Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 04:28:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người đã cứu Mát-xcơ-va - Robert Guillain  (Đọc 50042 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #10 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 12:13:05 am »

Hầu như tôi chưa khi nào nói chuyện với Ri-hác mặc dù anh có vẻ là người đáng nói chuyện nhất trong số nhà báo Đức. Mối quan hệ giữa Pháp và Đứcc đã xấu đi rồi và tôi cũng chỉ có những quan hệ khá xa xôi với các nhà báo Đức. Chiến tranh đã hoàn toàn cắt đứt sự tiếp xúc giữa chúng tôi với họ vào năm sau đó. Vu-kê-lích vẫn đi dự hội nghị báo chi với tôi cũng chẳng nói gì hơn với Ri-hác, sau này tôi mới hiểu nguyên nhân vì sao. Nhưng ít ra tôi cũng ngắm nghía nhân vật này một cách lý thú bởi vì người ta không thể nhìn anh mà không bị giật mình vì một sức mạnh nào đó tự anh toát ra. Anh có cái đầu ngẩng cao và dưới cái trán cao là đôi mắt rất xanh, một tầm nhìn thẳng thắn và đôi khi rất nghiêm. Bộ mặt với những nét kiên quyết, một khuôn mặt sư tử, như người ta nói, có nhiều nét nhăn kiểu khuôn mặt một con người đã từng đau khổ và thêm vào những vết nhăn ấy là những vết sẹo do những tình huống mà tôi sẽ kể dưới đây, làm cho khuôn mặt càng thêm đặc biệt. Ri-hác rõ ràng là một phóng viên nổi nhất trong số phóng viên Đức, điều đó không thể chối cãi được. Tính cách mạnh mẽ của con người Ri-hác làm người Nhật dè dặt đồng thời lại gây ra một ảnh hưởng vững chắc trong số người nước ngoài sống ở đây, thêm vào đó lại có hai yếu tố làm tăng thêm uy tín của anh là những quan hệ chặt chẽ với tướng Ốt và sứ quán Đức mà ai cũng biết và tài chinh phục phái đẹp đã làm anh rất nổi tiếng.
Những người Đức, vào năm 1938 – một năm trước khi bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai – đang giữ một vị trí ngày càng lớn ở Nhật do số quan chức, số đoàn đàm phán kinh doanh và quân sự ngày càng tăng và việc tuyên truyền của họ cũng ngày càng nhiều hơn. Chiếc huy hiệu mầu đen và đỏ của chữ thập ngoặc có mặt ở khắp Tô-ky-ô là dấu hiệu của cuộc tiến công này. Ngay trong mùa xuân ấy tôi đã phát hiện ra một trong những đề tài quan trọng nhất trong công việc báo chí của tôi là sự phát triển các mối quan hệ giữa Đức và Nhật Bản. Hơn thế nữa, sau đó tôi còn được biết rằng giữa hai nước đang diễn ra một cuộc đàm phán bí mật nhằm đi đến ký kết một liên minh quân sự. Nội dung đàm phán là chuyển hiệp ước chống Cộng sản quốc tế mà họ đã ký với nhau từ năm 1936 – Một hiệp ước chỉ có tính chất tư tưởng – thành một liên minh chính trị và quân sự theo đúng thủ tục nhằm biến trục liên minh Đức – Ý thành liên minh 3 nước Đức – Ý – Nhật. Cuộc đàm phán diễn ra tại Béc-lin giữa tùy viên quân sự Nhật – tướng Hi-rô-shi Ô-shi-ma và ngoại trưởng của Đức – Ri-băng-trốp.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #11 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 03:18:01 pm »

Liên minh Đức – Nhật! Vấn đề có tầm quan trọng to lớn và có thể thay đổi cán cân lực lượng thế giới vì nước Nhật cho đến lúc này đã tôn trọng một khoảng cách nào đó giữa các bên tham chiến, một bên là các nước phát xít Đức – Ý và một bên là các nước dân chủ phương Tây như Anh, Mỹ. Điều kỳ quái là tôi thấy các đồng nghiệp báo chí nước ngoài của tôi không ai tỏ ra phấn khích về vấn đề này. Những người phóng viên Nhật thì không đả động đến vấn đề vì họ sống dưới sự kiểm duyệt và chế độ bảo mật. Người Đức thì cũng muốn che giấu vấn đề này. Người Nga lại càng không nói đến vì họ thường giữ im lặng về nhiều vấn đề. Còn những nhà báo Mỹ thì họ chưa nghiêm chỉnh coi trọng những vấn đề Nhật Bản hơn nữa báo chí Mỹ và dư luận công chúng Mỹ lúc đó còn trong tình trạng biệt lập. Tôi rất khoái về việc có thể gọi là độc quyền về vấn đề quan trọng này và tôi đã giấu biệt không tỏ cho ai biết rằng tôi đang quan tâm sâu sắc đến vấn đề khai sinh của liên minh Đức – Nhật.
Một điều khám phá nữa của tôi là mặc dù cố giữ bí mật trong đàm phán và sự im lặng  như bưng của các quan chức ngoại giao, một phóng viên nước ngoài vẫn có thể khá thông thạo tin tức. Trên thế giơi hai phe chống phát-xít và phát-xít đang đối lập nhau lúc đó, quả thực ở Nhật giới cầm quyền cũng phân chia hai phe như thế và giữa họ với nhau một cuộc chiến tranh lạnh cũng diễn ra gay gắt. Phái tự do ít nhiều còn gắn bó với các nguyên tắc dân chủ và ảnh hưởng của Anh – Mỹ và của Pháp đấu tranh chống lại những đòn tiến công của phe thân quốc xã và thân phát xít bao gồm những tên quân phiệt, những tên chủ trương bành trướng, bọn khủng bố và siêu ái quốc đã từng ném nước Nhật vào một cuộc phiên lưu ở Mãn Châu và chiến tranh tại Trung Hoa, mở đầu cho cuộc chinh phạt toàn bộ Á đông và biết đâu được, có thể cả toàn cầu. Và chính vì thế mà nguyên tắc bí mật nhà nước đã không kín đáo nữa, chuyện rò rỉ ngày càng nhiều. Những người do để tự vệ và đấu tranh chống hành động của bọn thân phát – xít đã nói. Trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít xâm lược, thật sung sướng được nói chuyện và kể lại một cách tin cậy cho một nhà báo Pháp những chuyện tranh chấp nội bộ, những âm mưu và những kế hoạch lật đổ của kẻ thù và phe đối lập. Nhờ giới chức tự do ấy mà tôi đã nhanh chóng thu được những tin tức về các nhân vật thạo tin và sẵn sàng nói chuyện, miễn là tôi khéo biết sử dụng những tin tình báo thu được.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #12 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 03:18:17 pm »

Một phát hiện thứ ba của tôi là bộ máy kiểm duyệt của Nhật giống như nhiều chế độ kiểm duyệt khác theo tôi đều là trò ngốc nghếch. Người kiểm duyệt gia dĩ lại nói không thạo tiếng Pháp. Như vậy có hơn hai cách để đánh lừa kiểm duyệt. Cách tốt nhất và đơn giản là biết cách viết tin với nhiều đoạn tinh tế và vòng vèo trong một thể văn khó để độc giả Pháp có thể hiểu được ý tứ trong câu trong khi nhà kiểm duyệt Nhật lại không thể phát hiện ra được. Những thông tin viên Nhật của tôi là những người yêu chuộng tự do và dũng cảm đã làm tôi vinh hạnh khi họ đặt lòng tin cậy vào tôi và nhiều người đã trở nên bạn hữu sau này.
Một nhà báo không bao giờ ưa nói “nguồn tin” của mình. Và ngay cả hiện nay sao bao nhiêu năm, tôi cũng vẫn lo ngại nếu kể tên họ ra thì sẽ đặt một vài người vào thế lúng túng. Tôi chỉ nói đơn giản rằng một trong những thông tin viên xuất sắc nhất của tôi chẳng hạn là một nhân vật thân cận của hoàng thân Kônô-iê, thủ tướng chính phủ và là thành viên trong nhóm vạch chính sách của thủ tướng. Một người khác là một thành viên tích cực trong phái tự do tập hợp chung quanh các nhân vật kỳ cựu hãy còn nhiều ảnh hưởng như bá tước Makinô. Tôi luôn có quan hệ thường xuyên với các nhà báo của hãng thông tấn Đô-mây là nơi tôi đi lại dễ dàng vì văn phòng của hãng HAVAS của tôi cùng chung tòa nhà với họ, nhiều người trong số họ sau này trở thành bạn tốt của tôi. Tôi còn có quan hệ thân với nhiều phóng viên báo A-sa-hi shimbun và báo Nichi Nichi. Tôi cũng gặp gỡ những nghị sĩ trong số đó có một thượng nghị sĩ và một nghị sĩ thuộc phe tự do nói tiếng Pháp thông thạo. Tôi cũng có những quan hệ tin cậy với vài ba nhà ngoại giao thuộc bộ ngoại giao vốn là bạn bè của nước Pháp. Tôi còn tiếp xúc với một nhà ngoại giao trong sứ quán Anh, một người rất sùng bái Nhật Bản nhưng lại bị người Nhật bỏ tù năm 1941. Tại sứ quán Pháp tôi có quan hệ tốt với đại sứ Hăng-ry Ác-xen và các cộng tác viên của ông thí dụ như Nam tước Phanh tham tán thứ nhất của sứ quán và ông Tát-sê tham tán thương mại. Tôi còn có quan hệ bạn bè với tùy viên quân sự của chúng tôi là đại tá Ti-ê-bô cũng như các tùy viên không, hải quân.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #13 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 10:58:28 am »

Nhờ các nguồn tin đa dạng ấy, tôi biết được nhiều chuyện và đặc biệt là nhờ các thông tin viên Nhật Bản. Nhưng các tin tức từ nguồn Vu-kê-lích đến với tôi ngay trong những tháng đầu tiên mới thực sự thích thú. Anh ta có ưu thế là đã ở Nhật lâu rồi và lại là người giỏi săn tin. Anh lại có hai đức tính, một là biết nắm lấy vấn đề quan trọng nhất, hai là thêm vào phần tin tức thu được một chiều sâu của khung cảnh câu chuyện, trong nghề nghiệp báo chí chúng tôi gọi lóng là background, nghĩa là một chiều sâu chỉ nhờ có tầm hiểu biết vấn đề như anh mới có và giúp tôi đánh giá hết giá trị của những tin ấy. Cũng chính là những vấn đề quan hệ Đức – Nhật mà anh đã mang đến cho tôi cái chiều sâu quý giá đó. Một trong những trạng thái kỳ thú của những cuộc hội đàm tiến hành bí mật tại Bec-lin để chuẩn bị cho liên minh Đức – Nhật là những cuộc đàm phán ấy tiến hành trên đầu đại sứ Nhật lúc đó là Si-ghê-nô-ri Tô-gô. Ông không phải là người đàm phán chính mà là tướng Ô-shi-ma tùy viên quân sự. Hai người lại rất khó ăn ý với nhau. Ở chỗ này cũng xẩy ra những tranh chấp phe phái làm chia rẽ những nhà lãnh đạo Nhật và thói lộng quyền của quân đội thường tìm mọi cách để vượt qua đầu cánh dân sự. Thực tế ở Béc-lin có hai đại sứ Nhật: Tô-gô đại sứ chính thức do bộ ngoại giao cử đến và Ô-shi-ma đại sứ của quân đội hoàng gia, quân đội ấy ở Nhật là một nhà nước trong nhà nước. Tướng Ô-shi-ma, cũng quốc xã như mọi tên quốc xã khác, đã làm mọi cách để kéo nước Nhật vào trong vệt xe của Hít-le và biến nước Nhật thành đồng minh và đồng lõa của nước Đức trong đường lối chính trị chung là bạo lực và xâm chiếm đất đai. Ông ta hành động độc lập hoặc trái ngược với Tô-gô. Và đại sứ Tô-gô – nhà chính trị có kinh nghiệm và khôn ngoan, mặc dù có những đức tính tốt nhưng lại không có trọng lượng bằng tùy viên quân sự của ông ta trong chính sách của Nhật. Tô-gô chỉ có chỗ dựa là bộ ngoại giao, lúc đó lại là một trong những bộ yếu nhất trong chính phủ thường bị cánh quân sự coi khinh và làm phật ý. Điều đáng chú ý là một tình hình tương tự cũng diễn ra ở Tô-ky-ô: quân đội Đức cũng đưa tướng Ốt tùy viên quân sự ra sử dụng làm cho uy tín của ông ta trùm lấp cả nhà ngoại giao cấp trên của ông là đại sứ Éc-be Phôn Đích-sen. Cuối tháng tư, một tháng sau khi tôi đến Nhật, Phôn Đích-sen đã bị triệu hồi về Béc-lin. Tướng Ốt được bổ nhiệm làm đại sứ thay ông ta và vào mùa thu, người ta cũng hành động đúng như thế ở sứ quán Nhật.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #14 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 10:58:46 am »

Tôi nhớ lại rằng đây là dịp Vu-kê-lích nói với tôi về Ri-hác Sóc-giơ và những mối quan hệ chặt chẽ giữa Ri-hác và đại sứ Ốt. Hai người đã cùng chiến đấu bên nhau trong chiến tranh 1914 – 1918 trong quân đội Đức. Hình như Vu-kê-lích còn nói cụ thể rằng có một thời họ cùng một đơn vị pháo binh tại mặt trận Bỉ. Dù sao những kỷ niệm chung của những người cựu chiến binh đã tạo nên mối cảm tình lẫn nhau, và khi tướng Ốt mới chỉ là phó tùy viên quân sự thường trú tại Na-iô-ga, một tỉnh miền trung nước Nhật, Ri-hác vẫn thỉnh thoảng tới thăm viếng ông ta. Ri-hác đem đến cho ông ta những tin tức cần thiết cho việc hoàn thành nhiệm vụ của ông ta, giới thiệu rất nhiều về nước Nhật và còn tìm cách giải buồn cho ông ta bằng những ván cờ hoặc đánh bài. Vu-kê-lích còn nói cho tôi biết rằng khi Ốt trở thành tùy viên quân sự tại Tô-ky-ô, Ri-hác đã góp công nhiều vào việc hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc của Ốt và cuối cùng là việc bổ nhiệm đại sứ của ông. Người phóng viên của tờ Nhật báo Phrăng-Phuốc đã thực sự là một thông tin viên ưu tú đối với tân đại sứ của ngài quốc trưởng Đức đồng thời là “giáo sư về các việc Nhật Bản” có tài đàm luận hoặc viết báo cáo tuyệt diệu. Những báo cáo của tướng Ốt gửi cho chính phủ thường được Ri-hác cung cấp tư liệu hoặc gợi ý. Buổi đầu Vu-kê-lích chưa nói cho tôi biết nguồn tin anh cho tôi chính của Ri-hác. Anh chỉ bóng gió nói đến một thông tín viên rất tốt mà anh thường lui tới thăm hỏi. Về phần tôi, vì anh không nói rõ nguồn tin nên tôi cũng không hỏi đến, đó là nguyên tắc của phóng viên không để lộ nguồn tin.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #15 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 10:59:18 am »

***
Một ngày tháng năm, một tin loan truyền tại tầng bẩy tòa cao ốc Đăng-sư trong các cơ quan thông tấn, người đồng nghiệp Đức của chúng tôi bị tai nạn mô tô nghiêm trọng. Chiếc mô tô ấy chúng tôi đã trông thấy và trầm trồ khen ngợi khi ở hội nghị báo chí ra, đó là xe của Đức, nhỏ nhắn nhưng dáng hung dữ, bóng nhoáng vì nước kền mới tinh và người ta nói rằng Ri-hác cưỡi xe với tốc độ liều mạng. Tai nạn xẩy ra đêm trước, Ri-hác đã lao với tốc độ cao vào tường rào sứ quán Mỹ giữa đêm khuya. Hàm mặt bị vỡ nát, chiếc xa hầu như tan tành. Chuyện người ta thêm thắt vào là anh ta say rượu – ai cũng biết anh ta là tay sâu rượu và bia – nhưng thần Lưu Linh đã che chở nên anh không chết. Hai ba tuần sau, một hôm Vu-kê-lích nói với tôi rằng: “Tôi đi thăm Ri-hác ở bệnh viện Thánh Luych đây. Anh nghĩ thế nào, anh có đi với tôi không? Là bạn bè cũ với nhau tôi phải đi thăm và muốn mang cho anh ấy cuốn sách. Đây là dịp tốt cho tôi để giới thiệu các anh với nhau”.
Quả thực đây là một trong hai lần gặp gỡ nói chuyện trực tiếp với Ri-hác, tôi sẽ nói sau về lần gặp thứ hai. Trải qua suốt cuộc phiên lưu kỳ quái này, tất cả thời gian còn lại, đối với tôi chỉ nhìn thấy Ri-hác từ xa trong các cuộc họp báo chí, khi chiến tranh xẩy ra thì anh hầu như là “người vô hình” nhưng lại rất cần thiết và quý giá cho tôi miễn là tiếp xúc được tiến hành qua Vu-kê-lích. Vậy là hôm ấy tôi thấy Ri-hác ngồi trên giường bệnh, mặt quấn kín băng, cổ tay cũng quấn băng, nhưng vui vẻ và hài lòng về cuộc thăm viếng của chúng tôi và tỏ ra thân mật với tôi. Đôi mắt rất xanh giữa các vòng băng quấn như cười cợt, anh tán chuyện vui vẻ về tai nạn của anh và không ngớt lời ca ngợi các nhà phẫu thuật và bác sỹ Nhật và Mỹ đã thành công, theo anh trong việc sắp đặt lại và dính lại các chi tiết khác nhau của hàm mặt anh. Bây giờ đến lượt các vị nha khoa chứng minh tài năng của họ trong việc lắp răng giả cho anh và anh nói thêm rằng người ta đã không thu nhặt đủ các mẩu răng bị tung ra nên các răng thực sự bị thiếu…
Điều Ri-hác không nói, mãi sau này khi anh bị bắt mới biết là những cảnh sát Nhật từ các vọng gác đêm đó đã xuất hiện vội vàng nên không phát hiện ra những tài liệu tuyệt mật và một món tiền đô-la quan trọng mà anh tình cờ mang theo người. Nếu cảnh sát lục soát người thì anh đi đứt. Mặt mũi đầy máu anh cảm thấy sẽ ngất xỉu đến nơi nên nhất thiết phải tống được những thứ mang theo bằng mọi giá. Lấy cớ là có một tín điện cần phát đi gấp anh yêu cầu triệu khẩn cấp một người bạn thân đến. Anh đã giữ được sự tỉnh táo đến khi anh bạn đi taxi đến bệnh viện kịp thời và trao các tài liệu cho người đó. Sau đó, anh hôn mê bất tỉnh. Người bạn ấy chính là Mác Klâu-sen, trợ lý điện báo của anh.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #16 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 10:59:46 am »

Vu-kê-lích dẫn tôi đến thăm người bị thương tại bệnh viện chắc phải có mục đích chỉ cho ông chủ thứ nhất của anh, nhà tình báo bậc thầy kia cái anh nhà bào là tôi đây, người chủ thứ hai của anh thuộc loại người thế nào. Đó là điều sau này tôi suy nghĩ ra. Hoặc giả Ri-hác vì tò mò hoặc vì thận trọng đã yêu cầu Vu-kê-lích mời khéo tôi đến bệnh viện để xem tôi là người cụ thể thế nào? Dù sao thì ít lâu sau Vu-kê-lích cũng khẳng định với tôi điều mà tôi nghĩ rằng mình đã hiểu được, đó là nguồn tin về dự án liên minh Đức – Nhật là Ri-hác Sóc-giơ. Vu-kê-lích biết rằng tôi sẽ không tiết lộ cho bất cứ ai, phần vì tôn trọng nguyên tắc của nghề báo chí phải giữ kín nguồn tin và phần vì tôi là người Pháp, tôi buộc phải thận trọng khi sử dụng tin tức của một nguồn tin Đức. Cuối cùng điều quan trọng là không khí chính trị lúc đó mà cả hai chúng tôi đều hiểu rằng tôi bao giờ cũng phải hành động hết sức thận trọng và bí mật nữa. Tháng nọ tiếp tháng kia không khí chính trị ở đất Nhật trong năm 1938 ngày càng trở nên đúng kiểu một nhà nước cảnh sát. Ngay những tuần đầu tiên tôi đến Nhật tôi đã hiểu ra tình hình ấy. Tôi biết rằng những phóng viên nước ngoài đã là đối tượng theo dõi không ngừng, rằng dây nói của chúng tôi bị nghe trộm và ghi âm và những lời nói của chúng tôi thường được báo cáo cho cảnh sát giống như việc đi lại của chúng tôi gặp gỡ hay làm gì đó cũng bị theo dõi. Những bạn bè của chúng tôi và nhiều người Nhật quen biết đều bị bọn cảnh bị và Tokkô – công an chính trị đặc biệt thẩm vấn và những người láng giềng của chúng tôi được lệnh do thám chúng tôi. Tôi phải cực kỳ thận trọng.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #17 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 11:00:20 am »

Một sự kiện đã góp phần vào sự cứng rắn của chế độ kiểm soát ấy là vụ Chungkufeng giữa Nhật và Liên Xô. Tôi còn nhớ rất rõ như ngày hôm qua cái chủ nhật chan hòa ánh nắng đó, tôi đang cùng bạn bè với các bạn gái Nhật xinh đẹp của họ tắm biển tại Hayama vào trung tuần tháng bẩy bỗng có một cú điện thoại của Vu-kê-lích gọi tôi khẩn trương trở lại Tô-ky-ô. Một vụ xung đột nghiêm trọng đã xẩy ra tại biên giới Ngoại Mông, tại một điểm chiến lược được gọi là Changkufeng gần hô Khasan, nơi giáp danh biên giới ba nước Liên Xô, Mãn Châu và Triều Tiên. Đã phải là khởi đầu của chiến tranh Xô – Nhật như người ta dự đoán và nhiều nhà siêu ái quốc Nhật mong muốn chưa? Các trận chiến đấu tăng thêm cường độ quyết liệt vài ngày sau đó và không khí ở Tô-ky-ô rất căng thẳng, rồi sau đó người ta có cảm giác đám cháy đã dịu đi căn cứ vào những tin tức thông báo lạnh lùng của bộ tham mưu Nhật. Ít lâu sau, theo nhiều nguồn tôi được biết rằng quân Nhật đã vấp phải các lực lượng bộ binh, không quân mạnh hơn Nhật nhiều, đặc biệt là số lượng đông của xe tăng Liên Xô tham chiến vì vậy quân Nhật phải bỏ cuộc. Vụ Changkufeng cuối cùng chỉ là một cuộc “chiến tranh bỏ túi” đáng buồn nhưng có ích cho Nhật vì nói cho phép Nhật nắn thử gân sức Liên Xô. Điều đó có giá trị như một bài học khi sau đấy một năm lại tái diễn một trận chiến bỏ túi khác, cũng tại khu vực này, tại nơi gọi là Nô-mô-nhan. Nước Nhật sa lầy trong chiến tranh tại Trung Quốc không thể tự cho phép mình gây chiến với Liên Xô.
Điều mà người ta không biết thời đó là vai trò quan trọng của Ri-hác trong vụ ấy. Gần một tháng trước khi xẩy ra vụ xung đột, khoảng tháng sáu năm 1938, một viên tướng Liên Xô tên là G.S. Li-út-xkhốp đã bỏ hàng ngũ chạy sang Nhật; hình như ông ta chạy trốn cuộc thanh trừng của Xít-ta-lin đang tiến hành khắp nước đến tận Xi-bia và cả trong quân đội. Sau khi chạy trốn ông ta nói với các nhà quân sự Đức và Nhật rằng quân đội xô-viết tại Viễn Đông bị suy yếu và mất tinh thần chiến đấy do hậu quả của việc “thanh trừng”. Vì tin vào lời của tướng Li-út-xkhốp khai mà người Nhật cho rằng có thể dễ dàng trục xuất được người Nga ra khỏi Changkufeng và làm chủ được điểm chiến lược ấy. Khốn thay cho họ, trong thời gian ấy, Ri-hác đã được biết ở sứ quán Đức những lời khai của kẻ chạy trốn. Anh đã có thì giờ để báo cáo hết cho Mát-xcơ-va và trong mùa hè 1938 tại Changkufeng cũng như mùa hè 1939 tại Nô-mô-nhan người Nhật đã rơi vào trận địa phòng ngự Liên Xô được tăng cường vững chắc như thế nào. Quân đội của Thiên hoàng từ đó không còn đủ dũng cảm tiến công quân đội và chiến xa của Xít-ta-lin nữa, mặc dù những thúc bách cảu Hít-le.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #18 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 11:00:42 am »

Những hồ sơ lưu trữ của hãng HAVAS không còn nữa và tôi chẳng có dấu vết gì về những điện gửi từ Tô-ky-ô vè Pa-ri lúc đó. Nhưng tôi lại tìm thấy ở nhà bố mẹ tôi ở Pháp những bức thư tôi gửi từ Tô-ky-ô cho gia đình bằng bưu điện thông thường qua Xi-bia, bằng tàu biển hoặc bằng đường va-li ngoại giao của sứ quán Pháp khi nào nội dung của các bức thư quá “nóng”. Đường công văn ngoại giao cũng qua đường xuyên Xi-bia do một người áp tải. Các bức thư ấy đã giúp tôi ngày nay viết lại lịch sử những ngày xa xưa ấy và tìm lại được không khí. Trong một bức thư ngày 15 tháng 3 năm 1938, tôi đã viết:
“Từ tuần lễ trước ngoài những tin điện về hàng ngày, thứ bảy nào con cũng gọi dây nói đọc một bài cho cơ quan ở Pa-ri. Con phát hiện ra rằng người kiểm duyệt dây nói không giống người kiểm duyệt điện tín, anh ta có vẻ thông minh và ít ngặt nghèo hơn. Người duyệt điện cắt hàng đoạn tin trong bài, còn người duyệt dây nói không cắt thông tin của con! Con đã có thể gửi một tin tổng hợp về vụ Chengkufeng cho hãng thông tấn của con hôm thứ bẩy. Kết luận của con là chúng ta sẽ không chứng kiến cuộc chiến tranh Xô – Nhật như thế giới đã từng lo ngại. Cả hai nước đều mong muốn hạn chế xung đột…”
“Cuộc xung đột ấy có ý nghĩa như một bài học của nó lại trùng hợp với sự một căng thẳng mới ở châu Âu và lệnh động viên từng phần của Đức. Những tình huống mà con đã nói trong các tin phát về, lúc nào đó sẽ mang một tầm quan trọng lớn. Điều đó không làm con sợ đâu, nó cho con cảm giác của một sức mạnh, và cả trách nhiệm…”
Trong một lá thư khác, ghi một ngày tháng 8 năm 1938, tôi viết: “ Nước Nhật ngày càng lao sâu vào trung tâm Trung Quốc. Muốn thắng cuộc chiến tranh này phải có mấy điều kiện: Liên Xô không gây chiến tranh, nước Anh giữ nguyên thế bị động, chính phủ Tưởng Giới Thạch đầu hàng, và trong nước tình hình tài chính ổn định và nội trị vững chắc…”
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #19 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 11:01:15 am »

Sau việc bổ nhiệm tướng Ốt làm đại sứ tại Tô-ky-ô, cuộc đàm phán bí mật về dự án liên minh với nước Đức lại tiếp tục và Hít-le thúc ép nước Nhật tham gia. Tôi đã theo dõi được những nét lớn trong đàm phán giữa hai nước, không chỉ từ phía tin của Đức mà cả những tin phía Nhật nghĩa là những nguồn tin riêng của tôi. Phe tự do một lần nữa lại tìm cách kìm hãm cánh quân sự và phe quân phiệt và họ có lợi ích trong việc thông báo tình hình cho dư luận phương Tây. Vì vậy tôi thấy hiện ra một dữ kiện mới trong cuộc đàm phán mang lại cho dự án liên minh một tính chất mới bất ngờ và một ý nghĩa quan trọng hơn trước. Trong quá trình đàm phán, về phía Đức ngày càng thấy xa rời ý định ban đầu là tăng cường Hiệp ước chống cộng sản quốc tế năm 1936 nhằm chống Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản. Béc-lin lúc này lại đề nghị một dự án mới không phải chống Liên Xô nữa mà chống Hoa Kỳ, Anh và Pháp là những cường quốc của thế giới phương Tây dân chủ. Một bộ phận cực hữu và những người quốc gia Nhật chủ trương không tiến lên phía Bắc chống Xi-bia mà bành trướng xuống phương nam, về phía Hồng Kông và Sing-ga-po. Khuynh hướng này được ngoại trưởng Ri-băng-trốp khuyến khích. Thế lực phối hợp giữa nhà nước Đức quốc xã và Nhật cộng thêm phát-xít Ý phải làm sụp đổ các chế độ dân chủ phương Tây thối nát và dẫn đến thời kỳ vinh quang trong đó các thế lực độc tài chia nhau lại thế giới, ông ta lập luận như vậy.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM