Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 02:55:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thanh Loan Y tá F302 tìm đồng đội và đồng nghiệp cũ  (Đọc 289981 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #550 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2011, 08:46:48 am »

Mến gởi YTA 262,
      Lúc nảy trong lúc "ba hoa" mà quên trả lời một câu về bài hát TRÒN BA NĂM LÍNH mà bạn đã hỏi về câu "mong mùa Xuân đừng sang". Câu này là tôi lấy theo ý của mấy câu thơ trong bài Xuân của Chế Lan Viên "Tôi có chờ đâu có đợi đâu, Đem chi Xuân lại gợi thêm sầu..." Lúc nhóm lính 76 nhập ngũ là cuối tháng 11.1976 gần Tết rồi, năm đó chúng tôi đón Xuân trong rừng núi Bù Đăng (gần sóc Băm Bo). Cuối năm 1979, Sư bộ đang đóng tại Sâm Rông, các bạn có nhớ không, cũng gần Tết rồi, mà lại là Tết trên đất khách, không biết ngày về là ngày nào, không biết sống chết lúc nào, nên có muốn đón Tết nhất gì đâu. Nên đoạn cuối nói lên tâm trạng là : người đã khoác áo lính trên đường viễn chinh thì chỉ mong một mái ấm của gia đình mà thôi.
       Vài hàng trãi mở tâm sự cũng là để nói cho rõ một ý chưa rõ của chiến hữu YTA 262.
       Hẹn gặp lại.
TB. Thanh Loan hát bài này nên mềm giọng, nhiều nhạc cảm về tâm trạng, đừng căng thẳng
Thật đúng vậy anh chiến hữa Lạc ơi, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Lính thời bình thì đa số ăn 2 cái tết trong quân đội là về đoàn tụ với gia đình, còn anh lính chiến bên K. ai cũng ăn trên 3 cái Tết trở lên trong quân đội, không buồn sao được. 3 cái Tết quân đội đồng nghĩa với chiến tranh tàn khốc chết chóc kéo dài, đất nước nghèo càng nghèo thêm, coi như đi mút mùa không biết chiến tranh bao giờ mới tàn cuộc! Anh em mình lúc đầu cũng ngây thơ tưởng giải phóng Phnôm Pênh là coi như xong cái của nợ chiến chinh, vậy mà cuối cùng ai cũng lãnh tròn 3 năm nghĩa vụ rồi lại "khuyến mãi" thêm cho tổ quốc mấy năm nữa mới về, có người vĩnh viễn ở tuổi 21, khi tròn 3 năm lính. Em cũng nhớ là năm 1979 việc giải quyết giải quyết chính sách đình chỉ lại cả, đau nhất là mấy anh đi 1976 đã thấy quyết định về tới quân lực rồi nhưng bị giữ lại, hết muốn ăn Tết. Lớp lính mới tụi này 1978 thì không sao, mong mùa xuân sang 3 - 4 lần cho nó lẹ lẹ lên nữa, mấy anh đi năm 1976 thì ngược lại, xuân sang làm gì cho thêm nhớ nhà, sang làm gì cho "Con biết bây giờ mẹ đợi em mong ...", sang làm gì cho thêm tuổi lính chồng chất! Cho nên là "chiến địa gió đông về", mùa đông mà trực gác thì lạnh thấu xương, cho nên tụi em mong mùa xuân tới cho nó ấm, còn các anh thì ngược lại "mong mùa xuân đừng sang", bởi vì "trời xa sao vẫn lạ", bởi vì nơi đây đâu phải đất nước mình, nhớ nhà quá rồi, xuân tới càng thấy nhớ nhà thêm, mong cho nó đừng sang! Bây giờ yta262 mới cảm nhận được câu mong mùa xuân đừng sang là thế nào, ý nghĩa thật là sâu lắng. Như vậy mới thấy ca sĩ Kim Khánh diễn đạt mềm rất sát nội dung bài hát, dù gì đi nữa, có tác giả Tiêu Giao đang đứng ngay bên cạnh tham khảo thì hát đúng khỏi chê rồi! Yta262 đi dự hội diễn văn nghệ F302 2 lần ở Sầm Rông, nhưng hình như bài này thuộc loại "xét duyệt" (cuối cùng chắc là bị xếp loại ngoài luồng như bài Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây vậy, hêhêhê mấy cha chính trị lúc đó vô cảm quá) nên không nghe đơn vị nào lên trình diễn bài hát đã đi vào tâm tư người lính "Tròn Ba Năm Lính", anh Lạc nhỉ? Càng cấm càng duyệt lại càng thích hát, thế mới cay! Một bài hát nói lên tâm tư người lính chiến một cách cụ thể, rất sâu sắc và lắng đọng. Mấy năm trở về đời thường, trong các buổi họp mặt thân mật trong vòng anh em với nhau, anh em mình lại đem ra hát với nhau, bù lại những năm "xét duyệt".

Tết năm 1979, anh em mình đóng quân ở Sàm Rông rất gần nhau, chỉ cách nhau khoảng 3 cây số thôi. Anh Lạc ở E26 thông tin, anh lính76_81 ở F bộ ban chính trị, ThanhLoan ở E30 đội phẫu tiền phương, yta262 ở trạm xá tiền phương E262 phía Nam của F bộ, Tết 1979 trạm xá chỉ có 3 anh em, bèn rủ nhau đi ra ao sen gần đó bắt còng về nấu canh với rau sam ăn mừng Tết. Bác Y Lố 302 ở Chông Kal hay Sầm Rông vậy?
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2011, 09:46:46 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #551 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2011, 10:21:07 pm »


[/quote]
Tết năm 1979, anh em mình đóng quân ở Sàm Rông rất gần nhau, chỉ cách nhau khoảng 3 cây số thôi. Anh Lạc ở E26 thông tin, anh lính76_81 ở F bộ ban chính trị, ThanhLoan ở E30 đội phẫu tiền phương, yta262 ở trạm xá tiền phương E262 phía Nam của F bộ, Tết 1979 trạm xá chỉ có 3 anh em, bèn rủ nhau đi ra ao sen gần đó bắt còng về nấu canh với rau sam ăn mừng Tết. Bác Y Lố 302 ở Chông Kal hay Sầm Rông vậy?
[/quote]

Bác Yta 262 ơi ! Tết đó Y lố bị "bỏ rơi " tại Kongpongthom . Có chuyến xe về VN .Cụ Hà Ruội ( thủ trưởng trực tiếp ) cho về phép ( " riêng mình êm ấm " với mẹ giá tại Bình định ) .Hà ,hà ...Anh bạn Chí Trung ( Trung B40 ) thay mình ở mặt trận .Chưa thấy tấm bằng của Y ta 262 nhưng mình biết chắc là Chi Trung viết cho cụ Hà Ruội ký đó .
Logged
NVLAC
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 395


người khoác chiếc chiến y, thì nào ước mơ gì ...


« Trả lời #552 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2011, 08:15:16 pm »

Gởi bạn linh76_81
Nếu bạn thích 2 bản nhạc đã nói thì bạn gởi cho tôi địa chỉ e-mail của bạn, tôi sẽ gởi cho bạn 2 bản nhạc mà bạn thích. E-mail của tôi đã nói : nvlac@yahoo.com, tôi sẽ gởi bài "Đêm vọng tiếng trăng vê" và bài "Mai anh đi" do ca sĩ Quang Linh hát.
 Ng Tiêu Dao
Logged

BÁCH NIÊN CHI KẾ MẠC NHƯ THỤ NHÂN
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #553 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2011, 07:52:22 am »

Bác Lạc ơi ! cho Y lố 302 này nữa nhé .Nếu có file mp3 của Q Linh thì rất tuyệt .
Bản mp3 Tròn ba năm lính của Bác em nghe muốn "mòn máy" rồi đó . Grin
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2011, 09:25:30 am gửi bởi y lố 302 » Logged
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #554 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2011, 03:48:35 pm »

Cảm ơn Bác lạc .Em đã nhận được rồi.
Y lố 302
Logged
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #555 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2011, 08:21:24 am »

Nhân Chủ Topic Thanh Loan "đi du lịch "  Shocked hơi lâu... Y lố 302 mượn tạm diễn đàn xin đăng 1 bài kỉ niệm ...
 
Dưới làn đạn pháo .
Khoảng tháng 10 năm 1978 lại có lệnh chuyển quân về Việt nam để giao địa bàn lại cho quân chủ lực Quân Đoàn 3 . Kế hoạch rút quân không ào ạt mà tiến hành từng phần ,lần này trên xe có một số quân của các đơn vị phòng ban , vài anh lính vệ binh .Sau những ngày xa cách ,chuyến về Việt Nam làm cho tôi nhiều xúc cảm . Vì lần đầu xa quê hương đất nước , tuy chung sống với đồng đội nhưng hầu như cách biệt với cuộc sống đời thường .Hằng ngày tới lui cũng chỉ thấy toàn bộ đội .Cái sống kham khổ của người lính thiếu thốn mọi thứ .Vùng đất Mi mốt dọc theo lộ 7 của Kampuchia là vùng đất đỏ bazan (*) .Cũng giống vùng Lộc Ninh mùa khô bụi đỏ mịt trời ,mùa mưa lầy lội .Sau cơn mưa  đất nhuộm cả những đoạn suối màu đỏ,đục ngầu ,việc ăn uống tắm giặt cũng đành chịu vậy .Lính trận chúng tôi đã được “nhuộm” 1 màu đỏ từ đầu đến chân .Có lẽ đấy là cách nguỵ trang tốt nhất .Tụi Pôn pốt tuyên truyền Việt nam hết lính nên đưa công an đi đánh ( màu xanh áo linh đã chuyển màu ) .

Chuyến về cũng lặp lại những đoạn đường gian khổ,đầy dẫy những bất trắc có thể xảy ra . Chúng tôi ngồi trên quân trang quân dụng ,tìm những chỗ trống để buông chân  ( Khi đến nơi tôi không thể nào nhúc nhích được vì 2 chân tê cứng )

Chợt có tiếng la lớn :

- Chết rồi lựu đạn sút chốt .rớt rồi .

Chúng tôi chết lặng ,nhưng cũng bình tâm rán hỏi .

- Nó rớt ở đâu ?

- Dưới thùng xe _ Có tiếng đáp lời .

- Lấy được không

- Đang tìm .

(Tôi không dám chê “ hàng nội “nhưng lựu đạn của VN quả là tệ thật .Tụi bạn cũng kể rằng lựu đạn của mình chỉ được cái ném cá ,chứ  ném Pôn pốt  nếu trúng chỉ què gió, không bao giờ chết .Vì khi rút chốt để ném , tiếng nổ như pháo lệnh  ,tiếng nổ đã làm  Pôn pốt co giò chạy mất, trước khi lựu đạn sát thương .Móc chốt không bền , đeo dễ sút . Trong đơn vị đã có trường hợp người bò trước bị vướng dây rừng sút chốt làm người sau phải tử vong .Không biết hiện nay đã được cải tiến chưa ?. )

Sau khi lấy được,thật may chỉ sút vòng đeo,chốt gài còn nguyên .Chủ nhân của nó chẳng tiếc rẻ vung tay ném thẳng vào rừng …

Trời chạng vạng thì về biên giới ,làng mạc ruộng đồng hiện ra dưới ánh trăng mờ .Một nông dân thăm ruộng đang nhẹ bước trên đường về .Cảnh thanh bình đã hiện ra ,một cảm xúc mãnh liệt đến với tôi . Xúc cảm đó không sao tả được : là người trở về từ cõi chết !

Chúng tôi nhận nhiệm vụ chốt giữ vùng biên giới Sa mát.Có lẽ với tôi căng thẳng nhất là lúc giữ tuyến biên giới này .Chúng tôi được ở trong những công sự ( hàm nửa nổi nửa chìm lợp lá nguỵ trang , được nối với nhau bằng các dãy thông hào ) đã được các đơn vị trước đây đào sẵn ,nằm cạnh là con đê cao với các ụ chiến đấu .Bên dưới phía trước là một hào sâu ( người ta lấy đất nơi này đắp thành đê ) .Ban đêm việc tổ chức cắt trực rất chặt chẽ : Sĩ quan đốc gác ,các chiến sĩ như chúng tôi được các sĩ quan dẫn đến tận chốt canh .Mọi việc thực hiện như 1 guồng máy nhịp nhàng .Những cái bóng âm thàm lặng lẽ di chuyển trong màn đêm không một tiếng động . Dạo ấy địch cũng tập kích bất thường ,có lúc ban ngày nã vài phát đạn vu vơ vào căn cứ của chúng tôi .Nhiều lúc chúng đánh bất chợt không biết đâu mà lường .Tinh thần chúng tôi luôn căng thẳng .

 
Tôi còn nhớ 1 tối nọ được lệnh báo động chiến đấu ,chúng tôi nằm dàn trải trên sườn đê chờ địch .Giây phút tĩnh lặng và căng thẳng kéo dài .Tiếng súng bắt đầu râm ran nổ ,bên phải,bên trái và ngay cả sau lưng phía hậu cứ của chúng tôi .Một quả đạn pháo nổ tung trước mặt . Ánh chớp chóí loà ,kèm theo sau tiếng nổ rền trời là tiếng rào rào của miểng đạn vụt qua đầu .Chiếc mũ sắt rộng vành đã che chở đầu tôi ,tôi thu người lại đến mức có thể ,co sát vào ụ chiến đấu .Mắt căng tròn nhìn về phía trước .May mắn không thấy địch tấn công ! .

Sau đêm đó Sư đoàn hình như “ hiểu ” ra ,cho bộ phận Hậu cần chúng tôi lùi về hậu cứ .Có lời xì xầm “ Ai lại mang bị gạo ( Hậu cần ) mà treo trước đầu súng “  .Chúng tôi được dời về địa điểm mới ,lý tưởng hơn vì ở gần dân ,có cuôc sống thanh bình hơn . Điểm này nằm bên cạnh Quốc lộ 22 ở giữa Thiện ngôn (Căn cứ quân sự Mỹ trước 1975 , ở đây có sân bay dã chiến ) và cầu Cần đăng ( Cầu Cần Đăng thuộc huyện Tân Biên ,cách Sài gòn 130 cây số ,Tây ninh cách Sài gòn 99 cây số )

Bị pháo kích

Cuộc sống yên lành của chúng tôi không được bao lâu , đã bắt đầu xáo trộn . Bọn địch ngày táo tợn hơn ,nhiều lần mình cứ tự hỏi :”Tại sao chúng ta lại không đánh cho nó 1 trận , mà cứ nằm im chịu đòn “. Pôn pốt đã dùng pháo hạng nặng, bắn từ cứ điểm K. sang lãnh thổ chúng ta .Chúng tôi đã lọt vào tầm ngắm . Ban đầu chúng tôi không hề biết ,lúc phát hiện thì  tiếng nổ đầu tiên đã nằm sau lưng . Tiếng “đề ba “ (départ = tiếng súng bắn ban đầu)  có nghe rất rõ từ hướng Sa mát ,chừng vài phút sau tiếng xoèn xoẹt xé gío bay trên đỉnh đầu và sau đã nỗ tung ở phía sau . Toạ độ pháo ,bắn dọc theo Quốc lộ 22 đoạn từ cầu Cần Đăng trở về .Tiếng đạn pháo lùi dần về phía chúng tôi .Tôi rất sợ ( Ai không sợ chết ? ) đứng trên nóc hầm chữ A (**) nửa muốn nhảy xuống trốn nhưng thấy các bậc “đàn anh “ đang tỉnh bơ đứng nhìn, đâm ra khó xử .Thôi cũng liều với họ vậy . Những tiếng nổ ,cột khói hướng dần về phía chúng tôi . “Ùm” 1 trái đạn đã nổ phía bên kia đường cách chúng tôi khoảng 200 mét .Không ai bảo ai đều nhảy vào hầm trú ẩn . Đây là trái cuối cùng .Thật may cho chúng tôi nhưng lại gây tổn thất lớn cho 1 đội truyền tin đang làm nhiệm vụ  (***).Sau này nhiều ý kiến cho rằng có tình báo chỉ điểm ,nên địch bắn trúng đích . Tôi nghĩ địch bắn không chính xác ,do súng bị giật nên pháo lùi dần và trái cuối cùng chỉ là may rủi . Thế rồi tôi cũng quen dần trở thành chuyên nghiệp lúc nào không biết ,tiếng pháo nổ ,tiếng rít xoèn xoẹt trở nên quen thuộc ,bình tĩnh quan sát , phán đoán tình huống trước khi phải chui hầm …

Chúng tôi không tin vào bói toán nhưng thường bảo nhau ra đường phải coi giờ .Giờ pháo kích của địch vào khoảng 10 đến 11 giờ sáng ,chiều khoảng từ 3 đến 4 giờ . Đi đâu phải chọn giờ “hoàng đạo”,tránh giờ “hắc đạo “  nếu không sẽ bị “thiệt thân” mang danh tử sĩ , không được xếp vào hàng “liệt sĩ : Tổ  quốc ghi công “  ! .

 

Ghi chú:

Đất đỏ Bazan : loại đất hình thành từ  tro núi lửa rất tốt trong canh tác nông nghiệp .Chúng tôi gọi là loại đất “ mến người “ , ai sống ở đây đều biết đến“ tính đất đỏ “ cứ bám chặt vào đôi giầy của mình ,nó níu kéo đôi chân bạn  mỗi lúc một nặng hơn , để tới 1 giây phút nào đó bước đi của bạn nhẹ tênh _ Lúc đó khối đất đã tự tách ra vì trọng lượng của nó ,bạn có kinh nghiệm  không cần phải ngồi cạy đế giầy ,1 Chu trình mới lại tiếp tục …

 ( *) Sa mát địa danh vùng biên giới VN – Kampuchia thuộc huyện Tân Biên ,tỉnh Tây Ninh .Nằm trên quốc lộ 22 Việt nam ,tuyến đường này chạy qua biên giới và nối vào đường số 7 của Kampuchia chạy từ Snoul qua Kampong cham rồi giao với  đường số 6 từ Nông pênh đi Siem reap .

( **)Hầm chữ A :  hầm trú ẩn , đào sâu dưới lòng đất ,dùng thân cây ghép lại thành vòm, chịu được các loại đạn pháo thông thường ,và cũng là công sự chiến đấu của bộ đội ta rất hữu hiệu

(***)  Đơn vị này đang hoạt động dưới 1 hầm nửa nổi nửa chìm .Số quân nhân ngồi dưới hầm đang liên lạc điện đài bên cạnh xe truyền tin ,quả pháo rớt cách 5 mét ,cày sâu 1 đường dài dưới lòng đất , cuối tầm  rơi vào hầm và  nổ tung...Bên ta 4 chiến sĩ  hy sinh . Âu cũng là số trời !

 
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #556 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2011, 09:52:36 am »

...
Thật may cho chúng tôi nhưng lại gây tổn thất lớn cho 1 đội truyền tin đang làm nhiệm vụ  (***).Sau này nhiều ý kiến cho rằng có tình báo chỉ điểm ,nên địch bắn trúng đích . Tôi nghĩ địch bắn không chính xác ,do súng bị giật nên pháo lùi dần và trái cuối cùng chỉ là may rủi . Thế rồi tôi cũng quen dần trở thành chuyên nghiệp lúc nào không biết ,tiếng pháo nổ ,tiếng rít xoèn xoẹt trở nên quen thuộc ,bình tĩnh quan sát , phán đoán tình huống trước khi phải chui hầm …

Chúng tôi không tin vào bói toán nhưng thường bảo nhau ra đường phải coi giờ .Giờ pháo kích của địch vào khoảng 10 đến 11 giờ sáng ,chiều khoảng từ 3 đến 4 giờ . Đi đâu phải chọn giờ “hoàng đạo”,tránh giờ “hắc đạo “  nếu không sẽ bị “thiệt thân” mang danh tử sĩ , không được xếp vào hàng “liệt sĩ : Tổ  quốc ghi công “  ! .
...
Mấy bác hậu cần cũng bạo gan thật, đợi cho nó bắn gần mới chịu xuống hầm. D6 của E262 nằm ở phía Đông Bắc sân bay Thiện Ngôn cũng thỉnh thoảng bị phản pháo. Mấy anh bên C14 thông tin trinh sát đi tuần quanh khu vực bắn hạ được thằng "đề lô" (trinh sát pháo) của lính Pốt. Thằng này gan cùng mình, nó bám sát mấy khẩu pháo 105ly cuả E262, lập đài quan sát trên 1 cây dầu ở gần E bộ E262 (cách trận địa pháo không xa) ở xã Tân Tiến 2 để chỉnh pháo. Có lẽ đây là thằng chỉnh pháo dọc theo trục lộ 22 để bắn vô bao tử (hậu cần) của F302 đây. Như vậy rất có thể không phải súng bắn giật dọc theo trục lộ 22 mà có thể nó bắn có trinh sát pháo chỉnh bài bản đàng hoàng, lộ 22 tuy rất thẳng nhưng khả năng pháo giật song hành đồng trục đồng tuyến với lộ 22 là khá thấp ạ. Bắn pháo dọc trục lộ cũng khá dễ vì tọa độ của lộ 22 đã chấm sẵn trên bản đồ rồi, thằng đề lô của Pốt cứ việc đánh dấu chi tiết đặc điểm địa hình như cây cao, nhà cửa, hố bom ... Khi pháo bắn thì nó chỉ việc coi lệch mục tiêu bao nhiêu thì dùng máy vô tuyến báo về pháo binh của Pốt chỉnh lại cũng nhanh lắm.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Ba, 2011, 10:32:36 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
NVLAC
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 395


người khoác chiếc chiến y, thì nào ước mơ gì ...


« Trả lời #557 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2011, 07:27:24 pm »

Tôi không biết tại sao hơn 10 ngày nay topic của Thanh Loan vắng vẻ lạ thường??? làm như chưa hề có xuất hiện trên Quân sử VN !!! Chả bù với lúc đầu, chỉ 10 ngày mà đã vọt lên 50 trang. Thực ra, Thanh Loan có lẽ cũng hơi bận luyện giọng để thi hát, còn các bạn cảm thấy chủ nhà vắng nên không gõ cửa, hay không còn chuyện gì của  chiến trường để kể cho nhau nghe nữa sao. Hôm trước, một số anh em gặp mặt nhau tại Cà phê MỘT THUỞ của Sơn Tây (Tuyên Văn Sư 302) Thời gian gặp nhau không lâu nhưng cũng có nhiều chuyện bên K để nói. Các bạn có thể xem hình tại https://sites.google.com/site/quany302/home/noi-hoi-ngo-cua-cuu-binh-f302. Các bạn xem thử có ai quen không nhé. Sad
Logged

BÁCH NIÊN CHI KẾ MẠC NHƯ THỤ NHÂN
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #558 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2011, 07:32:17 pm »

Thông tin cùng các Bạn .
Gia đình Minh Trung ( nguyên Y tá bệnh xá F 302 ) vừa báo tin ,anh mới mất sáng nay .
Từ trần lúc : 7 g 30 ngày 21/3/2011
Khâm liệm : lúc 2 giờ 30 ngày 21/3/2011.
Linh cửu quàn tại nhà : Xã Tà Lài huyện Tân Phú ,tỉnh Đồng Nai
Di quan : lúc 6 giờ ngày 23/3/2011 .
Một y tá  thường xuyên gắn bó với Đội phẩu tiền phương F302 trong những năm tháng gian khổ .Một trong những chiến sỹ thầm lặng tuyến sau của F 302 .
( Xin thứ lỗi cùng đồng đội nếu tin này làm phiền các Bạn .)
Logged
ThanhLoanYTaF302
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 553



« Trả lời #559 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2011, 08:22:16 pm »

Thông tin cùng các Bạn .
Gia đình Minh Trung ( nguyên Y tá bệnh xá F 302 ) vừa báo tin ,anh mới mất sáng nay .
Từ trần lúc : 7 g 30 ngày 21/3/2011
Khâm liệm : lúc 2 giờ 30 ngày 21/3/2011.
Linh cửu quàn tại nhà : Xã Tà Lài huyện Tân Phú ,tỉnh Đồng Nai
Di quan : lúc 6 giờ ngày 23/3/2011 .
Một y tá  thường xuyên gắn bó với Đội phẩu tiền phương F302 trong những năm tháng gian khổ .Một trong những chiến sỹ thầm lặng tuyến sau của F 302 .
( Xin thứ lỗi cùng đồng đội nếu tin này làm phiền các Bạn .)
Anh y lồ ơi, thời gian này em bận quá mong các anh thông cảm, vì em chuẩn bị cho trận chiến đấu với HVT anh có thể đưa thêm tin buồn của anh Minh Trung qua thêm trang của F302 để các anh được biết anh nhé , em chào anh.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM