Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 10:22:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lời thú tội của một Sát thủ Kinh tế  (Đọc 85710 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #40 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2009, 07:03:42 pm »

Chương 10
Vị tổng thống, người anh hùng của Panama


Tôi đáp xuống sân bay quốc tế Tocumen của Panama vào một đêm tháng tư năm 1972 trong một cơn mưa nhiệt đới lớn. Như thường lệ, tôi đi chung taxi với một số quan chức khác và vì biết tiếng Tây Ban Nha, tôi được xếp ngồi ở ghế trước bên cạnh lái xe. Tôi thẫn thờ nhìn cảnh vật bên ngoài qua kính ô tô. Dưới mưa, ánh đèn pha ô tô chiếu vào một tấm áp phích có hình một người đàn ông điển trai với cặp lông mày rậm và đôi mắt sáng long lanh. Một bên chiếc mũ rộng vành của ông được uốn cong lên một cách ngang tàng. Tôi nhận ra người anh hùng Panama, Omar Torrijos.

Như thường lệ, để chuẩn bị cho chuyến đi, tôi đến Thư viện Công cộng Boston để đọc những cuốn sách viết về đất nước này. Tôi biết rằng một trong những lý do khiến Torrijos được lòng dân là vì ông rất cứng rắn, cả trong việc bảo vệ quyền tự trị của Panama cũng như tuyên bố chủ quyền đối với kênh đào Panama. Dưới dự lãnh đạo của mình, ông quyết tâm đưa đất nước tránh khỏi những cạm bẫy nguy hiểm đã làm nên một lịch sử đáng khinh của đất nước này.

Panama đã từng là một phần của Colombia khi kỹ sư người Pháp Ferdinand de Lesseps, người chỉ đạo xây dựng kênh đào Suez, quyết định xây một con kênh qua dải đất vùng Trung Mỹ để nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Từ năm 1881, Pháp đã huy động một nguồn lực khổng lồ để tiến hành công việc trên nhưng đã gặp phải hết thất bại này đến thất bại khác. Cuối cùng, vào năm 1889 dự án đã thất bại do thiếu nguồn tài chính nhưng nó đã khởi nguồn cho một giấc mơ của Tổng thống Mỹ- Theodore Roosevelt. Trong suốt những năm đầu của thế kỷ XX, Mỹ yêu cầu Colombia ký một hiệp ước chuyển dải đất này cho một tập đoàn Bắc Mỹ nhưng Colombia đã từ chối.

Năm 1903, Tổng thống Roosevelt hạ lệnh cho tàu chiến Nashville của Mỹ tới đây. Lính Mỹ đã đổ bộ xuống, chiếm giữ và giết một thủ lĩnh quân du kích địa phương nổi tiếng, rồi tuyên bố Panama là một quốc gia tự độc lập. Một chính phủ bù nhìn được dựng lên và Hiệp ước Kênh đào đầu tiên được ký kết; nó đã thiết lập nên một vùng đất Mỹ ở cả 2 bên con đường thủy tương lai này, hợp pháp hóa sự can thiệp quân sự của Mỹ và trao quyền kiểm sóat quốc gia “độc lập” mới được thành lập này cho Mỹ.

Điều thú vị là Hiệp ước này lại được Ngoại trưởng Mỹ Hay và một kỹ sư người Pháp là Philippe Bunau-Varilla, người trước đây là một thành viên của dự án bắt đầu, chứ chẳng do một người Panama nào ký. Thực chất, một thỏa thuận giữa một người Mỹ và một người Pháp đã buộc Panama phải rời bỏ Colombia để phục vụ quyền lợi của Mỹ. Nhìn lại, đây quả là một sự khởi đầu mang tính báo trước.(1)       

Trong hơn nửa thế kỷ, Panama chịu sự cai trị của một chế độ đầu sỏ chính trị gồm những gia đình giàu có, có quan hệ chặt chẽ với Washington. Đó là những kẻ độc tài cánh hữu, luôn sẵn sàng thực hiện bất cứ biện pháp nào mà chúng cho là cần thiết để đảm bảo quyền lợi của Mỹ. Giống như hầu hết những tên độc tài Mỹ Latinh là đồng minh của Mỹ, đối với những kẻ cầm quyền Panama, lợi ích của Mỹ cũng đồng nghĩa với việc đàn áp bất cứ phong trào dân túy nào thoáng có hơi hướng xã hội chủ nghĩa. Những kẻ này cũng ủng hộ CIA và NSA trong các hoạt động chống phá chủ nghĩa cộng sản ở nửa bán cầu này và giúp các công ty lớn của Mỹ như Công ty Standard Oil của Rockerfeller và Công ty United Fruit (được George H.W.Bush mua). Các chính quyền này hoàn toàn không nhận thấy rằng lợi ích của Mỹ được thúc đẩy nhờ việc củng cố cuộc sống đói nghèo của những người dân buộc phải làm việc như nô lệ trong các đồn điền và cho các tập đoàn lớn.

Những kẻ cầm quyền tất nhiên được bù đắp hậu hĩnh cho sự phụng sự của họ; lực lượng quân đội Mỹ đã đại diện cho những kẻ cầm quyền Panama để can thiệp hàng chục lần trong cả giai đoạn từ khi Panama tuyên bố độc lập đến năm 1968. Tuy nhiên, trong năm đó- khi tôi vẫn còn là tình nguyện viên của Quân đoàn Hòa bình ở Êcuađo, lịch sử Panama đã rẽ sang một hướng khác. Một cuộc nổi dậy lật đổ Arnulfo Arias, tên độc tài cuối cùng trong đội ngũ độc tài ở Panama và Omar Torrijos trở thành người lãnh đạo đất nước, mặc dù ông không tích cực tham gia vào cuộc lật đổ.(2)
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #41 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2009, 07:05:59 pm »

Torrijos được tầng lớp trung lưu và hạ lưu ở Panama đề cao. Bản thân ông lớn lên ở thành phố nghèo Santiago, nơi bố mẹ ông làm nghề dạy học. Ông thăng tiến nhanh qua các cấp bậc của Lực lượng Cận vệ Quốc gia, đơn vị quân đội đầu tiên của Panama trong những năm 60 ủng hộ mạnh mẽ. Ông nổi tiếng là biết lắng nghe người nghèo. Ông đến những khu nhà ổ chuột, nơi mà những chính trị gia không dám lui tới, để tổ chức các cuộc mít tinh, giúp đỡ những người thất nghiệp tìm việc làm, thường xuyên làm từ thiện cho những gia đình ốm đau và rơi vào hoàn cảnh bi đát bằng nguồn tài chính ít ỏi của mình.(3)

Tình yêu cuộc sống và lòng nhân ái của ông thậm chí đã vượt ra khỏi biên giới Panama. Torrijos quyết tâm biến đất nước trở thành một bến bờ cho những người phiêu dạt trốn khủng bố, thành nơi trú ngụ cho những người tị nạn của cả hai phe phái chính trị, từ những phe đối lập cảnh tả với chế độ độc tài Pinnochet của Chi Lê cho tới những người du kích cánh hữu chống lại P.Castro. Nhiều người coi ông như một sứ giả hòa bình, và điều này khiến ông được ngưỡng mộ trên khắp bán cầu. Ông cũng được biết đến với tư cách là nhà lãnh đạo có quyết tâm hòa giải mối bất đồng giữa các phe phái đã gây chia rẽ rất nhiều quốc gia Mỹ Latinh: Honduras, Guatemala, El Salvador, Nicaragua, Cuba, Colombia, Peru, Argentina, Chile và Paraguay. Quốc gia bé nhỏ với 2 triệu dân của ông là một mẫu hình về cải cách xã hội và là nguồn cảm hứng cho các nhà lãnh đạo thế giới, từ những nghiệp đoàn lao động âm mưu chia cắt Liên bang Xô Viết đến những lãnh đạo du kích Hồi giáo như Muammar Gadahfi của Libya.(4)

Đêm đầu tiên ở Panama, dừng lại ở cột đèn tín hiệu giao thông, nhìn cái cần gạt nước đang hối hả gạt nước trên kính chắn gió, tôi thấy xúc động bởi người đàn ông từ trên tấm áp phích đang mỉm cười với mình - đẹp trai, hấp dẫn và can đảm. Từ những gì học được ở BPL tôi biết rằng ông đã đứng lên bảo vệ cho đức tin của mình. Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Panama không phải là bù nhìn của Washington hay của bất kỳ một quốc gia nào khác. Torrijos luôn chống lại sự cám dỗ của Matxcơva hay Bắc Kinh; ông tin vào cải cách xã hội và tin sẽ giúp đỡ được những người nghèo nhưng ông lại không theo chủ nghĩa cộng sản. Không giống như Castro, Torrijos quyết tâm giành lại tự do từ tay nước Mỹ mà không trở thành đồng minh của những kẻ thù của Mỹ.

Tôi đã tình cờ đọc qua một bài ở một tờ báo không mấy tiếng tăm nào đó mà tôi tìm thấy trên giá sách của BPl, bài báo đã ca ngợi Torrijos như một người có thể thay đổi lịch sử của Châu Mỹ, đảo ngược xu hướng thống trị lâu đời của Mỹ. Trong lời mở đâu, tác giả đã trích dẫn Thuyết Bành trướng do định mệnh, một học thuyết mà những người dân Mỹ trong những năm 1840 biết, đó là sự xâm chiếm Bắc Mỹ là lệnh của bề trên; rằng Chúa chứ không phải con người đã ra lệnh giết người da đỏ, phá rừng và giết trâu bò, tháo nước của các đầm lầy và các kênh rạch; Chúa cũng quyết định rằng sự phát triển của con người và nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bài báo này đã làm tôi suy ngẫm về thái độ của đất nước mình đối với thế giới. Học thuyết Monroe, do Tổng thống James Monroe khởi xướng năm 1823, đã được dùng để phát triển thuyết Bành Trướng do định mệnh thêm một bước. Vào những năm 50, 60, người ta dùng nó để khẳng định rằng Mỹ có những quyền năng đặc biệt đối với toàn bộ bán cầu này, bao gồm cả quyền xâm lược bất kỳ quốc gia nào ở Trung và Nam Mỹ, nếu các nước này không ủng hộ các chính sách của Mỹ. Teddy Roosevelt đã dùng Học thuyết Monroe để tiến hành hoạt động can thiệp của Mỹ vào Cộng hòa Dominica, vào Venezuela và trong suốt quá trình “tự do hóa” Panama từ Colombia. Một loạt các đời tổng thống Mỹ sau đó- đáng chú ý là Taft, Wilson và Franklin Roosevelt - đều dựa vào học thuyết trên để mở rộng các hoạt động liên Mỹ của Washington trong suốt những năm cuối Đại chiến Thế giới lần thứ Hai. Cuối cùng, trong nửa cuối của thế kỷ XX, Mỹ đã dùng con bài mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản để bành trướng Học thuyết này ra các quốc gia trên toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam và Inđônêxia.(5)

Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #42 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2009, 07:07:06 pm »

Giờ đây, dường như có một người đang chặn trước bước tiến của Washington. Tôi biết rằng ông không phải là người đầu tiên- các nhà lãnh đạo như Castro và Allende đã đi trước ông- những một mình Torrijos đã làm điều đó mà không theo lý tưởng cộng sản, không tuyên bố rằng phong trào của ông là một cuộc cách mạng. Ông chỉ nói đơn giản rằng Panama có những quyền riêng của mình- chủ quyền đối với con người, đất liền và con đường thủy chia đôi Panama- và rằng những quyền này cũng có giá trị, cũng thiêng liêng như những quyền mà nước Mỹ đang có.

Torrijos cũng phản đối các trường học của Mỹ và Trung tâm Huấn luyện Sỹ quan ở Nam Mỹ, cả hai đều nằm ở khu vực kênh đào. Đã từ lâu, các lực lượng vũ trang của Mỹ vẫn mời nhà độc tài và tổng thống các nước Mỹ Latinh gửi con cháu và các tướng lĩnh quân đội vào học tại các trường và trung tâm nay- những cơ sở lớn nhất và được trang bị tốt nhất trong số các trung tâm ngoài Bắc Mỹ. Tại đây, họ được đào tạo các kỹ năng thẩm tra và hoạt động bí mật cũng như các chiến thuật quân sự mà họ sẽ dùng để chống lại chủ nghĩa cộng sản và bảo vệ tài sản của chính họ cũng như những quyền lợi của các công ty dầu lửa và các tập đoàn lớn khác. Họ cũng có cơ hội liên kêt với những sĩ quan cao cấp của Mỹ.

Người dân Mỹ Latinh rất ghét những cơ sở đào tạo này - ngoại trừ những gia đình giàu có được hưởng lợi từ các trường và trung tâm trên. Những nơi này đã đào tạo ra những kẻ giết người cánh hữu và những tên tra tấn đã đẩy rất nhiều quốc gia vào chế độ chuyên quyền. Torrijos chỉ rõ ràng ông không muốn những trung tâm đào tạo này tồn tại ở Panama- và rằng ông coi khu vực kênh đào là một phần lãnh thổ Panama.(6)

Nhìn khuôn mặt điển trai của vị tướng trên tấm áp phích và đọc dòng chữ ở phía dưới- “Lý tưởng của Omar là tự do; chưa có một loại tên lửa nào được chế tạo ra có thể giết chết một lý tưởng!”- một cảm giác ớn lạnh chạy dọc xương sống tôi. Tôi có linh cảm câu chuyện của Panama ở thể kỷ XX chưa đến hồi kết và rằng Torrijos sẽ phải đối mặt với một thời khác khó khăn và thậm chí là bi thảm.

Cơn bão nhiệt đới vẫn đập liên hồi vào kính xe, đèn giao thông chuyển sang màu xanh và người lái xe bấm còi để giục chiếc xe phía trước. Tôi nghĩ về vị trí của mình. Tôi được cử tới Panama để kết thúc một thỏa thuận rất có thể sẽ trở thành bản quy hoạch phát triển toàn diện thực sự đầu tiên của MAIN. Kế hoạch này sẽ là lý do để Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, và USAID đầu tư hàng tỷ đô la vào các lĩnh vực năng lượng, vận tải, và nông nghiệp của quốc gia nhỏ bé song cực kỳ quan trọng này.

Tất nhiên đây là một thủ đoạn, một phương tiện để biến Panama mãi mãi trở thành con nợ và do đó sẽ quay trở lại chế độ bù nhìn. Chiếc taxi xuyên vào đêm tối, một cảm giác tội lỗi lóe lên trong đầu nhưng tôi đã chặn nó lại. Tôi thực sự quan tâm đến điều gì? Ở Java, tôi đã dấn sâu vào con đường này, đã bán rẻ linh hồn mình và giờ đây tôi đang có trong tay một cơ hội ngàn năm có một. Trong phút chốc, tôi có thể trở nên giàu có, nổi tiếng và đầy quyền lực.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #43 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2009, 07:07:50 pm »

Chương 11
Những tên cướp biển ở vùng kênh đào


Ngày hôm sau, Chính phủ Panama cử một người đến để đưa tôi đi đây đi đó. Tên anh ta là Fidel, và ngay lập tức tôi có cảm tình với anh ta. Anh ta cao, gày, và rõ ràng là rất hãnh diện về đất nước mình. Cụ cố của anh ta đã từng chiến đấu bên cạnh Bolívar trong cuộc chiến giành độc lập từ Tây Ban Nha. Tôi nói với anh ta là tôi có họ hàng với Tom Pain và rất cảm kích khi biết rằng Fidel đã từng đọc cuốn Lẽ phải bằng tiếng Tây Ban Nha. Anh ta nói tiếng anh nhưng khi biết tôi thạo tiếng Tây Ban Nha thì anh hết sức cảm động.

“Rất nhiều người dân nước ông tới sống ở đây nhiều năm rồi nhưng chẳng bao giờ có ý định học tiếng Tây Ban Nha cả”, anh nói.

Fidel lái xe đưa tôi đi qua một nơi sang trọng đến bất ngờ mà anh ta gọi là New Panama. Khi chúng tôi đi qua những ngôi nhà chọc trời, anh giải thích rằng Panama là nước có nhiều ngân hàng quốc tế hơn bất cứ quốc gia nào khác từ Rio Grande trở xuống phía nam. Anh nói: “Chúng tôi thường được gọi là Thụy Sĩ của Châu Mỹ. Chúng tôi hầu như không hỏi gì các khách hàng của mình”.

Xế chiều, khi mặt trời đang lặn dần xuống Thái Bình Dương, chúng tôi đi dọc con đường vòng quanh vịnh. Một dãy dài thuyền bè đang đậu ở đây. Tôi hỏi Fidel xem liệu có vấn đề gì với con kênh đào không. “Nó vẫn luôn như vậy đấy.” Anh bật cười. “Hàng dãy tàu dài đang chờ đến lượt qua kênh đào. Một nửa trong số đó là giao thương với Nhật Bản. Thậm chí còn lớn hơn cả với Hoa Kỳ.” Tôi thừa nhận là trước kia tôi không hề biết đến điều này. Anh ta nói rằng: “tôi không ngạc nhiên về điều đó. Dân Bắc Mỹ không biết nhiều về phần còn lại của thế giới.”

Chúng tôi dừng chân ở một công viên tuyệt đẹp với những cây hoa giấy mọc lên trên những tàn tích cổ xưa. Một bảng chỉ dẫn cho biết đây là một pháo đài được xây dựng để bảo vệ thành phố trước sự cướp bóc của những tên cướp biển người Anh. Một gia đình đang chuẩn bị cho một cuộc picnic tối: cha, mẹ, một cô bé và một cậu bé, một cụ già mà tôi đoán là ông của bọn trẻ. Tôi chợt khao khát có được sự yên bình dường như đang bao bọc năm con người này. Khi đi ngang qua chỗ họ, cặp vợ chồng cười với chúng tôi, vẫy tay và chào bằng tiếng anh. Tôi hỏi họ có phải là khách du lịch không, họ bật cười. Người đàn ông đi lại phía chúng tôi.

“Tôi là thế hệ thứ 3 ở khu vực kênh đào này”, anh ta giải thích một cách tự hào. Ông tôi đã đến đây 3 năm sau khi nó được hình thành. Ông lái một trong những chiếc máy kéo, những cỗ máy dùng để kéo thuyền mắc kẹt. “Anh ta chỉ tay về phía ông già, người đang giúp bọn trẻ kê bàn ghế. “Cha tôi là một kỹ sư và tôi theo nghề của ông.”
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #44 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2009, 07:09:17 pm »

Người phụ nữ quay lại giúp bố chồng và bọn trẻ. Phía sau lưng họ, mặt trời đang lặn dần xuống biển xanh. Thật là một cảnh thôn dã tuyệt đẹp khiến người ta liên tưởng đến những bức tranh của Monet. Tôi hỏi người đàn ông rằng họ có phải là công dân Mỹ không.

Anh ta nhìn tôi với vẻ ngờ vực: ”Tất nhiên rồi, khu vực kênh đào là địa phận của nước Mỹ mà.” Đứa trẻ chạy lại báo với cha nó rằng bữa tối đã chuẩn bị xong. “Con trai của anh sẽ là thế hệ thứ tư chứ?” Người đàn ông áp hai lòng bàn tay lại như người cầu nguyện và giơ cao lên trời. “Ngày nào tôi cũng cầu mong Đức Chúa tối cao cho nó có cơ hội đó. Cuộc sống ở khu vực kênh đào thật là một cuộc sống hạnh phúc.” Sau đó anh ta hạ tay xuống và nhìn thẳng vào Fidel. “Tôi chỉ hy vọng chúng tôi duy trì được nó trong vòng 50 năm nữa. Cái tên độc tài Torrijos đang gây ra nhiều sóng gió. Một tay nguy hiểm.” Một cái gì đó thôi thúc tôi, tôi nói với anh ta bằng tiếng Tây Ban Nha, “Adios (xin chào). Tôi hy vọng anh và gia đình anh hạnh phúc ở đây và học hỏi  được nhiều về văn hóa của Panama.”

Anh ta nhìn tôi với vẻ tức giận và nói: “Tôi không dùng ngôn ngữ của họ”. Sau đó anh ta quay ngoắt và đi về phía gia đình mình. Fidel bước lại gần tôi, quàng tay qua vai tôi, siết mạnh và nói: “Cảm ơn.”

Trở lại thành phố, Fidel lái xe và đưa chúng tôi qua một khu nhà mà anh ta miêu tả đó là một khu nhà ổ chuột. Anh ta cho biết: “Đó chưa phải là khu tệ nhất đâu, nhưng anh sẽ cảm nhận được hương vị của nó.”

Những cái lều dựng bằng gỗ một cách sơ sài và những con mương đầy nước tù đọng chạy dọc theo các con phố, những ngôi nhà tạm bợ trông như những chiếc thuyền mục nát bị chìm trong một vũng xình. Mùi thối rữa và mùi cống rãnh ùa vào trong xe khi bọn trẻ bụng ỏng chạy theo xe chúng tôi. Khi chúng tôi đi chậm lại, chúng tụ tập quanh tôi, gọi tôi bằng bác và xin tiền. Điều này làm tôi nhớ tới Jakarta.

Những hình vẽ nguệch ngoạc đầy trên các bức tường. Có một vài hình trái tim với tên người ở bên trong, nhưng hầu hết các hình vẽ là những khẩu hiệu thể hiện sự căm thù đối với Mỹ. “Hãy cút về nước, bọn nước ngoài”, “Hãy nói với Nixon rằng Panama không phải là Việt Nam”. Tuy nhiên, câu khẩu ngữ làm tim tôi ớn lạnh nhất là “Chết cho tự do là cách đến với Chúa”. Rải rác xung quanh những hình vẽ trên là những bức ảnh của Omar Torrijos.

Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #45 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2009, 07:10:14 pm »

“Bây giờ là mặt kia của bức tranh”, Fidel nói với tôi: “Tôi đã xin được giấy tờ chính thức và anh là công dân Mỹ nên chúng ta có thể đi.” Trong ráng chiều đỏ rực, anh ta lái xe tiến vào khu vực kênh đào. Tôi chưa được chuẩn bị kỹ cho những gì tôi sắp được thấy. Khó có thể tin được một sự sang trọng như vậy- những tòa nhà trắng khổng lồ, những bãi cỏ được cắt tỉa gọn gàng, những ngôi nhà lộng lẫy, những sân gôn, những cửa hàng và những rạp chiếu phim. Anh ta nói rằng: “Tất cả mọi thứ ở đây thực chất đều là tài sản của Mỹ. Những siêu thị, tiệm cắt tóc, thẩm mỹ viện, nhà hàng, tất cả- đều không chịu sự quản lý của luật pháp và sắc lệnh thuế của Panama. Có 7 sân gôn 18 lỗ, bưu điện của Mỹ nằm rải rác khắp nơi rất thuận tiện, tòa án và trường học của Mỹ. Nó thực sự là một quốc gia bên trong một quốc gia.”

“Thật đáng xấu hổ!” Fidel chăm chú nhìn tôi như để đánh giá rất nhanh. “Vâng”, anh đồng tình: “Đó là một từ khá chính xác.” Anh chỉ tay về phía thành phố: “Ở đằng kia, thu thập bình quân đầu người chưa đến 1.000 USD/năm và tỷ lệ thất nghiệp là 30%. Tất nhiên, ở những khu nhà ổ chuột bé nhỏ mà chúng ta vừa tới thăm, chẳng có ai kiếm nổi được gần 1.000 USD và hầu như chẳng ai có việc làm.”       

“Thế người ta đang làm gì rồi?” Anh quay lại phía tôi với một cái nhìn dường như chuyển từ giận dữ sang buồn bã. “Chúng tôi có thể làm gì?” Anh ta lắc đầu. “Tôi không biết nhưng tôi sẽ nói với anh điều này: Torrijos đang cố gắng. Tôi nghĩ rằng có thể ông sẽ phải trả giá bằng cả mạng sống của mình nhưng chắc chắn ông sẽ cống hiến tất cả những gì mình có. Ông sẽ chiến đấu để bảo vệ cho người dân của mình.” Khi chúng tôi ra khỏi khu vực kênh đào, Fidel cười: “Anh có muốn khiêu vũ không?” Không đợi tôi trả lời, anh nói: “Chúng ta kiếm cái gì ăn tối rồi sau đó tôi sẽ chỉ cho anh thấy một mặt khác nữa của Panama.”
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #46 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2009, 07:10:51 pm »

Chương 12
Những người lính và gái điếm


Sau khi dùng bữa với bít tết và một chai bia lạnh, chúng tôi rời nhà hàng, đi dọc theo con phố tối. Fidel bảo tôi đừng bao giờ đi dạo ở khu vực này. “Nếu có việc cần đến đây, hãy đi taxi đến tận cửa.” Anh ta chỉ tay: “Ở kia, ngay phía ngoài hàng rào, là khu vực kênh đào.”

Anh ta lái xe đến một bãi đất có rất nhiều xe đỗ, tìm một chỗ trống và đậu xe. Một ông già đi tập tễnh về phía chúng tôi. Fidel ra khỏi xe, vỗ nhẹ vào lưng ông cụ. Rồi anh ta lướt nhẹ tay lên thanh chắn ô tô.

“Hãy trông giữ nó cẩn thận né, chúng tôi bỗng thấy mình lọt vào một con phố có rất nhiều đèn nê ông sáng loáng. Hai đứa trẻ chạy vụt qua, dùng gậy chỉ trỏ lẫn nhau và giả vờ như đang bắn súng. Một đứa đâm sầm vào chân của Fidel, nó chỉ cao tới bắp đùi Fidel. Đứa bé dừng lại và đứng lùi ra. “Xin lỗi ngài”, nó hổn hển bằng tiếng Tây Ban Nha. Fidel dặt cả hay tay lên vai đứa bé: “Không sao đâu, anh bạn ạ”

Anh ta nói, “nhưng hãy nói chú nghe, cháu và bạn cháu định nhằm bắn cái gì?” Đứa thứ hai chạy về phía chúng tôi. Nó vòng tay ôm lấy đứa thứ nhất như để che chở. Nó giải thích: “Em trai cháu..., chúng cháu xin lỗi.”

“Không sao”, Fidel mỉm cười. “Em cháu không làm chú đau đâu. Chú chỉ muốn hỏi han hai bọn cháu đang bắn cái gì thế. Chú nghĩ chú đã từng chơi trò này.” Hai anh em liếc nhìn nhau. Đứa lớn hơn mỉm cười: “Đó là một tên tướng Mỹ ở khu vực kênh đào này. Ông ta định hãm hiếp mẹ cháu và cháu tống cổ ông ta về xứ sở của ông ta.” Fidel liếc trộm tôi: “Xứ sở của ông ta là ở đâu.”

“Là ở Mỹ.” “Mẹ cháu làm việc ở đây à?” “Đằng kia kìa”. Cả hai đứa bé chỉ tay đầy tự hào về phía ánh đèn nê ông ở cuối phố: “mẹ cháu làm ở quán bar”.

“Đi nào.” Fidel đưa cho mỗi đứa một đồng tiền xu. “Nhưng cẩn thận đấy. Hãy ở những chỗ có đèn sáng thôi.” “Vâng thưa ngài. Cám ơn ngài.”

Chúng chạy đi. Khi chúng tôi đi tiếp, Fidel giải thích rằng phụ nữ Panama không được phép hoạt động mại dâm. “Họ có thể phục vụ ở quầy bar và khiêu vũ nhưng không được bán thân. Việc đó dành cho những phụ nữ nước ngoài.” Chúng tôi đi vào trong một quầy bar và ù cả tai vì một bài hát Mỹ nổi tiếng. Tai và mắt tôi phải mất một lúc để thích nghi. Vài người lính Mỹ lực lưỡng đang đứng gần cửa. Nhìn vào quân phục, tôi biết họ là lính quân cảnh.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #47 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2009, 07:12:19 pm »

Fidel dẫn tôi đi dọc quầy bar và tới sân khấu. Ba cô gái trẻ đang nhảy, họ không mặc gì ngoài mấy cái mũ đội đầu. Một cô đội chiếc mũ lính thủy, một cô khác đội chiếc mũ nồi xanh, cô còn lại đội chiếc mũ cao bồi. Họ có thân hình tuyệt đẹp và đều đang cười. Dường như họ đang đùa giỡn với nhau, cứ như đang trong một cuộc thi khiêu vũ vậy. Điệu nhạc, điệu nhảy và sân khấu - chẳng khác nào một sàn nhảy ở Boston, ngoại trừ một điều là họ chẳng mặc gì.

Chúng tôi chen qua một nhóm thanh niên trẻ nói tiếng Anh. Mặc dù họ mặc áo phông và quần Jeans nhưng kiểu tóc của họ cho thấy họ là những người lính đóng tại khu vực kênh đào này. Fidel vỗ nhẹ vào vai một cô hầu bàn. Cô ta quay lại, kêu lên vui sướng và giang tay ra ôm Fidel. Nhóm thanh niên theo dõi hành động trên một cách chăm chú, liếc nhìn với vẻ không hài lòng. Tôi phân vân không hiểu họ có nghĩ là những gì viết trong cuốn Thuyết bành trướng theo định mệnh­ có bao gồm cả người phụ nữ Panama này không. Cô hầu bàn dẫn chúng tôi đến một góc phòng. Cô ta lấy từ đâu đó ra một cái bàn nhỏ và hai cái ghế.

Khi chúng tôi ngồi xuống, Fidel chào hỏi hai người đàn ông bàn bên cạnh bằng tiếng Tây Ban Nha. Khác với những người lính, họ mặc áo sơ mi cộc tay và quần âu là chiết li. Cô hầu bàn quay lại với vài lon bia Balboa, Fidel vỗ nhẹ vào mông khi cô ta quay đi. Cô ta cười và ném cho Fidel một nụ hôn. Tôi liếc nhìn xung quanh, cảm thấy dễ chịu khi biết rằng đám thanh niên không còn theo dõi chúng tôi nữa; họ đang mải ngắm những vũ công.

Phần lớn khác hàng quen của quán bar là những người lính nói tiếng Anh, nhưng cũng có cả những người khác - như hai ông khách ngồi cạnh chúng tôi, chắc chắn họ là người Panama. Họ nổi bật vì tóc của họ hẳn là không bị quân đội kiểm tra và vì họ không mặc áo phông và quần Jeans. Một số ngồi ở bàn, số khác đứng dựa lưng vào tường. Dường như họ rất cảnh giác, như những con chó côli làm nhiệm vụ trông đàn cừu.

Các cô gái đi quanh bàn của khách. Họ di chuyển liên tục, ngồi lên đùi, la hét những cô phục vụ bàn, nhảy nhót, quay tít, hát, thay nhau trình diễn trên sàn. Họ mặc những chiếc váy ngắn bó, áo phông, quần Jeans hoặc những bộ váy bó sát người, đi giầy cao gót. Người thì mặc áo dài theo kiểu Victoria và đeo mạng che mặt, người thì chỉ mặc mỗi bikini. Điều hiển nhiên là chỉ có những cô gái đẹp nhất mới có thể trụ được ở đây. Tôi lấy làm lạ về những người đã tới Panama này và tự hỏi sự tuyệt vọng nào đã đẩy họ tới đây.

“Tất cả đều đến từ các nước khác a?” Tôi gào vào tai Fidel át đi cả tiếng nhạc. Anh ta gật đầu “Trừ...” anh ta chỉ tay vào những cô phục vụ bàn. “Họ là người Panama.” “Những nước nào?” “Honduras, El Salvador, Nicargua và Guatemala.” “Các nước láng giềng?”

“Không hẳn vậy. Costa Rica và Colombia là hai nước láng giềng gần chúng tôi nhất.” Cô hầu bàn nãy đã dẫn chúng tôi đến chiếc bàn này đi đến và ngồi lên đầu gối Fidel. Anh ta xoa nhẹ lên lưng cô. Anh ta nói: “Clarissa, hãy nói cho anh bạn Bắc Mỹ của tôi biết tại sao họ lại rời bỏ đất nước họ.” Anh ta hất đầu về phía sàn nhảy. Ba cô gái mới đang nhận những chiếc mũ từ 3 cô gái vừa nhảy xuống khỏi sàn và mặc quần áo. Nhạc chuyển sang điệu Salsa và khi những cô gái mới bắt đầu nhảy, họ cởi bỏ dần quần áo theo điệu nhạc.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #48 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2009, 07:13:51 pm »

Clarissa chìa tay phải ra. Cô ta nói: “Em rất vui được làm quen với ông.” Cô đứng dậy và với lấy những chiếc cốc đã hết bia của chúng tôi. Câu trả lời cho câu hỏi của Fidel là những cô gái này đến để trốn tránh sự tàn bạo. “Em sẽ đi lấy thêm 2 cốc Balboas.” Cô ta đi rồi, tôi quay sang Fidel và nói: “Thôi nào. Họ đến đây là vì tiền cả thôi.” “Đúng vậy. Nhưng sao lại có quá nhiều người đến từ những nước bị độc tài phát xít cai trị đến vậy?” Tôi ngoái lại sàn diễn. Ba cô gái đang cười đùa và ném chiếc mũ lính thủy ra xung quanh như quả bóng. Tôi nhìn vào mắt Fidel. “Anh không đùa đấy chứ?”

“Không”, anh ta nói với giọng rất nghiêm túc, “giá mà đó chỉ là câu nói đùa. Hầu như tất cả các cô gái này đều bị mất gia đình - cha, mẹ, chồng, bạn trai. Họ lớn lên cùng với sự tra tấn và chết chóc. Khiêu vũ và mại dâm dường như không phải là tất cả những gì tồi tệ nhất đối với họ. Ở đây họ kiếm được nhiều tiền, rồi sau đó sẽ bắt đầu lại cuộc đời ở một nơi nào đó, mua một cửa hàng nho nhỏ hoặc mở một quán cà phê...”

Anh ta bị cắt ngang bởi tiếng huyên náo gần quầy bar. Tôi thấy một tiếp viên đang vung quả đấm vào một trong những tên lính, tên này nắm lấy tay cô ta và vặn cổ tay. Cô ta kêu lên và ngã khuỵu xuống. Hắn cười và la ó về phía đám bạn. Bọn chúng khùng khục cười theo. Cô ta gắng đấm hắn bằng tay kia nhưng hắn càng siết chặt cổ tay. Khuôn mặt cô ta méo mó vì đau.

Toán quân cảnh vẫn còn ở cửa, bình tĩnh theo dõi. Fidel đứng lên và tiến về phía quầy bar. Một trong số những người đàn ông ngồi cạnh tôi đưa tay ngăn anh ta lại. “Tranquilo, hermano (bình tĩnh nào, anh bạn)”. Anh ta nói: “Hãy cẩn thận, người anh em. Enrique kiểm soát được mọi việc.”

Một người đàn ông Panama cao, gầy đi ra khỏi khoảng tối gần sàn diễn. Anh ta di chuyển như một con mèo và chỉ trong giây lát đã khống chế được người lính kia. Một tay anh ta vòng qua cổ trong khi tay kia đổ cốc nước lên mặt tên lính. Cô hầu bàn thoát được ra. Rất nhiều người Panama đang uể oải dựa vào tường bỗng đứng thành một nửa vòng tròn tự vệ, vòng quanh người bảo vệ cao lớn. Anh ta nhấc bổng người lính ấn vào quầy bar và nói gì đó mà tôi không nghe được. Sau đó anh ta cất cao giọng và nói chậm rãi bằng tiếng Anh, vừa đủ lớn để những ngườii có mặt trong căn phòng lặng ngắt đó có thể nghe được qua tiếng nhạc.

“Đừng có động đến những người phục vụ bàn nhớ chưa, cũng đừng động đến những người khác trước khi mày trả tiền cho họ”. Cuối cùng, hai người lính quân cảnh cũng hành động. Họ tiến đến chỗ đám người Panama. Họ nói: “Enrique, giờ để chúng tôi giải quyết.” Người bảo vệ thả tên lính xuống sàn nhà và siết chặt cổ hắn, giật ngửa mặt hắn lên khiến tên này kêu lên đau đớn. “Mày có hiểu tao không?”

Có một tiếng than yếu ớt. “Tốt” Anh ta đẩy tên lính về phía hai người lính quân cảnh. “Hãy đưa hắn ra khỏi đây.”
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #49 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2009, 06:46:35 pm »

Chương 13
Nói chuyện với tướng toàn quyền


Lời mời đến thật bất ngờ. Một buổi sáng trong chuyến đi năm 1972, tôi đang ngồi trong văn phòng của mình tại Instituto de Recursos Hidraulicos y Electrificacion, một công ty điện lực thuộc sở hữu nhà nước. Khi tôi đang nghiền ngẫm bản thống kê thì có người gõ nhẹ vào cánh cửa mở. Tôi mời anh ta vào, mừng rỡ vì có cớ thoát khỏi những con số thống kê. Anh ta tự giới thiệu là lái xe của Tướng toàn quyền và giờ sẽ đưa tôi đến một trong những ngôi nhà của ông.

Một giờ sau tôi đã ngồi đối diện với Tướng Omar Torrijos. Ông ăn mặc giản dị theo kiểu truyền thống của người Panama: quần kaki, áo cộc tay cài khuy trước, màu xanh da trời nhạt với những hoa văn xanh lá cây nhã nhặn. Ông cao, cân đối và điển trai. So với một người đang gánh vác rất nhiều thứ, nom ông rất thoải mái. Một lọn tóc sẫm màu rủ xuống vầng trán cao. Ông hỏi tôi về những chuyến đi gần đây tới Inđônêxia, Guatemala và Iran. Ba quốc gia này khiến ông quan tâm, nhưng dường như ông đặc biệt tò mò về Quốc vương Iran, Quốc vương Monanuad Keza Pahalavi. Quốc vương lên ngôi năm 1941, sau khi cha ông bị Anh quốc và Liên Xô lật đổ vì buộc tội là có thông đồng với Hitler.

Torrijos hỏi: “Anh tưởng tượng được không, một người con lại tham gia vào âm mưu lật đổ chính cha mình?”

Người đứng đầu nhà nước Panama biết rõ về lịch sử của vùng đất xa xôi này. Chúng tôi nói về chuyện địa vị của Quốc vương vào năm 1951 đã bị đảo lộn như thế nào, và về việc chính Thủ tướng của ông ta - Mohammad Mossadegh đã buộc ông ta phải sống lưu vong ra sao. Torrijos biết, và hầu như cả thế giới đều biết rằng, chính CIA đã gán cho Thủ tướng cái mác cộng sản và cũng chính CIA đã can thiệp để khôi phục lại quyền lực cho Quốc vương. Song, ông không biết- hoặc ít nhất là không đả động gì đến những việc mà Claudine đã từng tiết lộ với tôi, về các thủ đoạn khôn ngoan của Kermit Roosevelt và rằng đó chính là sự khởi đầu cho một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa đế quốc, mầm mống dẫn đến thảm họa về một đế chế toàn cầu.

Torrijos nói tiếp: “Sau khi Quốc vương được phục hồi, ông ta tiến hành một loạt các chương trình đổi mới nhằm phát triển các ngành công nghiệp và đưa Iran tiếng sang kỷ nguyên hiện đại.”
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM