Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 02:26:04 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lực lượng đặc nhiệm trên thế giới  (Đọc 86941 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #110 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2013, 09:15:54 am »

PHONG TRÀO "19 THáNG 4"

Phi vụ đầu tiên của phong trào "19 tháng 4" là năm 1972 đột nhập vào nhà bảo tàng Simon Bolivar, cha đẻ của phong trào độc lập Nam Mỹ, đánh cắp thanh kiếm của Bolivar. Bọn họ rêu rao rằng sẽ dùng thanh kiếm này để trừ gian diệt ác, sự kiện này mở màn cho những hoạt động khủng bố, mưu sát, bắt cóc các nhân vật quan trọng, tấn công những địa điểm quan trọng tại Colombia.


Ngày 28 tháng 3 năm 1980, buổi lễ mừng quốc khánh được tổ chức tại đại sứ quán Dominic. Theo Tháng 1 năm 1985 bắt đầu thực hiện đối thoại trên phạm vi toàn quốc, sau thời điểm này các hoạt động chiến tranh du kích lắng xuống. Nhưng cũng trong thời gian này, có một số nhà lãnh đạo của phong trào "19 tháng 4" bị chết một cách bí ẩn. Ngày 28 tháng 4 năm 1984, Pinilla chết trong một "tai nạn máy bay"; Ngày 11 tháng 4 cùng năm, Carlos Toredo bị ám sát; Tháng 5 năm 1985, trong một trận xung đột với quân chính phủ, Antonio Alvaro bị thương vào đùi, sau khi phẫu thuật cưa chân ông ta di cư đến La Habana. Chỉ trong vòng một năm đã có hơn 600 thành viên bị thiệt mạng. Phong trào "19 tháng 4" cho rằng các vụ án mạng đó đều có bàn tay của chính phủ. Ngày 24 tháng 5 năm đó, phong trào "19 tháng 4" tuyên bố rút ra khỏi đối thoại toàn quốc, các cuộc xung đột vũ trang giữa lực lượng du kích và quân chính phủ không ngừng leo thang. Phong trào "19 tháng 4" bắt đầu chuẩn bị cho một kế hoạch với qui mô lớn.


Giữa tháng 10 năm 1985, trong một chiến dịch vây quét, quân chính phủ phát hiện một kho vũ khí bí mật của phong trào "19 tháng 4", thu được một bản đồ kế hoạch mang mật danh "chiến dịch Antonio", trong tập tài liệu này có hình sơ đồ tòa nhà tư pháp, ghi rõ vị trí các phòng làm việc, số người làm việc trong các phòng, thời gian biểu làm việc chi tiết. Phía chính phủ phán đoán tổ chức này có ý đồ tấn công vào tòa nhà tư pháp của chính phủ. Nhưng giới quân sự hoài nghi về khả năng tổ chức này lại dám liều mạng tấn công vào khu vực trung tâm thành phố được bảo vệ nghiêm ngặt. Do đó, ngoài việc tăng cường nhân viên bảo vệ, họ đã không thực hiện những biện pháp đề phòng khác hiệu quả hơn.


Tòa nhà tư pháp chính phủ là kiến trúc bê tông cao 5 tầng, tầng hầm là một bãi đỗ xe, tầng một là phòng họp của tòa án tối cao, tầng hai là các văn phòng làm việc của tòa án tối cao, tầng ba là các văn phòng chính phủ, tầng năm là kho hồ sơ dữ liệu của ngành tư pháp và chính phủ.


Theo kế hoạch "chiến dịch Antonio", cuộc tập kích vào tòa nhà tư pháp chính phủ được bố trí như sau: lực lượng tham gia chia làm ba mũi, tấn công vào lúc 11h 30 ngày 6 tháng 11, mũi thứ nhất đi từ cửa sau của bãi đỗ xe xông vào phòng họp tại tầng một bắt giừ các con tin; mũi thứ hai, khi nghe thấy tiếng súng tại bãi đỗ xe, thì sẽ xông thẳng vào từ phía quảng trường; mũi thứ ba là đội dự bị đi liến sau mũi thứ hai dùng hỏa lực ngăn chặn không cho cảnh sát và quân đội lọt vào giải cứu con tin. Sau quá trình chuẩn bị chu đáo, sáng ngày 6 tháng 11, ba mũi tấn công của lực lượng này lên ô tô tiến về phía khu vực tòa nhà tư pháp và chính phủ.


Sáng ngày 6 tháng 11, tại tòa nhà tư pháp diễn ra phiên họp quan trọng thảo luận vấn đề sửa đổi luật hình sự. Theo kế hoạch tổng thống Beliario Betancur Cuartas sẽ đến tham dự, nhưng ngay trước phiên họp tổng thống bận việc nên không thể tham dự, Viện trưởng viện kiểm sát tối cao Afanso Leyes chủ trì phiên họp. Hơn 300 đại biểu là quan chức chủ chốt của chính phủ và ngành tư pháp tập trung trong phòng họp tại tầng 1, tiến hành cuộc thảo luận sôi nổi và rộng rãi về vấn đề sửa đổi luật hình sự. Lúc 11h30, chánh án Leyes tuyên bố nghỉ trưa. Mọi người thu dọn giấy tờ, vội vã đi xuống bãi đậu xe. Đột nhiên, trong khu bãi đậu xe vang lên những tiếng súng nổ, một nhóm người tay cầm súng ngắn, súng tiểu liên bịt mặt xông vào phòng họp. Bọn chúng vừa gào thét vừa bắn hàng tràng đạn lên trần nhà, trong gian phòng họp phút chốc trở lên náo loạn. Các quan chức ngày thường đạo mạo, phong độ là vậy, vậy mà phút chốc mất hết tinh thần, người thì lao ra phía bên ngoài chạy trốn để rồi lại bị dồn trở lại, người thì chui xuống dưới gầm bàn, người thì ngồi chết lặng trên ghế, có người chạy vội lên lầu. Lúc này từ phía cửa chính tòa nhà, một chiếc xe du lịch sáp lại, vượt qua vạch cấm lao vào trước cửa. Hơn 10 người trong quân phục quân đội Colombia nhảy xuống, xông thẳng vào phía trong. Lính gác định ngăn lại, thì một loạt đạn vang lên làm họ ngã gục xuống. Nhóm người này vừa bắn vừa lao lên tầng hai. Chỉ sau vài phút, tòa nhà của Bộ tư pháp và chính phủ đã rơi vào tay phong trào "19 tháng 4". Chánh án tòa án tối cao, vài vị bộ trưởng và em ruột của tổng thống cùng 230 quan chức khác bị bắt làm con tin.


Tin tức về vụ bắt cóc này làm tổng thống Betancur giật mình, đồng thời cũng khiến dư luận quốc tế một phen xôn xao. Tổng thống hạ lệnh "Lập tức phong tỏa quảng trường Bolivar!" và tuyên bố "Kiên quyết không đàm phán, bọn khủng bố phải thả con tin vô điều kiện, chịu sự xét xử của nhân dân.

Lúc 11h 50, nhóm cảnh vệ quốc dân đầu tiên được điều đến, cùng với lực lượng đến trước đó là cảnh sát bảo vệ an ninh thiết lập khu vực cấm, trên các nóc nhà xung quanh được đặt súng máy, ống phóng róc két và súng phóng lựu, đồng thời phong tỏa toàn bộ khu vực xung quanh tòa nhà. Vì mũi tấn công thứ ba của phong trào "19 tháng 4" bị hỏng xe giữa đường, khi bọn chúng tới nơi thì bị cảnh sát chặn ở bên ngoài ranh giới cấm. Lúc 12h 25, tổng thống Betancur triệu tập khẩn cấp phiên họp nội các. Tham dự cuộc họp gồm có Tư lệnh đội cảnh vệ quốc dân, sĩ quan chỉ huy lực lượng đặc nhiệm, Bộ trưởng Bộ nội vụ, Cục trưởng cục cảnh sát và các thành viên nội các, phiên họp đã thảo luận và đề ra kế hoạch hành động.


Lúc 12h 55u, tổng thống Betaneur hạ lệnh tấn công. Lực lượng đặc nhiệm trong trang phục áo chống đạn, đội mũ sắt, tay cầm các loại vũ khí hiện đại cùng với lực lượng quân cảnh, được các xe bọn thép yểm hộ bắt đầu cuộc tấn công. Một chiếc tăng và một xe bọc thép dẫn đầu lao vào bãi đỗ xe nổ súng vào nhóm khủng bố bám trụ tại đây. Một chiếc máy bay trực thăng vũ trang bất chấp làn mưa đạn hạ cánh xuống sân thượng tòa nhà. Lực lượng quân cảnh men theo các bức tường tiến lên, các khẩu súng máy gắn trên các nóc nhà xung quanh cũng nhả đạn mãnh liệt khiến bọn khủng bố không tài nào ló mặt ra gần cửa sổ để bắn lại. Hai chiếc xe tăng nã pháo bắn vỡ cánh cửa lớn của tòa nhàn một chiếc xe bọc thép lao vào bên trong.


Một trong những kẻ cầm đầu, tổng chỉ huy kế hoạch, "Chiến dịch Antonio" Luis Adelo, khi nhìn thấy tầng trệt đã lọt vào tay quân chính phủ, 13 chiến hữu mất mạng, lập tức hắn ra lệnh rút lên tầng hai, các con tin bị dồn lên tầng ba.


Sau một hồi chiến đấu ác liệt, Luis Adelo bắt buộc rút khỏi tầng hai, tầng ba và rút lên tầng 4.
Lúc đầu Luis Adelo cho rằng chỉ cần chiếm được tòa nhà trụ sở Bộ tư pháp và chính phủ, bắt vài quan chức làm con tin là có thể bắt buộc chính phủ phải nhượng bộ. Nào ngờ tổng thống Betancur lại sử dụng biện pháp cứng rắn như vậy. Giờ đây không còn đường lui, nếu đầu hàng cũng không thoát chết, hắn quyết định tận dụng giá trị của con tin tìm lấy con đường sống. Luis Adelo nhìn vào Viện trưởng viện kiểm sát hạ giọng: "Ngài chánh án, tôi cũng rất tiếc vì sự việc đã đi đến nước này, tất cả là do tên Betancur vô trách nhiệm gây ra, chính hắn đã đưa các ông vào chỗ chết, cho quân đội tấn công vào chúng tôi. Vì sự an toàn tính mạng của ông và những người khác, ông phải nói với Betancur ngừng tấn công. Rút quân đội lại, nếu không cứ 30 phút lại có một con tin bị giết".

Leyes bắt buộc phải hành động để bảo đảm tính mạng, liên tiếp gọi điện cho tòa soạn báo và đài phát thanh.


Màn đêm buông xuống, tiếng súng trên quảng trường cũng lẻ tẻ rồi lắng hẳn xuống. Luis Adelo để đề phòng bị tập kích ban đêm nên đã cho đốt kho hồ sơ tài liệu ánh lửa đỏ rực hắt lên bầu trời, một khối lượng lớn các văn bản luật và tài liệu luật bị tiêu hủy.


Sớm ngày 7 tháng 11, 3 xe tăng của quân chính phủ tiến vào trong khu tòa nhà, dùng hỏa lực dày đặc yểm trợ cho lực lượng quân cảnh mở cuộc tấn công cuối cùng. Lực lượng đặc nhiệm dưới sự chỉ huy của Galan, dùng súng phun lửa mở đường, những luồng lửa phụt dài cuốn theo các cầu thang, Chánh án và các con tin bị dồn co cụm vào trong mấy gian phòng của tầng 5, các con tin bắt đầu bị chúng tàn sát.


Lúc 13 giờ 6 phút, một tiếng nổ lớn vang lên, vụ khủng bố gây kinh hoàng kéo dài suốt 26 tiếng đồng hồ đã kết thúc. Toàn bộ 35 tên khủng bố bị tiêu diệt. Có 110 con tin bao gồm Chánh án Viện trưởng Tòa án Tối cao bị giết dưới họng súng của bọn khủng bố, 100 con tin bị thương, trong cuộc chiến có 11 quân cảnh hy sinh.


Sau vụ khủng bố đẫm máu trong lịch sử thế kỷ này của Colombia, tổng thống Betancur hạ lệnh tổ chức quốc tang, treo cờ rủ trong cả nước, đồng thời tuyên bố trên truyền hình rằng: "Chính phủ sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để trừng trị bọn khủng bố, ra lệnh cho cơ quan tình báo và cơ quan an ninh Colombia phải sử dụng những biện pháp kiên quyết chống khủng bố.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #111 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2013, 09:22:08 am »

17. LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM NATO TẠI CHIẾN TRƯỜNG IRAQ

Tổng tư lệnh quân đội Mỹ Norman Schwarzkopf nói rằng: "Lực lượng đặc nhiệm là con mắt của lực lượng liên minh, là chiến dùi nhọn đâm vào mạng sườn quân đội tinh nhuệ Iraq", nhất là trong các phi vụ truy tìm bệ phóng tên lửa Scud làm suy giảm sức tấn công của quân đội Iraq, lực lượng đặc nhiệm đóng một vai trò hết sức quan trọng.


CUỘC CHIẾN TẠI KUWEIT

Đầu thập kỷ 90, tổng thống Iraq Sa dam Hussein đã phát động cuộc tiến công vào nước Kuweit có chủ quyền, sát nhập nó vào bản đồ của mình. Hành động này làm chấn động cả thế giới và cũng là nguyên nhân gây nên cuộc khủng hoảng vùng Vịnh trong suốt nửa năm sau đó.

Kuweit là một quốc gia nhỏ bé đến mức khó tìm được vị trí của nó trên bản đồ. Diện tích chỉ có 17.000 km2, với địa hình chủ yếu là các vùng sa mạc bằng phẳng, gần như không có địa hình dành cho chiến trường phòng ngự. Vùng đất này lại tiềm ẩn trong nó nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú khiến nó trở thành một trong những quốc gia giầu có nhất trên thế giới. Ngay từ thời kỳ thống trị của đế quốc Ostman, Kuweit là một huyện nằm trong tỉnh Batula. Sau khi đế quốc Ostman diệt vong, nơi đây trở thành thuộc địa của các cường quốc phương Tây. Năm 1961, Kuweit tuyên bố độc lập, tánh khỏi sự thống trị của nước Anh. Nhưng phía Iraq vẫn luôn cho rằng Kuweit là một phần của tỉnh Batula và không công nhận, tuy sau này hai bên đã thiết lập quan hệ ngoại giao nhưng một phần biên giới vẫn không được xác định. Vào năm 1973 và 1974 giữa hai nước đã hai lần xảy ra xung đột vũ trang tranh chấp lãnh thổ.


Thực ra, đã từ lâu, tổng thống Iraq Sadam Hussein đã thèm muốn có được hòn đảo nằm ở vùng xuất khẩu của vùng Vịnh và nguồn tài nguyên dầu lửa phong phú cùng những khoản đầu tư hàng trăm tỉ đô la. Có ý muốn xâm lấn nước láng giềng bé nhỏ nhưng giàu có và có vị trí chiến lược quan trọng này, nhưng chỉ do cuộc chiến tranh Iran - Iraq làm ông ta phải tạm thời gác bỏ tham vọng này.

Cuộc chiến tranh Iran - Iraq kéo dài trong suốt 8 năm khiến Iraq tốn không biết bao nhiêu tiền của. Các ngành nghề trong nước đều bị ảnh hưởng và rất cần có nguồn đầu tư gây dựng lại. Quốc gia nhỏ bé Kuweit đã là mục tiêu mà Sadam Hussein nhằm tới.


Tổng thống Iraq Sadam Hussein là nhân vật bị thế giới phương Tây cho là điên cuồng. Ngày 28 tháng 4 năm 1933, ông ta sinh ra trong một làng nhỏ ở Tikrit. Sau khi cha mẹ li dị, Sadam được người cậu nuôi dưỡng. Ông định vào học trong trường Học viện quân sự quốc gia Iraq nhưng bị từ chối. Sadam rất giận dữ, quay sang tham gia vào Đảng Xã hội phục hưng Ảrập. Năm 1959, Sadam tham gia vào vụ mưu sát tổng thống Iraq, nhưng không thành và bị thương, buộc phải chạy trốn sang Sirya. Năm 1961, Sadam đến Ai Cập, Đảng Xã hội phục hưng giành thắng lợi trong cuộc chính biến tại Baghdad. Năm 1964, Sadam trở về nước. Cùng năm đó, người của Đảng Xã hội phục hưng bị trấn áp tại Iraq, Sadam bị bắt vào tù, 3 năm sau vượt ngục và tham gia hoạt động bí mật, tham gia vạch kế hoạch cuộc đảo chính 17-7-1968 và giành được thành công, được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Uỷ ban chỉ huy cách mạng. Tháng 7 - 1979, Sadam ép tổng thống đương nhiệm Hassan al-Bark từ chức, tự mình lên làm tổng thống, bước lên đỉnh cao quyền lực.


Lúc 2 giờ sáng 2-8-1990, 10 vạn quân Iraq lợi dụng bóng đêm tiến vào Kuweit, lực lượng đặc nhiệm bất ngờ tấn công vào cơ quan chính phủ và hoàng cung. Quân đội Kuweit vốn không mấy sức chiến đấu, Quốc vương Jabel Al- Ahmad al- Jabel al- Sabahs chạy sang Ả-rập Xê út. Người em là hoàng thân Fahd (lúc đó là Chủ tịch Uỷ ban Olympic Châu Á) hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ hoàng cung. Sau 9 tiếng đồng hồ, Kuweit rơi vào tay người Iraq. Hai ngày sau, Sadam tuyên bố với thế giới rằng Kuweit là tỉnh thứ 19 của Iraq và là một bộ phận lãnh thổ vĩnh viễn của Iraq.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #112 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2013, 09:23:42 am »

UY LỤC CỦA SCUD

Sự kiện Iraq tấn công Kuweit làm cả thể giới bị chấn động. Liên quân đa quốc gia do Anh - Mỹ cầm đầu tập trung tại vùng Vịnh. Theo thống kê tính đến ngày 15 tháng 1 năm 1991, chiến dịch "Lá chắn sa mạc" kết thúc, đã có lực lượng của 28 quốc gia với tổng quân số 20 vạn người, 3.600 xe tăng, 3.260 máy bay, 279 tàu chiến (bao gồm 6 tàu sân bay) được huy động. Đặc biệt, có nhiều loại vũ khí hiện đại, công nghệ cao.


So sánh với binh lực của lực lượng đa quốc gia, lực lượng của Iraq quả là khiêm tốn. Vậy vì nguyên do gì Sadam dám đương đầu với liên quân hùng hậu do Mỹ cầm đầu? Một nguyên nhân quan trọng đó là: trong tay Sadam có một thứ vũ khí đáng gờm - các bệ phóng tên lửa Scud.


Iraq là một trong những nước được Liên Xô cung cấp tên lửa Scud. Sau quá trình nghiên cứu, cải tiến họ đã chế ra hai loại tên lửa kiểu mới là Hussein và Hijala. Tên lửa Hussein có tầm bắn hơn 600 km. Tên lửa Hijala có tầm bắn 900 km. Trong chiến tranh vùng Vịnh, Iraq chủ yếu sử dụng tên lửa Hussein, nhưng mọi người thường quen gọi là tên lửa Scud.


Các loại tên lửa của Iraq đều được lấy tên của các lãnh tụ tôn giáo và sự kiện chính trị. Loại tên lửa Scud được cải tiến đầu tiên được đặt tên là Hussein để kỷ niệm nhà các nhà tiên tri Mohamad và Ali. Sadam đặt tên Hussein vừa là sử dụng tên của mình, vừa là để lấy lòng các tín đồ đạo Hồi:

Tên lửa Hijala được đặt để kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của người Palestin. Cái tên này trong tiếng Ảrập có nghĩa là "hòn đá". Những thanh niên tham gia vào phong trào đấu tranh dân tộc được gọi là "con của đá".

Tên lửa Scud cải tiến có thể phóng lên từ bệ phóng cố định hoặc di động, có thể mang đầu đạn nổ thông thường hoặc đầu đạn 1 tầng, 2 tầng chứa vũ khí hóa học. Iraq rất có tiềm năng sản xuất vũ khí hóa học và sinh học: Mỗi năm Iraq có thể sản xuất hàng nghìn tấn khí CH, chất độc thần kinh Sarin và chất độc GF. Trong thời gian chiến tranh với Ran, Iraq đã thành công trong việc sử dụng vũ khí hóa học tấn công vào các sở chỉ huy, trung tâm kiểm soát, trận địa pháo binh, căn cứ hậu cần. Trước khi tấn công vào Kuweit, Iraq đã nghiên cứu ra vũ khí sinh học, chủ yếu phát triển vi rút que và vi rút bệnh than. Các số liệu thí nghiệm cho thấy độc tính của vi rút que cao hơn chất độc thần kinh Sarin 3 triệu lần. Một đầu đạn tên lửa Scud mang vi rút hình que có thể gây ô nhiễm trong phạm vi 3700 km2, lớn hơn 15 lần so với đầu đạn cùng loại mang chất độc Sarin. Loại vi rút này, trong vài tiếng đồng hồ làm người ta bị kiệt sức, dẫn đến tử vong sau 12 giờ. Hiện chưa có phương pháp phát hiện ra chất độc sinh học trong điều kiện dã chiến.


Trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq, Iraq đã nhiều lần sử dụng tên lửa tấn công mục tiêu trong lãnh thổ Iran. Chỉ từ tháng 12 đến tháng 4 năm 1988, đã phóng 200 quả tên lửa Hussein nhằm vào các thành phố lớn và trung bình của Iran. Tuy độ chính xác của nó không cao, nhưng đã gây nên tâm lý hoảng sợ cho người dân Teheran. Có khoảng 1/3 dân cư thành phố phải sơ tán. Điều này đã khuyến khích rất nhiều cho tinh tinh binh lính Iraq.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #113 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2013, 09:24:37 am »

LIÊN QUÂN VUI MỪNG QUÁ SỚM

Cuộc chiến vùng Vịnh là cuộc chiến phi đối xứng đặc biệt, Liên quân đa quốc gia không chỉ chiếm ưu thế vượt trội về vũ khí trang bị, tiềm ẩn trong đó còn có những mâu thuẫn tôn giáo và dân tộc nhạy cảm phức tạp. Đó là một liên minh quốc tế nhưng cũng hết sức lỏng lẻo, chỉ cần Israel kẻ thù của thế giới Ảrập tham chiến thì liên minh này sẽ tự tan vỡ và cục diện chiến tranh sẽ rất khó lường. Sadam hiểu rõ tình hình trên đã từng công khai tuyên bố, nếu bị liên quân tấn công thì sẽ dùng tên lửa Scud tấn công Israel, nhằm mục đích đưa Israel vào cuộc. Từ đó biến sự can thiệp của liên quân thành cuộc chiến trực tiếp giữa Iraq và Israel. Sau này, quả nhiên Iraq đã làm như vậy. Israel thì lên tiếng cảnh báo nếu Iraq tấn công vào họ sẽ "tự chuốc lấy tai họa". Phía Mỹ cố gắng thuyết phục Israel không trả đũa cuộc tấn công bằng tên lửa Seud của Iraq, đồng thời đã huy động lực lượng phòng không khá hùng hậu đảm bảo an toàn cho Israel. Trước khi cuộc chiến vùng Vịnh nổ ra, Mỹ đã sử dụng thiết bị trinh sát vũ trụ và hàng không, phát hiện nhiều bệ phóng tên lửa Scud của Iraq được bố trí tại vùng sa mạc miền Tây nhằm vào Israel. Trước khi chiến dịch "lá chắn sa mạc" mở màn, bộ chỉ huy liên quân đã có sự chuẩn bị, các mục tiêu quân sự của Iraq nhất là các bệ phóng cố định tên lửa Scud nhằm vào Israel đều được đưa lên bản đồ tác chiến, xếp vào các mục tiêu cần tiêu diệt.


Vài tiếng đồng hồ sau khi cuộc chiến vùng Vịnh mở màn phía Liên quân đã tiến hành 302 cuộc không kích nhằm vào 58 mục tiêu quân sự của Iraq. Họ tin rằng với nhũng đợt oanh kích quy mô lớn với mật độ hỏa lực dày đặc như vậy đã phá hủy hầu hết các trung tâm chỉ huy, thông tin và các bệ phóng tên lửa Scud nhằm vào Israel, Israel sẽ không còn lý do gì để dính dáng đến cuộc chiến này.


Nhưng Liên quân đã đánh giá quá cao kết quả không kích. Ngay đêm hôm đó Iraq đã có phản ứng quyết liệt phóng liền 8 quả tên lửa Scud vào lãnh thổ Israel, trong đó 2 quả rơi vào cảng Haifa, 4 quả rơi vào thủ đô Tel Aviv. Nếu Israel bị cuốn vào cuộc chiến này hậu quả sẽ rất khó lường. Bộ chỉ huy Liên quân đánh giá. Israel rất có thể sẽ mở cuộc tấn công trên bộ vào vùng sa mạc phía Tây Iraq nhằm tiêu diệt mối đe dọa của các dàn tên lửa Scud, thậm chí nhân cơ hội này đánh vào tiềm lực hạt nhân của Iraq. Trong trường hợp này, Jordan có thể sẽ công khai đứng về phía Iraq tuyên chiến với Israel, còn Hy Lạp cũng có thể sẽ thay đổi lập trường trung lập. Nếu như điều này xảy ra, tránh nhiệm của Liên quân sẽ rất lớn, tình thế sẽ rất khó khăn.


Thực ra, khi Israel bị tấn công bằng tên lửa của Iraq, bộ chỉ huy Liên quân tại thủ đô Ryadh của Ảrập - Xút cũng bị tên lửa của Iraq đe dọa. Ngày thứ ba của cuộc chiến, Iraq tổng cộng đã bắn vào đó 6 quả tên lửa Scud. Lực lượng tên lửa của Liên quân đóng tại đây cũng đã phóng 36 quả tên lửa Patriot đánh chặn. Lúc đó cả bầu trời Riyadh rền vang những tiếng nổ, các mảnh vụn bay lả tả khiến người ta run sợ. Mỗi quả tên lửa Patriot có giá 800.000 bảng Anh, qua đó có thể thấy rằng trong lần này riêng khoản tên lửa Patriot, Liên quân đã tiêu tốn hàng chục triệu bảng Anh. Ngoài ra, tên lửa Patriot có một khuyết điểm, mục tiêu mà nó đánh chặn là thân của quả tên lửa xâm nhập chứ không nhằm phá hủy đầu đạn, do đó những đầu đạn rơi xuống vẫn còn sức công phá.


Liên quân tập trung 40% lượng không kích dồn vào khu vực miền Tây Iraq. Tuy trên thực tế đã phá hủy khá nhiều dàn tên lửa nhưng Iraq vẫn còn số lượng nhất định dàn tên lửa cơ động, và chúng không hề bị thiệt hại. Chúng không chỉ gây ra cho Liên quân thiệt hại về người và của, mà nghiêm trọng hơn đó là sự đe dọa về tinh thần.


Ngày 22 tháng 4, tên lửa Scud đã vượt qua lưới lửa phòng không của Tel Aviv. Đây là lần thứ 7 Israel phải chịu những vụ tương tự. Cho dù Liên quân có hứa hẹn thế nào chỉ cần tên lửa tiếp tục bay về phía Israel thì khả năng nước này tham chiến càng cao.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #114 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2013, 09:27:59 am »

SỰ E NGẠI CỦA NGÀI TỔNG TƯ LỆNH

Bộ chỉ huy Liên quân ngày càng nhận thức rõ rằng ồ ạt không kích Iraq với quy mô lớn cũng khó có thể ngăn được Israel tham chiến, chỉ sử dụng máy bay ném bom rất khó có thể tiêu diệt được những dàn tên lửa di động. Đối với số dàn tên lửa còn lại nhiệm vụ tiêu diệt được giao cho lực lượng đặc nhiệm.


Khi nổ ra cuộc chiến vùng Vịnh, Mỹ, Anh, Pháp và các quốc gia Ảrập tham chiến đều cử lực lượng đặc nhiệm của mình, số lính đặc nhiệm hải lục không quân của Mỹ đã trên 8000 người. Lực lượng đặc nhiệm cung cấp không trung và cung tàu thuyền của Anh cũng đều góp mặt. Tư lệnh lực lượng Anh tại vùng Vịnh là: tướng Durbili, ông ta trước đây đã từng là tư lệnh đặc nhiệm Anh trong cuộc chiến Malvinas, ông ta trực tiếp chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Anh, hiểu rõ được khả năng tác chiến của lực lượng đặc nhiệm cũng như rất tin tưởng vào khả năng thành công của lực lượng đặc nhiệm. Trong lần chiến đấu này. Ngược lại, Schwarzkopf có thể vì còn ấn tượng về thất bại tại chiến trường Việt Nam nên trước sau phản đối kế hoạch đưa lực lượng đặc nhiệm vào hoạt động sau lưng địch.


Schwarzkopf 56 tuổi, sinh ra trong gia đình quân nhân, cao 1,92 mét, khá điển trai, cân nặng 120 kg. Năm 1952 ông ta thi đỗ vào trường Quân sự Academy. Sau đó 4 năm, tốt nghiệp với thành tích ưu tú và bắt đầu cuộc đời binh nghiệp, đã từng trải qua quá trình rèn luyện trưởng thành mà bất cứ quân nhân chuyên nghiệp Mỹ nào cũng phải trải qua, là một trong những tướng 4 sao trẻ nhất quân đội Mỹ. Ông ta đã từng tham chiến tại Việt Nam và Grenada, rất thông hiểu tình trạng quân đội nước Mỹ, từng chỉ huy những chiến dịch quân sự mang tính đột kích, có hiểu biết sâu sắc về văn hóa và dân tộc Ảrập. Ông ta là ứng cử viên nặng ký nhất cho vai trò người chỉ huy trong lực lượng đa quốc gia tại vùng Vịnh. Quan điểm của ông là: lực lượng đa quốc gia có lực lượng không quân, thiết giáp và vũ khí trang bị kỹ thuật cao, có đủ mạnh để hoàn thành nhiệm vụ tác chiến, không cần thiết phải để lực lượng đặc nhiệm mạo hiểm.


Tất nhiên, vấn đề quan trọng là: đầu tiên cần phải thuyết phục Sehwarzkopf để ông ta đồng ý cho lực lượng đặc nhiệm tham chiến. Người Anh đã sử dụng biện pháp đặc biệt, họ đã cử lực lượng đặc nhiệm không quân của mình thực hiện động tác mẫu trước để tác động tới vị tư lệnh Liên quân này. Lực lượng đặc nhiệm không quân của Anh sử dụng khả năng cơ động đường không để thực hiện các phi vụ tác chiến đặc biệt trên mặt đất. Đây là lực lượng khá nổi tiếng. Khi chiến tranh vùng Vịnh nổ ra, Anh, Mỹ đồng loạt cử đặc nhiệm của mình đến vùng Vịnh. Đội biệt động này của Anh cũng đến đóng tại Ảrập - Xêút và liên tục thực hiện diễn tập tác chiến độc lập trong sa mạc và tiến hành các công tác chuẩn bị khác. Sau khi quan sát hoạt động của lực lượng này, Schwarzkopf nhất trí cho rằng việc sử dụng không lực lượng như thế nào sẽ có lợi cho tiến trình của cả chiến dịch, do đó đã đồng ý cho lực lượng này xâm nhập vào lãnh thổ Iraq, bắt đầu từ lúc đó, lực lượng đặc nhiệm không quân Anh chính thức bước vào giai đoạn chuẩn bị chiến đấu tiến hành mọi công tác chuẩn bị cuối cùng, lúc đó thời gian giành cho họ chỉ còn có vài ngày. Bởi vì khi đó Bộ chỉ huy chiến dịch "Bão táp sa mạc" yêu cầu họ khẩn trương hành động, sớm tìm ra vị trí những bệ phóng tên lửa di động mà Iraq cất giấu chứ không phải là đợi để cùng tấn công với lực lượng mặt đất.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #115 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2013, 09:29:12 am »

LUỒN SÂU

Đêm sa mạc, trời tối đen như mực, gió đêm và cát vàng cuộn vào nhau phát ra những tiếng rít khủng khiếp. Dưới sự sắp xếp của trung tâm kiểm soát không lưu quân đội Mỹ, một nhóm đặc nhiệm được trực thăng đưa tới một địa điểm ở đông bắc thủ đô của Iraq trên hành trình 900 km. Vùng đất này có tên gọi "vùng địa hình nham thạch, núi lửa Jordan". nó gồm nhiều mạch núi và những hõm đá sâu, là một nơi rất thích hợp để che giấu lực lượng.

Nhưng có chuyện không ngờ xảy ra. Sau khi đội đặc nhiệm được cử đi đã có một phân đội gồm 8 người mất tích. Lúc đó, Bộ chỉ huy Liên quân không thể xác định được 8 người này còn sống hay đã chết hay đã bị Iraq bắt làm tù binh. Nhưng có một điều chắc chắn là tình thế của họ rất khó khăn.

Sadam Hussein là một cao thủ chơi trò tâm lý chiến, phương pháp thường thấy của Iraq lúc đó là: các tù binh là phi công của Liên quân đều xuất hiện trên đài truyền hình Baghdad. Nếu lần này họ bị bắt thì chắc cũng có diễn biến tương tự. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến tinh thần binh sĩ tham chiến mà còn là đòn đánh vào người thân của họ. Đối với bộ chỉ huy Liên quân, khi đó việt sử dụng lực lượng đặc nhiệm đưa vào vùng địch hậu vẫn còn là bí mật quân sự. Họ không có quyền thông báo cho người thân những người mất tích vì nếu để người Iraq biết rằng đang có lực lượng đặc nhiệm hoạt động trên lãnh thổ của họ thì không chỉ gây nguy hiểm cho những người đang mất tích mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của các đội đặc nhiệm khác. Số lượng ba lính đặc nhiệm Anh mất tích trong tình hình tỉ lệ binh lính Liên quân bị thương rất thấp khi đó quả là con số gây tác động mạnh. Mãi về sau này, bộ chỉ huy Liên quân mới nắm được tình tiết cuộc chạm trán giữa phân đội đặc nhiệm này với quân đội Iraq.


Lúc đó, khi phân đội đặc nhiệm này lọt được vào lãnh thổ Iraq, trong hai ngày liền họ ẩn mình trong một hốc núi. Cách chỗ họ 200 mét về phía bắc, gần con đường quốc lộ có một vách núi dựng đứng. Dưới đó họ nhìn thấy một trận địa pháo binh của quân đội Iraq được bố trí 2 khẩu cao xạ S - 60. Hẻm núi này có độ sâu khoảng 5m. Về đêm, nhiệt độ thường xuống dưới 0°. Ban ngày, cũng ít khi về tới 0 độ nhưng do ở gần mạng lưới giao thông tiện cho việc quan sát hoạt động của các dàn tên lửa Scud của Iraq cho nên họ đã lựa chọn vị trí này.


Ngày đầu tiên trôi qua bình an vô sự. Có lúc họ nghe thấy tiếng kêu của bầy cừu, cách chỗ họ lẩn trốn khoảng hơn trăm mét. Điều này buộc họ phải hết sức thận trọng.

Sang ngày thứ 2 thì đã có chuyện. Một người chăn cừu Iraq bỗng nhiên tiến lại chỗ họ đang ẩn nấp và đã nhìn thấy họ. Người này sợ hãi kêu lên và quay đầu bỏ chạy. Tình huống này họ khó tránh khỏi bị lộ. Họ lập tức liên lạc vô tuyến với căn cứ yêu cầu trợ giúp. Nhưng chưa kịp nhận trả lời của căn cứ họ đã nghe thấy tiếng xe bánh xích ầm ầm lao đến. Lúc đầu họ cho rằng đó là một thiếc xe tăng hoặc xe bọc thép nên vội vơ lấy vũ khí và ống phóng tên lửa 66 ly. Sau họ mới phát hiện ra rằng đó là một chiến máy ủi. Phân đội trướng hạ lệnh rời địa điểm ra khỏi khu vực nguy hiểm. Nào ngờ khỉ họ vừa đi ra khỏi hẻm núi, người đội trưởng phát hiện bên tay trái hình như có hai người Iraq đang theo dõi họ. Khi đó, trên mặt các chiến sĩ đặc nhiệm đều được bôi sáp ong để che giấu khuôn mặt thật, lúc đầu họ vừa bước đi vừa vẫy tay chào hai người Iraq lạ mặt, hy vọng đánh lạc hướng họ. Nhưng khi thấy những người Iraq đó cứ lẵng nhẵng bám theo họ thì họ hiểu rằng một trận chiến gay go là khó tránh khỏi.


Khi phân đội ra đến một khoảng đất bằng thì chiếc xe quân sự âm thầm đi theo sau họ từ nãy đến giờ tăng tốc độ lao đến. Nhưng người Iraq, vũ trang đầy đủ nhảy xuống xe và lập tức nổ súng tấn công. Lát sau, xuất hiện một chiếc xe bọc thép với súng máy hạng nặng băn quét vào đội hình nhóm lính đặc nhiệm. Tiếp đó mấy khẩu pháo cao xạ S - 60 tại trận địa quân Iraq cũng tham chiến. Nhóm đặc nhiệm bắn trả lại, nhưng hoả lực của kẻ địch quá mạnh, đạn bay như mưa quanh người họ, họ bắt buộc vừa đánh vừa rút. Nhưng với khối lượng trang bị khoảng 60 kg mỗi người mang theo đã ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển của họ. Do vậy đội trưởng ra lệnh cho các chiến sĩ trừ vũ khí còn vứt bỏ tất cả trang bị. Chiêu thức này quả linh nghiệm, tốc độ của họ quả tăng lên nhiều. Họ lợi dụng địa hình phức tạp, vòng đi vòng lại mấy vòng mãi đến nửa đêm ngày hôm đó mới quay trở lại được gần tuyến đường giao thông. Trong 7 tiếng đồng hồ, họ đã đi được gần 60 km. Tại chỗ này không thể ở lại lâu, họ lại đi tiếp, nhưng khi đi vượt qua một điểm cao thì người đi đầu Kris phát hiện họ đã bị phân tán. Anh ta dùng kính nhìn đêm gắn trên súng (loại kính này khi ở chỗ bằng phẳng có tầm nhìn 10 km), nhưng không tìm thấy 5 đồng đội bị lạc. Tiếp đó, cứ nửa tiếng, họ lại mở vô tuyến điện một lần để liên lạc với nhóm người bị lạc nhưng không thấy hồi âm. Mãi sau này mới biết rằng khi đó 5 người kia nghe thấy tiếng máy bay bay trên đầu liền mở máy vô tuyến liên lạc hy vọng máy bay nhận được tín hiệu cấp cứu, nào ngờ họ không những không liên lạc được với chiếc máy bay mà còn mất liên lạc với ba đồng đội. Vậy là nhóm ba người của Kris đành phải độc lập hành động, tìm cách vượt biên giới trở về.

Cuối cùng, nhóm chiến sĩ này vượt qua bao gian khổ đã tìm được đường về.

Lúc này, các tổ đặc nhiệm của quân đội Anh xâm nhập, hoạt động phân tán ở vùng miền Tây Iraq. Vùng này rộng hàng vạn ki-lô-mét. Họ đã nhanh chóng xác định rõ tình hình ở khu vực được mệnh danh là: "Căn cứ tên lửa Scud". Lực lượng Liên quân sau một số phi vụ không kích cũng hiểu rằng chỉ dựa vào máy bay ném bom thì rất khó đối phó với các dàn tên lửa Scud di động của Iraq.


Bộ chỉ huy Liên quân lập tức điều chỉnh nhiệm vụ cụ thể của lực lượng đặc nhiệm, để đảm bảo không để lọt các dàn tên lửa di động, lực lượng đặc nhiệm Anh hoạt động trong đất Iraq lại gánh thêm trách nhiệm, họ bắt đầu sử dụng tên lửa chống tăng để tiêu diệt các bệ phóng tên lửa, dùng bộc phá phá hủy khá nhiều trạm thông tin viba và các sở chỉ huy nguỵ trang kỹ. Trong các phi vụ xuất sắc này, có lần họ đã bắt được một sĩ quan pháo binh cấp uý của Iraq, thu được bản đồ tác chiến qua đó cung cấp cho Liên quân Mỹ thông tin quan trọng.


Lúc đó Bộ chỉ huy Liên quân tại Ảrập – Xêút không tiện công khai thành tích xuất sắc của lực lượng đặc nhiệm Anh, hơn nữa các dàn tên lửa của Iraq vẫn tiếp tục hoạt động. Vì vậy, người Mỹ cũng quyết định cử ra lực lượng đặc nhiệm của mình.

Nhóm đặc nhiệm không quân Anh trong vài ngày đã tiêu diệt 7 dàn tên lửa di động của Iraq. Có 4 người lính hy sinh.

Ngày 22 tháng 1, sau khi nhóm này vượt qua biên giới không lâu, một quả tên lửa "Scud" của Iraq đã lọt qua lưới lửa phòng không của Tel Aviv, đây là lần thứ 7 Israel bị tấn công bằng tên lửa. Thông tin về khả năng Israel tham chiến ngày càng có khả năng xảy ra.


Một buổi sáng, Schwarzkopf đang suy tư trước tấm bản đồ tác chiến, lực lượng đặc nhiệm Mỹ cũng đến lúc cần thể hiện. Schwarzkopf nhấc điện thoại gọi cho doanh trại của lực lượng "mũ nồi xanh", tìm trung tá Blante.

Khi biết Schwarzkopf cần tìm, trung tá Blante đã có sự chuẩn bị trước, mục đích cuộc gặp anh ta cũng đoán được vài phần. Schwarzkopf lệnh cho anh ta, luồn sâu vào trận địa tên lửa "Scud" của Iraq, điều tra rõ về tình hình lắp đặt của đầu đạn, bắt sống một chuyên gia tên lửa Iraq. Trung tá Blante khá bất ngờ trước đề nghị này, thầm nghĩ "khó đấy, bắt sống được một chuyên gia đâu phải chuyện dễ".
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #116 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2013, 09:33:05 am »

BẮT SỐNG

Blante còn đang suy nghĩ, Schwarzkopf dường như đoán được điều đó, nói: "Nhiệm vụ lần này khó khăn, nếu chúng ta không đưa được một tên chuyên gia biết rõ tình hình thì không thể nắm được thông tin thật về tình hình tên lửa Scud của Iraq, tôi tin tưởng anh sẽ có cách hoàn thành nhiệm vụ”.
Blante luôn tin tưởng và khâm phục tướng Schwarzkopf. Trong chiến tranh sự tin tưởng và khâm phục của cấp dưới vào cấp trên thường là nhân tố quan trọng để giành được thắng lợi.

Dưới sự chỉ huy của Sehwarzkopf, trung tá Blante đã nhiều lần hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn. Lần này anh ta cũng tràn đầy tin tưởng lên đường làm nhiệm vụ.

Trời về đêm, mây đen kéo kín trời, trong bóng đêm nghe mơ hồ có tiếng động cơ trực thăng. Và rồi một tốp trực thăng vọt qua biên giới lao về hướng nội địa Iraq. Tốp máy bay bay gần như sát mặt đất, cánh quạt máy bay cuốn cát bốc cao tới vài mét, trên mỗi máy bay là hơn mười chiến sĩ của lực lượng đặc nhiệm "Mũ nồi xanh".


Blante năm nay khoảng 37, 38 tuổi, là một trong những đội trưởng đội đặc nhiệm. Tâm trạng anh ta đang khá nặng nề vì anh ta hiểu rõ rằng thành bại của chuyến đi này có ảnh hưởng đến tiến trình của cả chiến dịch, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của cả chục vạn binh sĩ lực lượng đa quốc gia. Ngồi trên hàng ghế đầu, thỉnh thoảng anh lại liếc hìn đồng hồ tốc độ. Máy bay đạt đến vận tốc cao nhất.


Vào ngày thứ 4 sau khi tổng thống Bush tuyên bố đưa quân đến vùng Vịnh, đội của Blante đã có mặt tại Ảrập – Xê út. Tiếp đó có 5 trung đội đặc nhiệm, phân đội "Báo biển" cũng lần lượt đến Ảrập – Xê út. Đây là chiến dịch với quy mô lớn nhất, huy động binh lực lớn nhất trong lịch sử lực lượng đặc nhiệm từ trước đến nay.


Đầu tháng 8 năm 1999, Mỹ thành lập tại Ảrập Xê út "Bộ Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm tổng hành dinh trung ương", phụ trách chỉ huy và hiệp đồng tác chiến lực lượng đặc nhiệm đa quốc gia. Trực thuộc cơ quan nay là đội biệt phái đặc nhiệm lục quân, đại đội hỗn hợp đặc nhiệm hải quân, đại đội độc lập đặc nhiệm không quân. Thông thường, các nhiệm vụ tác chiến đặc biệt do "Bộ Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm tổng hành dinh trung ương ra lệnh. Nhưng lần này Blante nhận lệnh trực tiếp từ Schwarzkopf, anh ta hiểu ý nghĩa của việc này có tầm quan trọng ra sao.


Theo chỉ dẫn của vệ tinh, máy bay đến đúng địa điểm dự định. Máy bay vừa hạ xuống, các bóng đen đã nhảy ra khỏi khoang, lao về phía trận địa tên lửa Scud.

Lúc này, phía trận địa hết sức yên lặng. Mặc dù lính Iraq hiểu rằng chiến tranh sắp nổ ra, nhưng trận địa này cách xa chiến tuyến Iraq, Kuweit, lại được bố trí tại một nơi rất khó phát hiện trong sa mạc, binh lính Iraq cho rằng nơi đây rất bảo đảm an toàn.


Lính đặc nhiệm nhanh chóng hạ gục tên lính gác. Blante khoát tay làm hiệu, một nhóm tản ra bao vây chiếc lều bạt? nhóm kia lao về phía bệ phóng tên lửa. Chiếc lều bạt này chính là trung tâm điều khiển tên lửa. Lúc này, trong lều một nhân viên tham mưu Iraq đang trực ban, những người khác đã ngủ.


Tay nhân viên nọ rất cảnh giác, nghe có tiếng động khả nghi vọng vào, hắn lập tức đứng dậy, bước ra cửa lều, đột nhiên một nòng súng tiểu liên gắn ống giảm thanh dí sát vào sườn và vang lên một giọng nói trầm thấp nhưng đầy uy lực bằng tiếng Ảrập: "Không được kêu, giơ tay lên!".

Chưa kịp phản ứng, miệng anh ta đã bị một miếng băng keo gắn chặt, hai tay bị khóa lại. Tiếp đó mười mấy bộ mặt bôi vẽ đã chui vào trong lều.

Những người lính Iraq đang ngái ngủ, lần lượt bị khống chế.

"Chúng tôi là đặc nhiệm Mỹ, các anh đã bị bao vây, tôi không muốn làm hại các anh, tất cả phải nghe theo lệnh" Blante gằn giọng.

Vừa dứt lời, đột nhiên một sĩ quan Iraq lợi dụng sơ hở thò tay lần tìm khẩu súng dưới gói, nhanh như cắt, một lính đặc nhiệm rê súng, quầng lửa vọt ra từ nòng súng giảm thanh, viên sĩ quan nọ ngã gục xuống cạnh giường.

"Ai là chỉ huy ở đây?" Blante hỏi. Không có tiếng trả lời.

"Trói chúng lại, đưa tất cả đi!" Blante ra lệnh.

"Đừng, tôi không đi, tôi nói, là anh ta..." một lính Iraq đứng tuổi chỉ vào người chắc đậm...

Trong lúc nhóm đặc nhiệm thứ nhất xông vào trong lều, nhóm đặc nhiệm còn lại đã tiếp cận bệ phóng tên lửa, họ nhanh chóng tháo gỡ một quả tên lửa, xem xét, đối chiếu, đặc biệt chú ý xem chúng có được gắn đầu đạn hóa học hay không, đã được nâng cấp hay thưa, cài đặt những mục tiêu nào.


Tiếp đó, họ mang theo một số tài liệu và một sĩ quan chỉ huy, một chuyên gia kỹ thuật tên lửa người Iraq lên máy bay. Chiếc máy bay lại lặng lẽ bay khuất.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #117 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2013, 09:34:33 am »

MƯU KẾ

Tên lửa Scud là vũ khí chiến lược, người Iraq coi việc bảo vệ nó mang ý nghĩa quyết định thắng bại. Từ đầu cuộc chiến đến nay, phía Iraq đã phóng hơn 70 quả tên lửa, đã gây cho liên quân một số thương vong, nhưng xét về tổng thể đạt hiệu quả thấp. Sadam cho rằng nguyên nhân là do hỏa lực phân tán, do đó cần tập trung hoả lực, tập trung tiêu diệt một hoặc hai mục tiêu quan trọng.

Một hôm, Sadam Hussein cho gọi viên phụ tá đến: "Nếu ta cho tập trung từ 20 đến 30 quả tên lửa Scud, cùng nhằm bắn vào một mục tiêu, thì kết quả sẽ ra sao"?

"Mục tiêu sẽ bị tiêu diệt, đó là kết quả của tập trung hỏa lực". Phụ tá của tổng thống Sadam Hussein phấn khởi nói, "Tên lửa Patriot của Mỹ không thể cùng lúc đối phó số lượng tên lửa Scud nhiều như vậy”. Vậy là, một kế hoạch táo bạo đã ra đời, tập trung hỏa lực tên lửa nhằm vào Israel đưa Israel vào cuộc.

Lúc này, các tướng lĩnh của Liên quân đang nghĩ gì? Một vị tướng nói: "Iraq đã sử dụng gần hết số tên lửa của họ, ngày 25 tháng 2 năm 1991, họ lại bắn hai quả sang Israel, trong đó có một quả đầu đạn chứa đầy bê tông, chứng tỏ là họ đã gần dùng cạn số đạn trong kho".

Cùng lúc, Schwarzkopf cũng nhận được một bản báo cáo thống kê số lượng tên lửa Iraq đã sử dụng. Bản báo cáo này cho thấy, trong 10 ngày đầu của chiến dịch "Báo táp sa mạc", mỗi ngày Iraq phóng 5 quả Seud, sau này trong 33 ngày, bình quân mỗi ngày chỉ một quả. Qua đó có thể xác định, Iraq đã dùng gần hết số tên lửa của mình.


Đêm ngày 26 tháng 2 năm 1991, mặc dù nhiều trận địa tên lửa Scud bị tiêu diệt, nhưng vẫn có tên lửa Scud được phóng lên. Trong ngày 25, một quả tên lửa đã rơi vào doanh trại lính Mỹ tại Ảrập - Xêút, làm chết 28, bị thương hơn 100 người.


Schwarzkopf quyết định tiếp tục cử lực lượng đặc nhiệm "Mũ nồi xanh" đi trinh sát. Trong chuyến đi này, họ chọn ra những người quốc tịch Mỹ gốc Ảrập có vẻ ngoài giống người Iraq, nói thành thạo tiếng Ảrập. Mỗi người trang bị ngoài các vũ khí hạng nhẹ, chỉ thị mục tiêu bằng la de, ống nhòm, còn được phát máy chụp cảnh cỡ nhỏ, đây là loại máy chụp ảnh số hóa, nó có thể truyền hình ảnh qua vệ tinh khuyển về sở chỉ huy.


Để tránh xảy ra nhầm lẫn, khu vực hoạt động của lực lượng đặc nhiệm Anh, Mỹ được chia riêng. Hai bên lấy ranh giới là con đường quốc lộ từ Baghdad đi Amman thủ đô Jordan làm ranh giới, phía Nam là vùng hoạt động của đặc nhiệm Anh, phía Bắc là của quân Mỹ. Cuối cùng, chỉ huy của hai bên thống nhất phương thức liên lạc giữa hai lực lượng, lúc cần có thể tiến hành hợp tác và tương trợ.


HUỶ DIỆT

Màn đêm buông xuống, trực thăng lại đưa lực lượng "Mũ nồi xanh" xuất kích, máy bay thả họ xuống những khu vực khác nhau. Sau khi lọt vào lãnh thổ Iraq, họ phân tán lực lượng, ngày nghỉ đêm hoạt động, mọi hành động hết sức bí mật.

Sau này, một thành viên tiết lộ với phóng viên rằng: "Cả ngày chúng tôi nằm vùi trong cát, đời đến đêm thì đi tìm mục tiêu”.

"Cả ngày nằm vùi trong cát, quả thật là không thể tưởng tượng nổi? Có phải tất cả mọi người đều làm được điều đó không?" phóng viên hỏi.

"Không, nhưng tất cả các thành viên của "Mũ nồi xanh" đều làm được điều đó".

Vài tiếng đồng hồ sau khi lực lượng này xâm nhập vào lãnh thổ Iraq, sở chỉ huy tại Riyadh đã nhận được hình ảnh và tọa độ chính xác của mục tiêu. Máy bay ném bom được lệnh cất cánh, một đợt không kích mới lại bắt đầu.


Trong cuộc chiến vùng Vịnh, có một lính đặc nhiệm đã phát hiện trong một lần có 29 dàn tên lửa Scud của Iraq tập hợp, qua đó đã đánh cho Liên quân đa quốc gia và phía Israel một trận tập kích mang tính hủy diệt.


Khi đó, lính đặc nhiệm Mỹ đã tìm kiếm liên tục hơn 20 tiếng đồng hồ trên lãnh thổ Iraq nhưng không thu được kết quả nào, họ mở máy liên lạc để gọi trực thăng đến đón, rút ra khỏi khu vực để tìm đến một địa điểm khác.


Đột nhiên, một người lính phát hiện một dàn tên lửa Scud đang từ từ di chuyển trên sa mạc. Anh ta lập tức dùng ống nhòm quan sát sát kỹ, thì thấy gần đó còn có hai dàn tên lửa di động nữa. Khi anh ta lia ống nhòm ra bên cạnh thì, trời đất, từ xa đang có đến hơn chục dàn tên lửa đang tập trung lại. Anh ta lập tức thông báo tin tức này về trung tâm.


Nhận được báo cáo Schwarzkopf lập tức lệnh cho máy bay trực thăng bằng tốc độ nhanh nhất cho rút toàn bộ số lính đặc nhiệm đang làm nhiệm vụ quanh khu vực các dàn tên lửa Scud đang tập kết.

Khi những người lính vừa được đưa ra khỏi khu vực mục tiêu, các máy bay chiến đấu A-10 đã mở đợt tấn công mãnh liệt vào khu vực tập trung các dàn tên lửa của Iraq, liên tiếp các đợt tấn công trong suốt 66 tiếng đồng hồ, 29 dàn tên lửa đã tan thành tro bụi.


Thông thường tên lửa Scud của Iraq đều phải di chuyển qua hệ thống đường mang tên M.S.R. Do đó lực lượng đặc nhiệm của Liên quân có thể tiến hành theo dõi, truy đuổi và tấn công không mấy khó khăn. Sau khi công tác thông tin liên lạc được cải tiến, các đội đặc nhiệm không chỉ có thể độc lập sử dụng rốc két tấn công bất ngờ tiêu diệt chúng, mà họ còn có thể liên lạc gọi các máy bay chiến đấu của liên quân can thiệp, không kích. Cục diện chiến lược vì vậy đã có sự thay đổi lớn, lực lượng bộ đội tên lửa của Iraq không còn dám nghênh ngang cơ động trên đường quốc lộ. Được sự phối hợp của lực lượng đặc nhiệm Mỹ, đặc nhiệm Anh đã thành công trong việc ép lực lượng tên lửa Iraq tại miền Tây phải lui dần về miền Đông, cuối cùng là rút ra khỏi tầm bắn hiệu quả với Israel.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM