Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:14:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)  (Đọc 268921 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #90 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2011, 09:07:19 pm »

Xe tăng chủ lực T-72




Đoàn xe tăng T-72A thuộc sư đoàn bộ binh cơ giới Samara - Ulianov, Berdichev số 24. Huân chương sắt trong Cách mạng tháng 10, ba lần Huân chương Cờ đỏ, các huân chương Suvorov và Bogdan Khmelnits. Quân khu Prikarpat, tháng 8 năm 1987.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #91 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2011, 09:07:46 pm »

Lịch sử chế tạo

Điều này có thể làm cho người đọc cảm thấy lạ lẫm, nhưng mệnh lệnh chế tạo xe tăng T-72 của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô từ ngày 15 tháng 8 năm 1967 “Về trang bị cho Quân đội Liên Xô các xe tăng hạng trung T-64 và đẩy mạnh việc sản xuất chúng”. Tương ứng với mệnh lệnh này, việc sản xuất số lượng lớn xe tăng T-64 đã được tính toán tổ chức không chỉ ở xưởng lắp ráp xe vận tải mang tên Malưsev ở Kharcov (KhZTM) mà còn ở các xí nghiệp khác, trong số đó có xưởng toa tàu Uran (UVZ) – nơi mà tới thời điểm đó đang sản xuất xe tăng hạng trung T-62. Sự tiếp nhận mệnh lệnh này là toàn bộ sự phát triển theo logic của ngành chế tạo xe tăng một cách bắt buộc trong giai đoạn những năm 1950 – 1960. Một cách rõ ràng, trong những năm này, bằng sự chỉ đạo kỹ thuật quân sự cấp cao của D.F.Ustinov (từ năm 1957 – phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, từ năm 1963 – phó chủ tịch thứ nhất Chủ nhiệm Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, Chủ tịch Ủy ban tối cao kinh tế quốc gia Liên Xô, từ năm 1965 – thư ký Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, từ năm 1967 –Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô), L.V.Smirnov (từ năm 1961 – Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô về kỹ thuật quốc phòng, từ năm 1963 – phó chủ tịch Chủ nhiệm Hội đồng Công nghiệp quân sự thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô), S.A.Zverev (từ năm 1958 – phó chủ tịch, từ năm 1960 – phó chủ tịch thứ nhất Chủ nhiệm Hội đồng Quốc gia thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô về kỹ thuật quốc phòng, từ tháng 3 năm 1963 – Chủ nhiệm Hội đồng Quốc gia về kỹ thuật quốc phòng Liên Xô thuộc Hội đồng Bộ trưởng, từ tháng 3 năm 1965 – bộ trưởng công nghiệp quốc phòng Liên Xô, từ năm 1966 - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô) và P.P.Poluboryalov (Nguyên soái Binh chủng Thiết giáp, từ năm 1954 đến 1969 – chủ nhiệm Binh chủng xe tăng Quân đội Liên Xô) đã quyết định việc phát triển xe tăng T-64 ở Phòng thiết kế số 60 (KB) (từ năm 1966 – Phòng thiết kế lắp ráp xe máy Kharcov – KhKBM) dưới sự chỉ đạo của A.A.Morozov. Về xe tăng T-72, lịch sử phát triển và chế tạo không giống như T-64, nhưng ở một vài thời điểm quan trọng những vấn đề này vẫn có sự trùng hợp.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #92 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2011, 09:08:06 pm »

Ý tưởng được A.A.Morozov cố gắng thực hiện trong thời gian 20 năm là nhằm nâng cao các khả năng kỹ chiến thuật của xe tăng mà không tăng cường khối lượng xe. Mẫu xe tăng thí nghiệm được chế tạo trong phạm vi của ý tưởng này là “công trình 430” – xuất hiện năm 1957. Trên xe được tiếp nhận các giải pháp kỹ thuật mới. Trong số đó, đầu tiên là việc cần thiết phải lắp thiết bị động cơ 2 thì dạng chữ N(H) 5TD và sử dụng hai hộp truyền động 5 số kích thước nhỏ. Các giải pháp kỹ thuật này đã cho phép rút gọn một cách thực tế thể tích của buồng động cơ cũng như thể tích giáp (được bọc thép) của xe tăng đến con số thấp chưa từng có – tương ứng với 2,6 và 10 mét khối. Với mục đích duy trì khối lượng chiến đấu của xe tăng trong giới hạn 36 tấn, đã tiếp nhận các bước để làm đơn giản hóa bộ phận chuyển động: áp dụng các bánh chịu lực có đường kính nhỏ với bộ giảm sóc trong vác các đĩa từ hợp kim nhôm và được giảm xoắn. Việc giảm khối lượng xe cho phép tăng cường sự bảo vệ thân xe và tháp pháo.

Tuy nhiên không có thành quả nào đạt được mà không phải trả giá. Trong trường hợp với xe tăng mới đã gặp phải vấn đề về độ tin cậy của kỹ thuật. Chính từ việc bắt đầu các thí nghiệm của “công trình 430” đã xuất hiện sự hoạt động không tin cậy của động cơ 5TD. Khiếm khuyết trong thiết kế cụm buồng đốt pít tông có độ quá nhiệt cao đi kèm với kháng lực trước cửa xả gia tăng do phải cấp khí cho hệ thống làm mát động cơ đã dẫn đến việc trục trặc thường xuyên phát sinh cho chế độ làm việc của pít tông và làm hỏng cửa xả.Ngoài ra, rõ ràng rằng, khi nhiệt độ không khí lý tưởng nhất (khoảng 25 độ), động cơ không thể khởi động mà không cần sự sưởi ấm trước với sự hỗ trợ của máy làm mát động cơ. Không ít những nhược điểm thiết kế trong việc đơn giản hóa bộ phận chuyển động đã phát sinh.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Năm, 2013, 06:42:06 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #93 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2011, 12:04:40 am »

Cùng với đó, trong qúa trình thiết kế, “công trình 430” đã bị tụt hậu theo các tính năng kỹ chiến thuật so với các mẫu xe tăng cuối cùng của nước ngoài. Việc tiếp nhận vào trang bị Quân đội Liên Xô của dòng xe tăng này không thể thực hiện được. Mặc dù vậy, những người lãnh đạo ngành công nghiệp quốc phòng vẫn tiếp tục hy vọng sự phát triển tiếp theo quan điểm của A.A.Morozov. Đến năm 1960, những những công việc này đã tiêu tốn không ít tài chính và việc chấm dứt chúng được xem như sự thừa nhận toàn bộ những quyết định trước đó là sai lầm. Cũng trong thời điểm đó, A.A.Morozov đã giới thiệu đồ án kỹ thuật của xe tăng “công trình 432”. Theo sự so sánh với “công trình 430”, nó có rất nhiều điểm mới, trong đó: pháo nòng trơn 115mm với liều phóng nạp rời; máy nạp đạn của pháo, cho phép rút gọn kíp xe xuống 3 người, giáp hỗn hợp cho thân xe và tháp pháo, đồng thời có diềm chắn đạn xuyên lõm bên thành xe; động cơ diesel 5TDF được tăng cường lên 700 sức ngựa và nhiều điểm mới khác.

Đầu năm 1962, gầm thí nghiệm của “công trình 432” đã được chế tạo. Sau khi lắp tháp pháo kỹ thuật đã bắt đầu các cuộc chạy thử. Chiếc xe tăng (đầy đủ) hoàn thiện đầu tiên đã được chuẩn bị trong tháng 9 năm 1962, chiếc thứ hai – mùng 10 tháng 10. Vào ngày 22 tháng 10, một trong số đó đã được giới thiệu ở trường bắn tại Kubinka trước lãnh đạo cao cấp của Liên Xô. Khi đó, N.S.Khrusev đã nhận được sự (lời) cam kết về việc bắt đầu sản xuất hàng loạt dòng xe tăng mới – mà nhanh chóng trở thành lời hứa không có cơ sở.




Xe tăng thí nghiệm "công trình 430"
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #94 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2011, 12:22:11 am »

Trong những năm 1962 – 1963 đã có 6 mẫu thí nghiệm của xe tăng “công trình 432” được chế tạo. Năm 1964, nhóm xe tăng này đã được sản xuất với số lượng 90 chiếc. Năm 1965, các phân xưởng đã cho xuất xưởng thêm 160 xe tăng. Nhưng trên hết, đây không phải là sự sản xuất hàng loạt. Trong tháng 3 năm 1963 và tháng 5 năm 1964, “công trình 432” được đưa lên các thí nghiệm cấp nhà nước nhưng đã không được duy trì. Chỉ vào mùa thu năm 1966, Hội đồng nhà nước mới đồng ý khả năng tiếp nhận xe tăng vào trang bị dưới tên gọi T-64 theo Mệnh lệnh của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng bộ trưởng Liên Xô từ ngày 30 tháng 12 năm 1966. Cũng phải nói thêm, toàn bộ 250 xe tăng đã được sản xuất trong những năm 1964 – 1965 sau 4 năm đã bị loại khỏi biên chế. Về chi phí trong các thí nghiệm của A.A.Morozov đã không được báo cáo lại cho nhà nước.





Xe tăng T-64 ("công trình 432") trong các phiên bản đầu tiên

Xe tăng T-64 được sản xuất không lâu – đến năm 1969. Thực tế rằng, trong năm 1963 đã tiến hành các công việc trên xe tăng “công trình 434”. Công việc này trên thực tế đã diễn ra một cách song song với việc hoàn thiện “công trình 432”: năm 1964, thiết kế kỹ thuật đã kết thúc, năm 1966 – 1967, các mẫu thí nghiệm đã được chế tạo, còn trong tháng 5 năm 1968, xe tăng T-64A được trang bị pháo chính 125mm D-81 đã được tiếp nhận vào quân đội.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #95 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2011, 02:16:36 pm »





Xe tăng T-64A ("công trình 434")

Ngay lập tức, một câu hỏi xuất hiện: tại sao lại cần thiết gần như đồng thời đưa vào sản xuất hàng loạt hai biến thể của một dòng xe tăng? Ngoài ra, phiên bản thứ hai có ưu thế rõ ràng hơn phiên bản đầu tiên. Đối với tất cả những ai hiểu biết nền kinh tế Liên Xô, câu trả lời đã có và rõ ràng. Sự chú ý hướng vào các số liệu: T-64, khi đó còn là “công trình 432” được đưa vào sản xuất hàng loạt năm 1964 không có triển vọng được tiếp nhận vào trang bị, còn T-64A – chỉ bắt đầu vào năm 1969. Nếu định hướng vào phiên bản thứ hai thì xưởng Kharcov sẽ làm gì trong 5 năm? Sản xuất T-55? Nhưng theo kế hoạch, việc sản xuất T-55 chỉ được thực hiện đến năm 1967. Và T-55 – một xe tăng đã cũ, không triển vọng và ở T-55, không mang lại danh hiệu Anh hùng lao động Xã hội chủ nghĩa, không có Giải thưởng Quốc gia. Mặt khác, T-64 chi phí cao hơn rất nhiều trong khi xưởng không nhận được số tiền lớn.

Tuy nhiên, quay lại thời gian ở thời điểm Mệnh lệnh của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô từ ngày 15 tháng 8 năm 1967 về việc trang bị xe tăng T-64 cho Quân đội Liên Xô. Cần biết rằng, mệnh lệnh này đã nhắc đến việc sản xuất phiên bản “dự bị” của xe tăng T-64. Việc sản xuất cần do không đủ đáp ứng trong sản xuất động cơ 5TDF ở Kharcov – không thể đảm bảo khối lượng sản xuất xe tăng T-64 ở các xưởng khác trong thời bình và thời chiến. Cũng phải nói thêm rằng, sự dễ bị hỏng của thiết bị động lực trong phiên bản thiết kế tại Kharcov với sự ủng hộ quan điểm không chỉ từ phía phản đối mà còn thấy rõ cả ở phía những người ủng hộ, bao gồm chính A.A.Morozov. Một cách khác, thực tế này không thể nào giải thích được, rằng việc thiết kế phiên bản “dự bị” được thực hiện bởi A.A.Morozov từ năm 1961. Sự thật, xe tăng này – được nhận tên gọi “công trình 436”, còn sau một vài sự bổ sung - “công trình 439” được phát triển một cách chậm chạp. Rất dễ hiểu bởi vì Morozov đã có quá nhiều các vấn đề đối với T-64. Mặc dù vậy, vào năm 1969, “công trình 439” đã có 4 mẫu thí nghiệm được chế tạo với khoang động cơ – truyền động mới và động cơ V-45 – là phiên bản nâng cấp của dòng động cơ diesel V-2.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #96 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2011, 04:55:13 pm »

Cùng với đó, vào đầu những năm 1970, trong bộ quốc phòng đã có những sự nghi ngờ lớn theo câu hỏi có đáng hay không việc sản xuất xe tăng T-64 với động cơ 5TDF. Vào năm 1964, khi trên giá thí nghiệm, động cơ này hoạt động một cách ổn định 300 giờ làm việc, nhưng trong các điều kiện khai thác vận hành thực tế trên xe tăng, động cơ này chỉ đạt 100 giờ. Năm 1966, sau các thí nghiệm liên bộ, tuổi thọ của động cơ đã được thiết lập: 200 giờ, đến năm 1970 được tăng lên thành 300 giờ. Một điểm đáng chú ý là trong năm 1945, động cơ V-2 trên xe tăng T-34-85 cũng có số giờ không chỉ ngang bằng mà còn lớn hơn. Nhưng thời gian 300 giờ của động cơ 5TDF không có nghĩa là chúng được hoạt động liên tục. Trong giai đoạn từ năm 1966 đến 1969, trong binh chủng đã loại ra 879 động cơ hỏng. Mùa thu năm 1967, trong thời gian thí nghiệm ở quân khu Belorus, các động cơ của 10 xe tăng đã bị phá hủy theo nghĩa đen sau một vài giờ làm việc: kim hình chữ V đã đập vỡ thùng xoáy khử bụi (циклон) của máy làm sạch không khí, sau đó, bụi và đá nhám bắn vào vòng pít tông. Mùa hè năm sau, các thí nghiệm mới được tiến hành ở khu vực Trung Á và dẫn tới việc lắp hệ thống làm sạch không khí mới. Như vậy, có thể hiểu được việc Bộ trưởng quốc phòng Liên Xô A.A.Grechko vào năm 1971 trước cuộc thí nghiệm gấp cấp binh chủng của 15 xe tăng T-64 đã tuyên bố với phía Kharcov: “Đây là kỳ sát hạch cuối cùng của các đồng chí. Theo các kết quả của các cuộc thí nghiệm của 15 xe tăng này sẽ tiếp nhận quyết định cuối cùng – có hay không việc sử dụng động cơ 5TDF”. Và chỉ nhờ vào sự thành công của các thí nghiệm này và sự tăng cường tuổi thọ động cơ lên 400 giờ làm việc, hồ sơ thiết kế của động cơ 5TDF đã được phê chuẩn đưa vào sản xuất hàng loạt.

Cùng thời gian này, trong khuôn khổ nâng cấp các dòng xe tăng ở Phòng thiết kế thuộc xưởng to axe Ural (UVZ) dưới sự chỉ đạo của L.N.Kartsev đã thiết kế và chế tạo mẫu xe tăng T-62 thí nghiệm với pháo 125mm D-81 và kiểu nạp đạn mới được gọi là kiểu không dùng thùng (безкабинный). L.N.Kartsev đã viết về cảm tưởng của mình trong công việc này từ việc tìm hiểu hệ thống nạp đạn tự động trên xe tăng T-64: “Tôi đã quyết định xem xét chiếc xe tăng này (T-64) khi chúng ở trường bắn. Tôi đã trèo tới buồng chiến đấu. Tôi không thích hệ thống nạp đạn tự động và giá để đạn. Các viên đạn được bố trí dọc theo đốc của tháp pháo và hạn chế lối ra vào của lái xe – thợ máy. Trong trường hợp bị thương hoặc cần phải thoát (sơ tán) khỏi xe sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ngồi ở chỗ lái xe, tôi cảm giác mình như đang ngồi trong một cái bẫy: bị quây trong vòng tròn bằng kim loại, khả năng liên lạc với những người khác trong kíp xe vô cùng khó khăn.

Trở về nhà, tôi giao cho các phòng thiết kế của Kovalev và Bưstritsky phát triển hệ thống nạp đạn mới cho xe tăng T-62. Các đồng chí đã bắt tay vào công việc cùng với sự hứng thú lớn. Khả năng bố trí đạn thành hai dãy đã được tìm ra, dưới bệ quay, tăng cường sự thuận tiện cho lái xe – kỹ thuật viên và tăng cường khả năng sống sót cho xe tăng khi bị bắn trúng. Đến cuối năm 1965, chúng tôi đã hoàn thành việc thiết kế hệ thống tự động này, nhưng việc lắp chúng lên xe tăng không còn mang ý nghĩa nữa, bởi vì tới thời điểm đó, đã có Mệnh lệnh của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô về việc triển khai sản xuất dòng xe tăng ở Kharcov.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười Một, 2011, 09:57:15 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #97 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2011, 04:57:07 pm »







Xe tăng hạng trung thí nghiệm "công trình 167". Có thể nhìn thấy rất rõ ràng bộ phận chuyển động với 6 bánh chịu nặng
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #98 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2011, 08:10:11 pm »

Bởi vì phía Kharcov không thể có cách nào đưa dòng xe tăng của mình vào sản xuất hàng loạt, chúng tôi đã quyết định trong thời gian ngắn một cách có thể, lắp pháo 125mm với hệ thống nạp đạn tự động đã được chế tạo lên xe tăng T-62. Theo các kích thước bên ngoài của hai loại pháo này giống nhau. Thông thường, chúng tôi hay gắn những công việc được khởi xướng này với một ngày kỷ niệm nào đó. Công việc này nhằm kỷ niệm 50 năm Cách mạng tháng Mười. Rất nhanh chóng, một mẫu thí nghiệm xe tăng T-62 với pháo chính 125mm đã được chế tạo.

Cùng với đó, với Phòng thí nghiệm máy thuộc xưởng máy kéo Chelyabinsk do I.Ya.Trashutin lãnh đạo đã nghiên cứu khả năng tăng cường dòng động cơ V-2 lên 780 sức ngựa bằng kết quả của sự tăng áp. Trên một trong số các mẫu thí nghiệm (“công trình 167”) đã lắp và thí nghiệm tăng cường thêm một bánh chịu nặng trong bộ phận chuyển động.

Bởi vì vai trò của “công trình 167” trong số phận của “T-72” trong tương lai rất lớn, nên cần thiết phải kể lại một chút. Trên xe tăng này lắp: động cơ diesel V-26 700 sức ngựa với bộ truyền động tăng cường, bộ phận chuyển động mới được nhắc đến (6 bánh chịu nặng và 3 bánh hỗ trợ) với sự tăng cường độ êm khi di chuyển, máy phát điện mới, hệ thống điều khiển tùy động thủy lực bằng các thiết bị của bộ truyền động và chống phóng xạ. Do sự áp dụng những công nghệ mới nên khối lượng xe tăng bị nâng lên đến giới hạn 36,5 tấn và làm một số bộ phận giáp bảo vệ yếu đi. Độ dày tấm giáp dưới ở đầu thận xe giảm từ 100 xuống 80mm, thành – từ 80 xuống 70mm, tấm giáp sau – từ 45 xuống 30mm. Hai xe tăng “công trình 167” đầu tiên đã được sản xuất vào mùa thu năm 1961. Chúng đã vượt qua các thí nghiệm ở xưởng một cách thành công, sau đó được mang đến thí nghiệm cấp trường bắn ở Kubinka. Xe tăng đã được giới thiệu tiếp nhận vào trang bị quân đội, nhưng các bước sau đó lại không được tiếp tục: xe tăng mới ở Moskva không gây được sự chú ý. Nhưng khi mà những sự cố gắng của L.N.Kartsev mọi việc tưởng như đã thay đổi thì Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyên soái V.I.Chiukov và phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về kỹ thuật quốc phòng S.N.Maxonin đã đưa cho ông nhận xét không hài lòng. Chi tiết, nhược điểm lớn nhất là làm mất đi một phần tính thay thế lẫn nhau với các xe tăng T-55 và T-62. Thật lạ là sự biến mất hoàn toàn tính thay thế lẫn nhau trên “công trình 432” không rõ vì lý do gì lại không được nhắc đến. Rất nhanh chóng, đây là cái cớ để từ chối xe tăng mới. Mặc dù vậy, trong phòng Thiết kế ở Hạ Tagil, sự trách móc (chê bai) này đã được tiếp thu rất nghiêm túc và đã thử chế tạo xe tăng mới với tính kế thừa cao trên bộ phận chuyển động. “Công trình 166M” đã được xuất hiện như vậy.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #99 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2011, 08:12:10 pm »





Mặt cắt ngang xe tăng "công trình 167", nhìn từ mũi xe
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM