Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 04:40:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thanh Loan Y tá F302 tìm đồng đội và đồng nghiệp cũ  (Đọc 289971 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lính76_81
Thành viên
*
Bài viết: 104


« Trả lời #410 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2011, 02:00:45 pm »

Chuyện về TRẦN KIM ANH và  Đội Tuyên Văn F302 - Chuyến đi phục vụ Văn Nghệ Xung Kích  không thể nào quên đến  E201 - Anlungven (1980)

MỘT :  
Chong Kal – 1979 ….  đội hình nữ của Tuyên Văn F302 lúc này có 6  người (Vân Anh, Mỹ Công, Thu Hồng, Kim Liên, Thu Lành, Kim Ngọc) (nếu Thanh Loan không bỏ về D30 từ cuối năm 1978 ở Dương Minh Châu thì đã là 7 rồi )… Khoảng gần cuối năm 1979,  Đội Tuyên Văn F302 tuyển thêm 3 nữ nhập ngũ 1979 là Kim Anh, Như Hương, Thiên Nga từ quân trường Quang Trung đưa sang K về đến Chong Kal…

Trần Kim Anh (còn nhớ là nhà ở đường Trần Hưng Đạo, Quận 5, học sinh Lê Hồng Phong tình nguyện nhập ngũ) là nữ chiến sĩ nhỏ tuổi nhất của Đội lúc bấy giờ ( 16 tuổi ), vóc dáng nhỏ nhắn, tóc tém tinh nghịch… được tất cả các anh chị trong Đội thương mến vì tính tình hiền hòa, hồn nhiên, trong sáng, siêng năng tập luyện, nhiệt tình trong mọi công tác chung… Kim Anh tham gia mọi vai trò (hát, múa, tập làm MC để thay thế Vân Anh xuất ngũ 1980…). Tiết mục dễ thương nhất của Kim Anh trong Đội là khi Kim Anh cầm tamborine hát trong tam ca Kim Anh-Đức Phương-Văn Tuyên.
Dù nhỏ tuổi nhưng Kim Anh là một cô gái kiên cường, mạnh mẽ, có nghị lực. Lúc đó Sư bộ đóng tại Chong Kal, mùa đông cuối năm trời lạnh căm căm nhưng sáng nào Kim Anh cũng dậy sớm và…bơi vài vòng rền luyện sức khỏe trên cái hồ nước cạnh Sư bộ…lính nam thấy cũng phải lắc đầu, lè lưỡi…

HAI :
Sầm Rông - Tháng 6/1980 … cuối mùa khô …Chính ủy Sư đoàn Lê văn Lại họp Đội Tuyên Văn F302 thông báo tình hình E201 đang chiến đấu rất ác liệt tại Anlongven -  căn cứ địa của Pôn Pốt - và Chính ủy Lại cần phải vào Anlongven để động viên tinh thần chiến đấu của E201 ở đó. Ông yêu cầu Đội Tuyên Văn cử 1 Đội Văn Nghệ Xung Kích đi cùng Chính ủy  để phục vụ văn hóa-văn nghệ cho chiến sĩ với các yêu cầu :  tình  nguyện, chấp nhận mọi khó khăn (ngụ ý là có thể …hy sinh), có sức khỏe,  phải đa năng (đàn, hát, múa, sáng tác tại chổ kip thời… ). Hầu hết cả Đội (hơn 20 người) đều xung phong nhưng cuối cùng chọn lại được đội hình 10 người (7 nam – 3 nữ) gồm :  anh Công Tác (Đội phó - làm trưởng đội xung kích), Xuân Phong (đàn), Quốc Minh (đàn),  Anh Cung (sáng tác), Đức Phương (hát),  Văn Hậu (nam hát giọng nữ), Út Phương (xiếc, ảo thuật), Như Hương (múa), Thu Lành (hát ), Kim Anh (hát)… Mọi người chuẩn bị hành trang lên đường, lòng đầy háo hức…

BA :
Tháng 6 -7 /1980…Những ngày không thể quên được ở Anlung ven… Xe Dodge của Ban Tuyên Huấn – Phòng Chính trị F302 đưa Chính ủy Lại, đ/c liên lạc của Chính ủy và 10 anh chị em Đội Tuyên Văn  lên đường… xe chỉ đưa được đoàn đến khu vực E429 đóng quân là hết đường xe chạy, mọi người bắt đấu cuộc hành trinh đi bộ băng theo đường mòn trong rừng để vào Anlungven… Hành trang của Đội lúc đó là tay súng, tay đàn, lưng ba lô sách báo, giấy viết … để làm quà tặng các chiến sĩ . Tình hình lúc đó quân Pôn Pốt cài  mìn KP2 dày đặc cả khu rừng (đặc biệt là trên đường mòn), là sát thủ chính trong việc đốn gục các chiến sĩ của ta cộng với việc tàn quân Pôn Pốt liên tục phục kích dọc theo đường mòn di chuyển. Đội hình di chuyển với khoảng cách 10 mét 1 người, được các chiến sĩ  bảo vệ  theo kiểu  khóa đầu, khóa đuôi…dẫn dầu là 1 anh lính D25 Công binh đi trước dò mìn trên đường bằng cách … dùng một cây tre dài …đập qua đập lại… Mọi người được quán triệt là phải  nhìn và bước theo dấu chân của người đi trước để không đạp phải KP2 và phải luôn cảnh giới 2 bên coi chừng Pốt phục kích… Nhóm chiến sĩ thuộc chốt phía dưới đưa đoàn đi lên thì chốt phía trên cử người đi xuống đón và bàn giao giữa chặng… Đến mỗi chốt, mỗi đơn vị  thì  Chính ủy Lại cho dừng lại để nói chuyện động viên tinh thần chiến sĩ tại đó và Đội Xung Kích  phục vụ chương trình văn nghệ ( dù là chỉ  có 5, 7 chiến sĩ cũng phục vụ…) rồi di chuyển tiếp. Cứ thế… ngày đi, phục vụ ca hát….đêm mắc võng ngủ lại…Khoảng  3 ngày đêm thì đến Anlungven… Trong 3 ngày di chuyển đó, thật may mắn là đoàn hoàn toàn bình an mặc dù có vài lần các chiến sĩ  chốt trên xuống đón bị đạp mìn hay bị phục kích  trước khi đoàn đến…hoặc các chiến sỉ hộ tống đoàn đi, bàn giao xong quay về lại bị đạp mìn, bị phục kích…thỉnh thoảng là những tiếng nổ của mìn KP2…những tràng AK, súng cối lại vang lên giữ rừng…  mọi người không ai nói ra nhưng đều ngầm hiểu : Có chuyện rồi, có người “bị” rồi…

Sau 3 ngày đi bộ xuyên rừng… đoàn đến Anlungven…lúc đó thị trấn Anlungven chỉ còn sót lại mấy cái nền nhà gạch phủ đầy cây dại… không nói đây là thị trấn Anlungven thì không thể nào biết được. Con suối rộng chừng 20m trước khi vào thị trấn Anlungven được D25 Công binh làm một cây cầu bằng thân gỗ dầu có lan can vịn 2 bên rất đẹp…

Đội Văn Nghệ xung kích tiếp tục công tác phục vụ văn hóa – văn nghệ của mình đến  từng C, từng D của E201, có ngày diễn đến 3 suất, tinh thần mọi người trong Đội lúc đó rất cao, hát rất sung… không mệt mỏi… Có một chiều lúc chập choạng tối, khi Đội vừa đến 1 D của E201 (hình như là cứ diểm Đôn Sa thì phải Huh)  thì trời đổ cơn mưa đầu mùa…ngay lúc đó địch tập kích vào, tiếng pháo đạn cối, tiếng súng rền vang… ánh chớp lóe của đạn, của sấm sét (không biết cái nào là làn đạn, cái nào là làn chớp của sấm…) vạch ngang rừng đêm…và bóng các chiến sĩ lao ra hầm hào chiến đấu …tạo thành một hình ảnh vừa hùng tráng vừa bi thương, gian khổ…
Một lúc sau, tiếng súng thưa dần rồi  hết… khi cả Đội đã mắc võng nằm trong hầm hội trường D thi thấp thoáng có nhiều bóng người đến…rồi có tiếng hỏi…các anh chị đêm nay không hát à ? chúng tôi đã truy đuổi bọn chúng chạy xa rồi … Chính ủy Lại hỏi  anh em có hát cho chiến sĩ được bây giờ không ?  Thế  là cuộn võng lại … một ngọc đèn dầu nhỏ xíu  được thắp lên đặt trên bàn…. Tiếng đàn vang lên, ai hát thì đến đứng cạnh ngọn đèn cho anh em thấy mặt… Một đêm diễn văn nghệ nhớ đến suốt đời… không có tiếng vỗ tay, chỉ  có tiếng trầm trồ xuýt xoa khi các nữ chiến sĩ trong Đội bước vào vùng sáng của ngọn đèn dầu và say sưa hát những bài hát hào hùng của lính, những bài tình ca quê hương…. Khi Kim Anh “e ấp” bước vào vùng sáng ngọn đèn…có tiếng anh nào vang lên : Ôi đ/c “văn công” này …bé quá, cho xin địa chỉ quê hương đi…làm quen nhé… làm cho cô nàng càng thêm ngượng ngùng, bẽn lẽn…


BỐN :
Giữa tháng 7/1980… Theo kế hoạch thì  đoàn sẽ quay ra trước khi mùa mưa đến …Sau gần 15 ngày đoàn vào Anlungven…. rừng Anlungven bước vào mùa mưa… Và mùa sốt rét rừng đã đến…đâu đâu cũng có cảnh các chiến sĩ nằm run trên những chiếc võng do lên cơn sốt… Sốt rét hạ gục từng người, từng người một trong đoàn… Kim Anh sốt đầu tiên nhưng sáng nào cũng cố  gượng dậy tập thể dục để chống chọi lại cơn sốt… rồi Chính ủy Lại  sốt. anh liên lạc sốt, anh Tác sốt … rồi Thu Lành, rồi Như Hương… cứ mỗi ngày lại thêm 1,2 người không ngồi dậy nổi. Đội đã có 7/10 người nằm sốt… điều kiện thiếu thốn thuốc men hình như đã làm bệnh mỗi người nặng thêm…
Lúc đó có điện báo của Sư đoàn :  theo yêu cầu chính trị của QK7, một số nòng cốt của Đội Tuyên Văn F302 (hầu hết đang nằm trong Đội Xung Kích đi Anlungven) được chọn để lập thành một  nhóm ca khúc chính trị của quân đội, đại diện cho MT479 đang chiến đấu tại chiến trường K tham dự Liên hoan các Nhóm Ca Khúc Chính trị lần I tại TP.HCM, yêu cầu phải tập trung ra Siêm Riệp để tập dợt gấp… nhưng làm sao trở ra đây khi mọi người đều đang bị sốt rét rất nặng, không thể đi bộ vượt rừng 3 ngày để quay về được ? Biết tin, MT479 báo theo lịch mấy hôm nữa sẽ có trực thăng vào chuyển thương binh nặng ra, trực thăng sẽ đưa đoàn ra khỏi Anlungven (phải bỏ một chuyến chuyển thương binh nặng ra) …

 … Mấy ngày sau, khi  cả đoàn tập trung tai bãi đất trống cạnh bệnh xá E201chờ trực thăng vào đón … Trực thăng đáp xuống… Các anh thương binh đều biết trực thăng vào không phải để chuyển thương….Khi nhìn những anh thương binh nặng nằm nhìn ra trực thăng và nhìn đoàn, không nói gì nhưng ánh mắt như trách móc, như nói rằng : lẽ ra là chúng tôi phải được đi trên chuyến bay này…  Bỗng dưng mọi người ai cũng cảm thấy xấu hổ … Vậy là không ai bảo ai, mọi người đều bàn :  hay là mình cứ đi bộ trở ra, để các anh thương binh nặng có điều kiện đi điều trị sớm ?  Kim Anh là người gật đầu đầu tiên dù đã sốt liên tục mấy ngày không ăn uống gì được, bước chân loạng choạng như sắp ngã… Thế là Chính ủy Lại ra lệnh cho bệnh xá cáng các anh thương binh ra trực thăng…. Cả đoàn bước đi trở lại theo hướng cũ, xác định sẽ đi bộ trở ra khỏi Anlungven theo con đường cũ đã vào…
 
Lại 3 ngày dật dờ của đoàn người sốt rét, tuần tự từng người bám dây cáp giăng ngang để bơi qua con suối có chiếc cầu cây dầu do D25 làm (giờ đã biến mất dưới làn nước chảy xiết tràn bờ mênh mông…)…băng qua các con suối mà trước đó chỉ  chục ngày là những con suối khô cạn chỉ còn trơ cát dưới đáy… băng qua những cánh rừng mặt đất ngập nước, ai cũng ướt sũng cả ngày… Lại công binh dò mìn bằng cây tre …vệ binh hộ tống …ngày đi…đêm nằm mắc võng ngủ lại một đơn vị trên đường. Lúc đó Kim Anh đã kiệt sức lắm rồi…anh em bảo cô lên nằm võng để cáng đi như những người sốt nặng khác, nhưng cô nhất định từ chối, cứ lầm lủi bước những bước chân loạng choạng, loạng choạng… bước đi bằng ý chí …và hoàn toàn Kim Anh không ăn được miếng nào mỗi khi dừng chân dù anh em cố nài nỉ…

NĂM :
Ngày cuối cùng còn thấy Kim Anh…
Trưa ngày thứ 3 của cuộc hành quân trở về của “đoàn  người sốt rét”  thì ra khỏi khu rừng…xe của Phòng Chính trị đến đón đã đợi sẵn từ ngày hôm trước… các đ/c khác thì nằm dài trên xe vì kiệt sức, riêng Kim Anh vẫn cố ngồi dựa vào vách xe, lặng lẽ, chịu đựng…. (sau này nghe anh em Sư bộ kể lại thì hình ảnh gặp lại đoàn hôm đó thật … thê thảm!!!). Đến Phòng Chính Trị  Sư bộ, xe dừng lại để các đ/c còn khỏe hơn xuống…rồi xe tiếp tục đưa những đ/c quá yếu đi ngay bệnh xá Sư đoàn (có Chính ủy Lại, anh Công Tác, Kim Anh … và còn ai nữa... không nhớ hết)

SÁU : (Thanh Loan sẽ kể tiếp theo….)


Logged
HungD25F5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 255


« Trả lời #411 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2011, 06:35:51 pm »

Cãm động quá bác linh76_81 ơi  Cry xin nghiêng mình kính phục người đồng đội nữ văn công anh hùng và các đồng đội nam khác của F302 . ThanhLoan hãy tiếp tục câu chuyện về : Ý CHÍ KIÊN CƯỜNG VƯỢT QUA BẢN NĂNG THAM SỐNG SỢ CHẾT , HY SINH BẢN THÂN MÌNH GIÀNH LẠI SỰ SỐNG CHO ĐỒNG ĐỘI của người nữ chiến sỹ mang tên TRẦN KIM ANH . Cãm ơn các bạn cho tôi thụ hưởng một bài viết rất hay rất giá trị tràn đầy tính nhân văn .
Logged

Tận nhân lực , tri thiên mệnh
hiephoa2000
Thành viên
*
Bài viết: 377



« Trả lời #412 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2011, 07:25:04 pm »

Chị TL ơi, viết tiếp đi những dòng kí ức về chị văn công đi nhé
Logged

D Vượt sông , E 476 CB . QK7
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #413 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2011, 07:39:09 pm »

@yta262 : yta262 biết Hương A trưởng pháo (Q10), vậy có biết anh Hải (lính 76 - cũng quê SG) không ?
Yta chỉ biết anh Hải 76 người Bình Dương thôi, anh là lính lái xe, đến năm 1981 phục viên như anh lính76_81 vậy.
Bài viết của anh về chuyến phục vụ E201 có nhiều tâm huyết với đồng đội, nhiều chi tiết đọc rất hấp dẫn. Mong anh viết tiếp. Những năm tháng đó, đúng là E201 là E chịu nhiều thiệt thòi nhất trong F302, đóng quân nơi chung quanh là địch. Sau này khi quân tình nguyện VN rút về nước, Pôn Pốt đã chiếm Ang Long Veng làm thủ đô kháng chiến của chúng và Pốt đã bị đồng bọn Tà Mốc hạ bệ và Pốt đền tội và chôn nơi đây. E201, E của tỉnh đôi Tây Ninh rất xứng đáng với danh hiệu anh hùng!
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
concopxamcuamiendong
Thành viên
*
Bài viết: 134


cọp lìa rừng, cọp về thành phố


« Trả lời #414 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2011, 12:25:09 am »

    Chị tL ơi bài viết đả quyến rủ người đọc của  người nữ nhi quá Là tuyệt vời,kể tiếp đi chị nhá tụi em ủng hộ chị,tiến  lên hát khúc quân hành nhá chị tL
Logged
ThanhLoanYTaF302
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 553



« Trả lời #415 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2011, 01:28:00 am »

Chuyện về TRẦN KIM ANH và  Đội Tuyên Văn F302 - Chuyến đi phục vụ Văn Nghệ Xung Kích  không thể nào quên đến  E201 - Anlungven (1980)

MỘT :  
Chong Kal – 1979 ….  đội hình nữ của Tuyên Văn F302 lúc này có 6  người (Vân Anh, Mỹ Công, Thu Hồng, Kim Liên, Thu Lành, Kim Ngọc) (nếu Thanh Loan không bỏ về D30 từ cuối năm 1978 ở Dương Minh Châu thì đã là 7 rồi )… Khoảng gần cuối năm 1979,  Đội Tuyên Văn F302 tuyển thêm 3 nữ nhập ngũ 1979 là Kim Anh, Như Hương, Thiên Nga từ quân trường Quang Trung đưa sang K về đến Chong Kal…

Trần Kim Anh (còn nhớ là nhà ở đường Trần Hưng Đạo, Quận 5, học sinh Lê Hồng Phong tình nguyện nhập ngũ) là nữ chiến sĩ nhỏ tuổi nhất của Đội lúc bấy giờ ( 16 tuổi ), vóc dáng nhỏ nhắn, tóc tém tinh nghịch… được tất cả các anh chị trong Đội thương mến vì tính tình hiền hòa, hồn nhiên, trong sáng, siêng năng tập luyện, nhiệt tình trong mọi công tác chung… Kim Anh tham gia mọi vai trò (hát, múa, tập làm MC để thay thế Vân Anh xuất ngũ 1980…). Tiết mục dễ thương nhất của Kim Anh trong Đội là khi Kim Anh cầm tamborine hát trong tam ca Kim Anh-Đức Phương-Văn Tuyên.
Dù nhỏ tuổi nhưng Kim Anh là một cô gái kiên cường, mạnh mẽ, có nghị lực. Lúc đó Sư bộ đóng tại Chong Kal, mùa đông cuối năm trời lạnh căm căm nhưng sáng nào Kim Anh cũng dậy sớm và…bơi vài vòng rền luyện sức khỏe trên cái hồ nước cạnh Sư bộ…lính nam thấy cũng phải lắc đầu, lè lưỡi…

HAI :
Sầm Rông - Tháng 6/1980 … cuối mùa khô …Chính ủy Sư đoàn Lê văn Lại họp Đội Tuyên Văn F302 thông báo tình hình E201 đang chiến đấu rất ác liệt tại Anlongven -  căn cứ địa của Pôn Pốt - và Chính ủy Lại cần phải vào Anlongven để động viên tinh thần chiến đấu của E201 ở đó. Ông yêu cầu Đội Tuyên Văn cử 1 Đội Văn Nghệ Xung Kích đi cùng Chính ủy  để phục vụ văn hóa-văn nghệ cho chiến sĩ với các yêu cầu :  tình  nguyện, chấp nhận mọi khó khăn (ngụ ý là có thể …hy sinh), có sức khỏe,  phải đa năng (đàn, hát, múa, sáng tác tại chổ kip thời… ). Hầu hết cả Đội (hơn 20 người) đều xung phong nhưng cuối cùng chọn lại được đội hình 10 người (7 nam – 3 nữ) gồm :  anh Công Tác (Đội phó - làm trưởng đội xung kích), Xuân Phong (đàn), Quốc Minh (đàn),  Anh Cung (sáng tác), Đức Phương (hát),  Văn Hậu (nam hát giọng nữ), Út Phương (xiếc, ảo thuật), Như Hương (múa), Thu Lành (hát ), Kim Anh (hát)… Mọi người chuẩn bị hành trang lên đường, lòng đầy háo hức…

BA :
Tháng 6 -7 /1980…Những ngày không thể quên được ở Anlung ven… Xe Dodge của Ban Tuyên Huấn – Phòng Chính trị F302 đưa Chính ủy Lại, đ/c liên lạc của Chính ủy và 10 anh chị em Đội Tuyên Văn  lên đường… xe chỉ đưa được đoàn đến khu vực E429 đóng quân là hết đường xe chạy, mọi người bắt đấu cuộc hành trinh đi bộ băng theo đường mòn trong rừng để vào Anlungven… Hành trang của Đội lúc đó là tay súng, tay đàn, lưng ba lô sách báo, giấy viết … để làm quà tặng các chiến sĩ . Tình hình lúc đó quân Pôn Pốt cài  mìn KP2 dày đặc cả khu rừng (đặc biệt là trên đường mòn), là sát thủ chính trong việc đốn gục các chiến sĩ của ta cộng với việc tàn quân Pôn Pốt liên tục phục kích dọc theo đường mòn di chuyển. Đội hình di chuyển với khoảng cách 10 mét 1 người, được các chiến sĩ  bảo vệ  theo kiểu  khóa đầu, khóa đuôi…dẫn dầu là 1 anh lính D25 Công binh đi trước dò mìn trên đường bằng cách … dùng một cây tre dài …đập qua đập lại… Mọi người được quán triệt là phải  nhìn và bước theo dấu chân của người đi trước để không đạp phải KP2 và phải luôn cảnh giới 2 bên coi chừng Pốt phục kích… Nhóm chiến sĩ thuộc chốt phía dưới đưa đoàn đi lên thì chốt phía trên cử người đi xuống đón và bàn giao giữa chặng… Đến mỗi chốt, mỗi đơn vị  thì  Chính ủy Lại cho dừng lại để nói chuyện động viên tinh thần chiến sĩ tại đó và Đội Xung Kích  phục vụ chương trình văn nghệ ( dù là chỉ  có 5, 7 chiến sĩ cũng phục vụ…) rồi di chuyển tiếp. Cứ thế… ngày đi, phục vụ ca hát….đêm mắc võng ngủ lại…Khoảng  3 ngày đêm thì đến Anlungven… Trong 3 ngày di chuyển đó, thật may mắn là đoàn hoàn toàn bình an mặc dù có vài lần các chiến sĩ  chốt trên xuống đón bị đạp mìn hay bị phục kích  trước khi đoàn đến…hoặc các chiến sỉ hộ tống đoàn đi, bàn giao xong quay về lại bị đạp mìn, bị phục kích…thỉnh thoảng là những tiếng nổ của mìn KP2…những tràng AK, súng cối lại vang lên giữ rừng…  mọi người không ai nói ra nhưng đều ngầm hiểu : Có chuyện rồi, có người “bị” rồi…

Sau 3 ngày đi bộ xuyên rừng… đoàn đến Anlungven…lúc đó thị trấn Anlungven chỉ còn sót lại mấy cái nền nhà gạch phủ đầy cây dại… không nói đây là thị trấn Anlungven thì không thể nào biết được. Con suối rộng chừng 20m trước khi vào thị trấn Anlungven được D25 Công binh làm một cây cầu bằng thân gỗ dầu có lan can vịn 2 bên rất đẹp…

Đội Văn Nghệ xung kích tiếp tục công tác phục vụ văn hóa – văn nghệ của mình đến  từng C, từng D của E201, có ngày diễn đến 3 suất, tinh thần mọi người trong Đội lúc đó rất cao, hát rất sung… không mệt mỏi… Có một chiều lúc chập choạng tối, khi Đội vừa đến 1 D của E201 (hình như là cứ diểm Đôn Sa thì phải Huh)  thì trời đổ cơn mưa đầu mùa…ngay lúc đó địch tập kích vào, tiếng pháo đạn cối, tiếng súng rền vang… ánh chớp lóe của đạn, của sấm sét (không biết cái nào là làn đạn, cái nào là làn chớp của sấm…) vạch ngang rừng đêm…và bóng các chiến sĩ lao ra hầm hào chiến đấu …tạo thành một hình ảnh vừa hùng tráng vừa bi thương, gian khổ…
Một lúc sau, tiếng súng thưa dần rồi  hết… khi cả Đội đã mắc võng nằm trong hầm hội trường D thi thấp thoáng có nhiều bóng người đến…rồi có tiếng hỏi…các anh chị đêm nay không hát à ? chúng tôi đã truy đuổi bọn chúng chạy xa rồi … Chính ủy Lại hỏi  anh em có hát cho chiến sĩ được bây giờ không ?  Thế  là cuộn võng lại … một ngọc đèn dầu nhỏ xíu  được thắp lên đặt trên bàn…. Tiếng đàn vang lên, ai hát thì đến đứng cạnh ngọn đèn cho anh em thấy mặt… Một đêm diễn văn nghệ nhớ đến suốt đời… không có tiếng vỗ tay, chỉ  có tiếng trầm trồ xuýt xoa khi các nữ chiến sĩ trong Đội bước vào vùng sáng của ngọn đèn dầu và say sưa hát những bài hát hào hùng của lính, những bài tình ca quê hương…. Khi Kim Anh “e ấp” bước vào vùng sáng ngọn đèn…có tiếng anh nào vang lên : Ôi đ/c “văn công” này …bé quá, cho xin địa chỉ quê hương đi…làm quen nhé… làm cho cô nàng càng thêm ngượng ngùng, bẽn lẽn…


BỐN :
Giữa tháng 7/1980… Theo kế hoạch thì  đoàn sẽ quay ra trước khi mùa mưa đến …Sau gần 15 ngày đoàn vào Anlungven…. rừng Anlungven bước vào mùa mưa… Và mùa sốt rét rừng đã đến…đâu đâu cũng có cảnh các chiến sĩ nằm run trên những chiếc võng do lên cơn sốt… Sốt rét hạ gục từng người, từng người một trong đoàn… Kim Anh sốt đầu tiên nhưng sáng nào cũng cố  gượng dậy tập thể dục để chống chọi lại cơn sốt… rồi Chính ủy Lại  sốt. anh liên lạc sốt, anh Tác sốt … rồi Thu Lành, rồi Như Hương… cứ mỗi ngày lại thêm 1,2 người không ngồi dậy nổi. Đội đã có 7/10 người nằm sốt… điều kiện thiếu thốn thuốc men hình như đã làm bệnh mỗi người nặng thêm…
Lúc đó có điện báo của Sư đoàn :  theo yêu cầu chính trị của QK7, một số nòng cốt của Đội Tuyên Văn F302 (hầu hết đang nằm trong Đội Xung Kích đi Anlungven) được chọn để lập thành một  nhóm ca khúc chính trị của quân đội, đại diện cho MT479 đang chiến đấu tại chiến trường K tham dự Liên hoan các Nhóm Ca Khúc Chính trị lần I tại TP.HCM, yêu cầu phải tập trung ra Siêm Riệp để tập dợt gấp… nhưng làm sao trở ra đây khi mọi người đều đang bị sốt rét rất nặng, không thể đi bộ vượt rừng 3 ngày để quay về được ? Biết tin, MT479 báo theo lịch mấy hôm nữa sẽ có trực thăng vào chuyển thương binh nặng ra, trực thăng sẽ đưa đoàn ra khỏi Anlungven (phải bỏ một chuyến chuyển thương binh nặng ra) …

 … Mấy ngày sau, khi  cả đoàn tập trung tai bãi đất trống cạnh bệnh xá E201chờ trực thăng vào đón … Trực thăng đáp xuống… Các anh thương binh đều biết trực thăng vào không phải để chuyển thương….Khi nhìn những anh thương binh nặng nằm nhìn ra trực thăng và nhìn đoàn, không nói gì nhưng ánh mắt như trách móc, như nói rằng : lẽ ra là chúng tôi phải được đi trên chuyến bay này…  Bỗng dưng mọi người ai cũng cảm thấy xấu hổ … Vậy là không ai bảo ai, mọi người đều bàn :  hay là mình cứ đi bộ trở ra, để các anh thương binh nặng có điều kiện đi điều trị sớm ?  Kim Anh là người gật đầu đầu tiên dù đã sốt liên tục mấy ngày không ăn uống gì được, bước chân loạng choạng như sắp ngã… Thế là Chính ủy Lại ra lệnh cho bệnh xá cáng các anh thương binh ra trực thăng…. Cả đoàn bước đi trở lại theo hướng cũ, xác định sẽ đi bộ trở ra khỏi Anlungven theo con đường cũ đã vào…
 
Lại 3 ngày dật dờ của đoàn người sốt rét, tuần tự từng người bám dây cáp giăng ngang để bơi qua con suối có chiếc cầu cây dầu do D25 làm (giờ đã biến mất dưới làn nước chảy xiết tràn bờ mênh mông…)…băng qua các con suối mà trước đó chỉ  chục ngày là những con suối khô cạn chỉ còn trơ cát dưới đáy… băng qua những cánh rừng mặt đất ngập nước, ai cũng ướt sũng cả ngày… Lại công binh dò mìn bằng cây tre …vệ binh hộ tống …ngày đi…đêm nằm mắc võng ngủ lại một đơn vị trên đường. Lúc đó Kim Anh đã kiệt sức lắm rồi…anh em bảo cô lên nằm võng để cáng đi như những người sốt nặng khác, nhưng cô nhất định từ chối, cứ lầm lủi bước những bước chân loạng choạng, loạng choạng… bước đi bằng ý chí …và hoàn toàn Kim Anh không ăn được miếng nào mỗi khi dừng chân dù anh em cố nài nỉ…

NĂM :
Ngày cuối cùng còn thấy Kim Anh…
Trưa ngày thứ 3 của cuộc hành quân trở về của “đoàn  người sốt rét”  thì ra khỏi khu rừng…xe của Phòng Chính trị đến đón đã đợi sẵn từ ngày hôm trước… các đ/c khác thì nằm dài trên xe vì kiệt sức, riêng Kim Anh vẫn cố ngồi dựa vào vách xe, lặng lẽ, chịu đựng…. (sau này nghe anh em Sư bộ kể lại thì hình ảnh gặp lại đoàn hôm đó thật … thê thảm!!!). Đến Phòng Chính Trị  Sư bộ, xe dừng lại để các đ/c còn khỏe hơn xuống…rồi xe tiếp tục đưa những đ/c quá yếu đi ngay bệnh xá Sư đoàn (có Chính ủy Lại, anh Công Tác, Kim Anh … và còn ai nữa... không nhớ hết)

SÁU : (Thanh Loan sẽ kể tiếp theo….)




Phần 6

Và đến chiều ngày 4/8/80 khi Kim Anh được đưa vào Bệnh xá nhập viện tại Khoa Nội , TL có ghé qua thăm Kim Anh TL. chỉ đứng nhìn Kim Anh thôi vì bạn ấy quá kiệt sức do sốt rét kéo dài và mấy hôm liền không ăn
uống gì được cả. Kim Anh rất dễ thương ,mái tóc sìton đen mượt, cặp mắt rất to ,nước da trắng trẻo khi nhìn thấy Kim Anh bọn y tá nữ em ai cũng thích, nhưng rồi niềm vui chúng em chưa trọn vẹn thật đau lòng các anh ạ.
Sáng ngày 5/8/80 khoảng 8g em có qua thăm kim Anh , em thấy Kim Anh đang ngồi trên giường bệnh và đôi mắt đang hướng về cửa láng bệnh binh , TL bước vào và hỏi Kim Anh khỏe chưa , Kim anh có muốn ăn cháo hay uống sữa không, Kim Anh cười khẽ và nói "các chị y tá khoa Nội cho em ăn rồi"

TL ngồi chơi với Kim Anh khoảng 15 phút thì TL đứng dậy vỗ vai Kim Anh "thôi em nằm nghỉ cho khỏe nha , chị về Khoa công tác xong rồi chị qua chơi với em", TL vừa đứng dậy và bước ra khỏi cửa láng bệnh binh chưa được 10 bước thì bỗng dưng Kim Anh lên cơn sốt cấp tính , mặc dù tất cả y BS đã cố  gắng cấp cứu cho Kim Anh nhưng vẫn không thể nào dành được sự sống cho Kim Anh về với anh em chúng tôi cả.
Tất cả chúng tôi ai cũng đau lòng vừa mất 1 người đồng đội ,và cũng là  1 người em gái .

Bọn nữ tụi em lau mình cho Kim Anh và thay quần áo mới cho em ấy rồi chải tóc cho em để tiễn đưa em lần cuối cùng, khoảng 1h sau xe hồng đến nhận xác em và đưa em về Xiêm Riệp.
 TL nghe các chú thông báo là đưa Kim Anh về XR ,rồi các chú sẽ liên hệ máy bay để kịp được xác Kim Anh về với gia đình, nhưng sau đó thì TL cũng chẳng nghe tin tức gì của Kim Anh nữa.

Thời gian trôi qua hơn 30 năm kể từ ngày Kim Anh mất đi, TL không hề biết 1 chút nào về Trần Kim Anh cả
có 1 lần TL đi họp mặt E 429 các anh có kể cho TL nghe về sự việc khi D2 được lệnh đi chuyển tử và thương bệnh binh ở E 201. Tất cả còn kẹt lại 1 tử, 6 thương, và 1 sốt. Lệnh chỉ huy là đưa tử ra trước, rồi tiếp tục đưa được 5 thương binh, còn kẹt  lại 1 thương và 1 bệnh sốt không thể đưa ra được, bệnh nhân sốt ấy chính là Trần Kim Anh, sau khi nghe các anh kể chuyện xong TL nhảy dựng lên, tại mấy anh nguyên tắc quá không biết linh động, lệnh thì lệnh nhưng cũng phải ưu tiên cho nữ trước chứ, tại mấy anh bỏ Kim Anh lại nên Kim Anh mới chết đó. Thấy TL bức xúc quá mấy anh cười và nói lãng sang chuyện khác.


Sau khi TL vào QSVN net, TL đã gặp được anh Mỹ Đen D25 f5 và anh Mỹ có cho TL biết Kim Anh được chôn tại Nghĩa Trang TP. Ô thứ 10 Q5. Sau đó TL quyết tâm phải đi tìm các anh chị ở đội Tuyên Văn F302 và muốn biết rõ thêm về nguyên nhân nào kim Anh bị sốt, và sốt tại đâu.
TL. điện thoại cho người đầu tiên là chỉ MC Vân Anh thì chị Vân Anh không biết rõ vì chuyến công tác đó chị ở nhà, thế là TL diện thoại tiếp cho anh Linh tóc đỏ là tay đàn của đội tuyên văn, anh Linh cũng trả lời giống như chị Vân Anh là chuyến đi lưu diển đó anh ở nhà.TL nhất định không bỏ cuộc và TL điện tiếp cho anh Sơn Tây thì anh sơn Tây cũng không có đi chuyến đó, chỉ có người biết rõ nhất là anh Cung.

Phần 7

Lại 1 lần  nữa TL lại có duyên găp anh Cung , vì chuyến xe định mệnh khi TL phục viên Anh Cung cùng với TL trên chuyến xe đó, và anh Cung đã bị thương bên đầu gối trái. Và cùng TL chạy sâu vào rừng với 6 anh chị nữa. Lần này thì TL và anh Cung chỉ gặp nhau qua điện thoại mà thôi , anh Cung có dt cho TL và bảo TL lấy giấy viết ra đi rồi anh đọc cho em ghi nhé, nhưng hôm đó TL bận đi diễn nên TL xin hẹn dịp khác.
Anh Cung vui vẻ trả lời TL, không sao hôm khác vậy em nhé, và cho mãi đến hôm nay anh Cung đã tiếp sức cho TL phần đầu bài , thân bài, TL viết tiếp phần kết luận cho trọn bài viết về người nữ đồng đội của chúng tôi. Đây là tâm nguyện của TL và Loan nghĩ rằng Kim Anh sẽ rất vui, sau hơn 30 năm thân xác rã rời nhưng cái tên Trần Kim Anh vẫn còn mãi mãi trong lòng mọi người, nhất là các anh em trong QSVN net khi đã đọc hết chuyện kể về cô tuyên văn F302 ,do 2 anh em chúng tôi đã đem hết tâm tư ,nguyện vọng của mình để viết lên trang QSVN net, của ngày hôm nay.(Ảnh Cung và Thanh Loan)xin chào thân ái.

Anh Cung ơi , em cảm ơn anh nhiều lắm lắm ,vì anh đã tiếp sức cho em trong topic của em Kiss Kiss Kiss








« Sửa lần cuối: 22 Tháng Giêng, 2011, 02:11:18 am gửi bởi ThanhLoanYTaF302 » Logged
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #416 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2011, 09:44:17 am »

… Mấy ngày sau, khi  cả đoàn tập trung tai bãi đất trống cạnh bệnh xá E201chờ trực thăng vào đón … Trực thăng đáp xuống… Các anh thương binh đều biết trực thăng vào không phải để chuyển thương….Khi nhìn những anh thương binh nặng nằm nhìn ra trực thăng và nhìn đoàn, không nói gì nhưng ánh mắt như trách móc, như nói rằng : lẽ ra là chúng tôi phải được đi trên chuyến bay này…  Bỗng dưng mọi người ai cũng cảm thấy xấu hổ … Vậy là không ai bảo ai, mọi người đều bàn :  hay là mình cứ đi bộ trở ra, để các anh thương binh nặng có điều kiện đi điều trị sớm ?  Kim Anh là người gật đầu đầu tiên dù đã sốt
Và đến chiều ngày 4/8/80 khi Kim Anh được đưa vào Bệnh xá nhập viện tại Khoa Nội , TL có ghé qua thăm Kim Anh TL. chỉ đứng nhìn Kim Anh thôi vì bạn ấy quá kiệt sức do sốt rét kéo dài và mấy hôm liền không ăn
Bọn nữ tụi em lau mình cho Kim Anh và thay quần áo mới cho em ấy rồi chải tóc cho em để tiễn đưa em lần cuối
 Anh Cung ơi , em cảm ơn anh nhiều lắm lắm ,vì anh đã tiếp sức cho em trong topic của em Kiss Kiss Kiss

Chuyện về TRẦN KIM ANH và  Đội Tuyên Văn F302 - Chuyến đi phục vụ Văn Nghệ Xung Kích  không thể nào quên đến  E201 - Anlungven (1980)

      Cám ơn anh Nguyễn ảnh Cung và Thanh Loan.....một bài viết rất hay....! một câu chuyện thật cảm động cho đồng đội mình ngày ấy....!!nếu như Kim Anh về sớm hơn theo chuyến bay, điều trị kịp thời có lẽ cơn sốt ác tính không cướp đi mạng sống của Kim Anh...!!bởi vậy khi tổng kết số liệu QTNVN hy sinh ở Campuchia riêng con số chết vì sốt rét ác tính đã lên đến hàng ngàn người, một con số rất lớn. sự hy sinh, gian khổ ở một chiến trường nhiệt đới, rừng rậm, khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, với những khó khăn không thể tưởng tượng được....vậy mà anh em đội tuyên văn sư đoàn 302 vẫn không ngại hy sinh gian khổ, để rồi lên tuyến đầu phục vụ văn nghệ xung kích cho anh em E201, thật là cảm động cho tinh thần các anh em mình thời đó...Và nhân ngày họp mặt anh em QSVN vừa qua, tôi có gặp chị THU một cựu chiến binh lính thông tin thời chống mỹ chị tâm sự " Khi vào QSVN.net, đọc những bài viết của anh em, tôi không thể ngờ rằng anh em mình khổ cực đến như vậy....! hy sinh nhiều đến như vậy..."
 Bây giờ bên hướng 302 ThanhLoan YTa có thêm anh ( Linh 76_81 ) và mong rằng hai cây bút nầy sẽ đưa anh em chúng ta đến những kỹ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ của người lính năm xưa...mà mãi đến hôm nay chúng ta mới biết được, những điều kỳ diệu, những câu chuyện cảm động nhất, và chúng tôi mong chờ điều ấy.....!!!













« Sửa lần cuối: 23 Tháng Giêng, 2011, 05:55:00 pm gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

ThanhLoanYTaF302
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 553



« Trả lời #417 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2011, 03:13:16 pm »

… Mấy ngày sau, khi  cả đoàn tập trung tai bãi đất trống cạnh bệnh xá E201chờ trực thăng vào đón … Trực thăng đáp xuống… Các anh thương binh đều biết trực thăng vào không phải để chuyển thương….Khi nhìn những anh thương binh nặng nằm nhìn ra trực thăng và nhìn đoàn, không nói gì nhưng ánh mắt như trách móc, như nói rằng : lẽ ra là chúng tôi phải được đi trên chuyến bay này…  Bỗng dưng mọi người ai cũng cảm thấy xấu hổ … Vậy là không ai bảo ai, mọi người đều bàn :  hay là mình cứ đi bộ trở ra, để các anh thương binh nặng có điều kiện đi điều trị sớm ?  Kim Anh là người gật đầu đầu tiên dù đã sốt
Và đến chiều ngày 4/8/80 khi Kim Anh được đưa vào Bệnh xá nhập viện tại Khoa Nội , TL có ghé qua thăm Kim Anh TL. chỉ đứng nhìn Kim Anh thôi vì bạn ấy quá kiệt sức do sốt rét kéo dài và mấy hôm liền không ăn
Bọn nữ tụi em lau mình cho Kim Anh và thay quần áo mới cho em ấy rồi chải tóc cho em để tiễn đưa em lần cuối
 Anh Cung ơi , em cảm ơn anh nhiều lắm lắm ,vì anh đã tiếp sức cho em trong topic của em Kiss Kiss Kiss

Chuyện về TRẦN KIM ANH và  Đội Tuyên Văn F302 - Chuyến đi phục vụ Văn Nghệ Xung Kích  không thể nào quên đến  E201 - Anlungven (1980)
      Cám ơn anh Cung và Thanh Loan.....một bài viết rất hay, một câu chuyện thật cảm động cho đồng đội mình ngày ấy...nếu như Kim Anh về sớm hơn theo chuyến bay, điều trị kịp thời có lẽ cơn sốt ác tính không cướp đi mạng sống của Kim Anh...!!bởi vậy khi tổng kết số liệu QTNVN hy sinh ở Campuchia riêng con số chết vì sốt rét ác tính đã lên đến hàng ngàn người, một con số rất lớn. sự hy sinh, gian khổ ở một chiến trường nhiệt đới, rừng rậm, khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, với những khó khăn không thể tưởng tượng được....Và nhân ngày họp mặt anh em QSVN vừa qua, tôi có gặp chị THU một cựu chiến binh thời chống mỹ chị tâm sự " Khi vào QSVN.net, đọc những bài viết của anh em, tôi không thể ngờ rằng anh em mình khổ cực đến như vậy....! hy sinh nhiều đến như vậy..."
 Bây giờ bên hướng 302 ThanhLoan YTa có thêm anh ( Linh 76_81 ) và mong rằng hai cây bút nầy sẽ đưa anh em chúng ta đến những kỹ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ của người lính năm xưa...mà mãi đến hôm nay chúng ta mới biết được, những điều kỳ diệu, những câu chuyện cảm động nhất, và chúng tôi mong chờ điều ấy.....!!!


Anh Thiện Đức ơi, khi TL đưa được bài viết về cô tuyên văn f302 là Trần Kim Anh lên topic của TL.
Là niềm vui sướng trong lòng  TL gấp trăm ngàn lần, nếu như không có được sự chia sẽ và tâm huyết của anh Ảnh Cung thì TL sẽ không thực hiện được ,tâm tư, nguyện vọng của mình.
TL xin bật mí về người anh tài ba ,có cái tên rất đẹp là NGUYỄN ẢNH CUNG  cho các anh biết thêm nhé, ngày đầu tiên TL được thủ trưởng Lê Văn Lại đưa về tuyên văn, dù chỉ 1 ngày nhưng anh Cung là người động viên ,an ủi TL nên ở lại đội tuyên văn.
Qua sáng ngày hôm sau em đào ngũ mất tiêu rồi hi,hi, anh Cung vừa sáng tác cho đội, vừa là biên đạo múa, và cho đến hiên nay anh là phó Tổng Giám Đốc của 1 công ty lớn của nhà nước, TL xin được dấu tên C.Ty khi chưa được phép của anh ấy. Xem chừng anh Sapaco sẽ đoán trúng đấy Kiss













« Sửa lần cuối: 22 Tháng Giêng, 2011, 06:45:29 pm gửi bởi ThanhLoanYTaF302 » Logged
ancakho
Thành viên
*
Bài viết: 281


« Trả lời #418 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2011, 03:42:52 pm »

he he, bác Cung được nêu gương tiết kiệm điện của quận Tân Bình!   Grin
Logged

”˙ıɐ uầɹʇ ɯốnɥu ểđ ớɥɔ' ʇénb ıùɥɔ ɯăɥɔ ờıƃ ờıƃ' ƃuás ƃuơưƃ ıàđ ưɥu ɯâʇ' ềđ ồq ıộɔ àl uâɥʇ“
concopxamcuamiendong
Thành viên
*
Bài viết: 134


cọp lìa rừng, cọp về thành phố


« Trả lời #419 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2011, 09:05:39 pm »

  chị tL ơi câu chuyện thật hây và cảm động cùa chị kim anh đội tuyên văn,nhưng sốt rét ác tính kg thể cứu vãn được đâu chị ạ,đ/v em cũng có trường họp như vậy đó chi tL ơi kg hs ở trận chiến mà hs trên võng thật đau Lòng Lắm chị ơi.em kể chị nghe nhé tối hôm đó khoảng chừng 24h đêm toàn D1 hành quân nhắm hướng bắc mà đi.5h sáng tới phum toàn D trải Quân theo hình chữ v và ém lại chờ hừng sáng mới bắt đầu chụp phum,6h sáng ts và C3 phát hiện pốt tất cả hỏa Lực bắt đầu nhã đạn(trong đó có LOng ở P 8 Q 11 cũng bắn B40)sau khi hỏa Lực hoàn tất và đại liên phát huy xong tất cả C3 và ts vượt sông(nói là sông thiệt ra củng kg Lớn Lắm)sau khi vượt sông thì C1 và C2 iểm trợ sau khi vào được phum thì C1C2 vượt sông vào Luôn,sau khi vào trong rồi toàn bộ đ/v triển khai cảnh giới và D/V nghỉ lại đó một đêm cũng chính phum đó đả cướp đi mạng sống thằng bạn thân nhất của em nó cũng bị sốt rét ác tính chưa đầy 1 giờ là đi rồi đó chị tL ơi hihi Tongue Undecided có gì kg phải xin đừng cười nhá các bác
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM