Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 01:02:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lời thú tội của một Sát thủ Kinh tế  (Đọc 85718 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #120 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2009, 10:26:51 am »

Chương 27
Panama: Lại một vị Tổng thống nữa bị ám sát


Cái chết của Roldos làm tôi sửng sốt, mặc dù đáng ra tôi không nên sửng sốt như vậy. Tôi đâu có ngây thơ. Tôi đã từng biết đến Arbenz, Mossadegh, Allende- và rất nhiều người khác nữa, những người mà tên tuổi của họ chưa bao giờ được nhắc đến trên báo cí hoặc các cuốn sách lịch sử nhưng cuộc đời của họ đã bị huỷ hoại hoặc bị rút ngắn lại bởi họ đã dám đứng lên chống lại chế độ tập đoàn trị. Song tôi vẫn sửng sốt. Nó diễn ra quá trắng trợn. Sau thành công vang dội của chúng tôi ở Ả rập Xêút, tôi đã kết luận rằng những hành động trơ trẽn như vậy đã thuộc về quá khứ. Tôi nghĩ rằng những con chó rừng đã được nhốt vào sở thú.

Giờ tôi biết tôi đã sai. Tôi dám chắc cái chết của Roldos không phải là một tai nạn. Nó có tất cả dấu hiệu của một vụ ám sát do CIA sắp đặt. Tôi hiểu nó được thực hiện thật trắng trợn để gửi đi một lời đe dọa. Chính phủ Reagan, với hình tượng của một chàng trai cao bồi Hollywood, là một phương tiện lý tưởng để chuyển tải những thông điệp như vậy. Những con chó rừng đã quay trở lại. Chúng muốn Torrijos và bất kỳ ai có ý định tham gia vào chiến dịch chống lại chế độ tập đoàn trị hiểu được vấn đề đó.

Nhưng Torrijos không chịu lùi bước. Giống như Roldos, ông không để bị đe dọa. Ông cũng trục xuất Viện Nghiên cứu mùa hè và kiên quyết từ chối lời đề nghị của chính phủ Reagan về việc đàm phán lại hiệp ước kênh đào. Hai tháng sau khi Roldós  bị ám sát, cơn ác mộng của Torrijos trở thành sự thật, ông chết trong một vụ tai nạn máy bay. Đó là vào ngày 31 tháng 7 năm 1981.

Châu Mỹ Latinh và cả thế giới quay cuồng. Torrijos nổi tiếng trên khắp thế giới; người ta ngưỡng mộ ông vì ông đã buộc Mỹ phải trả lại kênh đào Panama cho những người chủ hợp pháp của nó và vì ông tiếp tục đứng lên chống lại Reagan. Ông là nhà vô địch trong cuộc đua đòi nhân quyền, là lãnh tụ của một dân tộc đã mở rộng vòng tay đón nhận những người tị nạn chính trị, trong đó có cả quốc vương Iran, một tiếng nói thuyết phục cho công bằng xã hội, người mà nhiều người tin rằng phải được đề cử cho giải Nobel vì Hòa bình.

Giờ đây ông đã ra đi. “Một vụ ám sát của CIA!”. Một lần nữa báo chí và các bài xã luận lại tràn ngập dòng chữ này. Graham Greene mở đầu với cuốn sách làm quen với vị tướng, cuốn sách mà ông viết từ chuyến đi mà tôi gặp ông tại khách sạn Panama với đoạn sau:
Năm1981, khi đồ đạc đã được sắp xếp cho chuyến thăm lần thứ năm tới Panama của tôi thì chuông điện thoại reo. Herera, một người bạn và là người luôn tiếp đãi tôi nồng hậu mỗi lần tôi đến Panama báo tin tướng Omar Torrijos đã ra đi. Chiếc máy bay nhỏ chở ông đến ngôi nhà của chính mình tại Coclesito ở vùng núi Panama đã nổ tung và không một ai sống sót. Vài ngày sau, trung sĩ Chuchu, biệt hiệu José de Jesus Martinéz, cựu giáo sư triết học Mác tại trường đại học Panama, giáo sư toán và thơ, nói với tôi: “Có một quả bom trong cái máy bay ấy. Tôi biết có một quả bom trong máy bay, nhưng tôi không thể nói với anh qua điện thoại tại sao tôi biết”.1
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #121 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2009, 10:28:06 am »

Dân chúng ở khắp nơi khóc than cho sự ra đi của một người nổi tiếng là luôn bảo vệ người nghèo và những người bị áp bức và họ căm phẫn đòi Washington mở cuộc điều tra về những hoạt động của CIA. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra. Có rất nhiều người căm thù Torrijos, và trong danh sách ấy có những tên tuổi đầy thế lực. Khi còn sống, ông đã từng bị Tổng thống Reagan, Phó Tổng thống Bush, Bộ trưởng Quốc phòng Weinberger và các Tổng tham mưu trưởng cũng như rất nhiều tổng giám đốc các tập đoàn hùng mạnh căm ghét không giấu diếm.

Đặc biệt, các tướng lĩnh quân đội đã phát điên lên vì những điều khoản trong hiệp ước Torrijos - Carter buộc họ phải đóng cửa trường quân sự Mỹ và bộ tổng chỉ huy chiến tranh miền Nam. Điều này buộc họ đối đầu với một thách thức lớn. Một là họ phải tìm cách để không phải làm theo hiệp ước, hai là phải tìm một nước khác sẵn sàng tiếp nhận những căn cứ này - một viễn cảnh không tưởng vào cuối thế kỷ XX.

Tất nhiên, còn một giải pháp nữa, thủ tiêu Torrijos và đàm phán lại hiệp ước này với người kế vị của ông. Nhiều tập đoàn đa quốc gia khổng lồ cũng nằm trong danh sách những kẻ thù của Torrijos. Phần lớn những tập đoàn này có mối liên hệ mật thiết với các chính trị gia ở Mỹ và đều dính líu đến việc bóc lột sức lao động và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Mỹ Latinh- dầu lửa, gỗ, đồng, bôxit, và đất nông nghiệp.

Đó là những công ty chế biến, những công ty viễn thông, các tập đoàn hàng hải và vận tải, các công ty xây dựng và công nghệ. Tập đoàn Bechtel là một ví dụ điển hình về mối quan hệ mật thiết giữa các công ty tư nhân và chính phủ Mỹ. Tôi biết rõ Bechtel; tại MAIN chúng tôi thường làm việc với công ty này và kỹ sư trưởng của công ty đã trở thành một người bạn thân của tôi. Bechtel là công ty xây dựng và lắp ghép có thế lực nhất nước Mỹ. Chủ tịch và lãnh đạo công ty là George Schultz và Caspar Weinberger, những người đã hết sức khinh miệt Torrijos khi ông công khai đồng ý với một kế hoạch của Nhật Bản về việc kênh đào Panama hiện tại bằng một kênh đào khác hiệu quả hơn. Việc này sẽ không chỉ tước đoạt quyền sở hữu của Mỹ mà còn gạt Bechtel khỏi một trong những công trình xây dựng sôi động và béo bở nhất của thế kỷ.

Torrijos đứng lên chống lại tất cả bọn họ, và ông làm điều này với một óc hài hước thanh lịch, duyên dáng và tuyệt vời nhất. Giờ đây ông đã chết, và thay thế ông là người được ông đỡ đầu, Manuel Noriega, một người không uy tín, không sức thu hút, cũng chẳng có được sự dí dỏm và trí thông minh của Torrijos, người mà rất nhiều người ngờ rằng không hề có khả năng chống lại những Bush, Reagan, và Bechtel của thế giới.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #122 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2009, 10:29:06 am »

Bản thân tôi bị suy sụp bởi bi kịch này. Tôi ngồi hàng giờ suy nghĩ về những cuộc nói chuyện với Torrijos. Một đêm, tôi ngồi rất lâu nhìn chằm chằm vào bức ảnh của ông trong một tờ tạp chí và hồi tưởng lại đêm đầu tiên của mình ở Panama, đi taxi trong mưa, dừng lại trước tấm áp phích khổng lồ với bức ảnh của ông. “Lý tưởng của Omar là tự do; chưa có thứ vũ khí nào có thể giết chết được một lý tưởng!”. Ký ức về câu nói đó kiến tôi rùng mình, hệt như trong cái đêm bão ngày nào.

Khi ấy tôi không hề biết rằng cùng với Carter, Torrijos sẽ trả lại kênh đào Panama cho những người xứng đán được sở hữu nó một cách hợp pháp, rằng chiến thắng này, cùng với những cố gắng hòa giải các bất đồng giữa những người Mỹ Latinh xã hội chủ nghĩa và những tên độc tài, sẽ làm cho chính quyền Reagan- Bush phát điên lên và tìm cách để hãm hại ông.3 Tôi không thể biết rằng vào một đêm khác ông sẽ bị giết trong chuyến bay thông thường trên chiếc Twin Otter, hoặc là phần lớn thế giới trừ nước Mỹ sẽ tin chắc là cái chết của Torrijos khi mới 52 tuổi chỉ là một vụ ám sát nữa trong hàng loạt các vụ ám sát của CIA.

Nếu Torrijos còn sống, chắc chắn ông sẽ tìm cách dập tắt làn sóng bạo lực đang dấy lên và từng mang tai họa cho biết bao dân tộc ở Trung và Nam Mỹ. Căn cứ vào những gì ông đã làm được, rất có thể ông sẽ tìm cách đạt được một thỏa thuận để làm giảm bớt sự tàn phá của các công ty dầu lửa quốc tế tại khu vực Amazon như Êcuađo, Colombia, và Pêru. Và hành động này cũng sẽ giúp làm bớt đi những cuộc xung đột khủng khiếp mà Washington nhắc đến như khủng bố và cuộc chiến ma túy, nhưng Torrijos lại nhìn nhận những hành động này như hành động của những con người tuyệt vọng để bảo vệ gia đình và mái nhà của họ.

Quan trọng hơn, tôi dám chắc ông sẽ trở thành một hình mẫu cho một thế hệ các nhà lãnh tụ mới ở Châu Mỹ, Châu Phi, và Châu Á - điều mà CIA, NSA và những EHM không bao giờ cho phép xảy ra.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #123 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2009, 09:12:48 pm »

Chương 28
Công ty của tôi, Enron, và George W. Bush


Vào thời điểm Torrijos bị ám sát, đã mấy tháng liền tôi không gặp Paula. Tôi hẹn hò với cô gái khác, trong đó có Winifred Grant, môt nhà quy hoạch môi trường trẻ mà tôi gặp ở MAIN; tình cờ bố của cô lại là kỹ sư trưởng của Bechtel. Paula đang hẹn hò với một nhà báo Colombia. Chúng tôi vẫn là bạn nhưng quyết định cắt đứt những sợi dây tình cảm lãng mạn.

Tôi vật lộn với công việc làm chứng chuyên môn của mình, đăc biệt trong vụ biện hộ cho Nhà máy Năng lượng hạt nhân Seabrook. Dường như tôi lại đang bán rẻ mình, lại trở về với vài trò cũ của mình đơn giản chỉ vì tiền. Winifred giúp tôi rất nhiều trong thời gian này. Cô ấy là một nhà môi trường học nhưng đồng thời rất hiểu về sự cần thiết phải cung cấp điện với lượng ngày càng tăng. Cô ấy lớn lên ở vùng Berkeley của vịnh Đông San Francisco và tốt nghiệp đại học UC Berkeley. Cô ấy là một người phóng khoáng, có cái nhìn cuộc sống đối lập hẳn với cách nhìn khắt khe của bố mẹ tôi và Ann.

Quan hệ của chúng tôi tiến triển tốt. Winifred xin nghỉ phép ở MAIN, và chúng tôi cùng đi trên chiếc thuyền của tôi dọc bờ Đại Tây Dương xuống Florida. Chúng tôi thường để thuyền lại các biến cảng để tôi có thể bay đi làm chứng chuyên môn. Cuối cùng, chúng tôi xuống West Palm Beach, Florida và thuê một căn hộ ở đó. Chúng tôi kết hôn và con gái tôi, Jessica, chào đời ngày 17/05/1982. tôi đã 36 tuổi, già hơn nhiều so với đám đàn ông vẫn đưa vợ đến các lớp học kiến thức chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Một phần công việc của tôi về Seabrook là phải thuyết phục Ủy ban dịch vụ công cộng New Hampshire rằng năng lượng hạt nhân là giải pháp tốt nhất và hiệu quả nhất để cung cấp điện cho bang. Thật đáng tiếc, càng tìm hiểu vấn để kỹ hơn, tôi càng nghi ngờ giá trị của những lý lẽ mà tôi đưa ra. Vào thời điểm ấy, tài liệu, sách báo nói về vấn đề này luôn thay đổi, phản ánh những bước tiến trong nghiên cứu, và ngày càng cho thấy có rất nhiều loại hình năng lượng khác, ưu việt hơn hẳn năng lượng hạt nhân cả về mặt kỹ thuật lẫn hiệu quả.

Rồi cán cân cũng bắt đầu lệch khỏi thuyết cũ cho rằng năng lượng hạt nhân là an toàn. Người ta đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về độ tin cậy của các hệ thống hỗ trợ, về việc đào tạo những cán bộ vận hành, về khuynh hướng sơ suất trong yếu tố con người, sự hao mòn máy móc và sự thiếu an toàn của việc loại bỏ các chất thải hạt nhân. Tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng, không thoải mái với nhiệm vụ mà người ta đã trả tiền để tôi hoàn thành và phải tuyên thệ để làm cái việc mà rốt cuộc sẽ khiến tôi phải ra tòa. Tôi ngày càng tin chắc rằng có những công nghệ phát điện mới mà không làm hại đến môi trường. Đặc biệt là những công nghệ phát điện từ những chất mà trước đây người ta vẫn coi là chất thải.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #124 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2009, 09:13:39 pm »

Rồi một ngày tôi thông báo với các ông chủ tịch tại công ty dịch vụ New Hampshire là tôi sẽ không làm chứng cho họ nữa. Tôi từ bỏ cái công việc mang lại cho tôi rất nhiều tiền và quyết định thành lập công ty để có thể ứng dụng những công nghệ mới này và đưa vào thực tiễn những gì trước đây mới chỉ là lý thuyết. Winifred ủng hộ tôi hoàn toàn, bất chấp những điều không lường trước được của một cuộc mạo hiểm, bất chấp thực tiễn là lần đầu tiên trong đời, cô ây sắp có con.

Vài tháng sau khi Jessica chào đời, năm 1982, tôi thành lập hệ thống năng lượng độc lập (IPS), một công ty với sứ mệnh xây dựng những nhà máy năng lượng có lợi cho môi trường và dựng lên những mô hình để khuyến khích các công ty khác noi theo. Đó là một công việc rất mạo hiểm, và phần lớn những công ty theo đuổi điều này đã thấy bại. Tuy vậy, “những sự trùng hợp ngẫu nhiên” đã luôn xuất hiện để cứu chúng tôi. Thực tế tôi dám chắc là rất nhiều lần đã có người giúp tôi, rằng tôi được đền đáp cho những gì tôi đã làm trước kia và vì tôi đã biết giữ im lặng.

Bruno Zambotti nhận môt vị trí cao cấp tại Ngân hàng phát triển Liên Mỹ. Ông đồng ý vào hội đồng quản trị của IPS và lo về mặt tài chính cho công ty non trẻ. Chúng tôi nhận được sự hỗ trợ từ Bankers Trush; ESI Energy; Prudential Insurance Company; Chadbourne và Parke (một công ty luật lớn trên Wall Street, công ty mà Ed Muskie, cựu thượng nghị sĩ Mỹ, ứng cử viên tổng thống và ngoại trưởng là một cộng sự); và Riley Stoker Corporation (một công ty xây dựng, thành viên của tập đoàn Ashland Oil Company, công ty này đã thiết kế và xây dựng nhiều nồi hơi tinh xảo bằng những công nghệ có tính đột phá cho các nhà máy điện). Chúng tôi thậm chí có được cả hỗ trợ từ quốc hội Mỹ, chúng tôi được miễn một loại thuế đặc biệt, điều này giúp cho IPS có được lợi thế so với những đối thủ khác.

Năm 1986, cả IPS và Bechtel cùng lúc khởi công xây dựng nhà máy năng lượng với những công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất để đốt than phế thải không gây nên mưa axit. Đến cuối thập kỷ, cả hai công ty đã làm nên một cuộc cách mạng trong ngành dịch vụ công, trực tiếp góp phần củng cố luật chống ô nhiễm quốc gia bằng cách chứng minh một cách dứt khoát rằng rất nhiều thứ mà trước đây người ta vẫn tưởng là chất thải có thể được chuyển thành điện, và than có thể đốt mà không gây nên mưa axit và nhờ vậy bác bỏ những luận điệu trái ngược của các công ty dịch vụ công. Nhà máy của chúng tôi cũng chứng minh rằng có thể huy động vốn cho những công nghệ chưa qua kiểm nghiệm và tiên tiến như vậy thông qua một công ty tư nhân qui mô nhỏ, qua phố Wall và các phương tiện tài chính thông thường.1

Một lợi ích nữa của việc này là nhà máy năng lượng của IPS thải khí thải nhiệt vào một nhà kính khoảng 1,5 hecta thay vì thải vào không khí hay vào nguồn nước gây ô nhiễm môi trường.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #125 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2009, 09:14:50 pm »

Vai trò Chủ tịch IPS của tôi giúp tôi biết được những gì đang diễn ra trong ngành năng lượng. Tôi quen với những người có thế lực trong các ngành: các luật sư, những người vận động hành lang, các chủ ngân hàng đầu tư, và các viên chức cao cấp của các công ty lớn. Tôi cũng có lợi thế là bố vợ làm việc hơn 30 năm tại Bechtel, giữ cương vị của một kỹ sư trưởng, và giờ ông đang chịu trách nhiệm xây dựng một thành phố ở Ảrập xêút- kết quả trực tiếp của công việc mà tôi đã làm vào những năm 70, trong thời kỳ vụ rửa tiền của Ảrập Xêút. Winifred lớn lên gần trụ sở chính ở Bechtel tại San Francisco và cũng là thành viên của đại gia đình cái công ty ấy; công việc đầu tiên của cô ấy sau khi tốt nghiệp UC Berkeley là ở Bechtel.

Ngành năng lượng đang trải qua một thay đổi lớn. Các công ty công trình lớn đang dùng mọi thủ đoạn để mua lại hoặc chí ít thì cũng cạnh tranh với các công ty trước kia đã từng độc quyền. Bãi bỏ quy định, luật lệ đã trở thành khẩu hiệu, luật lệ liên tục thay đổi. Đầy rẫy cơ hội cho những kẻ tham vọng muốn lợi dụng tình thế hỗn loạn tại tòa án và quốc hội. Những người am hiểu trong ngành gọi đây là “Miền Tây hoang dã” của ngành năng lượng.

Một trong số những nạn nhân của quá trình này là MAIN. Đúng như Bruno đã dự đoán, Mac Hall đã mất hết khái niệm về thực tế và không một ai dám nói với ông ta điều đó. Paul Riddy chưa bao giờ nắm quyền và những người đứng đầu MAIN không chỉ không chớp thời cơ, không tận dụng những cơ hội mà những thay đổi lớn lao trong ngành đem lại mà còn phạm một loạt sai lầm. Chỉ vài năm sau khi Bruno đạt dược mức lãi kỷ lục, MAIN đã đánh mất vị trí EHM của mình và rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Những hội viên của MAIN bán nó cho một công ty xây dựng và lắp ghép lớn biết tận dụng thời cơ.

Trong khi vào năm 80, tôi nhận được gần 30 đô la cho mỗi cổ phần thì những cổ đông khác chỉ nhận được chưa đến một nửa số đó sau gần bốn năm. Thế là một trăm năm đầy kiêu hãnh của công ty đã kết thúc một cách nhục nhã. Tôi buồn khi nhìn thấy công ty bị xóa sổ nhưng tôi cũng cảm thấy rằng mình đã ra đi đúng lúc. Tên tuổi MAIN còn tồn tại với người sở hữu mới thêm một thời gian nữa, nhưng sau đó nó hoàn toàn biến mất. Cái biểu trưng mà trước đây từng rất có trọng lượng với nhiều quốc gia trên thế giới đã chìm vào quên lãng.

MAIN là thí dụ của một công ty đã không đương đầu được với sự thay đổi của ngành năng lượng. Trái ngược với MAIN là hình ảnh một công ty phát triển nhanh nhất trong ngành bỗng nhiên xuất hiện và ngay lập tức lấy được những hợp đồng khổng lồ. Phần lớn những buổi họp thường bắt đầu bằng những câu chuyện gẫu, người ta uống cà phê, sắp xếp lại giấy tờ, và ở thời điểm này, những câu chuyện gẫu thường xoay quanh Enron. Không một ai ngoài công ty có thể hiểu được làm thế nào mà Enron có thể đạt được những điều kỳ diệu như vậy. Những người trong cuộc chỉ cười và giữ im lặng. Đôi khi, vì bị hỏi dồn, họ nói về một cách quản lý mới, cách quản lý các nguồn tài chính đầy sáng tạo và về việc họ cam kết chỉ thuê những nhà quản lý biết cách vận động hành lang trên khắp thế giới.

Với tôi, tất cả những điều này nghe có vẻ như là một kiểu EHM mới. Đế chế toàn cầu đang tiến lên phía trước với một tốc độ chóng mặt.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #126 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2009, 09:16:43 pm »

Với những người quan tâm đến dầu lửa và đến tình hình quốc tế như chúng tôi, một đề tài nóng hổi nữa là con trai của Phó Tổng thống, Geogre W. Bush (Bush con Smiley). Công ty đầu tiên của tay này, Arbusto (tiếng Tây Ba Nha của từ Bush (bụi rậm)) là một thất bại mà cuối cùng cứu được chỉ nhờ sáp nhập với Spectrum 7. Sau đó Spectrum 7 gần như đứng trên bờ vực phá sản và Harken Energy Corporation đã mua lại công ty này vào năm 1986. George Bush được giữ lại trong Hội đồng Quản trị với tư cách là một nhà tư vấn với mức lương 120.000 đô la mỗi năm.2

Tất cả chúng tôi đều cho rằng Bush có được vị trí này là nhờ vào ông bố Phó Tổng thống của mình, vì những thành tích của ông ta khi còn là quản lý công ty dầu lửa chắc chắn không đủ đảm bảo cho ông ta vị trí này. Việc Harken nhân cơ hội này bắt đầu mở rộng các chi nhánh kinh doanh ra nước ngoài và tích cực tìm cách đầu tư ở Trung Đông cũng không phải là ngẫu nhiên. Tạp chí Vanityfair đã bình luận: “Từ khi Bush có chân trong hội đồng quản trị, những điều kỳ diệu bắt đầu xảy đến với Harken- các cơ hội đầu tư mới , những nguồn tài chính bất ngờ, quyền được lắp đặt giàn khoan hết sức ngẫu nhiên”.3

Năm 1989, Amoco đang đàm phán với chính phủ của Bahrain về quyền lắp đặt giàn khoan ở ngoài khơi. Khi đó Phó Tổng thống Bush được bầu tổng thống. Liền sau đó, Michael- một cố vấn của Bộ ngoại giao được giao nhiệm vụ hướng dẫn cho Đại sứ Mỹ mới ở Bahrain, Charles Hostler- sắp đặt một cuộc gặp mặt giữa chính phủ Bahrain và Harken Energy. Ngay lập tức Amoco được Harken thế chân. Mặc dù Harken chưa bao giờ đặt giàn khoan ngoài khu vực Đông Nam nước Mỹ, và lại càng chưa bao giờ ở ngoài khơi, công ty này đã dành được quyền đặt dàn khoan ở Bahrain, một điều chưa từng xảy ra ở trong thế giới Ảrập. Chỉ trong vòng vài tuần giá cổ phiếu của Harken Energy tăng hơn 20%, từ 4.5$ lên 5,5$ cho mỗi cổ phiếu.

Kể cả những bậc lão làng trong ngành năng lượng cũng bị sốc bởi sự kiện ở Bahrain. “Tôi hy vọng G.W. Bush không làm bất cứ điều gì khiến cha anh ta phải trả giá”, một người bạn luật sư của tôi, chuyên làm về lĩnh vực năng lượng và cũng là một người hết sức ủng hộ đảng Cộng hòa nói. Chúng tôi đang uống Cocktail tại một quán bar ở góc phố Wall, trên đỉnh tòa nhà thương mại thế giới. Anh ta nói một cách chán nản: “Tôi không biết có đáng thế không”, lắc đầu một cách buồn bã, anh tiếp “chẳng biết sự nghiệp của ông con có đáng để ông bố phải mạo hiểm cái chức tổng thống không?”.

Tôi không ngạc nhiên như những người khác, nhưng có lẽ là vì tôi có một triển vọng độc nhất vô nhị. Tôi đã từng làm việc cho chính phủ Cô oét, Ảrập Xêút, Ai cập và Iran, tôi hiểu nền chính trị Cận Đông, và tôi biết là Bush, cũng giống như những người quản lý Enron, là một phần của cái mạng lưới mà tôi và những đồng sự EHM của mình đã tạo dựng lên; họ là những địa chủ và ông chủ đồn điền.

Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #127 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2009, 09:17:30 pm »

Chương 29
Tôi nhận hối lộ


Trong quãng đời này, tôi đã nhận ra rằng chúng ta quả thật đã bước vào một thời đại mới của nền kinh tế thế giới. Các sự kiện nối đuôi nhau xảy ra khi Robert Mac Namara- người đã từng là thần tượng của tôi- lên nắm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chủ tịch Ngân hàng thế giới, khiến tôi ngày càng cảm thấy khiếp sợ. Cái cách tiếp cận kinh tế học theo trường phái Keynes của Mac Namara, và cách lãnh đạo hung hăng của ông ta đã xâm nhập khắp mọi nơi. Khái niệm EHM đã chi phối tất cả các phong cách quản lý của các giám đốc điều hành trong đủ loại lĩnh vực kinh doanh. Có thể NSA đã không tuyển chọn và lưu giữ hồ sơ của họ, nhưng họ cũng làm công việc, chức năng giống như vậy.

Cái khác biệt duy nhất là giờ đây những vị giám đốc EHM của các công ty không nhất thiết phải dính líu tới hoạt động của giới ngân hàng quốc tế khi mà cái nghề cũ của tôi tiếp tục phát triển, cái kiểu EHM mới này còn phô bày những mặt tai hại hơn nhiều. Trong những năm 1980, đa số lớp trẻ đi lên từ hàng ngũ quản lý bậc trung tin tưởng rằng người ta có thể làm bất cứ điều gì vì mục đích làm tăng lợi nhuận. Cái đế chế toàn cầu chỉ đơn giản là một lối mòn để đến với lợi nhuận.

Ngành năng lượng nơi tôi đang làm việc đã ngay lập tức chạy theo những xu thế mới. Dự luật chính sách điều chỉnh dịch vụ công (PURPA) được Quốc hội thông qua năm 1978, vượt qua một loạt các rào cản luật pháp, và cuối cùng đã trở thành luật vào năm 1982. Ban đầu, Quốc hội hình dung là luật này sẽ là một cách để khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân nhỏ như công ty của tôi khai thác các nhiên liệu thay thế và tìm ra mức đột phá trong sản xuất điện. Theo điều luật này, các công ty dịch vụ công lớn phải mua năng lượng do các công ty nhỏ hơn sản xuất với một giá hợp lý phải chăng. Tổng thống Carter đã từng mơ về một nước Mỹ không phụ thuộc vào dầu lửa- dầu lửa nói chung chứ không chỉ là dầu lửa nhập khẩu, và chính sách này kết quả của ước mơ đấy. Mục đích của điều luật rõ ràng là vừa để khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng  thay thế vừa để ủng hộ các công ty tư nhân nhỏ, vốn đại diện cho sự nhạy bén, năng động của người dân Mỹ, nhưng trên thực tế mọi việc đã không như mong đợi.

Trong suốt thập niên 80 và đầu những năm 90, sự nhảy bén, năng động không còn đóng vai trò quan trọng nữa mà thay vào đó là sự bãi bỏ các quy định. Tôi đã chứng kiến cảnh phần lớn các công ty nhỏ bị các công ty xây dựng và lắp ghép lớn, và chính các công ty dịch vụ công nuốt chửng. Các công ty dịch vụ công đã tìm mọi kẽ hở trong luật pháp để thành lập công ty cổ phần cho phép những công ty này vừa sở hữu cả những công ty dịch vụ phải chịu những quy định ngặt nghèo lẫn những công ty năng lượng  độc lập được ưu đãi về nặt pháp lý. Rất nhiều công ty lớn đã phát động những chiến dịch nhằm làm cho các công ty nhỏ phá sản rồi sau đó mua lại chúng. Các công ty khác thì đơn giản là tự đứng ra thành lập những công ty năng lượng độc lập của riêng mình.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #128 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2009, 09:18:28 pm »

Mong muốn giảm bớt sự phụ thuộc của Mỹ vào dầu lửa đã bị gạt sang một bên. Reagan chịu ơn các công ty dầu lửa, Bush đã từng phất lên nhờ kinh doanh dầu lửa. Và phần lớn những người trong cuộc và thành viên nội các của cả hai chính phủ này đều đã từng ở trong ngành dầu lửa hoặc làm việc cho các công ty xây dựng và lắp ghép có quan hệ mật thiết với dầu lửa. Hơn nữa, suy cho cùng, không chỉ riêng đảng Cộng hòa là con nợ của ngành dầu lửa và xây dựng; rất nhiều người thuộc đảng Dân chủ cũng đã được lợi nhờ hai ngành này và chịu ơn chúng.

IPS tiếp tục theo đuổi cái ý tưởng tạo ra một nguồn năng lượng  không có hại cho môi trường. Chúng tôi quyết tâm đi theo những mục tiêu gốc của PURPA, và dường như một phép màu đã đến với chúng tôi. Chúng tôi là một trong số ít các công ty nhỏ không những đã sống sót mà còn phát triển. Tôi dám chắc điều này xảy ra là bởi tôi đã từng phục vụ cho chế độ tập đoàn trị.

Những gì diễn ra trong ngành năng lượng đặc trưng cho một xu hướng đang tác động đến toàn thế giới. An sinh xã hội, môi trường, và những điều làm nên một cuộc sống tươi đẹp đang phải nhường chỗ cho sự  tham lam. Lúc này, người ta đang quan tâm quá mức đến việc khuyến khích, hỗ trợ cho kinh doanh tư nhân. Ban đầu, điều này tưởng như được biện minh bởi những cơ sở lý thuyết, trong đó có cả cái thuyết cho rằng chủ nghĩa tư bản là ưu việt. Nhưng cuối cùng, sự biện minh này trở nên không cần thiết.

Người ta hoàn toàn công nhận rằng, những dự án do các nhà đầu tư tư nhân giàu có thực hiện thì tốt hơn những dự án của chính phủ. Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới cũng đồng tình với quan điểm này, và ủng hộ cho việc giảm thiểu sự điều tiết của chính phủ, tư nhân hóa các hệ thống cấp thoát nước, các mạng lưới truyền thông, hệ thống dịch vụ công và các trang thiết bị mà từ trước đến nay vẫn nằm dưới sự quản lý của nhà nước.

Kết quả là, cái khái niệm EHM dễ dàng xâm nhập đến khắp mọi nơi, những nhà quản lý từ nhiều lĩnh vực kinh doanh giờ cũng làm cái sứ mệnh MAIN trước kia chỉ dành riêng cho số ít người được tuyển chọn vào cái câu lạc bộ riêng của chúng tôi. Những nhà quản lý này đến khắp nơi trên thế giới. Họ tìm những nơi có nhân công rẻ hơn, những nguồn lực dễ tiếp cận hơn, và những thị trường lớn hơn. Họ rất tàn nhẫn trong những việc họ làm. Giống như những EHM đã đi trước họ, như chính bản thân tôi, ở Inđônêxia , ở Panama, và ở Colombia - họ tìm cách để hợp lý hóa những hành động sai trái của mình.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #129 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2009, 09:20:08 pm »

Và cũng giống chúng tôi, họ đưa cả quốc gia và những người dân vào tròng. Họ hứa hẹn một sự giàu sang, hứa tìm ra cách để các quốc gia có thể sử dụng khu vực tư nhân để thoát khỏi cảnh nợ nần. Họ xây dựng trường học và đường cao tốc, tặng không máy điện thoại, ti vi, và các dịch vụ y tế.

Nhưng cuối cùng, nếu họ tìm thấy ở một nơi nào khác nhân công rẻ hơn hay nguồn tài nguyên phong phú hơn, họ sẽ bỏ đi. Khi họ bỏ những nơi mà họ đã từng reo rắc hi vọng, hậu quả thường rất tang thương, nhưng rõ ràng là họ làm những điều này mà không hề do dự và cũng chẳng mảy may cắn rứt lương tâm chút nào. Tôi không hiểu những điều này ảnh hưởng thế nào đến tâm hồn họ, có lúc nào họ cảm thấy chùn chân, như tôi đã từng chùn chân? Đã bao giờ họ đứng cạnh một con lạch nhơ bẩn và thấy một nhười phụ nữ cố tắm rửa trong dòng nước ấy ngay trong khi một ông già đại tiện cũng chính trên con lạch đó? Chẳng lẽ không có một Howard Parker nào còn sót lại để đặt ra những câu hỏi hóc búa vậy?

Tuy tôi rất hài lòng với những thành công ở IPS và có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, tôi không tránh khỏi những phút giây buồn phiền. Giờ tôi đã là cha của một bé gái, và tôi lo sợ cho tương lai của con gái  tôi. Tôi bị ám ảnh bởi những tội lỗi mà tôi đã từng gây ra.

Tôi cũng có thể nhìn lại và thấy những diễn biến lịch sử đầy rối loạn. Hệ thống tài chính quốc tế hiện đại được thành lập cuối Đại chiến Thế giới thứ II, tại một cuộc họp mặt của các nhà lãnh đạo từ rất nhiều quốc gia tại Bretton Woods, New Hampshire - quê hương tôi. Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế được thành lập để khôi phục lại một Châu Âu bị tàn phá, và hai tổ chức này đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hệ thống này phát triển rất nhanh, và nhanh chóng chiếm được sự ủng hộ của tất cả những đồng minh lớn của Mỹ và được hoan nghênh như một vị thuốc chống lại sự đàn áp.

Nhưng tôi không khỏi tự hỏi liệu những điều này sẽ đưa chúng tôi tới đâu. Vào cuối thập niên 1980, với sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và sự chuyển mình của CHủ nghĩa Cộng sản, tất cả trở nên rõ ràng là ngăn cản Cộng sản không còn là mục tiêu của chúng tôi nữa. Như Jim Garrison, chủ tịch của diễn đàn thế giới, nhận xét:

Nhìn nhận một cách tổng quát, hội nhập thế giới, đặc biệt là dưới hình thức toàn cầu hóa kinh tế và những đặc trưng huyền thoại của cái chủ nghĩa tư bản với “thị trường mở”, đại diện cho một “đế chế” thực sự với đầy đủ tư cách... Không có bất cứ một quốc gia nào trên thế giới có thể cưỡng lại viên nam châm đầy hấp dẫn của toàn cầu hóa. Rất ít nước có thể thoát khỏi những “chương trình điều chỉnh cơ cấu” và “những điều kiện” của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế hoặc những phân xử của Tổ chức Thương mại Thế giới, những thiết chế tài chính mà, cho dù không thỏa đáng đi nữa, vẫn quyết định ý nghĩa của toàn cầu hóa kinh tế, định ra những luật lệ và quyết định ai được thưởng vì sự phục tùng và ai bị trừng phạt vì vi phạm. Chính là nhờ sức mạnh của toàn cầu hóa mà trong đời chúng ta có thể chứng kiến sự hội nhập, ngay cả khi không đồng đều, của tất cả các nền kinh tế trên thế giới vào một hệ thống thị trường tự do toàn cầu duy nhất.1
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM