Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 11:50:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bình luận - chém gió bóng đá Quốc tế - phần 2  (Đọc 245890 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #420 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2013, 11:11:11 am »

Sau Inter, Chelsea giờ là đến Milan đã biết cách hóa giải lối chơi của Barca. Ông Jordi Roura chả để lại dấu ấn gì trong lối chơi của Barca trong thời gian tạm quyền, kể cả tại La Liga, kiểu như cứ để 11 cầu thủ vào sân rồi muốn đá sao thì đá cho xong trách nhiệm vậy.

 Tỷ số 2-0 có thể làm bất ngờ đối với những người xem kết quả qua mạng vào sáng hôm sau, chứ với những ai chứng kiến Barca với sự dẫn dắt của thuyền trưởng tạm quyền Jordi Roura tối qua thì không có gì để bàn cãi: hầu như từ đầu đến cuối trận chả có 1 cơ hội ngon ăn nào uy hiếp khung thành Milan, các đợt lên bóng lề mề, thiếu tính đột biến khiến đối phương dễ dàng bóp nghẹt từ ngoài vòng 16m50.

Với những cầu thủ có trong tay, đúng ra Jordi Roura hoàn toàn có thể điều chỉnh chiến thuật ở hiệp 2 để đẩy nhanh tốc độ khiến hàng phòng ngự Milan phải bộc lộ khoảng trống hoặc chí ít là tìm kiếm những quả phạt, thẻ phạt để trận đấu trở nên dễ thở hơn. Nhưng chính sự thận trọng quá đáng (có lẽ là do ảnh hưởng của trận chung kết C1 1994, khi đó Milan cũng thắng thuyết phục với 1 đội hình què quặt, thậm chí thiếu cả Baresi) đã khiến cho Jordi Roura chọn 1 lối chơi thiếu lửa đến vậy.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #421 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2013, 02:10:25 pm »

Năm 1994 ở Athen, Milan mất cặp trung vệ Baresi - Costacurta.
Trận rạng sáng nay, nếu Barcelona đẩy cao tốc độ tấn công cũng rất khó vì tuyến giữa của Milan đá quá tốt trong việc bao vây, chia cắt, ngăn chặn các tiền vệ Barcelona phối hợp với nhau. Ra cánh thì hai tiền đạo cánh El Sharawy với Boateng rất chịu khó lùi về.
Chiến thuật phòng ngự của Milan cũng như phòng thủ truyền thống kiểu Italia có sự khác biệt rất rõ ràng với kiểu phòng ngự xe buýt hai tầng như các lều báo ngộ nhận. Hệ thống phòng thủ của Milan hôm qua cũng có những sự thay đổi tương đối rõ.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #422 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2013, 08:38:23 pm »

Một số nhận định của em về trận đấu hôm qua

Sau trận hôm qua, không tính các cule, có một số lờ báo bảo rằng Milan phòng ngự kiểu xe buýt. Trong tầm kiến thức hạn chế của em, ngoài hai lối chơi này đều mang tính chất phòng ngự - phản công, em thấy như sau:

Milan, rõ ràng với chất lượng cầu thủ như vậy, phải phòng ngự trước Barcelona là chuyện tất nhiên. Bóng đá phòng thủ đã trở thành thương hiệu của người Ý nói chung và Milan nói riêng.. Nền tảng của AC Milan từ thời kỳ đại Milan cho đến Milan 1993-1994 rồi Milan 2003-2007 đều dựa trên hàng phòng thủ vững chắc. Milan gặp Barcelona năm ngoái cũng vậy, vẫn dựa trên hàng phòng ngự với Nesta là người chỉ huy. Hôm qua, khi Nesta không thi đấu, hàng phòng thủ với 4 cầu thủ thường xuyên mắc sai lầm cá nhân và không ai trong số này có tố chất thủ lĩnh như Nesta, Maldini hay Baresi, trung tâm của hệ thống phòng ngự đã được đẩy lên hàng tiền vệ với Ambrosini đá trụ, Muntari (thiên về nhiệm vụ càn quét, tranh cướp bóng) và Montolivo (có xu hướng phân phối bóng, điều tiết nhịp độ của cả đội và tổ chức tấn công). Hàng tiền vệ này, xét theo từng cá nhân, thua Gattuso về khả năng chiến đấu, không bằng Pirlo về khả năng phân phối bóng, điều tiết nhịp độ trận đấu, kém Seedorf về khả năng sút xa cũng như xâm nhập vào vòng cấm địa đối phương khi tham gia tấn công. Nhưng nếu xếp thành một mắt xích, 3 cầu thủ của năm 2013 có chăng, chỉ kém Gattuso – Pirlo – Seedorf về khả năng giữ bóng và giữ nhịp cho toàn đội. Cách phòng thủ của Milan thì vẫn giữ nguyên như truyền thống, là phòng thủ khu vực. Khi cầu thủ đối phương có bóng, luôn có 3 cái áo đỏ đen sẵn sàng lao vào, nhưng không phải lao thẳng vào tranh chấp mà theo cách 1 tranh chấp, 1 che chắn, bọc lót và 1 hoặc đón bóng bật ra, hoặc phán đoán hành động tiếp theo của cầu thủ đối phương và đưa ra quyết định lao vào hỗ trợ tranh cướp bóng hay trở thành cầu thủ che chắn thứ hai. Cách phòng thủ khu vực này, hàng tiền vệ là nơi phải hoạt động mạnh nhất, hao tốn nhiều sức lực nhất. Các tiền vệ là những người tham gia tranh cướp bóng chủ yếu và phụ thuộc vào vị trí tranh chấp trên sân mà các trung vệ, hậu vệ biên lao lên hoặc các tiền đạo rút về hỗ trợ tạo thành đỉnh thứ ba của hình tam giác. Và việc đặt trung tâm hệ thống phòng ngự lên hàng tiền vệ đã tăng khả năng bao vây, chia cắt, tranh cướp bóng của Milan có những thời điểm, diễn ra ngay trên phần sân đối phương. Khi phòng thủ ở sâu phần sân nhà, các tiền đạo cánh lùi xuống hỗ trợ phòng ngự, các hậu vệ biên hoặc bó vào trong tạo thành một lớp lá chắn bọc lót trường hợp cầu thủ đá biên của Barcelona đột phá thẳng vào trung tâm hoặc chạy lên trên để chặn các đường trả bóng về.

Trong khi nếu cơ sở hệ thống phòng ngự là hàng hậu vệ, việc tổ chức tranh cướp bóng diễn ra chủ yếu ở sau vòng tròn trung tâm bên sân nhà, có thể nhường trung lộ cho đối phương. Còn xe buýt phòng thủ như Inter Milan hay Chelsea của Mourinho, việc phòng thủ diễn ra từ khoảng ½ đến 1/3 phần sân nhà và mang tính chất phòng ngự thụ động, chủ động nhường hoàn toàn trung lộ cho đối phương.

Chính vì đặt trung tâm hệ thống phòng ngự ở hàng tiền vệ và lối chơi áp sát, không ngại va chạm, Milan mặc dù có lúc bị dồn ép, hàng tiền vệ và hậu vệ phải lùi sâu về sân nhà, ngay trước vòng cấm địa (nguyên nhân do khả năng giữ bóng của Barcelona quá tốt, còn Milan, ngược lại, chỉ có Montolivo và El Sharawy là có khả năng giữ bóng) nhưng thực tế, Barcelona không chiếm lĩnh hoàn toàn được khu vực giữa sân mà trái lại, các tiền vệ Barcelona bị chia cắt, cô lập, không liên lạc được với nhau. Và cự ly đội hình của Milan được giữ vững nên không chỉ khi phản công mà khi cần, đội hình có thể đẩy cao và gây sức ép lên đối phương. Nếu so sánh với trận đấu trên sân San Siro, cũng với Barcelona năm ngoái, rõ ràng lần này, tuyến phòng ngự của Milan đã được đẩy cao lên cao hơn.

Hôm qua, người xuất sắc nhất trận đấu, có thể là El Sharawy, có thể là Boateng hay Montolivo, nhưng nếu được, nêu bầu cho hai người là Mexes – đã có trận đấu hay nhất từ đầu mùa, không mắc một sai lầm nào (thẻ vàng xuất phát từ pha truyền bóng ở giữa sân rất nhảm nhí của Muntari), luôn có mặt đúng lúc ở các điểm nóng gần vòng cấm địa đội nhà. Và nhất là Ambrosini – cây trường sinh ở tuổi 35. Hoạt động thầm lặng, không biết mệt mỏi, tham gia vào hầu hết các pha tranh cướp bóng. Sự quyết liệt của Ambrosini đã hạn chế rất nhiều không gian hoạt động của Xavi.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #423 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2013, 08:38:37 pm »

Nhận định

Có lợi thế hai bàn ở lượt đi và không thủng lưới, Milan đang có lợi thế rất lớn trước trận lượt về. Năm 2010, Inter của Mourinho cũng có lợi thế 2 bàn trước trận lượt về với Barcelona và sau đó, vô địch CL. Inter khi đó cũng có một cây trường sinh mang tên Janetti – người đã là cho Messi khi ấy chưa được tung hô lên thành vĩ đại ở tầm CLB “tắt điện”. Barcelona trước trận lượt về còn 2 trận sống còn với Real.

Nhưng như vậy, không có nghĩa là Milan không có khó khăn. Cuối tuần – Inter Milan, tuần sau – Lazio, những đội bóng đang tranh chấp vị trí thứ ba. Tình hình lực lượng, nếu Flamini và Nocerino không kịp bình phục, Ambrosini sẽ phải tiếp tục cày ải và không ai biết, ở tuổi 35, gần 36, anh có đủ thể lực trụ được đến sau đây 2 tuần nữa không. Traode khoác áo Milan chỉ vì anh miễn phí. Và cuối cùng, hệ thống phòng thủ của Milan hôm qua có thể hoàn hảo, nhưng các mắt xích riêng lẻ như Zapata, Constant vẫn có những lúc mất tập trung hoặc có những sai lầm cá nhân rất ngớ ngẩn. Constant không bị khoét vì có El Sharawy lùi về hỗ trợ phòng ngự và bản thân El Sharawy đủ tạo ra áp lực lớn bên cánh phải của Barcelona, giảm tải cho Constant. Zapata thì có Mexes bọc lót, 3 tiền vệ ở trên chống đỡ. Nhưng không khắc phục được, đây vẫn là những mắt xích yếu nhất trong hệ thống phòng ngự của Milan. Ngoài ra, bài học của Deportivo năm 2004 trước một Milan hùng mạnh hay bài học vòng 1/16 năm ngoái chết hụt ở Emirate vẫn còn. Một Milan hùng mạnh, đương kim vô địch CL nhưng đã kiệt sức vì không được xoay vòng quá lâu đã bị thảm bại 0-4. Một Milan ngạo nghễ từ thầy đến trò sau chiến thắng 4-0 ở lượt đi đã sống trong địa ngục trong 45 phút đầu ở trận lượt về và chết hụt. Cả hai bài học này, hiện nay đều đang tiềm ẩn trong Milan 2013.

Trên Camp Nou hay Nou Camp, bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra. Chelsea từng thảm bại 5-1, Nesta từng bị thổi phạt trước khi bóng từ chấm phạt góc được đá vào sân. Và nếu nhìn theo quan điểm của một anti fan Barcelona, Milan, rất có thể phải chuẩn bị tâm lý hứng chịu ít nhất là 2 quả penalty. Điều này rất có cơ sở nếu nhìn vào nhận định trong bàn thắng đầu tiên.

Về bàn thắng này. Đã có clip chứng minh rằng bóng trước khi đến chân Boateng, không hề chạm tay Zapata. Nhưng ở góc quay trong clip, muốn khẳng định 100% cũng không phải dễ Có thể, bóng sượt qua tay Zapata hoặc chạm vào tay thật, nhưng tốc độ cao nên không ảnh hưởng tới đường bay của bóng. Sau đó thì bóng đập vào trán Zapata và đến chân Boateng. Trong trường hợp bóng đập tay Zapata, có thể do tốc độ quá nhanh, các trọng tài không kịp phát hiện, hoặc do bản thân Zapata không cố ý dùng tay chơi bóng hay các lý do nào khác nữa… giả sử cùng diễn ra đồng thời…. Barcelona có thể đổ cho trọng tài làm ảnh hưởng kết quả trận đấu. Nếu như vậy, Barcelona nên hỏi cảm giác của AC Milan năm 2006, Chelsea năm 2009 và Real Madrid năm 2011 là như thế nào đối với các quyết định của trọng tài.
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #424 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2013, 10:23:35 pm »

Milan không hề phòng ngự tiêu cực kiểu như Chelsea hoặc Inter, họ cũng không chơi rình rập mà có chủ ý rõ ràng. Các cầu thủ giữ cự ly đội hình rất tốt. Sau khi có "vốn" là 1 bàn thắng họ lập tức thay đổi chiến thuật, cho phép 2 tiền vệ nhô cao 1 chút khoét vào 2 cánh do Alba và Alves để lại, sẵn sàng đặt khung thành của Barca vào tình thế nguy hiểm nếu Busquest không kịp lùi về bọc lót.

Trong khi đó thì Barca vẫn bế tắc, thuyền trưởng Jordi Roura không giúp gì được cho các học trò của mình trong lúc sóng gió, hệt như trận gặp Celtic. Nếu Tito không kịp trở lại, Barca không có những cái mới thì trận lượt về Milan vẫn sẽ làm lối chơi tiki taca trở nên rối rắm, vô hại hệt như trận lượt đi.

Cả 2 bàn thua đều mang dấu ấn của Alves. Trái đầu tiên là 1 pha phạm lỗi không đáng khi mà cả Pique lẫn Puyol đang ở thế chủ động; trái thứ 2  thì bỏ vị trí để cho Muntari có khoảng trống rộng thênh thang hạ gục Valdes. Các bàn thua gần đây của Barca hầu như chỉ đến từ cánh của Alves, bởi vậy mới hiểu vì sao Maicon vẫn không bị thay thế ở vị trí này trong đội tuyển Braxin. Montoya tuy rất chắc chắn nhưng khó mà được Jordi Roura tin tưởng để đá thay cho Alves do bản tính chết nhát của tay HLV tạm quyền này.



Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #425 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2013, 10:42:35 pm »

Bàn thứ hai, Alves để xổng Muntari, lỗi đầu tiên, theo em phải là Puyol khi không thể kèm được Niang. Pha phản công ấy, khi nhận được bóng, trước khi tâng cho El Sharawy, Niang vẫn ở tư thế với bóng. Có thể Puyol vẫn còn choáng sau pha va chạm với Pazzini.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #426 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2013, 09:57:08 pm »

Không phải em khen đội nhà chứ nhìn Chelsea phòng thủ trước Man City thì Chelsea phải gọi Milan bằng bố.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #427 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2013, 11:50:20 pm »

Không phải em khen đội nhà chứ nhìn Chelsea phòng thủ trước Man City thì Chelsea phải gọi Milan bằng bố.

Hehe, đương kim C1 đó mừ Grin

Pha ghi bàn thứ 2 của Tevez, phản ánh hàng thủ  của Chelsea thật tệ hại.
Nhưng pha cứa lòng của Toure là hoàn hảo đó chứ. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #428 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2013, 12:19:27 am »

Pha đó đẹp mà bác. Em không nhầm thì cũng thuộc dạng sở trường của chú này. Một mình Yaya gánh cả hàng tiền vệ Man City. Tầm chú ấy đủ sức "cân" hay chọi lại một số hàng tiền vệ như của MU hay Arsenal ở trung tâm. Hôm nay Toure cũng cho Mikel với Lampard tắt điện.
Về pha cứa lòng vào góc xa, em thấy do hậu vệ Chelsea đứng che góc là đúng, nhưng không có sự hỗ trợ phòng ngự cần thiết, để chú Toure ấy ngắm nghía rồi cứa lòng trong tương đối thoải mái.
Có thể bước ngoặt trận đấu là pha đá phạt đền hỏng ăn của Lampard. Man City tưởng chết đuối lại vớ được cái phao. Mà bàn thua cũng bắt nguồn từ pha phản công ngược sau pha phản công của Chelsea, chú Ramirez có quả xử lý cực kỳ lóng ngóng ngay trước vòng cấm địa City.
Kiểu phòng thủ của Chelsea trước City là phòng thủ bị động, tạo số đông trước vòng cấm địa như xe bus của Mourinho mà gần như không có cơ hội phản công. Kiểu như đưa mình ra làm cái bị bông cho người ta đấm bốc ý bác Grin. Tập trung phòng thủ trước vòng cấm địa, tranh bóng cũng chỉ tầm khu vực ấy nên không khó hiểu khi Man City ép sân và phạm lỗi nhiều hơn. Phạm lỗi trước vòng cấm địa cũng như thi rồ ga vượt đèn đỏ Grin
Đoạn đầu hiệp 2 em không xem được, em đoán khoảng 10 phút đầu hiệp 2 là Chelsea đẩy cao đội hình gây sức ép bất ngờ lên Man City - bài của ông Benitez (bọn em hay gọi là Ben Râu Grin). Khổ là hỏng quả pen rồi thế trận đang dần cân bằng thì ăn ngay bàn thua.
Bàn thứ hai thì tiền vệ trung tâm đủ khả năng phòng ngự của Chelsea ra sân hết rồi, không có người lùi về hỗ trợ phòng ngự trong khi hậu vệ thì lỏng. Benitez dốc vốn khi tung cả Oscar, Moses rồi Torres vào thay Ramirez - đá tệ nhất, Mikel, Lampard - 2 tiền vệ trung tâm có khả năng phòng ngự.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #429 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2013, 03:20:01 am »

Derby Milano, Milan đang dẫn trước 1-0 nhờ công El Sharawy.
So với trận giữa tuần trước, có 3 sự thay đổi: Balotelli đá cắm thay Pazzini, giữa sân Nocerino thay Ambrosini, cánh trái De Sciglio thay Constant.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM