Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 11:22:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lời thú tội của một Sát thủ Kinh tế  (Đọc 85710 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #160 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2009, 11:47:59 am »

Tuy những khu rừng nhiệt đới của Êcuađo rất quý giá, song cũng  như những dân bản địa và tất cả sự sống trong các khu rừng này, chúng cũng không đáng quý hơn những sa mạc ở Iran hay những di sản của người Ả rập. Không quý giá hơn những dãy núi của Java, những bờ biển Phillipin, những thảo nguyên của Châu Á, những hoang mạc của Châu Phi, những khu rừng Bắc Mỹ, và những chỏm băng của Bắc cực hoặc hàng trăm nơi có nguy cơ bị đe dọa khác. Tất cả những nơi này đều đại diện cho những trận chiến, và mỗi nơi đó lại buộc chúng ta phải tự vấn trong sâu thẳm lương tâm của mỗi người và của tất cả mọi người.

Tôi nhớ đến một con số thống kê tổng hợp được tất cả những điều này: Tỷ lệ thu nhập của 1/5 dân số thế giới sống ở các nước giàu nhất so với thu nhập của 1/5 dân sô sống ở các nước nghèo nhất tăng từ 30/1 năm 1960 lên tới 74/1 năm 1995. Ngân hàng thế giới, USAID, quỹ tiền tệ Quốc tê, cùng những ngân hàng, công ty và các chính phủ khác nhúng tay vào cái gọi là viện trợ quốc tế tiếp tục nói với chúng ta rằng, họ đang làm công việc của họ, và rằng họ đã đạt được những bước tiến.

Và thế là tôi lại đến Êcuađo, tới đất nước chỉ là một trong số những trận chiến nhưng lại chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim tôi. Lần này là vào năm 2003, 35 năm sau lần đầu tiên tôi đặt chân đến nơi này với vai trò là một thành viên của một tổ chức Mỹ mang từ “hòa bình” trong tên gọi của nó. Lần này, tôi đến để ngăn chặn một cuộc chiến mà ba thập niên nay tôi đã kích động.

Những sự kiện ở Afghanistan, Iraq, Vênêzuêla đáng lẽ đã phải làm chúng tôi nản chí; nhưng ở Êcuađo, tình thế khác hẳn. Để tiến hành cuộc chiến ở đây, sẽ không phải huy động quân đội Mỹ, chúng tôi sẽ chỉ phải đối đầu với vài nghìn chiến binh của các bộ lạc, được trang bị bằng giáo mác, dao rựa, những khẩu súng nạp đạn bằng nòng, bắn từng phát một. Những bộ lạc này sẽ phải chống lại một quân đội Êcuađo được trang bị hiện đại, vài tay tham mưu mà Mỹ cử sang, và những tên giết người hám lời do các công ty dầu lửa thuê. Cuộc chiến này sẽ chẳng khác nào cuộc xung đột vào năm 1995 giữa Peru và Êcuađo mà phần lớn người dân Mỹ chẳng bao giờ biết đến, và những diễn biến gần đây đã leo thang đến mức chiến tranh rất có thể sẽ xảy ra.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #161 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2009, 11:48:48 am »

Vào tháng 12 năm 2002, đại diện của công ty dầu lửa buộc tội một bộ lạc đã bắt cóc và giữ một nhóm nhân viên công ty làm con tin, những người đại diện cũng ám chỉ là những người tham gia vụ bắt cóc này là thành viên của một nhóm khủng bố, có thể có liên hệ với Al-Qaeda. Đây là một vấn đề được thổi phồng lên vì công ty dầu lửa này chưa được chính phủ cho phép đặt giàn khoan. Tuy vậy công ty này khẳng định, công nhân của họ có quyền tiến hành điều tra sơ bộ trước khi được phép đặt giàn khoan - vài ngày sau, tuyên bố này đã bị các bộ lạc bản địa kịch liệt phản đối khi họ chia sẽ quan điểm của họ về sự kiện này.

Theo đại diện của bộ lạc, các công nhân của công ty dầu lửa đã xâm phạm vùng đất mà không có quyền đặt chân tới; những người của bộ lạc không mang vũ khí, cũng không đe dọa những người công nhân này bằng bất cứ hành động bạo lực nào. Trên thực tế, họ đã đưa những người này về làng, mời họ ăn và uống chicha, một loại bia địa phương. Sau khi đã thiết đãi nồng hậu, bộ lạc thuyết phục những người dẫn đường cho những công nhân đưa họ ra khỏi nơi này. Tuy vậy, bộ lạc khẳng định là những người công nhân này chưa bao giờ bị bắt giữ, họ được tự do đi bất kỳ nơi nào họ muốn.

Trên đường đi, tôi nhớ lại những gì người Shuar đã nói với tôi năm1990 khi tôi quay trở lại giúp họ bảo vệ những cánh rừng sau khi đã bán IPS. “Thế giới là cái mà anh mơ ước”. Họ từng nói vậy, và họ cũng chỉ ra những người phương Bắc chúng tôi đã mơ về những ngành công nghệp khổng lồ, mơ có nhiều ô tô và những ngôi nhà chọc trời. Bây giờ chúng tôi phát hiện ra rằng viễn tưởng của chúng tôi thực tế là một cơn ác mộng mà cuối cùng rồi sẽ hủy hoại tất cả chúng tôi.

“Hãy thay đổi giấc mơ đó đi”, những người Shuar đã từng khuyên tôi. Và bây giờ hơn một thập niên sau, bất chấp sự cố gắng của nhiều người và nhiều tổ chức phi lợi nhuận, gồm cả những tổ chức mà tôi đã từng hợp tác, cơn ác mộng ngày càng trở nên khủng khiếp.

Khi chiếc Outback cuối cùng cũng đưa tôi đến Shell, thành phố trong rừng rậm, tôi vội vã đến cuộc họp. Những người tham dự cuộc họp đại diện cho rất nhiều bộ lạc: Kichwa, Shuar, Achuar, Shiwiar,và Zaparo. Nhiều người trong số họ đã đi xuyên rừng hàng ngày trời, một số khác đi bằng những chiếc máy bay nhỏ, do các tổ chức phi lợi nhuận tài trợ. Một vài người mặc váy dân tộc, vẽ mặt và đeo những dải băng buộc đầu làm từ lông chim, trong khi số còn lại cố bắt chước những người dân thị trấn, mặc quần Âu, áo phông và đi giầy.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #162 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2009, 11:49:31 am »

Các đại diện của bộ lạc buộc tội là bắt giữ con tin đứng lên nói đầu tiên. Họ nói với chúng tôi là ngay sau khi những người công nhân quay trở lại công ty, hơn một trăm lính Êcuađo đã tới bộ lạc nhỏ bé của họ. Họ nhắc lại cho chúng tôi biết những người lính đã đến vào một thời điểm rất đặc biệt với các khu rừng nhiệt đới, khi cây chonta kết trái. Đối với những nền văn hóa bản địa, loài cây này rất thiêng liêng vì nó chỉ kết trái một năm mỗi lần báo hiệu mùa giao phối của rất nhiều loài chim trong vùng trong đó có cả những loài chim quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng đã bay đến. Những người lính đến đông như vậy sẽ gây nguy hiểm cho các loài chim. Những bộ lạc nghiêm cấm săn bắt chim trong mùa chonta.

“Những người lính đã đến vào một thời điểm quá bất lợi”, một phụ nữ giải thich. Tôi cảm nhận được nỗi đau của bà và của những người đi theo khi họ kể lại câu chuyện bi thảm khi những người lính cố tình lờ đi lệnh cấm. Họ bắn rơi những con chim chỉ để giải trí và làm thức ăn. Thêm vào đó, họ vào vườn của các gia đình, những khu rừng chuối, và những cánh đồng sắn để ăn trộm, họ tàn phá tất cả những mảnh đất trồng vốn đã thưa thớt. Họ sử dụng chất nổ để bắt cá ở dưới sông, và họ ăn những con vật nuôi của các gia đình. Họ tịch thu súng săn và súng hơi, họ đào hố xí một cách tùy tiện, làm ô nhiễm các dòng sông bằng dầu và các dung dịch hòa tan, quấy nhiễu phụ nữ và vứt rác bừa bãi, khiến côn trùng và sâu bọ sinh sôi nảy nở.

“Chúng tôi có hai lựa chọn”, một người đàn ông nói. “Chúng tôi có thể chiến đấu hoặc có thể nuốt hận và cố gắng hết sức mình để phục hồi lại những gì đã tàn phá. Chúng tôi đã quyết định chưa phải lúc chiến đấu”. Ông tả lại họ đã tìm cách bù đắp các thiệt hại mà những người lính gây ra bằng cách động viên mọi người nhịn ăn. Ông ta gọi đó là nhịn ăn nhưng thực tình thì có lẽ gọi đó là chết đói một cách tự nguyện thì đúng hơn. Những người già và trẻ em bị suy dinh dưỡng và ngã bệnh.

Họ nói đến những lời hăm dọa và hối lộ. “Con trai tôi,” một phụ nữ nói, “biết cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha và một vài thổ ngữ. Nó đã từng là hướng dẫn viên du lịch và làm phiên dịch cho một công ty du lịch sinh thái. Họ trả tiền nó rất khá. Công ty dầu lửa đã đề nghị nó một khoản tiền cao gấp mười lần. Nó biết làm gì bây giờ? Giờ nó viết thư tố cáo công ty cũ nó và tất cả những người đã đến giúp chúng tôi, trong những bức thư, nó gọi các công ty dầu lửa là bạn của chúng tôi.” Bà lắc người, như một con chó đang lắc mình để rũ nước. “Nó không còn là người của chúng tôi nữa. Con trai tôi ...”
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #163 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2009, 11:50:39 am »

Một ông già đeo chiếc khăn truyền thống theo kiểu của một pháp sư làm từ lông chim tucăng đứng lên. “Các ông có biết về ba người chúng tôi chọn ra để đại diện cho bộ lạc chống lại các công ty dầu lửa và đã chết trong tai nạn máy bay không? Tôi không định đứng đây để nói với các ông điều mà rất nhiều người vẫn nói là chính các công ty dầu lửa đã gây ra vụ tai nạn đó. Nhưng tôi có thể nói với các ông rằng ba cái chết đó đã để lại một chỗ trống trong chúng tôi. Các công ty dầu lửa đã nhanh chóng lấp đầy khoảng trống đó bằng người của họ.”

Một người đàn ông khác đưa ra một bản hợp đồng và đọc nó lên. Để đổi lấy 300.000 USD, họ đã nhượng cả một vùng đất rộng lớn cho một công ty cao su. Bản hợp đồng do ba viên chức của bộ lạc ký.

“Đây không phải là chữ ký của họ.” Ông ta nói. “Tôi biết, một trong số họ là em trai tôi. Đây là một kiểu ám sát khác. Làm cho những người đứng đầu của chúng tôi bị mất uy tín”.

Thật là mỉa mai và ngược đời là điều này xảy ra ở một vùng đất của Êcuađo nơi mà các công ty dầu lửa thậm chí còn chưa được phép khoan. Họ đã khoan ở rất nhiều nơi xung quanh khu vực này, và những người dân bản địa đã nhìn thấy kết quả, đã chứng kiến sự hủy diệt của những người láng giềng. Ngồi ở đó và lắng nghe, tôi tự hỏi bản thân liệu người dân ở đất nước tôi sẽ phản ứng thế nào nếu những cuộc họp như thế này được phát trên CNN trong bản tin buổi tối.

Những buổi họp mặt thật đáng nhớ và đã hé mở những điều gì đáng lo ngại. Nhưng cũng có những điều khác nữa, xảy ra bên lề những buổi gặp chính thức. Trong giờ nghỉ giải lao, lúc ăn trưa, và buổi tối, khi tôi nó chuyện riêng với mọi người, họ thường hỏi tôi tại sao nước Mỹ lại đe dọa Iraq. Cuộc chiến tranh sắp nổ ra được bàn luận trên trang nhất của những tờ báo Êcuađo và đã tìm đến được tới thị trấn nhỏ trong khu rừng này và những tin tức được đưa ra rất khác với những tin tức ở Mỹ. Nó đề cập cả việc gia đình Bush sở hữu công ty dầu lửa và United Fruilt, và cả việc Phó Tổng thống Cheney đã từng là Tổng giám đốc của Halliburton.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #164 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2009, 11:51:57 am »

Những tờ báo này được đọc to lên cho những người chưa bao giờ được tới trường. Tất cả đều có vẻ rất quan tâm đến vấn đề này. Ở nơi đây, trong rừng rậm Amazon, giữa những người không biết chữ, thường bị nhiều người dân Bắc Mỹ coi là “lạc hậu”, thậm chí “man rợ”, thế mà những câu hỏi thăm dò mà họ đặt ra lại đánh trúng tim đen của cái đế chế toàn cầu.

Lái xe ra khỏi Shell, đi ngang qua cái đập thủy điện về phía những dãy núi Andy, tôi tiếp tục suy nghĩ về sự khác biệt giữa những gì tôi được biết đến ở Mỹ. Dường như các bộ lạc Amazon có rất nhiều điều để dạy chúng tôi; mặc dù được đi học và tốn hàng giờ đọc tạp chí và xem tin tức trên truyền hình, chúng tôi vẫn cái nhận thức mà bằng cách nào đó họ có được. Dòng suy nghĩ này làm tôi nghĩ tới Lời tiên tri về con kền kền và chim đại bàng, cuốn sách mà tôi đã đọc nhièu lần trong những ngày tháng đi khắp Mỹ Latinh, và về những lời tiên tri giống như thế mà tôi đã được nghe trên khắp thế giới.

Gần như tất cả những nền văn hóa mà tôi biết đã tiên đoán là cuối năm 90 chúng ta sẽ bước vào một giai đoạn với nhiều biến chuyển đáng chú ý. Trong những tu viện trên dãy Himalaya, những nghi lễ ở Inđônêxia, những khu bảo tồn dành cho người da đỏ ở Bắc Mỹ, từ sâu trong rừng Amazon tới đỉnh dãy Andy, cho tới những thành phố Maya cổ đại ở Trung Mỹ, tôi đều được nghe nói về thời đại của chúng ta như một thời khắc đặc biệt trong lịch sử loài người, và tất cả những ai sinh ra trong thời điểm này đều có một sự mệnh phải hoàn thành.

Tên gọi và những lời lẽ của những lời tiên tri có khác đôi chút. Có lúc đó là thời đại mới, là Thiên niên kỷ thứ ba, Thời đại của cung bảo Bình, sự khởi đầu của mặt trời thứ năm, hay kết thúc của những loại lịch cũ và sự khởi đầu của những loại lịch mới. Mặc dù khác nhau về cách gọi, song tất cả những lời tiên tri đều có nhiều điểm chung. Và Lời tiên tri về con kền kền và chim đại bàng là một ví dụ điển hình.

Lời tiên tri nói: Trong màn đêm của lịch sử, xã hội loài người đã tách đôi ra và đi về hai con đường: một con đường của chim kền kền (đại diện cho trái tim, trực giác và những điều thần bí) và một của chim đại bàng (đại diện cho trí óc, lý trí và vật chất). Trong những năm 90 của thế kỷ XV, hai con đường sẽ hợp thành một và chim đại bàng sẽ lái con kền kền và đẩy nó tới bờ vực của sự tiêu vong. Sau đó, 500 năm sau, vào những năm 90 của thế kỷ XX, một kỷ nguyên mới bắt đầu, chim đại bàng và con kền kền sẽ có cơ hội hòa giải và cùng nhau bay trên cùng một bầu trời, trên cùng một con đường. Nếu con kền kền và chim đại bàng đón nhận cơ hội này, chúng sẽ làm nên một điều kỳ diệu, chưa từng có trong lịch sử.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #165 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2009, 11:52:56 am »

Lời tiên tri về con kền kền và chim đại bàng có thể được hiểu ở nhiều mức độ- cách diễn giải thông thường nhất là nó báo trước sự kết hợp của những kiến thức bản địa với những tiến bộ của khoa học, sự cân bằng giữa âm và dương, và một cầu nối cho các nền văn hóa Bắc và Nam. Tuy vậy, điều quan trọng nhất là nó làm chúng ta thức tỉnh; chúng ta đã bước cào một thời kỳ mà chúng ta có thể có lợi từ vô số những cách nhận khác nhau về bản thân chúng ta và thế giới, và điều này sẽ giúp chúng ta đạt đến một trình độ nhận thức mới.

Là loài người, chúng ta thật sự có thể thức tỉnh và biến mình trở thành một loài động vất có tri thức hơn. Những con người “kền kền” của rừng Amazon đã chỉ rõ, nếu chúng tôi muốn trả lời câu hỏi về bản chất của con người trong thiên niên kỷ mới, nếu chúng tôi cam kết đánh giá lại những ý định của chúng tôi trong vòng vài thập niên tới, thì chúng tôi phải mở mắt để nhìn nhận hậu quả những hành động của mình- những hành động của chim đại bàng - ở những nơi như Iraq và Êcuađo.

Chúng tôi phải tự thức tỉnh bản thân. Chúng tôi, những người sống ở một quốc gia hùng mạnh nhất mà lịch sử loài người từng chứng kiến phải thôi không quan tâm đến kết thúc của những bộ phim nhiều tập, kết quả của những trận bóng, những bảng cân đối hàng quý và chỉ số hàng ngày của thị trường chứng khoán Dow Jones, mà thay vào đó phải nhìn nhận lại chúng tôi là ai và chúng tôi muốn thế hệ con cái chúng tôi đi về đâu. Nếu chúng tôi không tự hỏi bản thân những câu hỏi quan trọng như vậy thì quả là nguy hiểm.

Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #166 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2009, 11:54:48 am »

Chương 35
Phá vỡ lớp vỏ bọc


Chỉ ít lâu sau khi tôi từ Êcuađo trở về, năm 2003, Mỹ tiến hành xâm lược Iraq lần thứ hai trong vòng hơn mười năm. Các EHM đã thất bại. Lũ chó săn giết người đã thất bại.Vì thế mà có thêm rất nhiều thanh niên, cả nam lẫn nữ, bị đưa đến vùng gió cát sa mạc này để giết chóc và rồi chính họ cũng bị chết . Cuộc xâm lược này đã đặt ra một câu hỏi quan trọng, mà theo tôi chỉ có một số ít người Mỹ có đủ tư cách để trả lời. Câu hỏi đó là cuộc chiến này có ý nghĩa như thế nào đối với Hoàng gia Ảrập Xêút. Một khi Mỹ chiến được Iraq, đất nước mà theo nhiều ước tính có trữ lượng dầu mỏ còn lớn hơn cả Ảrập Xêút, Mỹ hẳn sẽ không phải tiếp tục tôn trọng cái thỏa thuận mà chúng tôi đã ký với Hoàng gia Ảrập Xêút vào thập niên 70, bắt nguồn từ vụ rửa tiền của Ảrập Xêút.

Sự kết thúc của chính quyền Saddam, cũng giống như của chính quyền Noriega ở Panama, có thể sẽ khôi phục lại chính quyền bù nhìn, Mỹ đã kiểm soát được kênh đào Panama, bất chấp tất cả những điều kiện ghi trong Hiệp ước đàm phán giữa Torrijos và Tổng thống Carter. Vậy một khi Mỹ có được Iraq, liệu Mỹ có thể phá vỡ khối OPEC được không? Phải chăng Hoàng gia Ảrập Xêút sẽ chẳng còn vai trò gì trên trường chính trị dầu mỏ toàn cầu? Một số học giả đã cho đặt câu hỏi, tại sao chính quyền Bush lại tấn công Iraq mà không dồn toàn lực để truy quét AlQaeda ở Afghanistan. Liệu có phải trong con mắt của chính quyền này - cái gia đình dầu lửa này - thì có việc tạo lập các nguồn cung cấp dầu, cũng như việc cần phải có các hợp đồng xây dựng còn quan trọng hơn nhiều so với việc chống khủng bố?

Tuy nhiên, vẫn còn có một khả năng khác nữa là OPEC sẽ cố gắng lên tiếng đòi quyền lợi của mình. Nếu Mỹ chiếm được Iraq, các nước có nhiều dầu mỏ khác cũng chẳng mất gì vì họ có thể tăng giá dầu hoặc giảm lượng cung dầu. Khả năng này gắn liền với một kịch bản khác. Kịch bản đó chỉ xảy ra với một số ít người nằm ngoài thế giới tài chính quốc tế cấp cao, song lại có thể làm nghiêng cả cán cân quyền lực địa chính trị và dần dà sẽ phá vỡ hệ thống mà chế độ tập đoàn trị đã cố hết sức để dựng lên. Trên thực tế, có thể đây là nhân tố duy nhất khiến đế chế toàn cầu thực sự đầu tiên trong lịch sử đi đến chỗ hủy diệt.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #167 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2009, 11:56:42 am »

Suy cho cùng, đế chế toàn cầu phụ thuộc rất nhiều vào việc đồng đô la hiện đang là đồng tiền tiêu chuẩn của thế giới và chỉ có cơ quan in tiền Mỹ có quyền in những đồng đôla này mà thôi. Vì thế, chúng tôi cho những nước như Êcuađo vay những khoản vay mà chúng tôi biết chắc rằng họ không bao giờ có thể trả được.

Trên thực tế, chúng tôi cũng không muốn họ thanh toán các khoản nợ này đúng hạn vì có như thế chúng tôi có quyền và có cớ để thúc nợ. Thông thường, chúng tôi có thể gặp rủi ro vì nguồn vốn của chúng tôi sẽ dần hao kiệt khi làm như vậy vì xét cho cùng, không chủ nợ nào có thể cầm cự được khi có quá nhiều khoản vay không được thanh toán. Tuy nhiên, trường hợp của chúng tôi lại khác. Tiền nước Mỹ in ra không dựa trên kim bản vị. Trên thực tế, sức mạnh của đồng đola không dựa trên bất cứ thứ gì ngoài lòng tin nói chung của toàn thế giới đối với sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và đối với khả năm kiểm soát được tất cả các nguồn lực và thế lực của đế chế mà Mỹ đã tạo ra để hậu thuẫn cho mình.

Việc có được đồng ngọai tệ mạnh nhất thế giới đã đem lại cho nước Mỹ một sức mạnh vô biên. Điều này có nghĩa là, Mỹ có thể tiếp tục cung cấp những khoản vay không bao giờ được hoàn lại, và chính nước Mỹ cũng có thể tích lũy những khoản nợ khổng lồ. Tính đến đầu năm 2003, nợ quốc gia của Mỹ đã vượt quá mức 6.000 tỷ USD - một con số khổng lồ và được báo sẽ lên tới 7.000 tỷ USD trước khi bước sang năm 2004. Như vậy, trung bình mỗi công dân nước Mỹ nợ 24.000 USD. Phần lớn các khoản nợ của  Mỹ là nợ các nước Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản và Trung Quốc. Những nước này mua trái phiếu kho bạc Mỹ (về cơ bản dưới dạng vay nợ không chính thức) từ tiền tích lũy được qua việc bán đồ tiêu dùng - các mặt hàng điện như đồ điện tử, máy tính, ôtô, các thiết bị và hàng may mặc sang thị trường Mỹ và thị trường thế giới.1
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #168 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2009, 11:58:47 am »

Chừng nào cả thế giới còn công nhận đồng đôla là đồng tiền của thế giới, khoản nợ quá mức này sẽ chẳng gây ra cản trở nghiêm trọng nào đối với chế độ tập đoàn trị. Tuy nhiên, trong trường hợp có một đồng tiền khác mạnh lên và đủ sức thay thế đôla, và nếu các chủ nợ của Mỹ, như Nhật Bản hay Trung Quốc, quyết định thu hồi các khoản nợ của Mỹ, tình hình sẽ trở  nên hết sức tồi tệ. Khi đó, nước Mỹ sẽ bất thình lình rơi vào tình thế vô cùng nguy hiểm.

Trên thực tế hiện nay, sự tồn tại một đồng tiền như vậy không còn chỉ là một giả thiết. Sau khi xuất hiện trên thị trường tài chính thế giới vào tháng 1 năm 2002, hàng tháng, sức mạnh và vị thế của đồng Euro không ngừng tăng lên. Đồng Euro mang lại một cơ hội hiếm có cho các nước OPEC nếu các nước này quyết định trả đũa cho cuộc tấn công của Mỹ vào Iraq, hoặc bất chợt vị một lý do nào đó họ muốn đối đầu trực diện với Mỹ. Quyết định của OPEC sử dụng đồng Euro thay cho đồng đôla làm đồng tiền tiêu chuẩn của tổ chức này sẽ làm rung chuyển đến tận gốc rễ đế chế toàn cầu Mỹ. Một khi điều đó xảy ra, và nếu một hoặc cả hai chủ nợ của Mỹ đòi tới nước Mỹ thanh toán các khoản vay bằng Euro, tác động của chúng tới nước Mỹ sẽ thật khủng khiếp.

Buổi sáng ngày thứ sáu Tuần thánh, 18/4/2003, vừa đi bộ từ nhà ra gara cũ đã được cải tạo lại làm văn phòng, tôi vừa nghĩ về những điều này. Nhưng khi đến nơi, ngồi vào bàn, bật máy tính lên và như thường lệ, mở trang tin của tờ New York Times, một tiêu đề báo đập ngay vào mắt tôi: “Mỹ trao cho tập đoàn Bechtel một hợp đồng quan trọng để tái thiết Iraq”.

Ngay lập tức, nó khiến suy nghĩ của tôi chuyển từ những cục diện mới của thế giới tài chính quốc tế, về nợ quốc gia và đồng Euro sang công việc trước đây của tôi. Bài báo viết: “Chính quyền Bush đã ban tặng cho tập đoàn Bechtel ở San Francisco hợp đồng đầu tiên của ngày hôm nay trong một kế hoạch rất lớn về tái thiết Iraq”. Ở đoạn dưới, tác giả thông báo cho người đọc biết: “Người Iraq sau đó sẽ làm việc với Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế, những cơ quan quốc tế mà Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn, để tái thiết lại đất nựớc”.2

Tầm ảnh hưởng lớn! Rõ ràng tác giả đã nói nhẹ đi rất nhiều

Tôi nhấp chuột chuyển sang một bài báo khác của Times có tiêu đề “ Một công ty có những mối quan hệ ở Washington, và với Iraq”. Tôi bỏ qua vài khổ đầu, chủ yếu là nhắc lại các thông tin đã nêu trong bài báo trước, và đọc tới đoạn:
Bechtel có những mối quan hệ gắn bó lâu năm với hệ thống cơ quan an ninh quốc gia... Một giám đốc của công ty là Geogre P.Shultz, người trước đây từng giữ chức ngoại trưởng dưới thời tổng thống Ronald Reagan. Trước khi làm việc cho chính quyền Reagan, ông Shultz, người hiện đang giữ cương vị cố vấn cấp cao của Bechtel, đã từng là chủ tịch công ty, làm việc cùng với Caspar W.Weinberger, từng là giám đốc điều hành công ty đặt tại San Francisco trước khi được bổ nhiệm làm bộ trưởng bộ quốc phòng. Trong năm nay, Tổng thống Bush đã bổ nhiệm ông Riley P.Bechtel, Tổng giám đốc của Bechtel tham gia trong hội đồng xuất khẩu của tổng thống.3
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #169 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2009, 11:59:52 am »

Những gì viết trong các bài báo này đã tóm gọn lịch sử hiện đại và sự phát triển của đế chế toàn cầu. Những gì đang diễn ra ở Iraq và được miêu tả trong tờ báo buổi sáng đó là kết quả của công việc mà Claudine đã huấn luyện tôi khoảng 35 năm về trước, và công việc mà những người khác đã làm, những người có chung một lòng tự phụ không khác gì tôi trước đây. Nó đánh dấu bước tiến của chế độ tập đoàn trị trên con đường quy phục tất cả mọi người trên thế giới trong vòng ảnh hưởng của mình.

Những bài báo trên viết về cuộc xâm lược Iraq của Mỹ năm 2003 và về những hợp đồng đang được ký kết, cả hai đều nhằm tái thiết đất nước này từ sự điêu tàn do chính quân đội Mỹ gây ra, và xây dựng lại theo một mô hình hiện đại và tây hóa. Tất nhiên, dù không nói thẳng ra nhưng tin tức của ngày 18/4/2003 cũng quay trở lại với giai đoạn những năm đầu thập niên 70 và phi vụ rửa tiền của Ảrập Xêút. SAMA với các hợp đồng của mình đã tạo nên những tiền lệ mới và không thể thay đổi, đó là cho phép - thực tế là ủy thác các công ty chế tác, xây dựng và ngành dầu khí Mỹ tham dự vào sự phát triển một vương quốc trên sa mạc. Cũng với một sự ủng hộ tương tự, SAMA đã thiết lập nên các quy định mới về vấn đề quản lý xăng dầu trên toàn cầu, đánh giá lại tình hình địa chính trị và cùng với Hoàng gia Ảrập hình thành một liên minh nhằm bảo đảm vị trí bá chủ của họ cũng như những cam kết của họ về việc tuân thủ các luật chơi của chúng tôi.

Khi đọc những bài báo này, tôi không thể không thắc mắc, có bao nhiêu người, giống như tôi, đã biết rằng Saddam có thể vẫn nắm quyền nếu như ông ta đi theo con đường mà người Ảrập Xêút đã đi. Ông ta sẽ có tên lửa và các nhà máy sản xuất hóa chất; chúng tôi - nước Mỹ sẽ xây dựng chúng cho ông ta, và người của chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm nâng cấp và bảo quản những nhà máy và tên lửa đó. Đó sẽ là một thỏa thuận tuyết vời, thậm chí có thể sánh ngang với vụ làm ăn ở Ảrập Xêút.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM