Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 10:36:40 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bầu trời chiến tranh  (Đọc 137032 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #60 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2010, 04:37:40 pm »

Tôi nóng lòng trở về trung đoàn. Vừa vắng mặt chưa đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ mà đã có bao nhiêu chuyện xảy ra. Sau khi trao chiếc bánh lăn cho đồng chí thợ máy, tôi trở lại chỗ máy bay U-2. Tôi muốn hỏi đồng chí trung úy để biết thêm những chi tiết nhưng anh vội trở về.

- Đồng chí quay cánh quạt hộ tôi - anh đề nghị

- Được, nhưng này... quân ta có ai hy sinh không?

- Có đấy, hôm qua có một người... Mới đưa đám sáng nay.

- Ai vậy?

- Tôi không nhớ tên. - -

- Trong cuộc không tập. của máy bay địch à?

- Không, một chiếc Hen-ken đã bay đến trên sân bay. - Chắc nó tới trinh sát. Hai máy bay ta cất cánh đuổi theo nó: Một cậu da nâu, có ria mép...

- Phi-ghi-sép đã bị hy sinh à?.

- Không, anh ấy đã trở về. Đồng chí cùng bay với anh ấy hi sinh. Tên anh ấy, tôi quên mất rồi. Anh ấy định cứu viện Phi-ghi-sép. 

- Sự việc xảy ra như thế nào?

- Số là - đồng chí trung ủy chậm rãi giải thích - chiếc Hen-ken đó được bọn Mét-xe yểm hộ. Bọn chúng quây lấy ta và bắn hỏng một chiếc đã hạ cánh xuống gần một làng. Phi công bị thương, được người ta băng bó. Phi-ghi-sép tiếp tục chiến đấu với sáu chiếc Mét-xe. Người phi công bị thương thấy bọn Đức quây chặt lấy Phi-ghi-sép, lại cho máy bay cất cánh. Theo người ta nói, anh ấy cất cánh tốt và đang lấy độ cao. Nhưng rồi bất thình lình anh ta rơi xuống như một hòn đá. Người ta đã chôn anh ấy ở đó. Một anh chàng to lớn, tóc màu râu ngô.

- Di-a-sen-cô? 

- Đúng rồi! 

Quên cả công việc đồng chí trung úy đã nhờ, tôi nổi điên, đi trở về máy bay. Nghe tiếng trung úy gọi, nhắc quay giúp chiếc cánh quạt, nhưng tôi không thể nào quay trở lại. Không hay ho gì để những phi công trẻ nhìn thấy những giọt nước mắt...

Đi-a-sen-cô... Như vậy là thần chết lúc nào cũng rình rập bên các bạn bè tôi. Tôi đã quen bay với Đi-a-sen-cô. Trong chiến đấu, tôi cảm thấy như anh không thể khi nào bị thương: Đó là một chiến sĩ dũng cảm và gan dạ, chính những đức tính đó đã làm tôi gắn bó với anh. Anh có hơi thô lỗ, nhưng tốt và táo bạo. Vì vậy những cá tính khác nhau của chúng tôi bổ sung cho nhau: tôi, một người Nga sinh ở Xi-bê-ri và anh, người của đồng cỏ xứ U cra-i-na. Tôi cảm thấy vững tâm khi biết Đi-a-sen-cô bay ở bên cạnh. Một người bạn đồng đội tin cậy ở gần ta, đó là chỗ dựa, là niềm tin, là sự cổ vũ và thắng lợi của ta.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #61 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2010, 04:38:17 pm »

Tôi trở về bên máy bay. Thợ máy đang lắp bánh lăn. Công việc không còn lâu nhưng tôi không lại gần họ vì sợ bị hỏi han. Tôi không thích nói chuyện trong lúc này. Chẳng vì sao hết. Đi-a-sen-cô và tôi khi ở trên trời còn thân thiết với nhau hơn cả khi ở dưới đất. Tất cả các trận đánh của tôi, những ngày chiến tranh cùng với anh, chỉ là một trong trí óc tôi. Anh mất đi, tôi dường như chẳng còn người bạn thân nào nữa, tôi đã mất tất cả. Tôi nghĩ đến anh, đến những lần cùng xuất kích, đến những trận cùng chiến đấu. 

- Tốt rồi! - Tôi nghe tiếng ai đó nói.

Siết chặt những bàn tay lọ lem dầu mỡ của các đồng chí thợ máy, tôi leo vào buồng lái. Động cơ như buồn chán vì từ lâu ngừng hoạt động, hớp không khí với những vòng cánh quạt lớn. 

Tạm biệt Cô-tốp-xcơ! Cuộc bay rất hấp dẫn với tôi, đã kéo dài đúng hai ngày. Và chỉ đôi lúc, tôi kể lại cho các bạn về cuộc phiêu lưu trên không, câu chuyện về quả đạn nổ ngay phía dưới chân và chiến công của tổ lái Su 2...

Trong khi bay, tôi lại nhớ đến Di-a-sen-cô. Cùng với tiếng kêu hòa nhịp của động cơ, tôi nghĩ đến cái chết anh dũng của anh. Tôi nhớ tới “Bài ca chim ưng” của Goóc-ki: “anh chiến đấu kiên cường! Anh nhìn bầu trời... Ôi chim ưng dũng cảm, chiến đấu với kẻ thù, máu chảy ra từ huyết quản.” Phải, anh đã hy sinh? Nhưng trong bài ca của những người dũng cảm, trong trái tim kiên cường, sống mãi tấm gương anh... 

Tim tôi tràn đầy tự hào khi nghĩ đến Di-a-sen-cô. Bị thương, anh còn vội cất cánh để bay đến chi viện cho Phi-ghi-sép, đúng là bản tính của anh. Anh cảm thấy xấu hổ khi phải ở dưới đất trong lúc đồng chí của anh chiến đấu một mình. Anh chỉ buồn vì mình không đủ thì giờ thi thố hết khả năng? Anh còn khá nhiều sức mạnh, nghi lực và dũng khí để bắn rơi nhiều kẻ thù.

Mai-a-ki. Từ trên cao, tôi nhận thấy vị trí trống trải. Máy bay của Di-a-sen-cô thường vẫn đó cạnh tôi. Một đám đông đang xúm lại ở sân bay. Sau khi lăn máy bay về ruộng ngô, tôi đến xem có cái gì ở đó đã thu hút những người lái. Họ đang xem xét và nghiên cứu chiếc Mét-xe vừa bị hạ, nói cho đúng hơn, nó chỉ còn một số mảnh vụn nhưng mọi người vẫn thấy thích thú khi chính tự tay mình sờ mó con vật hàng ngày họ vẫn săn đuổi trên bầu trời.

Trong buồng lái theo kiểu đàn phong cầm, người ta thấy xác của tên giặc lái mặt đã biến dạng với huân chương chữ thập ngoặc trên ngực và những dấu hiệu ghi trên máy bay. Những cái đó chứng tỏ hắn là một con chủ bài đã từng được thử thách qua những trận đánh. Hắn đã hạ mười máy bay của không quân Anh và đánh chìm hai tàu trinh sát.

Phải, nếu đồng chí quân khí của ta không bắn rơi nó hôm nay, tên phát xít này còn gây nên nhiều cuộc tàn phá. Những phi công xem xét tấm kính chống đạn cửa buồng lái và rút ra kết luận: với một tấm kính bảo vệ như vậy, chúng có thể đàng hoàng chống lại một cuộc tiến công chính diện. Vậy mà chính bọn phát xít lại sợ hãi những cuộc tiến công như thế. Và vẫn chính bọn chúng lại phải chuồn đầu tiên. Vậy thì ngoài cái vỏ bọc thép còn phải có những dây thần kinh bằng thép. Nếu chúng tôi có một tấm mộc như vậy ở trước ngực, chúng tôi sẽ tiến công chúng từ phía trước cũng như phía sau.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #62 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2010, 04:39:12 pm »

Chiếc Mét-xe cũng có thiết bị vũ khí mạnh: hai khẩu ca-nông. Còn chiếc Mích, không có lấy một. Thế những nút này là cái gì? Đó là nút của máy vô tuyến điện kết hợp cả đài phát và thu. Chẳng cần phải nói: đó là một buồng lái trang bị tốt. 

Tại sao tên giặc lái không nhảy dù? Chắc chắn vì chiếc Mét-xe đã bay ở độ cao rất thấp, khi đồng chí quân khí nện cho nó một tràng súng liên thanh. Vậy thì, anh chàng làm những việc vặt vãnh đó, người anh hùng ngày hôm nay đang ở đâu? Cuối cùng, tôi tìm thấy anh và siết chặt tay anh. Bối rối, đầu cúi xuống, anh sửa lại ngay ngắn chiếc mũ ca lô cũ trên đầu.

- Anh đã tóm đúng hắn, cái thằng kia - Một cậu hạ sĩ trẻ mà tôi không quen, nói với vẻ hân hoan. 

- Chính hắn tự dẫn thân vào đúng đường đạn của tôi - Anh quân khí viên trả lời... 

- Nó nổ ở trên không - Va-khơ-nhen-cô vừa đến giải thích - Tôi đã trông thấy hắn. Một viên đạn trúng thùng đựng đạn. Và nếu xạ thủ chúng ta bắn trượt nó thì cái tên khốn kiếp này còn gây nhiều thiệt hại.

- Và những chiếc Mét-xe khác đều chuồn nhanh khi nhìn thấy tên này bị hạ. 

- Đòn tâm lý, nếu ta cứ bắn rơi một chiếc trong mỗi tốp như thế sẽ rất tốt - Phi-ghi-sép vừa cùng đến với trung đoàn trưởng kết luận. 

- Đừng bỏ thiết bị phòng không của cậu, đồng chí hạ sĩ, nó sẽ có ích cho chúng ta cả ở Cô-tốp-xcơ - Vích-to Pê-tơ-rô-vích I-va-nốp vui vẻ nói. 

Chúng tôi sẽ chuyển sân về Cô-tốp-xcơ ư? Việc ấy có liên quan đến sự thay đổi các đường bay của chúng tôi. Nhưng nhiều người ở đây còn chưa hiểu là ở phía bắc, những đoàn quân địch đang tiến trên mọi ngả đường hướng về Cô-tốp-xcơ và Pe-vô-mai-xcơ?

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #63 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2010, 07:22:25 pm »

3

Lại thêm một ngày qua ở mặt trận. Đi làm nhiệm vụ trở về, tôi nhận thấy Va-khơ-nhen-cô đang đứng giữa những phi công trẻ mới tới trung đoàn. Rất chính tề trong bộ quân phục mới bóng láng, với những chiếc mũ lưỡi trai có gắn quân hiệu to, họ làm tôi nhớ lại một cuộc sống khác, cuộc sống trước chiến tranh.

- Các bạn chuyện trò gì thế ~ - Tôi dừng lại cạnh họ và hỏi.

Họ tò mò nhìn tôi và ngưỡng mộ: tôi vừa từ một trận không chiến ác liệt trở về.

- Đồng chí trung uý, bọn tôi đang bàn như thế này, về tất cả những chuyện có thể xảy ra - Một hạ sĩ cao lớn chắc nịch có khuôn mặt rất Nga, thẳng thắn và cởi mở trả lời.

Tôi chìa tay ra bắt tay trước.  

- Ni-ki-tin - Cậu ta tự giới thiệu. .

“Có thêm những con người như thế này” - Tôi bỗng nhiên nghĩ. Toàn bộ vóc dáng của đồng chí hạ sĩ làm tôi nhớ lại một pho tượng quen thuộc diễn tả một người lái máy bay, một chàng thanh niên trẻ và đẹp bận quần áo bay, ngắm nhìn bầu trời với vẻ tư lự. Một tay anh che ánh mặt trời rọi vào mắt, còn tay kia kéo chiếc dù rơi dưới chân. Anh ở dưới đất mà như đang bay. Đó là điều mà tôi cảm thấy ở Ni-ki-tin.  

- Tơ-rút! (tiếng Nga: lao động) - Một cậu đứng bên, dáng người cao thon vừa nói vừa chìa tay ra với tôi

- Đúng như thế, chiến đấu là một thứ lao động - Tôi trả lời, chưa hiểu ý nghĩa điều cậu ta vừa nói.

- Tơ-rút, đó là tên đồng chí ấy - Ni-kiitin giải thích.  

- Còn tôi, tôi nói ở mặt trận vẫn phải lao động - Tôi trả lời để che giấu sự lầm lẫn.  

Những phi công mới đầu có vẻ trẻ hơn tôi một chút nhưng tôi đã có cả một tháng chiến đấu ở mặt trận, và khoảng thời gian ngắn ngủi đó làm chúng tôi cách biệt nhau, giống như một con sông rộng đầy sóng dữ mà ta phải bơi để vượt qua; họ còn đứng bên kia bờ, con bờ của hòa bình, và mỗi lời nói của người lính ở mặt trận đều có ý nghĩa đối với họ. Tôi hiểu rộng điều quan trọng hiện nay là truyền đạt cho họ tất cả những gì mà chúng tôi đã hiểu về chiến tranh, về các trận đánh và về kẻ địch. Những con chim ưng non mới rời tổ sẽ không phải đổ máu để trả giá cho những kinh nghiệm mà những người đi trước họ đã thu được qua những trận đánh.

Chúng tôi không trò chuyện được lâu, vì bấn lên với những công việc khẩn cấp. Chỉ còn Va-khơ-nhen-cô, người thợ máy ở  lại bên tôi. Bất thình lình đứng nghiêm, với một giọng thật long trọng mà chưa bao giờ tôi thấy ở anh, Va-khơ-nhen-cô nói rành rọt từng chữ.

- Nếu đồng chí chỉ huy dành cho tôi được một lát...

- Tôi sẵn sàng nghe anh - Tôi trả lời, không nén được nụ cười.

- Các cậu ban nãy vừa nói với tôi... Ở các trường hàng không người ta có tuyển những thợ máy. Tôi muốn được vào đấy.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #64 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2010, 07:26:11 pm »

Nếu có ai đấy biết thế nào là chiến tranh đối với phi công chúng tôi thì đó là những người thợ máy. Họ đã chứng kiến đôi lúc chúng tôi làm nhiệm vụ trở về trong tình trạng như thế nào, và trung đoàn còn lại bao nhiêu máy bay. Lời đề nghị của Va-khơ-nhen-cô, quyết định dũng cảm của anh làm tôi xúc động.

- Ô; đó là một ý định rất hay! - Tôi nói. 

- Đã từ lâu, tôi muốn trở thành người lái máy bay. Và bây giờ tôi có thể đi học. Đồng chí hãy nói giúp với trung đoàn trưởng cho tôi đến trường, bao giờ trở thành phi công tiêm kích, tôi sẽ quay về với đồng chí.

Mọi vẻ đẹp trong tâm hồn của một con người đều hiện lên vào những lúc nghiêm trọng nhất và quyết định nhất trong cuộc sống. Tôi muốn thân thiết ghì chặt lấy Va-khơ-nhen-cô. Khuôn mặt của đồng chí thợ máy bỗng sáng lên những ước mơ mà bản thân tôi ngày trước đã trải qua. Từ nhà trường, giấc mơ đó sẽ đưa người lái đến thẳng chiến trường, tại đây cuộc gặp gỡ đầu tiên đang chờ đợi anh có thể là cái chết. Quyết định của những con người như thế vì vậy càng quý giá hơn. 

- Tôi sẽ nói với Vích-to Pê-tơ-rô-vích hộ anh.

Ngay ngày hôm ấy, vào chiều tối, Va-khơ-nhen-cô đến gặp tôi ở  nhà ngủ. Cậu ta thắng cả bộ quần áo đi chơi, đầu đội cái mũ ca-lô tàng nhưng sạch sẽ. Nhìn cái mũ có ngôi sao sáng bóng, tôi nhận ra ngay chiếc mũ của mình. 

- Đồng chí nhận ra không? - Va-khơ-nhen-cô đỏ mặt hỏi. 

- Cậu ư? Không, mình không nhận ra cậu. Chưa bao giờ mình thấy cậu đẹp như thể này.

- Tý nữa tôi đi xe tải ra ga, và lên tàu đến trường hàng không. Tôi có giấy đi đường trong túi. Tôi đến xin phép nghỉ. 

- Rất tốt. Mình chúc cậu gặp may mắn và thắng lợi! Vừa nói tôi vừa bắt tay anh. 

- Còn chiếc mũ ca lô, anh có nhận ra nó không? 

- Có chứ! 

- Tôi giữ nó làm kỷ niệm từ hôm anh xuất kích mà người ta tưởng anh đã hy sinh. Bọn bạn nói với tôi là không nên trả lại anh. Làm như vậy là trái với phong tục.

- Mình cũng không muốn lấy lại. Mình cũng không đòi cả cái áo khoác. Không nên lấy những vật đó, mình biết. Mình mong sẽ gặp cậu khi cậu thành phi công trở về, với chiếc ca lô này, và đạt được mục đích của mình.

Chúng tôi ôm chặt nhau. Tôi tiễn Va-khơ-nhen-cô ra tận đoàn xe tải chất đầy những bàn, giường và dụng cụ nhà bếp. Trong đêm, những giọng nói hối hả. Những đồ dùng, chất đầy trên các xe tải là những vật mà chúng tôi quen nhìn thấy ở trong các phòng. Tất cả báo hiệu sự di chuyển. Trung đoàn sẽ rời khỏi sân bay này. 

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #65 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2010, 07:26:55 pm »

Một buổi sáng, các phi công thấy người ta đã lắp trên máy bay những khẩu SKA thay vào cho những khẩu đại liên BS. Chúng tôi hiểu rất rõ hỏa lực yếu của loại vũ khí này, đòi thợ máy lắp trả những khẩu liên thanh cũ. Họ trả lời chúng tôi là những khẩu súng ấy không còn ở đây.

- Tại sao như vậy? - Chúng tôi ngạc nhiên hỏi.

- Súng đã được đóng gói và gửi đi rồi.

- Đi đâu? Tại sao? Chuyện này là thế nào? - Những câu hỏi dồn dập. 

Những người thợ máy đưa chúng tội đến gặp kỹ sư của phi đội.

- Các anh không nên cáu kỉnh - Cô-pi-lốp nói - Không có súng trọng liên, máy bay càng nhẹ, càng dễ điều khiển trong chiến đấu.

- Vậy thế chúng tôi bắn bằng gì? - Người lái vặn lại. 

- Bằng những khẩu SKA - Cô-pi-lốp trả lởi, nửa nghiêm trang nửa đùa cợt - Vả chăng, các đồng chí ạ, chúng tôi chỉ chấp hành lệnh của Bộ chỉ huy tối cao. Các xưởng máy bay không có gì để trang bị cho những máy bay mới. Vì vậy phải tháo những khẩu BS của tất cả các máy bay và gửi về hậu phương, hiểu rõ rồi chứ?

Rốt cuộc là như vậy: ta thiếu liên thanh... Phải; quân đội ta càng ngày càng lớn. Nhưng, những dự trữ vũ khí của chúng ta ở đâu?

Ngay hôm đó, tôi đi trinh sát trên một chiếc Mích trang bị yếu. Thời kỳ chúng tôi cất cánh từng biên đội và từng tốp để làm những nhiệm vụ như vậy đã qua. Bấy giờ, tôi được cứ đi một mình, quan sát và tự xoay xở lấy nếu bị tiến công. 

Sau khi đã ném bom xuống một địa điểm tập trung xe cộ địch ở khu vực Du-bốt-xa-ri, tôi bay sâu vào trung tâm xứ Môn-đa-vi-a. Vừa mới vượt qua sông Dơ-nhi-ét thì thấy một chiếc Gioong-ke 88 ở chân trời. Nó cũng nhìn thấy tôi, vội ngoặt gấp về hướng tây. 

Tôi liền đuổi theo, bám đuôi nó và nổ súng. Đường đạn đi trúng đích, nhưng nó vẫn tiếp tục bay như không có gì xảy ra. Mẹ kiếp! Tổ lái của nó và thùng xăng đều được bảo vệ kỹ lưỡng bằng vỏ thép. Người tôi như sôi lên. Tôi đã bắn hết đạn mà không có kết quà gì. Làm thế nào bây giờ? Đâm vào nó chăng? Nhưng ở phía dưới lại là vùng tạm bị chiếm.

Tôi quay về, đầu óc quay cuồng vì cái lệnh vô lý quanh vấn đề những khẩu trọng liên. Tước vũ khí của máy bay này để trang bị cho chiếc khác... Như thế để làm gì?
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #66 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2010, 07:27:42 pm »

4

Tôi vừa nhảy xuống đất thì xe tiếp xăng đến. Cậu thợ máy mới của tôi, anh chàng Gri-gô-ri Tsu-va-skin to lớn và hay hài hước lại chuẩn bị cho lần xuất kích mới. Tôi đặt dù dưới cánh máy bay, bỏ mũ và khoan khoái nhìn bầu trời trong xanh. Ngay lúc đó, tiếng động cơ từ xa vang lại mỗi lúc một to: Từ phía tây, một đoàn khá lớn máy bay địch bay về phía sân hay chúng tôi.

- Rút khỏi đây đi? - Tôi hét lên với đồng chí lái xe chở dầu. 

Bình thản bước ra khỏi buồng lái, ngạc nhiên ngắm tôi một lát, rồi ngẩng đầu lên và hiểu cái gì sắp xảy ra, cậu ta lao nhanh vào tay lái. Chiếc xe lăn bánh trên ruộng ngô, phóng rất nhanh khỏi sân bay. Nhưng như một sự việc cố tình, một chiếc xe tải chở đầy bom lại đến thay chỗ chiếc xe dầu. Những chiếc Gioong-ke đã hiện ra để giội bom vào tất cả hàng máy bay chúng tôi. Chỉ cần một trái bom giội trúng chiếc xe tải là toàn bộ sân bay sẽ bị phá hủy. 

Nhìn thấy máy bay địch, tay lái xe bỏ xe nhảy xuống hào trú ẩn. Tsu-va-skin đang ở đấy la ầm lên gọi tôi. Không hiểu sao, việc ẩn nấp trước kẻ địch làm tôi ghê tởm. Vớ lấy một khẩu súng, tôi lên đạn và nổ súng vào những chiếc Gioong-ke đang bổ nhào. Những trái bom nhỏ có mảnh mà người ta gọi là những “con nhái” đã rơi như muỗi trên sân bay.

Chiếc máy bay ném bom cuối cùng bổ nhào thả ra mấy chấm đen nhỏ, lớn dần, lao thừng vào tôi. Một ý nghĩ thoáng qua trong óc: phải ẩn náu. Nhưng chiếc G:oong-ke bổ nhào quá thấp, tôi không còn thời gian để chạy ra máy bay. Đứng im bên chiếc Mích và chiếc xe chở bom, tôi bỗng thấy dửng dưng, gần như coi khinh cái chết và chờ đón tình hình xảy ra. 

Khi chiếc Gioong-ke gầm lên lướt qua trên đầu, tôi vẫn đứng chờ đợi tiếng nổ. Một giây trôi qua, lại một giây nữa, nhưng vẫn im lặng. Không chịu được nữa, tôi tiến một bước về trước và nhìn thấy chung quanh tôi vô số những trái hom nhỏ không nổ.

Tsu-va-skin và anh chàng lái xe chở bom chạy đến chỗ tôi. Những phi công khác từ chỗ nấp cũng trở lại sân bay.

Xe móc kéo những chiếc Mich khỏi khu vực nguy hiểm, cẩn thận tránh những trái bom nằm sâu dưới đất.

Chúng tôi bay đến Cô-đi-ma... Cơ quan trinh sát của chúng tôi đã phát hiện ở đây một đoàn quân địch quan trọng. Một đội máy bay Hải Âu và I.16 nhận nhiệm vụ đi tiến công: Chúng tôi yểm hộ cho đội máy bay cường kích. Cậu lái trẻ Vi-ken-ti Các-pô-vích đã thay cho Di-a-sen-cô trong biên đội tôi . Chúng tôi lại bay với đội hình ba chiếc.

Đến mục tiêu. Những chiếc Hải âu và I.16 bắt đầu bổ nhào tiến công đoàn quân địch dài trên mấy ki-lô-mét. Bọn Mét-xe vào trận và định thọc sâu đến tận đội Hải âu. Cuộc chiến đấu diễn ra không có thời gian để đôi bên thăm dò nhau.

Sau khi thoát khỏi một chiếc Mét-xe đuổi theo, tôi lấy độ cao về bên trái để từ trên bổ xuống những chiếc tiêm kích đang tiến công đội Hải âu. Phải tạo điều kiện cho máy bay cường kích ta ném bom và chuẩn bị chiến đấu. Nhưng tình thế đã buộc tôi phải thay đổi ngay ý định đó. Nhìn sang phải, tôi thầy một chiếc Mét-xe đã bám sau đuôi máy bay Các-pô-vích.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #67 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2010, 07:29:54 pm »

Vừa tiền lại gần đối phương, tôi cố tìm hiểu xem vì sao cậu hộ vệ phải, Các-pô-vích lại ở phía đuôi tôi. Sự việc đã sáng tỏ. Một lần nữa, tôi lại thấy hậu quả của đột hình ba chiếc. Khi tôi ngoặt sang trái, Lu-ca-sê-vích đã theo tôi, đáng lẽ Các-pô-vích cũng phải làm như vậy. Nhưng sự việc không phải dễ dàng. Nếu ngoặt gấp, máy bay cậu ta có thể rơi vào xoắn ốc, nếu ngoặt chậm cậu ta không tránh khỏi tụt lại sau. Và người hộ vệ của tôi đã hơi ngoặt sang phải như thỉnh thoảng chúng tôi đã làm trong các chuyến bay tập.

Đến tốc độ giới hạn, tôi công kích ngay cái thằng bám theo Các-pô-vích. Đạn chọc thủng sườn buồng lái chiếc tiêm kích địch và nó chúi mũi đâm thắng xuống đất.

Đến lúc đó, Các-pô-vích mới nhìn thấy tôi và hiểu rõ sự việc xảy ra. Nhưng tôi không có thời gian “bắt tay cậu ta ". Phía dưới, những chiếc Hải âu và I.16 của chúng ta đang chống trả một cuộc chiến đấu không cân sức với bọn phát xít. Máy bay ta khá đông. Tuy nhiên bọn Mét-xe vẫn chưa hạ được chiếc nào. Vừa theo dõi máy bay của Các-pô-vích, tôi vừa tìm máy bay của Lu-ca-sê-vích trên bầu trời, nhưng không nhìn thấy ở đâu cả. Tôi liền nhập vào đội máy bay cường kích đang chống cự với bọn Mét-xe.

Trên đường về, tôi ôn lại trong óc những diễn biến của trận đánh, cố xác định lúc Lu-ca-sê-vích có thể bị tiến công. Ở vòng lượn đầu tiên về phía trái, tôi vẫn nhìn thấy cậu ta. Rồi chiếc máy bay Mét-xe lao theo Các-pô-vích đã thu hút sự chú ý của tôi. Lu-ca-sê-vích đã biến đi đâu?

Một lần nữa, tôi lại trở về không còn đồng đội. Khi qua sân bay, tôi nhìn thấy máy bay Các-pô-vích đã đỗ ở vị trí. Sau khi hạ cánh đưa máy bay về chỗ dậu, tôi đến gặp I-va-nốp.

Anh đang nói chuyện với hộ vệ phải của tôi. Các-pô-vích kể lại tỉ mỉ sự việc đã xảy ra ở trên không. Tôi cố nén sốt ruột, muốn hỏi ngay vì sao cậu ta lại bay về bên phải khi tôi lượn vòng sang trái. Đó chính là điểm xuất phát của mọi sai lầm mà cậu ta đã phạm tiếp theo.

Lựa đúng lúc, tôi bèn hỏi cậu ta. 

- Tôi sợ tụt lại sau - Các-pô-vích thẳng thắn thú nhận...

- Động cơ của cậu tốt chứ? 

- Vâng. 

- Vậy cậu không có lý gì quay về cả.

Các-pô-vích đứng im. I-va-nốp liếc nhìn cậu ta, lại nhìn tôi. Rồi anh hỏi tình hình Lu-ca-sê-vích ra sao?

- Đồng chí ấy đã bị hạ ư? 

- Tôi không nhìn thấy đồng chí ấy

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #68 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2010, 07:31:12 pm »

Trung đoàn trưởng thở dài và chầm chậm bước đi dọc theo sân dỗ. Tôi đi bên cạnh anh

- Đồng chí ấy mất tích, thật khó hiểu, đúng như trường hợp của Xô-cô-lốp và Ôp-xi-an-kin, một lần nữa chúng tôi lại hoàn toàn không hiểu gì.

- Ta đã biết rõ mọi chuyện về họ - Vích-to Pê-tơ-rô-vích thản nhiên trả lời. 

Tự nhiên tôi bước về phía trước, nhìn thẳng vào mặt đồng chí chỉ huy. Bộ mặt của đồng chí có vẻ nghiêm khắc, khó hiểu.

- Chuyện gì đã xảy đến với họ, đồng chí chỉ huy? 

- Chiều nay tôi sẽ kể lại cho tất cả mọi người...

Trong lúc tất cả chúng tôi như nín thở nghe I-va-nốp kể lại câu chuyện về số phận của Xô-cô-lốp và Ôp-xi-an-kin thì Lu-ca-sê-vích hiện ra ở ngưỡng cửa. Anh hiểu ngay mọi người đang làm gì, và đứng sững ở cửa. Anh nhận thấy những ánh mắt đầy vui mừng chiếu về phía mình. Còn trung đoàn trưởng cũng ngừng lại một lát, đôi mắt to ưu phiền nhìn anh như muốn nói một lời thân mật nhất: “Tốt lắm!”.

- Khi bay về phía tây, chúng ta đều tin tưởng, rất tin tưởng vào sông Đô-nhi-ét - Vích-to Pê-tơ-rô-vích nói - Những máy bay cố gắng vượt sông, những người không còn máy bay thì vội vã qua bờ. Còn Dơ-nhi-ét cũng không phụ lòng mọi người chúng ta. Nó cũng sẽ giúp Xô-cô-lốp và Ôp-xi-an-kin nếu từ Bi-en-xư họ bay về hướng đông. Một trong hai người, Xô-cô-lốp, có lẽ bị trúng đạn, Ôp-xi-an-kin không rời khỏi người chỉ huy và họ cùng bay về hướng đông-bắc, hướng về Y-am-pôn. Nhìn trên bản đồ, ta thấy ngay là Y-am-pôn gần Bi-en-xư gấp hai lần Gri-gô-ri-ô-pôn. Vì vậy họ đã chọn con đường ngắn nhất.

Họ hạ cánh không xa Y-am-pôn, nghĩ rằng quân ta còn ở đó. Nhưng bọn Đức đã ở đây rồi, chúng nó vây lấy Xô-cô-lốp và Ôp-xi-an-kin với ý định bắt sống họ. Các đồng chí chúng ta đã chống cự đến viên đạn cuối cùng. Khi hiểu rõ là mình không thể thoát được, họ đã nghĩ rằng thà chết trên mảnh đất quê hương còn hơn bị bắt và sống mòn mỏi trong tay bọn phát xít.

Các đồng chí hỏi vì sao chúng tôi biết được giây phút anh dũng cuối cùng của các đồng chí ấy, của các chiến hữu? đó là qua câu chuyện kể lại của một tên giặc lái Đức vừa bị bắt làm tù binh. Hắn đã nói với người hỏi cung: “Tôi tiếc là đã không hành động như những phi công các ông, ở gần Y-am-pôn. Chúng tôi cũng có điều lệnh và nghĩa vụ của quân nhân”

- Các đồng chí thân mến? - Trung đoàn trưởng kết luận - Hãy ghi sâu mãi mãi trong lòng chúng ta hình ảnh những người phi công anh dũng của trung đoàn, những người con vinh quang của dân tộc Xô-viết A-na-tô-li Xô-cô-lốp và A-léc-xây Ôp-xi-an-kin

Chúng tôi đứng dậy, để một phút im lặng mặc niệm các đồng chí. Chỉ nghe thấy tiếng khóc nức nở của một cô phục vụ. Sau bữa cơm chiều, những phi công vây quanh Lu-ca-sê-vich.

 Anh kể lại: sau khi lượn sang trái, máy bay rơi vào xoáy ốc, độ cao không còn đủ để lái ra, anh phải nhảy dù. Lu-ca-sê-vích rơi xuống gần ngay bên cạnh tên lái người Đức mà anh vừa bắn rơi. Bộ binh đuổi theo tên phát xít, bắn cả vào anh cho đến khi họ nghe thấy anh nói tiếnn Nga. 

- Đây lại là một kết quả đáng phàn nàn của đội hình ba chiếc! - Tôi kêu lên, không nén được sự tức giận - Tôi bay, kèm hai bên có hai đồng đội, giống như người vệ sĩ. Nhưng tôi đâu phải là một sư đoàn trưởng mà cần người ta bảo vệ như vậy. Cái cần thiết là một đội hình cho phép có khả năng tự do cơ động, không để người thì phải nhảy dù, kẻ thì chạy đi đâu, có trời biết! 

- Bình tĩnh lại, Pô-crư-skin! - Thiếu tá I-va-nốp ngắt lời tôi - Cậu sôi lên như một cái ấm xa-mô-va! Hôm nay, ta bay lần cuối cùng với đội hình ba chiếc. - Anh nói những lời đó với giọng quả quyết như đọc một quyết định.

Trở về nhà ngủ, tôi nhận thấy trên gối một mảnh giấy gấp hình tam giác, một mẩu tin đầu tiên từ Nô-vô-xi-biếc kể từ ngày đầu chiến tranh.

Em gái tôi, Maria báo tin ở nhà đã nhận được tin buồn về cậu em út Pi-ốt bị mất tích. Như vậy, chiến tranh đã cướp mất một người con của gia đình chúng tôi. Chúng tôi còn hai anh em ở mặt trận. Chú em thứ ba lớn lên đã đi theo chân tôi. Có chắc rằng, sau chiến tranh, mẹ tôi sẽ nhìn thấy đứa nào trở về 

Em gái tôi còn báo tiếp tin chồng cô, Pa-ven, cũng đã ra mặt trận, và kể ra tên của cả những anh em con chú con bác đã trở lại quân ngũ. “Tiền anh gởi về đã nhận được - cuối thư, em tôi viết - mẹ và em cảm ơn anh”. “Cũng tốt” - tô: nghĩ, cuối cùng gia đình đã nhận được sự giúp đỡ chút đỉnh của mình. Ngày mai, ngay khi đến sân bay, tôi sẽ trả lời gia đình.

Bình minh cùng với tiếng pháo nổ ầm ầm, trung đoàn chúng tôi cất cánh rời sân bay. Cuộc rút lui đã bắt đầu.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #69 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2010, 07:36:45 pm »

chương năm
BIỂN VÀ NHỮNG CÔ THANH NỮ

BÂY giờ máy bay là nhà. Dưới cánh máy bay, tôi ăn trưa, và trong những phút nghỉ ngơi giữa các lần xuất kích, tôi đọc báo, viết thư, ghi nhật ký. 

Khi trung đoàn bắt đầu di chuyển từ sân bay này sang sân bay khác, tôi đã định ghi lại những nơi đóng quân. Nhưng đến cuối tháng bảy sang đầu tháng tám. những cuộc chuyển sân xảy ra như cơm bữa làm tôi phải từ bỏ ý định ấy.

Khi còn ở sát biên giới, chúng tôi gần như không thấy người tản cư và binh lính của các đơn vị tan rã lui về phía sau. Nhưng bây giờ thì khác... 

Những chiếc xe ngựa, xe bò lăn bánh chậm chạp. Ngồi trên những đống quần áo cũ, người già, đàn bà, trẻ con tất cả đều kiệt sức, cháy nắng, xám bụi. Vài chiếc xe có che bạt, lấp ló những khuôn mặt trẻ con.

Súc vật cừu ngựa lẫn lộn, la hí suốt dọc đường. Từng đám bụi mù bao quanh. Những chiếc máy kéo kéo theo từng đoàn ba bốn chiếc máy gặt đập. Xe ô tô bóp còi xin đường một cách tuyệt vọng.

Dừng lại ở rặng cây ven đường để tránh bụi, chúng tôi nhìn làn sóng đáng thương ấy chảy qua. Đúng là quân đội ta đã không chặn được cuộc tiến công của kẻ thù. Và cũng như họ, chúng tôi phải rút lui với hy vọng sẽ nhận được viện binh, nhận thêm lực lượng mới.

Các binh sĩ đi qua, người bị thương và cả người mạnh khỏe, chân đi giày quấn xà cạp, áo ngoài ướt đẫm mồ hôi. Một vài người đeo ga-men ở thắt lưng, không có súng ống, áo ca-pốt cuộn lại một cách nặng nề, túi đựng bánh khoác trên vai, thìa ăn bỏ túi hoặc vài vào xà cạp. 

Một người đến gần và hỏi họ: 

- Sao không có vũ khí? 

- Không có. 

- Sao lại thế? 

- Không được phát. Người ta bảo không có đủ. 

- Lấy súng của những người hy sinh mà dùng chứ?

Thật là đau xót khi nghe và nhìn thấy cảnh tượng ấy. Những trang chuyện “Chiến tranh và hòa bình”, những cuốn phim về thời nội chiến trở lại trong đầu óc chúng tôi. Chúng tôi nghĩ đến nghị lực lớn lao của dân tộc, sức mạnh vĩ đại của đất nước ta chưa được huy động hết, mà hiện giờ chưa bùng lên thành cơn phẫn nộ.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM