Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 06:37:49 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thanh Loan Y tá F302 tìm đồng đội và đồng nghiệp cũ  (Đọc 289982 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #140 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 02:50:31 am »

hehe em cũng đang thắc mắc chị xinh đẹp ,hát hay mà tại sao không ở văn công lại mần y tá  Grin
@Yta262 : hehe chắc anh cũng hú vía vì suýt phạm tội dụ dỗ trẻ vị thành niên hén  Grin ráng theo yểm trợ cho đồng đội , đồng nghiệp , đồng hương nghen  Grin
 
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #141 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 02:51:09 am »

Phần 3
     Rối có một buổi sáng thủ trưởng phòng chính trị f30 xuống tiểu đoàn , Loan chỉ nhớ thủ trưởng tên là (LẠI) khi chú ấy nghe em ca bài hát ( hành khúc ngày và đêm ) phục vụ cho các anh học viên của tiểu đoàn
thì chú gọi  lên và bắt Loan về thu xếp quân tư trang lên xe du lịch với chú rồi chú đưa  qua (Văn Công sư đoàn) các anh biết không tối đêm đó Loan khóc quá trời vừa nhớ mấy bạn nữ, vừa nhớ đơn vị không thể ngủ được mặc dù các anh chị trong đội tuyên văn khuyên  hết lời cố giữ lại nhưng Loan cương quyết bỏ trốn về lại đơn vị cũ, mà quân đôi gọi là "đào ngũ "đó các anh Loan tưởng bị kỷ luật nhưng mà không hề bị gì cả chắc tại thấy  Loan còn bé quá tha tội chết cho Loan  đó hi..hi..
Khi Loan  quay lại ĐV mấy chú và mấy anh thủ trưởng nhìn Loan cười và nói "sướng không chịu lại thích chịu khổ" nhưng Loan vẩn thấy vui như mở cờ trong bụng tưởng rằng mình sẽ bi la, không dè Loan không bị sao cả hi ,hi?
Thế là vào sáng ngày 05/01/79 bọn nữ tụi Loan 14 đứa thật sự rất buồn, khi nghe tin sư đoàn bộ thông báo tất cả nữ đi học  lớp y tá của sư đoàn  mở lớp dạy ,đúng vào ngày giải phóng campuchia 07/01/1979 là ngày 08/01/79 bọn nữ tụi Loan vác ba lô trên vai và leo lên xe Hồng Hà để qua bên đó luôn.
Anh biết không khi đi tụi Loan cón không biết đi đâu nữa chỉ biết đi về sư đoàn học y tá thôi, trên đường đi từ Dương minh Châu đến Kong bonChàm rồi Kong bonThom  Loan mới biết là mình qua k, rồi cô bé TL lại nhớ nhà nhớ Bà Ngoại già nhưng lập trường không thay đổi nha anh, trên đường đi bọn nữ tụi Loan mấy phen đỏ mặt vì có mấy người PN dân bản xứ chỉ quấn sà rong nhưng không mặc áo , mấy anh nam khoái chí còn kêu bọn nữ tụi  Loan để chỉ trời ... mắc cở chết đi dươc?
...
Nữ quân nhân mà cũng ba gai quá vậy  Grin. TLoan qua tuyên văn mới là đúng sở trường, nhưng lính chiến trường mà, tất cả phải xốc về phía trước, chuyện văn nghệ văn gừng tạm gát qua 1 bên.

@Yta262 : hehe chắc anh cũng hú vía vì suýt phạm tội dụ dỗ trẻ vị thành niên hén  Grin ráng theo yểm trợ cho đồng đội , đồng nghiệp , đồng hương nghen  Grin

@haanh: haanh lạc đề rồi nghe, đang kể chuyện của ThanhLoan mà  Grin  Grin. Kể cũng may thiệt, "hay không bằng hên" thiệt  Grin  Grin, giờ chỉ tiếc mấy gói Sa Mít ngọt ngào thôi, haanh ơi.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2010, 08:49:26 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Hai Kinh Tế
Thành viên
*
Bài viết: 102


« Trả lời #142 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 03:25:30 am »

Phần 3

  
    
Thế là vào sáng ngày 05/01/79 bọn nữ tụi Loan 14 đứa thật sự rất buồn, khi nghe tin sư đoàn bộ thông báo tất cả nữ đi học  lớp y tá của sư đoàn  mở lớp dạy ,đúng vào ngày giải phóng campuchia 07/01/1979 là ngày 08/01/79 bọn nữ tụi Loan vác ba lô trên vai và leo lên xe Hồng Hà để qua bên đó luôn.
các anh biết không khi đi tụi Loan còn không biết đi đâu nữa chỉ biết đi về sư đoàn học y tá thôi, trên đường đi từ Dương minh Châu đến KongbonCham rồi KongbonThom  Loan mới biết là mình qua k, rồi cô bé TL lại nhớ nhà nhớ Bà Ngoại già nhưng lập trường không thay đổi , trên đường đi bọn nữ tụi Loan mấy phen đỏ mặt vì có mấy người PN dân bản xứ chỉ quấn sà rong nhưng không mặc áo , mấy anh nam khoái chí còn kêu bọn nữ tụi  Loan để chỉ trời ... mắc cở chết đi được.
   Khi tới kong bonThom , tất cả các anh em học viên ra trường của các E trở về đơn vị cùng đi chung là 3 xe, tới nơi là 6g chiều tất cả chuẩn bị nấu cơm ăn, đơn vị Loan ngủ tại ngôi nhà có 2 tầng hình như là trường học thì đúng hơn.Phía trước ngôi trường có một hồ nước như hồ con Rùa mình vậy, anh em múc nước đó nấu cơm, tắm giặt, đánh răng , còn trong gian nhà trên tường của nhiều lớp, nhưng Loan gọi là phòng để ngủ tạm qua đêm , anh biết không toàn là những vết máu vẩn còn mùi tanh, sáng hôm sau trời sáng hẳn tất cả lên xe đi tiếp bọn Loan nhìn xuống hồ trời ơi.......?  nước màu đỏ  nhạt lúc đó tụi Loan  muốn móc họng để ói ra hết nhưng mà.... không ói được các  anh ơi






Vậy chị cũng là một trong những người tham gia vào đoàn quân GP Kampuchia trong những ngày đầu, thật kính phục kính phục. Xin chị cứ tiếp đều đều những ngày đầu gian khổ của Nữ Quân Nhân VN trên chiến trường K đàn em luôn trông từng ngày đây....Thanks
Logged
ThanhLoanYTaF302
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 553



« Trả lời #143 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 03:34:00 am »

Phần 4

          Tiếp tục hành trình, thế là 3 xe chạy thẳng qua Siêm Riệp sau đó Loan học y tá tại đây học viên tất cả gần 100,cả lớp có 14 nữ ,còn lại là nam chia thành 6A, 14 nữ là A6 ,Thời gian học của  Loan là 6 tháng từ tháng 01/ 79 đến 06/79  Loan ra trường ,tất cả các anh nam thì về lại trung đoàn của mình còn 14 nữ  chia ra hai nơi, 4 cô phục vụ đội phẫu tiền phương trong đó có TL , 8 cô còn lại phục vụ bệnh xá sư đoàn cho khoa ngoại và khoa nội.
 Loan lên đội phẫu tiền phương được 3 tháng tai Sầm rông , lúc đầu mới ra trường gian truân lắm mấy anh ơi, sinh hoạt của nữ thiếu thốn mọi mặt, ăn uống không được đầy đủ,  Loan phải thay nhau 2 nữ ở lại chăm sóc TBB còn 2 nữ vào rừng hái rau thêm về cải thiện bữa ăn cho anh em trong khoa vì thời đó  Loan  ăn cơm chủ yếu với "nước mắt quê hương"  anh có hiểu "nước mắt quê hương" là gì không…? Là muối hột cho nước vào lắng lấy nước trong đem đun sôi cho vào một chút bột ngọt (mì chính) châm với rau luộc là các loại rau mà Loan đi hái về.
   Ngày đầu tiên đi cải thiện Loan rất sợ , vì khi đi sâu vào rừng  thấy những chiếc đầu lâu trắng xóa,lớn có nhỏ có,ngổn ngang cùng với những sợi dây xích bị đốt cháy,nhưng rồi dần dần Loan cũng quen.Còn về chuyên môn thì Loan phải cấp cứu những ca TBB nặng trong điều kiện thiếu thốn không được như ở thành phố,thầy trò Loan  đứng mổ suốt 4,5 tiếng đồng hồ rã rời cả tay chân và khi mổ Loan phải thay phiên nhau ngồi quay đèn để soi cho thầy mổ,vừa cấp cứu TBB vừa lo nơm nớp vì sợ địch phục kích
Có một hôm cấp cứu 1 ca thương binh nặng bị cụt bàn chân phải, đang mổ thì bị địch phục kích và rồi thầy trò phải lo tắt tất cả đèn  nhanh chóng khiêng TBB xuống hầm để cấp cứu tiếp.Bây giờ nghĩ đến những tình cảnh hiểm nghèo đó Loan vẫn còn thấy sợ.Thời gian  phục vụ tại đội phẫu tiền phương được 3 tháng thì Loan được điều về bệnh xá sư đoàn đóng quân tại Chong Kal


« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 04:09:02 am gửi bởi ThanhLoanYTaF302 » Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #144 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 07:13:53 am »

Phần 4

          Tiếp tục hành trình, thế là 3 xe chạy thẳng qua Siêm Riệp sau đó Loan học y tá tại đây học viên tất cả gần 100,cả lớp có 14 nữ ,còn lại là nam chia thành 6A, 14 nữ là A6 ,Thời gian học của  Loan là 6 tháng từ tháng 01/ 79 đến 06/79  Loan ra trường ,tất cả các anh nam thì về lại trung đoàn của mình còn 14 nữ  chia ra hai nơi, 4 cô phục vụ đội phẫu tiền phương trong đó có TL , 8 cô còn lại phục vụ bệnh xá sư đoàn cho khoa ngoại và khoa nội.
 Loan lên đội phẫu tiền phương được 3 tháng tai Sầm rông , lúc đầu mới ra trường gian truân lắm mấy anh ơi, sinh hoạt của nữ thiếu thốn mọi mặt, ăn uống không được đầy đủ,  Loan phải thay nhau 2 nữ ở lại chăm sóc TBB còn 2 nữ vào rừng hái rau thêm về cải thiện bữa ăn cho anh em trong khoa vì thời đó  Loan  ăn cơm chủ yếu với "nước mắt quê hương"  anh có hiểu "nước mắt quê hương" là gì không…? Là muối hột cho nước vào lắng lấy nước trong đem đun sôi cho vào một chút bột ngọt (mì chính) châm với rau luộc là các loại rau mà Loan đi hái về.
   Ngày đầu tiên đi cải thiện Loan rất sợ , vì khi đi sâu vào rừng  thấy những chiếc đầu lâu trắng xóa,lớn có nhỏ có,ngổn ngang cùng với những sợi dây xích bị đốt cháy,nhưng rồi dần dần Loan cũng quen.Còn về chuyên môn thì Loan phải cấp cứu những ca TBB nặng trong điều kiện thiếu thốn không được như ở thành phố,thầy trò Loan  đứng mổ suốt 4,5 tiếng đồng hồ rã rời cả tay chân và khi mổ Loan phải thay phiên nhau ngồi quay đèn để soi cho thầy mổ,vừa cấp cứu TBB vừa lo nơm nớp vì sợ địch phục kích
Có một hôm cấp cứu 1 ca thương binh nặng bị cụt bàn chân phải, đang mổ thì bị địch phục kích và rồi thầy trò phải lo tắt tất cả đèn  nhanh chóng khiêng TBB xuống hầm để cấp cứu tiếp.Bây giờ nghĩ đến những tình cảnh hiểm nghèo đó Loan vẫn còn thấy sợ.Thời gian  phục vụ tại đội phẫu tiền phương được 3 tháng thì Loan được điều về bệnh xá sư đoàn đóng quân tại Chong Kal


Yta262 thấy tối mấy cô được miễn gác thì phải. Hồi đó ThanhLoan có được phát súng AK không vậy? Hình như 2 nữ giữ 1 súng phải không? Yta nhớ cô Hoa thường qua hỏi kỹ thuật lao chùi súng AK & CKC.
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
ThanhLoanYTaF302
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 553



« Trả lời #145 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 08:12:11 am »

Phần 4

          Tiếp tục hành trình, thế là 3 xe chạy thẳng qua Siêm Riệp sau đó Loan học y tá tại đây học viên tất cả gần 100,cả lớp có 14 nữ ,còn lại là nam chia thành 6A, 14 nữ là A6 ,Thời gian học của  Loan là 6 tháng từ tháng 01/ 79 đến 06/79  Loan ra trường ,tất cả các anh nam thì về lại trung đoàn của mình còn 14 nữ  chia ra hai nơi, 4 cô phục vụ đội phẫu tiền phương trong đó có TL , 8 cô còn lại phục vụ bệnh xá sư đoàn cho khoa ngoại và khoa nội.
 Loan lên đội phẫu tiền phương được 3 tháng tai Sầm rông , lúc đầu mới ra trường gian truân lắm mấy anh ơi, sinh hoạt của nữ thiếu thốn mọi mặt, ăn uống không được đầy đủ,  Loan phải thay nhau 2 nữ ở lại chăm sóc TBB còn 2 nữ vào rừng hái rau thêm về cải thiện bữa ăn cho anh em trong khoa vì thời đó  Loan  ăn cơm chủ yếu với "nước mắt quê hương"  anh có hiểu "nước mắt quê hương" là gì không…? Là muối hột cho nước vào lắng lấy nước trong đem đun sôi cho vào một chút bột ngọt (mì chính) châm với rau luộc là các loại rau mà Loan đi hái về.
   Ngày đầu tiên đi cải thiện Loan rất sợ , vì khi đi sâu vào rừng  thấy những chiếc đầu lâu trắng xóa,lớn có nhỏ có,ngổn ngang cùng với những sợi dây xích bị đốt cháy,nhưng rồi dần dần Loan cũng quen.Còn về chuyên môn thì Loan phải cấp cứu những ca TBB nặng trong điều kiện thiếu thốn không được như ở thành phố,thầy trò Loan  đứng mổ suốt 4,5 tiếng đồng hồ rã rời cả tay chân và khi mổ Loan phải thay phiên nhau ngồi quay đèn để soi cho thầy mổ,vừa cấp cứu TBB vừa lo nơm nớp vì sợ địch phục kích
Có một hôm cấp cứu 1 ca thương binh nặng bị cụt bàn chân phải, đang mổ thì bị địch phục kích và rồi thầy trò phải lo tắt tất cả đèn  nhanh chóng khiêng TBB xuống hầm để cấp cứu tiếp.Bây giờ nghĩ đến những tình cảnh hiểm nghèo đó Loan vẫn còn thấy sợ.Thời gian  phục vụ tại đội phẫu tiền phương được 3 tháng thì Loan được điều về bệnh xá sư đoàn đóng quân tại Chong Kal


Yta262 thấy tối mấy cô được miễn gác thì phải. Hồi đó ThanhLoan có được phát súng AK không vậy? Hình như 2 nữ giữ 1 súng phải không? Yta nhớ cô Hoa thường qua hỏi kỹ thuật lao chùi súng AK & CKC.
Bọn nữ tụi em đứa nào cũng có 1 cây ak hết. Vừa làm công tác chuyên môn vừa bị phân công gác mỗi đêm 1 giờ đó y tá 262 ơi, nhưng em ít gác lắm em nhờ anh Võ Quốc Hùng cùng khoa ngoại gác dùm em , có nhiều khi trực chuyên môn mệt quá thức gác không nổi, nhưng bù lại 1 gói sa Mic ....?
Bây giờ anh em gặp nhau anh Hùng nói "ngày xưa anh ngu thiệt bị em dụ '' có 1 gói Sa Mic mà đánh đổi cả đời trai. Anh Hùng bây giờ là BS Nha Khoa đó anh .
Logged
ThanhLoanYTaF302
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 553



« Trả lời #146 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 10:26:27 am »


Phần 5
************
       Về bệnh xá sư đoàn ở ChongKal đỡ vất vã hơn so với trạm xá tiền phương nhưng khổ nổi mình là phụ nữ mà toàn là gặp những ca gì đâu không các anh ạ !! đa số các anh bộ đội mình hay bị bệnh dư bao quy đầu, Loan cũng đã đứng phục vụ đưa dụng cụ để cắt. Loan còn nhớ anh Mai Xuân Toàn là trưởng khoa ngoại của Loan,hiện nay anh ở ngoài Bắc,anh hay nói tếu mỗi khi vào ca mổ này,biết Loan và các bạn nữ  hay mắc cỡ thế là khi cắt xong phần da dư anh làm thao tác kéo da lên đo cho vừa...và nói "20 năm mới thấy mặt trời,xong rồi đấy,may lại cho đẹp thằng cu nhé!" Thầy trò nhìn nhau mà cười,mấy anh thương binh lúc mổ các anh được gây mê nên không biết gì cả,sau khi mổ xong qua ngày sau thì thay băng để rửa vết thương thì mấy anh lại mắc cỡ cứ theo năn nỉ y tá nam thay băng dùm đừng cho y tá nữ thay băng,nhưng có năn nỉ mấy cũng chẳng được vì ca trực của ai thì người đó phải làm. Mấy anh biết sao không,hôm đó là ca của Loan  trực, đến bây giờ vẫn còn nhớ,mỗi khi nghĩ đến vẫn còn buồn cười...
      Loan gọi tên " Mời đồng chí ... vào thay băng" Anh ta đỏ mặt đi từ từ vô phòng thay băng mà thú thật với mấy anh lúc đó Loan mắc cỡ còn hơn anh ấy nữa kìa  nhưng vẫn phải làm mặt lạnh "Đồng chí lẹ lên dùm đi,còn nhiều đồng chí khác nữa" Loan bảo " Cởi quần ra ,lẹ lên,leo lên bàn" Nhìn anh ta đỏ mặt cứ đứng trơ trơ không chịu cởi quần ra, Loan la lên " Đồng chí lẹ lên dùm" Sau khi thay băng xong,buổi chiều Loan qua bên láng dưỡng bệnh của thương binh để phát thuốc cho các anh bộ đội,anh bộ đội đó ko dám nhìn mặt  Loan mà  Loan cũng vậy,ko dám nhìn mặt ảnh (quê muốn chết!) Không biết bộ đội mình bệnh gì mà kì cục,tự nhiên lại có cái bệnh trên đầu thằng nhỏ phải đội mũ...hihi
Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #147 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 11:47:15 am »

   Bọn nữ tụi em đứa nào cũng có 1 cây ak hết. Vừa làm công tác chuyên môn vừa bị phân công gác mỗi đêm 1 giờ đó y tá 262 ơi, nhưng em ít gác lắm em nhờ anh Võ Quốc Hùng cùng khoa ngoại gác dùm em , có nhiều khi trực chuyên môn mệt quá thức gác không nổi, nhưng bù lại 1 gói sa Mic ....?
Bây giờ anh em gặp nhau anh Hùng nói "ngày xưa anh ngu thiệt bị em dụ '' có 1 gói Sa Mic mà đánh đổi cả đời trai. Anh Hùng bây giờ là BS Nha Khoa đó anh . Loan gọi tên " Mời đồng chí ... vào thay băng" Anh ta đỏ mặt đi từ từ vô phòng thay băng mà thú thật với mấy anh lúc đó Loan mắc cỡ còn hơn anh ấy nữa kìa  nhưng vẫn phải làm mặt lạnh "Đồng chí lẹ lên dùm đi,còn nhiều đồng chí khác nữa" Loan bảo " Cởi quần ra ,lẹ lên,leo lên bàn" Nhìn anh ta đỏ mặt cứ đứng trơ trơ không chịu cởi quần ra, Loan la lên " Đồng chí lẹ lên dùm" Sau khi thay băng xong,buổi chiều Loan qua bên láng dưỡng bệnh của thương binh để phát thuốc cho các anh bộ đội,anh bộ đội đó ko dám nhìn mặt  Loan mà  Loan cũng vậy,ko dám nhìn mặt ảnh (quê muốn chết!) Không biết bộ đội mình bệnh gì mà kì cục,tự nhiên lại có cái bệnh trên đầu thằng nhỏ phải đội mũ...hihi
 
   Chà MT479 (bim bim  ) còn cung cấp cả samit cho nữ yta để phục vụ vấn đề gác sách ! thế mà các bác CCB chiến trường k cứ kêu thiếu thuốc,có lúc phải hút lá cò ke  Grin
    Đó không phải là 1 bệnh chị TL ơi,mà là một tình trang khá phổ biến với bé trai,nhất là ở MB trước 1975 (ở MN thì được cắt từ nhỏ dù có hẹp hay không Grin) ,và không phân biệt màu da,anh cao to hay thấp bé,có khi nó lại là điểm yếu của mấy bác cao to hoành tráng,bặm trơn ấy chứ hihi .
   
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
ThanhLoanYTaF302
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 553



« Trả lời #148 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 12:39:38 pm »

   Bọn nữ tụi em đứa nào cũng có 1 cây ak hết. Vừa làm công tác chuyên môn vừa bị phân công gác mỗi đêm 1 giờ đó y tá 262 ơi, nhưng em ít gác lắm em nhờ anh Võ Quốc Hùng cùng khoa ngoại gác dùm em , có nhiều khi trực chuyên môn mệt quá thức gác không nổi, nhưng bù lại 1 gói sa Mic ....?
Bây giờ anh em gặp nhau anh Hùng nói "ngày xưa anh ngu thiệt bị em dụ '' có 1 gói Sa Mic mà đánh đổi cả đời trai. Anh Hùng bây giờ là BS Nha Khoa đó anh . Loan gọi tên " Mời đồng chí ... vào thay băng" Anh ta đỏ mặt đi từ từ vô phòng thay băng mà thú thật với mấy anh lúc đó Loan mắc cỡ còn hơn anh ấy nữa kìa  nhưng vẫn phải làm mặt lạnh "Đồng chí lẹ lên dùm đi,còn nhiều đồng chí khác nữa" Loan bảo " Cởi quần ra ,lẹ lên,leo lên bàn" Nhìn anh ta đỏ mặt cứ đứng trơ trơ không chịu cởi quần ra, Loan la lên " Đồng chí lẹ lên dùm" Sau khi thay băng xong,buổi chiều Loan qua bên láng dưỡng bệnh của thương binh để phát thuốc cho các anh bộ đội,anh bộ đội đó ko dám nhìn mặt  Loan mà  Loan cũng vậy,ko dám nhìn mặt ảnh (quê muốn chết!) Không biết bộ đội mình bệnh gì mà kì cục,tự nhiên lại có cái bệnh trên đầu thằng nhỏ phải đội mũ...hihi
 
   Chà MT479 (bim bim  ) còn cung cấp cả samit cho nữ yta để phục vụ vấn đề gác sách ! thế mà các bác CCB chiến trường k cứ kêu thiếu thuốc,có lúc phải hút lá cò ke  Grin
    Đó không phải là 1 bệnh chị TL ơi,mà là một tình trang khá phổ biến với bé trai,nhất là ở MB trước 1975 (ở MN thì được cắt từ nhỏ dù có hẹp hay không Grin) ,và không phân biệt màu da,anh cao to hay thấp bé,có khi nó lại là điểm yếu của mấy bác cao to hoành tráng,bặm trơn ấy chứ hihi .
   
BS Chung ơi, thanh Loan biết mà nhưng tại cuối câu chuyện phải tếu một chút cho thư giản đó thôi còn nữa từ từ TL  sẽ kể tiếp?
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #149 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2010, 01:16:02 pm »

hehe mấy ông ba khiêng hai kiêu hùng thật , đánh nhau sống chết không lo lại lo chăm sóc sắc đẹp của thằng nhỏ  Grin Xem ra mấy chuyện têu táo của em để đề cao tinh thần lạc quan yêu đời của lính không ép phê bằng chuyện giải phẩu thẩm mỹ này rồi  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM