Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 10:26:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những người con đất Bắc trên chiến trường miền Đông Nam Bộ và Campuchia.  (Đọc 106061 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2012, 05:59:43 am »

  Xin chào tất cả các anh VMH. Cảm ơn binhyen1960 đã cho trang này ra đời (những người con đất Bắc trên chiến trường


Xin chào bác binhyen. Ngay những trang đầu bài viết của tôi, đã có bác tham gia và từ thông tin của bác, tôi mới có điểm xuất phát để nhớ về một thời cùng anh em D3 E141 F7. Nhân vào topic này của bác, bác cho tôi thêm thông tin về thân thế, địa bàn, nhiệm vụ của cái đơn vị tôi thực tập "chiến thuật quân y năm ấy" để tôi bổ sung vào bộ nhớ. Thú thực với bác, ngày ấy hơn ba mươi năm trước, nghe lệnh hành quân xuống đơn vị cơ sở là sợ muốn són ra rồi, còn đâu mà nhớ phiên hiệu đơn vị, hơn nữa cứ nhắm mắt theo giao liên mấy chục  cây số cũng tới cho nên ngoài tâm thế sợ bị dính đạn, sợ bị tập kích thì trong bộ não không còn gì để ghi nhận những chi tiết xung quanh nữa. Xin chào bác.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #21 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2012, 12:12:24 pm »

@binhyen
tường ủi  _ có lẽ BY chưa nói trúng hết . Nếu là dựa vào con đê có sẵn để lập tuyến phòng ngự thì là chuyện khác .Nếu con đê ấy là do xây dựng nên xung quanh một căn cứ vững chắc thì đó là tường đất ( tường ủi ) vì quân Mĩ và Ngụy dùng xe ủi lên xây dựng tuyến phòng ngự ch.đấu . Đánh căn cứ vững chắc thường gặp như vậy . Mở hết hàng rào sẽ gặp tường ủi . và đấy sẽ gặp các ổ Hỏa lực và lính phòng ngự , sau con đê ấy sẽ là một con đường  ( thiết giáp vận động ) kề con đường sẽ là hào nước . hào hình thành Khi đào đất đắp con đê ấy . căn cứ Đồng Dù Củ chi là một điển hình ,  bây giờ bạn nào lính Sư 9 đã ở đó sẽ rõ nhất . Chúc BY và các đồng đội mạnh khỏe .
Cuối năm 1980 tôi cũng có duyên được biết căn cứ Đồng Dù của Mỹ ở huyện Củ Chi.Ngày đó C2 đưa về ba lính tôi và hai lính Đông Anh Hà Nội là Lân & Chung để học lớp hạ sĩ quan trong cái quân trường Đồng Dù đó, do đơn vị gửi thiếu giấy tờ nên tôi chỉ ở trong trường có hơn ngày còn ăn bám tiêu chuẩn của anh em trong trường mới quê .Tuy vậy nhưng đi lang thang khá nhiều ở trong căn cứ đó, chỉ thấy rào kẽm gai bao quanh, và rào bùng nhùng từng ô vuông quân cờ từng khu vực riêng trong đó. Mỹ nó rải nhựa đường lên mặt đất để cỏ tranh & cỏ dại khỏi mọc, đứng tập hợp trên nền nhựa đường đấy nóng lắm.Thấy mấy cái hào nước chảy chứ không thấy bờ tường đất ủi nào trong đó cả. Ngoài nhà dân hay hàng quán gần căn cứ  thấy sát bờ rào có những bức tường cao hơn mét làm bằng gạch tổ ong chắc để tránh đạn nhọn từ căn cứ bắn ra.Ngày mới vào ở căn cứ Mỹ ở Lai Khê Sông Bé thấy dân nói căn cứ đó Mỹ nó xây toàn hầm & boong ke ngầm dưới đất rất lợi hại & lính mình dính nặng ở đó.
 Còn cái bờ tường ủi binhyen 1960 kể là ở bên đất K hướng Bến Sỏi của mình sang,anh em trong đơn vị nói nó là một con đê thủy lợi bằng đất ở vùng đất thấp nên nó khá cao.Pốt lợi dụng địa hình tự nhiên lập phòng tuyến chốt cố thủ phòng ngự ở đó rất lợi hại.Không hiểu sao khi E209 đánh cửa mở để luồn sâu ta lại chọn đúng chỗ hóc nhất đó(hay nó là đường tắt ngắn nhất) thấy nói anh em trinh sát và công binh lợi dụng đêm tối bò luồn vào gỡ mìn cắm cờ để sáng ta tấn công theo các hướng có cắm cờ hai bên mà tiến vào chứ mìn rất nhiều...
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Giêng, 2012, 12:32:55 pm gửi bởi minhsinh_1960 » Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #22 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2012, 05:03:07 pm »

                           Xin chào " Những người con đất bắc trên chiến trường miền đông Nam Bộ và Campuchia    "
  Thế là đã qua 1 cái tết, sang một năm mới.Chúc anh em trong quân sử gặp nhiều may mắn, có nhiều sức khỏe để ta đc gâp nhau ngày đầu năm mới ở 19c Ngọc hà hôm 4/2/2012 này
 Mấy ngày tết phải nằm im một chỗ, nên tôi rất mong đến ngày này. Hẹn găp bácF5, Bình yên... và các bác lính thành cổ mới quen bữa HỔM...

Xin tạm đăng ký 3 anh lính tình nguyện F302 MT 479 Campuchia  nhân ngày gặp mặt đầu năm 2012

Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #23 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2012, 08:13:11 pm »

    Vâng, chào bác Zin Ba  Cầu ! tôi và BY sẽ gặp bác hôm ý nhé, Hì…hì, nhìn cái khăn cama và kính đang mang của bác biết ngay là hàng xịn, coi hơi bị ngầu đấy Grin
Logged

Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #24 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2012, 08:38:51 pm »

Xin chào Zinbacau và các bác trên diễn đàn VMH
Thế là Binhyen đã xây dựng thêm cho các bác ngôi nhà mới và không gian ngôi nhà rất rộng rãi vừa chiến trường Miền Đông Nam Bộ vừa chiến trường CPC.
Có thể tại đây sẽ hội tụ nhiều người, nhiều đơn vị, nhiều binh chủng (hợp thành) để cùng nhau xây dựng ngôi nhà mới. Nhưng có lẽ Thanh Sơn nghĩ rằng không chỉ là những người con đất Bắc vào trú ngụ ở ngôi nhà này mà sẽ có nhiều anh em chiến hữu khác khắp các vùng đất Phương Nam cũng sẽ chung sức xây dựng làm cho ngôi nhà mới này sẽ to hơn, đàng hoàng hơn.
 Trong ngôi nhà này chắc chắn sẽ có nhiều bài ký sự, nhiều bài thơ và hình ảnh ghi lại một thời oanh liệt của chúng ta trên chiến trường Miền Đông nam Bộ và chiến trường K của các đồng đội.
Thanh Sơn cũng như anh em khác đang nóng lòng đọc những bài của các bác sắp tới.
Nhân dịp đầu Xuân Năm mới, chúc các bác và gia đinh một năm mới mạnh khỏe, an khang và thịnh vượng.
Cám ơn Binhyen1960 và anh em.
Thanh Sơn F341
Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #25 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2012, 11:45:34 pm »

@binhyen
quân Mĩ và Ngụy dùng xe ủi lên xây dựng tuyến phòng ngự ch.đấu . Đánh căn cứ vững chắc thường gặp như vậy . Mở hết hàng rào sẽ gặp tường ủi . và đấy sẽ gặp các ổ Hỏa lực và lính phòng ngự , sau con đê ấy sẽ là một con đường  ( thiết giáp vận động ) kề con đường sẽ là hào nước . hào hình thành Khi đào đất đắp con đê ấy . căn cứ ĐỒng Dù Củ chi là một điển hình ,  bây giờ bạn nào lính Sư 9 đã ở đó sẽ rõ nhất . Chúc BY và các đồng đội mạnh khỏe .
 Chào các bác ! căn cứ đồng Dù bây giờ chỉ còn những đoạn bờ đê phòng thủ (bờ ủi) ngắn không liên tục,vì lâu ngày sạt lở ,vì lính và dân vào dò đào đồ cổ (phế liện hiến tranh) phá ,hàng rào thép gai ngày trước mấy chục lớp thế mà cũng chỉ còn lác đác từng đoạn thưa ,giêng mương phòng thủ ở đồng Dù thì rộng và sâu cả chục mét vẫn còn,nhất là hướng đông nam căn cứ (bến mương-Nhuận đức) và hướng rừng cao su Tây Bắc căn cứ là hướng mũi f320 và f10 đột kích 29-4-1975 ,hiện giờ vẫn dùng 2 cổng phụ gọi là cổng 320 ,và cổng bến mương,cổng chính mở ra tỉnh lộ 8 nối Đức lập với Bình Dương.
  Ngoài căn cứ phía rừng cao su hướng Tây bắc đã thành khu CN Tây Bắc CC rồi ,gần sát hàng rào căn cứ là khu gia đình f9 thuộc ấp cây sộp xã Tân Thông Hội ,Hiện nay ở CC Đồng dù có 2 EBB ,sở CHF và các cơ quan ,các D trực thuộc ,Vẫn còn sở CH cũ của f25 Mỹ sau đó là f25VNCH xưa ,f9 dùng làm sở CH trong nhiều năm cho đến mới đây xây sở CH mới.
  Căn cứ Phú Lợi của f7BB bây giờ cấu trúc cũng sân bay căn cứ ,đê phòng thủ y như Đồng dù ,nhưng nay cũng bị thu hẹp vì bán đất làm khu công nghiệp chẳng còn gì .
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #26 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2012, 05:54:14 am »


  Căn cứ Phú Lợi của f7BB bây giờ cấu trúc cũng sân bay căn cứ ,đê phòng thủ y như Đồng dù ,nhưng nay cũng bị thu hẹp vì bán đất làm khu công nghiệp chẳng còn gì .

 Chiến tranh qua đi rồi thì những căn cứ quân sự cũ cũng nên dẹp bỏ nhường chỗ cho phát triển kinh tế đất nước, nếu bất chợt gặp cái căn cứ nào đó mang hình dáng cũ lại làm chúng ta nhớ về quá khứ "hãi hùng" ấy thôi. Nhưng cách giải quyết thế nào cho nó hợp lý mới là điều đáng nói, giá như quy hoạch hạ tầng cơ sở thật tốt rồi mang chia cho mỗi thằng lính miền Đông Nam bộ mỗi người 1 vài trăm m2 mặt đường thì tốt nhất. Grin

 Các bác lính F302!

 BY không biết các bác có biết không, nhưng ngày hôm qua BY mới được biết một chuyện rất ngỡ ngàng về lịch sử của F302. Grin

 Xưa kia miền Đông Nam bộ có 4 Công trường là Công trường 3 5 7 và 9, tại sao gọi là Công trường mà không gọi là những sư đoàn thì rất phức tạp vì nó liên quan đến hiệp định Paris, Công trường 3 tức Sư đoàn 3 nhưng lại không phải Sư đoàn 3 Sao vàng và sau này là F303, F303 sau 30.4.1975 rút ra Bắc thì tách ra 1 phần thành F302 và vẫn giữ phiên hiệu các E như 429, 88, E pháo 262.

 Theo như SQ thượng tá ấy nói lại thì F302 cũng chính từ F303 tức F3 MDNB tách ra và cũng chính là Công trường 3.

 Công trường 3 tức F303 hay F3 hay F302 sau này "oánh" rất nhiều trận cùng F5 của bác sudoan5 thời VNCH, đến ngay bác sudoan5 cũng ngã ngửa ra là bên cạnh mình lúc đó vẫn có những đơn vị bạn cùng tác chiến mà không biết. Quân sự VN luôn có những "bí hiểm" mà ngay những người lính tham gia chiến đấu ở đó cũng còn có vô khối những ngạc nhiên về chính mình. Grin 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #27 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2012, 10:52:23 am »

   Trận chiến đầu tiên trên chiến trường miền Đông Nam bộ.
Là lính mới tò te mới vào đ/v chiến đấu, như đã kể đoàn lính Hà nội chúng tôi đi B sau hiệp định Paris, cứ gần Tân biên (Lộc ninh) được giai phóng năm 1972 (chiến dịch Nguyễn Huệ)lúc bấy giờ tạm gọi đây là thủ đô của QGPMN, qua mấy tháng học chính trị thì được trinh sát về báo E3 của mình sắp ra trận, trung đoàn tôi có 2 tiểu đoàn thiếu (7- 9) khẩn trương làm sa bàn theo sự chỉ dẫn của t/s, đây là bốt Đức huệ (Long an),D9 tôi nhiệm vụ chốt chặn, D7 đánh công kiên. Từng tiểu đoàn đã được đánh tập trên thao trường rất nhuần nhuyễn, khí thế xuống đường phấn khích vì lần đầu tiên được là người lính chiến thực  thụ.
   Sự chuẩn bị thật chu đáo, dời cứ thân yêu mà mới đến với nó đã mang nhiều ấn tượng sâu sắc, như phổ biến phải để lại cứ những gì liên quan đến lính ( giấy tờ, thư từ, ảnh…). Khoảng 19h hành quân được t/s dẫn đường, tầm 1h sáng đã đến gần điểm đánh, mệnh lệnh được truyền qua nhau từ đầu hàng quân đến người lính cuối cùng : gần địch – bí mật. Tiếp cận trận địa theo phương án chúng tôi khẩn trương đào hầm, chốt chặn đánh quân viện của địch. Đất ở đây rắn lắm không thể dùng cuốc đào (phát ra tiếng động) mà phải dùng xẻng sắn, gọt dần từng lớp, phần là qua chặng đường hành quân mang nặng hối hả, sức đã kiệt gặp vùng đất cứng , hì hục 2 thằng 1 hầm (chữ Z)vị trí hầm do cán bộ C- B quy định để tập trung đúng hướng và có khả năng chi viện cho nhau, vì trời tối đen như mực hý hoáy đào mãi vẫn chưa đủ độ sâu để vừa chui xuống. Khoảng hơn 2 giờ đồng hồ rồi mà vẫn chưa lấp được nắp hầm để ngụy trang. Bỗng phía trước mặt hướng địch có một tiếng nổ lớn, rồi ĐKZ – đại liên bắn xối xả bầu trời đen bị xé rách bởi những ánh chớp lửa của đạn các loại chúng tôi biết rằng đây là D7 đang mở cửa mở phá công sự vững chắc tiến vào khu quyết chiến điểm. Bàng hoàng hơn khi thấy bầu trời sáng rực như ánh trăng rằm bởi hàng chục quả pháo sáng lơ lửng treo trên đầu, là lính mới có biết gì đâu vả lại là trận đầu tiên chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau : bỏ mẹ, lộ rồi ! MK, chưa xong hầm đã nổ súng ? toi rồi…! cùng lúc thằng liên lạc đại đội hớt hải chạy đến từng hầm thông báo : thằng nào chưa xong hầm thì lợt dụng pháo sáng hoàn thiện rồi ngụy trang cẩn thận nốt đi, bụng nghĩ xin được cảm ơn nhạc sỹ nào đó đã cho mình được trải nghiệm những ca từ trong ca khúc “Hành quân đêm…sấm chớp soi đường hành quân…”. chuẩn bị sáng mai mình mới đánh quân viện sau cơ mà ! nhiều tiếng nói nhỏ :à, thế hả vậy thì bây giờ cứ đàng hoàng ngụy trang hầm cho tốt rồi ngắm trận đánh từ xa !
Logged

Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #28 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2012, 11:18:43 am »

    Bình yên thân mến.
 Những điều bạn mới biết về F3o2 là rất đúng.Do tình hình chiến sự của biên giới tây nam năm 1977 nên công trưởng 3 "F3" một bộ phận cùng với khung F2 Đặc công miền đông nam bộ, thành lập nên F302 vào ngày 16/12/1977 thì 3 ngày sau sư đoàn đã nhận nhiệm vụ bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc trên biên giới Tây Nam.

"Tháng 7 năm 1978, sư đoàn tham gia chiến dịch "thời cơ", trong đội hình của F5 bộ binh. Kết thúc chiến dịch sư đoàn được lệnh hành quân về địa bàn biên giới Tây Ninh làm nhiệm vụ giữ tuyến phòng thủ Xa Mát - Lò Gò (thay thế quân đoàn 3)"

"Bước vào chiến dịch tổng tiến công 1979 sư đoàn cùng 1 hướng trong đội hình của quân đoàn 3 và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý dơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân."

"Chuyển sang thời kỳ làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn CPC sư đoàn đảm nhiệm địa bàn hướng Tây Bắc CPC thuộc 2 tỉnh Siêm Riệp, ÓtDDooMieenChay và một phần tỉnh BátĐomBoong." (trích Lịch Sử Sư Đoàn 302 1977-1997) Đến cuối năm 1989 rút quân về nước đóng tại Cẩm Mỹ - Long Giao - Long Khánh - Đồng Nai đến tận bây giờ



Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #29 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2012, 03:58:27 pm »

Chiến tranh qua đi rồi thì những căn cứ quân sự cũ cũng nên dẹp bỏ nhường chỗ cho phát triển kinh tế đất nước, nếu bất chợt gặp cái căn cứ nào đó mang hình dáng cũ lại làm chúng ta nhớ về quá khứ "hãi hùng" ấy thôi. Nhưng cách giải quyết thế nào cho nó hợp lý mới là điều đáng nói, giá như quy hoạch hạ tầng cơ sở thật tốt rồi mang chia cho mỗi thằng lính miền Đông Nam bộ mỗi người 1 vài trăm m2 mặt đường thì tốt nhất. Grin

 
  BinhYen@ : Lính Miền Đông Nam  bộ chia mỗi người vài trăm m2 thì có mà..đô thị hóa ,trang trại hóa hết cả Chiến khu D  Grin
  Quân đoàn 4 gồm các sư đoàn ,lữ đoàn trực thuộc cũng chia đất cho các bác lính MĐ hết cả đấy bác ạ ,cấp cả xuống đến lính BGTN và K nữa ,nhưng chỉ chia cho những bác còn bám trụ tới những năm 1990 thôi ,như bác Hùng trắng bạn bác sudoan5 ,bác Hỗ TS d7 e209f7... còn các bác khác vội về cưới vợ ,nuôi vịt trước hoặc ngay sau giải phóng thì...mất liên lạc không thể cấp được vì không biết các ấy bác bây giờ ở đâu Grin
  Hiện nay các bác được chia đất vẫn ở xung quanh các căn cứ chiếm được ngày xưa đấy chứ ,nhưng đất thì nhiều mà không có đủ người mà chia ,thế nên đành đem cho thuê ,hoặc bán cho cái đám Tư bản làm phước,cho chúng có chỗ làm ăn sinh kế ,mà lại bắt chúng ở giửa cái nơi trước đây thời chiến tranh chúng từng đóng quân ,ngay cạnh sở chỉ huy QD ,F của mình,thôi thì đủ cả HÀN QUỐC ,THAILAN, ÚC ,MỸ ,TÂN TÂY LAN ,kệ ! thế ta càng dễ theo dõi ý đồ của chúng ,xung quanh đã có các Cựu lính MD cùng vợ con bao vây vòng ngoài rồi ,có mà chạy vào giọ  Grin
 
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM