Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 10:00:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pháo Binh Thế Kỷ 20 - Phần 1  (Đọc 337190 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #240 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 05:46:12 pm »

 Pháo chống tăng 76,2mm được lắp trên pháo tự hành M10 "Achilles":

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #241 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 06:04:04 pm »

22. Pháo 76,2mm ZIS-3 mẫu năm 1942

    Ban đầu, Zis-3 mẫu năm 1942 được thiết kế dưới dạng pháo chiến trường cấp tiểu đoàn. Bản gốc của nó được thiết kế vào năm 1935, vào năm 1939, Zis-3 được rút ngắn nòng pháo, còn trong năm 1941, Zis-3 được lắp thêm khung pháo, được lấy từ pháo 570mm. Nhưng việc này không thành công, và năm 1942, pháo đã quay lại với khung ban đầu của nó với càng pháo dạng ống và xếp, mở được, sau đó, trong thời gian vài năm, kết cấu này còn được sử dụng cho các loại pháo chiến trường Zis-3 còn lại. Tuy nhiên, giới chỉ huy quân sự Xô viết đã có quyết định vô cùng sáng suốt, đã ra lệnh, cải tiến toàn bộ số pháo Zis-3, tạo cho nó khả năng bắn thẳng, có thể bắn được đạn chống tăng, để khi cần thiết có thể sử dụng vào mục đích chống lại xe tăng của đối phương. Và kết quả là pháo chiến trường mẫu năm 1942, cùng với độ bắn chính xác cao và rất thuận lợi trong sử dụng, từ pháo dã chiến cấp tiểu đoàn đã được chuyển hóa sang pháo chống tăng.
 
    Các thông số kỹ thuật chính:
Nơi sản xuất: Liên Xô
Cỡ nòng: 76,2mm (3 inch)
Khối lượng chiến đấu: 1116kg
Chiều dài nòng pháo: 3,24m
Góc tầm: từ -5 đến 37 độ
Góc hướng: 54 độ
Kiểu và khối lượng đạn: đạn xuyên giáp –nổ mảnh/7,54kg
Sơ tốc đầu nòng: 740m/s
Tầm bắn: 2000m
Độ xuyên giáp: đạn xuyên giáp – nổ mảnh/80/1000/90 độ
                     đạn dưới cỡ nòng – 110/1000/90 độ           

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #242 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 06:05:07 pm »

 Pháo chống tăng Zis-3 mẫu năm 1942:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #243 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 06:07:16 pm »

 Hình vẽ Zis-3:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #244 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 06:21:06 pm »

23. Pháo chống tăng 3 inch M5

    Vào năm 1940, quân đội Mỹ yêu cầu thiết kế pháo chống tăng, có thể đương đầu được với bất kỳ loại xe tăng nào. Khi thiết kế, loại pháo chống tăng này đã tiếp nhận nòng pháo phòng không 76,2mm, còn khung lấy từ loại lựu pháo chiến trường 105mm. Kết quả một loại pháo không tồi đã được thiết kế. Đáng tiếc là loại đạn phù hợp cho nó chỉ được thiết kế vào năm 1944, khi mà quân đội Mỹ đã có trong tay những loại pháo tự hành tốt hơn nhiều, vì thế pháo M5 3 inch đã bị bỏ quên. Tuy nhiên, sau khi mở mặt trận thứ hai tại Châu Âu, nó lại được nhớ đến và trở thành loại pháo chống tăng xe kéo duy nhất của quân đội Mỹ với cỡ nòng trên 57mm. Ngoài ra, loại pháo này còn được lắp trên pháo tự hành chống tăng M10. Theo thời gian, pháo 76mm được thay thế bằng pháo 90mm (3,54 inch).

   Các thông số kỹ thuật chính:
Nơi sản xuất: Hoa Kỳ
Cỡ nòng: 76,2mm (3 inch)
Khối lượng chiến đấu: 2210kg
Chiều dài nòng pháo: 3,81m
Góc tầm: từ -5 đến 20 độ
Góc hướng: 45 độ
Kiểu và khối lượng đạn: đạn xuyên giáp –nổ mảnh/6,98kg
Sơ tốc đầu nòng: 792m/s
Tầm bắn tối đa : 14630m
Độ xuyên giáp: 86/1000/90 độ

« Sửa lần cuối: 16 Tháng Giêng, 2010, 06:29:47 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #245 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 06:22:00 pm »

 Pháo chống tăng 3 inch M5:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #246 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2010, 03:25:43 am »

24. Súng phóng lựu 8cm PAW 600

   Gần năm 1943, bộ binh Đức yêu cầu một loại pháo hạng nhẹ hợp lý, có thể sử dụng các kiểu đạn có giá thành sản xuất rẻ hơn các loại pháo không giật hoặc hệ thống phóng tên lửa (pháo phản lực), nhưng có thể đồng thời tiêu diệt mục tiêu trên diện tích một mét vuông với cự ly 750 mét. Được thiết kế bởi hãng “Reinmetall – Borzig”, hệ thống này, bằng sự xuất hiện của nó đã làm thay đổi hướng thiết kế của các loại vũ khí thuộc pháo binh, trên cơ sở nguyên tắc của sự khác nhau về áp suất. Đạn lõm có cánh được gắn vào tấm thép nặng với nhiều rãnh nhỏ, miệng nòng pháo được đóng kín hoàn toàn. Khi bắn, bên trong của vỏ đạn dưới áp suất rất lớn sẽ bốc cháy và tạo ra những luồng hơi (khí) lọt qua các lỗ trên tấm thép, được giữ bởi các chốt cố định, lấp đầy khối lượng thể thích trước viên đạn. Khi áp suất tăng đến mức độ vừa đủ, dùi sẽ bị dỡ (đẩy) ra, viên đạn sẽ được bắn ra khỏi nòng pháo. Áp suất thấp trong rãnh nòng pháo dẫn đến sự sử dụng nòng pháo và khung khối lượng nhẹ và cơ cấu hãm lùi đơn giản.

   Các thông số kỹ thuật chính:
Nơi sản xuất: Đức
Cỡ nòng: 81,4mm (3,2 inch)
Khối lượng chiến đấu: 600kg
Chiều dài nòng pháo: 2,95m
Góc tầm: từ -6 đến 32 độ
Góc hướng: 55 độ
Kiểu và khối lượng đạn: đạn nổ lõm/6,98kg
Sơ tốc đầu nòng: 520m/s
Tầm bắn tối đa : 750m
Độ xuyên giáp: 140/90 độ

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #247 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2010, 03:26:43 am »

 Súng phóng lựu 8cm PAW 600:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #248 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2010, 03:50:20 am »

25. “Raketenpanzerbuchse 43”

    Vào năm 1943, từ Mỹ cho tới Nga đã thiết kế được một vài mẫu vũ khí, trong số đó có loại súng phóng lựu 2,36 inch “Bazoka”. Sau một vài tuần, một hoặc hai khẩu “Bazoka” đã lọt vào tay người Đức và trở thành sự thúc đẩy cho sự xuất hiện một dòng vũ khí mới của quân đội Quốc xã. Súng phóng lựu chống tăng phản lực “Raketenpanzerbuchse 43” có cỡ nòng lớn và sử dụng loại đạn có khối lượng nặng cùng uy lực mạnh hơn là các nguyên mẫu của Mỹ, nhưng nguyên tắc hoạt động không khác nhau. Thay thế cho ắc quy khô là dòng điện dành cho kíp nổ điện, được sử dụng bằng xung động của máy phát điện. Thêm một sự đặc biệt nữa là sau khi đạn phản lực được bắn đi, khói súng không cháy hoàn toàn trong nòng súng mà phụt thành chum lửa phía sau, vì thế, xạ thủ phải mang một mặt nạ bảo vệ đặc biệt – thường là các mặt nạ chuyên dụng bảo vệ hơi độc. Trong các phiên bản tiếp sau của súng phóng lựu, vấn đề bảo vệ cho xạ thủ không bị bỏng được giải quyết bởi hệ thống các tấm chắn nhỏ phía sau.

    Các thông số kỹ thuật chính:
Nơi sản xuất: Đức
Cỡ nòng: 88mm (3,46 inch)
Khối lượng chiến đấu: 9,5kg
Chiều dài nòng pháo: 1,64m
Kiểu và khối lượng đạn: đạn nổ lõm phản lực/3,25kg (7,16 funt)
Sơ tốc đầu nòng: 110m/s
Tầm bắn tối đa : 150m
Độ xuyên giáp: 140/150/90 độ

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #249 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2010, 03:51:10 am »

 Hình vẽ cấu tạo "Raketenpanzerbuchse 43":

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM