Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:30:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những gì tôi thấy ở Việt Nam  (Đọc 39464 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #30 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 12:10:00 pm »


Trước khi đến Nha Trang nằm trên bờ biển cách Sài Gòn 480 kilômét, người ta phải vượt qua Đèo Cả. Thiên nhiên trước chắc rất đẹp. Nhưng giờ đây người ta chỉ thấy ở đấy những cây khô mang một màu trắng bệch bạc, một thứ cỏ cây cằn cỗi, dấu hiệu của một trong nhiều vùng bị chất khai quang giết hại... Một phần bảy diện tích của miền Nam đã bị các chất diệt cỏ và khai quang của người Mỹ tàn phá như thế đấy. Một báo cáo làm theo yêu cầu của quốc hội Mỹ năm 1974 đã tiết lộ: từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã đổ xuống miền Nam Việt Nam hơn 45000 tấn chất “diệt cỏ”, tức là gần ba kilôgam một đầu người dân ở đây. Theo mười bảy nhà khoa học đã báo cáo thì các chất độc ấy sẽ có thể để lại các di hoạ tới hàng thế kỷ.

Nha Trang 27000 dân, một thành phố biển đồng thời là một nơi nghỉ mát nổi tiếng. Trông ra biển, một số biệt thự của các nhà giáo bỏ đi di tản nay đã trở thành nơi đóng quân của Quân đội nhân dân, nhưng họ có mặt ở đấy rất lặng lẽ, kín đáo. Thành phố rất yên tĩnh: trên bãi biển, một số người đang bơi lội, chơi đùa; học viên của trường kỹ thuật quân sự đã dọn dẹp, tháo gỡ những bom mìn cài đặt, vương vãi trong chiến tranh.

“Như trong tất cả các thành phố ở miền Nam, một người có chức trách đã nói với chúng tôi vấn đề lớn nhất là giải quyết nạn thất nghiệp”. Bởi ngoài tính chất là một nơi nghỉ mát, Nha Trang trước hết còn sống nhờ vào sự có mặt của căn cứ quân sự, với một trường hạ sĩ quan, một trung tâm nghỉ ngơi của quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn. Vì thế, tuy Nha Trang thể hiện là một khu đô thị phát triển hơn tất cả các thành phố dọc quốc lộ 1 trên đường vào đến đây, thì người ta vẫn bắt gặp ở đấy những triệu chứng của một thành phố “giả tạo” phụ thuộc vào sự hiện diện của quân đội: một mạng lưới buôn bán nhỏ phát triển quá mức so với ngày nay, khi mà các hàng dễ kiếm được ngày trước đã biến mất. Và như tất cả các thành phố khác ở miền Nam, Nha Trang cũng có một dân số quá phình to, gồm phần lớn các “thị dân” mà thực chất họ là những nông dân bị mất gốc.

Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Phan Rang và tiếp đó là Phan Thiết, nằm trên quốc lộ 1 cách Sài Gòn 248 kỉlômét... tất cả các nơi này đều có chung một đặc điểm: đó là các “thành thị mặt phố”, mà vừa vượt qua nó xong là người ta lập tức thấy ngay ruộng. Công nghệ của thành phố chỉ có những cửa hiệu sửa chữa cơ khí bậc thấp mà số lượng của nó thì tương đương với những điểm sửa chữa xe đạp ở ngoài Bắc.

Điều đập vào mắt người ta là ở tất cả các thành phố đã đi qua hai tuần sau ngày giải phóng đó là người ta không nhận thấy bất kỳ một triệu chứng nào của tình trạng vắng mặt chính quyền. Sự ngừng trệ tạm thời chỉ là một thời điểm ngắn để lập lại trật tự: trong tất cả các thành phố, nơi mà vào cuối tháng Ba tình trạng vô chính phủ còn ngự trị thì bây giờ mọi hoạt động đều được tiếp tục trở lại, đường sá xe cộ bắt đầu chạy, cánh đồng, nông dân ra gặt lúa chín và ở các ruộng muối gần Cam Ranh, diêm dân đã tiếp tục làm muối.

Sau Cam Ranh, cách Sài Gòn 462 kilômét, chúng tôi sẽ phải gặp lại quang cảnh thê thảm nhức nhối của các khu dồn dân.

Toàn bộ con đường số 1 hình như đã chạy qua như vậy, một cuộc đời khuôn khổ, mà cứ từng chặng một theo nhịp độ của chiến tranh, cuộc đời ấy đã ngưng tụ lại dọc theo con lộ huyết mạch sống bằng tiền cứu trợ, và đặt dưới sự kiểm soát của một quân đội mà phạm vi kiểm soát của nó đã không vượt quá ranh giới của bản thân con lộ ấy.

Cam Ranh. Từ xa người ta đã bao quát được chu vi rộng lớn của cái căn cứ hậu cần chính của cuộc chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương. Để lập nên căn cứ hỗn hợp không -hải quân này, người Mỹ đã phải bỏ vào đấy 133 triệu đôla. Thế mà nó đã rơi một cách nguyên vẹn vào tay các lực lượng giải phóng, với các kho đầy ắp những hàng quân sự lý tưởng nhất trị giá hàng trăm triệu đôla.

Có bao nhiêu những căn cứ người ta gặp trên đường, trải dài trên nhiều kilômét, mà từ ngoài đường nhìn vào, nó gây cho người ta một cảm giác là phải chăng một nửa diện tích đất của miền Nam đã biến thành những khu vục quân sự?

Khi đi vào tỉnh Long Khánh, cách Sài Gòn khoảng một trăm kilômét, người ta lại thấy những trại, hoặc mới làm gần đây, hoặc cũ và những khu dồn dân cũng chẳng khá hơn gì những cái người ta vừa gặp trước, ví dụ như khu Hố Nai, được dành riêng để đón những giáo dân từ miền Bắc di cư vào năm 1954. Chẳng có cái gì được xây dựng một cách tình cờ hết: tất cả những trại, những khu dồn dân ấy đều tạo trên đường số 1 một tấm lá chắn rộng lớn để che chở cho mặt bắc Sài Gòn.

Trên suốt đoạn đường này, người ta phát hiện ra cả một xã hội bị nhổ mất gốc, sống tạm bợ qua thời. Tiếp nối các trại là một chuỗi dài những căn cứ đồn bốt và kết thúc là tổng kho đồ sộ Long Bình, nằm giữa Biên Hòa và Sài Gòn, tạo thành một đường chân trời mà ở đấy chập chờn như trong một ảo giác những mái tôn, những chòi gác, những hàng rào kẽm gai, những bến bãi giống như những bãi tha ma, la liệt những xe cộ và những đồ dùng quân sự đang gỉ dần gỉ mòn.

Cách đây 1000 kilômét, xa tít cái thế giới bị chấn thương này, những cánh đồng miền Bắc mới tạo cho người ta một cảm giác thanh thản, cân bằng làm sao?

Nhưng ở phía bên kia những quang cảnh điên rồ này thì đâu là miền Nam Việt Nam?
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #31 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 12:12:39 pm »


Cần phải theo lộ 4 từ Sài Gòn chạy băng qua đồng bằng Cửu Long, người ta mới biết được thế nào là một miền Nam đích thực.

Những cánh đồng lúa ở đây, ở đồng bằng Cửu Long này, không làm cho người nông dân phải lo lắng, bồn chồn như người nông dân ở miền Bắc, nơi mà thậm chí đất đai màu mỡ như đồng bằng sông Hồng, người nông dân ở đấy cũng vẫn phải lo toan nhiều bề trước một thiên nhiên hung dữ, khắc nghiệt đối với con người. Đó còn chưa nói đến dải đất cằn cỗi một màu xám xịt của miền Trung, nhất là đoạn giữa Huế và Đà Nẵng.

Đồng bằng Cửu Long rất được thiên nhiên ưu đãi: nó không phải lo sợ trước cái tính khí thất thường của sông ngòi, do nguồn nước của nó đã được Biển Hồ của Campuchia điều chỉnh.

Trái ngược với đồng bằng sông Hồng ở Bắc Việt Nam, việc điều hòa thủy lợi không đặt ra với người dân ở đây, như một vấn đề sống còn. Ở ngoài Bắc, muốn bảo vệ người và ruộng, người ta tứ thời phải đắp đê và làm nhiều công trình thủy lợi khác để điều hòa con nước. Hệ thống đê điều được xây dựng như vậy ở đồng bằng sông Hồng đã dài gấp đôi Vạn lý trường thành của Trung Quốc, ở miền Nam việc làm cấp bách đó không hề tồn tại.

Ở miền Nam, ngay trong mùa mưa lũ, những cơn mưa như thác đổ cũng không thể làm giảm đi ở con người cái cảm giác là đất đai ở đây đã ưu đãi cho những ruộng lúa, những vườn cây trái trồng đủ mọi thứ của người nông dân như thế nào.

Vậy đời sống của người nông dân đồng bằng Cửu Long ra sao?

Một phóng viên báo Nhân dân, ông Phan Quang, chuyên gia về những vấn đề nông nghiệp, đã làm một cuộc khảo sát tại chỗ về tình hình một huyện mà ông xét thấy là “tiêu biểu cho đất nước và con người đồng bằng Cửu Long”: đó là Cai Lậy thuộc tỉnh Mỹ Tho nằm ở phía nam Sài Gòn 90 kilômét.

Theo truyền thống, Mỹ Tho là một tỉnh hoàn toàn theo cách mạng. Nhưng phải đến đầu 1975, gần một nửa số xã của nó mới được giải phóng. Huyện Cai Lậy có 172.000 dân và đất đai có 59.000 héc ta, trong đó nửa số dân làm ruộng. Phía bắc huyện là Đồng Tháp Mười, nơi rất ít người ở, trừ trước đây những người kháng chiến. Từ mười năm nay, nông dân Cai Lậy đã làm quen với việc chọn giống và dùng phân hóa học để bón đất. Toàn huyện có 60 máy cày, nhưng chỉ làm chưa đến 20% diện tích đất; máy cày vẫn chưa làm biến mất hẳn con trâu truyền thống.

Thêm vào số máy trên là 210 máy bơm nước và gần 11.000 máy cày đẩy tay mà người dân thường gọi là “máy đuôi tôm”.

Từng sản lượng gạo toàn huyện năm 1974 là 127.000 tấn. Trừ số thóc gạo gia đình tiêu thụ và dành ra cho chăn nuôi, như vậy toàn huyện dư ra 73.000 tấn để bán. Theo Phan Quang, thế là “tương đối cao”.

Theo điều tra làm ở 4 xã, đất đai được phân bố như sau: 10,4% gia đình không có đất; 18% có từ 1 đến 3 công1; 58,8%, 4 đến 10 công; và 10,2% trên 10 công. Vậy đây cũng là một nơi nông dân có đời sống dễ chịu, tuy rằng những cách biệt xã hội chưa phải đã mờ nhạt. Và lấy Cai Lậy để xem xét như một huyện trung bình, người ta đã có thể có được một hình ảnh chung về đồng bằng Cửu Long. Tuy nhiên, nông dân ở đây vẫn còn gặp những khó khăn lớn, lấy một ví dụ như vào lúc cách mạng tiến hành việc đổi tiền, ở xã Tân Hợi, trung bình mỗi gia đình chỉ có 47.000 đồng tiền cũ Sài Gòn để đổi2.

Ở một xã bên cạnh, 12% số gia đình không có tiền đổi; 38% có dưới 10.000 đồng và chỉ có 10% có trên 50.000 đồng.

Tình hình đó minh họa cho một trong những nỗi khổ cố hữu của nông dân đồng bằng Nam Bộ: đó là nợ. Họ nợ những người buôn bán để có tiền mua xăng, phân bón để làm ruộng, hay đi vay nợ ở các nhà chủ cũ. Tất cả các nông dân đều nợ, họ phải bán cả lúa non trước khi được thu hoạch, cứ thế lãi mẹ đẻ lãi con, nợ nần thêm chồng chất cho đến vụ thu hoạch sau. Đã thế lại lạm phát liên miên, khiến món nợ của họ đã nặng càng thêm nặng, và đó cũng là một trong những nguyên nhân đã đẩy họ ra khỏi đồng ruộng để đi kiếm ăn ở ngoài thành phố.

Nhưng so với nông dân miền Bắc năm 1954, hay ngay cả với nông dân miền Trung trong thời điểm hiện nay thì họ vẫn có không ít những điều kiện may mắn hơn.

Đa số họ thuộc tầng lớp trung nông và rất gắn bó với sản xuất tư hữu.

Phan Quang đã có nhận xét là ở họ, người ta nhận thấy có một sự cưỡng lại nào đấy đối với tổ chức hợp tác hóa nông nghiệp đề ra sau ngày giải phóng: ngay cả ở một xã “anh hùng trong kháng chiến như Tân Hợi, một xã bị địch tàn phá nặng nề, những “tổ tương trợ” được thành lập sau giải phóng để giúp nông dân bước đầu đi vào con đường làm ăn tập thể cũng chỉ mới thu hút được 7% nông dân của xã tham gia. Ở huyện, tỷ lệ này là 1,6%. Cũng như vậy, huyện chỉ có 17% nông dân gia nhập “Hội liên hiệp nông dân”, theo như báo Nhân dân đã đưa tin3.
______________________________________
1. 10 công = 1 hecta.
2. Nhớ rằng để mua 100 kilô gạo cho một gia đình 5-6 người ăn trong một tháng, người dân phải trả 25-30.000 đồng tiền cũ Sài Gòn.
3. Điều tra công bố trong báo Nhân dân từ ngày 8 đến 11-12-1975.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #32 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 12:13:17 pm »


Một ví dụ khác như Rạch Giá, một tỉnh nằm ở cực tây đồng bằng Cửu Long trông ra vịnh Thái Lan, cách Sài Gòn 300 kilômét. Trong chiến tranh, Rạch Giá là một nơi tương đối ít bị đụng chạm. Có 496.000 dân, Rạch Giá đã thoát khỏi những chiến dịch càn quét lớn của Mỹ-ngụy, những chiến dịch càn quét đã tàn phá nặng nề miền Trung Việt Nam và vùng Sài Gòn. Đến nỗi mà ở đấy, người ta hầu như không trông thấy quân Mỹ.

Nông nghiệp và ngư nghiệp là nền tảng cho những hoạt động kinh tế của tỉnh. Ngay thành phố Rạch Giá, nơi có 70.000 dân sinh sống, cũng bảo đảm cho một sự tiếp nối rõ rệt giữa hai phần của tỉnh, một phần gắn bó với cảng nuôi sống 30.000 dân, còn phần kia đổ về nông thôn, một nông thôn phân chia thành nhiều mảnh cỡ trung bình của các hộ gia đình.

Một nền công nghiệp phôi thai những năm gần đây đã được gắn kết vào những hoạt động của biển, hướng về kỹ nghệ làm đông lạnh hay chế biến hải sản. Với những nhà mát xay xát và những xưởng sửa chữa, tỉnh đã có khoảng 93 cơ sở công nghiệp. Nhưng những hoạt động ấy còn quá mới để khiến nó có thể làm thay đổi những cơ cấu truyền thống của tỉnh: nông nghiệp vẫn là nền tảng chủ yếu không riêng với đời sống kinh tế và xã hội, mà còn cả với ý thức cách mạng đã nuôi dưỡng chiến tranh du kích trong vùng.

Tình hình nông thôn còn xa mới có thể gọi được là đơn giản: ba cuộc cải cách về ruộng đất - vẫn đều là của kháng chiến trong những năm 1950 sau đã bị Diệm xóa bỏ - trong hai mươi năm đã làm đảo lộn cả những sở hữu ruộng đất, tuy nhiên ở một chừng mực nào đó nó cũng đã tạo ra một sự đồng đều nhất định, làm san bằng bởi những sự cách biệt. Song không phải đối với những người cực giàu, những đại điền chủ: trước giải phóng, một nghị sĩ đồng thời cũng là một tên bạo chúa con trong vùng trong tay hắn đã có 2000 hecta đất, tức là bằng cả một xã. Nhưng nói chung, đối với đồng bằng, người nông dân ở đây vẫn có một diện tích đất đủ lớn để sinh sống dễ chịu, và nếu ở ngoài Bắc thì họ đã có thể được liệt vào loại “khá giả”.

Đi trong tỉnh, một cảnh trái ngược đập vào mắt người ta, đó là sự trái ngược giữa cách ăn ở xuềnh xoàng của người nông dân quen sống với nếp cũ và cách làm ăn thâm canh đất bây giờ: bên cạnh những ngôi nhà tranh, người ta thấy cả những máy cày “Ford” hay “Fiat”. Nhưng cạnh đó, giữa cánh đồng, lại là những ngôi mộ đồ sộ của ông bà tổ tiên được xây cất công phu và trước khi xây nó đã được ông thầy địa lý ngắm đất rất kỹ lưỡng.

Chúng ta lấy ví dụ một huyện: Giồng Riêng, cách Rạch Giá khoảng bốn chục kilômét. Với 1600 héc ta đất canh tác, nông dân ở đây có 124 máy cày và máy cày đẩy tay, tất cả đều là của tư nhân. Vậy đây là một huyện mà nông dân có đất, có phương tiện trong tay: sau giải phóng, trong 15809 hộ nông dân, chính quyền cách mạng thống kê chỉ có 1335 hộ “nghèo” cần được giúp đỡ lương thực.

Tuy nhiên những điều kiện được ưu đãi ấy cũng không ngăn cản nhân dân ở đây tiếp thu những ảnh hưởng của cách mạng: Tính trung bình cứ hai trăm giá thì có một người tham gia du kích.

Nhưng như vậy, liệu sau giải phóng người ta có thể tính đến việc hợp tác hóa nông nghiệp ở đồng bằng Cửu Long được không?

“Hợp tác hóa nông nghiệp ở đây cũng sẽ không thành vấn đề lớn”, một cán bộ cách mạng tin tưởng nói với tôi, “bởi nếu ở đây bà con có những điều kiện sinh sống dễ chịu hơn thì họ cũng chưa phải là tới mức giàu có. Trừ khu vực Sài Gòn, còn thì ở các nơi khác ở đồng bằng, đời sống của nông dân vẫn chủ yếu là dựa vào một nền kinh tế tự cấp tự túc”. “Nhưng chúng tôi vẫn cần phải thận trọng, đi dần từng bước, và không có chuyện là tiến hành cải cách ruộng đất như ở ngoài Bắc hồi 1954.”

Vậy là người ta dự kiến, muốn phát triển phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở đồng bằng Nam Bộ, người ta cần phải xuất phát từ những cái được và chưa được của nền nông nghiệp ấy: cơ sở của vấn đề sẽ không phải là phân chia lại ruộng đất mà cái chính là ở cách sử dụng những phương tiện sản xuất mới (như sử dụng tập thể máy cày và máy cày đẩy tay hay cung cấp xăng dầu...) Và cũng như vậy ở cách sử dụng đất đai hợp lý hơn, xây dựng những công trình thuỷ lợi lớn để giải quyết vấn đề thau chua rửa mặn, cho đất có nồng độ phèn rất cao ở đây, rồi xây dựng trên những vùng đất mới do khai hoang hay cải tạo đầm lầy tạo ra những cơ sở lớn, hiện đại về khai thác, chăn nuôi; một số những tổ hợp công trình như thế cũng sẽ được lập nên ở những đồn điền lớn được tịch thu hoặc trưng mua.

Việc cải tạo nền nông nghiệp ấy là có khả năng thực hiện được ngay: theo ghi nhận của Phan Quang thì ở Cai Lậy, 42% hộ nông dân vẫn chưa nuôi lợn, điều khác hẳn với điều ngoài Bắc là nông dân ở đâu cũng kết hợp trồng trọt với chăn nuôi; việc dùng phân chuồng phân thực vật bị coi nhẹ; khả năng thâm canh đất cũng rất thấp, nếu so hệ số ngoài Bắc là 1,75 thì ở đây mới chỉ có 1,2. Nhưng trong khuôn khổ chung của những hợp tác xã tương lai của Nam Bộ thì ở đây, diện tích đất phần trăm dành cho các hộ gia đình sẽ phải lớn hơn so với miền Bắc và miền Trung.

Sáu tháng sau giải phóng, một biện pháp cơ bản đầu tiên được thực hiện: Nhà nước giữ độc quyền về mua bán gạo, cá, xăng dầu. Ở Rạch Giá, giống như những gì vẫn diễn ra ở Nam Bộ, mười một thương gia - chủ yếu là Hoa kiều - đã phân chia nhau các thị trường nông sản, họ mua gạo và bán ra phân bón và các nông cụ. Để giải quyết những nhu cầu tăng lên do việc thâm canh đất, nông dân đã phải đến vay nợ họ và họ đã mua lại của nông dân gạo, cá theo giá rẻ. Việc nắm giữ độc quyền của nhà nước đã giáng một đòn vào thủ đoạn buôn bán này, nhưng trong khi cấm những người trung gian buôn bán lại sản phẩm, nó cũng làm cho việc lưu thông của thị trường nội địa miền Nam một thời gian đầu bị rối loạn. Còn về những món nợ vay trước đây thì chính quyền sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể. Trong khi chờ đợi xem xét, việc trả lãi đã có lệnh ngừng lại.

Như vậy là mặc dù nông dân đồng bằng Cửu Long có những nét đặc thù riêng, nhưng điều đó cũng không tạo thành một sự ngăn cách để khép kín họ với phong trào cách mạng. Ảnh hưởng truyền thống của kháng chiến, việc xây dựng những công trình lớn về thủy lợi và khai hoang, sự giúp đỡ đối với nông dân của nhà nước, những tiến bộ trong phong trào tương trợ hợp tác... Tất cả cho phép người ta dự tính đến những gì sẽ làm để mở mang phần còn lại của miền Nam. Thực vậy, sau khi đã biết Sài Gòn, những quang cảnh diễn ra dọc con lộ 4 đã giúp người ta nhận lại được hình ảnh của đất nước Việt Nam.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #33 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 12:16:06 pm »


CHƯƠNG II
CHỨNG HOẠI THƯ CỦA MỸ


Tính toán sai hay sai lầm chiến lược của Thiệu? Bằng lòng với cách giải thích như vậy về sự tan vỡ đáng kinh ngạc của quân đội Sài Gòn là không đủ. Cũng như so sánh ngày 30 tháng Tư năm 1975 ở Sài Gòn với ngày 6 tháng Sáu năm 19441 ở Pháp là lại một lần nữa làm sai lệch đi vấn đề Việt Nam: bởi ở Việt Nam, đó không phải là sự đụng độ giữa hai quốc gia của hai dân tộc khác nhau. Nguyên nhân cơ bản của sự sụp đổ đầy ấn tượng của Việt Nam Cộng hòa nằm đúng ở chỗ cái gọi là quốc gia này chưa bao giờ có được một tý chút gì của nội dung dân tộc; tất cả ở nó đều giả tạo và in đậm dấu ấn của Washington.

Tính đặc thù của con người miền Nam kế thừa nhiều nhất một trạng thái tinh thần nào đấy, nó vừa mang dấu ấn di sản của một tính cách có từ những lớp người đi mở nước hàng ba trăm năm nay giờ đã phai nhạt đi, lại vừa mang nặng ảnh hưởng của quá trình thực dân hóa của Pháp và mới đây, là cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ.

Năm 1698, trong quá trình mở rộng về phương Nam, những người di cư Việt Nam đã chiếm Sài Gòn. Tham gia cuộc “Nam tiến” này có đủ loại người: họ là những người lính đi tiên phong để mở mang bờ cõi của đế chế, là những tội nhân bị lưu đày xa xứ và muộn sau đấy là những lớp dân nghèo bị cuốn hút bởi miền đất màu mỡ, tốt tươi và độ lượng của miền Nam2. Lớp dân nghèo này sống ngoài vòng cương tỏa của phép nước, hoà trộn với các dân tộc bản địa Chămpa và Khơme và hình thành một tính cách ngang tàng phóng khoáng, nó vượt ra khỏi những trói buộc nghiêm ngặt của lễ giáo phong kiến.

Đất đồng bằng Nam Bộ màu mỡ và dễ làm, nó khác hẳn với đất ở ngoài Bắc, nơi muốn cấy được một hecta đất, người ta phải mất công tát 10 tấn nước bằng tay.

Ở miền Bắc, mỗi khi nhắc đến quê hương, những chiến sĩ cách mạng quê miền Nam thường không giấu nổi tự hào khi kể: “Ở trong đó, khi nào muốn ăn, người ta chỉ việc đặt nồi cơm lên bếp, rồi chạy ù ra sông ra đìa và thế là loáng một cái đã có cá…” Cái tính cách3 đặc biệt ấy, tóm lại, nó cũng từa tựa như tính cách của dân miền Nam nước Pháp, khi họ nói đến những khác biệt giữa quê họ với quê của những dân ở miền Bắc nước Pháp.

Trước khi bị người Pháp đến xâm lược, Việt Nam là một vương quốc độc lập, về danh nghĩa là chư hầu của Trung Quốc, có 12 triệu dân. Nước Việt Nam chạy dài 2000 kilômét bên bờ biển Trung Hoa, bắt đầu từ biên giới Trung Hoa và kéo đến tận vịnh Thái Lan. Về danh nghĩa, Napoléon III của Pháp đưa quân vào Việt Nam là để bảo vệ và đòi quyền cho những hội đoàn công giáo được vào truyền giáo ở Việt Nam. Nhưng về thực chất là ông muốn chiếm lấy một căn cứ để tiến vào thị trường Trung Hoa, một thị trường đầy hấp dẫn mà lúc đó các cường quốc phương Tây đang thèm muốn.

Khi đánh vào Việt Nam năm 1858, người Pháp “thấy mình phải đối mặt với một dân tộc có sự đoàn kết chặt chẽ nhất mà người ta có thể tưởng tượng được, từ miền núi Thượng du Bắc Việt Nam cho đến biên giới giáp Campuchia cả về phương diện dân tộc cũng như về phương diện chính trị, xã hội” như đại uý Gosselin trong quân đội viễn chinh Pháp hồi ấy đã nhận định.

Nhưng triều đình Việt Nam, đầy rẫy những mâu thuẫn sâu sắc, đã chỉ tiến hành được một cuộc kháng chiến yếu ớt chống lại sự xâm lược của Pháp. Từ thế kỷ 17, những cuộc khởi nghĩa của nông dân chống phong kiến đã nổ ra ở khắp nơi, trong khi đó thì cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn để tranh giành chính quyền trung ương đã hết đợt này đến đợt khác diễn ra liên miên.

Lần đầu tiên, đất nước đã được Nguyễn Huệ, người anh hùng của nhân dân, thống nhất lại. Đứng đầu quân khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, ông đã đánh bại quân Trịnh cùng đồng minh của họ là nhà Thanh và nhà Nguyễn có sự giúp đỡ của quân Xiêm, nay là Thái Lan.

Như vậy Nguyễn Huệ đã cứu nước nhà thoát khỏi họa ngoại xâm. Ông trở thành hoàng đế tiến hành nhiều cải cách xã hội quan trọng, nhưng ông đã mất sớm năm 1792. Đế chế lại rơi vào tay Nguyễn Ánh, một chúa Nguyễn ở miền Nam. Nguyễn Ánh đã hoàn thành cuộc chinh phục, lên ngôi hoàng đế, lấy tên là Gia Long. Đất nước lại trở lại thống nhất, kinh đô được dời về Huế, nằm ở miền Trung Việt Nam.
_______________________________________
1. Ngày quân đồng minh đổ bộ chiếm Normandie (Pháp) trong Đại chiến Thế giới thứ hai (1939-1945).
2. Ở đây tác giả dùng chữ “Eldorado”, tên một miền đất hoang đường rất nhiều vàng mà những kẻ chinh phục châu Mỹ xác định nằm ở giữa sông Amazone và sông Orénoque (ND).
3. Người Pháp đã lợi dụng tính cách hơi có tính chất “địa phương chủ nghĩa” này. Họ khuyến khích những khuynh hướng “tự trị”, chia rẽ dân tộc, giáo phái. Ví dụ như đạo Hoà Hảo do Huỳnh Phú Sở thành lập 1939, thu hút khoảng 3 triệu tín đồ. Hòa Hảo đã thành lập ở miền tây đồng bằng Cửu Long giáp với Campuchia một thứ “cộng hòa tự trị”, có khuynh hướng ly tâm với chính quyền trung ương.
    Nguyễn Văn Thiệu đã xung đột mạnh mẽ với Hòa Hảo, muốn giải tán quân đội Hòa Hảo, một lực lượng trước đây đã sát cánh cùng Pháp chống kháng chiến Việt Nam.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #34 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 12:16:48 pm »


Thế rồi chính công cuộc xâm lược thuộc địa của Pháp đã dẫn đến sự tan rã của Việt Nam. Công cuộc này được tiến hành từng bước: năm 1862, người Pháp thiết lập thể chế thuộc địa ở Nam Bộ, tức Nam Kỳ của Việt Nam.

Việc chiếm Hà Nội là xảy ra sau này, vào năm 1873.

Quá trình thôn tính Việt Nam đã diễn ra với những cuộc giao tranh ác liệt giữa quân đội Pháp với chiến tranh du kích của nông dân Việt Nam. Mặt khác, cuộc xâm lược của Pháp đã làm cho triều đình Việt Nam “bùng nổ”. Những “Văn thân” tạo thành bộ máy của triều đình đã chống lại những đặc quyền của Pháp và họ đã nổi dậy, kéo theo ông vua trẻ Hàm Nghi. Cuộc nổi dậy này bị dập tắt năm 1888 và vua Hàm Nghi bị đi đày, Pháp lập lên một ông vua mới. Ông này quá yếu và đơn độc, đã chấp nhận đóng vai bù nhìn và vương triều Nguyễn đã vĩnh viễn mất uy tín trước con mắt của dân chúng Việt Nam.

Cuộc chinh phục của thực dân Pháp được coi như hoàn thành vào năm 1886. Nước Việt Nam bị phân chia thành nhiều mảnh. Nam Kỳ biến thành một thuộc địa theo chế độ trực trị và bị chia cắt một cách nhân tạo với phần còn lại của Việt Nam. Nam Kỳ có những vùng đất vào loại tốt nhất nước và việc tập trung ruộng đất ở đây cũng được đẩy cao hơn so với ngoài Bắc do công cuộc khai hóa thực dân sẽ biến Nam Kỳ thành một vùng chuyên canh lúa đem lại cho nó sự phồn vinh. Nhưng cũng vì vậy mà nó đã sản sinh ra một tầng lớp đại điền chủ ở miền Nam: năm 1930, ở miền Nam số điền chủ lớn này đã nắm giữ 65% ruộng đất (ngoài Bắc, tỷ lệ số tài sản lớn chỉ chiếm 20%). Trong khi 80% số các gia đình nông dân khác đều trở thành tá điền, những nông dân “không một tấc đất cắm dùi”, hình thành một giai cấp vô sản cùng khổ ở nông thôn.

Bắc Kỳ thì chuyên hơn về việc buôn bán trao đổi với Trung Hoa qua cảng Hải Phòng, trong khi khai thác mỏ cũng tạo thành một nền công nghiệp nào đấy. Bên cạnh những người nông dân bị tước đoạt đủ mọi thứ, bắt đầu xuất hiện một giai cấp mới, giai cấp công nhân, trực tiếp đối đầu với sức mạnh thực dân. Còn giai cấp tư sản Việt Nam thì kiếm lời bằng tô tức và cho vay nặng lãi.

Từ năm 1860, cùng đi với quân đội viễn chinh Pháp đến Nam Kỳ là đủ loại các nhà buôn và dân làm môi giới. Họ sẽ nhanh chóng liên kết với dân Hoa kiều ở Chợ Lớn đến đây từ hai thế kỷ trước để làm ăn và Sài Gòn nhanh chóng mang dấu ấn riêng, nó thu hút và pha trộn những tên buôn lậu và những tay phiêu lưu làm ăn trên cái vốn liếng của những bí ẩn và quyến rũ của châu Á... Thành phố sẽ lớn lên như kiểu một ung thư: cũng giống như Việt Nam, nó sẽ phát triển một cách dần dần, theo những luật lệ riêng được xác định bởi một quy tắc vàng: đó là đồng tiền....

Càng hơn thế nữa vì từ năm 1880, Sài Gòn lại được trang trí thêm một “Hội đồng thuộc địa”, một thứ nghị viện mini mà ở đấy chỉ có những công dân Pháp và những dân “An-nam vào làng tây” mới có quyền bầu và đủ tư cách để được bầu. Nếu có một số người Việt Nam nào có mặt ở đây thì sự có mặt ấy chỉ là hữu danh vô thực, nhưng một tầng lớp khác sẽ xuất hiện để thay thế cho những “nhà nho” cũ: đó là những thân hào mới. Họ chủ yếu gồm những điền chủ lớn và những viên chức người bản xứ của chính quyền thuộc địa. Trong tầng lớp ấy xuất hiện một số trí thức được đào luyện trong các trường đại học ở Pháp hay Đông Dương. Một vài người trong số họ có tinh thần yêu nước thực sự và họ đã đấu tranh cho giải phóng Việt Nam, nhưng thiếu sự tiếp sức của dân chúng, họ đã thất bại.

Ở Sài Gòn, một số đảng được thành lập, rập theo khuôn mẫu của “Mẫu quốc”, nhưng đó chỉ là một trò chơi chính trị, hoàn toàn cắt đứt với quần chúng: giai cấp tư sản Nam Kỳ đòi quyền chính trị như kiểu đám nhân viên của một nước cộng hòa xã hội cấp tiến Pháp, bấp bênh và đầy mưu toan, trong sự thờ ơ của quần chúng nông dân, và chính số nhân viên này mà người Mỹ sẽ thấy họ có mặt năm 1954. Thực ra duy nhất chỉ có những người cộng sản là họ biết mang đến cho vấn đề dân tộc của Việt Nam một giải pháp, đó là kết hợp giữa vấn đề dân tộc với vấn đề ruộng đất.

Nhưng từ nay đối với người Việt Nam, nhiệm vụ giành lại độc lập dân tộc lại đồng thời bao gồm cả nhiệm vụ thống nhất đất nước, tức là phải đưa Nam Kỳ trở về với Tổ quốc. Nhiệm vụ này đã được cách mạng tháng Tám năm 1945 hoàn thành. Chỉ trong vòng hai tuần lễ, tổng khởi nghĩa đã nổ ra khắp từ Bắc chí Nam, giành chính quyền trong cả nước, và một nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời, với một chính phủ duy nhất cho toàn quốc.

Tháng Giêng năm 1946, tổng tuyển cử trong cả nước đã xác nhận chính phủ mới, một chính phủ liên hiệp với nhiều thành phần đảng phái. Chính với chính phủ này mà nước Pháp đã tiến hành đàm phán tháng Ba năm 1946. Hiệp định sơ bộ được ký kết nhưng rồi nó đã bị phá hoại bởi bàn tay của giới tư bản thuộc địa và những người của phái De Gaulle: những người này đã khởi sự cuộc chiến tranh tái chiếm Đông Dương bằng việc thành lập một xứ “Nam Kỳ tự trị”, sản phẩm của cao uỷ Pháp ở Đông Dương, đô đốc d’Argenlieu. Sản phẩm này đã tự nó thối rữa.

Với cuộc chiến tranh này, nước Pháp có cả Việt Nam là một chiến trường. Bởi nhân dân Việt Nam đã tiến hành kháng chiến trên cả nước. Ngay chiến dịch Điện Biên Phủ, nó không phải là một trận đánh riêng lẻ trên một “lòng chảo” của xứ Thái, mà nó có sự phối hợp của nhiều phương hướng chiến lược trên phạm vi toàn quốc. Trong khi đó thì về phía Pháp, cho đến giờ phút cuối cùng, tướng Navarre vẫn còn coi chiến dịch Atlante đánh ra vùng tự do của kháng chiến ở Trung Trung Bộ là chủ yếu!
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #35 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 12:17:52 pm »


Với Hiệp định Genève năm 1954, người ta cứ ngỡ rằng nguyên tắc thống nhất Việt Nam cuối cùng đã được chấp nhận. Tổng tuyển cử được dự kiến sẽ tiến hành vào tháng Bảy năm 1956, sẽ tái lập lại sự thống nhất đất nước của Việt Nam. Bản thân các cuộc đàm phán cũng xác định rằng không một biên giới nào có thể lập ra giữa hai miền của Việt Nam, trừ phi là một ranh giới hoàn toàn do con người chủ quan vạch ra, bởi vì trong tranh chấp ban đầu đã xác định nó, người Pháp đã đòi lấy vĩ tuyến 18, còn kháng chiến Việt Nam thì đòi lấy vĩ tuyến 13, một ranh giới tương ứng với vùng kiểm soát của họ.

Thế nhưng đó là không tính đến những ý đồ của người Mỹ.

Từ khi tờ New York Times tiết lộ những Hồ sơ mật của Lầu Năm góc vào tháng Sáu năm 1971, thì cuối cùng người ta đã biết đích xác rằng Việt Nam cộng hòa “chủ yếu là một sản phẩm của Hoa Kỳ”. Tập “hồ sơ mật” ấy của đế quốc Mỹ đã giúp người ta sáng tỏ những nguyên nhân dẫn người Mỹ dấn sâu vào “bãi lầy” Việt Nam.

Lo ngại trước thắng lợi năm 1949 của cách mạng Trung Quốc, Uỷ ban An ninh quốc gia Mỹ, cấp có thẩm quyền cao nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ trong đó có tổng thống tham gia, đã quyết định tăng cường viện trợ quân sự cho Pháp ở Dông Dương. Điều đó nằm trong cái lôgíc của cuộc đại thập tự chinh chống cộng của chiến tranh lạnh. Đối với Hoa Kỳ, đó là một bước ngoặt của họ trong thái độ đối với Việt Nam. Hoa Kỳ đã móc tay vào guồng máy và nó sẽ cuốn hút họ đi. Lúc đó chính sách của họ đã được chỉ đạo bởi một cách lập luận mà sau này sẽ trở nên nổi tiếng, đó là “thuyết đôminô” trứ danh: người Mỹ cho rằng nền an ninh của Hoa Kỳ sẽ tuỳ thuộc vào “cuộc chơi” ở Đông Dương, nơi mà một chiến thắng của cộng sản sẽ uy hiếp các nước láng giềng và như vậy sẽ phá vỡ mất sự cân bằng chiến lược ở Đông Nam Á. Vậy là từ năm 1950, Uỷ ban An ninh quốc gia Mỹ đã xác định rằng, vì lợi ích an ninh của mình, điều quan trọng đối với Hoa Kỳ là phải tiến hành tất cả các biện pháp có thể được để ngăn chặn “một thắng lợi của cộng sản” ở Đông Dương.

Để hợp pháp hóa sự can thiệp sau này của họ, Mỹ đã công nhận chính phủ bù nhìn Bảo Đại. Người Pháp đã móc vị cựu hoàng này từ Hồng Kông, nơi ông ta đã chạy sang tá túc sau khi ông ta được công nhận là “công dân Vĩnh Thụy” và giữ chân cố vấn trong chính phủ của Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ở Hồng Kông, Bảo Đại, tức Vĩnh Thụy, sống một cuộc sống xa hoa hưởng lạc, đến nỗi cụ Hồ phải viết thư nhắc nhở ông rằng ông “không nên quên mình là công dân của một nước độc lập”. Người Pháp hy vọng rằng với vẻ hào quang của một cựu hoàng, thực ra người Pháp cũng không dám quảng cáo cho cái danh vị này một cách ghê gớm lắm, Bảo Đại sẽ giúp họ “chơi khăm” lại phong trào cách mạng. Nhưng toan tính này của Pháp đã bị sự phát triển của cuộc kháng chiến vượt qua, bởi lúc ấy ở nhiều vùng, người nông dân đã được cách mạng chia đất.

Hiệp định Genève được ký vào tháng Bảy. Nhưng Mỹ đã từ chối ký vào bản tuyên bố cuối cùng, mà họ chỉ tuyên bố miệng là không phá hoại nó “bằng vũ lực hoặc bằng đe dọa”.

Thực tế thì từ tháng Tám, trong những cuộc họp của Uỷ ban An ninh quốc gia, giới có thẩm quyền của Mỹ đã coi Hiệp định Genève là một “thảm họa” và quyết định tiến hành một chương trình viện trợ trực tiếp về quân sự và kinh tế cho nước “Việt Nam tự do”. Ngày 26 tháng Mười năm 1955, Ngô Đình Diệm sau khi gạt Bảo Đại đã lập ra “Việt Nam Cộng hòa”. Người Pháp từ nay bị hất cẳng khỏi Việt Nam; trong cuộc chạy tiếp sức, họ đã phải giao lại gậy cho người Mỹ...

Chính sách của Mỹ đã đi ngược hẳn mọi quy định của Hiệp định Genève, nhưng những nhà lãnh đạo Mỹ đã nhất quyết không thèm đếm xỉa đến nó nữa, nhất là tránh tổng tuyển cử tự do năm 1956, bởi “không nghi ngờ gì nữa, tổng tuyển cử sẽ có thể dẫn đến một sự thống nhất của Việt Nam dưới quyền Hồ Chí Minh”, như bộ trưởng Quốc phòng Dulles đã viết cho W.Bedell Smith người đã thay thế ông ta tại hội nghị Genève.

Năm 1956, Uỷ ban An ninh quốc gia đã xác định những mục tiêu của Mỹ ở Việt Nam như sau:

“Giúp nước Việt Nam tự do xây dựng một chính quyền mạnh, vững bền và hợp hiến để làm cho họ có thể phô ra một sự tương phản trái ngược ngày càng hấp dẫn so với những điều kiện của vùng cộng sản hiện nay. Tiến hành việc làm suy yếu cộng sản ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam để chuẩn bị cho việc thống nhất một cách hòa bình một nước Việt Nam tự do và độc lập dưới quyền của một chế độ chống cộng” (Hồ sơ mật Lầu Năm góc, trang 51).

Người ta thấy ngay là từ đầu quá trình xâm lược, hình ảnh mà người Mỹ tưởng tượng ra về một Nam Việt Nam tự trị mới trái ngược làm sao với những thực tế của Việt Nam mà các nhà lãnh đạo Mỹ dự tính sẽ tiến hành thống nhất, nếu như sự thống nhất đó tỏ ra thích hợp với Mỹ. Vậy là trong thời kỳ đầu, các nhà lãnh đạo Mỹ sẽ cố lập nên một chính phủ “mạnh và vững bền” như họ mơ tưởng... Nhưng họ đã vấp phải thực tế của một Nam Việt Nam mà người Pháp đã để lại: đó là một chính thể theo kiểu trùm sỏ dựa vào tầng lớp đại điền chủ và những tay đầu cơ chính trị, chia rẽ thành năm phe bảy phái thù địch lẫn nhau. Mỹ bắt buộc phải nương nhẹ những trò hề ấy của Sài Gòn để tôn trọng bản thân cái nền tảng của hình ảnh mà chính họ đã tưởng tượng ra cho sự can thiệp của họ: đó là sự viện trợ của họ cho một nước đồng minh có chủ quyền. Cho đến lúc mà họ duy nhất chỉ còn có một lựa chọn, đó là “can thiệp thẳng hay là để chính quyền Việt Nam cộng hòa sụp đổ”, theo như công thức mà ông R.W.Komer, một cựu trợ lý của tổng thống Johnson đã đưa ra. Bởi đúng như vậy, trong hai năm sau khi Diệm đổ, sáu chính phủ Sài Gòn đã kế tiếp nhau bị lật nhào qua các cuộc đảo chính của các tướng lĩnh, trong khi đó thì ở nông thôn, nhân dân miền Nam vẫn liên tiếp nổi dậy.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #36 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 12:19:52 pm »


Cũng chính ông R.W.Komer, trong khi phân tích sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam, đã thú nhận một cách trắng trợn như sau:

“Sau khi chính phủ và Quân đội Việt Nam Cộng hòa thất bại một cách thảm hại trước những cuộc nổi dậy của dân chúng, chúng ta đã bước vào cứu nguy cho họ và cố gắng thay thế họ trong công việc (…) bằng cách mạnh dạn để họ sang bên và tự tay mình giành lấy chiến thắng cho họ”.

Là một trong những chuyên gia chủ yếu của cuộc chiến tranh Mỹ ở Việt Nam, Komer hẳn biết rất rõ những gì ông ta nói. Sau một thập kỷ viện trợ quân sự và kinh tế để lập ra và duy trì một chính quyền bản xứ, những người Mỹ có thẩm quyền ở Việt Nam đã đưa ra phán xét giống như một sự vỡ mộng về tính đích thực của chính quyền Sài Gòn: “Hà Nội có một chính phủ, một chương trình hành động và một kỷ luật. Còn “chính quyền” Sài Gòn, họ chỉ là một sự bắt chước nực cười nhạt nhẽo. Nói thẳng tuột ra thì Việt Nam Cộng hòa là một xứ sở có quân đội đấy nhưng không có chính phủ.” Đó là lời bình luận cay đắng của thứ trưởng ngoại giao George Ball khi ông ta khuyên Johnson hãy rút quân khỏi Việt Nam.

Tình hình xấu đến mức mà, theo Komer tiết lộ, Nhà trắng trù tính không hơn không kém là Mỹ sẽ phải qua mặt chính quyền Sài Gòn để trực tiếp nắm lấy việc điều hành các tỉnh, “như trong đại chiến thế giới thứ hai...”

Vậy là cho đến 1967, ngày Thiệu lên nắm chính quyền, người Mỹ vẫn loay hoay chưa tìm ra được một “mảnh quần lót” để che đậy cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam mà họ tiến hành vì lợi ích của họ.

Mặc dù vậy, tuy rằng cho đến 1967, các chính phủ Sài Gòn đều tỏ ra bất lực trước vai trò mà Nhà trắng giao cho, Nhà trắng vẫn không hề dè xẻn trong việc cung cấp phương tiện cho họ. Người ta khó có thể tính được chính xác những nỗ lực của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, cũng như không thể đánh giá được là cuộc chiến tranh này đã bị dẫn tới sự đồi bại đến mức nào. Riêng năm 1965, ông Lê Châu, một nhà kinh tế học Việt Nam đã đưa một con tính như sau:

“… Theo một chuyên gia, ông viết, thì năm 1965, mỗi một Việt cộng bị giết là người Mỹ phải chi vào đấy một món tiền kinh khủng là 500.000 đôla. Thế mà… để làm ra được 9.000 đôla thì người Việt Cộng ấy sẽ phải làm việc ròng rã trong ba mươi năm, nghĩa là suốt cả cuộc đời anh ta. Trong những điều kiện ấy, một người Việt Nam bị chết... là tương đương với 55 lần giá trị của tất cả những gì anh ta đã làm ra trong suốt cuộc đời”1.

Chính là vào sau cuộc Tổng tiến công Tết 1968 làm phá sản vĩnh viễn những hy vọng giành thắng lợi quân sự của Mỹ ở Nam Việt Nam, người Mỹ đã đẩy nhanh việc xây dựng xung quanh Thiệu cái mà sau này sẽ trở thành chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” của họ. Họ đã luôn luôn mơ tưởng về một Nam Việt Nam theo hình mẫu của họ, và theo quan điểm này thì việc lập nên “Việt Nam Cộng hòa” công bố năm 1967 đã trở thành một tác phẩm bậc thầy: nó lấy lại những nguyên tắc của nền dân chủ Mỹ, những nguyên tắc quy định tính độc lập về các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm phòng ngừa sự xuất hiện của một chính quyền độc tài, và bảo đảm các quyền cơ bản của các công dân, trong khi vẫn khẳng định việc “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật” là một nguyên tắc hợp hiến. Trên thực tế, thực chất của chính quyền là quân sự. Trong các nước cộng hòa giả tạo ấy, quân đội, một cách tự nhiên đã trở thành giới xã hội duy nhất có một bề dày và nếu nó đổ thì cả ngôi nhà sẽ sụp đổ...

Để tôn trọng dù chỉ là một ít mặt ngoài của một quốc gia độc lập và để biện minh cho sự can thiệp của mình, người Mỹ đã đi đến chỗ phát triển quân đội tới một kích cỡ quá khổ để bù đắp cho sự lơ là và những bất ổn của các cơ quan dân sự: quân đội đóng vai trò là trụ cột chủ yếu của cả chế độ. Về vấn đề này thì ngay dưới thời Diệm, người ta đã thấy cái gương của nó ở các tòa án binh dã chiến được tổ chức năm 1962 trong lĩnh vực tư pháp. Về nguyên tắc thì tòa án binh chỉ xét xử những vụ việc thuần túy quân sự. Nhưng trên thực tế thì một loạt sắc luật đã đưa cả những vụ việc có tính chất chính sự vào phạm vi thẩm quyền của nó. Và vì thời hạn động viên vào quân ngũ của công dân dài từ mười bảy đến ba mươi tám, rồi bốn mươi ba tuổi, cho nên hầu hết mọi người đều thuộc quyền xét xử của các tòa án binh ấy. Thủ tục xét xử cũng rất nhanh gọn: chỉ trong vài phút là năm sĩ quan của tòa án binh đã có thể đưa ra một phán quyết về số phận của một bị cáo mà chỉ đơn giản đọc qua một hồ sơ, và cũng chẳng cần có ai cãi cho bị cáo hết. Dù đã hai lần bị “tòa án tối cao của Việt Nam cộng hòa” xét là bất hợp hiến nhưng rồi các tòa án binh ấy vẫn được giữ nguyên, thậm chí nó còn xét xử cả các nghị sĩ Quốc hội bất chấp quyền bất khả xâm phạm của những người ấy. Sở dĩ nó vẫn tồn tại bởi vì nó là một phần của bộ máy đàn áp đồ sộ, là cánh tay của một chế độ tay sai mà cái đầu nằm ở Washington.

Chỉ cần nghe lời nói sau đây của tổng thống Mỹ Johnson là người ta thấy rõ ngay các địa vị “chủ, tớ” của Mỹ và các chính quyền tay sai ở Sài Gòn. Trong một cuộc gặp tháng Hai năm 1960 ở Honolulu. “ông thầy” Mỹ Johnson đã quở trách hai “học trò” nhỏ của mình, là tổng thống Thiệu và thủ tướng Kỳ đại diện cho Việt Nam Cộng hòa, như sau: các anh “hãy nhớ rằng chúng tôi sẽ tiến hành sát hạch các anh, và các câu hỏi đều đúng là những gì mà các anh đã làm. Ở mục 5: Các anh đã xây dựng nền dân chủ ở các vùng nông thôn như thế nào? Những việc gì các anh đã làm được? Bao giờ và ở đâu? Hãy cho ngày tháng, thời hạn và những con số? Ở mục 2: là gia tăng sản lượng và hiệu quả của bộ máy sản xuất để cải thiện tình hình tài chính... thì những cái đó có phải vẫn chỉ là những câu chữ nghe thật kêu hay là các anh đã bắt tay vào việc?”2.

Hội nghị Honolulu ấy nhấn mạnh về cái mà Johnson gọi là “cuộc chiến tranh khác”: đó là sự cần thiết phải tạo cho chế độ Sài Gòn - một chế độ mà chưa có ai xứng với cái tên bù nhìn hơn nó - một nền tảng kinh tế và xã hội. Thực ra, mối quan tâm đó ngay từ đầu đã được các chuyên gia hàng đầu về chống chiến tranh du kích đưa ra: đại tá Lansdale, “người Mỹ trầm lặng” trong tiểu thuyết cùng tên của Graham Green và những người Anh của ngài Robert Thomson trong “Phái đoàn cố vấn Anh” (British Advisory Mission), những người đã từng hoạt động ở Malaysia, đã lưu ý về tính chất cơ bản của vấn đề ngay từ những thời kỳ đầu của chế độ Diệm. Nhưng chính sự thất bại của những chiến dịch lớn cũng như của chiến lược “tìm và diệt” trong chiến tranh làm hao mòn của Mỹ đã dẫn những người có trách nhiệm Mỹ đến một cách nhìn bớt nóng vội hơn và đồng thời cũng tỉnh táo, thâm hiểm hơn.
____________________________________
1. Trong Cách mạng nông dân ở Nam Việt Nam.
2. Hồ sơ mật Lầu Năm góc, tr. 527.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #37 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 12:21:55 pm »


Ở thế kỷ 15, nhà chiến lược thiên tài Việt Nam, Nguyễn Trãi, sau khi đánh bại quân xâm lược phương Bắc, đã đánh giá rằng, nếu quân xâm lược đánh “dần dà theo cách tằm ăn lá” thì chúng sẽ “nguy hiểm hơn” là nếu chúng xô đến “ào ào như lửa như gió”1. Bắt đầu từ 1967, con tằm Mỹ sẽ thay thế cho gió bão...

Chính đại sứ Mỹ Cabot Lodge ở Sài Gòn năm 1966, là người đã tóm tắt rõ ràng hơn ai hết cách nhìn đó của công cuộc “bình định”:

“Chiến thắng sẽ đến, ông đại sứ nói, vào cái ngày mà khi thức dậy buổi sáng, anh Việt Cộng trẻ nói: “Hôm nay tôi không đi đâu nữa”, bởi khi nhìn xung quanh mình, anh ta chợt hiểu ra những may mắn mà đất nước tươi đẹp của anh ta có được; anh đã thấy sự giúp đỡ của người Mỹ mang lại cho dân làng một mái nhà lợp tôn nền ximăng, một hướng dẫn viên nông nghiệp, một thầy giáo, một y tá với các thứ thuốc men. Và anh ta nói: “Tôi sẽ không đi nữa, bởi phía bên kia, cuộc sống ở đấy mới tốt đẹp làm sao?...”

Đúng là một cái mẫu “tuyệt vời” của thói khinh mạn của các nhà lãnh đạo Mỹ đối với người Việt Nam...

Chính sách ấy được đưa ra cơ bản là để nhằm vào nông dân, những người mà Mỹ muốn tước đi sự ủng hộ của họ đối với kháng chiến. Nó cũng tạo ra được một vài kết quả: trong lĩnh vực nông nghiệp, việc cơ giới hóa và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến về khai thác đất đã phát triển ở nông thôn, nhất là ở vùng đồng bằng; số mã lực sử dụng trong nông nghiệp ở Nam Việt Nam tăng lên được 876% trong những năm giữa 1968 và 1971. Năm 1970, Thiệu ban hành một cuộc cải cách điền địa từa tựa như cách làm trước đây của Diệm và chia “đất cho những ai cày ruộng” trong khi đền bù một cách béo bở cho những điền chủ lớn bị đụng chạm. Theo số liệu của Sài Gòn, 1.300.000 héc ta đất đã được chia cho 800.000 gia đình. Nhưng trên thực tế thì phần lớn số đất được chia một cách hào phóng ấy chỉ là những mảnh giấy, bởi vì số đất này còn nằm trong... vùng giải phóng!

Vậy chính sách ấy của Mỹ đã thu được kết quả như thế nào? Và liệu chế độ Thiệu có đạt được cái “bề dày” về xã hội và kinh tế như Mỹ mong muốn không?

Cho đến năm 1971, nghĩa là cho đến khi Mỹ đã dần dần rút bớt quân về nước, nhìn bên ngoài Nam Việt Nam có thể gây cho người ta một ảo tưởng. Nhất là ở Sài Gòn, nơi mà một sự phồn vinh giả tạo tác động như qua một lăng kính và làm méo mó đi cái nhìn của những ai quan sát nó một cách vội vã. Sự có mặt của binh sĩ Mỹ mỗi năm đã bơm vào kinh tế Nam Việt Nam từ 400 đến 500 triệu đôla, kéo theo sự phát triển trong lĩnh vục buôn bán và dịch vụ nhưng lại làm thiệt cho công nghiệp và nông nghiệp. Năm 1971, lực lượng lao động được phân bố như sau: nông nghiệp 4.722.000 người, công nghiệp, 376.000; và dịch vụ, 2.062.000.

Dịch vụ là khu vực được trả lương cao, trong khi đó thì thị trường tiêu thụ lại được tạo ra một cách nhân tạo do được tài trợ trong nhập khẩu. Cho nên thực tế là, viện trợ kinh tế Mỹ đã phải bù đắp cho khoản thâm hụt này trong cán cân thanh toán mỗi năm là khoảng 700 triệu đôla. Kinh tế của chế độ Sài Gòn phát triển một cách phi lý: trong khi Nam Việt Nam ngừng xuất khẩu gạo, mất đi một thế mạnh của mình, và phải nhập 450.000 tấn năm 1973 thì chỉ số tiêu dùng của người lao động ở Sài Gòn lại chuyển từ 103 năm 1964 sang 698 năm 1971.

“Tivi, xe máy, tủ lạnh và nhiều đồ tiện nghi khác tràn ngập thị trường đã đẩy lùi vào bóng tối những giáo điều mác xít”, tờ Chính luận, một tờ báo thân chính quyền và C.I.A ở Sài Gòn, bằng một giọng đắc thắng đã reo lên như thế. Nhưng thực tế thì sự phồn vinh bên ngoài đó người ta thường thấy ở những khu vực thành thị, nhất là ở Sài Gòn, và chỉ cần hơi chăm chú quan sát một tý, người ta cũng có thể nhanh chóng phát hiện ra những hạn chế... Năm 1970, Nam Việt Nam, với 118 đôla bình quân một đầu người, được liệt vào diện những nước nghèo nhất, đó còn chưa kể giữa thành thị và nông thôn có một sự cách biệt lớn: 169 đôla/năm/đầu người cho Sài Gòn và vùng xung quanh và 51 đôla cho Tây Nguyên. Từ 1972 trở đi, dưới ba tác động: Mỹ rút quân đội viễn chinh, Thiệu tiếp tục cuộc chiến tranh và khủng hoảng thế giới, một sự suy thoái đã giáng một đòn vào nền kinh tế yếu ớt của Sài Gòn và làm tê liệt 50% nền công nghiệp còn lại của nó. Số người thất nghiệp ở thành thị đã lên tới gần 2 triệu lúc đó.

Hậu quả của sự suy thoái ấy lại càng trầm trọng hơn nữa khi nó tác động vào những chỗ mất cân bằng về cơ cấu chiều sâu, đặc biệt là sự thiếu vắng của những nền tảng sản xuất. mặc dù Mỹ đã chi một khoản tiền khổng lồ là 150 tỷ đôla - gấp 90 lần tổng sản lượng quốc gia chưa trừ chi phí của Nam Việt Nam cho chiến tranh, nhưng từ 1963 đến 1971, họ chỉ đầu tư cho sản xuất có hơn một triệu đôla. Thêm vào đó là nhu cầu quân dịch, cứ mười sáu người dân là một người lính, sự thừa mứa của bộ máy hành chính ngốn mất 19% số nhân công, và sự thụt lùi của sản xuất nông nghiệp... Nền kinh tế ấy cũng còn phải chịu đựng cả nhiều tệ nạn khác, như nạn tham nhũng, hối lộ và buôn lậu đầu cơ đủ thứ ở mọi cấp của Nhà nước... Một quan chức cao cấp Sài Gòn có lần đã phải thốt ra: “Nếu người ta chống tham nhũng thì sẽ không còn bộ máy nhà nước nữa!”

Để cố đương đầu với tình hình đó, chính quyền Sài Gòn đã phải chấp nhận những biện pháp như giảm mức tiêu thụ của dân chúng, tăng lạm phát và tăng thuế: năm 1974, nếu than củi được thay thế cho dầu hỏa trong đun nấu thì dầu hỏa đã quá đắt đến nỗi một phần lớn nghề chài lưới đã không thể hoạt động được nữa, trong khi đó thì giá xăng ở “thành phố Honda”, tức Sài Gòn, đã lên tới mức kỷ lục thế giới.

Giá tất cả các mặt hàng tiêu dùng đều tăng, trong đó gạo tăng hơn 41% trong một năm. Tình hình đó khiến đời sống của các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn, trừ tầng lớp có thu nhập tương đối cao. Lấy ví dụ như gia đình một kỹ sư trưởng ở nhà máy điện Thủ Đức, một gia đình có may mắn hiếm có là thuộc diện những gia đình “dễ chịu” và ví dụ này cũng giúp người ta hiểu được mức tiêu thụ thực tế trong điều kiện giá cả sinh hoạt lúc bấy giờ ở miền Nam. Viên kỹ sư trưởng này kiếm được 80.000 đồng một tháng. Ba đứa con - đây là một số con đặc biệt thấp đối với Việt Nam - đều đi học. 50.000 đồng được chi dùng cho ăn uống, 20.000 đồng cho vườn trẻ... nhưng ông ta còn có xe hơi và nhà ở theo chức vụ được cấp.
______________________________________
1. Có lẽ là tác giả nhầm - ý này của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông ở thế kỷ 13 (N.D)
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #38 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 12:23:21 pm »


Lại lấy một ví dụ khác ở một người lao động thuộc loại bậc trung, một người được coi là may mắn vì anh ta đã có việc làm: một kíp trưởng ở một xưởng hỏa xa. Anh ta mỗi tháng kiếm được 20.000 đồng, kể cả tiền thưởng, tiền nhà, và chỉ phải nuôi hai đứa con đi học - lại là một trường hợp nữa đặc biệt hiếm. Anh ta phải chi 13.000 đồng để đong 70 kilô gạo cần dùng cho một tháng; 700 đến 800 đồng cho thức ăn mỗi ngày, rồi còn đủ mọi khoản chi dùng khác chưa kể, rõ ràng là lương anh ta nhận được không thể đủ sống. Vì vậy anh ta buộc phải làm thêm một công việc gì “tay trái” nghĩa là anh ta phải liệu mà xoay xở. Đối với các tầng lớp dân chúng khác, không việc làm, không một nguồn thu nhập trừ phi là phạm tội, người ta có thể dễ dàng hình dung ra được tình cảnh khốn khổ của họ...

Kinh tế Sài Gòn đặc biệt biểu lộ một điểm yếu, đồng thời là một thiệt thòi rất cơ bản: đó là sự phụ thuộc vào nước ngoài, chủ yếu là Mỹ. Năm 1974, trong 867 triệu đôla nhập khẩu - mức thấp nhất từ 1965 - thì 70% là để nhập các sản phẩm thiết yếu, như lương thực, phân bón, nguyên liệu, thuốc men, một số trang thiết bị, trong khi đó thì xuất khẩu chỉ có 75 triệu đôla với mặt hàng chủ lực là… tôm đông lạnh.

Tính chất của nền kinh tế ấy cùng với tình trạng mất an ninh ở miền Nam đã không mấy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa khi sự đầu tư ấy đến thì nó lại không phù hợp với những viễn cảnh mà các nhà lãnh đạo Mỹ dự tính trong năm 1965 và 1966. Trên thực tế, sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam đã có những kết quả hoàn toàn khác:

“Hoa Kỳ đã có thể thấy ở Việt Nam câu trả lời cho “chiến tranh giải phóng dân tộc”, giáo sư Samuel Huntington, một trong những nhà trí thức lầm lạc đã làm công tác lập chương trình cho cuộc chiến tranh Việt Nam đã viết trong cuốn sách của ông, “Những nền tảng của sự thích nghi” (The Basic of accomodation): “Câu trả lời thực sự không nằm ở chỗ cả trong việc tìm kiếm một chiến thắng quân sự theo kiểu quy ước, cũng như trong những học thuyết bí hiểm hay là các công trình cặm cụi nghiên cứu về chiến tranh chống cách mạng. Mà nó nằm ở chỗ phải thực hiện một sự đô thị hóa cưỡng bức, một sự đô thị hóa nhanh chóng đưa đất nước vượt quá giai đoạn thuận lợi cho một cuộc cách mạng ở nông thôn”.

Thực vậy, cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ đã gây ra một sự xáo trộn xã hội: đó là sự di tản của hàng triệu dân ở nông thôn về thành thị hay các trại dồn dân. Các con số đưa ra về những người này có sự thay đổi khác nhau: trong khi các tài liệu của chính quyền Sài Gòn cũ ghi là có ba triệu người thuộc chương trình cứu trợ những người lánh nạn năm 1975, và hơn 800.000 hãy còn sống trong các trại thì cơ quan A.I.D. (Cơ quan phát triển quốc tế) của Mỹ đưa ra con số là có 7.310.000 di tản trong những năm giữa 1964 và 1972. Về phía mình, một báo cáo điều tra của Ngân hàng Thế giới làm năm 1974 lại chỉ rõ là có “gần 5,8 triệu người lánh nạn” theo con số chính thức được thống kê từ năm 1964, và thêm vào đó là còn 1,5 triệu người di tản nhưng chưa đăng ký.

Cuối cùng, báo cáo của một uỷ ban điều tra của Thượng viện Mỹ cho biết: “Hơn một nửa số dân của Nam Việt Nam - khoảng 10 triệu người đã bị cưỡng bức di cư, thường là nhiều lần, như những người lánh nạn năm 1965. Những đảo lộn do chiến tranh gây ra đã làm tan nát kết cấu xã hội của đời sống Việt Nam. Thật khó mà đánh giá được những hậu quả nghiêm trọng mà chiến tranh đã gây ra đối với đất nước và con người Việt Nam. Ngoài những tổn thất về sinh mạng, về những người bị tàn tật do chiến tranh, còn phải kể đến những thiệt hại tác động đến sức mạnh và sự vận hành của những thiết chế xã hội. Trong khi Nam Việt Nam là một đất nước dân phần lớn sống ở nông thôn thì ngày nay 65% dân của nó đã đô thị hóa và Nam Việt Nam đã trở thành một nước thiếu hụt về nông nghiệp”, bản báo cáo nhấn mạnh.

Những nguyên nhân của sự di dời đó xuất hiện như một kết quả tất yếu của việc Mỹ trút 7.800.000 tấn bom xuống Đông Dương, tức là gấp hơn hai lần tổng số bom mà tất cả các nước tham chiến ném trên tất cả các chiến trường trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng nó cũng còn là kết quả của một chính sách có tính toán của Mỹ, chính sách “bình định” nhằm dồn một cách có hệ thống dân chúng vào những vùng Sài Gòn kiểm soát, gọi là những vùng “an ninh”. Cuộc “chiến tranh khác” này - tức cuộc chiến tranh mà Johnson đặt tên cho “bình định” đã có một thời kỳ hoàng kim trong những năm 1969- 1971. Nhằm mục đích tiến hành chính sách bình định, một tổ chức mang tên “Cords”1 ra đời, tập họp tất cả các cơ quan dân sự và quân sự vào mục đích trên và được đặt dưới quyền chỉ huy tối cao của tư lệnh quân đội viễn chinh Mỹ và tổng thống Thiệu. Nhân viên của nó mới đầu là lấy người của C.I.A và sau là người của các cơ quan dân sự và quân sự khác. Vào thời kỳ hoàng kim của “Cords”, theo lời chứng của cựu đại sứ William Colby, là giám dốc C.I.A (1971), thì ngân sách chi cho công tác bình định vượt từ 600 triệu đến 1,5 tỷ đôla giữa những năm 1966 và 1969. Người Mỹ có 7700 giữ vai “cố vấn” và tổng cộng 900.000 nhân viên ngụy, trong đó mỗi quận và tỉnh có: 500.000 dân vệ địa phương; 50.000 cán bộ “phát triển cách mạng” (ta thường gọi bọn “tâm lý chiến” - N.D); 80.000 cảnh sát và 300.000 nhân viên dân sự. Tiếp sức cho “bình định” là chương trình “Phượng hoàng”, nhằm tiêu diệt hạ tầng cơ sở của “Việt Cộng”.

Như vậy chính sách “bình định” đúng là một chính sách được tính toán kỹ lưỡng và tiến hành một cách có hệ thống. Và khi xem xét những hệ quả của nó người ta thấy rõ là những di dời của dân chúng mang nặng tính chất là một sự bị “đi đày” hơn là một việc di cư bình thường ra thành phố.
_____________________________________
1. Viết tắt của “Civil Opérations and Révolutionnary Development Support”; tạm dịch “Chương trình dân sự và hỗ trợ phát triển cách mạng”.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Sáu, 2009, 09:06:43 pm gửi bởi chuongxedap » Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #39 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 12:23:55 pm »


Năm 1960, 85% số dân ở miền Nam còn sống ở nông thôn. Họ sống trong cộng đồng thuở ban đầu của họ là làng xã, có quan hệ xã hội về sỏ hữu tập thể đất đai và gắn bó trong công việc. Trên những đất được coi là đất công, họ quần tụ với nhau trong một “thế giới thu nhỏ” của các gia đình, thờ cúng tổ tiên và các vị thành hoàng làng. Tế bào của xã hội ấy là gia đình, hai ba thế hệ cùng sống dưới một mái nhà và tôn trọng quyền tối cao của cha ông. Trong mô hình truyền thống ấy, quan niệm về một đời sống riêng tư, của cá nhân không có được mấy chỗ. Cá nhân chỉ là một giao điểm giữa hai tổng thể là làng xã và gia đình, và cánh xử sự cũng như thân thế của nó nằm dưới sự điều hành của các nguyên tắc đạo lý và các phong tục tập quán khác của cộng đồng làng xã.

Khi người Mỹ bắt đầu can thiệp, mô hình gia đình - làng xã ấy tồn tại trên khắp nông thôn miền Nam Việt Nam. Có lẽ sâu nặng hơn là ở miền Trung, bởi vì ở Nam Kỳ, dù sao công cuộc thực dân hóa của Pháp ít nhiều cũng đã làm xói mòn nó.

Đến khi người Mỹ ra đi, họ đã để lại một xã hội bị đánh bật mất gốc rễ... Dân số Nam Việt Nam đã tăng 68% trong mười năm, từ 1960 đến 1970. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 7,5% đối với thành thị và 1,3% đối với nông thôn.

Tất cả các thành phố miền Nam đều biết đến hiện tượng này. Đà Nẵng đã tăng từ 106.000 người năm 1960 lên 412.000 năm 1970.

Đô thị hóa? Không một đô thị nào của miền Nam có đủ các cơ sở để tiếp nhận số dân khổng lồ này. Hiện tượng đô thị hóa đã không tuân theo những quy tắc của phát triển kinh tế, mà nó đã tuân theo những quy tắc của cuộc chiến tranh của Mỹ. Đối với hàng triệu người di cư, đó là thế giới của những trại quá cảnh, những xóm nghèo hay khá hơn là những “ấp Tân sinh”, một thứ trại tập trung. Hàng triệu người dân di cư này đã tạo nên trong các thành phố một giai tầng vô sản lớp dưới bơ vơ, lạc lõng, kéo theo họ là làn sóng của những nạn nhân của cuộc chiến tranh của Mỹ: 880.000 trẻ mồ côi, 650.000 đàn bà góa và khoảng 181.000 người tàn tật trong đó 100.000 là trẻ em.

Trong những hoàn cảnh ấy, cấu trúc của gia đình bị phá vỡ, để phục vụ cho 550.000 binh sĩ Mỹ có mặt ở miền Nam trong thời kỳ cao điểm của sự can thiệp của họ một đội ngũ đông đảo các cô gái làm nghề “mát xa” đã xuất hiện... Đi làm điếm, một cô gái có thể kiếm được nhiều tiền: họ có thể kiếm được 300.000 đồng một tháng, tức gấp bốn lần lương một kỹ sư... Nửa triệu phụ nữ ở miền Nam đã phải đi kiếm tiền bằng cái nghề như thế. Tờ Điện tín, một tờ báo Sài Gòn, đã đăng một bài phóng sự nói về tệ nạn này ở thành phố Quy Nhơn, thủ phủ của tỉnh Bình Định thuộc miền Trung, thành phố đứng hàng thứ 5 của Nam Việt Nam: “Từ 1965 đến 1967, dân số Quy Nhơn từ 60.000 dân, đã được đưa lên 165.000 rồi 280.000 trong năm 1973. Thế là mặc ai nấy làm, người ta cố giành lấy một mảnh đất để cắm lều hoặc để xây nhà, từ những người dân rách rưới, những thương phế binh cho đến các vị tai to mặt lớn. Nhà lợp tôn, lợp lá và xen giữa hai túp lều dựng lên vội vã là những ngôi biệt thự bằng bê tông cao ngất nghểu mấy tầng quay mặt ra biển. Không hố xí tự hoại, không nơi đổ rác công cộng, tất cả đều trút xuống sông, xuống biển. Trong những năm 1965-1972, Quy Nhơn trở thành một thành phố ngoại quốc Mỹ hay Nam Hàn. Cứ 10.000 dân là có 1000 “xnakba” với những cái tên chẳng có gì là Việt Nam: O.K.Bar, Texas, Grazy Girl Bar, Sunlight, Johnson Bar, Happy Bar, Hawaii Blue. Nó như một thỏi nam châm khổng lổ thu hút cả một đàn một đống những gái bán hoa, những tay ma cô, những dân đầu gấu. Gái điếm thì rất sẵn, những nhu cầu về “món hàng” này cao đến nỗi mà những tú bà tú ông phải tổ chức cả một đường dây tuyển mộ quy mô lớn từ những nơi khác. Ở Sài Gòn chúng đăng quảng cáo trên báo... bọn đàn em của chúng len lỏi khắp hang cùng ngõ xóm ở những khu đông dân để tuyển những cô gái trẻ với những lời hứa hẹn đường mật. Bị thúc đẩy bởi sự nghèo khó hoặc đơn giản là bị bắt cóc giữa đường giữa phố, những cô gái này bị đưa về Quy Nhơn và họ bị bọn chủ chứa bắt buộc phải tiếp khách. Giấy tờ của họ thì bọn chủ nắm, cái ăn, chúng cung cấp và tiếp tay cho chúng thì đã có cảnh sát. Mỗi nhà chứa đều có lính bận đồ rằn ri đứng gác và được đặt dưới sự bảo hộ của một nhân vật cao cấp có quyền có chức. Cô gái bất hạnh chỉ còn biết nói lời từ biệt với tuổi niên thiếu của mình.”

Với việc ra đi của người Mỹ, sự băng hoại này ngày càng trở nên sâu sắc, bởi nếu sự phồn vinh giả tạo có che đậy được những vết thương, thì với tình trạng khủng hoảng, những vết thương ấy sẽ mưng mủ; nhiều nhu cầu được nảy sinh và không còn cách nào khác, nó chỉ có thể được thỏa mãn bởi giết người, trộm cướp, hay đi ăn xin... nhưng một mạng sống ở Sài Gòn lúc ấy thì có nghĩa lý gì. Nhiều gia đình tan rã: ai cũng phải tự xoay xở để lo lấy thân... Cả một xã hội đã trở thành gần như bị tâm thần phân liệt...

Chính trong tình hình ấy mà một thế hệ con người lớn lên và bước vào tuổi trưởng thành. Năm 1975, trong 20 triệu dân thì có gần nửa là dưới mười lăm tuổi, nhưng 3,3 triệu ở độ tuổi giữa mười lăm đến hai mươi, những người năm 1960 ở độ tuổi hai mươi thì nay đã giữa ba mươi và ba mươi lăm, như vậy là họ chỉ có 847.000. Đối với họ, gánh nặng của những truyền thống không tác động nhiều lắm, cuộc sống thường ngày của họ đã cận kề với cái chết, mà họ thì họ muốn sống...
Vậy họ sẽ chờ đón giải phóng ra sao?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM