Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 12:24:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bình luận - chém gió bóng đá Quốc tế - phần 2  (Đọc 245884 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #40 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2011, 04:24:12 am »

3-0. Pato ghi bàn bằng một cú sút xa. Trận này Pato là cầu thủ xuất sắc nhất. Cảm giác Sheva ngày xưa trở lại phần nào Smiley
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #41 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2011, 04:29:09 am »

Milan thắng chắc rồi! Mặc dù tình huống bước ngoặt là pha penalty không được rõ ràng và với quan điểm của em thì Napoli bị xử có phần nặng tay. Hai bàn thắng sau là hệ quả của cục diện trận đấu nhưng không phủ nhận là đẹp Grin.
Em xem nốt trận đấu, cập nhật rồi đi ngủ.
Đêm nay ngủ ngon Grin
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #42 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2011, 04:38:50 am »

Milan thắng 3-0. Trận đấu đã kết thúc. Em đi ngủ Grin
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #43 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2011, 11:18:30 pm »


Cesc đang dính nghi án cười khi Messi ghi bàn, giờ lại lòi thêm cái ảnh cười khi RvP bị thẻ đổ. Kiểu này sang năm Cesc sang Barca chắc.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #44 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2011, 11:19:41 pm »

Thế này chỉ tổ làm các bạn Arsenal tức điên lên thôi Grin
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #45 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2011, 01:23:30 pm »

Trận này Van Persie có bị đuổi hay không cũng chả khác gì mấy. Trước khi bị đuổi thì Persie hầu như không hiện diện trên sân. Barca vẫn ung dung triển khai lối chơi tấn công quen thuộc của mình, có phần dễ dàng hơn khi HLV Arsène Wenger chỉ đạo cho học trò của mình chơi phòng ngự.

Nhưng phòng ngự không phải là thế mạnh của Arsenal nên các cầu thủ của Barca mới có dịp bắn phá khung thành liên tục như vậy. Arsenal không có những cầu thủ lì lợm, dày dạn như Maicon, Lucio, Cambiasso, Samuel, Sneijder... của Inter. Năm ngoái họ chỉ kiểm soát bóng có 18% mà vẫn đá văng Barca ra khỏi C1 để rồi đoạt luôn chiếc cup.

Thống kê gần đây cho thấy đội nào loại được Barca là đội đó sẽ vô địch, còn nếu không ai loại được thì ... Barca sẽ vô địch. 2008 MU loại Barca sau 2 lượt đấu, để rồi sau đó đoạt luôn chiếc cup C1, 2010 Inter cũng làm điều tương tự. Vào đến tứ kết thì ai cũng như ai. Mấy ai ngờ Tottenham lại đá bại được AC Milan. Không khéo khi lần đầu tiên được góp mặt tại tứ kết, "ngựa ô" sẽ quậy cho mấy ông lớn tơi tả. Chén sành với chén kiểu, coi ai ngán ai? Grin
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #46 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2011, 02:58:54 pm »

Trận này Van Persie có bị đuổi hay không cũng chả khác gì mấy. Trước khi bị đuổi thì Persie hầu như không hiện diện trên sân. Barca vẫn ung dung triển khai lối chơi tấn công quen thuộc của mình, có phần dễ dàng hơn khi HLV Arsène Wenger chỉ đạo cho học trò của mình chơi phòng ngự.

Nhưng phòng ngự không phải là thế mạnh của Arsenal nên các cầu thủ của Barca mới có dịp bắn phá khung thành liên tục như vậy. Arsenal không có những cầu thủ lì lợm, dày dạn như Maicon, Lucio, Cambiasso, Samuel, Sneijder... của Inter. Năm ngoái họ chỉ kiểm soát bóng có 18% mà vẫn đá văng Barca ra khỏi C1 để rồi đoạt luôn chiếc cup.


Fan Arsenal đang bảo nếu Persie không bị đuổi thì sau phú 60, khi mà các cầu thủ Barca đã xuống sức thì họ sẽ ghi thêm bàn thắng giống như trận lượt đi vậy bác ạ. Bố khỉ, bộ các cầu thủ Barca mệt thì Arsenal không mệt chắc

Tặng bác thêm cái ảnh:

Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #47 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2011, 03:18:23 pm »

Bài mới tinh bên forum AFC, chắc cũng sắp bị xóa rồi

Trích dẫn từ: pddk1987;1047743
Lời của một Cule


Đáng lẽ tôi không nên viết bài này vì trận đấu giữa Barca và Arsenal vừa qua chẳng có nhiều điều để mà nói ngoài những lời khen ngợi dành cho các cầu thủ Barca như thường lệ. Nhưng dạo qua một vòng quanh các diễn đàn Arsenal và Barca tôi vẫn thấy có rất nhiều fan Arsenal dường như vẫn còn chưa hết tỉnh táo sau màn lên đồng tập thể do ảnh hưởng của trận đấu trên sân Emirates 3 tuần trước. Nói thật với các bạn lúc ấy không phải chỉ mình tôi mà rất nhiều Cule khác cũng rất bực với thái độ của các bạn. Nhưng đa phần anh em chúng tôi vẫn chỉ im lặng chờ đợi và đặt hết tin tưởng vào đẳng cấp và bản lĩnh đội bóng mình yêu mến, và tôi nghĩ không phải riêng chúng tôi mà bất kì fan chân chính của CLB nào cũng sẽ xử sự như vậy nếu đồng cảnh ngộ.

Như tôi đã chia sẻ trong một bài viết sau trận đấu đó, dù tiếc nuối nhưng tôi vẫn công nhận Arsenal xứng đáng là đội giành chiến thắng vì tinh thần bất khuất của các bạn. Ấy vậy mà trong trận đấu lượt về trên sân Camp Nou vừa qua, dù cho mọi thống kê cũng như phân tích đến từ mọi giới đều đã có cùng một kết luận đó là một màn trình diễn siêu hạng của Barca. Thì vẫn còn nhiều người trong số các bạn vẫn tiếp tục bài ca đi cùng năm tháng của mình, nào là trọng tài thiên vị, rồi thì RVP không đáng bị đuổi khỏi sân, vân vân và vân vân…

Vậy hãy để tôi thử phân tích những lập luận chủ yếu của các bạn xem thế nào nhé:


1.Các bạn nói trọng tài đã thiên vị Barca và các bạn bắt đầu đưa ra những dẫn chứng bằng các tình huống điển hình của mình. Nói thật là khi đọc những comment này của các fan Arsenal tôi chỉ có một cảm giác: có lẽ các bạn không hiểu các bạn đang nói gì nữa. Một trận đấu bóng đá thường có rất nhiều tình huống có thể gây tranh cãi, huống gì một trận cầu căng thẳng ở vòng đấu loại trực tiếp Champions League. Các bạn tưởng chỉ có phe mình nhiều khi bị trọng tài xử lí không chính xác thôi sao. Và các fan Barca không biết đưa ra bằng chứng của mình à? (thực tế là có bạn đã đưa ra rất cụ thể rồi nên mình không nói lại nữa). Bản thân tôi đánh giá trọng tài Bucassa đã bắt trận đấu này khá tốt. Tuy có lúc tiếng còi có lợi cho bên này hay bên kia, nhưng về toàn cục mà nói thì ông đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Còn nếu fan Arsenal nào muốn chứng minh ông Bucassa đã thiên vị Barca và muốn anh em Cule chúng tôi tâm phục khẩu phục thì đây, tôi sẽ chỉ cách cho các bạn. Chắc hẳn đa phần các bạn đã học qua lí thuyết xác suất thống kê rồi nhỉ? Muốn chúng tôi đồng ý thì dễ lắm, các bạn cứ ngồi thống kê hết những quyết định của trọng tài trong toàn bộ trận đấu, cả phạt lẫn không phạt. Rồi phân tích xem trong mỗi tình huống đó trọng tài thiên vị bên nào, xử ép bên nào (nhớ là phải dùng đúng luật nhé, chứ tôi thấy có fan Arsenal còn nhận định “thẻ vàng của RVP là quá nghiêm khắc vì anh mới giữ bóng trong vòng có 2s sau khi trọng tài thổi, phải là 4 hay 5s thì mới bị thẻ vàng” – no comment). Cuối cùng tổng hợp lại rồi dùng các công thức tính xác suất thử xem trong một tình huống bất kì thì % trọng tài thiên vị Barca là bao nhiêu, nếu tỉ lệ đó hơn 50% thì hãy nói chuyện tiếp. Còn nếu cứ ngồi đó mà ra rả ý kiến chủ quan của mình thì xin lỗi, đừng trách vì sao người ta chửi mình nông cạn.

2.Thẻ vàng thứ 2 của RVP. Các bạn cho là tình huống sút vu vơ đó không đáng nhận thẻ vàng, hay là vì RVP đã không nghe thấy tiếng còi trọng tài? Về nhận định đầu tiên, tôi khẳng định là tình huống đó không đáng phải nhận thẻ vàng thứ 2. Nhưng chính chỗ này mới có điều phải nói, nếu trước tình huống cố tình sút đó, RVP không có thái độ khiêu khích, gây hấn hay xấu chơi với các cầu thủ Barca thì có lẽ trọng tài Busacca đã không nặng tay đến vậy. Nên nhớ là nhiều khi trọng tài phạt thẻ vàng vì những lỗi cộng dồn chứ không hẳn chỉ là tình huống riêng lẻ. Cho nên bị rơi vào thảm cảnh này cũng hoàn toàn là do RVP, anh quá thiếu kinh nghiệm thi đấu ở những trận đấu nóng như thế này mặc dù cũng không còn trẻ tuổi gì nữa. Thế mới hiểu cánh báo chí gọi RVP là “tội đồ” cũng có cái lí của nó. Còn về nhận định thứ 2: RVP đã không nghe thấy tiếng còi trọng tài vì SVĐ quá ồn ã. Cho phép tôi ghi vào bộ nhớ cái “lí do” này của RVP trong tư cách là cầu thủ đầu tiên thi đấu ở sân Camp Nou và bị trọng tài thổi việt vì mà không biết vì không nghe thấy tiếng còi. Có lẽ từ đây về sau RVP nên đeo thêm máy trợ thính mỗi khi thi đấu ở những SVĐ lớn như Camp Nou, âu cũng là để tránh cái “sự cố” đáng tiếc này tái diễn thêm lần nữa.

3.Chiếc thẻ đỏ của RVP là bước ngoặt của trận đấu, nếu không có nó Barca chưa chắc đã làm được gì. Ok, đó là ý kiến phần đông của các fan Arsenal cũng như giới báo chí. Nhưng tôi lại có cái nhìn khác. Đầu tiên phải hiểu bước ngoặt của trận đấu là gì? Bước ngoặt ở đây là “sự thay đổi quan trọng, căn bản, đánh dấu sự chuyển hẳn từ giai đoạn, tình thế này sang một giai đoạn, tình thế khác” của trận đấu. Hãy nhớ lại xem trước thẻ vàng thứ 2 của RVP Arsenal đang ở tình huống nào và Barca đang ở tình huống nào. Không phải là Arsenal vẫn đang co cụm phòng thủ và Barca vẫn đang mải miết tấn công sao? Sự vắng mặt RVP trên hàng công Arsenal cũng chỉ làm cho các cầu thủ Barca yên tâm hơn phần nào chứ về cơ bản chẳng có tác dụng thay đổi thế trận gì cả. Nếu không có nó, Barca vẫn dồn lên tấn công trong những phút cuối và có khi đã tận dụng tốt hơn những cơ hội mười mươi của mình chứ không ỷ y như khi đá hơn người. Tuy nhiên nói gì thì nói những ý kiến kiểu nếu – thì này của các bạn cũng như của tôi đều chỉ là giả định chủ quan. Hay nói đúng hơn đều chỉ là ngụy biện dựa trên những tiền đề không hề tồn tại như một câu nói nổi tiếng của người Pháp: “Chỉ cần một chữ nếu bạn có thể nhét cả Paris vào một cái chai”. Cho nên tốt hơn hết là các bạn hãy dừng ngay thói quen sử dụng những lập luận ngụy biện kiểu này lại đi. Vì dù cho có tranh cãi đến hết đời cũng chẳng có kết quả gì đâu, do nó chẳng có giá trị gì cả. Vả lại như các bạn cũng đã biết, vì lập luận của các bạn chỉ là ngụy biện. Mà để chống lại ngụy biện thì cách hiệu quả nhất là “gậy ông đập lưng ông”. Các bạn cứ nếu – thì, chúng tôi cứ thì – nếu thì cả đời cũng chẳng giải quyết được gì đâu. Nếu là người thông minh thì tốt hơn hết là chúng ta nên tập trung vào những trận đấu sắp tới của CLB thì hơn.

Trên đây là sự phản biện với vài ý kiến chủ yếu của các bạn, tôi thì chỉ muốn chia sẻ với các fan Arsenal thế này. Dù sao thì trận đấu cũng đã kết thúc. Chuyện thắng thua trong đời sống hàng ngày vốn dĩ cũng chỉ là chuyện thường tình huống chi là trong một trận đấu bóng đá. Thực tế ra mặc dù chúng ta ủng hộ đội này hay đội kia, chuyện thành bại nói cho đến cùng cũng chỉ là chuyện của các CLB. Còn với những người hâm mộ ở cách xa hơn nửa bán cầu như chúng ta, làm gì có kẻ thua hay người thắng. Có chăng cũng chỉ là CĐV chân chính hay CĐV a dua theo phong trào, đúng mực hay quá khích. Dù cho mỗi CLB đều có một bản sắc riêng nhưng tất cả đều tương đồng ở một điểm: lực lượng CĐV chân chính và đúng mực chính là nguồn động viên tinh thần cũng như sức mạnh to lớn luôn đồng hành cùng đội bóng. Nhờ có các Cule như vậy nếu không thì có lẽ Barca đã đánh mất bản sắc của mình từ lâu lắm rồi, còn đâu được vinh quang như bây giờ. Barca đã vậy thì các đội bóng khác nói chung và Arsenal nói riêng cũng vậy thôi. CLB luôn cần những người hâm mộ nhưng là cần những người hâm mộ “thực sự”: biết hân hoan khi đội bóng giành chiến thắng nhưng cũng biết cảm thông trước mỗi thất bại của đội nhà. Các bạn Arsenal ạ, dù sao lúc này trận đấu cũng đã kết thúc rồi. Điều quan trọng lúc này là hãy bình tâm lại, đứng dậy và bước tiếp chặng đường còn dang dở trước mặt. Rồi điều gì đến sẽ đến.

Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #48 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2011, 04:17:22 am »

Italia đang dẫn Slovenia 1-0, Thiago Motta.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #49 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2011, 03:31:51 am »

Italia – Niềm tin không bao giờ tắt

Đầu tiên, lấy thời điểm từ năm 1982, chưa bao giờ Italia, về đội hình, trở nên kém chất lượng như bây giờ. Trong cầu môn, vẫn là một Buffon về đẳng cấp thì không phải bàn nhiều, chỉ cần anh đủ thể lực thi đấu, cầu môn của Italia sẽ vẫn rất khó bị công phá. Nhưng ở các tuyến khác, thì không thiếu vấn đề mà xét cho cùng, chỉ có sự trẻ hóa là điểm duy nhất để người ta có thể bấu víu vào mà cho rằng, đó là một nét mới, một sự lạc quan.

Hàng hậu vệ - điểm mạnh nhất và là niềm tự hào của người Ý với những Claudio Gentile năm 1982; bộ tứ huyền thoại của Grande Milan: Tasotti – Baresi – Costacurta – Maldini; rồi đến France 98 với Maldini – Cannavaro – Costacurta – Pessotto; Euro 2000: Maldini – Cannavaro – Nesta – Zambrotta; đến năm 2006: Grosso – Cannavaro – Nesta (Materazzi) – Zambrotta. Ngay cả những thời điểm 2002 và 2004, khi Italia thi đấu không thành công, cũng không ai dám khẳng định rằng hàng phòng ngự của Italia là yếu. Nhưng đó là chuyện của quá khứ, là hoài niệm. Và càng nhắc đến hoài niệm đẹp đẽ này, người ta lại càng thấy đau lòng cho hàng thủ của Italia hiện nay. Sau WC 2010 thất bại thảm hại với Cannavro - ở Đức cách đó 4 năm, anh là người hùng, là thủ lĩnh, là chỗ dựa của cả đội thì 4 năm sau ở Nam Phi, hầu hết các bàn thua của Italia, anh đều có phần. Trong khi người đá cặp với Cannavaro năm ngoái là Chiellini thực sự, chưa bao giờ tạo được cảm giác an toàn khi thi đấu cho đội tuyển. Chiellini vốn là một hậu vệ cánh trái. Phong cách thi đấu của Chiellini cũng phần nào thiên về băng cắt – trong khi nếu đá cùng Cannavaro, vốn cũng thi đấu theo dạng băng cắt, cần một hậu vệ có khả năng đọc tình huống và có kỹ năng bọc lót tốt như Nesta. Chưa tính đến, đó là khả năng chọn vị trí của Chiellini đôi khi cũng có vấn đề. Cannavaro – Chiellini – đơn giản là vì không còn ai tốt hơn hoặc khi đó, tầm ảnh hưởng của Cannavaro quá lớn hay Lippi quá bảo thủ để chấp nhận một sự thay đổi.

Giờ đây, khi Chiellini là trung vệ tốt nhất của Italia hiện nay, người đá cặp với anh là ai? Bonucci. Người cũng đá cặp với trung vệ với anh ở Juventus – hiện đang trôi nổi đâu đó giữa bẳng xếp hạng và đứng trước nguy cơ không được dự Cup Châu Âu. Ranochia? Người đã thi đấu như học việc trong hiệp 1 ở Bayer Arena và hiệp 2 nếu không có Lucio, và Julio Cesar, không biết Inter bây giờ có vượt qua được Bayer hay không. Những người khác: Davide Astori (Cagliari), Federico Balzaretti (Palermo), Domenico Criscito (Genoa), Daniele Gastaldello (Sampdoria), Christian Maggio (Napoli), Davide Santon (Cesena) hoặc là hậu vệ cánh, hoặc nếu ít xem bóng đá Ý, cũng không thể biết được là có những người như vậy ở những CLB như vậy. Những CLB ít hoặc thời gian gần đây gần như không được đá Cup Châu Âu (mà nếu đá thì thành tích rất tệ hại) – đồng nghĩa với việc rất thiếu kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Rất khó để được ra sân trừ những trường hợp bất khả kháng. Trớ trêu thay: trụ cột của hàng phòng ngự Italia hiện nay, chính là các cầu thủ Juventus. Chưa bao giờ, hàng phòng ngự - niềm tự hào của người Ý, một thời được biết đến với tên gọi catanencio lại mỏng manh và yếu đuối như vậy.

Việc ít được thi đấu cọ xát cấp châu lục cùng CLB không chỉ ở hàng phòng ngự mà còn ở hàng tiền vệ và hàng tiền đạo. Về hàng tiền vệ, quân bài quan trọng nhất là Daniele De Rossi đã không được triệu tập do bị có hành vi phi thể thao (một biện pháp trừng phạt của Prandielli) thì những người được biết đến nhiều nhất và cũng được đặt nhiều kỳ vọng nhất là Ricardo Montolivo và Aquilani – những mẫu cầu thủ có khả năng kiến thiết và giải quyết khó khăn bằng những quả sút xa. Phần còn lại: Claudio Marchisio (Juventus), Stefano Mauri (Lazio), Thiago Motta (Inter Milan), Antonio Nocerino (Palermo), Marco Parolo (Cesena); có Thiago Motta – một cầu thủ gốc Brazil là đáng chú ý với kinh nghiệm thi đấu quốc tế ở cấp CLB nhiều nhất, còn lại, cũng như các cầu thủ phòng ngự, rất ít được biết đến. So với những thời điểm gần đây nhất, không tính đến De Rossi thì hàng tiền vệ của Italia cũng không được đánh giá cao ở khả năng chiến đấu máu lửa (của Gattuso), khả năng chuyền bóng, sáng tạo và giữ nhịp (Pirlo, Albertini). Nhưng điểm có thể hy vọng ở những cầu thủ này là sự khao khát chứng tỏ mình và sự nhiệt tình của tuổi trẻ. Những khao khát và nỗ lực đó có thể khỏa lấp đi phần nào sự thua thiệt so với lứa trước.

Hàng tiền đạo, người Ý chưa bao giờ thiếu tiền đạo giỏi từ năm 82 với Paolo Rossi, năm 90, Italia có Schilasi, rồi Roberto Baggio, Del Piero (trước khi bị chấn thương vào năm 1997), Casiraghi, Signori, Vieri, Inzaghi, Totti… trong số này, hiện nay, hoặc không còn thi đấu, hoặc đã từ giã sự nghiệp thi đấu quốc tế. Còn hàng tiền đạo của Italia hiện nay: Antonio Cassano (AC Milan), Alberto Gilardino (Fiorentina), Sebastian Giovinco (Parma), Alessandro Matri (Juventus), Giampaolo Pazzini (Inter Milan), Giuseppe Rossi (Villarreal), quả thực, không ai có thể tin cậy hoàn toàn. Hàng tiền đạo này có cầu thủ sáng tạo (Cassano), có tiền đạo cánh đủ tốc độ và kỹ thuật (Rossi, Giovinco) phù hợp với sơ đồ 4-3-3 của Prandielli, nhưng vị trí tiền đạo mũi nhọn, người đủ khả năng gánh vác trọng trách ghi bàn thì gần như không có. Không tính Matri vì kinh nghiệm quốc tế quá non so với Gilardino và Pazzin. Trong số 2 người sau, Gilardino vốn dĩ chỉ đá hay khi thi đấu ở các đội bóng nhỏ, khả năng chịu sức ép kém và chưa bao giờ là cầu thủ “lớn” dù không thể phủ nhận đã ghi được rất nhiều bàn thắng ở cấp CLB. Pazzini, ít hơn Gilar 2 tuổi, được biết đến khá sớm khi đá ở Atalanta nhưng sau đó trôi dạt ở các CLB hạng trung, mới đây đã về Inter Milan và đã hòa nhập khá nhanh với đội bóng mới. Có lẽ trong các tiền đạo Italia được triệu tập lần này, Pazzini là người xứng đáng nhất ở vị trí tiền đạo cắm. Tiếc cho Balotelli, nếu không vì chiếc thẻ đỏ không cần thiết trong trận gặp Kiev, có lẽ sẽ có cơ hội thể hiện mình. Về tốc độ, kỹ thuật, Balotelli vượt trội Pazzini và Gilardino trong khi khả năng dứt điểm cũng không tồi.

Vẫn biết hiện nay, Italia yếu, người hâm mộ khi nhìn vào đội bóng cảm thấy bi quan cho tương lai. Về những thất bại thảm hại của các đội trẻ. Màu xanh của bầu trời có thể đổi thành màu đen của địa ngục tối tăm. Những người yêu đội tuyển Ý có thể kiên nhẫn chờ đợi 24 năm để vui mừng chứng kiến Italia lên ngôi vô địch trong đêm 12 tháng 7 năm 2006 ở Berlin. Thất vọng khi bị loại ở bán kết Euro 2008 sau loạt đá 11 mét trong thế trận cân bằng. Và sự thất vọng lên đến đỉnh điểm ở World Cup năm ngoái. Nhưng dù sao, mới sự cải cách nhân sự triệt để của Prandielli, các công thần già cỗi đã trở thành quá khứ, thay vào đó là những nhân tố trẻ trung hơn thì người yêu bóng đá Italia vẫn có thể tin rằng sau những sự khởi đầu khó khăn, cùng với truyền thống, càng chịu sức ép, càng đá tốt, càng bị đánh giá thấp, đá càng hay, trong tương lai gần, sớm hơn là 24 năm sau năm 1982, Italia không bao giờ là một đội bóng yếu, sẽ nhanh chóng lấy lại vị thế của một ông lớn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM