (  trích dẫn từ TTNL )


            (http://farm4.staticflickr.com/3763/9305134067_59c3c0f8a6_c.jpg)





Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 24 Tháng Bảy, 2013, 03:14:38 pm
   
   NHỮNG NGÀY ĐẦU CHIẾN ĐẤU Ở QUẢNG TRỊ  1972   ( tiếp )


        Những ngày tiếp,  vẫn trực  chiến như  ngày đầu.  Không có thông tin  về tình hình chiến sự .  Lính được  yêu cầu ở tại chỗ , tránh đi lại trong thôn để giữ bí mật .  Qui định vậy , chứ  lính  muốn cũng chẳng biết đi đâu . Lệnh như vậy  lính  không  hái rau cải thiện   được ,   mấy  bữa nay phải xin canh rau của  chủ nhà.    Món ăn  đều cay, Canh rau muống của Quảng trị nấu cũng cho ớt.    lính Bắc ăn đều kêu cay ,  Tôi đùa bảo  trong này có lẽ chỉ có món chè là không cay thôi ( không cho ớt ).                                                     
      Tình hình chiến sự ngày càng căng thẳng,  OV 10 quần đảo  suốt ngày rồi  phản lực ném bom  khu vực  phía bên kia sông , B52  rải bom gần phía Tây  Ái  tử. Vẫn   chưa có lệnh tham chiến.
     Tối 19/7  trung đội 1  nhận lệnh đi phối thuộc chiến đấu  với bộ binh E.  B1 hành quân  đi  Nham biều.
     Sáng 20/7 trung đội 2  của chúng tôi  chuẩn bị  rời  làng.  Chiều tối   hành quân ra  vùng Vĩnh phước, cứ men bờ sông  mà đi.   Đêm đến địa điểm mới,  đào hầm tránh bom  gần sáng  mới xong.   Trời đổ mưa, loay hoay mãi  không ngủ được.   Địa điểm này là cứ của  C17 ,   cách đường  QL1 chừng  3 km  sát  bờ song Vĩnh phước.     Hôm sau  lại vòng ra QL1 để  dỡ   cột nhà , lấy gỗ những nhà dân đã di tản  về làm  hầm tại hậu cứ.   
Sáng 21/7,  lệnh của đại đội, tiểu đội A6 của tôi  nhận nhiệm vụ  làm hầm chỉ huy cho E trưởng và  CTV trưởng  tại  hậu cứ.   Mang theo toàn bộ  trang bị, chúng tôi hành quân  dọc  sông lên phía Tây.  Dến quá  trưa  , đến hậu cứ E95.   Từ giờ phút này A tôi bắt đầu  tham chiến, nhận lệnh trực tiếp từ E trưởng và trợ lý công binh  trung đoàn.    Toàn bộ Trung đoàn 95 tham chiến bảo vệ thành cổ Quảng trị từ ngày 22/7/1972 theo lệnh của B5. Sở chỉ huy chiến dịch rời sang  hầm dinh tỉnh trưởng  và giai đoạn 3 của chiến dịch BVTX quảng trị từ 22/7 đã bắt đầu  cho đến  ngày kết thúc 16/9/1972.
                                                                                                                                     ( Hết )

       
                ẢNH Cầu sắt Quảng trị  và Tháp canh  tại bờ Bắc sông Thach hãn năm 1972    ( trích từ KTC thành cổ )


               (http://farm6.staticflickr.com/5525/9357759160_d6129a52e8_c.jpg)






Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 30 Tháng Bảy, 2013, 04:33:34 pm
 

   KÝ  ỨC  NGƯỜI LÍNH
                                                                                                                     
                                                                                                                     NGUYỄN HỮU LUÂN

     Hai chúng tôi ngồi trên cửa hầm  ẩn   giữa  đồi  sim - mua .  Đêm tối  trùm  lên  vùng đồi khô cằn trải dài tới  triền núi phía Tây chỉ  còn một màn đêm đen .  Trên cao  bầu trời  đen thẫm  dường như  rộng  ra  bởi  những ngôi sao lấp lánh tít xa .  Sau lưng dòng  Thạch hãn vẫn lững lờ chảy mặc cho trận chiến đang nóng bỏng bên  Tích tường  .  Ngồi quay lưng lại, vẫn  biết  pháo sáng đang soi  dọc sông bởi khuôn mặt  Minh  lúc ẩn  lúc  hiện  trong  bóng tối.   Lăn lộn  bao ngày,  đêm nay  chúng tôi mới có  phút rỗi  tâm sự.   Ngồi  đối diện ,  cả hai  có cảm giác thư  thái  chẳng chút  bận tâm  đang ở nơi chiến trận . Vẫn có những  chớp bom  phía  miền Tây –    nhưng  không khoan nổi  đêm đen  nên  dường như  xa lắm.  Lúc này đây chẳng có  bom – pháo nào quấy phá được người lính .  Không phải là coi thường,   nhưng  trận mạc  đôi khi cũng  dành  tặng cho họ những  khoảnh khắc  an bình . 
     -   Anh  có nhớ nhà không ? Em mới vài tháng mà  nhớ  lắm Anh ạ.
     -   Nhớ chứ…  Lúc  ở Quảng bình rỗi rãi nhớ nhiều . Từ lúc vào chiến đấu  không có  thời gian để nghĩ  ngợi  và  nhớ nữa.

     Chúng tôi nói  chậm và  ngắn  như  còn  dành thời gian để  suy tư.  Trong nỗi nhớ , tôi kể cho Minh   giờ phút  đoàn  tàu chở chúng tôi đi B  qua Hà nội.  Ngang  qua  phố  Trần phú,  Cửa nam, Sinh từ   rồi  ga Hàng cỏ  xuống phía Nam.  Đám  lính sống ở  Hà nội  thò đầu qua cửa sổ ném vội  mẩu giấy khi  tàu qua  đoạn chắn với dòng  địa chỉ và lời nhắn  “   Con  đã  đi B ngày ….  Bố mẹ giữ gìn sức khỏe nhé ”  rồi  gào lên  : “  Chuyển  hộ  lính  đi B !  Chuyển giúp nhé … ! “  trong tiếng ầm ầm của đoàn tầu  quân sự  chạy xuyên  qua  phố  lẫn trong tiếng còi  vang  báo  sắp vào  ga.  Tàu  lướt qua sân ga,  những bức thư  của lính  thả bay  bay  xuống sân  ga  – giờ này  chỉ còn  nhân viên  và  công nhân trực ca đêm .  Bức thư  viết vội,  loằng ngoằng  địa chỉ  người  gửi - người nhận  kèm theo dòng chữ  “   Chúng tôi đi B  - Nhờ  dán tem và  gửi  giúp  thư này  “ .  Sớm  nay  bất ngờ nhận lệnh  đi chiến đấu , chẳng còn làm được gì khác ngoài đóng gói quân trang – vũ khí rồi  tất  tả  hành quân ra  tàu.
 Đứng ở bậc lên xuống, tôi cố  nhìn  như muốn lưu lại con phố  thân quen.  Qua  chắn tàu  Kim liên,  một thanh niên cố phóng xe đạp đuổi theo , mắt dán theo  ô cửa sổ  tìm kiếm như thể đã nhìn thấy người  thân   trên chuyến tàu vậy.
     -   Lính tăng cường  bọn em huấn luyện cấp tốc rồi đi B luôn. Trước ngày  lên đường  được về thăm  nhà  chứ không như  quân cơ động  các
     anh.   Bom  đánh  sập các  cầu chính trên  QL 1  nên  chúng em chỉ  đi  ô tô vào ban đêm,  nhiều đoạn phải hành quân bộ.

    Yên lặng, chỉ nghe tiếng gió khua lá khô , hơi mát  của  sương đêm lan tỏa  .  Rồi Minh vỗ vào người tôi phá vỡ  tĩnh lặng.

    -   Hết chiến tranh, anh  định  làm  gì ?
    -   Anh sẽ đi học tiếp.  Có thời gian phải  về thăm  gia  đình nơi sơ tán cũ  . Chú  chủ nhà  đã lớn tuổi mà vẫn  lấy đi  lính,  được  vài tháng bổ xung cho chiến trường B5,  nghe nói đã báo tử . Chỉ còn  mình chị chủ nhà với 3 đứa nhỏ không biết  sống ra sao ?  Còn  mấy thằng bạn thân  nữa chứ ,  nhập ngũ   hết rồi mà chẳng có tin tức gì ?   Cô bạn gái ở nước ngoài  viết thư về   vẫn nhắc  sao không  gửi thư ?  Sao chẳng báo tin về các bạn bè …?  Nếu được ra Bắc chắc phải viết thư  cho các bạn nữa .

    -   Em mà về thì phải sửa lại nhà,  để  thêm phòng cho em gái ở,  nó bắt đầu học  cấp 3.   Rồi  còn đi làm để  phụ giúp  bố em.  Phương Bắc đâu hả  anh  ?  Mình  hướng  về  phương  Bắc  cho đỡ  nhớ đi anh.   

    -   Em  thấy chòm sao cái gầu không ?  Hướng theo cạnh lớn của nó  thẳng ra là sao Bắc đẩu đấy.  Nó đấy , kia kìa…
     -   Ôi  nó nhấp nháy sáng hơn những ngôi sao khác nhỉ ?   Ở trường , em  đã được học cách tìm sao, thế mà chẳng  nhớ  gì. Giờ  chỉ thích tìm sao Bắc đẩu thôi.
 
     Đêm  đã khuya,   không gian yên tĩnh trở lại.   Chợt  một ngôi sao sa  rạch  một  vệt sáng dài  rồi tắt lịm nơi  cuối trời.  Ngước lên, tôi chỉ cho Minh  ngôi Sao Bắc đẩu đang lấp lánh nơi phương xa,    chất chứa  bao niềm mong nhớ  của người lính.   Tôi  tưởng như  đang  ở nhà ?  Ồ, sao cái sân và khoảng trời như bé lại thế này ?  Mẹ và em gái ngồi chụm đầu bên cái bàn học … Đôi mắt người bạn gái với hàng ni cong  ngước lên như  nhắn hỏi …  Ừ mình  nhất định sẽ  về  học tiếp,  về nhà  và  gặp bạn bè .  Có nhiều việc  đang phải làm tiếp  …  Bao giờ  thì mình  được  trở về ?…
Loạt bom B52 đánh gần đã kéo chúng tôi trở về thực tại. Trong chớp mắt , cả hai đã lăn gọn trong hầm.   Tiếng bom dịch  xa dần, tiếng phản lực ào qua .  Nằm yên đi,  chắc còn loạt tiếp nữa đấy và  cả hai  thiếp đi .  Không biết  hai người lính  còn  mơ  tiếp  gì  trong đêm ấy ...

                                                                                                                      ( Còn tiếp )




Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 12 Tháng Chín, 2013, 03:20:24 pm


 
    KÝ  ỨC  NGƯỜI LÍNH
                                                                           
                                                                                                          
 NGUYỄN HỮU LUÂN


     Hai chúng tôi ngồi trên cửa hầm  ẩn   giữa  đồi  sim - mua .  Đêm tối  trùm  lên  vùng đồi khô cằn trải dài tới  triền núi phía Tây chỉ thấy màu đen đặc.  Trên cao  bầu trời  đen thẫm  dường như  rộng  ra  bởi  những ngôi sao lấp lánh tít xa .  Sau lưng dòng  Thạch hãn vẫn lững lờ chảy mặc cho trận chiến đang nóng bỏng bên  Tích tường  .  Ngồi quay lưng lại, vẫn  biết  pháo sáng đang soi  dọc sông bởi khuôn mặt  Minh  lúc ẩn  lúc  hiện  trong  bóng tối.   Lăn lộn  bao ngày,  đêm nay  chúng tôi mới có  phút  thư rỗi .   Ngồi  đối diện  nhau,  cả hai  có cảm giác thư  thái  chẳng chút  bận tâm  đang ở nơi chiến trận . Vẫn có những  chớp bom  phía  miền Tây –    nhưng  không khoan nổi  đêm đen  nên  dường như  xa lắm.  Lúc này đây chẳng có  bom – pháo nào quấy phá được người lính .  Không phải là coi thường,   nhưng  trận mạc  đôi khi cũng  dành  tặng cho họ những  khoảnh khắc  an bình . 
-   Anh  có nhớ nhà không ? Em mới vài tháng mà  nhớ  lắm Anh ạ.
-   Nhớ chứ…  Lúc  ở Quảng bình rỗi rãi nhớ nhiều . Từ lúc vào chiến đấu  không có  thời gian để nghĩ  ngợi  và  nhớ nữa.
Chúng tôi nói  chậm và  ngắn  như  còn  dành thời gian để  suy tư.  Trong nỗi nhớ , tôi kể cho Minh   giờ phút  đoàn  tàu chở chúng tôi đi B  qua Hà nội.  Ngang  qua  phố  Trần phú,  Cửa nam,  Sinh từ   rồi  ga Hàng cỏ  xuống phía Nam.  Đám  lính nhà  ở  Hà nội  thò đầu qua cửa sổ ném vội  mẩu giấy khi  tàu qua  đoạn chắn với dòng  địa chỉ và lời nhắn  “   Con  đã  đi B ngày ….  Bố mẹ giữ gìn sức khỏe nhé ”  rồi  gào lên  : “  Chuyển  hộ  lính  đi B !  Chuyển giúp nhé … ! “  trong tiếng ầm ầm của đoàn tầu  quân sự  chạy xuyên  qua  phố  lẫn trong tiếng còi  vang  báo  sắp vào  ga.  Tàu  lướt qua ga,  những bức thư  của lính  thả  bay xuống sân  ga  – giờ này  chỉ còn  nhân viên  và  công nhân trực ca đêm .  Bức thư  viết vội,  loằng ngoằng  địa chỉ  người  gửi - người nhận  kèm theo dòng chữ  “   Chúng tôi đi B  - Nhờ  dán tem và  gửi  giúp  thư này  “ .  Sớm  nay  bất ngờ nhận lệnh  đi chiến đấu , chẳng còn làm được gì khác ngoài đóng gói quân trang – vũ khí rồi  tất  tả  hành quân ra  tàu.
 Đứng ở bậc lên xuống, tôi cố  nhìn  như muốn lưu lại con phố  thân quen.  Qua  chắn tàu  Kim liên,  một thanh niên cố phóng xe đạp đuổi theo , mắt dán theo  ô cửa sổ  tìm kiếm như thể đã nhìn thấy người  thân   trên chuyến tàu vậy.
     -   Lính tăng cường  bọn em huấn luyện cấp tốc rồi đi B luôn. Trước ngày  lên đường  được về thăm  nhà  chứ không như  quân cơ động  các anh.     Bom  đánh  sập các  cầu chính trên  QL 1  nên  chúng em chỉ  đi  ô tô vào ban đêm,  nhiều đoạn phải hành quân bộ.
Yên lặng, chỉ nghe tiếng gió khua lá khô , hơi mát  của  sương đêm lan tỏa  .  Rồi Minh vỗ vào người tôi phá vỡ  tĩnh lặng.
     -   Hết chiến tranh, anh  định  làm  gì ?
     -   Anh sẽ đi học tiếp.  Có thời gian phải  về thăm  gia  đình nơi sơ tán cũ  . Chú  chủ nhà  đã lớn tuổi mà  vẫn  lấy đi  lính,  được  vài tháng bổ xung cho chiến trường B  nghe nói đã báo tử . Chẳng biết chị chủ nhà với 3 đứa nhỏ  xoay sở  sống ra sao ?  Còn  mấy thằng bạn  nữa chứ ,  vào lính mấy tháng rồi mà chẳng có tin  gì ?   Bạn bè  ở nước ngoài  viết thư về   vẫn nhắc  sao không  gửi thư ?  Sao chẳng báo tin về các bạn  …?  Nếu được ra Bắc chắc phải viết thư  cho  bạn nữa . Anh  nhất định sẽ về .
     -   Em mà về thì sẽ sửa lại nhà,  để có thêm phòng  cho em gái,  nó đã  học  cấp 3.  Rồi  còn đi làm để  phụ giúp  bố em.   Phương Bắc  phía nào  hả anh ?  Mình  nhìn  về  phương Bắc  cho đỡ  nhớ đi anh …
     -   Em  thấy chòm sao cái gầu   không ?   Hướng theo  cạnh lớn  thẳng ra  là  sao Bắc đẩu đấy.  Nó đấy,  ở kia kìa  .
     -   Em  thấy rồi.  Nó  lấp lánh hơn những ngôi sao khác … Trước đây,  được  học cách tìm sao mà chẳng  để ý.   Giờ  em   muốn  thấy   Sao Bắc đẩu thôi .
      Đêm  đã khuya,   không gian yên tĩnh trở lại.   Chợt  một ngôi sao sa  rạch  một  vệt sáng dài  rồi tắt lịm nơi  cuối trời.  Ngước lên, tôi chỉ cho Minh  Sao Bắc đẩu đang lóng lánh  như  chất chứa bao niềm mong nhớ  của người lính.  Nhắm mắt,  tôi  liên tưởng  như  đang ở nhà vậy.  Ồ,   cái sân và  khoảng trời  sao   thấy  hẹp .  Thấy  mẹ đang cặm cụi cùng  đứa em bên bàn,  thấy đôi mắt của người bạn học với hàng mi cong như  đang nhắn hỏi …  Ừ , mình  nhất định sẽ  về , còn  nhiều  việc  dang dở  đang chờ …   
Tiếng nổ của loạt bom B52 đánh gần  đã đưa chúng tôi trở về thực tại,  trong chớp mắt cả hai nhào gọn  xuống  hầm. Nằm chờ đi, sẽ còn loạt bom nữa đấy . Chúng tôi nằm và  thiếp đi,   không biết  những người  lính  chiến đã mơ tiếp  những gì trong  đêm ấy…
     Những tưởng  sẽ còn những đêm hàn huyên, nhưng  chiến trận chẳng chiều người lính.  Trưa hôm sau,  tôi có lệnh đi nhận nhiệm vụ mới.  Tiễn tôi xuống chân đồi Minh còn dặn
     -   Nếu ra Bắc Anh  đến nhà em nhé,  nhất định đấy.  Chẳng  biết  bao giờ em sẽ  được về nhà ?   Em  rất lo cho mẹ.  Nếu  Em không trở về…  Không biết mẹ sẽ ra sao  ?   và  Minh vẫn còn đứng đó  cho đến lúc cả hai  bị che khuất bởi những tán cây rừng ,   vượt qua mấy quả đồi  rồi  mà  vẫn vấn vương , biết  bao giờ  được gặp lại  ? … 
     Nhiệm vụ mới  vẫn ở Tích tường ,  tiểu đội đi  lập  bến vượt phục vụ bộ binh chốt bên bãi sông.  Đêm nay , bên  Tích tường  không nổ súng ,  lính  tiếp tế  đã qua sông từ chập tối . Đã  quá nửa đêm, ba  lính nằm  co mình trong hầm  trực chiến .  Pháo sáng rọi dọc sông ánh lên trắng lóa,   rõ  cả  hạt đất trên vách hào đỏ màu  phù sa  lẫn  những vệt rễ cây  đen thẫm.   Đã quen địa hình   và còn nắm được cả qui luật  pháo bắn,  đêm vượt  sông Thạch hãn như  bến đò ngang .  Thằng Hiện nằm phía trong đã ngủ từ lúc nào, tôi trực còn  thằng Thiện  không ngủ,  nằm ngửa nghĩ ngợi gì đó. Ngoái đầu sang phía tôi rồi  giọng trong  trẻo của  nó cất lên :
     -   Vào  chiến đấu anh  có  sợ  không ?   Trước khi nhập ngũ,  Bà nội đi xem bói  cho Em  rồi bảo “ Cháu  đi  đánh nhau  không  chết đâu,  đi rồi  sẽ về “ .   Ác liệt thế này , nhưng Em không thấy sợ. Em  được đặc cách tốt nghiệp cấp 3 rồi .  Hết chiến tranh  em  sẽ   học  nghề  tiếp.
Chỉ  có tiếng pháo bắn cầm canh “ Ùng – oàng “  lúc xa lúc gần ,  chợt rộ lên tiếng súng  tiểu liên “ Tặc tặc tặc tặc  …  “  vang lên bên kia sông  khiến chúng tôi  phải dõi theo.  Yên tĩnh trở lại, Thiện  lại tiếp
     -   Súng nổ không ròn bằng pháo Tết của em !  Pháo  em làm nổ  ròn cả băng  nghe đã tai, bán rất chạy.  Tết đến,    em  làm pháo  mang sang Nam định bán rất lời  anh ạ. 
     Trong căn hầm,  dường như chiến trận đang diễn ra chỉ   thoáng  qua  rồi cuộc sống thường nhật sẽ trở  lại.  Tôi lắng nghe  về ước muốn của nó :  rất gần thôi mà  không chạm vào được .
      Những  ngày  cuối năm này, không chỉ  chiến sự  mà thời tiết cũng đột ngột thay đổi . Cơn mưa  bởi gió Đông Bắc kéo  cả ngày  lẫn đêm . Mưa  giăng trên sông với gió lạnh  tràn về.  Đêm  vài đợt vượt  sông,  gần sáng  quần áo ướt quá, ai nấy rét run- co quắp cả tay. Cái lạnh đã ngấm tận ruột,   lính  đành  lánh tạm vào hầm tránh rét.  Tôi sát tay  vào ngực,  xoa mạnh hai tay cho đỡ cóng trong khi  thằng Thiện vớ ngay ống điếu  thuốc lào, bắn một phát  nhả khói khắp hầm rồi đẩy điếu cho thằng Hiện.  Hơi thuốc tỏa ra cũng mang  lại chút hơi ấm .  Thấy tôi co ro, thằng Thiện dúi cho tôi điếu thuốc  sâu kèn rồi bảo :
     -   Anh bắn một hơi đi , sẽ đỡ lạnh đấy.
Cố hít một hơi dài ,  người bỗng nhẹ bẫng,   như  đang bay-  lơ lửng, lắc lư chẳng còn biết gì nữa . Ôi!  Say thuốc  sướng thật. Nghe thoảng thoảng hai thằng nói với nhau :
     -   Con gái  nó chúa ghét bọn hút thuốc lào đấy . 
     -   Sao mày biết ?
     -    Bạn gái tao nó bảo, con trai hút thuốc  lào mồm hôi lắm. Tao mà hút thuốc lào  nó  không chơi  đâu . Rõ  là tiếng nói của  thằng Thiện rồi  tôi lại bồng bềnh  trong cơn say.
     -   Đã yêu chưa ?
     -   Chưa. Hai đứa mới thích nhau thôi. Ngày nào nó cũng muốn  được tao đèo đi học.
     Lơ mơ say,  nghe  thằng Thiện nói  quên hết  chúng tôi  đang đối mặt với bom – pháo và cái chết rình rập .  Mà dường như  cái chết cũng không làm nó  sợ,   sự vô tư, vui tính của nó đã xua đi  gian khổ và khốc  liệt nơi chiến trường .
Lại nhận lệnh mới,  Tiểu đội được tăng cường  để  lập thêm bến vượt   tại Như  lệ.  Nhóm xuống Như  lệ  có thêm    Lê văn Huỳnh .  Huỳnh là  lính sinh viên  ĐH xây dựng bổ xung cho C tôi  đợt cuối tháng  8/72 .   Sau chiến dịch  bảo vệ thành cổ Quảng trị, ra củng cố Huỳnh được biên chế vào tiểu đội   tôi.   Gặp mặt nhau trong đêm , sáng ra  đi đào hầm .   Tôi có  cảm nhận về Huỳnh :  nói ít,  trầm mặc  và rất  khác  lạ.   Sau dáng thư sinh kia,  đang  ẩn chứa  điều gì  ?    Lời giải đáp đã rõ khi  tôi đọc được    “  bức thư gửi lại “ cùng cuốn sổ tay cất dưới đáy ba lô  của  Huỳnh. 
 
                             “              Quảng trị  11/9/72
                                         Toàn gia đình kính thương !

Hôm nay con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng phòng khi  đã “đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất ” thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột …      “


     Khi  dự cảm thấy  mình sẽ hy sinh  Huỳnh  lặng lẽ  thực hiện  :   viết  để gửi  lại  ước  muốn cùng lời nhắn nhủ  tới những người  thân yêu   và  sẵn sàng    “  sống trọn đời cho tổ quốc  “   …   Ôi !   Lính SV  vậy đấy . 
     Những ngày cuối năm 1972 ,  Noen rồi năm mới ,  chiến sự ở Như  lệ  càng ác liệt .  Giành giật nhau từng mét đất  quanh các  “  chốt “ .   Đêm  đêm ,    tôi – Huỳnh – Thiện  trên  chiếc  xuồng  cao su  qua sông  sang  chốt  Như  lệ .  Ba người lính trên cùng một thuyền  mang  suy  tư  khác nhau vượt  sông vào    chiến trận  …  không  thấy ai  run sợ.
Vẫn biết  chiến tranh là tàn khốc  Nhưng !  không  thể ngờ …. Thiện ơi, Huỳnh ơi,   Lan  - Chuyên ơi ! Không thể , không thể sống lại những đồng đội sướng khổ - vui buồn  cùng nhau ấy.  Quả đạn pháo đã  trúng  chiếc thuyền của  tôi ,  mình  tôi  -  người  duy nhất  sống sót .  Tôi đi đầu để kéo thuyền xuống  sông ,  mảnh  pháo  chỉ sượt  qua  người  xé rách áo te tua và găm mảnh vào vai phải  .  Bốn người còn lại  hứng trọn toàn bộ  mảnh đạn  pháo,   không rõ  ai đó  còn  kêu   lên  “ Cứu tôi  “ trong phút hấp hối mà tôi nghe trước khi ngất đi.

 
“ Bức thư gửi lại “  của LS LÊ VĂN HUỲNH  tại bảo tàng thành cổ Quảng trị

(http://farm4.staticflickr.com/3792/9730791470_c6b52eb34c_c.jpg)

     Trạm quân y tiền phương ở Cam lộ chật cứng thương binh  nằm chờ đêm xuống.  Quá nửa đêm, thương binh  nặng đặt  nằm giữa thùng  xe vận tải ,  các lính thương nhẹ  bao bọc  quanh . Xe chạy  theo  QL 9  lên miền Tây Quảng trị , vượt sông Bến hải  ra quân y viện  Vĩnh linh .   Cùng trong   tốp chuyển thương tôi gặp  người  lính cùng đại đội với Minh. 
     -     Anh hỏi Minh – liên lạc đại đội phải không ?  Hy sinh  ở Tích tường rồi  anh ạ.
     Cảm giác đau  đớn trào lên,   không còn biết đau  ở đâu nữa .
28 tháng chạp -  Tết Quí Sửu  1973  sắp đến.  Tôi chậm chậm bước trên phố Hà nội,  rẽ vào cái ngõ nhỏ hỏi thăm nhà Minh. Ngôi nhà cửa khóa, hàng xóm bảo cả nhà đi sơ tán B52  vẫn chưa  về,   có lẽ   phải sau Tết .
Tần ngần trước ngôi nhà .  Viết thư báo tin à ? Viết gì đây -  Minh vẫn đang ở Quảng trị hay  đã hy sinh rồi ? …
 Phố xá vắng vẻ, mưa xuân bay lất phất như rắc bụi  trên phố. Tết đang gõ cửa mọi nhà . Làng pháo Bình Đà  bận rộn chuẩn bị  lễ bắn pháo Bông trong đêm giao thừa ở Hồ Hoàn Kiếm.  Năm mới với   mùa xuân hòa bình đầu tiên đang  về  trên ngõ phố của Hà nội. Những người thân của lính chiến vẫn đang ngóng chờ  tin họ, hẳn là vậy mà .  Và bức thư đã viết  không  bao giờ được gửi như  cố giữ lại chút  hy vọng mong manh ấy.
     Điều dễ lý giải nhất  ta thường nói với nhau  “  Số mệnh  và  sự may mắn  ”  và tất cả  cùng đồng thuận như  vậy.   Nhưng điều đó là bởi những người  còn đang sống nghĩ  và nói vậy ,  còn những phía khác nữa thế nào ? …  Có phải  các vị thần muốn thể hiện uy quyền của mình  :   “  Cho cái bọn biết sợ  và nợ việc  ở  lại để  chúng  còn  ‘cày’ ,  bắt  chúng nó lúc nào mà chẳng được  “ .   Cái mũi lưỡi  hái đã sượt qua cổ, ngực và ngoặc vào  vai rồi tuột ra,  để  nó  còn “ cày “   trả nợ  đã .
     Hòa bình về ,    tốp lính  SV  đã về học tiếp   gặp lại nhóm bạn  phổ thông .  Chúng tôi hàn huyên về thủa học trò,  chuyện chiến đấu của lính,  kể  tiếp những  câu  chuyện  bị gián đoạn  bởi chiến tranh   những  điều  còn chưa  kịp nói …  Nhắc chuyện lúc  ở chiến trường,   nhớ  bạn bè,   nhớ  đôi mắt với hàng mi cong …   Người  bạn gái  tháo kính cho  bọn chúng tôi  ngắm.  Nhìn  vào đôi mắt,   ký ức về người   lính và dòng Thạch hãn năm xưa chợt hiện ra .  Thấy tôi chững người ,   cô  bạn  ngạc nhiên hỏi
     -   Sao  vậy,   Mắt mình không đẹp nữa à ? 
     -   Vẫn đẹp  chẳng hề  thay đổi,  mà nó  còn  gợi  nhớ   lúc mình  đang ở nơi  chiến trận.
Tôi nhìn vào đôi mắt,    thấy  một dòng sông mênh mông với chiếc thuyền bơi  dưới làn đạn.   Những những quả đồi  chợt bùng lên  chớp lửa – khói bom  kéo dài  và hình ảnh  người đồng đội đã  vĩnh viễn  nằm lại trên mảnh đất TÍCH TƯỜNG _ NHƯ LỆ  năm ấy …  ký ức về cuộc chiến  ùa về  khiến tôi nao lòng.
     Những người lính chúng tôi vậy đấy,  chẳng thể quên được những ký ức  chiến trận năm xưa. .. Rồi  tôi  tự nhủ :  Mình sẽ về thăm lại những vùng đất đã chiến đấu,   thắp hương cho đồng đội đã hy sinh –  những ngôi mộ “ chưa biết tên “  và  những người ngã xuống  vẫn còn chưa tìm thấy .  Gánh lấy , “ cày “  nốt những việc còn dang dở .  Nói thay cho những người lính:   Những điều muốn nói  mà chẳng còn ai nghe thấy  được .  Ừ -  vậy  nên các vị thần  đã đưa ta vượt qua  cửa tử để  còn có  thợ  tự nguyện  ‘ cày ’  suốt  đời và tôi  vẫn tâm niệm vậy đấy.
 
       
                                                                                                                                  Hà nội,   9/2013


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 24 Tháng Mười Một, 2013, 11:41:10 am
                                       
   CHUYỆN VỀ BẾN VƯỢT TÍCH TƯỜNG  1972     


   Sau  chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng trị ( 16/9/72), E95/325  rút ra Cam lộ củng cố - bổ xung quân.  Đầu tháng 10/1972 ,  trung đoàn  trở lại  phòng thủ bờ Bắc Thạch hãn  từ An đôn đến Phương thúy  đối diện bên sông  F312  chốt giữ  Tích tường - Như lệ - Đá đứng  lên đến động Ông Đô .
Hỏa lực của đối phương được yểm trợ của Mỹ chiếm ưu thế trên toàn bộ  mặt trận Quảng trị.  Pháo  bắn ngày đêm, B52 rải thảm cường độ cao.  Ngày  máy bay OV10  trinh sát  theo dõi , đêm pháo sáng rọi trắng  sông từ  lúc chập tối cho đến sáng.  Trận chiến tại Tích tường - Như lệ ác liệt  không  kém  thành cổ Quảng trị .
Đối diện Tích tường - Như lệ,  những  đoạn địa hình là bãi lở  dốc đứng khó vận động đều gài mìn chống đột kích.  Còn lại bộ binh e95  lập căn cứ, xây dựng tuyến phòng thủ  bên bờ Bắc,  chốt bộ binh chạy  dọc  sông THẠCH HÃN . Đầu tháng 11/72 bắt đầu triển khai chiến đấu “ chốt”  bên bờ Nam, nhu cầu hỗ trợ  vận chuyển  qua sông  của đơn vị hỏa lực, thông tin, trinh sát,  vận tải  cần lập bến vượt tại Tích tường.
Khoảng trung tuần tháng 11/72,  Tiểu đội tôi  ( A6/C17/E95 )  nhận lệnh phối thuộc  với bộ binh ,  lập bến vượt  phục vụ K5/E95 triển khai  chiến  đâu    tại  TÍCH TỪỜNG – bờ Nam sông Thạch hãn. Tình hình bố phòng tại lúc đó như sau :
Tại Bãi  bồi Tích tường –  là nơi giao chiến ác liệt của cả hai phía.  Các “ chốt” nằm lẫn ở khu rừng Mít và trên ruộng tại bãi bồi.  Tuyến  chiến đấu  của  K5/ E 95  từ  phía cuối bãi bồi xuôi dòng về thị xã Quảng trị ,  từ bãi bồi ngược lên  Như lệ  là tuyến phòng thủ  của  F312 . 
Bến vượt của C17/ 95 tại Tích tường  hỗ trợ chiến đấu  cho  bộ binh E95  bên bờ Nam Thạch hãn.  Lính công binh C17 chúng tôi  đã không vào khu bãi bồi này cho đến trước sự kiện  xảy ra tại Tích tường.

   Vào  một buổi chiều,  trong lúc chúng tôi chuẩn bị vượt sông thì phát hiện có người bơi từ bờ Nam  sang  chốt của K5.  Lính chốt  đã   bắt giữ  “ lính lạ “ khi  vừa  chạm bờ. Anh ta khai là thuộc đơn vị bạn -  chốt tại bãi  Mít – đại đội  hiện chỉ còn 4 người đã không được tiếp tế  mấy ngày nay.  Đơn vị cử  “ lính” qua sông  xin  tiếp tế lương thực.
Chúng tôi đã cấp lương thực và chở người “ lính lạ “ sang sông ngay chập tối đó – Đến nửa đêm , có một lính đến báo tin cho  chúng tôi  tại bến vượt phía bờ Nam:   lính  bơi qua sông  lúc chiều để  dò tìm đường tránh  khu vực cài mìn bên bờ Bắc.  Sau khi biết đường,  anh ta đã cùng 2 người của đại đội  đã bỏ trốn trong đêm –  lính báo tin là người duy nhất của chốt ,  hiện chốt “ bãi mít “ đang bỏ trống. (  Lính  cũng có lúc sợ mà bỏ chốt đấy  ??)
   Đêm đó,  K5 / 95 đã điều quân sang  chốt “ Bãi Mít”,  E95  chính thức tham chiến trên toàn tuyến và  giữ chốt tại Tích tường  và  “ chốt”  tại đây cho đến khi hiệu định ngừng bắn 1/1973 có hiệu lực.  (  Xem truyện  :  Người lính ở chốt bãi Mít Tích tường ).

   Liên quan đến lập bến  vượt Tích tường còn chuyện về kết nạp Đảng của tôi:
   Tiểu đội  chúng tôi đang  cùng bộ binh K6  ở gần Tích tường . Buổi chiều,  tôi được gọi  lên sở chỉ huy tiểu đoàn  để nhận lệnh trực tiếp .  C trưởng gọi qua điện thoại lệnh tôi đưa toàn tiểu đội về cứ nhận nhiệm vụ mới ( không nói là nhiệm vụ gì ) - Về cứ sẽ biết.  Đại đội C17 đang ở Khe CÓC - Quãng đường đi từ Tích tường về cứ phải hành  quân hết đêm mới tới. Linh tính là tiểu đội mình sẽ phải nhận nhiệm vụ quanh đây nên Tôi phân vân.  Phải hỏi được thông tin, tôi nghĩ vậy ? Thấy liên lạc tiểu đoàn đang ngồi trong hầm - tôi ngoắc tay kéo ra ngoài và hỏi  " Em nghe thấy điện thoại trao đổi bọn anh nhận nhiệm vụ ở đâu ?  “ - Cậu liên lạc nói nhỏ " Bọn anh xuống lập bến vượt Tích tường "
 Nghe xong tôi " choáng " luôn . Tiểu đội đang ở TíchTường  mà phải đi về CỨ rồi  lại hành quân ngược trở lại TT.  Nghĩ mà ức đến tận cổ, tôi lẳng lặng ra ngoài về, vừa  thương lính , vừa lo an toàn .  Làm thế nào đây ?  rồi phải đảm bảo an toàn cho " lính " nếu đi đêm - B52 đánh đêm hay rải  trên đường này lắm.
     Họp cả tiểu đội lại tôi nói " Có lệnh chúng  ta phải về cứ gấp để nhận nhiệm vụ mới  " xét thấy nếu đi đêm không đảm bảo an toàn, tôi yêu cầu Tiểu Đội chuẩn bị,  sớm mai hành quân về cứ ”
 Chúng tôi hành quân lúc mờ sáng.  Giữa trưa,  đến một khu vực có hầm - đây là chỗ nghỉ trên  dọc đường hành quân của các đơn vị. Tôi cho lính dừng và nấu ăn trưa.
  Chừng mươi phút tôi thấy lính của mình chỉ chỏ. Nhìn ra thấy Đại đội trưởng cùng liên lạc đang đi vào chỗ chúng tôi đang nghỉ. Chỗ này là  được nửa đường nên khi đến đây hầu hết phải nghỉ lại.
 Tôi đi xuống đón ĐĐT và báo liên lạc tới chỗ tôi nghỉ ,để ăn cơm cùng.
 ĐĐT lôi tôi vào một hầm trống gần đó rồi hỏi;
  - Sao đêm qua  đ/c không cho tiểu đội về cứ ngay ?
  - Báo cáo ĐĐT,  theo  qui luật B52 đánh đêm đảm bảo an toàn cho tiểu đội  không thể hành quân đêm.   Biết lệnh gấp nên đã hành quân sáng sớm nay.
Nghe cũng có lý nên không bị " quạt " nữa - nhưng  Đtrưởng nhấn mạnh   :  " Nếu Cậu đưa tiểu đội về cứ  đêm qua thì sáng nay Đại đội  sẽ kết nạp CẬU vào Đảng.  Giờ thì phải hoãn lại để thử thách tiếp -  Cậu cùng tiểu đội nhận nhiệm vụ lập bến vượt tại TÍCH TỪỜNG ,  tiểu đội hoạt động độc lập  và cậu phải hoàn thành nhiệm vụ .  Cậu viết lại lá đơn xin gia nhập Đảng,  lá đơn này viết chưa đạt yêu cầu  (  cũng  cần có lý do gì gì chứ  ?  )  Tôi cầm lá đơn rồi cất vào ba lô.
    Ăn cơm xong , chúng tôi quay trở lại Tích tường, vừa đi vừa  nghĩ trong đầu -  Đêm qua mà  đưa tiểu đội hành quân về thì liệu có còn ai  không ?  Mà vì sao C trưởng bắt tiểu đội mình phải về cứ nhỉ ?  Có phải vì Ô. sợ phải đi xuống mặt trận,   sợ chết  thì phải  ?   ( C17  thời gian này lính đi phối thuộc với bộ binh hết, chỉ có Ban chỉ huy đại đội ở  lại cứ, cách xa mặt trận ) .
 Chiến đấu ở bến vượt Tích tường rồi chuyển xuống bến Như lệ cho đến khi bị thương rồi ra Bắc. Cái lá đơn nằm trong ba lô theo tôi đến tận hôm nay như  một kỷ niệm về cuộc chiến đấu ác liệt tại  Tích tường – Như lệ  1972 của người lính.
   
   Cái lá đơn ấy gắn với kỷ niệm về bến vượt Tích tường  đã  được 41 năm  rồi ,  Nó  đây :

        (http://farm8.staticflickr.com/7441/11021614116_cae318e02e_c.jpg)





Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 16 Tháng Mười Hai, 2013, 08:48:00 pm
  GẶP MẶT  CCB  E95   HÀ NỘI    

     Chủ nhật 15/12/2013,  dù mưa và lạnh  nhưng hội trường khách sạn KHĂN QUÀNG ĐỎ  vẫn  đông  các CCB E95 tới dự  buổi gặp mặt.  Nhiệt tình tham gia  còn  có đại biểu CCB của các tỉnh bạn :   Vĩnh phúc, Hòa bình, Thanh hóa, Hưng yên .  Các  cựu chỉ huy của tiểu đoàn K4,  K5, K6 đã  không quản giá rét và tuổi cao, phần nhiều  đã qua tuổi  70 –  cái tuổi  “ thất thập cổ lai hy “  cũng tới dự.
    Chủ tịch đoàn ngoài những người kỳ cựu  :  Chủ tịch ban liên lạc - nguyên E trưởng 95 ( 73-74)   Dương Trọng Trầm . Phó chủ tịch,  Bác sỹ - thầy thuốc nhân dân  Nguyễn Văn Khanh còn có gương mặt mới Nguyên E trưởng 95 ( 75- 77)   Bùi Văn Đắc

   (http://farm4.staticflickr.com/3786/11402034393_41ac5644d0_c.jpg)

 
Chủ tịch đoàn : ( ngồi –từ trái sang phải  :  Đắp, Trầm , Khanh )

     Thay mặt  ban liên lạc CCB E95,  Bác sỹ - thầy thuốc nhân dân NGUYỄN VĂN KHANH đọc báo cáo, kết quả  của Ban liên lạc E95 và các CCB e95 đã thực hiên trong 2 năm qua  trong việc hỗ trợ và tìm kiếm liệt sỹ cũng như  tư vấn  chính sách cho CCB-  nêu  những việc cần  làm tiếp  của CCB E95.

   (http://farm8.staticflickr.com/7403/11402097633_66e8a50aa9_c.jpg)

     Cuộc gặp mặt cũng tiến hành  bầu BLL cựu chiến binh E95 tại Hà nội trong nhiệm kỳ mới gồm :
    Chủ tịch danh dự  - nguyên E trưởng 95 ( 73-74)      Dương Trọng Trầm
    Chủ tịch ban liên lạc - nguyên E trưởng 95 ( 75-77)   Bùi Văn Đắc
    Phó chủ tịch :   Bác sỹ - thầy thuốc nhân dân  Nguyễn Văn Khanh  và  Đại tá Đặng Đức Qui
    7 ủy viên BLL  gồm ; Dũng, Thái, Thành và UV của K4, K5, K6 và khối trực thuộc.

     Toàn  cảnh cuộc gặp mặt tại hội trường

   (http://farm6.staticflickr.com/5515/11402066624_ac4cb421f7_c.jpg)




Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: tranphu341 trong 17 Tháng Mười Hai, 2013, 07:42:15 pm
            Chào bác nguyenhuuluan! Chào các bác! Chuyện kể của bác về những ngày tháng năm72 tại QUảng Trị và Sau những ngày đỏ lửa tại Thành Cổ. Tích Tường Như Lệ thật hay thật hấp dẫn.

            Tôi cùng tuổi bác cũng là lính chiến tại Quảng Trị nhưng lúc đó lại được bảo vệ vùng Vinh Linh bờ Bắc sông Bến Hải nên không được cái " May mắn" tham dự trong những ngày đỏ lửa đó. Tờ đơn xin vào Đảng của Bác còn giữ được thật quý giá nó là minh chứng thật hùng hồn cho thế hệ mình lúc đó. Đảng lao động Việt Nam. Chúng mình vào Đảng để sẵn sàng cống hiến cùng sự hy sinh cho Độc Lập Tự Do của Tổ Quốc. Chứ không như các Đảng viên hoặc đúng ra một số Đảng viên Đảng Cộng Sản "xôi thịt" như bây giờ.

           Tranphu341 vô cùng khâm phục bác. Chúc bác cùng đại gia đình luôn có nhiêu sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống và kể tiếp những trang sử hào hùng một thời của anh em mình! Kính bác!


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 19 Tháng Mười Hai, 2013, 10:18:25 am

 
@Tranphu341,

    Cảm ơn Bạn Tranphu341 đã  đọc những bài tôi viết ,  và  có thêm cả những lời động viên để  tôi  tiếp tục  những câu chuyện về cuộc chiến đấu của  đồng đội  C17 - E95   tại Quảng tri 1972.  có những bài viết tôi đang phải sưu tầm lại tư liệu vì sau hơn 41 năm các CCB của C17  không còn nhớ nữa -
    Chúc Tranphu341 và gia dình sức khỏe và nhiều niềm vui trong cuộc sống.
   


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 20 Tháng Bảy, 2014, 03:25:45 pm
      
  Trận đánh chốt của C17/E95 và những liệt sỹ chưa tìm thấy  


      Chiến sự  tại Tích tường – Như  lệ  ác liệt và đẫm máu  sau chiến dịch Thành cổ Quảng trị.  Trung đoàn  95 tham chiến tại đây từ đầu tháng 10/72,   giai đoạn cuối  12/72  cho đến cả sau  ngừng bắn 1/73 càng  ác liệt –  trung đoàn   dốc toàn bộ lực lượng  giữ và lấn chốt trên mặt trận này .
  C17/95 nhận nhiệm vụ phối thuộc bộ binh K5, K6 ở Tích tường và  K4 ở Như lệ   Khoảng thời gian  18-20/1/73,  C17 nhận nhiệm vụ dùng  bộc phá  đánh chốt – một chốt  rất khó tấn công phía Tích tường  gần khe Như lệ -  nơi nhánh sông  chảy ra Thạch hãn  .
Trước  khi  thực hiện  nhiệm vụ này,  đạị đội  17 đã có  hai bến vượt phục vụ  bộ binh ở Tích tường – Như lệ ,  duy trì một tổ chiến đấu  phóng  MÌN- ĐẠN  vào  chốt  bên Như lệ .
    Nhiệm vụ phá chốt được giao cho Tiểu Đội 2/ B1 ( B chiến đấu)  do Được phụ trách  .  Nguyễn Trần Được  là sinh viên ĐH xây dựng , T8/72  bổ xung vào C17/E95  – tham gia Chiến dịch  thành cổ Quảng trị,  rồi  vào Tích tường – Như lệ.
Nhóm đánh chốt chuẩn bị sẵn  02  gói bộc phá, vượt sông tại Tích tường theo  dẫn đường của trinh sát tiểu đoàn bộ binh vào chốt . Tới  gần  vùng  bên  đối phương, Được  phân  công  Huỳnh  ở lại cảnh giới, yểm trợ nhóm khi rút ở bãi sông .  Nhóm chia thành 2 mũi :  mũi 1 do Tiểu đội trưởng trinh sát  cùng 2 lính bộ binh  tiểu đoàn  ( K5 hoặc K6 ) cùng với  Được  bò trên mặt đất đi trước vào  chốt,  mũi 2 là tốp của lính của C17 mang bộc phá  đi dưới  khe Như lệ do Thái  phụ trách.
Tiến  gần đến chốt thì  phía trên  có súng nổ.  Không  rõ  mũi 1 đã  bị phục kích hay  trúng mìn.  Thấy lộ,   nhóm đi dưới sông dừng lại rồi rút ra.  Đến  phía bãi sông , cả nhóm  lui về chỗ Huỳnh cảnh giới  nằm chờ.  Hồi lâu vẫn  không thấy người nào  mũi 1 ra , Thái cho rút về vị trí tập kết .  
     Sau ngày ngừng bắn 27/1/73  -  các vị trí chiếm giữ của 2 phía đã cắm cờ xong,   nhóm lính C17  sang tìm Được tại nơi đã xảy ra chiến đấu. Do địa điểm LS hy sinh nằm  trong vùng của lính VNCH  chiếm giữ ,  anh em có  nhìn thấy  LS  hy sinh nằm trên đất nhưng cũng không thể  đến tận nơi , có  nhờ lính VNCH đang giữ chốt lấp đất chôn hộ  ( đã  không lấy được thi hài  LS ra cũng như không chôn cất được đồng đội ).
Khu vực này sau đó vài ngày chiến sự lại tiếp diễn trở lại nên  cũng không có điều kiện trở lại. Những LS đã hy sinh trong trận này ngoài Nguyễn Trần Được  còn có 3 LS là tiểu đội trưởng trinh sát và  02  CS bộ binh ( K6 hoặc K5 )  mà chúng tôi  không  biết tên.
Nhiều lần  đi tìm hài cốt LS Được, dịp  27/7/2012  nhóm CCB- C17 cùng với Thái  đã tìm  đến nơi đã xảy ra cuộc chiến đấu và hy sinh của LS Được cùng với LS bộ binh. Với thông tin đã thu thập trong quá trình tìm kiếm:   khu vực là vườn rau giáp ranh với  đất canh tác,  có nhiều gò đất  cao bao quanh  không  tìm thấy dấu mốc cụ thể nào.  Hiện có 2 khả năng  :
      -   Trong quá trình canh tác ,  Nếu dân có thấy hài cốt LS  thì  đã  qui tập về nghĩa trang xã Hải Phú- Hải lăng dạng mộ LS chưa biết tên ( khi  hy sinh nhờ lính đối phương chôn hộ - không rõ ở đấy hay mang ra địa điểm khác ).
     -   Nếu chưa thấy thì còn nằm trong khu vực này nhưng chưa  thể  tìm ra do  địa hình  đã thay đổi nhiều và không có  mốc căn cứ để tìm – đào.

   Các CCB – C17 hiện  đang tìm kiếm  LS Được cùng các LS khác đã hy sinh tại đây.

      BÃI  TÍCH TƯỜNG – Nơi trận chiến  ác liệt cuối 1972 – 1973   (   nhìn từ bờ Bắc sông Thạch hãn )


         (http://farm8.staticflickr.com/7190/6994932146_2a1a0077b4_c.jpg)


      Khe NHƯ LỆ   chảy ra Thạch hãn    và    Cầu Như lệ  


         (http://farm9.staticflickr.com/8168/6994932258_4f61b25940_c.jpg)







Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: quangcan trong 01 Tháng Tám, 2014, 01:09:01 pm
Xác địnhh vị trí Đồi Cháy, Tích Tường Như Lệ, Quảng Trị 1972:

Chú Luân ơi! Đồi Cháy nằm gần ngay sát Đồi Chè mà,  ;D.
Vị trí Đồi Chè thì chú đã xác định được rồi đấy ạ!
nguồn link:  đây (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,23382.msg457123.html#msg457123)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 01 Tháng Tám, 2014, 03:02:06 pm
Xác địnhh vị trí Đồi Cháy, Tích Tường Như Lệ, Quảng Trị 1972:

Chú Luân ơi! Đồi Cháy nằm gần ngay sát Đồi Chè mà,  ;D.
Vị trí Đồi Chè thì chú đã xác định được rồi đấy ạ!
nguồn link:  đây (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,23382.msg457123.html#msg457123)

  @quangcan,

  Ở thôn Như lệ có 02 địa danh do lính chiến 1972 đặt tên đã lưu danh là :  đồi Cháy và  đồi Chè .
  -   Đồi Cháy- tên do lính F312 đặt   trong giai đoạn chốt tại đây 9/72 (  Tkhao :http://tennguoidepnhat.net/2013/03/13/em-quan-duoi-chan-doi-chay/ hay http://uttroi.blogspot.com/2010/10/le-khanh-thanh-bia-tuong-niem-cac-liet.html )  là cái đồi hiện có bia tưởng nệm các liệt sỹ của f312  ,   Cạnh trường học

   Trước kia và hiện nay dân vẫn gọi là đồi Chè
 
 - Đồi  Chè  -  tên do lính F325 đặt trong giai đoạn 10/72   sát sông Thạch hãn.  Luân và TTNL đã xác định và  ghi trên bản đồ CĐ của  f325,   hiện  để hoang chỉ có cây cỏ mọc.   

Hai quả đồi  là KHÁC NHAU  nhưng hiện nay có một số CCB ,  thân nhân LS và người dân nhầm cho nó là 1 .  Hiện Luân đang tìm  ví trí  của Đồi Cháy của F312 để có thể chú giải trên bản đồ cho mọi người không bị nhầm lẫn nữa .

  Một CCB đã trả lời bạn đọc trên diễn đàn là (    trích  dẫn :
.... Đồi Cháy, Đồi Chè, Đồi Sắn hay như bây giờ người dân Như Lệ gọi là Đồi Mít vẫn chính là nó thôi mà.
 Hay :  ....Năm nào cũng vậy cứ vào dịp 27-7 thì cả 2 gia đình đều cử người vào Như Lệ thắp hương ở nơi các anh đã nằm xuống. Người thanh niên nọ khẳng định với chúng tôi là ở Như Lệ không có địa danh nào gọi là đồi Cháy mà chỉ có đồi Chè mà thôi, chính anh trai của anh đã hy sinh ở đó.

Quangcan có biết vị trí đồi Cháy   thì cho tin , hiện Luân chưa biết chính xác vị trí trên bản đồ.

   nguyenhuuluanc17



Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: quangcan trong 01 Tháng Tám, 2014, 04:06:36 pm

  Ở thôn Như lệ có 02 địa danh do lính chiến 1972 đặt tên đã lưu danh là :  đồi Cháy và  đồi Chè .
  -   Đồi Cháy- tên do lính F312 đặt  trong giai đoạn chốt tại đây 9/72 (  Tkhao :http://tennguoidepnhat.net/2013/03/13/em-quan-duoi-chan-doi-chay/ hay http://uttroi.blogspot.com/2010/10/le-khanh-thanh-bia-tuong-niem-cac-liet.html )  là cái đồi hiện có bia tưởng nệm các liệt sỹ của f312  ,   Cạnh trường học

   Trước kia và hiện nay dân vẫn gọi là đồi Chè
 
 - Đồi  Chè  -  tên do lính F325 đặt trong giai đoạn 10/72   sát sông Thạch hãn.  Luân và TTNL đã xác định và  ghi trên bản đồ CĐ của  f325,   hiện  để hoang chỉ có cây cỏ mọc.  

Hai quả đồi  là KHÁC NHAU  nhưng hiện nay có một số CCB ,  thân nhân LS và người dân nhầm cho nó là 1 .  Hiện Luân đang tìm  ví trí  của Đồi Cháy của F312 để có thể chú giải trên bản đồ cho mọi người không bị nhầm lẫn nữa .

  Một CCB đã trả lời bạn đọc trên diễn đàn là (    trích  dẫn :
.... Đồi Cháy, Đồi Chè, Đồi Sắn hay như bây giờ người dân Như Lệ gọi là Đồi Mít vẫn chính là nó thôi mà.
 Hay :  ....Năm nào cũng vậy cứ vào dịp 27-7 thì cả 2 gia đình đều cử người vào Như Lệ thắp hương ở nơi các anh đã nằm xuống. Người thanh niên nọ khẳng định với chúng tôi là ở Như Lệ không có địa danh nào gọi là đồi Cháy mà chỉ có đồi Chè mà thôi, chính anh trai của anh đã hy sinh ở đó.

Quangcan có biết vị trí đồi Cháy   thì cho tin , hiện Luân chưa biết chính xác vị trí trên bản đồ...

Ồ thế ạ, cháu vừa xem lại, động vào mấy cái đồi này hóc phết, không khác gì tìm cao điểm 105 năm, điểm cao 105 nam ngày trước. Nào là Đồi Chè, Đồi Cháy, Đồi 12,7; Đồi Cây Sung, Đồi Cây Mua, ... loạn xạ,  ;D. Có lẽ phải dựa vào tài liệu này của F312 mới được chú ạ.

(http://i1073.photobucket.com/albums/w391/quangcan1/luantrang_zps05299d50.jpg~original) (http://s1073.photobucket.com/user/quangcan1/media/luantrang_zps05299d50.jpg.html)

Bổ sung thêm Đồi Xanh, Đồi Nhọn, Đồi Quan sát, Đồi Chóp Nón ạ,  ;)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: quangcan trong 01 Tháng Tám, 2014, 04:35:01 pm
Lấy cái này mà đối chiếu chú ơi!

(http://i1073.photobucket.com/albums/w391/quangcan1/luantrang2_zps002368b3.jpg~original) (http://s1073.photobucket.com/user/quangcan1/media/luantrang2_zps002368b3.jpg.html)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 06 Tháng Tám, 2014, 03:15:48 pm
   

         ĐỒI CHÈ/ ĐỒI CHÁY/ NHƯ LỆ  -  NHỮNG ĐỊA DANH  LƯU DẤU  BI HÙNG CỦA  LÍNH QUẢNG TRỊ 1972  


       Những ngày kỷ niệm hay tháng 7 tri ân liệt sỹ, những người thân của lính viếng thăm nơi trận chiến  Quảng trị 1972, thắp nén hương cho những người đã khuất. Họ hỏi thăm về địa danh đồi CHÈ, đồi CHÁY thôn NHƯ LỆ - QUẢNG TRỊ.  Dân  người biết, người không nhưng vẫn nhiệt tình chỉ bảo, không biết có đúng không nhưng nhiều người vẫn cố gắng tìm đến bằng được chẳng quản khó khăn vất vả.   
Đồi Chè – đồi CHÁY thôn NHƯ LỆ  là Một hay là Hai địa danh khác nhau ?  Đến cả CCB cũng còn khó  nữa là những người dân thường hay người lần đầu đi thăm viếng.
  Mọi người hỏi nhau :
  Gửi bởi Phong Quang
   Cái đồi có am thờ các liệt sĩ 312 có phải là đồi Chè không bác AKBangGap ?
    Đồi Chè là cái đồi gần trường mẫu giáo hai tầng ở giữa làng. Trên bản đồ 1:25000 thì rõ hơn nhưng bây giờ không có. Ở Ngoài thực địa, lúc đó mọi
   người đều gọi cái đồi trong ảnh là Đồi  ChèCòn đồi chỗ Y Hòa hy sinh, không biết tại sao gọi là Đồi Cháy. Hay là tên nó như thế.
  (http://khucquanhanh.vn/diendan/showthread.php?t=243&page=4  Lính chiến Quảng Trị )

    Bác SauChinBayMot à !  Cái tên Đồi Chè thì không thấy trên bản đồ. Hôm 09/7/2010, tôi có vào lại Đồi Chè thắp hương cho Y Hòa Và Chấn Hưng xác nhận lại là dân ở đây vẫn gọi là Đồi Chè. Chủ nhà còn cho biết, ông cụ thân sinh ngày xưa là người trồng chè ở đó nên mới gọi là Đồi Chè. Không biết có thật không ?  Các Bạn của Y Hòa thì gọi nhầm là Đồi Cháy ?!   (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=17873.100;wap2 TichTuongNhuLe  - Xê 20 – 03/9/2010 )

     Cũng đơn giản và dễ hiểu vì tên địa danh đó do những lính chiến đặt cho sao dễ nhận – dễ nhớ trong  chiến dịch Quảng trị 1972  với các sư đoàn  khác nhau :  F308, F325, F312.  Vậy đồi CHÈ – đồi CHÁY thôn NHƯ LỆ là ứng địa danh nào ? Hai hay chỉ là Một ?  Vị trí  nó ở đâu ?  
    Và hiện được gọi với  tên gì ? ….

   Là CCB E95/325 đã CĐ tại khu vực này năm 72-73,  tôi thấy cần làm rõ  hai địa danh  này .      Lần tìm tài liệu, tập hợp thông tin đồi CHÈ – đồi    
   CHÁY, với thực tế chiến đấu của mình và  của các CCB F325,  được  tổng hợp dưới đây :

       ĐỒI CHÁY CỦA LÍNH 312 tại NHƯ LỆ   
     Đồi CHÁY là cao điểm như lá chắn phía TÂY Nam thị xã Quảng trị, bảo vệ cho các   làng Tích tường – La vang - được mệnh danh là “ Con mắt của thị xã Quảng trị “.
    Cái tên Đồi CHÁY không biết do  lính nào đặt cho nhưng Nó được nêu trong nhiều tài liệu,  trận đánh cũng như hồi ức của các CCB F312, cùng  bia tưởng niệm  lính  F312 đã hy sinh tại đây.   Đồi CHÁY  đã có sự tham gia  CĐ của các đơn vị :
-   Trước 9/1972  F308 tham chiến tại đây
-   Từ  tháng 8/72 ÷ 1973  F312 vào  bổ xung  và  thay  F308 tham chiến tại đây
-   Từ  tháng 11/ 72  ÷ 1973  F325 cùng tham chiến  tại đây.
Cứ  điểm đồi  CHÁY là nơi tranh chấp ác liệt giữa lực lượng của F312, F325  với đối phương  từ  9/72 đến  1973 . Nhiều lính của hai bên đã hy sinh và bị thương trong các trận đánh tại đồi CHÁY

Có thể kể ra những bi hùng của cuộc chiến đấu 1972 tại địa danh Đồi Cháy này .
   Đêm 3-9-1972, các Trung đoàn 165, 141 và 209 của Sư đoàn 312 bí mật hành quân chiếm lĩnh các tuyến xuất phát xung phong và nhận nhiệm vụ phối thuộc cùng các đơn vị bạn… Trung đoàn 165 kiên cường chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị, Tân Tạo và La Vang. Để mở rộng hành lang vận chuyển, Tiểu đoàn 6 – Trung đoàn 165 ( do Nguyễn Thế Thao là Tiểu đoàn trưởng) nhận nhiệm vụ diệt cứ điểm Đồi Cháy, một điểm cao do một đại đội lính thuỷ đánh bộ địch chiếm giữ ở làng Như Lệ, xã Hải Lệ … Anh hùng Nguyễn Thế Thao kể lại. Đêm 8-9-1972, toàn tiểu đoàn bí mật luồn vào quanh điểm cao Đồi Cháy, cách địch khoảng 70m từ các hướng Đông, Đông Nam, Tây Bắc, với lực lượng khoảng 300 người của ba đại đội: 9, 10, 11.  Chiều 9-9, Thời cơ nổ súng đã đến.  Sau khi hoả lực phủ đầu, quân ta xung phong…  Sau hai ngày chiến đấu, Tiểu đoàn 6 đã diệt 150 tên địch và làm chủ Đồi Cháy.    …  Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thế Thao và Trung đội trưởng Hoàng Đăng Miện được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.                                                                                   
    (Xem thêm:   ÉM QUÂN DƯỚI CHÂN ĐỒI CHÁY  ( http://tennguoidep nhat.net/2013/03/13/em-quan-duoi-chan-doi-chay/)
   
      Ngày 27/1/73  E95  cùng các đơn vị phối thuộc của  sư đoàn và mặt trận B5  Mở trận tập kích lớn  vào đồi CHÁY ( đồi Chè ) nhưng không chiếm  được.   ( Xem thêm http://www.vnmilitaryhistory.net/ TTNL :  Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt / P1, VI : Đặc sản Như lệ )

     Đồi CHÁY ở đâu và tên gọi khác
Đồi CHÁY   là cao điểm nằm ở phía  ĐÔNG  làng NHƯ LỆ  cách khoảng 1,5 km , độ cao trung bình  từ  25 đến 30m.  Đồi CHÁY , dân địa phương  gọi là đồi Chè hay là đồi con Kiêu thuộc thôn Như Lệ - xã Hải Lệ.     (  Xem bản đồ  )                               
       
     Đồi CHÁY hiện có gì :   
   Dưới chân đồi CHÁY  hiện nay đã  đào  kênh dẫn nước  của Công trình thủy lợi Nam Thạch hãn .
  Trong Khu vực đồi CHÁY, CCB và bạn bè của các LS  đã xây một  miếu nhỏ làm chỗ thắp hương cho đồng đội,  làm bia tưởng niệm cho LS  Y HÒA , Nguyễn Chấn Hưng, Nguyễn Văn Nho cùng các đồng đội khác đã hy sinh tại  đồi CHÁY  ( đồi CHÈ ) .    ( Xem thêm http://www.baomoi.com/Tim-nguoi-o-lai-Ky-2/121/4659955.epi - QĐND 26/7/2010 ; http://uttroi.blogspot.com/2010/10/le-khanh-thanh-bia-tuong-niem-cac-liet.html )
   
      Hình ảnh  đồi CHÁY hiện nay :
   
         (http://farm3.static.flickr.com/2647/5702365244_3546c1d240_b.jpg)

        ĐỒI CHÈ của lính  E95 và F325 tại NHƯ LỆ    
   
    Các đơn vị của F325 tham chiến tại Tích tường – Như lệ  sau chiến dịch Thành cổ Quảng trị.  E95 chốt giữ đoạn từ Như lệ đến Tích tường vào đầu  11/1972 . Tuyến phòng thủ bám theo bờ sông với chiều dài chừng 1km , từ  điểm phòng ngự ra đến bờ sông xa nhất khoảng 800m, gần nhất khoảng 50m là  đồi CHÈ .  Lính  95 và 325 đặt tên địa danh  Đồi CHÈ ( 325) cho một điểm chốt không cao nằm sát sông THACH HÃN . Từ  đồi CHÈ có thể quan sát toàn bộ bờ Bắc sông Thạch hãn từ Thượng phước đến AN Đôn và kiểm soát toàn bộ con đường xe chạy từ Tích tường xuống Như lệ - Đá Đứng.
 Một CCB đã nói về đồi CHÈ (325) như sau :
Tuyến phòng thủ phía trước đơn vị tôi bên kia sông là d21 e18 f325 chốt giữ Tích Tường và d4, e95, f325 giữ được 2 thôn Như lệ, Tân Mỹ thuộc xã Hải Lệ. Với dải phòng tuyến mà chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 800 mét và nơi hẹp nhất là Đồi Chè chỉ vẻn vẹn có 50 mét cả ta và địch đều quyết tâm dành giật. Địch muốn đẩy ta lui qua sông để lấy dòng sông làm ranh giới, còn ta quyết tâm bám trụ lấy  đó (.VMQUANG  Một Thời Chúng Tôi Đã Sống > Hồi ức Cựu chiến binh Việt Nam > Quảng Trị - Máu và hoa. http://khucquanhanh.vn/diendan/archive/index.php/t- 195.html)

      Từ  11/72 đến  1973,  E95/325  đã nhiều lần tập kích cứ điểm đồi  CHÈ. Ngày 31/12/72  E95  cùng các đơn vị phối thuộc của trung đoàn  mở trận tập kích lớn  vào đồi CHÈ  nhưng không chiếm  được.  Tại đây nhiều trận đánh ác liệt đã diễn ra ngày và đêm . Nhiều lính của hai bên đã hy sinh và bị thương  tại khu vực đồi CHÈ.
 
    Trận chiến đấu ác liệt  tại Đồi CHÈ 1972 :
31/12/1972,  ngày cuối của năm đã đến.  Chúng tôi nhận được lệnh sang sông sớm  –  phục vụ tập kích đêm nay.  Cũng biết là sẽ có ngừng bắn trong ngày đầu năm mới 1973, nhưng trước khi ngừng - đêm nay hai bên sẽ  “ chiến nhau”…. Không biết chúng tôi qua sông bao nhiêu đợt trong đêm ấy, quá nửa đêm mà pháo vẫn  không ngừng bắn ,   tiếng súng bộ binh  vẫn vang trên chốt – Chẳng  ngừng bắn ??  Đã sang ngày  năm mới rồi    Còn chúng tôi chỉ chờ ngớt pháo  là vội qua sông ngay,  thương binh đang chờ đi viện.   Đi rồi lại về , lần  trở lại bờ Bắc, pháo bắn dữ quá ,  lại úp mặt vào cát mà chờ ,  tới lúc chạy vào được hào  ở khóm tre thấy thương binh xếp hàng nằm dọc hào , lại cả trên bờ tre nữa . Một thương binh nằm phía ngoài , tôi sờ tay thấy  thân thể đã giá lạnh.  Đẫm máu, đêm nay tổn thất nhiều quá !  (Xem thêm : http://www.vnmilitaryhistory.net/Nguyenhuuluanc17/ Người lính công binh bến vượt Tích tường/Chúng tôi chiến đấu ở Tích tường-Như lệ/15)   

     Đồi CHÈ (325) ở đâu
Đồi CHÈ   là  điểm  cao  (10m) sát sông Thach hãn,  đầu làng  NHƯ LỆ, cách cầu  khe Như  lệ  chừng  400-500 m,  đường 6 đi từ Tích tường đến Như lệ đi sâu vào  khoảng 50-70m. ( Xem bản đồ ).
Đồi  CHÈ thuộc thôn NHƯ LỆ  xã Hải lệ . Khu vực này trước đây không có người ở, không có tên . Địa danh  đồi CHÈ do lính đặt  nên hiện nay dân hầu như  không biết  đến và  dân không  đặt tên  cho khu vực này.

     Đồi CHÈ hiện có gì 
Đồi Chè  trông như gò đất nhô cao hơn đường, cây đã phủ xanh. Hiện con đường vào xóm  xiên qua đồi chia nó thành 2 cụm nhỏ,  không có nhà  dân hay  công  trình  dân sự  gần .  Khu vực này trước đây không có người ở, không có tên . Địa danh  đồi CHÈ do lính đặt  nên hiện nay dân đều không biết và không có tên gọi.

      Hình ảnh  đồi CHÈ  hiện nay với cụm cây mọc xanh tốt :

     (http://farm8.staticflickr.com/7076/6994940026_999fabc3fe_c.jpg)

         Bản đồ nay về  NHƯ LỆ  - ĐỒI CHÁY _ ĐỒI CHÈ 

  (https://farm4.staticflickr.com/3877/14836595332_d3d35507d4_c.jpg) (https://flic.kr/p/oB4qTN)
                     
DoiChe-DoiChay (https://flic.kr/p/oB4qTN) 
     

         Bản đồ xưa về  NHƯ LỆ  - ĐỒI CHÁY _ ĐỒI CHÈ   

    (https://farm4.staticflickr.com/3899/14836972645_a6e3283ab5_c.jpg) (https://flic.kr/p/oB6n4c)
   
               
DoiCHE-doiCHAYxua (https://flic.kr/p/oB6n4c)
     
        
Tổng hợp 

1-   Đồi CHÈ(325) – đồi CHÁY (312) là hai địa điểm khác nhau  thuộc thôn NHƯ LỆ  xã Hải lệ - Hải lăng- Quảng trị. Đồi CHÁY cũng có tên là địa phương là đồi CHÈ nên đã có  nhầm lẫn.
2-   Đồi ChÁY hiện nay dân  gọi là đồi CHÈ hay đồi con KIÊU .  Nếu cần đến địa danh này có thể hỏi thăm   đồi CHÁY hay đồi CHÈ (  hầu hết dân gọi là đồi CHÈ, một số ít biết  với tên đồi CHÁY )
3-   Đồi CHÈ ( 325) dân địa phương không biết (  trừ những người là du kích, bộ đội địa phương cũ) Khách về thăm ( thân nhân, bạn) hỏi thăm đến đồi CHÈ ( 325) dân đều chỉ đường đến đồi CHÁY  ( do cũng mang tên là đồi CHÈ).      Đã có nhầm lẫn
4-   Các CCB của E95 và F325  có thể đề xuất  đặt bia kỷ niệm tại đồi CHÈ (325) nhằm  lưu giữ lịch sử . Cần phổ biến và chỉ dẫn cho người thân hay bạn bè muốn đi thăm đồi CHÈ (325) biết điều này để tránh bị nhầm lẫn với đồi CHÁY ( đồi  CHÈ ).

                                                                                                                            
                                                                                                                    Nguyenhuuluanc17





Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: quangcan trong 06 Tháng Tám, 2014, 03:37:50 pm
Hay và ý nghĩa quá chú ơi!  ;D


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: sauchinbaymot trong 06 Tháng Tám, 2014, 05:34:22 pm
Năm 1973, sau hiệp định, 6971 có dịp đi trinh sát địa hình ở vùng Tích tường - Như lệ. Chỉ ngắn ngủi 04 ngày thôi. Nhưng rất ấn tượng. Nhân nói về các cao điểm quanh vùng này, xin được trích lại nhật ký trinh sát của những tháng năm ấy để tham khảo:

10.8 Miền Tây. Trở lại với mảnh đất “Phương Thuý, 15-1”. Một sự đổi thay quá lớn lao. Một màu xanh sòng phẳng, thanh bình.
Ở vùng 52-59, mình ở cao hơn địch. Hai bên có thể nhìn rõ từng chiếc răng vàng của nhau. Đồi Đại liên, đồi Xe đổ, Xe cháy, .. là của mình. Địch cho nữ lên chốt với lính (có thể là vợ con).
Lại ở rừng. Thấy nao nao nhớ một cuộc sống đã qua rồi, có thể là Ái Tử, khu B, khu A, 108 hay trên đường giao liên. Đời bộ đội là vậy đấy. -Cao điểm 52.

11.8 Đi túc tắc một mình quanh những dải đồi tranh vô tư của vùng chiến tuyến. Cách đây không lâu, vùng này còn là nơi máu xương. Đất dưới hố bom nứt ra như mai rùa, rồi khô và bửng lên như mảnh to của bom.
Chốt ở vùng cao điểm 15 khá quan trọng. Sau khi quá sơ hở mất đi 4 mỏm lân cận, cao điểm 15 trở thành vị trí xung yếu nhất của cả vùng này.
Ở rừng, ngủ võng, muỗi, ... Một sự cảm thông thật sự sâu sắc với bộ binh. Hãy lấy họ làm chuẩn để an ủi mình. –CĐ 15.

11.8.1973 Như Lệ là nơi yên nghỉ của Anh Độ. Tôi vẫn luôn coi anh là một “Tấm lòng vàng”. “Một tấm lòng vàng bất hạnh”. Có thể nguyên nhân cái chết của anh như Tuấn Anh kể, có thể như Hội kể hoặc như Đọ kể. Nhưng dẫu sao chăng nữa cũng không thể vớt vát được. Có những sự sai sót trả nợ được và cả những sự sai sót không tính thành giá để trả được. -Cao điểm 15.

12.8 Vùng cao điểm 29 quả là đúng với tiếng tăm nổi tiếng của nó. Bám lấy sườn đồi mà chốt. Mặc dù vậy, thế của ta vẫn rất vững. Mãi trung tuần 7/73, ở đây vẫn đánh nhau.
Như Lệ và Tân Mỹ đã xanh rì. Nói chung cả vùng này chịu ảnh hưởng lớn của cao điểm 29 và Khu Làng An. Chuối và tre là một bình phong tốt. Cuối Như Lệ có chốt ta phải đi men bờ sông. Từ chỗ đó đến Đồi Chè là cả một khu chốt bất lợi, yếu thế. Quanh khu này, quân hai bên đều đông. -Chân Đồi Chè.

13.8 Bãi Mít của Tích Tường làm cho ý nghĩ của mình quặn lại, tê tái. Mỗi thân cây nham nhở sẹo là một trang nhật ký chiến tranh.
Vùng Tích Tường rất khó phát hiện bố phòng của địch. Vị trí chốt tạo thành cụm đối nhau, xen giữa những khoảng trống bí hiểm. Từ sườn đông-bắc Đồi Chè trở về Thành Cổ là địa phận của Thủy quân lục chiến (có lẽ là d9, lữ đoàn 369), còn về hướng Khe Trai là của e51 Bộ binh. Bọn thuỷ quân lục chiến tỏ rõ tính chất kiêu binh của chúng. Lười, chơi bời, ít chú ý đến nhà cửa, hầm hào. Bọn này đã đau đòn ở Nam Cửa Việt hồi 31/1/73. -Trà Liên.


Nhật ký là giấy trắng mực đen, nhưng cô đọng quá. Trí nhớ thì mang máng, 50/50. Nhưng hình như hồi ấy lính gọi một quả đổi là là đồi Xe cháy, ở đó có cái xe GMC hay gì gì đó bị trúng bom đạn, cháy rụi. Mà theo những dòng nhật ký trên thì có vẻ Đồi chè không ở sát bờ sông.

* Kèm bản đồ minh họa của TTNL


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 06 Tháng Tám, 2014, 10:57:22 pm

 

Năm 1973, sau hiệp định, 6971 có dịp đi trinh sát địa hình ở vùng Tích tường - Như lệ. Chỉ ngắn ngủi 04 ngày thôi. Nhưng rất ấn tượng. Nhân nói về các cao điểm quanh vùng này, xin được trích lại nhật ký trinh sát của những tháng năm ấy để tham khảo:

Ở vùng 52-59, mình ở cao hơn địch. Hai bên có thể nhìn rõ từng chiếc răng vàng của nhau. Đồi Đại liên, đồi Xe đổ, Xe cháy, .. là của mình.
… Nhật ký là giấy trắng mực đen, nhưng cô đọng quá. Trí nhớ thì mang máng, 50/50. Nhưng hình như hồi ấy lính gọi một quả đổi là là đồi Xe cháy, ở đó có cái xe GMC hay gì gì đó bị trúng bom đạn, cháy rụi. Mà theo những dòng nhật ký trên thì có vẻ Đồi chè không ở sát bờ sông.
* Kèm bản đồ minh họa của TTNL


@6971,

    Rất trân trọng khi bài viết về Đồi CHÈ- Đồi CHÁY  của tôi  đã  được bạn đọc và trao đổi thông tin lại.
   Trước khi nói kỹ hơn về đồi CHÈ (325) tôi đưa  lại bản đồ  của TTNL và bản đồ đồi Chè –đồi Cháy của tôi.
         
           BẢN ĐỒ  Đồi CHÈ  của  TT- NL

     (https://farm4.staticflickr.com/3867/14657387678_b6a64bd08d_c.jpg) (https://flic.kr/p/okdWGE)
       
            Bản đồ xưa về  ĐỒI CHÁY _ ĐỒI CHÈ   

     (https://farm4.staticflickr.com/3899/14836972645_a6e3283ab5_c.jpg) (https://flic.kr/p/oB6n4c)

     Ta  phân tích để thấy được điểm cần  bổ xung và cơ sở xác định tên địa danh  :
1-   Bạn nhìn kỹ nhé :  trên tuyến phòng thủ của Ta tại khu vực cuối Tích tường  tiếp giáp Như lệ ( gần khe Như lệ chảy ra sông TH) đã  lùi hẳn ra phía  sát sông thành một hình chữ  U ( tôi  đã tô thêm 1 vòng mầu xanh ) .   Câu hỏi là tại sao lại như  vậy ??  Nhìn vào bản đồ  tôi vẽ  sẽ thấy đây  là một khu dân cư , sát với đường cái đi từ TT xuống Như lệ,   không phải vùng trũng  ngập nước hay   khe như lệ chảy qua.  Về QS thì  chắc chắn rằng  Ta  cũng muốn chiếm giữ chứ ??
 Có  thể khẳng định  rằng :  Khu vực đó đã bị đối phương chiếm giữ - nên E95 đã phải lùi ra sát ra rìa sông .
Tại sao lại vòng ra thành hình chữ U ?  Vì có một cứ điểm của đối phương đã  chiếm giữ tai đây  nên  Tuyến phòng ngự của Ta đã lùi lại ,  phải vòng tránh nên  thành hình chữ U .
Vậy cần bổ xung vào bản đồ của TT-NL tại điểm này  có  một  CHỐT của đối phương .

2-   Chốt của đối phương tại đây  thế nào ?   Đây là vùng chiến đấu  của E95.  Các CCB của d4,d5,d6/ E95 đều còn nhớ rõ rằng đã nhiều lần tổ chức tập kích vào chốt này nhưng từ  lúc vào tham chiến 11/72 cho đến sau HĐ Paris 73 đều không giành được .  Cái chốt đó lính E95 gọi là Chốt “ Đồi Chè “ -  Có thể chỉ là tên riêng của E95 khi đó.  Trận tập kích lớn vào chốt “ đồi Chè “  vào  ngày 31/12/1972, E95 cũng không chiếm được và chịu tổn thất lớn.Chính tôi đã cùng tổ thuyền tại  bến vượt NHƯ LỆ   đã trực tiếp tham gia trận đánh này –  tập kích đồi CHÈ  (  như đã viết tại  vnmilitaryhistory.net/Nguyenhuuluanc17/ Người lính công binh bến vượt Tích tường/Chúng tôi chiến đấu ở Tích tường-Như lệ/15) 
Có thê dẫn ra  tài liệu khác nói về chốt “ Đồi Chè “ sát sông TH này :
 
       NHỮNG NGÀY Ở THƯỢNG PHƯỚC    Hồi ức của TẠ QUỲNH PHƯƠNG -06/09/2012
Thượng Phước-một cao điểm nhỏ bên bờ sông Thạch Hãn-Quảng Trị. Dạo ấy địch điên cuồng dồn hết lực lượng đẩy quân ta sang bên này sông, hòng chiếm hết hữu ngạn làm phòng tuyến thay cho sông Bến Hải và gây sức ép với ta tại hội nghị Pa-ri, vì vậy giao tranh ở đây ác liệt lắm.  Đơn vị tôi được lệnh đặt một đài quan sát ở Thượng Phước.
… …    Phía bên kia sông là Tích Tường-Như Lệ, hình như là hai cái tên làng nhưng bây giờ thì chỉ còn màu đỏ của đất đồi nham nhở. Đồi Chè là một cao điểm thâm thấp sát sông, cái tên đồi Chè gợi nhớ một màu xanh mướt mát nay chỉ còn lại cái tên, còn gốc chè cũng chẳng có.

   (http://www.thuvienquangtri.gov.vn/baiviet.aspx?id=2581&nhom=1 )   

3-   Đoàn CCB của E95 cùng LêMinh (TTNL) đi QT 5/2012 đã  tới thăm đồi CHÈ (325),  xác định vị trí của NÓ ( đánh dấu  đỏ trên bản đồ ) ,  đã trao đổi  lại thông tin về  CĐ tại đồi CHÈ ( 325) trong Tgian  72-73 .  Không có CCB  nào của E95 có ý kiến khác về tên gọi đồi CHÈ tại vị trí này.

4-   Cứ điểm “ đồi Chè”  trên bản đồ  của TTNL  hoàn toàn trùng với khu vực đồi CHÁY (312), hiện cũng gọi là  “Đồi CHÈ “. Có trận đánh cũng của E95 vào ngày 27/1/73 ( như TTNL đã kể trong  Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt / P1, VI : Đặc sản Như lệ )

5-   Tên gọi đồi CHÈ (325)  hiện chỉ  còn  các CCB E95  nhắc đến.  Nhiều  người không biết  địa danh này, mà nhớ  đến  ĐỒI CHÈ 312 ( Đồi CHÁY )




Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: sauchinbaymot trong 07 Tháng Tám, 2014, 12:04:48 pm
Bác Luân à, trước nhất phải khẳng định Bác và trước kia có bạn tôi - TTNL, mới thạo vùng này. Tôi chỉ đến Phương Thúy phục bắt tù binh 2-3 đêm giữa tháng 1-1973, ngay trước hiệp định, sau đó đi thị sát binh địa 4 ngày vào tháng 8 cũng năm ấy. Nói thực là chỉ nhớ lơ mơ thôi.

Nhưng thế thì có vẻ rõ. Rắc rối là ở cái tên Đồi Chè. Lính 325 gọi cái đồi ven sông là Đồi Chè. Còn cao điểm phía xa sông, nơi trên bản đồ của TTNL khoanh xanh, ghi chú Đồi Chè thì là gọi theo dân địa phương.

Tiện thể, thử bám theo bản đồ của TTNL, có bổ sung của @NHL để truy xét lại đoạn nhật ký binh địa xem có khớp không nhé:

- 6971 vượt sông ở phía thượng nguồn. Bắt đầu là các cao điểm 52 và 59 (?). Tiếp nữa là cao điểm 15 (?), cao điểm 29 (TTNL đã đánh dấu). Nhưng 6971 có cảm giác là vùng chốt của phía ta ở khu vực này nới rộng hơn so với đường đỏ của TTNL. Sáng 11, khi đang thi sát vùng cao điểm 29, mình còn chứng kiến máy bay A37 bổ nhào xuống trận địa của ta.
- Tiếp đó là đoạn "chữ U", bắt đầu là các chốt "men bờ sông, từ chỗ đó đến Đồi Chè là cả một khu chốt bất lợi, yếu thế". Và 6971 ngồi ở chính chân Đồi Chè để tốc ký, hôm sau đi tiếp sang Tích Tường.

Chuẩn đấy.    


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 12 Tháng Tám, 2014, 11:51:01 am


 Bác Luân à, trước nhất phải khẳng định Bác và trước kia có bạn tôi - TTNL, mới thạo vùng này. Tôi chỉ đến Phương Thúy phục bắt tù binh 2-3 đêm giữa tháng 1-1973, ngay trước hiệp định, sau đó đi thị sát binh địa 4 ngày vào tháng 8 cũng năm ấy. Nói thực là chỉ nhớ lơ mơ thôi.

Nhưng thế thì có vẻ rõ. Rắc rối là ở cái tên Đồi Chè. Lính 325 gọi cái đồi ven sông là Đồi Chè. Còn cao điểm phía xa sông, nơi trên bản đồ của TTNL khoanh xanh, ghi chú Đồi Chè thì là gọi theo dân địa phương.

Tiện thể, thử bám theo bản đồ của TTNL, có bổ sung của @NHL để truy xét lại đoạn nhật ký binh địa xem có khớp không nhé:

- 6971 vượt sông ở phía thượng nguồn. Bắt đầu là các cao điểm 52 và 59 (?). Tiếp nữa là cao điểm 15 (?), cao điểm 29 (TTNL đã đánh dấu). Nhưng 6971 có cảm giác là vùng chốt của phía ta ở khu vực này nới rộng hơn so với đường đỏ của TTNL. Sáng 11, khi đang thi sát vùng cao điểm 29, mình còn chứng kiến máy bay A37 bổ nhào xuống trận địa của ta.
- Tiếp đó là đoạn "chữ U", bắt đầu là các chốt "men bờ sông, từ chỗ đó đến Đồi Chè là cả một khu chốt bất lợi, yếu thế". Và 6971 ngồi ở chính chân Đồi Chè để tốc ký, hôm sau đi tiếp sang Tích Tường.

Chuẩn đấy.    

  @6971,

 Để giúp 6971  định hình trên bản đồ những điểm đã lưu theo nhật ký của bạn,  tôi đối chiếu với bản đồ cũ và đánh dấu đỏ  vào . Không dùng bản đồ của TTNL được vì không rõ - không đủ các cao điểm mà 6971 muốn tìm.  Tôi vạch một tuyến liên kết các  cao điểm này với nhau có thêm vào vị trí Đồi CHÈ(325), cầu khe NHƯ LỆ  và TÍCH Tường gồm TT1 và TT2.    ( không thấy cao điểm 59 - trên bản đồ  hình như là Cđ 60 )
Chỉ vạch nối  được thôi vì  tuyến phòng thủ thay đổi theo thời gian.  6971 nên lưu ý rằng bản đồ tuyến phóng thủ của TTNL đã đưa trên  được vẽ  vào thời gian  24/1 - 27/1/73  trước ngày ký HĐ.  Sau khi  cắm cờ và  ngừng bắn vài ngày ( 3-5 ngày)  từ Đá đứng đến Tích tường hai bên  lại " chiến" để giành đất cho đến 4/1973  mới dừng nên  sẽ có thay đổi so với NK của 6971 (8/73) .  6971 có thể đối chiếu  vị trí này  vào bản đồ của TTNL- ứng với  Đồi CHÈ của TTNL là ĐỒI CHÁY không phải Đồi CHÈ ( 325) sát bờ sông THẠCH HÃN 

   Bản đồ theo nhật ký binh địa của 6971 :

     (https://farm6.staticflickr.com/5575/14706280349_7d2994ec95_c.jpg) (https://flic.kr/p/opxwMK)
 
            Tuyến PT và  Chốt   6971-2  (https://flic.kr/p/opxwMK)




Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 14 Tháng Tám, 2014, 11:58:33 am



 ... Tiện thể, thử bám theo bản đồ của TTNL, có bổ sung của @NHL để truy xét lại đoạn nhật ký binh địa xem có khớp không nhé:

  - ... Nhưng 6971 có cảm giác là vùng chốt của phía ta ở khu vực này nới rộng hơn so với đường đỏ của TTNL. Sáng 11, khi đang thi sát vùng cao 
  điểm 29, mình còn chứng kiến máy bay A37 bổ nhào xuống trận địa của ta.

  - Tiếp đó là đoạn "chữ U", bắt đầu là các chốt "men bờ sông, từ chỗ đó đến Đồi Chè là cả một khu chốt bất lợi, yếu thế". Và 6971 ngồi ở chính chân Đồi Chè để tốc ký, hôm sau đi tiếp sang Tích Tường.

Chuẩn đấy.    



  @6971,

  Theo gợi ý của 6971, Từ các tài liệu đã  viết về Đồi CHÁY 312 và Đồi CHÈ 325 cùng các thông tin khác đã tổng hợp được ( bản đồ, tài liệu, thông tin của CCB 95 và 312 ) tôi có bổ xung thêm về tình hình phòng thủ của E95- 325 tại TÍCH TƯỜNG - NHƯ LỆ  mà  bác TTNL đã trình bày công phu trong bản đồ " Hai làng NHƯ LỆ và TÍCH TƯỜNG phía Nam THẠCH HÃN " trong thời gian cuối 1/73 ( trước khi ngừng bắn theo HĐ Paris 73 ) .  Những bổ xung của tôi là :
 1-  Tại đoạn chữ " U "  của tuyến phòng thủ, phía bên đối phương  cần có thêm hai chốt : 
      -  01 Chốt bên TÍCH TƯỜNG sát với nhánh sông " Khe Như lệ " có một chốt tôi đặt tên là " Chốt Cầu " khống chế con đường và Cầu NHƯ LỆ .
 C17/95 ngày 20-21/1/73 nhận lệnh cùng với 1 trinh sát + 02 lính BB tiến hành tập kích đặt bộc phá để phá chốt này nhưng không được - LS Nguyễn Trần Được C17 cùng 03 lính BB đã hy sinh tại đây ( Xem:Trận đánh chốt của C17/E95 và những LS chưa tìm thấy -http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,21097.310.html )
     - 01 Chốt bên NHƯ LỆ sát bờ sông là Chốt  "ĐỒI CHÈ 325". Chốt này E95 tập kích nhiều lần nhưng không giành được.
2- Bổ xung thêm tên của  chốt " ĐỒI CHÈ " trong bản đồ là " ĐỒI CHÁY 312 " cho đúng với tên gọi trong chiến đấu của lính. Và  6971 mới có thể  "  ngồi tại  chính chân " ĐỒI CHÈ " này để tốc ký, hôm sau đi tiếp sang TÍCH TƯỜNG "

Với bổ xung này , tôi  mong muốn  hoàn chỉnh thêm  những ghi chép và nhật ký Chiến Trường của TTNL cùng với bản đồ đã vẽ .   Bản đồ của TTNL với  các bổ xung    trình bày dưới đây :

             TUYẾN PHÒNG THỦ  TẠI   TÍCH TƯỜNG _ NHƯ LỆ  1/1973

            (https://farm4.staticflickr.com/3917/14890380936_dde622f514_c.jpg) (https://flic.kr/p/oFP6tN)

                                                [url Chot Như Lệ bo xung  [/url]
       


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: sauchinbaymot trong 14 Tháng Tám, 2014, 04:48:15 pm
@NHL, vẫn thấy băn khoăn: Chiến tuyến đỏ mà TTNL và NHL khoanh có vẻ hơi "thiệt" cho phía ta.

- Sáng đi thị sát binh địa cao điểm 29, thấy ta có khoảng đất khá rộng tính từ bờ sông chứ không men men như trên hình.
- Nếu cái Đồi Chè mà 6971 viết năm 1973 đúng là cái Đồi cháy 312, mãi sâu bên kia chiến tuyến, thì thành ra 6971 ngồi viết nhật ký trong lòng địch à?

Cũng có thể chiến tuyến các bác vạch ra là thời điểm trước Hiệp định 73. Nếu vậy thì có thể sau đó ta đã lấn, vì 6971 đi miền Tây là tháng 8/1973.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 17 Tháng Tám, 2014, 02:06:05 pm

@NHL, vẫn thấy băn khoăn: Chiến tuyến đỏ mà TTNL và NHL khoanh có vẻ hơi "thiệt" cho phía ta.

- Sáng đi thị sát binh địa cao điểm 29, thấy ta có khoảng đất khá rộng tính từ bờ sông chứ không men men như trên hình.
- Nếu cái Đồi Chè mà 6971 viết năm 1973 đúng là cái Đồi cháy 312, mãi sâu bên kia chiến tuyến, thì thành ra 6971 ngồi viết nhật ký trong lòng địch à?

Cũng có thể chiến tuyến các bác vạch ra là thời điểm trước Hiệp định 73. Nếu vậy thì có thể sau đó ta đã lấn, vì 6971 đi miền Tây là tháng 8/1973.


 
   @6971,

  Trước khi có giải đáp trong phần này, trước đó NHL đã trao đổi và  đưa 02 bản đồ để bạn  xem, nhìn lại nhé  :

 1- Bản đồ  vạch tuyến đi binh địa của 6971 vào 8/1973 :  qua các Cđ 52, 59 ( 60) , 15, 29, thôn Tân mỹ, thôn Như lệ, đồi Chè 325 ( bổ xung), Cầu Như lệ  ( bổ xung) , Tích tường
 
 2- Bản đồ tuyến phòng thủ TÍCH TƯỜNG - NHƯ LỆ vào 1/1973 của TTNL  với đánh dấu bổ xung : Đồi Chè 325, Chốt Cầu, Đồi CHÁY 312. ( Đã ghi rõ  vào  tháng 1/73 )

Và  câu trả lời các nội dung cần trao đổi  :
 -  Sau ký HD 1/73, E95 nhận nhiệm vụ đánh lấn khu vực từ Tân Mỹ xuống Đá đứng , Tân lê , Phương Thủy (  tại đây có ngầm Phương Thủy xe cơ giới qua sông được - có thể phục vụ ý đồ chiến lược sau này ). K4/95 đánh chiếm Cđiểm 29,  K5/95 đánh chiếm Cđiểm 15 và chốt giữ . Đến cuối  T7/73 đầu t8 rút ra củng cố ,  bàn giao cho F312 .  Khu vực này được mở rộng với đường đỏ gián đoạn,  mở rộng ra so với thời điểm 1/73.  Tại khu vực  làng Như lệ -Tích tường cả 2 phía đều không lấn thêm, tuyến phòng thủ về cơ bản vẫn như lúc 1/73. E95 chỉ duy trì lực lượng để phòng thủ, không lấn. phía đối phương cũng đổi quân rút Sư chủ lực ra.  Như vậy tuyến phòng thủ lúc t8/73 đã hình thành với chỉ giới đường đỏ như trên bản đồ. ( Xem bản đồ )
 - 6971 đi binh địa- ( không TS luồn sâu) nên sẽ đi bên trong tuyến phòng thủ của E95- chỉ  đi  bên trong chỉ giới đường đỏ từ C điểm 52, qua 59(60), 15, 29,( đã khoanh đỏ )  Tân mỹ, Như lệ, Đồi Chè 325, Cầu Như lệ, Tích tường . Đi như vậy là hợp lô gíc và phù hợp nhiệm vụ cũng như tình hình thực tế chiến trường khi đó ( T8/73 cả hai bên đều không đánh nhau nữa)  . Như vậy :
 * 6971 đã ngồi tại Đồi CHÈ 325 để ghi tốc ký (  đã đánh dấu trên bản đồ ) chứ không phải là Đồi CHÁY  đâu  (đồi CHÈ theo tên gọi của dân - cách làng Như lệ 1,5km  vượt qua ruộng và bãi hoang )  . Ngồi ở Đồi CHè 325 thì hôm sau mới đi TÍCH TỪONG được . "   6971 ngồi ở chính chân Đồi Chè để tốc ký, hôm sau đi tiếp sang Tích Tường " . 6971 suy ngẫm và xác định chuẩn lại ( TS chắc còn nhớ các sự kiện khi có thêm thông tin) .

  Bản đò tuyến phòng thủ TÍCH TƯỜNG _ NHƯ LỆ _ ĐÁ ĐỨNG ( theo binh địa 6971 ) được NHL bổ xung như sau :(gộp cả 02 bản đồ lại - các C điểm đã   nối  bằng đường gián đoạn đỏ  )

           (https://farm6.staticflickr.com/5558/14942694422_2d4b446bcc_z.jpg) (https://flic.kr/p/oLrdss) 

                         Chot Nhule bo xung -8/73 (https://flic.kr/p/oLrdss) 

 


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Tám, 2014, 02:30:39 pm
Thành phần gia đình thì là công nhân (nhất trong công-nông-binh-trí thức, hay bây giờ các cháu nó gọi là đỉnh của đỉnh). Tiếc quá bác Luân trắng ạ. Giá lúc ấy bác Luân bảo đại trưởng là chúng em về rồi nhưng vì là đêm, sợ mất giấc ngủ quý báu của đại trưởng thì xong rồi, đại trưởng sẽ khen là không những linh hoạt hoàn thành nhiệm vụ, lại biết quý trọng sức khỏe của cấp trên và đồng đội, kết nạp ngay, khẩn trương. Mà kết nạp hồi xưa là kết nạp Đảng Lao động, chứ sau này có muốn cũng không được vào Đảng Lao động Việt nam nữa, chỉ còn Đảng Cộng sản Việt nam thôi. Nếu kết nạp lúc đó anh Luân sẽ vinh dự là đảng viên của những hai đảng cách mạng cơ đấy. Bác cố gắng giữ lá đơn này, em nghĩ là nó quý lắm đấy, bảo tàng nó có xin bác cũng đừng cho, vào đó là mất hút.

Lá đơn này có giá trị lịch sử của nó: hồi đó người ta chỉ viết chủ nghĩa Mác-Lê nin chứ như bây giờ là phải thêm tư tưởng Hồ Chí Minh. Mà đặc biệt là chữ viết hồi xưa rất đẹp, không nghều ngoào như chữ qua cải cách bây giờ. Như bác 6971 sau này thì viên năm của bác ấy chỉ còn là đảng viên cộng sản thôi, không được là đảng viên đảng lao động nữa. Mà muốn có cộng sản thì phải có lao động đã, không lao động lấy đâu ra tài sản để mà cộng phải không các bác. Nghĩ đi nghĩ lại thấy các cụ hồi xưa đặt tên siêu ra phết.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 27 Tháng Chín, 2014, 12:21:54 pm

     
GẶP GỠ  NGƯỜI  CỰU CHIẾN BINH E95  – CỰU TÙ PHÚ QUỐC



     Kỷ niệm 42 năm ngày mất thành cổ Quảng trị 16/9/1972 – 16/9/2014, các CCB của E95/F325 và E48/f320  cùng với đồng đội đã có buổi họp mặt để ôn lại những sự kiện không quên trong những ngày chiến đấu ác liệt tại thành cổ -  bảo vệ thị xã Quảng trị 1972. Nhiều năm đã qua nhưng ký ức  về  trận đánh đẫm máu trong chiến hào ngập nước cùng với dòng sông Thạch hãn mênh mông,  đêm 15 đến rạng sáng ngày 16/9/1972 những người lính của E95 & E48 cùng các tiểu đoàn địa phương Quảng trị  đã rút sang bờ Bắc  Thạch hãn.  Những  “ người còn”  hôm nay  nhớ  những người đã hy sinh trên mảnh đất Quảng trị  trong  “ Mùa hè đỏ lửa 1972”.
   Trong cuộc hội ngộ,  Chúng tôi đã gặp một  người  lính đặc biệt  của E95 :  Một CCB – Cựu tù Phú Quốc đã tham gia chiến dịch Thành cổ Quảng trị 1972.  Bác là TRƯƠNG QUỐC KHÁNH,  nhập ngũ 1970 nguyên là CCB   C11-D6-E95-F325, là cán bộ tham mưu của trung đoàn tham gia chiến đấu tại Quảng trị. Tháng 8/72  được tăng cường làm trung đội trưởng đơn vị  D4-E95 chốt giữ  khu vực Mỹ Thạnh Tây – khu trại giam phía Tây Nam  thành cổ Quảng trị.  Đêm rạng ngày 3/9/72  đơn vị đánh lấn “ chốt “,  Bác Khánh bị thương ngất  nằm tại chốt.  Đơn vị khi rút ra không thấy,  cho là đã hy sinh.   Đến chiều, nhóm lính TQLC đi trinh sát trận địa bắt gặp,  thấy bị thương  đã chuyển  về  cứ rồi đưa về Huế - Đà nẵng . Đến đầu tháng 10/72 bị đưa ra Phú quốc cùng một số tù binh.  Bị giam tại  Phú quốc , được trao trả theo hiệp định  trao đổi tù binh T3/1973. Trở về Bắc,  CCB  KHÁNH  tiếp tục công tác tại BCHQS tỉnh NINH BÌNH , nay được nghỉ  hưu.
   Những người lính như chúng  tôi mới chỉ có  2 khái niệm : “ Người  còn “ – “ Người hy sinh” nhưng với CCB – CỰU TÙ PHÚ QUỐC  TRƯƠNG QUỐC KHÁNH  còn có “ Người mất “  ( người mất tích, người  tù ). Một  cuộc sống trong lao tù, trại giam  tù binh – sống mà như chết.  Là  những  giờ phút căng thẳng khi nghĩ   đang bị đưa đi “ thủ tiêu “  trong lúc  máy bay  chở  nhóm tù nhân ở  Phú quốc  về Quảng trị,  rồi như sống lại khi biết mình sắp được trao trả.

   Đây là bài thơ của CCB- Cựu tù  TRƯƠNG QUỐC KHÁNH viết tặng đồng đội E95

 
   LÍNH TRUNG ĐOÀN  
                                             
                                       
Kính  tặng những  người  lính  cùng  Trung  đoàn 95

Đồng đội  tôi!
Lính Thành Cổ chúng tôi
Hơn bốn mươi năm trời gặp lại
Người còn, Người mất, Người  hy sinh?
Người mất đây,  Người tù binh cộng sản
Sa vào tay địch rồi, khốc liệt nào hơn
Giữa lao tù Người giữ trọn niềm tin
Và tranh đấu bằng tinh thần, cùng đồng chí
Người hy sinh trong mưa bom đạn địch
Người hy sinh hai lần cho Thạch Hãn xanh trong
Người hy sinh ở độ tuổi ước mong
Chưa tỏ người yêu, chưa viết đầy trang vở !
Người còn đó, hôm nay ta gặp lại
Không huân chương nhưng rạng rỡ chiến công
Không ồn ào nhưng ấm áp tình thương
Bao kỷ niệm của một thời hoa lửa!
Như bài hát "lính trung đoàn" năm đó
Bạn và tôi chung một chiến hào
Bạn và tôi cùng đời lính năm nao
Nay chung sức dựng xây đời hạnh phúc!

                                                                   
 
                                                                       Hà Nội, tháng 12/2013
                                                                        Trương Quốc Khánh


        Hình ảnh CCB _ CỰU TÙ PHÚ QUỐC  TRƯƠNG QUỐC  KHÁNH  chụp kỷ niệm với đồng đội -  Các  CCB E95 &  E48 ;

            (https://farm4.staticflickr.com/3889/15362479031_fbcb7d38f0_z.jpg)


   (https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/v/t1.0-9/10641203_789063924486612_2067026054486422827_n.jpg?oh=519cde73460725c9daf9a617d633e708&oe=5489694D&__gda__=1422275473_a1fd39032d6465836697938722a946e4)


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 28 Tháng Bảy, 2015, 04:06:54 pm
 
         
                                    LỄ  CẦU SIÊU  ANH LINH CÁC LIỆT SỸ TẠI THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ 7/2015

   
       Nhân ngày 27/7  Hội Chiến sỹ  thành cổ Quảng trị cùng với giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng trị  đã  tổ chức  Đại lễ trai đàn chẩn tế - Cầu siêu   
      cho các liệt sỹ đã hy sinh tại Thành cổ  Quảng trị  năm 1972 . 
 
        Ban tổ chức và chương trình ĐẠI LỄ 
     
       (https://farm1.staticflickr.com/386/20072453002_7a0ff425a2_b.jpg)

        Lễ Bạch phật khai kinh
   
       (https://farm1.staticflickr.com/389/19457877174_d6743fc4ff_b.jpg)

        Lễ thỉnh Bồ tát tiêu diện

       (https://farm1.staticflickr.com/441/19892593490_8238fe13ca_b.jpg)

        Thả hoa đăng tại bến thả hoa bờ Nam THẠCH HÃN
       
       (https://farm1.staticflickr.com/318/19892650250_7681b229a6_b.jpg)

        Hoa đăng trên sông  THẠCH HÃN

       (https://farm1.staticflickr.com/474/20086157591_aeddf0fffd_b.jpg)

     


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 01 Tháng Tám, 2015, 09:58:32 am

     
    THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ TRONG TRÁI TIM CCC E95 - F325   

     Nhóm CCB E95 về thắp hương cho đồng đội , tham dự lễ Cầu siêu cung thỉnh ANH Linh LS đã ngã xuống tại Quảng trị 1972.
      Những hình Ảnh về chuyến đi của Đoàn  :


     CCB E95  viếng nghĩa trang LS thị xã Quảng trị

   (https://farm1.staticflickr.com/512/20193051061_2bfe04359e_o.jpg)

     Cầu siêu – Cung thỉnh anh linh LS hy sinh tại Quảng trị 1972

  (https://farm1.staticflickr.com/522/19566520063_d4ec2b8208_b.jpg)

     Đêm hoa đăng  trên  sông Thạch hãn

  (https://farm1.staticflickr.com/292/19999556340_19f9f994e8_b.jpg)

     Thả hoa đăng trên sông THạch Hãn

  (https://farm1.staticflickr.com/512/19566662743_a8fd328ff1_b.jpg)

     Bóng hình LS -  HÌNH BÓNG  các LS  ẩn hiện trên mặt sông , trên bầu trời  (  Có phải vậy không ? )   Những   bóng tròn  hiện lên trong bức ẢNH  ( 
     không phải do ống kính bị bụi , ảnh có -ảnh không  )  có phải  là  ANH LINH  LS   đang siêu thoát , đang trở về với đất Mẹ .   Phải vậy không ? Nhưng
     những bức Ảnh  với ẩn hiện đó dường như nói với chúng ta như vậy …..

  (https://farm1.staticflickr.com/363/19565159624_a36fea9ebd_b.jpg)




Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: binhyen1960 trong 06 Tháng Chín, 2015, 05:48:16 pm

Nhật ký là giấy trắng mực đen, nhưng cô đọng quá. Trí nhớ thì mang máng, 50/50. Nhưng hình như hồi ấy lính gọi một quả đổi là là đồi Xe cháy, ở đó có cái xe GMC hay gì gì đó bị trúng bom đạn, cháy rụi. Mà theo những dòng nhật ký trên thì có vẻ Đồi chè không ở sát bờ sông.

* Kèm bản đồ minh họa của TTNL

 BY em cũng xin thú thật là: Nếu chỉ có đọc những tư liệu bằng ký ức của các bác viết bài ở VMH thì không thể hiểu được ất giáp về trận chiến Thành cổ Quảng Trị 1972. ;D

 Cứ là phải đến tận nơi, thực tế từng vị trí của chiến địa xưa mà các bác chỉ cho thì mới hiểu được trọn vẹn cả 3 giai đoạn về trận chiến Thành cổ Quảng Trị trong mùa hè 1972 ấy.

 Vâng! Đồi Chè không nằm sát bờ sông, từ đường đi vào cả 100m mới tới chân đồi Chè, một con suối nhỏ nằm ngay dưới chân Đồi Chè, anh Khải lính trinh sát E95 có nhiều kỷ niệm ở đây, tý nữa thì địch nó tóm sống, mỗi tối toàn phải lội qua con suối rất sâu để đi nắm tình hình địch, nay con suối nhỏ đi nhiều rồi so với xưa kia của ký ức.

 Cũng xin thú thật với các anh lính TCQT. Khi xem bộ phim Mùi cỏ cháy, thấy cảnh đóng phim lính ta vượt sông cứ tưởng đạo diễn phim thời nay không biết gì về chiến tranh, đóng phim như đùa. Lính ta vượt sông quần đùi áo cộc thì đã đành, nhưng trang bị vũ khí thì "vớ vỉn" quá, quân tư trang người lính đơn giản quá khi xung trận, chưa kể khi tập kết bãi bến vượt thì cứ co cụm lại với nhau, lính tráng thì ngơ ngác cứ như bò đội nón với nhau. Ai ngờ đâu, đó lại là sự thật của trận chiến ấy mới khổ chứ. Trực tiếp nghe các anh từng tham gia suốt mùa hè 1972 tại Quảng Trị và so sánh thì mới thấy, thời các anh QĐ trang bị vũ khí, hỏa lực cùng chi viện pháo binh cho các đơn vị tham chiến kém quá, thiếu thốn nhiều quá so với lực lượng đối phương. Nếu mang so sánh sang thời bọn em đánh Pốt, chỉ sau các bác có 6 năm nhưng QĐ trang bị cho bọn em mạnh hơn các đơn vị tham gia trận chiến Quảng Trị thời các bác nhiều lần.

 Em xin ghi nhận là thế hệ lính các bác đã làm được những việc ngoài sức tưởng tượng của các thế hệ lính sau này. BY em cũng từng đặt ra rất nhiều giả thiết: Giá như ... giá như thời các anh lính ta được trang bị đủ và bằng thời đánh Pốt của bọn em thì có lẽ trận chiến Thành cổ Quảng Trị sẽ có kết quả khác. BY em luôn nghĩ thế.


Tiêu đề: Re: NGƯỜI LÍNH công binh bến vượt Tích tường
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 08 Tháng Chín, 2015, 05:13:47 pm



...   BY em cũng xin thú thật là: Nếu chỉ có đọc những tư liệu bằng ký ức của các bác viết bài ở VMH thì không thể hiểu được ất giáp về trận chiến Thành cổ Quảng Trị 1972. ;D

 Cứ là phải đến tận nơi, thực tế từng vị trí của chiến địa xưa mà các bác chỉ cho thì mới hiểu được trọn vẹn cả 3 giai đoạn về trận chiến Thành cổ Quảng Trị trong mùa hè 1972 ấy.


 ... Trực tiếp nghe các anh từng tham gia suốt mùa hè 1972 tại Quảng Trị và so sánh thì mới thấy, thời các anh QĐ trang bị vũ khí, hỏa lực cùng chi viện pháo binh cho các đơn vị tham chiến kém quá, thiếu thốn nhiều quá so với lực lượng đối phương. Nếu mang so sánh sang thời bọn em đánh Pốt, chỉ sau các bác có 6 năm nhưng QĐ trang bị cho bọn em mạnh hơn các đơn vị tham gia trận chiến Quảng Trị thời các bác nhiều lần.

 Em xin ghi nhận là thế hệ lính các bác đã làm được những việc ngoài sức tưởng tượng của các thế hệ lính sau này. BY em cũng từng đặt ra rất nhiều giả thiết: Giá như ... giá như thời các anh lính ta được trang bị đủ và bằng thời đánh Pốt của bọn em thì có lẽ trận chiến Thành cổ Quảng Trị sẽ có kết quả khác. BY em luôn nghĩ thế.


 @ BINH YEN,

  Dù đều là  lính đã qua trân mạc  nhưng sự thật chiến  đấu  mỗi thời gian, mỗi chiến trường đều rất khác nhau.  Cũng là đánh tập kích cứ điểm, hay  giữ chốt  thì ở Quảng Trị 1972 rất khác  vì không còn  " Bí mật, bất ngờ " nữa . Những vị trí chiến đấu  2 phía đã  Cày ải nhiều ngày đêm nên cùng rõ như nhau.  Ngày lính TQLC chốt giữ , đêm đến Lính Bắc Việt  sẽ tấn công chiếm lại - quần nhau như thế trong suốt thời gian chiến dịch.
 
  Với giả thiết  của BY :  " Giá như ... giá như thời các anh lính ta được trang bị đủ và bằng thời đánh Pốt của bọn em " thì có lẽ trận chiến Thành cổ Quảng Trị sẽ có kết quả khác " . 
 Nhưng Người  lính  của chiến trận 1972 không nghĩ vậy, HỌ có  giả thiết khác :
Phải công nhận là trang bị cho Lính ta còn yếu và thiếu nhưng đó không phải  là nguyên nhân quyết định kết  quả của trận chiến  Thành cổ Quảng trị.
Chúng tôi vẫn nói rằng :   Đây là  một trận   đấu TỶ THÍ ,  nhưng giá  Thành Cổ  không nằm  ở nơi bình địa với  địa hình trống trải, lại bị ngăn trở bởi con sông Thạch hãn , ban ngày bị khống chế hoàn toàn bởi không lực và hỏa lực  US ARMY.  (  có trang thiết bị tốt hơn cũng không chuyển tới cho lính trên trận địa được ).  Giai đoạn cuối  kèm thêm  mưa bão và nước lũ  đã làm trầm trọng thêm  sai sót  của ý đồ quân sự  BẢO VỆ THÀNH CỔ Quảng trị, không thể sửa chữa được.   Ít ra,  Nếu vị trí Thành cổ Quảng trị nằm  bên bở Bắc sông Thạch hãn thì cũng có thể đã khác .

   Khi thăm  lại  trận chiến, mỗi người  lính  đều có cảm nhận và suy nghĩ về diễn biến của lịch sử với những  trăn trở  .   Nếu  giả thiết 
   của  ta có lý thì cũng sẽ chỉ là trao đổi và cùng  suy ngẫm .  Và  hiện nay cũng chưa có tổng  kết  về chiến dịch này ở mọi cấp độ .