Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 10:59:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Panzer Aces - Chỉ Huy Xe Tăng Đức trong Đệ Nhị Thế Chiến (Franz Kurowski)  (Đọc 132888 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #90 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2013, 10:46:41 pm »

E xin dịch tiếp cuốn này ạ Grin Grin Grin


3
Rudolf von Ribbentrop





Đó là những người lính xe tăng chúng tôi, người nào cũng như người ấy đều hết sức dũng cảm

Sáng hôm sau, chiến đoàn thiết giáp của Peiper từ Belgorod được điều lên phía Bắc. Những chiếc xe bọc thép chở quân cùng các đại đội xe tăng phối thuộc đóng vai trò mũi giáo. Sau khi tiến được vài km đơn vị đã vấp phải 1 hỏa lực pháo binh dữ dội. Một xe half track trúng đạn và trong vài giây đã bốc cháy sáng rực.

“Rút lui! Quay trở lại phía sau đồi!” Peiper ra lệnh. Quay qua viên chỉ huy tiểu đoàn xe tăng, anh nói tiếp, “ Ở đây chỉ thiệt thôi!”

Ai từng quen Jochen Peiper đều biết rằng anh rất muốn tìm hiểu cái gì đã xảy ra cho xa đoàn của chiếc xe bọc thép, nhưng lại không muốn cho 1 chiếc half-track với giáp mỏng chường mặt ra dưới pháo địch.

Peiper, người đã được vinh thưởng huân chương chữ thập hiệp sĩ ngày 9 tháng 3 năm đó, nhìn quanh và tỏ vẻ ngạc nhiên khi Rudolf von Ribben-trop đến trình diện.

“Thưa thiếu tá, tôi muốn quay lại đó xem còn ai bị thương không, hay chí ít có thể phát hiện điều gì đó”

Peiper cảm kích trả lời trước lời đề nghị bất ngờ này: “Cảm ơn anh, Ribbentrop, nhưng cẩn trọng nhé”

Tôi sau đó phát hiện ra người chỉ huy chiếc xe half-track là 1 trong những hạ sĩ quan kỳ cựu của tiểu đoàn, là người thân tín của Peiper có thể đã bị quân Nga mang đi ko biết còn sống hay đã chết.

Chiếc tăng của tôi tiến tới chỗ chiếc halftrack vẫn còn đang cháy âm ỉ. Tôi để pháo thủ tin cậy của mình là Borgsmüller ở lại trong tháp pháo để cảnh giới, còn tôi thì trèo ra để kiểm tra. May mắn là địch có vẻ không quan tâm đến chúng tôi và hỏa lực pháo binh tôi đang chờ đợi không thấy hoạt động.

Tôi không tìm thấy ai còn sống sót. Tất cả chỉ còn lại những mảnh quân phục, sổ lương, thẻ bài là chưa bị lửa thiêu hết.

Tôi leo lại vào xe mình và mở hết tốc độ chạy về vị trí của Peiper ở phía sau quả đồi để báo cáo những gì đã chứng kiến.

Dù không còn ai sống sót, Peiper rất hài lòng khi biết rằng ít nhất là mình đã ko bỏ rơi đồng đội nào ngoài đó.

Vì việc này mà Jochen Peiper không bao giờ quên tôi.

Các chiến dịch mùa đông của chúng tôi đã kết thúc. Một bất ngờ lớn là tôi được rút về trung đoàn xe tăng làm sĩ quan tham mưu ngay khi vừa về tới Kharkov. Tôi đã gắn bó rất thân thiết với đại đội 7 nên không muốn rời xa nó. Việc chỉ huy đại đội của tôi với vai trò quyền đại đội trưởng là khá thành công. Điều này có được là do sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng với tinh thần hy sinh của các xa đội. những con người luôn sẵn sang tham gia và đi đầu trong tấn công.

Thực tế thì việc chuyển qua công tác tham mưu trên trung đoàn dù đó là vị trí cao hơn vẫn không khiến tôi nguôi nỗi thất vọng. Tôi đã xin từ chối vị trí đó với thượng cấp để ở lại đại đội, nơi tôi đã chỉ huy. Nhưng chỉ huy của tôi không thay đổi quyết định mà thậm chí còn có vẻ khó chịu.

Vì những thành tích chiến đấu ở khu vực Kharkov, von Ribbentrop được vinh thưởng huân chương chữ thập sắt hạng nhất và huy hiệu chiến thương bạc ( đó là lần thứ 3 anh bị thương)

Lệnh của Quốc trưởng ngày 19 tháng 3 năm 1943:

NHẬT LỆNH!
Các binh sĩ của các cụm tập đoàn quân Nam và Trung tâm, tập đoàn quân Không quân 4, bộ tư lệnh không quân miền Đông!

Tuần trước, khi mà cuộc chiến lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, tôi đã buộc phải yêu cầu các anh phải giữ vững từng mét đất, để cho tôi có thời gian gởi các đơn vị và vũ khí mới ra mặt trận, những thứ cần thiết để bẻ gãy cuộc tấn công của Liên Xô.

Nhờ hành động hy sinh của vô số sĩ quan, binh lính và công sức của ban lãnh đạo, yêu cầu của tôi đã được đáp ứng.

Cuộc tấn công của Liên Xô đã vấp phải những khó khăn hơn bao giờ hết. Các lỗ hổng đã được bịt ngay bời những đơn vị của các sư đoàn quân Đức mới.

Kết quả là địch đã gặp phải sức kháng cự ngày càng mạnh mẽ. Cuối cùng, những ngày buộc phải phòng ngự đã qua và cơ hội phản công đã tới.

Những chiến binh dày dạn trận mạc của lục quân và lực lượng võ trang SS ở phía đông đã được các sư đoàn mới bổ sung.

Những vị trí then chốt trên tuyến mặt trận của quân Nga đã bị thất bại trước sự kiên quyết,các đòn tấn công mạnh mẽ, những hành động anh hùng của lực lượng không quân Đức.

Một lần nữa Kharkov lại trở về tay chúng ta!

Ký tên Adolf Hitler

Trong cuốn sách Die Ritterkreuzträger der Waffen-SS, tác giả Ernst-Günther Krätschmer đã ca ngợi chiến thắng vĩ đại của quân đoàn II xe tăng SS: “ Chiến thắng quan trọng cuối cùng trong chiến dịch nước Nga là kết quả do sự chỉ đạo chiến thuật xuất sắc của thượng tướng SS Paul Hausser.
Thành công này chỉ thực hiện được do Hausser, tư lệnh quân đoàn xe tăng SS, đã không tuân theo lệnh được lặp đi lặp lại của Hitler là giữ Kharkov bằng mọi giá, ngạo mạn tự chịu trách nhiệm cá nhân. Thay vào đó, ông đã cho rút khỏi thành phố khi đã bị kẻ địch vây kín và định tiêu diệt quân đoàn mình. Kết quả là ông đã bảo toàn được 3 sư đoàn Đức giỏi nhất, và kiên định đánh tan quân Liên Xô trong trận đánh giữa 2 con sông Donets và Dniepr để rồi chiếm lại thành phố Kharkov.

Nhờ có những thành công trên mà thống chế von Manstein đã có thể biến những kế hoạch tuyệt vời của mình thành hiện thực.

Trận Kursk
Von Ribbentrop trong các trận đánh


Khi làm sĩ quan tham mưu trong trung đoàn xe tăng của sư đoàn Leibstandarte. Rudolf von Ribbentrop có cái nhìn sâu sắc hơn trong việc chỉ huy 1 đơn vị thiết giáp lớn. Anh sớm thích nghi với môi trường làm việc mới và có nhiều cuộc trao đổi với chỉ huy của các tiểu đoàn xe tăng, trung đoàn trưởng và vị tư lệnh là thượng tướng Paul Hausser.

Anh nhận thấy mức tổn thất trong thời gian ngắn hoạt động tại Nga của quân đoàn II xe tăng SS cao 1 cách kinh ngạc. Tổng số là 615 sĩ quan cùng 11.514 hạ sĩ quan và binh sĩ.

Ngay sau đó anh cũng được biết về kế hoạch mới của Đức cho một cuộc tấn công lớn. Mấu lồi Kursk sẽ bị cắt đứt và tiêu diệt bởi 1 gọng kìm khổng lồ từ 2 phía Bắc và Nam. Nếu kế hoạch này thành công, Hồng quân có thể phải chịu những tổn thất ảnh hưởng đến kết quả cuộc chiến.

Đúng 1 tháng sau khi về làm việc ở sở chỉ huy trung đoàn xe tăng, Rudolf von Ribbentrop được đề cử làm chỉ huy 1 đại đội huấn luyện. Phần lớn số quân bổ sung cho quân đoàn tới thời điểm đó chỉ được huấn luyện sơ sài hoặc chưa qua huấn luyện. Thực tế lúc đó những quân nhân mới được chuyển giao cho trung đoàn xe tăng có xuất xứ từ không quân Đức.

Viên trung úy rất nhiệt tình nhận nhiệm vụ mới này. Anh đã thấm nhuần tinh thần “thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”. Ngày 15 tháng 6, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, viên sĩ quan trẻ được nắm quyền chỉ huy đại đội 6 của trung đoàn. Giờ là lúc anh đã đạt được vị trí chỉ huy hằng mong ước , chỉ trong vài ngày, anh đã được tất cả lính mới về đại đội 6 biết tiếng. Von Ribbentrop biết 1 cuộc tấn công mới đang được chuẩn bị, và lính SS cũng đồng ý là có 1 điều gì lớn lao sắp diễn ra.

Bản kế hoạch của chiến dịch Zitadelle đã được trình lên Bộ Tổng tư lệnh tối cao OKH ngày 12 tháng 4 năm 1943. Hitler đã quyết định khởi động chiến dịch tấn công mới như là 1 đòn đánh lớn đầu tiên trong năm 1943. Mục tiêu cuộc tấn công thần tốc của 2 tập đoàn quân, 1 từ khu vực Belgorod xuống phía nam, và 1 từ nam Orel lên phía Bắc, là bao vây và tiêu diệt tất cả các lực lượng của Xô Viết trong khu vực Kursk.

Chiến dịch tấn công được dự kiến bắt đầu ngày 2 tháng 5, nhưng bị hoãn lại nhiều lần. Ngày 4 tháng 5, Thống chế von Manstein, Đại tướng Model, Thống chế von Kluge, Đại tướng Guderian và tham mưu trưởng không lực Đức là đại tướng Jeschonnek đã tham dự 1 cuộc họp với Hitler.

Đại tướng Model nhận định rằng phía địch đã xây dựng 1 hệ thống phòng ngự có chiều sâu đối diện với tập đoàn quân 9 của ông ta và yêu cầu lực lượng tấn công của mình phải được tăng cường phù hợp.

Hitler trấn an các vị tư lệnh của mình rằng 1 số lớn xe tăng Tiger và Panther kiểu mới nhất sẽ có mặt vào ngày 10 tháng 6, và có thể có 1 hay 2 tiểu đoàn pháo tự hành chống tăng loại siêu nặng Ferdinand, cùng số lượng lớn hơn pháo tự hành sẽ được chuyển đến. Hitler hứa tăng số lượng xe tăng lên gấp đôi.

Hai vị thống chế là von Manstein và von Kluge đều không muốn trì hoãn lâu thêm nữa, vì khi lực lượng xe tăng Đức được tăng thêm sức mạnh thì quân địch được tăng còn mạnh hơn. Erich von Manstein nhấn mạnh rằng khả năng sản xuất xe tăng của Xô Viết đã đạt mức 1500 chiếc mỗi tháng. Và trên hết, ông ta sợ rằng nếu còn chậm trễ nữa thì có thể đối phương sẽ tấn công trên sông Donets và sông Mius trước.

Hitler không thay đổi quyết định của mình. Đến ngày 11 tháng 5 thì ông ta ra lệnh hoãn chiến dịch Zitadelle cho đến tận giữa tháng 7.

Các chỉ huy cao cấp của Xô Viết đã nhận ra tầm quan trọng chiến lược của mấu lồi Kursk từ rất sớm. Stavka, bộ tổng tư lệnh Hồng quân đã lệnh cho các tham mưu trưởng các phương diện quân Bryansk và Voronezh hướng dẫn việc phòng thủ mấu lồi như sau: “ Phải gây thiệt hại lớn nhất cho các đơn vị tấn công của địch từ phía cả bắc và nam trong những trận phòng thủ, đánh quỵ lực lượng địch rồi bắt đầu chuyển sang phản công “(W. G. Posnyak, các trận đánh gần Kursk).

Ngoài ra Stalin và bộ tổng tư lệnh còn ra lệnh: “ Khi cuộc tấn công của địch bắt đầu, các phương diện quân Trung ương và Voronezh phải tiến hành phòng thủ, làm suy yếu quân địch trong các trận đánh phòng thủ rồi ngay lập tức phản công khi quân địch đang bị mất máu tới chết. Các phương diện quân Tây và Bryansk phải chuẩn bị tấn công theo hướng Orel.” (Ilya Ivanovich Markin, Trận Kursk).

Cuối tháng 6, Liên Xô đã thiết lập xong khu vực phòng thủ, xây dựng những trận địa chống tăng kiên cố và hệ thống chướng ngại vật có chiều sâu, những bãi mìn trong những vị trí phòng thủ then chốt xung quanh mấu lồi Kursk. Tổng cộng họ đã đặt 434.667 quả mìn chống tăng và xây dựng 604 trận địa chống tăng mạnh.

Để đối phó với lực lượng của tập đoàn quân không quân 4 (gồm các quân đoàn không quân 1,4 và 8 với tổng số 2000 máy bay các loại). Bộ tổng tư lệnh Xô Viết đã triển khai các tập đoàn quân không quân số 2, 16 và 17 với tổng cộng 3500 máy bay. Ngoài ra , mấu lồi Kursk còn tập trung pháo phòng không với số lượng chưa từng thấy trên mặt trận phía Đông.

Nhờ có thời gian ngơi nên tới cuối tháng 6 năm 1943, Hồng quân đã được trang bị tốt để có thể đương đầu và đánh bại cuộc tấn công của Đức.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Một, 2013, 08:27:01 am gửi bởi ngthi96 » Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #91 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2013, 10:48:00 pm »

Cuộc tấn công

Ngày 4 tháng 7 năm 1943, sau khi pháo kích và không kích chuẩn bị, các sư đoàn của tập đoàn quân xe tăng 4 tấn công hệ thống các điểm cao giữa phía đông Belgorod tới phía tây Rakitnoye để chiếm lấy các vị trí quan sát cho cuộc tấn công chính sẽ được diễn ra ngày hôm sau.

Khi bắt đầu tấn công, Cụm tập đoàn quân Nam, dưới sự chỉ huy của thống chế von Manstein có 1081 xe tăng, 376 pháo tự hành. Với sư đoàn xe tăng 11 bên phải, sư đoàn bộ binh cơ giới Grossdeutschland bên trái, lực lượng của von Mastein xông thẳng về hướng Butovo.

Bên cánh phải là 3 mũi tấn công của quân đoàn II xe tăng SS dưới quyền thượng tướng Paul Hausser. Mục tiêu của họ là những ngọn đồi gần Jochontov và Streletskoye, và họ đã chiếm chúng thành công.

Cuộc tấn công chính bắt đầu sáng ngày 5 tháng 7 đồng thời trên cả hướng Bắc và Nam. Sư đoàn xe tăng 7 (thuộc quân đoàn xe tăng III) vượt qua bờ tây song Donets ở Dorogobushino và chiến đấu thọc qua các vị trí dày đặc xa tới Rasumnoye. Đã diễn ra 1 cuộc phản công đầu tiên của Xô Viết và có 1 số tăng Xô Viết bị tiêu diệt

Đến khoản 18g, trung đoàn xe tăng 25, sư đoàn xe tăng 7 băng qua cây cầu do công binh làm qua phái bờ đông sông Donets. Ngày 6 tháng 7 sư đoàn tiến vào 1 khu vực tập trung xe tăng của Xô Viết. Trận tiến công do trung úy Adalbert Schulz dẫn đầu. Schulz đã được thưởng huân chương chữ thập hiệp sĩ từ cuối tháng 12 năm 1941, và sau trận này anh được thưởng thêm thanh kiếm nữa.

Như thường lệ, Schulz ở tuyến đầu tiên. Trung đoàn của anh tiêu diệt được 34 chiếc T-34. Đại úy Fortun, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 được truy tặng huân chương chữ thập hiệp sĩ ngày 7 tháng 8.

Ngày 7 tháng 7, sư đoàn 7 xe tăng tiếp tục tấn công. Đến ngày 9 tháng 7, chiến đoàn thiết giáp của Schulz đã tới được vùng đất cao ở phía nam Scheino. Đến tối ngày 11, toàn bộ quân đoàn III xe tăng đã tiến vào khu vực phía Bắc Scheino.

Những đơn vị chính của Tập đoàn quân xe tăng 4 đã đột phá qua được các vị trí trong hệ thống phòng ngự chiều sâu của đối phương. Các sư đoàn của nó đã tới được khu vực Prokhorovka. Quân đoàn II xe tăng SS, 1 trong những quân đoàn bên sườn của tập đoàn quân, cũng đã đột phá được đến khu vực Prokhorovka vào tối ngày 11 tháng 7.

Ngày 12 tháng 7 các đơn vị Hồng quân ở khu vực cánh nam của cuộc tấn công đã bị mất 1800 xe tăng, 267 pháo, 1080 pháo chống tăng và có 24.000 quân bị bắt. Trận đánh đã đạt tới đỉnh cao của nó. Thống chế von Manstein tự tin rằng lực lượng của ông có thể chọc thủng được hệ thống phòng thủ của Xô Viết và giành thắng lợi.

Thế nhưng tình hình của cánh Bắc ra sao?

Tập đoàn quân 9 dưới quyền đại tướng Model, là 1 thành phần của chiến dịch Zitadelle, có 8 sư đoàn xe tăng với tổng số 478 tăng, bao gồm cả những chiếc Tiger của tiểu đoàn tăng hạng nặng số 505, cùng 348 pháo tự hành để hỗ trợ cho những đơn vị bộ binh.

Mũi nhọn tấn công là Quân đoàn xe tăng 47, sẽ đột phá đợt đầu tiên vào các vị trí địch, đợt 2 sẽ thọc sâu vào lãnh thổ đối phương. Nếu cần thiết sẽ có thêm đợt thứ 3 tiếp nối.

Đại tướng Model đã đưa 1 sư đoàn xe tăng, là sư đoàn 20, tham gia tấn công đợt đầu. Theo ý kiến của chuyên gia về thiết giáp là thượng tướng Nehring, thì như vậy là quá ít. Nehring đã nói với tác giả:

“Giữ lại 5 trong số 6 sư đoàn làm dự bị là quá nhiều! Lẽ ra nên dùng 2 sư đoàn xe tăng để hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vị bộ binh. Cách này sẽ hữu hiệu để chống lại những hệ thống phòng thủ vững chắc ẩn sâu dưới đất, như kiểu 2 cánh tay vừa hỗ trợ vừa bảo vệ lẫn nhau.”

Tương tự như vậy Walther K. Nehring cũng chỉ ra tầm quan trọng sống còn của các tiểu đoàn pháo tự hành chống tăng hạng nặng (Heavy Tank Destroyer Battalions) 653 và 654. Được tập trung trong biên chế lữ đoàn xe tăng số 21, 2 đơn vị này có 90 chiếc Ferdinand cùng 45 pháo tự hành hạng siêu nặng cỡ nòng 150mm của tiểu đoàn thiết giáp xung kích (Armored Assault Battalion) số 216 có thể đập tan bất cứ vị trí phòng thủ nào của địch. Các đơn vị này lại được đem dùng để bảo vệ 2 bên sườn họ.

Ý kiến của các chuyên gia về thiết giáp đã bị bỏ qua. Kết quả là cuộc tấn công của gọng kìm phía Bắc ngày 5 tháng 7 đã thất bại. Ngày hôm sau, trong đợt thứ 2, quân đoàn xe tăng 47 với 2 sư đoàn xe tăng số 2 và 9 đã rất cố gắng. Tối thứ 6, Model đã lệnh cho sư đoàn xe tăng 4 “tiếp tục tiến về hướng Kursk không chậm chễ”.

Lữ đoàn tăng số 21, không cần đến những chiếc Ferdinand, đã chiếm được 1 ngọn đồi ở phía nam Teploye cùng với các sư đoàn xe tăng 2 và 4. Dù vậy, ngày hôm đó cuộc tấn công của tập đoàn quân 9 -nhìn 1 cách toàn cục -đã bị chặn lại.

Cuộc tấn công được tiếp tục ngày 10 tháng 7, nhưng ko có tiến triển nào. Bị tổn thất nặng ko bù đắp được, ngày 12 tháng 7, Walter Model phải ra lệnh ngừng tấn công, vì vậy ở cánh Bắc cơ hội thực hiện chiến lược đánh nhanh đã bị phá sản.

Ngày 12 tháng 7, các thống chế von Kluge và von Manstein được gọi về Tổng hành dinh của Quốc trưởng. Hitler giải thích là quân đồng minh phương tây đã đổ bộ vào Sicily ngày 10 tháng 7 và tình thế đang rất nghiêm trọng. Hitler đoan chắc họ sẽ vượt biển từ đó để vào đất liền. Mặt trận phía đông sẽ phải chuyển giao lại các sư đoàn xe tăng để phòng thủ khu vực này và do đó không thể tiếp tục chiến dịch Zitadelle nữa.

Thống chế von Manstein cố vật nài giải thích rằng trên cánh phía nam trận đánh đã đạt được bước tiến quyết định. Đối phương đã dốc gần như toàn bộ lực lượng dự bị vào trận chiến và đang cạn kiệt. “ Đã đến lúc đập tan chúng ở khu vực phía nam. Nếu lúc này ta ngừng chiến thì coi như đã vứt đi chiến thắng!”

Hitler vẫn quyết định, “Zitadelle phải đình chỉ!”
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #92 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2013, 10:49:11 pm »

Quân đoàn II xe tăng SS trong trận đánh

Ngày 12 tháng 7 quân đoàn III xe tăng và quân đoàn II xe tăng SS ở gọng kìm phía nam để tới được khu vực Prokhorovka. Hồng quân đang chuẩn bị tung ra nhiều lữ đoàn xe tăng và cơ giới cùng quân đoàn cơ giới cận vệ số 5 vào 2 đơn vị xe tăng hùng mạnh này trong nỗ lực chặn đứng và đẩy lùi họ. Tư lệnh lực lượng Xô Viết ở đây, thượng tướng Rotmistrov, có 850 xe tăng.

Đại tướng Hoth, tư lệnh tập đoàn quân xe tăng 4, có hơn 600 xe tăng thuộc quân đoàn II xe tăng SS và hơn 360 xe thuộc quân đoàn III xe tăng.

Ba sư đoàn xe tăng tiến theo trục tây nam lên đông bắc. Sườn trái là sư đoàn Totenkopf (đầu lâu). Ở giữa là sư Leibstandarte (cận vệ của Hitler) và bên sườn phải, húc thẳng vào quân đoàn 2 xe tăng Xô Viết là sư đoàn Das Reich (Đế chế).

Một cuộc tấn công thọc sườn của Xô Viết bị bẻ gãy bởi những phi vụ không yểm tầm gần của đại úy Meyer (4./SG 9) và thiếu tá Druschel (1./SG 1) của không quân Đức. Đại bác 30 ly mới được gắn trên những chiếc máy bay Hs- 129 là hỏa lực chết người với lực lượng thiết giáp Xô Viết. Những phi công không yểm tầm gần đã phá hủy 50 chiếc T-34 trong 1 giờ đồng hồ và đã loại trừ được mối nguy cơ bên sườn cho quân đoàn.

Thượng tướng Hausser cho quân đoàn của mình tiến lên phía trước. Sư đoàn Totenkopf vượt sông Psyol gần Vesely. Hai sư đoàn kia tiến qua cây cầu cạn giữa Psyol và đường ray xe lửa để đến Prokhorovka và “đón chào” quân đoàn xe tăng số 18 và 29 của hồng quân.

Sáng hôm sau, tiểu đoàn 2, trung đoàn xe tăng 1, sư đoàn LAH dưới quyền thiếu tá Martin Gross đã chạm trán với lực lượng thiết giáp đối phương. Những chiếc xe tăng đã tao ngộ trong 1 khu vực rộng 500m và sâu 1km. Trận đấu tăng kéo dài 3 giờ đồng hồ và đến khi kết thúc có 90 xe tăng Xô Viết nằm bốc cháy trên bãi chiến trường.

Những chiếc Tiger đi bên sườn trái thuộc đại đội xe tăng hạng nặng số 13, trung đoàn 1 xe tăng SS đã bị bất ngờ khi phải đối mặt với 1 đoàn 60 xe tăng Xô Viết. Trận đánh bắt đầu ở khoảng cách từ 600m đến 1000m.

Chiếc Tiger của thiếu úy Michael Wittmann đã bắn cháy chiếc xe tăng đầu tiên của địch. Xe tăng của Wittmann bị trúng hai phát đạn, nhưng đạn pháo trên xe T-34 không thể xuyên thủng giáp trước của tăng Tiger từ khoảng cách này.

Đại đội trưởng của Wittman là đại úy SS Heinrich Kling, báo cho anh về khoảng 100 xe của 1 đơn vị xe tăng Xô Viết khác đang tới gần.

Wittmann khai hỏa vào những kẻ địch mới đến từ cự ly 1800m. Số xe tăng hồng quân đã bị chặn lại. Một quân nhân đã đóng vai trò quyết định trong thành công này là trung úy Rudolf von Ribbentrop. Đây sẽ là ngày thành công nhất của anh trong suốt cuộc chiến tranh.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #93 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2013, 10:49:52 pm »

"Cải tử hoàn sinh—gần Prokhorovka"

Sáng ngày 12 tháng 7 năm 1943, khi trung úy von Ribbentrop thức dậy, mặt trời màu đỏ máu bắt đầu chiếu những tia sáng xuống mặt đất báo hiệu 1 ngày khắc nghiệt.
Anh đã ngủ rất say sau 7 ngày dốc sức chiến đấu.

“Trung úy, trung úy”, những tiếng gọi liên tục đã khiến von Ribbentrop tỉnh hẳn. Anh bật dậy và bị va đầu vào gầm xe tăng của mình. Người trung úy và lính của mình đã ngủ trong 1 cái hố đào dưới gầm chiếc xe. Anh đã chỉ thị cho tất cả các kíp xe của mình làm vậy để tránh những thương vong không cần thiết trong trường hợp bị không kích hay pháo kích đêm.

Tiếng nổ của chiếc xe mô tô DKW đã đánh thức anh. Đó là dấu hiệu cho anh biết có lệnh từ tiểu đoàn. Chiếc xe đó của người lính liên lạc đại đội đi cùng tiểu đoàn.

“Tiểu đoàn trưởng cho mời trung úy”

Von Ribbentrop dậy đi ngay. Trong quãng đường ngắn tới chỗ xe của tiểu đoàn trưởng, anh cảm thấy bồn chồn không yên.

Thiếu tá Gross ló đầu ra khỏi chiếc xe chỉ huy, là 1 xe tải được cải tạo làm trạm radio, khi chiếc mô tô chạy đến.

“ Nghe này, Ribbentrop. Bên bộ binh báo rằng xe tăng Nga đang tập hợp. Hãy đi bắt liên lạc với bộ binh và sẵn sàng can thiệp nếu cần.

Trong báo cáo ngày hôm ấy Von Ribbentrop viết rằng:

Âm điệu của vị tiểu đoàn trưởng đã gợi cho thấy rằng đây không còn là bất ngờ lớn của chiến dịch nữa mà đã phát triển thành 1 trận đấu tăng vĩ đại nhất, sẽ có thể đụng độ với nhiều xe tăng hơn nữa, có lẽ là nhiều tới mức không cần thiết trên địa đoạn này.

Lúc đầu tôi hơn bực vì cái lệnh lạc mơ hồ và kỳ quặc này vì tối hôm trước Gross đã lệnh cho đại đội tôi làm dự bị. Giờ thì nhiệm vụ này đã làm cho khoảng thời gian nghỉ ngơi rất cần thiết đi tong.

Lại được đèo về đại đội bằng chiếc xe mô tô đó. Tôi ra lệnh cho lính của mình sẵn sàng chiến đấu và cho nổ máy làm nóng mấy chiếc xe tăng. Súng ống được tháo bạt che ra và chuẩn bị sẵn sàng. Sau đó tôi lệnh người cầm đầu các binh sĩ trong sở chỉ huy đại đội của tôi là trung sĩ Gebauer đem 1 chiếc mô tô 3 bánh tới trình diện. Tôi muốn tự mình chạy xe lên những vị trí bộ binh để đánh giá tình hình, và nếu cần thì tự thiết lập vị trí riêng để có thể đưa ra những quyết định phù hợp.

Đại đội 6 của tôi lúc này đã bị tổn thất nặng. Chúng tôi bắt đầu ngày 5 tháng 7 với 22 chiếc xe tăng thì cho đến tối ngày 11 tháng 7 chỉ còn có 7 xe có thể chiến đấu được. May mắn là số tổn thất không phải là tất cả vì 1 số xe tăng Panzer IV qua sửa chữa đã trở về với đại đội.

Ngày hôm trước chúng tôi đã chiến đấu mở đường vượt qua 1 con hào chống tăng của quân Nga. Hai đại đội khác cùng tiểu đoàn giờ được bố trí ở đó. Trong khi đó đại đội tôi nằm ở phía sau đóng vai trò như 1 đại đội dự bị.

Con hào chống tăng, chạy ngang phía trước chỉ có 1 lối băng qua, vượt được nó sẽ tới được con đường đi đến Prokhorovka. Cây cầu này hoặc không bị phá hủy hoặc là đã được dựng lại.

Hào chống tăng nằm trong cái 1 thung lũng, từ đó có 1cái dốc xuống phía Prokhorovka rộng khoảng 400m. Con đường đi Prokhorovka tiếp giáp với rìa phải của dốc. Ngoài phạm vi ấy là con đường xe lửa được đắp cao có thể gây khó khăn cho xe tăng.

Mặt trước con đường xe lửa ôm sát phía sau con hào chống tăng rồi sau đó lại chạy qua phía đông tới ranh giới với sư đoàn Das Reich ở bên cạnh.

Một tiểu đoàn bộ binh cơ giới của chúng tôi đang đóng trên con đường xe lửa được đắp cao này. Trong lúc tiểu đoàn thứ 2 đã thiết lập vị trí ở bên góc phải phía trên con dốc đã nói lúc trước.

Sườn trái của chúng tôi bị bỏ ngỏ, chúng tôi không có liên lạc gì với các đơn vị bạn ở đó. Tôi chạy xe men theo đường sắt cho đến khi tới được vị trí chỉ huy của người tiểu đoàn trưởng. Vị tiểu đoàn trưởng vừa mới thẩm vấn 1 trung úy quân Nga bị bắt, tay này nhìn đậm chất Đức – cao lớn, tóc vàng, mắt xanh. Anh ta rất điềm tĩnh trả lời 1 số câu hỏi và sau khi được cho 1 ít thuốc lá đã nói thẳng ra rằng:

“Lính Nga khẩu phần nghèo nàn, tinh thần cao. Lính Đức khẩu phần tốt, tinh thần thấp.” Tôi biết được 1 số điều từ vị chỉ huy bộ binh cơ giới. Ông ta cũng chỉ được báo cáo về tiếng ồn của xe tăng nhưng ngoài điều đó ra thì không còn gì nữa.

Tôi để người hạ sĩ quan của mình cùng chiếc xe ở lại sở chỉ huy tiểu đoàn, để anh ta có thể báo ngay hay tư vấn cho tôi nếu có gì xảy ra.

Tôi đi bộ trở về chỗ mấy chiếc tăng của mình, có thể nhìn thấy ở cách vài trăm mét chỗ con hào chống tăng dưới thung lũng. Rải rác trên dốc là lính và xe cộ của chiến đoàn thiết giáp, gồm các tiểu đoàn pháo tự hành của sư đoàn và tiểu đoàn xe bọc thép chở quân dưới quyền Jochen Peiper. Rất nhiều trang thiết bị, xe cộ, súng pháo nằm rải trên sườn con dốc, khuất tầm nhìn của quân Nga,với đủ loại kiểu dáng.

Tất cả các đơn vị đều đang được nghỉ. Cuộc tấn công của chúng tôi ngày hôm trước vào Prokhorovka, đã bị chặn lại vì sư đoàn Das Reich bên sườn phải và sư đoàn Totenkopf bên sườn trái – không có liên kết gì với chúng tôi – đã không tiến theo kịp do bị những lực lượng mạnh của Nga phản kích.

Kết quả là chúng tôi đã tạo ra 1 cái nêm cắm sâu vào phần đất của đối phương với bên cánh phải thì được an toàn chỗ con đường xe lửa đắp cao còn cánh trái đã hoàn toàn bị bỏ ngỏ ở phía trên Psyol.

Mất liên lạc với 2 sư đoàn bên cạnh khiến cho các cuộc tấn công vào Prokhorovka trở thành viển vông. Binh lính của chúng tôi đang chìm trong giấc ngủ vì đã quá kiệt sức. Dù gì thì 7 ngày trong những ngày vất vả nhất trong toàn chiến dịch Nga cũng đã trôi qua.

Riêng tôi thì khổ sở nhất trong chiến tranh là sự thiếu ngủ, đói khát ,cái lạnh, mưa gió và ẩm ướt.

Khi tôi trở về thì mặt trận rõ ràng đang có những biến chuyển. Pháo binh khai hỏa ở nhiều chỗ. Súng máy quét ào ào khắp nơi, máy bay thì bay kín trời.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #94 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2013, 10:51:07 pm »

Lúc von Ribbentrop về tới đại đội, anh viên hạ sĩ quan cao cấp trong đơn vị mời uống cafê nóng. Người lính tiếp đạn trong kíp xe của anh mở thùng đồ ăn và đưa 1 ít bánh mì cho đại đội trưởng. Một thiếu úy chỉ huy phó – tay này rất dũng cảm và vui tính - đến báo cáo rằng đại đội 6 đã sẵn sàng để chiến đấu. Mọi người tận hưởng bầu không khí mát rượi buổi sáng. Đại đội 6 có 6 chiếc xe tăng khả dụng vào sáng hôm đó. Trong mấy ngày qua, nó đã bị tổn thất nặng trong khi tấn công trận địa chống tăng đáng gờm của quân Xô Viết cùng với tiểu đoàn của Peiper. Đại đội dùng chiến thuật "horizon crawl" nhằm mục đích tiêu diệt xe tăng và pháo chống tăng của Xô Viết nếu gặp giữa các mũi tấn công của Đức, khi đi vào tuyến phòng thủ chống tăng địch.

Khi anh cùng lính của mình đang tiến đến vị trí đối phương, Von Ribbentrop lại nhận được phản lệnh từ tiểu đoàn trưởng. Người trung úy không thể hiểu nổi mệnh lệnh này. Nếu chuyển hướng lúc này có nghĩa là sẽ để tiểu đoàn Peiper phải tấn công các vị trí rất mạnh của địch một mình. Và những xe half-track của Peiper rất dễ bị pháo chống tăng Xô Viết bắn cháy.

“Tôi chỉ biết 1 điều, không có lăn tăn gì hết, tôi cứ tham gia tấn công bất chấp sự phản ứng đầy giận giữ của tiểu đoàn trưởng trên radio.

“Khi chúng tôi tập trung lại sau khi đã phá hủy trận địa chống tăng và tiêu diệt khẩu pháo chống tăng cuối cùng của địch, tôi được sự tán thưởng cao nhất của Peiper suốt cuộc chiến: Rất sẵn lòng mời anh cùng đại đội của mình gia nhập với chúng tôi!.

“Khi trở về tiểu đoàn, tôi phải cố tìm cách thuyết phục vị tiểu đoàn trưởng đang rất kích động rằng anh không thể nào bỏ dở cuộc tấn công để cho xe bọc thép chở quân phải đối đầu với hỏa lực pháo chống tăng địch mà không có xe tăng hỗ trợ.”

Trong lúc đang nhấm nháp ly cafê nóng vừa được đưa tới, von Ribbentrop bỗng tình cờ nhìn về phía tiền duyên. Cảnh tượng đập vào mắt khiến anh không tin vào mắt mình nữa. Một bức màn khói màu tím do đạn khói bốc lên trong không trung. Nó có nghĩa “Cảnh báo xe tăng địch!”.

Những tín hiệu tương tự cũng xuất hiện dọc theo đỉnh dốc. Bên phải đường sắt đắp cao cũng đã thấy tín hiệu khói tím cảnh báo có nguy hiểm.

Mọi thứ đã trở nên rõ ràng: Cách xa ngọn đồi, ngoài tầm nhìn của mọi người trong thung lũng, 1 cuộc tấn công lớn của thiết giáp của Xô Viết đang tới.

Von Ribbentrop vứt bỏ hết mấy thứ linh tinh và la lớn “Khởi động xe! theo tôi!”

Sau đó anh gọi cho thiếu úy Malchow “ Ta sẽ lái xe theo hang dọc lên trên dốc. Cậu và trung đội của mình đi bên trái. Tôi và 3 xe còn lại đi giữa và bên phải. Bẻ sang sườn trái 1 chút trong trường hợp bị đánh tạt sườn. Ta sẽ vào công sự ẩn nấp trên con dốc và giao chiến với bọn Nga tại đó.

Von Ribbentrop thuật lại:

Ngay lúc đó, tôi phát hiện, người chỉ huy của các binh lính trong sở chỉ huy đại đội, cái tay mà tôi đã để lại ở sở chỉ huy của tiểu đoàn bộ binh, lái chiếc mô tô chạy xuống dốc xuyên qua màn mây bụi khổng lồ đang, nắm tay đưa thẳng lên cao, với ý nghĩa:

“Di chuyển ngay!”

Với cách này, đại đội đã trong trạng thái chuyển động và triển khai lên dốc như trong khi huấn luyện chiến đấu khiến cho nhịp tim của 1 chàng trai 22 tuổi là tôi đập nhanh hơn. Đó là cảm giác đặc biệt giúp tôi lên tinh thần để có thể dẫn dắt những người lính trẻ tuổi nhưng dày dạn bước vào trận.

Lên đến đỉnh dốc, nhìn xuống khoảng 200m về phía bên kia của 1 thung lũng nhỏ là nơi các có các vị trí bộ binh của chúng tôi.

Tôi ra lệnh bằng điện đài cho đại đội tiến đến chiếm lĩnh vị trí trên sườn đồi và tiếp chiến từ chỗ đó.

Cái thung lũng nhỏ mở sang bên trái của chúng tôi và trong khi lái xe tới con dốc chúng tôi phát hiện những chiếc T-34 đầu tiên, có vẻ đang âm mưu đánh tạt sườn trái của mình.

Chúng tôi dừng xe trên dốc và khai hỏa, bắn trúng nhiều xe địch. Một số tăng Nga bốc cháy và bị bỏ lại. Cự ly 800m đối với 1 pháo thủ giỏi là quá lý tưởng.

Trong khi chờ đợi thêm nhiều xe tăng địch nữa sẽ xuất hiện, theo thói quen tôi nhìn bao quát xung quanh. Những gì nhìn thấy khiến cho tôi sững sờ. Cách bờ đất cao chỗ khe cạn từ 150 đến 200m ngay phía trước tôi hiện ra 15, 30 rồi 40 chiếc xe tăng và cuối cùng thì nhiều không đếm xuể. Những chiếc T-34 chở theo bộ binh tùng thiết lao thẳng hết tốc độ tới chỗ chúng tôi.

Lái xe của tôi là Schule gọi qua hệ thống liên lạc nội bộ “ Trung úy, bên phải, bên phải! Chúng đang đến đó! Anh thấy chúng không?”

Tôi thấy chúng rất rõ. Ngay lúc đó tôi lẩm bẩm “Tiêu rồi!” (Nun ist es aus!) thì cậu lái xe lại nghĩ rằng tôi nói “ra ngoài!” (Raus!), và bật nắp cửa chui ra. Tôi tóm chặt và đẩy cậu ta vào lại xe, trong khi lấy chân thúc vào bên phải người pháo thủ. Đó là ám hiệu cho cậu ta quay tháp pháo sang phải.

Phát đạn đầu tiên đã ra khỏi nòng pháo và chiếc T-34 bắt đầu cháy. Nó chỉ cách chúng tôi khoảng 50 đến 70m. Trong khoảnh khắc đó, chiếc xe tăng bên phải tôi bị trúng đạn trực diện và bùng cháy. Tôi thấy rõ ràng là trung sĩ nhất Papke đã nhảy ra, nhưng đó là lần cuối chúng tôi nhìn thấy cậu ta. Chiếc xe bên phải xe của cậu ta cũng trúng đạn và cũng nhanh chóng chìm trong lửa đỏ.

Xe tăng địch xông thẳng vào chúng tôi như trận tuyết lở: tăng nối tiếp tăng! Hết đợt này tới đợt khác! Đó là 1 cuộc tập hợp quái đản có tốc độ cơ động rất cao.

Chúng tôi đã không kịp chiếm lĩnh vị trí phòng thủ. Tất cả những gì có thể làm là bắn. Từ khoảng cách này thì cứ bị bắn trúng là chết, nhưng phát đạn nào sẽ kết liễu chúng tôi đây? Từ sâu trong tâm khảm, tôi đã nghĩ rằng mình sẽ không thể thoát được. Với tình thế vô vọng như vậy, chúng tôi phải chiến đấu với mọi thứ trong tay. Vì thế chiếc T-34 thứ 3, rồi thứ 4 đã bị chúng tôi hạ gục từ khoảng cách dưới 30m.

Chiếc xe tăng Panzer IV của chúng tôi có được 18 đến 20 viên đạn ở sẵn trong tầm tay người tiếp đạn, phần lớn là đạn trái phá và 1 số ít đạn xuyên giáp.

Chẳng mấy chốc người lính tiếp đạn đã la lên ” Hết đạn xuyên rồi!”

Tất cả đạn xuyên lập tức được tập hợp. Đạn được chuyển đến cho người tiếp đạn từ tay pháo thủ, lái xe, điện đài viên. Tại thời điểm đó, cứ đứng 1 chỗ thế này rất dễ bị xe tăng Nga phát hiện và tiêu diệt. Hy vọng duy nhất của chúng tôi là 1 lần nữa quay lại nấp sau con dốc mặc dù quân Nga đã vượt qua nó, vì cơ hội thoát ra của chúng tôi ở đó là khả quan hơn vị trí hiện tại.

Chúng tôi quay xe lại giữa đám tăng Nga, chạy lui lại khoảng 50m về phía sau bờ dốc. Từ chỗ ẩn nấp phần nào tốt hơn đó, chúng tôi quay xe lại đối mặt với quân địch.

Ngay sau đó, có 1 chiếc T-34 dừng lại xéo về phía bên phải chúng tôi khoảng 30m. Tôi thấy nó rung lắc nhẹ và xoay tháp pháo về phía chúng tôi. Chúng tôi lúc đó không thể bắn ngay được vì pháo thủ còn đang bận chuyển đạn cho người tiếp đạn.

“Xe tăng, tiến lên trước, tiến!”. Tôi hét vào ống nói. Cậu lái xe Schüler của tôi là tay lái giỏi nhất tiểu đoàn. Cậu ta lập tức vào số và chiếc Panzer IV ì ạch chuyển động. Xe chúng tôi đi ngang qua cách chiếc T-34 khoảng 5m. Chiếc tăng Nga cố quay tháp pháo dí theo nhưng không được. Chúng tôi chạy cách khoảng 10m phía sau chiếc xe Nga đang đứng thì dừng và quay lại. Pháo thủ của tôi bắn trúng ngay tháp pháo của nó. Chiếc T-34 nổ tung, tháp pháo của nó bắn lên trời cả 3m, tí nữa thì va vào xe của tôi. Trong lúc sự việc xảy ra, những chiếc T-34 khác chở theo bộ binh vẫn cứ ào ào vượt qua.

Khi đó, tôi cố kéo là cờ chữ thập ngoặc đang nằm trên hộp dụng cụ phía sau tháp pháo vào. Mục đích của lá cờ là để cho các phi công của chúng tôi nhận biết đâu là bạn đâu là thù. Tôi chỉ kéo vào được 1 nửa và kết quả là lúc này lá cờ lại bay phấp phới trong gió. Không chóng thì chầy sẽ có 1 trưởng xe hay pháo thủ tăng Nga phát hiện ra nó. Việc chúng tôi sẽ lãnh 1 phát đạn chết người chỉ còn là vấn đề thời gian.

Chỉ còn 1 cơ hội mong manh cho chúng tôi là phải liên tục cơ động. Mọi chiếc tăng Nga đều vượt qua đây với tốc độ cao nên một chiếc tăng đứng yên sẽ mặc nhiên bị coi là địch và bị ăn đạn ngay lập tức.

Giờ lại đến lúc chúng tôi phải đối mặt trước nguy cơ bị chính các xe tăng quân mình, đang nằm dưới hào chống tăng cạnh đường xe lửa theo 1 tuyến rộng và đã bắt đầu khai hỏa vào xe địch đang tiến đến, tiêu diệt. Bãi chiến trường đầy khói và bụi, lại bị mặt trời làm chói mắt, các kíp xe thật khó mà có thể phân biệt đâu là chúng tôi giữa đám xe tăng địch.

Tôi phải gọi trên sóng nhiều lần: “Kunibert đây! Chúng tôi đang ở giữa đám tăng địch! Đừng bắn!”

Không có ai hồi âm hết. Trong khi đó, quân Nga đã bắn cháy nhiều chiếc xe khi chúng tiến qua chỗ tiểu đoàn xe bọc thép chở quân của Peiper và tiểu đoàn pháo. Nhưng lúc này thì hỏa lực từ 2 đại đội xe tăng còn lại cũng chúng tôi đã bắt đầu phát huy hiệu lực.

Pháo tự hành của tiểu đoàn pháo binh cùng với lính bộ binh cơ giới của Peiper – được trang bị vũ khí tầm gần cũng đã gây thiệt hại cho xe tăng và ghìm chặt bộ binh Nga khi chúng nhảy từ trên những T-34 xuống để tấn công bộ.

Toàn bộ bãi chiến trường chìm trong 1 lớp khói bụi dày đặc, những toán xe tăng Nga mới vẫn tiếp tục từ chỗ đó chui ra và bị xe tăng quân ta hạ ngay trên sườn dốc.

Rất nhiều xe tăng và xe cơ giới cháy hỏng nằm lẫn lộn trên mặt đất. Điều này đã góp phần cứu sống chúng tôi, khiến chúng tôi không bị quân Nga phát giác.

Đột nhiên bộ binh Nga xuất hiện đông nghịt trước mặt, tôi gọi cho lái xe “Quay sang trái!”.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #95 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2013, 10:52:10 pm »

Anh ta thấy chúng sau vài giây. Khẩu súng máy khai hỏa, từ phía sau chúng tôi chạy qua 1 số lớn lính, chúng không kịp nhận ra rằng là chiếc tăng vừa vượt qua là xe tăng Đức.

Sinh lộ bây giờ ở phía đông chúng tôi, bên trái hoặc hướng thẳng đến con đường. Chúng tôi phải liên lạc được với bộ binh ở đó và tránh khỏi đám tăng Nga.

Trong khi đó thì pháo thủ, lái xe, điện đài viên lo lau chùi thêm đạn xuyên giáp. Ngay khi có đạn, chúng tôi đã hạ được 1 chiếc T-34 nữa, khi vừa bị nó đuổi kịp. Thật không thể tin là cho tới giờ chúng tôi vẫn chưa bị bắn. Các chuyên gia đều cho rằng sở dĩ vậy là do các xe tăng Nga không có trưởng xe riêng. Pháo thủ kiêm nhiệm là trưởng xe luôn, và hắn ta chỉ nhìn được qua khe ngắm của khẩu pháo. Nếu không phải vậy thì chúng tôi đã đi đời nhà ma rồi.

Lúc này có vẻ rất tức tối, quân Nga cũng đang tiến sang trái hướng về con đường để từ đó vượt qua hào chống tăng. Chúng tôi không hiểu tại sao cuộc tấn công lại được phát động trong 1 khu vực có hào chống tăng bảo vệ, cho dù quân Nga có biết về nó. Sau khi tiến được nhiều nhất là 1000m, đà tiến của cuộc tấn công đã bị chướng ngại này chặn đứng.

Vì vậy quân Nga ngoặt trái với nỗ lực tiến tới con đường và chiếc cầu bắc qua cái hào chống tăng. Tuy nhiên ở đó đã diễn ra 1 cảnh tượng khó tin.

Tại cây cầu, xe tăng và pháo chống tăng của quân ta đã khai hỏa vào quân địch đang ùa tới. Tôi cho xe mình chạy tới nấp sau 1 chiếc T-34 đã bị hạ. Chúng tôi tham gia trận đánh chống lại xe tăng địch đang từ nhiều hướng lao tới cây cầu từ vị trí đó. Việc này khiến cho chúng tôi và tiểu đoàn có rất nhiều mục tiêu.

Những chiếc T-34 cháy leo cả lên nhau, Thật là 1 hỏa ngục của khói ,lửa, và thuốc đạn cháy nổ. T-34 cháy rực, trong khi những lính tăng bị thương cố bò ra xa.

Sườn dốc nhanh chóng rải đầy xác xe tăng cháy của địch. Chúng tôi vẫn ở sau chiếc xe đang âm ỉ cháy. Lúc đó có tiếng người tiếp đạn báo cáo “ Hết sạch đạn xuyên giáp rồi!”

Chúng tôi đã sử dụng hết đạn xuyên. Giờ đây trên xe chỉ còn đạn trái phá, chẳng có tác dụng gì trước lớp vỏ thép dày của T-34.

Từ lúc đó chúng tôi quay sang tiêu diệt bộ binh Xô Viết. Việc này có khó hơn vì chiến tuyến quân ta đang bị tràn ngập và chúng tôi có nguy cơ bị pháo tự hành quân ta hoặc xe bọc thép của Peiper bắn trúng.

Đầu tiên, tôi ngưng bắn. Rồi nghe tiếng cậu pháo thủ thét lên. Cậu ta la “Mắt tôi! mắt tôi!!.”

Không may 1 viên đạn đã bắn trúng ngay chỗ khe ngắm trên tháp pháo của pháo thủ. Viên đạn pháo không xuyên qua được nhưng cũng đủ tạo ra 1 lực mạnh đẩy hệ thống ngắm bật lùi về phía sau. Kết quả là cậu pháo thủ, lúc đó đang ngắm bắn bị thương nặng.

Xe tăng của chúng tôi vậy là đã bị loại khỏi vòng chiến, vì vậy tôi quyết định rút khỏi trận đánh và chạy qua cây cầu bắc trên hào chống tăng về phía sau tìm về với các xe tăng trong đại đội, đang cố tự bảo vệ trước sự hỗn loạn này.

Chúng tôi chạy về phía sau. Tôi hướng dẫn cho xe tới sau 1 cái gò nhỏ để có thể đưa cậu pháo thủ ra xem xét thương tích.

Ngay khi đó, anh trung sĩ kỹ thuật viên đại đội đến trên 1 chiếc Panzer IV đã được sửa chữa. Vì thế tôi và kíp xe chỉ việc leo lên và quay lại tham chiến với đầy đủ đạn dược.

Kíp xe trên chiếc tăng này - trừ người pháo thủ là người chúng tôi cần - không thích thú gì khi phải chui ra và giao xe cho người của tôi. Tuy nhiên chỉ huy đại đội cần phải có 1 kíp xe nhiều kinh nghiệm và ăn rơ nhau. Đại đội trưởng cần liên lạc với tiểu đoàn qua radio nhanh chóng, dẫn dắt đại đội cũng như chỉ hướng cho chiếc xe của mình. Hơn nữa, quan trọng nhất là chỉ định mục tiêu cho pháo thủ.

Chiếc xe tăng mới của chúng tôi lăn xích qua cầu. Trong khi ấy thì lực lượng tấn công của Nga đã bị đập tan. Rải rác khắp bãi chiến trường là những chiếc T-34 đang bốc cháy. Một sĩ quan hành quân của tiểu đoàn, đi bộ đến chỗ xe của tôi cho hay là tiểu đoàn trưởng đang dự định tung ra 1 cuộc phản công để dành lại cao điểm. Chúng tôi phóng nhanh lên trên dốc. Tí nữa chúng tôi đã nhào xuống giữa chỗ bọn Nga. Tới gần trưa thì cao điểm đã nằm trong tay quân ta.

Tổn thất của đại đội tôi thấp đến mức không ngờ. Tổng cộng chỉ mất 2 chiếc xe lúc đầu cuộc tấn công mà tôi đã chứng kiến. Hai đại đội kia không bị tổn thất gì. Tiểu đoàn pháo và tiểu đoàn xe bọc thép cũng thoát nạn với mức tổn thất rất nhỏ.

Cung từ của tù binh cho biết địch đang sẵn sàng tấn công xe tăng đợt 3 nhưng không còn mạnh. Trong khu vực kháng cự chính của chúng tôi, có hơn 100 chiếc tăng Nga bị hạ. (Trong số đó có 14 chiếc bị kíp xe Ribbentrop tiêu diệt)

Thượng tướng tư lệnh Hausser chiều hôm đó đã đến thị sát trận đánh, đã xác nhận cho thấy bản bảo cáo của anh là 1 chiến thắng tuyệt vời đúng với sự thật. Nó đến sau 1 báo cáo cho rằng anh đã dùng phấn để thể hiện số tăng bị hạ và không tin vào số lượng xe anh diệt.

Chúng tôi đã góp phần giữ vững tuyến phòng thủ, do đã không bị động trước sự tấn công bất ngờ của số lượng đông đảo tăng Nga, đón đánh địch từ trên đỉnh đồi hạ gục 1 số T-34 ngay lập tức khiến địch nhầm lẫn.

Ngoài ra, âm thanh của trận đánh cùng với lửa từ xe địch bị cháy – và buồn thay cả từ 2 chiếc xe của chúng tôi nữa – đã báo động cho tiểu đoàn của Peiper và tiểu đoàn pháo binh kịp thời.

Các chiến sĩ bộ binh cơ giới đã anh dũng chiến đấu không hề nao núng trước số đông xe tăng địch đang lao tới, chặn chúng lại và tiêu diệt bộ binh địch tiến đến.

Cuộc tấn công của quân Nga với số lượng đông đảo và sự lỳ lợm thật khó tin. Rõ ràng là tư lệnh quân Nga muốn dùng sức mạnh vượt trội để loại bỏ mối nguy bên sườn. Nếu được chỉ huy tốt hơn và bằng cách khai thác yếu tố bất ngờ, quân địch có số lượng hơn hẳn này lẽ ra nên quay trở lại chỗ chiến đoàn thiết giáp của Peiper và hoàn toàn có thể diệt gọn nó.

Chỉ huy quân Nga phải lường được ngay từ đầu là cuộc tấn công sẽ gặp trở ngại từ con hào chống tăng của chính họ.

Trận phòng thủ giành thắng lợi lớn này không thể thay đổi đến thực tế việc trận đấu tăng gần Prokhorovka, với thiệt hại nặng nề cho đôi bên đã chấm dứt chiến dịch Zitadelle.

Trận đánh gần Prokhorovka là trận đánh có số lượng xe tăng tập trung nhiều nhất trong toàn cuộc chiến. Thượng tướng Xô Viết Rotmistrov, người được coi là “con sư tử của Prokhorovka” đã nói sau khi trận đánh kết thúc: “ Theo tình hình hiện tại cùng với những tổn thất nặng nề, bộ đội của chúng ta sẽ không thực hiện thêm các chiến dịch chiến đấu nào nữa”

Ngày 20 tháng 7 năm 1943, Rudolf von Ribbentrop được tặng huân chương chữ thập hiệp sĩ. Anh đã tuyên bố ngay khi đó rằng:

“Mọi người trong kíp xe của tôi đều có công trong trận này. Tôi sẽ đeo nó vì kíp xe của tôi”

Tám ngày sau, thượng tướng Paul Hausser trở thành quân nhân Đức thứ 261 được vinh thưởng huân chương chữ thập hiệp sĩ với chùm lá sồi.

Ngày 1 tháng 8 năm 1943, Rudolf von Ribbentrop được thuyên chuyển để tham gia thành lập sư đoàn xe tăng SS Hitlerjugend (thanh niên Hiler)
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #96 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2013, 10:53:04 pm »

Đường đi của 1 quân nhân

Từ tân binh đến khi tham dự chiến dịch miền Tây

Khi chiến tranh nổ ra ngày 1 tháng 9 năm 1939, Rudolf von Ribbentrop là 1 tân binh được bổ sung cho 1 tiểu đoàn của trung đoàn bộ binh SS Deutschland tại Munich. Chỉ huy trung đoàn lúc đó là đại tá Felix Steiner. Steiner là 1 sĩ quan trong lực lượng Waffen-SS, người đã nhận thấy từ lâu rằng 1 đơn vị thành công phải là 1 đơn vị có khả năng cơ động cao. Sự cơ động này tạo nên yếu tố bất ngờ trong việc tiến công và chọc thủng 1 vị trí đối phương, đảm bảo truy kích địch đang rút lui nhanh chóng và giành được nhiều đất. Kết quả là trung đoàn trưởng đã tiến hành cơ giới hóa cho đơn vị ở mức độ cao nhất có thể.

Tháng 10 năm 1939, von Ribbentrop được chuyển về trung đoàn, đang đóng quân ở Protectorate, trong đại đội 11. Đầu tháng 4 , đại đội 11 chiến thắng trong 1 cuộc thi hành quân dã ngoại toàn trung đoàn. Là 1 thành viên trong đại đội chiến thắng, von Ribbentrop được thưởng 1 ngày phép đặc biệt. Anh xin được dùng ngày phép để về Berlin ngày 30 tháng 4 trong dịp sinh nhật của cha mình là ngoại trưởng Đức Joachim von Ribbentrop. Yêu cầu bị từ chối vì chỉ huy trung đoàn muốn tránh điều tiếng là thiên vị vì phạm vi của ngày phép đặc biệt này chỉ trong vòng bán kính 300km, trong khi Berlin ở xa hơn nhiều.

Von Ribbentrop bịa ra rằng ngày phép đã được bộ chỉ huy của Himmler ủy quyền phê duyệt và anh được cho đi.

Một viên thiếu tá trong trung đoàn có quen biết đã kéo anh ra nói riêng rằng những sự can thiệp kiểu vậy dù mình không dính vào thì cũng không có lợi. Anh thề là không hề biết về việc này. Ông ta tin anh và dặn phải cẩn thận không để những việc kiểu như vậy tái diễn nữa.

Tôi lái xe đến Berlin và có 2 trải nghiệm đáng nhớ. Được kề cận Hitler hơn nửa giờ đồng hồ, khi ngài, theo thông lệ thường dự buổi tiệc sinh nhật các vị bộ trưởng, tới chúc mừng cha tôi với tư cách cá nhân.

Hôm ấy là ngày 30 tháng 4, tôi ngồi ở bàn bên cạnh suốt buổi tiệc trong khi cha tôi và quốc trưởng say sưa nói chuyện.

Hitler nói về vấn đề giao thông vận tải của châu Âu và nhận định rằng sau chiến tranh thì khổ đường ray của châu Âu nên cải tạo theo khổ đường ray rộng hơn ở Nga. Điều này sẽ khiến cho số lượng hàng hóa vận chuyển tăng lên. Không thấy có biểu hiện gì về tư tưởng chống Nga trong câu chuyện. Ngược lại, ngài còn tán dương việc chính phủ Phổ đã chuyển qua khổ đường ray rộng hơn trong thế kỷ trước.

Khi nói về những thành công của chiến dịch Weseroebung ở Đan Mạch và Na Uy (vẫn đang giao tranh tại Narvik, nơi tướng Dietl đang trong tình cảnh nguy ngập) Hitler nói về việc xây những chiếc cầu nối bán đảo Scandinavia với lục địa, đưa châu Âu đến gần hơn nếu cần thiết.

Cuối cùng ông nói về cơ hội mở ra 1 cuộc tiến công sang phía Tây. Ông ta cho rằng quy mô lực lượng viễn chinh Anh ở đây đã bị thổi phồng. Qua những ngôn từ đó, rõ ràng là ông sẽ tấn công sang phía tây trong tương lai không xa.

Tôi mong mỏi cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu, vì tôi nghe qua Wedel ở đại đội 2, là tất cả những khóa sinh có tiềm năng sẽ được cử đi học tại trường sĩ quan Braunschweig.

Cả hai đứa đều hy vọng sẽ được tham gia vào 1 chiến dịch ở mặt trận phía tây, vì không muốn đi học sĩ quan khi chưa có kinh nghiệm chiến trường rồi lại phải về chỉ huy những con người đã dày dạn trận mạc.

Đợt huấn luyện học viên sĩ quan bắt đầu với tiểu đoàn 3 tại Ahlen, Westphalia, ngày 9 tháng 5. Khi những quân nhân được chọn lựa đến trình diện sĩ quan giảng dạy thì họ được báo là khóa huấn luyện bị hủy bỏ. Các giáo viên được chuyển sang nhiệm vụ chiến đấu.

Hôm đó von Ribbentrop và đồng đội chứng kiến những hoạt động nhộn nhịp bất thường trước khách sạn là nơi đặt sở chỉ huy trung đoàn. Những chiếc xe chở sĩ quan tham mưu ra vào tấp nập, lính liên lạc vội vã chạy tới chạy lui. Rõ ràng là đã diễn ra sự kiện đặc biệt gì đó. Còn điều gì khác hơn ngoài việc phát động cuộc tấn công sang phía tây?

Hai người lính trẻ dò hỏi bạn bè làm trong sở chỉ huy và được biết toàn đơn vị đã được đặt trong trạng thái báo động cao nhất. Cả hai chạy về đại đội mình thấy mọi người đều đã trong tình trạng báo động sẵn sàng. Lần này chắc hẳn là rất nghiêm trọng, với von Ribbentrop thì nó có nghĩa là anh sẽ ra mặt trận chứ không phải đi học sĩ quan nữa.

Đại đội 11 đã sẵn sàng xuất phát lúc 14g ngày 9 tháng 5. Xe cộ đã được chất đầy và lính tráng được phát đạn thật. Tuy nhiên vẫn chưa có lệnh xuất phát. Binh lính vẫn trong doanh trại, rõ ràng sẽ không thể khởi hành trước khi trời tối.

Một giờ sáng ngày 10 tháng 5, lệnh báo động được phát ra. Các đơn vị lên đường ngay sau đó, thì von Ribbentrop lại phát hiện ra các học sinh sĩ quan sẽ phải đến trường sĩ quan Braunschweig.

Vào dịp sinh nhật của cha mình, tôi đã thu hết can đảm đến nói chuyện với Đại thủ lĩnh SS Heinrich Himmler, khi ông ta cũng đến chúc mừng. Tôi nói là tôi nghe đồn sẽ được đi học sĩ quan khi chưa có cơ hội chứng tỏ bản thân trong chiến đấu. Tôi cho rằng điều này sẽ khiến tôi và các bạn học bị đánh giá thấp trước những người lính giàu kinh nghiệm và khiến chúng tôi khó khăn khi chỉ huy họ  sau này.

Himmler vỗ vai tôi lạnh lùng nói: “Lệnh sao thì cứ làm vậy”

Tối ngày 9 tháng 5, tôi rất tức giận và đòi được gọi điện thoại nói chuyện với cha tôi. Dù đang rất nhiều việc nhưng cha tôi vẫn chấp nhận nghe điện và tỏ vẻ thông cảm và nói ông khó có thể tác động trực tiếp đến lệnh đã ban ra bên SS được. Ông hiểu lý lẽ của tôi và sẽ sớm nói chuyện với Himmler về vấn đề này khi có dịp.

Lúc này Ribbentrop nhớ lại cuộc nói chuyện trong khu nhà lính với vị sĩ quan phụ trách phòng quân lực của trung đoàn là Đại úy Reichel ít bữa trước đó, và quyết  định đến khách sạn Gretenkort để gặp ông ta tại sở chỉ huy trung đoàn. Anh gặp đại úy Reichel tại khách sạn lúc 2 giờ. Von Ribbentrop xin ông cho phép đi theo đơn vị của mình tham gia chiến dịch miền Tây. Reichel đã tới chỗ trung đoàn trưởng và quay về giải thích rằng “Trung đoàn trưởng sẵn lòng cho cậu theo nhưng ông muốn có sự đồng ý của cha cậu, phòng có gì xảy ra trong suốt chiến dịch”.

Von Ribbentrop khẳng định cha mình đã hoàn toàn đồng ý.
Đại úy Reichel cười và bật mý: “ Trung đoàn trưởng muốn nghe tận tai điều đó”

Rudolf von Ribbentrop đưa cho ông ta số điện thoại của cha mình và chạy về trại để chuẩn bị đồ đạc. Reichel cho biết là tiểu đoàn 3 đã đi rồi và anh sẽ đi chung với những đơn vị còn lại của trung đoàn.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #97 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2013, 08:19:09 am »

Ribbentrop mang đồ đạc chạy vội về sở chỉ huy trung đoàn vừa đúng lúc trung đoàn trưởng đang rời khỏi khách sạn. Ông này cho hay là cha anh đã không đồng ý, vậy nên anh sẽ không được đi theo.

Felix Steiner vỗ vào lưng anh lính trẻ nói: “Hãy tin tôi, con trai. Cậu sẽ có rất nhiều thời gian để tham gia chiến tranh. Khi đã thành sĩ quan, hãy về gặp tôi vì tôi đang xây dựng 1 sư đoàn mới”. Sau đó Steiner ra ô tô và trực chỉ tới Pháp.

Rudolf von Ribbentrop cố gắng gặp cha mình nhưng người thư ký không cho. Vì thế anh gọi cho mẹ và phân bua rằng giờ đây khắp trung đoàn sẽ cho rằng anh được miễn trừ vì là con trai của bộ trưởng. Đây là 1 điều hổ thẹn cho anh và gia đình. Mẹ anh cắt ngang:

“Con hãy nói trực tiếp với cha đi”

Cha anh nghe điện thoại và nói ông rất hài lòng nếu anh tham gia chiến dịch. “ Ba hoàn toàn đồng ý với con. Ba không thể ra lệnh, nhưng ba sẽ nói với Himmler khi có dịp”

Hóa ra trong cuộc trao đổi giữa Steiner và 1 trợ lý của bộ trưởng bộ ngoại giao Đế chế, ông ta đã nói cho viên chỉ huy rằng ngài bộ trưởng không có quyền ra lệnh cho SS. Điều đó được suy diễn là ngài Ribbentrop đã “không đồng ý”.

Von Ribbentrop vậy là đã có câu trả lời lúc 3g sáng. Người chủ nhà trọ kiếm cho anh 1 chiếc taxi và anh dùng nó đuổi theo trung đoàn mình. Đi trên đường nhánh – trong khi đường chính giành chuyển vận binh lính sang phía Tây- cuối cùng Ribbentrop cũng tới được Lüdinghausen nơi anh bắt kịp đội hình tiểu đoàn phòng không của trung đoàn. Chiếc taxi cứ chạy qua cho đến khi đến 1 chỗ có nhiều người đang đứng cạnh chiếc xe dẫn đầu đoàn quân nữa.

Một trong số đó là vị trung đoàn trưởng của Ribbentrop. Khi Von Ribbentrop chạy đến báo cáo thì Felix Steiner nói rằng.” Từ lúc cậu đến được đây, cậu đã được tiếp nhận”

Trong khi về đơn vị trên chiếc xe chở ông sĩ quan quân y trung đoàn là bác sĩ Braun, người ta thấy trên trời có tới hàng trăm chiếc máy bay vận tải Ju-52. Chúng chở theo lính dù Đức đang hướng tới mục tiêu của họ là pháo đài Hà Lan.

Ribbentrop nhận được đồng đội đón mừng ầm ĩ. Đại đội trưởng, đại đội phó cùng các hạ sĩ quan cười và đùa rằng rồi anh lính trẻ sẽ lại bị gọi về trước khi bắt đầu chiến đấu. Không lẽ nào lại thế.

Sáng ngày 11 tháng 5, trung đoàn Deutschland vượt sông Rhine gần Rees và hành quân vào Kalkar. Tới trưa thì tiền duyên quân Đức đã tới gần Mook. Người Hà Lan vui vẻ ra vẫy cờ chào mừng trên đường tiến quân. Tốc độ tiến quân qua Hà Lan rất cao trong cả ngày hôm đó. Đại đội 10 dẫn đầu trung đoàn, trong khi đại đội 11 đi phía sau pháo đội. Khi gặp sự chống cự tại 1 cây cầu bị giật sập. Pháo đội di chuyển lên trước chiếm lĩnh vị trí bắn. Cung cấp hỏa lực yểm trợ để các trung đội nhảy xuống xe và tấn công ngay mà không cần dừng lại chuẩn bị.

Công binh chiến đấu sửa xong cầu nhanh chóng. Sau khi qua cầu, binh lính bắt gặp những xác chết đầu tiên của chiến dịch nằm 2 bên đường. Chúng là quân Pháp.

Sáng hôm sau, đại đội 11 đi đầu. Binh lính được lệnh chiếm vùng phía nam Breda. Trung đội của Ribbentrop, dươi quyền trung úy Koop, được đưa lên trước dọc theo quốc lộ.

“Bên phải chúng tôi là đồng trống, bên trái có rừng thông nhỏ. Đột nhiên từ khoảng trống rộng khoảng 50m của khu rừng, chúng tôi phát hiện 1 toán tuần tra khoảng 20 người của quân Pháp. Đang đi cùng hướng với chúng tôi. Trung úy Koop đặt ngón tay trỏ lên môi. Qua ám hiệu đó chúng tôi rẽ sang trái và âm thầm di chuyển qua rừng cây cho tới khi đến khi tới gần những lính Pháp khoảng 30m. Khi đang quan sát, bỗng 1 lính Pháp phát hiện ra chúng tôi. Tôi chết chân đứng nhìn. Sau đó tôi giơ súng trường lên bắn, nhưng không trúng. Lúc đó – súng bọn tôi đang lắp lưỡi lê- chúng tôi la hét, nhảy xổ vào bọn Pháp, mà không bắn thêm phát nào. Bọn Pháp đã đầu hàng.

“Là người duy nhất biết tiếng Pháp, tôi tiến hành hỏi cung những lính Pháp nhằm xác định xem đơn vị nào của chúng đang đi phía sau.”

Lần tiếp xúc đầu tiên của Ribbentrop với đối phương đã kết thúc. Ngày hôm sau trung đoàn tiến tới tận Bergen op Zoom, trên bờ biển. Ở ngoại vi thành phố, lính trung đoàn đã đụng độ với lính Hà Lan đang rút ra.

“Tôi được giao cho làm lính liên lạc, nên có vẻ độc lập hơn so với đồng đội. Tôi xâm nhập vào 1 trang trại có đầy nhóc lính Hà Lan, bỗng tôi chạm trán 1 trung úy, chỉ cách độ mấy mét. Tôi quát lớn: “Giơ tay lên!”. Anh ta trả lời tôi bằng tiếng Đức rất sõi báo cho tôi biết anh ta đại diện đơn vị và ra lệnh cho lính của mình hạ vũ khí."

Von Ribbentrop thấy 1 chiếc mô tô DKW 350 phân khối đang trong tay của 1 lính Hà Lan. Chiếc xe này thật hợp với anh  với nhiệm vụ là lính liên lạc trong 1 đơn vị cơ giới. Trung đội trưởng lệnh cho anh chạy xe về phía Tây để bắt liên lạc với tiểu đoàn 2 nằm bên trái đơn vị.

Tôi lái xe trực chỉ bán đảo Beveland và phát hiện 1 lính gác đứng trên đê. Tôi đã vượt qua chỗ trung sĩ Seiler, nên chắc đây phải là lính gác của tiểu đoàn 2.

Tôi cứ chạy thẳng tới người lính gác với tốc độ tối đa. Khi còn cách 30m, tôi mới nhận ra 1 điều là người đó không mặc áo ngụy trang và là 1 lính Hà Lan không mang vũ khí. Anh ta nghĩ tôi là lính Pháp nên vẫy tôi lại gần. Tôi vẫy lại rồi quay xe, nằm rạp lên bình xăng phóng ngược trở lại. May thay, đạn súng máy của địch nhằm vào tôi đều không trúng đích.

Khi gặp lại Seiler, lúc đó cũng đã kiếm được xe đạp cho mình và lính, chúng tôi quyết định sẽ diệt chốt gác đó. Chúng tôi lẻn đến chỗ con đê và ném sang đó 1 quả lựu đạn. Sau đó nhóm chúng tôi – gồm 5 người- nhảy lên mặt đê. Quân Hà Lan đang bỏ chạy cánh đó 100m. Bọn tôi chỉ kịp thấy lưng chúng.

Sau đó chúng tôi bị súng từ 1 cái hầm bắn đến và phải nấp sau con đê. Tiểu đoàn đã tới kịp thời. Trong lúc chúng tôi nấp sau con đê, mấy công sự của Hà Lan bắn yểm trợ cho nhau bằng đủ loại súng.

Khi đó, chúng tôi đi lấy xe đạp rồi phóng như điên về phía Tây. Trung đội trưởng của bọn tôi, lúc này đang nắm đại đội, giữ ba lính liên lạc trung đội đi cùng. Ba chúng tôi chạy xe theo đám lính mô tô đang chạy cách vài km trên đường quốc lộ. Hai bên đường là vùng đất ngập nước do người Hà Lan đã tháo nước vào. Chúng tôi vừa tới chỗ đám lính mô tô, thì vấp phải hỏa lực súng máy dày đặc từ 1 dẫy công sự boongke.

Chúng tôi vừa nhảy sang trái thì lập tức bị bắn từ ngay hướng đó nên phải chuyển chỗ qua phía bên kia con đường và lại bị súng máy quất túi bụi. Chúng tôi nhảy ra khỏi đường tới nấp sau 1 cái gò thấp có nhiều sỏi. Hartmann nằm phía trước tôi, còn 1 đồng đội khác mà tôi không còn nhớ tên nằm phía sau. Thẳng chỗ tôi là chiếc mô tô có người lái xe đã bị bắn hạ. Máy vẫn gầm lên và tôi bỗng bị điếc đặc trong chốc lát.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #98 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2013, 08:19:41 am »

Tôi thận trọng ló đầu lên và thấy ngay đằng trước có 1 boongke, đang nã đủ loại súng vào chúng tôi. Đạn súng máy ghim thun thút vào thùng xe của chiếc mô tô 3 bánh. Cơ hội thoát chết của chúng tôi là hết sức mong manh. Một giờ rồi 2 giờ đồng hồ trôi qua. Bỗng đôi chân viên sĩ quan trợ lý tham mưu trung đoàn xuất hiện cạnh chiếc mô tô vẫn còn nổ máy. Ông ta “vũ trang” bằng 1 lá cờ trắng và bước tới chỗ cái boongke. Đạn không bắn ra nữa. Tôi nhảy lên và báo có mặt liền bị ăn mắng vì cái tội liều mạng. Thế nên tôi lui về nấp sau khúc cong của con đê là chỗ mà lúc trước tôi rất muốn chạy tới nhưng quá nguy hiểm. Tôi gặp toàn bộ đại đội ở đó.

Trung đoàn đã nhận được tin báo quân đội Hà Lan dưới quyền đại tướng Winkelman đã đầu hàng. Chỗ này cũng vậy, quân Hà Lan cũng đang được rút đi.

Trung úy Koop cho tôi về trạm sơ cứu, do bị 1 mảnh đạn từ 1 viên đạn bị vỡ khi bắn vào sỏi ghim vào vai. Hai đồng đội, những người cùng bị ghìm chặt với tôi cạnh chiếc mô tô đều bị giết. Thật đau xót khi tôi vẫn còn mà họ thì không.
Người nằm bên trái lẫn bên phải tôi đều chết. Số mệnh đã tha cho tôi.

Trung đoàn nhanh chóng tới được Verseke sau khi đi qua các ngôi làng bỏ ngỏ của Krabbendijk, và ở đây cũng không thấy bóng dáng địch quân. Ngày hôm sau thì vượt qua kênh đào.
Lính công binh chiến đấu xuất hiện vào sáng sớm và chuẩn bị vượt kênh bằng xuồng cao su. Những chuyến đầu tiên là những xuồng chở 3 người. Lính trong đợt đầu sẽ lên bờ bên kia và thiết lập đầu cầu tại đó.

Tại chỗ trú ẩn trên đê, trung úy Koop gọi, “Ai tình nguyện lên chỗ tôi!” rồi nói tiếp, “Đằng trước có nhiều chỗ ngon. Hãy lên xí 1 chỗ đi!”. Tình nguyện viên Ribbentrop được phân đi đợt đầu cùng 1 đồng đội và 1 lính công binh chiến đấu. Pháo binh Đức tiến hành 1 đợt oanh kích ngắn. Sau 1 hồi còi, ba người lính vọt lên vượt qua mặt đê phóng xuống kênh. Sau đó họ nhảy lên xuồng cao su và chèo qua bờ bên kia dưới làn đạn súng máy đối phương. Chẵng mấy chốc họ tới được vùng mà hỏa lực địch mất tác dụng, 3 người lính chạy lên mặt đê. Họ nhanh chóng được các tổ khác cùng đại đội tiếp sức và khai hỏa vào đám lính Pháp đang rút chạy. Bám sát gót bại quân địch, trung đoàn xốc tới chiếm Kapelle. Tại đó lính tráng có thể kiếm xe đạp và đạp xe trực chỉ Goes. Vừa qua 1 khúc cua, họ nhìn thấy 2 đại đội Pháp, có vẻ đang sẵn sàng hạ vũ khí.

“Chúng tôi tới chỗ họ cùng 1 tiểu đội trưởng và 1 thiếu úy trong trung đội. Một đại úy lớn tuổi đứng nghiêm chào và đưa 2 đơn vị ra đầu hàng. Tôi tới nói chuyện và bảo ông ta đưa cho tôi cái ống nhòm lớn đang đeo trên cổ. Ông ta không muốn giao nó và cố giải thích đó là tài sản cá nhân, tôi đã chấp thuận cho ông ta giữ lại dù rằng cái ống nhòm đó là đồ quân sự mà chúng tôi được lệnh phải tước hết.”

“1 viên trung sĩngười Bavarian thì lại phớt lờ trước sự phản đối của tay đại úy Pháp, tiến tới tước mất ống nhòm của ông ta. Sau đó những tù binh Pháp được chuyển về phía sau”

Trung đoàn Deutschland di chuyển nhanh chóng, sự thiếu thốn phương tiện cơ giới lại khiến mọi người bớt hăng hái hơn. Băng qua bán đảo Beveland là tới Walcheren. Muốn tới đảo thì phải đi qua 1 con đê hẹp. Hai bên đê là những vùng quê ngập nước. Đạp xe dọc theo đê, lính của đại đội 11 đã chạm trán 1 số lính quân cảnh Pháp. Với bộ áo ngụy trang mặc ngoài – 1 sáng kiến của Felix Steiner – lính Pháp cứ ngỡ đó là quân Anh.

“Khi những ổ súng máy địch nhận ra sai lầm và nổ súng thì chúng tôi đã đến khá gần. Lính Đức nhảy xuống mương nước và lui đến chỗ kín đáo hơn, có khi ngập đến tận thắt lưng để tập hợp lại với đại đội lúc này mới tới gần.

“Bỗng chiếc xe bọc thép của trung đội thám báo trung đoàn xuất hiện. Nó lao tới rất nhanh, khẩu ca nông 20mm khai hỏa vào quân Pháp từ cuối con đê cho tới Walcheren, nhằm dọn quang 1 nơi tập trung cho cuộc tấn công sau buổi sáng. Nó bị dính đạn pháo chống tăng địch và phải lui lại. Tuy nhiên, lính Pháp cũng bỏ vị trí và rút qua bên kia khu vực ngập nước.”

Sư đoàn SS Verfügungs (tiền thân của sư đoàn SS Das Reich), với trung đoàn Deutschland trong biên chế đi qua Bỉ tới Huy tiến vào eo đất tới bờ biển. Sau khi chiếm được Vlissingen thì cuối cùng xe vận tải đã đến và nhờ vậy mà bớt đi được 3 ngày hành quân bộ mệt nhọc.

Đầu tiên, tiểu đoàn 3 của trung đoàn chiếm được con đê dẫn tới đảo Walcheren. Tiểu đoàn vấp phải sức kháng cự mạnh mẽ của Pháp và các cuộc tấn công không có kết quả. Sáng hôm sau 3 máy bay ném bom He-111 với sự hướng dẫn của sĩ quan liên lạc không quân đã tới nơi và oanh tạc vị trí phòng thủ của quân địch ở cuối con đê. Khi lính phòng thủ Pháp đã dao động thì đại đội 11 xông lên phía trước chiếm được điểm đầu bên kia của đê. Trên đường tiến quân, đại đội 11 thấy nhiều xác đồng đội thuộc đại đội 9 nằm chết tại sườn dốc đê.

Lúc tiểu đoàn 3 trung đoàn Deutschland chiếm được đảo, thì từ những ngôi nhà và bụi cây, lính Pháp nhô ra đầu hàng. Khi viên chỉ huy của 1 khẩu đội pháo PAK 37mm hướng nòng về 1 toán lính Pháp đang tập trung phía xa thì đại úy Gesecke nhảy lên đập tay vào mũ sắt của anh ta và quát “Chúng ta không phải là quân man rợ!”

Tay khẩu đội trưởng phản ứng rằng anh ta không hề có ý bắn mà chỉ định phòng xa mà thôi.

Với 1 khẩu pháo chống tăng duy nhất đi cùng, tiểu đoàn 3 đạp xe đến Vlissingen. Đến cảng thì mọi người thấy con tàu Pháp cuối cùng đã rời bến. Khẩu pháo chống tăng bắn vào nó nhưng nó vẫn đi thoát.

Rudolf von Ribbentrop ghi lại trong nhật ký:

Tại 1 ngôi nhà trên cảng, chúng tôi thấy có 1 bàn ăn chắc là giành cho bộ tham mưu quân Pháp. Chúng tôi đang rất đói, vì tiến quá nhanh nên đã nhiều ngày nay,chúng tôi chẳng được ăn khẩu phần bình thường. Sau khi đã ních đầy bụng, chúng tôi kiệt sức chìm vào giấc ngủ.

Sớm hôm sau, chúng tôi bị đánh thức và đưa lên xe tải tiến về phía Đông. Tới Krabbendijk thì dừng lại để cầu nguyện bên nấm mộ 2 người lính liên lạc đồng đội của tôi đã chết ở đó. Rồi chúng tôi dừng lại nghỉ ngơi đâu đó ở miền nam Hà Lan. Trong khi đang cạo râu, tắm rửa thì bỗng nghe có tiếng chỉ huy: “Xếp hàng!”

Đại thủ lĩnh Himmler bước từ trên xe ô tô xuống. Tôi rút xuống hàng thứ 3 để tránh mặt ông ta. Nhưng cuối cùng thì phó của Himmler là trung tướng Wolf, khá nổi tiếng sau này gọi tôi.

“Khỏe chứ Ribbentrop?”

Himmler đột ngột thay đổi thái độ, gọi tôi đến và vỗ về ngọt ngào: “Cháu đã xoay xở giỏi đó”. Sau đó ông ta cho phép tôi ở lại trung đoàn đến ngày 31 tháng 5. Trước khi đi Himmler nói: “Nhưng sau đó là phải đến Braunschweig ngay nhé!”

Sau khi ông ta đi, chúng tôi lại lên xe tải tiếp tục hành trình dọc theo bờ biển, trực chỉ hướng Tây Bắc. Bỗng có 1 lính liên lạc đến trước mặt và gọi tôi.

“Ribbentrop, cha cậu đang ở phía trước đó!”

Không lâu sau, tôi đã ở trong 1 trang trại là nơi đóng quân của các sĩ quan tham mưu trong sở chỉ huy trung đoàn và gặp được cha mình. Ông đã khéo léo lẻn ra khỏi Tổng hành dinh của Quốc trưởng, lái xe ra mặt trận với sĩ quan liên lạc của mình là vị đại tá điển trai von Geldern.
Logged
ngthi96
Thành viên
*
Bài viết: 498


« Trả lời #99 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2013, 08:20:09 am »

Ngày hôm đó thật tuyệt vời. Tôi được phép ở lại dùng bữa tối, sau đó ngồi ngồi ngoài và tận hưởng 1 buổi tối khó quên. Đã có lệnh cho ngày mai, cha tôi nói với tôi rằng:

“Cứ tiếp tục thế ngày mai nhé”

Khi chia tay, cha dặn “Phải luôn kiên định”

Suốt trong chiến tranh, ông thường lặp lại câu đó với tôi. Lần cuối cùng ông nhắc lại những lời đó qua tấm vách ngăn là tại Nuremberg trong chuyến thăm ngắn ngủi khi đang là tù nhân. Hồi còn bị giam ở trại Dachau, tôi đã xin được đi thăm ông sau khi ông bị kết án nhưng bị từ chối.

Trên đường về với đại đội, tôi đã có lúc phải chui xuống nấp dưới gầm xe tải suốt đêm vì liên tục có báo động.

Sáng hôm sau có lệnh xuất phát sớm nhưng chúng tôi vẫn phải đợi trong xe dù đã sẵn sàng. Rồi lại có lệnh hủy, và chúng tôi lại phải chờ đợi.

Ngày kế tiếp, chúng tôi được chở tới phía đông Merville. Chúng tôi rời xe và tấn công lên hướng bắc. Lần này chúng tôi phải chiến đấu với 1 đơn vị quân Anh có xe tăng hỗ trợ, còn chúng tôi thì không. Các đơn vị Waffen-SS không được trang bị xe tăng cho đến tận năm 1942. Những khẩu pháo chống tăng 37mm của chúng tôi, cái loại gọi là “kẻ gõ cửa” có rất ít cơ hội giành chiến thắng. Một khẩu đội pháo chống tăng đã lãnh 1 cú trực xạ, làm toàn bộ pháo thủ từ chết đến bị thương.

Mọi người chạy đến cứu họ. Một người lính bị thương nặng, tay bị nát cùng nhiều mảnh đạn ghim trên người kêu lên: “Chiến đấu tiếp đi, các chiến hữu!”

Cảnh tượng ấy gây ấn tượng sâu sắc trong tôi. Hầu như không ai trong chúng tôi là cựu binh, tôi chỉ vừa qua 19 tuổi mấy ngày trước đó.

Đại đội trưởng đại đội 14, người đã đưa những khẩu pháo chống tăng của mình lên phía trước, xuất hiện trên chiếc xe Kübelwagen. Không đếm xỉa đến hỏa lực địch, đưa thương binh lên xe mình mang về rồi lại phóng lên khẩu đội chống tăng gần nhất và nhắm bắn. Ông ta bắn tài đến nỗi xe tăng Anh phải rút lui. Tiểu đoàn đã đến và vượt kênh bằng xuồng cao su. Đương đầu với mọi sự kháng cự nó vượt qua  Merville tới đầu mút của con đường ở phía đông thị trấn và cắt đứt nó. Suốt đêm, những ổ súng máy của tiểu đoàn đã nã vào rất đông xe cộ của Anh đang cố trốn thoất khỏi Merville.

Hôm sau chúng tôi lại tiến ra cắt đường và không gặp sự kháng cự mạnh nào. Toàn cảnh con đường là 1 đống đổ nát hoang tàn. Xe cộ bị bắn cháy nằm khắp nơi. Ở hai bên đường và trong mương nước có nhiều xác lính Anh.

Tối đến, chúng tôi đào công sự dọc theo 1 hàng rào cây. Ở đó chúng tôi tìm thấy 1 cái mũ sắt đức hồi chiến tranh thế giới thứ I. Chúng tôi đang chiến đấu ở Flanders, nhiều thứ kiểu vậy cũng được tìm thấy. Xa xa là vùng Kemmelberg khét tiếng, nơi từng có những trận đánh giữ dội, lính Pháp và Đức đã chết rất nhiều ở đấy.

Sáng hôm sau thì trung sĩ nhất Kratochwil dẫn 1 toán lính đi thám sát tới 1 ngôi làng bị bỏ hoang. Tôi tình nguyện làm nhiệm vụ này. Kratochwil chỉ huy cuộc thám sát rất điềm tĩnh và khéo léo. Chúng tôi tới được ngôi làng mà không có sự cố nào xảy ra. Điều đó chứng tỏ quân Anh đã rút lui.

Chúng tôi quay về theo cách còn êm hơn lúc đi vào. Trên đường về chúng tôi gặp chạm chán 1 số lính bộ binh của lục quân đang tiến vào làng từ hướng khác. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy quân Đức trên hướng này không hành động quyết liệt và mau chóng để truy kích địch. Lực lượng viễn chinh Anh quốc đang rút lui, nếu quân truy kích nhanh hơn, sẽ có thêm nhiều lính Anh bị bắt. Tạo ra lợi thế lớn hơn khi tiến hành đổ bộ vào nước Anh.

Đại đội bắt được 1 số tù binh, tôi được lệnh áp giải chúng về phía sau. Lúc này thì tôi biết rằng đã đến lúc tôi phải rời trung đoàn. Tôi phải đến Braunschweig ngày 31 tháng 5. Sau này tôi mới biết rằng cha tôi đã phải hứa chấp thuận việc tôi bị gọi về sau 1 cuộc tranh luận khá vất vả với Himmler.

Tôi cứ lo tính toán xem mình sẽ phản ứng ra sao nếu như 15 tên tù binh bỏ chạy hay thậm chí bắt tôi làm tù binh.

Tôi cho chúng sắp hàng đôi và đi đằng sau. Chúng rất dễ bảo và chúng tôi đã đến được sở chỉ huy trung đoàn. Tôi tới trình diện sĩ quan quân lực và được biết, thật không may là hiện không có sẵn xe nên tôi phải về lại đại đội. Tôi cuốc bộ về đại đội, khấp khởi hy vọng sẽ bị “bỏ quên” thế nhưng sáng ra đã có ô tô từ bãi xe đến đón đi.

Tôi đến Junkerschule ở Braunschweig, với tư cách là 1 trung sĩ được thưởng huân chương chữ thập sắt hạng nhì, huy hiệu chiến thương trên đen. Có 8 người trong đại đội được thăng cấp vì chiến đấu dũng cảm trước kẻ thù trong chiến dịch chống Hà Lan. Đây là lần thăng tiến khoái nhất trong đời binh nghiệp của tôi. Một trung sĩ đã tháo lon trên quân phục mình đưa cho để tôi có thể khâu ngay nó lên áo.

Rudolf von Ribbentrop đã tới Junkerschule ở Braunschweig trễ mất 3 tuần.

“Thế là xong. Vậy là sẽ không có ai có thể nói tôi né việc ra trận để đến Junkerschule vì là con trai bộ trưỡng được nữa.”

Vấn đề “con ông cháu cha”, như tôi từng gọi không có ảnh hưởng gì cho đến sau năm 1945, nhưng nó vẫn hiện hữu ở đây nên phải có kỹ năng và đôi khi phải phớt tỉnh để đối phó.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM