Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 04:36:34 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pháo Binh Thế Kỷ 20 - Phần 1  (Đọc 337193 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #210 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 07:18:03 pm »

7. Súng phóng lựu chống tăng “Type 2”

   Súng phóng lựu  chống tăng “Type 2”, xuất hiện năm 1942, được xem như là sự sao chép gần như hoàn toàn súng phóng lựu của Đức, được gắn thêm vào súng trường “Gever 98” (Gewehr 98) và “Kap” (Kar 98). So với súng phóng lựu của Đức, trong cấu tạo của súng Nhật có một vài thay đổi, để phù hợp với việc lắp vào súng trường 6,5mm “Arisaka”. Súng phóng lựu được biết đến như một ống rỗng 30mm (1,18 inch) với rãnh xoắn lớn. Phía cuối ống hẹp hơn và được gắn với súng trường bằng những móc khóa không phức tạp với chốt quay. Lựu đạn dưới cỡ nòng có chuôi kim loại với vòng chắn, để quay nhanh hơn và tăng sức công phá với đầu đạn lớn có chứa thuốc nổ. Còn dành cho việc ném lựu đạn, sử dụng các loại đạn giả tiêu chuẩn.

   Các thông số kỹ thuật chính:
Nơi sản xuất: Nhật Bản
Cỡ nòng: súng trường: 6,5mm; súng phóng lựu: 30mm
Chiều dài: 203mm
Khối lượng: gần 450g
Kiểu đạn: Đạn nổ mảnh và đạn xuyên dưới cỡ nòng
Sơ tốc đầu nòng: gần 45m/s
Độ xuyên giáp: 40mm theo chuẩn

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #211 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 07:18:36 pm »

 Súng chống tăng "Type 2":

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #212 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2010, 02:29:28 am »

8. Súng chống tăng 2,8cm PzB 41

    Vào năm 1903, Karl Ruff  phát minh cơ cấu nòng pháo với cỡ nòng thay đổi, hẹp, trơn ở phía cuối nòng. Để bắn được từ loại pháo này, đạn pháo phải có ống bọc kim loại mềm, bị nén dọc theo nòng pháo. Một vài thiết kế muộn hơn sau đó, German Gerlikh, đã thiết kế một vài mẫu súng trường thể thao, trên cơ sở các nguyên tắc tương tự. Sau đó, là công việc của hãng “Reinmetall” với sự tham gia vào các công trình thiết kế các loại pháo chống tăng với cỡ nòng thay đổi – vì thế đã xuất hiện pháo 2,8cm “Panzerbuchse” 41. Cỡ nòng của súng (hay pháo) thay đổi từ 28mm (cỡ nòng cơ sở) đến 20mm cho đến mặt cắt đầu nòng: cấu tạo này làm tăng áp suất của hơi thuốc nổ trong nòng pháo, sơ tốc đầu nòng pháo gia tăng một cách mạnh mẽ hơn. Đạn pháo cấu tạo từ lõi vonfram và vành đai kim loại nhẹ, đường kính đạn giảm theo giới hạn di chuyển trong nòng súng, vì thế đạn bắn ra từ đầu nóng súng có sức công phá mạnh hơn. Bởi vì giáp bảo vệ xe tăng thường xuyên được gia cố, mà vonfram thuộc kim loại hiếm, nên từ năm 1942, sự tiếp nhận PzB 41 dần bị ngừng lại.

Các thông số kỹ thuật chính:
Nơi sản xuất: Đức
Cỡ nòng: 28-20mm (1,1-0,87 inch)
Khối lượng chiến đầu: 229kg
Chiều dài nòng: 1,71m
Góc tầm: từ -5 đến 45 độ
Góc hướng: 90 độ
Kiểu và khối lượng đạn: đạn xuyên giáp/131g
Sơ tốc đầu nòng: 1400m/s
Tầm bắn hiệu quả tối đa: 500m
Độ xuyên giáp: 40/400/90 độ

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Giêng, 2010, 02:40:54 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #213 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2010, 02:42:46 am »

9. Pháo chống tăng 37mm mẫu năm 1918

      Bởi vì trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ nhất, xe tăng đã trở thành một trong những vũ khí chiến đấu quan trọng nhất của phe Hiệp ước, quân đội Đức yêu cầu những loại pháo chống tăng hạng nhẹ để trang bị cho các đơn vị bộ binh. Trong thời gian toàn bộ mùa hè năm 1918, trên trường bắn (bãi tập) Cummersdorfe , một vài mâu pháo chống tăng khác nhau cùng được thử nghiệm đồng thời. Một trong số chúng là phao 37mm, được hãng “Reinmetall” thiết kế. Pháo phải chứng tỏ hiệu quả trong sự kết hợp giữa hỏa lực mạnh và độ thông dụng. Khẩu đội pháo gồm hai người, pháo thủ được bố trí trên khung pháo với chỗ ngồi đặc biệt (trên yên) và ngắm cùng với sự hỗ trợ của người còn lại – có nhiệm vụ đẩy pháo vị trí cần thiết, thuận lợi của thiết bị ngắm. Độ xuyên giáp theo tiêu chuẩn trong thời kỳ đó là thấp, nhưng pháo 37mm của hãng “Reinmetall” hoàn toàn đáp ứng được, để đem lại những sự nguy hiểm đáng kể cho các mẫu xe tăng năm 1918. May mắn cho quân đội Hiệp ước là chiến tranh đã kết thúc trước thời điểm loại pháo này được đưa vào sản xuất số lượng lớn.


    Các thông số kỹ thuật chính
Nơi sản xuất: Đức
Cỡ nòng: 37mm (1,49 inch)
Khối lượng chiến đầu: 175kg
Chiều dài nòng: 780mm
Góc tầm: từ -6 đến 9 độ
Góc hướng: 21 độ
Kiểu và khối lượng đạn: đạn xuyên giáp và đạn nổ mảnh/460g (1 funt)
Sơ tốc đầu nòng: 435m/s
Tầm bắn hiệu quả tối đa: 300m
Độ xuyên giáp: 15/200/90 độ

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #214 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2010, 02:43:34 am »

 Pháo chống tăng 37mm mẫu năm 1937:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #215 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 12:41:04 am »

10. Pháo chống tăng 37mm M3
    Trong khoảng thời gian vài năm, giới quân sự Mỹ tính toán một cách thực tế rằng, súng máy 12,7mm của quân đội Mỹ có thể đối đầu được với bất cứ loại xe tăng nào. Nhưng theo thời gian, độ giày giáp bảo vệ của các xe chiến đấu chạy trên băng xích được gia cố dày hơn, và gần đến năm 1930, sự cần thiết một cách cấp bách về một loại pháo chống tăng đặc biệt đã trở nên rõ ràng. Trong số các mẫu mà Mỹ mua từ Đức có hai mẫu pháo chống tăng Pak 36 – đây là một trong những lý do mà sau này, mẫu pháo chống tăng 37mm của Mỹ rất giống với Đức. Sự khác biệt so với nguyên mẫu Pak 36 nằm ở chiều dài nòng pháo Mỹ lớn hơn, lá chắn chống mảnh đạn nhỏ hơn và khóa nòng vỏ dạng xốp (nhiều lỗ), sự khác biệt đồng thời còn nằm tại hệ thống chốt phục vụ cho mục đích kéo. Loại pháo này được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang Mỹ năm 1937 và được sản xuất với số lượng vừa phải. Mặc dù vào thời điểm cuộc tấn công của quân Nhật vào Chân Châu Cảng, pháo chống tăng 37mm đã trở nên lỗi thời, nó vẫn được sử dụng một cách rộng rãi trong trong suốt thời gia chiến tranh tại Thái Bình Dương, và vẫn hữu dụng khi đối đầu với các xe tăng của quân Nhật. Tại Tây Âu, loại vũ khí này hầu như không được tiếp nhận.

    Các thông số kỹ thuật chính
Nơi sản xuất: Hoa Kỳ
Cỡ nòng: 37mm (1,49 inch)
Khối lượng chiến đầu: 413,7kg
Chiều dài nòng: 2,095m
Góc tầm: từ -10 đến 15 độ
Góc hướng: 60 độ
Kiểu và khối lượng đạn: đạn xuyên giáp và đạn nổ mảnh/870g
Sơ tốc đầu nòng: 884m/s
Tầm bắn hiệu quả tối đa: 457m
Độ xuyên giáp: 36/500/90 độ

« Sửa lần cuối: 13 Tháng Giêng, 2010, 12:58:33 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #216 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 12:41:39 am »

 Pháo chống tăng 37mm M3:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #217 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 12:59:43 am »

11. Pháo chống tăng 37mm Pak 35/36

    Vào thời điểm tháng 9 năm 1939 – bắt đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai, pháo 37mm Pak 35/36 trở thành vũ khí chống tăng cơ bản trong quân đội Quốc xã và là hình kiểu mẫu cho nhiều nước trên thế giới mô phỏng theo. Được thiết kế bởi hãng “Reinmetall”, lần đầu tiên loại pháo này tham gia hoạt động quân sự tại Tây Ban Nha vào năm 1937 – 1938, và đến đầu năm 1940, một số lượng rất lớn pháo chống tăng Pak được bán cho Liên Xô. So với các loại pháo chống tăng cùng lớp, loại pháo này có nhược điểm là khả năng xuyên giáp yếu hơn, nhưng nhược điểm này được bù lại bằng sự cơ động và hình dáng thấp, dễ dàng cho việc ngụy trang. Sự thật, pháo không thể đối đầu được với các xe tăng hạng nặng, nhưng với sự gia tăng giáp bảo vệ trên các xe bọc thép, loại pháo này vẫn được giữ lại trong lực lượng quân đội Đức – và những kiểu đạn nổ lõm dưới cỡ nòng đã được thiết kế riêng dành cho nó, trang bị cùng những loại đạn giả chuẩn. Trên những khoảng cách không lớn, hiệu quả của loại đạn này là rất tốt.

    Các thông số kỹ thuật chính
Nơi sản xuất: Đức
Cỡ nòng: 37mm (1,49 inch)
Khối lượng chiến đầu: 432kg
Chiều dài nòng: 1,665m (gấp 45 lần cỡ nòng)
Góc tầm: từ -5 đến 25 độ
Góc hướng: 60 độ
Kiểu và khối lượng đạn: đạn xuyên giáp và đạn nổ mảnh/680g (1,5 funt)
Sơ tốc đầu nòng: 762m/s
Tầm bắn hiệu quả tối đa: 600m
Độ xuyên giáp: 34/500/90 độ

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #218 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 01:00:22 am »

 Pháo chống tăng 37mm Pak 35:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #219 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 01:00:47 am »

 Pháo Pak 36:

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM