Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 09:09:25 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang - Phần 10.  (Đọc 172005 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #20 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2013, 11:36:55 pm »

   Sau ngày 28/4/84,quân Trung quốc chiếm được một số vị trí then chốt trên tiền duyên.Buộc chúng ta phải lui về giáp bờ phía bắc suối Thanh thủy,lúc này tuyến phòng thủ được tăng cường quân số và vũ khí trang bị.Ngoài các đơn vị bộ binh,hỏa lực ở đây được tăng cường.Các loại súng cối,súng máy 12ly7 và DKZ các cỡ được bố trí để tăng cường khả năng phòng thủ

  Dưới mặt đất,các bãi mìn được cài dày đặc ngoài ra trong trận địa còn được bổ xung nhiều mìn định hướng chống bộ binh địch.Trên sông Lô,để chống người nhái xâm nhập và hàng tâm lý chiến thả trôi công binh giăng lưới thép có gài thủy lôi ngang dòng sông

 Bên sườn 812,4 trận địa DKB thường xuyên uy hiếp địch trên bình độ 1200 và phía tây 1509,trận địa 37 và 85ly trên yên ngựa 812-673 bắn liên tục về phía thị trấn Thiên bảo cùng với pháo binh lữ đoàn 168 và trung đoàn 457 gây cho chúng nhiều thiệt hại về quân số và phương tiện chiến tranh
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #21 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2013, 09:06:14 am »

Các bác lính Vị xuyên thân mến , qua thông tin của bác Pb47vp và bác Laoshan1234 cung cấp , chúng ta thấy rằng : mặt trận Vị xuyên đã tổ chức phòng thủ rất chặt trên toàn tuyến . Cho dù chiến dịch 12 -7 các trung đoàn 876-f356, trung đoàn 174-f316và e141-f312 có kết qủa như thế nào , địch cũng không thể qua được ngã ba Thanh thủy .
Về phía chúng tôi :là những người lính f356 cuối cùng vượt qua dãy Hoàng liên sơn -tiến về HG. Đúng như bác Pb47vp nhận định : Hà giang lúc đó vẫn rất thơ mộng - từ cầu Yên biên tới núi Ấm không khí vẫn thanh bình như chiến tranh chưa hề qua đây.
Chúng tôi không tin rằng có chiến tranh nếu không tận mắt nhìn thấy các đoàn xe quân sự sơn rằn ri - đeo biển kiểm soát KB...( KB = QK2)...
Và những người lính mặc quân phục K82 vừa chiến tuyến xuống thị xã HG - những bông cỏ may + bụi đường đỏ quạch bám đầy ...
 
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #22 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2013, 09:13:36 am »

Chào các bác ccb HÀ giang!
Vâng em đã xem và nghiền ngẫm rất nhiều các bài viết của các bác. em vô cùng cảm phục tấm lòng yêu quý hà giang của các bác.Qua bài viết tất cả bạn đọc đều bày tỏ khâm phuc tinh thần chịu đựng gian khổ ý chí kiên định ,anh  dũng chiến đấu không quản ngại hy sinh của các bác.nhung trong hà giang phần 9 và mội số bài vừa qua em nhận thấy có mội số anh em tự ái ? điều đó cũng đúng !để từ nay trở đi chúng ta không có tình trạng này sảy ra nữa và cho hà giang lôi cuốn hết tất cả mọi cưụ chiến binh em man phép có ý kiến nhỏ và nếu ý kiến của em không vừa lòng bác nào xin các bác bỏ qua em xin cảm ơn !
Đó là :Bất kể cuộc chiến hay chiến dịch nào thì chúng ta đều dùng sức mạnh tổng hợp gồm có tuyến sau đồng bào , nhân dân, dân công là hậu phương vững trắc cho chúng ta chiến đấu. phía trướccó nhiều đơn vị phòng ngự ngày đêm phải hứng chịu các đợt tấn công cúa địch,các đơn vị này vô cùng vất vả gian khổ thì mới hoàn thành nhiệm vụ để cho các đơn vị tuyến giữa củng cố lực lượng chuẩn bị mở chiến dịch. Trong chiến dịch chún ta huy động tổng lúc các đưn vị gồm vận tải ,cứu thương,công binh ,pháo binh trinh sát dặc công...v.v..Tất cả từ chỉ huy xuống tới binh sĩ mỗi người một nhiệm vụ vô cùng vất vả cận kề giũa sống và chết . vậy không có ai là không có công ở đay cả. chẳng qua chỉ do đặc thù đơn vị ,vị trí làm nhiệm vụ ,và đặc điểm của từng mũi có khác nhau dãn tới mỗi chúng ta phải hứng chịu vất vả khác nhau.hơn thế nữa THỜI THẾ TẠO NÊN ANH HÙNG .trong chiến đấu các bác đã biết ta không bán nó thì nó bắn ta,vậy buộc ta phải chiến vì bản thân ,vì đồng đội ,vì nhiệm vụ ,vì đồng bào phía sau,vì biên cương và vì tổ quốc bị xâm lăng....CHúng ta cùng mục đích ,cùng nhiện vụ không phân biệt già ,trẻ ,gái , trai...đã có mặt ở tuyến lửa là gian khổ rồi. Do vâyi ký ức này nhằm ôn lại kỷ niệm xưa tất cả chúng ta bày tỏ tình cảm mộc mạc ,chân thật gắn liền và đề cao sức mạnh tập thể sức mạnh dân tộc hơn là đè cao "CÁI TÔI" đề cao cá nhân,sẽ làm mất lòng nhau và nhiều đồng chí ,đồng đôi của chúng ta vì nhiều lý do không giám iham gia vào diễn đàn... kính mong các bác lượng thứ cho lời nói thật của em  ! !...
 
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #23 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2013, 09:14:21 am »

  Các bác 313 cho em hỏi chút ạ. Em đọc trên bài của bác Duy trong phần 5 nói đến việc Trung quốc chiếm các điểm cao trong vòn hai ngày, em cứ tưởng đến sáng 29/4 là chốt cuối cùng của sếp em thất thủ là hết chứ ạ .

  Còn một chuyện nữa là tháng 5 ta chiếm lại 1509 xong lại mất, vậy chuyện đó thực hư thế nào, đơn vị nào phản công chiến lại các bác của 313 có nắm được không ạ !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #24 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2013, 10:18:29 am »

CHào linh quany chào các ccb hà giang !
theo tôi  được biết và chứng kiến thì đặc thù của mặt trận hà giang thời kỳ 84-85 là chiến đáu phòng ngự và chiếm lĩnh lại các cao điểm. Do vậy thời kỳ đó rất thường và thường hay sảy ra cái gọi là " thông tin sai" nhưng thật ra không sai bởi vì: đối với các chốt phòng ngự hai bên chiến đấu giằng co nhau lúc được lúc mất liên tuc điên báo về sở chỉ huy,đối với các cao điểm mình phải đánh chiếm lại thì ngoài hai bên giành giật nhau rồi còn có cách bố trí khác đó là đơn vị đánh chiếm sau khi đẩy lui địch lấy lại được cao điểm là hoàn thành nhiệm vụ và bàn giao cao điểm vừa chiếm được cho đơn vị khác đảm nhiệm chốt giữ đồng thời điện báo về cho chỉ huy các cấp tuyến sau biết .nhưng khi vừa báo cáo xong đơn vị phòng ngự lại bị địch phản công lấy mất chốt,và tình trạng này sảy ra liên tục khiến chỉ huy cấp quân khu phát cáu lúc đầu chưa hiểu rõ còn nghi là báo cáo láo.nhưng thưc tế là vậy. có ngày có diểm cao phải đẩy lui đến hàng chục đợt tấn công của địch ...LÍNH Hà Giang là vậy đó !
Logged
phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #25 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2013, 10:35:39 am »

Việc mất chốt, giành lại,... chắc diễn ra nhiều ở năm 84. 85 khi tụi em lên (từ lúc tăng cường đến lúc E vào cùng nhận lại các chốt xung quanh 685) thì việc mỗi bên giành thêm lại 1 cái hầm đã được củng cố của bên kia cũng rất khó khăn. Chủ yếu do thế trận, đặc biệt là pháo binh của cả 2 bên, đường tiếp tế,... Miệng hầm của ta hướng về phía sau, của Tầu hướng về phía Tầu bên kia, chiếm được sẽ rất ít thời gian củng cố kịp để đối chọi với pháo. Lúc tụi em vào là để D em tham gia ngay đánh giành lại mấy cái bị mất trong 4 hầm nhưng không thành công. Khi E em rút xuống, F31 (em không nhớ rõ 31 hay 33-vì sau khi E rút ra HG chuẩn bị lên Yên Minh về lại đội hình F thì em ra quân) vào thấy ta thay đổi, phía Tầu cũng tấn công lấy lại được 1 hầm, nhưng cũng lại bị ta lấy lại được ngay (nhưng phải giữ bằng đặc công, khi hầm được giành lại, lính 31 không lên tiếp quản kịp đặc công phải giữ và ta mất 1 CT ĐC).

Bác LQY có quen nhiều người ở Sơn Dương không?
Lính cũ của tụi em chủ yếu ở huyện này, rất hay họp nhau trong thị trấn. Lần nào lên HG tụi em cũng hẹn qua SD rồi mới đi tiếp!
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #26 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2013, 10:36:15 am »

Mặt trận Vị Xuyên chia làm 2 phần: Phía đông và phía tây sông lô, mặc dù chiều dài của 2 phía này là tương dương nhau, nhưng tất cả các chiến dịch, các trận đánh, sự ác liệt, đều tập trung vào tây sông lô cả.Phía đông sông lô chỉ sảy ra 3 trận chính là ngày 28/4, 12/7/84, 23/9/85. Mặc dù hướng này rất quan trọng đối với chúng nhất là điểm cao 1250.Nhưng địa hình hiểm trở, khó  bố trí binh hỏa lực,đường vận tải khó khăn, bất lợi cho cả ta và địch. Trong xuất những năm đó, ta cũng chỉ mở 1 lần tấn công lên 1030 vào ngày 12/7/84 của e141 nhưng không thành nên chuyển vào phòng ngự. Địch cũng chỉ tổ chức tấn công 1 lần vào Pha hán vào ngày 23/9/85, mặc dù chúng chiếm được các điểm chốt của d5, nhưng chúng cũng không ý định chiếm giữ nên khi bị ta phản công chúng cũng rút ngay khỏi khu vực này.Từ đó phía đông chỉ còn các cuộc tập kích hỏa lực của cả 2 phía vào các điểm chốt phòng ngự của nhau.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2013, 11:04:06 am »



               Bạn đọc rất vui lại được nghe các CCB Hà giang kể chuyện .Những câu chuyện ngắn nhưng ghép lại chúng tôi vẫn như được nhìn thấy toàn cảnh mặt trận Hà giang Vị xuyên năm xưa .

             Chúc các bác mạnh khỏe đoàn kết,thân ái và cùng nhau chia sẻ trên mặt trận mới này .Chào các bác
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #28 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2013, 11:58:46 am »

Các bác lính Vị xuyên thân mến , các vị khách kính mến .
Trong những ngày tháng 6 rực lửa năm 1984 , khi các đơn vị bổ xung cho mặt trận Vị xuyên đã vào trận địa , nhận bàn giao từ các đơn vị của sư 313...Xin được hỏi bác Pb47vp và bác Laoshan1234, bác Maianh, ...
Lúc đó pháo binh của ta ngoài lựu 105ly, 152ly , 37ly,85ly, cối 160ly , BM13 ...còn loại nào " Khủng " hơn không các bác ?
Cũng xin hỏi các bác công binh ; ngoài các trận địa mìn hỗn hợp , thủy lôi ,và lưới sắt dưới nước , ta có dùng người nhái không ?
Hồi đó chúng em nghe lính truyền tai nhau ;Đặc công thủy vượt sông qua bên kia ...vào đất TQ cả chục ki lô mét .
Có phải vậy không các bác ?
.
Thân ái.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #29 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2013, 12:50:07 pm »

Chào các anh, các bạn đồng niên CCB Hà Giang!

Có một câu hỏi tôi muốn hỏi các bác là sao không thấy các bác nhắc tới pháo 76,2mm của Ta và cối 100mm của Trung Quốc bao giờ hay ở HG không có 2 loại này? Ở hướng Lạng sơn của chúng tôi, trong những năm 1984 chuyện TQ bắn cối 100mm sang ta như cơm bữa. Pháo 76,2mm tuy tiếng nổ đầu nòng không lớn như pháo 85mm nhưng uy lực xem ra hơn anh bạn 85mm, loại pháo mà các bác cựu K gọi vui là "thằng khôn nhà dại chợ". Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM