Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Kiến thức quốc phòng => Tác giả chủ đề:: selene0802 trong 11 Tháng Mười, 2010, 11:23:00 am



Tiêu đề: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 11 Tháng Mười, 2010, 11:23:00 am
Topic của em được mở ra để trình bày về lịch sử phát triển các dòng xe tăng chủ lực của Liên Xô(Nga) và của NATO từ thời kì chiến tranh lạnh tới hậu chiến tranh lạnh.
T-80

(http://img831.imageshack.us/img831/4997/t80downhill.jpg)



Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 11 Tháng Mười, 2010, 11:24:30 am
Giới thiệu

(http://www.army-technology.com/projects/t80/images/t-80_1.jpg)

Xe tăng T-80 là dòng xe tăng chủ lực cuối cùng của Liên Bang Xô Viết, bắt đầu được đưa vào kho vũ khí của Liên Bang Xô Viết cùng trong khoảng thời gian với các thệ hệ xa tăng mới của NATO như M1 Abrams của Mỹ, Challenger của Anh, và Leopard 2 của Đức. Nó không phải là một thiết kế mới, nhưng là một cuộc cách mạng trong việc tái nghiên cứu chế tạo loại T-64A. Trong trường hợp này, có khá nhiều rắc rối với việc thiết kế T-80 như nó chưa thực sự tiến bộ hơn các dòng xe có sẵn như T-64A và T-72, chưa chú trọng đến vấn đề gia tăng chi phí vận hành với những động cơ tua bin khí rất mạnh mẽ nhưng cực kì tiêu tốn nhiên liệu. Sau sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết năm 1991, có một cuộc ganh đua rất quyết liệt của những dòng xe tăng đang trong trang bị để dành được bản hợp đồng cung cấp loại xe tăng chủ lực cho quân đội Nga, và đối thủ T-90 đã được chọn là loại xe tăng mới cho quân đội Nga. Nhưng T-80 được ưu tiên hơn ở Ukraina, nơi một phiên bản mới của Ukraina được đưa vào sản xuất hàng loạt với tên gọi T-84 “Oplot” với pháo 120mm. Đã có những sự cố gắng đưa T-80 theo những hướng đi mới, bao gồm cả chương trình bí mật của Molot, gần đây có Black Eagle ( Đại bàng đen), và các phiên bản nâng cấp của T-80, dường như thời điểm làm nên một bộ mặt mới cho cho loại xe tăng một thời là xương sống của quân đội Nga và Ukraina đã đến.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 11 Tháng Mười, 2010, 11:42:26 am
Khởi điểm

Nền tảng đầu tiên cho việc thiết kế loại xe tăng mới cho quân đội Xô Viết xuất hiện trong chiến tranh lạnh là xe tăng T-64, với ý định là sẽ thay thế cho dòng xe tăng T-54 với những thiết kế từ giai đoạn 1945-1950 đã quá cũ kĩ. T-64 đã thiết lập một kiểu mẫu cho xe tăng Xô Viết kể từ thập niên 60 đến hết thế kỉ 20. T-64 là con đẻ của Aleksandr Morozov, người đứng đầu cục thiết kế của nhà máy sản xuất trang bị hạng nặng Kharkov Malyshev. Cục này từng chịu trách nhiệm chính cho hầu hết các thiết kế xe tăng hạng trung của Liên Bang Xô Viết kể từ thập niên 30 như T-34, T-44, và T-54. Cục thiết kế của nhà máy bắt đầu công việc thiết kế một mẫu mới từ năm 1953.
   
Được đặt mật danh “Obiekt 430”, với dự định sẽ là một nền tảng cho các thiết kế sau này, về căn bản, nó sẽ vượt trội hơn dòng T-54 về các mặt giáp bảo vệ, hỏa lực, khả năng cơ động nhưng vẫn  tương tự  về trọng lượng và kích thước. Để đạt được mục đích này, Obiekt 430 được trang bị một động cơ hoàn toàn mới, động cơ Charomskiy 5TD chạy dầu diesel, động cơ này sử dụng piston đối đầu để tạo ra sức mạnh tối đa từ động cơ tương đối nhỏ. Thiết kế này cũng căn bản được tăng cường giáp, bao gồm những cố gắng đầu tiên để lắp giáp tấm. Để xe có kích thước nhỏ, tổ lái được giảm xuống còn 3, pháo hai (nạp đạn) được thay bằng  máy nạp đạn tự động. Objekt 430 được trang bị loại bánh chịu lực mới rất nhẹ bằng thép với bộ giảm sóc đặt bên trong chứ không phải là những vành cao su bên ngoài kiểu truyền thống.

Mô hình Objekt 430

(http://img89.imageshack.us/img89/7423/object4301800x479.jpg)

Phiên bản thử nghiệm Objekt 430

(http://img840.imageshack.us/img840/5565/object4302800x436.jpg)

Phiên bản đầu tiên của Objekt 430 được đưa vào thử nghiệm năm 1959 nhưng quân đội Xô Viết lo lắng rằng pháo D-54T 100mm của xe tỏ ra không mạnh bằng pháo D-10T của T54/55 hay những loại pháo mới của NATO như loại L7 105mm của Anh. Obiekt 430 được cải tiến thành Objekt 432 để lắp được pháo D-68 115mm, và bắt đầu được đưa vào sản xuất tháng 10 năm 1963 tại Kharkov với tên T-64, khoảng 1190 xe được sản xuất tính đến năm 1969.

Bản vẽ objekt 430 với pháo D54T 100mm

(http://img231.imageshack.us/img231/5277/object4303800x909.gif)

Objekt 432 với pháo D-68 115mm

(http://img820.imageshack.us/img820/5314/object432.jpg)



Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 11 Tháng Mười, 2010, 04:13:39 pm
T-64A được đánh giá là một xe tăng xuất sắc trong thời điểm đó, trọng lượng chiến đấu chỉ 37 tấn trong khi hỏa lực và giáp bảo vệ tương đương với xe tăng NATO như M60A1 của Mỹ với trọng lượng 47 tấn. Trọng lượng nhẹ hơn của T64 A được đạt đến bằng cách cắt gọt kích cỡ một cách tàn nhẫn, nhờ vậy, T-64A có thể tích trong nhỏ hơn M60A1, 11.3 m3 so với 18.4 m3. Sự tiết kiệm không gian này thể hiện rất rõ ở khoang máy, T-64 chỉ có 3.1m3 so với 7.2m3 ở tăng Mỹ. Nhu cầu ép một động cơ mạnh vào một khoảng không gian nhỏ là thách thức lớn nhất trong việc thiết kế, và rõ ràng việc giải quyết thách thức này không thực sự thành công lắm. Động cơ 5TD của T-64A thực sự là một cơn ác mộng trong việc vận hành khi có khoảng cách số giờ hoạt động bình thường so với số giờ bị hư hỏng rất thấp, chỉ 300 giờ tính đến năm 1970.

Mặc dù quân đội Xô Viết đã có kế hoạch kết thúc việc sản xuất dòng xe T-62 ở nhà máy Uralvagon tại Nizhni-Tagil vì ưa chuộng T-64 nhưng viện thiết kế ở đây vẫn độc lập phát triển một giải pháp thay thế là T-72. Nguyên bản của T-72 được dự dịnh chỉ là một phiên bản sản xuất nhanh có tiêu chuẩn gần như T-64, có nghĩa là giá thành sản xuất thích hợp hơn, có thể đưa vào sản xuất hàng loạt với số lượng lớn ngay cả khi xảy ra chiến tranh. Thiết kế này dùng tháp pháo nguyên bản của T-64A nhưng vẫn giữ nguyên thiết kế về động cơ, sử dụng những động cơ phát triển từ các dòng T-34, T-54 và T-62. Động cơ lớn hơn đồng nghĩa với việc vải gia tăng thể tích khoang máy từ 3.1 m3 lên 4.2 m3, nhưng tăng thêm được 80 sức ngựa. Khi được thử nghiệm, người ta nhận thấy việc lắp bộ tải trọng động lực trên hệ thống giảm sóc sẽ khiến nó bị lão hóa sớm, vì thế, thêm 1 hệ thống giảm sóc thông thường được thay thế. Dòng xe T-72 Ural được bắt đầu sản xuất tại Nizhni-Tagil năm 1974 để thay thế cho T-64A.

T-72

(http://img34.imageshack.us/img34/9162/t72wx.jpg)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 11 Tháng Mười, 2010, 04:29:26 pm
Loại xe tăng mới cho thập niên 80

Năm 1971, nền công nghiệp xe tăng Xô Viết bắt đầu khởi động việc thiết kế 1 xe tăng mới với ý định thay thế T-64 và T-72 sau năm 1981. Thiết kế mới được gọi là “Perspektivy” theo sắc lệnh của nhà nước Xô Viết “Rassmotrennie proektov perspektivnikh tankov 80-kh godov” (Nghiên cứu các dự án chế tạo xe tăng trong tương lai cho thập niên 80) hay “Novity sredniy tank” (Xe tăng hạng trung mới). Viện nghiên cứu ở Leningrad đưa ra 2 mẩu : mẫu dùng động cơ tua bin Objekt 225 và mẫu dùng động cơ diesel Objekt 226; viện nghiên cứu Chelyabinsk đưa ra Objekt 780. Cả hai viện nghiên cứu đều đưa ra các mẫu dùng tháp pháo kiểu thông thường với giáp composite, và có thể được trang bị pháo D-85 mới đang được phát triển tại Perm, mà vẫn chưa chắc chắn rằng nó sẽ là loại 130mm nòng trơn, 122mm có khương tuyến, hay 125mm. Kharkov chậm hơn khi đưa ra mẫu T-74 ( Objekt 450). T74 là mẫu có thiết kế cấp tiến nhất trong 3 mẫu, toàn bộ tổ lái đều ngồi trong thân xe và pháo được đặt phía trên. Trong vài năm tiếp theo, các viện thiết kế đều sửa chữa lại các mẫu của họ, bản thiết kế của Leningrad được phát triển thành Objekt 258,  Cheylabinsk phát triển lên Objekt 785, Kharkov phát triển Objekt 450 lên Objekt 480. Trong 3 viện nghiên cứu, chỉ còn Kharkov là vẫn nhiệt tình với dự án. Leningrad chuyển hướng nghiên cứu sang dẫn xuất cho động cơ tua bin của T-64 và Chelyabinsk chuyển hướng hoàn toàn khỏi xe tăng khi ban giám đốc bị thay mới. Dù bộ Công nghiệp rất thích thú với T-74 nhưng quân đội vẫn còn hoài nghi sau sự thất bại của T-64, và Morozov đã già, đang chuẩn bị nghỉ hưu.

T-74 (Obiekt 450)

(http://img207.imageshack.us/img207/5305/obiekt780.jpg)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 12 Tháng Mười, 2010, 09:30:20 am
Lựa chọn động cơ tua bin khí

Ý tưởng về việc sử dụng động cơ tua bin khí cho xe tăng bắt đầu thu hút sự chú ý vào giữa thập niên 50. Động cơ tua bin khí về cơ bản là giống như động cơ phản lực, nhưng thay vì dựa vào khí phản lực làm động lực thì năng lượng của động cơ được chuyển hóa thành chuyển động quay thông qua hộp số. Sự thành công của động cơ tua bin khí trên máy bay trực thăng đã làm lóe lên sự mong muốn của quân đội vào việc trang bị loại động cơ này cho xe tăng. Điểm cuốn hút nhất của động cơ tua bin khí là nó có thể sản sinh được năng lượng đầu ra rất lớn trên một máy có kích thước nhỏ và nhẹ.  Liên bang Xô Viết bắt đầu thử nghiệm động cơ tua bin khí lên xe tăng vào năm 1956, nhưng với một vài kết quả thử nghiệm vào đầu thập niên 60 nó mới được đưa vào sử dụng rộng rãi. Khi chạy trên đường bằng phẳng, động cơ tua bin khí tiêu tốn nhiên liệu một cách khủng khiếp, trung bình 240 kg/giờ so với 83 kg/giờ trên một động cơ diesel có công suất tương đương. Một vần đề khác trở nên rất cấp thiết là môi trường hoạt động của xe tăng không hề đơn giản như môi trường hoạt động trên không của máy bay trực thăng, bởi vậy với một bộ lọc khí có sẵn trong động cơ, hoàn toàn không đủ để bảo vệ động cơ. Động cơ tua bin khí sử dụng nhiều không khí trong quá trính hoạt động hơn động cơ diesel, chỉ cần bụi lọt vào động cơ, nó sẽ dễ dàng ăn mòn các chi tiết nhanh chóng và gây ra hàng loạt thiệt hại khác.

Vào năm 1960, Nikita Khrushchev ra lệnh ngừng các chương trình xe tăng hạng nặng với lý do đã không còn thích hợp trong kỉ nguyên của tên lửa chống tăng. Kết quả là rất nhiều nguồn lực về con người và cơ sở hạ tầng công nghiệp tại nhà máy Leningrad Kirov (Leningradskiy Kirovskiy Zavod: LKZ) tại Leningrad, nhà máy xe tăng Chelyabinsk trở nên dư thừa, và cuối cùng là hạt nhân của chương trình động cơ tua bin khí cho xe tăng Xô Viết tập trung quanh Leningrad. Tướng Zhozef Kotin, người đứng đầu viện thiết kế xe tăng hạng nặng ở Chelyabinsk trong suốt thế chiến được phân công về nắm giữ trường đại Khoa học lắp ráp xe vận tải toàn Nga (Vserossiyskiy Nauchno-Issledovatelskiy Institut Transportnogo mashinostroeniya: VNII Transmash), học viện nghiên cứu xe tăng chính tại Leningrad.

Nhà máy Leningrad Kirov

(http://img524.imageshack.us/img524/6169/leningradkirov.jpg)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 12 Tháng Mười, 2010, 09:59:29 am
Nhà máy Kirov và viện thiết kế số 3 (Konstruktorskoye Biuro-3: KB-3) trực thuộc nó được đứng đầu bởi N.S.Popov được lệnh chuẩn bị sản xuất T-64. Nhà máy Uralvagon ở Nizhni Tagil lo ngại về độ tin cậy khi T-64A được trang bị đại trà, dẫn đến sự miễn cưỡng khi sử dụng động cơ 5TD dù được thúc đẩy bởi việc sử dụng động cơ tua bin khí trong bất kì xe tăng T-64 nào của Leningrad. Một thành phần quan trọng trong chương trình là vào năm 1967, S.P.Izotov được bổ nhiệm về Hội Liên Hiệp Nghiên Cứu và Sản Xuất Klimov (Nauchno-proizvodstvennoe obedinenie: NPO) ở Leningrad để phát triển một loại động cơ tua bin khí thích hợp với xe tăng. Sự phục hồi nền công nghiệp xe tăng ở Leningrad sau khi Khrushchev bị lật đổ cũng nhờ có một sự hỗ trợ mạnh mẽ về chính trị từ một trong những chính trị gia có quyền lực nhất trong thời kì của Brezhnev là G.V. Romanov, người đại diện cho vùng Leningrad tại điện Kremlin. Chương trình chính thức được bắt đầu bởi sự đồng ý của chính phú Xô Viết vào ngày 16 tháng 4 năm 1968.

Ngay từ lúc bắt đầu, Izotov quyết định rằng động cơ tua bin khí cho xe tăng phải được thiết kế lại từ con số 0 chứ không chỉ đơn giản là dựa trên động cơ máy bay trực thăng như người ta đã từng làm bởi vì về căn bản, động cơ xe tăng sẽ phải chịu đựng nhiều thiệt hại khi sử dụng vì những lý do như địa hình xấu và những cú sốc khi trúng đạn HE. Thêm vào đó, quân đội muốn 1 động cơ ghép từ nhiều khối thiết bị, có nghĩa là khoang máy không chỉ có động cơ, mà còn hệ thống lọc khí, hộp số, máy nén, bơm dầu và các chi tiết máy khác đều có thể tháo rời khỏi xe như là một bộ vận đơn lẻ. Động cơ GTD-1000 hoàn toàn mới lần đầu tiên được lắp vào xe vào tháng 5 năm 1969, và chiến lược sản xuất loại động cơ theo thiết kế này bắt đầu ở nhà máy sản xuất động cơ Kaluga vào năm 1970.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 13 Tháng Mười, 2010, 02:45:07 pm
Obiekt 219


Việc thử nghiệm động cơ GTD-1000 đầu tiên được thực hiện trên thân xe T-64 với tên gọi Obiekt 219 sp.1 (sp là spetsifikatsiya, chi tiết), còn được gọi là Groza (Bão sấm). Trong suốt những lần thử nghiệm đầu tiên, Izotov than phiền rằng bộ phận chuyển động của T64 có thể hạn chế rất lớn tốc độ tiềm tàng của động cơ tua bin khí vì những bánh chịu lực và dải xích bằng kim loại bị rung lắc rất khủng khiếp khi xe chạy tốc độ cao. Vì vấn đề này, Obiekt được trang bị một hệ thống giảm sóc mới, nhưng nó vẫn chưa đạt được những tiêu chuẩn như của hệ thống giảm sóc của đối thủ T-72 từ Niszhni-Tagil. Phiên bản Obiekt 219 sp.2 đầu tiên với hệ thống giảm sóc mới được xuất xưởng năm 1971. Người ta đã chế tạo khoảng 60 xe tăng thử nghiệm được tiến hành từ 1968 đến 1971 nghiên cứu kết hợp rất nhiều hệ thống giảm sóc và linh kiện đi kèm. Vấn đề lọc bụi vẫn còn tồn tại, người ta khắc phục nó bằng cách sử dụng các diềm chắn cao su và nâmg cấp hệ thống lọc gió của động cơ. Năm 1973, đơn vị thử nghiệm giới thiệu một loại dộng cơ tua bin khí mới (để tăng cường khả năng cơ động của xe) có sức mạnh ngang bằng với T-64 nhưng động cơ này không đạt được yêu cầu thiết kế là 500 giờ hoạt động liên tục. Cuối 1972, chỉ 19 trên tổng số 27 động cơ được sản xuất hàng loạt đạt thời gian hoạt động khoảng 300 giờ. Trong những năm 1974-1975, tiểu đoàn thử nghiệm của Quân khu Volga than phiền rằng dù ngốn rất nhiều nhiên liệu như công suất hoạt động thực tế của động cơ lại quá thấp. Xe tăng mới cần bình xang phụ lớn để có thể đạt được tầm hoạt động cơ bản là 450km. Ngay cả với phiên bản Obiekt 219 sp.8 mới nhất, lượng nhiên liệu tiêu vẫn thụ cao gấp 1.6 đến 1.8 lần so với T-64A.

 Nền công nghiệp xe tăng Xô Viết tiến lên rất chậm chạp, một phần lý do là việc giải quyết các vấn đề với các chương trình T-64 và T-72 trong khi vẫn phải sản xuất hàng loạt T-55 và T-62 sau khi Ai Cập va Syrya bất ngờ mất quá nhiều tăng vào năm 1973 trong cuộc hiến Yom Kippur. Tháng 11 năm 1975, Bộ trưởng bộ quốc phòng, nguyên soái Andrei Grechko đã bác bỏ kế hoạch đưa Obiekt 219 vào sản xuất dựa trên lý do, hao tốn nhiêu liệu gấp đôi T-64A nhưng khả năng giáp và hỏa lực không hề thay đổi. Obiekt 219 có thể đã rơi vào quên lãng như nhiều dự án thất bại khác nhưng tháng 4-1976, Grechko qua đời và Dmitry Ustinov được bổ nhiệm thay thế. Việc bổ nhiệm Ustinov là một trường hợp ngoại lệ đầu tiên trong truyền thống quân đội Xô Viết, Ustinov không phải là chỉ huy chiến trường, mà là người đứng đầu nền sản xuất quốc phòng Xô Viết kể từ thế chiến thứ 2. Ustinov là một trong những người ủng hộ hăng hái nhất việc chuyển đổi sử dụng động cơ tua bin khí thay từ giữa thập niên 60, và Obiekt 219 chính là đứa con cưng của ông ta. Kết quả đến khá nhanh, tháng 8 năm 1976, Obiekt 219 bất ngờ được chấp thuận được đưa vào sản xuất với tên T-80 do quân đội đặt.

Obiekt 166M với động cơ trực thăng GT-3TD

(http://img821.imageshack.us/img821/7306/t80i.jpg)

T-80 thế hệ đầu tiên

(http://img844.imageshack.us/img844/1706/t802.jpg)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 13 Tháng Mười, 2010, 02:55:04 pm
Các vấn đề nổi cộm trong khi thử nghiệm được để sang một bên để được giải quyết khi sản xuất hàng loạt. Việc sản xuất T-80 bắt đầu tiến hành tại Leningrad(LKZ) thay thế cho T-64A. Đã từng có một kế hoạch chuyển đổi Nhà Máy Số 13 tại Omsk từ sản xuất T-55 thành sản xuất T-72, nhưng nó đã bị thay đổi, nhà máy cũng được chuyển sang sản xuất T80. Cuối cùng, Ustinov cũng đã lên kế hoạch chuyển nhà máy Kharkov sang sản xuất T-80. Ustinov không hề có hứng thú với T-72 chi phí thấp của Nizhni-Tagil nhưng công nhận sự cần thiết của một tùy chọn có tính kinh tế để  thay thế các dòng xe tăng cũ hơn như T-54, cũng như là một sự huy động với giá rẻ trong trường hợp có chiến tranh. Nhưng Ustinov khẳng định sự ưu tiên hàng đầu trong đổi mới như hệ thống điều khiển hỏa lực mới được tích hợp trên T-80 chứ không phải cho T-72. Quyết định sản xuất T80 được đưa ra lúc Aleksandr Morozov về hưu tháng 5 năm 1976 và chương trình T-74 NST bị loại bỏ.

Trên phiên bản gốc, T-80 được trang bị hỏa lực giống như T-64A, nó dùng đúng loại tháp pháo với máy đo xa quang học. Nhưng giá thành nó cực kì đắt: 480 000 rúp trong khi T-64A chỉ 143 000 rúp. Đối với việc điều khiển tháp pháp và hỏa lực, T-80 đã đi sau T-64 của Kharkov đã được nâng cấp thành T-64B với hệ thống điều khiển hỏa lực kết hợp một máy đo xa bằng laser và có khả năng phóng tên lửa điểu khiển Kobra từ năm 1976. Kết quả là việc sản xuất T-80 diễn ra rất ngắn, từ 1976 đến 1978 tại nhà máy Leningrad Kirov (LKZ). Tài liệu được giải mật từ Hiệp ước Các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu tháng 11 năm 1990 cho thấy, chỉ khoảng 112 xe T-80 ở phía Tây dãy Ural, điều này chứng tỏ, tổng số lượng T-80 được sản xuất chỉ khoảng dưới 200 chiếc.

T-64B với hệ thống đo xa laser

(http://img192.imageshack.us/img192/276/p1001l800x484.jpg)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 13 Tháng Mười, 2010, 03:05:59 pm
T-80B

Từ khi Ustinov quyết định chuyển việc sản xuất xe tăng T-80 thay cho các loại khác ( trừ nhà máy Uralvagon ở Nizhni Tagil), việc nâng tiêu chuẩn cho hệ thống điều khiển hỏ lực lên chuẩn của T-64B trở nên rất cấp bách. Do sự cạnh tranh giữa cá nhà máy, Leningrad tỏ ra thích đưa các tính năng tiên tiến của T-64B vào T-80 hơn là dùng loại tháp pháo nguyên bản của Kharkov.

Kobra là loại tên lửa chống tăng có điều khiển đầu tiên bắn qua nòng pháo được trang bị trong quân đội Xô Viết. Nó bắt đầu được phát triển từ năm 1960 vì sự ám ảnh của Khruschev với tên lửa và niềm tin của ông ta vào tương lai của việc trang bị tên lửa trên xe tăng. Đầu tiên, Xe tăng được trang bị tên lửa chống tăng thông thường, nhưng việc áp dụng điều này đã làm cho các nhà thiết kế đặt ra câu hỏi liệu có nên để một chiếc xe tăng mang ít tên lửa hơn mang đúng số lượng đạn dược thông thường. Thế hệ đầu tiên của tên lửa bắn qua nòng pháo  không được chấp thuậ, và thế hệ tiếp theo được bắt đầu vào ngày 20 tháng 5 năm 1968 dựa trên cấu hình pháo D-81 Rapira 125mm. Tên lửa dẫn bắn bằng vô tuyến Kobra được phát triển bởi A.E.Nudeman của viện thiết kế Tochmash ở Matxcơva, trong khi loại dẫn đường bằng hồng ngoại là Gyurza được phát triển bởi .P.Nepobidimy của Viện Thiết Kế Công Nghiệp(Konstruktorskoye Biuro Mashinostroeniya: KBM) ở Koloma.

Pháo Rapira 125mm 2a46

(http://img822.imageshack.us/img822/8599/2a46m.gif)

Tên lửa 9M112 Kobra

(http://img714.imageshack.us/img714/8766/9m112m.gif)

(http://img547.imageshack.us/img547/1274/kobra1.jpg)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 13 Tháng Mười, 2010, 03:17:15 pm
Gyurza bị đánh giá là có thiết kế quá cấp tiến, vượt xa công nghệ tại thời điểm đó có thể hỗ trợ nên bị dừng lại vào tháng 1 năm 1971 và tập trung tất cả vào phát triển Kobra. Lần bắn thử đầu tiên của Kobra trên T-64A cải tiến được tiến hành vào tháng 2 năm 1971, và hệ thống 9K112 Kobra được đồng ý trang bị cho loại T-64B mới vào năm 1976. Tên lửa 9M112 được chia thành hai phần trong băng chuyền của hệ thống nạp đạn tự động, phần phía trước mang đầu đạn và động cơ đẩy, phần đuôi mang hệ thống điều khiển bay và bộ vận dẫn đường cùng với ống phóng 9D129 dùng để tống tên lửa ra khỏi nòng. Khi tên lửa  được đưa vào nòng bằng hệ thống nạp đạn tự động, cả hai phần sẽ được nối với nhau, tầm bắn hiệu quả của Kobra là 4km đối với mục tiêu xe tăng, và 5km với mục tiêu là máy bay trực thăng bay cao dưới 500m (nhưng phải bắn trong chế độ bắn đặc biệt). Hệ thống điều khiển tên lửa dùng 2 tầng số điều khiển từ ăng ten chỉ huy GTN-12 nằm trong một hộp bảo vệ đặt bên phải của mặt trước tháp pháo. Vì giá tên lửa rất cao nên nên mỗi xe tăng chỉ được trang bị vài tên lửa, thông thường mỗi xe có 4 tên lửa trong tình trạng chiến đấu. Năm 1975, giá mỗi tên lửa Kobra là 5000 rúp ( thời điểm đó, một động cơ xe tăng chạy dầu diesel giá chỉ 9000 rúp). Thập niên 90, hệ thống tên lửa Kobra được nâng cấp lên tên lửa 9M128 Agona có đầu đạn xuyên 600 đến 650mm giáp.

9M112 Kobra với ống phóng 9D129

(http://img178.imageshack.us/img178/6647/kobra2.jpg)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 14 Tháng Mười, 2010, 03:00:44 pm
Phiên bản Obiekt 219R được nâng cấp thế hệ giáp tấm mới nhất của Liên bang Xô Viết lúc bấy giờ trên tháp pháo với tên gọi “Tổ hợp K”, được cấu tạo từ một khoang trong lớp giáp thép đúc ở mặt trước tháp pháo với các que gốm từ loại sứ siêu bền (ultrafarforov) kết dính lại. Kiểu giáp tấm thế hệ 3 này là cuộc cách mạng của thế hệ giáp tấm, phát triển bởi Học viện Nghiên Cứu Khoa Học Thép (Nauchno Ispytatielniy Institut Stali: NII Stali), hai thế hệ đầu trên T-64 sử sụng nhôm trong khoang chứa, sau đó dùng các viên sứ kết dính bằng chất kết dính kim loại. Tổ hợp K cho khả năng bảo vệ tương đương 550mm thép ở mặt trước tháp pháo. Dốc nghiêng trước sử dụng một loại thép tấm khác bao gồm 80mm giáp thép, tiếp phía sau là 105m nhựa gia cố thủy tinh, sau là 20mm giáp thép, có khả năng bảo vệ tương đương 500mm thép bao gồm cả độ dốc. Tất cả các loại giáp composite này đều nhằm mục đích bảo vệ xe tốt hơn khi so sánh với các loại giáp thông thường khi chống lại các loại đạn chống tăng đầu nổ lõm (HEAT).

Obiekt 219R được chấp thuận đưa vào trang bị của quân đội Xô Viết với tên gọi T-80B và bắt đầu được sản xuất tại nhà máy Leningrad Kirov (LKZ) cùng năm đó để thay thế cho dòng T-80. Nhà máy Omsk bắt đầu sản xuất T-80B năm 1979, thay thế cho việc sản xuất T-55 xuất khẩu. Nhà máy Omsk đồng thời được chỉ định phát triển Obiekt 630, phiên bản xe chỉ huy của T-80B, T-80BK. Phiên bản xe chỉ huy được tích hợp thêm hệ thống định vị mặt đất ăng ten chỉ huy.

T-80B trở thành dòng xe thông dụng nhất trong các dòng sản phẩm T-80, và là phiên bản đầu tiên được quyết định trang bị cho các lực lượng Xô Viết đóng tại Đức (GSFG) năm 1981. NATO lần đầu tiên thấy T-80B tiến vào Đức tháng 4 năm 1983 gần Halle, là xe của Trung đoàn xe tăng số 29 thuộc sư đoàn tăng số 9, tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1 và các đơn vị của Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 8 vào năm 1984. Năm 1985, mỗi sư đoàn của tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1 và số 8 nhận thêm một ít T-80B. Theo tài liệu giải mật của Hiệp ước Các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu tháng 11 năm 1990, có 3518 T-80B và 217 T-80BK chỉ huy phục vụ phía Tây dãy Ural, 217 T-80BK chỉ huy, cộng thêm 617  xe được nâng cấp lên chuẩn T-80BV, tổng cộng có khoảng 4352 xe, chiếm 90% toàn số lượng T-80. Có rất ít T-80 đóng ở phía Đông dãy Ural, ngoại trừ số lượng nằm tại Omsk trong các kho dự trữ và các trường tập lái.  


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 14 Tháng Mười, 2010, 03:14:41 pm
Chiếc xe tăng bí hiểm. Đây là tấm ảnh đầu tiên NATO chụp loại xe tăng mới của Liên Xô, gọi SMT 1983/1 ( SMT = Soviet Medium Tank Xe tăng hạng trung của Liên Xô). Chiếc T-80B này trực thuộc trung đoàn xe tăng cận vệ số 40, sư đoàn tăng cận vệ số 11, được chụp bởi lựu lượng Pháp đồn trú tại Đức, gần Konigsbruck, tháng 12 năm 1984. 

(http://img826.imageshack.us/img826/9755/t80b1.jpg)

Bên trái là xe T-80B trong viện bảo tàng Saint Petersburg.
Bên phải là xe T-80B trên toa tàu hàng vận chuyển đến Đức của lực lượng quân Xô Viết đồn trú tại Đức (GSFG)

(http://img37.imageshack.us/img37/290/t80b3.png)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 14 Tháng Mười, 2010, 03:48:53 pm
(http://img811.imageshack.us/img811/3508/opticalsightgunner.jpg)

Chi tiết máy ngắm 1G42 của pháo thủ T-80B
1. Đường chân trời.
2. Tỉ lệ mục tiêu theo khoảng cách của đạn Sabot.
3. Tỉ lệ mục tiêu theo khoảng cách của súng máy đồng trục
4. Tỷ lệ của sensor đo gió
5. Loại đạn phóng
6. Chỉ số sẵn sàng của súng
7. Đếm mục tiêu
8. Khoảng cách đến mục tiêu
9. Đánh dấu chỉ thị mục tiêu của chỉ huy
10. Tỷ lệ đo xa
11. Điểm ngắm trung tâm theo trục ngang
12. Tỷ lệ mục tiêu của đạn HEAT
13. Tỷ lệ mục tiêu cho đạn nổ mảnh

Xe T-80 của quân khu Leningrad với Camo xanh (zashchitniiy zeJeno)

(http://img190.imageshack.us/img190/1160/leningradt80b.jpg)








Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 14 Tháng Mười, 2010, 04:10:57 pm
(http://img46.imageshack.us/img46/9171/autoloader.jpg)

Hệ thống nạp đạn tự động Korzhina của T-80B

1.   Tay nạp
2.   Thiết bị truyền động thủy lực
3.   Tay nhồi
4.   Thanh giằng phải
5.   Đầu đạn
6.   Liều phóng
7.   Khóa nòng
8.   Máy thu đuôi liều phóng đã sử dụng
9.   Mô tơ kéo tay nhồi


Xe chỉ huy T-80BK

(http://img409.imageshack.us/img409/3861/vembtt802.jpg)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 15 Tháng Mười, 2010, 11:08:57 am
T-80BV: Giáp phản ứng nổ

Trong suốt cuộc chiến tại Li-Băng năm 1982, lần đầu tiên trong lịch sử Israel sử dụng tăng lắp giáp phản ứng nổ (ERA). Thế hệ ERA đầu tiên được thiết kế để vô hiệu hóa đầu đạn nổ lõm. Đầu đạn nổ lõm khác đầu đạn thông thường ở chỗ, nó định hình thuốc nổ trong một hình chóp nón trước đầu đạn. Khi đầu đạn chạm nổ, khối thuốc nổ sẽ phá vỡ chóp nón kim loại, tạo một thành luồng nổ hình mũi tên có hạt nhân thép bên trong, đâm xuyên qua các lớp giáp thép thông thường. Viên gạch ERA là gồm một hộp kim loại đặt tại những góc mà xe hay trúng đạn nhất. Nhân bên trong bao gồm thuốc nổ dẻo và các miếng thép. Khi đầu đạn HEAT chạm vào ERA, thuốc nổ dẻo bên trong phát nổ, đưa các miếng thép ra trước luồng xuyên của đầu đạn lõm, làm giảm ảnh hưởng của đầu đạn. Học viện nghiên cứu NII Stali đã phát triển loại giáp này từ thập niên 60 nhưng nó không được ưa chuộng và không được sử dụng. Sự xuất hiện của loại Blazer ERA của Israel năm 1982 đã làm quân đội Xô Viết chú ý và quyết định trang bị nó cho xe tăng chủ lực Xô Viết. Đặc biệt là lực lượng đồn trú tại Đức (GSFG). ERA của NII Stali được mật danh là “Kontakt” và đưa vào trang bị thế hệ đầu tiên 4S20. NII Stali ước tính giáp Kontakt có thể giảm thiệt hại đến khoảng 86% từ đầu đạn tên lửa 125mm, 58% với đạn HEAT, và 92% với đạn hỏa tiễn chống tăng hạng nhẹ (LAW-93mm). Kontakt nhẹ hơn Blazer của Israel và NII Stali nâng hiệu quả cao hơn 15%.

Mặt cắt giáp phản ứng nổ Kontakt

(http://img401.imageshack.us/img401/7130/kontakt1.jpg)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 15 Tháng Mười, 2010, 11:29:15 am
Kontakt bắt đầu được trang bị trên xe tăng Xô Viết năm 1983 và được trang bị cho lực lượng đồn trú tại Đức năm 1984. Năm 1985, Leningrad Kirov bắt đầu sản xuất T-80B với giáp Kontakt, đặt tên là T-80BV (Obiekt 219RV), phiên bản xe tăng chỉ huy tên là T-80BVK. Kí tự V thêm vào để chỉ từ “Nổ” (vyzryvnoi). Trong thời gian bảo trì định kì, những chiếc xe cũ được lắp thêm các khối Kontakt. Theo tài liệu giải mật của Hiệp ước Các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu tháng 11 năm 1990, có khoảng 594 T-80BV và 23 T-80BVK phục vụ phía Tây dãy Ural, chiếm khoảng 13% số lượng T-80.

Xe T-80 BV được trang bị cho các sư đoàn ở tuyến đầu, trong đó có các sư đoàn thuộc tập đoàn quân Phương Bắc đóng tại BaLan, gồm sư đoàn Bộ binh Cơ Giới Cận Vệ Vitebsk ở Paromenia và sư đoàn xe tăng số 20 Zvenigorod đóng tại Silesia. Trong ảnh là T-80BV trong cuộc tập trân của tập đoàn quân Phương Bắc tại Ba Lan, có thể thấy, trong thời bình, giáp Kontakt không được gắn diềm hai bên hông xe, mà chỉ gắn ở tháp pháo.

(http://img137.imageshack.us/img137/3457/t80bv.jpg)

T-80BV của lực lượng Xô Viết đồn trú tại Đức rút về năm 1994, đang nằm trên toa tàu vận chuyển tại tuyến đường giữa Berlin và Lichtenberg. Có thể thấy, cờ Nga được sơn trên tháp pháo, không còn cớ Liên Xô

(http://img137.imageshack.us/img137/917/bvgsfg.jpg)



Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: tientt82 trong 15 Tháng Mười, 2010, 12:34:28 pm
Yểm trợ bác selene0802 nào  ;D
Hơi chậm thì phải  :(

Góc nhìn vị trí trưởng xe
(http://ca6.upanh.com/14.704.18939473.Pyn0/truongxet80.gif)

1- Bảng điều khiển K ( Щиток к )
2- thiết bị (nhìn đêm) TKN-3 ( Прибор ткн-3 )
3- thiết bị điều khiển nạp (đạn ???) (Пульт загрузки )
4- Máy tính  (Вычислитель )
5- Thiết bị chỉ thị quan sát  ??? (Визуальный указатель) . Nếu em không nhầm ; nó sẽ tương ứng với thiết bị quan trắc phần tử của mục tiêu
6- Thiết bị hiệu chỉnh đầu vào (Устройство ввода поправок)
7- Bảng điều khiển dự phòng  ( Пульт дублирования ) .
8- Cơ chế quay trống nạp đạn (Механизм поворота конвейера)
9- Bảng điều khiển phân phối (mục tiêu ???) (Щиток распределительный )


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 15 Tháng Mười, 2010, 12:48:54 pm
Phía trên là xe của lực lượng Xô Viết đồn trú tại Đức năm 1994
Phía dưới là xe của Trung đoàn súng trường cơ giới cận vệ số 81 tại Chechnya năm 1995

(http://img830.imageshack.us/img830/5935/bv2h.jpg)


T-80BVK chỉ huy

(http://img89.imageshack.us/img89/2121/t80bk.jpg)

Các bác thông cảm, em vừa chôm giờ công ty vừa tổng hợp, vừa dịch, vừa post, vừa chỉnh sửa ảnh nên hơi lâu :D



Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: tientt82 trong 15 Tháng Mười, 2010, 02:18:21 pm
(http://img46.imageshack.us/img46/9171/autoloader.jpg)

Hệ thống nạp đạn tự động Korzhina của T-80B

1.   Tay nạp
2.   Thiết bị truyền động thủy lực
3.   Tay nhồi
4.   Thanh giằng phải
5.   Đầu đạn
6.   Liều phóng
7.   Khóa nòng
8.   Máy thu đuôi liều phóng đã sử dụng
9.   Mô tơ kéo tay nhồi

Trong khi nạp ; đạn sẽ được nâng lên gần thẳng đứng và di chuyển vào đuôi nòng pháo theo 1 cung tròn đơn ; trong khi đó liều phóng sẽ được nâng lên nằm ngang và đưa vào ngay sau đạn

Để rõ hơn ; mời mọi người xem clip sau  ;D Nguồn : russianarmor

http://www.mediafire.com/download.php?qs40qih7luw

Bác selene0802 : em nói em đấy chứ . Bác ra ngoài vỏ Kontact thì em mới đưa trong ruột  ;D ;D


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 22 Tháng Mười, 2010, 01:44:33 pm
T-80U: Siêu mạnh mẽ

Sau khi Aleksandr Morozov về hưu tháng 5 năm 1976, bộ trưởng bộ quốc phòng Ustinov cố gắng gánh vác việc nâng cao tiêu chuẩn các thiết kế của tăng Xô Viết. Nhà máy Kharkov đã nâng cấp T-64B với hệ thống điều khiển bắn và giáp cho tháp pháo mới trên Obiekt 476, hay còn gọi là Izdeliye 9A. Không muốn lãng phí thời gian chuyển những thiết bị mới sáng chế lên một tháp pháo T-80 mới, Mátxcơva quyết định ghép thẳng tháp pháo mới của Kharkov lên gầm xe T-80 thành Obiekt 219A Olkha, sau đó, chuyển Kharkov sang sản xuất T-80. Trong kế hoạch này, Popove của viện thiết kế Leningrad toàn thể chương trình trong khi giám đốc thiết kế mới của Khakov là Nikolai Shomin chịu trách nhiệm cho tháp pháo và vũ khí. Tháp pháo của Obiekt 476 trang bị loại giáp tấm mới và hệ thống điều khiển bắn 1A45 trang bị máy ngắm IG46 mới. Cùng lúc đó, 2 loại giáp composite khác cho tháp pháo xe tăng vừa được NII Stali thử nghiệm và loại giáp tấm phản xạ được trang bị cho T-72B. Khoang trước của tháp pháo thép đúc được lắp các tấm hợp kim và các tấm phi kim. Obiekt 476 được trang bị loại đắt tiền hơn, giáp bán chủ động, trong khoang chứa 2 lớp polyme lỏng, tiếp đến là một tấm thép và chất keo dính. Khi lớp giáp bị đạn nổ lõm xuyên qua, sóng chấn động phản xạ trong các lớp chất lỏng sẽ làm giảm độ xuyên của đạn. Năm 1982, dù Obiekt 219A đã sẵn sàng được sản xuất tại Kharkov nhưng lượng xe được sản xuất rất ít cho các hoạt động nghiên cứu, bao gồm cả việc thử nghiệm bắn tên lửa qua nòng và giáp phản ứng nổ.


Obiekt 219A Olkha

(http://img219.imageshack.us/img219/8052/22160928.jpg)

Obiekt 219A kết hợp tháp pháo của Obiekt 476 từ Kharkov với thân của T-80B, một vài mẫu này được lắp loại Kontakt-1, nhưng không một chiếc nào được lắp toàn bộ bằng Kontakt-1 để chờ loại Kontakt-5 mới


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 22 Tháng Mười, 2010, 01:55:13 pm
Một góc nhìn khác về Obiekt 219A, góc nhìn từ trên xuống, góc nhìn này cho ta thấy đặc điểm riêng biệt của tháp pháo từ Obiekt 476 là độ rộng đuôi tháp pháo cùng bộ ống thở và các phụ kiện của hệ thống lặn Brod-M. Góc nhìn này cũng cho ta thấy một đặc điểm khác để phân biệt giữa T-80 và T-72 ngoài cách so sánh chiều rộng dải xích, độ lớn bánh chịu lực, đó là: 2 thùng dầu của T-80 ở đuôi xe được đặt về 2 bên, trong khi T-72 và T-90, 2 thùng này đặt sát nhau ở giữa

(http://img693.imageshack.us/img693/1314/63398797.jpg)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 22 Tháng Mười, 2010, 02:15:37 pm
Dù tên lửa Kobra rất có hứa hẹn về tầm bắn xa, nhưng nó vẫn có những vấn đề về thiếu tính thực tế và giá thành quá cao. Viện thiết kế công nghệ ở Tula đang nghiên cứu hệ thống vũ khí điều khiển Refleks 9K120 125mm (hay 9M119) dựa trên việc cải tiến loại tên lửa điều khiển 9K116 Baston/Shaksna của súng 100mm và 115mm. Khác với Kobra, Reflek sử dụng công nghệ dẫn đường bằng laser. Tên lửa 9M119 được đưa ra khỏi nòng súng bằng liều phóng thông thường. Sau khi được phóng, 2 bộ cánh phụ được bật ra, một bộ dẫn hướng và 1 bộ lái. Bộ điều khiển của tên lửa có một cổng quang học nhận tín hiệu laser được mã hóa từ hệ thống laser bán tự động 9S515 tích hợp trong kính ngắm 1G46 của pháo thủ để lái tên lửa đến mục tiêu. Đầu đạn Refleks có khả năng xuyên 700mm giáp thép, hơn hẳm 600mm của Kobra và tầm bắn cũng tăng từ 4 lên 5km

Tên lửa Relfeks

(http://img258.imageshack.us/img258/1860/ammu.jpg)

Ngoài cùng bên trái là kiều phóng 9Kh949, tên lửa 9M119 Refleks ở trạng thái chờ phóng nằm ở giữa, ngoài cùng là tên lửa đang trong trạng thái bay, 2 khối cánh đã được bật ra.



Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 22 Tháng Mười, 2010, 02:25:41 pm
(http://img29.imageshack.us/img29/4028/reflek.jpg)

Mặt cắt dọc của tên lửa Relfeks: Có thể dễ dàng thấy đầu tên lửa là khối lái, tiếp theo đó là buồng đốt tên lửa có lỗ thoát thông ra sau cánh lái, ngay sau buồng đốt là đầu nổ lõm, khối thuốc nổ đặt sau chóp nón, cuối cùng là cổng quang học nhận tín hiệu laser.

(http://img530.imageshack.us/img530/2935/ummunition.jpg)

T-80U có 4 loại đạn chính bắn qua pháo 125mm. Từ trái qua phải: Đạn sabot có cánh, đạn nổ mảnh, đạn HEAT (đầu nổ lõm), cuối cùng là tên lửa Refleks. Hàng sau: Liều phụ ZhS2 bên trái và liều phóng 9Kh949 của tên lửa Relfeks bên phải.




Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 22 Tháng Mười, 2010, 02:43:02 pm
Trong thời điểm việc tháp pháo của Obiekt 476 được kết hợp với Obiekt 219A Olkha đang diễn ra, thì Obiekt 219V được thiết kế để trang bị tên lửa Refleks, hệ thống điều khiển bắn 1A45 Irtysh, và động cơ GD-1000TF với bộ siêu tăng áp. Một vài mẫu thử nghiệm Obiekt 219A và Obiekt 219V được trang bị thế hệ Kontakt-1 đầu tiên. Những mẫu thử này bị nhầm lẫn khi được đưa vào viện bảo tàng và được gọi là T-80A dù chúng chưa bao giờ được chấp thuận trang bị.

Như đã đề cập, quân đội Xô Viết gần như ngay lập tức đưa vào trang bị loại Kontakt 1. Kontakt-1 hoàn toàn chưa thích hợp với những thiết kế của xe tăng Xô Viết như nó làm xe nặng thêm 1.2 tấn và chỉ có thể chống lại được đạn có đầu nổ lõm. Vào khoảng giữa thập niên 80, NATO thay đổi chiến thuật, tiến hành sử dụng đầu đạn xuyên Sabot có cánh (APFSDS) cho pháo tăng, loại đạn mà giáp Kontakt không thể chống được. Quân đội Xô Viết đã lấy đượcc một vài mẫu thử đạn APFSDS 105mm này từ quân đội Sirya (loại M111 của Israel) trong cuộc chiến Li-băng 1982. Việc thử nghiệm loại đạn này trong hai năm 1982-1983 đã cho thấy nó có thể xuyên giáp trước của cả T-72 và T-80. Giải pháp tạm thời được đưa ra, người ta thêm vào một lớp giáp thép dày 20mm vào giáp trước của T-80B. Ngoài ra, NII Stali tăng tốc cho việc nghiên cứu loại giáp ERA đời thứ 2 là Kontakt-5 được dự định là sẽ tăng thêm khả năng chống lại APFSDS cũng như chống đạn đầu nổ lõm.


Giáp Kontakt-5: được hàn chặt vào tháp pháo

(http://img809.imageshack.us/img809/74/img6253519900x675.jpg)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 22 Tháng Mười, 2010, 02:43:30 pm
Kontakt-5 dựa vào lớp thép bên ngoài hộp chứa nhiều hơn loại cũ, đủ để tăng khả năng chống lại đầu đạn nổ lõm và cả ngay cả với đầu đạn APFSDS cũng giảm thiểu thiệt hại lên khoảng 20-30%. Nó được tăng lượng thuốc nổ TNT bên trong khối giáp từ 0.28 kg của loại 4S20 (Kontakt-1) lên -0,33kg trong khối 4S22 (Kontakt-5). Khối Kontakt-5 chỉ có được tác dụng lớn nhất khi đặt ở góc nghiêng, nó cũng không thể được chốt theo cách của Kontakt-1 vì kích thước và trọng lượng lớn hơn nên nó được hàn trực tiếp ngay từ khi sản xuất xe hay đại tu xe. Vì thế, Kontakt-1 và Kontakt-5 được phân biệt bằng cách, Kontakt-5 là loại giáp tích hợp (vstroeniy DZ) và Kontakt-1 là loại giáp lắp ghép (navesnoy DZ).

Hình ảnh chụp trong cuộc thử nghiệm đạn xuyên bắn qua Kontakt 5 của Mỹ: thanh xuyên bị bẻ gẩy khi đi xuyên qua lớp Kontakt

(http://img63.imageshack.us/img63/1811/obps.jpg)

Obiekt 219AS là loại được kết hợp giữa Obiekt 219A và Obiekt 219V với gói giáp Kontakt-5. Một loạt sản phẩm thử nghiệm khoảng 20 chiếc được sản xuất vào cuối năm 1983, và ngay lập tức trang bị 8 chiếc cho các đơn vị thử nghiệm, số còn lại dành cho các cuộc thử nghiệm về điều kiện hoạt động và các thử nghiệm của nhà máy. Obiekt 219AS được quân đội Xô Viết chấp nhận đưa vào trang bị năm 1985 với tên gọi T-80U ( U là usovershenstvovanniy – cải tiến) và bắt đầu được sản xuất tại Omsk năm 1987. Theo tài liệu giải mật của HIệp Ước Các Lực Lượng Vũ Trang Thông Thường ở Châu Âu có 410 T-80U hoạt động phía Tây dãy Ural, chiếm khoảng 8% tổng số lượng T-80, con số này bao gồm cả loại T-80UD đời sau.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 22 Tháng Mười, 2010, 11:23:29 pm
(http://img176.imageshack.us/img176/2027/64025475.jpg)

Bỏ qua những thiếu sót, động cơ tua bin khí mang lại cho T-80U sức mạnh, tốc độ vượt trội, những màn bay trên không, Hình được chụp tại bãi thử nghiệm pháo binh Yekaterinburg, một hình ảnh thường thấy trong các triển lãm vũ khí của Nga

(http://img200.imageshack.us/img200/1849/comanderu.jpg)

Vị trí trưởng xe T-80U, bên tay trái là sùng máy đồng trục PKT 7.62mm với thùng đạn, màn hình bên phải là màn hình của thiết bị nhìn đêm ảnh nhiệt Agava

(http://img130.imageshack.us/img130/4028/gunneru.jpg)

Không gian bên trong của xe tăng Xô Viết khá chật hẹp so với xe NATO. Trong ảnh là vị trí của pháo thủ bên trái tháp pháo. Bên phải là khóa nòng của pháo DT-81, ở giữa là hệ thống điều khiển bắn 1G46-2


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 10:34:51 am
T-80UD: sự trở lại của động cơ diesel

Những thiếu sót của động cơ tuabin trên T-80 đã dẫn đến một loạt những lựa chọn thử nghiệm trên động cơ diesel. Phiên bản ban đầu của động cơ diesel được phát triển bởi nhà máy LKZ (Leningrad Kirov) năm 1975-1976, động cơ 2V16 (A-53-2) 1000 sức ngựa thiết kế tại Cục Thiết Kế Đặc Biệt Transdizel ở nhà máy Chelyabinsk. Động cơ này được lắp trên thân xe T-80B cải tiến, được đặt tên là Obiekt 219RD, nhưng mãi đến năm 1983, nó mới hoàn thành. Một mẫu thử khác được phát triển tại Omsk là Obiekt 644, sử dụng động cơ V-46-6 của xe T-72. Cả hai đều không được chấp nhận trong thời đại động cơ tua bin khí của Ustinov. Tuy nhiên, quân đội vẫn rất muốn thay thế động cơ tuabin khí của T-80 vì giá thành lắp đặt và vận hành đều quá cao. Ví dụ, trong thập niên 80, động cơ diesel V-46 của T-72 có giá 9600 rúp trong khi giá động cơ GTD-1000 của T-80 là 104 000 rúp. Hơn nữa, động cơ tuabin có vòng đời hoạt động ngắn, tiêu tốn nhiêu liệu, phức tạp và tốn nhiều chi phí khi lắp đặt và sửa chữa.

Phiên bản duy nhất của Obiekt 219RD, không bao giờ được đưa vào sản xuất vì không được Leningrad ủng hộ.

(http://img219.imageshack.us/img219/3766/obiekt219rd.jpg)

Động cơ V46-6 của T-72 và Obiekt 644

(http://img801.imageshack.us/img801/8540/v466.jpg)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 10:42:11 am
Ngay cả khi Ustinov bắt buộc nhà máy Kharkov chuyển việc sản xuất từ T-64 sang T-80, nhà máy vẫn muốn sản xuất T-80 với động cơ diesel. Obiekt 478, nỗ lực lần thứ 3 của nhà máy để phát triển xe T-80 với động cơ diesel, được khởi động năm 1976. Sử dụng động cơ 6TD mới, 1000 sức ngựa của Obiekt 476 ( T-64 cải tiến) và là thế hệ tiếp theo của động cơ trên T-74. Một sự lựa chọn khác cũng được đặt ra là Obiekt 478M với cấu hình phức tạp hơn, bao gồm hệ thống điều khiển bắn Sistema, hệ thống bảo vệ Shater và động cơ diesel 124Ch 1500 sức ngựa của nhà máy Chelyabinsk. Nhưng Obiekt 478M bị đánh giá là quá đắt đỏ và phức tạp. Obiekt 478 lại tụt hậu so với Obiekt 476 cải tiến về hệ thống điểu khiển bắn và tính năng vũ khí trang bị (ví dụ tên lửa Kobra đã được thay thế bởi tên lửa Refleks). Hơn nữa, Ustinov vẫn muốn quân đội được trang bị động cơ tuabin khí, vì vậy, việc sản xuất T-64B ở Kharkov bị đình chỉ để chuyển sang sản xuất T-80. Quan điểm của Ustinov không giống với quan điểm của quân đội và một nghiên cứu của Bộ Quốc Phòng vào năm 1984 được kết luận: Trong kế hoạch 5 năm sắp tới, quân đội Xô Viết nên mua 2500 xe tăng và 6000 động cơ diesel 6TD hay 1500 xe tăng với 2000 động cơ tua bin GTD1250. Ustinov qua đời tháng 12 năm 1984, tiếp theo đó là cái chết của bí thư đảng ủy Leningrad, Romanov vào tháng 7 năm 1985 đã làm xe tăng dùng động cơ tua bin khí mất đi 2 người ủng hộ quyền lực nhất,  mở rộng đường cho việc trở lại của động cơ diesel. Tốc độ sản xuất T-80U tại Kharkov chậm một cách đáng ngạc nhiên, mới chỉ có 45 T-80U được sản xuất. Việc sản xuất T-80U với động cơ diesel được thông qua ngày 2 tháng 9 năm 1985.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 10:54:56 am
Obiek 478 được tái khởi động với tên gọi Obiekt 478B Bereza (Cây bạch dương) với động cơ diesel 6TD lắp trên T-80U. Có tổng cộng 5 phiên bản đầu tiên được hoàn thành để thử nghiệm vào cuối năm 1985, song song đó, một loạt mẫu thử khác dựa trên mẫu ít thông dũng là Obiekt 219A với động cơ diesel cũng được sản xuất để so sánh. Dựa trên những nghiên cứu ban đầu, việc thử nghiệm nhanh chóng kết thúc, Bereza được phép chứng tỏ khả năng trước mặt Mikhail Gorbachev, các lãnh đạo nhà nước và quân đội tại trường dạy lái xe tăng Kharkov. Việc sản xuất nhanh chóng được thông qua năm 1986 nhưng chương trình sản xuất vẫn chưa thể thóat khỏi rắc rối, và quân đội Xô Viết yêu cầu cải tiến toàn bộ xe trước khi việc sản xuất quy mô lớn được tiến hành. Theo kế hoạch ban đầu, T-80U với động cơ diesel được chỉ định với tên mới là T-84, theo cách đặt tên truyền thống của nhà máy Kharkov: T-34, T-44, T-54, T-64 và T-74. Điều này dẫn đến một cuộc đối đầu ngầm giữa bộ công nghiệp và quân đội với những lời dèm pha rằng thiết kế T-84 sẽ gây hiểu lầm rằng quân đội Xô Viết trang bị 4 tiêu chuẩn xe tăng T-64, T-72, T80 và T-84, tất cả đều giống nhau trừ bốn loại động cơ khác nhau. Vấn đề trở nên nghiêm trọng đến mức nó phải được đưa ra phân xử bởi Trung Ương Đảng để đưa ra quyết định cuối cùng. Cuối cùng tên gọi T-80UD được chọn với 2 kí tự UD mang nghĩa Động cơ diesel cải tiến (Usovershenstvovanniy Dieselniy). Việc sản xuất tiếp tục bị đình trệ đến cuối thập niên 80 vì Gorbachev cắt giảm ngân sách quốc phòng. Kế hoạch năm 1989 sẽ sản xuất 3739 T-80 và T-72 được cắt giảm xuống còn 1530 xe, và năm 1990 cắt giảm còn 1445 xe. Những xe T-80UD đầu tiên được trang bị cho hai sư đoàn bảo vệ Kremlin: Sư đoàn xe tăng cận vệ Kantemirovskaya số 4 (4th GTD) và Sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ Tamara số 2 (MRD) trong địa phận Matxcơva. T-80UD xuất hiện lần đầu trước công chúng vào cuộc duyệt binh Ngày lễ Chiến Thắng 9 thang 5 năm 1990 tại quảng trưởng Đỏ và trên đường phố Matxcơva trong vụ chính biến tháng 10 năm 1993.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 11:13:52 am
Hệ thống Shtora trên T-80UD bao gồm 2 đèn gây nhiễu TShU-1-17 phát ra các tín hiệu điều biến hồng ngoại làm lẫn lộn các tín hiệu theo dõi của tên lửa NATO như TOW, Milan, HOT... Hệ thống Shtora cũng bao gồm một hệ thống laser cảnh báo để kích hoạt pháo khói ngụy trang.

(http://img89.imageshack.us/img89/1964/shtora.jpg)

Xe T-80UD trước khách sạn Rassija năm 1991

(http://img714.imageshack.us/img714/3121/t80ud001.jpg)

Xe T-80UD của sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ Tamara trước nhà quốc hội trong cuộc chính biến tháng 10 năm 1993

(http://img831.imageshack.us/img831/2273/tamaraj.jpg)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 11:27:54 am
Xe T-80UD của sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ Tamara trước nhà quốc hội trong cuộc chính biến tháng 8 năm 1991
Vụ này là năm 93-94 gì đó bạn Selen ạ, ông Enxin nã pháo và đại tá anh hùng không quân Nga (trong chiến tranh Aphganixtan) nay là Phó Tổng thống Rutskoi cùng chủ tịch QH Nga Khasbulatov lóp ngóp chui ra giơ 2 tay :"Anh Enxin ơi, em xin hàng, hãy cho em một chai vodka, em sẽ khai tuốt".


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 11:47:53 am
Xe T-80UD của sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ Tamara trước nhà quốc hội trong cuộc chính biến tháng 8 năm 1991
Vụ này là năm 93-94 gì đó bạn Selen ạ, ông Enxin nã pháo và đại tá anh hùng không quân Nga (trong chiến tranh Aphganixtan) nay là Phó Tổng thống Rutskoi cùng chủ tịch QH Nga Khasbulatov lóp ngóp chui ra giơ 2 tay :"Anh Enxin ơi, em xin hàng, hãy cho em một chai vodka, em sẽ khai tuốt".
Tháng 10 năm 1993, người Nga gọi đây là sự kiện "tháng Mười đen" khi mà Eltsin đã ra lệnh cho xe tăng, bộ đội và cảnh sát tấn công vào nhà Xô Viết tối cao - bây giờ là Duma Quốc gia.
Sự kiện tháng 8 năm 1991 là sự kiện thành lập Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp, khi đó các đơn vị xe tăng của sư đoàn Cận vệ Tamara cũng được điều động vào Thủ đô để ổn định trật tự nhưng không được sự ủng hộ của nhân dân và ngay chính quân đội.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: longtrec trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 11:48:06 am
Xin góp ý chút xíu với bạn selene0802, bạn để bài với nhiều từ phiên âm từ tiếng Nga sang tiếng Việt mà không cắt nghĩa làm người đọc rất khó hiểu . Tôi ví dụ qua thôi nhé:

-Obiekt(объект) là từ bạn thường xuyên dùng trong bài viết nó có nghĩa là : khách thể, đối tượng, mục tiêu và công trình.
-Reflek(рефлекс) có nghĩa là phản xạ.
Kontakt-1 và Kontakt-5 (Контакт): Đây là giáp phản ứng chạm nổ hay giáp phản ứng nổ.

Rất nhiều thuật ngữ QS viết tắt bạn không làm rõ!


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 01:28:17 pm
Cháu không muốn dịch hoàn toàn ra tiếng Việt đấy ạ. Cháu muốn để tên nguyên bản tiếng Nga để người đọc muốn dò tìm thông tin trên mạng qua google có thể dễ dàng hơn và cháu tôn trọng một số tên riêng theo tiếng Nga ( và một chút theo cảm tính, để chút tiếng Nga cho oai :D)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 03:43:41 pm
Bổ sung cho Selene0802 thông số kỹ thuật của T-80 ;D:

Thông tin chung

Năm sản xuất: 1967

Thời điểm được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang: 1976

Khối lượng xe tăng với đầy đủ cơ số đạn: 42 tấn + 2%

Kíp xe: 3 người

Kích thước cơ bản:

+ chiều dài khi nòng pháo hướng về phía trước: 9 656mm

+ chiều dài khi nòng pháo quay về phía sau: 9 595mm

+ chiều dài thân xe (theo diềm chắn bùn): 6 982mm

+ chiều dài bề mặt chống đỡ: 4 279mm

Chiều rộng xe tăng:

+ theo diềm chắn xích: 3 598mm

+ theo bản xích: 3 380mm

+ chiều rộng của bánh xe: 2 800mm

Chiều cao của xe tăng (theo nóc tháp pháo): 2 193mm

Chiều cao xe tăng với thiết bị (súng máy) phòng không: 2 915mm

Độ cách đất: 415mm


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 03:46:06 pm
(tiếp):

Trang bị

Pháo: kiểu nòng trơn

Mẫu pháo: D-81

Đường kính đạn: 125mm

Cơ chế nạp đạn: tự động

Tốc độ bắn trong chiến đấu: 7 - 8 viên/phút

Các loại đạn sử dụng: đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng; đạn xuyên lõm; đạn nổ - nổ mảnh

Tầm bắn xa tối đa bằng các loại đạn với sự hỗ trợ của khí tài đo xa TPD-K1

+ đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng: 4 000 mét

+ đạn xuyên lõm: 4 000 mét

+ đạn nổ - nổ mảnh: 5 000 mét

Tầm bắn cực đại bằng đạn nổ - nổ mảnh với liều phóng kèm theo: 10 000 mét

Tầm bắn xa tối đa với sự hỗ trợ của khí tài nhìn đêm TPNZ-49[/b]

+ trong chế độ chủ động: 1 300 mét

+ trong chế độ thụ động: 850 mét

Tầm bắn trực xạ khi độ cao của mục tiêu là 2 mét

+ đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng: 2 100 mét

+ đạn xuyên lõm: 1 010 mét

Góc bắn

+ góc hướng cực đại khi tắt thiết bị cân bằng pháo -  tăng: 14 độ

+ góc hướng cực tiểu khi tắt thiết bị cân bằng pháo – tăng
 
• theo mũi xe: - 5 độ

• theo đằng sau: - 4 độ

+ góc tầm: 360 độ

Chiều cao tuyến bay của đạn: 1 678mm

Khả năng bắn đạn: cơ chế tĩnh điện, cơ chế tiếp xúc điện, cơ chế cò súng bằng tay

Súng máy đồng trục: PKT

Đường kính đạn: 7,62mm

Tầm bắn xa nhất: 1 800 mét

Tốc độ bắn (thực tế): gần 250 viên/phút

Hộp tiếp đạn: dạng băng đạn

Khả năng bắn đạn: cò điện điều khiển từ xa

Khối lượng: 10,5kg

Thiết bị súng máy phòng không: mở - tự động (lắp trên nóc phải tháp pháo)

Đường kính đạn: 12,7mm

Tầm bắn xa tối đa

+ mục tiêu trên không: 1 500 mét

+ mục tiêu trên bộ: 2 000 mét

Tốc độ bắn: 600 – 800 viên/phút

Góc hướng : 360 độ

Góc tầm:

+ cực đại: 75 độ

+ cực tiểu: - 5 độ

Hộp tiếp đạn: dạng băng đạn

Khả năng bắn: bằng tay

Khối lượng: 25kg

Trang bị bổ sung: súng tiểu liên AKMS, súng lục bắn tín hiệu, lựu đạn cầm tay F-1

Cơ số đạn pháo: 40 viên

Đạn bổ sung:

+ súng máy PKT: 2000 viên

+ súng máy HSVT: 300 viên

+ súng tiểu liên AKMS: 300 viên

+ súng lục bắn tín hiệu: 12 viên

+ lựu đạn cầm tay: 10

Kiểu đạn pháo: nạp đạn từng phần với liều phóng riêng cùng bỏ đạn dễ cháy

Khối lượng đạn pháo

+ với đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng: 19,7kg

+ với đạn xuyên lõm: 29kg

+ với đạn nổ - nổ mảnh: 33kg


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 03:56:57 pm
Khí tài ngắm

Thước ngắm – đo xa: tia laze với sự ổn định quan sát độc lập theo chiều dọc; một thị kính

Kiểu: TPD-K1

Độ khuyếch đại: 8 lần

Tầm quan sát: 9 độ

Phạm vi đo tầm xa: 500 – 3000 mét

Sai số đo xa trung bình: 10m

Khối lượng thước ngắm: 85kg

Thước ngắm nhìn đêm: quang điện; thụ - chủ động với tầm quan sát ổn định độc lập; một thị kính

Kiểu: TPNZ-49

Độ khuyếch đại: 5,5 lần

Phạm vi quan sát: 7 độ

Tầm nhìn xa

+ trong chế độ chủ động: gần 1 300 mét

+ trong chế độ chủ động: gần 850 mét

Nguồn ánh sáng hồng ngoại: đèn hồng ngoại cường độ mạnh P-4A

Khả năng phòng thủ

Kiểu giáp phòng thủ: chống đạn

Kiểu phòng thủ khỏi vũ khí hủy diệt hàng loạt: có tính chất tập thể - đồng loạt, bảo đảm bảo vệ kíp xe và trang thiết bị trong xe khỏi sự tương tác của sóng xung kích của các chất phóng xạ và chất độc

Kiểu trang bị phòng chống cháy: tự động, ba cấp độ hoạt động


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 04:08:54 pm
Khả năng hoạt động và tính cơ động

Công suất riêng: 24 sức ngựa/tấn (18kW/tấn)

Tốc độ tối đa: 70km/h

Tốc độ trung bình:

+ trên đường nhựa: 60 – 65km/h

+ trên đường đất khô: 40 – 45km/h

Sự tiêu tốn nhiên liệu trên 100km

+ trên đường nhựa: 460 – 790 lít

+ trên đường đất: 430 – 500 lít

Tầm hoạt động theo nhiên liệu

+ trên đường nhựa

• trên các thùng nhiên liệu chính: 500km

• với các thùng nhiên liệu bổ sung: 600km

+ trên đường đất khô

• trên các thùng nhiên liệu chính: 335km

• với các thùng nhiên liệu bổ sung: 410km

Áp lực riêng trên đất: 0,83kg lực/cm2

Góc leo dốc cực đại: 32 độ

Góc nghiêng cực đại: 25 độ

Khả năng vượt chướng ngại vật

+ chiều rộng hố: 2,85 mét

+ độ sâu hố (không có sự chuẩn bị vượt chướng ngại vật): 1,2 mét

+ độ sâu hố với sự chuẩn bị: 1,8 mét

Khả năng vượt chướng ngại vật nước với trang bị vượt chướng ngại vật nước dành cho xe tăng khi vận tốc dòng chảy 1,5m/s:

+ chiều rộng: không giới hạn

+ độ sâu: 7 mét


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 04:21:47 pm
Thiết bị quan sát

Ban ngày

TNPO-160: dạng lăng trụ đơn

+ Góc quan sát theo chiều ngang: 78 độ

TNPA-65: dạng lăng trụ đơn

+Góc quan sát theo chiều ngang: 140 độ

TPN-156A: dạng lăng trụ đơn

+ Góc quan sát theo chiều ngang: 74 độ

Ban đêm

TKB-3: phức hợp, quang điện, chủ động, tiềm vọng, kính lúp

+Độ khuyếch đại

•   nhánh ban ngày: 5 lần

•   nhánh ban đêm: 4,2 lần

+ Phạm vi quan sát

•   nhánh ban ngày: 10 lần

•   nhánh ban đêm: 8 lần

+ Nguồn ánh sáng hồng ngoại: thiết bị chiếu sáng OU-ZGKU và kính lọc hồng ngoại

TVNE-4B: quang điện, kính lúp, tiềm vọng

+ Độ khuyếch đại: 1 lần

+ Phạm vi quan sát: 35 độ

+ Tầm nhìn xa trong đêm

• có đèn pha: 60 – 80 m

• khi sử dụng thiết bị chiếu sáng cá nhân: 120m

+ Nguồn sáng hồng ngoại: đèn pha FG-125 với kính lọc hồng ngoại


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 04:51:26 pm
Động cơ

Dạng: tuabin khí, ba trục

Kiểu: FTD-1000T

Công suất tối đa: 1000 sức ngựa (736kW)

Sự tiêu hao nhiên liệu trong chế độ công suất hoạt động tối đa: 288g/sức ngựa/h

Sự tiêu tốn nhiên liệu trong chế độ khí nhỏ: dưới 70kg/h

Số vòng quay tối đa của trục đầu ra: 3154 vòng/phút

Kích thước giới hạn của động cơ (liền khối)

+ chiều dài: 1494 mét (1928)

+ chiều rộng: 1042 mét (1495)

+ chiều cao: 888 mét (953)

Khối lượng động cơ (liền khối) 1050kg (1429)

Thời gian bảo hành hoạt động: 500 giờ

Bộ phận truyền động

Kiểu: cơ khí với sự điều khiển của hệ thống trợ động thủy lực

Hộp truyền động: kiểu hành tinh

Số truyền động tiến/lùi: 4/1

Bộ phận chuyển động

Kiểu băng xích: kim loại, với bản lề cao su pha kim loại, dành cho chạy việt dã, khớp trục bánh răng

Số mắt xích: 80

Chiều rộng bản xích: 580mm

Khối lượng băng xích: 1767kg

Các bánh chịu lực: bánh kép hai mặt đĩa, với vành cao su giảm sóc bọc ngoài

Số lượng bánh chịu lực: 12

Bánh phụ trợ: một vành, với vành cao su giảm sóc bọc ngoài

Số lượng bánh phụ trợ: 10

Kiểu hệ thống treo: riêng, xoắn với các thiết bị giảm sóc


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 11 Tháng Mười Một, 2010, 01:57:32 am
Quá trình tham gia chiến đấu của T-80

T-80 bắt đầu gia nhập lực lượng vũ trang cuối những năm 70, đầu tiên là những quân khu phía Tây và các cụm quân ở nước ngoài. Vấn về tuổi thọ động cơ tuabin khí làm cho việc sử dụng loại xe tăng này ở các vùng nhiệt đới trở nên phức tạp. Vì thế, tại các quân khu phía nam, loại xe tăng này không được đưa tới.

Giới quân sự rất thích thú đối với T-80. Trong các cuộc tập trận chiến lược theo kịch bản “Chiến tranh tổng lực”, xe tăng mới gần sáng ngày tấn công thứ năm đã tiến tới gần Đại Tây Dương (trong các ban Tham mưu, T-80 được gọi tên lóng là “các xe tăng La Mans”). Tính cơ động cao của T-80 không chỉ xuất hiện một lần. Đặc biệt nổi bật là trường hợp một trong các cuộc diễn tập của cụm quân Liên Xô tại Đức đã thể hiện sự cơ động của T-80 trên đường nhựa cao tốc gần Berlin và vượt qua các xe du lịch. Khả năng khởi động tốt, bất chấp các khu vực băng tuyết của động cơ tuabin khí đã nhận được sự đồng thuận cao. Ngoài ra, động cơ tua bin khí bảo đảm nguồn dự trữ mạnh và tiết kiệm khối lượng, đáp ứng yêu cầu tăng cường khả năng bảo vệ xe tăng khỏi phần lớn các thiết bị chống tăng của kẻ thù đang xuất hiện trên chiến trường.

Với đa số công chúng, lần đầu tiên được biết tới T-80 trong thời gian duyệt binh tại Moskva ngày 9 tháng 5 và mùng 7 tháng 11 năm 1990. Đó là biến thể hiện đại T-80UD. Những chiếc xe tăng này một lần nữa xuất hiện trên các đường phố Moskva trong những ngày bạo động tháng 8 năm 1991.

T-80 không xuất khẩu và trong thành phần Quân đội Liên Xô tham gia các chiến dịch quân sự, T-80 cũng không được tiếp nhận.

Theo thông báo của phía Liên Xô tại Hiệp ước Viên về hạn chế vũ khí thông thường tại Châu Âu năm 1990, trên phần lãnh thổ châu Âu của Liên Xô và đồng thời trong các đơn vị Liên Xô đang đóng trên Đông Âu có tổng cộng 4839 T-80 với mọi biến thể.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 11 Tháng Mười Một, 2010, 01:58:24 am
Thông tin đầu tiên về sự tham chiến của T-80 xuất hiện trong thời gian sự kiện tháng 10 tại Moskva năm 1993. Sáng mùng 4 tháng 10 năm 1993, 6 T-80UD của trung đoàn xe tăng cận vệ số 12 thuộc sư đoàn xe tăng cận vệ Kantemirov số 4 đã kéo tới cầu Kalinin nhằm chống lại “Nhà trắng” – nhà Xô viết tối cao Liên bang Nga. Khoảng 12 giờ trưa, các xe tăng bắt đầu khai hỏa. Sau khi bắn, các xe tăng đã di chuyển tới bờ song T. Shevchenko, nơi chúng đỗ lại đến cuối ngày.

Các xe tăng T-80 và T-80BV được quân đội Nga sử dụng trong chiến dịch quân sự tại Chesnhia trong những năm 1995  -1996. Trước đó, điểm đáng chú ý rằng các T-80 cũng như hầu hết các phương tiện kỹ thuật thiết giáp khác đều nằm trong tình trạng xuống cấp.

Như vậy, phần lớn xe tăng không được trang bị giáp phòng ngự tích cực. Các chuyên gia quân sự cho rằng vấn đề chính ở đây là sự thiếu thời gian và kinh phí chuẩn bị cho chiến dịch. Trên nhiều xe tăng, các khối giáp phản ứng nổ được lắp trong tình trạng không được chuẩn bị - không có các túi chứa thuốc nổ được nạp sẵn. Và vì thế, trong trường hợp quân Checchen sử dụng – chủ yếu là đạn xuyên lõm chống tăng (đạn phản lực và tên lửa chống tăng điều khiển), vì thế chỉ bắn được được khi ở các địa điểm thuận lợi. Xe tăng bị tổn thương nhiều nhất ở thành, sau xe, nắp buồng động cơ và phần sau tháp pháo. Ngoài ra nhiều xe cháy được ghi nhận trong trường hợp bị bắt lửa từ dưới lên trên. Tất cả những điều này cho phép đặt ra giả thiết rằng, hỏa lực được bắn một cách đồng thời từ các vị trí công sự ngầm dưới đất và từ các tầng một của chung cư, đồng thời từ các tầng trên. Độ dày đặc của hỏa lực từ các thiết bị chống tăng trong điều kiện chiến tranh đường phố tại Groznyi khiến cho mỗi xe tăng, BMP, BTR hứng chịu 6-7 phát đạn. Trên các thân của mỗi xe tăng hoặc BMP bị bắn cháy đều có nhiều lỗ thủng (trung bình từ 3 đến 6) mà mỗi lỗ thủng do đạn bắn hầu như có thể loại xe chiến đấu ra khỏi cuộc chiến.

Điểm đáng chú ý tiếp theo là trong những điều kiện này, xe tăng T-72 đã chứng minh khả năng sống sót cao hơn tất cả. Đối với T-80, thì ở Chesnhia, tình trạng nổ đạn mang theo khi thành xe bị cháy và trúng đạn xuyên lõm đã được ghi nhận. Điều này xảy ra do sự bố trí dọc của cơ số đạn trong thiết bị vận chuyển của hệ thống nạp đạn tự động. Khi đó phần trên của bánh chịu lực trong trường hợp này thực hiện vai trò diềm chắn chống đạn xuyên lõm không bảo đảm được khả năng chống chịu cho thiết bị vận chuyển.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: Su30MK2V trong 11 Tháng Mười Một, 2010, 09:57:10 am
Thân gửi 2 bạn chủ topic và selene, hình như các bạn đang thiên về Lich sử hoạt động của MBT hơn là lịch sử phát triển theo tiêu đề topic.

Mình góp ý tí chút vậy.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 11 Tháng Mười Một, 2010, 05:51:55 pm
Mình là chủ topic và mình chỉ muốn giới thiệu thêm tí chút về quá trình hoạt động của T-80 ngoài phần lịch sử phát triển như những trang trước (do dạo này việc công ty cũng nhiều nên mình chưa có thời gian làm tiếp laọi xe khác). Bạn có thể chỉ rõ những bài mình đã post về T-80 bài nào thiên về lịch sử hoạt động ngoại trừ hai bài nói sơ lược về quá trình hoạt động của T-80 như trên để mình chỉnh sửa và rút kinh nghiệm ?


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Mười Một, 2010, 06:06:57 pm
Điểm qua phần lịch sử hoạt động sẽ làm phong phú thêm chủ đề, và vẫn xoay quanh chủ đề phát triển dòng xe tăng chủ lực, tôi thấy bạn selen vẫn tập trung đấy chứ. Chỉ cần chú ý cân đối loại bài viết thôi, các bác khác góp ý cũng không sai.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 12 Tháng Mười Một, 2010, 10:54:23 pm
T84 (Ucraina)

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/t84-21l.jpg)

Sau khi Liên Xô tan rã nhà máy Kharkov trong đất nước Ucraina “mới” quyết định tiếp tục duy trì việc sản xuất T-80 nhưng lại gặp hàng loạt vấn đề nghiêm trọng. Có 70% lượng T-80UD được sản xuất tại các nhà máy Nga. Năm 1991, chỉ 800 xe được sản xuất, năm 1992 chỉ còn 43, và năm 1993, hoàn toàn bị đình trệ. Kể từ khi ngân sách của Ucraina trở nên quá hạn hẹp, không thể hỗ trợ bất cứ hoạt động sản xuất nào, nhà máy quyết định chuyển sang thị trường xuất khẩu. Năm 1993, nhà máy Malyshev giới thiệu T-80UD cho Pakistan, và năm 1995, 2 chiếc T-80UD đầu tiên được chuyển cho Pakistan để thử nghiệm. Tháng 8 năm 1996, Pakistan tuyên bố sẽ mua 320 xe T-80UD từ Ucraina. Một vấn đề nghiêm trọng là vấn đề về tháp pháo đúc, loại tháp pháo này được sản xuất tại xưởng đúc Azvostal ở Mariupol nhưng xưởng này đã ngừng sản xuất, chỉ còn nhà máy Omsk ở Nga là còn có khả năng sản xuất loại tháp pháo này. Phòng thiết kế nhà máy Malyshev đã quyết định phát triển một loại tháp pháo hàn mới sẽ được lắp trên Obiekt 478BK (BK là Bereza Katanaya tức là giáp cán Bạnh Dương) và hoàn thành trong năm 1993. Ucraina bắt đầu sản xuất phiên bản pháo D-81 của riêng họ, loại KBA-3. Trong số 320 xe giao hàng cho Pakistan, có 145 xe được được dùng loại tháp pháo đúc cũ, bao gồm 52 xe được kí từ thời kì Liên Bang Xô Viết nhưng chưa được giao, xe mới với những tháp pháo còn lại từ thời Liên Bang Xô Viết, và một ít xe lấy ra từ kho dự trữ của quân đội Ucraina. Quân đội Ucraina chỉ còn 271 xe trong tổng số 350 xe sau vụ mua bán này. 175 xe còn lại là loại mới, Obiekt 478BE với tháp pháo hàn. Việc nâng cấp T-80UD được tiếp tục, bao gồm việc tiếp tục các công việc dang dở từ thời Xô Viết. Một bản mẫu của Obiekt 478D được xuất xưởng, loại này có hệ thống điển khiến bắn được nâng cấp, gồm kính nhìn đêm TPN-4 Buran và bộ điều khiển hỏa lực Aynet. Aynet là hệ thống có khả năng bắn đạn nổ mảnh với ngòi nổ hẹn giờ để chụp mảnh đạn lên mục tiêu bằng cách tính toán thời gian hẹn giờ với các dữ liệu khoảng cách để thiết lập thời điểm nổ cho ngòi nổ. Kharkov đã được thử nghiệm Shtora từ năm 1980 và tài trợ cho việc phát triển loại Shtora riêng gọi là ‘Varta”. Mẫu thử nghiệm Obiek 478D được trang bị những bánh chịu lực bằng nhôm với vành thép như T-64. Rất nhiều gói nâng cấp khác được đề nghị nhưng đều bị từ chối như kính ngắm ảnh nhiệt của Lvov và động cơ 6TD-3 1500 mã lực. Nhận ra rằng, cải tiến quá nhiều sẽ dẫn đến việc phát triển bị kéo dài, vì vậy, mẫu thử được phát triển từ Obiekt 478DU và Obiekt 478DU2, được giữ nguyên bộ chuyển động và động cơ 1000 mã lực của T-80. Phiên bản đầu tiên được đưa đi giới thiệu tại triển lãm quốc tế về Quốc phòng (IDEX) ở Abu Dhabi năm 1995 với tên gọi “Siêu xe tăng T-84”.

Pháo KBA-3

(http://img99.imageshack.us/img99/8909/kba3l800x539.jpg)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 12 Tháng Mười Một, 2010, 11:03:07 pm
(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/t84-9l.jpg)

Việc nghiên cứ T-84 tiếp tục được thực hiện ở Ucraina với Obiekt 478DM, giới thiệu năm tại IDEX 1999 tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất với tên gọi T-84M. T-84 là một sự thay thế hoàn hảo từ các thiết kế địa phương thay cho các bộ phận của Nga như giáp phản ứng nổ Nozh (lưỡi dao) mới dùng một loạt lượng nổ định hướng theo chiều ngang để bẻ gẫy các thanh xuyên của đạn sabot có cánh (APFSDS). Để tránh việc nổ buồng đạn gây sát thương lớn, Kharkov phát triển hệ thống nạp đạn tự động mới trang bị trên Obiekt 478DU4, hay còn gọi là T-84 Oplot (pháo đài). Khoang chứa đạn của hệ thống chứa 28 viên đạn sau một cửa sập, trong khi 18 viên còn lại nằm trong hộp chứa ở thân xe và và tháp pháo. Những đặc trưng khác của T-84 là động cơ 6TD-2, hệ thống nhìn đêm – ảnh nhiệt và hàng loạt các nâng cấp khác. Oplot được cấu hình lại theo những yêu cầu của Thỏ Nhĩ Kỳ cho loại MBT mới của họ. Có những bằng chứng mơ hồ cho rằng người Thổ không thích dùng loại đạn 120mm của Liên Xô, ma thích loại 120mm của NATO hơn. Để việc xuất khẩu được trôi chảy, Oplot được tái thiết kế để trang bị loại pháo 120mm trong chương trình KERN-2120, sau đó được đổi tên thành T-84-120 và cuối cùng là Yatagan (kiếm cong Thổ Nhĩ Kỳ). Khoang chứa đạn của hệ thống nạp đạn tự động chứa 22 viên và trong thân xe chứa 18 viên. Phiên bản đầu tiên lắp loại pháo 120mm của Thụy Sỹ. Năm 2000, 1 chiếc Yagatan được đưa đến Thổ Nhĩ Kỳ để thử nghiệm nhưng sự sa lầy về ngân sách đã đẩy chương trình mua xe tăng mới của Thổ Nhĩ Kỳ vào quên lãng. Ucraina có một thời gian gặp khó khăn trong thị trường xuất khẩu khi chiến tranh lạnh kết thúc, việc bán phá giá xe tăng xuống dưới mức sàn trở nên rộng rãi từ các quốc gia ở cả 2 phía NATO và Khối Vácxava.

Hệ thống nạp đạn tự động mới

(http://img593.imageshack.us/img593/338/autoloder.jpg)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 12 Tháng Mười Một, 2010, 11:03:38 pm
(http://img181.imageshack.us/img181/3350/btmp84l.jpg)
Một trong những dự án gây tò mò nhất của T-84 là dự án về loại xe lai giữa xe tăng và xe chiến đấu bộ binh vào năm 2001 với tên gọi BTMP-84 (Boevaya tyazhelaya mashin pekhoty: Xe chiến đấu bộ binh hạng nặng). Thân xe T-84 được kéo dài lên 9m, cho phép gắn thêm một khoang ngồi cho bộ binh ngay sau tháp pháo. Có 5 chỗ ngồi cho bộ binh mỗi bên thành xe, bộ binh ra vào xe qua cửa đuôi (xuyên qua khoang máy) hoặc 2 cửa nóc.

Trên mô hình này, thấy rõ 2 cửa nóc và cửa đuôi, nguồn gốc ảnh mô hình từ trang web của nhà máy Kharkov.

(http://img338.imageshack.us/img338/5007/btmptopl.jpg)

(http://img242.imageshack.us/img242/9714/btmpbackl.jpg)



Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 12 Tháng Mười Một, 2010, 11:30:18 pm
(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/t84-indep10l.jpg)

Vài đề xuất lựa chọn súng cho các biến thể của T-84, trong đó có loại Type 55L Bagira 140mm. Để tránh sự phụ thuộc vào Nga để trang bị loại tên lửa 125mm, cục nghiên cứu Luch ở Kiev đã phát triển loại tên lửa Kombat 125mm. Với giáp ERA, một vài phòng nghiên cứu ở Ucraina của Mikrotek bắt đầu phát triển lại giáp thế hệ sau, gọi là Nozh cũng dùng những lượng nổ nhỏ để bẻ gẫy thanh xuyên của đạn Sabot có cánh. Loại giáp này bắt đầu được sản xuất năm 2003. Với hệ thống bảo vệ chủ động, Mikrotek có 1 dự án gọi là Zaslon (tấm khiêng) dựa trên một dự án có từ thập niên 80 là Baryer (chướng ngại vật), cơ chế hoạt động là sử dụng luồng nổ với một hộp mảnh kim loại, gần giống  như loại Drozd. Hệ thống bảo vệ thụ động gọi là Kontrast được phát triển năm 2002 sử dụng tấm phủ ngụy trang đặc biệt làm giảm tín hiệu nhiệt cũng như khả năng phản xạ của sóng radar. Dù chính phủ Ucraina đã có cam kết mua T-84 cho quân đội nhưng ngân sách lại quá eo hẹp. Chỉ có 10 xe T-84M được bàn giao cho quân đội trong 2 năm 2002-2003. Tuy nhiên, chính phủ Ucraina lại không thể chi trả cho số xe kể trên và 4 chiếc bị bán cho Mỹ. Việc thiếu đơn đặt hàng từ chính phủ hay từ việc xuất khẩu đã đẩy Kharkov vào những khó khăn về kinh tế và hạn chế nỗ lực phát triển nhà máy từ sau năm 2005.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 04 Tháng Ba, 2011, 11:14:25 pm
Leopard-2

(http://img716.imageshack.us/img716/6056/leopard2tank14.jpg)




Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 04 Tháng Ba, 2011, 11:22:15 pm
Lịch sử phát triển của Leopard-2, mặc dù cái tên không chỉ đơn giản là phiên bản mới của loại xe nổi tiếng Leopard-1, bắt đầu năm 1963, khi Cộng Hòa Liên Bang Đức và Mỹ kí một hiệp định phát triển một loại xe tăng công nghệ cao, với tên gọi Xe Tăng Chủ Lực Kampfpanzer70 (MBT/KPz-70).Xe KPz-70 dự kiến sẽ trở thành xe tăng hiện đại nhất trên thế giới với sự hợp tác thiết kế và sản xuất của hảng Genarals Motor tại Mĩ và công ty Deutsche Entwicklung-Gesellchaft mbH (DEG) tại Đức.

(http://img156.imageshack.us/img156/9333/kpz70.jpg)


Xe MBT/KPx-70 dự kiến sẽ thay thế loại M-48A2G trong biên chế quân đội Đức với trọng lượng chiến đấu khoảng 50 tấn, hệ thống chuyển động thủy lực kết hợp khí nén, và hệ thống nạp đạn tự động cho pháo XM150E5 152mm, có khả năng bắn tên lửa chống tăng Shillelagh qua nòng pháo. Cơ số đạn là 50 viên, trong đó có 26 viên nằm trong hệ thống nạp đạn tự động. Hệ thống điều khiển hỏa lực có một máy đo xa bằng laser và hệ thống quan sát hồng ngoại. Tổ lái có 3 thành viên, tất cả đều ngồi trong tháp pháo, kể cả lái xe. Phiên bản của Đức có một súng máy MG 3 7.62mm đồng trục và một súng tự động 20mm gắn bên trái nóc tháp pháo để phòng không. Cuộc thử nghiệm thân xe đầu tiên của Mỹ được tiến hành tháng 6 năm 1966, tiếp sau đó Đức thử nghiệm tháng 9 năm 1966. Cuộc thử nghiệm song phương được tiến hành tháng 10 năm 1966 đã cho thấy sự vượt trội của hệ thống chuyển động thủy lực kết hợp khí nén của Đức, mặc dù điều này không có nghĩa là nó sẽ chính thức được chọn cho dòng sản phẩm.

(http://img148.imageshack.us/img148/4619/shillelagh.jpg)

Tên lửa chống tăng MGM-51C Shillelagh, dài 41,5 inches, nặng 28kg, tầm bắn khoảng 3000m


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 04 Tháng Ba, 2011, 11:39:51 pm
Tháng 2 năm 1967, động cơ làm mát bằng chất lỏng MTU Mb 873 Ka 500 với công suất 1500 mã lực (bản gốc là PS, tức là mã lực theo kiểu gọi của Đức) đã sắn sàng để đấu với động cơ làm mát bằng không khí Teledyne Continental 1475 mã lực của Mỹ. Tháng 5 năm 1967, bản vẽ các bộ phận của 2 nước được trao đổi và đầu năm 1968, chỉ 6 phiên bản thủ nghiệm được sản xuất thay vì mỗi nước 8 xe như trong hiệp định ban đầu. Giá thành của xe bị tăng đột biến, vào năm 1968, tổng chi phí cho một xe MBT/KPz-70 hơn gấp đôi 1 xe Leopard-1. Tuy nhiên, năm 1969, có 3 cuộc thử nghiệm, 3 xe được gắn động cơ Continental của Mỹ và 3 xe gắn động cơ MTu của Đức. Một điều rõ ràng ai cũng thấy là xe công nghệ cao quá nặng, và bước tiếp theo của quá trình phát triển là giảm trọng lượng xe nhưng không có thêm một hiệp định nào giữa Mỹ và Đức. Chương trình bị dừng vào năm 1970, sau khi tiêu phí 830 triệu Mác và mỗi quốc gia tự phát triển xe tăng chủ lực của riêng mình. Trong khi Mỹ tiếp tục phát triển một phiên bản khác từ KPz-70 (còn được gọi là XM803) và sau đó là M1 Abrams thì Đức phát triển một loại xe tăng chủ lực mới, sử dụng lại một số bộ phận của KPz-70, là Leopard-2.

(http://img232.imageshack.us/img232/5272/xm803.jpg)
XM803 của Mỹ



Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: sapaco trong 05 Tháng Ba, 2011, 09:16:01 am
(http://vitinfo.vn/upload/Anh/Anhnoidung/2011/2/6/LA84980_16_36_53.jpg)

tăng 90 C, hiện chưa có đối thủ nào xứng tầm với nó, có nhiều tính năng vượt trội


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 05 Tháng Ba, 2011, 10:07:35 am
"Heo rừng hoang dã" và "Heo rừng" (the "Keiler" and the "Eber")

Trong khi Mỹ và Đức phát triển KPz-70, hiệp định kí kết không cho phép nước nào phát triển một chương trình xe tăng song song với KPz-70, nhưng khi Leopard-1 được đưa vào trang bị năm 1965 thì Porsche được thưởng một hợp đồng phát triển các thiết bị nâng cấp để tăng cường khả năng chiến đấu của KPz-70. Chương trình này kéo dài tới 1967, khi hợp đồng hết thời han, được biết với tên "Báo dát vàng" (Vergoldeter Leopard - Gilded Leopard). Khi những rạn nứt đầu tiên trong sự hợp tác sản xuất xe KPz-70 giữa Mỹ và Đức xuất hiện năm 1967, Bộ Quốc Phòng Đức đã quyết định tiếp tục phát triển dự án "Báo dát vàng", mà sua đó được đổi tên thành Heo rừng hoang dã (Keiler). Krauss Maffei ở Munich được chọn làm nhà thầu chính, Porsche phụ trách thân xe và Wegmann phụ trách tháp pháo. Trong 2 năm 1969 và 1970, hai bản thử nghiệm được hoàn thành cho những cãi tiến xa hơn là ET-1 và ET-2, cả 2 đều được trang bị động cơ MB 872 10 xy lanh.

(http://img854.imageshack.us/img854/9561/mtumb870.jpg)

Động cơ MTU-MB-870

Cuối năm 1969, khi chương trình hợp tác phát triển xe tăng của Mỹ và Đức sắp kết thúc, Cục kỹ thuật quốc phòng và cung ứng (BWB) đề xướng một nghiên cứu để bảo vệ ít nhất cũng được hầu hết các thành quả của dự án KPz-70. Chương trình này tìm cách sử dụng các thiết bị của chương trình KPz-70 kết hợp với các thiết bị của loại xe tăng thử nghiệm "Heo rừng" (Eber) nhưng chưa bao giờ sản xuất ra được phiên bản thử nghiệm.

(http://img577.imageshack.us/img577/2484/thekeiler.jpg)

Heo rừng hoang dã (Keiler) hay trước đó là Báo giát vàng (Vergoldeter Leopard)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: sapaco trong 05 Tháng Ba, 2011, 07:49:56 pm
(http://vitinfo.vn/upload/Anh/Anhnoidung/2011/2/6/LA84980_16_35_59.jpg) nào

xe tăng bay T - 90C của Nga
tổng trọng lượng 46,5 tấn nhẹ hơn nhiều so với các dòng xe tăng cùng loại của nước ngoài
và trên thực tế thì cũng khó có thể có chiếc xe tăng nào có thể so sánh với nó về tốc độ bắn


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: sapaco trong 05 Tháng Ba, 2011, 08:06:17 pm
(http://vitinfo.vn/upload/Anh/Anhnoidung/2011/2/6/LA84980_16_38_39.jpg)

T-90C được trang bị lớp thép bảo vệ phản lực rất chắc chắn, có khả năng chống được đạn xuyên thép, đồng thời tổ hợp chế áp " Blind "trang bị trên xe sẽ giúp cho T-90C có thể tránh được tên lửa chống tăng có điều khiển của đối phương.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Ba, 2011, 08:41:47 pm
Về dòng xe tăng T-90 em có viết ở đây rồi bác ạ:

http://www.quansuvn.net/index.php/topic,5475.msg259572.html#msg259572

sắp tới, em sẽ cố gắng bổ sung thêm một ít thông tin lịch sử của dòng xe tăng này.

Các biến thể của T-90:

1. T-90S "Công trình số 188S" - biến thể xuất khẩu

2. T-90SK - biến thể xe tăng chỉ huy xuất khẩu

3. T-90 (mẫu năm 1999) - với động cơ V-92S2 và tổ hợp quan sát hồng ngoại TO1 - PO2T "Avaga-2" cùng băng xích mới

4. T-90A (T-90M - "Công trình số 188A") - biến thể với tháp pháo hàn

5. T-90S "Bishma" - phiên bản xuất khẩu cho Ấn Độ

6. T-90A ("Công trình 188A1") - với tháp pháo mới, tổ hợp quan sát hồng ngoại "Essa", giáp phòng ngự lắp chìm 4S23 "Relikt", giáp phòng ngự tích cực được hoàn thiện, tăng thể tích bọc thép của thùng nhiên liệu đã thiết kế lên 100 lít. Bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 2004.

7. T-90SA ("Công trình 188SA) - phiên bản xuất khẩu dành cho Algieri. Với sự lắp hệ thống điều hòa và làm mát thiết bị nhìn đêm, bổ sung hệ thống phát hiện bức xạ laze.

8. T-90SKA - biến thể xe tăng T-90 chỉ huy xuất khẩu dành cho Algieri

9. T-90 (mẫu năm 2007) - với hệ thống quan sát hồng ngoại Catherine FC của Pháp.

Bạn selene0802 tiếp tục về dòng Leopard-2 đi ;)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: sapaco trong 05 Tháng Ba, 2011, 08:47:23 pm
(http://vitinfo.vn/upload/Anh/Anhnoidung/2011/2/6/LA84980_16_38_15.jpg)

T - 90 C được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hoàn toàn tự động nên có thể quan sát, phát hiện mục tiêu cả ngày lẫn đêm mà không bị phụ thuộc vào điều kiện thời tiết tốt hay xấu.
kính ngắm của xe tăng được tích hợp với camera cảm ứng nhiệt tiên tiến làm tăng khả năng quan sát.
hiện tại, xe tăng T -90 C của Nga đang được coi là một trong những loại xe tăng hiện đại và nguy hiểm nhất thế giới, ngoài Nga T- 90 C còn được biên chế trong lực lượng vũ trang Ấn độ, Algeria, Ả rập xê út
( hình và lời bình trích từ vitin for )


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 26 Tháng Ba, 2011, 09:53:22 pm
Phiên bản thử nghiệm của Leopard-2, từ bản 01 đến 17

Đầu năm 1979, Helmut Schmidt, sau này là bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Đức, đề nghị tiếp tục dự án "Báo dát vàng" với động cơ MTU của KPz-70, thêm 7 phiên bản nữa được đề nghị sản xuất ngoài 10 bản như trong kế hoạch, và Krauss-Maffei lại được chọn làm nhà thầu chính. Có tất cả 16 phiên bản thân xe (PT 1 đến PT 11 và từ PT 3 đến PT 17) và 17 tháp pháo được sản xuất trong giai đoạn 1972 đến 1974. Nhìn thoáng qua, những phiên bản này rất giống Leopard-1A4 nhưng có mũi xe hình chữ V và lưới tản nhiệt ở tấm giáp đuôi xe. Bánh chịu lực và xích của KPz-70 nhưng bánh đỡ xích lại của Leopard-1. Những phiên bản này có rất nhiều thiết bị và hệ thống điều khiển hỏa lực khác nhau. Ví dụ, PT 11 va PT 17 có hệ thống treo giảm sóc kết hợp thủy lực và khí nén của KPz-70 với 6 bánh chịu lực mỗi bên - chỉ để phát hiện ra rằng hệ thống treo bằng các thanh xoắn tích hợp các bộ giảm chấn là một giải pháp tốt hơn - và PT11 có mộ pháo phòng không 20mm điều khiển từ xa gắn trên nóc tháp pháo. Ngoại trừ PT 07, PT 09, PT 15 và PT 17 có các động cơ yếu, tất cả các phiên bản còn lại đều trang bị động cơ phát triển riêng cho KPz-70. Động cơ MTU MB 873 Ka 500 12 xy lanh, 4 kỳ, làm mát bằng nước, đa nhiên liệu, kèm máy phát điện 20Kw, hộp số, lọc gió, hệ thống làm mát và hệ thống phanh được kết hợp thành 1 khối, và có thể dễ dàng thay thế trong vòng 15 phút. Động cơ có 2 bơm tăng áp hoạt động bằng khí thải khiến công suất đạt tới 1500 mã lực, 2600 vòng quay/phút. Hộp số Renk HSWL-354 có 4 số, 3 tới 1 lùi, cho phép lùi về 2 số thấp hơn mà không cần giảm vòng quay động cơ.

(http://img692.imageshack.us/img692/5351/pt14t17.jpg)

Phiên bản PT 14 với tháp pháo T 17, một trong 7 tháp pháo mẫu, trang bị pháo nòng trơn Rheinmetall 120mm tại Học viện xe tăng Kampftruppen-schule 2 ở Munster năm 1974   


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 26 Tháng Ba, 2011, 10:09:39 pm
Trong số 17 tháp pháo, có 10 tháp pháo trang bị pháo 105mm nòng trơn và 7 tháp pháo trang bị pháo 120mm nòng trơn, tất cả đều được thiết kế và sản xuất bởi Rheinmetall. Tất cả các phiên bản này đều mang tên Leopard-2K (K là Karnone: pháo) vì năm 1970, Bộ Quốc Phòng và BWB vẫn hy vọng giữ lại những bộ phận chính của KPz-70, đặc biệt là pháo 152mm và tên lửa Shillegagh và đề xướng nghiên cứu dự trên thiết kế của Leopard-2FK (FK: Flugkorper: tên lửa). Lúc bắt đầu dự án, nhu cầu chính của quân đội là có một thân xe chung cho cả 2 loại tháp pháo. Chương trình Leopard-2FK bị dừng năm 1971 vì vấn đề thiếu thực tế và kinh tế, mọi tiền lực tập trung vào Leopard-2K (mẫu tự K sau này sẽ được bỏ đi). Tuy nhiên, quân đội muốn trọng lượng của Leopard-2 nằm trong khoảng 45,5 tấn theo chuẩn MLC 50 (MLC 50, military loading class 50: Tiêu chuẩn tải trọng quân sự 50) và hệ thống điều khiển hỏa lực vẫn đang trong quá trình phát triển, bao gồm việc kết hợp hệ thống đo xa quang học và laser như trên Leopard-1. Các kĩ sư thử nghiệm những phiên bản mẫu trên nhiều loại địa hình khác nhau như tại Munster và Meppen khoảng giữa những năm 1972 và 1974 với sự tham gia của những đơn vị thử nghiệm. 4 xe được gửi đến Shilo, Canada để thử nghiệm trong thời tiết lạnh từ 14 tháng 2 đến 19 tháng 3 năm 1975 ở nhiệt độ -30 độ C, sau đó là thời tiết nóng trên 45 độ C tại sa mạc Yuma, bang Arizona của Mỹ trong tháng 4 và tháng 5 năm 1975. lúc này, trọng lượng xe vẫn vượt quá 1.5 tấn so với tiêu chuẩn của MLC 50, một tháp pháo mới và nhẹ hơn, gọi là Spitzmaus-Turm (tháp pháo chuột chù), được thiết kế bởi Wegmann với mục đích lắp thiết bị đo xa kết hợp EMES 13. Thiết bị này được chế tạo bởi Leitz và AEG-Telefunken, với chiều dài cơ sở chỉ 350mm. Với kích thước nhỏ gọn, EMES 13 có thể được lắp lên mặt trước tháp pháo. Cùng thời điểm đó, sau lần đầu tiên phân tích cuộc chiến Yom Kippur năm 1973, người ta nhận ra rằng gia tăng độ dày của giáp sẽ là nhân tố quyết định trong tương lai. Kết quả là Leopard -2 được đồng ý theo chuẩn MLC 60, cho phép gia cố giáp và chế tạo loại tháp pháo mới có nhiều lớp giáp. Ngừoi ta đã chế tạo tháp pháo mẫu số 14 (T 14 mod), là một bước chuyển dự án từ Leopard-2 thành Leopard-2AV.

(http://img5.imageshack.us/img5/5793/t14emes12.jpg)

Bức ảnh của phiên bản PT 14 cho thấy 2 kính đo xa lập thể của EMES 12 nằm 2 bên tháp pháo (cửa bảo vệ đã trượt ra). Hình dạng tháp pháo được chọn lựa đúng theo đề nghị của quân đội vào thời điểm đó, cho phép hệ thống điều khiển hỏa lực của Leopard 2 có thể lắp cho Leopard 1 đời sau. Việc loại bỏ yêu cầu này đã mở đường cho việc phát triển Leopard 2AV


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 12 Tháng Tám, 2011, 01:25:46 am
Topic nói về xe tăng Nga và NATO nên không biết đưa xe tăng Trung Quốc vào có lạc đề không nhưng em xin được đóng góp một ít thông thông tin về một số loại tăng của Trung Quốc. Mong các bác cho phép. ;D

Type 90/96

Tổng hợp từ : http://www.tanknutdave.com/component/content/article/170
                    http://www.military-today.com/tanks/type_96.htm
                    http://www.fas.org/man/dod-101/sys/land/row/type-85.htm
                    http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=20821.120

Type 96 là phiên bản cuối cùng trong chương trình xe tăng chiến đấu thế hệ thứ hai của Trung Quốc. Được thiết kế dựa trên cơ sở Type 85-III, Type 96 chính thức đi vào hoạt động trong biên chế của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) vào năm 1997, Những những hình ảnh đầu tiên của Type 96 được thế giới biết đến là trong những cuộc diễn tập binh chủng vào năm 2000. Đến năm 2005, các chuyên gia ước tính có khoảng 1500 đến 2000 chiếc Type 96 đang phục vụ trong các đơn vị chiến đấu của PLA.

Nói chung, chương trình phát triển xe tăng chiến đấu của PLA có thể chia thành ba thế hệ. Thế hệ đầu tiên là một phiên bản đợc sản xuất theo mẫu T-54A của Liên Xô và các phiên bản cải tiến của nó, các xe tăng thế hệ đầu tiên bao gồm Type 59, Type 62 và Type 69/79. Thế hệ thứ hai bắt đầu với Type 80 và kết thúc bằng Type 96. Thế hệ thứ ba bắt đầu sự phát triển của Type 98, sau đó Type 98 được sửa đổi, nâng cấp và được mang tên mới là Type 99.

(http://www.fas.org/man/dod-101/sys/land/row/T-85-3-1.jpg)
Type 85-III, tiền thân của Type 90 và Type 96

Hoàn cảnh ra đời

Trong cuộc xung đội biên giới giữa Liên Xô và Trung Quốc năm 1969, những chiếc Type 59 của Trung Quốc đã bị lực lượng xe tăng hiện đại của Liên Xô đập tơi tả. Suốt những năm 1970, hàng nghìn bộ đội Trung Quốc và Liên Xô đã đồn trú ở dọc biên giới hai nước và các vụ đụng độ lẻ tẻ liên tục xảy ra. Trước tình hình đó, các tướng lĩnh tăng thiết giáp PLA đã đề xuất lên chính phủ chương trình nghiên cứu, chế tạo một loại xe tăng mới đủ mạnh để có thể chống chọi với xe tăng Liên Xô, điều đó dẫn đến việc cải tiến, phát triển một phiên bản Type 59 mới (Type 69), dự án này do Nhà máy 617 (nay là tập đoàn công nghiệp số 1 Nội Mông) thực hiện. Loại xe mới được kết hợp một số công nghệ mới từ chiếc tăng T-62  do Trung Quốc tịch thu từ Liên Xô trong trận đánh năm 1969. Tuy nhiên, Type 69 không đáp ứng được các yên cầu do PLA đề ra và kết quả là nó được sử dụng nhiều cho việc xuất khẩu (hơn 2000 chiếc đã được bán ra nước ngoài).

Sau đó chương trình phát triển xe tăng chiến đấu thế hệ thứ hai được khởi động, đầu tiên là sự xuất hiện của phiên bản Type 80 rồi đến các phiên bản cải tiến của nó. Type 85 được phát triển bởi Tập đoàn Công nghiệp Hoa Bắc (NORINCO) với sự tài trợ từ chương trình nghiên cứu quốc phòng của Chính phủ Trung Quốc và được thiết kế dựa trên cơ sở Type 80. Trong khi đó, một phiên bản khác mang ký hiệu Type 88 (cũng dựa trên nền tảng của Type 80) được trang bị rộng rãi trong các lực lượng đổ bộ của Hải quân Trung Quốc .

Sự khác biệt rõ ràng nhất là Type 85 có một tháp pháo hàn hình hộp theo kiểu phương Tây so với tháp pháo đúc kim loại có hình dạng hình nửa quả trứng theo kiểu Liên Xô/Nga.

Xe có trọng lượng 39 tấn, xe được trang bị một động cơ diesel làm mát bằng chất lỏng 800 mã lực và được trang bị với hệ thống ổn định hình ảnh ISFCS-212 cùng một hệ thống điều khiển hỏa lực tương tự như loại được lắp đặt trên Type 88A.
Type 85-II không bao giờ được đưa vào trang bị. Dựa trên nền tảng của Type 85-II, một phiên bản cải tiến mang tên hiệu Type 85-IIA đã được phát triển vào những năm 1990.

Các nâng cấp của Type 85-IIA bao gồm việc sự thay thế của pháo 105mm nòng xoắn bằng một pháo 125mm nòng trơn và giảm thiểu số lượng thành viên tổ lái từ 4 xuống còn 3 người từ, tháp pháo được được mở rộng.
Type 85-IIA đã được xuất khẩu sang Pakistan từ 1991-1992 và được nâng cấp, sửa đổi để phù hợp với các điều kiện của Quân đội Pakistan (Type 85-IIAP). Ước tính có khoảng 300 chiếc đang phục vụ. Đây là tiền đề để hình thành nên loại Type 85-III.

Ở phiên bản Type 85-IIM xe được trang bị thêm hệ thống ISFCS.

Type 85-IIM sau đó được đặt tên mới là Type 85-III và lần đầu tiên được nhìn thấy vào năm 1995. Nó được trang bị một động cơ diesel 1000 mã lực mới, giáp phản ứng nổ ERA được trang bị trên mặt trước của tháp pháo và thân xe. Ban đầu chiếc xe dự định được dùng cho xuất khẩu nhưng sau khi xem xét lại PLA quyết định đưa nó vào trang bị trong các đơn vị chiến đấu và tiếp tục cải tiến, nâng cấp nó. Và Type 85-III chính là tiền thân của Type 90 và Type 96.
(http://www.fas.org/man/dod-101/sys/land/row/type-85-2-line.gif)
Sau khi Type 96 ra đời, dây chuyền sản xuất của Type 88 đã bị đình chỉ hoạt động và được thay thế bằng việc sản xuất hàng loạt Type 96 theo đơn đặt hàng của PLA, đôi khi Type 96 còn được gọi là Type 88C. Type 96 dự kiến sẽ thay thế cho các phiên bản Type 59, Type 69 và Type 88 đang phục vụ trong biên chế của PLA trở thành "xương sống" của lực lượng tăng thiết giáp Trung Quốc trong tương lai gần, trong khi đó phiên bản Type 99 ưu việt hơn sẽ được dành riêng cho các đơn vị tinh nhuệ của PLA.

(http://media.moddb.com/cache/images/groups/1/3/2074/thumb_620x2000/type_80_l2.jpg)
Những chiếc Type 88 duyệt binh trên Quảng trường Thiên An Môn, dù Type 96 và Type 99 đang được trang bị ồ ạt nhưng nồng cốt của Lục quân Trung Quốc vẫn là những chiếc Type 88 vốn được phát triển từ chiếc T-54 cổ xưa của Liên Xô


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 12 Tháng Tám, 2011, 02:35:47 am
Tính năng kỹ thuật

Khả năng cơ động

(http://www.morozov.com.ua/images/6tdl.jpg)
Động cơ Kharkov 6TD-1200 mã lực do Ukraina sản xuất

Type 96 có tính cơ động cao nhờ được động cơ Diesel có công suất lên đến 1000 mã lực, động cơ của Type 96 được thiết kế rất tốt trong việc thải khói và chạy rất êm, giảm rất nhiều độ dằn xóc gây mệt mỏi cho tổ lái, động cơ thể được thay thế nhanh chóng trong 40 phút ngay trong điều kiện chiến trường ác liệt. Trong khi Type 96 được trang bị loại động cơ do trong nước sản xuất thì phiên bản Type 90 xuất khẩu sang Pakistan được trang bị động cơ Kharkov 6TD-1200 mã lực do Ukraina sản xuất. Động cơ Kharkov 6TD-1200 mã lực có thể đạt hiệu suất cao trong tất cả điều kiện thời tiết hoặc nhiệt độ cao. Trong điều kiện khí hậu lạnh, động cơ còn có thiết bị làm nóng trước khi khởi động. Động cơ 6TD-2 hoạt động hiệu quả trên sa mạc với nhiệt độ lên tới 55 độ C. Mặc dù là động cơ diesel nhưng nó có thể chạy nhiều nhiên liệu khác như: xăng, dầu hỏa, nhiên liệu động cơ phản lực hoặc nhiên liệu hỗn hợp với tỉ lệ cân đối.

Type 96 có trọng lượng khoảng 42,8 tấn và khả năng đạt vận tốc lên đến 70km/h trên đường nhưạ. Tầm hoạt động tối đa của xe là 400km nhưng có thể tăng lên đến 600km nhờ 2 bình nhiên liệu phụ 200 lít gắn sau đuôi xe. Type 96 có sáu bánh truyền động và ba con lăn hỗ trợ, bánh truyền động bao gồm hai đĩa lót cao su ở ngoài. Xe sử dụng hệ thống treo là thanh xoắn. Type 96 có thể gắn ống thở dùng cho việc lội nước qua nơi sâu, việc chuẩn bị lội nước mất khoảng 20 phút. Type 90-I sử dụng động cơ Perkins Shrewsbury CV-12 TCA 1200 mã lực của Anh (được sử dụng trong các xe tăng Challenger 2) và hộp số tự động SESM ESM 500 với 5 số tiến và 1 số lùi do Pháp sản xuất (được trang bị cho xe tăng Leclerc).

(http://3.bp.blogspot.com/_dmBThb8_YVc/R_n7wMibZpI/AAAAAAAADl4/-CMjd7ZvdTc/s400/IMG_5019.JPG)
2 bình nhiên liệu phụ trợ của Type 96

Hệ thống vũ khí

Type 96 được trang bị vũ khí, đạn và hệ thống điều khiển hoả lực hiện đại. Vũ khí chính của nó là pháo nòng trơn 125 ly được trang bị hệ thống tầm nhiệt. Lượng dự trữ đạn trong xe có 42 viên, trong đó 28 viên nằm trong thiết bị nạp đạn tự động, pháo chính của xe có thể bắn đạn xuyên giáp APFSDS, phóng đạn nổ HEAT và đạn ghém HE-FRAG cũng như bom phóng hẹn giờ và tên lửa chống tăng ATGM loại 9M119 Refleks  (loại Trung Quốc sản xuất với công nghệ mua của Nga). Refleks 9M119 là tên lửa có hệ thống dẫn đường bán tự động bằng laser với một đầu nổ lõm (hollow-charge) có khả năng chống lại cả các mục tiêu có vỏ thép bảo vệ dày tới 950 ly và các loại máy bay trực thăng tầm thấp. Tên lửa có tầm bắn hiệu quả vào khoảng 100m tới 5-6 cây số và có thể di chuyển tới vị trí xa nhất trong vòng 17,5 giây (trong khi đó hiệu quả của các loại pháo tăng thông thường đã bắt đầu sụt giảm ở khoảng cách 2500m) tạo cho Type 96 khả năng tấn công và tiêu diệt các loại xe cơ giới khác và máy bay trực thăng trước khi những thứ này kịp tấn công nó. Hệ thống nạp đạn tự động gắn ở sau tháp pháo làm giảm số lượng tổ lái còn 3 người. Mặc dù các chuyên gia quốc phòng Trung Quốc công bố Type 96 được trang bị thiết bị nạp đạn tự động loại hiện đại cho phép nó có thể bắn trong khi di chuyển (cross-country fire-on-the-move) để chống lại các mục tiêu di động, nhưng các chuyên gia Nga cho rằng điều đó là không thể bởi cả Type 96 lẫn Type 99 vốn đều được sao chép từ T-72 của Liên Xô nên hai xe này không thoát khỏi quy luật chiến đấu của xe tăng thế hệ cũ là chạy - dừng - bắn. Xe cũng được trang bị hệ thống ngắm điện tử. Trang bị vũ khí thứ hai gồm một đại liên đồng trục 7,62 ly và một đại liên 12,7 ly để đối phó với các mục tiêu trên không và trên bộ. Đại liên phòng không 12,7 ly có tốc độ bắn 650-750 viên/phút, tầm bắn 2 cây số. Trên xe tăng có trang bị chừng 300 viên đạn cho khẩu 12,7 ly. Đại liên đồng trục có khối lượng 10,5 kg, còn số đạn dược của nó nặng chừng 9,5 kg. Ngoài ra xe còn được trang bị súng tiểu liên, súng ngắn và một số quả lựu đạn cho tổ lái .

Hệ thống bắn điện tử và quan sát

Hệ thống bắn điện tử cho phép xạ thủ hoặc chỉ huy có thể chọn 6 mục tiêu khác nhau để tham chiến chỉ trong vòng 30 giây. Hệ thống vi tính điện tử cho phép xử lý thông tin từ kính ngắm và hệ thống cảm biến. Chỉ huy có 8 kính tiềm vọng và hệ thống ngắm toàn cảnh. Hệ thống ngắm toàn cảnh bao gồm laser định vị, hệ thống ban ngày và hệ thống khuếch đại hình ảnh 2 bậc Tầm nhận diện mục tiêu là 4km và tầm định vị là 2.5 km. Chỉ huy có thể được xem qua ống ngắm nhiệt của xạ thủ. Type 96 còn được lắp đặt hệ thống cảnh báo các thiết bị dẫn đường bằng laser hay hồng ngoại khóa bắn và hệ thống phòng vệ bằng laser cho phép phá hủy các thiết bị ngắm quan học của vũ khí đối phương. Xe được lắp đặt hệ thống định vị dựa trên hệ thống GLONASS (Nga). Nó cho phép trưởng xe biết vị trí xe mình cũng như đơn vị bạn đặc biệt trong điều kiện thời tiết bất lợi (ban đêm, sương mù…).

 (http://img24.imageshack.us/img24/723/u1335p27t162d75f3858dt2.jpg)
Type 96G hành quân

(http://img242.imageshack.us/img242/936/060729164400196g.jpg)
Các loại khí tài điện tử được trang bị trên Type 96

Giáp và hệ thống bảo vệ

Giáp trụ của Type 96 thay đổi tùy theo phiên bản. Nhưng nói chung, Type 96 có hệ thống giáp bảo vệ tốt nhờ sử dụng giáp dày, chất lượng cao. Type 96 dùng giáp thép hàn, giáp composite và trang bị thêm váy bảo vệ hông. Các phiên bản Type 90 dùng cho xuất khẩu được trang bị thêm giáp phản ứng nổ ERA. Mặt trước thân và tháp pháo Type 96 trang bị giáp phản ứng nổ đời đầu thế hệ ba giúp bảo vệ xe trước đạn diệt tăng (đạn HEAT hoặc APFSDS) hay tên lửa chống tăng. Các tấm giáp phản ứng nổ còn lắp ở hai mặt trước thân cung cấp việc bảo vệ khoang lái xe. Hệ thống giáp của Type 96 được thiết kế theo kiểu mô đun cho phép gỡ bỏ thay thế dễ dàng hoặc nâng cấp. Giáp chính và giáp phản ứng đảm bảo sự sống tối đa cho xe tăng và tổ lái trước vũ khí xuyên giáp hiện đại.

Giáp phản ứng nổ được nắp đặt trên Type-96 của Trung Quốc làm việc theo nguyên lý phản ứng lại với sự thay đổi cơ học không khí bên ngoài bề mặt vỏ giáp như giáp "Relikt" của Nga và "Nozh" của Ukraina. Thực ra giáp phản ứng nổ bố trí trên Type-96 của Trung Quốc chỉ là giáp phản ứng nổ đời đầu của thế hệ 3 thôi, còn thế hệ giáp phản ứng nổ 3+ (Nga) hiện nay được bố trí trong các Block sử dụng thuốc nổ 4S24. Đấu những năm 1980, thông qua một số đồng minh ở Trung Đông, Trung Quốc đã có được một mẫu tăng T-72 tiên tiến của Liên Xô với đầy đủ các trang bị mới của thời đó như giáp phản ứng nổ thế hệ thứ hai "Kontakt-5" sử dụng vật liệu nổ 4S22, pháo chính được trang bị máy nạp đạn tự động. Trên cơ sở giáp phản ứng nổ thế hệ 2 "kontakt-5", Trung Quốc đã phát triển thành giáp phản ứng nổ thế hệ 3 đời đầu, hay nói chính xác hơn là 2+, trang bị cho Type-96. Thế hệ xe tăng thứ ba của Trung Quốc như Type 99 và phiên bản Type 96G đều được trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ 3. Năm 1990, thử nghiệm của Khối NATO chỉ ra rằng, giáp phản ứng nổ Kontakt-5 là bất khả sâm phạm. Vào thời điểm đó, đạn chống tăng của khối NATO đứng đầu là Mỹ có M-829 với lõi Uranium nghèo là mạnh nhất, nhưng nó lại bị vô hiệu hóa trước Kontakt-5.

Giáp phản ứng nổ thế hệ 2 "Kontakt-5": (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,19031.60.html) Phức hợp phản ứng nổ "Kontakt-5" bảo vệ các loại xe tăng, xe bọc thép trước các loại đạn chống tăng chủng xuyên lõm, đạn chống tăng xuyên động năng. Mặt vỏ giáp phản ứng nổ "Kontakt-5" được chế tạo từ tấm thép dày , chịu cường độ lực  cao. Khi vỏ giáp bị tác động bởi đạn xuyên động năng sẽ sinh ra luồng mảnh cao tốc làm nổ vật liệu phản ứng nổ. Tác dụng di chuyển của mặt vỏ giáp và mặt ngăn chứa vật liệu phản ứng nổ đủ để làm giảm tính năng xuyên giáp của chủng đạn xuyên động năng hoặc chủng đạn có luồng xuyên lõm.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/apcbc.gif)

Giáp phản ứng nổ "Konhtakt-5" không bị phát nổ khi đạn 6,72mm, 12,7mm thậm trí là đạn 30mm bắt trúng. "Konhtakt-5" có sức đề kháng cao hơn "Kontakt-1" trước các loại bom đạn có chủng nổ phân mảnh. Nhưng giáp phản ứng nổ "Kontakt-5" sẽ bị vô hiệu hóa trước sức nóng của hỗn hợp cháy "Napalm".

(http://i3.6.cn/cvbnm/e5/97/87/ade45b8889b6bb8bccaf95baa90179bf.jpg)

(http://i3.6.cn/cvbnm/d0/7e/b2/46cd3e17b56106cd3d1b9c0320380bf5.jpg)

(http://i3.6.cn/cvbnm/bc/1b/12/6db09d7d4dedc03556177de70382dca0.jpg)
Giáp phản ứng nổ lắp đặt trên VT1A (phiên bản xuất khẩu của Type 96)

Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành nâng cấp giáp bảo vệ cho phiên bản Type 96G theo tiêu chuẩn của Type 99. Giáp trước Type 96G bằng thép cán dày khoảng 1000 - 1200 mm và được bọc thêm một lớp giáp phản ứng nổ hình chữ V có thế tháo ráp dễ dàng để thay thế. Lớp thép chống đạn KE dày 600 - 650mm, lớp thép chống đạn nổ lõm dày từ 600 - 750mm, đáy xe được bọc thêm hai lớp giáp DA.

Type 96 còn được trang bị hệ thống bảo vệ NBC (bảo vệ trước vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học). Hệ thống tạo màn khói gồm 12 ống phóng lựu đạn khói Type 84 được lắp ở hai bên hông tháp pháo. Việc bắn lựu đạn khói có thể hoàn toàn tự đông (trong trường hợp nhận được tín hiệu từ cảnh báo laze về mối đe dọa) hoặc thủ công (từ vị trí trưởng xe hoặc pháo thủ). Màn khói có thể vô hiệu hóa thiết bị quan sát đêm của đối phương hoặc tia hồng ngoại. Trong xe còn có hệ thống cứu hỏa có thể tự động phát hiện và dập lửa một cách nhanh chóng. Ở phiên bản Al Khalid được trang bị một hệ thống thiết bị tiêu chuẩn bao gồm một rada bắt bám mục tiêu tự động, một hệ thống dò tìm và phát hiện hạt nhân, sinh học và hóa học, một gói vỏ giáp liên hợp và phản ứng nổ đã được tăng cường. Nó có hệ thống cảnh báo laser tiên tiến.

Type 96 cũng được trang bị hệ thống điều hòa nhiệt độ để điều chỉnh nhiệt độ trong xe ở mức 15-20 độ C. Việc làm mát khoang lái là rất quan trọng vừa đảm bảo cho thiết bị điện vừa cải thiện hiệu suất làm việc tổ lái.

Hiện nay theo một số nguồn Trung Quốc đang tích cực hoàn hiện một phiên bản nội địa phỏng theo hệ thống Shtora-1 của Nga để có thể trang bị hàng loạt cho các loại tăng Type 96 và Type 99 đang có trong biên chế. Một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc đã có trong tay hệ thống Shtora-1 thông qua Ukraina, thông tin này hiện vẫn chưa được kiểm chứng và các thông số về hệ thống bảo vệ thụ động tương tự Shotra-1 của Trung Quốc đến nay vẫn còn là bí mật. Shtora-1 là một thiết bị làm nhiễu âm điện quang (electro-optical) làm nhiễu quyền điều khiển đường ngắm (SACLOS) bán tự động tên lửa có điều khiển chống tăng, máy dò laser và máy chỉ thị mục tiêu của kẻ địch. Shtora-1 là một hệ thống tiêu diệt mềm, hay hệ thống trả đũa. Nó hiệu quả nhất khi được sử dụng cùng với một hệ thống tiêu diệt cứng như Arena. Hệ thống Shtora-1 bao gồm bốn thành phần chủ yếu, trạm giao diện điện quang, gồm một đài làm nhiễu âm, một thiết bị điều biến, và thanh điều khiển; một bảng làm nổ lựu đạn ở mỗi bên tháp pháo có thể gây nổ lựu đạn bằng cách phun ra một lớp màn sương; một hệ thống cảnh báo laser với các đầu chính xác và thô (with precision and coarse heads); một hệ thống kiểm soát gồm thanh kiểm soát, thiết bị vi xử lý và thanh điều khiển bằng tay. Thiết bị này xử lý thông tin từ các cảm biến và kích hoạt hệ thống phun màn sương. Hai đèn hồng ngoại, mỗi cái ở một bên của súng chính, sẽ liên tục tục phát ra xung hồng ngoại theo quy tắc để làm nhiễu khi phát hiện có ATGM đang bay tới. Shtora-1 có trường quan sát tới 360 độ theo chiều ngang và từ -5 đến +25 độ theo chiều dọc. Nó có mười hai máy phóng màn sương cân nặng 400 kg. Màn sương chỉ chưa cần tới 3 giây đã có thể hình thành và kéo dài khoảng 20 giây. Phạm vi triển khai của màn sương từ 50—70 mét.

Độ an toàn

Kết cấu bên trong của xe vẫn chịu ảnh hưởng từ các thiết kế xe tăng Liên Xô/Nga. Ẩn sau khối giáp nổ hình chữ V phía trước và lớp giáp nổ có thể tháo rời phía sau, tháp pháo chính của Type 96 vẫn mang dáng vẻ tròn, dẹt truyền thống theo kiểu xe tăng Liên Xô/Nga. Do bố cục cực kỳ phức tạp của bộ phận động cơ-truyền động, nên chỗ dành cho các khoang nhiên liệu trong đó đã không còn, chúng phải chuyển phần nào sang buồng tác chiến và một phần vào phần trước của khối này - nơi xác suất bị trúng đạn của đối phương là cao hơn đáng kể. Sự bố trí khối đạn dược của xe (hòm đạn), cũng nằm trong bộ phận tác chiến và cũng không được cách ly với tổ lái.Vì vậy, khi khoang chính bị trúng đạn làm hòm đạn có bị nổ tung thì các mảnh đạn sẽ văng vào tổ lái gây thương vong, có khi hòm đạn nổ làm cả tháp pháo bị hất tung lên không trung, Type 96 cầm chắc bị tiêu diệt hoàn toàn.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 20 Tháng Tám, 2011, 03:18:11 pm
M1 ABRAMS

(Nguồn : vndefence.info)

LỊCH SỬ


Từ giữa thập niên 70, giới lãnh đạo quân đội Mĩ bắt đầu thúc đẩy việc hiện đại hoá quân đội để hạn chế nguy cơ thất bại trên chiến trường. Công nghệ kĩ thuật của Mĩ vào lúc đó vẫn chưa thể hiện tương xứng trên chiến trường Việt Nam. Môi trường khắc nghiệt và chi phí leo thang của cuộc chiến ngăn cản ý định hiện đại hoá quân đội cho tới khi cuộc chiến VN đã hoàn toàn kết thúc. Cuộc chiến chống du kích trong rừng đã kết thúc, thế trận lúc này được tập trung vào những cuộc chiến siêu quy mô ở chiến trường châu Âu-Liên Xô. Cùng với đó là cuộc chiến giữa Israel và các nước Hồi giáo Trung Đông với những cuộc đấu tăng lớn kèm theo nhiều kinh nghiệm chiến trường từ đồng minh Israel khiến cho việc hiện đại hoá tập trung vào lĩnh vực tăng-thiết giáp.

Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến tận những năm 1980, lực lượng tăng của Mĩ chủ yếu dựa trên sự phát triển của cái rễ M26 Persing thành các ngọn M46, M47, M48, M60. Những nổ lực thay thế đột phá như MBT-70, T-95(không phải xe tăng T-95 của Nga về sau) đều thất bại vì chi phí cao và quá phức tạp. M1 đã ra đời vào đúng thời điểm lí tưởng với các công nghệ vừa mới ra lò: giáp composite, thiết bị quan sát đêm bằng hồng ngoại, thiết bị xác định khoảng cách bằng laser, máy tính đạn đạo và động cơ turbine. Những công nghệ này sau đó đã được trang bị cho xe tăng M1. Rút kinh nghiệm thất bại từ MBT-70, người Mĩ quyết định thiết kế Abrams theo một hướng mới: thay vì cố gắng chế tạo loại xe tăng tốt nhất thế giới, họ chế tạo loại xe tăng tốt nhất và có chi phí vừa phải. So với Leopard 2 của Đức và Challenger của Anh, Abrams có giá rẻ hơn nhưng vẫn là một địch thủ mạnh không hề thua kém.

(http://www.peachmountain.com/5Star/images/2008_APG_Tanks/NSengupta_APG_435_2008.jpg)
MBT-70

M1 là đỉnh cao của chương trình thay thế M60 bắt đầu từ những năm 1960. Một trong những cố gắn đầu tiên trong chương trình là MBT-70 của liên minh Mĩ-Đức, tuy nhiên dự án MBT-70 đã thất bại với sự rút lui của Đức vì quá phức tạp và tốn kém. Phiên bản ít phức tạp hơn của MBT-70 là XM803 được nghiên cứu tuy nhiên vẫn bị huỷ vào cuối năm 1971. Tháng 2 năm 1972, nhóm nghiên cứu xe tăng chủ lực(MBT) mới được thành lập tại Fort Knox dưới quyền của thiếu tướng William Desobry để nghiên cứu yêu cầu cho loại MBT mới. Những yêu cầu cho loại MBT mới đượt đặt theo thứ tự ưu tiên: Sự an toàn của tổ lái, khả năng giám sát và phát hiện mục tiêu, tỉ lệ trúng của phát đạn đầu và các phát sau, thời gian phát hiện và bắn mục tiêu thấp, độ di động trên địa hình mở, tích hợp vũ khi đầy đủ, sự an toàn cho thiết bị, môi trường cho tổ lái, sự lộ diện của xe, tăng tốc và giảm tốc, sắp xếp đạn, yếu tố con người, khả năng sản xuất, tầm hoạt động, tốc độ, hậu cần, khả năng phát triển, thiết bị hổ trợ và khả năng chuyên chở(bằng máy bay, xe...). Việc sản xuất phiên bản thử nghiệm xe tăng XM815 sau đó được trao cho hai nhà thầu Chrysler(sản xuất M60) và GM(chế tạo MBT-70) vào tháng 6 năm 1973.

Sự lựa chọn vũ khí tập trung vào 3 loại pháo chính: M68 105mm có sẳn, pháo nòng xoắn 110mm của Anh và pháo Rheinmentall 120mm nòng trơn của Đức. Người Mĩ sau đó quyết định chọn pháo 105mm vì những tiến bộ trong chế tạo đạn APFSDS DU cho khả năng xuyên giáp cao (đạn M833 nâng cấp có khả năng xuyên phá 420mm RHA ở khoảng cách 2.000m, 60 độ) so với nhiều loại đạn APFSDS lõi tungsten khác(đạn 120mm APFSDS của Anh có khả năng xuyên 400mm và 125mm của LX có thể xuyên 450mm) mà vẫn giữ được tiêu chuẩn cho quân đội. Hơn nữa khi nghiên cứu pháo 120mm của Đức, người Mĩ kết luận rằng nó quá phức tạp và mắc tiền đối với tiêu chuẩn của Mĩ. Phiên bản được đơn giản hoá rẻ tiền hơn là M256 sau đó được cho ra đời cùng vài điều chỉnh trong hệ thống điều khiển hoả lực. Phiên bản M256 không ra đời kịp lúc cho sản xuất hàng loạt với xe tăng Abrams.

Ngoài ra cũng có một số ý tưởng phát triển độc đáo: tên lửa chống tăng phóng từ pháo chính như loại tên lửa Shillelagh 152mm của xe tăng M551 Sheridan, M60A2 Paton và MBT-70 phiên bản của Mĩ nhưng bị huỷ bỏ vì nhiều tiến bộ trong hệ thống điều khiển hoả lực(FCS) chính xác cao cũng như thực tế là đạn pháo thường có giá bằng 5% giá tên lửa. Một ý tưởng khác là lắp 1 pháo 25mm Bushmaster đồng trục với pháo chính để tiêu diệt các thiết giáp nhẹ nhằm giảm tiêu thụ đạn cho pháo chính(bị huỷ vì quyết định chế tạo dòng IFV Bradley).

Một quan ngại khác là về sự an toàn của chiếc MBT mới. Trong lịch sử, nguyên nhân chính của việc mất mát xe tăng chạy bằng động cơ diesel là do đạn bốc cháy. Để khắc phục đêìu này, khoang chứa đạn của XM815 được thiết kế để đặt sau tháp pháo để tránh bị bắt lửa khi vỏ xe bị xuyên phá.

Cách thức phát triển công đoạn nghiên cứu, chế tạo MBT mới của quân đội Mĩ cũng khá khác lạ. Đó là đặt hàng phiên phiên bản mẫu từ hai hãng Chrysler Defense và GM. Người của quân đội Mĩ không dính líu sâu vào việc nghiên cứu chế tạo MBT mới mà chủ yếu là quản lí ở cấp cao của chương trình và thực hiện những cuộc kiểm tra sau này. Tuy nhiên cách thức này giúp cho thế hệ MBT mới tốt hơn và có giá rẽ hơn. Hai nhà thầu đã đồng ý phát triển XM815 vào tháng 6 năm 1973. GM thiết kế 1 mẫu xe sử dụng động cơ diesel, Chrysler thì sử dụng động cơ turbine. Ngoài những yêu cầu kĩ thuật cho loại MBT mới thì yêu cầu về giá cả không vượt quá 507.790 USD/ chiếc(thời giá 1972) cũng được đặt ra.

Tháng 7 năm 1973, một nhóm nghiên cứu của Mĩ đến thăm cơ sở nghiên cứu ở Chobham, Anh để tìm hiểu về loại giáp đặc biệt đang được phát triển. Loại giáp mới này có tên Burlington đặt bởi quân đội Mĩ hay tên thông dụng hơn là Chobham. Loại giáp mới này cho khả năng kháng cự "ngoại hạng" đối với đạn nổ lỏm so với giáp thép.

Cuối năm 1973, chương trình XM815 được đổi tên thành XM1.

Việc quyết định áp dụng giáp Chobham lên M1 cũng buộc hai nhà thầu thiết kế lại lớp ngoài của giáp cho phù hợp.
Hai mẫu thử nghiệm của hai nhà thầu sau đó được đưa tới bãi thử Aberdeen và các cuộc thử nghiệm bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1976.

Cùng lúc đó, Mĩ cũng đang hối thúc các đồng minh châu Âu trong NATO tiêu chuẩn hoá các loại vũ khí của mình. Chính quyền Đức lúc đó đề nghị Mĩ nên xem xét việc dùng Leopard 2 làm MBT mới của Mĩ để khởi động cho kế hoạch tiêu chuẩn hoá NATO. Dù làm khó chịu nhiều nhà lãnh đạo quân đội, bộ quốc phòng Mĩ vẫn quyết định đồng ý xem xét Leopard 2. Một phiên bản của Leopard 2 là Leopard 2 AV sau đó được đưa tới Mĩ vào mùa thu năm 1976 để nghiên cứu. Leopard 2 được đánh giá là có hệ thống điều khiển hoả lực tốt hơn, nhưng lại yếu hơn về giáp, cách chứa đạn, xoay tầm hướng của tháp pháo và yếu tố quyết định: Leopard 2 mắc hơn 25% so với XM1. Tháng 1 năm 1977, cảc hai nước quyết định chỉ nên tiêu chuẩn hoá vài phần của xe tăng thay vì là nguyên cả xe. Mĩ quan tâm tới việc trang bị pháo Rheinmentall 120mm cho xe tăng M1 tương lai còn Đức thì cân nhắc việc dùng động cơ turbine AGT-1500 cho xe tăng Leopard.

Ban đầu, quân đội Mĩ tỏ vẻ muốn giao hợp đồng cho GM vì thích thiết kế của GM hơn, tuy nhiên quân đội vẫn muốn GM thay đổi lại thiết kế cho động cơ turbine AGT-1500. Ý định dùng động cơ turbine của quân đội cũng là vì những kết quả tốt từ động cơ turbine trực thăng trong những năm 1960. Quân đội Mĩ phát hiện rằng động cơ turbine có thời gian hoạt động cao hơn trước khi cần đại cần tu giúp xe giảm nhiều chi phí hoạt động. Người ta thường quên rằng chi phí hoạt động và bảo dưỡng của 1 xe tăng thường ngang với giá của chính nó. Văn phòng bộ trưởng quốc phòng(ODS) chống lại ý định của quân đội và đề nghị tiến hành việc giao thầu sau những thủ nghiệm kiểm tra cuối cùng sau khi 2 nhà thầu đã hoàn tất mẩu thử với việc thay động cơ và chỉnh lại tháp pháo cho khẩu 120mm trong tương lai. Chrysler quyết định thay đổi thực sự thiết kế của phiên bản XM1 để giảm giá thành, vốn là yếu tố quan trong mà ODS đề ra. Nhóm nghiên cứu của Chrysler dưới sự lãnh đạo của Dr Philip Lett Jun thiết kế lại lớp ngoài của loại giáp đặc biệt ở tháp pháo để tăng ưu thế về công nghệ. Thiết bị quan sát của xạ thủ cũng được đặt xa ra khỏi vị trí của xa trưởng để tránh cản tầm nhìn của xa trưởng. Nhiều cải tiến và đơn giản hoá được thêm vào nắp vòm của xa trưởng và hệ thống xát định khoảng cách bằng laser.

Ngày 12 tháng 11 năm 1976, mẫu xe của Chrysler được chọn thực hiện hợp đồng phát triển kĩ thuật mức độ lớn(FSED). Giai đọan FSED đòi hỏi Chrysler sản xuất 11 xe tăng thí điểm cho kiểm tra. Chiếc đầu tiên được giao vào tháng 2 năm 1978. Kiểm tra sau đó phát hiện sự cố do dộng cơ turbine bị nhiễm cát và bùn bị dính vào bánh răng trên xích. Để giải quyết, người ta cải tiến các bộ lọc không khí và các tấm chắn bùn đơn giản. Những xe tăng này sau đó được đưa vào kiểm tra sự an toàn với nhiều loại đạn khác nhau trong khi xe chở đầy đủ nhiên liệu và đạn dược. Cuộc thử nghiệm đã thành công và làm ấn tượng nhiều quan chức quân đội về sự vượt trội của M1 so với M60. Giai đoạn sản xuất qui mô nhỏ ban đầu được cho phép vào ngày 7 tháng 5 năm 1979. Có 110 chiếc được sản xuất trong giai đoạn này sau đó được đưa đikiểm tra khả năng hoạt động ở các bang Texas, Yuma, Arizona, điều kiện cực ở Alaska, điều kiện nhiệt đới ở Florida và điều kiện điện từ và phóng xạ ở bãi thử tên lửa White Sand.

XM1 được đưa vào sản xuất hàng loạt vào tháng 2 năm 1981 và được xếp loại tuyệt mật. Ban đầu người ta định đặt tên của tướng Geogre C. Marshall, tuy nhiên vì liên hệ đến tăng nên người ta chọn tên của tướng Creighton Abrams, chỉ huy tiểu đoàn tăng của sư đoàn thiết giáp số 4 và là chỉ huy quân đội quân đội Mĩ tại Việt Nam sau này.
Xe tăng M1 Abrams cuối cùng được sản xuất ở hai nhà máy sản xuất tăng ở Lima(Ohio) và Detroit(Michigan). Trong giai đoạn này thì Chrysler Defense, phân nhánh quân sự của tập đoàn Chrysler bị bán cho General Dynamic Land Systems(GDLS).


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 20 Tháng Tám, 2011, 03:22:22 pm
CÁC PHIÊN BẢN


+ XM815, XM1: nguyên mẫu thử nghiệm.

+ M1
Sản xuất:1980-1985. Là phiên bản sản xuất đầu tiên. Có các tính năng:
- Giáp Chobham
- Hệ thống treo tiên tiến(thanh xoắn và thiết bị giảm xốc xoay)
- Hệ thống ổn định pháo, pháo bằng thuỷ lực
- Máy tính đạn đạo điện tử
- Thiết bị xác định khoảng cách bằng laser
- Thiết bị hồng ngoại quan sát đêm

+IPM1
Sản xuất: 1984-1986. Là phiên bản nâng cấp khả năng thể hiện của M1(improved perfomance M1/IPM1). Các nâng cấp bao gồm: nâng cấp giáp, chổ chứa hàng bên ngoài, nâng cấp hệ thống treo.

+M1A1
Sản xuất:1985-1993. Có các nâng cấp:
- Pháo 120mm
- Giáp nâng cấp
- Hệ thống chống NBC bằng áp suất, hệ thống báo động sóng radio, thiết bị phát hiện háo chất, tổ lái được bảo vệ riêng với áo và mắc nạ đạc biệt.
- Thiết bị quan sát hồng ngoại độc lập cho xa trưởng(CITV/ commander independent thermal viewer)
- Hệ thống phát hiện sự cố
- Thiết bị lội nước sâu(DWFK/Deep water fording kit) cho phép xe lội nước sâu 2m(xe tăng của USMC)
- Tăng khả năng cố định trên tàu thuyền(xe tăng của USMC)
- Hệ thống báo cáo vị trí(PLRS/Position location reporting system)
- Bộ điều khiển điện tử(DECU/Digital electronic control unit)(giúp giảm tiêu thụ nhiên liệu)
- Hệ thống liên lạc radio địa/ không 1 kênh(SINGCARS/ single channel ground/ air radio systerm)

+M1A1 HA/ HC
Sản xuất: 1988-1991. Phiên bản heavy armor/ heavy common được tăng cường thêm giáp uranium nghèo(DU) trước tháp pháo. Giáp tháp pháo của M1A1 HA mạnh gần 2 lần giáp của M1 nguyên bản.

+M1A1 D
Sản xuất: 1999-2001. Là phiên bản nâng cấp digital của M1A1 giúp tăng cường khả năng cảnh giác tình huống và chỉ định mục tiêu từ xa. Các nânng cấp của M1A1 D bao gồm:
- Gói nâng cấp chỉ huy và điều khiển rời:
* A-kit: Nâng cấp bảng điều khiển của xa trưởng(UTCP/ upgraded tank commander's panel) với các phần cứng ngoại vi. (8.000 $/ 2009)
* B-kit: Màn hình và bàn phím rời.(34.000 $/ 2005)
* C kit: Cung cấp khả năng chỉ định mục tiêu từ xa nhờ module North Finding và bộ giao diện điện tử để xử lí thông tin thô đến các card rời. (52.000 $/ 2005).

+M1A1 AIM
Sản xuất: 1999-2006. Chương trình Abrams Intergrated Managerment cho thế kỉ XXI(AIM XXI) thực hiện khi quân đội Mĩ đại tu các lực lượng tăng của mình để giảm chi phí hoạt động và bảo dưỡng. M1A1 AIM không phải là tăng sản xuất mới mà là các xe tăng M1 cũ nâng cấp thành. Có các nâng cấp:
- Tình trạng như mới
- Nâng cấp động cơ
- Nâng cấp giáp
- Thiết kế tạo điều kiện cho việc nâng cấp lên M1A1 D trong tương lai
M1A1 AIM được trang bị chủ yếu cho các lữ đoàn Vệ Binh Quốc Gia Mĩ.

+M1A1SA
Ra đời khoảng năm 2006, M1A1SA-"Situational Awareness" là phiên bản được nâng cấp từ M1A1AIM với gói nâng cấp "SA" để phù hợp với chiến trường hiện đại.
Các tính năng:
- Hệ thống chỉ huy chiến trường FBCB2
- Thiết bị quan sát hồng ngoại trực diện(FLIR) thế hệ 2
- Thiết bị đánh dấu mục tiêu từ xa
- Thiết bị tìm tầm bằng laser an toàn cho mắt người
- Thiết bị quan sát hồng ngoại cho khẩu M2 của xa trưởng
- Tăng cường quan sát cho lái xe. Có thể bao gồm camera hồng ngoại quan sát phía sau xe
- Thiết bị phân bố điện mạnh hơn
- Thiết bị phát điện phụ trợ bên ngoài giáp(AAPU)
- Điện thoại liên lạc bộ binh-tăng

+M1A2
Sản xuất: 1992-1999.
- Thiết bị ngắm được ổn định hoàn toàn
- Hệ thống phát hiện sự cố
- Hệ thống liên lạc radio địa/ không 1 kênh(SINGCARS/ ingle channel ground/ air radio systerm)
- Bộ điều khiển điện tử(DECU/Digital electronic control unit)(giúp giảm tiêu thụ nhiên liệu)
- Hệ thống thông tin trong- ngoài xe
- Thiết bị quan sát hồng ngoại cho lái xe
- Thiết bị quan sát hồng ngoại độc lập cho xa trưởng(CITV/ commander independent thermal viewer)
- Màn hình tích hợp cho xa trưởng
- Màn hình tích hợp cho lái xe
- Khẩu M2 của xa trưởng không có điều khiển từ trong xe

+M1A2 SEPv1
Sản xuất: 1999-?. quân đội Mĩ đã quyết định dừng việc sản xuất xe tăng M1A2 SEP kể từ năm 2004. Thay vào đó là nâng cấp các xe tăng M1 cũ lên chuẩn của M1A2 SEP. Các nâng cấp của SEP:
- Thiết bị quan sát hồng ngoại trực diện(FLIR/ forward looking infrared) thế hệ 2. FLIR 2 giúp việc phát hiện mục tiêu tốt hơn 70%, tốc độ bắn nhanh hơn 45% và chính xác hơn. Tổng cộng, FLIR 2 giúp tăng khoảng cách phát hiện và nhận dạng tăng thêm 30%. FLIR 2 được trang bị cho thiết bị hồng ngoại của xạ thủ và thiết bị quan sát hồng ngoại độc lập của xa trưởng.
- Thiết bị phát điện phụ trợ trong xe(UAAPU/ under armor auxiliary power unit)
- Bộ xử lí máy tính nâng cấp
- Màn hình màu có độ phân giải cao
- Tăng dung lượng bộ nhớ
- Giao diện người- máy tốt hơn
- Hệ thống được thế kế mở cho phát triển tương lai
- Hệ thống kiểm soát nhiệt độ giúp giảm nhiệt độ cho tổ lái xuống còn 35 độ C và 51,6 độ C cho máy móc trong điều khiện khắc ngiệt.
- Hệ thống chỉ huy chiến trường FBCB2

+M1A2 SEPv2
240 chiếc M1A2 SEPv1 đã được kí hợp đồng nâng cấp lên version 2 vào tháng 11 năm 2007. Dự kiến tháng 11 năm 2009 sẽ hoàn tất. Một hợp đồng khác nâng cấp 435 xe tăng M1A1 cũng được kí vào tháng 2 năm 2008. System Enhancement package version 2 sẽ nâng cấp khả năng quan sát, hiển thị và trang bị điện thoại liên lạc giữ lính và xe tăng.

+M1 Grizzly
Là loại xe dùng để dọn mìn hay mở đường. Grizzly được trang bị 1 lưỡi cày mìn dài 4,2m và 1 cần cẩu có tầm với 9m và dung tích 1,2 m2.

+M1 Panther II
Sản xuất :2000-2001. Là loại xe dọn mìn điều khiển từ xa được thiết kế cho chiến trường Bosnia và được dùng ở Iraq. Panther nặng 43 tấn được trang bị 1 lưỡi cày mìn hay 1 trục lăn. Ngoài chế độ điều khiển từ xa, Panther còn có thể được lái bằng tổ lái 2 người.

+M104 Wolverine
Là loại xe dựng cầu tiến công. M104 có thể dựng 1 cây cầu dài 26m trong 5 phút. M104 có thể chịu đươc 5.000 lần qua lại của các phương tiện cơ giới nặng 70 tấn.

+M1A3
Quân đội Mĩ hiện đang nhắm tới việc sản xuất phiên bản M1A3 đầu tiên vào năm 2014 và đưa vào trang bị vào năm 2017.
Chiếc M1A3 mới này sẽ có trọng lượng khoảng 60 tấn, được trang bị nhiều thiết bị điện tử hơn và bền hơn so với các loại xe tăng Abrams cũ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 20 Tháng Tám, 2011, 03:25:20 pm
(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/Thong_So_Abram.png)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 20 Tháng Tám, 2011, 03:32:18 pm
TÍNH DI ĐỘNG


Động cơ của xe tăng Abrams là động cơ AGT-1500 đa nhiên liệu kiểu turbine khí. Động cơ turbine khí nhỏ hơn và có ít bộ phận hơn và ít ồn hơn so với động cơ piston có cùng công suất. Tuy nhiên động cơ turbine khí tốn nhiều nhiên liệu hơn và toả nhiều nhiệt hơn so với động cơ piston. Động cơ AGT-1500 có trọng lượng khoảng 3,855kg. Có thể thay thế các phần riêng rẽ của hệ thống động cơ-truyền động mà không cần phải lấy nguyên tòan bộ hệ thống ra. Thời gian để lấy toàn bộ động cơ và hệ thống truyền động tự động chỉ mất 1h(đối với M60 là 4h). Để khởi động, M1 ngốn 34 lít xăng JP-8. M1 có thể tăng tốc từ 0 lên 32 km/h trong 7s. Nguyên lý hoạt động của động cơ turbine khí là hút không khí vào trong một máy nén có áp suất cao. Tại đây, không khí được trộn với nhiên liệu và đốt cháy. Luồng hơi nóng có áp suất cao từ máy nén thổi tiếp vào trong làm xoay cánh quạt turbine, vận hành động cơ. Sau đó luồng hơi được thải 1 phần, một phần luồng hơi được đưa vào bộ thu hồi khí để sử dụng lại. Hệ thống bánh răng truyền động truyền lực xoay của cánh quạt vào 2 bánh xe chủ động ở sau xe. Cuối cùng, động cơ của M1 là loại không khói.
Hệ thống treo của M1 bao gồm 7 thanh đòn nối với bánh xe đi đường ở mỗi bên thân xe. Các thanh đòn này có trục ở giữa để gắn hai bánh xe đi đường lại với nhau thành một bánh đôi. 14 thanh đòn này được nối với nhau bằng các thanh xoắn làm từ thép có độ cứng cao. Các thanh xoắn này chạy ngang thân xe, nối 2 thanh đòn ở hai bên sườn lại với nhau. hệ thống truyền động của M1 cho phép bánh xe đi đường có thể di chuyển lên xuống 38cm. Để ổn định các thanh xoắn, 6 thiết bị giảm sốc ở các cặp bánh số 1,2 và 7. Các thiết bị giảm sốc giúp xe không bị đung đưa trên các thanh xoắn khi di chuyển. Bởi vì các bánh đi đường ở đầu thường chịu ảnh hưởng lớn của địa hình nên cặp bánh 1, 2 được trang bị thiết bị giảm sốc. Bánh xe cuối được trang bị thiết bị giảm sốc để ổn định xích xe trước khi đi vào bánh răng của bánh truyền động. Hệ thống truyền động của M1 bao gồm 4 số tiến và 2 số lùi.
Xích T-158 được bọc cao su rộng 61cm, phần tiếp xúc với mặt đất dài khoảng 7,6m. Các mắt xích bị hỏng có thể được thay thế.
Bình xăng bao gồm 4 khoang chứa 1.909 lít của M1 có thể giúp xe lái được trong khoảng 8 tiếng đồng hồ tuỳ theo điều khiện khác nhau. Trong điều kiện lí tưởng, một xe tăng cần 10 phút để nạp nhiên liệu, một trung đội(4 xe tăng) cần 30 phút. Mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình:
+ 0,6 dặm(0,96km) cần 1 gallon(3,785l) nhiên liệu.
+ Hơn 30 gallon(227l) đi được 1h trên địa hình lí tưởng.
+ 60 gallon(454l) khi di chuyển trên địa hình ghồ ghề.
+ Lưỡi cày mìn tăng 25% tiêu thụ nhiên liệu.
Cần lưu ý rằng phiên bản M1A2 SEP chỉ có bình xăng 3 khoang dung tích 1.680 lít nên tầm hoạt động ngắn hơn(350 km) so với các phiên bản khác.
Tốc độ di chuyển cao nhất trên địa hình gồ ghề cùa M1 là 48km/h, cao gấp đôi so với M60A3. M1 có thể tăng tốc từ 0 lên 32km/h chỉ trong 7s trên đường. Tốc độ di chuyển cao nhất trên đường trung bình khoảng 67 km/h cho phiên bản mang pháo 120mm. Tốc độ tối đa của M1 có thể cao hơn nếu không có thiết bị điều chỉnh vận tốc của động cơ. Trọng lượng lớn(M1A1 nặng 57 tấn, trong khi xe tăng T-90 của Nga chỉ nặng 46,5 tấn) của xe khiến cho tốc độ di chuyển trên địa hình ẩm ướt và đất mềm cũng như khả năng vượt hào bị hạn chế nhiều, tuy nhiên nó giúp cho xe an toàn hơn khi lái trên địa hình ghồ ghề. M1 không có hiện tượng bay lên khỏi mặt đất sau khi vượt qua chướng ngại vật như các xe tăng có trọng lượng dưới 50 tấn, thay vào đó, nó lướt qua chướng ngại, xích xe vẫn áp sát mặt đường. Khi tiếp đất với kiểu bay, tổ lái nếu không mang đai an toàn có thể bị thương nặng ở đầu và cổ, nhưng với M1 thì không sao, điều này cho phép tổ lái của xe M1 linh họat và thoải mái hơn. Trọng lượng nặng và hệ thống treo thuỷ lực của M1 giúp cho nó di chuyển một cách đặc biệt êm ái trên địa hình ghồ ghề. Động cơ turbine khí giúp M1 di chuyển ít ồn và tuổi thọ động cơ cao hơn so với động cơ diesel của M60. Tuy nhiên, M1 vẫn có 1 điểm yếu là nó không có khả năng lặn sâu so với nhiều loại xe tăng khác. Thiết bị lặn của M1 chỉ cho phép xe vượt qua chổ nước sâu không quá nóc xe.
Nhờ có hệ thống lọc không khí trước khi đưa vào động cơ nên M1 không chịu nhiều ảnh hưởng do cát bụi và thời tiết. Tuy nhiên, vì tiêu thụ quá nhiều nhiên liệu nên thường chỉ có những xe bồn cỡ lớn mới có thể giải khát cho một lực lượng M1, và những xe bồn này có khả năng di chuyển địa hình cũng như chịu đựng thời tiết kém hơn so với xe tăng nên việc tiếp tế thường tốn nhiều thời gian.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 20 Tháng Tám, 2011, 03:49:47 pm
THIẾT KẾ TRONG-NGOÀI


(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/Abram_ngoai-1.png)

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/Abrams-cutout.png)

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/Thap_Phao_Abram.png)

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/M1A2_Trong.gif)

Vị trí của xa trưởng: được trang bị sáu kính quan sát có thể quan sát tòan bộ 360 độ quanh xe. Thiết bị quan sát hồng ngoại độc lập(ITV/independent thermal viewer) của hãng Texas Instruments cung cấp khả năng quan sát ngày và đêm độc lập (với xạ thủ) được ổn định, có thể quan sát 360 độ, tự động quét khu vực, tự động chuyển thông tin về mục tiêu cho xạ thủ và một hệ thống điều khiển hỏa lực dự phòng cho phép xa trưởng sử dụng pháo chính. Khẩu M2 của xa trưởng cũng được trang bị một kính nhắm 3X.

Vị trí của xạ thủ: được trang bị GPS(gunner’s primary sight/(thiết bị) ngắm chính của xạ thủ) từ Electro-Optical Systems Division của công ty Hughes Aircraft. Hệ thống tạo ảnh hồng ngoại(thermal imaging systerm/TIS) cũng của công ty Hughes tạo ra một hình ảnh dựa trên sự khác biệ về nhiệt độ của các vật thể trong khu vực nhìn thấy. Hình ảnh tạo ra được hiển thị trong một thị kính cùng với thông số về khỏang cách có sai số dưới 10m từ thiết bị xác định khỏang cách bằng laser của Hughes. Cùng với đó là một máy tính đạn đạo. Dữ liệu về khỏang cách được truyền trực tiếp vào máy tính đạn đạo, sau đó được tự động tính tóan. Dữ liệu bao gồm: 1) Góc bắn đón, 2) Góc nâng hạ của pháo chính được tính bằng cảm ứng đầu nòng đặt trên pháo chính, 3) Dữ liệu về gió đo bằng cảm biến gió trên nóc tháp pháo, 4) dữ liệu từ con quay hồi chuyển đặt tại trung tâm của nóc tháp pháo. Cuối cùng, người xa trưởng hay xạ thủ sau đó đưa thông tin về loại đạn, nhiệt độ và áp suất khí áp vào. GPS được trang bị hai kính quan sát đôi 3X và 10x ban ngày cũng như 3X và 10X ban đêm. Ngoài GPS, còn có một kính nhắm phụ trợ 8X khác.

Vị trí của người nạp đạn: không được trang bị các thiết bị điều khiển hỏa lực đặc biệt nào. Tuy nhiên, từ vị trí của mình, người nạp đạn có thể quan sát tòan bộ bên trong xe, điều này rất quan trọng nên hầu hết xa trưởng đều chọn người có kinh nghiệm nhiều thứ hai vào vị trí của người nạp đạn. Phía sau lưng người nạp đạn là khoang chứa đạn của pháo chính được ngăn cách bằng một lớp cửa thép. Để lấy đạn từ khoang, người nạp đạn phải nhấn giữ một nút để mở cửa trượt ngăn cách. Khi buôn nút, của tự động đóng lại. trên nắp ra vào của người nạp đạn cũng có một kính quan sát 1X có thể xoay 360 độ.

Vị trí của lái xe: Lái xe có một ghế ngồi tự ngã về sau khi hách ra vào đóng lại cũng như khi xe đang trong trạng thái hoạt động. Vị trí của lái xe cũng được thiết kế để thích hợp với 95% nam giới Mĩ, cho phép người lái dù mập hay ốm cũng có thể điều khiển xe. Bên cạnh lái xe có trang bị các thiết bị đo đạc và màn hình tiêu chuẩn thể hiện tình trạng nhiên liệu, điện năng của các pin, các thiết bị điện tử. Thiết bị quan sát của lái xe bao gồm ba kính quan sát cung cấp tầm nhìn 120 độ. Kính quan sát ở chính giữ có thể được gắn một thiết bị hồng ngoại để quan sát ban đêm hay trong điều kiện khói bụi.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 20 Tháng Tám, 2011, 07:37:02 pm
KHẢ NĂNG BẢO VỆ


Với ưu tiên thiết kế hàng đầu là bảo vệ tố lái, M1 Abrams là một trong những loại xe tăng an toàn nhất thế giới ngay cả khi giáp xe không cản nổi đạn của đối phương.
Như hầu hết các loại xe tăng được thiết kế vào thời chiến tranh lạnh, giáp xe tăng Abrams được tập trung dày nhất ở 60 độ trước xe. Giáp của Abrams là loại giáp Burlington theo tên gọi của Mĩ hay Chobham theo tên gọi của Anh. Giáp Chobham có khả năng chống đạn cao hơn nhiều lần so với thép thường. Đến những năm 1987, giáp xe tăng Abrams phiên bản M1A1HA được tăng cường thêm Uranium nghèo(DU) ở giữa hai lớp giáp của tháp pháo giúp tăng thêm khả năng chống đạn xuyên giáp bằng động năng. Về sau, lớp giáp này được tiếp tục nâng cấp. M1A2 và M1A1HC được cho rằng dùng giáp DU thế hệ 2 và M1A2 SEP dùng giáp DU thế hệ 3. Cũng như nhiều xe tăng kiểu phương Tây khác, giáp chính ở phía trước xe tăng Abrams là 100% giáp thô, không lệ thuộc vào ERA. Điều này khiến cho xe có trọng lượng lớn, nhưng bù lại giáp có độ bền cao hơn nhiều.
Thiết bị nhắm chính của xạ thủ(GPS) được trang bị cửa đóng mở để bảo vệ trước các loại miểng pháo và đạn súng cá nhân. Phía trước tháp pháo của M1 cũng được thiết kế khá vuông vức, các khí tài quan sát được đặt lùi về sau so với mặt trước của tháp pháo giúp tăng độ an toàn cho khí tài khi mặt trước tháp pháo bị tấn công bằng đạn HE hoặc HEAT. Hai bên và phía sau tháp pháo được gắn những khung chứa hàng đôi khi cũng giúp giảm hiệu quả sát thương của các loại đạn HEAT. Đến đời M1A1 về sau, khung chứa hàng được gia cố thêm bằng thùng chứa hàng. Hai bên sườn thân xe cũng được trang bị giáp skirt armor khá dày cũng nhằm mục đích giảm hiệu quả của đạn HEAT. Tuy nhiên những biện pháp này không thể bảo vệ xe hoàn toàn trước các loại đạn, nhất là những loại đạn HEAT hiện đại, kèm thêm một thực tế là phần động cơ phía sau thân xe hoàn toàn không thể chịu được bất kì loại đạn nào mang nhãn chống tăng. Nhằm khắc phục nhược điểm này, gói nâng cấp TUSK đã ra đời. Nâng cấp chính bao gồm giáp ERA lắp hai bên sườn thân xe và giáp lồng ở phía sau xe.
Đằng sau lớp giáp cứng là một lớp chống miểng làm bằng Kevlar giúp chống lại mảnh vở của giáp khi giáp bị xuyên phá.
Ở bên trong xe, đạn pháo chính được đặt trong các khoang tách biệt với tổ lái và có ván blow-off. Khi đạn trong khoan phát nổ, sức nổ của chúng sẽ thổi bay các tấm ván blow-off, giải phóng sức nổ ra ngoài xe mà không gây thiệt hại cho tổ lái. Thiết kế an toàn này là điểm độc đáo mà hầu như không loại xe tăng nào khác có(Xe tăng Leopard 2 của Đức cũng có tính năng này cho một phần đạn pháo chính(17 viên) đặt ở tháp pháo, tuy nhiên phần lớn còn lại(35 viên) trong thân xe được đặt hở với tổ lái và không có ván blow-off).
Phần thân dưới phía trước có hai bình nhiên liệu lớn. Tuy nhiên, chúng lại giúp tăng khả năng bảo vệ chống đạn từ phía trước cho xe. Thực vậy! Chất lỏng cũng có khả năng chống đạn. Ví dụ như nước có khả năng chống đạn CE bằng 45% RHA, KE bằng 15%. Ethanol có khả năng chống đạn CE bằng 63% RHA, KE bằng 15%. Ngoài ra, hai bình nhiên liệu này có vỏ làm bằng các lớp nhôm có lỗ giống tổ ong kẹp giữa các tấm nhôm mỏng. Thiết kế này có khả năng chống đạn bằng 70% RHA nhưng có chi phí thấp và trọng lượng nhẹ.
Ngoài ra, Abrams còn được trang bị hệ thống chữa cháy tiên tiến bằng khí halon có khả năng phát hiện hoả hoạn chỉ trong 2 phần nghìn giây và dập tắt chúng trong vòng 1/4 giây. Cả khoang lái lẫn khoang động cơ đều có hệ thống chữa cháy bằng khi halon. Tuy nhiên, với dung tích bình xăng hơn 1900 lít, thì các hệ thống chữa cháy này chỉ có thể dập tắc các đám cháy nhỏ-vừa và cầm chân các đám cháy lớn cho tổ lái có thời gian thoát thân. Trong trường hợp hệ thống tự động bị trục trặc, tổ lái có thể kích hoạt hệ thống chữa cháy bằng tay từ bên trong(đối với hệ thống dập lửa khoang lái) hoặc bên ngoài(đối với khoang động cơ).
Cuối cùng, xa trưởng và người nạp đạn của xe còn được trang bị bộ trang phục chống đạn bao gồm mũ và áo khoác đặc biệt dành cho tổ lái có khả năng chống đạn 7,62mm.
Trong tương lai, M1 sẽ được bảo vệ thêm bởi hệ thống phòng thủ tích cực Quick-Kill có khả năng đánh chặn hầu hết các loại đạn từ mọi hướng xung quanh xe. Hệ thống Quick-Kill sẽ được đưa vào trang bị thử nghiệm trong năm 2009 cho lực lượng Mĩ. Trong thời gian chờ loại APS “hard kill” này, quân đội Mĩ đã trang bị các thiết bị hình hộp AN VLQ-8A “soft kill” có khả năng gây nhiễu các loại tên lửa chống tăng SACLOS đời đầu.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 20 Tháng Tám, 2011, 07:42:55 pm
Thiết bị phản ứng chống tên lửa(MCD) AN VLQ-8A

(http://www.army-guide.com/images/an-vlq8a_dsklk1.jpg)

Thiết bị phản ứng chống tên lửa AN VLQ-8A của hãng Sander(thuộc công ty Lockheed Martin) cung cấp khả năng bảo vệ tức thời chống lại một số lớn tên lửa chống tăng có điều khiển(ATGM) cho các loại xe thiết giáp. Hơn 1.000 hệ thống đã được giao cho quân đội Mĩ. Hiện vẫn chưa có thông tin về việc xuất khẩ hệ thống này.
Thiết bị AN VLQ-8A này có thể làm nhiễu các loại tên lửa SACLOS, qua đó ngăn chặn chúng tới được mục tiêu.
Thời gian trung bình trước khi gặp sự cố của thiết bị này vào khoảng 400 h, được cho là rất đáng tin cậy và không cần bảo trì ở cấp độ lớn. Tất cả những gì cần làm cho một thành viên tổ lái là bật tắt hệ thống, lau chùi bụi đất để cho hệ thống hoạt động trong thời gian dài.
Hệ thống này thường được đặt trên nóc tháp pháo xe tăng Abrams. Nhiều hệ thống cũng có thể được trang bị cho một xe tăng nếu cần vùng bảo vệ lớn hơn.
Tuy nhiên, hệ thống MCD này tỏa ra một lượng lớn tia hồng ngoại có thể đốt cháy mắt và da người đứng trước nó. Vì vậy, binh sĩ được khuyến cáo không nên nhìn vào thiết bị này trong tầm 4m.

TUSK(Tank Urban Survability Kit)

Bao gồm:
- Giáp ERA cho tăng Abrams(ARAT) 2 bên sườn xe
- Giáp lồng phía sau xe
- RWS cho súng máy .50 của xa trưởng
- Tấm chắn đạn cho súng máy 7,62mm của người nạp đạn
- Súng máy .50 đồng trúc với pháo chính
- Điện thoại liên lạc giữa tăng-bộ binh
- Mũ nhắm bắn hồng ngoại khẩu M240 cho người nạp đạn

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/300920-20520ABRAMS20TUSK20-1.jpg)
Người nạp đạn có thể bắn súng máy M240 mà không cần phải lộ đầu của mình lên cao(hình thứ 2, bên phải, trên xuống).

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/300920-20220ABRAMS20TUSK20.jpg)
Có thể thấy được lớp giáp gia cố chống mìn dưới gầm xe trong hình trên.

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/300920-20320ABRAMS20TUSK20.jpg)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 20 Tháng Tám, 2011, 08:25:26 pm
TUSK-2

Các tính năng không rõ. Nhưng có vẽ như ERA xung quanh xe được nâng cấp để tăng gấp đôi mức độ bảo vệ và có khả năng chống đạn tandem.

(http://img268.imageshack.us/img268/8757/43275576.jpg)

(http://img268.imageshack.us/img268/3337/40404548.jpg)

(http://img37.imageshack.us/img37/9499/58512671.jpg)

(http://img207.imageshack.us/img207/2038/63030392.jpg)

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/300920-20420ABRAMS20TUSK20-1.jpg)

Abrams còn có hai bộ phóng lựu đạn khói, mỗi bộ 4 ống. Động cơ xe cũng có thể tạo khói, tuy nhiên điều này chỉ được thực hiện khi xe chạy bằng nhiên liệu diesel.

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/Giap_Abram_3.jpg)

Nguồn khác:
(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/Giap_Abram_2.jpg)

Nguồn khác:
(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/Abram_armor_Paul.png)

M1A1HA:
(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/M1A1_HA_frontLOS.jpg)

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/M1A1_HA_sideLOS.jpg)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 21 Tháng Tám, 2011, 10:00:24 pm
HOẢ LỰC


Hệ thống điều khiển hoả lực

Hệ thống nhắm chính của m1 gồm kính quan sát đôi 10x và 3x ngày-đêm. Hệ thống hồng ngoại của Abrams có tầm hoạt động vào khoảng hơn 4000 m. Máy tính đạn đạo của Abrams tính đường đạn dựa trên các thông số: góc bắn(xác định bằn cảm biến đầu nòng), khoảng cách(xác định bằng hệ thống laser), tốc độ và hướng gió(cảm biến gió trên nóc xe), thông số từ con quay hồi chuyển, tốc độ của mục tiêu(xác định bằng máy đếm số vòng), nhiệt độ, áp suất khí quyển, loại đạn, nhiệt độ của đạn. Cộng chung lại, máy tính đạn đạo cho khả năng bắn chính xác 95% ở khoảng cách bình thường. cả xa trưởng lẫn xạ thủ đều có thể sử dụng pháo chính. Trong trường hợp cần thiết, pháo chính và súng máy đồng trục của xe tăng Abrams có thể được nhắm bắn bằng thiết bị nhắm phụ trợ 8X của xạ thủ(GAS/Gunner Auxiliary Sight). GAS có hai đầu ruồi để nhắm bắn loại đạn HEAT và loại đạn APFSDS, STAFF.
Khẩu M2 của xa trưởng được trang bị một kính nhắm 3X và có thể điều khiển từ trong xe.

Súng-Pháo
Vũ khí của xe tăng Abrams gồm 4 loại: pháo chính, súng máy đồng trục, súng máy phòng không hạng nặng và súng máy phòng không hạng trung nếu không tính đến vũ khí riêng của tổ lái.

*Pháo chính của xe tăng M1 Abrams gồm hai loại là M68 105mm(M1, M1IP) và M256 120mm(M1A1 về sau).
Pháo M256 là loại pháo nòng trơn, phiên bản của kiểu pháo Rhenmental L44(Đức).
Trọng lượng: 3084 kg
Lực đẩy khi bắn: 7000 lb- giây
Chiều dài nòng: 5,301 m
Tuổi thọ của khoá nòng: 4500 phát
Tuổi thọ của nòng: 1500 phát
Pháo M256 bao gồm các tính năng:
+Bắn các loại đạn tiêu chuẩn NATO STANAG 4385
+Có bậu giữ khí nòng pháo
+Có tính năng cách nhiệt
+Có cảm biến đầu nòng
+Khoá nòng phải được người điều chỉnh trước khi bắn phát đầu tiên
+Không cân bằng đồng tâm
Các phiên bản:
+M256: phiên bản pháo nòng trơn L44 120 mm. Thông số như trên
+M256E1: phiên bản của pháo nòng trơn L55 120 mm(có nòng dài hơn 130 cm so với L44, tăng 30% thể hiện so với pháo thường cùng loại). Một phần của dự án nghiên cứu Hệ thống vũ khí xe tăng tiên tiến(Advanced Tank Armament System/ATAS).

*Súng máy đồng trục và phòng không hạng trung: là loại M240 bắn đạn 7,62x51mm tiêu chuẩn NATO.
*Súng máy phòng không hạng nặng: loại M2HB Browning bắn đạn .50 cal(12,7x99mm).

Đạn
Đạn 120mm của Abrams được sản xuất bởi hãng Alliant Techsystems và hãng General Dynamics Ordnance and Tactical System. Các sơ sở chính:
- Primex Technologies, St. Petersburg, Florida: trụ sở chính của nhà thầu
- Alliant Techsystems, Minneapolis, Minnesota: trụ sở chính của nhà thầu
- Ver-Sa-Til Associates Inc., Chanhassen, Minnesota: cánh đuôi và vỏ tách rời của đạn M830A1
- Wiltec Industries, New Hope, Minnesota: thân của kíp nổ
- NB 502 Inc., New Brighton, Minnesota: đầu nổ lõm của đạn M830A1
- Motorola Inc., Scottsdale, Arizona: cảm biến khoảng cách của đạn M830A1
- Armtec Defense Products, Coachella, California: vỏ đạn loại cháy được
- Nuclear Metals Inc., Concord, Massachusetts: đầu xuyên của đạn M829A2
- Conco Inc., Louisville, Kentucky: vỏ đựng kim loại PA116
- Ferrulmatic Operations, Totowa, New Jersey: đáy kim loại của vỏ đạn, các thành phần của đạn M830A1/M865
- Aerojet Ordnance, Jonesboro, Tennessee: đầu xuyên của đạn M829A2
- Bulova Technologies, Lancaster, Pennsylvania: ngòi nổ đầu đạn M830A1
- Flinchbaugh Technologies, Red Lion, Pennsylvania: đáy vỏ đạn M829A2, M865 và các thành phần của dạn M830A1
- Radford Army Ammunition Plant, Radford, Virginia: thuốc phóng
- Day and Zimmerman Operations, Camden, Arkansas: kíp nổ
- Trung tâm hậu cần và thử nhiệm đạn đạo quốc gia, Camden, Arkansas: thử nghiệm bắn đạn thật
- Kilgore Operations, Toone, Tennessee: kíp nổ
- Eagle Pitcher Industries, Joplin, Missouri: pin nhiệt cho đạn M830A1
- Thyssen Precision Forge Inc., Garner, North Carolina: kim loại ép cho đáy vỏ đạn
- Nhà máy đạn Iowa, Middletown, Iowa: tập trung, lắp rắp và đóng gói bên ngoài cho đạn

Đạn 120mm được sản xuất theo những quy trình nghiêm ngặt, có rất nhiều khâu kiểm tra ở giữa những khâu chế tạo. Các khâu này kiểm tra được thực hiện bởi người hoặc máy, ví dụ như một loại máy giống máy X quang giúp kiểm tra từng vết nứt trên đáy viên đạn, hoặc đưa viên đạn vào buồng thử nghiệm mô phỏng viên đạn được đưa vào buồng phóng của pháo chính. Nếu viên đạn thất bại trong một kiểm tra quan trọng, toàn bộ công đọn có thể bị dừng lại cho đến khi tìm ra được sai sót. Mỗi lô đạn đầu được lấy ra một viên để đưa đi bắn thử.
Nguồn thông tin về sản xuất đạn này được viết vào năm 1998.

Đạn pháo chính 120mm cũa Mĩ là loại đạn bao gồm hai phần dính liền nhau là hệ thống phóng(bao gồm vỏ đạn loại có thể cháy được, phần đế làm từ kim loại là phần duy nhất còn lại trong pháo sau khi viên đạn được bắn đi, thuốc phóng đựng trong thiết bị chứa) và đầu đạn


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 22 Tháng Tám, 2011, 11:38:10 pm
(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/Dan_120mm_US.png)

APFSDS/ Armor Piercing Fin Stabilized Discarding Sabot/ Đạn xuyên giáp có cánh ổn định và vỏ tách rời(giảm cỡ nòng)
Là loại đạn chống tăng chính của xe tăng Abrams và hầu hết các loại xe tăng phương tây. Sở dĩ đạn APFSDS được chọn là vì hầu hết các loại giáp tăng hiện đại đều có khả năng chống đạn động năng(Kinetic Energy/ KE: đạn tác dụng xuyên giáp bằng động năng, không có chất nổ trong đầu đạn) thấp hơn so với đạn hoá năng(Chemmical Energy/ CE: xuyên giáp bằng sức ép của chất nổ trong đầu đạn nổ lõm). Cùng một loại giáp, khả năng chống đạn KE có khi chỉ bằng một nửa so với CE(coi ví dụ ở các bảng trên).
Đạn APFSDS có hai loại chính là loại có đầu xuyên(tạm dịch từ chữ “penetrator”) làm từ Tungsten(Vonfam) và Uranium nghèo(Depleted uranium/ DU). Trong đó loại đạn làm từ DU được quân đội Mĩ lựa chọn vì có hai ưu điểm lớn so với Tungsten:
+Hiệu ứng tự cháy: DU là một kim loại nặng có tỉ trọng gấp 2,5 lần thép và rất dễ bốc cháy giống như Magie. Nhiệt độ khi đầu xuyên tiếp xúc với mục tiêu là khoảng 1132 độ C. Khi đầu xuyên đang trong giai đoạn xuyên qua giữa lớp giáp, cả đầu xuyên lẫn lớp giáp sẽ bị chảy ra một phần dưới nhiệt độ và áp suất cực lớn. Khi đầu xuyên đã xuyên qua lớp giáp, thì phần chưa bị nung chảy của đầu xuyên, những phần bị nung chảy và mảnh vỡ sẽ tuôn vào bên trong khoang xe. Nếu những phần này chạm tới chỗ chứa đạn hoặc nhiên liệu thì sẽ gây thiệt hại toàn bộ cho cả xe lẫn tổ lái. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với những loại xe tăng sử dụng máy nạp đạn kiểu LX-Nga vốn để đạn xung quanh khoang xe.
+Hiệu ứng tự làm nhọn: Khi xuyên giáp, đầu xuyên có thể bị gãy, nhưng phần đầu nhọn của đầu xuyên vẫn giữ được hình mũi tên trong khi ở đầu xuyên tungsten, phần đầu nhọn sẽ bị biến dạng thành hình giống cây nấm. Vì thế, đầu xuyên Du tạo ra một lỗ nhỏ hơn, sâu hơn so với đầu xuyên Tungsten.

(http://www.globalsecurity.org/military/systems/munitions/images/du-2.jpg)

(http://i305.photobucket.com/albums/nn206/Giaosuech/2008-07-09_224700.jpg)

Ngoài ra, đầu xuyên DU có thể làm giảm sức cản không khí, nên có tốc độ, độ chính xác cao hơn so với đầu xuyên tungsten cùng loại. Du cũng có giá rất rẽ so với Tungsten, gần như là cho không đối với những nước có các nhà máy điện hạt nhân.
Nhược điểm lớn nhất của DU là nó rất độc. Khi viên đạn chạm mục tiêu, phần lớn lượng DU bị oxy hoá thành các loại bụi, khí độc hại. DU bị nghi là tác nhân gây nên “Hội chứng vùng Vịnh” của nhiều cựu binh Mĩ từng tham gia chiến tranh vùng Vịnh lần nhất(1991). Trong cuộc chiến này, 85% binh sĩ Mĩ thú nhận từng lại gần các mục tiêu bị bắn phá bằng đạn DU. Trong cuộc chiến Balkan(Bosnia và Kosovo), binh sĩ NATO được khuyến cáo không nên sử dụng nước uống, thực phẩm địa phương, tránh xa các địa điểm bị bắn phá bằng đạn DU và không đựoc nhặt các mảnh vở tình nghi là từ đạn DU.

Hiện nay, quân đội Mĩ sử dụng loại đạn M829 APFSDS-T DU(chữ “T” là viết tắc của “Tracer” - “vạch đường”, viên đạn bắn ra có luồng sáng ở cuối đuôi giúp nhìn rõ đường đạn).

+M829: Phần hệ thống phóng giống như mô tả trên, phần đầu đạn bao gồm 4 vỏ tách rời(sabot) làm bằng nhôm, mỗi vỏ là một cung 90 độ, có rãnh bên trong để khít với đầu đạn con, một kíp nổ M125, một đầu đạn con(đầu xuyên) DU có sáu cánh ổn định ở cuối đuôi. Các vỏ tách rời còn có niêm nhựa silicon ở cuối đuôi để tránh rò rĩ khí.

+M829A1: Mang kíp nổ M129, ba vỏ tách rời, mỗi vỏ 120 độ. Còn lại giống như M829. Loại đạn M829A1 đã được sử dụng rất thành công ở vùng Vịnh năm 1991. M829A1 được lính Mĩ đặt tên là “Viên đạn bạc” do lớp hợp kim nhôm bọc phần đầu xuyên có màu bạc.

(http://images.military.com/pics/SoldierTech_DU1.jpg)

+M829A2: Là một trong những loại đạn xuyên giáp hữu hiệu nhất của xe tăng Abrams. Đầu đạn của loại này bao gồm các vỏ sabot làm từ plastic gia cố với graphite được phân đoạn được giữ lại bằng một đai plastic sẽ tách ra khỏi đầu xuyên siêu DU(Super DU/ SDU). Một niêm bằng cao su tổng hợp được đổ khuôn vào phần cuối của tổ hợp các miếng sabot để ngăn không cho luồn hơi phóng thoát ra phái trước. Đạn M829A2, mặc dù sử dụng các thánh phần của đạn M829A1, nhưng đã được cải tiến kĩ thuật để tăng sức công phá so với loại đạn cũ.
Tính năng của đạn M829A2 vẫn được giữ bí mật, nhưng được đảm bảo bởi các cải tiến mới. Những cải tiến bao gồm công đoạn sản xuất mới để tăng sự ổn định cấu trúc của đầu xuyên DU, sử dụng vật liệu composite cacbon-epoxy cho phần sabot(lần đầu tiên được sử dụng trên thế giới ở loại đạn cỡ lớn) và loại thuốc phóng mới giúp cho đạn M829A2 có sơ tốc tăng thêm 100m/s so với loại A1. Loại đạn M829A2 được thiết kế để chống lại các loại giáp ERA tiên tiến như Kontakt-5 của Nga.

(http://www.inetres.com/gp/military/cv/weapon/120mm/120mm_M829A2_APFSDS-T_internal.png)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 22 Tháng Tám, 2011, 11:47:32 pm
+M829A3: Là loại đạn xuyên giáp hiện đại và tốt nhất hiện nay của quân đội Mĩ. Loại đạn này sử dụng nhiều thành phần chung với các phiên bản A1, A2, nhưng được tích hợp những tiến bộ khoa học mới để cung cấp khả năng chống tăng cao hơn đáng kể so với các loại đạn cũ. Đầu xuyên của đạn M829A3 được coi là loại dài nhất, nặng nhất và có tỉ khối lớn nhất so với các loại đầu xuyên pháo 120-125mm.

(http://btvt.narod.ru/4/uran.files/M829a3.jpg)

+KEW: Là loại đạn APFSDS có đầu xuyên tungsten được Mĩ phát triển cho các đơn vị tăng Abrams của Ai Cập. Mĩ không sử dụng loại đạn này.
Có các loại:
KEW: 1996
KEW-A1: 2000
KEW-A2: 2003

HEAT-MP-T/ High-explosive anti-tank Multi-Purpose Tracer/ Đạn chống tăng bằng chất nổ có sức công phá cao(nổ lõm), đa công năng, vạch đường
Là loại đạn được sử dụng để chống lại các loại thiết giáp hạng nhẹ, sườn và đuôi xe tăng, bộ binh, công sự….
+M830: Phần hệ thống phóng dùng kíp nổ M123A1. Đầu đạn bao gồm vỏ thép và chất nổ bao quanh dầu nổ lõm bằng đồng. Ngòi nổ của đầu đạn M830 được đặt ở phía cuối đầu đạn, một thanh dài cắm vào mũi đầu đạn. Thanh cắm này giúp đầu đạn phát nổ ở đúng khoảng cách thích hợp đã định so với mục tiêu bởi vì nếu nổ quá gần, luồng hơi vẫn chưa kịp tạo thành, nếu nổ quá xa, luồng hơi sẽ bị phân tán. Tuy vậy đầu đạn M830 vẫn có thể được kính nổ từ phần đầu của thanh cắm hay phần vai của đầu đạn, giúp viên đạn vẫn hoạt động ngay cả khi bắn vào hàng rào hay giáp lồng.
Đạn M830 hiện không còn sản xuất, thay thế bởi loại M830A1.

(http://www.defenseindustrydaily.com/images/ORD_M830_HEAT_120mm_lg.jpg)

+M830A1: Có thêm tính năng chống trực thăng và chiến xa nhẹ có gắn ERA. Đầu đạn M830A1 bao gồm phần cánh ổn định, vỏ đầu đạn làm từ hợp kim chrome và thép, chất nổ, đầu nổ lỏm làm bằng đồng. Độc nhất so với các loại đạn HEAT khác, M830A1 được trang bị vỏ tách rời(sabot) vốn thường chỉ được trang bị cho các loại đạn động năng. Điều này giúp tăng tốc độ, độ chính xác và tầm bắn. Đạn M830A1 có thể dùng chế độ chạm nổ hoặc cảm biến nổ gần mục tiêu tuỳ theo nhiệm vụ. Khi chọn chế độ bắn trên không, đầu đạn sau khi bắn sẽ phụt ra một luồn khói đen khi cảm biến độ gần và ngòi nổ hoạt động, giúp tổ lái thấy được vị trí đầu đạn so với mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 23 Tháng Tám, 2011, 03:36:00 pm
(http://www.inetres.com/gp/military/cv/weapon/120mm/120mm_M830A1_HEAT-MP-T_internal.png)

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/M830A1_vs_Leopard1.png)
Đạn M830A1 xuyên thủng giáp xe tăng Leopard 1A5. Loại xe tăng này có giáp tương đương 450mm RHA chống CE(khoảng gấp 2 lần tháp pháo T-54/55, T-62).

HE-OR-T/High explosive obstacle reduction tracer/ Đạn chất nổ mạnh-phá vật cản-vạch đường
Là loại đạn dùng để dọn dẹp các vật cản, phá huỷ các công sự, vv.
+M908: Đạn M908 bao gồm chất nổ mạnh và hệ thống ngòi nổ 3 tầng. Hệ thống ngòi nổ bao gồm ngòi đáy M774, các mạnh dẫn phức tạp và phần điều chỉnh chạm nổ phía trước.
Khi tiếp xúc, đầu nhọn bằng thép sẽ xuyên vào mục tiêu, gởi tín hiệu đến ngòi M774. Điều này làm đầu đạn phát nổ. sự xuyên phá của đầu thép giúp cho viên đạn chui vào bên trong mục tiêu trước khi phát nổ, làm tăng hiệu quả phá mục tiêu.
Đạn M908 có cấu tạo giống đạn M830A1, cũng bao gồm phần sabot, nhưng thay phần cảm biến nổ gần trước đầu đạn M830A1 bằng một đầu nhọn bằng thép.
Đạn M908 đước chứng minh là hiệu quả hơn cả loại đạn 165mm M123A1 HEP của loại xe công binh chiến trường M728(phiên bản của xe tăng M60).
Đầu đạn M908 cũng có một đầu nổ lõm cho phép chống lại các loại thiết giáp.
(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/M908_HE_OR_T.jpg)

Canister
Là loại đạn dùng để chống lại bộ binh..
+M1028: đầu đạn chứa 1150 viên bi Tungsten, không có ngòi nổ. Là loại đạn công nghệ thấp, giá cả thấp.
Một viên đạn M1028 có thể tiêu diệt hơn 60% lính của một trung đội bộ binh ở trong đội hình.
Giá: 2000$(2009)
(http://www.globalsecurity.org/military/systems/munitions/images/m1028_pic1.jpg)

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/Dan_120mm_Hinh.jpg)

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/Dan_120mm_Huan_Luyen_US.png)



Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 26 Tháng Mười, 2011, 10:56:52 am
Tiếp tục về Leopard nha các bác:
link bài trước: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,18969.msg296444.html#msg296444 (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,18969.msg296444.html#msg296444)

Leopard-2 AV

Trong năm 1973, những cuộc thương thuyết giữa Mỹ và Đức đã bắt đầu để tiêu chuẩn hóa trang bị của loại xe tăng chủ lực mới cho thập niên 80 của 2 nước. Những cuộc họp này kết thúc bằng một biên bản ghi nhớ kí ngày 11 tháng 12 năm 1974 và sẽ được hiệu chỉnh tháng 7 năm 1976. Một thân xe PT 07 được bán và giao hàng cho quân đội Mỹ để thử nghiệm tại bãi thử Aberdeen. Một phần của biên bản ghi nhớ là cuộc thử nghiệm song song giữa mẫu thử Leopard 2 với mẫu thử XM1 của Chrysler và General Motors tại Mỹ. Với sự đồng ý thay đổi nhỏ trong Leopard 2 để phù hợp với khả năng của XM1 và hạn chế chi phí phát triển, Krauss Maffei đã đề nghị được sử dụng thông số hoạt động của XM1, bao gồm cả hệ thống bảo vệ đường đạn. Tất cả thông số này đều lấy từ kết quả thử nghiệm của quân đội Mỹ với mẫu thử PT 07. Tuy nhiên, 2 mẫu thử số 15 và 17 đã hoàn thành, những mẫu còn lại cũng đang được hoàn thiện khi biên bản khi nhớ được kí. Dựa trên những thay đổi theo yêu cầu của cả 2 nước, Porsche, Krauss Maffei và Wegmann quyết định thiết kế và sản xuất thử mẫu Leopard 2 AV (AV = Austere Verson: Phiên bản đắng). Những thay đổi bao gồm loại giáp cách quãng trên thân xe và loại tháp pháo mới dựa trên tháp pháo T-14 với hệ thống điều khiển hỏa lực kém hiện đạn hơn. Hai thân xe mới được sản xuất, đặt tên là PT 19 và PT 20 với 3 bản tháp pháo đi kèm là T 19, T 20 và T 21 hoàn thiện 1976. Leopard 2 AV PT 19 được gắn tháp pháo T 19 với hệ thống điều khiển hỏa lực kèm thiết bị quang học cho pháo thủ được sản xuất bải Hughes. Trong cuộc thử nghiệm ở Mỹ, vì XM1 trang bị pháo chính L7A3 105mm nên PT 19/T 19 cũng được trang bị loại này dù nó được thiết kế cho pháo nòng trơn 120mm. Tháp pháo T 20 có hệ thống điều khiển hỏa lực sản xuất bởi Đức với thiết bị EMES 13, sử dụng cho các cuộc thử nghiệm của Đức. Tháp pháo T 21 có thiết bị như tháp pháo T 20 nhưng  được trang bị súng 120mm nòng trơn.

(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/leopard2AV.jpg)

Leopard 2 AV tại bãi tập bắn Bergen-Hohne sau khi trở về từ Mỹ


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 26 Tháng Mười, 2011, 11:01:16 am
Leopard 2 AV, nếu đúng như dự định ban đầu thì sẽ được thử nghiệm cùng lúc với XM1, nhưng chương trình cải tiếng của Đức kéo dài lâu hơn dự kiến. Vì vậy, quân đội Mỹ quyết định tiếp tục tiến hành cải tiến mẫu thử XM1 của Chrysler - General Motors và đề nghị cho phép phát triển tối đa thiết kế của XM1 mà không cần chờ Leopard 2 AV ra đời. Tuy nhiên, vào cuối tháng 8 năm 1976, bản PT 19 với tháp pháo T 19 (PT 19/T 19), bản PT 20 nặng hơn với hệ thống tháp pháo mô phỏng, công thêm một thân xe và một tháp pháo để thử nghiệm thật được chuyển đến Mỹ bằng máy bay C5-A Galaxy.

Những cuộc thử nghiệm song phương được biết đến với tên gọi: Thử nghiệm phát triển và Thử nghiệm chiến đấu được tiến hành tại bãi thử nghiệm Aberdeen theo đúng chương trình mà mẫu thử XM1 đã hoàn thành và kết thúc vào tháng 12 năm 1976. Quân đội Mỹ báo cáo rằng phiên bản Leopard 2 AV và XM1 tương đồng về hỏa lực và khả năng cơ động nhưng XM1 vượt trội hơn về giáp bảo vệ, và XM1 được chọn cho quân đội Mỹ. Các công ty có trách nhiệm phát triển Leopard 2 của Đức đã nhận ra một cách cay đắng rằng phiên bản PT-07 của họ đã được dùng làm cơ sở công nghệ trong chương trình phát triển mẫu XM1.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 26 Tháng Mười, 2011, 11:01:46 am
Sau những cuộc thử nghiệm, trong khi PT 19 và PT 20 được đưa trở lại Đức cho những cải tiến xa hơn, thì tháp pháo T 19 bị giữ lại Mỹ cho đến đầu năm 1977 và được lắp vào thân của PT 07. Trang bị của nó được thay đổi từ pháo L7A3 105mm sang pháo Rheinmetall 120mm trong thời gian rất ngắn và thay đổi rất nhỏ trong hệ thống điều khiển hỏa lực cũng như hệ thống điện tử. Đức đã chọn cỡ nòng này cho toàn bộ dòng xe, và quân đội Mỹ cũng đã kết hợp loại này cho những phiên bản sau của XM1. Sau những thử nghiệm thực tế cấp tốc bởi quân đội Mỹ, tháp pháo T-19 được đưa trở lại Đức để nâng cấp lên chuẩn của tháp pháo T 21 và trang bị cho thân xe PT 19 để tiếp tục cải tiến dòng xe. Thân xe T-20, tháp pháo T 20 và tháp pháo T 14 (vừa được nâng chuẩn lên tháp pháo T 20) đồng thời cũng dùng cho chương trình cải tiến. Tháng 9 năm 1977, Bộ Quốc Phòng Đức ra quyết định chính thức về việc tiến hành sản xuất 1800 Leopard 2, được chia làm 5 đợt giao hàng. Trong 3 công ty tham gia đấu thầu hợp đồng là Krauss Maffei , Maschinenfabrik Kiel (MaK) với Thyssen Henschel, thì Krauss Maffein đã được chọn làm nhà thầu chính và quản lý việc sản xuất. MaK được chọn làm nhà thầu phụ, việc sản xuất được phân chia: 55% cho Krauss và 45% cho MaK. Wegmann, nhà sản xuất tháp pháo chính được giao hoàn toàn trách nhiệm kết hợp hệ thống điều khiển hỏa lực EMES 15 (được chọn thay cho hệ thống EMES 13 (L)) của công ty Hughes và công ty Krupp Atlas Elektronik với pháo nòng trơn 120mm của Rheinmetall vào tháp pháo. Hơn nữa, có khoảng 25000 linh kiện của Leopard 2 được kí qua các hợp đồng phụ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 26 Tháng Mười, 2011, 11:02:09 am
Sản xuất hàng loạt

20 tháng 1 năm 1977, 3 thân xe thử nghiệm và 2 tháp pháo thử nghiệm được đặt hàng , thân xe đâu tiên được giao hàng 11 tháng 10 năm 1978. Thân xe đầu tiên được lắp tháp pháo T 21 đến đâu năm 1979 tại học viện xe tăng Kampfruppenschule 2 ở Munster. Hai xe còn lại được dùng để tập luyện và trải qua những cuộn thử nghiệm cuối cùng vào đầu năm 1979. Phiên bản loại này có một ống chuẩn trực trên thùng xăng cuối xe nhưng không có trên tất cả các xe được sản xuất hàng loạt. Chiếc thứ 4 được chính thức chuyển giao cho Học viện xe tăng Bundeswehr ngày 25 tháng 10 năm 1979.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 26 Tháng Mười, 2011, 11:03:07 am
Đợt giao hàng đầu tiên:

Tổng cộng 380 Leopard 2 được sản xuất trong đợt giao hàng đầu tiên, 209 xe từ Krauss Maffei (Fargestell-Nr 10001 đến 10210) và 171 xe từ MaK (Fargestell-Nr 20001 đến 20172), 6 xe đầu tiên được giao cho học viện Kampfruppenschule 2. 100 xe được giao trong năm 1980 và 220 được giao trong năm 1981 thay thế M48A2G ở các đơn vị Lục Quân. Những chiếc Leopard 2 đầu tiên được chuyển cho các Tiều đoàn xe tăng (Panzerbatailon) 31, 33, 34 của Sư đoàn xe tăng (Panzerdivsion) số 1 song song với các tiều đoàn xe tăng 81,83, 84 của sư đoàn xe tăng số 3. Các xe Leopard 1 được tái trang bị cho các tiểu đoàn xe tăng của các sư đoàn bộ binh cơ giới (Panzergrenadier division), nơi chúng sẽ thay thế M48A2G. năm 1982, tốc độ sản xuất đạt 300 xe một năm, với với những xe sau cùng của đợt giao hàng đầu tiên được giao vào tháng 3.

(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/leopard2AV3.jpg)

Đây là 1 trong 200 xe của đợt giao hàng đầu, đợt 200 xe này, hệ thống nhìn đêm vẫn chưa phát triển xong nên vẫn trang bị hệ thống đo ánh sáng phân cực (low light level TV system) Panzer-Ziel-und-Beobachstungsgerat 200 (PzB 200)  trên  giáp trước tháp pháo.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 26 Tháng Mười, 2011, 11:03:41 am
Trọng lượng chiến đấu của Leopard 2 là 55 tấn, trọng lượng rỗng là 52 tấn và thân xe có giáp tấm cách quãng nhiều lớp (spaced multi-layer amor). Hệ thống chuyển động gồm 7 bánh chịu lực lắp đệm cao su và 4 bánh đỡ xích mỗi bên, bánh dẫn hướng ở mũi xe, bánh truyền động ở đuôi xe. Xe tích hợp bộ giảm sóc xoắn với các giảm chấn ở bánh chịu lực thứ 1, 2, 3, 6, 7. Xích Diehl 570F với các miếng đệm cao su có thể tháo rời có 82 mắt xich mỗi bên. Với địa hình băng tuyết, tối đa 18 miếng đẹp cao su sẽ được thay thế bằng các miếng xích có mấu, treo trên giáp trước khi không sử dụng. Bốn diềm chắn xích phía trước xe được bọc thép dầy nên phải được , 3 diềm sau được làm bằng các miếng cao su có khung kim loại nên cõ thể lật lên nếu cần thiết. Khoang lái đặt trước xe, nằm bên phải xe, cửa lái là loại nâng và xoay, mở xoay về phía bên phải. Lái xe có 2 kính tiềm vọng quan sát, thêm 1 kính khác ở bên trái dùng khi nắp sập đóng xuống. Kinh giữa có thể được thay thế bằng kính hồng ngoại bị động cho hành quân đêm. 27 đạn 120mm năm trong khoang chứa riêng, ở phái trước  xe, bên trái khoang lái. Có 1 cửa thoát hiểm đặt ngay bên dưới ghế lái xe.

Tháp pháo nằm chính giữa xe, trang bị giáp tấm nhiều lớp, trong tháp pháo có khoang chiến đấu với trưởng xe và pháo thủ số 1 ngồi bên phải, pháo thủ ngồi phái dưới và trước trưởng xe, pháo thủ số 2 (nạp đạn) ngồi phía bên trái. Cả trưởng xe và pháo thử số 2 đều có cửa sập trên nóc tháp pháo, trưởng xe còn có 6 kính tiềm vọng để có thể quan sát xung quanh. Cả 2 cửa đều có giá đỡ súng máy phòng không MG 3 7,62mm dù nó thường chỉ được gắn bên phía pháo thủ số 2. Thêm 15 đạn 120mm được treo phía trái tháp pháo sau một cửa điện ngăn khỏi khoang chiến đấu, nâng tổng số đạn lên 42 viên. Nếu khoang này trúng đạn, những tấm che trên nóc tháp pháo sẽ tự bung lên, hướng mọi luồng nổ từ đạn lên phía trên.

(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/leopard2AV2.jpg)

P.S: Do không phải dân kỹ thuật, em dịch mấy cái thiết bị có gì sai, các bác sửa dùm nhé  :)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 27 Tháng Mười, 2011, 11:30:20 am
Pháo chính 120mm được ổn định hoàn toàn ở cả góc phương vị và góc nâng với hệ thống điều khiển thủy lực WNA-H22. Pháo bắn 2 loại đạn được phát triển bởi Rheinmetall là đạn xuyên có cánh (APFSDS-T) với tên gọi DM-33 KE (Kinestiche Energy : kinetic energy: Động lực) và đạn HEAT-MP-T với tên DM-12 MZ ( Mehrzwek : multi-purpose: đa chức năng), cả 2 loại đạn đề dễ cháy nổ. Một súng máy đồng trục MG 3 được gắn bên trái pháo chính với cơ số đạn 4750 viên.

Hệ thống ảnh nhiệt cho kính ngắm chính EMES 15 của pháo thủ chưa có để trang bị cho đợt giao hàng đầu tiên này dù các xe đã sẵn sàng cho các trang bị này. Để giữ khả năng tác chiến đêm của những xe giao hàng đợt đầu, người ta trang bị  khoảng cho 200 xe hệ thống đo ánh sáng phân cực (low light level TV system) Panzer-Ziel-und-Beobachstungsgerat 200 (PzB 200). Hệ thống điều khiển hỏa lực EMES 15/FLT-2 bao gồm các bộ phận:

1)   Kính ngắm chính với gương ổn định góc phương vị và góc nâng.
2)   Máy phát và nhận tia laser.
3)   Hệ thống ảnh nhiệt (chưa trang bị cho lần giao hàng đầu tiên) và tổ hợp mắt thần.
4)   Bảng điều khiển của trưởng xe và pháo thủ
5)   Màn hình trưởng xe.
6)   Bảng điều khiển máy tính.
7)   Cần điều khiển tay của trưởng xe.
8 )   Máy tính tính đường đạn,(tính toán dữ liệu phản hồi và cung cấp giải pháp bắn)
9)   Cảm biến đo gió (Chỉ trên những xe giao hàng lần đầu mới có cảm biến trên nóc tháp pháo)
10)   Cảm biến đo góc nâng pháo.
11)   Hộp thiết bị laser.
12)   Cảm biến đo góc nghiêng.
13)   Cáp nối.

(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/800px-Leopard_2A4_Richtschuetze.jpg)

Hệ thống EMES-15


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 27 Tháng Mười, 2011, 11:42:28 am
(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/EMES-15_02.jpg)
Đây là nguyên tắc hoạt động của EMES 15, bác nào rành tiếng Đức, dịch dùm em mấy cái trong ấy, em dịch được có một chút, không dám post

(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/EMES-15_09.jpg)

EMES 15


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 29 Tháng Mười Một, 2011, 07:55:29 pm
Sếp chịu khó chút nhé, dời bài về sau bài em, em kết thúc dòng xe này ngay đây, mấy bữa nay bận chiến đầu với chấy sĩ ở nhà  ;D


Pháo thủ đồng thời được trang bị kính tiềm vọng phụ trợ FERO-Z18, phóng đại 8 lần, lắp đồng trục và ở phía bên phải pháo. Một kính ngắm toàn cảnh lắp độc lập và ổn định hoàn toàn PERI-R17 sản xuất bởi Carl Zeiss có độ phóng đại 2 lần và 8 lần lắp phía trước khoang trưởng xe. Kính ngắm này có khả năng quay 360 độ và có thể chiếm quyền pháo thủ nếu cần thiết. Một cửa sập tiếp đạn, mở ra phía ngoài , bên trái tháp pháo. Hai cụm pháo khói 76mm Wegmann đặt 2 bên tháp pháo, điều khiển bắn bằng điện, có thể bắn từng phát hay bắn loạt 4 phát. Hai máy liên lạc vô tuyến SEM 25/SEM 35 lắp phía sau trưởng xe, ở phía đuôi phải tháp pháo. Hai máy liên lạc này có tần số 26-70 MHz, tầm hoạt động tối đa khoảng 25km và 12 Km tương ứng từng tần số. Anten của 2 máy lắp 2 bên tháp pháo, ngay phía sau khoang chiến đấu.



Khoang động lực nằm phía sau xe, ngăn cách với khoang chiến đầu bằng vách ngăn chống lửa. Động cơ diesel MTU 873 Ka 501 làm mát bằng chất lỏng , 12 xy lanh (V-12), 4 kỳ, phun dầu, công suất 1104 KW (1500 mã lực), 2600 vòng quay/phút. Khởi động bằng 8 ắc quy 12 vôn/125Ah và có hệ thống điện 24 vôn, Tốc độ tối đa trên đường nhựa của Leopard 2 là 68 km/h nhưng trong thời bình, chỉ giới hạn 50 km/h, tốc độ lùi tối đa là 31 km/h. Tiêu thụ khoảng 300 lít nhiên liệu cho 100km đường nhựa và 500 lít cho 100 km địa hình xấu. 4 thùng xăng tổng cộng chứa xấp xỉ 1160 lít cho xe khả năng hoạt động khoảng 500 km trên đường nhựa. Hộp số thủy lực tích hợp phanh gắn liền với máy, nhỏ gọn, nên có thể thay thế trong 15 phút . 4 số tới và 2 số lùi hoạt đông qua bộ chuyển đổi mô men xoắn giúp Leopard 2, cho phép đổi số tại chỗ nếu cần. Xe tự động chuyển số theo chế độ định sẵn của lái xe, lưới tản nhiệt nhô lên cao hơn so với sàn đuôi, và được gia cố chắc chắn hơn kể từ xe thứ 28. Lưới xả với những thanh dọc nằm bên trái và phải ống xả. Hệ thống xác định hư hỏng Rehnergestuztes Panzer Prufsystem (RPP), sẽ xác định mọi hư hỏng trong máy.

4 bình cứu hỏa Halon 9kg lắp phiá bên phải, sau khoang lái. Các bình cứu hỏa được nối vào ống và các vòi phun, và tự động kích hoạt bằng hệ thống chống cháy khi nhiện đô tăng quá 180°F (khoảng 82°C) ở cả khoang động lực và khoang chiến đấu, hay kích hoạt bằng tay từ bản điều khiển của lái xe. Một bình cứu hỏa dự phòng halon 2,5kg được đặt dưới sàn phía dưới pháo chính. Leopard 2 được trang bị hệ thống chống phóng xạ, tạo áp suất cao, 4 mbar (khoảng 0.004 kp/cm3) trong xe. Hệ thống được đặt ở thân trái xe, có một cửa sập để thay thế lưới lọc phóng xạ. Thùng chứa hầu hết đồ nghề sửa chữa được gắn chìm trực tiếp vào thân xe, với 1 thùng bên trái và 2 thùng bên phải.

Leopard 2 có khả năng lội nước sâu 1,2m mà không cần chuẩn bị hay bị ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu. Trước khi lội nước ở độ sâu 2,25m, xe phải được đóng kín bằng các cửa và khoá thủy lực, lắp ống thông hơi treo phiá sau tháp pháo lên tháp nhìn của trưởng xe. Với độ sau 4m, xe mất 15 phút chuẩn bị, bao gồm cả việc nối 3 phần của ống thông hơi lên phía trên tháp trưởng xe.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 29 Tháng Mười Một, 2011, 07:58:44 pm
(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/Leopard_2A4_FERO_Z-18_2.jpg)

Hê thống FERO Z18 là mũi tên đỏ, mũi tên xanh là súng máy đồng trục

(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/peri17.jpg)

(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/perir17.jpg)

Hệ thống kính ngắm PERI 17


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 29 Tháng Mười Một, 2011, 08:00:03 pm
(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/SEM35.jpg)

Máy thông tin SEM 35

(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/MTU873Ka501.jpg)

Động cơ MTU 873 Ka 501


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 29 Tháng Mười Một, 2011, 08:02:09 pm
Đợt giao hàng thứ 2

Việc sản xuất đợt hàng thứ 2 bắt đầu vào tháng 3 năm 1982 và kết thúc vào tháng 11 năm 1983. 450 xe được sản xuất, trong đó, 248 xe được sản xuất bởi Krauss Maffei (Fargestell-Nr 10211 đến Nr 10458), 202 xe được sản xuất bởi MaK (Fargestell-Nr 20173 dến Nr 20347). Thay đổi đáng kể nhất là việc loại bỏ cảm biến đo gió trên nóc tháp pháo và thay đổi hình dạng hộp bảo vệ thiết bị của trưởng xe. Thiết bị ảnh nhiệt của xe, dựa trên những thiết bị được cung cấp bởI Texas Instrument và sản xuất bởi Carl Zeiss đã tích hợp sẵn trên hệ thống EMES 15, hệ thống điều khiển súng cũng đã được lắp đặt thiết bị xác định lỗi hệ thống. Nắp bình xăng được chuyển từ nóc khoang máy sang 2 hốc bên thành xe để tiết kiệm thời gian nạp nhiên liệu. Một ống nghe được điện đài trong xe được lắp ở đuôi trái tháp pháo hỗ trợ cho hệ thống liên lạc nội bộ trong xe. Giá đựng trong khoang chứa đạn giống hệt như trên M1A1 Abrams. Hai bàn đạp chân được gắn thêm phía khoang máy để tránh gây hư hỏng cho hệ thống lái, dây điện và các mấu nối khi nắm khoang máy được mở lên trong quá trình sửa chữa. Cáp kéo được cố định trên nắp khoang máy thay vì kẹp ở đuôi xe, cáp cũng được kéo dài lên 5m. Với hàng loạt thay đổi, phiên bản này được lấy tên Leopard 2 A1.

(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/2nd.jpg)

Xe của đợt giao hàng thứ 2

Đợt giao hàng thứ 3

Khoảng 300 xe được sản xuất trong giai đoạn tháng 11 năm 1983 đến thang 11 năm 1984, 165 xe được sản xuất bởI Krauss Maffei (Fargestell-Nr 10459 đến 10623) và 135 xe còn lại được sản xuất bởi MaK (Fargestell-Nr 20375 đến Nr  20509). Một kính phản xạ được gắn thêm, nâng hệ thống kính quan sát PERI R-17 của trưởng xe lên thêm 5cm và hệ thống chống phóng xạ được lắp 1 nắp bảo vệ lớn hơn. Những thay đổi này sau đó cũng được đưa vào các xe trong đợt 2, nên các xe trong đợt giao hàng thứ 3 này, vẫn có tên Leopard 2 A1.

(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/3rd.jpg)

Xe của đợt giao hàng thứ 3


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 29 Tháng Mười Một, 2011, 08:04:07 pm
Hiện đại hóa xe của đợt giao hàng đầu tiên

Khi thiết bị ảnh nhiệt của hệ thống EMES 15 đã sắn sàng trang bị, người ta đã quyết định hiện đại hóa những xe trong đợt giao hàng đầu tiên lên đúng tiêu chuẩn của các xe trong đợt giao hàng thứ 2 và thư 3. Việc hiện đại hóa bắt đầu trên chiếc xe đầu tiên năm 1984, và chiếc xe cuối cùng được nâng cấp trở về đơn vị năm 1987, có nghĩa rằng việc hiện đại hóa  được tiến hành song song với việc sản xuất theo các đơn hàng thứ 3, thứ 4 và thứ 5. Ngoài việc lắp thêm hệ thống ảnh nhiệt thay thế cho hệ thống PzB 200 (lắp trên Leopard 1 A4), người ta còn thay đổi vị trí nắp bình xăng sang 2 hốc trên thân trước xe, nâng kính PERI R-17 của trưởng xe lên thêm 5cm  để lắp kính phản xạ, lắp nắm bảo vệ hệ thống chống phóng xạ mới, và thay đổi vị trí cáp kéo. Thêm nữa, cca3m biến đo gió cũng được bỏ đi, thay vào đó là một đĩa kim loại tròn. Vòng bảo vệ trên khối thiết bị quang học của trưởng xe vẫn được giữ nguyên. Những xe của đợt giao hàng đầu, sau khi được hei65n đại hóa, được lấy tên Leopard A2.

(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/1stmodernized.jpg)

Xe của đợt giao hàng thứ 1 sau khi được hiện đại hóa

Đợt giao hàng thứ 4

Đợt giao hàng thứ 4 gồm những xe được sản xuất trong giai đoạn tháng 12 năm 1984 và tháng 12 năm 1985. Trong 300 xe, có 165 xe được sản xuất bỡi Krauss-Maffei (Fargestell-Nr 10624 đến Nr 10788), 135 xe được sản xuất bởi MaK (Fargestell-Nr 20510 đến Nr 20644). Thay đổi đáng kể nhất là việc lắp máy liên lạc kĩ thuật số SEM 80/90 VHF với anten ngắn hơn và đổi lưới xả thành dạng các thanh uốn tròn. Tấm bảo vệ ngực được lắp cho pháo thủ tỳ ngực khi quan sát hay nhắm bắn lúc xe đang di chuyển. Các xe trong đợt này còn được trang bị những màu sơn ngụy trang mới, bao gồm màu xanh lá cây pha vàng đồng (RAL 6031), màu nâu da thuộc (RAL 8027), và màu đen hắc ín (RAL 9021). Những cuộc thử nghiệm cho thấy, khi xe trúng đạn vào tháp pháo, cửa tiếp đạn rất dễ bị phá hủy, gay ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổ lái và hệ thống chống phóng xạ, nó làm mất môi trường áp suất cao bên trong xe, được tạo ra bởi hệ thống chống phóng xạ. Vì vậy, cửa tiếp đạn được hàn kín lại. Đợt giao hàng này, các xe được lấy tên Leopard 2 A3.

(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/4th.jpg)

Xe của đợt giao hàng thứ 4

(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/ammuhatch.jpg)

Cửa tiếp đạn


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 29 Tháng Mười Một, 2011, 08:04:51 pm
Đợt giao hàng thứ 5

370 xe được chuyển giao từ tháng 12 năm 1985 đến tháng 3 năm 1987, có 190 xe được sản xuất bỡi Krauss-Maffei (Fargestell-Nr 10789 đến Nr 10979), 180 xe được sản xuất bởi MaK (Fargestell-Nr 20645 đến Nr 20825). Hệ thống máy tính điều khiển hỏa lực trong đợt này được lắp thêm một nhân kỹ thuật số, tạo điều kiện cho việc sử dụng loại đạn mới; để tăng khả năng sống sót của tổ lái, một hê thống chặn lửa và luồng nổ chế tạo bởi Deugra được lắp thêm vào xe. Bắt đầu từ xe Nr 10968 và Nr 20788, 2 bánh quay lùi thứ 2 và thứ 3 được thay đổi vị trí. Bánh quay lùi số 2 được thay đổi vị trí từ khoảng giữa bánh chịu lực số 2 và 3 về khoảng giữa bánh chịu lực số 3 và 4, trong khi bánh quay lùi thứ 3 được dời từ khoảng giữa bánh chịu lực số 4 và số 5 về khoảng giữa bánh chịu lực số 5 và số 6. Có những dấu hiệu cho thấy, cửa tiếp đạn bên trái tháp pháo đã được Krauss-Maffei loại bỏ trên những xe sau cùng. Đợt giao hàng thứ 4 này, các xe được lấy tên Leopard 2 A4. Xe cuối cùng của đợt giao hàng do MaK sản xuất, Fargestell Nr 20825, được sử dụng làm xe thử nghiệm cơ sở (Komponentenversuchstrager - KVT) để phát triển các chương trình nâng cấp Leopard 2.

(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/5th.jpg)

Xe của đợt giao hàng thứ 5

(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/KVT.jpg)

Xe IVT, được nâng cấp từ KVT năm 1991


  
Đợt giao hàng thứ 6

Dù ban đầu chỉ có năm đơn đặt hàng, nhưng đơn đăt hàng thứ sáu gồm 150 xe đươc kí tháng 6 năm 1987, 83 xe sản xuất bởi Kraus-Maffei (Fargestell-Nr 10980 đến Nr 11062) và 67 xe được sản xuất bỡi MaK (Fargestell-Nr 20826 đến Nr 20892) trong giai đoạn tháng 1 năm 1988 đến tháng 5 năm 1989. Những tính năng mớI trong lần giao hàng này là ắc quy không cần bảo dưỡng, xích Diehl 570FT và sơn mạ kẽm không có cromat. Đèn báo hiệu giữa được đặt trong một hộc, gắn chìm vào phần phía trước thân xe, ngay trước cửa lái để lái xe quan sát dễ dàng hơn khi cửa sập mở. Loại diềm chắn phía trước dạng hình hộp mới được sử dụng từ xe Nr 11033 và Nr 20869. Cửa tiếp đạn bên hông tháp pháo bị loại bỏ hoàn toàn, những xe trong đợt giao hàng này vẫn là Leopard 2A4.

(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/6th.jpg)

Xe trong đợt giao hàng thứ 6

(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/late6th.jpg)

Những xe thuộc nửa sau đợt giao hàng thứ 6


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 29 Tháng Mười Một, 2011, 08:07:28 pm
Đợt giao hàng thứ 7

Việc sản xuất 100 xe cho đợt giao hàng thứ 7 bắt đầu vào tháng 5/1989 và kết thúc tháng 4/1990. 55 xe được sản xuất bởi Krauss-Maffei (Fargestell-Nr 11063 đến Nr 11117) và 45 xe sản xuất bởi MaK (Fargestell-Nr 20893 đến Nr 20937). Đợt giao hàng này, các xe có cùng thiết kế với các xe cuối đợt giao hàng thứ 6, nên vẫn là Leopard 2A4.

Đợt giao hàng thứ 8

Vào khoảng giữa tháng 1/1991 và thang 3/1992, 75 xe được giao hàng. 41 xe được sản xuất bở Kruass-Maffei Fargestell-Nr 11118 đến Nr 11158) và 34 xe sản xuất bởi MaK (Fargestell-Nr 20938 đến Nr 20971). Có một số thay đổi trong đợt hàng này bao gồm cả một số thay đổi nhỏ trên bệ lắp pháo khói. Phần đuôi của diềm chắn hông được chia làm 6 phần với thiết kế và vật liệu khác nhau nhưng chưa được trang bị cho những xe đầu tiên của đợt giao hàng này. Sau đó, trên mốc ngắm đầu nòng pháo được lắp vào hệ thống kiểm tra nòng phía bên phải, cuối nòng súng, tạo sự khác biệt giữa dòng xe đời sau với những xe trong những lần giao hàng trước. Hệ thống này cho phép pháo thủ kiểm tra nhanh độ cong của nòng pháo bằng hệ thống kính ngắm. Kết hợp với chương trình hiện đạI hóa Leopard 2, 2 xe thử nghiệm (Truppenversuchsmuster, TVM) được Krauss chế tạo là TVm max. (Fargestell-Nr 11156) và TVm min. (Fargestell-Nr 11157 ). Xe Leopard 2A4 cuối cùng (Fargestell-Nr 11158) của đợt giao hàng thư 8 được huyển giao cho Tiểu đoàn xe tăng sơn cước số 8 (Gerbigs-Panzerbataillon 8) vào ngày 19/3/1992 trong một buổi lễ trọng thể tại Munich.

(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/8th.jpg)

Xe của đợt giao hàng thứ 8

* Em dừng loạt bài về Leopard 2 ở đây, phần hiện đại hóa Leopard 2 chắc sẽ dành ở một topic khác thích hợp hơn trong thời gian ngắn nhất



Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Mười Một, 2011, 09:07:19 pm
Xe tăng chủ lực T-72

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140127.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140128.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140129.jpg)

Đoàn xe tăng T-72A thuộc sư đoàn bộ binh cơ giới Samara - Ulianov, Berdichev số 24. Huân chương sắt trong Cách mạng tháng 10, ba lần Huân chương Cờ đỏ, các huân chương Suvorov và Bogdan Khmelnits. Quân khu Prikarpat, tháng 8 năm 1987.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Mười Một, 2011, 09:07:46 pm
Lịch sử chế tạo

Điều này có thể làm cho người đọc cảm thấy lạ lẫm, nhưng mệnh lệnh chế tạo xe tăng T-72 của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô từ ngày 15 tháng 8 năm 1967 “Về trang bị cho Quân đội Liên Xô các xe tăng hạng trung T-64 và đẩy mạnh việc sản xuất chúng”. Tương ứng với mệnh lệnh này, việc sản xuất số lượng lớn xe tăng T-64 đã được tính toán tổ chức không chỉ ở xưởng lắp ráp xe vận tải mang tên Malưsev ở Kharcov (KhZTM) mà còn ở các xí nghiệp khác, trong số đó có xưởng toa tàu Uran (UVZ) – nơi mà tới thời điểm đó đang sản xuất xe tăng hạng trung T-62. Sự tiếp nhận mệnh lệnh này là toàn bộ sự phát triển theo logic của ngành chế tạo xe tăng một cách bắt buộc trong giai đoạn những năm 1950 – 1960. Một cách rõ ràng, trong những năm này, bằng sự chỉ đạo kỹ thuật quân sự cấp cao của D.F.Ustinov (từ năm 1957 – phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, từ năm 1963 – phó chủ tịch thứ nhất Chủ nhiệm Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, Chủ tịch Ủy ban tối cao kinh tế quốc gia Liên Xô, từ năm 1965 – thư ký Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, từ năm 1967 –Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô), L.V.Smirnov (từ năm 1961 – Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô về kỹ thuật quốc phòng, từ năm 1963 – phó chủ tịch Chủ nhiệm Hội đồng Công nghiệp quân sự thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô), S.A.Zverev (từ năm 1958 – phó chủ tịch, từ năm 1960 – phó chủ tịch thứ nhất Chủ nhiệm Hội đồng Quốc gia thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô về kỹ thuật quốc phòng, từ tháng 3 năm 1963 – Chủ nhiệm Hội đồng Quốc gia về kỹ thuật quốc phòng Liên Xô thuộc Hội đồng Bộ trưởng, từ tháng 3 năm 1965 – bộ trưởng công nghiệp quốc phòng Liên Xô, từ năm 1966 - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô) và P.P.Poluboryalov (Nguyên soái Binh chủng Thiết giáp, từ năm 1954 đến 1969 – chủ nhiệm Binh chủng xe tăng Quân đội Liên Xô) đã quyết định việc phát triển xe tăng T-64 ở Phòng thiết kế số 60 (KB) (từ năm 1966 – Phòng thiết kế lắp ráp xe máy Kharcov – KhKBM) dưới sự chỉ đạo của A.A.Morozov. Về xe tăng T-72, lịch sử phát triển và chế tạo không giống như T-64, nhưng ở một vài thời điểm quan trọng những vấn đề này vẫn có sự trùng hợp.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Mười Một, 2011, 09:08:06 pm
Ý tưởng được A.A.Morozov cố gắng thực hiện trong thời gian 20 năm là nhằm nâng cao các khả năng kỹ chiến thuật của xe tăng mà không tăng cường khối lượng xe. Mẫu xe tăng thí nghiệm được chế tạo trong phạm vi của ý tưởng này là “công trình 430” – xuất hiện năm 1957. Trên xe được tiếp nhận các giải pháp kỹ thuật mới. Trong số đó, đầu tiên là việc cần thiết phải lắp thiết bị động cơ 2 thì dạng chữ N(H) 5TD và sử dụng hai hộp truyền động 5 số kích thước nhỏ. Các giải pháp kỹ thuật này đã cho phép rút gọn một cách thực tế thể tích của buồng động cơ cũng như thể tích giáp (được bọc thép) của xe tăng đến con số thấp chưa từng có – tương ứng với 2,6 và 10 mét khối. Với mục đích duy trì khối lượng chiến đấu của xe tăng trong giới hạn 36 tấn, đã tiếp nhận các bước để làm đơn giản hóa bộ phận chuyển động: áp dụng các bánh chịu lực có đường kính nhỏ với bộ giảm sóc trong vác các đĩa từ hợp kim nhôm và được giảm xoắn. Việc giảm khối lượng xe cho phép tăng cường sự bảo vệ thân xe và tháp pháo.

Tuy nhiên không có thành quả nào đạt được mà không phải trả giá. Trong trường hợp với xe tăng mới đã gặp phải vấn đề về độ tin cậy của kỹ thuật. Chính từ việc bắt đầu các thí nghiệm của “công trình 430” đã xuất hiện sự hoạt động không tin cậy của động cơ 5TD. Khiếm khuyết trong thiết kế cụm buồng đốt pít tông có độ quá nhiệt cao đi kèm với kháng lực trước cửa xả gia tăng do phải cấp khí cho hệ thống làm mát động cơ đã dẫn đến việc trục trặc thường xuyên phát sinh cho chế độ làm việc của pít tông và làm hỏng cửa xả.Ngoài ra, rõ ràng rằng, khi nhiệt độ không khí lý tưởng nhất (khoảng 25 độ), động cơ không thể khởi động mà không cần sự sưởi ấm trước với sự hỗ trợ của máy làm mát động cơ. Không ít những nhược điểm thiết kế trong việc đơn giản hóa bộ phận chuyển động đã phát sinh.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 30 Tháng Mười Một, 2011, 12:04:40 am
Cùng với đó, trong qúa trình thiết kế, “công trình 430” đã bị tụt hậu theo các tính năng kỹ chiến thuật so với các mẫu xe tăng cuối cùng của nước ngoài. Việc tiếp nhận vào trang bị Quân đội Liên Xô của dòng xe tăng này không thể thực hiện được. Mặc dù vậy, những người lãnh đạo ngành công nghiệp quốc phòng vẫn tiếp tục hy vọng sự phát triển tiếp theo quan điểm của A.A.Morozov. Đến năm 1960, những những công việc này đã tiêu tốn không ít tài chính và việc chấm dứt chúng được xem như sự thừa nhận toàn bộ những quyết định trước đó là sai lầm. Cũng trong thời điểm đó, A.A.Morozov đã giới thiệu đồ án kỹ thuật của xe tăng “công trình 432”. Theo sự so sánh với “công trình 430”, nó có rất nhiều điểm mới, trong đó: pháo nòng trơn 115mm với liều phóng nạp rời; máy nạp đạn của pháo, cho phép rút gọn kíp xe xuống 3 người, giáp hỗn hợp cho thân xe và tháp pháo, đồng thời có diềm chắn đạn xuyên lõm bên thành xe; động cơ diesel 5TDF được tăng cường lên 700 sức ngựa và nhiều điểm mới khác.

Đầu năm 1962, gầm thí nghiệm của “công trình 432” đã được chế tạo. Sau khi lắp tháp pháo kỹ thuật đã bắt đầu các cuộc chạy thử. Chiếc xe tăng (đầy đủ) hoàn thiện đầu tiên đã được chuẩn bị trong tháng 9 năm 1962, chiếc thứ hai – mùng 10 tháng 10. Vào ngày 22 tháng 10, một trong số đó đã được giới thiệu ở trường bắn tại Kubinka trước lãnh đạo cao cấp của Liên Xô. Khi đó, N.S.Khrusev đã nhận được sự (lời) cam kết về việc bắt đầu sản xuất hàng loạt dòng xe tăng mới – mà nhanh chóng trở thành lời hứa không có cơ sở.

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140132.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140133.jpg)
Xe tăng thí nghiệm "công trình 430"


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 30 Tháng Mười Một, 2011, 12:22:11 am
Trong những năm 1962 – 1963 đã có 6 mẫu thí nghiệm của xe tăng “công trình 432” được chế tạo. Năm 1964, nhóm xe tăng này đã được sản xuất với số lượng 90 chiếc. Năm 1965, các phân xưởng đã cho xuất xưởng thêm 160 xe tăng. Nhưng trên hết, đây không phải là sự sản xuất hàng loạt. Trong tháng 3 năm 1963 và tháng 5 năm 1964, “công trình 432” được đưa lên các thí nghiệm cấp nhà nước nhưng đã không được duy trì. Chỉ vào mùa thu năm 1966, Hội đồng nhà nước mới đồng ý khả năng tiếp nhận xe tăng vào trang bị dưới tên gọi T-64 theo Mệnh lệnh của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng bộ trưởng Liên Xô từ ngày 30 tháng 12 năm 1966. Cũng phải nói thêm, toàn bộ 250 xe tăng đã được sản xuất trong những năm 1964 – 1965 sau 4 năm đã bị loại khỏi biên chế. Về chi phí trong các thí nghiệm của A.A.Morozov đã không được báo cáo lại cho nhà nước.

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140135.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140136.jpg)

Xe tăng T-64 ("công trình 432") trong các phiên bản đầu tiên

Xe tăng T-64 được sản xuất không lâu – đến năm 1969. Thực tế rằng, trong năm 1963 đã tiến hành các công việc trên xe tăng “công trình 434”. Công việc này trên thực tế đã diễn ra một cách song song với việc hoàn thiện “công trình 432”: năm 1964, thiết kế kỹ thuật đã kết thúc, năm 1966 – 1967, các mẫu thí nghiệm đã được chế tạo, còn trong tháng 5 năm 1968, xe tăng T-64A được trang bị pháo chính 125mm D-81 đã được tiếp nhận vào quân đội.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 30 Tháng Mười Một, 2011, 02:16:36 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140137.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140138.jpg)

Xe tăng T-64A ("công trình 434")

Ngay lập tức, một câu hỏi xuất hiện: tại sao lại cần thiết gần như đồng thời đưa vào sản xuất hàng loạt hai biến thể của một dòng xe tăng? Ngoài ra, phiên bản thứ hai có ưu thế rõ ràng hơn phiên bản đầu tiên. Đối với tất cả những ai hiểu biết nền kinh tế Liên Xô, câu trả lời đã có và rõ ràng. Sự chú ý hướng vào các số liệu: T-64, khi đó còn là “công trình 432” được đưa vào sản xuất hàng loạt năm 1964 không có triển vọng được tiếp nhận vào trang bị, còn T-64A – chỉ bắt đầu vào năm 1969. Nếu định hướng vào phiên bản thứ hai thì xưởng Kharcov sẽ làm gì trong 5 năm? Sản xuất T-55? Nhưng theo kế hoạch, việc sản xuất T-55 chỉ được thực hiện đến năm 1967. Và T-55 – một xe tăng đã cũ, không triển vọng và ở T-55, không mang lại danh hiệu Anh hùng lao động Xã hội chủ nghĩa, không có Giải thưởng Quốc gia. Mặt khác, T-64 chi phí cao hơn rất nhiều trong khi xưởng không nhận được số tiền lớn.

Tuy nhiên, quay lại thời gian ở thời điểm Mệnh lệnh của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô từ ngày 15 tháng 8 năm 1967 về việc trang bị xe tăng T-64 cho Quân đội Liên Xô. Cần biết rằng, mệnh lệnh này đã nhắc đến việc sản xuất phiên bản “dự bị” của xe tăng T-64. Việc sản xuất cần do không đủ đáp ứng trong sản xuất động cơ 5TDF ở Kharcov – không thể đảm bảo khối lượng sản xuất xe tăng T-64 ở các xưởng khác trong thời bình và thời chiến. Cũng phải nói thêm rằng, sự dễ bị hỏng của thiết bị động lực trong phiên bản thiết kế tại Kharcov với sự ủng hộ quan điểm không chỉ từ phía phản đối mà còn thấy rõ cả ở phía những người ủng hộ, bao gồm chính A.A.Morozov. Một cách khác, thực tế này không thể nào giải thích được, rằng việc thiết kế phiên bản “dự bị” được thực hiện bởi A.A.Morozov từ năm 1961. Sự thật, xe tăng này – được nhận tên gọi “công trình 436”, còn sau một vài sự bổ sung - “công trình 439” được phát triển một cách chậm chạp. Rất dễ hiểu bởi vì Morozov đã có quá nhiều các vấn đề đối với T-64. Mặc dù vậy, vào năm 1969, “công trình 439” đã có 4 mẫu thí nghiệm được chế tạo với khoang động cơ – truyền động mới và động cơ V-45 – là phiên bản nâng cấp của dòng động cơ diesel V-2.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 30 Tháng Mười Một, 2011, 04:55:13 pm
Cùng với đó, vào đầu những năm 1970, trong bộ quốc phòng đã có những sự nghi ngờ lớn theo câu hỏi có đáng hay không việc sản xuất xe tăng T-64 với động cơ 5TDF. Vào năm 1964, khi trên giá thí nghiệm, động cơ này hoạt động một cách ổn định 300 giờ làm việc, nhưng trong các điều kiện khai thác vận hành thực tế trên xe tăng, động cơ này chỉ đạt 100 giờ. Năm 1966, sau các thí nghiệm liên bộ, tuổi thọ của động cơ đã được thiết lập: 200 giờ, đến năm 1970 được tăng lên thành 300 giờ. Một điểm đáng chú ý là trong năm 1945, động cơ V-2 trên xe tăng T-34-85 cũng có số giờ không chỉ ngang bằng mà còn lớn hơn. Nhưng thời gian 300 giờ của động cơ 5TDF không có nghĩa là chúng được hoạt động liên tục. Trong giai đoạn từ năm 1966 đến 1969, trong binh chủng đã loại ra 879 động cơ hỏng. Mùa thu năm 1967, trong thời gian thí nghiệm ở quân khu Belorus, các động cơ của 10 xe tăng đã bị phá hủy theo nghĩa đen sau một vài giờ làm việc: kim hình chữ V đã đập vỡ thùng xoáy khử bụi (циклон) của máy làm sạch không khí, sau đó, bụi và đá nhám bắn vào vòng pít tông. Mùa hè năm sau, các thí nghiệm mới được tiến hành ở khu vực Trung Á và dẫn tới việc lắp hệ thống làm sạch không khí mới. Như vậy, có thể hiểu được việc Bộ trưởng quốc phòng Liên Xô A.A.Grechko vào năm 1971 trước cuộc thí nghiệm gấp cấp binh chủng của 15 xe tăng T-64 đã tuyên bố với phía Kharcov: “Đây là kỳ sát hạch cuối cùng của các đồng chí. Theo các kết quả của các cuộc thí nghiệm của 15 xe tăng này sẽ tiếp nhận quyết định cuối cùng – có hay không việc sử dụng động cơ 5TDF”. Và chỉ nhờ vào sự thành công của các thí nghiệm này và sự tăng cường tuổi thọ động cơ lên 400 giờ làm việc, hồ sơ thiết kế của động cơ 5TDF đã được phê chuẩn đưa vào sản xuất hàng loạt.

Cùng thời gian này, trong khuôn khổ nâng cấp các dòng xe tăng ở Phòng thiết kế thuộc xưởng to axe Ural (UVZ) dưới sự chỉ đạo của L.N.Kartsev đã thiết kế và chế tạo mẫu xe tăng T-62 thí nghiệm với pháo 125mm D-81 và kiểu nạp đạn mới được gọi là kiểu không dùng thùng (безкабинный). L.N.Kartsev đã viết về cảm tưởng của mình trong công việc này từ việc tìm hiểu hệ thống nạp đạn tự động trên xe tăng T-64: “Tôi đã quyết định xem xét chiếc xe tăng này (T-64) khi chúng ở trường bắn. Tôi đã trèo tới buồng chiến đấu. Tôi không thích hệ thống nạp đạn tự động và giá để đạn. Các viên đạn được bố trí dọc theo đốc của tháp pháo và hạn chế lối ra vào của lái xe – thợ máy. Trong trường hợp bị thương hoặc cần phải thoát (sơ tán) khỏi xe sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ngồi ở chỗ lái xe, tôi cảm giác mình như đang ngồi trong một cái bẫy: bị quây trong vòng tròn bằng kim loại, khả năng liên lạc với những người khác trong kíp xe vô cùng khó khăn.

Trở về nhà, tôi giao cho các phòng thiết kế của Kovalev và Bưstritsky phát triển hệ thống nạp đạn mới cho xe tăng T-62. Các đồng chí đã bắt tay vào công việc cùng với sự hứng thú lớn. Khả năng bố trí đạn thành hai dãy đã được tìm ra, dưới bệ quay, tăng cường sự thuận tiện cho lái xe – kỹ thuật viên và tăng cường khả năng sống sót cho xe tăng khi bị bắn trúng. Đến cuối năm 1965, chúng tôi đã hoàn thành việc thiết kế hệ thống tự động này, nhưng việc lắp chúng lên xe tăng không còn mang ý nghĩa nữa, bởi vì tới thời điểm đó, đã có Mệnh lệnh của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô về việc triển khai sản xuất dòng xe tăng ở Kharcov.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 30 Tháng Mười Một, 2011, 04:57:07 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140141.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140143.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140142.jpg)

Xe tăng hạng trung thí nghiệm "công trình 167". Có thể nhìn thấy rất rõ ràng bộ phận chuyển động với 6 bánh chịu nặng


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 30 Tháng Mười Một, 2011, 08:10:11 pm
Bởi vì phía Kharcov không thể có cách nào đưa dòng xe tăng của mình vào sản xuất hàng loạt, chúng tôi đã quyết định trong thời gian ngắn một cách có thể, lắp pháo 125mm với hệ thống nạp đạn tự động đã được chế tạo lên xe tăng T-62. Theo các kích thước bên ngoài của hai loại pháo này giống nhau. Thông thường, chúng tôi hay gắn những công việc được khởi xướng này với một ngày kỷ niệm nào đó. Công việc này nhằm kỷ niệm 50 năm Cách mạng tháng Mười. Rất nhanh chóng, một mẫu thí nghiệm xe tăng T-62 với pháo chính 125mm đã được chế tạo.

Cùng với đó, với Phòng thí nghiệm máy thuộc xưởng máy kéo Chelyabinsk do I.Ya.Trashutin lãnh đạo đã nghiên cứu khả năng tăng cường dòng động cơ V-2 lên 780 sức ngựa bằng kết quả của sự tăng áp. Trên một trong số các mẫu thí nghiệm (“công trình 167”) đã lắp và thí nghiệm tăng cường thêm một bánh chịu nặng trong bộ phận chuyển động.

Bởi vì vai trò của “công trình 167” trong số phận của “T-72” trong tương lai rất lớn, nên cần thiết phải kể lại một chút. Trên xe tăng này lắp: động cơ diesel V-26 700 sức ngựa với bộ truyền động tăng cường, bộ phận chuyển động mới được nhắc đến (6 bánh chịu nặng và 3 bánh hỗ trợ) với sự tăng cường độ êm khi di chuyển, máy phát điện mới, hệ thống điều khiển tùy động thủy lực bằng các thiết bị của bộ truyền động và chống phóng xạ. Do sự áp dụng những công nghệ mới nên khối lượng xe tăng bị nâng lên đến giới hạn 36,5 tấn và làm một số bộ phận giáp bảo vệ yếu đi. Độ dày tấm giáp dưới ở đầu thận xe giảm từ 100 xuống 80mm, thành – từ 80 xuống 70mm, tấm giáp sau – từ 45 xuống 30mm. Hai xe tăng “công trình 167” đầu tiên đã được sản xuất vào mùa thu năm 1961. Chúng đã vượt qua các thí nghiệm ở xưởng một cách thành công, sau đó được mang đến thí nghiệm cấp trường bắn ở Kubinka. Xe tăng đã được giới thiệu tiếp nhận vào trang bị quân đội, nhưng các bước sau đó lại không được tiếp tục: xe tăng mới ở Moskva không gây được sự chú ý. Nhưng khi mà những sự cố gắng của L.N.Kartsev mọi việc tưởng như đã thay đổi thì Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyên soái V.I.Chiukov và phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về kỹ thuật quốc phòng S.N.Maxonin đã đưa cho ông nhận xét không hài lòng. Chi tiết, nhược điểm lớn nhất là làm mất đi một phần tính thay thế lẫn nhau với các xe tăng T-55 và T-62. Thật lạ là sự biến mất hoàn toàn tính thay thế lẫn nhau trên “công trình 432” không rõ vì lý do gì lại không được nhắc đến. Rất nhanh chóng, đây là cái cớ để từ chối xe tăng mới. Mặc dù vậy, trong phòng Thiết kế ở Hạ Tagil, sự trách móc (chê bai) này đã được tiếp thu rất nghiêm túc và đã thử chế tạo xe tăng mới với tính kế thừa cao trên bộ phận chuyển động. “Công trình 166M” đã được xuất hiện như vậy.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 30 Tháng Mười Một, 2011, 08:12:10 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140144.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140145.jpg)

Mặt cắt ngang xe tăng "công trình 167", nhìn từ mũi xe


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 30 Tháng Mười Một, 2011, 08:14:46 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140147.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140148.jpg)

"Công trình 167" trong khu vực trưng bày ở bảo tàng tăng tại Kubinka. Xe tăng này được trang bị thiết bị phóng tên lửa chống tăng điều khiển "Malyutka" trên tháp pháo


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: huyphongssi trong 30 Tháng Mười Một, 2011, 09:54:37 pm
Cùng thời gian này, trong khuôn khổ nâng cấp các dòng xe tăng ở Phòng thiết kế thuộc xưởng to axe Ural (UVZ) dưới sự chỉ đạo của L.N.Kartsev đã thiết kế và chế tạo mẫu xe tăng T-62 thí nghiệm với pháo 125mm D-81 và kiểu nạp đạn mới được gọi là kiểu không có buồng (безкабинный). L.N.Kartsev đã viết về cảm tưởng của mình trong công việc này từ việc tìm hiểu hệ thống nạp đạn tự động trên xe tăng T-64: “Tôi đã quyết định xem xét chiếc xe tăng này (T-64) khi chúng ở trường bắn. Tôi đã trèo tới buồng chiến đấu. Tôi không thích hệ thống nạp đạn tự động và giá để đạn. Các viên đạn được bố trí dọc theo đốc của tháp pháo và hạn chế lối ra vào của lái xe – thợ máy. Trong trường hợp bị thương hoặc cần phải thoát (sơ tán) khỏi xe sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ngồi ở chỗ lái xe, tôi cảm giác mình như đang ngồi trong một cái bẫy: bị quây trong vòng tròn bằng kim loại, khả năng liên lạc với những người khác trong kíp xe vô cùng khó khăn.
Được anh daibangden động viên, Huyphong xin bổ sung chữ bôi đỏ ;D

Hệ thống nạp đạn (Система заряжения) của tăng Lxô cũ có 2 loại: thủ công - MZ (МЗ) và tự động - AZ (АЗ). Ở cơ chế nạp thủ công MZ như T-64 cũ, khoang công tác của xe có 2 khay đựng đạn và liều rời tách biệt: đạn trong khay ngang và liều trong khay đứng. Thứ đựng liều rời và đạn này được gọi là kiểu nạp từ khay hay thùng (кабинный тип). Ngược lại, ở cơ chế nạp tự động AZ như ở T-72, đạn và liều rời không đặt trong thùng mà chứa ở đai xoay dưới chân tháp pháo: liều rời ngăn trên, đạn ngăn dưới trong cùng khối nạp. Do không đựng trong thùng như nạp tay nên kiểu nạp này được gọi là nạp không dùng thùng (безкабинный тип). 


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Mười Hai, 2011, 01:33:10 pm
 ;D (tiếp theo)

So với dòng T-62, xe tăng này khác biệt chính ở thiết bị động cơ V-36F 640 sức ngựa và nâng cấp hệ thống treo. Bộ phận chuyển động gồm có 5 bánh chịu lực và 3 bánh hỗ trợ trên thành xe. Các bánh chịu nặng tương đồng với các bánh xe được tiếp nhận trên “công trình 167”. Mặc dù vậy, tốc độ của xe mới cao hơn T-62, các thí nghiệm đã chỉ ra sự không có triển vọng của kiểu bộ phận chuyển động này. Sự ưu tiên cho cấu trúc 6 bánh chịu nặng trở nên rõ ràng hơn.

Xét một cách công bằng cần phải biểt rằng, không chỉ “công trình 167” hay “công trình 166M” sau này không thể so đạt được đến cấp độ chất lượng của “công trình 434” ở Phòng thiết kế Kharcov. Sự cân bằng này chỉ có ở “công trình 167M” hoặc T-62B. Đề án của xe tăng này đã được xem xét bởi Hội đồng khoa học kỹ thuật thuộc Ủy ban quốc gia về kỹ thuật quốc phòng ngày 26 tháng 2 năm 1964. Xe mới, theo sự thông báo một cách ngoại giao (tế nhị) của L.N.Kartsev là sự nâng cấp của một dòng xe tăng mới, có sự khác biệt căn bản với T-62. Xe có thân và tháp pháo với thiết kế giáp đầu hỗn hợp (phức hợp), bộ phận chuyển động của “công trình 167”, pháo nòng trơn 125mm D-81 với hệ thống cân bằng pháo – tăng “Liven”, hệ thống nạp đạn tự động dạng xoay, động cơ mẫu V-2 công suất 780 sức ngựa với máy tăng áp, bộ tản nhiệt được nâng cấp, các quạt không khí, hệ thống tiếp liệu và dầu, đồng thời các thiết bị của bộ phận truyền động được tăng cường. Tuy nhiên, toàn bộ những nỗ lực của L.N.Kartsev đã trở thành vô ích: cuộc hội nghị đã từ chối đồ án xe tăng mới.

Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, gần cuối năm 1967, ở xưởng toa xe Ural đã thử chế tạo và hoàn thiện hàng loạt các chi tiết của xe tăng chủ lực mới. Trong chi tiết, phải nhắc đến một trong số các dòng xe tăng T-62 được lắm và thí nghiệm hệ thống nạp đạn tự động (đề tài “Zheldud”) của pháo 125mm. Xe tăng này nhận tên gọi trong nội bộ xưởng là T-62Z (Т-62Ж).

Mùng 5 tháng 11 năm 1967, lần đầu tiên, Bộ trưởng công nghiệp quốc phòng S.A.Zverev tới xưởng to axe Ural. Như là trong thời gian hai năm trong cương vị của mình, Zverev dành toàn bộ sự chú ý cho việc chế tạo xe tăng mới ở Kharcov và thường xuyên đi tới đó. Không ngạc nhiên sau khi xem xét và nghe L.N.Kartsev trình bày về các thiết kế mới, bộ trưởng ban đầu đã tiếp thu với sự khó chịu (giận dữ): “Đồng chí lại một lần nữa bày mưu chống lại Kharcov phải không?”. L.N.Kartsev phản ứng lại sự khó chịu này một cách hợp lý rằng thực tế đây không phải là Kharcov, mà là sự nâng cấp cơ bản các dòng xe tăng mới, được nghiên cứu một cách thường xuyên ở phương Tây. Bộ trưởng đã bình tĩnh và yêu cầu trình bày hoạt động của hệ thống nạp đạn tự động mà ông rất thích thú. “Nào! Chúng ta sẽ lắp hệ thống tự động này lên xe tăng ở Kharcov” – S.A.Zverev nói. “Chỉ có với động cơ mới của Trashutin” – Kartsev bổ sung. Tuy nhiên, Zverev không đồng ý. Mặc dù vậy, ưu thế của hệ thống nạp đạn tự động so với hệ thống ở Kharcov mà bộ trưởng đã được trình bày là rất rõ ràng qua các lập luận của L.N.Kartsev và viện trưởng của xưởng toa xe Ural. Việc sử dụng thiết bị động cơ được nâng cấp dòng V-2 trở nên rất cần thiết và bộ trưởng đã đồng ý. Quyết định này được xác nhận bởi mệnh lệnh của bộ trưởng ngày mùng 5 tháng 1 năm 1968. Sáu xe tăng T-64A đã được gửi đến Hạ Tagil.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Mười Hai, 2011, 01:36:58 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140152.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140153.jpg)

Mặt cắt ngang xe tăng "công trình 167M" (T-62B), nhìn từ mũi xe. Năm 1962


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Mười Hai, 2011, 01:41:02 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140174.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140175.jpg)

Mặt cắt ngang xe tăng "công trình 167M", nhìn từ phía sau


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Mười Hai, 2011, 01:43:24 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140154.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140156.jpg)

Mẫu thí nghiệm xe tăng "công trình 172". Trong ảnh thu nhỏ, xe tăng này không khác biệt so với T-64


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Mười Hai, 2011, 01:45:21 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140157.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140158.jpg)

Tháp pháo "công trình 172" đang nằm ở bảo tàng ở Kubinka


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Mười Hai, 2011, 02:54:24 pm
Mẫu đầu tiên của xe tăng “công trình 172” được chế tạo vào mùa hè năm 1968, mẫu thứ hai – tháng 9. So với T-64, chúng khác biệt hoàn toàn bởi sự bố cục hóa lại hoàn toàn buồng chiến đấu. Do đó, hệ thống nạp đạn máy điện thủy lực với cơ chế đẩy vỏ đạn và được lắp động cơ V-45K chế tạo ở Chelyabinsk. Toàn bộ các chi tiết và bộ phận khác được lấy từ xe tăng Kharcov, chính xác hơn – giữ lại gần như toàn bộ. Như vậy, các xe tăng “công trình 172” đầu tiên đã được giới thiệu là sự chế tạo lại từ T-64. Đến cuối năm, hai xe tăng đã trải qua đầy đủ chu kỳ các thí nghiệm cấp xưởng và chạy thử trên trường bắn thuộc quân khu Turkestan. Các tính năng động lực của những xe tăng này được đánh giá cao: tốc độ trung bình trên đường bộ từ 43,4 đến 48,7km/h, tốc độ tối đa 65km/h. Mùa hè năm 1969, các xe tăng đã trải qua thêm một chu kỳ thí nghiệm nữa ở Trung Á cũng như ở phần đất thuộc Châu Âu của Nga. Trong quá trình thí nghiệm, hàng loạt các bộ phận đã hoạt động không đáng tin cậy, trong đó có hệ thống nạp đạn tự động, hệ thống làm mát không khí và làm nguội động cơ. Băng xích dạng rèn chế tạo ở Kharcov làm việc không tin cậy. Những điểm “trừ” này được khắc phục một cách từng phần qua ba chiếc xe tăng  “công trình 172” khác, các xe tăng mà trong nửa đầu những năm 1970 đã trải qua cuộc chạy thử ở bãi tập của xưởng, sau đó - ở Ngoại Kavkaz, Trung Á và ngoại ô Moskva.

Công việc với các xe tăng “công trình 172” (tổng cộng đã có 20 chiếc được chế tạo) được tiếp tục đến đầu tháng 2 năm 1971. Tới thời điểm này, các thiết bị và bộ phận được chế tạo ở Hạ Tagil đã được nâng cấp lên cấp độ tin cậy cao. Các hệ thống nạp đạn tự động phải thay mới sau 448 lần nạp đạn, tức là sự tin cậy của chúng đạt yêu cầu về sức sống (tuổi thọ) trung bình của pháo 125mm D-81T (600 viên đạn đúng cỡ nòng và 150 viên đạn dưới cỡ nòng). Vấn đề duy nhất của “công trình 172” là sự không tin cậy của bộ phận chuyển động “do sự hỏng hóc có hệ thống của các bộ giảm sóc thủy lực, các bánh chịu nặng, chốt, mắt xích, lực xoắn và các bánh dẫn hướng”.

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140159.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140160.jpg)

Hướng nhìn từ phía sau lên trên tháp pháo "công trình 172". Có thể nhìn rõ các chi tiết đặc biệt ngay lập tức của hai xe tăng: T-62: cửa để đẩy vỏ đạn và bên phải nó - của T-64: cửa nhánh thoát khí của tháp pháo. Ở bộ phận đằng sau tháp pháo là phần lồi lên cạnh bộ phận nạp đạn tự động do Hạ Tagil chế tạo


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Mười Hai, 2011, 03:00:51 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140161.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140162.jpg)

Trong khu trưng bày ở bảo tàng Kubinka còn có một mẫu trung gian giữa T-64 và T-72. Trong ảnh - T-64 thí nghiệm

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140163.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140164.jpg)

Tuy nhiên tháp pháo của xe tăng này cũng như "công trình 172" nhưng được lắp súng phòng không của T-64


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Mười Hai, 2011, 04:47:15 pm
Khi đó, ở Phòng thiết kế thuộc xưởng toa xe Ural, từ tháng 8 năm 1969 do V.N.Venediktov lãnh đạo đã quyết định sử dụng bộ phận truyền động trên “công trình 172” lấy từ “công trình 167” với mép các bánh chịu nặng được tăng cường đường kính và các mắt xích mạnh hơn với khớp nối kim loại mở, tương tự như mắt xích trên T-62. Việc hoàn thiện xe tăng này được tiến hành dưới tên gọi “công trình 172M”. Động cơ được tăng cường lên 780 sức ngựa, nhận số hiệu V-46. Hệ thống làm sạch không khí hai cấp dạng hình hộp – tương đương với hệ thống được tiếp nhận trên T-62 được sử dụng. Khối lượng “công trình 172M” tăng lên 41 tấn. Nhưng các tính năng động lực vẫn được duy trì như trước do kết quả của việc tăng cường sức mạnh động cơ lên 80 sức ngựa, thể tích các thùng nhiên liệu – 100 lít và chiều rộng của băng xích 40mm. Trên xe tăng mới chỉ duy trì ở T-64 những ưu điểm về cấu trúc của giáp thân với các loại giáp hỗn hợp và giáp riêng cùng bộ phận truyền động.

Từ tháng 11 năm 1970 đến tháng 4 năm 1971, các xe tăng “công trình 172M” đã trải qua chu trình thí nghiệm đầy đủ cấp xưởng và sau đó mùng 6 tháng 5 năm 1971 đã được trình bày cho Bộ trưởng quốc phòng A.A.Grechko và Bộ trưởng bộ công nghiệp quốc phòng S.A.Zverev. Đầu mùa hè, loạt xe 15 chiếc đầu tiên đã được sản xuất, cùng với các xe tăng T-64 và T-80 trong năm 1972 đã trải qua những cuộc thí nghiệm chưa từng có kéo dài trong nhiều tháng. Người chỉ huy các thí nghiệm là Thiếu tướng Yu.M.Potapov. Dưới đề nghị của ông, tiểu đoàn với biên chế ba đại đội xe tăng đã được thành lập. Trong đó, mỗi đại đội bao chỉ bao gồm một loại xe tăng duy nhất. Hành trình được lựa chọn từ Dnepropetrovsk qua Ukraina tới Belarus vào khu vực Slutska và sau đó theo hướng ngược lại về Dnepropetrovsk, sau đó đi qua Donbass và Bắc Cavcaz tới Baku. Tiếp đó, qua biển trên các phà đến Krasnovodsk, qua hoang mạc Karakyma và dãy núi Kopetdag. Các cuộc thí nghiệm phải được hoàn thành trên bãi tập cách Ashkhabat 60km. Trong quá trình hành quân, trên một số trường bắn có tiến hành các cuộc bắn thử, diễn tập cấp trung đội và đại đội và lái các xe tăng trên bãi tập tăng.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Mười Hai, 2011, 04:51:48 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140165.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140166.jpg)

Chỉ có trong bức ảnh này nhìn thấy rõ bộ phận chuyển động, lấy (mượn) từ "công trình 167". Các diềm chắn hai bên bằng kim loại hoàn toàn, tất cả đều là "sáng chế" của trường bắn

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140167.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140168.jpg)

Mẫu thí nghiệm xe tăng "công trình 172M" trong thời gian thí nghiệm. Tháng 7 năm 1972


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Mười Hai, 2011, 04:55:19 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140169.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140170.jpg)

Xe tăng "công trình 172M" với trang bị khí tài tự xới trong chế độ hoạt động


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Mười Hai, 2011, 04:56:00 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140171.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140173.jpg)

Loạt xe tăng T-72 mẫu năm 1975


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Mười Hai, 2011, 05:11:35 pm
Sau khi kết thúc các thí nghiệm là “Báo cáo các kết quả thí nghiệm cấp Binh chủng của 15 xe tăng 172M được sản xuất ở xưởng to axe Ural năm 1972”. Trong bản báo cáo gồm có:

“1. Các xe tăng đã hoàn thành các thí nghiệm, nhưng tuổi thọ của các băng xích không đủ cho 4500 – 5000km và không đảm bảo yêu cầu di chuyển của  xe tăng trong 6000 – 7000km mà không phải thay băng xích.

2. Xe tăng 172M (thời gian bảo dưỡng – 3000km) và động cơ V-46 – (350 m/s) hoạt động tin cậy. Trong quá trình thí nghiệm tiếp theo tới 10 000 – 11 000km, phần lớn các chi tiết và tổ hợp, trong đó có động cơ V-46 đã hoạt động một cách tin cậy. Tuy nhiên, hàng loạt các chi tiết và tổ hợp quan trọng đã chỉ ra tuổi thọ và độ tin cậy không đủ.

3. Xe tăng được đề xuất tiếp nhận vào trang bị và sản xuất hàng loạt khi tăng cường khắc phục các nhược điểm đã xuất hiện và kiểm tra hiệu quả khắc phục chúng cho tới khi đưa vào sản xuất hàng loạt. Khối lượng và thời gian hoàn thiện, kiểm tra phải được sự đồng ý giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công nghiệp quốc phòng.”

Bằng Mệnh lệnh của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng từ mùng 7 tháng 8 năm 1973, “công trình 172M” đã được tiếp nhận vào trang bị Quân đội Liên Xô dưới tên gọi T-72 “Ural”. Mệnh lệnh tương ứng cũng được Bộ Quốc phòng Liên Xô ban hành ngày 13 tháng 8 năm 1973. Trong cùng năm này, 30 xe tăng đã được sản xuất.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Mười Hai, 2011, 05:16:33 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140176.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140177.jpg)

Phân đội xe tăng T-72 trong loạt sản xuất đầu tiên. Điểm đáng chú ý là sự bố trí khí tài chiếu sáng nhìn đêm bên trái pháo chính, giống như T-64


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Mười Hai, 2011, 07:27:26 pm
Tổng quan cấu tạo

Bố cục xe tăng T-72 – cổ điển với buồng động lực bố trí phía sau xe. Hình dáng bên ngoài của xe tăng tất nhiên, giống với T-64.

Buồng điều khiển được bố trí ở phần mũi thân xe theo trục dọc của xe tăng. Buồng lái bị hạn chế ở bên phải bằng thùng nhiên liệu và giá đỡ thùng, bên trái – thùng nhiên liệu, lá chắn của các khí tài điều khiển của lái xe – kỹ thuật viên và bằng các pin ắc quy với việc lắp lên trên chúng các thiết bị điện, đằng sau – băng chuyền vận chuyển của hệ thống nạp đạn tự động.

Trong buồng lái có chỗ ngồi của lái xe – kỹ thuật viên mà trước đó, trên đáy của thân xe lắp tay gạt điều khiển, các bàn đạp của bộ ly hợp (côn) tiếp liệu và truyền động của phanh, bộ chọn truyền động với các phần tử thiết bị khối. Trong buồng lái, ngoài ra còn có la bàn nửa con quay, các bình cầu với không khí nén và khí tài khởi động động cơ bằng không khí, bộ phận đạn dược của sung máy đồng trục, hộp để xếp trong tình trạng không hoạt động của khí tài nhìn đêm dành cho lái xe TVNE-4PA, thùng con dành cho nước uống, bơm nhiên liệu BTsN-1, các khí tài của hệ thống chống vũ khí hủy diệt hàng loạt cùng các khí tài và thiết bị khác.

Trong tấm dưới tháp pháo của thân xe trên chỗ ngồi có cửa ra vào của lái xe – kỹ thuật viên. Trong hầm tấm giáp nghiêng trước lắp khí tài quan sát của lái xe – kỹ thuật viên TNPO-168 với hệ thống làm sạch kính bằng thủy khí, còn theo phía bên cạnh hai đèn tín hiệu là chỗ lắp pháo chính. Ở đáy thân xe, sau chỗ ngồi là cửa thoát hiểm dự bị.

Lái xe – kỹ thuật viên được bố trí trong buồng lái mặc dù giáp trước thân xe có độ nghiêng lớn, trong thời gian chiến trận, lái xe sẽ ngồi chứ không phải ở tư thế nằm như trên một số xe tăng phương Tây. Việc này được bảo đảm bằng việc lắp chỗ ngồi của lái xe – kỹ thuật viên trong hốc lõm đặc biệt ở đáy xe.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Mười Hai, 2011, 09:47:36 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140196.jpg)

Buồng điều khiển

1- Bàn đạp phanh hãm; 2 – Bàn đạp bộ ly hợp; 3 – Tay gạt bộ hãm của chỗ ngồi của lái xe; 4 – Tay gạt truyền động truyền nhiên liệu bằng tay; 5 – La bàn nửa con quay GPK-59; 6 – Van phân phối nhiên liệu; 7 – Nắp bảo vệ pin ắc quy; 8 – Lá chắn các khí tài kiểm tra của lái xe; 9 – Bình nhỏ dành cho khí nén; 10 – Công tắc điện của pin; 11, 19 – Các đèn tín hiệu đầu ra của pháo chính ngoài phạm vi thân xe; 12 – Tay gạt chốt cài bàn đạp phanh hãm; 13 – Đèn tín hiệu của thiết bị khối; 14 – Khí tài thiết bị hội thoại (liên lạc - ТПУ) tăng A-3; 15 – Khí tài quan sát của lái xe TNPO-168; 16 – Đèn chiếu sang mui xe; 17 – Đèn tín hiệu bộ cảm biến nhiệt độ làm mát chất lỏng nguy hiểm và gọi trưởng xe; 18 – Miệng lỗ tra dầu thùng hệ thống làm sạch bằng thủy khí; 20 – Van hệ thống khởi động động cơ; 21 – Áp lực kế; 22 – Tay vặn cửa ra vào của lái xe; 23 – Giá để thùng; 24 – Tay gạt bộ trọn bộ truyền động; 25 – Hộp đựng khí tài quan sát; 26 – Tay nắm dẫn động của xếp (gió); 27 – Tay gạt điều khiển; 28 – Bàn đạp truyền nhiên liệu; 29 – Van hệ thống làm sạch bằng thủy khí; 30 – Quạt


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Mười Hai, 2011, 09:57:38 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140197.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140198.jpg)

Cửa ra vào của lái xe. Trước cửa ra vào là tấm chắn bảo vệ khí tài quan sát TNPO-168


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 03 Tháng Mười Hai, 2011, 05:34:33 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140200.jpg)

Buồng chiến đấu (vị trí của trưởng xe)

1 – Súng máy PKT; 2- Bộ phận hãm máy chạy điện của pháo chính; 3 – Bộ cảm biến gia tốc tuyến tính; 4 – Khí tài quan sát TNP-160; 5 – Khí tài quan sát TKN-3; 6 – Thùng dự trữ; 7 – Khí tài hội thoại tăng TPU A-4; 8 – Khí tài hội thoại tăng TPU A-1; 9 – Bảng khởi động; 10 – Bảng phối liệu; 11 – Đài vô tuyến điện R-123M; 12 – Ghế tựa; 13 – Khối nguồn của đài vô tuyến điện




Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 03 Tháng Mười Hai, 2011, 05:48:01 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140201.jpg)

Buồng chiến đấu (vị trí của pháo thủ)

1 – Đồng hồ chỉ thị (đồng hồ so); 2- Quạt; 3 – Bộ phận hãm tháp pháo; 4 – Khí tài hội thoại tăng A-2; 5 – Bảng phối liệu bên trái; 6 – Thước ngắm ban đêm TPN-1-49-23; 7 – Khí tài nhìn đêm TNP-160; 8 – Tấm rào ngăn cách pháo; 9 – Thước ngắm – đo xa TPD2-49; 10 – Cơ chế (máy) nâng nòng pháo; 11 – Tay quay của ra từ bánh răng trục vít; 12 – Chỗ ngồi; 13 – Áp kế; 14 – Cơ cấu nâng tháp pháo bằng tay; 15 – Van hệ thống làm mát thủy khí; 16 – Đồng hồ chỉ dẫn góc phương vị


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 03 Tháng Mười Hai, 2011, 06:15:47 pm
Buồng chiến đấu được bố trí ở giữa bộ phận thân xe và tháp pháo, được ngăn cách bởi vách ngăn với buồng động lực. Cấu trúc và bố cục của xe tăng đảm bảo việc di chuyển của kíp xe từ buồng chiến đấu sang buồng lái và chiều ngược lại.

Trên tháo pháo lắp pháo nòng trơn 125mm, hệ thống nạp đạn tự động và các khí tài điều khiển hỏa lực. Bên phải pháo là chỗ ngồi của trưởng xe, bên trái – pháo thủ. Bên phải trên pháo chính lắp súng máy PKT, còn trên sàn treo của pháo trên nóc tháp pháo, trên các giá đỡ chuyên dụng - ống cơ cở của thước ngắm – máy đo xa TPD 2-49.

Trước chỗ ngồi của trưởng xe và bên phải theo thành tháp pháo lắp: bộ phận hãm máy điện của pháo; thùng dự bị dẫn bắn góc tầm; đài vô tuyến điện R-123M; khí tài quan sát TPU A-1; khí tài A-4 để kết nối với máy bộ đàm bên ngoài xe của lính đổ bộ; bảng điều khiển hoạt động của hệ thống nạp đạn tự động; bộ phận dẫn động các-đăng của tháp con chỉ huy. Gần giá đỡ thùng trước là bình hệ thống chữa cháy tự động.

Trên nóc tháp pháo, trên chỗ ngồi của trưởng xe là tháp con chỉ huy với cửa ra vào được đóng bởi nắp có tấm chắn bằng lực xoắn. Trong tháp nhỏ chỉ huy lắp hai khí tài quan sát TNP-160 và khí tài quan sát ngày – đêm của trưởng xe TKN-3. Trên tháp pháo lắp súng phòng không NSV-12,7.

Đằng sau tháp pháo bố trí cửa để đẩy vỏ đạn, cơ cấu nâng các phần của phát bắn (đầu đạn, liều phóng…), máy đẩy và các phần tử bộ phận dẫn động của nóc cửa đẩy vỏ đạn.

Trước chỗ ngồi của pháo thủ trong tháp pháo lắp: thước ngắm – máy đo xa với bảng điều khiển hệ thống nạp đạn tự động; thước ngắm ban đêm; khí tài quan sát; máy nâng pháo. Bên trái trong tháp pháo lắp: bảng phối liệu; đồng hồ so báo số lượng phát bắn; khí tài quan sát TPU A-2; cơ cấu quay tháp pháo với đồng hồ góc phương vị; bộ phận hãm tháp pháo; các khí tài điện tử và khí tài chiếu sang. 


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 03 Tháng Mười Hai, 2011, 06:43:45 pm
Cửa ra vào của pháo thủ được đóng bởi nắp, có cửa khoang để lắp ống nguồn không khí của khí tài lái xe khi bơi.

Trong bộ phận giữa của thân xe lắp băng truyền quay hệ thống nạp đạn tự động với bộ giảm tốc và bộ hãm. Dưới sàn của băng truyền, trên đáy buồng chiến đấu là khí tài tiếp xúc quay của khí tài kiểm soát vô tuyến VKU-330-1. Gần vách ngăn buồng động cơ bố trí giá đỡ giữa với khay đạn. Giữa chúng và thành bên phải lắp máy làm nóng động cơ với lò sưởi. Trên máy làm nóng bố trí thiết bị quạt gió (FVU).

Ngoài ra, trong buồng chiến đấu còn bố trí thêm hàng loạt các khí tài và máy móc trong đó có máy cảm biến nhiệt và ống dẫn động với máy phun của hệ thống chữa cháy tự động.

Buồng động lực bố trí ở bộ phận sau thân xe tăng. Bố cục của buồng động lực được thiết kế với sự bố trí động cơ nằm ngang, gần thành bên trái. Giữa động cơ và vách ngăn buồng động lực có: thùng con được nới rộng của hệ thống làm mát; quạt dầu ly tâm; van dạng phao thùng mở rộng của hệ thống điện. Giữa thành phải và động cơ là máy làm sạch không khí.

Dọc thành phải lắp chạc (bánh răng) truyền động mô men xoắn từ động cơ tới hộp truyền động.

Máy phát điện khởi động được lắp trong bệ riêng của động cơ. Bộ giảm tốc hình côn của bộ phận dẫn động quạt được lắp trên giá đỡ, cố định trên đáy xe tăng.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 03 Tháng Mười Hai, 2011, 06:48:06 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140202.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140203.jpg)

Tháp pháo T-72 trong các phiên bản sản xuất sau. Thiết bị chiếu sáng hồng ngoại của thước ngắm ban đêm bố trí trong vị trí quen thuộc - bên phải pháo chính.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 03 Tháng Mười Hai, 2011, 07:02:10 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140204.jpg)

Thân xe tăng

1- Tấm giáp đầu trước; 2, 3 – Các móc sắt; 4 – Giá mắc đèn pha; 5 – Móc mắc cáp kéo trước xe; 6 – Tấm giáp đầu dưới trước; 7 – Giá đỡ xà cân bằng; 8 – Tấm bảo vệ dưới tháp pháo; 9 – Tấm chặn; 10 - Ống xả; 11 – Giá đỡ cố định thùng (xăng); 12 – Thanh chặn nghiền/văng đá; 13 – Giá đỡ cố định thanh gỗ; 14 – Móc kéo sau xe; 15, 16 – Tấm giáp sau; 17 – Hộp bánh răng của bộ truyền động; 18 – Trụ chống; 19 – Giá đỡ bánh hỗ trợ; 20 – Giá đỡ bộ giảm sóc; 21 – Giá đỡ tay quay của bánh dẫn hướng; 22 – Chắn bùn


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 03 Tháng Mười Hai, 2011, 07:02:54 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140206.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140207.jpg)

Bản vẽ xe tăng T-72


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 03 Tháng Mười Hai, 2011, 07:12:31 pm
Trong buồng động lực lắp thùng dầu chính và phụ của hệ thống bôi trơn động cơ, đồng thời, thùng dầu hệ thống bôi trơn và điều khiển thủy lực truyền động lực.

Buồng động lực được đóng bởi nắp gồm có nắp trên động cơ và nắp trên bộ phận truyền động lực.

Các trục treo xoắn của hệ thống treo bắt ngang qua đáy thân, còn hai bên xe tăng – thanh giằng bộ phận dẫn động điều khiển.

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140208.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140209.jpg)

Đáy rèn của xe tăng T-72. Có thể nhìn rõ bộ phận dập để bố trí các trục xoắn và bộ phận bộ phận rèn, đảm bảo sự bố trí của lái xe - kỹ thuật viên


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 04 Tháng Mười Hai, 2011, 04:36:55 pm
Thân xe tăng được giới thiệu là một hộp cứng, được hàn từ các tấm giáp. Thân xe gồm có bộ phận mũi xe, thành, đuôi, đáy, đồng thời các vách ngăn quạt và động cơ với các nóc trên buồng động lực.

Bộ phận mũi xe gồm có các tấm giáp nghiêng trên và nghiêng dưới, được hàn với nhau, đồng thời với các tấm (giáp) trước của nóc, thành và đáy.

Tấm giáp trước thân xe nghiêng 68 độ và được giới thiệu là vật chắn hỗn hợp nhiều lớp (thép – thủy tinh textolit – thép) có độ dày 80 + 105 + 20mm. Độ dày giáp này đảm bảo cấp độ cứng cao vừa đủ để bảo vệ xe khỏi các loại đạn xuyên lõm 105mm và đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng phổ biến trong những năm 1970. Trong góc nghiêng cơ bản này theo một số tài liệu, nó tương đương với tấm thép dày 500 – 600mm.

Gần tấm giáp nghiêng trước có hàn hai móc treo để kéo với các móc lò xo, hai giá đỡ treo đèn pha, các ống để dẫn điện cho đèn pha và các đèn nhỏ, các móc treo để cố định và giá đỡ các cuộn cáp. Trên tấm giáp trên cố định hai lá chắn nghiêng để bảo vệ các khí tài quan sát của lái xe – kỹ thuật viên không bị bẩn khi xe tăng di chuyển. Trong vị trí nối (liên kết) của tấm giáp nghiêng trước với tấm trước nóc theo trục dọc xe tăng có cấu trúc cắt, trong đó hàn hầm (đường lên xuống) cho việc lắp đặt các khí tài quan sát của lái xe – kỹ thuật viên.

Tấm giáp dưới dày 85mm, lắp dưới góc nghiêng 60 độ, được hàn các móc cố định để lắp khí tài tự đào hố và quét mìn.

Thành thân xe – các tấm giáp đứng dày 80mm trong phần trước và 70mm phía sau. Trong phần giữa của các thành được hàn các tấm giáp phòng thủ dưới tháp pháo để tăng cường thể tích thân xe và lắp tháp pháo. Gần hai bên thành và các tấm giáp nghiêng của bộ phận mũi xe hàn các giá đỡ tay quay của bánh dẫn hướng. Tại mỗi bên thành xe hàn ba giá đỡ của con lăn hỗ trợ và hai tấm chặn, bảo vệ bệ xe khỏi những sự va đập của băng xích. Mỗi tấm chặn được sử dụng để làm sạch băng xích khỏi chất bẩn và vật thể từ bên ngoài.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 04 Tháng Mười Hai, 2011, 04:38:42 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140210.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140212.jpg)

Xe tăng T-72 với các diềm chắn bên thành xe được triển khai trong trạng thái chiến đấu

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140213.jpg)

Tháp pháo xe tăng T-72


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 04 Tháng Mười Hai, 2011, 05:33:48 pm
Theo thân xe có hàn các giá đỡ mang theo các thùng nhiên liệu ngoài và thùng chứa phục tùng. Gần giá đỡ cố định các lá chắn bụi, các chắn bùn trước và sau. Trong bộ phận trước và sau của thành bên trái hàn các lá chắn bảo vệ ống xả, ở dưới có các ống để dẫn (định) hướng khí thải.

Đằng sau thân xe gồm có tấm giáp đuôi sau, tấm mạn dưới và hộp bánh răng của hộp truyền động. Trong phần trước của tấm giáp sau, bên trái và bên phải hàn các ống để dẫn điện cho các đèn con, các giá đỡ dải cố định bằng gỗ tự kéo và các giá đỡ cố định các thùng.phuy. Trong bộ phận dưới của tấm giáp sau hàn hai móc kéo với các móc lò xo và móc để cố định các sợi cáp kéo. Trên các móc kéo có các lỗ tròn để lồng dây xích cứng khi kéo xe tăng.

Nóc thân xe gồm có các tấm giáp trước và giáp sau cùng các tấm đệm trên các tấm bảo vệ tháp pháo được hàn vào thân, đồng thời bộ phận tháo gỡ được.

Đáy thân xe có dạng thùng gồm có gồm ba linh kiện (chi tiết – phần) được rèn. Để tăng cường độ cứng (rắn, chắc) và sự phân bố lực xoắn ở đáy được thiết kế  được dập dọc và ngang. Trong đáy thân xe, ngoài ra còn hàn các giá đỡ của xà cân bằng.

Vách ngăn, phân chia buồng động lực với buồng chiến đấu được hàn với xà ngang, thành và đáy.

Vách ngăn thông gió được thiết kế trong dạng vỏ xoắn ốc với các tấm giáp bên và trước tháo lắp được, trong đó bố trí quạt của hệ thống làm mát. Nhiệm vụ chính của vách ngăn thông gió – hạn chế luồng không khí tới cửa xếp gió ra trong mục đích đảm bảo sự tiêu phí không khí đã quy định qua bộ tản nhiệt của hệ thống làm mát.

Để bảo vệ hai bên thành xe tăng khỏi các loại đạn xuyên lõm có sử dụng các diềm chắn hông dày 3mm, được thiết kế từ hợp kim nhôm. Bốn diềm chắn hai bên trái và phải được cố định vào giá đỡ trên xích và các lá chắn dạng bản lề trước. Để bảo vệ, khi xe tăng di chuyển trên địa hình rừng hoặc mấp mô, các diềm chắn hông có thể được lắp trong tình trạng hành quân – cụp vào gần các lá chắn bụi. Trong trạng thái chiến đấu, chúng được mở ra đằng trước ở góc 60 độ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 04 Tháng Mười Hai, 2011, 06:24:49 pm
Tháp pháo được giới thiệu là hình đúc theo khuôn mẫu từ thép. Bộ phận trên được hàn vào nóc, đồng thời các đầu bên trái và phải để bảo vệ ống cơ sở của thước ngắm – máy đo xa. Tháp pháo có cấu trúc đơn khối với độ dày không đồng nhất. Độ dày của giáp đầu trong phạm vi -30… 30 độ (theo các tài liệu khác -35… 35 độ) so với trục dọc xe tăng khoảng 400 – 410mm ở góc nghiêng 20 – 25 độ.

Trong bộ phận trước tháp pháo bố trí lỗ châu mai để lắp pháo. Pháo chính được lắp trên ngõng trục sàn treo ở lỗ châu mai. Bên trong lỗ châu mai có các giá kẹp đạn. Ở các mặt bên của lỗ châu mai hàn các hàm dạng cung – kết hợp với các rãnh trong phần bọc thép di động của pháo chính tạo thành vành gấp khúc (mê cung – labirint), nhằm ngăn cản sự xâm nhập của các bụi chì (mảnh đạn) vào trong tháp pháo và làm giảm tác động của sóng xung kích trong vụ nổ. Để cố định vỏ bọc bảo vệ ngoài pháo chính, còn dưới lỗ châu mai – rãnh nhỏ với miệng tràn (tháo) ra.

Bên phải lỗ châu mai của pháo chính trên tháp pháo có lỗ châu mai cho súng máy đồng trục. Bên trái lỗ châu mai của pháo hàn các giá đỡ cho máy chiếu sáng của thước ngắm ban đêm và ống dẫn điện cho đèn (chỉ có trên các xe tăng trong loạt sản xuất trước). Trong bộ phận trước và sau tháp pháo hàn các móc để kẹp tháp pháo bằng các cuộn dây cáp khi tháo rời và lắp tháp pháo.

Bên phải của lỗ châu mai của súng máy hàn giá treo đèn và ống bảo vệ thiết bị dẫn điện. Nửa bên phải tháp pháo hàn bệ của tháp nhỏ chỉ huy.

Nửa bên trái của nóc tháp pháo hàn bệ cửa ra vào của pháo thủ, bệ lắp dành cho thước ngắm ban đêm, thân dành cho việc lắp khí tài quan sát của pháo thủ, đồng thời có lỗ để lắp giá treo đằng sau của thước ngắm – máy đo xa. Trong bộ phận trên đằng sau tháo pháo có cửa để đẩy vỏ đạn, lỗi, trong đó hàn bệ lắp cố định ăng ten, lỗ ren để lắp ổ cắm điện thông tin liên lạc với lính đổ bộ, giá treo cố định đèn.

Ngoài ra, ở phần sau tháo pháo hàn bốn giá đỡ để cố định thùng thiết bị cho xe khi bơi, hai giá đỡ dành cho khay đặt ống khí tài cho xe bơi và các móc sắt cố định vải bạt không thấm nước. Các thành hai bên tháp pháo có hàn các tay vịn dành cho lính đổ bộ.

Tháp pháo được lắp trên trụ chống hình cầu, đốc trên gắn với tấm đáy tháp pháo, còn đốc dưới được cố định với nóc thân xe tăng.

Sự quay của tháp pháo được thực hiện với sự hỗ trợ của các cơ chế quay bằng thủy lực và tay (MPB). Cơ chế quay tháp pháo thủy lực được bố trí ở bộ phận trước trái thân xe, còn cơ chế quay tháp pháo bằng tay – trong tháp pháo, bên trái vị trí của pháo thủ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 04 Tháng Mười Hai, 2011, 06:31:20 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140214.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140215.jpg)

Bộ phận đằng sau tháp pháo. Trên mặt bằng bên phải - thùng dành cho bộ phận khí tài khi xe lội nước và mối hàn khô (?). Nhìn thấy rõ ràng ống dẫn vào ăng ten của đài vô tuyến điện R-123, cửa khoang để đẩy vỏ đạn và giá đỡ với đèn pha nhỏ GST-64 và đèn pha FG-126 với nắp chụp số hóa (kỹ thuật số)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 04 Tháng Mười Hai, 2011, 06:33:44 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140216.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140217.jpg)

Thùng để vận chuyển băng đạn súng máy và biểu đồ khí cụ (khí tài)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 04 Tháng Mười Hai, 2011, 06:36:33 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140218.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140219.jpg)

Ở phần bên trái của nóc tháp pháo bố trí đầu bảo vệ bên trái ống cơ sở của thước ngắm - máy đo xa (trên mặt bằng trước) và vỏ bảo vệ khí tài thước ngắm ban đêm. Bên cạnh - đèn pha FG-125


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 04 Tháng Mười Hai, 2011, 08:59:42 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140221.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140222.jpg)

Được sản xuất trong nửa sau những năm 1970, các xe tăng T-72 đã tiếp tục được khai thác sử dụng trong suốt 20 năm. Trong ảnh: trung đội xe tăng trên bãi tập. Phía trước: T-72. Quân khu Zabaikal, tháng 8 năm 1995.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Mười Hai, 2011, 05:30:59 pm
Trang bị

Trên tháp pháo xe tăng lắp pháo nòng trơn 125mm D-81TM (số hiệu Cục pháo – tên lửa 2A26M) với súng máy đồng trục 7,62mm PKT được cân bằng trong hai mặt phẳng.

Nòng pháo cấu tạo từ ống, được bắt chặt trong bộ phận sau với vỏ, khớp nối, bộ phận sau pháo và cơ cấu thổi. Cơ cấu thổi kênh nòng pháo – dạng phun. Cơ cấu (máy) gồm sáu vòi, bắt chặt vào các lỗ trên nòng và bộ thu với các linh kiện cố định.

Khóa nòng pháo – dạng nêm nằm ngang với xà bán tự động.

Các khí tài hãm giật gốm có máy hãm giật thủy lực và bộ phận chống giật thủy khí. Các trục của máy hãm giật được cố định trên bộ phận sau pháo và khí bắn di chuyển cùng với nòng súng, còn thanh trượt được cố định vào phần lồi của xà treo và cố định. Chiều dài dật tiêu chuẩn – 270 – 320mm, giới hạn – 240mm.

Tầm bắn xa của pháo với sự hỗ trợ của thước ngắm – máy đo xa gồm: các loại đạn xuyên lõm và xuyên giáp dưới cỡ nòng – 4000 mét, đạn nổ - nổ mảnh – 5000 mét. Tầm bắn xa nhất với sự hỗ trợ của thước ngắm ban đêm – 800 mét. Tầm bắn xa nhất bằng đạn nổ - nổ mảnh với khí tài hỗ trợ: 9400 mét. Tầm bắn trực xạ khi bắn mục tiêu có độ cao 2 mét: đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng – 2100 mét, đạn xuyên lõm – 960 mét.

Góc hướng của súng máy đồng trục – 360 độ, góc tầm khí tắt chế độ ổn định: 13 độ 47 phút, độ lệch: -6 độ 13 phút. Góc tầm (cao) của pháo được hạn chế bởi ba chốt hàn vào phần vỏ bọc thép, còn góc thấp – trụ chống, được hàn vào nóc tháp pháo. Tốc độ bắn chiến đấu trong chế độ nạp đạn tự động – 8 viên/phút, nạp đạn bằng tay – 1-2 viên/phút.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Mười Hai, 2011, 05:49:33 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140228.jpg)

Đèn chiếu sáng của thước ngắm ban đêm L-2AG "Luna-2"

Phát bắn của pháo và súng máy đồng trục được thực hiện với sự hỗ trợ của thước ngắm – máy đo xa lập thể một thị kính với trường quan sát ổn định độc lập trong góc tầm TPD2-49. Thước ngắm – máy đo xa cho phép đo tầm xa tới mục tiêu trong phạm vi từ 1000 đến 4000 mét với độ chính xác 3 – 5%. Để thực hiện phát bắn vào ban đêm, pháo thủ sử dụng thước ngắm đêm tiềm vọng một thị kính TPN-1-29-23. Trong vai trò nguồn sang hồng ngoại, sử dụng máy chiếu sang L-2AG “Luna-2” với bộ (máy) lọc hồng ngoại.

Trên tháp nhỏ chỉ huy lắp súng máy phòng không ZU-72, sử dụng đến bắn các mục tiêu trên không và trên bộ. Tầm xa bắn mục tiêu trên không -  1500 mét, theo mục tiêu trên bộ - 2000. Các bộ phận chính của súng phòng không 12,7mm NSV “Utes” là xà treo với khí tài giảm giật, thước ngắm phòng không K10-T, tay quay dẫn bắn theo góc tầm – hướng, băng đạn, cơ cấu cân bằng… Súng máy được lắp trên xe tăng với băng đạn bên phải. Việc cung cấp đạn tới súng khi bắn được thực hiện từ băng chuyền kim loại lắp trong hộp tiếp đạn. Đạn của súng máy NSV-12,7 gồm có các loại đạn cháy – xuyên giáp B-32 và đạn vạch sáng – cháy – xuyên giáp BZT đường kính đạn 12,7mm.

Trên xe tăng có trang bị súng tiểu liên tự động 7,62mm AKMS, súng lục tín hiệu và 10 lựu đạn cầm tay F-1.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Mười Hai, 2011, 05:55:37 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140220.jpg)

Thiết bị pháo nòng trơn 125mm D-81TM

1 – Miệng phun; 2 – Bộ thu; 3 – Giá kẹp đạn cổ trục; 4 – Miếng đệm; 5 – Chốt chặn; 6 – Thanh kéo; 7 – Phần (khối) bọc thép; 8 – Máy nâng; 9 – Vải bạt bọc, phủ


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Mười Hai, 2011, 06:00:19 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140227.jpg)

Khí tài thước ngắm ban đêm TPN-1-49-23

1 – Nóc; 2 – Đầu bảo vệ thước ngắm; 3 – Giá đỡ; 4 – Đinh vít giá kẹp nắp chụp; 5 – Nắp chụp; 6 – Tay quay để mởi nắp che; 7 – Thanh kéo

* Trong bài viết và chú thích ảnh, có chỗ nào không đúng, các bác chỉnh sửa giúp em nhé :)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Mười Hai, 2011, 06:24:51 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140229.jpg)

Súng máy phòng không NSV-12,7 trong trạng thái chiến đấu

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140232.jpg)

Súng máy phòng không ở góc tầm tối đa: 75 độ


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Mười Hai, 2011, 08:15:10 pm
Xe tăng trang bị thiết bị cân bằng pháo - tăng điện thủy lực hai mặt phẳng 2E28M “Siren”. Trong tổ hợp với  thước ngắm – máy đo xa quang học TPD2-49, bộ phận cân bằng đảm bảo:

+ Sự hãm tự động của pháo và súng máy đồng trục trong vị trí cho phép (cân bằng) trong hai góc tầm và hướng (mặt phẳng đứng và ngang) khi xe tăng di chuyển

+ Sự dẫn bắn của pháo chính cân bằng và súng đồng trục trong hai góc tầm – hướng với tốc độ dẫn bắn sự điều tiết tốc độ bắn

+ Sự dẫn bắn pháo không cân bằng trong góc hướng

+ Sự chỉ thị mục tiêu từ trưởng xe tới pháo thủ trong góc tầm

+ Quay tháp pháo khẩn cấp từ lái xe – kỹ thuật viên.

Thiết bị cân bằng pháo tăng đảm bảo các tốc độ dẫn bắn theo góc của pháo trong góc tầm và trong chế độ tự động: tối thiểu – không cao hơn 0,5 độ/giây; tối đa – không thấp hơn 3,5 độ/giây. Tốc độ dẫn bắn góc hướng của pháo trong chế độ tự động: tối thiểu – không quá 0,07 độ/giây; tối đa – không thấp hơn 6 độ/giây, tốc độ bắn thay đổi (không đồng đều) – không thấp hơn 18 độ/giây. Tốc độ quay tháp pháo khi có sự điều khiển từ trưởng xe – không dưới 18 độ/giây. Sự quay tháp pháo khẩn cấp từ lái xe – kỹ thuật viên đồng thời cũng có thể với tốc độ không quá 18 độ/giây.

Cơ số đạn của xe tăng gồm 39 viên đạn cho pháo D-81TM, 2000 viên súng máy PKT, 300 viên đạn súng AKMS, 12 đạn súng lục tín hiệu và 300 viên đạn súng phòng không NSV-12,7.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Mười Hai, 2011, 08:37:21 pm
Cơ số đạn pháo chính gồm các loại đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng, đạn xuyên lõm và đạn nổ - nổ mảnh. Trong số đó: 22 viên được bố trí trên băng chuyền quay của hệ thống nạp đạn tự động trong tỷ lệ bất kỳ; 17 – trong giá đỡ đạn không cơ khí hóa trong thân xe và tháp pháo.

Phát bắn với đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng 3BM9 cấu tạo từ viên đạn hình mũi tên với liều phóng bổ sung và vỏ đạn với liều phóng chính. Vỏ đạn gồm thân dễ cháy, được ép vào (bằng keo) đuôi đạn bằng thép khối lượng 3,4kg. Đạn dưới cỡ nòng có ống vạch sáng với thời gian cháy 2 – 3 giây. Sơ tốc của đạn dưới cỡ nòng – 1715m/s, độ xuyên giáp ở tầm xa 2000 mét – 140mm với góc giao điểm tiêu chuẩn 60 độ.

Sơ tốc đầu nòng của đạn xuyên lõm ZBK-14: 905m/s. Độ xuyên giáp – 200mm.

Khi bắn bằng toàn bộ các loại đạn, liều phóng duy nhất 4Zh40 được tiếp nhận trong vỏ đạn với thân dễ cháy. Đuôi đạn thép sau khi bắn được tách từ ngăn thuốc nổ của pháo.

Hệ thống nạp đạn tự động (AZ) được sử dụng trên xe tăng T-72 – đây là tổ hợp điện cơ được sử dụng cho việc nạp đạn tự động của pháo chính.

Hệ thống nạp đạn tự động bao gồm trong đó các bộ phận sau: băng chuyền quay; cơ cấu nâng các bộ phận của đạn; cơ cấu đẩy vỏ đạn; máy đẩy; bộ phận hãm bằng máy chạy điện của pháo chính; bảng điều khiển; bảng tải; đồng hồ số lượng phát bắn…

Băng truyền quay của hệ thống nạp đạn tự động phục vụ việc bố trí các phát bắn và đưa chúng tới cửa phân phối. Băng truyền quay được lắp trên thân xe và gồm có khung, bộ dẫn động điện cơ, mặt cầu, cơ cấu đóng cửa số phân phố với các cánh cửa, máy hãm, bộ phận dẫn động bằng tay, bộ phận nâng và các thành phần của viên đạn.

Khung phục vụ cho việc bố trí 22 bộ phận đạn và được giới thiệu là cấu trúc hàn, gồm có các vòng nhẫn bên ngoài và bên trong với các giá đỡ được kết nối với nhau bởi các ống nhỏ. Thùng được cố định bằng các bu long tới bộ phận nâng trên của bộ phận nâng và được tựa vào năm con lăn trục lắp trên đáy thân xe.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Mười Hai, 2011, 08:49:22 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140230.jpg)

Thiết bị súng máy phòng không

1 – Súng máy phòng không NSV-12,7; 2 – Cơ cấu cân bằng; 3 – Xà treo; 4 – Hộp đựng vỏ đạn; 5 – Hộp thước ngắm; 6 – Tay quay chốt súng máy phòng không; 7 – Trục chốt; 8 – Nạng kẹp; 9 – Lò xo dập giật; 10 – Quạt giá đỡ dạng bánh rang; 11 – Hộp tiếp đạn; 12 – Tay quay dẫn bắn góc tầm; 13 – Tay gạt cơ chế khởi động; 14 – Dây cáp; 15 – Nút bấm cơ cấu khởi động; 16 – Tay quay dẫn bắn góc hướng; 17 – Máy hãm bộ phận nâng giữa; 18 – Nút bấm máy hãm bánh đà



Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Mười Hai, 2011, 03:50:46 pm
Thiết bị nâng được sử dụng để đảm bảo sự quay của băng truyền xoay và là trụ chống chính của thiết bị nâng. Thiết bị nâng gồm có cốc với các quả cầu nhỏ lăm trên các rãnh, bộ phận nâng trên với các vành răng cưa và bộ phận nâng dưới. Trong cốc có một lỗ nhỏ, trong trên bộ phận nâng trên – 22 lỗ nhỏ để cố định băng truyền bằng bộ hãm. Bộ phận nâng dưới không di động được cố định trên đáy. Cốc của thiết bị xoắn được liên kết với tháp. Trong vị trí được hãm, tấm lát và cốc được khóa với thùng băng truyền và quay cùng với tháp bộ phận nâng dưới một cách tương đối, còn trong trạng thái mở - thùng băng truyền quay một cách tương đối trên các quả cầu nhỏ của cốc.

Bộ phận dẫn động điện cơ dành cho việc quay của băng truyền được bố trí trên tấm lát của nó và cố định bằng bu long tới cốc của thiết bị nâng. Bộ phận dẫn động được giới thiệu là bộ giảm tốc bốn thì với các bánh răng bên ngoài hình trụ, với khớp bảo vệ lò xo và động cơ điện. Bánh răng cưa đầu ra của bộ giảm tốc nằm trong bánh răng với các vành răng cưa của bộ phận nâng trên, các bánh răng cưa khác cũng nằm trên trục này, truyền tải sự quay tới trục đầu ra của thiết bị được cố định trên thân của bộ phận giảm tốc.

Hộp giá đỡ phục vục cho việc bố trí các loại đạn bất kỳ và được cấu tạo từ hai ống được hàn với nhau, các móc lò xo và trục quay mở móc. Các ống cùng với rãnh được bố trí ở bộ phận sau pháo, là bộ phận dẫn hướng khi đẩy đạn và liều phóng. Liều phóng được bố trí trong ống trên, còn đạn - ống dưới.

Tấm lát đóng băng truyền và hoạt động bằng sàn của buồng chiến đấu. Nó được giới thiệu là cấu trúc hàn, gồm có vành và các tấm được rèn, với cửa sổ để phân phối các bộ phận của đạn.

Bộ hãm của băng truyền quay được sử dụng cho việc hãm tháp của nó một cách tương đối khi quay trên 1/22 bộ phận đường tròn (một bước), tương ứng với vị trí của các bộ phận đạn trong cửa số phân phố khi có sự ăn khớp của nó với sự kẹp của cơ cấu nâng bộ phận đạn. Bộ hãm đảm bảo sự hãm của thùng băng truyền sau sự quay của nó tới số bất kỳ của toàn bộ các bước. Nó được bố trí trong trung tâm của thiết bị nâng và cố định trong cốc.

Cơ chế đóng cửa số phân phối được giới thiệu để bảo vệ băng truyền khỏi sự rơi các bộ phận bên ngoài vào trong đó.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Mười Hai, 2011, 04:32:53 pm
Cơ cấu nâng bộ phận đạn phục vụ việc đẩy bộ phận của đạn đạn tới hướng đẩy và tải, sau đó thu lại chúng về vị trí ban đầu. Nó được cố định ở hai giá đỡ, hàn vào bộ phận sau tháp pháo và gồm có giá nâng các bộ phận của đạn, bộ phận kẹp, hai sợi xích, bộ giảm tốc, bộ phận dẫn động bằng tay, các thiết bị hãm và tiếp xúc.

Bộ phận đẩy vỏ đạn được sử dụng để thu hồi vỏ đạn đã qua sử dụng và đẩy nó ra khỏi xe tăng. Bộ phận đẩy gồm có bộ gom (thu hồi), bộ phận dẫn động tới máy thu, trụ chống vỏ đạn, cửa ném (đẩy) và bộ phận dẫn động tới cửa đẩy.

Máy đẩy được sử dụng để đẩy các phần tử đạn vào ngăn tiếp đạn của pháo. Máy đẩy được lắp trên tấm đáy ở bộ phận sau tháp pháo và gồm có bộ giảm tốc với động cơ điện đảo chiều dẫn động, các sợi xích, dây xích với các cửa và vỏ guồng xoắn ốc. Dây xích gồm có bản lề được cố định với nhau bằng các mắt xích trong, các trục và con lăn. Các mắt xích của dây xích được thiết kế quay một chiều trên các trục. Các mắt xích trước dạng khóa, vì thế khi từ đầu ra của hộp bánh răng, chúng hình thành trục cứng, đảm bảo cho việc đẩu các phần tử của đạn vào hộp tiếp đạn của pháo. Trên mắt xích bên phải của dây xích, trên bản lề được cố định trên trục là các van lò xo với sự lưu hóa trên phần mặt của cao su dạng răng cưa. Khi quay chiều ngược lại, nó được cuộn lại bằng ngôi sao nhỏ và hướng tới vỏ guồng xoắn ốc.

Bộ hãm máy điện của pháo được sử dụng để hãm pháo ở góc nạp đạn. Nó được cố định trên giá đỡ ở bộ phận trước nóc tháp pháo với mặt bên phải pháo.

Thiết bị ghi nhớ đảm bảo thông tin về tình trạng vận chuyển các bộ phận đạn của băng truyền quay; sự phát tín hiệu điện về đường vào tới cửa số phân phối các bộ phận đạn với sự lựa chọn loại đạn bắn (hoặc là các bộ phận trống); dấu hiệu của các bộ phận đạn rỗng khi nạp đạn và dỡ đạn.

Bảng điều khiển được sử dụng để điều khiển hệ thống nạp đạn tự động. Bảng điều khiển được bố trí trên bảng mặt của thước ngắm – máy đo xa.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Mười Hai, 2011, 04:39:23 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140233.jpg)

Sơ đồ bố trí cơ số đạn

1 – Liều phóng; 2 – Đạn; 3 – Đạn súng máy PKT; 4 – Đạn súng tiểu liên AKMS; 5 – Lựu đạn cầm tay F-1; 6 – Bộ hãm; 7 – Bảng con; 8 – Đinh vít tai hồng; 9 -  Chốt định vị; 10 – Cơ cấu hãm; 11 – Các hộp với băng đạn súng máy NSV-12,7; 12 – Thùng với băng đạn súng máy NSV-12,7; 13 – Đạn súng lục tín hiệu



Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Mười Hai, 2011, 04:43:11 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140234.jpg)

Các phần tử đạn 125mm (huấn luyện): đạn xuyên giáp - dưới cỡ nòng (không có liều phóng bổ sung); Đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng trong huấn luyện; Đạn xuyên lõm; Đạn nổ - nổ mảnh; Liều phóng duy nhất dành cho mọi loại đạn


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Mười Hai, 2011, 07:08:22 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140235.jpg)

Phát bắn với đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng pháo

1 – Nắp chụp đạn đạo; 2 – Thân đạn; 3 – Vành dẫn động; 4 – Gờ chắn; 5 – Trục (thân) dễ cháy với với liều phóng bổ sung; 6 – Các cánh ổn định; 7 – Chốt; 8 – Vỏ đạn với thân dễ cháy và liều phóng chính; 9 – Vỏ đạn


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Mười Hai, 2011, 07:48:09 pm
Đồng hồ báo số lượng phát bắn phục vụ việc xác định số lượng các phát bắn ở mỗi loại đạn, được vận tải trên băng truyền quay, đồng thời số lượng bộ phận đạn trống trên đó. Nó được cố định trên giá đỡ bên trái tháp pháo trên cơ cấu quay. Trong vai trò đồng hồ báo số lượng phát bắn sử dụng miliampe kế với thang chia độ đặc biệt.

Bảng tải được sử dụng để điều hành hệ thống nạp đạn tự động trong chế độ tải – dỡ tải và nạp đạn bằng tay. Nó được lắp ở bên phải tháp pháo.

Chu kỳ hoạt động của hệ thống nạp đạn tự động trong chế độ nạp đạn tự đọng trong khi mở hệ thống cân bằng pháo tăng được bắt đầu với sự ấn nút “AZ VKL” (АЗ ВКЛ) trên bảng điều khiển của hệ thống nạp đạn tự động khi các phát bắn được xếp lên băng truyền quay. Khi đó, băng truyền bắt đầu quay. Khi có sự di chuyển của các bộ phận đạn tới loại phát bắn được lựa chọn gần cửa số phân phố, băng truyền quay bị hãm và dừng lại. Đồng thời, với sự quay của băng truyền, pháo chính được đưa tới góc nạp đạn và hãm bằng bộ hãm máy chạy điện. Trong quá trình hãm của băng truyền, khi pháo bị hãm, khung nâng lên. Sau sự dừng băng truyền, khi khung nâng (hoặc di chuyển lên trên) các bộ phận đạn với phát bắn được nâng lên tuyến của máy đẩy đạn và hãm ở vị trí đó. Sau đó, với sự hỗ trợ của máy đẩy, đạn được đẩy vào buồng tiếp đạn của pháo, còn dây xích của máy đẩy quay lại vị trí lúc đầu. Sau đó, các bộ phận đạn được đẩy lên và hãm trên tuyến đẩy của liều phóng. Đồng thời, vào cuối giai đoạn đẩy đạn, nắp của đẩy đạn mở, vỏ đạn qua sử dụng bị đẩy ra và cửa đóng lại. Sau khi hãm các bộ phận đạn, liều phóng được đẩy tới buồng tiếp đạn pháo, dây xích quay lại vị trí ban đầu. Bộ phận đạn trống và khung quay trở lại tới vị trí ở dưới, còn pháo được tháo hãm, quay trở lại vị trí phù hợp với tuyến ngắm. Chu kỳ nạp đạn kết thúc, loạt bắn của pháo đã sẵn sàng.

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140238.jpg)

Thân đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng với vành dẫn động bị tháo


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Mười Hai, 2011, 08:00:29 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140236.jpg)

Sự bố trí các bộ phận của hệ thống nạp đạn tự động

1 - Cơ cấu đẩy; 2 – Cơ cấu nâng các bộ phận đạn; 3 – Cửa cơ cấu đẩy vỏ đạn; 4 – Cơ cấu đẩy vỏ đạn; 5 – Bộ dẫn động của khung; 6 – Bộ dẫn động bằng tay tới bộ hãm của băng truyền quay; 7 – Bộ hãm băng truyền quay; 8 – Tấm lát băng truyền quay; 9 – Con lăn; 10 – Khung; 11 – Con lăn trụ chống; 12 – Bộ phận nâng trên; 13 – Bộ phận nâng dưới; 14 – Cốc; 15 – Hộp chứa; 16 – Giá kẹp


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Mười Hai, 2011, 04:18:53 pm
Động cơ

Trên xe tăng T-72 lắp động cơ diezen bốn thì 12 xilanh hình chữ V đa nhiên liệu V-46 công suất 780 sức ngựa với 2000 vòng quay/phút được làm mát bằng chất lỏng và máy tăng áp ly tâm dẫn động. Động cơ V-46 là biến thể của động cơ V-55V và khác với động cơ trước chủ yếu ở sự lắp đặt máy tăng áp ly tâm và khả năng làm việc đa nhiên liệu. Khối lượng động cơ – 980kg. Động cơ được lắp trong buồng động lực của xe vuông góc tới trục dọc trên bệ hàn vào đáy.

Động cơ đa nhiên liệu V-46 có thể được khai thách sử dụng trên nhiên liệu diesel số hiệu DL, DZ và DA, xăng A-66 và A-72 và dầu hỏa T-1, TC-1 và T-2. Nhiên liệu chủ yếu của động cơ là diesel. Sự chuyển đổi hoạt động từ động cơ với nhiên liệu diesel sang dầu hỏa hoặc xăng được thực hiện bởi vô lăng điều chỉnh ba trục của thước bơm nhiên liệu NK-12 trong vị trí thích hợp.

Trong hệ thống nguồn năng lượng của động cơ V-46 gồm có bốn thùng nhiên liệu trong và năm thùng nhiên liệu ngoài với tổng thể tích 705 và 495 tương ứng. Toàn bộ các thùng được liên kết một cách lần lượt với nhau bằng các ống dẫn. Các thùng trong được hàn từ các tấm rèn bằng thép và để bảo vệ khỏi sự ăn mòn bên trong và ngoài được phủ véc ni. Các thùng ngoài được hàn từ các tấm dập bằng nhôm và sơn bên ngoài. Với sự hỗ trợ của thiết bị đặc biệt của hệ thống nguồn bằng nhiên liệu có thể lắp được thêm hai thùng bổ nhiên liệu bổ sung có thể tích 390 lít.

Để làm sạch không khí bơm vào các xilanh của động cơ, trên xe tăng T-72 lắp máy làm sạch không khí hai tầng với sự thổi bụi từ buồng tích bụi. Tầng đầu là thùng xoáy khử bụi gồm có 96 máy hút bụi. Thùng xoáy khử bụi đảm bảo làm sạch sơ bộ bụi trong không khí tới 99,4%. Sau khi không khí lọt qua lần lượt các buồng dưới, buồng giữa và buồng trên là tầng làm sạch thứ hai, làm sạch tới 99,8% không khí từ đầu của máy làm sạch không khí qua ống vào máy quạt gió và sau đó theo các ống góp tới các xilanh của động cơ.

Hệ thống bôi trơn – hình trụ, phức hợp. Bơm dầu MZN-2 – dạng bánh răng, ba khối (một khối thổi và hai khối xả). Dung tích tiếp dầu của hệ thống – 65 lít.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Mười Hai, 2011, 04:32:02 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140237.jpg)

Băng truyền quay

1- Tay quay dẫn động bằng tay tới bộ hãm; 2 – Con lăn; 3 – Bộ phận dẫn động bằng tay của băng truyền quay; 4 – Hộp phân phối; 5 – Thiết bị ghi nhớ; 6 – Cánh cửa cơ cấu đóng cửa số phân phối; 7 – Tấm lát; 8 – Khung; 9 – Bộ phận dẫn động bằng điện; 10 – Máy hãm; 11 – Cuộn dây dẫn động bằng tay tới bộ hãm



Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Mười Hai, 2011, 04:34:28 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140239.jpg)

Hộp

1 - Ống trên; 2 – Móc; 3 - Ống dưới; 4 – Móc định vị


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Mười Hai, 2011, 05:44:00 pm
Hệ thống làm mát – chất lỏng, được đóng kín với chu kỳ tuần hoàn bắt buộc của chất lỏng làm mát và thổi không khí qua bộ tản nhiệt bằng quạt. Dung tích tiếp dầu – 90 lít. Trong xe tăng lắp hai bộ tản nhiệt có cấu trúc đồng dạng. Các bộ tản nhiệt dạng ống – hình tấm được liên kết lần lượt với nhau với sự hỗ trợ của ống và ống mềm, được lắp trên bệ cách điện của nóc buồng động lực cùng với các bộ tản nhiệt cho dầu. Quạt – li tâm với các bộ ly hợp ma sát dạng đĩa, được chế tạo từ hợp kim nhôm. Sự truyền động quay từ động cơ tới quạt được thực hiện với sự hỗ trợ của bộ dẫn động hai tốc độ, gồm có sự truyền động tăng cường lắp trên khung chạc, bộ truyền động hình côn, bộ ly hợp ma sát của quạt và hai bộ truyền động các đăng (chạc – bộ truyền động hình côn, bộ truyền động hình côn – bộ ly hợp ma sát của quạt). Quạt được cố định bằng bu long trên trục dẫn động bị động của bộ ly hợp ma sát. Để tăng cường hệ số hoạt động hiệu quả, quạt được lắp trong vỏ chụp đặc biệt (dạng guồng xoắn ốc).

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140240.jpg)

Động cơ V-46. Hình trên: hình dáng từ hướng mũi của trục khuỷu; Hình dưới: từ hướng cơ cấu truyền động

Hệ thống sưởi được sử dụng để làm nóng động cơ và bảo quản các hệ thống của nó trước khí khởi động. Trong hệ thống sưởi gồm máy làm nóng có vòi phun, ống ruột gà của thùng dầu, hốc sưởi ấm của các thiết bị động cơ, áo nước của bơm dầu và các ống dẫn.

Hệ thống không khí của xe tăng đảm bảo việc khởi động động cơ bằng không khí nén, làm sạch khí tài quan sát của lái xe – kỹ thuật viên khỏi bùn và bụi, làm sạch ống lồng đầu ra và đầu vào của thiết bị gom không khí của khí tài GO-27 (thuộc hệ thống phòng thủ vũ khí hủy diệt hàng loạt) khỏi bụi, sự tích điện các thùng không khí trong hệ thống làm sạch thủy khí của thước ngắm, hoạt động của các khí tài dẫn động khí nén trong van máy tăng áp và van quạt trên vách ngăn, làm sạch các bộ phận trong xe khỏi bụi bằng cách thổi không khí nén trong quá trình bảo dưỡng. Sự khởi động dự bị của động cơ được đảm bảo bằng máy khởi động điện – phát điện SG-10-1.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Mười Hai, 2011, 05:59:15 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140242.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140243.jpg)

Các thùng dự trũ và trang bị để kết nối chúng với hệ thống nhiên liệu

Bộ truyền động động lực – cơ khí, với sự điều khiển thủy lực, gồm có chạc và hai hộp truyền động, được liên kết một cách có hệ thống bằng các bộ truyền động bên.

Chạc – bộ giảm tốc tăng cường dạng bánh răng, truyền momen lực xoắn từ động cơ tới hộp truyền động. Số truyền động của chạc – 0,706.

Hộp số truyền động – dạng hành tinh với bảy bộ truyền động tiến và một số lùi, với sự mở bộ ly hợp ma sát và điều khiển thủy lực. Hộp số truyền động được sử dụng để thay đổi tốc độ di chuyển và tăng cường sức kéo của bánh dẫn động, quay và hãm xe tăng, tắt đọng cơ từ bánh dẫn động. Toàn bộ những chế độ nay được đảm bảo bằng sự bật và tắt bộ ly hợp ma sát xác định trong hộp số.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Mười Hai, 2011, 06:02:55 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140245.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140246.jpg)

Nóc vơi bệ của bộ tản nhiệt trong vị trí được nâng lên

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140247.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140249.jpg)

Ống xả và diềm bảo vệ


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Mười Hai, 2011, 06:11:48 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140250.jpg)

Bộ phận hệ thống treo

1 - Xà cân bằng; 2 - Trụ chống; 3 - Bộ phậm hãm (phanh); 4 - Cần gạt; 5 - Thanh kéo


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Mười Hai, 2011, 06:19:19 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140251.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140252.jpg)

Bánh dẫn hướng và các bánh chịu nặng trước (loạt sản xuất sau). Sau các bánh chịu nặng có thể thấy rõ trụ chống và thân của các bộ phận hãm

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140253.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140254.jpg)

Bánh dẫn động và các bánh chịu nặng sau


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 03:29:25 pm
Việc quay xe tăng được thực hiện:

a)   Khi chuyển động thẳng bằng việc mở một trong hộp số tới một cấp thấp hơn so với sự truyền động thẳng, khí đó, xe tăng được quay với bán kính xác định (được tính toán); khi di chuyển trên số 1 hoặc đi lùi với bộ hãm được mở, việc quay được thực hiện với bán kính, bằng chiều rộng của xe
b)   Bằng cách mở từng phần một trong các hộp số của bộ ly hợp ma sát – được mở khi di chuyển thẳng và bằng cách mở từng phần của bộ ly hợp ma sát, tương ứng với sự truyền động tới một cấp (số) thấp hơn.

Sự truyền động hai bên được giới thiệu là các bộ truyền động hành tinh một tầng với số truyền động cố định (không thay đổi), giảm số các vòng quay của trục bị động trong hộp số và tương ứng với sự tăng cường mô men xoắn, truyền động tới các bánh dẫn động của động cơ xích. Tỷ số truyền động của sự truyền động bên – 4,454.

Bộ phận chuyển động được tiếp nhận trên một bên thành xe gồm có sáu bánh đôi chịu nặng, ba bánh đơn hỗ trợ với bộ phận phanh trong, bánh dẫn động phía sau được bố trí với vành răng cưa tháo lắp được và bánh dẫn hướng với cơ chế tay quay kéo căng xích. Hệ thống treo – xoắn riêng với các bộ hãm thủy lực trên các bánh chịu lực số 1, 2 và 6. Băng xích – các mắt xích nhỏ có móc chốt với cao sup ha kim loại (RMSh) hoặc bản lề mở (OMSh). Số mắt xích trong băng xích: 96. Chiều rộng băng xích: 580mm; khoảng cách giữa các chốt móc: 137mm. Khối lượng băng xích cao su pha kim loại: 1698kg; với bản lề mở: 1430kg. Khi cần thiết, trên xe tăng T-72 có thể sử dụng đồng thời băng xích với bản lề mở được tiếp nhận trên xe tăng T-62 với việc lắp các vành đặc biệt của bánh dẫn động. Cũng có thể sử dụng băng xích của T-54 và T-55 với sự tăng cường số mắt xích lên 97.

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140255.jpg)

Mắt xích băng xích với vành cao su pha kim loại

1 - Mắt xích; 2 - Chốt gài; 3 - Đai ốc; 4 - Ổ trục; 5 - Lỗ ống; 6 - Móc đệm; 7 - Mép (gờ); 8 - Đỉnh


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 03:51:39 pm
Trang thiết bị điện – được thiết kế theo sơ đồ một đường dẫn (hệ thống chiếu sáng thường trực và bơm xả nước của khí tài lái xe khi bơi – theo hai đường dẫn). Hiệu điện thế - 27V (cho mạch khởi động – 48V). Nguồn: bốn pin ắc quy 6-STEN-140M hoặc 6-MST-140; cường độ: 140A giờ mỗi pin; máy khởi động – phát điện SG-10-1 công suất 10kW hoạt động trong chế độ của máy phát điện. Các thiết bị tiêu thụ: các khí tài thuộc tổ hợp vũ khí; máy khởi động – phát điện ST-10-1 hoạt động trong chế độ khởi động; các động cơ điện của bơm và quạt; đài vô tuyến và thiết bị liên lạc hội thoại; các khí tài bảo vệ, các thiết bị chiếu sáng và tín hiệu.

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140258.jpg)

Thiết bị ống thở tiếp nhận sử dụng khi xe tăng bơi trên tháp pháo

Khí tài thông tin liên lạc. Trên xe tăng lắp đài vô tuyến R-123M và thiết bị hội thoại R-124 trên bốn kênh. Đài vô tuyến điện: tiếp nhận – chuyển tải, điện thoại, đơn công. Tầm xa thông tin liên lạc khi hoạt động trên ăng ten cắm dài  4 mét khi di chuyển trên địa hình mấp mô trung bình với tốc độ 40km/h không dưới 20km khi trấn áp tiếng ồn và 13km khi có tiếng ồn. Đài vô tuyến điện có 1261 tần số làm việc với tần số 125kHz. Sự tiếp nhận và truyền tải được thực hiện trên một tần số chung. Đài vô tuyến có cơ chế thiết lập tần số, cho phép chuẩn bị sớm hơn và cố định bốn phạm vi tần số bất kỳ. Sự chuyển tiếp với một tần số chuẩn bị sẵn tới tần số khác được thực hiện tự động sau sự chỉnh lưu tới máy chuyển mạch tương ứng.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 04:01:59 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140241.jpg)

Hệ thống cung cấp nhiên liệu

1 – Thùng ngoài số 1; 2 – Thùng ngoài số 2; 3 – Bệ đỡ thùng trước; 4 – Thùng ngoài số 3; 5 – Bơm nhiên liệu của máy làm nóng; 6 – Thùng ngoài số 4; 7 – Van đóng các thùng nhiên liệu ngoài; 8 – Thùng bổ sung (được nới rộng); 9 – Thùng ngoài số 5; 10 – Thùng nhỏ bên phải; 11 – Thùng nhỏ bên trái; 12 – Bơm nhiên liệu cao áp; 13 – Máy lọc nhiên liệu tinh; 14 – Động cơ; 15 – Bơm nhiên liệu; 16 – Bệ đỡ thùng giữa; 17 – Thùng mũi trái); 18 – Thùng mũi phải 


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 05:48:56 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140256.jpg)

Băng xích với bản lề cao su pha kim loại. Khi duyệt binh, các diềm cao su chắn được uốn cong và tháo lá chắn bùn


Hệ thống bảo vệ tăng khỏi vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm có các bộ phận sau: các khí tài trinh sát phóng xạ và hóa học GO-27, các khí tài ZETs11-3 kiểm soát cơ chế thừa hành bịt kín, thiết bị quạt (FVU), các cơ cấu thừa hành, van quạt và cửa khoang quạt.

Thiết bị chữa cháy (PPO). Trên xe tăng T-72 lắp hệ thống chữa cháy tự động hoạt động theo ba cấp. Trang bị chữa cháy gồm có ba thùng hai lít với thành phần dập lửa, các ống dẫn liên kết giữa các thùng với buồng chiến đấu và buồng động lực cùng mười máy cảm ứng nhiệt. Trong thiết bị chữa cháy sử dụng chất lỏng chữa cháy Freon 114V2.

Để dập đám cháy không lớn có bình dập lửa cacbonic bằng tay OU-2.

Hệ thống phun khói. Trên xe tăng lắp khí tài phun khói nhiệt (TDA) hoạt động nhiều lần. Trong vai trò chất tạo khỏi sử dụng nhiên liệu diesel. Hệ thống phun khói đảm bảo việc tạo màn khói chỉ khi động cơ hoạt động. Nhiên liệu từ các vòi phun trong trạng thái phun bụi rót xuống dòng khí xả, tạo thành hỗn hợp khí hơi nước. Bởi vì nhiệt độ của hỗn hợp khí hơi nước cao hơn nhiệt độ không khí bên ngoài rất nhiều nên khi thải nó ra ngoài không khí và sự tiếp xúc của nó với không khí sẽ hình thành sự ngưng tự nhiên liệu và tạo thành sương (khói) mù.

Khi hoạt động của động cơ bằng nhiên liệu dầu hỏa, màn khói nhận được yếu và hệ thống khói nhiệt bắn ra không có ý nghĩa. Khi hoạt động bằng xăng, không sử dụng được hệ thống bắn khói nhiệt.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 06:17:47 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140265.jpg)

Lưỡi gạt ở vị trí hoạt động
1 - Ngáng (xích); 2 - Thiết bị dẫn hướng; 3 - Lưỡi gạt; 4 - Đầu kẹp dây


Trang bị để lái xe tăng khi bơi (OPVT) được sử dụng để cho xe tăng vượt theo đáy chướng ngại vật nước sâu 5 mét và rộng 1000 mét. Thiết bị đảm bảo việc tiến hành các hoạt động chiến đấu sau khi vượt chướng ngại vật nước mà không phải dừng xe và thực hiện bất kỳ công việc nào yêu cầu kíp xe phải rời khỏi tăng.

Tổ hợp trang bị dành cho việc lái xe dưới nước gồm hai bộ phận: tháo lắp được lắp trên xe tăng để quan sát khi vượt chướng ngại vật nước, và không tháo rời được lắp thường xuyên trên xe tăng.

Các khí tài tháo được gồm: ống thở; van xả; vật bín kín đầu nòng pháo và các lỗ châu mai của súng máy đồng trục; nắp chụp với cuộn cáp để bịt kín ống lồng cửa không khí của khí tài GO-27.

Các khí tài không tháo được: thiết bị bịt thân xa, tháp pháo và trụ chống tháp pháo hình cầu; nóc nhánh không khí tới máy làm sạch không khí; thiết bị bịt giáp bảo vệ pháo; bơm xả; cửa dòng chảy nước tới vách ngăn động cơ; thiết bị bịt kín nóc trên buồng động lực.

Ngoài ra, trong thành phần thiết bị hỗ trợ lái xe khi bơi gồm có áo cứu nạn và khí tài mặt nạ phòng độc cho mỗi thành viên kíp xe.

Sự di chuyển của xe tăng dưới dáy chướng ngại vật được thực hiện trên số 1. Thời gian lắp ráp khí tài vượt chướng ngại vật nước mất 20 phút. Để chuẩn bị cho xe tăng bắn sau khi vượt chướng ngại vật cần 1 – 2 phút, còn lắp ráp các bộ phận tháo lắp được của khí tài vượt song và lắp nó vào vị trí vận tải – 2 phút.

Để mở công sự và che giấu xe tăng T-72 được trang bị khí tài tự đào bố trí bên ngoài trên tâm mũi dưới thân xa. Trên xe tăng có thể lắp khí tài dao quét mìn KMT-6.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 06:22:11 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140261.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140262.jpg)

Xe tăng T-72 với ống thở được lắp leo lên khỏi mặt nước khi vượt qua chướng ngại vật nước

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140263.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140264.jpg)

Cào thiết bị tự đào trong vị trí đã được mở ra


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 08:09:51 pm
Sản xuất và nâng cấp

Năm 1974, quân đội Liên Xô tiếp nhận ở xưởng toa xe Ural 220 xe tăng T-72 đầu tiên. Vấn đề ở chỗ, theo kế hoạch của bộ Quốc phòng xác định là 440 xe, còn xưởng theo tính toán hợp lý, nếu tập trung tối đa chỉ sản xuất hạn chế 100 – 150 xe đã tập trung tối đa nguồn lực cho việc sản xuất. Thực tế là ở xưởng to axe Ural khi đó chưa chuẩn bị sẵn sàng một cách cơ bản để sản xuất xe tăng T-72 bởi vì cho đến năm 1971, toàn bộ các biện pháp theo việc cải tổ sản xuất ở xưởng đã lên kế hoạch sản xuất T-64. Sau khi tiếp nhận T-72 vào trang bị, một bộ phận bị loại bỏ, bộ phận còn lại tiến hành cải tổ. Ngoài ra, T-72 phức tạp hơn nhiều so với sản xuất T-62 ở Ural. Có thể nói chính xác rằng tháo pháo T-72 gồm 699 chi tiết, còn tháp pháo T-62 – 374 chi tiết! Chỉ vào cuối tháng 9 năm 1973 đáy thân đầu tiên của “T-72” đã được dập (trước đó chúng được cải tổ trên đáy T-64 từ Kharcov). Tháng 11 đã bắt đầu dập nóc tháp pháo. Với sự nỗ lực đã nắm chắc công nghệ và sản xuất hộp số. Theo đó, đã thu hút các thợ cơ khí và xưởng thí nghiệm, và làm việc với sự tập trung cao, không có sự nghỉ ngơi. Trong xưởng, ngày làm việc 12 giờ, từ các xí nghiệp khác đã chuyển về 320 thợ cơ khí lành nghề. Mặc dù xưởng có thể đảm bảo việc sản xuất xe tăng hàng năm tăng 10 – 12%, nhưng thời gian đó, yêu cầu đến 20 – 25%.

Đến đầu năm 1977, 86% trang thiệt bị không có bộ phận dự trữ. Đến mùa hè năm 1978, trong suốt 5 năm sau khi bắt đầu sản xuất T-72, chỉ chế tạo được 87% của 3% kế hoạch. Trong đó, không đủ 10 500 sản phẩm. Tuy thế, sự thiếu thốn hay dẫn đến những quyết định sáng suốt. Công suất của các phân xưởng trong việc sản xuất hộp số không đảm bảo, việc gửi các hộp số từ Kharcov tới cũng không giải quyết được vấn đề. Khi đó, năm 1977, đã bắt đầu sửa chữa các hộp số của xưởng đã qua sử dụng để thành tổ hợp dự bị. Công việc đã tiến hành lập tức giải quyết được hai vấn đề: một mặt, giảm phần nào cường độ chế tạo hộp số, mặt khác, phân tích chỗ hỏng và sự hao mòn các bộ phận của chúng, dẫn tới sự xuất hiện thiết kế tin cậy của thiết bị quan trọng này.

Ở xưởng toa xe Ural, trang bị năng suất cao mới nhất thường xuyên tăng lên. Năm 1978, xưởng đã nhận các trung tâm sản xuất của Nhật bản và các máy tự động một trục chính TD-16 và TD-20 và được chuyển giao dây chuyền sơn của xưởng thiết kế tháp pháo xe tăng. Đầu những năm 1980, xưởng toa xe Ural được chia trang bị của các hang “Max Muller”, “Mitsubishi”, “Berradi”. Đặc biệt may mắn là tháng 2 năm 10982: xí nghiệp nhận 16 máy tiện tự động từ Tiệp Khắc, 3 máy tiện của hãng “Max Muller” (Cộng hòa Liên bang Đức), 5 trung tâm sản xuất của hãng “Mitsubishi” và 4 xưởng máy Thụy Điển, đồng thời số lượng lớn kỹ thuật nội địa. Tổng cộng trong năm 1982 đã tiếp nhận 251 đơn vị thiết bị mới, 10 tổ hợp kỹ thuật làm việc được áp dụng vào trong sản xuất, đã chế tạo được 5636 sản phẩm kỹ thuật và dụng cụ. Cấp độ cơ giới hóa công nghệ hàn cuối năm trong phân xưởng xe tăng đã đạt 92%. Các cộng sự với nhà máy Ural cùng với các công nhân đã hoàn thiện và phát triển các quá trình chế tạo công nghệ hàn cao và tuyến hàn – lắp ráp – dây chuyền sản xuất các bộ phận T-72. Các công nghệ và trang bị dành cho hàn các mối hàn ngắn trong thân xe tăng. Xưởng nối tiếp xưởng, việc sản xuất xe tăng đã được chuyển thành khối các xưởng cơ khí: cuối năm 1979, đã chuyển giao và khai thác sử dụng bốn tổ máy cho tổ hợp sản xuất mới có diện tích tổng thể 159 000 m2.

Công nhận là sau khi đọc các thông tin này, có thể sẽ thấy sốc. Việc tăng cường bồi dưỡi ở Liên Xô bằng luận điểm về sự đi trước nước ngoài của ngành chế tạo xe tăng quốc gia trên thực tế không hề có. Hóa ra, rằng để nắm được toàn bộ việc sản xuất xe tăng chủ lực hiện đại trong những năm 1970 – 1980, xưởng to axe Ural có thể nhờ vào sự tiếp nhận trang thiết bị từ các nước “bị bao vây bởi chủ nghĩa tư bản đáng nguyền rủa”. Xe tăng này đã được chế tạo nhằm chống lại điều này. Trong khi Phương Tây, dường như cố tình giả bộ không nhìn thấy quá trình mài “thanh kiếm xe tăng” của Liên Xô.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 08:15:37 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140266.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140267.jpg)

Lần đầu tiên T-72 xuất hiện ở Moskva mùng 7 tháng 11 năm 1977

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140268.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140269.jpg)

Quay trở về sau cuộc duyệt binh, các xe tăng mới trở thành tâm điểm chụp ảnh của nhiều người thích kỹ thuật quân sự. Những bức ảnh này được chụp ở trên bờ trái Kropotkin (hiện nay là Prechisten) và phía trên từ cầu Krưm. Moskva mùng 7 tháng 11 năm 1977


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 08:50:14 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140270.jpg)

Trong thông tin đã được trình bày, không mong muốn việc đổ lỗi cho tập thể nhà máy toa xe Ural, trong tình trạng hiện tại, không có lỗi. Nhiệm vụ kỹ thuật về chế tạo phiên bản động cơ diesel của “T-64”, trong tình trạng bị kìm kẹp cứng nhắc, tập thể nhà máy Ural đã làm tất cả có thể. Đơn giản là tiền được phân chia cho xưởng lắp ráp xe máy vận tải ở Kharcov cho T-64 cao hơn rất nhiều và việc này được bắt đầu sớm hơn hẳn. Kết quả, tiền cho phía Ural là quá ít. Tuy nhiên, đây là vấn đề khác.

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140271.jpg)
Các thành phận bộ phận cách nhiệt trên nòng pháo

Thực tế, đồng thời với việc bắt đầu sản xuất hàng loạt xe tăng T-72 là việc thực hiện thay đổi và nâng cấp thiết kế của nó. Ví dụ như, trên các xe tăng T-72 đầu tiên lắp đèn pha hồng ngoại L-2AG “Luna-2” ở bên trái pháo chính như trên T-64. Từ năm 1975, đèn pha này được lắp bên phải pháo, trên lỗ châu mai của súng máy đồng trục. Việc chuyển vị trí của đèn hồng ngoài liên quan tới việc đảm bảo an toàn cho lái xe – kỹ thuật viên. Vấn đề ở chỗ, để đảm bảo việc ra khỏi xe của lái xe – kỹ thuật viên, tháp pháo phải quay theo cách nào đó, để pháo chính và đèn pha không nằm trên cửa ra vào của lái xe – kỹ thuật viên. Nếu đèn pha lắp bên trái pháo thì trong trạng thái hành quân, tháp pháo phải quay sang trái so với trục dọc của xe tăng từ 10 đến 12 độ. Tuy nhiên, trong vị trí này, trên cửa ra vào của lái xe – kỹ thuật viên lại bị vướng lỗ châu mai của súng máy đồng trục. Rời khỏi xe tăng, chắc chắn lái xe – kỹ thuật viên sẽ đứng trước mũi súng của mình. Trong quá trình khai thác sử dụng xe tăng T-64, tình trạng thảm kịch này đã từng xảy ra. Khi bố trí đèn pha bên phải pháo chính cho tháp pháo quay sang phải, và lái xe – kỹ thuật viên có thể bình tĩnh rời khỏi xe tăng mà không bị trúng mảnh đạn từ súng máy đồng trục.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 09:18:48 pm
Năm 1975, nòng pháo T-72 đã được trang bị vỏ cách nhiệt. Vỏ này được sử đụng để giảm sự tác động của các điều kiện thời tiết tới sự uốn cong nòng pháo trong quá trình bắn. Vỏ cách nhiệt gồm 4 khối, móc kéo, má kẹp dạng chữ U, các khung và các chi tiết ghép chặt. Trong cùng năm, các khí tài quan sát bổ sung của trưởng xe và pháo thủ đã xuất hiện. Liên quan sự bổ sung cho khí tài quan sát TKN-3 và hai khí tài TPNO-160. Trưởng xe nhận hai khí tài quan sát TNPA-65 lắp trên nóc bản lề cửa ra vào tháp chỉ huy. Trong  sự bổ sung cho khí tài quan sát TNP-165A của pháo thủ, trên nóc cửa ra vào có lắp khí tài TPNA-65.

Bắt đầu từ năm 1977, dòng T-72 được lắp tháp pháo đúc với giáp phòng ngự hỗn hợp với sự độn lõi bằng cát.

Từ tháng 1 năm 1978, trên xe tăng T-72 bắt đầu lắp thiết bị phanh. Từ mùng 1 tháng 3 cùng trong năm, các băng xích nhận các chốt làm cứng bản lề bằng xi măng.

Cùng với xe tăng T-72, từ năm 1973 đã sản xuất xe tăng chỉ huy T-72K “Ural-K”. Xe tăng này trang bị các khí tài thông tin liên lạc bổ sung: đài vô tuyến điện bước sóng ngắn R-130M được trang bị ăng ten 10 mét để hoạt động tại chỗ. Khi đó, tầm xa thông tin liên lạc tăng lên tới 300km. Ngoài ra, xe tăng được trang bị khí tài dẫn đường TNA-3 và thiết bị nạp đạn AB-1. Do việc lắp khí tài bổ sung, cơ số đạn cho pháo chính của T-72K bị giảm xuống 31 viên. Rất nhanh chóng, đã tới thời điểm để áp dụng tổ hợp lớn những thay đổi, ký hiệu để chuyển tới việc sản xuất các biến thể mới của xe tăng T-72.

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140275.jpg)

Nhìn từ phía trước xe tăng T-72 với diềm chắn hông trong vị trí chiến đấu


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 09:20:44 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140273.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140274.jpg)

Xe tăng T-72 sản xuất sau năm 1975. Trên pháo - vỏ cách nhiệt cho nòng pháo

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140277.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140278.jpg)

Các xe tăng T-72 sản xuất loạt sau (sau năm 1977) với giáp hỗn hợp của tháp pháo


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Hai, 2011, 04:56:06 pm
T-72A (“Công trình 172A”)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140280.jpg)

Dòng xe tăng T-72A. Năm 1980


Tương ứng với mệnh lệnh của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô từ 16 tháng 12 năm 1976 cho Phòng thiết kế lắp ráp xe máy Ural do V.N.Venediktov lãnh đạo giao nhiệm vụ nâng cấp xe tăng T-72 với mục tiêu tăng cường các tính năng chiến đấu và khai thác sử dụng. Công việc này đã hoàn thành bằng sự tiếp nhận vào biên chế (mệnh lệnh của Bộ trưởng quốc phòng từ 22 tháng 6 năm 1979) xe tăng T-72A. Trong cùng năm, T-72A được đưa vào sản xuất hàng loạt và kết thúc năm 1985.

Sức mạnh hỏa lực được tăng cường bằng việc lắp pháo mới 2A46, khác với pháo D-81TM ở khả năng bắn chính xác và tuổi thọ nòng pháo cao hơn. Trong hệ thống hãm, sự giật được áp dụng bằng máy bù trừ số lượng chất lỏng, cho phép tăng cường sự cân bằng giật và giảm độ giật khi viên đạn bay ra khỏi nòng pháo. Cơ số đạn tăng lên 44 viên, trong khi thể tích băng truyền quay của hệ thống nạp đạn tự động vẫn được giữ nguyên.

Sự tăng cường sức mạnh hỏa lực của xe tăng còn theo hướng lắp các thước ngắm mới. Trên T-72A lắp khí tài thước ngắm – đo xa bằng lazer TPD-K1 (hoặc theo các tài liệu khác – lượng tử). Sau đó, quá trình đo tầm xa bởi pháo thủ được tính bằng giây, còn sai số tổng thể từ -10 đến 10 mét không phụ thuộc vào khoảng cách tới mục tiêu. Trên loạt T-72A đầu tiên lắp các tháp pháo cũ – lượng sản phẩm dự trữ từ T-72. Trên các tháp pháo đó còn giữ lại đầu bảo vệ ống cơ sở cũng thước ngắm – máy đo xa. Bên trái – sử dụng cho việc lắp máy đo xa – laze, bên phải, do không cần thiết, được đóng bởi nắp bọc thép. Thay cho thước ngắm bắn đêm chủ động là thước ngắm thụ - chủ động TPN-3-49. Tầm bắn đêm với thước ngắm này và đèn chiếu hồng ngoại L-4 “Luna-4” tăng lên đến 1300 mét. Trong chế độ thụ động là 500 mét.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Hai, 2011, 04:58:38 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140279.jpg)

Tháp pháo xe tăng T-72A

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140284.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140285.jpg)

Hình dáng ở chỗ ngồi của pháo thủ qua cửa nhìn từ cửa ra vào. Có thể thấy rõ nắp chụp và thị kính của thước ngắm - máy đo xa TPD-K1


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Hai, 2011, 05:16:11 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140283.jpg)

Buồng chiến đấu (vị trí của pháo thủ)

1 – Đồng hồ báo số lượng phát bắn; 2 – Quạt; 3 – Bộ hãm tháp pháo; 4 – Khí tài hội thoại tăng TPU A-2; 5 – Bảng phân phối bên trái; 6 – Thước ngắm bắn đêm TPN-1-49-23 (sau đó là TPN-3-49); 7- Khí tài quan sát của pháo thủ TPN-165A; 8 – Vách ngăn cách của pháo chính; 9 – Thước ngắm – máy đo xa TPD-K1; 10 – Cơ cấu nâng pháo chính; 11 – Tay quay cửa ra từ bánh răng trục vít của cơ cấu nâng nòng pháo; 12 – Ghế ngồi; 13 – Áp (lực) kế; 14 – Cơ cấu quay tháp pháo bằng tay; 15 – Van hệ thống làm sạch bằng thủy khí; 16 – Đồng hồ phương vị


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Hai, 2011, 05:59:10 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140286.jpg)

Bản vẽ T-72A

Khả năng phòng thủ của xe tăng được tăng cường một cách đáng kể. Việc này đạt được nhờ sự tăng cường độ dày các chi tiết giáp, đặc biệt là giáp đầu xe, cũng như sự tiếp nhận giáp hỗn hợp và với việc độn thêm các vật liệu phi kim mới. Do sự tăng lên rõ rệt của gò đầu tháp pháo T-72, nên trong quân đội Mỹ, mặc dù không phổ biến, nó được gọi bằng tên lóng không chính thức là “Dolli Parton”. Theo quan sát, các gò này gợi cho các nhà quân sự bên kia đại dương về tượng bán thân của các nữ diễn viên Mỹ.

Thay cho bốn tấm lá chắn gấp mở chống đạn lõm mỗi bên thành xe, trên T-72A lắp diềm chắn dày bằng vải cao su. Khả năng phòng thủ của xe tăng được tăng cường đồng thời với sự lắp ở đằng trước tháp pháo 12 thiết bị phóng của hệ thống bắn lựu đạn khói 902A “Tucha” và sử dụng hệ thống bảo vệ bom napal “Soda”.

Trên T-72A lắp động cơ nâng cấp B-46-6 và có một vài thay đổi ở bộ phận chuyển động. Chi tiết, số lượng mắt xích trong băng xích được tăng lên 97, các bánh dẫn hướng được đúc liền thay cho hàn, giảm khối lượng và tăng lên 285mm khoảng chạy cơ học của các bánh chịu nặng, áp dụng hệ thống tín hiệu đi đường. Lái xe – kỹ thuật viên nhận được khí tài nhìn đêm chủ - thụ động TVNE-4B.

Trong quá trình sản xuất hàng loạt xe tăng T-72A tiếp tục được nâng cấp. Như vào năm 1980, đã tăng cường giáp mũi xe bằng cách hàn tấm thép dày 30mm và phân bố lại độ dày giáp hỗn hợp: 60 + 100 + 50 thay cho 80 + 105 + 20mm. Trong cùng năm, đã áp dụng các trục xoắn với cấp độ sức căng hoạt động được tăng cường.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Hai, 2011, 06:03:24 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140288.jpg)

Thước ngắm - máy đo xa TPD-K1

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140289.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140291.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140290.jpg)

Xe tăng T-72A. Sự chú ý tập trung vào diềm chắn vải cao su dày và các súng phóng lự đạn khói hệ thống "Tucha"


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Hai, 2011, 07:52:18 pm
Năm 1981, trên xe tăng T-72A bắt đầu lắp pháo chính 125mm 2A46M. Sự khác biệt trong cấu trúc của pháo là sự liên kết ống nòng pháo với bộ phận nạp đạn có sự hỗ trợ của các khí tài tháo lắp cục bộ nhanh chóng, cho phép thay mới ống nòng pháo trong điều kiện chiến trường mà không cần phải tháo pháo khỏi tháp pháo. Để thực hiện thao tác này cần 2 tiếng. Khóa nòng được lắp cơ cấu đảm bảo việc mở giảm gấp đôi khối lượng công việc, giảm còn 25kg thay cho 75kg. Để tăng độ chính xác khi bắn, các trục của hai bộ hãm giật được cố định đối xứng cân đối so với trục kênh nòng pháo ở các góc bên phải và trái của bộ phận sau pháo. Thiết kế của các khí tài chống giật đảm bảo sự giật ít ở thời điểm viên đạn rời khỏi nòng pháo và sự giật trở về vị trí cũ êm, đồng thời giảm khả năng làm hỏng sự hiệu chỉnh thước ngắm. Pháp 2A46M có sự bố trí bán tự động trên và khí tài kiểm tra ngầm số lượng chất lỏng trong bộ hãm giật và giật ngược, cho phép thực hiện sự kiểm tra chúng mà không phải thực hiện việc giật nhân tạo. Để hiệu chỉnh tuyến 0 của thước ngắm mà thành viên kíp xe không phải ra khỏi tăng, xe trang bị khí tài kiểm tra hiệu chỉnh chìm.

Từ năm 1982, T-72A bắt đầu được lắp tổ hợp thước ngắm 1A40, gồm có thước ngắm – máy đo xa laze TPD-K1, thiết bị vạch góc ngắm đón hai bên với khối chỉ thị và hiệu chỉnh đạn đạo.

Năm 1984, trên các xe tăng bắt đầu lắp hệ thống cân bằng pháo – tăng 2E42-2 với thiết bị dẫn động điện cơ trong góc hướng và điện thủy lực – góc tầm. Trong cùng năm, các T-72A xuất hiện động cơ V-84 công suất 840 sức ngựa. Năm 1985 bắt đầu sản xuất các xe tăng với mày làm sạch không khí và hệ thống sưởi nóng không khí vào (PVV).

Trong quá trình tiến hành các công việc theo quy trình và sửa chữa triệt để (đại tu) từ năm 1985 trên các xe tăng T-72A lắp màn chắn phản ứng nổ gồm 227 phần tử (61 – trên thân xe, 70 trên tháp pháo, 96 – bên thành xe). Các xe tăng đã qua sự hiện đại hóa này nhận tên gọi T-72AB.

Song song với xe tăng T-72A, phiên bản tăng chỉ huy T-72AK cũng được chế tạo. Nó khác với các T-72A trong dòng ở sự xuất hiện các khí tài thông tin liên lạc bổ sung, khí tài dẫn đường tăng, khí tài đảm bảo công việc của chúng và cơ số đạn pháo giảm xuống còn 36 viên.

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140287.jpg)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Hai, 2011, 07:57:53 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140292.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140293.jpg)

Bên trái pháo lắp 7 thiết bị phóng lựu đạn khói "Tucha"

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140294.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140295.jpg)

Bên phải tháp pháo. Ở đây lắp 5 thiết bị phóng lựu đạn khói "Tucha"


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Hai, 2011, 07:59:21 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140296.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140297.jpg)

Lá chắn bảo vệ, được lắp trên cửa ra vào của trưởng xe để bảo vệ trưởng xe khỏi bùn và bụi


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Mười Hai, 2011, 07:38:40 pm
T-72B (“Công trình 184”)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140298.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140299.jpg)

Các xe tăng T-72B-1 đi qua Quảng trường Đỏ. Moskva, mùng 7 tháng 11 năm 1986


Tương ứng với mệnh lệnh của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô từ mùng 5 tháng 7 năm 1981 trong khuôn khổ các công việc thiết kế - thí nghiệm “Hiện đại hóa T-72A”, ở xưởng lắp ráp xe máy Ural đã phát triển bản vẽ kỹ thuật dự kiến áp dụng các cấp độ nâng cấp khác nhau cho T-72A. Trong quá trình thiết kế sản phẩm, nhận số hiệu “công trình 184” đã chế tạo sáu phiên bản tháp pháo khác nhau ở cấp độ bọc thép, thành phần hệ thống điều khiển hỏa lực và tổ hợp trang bị.

Sau khi tiến hành các thí nghiệm mọi mặt đối với các mẫu thí nghiệm, theo mệnh lệnh của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô từ ngày 27 tháng 10 năm 1984, xe tăng “công trình 184” đã được tiếp nhận vào trang bị Quân đội Liên Xô dưới tên gọi T-72B. Mệnh lệnh tương ứng của Bộ trưởng Quốc phòng đã được ban hành ngày 23 tháng 1 năm 1985.

Trong thiết kế của T-72B, những thành quả cuối cùng của ngành công nghiệp quốc phòng
Liên Xô trong những năm đó – tổ hợp giáp phản ứng nổ (KDZ) và tổ hợp điều khiển hỏa lực (KUV). Tổ hợp giáp phản ứng nổ “Kontakt” gồm 227 khối được bố trí có một vài sự khác biệt so với xe tăng T-72A. Việc này liên quan đến hình dáng mới của đầu tháp pháo. Do sự tăng cường thêm ở hai bên má tháp pháo, người Mỹ gọi T-72B là “Super Dolli Parton”. Chi tiết giáp trước đầu thân được tăng thêm tấm thép 20mm. Trên T-72B, sự phòng thủ chống phóng xạ được tăng lên cấp độ mới một cách đáng kể, chủ yếu do kết quả tiếp nhận cả ở trên và dưới tháp pháo hệ thống bảo vệ tập thể và cục bộ các thành viên trong kíp xe. Sự sống còn của xe tăng trên chiến trường được tăng cường nhờ sự tiếp nhận hệ thống 902A “Tucha” để bắn lựu đạn khói, hệ thống phòng thủ bom cháy “Soda” và trang bị chữa cháy hoạt tính cao 3 ETs 13 “Nney”.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Mười Hai, 2011, 08:13:18 pm
Hỏa lực của xe tăng tăng lên đáng kể nhờ việc lắp pháo 2A54M đã được cải tiến và tổ hợp điều khiển hỏa lực 9K120 “Sivir”. Tổ hợp nay đảm bảo việc dẫn bắn tên lửa chống tăng điều khiển qua nòng pháo vào ban ngày tại chỗ hoặc dừng ngắn. Tầm bắn tối đa của tên lửa điều khiển theo tia laze điều biến với xác suất trúng mục tiêu dạng “xe tăng” không dưới 0,8 ở tầm xa 4000 mét. Trong cơ số đạn có 45 viên, 22 trong số đó bố trí trên băng truyền quay của hệ thống nạp đạn tự động, số đạn còn lại – trên giá đỡ đạn của thân xe và tháp pháo.

Trong thành phần hệ thống điều khiển hỏa lực có tổ hợp thước ngắm 1A40-1 trên cơ sở thước ngắm – máy đo xa laze TPD-K1, sử dụng trên xe tăng T-72. Trong tổ hợp bao gồm máy hiệu chỉnh đường đạn – tự động tính toán nhiệt độ liều phóng và không khí, áp suất khí quyển, tốc độ góc của mục tiêu, tốc độ di chuyển của xe tăng và các điều kiện bắn khác… Có nghĩa là tăng cường một cách đáng kể xác suất bắn trúng mục tiêu ngay từ viên đạn đầu tiên. Cùng với đó, máy hiệu chỉnh đường đạn không tính toán toàn bộ những sự thay đổi điều kiện bắn như diễn ra khi xuất hiện trên xe tăng hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hóa với máy tính toán đạn đạo, bởi vì việc chỉ tính toán sự hiệu chỉnh tổng được thực hiện bằng tay trước khi bắn. Sự hiệu chỉnh tổng được tính toán theo toán đồ cố định trên bộ phận sau pháo chính gần trưởng xe.

Trong quá trình hiện đại hóa, khối lượng chiến đấu của xe tăng nâng lên 44,5 tấn. Để duy trì khả năng cơ động của xe tăng khi đã bị tăng lên 3 tấn, trên xe lắp động cơ dizel cao tốc bốn thì đa nhiên liệu làm mát bằng chất lỏng V-84-1 công suất 840 sức ngựa.

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140301.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140302.jpg)

Hình dáng phía trên T-72B-1, có thể nhìn thấy rõ tấm giáp bảo vệ bổ sung được hàn vào giáp đầu thân và chống phóng xạ dưới tháp pháo trên tháp pháo.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Mười Hai, 2011, 08:29:46 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/t_72b_belarus_01.jpg)

T-72B trong quân đội Belorus


T-72B tiếp nhận các khí tài liên lạc vô tuyến điện mới trong tổ hợp “Abzats”. Nó bao gồm đài vô tuyến cao tần R-173, đài vô tuyến nhận R-173P, khối lọc ăng ten và máy khuyếch đại micro. Đài vô tuyến điện đảm bảo tầm xa thông tin liên lạc trên 20km.

Bộ phận xe tăng T-72B được sản xuất không có các phần tử thuộc tổ hợp điều khiển hỏa lực có tên gọi T-72B-1.

Để phòng thủ chủ động không chỉ với đạn xuyên lõm mà với cả đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng, từ năm 1988, trên T-72B đã có giáp bảo vệ lắp chìm, các phần tử nằm trên giáp xe tăng. Dòng xe tăng này gọi là T-72BM.

Song song với T-72B, phiên bản xe tăng chỉ huy T-72BK cũng được sản xuất. Cũng như các biến thể T-72 khác trong dòng xe tăng chỉ huy, T-72BK trang bị đài vô tuyến điện bước sóng ngắn R-130, khí tài dẫn đường TNA-4 và tổ hợp nguồn năng lượng tự động


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Mười Hai, 2011, 08:33:24 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140303.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140304.jpg)

Trên T-72B, khối súng phóng lựu đạn khói bố trí trên thành bên trái xe tăng, còn số lượng của chúng giảm xuống còn 7. Đáng chú ý ở các móc cố định giáp phản ứng nổ. Đã xuất hiện thước ngắm ban đêm TPN-3-49. Đây là xe tăng T-72B-1


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Mười Hai, 2011, 08:36:05 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140305.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140306.jpg)

Xe tăng T-72B trang bị giáp phản ứng nổ "Kontakt". Bên phải, cao hơn cửa sổ của tổ hợp thước ngắm 1A40-1 có thể nhìn thấy rõ cửa số mở của thước ngắm - khí tài dẫn bắn 1K13 trong tổ hợp điều khiển vũ khí


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Mười Hai, 2011, 08:37:45 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140311.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140312.jpg)

Bản vẽ T-72B


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Mười Hai, 2011, 03:47:27 pm
T-90 (“Công trình 188”)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140309.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140310.jpg)

Xe tăng T-72BM với giáp phản ứng nổ lắp chìm. Năm 1989

Điểm yếu cơ bản của T-72BM theo so sánh với các dòng xe tăng khác của Liên Xô và nước ngoài sản xuất trong thời điểm đó là không có hệ thống điều khiển hỏa lực tự động. Trong sự liên quan tới vấn đề này, đã tiếp nhận quyết định tiến hành nâng cấp sâu rộng T-72. Công việc này diễn ra trong khuôn khổ chương trình “Hiện đại hóa T-72B”, được quyết định bằng mệnh lệnh của Hội đồng bộ trưởng Liên Xô từ ngày 19 tháng 6 năm 1986. Ban đầu, sự thiết kế diễn ra dưới sự chỉ đạo của V.N.Veneliktov, còn sau khi ông nghỉ hưu năm 1987 – dưới sự lãnh đạo của tổng công trình sư mới: V.I.Potkin.

Khi thiết kế xe tăng mới, nhận tên gọi “công trình 188”, điểm tựa chính được nhắm đến là tăng cường hiệu quả chiến đấu với mục tiêu đạt đến cấp độ của T-80U. Xe tăng “công trình 188” sẽ mượn tổ hợp điều khiển vũ khí 1A45 “Irtưsh”* – sau khi hoàn thiện để tương thích với hệ thống nạp đạn tự động do Hạ Tagil sản xuất nhận tên gọi 1A45T. Tháng 1 năm 1989, bốn xe tăng thí nghiệm “công trình 188” đã được mang đến các thí nghiệm cấp Nhà nước, trong nửa năm, các xe tăng đã chạy tới các khu vực Mosva, Kemerov và Dzhambul, đồng thời trên bãi tập của xưởng to axe Ural. Xe tăng được thí nghiệm trong các tình trạng giới hạn, trải qua 14 000km, thì toàn bộ chu trình trung tu cho đến đại tu thực tế không có sự đứt vỡ và hỏng hóc. Ngày 27 tháng 3 năm 1991, bằng quyết định đồng thời của Bộ trưởng Quốc phòng và Công nghiệp Quốc phòng, xe tăng được giới thiệu tiếp nhận vào trang bị dưới số hiệu T-72BU. Trong các tài liệu, nó được biết đến là T-72B hiện đại hóa. Tuy nhiên, xe tăng đã không kịp đưa vào trang bị quân đội Liên Xô: Liên bang Xô Viết và Quân đội Liên Xô đã không còn tồn tại. Cùng thời gian này, dựa vào sự tính toán kinh nghiệm trong chiến dịch “Bão táp sa mạc”, ở xưởng lắp ráp xe máy Ural đã quyết định nâng cấp xe tăng bằng cách lắp tổ hợp áp chế quang điện TShU-1 “Shtora”. Kết quả là một lần nữa, các thí nghiệm được bắt đầu. Mặc dù vậy, ngày 30 tháng 9 năm 1992, các phân xưởng của xưởng toa xe Ural đã loại bỏ loạt xe “công trình 188” đầu tiên đã được lắp ráp. Còn mùng 5 tháng 10 năm 1992, theo mệnh lệnh của Chính phủ Liên bang Nga, xe tăng được tiếp nhận vào trang bị dưới tên gọi T-90. Một tháng sau đó, xe tăng bắt đầu được sản xuất hàng loạt.

*T-80U (“Công trình 219AS”)

Từ năm 1985 được lắp tổ hợp điều khiển vũ khí 9K119 “Refleks” tổ hợp điều khiển pháo 1A45 “Irtưsh” (thước ngắm – máy do xa lazer 1G46, máy tính toán đường đạn điện tử, bộ phận cân bằng pháo – tăng 2E42, tổ hợp thước ngắm – dẫn đường TPN-4S, thước ngắm ban đêm hỗn hợp TPN-4 “Buran-PA”), pháo chính 2A46M-1, hệ thống bắn lựu đạn khói 902B “Tucha”, hệ thống chữa cháy 3ETs13 “Iney”, giáp phản ứng nổ mới lắp chìm. Từ năm 1990 lắp động cơ tuabin khí GTD-1250 (1250 sức ngựa) và tổ hợp điều khiển vũ khí 9K119M “Invar”.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Mười Hai, 2011, 03:49:33 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140307.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140308.jpg)

Tổ hợp thước ngắm 1A40

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140313.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140314.jpg)

Xe tăng T-72BM. Nóc cửa số vỏ bọc bảo vệ thước ngắm - máy đo xa dẫn bắn 1K13 trong trạng thái chiến đấu - được mở


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Mười Hai, 2011, 05:43:14 pm
Thân xe tăng T-90 theo cấu trúc đồng dạng với T-72B. Nó được hàn với đáy dập. Bộ phận trên – nhiều lớp với giáp phản ứng nổ lắp chìm. Tháp pháo – đúc, còn bộ phận đầu nghiêng 35 độ về hai bên trái phải so với trục dọc xe tăng và lắp giáp hỗn hợp. Đầu và nóc tháp pháo đồng thời được lắp giáp phản ứng nổ. Toàn bộ phần đầu xe được lắp 7 khối và một thùng giáp phản ứng nổ, thêm 20 khối lắp trên nóc tháp pháo. Các khối giáp hình chữ nhật bằng thép với các phần tử giáp phản ứng nổ lắp chìm được lắp trên các diềm chắn vải cao su.

Giáp phản ứng nổ lắp chìm đảm bảo tăng cường đáng kể khả năng chống đạn xuyên của xe tăng. Nó che phủ hơn 50% bề mặt ngoài các bộ phận đầu, thành, nóc xe và đảm bảo giảm khả năng xuyên giáp của đạn xuyên lõm tới 50 – 60%, còn đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng – 20%.

Với mục đích phòng thủ chống phóng xạ cho các thành viên trong kíp xe, thân và tháp pháo xe tăng trong khu vực mà xe hoạt động được che phủ màn chắn từ polime giữ hidro với sự bổ sung liti, bo và chì. Vị trí của lái xe – kỹ thuật viên được phủ bổ sụng một màn chắn cũng từ các vật liệu trên.

Vũ khí chính của xe tăng là pháo nòng trơn 125mm 2A46M-4. Cùng pháo là súng máy đồng trục 7,62mm PKT (hoặc PKTM). Trên tháp chỉ huy lắp khí tài bảo vệ súng máy với sự điều khiển điện cơ từ xa. Trên đó tiếp nhận súng máy 12,7mm NSVT-12,7 hoặc 6P49 KORD. Cơ số đạn pháo của T-90 gồm 42 viên, 2000 đạn súng đồng trục và 300 đạn súng máy phòng không.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Mười Hai, 2011, 05:50:57 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140315.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140316.jpg)

Hình dạng nóc tháp pháo nhìn từ trên xuống. Có thể nhìn thấy rõ hình dáng và các thiết bị cố định các phần tử tổ hợp giáp phản ứng nổ và nắp che trên, lắp trên nóc cửa để đẩy vỏ đạn


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Mười Hai, 2011, 06:24:39 pm
Việc lắp tổ hợp điều khiển hỏa lực 1A45T “Irtưsh” đảm bảo cho pháo thủ dẫn bắn một cách hiệu quả hỏa lực được hiệu chỉnh cả ban ngày lẫn ban đêm khi xe đứng tại chỗ hoặc đang di chuyển từ pháo chính và súng máy đồng trục, còn cùng với khí tài điều khiển vũ khí – bắn tên lửa chống tăng điều khiển. Trong thành phần tổ hợp 1A45T gồm: tổ hợp thước ngắm đêm T01-K01 với thước ngắm ban đêm TPN4-49 “Buran PA” hoặc tổ hợp vô tuyến T01-P02T “Avaga-2”; tổ hợp thước ngắm – quan sát cho trưởng xe PNK-4S. Theo thứ tự, hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hóa 1A42 gồm có máy cân bằng vũ khí 2E42-4 “Zhasmin” và tổ hợp thước ngắm ban ngày tính toán thông tin 1A43, gồm có máy đó xa – thước ngắm/ khí tài quan sát bằng tia laze 1G46, máy tính toán đường đạn 1V528-1, khối chuyển mạch và tổ hợp máy cảm biến tự động các điều kiện bắn (độ nghiêng trục pháo, gió, tốc độ xe tăng và góc vòng tương đối của mục tiêu). Tổ hợp thước ngắm tự động tính toán và tiến hành hiệu chỉnh đo tầm xa tới mục tiêu, các góc ngắm đón với tốc độ bên của gió, góc nghiêng trục pháo, nhiệt độ đạn và không khí, độ ăn mòn kênh nòng pháo và kiểu đạn.

Trên xe tăng T-90 lắp tổ hợp điều khiển vũ khí (KUV) 9K119 “Refleks” tương tự với tổ hợp tiếp nhận trên T-80U. Tổ hợp điều khiển vũ khí “Refleks” có hệ thống điều khiển bán tự động với sự tìm phương vô tuyến của tên lửa trong tia laze. Tổ hợp 9K119 đảm bảo bắn mục tiêu đứng yên và di chuyển với tốc độ 70km/h trên các cự ly từ 100 đến 5000 mét khi tốc độ xe tăng là 30km/h. Đây là ưu điểm khác biệt so với tổ hợp điều khiển vũ khí 9K120 lắp trên T-72 – chỉ có thể bắn bằng tên lửa tại vị trí cố định hoặc dừng ngắn.

Phát bắn ZUBK20 trong tổ hợp “Refleks” gồm tên lửa điều khiển 9M119M và thuốc phóng. Tên lửa 9M119 gồm buồng điều khiển, động cơ chính, bộ phận chiến đấu, buồng đuôi và vỏ. Khí tài được bố trí trong buồng điều khiển tạo thành các tín hiệu điện, truyền tới may thi của hệ thống đo tọa độ được kết nối với xe tăng, tới hệ thống thừa hành và thay đổi các tín hiệu này trong sự di chuyển cơ học của tấm (cánh) lái. Các cánh lái mở ra tự động sau khi tên lửa rời khỏi nòng pháo.

Trên T-90 lắp tổ hợp áp chế quang điện TShU-1 “Shtora-1”. Tổ hợp này giảm 3 – 4 lần xác suất bắn trúng xe tăng của tên lửa chống tăng điều khiển với hệ thống dẫn bắn bán tự động, đồng thời tạo thành các dải nhiễu cho hệ thống điều khiển vũ khí của đối phương với sự chỉ thị mục tiêu bằng tia laze và máy đo xa laze. Tổ hợp gồm có đài áp chế quang điện (SOEP), hệ thống bắn tạo màn (CPZ) và hệ thống điều khiển. Đài áp chế quang điện gồm có hai máy chiếu OTShU-1-7, lắp đằng trước tháp pháo và bức xạ tín hiệu hồng ngoại bị mã hóa – cản trở sự dẫn bắn chính xác tên lửa chống tăng điều khiển của đối phương. Hệ thống tạo màn ghi nhận sự chiếu tia laze của đối phương vào xe tăng, xác định phương hướng tới nguồn chiếu, lựa chọn một trong số 12 súng phóng lựu lắp trên xe tăng để bắn các màn khí dung, cung cấp tín hiệu điện tử, góc tỷ lệ, cần thiết để quay tháp pháo với các súng phóng lựu và lựa chọn lệnh bắn lựu đạn để tạo thành màn khí dung trên tầm xa 55 mét trước xe tăng. Bằng cách này, đảm bảo khả năng phòng thủ của xe tăng khỏi các loại đạn chống tăng dẫn bắn bằng tia laze của đối phương.

Trong hệ thống tạo màn tiếp nhận các thiết bị phóng của hệ thống 902B “Tucha”, từ đó có thể bắn không chỉ lựu đạn khí dung 3D17 mà còn lựu đạn khói 3D6.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Mười Hai, 2011, 06:26:46 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140317.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140318.jpg)

Xe tăng thí nghiệm "công trình 188" trong thời gian thí nghiệm ở khu vực thành phố Dogorobuzh, tỉnh Smolensk, năm 1989

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140319.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140320.jpg)

Xe tăng T-90 trên bãi tập ở Kubinka. Trên thành xe tăng lắp 4 khối giáp phản ứng nổ


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Mười Hai, 2011, 06:39:09 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140323.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140324.jpg)

Tháp pháo T-90. Trên nòng pháo lắp đầu thu phát hiện sự bức xạ bằng tia laze, còn bên phải pháo - đèn chiều bên phải của hệ thống áp chế quang điện "Shtora-1"

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140325.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140326.jpg)

Trong ảnh nhìn thấy rõ sự lắp các khối giáp phản ứng nổ trên tháp pháo và góc nghiêng của các súng phóng lựu đạn khói


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Mười Hai, 2011, 06:49:28 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140321.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140322.jpg)

Loạt xe tăng T-90 trong thời gian trưng bày cấp Nhà nước. Kubinka, 31 tháng 8 năm 1995


Trên xe tăng T-90, cũng như T-72 trang bị hệ thống chống bom cháy “Soda”, hệ thống chữa cháy 3ETs13-1 “Iney” – trang bị tự dập tắt đám cháy lắp chìm.

Trên T-90 lắp động cơ diesel làm mát bằng chất lỏng dạng chữ V V-84MS, công suất 840 sức ngựa, 2000 vòng quay/phút. Trên các xe tăng sản xuất sau cùng lắp động cơ V-92S2 công suất 1000 sức ngựa, 2000 vòng quay/phút. Động cơ này được chế tạo ở Phòng thiết kế “Xưởng máy kéo Chelyabinsk” với 76,4% sự đồng nhất hóa với động cơ V-46-6 và V-84MS.

Bộ phận truyền động lực và bộ phận chuyển động được giữ lại hầu như không thay đổi so với T-72B. Các bánh chịu nặng của T-90 rộng hơn 10mm so với xe tăng tiền nhiệm (T-72B).

Sự di chuyển của xe tăng ban đêm được đảm bảo bằng việc lắp khí tàu nhìn đêm TVN-5 cho lái xe – kỹ thuật viên.

Trên xe tăng lắp đài vô tuyến điện cao tần R-163-50U và đài vô tuyến điện cao tần R-163-UP. Việc thông tin liên lạc nội bộ giữa các thành viên trong kíp xe và với lính đổ bộ được đảm bảo bằng khí tài thông tin liên lạc nội bộ và chuyển mạch R-174.

Trên cơ sở giao nhiệm vụ của Ủy ban công nghiệp quốc phòng Quốc gia Liên Xô từ mùng 4 tháng 4 năm 1991 tới Phòng thiết kế “xưởng toa xe Ural” đã bắt đầu thiết kế phiên bản xe tăng chỉ huy T-90, nhận tên gọi thí nghiệm “công trình 188K”.

Xe tăng này được trang bị đài vô tuyến bố sung R-163-50K, thiết bị dẫn đường xe tăng TNA-4-3 và tổ hợp nguồn năng lượng tự động AB-1-P28.

Sau khi hoàn thành các thí nghiệm trên cơ sở mệnh lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng mùng 3 tháng 6 năm 1995, “công trình 188K” đã được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang Nga dưới tên gọi T-90K


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Mười Hai, 2011, 07:03:00 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140330.jpg)

Động cơ V-84MS

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140327.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140328.jpg)

Đạn tên lửa chống tăng điều khiển 9M119 (mặt cắt đạn huấn luyện)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Mười Hai, 2011, 07:06:20 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140329.jpg)

Phát bắn ZUBK-14 và tên lửa chống tăng điều khiển 9M119

1 - Máy tọa độ con quay; 2 - Cánh lái dẫn động; 3 - Động cơ chính; 4 - Bộ phận chiến đấu; 5 - Máy thu bực xạ; 6 - Thiết bị thuốc phóng 9Kh949


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Mười Hai, 2011, 08:15:06 pm
Các mẫu xe thí nghiệm

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140339.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140340.jpg)

Mẫu xe tăng thí nghiệm "công trình 172-2M"


Câu chuyện về sản xuất và hiện đại hóa T-72  sẽ không đầy đủ nếu không nhắc đến hàng loạt các công việc thí nghiệm đã kết thúc mà không đưa đến việc chế tạo hàng loạt mẫu xe biến thể. Trong đó, đầu tiên cần nhắc đến là những công việc thiết kế - thí nghiệm diễn ra từ năm 1971 đến năm 1974 nhận mã số “Buibol”. Chúng đã kết thúc trong việc thiết kế, chế tạo và các thí nghiệm hiện đại hóa xe tăng mang tên gọi “công trình 172-2M”. Trên các xe tăng này đã thực hiện hàng loạt các phương pháp nhằm nâng cao cấp độ phòng thủ trước các vũ khí chống tăng, tăng cường cơ số đạn, nâng cấp lò xo, điều khiển hỏa lực và nâng cao độ chính xác khi bắn. Việc này dẫn tới sự tăng khối lượng đáng kể của xe tăng. Với mục tiêu duy trì các tính chất động lực học trên “công trình 172-2M” đã lắp động cơ V-46F được tăng cường lên 840 sức ngựa.

Để kiểm tra và xác nhận các hướng hiện đại hóa chính trong sản xuất thí nghiệm, Phòng thiết kế đã lựa chọn tập trung vào bốn mẫu xe thí nghiệm mà trong thời kỳ từ tháng 6 năm 1972 đến tháng 6 năm 1974 đã trải qua các thí nghiệm cấp xưởng trong các điều kiện đường xá và nhiệt độ khác nhau. Trong quá trình thí nghiệm, các xe tăng đã đi qua 15 000km và trong các điều kiện hoạt động khác nhau. Nhiều giải pháp về cấu trúc và bố cục đã được áp dụng trên “công trình 172-2M” sau đó đã được áp dụng trên các xe sản xuất hàng loạt.

Thực tế, toàn bộ thời kỳ sản xuất số lượng lớn của T-72, sự chú ý lớn tập trung vào nâng cấp tổ hợp động lực của xe tăng. Trong thời gian 1974 – 1985 ở Phòng thiết kế đã thiết kế một số phiên bản và lắp cho xe tăng T-72 các động cơ khác nhau. Trong đó, đầu tiên là KD-45 và V-76. Ngoài ra, trên xe tăng T-72 cũng đã thí nghiệm động cơ KD-34 với tuabin tăng áp công suất 1000 sức ngựa do xưởng mô tô Barnaul chế tạo.

Từ tháng 10 năm 1976 đến tháng 7 năm 1977, xưởng toa xe Ural đã tiến hành các công việc  thiết kế - thí nghiệm trên xe tăng T-72 tổ hợp điều khiển vũ khí 9K112 “Cobra”. Kết quả là “công trình 179” thí nghiệm với tổ hợp này đã được chế tạo.

Đồng thời với các công việc hiện đại hóa xe tăng cho quân đội Liên Xô, ở xưởng toa xe Ural đã chế tạo và nâng cấp một số phiên bản của T-72 dành cho xuất khẩu.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Mười Hai, 2011, 08:19:06 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140335.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140336.jpg)

Xe tăng T-90S trong triển lãm vũ khí kỹ thuật quân sự "Omsk-99". Trên xe tăng này lắp tháp pháo hàn và động cơ B-92S2

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140337.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140338.jpg)

T-90S trong triển lãm ở Hạ Tagil năm 2000


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Mười Hai, 2011, 08:36:08 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140344.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140345.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140346.jpg)

Mặt cắt ngang và dọc T-72 được công bố trên tạp chí “Người cầm cờ” số 5 trong năm 1981

1 – Đèn pha FG-125 khí tài nhìn đêm của lái xe – kỹ thuật viên; 2 – Tay lái quay xe; 3 – Khí tài hệ thống bảo vệ tăng khỏi vũ khí hủy diệt hàng loạt; 4 – Tay lái chuyển truyền động; 5 – Cơ cấu nâng pháo chính; 6 – Thước ngắm – máy đo xa TPD-2; 7 – Thước ngắm nhìn đêm TPN1-49-23; 8 – Đèn chiếu khí tài quan sát TKN-3; 9 – Súng máy phòng không; 10 – Khí tài nâng đạn; 11 – Ăng ten thu (đầu vào); 12 – Thùng chứa khí tài lái xe dưới nước và vải bạt khô; 13 – Động cơ; 14 – Chạc bánh răng; 15 – Thùng chứa nhiên liệu; 16 – Đạn và liều phóng trong các thùng băng truyền; 17 – Băng truyền xoay; 18 – Ghế ngồi của pháo thủ; 19 – Tổ hợp bảo vệ chống chất độc; 20 – Ghế ngồi của lái xe – kỹ thuật viên; 21 – Bộ phận dẫn động của bộ hãm khi xe di chuyển trên địa hình núi; 22 – Thùng chứa phụ tùng; 23 – Cơ cấu quay tháp pháo bằng tay; 24 – Đồng hồ phương vị; 25 – Miếng chêm khóa nòng pháo; 26 – Súng máy đồng trục PKT; 27 – Khí tài quan sát của trưởng xe; 28 – Diềm chắn hai bên hông; 29 – Hộp tiếp đạn của súng máy PKT; 30 – Đài vô tuyến điện; 31 – Cơ cấu quay tháp pháo thủy lực


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Mười Hai, 2011, 08:43:27 pm
Các thông số kỹ - chiến thuật

1. T-72

Năm tiếp nhận vào trang bị: 1973

Khối lượng chiến đấu: 41 tấn

Kíp xe: 3 người

Các kích thước, mm:

+ chiều dài với pháo hướng về phía trước: 9530

+ chiều dài thân: 6860

+ chiều rộng: 3460

+ chiều cao theo nóc tháp pháo: 2190

+ khoảng sáng cách đất: 470

Bọc thép, mm:

+ đầu thân: 550

+ đầu tháp pháo: 410

Công suất động cơ, sức ngựa: 780

Tốc độ tối đa trên đường nhựa: 60km/h

Tầm hoạt động trên đường nhựa: 700km

Công suất riêng: sức ngựa/tấn: 19

Áp lực riêng: kg lực/tấn: 0,83

Khả năng vượt chướng ngại vật:

+ khả năng leo dốc cao tối đa: 30 độ

+ hố rộng: 2,6 – 2,8 mét

+ tường cao: 0,85 mét

+ hố (nước) sâu (với khí tài lái xe dưới nước): 1,2 (5) mét.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Mười Hai, 2011, 08:44:57 pm
2. T-72A

Năm tiếp nhận vào trang bị: 1979

Khối lượng chiến đấu: 41,5 tấn

Kíp xe: 3 người

Các kích thước, mm:

+ chiều dài với pháo hướng về phía trước: 9530

+ chiều dài thân: 6860

+ chiều rộng: 3590

+ chiều cao theo nóc tháp pháo: 2190

+ khoảng sáng cách đất: 470

Bọc thép, mm:

+ đầu thân: 580

+ đầu tháp pháo: 530

Công suất động cơ, sức ngựa: 780

Tốc độ tối đa trên đường nhựa: 60km/h

Tầm hoạt động trên đường nhựa: 700km

Công suất riêng: sức ngựa/tấn: 19

Áp lực riêng: kg lực/tấn: 0,83

Khả năng vượt chướng ngại vật:

+ khả năng leo dốc cao tối đa: 30 độ

+ hố rộng: 2,6 – 2,8 mét

+ tường cao: 0,85 mét

+ hố (nước) sâu (với khí tài lái xe dưới nước): 1,2 (5) mét.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Mười Hai, 2011, 08:47:10 pm
3. T-72B

Năm tiếp nhận vào trang bị: 1984

Khối lượng chiến đấu: 44,5 tấn

Kíp xe: 3 người

Các kích thước, mm:

+ chiều dài với pháo hướng về phía trước: 9530

+ chiều dài thân: 6860

+ chiều rộng: 3580

+ chiều cao theo nóc tháp pháo: 2230

+ khoảng sáng cách đất: 490

Bọc thép, mm:

+ đầu thân:

+ đầu tháp pháo:

Công suất động cơ, sức ngựa: 840

Tốc độ tối đa trên đường nhựa: 60km/h

Tầm hoạt động trên đường nhựa: 700km

Công suất riêng: sức ngựa/tấn: 18,9

Áp lực riêng: kg lực/tấn: 0,87

Khả năng vượt chướng ngại vật:

+ khả năng leo dốc cao tối đa: 30 độ

+ hố rộng: 2,6 – 2,8 mét

+ tường cao: 0,85 mét

+ hố (nước) sâu (với khí tài lái xe dưới nước): 1,2 (5) mét.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Mười Hai, 2011, 08:48:59 pm
4. T-90

Năm tiếp nhận vào trang bị: 1993

Khối lượng chiến đấu: 46,5 tấn

Kíp xe: 3 người

Các kích thước, mm:

+ chiều dài với pháo hướng về phía trước: 9530

+ chiều dài thân: 6860

+ chiều rộng: 3780

+ chiều cao theo nóc tháp pháo: 2228

+ khoảng sáng cách đất: 467

Bọc thép, mm:

+ đầu thân:

+ đầu tháp pháo:

Công suất động cơ, sức ngựa: 1000

Tốc độ tối đa trên đường nhựa: 65km/h

Tầm hoạt động trên đường nhựa: 550km

Công suất riêng: sức ngựa/tấn: 21,5

Áp lực riêng: kg lực/tấn: 0,94

Khả năng vượt chướng ngại vật:

+ khả năng leo dốc cao tối đa: 30 độ

+ hố rộng: 2,6 – 2,8 mét

+ tường cao: 0,85 mét

+ hố (nước) sâu (với khí tài lái xe dưới nước): 1,2 (5) mét.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Mười Hai, 2011, 08:52:47 pm
Một số hình ảnh khác:

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140342.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140343.jpg)

Các xe tăng T-72B đi qua Quảng trường Đỏ. Mùng 9 tháng 5 năm 1990. Ảnh ITAR-TASS

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140347.jpg)

T-72AB thuộc sư đoàn bộ binh cơ giới số 201. Đusanbe, mùng 9 tháng 5 năm 1992. Ảnh ITAR-TASS


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Mười Hai, 2011, 08:57:26 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140348.jpg)

Xe tăng T-72M1 của quân đội Iraq bị các đơn vị lính Mỹ chiếm được đang nằm trong khu trưng bày thuộc bảo tàng quân sự trên trường bắn Aberdeen ở Mỹ.

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140349.jpg)

T-72M1 do Ấn Độ sản xuất. Trên xe lắp lưới bánh xe quét mìn dạng dao KMT-6


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Mười Hai, 2011, 09:00:17 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140350.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140351.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140352.jpg)

Các xe tăng T-72S trên đại lộ Kutuzov trước khi bắt đầu duyệt binh. Moskva mùng 9 tháng 5 năm 1995. Thiết bị có hình trục trên phần sau tháp pháo là máy cảm biến gió


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Mười Hai, 2011, 07:10:36 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140353.jpg)

Các xe tăng T-72S trong đội duyệt binh. Moskva mùng 9 tháng 5 năm 1995

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140354.jpg)

T-72M2 "Moderna" - Slovakia

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140355.jpg)
T-72M4CZ - Séc


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Mười Hai, 2011, 07:16:15 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140356.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140357.jpg)

Xe sữa chữa - cứu kéo bọc thép BREM-1 trong thời điểm ngày lễ tại Viện nghiên cứu khoa học số 38 thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga ở Kubinka năm 2001 và trên đường tới Quảng trường đỏ sáng mùng 9 tháng 5 năm 2008


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Mười Hai, 2011, 07:16:58 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140358.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140359.jpg)

Hệ thống hỏa lực hạng nặng TOS-1


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Mười Hai, 2011, 07:18:39 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140360.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140361.jpg)

Xe chiến đấu hạng nặng dành cho phân đội công kiên BMO-T


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Mười Hai, 2011, 07:20:03 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140363.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140364.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140362.jpg)
Xe đặt cầu cho tăng MTU-90


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Mười Hai, 2011, 07:55:26 pm
Xuất khẩu và dây chuyền sản xuất

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140373.jpg)

Một trong số các nước thành viên khối Hiệp ước Vác sa va được nhận xe tăng T-72 là Cộng hòa dân chủ Đức. Các xe tăng T-72 trong cuộc duyệt binh ở Berlin trong ngày lễ 30 năm thành lập Cộng hòa dân chủ Đức - mùng 7 tháng 10 năm 1979


T-72 là xe tăng duy nhất trong các thế hệ xe tăng thứ ba của Liên Xô được xuất khẩu. Trong đó, việc cung cấp cho khách hàng được bắt đầu vào thời điểm 5 năm sau khi T-72 được tiếp nhận vào trang bị Quân đội Liên Xô. Năm 1976, Chính phủ Liên Xô đã quyết định xuất khẩu T-72. Trong đó, ngoài những xe tăng được sản xuất trong các xưởng ở Liên Xô, dây chuyền sản xuất cũng được bán (hoặc chuyển giao).

Khi chế tạo các xe xuất khẩu, những sự hạn chế về tổ chức – kỹ thuật đã được áp dụng. Cụ thể, không sử dụng các chi tiết và thiết bị được sản xuất từ vật liệu chính mà từ vật liệu thay thế (phụ) được dự kiến trong các tài liệu thiết kế. Đồng thời sử dụng vật liệu với độ chênh lệch đáng kể so với các kích thước bản vẽ gốc và tiếp nhận sự kiểm soát kỹ thuật với việc thành lập bản thiết kế chênh lệch kỹ thuật. Ngoài ra, khối lượng các thí nghiệm chạy tiếp nhận – bàn giao của mỗi xe tăng được tăng lên và thắt chặt việc kiểm tra từ phía đại diện quân sự trong xưởng trên sự tuân thủ kỷ luật công nghệ.

Tổng cộng, dành cho xuất khẩu, các xe tăng T-72 được chế tạo dưới 7 biến thể với các số hiệu sau:

+ T-72 (biến thể xuất khẩu E và E-1) về cơ bản tương đồng với T-72

+ T-72M (biến thể xuất khẩu E-2, E-3 và E-4) của xe tăng T-72A (khác biệt ở giáp bảo vệ tháp pháo, sự phân bố cơ số đạn và hệ thống phòng thủ tập thể)

+ T-72M1 (biến thể xuất khẩu E-5 và E-6) – của xe tăng T-72 trong loạt sản xuất sau (khác biệt ở độ bọc thép thân xe và tháp pháo)

+ T-72S – về cơ bản tương tự như xe tăng nội địa T-72B (khác biệt ở cấp độ bọc thép và phòng thủ tập thể cùng danh mục (danh pháp) cơ số đạn.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Mười Hai, 2011, 08:21:20 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140377.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140380.jpg)

Phân đội xe tăng T-72M biên chế trong Quân đội Ba Lan


Sự sản xuất biến thể xuất khẩu đầu tiên được bắt đầu vào năm 1975. Từ mẫu xe tăng cơ sở trong trang bị của Quân đội Liên Xô, các xe chiến đầu được chuyển giao cho Ba Lan, Tiệp Khắc và Cộng hòa dân chủ Đức so với phiên bản gốc hầu như không có sự khác biệt. Những xe tăng này khi bán cho Libia, Algieri, Siry, Iraq và Ấn Độ có sự khác biệt về cấu trúc giáp đầu tháp pháo và danh mục cơ số đạn, đồng thời hệ thống phòng thủ tự động tình huống khẩn cấp cũng được đơn giản hóa.

Cuối những năm 1970, liên quan với yêu cầu tăng cao trên thị trường vũ khí quốc tế về xe tăng mới, phiên bản xuất khẩu của T-72A mang tên gọiT-72M đã được chế tạo. Và rõ rang là biến thể này đã được sản xuất ở nước ngoài với số lượng lớn theo dây chuyền sản xuất. T-72M khác T-72A ở cấp độ phòng thủ (giáp đơn khối thay cho giáp hỗn hợp) và các khí tài trong hệ thống phòng thủ tập thể.

Năm 1982, đã tiến hành hiện đại hóa cho dòng xe tăng này, trong đó, hướng cơ bản là tăng cường giáp phòng thủ. Xe tăng nhận tên gọi T-72M1 và khác biệt với T-72M ở sự tăng cường giáp bảo vệ đầu tháp pháo cùng sự suất hiện của tấm giáp bổ sung dày 16mm trên đầu thân xe.

Từ năm 1987, xưởng toa xe Ural đã bắt đầu sản xuất phiên bản xuất khẩu của T-72B – T-72S. So với phiên bản gốc, T-72S khác biệt ở một vài sự nâng cấp trong hệ thống điều khiển hỏa lực, chi tiết, là sự xuất hiện của máy cảm biến gió. Xe tăng được trang bị tổ hợp giáp phản ứng nổ, gồm 155 phần tử  trên thân xe và tháp pháo. Xe tăng T-72S trở thành xe tăng đầu tiên của Liên Xô dành cho xuất khẩu trang bị tổ hợp điều khiển vũ khí 9K120 “Svir”. T-72S có thể có hoặc không có giáp hỗn hợp bảo vệ tháp pháo.

Xe tăng T-72S đã trải qua các thí nghiệm tổng hợp nhiều năm ở Ấn Độ năm 1993 và Algieri năm 1997 và được đánh giá cao.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Mười Hai, 2011, 09:36:58 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140381.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140382.jpg)

T-72M1 trong Quân đội Phần Lan. Mùa hè năm 1986


Ngoài sự bàn giao các xe tăng được sản xuất tại các xưởng ở Liên Xô, cuối những năm 1970, Liên Xô đã bắt đầu chuyển giao và bán tài liệu kỹ thuật để sản xuất xe tăng T-72 cho nước ngoài. Từ năm 1981, đã xuất T-72, còn sau đó là T-72M và T-72M1 được thực hiện ở Tiệp Khắc. Từ năm 1982 – ở Ba Lan. Đến năm 1991, Tiệp Khắc đã sản xuất được 897 xe tăng T-72, T-72M và T-72M1 trong nước, ở Ba Lan – 757 xe tăng. Ba Lan và Tiệp Khắc đã chuyển các xe tăng này cho các nước thành viên khác trong khối Hiệp ước Vác sa va. Ví dụ như đến năm 1991, trong Quân đội quốc gia Cộng hòa dân chủ Đức đã tiếp nhận 549 xe tăng T-72, còn Hungari – 138 xe và Bungari – 334 xe. Ngoài ra, gần 1700 T-72 do Tiệp Khắc và Ba Lan sản xuất đã tới Trung và Cận Đông. Rumani cũng đã nhận được tài liệu kỹ thuật nhưng không triển khai sản xuất dòng xe tăng này. Đầu những năm 1980, dây chuyền sản xuất được bán cho Nam Tư, muộn hơn một chút sau đó - Ấn Độ. T-72 bị sao chép và sản xuất (nguyên văn: “Những kẻ ăn cắp” – “Пиратский”) ở Trung Quốc (Type 98), Iran (“Zulificar”) và Pakistan (“Al Khalid”). Sự thật, liên quan của những xe tăng này có thể nói về sự liên hệ của các giải pháp bố cục và hàng loạt các thiết bị, bộ phận của xe tăng T-72, trong đó có pháo 125mm và hệ thống nạp đạn tự động. Trong quá trình sản xuất hàng loạt, ở nhiều nước, xe tăng T-72 được nâng cấp và chuyển thành dòng xe tăng riêng. Như ở Ba Lan xuất hiện xe tăng chủ lực PT-91, Séc – T-72CZ, Slovakia – T-72M1-A và T-72M2 “Moderna”, Nam Tư – T-84. Các nước được nhắc tới ở trên cũng đã hướng các sản phẩn của mình ra thị trường quốc tế, trở thành những đối tác cạnh tranh chính thức với Nga. Ví dụ, hợp đồng mua 48 PT-91 của Malaisia được ký kết năm 1994. Việc chuyển giao phải được tiến hành từ tháng 2 năm 2004 nhưng trên thực tế việc thực hiện hợp đồng do từ phía Ba Lan, hợp đồng đã bị chậm nửa năm. Với mục đích tiếp nhận các hợp đồng nước ngoài về nâng cấp T-72, các chương trình nâng cấp đã được Ukraina giới thiệu, trong đó có T-72AG, T-72MP và T-72-130. Đơn đặt hàng với các loại xe này, sự thật là không có.

Theo tình hình đến năm 2007, xe tăng T-72 sản xuất ở Nga (Liên Xô) và nước ngoài đang có mặt trong trang bị của các quân đội Algieri (350 xe), Angola (50), Bungari (432), Hungari (238), Griza, Ấn Độ (1400), Iran (480), Yemen (60), Trung Quốc, Cô oét (150 M84), Libia (200), Malaisia, Maroc (48), Pakistan, Ba Lan (568 T-72 và 233 PT-91), Rumani (5), Slovakia (247), Slovenia (40 M84), Siry (1700), Phần Lan (63), Croatia, Séc (244 T-72CZ), Serbia (62 T-72 và 206 M84).

Trên cơ sở các xe tăng T-72 được sản xuất theo dây chuyền sản xuất của Liên Xô ở nước ngoài đã chế tạo được số lượng lớn các xe công trình, xe đặc chủng và xe chiến đấu. Liên quan đến vấn đề này là xe sửa chữa – cứu kéo bọc thép BREM WZT-3 của Ba Lan, VT-72 (Tiệp Khắc) và M84 AB1 (Nam Tư). Ngoài ra, ở Ba Lan đã sản xuất xe công trình IWT-72 và xe huẩn luyện SJ 09 để huẩn luyện lái xe – kỹ thuật viên. Ở Cộng hòa dân chủ Đức, trong quá trình đại tu T-72, một số bộ phận xe đã được trang bị lại thành xe lắp cầu BLP-72 và xe huấn luyện UK 172M. Ở Slovakia, trên cơ sở T-72 đã chế tạo lựu pháo tự hành “Zuzana”.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Mười Hai, 2011, 09:41:16 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140375.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140376.jpg)

Đoàn xe tăng T-72 thuộc Quân đội Rumani. Rumani nhận được ít T-72 nhất - 30 chiếc. Việc bắt đầu sản xuất bản nâng cấp T-72: xe tăng TR-125 đã được lên kế hoạch nhưng không được triển khai thực hiện

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140383.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140384.jpg)

Phiên bản T-72 của Nam Tư - xe tăng M84


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Mười Hai, 2011, 09:45:01 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140385.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140386.jpg)

Xe tăng chủ lực PT-91 của Ba Lan

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140387.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140389.jpg)

Phiên bản nâng cấp T-72M1 - T-72M4CZ (Séc)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Mười Hai, 2011, 06:00:55 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140394.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140395.jpg)

T-90S trong duyệt binh ở Ấn Độ

Thực tế là đồng thời với việc chế tạo T-90, ở Ural đã tiến hành chế tạo phiên bản xuất khẩu của nó là T-90S. Tương ứng với Mệnh lệnh của Tổng thống Liên bang Nga từ 24 tháng 12 năm 1992, T-90S được quyết định đưa ra xuất khẩu. Bắt đầu từ tháng 3 năm 1997, các biến thể khác nhau của xe tăng này đã được mang đi đến các triển lãm thường xuyên ở Nga lẫn nước ngoài. Năm 1998, bắt đầu các cuộc đàm phán về bán T-90S ở Ấn Độ và mua dây chuyền sản xuất. Nhưng theo quyết định của chính phủ Ấn Độ, sẽ mua xe tăng của Nga trước với sự giám sát của các chuyên gia Ấn Độ.

Ngày 17 tháng 5 năm 1999, ba mẫu thí nghiệm T-90S đa được đưa tới Ấn Độ. Các cuộc thí nghiệm diễn ra ở sa mạc Tar – nơi có những cồn cát hình lưỡi liềm rất khó chịu với độ cao 20 – 30 mét. Nhiệt độ ban ngày – 54 độ. Trong các điều kiện này, xe tăng phải di chuyển khoảng 2000km mà không có vấn đề nào xảy ra. Trong quá trình bắn chiến đấu tiến hành ở Ấn Độ, T-90S đã tiêu diệt (bắn cháy) 80% số mục tiêu, còn tầm bắn xa đạt đến 3000 mét.

Ngày 15 tháng 2 năm 2001, hợp đồng bán T-90S và chuyển giao dây chuyền sản xuất cho Ấn Độ đã được ký. Theo hợp đồng 310 xe tăng, trong đó 124 xe được sản xuất ở Nga, 186 - ở Ấn Độ.

Các xe tăng T-90S theo hợp đồng với Ấn Độ trong bị động cơ diesel V-92S2 đa nhiên liệu, công suất 1000 sức ngựa. Ngoài ra, trên các xe tăng này không có tổ hợp áp chế quang điện “Shtora-1”. Thay cho các đèn “Shtora-1” là các phần tử giáp phản ứng nổ bổ sung, còn hệ thống bắn lựu đạn “Tucha” được lắp dưới góc 45 độ thay cho 15 độ khi có tổ hợp “Shtora-1”.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Mười Hai, 2011, 06:04:00 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140365.jpg)

T-90 bay. Hạ Tagil năm 2000

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140366.jpg)

T-90S ở triển lãm vũ trang năm 2001 - Omsk

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140367.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140368.jpg)

T-90S phiên bản cho quân đội Algieri. Triển lãm vũ trang năm 2001 - Omsk


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Mười Hai, 2011, 06:06:43 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140369.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140370.jpg)

T-90 trên đường tới Quảng trường Đỏ

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140371.jpg)

T-90 quay trở về sau duyệt binh (mùng 9 tháng 5 năm 2008)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140372.jpg)

T-90 trên Quảng trường Đỏ. Moskva mùng 9 tháng 5 năm 2008


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Mười Hai, 2011, 06:50:18 pm
Các xe chiến đấu và xe công binh trên gầm T-72

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140396.jpg)

Trong thời gian 1967 – 1972, trong trang bị Quân đội Liên Xô đã tiếp nhận ba dòng xe tăng chủ lực mới với tính năng động lực học và khối lượng lớn hơn T-54/55 và T-62 – vào thời điểm đó đang là xe tăng chủ lực của Liên Xô. Trong thời điểm đó, binh chủng công binh cũng có những loại xe chuyên dụng chế tạo chủ yếu trên cơ sở gầm xe T-54 và T-55. Kết quả là, các phân đội công binh thuộc binh chủng xe tăng đã trở nên kém cơ động rất nhiều khi hành quân so với các phân đội chiến đấu trang bị xe tăng mới. Ngoài ra,  khả năng của chúng không đáp ứng hiệu quả cần thiết để cứu kéo các loại xe tăng mới. Tất cả những trường hợp này đã trở thành yếu tố quyết định để triển khai các công việc chế tạo mới hoàn toàn những dòng xe đặc biệt, xe công binh và xe chiến đấu mới trên cơ sở xe tăng T-72.

Việc lựa chọn các dòng xe mới trên gầm T-72 không diễn ra một cách ngẫu nhiên. Từ toàn bộ các dòng xe tăng chủ lực Liên Xô chỉ có T-72 mới thuận lợi cho việc chế tạo các mẫu xe chiến đấu và công binh khác nhau. Động cơ tuabin khí trên T-80 và diesel hai kỳ trên T-64, chỉ đảm bảo hiệu quả tối đa khi hoạt động cơ tầm gần. Ngoài ra, các đặc điểm cấu tạo của thiết bị động cơ – truyền động trên những xe tăng này rất khó để lựa chọn cho các mục đích khác một cách hiệu quả ngoài sự di chuyển của xe tăng. Vì thế, hầu như các xe công binh không được sản xuất trên gầm T-80, còn trên xe kéo – vận tải đa năng MT-T do Kharcov chế tạo và các xe trên cơ sở gầm của nó – xe đặt đường ray, xe đào hố (máy xúc), phà tự hành, xe vận tải bánh xích lội nước – đều sử dụng bộ phận chuyển động của T-64 cùng động cơ V-46. Mẫu thí nghiệm xe sửa chữa – cứu kéo trên gầm T-64 đã được đơn giản hóa bằng cách trang bị động cơ diesel bốn thì hỗ trợ để dẫn động cho các cơ cấu làm việc thay vì lựa chọn động cơ chính.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Mười Hai, 2011, 07:39:29 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140399.jpg)

Trên gầm T-72 trong những năm 1970 – 1980 đã chế tạo xe sửa chữa – cứu kéo bọc thép BREM-1, xe lắp cầu MY-72 và xe công binh đào đất IRM-2. Hai dòng xe đầu tiên được phát triển ở Omsk và phải do xưởng xe máy vận tải Omsk chế tạo. Nhưng việc này đã được điều chỉnh lại khi sản xuất xe tăng T-80. Liên quan đến vấn đề này, tương ứng với mệnh lệnh của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô từ ngày 27 tháng 7 năm 1977, việc sản xuất kỹ thuật công binh được giao cho phía Ural. Năm 1985, việc sản xuất hàng loạt xe IRM-2 sau đó đã được triển khai ở xưởng cơ khí Novokarmator, trong cùng năm, 5 xe BREM-1 đã được sản xuất, năm 1989 – sản xuất 5 xe lắp cầu MTU-72.

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140398.jpg)

Những năm 1990, hàng loạt các xe công binh và xe lắp cầu trên gầm T-72 được chuyển sang gầm T-90 như những biện pháp nâng cấp. Ngoài ra, trên gầm xe tăng này còn chế tạo các xe chiến đấu mới.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Mười Hai, 2011, 08:00:20 pm
BREM-1 (“Công trình 608”)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140400.jpg)

Xe sửa chữa – cứu kéo bọc thép BREM-1 là khí tài cơ động bảo đảm kỹ thuật cho các phân đội chiến đấu mà trong trang bị có các loại xe tăng T-64, T-72, T-80 và các biến thể của những dòng xe tăng này. Xe được thiết kế ở Omsk trên gầm xe tăng chủ lực T-72 bởi Phòng thiết kế dưới sự chỉ đạo của A.A.Morov và tiếp nhận vào trang bị theo mệnh lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô từ 14 tháng 6 năm 1945.

BREM-1 được sử dụng để cứu kéo khẩn cấp các xe tăng từ khu vực hoạt động hiệu quả của hỏa lực địch tới vị trí tháo lắp xe máy bị thương hoặc tới vị trí ẩn nấp, sơ tán các công trình xây dựng và cấp cứu, hỗ trợ cho các kíp xe khi sửa chữa và bảo dưỡng kỹ thuật xe tăng trong điều kiện dã chiến. Xe được trang bị tời kéo và các khối hệ thống ròng rọc (sức kéo 25 tấn lực, chiều dài dây cáp: 200 mét), tời phụ (sức kéo 530kg lực, chiều dài dây cáp: 400 mét), thiết bị kéo nửa cứng với bộ hãm trong, càng máy cày để cố định xe (tăng) tại chỗ khi hoạt động với tời kéo và thực hiện hoạt động đào đất bằng cần cẩu quay dạng mũi tên (sức nâng – 12 tấn), bệ nền đất để bố trí các thùng dụng cụ, khí tài và phụ tùng dự trữ khối lượng 1,5 tấn, thiết bị hàn điện để cắt và hàn ECA-1 với máy khởi động – phát điện SG-10-1S.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Mười Hai, 2011, 08:10:09 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140402.jpg)

Trong biên chế kíp xe có trưởng xe, lái xe – kỹ thuật viên và thợ móc – nối dây. Cửa ra vào của thợ móc- nối dây – bên trái đằng sau cửa ra vào của lái xe – kỹ thuật viên. Trong trang bị có súng máy 12,7mm NSVT-12,7. Khối lượng của xe với khối lượng tải 1,5 tấn trên nền đất: 41 tấn. BREM-1 được trang bị hệ thống lái dưới nước và có ống – mắt.

Trong những năm 1990, phiên bản nâng cấp BREM-1M đã được chế tạo, nghĩa là, thành phần trang bị và tính năng kỹ thuật tương tự như BREM-1 sau khi loại bỏ:

+ cần cẩu dạng mũi tên có sức nâng 20 tấn (với sự bổ sung hệ thống ròng rọc – 25 tấn) và tăng 1 mét chiều dài mũi tên, cho phép sửa chữa tháp pháo trong điều kiện vẫn lắp pháo chính và với các hệ thống từ bất kỳ xe tăng nào của Nga

+ thiết bị kéo nửa cứng được thay bằng thiết bị cơ khí đằng trước và sau, cho phép thực hiện việc nối xe với thiết bị cần (được) kéo mà kíp xe không phải ra ngoài.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 15 Tháng Mười Hai, 2011, 06:47:19 pm
MTU-72 (“Công trình 623”)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140403.jpg)

Xe lắp cầu cho tăng MTU-72 được sử dụng đẻ vận chuyển và lắp đặt cầu bánh hơi có tải trọng 50 tấn trên chướng ngại vật rộng 18 mét (kênh, sông, mương…) với mục đích cho các phương tiện bánh xích và bánh hơi đi qua. Khi xuất hiện cầu thứ hai bằng MTU-72, có thể lắp cầu vượt chướng ngại vật đến 30 mét.

Gầm xe cơ sở - xe tăng T-72 không có tháp pháo và vũ khí tăng. Khối lượng tổng thể: 40 tấn, khối lượng thiết bị cầu: 6,4 tấn. Các kích thước: chiều dài: 11,64 mét (theo cầu), chiều rộng theo bản xích: 3,46 mét, chiều cao: 3,38 mét.

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140405.jpg)

Thời gian triển khai (thu gọn) cầu: 3 phút ban ngày và 6 phút trong ban đêm. Kíp xe: 2 người. Cầu một nhịp, bánh hơi, thiết kế hàn từ hợp kim nhôm. Có thể lắp cầu thứ hai trong vai trò nối tiếp cầu thứ nhất, khi đó, hai nhịp cầu được cố định với nhau (cuối nhịp cầu thứ nhất đặt lên đáy chướng ngại vật hoặc trên trục trung gian từ khí tài sẵn có). Để mở cầu, xe MTU di chuyển đến gần chướng ngại vật với sự hỗ trợ của bộ dẫn động thủy lực dựa vào dầm đỡ trên mặt đất, bộ phận sau cầu được mở ra và đặt cầu lên chướng ngại vật. Sau đó, xe cơ sở trong vai trò kiểm tra tải trọng vượt qua cầu. Việc thu cầu từ chướng ngại vật lên xe có thể từ vị trí cũ hoặc từ bờ đối diện.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 15 Tháng Mười Hai, 2011, 07:07:22 pm
IMR-2 (“Công trình 637”)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140408.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140409.jpg)

Xe công binh phá chướng ngại vật IRM-2


Xe công binh phá chướng ngại vật IRM-2 được chế tạo trên cơ sở gầm xe tăng T-72A và tiếp nhận vào trang bị năm 1980. Xe được thiết kế ở phòng thiết kế dưới sự chỉ đạo của A.A.Morov tại Omsk. Xe có nhiệm vụ đảm bảo sự di chuyển của các đơn vị bộ đội qua khu vực bị phá hủy trong những vùng chịu ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân, đồng thời qua các bãi mìn cùng chướng ngại vật gây nổ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 15 Tháng Mười Hai, 2011, 07:31:47 pm
Khí tài làm việc của xe gồm có máy ủi, thiết bị dạng mũi tên, lưới quét mìn có bánh xe dạng dao lắp chìm với khí tài quét mìn cùng chốt ngòi nổ và phần điện từ nối thêm (phần phụ) EMT và thiết bị phá mìn. Trang bị mũi tên gồm sàn quay, tháp thao tác, mũi tên dạng ống lồng, kẹp – tay máy. Thiết bị phá mìn được lắp ở đằng sau xe và gồm có các bộ phận dẫn hướng trái – phải với các mìn mồi. Để xác định cự ly tới bãi mìn, sử dụng máy đo xa. Lưỡi cày của máy cày đa năng  có thể đóng một trong ba vai trò – máy cày, lưỡi cày đôi (máy đặt) và máy đào (ủi). Trên tháp thao tác lắp súng máy PKT. Xe được trang bị hệ thống chữa cháy tự động và lựu đạn khói.

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140410.jpg)

Từ năm 1987, đã có những sự thay đổi trong tổ hợp thiết bị phóng mìn mồi, máy đo xa và súng máy PKT. Trang bị mũi tên được bổ sung máy đào – xới. Khối lượng xe giảm từ 45,7 tấn còn 44,5 tấn. Từ năm 1990, thay cho kẹp – tay máy, trong thành phần trang bị chuyên dụng lắp bộ phận làm việc đa năng, cho phép lấy và giữ các vật liệu theo kích thước tương đương hộp diêm (ví dụ, các mảnh nhiễm phóng xạ). Nó đảm bảo khả năng của tay máy, có khả năng hoạt động như máy ủi, xẻng ngược và thẳng, máy cào, ủi. Xe công binh được coi như phiên bản cải tiến là IMR-2M2.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 15 Tháng Mười Hai, 2011, 07:41:20 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140406.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140407.jpg)

Xe công binh phá chướng ngại vật IRM-2. Ở bộ phận cuối xe, đáng chú ý là bộ phận bắn mìn mồi (bẫy) được kéo dài


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 15 Tháng Mười Hai, 2011, 08:03:09 pm
IMR-3

Năm 1996, ở Ural trong các chương trình nâng cấp xe công binh phá chướng ngại vật IMR-2 và IRM-2M, IMR-3 và IMR-3M đã được chế tạo. Cả hai loại xe đều lắp trên gầm xe tăng T-90. IMR-3 được sử dụng để đảm bảo việc di chuyển của các đơn vị bộ đội và thực hiện các công việc của công binh trong khu vực bị nhiễm phóng xạ cao, IRM-3 – đảm bảo việc vượt qua các khu vực, trong đó có những nơi bị nhiễm phóng xạ cho các đơn vị bộ đội.

Sự khác nhau về nhiệm vụ của các xe này là sự khác nhau cơ bản và riêng biệt giữa chúng theo thiết kế và các tính năng. IMR-3 có khả năng bảo vệ kíp xe được tăng cường và trang bị trong xe khỏi sự xâm nhập của bức xạ từ vụ nổ hạt nhân và bức xạ gammac ở khu vực nhiễm xạ (độ bội làm yếu sự bức xạ gamma trong các khu vực bố trí kíp xe: 120) để bù đắp lại việc giảm độ dày giáp thân (buồng lái xe – kỹ thuật viên) và tháp. IMR-3M có giáp thâm và tháp đủ dầy nhưng giảm khả năng phòng thủ cho kíp xe cùng khí tài bên trong khỏi sự xâm nhập phóng xạ và sự bức xạ gamma (độ bội làm yếu sự bức xạ gamma trong chỗ bố trí kíp xe: 80). Theo thành phần trang bị, các tính năng kỹ chiến thuật của hai xe là tương tự.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 15 Tháng Mười Hai, 2011, 08:16:22 pm
Xe có khối lượng 50,8 tấn và kíp xe 2 người (trưởng xe – thao tác viên và lái xe). Ở phần trên tháp, trên cửa ra vào của trưởng xe – thao tác viên lắp thiết bị điều khiển từ xa với súng máy 12,7mm NSVT-12,7 hoặc KODR. Nó cho phép vô hiệu hóa các vật cản nhìn thấy được trên mặt đất như tuyết, mìn. Khi đó, độ chính xác khi bắn bằn thước ngắm rất cao. Trong thí nghiệm, trưởng xe – thao tác viên bằng một viên đạn đã bắn vỡ ngòi nổ, còn thực tế - 3 – 5 viên để phá một quả mìn.

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140412.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140413.jpg)

Xe công binh phá chướng ngại vật IMR-3 trên bãi tập


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 16 Tháng Mười Hai, 2011, 07:46:33 pm
BMR-3

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140414.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140415.jpg)

Xe chiến đấu phá mìn BMR-3 "KORT-B" ở triễn lãm kỹ thuật quân sự "Omsk-99". Xe được trang bị lưới quét mình  dạng bánh xe KMT-7


Xe chiến đấu phá mìn BMR-3 “KORT-B” được chế tạo trên cơ sở xe tăng T-72A, tương đồng vơi xe BMR-2 trên gầm T-55 – đã chứng tỏ hiệu quả cao trong khi phá mìn ở điều kiện chiến trường tại cộng hòa Afganistan. BRM-3 do xưởng sửa chữa xe tăng – thiết giáp số 103 sản xuất.

BRM-3 “KORT-B” là xe bánh xích chuyên dụng,với sự hoàn thiện thân xe tăng và thượng tầng bọc thép để bố trí kíp xe. Xe được sử dụng để trinh sát và vượt qua các bãi mìn chống bộ binh và chống tăng (gồm có mìn chống xích xe và mìn chống đáy), đồng thời vận chuyển bộ đội thuộc các phân đội công binh. Xe được trang bị hệ thống điều khiển thiết bị lưới quét mìn chìm. Kíp xe – hai người và ba lính công binh – đổ bộ, cùng toàn bộ hệ thống phòng thủ chống mìn nổ bằng sự tăng cường giáp bảo vệ. Xe được trang bị súng máy phòng không 12,7mm NSVT. Thiết bị động lực, bộ phận chuyển động, khí tài điện tử, thông tin liên lạc, hệ thống ngụy trang của xe tăng T-72A.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 16 Tháng Mười Hai, 2011, 08:09:24 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140416.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140417.jpg)

Xe chiếu đấu quét mìn cải tiến BMR-3M. Hạ Tagil năm 2000

Xe có lưới quét mìn dạng bánh xe chịu lực – dao KMT-7, nền để bố trí phân bố tải 5 tấn, cần cẩu – mũi tên với tời quay bằng tay tải trọng 2,5 tấn, khí tài tự đào, đồng thời máy phát nhiễu để vô hiệu hóa mìn với ngòi nổ vô tuyến và các kính nhìn đêm thụ động.

BMR-3 trang bị hệ thống bảo đảm sinh hoạt. Lượng nước dự trữ cần thiết, lương thực, thiết bị để làm nóng thức ăn, các thiết bị nhiệt điện và vi khí hậu, các thiết bị vệ sinh cá nhân cho phép kíp xe ở trong xe đóng kín trong hai ngày đêm.

Trong quá trình nâng cấp tiếp theo, thực chất là thay thế gầm xe T-72A bằng gầm T-90 và tăng cường điều kiện sinh hoạt cho kíp xe. Xe mới mang tên gọi BMR-3M. Xe được sản xuất tại Ural, còn các lưới quét mìn ở “Stankomas” (thành phố Chelyabinsk).


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 16 Tháng Mười Hai, 2011, 08:38:57 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140418.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140419.jpg)

BMR-3M với lưới quét mìn dạng bánh xe KMT-7 với phần phụ điện từ EMT. Trong sự khác biệt với BMR-3, phiên bản nâng cấp trang bị tổ hợp giáp phản ứng nổ


Về cấu trúc, BMR-3 được giới thiệu là gầm xe tăng T-90 với sự tăng cường giáp phòng thử và lắp trên đó phần mui xe, bệ tải (tải trọng 1,5 tấn) cho các lưới quét, thiết bị nâng tải, hệ thống điều khiển trang bị lưới quét lắp chìm và súng máy NSVT-12,7 hoặc KORD. Mui xe với tháp chỉ huy được hàn từ các tấm thép cán, có cửa ra vào và khí tài quan sát. Sau mui xe là bệ tải để vận chuyển khối bánh xe của lưới quét. Trên mui và đằng trước thân có lắp các khối giáp phản ứng nổ. Để ngụy trang và tạo màn khói có hệ thống phóng lựu đạn khói 902B “Tucha”. Trong buồng chiến đấu của xe bố trí ba lính công binh, có bổ sung thêm chỗ ngồi và trang bị.

BMR-3M đảm bảo khả năng vượt qua các bãi mìn cho xe tăng, xe chiến đấu bộ binh (BMP), xe vận tải chiến đấu (BTR) và các xe khác, chiều rộng của bản xích (bánh xe) và khoảng cách giữa  các băng xích (giữa các bánh xe) vừa bằng xe tăng. Trong các bãi mìn bố trí mìn đè nổ, xe vượt qua bằng hai bánh rộng 80 – 87 cm, còn giữa chúng là một dải không quét rộng 162cm. Trong các bãi mìn bố trí mìn chống đáy tăng ngòi nổ tiếp xúc BMR-3 tạo thành quãng đường rộng 3,2 mét, trong các bãi mình chống đáy với ngòi nổ từ - quãng đường rộng 6-7 mét.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười Hai, 2011, 03:52:00 pm
MTU-90 “Gusenhitsa-1”

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140420.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140421.jpg)

Xe lắp cầu cho tăng MTU-90


Xe lắp cầu cho tăng MTU-90 được thiết kế ở Phòng thiết kế xưởng lắp ráp xe máy kéo Omsk trên cơ sở xe tăng T-90. Xe được giới thiệu để mở cầu kim loại một nhịp trọng tải 50 tấn qua chướng ngại vật rộng 24 mét. Sự triển khai cầu được thực hiện bởi kíp xe và không phải ra ngoài xe.

Cấu trúc của cầu – hệ thống khác thường – gồm có ba phần. Để triển khai cầu, xe di chuyển tới gần, với sự hỗ trợ của thiết bị dẫn động thủy lực, dầm đỡ tỳ vào mặt đất, mở cấu trúc cầu và đặt nó lên chướng ngại vật. Sau đó, xe cơ sở trong vai trò kiểm tra tải sẽ vượt qua cầu. Việc lắp cầu trên chướng ngại vật của xe có thể thực hiện trên bộ hoặc dưới nước ở độ sâu 2,8 mét. Việc thu cầu từ chướng ngại vật của xe có thể thực hiện từ vị trí lúc đầu hoặc từ bờ đối diện.

Chiều dài cầu: 26 mét, chiều rộng 3,3 mét, chiều rộng bánh xe cầu: 1,25 mét. Độ vượt quá (độ ngắn) cho phép của bờ đối diện chướng ngại vật: 3,5 mét. Thời gian triển khai (thu) cầu: 2 – 2,5 phút. Kíp xe: 2 người.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười Hai, 2011, 04:13:14 pm
TOS-1 “Buratino”

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140422.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140423.jpg)

Hệ thống hỏa lực hạng nặng TOS-1


Hệ thống hỏa lực phóng loạt TOS-1 (“công trình 634”) được phát triển trong cuối những năm 1970 trên cơ sở gầm xe tăng T-72A. Phòng thiết kế dưới sự chỉ đạo của A.A.Morov tại Omsk là cơ quan nghiên cứu chính. Thiết bị phóng được thiết kế ở xưởng Motovilikhinsk tại thành phố Perm. Từ cổng xưởng, trong thời gian đó đã cho ra đời các hệ thống hỏa lực phóng loạt “Grad”, “Urgan”, “Cmerch”. Xe được chế tạo được chế tạo với số lượng không lớn, gia nhập biên chế lực lượng binh chủng hóa học và tiếp nhận trong chiến tranh Afganistan.

Trong thành phần TOS-1 có: xe chiến đấu, đạn phản lực không điều khiển (rocket – NURS) và xe vận tải – nạp đạn (TZM).

Xe chiến đấu được giới thiệu là thiết bị phóng đạn phản lực 30 nòng lắp trên gầm xe tăng T-72. Xe có gầm, bệ quay với bộ phận lắc của hệ thống phóng, thiết bị dẫn động lực tự động và hệ thống điều khiển hỏa lực. Kíp xe – 3 người.

Bộ phận lắc của thiết bị phóng có 30 ống phóng 220mm cho tên lửa không điều khiển, được lắp trên thân xe với cửa ra vào và liên kết với tay gạt của bệ quay qua trục. Việc dẫn bắn đạn tới mục tiêu theo các góc tầm và hướng được thực hiện bằng các thiết bị dẫn động lực tự động hóa.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười Hai, 2011, 04:41:46 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140424.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140425.jpg)

Xe tải - nạp đạn mới của TOS-1 được thiết kế trên gầm T-72


Hệ thống điều khiển hỏa lực gồm có thước ngắm, máy đo xa laze (lượng tử), máy tính đường đạn và máy cảm biến độ nghiêng.

Đạn phản lực không điều khiển gồm bộ phận đầu đạn với chất độn và ngòi nổ với bộ phận phản lực trên nhiên liệu rắn. Khối lượng hỗn hợp cháy trong một quả đạn: 45 – 50kg. Tầm bắn xa: 600 – 3500 mét. Thời gian bắt đầu loạt phóng cho đến khi bắn hết loạt không quá 15 giây.

Xe tải – nạp đạn được sử dụng để vận chuyển tên lửa không điều khiển, nạp và tháo đạn cho thiết bị phóng. Xe tải – nạp đạn được thiết kế trên gầm xe bánh hơi được tăng cường khả năng cơ động và có thiết bị bốc – dỡ.

Hệ thống phản lực phóng loạt TOS-1 được sử dụng để tiêu diệt sinh lực địch trên chiến trường rộng và trong các công sự, đồng thời loại khỏi vòng chiến đấu phương tiện kỹ thuật bọc thép hạng nhẹ và các khí tài vận tải. Mỗi tên lửa 220mm trang bị đầu đạn kích nổ. Trong sự khác biệt với tên lửa của hệ thống phóng loạt khác, bộ phận chiến đấu của đạn TOS chiếm số lượng lớn chiều dài đạn, còn không có động cơ – do không cần phải bắn hàng chục kilomet. Hỏa lực có thể bắn dưới dạng bắn đôi hay “phóng đôi” từ hai nòng trong tốc độ bắn giữa các loạt đạn là 4 giây. Sức công phá của tên lửa trên “Buratino” có thể hình dung như sự che phủ trong đám mây khói và lửa, như là nấm hạt nhân nhỏ, còn khi khói tan, chỉ còn nhìn thấy những đống đổ nát. Trong đó, những gì còn sót lại, chỉ có thể dự đoán được  phụ thuộc vào độ vững chắc của công sự địch.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười Hai, 2011, 05:08:36 pm
2S19 “Msta-S” (“Công trình 316”)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140426.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140427.jpg)

Pháo tự hành 152mm 2S19 "Msta-S". Năm 1991


Pháo tự hành 152mm “Msta-S” được thiết kế ở Phòng thiết kế “Uralstranmash” (nhà thiết kế chính hoàn toàn gầm và thân xe), Phòng thiết kế thí nghiệm Tula (buồng chiến đấu) và xưởng số 9 (bộ phận lắc). Pháo tự hành được tiếp nhận vào trang bị năm 1989. Việc sản xuất hàng loạt được tiến hành ở xưởng lắp ráp xe máy Sterlitamaks.

Gầm xe chạy trên bánh xích được đồng nhất với xe tăng T-72 và T-80. Thân pháo tự hành theo cấu trúc hình học giống thân T-72, nhưng giáp bảo vệ yếu hơn và không có tấm giáp hỗn hợp. Trong tháp pháo được hàn phần lớn lắp lựu pháo 2A46, trang bị bộ hãm đầu nòng, thiết bị phun đển thổi thông kênh nòng pháo với các hệ thống dẫn bắn và thước ngắm. Tầm bắn tối đa – 24,7km, tốc độ bắn: 7 – 8 viên/phút. Các góc bắn: góc hướng: 360 độ, góc tầm - -65…65 độ. Vỏ đạn được tự động đẩy (vứt) ra qua của dưới nòng pháo. Xe được trang bị hệ thống tiếp và bảo quản đạn tự động, gồm có băng chuyền tiếp đạn từ mặt đất, giá đỡ với sự phân phối đạn được lập trình và cơ cấu thừa hành phân phối với sự tiếp đạn từ giá đỡ đến pháo.

Khối lượng của xe: 42 tấn, kíp xe – 5 người. Động cơ V-84A công suất 780 sức ngựa, cho phép pháo tự hành đạt tới độc độ tối đa trên đường nhựa 60km/h. Tầm hoạt động: 500km.

Pháo tự hành 2S19 được biên chế có tổ chức trong các tổ hợp đại đội hỏa lực pháo binh (OBAK) “Kapustnik”. Trong biên chế đại đội hỏa lực pháo binh này gồm có: xe chỉ huy đại đội 1V152 “Kapustnik-B”, xe sĩ trắc thủ 1V153 và 8 pháo tự hành 2S19. Tổ hợp hỏa lực đại đội pháo binh là mắt xích chính để thành lập các bộ phận pháo binh bất kỳ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười Hai, 2011, 05:10:31 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140428.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140429.jpg)

"Msta-S" ở triển lãm Omska năm 1999. Trong bộ phận sau tháp pháo của lựu pháo tự hành khi triển khai ở tư thế hoạt động có bộ phận tiếp đạn từ mặt đất


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười Hai, 2011, 05:11:31 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140430.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140431.jpg)

"Msta-S" quay trở về từ cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ. Moskva, mùng 9 tháng 5 năm 1995


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười Hai, 2011, 05:33:46 pm
BMPT (“Công trình 199”)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140434.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140435.jpg)

Mẫu BMPT thí nghiệm năm 2002


Trong tháng 10 năm 1998, Cục quản lý xe hơi – tăng thiết giáp thuộc Bộ Quốc phòng Nga đã giao cho Phòng thiết kế xe máy Hạ Tagil nhiệm vụ kỹ thuật thiết kế xe chiến đấu mới – BMPT. BMPT- xe chiến đấu yểm trợ tăng được sử dụng theo quan điểm của các nhà thiết kế nhằm các chiến dịch chống khủng bố, tham gia các hoạt động chiến đấu cùng xe tăng trong các cuộc xung đột quân sự tổng lực. Những BMPT đầu tiên, khi đó là những mô hình chuyển động đã được công khai một cách rộng rãi trong triển lãm vũ trang ở  Hạ Tagil mùa hè năm 2000. Sau đó hai năm, tiêu bản thí nghiệm lại được trung bày một lần nữa – trong lần này với các trang bị đi kèm, được thay đổi theo đơn đặt hàng của đối tác. Trong năm 2004 – 2005, xe một lần nữa chịu những sự thay đổi nhưng thực chất là không nhiều. Cuối cùng, mùa xuân năm 2005, quyết định của chủ nhiệm cục ô tô – xe tăng – thiết giáp về việc tiếp nhận BMPT vào trang bị quân đội Liên bang Nga đã được đưa ra. Việc sản xuất bắt đầu từ năm 2007.

BMPT được chế tạo trên gầm T-72B (hoặc T-90), lắp khí tài chiến đấu modul được giới thiệu là tổ hợp vũ khí bố trí trên bệ quay được bọc thép. Trong thành phần có 2 pháo 30mm 2A43 với cơ số đạn 900 viên. Súng máy đồng trục 7,62mm PKTM với cơ số đạn 2000 viên, đồng thời 4 thiết bị phóng cho tên lửa chống tăng điều khiển 9K120 “Ataka-T” với các loại đầu đạn nhiệt áp hoặc xuyên lõm. Ngoài ra, BMPT còn trang bị 2 súng phóng lựu tự đọng AG-17D lắp trong các thùng trên giá trên băng xích. Ở đó cũng bố trí cơ số đạn 600 lựu đạn của súng phóng lựu. Phạm vi bắn 28 độ. BMPT có sự bọc thép bằng cấp độ với xe tăng chủ lực và tổ hợp giáp phản ứng nổ thế hệ thứ ba “Relikt”. Động cơ V-92S2 giúp xe có tốc độ tối đa 65km/h. Tầm hoạt động 550km. Kíp xe: 5 người trang bị hệ thống phát hiện và dẫn bắn vũ khí cùng hỏa lực hiện đại với các kênh điều khiển quang học, ảnh nhiệt và laze. Hỏa lực bắn vào bộ binh hay công sự của địch có thể được thực hiện khi xe đang di chuyển.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười Hai, 2011, 05:34:51 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140432.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140433.jpg)

Mô hình chuyển động của xe chiến đấu yểm trợ tăng BMPT trong triển lãm ở Hạ Tagil năm 2000


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười Hai, 2011, 05:35:30 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140436.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140437.jpg)

Bệ vũ khí của xe chiến đấu yểm trợ tăng BMPT


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 18 Tháng Mười Hai, 2011, 07:03:35 pm
Sự tiếp nhận chiến đấu

Công chúng đã được biết về sự tồn tại của T-72 vào năm 1977 sau khi trưng bày xe tăng cho phái đoàn quân sự Pháp trong duyệt binh mùng 7 tháng 11 năm 1977 ở Moskva. Trong những năm cuối cùng, T-72, T-72A và T-72B trở thành những bộ phận không thay đổi trong các cuộc duyệt binh ở Moskva. Trong đó, mùng 9 tháng 5 năm 1985, các xe tăng T-72 đã tham gia duyệt binh cùng với T-64B-1. Mùng 9 tháng 5 và mùng 7 tháng 11 năm 1990, trong đội hình duyệt binh xuất hiện T-72B và T-80UD, còn mùng 9 tháng 5 năm 1995, các xe tăng T-72B đi kèm với T-80U. Trong 12 năm sau này, T-72 hoàn toàn không được tiếp nhận trong các cuộc duyệt binh.

Việc tham chiến thực sự của T-72 ghi nhận năm 1982 ở Liban. Vào ngày 13 thán 4 năm 1975, ở Liban đã bùng nổ nội chiến, kéo dài 15 năm. Đến mùa hè, chính phủ Liban đã mất kiểm soát hoàn toàn những gì đang diễn ra, quân đội rối loạn, phía nam đất nước rơi vào tay những kẻ khủng bố Palestin – sau khi bị trục xuất khỏi Jordani, các lực lượng chủ lực của Tổ chức giải phóng Palestin đóng căn cứ ở Liban. Trong tháng 4 năm 1976, Siry đã đưa vào Liban 5 000 quân, còn sau đó nửa năm – thêm 30 000 quân nữa trong chương trình mang tên “Các lực lượng liên minh Ả rập hỗ trợ thế giới”, kêu gọi chấm dứt nội chiến. Trên thực tế, các “lực lượng” này đã chiếm đóng 2/3 lãnh thổ Liban và kéo dài tới năm 2005. Từ chính sự xuất hiện của “các lực lượng liên minh Ả rập” với 85% là người Siry, rất nhanh chóng, ngoài quân đội Siry, không còn binh lính của quốc gia khác còn lại trong liên minh. Tháng 3 năm 1987, để đáp trả các hành động khủng bố, Quân đội phòng thủ Israel đã tiến hành chiến dịch “Litani” và chiếm đóng phía nam Liban tới sống Litani (ngoài thành phố Tir). Trong tháng 6, các đơn vị Israel đã chiếm đóng Liban, chuyển giao quyền kiểm soát trên vành đai gần biên giới cho lực lượng cảnh sát Cơ đốc giáo dưới sự chỉ huy của thiếu ta S.Haddad. Ở nam Liban, đã triển khai các đơn vị Liên hợp quốc.

Tháng 7 năm 1981, tình hình một lần nữa lại trở nên xấu đi – các cuộc pháo kích quy mô lớn của lực lượng Palestin vào Israel từ lãnh thổ Liban. Để đáp trả, Quân đội Israel đã phản pháo và tiến hành các vụ không kích vào trận địa của phía Palestin. Theo sự trung gian hòa giải của Mỹ, đã dẫn đến sự phân chia lại thế giới, được tuân thủ ở Liban và hầu như không có sự vi phạm cho đến tháng 6 năm 1982. Tuy nhiên, những kẻ khủng bố đã đẩy mạnh các chiến dịch của chúng vào chính Israel cũng như vào châu Âu.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 18 Tháng Mười Hai, 2011, 07:06:22 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140441.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140442.jpg)

Các thành viên phái đoàn quân sự Pháp đang tham quan các xe tăng T-62 và T-72 trong thời gian thăm khóa học sĩ quan cao cấp "Vưstrel". Năm 1977


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 18 Tháng Mười Hai, 2011, 07:08:37 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140438.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140440.jpg)

T-72 trong buổi luyện tập chiến thuật. Cuối những năm 1970

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140443.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140444.jpg)

Tiếp liệu trên chiến trường. Phân đội T-72 loạt sản xuất đầu tiên


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 18 Tháng Mười Hai, 2011, 07:49:48 pm
Mùng 4 tháng 6 năm 1982, Không quân Israel đã không kích vào 9 mục tiêu quân khủng bố Palestin ở Liban. Người Palestin đã bắn vào phía bắc Israel (Galile), Không quân Israel đáp trả bằng các cuộc không kích mới. Chiều mùng 5 tháng 6, Chính phủ Israel đã nhận quyết định bắt đầu ngày sau của chiến dịch “Hòa binh Galile”. Mùng 6 tháng 6 năm 1982, lúc 11 giờ, Lục quân Quân đội phòng thủ Israel đã vào Liban.

Nói thật ra, không cần thiết nghiên cứu toàn bộ quá trình cuộc chiến tranh này. Chúng ta cần những tài liệu về việc trong quá trình chiến tranh tiếp nhận sự tham chiến của T-72 trong quân đội Siry và các xe tăng “Merkava” Mk 1 trong biên chế quân đội Israel. Thú vị bởi vì đầu tiên, các xe tăng này lần đầu tham chiến, và thứ hai, cần được làm sáng tỏ đến cùng. Theo hoàn cảnh sau cùng trong các nguồn của nước ngoài và trong nước đã có những luồng dư luận trái ngược. Ví dụ như nhà lịch sử nổi tiếng người Mỹ trong quyển “T-72 Main Battle Tank 1974 – 1993” đã viết như sau:

“Những lần đầu tiên T-72 được sử dụng trong chiến trận vào năm 1982 trong cuộc can thiệp quân sự của Israel vào Siry. Quân đội Siry đã bố trí khoảng 250 xe tăng T-72 và T-72M. Lữ đoàn xe tăng số 82 quân đội Siry trang bị chủ yếu các xe tăng chủ lực T-72 hoạt động trên lãnh thổ Liban. Theo sự khẳng định của người Siry, đại đội thuộc Lữ đoàn số 82, đã tấn công đoàn xe bọc thép Israel và tiêu diệt tổng cộng 21 xe, buộc đoàn xe phải rút lui. Đại đội trưởng sau đó đã báo cáo rằng các lính xe tăng Siry đã ca ngợi độ dày giáp của xe tăng T-72 đảm bảo an toàn trước hỏa lực pháo 105mm. Sau đó, Lữ đoàn xe tăng số 82 đã cố gắng đột phá yểm trợ cho sư đoàn xe tăng số 1 đang bị bao vây. Tuy nhiên, lữ đoàn đã bị lọt vào trận địa phục kích của xe tăng “Merkava” và các xe diệt tăng M113 Nagmash trang bị tên lửa “Tow”. Sự thiệt hại của phía Siry trong trận chiến này không được khẳng định một cách chắc chắn, nhưng theo thông báo về việc 19 xe tăng bị bắn cháy bởi Merkava và 11 xe tăng bị tên lửa “Tow” tiêu diệt. Các xe tăng Merkava trang bị pháo 105mm có thể bắn cháy T-72 với sự hỗ trợ của đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng mới M111. Cũng có thể nói về tên lửa “Tow”. Sau chiến tranh, Israel chiếm được 8 xe tưang T-72, trong số đó, hai xe tăng do quân Siry vứt lại, thậm chí động cơ còn chạy được. Sau đó vài ngày, thông tin này dược bác bỏ, mặc dù có vẻ như là chính thức”.

Còn theo các tác giả trong nước, một cách nguyên tắc thì không có gì đáng ngạc nhiên. Trong bài báo của V.Ilin và M.Nikolski “Liban-82. Israel có chiến thắng hay không?” được công bố trong số 1 của tạp chí “Vũ khí và kỹ thuật” trong năm 1997 đã viết như sau:

“… các xe tăng T-72 đã chứng minh sự vượt trội của mình trước kỹ thuật thiết giáp của đối phương. Sự thể hiện nằm ở khả năng cơ động lớn, sự phòng thủ cao và hỏa lực mạnh của các xe tăng này. Như là, sau trận chiến, trên các tấm giáp đầu của một vài T-72 đã đếm được khoảng 10 vết lõm từ thỏi đúc của địch. Mặc dù vậy, các xe tăng đã duy trì được khả năng chiến đấu và không bị loại khỏi vòng chiến. Trong cùng thời điểm đó, đạn pháo 125mm trên T-72 đủ khả năng bắn thủng đầu xe (tăng) địch ở tầm xa 1500 mét. Hoặc, theo lời từ một trong số những người chứng kiến – sĩ quan Liên Xô trong quân đội Siry – sau khi trúng đạn D-81TM từ cự ly khoảng 1200 mét vào xe tăng Merkava, tháp pháo của xe tăng Israel đã bị vỡ từ đốc pháo”.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 18 Tháng Mười Hai, 2011, 07:51:32 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140445.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140446.jpg)

Đơn vị bộ đội trang bị xe tăng T-72A đang chuẩn bị hành quân tới khu vực tiến hành cuộc tập trận "Phía Tây - 81"


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 18 Tháng Mười Hai, 2011, 07:53:01 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140447.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140448.jpg)

Các xe tăng T-72A đang hành quân. Tập trận "Phía Tây - 81", tháng 9 năm 1981. Theo nguyên nhân không rõ ràng các diềm chắn hông xe tăng bị tháo đi


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 18 Tháng Mười Hai, 2011, 07:54:11 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140449.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140450.jpg)

T-72A chuẩn bị vượt sông. Cuộc tập trận "Phía Tây - 81"


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 18 Tháng Mười Hai, 2011, 07:58:39 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140451.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140453.jpg)

Đưa các xe tăng T-72A lên tàu đổ bộ trên các tàu đệm không khí: trong khuôn khổ cuộc tập trận "Phía Tây - 81" đã diễn tập đổ bộ của lực lượng Hải quân đánh bộ


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 19 Tháng Mười Hai, 2011, 08:20:57 pm
Các sự kiện tiếp theo trong bản thuật của các tác giả ghi nhận vấn đề sau: “Kẻ địch Israel bắt đầu tấn công “tâm lý”, hướng đến tuyến giao thông chiến lược – đường Beirut – Damask. Tuy nhiên, cuộc tấn công này đã bị đẩy lùi với thiệt hại lớn từ phía Israel. Một lần nữa, các T-72 của Siry trong biên chế sư đoàn xe tăng số 3 đã thể hiện tuyệt vời. Tư lệnh lũ đoàn, tướng F.Shafik, theo sáng kiến của mình đã rút các đơn vị từ thê đội 2 và thực hiện cuộc phản công mạnh tới hướng tới thành phố Adan. Kết quả là sư đoàn xe tăng 210 của địch đã bị đẩy lùi khỏi đường nhựa 18 – 20km và bị thiệt hại rất nặng nề”.

Và cuối cùng, các tác giả đã viết – như sự kết luận về các trận đánh này:

“Giáp đầu T-72 đã chứng tỏ là quá khó xuyên đối với tổ hợp tên lửa chống tăng mạnh nhất của phương Tây Tow. Theo khẳng định của đại diện chỉ huy quân đội Siry, trong các trận đánh mùa hè năm 1982, không một T-72 nào bị bắn cháy. T-72 đã chứng tỏ rất tố trước các “Merkava” Mk 1, đảm bảo sự phòng thủ xuất sắc cho kíp xe. Để chứng minh điều này, nhắc lại một nhân chứng trong quân đội Siry đã tham chiến. Theo lời của anh ta, tiểu đoàn xe tăng T-72, đang thực hiện cuộc hành quân đêm đã bất ngờ vượt trên trước phân đội Merkava đang đỗ đợi các xe tiếp liệu. Trận ác chiến ban đêm đã mở ra trên cự ly ngắn. Các xe tăng Siry đã khai hỏa với tốc độ cao, nhanh chóng tiêu thụ hết cơ số đạn của mỗi xe trên đĩa nạp đạn tự động. Tuy nhiên, sau đó là sự bực bội của lính tăng Siry, kết quả bắn của họ không rõ rang: các xe tăng địch không bốc cháy, không nổ. Quyết định không đùa nghịch với số phận, lính Siry, thực tế không bị thiệt hại nào đã rút lui. Sau một vài tiếng, họ đã thực hiện việc trinh sát và đã phát hiện một bức tranh có thật đến khó tin: trên chiến trường, số lượng lớn xe tăng địch bị nhuộm đen do các kíp xe vứt lại. Mặc dù bị bắn thủng thành và tháp pháo, nhưng không một “Merkava” nào bị cháy: đã chứng minh hiệu quả của hệ thống chữa cháy nhanh hiện đại với các máy cảm biến hồng ngoại và chất dập lửa “Talon 1301”, đồng thời việc bảo vệ cơ số đạn bố trí phía sau buồng chiến đấu với sự bọc thép riêng.

Hai cái nhìn này trong cùng một vấn đề đã có thể chứng minh là đây là sự tối ưu.. Các nguồn phương Tây lặp đi lặp lại về việc hàng chục T-72 bị bắn cháy, trong khi hầu như né tránh về thiệt hại của “Merkava”. Khi nghiên cứu một cách kỹ lưỡng sự mô tả các trận đánh, có thể thay thế những số liệu trên bằng câu châm ngôn từ K.S.Ctanislavsky: “Tôi không tin tưởng!”.

Trên thực tế, ngược lại, trong các đoạn trích dẫn ngắn, chỉ có lỗi, sự thiếu sót, mâu thuẫn và bắt đầu xuất hiện sự hoài nghi về độ tin cậy của chúng. Ví dụ, theo tình hình năm 1982, trong bộ phận quân đội Siry đóng ở Liban, các T-72 chỉ có trong biên chế lữ đoàn xe tăng số 81 thuộc sư đoàn tăng số 3. Số 81, không phải 82! Các lữ đoàn với số 82 trong quân đội Siry nói chung là không có! Cũng như vậy, không có xe tăng T-72 trong hai lữ đoàn khác thuộc sư đoàn tăng số 3 – đó là lữ đoàn tăng số 47 và lữ đoàn cơ giới số 21, đồng thời trong toàn bộ sư đoàn tăng số 1. Ngoài ra, ở Liban không có thành phố Adan, trong hướng có vẻ như là cuộc đột kích “sáng tạo” của sư đoàn tăng Siry số 3. Thêm vào đó, còn có sự tồn tại không thật về sư đoàn xe tăng số 210 của Isrel. Không thật bởi vì sư đoàn mang phiên hiệu này không tham gia vào chiến tranh ở Liban. Nếu có, thì gần như là có mặt trong biên chế lực lượng Quân đội phòng thủ Israel.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 19 Tháng Mười Hai, 2011, 08:22:16 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140454.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140455.jpg)

Các xe tăng T-72 trong cuộc duyệt binh danh dự biểu dương hoàn thành cuộc tập trận "Phía Tây - 81". Tháng 9 năm 1981


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 19 Tháng Mười Hai, 2011, 08:23:54 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140456.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140457.jpg)

Các xe tăng T-72A trên Quảng trường Đỏ. Mùng 7 tháng 11 năm 1983


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 19 Tháng Mười Hai, 2011, 09:02:51 pm
Trong bối cảnh toàn bộ những dẫn chứng không chính xác, xuất hiện “sự hồi tưởng từ một trong số những người tham chiến” về tiểu đoàn T-72 trong đêm “vượt qua” phân đội Merkava. Đặc biệt đáng chú ý ở chỗ “người tham chiến” không chỉ ra rằng đó là phân đội (tiểu đoàn, đại đội và có thể là trung đội) nào? Và T-72 của anh ta “vượt lên” ở đâu. “Người tham chiến” không chỉ ra được số lượng xe tăng địch bị bắn cháy, mặc dù theo lời anh ta, việc trinh sát chiến trường sau đó, có thể nói về việc các xe tăng Israel bị nhuộm đen. Liên quan đến vấn đề này, chúng bị nhuộm đen từ đầu? Bị cháy? Nhưng không, “người tham chiến” đã khẳng định ngược lại tất cả - mặc dù “bị nhuộm đen thân xe và tháp pháo” – không bị bắn cháy! Bản thân lời kể của “người tham chiến” cũng đủ lạ: hệ thống chữa cháy nào ở đó? Chúng chỉ hoạt động một lần. Điều này có nghĩa, rằng nếu bị trúng đạn một lần nữa, xe tăng hầu như không thể dập tắt lửa. Một cách lạ lung nữa là các “lính trinh sát” khẳng định rằng Merkava bị kíp xe bỏ lại chiến trường. Tức là, kíp xe không bị thiệt hại. Thật lạ lùng. Theo lời kể của “người tham chiến” ẩn danh kia thì những phát bắn khủng khiếp đó phải gây thiệt hại rất lớn cho lính tăng Israel. Đồng thời thiệt hại cũng không thể che giấu được, đặc biệt là ở Israel, nơi mà mỗi con người đều được tính toán. Đối chiếu toàn bộ những sự khác nhau này, đủ để bắt đầu những nghi ngờ về sự tin cậy trong lời kể của “người tham chiến” này. Vả lại, cũng như S.Zaloga viết về vấn đề tương tự, sự thật là có nhớ lại về “đội xe bọc thép” bị quân đội Siry tiêu diệt với 21 xe. Tuy nhiên, “phân đội Merkava” và “đoàn xe bọc thép” – chúng không giống nhau.

Mặc dù vậy, tất cả đều là những đoạn trích được công khai trong những năm 1990. Nhưng có thể có những nguồn mới hơn để làm rõ ràng. Nhưng hầu như chúng chưa được công khai, trừ S.Suvorov trong bài báo của mình “Kỹ thuật thiết giáp trong các cuộc chiến tranh hiện đại” (“Kỹ thuật và vũ khí của ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai” số 7 năm 2006).

Đương nhiên là, so sánh T-72 thậm chí mẫu năm sản xuất 1975 (rõ ràng chúng có mặt trong biên chế quân đội Siry) với M60A1 là rất không đúng mực. Với các xe tăng Mỹ, một cách chính xác phải so sánh với các T-55 khi đó của Siry. Nhưng trong cuộc chiến tranh mùa hè năm 1982, Israel đã giới thiệu trên chiến trường đối thủ đáng sợ hơn – xe tăng Merkava Mk 1. Loại tăng này mới hơn T-72 của chúng ta. Nhưng trong các trường hợp này, khi mà chúng đối đầu với T-72, các xe tăng Liên Xô đã chiến thắng. Ví dụ như theo lời người tham gia sự kiện này là sỹ quan quân đội Siry Mazin Fauri, đã chính mắt chứng kiến T-72 bằng một phát đạn nổ - nổ mảnh (đạn xuyên giáp dưỡi cỡ nòng và đạn xuyên lõm ở thời điểm đó đã hết) đã “thổi bay” tháp pháo từ xe tăng Merkava. Thêm một lính tăng Siry – đã từng học trong Học viện Tăng – thiết giáp ở Liên Xô, cũng đã khẳng định khả năng sống sót cao của T-72: sau khi kết thúc trận đánh, nhìn thấy trên giáp T-72 của mình có dính vết đạn xuyên giáp dưỡi cỡ nòng của Israel đã gỡ ra và giữ như vật kỷ niệm (như người yêu dấu). Cũng có thể nói thêm rằng, pháo 105mm trên Merkava với các loại đạn khác nhau trong thời điểm đó, không thể “xuyên” được đầu T-72”.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 19 Tháng Mười Hai, 2011, 09:05:02 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140458.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140459.jpg)

Chuyển đạn lên xe tăng. Trong tay của người lính tăng là vỏ dễ cháy với liều phóng 4Zh40


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 19 Tháng Mười Hai, 2011, 09:06:55 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140460.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140461.jpg)

Các kíp xe tăng T-72 A đang kiểm tra T-72A của mình trước khi hành quân. Năm 1986


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: vietcong91 trong 20 Tháng Mười Hai, 2011, 06:29:59 pm
Thưa các bác, tại sao T-90 lại có bộ truyền động ESM350 của RENK Pháp Đức vậy


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 21 Tháng Mười Hai, 2011, 02:10:33 am
Từ một mặt, sự tiến triển rõ rệt: từ “sỹ quan Liên Xô dấu tên, có mặt trong lực lượng quân đội Siry” đến sỹ quan quân đội Syri cụ thể. Mặt khác, trường hợp họ viết về nó rõ ràng là gần nhau. Có hay không việc các tháp pháo Merkava bị thổi bay với số lượng lớn? Sự ngạc nhiên trong câu văn về việc so sánh M60A1 với T-55. Còn sau đó, có cần thiết việc chế tạo pháo 105mm? Tất cả là câu hỏi của chúng ta về sự xuất hiện của pháo 105mm do Anh sản xuất vượt trội rõ ràng pháo chính 100mm D-10 lắp trên T-54/55. Đương nhiên, trên cự ly xác định nào đó, nhưng xuất phát từ lý luận này, với xe tăng Mỹ có thể so sánh với T-54! Trên tất cả các cự ly? Câu hỏi khác, rằng M-60A1 sử dụng trong tổ hợp thước ngắm của chúng có máy đo xa, có thể bắn cháy T-55 hoặc T-62 từ cự ly 1,5 – 2km, còn ngược lại T-55/62 có thể bắn cháy M-60A1 ở tầm 0,8 – 1km. Các cơ hội chỉ được cân bằng khi xuất hiện T-72. Đúng là T-72 có thể so sánh với M-60A1, và cần so sánh hơn nữa, rằng tới thời điểm đó, loại xe tăng này đang là xe tăng chủ lực của quân đội Mỹ. Abrams khi đó còn chưa nhiều, và Merkava trong quân đội Isrel không có số lượng lớn trong các đơn vị xe tăng đóng ở Liban. Các xe tăng chủ lực – đối thủ của quân đội Siry là MAGAKh-3 (M48A3 được nâng cấp tại Israel lên chuẩn M48A5), MAGAKh-5 (M48A5) và MAGAKh-6A (M60A1). Thêm vào đó, toàn bộ các xe tăng này đều được trang bị tổ hợp giáp phản ứng nổ “Blazer”. Các xe tăng “Shot – Kal” (“Centurion” với động cơ diesel) được trang bị giáp phản ứng nổ cũng tham chiến ở Liban. Như vậy có nghĩa rằng, khả năng phòng thủ của xe tăng Israel vượt trội các xe tăng Siry (do Trung Quốc và Liên Xô sản xuất). Pháo chính trên các xe tăng Israel là 105mm. Như thế, toàn bộ sự so sánh T-72 và Merkava là không đúng, dù là nhỏ nhất.

Như thế, việc T-72 bị bắn cháy một cách trực tiếp có thể cũng như các kiểu xe tăng khác. Nếu giáp bị xuyên thủng, thì nhiên liệu và thuốc súng trong liều phóng bốc cháy và phát nổ trên các xe tăng là giống nhau, bỏ qua sự phụ thuộc vào dòng xe và quốc gia sản xuất. Không có sự nghi ngờ nào về việc đạn pháo tăng 105mm có thể xuyên thủng được giáp T-72, trong đó có giáp đầu. Tất cả phụ thuộc vào cự ly và góc tiếp xúc giữa đạn với giáp. Việc này còn được bảo đảm bởi cấp độ huấn luyện chuyên nghiệp của lính tăng, mà ở đây, Israel cao hơn. Nhưng để mà bắn cháy T-72 với giáp dày hơn, xe tăng Israel, đương nhiên phải có sự nỗ lực lớn hơn. Trên tầm xa lớn, pháo 105mm quả thật không xuyên được giáp T-72 và đối chiếu với các nguồn ở trên với nhau là không mâu thuẫn. Không có gì ngạc nhiên trong vấn đề: đạn pháo 105mm M111 theo cam đoạn của nhà sản xuất từ hãng IMI có thể bắn thủng giáp thép dày 150mm ở góc nghiêng 60 độ theo trục dọc, hoặc khoảng 30mm giáp đứng trên cự ly 1500 mét. Các loại đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng cũ hơn của Mỹ M392 và M728 có trong cơ số đạn tăng Israel có khả năng xuye  giáp thấp. Khả năng phòng thủ của T-72 Siry tương đương với “công trình 172M” mẫu năm 1974 – 410mm giáp thép trên tháp pháo và 305mm thân xe tính theo trục đứng. Như thế, xuất phát từ những con số này, có thể nói rằng, khi tầm xa hỏa lực đấu tăng lớn hơn 1500 mét, xe tăng T-72 không bị “tổn thương” bởi đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng 105mm kể cả khi bị trúng đạn vào thiết kế đầu của tháp pháo và thân xe. Lính tăng Siry quả thật đánh giá rất cao giáp T-72. Tiện thể cũng cần nói thêm, khoảng cách mà ở đó có thể tiến hành đấu tăng thường được tính toán bằng tham số tầm xa bắn trực xạ (bắn thẳng). Đối với chiến trường ở khu vực Trung – Âu, tầm xa này là 1800 mét. Khoảng cách này ở Liban thì không rõ, nhưng dựa trên cơ sở rằng với địa hình nhiều núi chồng chéo nhau ở đất nước này thì khoảng cách này rõ ràng thấp hơn.

Tuy nhiên, câu hỏi chính vẫn còn để mở (ngỏ) – T-72 có bị bắn cháy ở Liban hay không? Và số lượng là bao nhiêu? Phạm vi các nhận định này có độ chênh rất lớn: 30 theo Zalog, một nửa con số 30 (15) theo Ilin và Nikolovski. Ai đúng, ai sai? Hãy thử phân tích!


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 21 Tháng Mười Hai, 2011, 02:15:28 am
Thưa các bác, tại sao T-90 lại có bộ truyền động ESM350 của RENK Pháp Đức vậy
Có thể do áp dụng công nghệ lắp lẫn hoặc đồng nhất gì đó.
Bộ truyền động - động lực ESM350 ngoài T-90 còn lắp trên RMS-90 (xe đặt cầu bọc thép); xe tăng chủ lực PT-91M; T-72; WZT-3 (xe sửa chữa - cứu kéo).

http://www.army-guide.com/rus/product3434.html


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 21 Tháng Mười Hai, 2011, 02:31:01 pm
Tất cả các nguồn trong và ngoài nước, trong đó có cả Israel đều công nhận, rằng các xe tăng T-72 trong thời gian chiến tranh Liban chỉ có trong biên chế sư đoàn xe tăng số 3, thay thế cho phần còn lại của sư đoàn tăng số 1 trên những con đường tiến vào Beirut – Damask vào đêm từ 10 đến 11 tháng 6. Phần lớn lực lượng của sư đoàn tăng số 1 tới thời điểm đó đang bị bao vây ở khu vực thung lũng phía nam Bekaa. Theo đó, có thể khẳng định rằng, các T-72 được tiếp nhận tham chiến chỉ bắt đầu từ 11 tháng 6 năm 1982. Nếu tiếp nhận thời điểm bắt đầu lúc 0 giờ 00 ngày 11 tháng 6 thì chúng tham chiến trong chiến tranh Liban chỉ vào 12 giờ ngày 11 tháng 6 bởi vì lúc 12 giờ ngày 11 tháng 6 là thời điểm tuyên bố ngừng bắn. Sự thật, rất nhanh chóng, chiến sự đã quay trở lại, nhưng trung tâm các hoạt động quân sự được chuyển tới gần Beirut và các khu vực lân cận thành phố, nơi không có lực lượng quân đội Siry, không có xe tăng T-72 ngoài các lực lượng Palestin. Hơn nữa, sau khi tuyên bố ngừng bắn, sư đoàn tăng số 3 đã rút khỏi Liban.

Như vậy, T-72 đã kịp tham chiến trong khoảng 12 giờ. Việc tham gia phản công là không thể bởi vì không có cuộc phản công nào diễn ra. Chỉ huy quân đội Siry đã đứng trước nhiệm vụ đơn giản hơn. Ngày 11 tháng 6, quân Siry có mặt ở thung lũng Bekaa hai sư đoàn xe tăng và một một số tiểu đoàn đặc nhiệm. Một trong số các sư đoàn xe tăng (sư đoàn 1 – tác giả) đã bị mất hầu như toàn bộ các phương tiện kỹ thuật và trên thực tế không có khả năng chiến đấu. Từ mùng 9 tháng 6, hệ thống phòng không Siry trong thung lũng Bekaa đã bị phá hủy, Không quân Israel đã bảo đảm ưu thế trên không. Việc tấn công từ thung lũng trong khi độ cao bị khống chế bằng hai sư đoàn chống lại bốn sư đoàn Israel mà không có sự yểm trợ từ trên không và phòng không đối với người Siry đúng là tự sát. Vì vậy, mệnh lệnh rút quân khỏi tuyến đường Beirut – Damask cho các đơn vị Israel tới thời điểm ngừng bắn lúc 12 giờ ngày 11 tháng 6 đã không được đưa ra.

Bắt nguồn từ các vị trí bố trí quân đội các bên vào sáng 11 tháng 6, có thể khẳng định chắc chắn, rằng đơn vị duy nhất của Quân đội phòng thủ Israel đã đụng độ với lữ đoàn tăng số 81 của Siry là sư đoàn hỗn hợp “Koakh Yosi”. Đây là đơn vị được thành lập vào ban đêm từ mùng 9 đến 10 tháng 6 để tiêu diệt xe tăng Siry  trong thung lũng Bekaa và có xu hướng chống tăng rõ ràng. Đơn vị này bao gồm lữ đoàn tăng hỗn hợp (hai tiểu đoàn tăng “Shot – Kal” – 50 xe)) và hai lữ đoàn dù dự bị số 409 và 551. Ngoài ra, sư đoàn này còn được trang bị (phối thuộc) toàn bộ các trực thăng chiến đấu với tên lửa chống tăng điều khiển, được tách ra (tăng cường) từ không quân nhằm yểm trợ binh đoàn Ben-Gal. Theo đó, các T-72 Siry đang di chuyển theo địa hình núi phức tạp Dzhabel Baruc sẽ phải chạm trán với các phân đội được chuẩn bị tốt nhất để đối phó với chúng. Hơn nữa, có quan điểm được chuyển thành sự khẳng định của một người tham chiến ở thời điểm đó là thượng sỹ, chỉ huy xe Jeep M151 với thiết bị phóng tên lửa chống tăng điều khiển “Tow” thuộc lữ đoàn dù 409. Việc hồi tưởng của ông ta xuất hiện trên site www.waronline.org.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 21 Tháng Mười Hai, 2011, 02:34:12 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140462.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140463.jpg)

Trên đường hành quân - T-72M1 Phần Lan năm 1986


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 21 Tháng Mười Hai, 2011, 02:37:00 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140464.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140465.jpg)

T-72B-1 trên phố Gorki (hiện nay là Tverskaia) trên đường tới Quảng trường Đỏ. Mùng 7 tháng 11 năm 1986


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 21 Tháng Mười Hai, 2011, 02:37:29 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140466.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140468.jpg)

Phần sau xe tăng T-72B-1 đang đi tới Quảng trường Đỏ. Điểm chú ý so với T-72A là sự bố trí ống chứa dụng cụ lái xe dưới nước đằng sau tháp pháo và giá đỡ kim loại trên diềm chắn vải cao su dưới ống xả


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 21 Tháng Mười Hai, 2011, 06:17:49 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140469.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140471.jpg)

Ảnh chụp từ phía trên T-72B-1. Ảnh từ cầu Krưm sau cuộc duyệt binh mùng 7 tháng 11 năm 1986


“Sáng 11 tháng 6, tiểu đoàn của chúng tôi đang ở một vài kilomet phía bắc làng Amik gần Dzhabel Baruc trên phía tây – bắc thung lũng Bekaa, trên đường dẫn tới hướng bắc. Chúng tôi dàn trận một cách trực tiếp gần đường (từ hướng đông bắc) và gần phía nam đầm lầy. Kỹ thuật của đại đội chúng tôi (xe Jeep với các tên lửa “Tow”) chiếm lĩnh trận địa ở gần đầm lầy, đòng thời triển khai ở hướng đông bắc. Trong khu vực của chúng tôi đồng thời có một trung đội tăng “Shot” nhưng không tham chiến. Ngày hôm đó diễn ra đặc biệt sôi động. Lúc 10 giờ sáng, một đội quân không lớn từ đại đội chúng tôi đã di chuyển tới phía đông gần cụm xe tăng Siry (có lẽ là T-62)) đang đỗ, khai hỏa và bắn trúng 2 trong số đo và quay trở về khu vực đầm lầy không thiệt hại. Khoảng 12 ngày (khi mà lệnh ngừng bắn phải được bắt đầu), bộ phận tiểu đoàn, đóng ở trên chúng tôi, trên các sườn đồi Dzhabel Baruc cùng với tiểu đoàn trưởng của họ, trung tá Hanegbi, đã nhận thấy đoàn xe tăng đang tiến gần tới chúng tôi đã chuẩn bị triển khai trận địa bắn. Nhưng rõ ràng, tất cả các cuộc điện đàm qua đài vô tuyến được thực hiện trên tần số đại đội tới đại đội khác không thành công. Đại đội chúng tôi thực sự đã hoàn toàn bị bất ngờ, đã nghe được trên tần số liên lạc của tiểu đoàn mệnh lệnh của tiểu đoàn trưởng: “Các “con mái”, “con trống” đang nói, đã có xung đột từ tuyến đầu, bắn!” Chúng tôi vội vàng chạy tới trận đại hỏa lực và nhìn thấy đội xe tăng (chỉ sau đó sau một vài giờ, chúng tôi đã biết rằng đó là các xe tăng T-72), đang đi trên đường – ở vị trí này, con đường tạo thành những khúc cua ngoặt. Và từ vị trí trận địa của chúng tôi, đoàn xe hiện ra như một người khổng lồ. Xe tăng đầu tiên cách chúng tôi 800 mét. Lính siry đã bị lộ hoàn toàn và không hệ nhận ra sự có mặt của chúng tôi. Chúng tôi đã khai hỏa không hề chậm trễ vào tất cả những gì nhìn thấy được – pháo thủ thậm chí còn không đợi hết khẩu lệnh bắn, còn tên lửa được bắn ngay từ những từ đầu tiên của mệnh lệnh, còn những người đóng trên đỉnh núi hoạt động có tổ chức hơn. Hỏa lực bắn ra rất mạnh, mạnh hơn những gì mà tôi chứng kiến trước đó, hàng chục ống phóng khạc lửa theo hướng tất cả những gì đang chuyển động. Đã có một số cú bắn trượt, theo quan sát, do dao động của pháo thủ và sự dẫn bắn tồi của thiết bị phóng tới mục tiêu, nhưng phần lớn các tên lửa bắn trúng mục tiêu. Các xe tăng Siry đầu tiên đã bị trúng nhiều tên lửa và ngay lập tức bốc cháy. Trong đó, phần lớn trúng vào những xe tăng đi đầu. Trái ngược với những sự lo lắng trước chiến tranh của chúng tôi, các tên lửa thường (chưa được nâng cấp) Tow không gặp vấn đề trong việc xuyên giáp đầu, hơn nữa là thành , bởi vì các tên lửa được bắn bởi ba phân đội được triển khai theo mặt trận kéo dài gần kilomet, mỗi xe tăng được đảm bảo xác suất bắn trúng cao từ một số hướng. Ngoài ra, trên sườn núi, trên chỗ rẽ, chúng tôi nhận thấy một số xe tăng cũ đang dứng yên (đứng trơ một chỗ) – các xe tăng này không tham chiến và có thể là không có cả kíp xe, nhưng chúng tôi đồng thời bắn cháy chúng bằng tên lửa, trong mọi trường hợp. Các xe tăng còn nguyên vẹn của Siry đã biết phố hợp với nhau bắn lựu đạn khói và màn khói này, cùng với khói từ các xe tăng đang bốc cháu đã che mắt đoàn xe tăng khỏi chúng tôi – làm chúng tôi trở nên rất khó quan sát mục tiêu. Lính Siry đồng thời khai hỏa đạn pháo chính và súng máy theo mọi hướng bởi vì họ không biết chúng tôi ở đâu. Chúng tôi chỉ có thể nhìn thấy xe tăng đầu tiên, nó đã bị nổ, mọc lên một nấm khói lớn, còn tháp pháo bay lên không khí 30 mét (có thể, đạn bị kích nổ). Xe tăng này đã tiếp tục cháy trong vài giờ nữa, đạn tiếp tục bị kích nổ, theo tôi, chiếc xe tăng này chỉ còn lại đống sắt bị nung chảy. Tổng cộng trong trận chiến này chúng tôi bắn cháy khoảng 9 – 12 xe tăng”.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 21 Tháng Mười Hai, 2011, 06:20:35 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140472.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140473.jpg)

Đoàn xe tăng T-72A thuộc biên chế sư đoàn bộ binh cơ giới số 34, quân khi Prikarpat. Năm 1987


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 21 Tháng Mười Hai, 2011, 06:22:07 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140474.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140476.jpg)

Bộ đội đổ bộ từ xe tăng T-72A. Xe tăng trang bị lưới quét mìn bánh xe lăn dạng mũi dao KMT-6


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 23 Tháng Mười Hai, 2011, 01:14:04 pm
Từ toàn bộ những sự xác nhận của người chúng kiến sự việc, cuối cùng cùng có kết luận đáng tin cậy nhất. Mặc dù thời gian và vị trí đã được chỉ ra, cần biết rằng T-72 bị bắn như thế nào.  Dẫn chứng sự kiện này được xác nhận cùng các nguồn khác từ Israel được nhắc đến trong sự công bố của tạp chí Mỹ Armor năm 1988 và nói chung là được nhìn nhận chính xác nhất: đoàn xe thuộc Lữ đoàn tăng Siry số 81 đã bị rơi vào trận địa phục kích và bộ phận đi đầu của nó đã bị bắn cháy. Việc bắn cháy T-72 bằng các tên lửa chống tăng không gây ngạc nhiên – giáp T-72 xuất khẩu có giáp tháp pháo bằng thép nguyên khổi. Khi đó, thậm chí biến thể đầu tiên của tên lửa “Tow” BGM 71A có khả năng xuyên giáp 600mm, trong khi giáp T-72 là 300 – 400mm – đối với chúng không phải là chướng ngại vật. Đối với vị trị của T-72, với các xe tăng khác với giáp nguyên khối (hoặc không nhiều lỗi), ví dụ như M60A3 hoặc “Leopard-1”, kết quả cũng như vậy.

Cũng cần nói thêm rằng người Israel đã có ý định thu một xe tăng T-72 bị bắn cháy ở Dzhabel Baruc. Thậm chí, kéo khẩn cấp bằng xe kéo đặc biệt. Tuy nhiên, sự lo ngại rằng chỉ huy quân sự Siry sẽ kéo các xe tăng bị bắn cháy khỏi khu vực phục kích đã bắt buộc Israel phải từ bỏ ý định này. Người Siry đã nhanh chóng tự kéo các xe tăng bị cháy, ngoài xe đầu tiên phải để lại. Trên hết, một cách rõ ràng, bằng các tấm ảnh chụp trong ngày đó đã lộ rõ các tài liệu thông tin khối lượng lớn của phương Tây. Sự nghiên cứu cẩn thận của các nguồn khác nhau, các trích dẫn, hồi tưởng cho phép khẳng định rằng ở Liban đã mất 11 – 12 xe tăng T-72. Bộ phận lớn – trong trận chiến trên. Theo quan sát – chỉ có một xe bị bắn từ đạn xuyên giáp dưỡi cỡ nòng 105mm vào thành, còn lại bị bắn cháy bởi “Shot – Kal” hoặc “Centurion”.

Nhưng còn Merkava thì sao? Trong chiến dịch “Hòa bình Galile” có 6 tiểu đoàn tham chiến trang bị các xe tăng này (tổng cộng khoảng 200 xe). Chúng được biên chế trong các tiểu đoàn số 75, 77 và 82 thuộc Lữ đoàn tăng 82, tiểu đoàn 126 và 429 trong Lữ đoàn 211, tiểu đoàn 198 thuộc Lữ đoàn 460. Ngoài ra, khoảng hai đại đội Merkava biên chế trong lữ đoàn xe tăng huấn luyện 844.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 23 Tháng Mười Hai, 2011, 01:53:05 pm
Các tiểu đoàn 75 và 82 thuộc lữ đoàn tăng số 7 chiến đấu trong biên chế sư đoàn 252, di chuyển dọc qua dãy núi Antiliban, và nhận lệnh ngừng bắn ở khu vực thành phố Yanta. Tiểu đoàn số 77 trong thời gian chiến tranh 4 lần bị mang đi phối thuộc. Ban đầu, nó được phối thuộc cho lữ đoàn bộ binh “Golan” (trong biên chế sư đoàn bộ binh 36) và tham gia chiếm khu vực Bofor, sau đó là bộ phận phía đông cao nguyên Nabatia. Tiếp theo, tiểu đoàn 77 được chuyển cho lữ đoàn bộ binh khác, tiếp đến – sư đoàn độc lập “Coach Vardi” và kết thúc chiến tranh, tiểu đoàn này thuộc biên chế sư đoàn độc lập “Coach Yosi” ở khu vực hồ Karun – đến vào nửa sau ngày 11 tháng 6. Lữ đoàn xe tăng 211 nằm trong biên chế sư đoàn 91 ở vùng duyên hải – yểm trợ cho bộ binh bằng các xe tăng của đơn vị bảo vệ thành phố Tir và Sidon. Lữ đoàn nhận lệnh ngừng bắn ở khu vực Beirut. Tiểu đoàn xe tăng 198 trong lữ đoàn 460 tham gia chiếm Dzhezina, sau đó di chuyển tới hướng Mashgara (phía tây hồ Karun). Ở đó, họ nhận được lệnh ngừng bắn. Lữ đoàn 844 nằm trong biên chế sư đoàn “Coach Vardi”.

Thậm chí, nhìn trên bản đồ Liban có đủ cơ sở đi đến kết luận sau: không một xe tăng Merkava nào bắn cháy T-72 và không T-72 nào bắn cháy Merkava bởi vì đơn giản là chúng không đối đầu với nhau. Sự thiệt hại tổng cộng các xe tăng Merkava rơi vào khoảng 13 – 15 xe bị bắn thủng, trong số đó có 6 – 7 xe được thu hồi. Các xe tăng chủ lực mới nhất của Israel bị bắn cháy bằng tên lửa chống tăng mặc dù trang bị giáp. Tối thiểu một xe tăng bị bắn cháy bởi đạn xuyên giáp dưới cỡ 115mm dưới cỡ nòng của T-62. Có thể tính toán rằng sự thiệt hại của Merkava tương đương với các thiệt hại của T-72. Nếu là thực tế thì các xe tăng Israel đã chiến đấu trong thời gian toàn bộ cuộc chiến đến 11 tháng 6 và sau đó, còn T-72 – chỉ có nửa ngày.

Trong kết luận đặt ra câu hỏi mang tính quy luật: tại sao các lính tăng Israel mô tả các trận đánh với T-72 cũng như lính Siry thường xuyên khẳng định một cách chắc chắn hơn về các Merkava bị cháy? Rất đơn giản – trước chiến tranh Liban, không một lính tăng Israel nhìn thấy T-72, còn lính Siry – Merkava. Phải chăng trong các bức ảnh, đôi khi rất không chất lượng. Nhưng về sự xuất hiện các xe tăng này, cả hai bên đều hiểu và chờ đợi sự xuất hiện của chúng.. Vì thế, đối với họ, hầu như mỗi xe tăng Siry đều là T-72, còn Israel – Merkava. Thực tế, sự “ngộ nhận” này không mới nếu nhớ lại trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, hầu như các xe tăng Đức được tính đó là “Tigr” (“Tiger”), còn pháo tự hành – “Ferdinand”.

Quốc gia khu cực Cận Động thứ hai nhận được T-72 là Iraq. Việc chuyển giao xe tăng được tiến hành tự Liên Xô và Ba Lan, trong đó có cả trong cuộc chiến tranh Iraq – Iran.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 23 Tháng Mười Hai, 2011, 01:57:06 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140477.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140478.jpg)

Hỗ trợ lẫn nhau (Tình đồng chí của vũ khí) trong khi hoạt động: T-72A trong Quân đội Liên Xô vượt chướng ngại vật nước (vượt sông) trên cầu phá được triển khai bởi Quân đội Nhân dân Tiệp Khắc. Năm 1986


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 23 Tháng Mười Hai, 2011, 02:00:43 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140479.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140480.jpg)

Các T-72A sư đoàn xe tăng Cận vệ số 4 Cantemirov đang di chuyển tới bãi tập. Quân khu Moskva. Tháng 8 năm 1988


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 23 Tháng Mười Hai, 2011, 02:04:04 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140481.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140482.jpg)

T-72B-1 trong các buổi luyện tập chiến thuật. Trên xe tăng có các mấu để cố định khối giáp phản ứng nổ nhưng các khối giáp không được lắp. Năm 1988.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 04:22:50 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140483.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140486.jpg)

Đoàn xe tăng trên một trong những con phố ở Tbilisi. Xe tăng đầu tiên - T-72B-1. Tháng 4 năm 1989


Năm 1988, Bộ chỉ huy quân đội Iraq đã quyết định tấn công mạnh trong khu vực bán đảo Fao. Quân Iraq tiến hành mũi công kích chính vào phía tây cửa sông Shatt – al – Arab với mục đích giải tỏa đường thủy tới bến cảng Basra. Lực lượng phòng thủ quần đảo Fao gồm khoảng 10 000 lính thuộc quân đội thường trực Iran và quân thuộc Lực lượng Vệ binh cách mạng.

Sử dụng tuyến giao thông nội bộ phát triển, được sự yểm trợ của không quân, Iraq nhanh chóng di chuyển bộ phận quân Vệ binh cộng hòa từ khu vực gần Basra tới trận địa xuất phát để tấn công phía tây bắc El Fao trên cự ly gần 150km. Quân đội Iraq sử dụng khoảng 1500 xe vận chở tăng có khả năng vận chuyển phương tiện kỹ thuật thiết giáp lên đến 65km/h.

Chỉ huy quân đội Iraq đã quyết định tấn công trong thời gian 4-5 ngày. Các hoạt động chiến sự diễn bắt đầu vào buổi sáng 17 tháng 4 năm 1988 bằng cuộc tấn công theo hai hướng với sự tham gia của 200 000 quân. Hướng tấn công chính bằng lực lượng xe tăng Vệ binh cộng hòa trang bị các xe tăng T-72 và T-72M, từ tuyến Al Zubari – Umm Kasr tới đông nam. Đồng thời quân đoàn tăng số 7 được triển khai cách thành phố Fao 16km, dưới sự yểm trợ của các đơn bị bộ binh đã bắt đầu tấn công tới phía nam dọc theo bờ phía tây sông Shatt – Al – Arab. Cuộc tấn công mở đầu bằng các đợt ném bom xuống trận địa Iran bằng các loại đạn hóa học. Buổi sáng, cuộc tấn công quy mô lớn của xe tăng bắt đầu, dẫn đầu là T-72, đã khai hỏa với cường độ cao và dội bão đạn vào đối phương. Đối thủ duy nhất của T-72 khi đó chỉ có thể là xe tăng chủ lực “Chieftain” được trang bị pháo nòng rãnh xoắn 120mm. Cuộc đối đầu giữa T-72 và “Chieftain”đã dẫn đến thiệt hại nặng nề cho cả hai phía. M60A1, M48 và các xe tăng cũ không phải là nguy cơ đe dọa đối với T-72M – giáp đầu xe chịu được sức công phá khi trúng đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng không có cánh M392 và M728. Tuy nhiên, năm 1988, các xe tăng “Chieftain” trong quân đội Iran khi đó không nhiều. Trong điều kiện vượt trội gần như hoàn toàn về xe tăng, nhiệm vụ được giao cho bộ phận quân đội Iraq trong cuộc tấn công đã được hoàn thành sau 32 tiếng.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 04:25:22 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140487.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140488.jpg)

T-72B-1 trên một trong số các quảng trường tại thủ đô Gruzia. Xe tăng này có các bánh chịu nặng thuộc mẫu sản xuất sau. Tháng 4 năm 1989


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Mười Hai, 2011, 02:15:26 am
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140506.jpg)

So sánh kích thước của "Abrams" M1A! với T-72M1


Trong thời gian chiến dịch “Bão táp sa mạc”, T-72 có mặt trong quân đội Iraq và Cô oét (M84 – Nam Tư), sự thật, số lượng của chúng không đối chiếu được. Ngoài ra, chúng không đối mặt trực tiếp với nhau bởi vì xe tăng M84 của Cô oét chỉ tiến vào thành phố thủ đô El – Cô oét một cách trang trọng sau khi được giải phóng bởi lực lượng liên quân. Tới thời điểm này, có một vài thông tin về các trận chiến giữa T-72 và “Abrams”, trong đó, các thông tin này rất mâu thuẫn và có xu hướng một chiều. Rõ ràng, hàng loạt các thông số kỹ thuật quan trọng của T-72 phần nào đó so sánh được với M1 và IPM1 – các xe tăng còn được trang bị pháo chính 105mm, nhưng với M1A1 và đặc biệt là M1A1HA, T-72 không có chỉ số kỹ thuật so sánh được. Các biến thể sau cùng của “Abrams” được bảo vệ trong thiết kế giáp đầu xe tốt gấp 1,5 lần, có nhiều hơn các loại đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng mạnh với lõi đạn bằng uranium nghèo, các khí tài quan sát, thông tin liên lạc hiện đại, đồng thời hệ thống điều khiển vũ khí được tăng cường khả năng tự động hóa. Thông tin được công bố trong một số tài liệu trong nước về thực tế T-72M không bị thương trong thời gian cuộc chiến này, về sự thiệt hại trong kết quả của tác động hỏa lực chỉ có 14 xe tăng và dưới hỏa lực của chúng, 70 “Abrams” trở thành “nạn nhân” hoàn toàn không có tính chất nghiêm túc. Khi đó, những sự quan sát phân tích so sánh các xe tăng Mỹ thường được đối chiếu với các tính năng kỹ chiến thuật của T-72 trong biên chế quân đội Liên Xô mà quên rằng, các xe tăng xuất khẩu thua kém các xe tăng T-72 phiên bản nội địa hoàn toàn. Cùng với đó, rất rõ ràng, rằng phần lớn thiệt hại của phía Iraq gặp phải là từ trên không.

Trong các tài liệu phương Tây, thông tin phổ biến có vẻ viết nhiều về khả năng sống còn thấp của các xe tăng T-72. Cao hơn nữa đã viết rằng toàn bộ các xe tăng bị cháy trong trường hợp giống nhau, nhưng hậu quả của các đám cháy này khác nhau. Trong T-72, đạn tăng được bố trí trên giá đỡ đạn trong buồng chiến đấu dưới tháp pháo, khi đạn bị kích nổ, tháp pháo sẽ bị lật về một phía. Còn trên “Abrams” tháp pháo, đương nhiên không bị vỡ, nhưng từ vụ nổ đạn sẽ phá hủy thân xe, và nhìn từ bên ngoài thì không có gì gây ấn tượng đặc biệt. Một trong số hậu quả của vụ nổ giá đỡ đạn trong T-72 là lính tăng Iraq đã cố vứt bỏ các xe tăng của mình gần như ngay sau khi người Mỹ bắn trúng một xe tăng T-72 bất kỳ. Cảnh tượng chiếc xe tăng bị bắn vỡ thành từng mảnh đã ảnh hưởng mạnh tới tâm lý ngay cả những người lính tăng dày dạn nhất.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Mười Hai, 2011, 02:17:03 am
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140489.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140490.jpg)

Trung đội xe tăng T-72A trong buổi huấn luyện chiến thuật. Quân khu Prikarpat, tháng 8 năm 1990


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Mười Hai, 2011, 02:39:23 am
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140495.jpg)

Trong bức ảnh này nhìn thấy rất rõ thiết bị của hệ thống súng phóng lựu đạn khói "Tucha" và khối giáp phản ứng nổ trên xe tăng T-72AB


Cần chú ý rằng, trước khi các hoạt động quân sự trên diễn ra, T-72 của Iraq đã trải qua nâng cấp. Khả năng phòng thủ được tăng cường bằng cách lắp trên thân xe tấm giáp bổ sung dày 30mm với lớp lõi không khí (giáp lồi, tạo thành khoảng không) giữa chúng với tấm giáp đầu xe. Tính hợp lý của quyết định này đã được chứng minh bằng các thí nghiệm bắn từ đạn pháo 120mm của Anh. Một số xe tăng đồng thời được trang bị hệ thống rãi nhiễu vô tuyến – quang điện của Trung Quốc (tương đồng với hệ thống “Shtora” của Nga) đã chứng minh hiệu quả khi chống lại tên lửa chống tăng Rami thế hệ thứ hai của Tow.

Trong chiến dịch Iraq lần thứ hai năm 2003, T-72 – như là những phương tiện kỹ thuật thiết giáp còn lại của Iraq không hề xuất hiện. Trong các tài liệu chính thức của Mỹ, không có các thông tin về sự tham gia của chúng trong các trận đấu tăng và các hoạt động chiến đấu nói chung.Trong trường hợp bất kỳ, T-72M của Iraq nếu đối đấu với M1A1HA, M1A2 và M1A2SEP sẽ không có bất kỳ cơ hội nào dành chiến thắng. Sự thật đó không yêu cầu chứng minh.

Đến năm 1991, khi nội chiến ở Nam Tư bắt đầu, trong Quân đội nhân dân Nam Tư có 502 xe tăng M84. Chúng được sử dụng một cách linh hoạt trong các hoạt động chiến đấu. Một số lượng không lớn các xe tăng này bị các đơn vị Croatia và Bosnia chiếm đoạt.

Căn cứ bằng thông tin, được phía Liên Xô thông báo ở Hiệp ước Viên về hạn chế vũ khí thông thường ở Châu Âu, năm 1990, trên khu vực châu Âu thuộc Liên bang Xô viết, đồng thời ở các đơn vị đang đóng trên khu vực Đông Âu,có 5086 xe tăng T-72 trong mọi biến thể. Trong số đó, trên lãnh thổ Belorusia – 1607, Ukraina – 1045, Armenia – 246, Gruzia – 251 và Azerbaizan – 314 xe tăng. Sau khi Liên Xô tan rã, một bộ phận các xe tăng này được biên chế vào trang bị các quân đội quốc gia mới thành lập, một bộ phận được mang về Nga. Đến năm 1997, trên khu vực Châu Âu thuộc lãnh thổ Liên bang Nga còn 1980 xe tăng T-72.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Mười Hai, 2011, 02:40:52 am
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140491.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140492.jpg)

Ngày "đỗ" xe - các lính tăng và kỹ thuật viên đang thực hiện việc bảo dưỡng kỹ thuật cho xe tăng T-72A


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Mười Hai, 2011, 02:42:23 am
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140493.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140494.jpg)

Dưới sự yểm trợ của T-72, các pháo thủ đang triển khai trận địa súng cối 120mm. Nước Cộng hòa Xô viết Azerbaizan, khu vực Nagornưi - Karabak, tháng 8 năm 1990


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Mười Hai, 2011, 08:52:27 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140497.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140498.jpg)

Diễn tập ở một trong số các đơn vị thuộc Quân khu Belarus. Xe đi đầu - T-72B. Tháng 9 năm 1990


Trong biên chế Các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, T-72 được tiếp nhận tham chiến trong hai cuộc xung đột ở Chesnhia. Trong đó, trong cuộc chiến tranh lần thứ nhất, chúng có mặt trong trang bị của cả hai bên – trong trang bị của đơn vị gọi là trung đoàn xe tăng quân đội Chesnhia với một số T-72A.Theo đánh giá của Tư lệnh quân khu Bắc Kavkaz, khi các đơn vị Nga rút đi vào tháng 6 năm 1992, tại Grozny còn 108 đơn vị kỹ thuật thiết giáp: 42 xe tăng T-62 và T-72, 36 BMP-1 và BMP-2, 30 BTR-70 và BRDM-2. Ngoài ra, còn 590 đơn vị khí tài chống tăng hiện đại – đóng vai trò chính trong việc tiêu diệt các thiết bị kỹ thuật thiết giáp của Quân đội Nga ở Grozny. Trong đó có 2 tổ hợp tên lửa chống tăng điều khiển “Konkurs”, 24 tổ hợp tên lửa chống tăng điều khiển “Fagot” và 51 tổ hợp tên lửa chống tăng điều khiển “Metis”.

Tiếp theo, cần chú ý rằng, bộ phận quân đội tham gia cuộc tấn công vào Grozny ngày 31 tháng 12 năm 1994 đã để lại kỷ niệm buồn – các đơn vị này đã không được chuẩn bị một cách chu đáo. Trong các trung đoàn xe tăng trên đường hành quân tới Grozny quan sát được các phương tiện kỹ thuật bị bỏ lại do sự chuẩn bị kỹ thuật thấp. Trung bình, cứ trong số 10 xe tăng thì 2 xe không tới được Grozny theo nguyên nhân hư hỏng khác nhau. Số lượng lớn các xe tăng T-72 được sử dụng thuộc loạt sản xuất trước, đã trải qua hai, có khi là ba lần đại tu, còn phương tiện kỹ thuật, lấy từ kho bảo quản lâu năm. Các trường hợp được ghi nhận đoàn các phương tiện kỹ thuật chiến đấu phải đỗ lại do sử dụng nhiên liệu bị pha loãng bằng nước theo nguyên nhân “ăn bớt” trong các đơn vị hậu cần. Thêm nữa, trong cuộc hành quân xuất hiện vấn đề không đủ cao trong trình độ huấn luyện của nhiều kíp xe. Một số lái xe đã không thực hiện nổi việc điều khiển xe trong trường hợp bị bụi bẩn nhựa đường che phủ. Đây là những người lính trẻ, mới chỉ được lấy ra từ các phân đội huấn luyện.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Hai, 2011, 06:03:30 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140499.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140501.jpg)

Cuộc duyệt binh cuối cùng! Xe tăng T-72B quay trở về từ Quảng trường Đỏ. Moskva mùng 7 tháng 11 năm 1990


Việc sử dụng các xe tăng chưa chuẩn bị sẵn sàng cho chiến đấu (không có giáp phản ứng nổ, không chuẩn bị vũ khí…), gom góp, lắp ghép các phân đội không được huấn luyện, lựa chọn từ các quân khu khác nhau, những người thậm chí chưa trải qua những cuộc tập luyện sơ bộ, không có sự phối hợp giữa lính tăng và lính bộ binh cơ giới trong điều kiện chiến tranh đường phố chống lại các chiến binh được chuẩn bị tốt, trang bị số lượng lớn các khí tài chống tăng đã dẫn đến thiệt hại đáng kể cho các xe tăng – thiết giáp trong cuộc chiến lần thứ nhất. Hầu hết, số lượng đạn từ các loại vũ khí chống tăng trong quá trình chiến tranh đường phố ở Grozny là 6 – 7 phát vào một xe tăng, BMP và BTR. Khi đó, hỏa lực gần như được đặt sẵn vào các phần tử bắn cũng như được ngắm sẵn vào những chỗ dễ bị tổn thương nhất của xe tăng như thành, đuôi xe, nóc buồng động lực và phía sau tháp pháo. Ngoài ra, còn ghi nhận nhiều đám cháy bên hông xe khi bị bắn ở trên và dưới. Điều này có thể nó rằng hỏa lực được bắn đồng thời được bắn từ mặt đất, từ các tầng đầu tiên và từ tầng trên của các tòa nhà.

Mặc dù vậy, trong số ít cá trường hợp, khi mà sự khéo léo trong hoạt động của kíp xe cho phép mang tới thiệt hại cho các chiến binh. Ví dụ như trong tháng 1 năm 1995, xe tăng T-72B từ lữ đoàn bộ binh cơ giới 131 (“Maikopsky”) đã bị tấn công đồng thời từ một số tổ súng phóng lựu RPG-7 và RPG-9. Bằng sự cơ động khéo léo và bắn vào các chiến binh bằng mọi loại hỏa lực trên xe, kíp xe tăng gồm có trưởng xe – trung sĩ Tsưmbalyuk, lái xe – kỹ thuật viên – binh nhì Vlađưkin và pháo thủ - hạ sĩ Puzanov cuối cùng đã có thể tiêu diệt được các chiến binh bắn súng phóng lựu và rời khỏi trận địa an toàn. Trên thân xe và tháp pháo sau đó đếm được bị trúng 7 phát đạn, nhưng không ghi nhận trường hợp nào đạn xuyên qua giáp.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Hai, 2011, 06:04:53 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140502.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140503.jpg)

Các xe tăng T-72 Iraq và xe chiến đấu bộ binh BMP-2 trên tuyến đường Bát - đa - El Cô oét. Mùng 2 tháng 8 năm 1990


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Hai, 2011, 06:11:44 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140504.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140505.jpg)

Đây là xe tăng T-72M của Iraq bị bắn hạ bởi tên lửa chống tăng "Dragon". Giáp tháp pháo bị bắn thủng, không có gì đáng ngạc nhiên - giáp hỗn hợp không có trên các xe tăng xuất khẩu


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Hai, 2011, 06:14:03 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140507.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140508.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140509.jpg)

Các xe tăng T-72 của Iraq bị bắn hạ. Phần lớn các thiệt hại của lực lượng xe tăng Iraq gặp phải do các cuộc tập kích từ trên không với các loại đạn xuyên lõm khác nhau. Kết quả sau khi trúng đạn, đều giống như nhau - nổ đạn trong xe và vỡ tháp pháo từ đốc pháo. Iraq, tháng 3 năm 1991


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Hai, 2011, 06:18:53 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140510.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140511.jpg)

Đây là xe tăng T-72 đang nằm trong chiến hào bị kíp xe bỏ lại. Có thể nhìn thấy được các túi cát ở trên xe do lính tăng Iraq đặt lên nhằm tăng cường khả năng bảo vệ xe chiến đấu của họ khỏi các loại đạn xuyên lõm


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 27 Tháng Mười Hai, 2011, 02:28:20 pm
Khi đó, trong tháng 1 năm 1995, cũng ở Grozny, một xe tăng T-72B thuộc biên chế một trong số các trung đoàn cơ giới thuộc quân khu Ural cũng đã bị bắn bằng súng phóng lựu RPG-7. Đạn đã trúng vào thành bên phải – không được phủ diềm – đã bị vỡ trong các trận chiến trước đó. Luồng xuyên lõm đã xuyên thủng giáp và thùng nhiên liệu bên phải. Bên trong xe xuất hiện đám cháy. Lái xe – kỹ thuật viên đã dừng xe, còn kíp xe theo mệnh lệnh khi còn trong xe từ tham mưu trưởng tiểu đoàn xe tăng đã bỏ xe lại, khi đó, động cơ xe còn tiếp tục hoạt động. Tham mưu trưởng tiểu đoàn đã tiếp quản vị trí của lái xe trong chiếc xe đang bị cháy và đưa nó đến vị trí của tiểu đoàn. Ở đó, bằng các khí tài sẵn có, đám cháy trong xe đã được dập tắt. Cơ số đạn, đang nằm trong xe, bị lửa đốt nóng, còn liều phóng đạn pháo bị hóa đen, mặc dù vậy, tất cả đều không bị phát nổ. Đương nhiên, nếu các thùng hệ thống chữa cháy được nạp chất liệu dập lửa thì mọi việc sẽ đơn giản hơn, nhưng nó đã được sử dụng. Việc nạp nhiên liệu của chúng không được diễn ra và không bao giờ được thực hiện đầy đủ trong chiến tranh, còn sự đảm bảo kỹ thuật và hậu cần bắt buộc phải có thì không được tổ chức.

Sau đó, sau sự đảm bảo toàn bộ các xe tăng bằng giáp phản ứng nổ, và chính xác khi sử dụng chúng, các lính tăng đã thực hiện nhiệm vụ được giao thực tế không có thiệt hại. Trong tháng 3 năm 1996, khi giải phóng làng Goiskoe được phòng thủ bởi 400 chiến binh được trang bị tốt đã có sự tiếp nhận tham chiến của đại đội xe tăng T-72B thuộc một trong số các trung đoàn cơ giới của quân khu Ural. Các xe tăng, nằm trong các đội hình chiến đấu của bộ binh cơ giới đã thực hiện cuộc tấn công từ bên rìa ngoài, các trận địa các chiến binh 1200 mét. Đối phương đã cố gắng đẩy lùi cuộc tấn công của xe tăng bằng hỏa lực từ các tên lửa chống tăng điều khiển 9M111 “Fagot”. Tổng cộng, đã có 14 lần phóng tên lửa chống tăng điều khiển. Hai tên lửa không trúng mục tiêu do sự cơ động khéo léo của kíp xe từ một trong số các xe tăng. Mười hai (12) tên lửa đã bắn trúng xe tăng, một xe bị trúng liền 4 viên đạn. Mặc dù vậy, sau khi bị trúng đạn, kíp xe và xe tăng vẫn duy trì được khả năng chiến đấu và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao. Trên xe, giá chuyển hướng của súng máy phòng không, khí tài quan sát trưởng xe TKN-3V và khí tài quan sát trên bộ của pháo thủ đã bị hỏng. Trên các xe tăng còn lại – bị trúng từ 1-2 đạn tên lửa chống tăng điều khiển bị hỏng thùng phụ tùng trên giá xích, bị bắn hỏng đèn pha “Luna-4”, hỏng giác chuyển hướng súng phòng không NSVT-12,7 “Utes”. Các tên lửa chống tăng điều khiển còn lại chỉ làm nổ các phần tử giáp phản ứng nổ. Giáp bị xuyên thủng được ghi nhận chỉ trên một xe tăng do kết quả của việc phóng tên lửa và trúng vào tháp pháo dưới góc 15 – 20 độ từ trên xuống trong khu vực của ra vào của pháo thủ. Kết quả của sự xuyên giáp bằng luồng xuyên đã làm hỏng dây dẫn điện và pháo thủ bị thương nhẹ. Xe tăng đã duy trì được khả năng chiến đấu, mặc dù kết quả của tên lửa bắn vào xe đã làm hỏng hệ thống nạp đạn tự động vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao. Trên các xe tăng còn lại, chỉ phải thay thế các phần tử giáp phản ứng nổ. Các thiết bị phóng tên lửa chống tăng điều khiển và tổ chiến đấu bị hỏa lực pháo tăng tiêu diệt.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 27 Tháng Mười Hai, 2011, 02:29:44 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140512.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140513.jpg)

Xe tăng M84 trong biên chế lữ đoàn tăng Cô oét 84 giải phóng El - Cô oét. Tháng 2 năm 1991


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 27 Tháng Mười Hai, 2011, 02:31:51 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140514.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140515.jpg)

Xe tăng Cô oét M84. Lô các xe tăng này thuộc quân đội Cô oét đã kịp nhận từ Nam Tư từ trước khi bắt đầu chiến tranh với Iraq, việc chuyển giap còn được tiếp tục sau đó


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 27 Tháng Mười Hai, 2011, 03:02:51 pm
Trong chiến dịch Chesnhia lần thứ hai, thiệt hại về tăng thiết giáp của Quân đội Liên bang Nga ít hơn đáng kể so với lần thứ nhất. Phải kể đến sự xuất hiện số lượng lớn các sĩ quan có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, sự huấn luyện các kíp xe và tổ chức phối hợp chính xác cùng toàn bộ sự đảm bảo của mọi bên trong các hoạt động chiến đấu. Khi được sử dụng thành thạo, các xe tăng đã được tiếp nhận thành công, đóng vai trò quyết định trong điều kiện chiến tranh đường phố. Chúng đã tiêu diệt các khí tài hỏa lực của địch phát hiện được bằng hỏa lực của mình, sau đó, bộ binh mới tiến lên. Ví dụ như đại đội tăng thuộc lữ đoàn bộ binh cơ giới độc lập số 205 trong khi giải phóng khu vực Ctaropromưlov thuộc Grozny tháng 12 năm 1999 đến tháng 1 năm 2000. Cự ly các xe tăng với lính bộ binh cơ giới không quá 50 mét, đảm bảo khả năng bảo vệ tăng khỏi hỏa lực súng phóng lựu từ bên cánh và đằng sau, còn hỏa lực chính diện vào xe không gây hại cho chúng. Ở Grozny, hỏa lực của các chiến binh chỉ làm bị thương một xe tăng của đại đội này và chỉ trong thời gian ngắn nhất đã được đưa đến phân đội sửa chữa của lữ đoàn. Xe tăng này dưới sự chỉ huy của một trong số các trung đội chỉ huy đã không tuân thủ mệnh lệnh của chỉ huy tiểu đoàn, vượt lên phía trước và dừng lại dưới các bức tường của tòa nhà năm tầng bị các chiến binh chiếm giữ. Các chiến binh đã liên tiếp khai hỏa vào xe tăng bằng súng phóng lựu từ các tầng trên của tòa nhà. Bằng khả năng của mình, kíp xe đã thành công trong việc đưa x era khỏi trận chiến và sau đó đưa nó đến phân đội sửa chữa. Không ai trong kíp xe bị thương vong. Khoảng thời kỳ từ tháng 10 năm 1999 đến tháng 8 năm 2000, đại đội này không thiệt hại bất kỳ một người hay một chiếc xe tăng nào.

Liên quan tới T-90, rằng các xe tăng đầu tiên đã gia nhập sư đoàn bộ binh cơ giới Huân chương Cờ đỏ Suvorov Taganrogsk (Quân khu Siberi). Vào giữa những năm 1990, T-90 đã gia nhập sư đoàn xe tăng Cận vệ Sông Đông số 5 đóng quân ở Buryatia. Năm 1996, Quân đội Liên bang Nga chính thức lựa chọn t-90 là xe tăng được trang bị cho binh chủng trong tương lai. Khi đó, sự thật là số lượng T-90 được sản xuất không nhiều: đến giữa năm 1998, số lượng của chúng trong binh chủng khoảng 150 xe. Mùng 9 tháng 5 năm 2008, các xe tăng T-90 lần đầu tiên được tiếp nhận tham gia cuộc duyệt binh quân sự trên Quảng trường Đỏ ở Moskva.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 27 Tháng Mười Hai, 2011, 03:07:49 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140516.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140517.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140518.jpg)

Chướng ngại vật từ các xe buýt và các xe tăng thuộc sư đoàn bộ binh cơ giới Cận vệ Taman số 2 trên cầu Kalinin (ảnh trên). Xe tăng T-72B-1 trên đại lộ Kutuzov cạnh khách sạn "Ukraina" (Ảnh bênn phải). Moskva ngày 21 tháng 8 năm 1991


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 27 Tháng Mười Hai, 2011, 03:10:27 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140519.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140520.jpg)

Сác xe tăng sư đoàn Taman bên cạnh tòa nhà Ủy ban tương trợ kinh tế (SEV) trên cầu Kalinin. Xe tăng đầu tiên - T-72. Moskva, 20 tháng 8 năm 1991


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 27 Tháng Mười Hai, 2011, 03:15:00 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140521.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140522.jpg)

Xe tăng M84 - quân đội nhân dân Nam Tư đang chạy nhanh tới trận địa yểm trợ cho bộ binh. Slovenia, tháng 6 năm 1991

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140523.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140525.jpg)

Trong quá trình nội chiến ở Nam Tư, không ít M84 bị bắn cháy, chủ yếu là trong quân đội nhân dân Nam Tư. Một lần nữa được thể hiện trong tranh - tháp pháo bị vỡ từ đốc pháo do nổ đạn trong xe


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 27 Tháng Mười Hai, 2011, 03:25:26 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140526.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140529.jpg)

Xe tăng T-72B quân đội Azerbaizan trong trận địa chiến đấu. Xe tăng được trang bị lưới quét mìn dao dạng bánh xe KMT-6. Azerbaizan, khu vực Azdamsk, tháng 5 năm 1992

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140528.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140527.jpg)

T-72BM Azerbaizan, bị pháo binh Armenia bắn cháy tại khu vực Mardakertsk. Hagornưi - Karabak, tháng 8 năm 1992


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 28 Tháng Mười Hai, 2011, 09:00:30 pm
Đánh giá về xe tăng

Nói một cách trung thực, đưa ra đánh giá cho xe tăng T-72 một cách tương đối với bất kỳ xe tăng hiện đại nào, rất không đơn giản. Rất ít thời gian đã trôi qua từ thời điểm chế tạo nó, rất nhiều những vấn đề còn là sự bí mật. Các xe tăng T-72 nằm trong binh chủng, ở “Xưởng rắp ráp toa xe Ural”, nơi những người đã chế tạo ra chúng còn đang làm việc, những lính tăng đang phục vụ trong lực lượng vũ trang (Nga) đang khai thác sử dụng loại xe tăng này, và cuối cùng, trên các địa điểm khác nhau trên đất nước Nga, có hàng chục nghìn người đang sống trong những khoảng thời gian khác nhau có liên quan trực tiếp tới T-72. Bọn họ, theo cách nhìn chủ quan của mình đối với xe tăng này hoàn toàn trái ngược. Đây là vấn đề hoàn toàn bình thường, bởi vì ngay chính tác giả cũng có cái nhìn riêng theo câu hỏi mang tính nghiên cứu. Không chối cãi và không có kỳ vọng và sự thật ở cấp cuối cùng. Dẫn chứng này, rằng tác giả không đụng chạm vào xe tăng T-72 trong quá trình khai thác sử dụng trong binh chủng, và hơn nữa, không đánh giá dòng xe này theo cách, một chiều – đương nhiên là dấu “-“, với mặt khác – một cách vô điều kiện là dấu “+”. Một cách rõ ràng, những người chuyên nghiệp thường xác định và bảo vệ quan điểm của mình. Tuy nhiên, 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu lịch sử lắp xe tăng và bằng lái xe – kỹ thuật viên đã mang lại khả năng đánh giá xe tăng T-72 như một dòng xe (có sự phối hợp giữa các thiết bị và tổ hợp máy móc) một cách đầy đủ và các giải pháp kỹ thuật thiết kế riêng. Cùng với đó, cần nhớ, rằng đưa ra đánh giá chủ quan ít hay nhiều hơn chỉ có thể dựa vào thời gian. Nhưng lịch sử thiết kế xe tăng theo so sánh chỉ như một cô gái trẻ nếu đứng cạnh ví dụ như lịch sử pháo binh và đóng tàu. Một vài chục năm – đây không phải là thời hạn! Xe tăng T-34 được chế tạo cách đây không dưới 70 năm, còn tất cả chúng ta, hiện nay chỉ bằng sự nỗ lực lớn tiếp cận với đánh giá chủ quan của xe tăng này. Tuy nhiên, sẽ quay lại với T-72, chúng ta sẽ thử phân tích.

Trong tài liệu trong nước thường xuyên bắt gặp khá đầy đủ cái nhìn về vấn đề, rằng sự xuất hiện của T-72 là nhờ T-64. Từ một phía, một cách tất nhiên, sự xuất hiện của toàn bộ các xe tăng nội địa trong 40 năm sau cùng đều liên quan đến T-64. Một cách rõ ràng, trên T-64 là xe tăng cơ sở, còn T-72 và T-80, nói nghiêm túc, là các phiên bản phát triển của thiết kế T-64. Tuy nhiên, nếu khẳng định rằng nếu không có T-64 thì sẽ không có T-72 – điều này là không thể! Bởi vì đơn giản là chúng khác nhau.

Nhắc lại rằng, ở đâu đó vào năm 1965, từ chu kỳ chính trị của đất nước đã xuất hiện D.F.Ustinov - người ủng hộ chính cho T-64. Có thể nói với sự chắc chắn đáng tin cậy rằng, không có sự giải phóng áp lực của ông, xe tăng đã không được tiếp nhận. Và để phòng xa, phải xem xét nghiêm túc những phiên bản khác nhau. Còn lần này chỉ có một: “Xưởng toa xe Ural” và “công trình 167M” của xưởng – xe tăng thực sự giống T-72 theo các tính năng kỹ chiến thuật, nhưng đây được đánh giá là con đường “tiến hóa” chứ không phải là “cách mạng”. Nhưng gọi nó là T-62B hay là T-67? Và tại sao, chi phí lại ít hơn rất nhiều?


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 28 Tháng Mười Hai, 2011, 09:06:17 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140538.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140539.jpg)

Xe tăng T-72AB, được đưa đến tăng cường cho đồn biên phòng số 12 thuộc đội biên phòng Moskva. Tadzikistan, 12 tháng 6 năm 1993


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 28 Tháng Mười Hai, 2011, 09:09:19 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140540.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140542.jpg)

Diễn tập thí nghiệm kiểu mẫu - quân khu Moskva. Ngày 29 tháng 6 năm 1993. Trong ảnh đằng trước - T-90, đằng sau - T-80U

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140541.jpg)

Xe tăng T-90 trên trận địa


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 28 Tháng Mười Hai, 2011, 10:29:22 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140543.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140544.jpg)

T-72AB bị bắn cháy. Xe tăng thuộc sư đoàn bộ binh cơ giới 201 ở khu vực đồn biên phòng số 12, lực lượng biên phòng Moskva. Tadzikistan, tháng 8 năm 1994


Để đi vào lịch sử, A.A.Morozov cần có một dòng xe tăng cách mạng, hơn nữa, không thể bỏ qua sự đánh giá của nhà nước. Và xét toàn diện, ít nhiều đã không tồi, việc chế tạo T-64 trên toàn bộ các xưởng xe tăng của đất nước và khác với T-72 chỉ ở động cơ. Nhưng việc này đã không diễn ra, mà nhanh chóng sẽ không diễn ra – rất không đồng nghĩa và xa hơn không phải là ý tưởng thiết kế T-64. Kết quả cho đất nước là dự án bị sa lầy do công nghệ rất phức tạp, đúng nghĩa là phức tạp mang tính cách mạng. Rất phức tạp, rằng xưởng toa xe Ural không thể nắm bắt được việc sản xuất nó ngay lập tức, mặc dù đối với T-72, theo bản chất, chỉ có liên quan đến thân xe, tháp pháo và bộ truyền động.

Khi đó, sẽ hiểu rằng tháp pháo T-72 (thực tế là T-64) gồm có 699 chi tiết, còn T-62 – 374 chi tiết, thì ngay lập tức sẽ không biết được đây là tốt hay không tốt. Từ một mặt, chắc chắn cần nói rằng chúng ta có các công trình sư nào? Nền công nghiệp nào? Còn mặt khác, thông tin trở nên đơn giản, đơn giản hơn rất nhiều, nghĩa là rẻ hơn, trở thành T-34 trong thời gian sản xuất hàng loạt. Thực tế, giá của xe tăng T-64A trong năm 1973 đắt hơn gấp 3 lần so với T-62, còn hiệu quả chiến đấu, T-64 chỉ vượt trội T-62 có 1,7 lần. Kết quả nhận được là một nửa kết quả bằng không (0). A.A.Morozov đã không biết vấn đề này? Và đáng chú ý: phòng thiết kế chính của T-34, trong những năm chiến tranh đã giải quyết các câu hỏi về sự hiện đại, đơn giản hóa và giá thành rẻ trong thiết kế xe tăng này, cũng được Aleksandr Aleksandrovich lãnh đạo! Sự thật, như các dẫn chứng đã được xác nhận, ông đã nghiên cứu câu hỏi một cách miễn cưỡng, toàn bộ các nỗ lực dồn vào việc chế tạo xe tăng mới T-43.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 28 Tháng Mười Hai, 2011, 10:30:30 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140545.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140546.jpg)

Các xe tăng T-72 trong buổi tập trận theo kế hoạc của quân đội Chesnhia. Tháng 8 năm 1994


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 28 Tháng Mười Hai, 2011, 10:31:54 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140547.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140548.jpg)

Sau cuộc tấn công của lực lượng chống đối: T-72A bị tiêu diệt. Grozny, mùng 3 tháng 12 năm 1994


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Mười Hai, 2011, 06:43:01 pm
Như vậy, cách mạng – đó là sự dở tệ? Câu trả lời tương ứng với câu hỏi này, rất nhanh chóng là không có. Lịch sử thiết kế xe tăng thế giới biết không ít các ví dụ vận động hiệu quả theo một hướng hay theo phương pháp khác. Ngành thiết kế xe tăng Liên Xô đã trải qua quá trình lâu dài và rất có kết quả bằng cách “tiến hóa” từ BT đến T-62. Người Mỹ phát triển từ M26 lên M60. “Abrams” – đây hoàn toàn là dòng xe mang tính cách mạng, sự thật là được lựa chọn trong kết quả của xe than nước (тендер) chứ không phải là quyết định có tính ý chí của giới lãnh đạo. Còn người Anh, trong những năm 1930 – 1940 đã từ hàng chục các loại xe khác nhau, về nguyên tắc sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đã đi theo hướng cải tiến “Centurion” tới “Challenger-2”. Thêm nữa, hướng lựa chọn của người Anh không ngẫu nhiên: sau chiến tranh, và tiếp đó qua 10 năm phát triển của đế chế thực dân Anh, Vương quốc Anh đã bước vào hàng ngũ cường quốc. Do tiềm lực không bằng (nghèo hơn) Hoa Kỳ, Anh không thể cho phép mình thực hiện cuộc cách mạng. Nước Pháp cũng phát triển cho họ “Leclerc”. Tuy nhiên, cũng cần để ý rằng, đây là dòng xe tăng thứ ba của Pháp trong 50 năm! Giữa AMX30 và “Leclerc” – 30 năm, khoảng thời gian mà người Pháp không chế tạo bất kỳ xe tăng nào – do để dành tiền. Lãnh đạo Liên Xô, rất rõ ràng, không cho rằng họ nghèo hơn Hoa Kỳ, và tiêu tốn tài chính một cách không kiểm soát, cho phép mình làm những gì người Mỹ không làm. Như vậy, có thể nói trong trữ lượng thô (khô)? Ở Mỹ, chúng ta hiểu rất rõ, còn ở Liên bang Xô Viết?

Thử cố gắng đưua ra đánh giá cho xe tăng này hoặc xe tăng khác, toàn bộ thời gian hỏi mình: còn thế nào là tiêu chuẩn? Cái gì và lấy gì so sánh? Hướng phổ biến đơn giản và rộng rãi nhất – so sánh các tính năng kỹ - chiến thuật. Mang các tính năng kỹ - chiến thuật của một vài xe tăng đặt vào bảng đối chiếu – như vậy là xong. Tuy nhiên, ngay bản thân các thông số kỹ - chiến thuật không mang ý nghĩa thật, chúng được đảm bảo rất nhiều bởi thiết kế các chi tiết và máy móc của xe tăng. Ví dụ đơn giản.

Trong các bảng so sánh tương tự các tính năng kỹ - chiến thuật của các xe tăng Liên Xô và Đức trong thời gian đầu Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại thường chỉ ra rằng, công suất động cơ trên xe tăng T-34 là 500 sức ngựa, vượt trội rõ ràng công suất 300 sức ngựa của Đức. Tuy nhiên, công suất khai thác sử dụng tối đa chỉ ở 400 sức ngựa. Nguyên nhân do thiết kế không hoàn hảo, do máy làm sạch không khí thô sơ, động cơ diesel V-2 trong năm 1941 khó khăn lắm mới đạt được công suất 300 sức ngựa. Và ưu thế so sánh trên lý thuyết (bảng so sánh) này đã bị tan biến như khói! Nếu bổ sung rằng, tuổi thọ động cơ V-2 trong thời gian đầu chiến tranh không quá 25 – 30 giờ (моточасы, thay cho 100 giờ như đã quy định), nếu nhớ lại các vấn đề với sự cung cấp nhiên liệu diesel (trong các sư đoàn xe tăng, toàn bộ các phương tiện kỹ thuật, ngoại trừ số lượng không lớn các máy kéo trong các trung đoàn pháo, hoạt động bằng động cơ xăng), do một số vấn đề đã làm ảnh hưởng (vứt bỏ) các xe tăng tốt và hình thành một vấn đề rằng lý thuyết và thực tế là những chuyện khác nhau.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Mười Hai, 2011, 06:50:09 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140549.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140550.jpg)

Các xe tăng T-72A của Nga trên tuyến đường Vladikavkaz - Grozny. Ngày 13 tháng 12 năm 1994. Xe tăng đi đầu trang bị lưới dao quét mìn dạng bánh xe KMT-6, xe tăng khác, lưới dao quét mìn dạng bánh xe KMT-7


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Mười Hai, 2011, 09:22:34 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140551.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140552.jpg)

Xe tăng T-72B-1 ở trong khối - trạm công sự của Quân đội Liên bang Nga gần đường vào sân bay Grozny - phía bắc. Mùng 4 tháng 4 năm 1995


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Mười Hai, 2011, 10:07:54 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140553.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140554.jpg)

Trong hàng ngũ duyệt binh. Các xe tăng T-72S đang đi dọc theo đại lộ Kutuzov. Moskva. Mùng 9 tháng 5 năm 1995


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Mười Hai, 2011, 10:08:27 pm
Nếu so sánh các bảng thông số lý thuyết của ba dòng xe tăng chủ lực Liên Xô T-64, T-72 và T-80, thì ở thời điểm đầu tiên cũng xuất hiện những sự ngạc nhiên: so sánh bằng cái gì? Nhưng có một chút dễ hơn, một chút khó khăn hơn, là động cơ của chúng khác nhau (nếu trong bảng so sánh chỉ rõ loại động cơ), một chút khác biệt về công suất và động lực (sự khác biệt về công suất của các động cơ này không lớn), nhưng về các thông số còn lại của ba dòng xe tăng này thì giống nhau! Ở đây, thêm một sự không tương đồng của bảng và hiệu suất thật – tất cả ba dòng xe tăng khác nhau với các tính chất khai thác sử dụng hoàn toàn khác nhau. Không, chúng ta sẽ không so sánh các tính năng kỹ - chiến thuật của chúng! Chúng ta sẽ thử bắt tay phân tích, trong đó với từ cái nhìn tích cực, các chỉ số khai thác sử dụng riêng và các giải pháp về thiết kế của xe tăng T-72. Tuy thế, từ sự so sánh với các dòng xe chiến đấu ở trong cũng như ngoài nước chưa chắc đã là hợp lý.

Để đánh giá xe tăng bất kỳ, có ba tham số chính được xác định: sự cơ động, khả năng phòng thủ và hỏa lực. Sự cơ động của T-72 được đảm bảo bằng động cơ, bộ truyền động và bộ phận chuyển động. Sau đó, cần chú ý, rằng toàn bộ tổ hợp các khí tài và máy móc đã (và đang) hoạt động một cách vô cùng tin cậy. Có lẽ về động cơ, có thể nói thêm trước khi dừng lại. Trong tài liệu công khai, liên quan đến quá trình khai thác sử dụng T-72, về động cơ, chỉ nói rất ít – hoạt động một cách tin cậy – chỉ có vậy. Ngược lại, ví dụ, T-64, vấn đề khai thác sử dụng động cơ 5TDF trong đánh giá về xe tăng này chiếm vị trí hàng đầu. Có câu: “Điều gì có thể gây tổn thương cho ai đó, đấy là lời nói”. Sự đáng chú ý nhất, rằng câu chuyện về độ tin cậy và sự không hỏng hóc của động cơ 5TDF được liên hệ với những câu nói như: “với sự khai thác sử dụng thành thạo” hoặc là “tương ứng với trình độ nghiệp vụ của mỗi cá nhân”. Có thể cho phép được hỏi: Vâng, trình độ nghiệp vụ đó được lấy ở đâu? Và tại sao nhắc về nó không hề nói tới sự liên quan cũng trong khai thác sử dụng động cơ V-46.

Và cho chúng ta, còn thêm một phiên bản so sánh quá trình phát triển và cách mạng của kỹ thuật. Kết quả là sự phát triển nối tiếp của thiết kế động cơ diezel V-2, động cơ V-46, V-84 và V-92 đã nhận được những chi tiết, bộ phận rất đáng tin cậy. Trong đó, động cơ V-92 – công suất mạnh gấp đôi so với động cơ nguyên thủy. Chúng đã được khai thác sử dụng một cách thành công trong vài chục mẫu phương tiện kỹ thuật chiến đấu và chuyên dụng. Các động cơ mang tính cách mạng còn có 5TDF và 6TD chỉ được sử dụng trên các xe tăng T-64 và T-80UD. Tuy nhiên, rõ ràng, động cơ 5TDF đóng vai trò bất hạnh (nguy hại, tận số) trong ngành thiết kế động cơ xe tăng quốc gia. Nó được nhắc đến như là cơ sở hoặc duy nhất trong thông tin liên quan theo các động cơ triển vọng khác (ngoại trừ tuabin khí) hoặc là bị đóng băng, hoặc là rất chậm chạp. Kết quả là trong thế kỷ XXI, ngành thiết kế xe tăng nội địa chỉ còn tồn tại một dòng động cơ xe tăng.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 30 Tháng Mười Hai, 2011, 08:31:13 pm
Có vẻ như trong khả năng phòng thủ của xe tăng, giáp bảo vệ đóng vai trò chính, thì có thể nói rằng, đấy là yếu tố ít được nhắc đến nhất. Thực ra, trong các nước trên thế giới, về các tính năng của mọi loại xe tăng, có hai tham số là bí mật: độ dày và cấu tạo của giáp và khả năng xuyên giáp của đạn. Trong các quảng cáo có thế tìm thấy bất kỳ thông số nào khác về xe tăng, ngoài trừ hai tham số này. Điều này cũng không loại trừ đối với T-72. Trong các tài liệu công khai, có thể để ý đến sự giới thiệu về khả năng phòng thủ của giáp trên dòng xe đời trước (“công trình 172M”) và các mẫu xuất khẩu T-72M và T-72M1. Như đã được giới thiệu, các xe tăng này có giáp bảo vệ tháp pháo đơn khối. Còn giáp T-72B và cao hơn là T-90 thì hoàn toàn không có thông tin. Sự xác định “vừa đủ” hoặc “chống đạn” – không hề được nói tới. Trong thời điểm này, trên cơ sở các thông tin về giáp bảo vệ của các mẫu xe xuất khẩu, các tuyên bố công khai ở nước ngoài kết luận về giáp phòng thủ T-72 là không đảm bảo. Mục đích trong vấn đề này, rất rõ ràng: một: làm giảm khả năng xuất khẩu của xe tăng Nga. So sánh cấp độ phòng thủ của T-72B và “Abrams”, ví dụ, có thể chỉ đơn thuần về lý thuyết, bởi vì hai loại xe tăng này chưa đối đầu trên chiến trường. Có thể nhận thấy rất rõ ràng – quan trọng nhất là có thể xuyên qua loại giáp bất kỳ. Rõ ràng, “Abrams” với cấp độ phòng thủ giáp của nó đã bị bắn thủng từ súng phóng lựu loại cũ RPG-7 của Liên Xô, còn các xe tăng siêu hiện đại “Merkava-4” bị tên lửa chống tăng điều khiển “Fagot” cũng không phải là mới.

Sự chú ý hướng vào phần tử cấu trúc của loại xe tăng bất kỳ - tổ hợp vũ khí. Xe tăng – trước hết – đây là vũ khí tấn công. Nói là không có câu hỏi nào khác được đặt ra từ quan sát đầu tiên. Pháo 125mm 2A46 – hoàn toàn là khí tài hiện đại không hề thua kém (lạc hậu), thậm chí trong vượt trội nhiều loại vũ khí tương tự ở nước ngoài. Nhưng, đáng tiếc là các tính năng tính toán đường đạn chính xác của loại vũ khí này không đạt được cấp độ cao do sự thiếu hệ thống điều khiển hỏa lực tự động  trên mọi biến thể của T-72. Nhược điểm này được khắc phục trên xe tăng T-90. Sau đó, đáng chú ý rằng vũ khí trên các xe tăng Nga có tính đồng nhất lớn, hơn các xe tăng phương Tây. Trong có số đạn của các dòng xe sau cùng, không có đạn nổ - nổ mảnh, sự tiếp nhận chúng bị thu hẹp lại.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 30 Tháng Mười Hai, 2011, 08:40:50 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140555.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140556.jpg)

T-72S với lưới dao quét mìn dạng bánh xe KMT-8


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 30 Tháng Mười Hai, 2011, 09:32:34 pm
Nói về vũ khí, cần thiết phải dừng lại bởi những tranh luận về thiết kế của T-72 (trong đó, có sự so sánh với các xe tăng nội địa khác) – hệ thống nạp đạn tự động. Ý tưởng sử dụng hệ thống này được sinh ra ở Kharcov, nằm trong các tính năng kỹ - chiến thuật của T-64 và sau đó được “di truyền” với T-72. Theo một tác giả vô danh, nguyên nhân thiết kế này trên T-64 được đặt tên là hệ thống nạp đạn tự động, chắc chắn là để kẻ địch không đoán ra được. Thử đặt ra câu hỏi: nhiệm vụ nào đã được giải quyết bởi A.A.Morozov khi phát triển và lắp hệ thống nạp đạn tự động lên T-64? Kiến giải chính thức là: do kết quả sự giật từ đạn pháo, đã thành công trong việc rút gọn thể tích bọc thép, giảm kích thước xe tăng, còn khối lượng dư để tăng cường giáp bảo vệ. Ngoài ra, còn tăng tốc độ bắn và đơn giản hóa công việc cho kíp xe. Vậy, vấn đề nào là chính? Rõ ràng, cả ba yếu tố đầu tiên. A.A.Morozov đã cố gắng giải quyết nhiệm vụ nan giải: chế tạo xe tăng với kích thước và khối lượng thấp, nhưng với hỏa lực và giáp bảo vệ mạnh nhất. Rõ ràng, để giải quyết mục tiêu này đã được giải quyết bằng phương pháp tự động – hệ thống nạp đạn.

Liên quan với đó, song song với hệ thống nạp đạn tự động là tốc độ bắn. Tốc độ bắn, đương nhiên là yếu tố quan trọng, nhưng không phải là tuyệt đối với xe tăng. Độ chính xác quan trọng hơn nhiều. Không phải vô cớ mà ở các nước NATO, khái niệm (quan điểm) “bắn – cháy” đã được tiếp nhận từ lâu. Đây là khái niệm bắn trúng – bắn cháy mục tiêu bằng phát bắn tiên. Khi đó, yếu tố thời gian tiêu tốn cho viên đạn thứ hai không mang ý nghĩa nữa – mục tiêu đã bị tiêu diệt. Nếu còn mục tiêu thứ hai, đang chờ tiêu diệt thì ở đây, tốc độ bắn không đóng nhiệm vụ giải quyết. Khả năng hoạt động nhanh của hệ thống điều khiển hỏa lực phục thuộc vào cấp độ huấn luyện của pháo thủ. Hệ thống nạp đạn tự động của xe tăng T-72 đảm bảo tốc độ bắn 8 phát bắn/phút, thì một phát bắn mất từ 7 – 8 giây. Tuy nhiên, thời gian để pháo thủ kịp ngắm mục tiêu thứ hai sẽ có xác suất thấp. Sự thật là: các tài liệu được công bố chỉ đơn giản chỉ ra rằng trên trường bắn, T-72 và T-64 bắn tan các mục tiêu được tính bằng giây. Nhưng trong trận đánh thật, không phải bắn vào mục tiêu, kẻ thù thật sẽ cơ động và sử dụng hỏa lực đáp trả, tức là tốc độ bắn thật sẽ chậm hơn một chút so với trên trường bắn. Chắc là, nó được so sánh với tốc độ bắn trên các xe tăng “Abrams” và “Leopard-2” trang bị các phát bắn đơn chất. Mặt khác, nếu phát bắn đầu tiên không trúng đích, khi đó, sự xuất hiện của hệ thống nạp đạn tự động sẽ mang lại lợi thế lớn cho T-72 trước đối thủ - trong trường hợp cả hai cùng bắn trượt. Để tiến hành hiệu chỉnh trong thước ngắm không cần nhiều thời gia và tốc độ nạp đạn nhanh gấp đôi, T-72 – trên lý thuyết sẽ loại được đối thủ để giành chiến thắng trong trận đấu súng. Để làm được việc này, chỉ có ưu thế trong phát bắn thứ hai và được đảm bảo bằng hệ thống nạp đạn tự động.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 30 Tháng Mười Hai, 2011, 09:33:19 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140557.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140558.jpg)

Các xe tăng T-72S của Iran trong cuộc tập trận, năm 1988


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 30 Tháng Mười Hai, 2011, 09:45:53 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140559.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140561.jpg)

Trình diễn các khả năng của T-90 trong thời gian triển lãm vũ trang "Omsk-2001"


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 31 Tháng Mười Hai, 2011, 04:37:22 pm
Chắc chắn, rất đáng đưa ra thêm một câu hỏi nữa. Việc gì sẽ xảy ra, nếu xe tăng T-72 trong trận đánh bắn hết 22 viên đạn từ hệ thống nạp đạn tự động? Tuy nhiên, trong trận đánh hiện đại, cơ động và tốc độ cao, việc này có thể xảy ra. Năm 1973, ví dụ ở Sinai và Golan, các trận đấu tăng đã diễn ra kéo dài với thời gian tương đối lâu. Không ước đoán thời gian bao lâu để bắn hết 22 phát bắn, mà hãy thử đặt giả thiết rằng sau đó sẽ xảy ra vấn đề gì? Có người sẽ nghĩ rằng khi đó sẽ tính toán đến cơ số đạn trên khay không nằm trong băng truyền hệ thống nạp đạn tự động. Nhưng đây chỉ là tính toán trên trường bắn, việc này có thể làm được, còn trong thực tế chiến trường, hầu như là không. Theo quan sát trên sơ đồ thiết kế T-72 về bố trí cơ số đạn, dễ nhìn thấy rằng đạn và liều phóng (liều phóng rời) được bố trí theo khắp buồng chiến đấu, rằng rất khó khăn để sử dụng chúng. Nhưng đây không phải yếu tố chính. Câu hỏi chính: ai sẽ là người nạp đạn? Pháo thủ số 2 (nạp đạn) thì không có! Nhưng trong trường hợp này, câu hỏi sẽ được giải đáp theo bản hướng dẫn khai thác sử dụng. Đầu tiên, việc nạp đạn pháo chính được thực hiện bởi trưởng xe và pháo thủ một cách luân phiên. Thậm chí, có bảng đặc biệt phân bố các phát bắn và sự nối tiếp các liều phóng của đạn pháo được thực hiện bằng tay. Ví dụ như trong ba phát bắn đầu tiên.

Và như vậy, đối với 22 phát bắn, sự khác biệt chỉ xuất hiện từ phát bắn thứ 5, trong đồ hình “vị trí tháp pháo” chỉ ra góc theo thang chia độ của đồng hồ tìm phương mà ở đó cần nó quay để đến được đạn và liều phóng. Như thế, có thể hỏi: họ (pháo thủ và trưởng xe) phải ghi nhớ hết tất cả công việc? Và cần mang các túi với liều phóng 2z, 3z và 4z đến đâu nếu theo trang tiếp theo của bản hướng dẫn – giấy trắng mực đen viết rằng chỗ tựa của ghế pháo thủ được tháo đi trước liều phóng bằng tay! Tất cả đang gợi lên những sự phi lý. Hoàn toàn rõ ràng, trong tình trạng chiến đấu thật, việc nạp đạn bằng tay trên T-72 thực tế là không thể. Thậm chí nếu làm được việc đó trong sự liên quan với sự đảm bảo số lượng phát bắn, thì quá trình tìm kiếm đủ số lượng liều phóng, kíp xe tăng trong thời gian đó, ai là người phải làm nhiệm vụ nạp đạn? Pháo thủ? Hay là trưởng xe? Còn nếu đấy là xe tăng thì là xe tăng của chỉ huy cấp trung đội hay đại đội?


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 31 Tháng Mười Hai, 2011, 04:55:35 pm
Bảng phân bố ba phát bắn đầu tiên

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140562.jpg)

Hàng ngang từ trái sáng phải

Số đạn và liều phóng - Vị trí nằm trên giá đỡ đạn - Người nạp đạn, vị trí tháp pháo theo thang chia độ của đồng hồ tìm phương - Ghi chú

1s+1z - 1s - ở đáy tháp pháo; 1z - trên sàn trước pháo thủ - Pháo thủ, ở bất kỳ vị trí nào trong tháp pháo

2s+2z - 2s - trên sàn gần bệ máy nâng; 2z - trên sàn sau trưởng xe - Pháo thủ, ở vị trí bất kỳ trong tháp pháo - Khi sử dụng đạn 2s cho pháo cần góc nâng (tầm) tối đa

3s+3z - 3s và 3z - trên sàn đằng sau trưởng xe - Trưởng xe, ở vị trí bất kỳ trong tháp pháo - Trước khi sử dụng liều phóng 2z, 3z và 4z, tháo các túi bọc và đặt vào túi của chố tựa ghế ngồi pháo thủ


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 31 Tháng Mười Hai, 2011, 04:56:52 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140563.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140564.jpg)

Các xe tăng T-72B trong cuộc duyệt binh ở Stepanokert. Hagornưi - Karabak, năm 2006


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Giêng, 2012, 03:06:13 pm
Cần phải nói thật chính xác rằng, như thế không hơn gì so với T-64. Ví dụ, xe tăng T-64A trong hệ thống nạp đạn tự động có 28 trong số 37 viên đạn pháo. Thêm 7 viên bố trí trong buồng lái, hai viên ở sàn cabin. Trong chiến đấu, kíp xe có thể sử dụng thêm hai viên đạn nữa bởi vì không ai, kể cả pháo thủ lẫn trưởng xe có thể vào được buồng lái. Sự thật là tương ứng với bản hướng dẫn khai thác sử dụng đã viết, rằng ngoài hệ thống nạp đạn tự động chỉ còn các phát bắn nổ - nổ mảnh và đạn xuyên lõm. Từ đó, rất dễ trở thành vô ích.

Hoàn toàn rõ ràng rằng, sau khi bắn hết cơ số đạn từ hệ thống nạp đạn tự động hoặc hệ thống này bị hỏng theo nguyên nhân bất kỳ, T-72 thực tế sẽ mất khả năng chiến đấu. Điểm nữa cần chú ý là trong tài liệu hướng dẫn khai thác sử dụng T-64A, chương về nạp đạn pháo bằng hoàn toàn không có. Và kíp xe đã sớm được huấn luyện rằng họ được cung cấp chỉ là 28 phát bắn trong hệ thống nạp đạn tự động. Và vì thế, trong các xe tăng khác, sự thật là khả năng cung cấp các phát bắn theo tuyến máy đẩy bằng tay đã được tính toán, nhưng việc này chỉ thực hiện khi bộ truyền động động lực bị hỏng. Còn trong trường hợp xuất hiện sự kẹt băng truyền quay, việc cung cấp phát bắn đến hệ thống nạp đạn tự động diễn ra không đơn giản.

Như đã nói ở trên, rằng việc bắn với sự sử dụng các phát bắn từ khay đạn không tự động chỉ có thể thực hiện tại chỗ và nhằm vào các mục tiêu về cơ bản, không có khả năng đáp trả hỏa lực. Trong toàn bộ các trường hợp khác, sau khi sử dụng hết các phát bắn từ hệ thống nạp đạn tự động, xe tăng T-72 phải rút khỏi trận chiến để nạp lại đạn cho hệ thống nạp đạn tự động. Nhưng như vậy là không đơn giản. Ví dụ như ở T-62, để nạp đủ cơ số đạn, kíp xe phải thực hiện 518 thao tác với 4 người, còn kíp xe 3 người trên T-64 – 852 thao tác! Theo sự xác nhận của các lính tăng, thao tác trên hệ thống nạp đạn tự động của T-72 là một quá trình nặng nề hơn nữa. Nó làm cho công việc của kíp xe trở nên không hề đơn giản.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Giêng, 2012, 03:07:45 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140565.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140566.jpg)

Hệ thống hỏa lực hạng nặng TOS-1 trong vị trí chiến đấu


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Giêng, 2012, 03:09:50 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140567.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140568.jpg)

Hướng nhìn từ phía trước trên tháp pháo xe tăng T-90 - phiên bản dành cho quân đội Algieri


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Giêng, 2012, 03:57:55 pm
Tự đặt ra câu hỏi: có thật sự cần thiết hay không giá đỡ đạn không tự động? Ngoại trừ sự không thuận tiện của nó để bắn, nó còn được biết đến như là sự đe dọa rất rõ ràng đối với sinh mạng của kíp xe. Cả thế giới đều đã biết những hình ảnh những xe tăng T-72 với các tháp pháo bị vỡ bởi đạn trong xe nổ. Có thể nhắc đến ở Iraq, Nam Tư và Chesnhia.. Với một số chuyên gia, dẫn chứng này đã gây ra sự ngạc nhiên, toàn bộ các phát bắn trong hệ thống nạp đạn tự động nằm mức dưới các bánh chịu lực. Đấy là hệ thống nạp đạn tự động. Còn với giá đỡ đạn thì không. Và đây chính là chất xúc tác dẫn tới quá trình nổ cơ số đạn.

Còn với đối thủ, cần phải nói rằng, hệ thống nạp đạn tự động đầu tiên được tiếp nhận ở Pháp, trên xe tăng hạng nhẹ AMX13 năm 1951. Như vậy, đây không phải là sáng chế của Liên Xô. Trong những năm sau, ở phương tây đã chế tạo được một vài thiết kế tự động theo các dạng khác nhau, trong đó có kiểu quay. Nhưng không thiết kế nào được sử dụng trên các dòng xe tăng đước sản xuất quy mô lớn: ở đó, việc giảm thể tích bọc thép không được nghiên cứu. Tốc độ bắn của pháo 120mm trên xe tăng “Abrams” là 6 viên/phút, khi đó 34 trong số 40 phát bắn được bố trí ở đáy tháp pháo. Pháo thủ số 2 (nạp đạn) ngồi cạnh bên trái pháo (mặt gần với bộ phận nạp đạn), và đẩy phát bắn bằng tay phải chứ không phải tay trái, như trên các xe tăng Liên Xô có hệ thống nạp đạn bằng tay. “Leopard-2” trong miếng đệm của những phát bắn đầu tiên ở đáy tháp pháo bố trí 17 trong số 42 viên đạn 120mm đơn chất và theo chỉ số này, nó thua kém “Abrams” và T-72. Nhưng sự khác biết rất rõ ràng là ở vấn đề sau: trong kíp xe tăng Đức có người nạp đạn, nhưng sẽ “lặn” đằng sau các phát bắn còn lại, được bố trí một cách hợp lý trong một vị trí ở buồng lái. Bằng cách này, không xe tăng Đức hay Mỹ nào mất khả năng chiến đấu cho đến khi bắn hết toàn bộ cơ số đạn. Việc chuyển đạn của các xe tăng này so với T-72 mất ít thời gian hơn rất nhiều.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Giêng, 2012, 03:58:53 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140569.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140570.jpg)

Góc nhìn đằng sau tháp pháo T-90S. Kíp xe tăng đang chuẩn bị bắn


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Giêng, 2012, 04:46:14 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140571.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140572.jpg)

Phát bắn! Nóc cửa được mở ra để đẩy vỏ đạn


Theo trường phái của Liên Xô chỉ có Pháp, lắp trên “Leclerc” hệ thống nạp đạn tự động và bỏ đi pháo thủ số 2. Nguyên nhân tiếp nhận giải pháp này rất đơn giản: người Pháp cũng muốn hướng tới việc giảm thể tích giáp bảo vệ (thể tích bọc thép) chỉ trong các giới hạn của kích thước và khối lượng khác. Xe tăng Israel “Merkava” Mk4 là sự tương phản hoàn toàn so với các giải pháp của Nga và Pháp. Trong hệ thống nạp đạn tự động (hoặc khay đặt đạn tự động) của xe tăng này chỉ bố trí 10 phát bắn, 36 phát bắn còn lại - ở bên cạnh trên đáy tháp pháo. Khi đó, trong kíp xe vẫn giữ lại pháo thủ số 2 (nạp đạn) – bắt nguồn từ việc cần giải quyết vấn đề nạp đạn: bằng tay hay có sự hỗ trợ của hệ thống tự động? Có thể nói gì ở đây? Xe tăng Israel đã phát triển theo hướng khác: hệ thống nạp đạn tự động cùng với nạp đạn bằng tay chứ không phải thay thế cho nhau. Ở đây đã giải quyết một cách tích cực nhiệm vụ đơn giản hóa công việc của các thành viên kíp xe và tăng cường tốc độ bắn.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Giêng, 2012, 05:24:24 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140573.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140574.jpg)

Vỏ đạn được đẩy ra, nóc cửa đóng lại


Trong mục tiêu này, đưa ra đánh giá cá nhân cho các bố cục này của xe tăng T-72 như hệ thống nạp đạn tự động hoặc tổ hợp điều khiển hỏa lực thực tế là không thể. Trong chiến trận đúng nghĩa, các xe tăng này tham chiến không có sự tham gia của các kíp xe Liên Xô (hoặc Nga). Như vậy toàn bộ những đánh giá và so sánh (về hai hệ thống, tổ hợp cũng như đã dẫn ở trên) đều chỉ mang tính lý thuyết. Không có bất kỳ thí nghiệm nào trong trạng thái mô phỏng thí nghiệm xe tăng và kíp xe trong trận đánh thật. Liên quan đến vấn đề này, thường nhìn thấy các dạng “xe tăng T-72 – tốt nhất thế giới” hay “T-90 – tốt nhất thế giới” và cuối cùng là “các xe tăng của chúng ta – tốt nhất thế giới”. Như vậy, phần còn lại – là những kẻ ngốc và đó là “những con ong thợ không biết làm ra mật”! Thực tế, không một ai chứng minh được rằng, sau những năm Chiến tranh Thế giới thứ hai, xe tăng của phe nào đáng tin cậy hơn – chúng ta (Liên Xô – Nga) hay phương Tây. Mặc dù muốn tin rằng, đó là Liên Xô (Nga), mặc dù, xe tăng hiện đại nhất là T-90, trong khuôn khổ các thông số tính năng kỹ - chiến thuật có sự khác biệt với các xe tăng phương Tây nhưng chưa chắc đã mạnh hơn. Các tính năng mà ngành chế tạo xe tăng Liên Xô và Nga hướng tới nhằm vào sự giảm thiểu tối đa kích thước và khối lượng xe chiến đấu đã trở nên vô nghĩa vào những năm 1960, cũng giống như đưa nó vào ngõ cụt. Phiên bản triển vọng – mẫu xe tăng “Đại bàng đen” được thiết kế ở Omsk đã xác nhận luận điểm này hoàn toàn đúng, bởi vì theo các kích thước và khối lượng, nó đang tiến rất gần tới các xe chiến đấu cùng loại của phương Tây.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Giêng, 2012, 05:26:23 pm
(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140575.jpg)

(http://i1180.photobucket.com/albums/x401/daibangdent80um2/P1140577.jpg)

Các xe tăng T-90 quay trở về từ cuộc duyệt binh đang đi trên phố Sadovoi Lớn. Moskva, mùng 9 tháng 5 năm 2008

Hết về xe tăng chủ lực T-72! ;D

Em mới tìm được quyển này: T-90 dòng xe tăng chủ lực đầu tiên của Liên bang Nga
http://www.e-reading.org.ua/bookreader.php/139658/Suvorov_-_T-90_Pervyii_seriiinyii_rossiiiskiii_tank.html

Quyển này khi trước em có mua rồi bị mất, bây giờ tìm được trên mạng. Nhận xét cá nhân của em thì quyển này viết về T-90 cùng các biến thể và xe chiến đấu, hỗ trợ trên gầm T-90 hay, chi tiết hơn bài về T-90 em đã dịch từ Army.lv ở đây: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,5475.msg259572.html#msg259572.
Vì đã có loạt bài về T-90 rồi nên nếu dịch quyển sách này có thể bị trùng. Còn nếu các bác đồng ý có thêm tài liệu để đối chiếu thì em sẽ dịch. ;D
Mong các bác cho ý kiến! ;D


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: hellboy139 trong 01 Tháng Giêng, 2012, 06:22:32 pm
Bác cứ dịch đi ạ, cá nhân em rất thích dòng tăng Nga, đặc biệt là T 90 nên em muốn tìm hiểu thêm  ;D


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: BOM BI trong 01 Tháng Giêng, 2012, 10:14:58 pm
Các bác đưa T64 lên luôn đi. Như vậy phần này sẽ có đủ được bố tứ nổi tiếng của Liên Xô thời Chiến tranh lạnh. :D


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: doiviendukichmat trong 02 Tháng Giêng, 2012, 06:05:34 pm
Các bác đưa T64 lên luôn đi. Như vậy phần này sẽ có đủ được bố tứ nổi tiếng của Liên Xô thời Chiến tranh lạnh. :D

Đúng rồi, em nghĩ nhà mình cố gắng tập trung nhân lực, vật lực vào "Đề án T-64" này đi ạ. Em từng đọc 1 bài bên giaoducquocphong nhưng cũng khái quát và chung chung lắm. Ta làm được đề án này thì tốt quá. Còn T-90 nếu làm tiếp thì ta làm ở đây ạ, mọi người có gì thắc mắc thì hỏi luôn cho tiện. ;D


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: tuvidao2011 trong 02 Tháng Giêng, 2012, 09:29:21 pm
Các bác có tư liệu về hàng Challenger không? Up hộ em với .


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 03 Tháng Giêng, 2012, 09:02:10 pm
Challenger 2

(http://i206.photobucket.com/albums/bb107/selene0802/Untitled-5.jpg)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 03 Tháng Giêng, 2012, 09:59:37 pm
Dự án thay thế Chieftan

Vào giữa thập niên 80, Liên Xô sản xuất hơn 3000 xe tăng chủ lực một năm. Việc gia tăng số lượng các dòng xe mạnh như T-64 và T-72 đã là một dấu hiệu đe dọa cho binh chủng xe tăng bao gồm các loại xe Chieftan và Challenger của Anh. Theo đó, chương trình hiện đại hóa Chieftan và Challenger (Chieftan/Challenger Improvement Programe - CHIP) được thực hiện để nâng cấp tháp pháo và hệ thống điều khiển hỏa lực. Cùng lúc đó, chương trình hiện đại hóa trang bị (Chieftan/Challenger Armanent Programe - CHARM) cũng đang phát triển một loại pháo có khương tuyến cỡ nòng 120mm, pháo XL20E4 và nâng cấp đạn dược từ dòng pháo L11-120mm cũng như phát triển đạn mới. Ngoài ra, một chương trình thiết kế giáp độc lập đã giới thiệu loại giáp mới trang bị cho Chieftan để chống lại pháo 125mm trang bị trên T-64 và T-72. Cả CHIP và CHARM đều được áp dụng cho toàn bộ các loại xe Chieftan và Challenger trong khi chờ loại xe tăng chủ lực mới.

Một vài lựa chọn được trình Ủy Ban Chính Sách Trang Bị (Equipment Policy Committee) bao gồm việc mua thêm những xe Challenger đã được nâng cấp toàn diện. Việc mua các loại xe tăng chủ lực của nước ngoài như M1 và Leopard 2 cũng được cân nhắc vì chúng đã được thiết kế hoàn chỉnh và điều này làm tăng khả năng phối hợp của NATO khi tất cả cùng trang bị chuẩn pháo nòng trơn 120mm. Tháng 11 năm 1986, đại tướng – Ngài Richard Vincent, chỉ huy hậu cần đã ghé thăm hệ thống nhà máy của tập đoàn quốc phòng Vicker (Viker Defence Systems - VDS) ở Newcastle để xem nhà máy có khả năng đưa ra giải pháp thay thế cho 986 xe Chieftan đang trong sử dụng không. Ý tưởng thiết kế được bắt đầu ngay lập tức dựa trên sự kết hợp tháp pháo Mark 7 đã được hiệu chỉnh và khung gầm Challenger nâng cấp. Buổi thuyết trình chính thức về Challenger 2 của VDS trước Bộ Quốc Phòng Anh diễn ra ngày 30 tháng 3 năm 1987 tại tòa nhà Millbank bên bờ sông Theme, cơ quan đầu não của tập đoàn Vicker.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: BOM BI trong 11 Tháng Giêng, 2012, 11:02:52 pm
Dòng Patton

(Patton-mania.com, vndefence.info)

M46 Patton

(http://www.olive-drab.com/images/armor_uspostwar_02_700.jpg)

THÔNG SỐ

- Năm sản xuất: 1949
- Loại: xe tăng hạng trung
- Tổ lái: 5 người(lái xe, phụ lái, xạ thủ, xa trưởng, người nạp đạn)
- Trọng lượng chiến đấu: 44t
- Chiều dài thân xe: 6,358m
- Chiều dài toàn bộ: 8,48m
- Chiều ngang toàn bộ: 3,513m
- Chiều cao toàn bộ: 3,178m
- Chiều cao gầm: 0,478m
- Đường kính vòng xoay tháp pháo: 1,75m
- Áp lực đất: 0,986kg/cm2(14,0psi)
- Động cơ: Continental AV-1790-5A hoặc AV-1790-5B, 12 xi lanh, 4 thì, nhiên liệu xăng, công suất 810hp ở 2800rpm
- Truyền động: General Motors CD-850-3 hoặc CD-850-4 2 số tiến, 1 số lùi
- Dung tích nhiên liệu: 878l
- Tầm hoạt động: 130km
- Tốc độ tối đa(đường): 48km/h(ổn định)
- Lên dốc: 31độ(60%)
- Vượt hào: 2,59m
- Vượt vật cản đứng: 0,91m
- Độ sâu lội: 1,2m


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: BOM BI trong 11 Tháng Giêng, 2012, 11:04:48 pm
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

M46 là phiên bản nâng cấp của loại xe tăng WW2 M26 Pershing.

Việc phát triển M26E2 được bắt đầu vào tháng 1 năm 1948 . Nguyên mẩu T26E2 được trang bị động cơ Continental AV-1790-3 giúp tăng công suất động cơ lên 810hp so với 500hp của xe tăng M26 Pershing cũ. Cùng với đó là hệ thống truyền động Aliison CD-850-1. Cả 2 thành phần này đều không nặng hơn hay chiếm nhiều không gian hơn so với loại của M26, tuy nhiên tăng đáng kể công suất cho xe. Chiếc M26 đầu tiên được cải tạo thành M26E2 sau đó được đưa đến bài thử Aberdeen vào tháng 5/1948. Việc kiểm tra cho thấy một số lượng các vấn đề kỉ thuật giống như những thiết kế khác.

Về trang bị vũ khí, có một số ý kiến đề nghị trang bị pháo T54 90mm có sức mạnh lớn hơn so với pháo M3 90mm của M26. Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản đối việc sử dụng loại đạn mới và nặng hơn, cũng như cho rằng không có loại xe tăng đối địch nào có giáp đủ mạnh để phải trang bị loại vũ khí như vậy. Thay vào đó, pháo M3 được được nâng cấp thành M3A1 với bạu giữ khí và gắn thêm khoá đầu nòng mới. Những thay đổi về hoả lực và nâng cấp hệ thống động cơ-truyền động dẫn đến việc đặt tên lại cho nguyên mẫu mới là T40.

Chương trình T40 sau đó được tăng tốc khi thế giới sắp bược vào chiến tranh lạnh và khoảng cách giữa Mĩ và Liên Xô ngày một xa ra. Tổng cộng có 10 nguyên mẫu T40 được cấp vốn chế tạo năm 1948 và bắt đầu kiểm tra kĩ thuật vào tháng 8/1949. mặc dù Quân đội Mĩ muốn một thiết kế xe tăng hoàn toàn mới. Tuy nhiên họ cũng nhận ra rằng việc này sẽ đòi hỏi thời gian nhiều. Và vì thế, T40 sẽ là giải pháp trung gian, được tạo ra bằng cách chế tạo lại các xe tăng M26 có sẳn.

Phiên bản M26E2 đã đủ khác biệt so với m26 nguyên bản và vì, đổi tên mã thành M46. Sau đó, nó được đặt theo tên của vị tường Mĩ nổi tiếng thời WW2, George S. Patton Jr.. Các cuộc thử nghiệm của M46 được trải qua nhẹ nhàng và kinh phí sản xuất số xe tăng đầu tiên được cấp năm 1949, bao gồm sản xuất lại 800 chiếc M26 thành M46. Những chiếc M46 đầu tiên được sản xuất sau đó được đưa đến bãi thử Aberdeen vào tháng 11/1949. Và đến khi cuộc chiến tranh Triều Tiên nổ ra năm 1950, đã có 319 chiếc M46 Patton được hoàn thiện. Và cuộc chiến này làm ảnh hưởng khá nhiều đến chương trình hoán cải lại M26 thành M46 do nhu cầu điều động xe tăng lớn đến Triều Tiên.

Trong quá trình sản xuất M46, người ta đã bắt đầu thực hiện quá trình nghiên cứu loại xe tăng hạng trung mới M47. Chiếc xe tăng mới này bao gồm tháp pháo có hình dáng chống đạn tốt hơn và hệ thống điều khiển pháo mới. Ngoài ra còn có nhiều cải tiến cho hệ thống động cơ-truyền động nhưng vẫn giữ nguyên thân xe M46. Do việc sản xuất tháp pháo M47 bị chậm do mức độ phức tạp cao của hệ thống điều khiển pháo, người ta quyết định trang bị các nâng cấp về động cơ-truyền động cho M46 bao gồm động cơ AV-1790-5B và truyển động CD0850-4, hệ thống làm mát bằng dầu mới, cải tiến hệ thống điện, thắng và nhiều cải tiến nhỏ khác. Chiếc xe tăng tạo thành được mang tên M46A1 và có 360 chiếc được sản xuất. Nhìn bề ngoài, không có khác biệt giữa M46 và M46A1 và chỉ có thể phân biệt chúng bằng số đang kí. M46A1 có số đang kí tứ 30163849 trở lên.

Tổng cộng có 800 chiếc M46 và 360 chiếc M46A1 được sản xuất.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: BOM BI trong 12 Tháng Giêng, 2012, 08:42:10 pm
MIÊU TẢ

M46 có thiết kế gần giống như các loại xe tăng khác trên thế giới. Chiếc xe có thể được chia làm 3 phần từ trước ra sau.

Phần thân xe phía trước chứa lái xe ngồi bên trái(nhìn từ phía sau xe) và phụ lái. Cả 2 người đều có một hách ra vào ở trên đầu. Ngoài ra, phụ lái còn có một súng máy M1919A4 .30cal lắp trong một vòm tròn ở mặt trước thân xe.

Phần chính giữa xe bao gồm khoang chiến đầu và tháp pháo chứa 3 thành viên còn lại của tổ lái. Ngồi bên trái pháo chính là người nạp đạn. Ở bên phải pháo chính là xạ thủ(ngồi phía trước) và xa trưởng(ngồi sau). Người nạp đạn và xa trưởng đều có hách ra vào và cupola nhưng xạ thủ thì không có(anh ta phải dùng chung cupola với xa trưởng và chỉ có thể ra vào khi xa trưởng ở bên ngoài). Cupola của xa trưởng lắp 6 kính quan sát cung cấp tầm quan sát 360 độ. Để thuận tiện cho việc tiếp đạn vào xe, ở mặt bên trái tháp pháo được lắp một cửa nhỏ hình tròn giúp người bên ngoài có thể dễ dàng truyền đạn cho người nạp đạn trong xe.

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/M46_Patton_2.jpg)
Nhìn từ vị trí người nạp đạn

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/M46_Patton_3.jpg)
Vị trí của xạ thủ nhìn từ vị trí của xa trưởng

Phần sau cùng của xe là khoang chứa động cơ và hệ thống truyền động của xe.

M46 Patton sử dụng loại xích được ốp cao su để tăng độ bám đường. Xích xe có 3 loại là T80E1, T80E4 và T84E1. Mỗi băng xích bao gồm 86 miếng có bề ngang 61mm. Chiều dài tiếp đất của xích xe là 387cm ở bên trái và 387,6cm ở bên phải. Xe có 6 cặp bánh đi đường, 1 cặp bánh truyền động, 1 cặp bánh dẫn hướng và 5 cặp track return roller. Ở 2 cặp bánh đầu và 2 cặp bánh cuối đều được lắp thiết bị giảm sốc.

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/M46_patton_1.jpg)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: BOM BI trong 12 Tháng Giêng, 2012, 08:45:55 pm
HOẢ LỰC

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/M46_Patton_hoa_luc.jpg)

Pháo chính M3A1 của xe được gắn một bậu hút khí và một khóa đầu nòng. M46 Patton sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực bằng kính nhắm M83(tên của hệ thống chứ không phải tên của kính nhắm).

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/M46_Patton_dan_90mm.jpg)

GIÁP 

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/M46_Patton_giap.jpg)
 


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: BOM BI trong 12 Tháng Giêng, 2012, 08:48:57 pm
LỊCH SỬ CHIẾN ĐẤU

Lần tham chiến đầu tiên và cũng là ác liệt nhất của M46 Patton là Chiến tranh Triều Tiên. Tại đây, cùng với các xe tăng khác như M26 Pershing, M4 Sherman, lực lượng thiết giáp Mĩ đã đối đầu với các xe tăng T-34-85 của quân Bắc Triều Tiên. Thể hiện của M46 Patton trong cuộc chiến được cho là trên cơ so với T-34-85. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng vào thời điểm đó, T-34 không phải là loại xe tăng hiện đại nhất của Liên Xô cũng như lính tăng Bắc Triều tiên thường được huấn luyện kém. Cuộc chiến tranh Triều Tiên diễn ra trên địa hình núi non phức tạp, vì thế, tuy các cuộc đấu tăng chọi tăng diễn ra khá thường xuyên, như số lượng xe tăng tham chiến mỗi trận rất ít (trong 119 cuộc đấu tăng chỉ có 24 trận là xe tăng BTT xuất hiện nhiều hơn 3 chiếc).

Tổng cộng, có 200 xe tăng M46 Patton trong tổng số 1.326 xe tăng của Mĩ ở Triều Tiên. Trong đó có 8 xe tăng M46 bị loại khỏi vòng chiến (một số được sửa chữa lại). M46 chiếm 12% trong tổng số 97 (có thể thêm 18 chiếc khác) xe tăng T-34-85 bị hạ.

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/M46_Patton_0.jpg)
Trong cuộc chiến dọc theo sông Hàn vào giữa tháng 2/1951, nhiều tiểu đoàn tăng Mĩ quyết định sơn hình mặt cọp lên xe tăng. Việc này bắt đầu như một kiểu chiến tranh tâm lý nhằm dọa lính Trung Quốc. Trong ảnh: Tiểu đoàn tăng số 6, ngày 7/3/1951

M46 Patton được quân đội Mĩ cho về hưu năm 1957 và Bỉ là nước nhập khẩu duy nhất của loại xe này.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: BOM BI trong 29 Tháng Giêng, 2012, 10:10:58 pm
M47 Patton

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/4f/M47-Patton-latrun-2.jpg/800px-M47-Patton-latrun-2.jpg)

THÔNG SỐ

- Năm phục vụ: 1951
- Loại: Xe tăng hạng trung
- Tổ lái: 5 người (lái xe, phụ lái, xa trưởng, xạ thủ, người nạp đạn)
- Trọng lượng chiến đấu: 46,2 tấn
- Chiều dài thân xe: 6,35m
- Chiều ngang toàn bộ: 3,51m
- Chiều cao toàn bộ: 3,33m
- Chiều cao gầm: 0,47m
- Đường kính vòng xoay tháp pháo: 1,85m
- Áp lực mặt đất: 1,03kg/cm2(14,7psi)
- Động cơ: Continental AV-1790-5B, AV-1790-7 hoặc AV-1790-7B, 12 xi lanh, 4 thì, nhiên liệu xăng, công suất 810hp ở 2800rpm
- Truyền động: General Motors CD-850-4 2 số tiến, 1 số lùi
- Dung tích nhiên liệu: 878l
- Tầm hoạt động: 130km
- Tốc độ tối đa(đường): 48km/h
- Lên dốc: 31độ(60%)
- Vượt hào: 2,59m
- Vượt vật cản đứng: 0,91m
- Độ sâu lội: 1,2m


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: BOM BI trong 29 Tháng Giêng, 2012, 11:06:25 pm
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Năm 1948, quân đội Mĩ bắt đầu thực hiện chương trình thiết kế một dòng gồm 3 loại xe tăng có các bộ phận bên trong tương đồng trong 3 loại xe tăng nhẹ, trung và nặng. Trong đó, thiết kế xe tăng hạng nhẹ và trung, T41 và T42 có chung một thân xe, nhưng mẫu T42 mang một tháp pháo nặng hơn với một pháo 90mm. Trước khi mẫu T42 được đưa vào kiểm tra, cuộc Chiến tranh Triều Tiên nổ ra. Diễn biến ban đầu của cuộc chiến thực sự là một cú sốc cho quân đội Mĩ khi các xe tăng T-34-85 của Bắc Triều Tiên làm chủ chiến trường cho tới khi một số lượng đáng kể xe tăng M4A3E8 Sherman, M26 Pershing và M46 Patton đến được bán đảo Triều Tiên. Mặc dù xe tăng M26 và M46 chứng minh có thể dễ dàng đánh bại T-34-85, thành công ban đầu của Bắc Triều Tiên và các khó khăn gặp phải trong việc huy động xe tăng đến Triều Tiên đã làm lộ rõ điểm yếu của kho tàng xe tăng Mĩ cũng như yêu cầu phải đánh giá lại việc sản xuất xe tăng hạng trung.

Mẫu T42 sau đó đã không làm hài lòng được các kì vọng do động cơ không đủ công suất. Tuy nhiên, nó cũng có những điểm nổi trội như tháp pháo hoàn thiện hơn, cũng như trang bị hệ thống tìm tầm bằng kính nhắm phức tạp. Tháng 9/1950, dưới áp lực cực kì của Quốc hội, quân đội Mĩ quyết định gắn tháp pháo T41 lên một thân xe M46 Patton hoán cải và bắt đầu sản xuất loại xe tăng mới này với tên gọi M47 Patton.

Quân đội Mĩ cho rằng M47 Patton thực chất chỉ là đơn thuần lắp một tháp pháo mới lên một thân xe đã được kiểm tra kĩ lưỡng. Tuy nhiên, do thiếu các cuộc kiểm tra dẫn đến một chiếc xe tăng mang nhiều lỗi kĩ thuật và càng tê hại hơn do kế hoạch sản xuất quá sát. Nguồn cung cấp thiết bị tìm tầm bằng kính M12 làm chậm lại việc trang bị M47. Sư đoàn thiết giáp số 1 và số 2 chỉ bắt đầu nhận M47 vào năm 1952. Việc sản xuất tiếp diễn đến năm 1953 với tồng cộng khoảng 8.676 chiếc được sản xuất. M47 rõ ràng chỉ là một phương tiện chiến đấu tạm thời. Nó cũng là thiết kế xe tăng hạng trung cuối cùng sử dụng tổ lái 5 người. Các lợi thế lớn duy nhất so với M46 là tháp pháo có hình dáng chống đạn tốt hơn và hệ thống tìm tầm chính xác hơn.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: BOM BI trong 29 Tháng Giêng, 2012, 11:07:07 pm
MIÊU TẢ

(http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?action=dlattach;topic=18969.0;attach=18000;image)
(Chú thích của bác selene)

M47 Patton có cấu trúc tương tự như M46 Patton. Một số điểm khác biệt bao gồm mặt trước thân xe có độ nghiêng lớn hơn, rotoclone blower đặt giữa lái xe và phụ lái của M46 bị tháo bỏ trên M47. Tháp pháo của M47 ngoài hình dạng vót nhọn hơn còn có một khoang chứa hàng sau tháp pháo chứa radio và bộ thông gió. 11 viên đạn pháo chính cũng được chứa trong khoang sau tháp pháo này.

(http://afvdb.50megs.com/usa/pics/m47loader.jpg)
Hình ảnh vị trí của người nạp đạn và các giá để đạn

Một chương trình nâng cấp cho M47 được bắt đầu vào năm 1960 với kết quả là M47M. M47M sử dụng động cơ và hệ thống điều khiến hoả lực của xe tăng M60A1 Patton. Vị trí của phụ lái bị thay bằng một khoang chứa 22 viên đạn pháo 90mm. Một số thay đổi nhỏ cũng được áp dụng cho hệ thống bánh đi đường, dẫn hướng. Bộ giảm xốc dạng ống cũng bị bỏ đi và được thay bằng bộ giảm xóc ma sát. Tổng cộng có 547 chiếc M47 được hoán cải thành M47M bởi hãng Browen-McLaughlin-York tại một nhà máy ở Iran. M47M được dùng bởi quân đội Iran và Pakistan.

HOẢ LỰC

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/M47_Patton_hoa_luc.jpg)

Có một số xe M47 đời đầu dùng súng máy M2 đồng trục thay cho M1919. Ngoài ra, pháo chính của M47 Patton cũng không hoàn toàn tương tự nhau. Một số dùng pháo có khoá đầu nòng dạng phễu như M46, một số khác lại dùng loại có dạng chữ T, một số nữa lại dùng kiểu xy lanh. Nhưng tất cả các loại đều có một bậu hút khí nằm sát đầu nòng. Pháo M36 có thể dùng các loại đạn của pháo M3A1 của M46 Patton. Trong những năm 1950, 1960, quân đội Mĩ chủ yếu dựa vào loại đạn HEAT vì chúng có thể xuyên phá bất cứ loại tăng-thiết giáp đương thời.

Để điều khiển pháo chính, xạ thủ có một bảng cân chỉnh đạn đạo cung cấp các chỉnh sửa khi nhắm bắn dựa theo các thông số như: sơ tốc của loại đạn chuẩn bị bắn, độ đặc của không khí, nhiệt độ và tốc độ gió. Các xe M47 đời đầu dùng hệ thống tìm tầm bằng kính nhắm lập thể(stereoscopic) M12. Tuy cùng chung nguyên tắc hoạt động với thiết bị tìm tầm M17 của xe tăng M60 Patton, nhưng thiết bị M12 cũng có những khác biệt. Trong khi thiết bị tìm tầm của M60 dùng 2 thấu kính tạo ra 2 hình ảnh của khu vực mục tiêu(một ảnh thật và một ảnh giả), rồi tổ lái sẽ xoay một tay vặn để mang 2 hình ảnh lại gần nhau cho đến khi chồng lên nhau, thông số(đo bằng lượng giác dựa trên góc của 2 thấu kính?) về khoảng cách sẽ được tự động đưa vào máy tính đạn đạo. Còn ở loại thiết bị tìm tầm M12, quy trình tìm tầm bao gồm điều chỉnh(gọi là “flying the geese”/“lái đàn ngỗng”) 2 cặp các dấu gạch tạo hình chữ V cho đến khi chúng nằm chồng lên nhau. Điểm yếu chính của hệ thống tìm tầm kiểu này là quy trình điều khiển của loại thiết bị tìm tầm này rất phức tạp và đòi hỏi kỉ thuật cao. Một bộ phận dân số cũng không đủ thị lực để sử dụng thiết bị tìm tầm loại này(hơn 20% lính tăng Mĩ không thể dùng chính xác thiết bị M12).

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/M47_Patton_dau_ruoi.jpg)
Hình ảnh qua kính nhắm của xe tăng M47 và M48 Patton bao gồm các dấu gạch tạo hình chữ V ở trung tâm, khoảng cách tính được nằm phía trên và tên loại đạn đang chọn nằm phía dưới(HVAP-T).

(http://afvdb.50megs.com/usa/pics/m47rf.jpg)
Một bộ phận bên ngoài thuộc hệ thống tìm tầm bằng kính nhắm lập thể M12

Thời gian từ lúc phát hiện mục tiêu đến khi khai hoả của xe tăng M47 và M48 Patton vào khoảng 15s. Hai loại tăng này có tỉ lệ bắn trúng phát đầu tiên vào khoảng 50% ở tầm 1500m.

GIÁP


(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/M47_Patton_giap.jpg)



Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 30 Tháng Giêng, 2012, 12:11:41 am
MIÊU TẢ

(http://afvdb.50megs.com/usa/pics/m47pattonint.jpg)

Bác nào dịch giúp bạn BOM BI chú thích đi ;D. Tiếng Anh của em không đảm bảo nên không dám dịch ;D


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 30 Tháng Giêng, 2012, 01:42:52 am
Dịch tạm thế này


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: mafoy trong 30 Tháng Giêng, 2012, 09:26:01 am
Dịch tạm thế này
Cái này chắc em hỏi hơi thừa nhưng có thề các đồng chí có thể giải thích cho mình hiểu động cơ xe tăng hiện hành mới bây giờ có gì đổi khác hay nâng cấp để giảm thiểu mức tàn phá khi bị đạn pháo bắn trúng hay ko ? Vì bản thân tôi là thợ máy tàu thủy, khi bị đạn pháo bắn trúng tàu dù thân tàu hay mũi tàu đều đem lại nhiều mức độ tàn phá tới máy móc trong tàu đặc biệt là máy chính và các máy phụ !!
-------
Bác chú ý dấu câu nhé  :)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: BOM BI trong 13 Tháng Hai, 2012, 01:12:46 am
Tiếp theo về dòng tăng Patton

M48 Patton

(http://bee.net.vn/dataimages/201006/original/images397632_1.jpg)

THÔNG SỐ

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/M48_Patton_thong_so.jpg)

LỊCH SỬ - MIÊU TẢ

Như đã nêu ở bài về xe tăng M47 Patton, những năm 1950, quân đội Mĩ đã tìm kiếm một loại xe tăng mới để thay thế cho các xe tăng M46 Patton. Một trong những loại tăng đó là M47, vốn là sản phẩm tạo ra bởi một tháp pháo mới gắn lên thân xe M46. Phiên bản này chỉ là một giải pháp tạm thời được tạo ra để đáp ứng nhu cầu chạy đua trong một thời gian ngắn. Và ngay cả trước khi M47 được đưa vào sản xuất, quân đội Mĩ đã kí hợp đồng phát triển loại xe tăng M48 thay thế vào tháng 12 năm 1950.

Loại xe tăng M48 mới vẫn giữ nguyên động cơ và hệ thống truyền động của M47, hệ thống treo gần như tương tự và mang xích rộng hơn. Mục tiêu chính của nhóm thiết kế là tạo ra một bố trí giáp tốt hơn cũng như mang vào xe một vòng xoay tháp pháo rộng hơn. Người lái xe phụ không còn có chỗ trên M48 và bố trí giáp được đưa vào từ xe tăng hạng nặng M103. Tương tự như trường hợp M47, nỗi sợ hãi trong chiến tranh lạnh dẫn đến một lịch trình sản xuất quá khắt khe mà không có đủ các kiểm tra. Mẫu thử nghiệm M48 được thiết kế và chế tạo chỉ trong 1 năm và chiếc xe được sản xuất đầu tiên đi ra khỏi dây chuyền vào tháng 4/1952 tại nhà máy sản xuất tăng mới tại Newark, Delaware, nơi mà người ta chỉ vừa mới động thổ khởi công cách đó 14 tháng. Việc sản xuất được lên kế hoạch tạo ra 9.000 chiếc M48 cho đến tháng 7/1954 nhưng các vấn đề kĩ thuật nghiêm trọng trong những lô sản xuất đầu tiên, cũng như sự lên ngôi của chế độ Eisenhower năm 1953 với quan điểm ít cực đoan hơn về tình hình thế giới, đã dẫn đến việc giảm quy mô của việc sản xuất. GAO(văn phòng kiểm toán chính phủ) sau đó báo cáo rằng “các xe sản xuất đầu quá kém hiệu quả đến nổi không thể dùng làm xe huấn luyện”. Quân đội Mĩ sau đó tuyên bố nhiều vấn đề liên quan đến M48 là do bảo dưỡng kém và thiếu sự chú ý của tổ lái chứ không phải do yếu tố kĩ thuật.

Xe tăng M48 được đưa vào phục vụ lần đầu tại Sư đoàn thiết giáp số 2 vào 1953 và đến 1955, xe tăng M47 đã được tuyên bố là loại “tiêu chuẩn có giới hạn”(nghĩa là chúng đang mất dần đi vị thế “tiêu chuẩn” của mình). Sự nghiệp của M47 khá ngắn hạn, trong số 8.676 chiếc được sản xuất, trừ vài trăm chiếc ra, số còn lại đều được xuất cho các nước đồng minh của Mĩ dưới Chương trình Hổ trợ Quân sự (MAP). Xe tăng M47 tiếp tục tạo thành xương sống cho lực lượng tăng NATO cho đến 15 năm sau.

Dòng M48 về sau được tiếp nối với đời M48A1 có khoảng 3.200 chiếc đời này được sản xuất. Gần như tương tự với M48, M48A1 thay thế khẩu súng máy .50cal điều khiển từ xa của M48 bằng một tháp pháo con M1 gắn súng máy .50cal ở bên trong.

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/M48_Patton_ban_ve.jpg)
Xe tăng M48 đời đầu

Một trong những điểm yếu lớn nhất của M48 và M48A1 đó là tầm hoạt động ngắn chỉ khoảng 112km. Mặc dù vẫn tốt hơn loại xe tăng tương tự của Anh là Centurion, tấm hoạt động ngắn của xe buộc phải dùng đến một giá mang 4 thùng nhiên liệu 55gallon(208 lít) ở sau xe. Hạn chế này sasu đó đã được huỷ bỏ khi M48A2 được giới thiệu vào năm 1955. Xe tăng M48A2 tích hợp một thế hệ động cơ mới, loại AVL-1790-8 tiết kiệm nhiên liệu hơn nhờ vào hệ thống bơm nhiên liệu. M48A2 còn có khoang động cơ mới cho phép giảm “tín hiệu” hồng ngoại cũng như mang theo bình nhiên liệu lớn hơn. Kết hợp lại, các yếu tố đó khiến cho xe có tầm hoạt động xa hơn gấp 2 lần so với M48A1. Các xe M48 và M48A1 sau đó được xuất khẩu thông qua MAP và M48A2 trở thành phiên bản sản xuất rộng rãi nhất trong số 11.703 chiếc M48 Patton được sản xuất cho đến khi việc sản xuất dừng lại năm 1959. Trong khi quá trình sản xuất M48A2 còn đang dang dỡ, người ta đã quyết định thay thế loại thiết bị tìm tầm lập thể rối M13A1 bằng loại tìm tầm trùng hợp M17C. Tình năng này, cùng với các cải tiến cho việc điều khiển hoả lực, đã được trang bị cho loại xe tăng M48A2C. Khác biệt bên ngoài duy nhất giữa phiên bản này so với các xe M48A2 trước đó là sự vắng mặt của một bánh đỡ xích nhỏ nằm giữa bánh đi đường cuối cùng và bánh chủ động.

Quân đội Mĩ nhìn chung khá hài lòng với M48A2 cho đến khi Liên Xô giới thiệu loại xe tăng T-54/55 buộc Bộ chỉ huy tăng ôtô của quân đội Mĩ phải khởi động các nghiên cứu thiết kế một loại xe tăng có pháo lớn hơn. Đó chính là chương trình T95 bắt đầu vào năm 1954. T95 được trang bị nhiều tính năng mới mẻ, nhưng quá phức tạp và mắc tiền và đã bị huỷ. Để thay thế cho nó, quân đội Mĩ quyết định trang bị pháo L7 105mm của Anh cho M48, cùng với động cơ diesel mới và các cải tiến trong thân xe. Và đến năm 1959, kết quả tạo ra là xe tăng M60 Patton.

Sau khi M60 Patton ra đời báo hiệu sự ra đi của M48, người ta vẫn tiếp tục nâng cấp cho các xe M48 cũ . Năm 1959, người ta quyết định nâng cấp M48A1 bằng cách trang bị các bộ phận tương tự M60 như động cơ AVDS-1790, khoang động cơ mới và FCS cải tiến của M48A2C. Các xe này sau đó được mang tên M48A3. Chúng tương đồng về hình dạng với M48A2 nhưng có bộ lọc khí lấy khí từ bên trên và có khác biệt nhỏ trong kiểu lưới tản nhiệt sau xe. Đến cuối quá trình hoán cải, lô xe cuối cùng có thêm các cải tiến như phanh thuỷ lực, cải tiến hệ thống lái, inflatable turret seal, lưới kim loại bao quanh giá chứa hàng sau tháp pháo và hệ thống nâng tấm nhìn cho cupola xa trưởng G305 cung cấp tầm quan sát 360 độ tốt hơn cho xa trưởng. Các xe này, có số seri từ 601W đến 726W được gọi là M48A3(Late Model).
Đến giữa thập niên 1960, có một kế hoạch hoán cải các xe M60 thành M60A2 mang tháp pháo gắn súng/ống phóng ATGM 152mm và vì thế có một số tháp pháo mang pháo 105mm bị dư ra. Một số nguyên mẫu được tao ra để mang các tháp pháo đó trên thân xe M48A3 và các xe này được gọi là M48A4. Tuy nhiên, các trì hoãn trong chương trình M60A2 dẫn đến việc huỷ bỏ dự án M48A4. Mặc dù không có chiếc xe tăng M48A4 nào được sản xuất, quân đội Mĩ đôi khi cũng dùng tên M48A4 để gọi các xe tăng M48A2 đượ cảiel cải tiến mang pháo M68 105mm và động cơ AVDS-1790.

Đến đầu những năm 1970, quân đội Mĩ đã cho thay thế các xe tăng M48 bằng M60 và M60A1, chuyển các xe tăng M48A3 cho Vệ binh quốc gia và Thuỷ quân lục chiến. Các trì hoãn nghiêm trọng trong việc sản xuất xe tăng M60A2 và kho vũ khí bị làm nghèo bởi các chuyến hàng viện trợ xe tăng M60A1 đến Israel để bù cho các thiệt hại nặng sau cuộc chiến Yom Kippur tháng 10/1973 dẫn đến việc thiếu hụt xe tăng trong khi Liên Xô tăng cường lực lượng của mình bằng loại xe tăng T-62. Để đối phó với chi phí thấp cho đến khi việc sản xuất M60A1 cung cấp đủ số lượng, người ta quyết định nâng cấp các xe tăng về vườn M48, M48A1, M48A2 và hầu hết các xe M48A3 lên tiêu chuẩn M60. Các xe mới này được gọi là M48A5. Nhiều khác biệt trong quá trình hoán cải cũng được bắt gặp. Các xe tăng M48 đời đầu đòi hỏi động cơ mới cũng như các thay đổi trong điều khiển hoả lực và pháo 105mm cũng như những yếu tố liên qua. Việc hoán cải M48A3 diễn ra với chi phí thấp hơn do các xe này chỉ cần pháo M68 mới, các giá để đạn mới, giá để hàng quanh tháp pháo mới và xích T142 và các cải tiến khác. Các xe M48A5 đầu tiên(số seri từ A3001 đến A3999) sử dụng cupola M1 trang bị G305 nhưng các xe đời sau sử dụng cupola Urdan do Israel sản xuất, mang 2 súng máy M60A2 bên ngoài và động cơ 2D mới được gọi là M48A5(Low Profile). Có tổng cộng 2.050 lượt hoán cải trên được thực hiện tại Depot Anniston.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: BOM BI trong 13 Tháng Hai, 2012, 01:24:20 am
HOẢ LỰC

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/M48_Patton_hoa_luc.jpg)

Về cơ bản, các yếu tố liên quan đến điều khiển hoả lực của xe tăng M48 đều tương tự với M47. Khác biệt lớn nhất giữa 2 loại xe đó là trên M47, xạ thủ điều khiển thiết bị tìm tầm trong khi ở M48, xa trưởng chịu trach1 nhiệm cho thiết bị này. Các thiết bị điều khiển của xạ thủ đều được đặt trên một bộ điều khiển hoả lực với một tay cầm dạng súng lục(chỉ dùng cho tay phải). Hệ thống xoay tháp pháo bằng thuỷ lực sẽ vận hành khi xạ thủ xoay tay cầm. Di chuyển tay cầm lên xuống sẽ nâng hoặc hạ pháo chính. Hệ thống xoay tháp pháo bằng thuỷ lực của xe tăng M47 và M48 thay thế cho loại cơ khí hay vận hành bằng điện giúp cho xe tăng có tốc độ xoay pháo nhanh nhất vào thời đó, mặc dù đòi hỏi nhiều bảo dưỡng hơn. Ở bên trái bộ điều khiển hoả lực là các thiết bị điều khiển thủ công dùng cho trường hợp hệ thống thuỷ lực gặp sự cố. Ở bên phải bộ điều khiển là một thiết bị báo góc phương vị để báo cho xạ thủ biết hướng chỉa của tháp pháo so với thân xe và ở sau thiết bị này là máy tính đạn đạo. Thiết bị nhắm chính của xạ thủ là một kính nhắm 6X với các đường kẻ được làm nổi, một kính nhắm dự phòng khác cũng có mặt, tuy nhiên không được kết nối với máy tính hay thiết bị tìm tầm.

Xa trưởng của xe có một tay cầm điều khiển gần như tương tự với xạ thủ và có thể thay cho xạ thủ xoay và nâng hạ pháo. Ở xe tăng M48, người này chịu trách nhiệm vận hành thiết bị tìm tầm quan học và có kính quan sát riêng để dám sát khu vực.

Mặc dù M48 có ít đạn hơn so với M47, tuy nhiên đạn trên xe lại được bố trí thuận tiện hơn.

Pháo 90mm M36 của xe tăng M47 Patton và M41 của M48 Patton có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau và việc lựa chọn loại đạn tuỳ thuộc vào nhiệm vụ của chiếc xe được giao. Vào những thập niên 1950-1960, quân đội Mĩ lệ thuộc chủ yếu vào loại đạn HEAT bởi vì chúng có thể xuyên phá mọi loại giáp tăng vào thời đó. Loại đạn HEAT này có tốc độ khá chậm và có đường bay cong so với loại đạn động năng. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính cho việc sử dụng hệ thống tìm tầm phức tạp để có thể sử dụng đạn HEAT chính xác.

Thời gian trung bình từ lúc phát hiện mục tiêu cho đến khi khai hoả vào khoảng 15s và khả năng trúng phát đạn đầu tiên ở tầm 1500m là khoảng 50%. Thực sự đáng nể vào thời đó. Đó là nhờ vào hệ thống tìm tầm tinh vi và máy tính đạn đạo(điện-cơ học) của xe. Một tổ lái tốt ở châu Âu có thể đặt viên đạn pháo đầu tiên vào mục tiêu ở 90% các trường hợp, tuy nhiên điều này đòi hỏi sự phối hợp và liên lạc đồng bộ giữa các thành viên tổ lái. Theo tiêu chuẩn thời bình, người ta có thể dừng một chiếc M48 đang cahỵ với tốc độ 32km/h, xác nhận mục tiêu và khai hỏa chỉ trong 7s.

Tuy vậy, xe tăng M48 vẫn chịu chung vấn đề về hệ thống tìm tầm phức tạp với M47.

GIÁP

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/M48_Patton_giap.jpg)

ĐỘNG LỰC

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/M48_Patton_dong_luc.jpg)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: BOM BI trong 13 Tháng Hai, 2012, 01:39:58 am
LỊCH SỬ CHIẾN ĐẤU

Cuộc chiến Ấn Độ - Pakistan

(http://im.rediff.com/news/2005/sep/05war.gif)

Lần tham chiến đầu tiên của xe tăng Patton đến vào năm 1965 trong cuộc chiến ngắn ngày Ấn Độ - Pakistan. Vào giữa thập niên 1950, Pakistan bắt đầu nhận khoảng 230 xe tăng M47 và 201 xe M48 và nhiều sĩ quan lái tăng được gửi đến Trung tâm huấn luyện Quân đội Mĩ tại Fort Konx. Bên cạnh đó là khoảng 200 xe tăng M4 Sherman(pháo 76mm), 150 xe tăng hạng nhẹ M24 Chaffee và vài đại đội độc lập xe diệt tăng M36B1.

Quân đội Ấn Độ, cũng từ thập niên 1950 đã bắt đầu nhận 164 xe tăng hạng nhẹ AMX-13 và 188 xe tăng Centurion và có một số xe tăng M4 Sherman và M3A3 Stuart.

Thể hiện ban đầu của xe tăng M48 Patton trong tay Pakistan có thể nói là thảm hoạ. Nhiều xe tăng Patton bị mắc kẹt trong những vùng trũng khi quân Ấn Độ phá các con đê. Một số các đơn vị tăng Pakistan gặp phải các vị trí phòng thủ/mai phục có chuẩn bị tốt của Ấn Độ và bị đánh bại một cách thảm hại. Chỉ trong ngày đầu tiên của cuộc tấn công bằng xe tăng của Pakistan, khu vực rộng khoảng 25km2 quanh bãi chiến trường Khem Karan-Asal Uttar đã rãi rác xác của 97 xe tăng Pakistan, trong đó hơn 64 chiếc là M47 và M48. Quân Ấn Độ thông báo rằng họ chỉ mất 12 xe tăng trong cuộc chiến ngày 10/9/1965.

Tuy nhiên trong những ngày sau đó, khi quân Ấn Độ tấn công ngược lại Pakistan, họ cũng vấp phải kháng cự mạnh mẽ và chịu nhiều thiệt hại. Cả hai phe sau đó chuyển sang chiến thuật dùng pháo binh nã vào nhau cho đến khi dừng bắn vào ngày 23/9.

Sau cuộc chiến, Ân Độ thú nhận đã mất 128 xe tăng trong khi Pakistan nói rằng họ mất 165 xe tăng. Tổng cộng cả 2 phía cho rằng đã phá huỷ tới 400 xe tăng trên mặt đất và 100 chiếc khác từ trên không, con số rõ ràng đã phóng đại quá mức.

Xe tăng Patton bước ra khỏi cuộc chiến 1965 với danh tiếng xấu. Thất bại ở Asal Uttar là ngọn nguồn chính của những sự thất vọng. Nhưng vấn đề về tay nghề sử dụng và chiến thuật mới là nguyên nhân thực sự dẫn đến thất bại của Patton chứ không phải các yếu tố kĩ thuật của xe. Không có loại phương tiện chiến đầu nào vào thời đó, dù với bất cứ yếu tố kĩ thuật vượt trội nào có thể sống sót kiểu đánh lao thẳng vào các bẫy xe tăng như Pakistan. Người ta cũng lờ đi thực tế phần lớn các thiệt hại của Patton là do pháo không giật, pháo binh và pháo chống tăng và 1/3 các xe tăng Patton bị mất đơn giản là vì bị tổ lái bỏ do thiếu nhiên liệu và đạn dược. Ở khu vực Sialkot, các xe tăng Patton bị áp đảo về quân số của Pakistan cũng thể hiện tốt và gây ra thiệt hại đáng kể cho lực lượng xe tăng Centurion của Ấn Độ.

Trung Đông


Năm 1960, chính quyền Israel thất bại trong nổ lực trang bị xe tăng M48 từ Mĩ để đối đầu với lực lượng xe tăng T-54 đang gia tăng trong kho vũ khí của Ai Cập và Syria. Chính phủ Mĩ không hào hứng với việc cung cấp M48, nhưng đồng ý một vụ chuyển giao bí mật 200 xe tăng M48A2 và M48A2C từ Bundeswehr(Lực lượng phòng vệ Đức) đến cho Zahal(Quân đội phòng vệ Israel) như một phần của chương trình đền bù thiệt hại của Đức. Chúng được chuyển giao cho đến năm 1964 khi báo giới làm lộ tin tức và chính phủ Đức dừng việc chuyển giao. Tuy nhiên, Mĩ bắt đầu đổi quan điểm và tự giao hàng cho Israel. Người Israel sau đó quyết định trang bị pháo 105mm cho xe tăng M48 nhưng cho đến khi Cuộc Chiến 6 Ngày năm 1967 nổ ra, chỉ có 1 đâi đội tăng(15-20 chiếc) là có trang bị như vậy.

M48 là loại xe tăng phổ biến trong Zahal, do có độ tin cậy và tốc độ cao hơn so với Centurion và dễ vảo dưỡng hơn. Nó có giáp ở thân xe dày hơn Centurion(120mm vs 76mm) nhưng giáp tháp pháo lại mỏng hơn(110mm vs 152mm). Centurion thường được cho là có giáp tốt hơn so với Patton vì phần lớn các phát đạn thường trúng vào tháp pháo và các thùng chứa hàng xung quanh tháp pháo của Centurion cung cấp một khoảng bảo vệ nhất định trước vũ khí chống tăng cá nhân. Tính năng ít phổ biến nhất của Patton là tháp pháo con M1. Xe tăng M48 được cho là được sử dụng thành công trong cuộc chiến năm 1967 với các tiểu đoàn xe tăng Patton dẫn đầu các cuộc tấn công của Israel xuyên qua dãi Gaza. Trong cuộc giao tranh xung quanh Rafah, tiểu đoàn xe tăng Patton của đại tá Uri Barom nghiền nát hơn một tá xe tăng T-34/85 và 15 xe tăng hạng nặng IS-3M. Một trong những cuộc đầu cay đắng nhất của M48 Patton diễn ra ở Jiradi, nơi Israel mất nhiều xe tăng vì mìn và pháo chống tăng nhưng thành công trong việc trấn áp một vị trí phòng thủ được bố trí tốt. Chỉ huy và nhiều sĩ quan của Tiểu đoàn tăng số 79 bị thiệt mạng trong trân chiến này.
Cho đến khi cuộc chiến Yom Kippur năm 1973 diễn ra, Mĩ đã thay đổi chính sách và cung cấp cho Israel khoảng 900 xe tăng M48 và vài trăm xe tăng M60A1. Phần nhiều các xe M48 được tái trang bị với pháo 105mm và động cơ AVDS-1790 diesel. Một chương trình cũng được bắt đầu để thay thế cupola M1 bằng cupola Urdan. Xe tăng M48 trở thành xương sống của lực lượng tăng Israel ở mặt trận Sinal trong khi các tiều đoàn Centurion giao chiến trên cao nguyên Golan. M48 Patton có thể đối đầu với các xe tăng T-55 và T-62 của AI Cập trên nhiều phương diện nhờ vào các chương trình nâng cấp và tay nghề thiện nghệ của lính tăng Israel. Ở mặt trận phía nam, tỉ lệ thiệt hại của xe tăng Israel rất cao, tuy nhiên, chủ yếu là do các thành công ban đầu của bộ binh Ai Cập trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển 9M14M Malyutka(AT-3 Sagger) và súng phóng rocket RPG-7 khi thiết giáp Israel phản công vào các cứ điểm mà bộ binh Ai Cập vừa chiếm được sau khi vượt qua kênh đào Suez. Nhưng đến khi quân Ai Cập nổ lực vượt qua bán đảo Sinai và thực hiện một trận chiến di động với các đơn vị thiết giáp Israel vào ngày 13,14 tháng 10, họ đã bị xe tăng Israel nghiền nát. Israel ước tính họ đã tiêu diệt 260 xe tăng và nhiều loại xe khác của Ai Cập với thiệt hại chỉ với 20 xe tăng của mình. Quân Ai Cập đã cố gắng di chuyển các đội tên lửa chống tăng trên các xe tải và APC. Nổ lực mở rộng “vùng phủ sóng” của tên lửa AT-3 này kết thúc trong thảm hoạ. Cho bộ binh chiến đấu với thiết giáp từ trong các đường hào, hố cá nhân từ những khu vực được chọn lựa kĩ là một chuyện. Nhưng nó lại là một chuyện hoàn toàn khác khi giao chiến với các xe tăng được lái bởi tổ lái có tay nghề cao trong một cuộc chiến của sự di chuyển. Trong các thân xe cháy đen nằm rãi rác trong sa mạt, có nhiều xác là của APC và các xe phóng tên lửa, bị xe tăng phá huỷ ở khoảng cách xa.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: BOM BI trong 13 Tháng Hai, 2012, 01:52:43 am
(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/M48_Patton_T55.jpg)
Trong Chiến dịch Gazelle, chiến dịch phản công bí mật của Israel nhằm vượt qua kênh đào Suez để đánh vào hậu phương quân Ai Cập, quân Israel đã gặp kháng cự mạnh tại vị trí “Trang trại Trung Hoa”. Tại đây, chiến sự diễn ra ác liệt giữa xe tăng Israel và xe tăng, bộ binh Ai Cập trong đêm tối. Trong ảnh, một chiếc xe tăng M48 Magach của Israel và một chiếc T-55 của Ai Cập nằm cách nhau chỉ hơn chiều dài nòng pháo.

Trong cuộc chiến Yom Kippur, trong 2000 xe tăng của Israel, một nữa bị thiệt hại trong chiến đấu với khoảng 400 chiếc bị phá huỷ hoàn toàn và khoảng 600 chiếc khác trở về phục vụ sau khi sử chữa. Liên quân Ảrập bị mất 2250(trong đó khoảng 1000 chiếc là của Ai Cập) trong tổng số 4480 xe tăng của họ. Một nữa trong số 2687 lính thiệt mạng của Israel là lính tăng.

Việt Nam


Vào ngày 9/3/1965, chiếc xe tăng M48A3 đầu tiên của Thuỷ quân lục chiến Mĩ, Tiểu đoàn tăng số 3 cập cảng Đà Nẳng. Đây là đơn vị xe tăng đầu tiên của Mĩ tại Việt Nam và được bổ sung bởi Tiểu đoàn tăng số 1 Thuỷ quân lục chiến sau đó 1 năm. Đơn vị tăng đầu tiên của Lục quân Mĩ là Tiểu đoàn 1, Trung đoàn kị binh số 4 vào năm 1965, phục vụ với Sư đoàn số 1. Ban đầu, quân đội Mĩ không có mấy cảm hứng để bố trí xe tăng đến Việt Nam do cảm thấy chúng không phù hợp với địa hình và kiểu chiến tranh không quy ước. Tuy nhiên, kinh nghiệm của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 4 cho thấy xe tăng rất hữu dụng trong việc hổ trợ các hoạt động của bộ binh cơ giới và chỉ đạo các vai trò khác. Và sau đó, có 3 tiểu đoàn tăng được bố trí đến Việt Nam: Tiều đoàn 2, Trung đoàn thiết giáp 34; Tiểu đoàn 1, Trung đoàn thiết giáp 69 và Tiểu đoàn 1, Trung đoàn thiết giáp 77, tất cả đều dùng M48A3. Cùng với đó là nhiều xe tăng khác hoạt động trong các tiểu đoàn kị binh bọc giáp. Ban đầu, các tiểu đoàn kị binh bọc giáp thuộc cấp trung đoàn chứa 1 đại đội tăng bao gồm 3 trung đội(mỗi trung đội 5 xe tăng) và 2 xe tăng chỉ huy, một trong 2 chiếc đó mang lưỡi đào mở đường. Các đội hình đó sau đó được bố trí lại và đến 1969, các xe tăng Patton bắt đầu được thay bởi xe tăng hạng nhẹ M551 Sheridan. Các tiểu đoàn tăng bao gồm 54 xe tăng với 3 đại đội tăng 17 chiếc(bố trí giống đại đội tăng của tiểu đoàn kị binh bọc giáp) và 3 xe tăng chỉ huy. Các tiểu đoàn này thường xuyên được chia nhỏ thành các đại đội hoạt động chung với nhiều đơn vị bộ binh khác nhau hay để thực hiện các nhiệm vụ an ninh.

Chiến thuật dụng tăng ở Việt Nam thể hiện môi trường của cuộc chiến. Patton thường được dùng để cung cấp hoả lực nặng để hổ trợ trực tiếp các hoạt động của bộ binh hay dùng để đẩy lui mai phục trên các nhiệm vụ hộ tống. Các đại đội tăng đôi khi được bố trí vào nhiệm vụ bảo vệ sân bay nơi mà các viên đạn canister của chúng chứng tỏ hiệu quả tốt. Kẻ thù chính của xe tăng Mĩ ở Việt Nam không phải là thiết giáp địch mà là mìn, gây ra hơn 75% thiệt hại của xe tăng. Các mối nguy chính khác là vũ khí chống tăng của bộ binh như B-40, B-41, ĐKZ…

Mặc dù không được thiết kế cho kiểu chiến trường này, M48A3 vẫn cho thấy có thể đáp ứng các mong đợi vào nó. Nó là loại xe tăng thô chắc và bền bĩ và có thể sống sót tất cả trừ những quả mìn cực lớn. Một quả mìn trung bình thường thổi bay một bánh đi đường phía trước và một phần xích xe và một quả mìn đặc biệt lớn có thể bóc đi vài bánh xe và tổn hại đến khu chứa các thanh xoắn của xe. Nếu các bộ phận dự phòng có đủ thì chiếc xe tăng thường có thể chạy lại được vào ngày hôm sau. Quân Việt Cộng đôi khi sử dụng bom của máy bay để làm mìn. Ví dụ như năm 1966 tại gần Củ Chi, một chiếc M48A3 cuả Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 69 trúng một quả mìn 500lb(~225kg) làm thổi tung phần cuối đuôi xe và toàn bộ động cơ, dù vậy tổ lái vẫn sống sót một cách thần kỳ. Xe tăng M48, như bất kì loại xe tăng cùng thời nào cũng đều cho thấy dễ tổn hại trước RPG-7. Đôi khi, một xe tăng có thể trúng vài phát đạn mà vẫn chiến đầu được, nhưng ngược lại, đôi khi 1 phát đạn xuyên phá qua giáp và kích nổ đạn trong xe khiến cho xe bị tiêu diệt hoàn toàn.

Việc chuyển đổi sang M5511 Sheridan trong các đơn vị kị binh cho thấy không được nhiều người thích thú. Xe tăng Sheridan có khả năng chống mìn rất kém do lớp giáp mỏng và thường gây ra cái chết cho lái xe và các vụ hoả hoạn nghiêm trong bên trong xe. Nó cũng không có đủ trọng lượng để có thể phá đường vào các khu có thực vật rậm rạp như Patton. Một phiên bản đặc biệt của Patton cho Thuỷ quân lục chiến Mĩ là M67A2, là một xe tăng M48A3 mang súng phun lửa M7-6 và có bình nhiên liệu khoàng hơn 1400l(378gallon). Súng phun lửa phóng lửa qua nòng pháo giả và có tầm phóng hoả từ 180-200m với thời lượng 60s trước khi nạp nhiên liệu lại. Lục quân Mĩ thích dùng loại M132 “Zippos”, vốn là loại M113 mang thiết bị phóng hoả tương tự.

Trong toàn cuộc chiến chỉ có một trường hợp duy nhất xe tăng giữa Mĩ và Bắc Việt Nam giao chiến. Vào đêm ngày 3/3/1969, Đại đội số 16, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn thiết giáp 202 của quân Bắc Việt tấn công vào căn cứ Mĩ ở Bến Hết với bộ binh, vài xe tăng PT-76 và xe thiết giáp chở quân BTR-50 với mục đích tiêu diệt các cỗ pháo tự hành M107 175mm đóng tại đó. Căn cứ được bảo vệ bởi vài chiếc M42 Dusters và 1 trung đội M48A3 của đại đội Coy “B”, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 69. Vào khoảng 21:00h, sau khi đã chuẩn bị pháo binh, quân Bắc Việt tấn công. Các xe tăng Patton bật đèn dò hồng ngoại lên nhưng không hiệu quả vì sương mù mặt đất. Một chiếc PT-76 trúng phải mìn nhưng vẫn tiếp tục khai hoả. Sử dụng ánh chớp của pháo chiếc PT-76 để làm điểm nhắm, chiếc xe tăng của chuyên viên F. Hembree bắn trúng nó với viên đạn HEAT thứ hai và biến chiếc PT-76 thành một quả cầu lửa. Một chiếc PT-76 thứ hai bắn vào chiếc xe tăng của trung sĩ Havermale trong khi chỉ huy đại đội, đại uý Stovall đang leo lên xe. Một phát đạn bắn trúng vào hách của người nạp đạn giết chết người này và lái xe cũng như thổi bay Stovall và Havermale ra khỏi xe tăng nhưng chỉ gây thiệt hại nhỏ cho xe. Chiếc xe tăng của chuyên viên E. Davis tiêu diệt chiếc PT-76 thứ hai và các loạt hoả lực từ 5 chiếc Patton đẩy lui quân Việt Nam sau khi bị mất 2 chiếc PT-76 và 2 chiếc BTR-50. Cuộc đối đầu thiết giáp duy nhất khác diễn ra về sau khi một chiếc M728 CEV tiêu diệt một xe tăng T-54 của Bắc Việt Nam ở tầm gần bởi một phát đạn 165mm loại chống lô cốt.

(http://www.listzblog.com/sitebuildercontent/sitebuilderpictures/vietnam77.jpg)
Một bức ảnh nổi tiếng từng đoạt giải thưởng Wolrd Press Photo năm 1967. Trong ảnh là xa trưởng của một xe tăng M48 đang nhìn qua kính nhắm bắn

Mãi đến tận 1971, quân đội VNCH mới bắt đầu nhận các xe tăng M48A3 để lại của Mĩ, trước đó, nó chỉ có các xe tăng hạng nhẹ M41. Tháng 7/1971, Trung đoàn tăng số 20, trang bị chủ yếu với M48A3 được thành lập. Đơn vị này có cơ cấu khá đặc biệt vì có 1 đại đội bộ binh đi theo trên các xe tăng để bảo vệ xe khỏi vũ khí chống tăng bộ binh. Lính tăng của VNCH ban đầu gặp nhiều rắc rối trong việc học cách sử dụng hệ thống điều khiển hoả lực phức tạp của xe nhưng việc huấn luyện cuối cùng cũng được hoàn thành vào màu xuân năm 1972. Một trong những điểm yếu chính của đơn vị này là thiếu các phương tiện hổ trợ thiết giáp như xe dựng cầu AVLB hay xe cứu kéo M88 và điều này gây ra nhiều thiệt hại trong quá trính chiến đấu sau đó.

Tháng 3/1972, quân Bắc Việt tấn công vào các tỉnh phía bắc của nam Việt Nam với 2 trung đoàn xe tăng. Trung đoàn tăng số 20 của VNCH được gấp rút đẩy tới khu vực để chặn đường tấn công của quân Bắc Việt ở tính Quảng Trị. Vào thời điểm đó, trung đoàn chỉ có 44 chiếc M48A3, một số ở trong tình trạng sửa chữa và thiếu các bộ phận dự phòng. Vào ngày chủ nhật 2/4, Tiều đoàn 1 của Trung đoàn 20 giao chiến với một hàng thiết giáp của quân Bắc Việt ở tầm 2500-300m, nhanh chóng phá huỷ 9 chiếc PT-76 và 2 chiếc T-54 và đẩy lui đợt tấn công. Qua sóng radio, chỉ huy quân Bắc Việt tỏ ra hoảng hốt và cho rằng ông ta đã bị tấn công bởi một lực lường mà ông không thể thấy. Các cuộc tấn công của quân Bắc Việt gần Đông Hà sau đó diễn ra khá nhẹ cho đến ngày 9/4 khi Trung đoàn 20 đẩy lui một cuộc tấn công khác và bắn hạ 16 xe tăng T-54 và tịch thu 1 xe Type-59 mà không bị thiệt hai.

Một yếu tố mới được đưa vào cuộc chiến ngày 23/4 khi 1 chiếc M48 và 1 chiếc M113 ACAV bị tên lửa 9M14M Malyutka tiêu diệt. Quân Bắc Việt sau đó tấn công trở lại vào ngày 27/4 với pháo binh nã pháo nặng nề, Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 20 mất toàn bộ số sĩ quan và 3 chiếc M48. Đến ngày hôm sau, Trung đoàn tăng số 20 chỉ còn 18 chiếc nhưng tuyên bố đã hạ thêm 5 chiếc T-54. Đến ngày 2/5, trung đoàn bị mất toàn bộ số xe tăng của mình, một số là do chúng không vượt sông được, một số khác bị sự cố kĩ thuật và nhiều chiếc khác do hoả lực Bắc Việt.

Sau khi thoả thuận ngừng bắn năm 1973 diễn ra, Trung đoàn 20 được tổ chức lại cùng với 2 tiểu đoàn số 21 và 22 với xe tăng M48A3. Cũng có một số đại đội Patton được thành lập để dùng trong các đơn vị kị binh bọc giáp. Sau cuộc tổng tấn công năm 1975, hầu hết các đơn vị tăng VNCH đều bị tiêu diệt ở các tỉnh miền bắc VNCH và chỉ có một số ít trong số 352 xe tăng M41 và M48 sóng sót được qua cuộc chiến. Sau giải phóng, những chiếc tăng M48 còn sót lại được đưa đi sửa chữa, phục hồi khả năng chiến đấu và được tái trang bị cho các đơn vị tăng - thiết giáp QĐNDVN. Năm 1978, trong chiến dịch phản công biên giới Tây Nam, nhiều đơn vị M48 cũng đã được điều động sang Campuchia tham chiến. Cuối thập niên 1980, M48 được loại khỏi biên chế do thiếu phụ tùng thay thế, hiện nay một số chiếc được đi trưng bày trong các bảo tàng và dùng làm mục tiêu trên trường bắn.

CÁC PHIÊN BẢN

- M48A5K: Phiên bản của Hàn Quốc với pháo 105mm, hệ thống điều khiển hỏa lực mới và được cho là hiệu quả hơn xe tăng M60 đời đầu.
- M48A5E: Phiên bản của Tây Ban Nha với pháo 105mm, thiết bị tìm tầm laser.
- M48A5T1: Phiên bản nâng cấp của Thổ Nhĩ Kì, tương tự M48A5, phiên bản T2 có thiết bị quan sát hồng ngoại.
- CM11: Phiên bản của Đài Loan với tháp pháo M48H gắn vào thân xe M60. Có hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến với máy tính đạn đạo và thiết bị ng8ám được ổn định với thiết bị quan sát hồng ngoại(tương tự M1 Abrams) gắn với pháo 105mm, cho phép khả năng bám sát mục tiêu khi di chuyển.
- CM12: Phiên bản của Đài Loan, gắn tháp pháo CM11 vào các thân xe M48A3.
- AVLB: Phiên bản xe bắt cầu dùng bởi Ỉael và Đài Loan.
- M67: Phiên bản xe phun lửa.



Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: BOM BI trong 13 Tháng Hai, 2012, 10:34:12 pm
M60 Patton

(http://www.armyrecognition.com/News/may_2004/Magach_Israeli_01.jpg)

Xem thông tin về xe tăng M60 Patton của bác selene tại http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,5475.420.html


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Hai, 2012, 10:42:56 pm
Nguồn chính: http://ttvnol.com/quansu/1288366 + người viết bài tự bổ sung tài liệu.

Xe tăng M-60, mod selene0802 đã giới thiệu, hiện do đang bận nên chưa có thời gian viết tiếp. Bạn BOM BI chuyển sang dòng xe tăng khác cho khỏi bị trùng nhé ;)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: BOM BI trong 13 Tháng Hai, 2012, 10:53:15 pm
Em xin cảm ơn bác, em đã dẫn link bài viết về M60 Patton của bác selene.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Tư, 2012, 05:27:09 pm
Nhân việc bạn changdasau hỏi về sự phân biệt các dòng tăng Liên Xô/Nga trong Hỏi nhỏ đáp khẽ, em viết thêm về các biến thể trong dòng xe tăng Liên Xô/Nga sau Chiến tranh thế giới, cũng là để phủi bụi cho Chủ đề ;D

Nguồn: army.lv (http://army.lv)

Ảnh thì hiếm bởi vì các biến thể hầu như có những sự thay đổi bên trong xe, trong khi vẫn giữ nguyên khung ngoài ;D

T-54

+ T-54 mẫu 49 (T-54-1) mẫu 137 – Mẫu cơ sở.

+  T-54 mẫu 49 (T-54-2) mẫu 137 – Tháp pháo đúc mới.

+ T-54 mẫu 49 (T-54-3) mẫu 137 – Tháp pháo đúc dạng bán cầu mới.

+ T-54K – Xe tăng T-54 chỉ huy với đài vô tuyến R-113 và R-112.

+ OT-54 mẫu 481 – T-54 với súng phun lửa ATO-1.

+ T-54A mẫu 137G – pháo với bộ phận hút khói, thiết bị cân bằng pháo STP-1 “Gorizont”, thước ngắm mới TSh-2A-22…

+ T-54AK – Xe tăng T-54A chỉ huy với đài vô tuyến R-113 và R-112.

+ T-54B mẫu 137G2 – Trên cơ sở T-54A. Hệ thống cân bằng pháo tăng theo góc tầm – hướng ( 2 mặt phẳng dọc – ngang) STP-2 “Tsiklon”, nền (sàn) quay của buồng chiến đấu.

+ T-54BK – Xe tăng T-54B chỉ huy. Bổ sung R-112, TNA-2, khí tài (máy) nạp điện AB-1-P/30.

+ T-54M mẫu 137M – Sự nâng cấp T-54 lên T-54B và (+) động cơ V-55, thước ngắm mới, tăng cường cơ số đạn, nâng cấp khí tài lái xe dưới nước.

+ T-54AM – sự nâng cấp T-54A lên T-54M.

+ T-54MK – T-54M chỉ huy. Bổ sung R-112, TNA-2, máy nạp điện.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Tư, 2012, 05:44:01 pm
T-55

+ T-55A- Tăng cường khả năng chống vũ khí nguyên tử.

+ T-55K – T-55 chỉ huy. Bổ sung R-112, máy nạp điện AB-1-P/30, giảm cơ số đạn, tháo súng máy.

+ TO-55 – T-55 với súng phun lửa ATO-200.

+ T-55M mẫu 155M (T-55AM mẫu 155AM) – Sự nâng cấp T-55 và T-55A tương ứng. Các tấm giáp hỗn hợp nhiều lớp trên tháp pháo, thành, diềm chắn cao su, giáp đáy bổ sung, tổ hợp điều khiển hỏa lực 9K116 “Bastion”, máy đo xa laze KTD-2, máy tính (đường đạn) BV-55.

+ T-55AMK mẫu 155AMK – Xe tăng T-55AM chỉ huy. Bổ sung R-134, máy nạp điện AB-1-P/30.

+ T-55M-1 mẫu 155M – Thiết bị động cơ V-46-5M tương ứng trên T-55M và T-55AM.

+ T-55AD mẫ 155AD (T-55MD mẫu 155MD, T-55AMD mẫu 155AMD) – Thiết bị giáp phòng ngự chủ động “Drozd” trên T-55A, T-55M và T-55AM tương ứng.

+ T-55MB mẫu 155MB (T-55AMB mẫu 155AMB) – Thiết bị giáp phản ứng nổ trên T-55M và T-55AM.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Tư, 2012, 06:21:25 pm
T-62

+ T-62A – được tiếp nhận vào biên chế năm 1962. Trên xe tăng lắp tháp pháo đúc mới và pháo nòng rãnh xoắn 100mm U8-TS (D-54) với các tính năng tăng cường và hệ thống cân bằng pháo tăng theo hai góc tầm  - hướng “Kometa” so với pháo chính D-10T2S. Để đẩy vỏ đạn sau khi bắn, trên xe tăng lắp máy đẩy (ném) chúng qua cửa sau của tháp pháo. Xe tăng không được sản xuất hàng loạt, bởi vì trong thời gian đó chưa chế tạo đạn xuyên giáp mới cho pháo và hệ thống cân bằng pháo – tăng.

+ T-62D – được tiếp nhận vào biên chế năm 1983. Bổ sung giáp bọc thép cho thân, tháp pháo, đáy và lắp diềm chắn cao su, đồng thời lắp tổ hợp phòng thủ chủ động “Drozd”. Phiên bản với đọng cơ V-46-5M có T-62D-1.

+ T-62K – được tiếp nhận vào trang bị năm 1964. Trên xe lắp bổ sung tổ hợp dẫn đường TNA-2, đài vô tuyến bước sóng ngắn R-112 và máy nạp điện AB-1 để cung cấp năng lượng (điện) cho các thiết bị tiêu thụ khi hoạt động lâu dài tại chỗ. Khi đó, cơ số đạn giảm xuống còn 36 phát bắn và 1750 đạn súng máy, thay đổi sự bố trí phụ tùng.

+ T-62M – được tiếp nhận vào trang bị năm 1983. Trên xe lắp tấm giáp phòng thủ tăng cường cho tháo pháo, thân và đáy, các diềm chắn đạn xuyên lõm hai bên thành xe bằng sợi cao su và bộ phận chống nơ – tron trên tháp pháo. Lắp trên băng xích bản lề cao sup ha kim loại từ xe tăng T-72. Lắp bổ sung 2 bộ giảm sóc thủy lực trên các bộ phận treo của bánh chịu nặng thứ 2. Trên xe tăng lắp máy đo xa laze KTD-2 (KTD-1), thước ngắm TShSM-41U, bộ phận cân bằng “Meteor” M1, máy tính toán đường đạn BV-62, tổ hợp điều khiển hỏa lực 9K116-1 “Sheksna”.Máy tính đường đạn BV-62 đảm bảo sự tính toán tự động các góc ngắm và góc ngắm đón bên khi bắn toàn bộ các loại đạn (ngoài trừ tên lửa điều khiển). Pháo có vỏ bảo vệ cách nhiệt.
Phiên bản với động cơ V-46-5M nhận số hiệu T-62M-1, không có tổ hợp điều khiển vũ khí – T-62M1 (với động cơ V-46-5M gọi là T-62M1-1), không có tổ hợp điều khiển vũ khí và không có giáp bổ sung cho thân – T-62M1-2 (với động cơ V-46-5M gọi là T-62-M1-2-1).

+ T-62MB – được tiếp nhận vào trang bị năm 1985. Trên xe tăng treo giáp phản ứng nổ, vỏ bảo vệ cách nhiệt cho pháo, bổ sung giáp đáy và lắp các diềm chắn hai bên thành xe dày 10mm. Phiên bản xe tăng với động cơ V-46-5M nhận tên gọi T-62MB-1. Trên xe tăng T-62MB (T-62MB-1) lắp hệ thống điều khiển hỏa lực “Volna”, máy đo xa laze KTD-2 và máy tính toán đường đạn BV-62.

+ T-62MD – Phiên bản T-62M với tổ hợp giáp phòng thủ chủ động “Dzord”.

+ T-62MK – Xe tăng T-62M chỉ huy. Trên xe tăng lắp khí tài dẫn đường TNA-2, đài vô tuyến bước sóng ngắn và thiết bị nạp điện AB-1 để cung cấp điện cho các thiết bị tiêu thụ khi hoạt động lâu dài tại chỗ. Khi đó, cơ số đạn pháo và súng máy bị giảm.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Tư, 2012, 08:53:09 am
T-64

+ T-64A (công trình 434) (1969) – kết quả nâng cấp sâu mẫu T-64. Những sự khác biệt cơ bản: pháo nòng trơn 125mm, hệ thống điều khiển hỏa lực mới, những sự thay đổi trong cấu trúc hệ thống nạp đạn tự động, súng phòng không với sự điều khiển từ xa, vỏ bảo vệ cách nhiệt nòng pháo, tăng cường giáp tháp pháo, hệ thống chữa cháy mới, khí tài tự đào hố, khí tài treo lưới quét mìn KMT-6, động cơ đa nhiên liệu, hệ thống vượt hố sâu, hệ thống đảm bảo hoạt động của động cơ trong điều kiện nhiệt độ cao, hệ thống tín hiệu hành trình.

+ T-64AK (công trình 446) (1973) – xe tăng chỉ huy (toàn bộ các xe tăng chỉ huy của Nga khác biệt bởi việc lắp đài vô tuyến bổ sung bước sóng ngắn, trang bị ăng ten rời, hệ thống dẫn đường và tổ hợp hỗ trợ để nạp điện cho các pin ắc quy).

+ T-64AKM (1984) – phiên bản xe tăng chỉ huy T-64AM.

+ T-64AM (1983) – phiên bản T-64A với động cơ 6TD – động cơ diezel tuabin pít tông hai kỳ đa nhiên liệu 6 xilanh công suất 735 kW. Không có một số phần tử của tổ hợp điều khiển vũ khí (đài dẫn bắn, tên lửa điều khiển…).

+ T-64B (công trình 447A) (1976) – phiên bản nâng cấp xe tăng T-64A. Những sự khác biệt cơ bản: tổ hợp điều khiển vũ khí 9K112-1 “Kobra”, hệ thống điều khiển hỏa lực 1A33, hệ thống bảo vệ khỏi bom cháy (napal), hệ thống bắn lựu đạn khói “Tucha”, diềm chắn hông dày, tăng cường giáp thân và tháp pháo, hệ thống liên kết tháo nhanh nòng pháo với khóa nòng, tăng cường khả năng động lực học của các bánh chịu nặng.

+ T-64B1 (công trình 437A) (1976) – phiên bản xe tăng T-64B không có một số phần tử tổ hợp điều khiển vũ khí (đài dẫn bắn, tên lửa điều khiển…).

+ T-64B1K (công trình 446B) (1976) – phiên bản xe tăng chỉ huy T-64B1.

+ T-64B1M (1983) – phiên bản T-64 với động cơ 6TD – động cơ diezel tuabin pít tông 2 kỳ đa nhiên liệu 6 xilanh công suất 735 kW. Không có một số phần tử thuộc tổ hợp điều khiển vũ khí (đài dẫn bắn, tên lửa điều khiển…).

+ T-64BV (công trình 447AB) (1985) – phiên bản T-64B với giáp phản ứng nổ.

+ T-64BK (1976) – xe tăng chỉ huy.

+ T-64BM (1983) – phiên bản T-64B với động cơ 6TD – động cơ dizel tuabin pít tông 2 kỳ đa nhiên liệu 6 xilanh công suất 735 sức ngựa.

+ T-64BVK – phiên bản T-64BK với giáp phản ứng nổ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Tư, 2012, 12:55:24 pm
T-72

+ T-72K “Ural-K” – phiên bản xe tăng T-72 chỉ huy. Lắp bổ sung đài vô tuyến bước sóng ngắn R-130M, khí tài dẫn đường TNA-3 “Kvadrat”, thiết bị nạp điện (tổ hợp nguồn- tổ hợp nạp điện – xăng cho nguồn khí tài điện khi động cơ chính không hoạt động) AB-1. Giảm cơ số đạn pháo (31 viên) và súng máy đồng trục.

+ T-72 (xuất khẩu) – thay đổi cấu trúc giáp bảo vệ bộ phận đầu tháp pháo, thay đổi hệ thống bảo vệ khỏi vũ khí hủy diệt hàng loạt và thành phần cơ số đạn.

+ T-72 “Ural-1” – tăng cường giáp bảo vệ thân và tháp pháo, thay đổi chỗ bố trí đèn pha của thước ngắm ban đêm (bên trái pháo chính).

+ T-72A – lắp pháo 2A46M, cơ số đạn tăng lên 44 phát bắn, lắp thước ngắm – máy đo xa laze TPD-K1, thay cho thước ngắm ban đêm chủ động đã lắp thước ngắm thụ - chủ động TPN-3-49. Sau đó bắt đầu lắ tổ hợp thước ngắm 1A40. Đối với lái xe, lắp tổ hợp khí tài nhìn đêm TVNE-4B. Tăng cường giáp bảo vệ đọng cơ, tiếp nhận giáp hỗn hợp, thay cho 4 lá chắn chống đạn xuyện lõm dạng bản lề trên mỗi thành xe là diềm chắn sợi cao su dày. Ở bộ phận trước của tháp pháo lắp 12 thiết bị hệ thống bắn lựu đạn khói 902A “Tucha” và áp dụng hệ thống bảo vệ khỏi bom cháy (napal) “Soda”. Lắp động cơ V-46-6 (sau đó là V-84). Lắp khí tài tự đào hố và thiết bị để cố định lưới quét mình KMT-6.

+ T-72AB – T-72A với việc lắp trong quá trình sửa chữa và nâng cấp giáp phản ứng nổ “Kontakt-1” – 227 phần tử (61 – trên thân, 70 – trên tháp pháo và 96 – trên các diềm chắn thành xe).

+ T-72AK – xe tăng T-72A chỉ huy. Lắp bố sung đài vô tuyến bước sóng ngắn, khí tài dẫn đường cho tăng, khí tài nạp điện. Cơ số đạn giảm xuống còn 36 viên.

+ T-72M – phiên bản T-72A xuất khẩu. Thay đổi thiết kế giáp bảo vệ đầu tháp pháo, thay đổi hệ thống bảo vệ khỏi vũ khí hủy diệt hàng loạt và thành phần cơ số đạn.

+ T-72MK – phiên bản xe tăng chỉ huy T-72M.

+ T-72M1 – phiên bản T-72M nâng cấp. Đầu xe được tăng cường tấm giáp 16mm.

+ T-72M1V – T-72M1 với giáp phản ứng nổ “Kontakt-1”.

+ T-72M1M – T-72M1 nâng cấp lên chuẩn T-72S, sự ghép bộ có thể thay đổi một cách rộng rãi theo yêu cầu của khách hàng; các phần tử nâng cấp chủ yếu – động cơ V-92, giáp nổ “Relikt”, thước ngắm “Sosna-U”.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Tư, 2012, 01:16:19 pm
+ T-72B – lắp tổ hợp giáp phản ứng nổ “Kontakt-1” gồm 227 khối, bộ phận đầu xe được tăng cường tấm thép 20mm, tăng khả năng bảo vệ chống đạn xuyên lõm, lắp hệ thống 902B “Tucha” để bắn lựu đạn khói, hệ thống bảo vệ khỏi bom cháy “Soda” và khí tài cứu hỏa nhanh ZETs13 “Inei”. Lắp tổ hợp điều khiển vũ khí 9K120 “Svir”. Cơ số đạn tăng lên 45 phát bắn. Lắp tổ hợp thước ngắm 1A40-1. Lắp động cơ diezel tốc độ cao 4 thì đa nhiên liệu làm nguội bằng chất lỏng V-84-1. Lắp khí tài liên lạc vô tuyến mới, thống nhất tổ hợp “Abzats” – đài vô tuyến cao tần R-173, đài thu vô tuyến R-173P, khối lọc sóng ăng ten và máy khuyếch đại âm thanh.

+ T-72BK – phiên bản T-72B chỉ huy. Lắp đài vô tuyến bước sóng ngăn R-130, khí tài dẫn đường TNA-4 và tổ hợp nguồn năng lượng AB-1.

+ T-72B1 – T-72B không lắp một số phần tử tổ hợp điều khiển vũ khí.

+ T-72B1K – xe tăng T-72B1 chỉ huy.

+ T-72B mẫu năm 1989 – phiên bản T-72B nâng cấp với giáp phản ứng nổ “Kontakt-5” lắp chìm.

+ T-72BA – sự nâng cấp các T-72B và T-72B1 được sản xuất từ trước. Lắp giáp phản ứng nổ “Kontakt-5” (các dòng T-72BA đầu tiên giữ lại một phần giáp nổ “Kontakt-1”), hệ thống điều khiển hỏa lực 1A40-1 (sau đó là 1A40-1M, 1A40-M2), hệ thống ổn định vũ khí 2E42-4 “Zhasmin”, động cơ diezel V-48MS (sau đó là V-92S2).

+ T-72BU (T-90) – nâng cấp sâu của T-72B với hệ thống điều khiển hỏa lực, đồng nhất với xe tăng T-80U.

+ T-72B “Rogatka” – phiên bản T-72B nâng cấp. Lắp pháo 2A46M-5, khí tài tăng độ bắn chính xác của pháo. Lắp thước ngắm đa kênh cho pháo thủ “Sosna” trang bị máy quay ảnh nhiệt thế hệ thứ 2 CATHERINE. Lắp giáp phản ứng nổ dạng modul “Relikt”, xe tăng đường trang bị hệ thống bảo vệ điện từ, đảm bảo bảo vệ khỏi các loại mìn chống tăng với ngòi nổ từ. Trong cơ số đạn thường xuyên của xe tăng có tổ hợp ngụy trang “Nakidka”. Lắp đèn áp chế quang điện “Shtora”. Động cơ V-92S2.

+ T-72S – phiên bản T-72B xuất khẩu. Số lượng thùng giáp phản ứng nổ giảm xuống 155, thay đổi thành phần cơ số đạn.

+ T-72SK – xe tăng T-72S chỉ huy.

+ T-72S1 – phiên bản xuất khẩu của T-72B1.

+ T-72S1K – phiên bản T-72S1 chỉ huy.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Tư, 2012, 04:35:47 pm
T-80

+ T-80B (công trình 219R”) – từ năm 1978, lắp tổ hợp điều khiển vũ khí 9K112-1 “Kobra” và hệ thống điều khiển hỏa lực (thước ngắm – máy đo xa laze 1G42, máy tính đường đạn 1V157, hệ thống cân bằng 2E26M, khối bố trí phát bắn 1G43, tổ hợp các máy cảm biến), pháo 2A46-2, hệ thống bắn lựu đạn khói 902A “Tucha”, tăng cường giáp tháp pháo, từ năm 1980, lắp động cơ GTD-1000TF (1100 sức ngựa) và tháp pháo, đồng nhất với T-64B, từ năm 1982, lắp pháo 2A46M-1 “Rapira”.

+ T-80BK (công trình 630) – phiên bản xe tăng chỉ huy T-80B. Bổ sung tổ hợp vô tuyến điện và dẫn đường.

+ T-80BV (công trình 219RV) – từ năm 1985, phiên bản sản xuất hàng loạt với giáp phản ứng nổ “Kontakt”.

+ T-80BVK – phiên bản xe tăng chỉ huy T-80BV.

+ T-80U (công trình 219AS) – từ năm 1985. Lắp tổ hợp điều khiển vũ khí 9K119 “Refleks” và tổ hợp điều khiển vũ khí 1A45 “Irtưsh” (thước ngắm – máy đo xa laze 1G46, máy tính đường đạn điện tử, hệ thống cân bằng 2E42, tổ hợp thước ngắm dẫn đường TPN-4S, thước ngắm đêm hỗn hợp TPN-4 “Buran-PA”), pháo 2A46M-1, hệ thống bắn lựu đạn khói 902A “Tucha”, hệ thống chữa cháy 3ZTs13 “Inei”, giáp hỗn hợp mới với giáp phản ứng nổ lắp chìm. Từ năm 1990, lắp động cơ GTD-1250 (1250 sức ngựa) và tổ hợp điều khiển vũ khí 9K119M “Invar”.

+ T-80UK – phiên bản xe tăng T-80U chỉ huy. Lắp hệ thống “Shtora-1”, máy ảnh nhiệt “Agava-2” (không phải trên toàn bộ), máy cảm biến mới các tham số không khí, đài vô tuyến R-163U và R-163K, hệ thống dẫn đường TNA-4, hệ thống kích nổ từ xa đạn nổ - phá mảnh, tổ hợp năng lượng AB-1-P28.

+ T-80UM – nâng cấp T-80U. Máy ảnh nhiệt “Agava-2”, màn phủ hấp thu sóng vô tuyến, lắp đài vô tuyến R-163-50U.

+ T-80UE – phiên bản T-80UM, chế tạo đặc biệt cho cuộc đấu thầu ở Hy Lạp, lắp hệ thống truyền động thủy lực và các bộ phận điều khiển mới.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Tư, 2012, 04:52:45 pm
+ T-80UM-1 “Bars” (công trình 219AS-M1) – phiên bản T-80UM với tổ hợp giáp phòng thủ chủ động “Arena-3”, lắp động cơ GTD-1250G, pháo 2A46M-4, trang bị bổ sung các hệ thống và tổ hợp sau: “Shtora-1”, “Velizh”, TVN-5, R-163-50U. R-163UP, hệ thống điều hòa không khí.

+ T-80U (mẫu năm 2001) – phiên bản nâng cấp T-80U, trang bị pháo 2A46M-4; thước ngắm hiện đại hóa 1G46M, hệ thống kiểm soát thông tin của tăng 1V558, thước ngắm chỉ huy TO1-K04, hệ thống cân bằng 2E42M, hệ thống đo các tham số không khí T04V-8, hệ thống 1ETs29, buồng máy – động lực được cách nhiệt, máy điều hòa nhiệt độ.

+ T-80 AT – phiên bản nâng cấp sâu của T-80U(M), động cơ GTD-1250G, pháo 2A46M-4, giáp phản ứng nổ lắp chìm “Kaktus”, tháp pháo thiết kế hàn mới với giáp phản ứng nổ đáy sau, hệ thống điều khiển hỏa lực với với máy hồng ngoại, tổ hợp các máy cảm biến, dẫn đường vệ tinh, hệ thống kiếm soát thông tin xe tăng, hệ thống “Ainet”.

+ T-80UD “Bereza” (công trình 478B) – từ năm 1987, động cơ diezel 6TD (1000 sức ngựa), súng máy phòng không điều khiển từ xa, các phiên bản đầu tiên trang bị giáp phản ứng nổ treo, từ năm 1988, giáp phản ứng nổ lắp chìm như T-80U.

+ T-80UDK – xe tăng T-80UD chỉ huy vơí sự bổ sung các khí tài thông tin liên lạc và dẫn đường.

+ T-84 – phiên bản T-80UD, chế tạo ở Ucraina, trang bị hệ thống “Shtora-1”, giáp phản ứng nổ mới.

+ T-84M “Oplot” – phiên bản T-84 xuất khẩu có khả năng khai thác sử dụng ở khu vực khí hậy nóng và núi cao.

+ T-84-120 “Yatagan” – phiên bản xuất khẩu T-84 với pháo 120mm (tiêu chuẩn NATO), trang bị động cơ 6TD-2 (1200 sức ngựa), tháp pháo mới dạng hàn với giáp phản ứng nổ ở đáy sau, giáp phản ứng nổ lắp chìm “Nozh”.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 02 Tháng Tư, 2012, 06:43:14 pm
T-90

+ T-90S (công trình 188S) – biến thể xuất khẩu.

+ T-90SK – biến thể xuất khẩu, xe tăng chỉ huy.

+ T-90 (mẫu năm 1999) – với động cơ V-92S2, tổ hợp hồng ngoại TO1-PO2T “Agava-2”, băng xích mới.

+ T-90A (T-90M) (công trình 188A) – với tháp pháo hàn.

+ T-90S “Bishma” – phiên bản xuất khẩu dành cho Ấn Độ.

+ T-90A (công trình 188A1) – với tháp pháo mới, tổ hợp hồng ngoại “Essa”, giáp phản ứng nổ 4S23 “Relikt”, giáp phòng thủ chủ động nâng cấp, tăng 100 lít thể tích giáp bọc thép cho thùng nhiên liệu. Loạt từ năm 2004.

+ T-90SA (công trình 188SA) – biến thể xuất khẩu cho Algieri. Với sự lắp hệ thống điều hòa nhiệt độ và làm mát khí tài nhìn đêm, hoàn thiện hệ thống phát hiện sự bức xạ laze.

+ T-90SKA – biến thể xuất khẩu cho Algeri. Xe tăng chỉ huy.

+ T-90 (mẫu năm 2007) – với camera hồng ngoại Catherine FC của Pháp.


Tiêu đề: T-64
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 22 Tháng Tư, 2012, 01:05:55 pm
T-64

(Nguồn : wikipedia.org và một số nguồn khác)

T-64 là một loại xe tăng chiến đấu chủ lực của Liên Xô, được sản xuất năm 1963 và hoạt động trong quân đội Liên Xô cuối năm 1966. T-64 là một nỗ lực của Liên Xô nhằm xây dựng một lực lượng tăng thiết giáp hùng mạnh chống lại các đối thủ xe tăng và cả vũ khí chống tăng phương Tây, vì vậy không ngạc nhiên nó là mẫu xe tăng cực kì tân tiến so với các đồng sự cùng thời, nhưng do kết cấu phức tạp và giá thành cao, T-64 chỉ được sản xuất hạn chế và không xuất khẩu. Mặc dù vậy, T-64 là cái nền để sản xuất ra dòng tăng T-80 phổ biến hơn, hiện đại hơn.

(http://4.bp.blogspot.com/_MlcIJtVqC0I/SVPPvoM8lLI/AAAAAAAAC7c/wwjQqnOD30s/s400/p7Q2NKeip64yMg%3D%3D_vXaVAKQI3yj2.jpg)

Giới thiệu chung

T-64 là một mẫu xe tăng hình thành tại Kharkiv, Ukraina và được xem như là thế hệ kế tiếp của các xe tăng như T-54 và T-62. Nó được thiết kế và phát triển bởi Cục thiết kế do Aleksander Aleksandrovich Morozov lãnh đạo.

(http://www.army-guide.com/eng/images/mor-ord-5.jpg)
Công trình sư vĩ đại Aleksander Aleksandrovich Morozov (1904 - 1979)

Trong thiết kế của T-64 có một điểm đột phá mang tính cách mạng là hệ thống nạp đạn tự động, giúp làm giảm số thành viên trong tổ lái đồng thời giảm kích thước và khối lượng xe tăng. Nhiều chiến sĩ xe tăng thường đùa rằng với cải tiến này, những nhà thiết kế đã bắt kịp với bài hát "Ba người lính xe tăng" nổi tiếng trong quân đội Liên Xô thời đó.

Về sau T-64 còn được phát triển thành các mẫu T-64A (1967) với khẩu pháo chính 125 ly, và T-64B (1976) với khả năng bắn tên lửa ATGM qua nòng pháo. Nhưng bản nâng cấp nổi tiếng hơn cả là chiếc tăng T-80 (1976) chạy bằng động cơ diesel. Tháp pháo của T-64 cũng được dùng trong các bản nâng cấp của T-80 như T-80U, T-80UD và T-84.

Với mục đích ban đầu là tạo ra một mẫu tăng mạnh để đương đầu với các tăng và khí tài chống tăng phương Tây, đồng thời thay thế vai trò của các xe tăng hạng nặng dòng IS và T-10, không ngạc nhiên khi T-64 trở thành mẫu xe tăng tân tiến nhất không chỉ ở Liên Xô mà còn trên bình diện quốc tế vào thời điểm nó ra đời. Nhưng điều này cũng khiến cho giá thành và chi phí sản xuất của nó quá cao, vì vậy T-64 chỉ được sản xuất hạn chế và không xuất khẩu.

Sau khi Liên Xô tan rã, các xe tăng T-64 còn lại vẫn được tiếp tục sử dụng tại các quốc gia thuộc SNG, ví dụ Ukraina hiện giữ gần 2000 chiếc và Lục quân Nga hiện có 4000 chiếc.

Quá trình phát triển

Obiekt 430

(http://preservedtanks.com/Handler.ashx?UniqueID=492&Size=E)
Obiekt 430 trưng bày tại Bảo tàng Tăng - thiết giáp Kubinka, Nga.

Quá trình thiết kế mẫu xe tăng mới bắt đầu từ năm 1951. Phòng thiết kế KB-60M đã được thành lập tại Cục xây dựng Kharkov trực thuộc Nhà máy xây dựng Kharkov số 75 Malyshev, trong số đó có nhiều kỹ sư quốc phòng điều từ vùng Nizhnyl Tagil. A. A. Morozov được chỉ định làm trưởng phòng. Trong suốt 1953-1955, các quan chức cấp cao đã hai lần kiểm tra dự án phát triển xe tăng và trong cả hai lần dự án đều nhận được những sự hưởng ứng tích cực từ chính phủ thông qua Quyết định số 880-524 tháng 07 năm 1955 của Hội đồng Bộ trưởng của Liên Xô và những nhận xét của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và xây dựng vào ngày 13 tháng 5 năm 1955.

Năm 1956, sau một thời gian nâng cấp sửa đổi một số chi tiết, thông số kỹ thuật để phù hợp với các yêu cầu do chính phủ đề ra vào ngày 08 tháng 6 năm 1955, Phòng thiết kế KB-60M đã bắt tay vào chế tạo thử nghiệm phiên bản xe tăng thử nghiệm đầu tiên và gọi là Obiekt 430.

Obiekt 430 được đánh giá vượt trội hơn dòng T-54 về các mặt giáp bảo vệ, hỏa lực, khả năng cơ động nhưng vẫn tương tự  về trọng lượng và kích thước. Những tính năng mới của Obiekt 430 được xem như là một cuộc cách mạng trong việc thiết kế và chế tạo xe tăng của Liên Xô. Những tính năng mới của xe bao gồm :

- Lần đầu tiên động cơ 5TD xi lanh đối xứng (opposed cylinder) chạy bằng dầu diesel xuất hiện trong xe tăng và nó được đánh giá là cực kỳ gọn nhẹ. Động cơ được thiết kế tại Cục Thiết kế động cơ diesel Charomskiy. Thiết kế mới với hệ thống truyền động gồm 2 bánh răng 2 bên động cơ khiến cho thể tích của nó giảm đi chỉ còn một nửa so với động cơ của T-54.
- Đơn giản hóa hệ thống truyền động bằng cách lắp đặt các bánh chịu lực mới có đường kính nhỏ rất nhẹ bằng thép với bộ giảm sóc đặt bên trong các vác đĩa làm bằng hợp kim nhôm.
- Nhờ lắp giáp tấm khả năng bảo vệ của xe ở các vị trí thân xe và tháp pháo được tăng cường.
- Thiết bị nhìn đêm được giới thiệu;
- Xe được trang bị một bộ lội sâu.
- Xe sử dụng pháo nòng xoắn D-54T 100mm tương tự như T-54/T-55.

Ba phiên bản thử nghiệm đầu tiên của Obiekt 430 đã được sản xuất tại Nhà máy Malyshev (theo quyết định số 20 của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ngày 25 tháng 02 năm 1957 Nhà máy số 75 đã được đổi tên thành Nhà máy Malyshev) vào năm 1957 và được trình làng ở Kubinka vào năm 1958. Năm 1959, phiên bản đầu tiên của Obiekt 430 được đưa vào thử nghiệm, các quan chức chính phủ vô cùng ấn tượng với thiết kế của xe, đặc biệt là ở thiết kế hệ thống truyền động 5 số của xe tăng.

Mặc dù thiết kế của xe tăng là hoàn toàn mới và các thông số kỹ thuật đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chính phủ, nhưng việc tiếp nhận vào trang bị Quân đội Liên Xô của dòng xe tăng này không thể thực hiện được. Điều này có nhiều nguyên như sự lo lắng của Quân đội Xô Viết về pháo D-54T 100mm của xe bởi loại pháo này tỏ ra không mạnh bằng pháo D-10T của T54/55 hay những loại pháo mới của NATO như loại L7 105mm của Anh, xuất hiện sự hoạt động không tin cậy của động cơ 5TD trong việc vận hành và không ít những nhược đểm thiết kế trong việc đơn giản hóa hệ thống truyền động cũng đã phát sinh sau một thời gian sử dụng. Chính bản thân Aleksandr A. Morozov cũng nhận thấy rằng sẽ không thiết thực nếu đưa Obiekt 430 vào sản xuất hàng loạt

Đến năm 1960, dự án phát triển Obiekt 430 bị ngừng lại. Phòng thiết kế KB-60M quyết định tiếp tục nghiên cứu, kết quả là cho ra đời Obyekt 430U với pháo 120 ly và giáp 160 ly, mục đích xây dựng một xe tăng kiểu mới đủ sức mạnh đảm đượng trọng trách của xe tăng hạng nặng T-10 trước đây. Và tiếp đó là Obiekt 430 432.

(http://www.tankinfo.ru/Country/SSSR/3/T-64/images/Ob_430.jpg)
Bản vẽ của Obiekt 430


Thông số kỹ thuật :

- Nặng : 36 tấn
- Tổ lái : 4 người
- Dài : 8,785 m
- Cao : 3,090 m
- Ngang : 2,160 m
- Vũ khí chính : Pháo nòng xoắn D-54T 100mm
- Vũ khí phụ : Đại liên đồng trục 7,62mm
- Độ dày giáp : 20 - 250 mm
- Động cơ : Động cơ 5TD xi lanh đối xứng (opposed cylinder) chạy bằng dầu diesel
- Tốc độ tối đa : 55 km/h
- Tầm hoạt động : 450 km


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 22 Tháng Tư, 2012, 01:25:30 pm
Nguồn wiki - ở đây là wiki tiếng Việt không được chấp nhận trên diễn đàn bạn Bộ đội Cụ Hồ à. Nhất là cắt dán 100% + chèn ảnh như bài trên. Nguồn wiki chỉ được chấp nhận dưới dạng tham khảo, bổ sung thông tin (trích đoạn). Với cả, theo link wiki tiếng Việt thì bài này còn thiếu (có thể bạn cắt thành bài mới, chưa kịp post lên).
Bạn Bộ đội Cụ Hồ tìm thêm nguồn khác, sửa bài, bổ sung trong 48 giờ nhé. ;)
Em cũng đang dịch về T-64, nguồn bài, độ dài, chất lượng đảm bảo hơn wiki. ;D
Dịch để đối chiếu, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau cũng hay, nhưng có bài của bạn Bộ đội Cụ Hồ thì nếu đưa bài (post) liền sau loạt bài này thì lại bị loãng. ;D
Các bác cho ý kiến nên thế nào ạ? Hoặc post liền sau hoặc sau loạt bài của bạn Bộ đội Cụ Hồ sẽ để cách 1 vài dòng xe tăng khác rồi em sẽ đưa bài T-64 mà em dịch lên hay như thế nào là hợp lý nhất? ;D


Tiêu đề: T-64
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 22 Tháng Tư, 2012, 01:34:09 pm
Obiekt 432

(http://preservedtanks.com/Handler.ashx?UniqueID=493&Size=E)
Obiekt 432 trưng bày tại Bảo tàng Tăng - thiết giáp Kubinka, Nga

Sau thất bại của Obiekt 430, Phòng thiết kế KB-60M đã quyết định tiếp tục tiến hành dự án phát triển xe tăng mới. A.A.Morozov đã hoàn thành và giới thiệu dự tháo thiết kế của xe tăng Obiekt 432 vào năm 1960. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô  và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã xem xét, phê duyệt dự thảo thiết kế này thông qua Quyết định số 141-58 được ban hành ngày 17 tháng 2 năm 1961. Công việc lắp ráp, chế tạo được tiến hành tại Nhà máy Malyshev .

Năm 1961, Phòng thiết kế KB-60M bắt đầu đặt tiến hành lắp ráp phiển bản thử nghiệm đầu tiên. Đầu năm 1962, khung gầm của Obiekt 432 đã được hoàn thành. Chiếc xe tăng thử nghiệm đầu tiên được giới thiệu vào vào tháng 9 năm 1962, chiếc thứ hai được ra mắt ngày 10 tháng 10 năm 1962. Vào ngày 22 tháng 10 năm 1962, một trong số đó đã được đưa đến Kubinka để giới thiệu các lãnh đạo cao cấp của Liên Xô.

Từ năm 1962 đến năm 1963, Phòng thiết kế KB-60M đã tiếp tục lắp ráp thêm 6 phiên bản thử nghiệm của Obiekt 432. Năm 1964, KB-60M đã cho xây dựng một dây chuyền sản xuất nhỏ và đã xuất xưởng 90 xe tăng Obiekt 432 . Năm 1965, dây chuyền này tiếp tục hoàn thành thêm 160 chiếc nữa. Từ  tháng 3 năm 1963 đến tháng 5 năm 1964, xe được đưa đi thử nghiệm cấp nhà nước.

Ngày 30/12/1966, theo Quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng bộ trưởng Liên Xô, Obiekt 432 chính thức có mặt trong trang bị của quân đội Liên Xô với tên gọi T-64.

(http://savepic.su/1108631.jpg)

Tính năng kỹ thuật của Obiekt 432


Khả năng cơ động của xe được nâng lên nhờ được lắp đặt động cơ diesel 5TDF 700 mã lực thay cho loại 580 mã lực của Obiekt 430

Để tăng cường hỏa lực của xe, xe được trang bị một pháo nòng trơn U-5TC D-68 (2A21) 115mm với liều phóng rời. Và lần đầu tiên, hệ thống nạp đạn tự động điện thủy lực được áp dụng cho xe tăng. Đây là một quyết định táo bạo vì cho đến thời điểm đó, hệ thống này bị coi là chưa hoàn thiện. Nhưng nhờ đó mà kíp lái giảm từ 4 xuống 3 người, nhờ vậy xe tăng có chiều cao thấp hơn, khối lượng giảm từ 36 tấn xuống 30,5 tấn, chiều cao giảm 76mm.Tốc độ nạp 6,5-15 giây/viên, tùy vị trí ổ quay nhưng độ tin cậy thấp, dễ có trục trặc nếu bảo dưỡng kém.

Khả năng bảo vệ của xe được tăng cường hơn so với Obiekt 432. Ban đầu 432 dùng giáp thép đúc. Nhưng rồi, pháo 105 mm L7 của Anh ra đời và nhanh chóng được trang bị cho các xe tăng phương Tây như Centaurion và M60 Patton, nhóm thiết kế quyết định trang bị cho 432 giáp ba lớp kết hợp thép+composite+thép (mà phương Tây gọi là mẫu K). Nó gồm 1 lớp plastic được cố kết bằng sợi thủy tinh kẹp giữa 2 lớp thép có siêu bền. Điều này khiến cho trọng lượng toàn bô xe tăng lên 34 tấn (thay vì 30,5 tấn).

Xe cũng có được trang bị hệ thống chống phóng xạ, hệ thống bảo vệ NBC (bảo vệ trước vũ khí hạt nhân, sinh học, hoá học)

T-64A

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/T-64banve-1.jpg)
Bản vẽ của T-64A

Ngay khi T-64 đang được chế tạo, một mẫu Obiekt 434 lại được âm thầm thiết kế với mục đích tạo ra một loại xe tăng có hỏa lực nổi trội hơn các đồng nghiệp T khác. Vì vậy mẫu tăng mới này được lắp đặt khẩu pháo 125 ly D-81T sản xuất tại Perm, một mẫu cải tiến của khẩu 115 ly cũ trên T-62. Tuy nhiên việc mang những viên đạn 125 ly to hơn đồng nghĩa với việc T-64 sẽ mang ít đạn hơn: 25 viên. Mà những thông số chặt chẽ về kích thước của T-64 khiến các nhà thiết kế khó có thể mở rộng khoang chứa đạn được. Cuối cùng họ tìm ra giải pháp: dùng một thiết bị nạp đạn tự động thay cho hệ thống nạp đạn cũ bằng tay, nhờ đó giảm số binh sĩ trong xe tăng từ 4 còn 3 người; đồng thời đây còn là mẫu tăng đầu tiên áp dụng hệ thống nạp tự động. Từ đó lại dẫn tới những cải tiến về thiết bị nạp đạn: kiểu 6ETs10 với 28 viên đạn và tốc độ nạp 8 viên 1 phút. Ngoài ra còn có hệ thống giữ ổn định 2E23 và thiết bị ngắm TPD-2-1 (1G15-1). Về việc chiến đấu ban đêm, T-64 mới được lắp đặt kính tiềm vọng TPN-1-43A với thiết bị hồng ngoại L2G, được đặt bên trái pháo chính. Về vỏ giáp thì hợp kim duras trong giáp được thay thế bởi các sợi thủy tinh và có lắp thêm các tấm đàn hồi tạo thành giáp diềm chắn bảo vệ phía trước, hai bên hông xe và phía trước bánh xích cũng bằng hợp kim duras. Một số ngăn chứa đồ ngoài xe cũng được lắp đặt thêm, cụ thể là một ngăn ở bên phải và 3 hộp ở bên trái tháp pháo. Thiết bị xả khói mù nằm ở phía sau tháp. Hệ thống bảo vệ NBC cũng được lắp đặt và các lỗ thông gió được mở rộng ra.

Những mẫu thử nghiệm của 434 ra đời năm 1966 và 1967 khi mà T-64 nguyên mẫu đã được sản xuất chừng vài trăm chiếc. Cuối cùng thì nó cũng hoạt động dưới cái tên T-64A. Còn thiết kế trưởng Morozov được nhận giải thưởng Lênin.

Đã mang tiếng là xe tăng “tinh nhuệ” nên T-64 phải luôn được nâng cấp. Chỉ sau 3 năm phục vụ, T-64A đã có mẫu cải tiến:

- Hệ thống điều khiển bắn mới với thiết bị ngắm TPD-2-49 và TPN-1-49-23 cộng với thiết bị ổn định 2E26.
- Radio R-123M.
- Thiết bị nhìn đêm TBN-4A cho lái xe và TNP-165A cho xa trưởng. Chỗ ngồi của xa trưởng có thêm 1 tháp pháo ổn định trang bị đại liên phòng không NVST 12,7 ly x 108 (300 viên) điều khiển điện tử, ngắm bắn bởi thiết bị PZU-5. Vì vậy xa trưởng có thể ngắm bắn ngay trong xe tăng, không cần phải trèo ra ngoài tháp pháo không được che chắn, bảo vệ. Ngoài ra còn có hệ thống chống mìn KMT-6.

Cùng năm mẫu T-64AK dành cho chỉ huy cũng xuất hiện, trang bị một rađiô R-130M có ăngten loại xếp (telescoped – giống loại ăng ten cắm trên tivi, có thể thay đổi độ dài) dài tới 10m. Ăngten chỉ hoạt động trong trạng thái cố định vì được giữ bởi các dây chằng. Ngoài ra còn có thiết bị ngắm PAB-2AM và thiết bị định hướng TNA-3. Một máy phát điện dùng nhiên liệu xăng sẽ cung cấp năng lượng cho tất cả chúng.
Đến năm 1976, hệ thống vũ khí T-64A lại được cải tiến với khẩu pháo mới D-81TM (2A46-1), được giữ ổn định bằng 2E28M2 và tiếp đạn bởi 6ETs10M. Thiết bị nhìn đêm cũ được thay bằng TNPA-65. Động cơ mới có thể dùng nhiều loại nhiên liệu khác nhau, trong đó có dầu diesel, xăng hay kerosene. Đến năm 1980 Liên Xô ngừng sản xuất các xe tăng mẫu này.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/archive/c/ce/20090503215900!T64_21.jpg)
Mẫu T-64A được dựng lại

Tuy nhiên sau năm 1981 các mẫu tăng T-64A vẫn tiếp tục được nâng cấp và hiện đại hóa: thay các giáp yếm bằng các tấm giáp váy cao su nhằm tăng khả năng sống sót cho xe tăng; trang bị thêm 6 ống phóng lựu 81 ly 902A trên tháp pháo, hai bên pháo chính. Một số T-64A sau năm 1985 còn được trang bị thêm giáp phản ứng nổ (giống T-64BV), thiết bị đo khoảng cách TPD-K1 thay cho TPD-2-49 (1981). Nói chung là hầu hết các mẫu T-64A đều được nâng cấp thành T-64R trong khoảng 1977-81; chủ yếu là cải tiến về các khoang chứa đồ ngoài xe và hệ thống ống phun khói mù.

Thông số kỹ thuật :

- Năm sản xuất : 1964 - 1980
- Nặng : 38 tấn
- Tổ lái : 3 người
- Dài : 9,225 m
- Cao : 3,415 m
- Ngang : 2,172 m
- Vũ khí chính : Pháo nòng trơn D-81T 125mm
- Vũ khí phụ :
  + Đại liên đồng trục 7,62mm
  + Đại liên phòng không 12,7mm
- Độ dày giáp : 20 - 450 mm
- Công suất : 700 mã lực
- Tốc độ tối đa : 60,5 km/h
- Tầm hoạt động : 500 km


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 22 Tháng Tư, 2012, 01:38:18 pm
Bác cứ xóa bài của em rồi pót của bác lên đi ạ. Bác có thể cho em vào bốt cũng được. Bài T-64 em đưa nguyên từ bên wiki về còn của bác tự dịch thì nhiều thông tin hơn. ;D
Tìm thêm nguồn khác, sửa bài, chèn thông tin bổ sung vào bài đã có để thành một bài khác, như vậy hay hơn là bọn tớ xóa hay đưa bài vào bốt (tức là một lần nhắc vì vi phạm Nội quy - không đáng :)).
Bạn còn 48 giờ cơ mà ;), cứ từ từ ;D


Tiêu đề: T-64
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 23 Tháng Tư, 2012, 01:38:23 am
T-64B

(http://www.the-blueprints.com/blueprints-depot-restricted/tanks/tanks-t/t_64b-15930.jpg)
Bản vẽ của T-64B

Tuy nhiên mẫu T-64 hiện tại vẫn có trục trặc: cơ cấu của động cơ 5TDF tại nơi sản xuất nó khiến cho nó không được cung ứng đầy đủ cho các nhà máy sản xuất xe tăng chính của Liên Xô: Malyshev tại Kharkov, Kirov tại Leningrad và Uralvagonzavod

Ngay từ năm 1961, bên cạnh Obyekt 432, một mẫu tăng khác mang động cơ 12 V-xilanh V-45 mang tên Obyekt 436 cũng được nhóm của Morozov nghiên cứu. Ba mẫu thử nghiệm đã được kiểm tra ở nhà máy Chelyabinsk vào năm 1966. Sau đó mệnh lệnh được ban ra là phải phát triển một mẫu tăng mới từ Obiekt 434 và sử dụng động cơ V-45, lấy tên là Obiekt 439. Bốn chiếc 439 đã được sản xuất vào năm 1969, được đánh giá là có độ cơ động ngang với mẫu T-64 đang được sản xuất hàng loạt. Mặc dù 439 không được đưa vào chế tạo đại trà nhưng nó là cái sườn cho việc phát triển T-72.

Vào đầu thập niên 1970, nhóm thiết kế T-64 lại tiếp tục suy nghĩ phương cách cải tiến các mẫu tăng của mình xa hơn nữa. Mẫu T-64A-2M với động cơ mạnh hơn và tháp pháo được cải tiến, trở thành tiền đề cho hai mẫu tăng dưới đây:

- Obiekt 476 trang bị động cơ 6TD 1000 mã lực (735 kW) là tiền đề cho xe tăng T-80.
- Obiekt 447 với hệ thống điều khiển bắn mới, thiết bị đo xa dùng laser và có thêm khả năng bắn tên lửa ATGM qua nòng pháo.

Sau đó, mệnh lệnh ban xuống yêu cầu bắt đầu việc sản xuất đại trà obiekt 447 dưới cái tên T-64B. Đồng thời, obyekt 437 (mẫu mà 447 lấy làm nguyên mẫu với 95% chi tiết giống như 447 nhưng không có hệ thống dẫn hướng tên lửa để tiết kiệm chi phí) cũng được sản xuất với số lượng gấp đôi dưới cái tên T-64B1. Vào ngày 9 tháng 3 năm 1976, T-64B và T-64B1 sau khi được đánh giá tốt về chất lượng đã chính thức phục vụ trong quân đội Liên Xô, với trang bị mới là khẩu pháo D-81Tm (2A46-2) cùng thiết bị ổn định 2E26M, thiết bị nạp 6ETs40 và hệ thống điều khiển bắn 1A33, bao gồm:

- Thiết bị tính đường đạn 1V517.
- Thiết bị ngắm 1G21 với một máy đo khoảng cách dùng laser.
- Một cảm biến cross-wind 1B11.

T-64B có khả năng lội nước sâu tới 1,8 mét mà không cần các thiết bị hỗ trợ. Nó cũng có thể bắn tên lửa ATGM 9M112 Kobra (NATO gọi là AT-8 Songster). Dự trữ đạn dược của xe tăng là 28 viên đạn và 8 tên lửa. Hệ thống điều khiển tên lửa đặt phía trước xe tăng đã có nhiều thay đổi. Còn T-64B1 không có tên lửa mà chứa 37 viên đạn 125 ly cùng với băng đạn 2000 viên dành cho đại liên đồng trục 7,62 ly, trong khi đó T-62B mang băng đạn 1250 viên.

Năm 1981 T-64B được nâng cấp với khẩu pháo 2A46M1, thiết bị ổn định 2E42 và 2 cụm ống phóng lựu đạn khói 902A "Tucha-1" đặt hai bân tháp pháo. Hai phiên bản chỉ huy của T-64B cũng ra lò: T-64BK và T-64B1K, trông rất giống T-64AK.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/T-64BV.jpg)
T-64BV

Vào tháng 10 năm 1979 động cơ 6TD được đưa vào sản xuất hàng loạt và được trang bị cho các xe tăng T-64B, B1, A, AK, thế là ra đời các mẫu tăng mới: T-64AM, T-64AKM, T-64BM và T-64BAM.

Năm 1987, Liên Xô ngừng sản xuất tất cả các mẫu tăng T-64. Tổng số lương T-64 lúc này là gần 10700 chiếc.

Thông số chung của T-64

• Tên gọi: T-64
• Phân loại : xe tăng chủ lực
• Khối lượng chiến đấu: 42,4 tấn
• Kíp xe: 3 người
• Các kích thước :
   + chiều dài trước cùng pháo: 9225mm
   + chiều rộng: 3290mm
   + chiều cao: 500mm
• Khoảng sáng cách đất: 500mm
• Vũ khí:
   + pháo nòng trơn 125mm – thiết bị phóng 2A46-2
   + cơ số đạn: 36 phát bắn
   + súng máy đồng trục 7,62mm và súng phòng không 12,7mm (bổ sung từ nguồn khác)
• Động cơ công suất 700 sức ngựa
• Tốc độ trên đường nhựa: 60km/h
• Tầm hoạt động theo đường nhựa: 500km
• Khả năng vượt chướng ngại vật
   + tường cao: 0,8 mét
   + hố rộng: 2,7 mét

Các phiên bản

- Obyekt 430 (Dự án 430) (1957) – Mẫu thử với pháo 100-mm D-10T, giáp dày 120 mm, động cơ 4TPD 580 hp (427 kW), trọng lượng 36 tấn.
- Obyekt 430U (Dự án 430U) – Kế hoạch thiết kế mẫu xe tăng trang bị pháo 122 mm và giáp 160 mm.
- T-64 hay Obyekt 432 (Dự án 432) (1961) – Mẫu thử một khẩu pháo D-68 115-mm, khoảng 600 chiếc được sản xuất.
- T-64R hay Obyekt 432R (Dự án 432R) – Mẫu thiết kế lại trong giai đoạn 1977-1981, với cơ cấu bên ngoài từ T-64A nhưng vẫn giữ lại pháo 115-mm.
- T-64A hay Obyekt 434 (Dự án 432) – Trang bị pháo 125-mm, lắp giáp yếm chắn, cải thiện tầm nhìn, và hệ thống treo.
- T-64T (1963) – Phiên bản thử nghiệm với động cơ tuabin khí GTD-3TL 700 hp (515 kW).
- Obyekt 436 (Dự án 436) – Phiên bản lựa chọn khác cho dự án 432, with a V-45 engine, three built.
- Obyekt 438 và Obyekt 439 (Dự án 438 và Dự án 439) – Obyekt 434 với động cơ đi-ê-den V-45.
- T-64AK hay Obyekt 446 (Dự án 446) (1972) – Phiên bản chỉ huy, với 1 hệ thống liên lạc vô tuyến R-130M và anten, một hệ thống dẫn đường TNA-3, không có súng máy phòng không, mang theo 38 viên đạn cho pháo chính.
- Obyekt 447 (Dự án 447) – Mẫu thử của T-64B. Về cơ bản là T-64A trang bị hệ thống 9K112 "Kobra" và ngắm bắn a1G21. Hiện đang trưng bày tại bảo tàng Kiev.
- T-64B hay Obyekt 447A (Dự án 447A) (1976) – Trang bị giáp được thiết kế lại, hệ thống điều khiển hỏa lực 1A33, hệ thống ATGM9K112-1 "Kobra" (mã của NATO "AT-8 Songster"), thiết bị ngắm TPN-1-49-23, pháo 2A46-2, thiết bị ổn định 2E26M và máy nạp đạn 6ETs40. Sau đó kiểu B/BV có các hệ thống hiện đại hơn là 1A33-1, TPN-3-49, 2E42 và pháo 2A46M-1. Từ năm 1985, T-64B được trang bị với giáp phần chính diện xe khỏe hơn, những chiếc xe tăng cũ hơn được nâng cấp với các tấm giáp 16-mm. Các xe tăng được trang bị động cơ 1,000 hp 6DT được gọi là T-64BM.
- T-64BV – Trang bị hệ thống giáp phản ứng "Kontakt-1" và hệ thống phóng lựu đạn khói "Tucha" 81-mm ở phía bên trái tháp pháo.
- T-64BM2 hay Obyekt 447AM-2 (Dự án 447AM-2) – Trang bị hệ thống giáp phản ứng "Kontakt-5", các tấm chắn bảo vệ bằng cao su, hệ thống hỏa lực 1A43U, máy nạp đạn 6ETs43 và khả năng bắn đạn tự hành 9K119 (mã của NATO "AT-11A Sniper"), động cơ 5TDFM 850 hp (625 kW).
- T-64U, BM Bulat, hay Obyekt 447AM-1 (Dự án 447AM-1) – Phiên bản hiện đại hóa của Ukraina, nâng cấp T-64B với tiêu chuẩn của T-84. Trang bị hệ thống giáp phản ứng "Kontakt-5", đạn tự hành 9K120 "Refleks" (mã của NATO "AT-11 Sniper"), hệ thống hỏa lực 1A45 "Irtysh", hệ thống ngắm cho sỹ quan TKN-4S, hệ thống ngắm bắn cho súng phòng không PZU-7, kính ngắm đêm TPN-4E "Buran-E", động cơ 6TDF 1,000-hp (735 kW).
- T-64B1 hay Obyekt 437 (Dự án 437) – Giống như phiên bản B, nhưng không có hệ thống điều khiển hỏa lực, mang 37 viên đạn.
- T-64B1M – T-64B trang bị động cơ 1,000-hp 6DT.
- T-64BK và T-64B1K hay Obyekt 446B (Dự án 446B) – Các phiên bản chỉ huy, với hệ thống liên lạc vô tuyến R-130M và anten, hệ thống dẫn đường TNA-3 và AB-1P/30 APU, không có súng máy phòng không, mang 28 viên đạn pháo.
- Obyekt 476 (Dự án 476) – 5 mẫu thử với động cơ 6TDF, đây là các nguyên mẫu cho việc phát triển T-80UD.
- BREM-64 hay Obyekt 447T (Dự án 447T) – Xe hỗ trợ sửa chữa giáp với 1 cần trục hạng nhẹ 2.5 tấn, lưỡi ủi đất phía trước, thiết bị hàn... Chỉ có một số lượng nhỏ được chế tạo.
- T-55-64 – T-55 nâng cấp lớn với phần thân và khung gầm của T-64, trang bị giáp phản ứng nổ "Kontakt-1". Nguyên mẫu.
- T-80 và T-84 là phát triển xa hơn của T-64.

Các phiên bản hiện đại hóa

- T-64 : 1977–1981 – nâng cấp với tiêu chuẩn của T-64R, tổ chức lại các thiết bị bên ngoài thân như T-64A.

- T-64A/AK :

    + 1972 - thiết kế lại, cải tiến hệ thống hỏa lực (TPD-2-49 và TPN-1-49-23), bao gồm súng máy NSVT trên một tháp pháo điện, máy radio R-123M.
    + 1975 - thiết kế lại, bộ thăng bằng mới 2E28M, máy nạp đạn 6ETs10M, động cơ hỗn hợp, pháo 2A46-1 và kính nhìn đêm TNPA-65.
    + 1981 - thiết kế lại, 2 khối với 12 súng phóng lựu đạn khói 902A, các tấm đệm cao su ở hệ thống treo thay cho các tấm bảo vệ yếm.
    +1983 T-64AM,T-64AKM, một số chiếc được trang bị với động cơ 6TDF trong khi bảo quản.

- T-64B/B1/BK/B1K :

    + 1981 - thiết kế lại, 2 khối gồm 8 súng phóng lựu đạn khói 902B2, pháo 2A26M1.
    +1983 T-64BM,T-64B1M,T-64BMK và T-64B1MK: một số chiếc được trang bị với động cơ 6TDF trong khi bảo quản.
    + 1985 T-64BV,T-64B1V,T-64BVK và T-64B1VK: trang bị giáp phản ứng nổ "Kontakt", súng phóng lựu đạn khói ở bên trái tháp pháo.
    + BM Bulat – T-64 hiện đại hóa bởi Nhà máy Malyshev ở Ukraina.[1] 17 chiếc được đưa vào sử dụng trong quân đội Ukraina năm 2005

Các xe chiến đấu và xe công binh trên gầm T-64

- BTRV-64 – Tương tự như phiên bản APC.[4]
- UMBP-64 – Phiên bản sửa đổi sẽ hoạt động về cơ bản như các xe chuyên dụng trên chiến trường (đang lên kế hoạch), bao gồm một xe hỗ trợ hỏa lực, một xe cứu thương và một xe phòng không.
- BAT-2 – Xe công binh chiến trường hỗ trợ nhanh, với động cơ, thân và hệ thống treo của T-64.

BMPV-64 (БМПВ-64)

(http://quocphonganninh.edu.vn/Pictures/Gallery/hoakhidicung/b1.jpg)

(http://quocphonganninh.edu.vn/Pictures/Gallery/hoakhidicung/b2.jpg)

BMPV-64 (БМПВ-64) là xe thiết giáp đã có sẵn giáp thân xe là giáp thép tổng hợp của xe tăng, đã được thử nghiệm qua chiến trường, để tăng cường thêm sức chịu đựng các loại tên lửa chống tăng, được tăng cường thêm giáp phản ứng nổ. Phần đáy xe tăng đã có lớp giáp chịu đựng được mìn chống tăng đến 4 kg thuốc nổ, sẽ được tăng cường thêm lớp vỏ thứ hai nhằm giảm khả năng tổn thất do mìn chống tăng. Đồng thời, BMPV-64 (БМПВ-64) sẽ được trang bị hệ thống bảo vệ tích cực (Zaslon). Như vậy, với chiều cao thấp, lớp vỏ được tăng cường, đồng thời có hệ thống bảo vệ chống tên lửa chống tăng, xe bộ binh cơ giới được bảo vệ tương đương với các xe tăng hiện đại.

(http://quocphonganninh.edu.vn/Pictures/Gallery/hoakhidicung/b3.jpg)

Động cơ của xe BMPV-64 được đặt ở phía trước. Các nhà thiết kế đã quay ngược lại hoàn toàn thân xe, như vậy, nếu so với xe tăng truyền thống, thì xe bộ binh cơ giới BMPV-64 đi ngược lại so với xe tăng. Vị trí động cơ ở phía trước tạo thuật lợi cho bố trí khoang bộ binh ở phía đằng sau, đồng thời tăng thêm khả năng bảo vệ cho kíp xe và bộ binh.

(http://quocphonganninh.edu.vn/Pictures/Gallery/hoakhidicung/b4.gif)

Cửa khoang bộ binh cơ giới được thiết kế ở phía sau của đuôi xe. Đây là điểm khác biệt được các nhà thiết kế xe tăng của nhà máy chế tạo xe tăng Kharcov thực hiện nếu so sánh với các trung tâm thiết kế khác của Nhà máy sử chữa xe tăng Kharcov và các nhà chế tạo xe cơ giới Liên bang Nga. Nếu so sánh với các xe bộ binh cơ giới hạng nặng của Liên bang Nga như xe BMO-T, DPM-72 (БМО-Т, ДПМ-72), xe bộ binh cơ giới BMPV-64 của Ucraina có được khoảng không gian lớn hơn và điều kiện tốt hơn cho bộ binh khi bố trí vị trí trong thân xe.    

(http://quocphonganninh.edu.vn/Pictures/Gallery/hoakhidicung/b5.gif)

Mẫu xe BMPV-64 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực từ xa với pháo 30mm, và súng trung liên song song 7,62mm. Đồng thời, hệ thống cho phép có thể sử dụng module các loại súng khác như đại liên 14,5mm, 12,7 mm hoặc tên lửa chống tăng và súng máy 7,62mm phụ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ được giao.

(http://quocphonganninh.edu.vn/Pictures/Gallery/hoakhidicung/b6.gif)

Động cơ của xe BMPV-64 sử dụng là động cơ đa nhiên liệu 5TDF, công suất động cơ là 700 sức ngựa. Xe cũng có thể được lắp động cơ sản xuất tại Ucraina công suất 1000 sức ngựa. Với động cơ này xe có thể đạt tốc độ cơ động lên đến 75km/h trên đường nhựa.

Có nhiều phương án thiết kế đối với xe BMP được sử dụng: sở chi huy cơ động của đơn vị bộ binh, pháo tự hành cho súng cối tiêu chuẩn 120mm, xe cứu kéo, xe cứu thương chiến trường. Việc nâng cấp và cải tiến cho phép có thể đặt lên thân xe BMP các module chiến đấu có khối lượng lên đến khoảng 22 tấn. Khi hoàn thiện và lắp đặt thiết bị, xe BMPV-64 có khối lượng 32,5 tấn. Xe có thể bố trí 12 chiến sĩ bộ binh và chiến sĩ kíp lái.

Xe được biên chế trong quân đội Ucraina và từng bước thay thế xe BMP đã cũ. Đồng thời, sử dụng thân xe T-64 sẽ làm giảm đi các chi phí chế tạo các xe bộ binh cơ giới mới, đồng thời giảm chi phí trong quá trình huấn luyện chuyển giao kỹ thuật. Xe cũng được giới thiệu để phục vụ cho xuất khẩu.

Thông số kỹ thuật thân xe. BMPV-64 :

- Kíp lái : 3 người
- Tiểu đội bộ binh : 12 người
- Khối lượng : 32500 kg
- Công suất động cơ : 1000 sức ngựa.
- Tốc độ tối đa : 75 km/h
- Dự trữ hành trình :
    + đường nhựa: 800 kmm
    + rãnh sâu: 1,8 mét (có sự chuẩn bị: 5 mét).
- Hỗ trợ: 17,62; 1/12,7
- Độ dày giáp đầu: 200+giáp phòng ngự D3
- Độ dày giáp bên: 80
---------------------------------------
Nếu bạn đơn thuần là chỉ xào nấu lại từ wiki và vietnamdefence thì cũng nên ghi nguồn chứ  >:(


Tiêu đề: T-64
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 23 Tháng Tư, 2012, 01:54:03 am
BMPT-K-64

(http://quocphonganninh.edu.vn/Pictures/Gallery/hoakhidicung/b9.gif)

Nhà máy sửa chữa xe tăng đồng thời cũng phát triển một mẫu xe thử nghiệm khác, theo phương án này, hệ thống chuyển động bánh xích được thay thế bằng hệ thống chuyển động bánh hơi, sử dụng thân xe T-64 và động cơ cũ của xe. Đây là phương án tiết kiệm nhằm tận dụng các mẫu xe đã cũ. Việc sử dụng thân xe T-64 có vấn đề, giáp thân xe có độ cứng ở mức trung binh, do đó, sau khi vỏ thép được cắt, xẻ bằng hàn thông thường vỏ thép không bị biến dạng và không cần thiết phải luyện lớp bề mặt giáp. Do đó, giá thành sản xuất sẽ rẻ đi rất nhiều. Xe được mang tên là BMPT-K-64. Đây cũng là phương án thử nghiệm để có thể nâng cấp các loại xe thấp đời hơn, bao gồm cả các thân xe T-34 cũ, T-54 A,B.

Điểm đặc biệt: Lớp giáp bảo vệ được tăng cường tương đương với giáp bảo vệ xe tăng, chống được các loại đạn xuyên thép từ pháo tăng 30mm và súng chống tăng hạng nhẹ (RPG-7) hoặc M72. Mặc dù xe được thiết kế sử dụng bánh hơi, hệ thống điều khiển vẫn sử dụng theo phương án cần lái. Thực tế có thể thay thế hoàn toàn bằng phương pháp điều khiển bằng vô lăng như xe bộ binh bánh hơi.

Thông số kỹ thuật của xe BMPT-K-64 (БМПТ-К-64) :
- Khối lượng chưa trang bị vũ khí : 17.7 tấn
- Kích thước : 6.0x3.1x.9.
- Chiều cao của khoang đổ bộ:  1.3 m.
- Bộ binh : 8 (+2-3 kíp xe)
- Tốc độ lớn nhất : 105 km/h.
- Dự trữ hành trình : 800 km.

(còn tiếp)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 23 Tháng Tư, 2012, 09:08:25 am

Nếu bạn đơn thuần là chỉ xào nấu lại từ wiki và vietnamdefence thì cũng nên ghi nguồn chứ  >:(

Thưa thủ trưởng, nguồn em đã ghi rõ từ đầu bài ở bên trang 35 rồi ạ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 23 Tháng Tư, 2012, 09:30:39 am
(Nguồn : wikipedia.org và một số nguồn khác)
Đây là cách bạn ghi nguồn sao


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: Bộ đội Cụ Hồ trong 23 Tháng Tư, 2012, 11:18:01 am
(Nguồn : wikipedia.org và một số nguồn khác)
Đây là cách bạn ghi nguồn sao

Thưa thủ trưởng tôi chỉ lấy nguồn từ wiki thì tôi ghi rõ, tôi không hề lấy bài từ vietnamdefence. Nếu thủ trưởng thấy như vậy chưa đủ thì có thể xóa bài, treo nick của tôi.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: selene0802 trong 23 Tháng Tư, 2012, 11:44:14 am
Vậy ra không phải bạn copy từ vietnamdefence mà là copy y chang từ quocphonganninh.edu.vn mà cũng không ghi nguồn, xin lỗi vì hiểu lầm nhé

http://quocphonganninh.edu.vn/PrintPreview.aspx?ID=1830

http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=1507&postdays=0&postorder=asc&start=70/C%C3%A1c

Dùng bài của người khác thì ghi nguồn rõ ràng là cách tôn trọng mình và công sức người khác. Tôi chỉ nhắc nhở bạn ghi nguồn cẩn thận cho mỗi bài viết. Còn thực sự nếu bạn có nhu cầu bị treo nick thì xin đề nghị trực tiếp với admin nhé, lý do: tự nguyện


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: BOM BI trong 27 Tháng Năm, 2012, 11:53:42 am
Chonmaho

militaryfactory.com, wikipedia.org

(http://bee.net.vn/dataimages/201009/original/images499641_05_Tank_Chonmaho_v5.jpg)

Chonmaho là loại xe tăng chiến đấu chủ lực của Bắc Triều Tiên, phương Tây đặt biệt danh cho nó là “Sky Horse” hay “Pegasus”. Vào năm 1970, các kỹ sư quốc phòng Bắc Triều Tiên thuộc Viện Khoa học quốc phòng số 2 đã bí mật tiến hành nghiên cứu thiết kế Chonmaho, phiên bản xe tăng mới của Triều Tiên được chế tạo dựa trên nền tảng T-62 của Liên Xô. Dự án này hoàn thành vào năm 1976. Năm 1980, Chonmaho được đưa vào sản xuất hàng loạt. 470 chiếc Chonmaho đầu tiên đã được chuyển giao cho quân đội Bắc Triều Tiên vào năm 1989. Việc sản xuất các bộ phận, linh kiện của xe và khâu lắp ráp cuối cùng được thực hiện tại nhà máy sản xuất xe tăng Ryu-Kongsu trực thuộc Cục Công nghiệp cơ khí số 2 nằm tại Sinhung, tỉnh Hamgyong-namdo. Có ít nhất năm biến thể khác nhau của Chonmaho được biết đến. Kể từ khi ra đời, Chonmaho đã được nâng cấp nhiều lần. Không có nhiều thông tin về nó và lần xuất hiện gần đây nhất của Chonmaho là trong cuộc duyệt binh lớn kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên được tổ chức tại thủ đô Bình Nhưỡng vào ngày 10 tháng 10 năm 2010.

Lịch sử phát triển

Sau khi Hiệp định ngừng bắn được đại diện của chính phủ hai miền Triều Tiên ký kết năm 1953, giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã nhận thấy rằng quân đội nước này cần được trang bị nhiều thiết bị, khí tài quân sự hiện đại để có thể đối phó được với các mối đe dọa từ miền Nam. Trong chiến tranh Triều Tiên 1953, Bắc Triều Tiên đã Liên Xô viện trợ xe tăng T-34 để chống lại các loại xe tăng Mỹ trong biên chế của quân đội Hàn Quốc (M4 Sherman và M26 Pershing). Theo một tài liệu do các cơ quan tình báo Hoa Kỳ trình lên Quốc hội nước này vào năm 2000, quân đội Bắc Triều Tiên đã triển khai hơn 200 xe tăng cùng hàng ngàn trọng pháo các loại đồn trú tại khu vực phi quân sự (DMZ) dọc biên giới hai nước. Từ giữa năm 1954 đến năm 2011, Bắc Triều Tiên đã có trong biên chế hơn 3500 xe tăng, 2600 xe thiết giáp các loại có nguồn gốc từ Liên Xô, Trung Quốc và do Triều Tiên tự sản xuất trong nước. Từ năm 1980 đến nay, quân đội Triều Tiên liên tục được trang bị nhiều loại phương tiện chiến đấu mới, các loại vũ khí hạng nặng cũ được bảo quản khá tốt trong các kho niêm cất. Theo những người dân Bắc Triều Tiên đào thoát vào miền Nam, mặc dù được bảo quản tốt nhưng do những thiếu hụt về vấn đề nhiên liệu nên khả năng chiến đấu của các loại phương tiện hạng nặng Bắc triều Tiên nói chung không được duy trì.

Mặc dù không có nhiều thông tin về tình hình trang bị quân sự của quân đội Bắc Triều Tiên sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, nhưng theo nhận định của các chuyên gia quân sự Triều Tiên có rất nhiều loại xe tăng khác nhau. Bao gồm Type 59 và Type 62 của Trung Quốc. T-34 do Liên Xô viện trợ trong cuộc chiến năm 1953, T-54/55 được Liên Xô chuyển giao cho Bắc Triều Tiên từ năm 1960 và 1970, T-62 được chuyển giao vào giữa những năm 1980. Bắc Triều Tiên đã nhận được vài chiếc T-72 còn tương đối nguyên vẹn từ Nga vào đầu thập niên 1990. Một chiếc T-90S đã được chỉ tịch Kim Jong Il mua vào tháng 8 năm 2001 nhân chuyến thăm chính thức nước Nga của ông. Được biết, hiện nay Bắc Triều Tiên vẫn còn sử dụng hạn chế loại xe tăng T-34 có từ thời chiến tranh thế giới thứ II, loại này chủ yếu được trang bị ở các đơn vị “tuyến hai”.

Chonmaho I (Ga) và IM

Ban đầu có hai phiên bản Chonmaho được ghi nhận : phiên bản sao chép từ mẫu T62 do Triều Tiên mua lại từ Syria trong cuối thập niên 1970 và phiên bản sản xuất theo mẫu T-62D của Liên Xô. Chonma-ho là một phiên bản xe tăng hoàn toàn khác so với Type 62 của Trung Quốc. Mặc dù được sản xuất dựa theo T-62 nhưng Chonmaho có lớp giáp mỏng hơn và trọng lượng nhẹ hơn so với T-62. Chonmaho I là phiên bản T-62D do Triều Tiên sản xuất theo giấy phép của Liên Xô, xuất hiện lần đầu năm 1970. Sau đó phía Triều Tiên đã tiến hành thiết kế, sửa đổi một số linh kiện kỹ thuật mẫu xe tăng T62D của Liên Xô cũng như thiết kế mới phần thân xe và đặt tên hiệu cho phiên bản nâng cấp này là Chonmaho IM.

Chonmaho II (Na)

Trong lần nâng cấp thứ hai, Chonmaho I được trang bị thêm thiết bị đo khoảng cách laser và được gọi là Chonmaho II. Vào thập niên 1980, Chonmaho II được nâng cấp một lần nữa, lần này Chonmaho II được lắp đặt thêm giáp phản ứng nổ ERA loại Kontakt 1 EDZ (Elementy Dinamicheskoi Zashity - Các nhân tố bảo vệ động lực). Giáp ERA được lắp ở hai bên sườn tháp pháo, mỗi bên được lắp đặt tám viên.

Chonmaho III (Da)

Pháo chính 115mm ở phiên bản Chonmaho III được trang bị vỏ bọc cách nhiệt. Vỏ bọc cách nhiệt có tác dụng làm giảm sự tác động của các điều kiện thời tiết tới sự uốn cong nòng pháo trong quá trình khai hỏa. Xe còn được lắp thêm váy bọc giáp bảo vệ hông. Với việc trang bị thiết bị nhìn đêm cho phép lái xe và pháo thủ có thể làm việc thuận lợi trong tác chiến đêm.

Chonmaho IV (Ra)

Chonmaho IV và V là những phiên bản hiện đại nhất của dòng tăng Chonmaho. Chonmaho IV được trang bị giáp phản ứng nổ ERA mới. Giáp ERA được lắp ở hai bên sườn tháp pháo, phía trước tháp pháo và đầu mũi xe. Giáp ERA lắp phía trước tháp pháo có thể chống đỡ 40% sức công phá của đạn pháo đối phương. Chonmaho IV cũng được trang bị các ống phóng lựu đạn khói nguỵ trang ở hai bên tháp pháo. Hệ thống điều khiển hỏa lực được lắp hệ thống máy tính đường đạn mới. Hệ thống ổn định nòng pháo của xe được nâng cấp. Trang bị thêm radio. Trên xe được sử dụng động cơ diesel mới có công suất 750 mã lực. Động cơ mới có thể tạo một màn khói dày bằng cách phun nhiên liệu diesel bay hơi vào hệ thống hút khí.

(http://bee.net.vn/dataimages/201005/original/images394075_13chonmaho.jpg)

(Còn tiếp)


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Bảy, 2012, 01:01:33 am
Phủi bụi chủ đề ;D

Công trình 292 pháo chính 152,4mm

(http://btvt.narod.ru/3/292/00.jpg)

Nguồn:

1. http://topwar.ru/657-obekt-292-takim-dolzhen-byl-byt-t-95.html

2. http://btvt.narod.ru/3/292/292.htm

Một trong những nhiệm vụ chiến đấu chính của xe tăng hiện đại là đảm bảo việc tiêu diệt (bắn cháy) không chỉ các mẫu khí tài thiết giáp đang có của đối thủ tiềm tàng, mà còn các mẫu có triển vọng xuất hiện trong tương lai gần. Sự tăng cường sức mạnh vũ khí chính của xe bọc thép là một trong các khả năng giải quyết nhiệm vụ này. Vào cuối những năm 80 (thế kỷ 20) đã xuất hiện các tiền đề, cho phép tính toàn rằng Liên Xô đã bắt đầu mất vị thế dẫn đầu trong các cường quốc xe tăng, bởi vì các kỹ sư và các công trình sư lắp xe tăng Liên Xô, đã nhận thức sự cần thiết tăng cường hỏa lực cho các xe tăng nội địa, được sản xuất hàng loạt đã tìm kiếm một cách tích cực những khả năng khác nhau để nâng cấp và hoàn thiện chúng. Ngoài các công việc chế tạo xe với tháp pháo không có người lái, trên toàn thế giới đã thực hiện các công việc theo hướng theo việc lắp trong tháp pháo có người pháo uy lực lớn (tăng cường).

(http://btvt.narod.ru/3/292/0.jpg)

Việc thiết kế xe tăng chủ lực mới, nhận tên gọi “Công trình 292” là ví dụ rõ ràng tiến (nhắc) tới quan điểm thiết kế theo hướng này. “Công trình 292” được thành lập bởi nhòm các kỹ sư Liên Xô thuộc Phòng thiết kế Leningrad của xưởng Kirov (tới thời điểm này là công ty cổ phần “Spetsmash”) cùng với các nhà khoa học và kỹ sư Viện nghiên cứu khoa học toàn Nga “Transmash”. Tổng công trình sư N.S.Popov, phó (Tổng công trình sư) A.K.Dzyavgo thực hiện chỉ đạo chung các công việc. Sau đó ông sẽ nói một cách rõ ràng về việc rằng ban đầu xe tăng đã được lên kế hoạch lắp pháo rãnh xoắn 152,4mm. Các chỉ số đạn đạo (đường đạn) của pháo 152,4mm là tốt hơn, so với pháo 125mm, tuy nhiên các kích thước của nó không cho phép lắp lên tháp pháo “ruột” T-80U. Từ tuyên bố của ông: “Chúng tôi đã thỏa thuận được với Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học Trung ương “Burevestnik” (rõ ràng trong Viện nghiên cứu khoa học Trung ương đã thực hiện các công việc chế tạo pháo rãnh xoắn) H.H.Khudkov về thực hiện ý tưởng theo việc thiết kế pháo 6 inch – cỡ 152,4mm. Chúng tôi thích ý tưởng này không chỉ bởi vì đây là một trong những cơ nòng pháo tiêu chuẩn của Lục quân và Hải quân, mà sau đó, trong tương lai sẽ ở cấp độ đồng nhất hóa cao mà còn bởi vì nó đã mang lại khả năng tiếp nhận đạn uy lực cao để chống lại với các xe tăng, trực thăng và bộ binh. Nhưng nhanh chóng đã diễn ra việc hiệu chỉnh kế hoạch đã được vạch ra – “người chiến thắng” – những người ủng hộ pháo nòng trơn…”. Có thể bổ sung rằng bởi nguyên nhân khác – theo đó đã quyết định bỏ (từ chối, không chấp nhận) pháo rãnh xoắn để sử dụng nòng trơn – là sau khi Liên Xô tan rã, toàn bộ tài chính được định hướng để chế tạo nó đã bị ngừng lại.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Bảy, 2012, 01:38:44 am
Tiêu bản đầu tiên và là duy nhất của xe tăng thí nghiệm “Công trình 292” được đóng vào tháng 9 năm 1990. Mẫu thí nghiệm được giới thiệu là xe được chế tạo trên gầm xe tăng T-80U (bộ phận truyền động, giáp thân xe, thiết kế hệ thống treo xoắn riêng – toàn bộ được giữ nguyên không thay đổi). Theo hướng này là T-80U với sự lắp mới, đặc biệt là tháp pháo được thiết kế lại, có khả năng lắp pháo 152,4mm. Đồng thời từ T-80U, “công trình 292” khác biệt bởi sự mới theo thiết kế buồng chiến đấu. Bằng điểm đặc biệt của thiết kế mới đã được cân nhắc kỹ lượng việc bố trí cơ số đạn, nó được bố trí ở hốc đặc biệt đằng sau tháp pháo, giảm nguy cơ kích nổ đạn khi (đạn chống tăng) xuyên thủng giáp đầu tháp pháo. Năm 1991, xe tăng mới đã trải qua các thí nghiệm ở trường bằng Rzhevsk, và theo kết luận của các chuyên gia, xe tăng đã thể hiện các chất lượng chiến đấu vượt trội. Việc này đã chứng tỏ rằng ý tưởng lắp trên xe tăng pháo 152,4mm hoàn toàn là nhiệm vụ có thể thực hiện được và có hướng thực hiện tiếp theo.

(http://btvt.narod.ru/3/292/1.jpg)

Toàn bộ các công việc được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Tổng công trình sư N.S.Popop. Cấp phó của ông, 2 lần được giải thưởng Nhà nước A.K.Dzyavgo, đã nói: “Chúng tôi đã đạt được thủa thuận với viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học Trung ương Nicolai Niclaevich Khudkov về thực hiện ý tưởng theo thiết kế pháo rãnh xoắn 6 inch 152,4mm. Chúng tôi thích ý tưởng này không chỉ bởi vì rằng đây là một trong những cỡ nòng cơ bản của pháo Lục quân và Hải quân, còn sau đó, trong tương lai, sẽ là sự đồng nhất cao mà còn nó mang tới khả năng tiếp nhận đạn uy lực cao để chống lại xe tăng, trực thăng và bộ binh. Nhưng nhanh chóng sau đó đã diễn ra việc hiệu chỉnh lại kế hoạch đã được vạch sẵn – người chiến thắng – những người ủng hộ pháo nòng trơn. Tuy nhiên việc này chỉ  thúc đẩy tốc độ các công việc”.

(http://btvt.narod.ru/3/292/4.jpg)

Việc chế tạo mẫu xe tăng trang bị pháo lớn hơn 125mm, đã bác bỏ ý kiến đang tồn tại rằng (pháo) 140mm là giới hạn cho pháo tăng, sau đó xuất hiện những trở ngại không khắc phục được trong tình trạng sức sống thấp và sự biến dạng hình dáng nòng pháo. Ngoài pháo, trên xe tăng đã dự kiến kế hoạch lắp thêm 1 súng máy 7,62mm và tổ hợp tên lửa chống tăng. Tuy nhiên, do những diễn biến sau đó ở Liên Xô, “công trình 292” không được hoàn thiện cho đến khi tiếp nhận vào trang bị và sản xuất hàng loạt, chỉ còn lại một tiêu bản duy nhất. Hiện nay rất phức tạp để nói rằng số phận sau đó của nó – không phải xe tăng bình thường nếu Liên Xô không tan rã và các công việc trên dự án được hoàn thiện tới khi hoàn thành theo logic. Nhưng có thể khẳng định rằng, phần lớn thời gian làm việc đã nhận được trong thời gian chế tạo nó, chúng ta sẽ nhìn thấy  trong các mẫu tương lai của ngành đóng xe tăng trong nước cũng như nước ngoài. “Công trình 292”, theo sự tồn tại, là mẫu trung gian trong quá trình chế tạo xe tăng thế hệ thứ 4.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 01 Tháng Bảy, 2012, 01:44:26 am
(http://btvt.narod.ru/3/292/9.jpg)

Tháp pháo với các phần tử đúc tăng cường chủ yếu và thành phần thiết kế đầu xe và nóc.

(http://btvt.narod.ru/3/292/2.jpg)

(http://btvt.narod.ru/3/292/3.jpg)

Hình dáng hốc phía sau tháp pháo với các tấm nhô ra.

Các ý tưởng "công trình 292" như pháo chính lớn (152,4mm) hay tháp pháo không có người về sau cũng đã xuất hiện trong quá trình thiết kế các dự án "Đại Bàng Đen" và T-95 nhưng sau đó đều dừng lại vì những nguyên nhân khác nhau mà nguyên nhân chính là không có kinh phí. Hiện nay Nga đã chuyển hướng sang chế tạo một gầm xe cơ sở chung mà trên đó có thể chế tạo các xe tăng chủ lực, pháo tự hành, xe chiến đấu bộ binh... mang tên "Armata".


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: BOM BI trong 01 Tháng Hai, 2013, 07:41:40 pm
Tiếp theo về xe tăng M1 Abrams (link phần đầu : http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,18969.60.html)

Các loại đạn tương lai


STAFF/ Smart target activated fire and gorget/ ~đạn thông minh tự tìm mục tiêu

+ XM943: Là loại đạn có khả năng tự tìm kiếm và tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa hơn so với những loại đạn thông thường. Là một loại đạn tấn công mục tiêu từ bên trên nóc(top attack), STAFF sẽ bay trên đầu mục tiêu và bắn một đầu nổ lỏm vào phần yếu nhất của các loại thiết giáp: nóc xe. Mặc dù được thiết kế để chống thiết giáp, STAFF cũng có thể dùng để chống lại trực thăng. Đặc biệt so với các loại đạn khác, STAFF có một cảm biến lớn đặt trước đầu đạn.

STAFF không cần bất cứ sự thay đổi tháp pháo hay các thao tác đặc biệt nào của tổ lái. Từ lúc nhắm bắn cho đến khi khai hoả và kết thúc, STAFF hoạt động không khác gì một viên đạn thường. Trong khi đang bay, STAFF sẽ tự xác định phương dọc và ngang soo với mặt đất. Trong nhưng giây cuối cùng, cơ chế tìm và theo dõi được kích hoạt. Cảm biến quét trực diện bằng sóng milimet sẽ tìm kiếm mục tiêu. Viên đạn sau đó sẽ bay lên đầu mục tiêu, xoay lại để hướng đầu đạn vào vị trí, kích hoạt kíp nổ và bắn đầu đạn vào mục tiêu.

Hãng Alliant Techsystems phát triển loại đạn này. Những cơ chế chính đã được thể hiện thành công vào năm 1998.

(http://www.fas.org/man/dod-101/sys/land/m943-2.jpg)

ERM/ Extended range munition/ Đạn kéo dài tầm

TERM/ Tank exended range munition/ Đạn pháo tăng kéo dài tầm

Đạn kéo dài tầm là một khái niệm mới cho việc mở rộng khả năng tác chiến vượt qua tầm nhìn tối đa 3-4 km hiện nay lên tới 8 km. Nó lợi dụng khả năng phát hiện và chỉ định mục tiêu của các đơn vị trinh sát, các công nghệ về thông tin liên lạc để chuyển thông tin về mục tiêu đến xa trưởng hay xạ thủ trong thời gian thực và các công nghệ đạn thông minh cung cấp khả năng bắn từ pháo 120mm ở tầm kéo dài quá đường tầm nhìn.

Tong khi TERM được sử dụng bởi các xe tăng M1A2 để tiêu diệt các mục tiêu có giá trị ở khoảng cách xa gấp đôi hiện nay, thì ERM sẽ cung cấp cho các lực lượng thiết giáp quy mô lớn khả năng giao chiến với đối phương trước khi đối phương có thể đáp trả.

TACOM-ARDEC hiện đang phát triển nhiều khái niệm khác nhau để phù hợp với yêu cầu.

Nhiều khái niệm về tên lửa và đầu đạn khác nhau đã được đề nghị cho nhiệm vụ này. Họ sử dụng các loại sóng tần số radio milimet hoặc\và cảm biến hồng ngoại được kết nối bằng hệ thống chỉ dẫn và kiểm soát dến phương tiện kiểm soát trên không hoặc\và các đơn vị trên cao để điều khiển đường đạn. Các khái niệm hệ thống có thể dùng các hệ thống phát hiện mục tiêu(trinh sát, UAV, tăng) và cách thức dẫn đường khác nhau. Trinh sát sẽ phát hiện vị trí mục tiêu và truyền thông tin tới xe tăng nơi mà các máy tính và hệ thống điều khiển hoả lực tính toán cách bắn. Khẩu pháo chính sau đó sẽ xoay về đúng hướng và các thông số đường đạn được đưa vào viên đạn khi khai hoả. Sau khi bắn và đi được một đoạn, viên đạn sẽ kích hoạt đầu dò và quét tìm mục tiêu. Sự chỉ định mục tiêu từ các đơn vị trinh sát cũng sẽ giúp hoàn thiện tìn hiệu chuyển về xe tăng và giúp viên đạn không tiếp cận những mục tiêu sai hay đã bị loại trước đó. Hiện có hai nhà thấu của chương trình:

*Hãng Raytheon/ GD-OST:

  - Đầu đạn nổ lõm
  - Ba chế độ tìm:
    + Tia laser bán tích cực/ hoạt động? (semi active laser/ SAL)
    + Sóng milimet (millimeter wave/ MMW)
    + Tạo ảnh hồng ngoại (imaging infrared/ IIR)

*Hãng Alliant techsystems:

  - Đầu đạn động năng
  - Tăng tốc bằng động cơ tên lửa
  - Hai chế độ tìm
    + SAL
    + MMW

(http://www.globalsecurity.org/military/systems/munitions/images/120_term_pict2.gif)
(http://www.globalsecurity.org/military/systems/munitions/images/erm-concept.gif)

.50 cal(12,7x99mm)
 
Dùng để chống lại các loại xe bọc thép hạng nhẹ(BTR, BRDM, sườn BMP, BMD), bộ binh núp sau tường, hào….

Có các loại đạn dùng trong chiến đấu: ball(chống bộ binh),Incendiary(cháy), Tracer(vạch đường) ,AP(armor piercing/ xuyên giáp), API(armor piecing incendiary/ xuyên giáp+cháy), SLAP(saboted ligh armor penetrator/ ~xuyên giáp giảm cỡ nòng).

Trong đó, đạn AP, có khả năng xuyên giáp RHA khoảng:

  - 13mm RHA ở 1000m, 30 độ
  - 8mm ở 1000m, 60 độ
  - 19mm ở 500m
  - 10mm ở 1200m
 
Đạn API:

  - 16mm ở 500m
  - 8mm ở 1200m

Đạn SLAP có hiệu quả xuyên giáp gấp 2 đến 3 lần so với các loại đạn khác:

  - 34mm ở 500m
  - 23mm ở 1200m

7,62x51mm

Dùng chống bộ binh, các loại xe không có giáp…. Có các loại đạn dùng trong chiến đấu: ball, tracer, AP.
 
Đạn AP có sức xuyên phá khoảng

  - 10mm ở 100m.
  - 7mm ở 300m
  - 5mm ở 500m

Tốc độ bắn tối đa của pháo chính M1 theo các nguồn khác nhau có thể từ 6 đến 8 hay 10 phát/ phút. Tuy nhiên, trong trận chiến 73 Easting hồi chiến tranh vùng Vịnh lần 1(1991), một chiếc xe tăng M1A1 đã bắn 3 phát đạn trong vòng 10s, cả 3 phát đều trúng mục tiêu.

LỊCH SỬ CHIẾN ĐẤU

Chiến tranh vùng Vịnh lần 1 (1991)

Chiến tranh vùng vịnh lần 1 là nơi đầu tiên thử lửa của xe tăng Abram. Trong cuộc chiến này, nhờ có các lữ đoàn hạng nặng trang bị với xe tăng Abram và xe chiến đấu bộ binh Bradley mà quân đội Mĩ đã có một chiến thắng trên bộ ngoạn mục. Chỉ trong 100 tiếng đồng hồ, lực lượng trên bộ của Liên quân đứng đầu là Mĩ đã quét sạch quân Iraq ra khỏi đất Kuwait. Trong khi không quân mất 43 ngày không kích với cường độ cao và tiêu diệt 50% lực lượng tăng Iraq, các đơn vị thiết giáp Mĩ chỉ mất 4 ngày vài giờ để tiêu diệt thêm 25%.
Một trận đấu tăng lớn điển hình là trận chiến 73 Easting. Đây là trận chiến giữa Trung đoàn Kị binh thiết giáp số 2(2nd Armored Cavalry regiment/ 2nd ACR) của Mĩ với Sư đoàn Tawakalna(vệ binh cộng hoà) của Iraq trên một khu vực sa mạc bình thường.

Di chuyển trong một trận bão cát, không có không quân yểm trợ, ACR được lệnh truy tìm và đánh bại các lực lượng đối phương, xác định vị trí và mở rộng tuyến phòng thủ và chuẩn bị cho các đơn vị hạng năng phía sau tấn công. Vào khoảng 4 giờ chiều ngày 26 tháng 2, đại đội đi đầu của ACR, dưới sự chỉ huy của Đại uý H. R McMaster đã tiếp cận với vị trí chính của quân Iraq. Thực hiện tấn công ngay lập tức, lực lượng của Macmaster bao gồm 9 xe tăng M1A1 Abram và 12 xe chiến đấu kị binh M3 Bradley sau đó đã tiêu diệt toàn bộ dãi phòng thủ của Iraq, bắn trúng 37 xe tăng T-72 và 32 xe thiết giáp trong vòng 40 phút. Các đơn vị Mĩ theo sau cũng chiến đấu tương tự. Trước khi dừng lại để tập hợp lại vào khoảng 5 giờ, 3 đại đội trinh sát Mĩ đã quét sạch một lữ đoàn Vệ binh cộng hoà. Những cuộc phản công sau đó của Iraq cũng bị đánh tan nát với thiệt hại 113 xe thiết giáp Iraq bị phá huỷ trong khi chỉ có một chiếc Bradley bị trúng đạn, một thành viên tổ lái thiệt mạng(một chiếc khác cũng bị hạ vì hoả lực Mĩ bắn nhầm). Khoảng 600 lính Iraq bị loại khỏi vòng chiến.

Cũng trong cuộc chiến 73 Easting này, một chiếc Abram đã lập thành tích bắn hạ 3 xe tăng Iraq chỉ trong vòng chưa tới 10 giây.

Trong 10 giây, thực ra là trong ít hơn 10 giây, chúng tôi đã có thể nạp thêm 2 viên đạn cùng với viên thứ nhất và khai hoả, và người nạp đạn của chúng tôi là một một nạp đoạn ngoại hàng, có thể nạp một viên đạn chỉ trong 2(hay 3 giây, nghe không rõ, thông cảm) và khoảng 6-9 giây sau, chúng tôi thấy 3 xe tăng đối phương đang bốc cháy…” - R. H macMaster

Những cuộc giao tranh khác cũng có kết quả tương tự. trận chiến Medina Ridge, thực hiện bởi Lữ đoàn 2 của Sư đoàn thiết giáp số 1 (Mĩ) chống lại Lữ đoàn 2 của Sư đoàn Medina Luminous(Iraq). Trong vòng 40 phút, Lữ đoàn Mĩ đã tiêu diệt các đơn vị thiết giáp Iraq có mặt, giết 340 lính và bắt sống 55 tù binh. Không có thiệt hại nhân mạng về phía Mĩ. Tại Mục tiêu Norfolk(Objective Norfolk), hai tiểu đoàn của Sư đoàn bộ binh số 1(Mĩ) phá huỷ hơn 100 xe thiết giáp của Sư đoàn Twakalna và Sư đoàn thiết giáp số 12 với thiệt hại chỉ có 2 chiếc Bradley do hoả lực địch(thiệt hại tổng cộng 5 Abram và 5 Bradley). Trong cuộc chiến Wadi Al Batin, một tiểu đoàn của Sư đoàn thiết giáp số 3(Mĩ) quét sạch một lữ đoàn Iraq, tiêu diệt hơn 160 xe thiết giáp trong khi chỉ bị thiệt hại gần 6 xe.

Vào buổi sáng ngày 27 tháng 2, lực lượng Iraq đã bị quét sạch. Quân đoàn VII của Mĩ đã tiêu diệt tổng cộng 1350 xe tăng Iraq, 1224 xe thiết giáp, 285 khẩu pháo, 105 hệ thống phòng không và 1229 xe tải. Về phần mình, Quân đoàn VII thiệt hại dưới 36 xe thiết giáp vì hoả lực đối phương, 47 binh sĩ thiệt mạng và 129 người bị thương.

Trong cuộc chiến vùng vịnh lần 1, chỉ có 18 chiếc Abram bị loại khỏi vòng chiến do hoả lực đối phương, 9 trong số đó được sửa chữa lại.

Thiệt hại nặng nề nhất đối với một chiếc xe tăng Abram trong cả cuộc chiến có lẽ là của một chiếc Abram trong trận chiến Norfolk vào sáng sớm ngày 27 tháng 2. Chiếc Bumper B-66 bị trúng 3 viên đạn 120mm DU, một viên trúng vào dưới tháp pháo làm cho xạ thủ bị thương(và chết sau đó) khi chiếc B-66 này di chuyển chệch khỏi đại đội(có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bắn nhầm). không có viên đạn nào bắn vào các tấm giáp DU của xe. Ảnh hưởng của viên đạn thứ nhất khiến cho xa trưởng bị văng ra khỏi xe và chịu nhiều mảnh vở vào chân. Người nạp đạn sau đó cố gắn đưa xạ thủ ra khỏi xe thì viên đạn thứ hai trúng tiếp, làm phỏng cả người nạp đạn và lái xe. Người lái xe, bị bao phủ bởi dầu diesel từ bình xăng bị vỡ, vẫn ở trong xe khi các bình khí chữa cháy halon bắt đầu xả. Bị phỏng và gần như bị mù, anh ta chạy ra xa khỏi xe và được chiếc B-23 đón. Chiếc B-66 bắt đầu bốc cháy và phát nổ sau đó. Cũng trong trận chiến Norfolk này, còn có 4 chiếc Abram khác bị trúng đạn của Mĩ nhưng không có thiệt mạng nhân sự, một chiếc bị trúng đạn 120mm DU vào mặt nghiêng thân trước khi xe đang mang lưỡi cày mìn, chiếc còn lại bị trúng đạn 120mm DU vào phần thân trái, một chiếc bị trúng mảnh vở của đạn 120mm DU vào sườn, một chiếc bị trúng tên lửa chống tăng(có thể là từ xe Bradley) vào khoang động cơ.

Tuy nhiên, trong ngày 26 trước đó, cũng có một chiếc Abram bị trúng một viên 120mm DU từ phía sau nhưng không có ai bị thương. Một quả tên lửa chống tăng khác cũng bắn vào phía sau tháp pháo chiếc tăng này sau khi tổ lái đã được di tản, khiến cho các túi, ba lô trên máng để hàng bị cháy nhưng không gây ra thiệt hại nào trong tháp pháo. Chiếc xe này sau đó được lực lượng Mĩ thu hồi lại vào ngày 4 tháng 3 năm 1991.

Chiến tranh vùng Vịnh lần 2(2003)

Trong trận chiến này, xe tăng Abram cũng thể hiện tương tự như lần trước với ít thiệt hại nhân mạng cho tổ lái trong xe. Vào khoảng tháng 3 năm 2005, có khoảng 80 xe tăng Abram bị loại khỏi vòng chiến do hoả lực địch.

Cuộc chiến lần 2 đã đánh dấu lần đầu tiên có thiệt mạng trong xe tăng Abram do hoả lực đối phương.
Ngày 29 tháng 10 năm 2003, một chiếc Abram đã trúng một khối mìn chống tăng được tăng cường với chất nổ(khoảng 500 kg, bao gồm nhiều viên đạn 155mm). Quả mìn nổ dưới xe này khiến 2 thành viên tổ lái thiệt mạng, làm bị thương người thứ 3 và bật tháp pháo.

Ngày 25 tháng 12 năm 2005, một chiếc M1A1 bị vô hiệu hoá bởi một quả mìn nổ lõm tự chế. Quả mìn này đâm xuyên qua một bánh đi đường và đâm vào khoang nhiên liệu khiến xe bị cháy gần trung tâm Baghdad. Một thành viên tổ lái thiệt mạng.

Ngày 4 tháng 4 năm 2005, 2 thành viên tổ lái thiệt mạng khi một quả mìn tự chế nổ gần xe của họ.
 
Một chiếc tăng khác của lực lượng lính thuỷ đánh bộ cũng bị rơi xuống sông Euphrates khi đang băng qua cầu. Cây cầu bị sập làm 4 lính thuỷ chết đuối.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: maxttien trong 01 Tháng Hai, 2013, 10:18:42 pm
Cái vụ nạp đạn tay 3 viên trong 10 giây, nếu ai xem cái clip về vụ nạp đạn và ngắm bắn của các dòng tank nạp tay như M1 hay Leopard thì sẽ thấy mỗi lần nạp đạn xong rồi ngắm bắn với mục tiêu cố định cũng mất 15 giây/phát. Cứ mỗi lần nạp đạn là xe phải dừng lại, mở nắp hòm đạn, rồi đóng lại mới cho đạn vào nòng, pháo thủ nạp đạn phải nghiêng người xang một bên tránh khỏi chỗ nòng pháo.
Mấy chuyện này người ta chỉ coi là giai thoại thôi ;D


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: taupaypay trong 02 Tháng Hai, 2013, 12:46:02 am
Tốc độ nạp đạn tay nhanh có thể nhanh hơn 15s đấy bác ơi.
http://www.youtube.com/watch?v=RNTDyJmKCnQ
Chắc khoảng 6-8s/phát cả lấy đường ngắm là hợp lý. Ít hơn 3s theo tuyên truyền của Mỹ thì hơi khó tin.
http://www.youtube.com/watch?v=w2vSyHN_JS4


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: maxttien trong 02 Tháng Hai, 2013, 03:56:33 pm
Theo em thấy thì nạp đạn tay chỉ khoảng 4-6/phút thôi, vì con người thì biết mệt mỏi, tất nhiên là trong nhiều trường hợp thì con người sẽ tốt hơn máy móc.
Trong các báo cáo chính thức em đọc ở Globalsecurity về chiến dịch trên bộ của DStorm năm 91 thì họ cũng không tâng bốc chiếc M1 tới mức này, đây là chuyện của mấy anh nhà báo. Trong nội bộ cũng cãi nhau tùm lum về tổn thất của quân Iraq.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: BOM BI trong 04 Tháng Hai, 2013, 10:22:47 am
MBT - 70

(Nguồn : vndefence.info)

(http://peachmountain.com/5star/images/2008_APG_Tanks/NSengupta_APG_435_2008.jpg)

THÔNG SỐ

- Tổ lái: 3 người(lái xe, xạ thủ, xa trưởng)
- Trọng lượng rỗng: 48,5t
- Trọng lượng chiến đấu: 51,7t
- Chiều dài thân xe: 7,18m
- Chiều dài toàn bộ: 9,3m
- Chiều ngang toàn bộ: 3,5m
- Chiều cao toàn bộ: 2,96m
- Chiều cao gầm: 0,53m(có thể điều chỉnh từ 0,15 đến 0,63m)
- Đường kính vòng xoay tháp pháo: 2,56m
- Áp lực đất: 0,907kg/cm2(12,9psi)
- Động cơ: Continental AVCR-1100-3 12 xylanh, 4 thì, supercharge, công suất 1475hp@2800rpm
- Truyền động: Renk HSWL 354 4 số tiến, 4 số lùi
- Dung tích nhiên liệu: 1514l
- Tầm hoạt động: 643km
- Tốc độ tối đa(đường): 64km/h(ổn định)
- Lên dốc: 31độ(60%)
- Vượt hào: 2,8m
- Vượt vật cản đứng: 1,09m
- Độ sâu lội: 2,23m(không chuẩn bị), 4,9m(có chuẩn bị)

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

MBT70 là chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Mĩ và CHLB Đức vào thập niên 1960 nhằm đưa vào sản xuất một loại xe tăng chủ lực thế hệ mới với những tính năng tối tân nhất thời bấy giờ trong thập niên 1970 cho quân đội hai nước.

Bản hiệp định đầu tiên của chương trình không nêu ra bất kỳ yêu cầu cụ thể nào về loại xe tăng chủ lực mới này, nhưng nó đưa ra đề ra công việc đầu tiên là phải lập một bảng danh sách các yêu cầu chung được 2 quốc gia đòi hỏi. Các tổ chức, cơ quan quân sự và dân sự chịu trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế và điều phối được lặp ra để kết nối chương trình hợp tác xuyên châu lục này mà đứng đầu là PMB(Program Management Board) do chuẩn tướng(về sau là thiếu tướng) Welborn G. Dolvin chịu trách nhiệm lãnh đạo chương trình ở Mĩ và tướng Fritz Engelmann chịu trách nhiệm tương tự ở CHLB Đức. Hai cơ quan chính của chương trình là Cục kĩ thuật phối hợp(Join Engineering Agency/JEA) và Nhóm thiết kế phối hợp(Joint Design Team/JDT) có đại diện ngang bằng nhau từ 2 nước. Ở Mĩ, tập đoàn General Motors được trao hợp đồng hổ trợ chương trình trong khi ở CHLB Đức, một hiệp hội các nhà công nhiệp với tên gọi Deutsche Entwicklungsgesellschaft/DEG được thành lập vào tháng 7/1964 để làm công việc tương đương. Đức được chọn để làm nơi thực hiện công đoạn thiết kế ban đầu của chương trình và JEA và JDT được đưa đến Augsburg vào tháng 9/1964. Hai cơ quan này được lên kế hoạch di chuyển đến Detroit, Michigan, Mĩ sau khi công đoạn thiết kế ban đầu đã hoàn tất, nhưng nhiều trì hoãn đã ngăn cản điều nay cho đến tận tháng 9/1966. Mặc dù được yêu cầu phải phối hợp chặt chẽ với nhau, các nhóm làm việc bị chia rẽ vì các khác biệt về ngôn ngữ, thực tiễn công nghiệp và các thủ tục kĩ thuật khiến ngay cả các vấn đề nhỏ cũng trở nên khó giải quyết. Vì thế, hầu như mọi quyết định đều phải được sự thỏa hiệp giữa hai bên hoặc sẽ phải đưa lên cấp cao hơn để giải quyết. Điển hình là một thoả hiệp đã không đạt được ở JEA hay PMB vì việc bất đồng trong sử dụng hệ thống đo lường theo hệ của Anh(inch, pound…) hay là theo hệ metric(cm, kg…) và vụ việc phải được đưa lên đến cấp Bộ quốc phòng. Quyết định cuối cùng đưa ra là mỗi nước có thể dùng hệ thống đo lường của mình trong những thành phần mà mình sản xuất nhưng những kết nối giữa các thành phần phải được dùng hệ metric. Bởi vì 2 nước có tiếng nói ngang nhau trong việc thiết kế, nên thực tế có tới 2 sếp trong mỗi nhóm làm việc. Tất cả các khó khăn trên tạo ra sự hỗn loạn cho kế hoạch phát triển ban đầu và thời gian để chọn lựa khái niệm thiết kế bị kéo dài từ 6 tháng dự kiến lên 2 năm trên thực tế. Điều này, dĩ nhiên cũng sẽ tạo ra sự trì hoãn tương đương đối với thời hạn chiếc xe tăng sẳng sàng cho sản xuất.

Việc chuẩn bị các đặc điểm chung cho loại xe mới cũng đòi hỏi phải hoà hợp nhiều nhiều yếu tố trái ngược nhau. Ví dụ như người Đức muốn một chiếc tăng được dùng chủ yếu ở Trung Âu trong khi người Mĩ lại muốn một chiếc xe tăng phù hợp cho hoạt động khắp thế giới. Cả 2 nước đều muốn một môi trường có kiểm soát cho tổ lái với giáp bảo vệ và chống phóng xạ tối đa ở trọng lượng thấp nhất có thể. Đức thích loại pháo tốc độ đạn cao để làm vũ khí chính trong khi Hoa Kì lại tin rằng tên lửa là cực kì quan trọng đối với độ chính xác ở tầm xa. Vũ khí phụ của xe được yêu cầu phải chống được cả mục tiêu trên bộ lẫn trên không. Để đạt các yêu cầu chung này, một lượng lớn các thiết kế đã được xem xét tại Augsburg. Chúng bao gồm gần như mọi thiết kế xe tăng đã được nghiên cứu trước đó tại Detroit cũng như một số mẫu mới. Các thiết kế bao gồm từ kiểu xe không tháp(casemate) với pháo có tầm xoay hạn chế cho khẩu pháo chính cho đến thiết kế dạng khoang(pod) với khẩu pháo chính được lắp bên ngoài. Thiết kế quy ước được xem xét với lái xe ở thân trước và nhiều kiểu tháp pháo. Tuy nhiên, thiết kế lái xe ngồi chung trong tháp pháo được nhóm Hoa Kì ưa thích. Một thiết kế của Đức đặt toàn bộ tổ lái trong một tháp pháo dạng hình cầu được ổn định 3 trục.

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/Cac%20loai%20tang%20thiet%20giap%20Mi/MBT70_1.png)
Thiết kế xe tăng kiểu casemate ở bên phải và kiểu pod ở bên trái

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/Cac%20loai%20tang%20thiet%20giap%20Mi/MBT70_2.png)
Thiết kế xe tăng với tháp pháo dạng cầu của Đức

Để đánh giá các thiết kế được đưa ra, một hợp đồng đã được giao cho công ty Lockeed Missiles and Space để thực hiện một nghiên cứu về hiệu quả chi phí dựa trên thiết kế toán học. Nghiên cứu này sử dụng một mô hình toán học của một xe tăng có thể được hoán cải để đại diện cho các bản thiết kế. Các phân tích của máy tính sau đó đánh giá hiệu quả của các cấu hình xe tăng với nhiều thành phần được đưa ra đối đầu với các nguy cơ được mong đợi trong các điều kiện chiến đấu khác nhau. Bằng cách này, số lượng các ứng viên giảm xuống còn lại 5. Mô hình tỉ lệ thật của 5 chiếc này được chế tạo và đưa đến các nghiên cứu sâu hơn, cuối cùng giảm xuống chỉ còn lại 2 thiết kế cho quyết định cuối cùng. Và mẫu xe cuối được chọn mang các yếu tố kết hợp từ 2 ứng viên trên, các thành phần chính của xe được giao cho các nhóm của Đức hoặc Mĩ để thiết kế và chế tạo. Tuy nhiên, các phát triển song song vẫn được tiếp tục ở một số bộ phận để cung cấp bản dự phòng trong trường hợp ứng viên chính thất bại.

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/Cac%20loai%20tang%20thiet%20giap%20Mi/MBT70_3.png)
Thiết kế cơ bản được chọn cho MBT70

Như đã nói trước, nhóm Hoa Kì thích sử dụng phiên bản mới của loại pháo-ống phóng 152mm để làm vũ khí chính cho loại xe tăng mới. Hệ thống vũ khí XM81 nguyên thuỷ được kéo dài và người ta cũng bắt đầu nghiên cứu loại đạn xuyên giáp động năng cho pháo. Mang tên mã XM150, hệ thống pháo-ống phóng mới này cũng có thể bắn các loại đạn 152mm có sẳn. Các phát triển tiếp tục của tên lửa Shillelagh làm kéo dài tầm bắn và cải thiên độ tin cậy của nó. Mặc dù người Mĩ đã thuết phục được người Đức chọn thiết kế lái xe trong tháp pháo, nhưng việc sử dụng pháo-ống phóng 152mm không được nhười Đức mặn mà lắm. Đức vẫn tiếp tục phát triển loại pháo có tốc độ cao 120mm và lên kế hoạch trang bị ít nhất vài chiếc tăng của họ với loại vũ khí này.

Sau khi đã chọn lựa được mẫu thiết kế, JEA và JDT được di chuyển từ Augsburg đến Detroit vào tháng 7/1966. Theo kế hoạch ban đầu, 8 xe tăng nguyên mẫu được cho phép sản xuất bởi mỗi nước, tuy nhiên, con số về sau giảm xuống chỉ còn 6. Nguyên mẫu đầu tiên được hoàn thành tại Hoa Kì vào tháng 7/1967 và được trưng bày cho công chúng lần đầu tiên vào tháng 9, cùng lúc với nguyên bản đầu tiên của Đức ra đời. Cả 2 đều chỉ là nguyên bản thử nghiệm độ cơ động và không được lắp bất kỳ thiết bị điều khiển hoả lực nào. Phần phía trước của thân xe và tháp pháo được bảo vệ bởi giáp rỗng và không gian dự phòng được làm để lắp lớp chắn phóng xạ nhằm đạt tỉ lệ làm loãng 20:1. Chiếc xe tăng mới này có tổ lái 3 người bao gồm xa trưởng, lái xe và xạ thủ. Hệ thống nạp đạn tự động nằm ở khoang sau tháp pháo loại bỏ yêu cầu về người nạp đạn. Tuy nhiên, nó không được lắp đặt trên nguyên bản đầu tiên. Toàn bộ tổ lái được đặt trong tháp pháo với lái xe ngồi trong một khoang dạng con nhộng(capsule) xoay đối nghịch lại với hướng xoay của tháp pháo nằm ở góc trái phía trước tháp pháo(nếu nhìn từ sau xe). Xạ thủ ngồi ở góc trước bên phải và xa trưởng ngồi ngay phía sau anh ta. Vối bố trí này, môi trường trong tháp pháo có thể được kiểm soát để chống lại tác nhân sinh hoá cùng với hệ thống làm mát/ sưởi ấm tạo sự thoải mái cho tổ lái. Một lưới cản đạn ở phần thân trên bên trái sườn xe che phủ bộ phận lấy khí cho thiết bị kiểm soát môi trường trong xe. Một hách thoát hiểm khẩn cấp được đặt ở dưới gầm tháp pháo. Tuy nhiên, vánh trượt cần phải được tháo ra và đẩy về một bên trước khi nó có thể sử dụng được. Để giàm trọng lượng, hách thoát hiểm được làm từ titan đúc.

MIÊU TẢ

MBT70 có thiết kế khá khác biệt so với các loại xe tăng bình thường khác, với toàn bộ tổ lái ngồi trong tháp pháo thay vì có lái xe ngồi ở thân xe trước. Kiểu thiết kế này nhằm gộp chung tổ lái lại ở trong khu vực có môi trường được kiểm soát và có lớp chắn phóng xạ.

(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/Cac%20loai%20tang%20thiet%20giap%20Mi/MBT70_4.png)(http://i1017.photobucket.com/albums/af298/123456vn/Cac%20loai%20tang%20thiet%20giap%20Mi/MBT70_5.png)

Vị trí của lái xe bao gồm một khoang dạng capsule với ghế ngồi và mặt phẳng được treo vào nóc tháp pháo. Cupola nhỏ ở phía trên ghế ngồi bao gồm một hách ra vào và 3 kính quan sát. Ghế ngồi và mặt phẳng của lái xe là loại có thể điều chỉnh độ cao bằng thuỷ lực cho phép lái xe điều khiển xe khi đang ngồi hoặc đứng khom người. Tư thế đứng khom người được dùng khi đầu của lái xe lộ diện ra ngoài hách. Khoang capsule của lái xe luôn xoay đối nghịch lại với hướng xoay của tháp pháo để giữ cho lái xe luôn hướng về phía trước(vị trí 0 độ hoặc 12h) bất chấp góc của tháp pháo. Nó cũng có thể được khoá vào vị trí xoay nghiêng 50 độ về bên phải hoặc bên trái hoặc xoay về phía sau(vị trí 180 độ hoặc 6h). Vị trí xoay nghiêng 50 độ là nhằm cho phép lái xe sử dụng 1 trong 2 kính quan sát hai bên trong trường hợp kính quan sát chính bị hỏng. Bảng thông báo và điều khiển chính của lái xe được lắp dính vào trong khoang capsule, nhưng bảng dự phòng được gắn vào tháp pháo ở bên trái lái xe. Để dự phòng cho hệ thống điều khiển bằng điện, các thiết bị điều khiển khẩn cấp cơ học được lắp đặt trong thân xe ngay cạnh khoang lái xe. Tuy nhiên, cả khoang capsule lẫn tháp pháo phải được khoá vào vị trí hướng mặt về phía trước để có thể sử dụng chúng.

Xạ thủ của xe được trang bị một hách ra vào ở nóc tháp pháo trên đầu anh ta. Ghế ngồi của anh ta được đóng vào thành của rổ xoay tháp pháo bằng nhôm và nó có thể điều chỉnh bằng cơ học. Cùng với thiết bị quan sát chính, một kính quan sát được cung cấp để tăng khả năng xác định mục tiêu và quan sát địa hình. Thiết bị quan sát phụ trợ của xạ thủ là một kính nhắm có khớp lắp ở bên phải khẩu pháo bên trên súng máy đồng trục. Kính quan sát này có khả năng quan sát hồng ngoại để hoạt động trong đêm nhờ vào sự chiếu sáng hồng ngoại của chiếc đèn dò.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/67/MBT-70_driver_capsule.JPG/496px-MBT-70_driver_capsule.JPG)(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e0/MBT-70_gunner.JPG/623px-MBT-70_gunner.JPG)
Khoang capsule của lái xe(bên trên) và vị trí của xạ thủ(bên dưới)

Xa trưởng của xe ngồi ở góc phải phía sau của tháp pháo, đằng sau xạ thủ, bên dưới một cupola có 1 hách ra vào và 6 kính quan sát cung cấp vùng quan sát 360 độ để quan sát cự li gần xung quanh xe. Nắp che hách của xa trưởng và lái xe là loại có thể thay thế cho nhau. Thiết bị quan sát toàn cảnh và quan sát đêm được gắn ở nóc tháp pháo, bên phải và bên trái phía trước cupola. Ghế ngồi và mặt phẳng để chân được gắn vào rỗ tháp pháo và có thể được điều chỉnh độ cao bằng thuỷ lực. Các thiết bị điều khiển cho phép xa trưởng làm thế tạm thời công việc của xạ thủ hay lái xe trong trường hợp khẩn cấp để khai hoả pháo chính hay lái xe. Trong trường hợp sau, xa trưởng có thể điều khiển xe di chuyển, nhưng anh ta không thể dừng hay khởi động động cơ.

Có 3 hệ thống cung cấp năng lượng phụ trợ hoạt động nhờ động cơ chính của xe để tạo ra điện và năng lượng thuỷ lực. Hệ thống điện bao gồm máy phát điện xoay chiều 3 pha có đầu ra 20kW ở 28V và 8 pin 12V cung cấp dòng điện một chiều 24V. Hai hệ thống thuỷ lực được cung cấp cho xe. Một hệ thống hoạt động ở 1500psi để vận hành tháp pháo và hệ thống nạp đạn tự động trong khi hệ thống còn lại tạo ra 3000psi để vận hành hệ thống treo thuỷ hơi (hydropneumatic).


Tiêu đề: Xe tăng hạng trung T-54
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Năm, 2013, 12:07:55 am
Tổng quan

(http://i1290.photobucket.com/albums/b522/shevcheko2004/t-54_zps102fadfd.jpg)

Xe tăng hạng trung T-54 được chế tạo ở phòng thiết kế Hạ Tagil dưới sự chỉ đao của A.A.Morozov năm 1946 và trong quá trình chế tạo mang tên “Công trình 137”. Xe tăng được tiếp nhận vào biên chế năm 1950 và sản xuất hàng loạt ở Kharcov, Hạ Tagil và Omsk. Trong quá trình sản xuất đã tiến hành nâng cấp xe tăng mà không thay đổi mác xe.

Xe tăng được chế tạo theo bố cục truyền thống với kíp xe bố trí trong tháp pháo: bên trái pháo là trưởng xe và pháo thủ, bên phải – nạp đạn (pháo thủ số 2). Động cơ bố trí ngang ở sau thân xe cho phép tăng kích thước buồng chiến đấu do làm gọn chiều dài buồng động cơ – truyền động và lần đầu tiên, lắp pháo 100mm trên xe tăng hạng trung.

Khác với các dòng xe tăng trước, khi lắp pháo chính đã xuất hiện mặt cắt trước lỗ châu mai trên tháp pháo, nghiêng về phía mũi xe, vì thế lỗ châu mai không rộng (400mm). Việc này tăng cường khả năng bảo vệ phần đầu tháp pháo. Tuy nhiên, dẫn đến một số khó khăn trong việc thay pháo trong điều kiện cấp binh chủng (thay ở đơn vị).

Nhờ bố cục này, tháp pháo được đẩy về phía sau hơn và bố trí được cửa ra vào cho lái xe – kỹ thuật viên trên thân xe, tăng cường đáng kể khả năng chống các loại đạn xuyên ở mũi xe với giáp dày 120mm và nghiêng 60 độ. Cũng theo đó, việc bố trí cửa ra vào ở bên trái pháo chính yêu cầu các lái xe phải có kinh nghiệm lái khi di chuyển trong khu vực địa hình bị giới hạn.

Lúc đầu, tháp pháo đúc hình bán cầu có toàn bộ chi vi dưới tháp pháo dạng mặt dốc ngược, được cho là khu vực bọc thép yếu nhất và đã được khắc phục, nâng cấp trong các xe tăng được sản xuất sau. Việc tăng cường giáp xe tăng trong giới hạn 36 tấn, trong điều kiện bố trí dày đặc các tổ hợp và hệ thống đã được tiến hành thành công.

Vũ khí xe tăng gồm pháo rãnh xoắn D-10T, súng máy đồng trục SG-43. Hai súng máy 7,62mm sG-43 bố trí trên các hộp bọc thép ở các vách trên băng xích, và súng máy 12,7mm DShK. Cơ số đạn pháo – 34 viên với các loại đạn nổ - phá và đạn xuyên giáp. Đạn xuyên giáp có tầm bắn 2000 mét xuyên được giáp đứng dày 155mm. Thiết kế pháo được xem là thành công khi nó tồn tại (sử dụng được) hơn 40 năm trong các biến thể T-54 và T-55 trong biên chế mà không phải thay đổi nhiều.

Xe tăng lắp động cơ V-54, là sự phát triển tiếp trên động cơ diesel V-2. Tầm hoạt động của xe tăng là 330 kilomet với khối lượng nhiên liệu 730 lít.

Bộ truyền động của xe tăng trong loạt sản xuất đầu tiên gồm có bộ truyền động đầu vào (bánh răng) với sự bôi trơn cưỡng bức và hộp bánh răng bằng thép, bộ ly hợp ma sát khô chính dạng nhiều đĩa, hộp số truyền động năm số với hai bộ đồng bộ quán tính, cơ cấu quay và bộ truyền động bên một hàng (dãy) đơn giản. Trong vai trò cơ chế quay, sử dụng các cơ cấu hành tính hai cấp, bảo đảm nhận được hai bán kính quay, đồng thời khả năng tăng sức kéo trong thời gian ngắn khi di chuyển thẳng mà không cần đổi hướng truyền động do gạt đồng thời các tay lái điều khiển tới vị trí đầu tiên.

Hệ thống treo của xe tăng – độc lập, xoắn với bộ giảm sóc thủy lực dạng cánh trên các đầu mút trước và sau. Đây là kiểu các bộ giảm sóc thủy lực lần đầu tiên được ngành chế tạo xe tăng Liên Xô sử dụng trên T-54 và cho đến bây giờ. Băng xích gồm 90 mắt xích với bản lề kim loại mở và ăn khớp với bánh dẫn động, theo thiết kế lúc đầu, rộng 500 mm.

Trên xe tăng sử dụng hệ thống chữa cháy bán tự động bằng axit cacbonic, còn trong phần sau thân xe lắp hai khối mìn khói DMSh. Hệ thống thông tin liên lạc sử dụng đài vô tuyến 10-RT-26 và khí tài hội thoại trong xe tăng TPU-47. Xe tăng không tính toán khả năng di chuyển dưới nước.

Khi nâng cấp T-54, đã lắp tháp pháo mới, không có mặt dốc ngược theo chu vi đáy và một súng máy trong buồng lái thay vì hai súng máy như lúc đầu. Thước ngắm pháo thủ dạng ống lồng TSh-20 được thay bằng thước ngắm TSh2-22 với bội số 3,5 và 7. Ngoài ra, từ năm 1951, trên xe tăng đã áp dụng hệ thống giữ nhiệt, máy làm sạch không khí với hệ thống hút bụi, băng xích rộng 580mm và thay đổi thiết kế mắt xích. Để duy trì khối lượng giới hạn cho xe tăng hạng trung, độ dày giáp đầu giảm từ 120 xuống 100mm. Độ giày tối đa giáp trước tháp pháo (200mm) và giáp hông (80mm) không đổi.

Trên cơ sở xe tăng T-54 đã chế tạo xe tăng chỉ huy T-54K và xe tăng phun lửa TO-54 (OT-54). Xe tăng chỉ huy được chế tạo năm1954 và tiếp nhận vào trang bị năm 1958. T-54K khác ở sự bổ sung đài vô tuyến bước sóng ngắn R-112 và tổ hợp nạp điện bằng xăng để cung cấp năng lượng khi hoạt động tại chỗ lâu. Súng máy SGMT được giữ lại.

Các thiết bị và tổ hợp của xe tăng T-54 đã chế tạo và sản xuất hàng loạt pháo tự hành Su-122 và ZSU-57-2, xe lắp cầu MTU, xe kéo bọc thép BTS-2 và cần cẩu tự hành SPK-12G. Một số xe tăng có khả năng lắp bánh xe quét mìn PT-54, máy ủi tăng BTU, máy dọn tuyết STU và phà PTS-54.

Xe tăng T-54 có hai biến thể - T-54A và T-54B. Xe tăng được xuất khẩu tới 39 nước trên thế giới. Từ năm 1957, ở xưởng sản xuất xe tăng thành phố Baotou đã sản xuất xe tăng T-59 – bản sao chép từ T-54.


Tiêu đề: Xe tăng hạng trung T-54
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Năm, 2013, 12:15:55 am
Xe tăng hạng trung T-54A

(http://i1290.photobucket.com/albums/b522/shevcheko2004/T-54A_zpsd5ec18b8.jpg)

Được chế tạo ở phòng thiết kế tại Hạ Tagil dưới sự chỉ đạo của L,N.Kartsev và tiếp nhận vào biên chế năm 1955. Việc sản xuất hàng loạt được thực hiện từ năm 1955 đến 1957 tại Kharcov, Hạ Tagil và Omsk.

Lần đầu tiên trong ngành chế tạo xe tăng Liên Xô, trên xe tăng hạng trung đã lắp pháo (D-10TG) với hệ thống cân bằng pháo – tăng dọc (STP-1 “Gorizont”) với bộ hút khói đầu nòng sau phát bắn. Giải pháp kỹ thuật này được tiến hành bởi nỗ lực lớn của các công trình sư trong lĩnh vực này. Vào cuối giai đoạn đầu sau chiến tranh (những năm 1950), toàn bộ các xe tăng trong biên chế Quân đội Liên Xô đã có bộ cân bằng pháo tăng dọc – ngang để bắn trong khi di chuyển và bộ phận hút khói để giảm khối lượng khói đạn tràn vào buồng chiến đấu.

Đối với lái xe, đã tăng cường khí tài nhìn đêm hồng ngoại TVN-1, tiếp nhận vào trang bị năm 1951. Khí tài thông tin liên lạc sử dụng đài vô tuyến R-113 và khí tài hội thoại tăng R-120.

Trên cơ sở T-54A đã chế tạo xe tăng chỉ huy T-54AK được tiếp nhận vào biên chế năm 1958. Nó được sản xuất hàng loạt và khác ở việc bổ sung đài vô tuyến bước sóng ngắn R-112 của trưởng xe và tổ hợp nạp điện trong buồng điều khiển. Súng máy SGMT được giữ lại.

Xe tăng T-54B

(http://i1290.photobucket.com/albums/b522/shevcheko2004/t-54b_zps78ae0361.jpg)

Được chế tạo bởi phòng thiết kế Hạ Tagil dưới sự chỉ đạo của L.N.Kartsev. Được tiếp nhận vào trang bị theo mệnh lệnh của Bộ quốc phòng Liên Xô 11 tháng 9 năm 1956. Việc sản xuất hàng loạt từ năm 1957 đến 1959 ở Kharcov, Hạ Tagil và Omsk.

Xe tăng sử dụng pháo D-10T2S với hệ thống cân bằng pháo tăng dọc - ngang STP-2 (Tsiklon). Cơ số đạn pháo, trừ đạn phá nổ, có đạn xuyên giáp dưới cỡ và đạn xuyên lõm. Trên xe tăng: thước ngắm hồng ngoại bắn đêm của pháo thủ TPN-1-22-11 và khí tài nhìn đêm của trưởng xe TKN-1, sàn quay buồng chiến đấu, tăng cường điều kiện làm việc cho kíp xe trong tháp pháo, cơ cấu quay tháp pháo mới.

Trữ lượng nhiên liệu tăng lên 1212 lít, tầm hoạt động – 430 kilomet. Lần đầu tiên, xe tăng lắp khí tài bơi dưới nước (OPVT) cho phép vượt (di chuyển dưới đáy) chướng ngại vật nước rộng 700 mét và sâu 5 mét.

Thời gian di chuyển dưới nước bị hạn chế do nóng động cơ vì khi lắp khí tài bơi, nóc buồng động cơ – truyền động bị làm kín. Một số xe tăng được lắp các lưới quét mình KMT-4M và KMT-5M.

Trên cơ sở T-54B đã chế tạo xe tăng chỉ huy T-54BK, tiếp nhận vào trang bị năm 1958. T-54BK khác ở việc bổ sung đài vô tuyến bước sóng ngắn R-112 và tổ hợp nạp điện. Súng máy SGMT được giữ lại.


Tiêu đề: Xe tăng hạng trung T-54
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Năm, 2013, 12:24:00 am
Xe tăng hạng trung thí nghiệm T-54 với động cơ GTD-3T

Được chế tạo và thí nghiệm trong giai đoạn 1961-1964 bởi tập thể Viện nghiên cứu khoa học số 100 ở Leningrad. Để so sánh các thí nghiệm, đã chế tạo hai mẫu xe tăng với động cơ tuabin khí GTD-3T. Trong mẫu thí nghiệm thứ nhất, lắp bộ phận truyền động cơ khí của T-54, mẫu thứ hai – bộ truyền động thủy lực.

Động cơ tuabin khí hai trục GTD-3T được chế tạo trên cơ sở động cơ trực thăng, bố trí nằm ngang trong thân xe tăng, vì thế, sự hút khí được thực hiện từ thành trái, còn xả – đằng trước buồng động cơ – truyền động từ thành phải. Động cơ được chế tạo ở phòng thiết kế ở Omsk dưới sự chỉ đạo của V.A. Glushenkov, có công suất 515 kW (700 sức ngựa), nhưng để lắp vào xe tăng, công suất động cơ giảm xuống 432 sức ngựa. Nhờ thay động cơ tuabin khí, khối lượng xe tăng giảm xuống còn 33,5 tấn.

Xe tăng hạng trung T-54M

Là biến thể T-54 mà trên đó xử lý vũ khí mới và thí nghiệm động cơ công suất mạnh hơn. Xe tăng được chế tạo năm 1954, không được tiếp nhận vào biên chế, nhưng vẫn có mã số T-54M.

Khác với T-54, T-54M lắp pháo rãnh xoắn 100mm D-54 với bộ hãm đầu nòng. Pháo này sau đó được lắp trên xe tăng thí nghiệm “Công trình 140” và dưới số hiệu U8-TS trên xe tăng T-62A. Sơ tốc đầu nòng của đạn xuyên giáp – 1015m/s. Cơ số đạn pháo – 50 viên. Súng phóng không – KPVT 14,5mm. Động cơ V-54-6 có công suất 426kW (580 sức ngựa) và là mẫu trước của động cơ xe tăng hạng trung T-55. Nhiên liệu – 1360 lít. Trên xe tăng sử dụng thùng tiếp dầu cho động cơ.

Xe tăng phun lửa TO-54

(http://i1290.photobucket.com/albums/b522/shevcheko2004/TANK_OT-54_1_zps2d15807b.jpg)

Được chế tạo trên cơ sở xe tăng T-54 năm 1952 ở phòng thiết kế tại Kharcov dưới sự chỉ đạo của Morozov và có tên gọi “Công trình 481”. Được tiếp nhận vào trang bị năm 1954.

TO-54 khác dòng xe tăng cơ sở ở súng phun lửa tự động hoạt động bằng thuốc súng ATO-1 thay cho súng máy đồng trục với pháo chính. Súng phun lửa được bắn khi xe dừng với sự hỗ trợ của thước ngắm pháo chính với tầm xa 160 mét. Tốc độ bắn tối đa – 20 phát bắn/phút. Thể tích phát bắn súng phun lửa – 20 lít. Để bắn súng phun lửa, sử dụng hỗn hợp cháy AP-7 – là hỗn hợp của xăng và dầu hỏa cùng chất bột – chất làm đặc OP-2 và xylenol.

Nhiệt độ ngọn lửa từ phát bắn – 900-1000 độ. Thùng chứa hỗn hợp cháy – 460 lít được lắp ở mũi thay cho giá giữ đạn. Trong phát bắn, dưới tác động của khí thuốc nổ, pít tông di chuyển vào phía trong xilanh súng phun lửa, đẩy hỗn hợp cháy – vào thời điểm bay ra khỏi nòng súng sẽ bắt lửa với sự hỗ trợ của hệ thống đốt thuốc nổ.

Việc nạp đầy xi lanh bằng hỗn hợp cháy được thực hiện bởi không khí nén. Cơ số đạn tăng – 19 cho pháo; 20 phát bắn lửa cho súng phun lửa, 1500 đạn súng máy và 200 đạn súng phòng không. Các thông số chiến đấu và kỹ thuật TO-54 giống T-54.


Tiêu đề: Re: Xe tăng hạng trung T-54
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Năm, 2013, 12:27:29 am
Các biến thể

T-54 mẫy năm 1946 (T-54-1) – Công trình 137 – mẫu cơ sở

T-54 mẫu năm 1949 (T-54-2) – Công trình 137 – tháp pháo đúc mới

T-54 mẫu năm 1951 (T-54-3) – Công trình 137 – tháp pháo đúc hình bán cầu mới

T-54K – xe tăng chỉ huy với đài vô tuyến R-113 và R-112

OT-54 – Công trình 481 – T-54 với súng phun lửa ATO-1

T-54A – Công trình 137G – pháo chính có bộ phận hút khói, hệ thống cân bằng pháo tăng STP-1 “Gorizont”, thước ngắm mới TSh-2A-22…

T-54AK – xe tăng chỉ huy T-54A với đài vô tuyến R-113 và R-112

T-54B – Công trình 137G2 – trên cơ sở T-54A. Hệ thống cân bằng pháo tăng dọc – ngang STP-2 “Tsiklon”, sàn quay buồng chiến đấu

T-54BK – xe tăng chỉ huy T-54B. Bổ sung R-112, TNA-2, khí tài nạp điện AB-1-P/30

T-54M – Công trình 137M – T-54 nâng cấp lên chuẩn T-54B + động cơ V-55, thước ngắm nhìn đêm, tăng cơ số đạn, tăng cường khí tài vượt chướng ngại vật nước

T-54AM – T-54A nâng cấp lên chuẩn T-54M

T-54MK – T-54M chỉ huy. Bổ sung R-112, TNA-2, tổ hợp nạp điện.


Tiêu đề: Re: Xe tăng hạng trung T-54
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Năm, 2013, 12:31:25 am
Thông số kỹ thuật

Khối lượng chiến đấu, kg: 35 500

Kíp xe, người: 4

Các kích thước

Chiều dài với pháo chính, mm: 9000

Chiều rộng, mm 3270

Chiều cao,mm: 2400

Khoảng sáng (độ) cách đất,mm: 425

Vũ khí: pháo 100mm DT-10T, 2 súng 7,62mm SGMT; súng máy 12,7mm DShKM

Động cơ: V-54/diesel, công suất 520 sức ngựa

Tốc độ trên đường nhựa: 50km/h

Tầm hoạt động trên đường nhựa,km: 330

Khả năng vượt chướng ngại vật

Tường cao, mét: 0,8

Hố rộng, mét: 2,85

Hố sâu, mét: 1,4.


Tiêu đề: T-55
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Năm, 2013, 12:02:02 am
Tổng quan

(http://i1290.photobucket.com/albums/b522/shevcheko2004/T-55_zpsb5e9ed8e.jpg)

Được chế tạo dưới tên gọi “Công trình 155” bởi phòng thiết kế Hạ Tagil dưới sự chỉ đạ của L.P.Kartsev. Xe tăng được tiếp nhận vào trang bị theo Mệnh lệnh của Bộ quốc phòng Liên Xô ngày 24 tháng 5 năm 1958. Việc sản xuất hàng loạt được thực hiện ở Kharcov, Hạ Tagil và Omsk từ năm 1958 đến 1962.

Trên xe tăng này đã áp dụng các điểm mới: tăng cường công suất động cơ từ 520 lên 580 sức ngựa; sử dụng thùng – bệ để tăng khối lượng nhiên liệu và cơ số đạn, lắp máy nén khí để đảm bảo hơn việc khởi động động cơ, duy trì tuổi thọ pin ắc quy và loại trừ sự cần thiết thay thế các bình không khí đã qua sử dụng để nạp điện, lắp hệ thống cứu nạn (PAZ), hệ thống khói nhiệt (TDA) để tạo thành màn khói từ sự bốc hơi của nhiên liệu, thải ra từ ống xả, hệ thống chữa cháy tự động, khí tài quan sát thủy khí của lái xe và bộ truyền động hành tinh mang theo.

Giải pháp bố cục khác thường là lắp ở phần mũi xe hai thùng – bệ đã được chấp nhận trên xe tăng thí nghiệm T-54M. Trong đố bố trí 18 đạn pháo và 300 lít nhiên liệu. Nhờ bố cục này đã tăng tổng thể tích bọc thép cho các thùng nhiên liệu lên 680 lít, chiếm 50% tổng khối lượng nhiên liệu mang theo. Ngoài ra, cơ số đạn xe tăng từ 34 tăng lên 43 phát bắn.

Khác với T-54B, T-55 không có súng phòng không. Cơ số đạn pháo D-10T2S là 43 phát bắn đồng nhất. Khả năng xuyên giáp của đạn xuyên lõm theo giáp đứng là 290mm, còn đạn dưới cỡ ở tầm xa 2000 mét – 275mm.

Giáp phòng thủ chịu những thay đổi không đáng kể do giảm nhẹ độ dàu giáp sau thân xe. Động cơ V-55 có hộp bánh răng được làm nóng và trang bị máy li tâm dầu, máy làm sạch không khí hai cấp VTI-4 và côn thủy lực dẫn động máy phát điện.

Xe tăng có hệ thống chống vũ khí hủy diệt hàng loạt, thiết bị khói nhiệt và hệ thống chữa cháy tự động ba cấp hiệu quả hơn axit cacbonic chữa cháy bằng thành phần “3,5”.

Khí tài vượt sông hiện đại hóa bảo đảm vượt chướng ngại vật nước rộng 1000 mét. Trong bộ truyền động của xe tăng sử dụng bộ truyền động mang theo hai hàng hỗn hợp, trong đó, một hàng là hành tinh.

Bắt đầu từ năm 1960, trong thiết kế xe tăng đã có những thay đổi nhằm tăng cường các tính năng kỹ thuật: lắp bộ dẫn động thủy khí nhân đôi điều khiển bộ ly hợp ma sát chính 19 bánh (đĩa), lắp khí tài lăng kính cho pháo thủ và hệ thống làm sạch bằng khí lỏng cho khí tài quan sát của lái xe.

Năm 1965, đã lắp băng xích với bản lề cao su – kim loại và vì thể đã thay đổi thiết kế vành tháo lắp các bánh dẫn động. Từ năm 1969, trên xe tăng lắp súng phòng không DShKM, còn năm 1974, lắp máy đo xa laze KDT-1 và thước ngắm TShS-32PM cho pháo thủ.

Trên cơ sở xe tăng T-55 đã chế tạo xe tăng chỉ huy T-55K và xe tăng phun lửa TO-55 (OT-55). Xe tăng chỉ huy T-55K được tiếp nhận vào trang bị năm 1959. T-55K được sản xuất hàng loạt và khác ở sự bổ sung đài vô tuyến bước sóng ngắn R-112, tổ hợp chạy điện bằng xăng (бензоэлектрический агрегат), giảm 6 phát bắn trong cơ số đạn pháo chính, không có súng máy bộ binh.

Trên khung gầm T-55 đã chế tạo xe làm cầu MTU-20. Trên một số xe tăng có khả năng lắp lưới quét mình PT-55, máy ủi BTU-55 và cầu phao PTS-63. Trên các xe tăng T-55 thí nghiệm đã tiến hành các công việc thiết kế - thí nghiệm và nghiên cứu khoa học về sử dụng vũ khí điều khiển, các màn chắn chống đạn xuyên lõm dạng lưới trên nòng pháo, động cơ tuabin khí và khí tài ảnh nhiệt.

Xe tăng T-55 và biến thể T-55A được xuất khẩu tới 40 nước trên thế giới. Ngoài ra, T-55 còn được chế tạo theo giấy phép sản xuất ở Tiệp Khắc và Ba Lan.


Tiêu đề: T-55
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Năm, 2013, 12:03:37 am
Xe tăng hạng trung T-55A

Được chế tạo trên cơ sở T-55 ở Phòng thiết kế Hạ Tagil dưới sự chỉ đạo của L.N.Kartsev và có tên gọi “Công trình 155A”. Xe tăng được tiếp nhận vào biên chế theo Mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng Liên Xô ngày 16 tháng 7 năm 1962 và được sản xuất hàng loạt từ năm 1963 đến 1977.

T-55A khác ở sự tăng cường mức độ chống vũ khí hủy diệt hàng loạt theo việc lắp các vật liệu chống phóng xạ ở ngoài và trong các buồng có người ở. Đồng thời, không có súng máy hạng nhẹ.

Trên cơ sở T-55A, từ năm 1962, đã sản xuất xe tăng chỉ huy T-55AK, khác với T-55K ở khả năng chống phóng xạ cao hơn.

Xe tăng hạng trung thí nghiệm T-55 với khí tài “Almaz”

Được chế tạo với mục đích nghiên cứu khả năng sử dụng vô tuyến trên các xe chiến đấu điều khiển vô tuyến, cũng như để đảm bảo việc lái xe tăng, bắn và quan sát trong các điều kiện không thể sử dụng các khí tài quang học thông thường. Xe tăng được chế tạo ở Leningrad năm 1959 trong dạng hình mẫu, không được tiếp nhận vào trang bị.

Khác với xe tăng được chế tạo hàng loạt, kíp xe tăng có 3 người. Trưởng xe ngồi bên phải mũi xe, nơi để các thùng nhiên liệu, giá chứa đạn và súng máy hạng nhẹ cũng như lắp các khí tài vô tuyến. Giải pháo bố cục này giảm các tính năng cơ động và hỏa lực của T-55 và không được phát triển tiếp.

Thiết bị “Almaz” gồm có khí tài vô tuyến quan sát và ngắm, hoạt động từ nguồn điện độc lập. Trong thân xe lắp máy quay phim vô tuyến của lái xe, 2 khí tài quan sát vô tuyến, bảng điều khiển từ xa cho người điều khiển, trên tháp pháo – máy ngắm và máy quan sát. Toàn bộ các máy quay có thể kết nối tới hai khí tài quan sát vô tuyến bất kỳ bố trí gần các thành viên kíp xe.

Thiết bị vô tuyến cho phép bắn trong điều kiện ban ngày ở cự ly 1500 mét và quan sát từ xe tăng ở cự ly 2500 mét. Khí tài vô tuyến của lái xe chỉ bảo đảm quan sát địa hình ban ngày ở cự ly 100 mét.

Xe tăng hạng trung T-55 thí nghiệm với hệ thống phòng thủ phức hợp

Được chế tạo năm 1964. Hệ thống màn màn bảo vệ phức hợp gồm có lưới kim loại ZET-1 ở đầu xe, lắp trên pháo rãnh xoắn 100mm và các màn chắn cục bộ ở bên từ ddurra. Hệ thống phòng thủ tương tự đối với xe tăng T-62 và pháo nòng trơn 115mm khác ở kích thước đường kính trong so với màn chắn ZET-1, được cố định trên nòng pháo.

Hệ thống phòng thủ phức hợp cũng được lắp trên xe tăng T-54. Nó bảm đảm phòng thủ xe tăng khỏi đạn xuyên lõm từ ba hướng.


Tiêu đề: T-55
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Năm, 2013, 12:05:10 am
Xe tăng hạng trung T-55 thí nghiệm với khí tài “Uran”

Nằm trong tổ hợp ba xe chiến đấu (BTR-50PU, UAZ-69) được trang bị khí tài vô tuyến. Xe tăng được chế tạo ở Leningrad năm 1958 và dùng để trinh sát chiến thuật trên chiến trường, quan sát, hiệu chỉnh hỏa lực và điều khiển tại chỗ các đơn vị cách xe tăng truyền tải 12-15 kilomet.

Khác với T-55, ngoài khí tài vô tuyến truyền tải (phát), còn lắp tổ hợp nguồn điện độc lập. Cơ số đạn trong tháp pháo, giảm một nữa.

Khí tài vô tuyến tuyền phát gồm có máy quay phim (camera) lắp trên tháp pháo và bộ phận cân bằng dọc, bảng điều khiển với thiết bị kiểm tra (kiểm soát) vô tuyến, hệ thống định vị và máy thu vô tuyến. Với sự hỗ trợ của khí tài này, bảo đảm nhận dạng các mục tiêu ở cự ly 2-2,5 kilomet.

Tổ hợp được chế tạo trong dạng thí nghiệm, không được sản xuất và tiếp nhận vào trang bị.

Xe tăng phun lửa TO-55

Được chế tạo ở xưởng chế tạo xe máy vận tải mang tên Malưshev thuộc phòng thiết kế ở Kharcov dưới sự chỉ đạo của A.A.Morozov năm 1957. TO-55 được chế tạo trên cơ sở T-55 và có tên gọi “Công trình 482”. Xe tăng được tiếp nhận vào biên chế theo Mệnh lệnh của Bộ quốc phòng Liên Xô ngày 17 tháng 1 năm 1960. Xe tăng được sản xuất hàng loạt từ năm 1968.

Xe tăng là sự phát triển tiếp từ TO-54 và khác ở cơ sở mới và súng phun lửa. Súng phun lửa tự động ATO-200 lắp trên tháp pháo thay súng máy đồng trục, được cân bằng cùng pháo chính theo hai hướng. So với TO-54, có thể bắn súng phun lửa khi dừng và di chuyển với tốc độ 8 phát bắn/phút.

Tầm bắn tối đa – 200 mét. Thể tích phát bắn lửa tăng lên 35 lít, còn quá trình bắn lửa được tự động hóa toàn toàn. Thùng chứa hỗn hợp cháy có thể tích 460 lít được bố trí ở mũi xe thay cho thùng – bệ.

Để dẫn hỗn hợp cháy tới tháp pháo ở giữa thân, trên đáy (gầm) có thiết bị quay chất lỏng. Cơ số đạn tăng – 25 phát bắn cho pháo chính, 12 phát bắn cho súng phun lửa và 750 đạn súng máy. Các thông số chiến đấu và kỹ thuật còn lại tương tự xe tăng T-55.


Tiêu đề: T-55
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Năm, 2013, 12:07:43 am
Các biến thể

T-55A – tăng cường khả năng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt (chống hạt nhân)

T-55K – xe tăng chỉ huy T-55, bổ sung R-112, tổ hợp nạp điện AB-1-P/30, tháo súng máy đồng trục.

TO-55 – T-55 với súng phun lưa rATO-200.

T-55M – Công trình 155M (T-55AM – Công trình 155M) – sự nâng cấp T-55 và T-55A. Diềm chắn giáp hỗn hợp nhiều lớp trên tháo pháo, diềm chắn hông cao su – kim loại, bổ sung giáp đáy, đạn xuyên lõm 9K116 “Bastion”, máy đo xa laze KTD-2, máy tính đường đạn BV-55

T-55AMK – Công trình 155AMK – xe tăng chỉ huy T-55AM. Bổ sung R-134, tổ hợp nạp điện AB-1-P/30

T-55M-1 – Công trình 155M – lắp động cơ V-46-5M trên T-55M và T-55AM tương ứng

T-55AD – Công trình 155AD (T-55MD – Công trình 155MD, T-55AMD – Công trình 155AMD) – lắp giáp phòng thủ chủ động “Drozd” trên T-55A, T-55M và T-55AM tương ứng

(http://i1290.photobucket.com/albums/b522/shevcheko2004/T-55AD_zps69e2529f.jpg)
Hệ thống phòng thủ chủ động "Drozd" trên T-55AD

T-55MV – Công trình 155MV (T-55AMV – Công trình 155AMV) – lắp giáp nổ lên T-55M và T-55AM.


Tiêu đề: T-55
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Năm, 2013, 12:08:10 am
Thông số kỹ thuật

Khối lượng chiến đấu, kg: 36 000

Kíp xe, người: 4

Các kích thước

Chiều dài với pháo chính, mm: 9000

Chiều rộng, mm 3270

Chiều cao,mm: 2350

Khoảng sáng (độ) cách đất,mm: 425

Vũ khí: pháo 100mm DT-10T2S, 2 súng 7,62mm SGMT

Động cơ: V-54/diesel, công suất 580 sức ngựa

Tốc độ trên đường nhựa: 50km/h

Tầm hoạt động trên đường nhựa,km: 500

Khả năng vượt chướng ngại vật

Tường cao, mét: 0,8

Hố rộng, mét: 2,85

Hố sâu, mét: 1,4 (với khí tài vượt chướng ngại vật nước – 5).


Tiêu đề: Ứng dụng, tham gia chiến đấu của dòng xe tăng T-54/55 và các biến thể
Gửi bởi: daibangden trong 16 Tháng Năm, 2013, 12:04:25 am
Ứng dụng, tham gia chiến đấu của dòng xe tăng T-54/55 và các biến thể

Trong biên chế Quân đội Liên Xô, các xe tăng T-54 được sử dụng khi các đơn vị quân đội tiến vào Hungary năm 1956. Năm 1968, cùng với T-55, các xe tăng T-54 đã dập tắt “những sai trái trong xây dựng chủ nghĩa xã hội” ở Tiệp Khắc. Các xe tăng dòng này cũng nằm trong biên chế lực lượng quân đội Liên Xô ở Afganistan.

Năm 1956, ở Hungary, các xe tăng T-54 đã chiến đấu cùng các xe tăng “kỳ cựu” T-34-85. Tại Budapets, phe nổi loạn đã chiếm 5 T-54 của quân đội nhân dân Hungary và sau đó đã tham gia chiến đấu chống lại quân đội Liên Xô. Sư đoàn cơ giới Cận vệ số 2 trong biên chế quân đoàn Đặc biệt thuộc quân đội Liên Xô ở Hungary, ngày 24 tháng 10 là đơn vị đầu tiên tiến vào Budapets và bị tổn thất 4 xe tăng. Vào cuối ngày, số lượng quân đội Liên Xô trong thủ đô Hungary là khoảng 6000 người và 290 xe tăng thuộc trung đoàn tăng số 83 và trung đoàn tăng Cận vệ số 37. Thành phố được đặt trong tình trạng khẩn cấp.

Cuối tháng 10, theo yêu cầu của chính phủ Imre Nagy, các đơn vị quân đội Liên Xô đã rút khỏi Budapets, nhưng cụm quân ở Hungary tiếp tục tăng lên. Cụ thể, sư đoàn xe tăng số 31 được trang bị các xe tăng T-54 đã được đưa tới đây.

Mùng 4 tháng 11, bắt đầu chiến dịch “Vikhr” (Gió lốc), lập lại trật tự trên toàn lãnh thổ Hungary. Đến ngày 11 tháng 11, sự phản kháng vũ trang của phe nổi loạn bị dập tắt, trong đó có cả thủ đô Budapets. Trong thời gian tham chiến, sư đoàn cơ giới Cận vệ số 33 chỉ mất 14 xe tăng và pháo tự hành.

Đêm từ 20 đến 21 tháng 8 năm 1968, chiến dịch “Dunai” – được chuẩn bị tiến hành từ mùa thu -  đã bắt đầu – các đơn vị quân đội Khối Hiệp ước Vác sa va (Warsaw) tiến vào Tiệp Khắc. Nhiệm vụ chính được giao cho các đơn vị xe tăng Liên Xô: sư đoàn số 9, sư đoàn cận vệ 11, 13, 15, 31. Khoảng 2000 xe tăng (chủ yếu là T-54 và T-55) đã xuất hiện trên đường phố Tiệp Khắc. Sau khi tràn qua biên giới 5 tiếng đồng hồ, đã tới Praha. Quân đội Tiếp Khắc không chống cự, vì thế không xảy ra tổn thất lớn.

Trong giai đoạn chiến tranh ở Afganistan, các xe tăng T-55 trong các biến thể khác nhau đã có mặt trong trang bị các đơn vị xe tăng và “lực lượng hạn chế” được biên chế từ các trung đoàn xe tăng rút ra từ quân khu Turkestan và quân khu Trung Á thuộc ba sư đoàn bộ binh cơ giới: các trung đoàn xe tăng Cận vệ số 24, 285 234, cũng như các tiểu đoàn xe tưng thuộc các trung đoàn, lữ đoàn bộ binh cơ giới. Việc sử dụng ở đây số lượng tương đối lớn các xe tăng cũ thế hệ đầu tiên được giảm thích theo nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, phần lớn các xe tăng hiện đại được tập trung trong các sư đoàn thuộc cụm quân phía Tây, còn bộ phận triển khai ở phía nam Liên Xô trong giai đoạn này gồm có T-55 và T-62. Thứ hai, lực lượng Mujaheedin trong toàn bộ cuộc chiến không có xe tăng, chỉ có số lượng vũ khí chống tăng hạn chế, chủ yếu là RPG và súng không giật.

Ở Afganistan, xe tăng được sử dụng quy mô không lớn (trung đội, đại đội thiếu) nhằm tăng cường cho các tiểu đoàn bộ binh cơ giới và nhảy dù. Các xe tăng tham gia những nhiệm vụ quan trọng nhất trong biên chế lực lượng đồn trú, bảo vệ tuyến giao thông liên lạc. Ở đây, chúng được sử dụng trong vai trò hỏa lực cơ động tầm xa. Trong giai đoạn đầu chiến tranh, khi các lực lượng Mujaheedin không có các khí tài nhìn đêm, các xe tăng được sử dụng để tấn công bất ngờ, đánh chiếm các căn cứ quan trong vào ban đêm. Như tháng 12 năm 1982, đại đội xe tăng trong một đêm đã hoàn thành cuộc hành quân và cơ động tấn công mạnh vào khu vực bến phà qua sông Panjshir để vào thung lũng Panjshir. Trận chiến diễn ra chỉ qua khí tài nhìn đêm. Quân Mozaheedin không chuẩn ngờ sức mạnh của cuộc tấn công, đã bỏ chạy. Các xe tăng chiến được khu vực vượt sông và bảo đảm cho các đơn vị cơ giới hành quân vào thung lũng.

Nói chung, T-55 đã khẳng định được khả năng chiến đấu của chúng. Mặc dù trong các điều kiện đặc thù ở Afganistan đã xuất hiện một số nhược điểm. Trong điều kiện núi cao và bụi mạnh đã xuất hiện các vấn đề về hoạt động của thiết bị động lực, bộ truyền động và bộ phận chuyển động. Khả năng chống các loại mìn khác nhau kém. Tổn thất trong chiến đấu của các xe tăng T-55 ở Afganistan là khá thấp.Tỷ lệ hỏng do nguyên nhân kỹ thuật và trong chiến đấu của khí tài thiết giáp là 20:1. Phần lớn tổ thất trong chiến đấu do nổ mìn. Trong khi đó, hơn 50% xe tăng bị thương cần đại tu hoặc hầu như không thể sửa chữa. Kinh nghiệm chiến đấu ở Afganistan đã được sử dụng khi nâng cấp T-55. Xe tăng T-55M được tiếp nhận vào trang bị có khả năng chống mìn cao và tăng cường giáp phòng thủ. Chúng cũng được biên chế trong tập đoàn quân số 40.

T-55 được sử dụng nhiều trong các “điểm nóng” trên lãnh thổ Liên Xô, và sau đó là các nước SNG. Ví dụ, trong cuộc xung đột ở Nagornưi-Karabakh. Ở đây, đã có trường hợp trong trận đấu tăng, T-55 của Azerbaijan bắn thủng tháp pháo T-72 của Armenia từ cự ly 1000-1200 mét bằng đạn xuyên giáp dưới cỡ.

T-55 được sử dụng nhiều trong xung đột vũ trang ở Abkhazia. Quân đội Gruzia trang bị số lượng lớn T-55. Từ sư đoàn số 10 quân khu Ngoại Kavkaz ở Akhaltskh, quân đội Gruzia đã lấy được 108 T-55M. Phía Nga bán khí tài kỹ thuật quân sự cho Gruzia với điều kiện nước này không sử dụng xe tăng trong các cuộc xung đột chính trị nội bộ. Tuy nhiên, việc này đã bị lãng quên ngay trong ngày hôm sau (điều kiện không có giá trị). Phía Abkhazia cũng có T-55 với số lượng rất hạn chế. Sau 4 tháng xung đột, phía Abkhazia chỉ có 8 xe tăng (có thể là chiếm của Gruzia).

Ngoài biên giới Liên Xô, các xe tăng T-54/66 đã tham chiến thực tế trên toàn bộ các lục địa cho tới thời điểm này. Đáng tiếc là để có được con số cụ thể số lượng dòng xe tăng này là không thể. Mặc dù vậy việc thực hiện cung cấp xe tăng không chỉ có Liên Xô mà còn từ Ba Lan và Tiệp Khắc. Các xe tăng “59” và “69” cũng được Trung Quốc bán ra nước ngoài một cách tích cực.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 18 Tháng Năm, 2013, 03:32:52 pm
Ngoài ra, trong các cuộc xung đột vũ trang, các xe tăng cũng bị chiếm như chiến lợi phẩm và nhiều lúc, với số lượng đáng kể.

Trong thời gian khác nhau, T-54/55 đã xuất hiện, đã hoặc đang có mặt trong quân đội các nước: Albania (15 T-54 và 19 “59” – năm 1995”), Algeri, Angola (66T-54B – 1995), Afganistan, Banglades (T-54/55, “59), Bulgaria (T-54, 1145 T-55 – 1991), Bosnia – Hersevovina (T-55), Hungary (T-54, 1139 T-55 – 1991), Việt Nam, Ginea (8 T-54 – 1992), Cộng hòa dân chủ Đức (T-54, 1725 T-55 – 1991), Ai Cập, Zaire (16 “59” – 1995), Zambia (16 “59” – 1995), Israel (chiến lợi phẩm từ Ai Cập), Ấn Độ (500 T-55), Iraq, Iran, Yemen, Campuchia, Trung Quốc (các biến thể “59”, “69”), Congo (T-54), Cuba, Liban, Libia (100T-54 – 1975, T-55), Mavritania (T-54), Myamar (100 “69-II” – 1995), Mozambic, Mông Cổ, Pakistan (1200 “59”, 250 “69-II”, 51 T-55 – 1995), Peru (khoảng 300 T-54/55), Ba Lan, Bắc Triều Tiên, Siry, Somali, Sudan (70 T-54 – 1979), Thái Lan (24 “59” và 110 “69” – 1995), Rumania (T-54, 1786 T-55 bao gồm các phiên bản của Rumani TR-85 và TR-580 – 1991), Tanzania (26 “59” – 1995), Togo, Uganda, Phần Lan (12 T-54 – 1959, 70 T-55 – 1995), Croatia, Cộng hòa Trung Phi, Tiệp Khắc (T-54, 1927 T-55 – 1991), Etiopia, Nam Tư T-54B, T-55AM).

Giai đoạn chủ yếu nhất trong quá trình tham chiến của T-54/55 là ở Trung Đông. Ở đây, trong hơn 30 năm có mặt trong lực lượng tăng chủ lực của các nước Ả rập, chúng đã tham gia vào toàn bộ các cuộc xung đột vũ trang. Ngoài ra, thường đồng thời trong cả hai bên. Trong biên chế quân đội Ai Cập, T-54 bắt đầu gia nhập năm 1953. Tháng 9 năm 1953, Tổng thống Ai Cập Naser đã ký thỏa thuận mua vũ khí từ Tiệp Khắc. Phía sau Tiệp Khắc, rõ ràng là Liên Xô, nước trong nhiều năm là nguồn cung cấp vũ khí chính cho Ai Cập. Theo thỏa thuận năm 1953, Tiệp Khắc sẽ bán khoảng 230 xe tăng, chủ yếu là T-34-85. Ai Cập cũng nhận được số lượng không lớn T-54A, IS-3 và 100 pháo tự hành Su-100.

Không có thông tin về sự tham chiến của các xe tăng T-54 Ai Cập trong thời gian khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956. Trong trường hợp này, mọi thống kê T-54 bị bắn cháy đều không có ý nghĩa. Theo tài liệu của Israel, trong thời gian chiến dịch “Kadesh” (kế hoạch chiến tranh của Israel), quân đội nước này đã bắn cháy 27 T-34-85, 52 “Sherman”, 15 “Valentine”, 40 pháo tự hành “Archer” và 6 Su-100.

Sau khi ký kết ngừng bắn, Ai Cập và Siry tiếp tục tăng cường sức mạnh chiến đấu bằng việc mua vũ khí từ Liên Xô và Tiệp Khắc. Vào năm 1956, Ai Cập đã nhận được 120 xe tăng T-34-85 từ Séc, cho phép họ trang bị lại vào cuối năm (thực tế là thành lập mới) sư đoàn xe tăng số 4 – đã đánh tan trong các trận chiến ở Sinai. Việc cung cấp T-34 được tiếp tục trong những năm 1962-1963. Trong giai đoạn này, Ai Cập đã nhận được 130 T-54A. Trong những năm 1965-1967, đã có khối lượng lớn 150 T-34-85 và T-55, 25 IS-3 và 150 PT-76 được mua. Siry đến năm 1967 đã nhận từ Liên Xô khoảng 750 xe tăng T-34-85 và T-54A. Các xe tăng T-54 được trang bị hoàn toàn cho các lữ đoàn tăng số 14 và 44.

Năm 1967, quân đội phòng vệ Israel cũng như các nước đối phương, về cơ bản, đã hoàn thành việc tái vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh. Lực lượng xung kích chính của các lữ đoàn thiết giáp Israel là 385 Centurion (với pháo 105mm) và 250 M48 (chủ yếu là pháo 90mm). Israel chuẩn bị các cuộc tấn công mạnh, mang tính chất phủ đầu (превентивный – đề phòng, phòng ngừa) vào phía Ả rập nhằm giải quyết toàn bộ các vấn đề tranh chấp. Đối thủ chính của Israel là Ai Cập – trên bán đáo Sinai, Naser tập trung 5 sư đoàn tăng (935 xe tăng và pháo tự hành) cùng 2 sư đoàn bộ binh. “Chiến tranh sáu ngày” đã bắt đầu từ mùng 5 tháng 6 bằng loạt không kích của không quân Israel vào các sân bay Ả rập. Các trận không kích diễn ra thành công và chiếm ưu thế tuyệt đối trên không trong vài chục phút. Ngay loạt trận không kích là các cụm thiết giáp với lực lượng chính là các đơn vị xe tăng Centurion tham chiến. Sáng mùng 6 tháng 6, chúng đã tiến vào sâu 25 kilomet trong lãnh thổ Ai Cập và đấu súng với sư đoàn xe tăng Ai Cập số 2. Trong ngày này, Tư lệnh quân đội Ai Cập – tướng Amer đã ra lệnh rút khỏi bán đảo Sinai và rất nhanh chóng, nó trở thành cuộc tháo chạy. Mùng 8 tháng 6, lực lượng thiết giáp Israel đã tới kênh đào Sue. Như quân đội Israel dự kiến, cuộc chiến đã được giải quyết trong 2 ngày đầu tiên. Với quân đội Ai Cập ở Sinai, tất cả đã kết thúc. Trận “blitzkrieg” Sinai, quân đội Israel tổn thất lớn với 122 xe tăng. Tuy nhiên, nó không đáng kể khi so sánh với tổn thật của Ai Cập: 820 trong tổng số 935 xe tăng và pháo tự hành bị phá hủy và trở thành chiến lợi phẩm: 291 T-54A, 82 T-55, 251 T-34-85, 72 IS-2M, khoảng 50 Sherman, 29 PT-76 và 51 pháo tự hành Su-100.

Hướng mặt trận Siry, các cuộc đụng độ chỉ bắt đầu vào mùng 9 tháng 6. Israel tiến hành cuộc tấn công với lực lượng 6 lữ đoàn xe tăng trang bị Centurion. Chống lại các đơn vị này là 2 lữ đoàn xe tăng số 14 và 44, trang bị T-54. Vào cuối ngày, trận địa phòng ngự của Siry bị chọc thủng. Tuy nhiên, cũng trong ngày này, đã có quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về chấm dứt chiến tranh. Mặt trận Siry là nơi duy nhất là tỷ lệ tổn thất về xe tăng thuộc về Israel: quân đội Siry mất khoảng 80 xe tăng (73 T-54 và T-34-85, 7 Su-100, một số PzKrfw IV và Sutug III), trong khi Israel tổn thất 160 xe tăng.

Cuộc chiến tranh sáu ngày chỉ làm leo thang căng thẳng ở Trung Đông. Israel đã tiếp tục phát triển quân đội khi tập trung trước hết vào việc tăng cường lực lượng thiết giáp. Trong biên chế của họ lúc nào, đã có thêm vài trăm xe tăng T-54/55 chiếm từ phe Ả rập. Trên các xe tăng này đã lắp pháo L7 do Mỹ sản xuất, súng máy bay; trên một số xe tăng cũng thay động cơ diesel bằng động cơ Mỹ. Các xe tăng T-54 nâng cấp trong quân đội Israel gọi là “Tiran”. Các xe tăng lội nước PT-76 được tiếp nhận vào trang bị với việc thay súng máy và khí tài vô tuyến. Tổng cộng, trong trang bị lục quân Israel có 1500 xe tăng do Mỹ, Anh và Pháp sản xuất (M60, M48, Centurion”, AMX-13), cũng như khoảng 200 chiến lợi phẩm T-54/55 và PT-76 do Liên Xô sản xuất.

(http://i1290.photobucket.com/albums/b522/shevcheko2004/chienloiphamjerusalem_zpsc77cc09a.jpg)
T-55 chiến lợi phẩm được Israel lắp pháo L7 105mm thay pháo 100mm

Việc tái vũ trang, đúng hơn, là khôi phục sức mạnh chiến đấu của quân đội các nước Ả rập trong giai đoạn 1967-1973 đã diễn ra với tốc độ chưa từng có. Ai Cập trong thời gian này đã nhận được 1260 T-54/55, 400 T-62, 150 xe chiến đấu bộ binh mới nhất BMP-1 và nhiều loại vũ khí khác. Quân đội Siry cũng được vũ trang quy mô lớn không kém. Đầu cuộc chiến, quân đội Ai Cập có 2200 xe tăng và pháo tự hành (trong số đó – 850 T-54/55), Siry – 1350 (chủ yếu là T-54 và T-55).

Ai Cập chuẩn bị chiến tranh ở Sinai năm 1971, kết hoạch cuối cùng được duyệt vào tháng 8 năm 1973. Chiến tranh bắt đầu vào ngày lễ Yom-Kippur của Israel (vì thế, cuộc chiến này gọi là “Chiến tranh Yom Kippur”) – mùng 6 tháng 10 năm 1973. Vào 15.00, quân đội Ai Cập vượt qua kênh đào Sue. Ở bờ tây là hệ thống các công sự của Israel. Mùng 7-8 tháng 10, Israel cố gắng phản công 5 sư đoàn bộ binh Ai Cập với sự yểm trợ của các lữ đoàn tăng thuộc sự đoàn tang số 162 và 252 đang vượt sông. Như vào rạng sáng ngày 7 tháng 10, lữ đoàn xe tăng 460 cơ động yểm trợ hỏa lực tầm xa, đã bắn cháy 67 xe tăng T-55 và T-62 của Ai Cập mà không bị tổn thất. Tuy nhiên, lữ đoàn 460 bị tổn thất nặng vì tên lửa chống tăng điều khiển và súng phóng lựu và phải rút lui.

Trận đấu tăng kịch liệt ở khu vực Kantara kéo dài suốt ngày mùng 8 tháng 10. Trong ngày này, sư đoàn tăng 162 đã tổn thất khoảng 120 xe tăng, sư tăng 252 tổn thất khoảng 170 tăng. Lữ đoàn tăng 600 từ một trong số các cuộc tấn công đã tổn thát 24 xe tăng trong 18 phút – để đối phó với các xe tăng, quân Ai Cập sử dụng 2 phi đội trực thăng Mi-4 trang bị tên lửa chống tăng điều khiển. Trong ngày hôm sau, lữ đoàn tăng 190 thực tế bị tiêu diệt hoàn toàn, Tư lệnh lữ đoàn Asaf Yaturi bị bắt làm tù binh.

Mùng 10 tháng 10, trên chiến trường đã xuất hiện lữ đoàn xe tăng dưới sự chỉ huy của Đại tá Ioel Gonen – cụm chiến thuật “Gonen” trong biên chế có các xe tăng T-54/55 của Ai Cập và Siry chiếm được trong cuộc chiến tranh Sáu ngày. Lữ đoàn này hoạt động trong phạm vi giữa Ismail và El-Firdan tới phía đông bắc cầu Firdan. Ở đây, các xe tăng T-54/55 đã tham gia phòng thủ các cứ điểm quan trọng bố trí trên các đồi cát có tên gọi “Những ngôi nhà của người Anh” (do đóng trên các trại lính Anh cũ trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất). Từ vị trí này có thể quan sát và kiểm soát rất tốt toàn bộ địa hình kéo dài tới kênh đào Suez. Cùng với các xe tăng Centurion và M-48, các T-54/55 của Israel đã tham chiến chống lại các T-55 và Su-100 của Ai Cập tấn công từ hướng kênh đào. Sau chiến tranh tháp lắp pháo L7 105mm của T-55 bị bắn cháy đã được mang về Cairo để nghiên cứu.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 20 Tháng Năm, 2013, 12:33:01 am
Sau một thời gian yên tĩnh, ngày 14 tháng 10, lúc 6 giờ sáng, quân Ai Cập bắt đầu tấn công mạnh trên 6 hướng của mặt trận với sự tham gia của hơn 1200 xe tăng. Vào thời điểm đó, Israel có thể tập trung ở Sinai 750 xe tăng. Khi đó, đã bắt đầu trện đấu lớn nhất sau trận đấu tăng ở vòng cung Kursk. Tổng cộng, hai bên tung vào trận chiến hơn 2000 xe tăng. Cuộc đấu tăng kịch liệt kéo dài trong toàn bộ ngày hôm đó. Như ở hướng trung tâm, các xe tăng M-48 thuộc sư tăng thiết giáp 143 đã chặn hướng tấn công của Ai Cập từ xa và trong 50 phút, quân Ai Cập tổn thất 50 xe tăng T-55. Đến chiều, rõ ràng, tổn thất nghiêng về phía Ai CẬp. Trong ngày này, bên tấn công mất 264 đơn vị thiết giáp, còn bên phòng thủ - 43.

Ngày 15 tháng 10, sau khi tổ chức lại lực lượng, quân đội Israel đã tấn công vào hướng nam mặt trận ở khu vực hồ Gorki Lớn. Ngày 24 tháng 10, thành phố Suez đã bị bao vây. Ngày 25 tháng 10, khi còn cách Cairo khoảng 100 kilomet, cuộc tấn công đã ngừng lại theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Trên cao nguyên Golan, mùng 6 tháng 10, quân đội Siry đã tấn công vào tuyến phòng ngự đầu tiên của Israel, nhưng trận đấu tăng hạng nặng đã kéo dài đến tối. Bóng tối hỗ trợ quân đội Siry – các xe tăng T-55 và T-62 trang bị khí tài nhín đêm, còn các kíp xe Centurion” và M-48 chỉ có thể dựa vào đạn vạch sáng và tên lửa, đèn pha và đèn chiếu. Lúc đầu, lính tăng Israel đã bật đèn pha để tham chiến, nhưng rõ ràng, làm như vậy sẽ lộ vị trí xe tăng, đèn pha trong trường hợp này chỉ ủng hộ quân đội Siry. Còn đối với tên lửa vạch sáng, các trưởng xe Israel không kịp quan sát thấy đối phương để chỉ thị mục tiêu cho pháo thủ. Sau đó, trong bóng đêm, một số xe tăng bị va vào đá và đứt, gãy xích. Tư lệnh lữ đoàn tăng Israel đã ra lệnh cho các xe của mình đứng tại vị trí và bắn vào bất kỳ mục tiêu nào đang di chuyển.

Các trận chiến khốc liệt trên mặt trận Siry kéo dài tới mùng 10 tháng 10, khi quân đội Israel chiếm lại vị trí và tiến tới ranh giới ngừng bắn trước đó. Trong ngày này, phía Ả rập đã có Iraq và Jordani tham chiến. Ngày 12 tháng 10, quân đội Israel đã có thể tiến sâu vào lãnh thổ Siry 10-20 kilome, các bộ phận quân đội Siry bị chia cắt và đẩy lùi. Tuyến đường tới Damacus đã được mở ra. Quân đội Iraq đã cứu thủ đô Siry. Chiều 12 tháng 10, sư đoàn xe tăng Iraq số 3 trang bị T-54 đang hành quân đã tấn công các lữ đoàn xe tăng số 9 (trang bị Centurion) và 679 (trang bị Sherman) của Israel. Đây là trận đánh đầu tiên của lính tăng Iraq trong lịch sử quân đội nước này. Thực tế, sư đoàn đã bị tiêu diệt – bị mất khoảng 80 xe tăng (nguồn khác – 120) nhưng không thế ngăn chặn sức tấn công của Israel. Ngày 20 tháng 10, Israel và Siry đã ký hiệp định đình chiến.

Theo thông tin của Bộ quốc phòng Israe, tổ thất trên mặt trận Siry là 250 xe tăng, còn Siry và đồng minh – 1500 xe tăng (chủ yếu là T-54/55). Chiến tranh “Yom-Kippur” đã đi vào lịch sử với việc sử dụng quy mô lớn xe tăng T-54/55 từ phía Ả rập cũng như Israel. Mặc dù tổ thất cao, nhưng về tổng thể, tối thiểu, các xe tăng T-54/55 đáp ứng mức độ hiện đại đối với xe tăng thiết giáp phương Tây. Việc này được công nhận bởi chính người Israel – một sỹ quan cao cấp trong quân đội Israel đã từ chối so sánh các xe tăng Mỹ với T-54 và T-62 khi nhấn mạnh rằng quân Ả rập “đơn giản là thể hiện không đúng lúc và đúng chỗ, gây ra tổn thất cao về xe tăng” («просто оказывались не в том месте и не в то время, с чем и связаны их высокие потери в танках»). Sự khẳng định khác là ngay sau chiến tranh, để tìm kiêm sự thay thế M-60 của Mỹ, Israel đã đề nghị mua xe tăng “Chieftain” của Anh.

Cuộc xung đột tiếp theo ở Trung Đông có sự tham gia của T-54/55 là chiến tranh ở Liban năm 1982. Các cuộc đụng độ diễn ra giữa Siry và tổ chức vũ trang giải phóng Palestin (PLO) với Israel. Vào thời điểm đó, đã trở nên tụt hậu và đóng vai trò chính là các xe tăng T-62 và T-72 hiện đại hơn. Nhưng các xe tăng T-54/55 vẫn có số lượng đáng kể trong quân đội Siry cũng như phiên bản nâng cấp có tên gọi Ti-67 trong quân đội Israel.

Đầu năm 1982, quân đội Siry ở Liban đang kiểm soát khoảng 70% lãnh thổ nước này, gồm có thủ đô Beirut. Phần lớn lực lượng tinh nhuệ của Sir tại Liban tập trung ở thung lũng Beka: sư đoàn tăng số 1 và lữ đoàn tăng 91 trang bị T-62 và T-72. Ở Beirut và quanh thành phố là lữ đoàn tăng độc lập số 85 và một số đại đội xe tăng trang bị T-54. Tổng cộng, lục quân Siry có 2200 T-54/55, 1100 T-62 và 400 T-72. Đồng minh Siry – tổ chức giải phóng Palestin (PPO), trong biên chế có lực lượng thường trực (chủ lực) – 6 lữ đoàn quân đội giải phóng Palestin; 4 lữ đoàn thường trực đóng ở Liban, 2 - ở Siry. Biên chế lữ đoàn Palestin là 3 tiêu đoàn “commandos”, đại đội xe tăng (T-34 hoặc T-54/55; tổng cộng lực lượng PLO có 60 T-35-85 nhận được từ Hungari, 40-50 T-54/55 – trước đó thuộc quân đội Siry), 1-2 đại đội pháo 122mm hoặc “Cachiusa” BM-21 (Grad – tổng cộng 320 pháo và BM-21).

Trong quân đội Israel có 1100 xe tăng Centurion, 650 M-48, 810 M-60, 400 “Merkava”, 250 T-54/55, 150 T-62. Mật danh cuộc chiến ở Liban – chiến dịch “Hòa bình Galile” với 1200 xe tăng. Cuộc tấn công được lên kế hoạch theo ba hướng – hướng tây (tới Beirut), hướng trung tâm và vào thung lũng Beka.

Chiến sự bắt đầu từ mùng 6 tháng 7 năm 1982, khi quân đội Israel vượt qua biên giới bắc Liban. Những cuộc đụng độ đầu tiên giữa Israel và Siry diễn ra mùng 8 tháng 6 (sau khi Israel đánh tan các căn cứ chiến binh PLO) trong trận đánh ở Jeazzin. Ngày 11 tháng 6, các trận đánh lớn đã diễn ra ở ngoại ô Beirut. Buổi sáng, các phân đội thuộc sư đoàn xe tăng số 96, các lữ đoàn “Golan” đã tấn công trận địa lữ đoàn xe tăng 85 và sư đoàn bộ binh 62 của Siry đang chiến đấu cùng các lữ đoàn PLO. Gần thành phố Kfar-Sil, nơi có 2 đại đội “comandos” và 28 xe tăng T-54 phòng thủ do 2 đại đội bộ binh thuộc lữ đoàn “Golan” được tăng cường tiểu đoàn xe tăng Merkava. Trong trận đánh, một trong các đại đội Merkava đã bắn cháy 16 xe tăng T-54 và 3 BMP, nhưng đại đội trưởng thiệt mạng. Quân đội Israel cần đến 19 giờ để vượt qua đường phố chính của Kfar-Sil dài tổng cộng 1 kilomet. Khi vượt qua thành phố, xe tăng Israel đã tiến thẳng tới ranh giới phía Nam sân bay quốc tên Beirut.

Sau khoảng thời gian yên tĩnh, chiến sự ở khu vực Beirut lại bùng nổ. Tháng 8, trong khu vực phòng thủ sân bay, tiểu đoàn tăng T-54 thuộc lữ đoàn tăng 85 và 3 tiểu đoàn comandos có lực lượng đông hơn quân đội Israel.

Cuộc đấu tăng quy mô lớn cuối cùng giữa Israel và quân Ả rập đã kết thúc vào mùa thu năm 1982. Tổ thất trong chiến tranh đối với hai bên đều nặng nề. Quân đội Israel tổn thất không dưới 1/3 số lượng xe tăng. Theo thông tin của Israel, quân đội Siry và PLO mất 334 xe tăng.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: meo-u trong 20 Tháng Năm, 2013, 08:32:56 pm
Sirya đánh nhau cũng khá phết bác Đại bàng nhỉ. Đánh trực diện thế là giỏi rồi. Không đến nỗi để quân Ít bắn như bắn vịt.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Năm, 2013, 12:11:10 am
Thêm một cuộc xung đột ở Trung Đông sử dụng nhiều xe tăng T-54/55 là chiến tranh Iraq-Iran bắt đầu năm 1980 và kéo dài 8 năm. Các cuộc đụng độ diễn ra có quy mô lớn, quyết liệt và đạt được những thành công khác nhau. Trong giai đoạn đầu tiên (1980-1981), lợi thế nghiêng về Iraq, sau đó thế chủ động chuyển sang Iran. Tháng 4 năm 1988, Iraq đã tiến hành cuộc tấn công quyết định vào hướng đông nam (bán đảo Fao) và giải phóng phần lãnh thổ của họ trước đó bị chiếm, đẩy mạnh việc ký giải pháp đình chiến. Đầu chiến tranh, các đơn vị xe tăng Iraq chủ yếu trang bị xe tăng Liên Xô T-54/55 và T-62. Iran có 400 M-60A1, hơn 300 Chieftain từ quân đội chính quyền Shah. Thú vị là trong quá trình chiến tranh, hai bên bù đắp tổn thất lớn về khí tài kỹ thuật thiết giáp bằng việc mua vũ khí cùng một nơi – Trung Quốc. Nguyên nhân là ở thời điểm đó, trong khi Iran cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ năm 1979 và không nhận được viện trợ quân sự, còn Baghdad – bị cắt xuất khẩu quân sự từ Liên Xô đầu những năm 1980. Kết quả là Iran đã nhận được 750 xe tăng “59”. Còn Iraq đã ký với Bắc Kinh hợp đồng mua hơn 1000 xe tăng “69”, khoảng 600 xe trong số đó, Iraq nhận được trước năm 1988 (như vậy, rõ ràng “69” đã tham gia cuộc chiến này). Cuối chiến tranh, Baghdad cũng đã mua khoảng 700 xe tăng “59”

Cuộc xung đột vũ trang cuối cùng có sự tham gia của các xe tăng T-54/55 là chiến tranh ở vịnh Péc xích năm 1991. Trong cuộc xung đột này, các T-54/55, cùng “59”, “69” trong quân đội Iraq đã đụng độ các xe tăng hiện đại của phương Tây – M1 “Abrams” và “Challenger” trong biên chế lực lượng đa quốc gia (MNS – liên quân). Đầu chiến tranh, số lượng xe tăng Liên quân là 5100, còn Iraq – 5300. Hoạt động trực tiếp trong vùng chiến, Liên quân có 3500 xe tăng, còn Iraq – 3700. Chiến tranh mở màn bằng chiến dịch đường không của Liên quân bắt đầu từ 17 tháng 1 và kéo dài hơn 1 tháng. Trong chiến dịch này, theo đánh giá của Bộ chỉ huy Liên quân, Iraq tổn thất khoảng 500 xe tăng. Ngày 29 tháng 1, Iraq cố gắng tấn công vào Ras-Havdzhi (Ả rập Xê út – Arab Saudi nhưng không thành công. Trong một ngày, Iraq tổn thất 24 xe tăng.

Ngày 24 tháng 2 năm 1991, chiến dịch trên bộ của Liên quân bắt đầu bằng việc đánh tan cụm quân Iraq ở phía nam – chiến dịch “Bão táp sa mạc”. Tốc độ tấn công của Liên quân là 50 kilomet trong một ngày (50km/ngày). Lục quân Iraq, vốn đã xuống tinh thần bởi các cuộc tập kích đường không trước đó và thực tế không có khả năng kháng cự, ngoại trừ lực lượng Vệ binh Cộng hòa (cụ thể là sư đoàn tăng “Tavalkana” ở hướng trung tâm). Các nỗ lực phản công bởi lực lượng này chỉ là những trận đánh lẻ tẻ. Trong đó, các trận đánh chỉ diễn ra vào ban đêm vì ban ngày quân đội Iraq thực tế không thể tổ chức lực lượng xe tăng do không quân Liên quân chiếm ưu thế hoàn toàn trên không. Tận dụng lợi thế của hệ thống nhìn đêm vô tuyến có tầm quan sát xa hơn (trên các xe tăng T-55 và T-72 của quân đội Iraq là các khí tài hồng ngoại thế hệ thứ hai), các xe tăng Mỹ và Anh trong các trận chiến ban đêm đã gây tổn thất nặng cho xe tăng Iraq. Tổng cộng, theo thông tin của Mỹ, có 8 trường hợp M1 “Abrams” trúng đạn 125mm từ xe tăng Iraq.

Lúc 8 giờ ngày 28 tháng 2, quân đội Iraq ngừng kháng cự. Vào thời điểm đó, một số bộ phận Liên quân đã tiến sâu vào lãnh thổ Iraq 200 kilomet. Theo khẳng định của Bộ chỉ huy quân đội Mỹ, tổng cộng, trong chiến dịch tấn công đã tiêu diệt 2162 xe tăng Iraq mà không mất 1 xe tăng Abrams nào. Toàn bộ các xe tăng bị thương trong chiến đấu đã được sửa chữa và quay trở lại biên chế.

Các xe tăng T-54/55 được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Á. Từ giữa những năm 1960, các xe tăng T-54/55. Từ giữa những năm 1960, các xe tăng T-54/55 do Liên Xô và Trung Quốc sản xuất đã xuất hiện với số lượng lớn ở Ấn Độ (T-55) và Pakistan (“59” – Type/T-59). Trong chiến tranh Ấn Độ - Pakistan lần thứ nhất năm 1965, trong biên chế quân đội Pakistan chủ yếu là các xe tăng M-47 và M-48 do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, việc sư đoàn tăng thiết giáp số 1 của Pakistan bị đánh tan rã ở Assal Uttar với tổn thát 100 M-48 – nơi diễn ra trận đánh được gọi là “Patton Neger” (Паттон Нэгер) – nghĩa địa của M-48 Patton, niềm tin của Pakistan vào các xe tăng Mỹ bị đổ vỡ mạnh. Ấn Độ, trong chiến tranh năm 1965 đã sử dụng chủ yếu các xe tăng Anh Centurion. Theo thông tin Ấn Độ, trong thời gian xung đột đã tiêu diệt 462 xe tăng Pakistan (chủ yếu là M-48), tổn thất của Ấn Độ là 160-200 xe tăng (theo phía Pakistan là 500).

Sau năm 1965, Pakistan đã bắt đầu hợp tác quân sự với Trung Quốc để bù đắp kịp thời những tổn thất về khí tài quân sự, bao gồm vài trăm xe tăng T-59. Theo nguồn tin phương tây, đến năm 1971, quân đội Pakistan có không dưới 700 T-59. Cuối những năm 1960, các xe tăng T-59 của Pakistan đã đươc nâng cấp để đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu của Pakistan. Đằng sau xe lắp thùng lớn để mang theo quân nhu cũng như lắm súng bắn lựu đạn khói của Anh ở hai bên tháp pháo. Phía Ấn Độ đã nhận được từ Liên Xô 500 T-54A và T-55 (theo nguồn khác là 450).

Xe tăng T-59 của Trung Quốc và T-55 Liên Xô đã đối đầu trong chiến tranh Ấn Độ - Pakistan lần thứ 2 năm 1971. Nhìn bên ngoài, các xe tăng này rất giống nhau và các bên phải sử dụng các biện pháp khác nhau để phân biệt bạn – thù. Ngoài ra, nếu Pakistan đã giải quyết được vấn đề truyền thống – sơn lên các T-59 của họ dấu hiệu nhận dạng nhanh – dải màu trắng dọc (rộng 25 centimet) quanh tháp pháo, bị đứt gãy ở hai bên phải và trái cho số hiệu và vạch trắng ở bộ phận hút khói đầu nòng pháo thì phía Ấn Độ gần như giữ nguyên.

(http://i1290.photobucket.com/albums/b522/shevcheko2004/t-59pakistan_zps29bfae14.jpg)
Xe tăng "59" - Type-59 - T-59 của Pakistan (dấu hiệu nhận biết - dải vạch trắng trên thân tháp pháo và ở bộ phận hút khói

Phía Ấn Độ đã lắp bộ phận hút khói giả (ложные эжекторы) có kích thước lớn (ở 2/3 chiều dài tính từ đầu nòng pháo). Nhờ đó, pháo D-10 trở nên giống pháo L7 của Anh được lắp trên các xe tăng “Centurion” và “Vijayanta” – có số lượng lớn trong quân đội Ấn Độ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Năm, 2013, 12:12:49 am
* Xe tăng “Vijyanta”

(http://i1290.photobucket.com/albums/b522/shevcheko2004/vijayanta_06_zpsd04c4ca7.jpg)

Năm 1961, giữa công ty Anh “Vikkers” và chính phủ Ấn Độ đã ký thỏa thuận về chế tạo xe tăng chủ lực cho quân đội Ấn Độ. Người Anh đã xây dựng ở Ân Độ xưởng sản xuất xe tăng. Xe tăng này, nhận tên gọi của Anh là “Vikkers” Mk1 và năm 1965 được tiếp nhận vào biên chế quân đội Ấn Độ dưới tên gọi “Vijyanta”. Trong cùng năm, đã bắt đầu sản xuất hàng loạt loại xe tăng này tại xưởng ở thành phố Madras. Trong khi chế tạo xe tăng, đã sử dụng rộng rãi các chi tiết và tổ hợp của các xe tăng Centurion và Chieftain.

Xe tăng trang bị pháo chính nòng xoắn (khương tuyến) 105mm, súng máy bắn chỉnh hướng 12,7mm (пристрелочный пулемет), súng máy đồng trục 7,62mm và súng máy phòng không 7,62mm. Pháo có hệ thống cân bằng dọc – ngang. Trong cơ số đạn tăng gồm có đạn xuyên giáp dưới cỡ, đạn nổ - xuyên giáp và đạn khói. Trong hệ thống điều khiển hỏa lực gồm có máy do xa laze và máy tính đường đạn. Trong những năm 80, “Vijyanta” được nâng cấp. Khi nâng cấp, đã tháo súng máy chỉnh hướng 12,7mm, lắp hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại hơn, bổ sung cho cơ số đạn pháo bằng loại đạn xuyên giáp dưới cỡ mới, tăng cường giáp bảo vệ. Đến cuối những năm 80, đã sản xuất được 2200 xe tăng “Vijyanta”.

Các thông số kỹ thuật

Chiều dài –

Chiều rộng –

Chiều cao: 2438mm

Khối lượng: 40 tấn

Động cơ: diesel, 6 xi lanh

Công suất: 535 sức ngựa

Tốc độ tối đa: 48km/h

Tầm hoạt động: 480km

Giáp: chống đạn (противоснарядная)

Vũ khí: pháo chính 105mm; 1 súng máy 12,7mm; 2 súng máy 7,62mm

Cơ số đạn: 44 phát bắn cho pháo chính, 5000 đạn 7,62mm, 300 đạn 12,7mm

Kíp xe: 4 người

Nhà sản xuất: Vikkers (Anh)

Năm tiếp nhận vào trang bị: 1965


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Sáu, 2013, 01:08:16 am
Các xe tăng T-54 đầu tiên đến Bắc Việt (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) năm 1964. Chúng gia nhập trung đoàn tăng thiết giáp 202 (đơn vị xe tăng đầu tiên và là duy nhất trong quân đội Bắc Việt lúc đó). Trong đơn vị này trước đó đã có xe tăng T-34-85 và PT-76. Theo các thông tin phương Tây, tới năm 1969, lực lượng tăng thiết giáp của VNDCCH có 60 T-54, 50 T-34-85 và 300 PT-76 (con số 300 này là quá nhiều so với thực tế. Có thể họ tính cả số viện trợ cho Lào qua đường VN nữa chăng?).

Các xe tăng T-54 của Việt Nam tham chiến lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1971. Trong thời gian này, quân đội Sài Gòn đã mở chiến dịch “Lam Sơn 719” trên lãnh thổ Lào với mục đích phá hoại “đường mòn Hồ Chí Minh” – hệ thống giao thông mà theo đó cung cấp vũ khí, lương thực… cho quân du kích miền Nam. Mùng 8 tháng 2, lữ đoàn thiết giáp số 1 VNCH (trong biên chế có trung đoàn 11 và 17 thiết giáp trang bị M41A3) đã bắt đầu tấn công các thành phố Bản Đông và khu vực Sê pôn của Lào với mục đích cắt đường chiến lược số 9. Trung đoàn xe tăng 202 và 2 tiểu đoàn xe tăng độc lập trang bị T-54 đã được tăng cường cho binh đoàn 70, quân đội Bắc Việt. Mùng 10 tháng 2, quân đội Nam Việt Nam đã chiến được Bản Đông, còn các trận đánh chủ yếu với sự tham gia của T-54 được triển khai ở phía Bắc. Theo tài liệu phương Tây, phía Bắc Việt tổn thất 9 T-54 (6-19 tháng 2 và 3-27 tháng 2). (Chỉ có 3 tiểu đoàn XT tham gia CZ này thôi: d198 đã nằm sẵn ở đó từ 1967, trang bị PT76, có 2 đại đội. d297/203: trang bị T54, T59. 397/202: trang bị T34. Về tổn thất cơ bản đúng)

Cuối năm 1971, Liên Xô và Trung Quốc đã viện trợ vũ khí bổ sung cho VNDCCH gồm có các xe tăng T-54 và T-59. Nhờ đó, vào tháng 11 năm 1971, Bắc Việt đã thành lập 2 trung đoàn tăng thiết giáp mới 201 và 203, cũng như tổ chức lại trung đoàn 202 (Sai: eT203 được thành lập từ 22.6.1965). Đối với trung đoàn xe tăng, thường được biên chế 3 tiểu đoàn – 1 tiểu đoàn T-54, 1 PT-76 và 1 tiểu đoàn trang bị xe bọc thép chở quân (BTR). Năm 1972, Hà Nội lên kế hoạch mở cuộc tấn công quyết định vào miền Nam bằng các đơn vị chủ lực quân đội VNDCCH. Trong cuộc tấn công này, tiểu đoàn xe tăng 171 trong biên chế trung đoàn 203 đã được đưa theo “đường mòn Hồ Chí Minh” từ Bắc Việt tới khu vực phía đông Tây Ninh, cách biên giới Campuchia không xa. 38 xe tăng T-54B được ngụy trang đã hành quân hơn 900 kilomet trong 2 tháng (đi B dài đầu tiên là d297 vào B3, tiếp đó 171 mới đi B2). Đợt tấn công đầu tiên trong năm 1972 của quân đội Bắc Việt trong ngày 30 tháng 3 vào các trận địa của quân đội VNCH bố trí dọc khu phi quân sự trên vĩ tuyến 38 bằng lực lượng của 5 sư đoàn bộ binh với sự yểm trợ của 2 trung đoàn xe tăng 201 và 202 (sai: 203 và 202). Sư đoàn bộ binh 3 VNCH đã bị đánh tan và hầu hết vũ khí hạng nặng bị vứt lại gần thành phố Quảng Trị. Để ngăn chặn cuộc tấn công vào Quảng Trị, quân Nam Việt Nam đã đưa tới đó trung đoàn xe tăng 20 được trang bị các xe tăng M-48. Mùng 2 tháng 4, từ hướng tây Đông Hà, đại đội M-48 đã bắn chặn các xe tăng Bắc Việt từ xa và bắn cháy 2 T-54 và 9 PT-76 (số xe tăng bơi K63-85 và BTR50PK bị máy bay bắn cháy chứ không phải M48). Còn mùng 9 tháng 4, khi đánh trả cuộc tấn công đầu tiên, đã bắn cháy thêm 16 T-54 (theo khẳng định, không tổn thất bất kỳ M-48 nào) (Hơi phóng đại. Song hôm đó ta cũng mất gần chục cái thật- cả do máy bay đánh). Ngày 23 tháng 4, quân đội Bắc Việt lần đầu tiên sử dụng tên lửa chống tăng điều khiển “Malyutka”, 3 M-48 bị bắn cháy, một số xe tăng khác bị thương.

Sau thời gian tạm lắng, ngày 27 tháng 4, các cuộc tấn công đã bắt đầu trở lại. Các xe tăng T-54 đã chọc thủng tuyến phòng ngự và đe dọa bao vây lực lượng phòng thủ từ phía bắc Quảng Trị. Cuộc rút lui theo kế hoạch lúc đầu, sau một thời gian đã trở thành tháo chạy và trung đoàn thiết giáp 20 mất toàn bộ các xe tăng M-48. Mùng 2 tháng 5, Quảng Trị được giải phóng. Trận chiến kéo dài hàng tháng trợi đã kết thúc: quân đội Bắc Việt không đủ sức tiếp tục tấn công. Ban tham mưu trung đoàn xe tăng 20 tuyên bố trong quá trình tham chiến đã tiêu diệt hơn 90 xe tăng T-54 và PT-76 (phía VNCH – 100% số xe tăng M48 trong biên chế, tính cả tổn thất không phải trong chiến đấu). (Lấy đâu ra 90 cái. Chỉ khoảng 1/3 thôi. Chủng loại thì: T54, T59, K63-85, BTR50PK, K63)

Đợt tấn công thứ hai của quân đội Bắc Việt vào khu vực cao nguyên. Ngày 13 tháng 5, hai trung đoàn (bộ binh) không có pháo bắn chuẩn bị, với sự yểm trợ của các xe tăng đã tấn công thành phố Kontum từ đường 14, thêm hai cuộc tấn công bằng xe tăng được tiến hành ở phía nam và bắc. Tới ngày 27 tháng 5, quân đội Bắc Việt mới chỉ chiếm được phía bắc thị xã Kontum, nhưng đến ngày 31 tháng 5 đã bị đẩy ra khỏi thành phố. Đến giữa tháng 6, cuộc vây hãm Kon Tum kết thúc, quân đội Bắc Việt mất khoảng 80 xe tăng. (Tại B3, T54- 59 tham gia đánh trận đầu tiên là Đắc Tô- Tân Cảnh giành thắng lợi giòn giã. Sau đó mới đánh KT và thảm bại. Tuy nhiên, số liệu quá phóng đại. Vì cả B3 lúc này chỉ có mỗi d297 với tổng số khoảng 30 đầu xe. Thực tế mất khoảng 15 xe thôi).

Nguồn tiếng Nga (btvt.narod.ru)

Первые танки Т-54 прибыли в Северный Вьетнам (ДРВ) в 1964 году. Они поступили на вооружение 202-го бронетанкового полка (первой и единственного на то время вьетнамской танковой части). В нем уже имелись танки Т-34/85 и ПТ-76. По западным данным к 1969 году бронетанковые войска ДРВ имели 60 Т-54, 50 Т-34/85 и 300 ПТ-76.

Впервые северовьетнамские Т-54 вступили в бой в феврале 1971 года. В это время Сайгонские войска проводили операцию «Лам-Сон 719» на территории Лаоса, с целью нарушить работу «Тропы Хо Ши Мина» – системы коммуникаций по которой снабжались южновьетнамские партизаны. 8 февраля 1-я бронетанковая бригада армии Южного Вьетнама (в ее состав входили 11-й и 17-й бронетанковые полки вооруженные М41АЗ) начала наступление на лаосские города Алоу и Тхе-пон, с целью перерезать стратегическую дорогу №9. В завязавшихся боях приняли участие 202-й бронетанковый полк и два отдельных танковых батальона укомплектованные Т-54, приданные для усиления 70 армейскому корпусу ДРВ. 10 февраля южновьетнамские войска захватили Алоу, а основные бои с применением Т-54 развернулись севернее. В них по западным данным было потеряно до 9 танков Т-54 (6 -19 февраля и 3 – 27 февраля).

К концу 1971 года СССР и Китай поставили в ДРВ дополнительное вооружение, включая танки Т-54 и «59». Благодаря этим поставкам в ноябре 1971 года были образованы новые танковые полки 201-й и 203-й, а так же реорганизован старый 202-й полк. Обычным для танкового полка стал трехбатальонный состав – один батальон Т-54, один ПТ-76 и один оснащенный бронетранспортерами. В 1972 году Ханой запланировал провести решительное наступление на Юг силами регулярных подразделений армии ДРВ. В рамках его подготовки 171-й танковый батальон из 203-го бронетанкогого полка был переброшен по «Тропе Хо Ши Мина» из Северного Вьетнама в район восточ-нее Той Няня, недалеко от Камбоджийской границы. 38 сильно закамуфлированных танка Т-54Б прошли своим ходом более 900 километров за два месяца. Первый удар в 1972 году армия ДРВ нанесла 30 марта по позициям южновьетнамских войск расположенных вдоль демилитаризованной зоны в районе 38 параллели, силами 5 пехотных дивизий при поддержке 201-го и 202-го бронетанковых полков. 3-я пехотная дивизия Южного Вьетнама была смята и потеряв почти все тяжелое вооружение, отброшена к городу Куанг-Чи. Что бы задержать наступление к Куанг-Чи был спешно переброшен 20-й танковый полк армии Южного Вьетнама, на вооружении которого находились американские М48. 2 апреля к западу от Донг-Ха рота М48 обстреляв наступающие северовьетнамские танки с дальней дистанции подбила два Т-54 и девять ПТ-76, а 9 апреля отражая очередное наступление еще 16 Т-54 (не потеряв, как утверждается, ни одного М48). 23 апреля северо-вьетнамцы впервые применили ПТУР «Малютка» – три М48 были уничтожены и несколько машин повреждено.

После некоторого затишья, 27 апреля наступление возобновилось. Т-54 прорвали линию укреплений и над обороняющимися частями нависла угроза окружения к северу от Куанг-Чи. Начавшееся планомерное отступление через некоторое время превратилось в бегство, при котором 20 танковый полк потерял все свои М48. 2 мая Куанг-Чи пал. Длившееся месяц сражение закончилось: для продолжения наступления у северовьетнамцев сил уже не было. Штаб 20-го танкового полка заявил об уничтожении в ходе этих боев более 90 танков Т-54 и ПТ-76 (все собственные потери – 100% имевшихся до начала сражения М48, отнесли на счет небоевых повреждений).

 Второй удар армия ДРВ нанесла на центральной возвышенности. 13 мая без артиллерийской подготовки два полка при поддержке танков атаковала город Контум со стороны дороги №14, еще две танковые атаки были проведены южнее и севернее. Только к 27 мая была захвачена северная часть Контума, но уже 31 мая северовьетнамские войска были вытеснены из города. К середине июня, когда осада Контума была прекращена, войска ДРВ потеряли около 80 танков.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Sáu, 2013, 01:13:22 am
Đợt tấn công thứ ba vào An Lộc, gần Sài Gòn. Tham chiến có tiểu đoàn xe tăng 171 (T-54B) và các tiểu đoàn độc lập 20 và 21 (T-54). An Lộc bị bao vây, đường 13 dẫn về Sài Gòn bị tiểu đoàn xe tăng 20 cắt khi bất ngờ vượt sông Sài Gòn bằng cầu phao. Ngày 13 tháng 4, các tiểu đoàn xe tăng 20 và 21 yểm trợ sư đoàn 9 bộ binh bắt đầu tấn công An Lộc. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa xe tăng, bộ binh và pháo binh yếu, trong khi quân đội Sài Gòn sử dụng tên lửa chống tăng TOW. Kết quả là sau khi vào được tuyến phố chính trong thành phố, đoàn 6 xe tăng T-54B đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Các cuộc tấn công khác bị đánh chặn theo đường không và tổ thất một trung đội xe tăng. (Tại B2, T54-59 tham gia trận đầu tiên là Lộc Ninh và giành thắng lợi giòn giã. Sau đó đánh An Lộc không thành công. Lực lượng tham gia chỉ có 2 d: 20 và 21. d171 vào đến đó đổi thành d20)

Ngày 15 tháng 4, tiểu đoàn 171 đã tham gia cuộc tấn công thứ hai vào An Lộc và tổn thất thêm 12 T-54. Mùng 9 tháng 5, quân đội Bắc Việt cố gắng chiếm An Lộc khi bắt đầu cuộc tấn công với 40 xe tăng yểm trợ. Tới ngày 12 tháng 5, các xe tăng T-54 đã tới được phía bắc và đông thành phố. Tuy nhiên, quân đội Bắc Việt không thể giành thắng lợi quyết định. Sau khi tổ thất gần hết 40 xe tăng còn lại, quân đội Bắc Việt đã rút lui khỏi thành phố. (Tổng thiệt hại tại An Lộc là 29 xe, cả T lẫn TG)

Trong các cuộc tấn công năm 1972, quân đội Bắc Việt đã tổn thất khoảng 400 xe tăng (quá phóng đại). Để khắc phục tổn thất, năm 1973, Liên Xô đã viện trợ cho Bắc Việt các loại xe tăng T-55 (không có đâu), T-54, T-34-85 và PT-76. Trung Quốc cũng viện trợ các loại xe tăng T-59 và K-63. Tổng cộng khoảng 600 xe tăng. Nhờ đó, quân đội Bắc Việt có thể tổ chức 9 trung đoàn tăng thiết giáp: 201, 203, 204, 206, 207, 215, 273, 408 và 574 (Chưa CX. Lúc này LLTTG gồm có: 201, 202, 203, 206, 215, 273/B3, 574/B1 và M26 thuộc B2). Năm 1974, đã bắt đầu thành lập các lữ đoàn xe tăng gồm 5 tiểu đoàn. Đầu tiên là lữ đoàn tăng thiết giáp 203.

Năm 1975, quân đội Bắc Việt tấn công vào thành phố Huế và Đà Nẵng với sự tham gia của các trung đoàn tăng thiết giáp 273 (203) và 574 (mỗi trung đoàn có 1-2 tiểu đoàn T-54). Sau khi  Đà Nẵng thất thủ - 30 tháng 3, đã có quyết định chiếm Sài Gòn trước mùa mưa. Lực lượng tăng thiết giáp Bắc Việt bắt đầu các cuộc tấn công quyết liệt vào miền nam dọc theo duyên hải, mỗi ngày tiến được 50 kilomet. Giữa tháng 4, lữ đoàn tăng thiết giáp 202 đã được triển khai gần Sài Gòn, các đơn vị xe tăng độc lập tiếp cận Sài Gòn từ hướng đông và đông nam. Cuối tháng 4, số lượng xe tăng Bắc Việt quanh Sài Gòn là 400 chiếc. Cuộc tấn công vào Sài Gòn kết thúc ngày 30 tháng 4 khi xe tăng T-54 số hiệu 843 (và xe T59 số 390) thuộc lữ đoàn tăng thiết giáp 203 húc đổ cổng dinh Tổng thống (танк Т-54 номер 843 из 203-й бронетанковой бригады прорвался к Президентскому дворцу – thực tế là xe tăng T-59, số hiệu 390) (Hiện giờ người ta xác định cả 2 xe 843 và 390 đều húc đổ cổng).

Năm 1979, các xe tăng T-54 của Việt Nam đã tham gia đánh trả cuộc tấn công của Trung Quốc vào các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Trong cuộc xung đột này, chúng đã đối đầu với các xe tăng T-59 – bản sao chép từ T-54 – đã được trang bị các máy đo xa laze, tăng cường đáng kể độ chính xác của pháo chính (XT T54 và T59 chưa tham chiến ở BGPB).

Nguồn tiếng Nga:

Третий удар наносился на южном участке в направлении провинциальной столицы ан Лок, вблизи Сайгона. В нем принимал участие уже развернувшийся 171-й танковый батальон (Т-54Б), а так же 20-й и 21-й отдельные танковые батальоны (Т-54). Ан Лок был окружен, а дорога №13 ведущая к Сайгону перерезана 20-м танковым батальоном, который неожиданно форсировал реку Сайгон по наведенному понтонному мосту. 13 апреля 20 и 21 -и танковые батальоны поддержали 9-ю пехотную дивизию, предпринявшую штурм ан Лока. Однако координация между танками, пехотой и артиллерией была слабой, а южновьетнамская пехота применила противотанковые ракеты TOW. В результате вошедшая в город колона из 6 Т-54Б, которая достигла главной улицы, была полностью уничтожена. Другие атакующие попали под авиационный удар потеряв до взвода танков.

15 апреля 171-й танковый батальон участвовал во втором штурме ан Лока, в ходе которого было потеряно еще 12 Т-54. 9 мая северо-вьетнамцы предприняли очередную попытку взять Ан-Лок, начав атаку поддержанную 40 танками. К 12 мая Т-54 достигли северной и восточной части города, однако добиться решительной победы не смогли. После потери почти всех остававшихся 40 танков войска ДРВ отошли от города.

За время наступлений 1972 года войска ДРВ потеряли около 400 танков. Для восполнения потерь в 1973 году СССР поставил в Северный Вьетнам очередную партию танков: Т-55, Т-54, Т-34/85, и ПТ-76, Из Китая были получены танки «Тип 59» и «Тип 63». Всего около 600 танков. Благодаря этим поставкам Северный Вьетнам смог укомплектовать 9 бронетанковых полков: 201,203, 204, 206, 207, 215, 273, 408 и 574-й. В 1974 году было начато формирование бронетанковых бригад, пятибатальонного состава. Первой из них стала 203-я бронетанковая бригада.

Боевые действия в 1975 году начались с наступления северовьетнамских войск на города Гуе и Да-Нанг, в котором участвовали 273-й и 574-й бронетанковые полки (имевшие по одному батальону укомплектованному Т-54). После падения Да-Нанга – 30 марта, было принято решение взять Сайгон до наступления сезона дождей. Бронетанковые силы ДРВ начали стремительное наступление на юг вдоль приморского шоссе, проходя до 50км в день. В середине апреля 202-я бронетанковая бригада уже развернулась около Сайгона, с востока и юго-востока подходили отдельные танковые части. В конце апреля количество северовьетнамских танков вокруг Сайгона достигло 400 единиц. Штурм столицы завершился 30 апреля, когда танк Т-54 номер 843 из 203-й бронетанковой бригады прорвался к Президентскому дворцу.

В 1979 году северовьетнамские Т-54 участвовали в отражении наступления китайских войск на северные провинции ДРВ. В этом конфликте они противостояли своей китайской копии – танку «59», которые правда были уже оснащены лазерными дальномерами, что существенно повышало точность стрельбы из пушки.


------------------------------------------------------------------
* các đoạn màu đỏ trong dấu (....) là bác lixeta chỉnh lại những chỗ sai trong bài dịch. Cám ơn bác lixeta ;D


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 28 Tháng Sáu, 2013, 01:41:32 am
Lịch sử chế tạo

Dòng xe tăng tiền nhiệm ngay trước T-54 là T-44 được chế tạo trong những năm 1943-1944. Trong các giai đoạn khác nhau, quá trình chế tạo, T-54 gắn liền với T-44 vì việc chế tạo hai dòng xe tăng này được thực hiện theo xu hướng phát triển tăng thiết giáp chung của Liên Xô trong thời kỳ này. Trong những giai đoạn đầu tiên, điển hình trên mô hình kim loại của T-54, có thể nhận thấy được là mức độ nâng cấp đáng kể từ T-44.

T-44 được chế tạo ở Phòng thiết kế Hạ Tagil, xưởng số 183 dựa trên thời gian làm việc theo chương trình nâng cấp T-34 mà kết quả của chương trình này là việc chế tạo các xe tăng T-34M và T-43 để thay thế T-34 nhưng không được sản xuất hàng loạt do điều kiện thời chiến. Xe tăng mới T-44 là độc nhất về bố cục trong thời gian này. Do kết quả thiết kế lại buồng động cơ và lắp ngang động cơ cùng bộ truyền động, đã giảm đáng kể chiều dài và chiều cao của nó, cũng như bố trí tháp pháo được bố trí giữa thân xe, giảm tải các bánh chịu nặng trước. Cùng với việc bỏ xạ thủ - liên lạc viên (стрелка-радист), cho phép giảm đáng kể thể tích bọc thép và theo đó, giảm khối lượng so với T-34-85, tăng cường đáng kể giáp xe.

Theo các yêu cầu được Viện nghiên cứu khoa học trung ương số 48 đề ra (thành lập) từ năm 1943 đối với xe tăng hạng trung thế hệ mới, phải có khả năng chống lại đạn từ 75 đến 85mm

+ bộ phận trên thân xe và trước tháp pháo phải hoàn toàn không bị tổn thương

+ nửa trước thành xe phải hoàn toàn không bị tổ thường trong giới hạn các góc nghiêng cụ thể

+ thành tháp pháo phải hoàn toàn không bị tổn thương trong phạm vi các góc nghiêng cao hơn khoảng 2 lần so với phạm vi của thành xe

+ phạm vi các góc nghiêng không bị tổn thương của chắn bùn có thể là trung bình giữa phạm vi đối với tháp pháo và thành xe.

Các yêu cầu này, mặc dù không đầy đủ, đã được thực hiện trên T-44. Biến thể đầu tiên có giáp đầu 75mm; thành dưới 45mm và thành trên 75mm. Trong biến thể sản xuất hàng loạt đầu tiên, giáp đầu được tăng lên 90mm, còn thành xe – 75mm theo toàn bộ chiều cao.

Tuy nhiên, trong khi giáp tăng là ưu điểm thì vũ khí của T-44 lại tương tự như T-34-85: pháo ZIS-S-53 với chiều dài nòng gấp 56 lần cỡ nòng và được cho là không có hiệu quả đối với xe tăng hạng trung từ năm 1944. Có hai hướng tăng cường hỏa lực. Đầu tiên là chế tạo pháo với sự tăng cường sơ tốc đầu nòng của đạn theo cách tăng chiều dài nòng và khối lượng thuốc phóng. Tuy nhiên, kinh nghiệm với pháo 85mm loại này, “uy lực lớn” theo thuật ngữ khi đó, diễn ra vào năm 1944, đã chỉ ra vấn đề không chắc chắn sản xuất được chúng với cơ sở công nghệ đang có. Ngoài ra, phân tích các kết quả thí nghiệm bắn cho thấy rằng đạn nhẹ cao tốc ít hiệu quả khi bắn vào giáp có độ nghiêng lớn so với các loại đạn tốc tộ thấp, nhưng nặng như trên pháo 100 và 122mm. Kết quả là đã chọn hướng phát triển thứ hai – tăng cường uy lực pháo bằng cách tăng cỡ nòng.

Từ giữa năm 1944 đã nghiên cứu vũ khí chính cho xe tăng hạng trung thế hệ mới là pháo 100mm dài gấp 56 lần cỡ nòng và pháo và theo đường đạn pháo hải quân B-34 mà trong cùng thời gian này đã lắp được trên pháo tự hành Su-100. Cơ sở bổ sung cho việc ủng hộ sử dụng loại pháo này là công suất đáng kể của đạn nổ - phá. Đối thủ chính của xe tăng, trước hết là bộ binh. Việc tiêu diệt xe tăng địch cũng được xem là nhiệm vụ quan trong, nhưng mà mục đích thứ hai (mục đích phụ, thứ cấp).

Các nỗ lực trang bị pháo mới cho T-44 đã được thực hiện. Năm 1945, đã chế tạo hai mẫu thí nghiệm T-44-100 với pháo 100mm LB-1 trên tháp pháo cũ. Tuy nhiên, các thí nghiệm đã chỉ ra độ tin cậy và khả năng cơ động không cao, dẫn tới việc dừng các công việc tiếp sau theo hướng này. Cùng với đó, để lắp pháo 100mm, trong Phòng thiết kế xưởng 183, từ mùa hè năm 1944, theo sáng kiến, đã bắt đầu thiết kế biến thể T-44 mới và lúc đầu có tên gọi T-44B. Ngày 20 tháng 8, dự án được đề trình cho Dân ủy công nghiệp xe tăng V.A.Malưshev. Trong tháng 9-11, dự án này đã nhận được tên gọi cuối cùng – T-54 và đã được phê chuẩn bởi Dân ủy công nghiệp xe tăng. Theo nhiệm vụ cấp Nhà nước, vào mùng 1 tháng 12 năm 1944, Phòng thiết kế phải chế tạo mẫu thí nghiệm và đến 15 tháng 1 năm 1954 sẽ hoàn thành các thí nghiệm của nó. Vào 20 tháng 5 năm 1945 phải gửi các bản vẽ hoạt động của xe tăng cho các xưởng chế tạo, nhưng các thời hạn này đã không được thực hiện đúng.

Điểm quan trọng xuất hiện trong quá trình chế tạo xe tăng mới, liên quan tới khả năng cơ động, đòi hỏi yêu cầu cao là thiết bị động lực (động cơ). Bất chấp mọi nỗ lực của các công trình sư, động cơ V-2 công suất 520 sức ngựa được nâng cấp là động cơ duy nhất dành cho xe tăng. Việc chế tạo động cơ xe tăng có sông suất hơn 700 sức ngựa trong điều kiện trình độ công nghệ khí đó, theo các chuyên gia là ít có khả năng thực hiện được. Kết quả là cần phải tính toán thật chặt chẽ về khối lượng xe để không giảm khả năng cơ động đã đề xuất phương án với động cơ hàng không, bảo đảm công suất cần thiết nhưng có hàng loạt các nhược điểm khác và thực tế, không được xem xét.

Tình trạng này không cho phép phát triển tiếp việc tăng cường giáp do tăng khối lượng xe tăng. Theo hướng phát triển giáp bảo vệ trong khi không tăng tổng khối lượng xe tăng là không thể. Bởi vì việc này dẫn đến việc giảm các thông số kỹ thuật khác cũng như ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu. Việc tăng cường giáp theo hướng tăng chất lượng thép, về nguyên tắc, là có thể. Nhưng ở thời điểm này thì không hợp lý. Trên T-44, việc tăng đáng kể giáp bảo vệ có thực hiện được theo hướng giảm thể tích bọc thép. Tuy nhiên, thực tế là không có khả năng phát triển tiếp trong việc giảm thể tích. Giải pháp duy nhất đối với các công trình sư là thay đổi hình dáng tháp pháo.

(http://cy14.ru/wp-content/uploads/2011/03/Tank_T-54_in_Verkhnyaya_Pyshma.jpg)

Nguyên mẫu T-54 đầu tiên, theo “Các tài liệu về sản xuất và thử các mẫu xe tăng thí nghiệm T-54” năm 1946, đã hoàn thành tháng 1 năm 1945 và được đưa vào thí nghiệm ở Kubinka. Tuy nhiên, trong tài liệu khác nói rằng đây là nguyên mẫu thứ hai. Mẫu đầu tiên đã hoàn thành vào cuối năm 1944 và được thí nghiệm trực tiếp trong xưởng. Mẫu đầu tiên của xe tăng, được gọi là “T-54 mẫu năm 1945”, rất giống với T-44. Điểm khác biệt đáng chú ý nhất ở ngoài là pháo 100mm mới, lớn hơn. Giáp đầu tăng từ 120 lên 180mm, giáp hông từ 90 lên 90-150mm. Hình dáng tháp pháo theo đó chịu sự thay đổi đáng kể và thành tháp pháo nghiêng không quá 20 độ. Giáp đầu tăng lên 120mm nhưng giáp hông chỉ dày thêm 5mm. Phần sau thân hầu như mượn lại từ T-44, không đổi. Đầu xe đã bỏ khe khí tàu quan sát của lái xe để trở thành nguyên khối. Do khối lượng không tăng so với T-44, đã kéo dài hệ thống treo và tăng diện tích bản xích cũng như chiều rộng các bánh chịu nặng. Động cơ diesel và bộ truyền động thực tế lấy từ T-44, chỉ tăng cường hệ thống làm mát động cơ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Sáu, 2013, 12:17:41 am
Chủ nhiệm ủy ban cấp Nhà nước, đại tá E.A.Kylchisky sau đó đã ghi lại ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy xe tăng mới:

+ xe tăng gây được ấn tượng. Hình dáng ngoài của nó có các góc nghiêng cần thiết đối với các loại đạn tương lai của địch, đã mang lại cho nó hình dạng thích hợp. Hình dáng thân hiện đại hơn, cộng với tháp pháo có pháo mới dựa trên 10 bánh chịu nặng lớn trên băng xích với mắt xích nhỏ. Đây là, trong sự quan sát đầu tiên, đơn giản là sự hài hòa về hình dáng đối với các chuyên gia về một số tham số kỹ thuật cao của xe tăng. Còn rõ ràng: hình thuôn của thân và tháp pháo – tăng độ vững chắc cho giáp và giảm khả năng nó bị bắn cháy, chiều dài nòng - làm cho sơ tốc đầu nòng của đạn cao, là đặc điểm nổi bật nhất của pháo tăng, 10 bánh chịu nặng lớn với hình cắt ngoài tạo khả năng di chuyển trên tốc độ cao cùng với băng xích mắt xích nhỏ cùng các đặc điểm khác.

Trong tính toán về các thí nghiệm được ủy ban đề ra, có nói về các thông số kỹ chiến thuật cao của T-54. Với khối lượng 35,5 tấn – chỉ hơn 3,7 tấn so với T-44, xe tăng có giáp và pháo mạnh đáng kể. Trong khi đó, chiều cao xe tăng thậm chí còn thấp hơn so với T-44 – 2257mm so với 2400mm. Tốc độ tối đa của xe tăng, sự thật, chỉ có 45km/h so với 51km/h trên T-44 nhưng tốc độ trung bình vẫn bằng nhau, còn tầm hoạt động xa hơn. Các thí nghiệm đã xuất hiện nhiều nhược điểm của xe tăng mới. Mặc dù vậy, trong báo cáo các thí nghiệm vẫn ghi lại:

1. Xe tăng T-54, được giới thiệu là sự nâng cấp của T-44, theo các chất lượng chiến đấu chính (sức mạnh vũ khí và giáp) vượt trội (chiếm ưu thế) so với toàn bộ các xe tăng hạng trung hiện nay.

2. Các thí nghiệm trên bãi tập với quãng đường di chuyển 1553 kilomet về độ vững chắc của các máy móc chính, mẫu thí nghiệm của xe tăng T-54 đã đạt được. Tuy nhiên, trong các thí nghiệm, đã đặt ra việc cần thiết việc hoàn thiện hàng loạt các chi tiết và tổ hợp.

3. Các điểm yếu chính của xe tăng T-54 là tháp pháo không đạt được độ vững chắc và thiết kế bộ truyền động cũ, không đảm bảo đối với xe tăng hiện đại. Tháp pháo có thể bị bắn thủng ở cự ly xa, còn bộ truyền động và bộ chuyển động làm giảm chất lượng cơ động của xe tăng.

4. Khi tính toán tăng cường mạnh chất lượng chiến đấu của xe tăng hạng trung T-54, ủy ban đã tính toán giới thiệu T-54 vào trang bị Hồng quân với việc khắc phục những nhược điểm được ghi trong báo cáo.

5. Cùng với xử lý hàng loạt các chi tiết mới có thể làm chậm việc đưa vào sản xuất hàng loạt xe tăng T-54, ủy ban tính toán khả năng bắt đầu sản xuất T-54 mà không cần đợi việc sản xuất các chi tiết và máy móc mới, đang được giao cho xưởng số 183 xử lý gấp theo quyết định của Dân ủy Công nghiệp nặng (NKTP) và Tổng cục tăng thiết giáp Hồng quân:

a) tháp pháo theo hình dáng IS-3;

b) bộ truyền động với bộ đồng bộ và cơ chế quay xe tăng hành tinh 2 bậc/cấp;

c) diềm chống đạn kiểu “Faust”

d) thay đổi các góc nghiêng sau thân xe

e) bệ quay buồng chiến đấu

g) các khí tài quan sát theo kiểu M4A2 trong tháp nhỏ của trưởng xe

h) các băng xích với khớp chốt

i) các bộ giảm sóc của bộ phận chuyển động (trên toàn bộ các bánh chịu nặng).

(http://i1290.photobucket.com/albums/b522/shevcheko2004/T-541949_zpseeb13831.jpg)
T-54 mẫu năm 1949

Ngoài ra, ủy ban đã đề xuất thay đổi bộ dẫn động cơ cấu quay tháp pháo để bảo đảm thuận lợi hơn cho pháo thủ, nghiên cứu lắp súng phòng không, lắp khí tài quan sát chiến trường hiện đại hơn, sử dụng các biện pháp làm giảm khói súng cho buồng chiến đấu khi bắn ở cường độ cao và chế tạo hệ thống chữa cháy tự động cho buồng động cơ. Toàn bộ danh sách các nhận xét có tổng cộng 68 điểm.

Tháng 7 năm 1945, Phòng thiết kế xưởng số 183 đã đóng mẫu thứ thứ 2 (hoặc thứ 3) của xe tăng T-54 được chế tạo với tính toán các ý kiến của ủy ban. Xe tăng có tháp pháo mới, dạng nóc tròn theo kiểu IS-3 nhưng giảm chu vi, đặc biệt là thân sau. Giáp đầu xe dày 200mm, còn thành, giảm từ 160 xuống 125mm, các góc nghiêng của tháp pháo theo chiều dóc (góc nghiêng đứng) – 45 độ. Bộ phận truyền động được thay thế tương ứng với yêu cầu trong thí nghiệm của ủy ban, còn bộ phận chuyển động cuối cùng đã nhận được băng xích có khớp chốt. Thể tích các thùng nhiên liệu tăng từ 530 lên 545 lít. Vũ khí xe tăng bổ sung 2 súng máy 7,62mm SG trong các hốc bọc thép lắp ở bệ trên xích cho lái xe và không có thước ngắm. Đồng thời, súng phòng không 12,7mm DShK lắp trên bệ súng gần cửa ra vào của pháo thủ số 2 trên nóc tháp pháo. Tháng 7 – 11 năm 1945, mẫu này đã trải qua các thí nghiệm trên trường bắn ở Kubinka. Theo các thí nghiệm ở đó, nó một lần nữa được ủy ban Nhà nước đề xuất đưa vào sản xuất hàng loạt, nhưng một lần nữa, sau khi khắc phục các nhược điểm. Sau khi hoàn thiện nguyên mẫu và các thí nghiệm đầu tiên, theo Mệnh lệnh của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô số 960-402 từ ngày 29 tháng 4 năm 1946, T-54 được tiếp nhận vào trang bị của Hồng quân.


Tiêu đề: Xe tăng hạng trung T-62
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Sáu, 2013, 12:25:49 am
Xe tăng hạng trung T-62

(http://i1290.photobucket.com/albums/b522/shevcheko2004/T-62_zps39f3fa19.jpeg)

Được chế tạo năm 1959 ở Phòng thiết kế Hạ Tagil dưới sự chỉ đạo của L.N.Kartsev. Xe tăng được chế tạo trên cơ sở khung gầm T-55 và có tên gọi “Công trình 166”. Xe tăng được tiếp nhận vào biên chế theo Mệnh lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô ngày 6 tháng 9 năm 1961 và sản xuất hàng loạt từ năm 1962 đến 1973.

Pháo nòng trơn 115mm U5-TS “Molot” yêu cầu tăng cường thể tích buồng chiến đấu và vì thể đã kéo theo hàng loạt những thay đổi về thiết kế trong tháp pháo, thân xe và hệ thống điều khiển hỏa lực. Mặc dù tăng cỡ nòng, chiều dài nòng vẫn giữ nguyên – 2,8 mét.

Khác với T-54/55, tháp pháo đúc với nóc hàn, tháp pháo mới đúc liền khối. Đường kính bệ tháp pháo tăng từ 1825mm lên 2245mm, còn thân xe được kéo dài thêm 386mm.

Liên quan với việc tăng khối lượng, moment quán tính và moment mất cân bằng của pháo, hệ thống ổn định vũ khí “Tsiklon” được cho là không đảm bảo. Vì thế, đã chế tạo hệ thống cân bằng “Meteor” và thay đổi thiết kế cơ cấu quay tháp pháo. Để giảm thời gian pháo ở trong tư thế không cân bằng, góc tà tăng thêm 6 độ do tháp pháo cao hơn và góc nghiêng trước của bệ tháp pháo.

Cơ số đạn pháo – 40 phát bắn. Đạn xuyên giáp dưỡi cỡ ở cư ly 2000 mét xuyên giáp đứng dày 270mm và 115 theo góc nghiêng 60 độ. Đằng sau tháp pháo lắp cửa mở tự động hất (vứt, đẩy) vỏ đạn sau khi bắn.

Xe tăng có độ dày giáp trước và giáp đầu tháp pháo bằng nhau. Độ dày tối đa giáp trước tháp pháo là 211mm dưới góc nghiêng 17 độ.

Trên xe tăng lắp động cơ V-55V. Bộ truyền động và bộ phận chuyển động cũng chịu những thay đổi riêng trong thiết kế. Cũng trong thời gian này, cấu trúc của xe tăng được sử dụng rộng rãi các vật liệu mới vào thời gian này – chất (nhựa) dẻo và hợp kim nhôm. Súng máy phòng không DShKM được lắp năm 1969.

Trên cơ sở T-62 đã chế tạo xe tăng chỉ huy T-62K và pháo chống tăng IT-1. Xe tăng chỉ huy được chế tạo năm 1962 và gia nhập biên chế năm 1964. T-62K sản xuất hàng loạt tới năm 1973.

T-62K khác ở chỗ lắp khí tài dẫn đường tăng TNA-2, bổ sung đài vô tuyến bước sóng ngắn R-112 và tổ hợp ắc quy. Tổ hợp này được chế tạo trên cơ sở động cơ bộ chế hòa khí hai kỳ làm mát không khí công suất 2 sức ngựa và máy phát điện một chiều công suất 1kW. Cơ số đạn giảm xuống 36 phát bắn cho pháo chính và 1750 đạn súng máy đồng trục.

Một bộ phận xe tăng T-62 được trang bị các lưới quét mình KMT-4M và KMT-5M.

Xe tăng được xuất khẩu cho Bulgaria, Đông Đức, Hungari, Algieri, Ai Cập, Iraq, Iran, Yemen, Libia, Siri, Afganistan, Triều Tiên, Mông Cổ, Angola, Việt Nam, Etiopia và Cuba.

Xe tăng hạng trung T-62A

Được chế tạo ở Phòng thiết kế Hạ Tagil dưới sự chỉ đạo của L.N.Kartsev và có tên gọi “Công trình 165”. Xe tăng được tiếp nhận vào biên chế theo mệnh lệnh của Bộ quốc phòng Liên Xô mùng 9 tháng 1 năm 1962 dưới tên gọi T-62A nhưng không được sản xuất hàng loạt bởi vì trong thời gian đó chưa sản xuất được đạn xuyên giáp mới cho pháo và hệ thống cân bằng vũ khí.

Xe tăng được chế tạo trên cơ sở T-55 và khác ở pháo rãnh xoắn U8-TS (tên gọi lúc đầu – D-54) với hệ thống cân bằng vũ khí theo hai mặt phẳng “Kometa”. Liên quan với đó, thân xe tăng được kéo dài cùng đường kính bệ tháp pháo.

Năm 1961, trên xe tăng thí nghiệm T-62 đã lắp cơ chế nạp đạn thí nghiệm “Zhelud” với 22 phát bắn được bố trí trên bệ quay nằm ngang trong buồng chiến đấu. Thiết kế này là nguyên mẫu hệ thống nạp đạn tự động trên xe tăng chủ lực T-72.

Năm 1965, T-62 được lắp bộ dẫn động tự đồng điều khiển các tổ hợp truyền động. Bộ dẫn động này có ba chế độ làm việc – tự động, bán tự động và bằng tay. Các xe tăng thí nghiệm trang bị các bộ dẫn động này có tên gọi “Công trình 612”.

Năm 1969. trên cơ sở T-62 đã chế tạo mẫu thí nghiệm mà trên đó lắp động cơ đa nhiên liệu V-36F công suất 471 kW (640 sức ngựa), là biến thể của động cơ dòng V-2. Bộ phận chuyển động được thay bằng các bánh hỗ trợ hai khối và bánh chịu nặng với đĩa từ hợp kim nhôm. Tốc độ tối đa của xe tăng – 55km/h.


Tiêu đề: Xe tăng hạng trung T-62
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Sáu, 2013, 12:27:38 am
Các biến thể

T-62A – tiếp nhận vào trang bị năm 1962. Trên xe tăng lắp tháp pháo đúc và pháo rãnh xoắn 100mm U8-TS (D-54) với các tính năng mạnh hơn so với D-12TS và hệ thống cân bằng vũ khí dọc – ngang “Kometa”. Để đẩy vỏ đạn sau khi bắn, trên xe lắp cơ cấu vứt vỏ đạn qua cửa sau tháp pháo. Xe tăng không được sản xuất hàng loạt do thời điểm đó không chế tạo được đạn xuyên giáp và hệ thống cân bằng vũ khí mới.

T-62D – tiếp nhận vào trang bị năm 1983. Tăng cường giáp thân, tháp pháo, đáy và lắp diềm chắn cao su ở hông, cũng như lắp tổ hợp phòng thủ chủ động “Drozd”. Phiên bản có động cơ diesel V-46-5M có tên gọi T-62D-1.

T-62K – tiếp nhận vào biên chế năm 1964. Trên xe tăng bổ sung khí tài dẫn đường TNA-2, đài vô tuyến bước sóng ngắn R-112 và tổ hợp ắc quy AB-1 để cung cấp nguồn điện cho khí tài khi làm việc lâu. Khi đó, giảm cơ số đạn còn 36 phát bắn và 1750 đạn súng máy, thay đổi sự bố trí phụ tùng.

T-62M – tiếp nhận vào trang bị năm 1983. Trên xe tăng cường giáp tháp pháo, thân và đáy, diềm chắn cao su chống đạn xuyên lõm và đệm chống nơtron trên tháp pháo. Sử dụng băng xích với bản lề cao su pha kim loại từ xe tăng T-72. Tăng cường 2 bộ giảm sóc thủy lực trên các chi tiết hệ thống treo của các bánh chịu nặng thứ hai. Trên xe tăng lắp máy đo xa laze KTD-2 (KTD-1), thước ngắm TShSM-41U, hệ thống cân bằng “Meteor”M1, máy tính đường đạn BV-62, tổ hợp điều khiển vũ khí 9K116-1 “Sheksna”. Máy tính đường đạn BV-62 đảm bảo xử lý tự động góc ngắm và lượng ngắm đón chếch khi bắn toàn bộ các loại đạn (trừ tên lửa điều khiển). Pháo có vỏ cách nhiệt.

Phiên bản với động cơ V-46-5M có tên gọi T-62M-1; không có tổ hợp điều khiển vũ khí – T-62M1 (với động cơ V-46-5M – T-62M1-1); không có tổ hợp điều khiển vũ khí và tăng cường giáp thân – T-62M1-2 (với động cơ V-46-5M – T-62M1-2-1).

(http://i1290.photobucket.com/albums/b522/shevcheko2004/t62m_zps8e8229d7.jpg)

T-62MV – tiếp nhận vào trang bị năm 1985. Trên xe tăng lắp giáp nổ, vỏ cách nhiệt nòng pháo, tăng cường giáp đáy và lắp diềm chắn cao su dày 10mm. Phiên bản xe tăng với động cơ diesel V-45-65M nhận tên gọi T-62MV-1. Trên xe tăng T-62MV (T-62MV-1) lắp hệ thống điều khiển hỏa lực “Volna”, máy đo xa laze KTD-2 và máy tính đường đạn BV-62.

T-62MD – T-62M với tổ hợp phòng thủ chủ động “Drozd”

T-62MK – xe tăng chỉ huy T-62M. Trên xe lắp khí tài dẫn đường TNA-2, đài vô tuyến bước sóng ngắn R-112 và tổ hợp ắc quy để nạp điện cho khí tài khi làm việc lâu. Giảm cơ số đạn pháo chính và súng máy.


Tiêu đề: Re: Xe tăng hạng trung T-62
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Sáu, 2013, 12:28:04 am
Các thông số kỹ thuật

Khối lượng, tấn: 37,5

Kíp xe: 4 người

Các kích thước, mm

+ dài: 9335

+ rộng: 3300

+ khoảng sáng cách đất: 430

Vũ khí: pháo chính nòng trơn 115mm 2A20 (U5-TS)/7,62mm PKT (SGMT)

Cơ số đạn: 40 phát bắn; 2500 đạn súng máy

Giáp,mm

+ đầu: 100

+ hông: 15-79

+ sau: 46

+ trước tháp pháo: 242

+ hông tháp pháo: 153

Công suất động cơ, sức ngựa: 580

Tốc độ tối đa,km/h: 50

Tầm hoạt động,km: 450

Khả năng vượt chướng ngại vật

+ tường cao, mét: 0,8

+ hố rộng, mét: 2,85

+ hố sâu, mét: 1,4 (với khí tài vượt chướng ngại vật nước – 5 mét)

+ dốc, độ: 32.


Tiêu đề: Xe tăng hạng trung T-62
Gửi bởi: daibangden trong 30 Tháng Sáu, 2013, 12:08:44 am
Lịch sử chế tạo

Mặc dù xe tăng T-54 sau Chiến tranh Vệ quốc là chủ lực của xe tăng Quân đội Liên Xô, về tổng thể, đạt được yêu cầu của quân đội, nhưng các công trình sư vẫn tiếp tục nâng cấp nó và chế tạo mẫu khí tài kỹ thuật thiết giáp mới. “Chiến tranh lạnh” đang ở thời điểm cao trào, ở các nước khối NATO cũng đã có sự thay thế các xe chiến đấu.

Sau khi thử các bộ phận và tổ hợp hiện đại trên các xe thí nghiệm, các kỹ sư Liên Xô đã sử dụng chúng trên loạt sản xuất T-55 mới, được tiếp nhận vào biên chế năm 1958. Vẫn giữ lại hình dáng thân xe và độ dày giáp của dòng xe cũ, xe mới trang bị động cơ 580 sức ngựa, công suất mạnh hơn do tăng cường mức độ nén (ép) và cung cấp nhiên liệu. Sử dụng khớp dẫn động bơm nhiên liệu dạng “đông – hè”, đảm bảo hoạt động ổn định của động cơ diesel trong các điều kiện khí hậu khác nhau. Hệ thống sưởi ấm hộp bánh răng hộp truyền động làm đơn giản hóa việc khởi động trong điều kiện lạnh. Xe tăng được lắp máy làm sạch không khí hai cấp mới với vòi phun – hút bụi, lắp máy lọc dầu. Cũng trên hộp bánh răng, lắp thêm máy nén khí của cơ chế khởi động động cơ bằng không khí (компрессор механизма воздушного запуска двигателя). Ngoài ra, trên T-55 lắp các bánh chịu nặng đúc, nhẹ hơn thay vì như trước (vì thế, chúng đã được sử dụng trên T-54, thậm chí trên một số T-34 và Su-100). Về vũ khí, trên xe tăng mới giữ lại pháo 100mm D-10T2S với hệ thống cân bằng pháo – tăng trong hai mặt phẳng. Hai thùng nhiên liệu với giá đặt 18 đạn lắp ở bên phải, trước thân xe, cho phép nâng cơ số đạn lên 43 phát bắn so với 34 trên T-54. Súng máy gồm có 2 súng 7,62mm SGMT – lắp đồng trục với pháo chính và súng máy bắn vòng. Súng phòng không 12,7mm trên các xe sản xuất loạt đầu tiên không lắp; nhưng từ năm 1970 đã bắt đầu lắp trên tháp pháo.

Cuối những năm 50, đầu 60, theo tính toán, các cuộc chiến sẽ tiến hành trong điều kiện sử dụng vũ khí nguyên tử. Vì thế, xe tăng mới được trang bị hệ thống bảo vệ khỏi tác động của nó. Hệ thống hoạt động như sau – sau vụ nổ hạt nhân, theo lệnh của các máy cảm biến đo bức xạ gamma, đạn nổ được xử lý và đẩy bằng lò xo qua cửa sổ ra ngoài xe tăng. Đồng thời, toàn bộ các lỗ châu mai và hốc thông gió được đóng kín. Cùng với đó, máy tăng áp sẽ tạo ra trong xe tăng áp suất dư để bụi phóng xạ không bị hút vào.

T-55 được nâng cấp nhiều lần. Ví dụ, áp dụng bộ dẫn động thủy khí mà nhờ đó, bộ ly hợp ma sát chính được xử lý nhanh và chính xác, không phụ thuộc vào trình độ lái xe. Khi đó, giảm độ nóng và ăn mòn đĩa, nhanh chóng chuyển chế độ truyền động, tăng tốc độ trung bình.

(http://i1290.photobucket.com/albums/b522/shevcheko2004/t-55_zps19a8ca9c.jpg)
T-55

Một số xe tăng có khả năng lắp (treo) lưới quét mìn dạng bánh chịu nặng (bánh dò mìn), trên một số xe tăng khác thí nghiệm khí tài bơi vượt sông. Đáng chú ý rằng nhiều chi tiết và bộ phận của T-55 đã được sử dụng khi nâng cấp T-54, tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu và chất lượng khai thác sử dụng.

Ngoài Liên Xô, T-55 còn có mặt trong trang bị các nước khối Vác xa va, bán sang các nước Trung Đông, Đông Dương. Các chuyên gia nước ngoài thường xuyên áp dụng trên T-55 những cải tiến khác nhau như trên không ít các xe tăng chiến lợi phẩm do Liên Xô sản xuất được quân đội Israel chiếm từ Ai Cập.

Các chuyên gia Israel đã trang bị lên trên phần lớn trong số 250 xe tăng chiến lợi phẩm (T-67) pháo 105mm L7A1. Trên cửa ra vào của pháo thủ số 2 lắp súng máy 7,62mm “Browning”, còn bên trái tháp pháo lắp súng cối 60mm. Đáy sau tháp pháo hàn thêm khoang cho đài vô tuyến. Các xe tăng được nâng cấp một lần nữa vào năm 1983 – thay pháo Anh bằng pháo Mỹ M68 cùng cỡ nòng, nhưng với bệ khóa nòng kích thước nhỏ hơn, lắp thêm súng máy 7,62mm trên tháp chỉ huy, bổ sung súng máy 12,7mm. Thay cho động cơ V-55 của Liên Xô là động cơ diesel 610 sức ngựa, 8 xi lanh làm mát bằng không khí “Teledain-Continetal” cùng khoang với bộ truyền động thủy động “Allison”. Sau các cải tiến này (do không đủ phụ tùng của Liên Xô theo các nguyên nhân khách quan), phần sau xe được thay đổi. Còn tốc độ tối đa của xe tăng 37 tấn tăng lên 60km/h. Xe tăng đổi tên thành T-55S, được tiếp nhận vào biên chế và thậm chí cho xuất khẩu. Còn Ai Cập sử dụng các phần tử T-55 trên xe tăng thí nghiệm “Ramzes-2” của họ.

Sự xuất hiện pháo tăng 105mm trong trang bị của NATO đã buộc các công trình sư Liên Xô vào năm 1959 phải nghiên cứu chế tạo xe tăng mới mà sau đó 2 năm đã gia nhập biên chế dưới ký hiệu T-62. Trong thời gian rất ngắn, đã sử dụng các tổ hợp hoạt động tốt trên dòng xe tăng trước. Điểm mới là T-62 lần đầu tiên trên thế giới trang bị pháo nòng trơn 115mm với 40 phát bắn. Ưu điểm của loại pháo này trước dòng pháo rãnh xoắn (khương tuyến) là đạn xuyên giáp với cánh đuôi không quay trong khi bay, ổn định hơn và vượt trội loại đạn quay/xoay trong khối lượng và sơ tốc đầu nòng. Tuy nhiên, độ giật pháo tăng lên và khóa nòng lớn bắt buộc phải mở rộng  pháo. Tháp pháo mới đúc hình bán cầu có đường kính 2245mm so với 1825mm trên T-55.

Không gian rộng hơn của buồng chiến đấu cho phép lính tăng làm việc dễ dàng hơn, đặc biệt là pháo thủ số hai. Nhờ cơ chế đẩy vỏ đạn, giảm khói trong buồng chiến đấu. Thêm vào đó, lắp súng máy đồng trục 7,62mm với pháo chính, còn súng máy bắn vòng có hiệu quả thấp, đã bị tháo.

Trên T-62 sử dụng các thước ngắm và khí tài quan sát nâng cấp, ví dụ thước ngắm dạng ống lồng TSh-2B-41, cho phép lính tăng bắn chính xác ở cự ly 4000 mét. Cần nhớ rằng, theo quan điểm các chuyên gia quân sự nước ngoài, đối với các trận chiến trên chiến trường Châu Âu, sẽ diễn ra trên cự ly 2500 – 3000 mét. Trên nóc quay tháp chỉ huy lắp chìm kính lúp tiềm vọng với độ khuyếch đại 5 lần ban ngày và 4 lần – ban đêm. Đối với pháo thủ, cũng lắp hai khí tài tương tự với tầm hoạt động 800 mét. Các khí tài quan sát cho lái xe và pháo thủ số hai vẫn giữ nguyên như trên dòng xe tăng trước.

Động cơ và bộ truyền động không thay đổi, nhưng hệ thống làm mát hiệu quả hơn khi sử dụng quạt đường kính lớn. Bộ phận chuyển động mượn từ T-55 nhưng thay đổi chỗ bố trí cách bánh chịu lực do thân xe kéo dài và trung tâm trọng lực phân bố đằng trước. Hệ thống chống tác động vũ khí nguyên tử, khí tài chữa cháy và trang thiết bị dành cho di chuyển dưới nước được đồng nhất với T-54B và T-55.

Năm 1967, xe tăng được nâng cấp – tháo các cửa với nóc trên máy (надмоторная крыша). Sau đó 5 năm đã làm lại tháp pháo và bắt đầu lắp súng máy 12,7mm. Từ năm 1975, T-62 lắp máy đo xa laze.

Chiến tranh ở Afganistan đã xuất hiện vấn đề giáp khí tài tự hành dễ bị tổn thương từ vũ khí tầm gần. Để bảo vệ T-55 và T-62 khỏi đạn xuyên lõm, trên tháp pháo lắp các lá chắn kim loại, hông và bộ phận chuyển động được che bằng các diềm chắn cao su cốt thép và tăng cường giáp đầu.

T-62 cũng được xuất khẩu. Nó thậm chí còn có măt trong biên chế quân đội Mỹ. Ở đó, chúng được biên chế theo “trung đoàn cơ giới cận vệ số 32” và trong các cuộc tập trận, chúng đóng vai trò đối phương của quân đội Mỹ, mặc dù, “chiến tranh lạnh” đã kết thúc.


Tiêu đề: Lịch sử chiến đấu T-62
Gửi bởi: daibangden trong 03 Tháng Bảy, 2013, 02:07:15 am
Lịch sử chiến đấu T-62

Ngay sau khi xuất hiện trong Quân đội Liên Xô, các xe tăng T-62 đã thu hút được sự chú ý của các chuyên gia phương Tây. Tuy nhiên, trong thời gian dà, trong tay họ thậm chí còn không có ảnh xe chiến đấu bí mật mới. Hình ảnh của xe tăng chỉ được công bộ rộng rãi một cách chính thức vào năm 1967: trong cuộc duyệt binh truyền thống mùng 7 tháng 11 ở Quảng trường Đỏ với 20 xe tăng T-62 thuộc Sư đoàn xe tăng cận vệ số 4 Kantemirov. Một năm sau, đêm 21 tháng 8 năm 1968, chiến dịch “Dunai” bắt đầu – quân đội khối Hiệp ước Vác sa va tiến vào Tiệp Khắc. Trong biên chế nhiều đơn vị xe tăng Liên Xô tham gia chiến dịch này, có các xe tăng T-62. Quân đội Tiệp Khắc không chống cự, vì thế không xảy ra tổn thất lớn.

(http://i1290.photobucket.com/albums/b522/shevcheko2004/otvaga2004_t62_02_zps44b17d47.jpg)
Các xe tăng T-62 của quân đội Liên Xô trên đường phố Praha năm 1968

Các xe tăng T-62 tham chiến thật sự vào nửa năm sau, nhưng ở khu vực khác. Đêm mùng 2 tháng 3 năm 1969, khoảng 300 lính Trung Quốc đã chiếm quần đảm Damansky trên sông Ussuri và dựng các trận địa hỏa lực ở đó. Nỗ lực của bộ đội Biên phòng Liên Xô dưới sự chỉ huy của Thượng úy Ivan Strelnikov – chỉ huy đồn biên phòng Hạ Mikhailov (Nhiznimikhailov) đẩy lùi sự xâm phạm lãnh thổ Liên Xô đã kết thúc bi thảm – lực lượng biên phòng bị lính Trung Quốc bắn trực diện vào chốt. Trận chiến đầu tiên với sự hỗ trợ của lực lượng dự bị thuộc bộ đội biên phòng trên quần đảo đã bị đánh trả và bị đặt vào tư thế phòng thủ. Do sự tăng cường lấn chiếm quần đảo của Trung Quốc vẫn tiếp tục, ngày 12 tháng 3, ở vùng chiến, đã xuất hiện các đơn vị thuộc S đoàn bộ binh cơ giới Cờ đỏ Thái Bình Dương số 135, Quân khu Viễn Đông: các trung đoàn bộ binh cơ giới và pháo binh, tiểu đoàn xe tăng độc lập và tiểu đoàn pháo phản lực BM-21 “Grad”. Mặc dù vậy, lực lượng biên phòng Liên Xô chỉ trụ được trên các chốt phòng thủ thêm 2 ngày, theo mệnh lệnh bất ngờ: “Rút khỏi Damasky!” (Bỏ Damansky). Quân Trung Quốc một lần nữa chiếm đảo. Chưa hết ngày, mệnh lệnh mới “Giành lại Damansky!” đã được đưa ra. Sáng 15 tháng 3, quân Trung Quốc được pháo binh và xe tăng yểm trợ lại tiếp tục tấn công. Trong khi đó, lực lượng biên phòng Liên Xô thực tế không có pháo binh yểm trợ bởi vì bị cấm bắn sang bờ phía Trung Quốc mà ở đó, rõ ràng có pháo của Trung Quốc bắn vào quần đảo. Lúc này, tư lệnh Quân khu Viễn Đông đã yêu cầu Moskva cho phép bắn sang bờ phía Trung Quốc. Chỉ huy lực lượng biên phòng – Đại tá D.Leonov đã quyết định tấn công vào hậu phương quân địch bằng lực lượng có sự yểm trợ của trung đội xe tăng T-62 (theo nguồn khác – thực hiện trinh sát). Ba xe tăng T-62 đã di chuyển trên vùng băng đá Ussuri và gần quần đảo Damansky đã triển khai bên sườn gần bờ phía Trung Quốc. Tận dụng tình hình này, lính Trung Quốc đã bắn cháy xe tăng bằng súng phóng lựu RPG-7. Kíp xe, gồm cả đại tá Leonov đã hy sinh.

(http://i1290.photobucket.com/albums/b522/shevcheko2004/otvaga2004_t62_01_zps84326f17.jpg)
T-62 của quân đội Liên Xô bị Trung Quốc lấy được năm 1969

Hai xe tăng khác và lực lượng biên phòng buộc phải rút lui. Chỉ đến chiều mới nhận được mệnh lệnh từ Moskva, cho phép bắn sang bờ phía Trung Quốc. Sáng 17 tháng 3, trung đoàn lựu pháo 122mm và tiểu đoàn “Grad” đã bắn mạnh vào quần đảo và sâu 7 kilomet vào lãnh thổ Trung Quốc. Sau đó, tiểu đoàn 2, trung đoàn bộ binh cơ giới Verkhneudinsk số 199 với sự yểm trợ của đại đội xe tăng T-62 đã mở đợt tấn công và kết quả sau trận đánh ác liệt, quân thù đã bị quét sạch khỏi quần đảo. Tuy nhiên, xe tăng bị bắn hỏng vẫn để lại trên lớp băng Ussuri giữa quần đảo Damansky và bờ bên Trung Quốc. Mặc dù đã có nhiễu nỗ lực cứu kéo, nhưng đều không thành công. Để Trung Quốc không chiếm được xe tăng, phía Liên Xô đã tiến hành bắn pháo thường xuyên vào khu vực này. Cuối cùng, lớp băng dày hàng mét cũng không giữ lại được và xe tăng bị chìm. Các biện pháp mang tính hình thức để giữ bí mật đã được sử dụng. Sự thật, các chỉ huy quân đội Liên Xô khi đó không biết được rằng, lính trinh sát Trung Quốc đã đột nhập vào xe tăng bị bắn cháy từ đêm đầu tiên, tháo khỏi xe thước ngắm TSh2B-41 và mang đi một số đạn, trong đó có đạn xuyên giáp dưới cỡ. Tháng 5, sau khi băng tan, Trung Quốc đã kéo xe tăng về phía bờ của họ. Sau đó, nó được trưng bày trong khu vực tham quan ở Bảo tàng Quân đội – cách mạng tại Bắc Kinh và ở đó cho đến nay.


Tiêu đề: Lịch sử chiến đấu T-62
Gửi bởi: daibangden trong 03 Tháng Bảy, 2013, 02:12:27 am
Lần tham chiến tiếp theo của T-62 là sau đó 10 năm - ở Afganistan. Các đơn vị xe tăng thuộc Tập đoàn quân số 40 là các trung đoàn xe tăng thuộc ba sư đoàn bộ binh cơ giới vào Afganistan – trung đoàn xe tăng Cận vệ 24 thuộc sư đoàn cơ giới Cận vệ số 5, trung đoàn xe tăng 285, sư đoàn cơ giới 108 và trung đoàn xe tăng 234, sư đoàn cơ giới 201. Đồng thời, các tiểu đoàn xe tăng thuộc các trung đoàn và lữ đoàn trang bị chủ yếu xe tăng T-62, trung đoàn 283 đã tiến vào Afganistan cùng các đơn vị và chi đội khác của sư đoàn cơ giới 108 đã qua sông Amu-Dari – cách thành phố Termez (Uzbekistan) không xa, bằng cầu phao. Trung đoàn tăng 24 vượt biên giới trên bộ gần Kuska, còn trung đoàn 234 qua Pamir theo đường núi hẹp phủ đầy tuyết. Vì “hành lang Suvorov” này, trung đoàn trưởng đã được khen thưởng.

(http://i1290.photobucket.com/albums/b522/shevcheko2004/otvaga2004_t62_bp_009_zps12b400a0.jpg)
Xe tăng T-62M trong công sự chiến đấu, tập đoàn quân 40, Afganistan, năm 1988

Lính tăng ở Afganistan đã chiến đấu ở những khu vực hoàn toàn không thuận lợi để sử dụng xe tăng và thực hiện các nhiệm vụ mà họ không bao giờ được huấn luyện (chuẩn bị). Các xe tăng, thực tế, được sử dụng trong vai trò các hỏa điểm cơ động trên các công sự. Ngoài ra, chúng còn nhận nhiệm vụ hộ tống các đoàn xe vận tải (hành quân). Khi đó, 1-2 xe tăng trang bị lưới quét mìn hoạt động trong biên chế đội mở đường, các xe khác được phân bố đều theo đoàn vận tải. Khi tấn công địch, các xe chiến đấu dạt sang bên đường và yểm trợ hỏa lực cho các xe vận tải – vượt khỏi khu vực nguy hiểm bằng tốc độ cao. Các xe tăng cũng được sử dụng khi bao vây và càn quét, lùng sục. Chúng che chắn cho bộ binh cơ giới và lính dù bằng giáp cũng như tiêu diệt địch bằng hỏa lực và bằng xích các mục tiêu quan trọng. Ví dụ, tháng 5 năm 1984, khi càn quét khu vực ở tỉnh Helmand, đại đội xe tăng đã yểm trợ một tiểu đoàn dù. T-62 dẫn đầu, công binh được lính dù ngồi trên xe tăng yểm trợ, tiến theo sau. Phát hiện địch, tiêu diệt chúng bằng hỏa lực pháo tăng và súng máy, lính dù tiến hành truy quét liên tục giữa các xe chiến đấu. Trong ba ngày đêm, quân mujahideen đã bị quét hoàn toàn khỏi khu vực và chiến được nhiều vũ khí, đạn được. Cuộc truy quét không có tổn thất về người và vũ khí mặc dù chỉ riêng bắn vào các xe tăng, đã có tới 40 phát súng phóng lựu RPG.

Khi tính toán lực lượng mujahideen, đặc biệt trong giai đoạn đầu, không có khí tài quan sát ban đêm, xe tăng được sử dụng để đánh đêm, tấn công bất ngờ vào các mục tiêu quan trọng. Như tháng 12 năm 1982, đại đội xe tăng trong một đêm đã hành quân và tấn công mạnh vào tuyến phòng ngự của địch ở đầu cầu, vượt sông Panjshir để tiến vào khe núi Panjshir. Trận chiến diễn ra cùng việc sử dụng khí tài nhìn đêm. Các mujahideen, trong đêm tối, không biết được lực lượng tấn công, đã bỏ chạy. Đại đội đã chiếm được đầu cầu và đảm bảo cho các chi đội cơ giới hành quân vào khe núi.

Trong quá trình chiến đấu, T-62, về tổng thể, đã khẳng định được chất lượng chiến đấu cao. Trong khi đó, đã xuất hiện các nhược điểm, liên quan tới đặc điểm khí hậu và địa lý của Afganistan. Cụ thể, góc tầm hạn chế của pháo tăng và súng máy đồng trục không cho phép tiêu diệt mọi mục tiêu một cách hiệu quả. Khả năng chống chịu kém trước các loại mìn. Xuất hiện vấn đề hoạt động của động cơ, bộ truyền động, bộ phận chuyển động trong các điều kiện núi cao và nhiều bụi.

(http://i1290.photobucket.com/albums/b522/shevcheko2004/otvaga2004_t62_bp_052_zpse602380a.jpg)
T-62 lắm thiết bị phóng rốc két trên tháp pháo

Các xe chiến đấu hiện đại hơn không được đưa tới Afganistan. Bộ tư lệnh quân đội Liên Xô đã tính toán rất chính xác rằng khi quân địch không có khí tài thiết giáp, T-62 là quá đủ. Ngoài ra, rất vô lý khi xuất hiện ở đâu số lượng lớn xe tăng. Và vào năm 1986, một bộ phận các trung đoàn xe tăng đã trở về Liên Xô. Tuy nhiên, một số T-62 vẫn tiếp tục được tập đoàn quân 40 sử dụng cho tới năm 1989. Đáng chú ý rằng, trong quá trình chiến tranh ở Afganistan, các xe tăng có tổn thật tương đối thấp trong chiến đấu. Tổng cộng, tỷ lệ loại biên khí tài kỹ thuật trong tập đoàn quân 40 theo nguyên nhân kỹ thuật và tổn thất trong chiến đấu là 20/1. Xe bị tổn thất trong chiến đấu chủ yếu do nổ mìn và đạn. Trong khi đó hơn 50% xe tăng bị thương cần đại tu hoặc gần như không thể phục hồi.

Vào thời điểm quân đội Liên Xô rút khỏi Afganistan, các cuộc đàm phán ở Viên ký Hiệp ước về lực lượng vũ trang thông thường ở Châu Âu (DOVSE) đã kết thúc. Theo thông tin được Liên Xô công bố vào tháng 11 năm 1990, Liên bang Xô Viết ở Châu Âu có 2021 xe tăng T-62 trong mọi biến thể. Theo thông tin của ủy ban, sau khi tuân thủy quy định của Hiệp ước, có thể theo dõi quá trình giảm số lượng xe tăng T-62 trong những năm 90 bắt đầu ở phần Châu Âu của Liên Xô, sau đó là Nga. Như năm 1990 và 1991, số lượng T-62 không đổi (2021 xe tăng), năm 1992 đã giảm xuống 948 xe (số lượng xe tăng ngoài biên giới Nga - ở Ucraina, Belarus và Moldavia). Năm 1993, số lượng xe tăng không giảm, nhưng năm 1994 đã giảm nhanh xuống còn 688 xe tăng. Năm 1995, số lượng xe tăng T-62 ở phần Châu Âu còn tăng lên 761 do chuyển một số đơn vị từ quân khu Siberi tới Bắc Kavkaz. Tuy nhiên, tới năm 1997, chỉ còn tổng cộng 97 T-62. Thông tin về T-62 trong biên chế quân đội Nga hiện nay cũng như các khu vực khác không được nhắc đến, nhưng có thể dự đoán rằng ở Ural, chúng thuộc lực lượng dự bị, nằm trong các kho niêm cất khí tài tăng thiết giáp.


Tiêu đề: Lịch sử chiến đấu T-62
Gửi bởi: daibangden trong 04 Tháng Bảy, 2013, 12:11:48 am
Trong biên chế Bộ Nội vụ, T-62 vẫn được giữ lại. Các xe tăng xuất hiện trong biên chế Bộ Nội vụ không phải ngẫu hiện. Thực tế, chúng tương tự như ở Phương Tây (hiến binh Pháp, quân đoàn súng cacbin Italia và cận vệ dân sự Tây Ban Nha), không nằm trong DOVSE. Vì thế, việc chuyển các đơn vị cũng như lữ đoàn cơ giới và xe tăng từ quân đội Liên Xô sang biên chế Bộ Nội vụ được xem là “xoay vòng”. Kết quả là Bộ Nội vụ đầu những năm 1990 đã có 29 sư đoàn trang bị đầy đủ (sung sức). Trong biên chế Bộ Nội vụ, các xe tăng T-62 đã tham gia các chiến dịch quân sự ở Chesnhia lần thứ nhất và thứ hai. Tuy nhiên, T-62 tham chiến ở Bắc Kavkaz có phần sớm hơn.

Từ mùa hè năm 1994, lực lượng đối lập với chế độ Dudaev đã nhận từ Nga 10 T-62 và 10 xe bọc thép vận tải BTR-60PB. Phía Chesnhia không đồng tình với quà tặng này. Theo quan điểm của họ, các khí tài này từ lâu đã trở thành sắt vụn. Mặc dù vậy, mùa thu năm 1994, chúng được sử dụng tích cực trong các trận chiến với lực lượng Dudaev.

Tháng 8 năm 2000, phiến quân Basaev đã tấn công Dagestan. Các xe tăng T-62 trung đoàn cơ giới số 10, sư đoàn Bộ Nội vụ số 100 đóng vai trò chính trong việc bảo vệ nước cộng hòa. Trong biên chế đơn vị này có khoảng 60 xe chiến đấu. Chúng rất dễ bị tổn thương trước hỏa lực súng phóng lựu cầm tay và vì thế, kíp xe cố gắng bảo vệ khí tài khi treo trên tháp pháo các mắt xích và thùng chứa cát, còn thân xe – các thùng và gỗ tròn.

Mùng 5 tháng 9, chi đội được xe tăng dưới sự chỉ huy của trung úy Alecsei Kozin yểm trợ đã chiến đấu ở khu vực Novolak (Dagestan). Gần làng Duchi, đơn vị đã bị bắn trả và tham chiến. Các chiến binh đã chuẩn bị thế trận săn T-62. Nhưng kíp xe đã thay đổi trận địa hỏa lực liên tục và bắn phá mạnh vào quân địch. Cuối cùng, phiên quân đã bắn cháy xe tăng và tiếp tục tấn công lính tăng. Khi đánh giá tình hình, trung úy Kozin đã ra lệnh cho thuộc cấp rút về hậu phương, còn tự mình rút sau cùng, để yểm trợ. Hỏa lực từ súng máy phòng không đã ngăn chặn các phiến quân tìm cách chiếm đoạt xe tăng, còn sau đó, bắn đạn (pháo) và tìm cách rút lui. Nhưng Kozin đã hy sinh vì đạn bắn tỉa. Nhóm quân với xe vận tải bọc thép đã được huy động đến cứu lính xe tăng. Họ đã cứu được những người bị thương, nhưng do hỏa lực dồn dập của địch nên không thể tiếp cận được xe tăng. Các chiến binh không thể chiếm được xe tăng với trung úy hy sinh, đạn bắt đầu nổ trong xe tăng. Trong thời gian vài ngày, đồng đội đã cố gắng đưa thi thể sỹ quan hy sinh và chỉ thành công vào ngày 15 tháng 9, sau khi quân phiến loạn bị đánh bật khỏi điểm cao gần làng Duchi.

(http://i1290.photobucket.com/albums/b522/shevcheko2004/otvaga2004_t62_bp_051_zpscd0bf9fa.jpg)
T-62M thuộc lực lượng Bộ Nội vụ Nga. Có thể nhìn thấy rất rõ đằng trước tháp pháo và đầu xe được tăng cường giáp

Trong chiến tranh Chesnhia lần thứ hai, khí tài kỹ thuật một lần nữa được đưa tới nước cộng hòa nổi loạn. Bao nhiêu trong số 370 xe tăng T-62 và T-62M ở Chesnhia, rất khó nói. Nổi tiếng hơn cả là đơn vị bộ đội trang bị T-62M – trung đoàn tăng Cận vệ số 160 từ quân khu Siberi. Yểm trợ các chi đội bộ binh cơ giới, đơn vị xe tăng đã tiêu diệt các hỏa điểm của phiến quân. Khi vượt qua dãy núi Terek, các trận chiến nặng nề hơn bắt đầu – gần Kerlayurt, các xe tăng đã phải chịu những quả đạn tên lửa chống tăng đầu tiên. Ở Achkhoi-Martan, các chiến binh đã bắn vào đội hình hành quân bằng tên lửa điều khiển – kết quả là 1 BMP-1 bị cháy, 1 T-62M bị cháy. Ở Starưi Achkhoe, các chiến binh đã đuổi người dân, biến nhà của họ thành hỏa điểm. Các xe tăng khi còn cách Starưi Achkhoe 3 kilomet, đã bị bắn bằng tên lửa chống tăng, trong đó có từ tầm rất xa – 3900 mét. Trên khí tài quang học đã xác định: trên đường, xe “Niva” đang đỗ, cách đó gần 100 mét – giá chống, trên đó phiến quân lắp tên lửa chống tăng đầu tiên. Tên lửa chống tăng và “Niva” đã bị phát hiện sau phát bắn thứ hai.

Sau đó là cuộc tấn công Urus-Martan, thời gian ngừng bắn ngắn – lại bắt đầu chiến tranh. Ba tuần, với đối với trung đoàn Siberi, quả thật là kiên cường. Các xe tăng T-62 và ZSU-23-4 “Shilka” đã tiêu diệt phiến quân của Gelaev tại làng Komsomol. Ở đây, các chiến binh đã bắn hỏng 3 xe tăng bằng súng phóng lựu cầm tay. Nhưng toàn bộ số xe tăng đều hoạt động được. Ở Komsomol khi đó đang có các xe tăng T-62 của trung đoàn cơ giới 93 thuộc Bộ Nội vụ đang chiến đấu. Trước đó, các xe chiến đấu của đơn vị tăng này đã chiến đấu ở khu vực Starolpromưslov thuộc thủ đô Chesnhia.

Vào thời điểm này, T-62 và T-62M đang có trong biên chế sư đoàn cơ giới Cận vệ số 42, đóng thường trực ở Cộng hòa Chesnhia. Trên thực tế, nhiệm vụ chiến đấu của T-62 trong quân đội Liên Xô và Nga lúc này, đã kết thúc. (Năm 2008, T-62 và T-62M còn tham gia chiến tranh 5 ngày với Gruzia – ĐBĐ).


Tiêu đề: Lịch sử chiến đấu T-62
Gửi bởi: daibangden trong 04 Tháng Bảy, 2013, 12:17:02 am
Số lượng lớn xe tăng T-62 còn được sử dụng trong các cuộc xung đột quân sự ngoài lãnh thổ Liên Xô.

T-62 được bán ra ngoài Liên Xô đầu những năm 1970, chủ yếu là các nước Trung Đông. Năm 1971-1972, theo thông tin phương Tây, Ai Cập đã nhận được khoảng 200 T-62. Khi đó, không phải không có điểm bất thường. Việc bán xe tăng được thực hiện từ Bộ quốc phòng. Theo mệnh lệnh Hội đồng Bộ trưởng, về vấn đề này, được quyết định một cách rất vội vàng, không có sự tham gia của Ủy ban Công nghiệp quốc phòng. Khi các cán bộ Ủy ban Nhà nước về kinh tế đối ngoại dẫn tài liệu cho bộ đội xe tăng, chứng minh rằng ở nước ngoài đã xuất hiện xe tăng mà theo nguyên tắc, có vũ khí mới cùng đạn xuyên giáp dưới cỡ hoàn toàn bí mật. Tuy nhiên, vấn đề về xe tăng không được thảo luận, bởi vì trong đã đạt được thỏa thuận ở cấp cao hơn – giữa Breznhev và Naser. Khi đó, quân đội đã yêu cầu loại khỏi cơ số đạn các phát bắn đạn xuyên giáp dưới cỡ. Ủy ban kinh tế đối ngoại, không thảo luận trước, đã tính toán yêu cầu của quân đội và thành lập toàn bộ các tài liệu. Ở các cảng biển Đen, xe tăng được đưa lên tàu và vận chuyển tới Ai Cập. Khi đó, lính xe tăng Ai Cập, phần lớn trong số đó học tập ở Liên Xô đã làm quen với xe tăng T-62 được mang đến. Sự chú ý đầu tiên của họ hướng vào thước ngắm với vạch thang chia độ cho ba loại đạn, còn cơ số đạn chỉ có 2. Họ đã báo cáo cho Naser. Naser gửi chất vấn tương ứng tới Breznhev. Scandal nổ ra, phía Liên Xô đã đề xuất hướng giải quyết bằng cách gửi các phát bắn với đạn xuyên giáp dưới cỡ. Năm 1972, chính phủ Liên Xô đã quyết định bán xe tăng T-62 cho Libi, Siry và Iraq.

Chủ lực lực lượng xe tăng Ai Cập và Siry trong chiến tranh sáu ngày là các xe tăng T-54 và T-55. Xe tăng T-62 số lượng ít hơn đáng kể và kíp lái xe tồi hơn nên không quá ảnh hưởng trên chiến trường. Dẫn chứng việc này là cuộc tấn công của lữ đoàn tăng 25 quân Ai Cập (96 xe tăng T-62) với mục đích phá hủy căn cứ quân sự bị quân đội Israel chiếm ngày 16 tháng 10 năm 1973 ở bờ tây hồ Gorki Lớn. Đây không phải là giải pháp tối ưu nhất: thứ nhất, bởi vì, xe tăng Israel nhiều hơn; thứ hai, lữ đoàn Ai Cập chưa trải qua thực tế chiến đấu đã tấn công lính tăng dày dạn kinh nghiệm thuộc lữ đoàn 217 của Israel. Các xe tăng T-62 của Ai Cập đã rơi vào thước ngắm hỏa lực của M-48 “Patton” và tên lửa chống tăng điều khiển tự hành (trên BTR và xe Jeep). Trong thống kê chính thức về trận đánh này:

“Lữ đoàn xe tăng số 25 đã tiến hành tấn công vào hướng bắc, để hợp nhất với tập đoàn quân số 2. Tiểu đoàn xe tăng của lữ đoàn này hoạt động ở tuyến đầu bất ngờ bị đặt trong tầm hỏa lực trực xạ cũng như bên sườn từ tên lửa chống tăng Israel và bị tiêu diệt hoàn toàn. Các thiết bị tên lửa chống tăng điều khiển được ngụy trang khéo léo đến nỗi không thể nhìn thấy chúng trong toàn bộ trận chiến. Lính tăng chỉ bắn hú họa.

Tổng cộng, 86 T-62 bị bắn hỏng, còn Israel chỉ mất tổng cộng 4 xe chiến đấu.

Đáng chú ý rằng sau khi đình chiến, số lượng đáng kể các xe tăng T-62 trên mặt trận Ai Cập cũng như Siry đã được Isarel cứu kéo thành công, sửa chữa và đưa vào biên chế các đơn vị xe tăng Quân đội phòng thủ Israel.

(http://i1290.photobucket.com/albums/b522/shevcheko2004/otvaga2004_t62_bp_013_zps32aef269.jpg)
Xe tăng T-62 của Siry ở ngoại vi Beirut, Liban, năm 1982

Trong những năm sau, các nước tham gia xung đột ở Trung Đông tiếp tục tăng cường tiềm lực quân sự của mình. Và nếu bất đồng với Liên Xô, Ai Cập đã nhận được hỗ trợ từ Mỹ, thì Siry nhận được vũ khí và khí tài từ Liên Xô. Đầu cuộc chiến ở Liban, tháng 6 năm 1982, trong biên chế quân đội Siry, riêng T-62, có khoảng 1100 chiếc. Những cuộc đụng độ đầu tiên giữa Israel và Siry chỉ diễn ra mùng 8 tháng 6 trong trận chiến giành giật Jezzine, bởi vì tổng thống Siry Asad đã cấm quân đội của mình tham chiến trước khi Israel tiến tới tỉnh Zahrani. Jezzine được chi là địa điểm quan trọng chiến lược. Trong trường hợp chiếm được thành phố, quân Israel sẽ cắt đứt các đội quân thuộc Tổ chức giải phóng Palestin (PLO) trên duyên hải khỏi lực lượng Palestin ở Siry và thung lũng Bekaa. Ngoài ra, từ đó, sẽ mở con đường ngắn nhất tới tuyến đường nhựa Beirut – Damacus. Thành phố bị xe tăng lữ đoàn 460 tấn công. Lực lượng phòng thủ có tiểu đoàn bộ binh Siry số 424, đêm mùng 8 tháng 6, lực lượng này được tăng cường bằng các tiểu đoàn từ lữ đoàn xe tăng số 1, quân đội Siry. Trinh sát Israel có thể phát hiện cuộc hành quân của xe tăng Siry, nhưng thông tin này, không rõ nguyên nhân, đã không tới được chỉ huy lữ đoàn 460. Ở vùng ven thành phố, các xe tăng “Senturion” bất ngờ lọt vào tầm hỏa lực tập trung của T-62 và tên lửa chống tăng điều khiển. Trận đánh ác liệt kéo dài tới ban đêm. Bằng tổn thất không nhỏ, Israel đã đẩy lùi quân Siry khỏi thành phố. Khi đó, tổn thất của Israel là 10 “Senturion”, Siry mất tổng cộng 3 T-62. Sau đó, các xe tăng T-62 của Siry với mức độ thành công khác nhau, đã tham chiến với các xe tăng Israel ở thung lũng Bekaa cũng như trên tuyến đường nhựa Beirut – Damacus.


Tiêu đề: Lịch sử chiến đấu T-62
Gửi bởi: daibangden trong 04 Tháng Bảy, 2013, 12:17:29 am
Quân đội Iraq sử dụng T-62 tương đối thành công trong thời gian chiến tranh Iraq-Iran giai đoạn 1980-1988. Trận chiến nổi tiếng hơn cả với sự tham gia của T-62 đã diễn ra ở thung lùng Harhi, gần thành phố Susengred. Tháng 1 năm 1981, sư đoàn xe tăng Iran số 16 được tăng cường (khoảng 300 xe tăng “Chieftain” và M-60), yểm trợ lữ đoàn dù số 55 có nhiệm vụ giải tỏa con đường tới Ahbaz và giải vây thành phố Abadan đang bị Iraq phong tỏa. Do bắt đầu vào mùa mưa, quãng đường hành quân của quân đội Iran là biển bùn, cơ động rất khó khăn. Trinh sát Iraq trong thời giand dó đã phát hiện sự di chuyển của đối phương. Trong hướng tấn công của Iraq đã tập trung sư đoàn xe tăng – 300 T-62 – xe chiến đấu hiện đại nhất trong quân đội Iraq khi đó. Mùng 6 tháng 1, các xe tăng Iran đã tiến tới các trận địa tiền duyên của Iraq. Khi cho rằng trước mặt họ chỉ là các chướng ngại vật nhỏ, các xe tăng Iran đã tấn công trong hành tiến. Các đơn vị Iraq bám chặt trận địa (không rút lui, không bị đánh bật). Kết quả là lữ đoàn xe tăng tiên phong (đi đầu) của Iran đã lọt vào “túi” hỏa lực chuẩn bị sẵn, bị tấn công từ hai bên sườn và bị tiêu diệt hoàn toàn. Hai lữ đoàn khác, hoạt động đơn lẻ, bị mất liên lạc và không được bộ binh yểm trợ, sau đó cũng lọt vào bẫy trong mùng 7 và 8 tháng 1. Vào thời điểm đó, chiến trường đã trở thành đầm lầy dày đặc, hai bên không thể tiếp cận đối phương bằng không quân. Cả hai lữ đoàn của Iran đều bị tiêu diệt.

Iran tuyên bố rằng tiêu diệt và chiếm 214 xe tăng Iraq và chỉ tổn thất 88 xe chiến đấu.

Tổn thất của Iraq được cho vào khoảng 100 xe tăng, nhưng chỉ có một số xe tăng bị bỏ lại trên chiến trường, số xe tăng bị thương còn lại, Iraq có thể sửa chữa. Trong quá trình chiến đấu, quân Iran nhận thấy rằng đạn xuyên giáp dưới cỡ 115mm có thể xuyên thủng giáp trước “Chieftain” dễ dàng nên cố gắng né tránh các trận chiến trực diện không có lợi. Các xe tăng T-62 tiếp tục được sử dụng đến cuối chiến tranh Iraq-Iran. Sau đó, chúng đã tham gia trong các đơn vị Iraq tấn công Cô oét tháng 8 năm 1990 và trong các trận chiến với các lực lượng liên quân chống Iraq tháng 2 năm 1991. Ngoài ra, trong thời gian chiến dịch “Bão táp sa mạc”, các xe tăng T-62 cũng có mặt trong biên chế lực lượng liên quân như sư đoàn xe tăng số 9, quân đội Siry. Các sự kiện T-62 tham chiến sau cùng ở Trung Đông là trong cuộc xâm lược của Mỹ và đồng minh vào Iraq mùa xuân năm 2003.

Những trường hợp tham chiến của T-62 ở nước ngoài khác không lớn và diễn ra ở châu Phi. Trong nửa sau năm 1985, ở Angola, khu vực thành phố Cuito-Cuenavale đã diễn ra trận đánh giữa các lực lượng chính phủ với các quân thuộc Lực lượng đoàn kết quốc gia vì độc lập của Angola (UNITA). Quân chính phủ được quân tình nguyện Cuba hỗ trợ, phía UNITA – quân đội Nam Phi. Đầu tháng 10, cuộc tấn công của quân chính phủ đã bế tắc. Lực lượng UNITA đẩy lùi quân chính phủ tới sông Lomba. Yếu tố quyết định thành công của UNITA là hỏa lực pháo binh Nam Phi. Lần đầu tiên trên chiến trường có sự tham gia của xe tăng Nam Phi “Elefant” và các xe bọc thép trang bị pháo “Ratel-90”. Quân chính phủ đã chặn đứng được đà tiến công của đối phương trên bờ sông Chambing, chính xác hơn – là UNITA bị chặn lại bởi lực lượng quân đội Cuba. Để hỗ trợ Angola, Cuba đã đưa tới sư đoàn 50 – đơn vị tinh nhuệ của quân đội cách mạng Cuba, trang bị xe tăng T-62. Trước đó, sư đoàn này đã chiếm giữ trận địa quanh căn cứ quân sự Mỹ Goantanamo. Đến 16 tháng 11, quân đội Angola và các đơn vị Cuba đã chặn lực lượng UNITA cách Cuito-Cuenavale với tổn thất 33 xe tăng.

Các xe tăng T-62 được quân đội Libia sử dụng trong thời gian tấn công cộng hòa Sad (Sát) tháng 11 năm 1986. Cuộc tấn công của Liba được tiến hành rất thành công và chỉ bị chặn đứng khi có sự can thiệp trực tiếp từ quân đoàn Lê dương Pháp. Theo các thông tin được chính phủ Sad công bố, trong các trận chiến đấu, Libia tổn thất 12 xe tăng T-62.

Trong thời gian 40 gần đây, ngoài Liên Xô, T-62 chỉ có mặt trong biên chế quân đội một nước thuộc khối Hiệp ước Vác sa va – Bulgaria (theo thông tin của phương Tây, có khoảng 80 xe tăng). Ngoài ra, chúng đã được bán, đã hoặc đang có mặt trong biên chế quân đội Algieri (334 – năm 2003), Angola, Afganistan, Việt Nam (70 – 2003), Ai Cập (580-1995), Israel (khoảng 100 – chiến lợi phẩm từ Ai Cập và Siri), Iraq (1500 – đầu chiến tranh Iraq-Iran), Iran (chiến lợi phẩm từ Iraq), Yemen (250-2003), Cuba (400 – 1995), Libia (350 – 2003), Mông Cổ, Triều Tiên, Siry (1000 – 2003), Somali, Sudan, Tanzania, Etiopia.


Tiêu đề: T-90SM
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Hai, 2014, 02:50:06 pm
T-90SM

(http://i1367.photobucket.com/albums/r787/shevchenko1976/T-90MS_main_battle_tank_at_Engineering_Technologies_2012_zps7e73161b.jpg)


Những điểm khác với T-90S

+ Đạn chứa trong khoang riêng, tách biệt với kíp xe

+ Lắp hệ thống kiểm soát vũ khí mới “Kalina” thay cho hệ thống của Pháp trên Lecrerc

+ Lắp giáp phản ứng nổ “Relikt” thay cho giáp “Kontak-V”

+ Bổ sung cho hệ thống áp chế quang điện “Shtora-1” lắp tổ hợp phòng thủ chủ động “Arena” (các quả đạn chống tăng bị tiêu diệt khi chưa bay tới xe tăng)

+ Công suất động cơ tăng lên 1130 sức ngựa

+ Lắp hộ số tự động thay cho hộp số cơ

+ Súng phòng không mới (đang trang cãi, có thể là 7,62mm thay cho 12,7mm nhưng dễ điều khiển hơn)

+ Xe tăng được lắp nhiều máy vi tính hơn

+ Máy điều hòa tự động kiểm soát nhiệt độ trong xe tăng

+ Khoang chứa – tiếp đạn bố trí đằng sau.

Động cơ xe tăng tăng lên 130 sức ngựa, thiết kế nòng pháo thay đổi hoàn toàn (bộ phận hút khói). Trên xe tăng mới lắp hệ thống súng máy mới hoàn toàn cũng như tăng khả năng bảo vệ cho nó. Việc nâng cấp cũng hướng vào hộp số và hệ thống nạp đạn tự động. Ngoài ra, T-90SM có máy quan sát toàn cảnh và nâng cấp mạnh các tổ hợp kỹ thuật – lập trình trên xe tăng.

Khối lượng xe tăng mới tăng lên 1,5 tấn so với phiên bản gốc (T-90AM) – 48 tấn. T-90SM sử dụng động cơ công suất mạnh và tuổi thọ cao hơn. Hệ thống lái (điều khiển) có thay đổi: xuất hiện hệ thống chuyển truyền động (sang số) tự động với khả năng chuyển bằng tay, cho phép giảm tải cho lái xe về mặt vật lý, giảm tiêu thụ nhiên liệu và tăng tầm hoạt động cho xe tăng. Các tay lái truyền thống được thay bằng vô lăng – lần đầu tiên trong lịch sử chế tạo xe tăng của Nga - thuận tiện hơn cho lái xe.

Xe tăng được trang bị pháo 125mm - 2A46M-5 – tăng cường độ chính xác. Tổng cơ số đạn – hơn 40 phát bắn, sẵn sàng chiến đấu – 22 phát bắn. Nòng pháo được mạ crôm, tuổi thọ tăng gấp 1,7 lần, đảm bảo ổn định sơ tốc đầu nòng và chụm đạn.

(http://i1367.photobucket.com/albums/r787/shevchenko1976/t-90sm1_zpsf186bd05.jpg)

“Viện nghiên cứu khoa học về thép” góp phần trong buổi trình diễn xe tăng T-90S mới và đã giới thiệu toàn bộ tổ hợp các thiết kế thế hệ mới.

“Viện nghiên cứu khoa học về thép” đã trang bị cho xe tăng tổ hợp giáp phòng thủ đa năng (giáp phản ứng nổ/giáp nổ) dạng modul “Relikt”.

“T-90S(M) có thể sẽ là xe tăng có hệ thống phòng thủ tốt nhất thế giới được thiết kế bởi Viện nghiên cứu khoa học về thép ở Moskva. Hệ thống phòng thủ mạnh quanh xe tăng không chỉ chống các loại đạn xuyên lõm và cả đạn xuyên giáp dưới cỡ. Các kỹ sư Nga đã chế tạo thành công giáp nổ có khả năng bẻ gãy lõi (thanh xuyên) các loại đạn dưới cỡ mà trước đó, chỉ có cách tăng cường giáp phòng thủ cho xe tăng. Có vẻ là kỳ lạ, nhưng T-90 hiện nay được nâng cấp thiết kế phần đầu để không loại vũ khí chống tăng nào đang có mặt trên thế giới hiện nay có thể chọc thủng được”.

Các thông số kỹ thuật chính

Phân loại: xe tăng chủ lực

Bố cục: kiểu cũ (điển hình)

Khối lượng: 48 tấn

Kíp xe: 3 người

Chiều dài (thân xe/pháo chính), mm: 6860/9530

Chiều cao, mm: 2230/2856

Chiều rộng, mm: 3460

Kiểu hệ thống treo: xoắn, độc lập

Kiểu hộp số: tự động

Kiểu động cơ: V-93

Kiểu động cơ: diesel, đa nhiên liệu

Thể tích động cơ: 38 880 cm3

Công suất: 1130 sức ngựa

Số xilanh: 12

Tầm hoạt động, km: 550/700

Tốc độ tối đa (đường đất.bơi/đường bằng), km/h: 45/5/60
 
Tiêu thụ nhiên liệu tối đa/km: 2,5/4,5

Khả năng vượt hố sâu, mét: 2,8

Khả năng vượt tường cao, mét: 0,85

Khả năng vượt hố rộng, mét: 1,2/1,8/5 mét

Kiểu giáp: thép, kết hợp, chống đạn

Kiểu giáp nổ: Relikt

Kiểu giáp chủ động: hệ thống áp chế quang điện “Shtora-1”, phòng thủ chủ động “Arena”

Độ dày giáp (tương đương, giáp thân/giáp trước): 800-1000/1300-1600

Kiểu pháo: 2A46M-5

Cỡ nòng: 125mm

Kiểu nòng: nòng trơn – thiết bị phóng

Tên lửa chống tăng điều khiển: Refleks-M

Kiểu đạn: đạn nổ phá - mảnh, đạn dưới cỡ, đạn dưới cỡ có cánh đuôi, tên lửa chống tăng điều khiển

Cơ số đạn: 40 phát bắn (có 5-6 tên lửa chống tăng)

Tốc độ nạp đạn tự động: 7 giây

Tầm bắn: 10 kilomet

Vũ khí phụ: 12 súng bắn lựu đạn khói “Tucha” 60mm và 2 súng máy PKT 7,62mm.

Nguồn: arms-expo.ru.