Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 02:27:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pháo Binh Thế Kỷ 20 - Phần 1  (Đọc 337203 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #220 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 01:33:18 am »

12. Pháo chống tăng 2 funt QF Mk VII

     Được thiết kế vào giữa những năm 1930, pháo chống tăng 40mm được sử dụng như loại pháo chống tăng có xe kéo, đồng thời cũng được sử dụng làm pháo chính trên các xe tăng Anh. Nhưng một trong những nhiệm vụ qua  trọng nhất của nó – chống lại các phương tiện thiết giáp của đối phương. Được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang năm 1937, nó trở thành một trong những pháo chống tăng tốt nhất trên thế giới, mặc dù về khối lượng, nó nặng hơn các loại pháo cùng lớp gần gấp đôi. Pháo đã xuất hiện trong các trận đánh năm 1940 và chứng tỏ hiệu quả của nó, nhưng không hoàn toàn hiệu quả trong việc chống lại các xe tăng Đức. Trong các chiến dịch tại Pháp, hơn 500 khẩu pháo đã bị phá hủy, sau đó Anh đã nâng số lượng sản xuất chúng  - để gia tăng tổng số thiết bị thuộc binh chủng pháo binh trong lực lượng vũ trang và chỉ sau khi chuyển sang sản xuất loại pháo chống tăng có uy lực mạnh hơn, sự sản xuất pháo QF Mk VII mới được chấm dứt. Kết quả là trong thời gian những năm 1941 – 1942, các quân đoàn Anh không có loại vũ khí đáng tin cậy để chống lại các xe tăng Đức trên mặt trận Bắc Phi.

   Các thông số kỹ thuật chính
Nơi sản xuất: Anh
Cỡ nòng: 40mm (1,57 inch)
Khối lượng chiến đầu: 797kg
Chiều dài nòng: 2,08m
Góc tầm: từ -5 đến 23 độ
Góc hướng: 360 độ
Kiểu và khối lượng đạn: đạn xuyên giáp/921g (2,03 funt)
Sơ tốc đầu nòng: 808m/s
Tầm bắn hiệu quả tối đa: 1000m
Độ xuyên giáp: 42/1000/60 độ

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #221 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 01:48:15 am »

13. Pháo chống tăng 47mm “Shkoda” mẫu năm 1936 (Pak 37 (t))

   Pháo chống tăng 47mm (1,85 inch) mẫu năm 1936 được biên chế trong lực lượng quân đội Tiệp Khắc, một số lượng pháo mẫu này được bán cho Nam Tư. Vào năm 1939, những khẩu pháo này rơi vào tay quân Đức và được tiếp nhận sử dụng một cách linh động trong các chiến dịch năm 1940. Một bộ phận được đưa sang Bắc Phi. Tuy nhiên từ đầu năm 1942, loại pháo này đã dần được thay thế bởi loại pháo hiện đại hơn, bởi vì chúng không thể đối đầu được với các loại xe tăng mới mạnh mẽ hơn. Pháo có một vài điểm bất thường trong cấu tạo trong thời điểm nó được sản xuất – để vận chuyển, nòng pháo gập lại 180 độ và được cố định trên càng pháo. Để chắc chắn hơn, có thể lắp thêm một càng pháo nữa.  Để xuyên giáp, pháo được trang bị các loại đạn nổ - nổ mảnh, và có thể sự dụng trong mục đích hỗ trợ lực lượng bộ binh.

   Các thông số kỹ thuật chính
Nơi sản xuất: Tiệp Khắc
Cỡ nòng: 47mm (gấp 43,4 lần cỡ nòng)
Khối lượng chiến đầu: 590kg
Chiều dài nòng: 2,04m
Góc tầm: từ -8 đến 26 độ
Góc hướng: 50 độ
Kiểu và khối lượng đạn: đạn xuyên giáp và đạn nổ/1,65kg (3,64 funt)
Sơ tốc đầu nòng: 775m/s
Tầm bắn hiệu quả tối đa: 4000m
Độ xuyên giáp: 60/1200/90 độ

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #222 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 01:48:59 am »

 Pháo chống tăng 47mm "Shkoda":

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #223 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2010, 01:34:38 am »

14. Pháo chống tăng 47mm mẫu “01”

   Về nguồn gốc thiết kế của loại pháo này trong thực tế không được nhắc đến nhiều, nhưng nó rất giống với loại pháo chống tăng 45mm của Nga, cũng được thiết kế dựa trên cơ sở pháo chống tăng 37mm Pak của Đức. Theo toàn bộ vẻ bề ngoài, là một hoặc hai khẩu pháo của Nga bị người Nhật chiếm được từ một trong nhiều trận đánh, diễn ra dọc từ Mãn Châu Lý cho tới biên giới Mông Cổ vào những năm 1938-1939. Cỡ nòng 47mm (1,85 inch) được đã được chế tạo bởi vì đó là cỡ nòng tiêu chuẩn trang bị trên các tàu chiến trong hạm đội của Nhật và các thiết bị dành cho sản xuất cũng như tạo rãnh xoắn cho nòng pháo 47mm cũng đã có sẵn. Pháo có cấu tạo bên ngoài hiện đại: càng pháo xếp,mở, bánh lốp cao su bơm hơi, nòng dài. Mặc dù tên gọi của pháo đặt theo chữ số “01”, nghĩa là nó được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang năm 1941, sự sản xuất pháo thực tế chỉ bắt đầu từ giữa năm 1942, và được sản xuất với số lượng không lớn.

   Các thông số kỹ thuật chính
Nơi sản xuất: Nhật Bản
Cỡ nòng: 47mm (1,85 inch)
Khối lượng chiến đầu: 753kg
Chiều dài nòng: 2,53m
Góc tầm: từ -11 đến 19 độ
Góc hướng: 60 độ
Kiểu và khối lượng đạn: đạn xuyên giáp/1,4kg
Sơ tốc đầu nòng: 823m/s
Tầm bắn hiệu quả tối đa: 1000m
Độ xuyên giáp: 70/500/90 độ

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #224 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2010, 01:35:22 am »

 Pháo chống tăng 47mm mẫu "01":

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #225 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2010, 01:57:52 am »

15. Pháo chống tăng 6 funt 7cw QF Mk 2

    Được thiết kế vào năm 1938, mẫu pháo này được đưa vào sản xuất không sớm hơn tháng 11 năm 1941 và được tiếp nhận trong quân đội cho đến đầu những năm 50. Người Mỹ cũng sử dụng loại pháo này dưới tên gọi M1, còn tại Anh, nó đồng thời được lắp trên một số xe tăng. Trong tên gọi của nó, thể hiện rõ cỡ nòng vào khối lượng nòng súng – 7 tạ Anh, điều này để phân biệt với các loại pháo cỡ nòng 6 funt khác có mặt trong quân đội, được tiếp nhận trong hệ thống pháo phòng không và pháo phòng thủ bờ biển. Ban đầu, pháo được trang bị đạn xuyên giáp thông thường, một thời gian sau, loại đạn xuyên giáp hỗn hợp với lõi vonfram được sản xuất dành cho nó, sau đó, lần đầu tiên pháo tiếp nhận loại đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng 57mm – xảy ra vào tháng 6 năm 1944 trong chiến dịch Noocmăngđi. Loại pháo này còn được tiếp nhận trên các chiến hạm cỡ trung bình, còn trong lực lượng dù Hoàng gia, chúng được lắp trên các máy bay “Mockito” để chống lại tàu ngầm.

   Các thông số kỹ thuật chính
Nơi sản xuất: Anh
Cỡ nòng: 57mm (2,24 inch)
Khối lượng chiến đầu: 1444kg
Chiều dài nòng: 2,56m
Góc tầm: từ -5 đến 15 độ
Góc hướng: 90 độ
Kiểu và khối lượng đạn: đạn xuyên giáp/2,745kg (6,05 funt)
                                đạn dưới cỡ nòng/1,47kg (3,25 funt)
Sơ tốc đầu nòng: đạn xuyên giáp – 848m/s
                        đạn dưới cỡ nòng – 1235m/s
Tầm bắn hiệu quả tối đa: 1500m
Độ xuyên giáp: đạn xuyên giáp – 81/450/60 độ
                     đạn dưới cỡ nòng – 160/450/60 độ

« Sửa lần cuối: 15 Tháng Giêng, 2010, 02:19:50 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #226 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2010, 01:58:37 am »

 Pháo chống tăng 57mm 7cw QF Mk 2:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #227 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2010, 01:14:03 am »

16. Súng phóng lựu phản lực 2,36 inch M1A1

   Được thiết kế vào đầu năm 1942, loại vũ khí nổi tiếng với tên gọi “Bazoka” – trùng tên với tên gọi của một loại kèn, do Bob Berns – một nghệ sĩ nhạc tạp kỹ nổi tiếng của Mỹ đã chơi. Các cơ cấu của nó đơn giản -  một ống bằng kim loại nòng trơn với báng tỳ bằng gỗ, ngòi nổ điện và kính ngắm thô sơ (nguyên thủy). Đạn của “Bazoka” là loại đạn phản lực có cánh dài với đầu nổ lõm. Sau đó, rất nhanh chóng xuất hiện biến thể của nó là M9, thuận tiện và dễ sử dụng hơn nhắm thay thế cho kiểu M1. Ngoài ra, đạn nổ lõm là loại đạn chống tăng rất mạnh có thể lắp đạn nổ hoặc đạn cháy. “Bazoka” trở thành loại vũ khí rất hiệu quả trong việc tấn công các công sự dã chiến vững chắc, các ổ súng máy và các công trình tương tự khác. Súng phóng lựu phản lực M9 còn được duy trì trong biên chế quân đội Mỹ đến những năm 1950, trong thời gian chiến tranh Triều Tiên, nó được thay thế bằng loại súng phóng lựu 3,5 inch mạnh hơn, vũ khí mà cho đến hiện tại vẫn còn trong biên chế của một số nước trên thế giới.

    Các thông số kỹ thuật chính
Nơi sản xuất: Hoa Kỳ
Cỡ nòng: 60mm (2,36 inch)
Khối lượng chiến đầu: 5,98kg
Chiều dài nòng: 1,545m
Góc tầm: không giới hạn
Góc hướng: 360 độ
Kiểu và khối lượng đạn: đạn nổ lõm xuyên giáp/1,54kg (3,4 funt)
Sơ tốc đầu nòng: 83m/s
Tầm bắn tối đa: 640m
Tầm hiệu quả: 137m
Độ xuyên giáp: 120mm/90 độ

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #228 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2010, 01:14:53 am »

 Súng phóng lựu phản lực 60mm M1A1 "Bazoka":

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #229 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2010, 01:15:28 am »

 1 trong các loại đạn của "Bazoka":

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM