Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 06:49:18 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Đoàn 88 Anh Hùng (phần 2)  (Đọc 317925 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
ThaiE88
Thành viên
*
Bài viết: 462


Bình Minh NNBL


« Trả lời #290 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2012, 11:13:08 am »

Kính chào các đại sư huynh !

 Em Lợi 88 được biết tin các sư huynh và các anh lính tốc độ , anh Khánh biệt danh anh Hai đẹp trai, anh Thai 88 chưa biết mặt, anh Phi và các sư huynh khác, cũng rất trân trọng biết anh Tuoc B41 qua trò chuyện cùng anh Dũng gửi lời đến các anh sức khỏe và vạn sự như ý,  mong được trò chuyện cùng các anh, em nhập ngũ và có mặt tại Phum Ta xim tháng 8/82 sau đó lên trung đoàn 88 và lên tiếp sư đoàn 302, đội tuyên văn 302 sau nay được chuyển sang đội văn nghệ mặt trận 479 , phòng tuyên huấn cục chính trị mặt trận 479.

 Các anh khỏe không mong được trò chuyện cùng các anh nói về lính.

 Em loi88.


***88
ThaiE88 xin được chào anh Lợi ! Chúc năm mới sức khỏe, an lành, hạnh phúc, vạn sự như ý !
ThaiE88 đã nói chuyện qua ĐT với anh nhưng chưa trao đổi được gì nhiều ngoài nhắc nhau nhớ lại trận Đội văn nghệ E trên đường về F hội diễn năm 1982 buộc phải đi ngang bãi mìn ở phum Pụa (Tây Bắc Tà Xiêm, gần chỗ C9/D6/E88 đóng) bị trúng mìn. Trận này anh Danh (C16, Đội trưởng Đội Văn nghệ E) bị thương vào chân, vết thương không nặng nhưng sau đó anh đã hy sinh ở 7E do nhiểm trùng vết thương vì phải sử dụng lại bông băng cũ đã qua sử dụng hấp tẩy tiệt trùng không kỷ!

Anh em 88 rất hân hạnh có thêm đồng đội vào chiến ở topic này và mong anh Lợi sẽ kể lại những câu chuyện đời lính ngày nào góp thêm vào trang 88 mình anh nhé !

Tuy nhiên anh nên viết đúng tiếng Việt có dấu đầy đủ, cố gắng viết đúng chính tả, không viết tắt vì nếu không là vi phạm nội quy diễn đàn, bài của anh sẽ bị BQT nhắc nhỡ vài lần rồi xóa luôn đó ! Anh cố gắng để ý nhé !

Anh vào topic "Offline QK7" trong box "Quán nước cổng doanh trại" để xem thêm thông tin về buổi họp mặt đầu năm 2012 của anh em VMH tại số 6 đường Huyền Trân Công chúa (Q.1). Ghi tên tham dự để anh em có dịp gặp nhau tâm sự nhiều hơn .
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Giêng, 2012, 12:52:36 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng GIAN bút chẳng tà !
lucpet-abc
Thành viên
*
Bài viết: 167


« Trả lời #291 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2012, 01:12:34 pm »

   ************88
   Chào Lợi . Có phải là Lợi chơi " Hạ uy di "  đó không ?

  Chuyến đi về Sư ,dự đại hội mừng công cuối năm 1982 đó thật buồn .

  Khi cả đoàn đang ùn lại giữa bãi mìn chết của Pốt gài từ thời D52 còn ở TaXiem- 1980, ngay trên bờ suối để chờ nhau vượt sang C9 ở phum Bụa ( Pụar ) cách đó 1 km . Một nửa đoàn quân đã qua suối , còn lại chỉ chừng 30 người .
Anh em đứng chờ lâu , chồn chân bước loanh quanh nhưng vẫn ngay trên lối mòn của lính C9 thường đi về D bộ ở Tà Xiem .
 Bất ngờ  Oành , mọi người ngồi thụp xuống đường mòn , nháo nhác định vị . Tiếng ai đó la to : Bãi mìn  - Ngồi im tại chỗ .
  Ngay sau lưng mình có tiếng " Trời ơi ! Bác sỹ ơi " .
 Mình quay vội lại , thì thấy 1 em ở C16 cối 82 trong đội văn nghệ E , ngồi bệt 2 tay cầm giơ cái chân trái nát bấy xám đen lên , máu chảy ròng ròng .
 Rút ngay cái dây giày cao cổ đang đi , mình ga rô luôn cẳng chân lại : Không sao đâu em , mất mấy ngón chân thôi .
Danh - C16 , đội trưởng văn nghệ len lên , tựa cho thằng em nằm để mình kiểm tra thêm - Không có vết thương nào khác .
  Tiếng anh Tuấn E phó TMT : Vệ binh 6 người ở lại cáng TB về Tà Xiêm , giao cho D6 . Tất cả bước đúng giữa lối mòn , qua suối .
 Đoàn quân vừa đi khuất . Oành ! rung động cả rừng già nguyên sinh . Đoành ! đoành ! đoành - 3 phát AK cấp cứu .
 10 người quay lại . Đoành đoành đoành , 3 phát AK tiếp tục .
   6 vệ binh ở lại lúc trước + Danh và 2 thành viên đội văn nghệ và cả đ/c thương binh mìn 65-2A , đều đã nằm la liệt bên bờ suối vì 1 trái KP2 , gài cạnh gốc 1 cây rất suôn vừa tầm làm cáng võng , cách lối mòn vài m .
 Đồng chí chặt cáng hứng gần như trọn trái mìn , đỡ phần lớn mảnh cho các anh em khác  đã nằm im tại chỗ  . Trên ngọn cái cây này còn nguyên 1 trái cối 8 treo toòng teng , đang đung đưa muốn ... rớt .
 3/4 quân số C9 , do đích thân C trưởng " Công đất " chỉ huy , được huy động ra bãi mìn cáng thương binh đi về D bộ D6 ở Tà Xiem . Rồi lên phấu E ở Svailơ . Hôm sau có trực thăng vào đưa anh em ra 7E - Siêm Riệp .
 Vậy mà Danh và Đ/c TB mìn 65-2A vẫn chết .
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Giêng, 2012, 01:20:21 pm gửi bởi lucpet-abc » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #292 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2012, 03:15:34 pm »

Nếu không có bài viết trên của bác ThaiE88 tôi không hề nghĩ rằng người đàn ông sún răng gầy gò đó đã có thời làm tới chức trung đoàn phó tham mưu trưởng của e5 f5! Thoạt đầu xem các bài viết phía trên tôi lấy làm lạ, cấp b trưởng có bao giờ được lính xem là thủ trưởng đâu. Cấp c trưởng lính chiến cũng chẳng kêu bằng thủ trưởng, thậm chí cấp d trưởng lính chiến chúng tôi cũng không kêu bằng thủ trưởng. Thường chúng tôi kêu bằng tên với biệt hiệu đính kèm và phía trước gắn cho từ "ông" là tôn trọng lắm rồi. Ví dụ ông Chính bọ c trưởng c13 thời đầu 1979 của tôi lính tráng vẫn cứ kêu là ông Chính bọ. Gặp mặt thì kêu bằng anh Chính chứ không gán thêm chức danh thủ trưởng đâu Grin

 Bác nói đúng. Grin Lính chiến thường không coi những sỹ quan "èng èng" là thủ trưởng mà chỉ là anh em vì họ cũng lăn lóc chiến đấu như mình, thật ra thì trong chiến đấu lính ta sống bằng chữ TÌNH với nhau nhiều hơn là MỆNH LỆNH hay cấp bậc phân chia, nếu có thì chỉ là nhiệm vụ và tất cả cần phải đồng lòng nhất trí dưới sự chỉ huy của sỹ quan "èng èng" để cùng nhau vượt qua. Khoảng cách giữa sỹ quan và lính gần như san bằng để cùng dựa vào nhau mà tồn tại, đi lên. Vì vậy nếu chúng ta có thấy ông sỹ quan nào trong chiến đấu mà lên mặt THỦ TRƯỞNG quát tháo ra oai thì ai cũng thấy nó lố bịch và buồn cười. Grin

 Từ cấp E trưởng hay chính ủy E trở lên mới được tạm coi là thủ trưởng, còn lại các cấp thì xưng hô anh em tuốt tuồn tuột kể cả cấp E phó. Grin Theo BY thấy thì cỡ D trưởng hay CTV D mà nghe thằng lính dùng từ chỉ gọi mình là thủ trưởng thì các ông ấy cũng tự thấy ngường ngượng xa xa. Grin Điều đó cũng thể hiện lên rằng các ông ấy cũng chẳng muốn mình có khoảng cách với anh em lính tráng. Grin

 Chẳng biết các bác có nhận xét gì không về quãng đời lính của mình hoặc của anh em khác sau khi rời xa quân ngũ. Chứ theo BY suy ngẫm theo dõi và thấy ông nào càng ở QD lâu thì sau này trở về càng khó hội nhập xã hội nhất là sau thời kỳ đổi mới. Nhiều ông rất giỏi cầm súng chiến đấu hoặc chỉ huy chiến trận, nhìn xa trông rộng, nắm bắt ý đồ tính trước lường sau như Thần, đến lúc về cuộc sống đời thường rồi thì lại rất "dốt" trên con đường phát triển kinh tế, thậm chí có ông còn rất "nhát" hơi động một chút là lo vợ con ra "cánh đồng" rồi, ngược hẳn với khi xưa chẳng sợ chết là gì. Grin

 Các Cụ xưa có câu: Nhân vô thập toàn. Là người thì không có sự tròn vẹn 10 phần. Các sỹ quan chỉ huy chiến trận giỏi năm xưa cũng không ngoại lệ, không phải giỏi chiến trận thì sẽ giỏi làm kinh tế, nếu có thì cũng chỉ là con số hãn hữu ít người xuất sắc hội đủ những yếu tố này còn lại phần lớn cũng chỉ "èng èng" như cấp bậc sỹ quan của họ khi còn ở trong Quân đội.

 Cũng đúng, vì họ đã hiến trọn tuổi thanh xuân của họ cho QD với những trận chiến trong khói lửa binh đao và khi QD "thải hồi" về cố hương thì tuổi đời cũng đã cưng cứng, bắt đầu lại từ đầu với điểm xuất phát là con sô 0 to tướng, phải học từ những cái nhỏ nhất ở cuộc sống thực tế xã hội khi tóc đã bắt đầu điểm bạc thì học 10 phần may ra vào đầu được 1 2 phần, vợ con nheo nhóc, nhà cửa thiếu trước hụt sau, cha mẹ thì già yếu. Thêm 1 lần nữa họ lại phải lao vào 1 cuộc chiến nữa mà cuộc chiến này cũng không thiếu phần cam go ác liệt, thêm 1 lần nữa họ lại phải chiến đấu quên mình để sinh tồn, không thiếu người sức cùng lực kiệt, lực bất tòng tâm buộc phải chấp nhận những trận đánh có quy ước mới: Con trâu đi trước cái cày theo sau và dùng đít trâu làm thước ngắm cùng 1 nắng 2 sương trên những cánh đồng, nuôi hy vọng gầy dựng cho thế hệ sau thay mình bứt phá vượt lên số phận. Nhiều chuyện phì cười từng xảy ra giữa "thủ trưởng và lính lác" trong xã hội, thằng lính ra đường ngoắc xích lô chẳng kịp nhìn mặt phóc lên xe ngồi, lão xích lô gò lưng đạp miệng mũi thở phì phò khiến thằng lính tò mò nhìn mặt thì: Ôi thủ trưởng, ơ anh đấy à. Thằng lính vào hiệu cắt tóc cạo râu trên phố thị khi đã uống phê phê muốn lim dim ngủ ngỡ 1 giấc, vào quán gọi thợ cao râu rồi lên ghế ngồi mặc xác lão thợ cạo muốn làm gì thì làm, trong lơ mơ nghe tiếng quen quen mới quay lại nhìn thì ra là ông CTV D mình cũ, anh em nhận ra nhau khi xà phòng quệt đầy mặt vì ông thợ cạo cắt tóc hôm nay là thủ trưởng cũ của mình.

 Song hình ảnh đẹp về những sỹ quan chiến trận ấy vẫn còn lưu giữ mãi trong lòng những người lính của họ xưa kia với tấm lòng kính trọng và cả yêu thương bởi họ từng là đồng đội với nhiều lần sống chết có nhau.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
BUI VAN AN
Thành viên
*
Bài viết: 333


« Trả lời #293 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2012, 01:43:47 pm »

An vẫn đọc thường xuyên  những cuộc trò chuyện của CCB E88
Hy vong mùa khô tháng 03 - 04 / 2012
Trở về Phum Tà Xiêm huyện Svai Lơ  

Dự tính Siêm Riệp - Đầm Đếch - Băng mê lia - SVai lơ - Cần Tuốt - Snoi - Lộ 67 - Anlong Veng - cửa khẩu Choam biên giới Campuchia + Thái Lan (Ca si no + nơi di tích hỏa táng Pôn Pôt + vìa Đá nhà Pôn Pôt)

Nơi này xe 45c vào rất tốt an ninh (Chiến tranh lùi xa) như vậy mới gọi chuyến đi khám phá tìm cảm giác mạnh trong Tim của những cựu binh chiến tranh năm xưa , Xóa hội chứng chiến tranh cho đầu óc thanh dịu.....

Chúc các anh em vui tuổi trẻ khỏe như ngày nào


[/quote]
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2012, 03:23:48 pm gửi bởi BUI VAN AN » Logged
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #294 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2012, 04:37:37 pm »

Chào các bác E Tám To, chúc các bác ăn Tết 2012 dzui dzẻ, nhiều sức sức khỏe, thi thoảng nổ đùng đoàng... Grin Grin

...
 Chẳng biết các bác có nhận xét gì không về quãng đời lính của mình hoặc của anh em khác sau khi rời xa quân ngũ. Chứ theo BY suy ngẫm theo dõi và thấy ông nào càng ở QD lâu thì sau này trở về càng khó hội nhập xã hội nhất là sau thời kỳ đổi mới...
...
 Cũng đúng, vì họ đã hiến trọn tuổi thanh xuân của họ cho QD với những trận chiến trong khói lửa binh đao và khi QD "thải hồi" về cố hương thì tuổi đời cũng đã cưng cứng, bắt đầu lại từ đầu với điểm xuất phát là con sô 0 to tướng, phải học từ những cái nhỏ nhất ở cuộc sống thực tế xã hội khi tóc đã bắt đầu điểm bạc thì học 10 phần may ra vào đầu được 1 2 phần...
...
 Song hình ảnh đẹp về những sỹ quan chiến trận ấy vẫn còn lưu giữ mãi trong lòng những người lính của họ xưa kia với tấm lòng kính trọng và cả yêu thương bởi họ từng là đồng đội với nhiều lần sống chết có nhau.
Nghĩ lại, Bác BY1960 đưa ra những tình cảnh các thủ trưởng trở về "đời thường" ngày ấy mà thấm thía cuộc đời. Lý do tự mình giải thích là: Hạ SQ trở về sẽ dễ bố trí việc làm hơn các bác SQ, chứ cấp bậc của các anh (dù chưa nói tới có gia đình) phiên lương "công bằng" chắc cũng hơn "Sếp" dân sự của tôi thời ấy...lý do ... một việc: "tôi" là chỉ huy cả Cơ quan và một việc: "anh" chỉ rành chiến sự(bảo vệ)...lương "anh" hơn "tôi",  thôi thì chắc nhất là "tôi" không tuyển!

Đọc chương trình đi K của bác An đưa ra chỉ muốn đi ngay, tuy nhiên cũng phải xong cái Tết nơi đất Mẹ trước đã... minh nhớ sắp đến dịp Chô s'năm th'may của K rồi, thời tiết đầu mùa Lễ hội  khá thuận lợi.

Hèm... mà thấy hình như bác Lục Pết và bác Svailo ở cùng  đ/v với nhau thì phải??? Nếu vậy năm mới Tiahien chỉ chúc một mà được hai nhé Grin Grin Grin
Logged
minhtrang91
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 692


"


« Trả lời #295 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2012, 09:13:41 pm »

Chào các bác E Tám To, chúc các bác ăn Tết 2012 dzui dzẻ, nhiều sức sức khỏe, thi thoảng nổ đùng đoàng... Grin Grin

...
 Chẳng biết các bác có nhận xét gì không về quãng đời lính của mình hoặc của anh em khác sau khi rời xa quân ngũ. Chứ theo BY suy ngẫm theo dõi và thấy ông nào càng ở QD lâu thì sau này trở về càng khó hội nhập xã hội nhất là sau thời kỳ đổi mới...
...
 Cũng đúng, vì họ đã hiến trọn tuổi thanh xuân của họ cho QD với những trận chiến trong khói lửa binh đao và khi QD "thải hồi" về cố hương thì tuổi đời cũng đã cưng cứng, bắt đầu lại từ đầu với điểm xuất phát là con sô 0 to tướng, phải học từ những cái nhỏ nhất ở cuộc sống thực tế xã hội khi tóc đã bắt đầu điểm bạc thì học 10 phần may ra vào đầu được 1 2 phần...
...
 Song hình ảnh đẹp về những sỹ quan chiến trận ấy vẫn còn lưu giữ mãi trong lòng những người lính của họ xưa kia với tấm lòng kính trọng và cả yêu thương bởi họ từng là đồng đội với nhiều lần sống chết có nhau.
Nghĩ lại, Bác BY1960 đưa ra những tình cảnh các thủ trưởng trở về "đời thường" ngày ấy mà thấm thía cuộc đời. Lý do tự mình giải thích là: Hạ SQ trở về sẽ dễ bố trí việc làm hơn các bác SQ, chứ cấp bậc của các anh (dù chưa nói tới có gia đình) phiên lương "công bằng" chắc cũng hơn "Sếp" dân sự của tôi thời ấy...lý do ... một việc: "tôi" là chỉ huy cả Cơ quan và một việc: "anh" chỉ rành chiến sự(bảo vệ)...lương "anh" hơn "tôi",  thôi thì chắc nhất là "tôi" không tuyển!

Đọc chương trình đi K của bác An đưa ra chỉ muốn đi ngay, tuy nhiên cũng phải xong cái Tết nơi đất Mẹ trước đã... minh nhớ sắp đến dịp Chô s'năm th'may của K rồi, thời tiết đầu mùa Lễ hội  khá thuận lợi.

Hèm... mà thấy hình như bác Lục Pết và bác Svailo ở cùng  đ/v với nhau thì phải??? Nếu vậy năm mới Tiahien chỉ chúc một mà được hai nhé Grin Grin Grin
Chương trình đi K của các bác em chiu,Nếu đầu tháng 6 thì O K
Logged

[IMG]
...Ta đi qua những năm tháng không ngờ ...
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #296 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2012, 12:35:57 pm »

              Xin chào những chiến binh E88 Anh hùng
 Tôi ở vận tải sư đoàn có 2 lần được lăn bánh và đặt chân tới đât Svailo núi hồng Siemriep của các bạn
Khoảng giữa năm 1979 xe tôi chở đạn, mìn lên. Lần đó thủ trưởng Vũ Bảy biêt tôi là lính Hà nội đồng hương có gọi đến. Mấy anh em ngồi uống rượu trong bình tông 5lit...tới sáng. Khi về nhẽ ra rẽ phải lại rẽ trái, càng chạy đường càng hẹp cây rừng càng ôm sát lấy xe. Bỗng đâu thấy nhô ra lố nhố mấy ông mặc toàn đồ đen súng đạn đầy mình.Tôi giật mình tỉnh lại biết đã bị lạc...
 Nhìn sang bên rừng thấy có khoảng trống tôi cua 1 vong xe lại chạy chết bỏ. Hú hồn khg biết vừa rồi mình gâp trinh sát ta hay bạn khg chừng ponpot.
Khoảng đầu năm 2011 tôi cùng anh Vũ Bảy và mấy chục ae ccb F302 hà nôi.và tp Hcm đi thăm chiến trường xưa do Bùi Văn An tổ chức cùng mầy ae 88 trong đó. Tôi đã đc thăm lại đất svailo nùi hồng siêm Riêp. Nơi đây gợi lại cho tôi một thời chinh chiến đáng nhớ. Rất muốn quay lại nơi này với những anh em còn ở lại nơi đây.  

Tôi gửi các bạn mấy tấm ảnh của chùa svailo và lộ 68 Sẩm Rông - Alongven - Svailo - Núi Hồng Siêm Riệp:





       
 
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Giêng, 2012, 12:54:18 pm gửi bởi Zin Ba Cầu » Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #297 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2012, 08:19:30 pm »

  *******88
  Chào anh Zinbacau !
 * Chiếc cổng chùa Svailơ , ngày xưa anh em mình ở đó  chưa có . Nó mới được xây dựng .
 * Ngôi chùa cổ sau lưng anh , ngày xưa cũng khác : Hình như nó còn cao , rộng hơn bây giờ , chỉ có nền thấp hơn thôi .
 Toàn bộ chùa được làm bằng gỗ tếch . Cột kèo xà dầm ... đều là gỗ cây xẻ vuông , đen sẫm , lì ra cùng thời gian , mưa nắng . Nền chùa chỉ cao hơn mặt sân nơi anh đứng , chừng 40 phân . Xung quanh trống lốc không còn tường bao , do bị Pốt phá dỡ thời 75 - 79 , lấy gạch đá đem đi xây cống thủy lợi ở ngoài đồng .
 Mái chùa lỗ chỗ đầy lỗ thủng trống hoác do đạn B , đạn cối của Pốt tập kích D52 - 7705 , khi các bạn ấy ở đây thời 79 - 80 , 81 .
 * Cây cối cổ thụ , hàng ngũ " Đại lão mộc gia " trong khuôn viên chùa nhiều lắm , nhưng hình như đã chết hoặc bị chặt hạ hết rồi ? 
 Không gian trống lốc . Xoài , Bồ đề , Cà săng , me tây ... không còn thấy bóng dáng xưa đâu . Chỉ còn vài cây thốt nốt khủng , tuổi tầm ...vài bách niên .
Phía tay trái anh  15 - 20m , vốn có 1 cội bồ đề xanh mướt quanh năm , 3 người ôm chưa xuể ...  Dấu xưa , không còn !
Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #298 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2012, 05:22:25 pm »

                                                              xuân rồng đã về đầy nhà
                                                        mà sao em chẳng mặn mà với xuân
                                                              19 mùa xuân xoay vần
                                                        mà sao vẫn chẳng thấy xuân em về
                                                               nhâm thin đóa mai sum xuê
                                                        mà sao xuân vẫn trưa về với anh
                                                               mộng du trọn giấc năm canh
                                                        tỉnh dậy em vẫn bên anh đồng xàng
                                                               chữ nhẫn vẫn được vững vàng
                                                        để xuân quý tỵ đồng sàng với em.
đây là bài thơ chú bẩy huệ tặng vợ đêm 30 tết.
chú bẩy huệ ,nguyên chính ủy trung đoàn 88(tu vũ).vợ chú bẩy huệ đã bị liệt lằm một chỗ 19 năm nay.đêm giao thừa
chú đọc cho cô nghe ,chú bảo ko biết cô có nghe được ko vì cô ốm quá .nhưng tao vẫn nói nên từ đáy lòng mình....!!!   
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #299 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2012, 02:53:23 am »

***(*)88
       Đại ca Chương bây giờ nhìn khác quá,em chỉ thấy cặp chân mày và mái tóc ảnh là còn giống ngày xưa thôi,hồi đó mà ảnh như vầy thì mấy mế mai đâu có phải giành nhau để vào thăm ảnh hàng ngày! Anh Thái có tìm hiểu coi lý do nào mà khiến ảnh phải lâm vào hoàn cảnh khó khăn dữ vậy,chứ thời trước em nghe nói ba ảnh làm giám đốc nhà máy Dệt Tân Bình,cả chị ảnh cũng làm ở đó có kêu ảnh về đi làm,tại ảnh còn đang khoái uýnh nhau nên ảnh chưa chịu về,em nhớ có lần ảnh được về phép một tháng mà mới hơn tuần là ảnh trở qua rồi. Đề có dịp gặp ảnh em sẽ nhắc lại cái vụ em gặp ba thằng Pốt và kêu hỏi nó là ai,để cho nó quất liền hai trái B,trong đó có một trái lép rớt ngay võng ảnh! Hì hì!
Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM