Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 06:31:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức người lính 356  (Đọc 324355 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
DangVietChau
Thành viên
*
Bài viết: 65


« Trả lời #590 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2012, 02:35:04 pm »

  Năm ấy xuân đến chậm, ngày mồng 1 Tết đôi bên cũng ngừng giao tranh. Quân lính từ các ngả túa ra khu vực trước hang Làng Lò trở ra ngã ba Thanh Thủy như trẩy hội. Sau những ngày giao tranh khốc liệt, được dịp yên ả thanh bình trước cảnh trời đất sang xuân. Tôi có bài thơ xuân Làng Lò tặng những đồng đội sư đoàn 356:              
                                  Xuân Làng Lò (1)
                    
                     Làng Lò xuân đến biếc chi xuân
                     Pháo đạn xâm lăng nổ rầm rầm
                     Chấp chới đầu non cành mai trắng
                     Xuân này-rồi nữa được mấy xuân!
              
                                  Xuân Làng Lò (2)
                    
                     Tối ngược E5 sáng 4 Hầm
                     Pháo bầy đạn thẳng, giám quên thân                                                                          
                     Áo quần nhất bộ, râu tóc rậm
                     Xuân chi, xuân rứa, sướng chưa xuân!
                      
Logged

Phía Rừng Xa Một Chùm Hoa Đỏ
Rực Cháy Lên Như Ngọn Lửa Hồng
DangVietChau
Thành viên
*
Bài viết: 65


« Trả lời #591 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2012, 07:41:09 pm »

  Chiều hôm ấy, nể tình đồng hương tướng Hoàng Đan gặp gỡ nói chuyện với cán bộ cấp Đại đội trở lên của trung đoàn. Chiều nay, cụ không đeo quân hàm, chắc sợ anh em lại gọi là "bố binh nhì" và từ đó cũng thấy ít khi cụ đeo. Cụ nói rõ hơn về âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. Tổ chức biên chế manh yếu của địch, nhất là những đơn vị mà ta đang trức tiếp đối đầu. Tư tưởng chỉ đạo, quyết tâm chiến đấu của ta... Rồi cụ kết luận:"Với kẻ thù này, năm 1979 ta đã thắng chúng. Quân đội ta mà trực tiếp là các đồng chí bây giờ cũng phải thắng chúng. Khi đánh nhau phải gan, phải lì, phải xáp vô nắm lấy thắt lưng địch mà đánh!"
  Lúc nghỉ giữa giờ, cụ xuống gặp mấy anh lính cũ khi cụ còn là sư trưởng F304. Họ gợi lại những trận đánh năm nào và cười nói vui vẻ. Đồng chí Hồ Sĩ Hoa C phó C11 đưa bao thuốc lá mời ông, ông xua tay và nói:"Mình cũng có", rồi lôi ra gói thuốc Rê rồi thong thả vấn 1 điếu, xòe lửa hút ngon lành. Khi trở lại bàn làm việc thấy 1 bao thuốc Tam Đảo đặt trên bàn chưa được bóc. Cụ hỏi anh Hương:"Đây là thuốc của ai"? Anh Hương nói:" Thưa thủ trưởng, đây là thuốc của đơn vị mời thủ trưởng đấy ạ". Ông nói:"Mời mình à, rứa đây là thuốc của mình". Rồi ông bóc bao thuốc, rút cho mình 1 điếu, số còn lại ông chia cho anh em. Một việc làm ít thấy của 1 vị tướng với cấp dưới. Một nghĩa cử thật gần gũi, thật đẹp, tình anh em đồng chí đồng đội chắc chỉ có Quân đội nhân dân Việt Nam mới có.
Logged

Phía Rừng Xa Một Chùm Hoa Đỏ
Rực Cháy Lên Như Ngọn Lửa Hồng
nguyenminhson356
Thành viên
*
Bài viết: 228



« Trả lời #592 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2012, 05:11:14 pm »

Tôi thay mặt anh em CCB 356 mời bác tham gia viếng nghĩa trang liệt sỹ hàng năm vào ngày 12.7 .Những ngày ấy chúng tôi liên tục gặp nhau đều đặn mười 13 năm nay rồi .Năm nay bác xếp lịch đi nhé ! Liên hệ với tôi qua đt 0982834179
Logged

Một ba lô, cây súng trên vai.
Người chiến sĩ quen với gian lao...
DangVietChau
Thành viên
*
Bài viết: 65


« Trả lời #593 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2012, 03:36:31 pm »

  Lâu lắm mới được 1 bữa xả hơi, tận hưởng chút thanh bình, được trông rõ nhau giữa ban ngày ban mặt. Cái chung nhất sau những ngày chiến đấu gian khổ, căng thẳng là da sạm, môi thâm. Tóc rậm, râu dài...Lão Tín D trưởng D1 người thấp bé, tóc hoe, mũi đỏ, mắt sâu, râu vàng nhìn đã thấy buồn cười. Thì Lão Thanh trinh sát quê Hương Sơn, Hà Tĩnh người đã cao, lại gầy, chân tay dài ngoằng, thêm bộ râu dài ngang bụng, cầm cái gậy đứng lom khom trên ụ đá. Lão Vị Râu quê thị xã Hà Tĩnh, tóc râu kín mặt, chỉ nhìn rõ nhất là đôi mắt và cái lỗ mũi. Lão Tá C18 quê Bắc Giang, cả tóc lẫn râu đều đỏ hoe. Hội này mà cởi trần nhảy múa với nhau. Bọn khỉ ở Tây Côn Lĩnh bắt gặp chắc chắn sẽ tôn họ làm Đại Hầu Vương. Lão Chung D trưởng D3 cũng để được mấy sợi râu dài đến ngực có vẻ oai lắm. Tôi bảo của ông là lông chứ không phải là râu. Hắn vênh mặt lên đưa tay vuốt vuốt:"Ông anh đừng tưởng bở, cả cái tiểu đoàn này kiếm đâu ra bộ râu đẹp thế này, mà chỉ toàn những thằng cằm trơn như đít nhái". Thằng Thi C viên C9 và thằng Mùi C trưởng C9 thì phụ họa:"Chí phải, chí phải!". Rồi nháy nhau cười khục khục....ý chừng khoái lắm. Hôm đó khá rét nhưng lính ta cũng tranh thủ tắm gội. Cả 1 khúc khe Thanh Thủy trước hang Làng Lò náo nhiệt. Những bộ áo quần dính đất lâu ngày cứng lại như mo cau, nay ngấm nước tã ra. Có thằng cầm giũ được mấy cái thì còn cái tà áo...Có tốp thì ngồi trên mỏm đá căng mắt ra bắt rận rồi thi nhau đếm. Có cái áo bắt được tới hơn 200 con. Đạt giải quán quân là hội chốt giữ ổ phục khu A...
Logged

Phía Rừng Xa Một Chùm Hoa Đỏ
Rực Cháy Lên Như Ngọn Lửa Hồng
DangVietChau
Thành viên
*
Bài viết: 65


« Trả lời #594 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2012, 05:13:55 pm »

  Sư đoàn có cả 1 Tiểu đoàn quân y. Chủ nhiệm quân y sư đoàn trước năm 1982 là bác sĩ Diễm rồi đến bác sĩ Túy, bác sĩ Vũ Bảo quê Vĩnh Phúc. Quân y F bộ, y sĩ Lê Tuấn quê Thanh Hóa sau này là Trần Bích(Bích rỗ) quê Hải Dương. D24 trước năm 1984, Dtrưởng bác sĩ Lê Thuận sau này là bác sĩ Bùi Nhài. Các Đại đội quân y của các trung đoàn E149 bác sĩ Sữa rồi bác sĩ Thảo,... E876 bác sĩ Biên, bác sĩ Quang...E153 là bác sĩ Hội, bác sĩ Ngọc...E150 bác sĩ Lê Lan...và còn nhiều y bác sĩ khác. Họ là những người tận tâm thực hiện nhiệm vụ điều trị cũng như cứu chữa thương bệnh binh trong chiến đấu của đơn vị. Nhiều người được tặng thưởng huân chương chiến công các loại.(Tiêu biểu là anh hùng y tá thượng sĩ Lê Trần Mãn quê Thanh Hóa)... Bác sĩ Quảng Dphó D24 hiện là Đại tá trưởng khoa của Viện quân y Quân khu II. Bác sĩ  Hoàng Minh Thảo hiện là phó tổng giám đốc bảo hiểm Việt Nam...
  
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2012, 04:17:04 pm gửi bởi DangVietChau » Logged

Phía Rừng Xa Một Chùm Hoa Đỏ
Rực Cháy Lên Như Ngọn Lửa Hồng
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #595 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2012, 05:58:28 pm »

 Bác Châu cho em hỏi là bác sỹ Quảng ở E153 thời kỳ sau năm 86 chứ nếu trước đó sao em không biết nhỉ. Cả E153 có bác sỹ Lương Đình Hội người Việt Trì là chủ nhiệm quân y E với anh Phùng Quốc Vượng người Phú Thọ là đại trưởng C24. Sau này có anh Chấn về, sau đó lên chủ nhiêm quân y E thay anh Hội.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
DangVietChau
Thành viên
*
Bài viết: 65


« Trả lời #596 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2012, 02:13:51 pm »

  Tôi xin đính chính ở bài viết ở trang 56, hai tấm huân chương quân công... là chưa xác thực mà là: Ba tấm huấn chương quân công(bản sao) của 2 cá nhân và 1 đơn vị anh hùng trong trận chiến 685 luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong phòng truyền thống sư đoàn.
  Xúc cảm trước cuộc chiến 685 tôi đã viết bài thơ:
                                                  
                                                    CÓ MỘT 685
  

  Sáu tám lăm cao! Xanh                                     Có một 685, núi đá chốn biên thùy
  Cheo leo đá, vắt vẻo cây                                  Nơi những chiến sĩ sư đoàn 356
  Đây hang chui thum thủm ngược 4 hầm               Những chiến sĩ chân trần, mũ vải
  Kia hang Cụt, hang Mán, hang Quây.                  Hành trang khẩu súng với nhất bộ áo quần
  Lên tổ chim, tổ quạ                                         Tóc rậm, râu dài, cả năm không cắt gội
  Rồi một ngày rùng rùng đạn nổ                          Ngày đêm đội pháo bám đá...
  Ngàn xanh toang hoác, đá nát trắng như vôi.       Đi lấn, đi dũi, phòng ngụ, tấn công
  Trơ trọi đỉnh rừng, gốc nghiến trăm tuổi.              Những Nguyễn Viết Ninh, những Lê Trần Mãn...
  Thân dập bầm ngàn vết chém,                           Kiên quyết tiến công, dũng mãnh nhổ cờ
  Gãy cành xác xơ, chơ vơ khắc khoải                   Giữ toàn vẹn đất biên thùy tổ quốc
  Trước chiều đông cháy đỏ mặt trời...                  Đời trai chết - sống can trường
                                                                     Ngời ngời dũng khí trọn tình nước non
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Năm, 2012, 11:37:06 am gửi bởi DangVietChau » Logged

Phía Rừng Xa Một Chùm Hoa Đỏ
Rực Cháy Lên Như Ngọn Lửa Hồng
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #597 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2012, 08:59:28 pm »

Xin thân ái chào các đồng đội f 356 cùng các bác CCB trong QSVN.
 Ký ức người lính 356 đã tới trang cuối , bác Nguyenminhson , mời bác mở KƯNL356 phần 2 - để neo con tàu 356 lại , cho những đồng đội của chúng ta- vì một lý do nào đó, chưa kịp vào trang VMH.
Các bác CCB 356, các bác hãy nhanh lên, thời gian không đợi chúng ta đâu , chúng tôi vẫn chờ ở đây ! Thân ái.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #598 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2012, 10:28:26 pm »

 Sư đoàn có cả 1 Tiểu đoàn quân y. Chủ nhiệm quân y sư đoàn trước năm 1982 là bác sĩ Diễm rồi đến bác sĩ Túy, bác sĩ Vũ Bảo quê Vĩnh Phúc. Quân y F bộ, y sĩ Lê Tuấn quê Thanh Hóa sau này là Trần Bích(Bích rỗ) quê Hải Dương. D24 trước năm 1984, Dtrưởng bác sĩ Lê Thuận sau này là bác sĩ Bùi Nhài. Các Đại đội quân y của các trung đoàn E149 bác sĩ Sữa rồi bác sĩ Thảo,... E876 bác sĩ Biên, bác sĩ Quang...E153 là bác sĩ Hội, bác sĩ Ngọc...E150 bác sĩ Lê Lan...và còn nhiều y bác sĩ khác. Họ là những người tận tâm thực hiện nhiệm vụ điều trị cũng như cứu chữa thương bệnh binh trong chiến đấu của đơn vị. Nhiều người được tặng thưởng huân chương chiến công các loại.(Tiêu biểu là anh hùng y tá thượng sĩ Lê Trần Mãn quê Thanh Hóa)... Bác sĩ Quảng Dphó D24 hiện là Đại tá trưởng khoa của Viện quân y Quân khu II. Bác sĩ  Hoàng Minh Thảo hiện là phó tổng giám đốc bảo hiểm Việt Nam...
  

Bác sĩ Diễm(Trần quốc Diễm) tham gia quân y từ thời Điện biên phủ. Năm 1968 cụ vào chiến trường khu 5.Sau GPMN cụ mới về thăm quê, 2 cô con gái đã lấy chồng khi cụ còn trong chiến trường. Cụ có hàng đống thư gửi về cho bà. Có 1 bức "nổi tiếng" ý rằng: Tôi không có nhà, các con đến tuổi thì hãy gả chồng, tuyệt đối không gả cho mấy anh cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, vì như vậy sau này sẽ...mất con(ý là các cô theo chồng về Miền nam, hình như cụ đoán được ngày thống nhất đất nước). Thực hiện đúng lời của cụ, cụ bà y lệnh, 2 cô ấy lấy 2 chú, 1 là dược sĩ và 1 là kỹ sư nông nghiệp? Nhà chú dược sĩ hiện nay chỉ cách...vườn treo Ba bi lon 19c Ngọc hà khoảng...1 tầm cối tép Huh

Sau GPMN cụ về công tác tại F356 ở Nghệ an, rồi lại cùng sư đoàn lên tận Yên bái. Khoảng 1981 cụ về hưu, trước khi về cụ còn công tác tại Viện 10 Bắc ninh.

Cái ngày cụ về hưu, đội ngũ bác sĩ của huyện, xã còn quá mỏng và yếu. Cụ khá vất vả với các bệnh nhân khắp vùng mang đến(Nhưng nhà cụ vẫn nghèo, cụ bà làm ruộng). Bây giờ thì cụ nhàn rỗi rồi, vì đâu đâu chẳng có y tá, bác sĩ, cửa hàng thuốc nhan nhản khắp làng.

Ký ức của cụ là ở chiến trường khu 5: Chiến tranh là dã man với tất cả nhân loại!
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Năm, 2012, 07:43:21 pm gửi bởi GiangNH » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #599 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2012, 01:04:47 pm »

 Topic đã đủ 60 trang theo quy định của nội quy.

 Binhyen xin được khóa lại.  Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM