Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 02:10:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)  (Đọc 268923 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #120 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 06:15:47 pm »

Buồng chiến đấu được bố trí ở giữa bộ phận thân xe và tháp pháo, được ngăn cách bởi vách ngăn với buồng động lực. Cấu trúc và bố cục của xe tăng đảm bảo việc di chuyển của kíp xe từ buồng chiến đấu sang buồng lái và chiều ngược lại.

Trên tháo pháo lắp pháo nòng trơn 125mm, hệ thống nạp đạn tự động và các khí tài điều khiển hỏa lực. Bên phải pháo là chỗ ngồi của trưởng xe, bên trái – pháo thủ. Bên phải trên pháo chính lắp súng máy PKT, còn trên sàn treo của pháo trên nóc tháp pháo, trên các giá đỡ chuyên dụng - ống cơ cở của thước ngắm – máy đo xa TPD 2-49.

Trước chỗ ngồi của trưởng xe và bên phải theo thành tháp pháo lắp: bộ phận hãm máy điện của pháo; thùng dự bị dẫn bắn góc tầm; đài vô tuyến điện R-123M; khí tài quan sát TPU A-1; khí tài A-4 để kết nối với máy bộ đàm bên ngoài xe của lính đổ bộ; bảng điều khiển hoạt động của hệ thống nạp đạn tự động; bộ phận dẫn động các-đăng của tháp con chỉ huy. Gần giá đỡ thùng trước là bình hệ thống chữa cháy tự động.

Trên nóc tháp pháo, trên chỗ ngồi của trưởng xe là tháp con chỉ huy với cửa ra vào được đóng bởi nắp có tấm chắn bằng lực xoắn. Trong tháp nhỏ chỉ huy lắp hai khí tài quan sát TNP-160 và khí tài quan sát ngày – đêm của trưởng xe TKN-3. Trên tháp pháo lắp súng phòng không NSV-12,7.

Đằng sau tháp pháo bố trí cửa để đẩy vỏ đạn, cơ cấu nâng các phần của phát bắn (đầu đạn, liều phóng…), máy đẩy và các phần tử bộ phận dẫn động của nóc cửa đẩy vỏ đạn.

Trước chỗ ngồi của pháo thủ trong tháp pháo lắp: thước ngắm – máy đo xa với bảng điều khiển hệ thống nạp đạn tự động; thước ngắm ban đêm; khí tài quan sát; máy nâng pháo. Bên trái trong tháp pháo lắp: bảng phối liệu; đồng hồ so báo số lượng phát bắn; khí tài quan sát TPU A-2; cơ cấu quay tháp pháo với đồng hồ góc phương vị; bộ phận hãm tháp pháo; các khí tài điện tử và khí tài chiếu sang. 
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #121 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 06:43:45 pm »

Cửa ra vào của pháo thủ được đóng bởi nắp, có cửa khoang để lắp ống nguồn không khí của khí tài lái xe khi bơi.

Trong bộ phận giữa của thân xe lắp băng truyền quay hệ thống nạp đạn tự động với bộ giảm tốc và bộ hãm. Dưới sàn của băng truyền, trên đáy buồng chiến đấu là khí tài tiếp xúc quay của khí tài kiểm soát vô tuyến VKU-330-1. Gần vách ngăn buồng động cơ bố trí giá đỡ giữa với khay đạn. Giữa chúng và thành bên phải lắp máy làm nóng động cơ với lò sưởi. Trên máy làm nóng bố trí thiết bị quạt gió (FVU).

Ngoài ra, trong buồng chiến đấu còn bố trí thêm hàng loạt các khí tài và máy móc trong đó có máy cảm biến nhiệt và ống dẫn động với máy phun của hệ thống chữa cháy tự động.

Buồng động lực bố trí ở bộ phận sau thân xe tăng. Bố cục của buồng động lực được thiết kế với sự bố trí động cơ nằm ngang, gần thành bên trái. Giữa động cơ và vách ngăn buồng động lực có: thùng con được nới rộng của hệ thống làm mát; quạt dầu ly tâm; van dạng phao thùng mở rộng của hệ thống điện. Giữa thành phải và động cơ là máy làm sạch không khí.

Dọc thành phải lắp chạc (bánh răng) truyền động mô men xoắn từ động cơ tới hộp truyền động.

Máy phát điện khởi động được lắp trong bệ riêng của động cơ. Bộ giảm tốc hình côn của bộ phận dẫn động quạt được lắp trên giá đỡ, cố định trên đáy xe tăng.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #122 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 06:48:06 pm »




Tháp pháo T-72 trong các phiên bản sản xuất sau. Thiết bị chiếu sáng hồng ngoại của thước ngắm ban đêm bố trí trong vị trí quen thuộc - bên phải pháo chính.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #123 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 07:02:10 pm »


Thân xe tăng

1- Tấm giáp đầu trước; 2, 3 – Các móc sắt; 4 – Giá mắc đèn pha; 5 – Móc mắc cáp kéo trước xe; 6 – Tấm giáp đầu dưới trước; 7 – Giá đỡ xà cân bằng; 8 – Tấm bảo vệ dưới tháp pháo; 9 – Tấm chặn; 10 - Ống xả; 11 – Giá đỡ cố định thùng (xăng); 12 – Thanh chặn nghiền/văng đá; 13 – Giá đỡ cố định thanh gỗ; 14 – Móc kéo sau xe; 15, 16 – Tấm giáp sau; 17 – Hộp bánh răng của bộ truyền động; 18 – Trụ chống; 19 – Giá đỡ bánh hỗ trợ; 20 – Giá đỡ bộ giảm sóc; 21 – Giá đỡ tay quay của bánh dẫn hướng; 22 – Chắn bùn
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Năm, 2013, 04:16:29 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #124 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 07:02:54 pm »





Bản vẽ xe tăng T-72
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #125 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 07:12:31 pm »

Trong buồng động lực lắp thùng dầu chính và phụ của hệ thống bôi trơn động cơ, đồng thời, thùng dầu hệ thống bôi trơn và điều khiển thủy lực truyền động lực.

Buồng động lực được đóng bởi nắp gồm có nắp trên động cơ và nắp trên bộ phận truyền động lực.

Các trục treo xoắn của hệ thống treo bắt ngang qua đáy thân, còn hai bên xe tăng – thanh giằng bộ phận dẫn động điều khiển.





Đáy rèn của xe tăng T-72. Có thể nhìn rõ bộ phận dập để bố trí các trục xoắn và bộ phận bộ phận rèn, đảm bảo sự bố trí của lái xe - kỹ thuật viên
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #126 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 04:36:55 pm »

Thân xe tăng được giới thiệu là một hộp cứng, được hàn từ các tấm giáp. Thân xe gồm có bộ phận mũi xe, thành, đuôi, đáy, đồng thời các vách ngăn quạt và động cơ với các nóc trên buồng động lực.

Bộ phận mũi xe gồm có các tấm giáp nghiêng trên và nghiêng dưới, được hàn với nhau, đồng thời với các tấm (giáp) trước của nóc, thành và đáy.

Tấm giáp trước thân xe nghiêng 68 độ và được giới thiệu là vật chắn hỗn hợp nhiều lớp (thép – thủy tinh textolit – thép) có độ dày 80 + 105 + 20mm. Độ dày giáp này đảm bảo cấp độ cứng cao vừa đủ để bảo vệ xe khỏi các loại đạn xuyên lõm 105mm và đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng phổ biến trong những năm 1970. Trong góc nghiêng cơ bản này theo một số tài liệu, nó tương đương với tấm thép dày 500 – 600mm.

Gần tấm giáp nghiêng trước có hàn hai móc treo để kéo với các móc lò xo, hai giá đỡ treo đèn pha, các ống để dẫn điện cho đèn pha và các đèn nhỏ, các móc treo để cố định và giá đỡ các cuộn cáp. Trên tấm giáp trên cố định hai lá chắn nghiêng để bảo vệ các khí tài quan sát của lái xe – kỹ thuật viên không bị bẩn khi xe tăng di chuyển. Trong vị trí nối (liên kết) của tấm giáp nghiêng trước với tấm trước nóc theo trục dọc xe tăng có cấu trúc cắt, trong đó hàn hầm (đường lên xuống) cho việc lắp đặt các khí tài quan sát của lái xe – kỹ thuật viên.

Tấm giáp dưới dày 85mm, lắp dưới góc nghiêng 60 độ, được hàn các móc cố định để lắp khí tài tự đào hố và quét mìn.

Thành thân xe – các tấm giáp đứng dày 80mm trong phần trước và 70mm phía sau. Trong phần giữa của các thành được hàn các tấm giáp phòng thủ dưới tháp pháo để tăng cường thể tích thân xe và lắp tháp pháo. Gần hai bên thành và các tấm giáp nghiêng của bộ phận mũi xe hàn các giá đỡ tay quay của bánh dẫn hướng. Tại mỗi bên thành xe hàn ba giá đỡ của con lăn hỗ trợ và hai tấm chặn, bảo vệ bệ xe khỏi những sự va đập của băng xích. Mỗi tấm chặn được sử dụng để làm sạch băng xích khỏi chất bẩn và vật thể từ bên ngoài.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 04:43:17 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #127 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 04:38:42 pm »





Xe tăng T-72 với các diềm chắn bên thành xe được triển khai trong trạng thái chiến đấu



Tháp pháo xe tăng T-72
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #128 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 05:33:48 pm »

Theo thân xe có hàn các giá đỡ mang theo các thùng nhiên liệu ngoài và thùng chứa phục tùng. Gần giá đỡ cố định các lá chắn bụi, các chắn bùn trước và sau. Trong bộ phận trước và sau của thành bên trái hàn các lá chắn bảo vệ ống xả, ở dưới có các ống để dẫn (định) hướng khí thải.

Đằng sau thân xe gồm có tấm giáp đuôi sau, tấm mạn dưới và hộp bánh răng của hộp truyền động. Trong phần trước của tấm giáp sau, bên trái và bên phải hàn các ống để dẫn điện cho các đèn con, các giá đỡ dải cố định bằng gỗ tự kéo và các giá đỡ cố định các thùng.phuy. Trong bộ phận dưới của tấm giáp sau hàn hai móc kéo với các móc lò xo và móc để cố định các sợi cáp kéo. Trên các móc kéo có các lỗ tròn để lồng dây xích cứng khi kéo xe tăng.

Nóc thân xe gồm có các tấm giáp trước và giáp sau cùng các tấm đệm trên các tấm bảo vệ tháp pháo được hàn vào thân, đồng thời bộ phận tháo gỡ được.

Đáy thân xe có dạng thùng gồm có gồm ba linh kiện (chi tiết – phần) được rèn. Để tăng cường độ cứng (rắn, chắc) và sự phân bố lực xoắn ở đáy được thiết kế  được dập dọc và ngang. Trong đáy thân xe, ngoài ra còn hàn các giá đỡ của xà cân bằng.

Vách ngăn, phân chia buồng động lực với buồng chiến đấu được hàn với xà ngang, thành và đáy.

Vách ngăn thông gió được thiết kế trong dạng vỏ xoắn ốc với các tấm giáp bên và trước tháo lắp được, trong đó bố trí quạt của hệ thống làm mát. Nhiệm vụ chính của vách ngăn thông gió – hạn chế luồng không khí tới cửa xếp gió ra trong mục đích đảm bảo sự tiêu phí không khí đã quy định qua bộ tản nhiệt của hệ thống làm mát.

Để bảo vệ hai bên thành xe tăng khỏi các loại đạn xuyên lõm có sử dụng các diềm chắn hông dày 3mm, được thiết kế từ hợp kim nhôm. Bốn diềm chắn hai bên trái và phải được cố định vào giá đỡ trên xích và các lá chắn dạng bản lề trước. Để bảo vệ, khi xe tăng di chuyển trên địa hình rừng hoặc mấp mô, các diềm chắn hông có thể được lắp trong tình trạng hành quân – cụp vào gần các lá chắn bụi. Trong trạng thái chiến đấu, chúng được mở ra đằng trước ở góc 60 độ.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #129 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 06:24:49 pm »

Tháp pháo được giới thiệu là hình đúc theo khuôn mẫu từ thép. Bộ phận trên được hàn vào nóc, đồng thời các đầu bên trái và phải để bảo vệ ống cơ sở của thước ngắm – máy đo xa. Tháp pháo có cấu trúc đơn khối với độ dày không đồng nhất. Độ dày của giáp đầu trong phạm vi -30… 30 độ (theo các tài liệu khác -35… 35 độ) so với trục dọc xe tăng khoảng 400 – 410mm ở góc nghiêng 20 – 25 độ.

Trong bộ phận trước tháp pháo bố trí lỗ châu mai để lắp pháo. Pháo chính được lắp trên ngõng trục sàn treo ở lỗ châu mai. Bên trong lỗ châu mai có các giá kẹp đạn. Ở các mặt bên của lỗ châu mai hàn các hàm dạng cung – kết hợp với các rãnh trong phần bọc thép di động của pháo chính tạo thành vành gấp khúc (mê cung – labirint), nhằm ngăn cản sự xâm nhập của các bụi chì (mảnh đạn) vào trong tháp pháo và làm giảm tác động của sóng xung kích trong vụ nổ. Để cố định vỏ bọc bảo vệ ngoài pháo chính, còn dưới lỗ châu mai – rãnh nhỏ với miệng tràn (tháo) ra.

Bên phải lỗ châu mai của pháo chính trên tháp pháo có lỗ châu mai cho súng máy đồng trục. Bên trái lỗ châu mai của pháo hàn các giá đỡ cho máy chiếu sáng của thước ngắm ban đêm và ống dẫn điện cho đèn (chỉ có trên các xe tăng trong loạt sản xuất trước). Trong bộ phận trước và sau tháp pháo hàn các móc để kẹp tháp pháo bằng các cuộn dây cáp khi tháo rời và lắp tháp pháo.

Bên phải của lỗ châu mai của súng máy hàn giá treo đèn và ống bảo vệ thiết bị dẫn điện. Nửa bên phải tháp pháo hàn bệ của tháp nhỏ chỉ huy.

Nửa bên trái của nóc tháp pháo hàn bệ cửa ra vào của pháo thủ, bệ lắp dành cho thước ngắm ban đêm, thân dành cho việc lắp khí tài quan sát của pháo thủ, đồng thời có lỗ để lắp giá treo đằng sau của thước ngắm – máy đo xa. Trong bộ phận trên đằng sau tháo pháo có cửa để đẩy vỏ đạn, lỗi, trong đó hàn bệ lắp cố định ăng ten, lỗ ren để lắp ổ cắm điện thông tin liên lạc với lính đổ bộ, giá treo cố định đèn.

Ngoài ra, ở phần sau tháo pháo hàn bốn giá đỡ để cố định thùng thiết bị cho xe khi bơi, hai giá đỡ dành cho khay đặt ống khí tài cho xe bơi và các móc sắt cố định vải bạt không thấm nước. Các thành hai bên tháp pháo có hàn các tay vịn dành cho lính đổ bộ.

Tháp pháo được lắp trên trụ chống hình cầu, đốc trên gắn với tấm đáy tháp pháo, còn đốc dưới được cố định với nóc thân xe tăng.

Sự quay của tháp pháo được thực hiện với sự hỗ trợ của các cơ chế quay bằng thủy lực và tay (MPB). Cơ chế quay tháp pháo thủy lực được bố trí ở bộ phận trước trái thân xe, còn cơ chế quay tháp pháo bằng tay – trong tháp pháo, bên trái vị trí của pháo thủ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM