Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 05:37:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồ sơ mật Liên Xô  (Đọc 89617 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #140 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 08:02:33 am »

Các nhà hoạt động nổi tiếng khác của Cách mạng Tháng Mười cũng đã từng chỉ rõ Sveclốp không phải là nhà lý luận, cũng không thuộc tầng lớp trí thức hiếm hoi của Đảng, cũng không phải là nhà hoạt động dùng triết học, kinh tế hoặc sáng tạo chính luận của mình để cổ vũ quần chúng công nhân. Nicôlai Yuri Pôtaisky năm 1985 trong bài viết giới thiệu Sveclốp có nhấn mạnh việc Sveclốp coi việc tổ chức mọi người chấp hành quyết định của Trung ương Đảng là sứ mệnh của mình. Uri Potaisky viết: "Sveclốp có tài tổ chức cao siêu, giỏi ra những chỉ thị đúng đắn, kiểm tra chặt chẽ tình hình chấp hành. Ông làm việc hăng hái, tác phong nhanh nhẹn dứt khoát, đã làm gì là làm cho bằng được quyết không bỏ dở. Ông không dung túng những hành vi làm rối loạn đường lối chính trị, ảnh hưởng xấu tới danh dự của Đảng, phá hoại chính sách của Chính quyền Xô Viết. Nếu có hiện tượng đó, thì phải thông qua thảo luận giải quyết ngay..."

Yuri Pôtaisky cho rằng Sveclốp rất yêu mến cán bộ của Đảng. "Ông đã đào tạo được một đội ngũ nhân viên công tác với đội hình đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của ông họ đều là những người công tác ưu tú có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và có nhiều kinh nghiệm. Ông khéo lựa chọn, bồi dưỡng và bố trí cán bộ đã tạo cho Đảng hàng loạt cán bộ ưu tú... Sveclốp giáo dục cán bộ chấp hành đúng, toàn diện và nhanh chóng những quyết đinh của cơ quan cấp trên...". Trong số đó, nhiều người đã trở thành những nhân vật nổi tiếng trong thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90. Ví dụ như: Unôpky, Pêlôlôlatôp, Grôsêkin v.v... Mấy năm trước đây một số ấn phẩm như "Báo văn học Nga""Thanh niên cận vệ quân", "Mátxcơva" “Sông Cuban" đã đăng một số bài khiến độc giả kinh ngạc. Tác giả của những bài viết đó cho rằng những tài liệu của họ đưa ra có thể giúp vào việc vạch trần và nhận rõ bộ mặt thật của Acốp. Mikhainôvich Sveclốp khéo lựa chọn, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ. Độc giả kinh ngạc vì lần đầu tiên qua những bài viết này được biết những cán bộ này, đã chấp hành một cách đúng đắn toàn diện và nhanh chóng chỉ thị của "Trung ương" vì đã cùng với cá nhân Sveclốp câu kết với nhau, khiến cho Nhà nước phải trả giá đắt. Trong những bài viết này Sveclốp bị coi là người tổ chức chủ yếu của những cuộc đàn áp quy mô lớn chống lại nhân dân, là chủ mưu giết hại vị Sa hoàng cuối cùng và gia quyến của Sa hoàng, là tác giả của cái mệnh lệnh tiêu diệt người Côdắc. Căn cứ vào mệnh lệnh do ông ta thảo ra này đã có khoảng 2,5 triệu người trong số bốn triệu người sống ở lưu vực sông Đông bị tiêu diệt.

Nhà văn Côdắc Victo Mikhainôp trong bài viết đăng trên báo "Văn học Nga" đã miêu tả những cán bộ do Sveclốp đào tạo vừa có thanh vừa có sắc. Người cán bộ nay có tên là Philip Isaêvich Grôsêkin,còn có tên nữa là Saya Grô Sêkin, ông là một người bạn thân của Sveclốp trong thời kỳ bị đi đầy ở Tulukhanskhơ. Sveclốp cùng Grôsêkin ngồi trong xe trượt băng đến thành phố Cách mạng Pêtôgrát trên sông Elisai. Saya Grôsêkin là con của một đốc công sinh tại Milaimu. Irevich (có tài liệu nói là Môphusa Isilaievich) là tiểu thị dân của thành phố Pônôpsi. Như vậy có thể nói hai người là đồng hương.

Saya Grôsêkin làm trong một xí nghiệp sản xuất văn phòng phẩm, sau đó học kỹ thuật nha khoa, rồi mở cửa hiệu chữa răng tư nhân. Sau Cách mạng Tháng Mười Sveclốp đưa Grôsêkin người bạn của mình lên làm Bí thư tỉnh Pêmô. Sveclốp cần một người trung thành đáng tin cậy có thể chấp hành bất cứ nhiệm vụ gì ở Ural. Lúc đó có một nhiệm vụ rất quan trọng không thể chờ đợi được. Đó là vào tháng 8 năm 1917 Nicôlai đệ nhị và gia quyến bị nhốt tại Tôbôsikhơ nên cần phải có người đảm nhiệm việc này, vì thế Sveclốp nghĩ ngay tới Saya Grôsêki.

Hội nghị Xô Viết nhà tù Ecachênin họp tối ngày 17 tháng 7 năm 1918 hầu như kết liễu số phận của vương triều Lômanôp. Yunôpsky đội trưởng đội xử bắn lúc đó sau này nhớ lại: “Sáu giờ tối ngày hôm đó ông Philip (tức Grôsêkin) ký lệnh thi hành xử bắn". Người bạn đáng tin cậy của Sveclốp lúc đó giữ chức ủy viên Quân sự quận Ural.

Ngày hôm đó, theo tín hiệu được phát ra từ trại giam Ecachênin, ba người con của đại công tước Côngtăngtin Lômanôp bị xử tử tại Alabaep, cùng bị xử tử còn có hai người của dòng họ Lômanôp đó là Đại công tước Secgây Mikhainnôvich và bà vợ của Đại công tước là Elichavita Phêđôlốpna. Trước đó không lâu tức ngày 12 tháng 6 Mikhain em của Nicôlai Đệ nhị bị các nhân viên tiễu phản bắt và bắn chết tại Pimua.

Nhà văn Côdắc Victo Mikhanôp có bài viết đăng trên "Báo văn học Nga" đã miêu tả những cán bộ do Svéclôp đào tạo vừa có thanh vừa có sắc. Người cán bộ này có tên là Philip Isaêvich Grôsêkin nêu ra một câu hỏi. Lúc đó tất cả các thành viên của vương triều Lômanôp của Nga đều ở một khu vực đó là Ural, đây có phải là ngẫu nhiên không? Họ đều bị tiêu diệt kể cả những người họ gần lẫn những người hầu, đó có phải là ngẫu nhiên không? Tác giả của bài viết cho rằng, đương nhiên không phải là ngẫu nhiên, tác giả cho rằng đó là kế hoạch và hành động đã được Trung ương dự liệu từ trước, hành động này nay đã rõ rồi.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #141 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 08:05:42 am »

Sveclốp rút cục đã tham gia tới mức nào vào việc giết Sa hoàng và gia quyến của Sa hoàng, đó là một vấn đề cần bàn riêng. Xem ra vấn đề này không có liên can gì tới Sveclốp. Vì trước khi tình hình trên đây được bộc lộ thì điều này đã là một nguyên nhân chủ yếu để người ta có thái độ bất đồng với Nhà cách mạng đầy nhiệt tình này, và cũng cần biết rằng trước đó không lâu, tiếng tăm của Sveclốp vẫn còn được công nhận không thể chê trách được. Nay chúng ta hãy xem con đường sinh hoạt của Saha Grôsêkin được Sveclốp thu dụng và tín nhiệm. Trong những năm công tác bí mật Grôsêkin lúc được Sveclốp cử đến nơi này, lúc lại cử đến nơi khác. Sau khi Sa hoàng bị lật đổ, Grôsêkin tự nhiên trở thành nhân vật “lên tận mây xanh", ông ta công tác lần lượt tại Thổ Nhĩ Kỳ, Pamia, Mátxcơva, Rôma, Samara, mà ở đâu ông cũng giữ chức vụ lãnh đạo. Khi ở Mátxcơva ông đảm nhận chức vụ Cục trưởng Cục công nghiệp mỏ đúng một năm (mặc dù không biết tí gì về công nghiệp mỏ).

Sau khi cả nhà Sa hoàng bị đàn áp, Grôsêkin được cử về công tác tại Ban phân phối Tổ chức của ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (B). Sau khi Sveclốp tạ thế, ông được cử vào Ban chấp hành Trung ương. Grôsêkin bất cứ làm công tác gì, bất cứ nơi đâu, ông cũng để lại vết máu tanh hôi. Năm 1925 ông được cử đi Cadăctan. Sau khi ông đến Cadăctan, không lâu thì tất cả những người Cộng sản Cadăctan nổi tiếng đều trở thành những phần tử "có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa". Trên thảo nguyên đã qua tám năm sau Cách mạng Tháng Mười, ông lại tuyên bố tiến hành cái gọi là "Cách mạng Tháng Mười con". Ông tuyên bố rõ ràng là nếu cần thì hy sinh, chứ không sợ đổ máu. Quả nhiên máu đã chảy thành sông. Ngay Abai, một nhà giáo dục vĩ đại đã chết trước Cách mạng Tháng Mười cũng bị tuyên bố là kẻ thù của chính quyền Xô Viết. Tất cả những cái gì có màu sắc tinh thần dân tộc đều bị tiêu diệt, tất cả những nhà thờ Hồi giáo đều phải đóng cửa, những người tín ngưỡng tôn giáo bị sỉ nhục, ngọn lửa đấu tranh giai cấp bị người ta reo rắc khắp nơi.

Năm 1929, ba phần tư cư dân bản địa Cadăctan sống bằng nghề du mục và bán du mục. Grôsêkin ra lệnh cho những người vừa mới đẻ ra đã là dân chăn nuôi rồi, phải định "định cư” trong một thời hạn quy định rất ngắn và đã áp dụng biện pháp cưỡng chế một cách tàn nhẫn, tịch thu gia súc và mọi thứ vật dụng trong gia đình, đi đến "định cư" tại những nơi không có nhà cửa, không có thức ăn chăn nuôi và không có cả nước dưới sự giám sát của cảnh sát. Ai chống lại thì bị bắt và bị coi là kẻ thù của Chủ nghĩa xã hội. Hạt giống dưa hấu, hạt giống dưa gang, quần áo, đồ dùng gia đình, chó mèo... đều bi tập thể hoá tuốt. Nhiều chuyên gia về chăn nuôi và trồng trọt thật sự, người thì bị bắn chết, người thì bị bần cùng hoá. Victo Mikhainôp viết: "Hành vi tịch thu quần áo, đồ dùng gia đình và toàn bộ lương thực của các gia đình phú nông đã khiến trung nông và thậm chí cả bần nông cũng tỏ ý thương cảm, một số trung nông và bần nông, đã chủ động cung cấp một số tư liệu sinh hoạt cho những gia đình phú nông”. Những cư dân bản địa bị các nhân viên tiễu phản, cơ quan cảnh sát và bộ đội chính quy trấn áp đã phải rời bỏ nhà cửa ruộng vườn đi sang các nước Tatgikistan, Udơbêkitan, có người còn phải chạy đi xa hơn như đến ven bờ sông Volga, Uran, Sibêri...có người còn cố chịu đựng gian khổ đi vào đất Trung Quốc. Theo thống kê chính thức số người Cadăctan phải bỏ nhà cửa ruộng vườn để đi lánh nạn lên tới hơn một triệu người, chiếm một phần ba tổng số nhân khẩu bản địa. Nhiều người phải bỏ cả con đẻ của mình, có hàng ngàn, hàng vạn trẻ em mồ côi bị chết. Theo tin của Hội Chữ Thập đỏ Quận Akhơchiubingscơ thì toàn bộ số trẻ nhỏ dưới bơn tuổi ở khu vực Đôkai đã bị chết. Những bà mẹ tuyệt vọng đã vứt bỏ con mình ở trước cửa cơ quan và nhà ở. Tại ga xe lửa Acacos một phụ nữ Cadăctan đã đẩy hai đứa con trai của mình vào bánh xe tàu hoả. Ở Sêmiphalatin Sikơ, một phụ nữ đã vứt hai đứa con nhỏ của mình vào một lỗ nước đóng băng để cho chết chìm. Người công tác chăn nuôi xuất sắc nhất nước - Người Cadăctan phải rời bỏ quê hương, dẫn một đoàn nông dân có sắc thái Nga và Ucraina làm một cuộc di dân bắt buộc đến Cadăctan dưới họng súng của các nhân viên công tác tiễu phản, họ được chở trên toa xe chở súc vật, chở đến một vùng đồng không mông quạnh, tĩnh nặng như tờ, bần cùng đang chờ đón họ.

Victo Mikhainôp viết: Trong ba năm tập thể hoá, những việc làm của Grôsêkin ở Cadăctan chẳng khác gì những tội ác tầy trời của bọn Pôn Pốt ở Campuchia. Tới năm 1933 tổng số đầu gia súc của Cadắctan từ bốn mươi triệu con chỉ còn lại chưa đến một phần mười. Tổng cộng số súc vật ở các khu chăn nuôi chủ yếu chỉ còn khoảng 30 đến 40 vạn con. Cadăctan vốn là một vùng chủ yếu cung cấp thịt, len và da bị biến thành sa mạc chết đói. Trước đây người Cadăc gặp nhau đều hỏi: "Súc vật năm nay có khá không?". Nay họ đã bị tước mất cơ sở của cuộc sống."

Không ai có thể biết chính xác và cũng không thể điều tra được rõ ràng, từ 1931-1933 có bao nhiêu người chết vì đói và bệnh tật. Theo dự đoán số người chết khoảng một triệu rưỡi đến hai triệu, trong đó phần lớn là người Cadăctan, còn những người thuộc các dân tộc khác khoảng 20 đến 25 vạn người. Có nghĩa là dân tộc Cadăctan, nếu không phải là một nửa, thì cũng là một phần ba số người bị chết đói và bệnh tật, chết bệnh. Theo điều tra dân số năm 1970 tổng dân số bản địa của nước Cộng hoà Cadăctan mới khôi phục dân số của năm 1926.

"Năm 1941 theo chỉ thị của Bêria đem xử bắn Grôsêkin bị bắt trước khi xảy ra chiến tranh. Trong thời kỳ Khơrútsốp, Grôsêkin được minh oan. Quận Khuttanaicô tuyến đường sắt năm 1932 đã lấy tên của người bạn trung thành của Sveclop để đặt tên cho tuyến đường này và lấy tên của vị Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương toàn Nga trước đây Sveclốp để đặt tên cho nhà ga. Đến nay hàng ngày vẫn có những chuyên xe lửa chạy từ ga Grôsêkin đến ga Sveclốp."

Kết thúc bài viết đăng trên báo "Văn học Nga”, tác giả đã dùng lời văn rất không vui, ý đồ của tác giả rất rõ ràng: Thật là ác giả ác báo. Trò không kém gì thầy, trước mặt họ là những tấm gương đời đời. Grôsêkin không nghĩ ra được ngón đòn gì mới, ông ta chẳng qua chỉ sử dụng những biện pháp của Sveclốp đối phó với người Côdăc sống ở Sông Đông để đối phó với dân Côdắc mà thôi, mặc dù trong thời hoà bình có được sửa sai.

Ngày nay Sveclốp đã bị một số người lên án là kẻ tội phạm chống lại nhân dân, là kẻ tội phạm tiêu diệt người Côdăc và gây nguy hại cho dân tộc. Lâu nay những sự thực đáng sợ có liên quan tới việc đưa người Côdắc và toàn bộ dân tộc đến thảm cảnh đã bị che giấu, mãi đến đầu thập kỷ 60 mới được bộc lộ. Nhưng trong thời kỳ tan băng, bầu dưỡng khí mới lại bị cắt đứt, đã tạo mảnh đất tốt cho các tin đồn sinh sôi nảy nở cho tới  tận bây giờ các loại tin đồn đó vẫn cứ ngày một nhiều.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #142 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 08:10:53 am »

Chân tướng lâu nay bị vùi sâu trong các hồ sơ mật, đến tận bây giờ cánh cửa của các kho hồ sơ đó mới được mở ra. Đề nghị hãy xem bản báo cáo của K.K Cơratnutkin, Đảng viên Đảng cộng sản Mátxcơva gửi Bộ Côdắc Ủy ban chấp hành Trung ương toàn Nga thời đó (ông được cử đi công tác tại vùng Goobi, năm 1919 công tác tại Toà án Cách mạng, Sau làm Chủ tịch Đảng ủy Udơbêch). Trong báo cáo viết: "Những Chính ủy được cử đến lãnh đạo ở nhà ga và trong làng xã đã bóp nặn nhân dân, rượu chè, lạm dụng chức quyền áp bức nhân dân. Biến gia súc, sữa bò, bánh mì, trứng gà và các thứ khác của nhân dân thành của riêng mình... Đội kiểm sát của toà án cách mạng và các Chính ủy hoàn toàn căn cứ vào cách suy nghĩ của cá nhân mình, để tự ý tịch thu đồ đạc và thực phẩm của nhân dân. Những thứ tịch thu không biết họ mang đi đâu... Họ thực hiện việc trừng phạt bằng thể xác... hành động của họ... làm cho nhân dân sở tại rất bất mãn... đòi Đội kiểm sát của Tòa án cách mạng phải nhanh chóng cút đi..."

"...Mỗi ngày Toà án cách mạng xử năm mươi vụ án... phần lớn đều bị xử tử hình, người vô tội cũng bị lôi đi xử bắn, trong số đó nhiều người là những ông già, bà già và trẻ nhỏ. Mấy bà lão sáu mươi tuổi chẳng biết vì sao bị xử bắn. Một phụ nữ vì ghen đã kiện một cô gái mười bảy tuổi. Toà án cách mạng liền bắt cô gái này để xử tử hình, thực tế cô gái này chưa tham gia chính trị. Một số người chỉ bị nghi là đầu cơ tích trữ và hoạt động gián điệp cũng bị xử bắn. Một thành viên của Toà án Cách mạng là Sêmôkin đã công khai nói, hắn cho ai là phần tử phản cách mạng, thì người đó là phần tử phản cách mạng, không có chứng cứ gì cũng cứ xử tử hình. Việc xử bắn được thực hiện ngay giữa ban ngày trước mặt những người trong thôn làng, mỗi lần bắn ba mươi đến bốn mươi người. Họ cười nói một cách vô tình, quát tháo đem người ta đến địa điểm xử bắn, trước khi xử, chúng lột hết quần áo người ta.... những người phụ nữ lấy tay che bộ phận sinh dục, nhưng chúng không cho, chúng lăng nhục phụ nữ như vậy..."

Mô tả việc đàn áp người Côdắc không qua xét xử khiến người đọc cảm thấy ghê rợn. Pôcôslasky Chủ tịch Ủy ban cách mạng thôn Môsôpskhơ sau khi cơm no rượu say đến nhà tù lệnh cho thủ hạ đem danh sách tù nhân ra xem, mồm lẩm bẩm đọc lẩn lượt tên của những người Côdắc từ một đến sáu mươi tư người bị giam giữ tại đây sau khi đọc xong liền bắn luôn cả sáu mươi tư người. Sau đó Pôcôslasky cảm thấy đến nhà tù thì mất thì giờ phiền phức liền ra lệnh đem những người tù ra bắn ngay trước cửa nhà mình. Đến nay trong tập hồ sơ của Trung ương Cách mạng Tháng Mười vẫn còn có ghi, trong vườn nhà Pôcôslasky, người ta đã tìm thấy hơn năm mươi thi thể của người Côdắc, sau khi bị bắn đã chặt ra thành từng khúc chôn tại đây. Một số nơi ở gần thôn này cũng phát hiện thấy những thi thể của người Côdắc bị chôn vùi. Qua điều tra cho thấy, phần lớn những người bị xử tử là quần chúng vô tội.

Giết hại người Côdắc một cách tàn bạo đẫm máu, có hàng chục vạn người Côdắc bị chết oan. Số người bị chết oan là bao nhiêu còn phải điều tra thêm. Những người muốn nắm lấy vận mệnh của người Côdắc một cách tuỳ tiện, không biết tới môi trường xã hội đầy mâu thuẫn của Côdắc. Đối với những người theo chủ nghĩa lãng mạn của cách mạng thế giới đầy ảo tưởng, thì người Côdắc là một dân tộc không văn minh, căn cứ của họ là vì người Côdắc thích đeo khuyên tai, có một số người Côdắc còn dùi một lỗ nhỏ ở cánh mũi để gắn những đồ trang sức. Vì thế họ kết luận: "Cần phải ném người Côdắc và thiêu đốt trong ngọn lửa cách mạng xã hội, lượng khoan hồng của giai cấp vô sản Nga không thích hợp với lưu vực Sông Đông, cần phải làm cho lưu vực sông Đông không còn ngựa, không còn súng ống, để nó trở thành vùng nông nghiệp thuần tuý."

Làm thế nào để có thể đưa một dân tộc đã trải qua nhiều thế kỷ "không có ngựa""không có súng ống” ? làm thế nào để có thể đưa một tầng lớp nhân dân có một phương thức sinh hoạt một truyền thống, và tập quán độc đáo đặc biệt, có những sáng tác dân gian riêng thiêu đốt trong ngọn lửa đấu tranh giai cấp?

Người Côdắc xưa kia đã từng canh giữ biên cương phía Nam của đế quốc Lôssi. Họ ngồi trên những chiếc thuyền bằng gỗ phẳng đáy để đến được đế quốc Thơlapu ở miền Đông bắc Tiểu lục địa châu Á. Những bờ sông ở Viênne, Berlin, Paris đâu đâu cũng có vết chân của những con ngựa chiến của họ đến uống nước. Tại sao lại đối với người Côdắc tàn bạo và tàn nhẫn như vậy? Năm 1812, 86 Binh đoàn Côdắc đã đánh nhau với Napôlêon, góp phần đánh bại người Pháp. Cutơdôp - Nguyên soái lục quân Nga đã từng nói với các thế hệ sau rằng, cần phải ghi nhớ công lao của người Côdắc. Người Côdắc có truyền thống vinh quang bảo vệ Tổ quốc, quân đội của người Côdắc là một đội ngũ võ trang xuất sắc và nghiêm minh.

Trong một bài đăng trên tạp chí "Mátxcơva" đã cảnh tỉnh mọi người không nên quên: Năm 1875 Quân đội Côdắc ở Sông Đông có quy định mỗi người con trai Côdắc cần phải có hai mươi năm huấn luyện quân sự. Trong đó 3 năm là giai đoạn chuẩn bị, mười hai năm huấn luyện trong hàng ngũ, năm năm là thời gian huấn luyện dự bị. Mỗi người Côdắc có bốn năm quân dịch, còn lại là thời gian huấn luyện quân sự và ở nhà đợi lệnh. Ngay khi ở nhà đợi lệnh, người Côdắc cũng luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng tham chiến, chuẩn bị ngựa, yên cương, kiếm, dao, súng, ngoài ra còn trang phục kỵ binh, quần áo cưỡi ngựa có sọc kẻ mầu sắc rực rỡ, lương khô, túi đựng yến mạch v.v... Khi có lệnh thì chưa đến một giờ, họ đã có mặt tại địa điểm tập hợp và đã hình thành trung đoàn, sư đoàn... trở thành đội quân Côdắc Sông Đông hùng mạnh... Người Côdắc không cảm thấy phiền toái vì quy định phải được huấn luyện quân sự hai mươi năm, mà họ còn cảm thấy tự hào vì phương thức sinh hoạt này... Cho tới nay ở các nước phương Tây có người còn lẫn lộn hình ảnh của Côdắc Sông Đông với người Cadăctan, như vậy đủ thấy cuộc viễn chinh của người Côdắc xưa kia đã hằn sâu trong ký ức họ. Hoạ sĩ người Pháp Effê đã thiết kế biểu trưng của Hiệp hội hữu nghị Pháp-Xô. Hình ảnh của biểu trưng là: "Maria (hình tượng nước Pháp) đang hôn người Côdắc Sông Đông".

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #143 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 08:16:02 am »

Thế mà có người dám và coi thường mọi thứ để đuổi người Côdắc ra khỏi nơi mà họ đã bao đời cư trú. Họ cấm không được dùng từ "Côdắc", không cho người Côdắc đội mũ có tai và mặc quần áo có sọc kẻ. Những tập trấn của người Côdắc được đổi tên thành Xã, những trang trại được đổi thành thôn. Ủy ban cách mạng nắm chính quyền ở lưu vực sông Đông tự coi mình như kẻ chiếm đóng mỗi ngày bắn giết hàng trăm người Côdắc gồm nam giới, phụ nữ và trẻ em. Thành viên của ủy ban cách mạng có cả nông dân bản địa, nhưng đa số vẫn là những người từ nơi khác tới họ thèm nhỏ rãi mảnh đất phì nhiêu của người Côdăc. Họ là những tên đao phủ chủ yếu giết hại người Côdắc. Họ bắt người Côdắc, giết người không phải qua xét xử, không cần thẩm vấn, không cần phải trái, trắng đen. Những chỉ thị của Trung ương cực kỳ tàn nhẫn vô tình: Bắn chết hết những người trước đây đã từng tham gia Bạch vệ quân, kể cả những người sau đó đã tự nguyện tham gia Hồng quân. Đã là người Côdắc, có ai là không tham gia Bạch vệ? Tất cả những người Côdắc đều đã tham gia Bạch vệ vì năm 1918 Cơlaisinốp, là Thống lĩnh sông Đông và là Quân đoàn trưởng Quân đoàn Bạch vệ, dùng súng ép tất cả nam giới Côdắc từ mười tám đến năm mươi tuổi phải tham gia Bạch vệ quân. Như vậy có nghĩa là nhiệm vụ của ủy ban cách mạng là tiêu diệt tất cả những người có khả năng sống của sông Đông.

Số phận của Philip Milanôp thật là bi thảm, ông là Tư lệnh Tập đoàn quân số 2 sông Đông là người bảo vệ Côdắc sông Đông. Trong thời kỳ nội chiến ông đã mất đứa con trai yêu quý, còn người con gái mười tám tuổi của ông bị bọn Bạch vệ xử tử. Bản thân ông sau này cũng bị bắt, bị nhốt trong tù Putyskơ. Năm 1921 ông đang hóng gió ở trong nhà tù thì bị lính gác đứng trên vọng gác bắn chết. Vị anh hùng thật sự của sông Đông bị đối thủ cạnh tranh mang nặng tâm lý đố kỵ, vu cáo, hãm hại này, đã từng đánh điện báo cho Lênin, trong điện báo nói : ...Tôi lấy danh nghĩa là một người cách mạng yêu cầu đình chỉ chính sách tiêu diệt Côdắc... Trong bức điện Philip Milanôp gửi ủy ban cách mạng nước cộng hoà viết : Cần phải tìm cách để người Côdắc ủng hộ chính quyền Xô Viết, vì vậy cần phải xem tới phương thức sinh hoạt, tập quán và tín ngưỡng tôn giáo đã hình thành trong lịch sử Côdắc. Milanôp cho rằng chỉ có kiên nhẫn chờ đợi và làm công tác tư tưởng chính trị tỉ mỉ thì mới có thể loại trừ được cái lạc hậu đã thấm sâu vào trong cơ thể người Côdắc. Trong thư ông viết, hiện thực ở sông Đông đòi hỏi phải thông qua các hình thức giảng bài, trao đổi, phát hành những cuốn sách nhỏ... để tư tưởng Chủ nghĩa Cộng sản thấm dần vào trong ý thức tư tưởng của người dân Côdắc, bất luận là như thế nào cũng không thể dùng bạo lực. Cần có cán bộ công tác chính trị có kinh nghiệm lãnh đạo, để người Côdắc có thể xây dựng cho mình một cuộc sống mới, đồng thời phải chú ý đến việc những phần tử phản cách mạng thâm nhập vào chính quyền Xô Viết.

Nhưng cái tầm nhìn xa về chính trị đó, cuối cùng lại bị thay thế bởi việc giết sạch, tiêu diệt sạch, một cách vô cùng tàn nhẫn. Nguyên tắc chỉ đạo thời đó là: "Giết càng nhiều, thì chính quyền Xô Viết sông Đông càng nhanh chóng được xác lập", không có ý đồ dùng thái độ thực tế để đối xử với người Côdắc và giải quyết bằng con đường hoà bình. Chỉ có một phương thức là: Dùng súng và lưỡi lê ngay dưới thời Sa hoàng, người Côdắc đã nổi tiếng về yêu mến tự do. Thời đó người Côdắc có cơ chế bầu cử riêng, có tinh thần tập thể chủ nghĩa cao thượng. Có những gia đình có từ hai lăm đến ba mươi người là điều không hiếm họ cùng nhau canh tác trên một thửa đất, không thuê mướn, sống cuộc sống giống như cộng sản chủ nghĩa. Thế nhưng bộ máy khủng khiếp đã khởi động, nông dân bắt đầu bức hại người Côdắc. Từ Côdắc bị biến mất trong cuộc sống hàng ngày. Người từ mười tám đến năm mươi lăm tuổi bị dồn đến làm việc tại nơi đi đầy, thực hiện chế độ liên hoàn bảo, giám sát lẫn nhau. Nếu phát hiện thấy một người bỏ trốn thì xử bắn năm người. Ai là người đầu tiên nêu ra tư tưởng chống Côdắc? Thảm kịch này bắt đầu từ một văn kiện mật. Trong các báo cáo của các Đảng viên Cộng sản, được cử đến sông Đông, đều nói tới văn kiện mật này.

M.B.Nepsichelop, Đảng viên Đảng Cộng sản (B) khu vực Gamôpskhơaplie năm 1919 được ủy ban kinh tế tối cao cử đi công tác tại Quận sông Đông, nhiệm vụ của ông ta là, thành lập một ủy ban kinh tế Quốc dân tại địa phương, trong bản báo cáo của ông viết: Tại vùng dân tộc Uzơbêch... không có Xô Viết... ủy ban cách mạng và tổ chức Đảng không phải là do bầu cử, mà là do cấp trên chỉ định. Người phụ trách Đảng ủy là một người không biết tí gì về tập quán sinh hoạt của người Côdắc... Theo ông nói thì Trung ương có một chỉ thị gì đó là phải tiêu diệt toàn bộ người Côdắc, nguyên tắc là: “Giết càng nhiều, thì chính quyền Xô Viết sông Đông càng nhanh chóng được xác lập".

Trung ương đúng là có một chỉ thị như thế. Tạp chí "Thông báo của Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô" năm 1989 đã tiết lộ cái văn kiện đáng sợ này. Văn kiện này có nhan đề "Thư (riêng) của Trung ương về vấn đề Côdắc" của "Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Nga". Trong thư dùng danh nghĩa của Trung ương Đảng chỉ thị cho các nhân viên công tác chính trị của Đảng ở khu vực Côdắc, thừa nhận thông qua cách tiêu diệt từng tên một, cùng đấu tranh không chút nể nang với tất cả những nhân vật thượng tầng Côdắc, là con đường đúng đắn duy nhất. Điểm thứ tám của bức thư (cũng là điểm cuối cùng) nói: "Trung ương quyết định giao cho Bộ ủy viên nhân dân nông nghiệp, phải thật nhanh chóng đề ra biện pháp thực tế chuyển phần lớn ruộng đất của Côdắc cho bần nông."

Năm 1988 nhà văn A.Sưnamensky tiết lộ trong cuốn sách "Những ngày đỏ" khiến người ta kinh khủng: Ủy ban sông Đông đã căn cứ vào yêu cầu của Trung ương, làm một văn kiện còn nghiêm khắc hơn nữa. Toàn văn như sau:

"Để thật sớm tiêu diệt bọn Côdắc phản cách mạng và đề phòng xảy ra bạo động, Ủy ban sông Đông đề nghị các tổ chức Xô Viết hữu quan áp dụng các biện pháp dưới đây:

1. Trong các thôn, trấn, làng, xóm người Côdắc cần phải bắt ngay tất cả những nhân vật nổi tiếng có uy tín nhất định ở trong các thôn, trấn, làng, xóm, bất kể họ có tham gia phản cách mạng hay không, rồi giao cho Toà án làm con tin.

2. Công bố ngày cuối cùng của việc thu hồi vũ khí. Nếu phát hiện sau ngày hết hạn giao nộp vũ khí mà còn tàng trữ vũ khí thì phải xử bắn ngay, đồng thời phải xử bắn một số con tin.

3. Bất kể là thế nào cũng không được để người Côdắc không phải Đảng viên Đảng Cộng sản được vào ủy ban cách mạng.

4. Các ủy ban cách mạng phải lập danh sách những người Côdắc chạy trốn khỏi thôn, trấn, làng xóm. Nếu là những phần tử phú nông thì phải bắt giao cho Toà án cách mạng để có những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất."


Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #144 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 08:30:58 am »

Một số người phụ trách Ủy ban sông Đông với tinh thần chỉ thị của Trung ương, họ càng trắng trợn hơn để biến chỉ thị của Trung ương thành (chỗ dựa) căn cứ luật pháp để thực hiện bạo lực và trấn áp. Họ không những đàn áp kẻ thù, đàn áp Bạch vệ quân Côdắc mà còn đàn áp cả một lực lượng trong những động lực cách mạng - nông dân, căn cứ vào mệnh lệnh của ủy ban cách mạng Phương diện quân phía Nam có chữ ký của Hôtropsky, Chisy, Phuliat v.v... mỗi Trung đoàn đều thành lập một Toà án quân sự dã chiến. Toà án quân sự gồm một ủy viên chính trị Trung đoàn, hai Đảng viên và một Đảng viên dự bị. Bộ đội đi đến đâu, thì Toà án quân sự mở tới đó.

Chỉ thị của Trung ương khiến cho một số người không yên tâm và hoang mang, vì trước đó không lâu ủy ban nhân dân và ủy ban Chấp hành Trung ương toàn Nga đã công bố công khai không được bức hại và trừng phạt những người Côdắc bình thường và những sỹ quan Bạch vệ Côdắc đã tự nguyện đứng về chính quyền Xô Viết không được tùy tiện can thiệp vào tập quán sinh hoạt của người Côdắc đã được hình thành hàng mấy trăm năm. Có một số người kiên quyết phản đối việc thi hành quyết định này của Trung ương Đảng cộng sản Nga (B), trong đó có Tư lệnh Tập đoàn quân số 2 sồng Đông, Philip Milanôp. Không có chứng cứ nào chứng tỏ rằng văn kiện này đã được Bộ chính trị thảo luận trước. Hoặc đã bàn với Bộ Côdắc của Ban chấp hành Trung ương toàn Nga, và cũng không có chứng cứ nào chứng tỏ là đã xin ý kiến Lênin.

Rút cục ai là người khởi thảo "Thư của Trung ương về vấn đề Côdắc"? Vấn đề này đã được tranh luận đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Nhà chính luận Phêdrô Pinêkhôp cho rằng Ủy ban sông Đông đứng đầu là C. Sơtrôp và Chỉ huy Phương diện quân Nam do N.Hotropsky đứng đầu cùng khởi thảo và được ủy ban quân sự cách mạng do Trôtxki đứng đầu và được Cục tổ chức Trung ương do Sveclốp đứng đầu đồng ý. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, thư này do Sveclốp dự thảo.

Đúng vậy Sveclốp trong một cuộc họp của ủy ban chấp hành Trung ương toàn Nga năm 1918 có nói:

"...Nếu nói ở thành thị, chúng ta đã cơ bản đánh đổ được giai cấp đại tư sản, nhưng còn ở nông thôn chúng ta vẫn chưa thể nói đã giành thắng lợi... chỉ khi nào chúng ta có thể chia nông thôn, thành hai trận địa lớn. Chỉ khi nào chúng ta mở được cuộc nội chiến ở nông thôn và động viên bần nông ở nông thôn đứng lên chống lại giai cấp tư sản nông thôn, thì chúng ta mới có thể nói chúng ta ở nông thôn cũng đã giành được thắng lợi như ở thành thị..."

Nhà sử học Ephukeni Nôsep, khi nghiên cứu vấn đề này cho rằng tư tưởng chống Côdắc là do Sveclốp đề ra, chỉ thị của Trung ương cũng do Sveclốp khởi thảo. Ephukenni Nôsep viết: "Đương nhiên Trôtxki cũng phải chịu một phần trách nhiệm về tấm thảm kịch này. Nhưng người thầy của phi Côdắc hoá... là Acôp Mikhainôvich Sveclốp. Về điều này thì những tài liệu văn bản có sức thuyết phục nhất. Sveclốp không chỉ là người bạn tích cực nhất của Trôtxki mà còn là nhân vật đăng đàn chủ yếu của trò phi Côdắc hoá. Có phải Trôtxki chưa từng bàn với Sveclốp về vấn đề này ư? Họ nhất định đã có bàn với.nhau, chứ không thể không ! Hai người thì một người là Chủ tịch ủy ban Quân sự cách mạng Nước cộng hoà và Ủy viên nhân dân lục, Hải quân; còn người kia là Chủ tịch ủy ban chấp hành Trung ương toàn Nga (B) và là người lãnh đạo Cục tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Nga (b). Cũng có nghĩa là cơ quan quyền lực lập pháp và cơ quan quyền lực hành pháp của cả nước đều nằm trong tay của hai người này..."

Có phải Sveclốp tự tay khởi thảo chỉ thị của Trung ương về bức hại người Côdắc hay không, điều này cho đến nay vẫn còn tranh luận. May mà trong tủ hồ sơ còn giữ lại nhiều tư liệu, độc giả có thể từ đó rút ra kết luận.

Sveclốp còn bị chỉ trích là đã tham gia vào việc xử bắn gia quyến Sa hoàng. Trong cuốn "Nhật ký và thư tín" của Trôtxki xuất bản tại New York năm 1990. Có đoạn nhật ký ngày 9 tháng 4 năm 1935, Trôtxki viết: Ai đã từng quyết định xử tử hình gia quyến Sa hoàng? Về vấn đề này đã tranh trận gay gắt... những người thuộc Đảng tự do hầu như nghiêng về phía cho rằng đây là quyết định của Ban chấp hành quân Uran ở cách rất xa Mátxcơva. Sự thực không phải thế, mà là do Mátxcơva quyết định. Sự việc xảy ra trong lúc nguy cấp của cuộc nội chiến, lúc đó tôi hầu như lúc nào cũng ở mặt trận, vì vậy đối với việc gia quyến của Sa hoàng bị giết tôi cũng khó tránh khỏi là không có liên quan. Ở đây tôi chỉ ghi lại những điều mà tôi còn nhớ như sau:

Có lẽ một lần, tôi lưu lại Mátxcơva một thời gian ngắn (tôi nhớ rõ là mấy tuần trước khi gia quyến Lômanôp bị xử tử tôi đã có dịp đến Bộ chính trị. Lúc đó vì tình hình Uran rất tồi tệ, tôi phải sớm mở phiên toà xét xử Sa hoàng để nhân dân thấy được toàn bộ bộ mặt của thời kỳ thống trị của Sa hoàng (chính sách đối với nông dân, chính sách đối với công nhân, quốc gia, văn hoá, hai cuộc chiến tranh v.v... quá trình của cuộc xét xử được phát thanh trong cả nước, đọc kết quả xét xử cho các thôn xóm biết và được nhắc đi nhắc lại hàng ngày.

Lênin đồng ý với cách làm đó và nói nếu làm được như vậy thì còn gì bằng. Nhưng có lẽ không có thời gian... không có tranh luận gì, và vì tôi còn bận nhiều việc khác, không kiên trì ý kiến của mình. Hơn nữa tôi còn nhớ trong Bộ chính trị lúc đó chỉ có ba, bốn người: Lênin, tôi, Sveclốp...Gaminhep hình như không có mặt. Trong thời gian đó Lênin không được vui, lúc nào cũng buồn, không tin tưởng lắm là có thể xây dựng được một đội quân... không lâu, tôi lại có dịp về Mátxcơva. Lúc đó nhà tù Ekhachênin đã mất rồi. Khi nói chuyện với Sveclốp, nhân tiện tôi hỏi:

"Sa hoàng ở đâu?"

"Đương nhiên" Sveclốp đáp: "Bị bắn rồi"

"Gia quyến ông ta ở đâu?"

"Bị xử tử cùng một lúc".

"Xử tử cả rồi”. Sveclốp đáp: "Sao?"

Ông ta chờ tôi phản ứng, tôi chẳng nói gì.

"Cái đó do ai quyết định"? Tôi lại hỏi.

"Chúng tôi ở đây quyết định". Ông ta cho rằng không thể để cho họ có ngọn cờ sinh tồn được, nhất là trong tình hình khó khăn hiện nay.

Tôi không hỏi gì thêm nữa vì tôi cho rằng sự việc cũng đã xong xuôi rồi. Thực ra mà nói thì quyết định này không những phù hợp mà còn là cần thiết nữa. Tính chất tàn khốc của cuộc đàn áp chứng tỏ cho mọi người biết rằng, chúng ta sẽ tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng, quyết không đình đốn. Giết cả nhà Sa hoàng không những làm cho kẻ thù phải khiếp vía và hết hy vọng, mà còn để kích thích nhiệt tình của hàng ngũ của mình, và cũng để chứng tỏ rằng không có con đường rút lui, phía trước chỉ có thể là con đường thắng lợi hoàn toàn hoặc là hy sinh tất cả. Có thể trong giới trí thức của Đảng có người hoài nghi và lắc đầu, nhưng trong những người công nhân và binh lính thì không một chút hoài nghi nào, họ không hiểu và cũng không tiếp nhận quyết định nào khác. Lênin rất biết điều đó, ông sinh ra là đã có được bản lĩnh nghĩ về quần chúng và khéo thể hiện ý dân, nhất là trong thời kỳ bước ngoặt của lịch sử vĩ đại này.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #145 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 08:33:37 am »

"Trong thời kỳ tôi ở nước ngoài qua bản tin quan trọng mới nhất tôi đọc thấy mô tả việc xử oan và xử bằng hoả thiêu. Điều đó thật hay giả, tôi không biết, vì từ trước tới nay tôi không thấy thích thú với việc xử tử như thế nào, tôi thừa nhận tôi không nắm được tính tất yếu của việc xử tử”.

Tiếp đến ngày 10 tháng 04 Trôtxki viết: "Hôm nay (một ngày đầu mùa hạ) khi cùng Natasa lên núi dạo chơi, tôi nhớ tới một lần tôi và Lênin nói về việc xét xử Sa hoàng. Lênin đại thể ngoài việc có xem xét về mặt thời gian ra ("chúng tôi không kịp" xét xử tới cùng, những sự kiện có tính quyết định của tiền tuyến có lẽ còn đến sớm hơn) còn có những xem xét khác có liên quan tới gia quyến Sa hoàng. Dùng phương thức xét xử để trấn áp gia quyến đương nhiên là không thể được. Gia quyến của Sa hoàng là vật hy sinh của việc thay đổi triều đại."

Trong cuốn sách của Trôtxki có lấy lời của Piêsiêtốp ghi trong nhật ký để dẫn chứng, đổ tội giết Sa hoàng lên đầu Sveclốp. Đúng vậy ông ta đã coi Stalin là người đồng mưu với Sveclốp.

Tháng 3 năm 1989, kỷ niệm 70 năm ngày mất của Sveclốp. Trong năm đó không có một sách báo nào đăng bài kỷ niệm Sveclốp. Ngay những tờ báo trước đây hàng năm đều có bài nói về ngày kỷ niệm này, như tờ "Báo Sự thật" cũng không có phản ứng gì. Ví dụ, như đã không còn nhìn thấy những bài viết nào trước đây không lâu vẫn còn ca ngợi là người dũng sỹ can đảm không thể chê trách được, là một nhà hoạt động Bônsevich nổi tiếng, nay quảng đại quần chúng được thấy hàng loạt những bài chê trách và vạch tội Sveclốp không còn thể thống gì nữa. Nhiều người, nhất là những người trẻ tuổi, đã biết bộ mặt thật của bản thân Sveclốp và gia đình, không còn giấu giếm che đậy được nữa. Nhất là cuốn "Điện Kremli trong những năm 20" của B.Bachanôp đọc giả càng rõ hơn về tình hình của Sveclốp, gia đình và người thân của ông ta.

Acôp Mikhainnovich Sveclôp sinh ngày 22 tháng 5 năm 1885 tại Sanôpcalôto. Cha ông là Milaim Isilasevich (có tài liệu nói là Môphusa Isilaevich) bố của Sveclốp không phải là thợ điêu khắc như nhiều sách báo đã từng giới thiệu, mà là chủ một cửa hàng điêu khắc. không hiểu tại sao Acôp từ trước tới nay không nói tới tên bố bao giờ.

Anh cả của Acôp là Chinôvích lúc đó, những người công tác bí mật thường đến cửa hàng của ông Sveclốp để khắc dấu giả, để làm giấy tờ giả. Chinôvích do thay đổi tư tưởng không muốn quan hệ với những người công tác bí mật, sau đó anh ta và gia đình cắt đứt quan hệ và bỏ tín ngưỡng Do Thái giáo.

Cha anh thường dùng những lời răn của Do Thái giáo để răn dạy anh. Sau này Chinôvích được Macsimop Goocki nhận làm con nuôi đổi tên thành Chinôvich Phêcôp. Nhưng Chinôvích cũng không muốn có quan hệ với những người cách mạng ở bên cạnh Goocki, tự bỏ đi Pháp và tham gia quân đoàn nước ngoài. Sau đó ít lâu trong tác chiến Chinôvich bị mất một cánh tay. Cha anh biết được tin này liền vội vàng hỏi: "Là cánh tay nào?", khi nghe thấy là cánh tay phải ông cụ rất sung sướng. Hoá ra theo lời răn của Do Thái giáo, cha mà răn dạy con thì con bị mất cánh tay phải. Sau này Chinôvich Phêcôp vào quốc tịch Pháp tiếp tục phục vụ trong quân đội và lên tới hàm Thượng tướng, hoàn toàn cắt đứt quan hệ với gia đình. Một lần Pachanop đến Pháp gặp Chinovich. Khi Pachanop định giới thiệu tình hình của anh em Chinovich ở Nga. Chinôvich đáp, đó không phải gia đình anh ta, và không muốn biết bất cứ cái gì có liên quan đến anh em anh ta.

Người anh thứ hai của Acôp là Viniamin, không thích thú lắm với hoạt động cách mạng, di cư sang châu Mỹ, làm chủ một ngân hàng nhỏ. Sau cách mạng Acôp yêu cầu người anh thứ hai giúp đỡ.Viniamin chuyển ngân hàng của mình về Pêtrôgrát ở Nga. Viniamin không phải là đảng viên, Acôp đề nghị Lênin để anh hai của mình làm ủy viên nhân dân giao thông. Nhưng Viniamin trong thời gian là ủy viên nhân dân giao thông không được việc, Acôp đành phải miễn chức anh ta rồi bố trí anh ta làm thành viên đoàn chủ tịch ban kinh tế quốc dân tối cao. Sau này khi không còn chỗ dựa là Acôp Mikhainovich, con đường loạn lộ của Viniamin ngày càng sa sút, vì căn bản anh ta không có tố chất đảm nhiệm chức vụ lớn của nhà nước. Viniamin sau này lấy vợ là nữ diễn viên. Cô diễn viên này đã từng bị đi đày cùng với Acôp em anh ta. Stalin đã từng theo đuổi cô diễn viên này nhưng cô không thích bộ mặt nặng chình chịch và tính cách của Stalin, cô đã yêu Viniamin. Viniamin hy sinh năm 1937.

Acốp Sveclốp có hai người em gái, cô lớn tên là Sala, cô bé là Sôphia. Sôphia lấy một đại phú nông tên là Aviâpa ở miền nam nước Nga, sinh được hai con, một trai, một gái. Người con trai tên là Lêva Pôlytơ, là một chàng trai rất tài giỏi, nhưng vô liêm sỉ, tự nhận mình có sứ mạng lãnh đạo giới văn học và ỷ thế để thành lập cái gọi là "Tổ Napôsitop" để giám sát giới văn học một cách nghiêm ngặt như kiểu của ủy ban tiễu thanh các phần tử phản cách mạng. Hắn sở dĩ có thể ngang ngược như vậy vì em rể hắn là Yacôta người lãnh đạo Cục bảo vệ Chính trị quốc gia khét tiếng.

Yacôta lên như diều như vậy một phần là nhờ có gia đình Sveclốp. Hoá ra Yacôta không phải như những lời hoang đường mà hắn từng gieo rắc. Khi còn trẻ là một dược sư, mà là một người học việc ở cửa hàng điêu khắc của cụ thân sinh Sveclốp.

Sau một thời gian, hắn cảm thấy đã nắm được nghề rồi, nên muốn mở cửa hiệu riêng. Hắn đã ăn cắp một bộ đồ nghề rồi trốn đi nơi khác. Yacôta đoán cụ Sveclốp không dám đi báo với cảnh sát, vì nếu thế sẽ lộ những hoạt động ngầm của cửa hàng điêu khắc, nhưng Yacôta ở nơi khác cũng không sống nổi, nên đành phải quay lại cửa hàng của cụ Sveclốp nhận lỗi. Cụ đã tha cho hắn và lại nhận vào làm ở cửa hàng sau một thời gian, Yacôta vẫn chứng nào tật ấy, lại lấy cắp đồ nghề rồi trốn đi.

Sau khi cách mạng thắng lợi, những điều trước đây được bỏ qua. Yacôta lấy cháu ngoại của Sveclốp người lãnh đạo Nhà nước, điều này đã mở đường cho hắn thăng quan tiến chức, đưa hắn đến Kremli.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #146 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 08:40:55 am »

Trong cuốn "Từ điển bách khoa Liên Xô" do Nhà xuất bản bách khoa toàn thư Liên Xô xuất bản năm 1980 viết: Acôp Mikhainnôvich Sveclốp (1885-1919) là nhà hoạt động Đảng và Quốc vụ Nhà nước Liên Xô, là Đảng viên Đảng Cộng sản (từ 1901). Tham gia cách mạng (1905-1907) ở Uran, năm 1912 được bầu vào ủy ban Trung ương Công đảng Dân chủ xã hội Nga, là ủy viên của Cục nước Nga của ủy ban Trung ương. Là một trong những người tổ chức "Báo Sao sáng" là người phụ trách "Báo Sự thật". Tháng 4 năm 1917 lãnh đạo xây dựng tổ chức Đảng Quận Uran. Sau Hội nghị lần thứ VII (tháng 4) của Công đảng Xã hội dân chủ Nga (B) đảm nhiệm chức Bí thư Trung ương đảng, lãnh đạo công tác trù bị Đại hội lần thứ VI của Công đảng Xã hội Dân chủ Nga (B), tham gia công tác chuẩn bị và tổ chức Cách mạng Tháng Mười ở Pêtécbua. Là thành viên của Tổng bộ lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang. Là ủy viên Ban cách mạng quân sự, là Chủ tịch Đoàn Đảng Bônsêvích tại Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ hai. Từ ngày 8 tháng 11 năm 1917 (công lịch là ngày 21) là Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương toàn Nga (kiêm Bí thư Trung ương đảng) là Chủ tịch ban dự thảo Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô.

Nhưng nhiều sự thực khi còn sinh thời Acôp Mikhainnôvich được người ta tin là thật, thì nay một số người lại nghi ngờ và cũng không tìm thấy tư liệu văn bản nào để chứng thực. Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn cho rằng ngày mà Sveclốp vào Đảng cũng đáng phải xem lại, những hoạt động của anh ta trước Cách mạng Tháng Mười, kể cả một số sự thực lịch sử của việc bị tù và đi đày cũng cần phải viết lại. Valicap Phulatônôp khi nghiên cứu tư liệu hồ sơ của khu vực Uran đã phát hiện ra một cuốn nhật ký quan trọng, chủ nhân của cuốn nhật ký là N.A.Sêtangsep, người Đảng Dân chủ Xã hội, bị tù mấy năm ở nhà tù Ecachênin. Trong nhật ký ông viết về một số tình hình mà ông và Sveclốp năm 1908-1909 cùng bị tù tại đây. Ông viết trong nhà tù rất nhiều chuột, các tù nhân đã tự động thành lập một đội diệt chuột, cử Sveclốp làm Đội trưởng. Chuột bắt được, thì vứt ngay vào thùng đựng nước giải, có những con chưa chết vẫn leo ra, tù nhân lại phải lấy giầy đập cho chuột rơi xuống cho tới chết ngạt mới thôi, có tù nhân bắt được chuột, thì dùng dây treo ngược lên. N.A Sêtangsep viết, tiêu diệt chuột là điều nên làm, nhưng dầy vò nó một cách tàn nhẫn thì không nên.

Ở trong tù Sveclốp cũng là một nhân vật có quyền thế, các tù nhân coi ông là một đại phú ông, phải vay tiền của ông hoặc được ông ban ơn. Người của Sveclốp ở bên ngoài vẫn giữ liên lạc thường xuyên với ông. Valicat Phulatônôp viết: "Đúng vậy Sveclốp hoàn toàn có lý do để coi mình là một nhân vật có thể tuỳ ý trừng phạt hoặc tha thứ cho người khác, vì những lời ông ta nói, là những lời của trẻ con còn để chỏm lãnh đạo một tổ chức bí mật giống như Đảng Bàn Tay Đen... tổ chức chiến đấu của Công Đảng Dân chủ Xã hội Nga... trong cái vùng dạy bảo "của mình, thì Sveclốp là Sa hoàng và thượng đế..." tổ chức bí mật của Sveclốp có những hoạt động gì? Trước hết là ám sát chính trị, đối tượng chủ yếu của ám sát là cảnh sát, những nhân vật đại diện bộ máy quyền lực, "phần tử xã hộ đen" tức là tất cả những người mà ông ta không ưa, ném lựu đạn vào nhà những người mà ông ta không ưa là công việc thường thấy. Những hoạt động khủng bố của họ khiến nhiều người vô tội bị chết oan.

Trong cuốn "140 lần nói chuyện với Môlôtôp", Siep khi nói với Môlôtôp về vấn đề Sveclốp, có hỏi:

Hôm đưa tang Sveclốp, Lênin đánh giá Sveclốp như vậy có quá cao không?

"Đúng, có hơi quá, nói ông ta là một nhà hoạt động tổ chức của Đảng nhưng về mặt này Sveclốp không để lại một tác phẩm nào, chẳng thấy để lại cái gì, tôi cũng không nhớ ông ta có viết gì không"

"Khi người ta nói về Kirốp cũng nói là không để lại cái gì cả."

“Kirốp có nhiều bài viết và bài phát biểu”
,  Môlôtôp nói: "Sveclốp thuộc lớp người loại bánh mỳ ra lò sớm, còn Kirốp thuộc lớp người cách mạng chín muồi. Sveclốp người không cao, mặc quần áo Jaket da, có giọng nói to kinh người, trời phú cho người có cái đầu nhỏ, mà có cái họng lớn thần kỳ như vậy, giống như cái tù và của thành Êlica! Ở Hội nghị chỉ cần ông ta hô to một tiếng "thưa các đồng chí!" Thì lập tức mọi người im như thóc. Đối với Lênin mà nói, thì không còn nhân vật nào có thể thích hợp hơn Sveclốp. Mọi người đều biết Lênin giao cho Sveclốp phát biểu... Ông ta là một nhà tổ chức rất tốt là một nhà tuyên truyền, nhưng chủ yếu là nhà tổ chức. Khi họp ông ta là người đầu tiên đứng ra nói mấy câu để duy trì trật tự của hội trường... Sveclốp có người anh tên là Phêkhôp, Goocki là thầy của anh ta. Sau khi anh ta đến Paris thì anh ta lớn tiếng chửi bới chính quyền Xô Viết. Anh ta đã có lúc làm chuyên viên của Đại sứ quán Pháp ở Nhật bản. Tôi nắm rất rõ gia đình Sveclốp. Vợ ông ta tên là Khalachia Chimôphêepna, là phụ nữ Nga.”

"Sveclốp tại sao chết, ông còn nhớ không ?"

"Một chuyến đi Kharcốp, tôi cho rằng ông ta bị cảm rồi chết. Tên của loại bệnh cảm đó là gì? Đúng rồi hình như "bệnh cảm Tây Ban Nha" nay người ta không gọi thế nữa mà gọi là bệnh cúm".

"Còn có tin đồn, nói là ông ta bị đột nhiên bắn chết tại một nơi nào đó?"


Có thể Lênin rất coi trọng ông ta. Về mặt tổ chức ông ta hoàn thành xuất sắc những việc Lênin giao, Lênin rất coi trọng điều này. Sveclốp tuy không có tầm nhìn xa. Ông là người trung thành với Đảng, có lòng trung thành trong sáng. Điều này lại chính là điều khiếm khuyết của nhiều người lãnh đạo. Lênin đã quá khen ngợi Sveclốp ông đã chết khi còn trẻ, mới có ba mươi tư tuổi, nhẽ nào lại có thể nói là ông không tốt được ư?

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #147 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 08:45:01 am »

Năm mươi ba năm sau ngày mất của Sveclốp mấy lần đầu tiên công bố hồi ký của Pôsie Vênôgratxkaya tham gia Cách mạng Tháng Mười và nội chiến, sau đó bà công tác tại Xô Viết những người lao động Mátxcơva và cơ quan Trung ương Đảng cộng sản Nga (B) là một Nhà văn, tạ thế năm 1980. Sveclốp đi Kharcôp để dự Đại hội lần thứ III của Đảng cộng sản (B) Ucraina, Hội Đại biểu Xô Viết Ucraina cùng đi có Vênôgratskya lúc đó bà là thư ký. Đây là lần đi công tác cuối cùng của Sveclốp, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương toàn Nga.

Đoàn chuyên xa (xe hoả chuyên dùng) gồm ba toa không kéo chuông, không còi âm thầm đi khỏi ga, đi về hướng Kharcốp theo đúng thời gian quy định.

Hôm đó ngày 27 tháng 2. Hãy tạm không nói tới tình hình đoàn xe trên đường đi Kharcôp thủ đô Ucraina. Ngày 6 tháng 3 Sveclốp đọc bài phát biểu tại Hội nghị Đại biểu Xô viết toàn Ucraina. Ngày hôm đó, ngay từ sáng sớm Sveclốp đã bận túi bụi. Ông giao cho đánh điện đi Kutsikhơ, Valiep, Pêcalôtơ, Dula, Sêphôhôp, vì ông dự định trên đường quay trở về sẽ gặp những người Lãnh đạo Đảng và Xô Viết ở các nơi đó. Hai mươi mốt giờ ngày hôm đó đoàn chuyên xa của Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương toàn Nga rời Kharcôp trở về Mátxcơva.

Vênôgratxkaya nhớ lại nói: Trên đường trở về, Sveclốp vẫn làm việc rất khẩn trương. Ví dụ khoảng một giờ đêm những người lãnh đạo khu Pêcalôtơ cũng được gọi đến gặp ông ngay trên toa tầu, năm giờ sáng hôm sau ông lại phải tiếp những người lãnh đạo khu Kuttikhơ. Trên đường về ông đã bị ốm, nhưng vẫn cứ làm việc suốt cả đêm.

Vênôgratxkaya cho rằng Sveclốp trên đường đi Kharcốp đã hơi bị cảm rồi, khi trên đường trở về Mátxcơva lại bị nặng hơn. Đường xa, làm việc quá sức khiến ông bị cảm thêm vào đó là điều kiện ăn ở trên tàu không được tốt. Trên đường đi không những không có thức ăn nóng mà ngay đến bánh đại mạch cũng không đủ ăn. Sau đó Canôvich biết tin (toa xe của Canôvich mới được móc thêm vào đoàn chuyên xa của Sveclốp) Chủ tịch ủy ban Nhân dân toàn Nga bị đói trên tàu hoả, liền nói trên toa của ông ta có nhà bếp, có cơm nóng. Những người cùng đi đã khuyên Sveclốp, đi sang toa của Canôvich ăn một bát canh nóng.

Khi đoàn tàu đến ga Kutsikhơ, Sveclốp xuống tàu để chuyển sang toa của Canôvich. Lúc đó có mấy nông dân đang đứng ở nhà ga nhìn thấy Sveclốp vội chạy lại vây quanh lễ phép hỏi thăm sức khoẻ và đề nghị Sveclốp, nói đỡ với nhà đương cục địa phương, vì việc trưng mua lương thực của chính quyền địa phương đối với họ quá nặng.

"Báo chí nước ngoài thù địch với chúng ta lúc đó đưa tin đồn nhảm là Acôp Mikhainôvich bị nông dân đánh chết trên đường" Pôsiê Vênôgratxkaya viết: Tôi cảm giác là Sveclốp khi đứng ở nhà ga nói chuyện với nông dân đã bị cảm, ông từ toa xe nọ chuyển sang toa xe kia, mà không mặc thêm áo, chỉ khoác trên mình có một chiếc Jacket xuân thu nổi tiếng. Lúc đó đang là mùa đông, gió thổi mạnh. Sveclốp bị nông dân vây quanh, sau khi nông dân nói lên cái yêu cầu đơn giản của mình, định ra đi thì Sveclốp lại gọi họ lại hỏi về tình hình đời sống và nhà cửa của họ. Sớm hôm sau tôi thấy Sveclốp ho liên tục.

"Tôi cảm thấy, hôm qua anh bị cảm rồi" tôi nói với ông ta như vậy.

Nhưng ông vốn có tính mặc cảm nên đã vặn lại ngay: "Đề nghị chị cho tôi biết, có người phụ nữ nào có cái mẫn cảm thế không Tôi cảm mạo thì cô ta cũng cảm thấy..."

Không có chứng cứ nào chứng tỏ Sveclốp khi ở Kharcốp đã nhờ bác sĩ chữa bệnh, đến nay cũng vẫn chưa tìm thấy chứng cứ về mặt này. Trong các văn bản hồi ký của các đại biểu Đại hội Đảng hoặc của Đại biểu Đại hội Xô Viết Ucraina lúc đó không thấy nói tới Chủ tịch ủy ban Chấp hành Trung ương toàn Xô bị cảm mạo. Cần phải thấy rằng, lúc đó Sveclốp tiếp xúc với rất nhiều người, mấy trăm Đại biểu nghe ông phát biểu trên diễn đàn, cũng như Vênôgratxkaya đã nói, Sveclốp đã nhiều lần đi đến chỗ ngồi của các đại biểu, cùng nói chuyện với các đại biểu. Sveclốp trên đường từ Kharcốp về Mátxcơva qua nhiều thành phố và nói chuyện, trao đổi công tác với những người lãnh đạo Đảng và cơ quan Xô Viết ở những thành phố đó, trong số họ không có ai để lại tài liệu nói về Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga bị ốm, nếu họ biết Sveclốp bị ốm thì họ nhất định cử người đi tìm thuốc vì thời đó rất hiếm thuốc.

Acốp Mikhainôvich còn tham dự một cuộc mít tinh của quần chúng đó là lúc trên đường trở về Mátxcơva. Theo Vênôgratxkaya thì khi xe lửa đến gần ga Valiep, ở một địa điểm cách nhà ga không xa, công nhân đường sắt đang mít tinh. Đồng chí B.M.Olin thời đó là Chủ tịch Ban chấp hành Quận Valiep, Olin đến tận toa xe lửa mời Sveclốp đến nói chuyện... Công nhân còn cử mấy đại biểu đến gặp Sveclốp nói rằng, công nhân đường sắt rất muốn nghe Sveclốp nói chuyện... ông được công nhân nhiệt tình tiếp đón. Sveclốp rất vui mừng nói với công nhân rằng ông ta muốn thành lập Đệ tam Quốc tế Cộng sản (sau khi đoàn chuyên xa rời Kharcốp, thì nhiều tờ báo đã đăng tin này)... Acốp Mikhainôvich về tới Mátxcơva thì khản đặc lại, không nói được nữa.

Vênôgratxkaya nói Sveclốp lúc đó đúng là "cảm mạo" thật, nhưng có đúng như bà ta nói thật không? Tại sao chuyên xa của Sveclốp mãi tới ngày 11 tháng 3 mới về tới Mátxcơva? Khi Sveclốp gặp công nhân đường sắt liệu có xảy ra việc gì không? Ông ta có nói với công nhân là thành lập Đệ tam Quốc tế Cộng sản không?

Các nhà sử học thuộc thế hệ trẻ thường đưa ra những câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Theo cách nói của các quan chức thì năm ngày sau khi Sveclốp về tới Mátxcơva thì bị chết vì do bị cảm mạo Tây Ban Nha (cúm) (cảm nặng và viêm phổi).

Nhiều nhà nghiên cứu cảm thấy nghi ngờ về cách giả thích của các quan chức.

Năm 1990 nhà chính luận Cacmen Nachalôp có bài viết nhan đề "Những điều đã nói sai lầm như thế nào" (đăng trong "Tạp chí Mátxcơva" số 7) đã nêu ra một số tư liệu sinh thời Sveclốp. Trong bài viết Cacmen Nachalop cho biết: Sveclốp đến Nhà máy sửa chữa toa xe ở Valiep định đọc bài nói chuyện về Đệ tam Quốc tế Cộng sản trước công nhân đường sắt thì bị một số công nhân đánh, vì thế ngày 16 tháng 3 năm 1919 đã chết tại Mátxcơva (Cacmen Nachalôp còn cho biết nguồn tin lấy từ cuốn "Người Do Thái ở Nga và Liên Xô" của tác giả A.N.Chiky xuất bản năm 1967 tại New York).

Khó khăn lắm mới tìm thấy cuốn sách này, phần "Phụ lục" trang 239 chúng ta có thể đọc thấy: "Chú Asa của tôi trước đó đã chết rồi, ông không phải là chết một cách tự nhiên, khi ở Nhà máy sửa chữa toa xe ở Valiep ông bị các đồng chí công nhân đánh rất thậm tệ"

Phần phụ lục của cuốn sách này có đầu đề "Rianglia Hăngri gang thép" (chỉ Lêônit Avichpaxich và Yacôta - tác giả) với đầu đề phụ là "Hồi ký của những năm tuổi trẻ". Tác giả của cuốn sách này là Alêchsantôlôp cháu ngoại của Sveclốp.



HẾT

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM