Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 02:19:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cao điểm cuối cùng  (Đọc 112402 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #190 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2009, 07:18:30 pm »

  Cương cũng kêu lên:

  - Đồng chí Ngọ!... Vẫn sống à? Anh em đâu cả?

  - Nó giam ở đăng kia. Cách đây xa. Chỗ nó để kho đạn đại bác, gần đường cái ấy.

  - Có nhiều lính gác không?

  - Hai tiểu đội. Nó thay nhau gác cả ngày đêm.

  - Anh em có đông không?

  - Đông lắm! Đến năm chục người.

  Cương ngẫm nghĩ rồi nói:

  - Thôi... để các đồng chí đó ở ít ngày nữa rồi cũng ra thôi. Cậu Ngọ này, cậu có biết con đường từ Mường Thanh lên A1 nó ở chỗ nào không?

  - Đường từ Mường Thanh lên A1 ấy à? - Ngọ hỏi lại. Nỗi mừng còn làm cho anh ngơ ngẩn.

  - Có phải nó ở hướng này không? - Cương chỉ sang trái mình.

  - Không phải. Nó ở bên này! - Ngọ chỉ về phía A1, lúc này anh đã tỉnh táo.

  - Thật không?... Cậu đã thấy nó rồi à?

  - Thì hôm tôi bị bắt, nó đưa tôi xuống theo con đường đó.

  - Nó có đường ngầm à?

  - Không. Đường ở ngay trên mặt đồn. Xe tăng nó vẫn đi được.
Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #191 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2009, 07:21:36 pm »

  Cương tỏ vẻ vẫn chưa tin hẳn:

  - Sao ở trên mặt đồn mà ở Đồi Cháy bắc ống nhòm nhìn sang không thấy?

  - Ở Đồi Cháy ấy à!... Ở đấy thấy làm sao được? Nó ở sườn đồi bên này cơ mà! Nó đi đằng sau cây đa cụt ấy mà!

  Cương vỗ đùi:

  - Chết cha thằng Tây rồi! Mình cũng đã ngờ ngợ.... Thế thì nó ở hướng này phải không? Có cầu qua suối không?

  - Vâng, nó ở hướng này. Có một cái cầu gỗ.

  - Mình lại cứ đoán nó ở phía trái. Nếu không gặp cậu thì đi đến tết cũng không tìm ra. Vừa rồi tôm thằng gác, nhưng lại vớ thằng lính Tây thành nói nó không hiểu... Bọn mình thấy nó chỉ xuống hố này, đoán đúng là trong hố có người... Sao cậu ngủ say thế? À này, cậu có biết bao nhiêu lâu nó thay gác một lần không? 

  - Chừng hai tiếng. Cũng sắp đến lúc nó thay gác. Phiên trước thay được một lúc lâu tôi mới ngủ.

  - Sao nó lại giam một mình cậu ở đây?

  - Tôi đánh thằng quan ba, bị nó bỏ xà lim.

  Cương cúi đầu đứng lặng một lúc. Bây giờ phải giải quyết thằng gác này. Phải cho nó một báng súng thật mạnh vào thái dương... Nghĩ đến việc sắp làm, tự nhiên anh thấy rờn rợn. Trong những cuộc chiến đấu, nhất là khi trận đánh đang diễn ra ác liệt, anh lao vào kẻ địch như một con thú bị thương say mồi. Nhưng lúc này dưới chân anh là một tên địch đã bị trói gô. Khi bọn anh nhảy đến dí súng vào tên gác này, nó ngoan ngoãn giơ tay đầu hàng, để bọn anh tước súng và trói lại. Nó lại chỉ cho anh biết có người của mình bị giam dưới hố. Nó còn nói thêm một số điều gì mà bọn anh không ai hiểu, nhưng anh biết chắc những điều nó nói đó không phải để chống lại bọn anh... Cương chép miệng rồi gọi mấy người  đứng bố trí chung quanh lại. Anh nói: 

  - Cậu Trung đưa anh em và đồng chí này theo đường cũ từ từ ra đi thôi. Nhớ bò cẩn thận, đừng chạm vào ống bơ và mìn của nó! Tôi ở lại giải quyết cái thằng này rồi ra ngay.

Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #192 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2009, 07:25:10 pm »

  Ngọ cúi xuống nhìn thằng lính bị trói gô, miệng nhét giẻ, nằm còng queo dưới đất. Mắt nó trắng đã mở trừng trừng không chớp như mắt người chết. Ngọ nhận ra thằng lính mặt đỏ vẫn cho anh thuốc lá mọi ngày.

  - Thằng này đối với chúng tôi tốt lắm anh Cương ạ!

  - Thằng gác kia đến thì thể nào nó cũng khai đường chúng ta ra...

  Ngọ đứng im một lúc rồi quay ra, đi cùng với mấy người kia. Cương đang cúi đầu chợt ngẩng lên gọi Ngọ. Ngọ quay lại, Cương hỏi:

  - Gần đây có cái hủm nào khuất không? Nơi nào mà thằng gác đến nó không tìm thấy thằng này ngay?

  - Trong kia có nhiều đám cỏ gianh kín lắm.

  - Trong đó chắc nó có gài mìn.

  - Không đâu. Hôm trước đến đây, tôi thấy bọn chúng nó vẫn cứ lại ở đấy.

  Cương nói với mấy người kia:

  - Cậu Trung đưa mình mảnh vải dù. Các cậu đi trước đi. Cậu Ngọ ở lại đây cùng ra sau với mình.

  Cương kiểm tra lại dây trói rồi lấy mảnh vải dù bịt kín mắt thằng lính lại:

  - Cậu khiêng với mình một tay. Đem nó quẳng ra đó.

  Ngọ định nói một câu cho thằng lính đỡ sợ, khỏi giẫy giụa nhưng không biết nói thế nào cho nó hiểu. Một lát anh nghĩ ra:

  - Không sợ. Chúng tao đưa mày đi xà lim, "xe luyn... xe luyn" ấy mà!

  Có lẽ thằng Tây hiểu thật, nó nằm im cho hai người khiêng. Người nó võng xuống nặng như một con trâu. Họ quẳng nó vào giữa một búi cỏ gianh cách đó dăm chục thước. Lúc quay ra, Cương ra hiệu cho Ngọ bước thật nhẹ để thằng gác không biết họ đi về hướng nào. Đi một quãng xa, Ngọ ghé vào tai Cương: 

  - Anh làm thế nào mà vào được đây?

  - Cắt rào.

  - Em cứ tưởng anh chết rồi!

  - Chết thế nào được! Còn phải sống để tổng công kích chứ!

  - Em nghe tiếng anh mà em nhận được ra đấy!

  Ngọ mủm mỉm cười rồi lại nói:

  - Anh không cứu em thì vài ngày nữa em chỉ buồn mà chết.

  - Cậu cứu tớ đấy! Không gặp cậu thì loanh quanh đến sáng chưa chắc đã lần ra.

  - Ở nhà còn đông anh em cũ không anh?

  - Cũng còn. Thôi im lặng, lát nữa về nhà nói chuyện. Gần đến A3 rồi!
Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #193 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2009, 01:57:41 pm »

XVI


  - Những vấn đề chính như vậy là hội nghị đã thống nhất. Bây  giờ còn có một số đồng chí muốn biết Bộ và đại đoàn đã làm gì để giúp chúng ta giải quyết cái hầm ngầm... 

  Trung đoàn trưởng Trang ngồi xếp bằng tròn giữa hầm. Anh đã ngồi như vậy suốt từ đầu buổi họp đến giờ. Hình như người ta chưa nhìn thấy anh thay đổi cách ngồi. Tấm lưng to bè của anh vẫn thẳng băng. Những cán bộ ngại ngồi họp lâu thường nói nhỏ với nhau là  trung đoàn trưởng "ngồi thành chai đít rồi nên không biết đau”.  Chưa bao giờ người ta thấy trung đoàn trưởng tỏ vẻ mệt mỏi trong một cuộc họp. Vẫn cái giọng rề rà quen thuộc, Trang nói tiếp: 

  - Công việc này thì cũng có người biết rồi, có người chưa biết, có người nghe phong phanh... phải không các đồng chí?

  Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 liếc nhìn Vinh nháy mắt một cái, rồi nói thật to:

  - Anh em chúng tôi không ai biết "rì" đâu ạ!

  Tiếng cười ồ. Trung đoàn trưởng cũng cười nhe hàm răng to ám khói thuốc lào. Cái cười của anh hóm hỉnh một cách thật thà.

  - Có biết thì cũng chỉ biết phần nào thôi. Việc này trước chưa phổ biến với các đồng chí vì còn phải giữ bí mật, và cũng chưa biết có làm được không, nên không nói trước. Bây giờ đã đạt được kết quả một phần rồi... Buổi sáng, tôi có xin ý kiến chính ủy đại đoàn, chính ủy nói có thể phổ biến với các đồng chí trong phạm vi hẹp, nghĩa là trong các cán bộ tiểu đoàn họp ở đây thôi, để trước khi bước vào chiến đấu các đồng chí tăng thêm phần tin tưởng. Đồng chí đại đội trưởng công binh của đại đoàn cũng vừa mới tới. Bây giờ đồng chí Cao sẽ kể lại một cách tương đối cụ thể, cho các đồng chí biết công binh đã làm như thế nào để phối hợp với chúng ta.

  Người đại đội trưởng công binh ở ngoài đi vào giữa hầm. Quần áo anh vàng khè, chân đi đất, quần xắn móng lợn, chiếc dù nguỵ trang giắt một bên thắt lưng lòe xòe. Anh xoa tay làm ra dáng điệu trịnh trọng. Mấy cán bộ mủm mỉm biết anh ta đang đóng kịch để sắp bắt họ lại phải cười đây. Anh ta là một cán bộ đại đội lâu năm nổi tiếng là ngổ ngáo và hay đùa bỡn. 

  - Thưa các đồng chí... Tôi đang làm nhiệm vụ ở ngoài kia, được lệnh của trung đoàn trưởng gọi, lật đật về đây ngay, quần áo lôi thôi thế này, các đồng chí tha lỗi.

  Biết anh ta đã bắt đầu giở trò, mọi người cười ầm.

  - Vừa rồi chính ủy đại đoàn có chỉ thị cho tôi là báo cáo cụ thể lại với các đồng chí những việc chúng tôi đã làm để phối hợp với các đồng chí. Trong thời gian chúng tôi tiến hành công tác cũng có một số đồng chí đến.. khêu gợi, nhưng lúc đó chúng tôi chưa được lệnh trên, nên buộc lòng phải giữ bí mật, bây giờ cũng mong các đồng chí bỏ qua cho... 

  Mọi người lại cười ồ. Cái tài làm cho mọi người phải cười của anh ta là ở chỗ anh ta chêm những câu không cần thiết cho bản báo cáo để đùa nghịch bằng một vẻ mặt rất nghiêm trang. Vinh lẩm bẩm: "Thằng cha cù được!".
Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #194 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2009, 02:00:04 pm »

  Cách đây nửa tháng, đại đội trưởng Cao đang làm nhiệm vụ chỉ huy một bộ phận đoạt dù tiếp tế của địch, thì có lệnh của tham mưu trưởng đại đoàn gọi anh phải đến ngay sở chỉ huy của tiểu đoàn 1 tại trận địa. Cao hớt hải tới nơi thấy đại đoàn trưởng và trung đoàn trưởng Trang đang ngồi chờ mình trong một căn hầm úng nước mưa. Thoạt nhìn thái độ người chỉ huy cao cấp của mình, Cao đã đoán được là có việc gì quan trọng đây. Quả đúng như thế thật. Hôm đó, đại đoàn trưởng đã giao cho đại đội một việc mà anh chưa từng làm từ ngày được điều về chỉ huy đơn vị công binh đến giờ. Đó là nhiệm vụ bí mật moi ruột đồi A1, đem một tấn bộc phá vào đặt dưới chân hầm ngầm để giật tung nó đi ngay từ phút đầu của đợt tấn công sắp tới Cao phấn khởi nhận nhiệm vụ vì biết việc mình làm sẽ có một tác dụng lớn đối với trận đánh. Anh biết có những khó khăn đang chờ đợi mình. Điều này không những không làm anh lo sợ mà lại còn kích thích thêm lòng ham muốn của anh, vì tính anh vốn ưa những sự mạo hiểm. 

  Trung đoàn trưởng Trang đã cùng Cao ra đồn địch tìm nơi mở cửa đường hầm. Đêm đầu, một tiểu đội công binh lên đào, mới cuốc được mươi nhát vào lớp đất đồi rắn như đá non, đã bị địch ném lựu đạn ra thương vong gần hết, phải dìu nhau xuống. Biết lên đào nhiều người thế nào cũng bị lộ, đêm sau, một chiến sĩ công binh xin lên đào một mình. Nhờ giữ được bí mật, đêm hôm đó, đồng chí này đã khoét được một chiếc hố nhỏ vừa lọt người. Có chỗ đứng chân làm bàn đạp rồi, từ đó ta cứ tiếp tục khoét sâu vào.

  Mỗi ngày lại thêm một khó khăn mới đến với họ. Từ cửa đường hầm ta tới chiếc lô cốt đầu tiên của địch, cách nhau không đầy chục thước. Hễ nghe tiếng động mạnh, địch lại quẳng lựu đạn xuống. Đào vào được mươi thước, gặp thêm một khó khăn là vấn đề ánh sáng. Trong hầm sâu thiếu không khí, đèn đóm mang vào đều bị tắt. Bộ tư lệnh đại đoàn theo dõi tin tức họ từng ngày, từng buổi. Khi biết anh em làm việc không có ánh sáng, tư lệnh trưởng và chính ủy lập tức gửi ngay xuống đường hầm một hộp đèn thắp bằng pin. Hộp đèn này mới thu được của địch. Thấy hai đồng chí cán bộ chỉ huy đã có tuổi thường phải làm việc khuya trong hầm, cơ quan hậu cần đã gửi tới chiếc đèn này. Từ hôm đó, đêm đêm người ta lại thấy hai mái tóc hoa râm cắm cúi làm việc bên ngọn đèn dầu vàng khè phun muội mù mịt. Vấn đề ánh sáng vừa tạm giải quyết, lại vấp phải một khó khăn khác lớn hơn: vào sâu trong lòng đất, họ không còn không khí để thở. Mỗi người vào chỉ cuốc được mươi nhát là cổ nghẹn tắc, mồ hôi vã ra. Đáng lẽ làm việc trong hầm sâu thế này phải có máy quạt thông gió. Họ đã tưởng phải bó tay. Bàn bạc mãi, anh em tìm được một cách khắc phục tạm thời, là dùng quạt nan. Một người vào đào bên trong, thì mấy chục người nằm nối nhau sau lưng anh ta ra đến tận cửa hầm, mỗi người cầm một chiếc quạt nan, quạt liên tiếp đẩy không khí từ ngoài vào. Tuy vậy, những khi vào đào, người khỏe nhất cũng chỉ làm việc được mười lăm phút. Họ lại còn phải tìm cách giấu không cho địch nhìn thấy đống đất đỏ từ trong lòng đồi tuôn ra, mỗi ngày một đùn lên to thêm trước cửa đường hầm. Chính ủy đại đoàn đã xuống tận bếp của đại đội công binh, bàn bạc với các anh nuôi cách cải thiện ăn uống cho các chiến sĩ đào hầm. Mặt trận đã dành những thứ thức ăn hiếm có nhất cho những người con yêu. Họ nhận được các thứ bánh kẹo chiến lợi phẩm, những hộp bột chanh, những bánh đường phên và đôi khi cả những quả cam tươi. Tuy được săn sóc như vậy, nhưng người họ cứ mỗi ngày một gầy võ, xanh xạm đi, sức khỏe giảm sút rất nhanh...
Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #195 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2009, 02:01:30 pm »

  Câu chuyện của người đại đội trưởng kể lại có hơi rề rà. Giá vào lúc khác, anh đã bị sự phản ứng của xung quanh. Nhưng hôm nay với vấn đề này, người nghe tỏ ra dễ đãi, chăm chú nghe anh, và có người còn cho là anh báo cáo có duyên. 

  Đồng chí đại đội trưởng ngừng nói, móc túi lấy ra một chiếc hộp nhỏ...

  - Cũng xin báo cáo với các đồng chí là để giải quyết những khó khăn về chuyên môn trong khi đào cái hầm này, ngoài cách họp anh em lại bàn bạc, tất cả những máy móc giúp sức cho chúng tôi chỉ có hai thứ này... 

  Anh giơ cao cho mọi người xem chiếc hộp tròn và một ống thủy tinh nho nhỏ nhấp nhánh trước ánh đèn. Anh nói tiếp:

  - Đây là chiếc địa bàn tôi kiếm được trong trận Mộc Châu năm ngoái, và đây là ống tiêm nước cất xin của đồng chí y tá. Địa bàn thì dùng để chỉnh hướng đào cho thẳng. Còn nước cất này thì để thay thủy bình giữ chiều thăng bằng của mặt hầm. Về mặt chuyên môn, nhiều vấn đề gay go lắm. Hôm nọ, tôi đã bị một bữa toát mồ hôi, buốt óc vì cái này...

  Anh vừa nói vừa giơ cao chiếc hộp địa bàn. 

  - Bữa đó đào sâu được hơn ba chục thước rồi, tôi mang địa bàn  vào để kiểm tra hướng. thì thấy kim cứ quay loạn lên. Đã tưởng địa  bàn hỏng?... Địa bàn mà hỏng thì thật chết! Người đi sông đi biển  hỏng địa bàn còn có thể nhìn mặt trời, nhìn trăng sao để tìm phương  hướng, chứ chúng tôi đi trong lòng đất mà nó hỏng thì còn biết dựa vào đâu! Nhưng đến lúc đem ra ngoài cửa hầm thì thấy kim vẫn chỉ đúng hướng. Tôi cũng chịu không giải thích được về mặt khoa học,  hiện tượng này là như thế nào? Thú thật với các đồng chí, từ ngày  trên cho về đại đội công binh đến giờ, chỉ được học đôi chút về cách  làm cầu, làm đường... nặng về dùng sức khỏe. Khi cần gỡ mìn, phá  bom thì trên lại hướng dẫn cho từng việc. Việc đào đường hầm này thì chưa từng được học, cũng chưa từng được nghe ai nói đến bao giờ.  Như vậy là địa bàn bị mất tác dụng. Chúng tôi phải tìm cách cắm ba  nén hương trên một đường thẳng để chỉnh hướng. 

  Cách đây mấy hôm, chúng tôi được lệnh của đại đoàn là phải  điều tra cho biết đích xác khoảng cách từ cửa đường hầm tới hầm  ngầm của địch. Chúng tôi cũng nhận thấy việc này là rất cần. Đào đúng hướng rồi, nhưng nếu không đặt được bộc phá đúng dưới chân  nó, thì có đánh cũng không kết quả gì. Mỗi ngày anh em chỉ đứng ở cửa hầm nhìn các ụ đất trên đỉnh, người đoán là xa năm chục thước, người đoán là xa sáu chục thước, không biết ai đúng, ai sai. Khi nhận được lệnh trên, chúng tôi đem ra bàn trong hội nghị chi ủy. Có đồng chí bàn buộc dây vào lựu đạn ném lên rồi kéo dây về. Nhưng ụ đất ở rất xa, người thật khỏe ném lựu đạn không cũng chẳng thể tới, huống  hồ lại là lựu đạn có một cái đuôi dài sáu bảy chục thước dây. Có đồng chí lại bàn hay là buộc dây vào đuôi đạn "sì-tốc" bắn lên...? Ý kiến  này lại càng không thực tế. Sau chi ủy thấy chỉ còn có một cách bò lên mà đo... Các đồng chí đều đã biết từ cửa đường hầm của chúng tôi tới hầm ngầm địch phải qua rất nhiều ụ súng của chúng nó. Đồng chí Tỳ là trung đội phó ở trong chi ủy xin làm việc này. Khi nhận nhiệm vụ trên giao, chúng tôi cùng đã bảo nhau gặp khó khăn thì đảng viên, cán bộ phải đi đầu... 
Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #196 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2009, 02:02:44 pm »

  Người đại đội trưởng dừng nói một chút, trầm ngâm. Nét mặt anh lúc này mất hẳn vẻ hài hước, trở nên trang nghiêm một cách thực sự. Mọi người chăm chú theo dõi câu chuyện. Chính trị viên Tuấn đang ngước mắt nhìn anh nói, tự nhiên nhíu đôi lông mày lại một lúc như muốn cố nhớ một điều gì... Người đại đội trưởng nói tiếp: 

  - Thưa các đồng chí, đêm hôm kia đồng chí Tỳ đã bò lên. Chúng tôi buộc một đầu dây ở cửa hầm để đồng chí đó dong theo. Đồng chí Tỳ lên được một lúc thì có tiếng súng nổ. Chúng tôi trèo lên nóc cửa hầm, thấy đồng chí Tỳ ở phía trên chạy xuống. Nhưng đồng chí Tỳ vừa đến chỗ chúng tôi thì ngã xuống không kịp nói gì nữa... Đồng chí Tỳ đã hy sinh rồi? Chúng tôi đem sợi dây đo thử thì thấy chiều dài gần đúng với dự kiến của chúng tôi về khoảng cách giữa cửa đường ta và hầm ngầm của địch. Chúng tôi đoán là đồng chí Tỳ đã bò lên được đến hầm ngầm của nó, lúc quay xuống bị lộ nên địch bắn theo... Thưa các đồng chí, việc làm của chúng tôi chỉ có như vậy. Hiện nay đường hầm coi như đã đào xong. Chúng tôi còn phải làm sao đưa được bộc phá vào trong hầm và làm cho bộc phá nổ thật tốt. 

  Trong những người ngồi nghe có tiếng rì rầm. Cách đây ít ngày, các tiểu đoàn vừa nhận được một thông tri của đại đoàn yêu cầu tập trung bộc phá của các đơn vị gửi lên. Lệnh này đã làm cho các nơi xôn xao. Ngày chiến đấu sắp tới, đáng lẽ như mọi khi, họ phải lên đại đoàn lĩnh bộc phá về, bây giờ lại có lệnh tập trung bộc phá gửi lên trên? Chuông điện thoại của cơ quan tham mưu luôn luôn vang lên vì những người đòi gặp tham mưu trưởng hỏi lại lệnh này. Cơ quan không giải thích gì thêm cho họ vì sao trên lại tập trung thuốc nổ, chỉ nhắc họ cố gắng chấp hành thông tri. Từ hôm ấy đến nay, các tiểu đoàn vẫn chưa làm sao tập trung được số thuốc nổ trên yêu cầu. Lấy thuốc nổ của các đại đội, lúc này, khác nào tước vũ khí của họ trước giờ chiến đấu. Nhưng cơ quan trên cũng không thúc giục gì họ thêm. Hình như trên cũng lưỡng lự khi phải ra lệnh này. Bây giờ họ đã hiểu, cần có số thuốc nổ đó để nhét vào chân hầm ngầm. Họ đoán là đại đội trưởng Cao sắp nêu ra vấn đề đó.
 
  Nhưng chính ủy đại đoàn đã đứng lên. Cặp mắt sắc sảo của anh lúc này dịu đi. Cái nhìn của anh đầy trìu mến. Anh nói:

  - Tôi xin báo với các đồng chí một tin vui: Đại đoàn đã hủy lệnh tập trung bộc phá. Thời gian vừa rồi, khi các đồng chí công binh lo đào hầm, bộ tư lệnh chúng tôi rất lo về vấn đề thuốc nổ. Chúng ta cần không phải ít... hàng tấn. Xin Bộ, Bộ cho được một ít. Chỉ còn cách lấy ở các đơn vị xung kích. Nhưng đến lúc này, chả đơn vị nào chịu rời thuốc nổ ra... Chúng tôi cũng thấy làm như vậy là vô lý vì các đồng chí cũng cần giữ thuốc nổ để chiến đấu. Bàn mãi với nhau vẫn không giải quyết được. Nhưng vừa rồi thì các đồng chí cao xạ pháo đã giúp chúng ta. Trong cái máy bay năm đầu bị bắn rơi ở Bản Kéo, có tám quả bom chưa nổ. Chúng tôi đã đề nghị Bộ cho công binh đến mở bom lấy thuốc. Bây giờ chúng ta không thiếu thuốc nổ nữa rồi, chúng ta đã có những thứ thuốc nổ rất tốt... 

  Mọi người xôn xao một lúc vì vui mừng.

  Cuộc hội nghị giao nhiệm vụ chiến đấu ở trung đoàn kết thúc.

  Chính ủy đứng ở cạnh cửa hầm nhìn các cán bộ lần lượt ra về. Trận đánh lần trước gặp khó khăn làm cho những anh chàng đại tếu, đại chủ quan cũng cụp cả lại rồi. Họ đi qua mặt anh với thái độ trầm lặng, suy nghĩ, sẵn sàng đón lấy những khó khăn sẽ xảy ra. Chính ủy nhìn thấy qua thái độ ngày hôm nay, họ bớt xốc nổi, mà chắc chắn vững vàng hơn. Anh thầm hỏi mình, trong những người đi kia ai là người anh sẽ không được gặp lại nữa. Anh đã qua nhiều cuộc hội nghị thế này, mà cứ đến giờ phút này anh lại thấy xao xuyến. Một cán bộ nhìn anh, anh tránh cặp mắt của người đó, sợ anh ta đọc được trên mặt mình những tình cảm yếu đuối.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Ba, 2009, 02:04:41 pm gửi bởi Russian Weapons » Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #197 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2009, 02:03:50 pm »

PHẦN THỨ BA


I.

  Vào cuối tháng tư năm đó, một buổi chiều, khi những đãy núi đã sẫm mình lại, thì trên nền mây xám của đỉnh Pa Hồng bắt đầu xuất hiện những tia chớp ngoằn ngoèo xanh biếc. Không lâu sau đó, tiếng sấm nổi ầm ầm. Trời bắt đầu mưa. Không phải thứ mưa rả rích của mùa xuân mà là những trận mưa dữ dội, đổ từng thác nước của mùa hè. Chiến hào của ta và địch đều ngập nước. Đường 41 nhão ra như vữa. Những thành vại của những quả núi bị bạt đi, lở ra, đổ từng cồn đất xuống lấp kín mặt đường. Mưa liên tiếp mấy ngày liền. Những trận mưa báo hiệu mọi điềm chẳng lành, mùa mưa năm nay đến sớm hơn.   

  Từ đầu mùa xuân, một cuộc chạy đua nước rút đã diễn ra trên mặt trận này giữa chúng ta và thiên nhiên. Trước khi nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, bộ tham mưu của Na-va rất lọc lõi về tình hình chiến tranh ở Đông Dương, tính đi tính lại đều thấy ta không thể nào duy trì lại mặt trận một số người lớn hơn hai đại đoàn và hai vạn dân công. Những tính toán của chúng không phải là vô căn cứ. Điện Biên Phủ cách xa hậu phương của chúng ta năm trăm cây số, chỉ nối với phía sau bằng một con đường chạy dài, nằm vắt mình trên những đèo mây, qua hai con sông lớn và hàng trăm con suối. Riêng quãng đường từ Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ dài gần một trăm cây số, chỉ là đường dùng cho xe ngựa chạy, bỏ đã lâu ngày. Kẻ địch tin có thể chặt đứt sợi chỉ mảnh không gì che chở đó bất cứ lúc nào. 

  Khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến - Tất cả để chiến thắng" đã được Trung ương Đảng đề ra. Các đồng chí Trung ương chia nhau đi các địa phương tự mình đôn đốc việc tiếp gạo, đạn, tiếp người cho tiền tuyến.

  Khi những đơn vị chủ lực đầu tiên của chúng ta xuất hiện quanh lòng chảo Điện Biên Phủ, là lúc cuộc tấn công của không quân Pháp vào con đường vô tội bắt dầu. Chúng trút bom đạn vào các bến phà, những đỉnh đèo, những chiếc cầu... dữ dội hơn cả khi đánh chặn những đơn vị xung kích của ta tiến vào đồn chúng. Đèo Cả bị đánh phá liền trong hai tháng. Ngã ba Cò Nòi có ngày bị thả tới ba trăm quả bom. Đèo Lũng Lô, đèo Chẹn, đèo Pha Đin lúc nào cũng rừng rực lửa. Tiếng nổ của bom nổ nhanh, nổ chậm phá dường vang lên suốt ngày đêm.

 
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Ba, 2009, 02:06:01 pm gửi bởi Russian Weapons » Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #198 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2009, 02:07:10 pm »

  Những buổi chiều, khi mặt trời vừa xuống núi, hàng ngàn, hàng vạn các chiến sĩ công binh, thanh niên xung phong, đồng bào dân công từ các lán trú ẩn đổ ra mặt đường. Họ dũng cảm bước vào những trận địa địch đã bày sẵn. Đoạn đường gấp khúc ở sườn đèo đã biến mất dưới những hố bom khổng lồ. Giữa những bãi đất đá đổ nát tơi bời còn phủ khói đó, hàng ngàn trái bom bươm bướm đang rình cắn nát những cẳng chân họ. Sâu hơn, dưới lòng đất, những quả bom hẹn giờ thâm hiểm đang chờ bất thần nuốt một toán dân công, hất tung một chiếc xe vận tải, tạo thêm một cái vực nhỏ trên mặt đường. Chỉ vài giờ sau, bằng những chiếc thuổng, chiếc xẻng, những gói thuốc nổ, những cọc gỗ, những tấm phên nứa, họ đã tạo một con đường sống giữa đất chết. Đôi lúc, có những quả bom định giờ nằm hiểm hóc quá dưới lòng đất không đào lên kịp, thì một cán bộ công binh đứng ngay tại chỗ nguy hiểm đó, để những người lái xe, những đồng bào dân công yên lòng đi vượt qua. 

  Chưa bao giờ lòng yêu nước và sức chịu đựng của nhân dân ta được thử thách như mùa xuân và đầu hè năm đó. Để tránh lao xe hàng xuống vực thẳm, sau nhiều đêm thức ròng, những người lái xe đã phải bôi dầu cao Con hổ vào mắt, trốn tránh cấp trên, tự đầu độc mình bằng cà phê và trà đặc dùng quá liều lượng để chống ngủ. Những người lái xe trẻ vừa được đào tạo cấp tốc qua một khóa học tập ngắn hạn chưa điều khiển xe chạy quá ba trăm cây số, đã lấy con đường hiểm nghèo ra tiền tuyến để hoàn thành việc học tập của mình. Những bác lái xe già sưng lá lách vì sốt rét hoặc mắc chứng đau bụng kinh niên, bỗng thấy con bệnh bị đẩy lùi. Không gì ngăn cản được họ trên đường ra tiền tuyến. Những đoàn xe chạy ban ngày dùng tốc độ của xe để tránh làn đạn máy bay, dùng súng trường chiến đấu với B.26. Cả những khi xe hỏng, những người lái xe cũng không chịu để xe nằm lại. Lốp vỡ, không có lốp thay, họ vá lốp bằng đinh bu loong. Díp xe gãy, không có gì thay, họ chặt tre rừng làm díp.

  Hầu hết lực lượng vận tải bằng xe đạp thồ đã được huy động cho chiến dịch. Hai vạn chiếc xe đạp thồ của Thái Nguyên, Ninh Bình, Thanh Hóa đã vận chuyển trên hai vạn tấn lương thực đạn dược cho mặt trận. Từ đường bằng họ chuyển lên đường núi, từ đường to họ chuyển vào đường nhỏ, từ tuyến ngoài, họ chuyển vào tuyến trong... Lần đầu, những chiếc xe đạp vượt đèo cao, suối sâu bám sát những khẩu pháo mang đạn ra tận hỏa tuyến. Thời gian phục vụ của họ lúc đầu định là hai tháng, sau tăng lên bốn, năm tháng. Chiếc xe thồ, công cụ sinh sống chủ yếu của cả một gia đình, ngày mới lên đường đã được lắp những phụ tùng mới nhất, tốt nhất, bây giờ xộc xệch, chắp vá. Họ biết rõ ở lại chiến dịch thêm một ngày, thêm một ngày gia đình họ gặp khó khăn trong sinh hoạt, nhưng không một người nào rời bỏ hàng ngũ. Năng suất thồ tăng không ngừng, từ trăm rưởi cân lên hai trăm, hai trăm năm mươi cân, và cuối cùng kỷ lục thồ lên tới ba trăm hai mươi cân.
Logged
Russian Weapons
Thành viên
*
Bài viết: 636


« Trả lời #199 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2009, 02:08:31 pm »

  Điện Biên Phủ xa xôi, mất hút giữa núi rừng Tây Bắc năm đó đã trở thành thủ đô của kháng chiến, một thủ đô giữa những ngày hội lớn. Mọi con đường đều hướng về đây. Mọi trái tim đều hướng về đây. Ban đêm, đi trên đường 41, chỉ nghe tiếng nói của các đoàn dân công, người ta cũng biết cả miền Bắc từ Việt Bắc đến trung du, đồng bằng, khu Tư xa xôi, đều kéo nhau ra tiếp sức cho bộ đội ngoài mặt trận.
Đồng bào Mèo bỏ tập quán lâu đời không chịu rời xa lâu ngày những đỉnh núi mây phủ của mình, dắt ngựa xuống núi đi dân công vận chuyển lương thực cho bộ đội. 

  Những chiếc thuyền độc mộc nối nhau vượt thác sông Mã, sông Đà lên Điện Biên. Trên dòng sông Nậm Na hàng vạn chiếc mảng do những chị dân công điều khiển lao qua hàng trăm thác nước đưa gạo từ Phòng Tô về. 

  Đồng bào các dân tộc Tây Bắc vét những hạt gạo cuối cùng cho bộ đội ăn để đánh giặc. Một huyện Tuần Giáo, ruộng ít người thưa, vừa thoát khỏi nanh vuốt của giặc Pháp và thổ phỉ, đã góp cho chiến dịch một ngàn hai trăm tấn gạo và tám mươi tấn thịt, vượt gấp năm lần mức lương thực định huy động lúc đầu. 

  Hướng về mặt trận chính Điện Biên Phủ, suốt đông xuân những năm đó, các chiến trường phối hợp trên toàn quốc, từ địch hậu đồng bằng đến Liên khu V, Nam Bộ cùng ra sức đánh địch, tiêu diệt của chúng hàng vạn quân. 

  Toàn dân không tiếc gì để giành chiến thắng cho Điện Biên Phủ.

  Trong khi đó, đế quốc Pháp với sự bơm hơi của đế quốc Mỹ, cũng đổ toàn bộ sức lực của chúng vào quyết chiến điểm Điện Biên Phủ, định đánh một canh bạc cuối cùng. 

  Cuối tháng tư năm 1954, chính phủ phản động Pháp đã vét những chiếc máy bay B.26 cuối cùng trên đất Pháp gửi cho Na-va. Trong khoảng một tháng, tổng chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương đã ném thêm ba ngàn quân xuống Điện Biên Phủ, gồm toàn bộ những tiểu đoàn dự trữ cuối cùng của hắn và bảy trăm tên lấy ở các binh chủng khác mới nhảy dù lần đầu. Ngoài khơi Thái Bình Dương, hai hàng không mẫu hạm Boxer và Philippin sea đã tiến vào vịnh Bắc Bộ. Những pháo đài bay B.29 của Mỹ đã sẵn sàng trên các sân bay ở Philippin chờ lệnh tiến về vùng trời Điện Biên Phủ. Các tướng tá Mỹ đến Sài Gòn thảo luận những chi tiết kỹ thuật cuối cùng về cuộc can thiệp bằng không quân Mỹ vào Điện Biên Phủ theo kế hoạch "Diều hâu”. 

  Cũng vào cuối tháng tư năm đó, cuộc hội nghị ở Giơ-ne-vơ, sau khi thảo luận về vấn đề Triều Tiên sắp chuyển sang thảo luận về vấn đề Việt Nam. 

  Những trận mưa đầu mùa đã tới. Hàng vạn cặp mắt lo lắng nhìn vòm trời xám nặng đè xuống chiến trường. Mọi người trên mặt trận đều biết, thời gian không chờ đợi họ nữa rồi. Nếu họ không gắng hết sức mình dấn lên phía trước, kết thúc trận đánh trong một ít ngày nữa, thì cuộc chiến đấu ở đây sẽ phải kéo dài qua mùa mưa và chưa thể lường trước được những biến chuyển của tình hình trong thời gian tới. 

  Cũng may, đây mới chỉ là những trận mưa báo hiệu đầu tiên.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM