Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2018, 07:59:37 am



Tiêu đề: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2018, 07:59:37 am

        - Tên sách : Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu

        - Tác giả : Leonid Mlechin
                        Người dịch : Đỗ Hương Lan, Đặng Quốc

        - Nhà xuất bản công an nhân dân

        - Số hóa : Giangtvx


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Hai, 2018, 01:57:29 am

LỜI TÁC GIÀ

        Lý thuvết về chủng tộc đã đưa Adolf Hitler đến quyền lực cao nhất. Ông ta đã nuôi dưỡng và trình bày rõ ràng các ý tưởng chiếm được cảm tình của nhiều người Ở mức độ cao nhất mà trước tiên đó là sự tự tin rằng về bản chất thiên phú, họ -  dân tộc Đức là chủng tộc tốt nhất.

        Dòng máu và môi trường sẽ xác định cuộc sống của con người - Hitler từng tuyên bố như vậy. Theo luận thuyết về chủng tộc thì chỉ có một số người có định mệnh được điều khiển thế giới, còn số khác sẽ phải biến khỏi mặt đất Hitler hoàn toàn mơ mộng trong thực tại. Những ước mơ về một đế chế Đức vĩ đại trải rộng từ La-Mance đến Ural đối với ông ta cũng hiện thực như việc tạo ra một siêu nhân và tiêu diệt toàn bộ các dân tộc khác.

        Hitler đã trả lại cho người Đức - những người đã từng xót xa mạnh mẽ về sự tan rã của đế chế, một cảm xúc gắn kết vào một cường quốc vĩ đại nhưng quan trọng hơn là cảm nhận được ràng đất nước đã có chủ. Ông ta muốn tự giải quyết mọi vấn đề và tự mình thiết lập một trật tự bằng cách tiêu diệt những ai chống đối...

        Hitler không đơn thương độc mã trong việc vạch mặt chỉ tên những kẻ thù toàn diện. Chủ nghĩa xã hội dân tộc là gì nếu không phải là một tập hợp các ý niệm khác nhau về kẻ thù? Đúng, đó chính là sự say sưa thù ghét, là liều thuốc độc mà

        Hitler đã trộn vào món ăn chính trị và tinh thần của các dân tộc và đã tìm thấy cho mình vô số người cùng chí hướng cũng như những kẻ trợ giúp tình nguyện. Trong số đó có cả những người mà ông ta dùng làm vật thí mạng.

        Cuốn sách viết khá nhiều về những người Nga - những người do nhiều nguyên nhân khác nhau đã đứng về phía Hitler và chiến đấu chống lại nước Nga. Điều này có vẻ như khó hiểu. Nhưng tiếc rằng sự thực lại như thế đó. Một số đã mặc quân phục phát xít và bắn vào những người Nga, số khác thì đứng trong hàng ngũ phát xít với hy vọng sẽ nhận được từ Hitler quyền điều khiển Tổ quốc mình và số còn lại góp phần hình thành nên thế giới quan của Adolf Hitler.

        Tất cả những điều đó là những trang sử ít được biết đến và ít được nghiên cứu ở nước Nga. Nhưng kỳ lạ thay, quá khứ không hề chết.

        Phải đến tận sáng ngày 9 tháng 5 năm 1945, người ta mới cảm nhận được rằng chủ nghĩa Quốc xã đã biến đi như ảo ảnh, như sương mù ban đêm dưới những tia nắng đầu tiên của mặt trời.

        Aldolf Hitler - Quốc trưởng của đế chế Đức vĩ đại, người mà hàng triệu dân Đức đã trung thành phục vụ đến phút cuối cùng, trong khoảnh khắc đã biến thành kẻ bình dân thiếu học, kẻ điên cuồng, một phần tử bỉ ổi vừa nhai nhồm nhoàm vừa nuốt chửng súp chay và bánh ngọt.

        Chỉ mình Quốc trưởng là có lỗi về mọi mặt - những người Đức đã tự an ủi mình như vậy. Chính hắn là người châm ngòi cho cuộc chiến, cũng chính hắn đã thành lập đội quân ss, trại tập trung và đã giết người. Lỗi lầm được đổ cho chín tầng mây Tây Tạng, Ở đó Hitler và Himler như người ta nói, đã nhận được từ các thầy tu nhiệm vụ tiêu diệt người Do Thái. Người Đức ngạc nhiên về sự ngây thơ của mình: làm sao họ lại có thể bị quyến rũ bởi bùa mê của con quỷ cám dỗ đó và khi đứng trước các sĩ quan của quán đội chiếm đóng, họ làm dấu thánh và cầu xin tha tội vì họ bị con quỷ làm lung lạc.

        Trên thực tế Hitler đã thuyết phục được không ít thành phần trong xã hội. Nhiều người Đức trong những năm đó đã hoàn toàn tin rằng họ đã quá mệt mỏi bởi nền dân chủ do phương Tây áp đặt, bởi luận thuyết dân tộc chủ nghĩa tự do và chính quyền của bọn dầu xỏ (bọn tài phiệt - như cách gọi hiện nay). Do không có thói quen tự định đoạt trong hành động và ý nghĩ, họ thấy hoang mang khi không có các chỉ thị từ trên, háo hức chờ đợi một chính quyền mạnh và an toàn có thể giải phóng họ khỏi sự thiếu tự tin, khỏi sự cần thiết phải tự quyết định cuộc sống của mình.

        Nước Đức đã cự tuyệt chủ nghĩa tư bản và nền dân chủ nghị viện mà di theo con đường đặc biệt riêng và chọn cho mình một lãnh tụ - Adolf Hitler. Con đường đặc biệt của Đức đã dẫn đến Đế chế thứ Ba, tới chiến tranh thế giới và thảm hoạ.

        Nhìn vào số phận của nước Đức người ta thấy có nhiều điểm giống với số phận của nước Nga. Những phán xét đánh giá hiện nay ở nước Nga cũng giống như những tư tưởng đã huỷ hoại nước Đức. Với sự lo lắng người ta đang nói và viết về một“Nước Nga kiểu Đức thời trước Hitler".

        Nhưng lịch sử đâu phải là một cuốn sách dạy nấu ăn chứa đựng các công thức đã được kiểm chứng. Tất nhiên cuốn sách đó giúp làm sáng tỏ diễn biến các sự kiện trong những hoàn cảnh có thể đối chiếu, so sánh, nhưng mỗi thế hệ phải tự quyết định những hoàn cảnh nào có thể đem ra đối chiếu và so sánh.


L. MLECHIN       


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Hai, 2018, 01:14:17 am
PHẨN MỘT

CHỦNG TỘC VÀ DÒNG MÁU


        ỐNG NGHIỆM CHO MỘT CON NGƯỜI MỚI

        Lãnh tụ của nhân dân Đức Adolf Hitler yêu cầu mỗi người dân Đức phải có giấy tờ chứng thực về sự tinh khiết trong nguồn gốc của họ. Nhưng bản thân ông ta trên thực tế không tiết lộ điều gì về tổ tiên của mình. Nói chung ông ta né tránh mọi câu chuyện về gia đình mình.

        “Những người đó không có quyền được biết tôi là ai, không được biết tôi từ đâu tới và xuất thân từ gia đình nào. Thậm chí trong sách của mình tôi cũng không cho phép mình được nói một lời nào về điều đó.” - Hitler thường nói.

        Sự bưng bít tạo ra tiếng xì xào. Đầu tiên người ta quan tâm đến sự xuất thân của bố ông ta - ông Aloiz, người đã ra đời ngoài giá thú và chỉ được mang cái họ Hitler vào lúc ba mươi chín tuổi. Vậy trên thực tế ai là ông nội của Adolf? Các giả thuyết khác nhau được đưa ra, nhiều tên tuổi được nhắc tới - từ Nam tước Rotchsilda đến Bá tước người Áo Otteinschtain.

        Nhiều người có thù hằn cá nhân với Hitler cũng tranh thủ cơ hội này loan tin rằng cha của kẻ bài Do Thái chuyên nghiệp trên thực tế lại là một người Do Thái. Điều này được khẳng đinh bởi Gans Frank - một cựu tướng - tỉnh trưởng các vùng Ba Lan bị chiếm đóng, người đã bị treo cổ sau chiến tranh theo phán quyết của toà án Nurrenberg. Khi ở trong tù ông ta đã làm một bản ghi chép tỉ mỉ, trong đó có viết:

        “Bố của Hitler là con trai ngoài giá thú của một bà nấu bếp có họ là Schichigruber. Theo luật pháp thì đứa con ngoài giá thú phải mang họ mẹ. Khi mẹ ông ta, tức là bà nội của Adolf Hitler kết hôn với một người đàn ông có họ là Hitler thì đứa trẻ sinh ra ngoài giá thú đó, nghĩa là bố của Adolf Hitler, đã được chồng bà nhận làm con. Nhưng điều ngạc nhiên nhất trong câu chuyện này là: khi bà nấu bếp Schichigruber - bà của Adolf Hitler - sinh con, thì bà đang làm việc trong một gia đình Do Thái Frankenberger ở thành phố Gratse. Và chính ông Frankenberger đã chu cấp cho bà tiền để nuôi đứa con trai mình. Do đó có thể nói rằng chính bố của Hitler một nửa là Do Thái, còn bản thân Quốc trưởng mang trong mình một phần tư dòng máu Do Thái.”

        Bản ghi chép của Frank đã buộc các nhà sử học phải nghiên cứu lại gia hệ đồ của Adolf Hitler. Nhưng trong thành phố Gratse không thể tìm được một ai là Frankenberger - người có thể là ông của Hitler. Vào thời điểm đó ở Gratse nói chung không có một người Do Thái nào. Và cả bà nội của ông ta -  Marià Anna Schichigruber cũng chưa từng sống ở Gratse.

        Tiếng đồn đại thì quá nhiều. Người ta viết rằng Hitler cấm nhắc đến tên người bà của mình. Nhưng không phải như vậy. Sau khi nước Áo sáp nhập vào nước Đức năm 1938 người ta đã cho dựng tượng Maria Schichigruber và đây là nơi các học sinh thường được đưa đến để tham quan.

        Một sự việc hoàn toàn khác là Hitler chỉ duy trì quan hệ với một số ít họ hàng, còn lại thì lảng tránh để khỏi phải nghe những lời thỉnh cầu và than phiền của họ. Ông ta đặt tên cho cô em gái Paula - cô em cùng cha khác mẹ của mình là Angela và các con của bà ta là Leo và Heli Raubal.

        Riêng đối với cô cháu gái Heli thì Hitler đã có một thiên tình sử thực thụ và kết quả là Heli đã tự sát. Người cháu trai Leo Raubal phục vụ trong lực lượng Đức Quốc xã. Năm 1943 trung uý Raubal bị bắt làm tù binh ở Stalingrad. Hitler sẵn sàng đánh đổi anh ta lấy thượng uý Hồng quân Iakov Dzugaschvili - con trai của Stalin, người đã bị Đức bắt làm tù binh từ tháng bảy năm 1941.

        Người ta kể lại rằng Hitler muốn cứu thống chế Paulius nhưng Stalin đã từ chối. Trên thực tế chính Quốc hưởng đã đưa ra yêu sách đánh đổi ngang nhau: trung uý - con trai ông ta đổi lấy trung uý - con trai lãnh tụ Nga. Như vậy, câu nói bấy lâu nay vẫn được gắn cho Stalin “Tôi không đổi một nguyên soái lấy một binh sĩ bình thường” - chỉ là chuyện bịa đặt.

        Vậy thì Hitler muốn che giấu điều gì đằng sau những giấu giếm về thân nhân Do Thái ảo và thực tế câu chuyện kỳ quặc về việc Hitler muộn mằn mới được mang họ cha là thế nào?

        Aloiz Schiconguiber được thừa nhận là con hai của chồng mẹ mình - người xay bột thuê - Johann George Hitler chỉ sau khi ông ấy qua đời. Tại sao khi còn sống ông ta không muốn làm việc này?

        Các nhà sử học chỉ tìm thấy một nguyên nhân. Cha của Aloiz trên thực tế là một người khác. Đó chính là anh hai của ông nông dân làm nghề xay bột thuê mang tên Johann Nepomuk Huittler (Hidler, Huittler, Hitler - chỉ là các cách viết khác nhau của cùng một họ). Người này đã có vợ. Điều đó đã khiến ông ta không thể lấy người tình đã sinh con cho mình. Để được gần đứa hẻ, ông ta đã thuyết phục người anh chưa vợ của mình kết hôn với Maria Schicongruber. Mãi tới khi ông ta chết, đứa con hai mới được gột bỏ khỏi vết nhơ là con ngoài giá thú mà nó mang suốt 40 năm trời.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Ba, 2018, 03:08:36 am

        Nêu điều đó là sự thật thì câu hỏi thực ra Adolf Hitler muốn che giấu điều gì đã trở nên rõ ràng. Bố của ông ta đã cưới chính đứa cháu gái của mình làm vợ. Thế nên đến cuối đời bà mẹ của Adolf Hitler gọi chồng mình một cách kính cẩn là “Bác”. Nói cách khác, Quốc trưởng sinh ra là do kết quả của cuộc hôn nhân giữa những người cùng huyết thống. Có lẽ vì thế mà bản thân ông ta rất sợ làm cha, sợ rằng con mình sinh ra có thể sẽ không bình thường. Rất có thể, những vết nhơ trong lịch sử gia đình đã mài sắc sự quan tâm bệnh hoạn của Adolf Hitler về tính trong sạch của dòng máu. Ông ta đòi hỏi những người khác những điều mà bản thân không có. Ông ta từng mơ ước gom lại và bảo vệ được dòng máu đại Đức.

        Adolf Hitler thường nói: “Người nào coi chủ nghĩa xã hội dân tộc chỉ là phong trào chính trị chứng tỏ người đó chẳng hiểu gì cả. Chủ nghĩa xã hội dân tộc - điều đó còn hơn cả tín ngưỡng. Đó là sự vươn tới việc hình thành con người mới.”

        Ngày 28 tháng 6 năm 1933, Bộ trường nội vụ của đế chế Vilhem Frik trong bài phát biểu trước hội đồng chuyên viên về các vấn đề chính sách chủng tộc đã nói về hiểm hoạ của mức sinh đẻ thấp. Các phụ nữ Đức sinh đẻ ít hơn mức cần thiết cho sự hưng thịnh và phát triển của quốc gia. Sự suy thoái gia đình là hậu quả của những chính sách bất hợp lý do những người dân chủ và tự do đưa ra. Điều này càng nguy hiểm hơn khi các dân tộc láng giềng có tỷ lệ sinh đẻ quá cao. Nhà nước cần phải khuyến khích vật chất cho các gia đình đông con.

        Tư lệnh lực lượng ss Hemic Himmler và lãnh đạo vàn phòng Đảng Quốc xã Martin Borman đã soạn thảo một luật mới về hôn nhân và gia đình. Họ xuất phát từ tình huống rằng sau chiến tranh sẽ có ba - bốn triệu phụ nữ Đức không còn chồng, nhưng vì quyền lợi quốc gia họ vẫn sẽ phải sinh dẻ.

        Martin Bozman cho rằng cần cho phép những người đàn ông “nghiêm chỉnh, đầy ý chí, mạnh mẽ về thể lực và tinh thần” được kết hôn không chỉ với một mà có thể với hai phụ nữ.

        Heitric Himmler kiến nghị trước tiên cần trao quyền đó cho những binh sĩ được các giải thưởng cao nhất trong chiến đấu - những người được thưởng huân chương thập tự nước Đức và huân chương thập tự Hiệp sĩ, sau đó phát triển rộng quyền có hai vợ đến những người được thưởng huân chương thập tự sắt hạng một và những người được thưởng huy hiệu vàng và bạc do đã tham gia vào các trận giáp lá cà. Y tưởng đó ngay lập tức được Hitler tán thánh.

        -Người chiến binh tốt nhất - Quốc trưởng nói - có quyền chiếm được người phụ nữ đẹp nhất. Nếu một người đàn ông Đức là một chiến binh sẵn sàng chết vô điều kiện thì người đó phải được tự do yêu đương hoàn toàn. Còn kẻ hẹp hòi thì hãy hài lòng với những gì còn sót lại.

        Tư lệnh lực lượng SS Himmler kiến nghị đối với các cuộc hôn nhân mà năm năm không sinh con sẽ bị bắt buộc hủy bỏ.

        -Tất cả các phụ nữ đã có chồng hoặc không chồng -  Himmler nói - nếu họ không có bốn đứa con thì bắt buộc đến lứa tuổi ba nhăm họ phải sinh những đứa trẻ đó với những người đàn ông Đức thuộc chủng tộc tốt nhất. Còn người đàn ông có vợ hay không, điều đó không quan trọng. Và mỗi phụ nữ đã có bốn con, phải để chồng mình đi thực hiện công việc này.

        Nhưng không phải bất cứ đứa trẻ Đức nào cũng được xã hội chào đón. Những đứa ốm yếu bị coi như là gánh nặng của xã hội. Khi trở thành Bộ trưởng nội vụ Vilhem Frik thông báo rằng hai mươi phần trăm dân số đất nước đang bị suy thoái về mặt sinh học. Sự suy thoái đang đe doạ đất nước, cần phải cắt giảm các chi phí cho các thành phần là gánh nặng của xã hội và ốm yếu về tinh thần. Các khoản tiền đó phải để chu cấp cho những công dân khoẻ mạnh.

        Giá mà nước Đức - Hitler nói thẳng - môi ngày sinh ra một triệu trẻ con và bảy trăm hay tám trăm ngàn đứa yếu nhất lập tức bị tiêu diệt thì chúng ta sẽ là một dân tộc hùng mạnh.

        Sức mạnh của Hitler là ở chỗ ông ta có khả năng biến những ước muốn điên rồ thành một thực tế đáng sợ.

        Ngày 8 tháng 11 năm 1942, nhân dịp kỷ niệm “cuộc phiến loạn quán bia” hàng năm khi mà những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc lần đầu tiên thất bại trong mưu đồ cướp chính quyền, Hitler đã phát biểu tại Munic như sau: “Người ta thường cười tôi là một nhà tiên tri. Trong số những người cười tôi hồi đó, tuyệt đại đa số hôm nay không còn cười nữa. Còn những người hiện nay vẫn đang cười, rồi chăng bao lâu nữa sẽ hết cười...”


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Ba, 2018, 02:06:35 am

        Thế kỷ XX đã đi vào lịch sử như một thời đại khi mà ở nơi này, nơi nọ người ta đã thử tạo dựng một chủng tộc đặc biệt, một giống người mới. Một số đặt hy vọng vào một hệ tư tưởng có khả năng biến đổi cá nhân con người. Một số khác trang bị một phương pháp an toàn hơn. Đó là dùng phương pháp sinh học. Cần gì phải sinh ra những con người từ một chủng tộc thoái hoá, khi mà có thể gây giống một con người mới từ ống nghiệm?

        Luận thuyết nhân chủng học chia loài người thành các nhân chủng hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh. Những người theo trường phái khoa học này đi đến kết luận rằng số phận con người hoàn toàn được xác định bởi yếu tố sinh học của người đó. Họ nói một cách bực tức: xung quanh có biết bao nhiêu người tàn tật, những người đau khổ vì các bệnh tật di truyền với những lệch lạc rõ ràng về thần kinh. Những người đó và hậu thế của họ sẽ sản sinh ra những sản phẩm tương tự. Như vậy, sau vài thế hệ cả xã hội sẽ toàn những người ốm yếu và bất bình thường.

        Các nhà sinh vật học đó dựa trên tư tưởng của Charlz Dawin - một nhà bác học nổi tiếng. Lý thuyết của ông về chọn lọc tự nhiên đã gây nên một ấn tượng lớn đối với các nhà sinh vật học thế kỷ XX.

        Nếu trong thiên nhiên chỉ những kẻ mạnh nhất, những kẻ có khả năng thích nghi với điều kiện sống cao hơn kẻ khác mới có  khả năng sống sót thì tại sao loài người lại vi phạm cái quy luật sắt đó? Tại sao xã hội lại quan tâm như vậy đối với những kẻ ốm yếu mà đã biết chắc là chăng có lợi cho xã hội, sao không thay việc đó bằng việc tạo điều kiện cải thiện dòng giống con người?

        Quyền duy trì nòi giống, như một số nhà sinh vật học khăng đinh, chỉ nên trao cho những ai hoàn toàn khoẻ mạnh, như vậy loài người sẽ trở nên hoàn hảo hơn từ thế hệ này sang thế hệ khác.

        Người tuyên truyền các tư tưởng đó chính là anh em con chú con bác của Darwin - nhà nhân chủng học người Anh Fransis Halton. Theo ông, loài người cần phải loại bỏ các gen xấu và phát triển quỹ gen hoàn chỉnh.

        Các tư tưởng đó dựa trên cơ sở môn khoa học về gen di huyền, một môn khoa học đã trở nên phổ biến ở Anh sau cuộc chiến tranh Anh - Boer vào đầu thê kỷ XX. Nước Anh vĩ đại không thể thắng nổi những người Boer Nam Phi. Sự yếu kém quân sự của Anh bị đổ lỗi cho sự suy thoái của chủng tộc Anh.

        Hinston Stewart Schemberlen - người ngưỡng mộ nước Đức vĩ đại, con rể nhà soạn nhạc Richard Vagner Eve đã chuyển về Đức sống với bố vợ và tỏ ý khinh bỉ “cái gọi là” văn hoá tiêu dùng của Anh, đồng thời đánh giá cao các thành tựu văn hoá của Đức (tháng 8 năm 1916 ông đã nhận được quốc tịch Đức). Các tư tưởng đó được tuyên truyền rộng rãi khiến người Đức tin vào tính ưu việt trong tâm hồn mình so với văn hoá “chợ búa” thiếu những giá trị tinh thần ở Anh và Mỹ. Trên thực tế, sự phát triển quá chênh giữa Đức với Anh và Mỹ (Đức quá chậm so với Anh và Mỹ trong công cuộc công nghiệp hoá) khiến người ta lầm tưởng đó là sự chênh lệch về giá trị văn hoá, tinh thần.

        Tuy nhiên những điều này về sau mới bộc lộ ra. Còn vào thời ấy nhằm cải thiện nhân chủng Anh người ta bắt đầu tìm cách thoát khỏi những tố chất con người xấu. Những đứa trẻ mồ côi bị đưa sang Ausstralia - nơi được coi là đất nước của những kẻ tù khổ sai.

        Trong Thế chiến II, Thủ tướng Winston Chirchill ném quân đội Australia vào “cối xay thịt” Singapore để thế chỗ cho những đơn vị quân đội Anh mà ông ta muốn cứu. Trong giới thân cận của mình Chirchill thường nói rằng có thể dùng người Australia làm vật hy sinh vì họ có dòng máu xấu. Các chương trình cải thiện nòi giống tỏ ra nhiều triển vọng đến mức đã lan rộng ở nhiều nước khác nhau.

        Trường đại học đầu tiên về nhân chủng học xuất hiện ở Thụy Sĩ năm 1922. Tư tưởng chính là tước quyền sinh con của những người ốm yếu. Người Thuỵ Sĩ đã thông qua luật triệt sản những ngưòi mắc các chứng bệnh thần kinh và thiểu năng trí tuệ. Ngoài ra luật này cũng cho phép triệt sản những phần tử có lối sống phản xã hội. Một trong những văn bản pháp lý thời đó có quy định “tội chứng để triệt sản là các dòng máu Zigan và xu hướng sống lang thang”. Các nhà chính trị cho rằng một chương trình như vậy còn có lợi về mặt tài chính. Việc gì phải sinh ra những đứa trẻ để rồi sau này lại phải lấy ngân khố quốc gia nuôi chúng?

        Kịch bản tương tự cũng diễn ra ở các nước khác thuộc vùng Skadinavi như Đan Mạch và Na Uy. Ở Thuỵ Sĩ, Bỉ, Áo, Nhật, Hoa Kỳ, người ta đã tiến hành triệt sản đối với phụ nữ bị thiểu năng trí tuệ và những đứa trẻ không bình thường. Nhưng tại các nước đó các chương trình triệt sản dù sao cũng vẫn bị hạn chế đặc biệt. Chỉ có ở Đức mới có đông đảo những người ái mộ thực thụ tư tưởng này. Phụ tá của Hitler, Rudolf Hess đã nói rằng, chủ nghĩa dân tộc - đó “không phải là cái gì khác ngoài sinh học ứng dụng”.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Ba, 2018, 01:21:39 am

        Kể cả những đảng viên đảng xã hội - những người không phải là đảng viên Quốc xã, cũng đồng ý với ông ta. Một người trước đó không lâu là cán bộ công đoàn, sau này trở thành giáo sư y học Karl Valentin Miuler đã viết một bài báo năm 1927 với tựa đề “Phong trào công nhân và vấn đề nhân khẩu học” như sau: “Sự thuần khiết về nhân chủng hay sự cố gắng nâng cao chất lượng của quỹ gen - chính là một phương tiện đấu tranh giành chính quyền mang tính xã hội chủ nghĩa, cần phải kiên quyết và trong trường hợp cần thiết được phép dùng các biện pháp cưỡng chế nhằm ngăn chặn sự xuất hiện hậu thế với cả một gánh nặng.

        Nhà nước Quốc xã đã trao cho giáo sư Karl Valentin Muiler phần thưởng quý giá. Đó là cả một bộ môn xã hội nhân chủng học trong trường đại học Tổng hợp của Đức ở vùng tạm chiếm trên đất Praha.

        Sự quan tâm đặc biệt của chính phủ Đức Quốc xã đối với các vấn đề chuyên ngành hẹp Y-Sinh học có vẻ như kỳ quặc nếu vấn đề không liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ trong chương trình cải thiện dòng giống con người của Đảng chủ nghĩa xã hội dân tộc.

        Các nhà khoa học Đức đã cho ra đời một luận điểm mà sau đó trở thành phương hướng chỉ đạo hành động đối với các đảng viên Quốc xã: “Chúng ta đang nắm trong tay khả năng gây ảnh hưởng đối với số phận sinh học của các thế hệ trẻ em tương lai. Nếu chúng ta muốn có những đứa trẻ khoẻ mạnh thì phải tăng cường sức khoẻ cho nhân dân”.

        Cái ranh giới giữa “những người có giá trị” và “những người không có giá trị đối với nhân dân” đã được vạch ra như vậy. Trạm cuối cùng của cuộc hành trình này là Osventsim và các trại tập trung khác.

        Nhà tư tưởng của những người xã hội dân tộc Alfred Rosenberg rất sẵn sàng chớp lấy các nghiên cứu lý thuyết của các nhà khoa học đồng hương với mình và tuyên bố về “cuộc cách mạng thế giới sàng lọc sinh học”. Những người xã hội dân tộc mơ mộng về việc tạo ra con người mới.

        Ngay từ năm 1924 Hitler đã viết trong “Main campf: “Không có chỗ cho những người nghèo và yếu. Quyền điều khiển thuộc về kẻ mạnh và chỉ có những kẻ yếu đuối bẩm sinh mới coi đó là tàn bạo. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những kẻ ốm yếu và lừng khừng sẽ là những kẻ bại. Cuộc đấu tranh giành con cái để duy trì nòi giống thuộc về những con đực khoẻ nhất. Người nào không khoẻ mạnh cả về thể chất và tinh thần thì không được phép truyền bệnh cho đời con cháu mình.”

        Các tư tưởng này ăn sâu trong đầu ông ta cho đến tận lúc chết. Tháng 3 năm 1945, khi quân đội Liên Xô đã tiến sát Berlin, ông ta bỗng dưng quyết định sau thắng lợi cuối cùng của Đức sẽ tiến hành khám X-quang toàn bộ nhân dân Đức. Tất cả những người mắc bệnh phổi và tim sẽ bị loại ra và bị triệt sản. Còn gia đình họ sẽ bị cách ly với xã hội...

        Tờ báo của tổ chức chiến đấu ss “Quân đoàn đen” viết: “Một đứa trẻ bẩm sinh là một thằng ngốc không có giá trị như một con người. Nhận thức về sự tồn tại của nó còn ít hơn của một con vật. Và cơ hội tồn tại trong chế độ chủ nghĩa xã hội dân tộc cũng ít hơn”.

        Các nhà sinh, học và y học nghiên cứu về di truyền đã cảm nhận được sự gần gũi trong tư tưởng của lãnh đạo đảng Quốc xã bèn tự tuyên bố rằng mình là các “chiến sĩ sinh học” chiến đấu vì sức khoẻ dân tộc. Họ doạ những người Đức: “Một người mắc bệnh di truyền sẽ sinh sản nhanh gấp hai lần và sau một trăm năm sẽ chỉ còn mười một phần trăm số người Đức là những người khoẻ mạnh bẩm sinh mà thôi.” Họ khẳng định rằng những người thiểu năng trí tuệ và tư chất kém nếu được sinh ra sẽ chèn ép những người khoẻ mạnh. Thế giới tội phạm phần lớn được tạo ra từ những kẻ ngu đần. Vì vậy xã hội phải có biện pháp ngăn chặn không để cho sự ngu đần di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

        Những kết luận đó chẳng hề có căn cứ khoa học nào vậy mà cũng gây nên ấn tượng đáng kể. Nhờ đó “các chiến sĩ sinh học” đã tự tin tiến hành cuộc “thanh lọc chủng tộc”.

        Luật “Ngăn chặn hậu thế bệnh hoạn” đã được soạn thảo ngay sau khi những đảng viên Quốc xã lên nắm chính quyền. Trong luật quy định: “Người mang bệnh di truyền có thể bị triệt sản nếu thí nghiệm y học với mức độ xác suất cao cho thấy các hậu thế của người đó sẽ mắc phải các bệnh nặng cả về thể chất hoặc tinh thần. Người mang bệnh di truyền là người ngu đần bẩm sinh, loạn thần kinh,... mù bẩm sinh, điếc bẩm sinh, què quặt dị hình nặng. Việc triệt sản cũng có thể áp dụng đối với người nghiện đồ uống có cồn ở mức độ nặng.”

        Luật trên đã được thảo luận tại cuộc họp Hội đồng bộ trưởng Đức khi hiệp ước về quan hệ đối với Vatican, với nhà thờ Thiên chúa giáo được thông qua. Điều này khiến việc công bố luật phải tạm hoãn một thời gian do vi phạm thông cáo của Giáo hoàng La Mã “Casti Connubii” ngày 31 tháng 12 năm 1931. Theo thông cáo, Giáo hoàng nghiêm cấm sử dụng việc triệt sản như một phương tiện cải thiện dòng giống loài người vì nhà nước không được quyền thực hiện các chức năng của Chúa.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2018, 02:51:01 am

        “Các nhà đại diện của trường phái ưu sinh học - thông cáo của Giáo hoàng Pie XI nhận định - đã đi xa đến mức cho phép mình triệt sản con người ngoài ý muốn của họ “không phải vì mục đích trừng phạt những tội ác trong quá khứ hay ngăn chặn các lầm lỗi trong tương lai mà bất chấp luật pháp và chính nghĩa mong dành được một sức mạnh mà chính quyền thượng lưu chưa bao giờ có và không được quyền có”.

        Ba chục triệu tín đồ Thiên chúa giáo Đức cần phải lựa chọn giữa nghĩa vụ trước quốc gia và chính kiến tôn giáo. Hoạ hoằn sự lựa chọn mới là nhà nước Quốc xã.

        Tại sao lại như vậy? Lẽ nào sự việc chỉ là bản chất trung thành với chính quyền của người Đức?

        Dĩ nhiên, lòng tin vào thượng đế cũng không xua đuổi được sự sợ hãi. Vatican thì xa, còn đồn Gestapo khu vực thì ở ngay bên cạnh. Lòng sùng đạo không tương đồng với lương tâm.

        Nhưng nguyên nhân chính là ở chỗ tư tưởng gột sạch dân tộc Đức hoàn toàn không bị bác bỏ bởi các tín đồ Thiên chúa giáo Đức và các tín đồ Cơ đốc tân giáo Đức. Họ hân hoan trước những nỗ lực chăm lo đến tương lai dân tộc của các nhà khoa học và các chính trị gia kèm theo hi vọng sẽ có những con người mới - những công dân hoàn hảo của nhà nước Quốc xã.

        Sự giác ngộ về tự do, nỗi đau khổ, sự thông cảm, tình người - những danh từ đó đã trở thành sự nguyền rủa. Tình yêu đối với người thân bị coi là “tự sát”.

        Ngày 14 tháng 6 năm 1933, những người chủ nghĩa xã hội dân tộc đã thông qua luật “Ngăn chặn hậu thế bệnh hoạn”.

        Tháng 9 năm 1937, tại cuộc nói chuyện với các đại biểu đại hội đảng lần thứ IX, Hitler đã nói: “Nước Đức đã hoàn thành một cuộc cách mạng vĩ đại nhất, lần đầu tiên đã tiến hành kế hoạch thanh lọc nhân dân và chủng tộc. Các kết quả của đường lối chính trị chủng tộc Đức đối với tương lai của dân tộc ta sẽ quan trọng hơn bất cứ tác động nào của tất cả các luật khác, bởi vì chúng ta tạo ra con người mới.”

        Điều cốt yếu đáng nói là trong luật, ý kiến của bệnh nhân hoặc của những người đại diện cho họ không có một giá trị gì. Quyết định về triệt sản theo đề nghị của các nhà y học được toà án về các vấn đề sức khoẻ di truyền đưa ra. Sau khi chính phủ của những người chủ nghĩa xã hội dân tộc thông qua luật về triệt sản cưỡng bức thì ở Đức bắt đầu cuộc săn lùng ráo riết đuổi bắt những kẻ bất hạnh.

        Các bác sĩ viết “những kẻ mắc bệnh tâm thần và những kẻ khuyết tật không có bất kỳ quyền sinh con đẻ cái vì chúng ta không cho phép những kẻ tội phạm đốt nhà mà không bị trừng trị”.

        Đã có những nhà bác học và y học háo danh náo nức tham gia vào các dự án lớn do bộ máy của đảng soạn thào. Họ coi đây là cơ hội để tiến thân, là niềm vinh dự được giao. Họ nói rằng đã đến lúc “phải thoát khỏi hàng triệu tiêu bản rác rưởi đang làm chật ních các thảnh phố lớn”.

        Vào thời gian đó các tư tưởng Quốc xã cũng tỏ ra hấp dẫn ở cả ngoài phạm vi nước Đức.

        Ngày 5 tháng 1 năm 1937, nhà văn Mikhail Alexandrovic Scholokhov đã từ làng Veschenskaya gửi một bức thư cho một người quen cũ, nhà báo đồng hương Georgia Borisov. Ông này bị bệnh lao. Scholokhov trách người đồng hương: “Tất cả những gì anh viết là tốt, chỉ ngoại trừ việc anh đã giúp đỡ một đứa trẻ ra đời. Đó là một điều đê tiện trước đứa trẻ và trước cộng đồng. Tiếc rằng anh đã không nghĩ đến điều này một cách nghiêm túc. Cứ phải để Hitler đối với anh như đối với con quỷ, còn luật của chúng ta về vấn đề này hơi mềm.”

        Các bác sĩ Quốc xã phấn khởi bắt tay thực hiện luật về ngăn chặn hậu thế có sự di truyền không lành mạnh. Họ lập danh sách các triệu chứng thiểu năng bẩm sinh: “không tự chủ trong phán xét và trong hành động” “không có khả năng đánh giá một cách phê phán, dễ chịu ảnh hưởng của người khác”... Nói chung, nếu theo sự mô tả đó thì chính các đảng viên Quốc xã, những người lĩnh hội mỗi lời nói của lãnh tụ như luật lệ có triệu chứng đó hơn những người khác...

        Sự hăng say săn lùng bao trùm cả những người thi hành luật. Những tình nguyện viên của đảng đã bắt giữ và giao cho chính quyền những người ăn xin và say rượu để triệt sản. Còn giáo viên cùa các trường học dành cho trẻ thiểu năng trí tuệ đã vội vàng nộp cho các “toà án về vấn đề di truyền lành mạnh” tài liệu về các học sinh của mình. Các bệnh viện thi nhau giành quyền trở thành cơ quan đầu đàn về triệt sản. Ngay cả các bác sĩ nha khoa, xoa bóp, hộ lý và thậm chí cả những thày lang vườn cũng bị bắt buộc phải thông báo cho các cơ quan chính quyền về những người mắc các chứng bệnh di truyền. Các bác sĩ rà soát một cách quá đáng các bệnh án và tủ phiếu của các trạm y tế trường học vì sợ rằng có thể bỏ sót ai đó.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Ba, 2018, 06:28:21 am

        Việc triệt sản được tiến hành bởi những người mà về mặt nghĩa vụ công tác phải chăm sóc đến những người tàn tật thơ ấu, trẻ mồ côi và những trẻ bất hạnh khác. Một trong số những giám hộ đó chứng minh: “Hiện nay một điều đã trở nên hoàn toàn rõ ràng là những người Do Thái, da đen, Zigan và những người Slaven không có họ hàng với người Đức về mặt sinh học. Máu của họ không tương hợp với máu của chúng ta. Nhà nước phải nhận trách nhiệm của một người làm vườn. Nhiệm vụ loại trừ những quỹ hạt giống không phù hợp theo quan điểm của đảng và những mầm, chồi lạc loài. Công việc thanh lọc là không tránh khỏi.”

        Hãy giữ cho dòng máu mình trong sạch - nhà thơ Quốc xã Villi Vesper, người luôn ca ngợi Quốc trưởng, đã dạy đứa con trai phóng đãng của mình-dòng máu đó không chỉ là của riêng mình con! Những đề nghị triệt sản được gửi đến các toà án về vấn đề di truyền lành mạnh. Các toà án này ngang hàng với các toà án cấp một, tại mỗi cuộc họp có sự tham gia của hai nhà y học. “Trong việc lựa chọn bác sĩ - như đã nêu trong các chú giải của luật, điểm chú ý đặc biệt cần lưu ý để sao cho họ đứng về phía quan điểm chủ nghĩa xã hội dân tộc.”

        Toà án không bị cấm nghe trình bày của bệnh nhân hoặc của đại diện hợp pháp của họ, nhưng những người này không thể đòi được quyền tham gia hỏi cung các nhân chứng và chuyên gia. Các luật sư bào chữa bị coi như vật chướng ngại. Trong các toà án này định thức “sự hoài nghi được giải thích có lợi cho bị cáo” đã được thay thế bằng “sự hoài nghi được giải thích có lợi cho tổ quốc”. Một giáo sư Đức khi giảng bài về thanh lọc nhân chủng học đã gọi phòng xử án về vấn đề di truyền lành mạnh là bãi chiến trường.

        Tháng 12 năm 1934, tại các “khoá học nâng cao trình độ về sự trong sạch chủng tộc”, giáo sư Zigfrid Kollen - một trong những người sáng lập cộng đồng nhân khẩu học Đức, đã kêu gọi tăng cường sự hà khắc của luật: “Cần phải triệt sản thêm cả những bệnh nhân mang các bệnh di truyền bằng các biện pháp chống những kẻ mang bệnh ngầm ẩn. Những người khoẻ mạnh mang các bệnh di truyền có thể bị phát hiện khi những người họ hàng của họ mắc bệnh”.

        Đó là lời kêu gọi làm tàn phế những người hoàn toàn khoẻ mạnh.

        Cùng với đồng nghiệp của mình - Henrich Vilhelm Kpants với giáo sư Koller năm 1941 đã công bố báo cáo dưới đầu đề “những người không có khả năng đối với cuộc sống xã hội”.

        Hai tác giả đã hoàn thành một phát kiến. Họ phát hiện ra rằng sự không muốn tham gia tích cực vào cuộc sống xã hội của đất nước chủ nghĩa xã hội dân tộc, không có khả năng trở thành một bộ phận của tập thể - đó cũng là một bệnh di truyền, cần phải tước bỏ khỏi họ các quyền mà nhà nước Quốc xã dành cho những người Đức chính gốc.

        Một trong những quyền đó là quyền được sống. Đó là bản án tử hình đối với hơn triệu rưởi người Đức, vì Koller và Krants đã tính rằng số người không có khả năng đối với cuộc sống xã hội là hai phần trăm dân số đất nước.

        Cái nhóm này, theo Kollèr và Krants, “chiếm vị trí đặc biệt về sinh học, trong khuôn khổ các biện pháp nhằm bảo vệ sự thuần khiết của chúng tộc thì cần có sự đối xử đặc biệt và đúng luật đối với họ”. “Sự đối xử đặc biệt” vào năm 1941 có nghĩa là hành hình.

        Các tín đồ Thiên chúa giáo Đức đã phải lựa chọn giữa thông điệp của Giáo hoàng Pie XI nghiên cứu việc triệt sản cưỡng bức như sự can thiệp vào công việc của Chúa, và luật mới: Những bệnh nhân mắc các căn bệnh nan y và những người tàn tật không có quyền có con cái.

        Các linh mục coi trọng lời nói của Quốc trưởng hơn lời nói của Giáo hoàng La Mã. Thậm chí một số còn làm việc đó công khai.

        Một trong những nhà thần học đó đã viết: “Tình yêu đời với thân nhân đòi hỏi phải tiến hành thanh lọc chủng tộc bởi chỉ sau khi cải thiện nòi giống mới có thể tạo ra cơ sở để mở rộng sự trị vì của thượng đế trên trái đất.”


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2018, 07:13:40 am

        SĂN LÙNG “TẠP CHỦNG ’

        Vật thí mạng tiếp theo dưới danh nghĩa làm trong sạch chủng tộc là những người mang dòng máu lai tạp như những đứa trẻ Đức sinh ra ở vùng Reinsk bởi những người lính da màu của quân đội Pháp chiếm đóng sau năm 1918. Chỉ có điều một số binh lính da đen Pháp được các cô gái Đức thích đã gây cho những người theo chủ nghĩa dân tộc cơn thịnh nộ lớn không kém cơn thịnh nộ của họ khi bị bại trận trong chiến tranh. Làn sóng chủ nghĩa dân tộc súc sinh đã bao trùm các đại biểu nghị viện của tất cả các đảng (Trừ những người dân chủ xã hội tự do).

        Đảng viên Đảng dân chủ xã hội, Bộ trưởng quân sự Đức Gustar phát khùng: “Thanh niên chúng ta đã bị làm nhục, phẩm chất của người Đức và của người da trắng đã bị chà đạp”. Còn Frideric Elbert - Tổng thống Đức thời đó đã bày tỏ sự hối tiếc về việc “sử dụng những người lính da đen có văn hoá thấp trong các đơn vị chiếm đóng để thực hiện việc giám sát nhân dân vùng Rein có tiềm năng cao về kinh tế và tinh thần”.

        Adolf Hitler biết được “nỗi nhục” này khi còn đang bị giam sau cuộc bạo động không thành năm 1924. Ông ta nói: “Bọn Do Thái đã gửi người da đen đến Rein với mục đích tiêu diệt chủng tộc da trắng bằng cách lai tạo...”

        Trước năm 1933, những người chiến sĩ Đức đấu tranh cho sự tinh khiết của chùng tộc không thể làm gì đối với “giống tạp chủng”. Sau khi các đảng viên đảng Quốc xã lên nắm chính quyền thì việc này được giao cho Gestapo.

        Cảnh sát mật quốc gia đi tìm các đứa trẻ đó trên khắp bờ trái của sông Rein. “Giống tạp chủng” được chở đến cuộc họp của uỷ ban gồm các nòng cốt của thế giới khoa học Đức - các nhà chuyên môn lớn nhất trong lĩnh vực di truyền. Họ đã phát hiện “tạp chất chủng tộc da đen” có trong ba trăm tám mươi nhăm đứa trẻ. Người ta đã triệt sản các đứa trẻ đó trong các bệnh viện thuộc nhà thờ Tin lành. Báo cáo về từng ca phẫu thuật được gửi đến Prince-Albrechstrasse - bộ máy trung tâm của cảnh sát mật quốc gia Gestapo.

        Chăng bao lâu sự triệt sản đã không còn làm hài lòng những người theo chủ nghĩa xã hội dân tộc. Bản thân việc giải phẫu cũng không dám đảm bảo trăm phần trăm. Các bác sĩ đã thông báo về một số hường hợp có thai của những phụ nữ đã bị triệt sản. Ngay lập tức những người này đã bị buộc phải phá thai và triệt sản lại. Thế nhưng, chiến tranh đã bắt đầu. Các bác sĩ bị gọi vào quân ngũ và họ không còn thời giờ để bận rộn với việc triệt sản. Lại một lần nữa các nhà khoa học - những người phục vụ chế độ, “các chiến sĩ sinh học của đảng đã đề xuất lối thoát: sát hại vì lý do nhân đạo. vẫn những người mà trước đây thuộc loại bị triệt sản thì nay họ phải bị sát hại...

        Tháng 10 năm 1939, Hitler ra lệnh “tăng quyền cho các bác sĩ và như vậy để có thể làm nhẹ cái chết đối với các bệnh nhân không thể chữa trị mà có lẽ tình trạng cùa họ bị đánh giá là tiêu cực”.

        Có nhiều không số lượng các bác sĩ đã bôi nhọ mình bằng sư nhúng tay vào tội ác đó? Tìm ra người đứng ngoài cuộc có lẽ đơn giản hơn đi tìm câu trả lời.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Ba, 2018, 05:03:21 pm

        ĐỪNG GIẾT HẠI? CÂU BỊA ĐẶT CỦA NGƯỜI DO THÁI!

        Những nơi trú ẩn Thiên chúa giáo cầm cự được lâu hơn so với các cơ sở của nhà nước khi mà người ta bắt đi những đứa trẻ đem đi giết hại. Một số ni cô cho đến cuối đời cũng không thể quên được tiếng kêu khóc cùa những đứa trẻ mà họ chăm sóc nhiều năm.

        Một số linh mục Thiên chúa giáo đã thử cứu những người do mình bảo trợ. Một trong số họ đã đến cầu cứu linh mục - Bá tước Phon Halen - người đã có lần đọc bài thuyết giáo nảy lửa chống lại sự giết hại. Nhưng rất tiếc là vị linh mục nhiệt thành này lại không bao giờ đả động đến đề tài này nữa.

        Sự thật là ngày 26 tháng 9, trong tất cả các thánh đường Thiên chúa giáo người ta đã đọc thông điệp của Magi, trong đó lên án sự giết hại những bệnh nhân thần kinh và mãn tính vô tội, những con tin và tù binh, những người thuộc chủng tộc khác.

        Nhưng đã là quá muộn. Bọn Quốc xã biết rằng chúng có thể không cần để ý đến sự phản kháng được ngụy trang rất cẩn thận đó. Năm 1940 khi cố vấn về các vấn đề nhà thờ trong Bộ Nội vụ vùng Baden-Wirtemberg phát biểu phản đối sự giết hại thì người ta trả lời ông: “Đừng giết hại” - đó không phải là lời khuyên cửa Chúa mà là câu bịa đặt của người Do Thái. Ở những nơi có ý nguyện của Chúa ở đó không có sự thương hại đối với những kẻ ốm yếu...

        Vào cuối tháng 3 năm 1941, những chiếc xe buýt màu xám với các cửa sô che kín rèm đã xuất hiện trước nơi cư trú. Đó là xe của một tổ chức được thành lập đặc biệt để chuyên chở những người phải chết - “Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên vận chuyển công cộng bệnh nhân”.

        Những người phải chết với những tay nải, va li nhỏ của mình đã chờ sẵn ở lối vào. Họ còn chưa biết điều gì đang chờ họ ở phía trước. Cha Henric không sợ bọn Quốc xã. Ông đã sẵn sàng trước trại tập trung và sẵn sàng chờ đón cái chết. Nhưng ông không tìm được cho mình sức mạnh để vượt qua quan điểm của các chức sắc nhà thờ, lấy lương tâm làm thước đo duy nhất các hành động của mình. Cho đến cuối đời ông vẫn coi mình có lỗi trong cái chết của những người do ông bảo trợ.

        Theo chỉ thị của Quốc trưởng, ở vùng đất Ba Lan bị chiếm đóng đã có hai trăm năm mươi ngàn người ốm và tàn tật bị thủ tiêu. Thi thể của người Ba Lan được trao cho các nhà khoa học Đức để phục vụ cho việc nghiên cứu mà kết quả là sau chiến tranh cuốn sách giải phẫu của Đức đã được xuất bàn mà tài liệu nghiên cứu chính là những người Ba Lan xấu số.

        Không một ai có thể làm được gì.

        Nhưng vào những năm đầu tiên nắm chính quyền bọn Quốc xã còn chưa cảm thấy tự tin và rất coi trọng các quan hệ tốt với Vatican. Việc triệt sản những đứa trẻ mà cha của chúng là những người lính Pháp da đen được giao cho Gestapo chính là để tránh sự đồn đại.

        Bọn Quốc xã không phải ngay lặp tức đi đến quyết định lập các trại giết người. Chúng bắt đầu từ triệt sản và tiếp sau triệt sản là thảm sát - “Sát hại con người vì mục đích nhân đạo”. Việc sát hại được thay bằng các nhà máy giết người.

        Sau chiến tranh, các nhà thờ Cơ đốc giáo công khai xin lỗi về sự im lặng của mình, về việc họ không dám đối đầu với nền chuyên chính của Hitler.

        Các nhà thờ Thiên chúa giáo ở Roma cần nhiều thập kỷ để chuẩn bị tài liệu về thái độ đối với sự tiêu diệt người Do Thái - “Chúng tôi hồi tưởng - suy ngẫm về sự thiêu huỷ hàng loạt”. trong thư của Vatican gửi “những tín đồ Thiên chúa giáo và tất cả những người có ý nguyện tốt lành” có nói:

        “Trong suốt nhiều thế kỷ đã tích tụ thành kiến đối với người Do Thái và do đó đã gieo rắc lòng khoan dung đối với sự rượt đuổi và bất công chống lại họ. Lập trường này của các tín đồ Cơ đốc giáo không phải là nguyên nhân trực tiếp của sự thiêu huỷ hàng loạt, nhưng nó tạo điều kiện cho tội ác đó...

        Nhà thờ La Mã rất lấy làm tiếc về những tội lỗi và sai lầm của nhiều tín đồ Cơ đốc giáo trong thời gian xảy ra thảm kịch... Khách quan mà nói, sự bài đạo Do Thái ở Châu Âu Cơ đốc giáo đã dung túng cho các tội ác của Hitler.”

        Những tội ác y học không chỉ được thực hiện bởi những tên đao phủ Quốc xã. Khi xuất hiện một khả năng tiến hành các thí nghiệm trên những người sống thì tiếc thay, rất nhiều nhà khoa học, trong đó có cả những người rất sùng đạo làm công việc này. Đối với họ tính háo danh và đường danh vọng là quan trọng hơn. Họ muốn thử nghiệm với “những sinh mạng không có khả năng được sống” và đã có được quyền đó.

        Nhưng sự tỉnh ngộ đã đến quá muộn.

        Năm 1920 bác sĩ tâm thần Alfred Hohe đã cho xuất bản cuốn sách nhỏ với tiêu đề “Cho phép tiêu diệt những cuộc sống ít giá trị”. Đúng hai mươi năm sau ông đã nhận được qua đường bưu điện lọ tro hài cốt của một người họ hàng của mình đã bị giết hại - một cuộc sống cũng bị coi là “ít giá trị”.

        Giáo sư, bác sĩ Frist Kyunke người đã thực hiện việc tiêu diệt những đứa trẻ bị bệnh Down ở Visloh cũng phải đối mặt với một tình huống khi năm 1942 đứa con của ông với những khuyết tật bẩm sinh đã ra đời. Ồng có nhiệm vụ phải giết chết đứa bé, nhưng làm sao ông có thể đang tay giết chết đứa con đẻ của chính mình.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Ba, 2018, 06:39:06 am

        NHỮNG TẢNG BĂNG VŨ TRỤ VÀ NHỮNG NGƯỜI DO THẢI TRẮNG

        Lúc đó là sau chiến tranh, sau khi mãn hạn tù, phạm nhân chiến tranh Quốc xã, cựu Bộ trưởng lực lượng vũ trang và quân khí đế chế Albert Schpeer nói một cách tự tin là đến năm 1945 Đức đã có thể chế tạo vài quả bom nguyên tử nhưng chỉ trong các điều kiện nhất đinh.

        Schpeer đã nêu ra một trong các điều kiện đó là phải dốc vào dự án nguyên tử tất cả các lực lượng mà những lực lượng này theo ý của Hitler đã dùng để tạo ra vũ khí tên lửa.

        Về nguyên lý Hitler chưa tin vào các loại vũ khí mới.

        Nhãn quan của ông ta bị hạn chế bởi các quan niệm được hình thành trong những năm Thế chiến I. Nhưng sau những lần thử thành cồng đầu tiên Hitler bắt đầu quan tâm đến tên lửa. Năm 1943 sau khi được nhà bác học trẻ tuổi Verner phon Braun cho xem bộ phim về các chuyến bay của tên lửa, Hitler rất khâm phục và phong cho nhà thiết kế hai mươi tám tuổi này danh hiệu giáo sư.

        Albert Schpeer với cương vị là nhà lãnh đạo công nghiệp chiến tranh coi quyết định bằng mọi giá phải tạo ra các tên lửa đạn đạo của Hitler là sai lầm.

        Người Đức mỗi ngày phải lắp ráp và phóng về phía nước Anh hai mươi bốn tên lửa “W2”. Mỗi tên lửa mang đầu đạn có công suất một tấn. Còn các nước đồng minh cũng trong năm 1944 đã ném xuống lãnh thổ Đức mỗi ngày ba mươi lăm ngàn trái bom. Nói cách khác, một dự án đắt nhất lại tỏ ra vô nghĩa nhất.

        Việc hoàn thiện tên lửa phòng không “Vasserfal” được tạo ra ở chính Penemiunđe thì Verner phon Braun không kịp làm. Với tên lửa tự tìm mục tiêu thì vào thời gian đó không một máy bay ném bom nào có thể tẩu thoát.

        Tên lửa không cứu được Đệ tam đế chế. Thảnh quả của công việc hao tổn công sức đó của các nhà tên lửa Đức đã được Liên Xô và Hoa Kỳ sử dụng sau chiến tranh. Các nhà thiết kế Liên Xô và Hoa Kỳ đều không thể tạo ra được các động cơ tên lửa dùng nhiên liệu lỏng với công suất như vậy và cũng không thiết kế nổi các hệ thống tự động điều khiển tên lửa. Vì vậy tên lửa đầu tiên của Liên Xổ chỉ là bản sao chép của Đức mà thôi.

        Còn giả dụ Hitler có được bom nguyên tử thì có lẽ tiến trình chiến tranh đã thay đổi. Điều gì sẽ xảy ra với nước Anh nếu Luân Đôn không bị tấn công bởi “Wl” và “W2” mà là tên lửa mang đầu đạn hạt nhân? Và liệu thủ đô Anh có bị huỷ diệt hoàn toàn như điều này đã xảy ra với Hirosima hồi tháng Tám năm 1945?

        Nhưng cựu Bộ trưởng đế chế Schpeer không nêu lên nguyên nhân thất bại thứ hai của dự án nguyên tử. Bọn Quốc xã đã đuổi những nhà vật lý ưu tú nhất của mình ra khỏi đất nước.

        “ Tồn tại một dạng bài Do Thái thô thiển nhất - đó là cuộc đấu tranh chống những người Do Thái như vậy. Những người thô thiển bài Do Thái hài lòng với việc vạch ra một đường phân cách giữa những người Do Thái và không phải là Do Thái. Những người thô thiển bài Do Thái cho rằng vấn đề đã được giải quyết nếu người Do Thái không có quyền tham gia vào đời sống chính trị, văn hoá và kinh tế của dân tộc.

        Nhưng vẫn còn tồn tại những người Do Thái không theo dòng máu mà theo tinh thần. Những người mang mầm bệnh đó được gọi là “Do Thái trắng’. Điều này tạo ra khái niệm “Do Thái’ ngoài phạm vi bản tính chủng tộc. Tinh thần Do Thái hiển hiện rõ nhất trong phạm vi vật lý mà người đại diện là Einschtain.

        Tất ca các phát minh vỉ đại và thành tựu khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên cần được coi là thành quả của những khả năng đặc biệt của các nhà nghiên cứu Đức trong việc quan sát thiên nhiên một cách kiên nhẫn, chuyên cần và mang tính xây dựng. Nhà nghiên cứu người Đức trong cái gọi là lý thuyết luôn luôn coi đó chỉ là phương tiện hỗ trợ. Tinh thần Do Thái đã đẩy lên phía trước thuyết tương đối tách biệt hẳn với hiện thực bị nêu lên một cách giáo điều.”


        Đoạn văn này được in trong tạp chí “Quân đoàn đen” của cơ quan in ấn SS Tác giả bài báo là nhà vật lý lỗi lạc của Đức, người đoạt giải Nobel, Iohanes Schtark.

        Schtark trở thành người sùng bái Hitler ngay từ những năm hai mươi. Sau cuộc bạo động không thành của phái Quốc xã ở Munic năm 1924, Schtark công khai tuyên bố về sự công nhận của mình đối với Hitler. Schtark là một nhà tư tưởng bài Do Thái. Nếu một nhà vật lý theo thuyết tương đối thì Schtart sẽ ghi tên kẻ bội giáo vào danh sách “Do Thái trắng”. Nhưng nêu nhà vật lý có lập trường đúng thì người đó được tha thứ tất cả. Schtark thậm chí còn phát biểu ủng hộ “tạp chủng” như theo ngôn ngữ chăn nuôi súc vật của bọn Quốc xã gọi những người Đức thậm chí chỉ có một phần tư dòng máu Do Thái.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Ba, 2018, 03:32:41 am

        Vì “khuyết tật chủng tộc” mà giáo sư Gustar Herrts - một người nửa Do Thái và là người được giải thưởng Nobel đã bị đuổi khỏi cương vị dạy học ở trường Đại học kỹ thuật Berlin. Schtark đã tìm được một lý lẽ độc đáo để bảo vệ giáo sư. Ông viết thư cho Hiệp hội sinh viên Đức: “Bản thân giáo sư Herts về ngoại hình, phong cách và hoạt động khoa học chăng có cái gì là Do Thái cả.”

        Còn có một người nữa - Philipp Lenard, người đồng ý chí và chiến hữu của Johannes Schtark. Philipp Lenard được giải thưởng Nobel năm 1905 về công trình các tia âm cực. Năm 1907 ông được mời đến Heidelberg và ở đó ông đã thành lập Viện vật lý.

        Lenarđ, trong khi viết cuốn “Các nhà thử nghiệm thiên nhiên vĩ đại đã dành tặng một số trang cho nhân vật Herts - cha của Heric - ông Gustae - người đã phát minh ra sóng điện từ.

        Khi Lenard còn là trợ lý của Henric Herts, ông không thấy khó chịu về sự xuất thân nửa Do Thái của thầy giáo. Giờ đây ông đột nhiên nghĩ ra rằng trong phát minh của Herts về sóng điện từ ông đã theo “tinh thần Do Thái” được kế thừa từ bà mẹ người Đức. Thậm chí khi Herts viết các tác phẩm lý thuyết của mình thì “tinh thần Do Thái” của người cha cũng ngự trị ông ta.

        Philipp Lenard gọi vật lý thực nghiệm là “Khoa học Bắc Âu” còn coi vật lý lý thuyết là sự bịp bợm Do Thái toàn thế giới”. Lenard gọi thuyết tương đối của Einschtein là “sản phẩm kinh tởm của tinh thần châu Á”.

        Ông coi viện của mình là “phôi thai của nền khoa học chủ nghĩa xã hội dân tộc”. Ông lo rằng, trong giới giáo sư ở Heidenberg đến một lúc nào đó người ta chỉ cười giễu ông.

        Năm 1922, Philipp Lenard biến quan điểm của mình thành hiện thực. Một nhóm những người chủ nghĩa xã hội dân tộc Đức đã giết hại bộ trưởng ngoại giao Valter Ratrenan - người có nguồn gốc Do Thái.

        Trong nước người ta tuyên bố để tang. Đối với các quan chức nhà nước (trong đó kể cả các giáo viên đại học) ngày tang lễ là ngày không làm việc. Lenard từ chối chấp hành lệnh này, và coi như không có gì xảy ra, vẫn tiến hành buổi lên lớp ở viện. Các sinh viên có khuynh hướng chủ nghĩa xã hội đứng đầu là Karl Mirendorf đã tấn công Viện của Lenard theo đúng nghĩa đen. Ẩu đả xảy ra và cảnh sát phải vào cuộc. Lenard bị Bộ giáo dục nhắc nhở, còn Mirendorf bị xử phạt tù giam bốn tháng. Trong thời kỳ Quốc xã ông trở thành người tham gia cuộc kháng chiến chống phát xít. Lenard được khen ngợi và kính trọng.

        Sau chiến tranh tên của ông được khắc vào bia kỷ niệm trong giảng đường chính của trường đại học Killski. Nhưng sau khi công bố về vai trò của Lenard trong thời kỳ Quốc xã người ta đã dỡ bỏ cái bia đó...

        “Vấn đề cực kỳ quan trọng là xem xét lại tất cả các phát minh trong vật lý mà không phải do những người không thuộc dòng giống Do Thái tạo ra, Philipp Lenard viết. - Để làm việc này tốt nhất là lưu ý đến các phát minh của đại diện nổi tiếng nhất của họ, người có dòng máu đặc Do Thái Albert Einschtein. Thuyết tương đối của ông ta nhẽ ra đã phải thay đổi ngành vật lý. Trên thực tế thuyết này đã bị phá sản hoàn toàn. Hơn nữa, thuyết này không bao giờ và không thể là đúng. Vật lý Do Thái - đó là sự xuyên tạc các nguyên lý cơ bản.”

        Năm 1936, Johannes Schtark viết trong “Tạp chí chủ nghĩa xã hội dân tộc” xuất bản hàng tháng như sau: “Tiếp theo những tin giật gân và quảng cáo của thuyết Einschtein là thuyết ma trận của Heisenberg và cái gọi là cơ học sóng của Schrêdinger. Học thuyết thứ nhất cũng kín mít và theo chủ nghĩa hình thức như học thuyết thứ hai.”

        Philipp Lenard và Johannes Schtark biểu lộ mối ác cảm của các nhà vật lý thực nghiệm đối với vật lý lý thuyết mà ý nghĩa của nó phát triển trong những năm hai mươi sau phát minh thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Nhưng vật lý lý thuyết vẫn là không hiểu được đối với những người không có tri thức sâu xa về toán học hiện đại.

        Sự tranh cãi vĩnh cửu giữa lý thuyết và thử nghiệm tạo ra sự phát triển mới. Schtark và Lenard sợ đánh mất “Khái niệm minh bạch và vững vàng” về thiên nhiên đã được hình thành bởi vật lý cổ điển, và khái niệm đó theo như Lenard thì có thể bị phá huỷ bởi thuyết tương đối.

        “Mặc dù đã tích được hàng núi tài liệu - Schtark viết - nhưng vật lý lý thuyết chăng mang lại điều gì mới.”

        Schtark đã sai lầm nghiêm trọng: chỉ chưa dầy mười năm trôi qua, thuyết tương đối và vật lý lượng tử đã cho phép tạo ra bom nguyên tử làm thay đổi cả thế giới.

        Ngay sau khi những người chủ nghĩa xã hội dân tộc lên nắm chính quyền thì nền khoa học vật lý Đức bị giáng một đòn nghiêm trọng nhất. Schtark và Lenard nhận được quyền hạn chưa bao giờ thây trong khoa học.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Ba, 2018, 07:14:05 am

        Johannes viết cho hạn của mình Lenard:

        “Cuối cùng thì cũng đã đến lúc mà chúng ta có thể ứng dụng vào công việc khái niệm của mình về khoa học và nghiên cứu.

        Trong thư chúc mừng Bộ trưởng Bộ nội vụ Frik mà tôi quen biết, tôi đã chỉ cho ông ta thấy là Anh và tôi rất sẵn lòng theo sự sắp đặt của ông ta để đưa ra những khuyên nghị trong việc lãnh đạo các viện nghiên cứu khoa học mà ông được tin tưởng giao phó.”

        Và thực tế là những người đứng đầu ngành văn hoá các tỉnh, thành phố của Đức đã nhận được lệnh tham khảo ý kiến Lenard và Schtark trong việc lựa chọn các nhà vật lý vào các chức vụ giảng day. Giờ đây họ quyết định ai có quyền nghiên cứu vật lý ở Đức.

        Cuối cùng thì giấc mộng của Schtark cũng trở thành hiện thực - ông trở thành hiệu trưởng của Viện vật lý - kỹ thuật. Đã từ lâu ông mong muốn có được chức vụ này. Ngày 1 tháng 5 1933 theo sắc lệnh của Bộ trưởng nội vụ Vihelm Frik, ông đã được ngồi vào chiếc ghế lãnh đạo viện và có quyền tống nền “vật lý Do Thái” ra khỏi đế chế.

        Khoảng một phần tư số nhà vật lý, trước tiên là những nhà khoa học lý thuyết, bắt đầu từ bản thân Albert Einschtein, đã bị mất việc bởi vì họ là những người Do Thái hoặc không chấp nhận chủ nghĩa xã hội dân tộc.

        Bộ trưởng mới của đế chế về khoa học, giáo dục và đào tạo nhân dân - viên tướng chỉ huy lực lượng SA Bernard Rust còn cử Schtark là chủ tịch Hiệp hội khoa học Đức. Như vậy Schtark đã nhận được một quyền hạn chưa bao giờ thấy trong giới khoa học.

        Johannes Schtark bắt tay vào cái gọi là “những người Do Thái trắng”. Ông ta tấn công Verner Heisenberg, người được giải thưởng Nobel, người duy nhất có thể tạo cho Adolf Hitler vũ khí nguyên tử.

        Schtark còn viết một bài báo cho cơ quan ss trong đó có đoạn:

        “Năm 1933 Heisenberg đã nhận giải thưởng Nobel cùng một lúc với các học trò của Einschtein là Schrẽdinger và Dirak. Đó là sự biểu dương của uỷ ban Nobel dưới ảnh hưởng Do Thái chống lại nước Đức chủ nghĩa xã hội dân tộc. Hành động này có thể coi ngang với việc khen thưởng Osetski. Heisenberg thuộc dạng các thủ lĩnh đầy quyền lực của văn hoá Do Thái trong đời sống tinh thần của Đức mà bọn chúng phải bị biến mất như bản thân người Do Thái.”

        Được nhắc đến trong bài báo thoá mạ của Schtark, Karl phon Osetski - một nhà chính luận theo chủ nghĩa tự do, đã bị vào trại tập trung và qua đời ở đó. Giải thưởng Nobel và sự phản đối của các trí thức toàn châu Âu cũng không cứu nổi ông.

        Tuy vậy, cuộc đấu tranh chống “các nhà lý thuyết - những người theo chủ nghĩa thế giới” cho đến ngày nay cũng chưa hề lắng xuống. Một số người như trước đây vẫn phủ nhận thuyết tương đối của Einschtein, còn số khác thì quả quyết rằng ông đã lấy cắp lý thuyết đó của vợ mình...

        Tình trạng của Verner Heisenberg cũng không khá khẩm gì hơn so với tình trạng của Ioffe và Landao. Sự xuất hiện của bài báo trong tạp chí của ss với những lời buộc tội chính trị chẳng báo trước điều gì tốt lành.

        Nhưng Heisenberg không vội vã đầu hàng số phận.

        Ông luôn luôn là một người kiêu hãnh. Khi người được giải thưởng Nobel tương lai mới sáu tuổi, thày giáo đã có lần dùng thước kẻ đánh ông vì ông đã làm trò nghịch ngợm. Sau này, mặc dù thày giáo đã xin lỗi nhưng cậu Heisenberg trẻ tuổi vẫn không chấp nhận và thậm chí còn không bao giờ nhìn mặt thày nữa.

        Giờ đây ông ta đã hành động y như hành động của Igor Vasileevic Kurchatov về sau này. Heisenberg viết một bức thư riêng cho tướng chỉ huy ss Henrich Himler, trong đó bác bỏ tất cả các lời buộc tội và yêu cầu Himler bảo vệ mình.

        Ông ta có cơ sở để cho rằng viên tướng này sẽ lưu ý đến bức thư của mình. Bố Himler và ông của Heisenberg cùng dạy học ở một trường trung học. Thế nhưng, lời hồi âm chỉ đến sau một năm sau đó, vào tháng 7 năm 1938 khi Heisenberg đã chán nản và chuẩn bị rời nước Đức.

        “Do ông được gia đình tôi giới thiệu nên tôi đã chỉ thị xem xét rất kỹ và nghiêm khắc về trường hợp của ông. Tôi không tán thành sự công kích của tạp chí “quân đoàn đen” đối với ông và sẽ ngăn chặn để sự công kích đó không lặp lại.”

        Tại sao Himler lại bênh vực “người Do Thái trắng” Heisenberg và phát biểu chống lại người trung thành với chủ nghĩa xã hội dân tộc là Johannes Schtark?

        Thứ nhất là Himler không bỏ lỡ cơ hội gây khó chịu đối với người bảo trợ Schtark và Lenard Reihsliater Alfred Rosenburg. Người này coi mình là nhà tư tưởng chính của đảng và đã vài lần tỏ thái độ thô lỗ cho viên tướng ss hiểu rằng không nên dính mũi vào lĩnh vực tư tưởng mà người đó cho là lĩnh vực độc quyền của mình.

        Thứ hai là, tướng ss, người không có một chút khái niệm gì về tình hình khoa học tự nhiên, có thể giao cho bộ máy của minh lấy ý kiến của các nhà vật lý có uy tín, những người không tán thành các ý tưởng hoang tưởng của Schtark và Lenard. Như người ta đã biết các cố vấn của Herman Hering -  người chịu trách nhiệm về kế hoạch bốn năm mở rộng công nghiệp phục vụ chiến tranh, và những nhà công nghiệp lớn đã giải thích với viên tướng SS: Vật lý lý thuyết có thể là rất có ích chính là ở giá trị thực tế.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Ba, 2018, 05:01:16 am

        Nhưng bản thân Schtark có rất nhiều kẻ thù.

        Các nhà khoa học và bộ máy nhà nước của Đức Quốc xã không ưa tính kiêu ngạo của ông ta. Người ta lên án Schtark về việc chi tiền không cần thiết để cấp kinh phí cho dự án hoang tưởng là khai thác vàng từ các đầm lầy của Đức. Còn ở trong bộ máy ss người ta đi đến kết luận rằng Schtark đánh giá thấp tướng Himler nhưng lại đánh giá quá cao Rosenberg trong khi ảnh hưởng của người này đã suy giảm, và có quan hệ cá nhân với Hitler - người dễ quên các bạn cũ và các công sức trước đây của họ.

        Năm 1936 Schtark đã phải rời ghế chủ tịch Hiệp hội khoa học Đức. Ba năm sau ông ta cũng đánh mất vị trí của mình trong viện nghiên cứu. Sau chiến tranh, toà án về chống Quốc xã hoá đã tuyên phạt Schtark bốn năm lao động bắt buộc...

        Và lý do cuối cùng đã khiến viên tướng ss ủng hộ nhà vật lý trẻ tuổi Heisenberg là quyết định trọng dụng nhà vật lý của Himler. Viên tướng ss có cái nhìn và mối quan tâm khoa học độc đáo của mình. Ông tin vào sự di cư linh hồn và cho rằng vị hoàng đế Đức đầu tiên đã tìm thấy sự hồi sinh của mình trong nhà vật lý.

        Himler thành lập trong bộ máy ss một tổ chức nghiên cứu mang tên “Anenrbe” (“Di sản của tổ tiên”). Đầu tiên là vấn đề

        liên quan đến các nghiên cứu trong lĩnh vực triết học Đức. Nhưng trong thời gian chiến tranh các môn học nhân văn bị . lùi ra phía sau. Sự ưu tiên được dành cho “các nghiên cứu khoa học có ý nghĩa mục tiêu quốc phòng”, trong đó có cả các thí nghiệm trên người được thực hiện trong các trại tập trung.

        Vào đúng ngày mà Himler ký lệnh xá tội cho Heisenberg, ông đã chỉ thị cho Chủ nhiệm Tổng cục an ninh - tướng ss Reikharđ Henđirk như sau:

        “Giáo sư Viust, người lãnh đạo “Di sản của tô tiên” cần phải liên hệ với Heisenberg. Ông ta có thể sẽ cần đến chúng ta trong “Di sản của tổ tiên” nếu tổ chức này đến một lúc nào đó trở thành một viện hàn lâm khoa học thực thụ.

        Heisenberg - một nhà bác học có khả năng, cần phải hợp nhất ông ta với những người nghiên cứu lý thuyết về băng vũ trụ của chúng ta!

        Học thuyết về băng vũ trụ là của nhà kỹ sư - cơ học người Áo Hans Herbiger. Trong thời điểm khủng hoảng nghiêm trọng nhất về tinh thần ông chợt hiểu rằng: tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời bị bao phủ bởi lớp áo giáp bằng băng. Thậm chí xung quanh mặt trăng có một lớp vỏ bằng băng dầy tới vài ki lô mét. Giải Ngân hà cấu tạo bởi băng bốc hơi bay vút ra ngoài giới hạn của hệ thống mặt trời.

        Theo Herbiger thì toàn bộ không gian vũ trụ đều bị nhồi đầy bởi băng. Băng khi rơi xuống bị sức nóng của mặt trời sẽ tan ra và bốc hơi. Hơi nước này bị đẩy ra khỏi các hố nổ lớn bởi những vụ nổ mạnh và bây giờ đông lại thành bụi băng. Khi bụi băng tới trái đất thì biến thành các cơn mưa nhiệt đới và dai dẳng. Các khối băng bị bào mòn trong khí quyển trong lúc rơi dẫn tới hiện tượng “sao rơi”, thiên thạch.

        Những khối băng cực lớn bị nổ vỡ do nhiệt và rơi xuống đất ở dạng mưa đá.

        Băng và nước, như các nghiên cứu sau này cho thấy, đúng là có trong thành phần vũ tru, ví dụ như trong đuôi sao chối, nhưng tất cả những phát kiến còn lại của Herbiger đã bị các công trình nghiên cứu vũ trụ bác bỏ.

        Hans Herbiger tìm được các chứng cớ có lợi cho học thuyết của mình trong bản anh hùng ca cổ “Eđđa”, trong đó sự xuất hiện của thế giới cũng được giải thích bằng cuộc chiến giữa lửa và băng. Cầu nối với thần thoại học Bắc Âu được các đảng viên Quốc xã tôn sùng dựng lên như vậy đó.

        Học thuyết của Herbiger được nhà thiên văn học nghiệp dư Philipp Faunt công bố trong cuốn sách xuất bản năm 1912 mang tên “Nguồn gốc vù trụ băng hà". Tiếc rằng, Hans Herbiger chết năm 1931 không bao lâu trước khi người hâm mộ mình lên nắm chính quyển ở Đức.

        Hitler là kẻ vô học hiếm hoi và tin vào những điều hoang đường. Ông ta quan tâm đến học thuyết của Herbiger về sự đóng băng thế giới vì nó giải thích lịch sử loài người như hậu quả của các thảm hoạ vũ trụ. Mà Hitler thì luôn mong đợi các thảm hoạ lớn nào đó.

        Tháng 1 năm 1942, ở tổng hành dinh “hang chó sói” trong câu chuyện ban đêm, Hitler nói:

        - Tôi tin học thuyết Herbiger về băng thế giới. Có thể là hàng chục ngàn năm trước thời đại chúng ta đã xảy ra sự va chạm với mặt trăng. Cũng không loại trừ là trái đất đã bắt mặt trăng lúc đó phải quay theo quỹ đạo hiện nay. Cũng có thể là trái đất của chúng ta đã lấy đi khí quyển của mặt trăng và điều đó đã thay đổi hoàn toàn các điều kiện sống trên trái đất. Tôi cho rằng hồi đó ở đây đã có những sinh vật từng sống, những sinh vật có thể sống ở bất cứ độ cao và độ sâu nào bởi vì không có áp suất khí quyển. Tôi cũng cho rằng nền đất cứng đã há miệng và nước ập vào các miệng núi lửa và gây ra sự phun trào khủng khiếp và các trận mưa. Chỉ có hai người thoát chết vì họ trốn trong các hang động trên núi cao...


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2018, 01:24:07 am

        Thực hiện ý muốn của Quốc trưởng, Himler tự mình nghiên cứu học thuyết này. Trong tổ chức “Di sản của tổ tiên” có thành lập một văn phòng chi viện cho cơ quan khí tượng. Văn phòng được giao nhiệm vụ soạn thảo “chứng minh về sự đúng đắn của học thuyết về băng vũ trụ bằng cách đưa ra những dự báo khí hậu lâu dài trên cơ sở vũ trụ”.

        Người ta đã uổng công cố chứng minh sự đúng đắn của học thuyết Hans Herbiger trong việc tìm mối liên quan giữa sự xuất hiện các vết đen mặt trời với hiện tượng mưa.

        Thật bất ngờ đối với Himler khi trong bản thân phe phái của mình cũng đã xuất hiện một đối thủ kiên quyết chống học thuyết băng vũ trụ - Philipp Lenard. Tạp chí của phái chủ nghĩa xã hội dân tộc “Illustrữter beobahter” đã in một loạt bài dưới cái tên chung “Hans Herbiger-Kopernic thế kỷ thứ XX”.

        Lenard yêu cầu chấm dứt việc công bố các bài báo đó. Ông viết cho toà soạn tạp chí: “Liệu tạp chí chủ nghĩa xã hội dân tộc có được phép tiếp tục lừa gạt nhân dân Đức không? Học thuyết về băng vũ trụ chỉ là sự bịa đặt thuần tuý, sự nhạo báng đối với các hiểu biết về thiên nhiên.”

        Với sự phẫn nộ, người lãnh đạo văn phòng khí tượng trong tổ chức “Di sản của tổ tiên” đã báo cáo với viên tướng ss và đề nghị lên án tạp chí “Quân đoàn đen” của ss “cái hành động lố bịch của các nhà bác học thầy tu xơ cứng”.

        Thật lạ lùng, Himler sợ những cuộc đụng độ công khai. Nhà triết học Eric Fromm viết: “Himler về bản chất luôn là một người thiếu kiên quyết, và ông ta cũng biết thế. Cả cuộc đời ông ta là cuộc đấu tranh chống lại điều đó, là sự mưu toan trở thành người mạnh mẽ. Ông xử sự như một thiếu niên muốn thôi không có hành động thủ dâm nhưng không thể và tự trách mình về chí khí kém cỏi, đã thử thay đổi nhưng tất cả đều vô ích.”

        Viên tướng ss không quyết định tham gia vào cuộc bút chiến. Ông ra lệnh giữ bí mật các nghiên cứu liên quan đến băng vũ trụ và trong bất kỳ trường hợp nào cùng không được phát biêu công khai.

        Trong khi đó còn một số nhà bác học không nghi ngờ gì về sự quan tâm của đích thân Himler, đã phát biểu khá gay gắt về cái học thuyết hoang tưởng đó. Vị lãnh đạo đài thiên văn Berlin - giáo sư Paul Gutnik - người được yêu cầu tiến hành thử nghiệm, đã đưa ra một văn bản kết luận:

        “Học thuyết về băng vũ trụ thật đáng thương và thật nguy hiểm đối với uy tín của nước Đức bởi nó chúng minh sự quay trở lại của bậc thang nhận thức sơ khai mà chúng ta đã đi qua từ lâu, nó như là sản phẩm của triết học kinh viện thời trung cổ. Đối với học thuyết băng vũ trụ thì tiêu biểu là phủ nhận các kết quả thử nghiệm, một bức tranh hoàn toàn trừu tượng về thế giới được tạo ra trên cơ sở các giả thuyết không được chứng minh và thậm chí nhiều khi đã bị bác bỏ từ lâu.

        Gọi cái “nền khoa học” là điển hình Đức - đó là sản phẩm của một tư duy kém phát triển về khía cạnh khoa học của một bộ phận loài người. Có lẽ sẽ thú vị nếu đưa vào tầm ngắm những người bảo trợ dấu mặt của học thuyết băng vũ trụ. cần phải làm sao cho cá nhân Quốc trưởng không dính líu đến sự việc xằng bậy này.”

        Viên tướng SS thực sự nổi giận. Ông viết cho Bộ khoa học, giáo dục và đào tạo nhân dân:

        “Tôi nhắc lại một lần nữa lời yêu cầu đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng cuối cùng thì Bộ phải sa thải các giáo sư đang cai trị dạng này.

        Trong thế giới tồn tại nhiều vấn đề mà chúng ta không hiểu, và sự tìm hiểu chúng, cho dù chỉ bởi những người nghiệp dư, thì chung ta cũng phải vui mừng. Tôi khẩn thiết yêu cầu ông hãy giải thích cho giám đốc đài thiên văn toàn bộ điều xằng bậy trong bức thư thô lỗ của ông ta và đừng làm cho tôi cũng như cấp dưới của mình phải bận bịu với những bức thư kiểu đó.” Trong hồ sơ lưu trữ của ss còn giữ được bản thảo bức thư đó của Hinder. Trong bản thảo có sự đe doạ công khai không có trong bức thư do viên tướng ký gửi cho Bộ trưởng giáo dục: “Chỉ cần một biểu hiện không thể dung thứ tương tự về mặt khoa học từ phía Bộ thì quan hệ của tôi với Bộ dứt khoát sẽ thay dổi mà không thể cứu vãn được”.

        Có thê câu chuyện này đã đây Himler đến chỗ bảo vệ Heisenberg khỏi sự tấn công của Lenard và Schtark. Đó là một dạng trả thù sự lăng mạ từ phái Lenard đối với đứa con học thuyết băng vũ trụ yêu quý của mình.

        Hinder đã nhầm. Không phải là Lenard nằng nặc đòi thử nghiệm mà là người của tổng hành dinh của Quốc trưởng -  chuyên viên Polte. Đối với ông, mọi việc kết thúc một cách tồi tệ.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Ba, 2018, 02:47:43 am

        Người ta còn giữ được cả đoạn viết mà Hinder gửi Heidrih: “Tồi tình cờ phát hiện ra rằng Polte chính là người ở trong ban lãnh đạo ss của đế chế đã phát biểu chống lại học thuyết băng vũ trụ. Hoàn toàn không hay biết rằng ông ta yêu cầu tiến hành các thử nghiệm trong Bộ giáo dục, và sau đó gửi lại cho tôi. Tôi đã sa thải chuyên viên Polte từ ngày hôm sau, cấm ông ta mặc quân phục và đeo phù hiệu. Mong rằng ngài ra các chỉ thị tương ứng.”

        Hitler đặt Herbiger ngang hàng với các nhà bác học lỗi lạc. Một buổi chiều tháng 4 năm 1942, Quốc trưởng bỗng nhiên bắt tay vào dự án cải tạo thành phố Linza.

        -Ở bờ này của sông Dunai - ông ta nói - sẽ mọc lên toà nhà trong đó trưng bày tất cả ba hệ thống vũ trụ: Ptolemei, Kopernik và Herbiger - người sáng lập ra học thuyết băng vũ trụ. Ở vòm toà nhà đó sẽ là cung thiên văn không chỉ làm thoả mãn khao khát hiểu biết của những người tham quan mà hoàn toàn có thể phù hợp cho các nghiên cứu khoa học.

        Trong khi Hitler đang phấn chấn bởi các ảo ảnh kỳ quặc của người đồng hương mình thì số phận dự án nguyên tử của Đức đã được định đoạt.

        Sự ủng hộ bất ngờ từ phía Himler đã giải phóng Heisenberg khỏi sự trấn áp của cảnh sát. Nhưng những người Đức có “nếp nghĩ dân tộc” vẫn như trước đây coi ông là “Do Thái trắng”.

        Ông muốn nhận được vị trí giáo sư vật lý ở trường đại học Munic nhưng đã bị từ chối. Bộ giáo dục đế chế đã hứa dành vị trí đó cho đại diện “vật lý Do Thái”.

        Nhưng khi chiến tranh thế giới thứ Hai bùng nổ những người thuộc phái “vật lý Do Thái” đã bắt đầu đánh mất vị trí quán quân của mình. Tư tưởng hệ không quan tâm đến quân đội và Bộ chiến tranh. Quân đội muốn biết là việc tạo ra vũ khí nguyên tử có triển vọng hay không, còn nhóm Lenard và Schtark trong lĩnh vực này chẳng có tích sự gì.

        Năm 1939 Heisenberg bị gọi vào quân đội. Nhưng ông không bị cử đến đơn vị sơn cước theo sổ sách mà đến Cục vũ trang của các lực lượng vũ trang Đức. Cùng với các nhà vật lý khác, ông nghiên cứu khả năng ứng dụng thực tiễn năng lượng nguyên tử. Năm 1942, người “Do Thái trắng” được mời vào viện vật lý mang tên hầu tước Vilhelm ở Berlin. Nhiệm vụ chủ yếu là tạo ra lò phản ứng hạt nhân.

        Ý tưởng bom nguyên tử - loại siêu vũ khí mới cho Đức cơ hội chiến thắng trong chiến tranh đã cuốn hút thượng tướng

        Fridrikh Fromm - người đứng đầu Cục bộ binh của lực lượng vũ trang Đức. Tướng Fromm chia sẻ ý nghĩ với Bộ trưởng chiến tranh Albert Schpreer.

        Tháng 5 năm 1942 Schpreer, Fromm và một số tướng khác đã đến tham dự cuộc họp với các nhà vật lý. Verner Heisenberg và Otto Han - người nhận được giải thưởng Nobel mùa thu năm 1945 đã phát biểu trước họ.

        Bộ trưởng Schpeer hỏi Heisenberg: có thể tạo ra bom nguyên tử hay không? Nhà bác học trả lời là giải pháp khoa học đã được tìm ra nhưng không có cơ sở kỹ thuật. Heisenberg than phiền rằng ông không có đủ cả tiền, cả vật tư, rằng do các nhân viên kỹ thuật bị gọi vào quân đội mà nền khoa học Đức đánh mất ví trí đầu đàn. Thượng tướng Fromm đồng ý cho vài trăm cán bộ khoa học ra khỏi quân đội theo danh sách. Bộ trưởng Schpeer trích cho các nhà nghiên cứu bom nguyên tử hai triệu Mác và các kim loại hiếm từ quỹ dự trữ đế chế cũng như đưa việc xây dựng máy gia tốc cộng hưởng từ đầu tiên của Đức vào danh mục “những việc hàng đầu có tầm quan trọng quốc gia”.

        Cuối tháng 7 năm 1942, Schpeer thận trọng báo cáo Hitler về quá trình làm bom nguyên tử.

        Hitler đã vài lần cố hiểu thế nào là phản ứng dây chuyền điều khiển, nhưng không hiểu được nguyên lý cơ bản của vật lý hạt nhân thậm chí cả trong bản trình bày đơn giản nhất. Hơn nữa những nhà vật lý được ông ta kính trọng chứng minh rằng vật lý hạt nhân chỉ là điều bịa đặt Do Thái. Còn các quan chức của đảng thì kiêu ngạo cười người Mỹ và cho rằng họ không có khả năng làm được một điều gì.

        Cơ quan đặc nhiệm Đức không nghi ngờ gì về “dự án Manhattan” - tên gọi của dự án tạo ra vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Hoa Kỳ.

        cả đô đốc Kanaris, cả cơ quan tình báo chính trị ss của Schlenberg đều không biết được những gì mà tình báo Xô Viết đã biết.

        Tháng 9 năm 1941, trong giới quân sự ở Matxcơva, điệp viên nằm vùng ở Luân Đôn Anatoli Gorski đã báo cáo về các nghiên cứu hạt nhân. Điệp báo viên của ông chính là John Kepnkpos - thư ký riêng của huân tước Henki - Chủ tịch uỷ ban khoa học - tư vấn thuộc Hội đồng bộ trưởng.

        Cuối năm 1941, tình báo Xô Viết lại có thêm một điệp viên nửa - nhà vật lý Klays Fuks, người đã chạy từ Đức sang Anh và sẵn sàng giúp nhà tình báo quân sự Siomn Davidovich Kremes - một cựu kỵ binh và trước chiến tranh được cử sang Luân Đôn làm trợ lý tuỳ viên quân sự.

        Sau khi tuyển mộ Fuks, bản thân Kremes yêu cầu được ra mặt trận. Yêu cầu của ông được đáp ứng. Ông được giao nhiệm vụ chỉ huy lữ đoàn cơ giới và năm 1944 trở thành anh hùng Liên Xô.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Ba, 2018, 05:58:51 am

        Đường dây liên lạc với Fuks do nữ tình báo quân đội Xô Viết Ursula Kuchinski thực hiện. Cô là đảng viên Đảng cộng sản Đức và làm việc dưới biệt hiệu Rut Fisher.

        Mùa xuân năm 1942, khi Albert Schpeer chỉ mới làm quen với Heisenberg và tìm hiểu về các vấn đề vật lý lý thuyết thì Beria đã đề nghị Stalin thành lập tổ chức tư vấn khoa học về các vấn đề nguyên tử thuộc uỷ ban quốc phòng nhà nước và cho các nhà bác học vật lý Xô Viết nổi tiếng nhất tham khảo các tài liệu tình báo.

        Người ta định cử Viện sĩ hàn lâm Abram Ioffe làm người lãnh đạo khoa học của dự án nhưng ông đã từ chối với lý do tuổi cao và đề nghị giáo sư Kurchatov thay mình.

        Bản thân lúc đó Kurchatov vẫn còn chưa biết là có thể tạo được bom nguyên tử hay không nhưng sau khi xem những tài liệu tình báo ông có một ấn tượng đặc biệt và ngay lập tức ông đã lập một danh sách các vấn đề mà tình báo phải cổ tìm hiểu. Đồng thời ông vạch ra con đường dẫn tới việc tạo ra vũ khí nguyên tử Xô Viết.

        Còn ở Berlin trong những ngày đó Schpeer lần cuối cùng trao đổi với các nhà nguyên tử. Ông chỉ nêu ra một câu hỏi: bao giờ? Khi nghe thấy câu trả lời là để tạo ra vũ khí hạt nhân phải mất đến ba bốn năm thì ra lệnh ngừng ngay mọi công việc. Schpeer suy luận rằng: sau bốn năm thì hoặc là chiến tranh đã kết thúc, hoặc là kết cục của nó cũng đã rõ ràng và không loại bom nào có thể thay đổi gì được.

        Mùa hè năm 1943 Bồ Đào Nha trung lập đã ngừng bán cho Đức Volfram. Điều này đe doạ hoạt động sản xuất đạn được, và Bộ trưởng Schpeer ra lệnh sử dụng nguyên liệu uran thay cho volfram. Người ta đã chở đến các nhà máy quốc phòng một ngàn hai trăm tấn uran. Và cây thánh giá đã được đặt lên trên ý tưởng chế tạo vũ khí nguyên tử.

        Một vài nhà sử học cho rằng nếu mà Schpeer biết về “dự án Manhattan” thì có lẽ ông đã đảo lộn cả trời đất để đuổi kịp người Mỹ.

        Nhưng nước Đức Quốc xã không giàu như Mỹ. Nước Đức từ năm 1939 đã đánh nhau liên tục khiến mọi tài lực đều dồn vào các nhu cầu thiết yếu nhất của quân đội. Người Mỹ đã chi vào việc chế tạo bom nguyên tử hai tỷ đô la, còn Đức Quốc xã mới chỉ có tám triệu Mác, theo tỷ giá chuyển đổi thời đó bằng một phần nghìn số tiền của Mỹ.

        Khác với Mỹ, nước chưa hề bị ném bom thì Đức trong bất kỳ trường hợp nào cũng không có khả năng xây dựng các công trình sản xuất công suất lớn - chúng sẽ bị máy bay do thám phát hiện và bị tấn công từ trên không.

        Nhà vật lý hàng đầu của Đức - Karl Fridrik phon Vaitszeker - mãi sau này mới nói: “Chúng tôi không thể nghĩ rằng trong lúc chiến tranh ác liệt nhất Mỹ có thể bỏ ra các khoản chi tiêu như vậy. Vì thế thông báo về vụ Hirosima đã làm chúng tôi thực sự choáng”.

        Lập trường của bản thân Heisenbeg vẫn còn chưa rõ ràng. Một vài sử gia cho rằng ông đã cố ý ngăn cản việc hiện thực hoá dự án nguyên tử của Đức, không muốn làm bom cho Hitler. Bản thân Heisenberg sau chiến tranh đã khăng định là khi Hitler và Schpeer từ bỏ ý tưởng làm bom thì ông thấy hạnh phúc.

        Trên thực tế các nhà bác học Đức dưới sự lãnh đạo của Vemer Heisenberg đã tiến hành các công việc theo hướng mà người Mỹ thực hiện. Nhưng ông đã rất nhanh chóng nhận ra rằng người ta sẽ không để ông chê tạo vũ khí hạt nhân và chuyển sang xây dựng lò phản ứng hạt nhân. Năm 1945 khi quả bom đầu tiên rơi xuống Hirosima thì Heisenberg không tin. Ông thậm chí còn không thể tưởng tượng được là người Mỹ đã làm được điều đó.

        Người Đức dưới sự lãnh đạo của Verner Heisenberg đã tiến hành các công việc cũng theo hướng như người Mỹ cho đến khoảng cuối năm 1941. Vào thời điểm đó thì ở Mỹ đã quyết định chế tạo bom, còn các nhà vật lý Đức quyết định tạo ra lò phản ứng hạt nhân.

        Mô hình lò phản ứng hạt nhân cuối cùng do Heinsenberg xây dựng vào tháng 2 năm 1945 theo dự kiến có thể tạo ra năng lượng nếu dồn toàn bộ số uran và nước nặng mà Đức có lúc đó cho việc này. Như thế thì Đức cũng mới có thể đạt được trình độ mà người Mỹ đã vượt qua từ năm 1942.

        Vì không biết điều này nên cơ quan chiến lược tình báo Mỹ trong những năm chiến tranh đã lập ra kế hoạch ám sát Heisenberg để tách ông ra khỏi cuộc chơi. Tháng 12 năm 1944, một nhóm nhỏ các giáo viên và nghiên cứu sinh đã tụ tập ở Tsuirih để nghe Verner Heisenberg giảng bài về lý thuyết ma trận. Trong số những người nghe có một kẻ đã đến với khẩu súng lục và ống tiêm chứa Xyan kali. Kẻ đó giả danh là một sinh viên Thuỵ Sĩ. Trên thực tế Morris Berg là người Mỹ và thực hiện nhiệm vụ của cơ quan tình báo chiến lược: phân tích bài nói của Heisenberg và xác định xem các công việc nguyên tử của Đức đã tiến xa tới đâu. Nếu Berg đi đến kết luận là Heisenberg đã đi đúng hướng thì Berg phải bắn chết nhà vật lý Đức, còn trong trường hợp bị cảnh sát Thuỵ Sĩ bắt thì dùng ống Xyan kali tự sát. Tuy nhiên, sau khi nghe Heisenberg thuyết trình thì Berg đã không rút súng lục ra.

        Mặc dù vậy ở Hoa Kỳ người ta vẫn sợ rằng nước Đức Quốc xã có thể kiếm được vũ khí hạt nhân. Người tin điều đó hơn cả là Albert Einschtein và các nhà vật lý khác bị xua đuổi khỏi Đức. Họ hối thúc Tổng thống Ruzvelt và Thủ tướng Chirchill vì họ vẫn còn coi nền vật lý Đức là tiên tiến nhất mà không hiếu rằng nền vật lý Đức cũng đã cùng họ rời bỏ nước Đức.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2018, 12:31:52 pm

PHẦN HAI   

NHỮNG BỨC CHÂN DUNG


NGƯỜI PHỤ NỮ VỚI CẶP MẮT BĂNG GIÁ VÀ ĐỨC LANG QUÂN IZOEF HEBBELS

        Một tháng trước khi tấn công Liên Xô, Bộ trưởng đế chế giáo dục nhân dân và tuyên truyền, người lãnh đạo tổ chức đảng ở thủ đô - Tiến sĩ Izoef Hebbels đã viết trong cuốn nhật ký mà ông đã ghi chép trong suốt những năm công tác đảng: “Đối với nước Nga chúng ta đã tổ chức được hệ thống tung tin đánh lạc hướng tuyệt diệu. Do “đám vịt” dày đặc ở nước ngoài mả ở Nga người ta không còn biết cái gì là giả cái gì là thật. Stalin nhìn chúng ta như con thỏ nhìn con trăn.”

        Mười ngày trước khi chiến tranh bắt đầu, Hebbeles viết một bài báo dài nói rằng chính phủ Đức đã soạn thảo các kiến nghị hấp dẫn để đàm phán với Liên Xô và nói chung một kỷ nguyên mới trong quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia đã đến.

        Bài báo của bộ trưởng được chuyển cho tờ báo “Felkisher beobakhter” - cơ quan trung ương của Đảng công nhân chủ nghĩa xã hội dân tộc Đức để đăng như một chỉ thị. Bài báo đã ngay lập tức được lên khuôn. Nhưng khi số lượng phát hành đã in xong thì bỗng nhiên bị tịch thu và tiêu huỷ.

        Sự việc này như trái bom nổ. Hebbels viết trong nhật ký:

        “Người ta cắt tất cả điện thoại của mình. Dư luận rùm beng nổ ra không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài. Các đài phát thanh của Anh đã tuyên bố rằng sự tập trung quân đội Đức chống lại nước Nga chỉ là sự bịp bợm mà Hitler dùng để che giấu việc chuẩn bị đô bộ lên nước Anh.

        Mình hoàn toàn hạnh phúc. Toàn bộ chiến dịch diễn ra mỹ mãn, chúng ta đã diễn rất hoàn hảo vở hài kịch với sự tịch thu “Felkisher beobakhter”. Người Nga vẫn chưa nghi ngờ gì. Dù sao chăng nữa thì họ cũng đang tập hợp lực lượng quân đội của mình đúng hệt như những gì chúng ta muốn: một cách tập trung mà đó là một miếng mồi dễ dàng ở dạng tù binh."

        Chưa hẳn là bài báo của Hebbels đã đóng một vai trò nào đáng kể trong những ngày cuối cùng trước chiến tranh. Bộ trưởng tuyên truyền của đế chế tự khoe rằng mình đã đánh lừa được Stalin một cách ngoạn mục còn Stalin thì mù quáng tới mức đến tận ngày cuối cùng vẫn không tin là Hitler sẽ tấn công nước Nga.

        Nhưng đối với Hebbels điều quan trọng là ông ta đã được Quốc trưởng mời đến để chúc mừng thành tích. Những lời nói tán đồng của Hitler có nghĩa là tha thứ. Nhưng Hitler đã nổi giận đối với Hebbels vì chuyện thường xuyên lăng nhăng với phụ nữ.

        Mùa hè năm 1930 ở cung thể thao Berlin tại cuộc mít tinh của những người chủ nghĩa xã hội dân tộc xuất hiện một phụ nữ trẻ mang tên Magda Kvandt. Người dẫn cô gái tóc vàng còn độc thân với gương mặt buồn buồn này đến cuộc mít tinh là hoàng thân, sĩ quan ss - August Vilhelm, con trai của vị hầu tước đã bị phế truất Herman Vilhelm. II và là người ủng hộ phái Quốc xã.

        Hoàng thân nhận thấy ở Magda có điều gì lạ lùng - mối u sầu, cái nhìn luôn hướng vào nơi trống rỗng, ham thích đồ uống mạnh. Cô thường xuyên đi xem xiếc và xem đua ngựa nhưng những con ngựa cũng không lôi cuốn được cô. Hậu duệ của dòng họ hầu tước biết cách có thể cứu cô khỏi sự buồn chán và trầm uất. Cô cần phải đến rạp xiếc chính trị, hít thở cái hơi hưng phấn đó và thấy những người dạy thú điều khiển không phải súc vật mà là điều khiển con người. Những lá cờ Quốc xã, những đôi ủng sạch bóng, những đám người la hét, những con mắt điên loạn - tất cả những điều đó đã cuốn hút cô gái trẻ...

        “Magda đã ngay lập tức tỏ ra thích thú - sau này mẹ cô nhớ lại. Trong sâu thẳm trái tim, con gái tôi đã hiểu rằng nhất định phải làm quen với người đàn ông có lời nói khiến nó lúc thì thấy nóng bừng, lúc thì lạnh toát.”

        Đó chính là tiến sĩ Izoef Hebbels, người đã có bài phát biểu tại cuộc mít tinh. Người lãnh đạo tổ chức đảng thủ đô đi cà nhắc trong chiếc áo khoác da đen và giày chỉnh hình chính là nhà hùng biện đường phố nổi tiếng nhất ở Berlin về sự trắng trợn đặc biệt của mình.

        Magda muốn làm quen với Hebbels nên đã xin làm việc ở uỷ ban đảng Berlin. Người ta đưa cô vào bộ phận thông tin. Chỉ sau đó ít ngày họ đã gặp nhau trên cầu thang. Mẹ cô kể lại: “Chúng chỉ mắt chạm mắt trong khoảnh khắc vậy mà khó có thể tin được. Hebbels kinh ngạc dừng lại và nói với viên thư ký của mình: “Một cô gái thật ấn tượng! Cô ta là ai vậy?”.

        Hebbels gọi cô đến văn phòng và giao cho phụ trách tài liệu lưu trữ bí mật của mình. Theo lời mẹ cô thì ngay từ khi gặp gỡ Magda đã cảm thấy trong mình xuất hiện một tình cảm gì đó giống như cảm xúc mẫu tử đối với vị Bộ trưởng tương lai: cô cho rằng con người khốn khổ này ăn mặc lem nhem do thiếu bàn tay chăm sóc của phụ nữ.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Ba, 2018, 07:17:20 pm

        Hebbels đã viết trong nhật ký những dòng chữ đầy mãn nguyện: “Buổi chiều Magda Kvandt đến. Và nàng đã ở lại.

        Nàng nở hoa trong sắc đẹp tóc vàng làm loá cả mắt mình, cả nàng và mình cần phải tự điều chỉnh chút nửa và lúc đó thì hai ta sẽ là một như trong chuyện cổ tích. Mình sẽ chấm dứt mọi quan hệ với những cô khác và chỉ dành tình yêu cho một minh nàng mà thôi.”

        Một năm sau họ cưới nhau. Tiếc thay, Magda cũng bị rơi vào trường hấp dẫn của một nhà hùng biện nổi tiếng khác - Adolf Hitler.

        Người ta đã giới thiệu cô nàng với Hitler đúng vào lúc Quốc trưởng vừa mới trải qua tấn thảm kịch lớn nhất của đời mình. Chỉ mới vài tuần trước đó tại căn hộ của ông ta ở Munic, cô cháu gái Heli Raubal đã tự sát. Họ có quan hệ với nhau không chỉ bằng tình cảm họ hàng. Heli đã tự sát bằng khẩu “Valter” của chính Hitler vì không thể chịu đựng nổi ông chú ghen tuông và chuyên chế của mình. Thế là người phụ nữ duy nhất, người đã khơi gợi trong Hitler một cảm xúc tựa như tình yêu, đã chết.

        Và giờ đây trước mặt Hitler là một người đàn bả chau chuốt với cặp mắt to xanh thẳm và dáng tự tin đáng ghen. Hitler nói với một trong những trợ lý về đảng của mình, viên thiếu tướng đã giải ngũ Otto Vagener: “Sau cái chết của Heli, tôi thấy nhiều cảm xúc trong lòng mình đã bị chôn chặt. Nhưng không hiểu sao hôm nay đây những cảm xúc đó lại thức dậy và bủa vây tôi mạnh mẽ thế này”.

        Hitler, sau cú sốc tinh thần, bỗng nhiên thấy Magda có thể thay thế cho Heli Raubal: “Người phụ nữ này có thể đóng một vai trò to lớn trong cuộc sống của tôi, thậm chí cho dù không phải là vợ tôi. Trong công việc của tôi, tôi tin rằng bằng nữ tính của mình nàng có thê làm cân bằng các bản năng đàn ông của tôi. Và nàng có thể trở thành Heli thứ hai. Chỉ tiếc là nàng lại chưa có chồng.”

        Quốc trường cùng tính trước rằng Vagener sẽ truyền đạt lời nói của ông đến Magda, và ông ta đã không lầm. Vagener đã đề nghị được chở cô bằng xe của mình đến cuộc biểu tình của các nhóm xung kích ở Briunsnike, nơi mà Hitler và Hering sẽ diễn thuyết. Trong ô tô Vagener hỏi thẳng là cô có muốn xuất hiện trong đời sống của Quốc trưởng hay không.

        Magda trả lời rằng Quốc trưởng tất nhiên là đúng khi nói rằng ông không có quyền lấy vợ: “Đối với ngài Quốc trưởng thì người vợ giống như là một phần đồ nội thất, như cái tách được đặt đúng vị trí của mình, như cái micro để ngài nói, như cái đài có thể nói lên những gì mà ngài muốn nghe vào một thời điểm nhất định”. Magda quyết định là nếu cô chấp nhận đề nghị của Quốc trưởng thì cô phải lấy một ai đó làm chồng.

        Hebbels và Magda thông báo về lễ đính hôn của mình tại bữa ăn trưa có mời cả Hitler. Vagener rất ngạc nhiên về sự vui mừng của cả ba người.

        Magda đã thú nhận với nữ diễn viên đồng thời là nhà đạo diễn phim tài liệu Leni Rivenschtal rằng mình đã phải lòng Hitler.

        - Nhưng tôi hiểu rằng nếu không kể đến cô cháu Heli mà cái chết của cô ây đã làm ngài Quốc trưởng sốc mạnh thì Hitler không biết yêu phụ nữ. Vì vậy tôi quyết định lấy tiến sĩ Hebbels làm chồng vì như thế tôi sẽ có điều kiện ở bên cạnh Quốc trưởng.

        Magda tự kể rằng tại đám cưới ngày 19 tháng 12 năm 1931, nhân vật chính là Hitler, còn Hebbels chỉ là diễn viên phụ.

        Hebbels không phản đối:

        - Chúng tôi muốn Quốc trưởng coi căn hộ của chúng tôi là ngôi nhà thứ hai của mình.

        Cuối cùng thì Hitler đã có được cái gì mà ông ta cần: ông ta có thể tận hưởng một người phụ nữ đẹp mà không phải mất gì cả. Hitler đã nghĩ ra một câu nói tuyệt vời: sau cái chết của Heli ông không có khả năng yêu một ai và bắt buộc phải từ chối khả năng sở hữu về mặt thể xác một cô nàng nào đó.

        Một hôm Hebbels xuất hiện ở Berhof với một cô gái trẻ tóc vàng. Người ta bố trí cho cô một phòng riêng, nhưng trong bữa ăn Hitler hoàn toàn không để ý đến cô ta mà chỉ hỏi Magda đâu. Hebbels trả lời là nàng không được khoẻ.

        Hitler trở về phòng làm việc của mình và bấm máy gọi cho nàng lúc này đang ở Berlin. Khi nghe thấy Magda trả lời rằng nàng vẫn khoẻ mạnh bình thường thì Hitler ngay lập tức phái máy bay riêng về đón. Cô gái tóc vàng đi theo vị bộ trưởng tuyên huyền đã phải biến đi ngay sau bữa sáng.

        Hitler thán phục Magda Hebbels còn cô luôn bị cuốn hút bởi những người đàn ông có quyền lực đối với kẻ khác. Cô nàng đã sẵn sàng thuộc về Hitler và Hebbels từ trước khi nhìn vào mắt họ vì cô chỉ cần nhìn thây sự thán phục mà cả hai đã thể hiện ra ở trước đám đông.

        Tên thực của cô là Johanna Maria Magdalena Berendt. Nhưng tất cả những gì liên quan đến xuất thân của cô thì cực kỳ rối rắm. Bản thân cô nàng sinh ra là một đứa trẻ hoang. Mẹ cô làm người hầu ở Berlin. Sau khi sinh hạ đứa con gái bà lấy ông Oskar Richel làm chồng. Nhưng ông này nhất quyết không nhận Magda làm con gái. ít lâu sau cuộc hôn nhân giữa hai người đổ vỡ.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Ba, 2018, 05:57:16 am

        Khi đứa con gái sáu tuổi, bà mẹ bèn lấy Richard Fridlender làm chồng. May thay ông này đồng ý nhận cô làm con gái. Ở tuổi thiếu niên Magda rất yêu quý bố dượng và cũng bởi trong những năm chiến tranh khó khăn ông không tiếc sức để kiếm tiền nuôi vợ và con gái riêng của bà. Trong những năm đó gốc gác Do Thái của người bố dượng chăng có ý nghĩa gì đối với Magda cả.

        Các nhà sử học cho rằng Richard Fridlender là cha đẻ của cô, Chính trong đám cưới Hebbels mà Hitler là người làm chứng, cơ quan phát ngôn chính của Đảng cộng sản Đức - tờ báo “Rote Fane” viết rằng “kẻ bệnh hoạn bài Do Thái lấy vợ Do Thái”.

        Magda học ở một trường thuộc tu viện Thiên, chúa giáo ở Berlin. Với sự giúp đỡ của các nữ tu sĩ cô đã học được vài thứ tiếng. Magda là cô gái lãng mạn, cô thích ngủ trong đống rơm và ca hát với bạn bè quanh đống lửa. Thời niên thiếu Magda đã làm quen với Victor Arlazorov, người sau này mang tên Do Thái là Khaim Arlazorov sinh ra ở Ucraina, gia đình anh đã chạy sang Đức. Anh sớm đứng về phía những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái, nghĩa là những khát khao trở về Palestin và thành lập ở đó nhà nước Do Thái. Khaim Arlazorov trở thành mối tình đầu của Magda. Cô luôn đeo trên mình kỷ vật của anh - một sợi dây chuyền với ngôi sao David và chia sẻ với anh ước mơ về nhà nước Do Thái. Arlazorov là một nhà hùng biện giỏi và nhà chính trị khôn khéo. Nếu mối tình của họ không bị đứt thì có lẽ Magda đã trở thành không phải là vợ Bộ trưởng tuyên truyền Quốc xã mà là vợ một nhà chính trị Do Thái nổi tiếng, cùng với chồng đến Palestin và đêm đêm với khẩu súng trường trên vai gìn giữ bình yên cho làng xóm. Nhưng Arlazorov lại có cảm tình với một cô gái khác, một nữ sinh trường đại học y. Phải chăng anh nghĩ rằng ở Palestin thì bác sĩ quan trọng hơn?

        Magda không muốn học nữa. Cô có một khả năng khác -  khả năng quyến rũ những người đàn ông xuất chúng. Trên tàu hoả cô làm quen với một trong những chàng rể tuyệt vời nhất nước Đức. Hiunter Kvandt, trẻ nhưng là một triệu phú hói, người đã goá vợ một năm trước đó và luôn khát khao phái đẹp. Ông trở nên giàu có một cách kinh khủng trong đại chiến thứ nhất nhờ công việc cung cấp quần áo lính cho quân đội của hầu tước. Tại nước Đức khánh kiệt sau chiến tranh, Kvandt - một trong những người giàu nhất ở Châu Âu sống một cuộc sống đế vương. Cùng với Magda họ đi chơi khắp nước Mỹ - từ thác Niagar đến Florida rồi sang cả Mehico và thậm chí đến tận Cu Ba. Nhưng cuộc hôn nhân với Kvandt tỏ ra không may măn. Magda đã cô nối lại quan hệ với Arlazorov nhưng anh chàng này đã nhận được phép đến Palestin.

        Năm 1928 cô đánh cắp của chồng những bức thư mà ông nhận được từ vô số nhân tình và nhờ đó cô đã thắng ở phiên toà ly hôn. Cô nhận được các khoản tiền trợ cấp ly hôn rất lớn, tiền thuê căn hộ ở Berlin, tiền gửi vào ngân hàng phòng khi ốm đau và quyền sử dụng tên Hiunter Kvandt.

        Magda định cư ở Berlin đóng vai bà goá phụ giàu có và cảm thấy buồn chán tột độ cho đến khi diễn ra cuộc mít tinh của những người Quốc xã. Sau hai tuần các cuộc bầu cử vào nghị viện và những người Quốc xã sẽ trở thành một đảng có ý nghĩa thứ hai ở Đức.

        Người ta cảnh báo Magda: Nếu cô lấy Hebbels làm chồng thì cô sẽ không còn được các khoản tiền từ người chồng cũ. Magda trả lời rất thực dụng:

        - Hoặc là chủ nghĩa cộng sản nuốt chửng nước Đức, hoặc là Đức trở thành nước chủ nghĩa xã hội dân tộc. Nếu ngọn cờ đỏ phấp phới trên Berlin thì sẽ không còn chủ nghĩa tư bản và Kvandt cũng sẽ mất hết tiền. Còn nếu Hitler lên nắm quyền thì tôi sẽ trở thành một trong những phụ nữ đứng đầu đất nước.

        Tháng 12 năm 1931 cô và Hebbels làm lễ cưới. Cô trở thành Đệ nhất phu nhân của nước Đức Quốc xã.

        Sau khi phe Quốc xã lên nắm chính quyền thì chính Magda Hebbels trong ngày Đức mẹ đã kêu gọi phụ nữ Đức trên đài phát thanh. Cô điều hành việc tăng thưởng phụ nữ đông con “huân chương thập tự vì tư cách người mẹ”. Magda theo dõi để phần thưởng này không rơi vào tay những người dù chỉ có một giọt máu Do Thái.

        Bản thân Magda trong khi giảng giải cho phụ nữ Đức về vinh dự sinh đẻ cho Quốc trưởng và tổ quốc thì đã sinh cho Hebbels sáu đứa con. Tất cả chúng đều có tên bắt đầu bằng chữ H - chữ đầu tiên của họ Hitler mà chúng ta đã quen gọi tên là Hitler. Tên của các con bà ta là: Helga (1932), Hilde (1934), Helmut (1935), Holde (1937), Hedda (1938) và Haide (1940). Từ cuộc hôn nhân đầu tiên bà ta cũng cỏ một con trai tên là Harald Kvandt. Đây là đứa con duy nhất của bà sống sót được vì vào cuối cuộc chiến anh này bị quân đồng minh bắt làm tù binh.

        Hôn nhân với bộ trưởng cũng tỏ ra không may mắn. Đối với Jozeff Hebbels việc quan trọng nhất là ông ta đã nhận thức rằng Magda đã vượt qua sự ghê tởm về mặt thẩm mỹ đối với ông. Chân phải của bộ trưởng ngắn hơn chân trái năm centimet và điều này làm cho ông thành phế nhân thọt. Bất kỳ một chiến thắng nào trên tình trường đối với ông đều là một đại thành công bởi sự dị hình của bản thân. Nếu bị từ chối thì bộ trưởng sẽ điên lên. Của đáng tội, cả cuộc đời của Hebbels đã bỏ ra để trả thù những ai đã đánh giá thấp ông.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Ba, 2018, 07:36:09 pm

        KẺ GIẾT NHÚNG ĐỨA CON CỦA CHÍNH MÌNH

        Bộ trưởng Quốc xã về giáo dục nhân dân và tuyên huyền Józef Hebbels tỏ ra thích thú thể hiện quyền hành của mình trước đám đông. Những đám đông ấy thấp hèn đến mức luôn tự nguyện phục tùng con người đó!

        Ngày 18 tháng 2 năm 1943, một tháng sau chỉ thị của Hitler về “điều động tất cả đàn ông và đàn bà đi bảo vệ đế chế”, Hebbels phát biểu tại cung thể thao Berlin, trong đó kêu gọi nhân dân Đức tham gia vào cuộc chiến tranh tổng lực.

        - Tôi hỏi các bạn - Bộ trưởng hét vào micro - bạn có sẵn sàng làm chỗ dựa cho Quốc trưởng cho đến khi thắng lợi về tay chúng ta không? Bạn và nhân dân Đức, vì thắng lợi của chúng ta có sẵn sàng làm việc mười, mười hai và có khi mười bốn giờ một ngày khi cần thiết không?

        Sau khi diễn văn kết thúc những tràng vỗ tay vang lên không dứt Trong nhật ký Hebbels hài lòng ghi: “Lũ ngốc! Nếu tôi nói với họ là cần nhảy từ tầng ba xuống chắc họ cũng nghe theo”.

        Nước Đức Quốc xã đã chở từ các nước bị chiếm đóng tám triệu người vào Đức để làm việc trong các ngành công nghiệp quốc phòng, nông nghiệp và xây dựng. Nhưng cả những bàn tay lao động đó cũng không đủ đối với nước Đức đang thất bại.

        Rất nhiều công nhân nước ngoài được tập trung ở Berlin. Họ trở thành vấn đề gay cấn đối với SD và Gestapo. Không thể kiểm soát nổi toàn bộ số người này. Giữa những người ngoại quốc và phụ nữ Đức đã bột phát các mối tình tuy rằng điều này bị nghiêm cấm. Nhưng việc chặn đứng việc này đã tỏ ra hoàn toàn không thể được. Hebbels sợ rằng số phụ nữ Đức có mang với người ngoại quốc sẽ phát triển và điều này sẽ xói mòn sự tinh khiết của dòng máu Đức...

        Bộ trưởng tuyên truyền trong một thời gian dài ở một chừng mực nào đó đã giữ vững lập trường trong nhân dân Đức. Ông có những con chủ bài lớn ví dụ như sự sợ hãi đối với Hồng quân. Trước mỗi người chống đối chế độ Quốc xã có một vấn đề đạo đức khó xử: bảo vệ ngôi nhà của mình hay đi cùng với những người Nga? Còn họ sẽ dẫn đi đến đâu thì chỉ có những người cộng sản kiên nghị mới biết.

        Nhưng cả Hitler và Hebbels đều không chặn được Hồng quân và cứu chủ nghĩa xã hội dân tộc ở Đức. Các lãnh tụ của Đệ tam đế chế cuống cuồng hoảng hốt. Chỉ có Magda Hebbels là giữ được bình tĩnh cho đến cuối cùng.

        Ngày 1 tháng 2 năm 1945, bà đặt hàng tại showroom mũ một chiếc “mũ nhung xanh lá cây, một khăn đầu viền đen và một mũ vải gắn bộ lông thát bì”. Tổng trị giá đơn hàng là hai trăm hai mươi Mác Quốc xã.

        Trước đó Bộ trưởng đế chế về công nghiệp quốc phòng Albert Schpeer thông báo với Hitler rằng nền kinh tế đất nước đã chết. Lực lượng vũ trang không nhận được nhiên liệu và đạn dược. Xe tăng Liên Xô tiến gần Berlin. Trong những ngày đó Hitler gọi Hebbels đến và đề nghị ông ta cùng với cả gia đình chuyển đến hầm Quốc trưởng.

        Vào ngày sinh Hitler - 20 tháng 4, các con của Hebbels tặng Hitler những tặng phẩm do chúng tự làm. Nói chung khi ấy đó không còn là Quốc trưởng mà là cái gì đó trong sự nửa điên dại ma tuý, một ông già khọm với bộ mặt tựa nặn từ bột. Còn cái hầm ngầm sau đó không lâu trở thành câu lạc bộ tự sát và những kẻ giết con.

        “Chúng quá tốt đối với cuộc đời đến sau chúng ta, và thượng đế nhân từ sẽ thấu hiểu mẹ nếu mẹ tự chăm sóc chúng và giải thoát chúng khỏi cuộc đời này.” - Đấy là những gì đã viết trong bức thư cuối cùng mà Harald Kvandt nhận được từ bà Magda mẹ mình.

        Tuy nhiên không ai nhìn thấy bản gốc của bức thư.

        Magda Hebbels ấn ămpun chứa a xít Xinin vào họng những đứa con mình. Khi chúng đã chết bà quay vào hầm. Bà ta không còn việc gì để làm bèn mang bài tây ra bói và mơ màng hút thuốc lá.

        Cảm giác trống rỗng ngày xưa đã trở lại - hoàn toàn như trong những năm trước kia khi bà chưa làm quen với Hebbels và Hitler. Sự khác biệt ở chỗ là hai người đó đã giết hàng triệu người và biến đất nước mình thành đống đổ nát. Còn bà ta chỉ giết sáu đứa con và bản thân đang chuẩn bị đối mặt với cái chết.

        Ngày 1 tháng 5, Hebbels đã tự sát. Xác họ bị tưới xăng và đem thiêu.

        Thi thể vợ chồng Hebbels và con cái họ được các sĩ quan của cơ quan phản gián quân đội Smersh thuộc đội quân Belarus sô 1 phát hiện. Theo kênh liên lạc VTS giữa các thành phố của chính phủ, họ báo cáo về sự phát hiện này với Matxcova - lên Chính ủy nhân dân bộ nội vụ Lavrentin Pavlovich Beria và Tư lệnh Smerch Victor Simenovich Abakumov. Tuy nhiên ở nước Đức bị tàn phá, số phận của Hebbels không khiến ai quan tâm.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2018, 06:08:07 pm

        NGƯỜI DO THÁI Ở ĐÂY KHÔNG ĐƯỢC MONG ĐỢI

        Sau khi phái Quốc xã lên nắm chính quyền ở Đức, tạp chí “Schtiurmer” - một tạp chí có một vị trí rất đặc biệt trong lịch sử báo chí thế giới đã được xuất bản. “Shtiurmer” có một khối lượng phát hành rất lớn tại Đức. Vào các thời điểm khác nhau lượng phát hành mỗi đợt từ nửa triệu đến tám trăm ngàn bản. Trong một năm có hai mươi hai đợt phát hành.

        Bản thân Hitler tin vào những gì viết trong “Shtiurmer” - trong lễ nghi giết người của dân Do Thái và vào việc “chỉ cần một lần duy nhất có quan hệ tình dục với người Do Thái cũng đủ để làm hỏng vĩnh viễn dòng máu của người phụ nữ Đức”.

        Tư tưởng của “Shtiurmer” đã trở thanh học thuyết quốc gia ở nước Đức Quốc xã. Khi lên nắm chính quyền, những người chủ nghĩa xã hội dân tộc đã nhanh chóng thực hiện các khẩu hiệu làm phán chấn trái tim những người theo chủ nghĩa bài Do Thái.

        Từng bước một những người Do Thái - những công dân của Đức đã bị đẩy ra khỏi cuộc sống. Sự việc đã xảy ra như thế nào.

        Chỉ thị của chủ tịch vùng Hessen (tháng 3 năm 1933):

        “Việc loại bỏ các ảnh hưởng của chủ nghĩa thế giới Do Thái ngoại lai đối với báo chí là sự nghiệp vinh dự của giới báo chí Đức”.

        Thông tư của cơ quan điều hành thành phố (tháng 3 năm 1933):

        “Ở Kelne các vận động viên Do Thái bị cấm không được sử dụng các sân chơi thể thao.”

        Quy định của cơ quan điều hành thành phố Berlin (tháng 3 năm 1933):

        “Các luật sư và công chứng viên Do Thái từ nay trở đi sẽ không có quyền làm việc trong các cơ quan bảo vệ luật pháp.” Chỉ thị của thị trưởng Munic (tháng Tư 1933):

        “Các bác sĩ thuộc chủng tộc Do Thái trong các bệnh viện thành phố chi được phép phục vụ các bệnh nhân Do Thái.” Thông tư của thị trưởng Kelne (tháng 5 năm 1933):

        “Việc kê đơn cho các bệnh nhân các loại thuốc do những người thuộc chủng tộc Do Thái sản xuất chỉ được phép trong trường hợp nếu không có các loại thuốc khác có tính năng tương tự”.

        Chỉ thị của Bộ lao động đế chế (tháng 8 năm 1933):

        “Bất kỳ người nào làm việc trong các cơ quan nhà nước và muốn kết hôn cần phải chứng minh bằng văn bản rằng cá nhân mà người đó muốn kết hôn không phải là người Do Thái.” Thông cáo (tháng 8 năm 1933):

        “Trong các khu vực sau đây cấm những người Do Thái (có mặt): Ở bãi tắm, các nhà tắm công cộng... bãi tắm ở Berlin, Vanzee, Fulda, Boiten, Shpaier...”

        Luật của đế chế về các tổng biên tập (tháng 10 năm 1933): “Tổng biên tập phải là một chủ thể có nguồn gốc không phải Do Thái, không có quan hệ hôn phối với cá nhân có nguồn gốc Do Thái.”

        Quyết định của Ban điều hành liên hiệp sinh viên (tháng 10 năm 1933):

        “Liên hiệp chủ nghĩa xã hội dân tộc của các sinh viên Đức cấm tất cả các hội viên của mình đến các buổi dạy của các trợ giáo Do Thái. Lệnh cấm này có hiệu lực tức thì.”

        Luật của đế chế về bảo vệ dòng máu Đức và cuộc hôn nhân Đức (tháng 9 năm 1935):

        “Hôn nhân giữa người Do Thái và các cá nhân có dòng máu Đức hoặc họ hàng với người Đức bị nghiêm cấm. Các cuộc hôn nhân đã thành và không tuân thủ lệnh cấm này bị coi như không có giá trị.

        Quan hệ ngoài giá thú giữa người Do Thái và các cá nhân có dòng máu Đức hoặc họ hàng với họ bị nghiêm cấm.”

        Chỉ thị của cơ quan điện ảnh đế chế (tháng 10 năm 1935): “Các chủ rạp chiếu phim gốc Do Thái phải bán các rạp chiếu bóng cho người Đức trước ngày 10 tháng 10 năm nay.” Quy định của văn phòng đảng (tháng 1 năm 1936):

        “Nhằm ngăn chăn ấn tượng xấu đối với những người đến từ các nước khác cần gỡ bỏ các biểu bảng có nội dung cực đoan. Sự hiện diện của các biểu bảng với dòng chữ: “Người Do Thái ở đây không được ai mong đợi” là đủ.”

        Lệnh của Bộ trưởng tư pháp đế chế (tháng 10 năm 1937): “Chỉ sử dụng các chánh án có họ hàng là người Do Thái trong công việc lập các tài liệu điền thổ và các công việc tương tự.”

        Quy định của Bộ nội vụ đế chế (tháng 10 năm 1937):

        “Các hộ chiếu nước ngoài của Đức cấp cho người Do Thái hiện không có hiệu lực. Các hộ chiếu đã được cấp trước đây phải được nộp lại.”

        Người ta ra lệnh bổ sung thêm vào các tên nữ Do Thái chữ Sara, còn nam Do Thái - chữ Uzrail. Người Do Thái bị cấm mua báo và nuôi gia súc. Hết lệnh cấm này đến lệnh cấm khác...

        Tư lệnh hạm đội Đức - đô đốc Karl Denist nói rằng không một ai trong số các sĩ quan của ông chạm đến “Schtiurmer” bẩn thỉu bằng cái kẹp gắp. Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ribbentrop than phiền với Hitler rằng sự tuyên truyền của “Schtiurmer” về các cuộc thảm sát đang làm hại các quyền lợi của Đức. Nhưng Quốc trưởng không muốn lên án nghiêm khắc người đồng chí cũ và từ chối đóng cửa toà báo.

        Năm 1938 - 1939 kẻ soi đuốc Quốc xã ở Frankonic (gần như bí thư thứ nhất của khu vực) Shtraicher đã thực hiện chiến dịch “Đức hoá” rất có lợi cho bản thân và các đồng chí trong đảng mình, nghĩa là cướp bóc người Do Thái và nhét đầy túi mình.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2018, 04:48:21 pm

        Điều gắn bó Shtraicher, các nhà báo của ông ta và các độc giả không chỉ là sự căm ghét người Do Thái mà còn là sự ghen tị, lòng tham và mong muốn điên rồ làm hại người thân.

        Một trong số ít những người Do Thái ở Nuremberg sống sót sau chiến tranh nhớ lại: “Người ta tước đoạt tất cả tài sản của người Do Thái. Bắt họ “bán” ô tô với giá năm mươi Mác. Họ đánh đập tất cả, cả đàn ông và phụ nữ”.

        Người ta bán lại ô tô giá hời cho các đảng viên có công. Viên trợ lý của Shtraicher chuyển sang tên mình tất cả các khoảnh đất tước đoạt được từ người Do Thái. Bản thân thủ lĩnh Shtraicher trở thành chủ sở hữu một tập cổ phiếu lớn.

        Quên khâu hiệu của chính mình - “người Do Thái - sự bất hạnh lớn của bạn”, ông ta gây dựng hạnh phúc riêng cho cá nhân mình bằng chính mồ hôi nước mắt của người Do Thái.

        Nhưng các thanh viên của đảng cho rằng Shtraicher ăn vượt cấp và vớ bẫm gây phương hại cho nước Đức, vì vậy tháng 2 năm 1940 ông ta bị đưa ra toà án tối cao của đảng. Chủ toạ phiên toà là tướng ss Valter Buch - nhạc phụ của Martin Borman. Ngồi cạnh ông là viên trợ lý của Quốc trưởng, Rudolf Hess, sáu trợ lý và đại diện của Hering - tướng không quân Karl Bodenshats. Hitler cấm ngặt trừng phạt Shtraicher, vì vậy toà án chỉ tước bỏ mọi chức tước trong đảng của ông. Và giờ đây ông ta chỉ có quyền lãnh đạo tạp chí của mình.

        Shtraicher hy vọng rằng sự thất sủng sớm hay muộn cũng sẽ kết thúc. Ông đề nghị những người quen cũ chuyển lời của ông ta tới Hitler:

        - Hãy nói với Quốc trường của tôi rằng tôi không mong muốn gì khác hơn là chết bên cạnh người nếu thảm hoạ đến với tổ quốc.

        Năm 1945 ông ta làm cho Hitler nhớ tới mình - về sự việc này có thể đọc thấy trong nhật ký của Hebbels:

        “Quốc trưởng nhận được thư của Shtraicher. Y nghĩa của bức thư có thể tóm lại như sau: hiện nay, trong giờ phút cực kỳ nguy hiểm đối với tổ quốc, ông - Shtraicher đề nghị giao cho mình một công việc gì đó vì ông không thể ngồi yên trong lãnh địa của mình...

        Shtraicher là con người đầy nghị lực. Ông ta có thể ngay lập tức đọc một bài diễn thuyết năm phút mà nếu là tôi thì phải mất nhiều thời gian hơn. Tôi sẽ liên hệ với Shtraicher. Nhưng dù sao, rõ ràng là Quốc trưởng cũng hài lòng nếu tôi có thể tìm cho Shtraicher một việc gì đó để làm. Ông cảm thấy phần nào có lỗi với Shtraicher - một con người có triển vọng lớn và chỉ duy nhất một lần bị chệch khỏi con đường đúng đắn.

        Quốc trưởng rất vui mừng vì tôi hứa sẽ tìm cho Shtraicher một công việc. Shtraicher đã hằn sâu vào tim ông...”

        Hebbels không kịp tìm một công việc mới cho người xuất bản “Schtiurmer”. Nước Đức Quốc xã đã bị đánh bại. Hebbels tự sát. Ilius Shtraicher bị đưa ra trước vành móng ngựa. Việc hỏi cung Shtraicher được công tố viên Xô Viết tại toà án Nuremberg, Roman Rudenko giao cho người trợ lý của mình Mark Raginski. Trở thành người Do Thái bị lấy cung - đó là nỗi nhục nhã cuối cùng của Shtraicher ở thế giới này.

        Tại cuộc hỏi cung, Shtraicher khắng định rằng mình không làm gì chống lại người Do Thái, mà ngược lại còn cố gắng thu xếp cuộc sống cho họ:

        - Tôi về nhận thức là người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái, là người kế tục giáo sư Hertsli và luôn quan tâm đến số phận người Do Thái. Đôi khi tôi đã đề nghị di tất cả người Do Thái đến đảo Madagascar và đề nghị triệu tập một hội nghị quốc tế về vấn đề này, thế nhưng nước Pháp đã từ chối nhường đảo Madagascar, và vì vậy hội nghị không được tiến hành.

        Trong thời gian xử án Shtraicher không biết làm thế nào để giữ được mạng mình bèn bày tỏ ý muốn được đến Palestin:

        -  Nếu người Do Thái sẵn sàng công nhận tôi thì tôi sẽ chiến đấu vì họ.

        Theo những người có mặt ở phiên toà thì bên cạnh ông ta trên ghế bị cáo, cựu bộ trưởng Rosenberg và cựu tướng Iodol suýt nữa ngất xỉu vì cười.

        Ilius Shtraicher là người duy nhất trong số tội phạm Quốc xã bị tuyên án tử hình. Ngày 16 tháng 10 năm 1946, ông ta bị hành quyết ở ngay chính thành phố, nơi tạp chí của ông ta ra đời.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2018, 02:39:33 am
           
        “TẠP CHỦNG” HAY SỐ PHẬN CỦA CÁC ĐẠI DIỆN “TẠP CHỦNG”

        Ngày 11 tháng 5 năm 1935, Quốc trưởng của đại đế chế Adolf Hitler có mặt tại buổi lễ thành hôn của một trong những cộng sự thân tín nhất của mình - Emil Moris.

        Emil Moris là thợ sửa chữa đồng hồ. Anh chàng này gia nhập đảng ngay từ năm 1919 và có thẻ đảng viên ss No 2. Hitler đã chú ý đến con người trẻ trung, vui vẻ và hấp dẫn này. Ông ta dùng Emil Moris làm tài xế của mình và nhanh chóng trở nên thân thiết với anh chàng. Emil Moris đã tham gia vào cuộc “Nổi loạn quán bia”, cũng bị ngồi tù và mãn hạn phạt cùng với Hitler.

        Emil phục vụ Hitler, trông nom tủ quần áo của ông ta và mang đồ đi giặt. Anh ta cũng là người chỉ huy đầu tiên các nhóm xung kích - những người bảo vệ Quốc trưởng và gây các cuộc ẩu đả với các đảng viên cộng sản. Hitler rất thích phóng nhanh, còn Emil thì cho xe chạy với tốc độ tối đa có thể thời đó.

        Điều đặc biệt là phụ nữ rất thích Emil Moris. Anh này có tình ý với Heli Raubal - cháu gái Quốc trưởng - cô cháu mà bản thân Hitler có những tình cảm đặc biệt. Hitler nổi ghen. Ông khăng khảng khuyên Emil Moris cưới vợ và hứa:

        - Anh cưới vợ đi, cưới xong rồi ngày nào tôi cũng đến nhà anh ăn tối.

        Trước khi cưới, vì Moris có chân trong ss nên bắt buộc phải trình cho Tổng cục ss về vấn đề chủng tộc và dân cư bằng chứng về sự xuất thân hoàn hảo của mình và sự tinh khiết về dòng máu của cô dâu. Cơ quan an ninh quốc gia tuy không nghi ngờ gì vì đây chỉ là một việc hình thức nhưng đã kiểm tra cây gia hệ của chú rể. Các quan chức cố chấp đã phát hiện dấu hiệu dòng máu Do Thái đang chảy trong huyết quản của anh ta.

        Henric Himler đề nghị đuổi Moris ra khỏi thành phần ss nhưng Adolf Hitler yêu cầu dành cho người cựu lái xe và hộ vệ của mình một ngoại lệ.

        Khi đó Himler đã lập một tài liệu tuyệt mật với các nội dung sau:

        “1. Nhân viên ss Emil Moris, như gia phả đã chứng minh, thì không thể coi là người Đức.

        3. Tôi đã báo cáo Quốc trưởng rằng vì sự việc này thì Moris phải bị khai trừ ra khỏi hàng ngũ SS

        4. Quốc trưởng quyết định chỉ trường hợp này là trường hợp duy nhất có ngoại lệ. Moris và anh em của ông có thể được ở lại trong hàng ngũ ss vì Moris là chiến hữu đầu tiên của Quốc trưởng, anh em Moris và cả gia đình họ đã phục vụ phong trào rất trung thành và dũng cảm ngay những tháng đầu khó khăn nhất của phong trào.

        5. Tôi ra lệnh: Moris không thể bị đưa vào sổ gia hệ của SS, và sẽ không một ai trong số con cháu của Moris được kết nạp vào SS

        6. Thủ trưởng Tổng cục về vấn đề chủng tộc và dân cư sau khi nhận được bản sao của tài liệu này phải giữ bí mật. Chỉ có người phụ trách gia phả hệ SS mới được biết nội dung của tài liệu này.

        7. Đối với bản thân tôi và những người kế tục, tôi với cương vị tổng chỉ huy SS quy định: chỉ có Adolf Hitler mới có quyền quvết định ngoại lệ trong vấn đề dòng máu. Không một tổng chỉ huy SS nào có quyền làm trái với những yêu cầu của SS trong vấn đề về sự tính khiết dòng máu.

        2. Tôi yêu cầu tất cả những người kế tục mình tuân thủ triệt để lập trường nêu trong mục No. 6”.

        Himler còn chỉ thị:

        “1. Hai bản sao tài liệu này gửi đến Tổng cục chủng tộc và dân cư;

        a) Một bản sao ở dạng phong bì dán kín và gắn xi được lưu vào hồ sơ hôn nhân của Moris.

        b) Bản sao thứ hai để Tông cục trưởng và người phụ trách gia phả hệ biết.

        2. Tài liệu phải được lưu trong hồ sơ cá nhân Moris, cũng ở dạng phong bì dán kín và gắn XX, việc xem tài liệu theo nguyên tắc bí mật đối với:

        - Thủ trưởng phụ trách hành chính SS (Khoismaer)

        - Thủ trưởng Tổng cục an ninh (Heidric)

        - Chỉ huy sĩ quan tuỳ tùng (Volf)

        - Cục trưởng Cục nhân sự (Shmidth).”

        Tất cả bốn người sau khi đã đọc tài liệu của tư lệnh SS phải ký xác nhận.

        Sự quan tâm của Quốc trưởng đã giữ được chân Emil Moris: Anh ta được cử làm nghị sĩ, tuy nhiên anh ta đã rời bỏ hoạt động chính trị và không nhận một chức vụ nào trong bộ máy nhà nước mà ra làm chủ một cửa hàng đồng hồ. Cuối năm Himler gửi cho anh ta một món quà kỷ niệm - đế cắm nến với biểu tượng SS Moris vẫn giữ được quân hàm trung tá SS Ngày 30 tháng 1 năm 1939 - tại lễ kỷ niệm thường niên ngày phái Quốc xã lên nắm chính quyền anh ta được thăng chức Oberfiurer (tương đương với hàm đại tá quân đội).

        Câu chuyện bí mật về một cận thần gần gũi nhất của Quốc trưởng đã cho thấy mức độ phức tạp của tình hình mà phái Quốc xã đang lâm phải.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2018, 07:32:53 pm

        Họ lên nắm chính quyền với một chương trình mà cốt lõi của nó là chủ nghĩa bài Do Thái. Người ta bắt đầu sa thải người Do Thái. Ngày 1 tháng 4 1933, phái Quốc xã tuyên bố tẩy chay những người Do Thái Đức. Một số người Đức tỏ ra công phẫn trước sự phân biệt chủng tộc trắng trợn như vậy. Ngày 4 tháng 4, Tổng thống Paul Von Hindenburg đã phải tỏ thái độ. Trong thư gửi Hitler, ông viết:

        “Các viên chức nhà nước, chánh án, giáo viên và luật sư, những người đã bị thương trong chiến tranh hoặc đã chiến đấu ngoài mặt trận, và con cái họ, cũng như những người đã mất con hai mình ngoài mặt trận - cho dù họ không phải là người Đức thì họ cũng vẫn phải có quyền được tiếp tục làm việc. Họ đã đổ máu và hy sinh vì nước Đức thì họ xứng đáng được đối xử trân trọng từ phía tổ quốc”.

        Adolf Hitler không dám tranh luận với Tổng thống đồng thời là nguyên soái và anh hùng chiến tranh. Ngày hôm sau Quốc trưởng thông báo cho Tổng thống: “Trong vòng một tuần sẽ thảo xong bộ luật trong đó có tính đến những người Do Thái đã từng phục vụ trong quân đội, những người đã bị thương trong chiến tranh và những người phục vụ nhà nước lâu dài; họ sẽ không bị sa thải”.

        Ngày 7 tháng 4 năm 1933, luật “về các viên chức nhà nước” ra đời. Mục 3 có nêu:

        “Các viên chức không phải là người gốc Đức phải bị sa thải.” Luật này cho phép đuổi tất cả người Do Thái ra khỏi các cơ quan nhà nước, ra khỏi ngành luật, ra khỏi các lực lượng vũ trang và ra khỏi các hệ thống giáo dục.

        Như đã hứa với Hindenburg một ngoại lệ dành cho những người đã được nhận vào cơ quan nhà nước từ trước đại chiến thế giới thứ nhất, đối với những người đã chiến đấu và những người mà cha hoặc con cái họ dã chết ngoài mặt trận.

        Ngày 11 tháng 4 văn bản giải thích hướng dẫn thi hành luật được ban hành, trong đó nói rằng những người bị coi là có nguồn gốc Do Thái là người có cha hoặc mẹ hoặc thậm chí ông hoặc bà là Do Thái.

        Nhưng bộ máy Quốc xã đã gặp phải rắc rối trong việc thực hiện chính sách chủng tộc. Thực tế là ở Đức có nhiều người đã trung thành phục vụ tổ quốc trong quân đội của hầu tước và đã đổ máu Do Thái của mình ngoài mặt trận. Quá nhiều trường hợp ngoại lệ đã phải chấp nhận, và sau ba tháng - ngày 14 tháng 7 năm 1933, Hitler đã giải thích cho các cấp dưới của mình: “Ngoại lệ chỉ dành riêng cho những người trực tiếp tham dự vào các trận đánh chứ không phải chỉ đơn giản ở ngoài mặt trận, ở các vùng chiến sự. Mỗi trường hợp đều phải tìm hiểu chính xác quá khứ chiến đấu”.

        Trong thời kỳ Xô Viết mục “dân tộc” rất quen thuộc đối với chúng ta không có trong các tài liệu của Đức. Phái Quốc xã nghiên cứu việc ghi chép trong các sách của nhà thờ và nhằm vào khuynh hướng tôn giáo. Nhưng khác với thời trung cổ ở nước Đức Quốc xã thì tôn giáo chăng có ý nghĩa gì mà chỉ có dòng máu mới được tính đến. Một người Do Thái theo đạo Tin lành đối với bọn Quốc xã thì vẫn là người Do Thái. Tuy nhiên những tín đồ Tin lành nếu chuyển sang theo đạo Do Thái thì lại bị coi như người Do Thái. Đảng coi đạo Do Thái là tôn giáo quỷ sứ.

        Chánh văn phòng đảng và thư ký của Quốc trưởng, Martin Borman giải thích cho các tổ chức đảng địa phương rằng Quốc trưởng không yêu cầu tất cả mọi người Đức phải trở thành các tín đồ Thiên chúa giáo. Năm 1943 Hitler khẳng định:

        - Tín ngưỡng - đó là vấn đề cá nhân.

        Ngày 1 tháng 9 năm 1933, Bộ hưởng nội vụ Vilhelm Fric huấn thị cho các cấp dưới của mình:

        - Trong khi quyết định ai là người Đức còn ai không phải là người Đức, vai trò quyết định không phải là tôn giáo mà là xuất thân, dòng máu, chủng tộc. Luật pháp đòi hỏi loại bỏ tất cả những người có nguồn gốc Do Thái. Và nếu cha mẹ không theo đạo Do Thái thì người gốc Do Thái phải được xác định bằng phương pháp khác.

        Người ta xác định thành phần máu, và trong khi bới tìm trong gia phả hệ đã phát hiện ra được các thế hệ cụ kỵ theo tôn giáo nào. Sau năm 1871, những việc khai sinh, kết hôn và khai tử của những người có quốc tịch đại đế chế Đức được đăng ký ở văn phòng chứng thư tình trạng công dân. Trong thời gian đăng ký có ghi rõ thuộc tôn giáo nào. Hậu thế của những ai thời đó theo đạo Do Thái đều bị coi là người Do Thái.

        Ngày 5 tháng 4 năm 1933, Hitler báo cáo Tổng thống Hindenburg rằng sĩ quan toàn là “chủng tộc” sạch vì các sĩ quan kết hợp trong mình cả danh dự và nhuệ khí người Đức. Tháng 10, Bộ trưởng chiến tranh - thượng tướng Verner Von Blomberg khắng định rằng trong quân đội Quốc xã không có người Do Thái và không thể có người Do Thái.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Ba, 2018, 08:11:27 pm

        Ngày 28 tháng 2 năm 1934, bộ trưởng chính thức mở rộng tác động của “mục dân tộc Đức” của luật về viên chức đối với lực lượng quân sự. Các sĩ quan Do Thái bị sa thải ngay lập tức.

        Quốc trưởng chỉ thị kiểm tra nguồn gốc xuất thân đối với tất cả mọi sĩ quan. Nhiệm vụ tỏ ra quá sức đối với bộ máy Quốc xã. Thậm chí Hitler và Blomberg đều không thể hình dung được rằng số lượng lính và sĩ quan có dòng máu Do Thái phục vụ trong lực lượng vũ trang Quốc xã lại nhiều như vậy, hơn nữa lại phục vụ tự nguyện và coi việc hoàn thành nhiệm vụ quân sự là nghĩa vụ trước tổ quốc và là chí hướng vì ở Đức thời kỳ trước đó chế độ quân dịch đã được xoá bỏ và việc nhập ngũ là hoàn toàn tự nguyện.

        Khi phái Quốc xã phát hiện dược trong quân đội và hạm đội ai là người Do Thái thì họ bắt đầu bị sa thải. Các cán bộ sĩ quan - những người đã hiến dâng mình phục vụ đất nước chăng hiểu chuyện gì đang xảy ra và họ có lỗi gì trước tổ quốc.

        Ví dụ như hai anh em - thượng uý Hans Hendric Lobram và trung uý Valter Lebram bị đuổi ra khỏi hạm đội. Người anh có đến gặp Đô đốc tư lệnh hạm đội Eric Reder. Ông này không tiếp viên sĩ quan và trả lời bằng văn bản trong đó “rất lấy làm tiếc” phải ký lệnh bắt anh giải ngũ, nhưng luật là như vậy. Người em không chịu được cảnh bị đuổi khỏi quân ngũ đã tự tử.

        Trung tướng Liudvig Berg - Tổng tham mưu trưởng lục quân đã gửi một số những người Do Thái bị sa thải khỏi quân đội sang làm cố vấn ở Trung Quốc - nơi mà họ sẵn sàng nhận các sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang Quốc xã.

        Trong số đó có trung uý Klaus fon Shmeling Diringschfen, người mà lực lượng vũ trang Quốc xã càng không cần nữa vì phát hiện ra ông ta có một phần tư dòng máu là Do Thái. Ông bị đuổi ra khỏi quân đội tháng 6 năm 1934. Tư lệnh quân khu -  đại tá Eric Von Manshtain (sau này là nguyên soái) đã cố giúp ông nhưng không có kết quả. Trung uý không coi mình là người ngoài quân ngũ đã khởi hành sang Trung Quốc làm cố vấn quân sự. Người đồng sự của ông Ditric Belist, sau này trở thành tướng Quốc xã, nhớ lại:

        - Tôi không thể tin được khi người ta sa thải ông. Trong ông không có gì là Do Thái. Shmeling - Diringschofen trông như một người Đức thực thụ. Bí danh của ông là Blubo (Blubo cấu tạo từ các danh từ trong tiếng Đức “Blut” và “Boden” (máu và đất). Nếu tồn tại một người Đức chính gốc thì đó chính là Shmeling.

        Đại tá Manshtain gửi cho Bộ tư lệnh lực lượng vũ trang Quốc xã một bức thư. Ông viết rằng câu chuyện đối với trung uý Klaus Von Shmeling-Dirintgschofen làm cho ông phải băn khoăn rằng hiện chính sách chủng tộc của đảng có đúng không. Nếu đất nước yêu cầu những người trẻ tuổi sẵn sàng xả thân mình thì không được nói với họ rằng “bây giờ họ không phải là người Đức thực thụ”. Sự sẵn sàng hy sinh cuộc sống vì đất nước, Manshtain viết - là một minh chứng tốt nhất về nguồn gốc Đức của người lính, và việc bà anh ta là ai chẳng có giá trị gì.

        Tư lệnh quân khu - thiếu tướng Ervin Von Vitslenben ủng hộ Manshtain - cấp dưới của mình. Thư của ông được chuyển đến Chánh văn phòng bộ chiến tranh - đại tá Valter Von Reichexihau (sau này cũng là nguyên soái). Người này báo cáo bộ trưởng chiến tranh về bức thư nhưng không tìm được sự thông cảm của Blomberg - người ủng hộ Quốc xã về mọi mặt.

        Ngày 12 tháng 11 năm 1935, Bộ trưởng Bolmberg tuyên bố:

        - Không nghi ngờ gì, mỗi người lính đều là đảng viên chủ nghĩa xã hội dân tộc thậm chí nếu họ còn chưa có thẻ đảng viên.

        Bộ trưởng ra lệnh cho tư lệnh lực lượng bộ binh - tướng Berner Von Frich phạt Manshtain do vô kỷ luật.

        Bản thân vị nguyên soái tương lai này cũng có lý do để phản đối chính sách chủng tộc trong quân đội. Hai đứa cháu của ông đang phục vụ trong quân đội cũng có dòng máu Do Thái. Bọn Quốc xã nghi ngờ rằng bản thân Manshtain cũng có gốc rễ Do Thái. Ông là con của tướng Eduard Von Levinski. Người thanh niên dược một người họ hàng không có con cái - tướng George Von Manshtain nhận làm con. Bọn Quốc xã cảnh giác cho rằng họ của bố đẻ ông Leviski là một dạng họ Do thái phổ biến Levi kiểu Ba Lan.

        Mùa thu 1944, khi Quốc trưởng thất vọng về tài năng quân sự của ông và bãi chức của nguyên soái của Erich Von Manshtain khỏi cương vị tư lệnh tập đoàn quân thì Gestapo sờ tới ông. Sự việc hiển nhiên là người ta bắt đầu tìm hiểu xem ông có phải là người Do Thái hay không...


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2018, 03:36:59 am

        Sau cái chết của Tổng thống Hindenburg, Hitler không chỉ thu toàn bộ quyền hành của ông về tay mình. Giờ đây tất cả những người phục vụ trong quân đội phải tuyên thệ trước cá nhân Hitler. Blomberg ra lệnh bắt mỗi người trong quân ngũ khi nói với Hitler phải xưng hô “thưa Quốc trưởng của tôi".

        Ngày 16 tháng 3 năm 1935, lệnh tổng động viên được ban bố, các lực lượng vũ trang Đức được gọi là Vermakht, ngày 21 tháng 5, Bộ trưởng chiến tranh Blomberg cấm các quân sĩ kết hôn với những người Do Thái. Ngày 15 tháng 7, ông ra lệnh cấm binh lính mua hàng hoá ở các cửa hàng của người Do Thái.

        Các sĩ quan Đức bị bắt buộc trình sổ gia phả của minh, còn binh lính thì ký vào tờ khai về nguồn gốc Đức. Sự lừa dối bị trừng phạt nghiêm khắc tuy rằng chính quyền không thể kiểm tra tất cả.

        Thượng uý Paul Liudvig Hirshfeld chuyển về thanh phố khác, tiêu huỷ các hồ sơ cũ và đăng ký là người Đức. Chỉ mình ông là thoát, còn toàn bộ gia đình - tất cả bà con họ hàng, trong đó có cả em trai em gái đều chết trong các trại tập trung.

        Trung uý Ioahim Kerner giấu nguồn gốc Do Thái của mẹ mình. Tuy nhiên, bí mật bị bại lộ khi người lãnh đạo đảng địa phương thông báo cho ban chỉ huy binh đội - nơi mà trung uý phục vụ, rằng mẹ của viên sĩ quan đã bị chuyển vào trại tập trung. Trung uý Kerner bị đưa ra toà và bị bỏ tù.

        Trong quân đội bắt đầu rộ lên hành vi tố giác các đồng sự có xuất thân đáng ngờ. Năm 1935, tướng Henđric Deola báo cáo cấp trên rằng không nên giao việc huấn luyện tân binh cho cấp dưới của ông - thiếu tá Karl Helvig vì người này một nửa là Do Thái. Một số tố giác trên cơ sở nhận thức tư tưởng, còn một số khác chỉ đơn giản là muốn thoát khỏi người họ hàng mà họ thây ghét, hoặc muốn hại những người cản trở con đường tiến thân của họ.

        Tuv nhiên người ta cũng biết một vài trường hợp bộ chỉ huy nhắm mắt làm ngơ và cho phép người sĩ quan có nguồn gốc đáng ngờ ở lại trong quân ngũ.

        Gestapo thông báo cho bộ chỉ huy tập đoàn quân số 17 rằng đại úy Verner Kinist một nửa là Do Thái. Nhưng một ai đó trong số các chỉ huy cấp trên đã phớt lờ lời tố giác và đại uý vẫn tiếp tục công việc. Theo đề nghị của bộ tư lệnh ông nhận được từ Quốc hưởng quyền đặc biệt được coi là người Đức. Verner Kinist phục vụ được đến quân hàm đại tá, đã được thưởng huân chương Thập tự vàng của Đức, Thập tự kỵ sĩ và đã bị thương nặng, cụt một chân.

        Ngàv 15 tháng 9 năm 1935, các luật chủng tộc ở Nuremberg được thông qua tại đại hội đảng bắt đầu có hiệu lực. Những luật này được soạn thảo quá vội vàng trong bối cảnh ráo riết trước đại hội bởi vì Hitler muốn trình các luật đó ra hước các đại biểu dự đại hội.   

        Các luật qui định việc tước bỏ quốc tịch Đức của người Do Thái, họ không được bầu cử và đặc biệt họ bị cấm kết hôn với người Đức. Các ngoại lệ mà cố Tổng thống Hicienburg yêu cầu không còn được áp dụng. Đến ngày 31 tháng 12 năm 1935, tất cả người Do Thái, thậm chí cả các anh hùng chiến tranh thế giới thứ Nhất cùng bị đuổi ra khỏi quân đội.

        Chỉ có một sĩ quan dám phản đối. Đó là nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng trong chiến tranh thế giới thứ Nhất - nguyên soái

        August Von Makkenzen. Ngàv 3 tháng 12 năm 1935, ông viết cho Hitler rằng cần phải quan tâm đến những người Do Thái là các cựu chiến binh, những người bị thương nặng hoặc đã trở thành tàn phế, bởi vì giờ đây họ đang ở trong tình hình cực kỳ khó khăn.

        Hitler vẫn kính trọng nguyên soái Makkenzen nhưng không trả lời bức thư của ông. Nguyên soái lại viết thư cho bộ trưởng chiến tranh Blomberg và cho rằng việc tỏ mối quan tâm đến các cựu chiến binh là vì lợi ích của quân đội. Bộ trưởng cũng cho rằng không cần phải trả lời.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2018, 02:17:08 am

        CẤP MỘT VÀ CẤP HAI

        Ngay sau khi thông qua các luật về chủng tộc thì trong bộ máy của đảng và các cơ quan an ninh quốc gia xuất hiện tranh cãi về cách đối xử với những đứa trẻ sinh ra từ các cuộc hôn nhân lai tạp. Có thể coi chúng là người Do Thái không?

        Bọn Quốc xã đưa vào khái niệm “der Mischling - con lai, giống lai hay tạp chủng, đại diện chủng tộc tạp lai”. Chúng sử dụng những thuật ngữ trong lĩnh vực nông nghiệp dùng để ký hiệu các con vật hoặc cây cối được tạo ra do lai tạo giống.

        Ngày 14 tháng 11 năm 1935, Bộ nội vụ đế chế đã xuất bản cuốn sách chú giải đối với các luật Nuremberg, trong đó dưa vào khái niệm - “tạp chủng cấp một”, đó là những người năm mươi phần trăm dòng máu Do Thái, và “tạp chủng cấp hai” -  hai mươi lăm phần trăm dòng máu Do Thái.

        Nếu một “đại diện chủng tộc tạp lai” theo đạo Do Thái hoặc kết hôn với một người Do Thái thì điều đó bị coi như tình tiết làm năng tội và sẽ bị coi là Do Thái hoàn toàn với tất cả các hậu quả thảm khốc đến với người đó.

        Sự ra đời các luật tạo điều kiện cho nhiều quan chức Quốc xã tìm được công việc hợp ý muốn. Họ được giao một công việc đẩv hấp dẫn - phát hiện những người Do Thái ẩn náu và tính toán phần trăm dòng máu Do Thái của “tạp chủng”. Ví dụ: các nhân viên bộ tham mưu SS với sự tham gia của các chuyên gia về vấn đề chủng tộc đã tiến hành các cuộc thảo luận dài ngày về việc phân loại ra sao đối với những người mà năm phần tám là dòng máu Do Thái - coi họ là Do Thái hoàn toàn hay chỉ là nửa Do Thái?

        Người lãnh đạo Hiệp hội các bác sĩ Quốc xã và đại diện toàn quyền của đảng về sức khoẻ nhân dân Herchard Vagter đã vài lần gặp được Hitler. Ông chứng minh với Quốc trưởng rằng: Không cần nghiên cứu cách tính số phần trăm dòng máu Do Thái. Nếu có máu đó thì phải bị coi là người Do Thái và cần loại bỏ người đó. Herchard Vagner nói với Quốc trưởng rằng việc kết hợp dòng máu người Do Thái và dòng máu đại Đức làm cho “tạp chủng” trở thành kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Đức Quốc xã.

        Vilhemln Shtukkart - Quốc vụ khanh Bộ nội vụ đế chế chứng minh rằng người Đức (hoặc phụ nữ Đức) khi kết hôn với người Do Thái (hoặc phụ nữ Do Thái) sẽ đánh mất chất Đức; những đứa trẻ “chủng tộc pha tạp” cần phải bị coi là người Do Thái.

        Shtukkart chứng minh cho vị bộ trưởng Fric của mình rằng một phụ nữ Đức dù chì một lần quan hệ tình dục với người Do Thái thì sẽ không bao giờ có thể sinh ra những đứa trẻ trăm phẩn trăm Đức.

        Lời nói của Shtukkart không thể không gây tiếng vang đối với Hitler. Tháng 12 năm 1942, ông cấm các binh sĩ kết hôn với các phụ nữ trước đây đã từng lấy chồng là người Do Thái.

        Bác sĩ riêng của Quốc trưởng - giáo sư Teodor Morel mang về từ Vena một đầu bếp chuyên nấu các món chay tên là Helen Maria (người ta gọi cô là Marlenar Von Ecsner). Trước đây cô làm việc cho chủ nhân Rumania - nguvên soái Antonesku. Cô có nhiệm vụ theo dõi sao cho Quốc trưởng - người ăn chay có được các món ăn ngon theo chê độ ăn kiêng.

        Có mặt trong một nhóm nhỏ những kẻ thân cận của Hitler, Marlena Fon Eksner đã phải lòng viên sĩ quan tuỳ tùng riêng của Hitler - nhân viên SS Fridric Darges. Vì vấn đề tinh khiết chủng tộc của các thành viên SS được quan tâm đặc biệt nên SD - cơ quan an ninh SS sờ tới lý lịch của cô. Marlena kể rằng bà ngoại của cô là con rơi và nguồn gốc của cụ không thể xác minh được. Nhưng các nhân viên cơ quan an ninh đã phát hiện ở cô dòng máu Do Thái theo họ ngoại.

        Cuộc hôn nhân với viên sĩ quan tuỳ tùng của Quốc trưởng bị đổ vỡ. Hitler sa thải cô đầu bếp và nói:

        - Tôi rất tiếc để mất cô nhưng tôi không thể làm khác được. Tôi không thể tạo cho mình một ngoại lệ và huỷ bỏ luật của chính mình.

        Và gia đình Ecsner đã được nếm tất cả những “quả ngọt” của cuộc sống “tạp chủng”. Bản thân Marlena trở thành thất nghiệp, còn em gái cô không được theo đuổi nghiên cứu y học, anh trai cô không được hành nghề y và em trai không thể trở thành sĩ quan...

        Ở nước Đức Quốc xã bạn không thể trở thành sĩ quan nếu không có “chứng nhận về nguồn gốc xuất thân”. Đôi khi tài liệu này được gọi là “Arieernachwei - chứng nhận về nguồn gốc Đức”. Cũng cần phải có AhnenpaSS (“Hộ chiếu của tổ tiên”), trong cuốn sổ nhỏ này có ghi chép toàn bộ gia hệ cho đến năm 1750. Tài liệu này là cần thiết để có thể được hưởng tất cả các quyền của một công dân Đức Quốc xã.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Ba, 2018, 05:20:06 pm

        Horst Von Oppenfled - người bị nghi ngờ là có dòng máu Do Thái năm 1938 bị sai đi lấy hồ sơ về tổ tiên của mình, ở thành phố quê hương, cựu chiến binh, Shtetline một quan chức tự trị địa phương, ngưòi đã thấy tận mắt bố của Von oppenfeld - đại uý kỵ binh và ba người anh của ông đã chiến đấu trong Thế chiến I và hai trong số đó đã chết ngoài mặt trận, đã đóng cặp hồ sơ lại và buông một câu:

        - Thật ngu xuẩn!

        Ông bèn cấp cho viên sĩ quan một giấy xác nhận cứu tinh. Trong Thế chiến I một trăm ngàn đàn ông Do Thái đã mặc quân phục đen của Đức Quốc xã và ra mặt trận. Một phần ba trong số họ đã được nhận các phần thưởng của nhà nước, hơn hai ngàn người trong đó là sĩ quan. Ngoài mặt trận trong khi bảo vệ nước Đức quân chủ mười hai ngàn lính người Do Thái đã chết. Số này lớn hơn so với số người Do Thái chết trong tất cả các cuộc chiến tranh mà Israel đã tiến hành.

        Frants Iozef Shtraus - Bộ trưởng quốc phòng tương lai của Cộng hòa Liên bang Đức đã viết lời tựa cho cuốn sách “Những lá thư của những người Do Thái đã chết trong Thế chiến I như sau: “Người lính tình nguyện trẻ nhất của quân đội Đức Iozef Tsippes - mười bốn tuổi, là người Do Thái, cũng như Vilhelm Frankel - một trong những người đầu tiên được thưởng huân chương Đức “vì công trạng” trong không quân Đức. Frankel đã chết năm 1917 trong một trận không chiến.

        Sau hai mươi năm cũng không thể tìm được tên của anh trong danh sách những người được thưởng huân chương “vì công trạng”. Tên của anh đã bị gạch bỏ vì theo quan niệm chính thức của nhà nước Hitler thì người Do Thái không thể là người dũng cảm. Họ thậm chí không thể chết vì nước Đức. Như bọn Quốc xã hằng mong muốn tên của những người lính Do Thái đã chết cũng cần phải biến khỏi bia tưởng niệm các anh hùng...” “Vì công trạng” (“Pour le Merite”) - huân chương do vua Đức Fridric Đại đế đưa vào áp dụng năm 1740. Trong Thế chiến I, huân chương này là phần thưởng cao quý nhất vì sự dũng cảm trong quân đội Đức. Để có được huân chương này thì một phi công phải hạ được ít nhất tám máy bay chiến đấu của kẻ thù. Trong số những người phi công đầu tiên của Đức một trăm hai mươi người là người Do Thái.

        Những người Do Thái Đức muốn là những người Đức và trung thành phục vụ đất nước. Họ đã chứng minh tình yêu của mình với nước Đức bằng hành động phục vụ trong quân ngũ. Năm 1760 vua Đức Fridric đại đế đã phong người Do Thái có tên Konstantin Natanael Von Zalemon quân hàm tướng. Con Oai của ông cũng trở thành sĩ quan Đức. Ngày 11 tháng 3 năm 1812, Thủ tướng đầu tiên của Đức Karl Avgust Von Harđenberg đã cho phép người Do Thái phục vụ trong quân đội vì Bộ trưởng chiến tranh Herchard Von Sharnhorst muốn thành lập một đội quân hùng hậu.

        Sau trận đánh gần Waterloo - nơi mà Napoleon bị thất bại có bảy mươi hai người Do Thái được thưởng huân chương Thập tự sắt. Những người Do Thái còn phục vụ cả trong quân đội Bavara, nơi mà phong cách sống còn tự do hơn. Tại đây những người Do Thái xuất sắc trong quân ngũ đã trở thành sĩ quan.

        Thế kỷ XIX mang đến cho người Do Thái sự bình quyền mặc dù chưa hoàn hảo. Họ nhanh chóng hoà nhập vào xã hội Đức và điều này dẫn đến một số lượng lớn các cuộc hôn nhân pha tạp.

        Trong thế kỷ XIX có khoảng bảy chục ngàn người Do Thái ở Đức và Áo - Hung chuyển sang đạo Tin lành. Trong lúc giao thời của thế kỷ, số người chuyển sang đạo Tin lành tăng rất nhanh. Xã hội Đức sẵn sàng chấp nhận những người Do Thái tín đồ Tin lành. Chủ nghĩa bài Do Thái mang tính chất tôn giáo là chính. Không ai phàn nàn về những người Do Thái tín đồ Tin lành. Ngay trước Thế chiến I, cứ ba người đàn ông (hay đàn bà) Do Thái thì có một người kết hôn với một đàn bà (hay đàn ông) Đức.

        Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, vấn đề xuất thân hầu như không được đề cập đến. Trong quân đội của hầu tước có một số tướng và đô đốc là người nửa Do Thái.

        Những người Do Thái tín đồ Tin lành cũng phục vụ trong cả quân đội Áo - Hung. Dân số Do Thái ở Áo - Hung năm 1900 chiếm 4,5%, còn ở trong hàng ngũ sĩ quan số người Do Thái nhiều gần gấp đôi - 8%. Trong số đó có sáu tướng, một đô đốc và mười bảy đại tá.

        Trong Thế chiến I ở Áo - Hung có 300.000 người Do Thái phục vụ trong quân ngũ trong đó 25.000 người đã chết, 25.000 người được phong hàm sĩ quan, 24 người được phong hàm tướng.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Ba, 2018, 08:05:44 pm

        Hàng trăm ngàn tín đồ Tin lành Đức có gốc rễ Do Thái. Các gia đình này đã từ lâu đánh mất mối quan hệ với cộng đồng Do Thái. Họ không coi mình là người Do Thái thậm chí rất nhiều trong số đó không hề hoài nghi rằng tổ tiên họ là người Do Thái cho đến khi Hitler làm cho họ nhớ về điều này. Họ trung thành phục vụ đất nước vì tổ tiên họ đã sống ở Đức trong suốt nhiều thế kỷ. Họ thành tâm coi mình là những người Đức yêu nước. Năm 1933 đa số họ không cho mình là người Do Thái và hoàn toàn không nghĩ rằng sự thắng thế của phái Quốc xã sẽ đe doạ họ. Năm 1935 sau khi luật chủng tộc đầu tiên được thông qua thì họ mới chợt hiểu ra rằng họ là người Do Thái. Những người như vậy hoàn toàn không thể tin rằng họ cũng bị đưa vào hàng ngũ những người Đức không chính thống.

        Heints Herlach viết thư cho Bộ trưởng khoa học, giáo dục và văn hoá - tướng SA Berngard Rust: “Tôi hoàn toàn không thể tin được rằng mẹ tôi là người Do Thái trăm phần trăm. Không một ai trong số họ hàng và bạn bè của chúng tôi tin điều đó. Bà không có một nét nào là Do Thái!”.

        Rolf Von Ziudov viết: “Tôi không đến nhà cầu kinh Do Thái. Tôi không giống người Do Thái. Tôi là người Đức. Tôi thuộc về phái quý tộc Đức. Tôi căm ghét ông bà mình...”.

        Năm 1940 viên sĩ quan Diter Berman (người phát hiện ông có một phẩn tư dòng máu Do Thái) viết thư cho mẹ mình: “Chắc mẹ đã biết con đã mọc rễ sâu vào nước Đức đến mức độ nào. Cuộc sống của con có lẽ sẽ rất buồn tẻ nếu không có tổ quốc, không có nền nghệ thuật Đức tuyệt vời, không có niềm tín vào quá khứ vĩ đại của nước Đức và vào tương lai hùng cường của nó. Còn anh con đã chứng minh tình yêu tổ quốc bằng cái chết của mình như một anh hùng trên chiến trường...”.

        Trung tá về vườn Albert Benari - một người nửa Do Thái và nhà văn quân đội nổi tiếng đã viết cho chính phủ ngày 25 tháng 9 năm 1933 một bức thư liên quan đến “mục dân tộc Đức” câm những người không phải dòng máu Đức không được làm việc trong các cơ quan nhà nước: “Tôi tin rằng tôi có quyền đề nghị không đối xử với tôi như đối xử với một người Đức loại hai”.

        Đại tá Valter Von Reisenhao - người đồng nghiệp có thế lực của ông đã viết thư bảo vệ ông nhưng tiếc rằng bức thư không gây được tác động nào.

        Viên trung tá về vườn không hiểu rằng tô tiên ông không làm bọn Quốc xã quan tâm. Hitler căm ghét tất cả những ai có máu Do Thái chảy trong huyết quản của họ.

        Sau thất bại của cuộc “phiến loạn quán bia” năm 1923 khi ở trong tù Adolf Hitler đã dành hàng giờ để nói nhiều với những người hâm mộ mới của mình về phát triển ý tưởng cấu trúc lại nước Đức tương lai và giải phóng khỏi các “chủng tộc không hoàn hảo”. Và cho đến tận đêm khuya trong phòng giam ông ta đọc cho Rudolf Hess đánh máy cuốn sách “Main Kampf của mình. Đó là một cuốn sách nội dung rất chán nhưng đầy kiêu kỳ. Sau này Hitler nói rằng nếu năm 1924 mà ông biết rằng mình sẽ trở thành Quốc trưởng thì có lẽ ông đã không viết cuốn sách đó.

        Người Do Thái đối với Hitler là biểu hiện của tất cả thói hư tật xấu và tội phạm. Ông ta coi họ có lỗi trong tất cả các tai hoạ và bất hạnh của loài người nên không công nhận quyền của người Do Thái được coi là Người mà dường như chỉ thấy ở họ bóng dáng quỷ sứ trên trái đất.

        Hitler không thể nào nói khoảng mười phút mà không chuyển câu chuyện sang đề tài Do Thái.

        Một trong các bạn của ông ta khắng định rằng thời niên thiếu Hitler đã từng yêu một cô gái tóc vàng. Cô này dã quay lưng lại với vị Quốc hưởng tương lai và thích một chàng thanh niên Do Thái đẹp trai hơn. Và từ đó trở đi ở mọi nơi Hitler hầu như cứ bị ám ảnh bởi hình ảnh những người ngoại chủng quyến rũ các cô gái Đức tóc vàng.

        Năm 1933 và 1939 ở Đức đã diễn ra việc điều tra dân số. Thực hiện việc này là Fridrics Burgderfor - người mà từ năm 1929 đã đứng đầu cơ quan thống kê Quốc xã. Ông cũng có chân trong Hội tinh khiết chủng tộc Đức và là chuyên viên trong ban chính trị chủng tộc thuộc cơ quan trung ương của đảng. Năm 1935 ông được giao nhiệm vụ tính số lượng những “người Do Thái thuần chủng” trong nghi viện Quốc xã, còn năm 1938 tính lại toàn bộ “người Do Thái thế giới”.

        Fridric Burderfer than phiền rằng nỗ lực đăng ký lại những người Do Thái Đức và Do Thái Áo đã bị thất bại. Đa số những người được hỏi đều trả lời câu hỏi về chủng tộc “da hắng”. Ông quan tâm để sao trong lần thống kê 1939 không lặp lại sai lầm: “Tôi hy vọng rằng với sự giúp đỡ của việc thống kê đầy đủ và toàn diện, chúng ta ở Quốc xã cũ và ở Áo sẽ tiến gần tới mục tiêu của mình - xác định tất cả người Do Thái và những đứa trẻ sinh ra do kết quả của các cuộc hôn nhân pha tạp với người Do Thái”.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Ba, 2018, 08:06:04 pm

        Và thực tế - người Đức tiên phong về thống kê dân số đã đạt được thành tích khủng khiếp với hàng trăm ngàn người Do Thái đã phải trả bằng mạng sống.

        Năm 1933 ở Đức có sáu trăm ngàn người Do Thái. Đên năm 1939 chỉ còn lại một nửa. Ba mươi ngàn người Do Thái kết hôn với người Đức. Ngày 17 tháng 5 năm 1939, người ta đã báo cáo với Hitler rằng ở Đức đã phát hiện được bảy mươi ngàn người nửa Do Thái và bốn mươi ngàn người một phần tư Do Thái.

        Người ta cũng biết rằng không điều gì nguy hiểm hơn đối với những kẻ ghen tị về sự tinh khiết xuất thân của mình là sự tìm tòi thực tế gia phả hệ. Đặc biệt là người Đức là đại diện của sự pha trộn của các nhóm tộc khác nhau tuy rằng nhiều người trong số họ không muốn nghe thấy điều này. Việc nghiên cứu gia phả của bản thân đã trở thành một đòn thậm chí đối với cả một số đảng viên Quốc xã chính giáo. Họ không hề nghi ngờ rằng dòng máu chảy trong các mạch máu của mình có một phần máu Do Thái, và rằng một trong số ông hoặc bà của mình là người Do Thái.

        Phát hiện tất cả những người có tạp chất máu Do Thái rất khó tuy rằng bộ máy của đảng và các chuyên gia của cơ quan chủng tộc đã làm việc hết sức. Họ phát hiện ra rằng rất nhiều người xuất sắc và có thế lực trong xã hội đã lấy vợ là người Do Thái. Các gia đình quý tộc Đức không từ chối việc kết hôn với người Do Thái. Người thống nhất đất nước và thủ tướng đầu tiên của Đức Otto Von Bismark hoan nghênh điều này.

        Khi phái Quốc xã lên nắm chính quyền thì họ coi tất cả các hình thức đồng hoá người Do Thái là một mưu toan phá hoại nước Đức từ bên trong. Hitler coi những người Do Thái đã bị đồng hoá là nguy hiểm nhất vì không thể ngay lập tức nhận biết được họ, và họ làm rữa nát xã hội từ bên trong.

        Những người Đức Do Thái tuyệt vọng. Khi họ cố đứng ra ngoài lề cuộc sống của đất nước và phó mặc cho số phận thì họ bị coi là kẻ thù. Khi họ cố trở thành một bộ phận của xã hội, phục vụ tổ quốc như mọi người thì lại bị coi là kẻ thù nguy hiểm hơn.

        Một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thời đó Iakob Vasserman đã viết một cách cay đắng: “Người Do Thái đứng tránh sang một bên chăng có tích sự gì: Người ta sẽ nói là hèn nhát, trốn tránh vì không có lương tâm trong sáng. Cũng vô nghĩa khi đến gần họ và dang tay ra. Họ sẽ nói: làm sao nó dám hành động như vậy với sự ngoan cố Do Thái của mình? Thật vô nghĩa khi giữ lòng trung thành đối với họ với cương vị người đồng nghiệp. Họ sẽ nói: Chúng ta cần nó làm gì? Thật vô nghĩa khi giúp họ vứt bổ xiềng xích khỏi chân và tay. Họ sẽ nói: hắn biết có lợi lộc gì cho mình trong việc này. Chăng có nghĩa gì khi khử chất độc. Họ sẽ tạo ra chất độc mới”.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Ba, 2018, 08:06:59 pm

        “BƯỚC RA KHỎI HÀNG NGŨ!”

        Tháng 4 năm 1940, Hitler cấm những người nửa Do Thái phục vụ trong lực lượng vũ trang Quốc xã. Người trở thành nạn nhân của mệnh lệnh đó Ulric Engelberg viết cho Hitler rằng cha của mình đã từng là sĩ quan trong Thế chiến 1 và được thưởng huân chương Thập tự sắt hạng nhất, rằng ông của mình đã phục vụ trong quân đội trong cuộc chiến tranh với Pháp 1870 - 1871, còn cụ của mình đã tự nguyện gia nhập quân đội Đức trong thời gian chiến tranh giành độc lập năm 1813. Tại sao một người với phả hệ như vậy lại bị coi là kẻ thù của nước Đức?

        Mùa hè 1936, Hitler và Bộ hưởng chiến tranh Blomberg thoả thuận rằng các “dại diện chủng tộc pha tạp” sẽ được phục vụ trong lực lượng vũ trang Quốc xã nhưng chi là lính trơn. Họ chỉ có thê tiến cao hơn hàm binh nhất theo sự chuẩn y đặc biệt của Quốc trưởng. Thậm chí danh hiệu hạ sĩ quan chỉ được phong với sự đồng ý của Hitler.

        Các sĩ quan Quốc xã bị yêu cầu xuất trình không chỉ tài liệu về xuất thân của mình mà còn cả gia hệ của vợ. Ngày 12 tháng 3 năm 1936, Bộ hưởng Blomberg yêu cầu tất cả mọi sĩ quan chứng minh nguồn gốc phi Do Thái của vợ mình. Người ta phát hiện ra rằng nhiều người đã cưới vợ có một phần dòng máu Do Thái. Những người đã lấy vợ Do Thái phải lựa chọn giữa sự thăng tiến binh nghiệp và vợ. Ngày 20 tháng 1 năm 1939, Hitler đã ra lệnh sa thải tất cả các sĩ quan đã lấy vợ là người Do Thái.

        Nguyên soái không quân Quốc xã Herman Hering đã che chở cho cấp dưới của mình - tướng Benchard Kiuliu, người đã lấy vợ Do Thái. Nhưng năm 1938 Hering yêu cầu viên tướng quyết định dứt khoát - hoặc ở lại trong không lực - hoặc li hôn. Viên tướng đã li dị, con trai ông là trung uý Heints Iurgen Kiuliu được phép tiếp tục phục vụ trong lực lượng vũ trang Quốc xã. Hitler trực tiếp cho phép coi anh là người Đức. Trung uý đã phục vụ trong quân đoàn Châu Phi và bị chết trận năm 1942.

        Các mệnh lệnh chủng tộc thực tế không có hiệu lực ở quân đoàn Châu Phi của nguyên soái Ervin Romeli. Tại đây những người nửa Do Thái tiếp tục phục vụ và không ai động đến họ. Có lẽ là quân đoàn đã bị biệt lập khỏi đất Đức và Romeli hành động độc lập.

        Còn thượng uý Arnold Techel - người bạn cũ của tư lệnh hạm đội Redel cũng bị đặt trước sự lựa chọn này, anh không từ bỏ người vợ Do Thái và đã bị sa thải.

        Sau khi thông qua các luật ở Nuremberg, một số đàn ông người “phi Do Thái” không đủ dũng cảm ở lại với người vợ Do Thái của mình. Những người vợ Do Thái tự đề nghị chồng đi khỏi để chồng khỏi bị liên lụy. Một số cặp vợ hoặc chồng Do Thái thậm chí đã tìm đến cái chết để giải phóng cho mình khỏi chồng hoặc vợ - những người đã bị mất việc, và sau này mất cả tem phiếu...

        Hệ tư tưởng Quốc xã đã phá vỡ gia đình và tình cảm họ hàng. Valeri Von Bergamn - người cô của kẻ “tạp chủng” Diter Bergman, sau khi ra nhập đảng đã nói với cháu của mình:

        -  Cháu yêu quý, vì sự nghiệp để đất nước chúng ta giữ được sự tinh khiết của mình và chiến thắng âm mưu lật đổ của bọn Macxit - Do Thái thì những loại người như cháu cần phải bị tiêu diệt, hãy tha thứ cho ta, cháu thừa biết ta yêu cháu đến mức nào.

        Nhưng nhiều đàn ông và phụ nữ vẫn giữ lòng chung thủy với người bạn đời Do Thái của mình. Điều này cứu họ khỏi trại tập trung. Còn đối với con cái của các cuộc hôn nhân pha tạp thì nếu chúng được giáo dục theo “huyền thống Do Thái” và kết hôn với người Do Thái thì bọn Quốc xã gọi họ là Geltugsjude (“Do Thái chính gốc”) và đưa chúng vào trại. Nếu những đứa trẻ nhận được sự “giáo dục Đức”, có nghĩa là không bị đăng ký vào cộng đồng Do Thái, thì chúng không bị trục xuất, lưu đầy.

        Năm 1938, Hitler cho phép những đứa con thuộc các gia đình mà bố là Do Thái còn mẹ là người Đức, được phục vụ trong lực lượng vũ trang Quốc xã. Còn nếu bố là người Đức, mẹ là người Do Thái thì những đứa con đó cần phải coi là người Do Thái và không tuyển vào quân ngũ. Hitler cho rằng một người phụ nữ Đức lấy chồng người Do Thái thì không đến mức tội lỗi như một người Đức dan díu với đàn bà Do Thái.

        Những người lính - “đại diện chủng tộc pha tạp” khi về nhà đã chứng kiếp cảnh tượng đau lòng: cha mẹ họ bị mất việc và thậm chí không có quyền vào một cửa hàng bình thường còn hàng xóm nhìn họ với ánh măt khinh bỉ.

        Ngày 8 tháng 12 năm 1939, Klara Von Metteicheim đã viết cho tư lệnh lục quân - thượng tướng Valter fon Brauchit một bức thư: “Với cương vị là mẹ của ba đứa con đang phục vụ trong quân ngũ Quốc xã, là vợ của một người lính già, tôi khẩn cầu ngài. Những đứa con của tôi là người lính từ đầu đến chân. Nhưng chúng là “tạp chủng” là do lỗi của tôi. Khi các con trai tôi ở ngoài mặt trận thì ở đây chúng tôi bị khinh miệt và lăng nhục. Mong ngài hãy chấm dứt sự đối xử đó đối với những người lính - “tạp chủng” và cha mẹ họ”.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Ba, 2018, 08:07:54 pm

        Con hai của bà - binh nhất Diter fisher khi về nghỉ phép từ mặt trận đã cùng với mẹ đi nhận các giấy tờ đặc biệt mà tất cả người Do Thái phải có để người ta không nhầm là người Đức. Con trai bà trong quân phục Quốc xã, trên đó lấp lánh huân chương thập tự sắt và huy hiệu thương binh. Anh bị sốc mạnh trước cảnh các quan chức Quốc xã đối xử với mẹ mình. Lòng dũng cảm của anh ngoài mặt trận chăng có ý nghĩa gì vì mẹ anh có gốc rễ Do Thái.

        Vì gia đình có quan hệ mật thiết với các nhân vật nổi tiếng như cựu tư lệnh lực lượng vũ trang Quốc xã - tướng Hans Von Sect, nên bức thư của Klara Von Metteicheim đến được đúng địa chỉ.

        Viên sĩ quan tuỳ tùng quân sự của Quốc trưởng - đại tá Rudolf Shmidt báo cáo với Hitler về bức thư. Hitler nói rằng điều này hoàn toàn không cho phép, cần phải hoặc là để yên cha mẹ, hoặc là đuổi ra khỏi quân ngũ tất cả các “tạp chủng”. Bực tức về những phản đối như vậy, Hitler, người đã từng gọi các luật Nuremberg là “quá nhân đạo” - ngày 16 tháng 1 năm 1940 đã yêu cầu thông báo cho ông có có bao nhiêu “đại diện chủng tộc pha tạp” đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang Quốc xã. Tuy nhiên không thể nhận được câu trả lời chính xác.

        Ngày 8 tháng 4 năm 1940, tư lệnh bộ chỉ huy tối cao của lực lượng vũ trang Quốc xã (cơ quan đầu não quân sự riêng của Quốc trưởng) - tướng Vilhelm Keitel ký mệnh lệnh sa thải khỏi quân đội tất cả những người nửa Do Thái cũng như các binh lính cưới vợ Do Thái và nửa Do Thái.

        Trong các đơn vị quân đội những viên chỉ huy ra lệnh cho tất cả những người có dòng máu Do Thái bước ra khỏi hàng ngũ. Một số đứng nguyên tại chỗ và giấu sự xuất thân của» mình. Bí mật bị bại lộ khi cha mẹ họ bị đưa vào trại, và các quan chức đảng và nhân viên Gestapo trong khi lập hồ sơ đã phát hiện ra rằng con trai của những người bị lưu đầy đang phục vụ trong quân ngũ, Chúng báo cho bộ chỉ huy.

        Thường những người đồng nghiệp không tố giác những người che giấu nguồn gốc, họ nói: “Chắc anh biết, tất nhiên là đôi với người Do Thái có cái gì đó không phù hợp. Nhưng anh không giống như những người Do Thái khác. Anh là một chàng trai đứng đắn”.

        Những “tạp chủng” còn lại trong quân ngũ đã cố gắng chứng minh rằng họ là những người Đức đích thực, những người đứng đầu trong các cuộc thi đấu thể thao, còn ở mặt trận đã thể hiện lòng dũng cảm và đã hy sinh trong các trận đánh.

        Họ vào quân đội với hy vọng là sự phục vụ trong quân ngũ sẽ cứu họ thoát khỏi Gestapo, và giữa những người lính họ sẽ không cảm thấy mình là loại hai. Họ muốn phản bác học thuyết chủng tộc, chứng minh rằng họ có thể là những người lính can đảm và dũng cảm. Và ngoài mặt trận họ đã nhanh chóng thấy rõ ràng họ chăng kém những người Đức trăm phần trăm về bất cứ mặt nào.

        Anh lính trong quân đội Quốc xã Frist Binder - người đã bị phát hiện mang trong mình một phần tư dòng máu Do Thái nhớ lại:

        -  Thật nực cười khi nhìn thấy các đại diện chủng tộc của thượng đế đã vãi ra quần khi trận đánh bắt đầu.

        Một trong những người nghiên cứu đề tài phức tạp này -  nhà sử học chiến tranh Mỹ Braian Rigg đã nghiên cứu số phận của 1671 lính Quốc xã có tạp chủng máu Do Thái. Ông đã xác định được rằng trong đó có 244 người được thưởng huân chương Thập tự sắt, mười chín huân chương Thập tự vàng Đức và mười tám huân chương Thập tự kỵ sĩ - đó là phần thưởng cao nhất về quân sự ở Đức.

Những người được thưởng Thập tự kỵ sĩ gồm ba phi công có tạp chủng máu Do Thái: Đại uý Zigfid Simch - đã bắn rơi 95 máy bay địch, thượng úy Oskar Romm (chín mươi hai máy bay bị hạ), thượng sĩ Rudolf Shmidt (năm mươi mốt máy bay bị hạ) - Phó đô đốc Berngard Rogge là người một phần tư Do Thái, ông được thưởng không chỉ Thập tự kỵ sĩ mà còn cả lá sồi gắn vào Thập tự kỵ sĩ.

        Nhiều người cố ở lại trong quân ngũ bằng bất kỳ biện pháp nào để giữ gìn tính mạng cho cha mẹ họ.

        Valter Hamburger đã cố gia nhập lực lượng vũ trang Quốc xã ở dạng tình nguyện khi người ta đưa bố ông vào trại tập trung Dahao với hy vọng là việc này sẽ cứu được bố mình.

        Tháng 3 năm 1941, Hitler chỉ thị không được động đến những người cha, người mẹ đang sống trong hoàn cảnh hôn nhân pha tạp nếu con trai họ đã hy sinh ngoài mặt trận. Điều này đã cứu được một số người. Đầu năm 1945 bọn Gestapo đến nhà Mariana Hertner để đưa bà vào trại tập trung. Bà đưa cho họ xem giấy chứng nhận về cái chết của con trai ở ngoài mặt trận. Tên Gestapo hằn học lẩm bẩm: “Đứa con trai đã cứu mạng cho bà” rồi bực tức bỏ đi.

        Trên thực tế thì sự sụp đổ của nước Đức đã cứu sống bà.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2018, 08:22:15 pm

        Ngày 7 tháng 7 năm 1941, chánh văn phòng đế chế, sĩ quan SS Hans Henrie Lammers báo cáo với lãnh đạo văn phòng đảng Borman rằng Hitler chỉ thị: sau chiến tranh bên lãnh thổ Đức sẽ không có một người Do Thái nào được ở lại. Nói cách khác là chỉ thị của Quốc trưởng không động đến cha mẹ của những người lính đã chết chỉ mang tính chất tạm thời - trong thời gian chiến sự đang diễn ra.

        Còn một số lại rất sẵn sàng cởi bộ quân phục để không phải phục vụ Hitler. Họ không hề biết rằng ở nhà cuộc gặp gỡ với Gestapo và con đường vào trại tập trung đang chờ sẵn họ cũng như không hề biết về những gì đã xảy ra đối với những ông bố bà mẹ bất hạnh của họ.

        Trung uý Iurgen Krakov đã cứu được cha mình - người nửa Do Thái vào giây phút cuối cùng. Trong quân phục đen của lính xe tăng anh chạy thẳng đến nhà ga nơi đoàn tàu chở những người Do Thái bị lưu đầy bắt đầu chuyển bánh. Viên Gestapo chỉ huy hoài nghi nhìn trung uý:

        - Nếu bố anh là nửa Do Thái thì anh là ai?

        - Một phần tư Do Thái - người trung úy trả lời thẳng tuột... Tôi có giấy phép của Quốc trưởng cho tiếp tục phục vụ trong lực lượng vũ trang Quốc xã. Có cần cho ông xem không?

        Và cha anh được thả

        Năm 1943 trung uý Ioahim Koen trong bộ quân phục gắn đầy huân huy chương đến trại tập trung Zaksenhaosen và yêu cầu được gặp cha mình. Viên chỉ huy trại không hiểu phải xử sự ra sao - những người Do Thái bị giam cầm không thể có những con trai - anh hùng, những người lính ngoài tiền tuyến. Ông cho gọi người bị giam. Khi nhìn những huân huy chương của trung uý ông cho rằng người trẻ tuổi này kế thừa lòng dũng cám từ bà mẹ người Đức. Nhưng trung úy phản đối và nói rằng cha ông đã từng chiến đấu trong chiến tranh thế giới thứ Nhất và đã bị thương. Họ được phép nói chuyện với nhau năm phút.

        - Bô ạ, sau khi chiến tranh kết thúc bố sẽ ra khỏi đây - trung uý Ioahim Koen rơm rớm nước mắt nói. - Hitler nói rằng chúng ta sẽ nhận được quyền được coi là người Đức. Bố ạ, ở mặt trận con làm tất cả những gì có thể để xứng đáng với điều đó...

        Năm 1940 tướng bộ binh Valter fon Brokdorf Alefeld, chỉ huy tập đoàn quân số 28 đóng tại Potsdam còn giúp được một người lính khác. Người lính van nài cứu ông bố ốm đau đã bị đưa vào trại tập trung. Viên tướng yêu cầu các cấp chính quyền địa phương phải chăm sóc bố người lính. Chỉ sau chiến tranh người ta mới biết tướng Brokdorf Alefeld là người chống chủ nghĩa Quốc xã và chống Hitler.

        Thượng uý Ernst Prager - người đã từng được nhận Thập tự sắt và giấy phép của Hitler cho phép được coi là người Do Thái, đã bị thương nặng ở mặt trận. Khi trở về nhà anh phát hiện ra rằng người bố nửa Do Thái, ông bác và vợ mình đã bị đưa vào trại tập trung. Thượng uý đã đến gặp được Adolf Eihman - người trong cơ quan an ninh quốc gia chịu trách nhiệm tiêu diệt Do Thái.

        Viên chỉ huy Eihman không thể từ chối tiếp người anh hùng chiến tranh. Khi gặp thượng uý, Eihman hăng hái kể rằng trại tập trung Terezienshtadt là một nơi tuyệt vời, ngôi nhà mới cho những người Do Thái mà ở đó họ có thể sống trong hoà bình và yên tĩnh.

        Ernst Prater không chịu nổi:

        -  Chắc ông cũng sẽ nói rằng rất tiếc là bản thân ông không phải là người Do Thái và không thể nghỉ phép trong trại tập trung Terezienshtadt?

        Adolf Eihman hạ giọng và nói rằng hắn không thể làm được gì cho những người họ hàng của thượng uý. Họ đã ở trong trại tập trung và việc này ngoài thẩm quyền của hắn. Hắn chỉ quản lý việc chuyển người Do Thái...

        Đại uý lực lượng vũ trang Quốc xã Eric Roze cũng được biết là những người thân thích trong gia đình mình đã bị đưa đến Terezienshtadt. Các đồng sự cố giúp ông ta và đã báo cáo việc này với viên sĩ quan tuỳ tùng của Hitler - đại tá Shmundt. Nhưng các nỗ lực cứu người thân của ông ta không đạt kết quả.

        “Tôi là con lợn - Eric Roze chán nản nói với bạn mình - Bọn Quốc xã giết hại gia đình tôi, còn tôi lại phục vụ chúng!” Sau đó ông đi tìm cái chết trong chiến trận.

        Năm 1943, Diter Bergman bí mật đến thăm bà mình, một người Do Thái tên là Elli Landsberg. Ông hiểu rằng việc này là nguy hiểm. Vào chính ngày đó bọn SS xuất hiện để bắt cụ đi.

        Khi trỏng thây viên sĩ quan cao cấp Quốc xã bọn chúng lẩn hết. Nhưng ông vui mừng uổng công. Khi ông quay về mặt trận bọn SS lại đến và bắt bà cụ đi. Cụ bị đưa đến Terezienshtadt rồi đến Osventsim và đã bị giết ở đây.

        Bà mẹ Do Thái của anh lính Herman Shukhta cũng đã tự vẫn ngàv 15 tháng 10 năm 1942. Bà Luiza Shukh hoàn toàn khóng có ảo mộng đối với cuộc sống dưới chế độ Quốc xã. Vì không muốn cho bọn Quốc xã có cơ hội giết mình, bà bèn đã chọn con dường tự kết liễu đời mình và để lại cho con hai bức thư vĩnh biệt.

        Ông nội người Do Thái của Robert Tchempin cũng là một sĩ quan cấp cao Quốc xã, người đã bị mất một chân ở mặt trận và được thưởng huân chương Thập tự sắt vì không muốn bị bắt đưa vào trại tập trung nên đã uống thuốc độc, trước khi chết, cụ để lại cho đứa cháu mấy dòng vĩnh biệt:

        “Nếu ông không tự kết liễu đời mình thì cháu sẽ gặp nhiều phiền toái không cần thiết. Cháu hãy tin là như vậy tốt hơn cho tất cả chúng ta. Ông đã già rồi, và dù sao thì cũng chết trên giường của mình. Điều này tốt hơn nhiều so với bị giết bởi những kẻ đê tiện nào đó. Ông đã cố gắng sống xứng đáng theo di huân của thượng đế. Có lẽ nghe hơi kỳ cục nhưng trong người ông dòng máu Đức nhiều hơn dòng máu Do Thái. Bọn Quốc xã đã tước đoạt tất cả những gì mà ông có. Thỉnh thoảng hãy nhớ đến người ông đã rất yêu cháu. Thượng đế che chở cho cháu”.

        Một số lính Quốc xã biết rằng những người họ hàng thân thích Do Thái của họ đã biến đi đâu đó nhưng không hề nghĩ rằng đơn giản là họ đã bị bức tử.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2018, 08:23:10 pm

        MÁNH KHOÉ CỦA MILKHA

        Nhiều phụ nữ cố cứu con mình đã khăng khăng rằng cha thật của đứa trẻ của họ không phải là người chồng Do Thái hợp pháp mà là một người tình mang dòng máu Đức.

        Nhờ đó nguvên soái không quân Erchard Alfred Richard Milkha - Quốc vụ khanh hàng không được công nhận là người Đức trăm phần trăm. Mẹ ông xuất thân từ một dòng họ quý tộc và lấy chồng là Anton Milkha có dòng máu Do Thái chảy trong người. Erchard Milkha đã tham gia chiến tranh thế giới thứ Nhất, được thưởng huân chương Thập tự sắt hạng nhất và hạng hai. Sau chiến tranh ông chuyển công tác sang ngành hàng không dân dụng và năm 1936 là người đứng đầu “Lufthansa”.

        Milkha làm quen và gần gũi với Herman Hering. Khi nhìn thấy ở phái Quốc xã sức mạnh, ông đã cấp cho Hitler máy bay của “Lufthansa”. Năm 1933 Bộ hàng không đế chế được thành lập. Hering trở thành bộ trưởng, và Milkha - Quốc vụ khanh, nghĩa là phó của Hering. Vì Hering, con người đã vươn tới quyền lực cao nhất không thích làm việc không bình thường, còn Milkha - một nhà tổ chức tháo vát đã được giao nhiệm vụ lãnh đạo việc thành lập hàng không quân sự.

        Hitler nói với Eric Milkha:

        -  Tôi biết anh chưa lâu, nhưng thấy anh là người hiểu công việc. Và đó là cái chính. Trong đảng của chúng ta có ít người hiểu về không quân như anh. Vì vậy anh được chọn. Anh phải làm nhiệm vụ này. Anh cần cho nước Đức.

        Giờ đây con đường thăng tiến chỉ còn bị vướng mắc bởi vấn đề xuất thân không minh bạch của vị quốc vụ khanh Bộ hàng không.

        Mẹ ông - bà Klara Milkha đã gửi đơn cho người con đỡ đầu của mình Frits Henric Herman - trưởng cảnh sát địa phương, trong đó nói rằng bố của sáu đứa con trai mình không phải là người chồng hợp pháp Anton Milkha mà là ông chú đã quá cố của bà Karl Broier.

        Ngày 1 tháng 11 năm 1933, Hering thảo luận các vấn đề chủng tộc của Milkha với Hitler, với phụ tá Quốc trưởng

        Rudolf Hess và Bộ trưởng chiến tranh Blomberg. Khi trở về, Hering nói với Milkha rằng mọi việc đều ổn. Hitler ra chỉ thị lời khai của mẹ ông là xác thực. Erkhard Milkha được công nhận là con trai Karl Broier, có nghĩa là ông đã mặc nhiên biến thành người Đức.

        Ngày 7 tháng 8 năm 1935, Hering gửi cho Kurt Meier - người lãnh đạo cơ quan nghiên cứu di truyền của Đế chế một công văn yêu cầu cấp cho Milkha các hồ sơ mới và giấy chứng nhận nguồn gốc Đức của ông.

        Milkha không chỉ được ở lại trong không quân mà còn cứu được con gái mình là Helga khỏi chương trình triệt hại do mắc chứng bệnh Down.

        Thật kinh ngạc về việc các nhà lãnh đạo đảng Quốc xã không hề căm phẫn trước sự đồi bại rõ ràng (sự chung sống của ông chú với đưa cháu gái!), về việc này họ nhắm mắt còn sự pha tạp dòng máu Do Thái trong con mắt họ lại là một trọng tội.

        Nguyên soái Quốc xã Herman Hering nói với vợ một cách khinh thường rằng ông không tin học thuyết chủng tộc, rằng người Do Thái cũng là người như tất cả chúng ta. Nhờ đó ông đã giữ lại được trong bộ máy của mình tất cả những người mà ông cần. Hering cho phép một số sĩ quan có tạp chủng máu Do Thái được tiếp tục phục vụ trong không quân. Hai người trong số đó đã trở thành tướng.

        Trong số họ có tướng không quân Helmut Vilberg. Dưới sự lãnh đạo của tướng fon Sekt ông đã bí mật thành lập không quân trong nước Đức quân chủ. Tướng Vilberg chỉ huy phi đội “Kondor” - phi đội được gửi sang Tây Ban Nha để giúp đỡ tướng nổi loạn Franko. Ông là người sáng lập chiến thuật dùng không quân yểm trợ quân trên mặt đất.

        Helmut Vilberg đã có thể trở thành chỉ huy không quân Đức mà không phải là Hering nếu bọn Quốc xã không hoài nghi về nguồn gốc của ông. Người ta cho rằng mẹ ông là người Do Thái. Nhưng ông báo cáo với Bộ tư lệnh (và tài liệu này được lưu giữ trong hồ sơ cá nhân của ông) rằng: “Sau khi nghiêm túc nghiên cứu gia phả của mình tôi phát hiện ra rằng trong cơ thể tôi không có máu Do Thái”.

        Người ta cho rằng Hering đã nói với cấp dưới của mình: -  Tôi quyết định ở đây ai là người Do Thái!

        Nhưng Hering cũng đã phải cầu cứu Hitler ủng hộ. Tướng Vilberg đã trở thành người Đức theo chỉ thị trực tiếp của Hitler. Ở Đệ tam Đế chế chỉ có Quốc trưởng mới có quyền quyết định ai là người Do Thái, ai không phải là người Do Thái. Tiếc rằng viên tướng đã chết trong tai nạn máy bay ngày 20 tháng 11 năm 1941.

        Hering đã giúp đỡ nữ phi công nổi tiếng - nữ bá tước Melitte Shenk fon Shtaufenberg. Cơ quan an ninh quốc gia phát hiện ở nữ bá tước có máu Do Thái. Họ thời con gái của bà là Shiller, bà là con gái của một quan chức Đức - một thương binh xuất thân từ một gia đình Do Thái.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2018, 08:23:36 pm

        Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng kỹ thuật, Mellite làm việc trong viện nghiên cứu bay và tự học lái máy bay. Bà đã trở thành phi công thực nghiệm và lấy chồng là bá tước Alexandr Shenk fon Shtaufenberg, anh của đại tá Klaus fon Shtaufenberg - người tiến hành ám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944.

        Nữ bá tước bị sa thải khỏi cơ quan. Nhưng do công việc của bà được coi là có ý nghĩa quân sự, theo yêu cầu của nguyên soái Hering, Hitler đã ký một văn bản coi bà như một người Đức. Điều này đã cứu cả gia đình thoát khỏi bị lưu đầy vào trại tập trung.

        Là một kỹ sư có tài và một phi công can đảm bà đã tham gia thiết kế các thiết bị dẫn đường. Sau Hanna Reitch - nữ phi công được Quốc trưởng yêu quý thì bà là người phụ nữ thứ hai nhận được danh hiệu danh giá phi công-đại uý. Bà làm công việc thử nghiệm các khí cụ dẫn đường cho máy bay ném bom và đã tiến hành hai ngàn rưỡi chuyên bay thử nghiệm, bà đã được thưởng huân chương Thập tự sắt hạng hai.

        Đại tá Klaus fon Shtaufenberg lộ cho bà biết các kế hoạch tiêu diệt Hitler. Ông đề nghị đưa mình đến tổng hành dinh Quốc trưởng và chở về bằng máy bay. Mellita cũng sẵn sàng tham gia cuộc ám sát. Nhưng trong tay bà chỉ có chiếc “Fizeler- Shtorch”, cần phải được bổ sung tiếp nhiên liệu. Bà không thể giúp đỡ được những người mưu phản. Tuy vậy, sau ngày 20 tháng 7, bà và chồng mình đã bị bắt nhưng nhanh chóng được thả vì bà rất cần cho Luftaff.

        Ngày 8 tháng 4 năm 1945, máy bay của bà đã bị một máy bay cường kích của Mỹ bắn rơi. Mellita đã kịp hạ cánh chiếc máy bay bị bắn hỏng nhưng chỉ sau vài giờ đã chết do các vết thương quá nặng. Bà bao giờ cũng coi mình là người Đức yêu nước. Quan niệm không đúng về chủ nghĩa yêu nước đã một thời gian dài khiến bà không hiểu được rằng bà đang phục vụ không phải là nước Đức mà là phục vụ một chế độ tội lỗi...

        Cũng như mẹ nguyên soái Milkha, hàng ngàn phụ nữ Đức cũng làm như vậy với hy vọng cứu thoát con cái mình được sinh ra với người chồng Do Thái. Nhưng các toà án Quốc xã vẫn giữ cảnh giác.

        Khi bà mẹ Volfgan Shpir tuyên bố rằng cả con trai và con gái Rut của bà được sinh ra không phải với chồng mà là do mối quan hệ với người tình gốc Đức thì toà án gửi cả hai đến viện nghiên cứu chủng tộc - sinh học. Ở đó người ta đo đạc và nghiên cứu khá lâu sau đó đưa ra kết luận rằng Rut chính là người Đức, còn Volfgang bị phát hiện thấy có những nét Do Thái và anh vẫn là người nửa Do Thái.

        Heints Lioven tự đến cơ quan Gestapo và tuyên bố rằng mẹ mình xưa là gái điếm và anh ta cùng đứa em trai Joahim ra đời là kết quả các cuộc tình với những vị khách làng chơi người Arian. Người ta tin và cấp cho họ giấy chứng nhận về nguồn gốc Đức. Cả hai sau đó đã nhập ngũ và chết ở mặt trận.

        Các vấn đề tranh cãi được đưa ra đê các chuyên gia Bộ nội vụ Quốc xã xem xét. Trong thành phần của văn phòng Bốn (sức khoẻ nhân dân) của Bộ nội vụ người ta đã thành lập tiểu ban “các vấn đề chủng tộc”.

        Các kết luận của các chuyên gia như thế nào?

        Ví dụ, Kurt Blonre - Phó trưởng phòng y tế nhân dân của đảng và phó thủ trưởng cơ quan y tế đế chế đã gửi đến văn phòng Quốc trưởng ý kiến của mình rằng thượng sĩ Emst Libsher - người có tạp chủng máu Do Thái, có thể được coi là người Đức vì anh ta đã thể hiện sự dũng cảm; anh ta cũng có thể kết hôn.

        Các kết luận của các chuyên gia được gửi đến văn phòng lãnh tụ đảng. Người lãnh đạo văn phòng là một đảng viên già -  sĩ quan SS và nghị sĩ Phillip Bouiler. Từ năm 1921 ông làm việc trong toà báo “Felkisher Beobachter” - cơ quan trung ương của đảng, năm 1925 trở thành thư ký đế chế của đảng. Sau khi phái Quốc xã lên nắm chính quyền ông trở thành cảnh sát trưởng thành phố Munic và là chủ tịch uỷ ban bảo vệ văn hoá chủ nghĩa xã hội dân tộc.

        Sau khi thành lập văn phòng riêng của Quốc trưởng năm 1934, Phillip Bouiler trở thành người cộng tác gần gũi nhất của Hitler (năm 1945 tự sát cùng với vợ). Văn phòng Quốc trưởng nghiên cứu đơn thư của các đảng viên gửi đến lãnh tụ của mình và báo cáo với Hitler để biết “mối quan tâm của nhân dân mình”. Hàng ngàn bức thư, đơn thỉnh cầu, khiếu nại và van xin đã được gửi đến đây.

        Trong cơ cấu văn phòng có bộ phận chính trị và đảng đứng đầu là tướng SS Victor Brak - người có quan hệ hữu hảo với chủ tịch nghị viện Himmler. Ông cũng là chủ tịch liên đoàn vận động viên xe đạp Đức và lãnh đạo chương trình triệt hạ những bệnh nhân thần kinh, và sau đó tham gia vào chiến dịch tiêu diệt người Do Thái. Sau chiến tranh Victor Brak bị xử tại toà án Nuremberg và bị treo cổ.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2018, 08:24:03 pm

        Phụ tá của Brak là hạ sĩ quan SS Verner Blankenburg. Sau chiến tranh ông này đã thay đổi họ và trốn rất lâu. Vợ ông làm đơn ra toà đề nghị công nhận đã chết...

        Ngày 4 tháng 10 năm 1937, Hitler ra chỉ thị rằng tất cả các đơn thư gửi ông phải qua Lammers. Ngày 25 tháng 10, Lammer thông báo điều này cho các bộ máy nhà nước và quân sự.

        Tiến sĩ luật học Hans Henric Lammers đã trở thành thủ trưởng văn phòng Đế chế vào ngày phái Quốc xã lên nắm chính quyền - 20 tháng 1 năm 1933 tương đương với chức vụ thủ tướng. Quốc trưởng lãnh đạo chính phủ thông qua Lammers. Hans Lammers - vị quan chức đầu hói và chột mắt này đọc phần lớn các bức thư gửi Quốc trưởng. Trong các năm 1941 - 1942 vai trò của Martin Borman, người lãnh đạo bộ máy của đảng, lớn mạnh lên và Lammers lùi về hậu trường.

        Mỗi khi một ai đó đệ đơn khiếu nại yêu cầu công nhận mình là người Đức thì các trợ lý của Quốc trưởng, Bark và Blankenburg chuẩn bị tài liệu trình Hitler xem xét. Nếu Hitler giải quyết cho người nào trong số các “đại diện chủng tộc pha tạp” chế độ ngoại lệ thì trực tiếp ký vào các giấy tờ tương ứng.

        Có ba dạng “khoan hồng” mà Quốc trưởng ban tặng.

        Thứ nhất ông có thể cho phép các “tạp chủng” được tiếp tục phục vụ trong quân ngũ và thậm chí người đó có thể được thăng cấp.

        Một văn bản tương tự như sau:

        “Tôi cho phép tiến hành phong hàm binh nhất cho Vilhemlm fon Gviuner thuộc đại đội chống tăng trong thời kỳ chiến tranh.

        Sau chiến tranh tuỳ thuộc vào việc anh ta thể hiện bản chất người lính như thế nào tôi sẽ quyết định là có thể coi rằng trong mạch máu của Vilhelm fon Gviuner có dòng máu Đức hay không”.

        Có bao nhiêu người nhận được đặc ân này? Từ tháng 1 năm 1940 đến tháng 9 năm 1943, Hitler đã cho phép một trăm ba mươi “đại diện tạp chủng” được tiếp tục phục vụ trong số một ngàn rưởi người cầu xin.

        Thứ hai, ông có thể công nhận rằng dòng máu Đức đang chảy trong mạch máu của những người cầu xin ông giúp đỡ. Điều này cho phép ghi vào giấy chứng nhận rằng đó là người “hoàn hảo về chủng tộc”.

        Và cuối cùng, Quốc trưởng có thê liệt những người cầu xin vào chủng tộc Đức và như vậy cho họ tất cả các quyền của một người Đức ngoài quyền gia nhập đảng và sở hữu ruộng đất.

        Trong trường hợp này người đó nhận được một giấy mầu do chính Quốc trưởng ký. Đôi khi trong giấy đó có cả chữ ký của nguyên soái Vilhelm Keitel và chủ nhiệm văn phòng Đế chế Hans Lammers. Sau đó người được đưa vào chủng tộc Đức sẽ nhận được một giấy chứng nhận đặc biệt do Kurt Meier - chủ nhiệm cơ quan nghiên cứu di truyền của Đế chế cấp.

        Người ta báo cáo với Hitler về những lời thỉnh cầu của những người có họ hàng thân thích có thế lực hoặc quen thân.

        Đại uý hạng ba Georg Lankhehd - người cũng bị phát hiện có máu Do Thái năm 1934 đã cầu cứu Đô đốc Herman Biom - tham mưu trưởng hạm đội.

        - Anh đã là bạn chiến đấu của tôi trong nhiều năm - đô đốc trịnh trọng trả lời - điều đó không có gì thay đổi.

        Với sự giúp đỡ của Biom và tư lệnh hạm đội Reder, đại uý hạng ba Lankhed nhận được quyền được coi là người Đức. Reder cũng giúp viên đô đốc bị sa thải Karl Kiulentah nửa Do

        Thái và vợ là Do Thái. Nếu không có Recier thì cả gia đình người này cũng đã bị đưa vào trại tập trung. Tư lệnh hạm đội cho phép các con trai của đô đốc Volf Vegener nửa Do Thái được ở lại hạm đội.

        Đô đốc tư lệnh Eric Reder viết thư trả lời Eric Kats - một sĩ quan hải quân bị sa thải như sau: “Tôi biết rằng anh đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Để ủng hộ anh tôi đã bỏ vào phong bì một bức thư giới thiệu mà anh có thể sử dụng trong một số tình huống. Chúc anh thành công!”.

        Reder đã tìm ra cách cảnh báo những ai có thể làm hại người cựu lính thủy rằng họ không nên làm như vậy. Tại cơ quan Gestapo người ta nói với Kats rằng bức thư của đô đốc đã cứu sống anh ta.

        Trường hợp ngoại lệ cũng được áp dụng đối với tướng Karl Litsman khi mà hai đứa cháu của ông cũng là “tạp chủng”. Các chuyên gia Quốc xã đã xác định được rằng con gái vị tướng đã lấy chồng nửa Do Thái, do đó những đứa con có một phần tư máu Do Thái, cả hai đứa cháu được phép ở lại trong lực lượng vũ trang Quốc xã. Một trong những người cháu của viên tướng - Valter là phi công chiến đấu, đã phục vụ đến hàm đại tá, đã thực hiện một trăm sáu mươi chuyên bay trên máy bay ném bom “Iunkers - 88” và đã nhận được huân chương thập tự kỵ sĩ vì lòng dũng cảm.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2018, 08:24:31 pm

        Còn đối với những người không có ai bảo trợ thì đành phải chấp nhận một số phận khủng khiếp. Viên nguyên soái nửa Do Thái người Áo Johamn Fridlender từ chối li dị người vợ Do Thái của mình nên đã bị đưa vào danh sách Do Thái toàn phần.

        Ông đã cố chứng minh rằng người cha đích thực của mình chính là một tình nhân Đức chứ không phải là người chồng Do Thái của bà mẹ. Nhưng chăng giúp được gì. Ông và vợ bị đưa vào Terezienshtadt và vợ ông dã chết ở đó. Năm 1944 người ta đưa ông đến Osventsim. Ngày 20 tháng 1 năm 1945, một tên lính SS đã bắn chết ông.

        Đối với đô đốc Bernhard Rogge - một sĩ quan Đức điển hình, người ta cũng phát hiện một phần máu Do Thái. Hơn nửa ông lại lấy vợ Do Thái. Bọn Quốc xã đã đầu độc ông, còn vợ và mẹ vợ ông tự sát. Năm 1939 tư lệnh hạm đội Reder cầu cứu Hitler, và Quốc trưởng đã tặng đô đốc quyền được là người Đức. Bernger Rogge chiến đấu chống lại hải quân Anh và được thưởng huân chương Thập tự kỵ sĩ.

        Một trong những người bà của đô đốc Hans Georg fon Frideberg là Do Thái. Sau này người ta xác định được rằng cụ là nửa Do Thái. Có nghĩa là trong cơ thể ông chỉ có một phần mười sáu máu Do Thái. Nhưng cả điều này đối với bọn Quốc xã là không thể chịu đựng nổi. Đô đốc tư lệnh hải quan Reder đã cứu ông vì Frideburg đã từng là sĩ quan tuỳ tùng của mình. Sau khi đô đốc Dionits được cử chỉ huy hạm đội thì Frideburg được cử chỉ huy toàn đội tàu ngầm và đã được thưởng huân chương Thập tự kỵ sĩ. Ngày 8 tháng 5 năm 1945 ông ký văn bản về đầu hàng vô điều kiện của Đức, và sau đó tự sát.

        Tướng Hiunter Bliumentrit trước đã từng là tổng tham mưu trưởng đầu tiên của lực lượng bộ binh đã giúp hai người đồng chí chiến đấu của mình có tạp chủng máu Do Thái trở thành người Đức. Đó là tướng Hans Henric Zik fon Armin, người sau này được thưởng huân chương Thập tự vàng của Đức và huân chương Thập tự kỵ sĩ, chỉ huy sư đoàn bộ binh số 113, và tướng Hiunter Zaks chỉ huy sư đoàn số 12 và cũng được thưởng các danh hiệu đó.

        Ngày 27 tháng 2 năm 1940, Tư lệnh lực lượng bộ binh - thượng tướng fon Braukhich viết cho Irmgard fon Brokchuzen - con gái của cố tổng thống Hindenburg như sau: “Tôi rất lấy làm sung sướng thông báo rằng Quốc trưởng - kiêm tổng tư lệnh

        lực lượng vũ trang đã cho phép sĩ quan Vilhelm fon Hottberg trở lại phục vụ trong quân ngũ. Ông ấy sẽ nhận được giấy tờ khẳng định tính hoàn hào của chủng tộc mình. Nhưng Quốc trưởng không muốn rằng sự Đức hoá của ông ta sẽ lan ra những người thân của ông”.

        Rất nhiều nhân vật có ảnh hưởng lớn đã can thiệp ủng hộ Vilhelm fon Hottberg - người đã bị phát hiện có dòng máu Do Thái theo họ ngoại. Trong số những nhân vật đó có người bác là sĩ quan cao cấp SS Kurt fon Hottberg - người mà sau này trở thành tư lệnh SS và cơ quan an ninh quốc gia ở thành phố Minsk bị chiếm đóng, tổ chức các cuộc đàn áp hàng loạt và tự kết liễu đời mình vào tháng 5 năm 1945... Năm 1940 viên sĩ quan cao cấp SS Kurt fon Hottberg rất quan tâm để sao trong số những người họ hàng của mình không có ai bị liệt vào loại Do Thái. Như vậy ông cũng dồn sức để mọi người trong họ nhận được sự Đức hoá từ Hitler.

        Trong một gia đình cũng đã có trường hợp mà một người anh (em) được “Đức hoá”, còn người kia không được do diện mạo.

        Tướng Karl Tsukertort đứng trong quân ngũ từ năm 1909, đã đề nghị được công nhận là người Đức năm 1939. Các thủ trưởng đánh giá cao viên tướng. Ngày 3 tháng 7 năm 1940, ông được thông báo rằng vấn đề của ông chỉ có thể được quyết định sau chiến tranh. Cuối cùng thì tướng Tsukertort không chịu được sự đè nén cảm giác của một người loại hai đã đệ đơn xin giải ngũ. Sau một năm, tháng 4 năm 1942, Hitler ban cho Tsukertort và các con trai của ông quyền được coi là người Đức chính thống, nhưng ông không trở lại quân ngũ.

        Còn người anh em thứ hai, tướng Johannes Tsukertort -  chiến sĩ pháo binh, một con người nhẫn tâm, vẫn tiếp tục phục vụ trong lực lượng vũ trang Quốc xã. Không ai động đến ông ta, tuy mãi sau này, năm 1944 ông mới nhận được giấy chứng nhận về nguồn gốc Đức hoá.

        Tướng Bodenvin Keitel (em trai Vilhelm) - tư lệnh bộ phận trực thuộc bộ tư lệnh tối cao của lục quân, đã nói tại cuộc họp ở Tsossen rằng đối với những “đại diện tạp chủng", những người đã tỏ ra xứng đáng trên chiến trường, cần được đối xử khoan nhượng.

        Ngàv 2 tháng 10 năm 1940, viên chỉ huy sĩ quan tuỳ tùng của Quốc trưởng Rudolf Shmundt đã viết cho thủ trưởng phụ trách văn phòng riêng của Quốc trưởng - ông Phillipp Boiuler rằng tất các “tạp chủng” những người đã chiến đấu xuất sắc ngoài mặt trận và đã đuợc nhận các phần thưởng cần ngay lập tức nhận được giấy chứng nhận rằng họ là người Đức.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2018, 08:24:52 pm

        Nhưng ngày 10 tháng 5 năm 1942, với vẻ không hài lòng, Hitler nói với viên chỉ huy bộ phận chỉ đạo chiến thuật lực lượng vũ trang Quốc xã - tướng Alfred Iodliu rằng ông đã làm quá nhiều ngoại lệ cho các “tạp chủng”. Quốc trưởng lo rằng điều đó sẽ khiên dòng máu Do Thái di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

        - Nhân dân ta chỉ tự làm hại mình khi cho phép những cá nhân có dòng máu pha tạp được phục vụ trong quân ngũ, như vậy khác nào cho họ khả năng sánh ngang hàng với những người Đức chính gốc. Sự tiếp tục lăng nhục đối với dòng máu của chúng ta bởi các phần tử xa lạ về chủng tộc sẽ không được phép. Ngoại lệ chỉ được áp dụng trong các trường hợp rất đặc biệt.

        Ông đưa ra ví dụ về một đảng viên nổi tiếng - nam tước fon Librih. Quốc trưởng nghi rằng ông này có mầm mống xa lạ đối với đảng. Ông có cảm giác rằng ở người đồng chí của mình có những nét Do Thái. Mọi người quả quyết với Hitler rằng ông đã nhầm, rằng fon Librih là người thuần khiết Đức. Nhưng Hitler vẫn hoài nghi, và các chuyên gia nhân chủng học vẫn tiếp tục tìm tòi.

        - Thực ra người ta vẫn thuyết phục tôi rằng tổ tiên của nam tước không có tạp chủng dòng máu Do Thái - Quốc trưởng tự kể - nhưng cái diện mạo Do Thái lộ rõ mồn một của nam tước làm tôi kinh tởm. Và tôi tình cờ phát hiện ra rằng trong số các bậc tổ tiên xa xưa của nam tước có một người con gái của người Do Thái thuần chủng được sinh ra ở Frankfurt trên sông Main năm 1916.

        Thậm chí một giọt máu Do Thái cũng có thể quyết định tính chất một con người - Hitler hân hoan nói.

        Từ 1942, Martin Borman đã lấn ép Lumbers. Hitler đánh giá cao Borman, và nói:

        - Tôi cần con người đó để giành phần thắng trong chiến tranh.

        Không phải bộ máy nhà nước mà bộ máy của đảng bắt đầu đóng vai trò chủ chốt ở Đức. Giờ đây tất cả các yêu cầu về công nhận quân nhân là người Đức đều phải qua Borman. Ông kiểm soát sự gần gũi Quốc trưởng và gạt bỏ các yêu cầu mà ông ta cho là không đúng. Còn bản thân ông là một người rất nguyên tắc chống lại sự Đức hoá. Borman chứng minh rằng việc gọi các “tạp chủng” là người Đức là một sai lầm lớn bởi vì các “đại diện chủng tộc pha trộn” tự dưng lại có quyền lẩn trốn trong lực lượng vũ trang Quốc xã, và những kẻ Do Thái trốn tránh này rất nguy hiểm.

        Borman muốn thay thế toàn bộ cận thần của Hitler, đặc biệt là loại bỏ những sĩ quan tuỳ tùng về quân sự có thế lực nhất, trước hết là đại uý Engel.

        Đại uý Herchard Engel với nhiệm vụ đảm bảo các mối liên lạc với bộ chỉ huy lục quân, đã cố gắng giúp các sĩ quan bị phát hiện trong cơ thể có tạp chủng máu Do Thái.

        Cuối năm 1941 Helen Kriuger bị đưa vào trại tập trung. Ba người cháu của cụ đang phục vụ trong lực lượng vũ trang Quốc xã còn cha của họ là người Đức và là bạn của Engel, sĩ quan tuỳ tùng của Quốc trưởng. Đại uý Engel đồng ý giúp đỡ. Ông báo cáo với Quốc trưởng rằng tất cả ba người cháu của Helen Kriuger đều nhận được huân chương Thập tự sắt. Hitler đồng ý thả Frau Kriuger. Ở cơ quan Gestapo, người ta nằng nặc khuyên bà hãy quên tất cả những gì đã chứng kiến.

        Tháng 3 năm 1943, Engel rời cương vị sĩ quan tuỳ tùng của Quốc trưởng và bị đẩy ra mặt trận. “Các đại diện chủng tộc pha tạp” đã mất một người thông cảm với họ.

        Người phụ trách sĩ quan tuỳ tùng về quân sự Shmund đã giúp một số sĩ quan có dòng máu Do Thái. Nhưng thái độ trong nhóm cận thần của Quốc hưởng đã thay đổi. Năm 1943, khi người ta yêu cầu giúp đỡ thì Shmund trả lời rất khó chịu:

        - Tôi rất tiếc là các vị vẫn tiếp tục tìm tới các vấn đề thuộc loại này. Điều này trái ngược với lập trường của tôi. Đặc biệt là hiện nay bọn Do Thái đang tấn công chúng ta từ mọi phía. Quyền lợi quốc gia cao hơn quyền lợi cá nhân riêng lẻ.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2018, 08:30:11 pm

        MARTIN BORMAN THẮNG THẾ

        Martin Borman lên án các lực lượng vũ trang Quốc xã về sự rơi rớt của “tạp chủng” trong quân ngũ, do đó bộ chỉ huy quân sự bị coi là không hoàn thành được nghĩa vụ trước đảng và nhân dân. Ông đưa ví dụ một người là Do Thái một phần tư - đại tá Feliks Briukner, hiệu trưởng trường đại học quân sự và là bạn thân của Keitel. Borman khăng khăng rằng thế nào dòng máu Do Thái của Briukner cũng sẽ lộ ra. Nguyên soái Keitel không dám bênh vực bạn và đã sa thải Briukner. Keitel thậm chí cũng không giúp đỡ thím mình là Otilia. Chồng bà - ông Macs Liudvig người Do Thái cùng các con bà đã bị đưa vào trại tập hung.

        Hitler khó chịu về việc quá nhiều quan chức cố xin khoan hồng cho những bạn bè Do Thái của họ: “Số người Do Thái được kính trọng mà họ bênh vực còn lớn hơn số người Do Thái ở Đức. Thật là xấu hổ!"

        Chính điều tương tự như vậy đã được tư lệnh SS Himler nói ra trong khi diễn thuyết trước các cấp dưới ngày 4 tháng 10 năm 1943:

        - Tất cả đều đến tìm tôi! Hầu như tất cả tám mươi triệu người Đức và mỗi người đều biết một người Do Thái xứng đáng. Tất nhiên, tất cả những người Do Thái còn lại là loại ký sinh trùng, còn người này là một người tuyệt vời!

        Thực ra nhiều quan chức Quốc xã có tiếng cũng lên tiếng xin cho những người Do Thái, những người có quan hệ với họ. Đó có thể là những người đã từng cùng họ chiến đấu trong Thế chiến I, hoặc đã kết bạn hay thậm chí là thông gia của họ.

        Hitler và Borman thoả thuận rằng ngoại lệ chỉ dành cho những ai mà họ không hề biết trong mình có máu Do Thái và những ai gia nhập đảng từ những năm hai mươi đầy khó khăn. Những người thỉnh cầu bắt buộc phải có giấy giới thiệu của chính quyền Quốc xã địa phương. Năm 1943 - 1944, sự gia nhập đảng trở thành tiêu chuẩn để được Đức hoá.

        Bộ máy của tư lệnh SS Himler phản đối việc Đức hoá vì điều này giúp cho người Do Thái tìm kiếm được sự bảo vệ. Ngoài ra, các “đại diện chủng tộc pha tạp” cũng vẫn là Do Thái về mặt sinh học, do đó các bí thư đảng cần thận trọng khi giới thiệu một ai đó về việc Đức hoá.

        Ngày 2 tháng 1 năm 1944, Hitler lệnh cho Shmundt lập danh sách các sĩ quan đang phục vụ có một phần máu Do Thái hoặc lấy vợ Do Thái. Ông ta quyết định sa thải tất cả bọn họ.

        Việc lập danh sách có vẻ khó khăn. Đã phát hiện ra bảy mươi bảy sĩ quan, trong đó có mười hai tướng. Borman cũng lập một danh sách tương tự đối với các quan chức dân sự.

        Ngày 29 tháng 7 năm 1944, Himler yêu cầu quân đội cách chức chỉ huy sư đoàn của tướng Kurt Zaks - người đã được thưởng rất nhiều huân, huy chương. Tư lệnh SS nhận được thông tin rằng viên tướng có đến một phần tư máu Do Thái. Quốc trưởng đã trực tiếp ký giấy cho phép ông được coi là người Đức. Nhưng giờ đây hồ sơ này chẳng có giá trị gì. Ngày 9 tháng 9, viên chỉ huy sĩ quan tuỳ tùng mới của Quốc trưởng là Vụ trưởng Vụ cán bộ bộ binh - tướng Vilhelm Burgdolf đã sa thải viên tướng chỉ huy sư đoàn. Lợi dụng lòng tin của Quốc trưởng, Burgdolf đã thay thế tướng Shmundth (bị chết vào tháng 10 do bị thương trong thời gian xảy ra vụ ám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944).

        Sau vụ ám sát Hitler không thành thì việc cấp giấy chứng nhận về nguồn gốc Đức hoá trên thực tế đã bị dừng hẳn.

        Có khoảng sáu mươi ngàn lính phục vụ trong lực lượng vũ trang Quốc xã mang máu Do Thái ở các mức độ khác nhau, trong đó khoảng tám ngàn được thưởng huân chương Thập tự sắt hạng hai, gần hai ngàn rưởi được tặng Thập tự sắt hạng nhất. Nhưng thậm chí các phần thưởng cao quý đó cũng không đủ để có thể xin được Đức hoá.

        Cơ quan SS giờ đây tích cực thanh lọc khối sĩ quan.

        Adolf Hitler coi hình dạng bên ngoài có một ý nghĩa lớn. Mỗi đơn xin đều có kèm các ảnh chụp trực diện và chụp nghiêng. Nếu không có ảnh thì Quốc trưởng không xem xét đơn xin. Nếu ông ta phát hiện ai có hình dạng bề ngoài Do Thái thì từ chối ngay.

        Hitler đã nhầm to. Đa số người Đức Do Thái không khác gì người Đức cả về cách sống và cách suy nghĩ. Có thể là số người Đức yêu nước không nhiều hơn số người Đức Do Thái. Và bề ngoài họ giống hệt như người Đức.

        Ảnh chụp binh nhất Vemer Holdberg xuât hiện trên mặt báo quân đội với dòng tựa “Một người lính mẫu mực của lực lượng vũ trang Quốc xã”. Trên thực tế anh ta là người nửa Do Thái.

        Georg Maier - người bị phát hiện có một phần tư máu Do Thái, đã cầu xin Hitler vì anh ta muốn cưới người phụ nữ mà mình yêu là con gái tướng Hans Riule foil Lilienshtern. Cả gia đình kinh ngạc: chàng rể với cặp mắt xanh và mái tóc vàng lại không phải là người Đức.

        Với sự giúp đỡ của bố vợ, anh đã nhận được quyền được coi là người Đức. Anh phục vụ trong quân ngũ đến hàm trung tá, từng được thưởng huân chương Thập tự sắt và đã ngã xuống ở mặt trận như hai người anh trai của mình.

        Tại sao Hitler - người từng phát điên đối với người Do Thái lại cho phép một ai đó trong số những “đại diện chủng tộc pha tạp” được coi là người Đức?

        Một số sử gia cho rằng nguyên nhân là ở sự không rõ ràng trong tiểu sử bản thân ông ta. Có thể Quốc trưởng nghĩ rằng bà nội mình có thể có thai trong khi làm việc ở gia đình Do Thái. Người ta cũng biết là Hitler luôn tức giận mỗi khi được biết một phụ nữ Đức nào đó làm người hầu trong gia đình Do Thái.

        Số khác lại cho rằng Hitler cần những người lính và ông làm ngơ về xuất thân của họ.

        Có lẽ nguyên nhân ở chỗ khác.

        Adolf Hitler đã bị mắc bẫy mà tự mình chăng ra. Ông ta từng chứng minh rằng một số tính chất nhất định chỉ có trong một chủng tộc nhất định và không thể xa rời quan điểm này. Ông ta khẳng định rằng người Do Thái chỉ là những người lính tồi và hèn nhát, còn can đảm và dũng cảm chỉ có thế là người Đức. Khi vấn đề liên quan đến các anh hùng chiến tranh thì những người tóc vàng, mắt xanh đối với ông ta không còn con đường nào khác là công nhận những “đại diện chủng tộc pha tạp” là người Đức.

        Những rắc rối đầu tiên xuất hiện ngay từ thời đại hội thể thao Olimpic năm 1936. Hitler đã tin rằng các vận động viên chân chính chỉ có thể là người Đức. Trong cơ quan thể thao người ta nhận được chỉ thị phải lập một đội tuyển trăm phần trăm Đức, nhưng trong số những vận động viên kiệt xuất ở Đức có cả những người nửa Do Thái. Nữ vận động viên điền kinh Greton Berman bị tước quyền tham gia thế vận hội Olimpic. Hai tuần trước cuộc thi người ta nói với cô rằng cô không được phép vì trong mạch máu cô có dòng máu Do Thái. Còn cô lại được coi là ứng cử viên đương nhiên của huy chương vàng về nhảy cao.

        Nhưng một số vận động viên rất cần cho nước Đức. Để có được họ, phái Quốc xã có thể làm bất cứ điều gì.

        Năm 1935, nữ vận động viên đấu kiếm Helen Maier - người đã chạy sang Hoa Kỳ, được mời tham gia vào đội tuyển Đức. Cô là người nửa Do Thái. Helen Maier tuyên bố chỉ tham gia với điều kiện là cô và gia đình mình được trả lại quốc tịch Đức đã từng bị tước mất. Helen không định trở về nước Đức Quốc xã, nhưng đây là vấn đề nguyên tắc. Hitler buộc phải đồng ý. Cô đã đoạt huy chương bạc.

        Sau các cuộc thi tài của các nữ vận động viên đấu kiếm, Hitler từ chối chúc mừng Helen Maier cũng như các nữ vận động viên khác đoạt huy chương vàng và huy chương đồng, cả ba người đều có dòng máu Do Thái! Đối với Hitler và học thuyết của ông thì đó là một đòn chí mạng.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2018, 08:33:29 pm

        HEBBELS RÚT LUI

        Thủ tướng tương lai của Cộng hòa Liên bang Đức, Helmut Shmidt trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ Hai là sĩ quan trong lực lượng vũ trang Quốc xã mặc dù một trong những người ông của ông là Do Thái. Trong gia đình điều này được giữ bí mật tuyệt đối.

        Helmut Shmid cho rằng những người như mình trong quân đội có khoảng mười lăm, hai mươi người. Trên thực tế số lượng các sĩ quan có một phần máu Do Thái hoặc lấy vợ Do Thái còn lớn hơn nhiều.

        Sau khi tiêu diệt hết người Do Thái bọn Quốc xã dự định sẽ triệt sản và sau đó tiêu diệt những người nửa Do Thái. Người lãnh đạo văn phòng Đế chế Lammer ngay từ 20 tháng 2 năm 1936 đã thông báo cho các cấp dưới của mình rằng mục đích của Quốc trưởng là làm sao cho “tạp chủng” biến mất.

        Tháng 3 năm 1941, Valter Gross - người phụ trách bộ phận chính trị - chủng tộc thuộc bộ máy của đảng tuyên bố rằng đã đến lúc phải coi tất cả những người nửa Do Thái không khác gì những người Do Thái hoàn toàn và phải tiêu diệt họ vì họ cũng thuộc loại “không được mong muốn” trong xã hội Đức. Nếu không triệt tiêu họ thì các phần tử chủng tộc Do Thái sẽ vẫn còn lẩn quất trong xã hội.

        Ngày 2 tháng 10 năm 1941, Valter Gross thoả thuận với Lammers về việc cần phải triệt sản tất cả những người một phần tư Do Thái. Đó là bước đầu tiên dẫn đến sự tiêu diệt. Gross muốn cấm các “tạp chủng” kết hôn để không cho dòng máu Do Thái được truyền lại.

        Nhưng ngày 11 tháng 6 năm 1942, Frants Rodemacher -  người lãnh đạo vụ Do Thái thuộc Bộ nội vụ thông báo rằng việc triệt sản tất cả những người nửa Do Thái cần cho họ gần một triệu ngày trên giường bệnh. Điều này là không thể vì toàn bộ tiềm năng y tế của đất nước cần cho quân đội.

        Sau một tháng, Chánh văn phòng Quốc trưởng Bouiler viết cho Borman rằng ông rất lo lắng trước tình hình có một số lớn trẻ con ra đời từ những “tạp chủng”. Ông ta phàn nàn rằng từ lâu đã kiến nghị các biện pháp cần thiết, nhưng đảng đã bỏ qua các cảnh báo của ông. Cần phải nói rằng Borman không thể chịu đựng được Bouiler, nhưng cả hai đều cho rằng đơn giản nhất là tiêu diệt tất cả những “đại diện chủng tộc pha tạp”.

        Đệ tam đê chế bắt đầu tiêu diệt hàng loạt người Do Thái và số lượng các “tạp chủng” bị đưa vào trại tập trung cũng tăng lên. Bọn Quốc xã cũng thấy rằng trong hoàn cảnh này chúng có thể thoát khỏi các “tạp chủng” một cách tốt hơn. Trong quân đội, những người dù chỉ có một chút ít máu Do Thai cũng bị đẩy vào các tiểu đoàn bị phạt - những đơn vị luôn chịu các tổn thất rất lớn.

        Người ta chỉ cho phép ở lại trong quân ngũ những ai đã được chính Quốc trưởng công nhận là người Đức.

        Ngày 17 tháng 3 năm 1943, Richard Hildebrandt - người chỉ huy tổng cục SS về vấn đề chủng tộc và dân số, đã báo cáo với Himler rằng các cấp dưới của mình đề nghị trong tương lai sẽ tiến hành kiểm tra tất cả các “tạp chủng loại hai” để làm rõ mức độ không hoàn hảo về mặt chủng tộc của họ. Ngày 22 tháng 5, Himler viết cho Borman rằng một phần tư máu Do Thái là quá nhiều; những người có các dấu hiệu của chủng tộc khác, rõ ràng, cần phải bị triệt sản.

        Nhưng bọn Quốc xã chưa kịp thông qua quyết định tiêu diệt “đại diện chủng tộc pha tạp” thì đã bị thất bại trong chiến tranh.

        Một số sĩ quan mãi sau chiến tranh mới biết được gốc rễ Do Thái của mình. Heints Dicman - thượng sĩ lực lượng vũ trang Quốc xã, người được thưởng nhiều huân chương mãi tới khi chiến tranh kết thúc mới được người ta kể cho biết rằng anh có một người ông là người Do Thái.

        Sau chiến tranh những con người như vậy cũng không cảm thấy thoải mái hơn. Họ là ai - người Do Thái hay người Đức? Họ phải chia sẻ tội lỗi cùng với tất cả những người khác hay họ thuộc con số nạn nhân của chế độ Quốc xã?


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2018, 08:33:51 pm

        Trong một số sách giáo khoa của Đức có mục: “Cuộc kháng chiến không có nhân dân”. Vấn đề ở chỗ là ở các nước khác, phong trào chống phát xít dựa vào sự ủng hộ của nhân dân nhưng ở Đức không như vậy. Những người chống phát xít trẻ như Hans và Sofia Sholl đều đơn độc và âm mưu ám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944 cũng không nhận được sự đồng cảm của các tầng lớp nhân dân trong nước.

        Nhà sử học Deniel Houldchegen viết một cuốn sách lớn về việc người Đức hạng hai tham gia vào các tội ác của chê độ Quốc xã. Không phải vì họ sống khổ, không phải vì đất nước bị khinh rẻ sau thất bại trong chiến tranh thế giới thứ nhất, và cũng không phải dưới tác động của một yếu tố tâm lý dặc biệt nào đó mà chỉ đơn giản là do họ căm ghét “kẻ khác”. Họ không muốn nhìn thấy bên cạnh mình người Do Thái và tự giác ủng hộ đường lối chính trị của những người chủ nghĩa xã hội dân tộc. Vì vậy họ đã giết hại những người Do Thái không có vũ khí, phụ nữ và trẻ con, đã tiêu diệt hàng triệu người vô tội một cách hệ thống và không thương tiếc...

        Về bản chất, nhà sử học gọi dân tộc Đức là “dân tộc của những kẻ giết người”. Ấy vậy mà một điều rất ngạc nhiên là cuốn sách lại có được tiếng vang rất lớn ở chính nước Đức. Rất nhiều người Đức hưởng ứng tác phẩm của ông. Người ta đã xuất bản cả một quyển sách gồm các bức thư của độc giả gửi Deniel Houldchen. Người Đức biết được sự thật về bản thân, và trong chừng mực nhất định điều đó làm cho họ cảm thấy nhẹ nhõm, giống như tại các buổi tư vấn của bác sĩ tâm thần khi ta phát hiện ra xung quanh mình có vô số người “đồng cảnh tương lân”.

        Tất nhiên nhiều nghiên cứu của các bác sĩ tâm thần cho thấy trong một số hoàn cảnh nhất định nhiều người có khả năng trở thành tội phạm. Nhưng ở đây bộ máy tuyên truyền của Quốc xã đóng vai trò lớn trong việc châm ngòi thù ghét đối với người Do Thái và nói chung đối với “người xung quanh”, đối với những gì không phải là của mình.

        Chỉ có một số ít người Đức trong thời kỳ Quốc xã tìm được cho mình lòng dũng cảm tuân theo tiếng gọi của lương tâm và các nguyên tắc đạo đức của mình.

        Một chuyện khó có thể tưởng tượng đã xảy ra ở Rozenshtrass không xa Alexanderplan giữa trung tâm Berlin vào tháng 2 năm 1943. Józef Hebbels với cương vị thủ lĩnh tổ chức đảng ở thủ đô ra lệnh làm “trong sạch” Berlin khỏi những kẻ Do Thái cuối cùng. Thủ đô của Đệ tam đế chế phải trở thành Judenfrei, “không một bóng Do Thái”. Hebbels hài lòng: “Cuối cùng thì chúng ta cũng đã thoát khỏi chúng!”.

        Một số ít người Do Thái còn lại là chồng các phụ nữ Đức - những người đã trải qua bao đau khổ tưởng chừng không trụ nổi nhưng cuối cùng cũng đã giữ gìn được gia đình. Tất cả những người chồng bị dồn đến Rozenshtrass - toà nhà trước đây của cộng đồng Do Thái nay đã bị biến thành trạm trung chuyển. Từ đây bắt đầu cuộc lưu đầy vào các trại tập trung. Bỗng nhiên một điều không thể tưởng tượng được đã xảy ra. Vợ những người bị lưu đầy - vài trăm phụ nữ Đức đã tụ tập ở Rozenshtrass và yêu cầu trả lại chồng họ. Cùng với họ là con cái và họ hàng thân thích. Họ đứng đó cả ngày, suốt từ sáng sớm. Khu phố nhỏ hẹp chật kín người.

        Cảnh sát và lính SS được điều tới. Nhưng các chị em chăng hề sợ chúng và hét to “quân giết người”. Đối với bọn Quốc xã thì đây là một sự sỉ nhục, một điều không được phép xảy ra. Suốt một tuần lễ các gia đình không chịu giải tán.

        Điều kinh ngạc nhất là khi vấp phải sự phản kháng của phụ nữ, chính quyền Quốc xã đã đầu hàng. Hebbels chỉ thị thả những người đang chờ bị lưu đầy. Một số người thậm chí còn được phóng thích từ Osventsim. Bọn Gestapo chỉ kiểm tra để đảm bảo sao cho những người đã ở trong trại giết người sẽ im lặng về những gì họ kịp trông thấy. Tất cả phải trải qua một cuộc thẩm vấn ngắn để kiểm tra xem họ đã sẵn sàng cho những câu trả lời với mục đích che giấu hay chưa.

        - Người ta cho ăn ra sao?

        - Tốt.

        - Anh có bị đánh đập không?

        - Không.

        - Anh có thấy ai bị đánh không?

        - Không!

        Câu chuyện này có vẻ như lời bào chữa cho người Đức rằng không phải tất cả trong Đệ tam đế chế là Quốc xã. Nhưng trên thực tế điều này đã xoá bỏ suy nghĩ của mọi người rằng không thể chống lại được chế độ cực quyền.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2018, 08:34:49 pm

        GIÁO DỤC Ở JERUSALEM (ADOLF EIHMAN)

        Tháng 6 năm 1941, ranh giới số phận của Adolf Eihman cắt ranh giới cuộc sống của vài triệu đồng bào chúng ta (dân tộc Nga). Những người còn sống sót đã được cứu sống vào tháng 12 vì ranh giới mặt trận đã dừng lại ngay sát Matxcơva, và sau đó lùi về phía Tây một cách không lực nào cản nổi. Tháng 5 năm 1945, đến lượt y tránh gặp những người mà bao nhiêu năm y săn đuổi.

        Sau khi bọn Quốc xã bị đánh bại thì y lâm vào sự khủng hoảng nặng nề - làm sao sống được trên thế giới nơi không còn ai chỉ huy mình.

        - Tôi cảm thấy mình hoàn toàn không có khả năng sống độc lập và rơi và sự sầu uất nặng nề.

        Sau khi nước Đức bị đánh bại, y xoay sở được hồ sơ giả và nhiều năm sau chiến tranh y làm việc ở trang trại và nuôi gà. Sau khi tích được một món tiền y sang Italia năm 1950. Ở đó người ta đã chuẩn bị sẵn cho y một hộ chiếu mang tên Ricardo Klemen. Tổng lãnh sự Arhentina ở Henue còn sẵn sàng giúp đỡ một cựu đảng viên Quốc xã nhận được visa nhập cảnh với hy vọng trốn tránh ở châu Mỹ la tinh.

        Thời thế đã thay đổi. Giờ đây người ta tìm bắt y. Cuộc tìm kiếm kéo dài mười lăm năm và người ta đã tìm thấy y ở Arhentina - nơi mà y sống một cuộc sống khiêm nhường dưới tên người khác. Người ta bí mật đưa y về Jerusalem và cho ngồi lên chiếc ghế bị cáo.

        Phiên toà công khai kéo dài bốn tháng. Và còn bốn tháng để các chánh án bàn bạc. Họ hiểu rằng bản án về vấn đề này phải hoàn hảo và không thiên vị. Theo dõi các chánh án không chỉ có hàng triệu dân thường trên khắp thế giới mà còn rất nhiều luật sư chuyên nghiệp và các nhà bác học.

        Lịch sử luật học từng biết đến những bị cáo với những cái tên và các chức vụ cao hơn. Một người mà ba mươi năm trước đây bị xử án tại Jerusalem chỉ có chức vụ khiêm tốn - trung tá và đứng đầu một ban bệ không lớn trong một cơ quan khổng lồ. Có thể hắn sẽ chỉ là một nhân viên không tên tuổi trong bộ máy Quốc xã nếu không nói đến kết quả hoạt động của y.

        Viên trung tá SS Adolf Eihman chịu trách nhiệm về “quyết đinh cuối cùng vấn đề Do Thái” trong Tổng cục an ninh đế chế. Y ao ước trở thành đại tá, nhưng về chức vụ thì hàm trung tá là tột trần. Trong tay chỉ có một số cấp dưới nhưng y đã vận hành cả một bộ máy không lồ mà trong một số năm đã tiêu diệt sáu triệu người.

        Đối với những người còn sống sót thì Adolf Eihman là hiện thân của độc ác và là quỷ sứ bằng xương bằng thịt. Ít ai trông thấy y. Những người tù khổ sai trong các trại tập trung chỉ biết những kẻ trực tiếp hành hạ mình - những viên cai ngục. Eihman không đánh đập một ai, không dồn họ vào lò thiêu, nói chung rất ít xuất hiện ở các trại tập trung. Nhưng mỗi người Do Thái, người mà trước tiên bị bắt bởi Gestapo và sau đó bị đưa vào trại giết người đều biết chính Adolf Eihman đã tìm thấy mình và đưa vào đó.

        Người ta cho rằng thoạt đầu Hitler chưa có một kế hoạch rõ ràng về tiêu diệt người Do Thái. Kế hoạch được đắp xương đắp thịt dần dần. Và cũng cần phải nhồi sọ người Đức cho họ hiểu rằng rằng những người sống bên canh họ phải bị tiêu diệt.

        Năm 1933, ở Đức ước tính có nửa hiệu người Do Thái. Trong một trăm ngày đầu tiên cầm quyền, chính phủ Quốc xã đã thông qua một số luật “để bảo vệ chủng tộc và quốc gia”. Thoạt đầu nhà nước Quốc xã cấm người Do Thái đứng trong các cơ quan nhà nước và kết hôn với người Đức. Chỉ mất vài năm mà ở Đức đã thành lập được cả một hệ thống miệt thị và truy đuổi cả một dân tộc.

        Một thanh niên trẻ có tên là Feliks Frankfuter chuyên nghiên cứu y học ở thành phố Bern - Thụy Sĩ, với ý định trả thù cho người Do Thái đã hy vọng giết Hitler nhưng đã nhận ra rằng khó có thể thực hiện được và ngày 4 tháng 2 năm 1936, chàng hai này đã bắn chết đại diện của Đảng chủ nghĩa xã hội dân tộc ở Thụy Sĩ, Vilheml Gustlov.

        Đê tỏ sự kính trọng đối với viên quan chức bị giết, người ta đã lấy tên ông ta đặt cho con tàu mà người sĩ quan tàu ngầm Xô Viết nổi tiếng Alexandr Ivanovich Marinesko đã đánh chìm nó vào giai đoạn cuối cuộc chiến...

        Ban đầu người ta đuổi ra khỏi Đức những người Do Thái có gốc rễ Ba Lan láng giềng. Đêm ngày 27 tháng 10 năm 1938, mười tám ngàn người Do Thái công dân Ba Lan đã bị chở đến biên giới và buộc phải rời khỏi lãnh thổ Đức. Nhưng giờ đây lại đến lượt các cấp chính quyền Ba Lan từ chối tiếp nhận họ.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2018, 08:35:15 pm

        Được biết về những nỗi khổ của đồng bào mình bị đẩy vào giải phân cách giữa hai nước, chàng thanh niên mười bảy tuổi, Hershel, đã đến đại sứ quán Đức ở Pari ngày 7 tháng 11 năm 1938. Anh dự định bắn chết viên đại sứ - Nam tước Iokhanes fon Velchek nhưng lại bắn vào nhân viên đại sứ quán đầu tiên mà anh ta nhìn thấy.

        Số phận thật trớ trêu, đó chính là bí thư sứ quán Emst fon Rat - người mà Gestapo đã để ý đến vì bị tình nghi là có quan điểm chống Quốc xã. Ông ta bị thương nặng và đã chết sau đó không lâu.

        Việc ám sát Ernst fon Rat được bọn Quốc xã sử dụng cho hành động tổng lực chống lại Do Thái trên toàn nước Đức. Đêm rạng ngày 10 tháng 11, tư lệnh Himler, viên chỉ huy cơ quan an ninh quốc gia của SS Reinchard Heidric và chỉ huy Gestapo Hendric Miuler đã tổ chức các cuộc tấn công hàng loạt vào những người Do Thái, các cửa hàng và các nhà thờ Do Thái. Cuộc triệt hạ này đi vào lịch sử dưới cái tên “đêm pha lê”.

        Trong mệnh lệnh cho các toán xung kích ngày 9 tháng 11 nêu: “Các thành viên SA mặc đồng phục phải phá huỷ tất cả các cửa hàng của người Do Thái. Sau đó đặt các trạm gác để những loại hàng hoá quý không bị đánh cắp. Tất cả các nhà thờ Do Thái phải bị thiêu cháy ngay lập tức”.

        Hơn một ngàn người đã chết. Hai trăm sáu mươi nhà thờ bị phá hoại. Đây là khởi đầu cho sự tiêu diệt người Do Thái.

        Sau “đêm pha lê”, tất cả người Do Thái được lệnh phải đeo ngôi sao vàng. Nếu ai đó cả gan xuất hiện trên dường phố mà không có ngôi sao sẽ bị đưa vào trại tập trung.

        Ban đầu vấn đề chỉ là đuổi hết người Do Thái. Thậm chí cả những đảng viên Quốc xã giàu tưởng tượng nhất cũng chỉ hiểu các từ “quyết định cuối cùng vấn đề Do Thái” như sự lưu đầy.

        Vào dịp kỷ niệm thường niên “cuộc bạo động quán bia” mồng 8 tháng 11 năm 1938, Tư lệnh SS Himler tuyên bố:

        - Cần phải đuổi cổ người Do Thái, đầu tiên là ra khỏi Đức, sau đó là ra khỏi Italia và Ba Lan. Rồi khỏi các nước khác sao cho trên trái đất không còn chỗ cho người Do Thái.

        Người Do Thái không còn chỗ nào để chạy.

        Theo đề nghị của Tống thống Mỹ Franklin Delano Russevelt, tháng 7 năm 1938 tại Evian đã tổ chức một hội nghị quốc tế nhằm giúp đỡ những người Do Thái chạy khỏi Đức. Đại diện các nước lần lượt giải thích rằng hoàn cảnh chính trị và kinh tế không cho phép họ tiếp nhận người tị nạn.

        Người Do Thái chạy sang các nước láng giềng. Nước Pháp (lúc đó chưa bị chiếm đóng) đã tiếp nhận họ. Còn Thụy Sĩ đóng cửa biên giới.

        “Sonderfall Schweiz” - Thụy Sĩ - đây là trường hợp đặc biệt. Câu này được các nước đồng minh nghĩ ra trong những năm chiến tranh. Người ta nói về những người Thụy Sĩ với sự khâm phục: Đó là những người được bọn Quốc xã vây quanh từ mọi phía, những người có cử chỉ anh hùng. Trên thực tế Thụy Sĩ đã phải hy sinh hầu như tất cả các nguyên tắc của mình chỉ để không làm nước Đức Quốc xã nổi giận.

        “Das Boot 1st veil” - thuyền đã quá đầy. Người Thụy Sĩ nói như vậy và khoanh người Do Thái ở biên giới cũng như định trước sự diệt vong của họ. Thụy Sĩ đã từ chối không cho nhập cảnh khoảng ba chục ngàn người Do Thái - những người sau này đã bị bọn Quốc xã đưa vào các trại tập trung.

        Huyện Turgai nằm bên hồ Konstans, phía bên Thụy Sĩ, phân cách Thụy Sĩ với Đức. Hồ rộng, nhưng năm 1942, khi biên giới bị đóng thì những người tỵ nạn đã cố vượt qua hồ sang bờ bên kia trong khi mặt hổ bị băng phủ kín. Cảnh sát đã đuổi họ trở lại và những người đó rơi vào tay Gestapo.

        Sau thất bại của quân Đức Quốc xã ở huyện Turgai, người ta quên ngay rằng mới không lâu trước đó họ còn cảm tình với bọn Quốc xã. Ngày 9 tháng 5 năm 1945, người đứng đầu chính quyền huyện đã huỷ tất cả những tài liệu có thể làm hại mình. Giờ đây người Thụy Sĩ vẫn giận dỗi mỗi khi người ta nhắc họ về chuyện cũ.

        Nhiều năm sau chiến tranh, một người Đức Do Thái đã buộc tội chính phủ Thụy Sĩ về cái chết của cha mẹ mình.

        Ngày 14 tháng 8 năm 1942, cha mẹ anh, bản thân anh và em gái bị cảnh sát Thụy Sĩ bắt trong một thành phố nhỏ gần biên giới, nơi mà họ chạy đến từ nước Bỉ bị chiếm đóng, và bị trục xuất ra khỏi đất nước.

        Trước chiến tranh, cha anh thường sang Thụy Sĩ công tác. Ở đó ông có những đối tác và người quen. Liên hiệp công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ đã ủng hộ đề nghị của ông về tỵ nạn chính trị và đã sẵn sàng cung cấp bảo đảm tài chính. Nhưng việc này chẳng giúp ích được gì. Đúng vào trước ngày họ đến Thụy Sĩ thì viên cảnh sát Hendric Rotmunđ ra lệnh cho lính biên phòng trục xuất tất cả những người Do Thái tỵ nạn...


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2018, 08:35:39 pm

        Nhưng một cảnh sát Thụy Sĩ tên là Paul Griuninger không chấp hành mệnh lệnh của chính phủ. Anh phục vụ ở biên giới Thụy Sĩ - Áo mà Thụy Sĩ đã đóng cửa đối với người Do Thái ngày 19 tháng 8 năm 1938. Anh hiểu rằng cái chết đang chờ đợi những người Do Thái bị đuổi ngược trở lại nước Áo. Theo lương tâm của mình, anh đã đóng dấu cũ vào hộ chiêu của ba ngàn người Do Thái Áo làm như họ nhập cảnh vào Áo trước ngày đóng cửa biên giới.

        Cấp trên giận dữ buộc tội anh làm giả giấy tờ. Anh buộc phải công nhận là có lỗi và bị mất việc. Đến lúc chết, anh mặc dù bị suy sụp hoàn toàn nhưng vẫn luôn nói rằng sự “từ chối tàn nhẫn không cho những người nhập cư đó vào không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản về nhân văn và đạo Tin lành”.

        Chỉ một phần tư thế kỷ sau cái chết của anh, tháng 11 năm 1995, toà án ở Thụy Sĩ mới xem lại phán quyết năm 1940 và minh oan cho anh. Các luật sư Thụy Sĩ cuối cùng đi đến kết luận là người cảnh sát đó có quyền làm giả hồ sơ nhập cảnh để cứu người những người vô tội khỏi bọn Quốc xã...

        Trong Thế chiến II, báo chí Anh và Mỹ hầu như không thông báo gì về những tội ác hàng loạt do người Đức thực hiện ở các lãnh thổ bị chiếm đóng. Các nhà chính trị cấp cao phương Tây cũng biết chuyện nhưng im lặng. Và kết quả là chẳng có động thái nào được thực hiện nhằm chặn đứng những tội ác đó. Các chứng cớ thực thậm chí cũng không được sử dụng trong tuyên truyền, mà có lẽ vũ khí này cũng có thể đóng vai trò kiềm chế. Hitler phản ứng một cách bệnh hoạn đối với các thông báo của báo chí nước ngoài chứ không phớt lờ như người ta có thể nghĩ.

        Ở Anh có hai đảng viên đảng xã hội người Ba Lan Do Thái đã tự sát do thái độ dửng dưng mà các nước đồng minh bày tỏ đối với số phận của cả một dân tộc. Thái độ dửng dưng này là chủ ý và có lý do chính trị.

        Bộ máy tuyên truyền của Hitler luôn khắng định: đây là cuộc chiến tranh chống Do Thái. Vì vậy giữa các đồng minh hình như tồn tại một sự thoả thuận sẽ im lặng về số phận của người Do Thái ở các lãnh thổ bị chiếm dóng. Đã xuất hiện một dạng vô cảm về tinh thần.

        Một vài nhà sử học cho rằng Hitler có lẽ không dám giết hại sáu triệu người nếu Shirshill và Russervelt cứng rắn nói với người Đức: “Các ngài sẽ phải trả giá khủng khiếp về việc giết hại người Do Thái”. Hitler cũng lo ngại về phản ứng của phương Tây nhưng tiếc là không có chuyện gì xảy ra. Và Quốc trưởng tin rằng mình không bị trừng phạt.

        Không có “phát khai hoả” nào. Đó là một quá trình mà trong suốt thời gian diễn biến, ban lãnh đạo cao nhất của Quốc xã luôn cổ vũ, ủng hộ và phát triển sáng kiến của các cấp dưới.

        Hitler bổ sung các nỗ lực của cấp dưới bằng những chỉ thị càng ngày càng triệt để. Y cố tránh đưa ra các mệnh lệnh bằng văn bản. Nhưng những người được y tin tưởng mà trước hết là Himler đã tinh tế nắm bắt được ý muốn của Quốc trưởng và ngay lập tức thực hiện chúng.

        - Tôi không làm một cái gì mà Quốc trưởng không biết. -  Viên tư lệnh SS nói với các tướng lĩnh lực lượng vũ trang Quốc xã, những kẻ đồng phạm SS và cảnh sát an ninh.

        Cả Hitler và Himler đều có thái độ căm ghét chủng tộc như nhau. Tư lệnh SS luôn thúc giục Hitler. Ví dụ như tháng 5 năm 1940, sau chiến dịch quân sự thắng lợi ở Pháp, hắn đã khôn khéo chuyển cho Hitler bản ghi nhớ của mình về “đối xử với các dân tộc xa lạ ở phương Đông” và đã nhận được sự nâng đỡ của Quốc trưởng. Ví dụ, Herman Hering nói với các cận thần của mình:

        - Đối với chúng ta, việc thắng trong chiến tranh quan trọng hơn rất nhiều so với việc tiến hành chính sách chủng tộc.

        Năm 1939, trên lãnh thổ Đức chỉ còn lại khoảng hai hăm ngàn người Do Thái và chủ yếu là người già. Kết quả đánh chiếm dược Ba Lan là ngay lập tức lại có thêm hai triệu người Do Thái rơi vào tay người Đức. Và cùng với mỗi sự chiếm đoạt các lãnh thổ mới thì dân cư Do Thái dưới chính quyền Quốc xã lại tăng lên và làm tăng sự cuồng tín của những tên Quốc xã đầu sỏ. Ngoài ra, ở phương Đông, chính quyền Quốc xã dự định dọn sạch đất cho các bộ tộc người Đức sống ngoài lãnh thổ Đức.

        Như một quyết định tạm thời, cuối năm 1939 bắt đầu việc lưu đầy người Do Thái sang lãnh thổ Ba Lan bị chiếm đóng ở các khu xóm ở Lodzi, Vác-xa-va, Krakov, Radom Liublin. Các nhà lãnh đạo biết rõ ràng là dần dần các khu xóm chật ních, nơi mà người ta chết vì đói và bệnh tật, cũng sẽ phải biến mất. Nhưng biến như thế nào và bao giờ thì chưa một ai biết. Tuy vậy không một ai hoài nghi về kết cục đang chờ những người Do Thái.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2018, 08:39:55 pm

        Địa phận Ba Lan bị sáp nhập vào nước Đức được gọi là Varteland và người đứng đầu chính quyền Quốc xã ở đây là viên tướng SS Artur Greizer - đảng viên Quốc xã từ vùng Dantsig (Hdansk). Tướng Greizer - người sau này bị treo cổ ở Ba Lan vào năm 1947, đã giải thích cho các cấp dưới rằng số phận đang chờ đợi những người Ba Lan, Do Thái và Zigan nằm trong tay họ:

        - Trục xuất. Bóc lột. Tiêu diệt.

        Trên địa phận Ba Lan, bọn Quốc xã cũng đề nghị phải dứt điểm với dân Do Thái. Địa phận này đã bị biến thành “phòng thí nghiệm khổng lồ đầu tiên cho các cuộc thử nghiệm của chủ nghĩa xã hội dân tộc”.

        Bước chuẩn bị cho “quyết định cuối cùng là” các cuộc tàn sát trong khuôn khổ chương trình diệt trừ. Cuộc tàn sát đầu tiên diễn ra vào tháng 8 năm 1941. Người ta đã dùng hơi độc giết bảy mươi ngàn người tàn tật Đức điều trị trong các trại an dưỡng.

        Cuộc tiêu diệt tổng thể được bắt đầu sau khi tấn công vào Liên Xô. Việc coi người Do Thái như những đảng viên Bolshevic chỉ làm tăng cường chủ nghĩa bài Do Thái của các đơn vị quân đội Đức đang tấn công. Những tuần đầu tiên người ta còn nhân nhượng phụ nữ và trẻ em mà chỉ giết những người đàn ông Do Thái như đối với “du kích”. Ngày 15 tháng 8 năm 1941, đội quân tiễu trừ thông báo từ thành phố Kaunas (Litva) về việc bắn chết một nhóm lớn trẻ con. Viên sĩ quan Quốc xã Karl Iager - người chỉ huy lực lượng SD địa phương và cảnh sát an ninh kiêu hãnh báo cáo về Berlin rằng một trăm bốn mươi ba đứa trẻ Do Thái đã bị giết ở Kaunas, và năm trăm năm mươi chín đứa bị đưa vào rừng và bị bắn chết: “Để làm được việc này chúng tôi sử dụng tám mươi người Litva - sáu mươi - trong vai trò lái xe và lính canh, còn hai mươi cùng với người của tôi bắn chúng”.

        Karl Iager là một đảng viên già và tham gia SS từ trước khi phái Quốc xã lên nắm chính quyền. Từ 1935 hắn phục vụ trong các trại tập hung. Chiến tranh đã cho hắn cơ hội vùng vẫy.

        “Vấn đề Do Thái ở đây hầu như đã được giải quyết. - Iager báo cáo ngày 1 tháng 12 năm 1941. - Thực tế ở Litva không còn người Do Thái. Những người Do Thái được giữ lại để làm việc sẽ bị giết vào mùa đông. Tạm thời thì những người đàn ông Do Thái cần bị triệt sản. Nếu một phụ nữ Do Thái có mang thì cần phải giết người đó.

        Viên tướng Iager ngay sau chiến tranh đã chạy trốn để khỏi bị bắt. Hắn lẩn trốn và làm việc ở một trang trại. Năm 1959 hắn bị phát hiện và bị bắt. Trong tù hắn đã thắt cổ tự tử...

        Mùa hè 1941, Hitler phát tín hiệu soạn thảo một chương trình tiêu diệt người Do Thái mà chương trình này phải được thực hiện sau chiến thắng nước Nga tưởng như gần tới. Hering giao việc soạn thảo chương trình này cho Reinchard Heitiric.

        Ba tháng sau khi tấn công vào Liên Xô, tư lệnh Tổng cục an ninh đế chế Reinchard Heiđric gọi Eihman lên và giao nhiệm vụ:

        -  Quốc trưởng đã ra lệnh tiêu diệt người Do Thái.

        Ở các nước bị chiếm đóng, việc này được thực hiện bởi các nhóm Ainzats được thành lập và gồm những nhân viên thuộc Tổng cục an ninh đế chế và lực lượng SS.

        Thành phần tiêu biểu của nhóm này như sau: binh lính thuộc lực lượng SS - 340 người, lái xe máy - 172, nhân viên hành chính - 31, cảnh sát hình sự - 41, Gestapo - 89, cảnh sát hỗ trợ (tình nguyện địa phương) - 87, cảnh sát canh giữ - 33, phiên dịch - 51, Phụ trách máy điện báo - 3, nhân viên điện đài - 8. Tổng số - 890 binh lính và sĩ quan, một tiểu đoàn được tăng cường.

        Một số lượng lớn người lái xe máy đã làm cho nhóm Ainzats rất cơ động. Chúng có phương tiện vận tải riêng và di chuyển nhanh trên vùng lãnh thổ Liên Xô bị chiếm đóng. Chúng chia ra thành những đội thăm dò với quân số từ hai mươi đến ba mươi người và thực hiện trực tiếp việc bắn giết. Các đội này chỉ phục tùng ban chỉ huy của mình, và ban này
gửi báo cáo trực tiếp lên Himler. Về sau khi các lãnh thổ bị chiếm đóng được chia thành từng vùng thì các đội này dưới quyền viên chỉ huy cảnh sát an ninh địa phương.

        Adolf Eihman cố không phàn nàn nhưng lại nói với các đồng chí trong đảng rằng hắn đang thực hiện một nhiệm vụ nặng nề. Trước tiên hắn tìm hiểu tỉ mỉ xem bao nhiêu người cần phải tiêu diệt, sau đó lập các bản đồ chi tiết về sự phân bổ dân Do Thái ở Châu Âu, và tiếp theo là danh sách cụ thể. Hắn khăng khăng lập trường bắt người Do Thái phải đeo sao vàng để dễ nhận biết họ, chuyển vào Gestapo - và từ đó đơn giản là đưa vào các trại tập trung.

        Người Do Thái bị bắn và bị treo cổ nhưng tiến độ của công việc này không làm Eihman và cấp trên của ông ta hài lòng tuy rằng các đội đặc nhiệm của SS - các nhóm Ainzats được thành lập từ năm 1941 ngay trước khi tấn công Liên Xô, đã hoạt động rất tích cực, và cùng với bước tiến của lực lượng vũ trang Quốc xã cần phải thực hiện việc tiêu diệt người Do Thái.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2018, 08:40:32 pm

        Eihman lại băn khoăn: liệu các đội đặc nhiệm đó làm việc có đủ hiệu quả không? Hắn tổ chức kiểm tra tại một nơi không xa thành phố Minsk đã bị chiếm. Một đoàn người Do Thái bị dồn trước miệng hố. Bọn SS bắn vào gáy họ.

        Eihman vô ý đứng quá gần một người phụ nữ đang bế đứa bé trên tay. Bọn Quốc xã bắn người mẹ trước rồi đến đứa trẻ. Eihman kinh ngạc về sự ẩu đoảng của lính SS: máu và óc từ đầu đứa trẻ bị bắn thủng phọt ra và làm bẩn chiếc áo choàng da của hắn làm người tài xế phải đem giặt.

        Bắn không phải là phương pháp Eihman ưa: quá chậm, quá lề mề và tốn kém. Nước Đức cần phải tiết kiệm đạn cho mặt trận. Hắn báo cáo cảm nghĩ của mình lên chỉ huy Gestapo -  tướng SS Henric Miuler. Người này như mọi khi, vẫn ít lời nhưng đồng ý với cấp dưới. Heidric khuyên Eihman đến gặp tướng SS Odilo Globochnic - người mà sau này khi xâm lược Ba Lan đã được cử làm chỉ huy SS và cảnh sát ở vùng Liublinsk. Tháng 7 năm 1941, Globochnic được cử làm đại diện riêng của Quốc trưởng về việc thành lập các trại tập trung trên địa hạt của Ba Lan bị chiếm đóng.

        - Quốc trưởng đã cho ông ta các chỉ thị tương ứng - Heidric giải thích. - Hãy xem công việc của ông ta tiến triển ra sao, xem ông ta sử dụng cái gì để tiêu diệt người Do Thái.

        Trong cơ ngơi của Globochnic, Eihman lần đầu tiên nhìn thấy chiếc xe giết người bằng hơi độc, các ô tô tải với các khoang bị đóng kín mít. Các khoang bị nhồi chật ních người và hơi độc được phun vào. Sau khi Đức bại trận, Globochnic bị bắt và hắn đã tự sát trong tù.

        Người phụ tá chính của hắn là Hermann Hiofle cũng xuất thân từ Áo đã trốn thoát sự xét xử. Mãi đến năm 1961 hắn mới bị bắt. Hiofle cũng tự sát trong trại giam.

        Sau khi thử tiêu diệt các tù binh Xô Viết vào cuối tháng 10 năm 1941, trong trại tập trung Zakenhaozen, bọn Quốc xã đã đặt mua ba mươi ô tô tải và trang bị lại thành các “xe giết người bằng hơi độc”.

        Nhưng lực lượng vũ trang Quốc xã cũng thiếu ô tô tải. Bản thân công việc cũng diễn ra quá lâu, và việc lôi xác chết ra cũng có hại cho sức khoẻ. Nhiều lính SS than phiền về những cơn đau đầu sau khi thực hiện việc hành quyết.

        Và khi đó xuất hiện ý tưởng xây dựng các phòng hơi độc ngay trong trại tập trung. Eihman cho rằng mình đã tìm ra một giải pháp lý tưởng. Người ta xua từng đoàn người từ các đoàn tàu vào thang các phòng hơi độc, còn xác của họ bị thiêu tại đó, ngay trong các lò thiêu của trại tập trung.

        - Đây mới là năng suất! - Eihman tự hào nói với viên chỉ huy Osventsim, người đầu tiên đánh giá cao tính hiệu quả của hơi độc “khí xoáy B”.

        Khi các phòng hơi độc bắt đầu hoạt động, Eihman cảm thấy thật tự hào và mãn nguyện. Hắn hiểu rằng sẽ có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bọn Quốc xã nổi tiếng trong việc tạo ra ngành công nghiệp để tiêu diệt cả một dân tộc. Chúng không phải là những người cuồng. Chúng coi việc giết người Do Thái như một công việc bình thường hàng ngày và cần phải thực hiện tốt.

        Ngày 20 tháng 1 năm 1942, tại một địa điểm ngoại ô của cơ quan an ninh bên hồ Vanzee ở Berlin, Reinchard Heidric - Tư lệnh Tổng cục an ninh đế chế báo cáo với các quan chức cao cấp của Đệ tam đế chế về nhiệm vụ của đảng và nhà nước phải tiêu diệt tất cả người Do Thái. Eihman cung cấp cho Heidric các số hiệu và ghi biên bản cuộc họp.

        Tháng 8 năm 1944, hắn báo cáo với với Heidric và Miuler rằng bốn triệu người Do Thái đã bị tiêu diệt và và còn lại hai triệu đang nằm trong tay người Đức.

        Hắn không mệt mỏi đi khắp Châu Âu để tìm kiếm những người Do Thái chưa được tính đến, đồng thời đàm phán với các cơ quan vận tải và chính quyền địa phương về việc đưa người Do Thái vào các trại giết người. Chính quyền hầu như luôn ủng hộ hắn. Chỉ có ở Đan Mạch và Hà Lan, Eihman gặp khó khăn: những nơi này không muốn tố giác người Do Thái.

        Adolf Eihman tức tối phản ứng với bất kỳ một hành động nào nhằm cứu người Do Thái, nửa Do Thái và một phần tư Do Thái. Hắn coi đó như sự xúc phạm cá nhân tựa như người ta tước đoạt của hắn điều quý nhất trên đời.

        - Khôn ngoan hơn nhiều nếu tiêu diệt tất cả bọn chúng. -  Hắn giải thích cho các người đồng chí lầm lạc.

        Hắn bực mình về các hành động của một vài người Đức cứu người thân Do Thái và không hiểu các quan chức khác của Đệ tam đế chế đã không thể hiện sự hăm hở tiêu diệt người Do Thái mà lại bắt hắn ký những giấy tờ thừa.

        Nhiều năm sau khi đã ở vai trò kẻ bị đưa ra toà, hắn đã than phiền với dự thẩm viên Israel - người xét xử vụ án của mình, về sự vụng về chậm chạp của bộ máy quan liêu Đức.

        - Mỗi cơ quan trung ương đều bảo vệ mạnh mẽ lĩnh vực hoạt động của mình. Nếu không phải là thứ tự ngôi thứ thì tất cả những giấy tờ viết lách đó chẳng để làm gì. Nghiêm chỉnh theo hướng dẫn, với tất cả sự can thận và chính xác, họ cứ viết và viết. Và do đó đã có hàng tấn giấy tờ, hồ sơ.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Ba, 2018, 07:38:59 pm

        Eihman thường xuyên báo cáo cấp trên về sự chậm trễ trong việc vận chuyển người Do Thái vào các trại giết người cũng như bao nhiêu phức tạp gặp phải trên mỗi bước. Tuy vậy hắn cũng phát hiện ra rằng có ai đó tự giải quyết được mà không cần sự giúp đỡ của hắn. Đặc biệt là ở vùng Bantic. Những người Litva, Latvi và Estoni tự tiêu diệt người Do Thái của mình. Tính ra có đến bốn mươi ngàn người Latvi đứng về phái Đức Quốc xã, trong đó hai chục ngàn trong các quân đội tình nguyện SS. Mười ngàn người Latvi được bộ chỉ huy Đức thưởng huân chương Thập tự sắt hạng nhất và hạng nhì.

        Đã có mười lăm ngàn người Estoni tình nguyện gia nhập đội quân SS. Điểm quan trọng cần nhấn mạnh là họ hoàn toàn tình nguyện. Tất cả những kẻ hủ lậu đần độn và lười biếng hình như đã chờ đón lực lượng vũ trang Quốc xã.

        Còn Hitler hoàn toàn không định cho Litva, Latvi và Estoni sự tự chủ quốc gia. Những ai có mặt đều thấy điều này và hiểu bọn Quốc xã sẽ đối xử với các quốc gia vùng Bantic ra sao. Vậy điều gì đã buộc những người Litva, Latvi và Estoni gọi mình là đổng minh, ủng hộ Hitler và ca ngợi chủ nghĩa Quốc xã?

        Những người Bantic đứng về phía nước Đức Quốc xã không phải vì họ đã kịp căm ghét uỷ ban an ninh nhân dân và Hồng quân sau khi sáp nhập ba nước cộng hoà này vào Liên bang Xô Viết. Họ cảm thấy sự giống nhau về tinh thần và tư tưởng đó đối với phái Quốc xã Đức, sự đồng nhất về mục tiêu và lý tưởng đã gắn kết họ.

        Những người Litva, Latvi và Estoni đồng ý phục vụ những kẻ chiếm đóng Đức đã trở thành đồng phạm tội ác chiến tranh của chế độ Hitler chống lại nhân dân mình và nhân dân các nước khác.

        Khi quân đội Đức còn chưa kịp tiến vào các thành phố vùng Bantic thì dân đìa phương đã giết hại những đảng viên cộng sản và tổ chức tàn sát người Do Thái. Ở Bantic, người Do Thái cảm thấy như mình ở sa mạc. Họ chăng có nơi nào để trốn. Những người láng giềng còn đáng sợ hơn quân Đức.

        Ngày 4 tháng 7 năm 1941, ở Riga, người ta đốt Đại thánh đường Do Thái - nơi khoảng ba trăm người Do Thái Latvi và Litva bị dồn vào trong đó. Ở Latvi khoảng một trăm ngàn người Do Thái đã bị giết hại. Cảnh sát địa phương Latvi đã giúp đỡ quân Đức.

        Nhà sử học Marger Vesterman chuyên nghiên cứu lịch sử tiêu diệt người Do Thái ở Latvi, tháng 5 năm 1994 đã giảng bài ở Viện hàn lâm khoa học Latvi về vấn đề cảnh sát địa phương Latvi tiến hành tiêu diệt người Do Thái trong thời kỳ Đức chiếm đóng. Khi ông kết thúc bài giảng, cả giảng đường im lặng. Sau này bài giảng của ông bị gọi là “làm nhục danh dự của Latvi”. Cha mẹ, các anh và chị em của Vesterman đã chết trong trại giam của Gestapo ở Riga.

        Ở Litva từ 1941 đến 1944 tính ra có khoảng hai trăm hai mươi ngàn người Do Thái bị giết, tương đương với khoảng chín mươi tư phần trăm dân số Do Thái của nước cộng hoà. Điều này chủ yếu do các lực lượng địa phương thực hiện, cảnh sát Litva không chỉ trung thành thực hiện các chỉ thị của người Đức mà còn thể hiện sáng kiến - cảnh sát tự lục soát khắp nơi để tìm bắt người Do Thái, các đảng viên cộng sản và những ai giúp họ. Sau đó hoặc là chúng tự tay giết hoặc chuyển cho người Đức.

        Và chúng không ngượng mồm gọi bọn SS vùng Bantic là các chiến sĩ đấu tranh cho nền độc lập dân tộc.

        Các cựu chiến binh của lực lượng tình nguyện SS ở Bantic giờ đây vẫn nhận được lương hưu do chính phủ Đức cấp. Không có ai trong số ít những người Do Thái sống sót ở Bantic nhận được bất kỳ một khoản trợ cấp nào.

        Năm 1991, khi Litva giành lại độc lập đã ân xá cho tất cả những người bị chính quyền Xô Viết bỏ tù, trong đó có cả những người đã tham gia tiêu diệt người Do Thái. Họ còn được trợ cấp như đối với những người vô tội bị hại... Khi có những lời phản đối thì những trí thức Litva tức giận:

        - Sao những người đó lại dám buộc tội chúng ta về một điều gì đó? Chúng ta là nạn nhân chứ không phải họ!...

        Dân địa phương ở Ucraina và Croatia cũng tiêu diệt người Do Thái một cách tàn nhẫn tương tự. Năm 1941, khi quân Đức tiến vào Lvov, những người Ucraina có khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc đã tuyên bố thành lập quốc gia của mình và công việc đầu tiên là xúc tiến tiêu diệt người Do Thái.

        Cuối năm 1943, người Đức thành lập một chính phủ bù nhìn ở Minsk - Hội đồng trung ương Belarus gồm mười bốn người dưới sự lãnh đạo của Radoslav Kazimiarovich Ostrovski. Sự tham gia tiêu diệt người Do Thái là thước đo lòng trung thành đối với người Đức. Đã có những kẻ giúp đỡ các đội Ainzaits - chúng ném trẻ con xuống hố và tung lựu đạn xuống đó, dùng đá đập vỡ sọ trẻ nhỏ. Chủ tịch hội đồng, Radoslav Ostrovski muốn có quân đội riêng của mình và đã có ba mươi ngàn người tình nguyện phục vụ bọn Quốc xã.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Ba, 2018, 07:39:58 pm

        Người Ba Lan cũng sẵn sàng tẩy chay người Do Thái. Trên thực tế tất các trại giết người đều được xây dựng trên lãnh thổ Ba Lan. Phải chăng là người Đức đã hiểu rằng: đại bộ phận người Ba Lan sẽ không phản đối?

        Giữa những năm chín mươi, tôi đã có cuộc mạn đàm vài tiếng đồng hồ ở Varsawa với nghệ sĩ Daniel Olbryhski. Khi nói về đời mình, ông buồn rầu nói:

        - Tuổi thơ của tôi trôi qua ở phía đông Ba Lan - nơi không chỉ có người Ba Lan sống. Chúng tôi có ba thánh đường Thiên chúa giáo và một nhà thờ Chính thống giáo. Mỗi chủ nhật đầu tiên là chuông thánh đường vang lên và sau đó bắt đầu âm vang chuông nhà thờ Chính thống giáo. Tiếc rằng không còn lại một nhà thờ Do Thái nào - những người Do Thái hoặc bị giết chết hoặc bị đuổi đi.

        Trước chiến tranh ở Varsawa có khoảng nửa triệu người Do Thái sinh sống. Sau khi chiến tranh bùng nổ có thêm khoảng hai trăm ngàn người tị nạn. Tất cả họ đều bị dồn vào Getto -  khu vực bị bao vây bởi những bức tưởng cao tới bốn mét và họ bị giết dần.

        Ngày 16 tháng 2 năm 1943, Tư lệnh SS Himler ký một mệnh lệnh bí mật: “Vì lí do an ninh phải xoá bỏ khu tập trung Varsawa. Cần sơ bộ kiểm kê toàn bộ quỹ “sống” còn có giá trị và các giá trị vật chất các loại”.

        “Loại không có giá trị” cần phải tiêu diệt chính là bốn trăm ngàn người Do Thái đang còn sống ở Getto.

        Ngày 17 tháng 4, viên chỉ huy mới của cơ quan an ninh và cảnh sát - tướng SS Jurgen Shtrop đến Varsavva. Viên cựu quan chức bộ máy điều hành địa phương ở thành phố Detmóld đã gia nhập SS vào mùa thu 1932. Có lẽ hắn cũng chẳng thành đạt được trong SS nếu không gặp may. Bản thân Hitler đã đến vùng hắn ở. Trong khi “Quốc trưởng đi dạo ở nông thôn các sĩ quan SS cao cấp đã để mắt đến Shtrop nhanh nhẹn và háo danh. Và hắn bắt đầu thăng tiến”.

        “Luôn sẵn sàng hành động, tháo vát về hình thức và bản chất, vì vậy có khả năng giữ bất kỳ chức vụ nào” - đó là nhận xét về hắn sau khi kết thúc khoá học của SS ở Dachao. Shtrop được dùng đến ngay sau khi chiến tranh bùng nổ. Hắn đảm nhiệm công việc “làm sạch” các lãnh thổ bị chiếm đóng khỏi loại người Slavơ và Do Thái “chưa thành người”; lãnh đạo cơ quan an ninh ở Lvov, Kừovograd và Kherson.

        Ngày 19 tháng 4 năm 1943, Shtrop bắt tay vào thực hiện mệnh lệnh của Himler. Hai tiêu đoàn SS xông vào Getto. Chúng phải đưa tất cả người Do Thái vào trại tập trung. Viên sĩ quan Shtrop dự định hoàn thành công việc trong ba ngày.

        Nhưng ở Getto, Do Thái tại Varsawa khởi nghĩa đã bùng lên. Những người bị giam ở Getto chống đối quyết liệt. Những chiếc chai chứa chất cháy nổ bay tới tấp vào lính Đức. Những người Do Thái chiến đấu giữ từng nhà, từng mét đường phố.

        Thoạt đầu bọn SS rút lui nhưng sau đó chúng bắt đầu tấn công khu vực với sự yểm hộ của pháo binh và súng phun lửa. Nhiều người bị thiêu sống. Những người còn sống sót bị bọn SS xếp thành hàng đoàn dài và giải về Treblinka.

        Iosef Rakover - người đã chiến đấu ở Getto Varsawa đã để lại di chúc đề ngày 28 tháng 4 năm 1943: “Getto Varsawa chết với trận đánh, với những phát súng, trong ngọn lửa nhưng không có tiếng kêu gào. Người Do Thái không kêu vì sợ hãi”.

        Cuộc chiến đấu ở Getto kéo dài gần một tháng.

        “Một hành động lớn - Iurgen Shtrov báo cáo về Berlin - chỉ đến ngày 16 tháng 5 năm 1943 mới kết thúc vào hồi 20 giờ 15 bằng tiếng nổ nhà thờ Do Thái Varsawa.”

        Hắn ra lệnh đóng gáy da cho ba tập báo cáo chi tiết về việc tiêu diệt Getto. Một cuốn gửi cho Himler còn giữ được danh cho các nhà sử học và các chánh án mà sau chiến tranh viên tướng Shtrov phải trình diện trước họ.

        Những người tham gia kháng chiến cuối cùng đã lẩn trốn trong các đống đổ nát đến đầu tháng 6. Sau cuộc khởi nghĩa ở Varsawa, Hitler ra lệnh xoá bỏ tất cả các Getto. Iurgen Shtrov được điều đến Athen. Hắn được giao nhiệm vụ tổ chức chuyển những người Do Thái Hy Lạp về Osventsim. Vào giai đoạn cuối cuộc chiến hắn được phong hàm cao nhất trong SS và phục vụ ở Visbaden. Trước cửa nhà hắn có hai xe lớn trực sẵn. Hắn mang kính một mắt. An ninh trong khu vườn bao quanh dinh thự của hắn do những người nô lệ bị chở vào Đức đảm nhiệm.

        Sau chiến tranh hắn bị người Mỹ bắt và năm 1947 bị tuyên án tử hình. Nhưng bản án không được thi hành vì chính quyền Ba Lan yêu cầu trao trả. Một người cùng buồng giam hỏi tên cựu SS:

        - Ông có trực tiếp đến Getto không?

        - Dĩ nhiên, Shtoop trả lời - tôi đã phải ngửi cái mùi hôi hám Do Thái kinh tởm đó. Buổi chiều tôi trở về nơi ở, tắm rửa và dùng nước hoa bôi khắp người.

        - Thế ông không cho rằng những người khởi nghĩa đã bảo vệ phẩm giá con người và danh dự của đồng bào họ?

        - Do Thái - Shtoop nói một cách tin tưởng - không phải là loại người hoàn chỉnh. Chúng không có danh dự, không có phẩm giá - Do Thái - loại chưa thành người. Chúng có dòng máu khác.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Ba, 2018, 07:40:31 pm

        Ở thời điểm đó người Đức này cũng đã ngồi tù được vài năm. Toà án Mỹ đã tuyên án tử hình đối với hắn. Người ta đưa ra hàng ngàn tài liệu, hàng chục nhân chứng khăng định các tội ác của hắn. Nhưng chăng có gì động chạm đến được lương tri hắn. Hắn vẫn tiếp tục khăng định là những gì đã xảy ra là đúng và không thể nào là không đúng. Hắn thực hiện mệnh lệnh của chính quyền hợp pháp Đức.

        Năm 1951 Shtrop lại một lần nữa bị tuyên án tử hình ở Varsawa và bị treo cổ.

        Thế giới chỉ biết sự thật về việc giết hại người Do Thái sau khi quân đội Xô Viết giải phóng Mautakhaizen. Một câu hỏi luôn được đặt ra: liệu bản thân người Đức có biết về các trại tập trung và hành quyết không?

        Con gái của người thợ ảnh riêng của Quốc hưởng, Henriesta Hoffman (cô lấy chồng là thủ lĩnh phong trào thanh niên Quốc xã Đức Baldur fon Shirakh) kể rằng một lần cô đã cả gan nói với Quốc trưởng về những gì đang xảy ra ở các vùng bị chiếm đóng.

        Tháng 4 năm 1943, cô đến thăm bạn ở Amsterdam và nhìn thấy cảnh lưu đầy người Do Thái. Cô sợ hãi trước cảnh các phụ nữ bất lực bị dồn vào các toa tàu để đưa vào các trại tập trung. Khi trở về cô gọi điện cho Hitler và xin được gặp ông ta ở Obeizaltsberg. Khoảng mười hai giờ đêm bữa tối được mang lên. Hitler không ngủ được và không muốn ở lại một mình. Ông ta xuất hiện trong trạng thái không vui sau khi đọc các báo cáo từ mặt trận gửi về. Bước vào phòng, lau mắt bằng khăn tay và ngồi xuống giữa Henrietta Hoffman và Eva Braun. Hitler hôn tay cô và lơ đãng hỏi:

        - Cô vừa ở Hà Lan?

        - Vâng, vì vậy tôi muốn nói chuyện với ngài. Tôi đã trông thấy những cảnh khủng khiếp. Tôi không thể tín nổi rằng ở đó người ta đang thực hiện ý muốn của ngài.

        Quốc trưởng nhìn cô với vẻ ngạc nhiên:

        - Chiến tranh đã xảy ra.

        - Vâng, đó là những phụ nữ bất lực, tội nghiệp mà người ta đưa vào trại tập trung. Họ bị tước hết đồ đạc, gia đình họ không còn tồn tại. Tôi hiểu rằng họ không bao giờ có thể quay lại cuộc sống cũ được.

        - Cô thật đa cảm đấy, cô Frau foil Shirah ạ. - Hitler miễn cưỡng đứng dậy - ở Hà Lan những người Do Thái đó đã làm gì với cô?

        Cô cũng đứng dậy. Hitler nắm tay cô:

        - Cô hãy hiểu rằng mỗi ngày hàng chục ngàn người của tôi bị chết - những con người tốt nhất, những con người không thể thay thế được! Còn họ, những người không giết người khác. Họ sẽ sống sót thậm chí trong các trại - những sinh vật không hoàn chỉnh. Cán cân không nghiêng về phía chúng ta. Điều gì sẽ xảy ra với Châu Âu sau một trăm năm? Tôi chỉ chịu trách nhiệm trước dân tộc mình. Cô cần phải học căm ghét! Còn tôi đã học được rồi...

        Ở mọi cấp xã hội Đức đã thế hiện sự đồng tình và sẵn sàng giúp đỡ thực hiện việc lưu đầy và tiêu diệt người Do Thái. Nhiều người thể hiện một cách nhiệt tình với các sáng kiến cá nhân và đã được thưởng hậu hĩnh. Trong việc đuổi người Do Thái, không chỉ các thị trưởng và cảnh sát kiếm được lời mà cả những bà quét rác thực hiện việc khám xét phụ nữ Do Thái cũng nhận được các khoản tiền lương bổ sung. Còn hàng xóm thì đơn giản là chiếm căn hộ của những người bị lưu đầy và lấy tài sản của họ.

        Viên sĩ quan Adolf Eihman ở đâu cũng tìm được những người cùng chí hướng: Họ giúp hắn đưa người Do Thái lại gần các phòng hơi độc. Rất hiếm hường hợp có ai đó muốn giúp đỡ người Do Thái. Chỉ sau này trong thời gian xử án Eihman ở Jerusalem nguyên cớ này mới xuất hiện mà thôi.

        Hàng trăm ngàn người sống cạnh các trại giết người. Họ đi bộ đến nơi làm việc và phải ngửi mùi thịt người cháy. Khi nhìn về phía đó họ thấy những đám khói không ngớt bốc lên trời.

        Có bao nhiêu nhân chứng của thảm kịch này! Họ đứng và nhìn những người Do Thái bị đánh đập, bị dùng lưỡi lê dồn vào các toa tàu. Họ trông thấy những người như đã chết một nửa, lờ mờ tỉnh, dính đầy máu và phân bị bắt chạy vào “buồng thay quần áo”, và từ đó - vào buồng hơi độc mà bọn cai tù gọi là “đường lên thiên đàng”.

        Những nhân chứng của sự khủng bố đó đã nghĩ gì? Trừ một số nhỏ ngoại lệ còn họ thường là dửng dưng với những gì đang xảy ra, hoặc thậm chí còn cảm ơn bọn SS.

        - Người Do Thái tự họ có lỗi về mọi mặt. Phải chăng họ chưa từng giàu có, phải chăng họ chưa từng kiểm soát tất cả tiền của? Phải chăng họ chưa từng bóc lột chúng ta?


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Ba, 2018, 07:40:57 pm

        Thậm chí các tín đồ Thiên chúa giáo cũng được lợi khi Hitler cầm quyền, họ như đã nhìn thấy ở bọn Quốc xã một công cụ giải phóng thế giới khỏi “dân tộc đã đóng đinh vào chân vào tay Chúa”. Họ thì thào với nhau.

        - Sau chiến tranh chúng ta sẽ dựng tượng Adolf về việc này!

        Bảy mươi ngàn người Do Thái Hungary bị dồn vào Getto ở Peshta trên bờ sông Đanuyp. Trong thảm kịch này có hai nhân vật lịch sử tham gia - Adolf Eihman - người chịu trách nhiệm về “quyết định cuối cùng vấn đề Do Thái” và nhà ngoại giao Thụy Điển Raul Vallenberg - người đã thử cố cứu người Do Thái.

        Những người Do Thái Hungary bắt đầu bị đưa vào các trại giết người của bọn Quốc xã sau khi bọn phát xít địa phương lật đổ người đứng đầu đất nước Miklosh Horti - người đã định phá bỏ liên minh với Hitler và đàm phán với các nước đồng minh về đình chiến vào tháng 10 năm 1944. Dưới thời Horti, những hành động bài Do Thái rất hãn hữu. Khi ông biết tin là những người Do Thái ngay sau khi bị đưa ra khỏi đất nước sẽ lập tức bị giết, ông liền ra lệnh chấm dứt việc đuổi người Do Thái ra khỏi Hungary... Những người cầm quyền mới ở Hungary sốt sắng bắt tay vào việc.

        Sau này tại phiên toà ở Jerusamlem, Eihman kể rằng bọn phát xít Hungary hoạt động hiệu quả hơn Gestapo: chúng đưa vào các trại tập trung của Quốc xã sáu trăm ngàn người Do Thái chỉ trong vòng năm tháng. Còn bảy mươi ngàn người không bị đưa vào trại mà để lại ở Getto cũng chết dần vì đói và rét. Việc tiêu diệt Getto được chấm dứt vào tháng 1 năm 1945 khi xe tăng Liên Xô tiến vào Budapesh.

        Rất nhiều điều phụ thuộc vào tính lương thiện của cấp chính quyền địa phương. Tuy cũng là đồng minh của Hitler nhưng Bulgari từ chối giao những người Do Thái của mình vào các trại tập trung để đưa đi lưu đầy, và đã cứu sống được năm mươi ngàn người...

        Sau chiến tranh người ta đã tìm kiếm Adolf Eihman mười lăm năm trời. Trong suốt thời gian đó trong sự hình dung của nhiều người thì hắn đã biến thành một con quái vật thực thụ. Các nhân viên viên tình báo Israel, những người đã mang được hắn về từ Arhentina đã ngạc nhiên khi nhìn thấy một con người rất bình thường thậm chí còn đáng thương hại. Phải chăng đó là kẻ đã giết sáu triệu người?

        Rất nhiều nhà bác học nổi tiếng ở Jerusalem - họ muốn hiểu hiện tượng Eihman. Trong số đó có bà Hanna Arendt - nhả xã hội học và triết học Đức nổi tiếng nhất. Bà đã đi đến một kết luận mà hồi đó có vẻ như không ai ngờ tới.

        “Trong thời gian xử án mỗi người đều có thể thấy rõ ràng con người này- không phải là quái vật. - Bà Hanna Arendt viết. - Về mặt thống kê học đó là một nhân vật trung bình, không ngu si, về hệ tư tưởng không bị bào mòn, không phải loại vô liêm sỉ”.

        Eihman không phải là quỷ sứ, không phải người cuồng tín, không phải người ngông cuồng, không phải là người hung bạo. Ông ta là một quan chức Đức điển hình. Có đến nửa tá bác sĩ tâm thần khắng định rằng Eihman hoàn toàn bình thường.

        Kết luận này đã được khẳng định bởi một thử nghiệm tâm lý nổi tiếng được thực hiện trong những năm sáu mươi ở thành phố đại học Niu - Heiven dưới sự lãnh đạo của nhà xã hội tâm lý học Stenli Milgren. Ông muốn hiểu tại sao người Đức lại dễ dàng phục tùng chính quyền Đệ tam đế chế như vậy. Một điếm không thể bắt chước của chủ nghĩa xã hội dân tộc Đức là có rất nhiều người thừa hành ngoan ngoãn.

        Stenli Milgren cho rằng trong con người Đức có cái gì đó đặc biệt, còn những người Mỹ - những con người tự do sẽ xử sự khác hắn và từ chối thừa hành các mệnh lệnh vô nhân đạo.

        Ông mời những người tình nguyện tham gia các cuộc thử nghiệm về huấn luyện bằng các phương pháp bạo lực. Những người tình nguyện có thể trở thảnh “thày giáo” hay “học trò”. Tất cả thích đóng vai “thày giáo”. Họ không nhìn thấy các “học trò” của mình mà chỉ liên hệ qua hệ thống điện thoại.

        Nếu “học trò” đưa ra một câu trả lời không chính xác thì bị trừng phạt bằng một cú điện giật. “Thày giáo” bấm nút điện. Trước khi bắt đầu cuộc thừ nghiệm tất cả những người tham gia được nếm thử điện giật 45V- Tất cả họ đều thây rõ là có thể làm đau thực sự.

        Theo hệ thống điện thoại “thày giáo” đặt ra câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời: Trong trường hợp câu trả lời không đúng thì ấn nút điện để hừng phạt “học sinh” bằng điện giật. Sau mỗi lỗi “thày giáo” lại tăng mức điện áp. Dần dần các “học trò” bắt đầu thấy đau thực sự, và “thày giáo” nghe thấy tiếng kêu của họ.

        Kết quả thử nghiệm thật kinh khủng: Hai trong số ba “thày giáo” tự nguyện thấy hứng thú và đã cho các “học trò” của mình một liều chết người nếu đó không phải là một thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Ba, 2018, 07:41:27 pm

        Stenli Milgren tiếp tục thử nghiệm trong diều kiện khi “thày giáo” nhìn thấy “học trò” của mình. “Thày giáo” phải tự cầm tay “học trò” đặt tay lên ghế dẫn điện. Cứ ba “thày giáo” lại có một người bị cuốn hút vào công việc được giao đến mức cứ tiếp tục hành hạ các “học trò” của mình tuy đã nhìn thấy sự đau đớn của họ.

        Stenli Milgren đi đến kết luận gì?

        Nếu người ta tin rằng họ hành động vì lợi ích quốc gia, nếu họ thừa hành mệnh lệnh, thừa hành ý muốn cao cả, nếu “đó là cần thiết" thì họ dễ dàng vứt bỏ tất cả khái niệm đạo đức, biến thành quái vật và sẵn sàng gây ra các tội ác dã man không thể tưởng tượng nổi.

        Nhân dân mọi nước đều có những giai đoạn trong sáng và ảm đạm trong cuộc sống. Winston Chirchill với tính cách không khuất phục của mình là hạnh phúc với nước Anh khi mà số phận ngàn cân treo trên sợi tóc.

        - Khi tôi được cử làm thủ tướng - Chirchill nói - tôi tự nhiên cảm thấy mình tự do: Cuối cùng thì tất cả trách nhiệm sẽ đè lên một mình tôi.

        Người Anh tin rằng có lẽ họ sẽ xử sự trong điều kiện bị chiếm đóng không giống như nhân dân các nước khác ở Châu Âu. Có lẽ họ nhầm. Nếu Tổng thống Ruzơvelt chết sớm hơn, còn Hitler ký hiệp ước với người Mỹ và không tấn công Liên xô mà chiếm nước Anh thì mọi sự có lẽ đều khác bất kể tính dũng cảm của người Anh. Và không loại trừ là nhiều người Anh lại cũng hợp tác với người Đức và đuổi bắt người Do Thái như đã xảy ra tại nhiều nơi ở Châu Âu.

        Phương pháp tự vệ duy nhất chống lại thói quen phục tùng quyền lực - đó là giáo dục cá tính và tính tự chủ nội tâm. Chủ nghĩa tập thể, thói quen đi đều trong hàng ngũ, việc biến nhà nước thành trọng tài trong mọi vấn đề sẽ làm tổn hại sự độc lập cá nhân. Không có điều kiện này con người sẽ dễ dàng chấp nhận hệ tư tưởng và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội dân tộc.

        Con người tồn tại không phải để người khác điều khiển. Không dễ bị điều khiển, không cho phép người khác giật dây, bảo vệ không gian tự do nội tâm - Đó là một bài học rút ra được từ kinh nghiệm Osventsim.

        Nhà triết học Pháp Andre Gluksman viết rằng khi còn bé ông đã chứng kiến cảnh những người họ hàng của mình bị đưa vào Osventsim. Họ cũng có thể bị đưa như vậy vào GULAG.

        Và đây là một phát hiện kinh ngạc: trong mỗi con người đều có sẵn một tiềm năng không chỉ trở thành nạn nhân của các trại tập trung mà còn tự mình xây dựng trại, hoặc ít ra thì cũng không phản đối sự tồn tại của chúng. Faust mù mờ về tự do, khao khát làm thay đổi thế giới, nhưng cuối cùng tự đào huyệt cho mình.

        Người Đức quả thực có xu hướng phục tùng. Nhưng ở đây không phải là vấn đề gen học mà là sử học. Người Đức có ít thời gian hơn so với người Mỹ hoặc người Hà Lan, để hiểu được thê nào là một công dân tự do trong một đất nước tự do.

        Về vấn đề này nhà triết học Đức Teodor Adorno đã viết trong cuốn “Giáo dục sau Osventsừii’: “Sau sự sụp đổ của đế chế phong kiến, về mặt tư tưởng người ta tỏ ra chưa được chuẩn bị. Chính sự sẵn sàng trở thành quyền lực và sự phục tùng kẻ mạnh hơn đã tạo ra hình dáng của những kẻ bạo hành...

        Sức mạnh duy nhất chống lại Osventsim chỉ có thể là sự tự chủ nội tâm, một sức mạnh cần thiết để không tham gia”.

        Điều mà Teodor Adorno coi là quan trọng nhất để không cho phép tạo ra một Osventsim mới là “Sự cần thiết phản kháng sự thống trị của bất cứ tập thể nào... Những người gia nhập các tập thể một cách mù quáng tự biến mình thành một dạng vật liệu và tiêu diệt trong mình khả năng tự quyết định”.

        Chủ nghĩa Quốc xã như sự vẩn đục trí tuệ của cả một dân tộc, như một sự điên rồ có khả năng làm loá mắt cả một xã hội. Một con người nhỏ bé không có điều gì đặc sắc, một con người bình thường khi mắc chứng điên rồ đó có thể gây ra các tội ác mà lịch sử chưa hề biết đến. Trên thực tế đó không phải là sự điên rồ.

        Những “điều ác tầm thường” - đó là công thức của Hanna Ardendt. Sự giải thích này cho phép hiểu được điều không thể giải thích: Theo góc độ của các bác sĩ thần kinh, con người bình thường mà trong suốt nhiều năm giết người một cách có hệ thống và coi đó là nghĩa vụ của mình.

        Adolf Eihman đã sẵn sàng chấp nhận cách giải thích này và cho rằng cách lý giải tương tự đối với các hành động của hắn đồng nghĩa với với việc giải phóng hắn thoát khỏi trách nhiệm.

        - Các ngài phải tin tôi. - Eihman thuyết phục những nhân viên Israel bắt hắn. - Tôi chỉ đơn giản thực hiện nhiệm vụ được giao. Tôi chưa bao giờ là người bài Do Thái. Tôi thậm chí còn thích người Do Thái. Ớ trường tiểu học tôi từng có một người bạn Do Thái. Trước chiến tranh khi đến Palestin, ở Haif tôi đã thuê một lái xe tắc xi người Do Thái chứ không phải người ả rập. Tôi thích người Do Thái hơn người ả rập.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Ba, 2018, 07:41:53 pm

        Lúc đó, có lẽ hắn thậm chí là đã tin vào điều mình nói.

        - Ngài là lính, các ngài thực hiện mệnh lệnh - hắn thuyết phục viên sĩ quan Israel - tại sao ngài lại ngạc nhiên khi thấy những người khác cũng làm như vậy? Ý tưởng là ở chỗ nhằm tạo ra một quốc gia không có người Do Thái. Thoạt tiên chúng tôi muốn trục xuất tất cả người Do Thái. Nhưng không một quốc gia nào đồng ý chấp nhận tất cả người Do Thái. Ai có lỗi trong cái chết của họ - nước Đức hay thế giới phương Tây?

        Tại toà, Eihman không phủ nhận sự tham gia của mình vào “quyết định cuối cùng vấn đề Do Thái”, nhưng thẳng thừng từ chối coi mình là kẻ giết người:

        - Tôi chưa bao giờ giết một ai. Tôi thậm chí làm công việc tìm người Do Thái và đưa họ vào các trại. Đó là lệnh của Quốc trưởng và tôi phải chấp hành - tôi không có sự lựa chọn nào khác.

        “Việc thi hành mệnh lệnh là quan trọng nhất đối với tôi. Có thể đó là bản chất của một người Đức.” - Adolf Eihman viết trong tường trình của mình và có giải thích tại sao hắn đóng vai trò này trong việc tiêu diệt dân Do Thái ở Châu Âu.

        Hắn mô tả mình như là một người thừa hành nghĩa vụ công tác chứ hoàn toàn không bị chế ngự bởi cảm giác căm thù. Khi ở trong nhà tù Israel, Eihman đã viết một ngàn hai trăm trang. Năm 1999 tài liệu này được Bộ tư pháp Israel chuyển cho các nhà khoa học Đức để nghiên cứu và công bố:

        “Ngay từ thuở thơ ấu, tính chấp hành là một bản chất cực kỳ quan trọng đối với tôi. Lúc hai mươi bảy tuổi khi tham gia quân ngũ tôi phát hiện ra rằng sự cần thiết phải phục tùng đối với tôi có vẻ như chăng có gì phức tạp. Đối với tôi việc không chấp hành mệnh lệnh là không thể tưởng tượng nổi... Khi nhìn lại quá khứ tôi hiểu rằng cuộc sống dựa trên cơ sở thói quen phục tùng và chấp hành mệnh lệnh là một cuộc sống tiện lợi. Điều này dẫn đến nhu cầu tư duy tối thiểu.”

        Adolf Eihman sinh ở Zoliugen thuộc vùng Rein. Khi cậu con trai mới sáu tuổi thì bố cậu - một nhân viên kế toán được điều đến Lints một thành phố của nước Áo, nơi Hitler đã lớn lên. Gia đình ở lại Áo. Bố của Eihman thành lập một công ty công nghiệp mỏ ở Zaltsburg nhưng công việc kinh doanh của ông không thành.

        Chàng Eihman trẻ buôn bán dầu hoả và hy vọng sẽ buôn bán dầu mỡ bôi trơn. Người bố đối với anh rất nghiêm khắc. Bản thân Adolf cũng coi rằng mình là “đứa trẻ vâng lời”.

        Tháng 4 năm 1932 anh ta gia nhập đảng chủ nghĩa xã hội dân tộc và xung phong vào SS. Bố anh quen thân với bố của Emst Kaltenbruner - thủ trưởng tương lai của Tổng cục an ninh đế chế.

        Kaltenbruner con đã dẫn dắt Adolf Eihman đến với phái Quốc xã. Viên sĩ quan Kaltenbruner cấp cho Adolf Eihman thư giới thiệu khi hắn quyết định chuyển đến đế chế 1933. Eihman ngay lập tức được đưa vào phục vụ ở quân đoàn SS Áo. Quân đoàn này được thành lập với mục tiêu lâu dài là đào tạo cán bộ để làm việc trên lãnh thổ Áo sau khi sáp nhập Áo vào nước Đức. Sau đó hắn bày tỏ nguyện vọng được chuyển sang cơ quan an ninh đế chế SD và được chấp thuận.

        Eihman bắt đầu công việc từ việc xem xét tủ phiếu của hội Tam điểm dưới sự lãnh đạo của viên sĩ quan Gregor Shvarty Bostunich. Sau đó Eihman được điều về phòng “Do Thái” của SD và được giao nhiệm vụ thu thập tất cả các tài liệu liên quan đến người Do Thái Đức và các tổ chức của họ. Eihman bắt đầu nghiên cứu các cuốn sách nói về Do Thái, về những hội viên hội Tam điểm, các âm mưu của hội phục quốc Do Thái thế giới do bọn Quốc xã xuất bản.

        Sau khi thành lập cơ quan an ninh đế chế năm 1939, Adolf Eihman được điều vào Gestapo. Bốn chi cục chịu hách nhiệm về các vấn đề nhà thờ. Chi cục thứ nhất về “Thiên chúa giáo chính trị”, Chi cục thứ hai về “Cơ đốc tân giáo chính trị”, Chi cục thứ ba - các nhà thờ khác và hội Tam điểm.

        Eihman trở thành thủ trưởng chi cục IVB4 - “vấn đề Do Thái, làm sạch đế chế, tịch thu tài sản của các cá nhân thù địch với nhân dân và nhà nước”.

        Hắn điều hành việc đưa người Do Thái vào các trại tập trung. Nếu không có chữ ký của hắn thì không một toa tàu nào được chuyển bánh. Một điều đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh khi mà mỗi đoàn tàu, mỗi đầu máy đều có ý nghĩa đối với lực lượng vũ trang Quốc xã nhưng Eihman chưa bao giờ bị từ chối. Việc chuyển người Do Thái đến địa điểm tiêu diệt được tiến hành theo chế độ “vận chuyển quân sự tối quan trọng”.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Ba, 2018, 07:42:25 pm

        Hắn coi mình không có tội bởi vì suốt đời hắn chỉ thực hiện mệnh lệnh. Tại cuộc hỏi cung hắn nói với viên thẩm phán Israel:

        - Nếu thời đó người ta nói với tôi: “bố anh là kẻ phản bội” và tôi phải giết ông, thì có lẽ tôi cũng làm điều đó. Bởi vì chỉ có một điều: mệnh lệnh của cấp trên - đấy là mệnh lệnh. Gót chân chụm vào nhau, mũi chân tách xa và trả lời “Xin tuân lệnh”.

        Vậy thì Eihman là ai? Người “bình thường” với những biến chất do các điều kiện xã hội, tù nhân của tình trạng không lối thoát hay là một kẻ đê tiện, hèn hạ?

        Có một thời toà án Jerusalem đã yêu cầu bác sĩ tâm thần xác định xem bị cáo về mặt thần kinh có tỉnh táo hay không và có khả năng ra trước toà hay không. Trong số những thứ linh tinh khác người bác sĩ tâm thần Israel đề nghị hắn vẽ một số hình để qua đó có thể thấy tính cách của con người.

        Hai mươi năm sau khi diễn ra phiên toà, dựa vào các hình vẽ đó người ta lại tô chức một cuộc thử nghiệm. Người ta cho năm bác sĩ tâm thẩn nổi tiếng của Mỹ xem các hình vẽ đó và không nêu tên tác giả.

        Và đây là kết luận của họ:

        - Đó lả một con người rất năng nổ - một con người đã từng hiếu chiến còn giờ đây không còn quyền lực để tiếp tục cuộc chiến tranh đó...

        - Đó là con người gây ra nỗi khiếp sợ. Bản chất tàn bạo. Trong con người này có cái gì đó hoang dã, và người này tựa như đang đóng một vai trong phim kinh dị...

        - Người đó năng nổ như một con quái vật, sự tức giận của người đó không có giới hạn...

        - Đó là con người như đang sôi lên vì tức giận nhưng cố che giấu nó...

        - Một dạng tàn bạo được thể hiện rõ. Một kẻ gây gổ, có thể trở nên rất tàn nhẫn.

        Việc phân tích các tranh vẽ có vẻ như là một phương pháp nghiên cứu không tin cậy lắm nhưng trên thực tế đã từ lâu nó trở thành một công cụ của các bác sĩ tâm thần và cho phép xác định các khả năng trí tuệ, mức độ phát triển thông minh và những nét điển hình theo bản năng. Các kinh nghiệm lâm sàng tích luỹ nhiều năm cho phép các bác sĩ tâm thần đưa ra một chẩn đoán chính xác. Dễ xúc động, tàn nhẫn không chịu nổi sự phản đối - đó là những gì các bác sĩ nhìn thấy ở Eihman. Các tính cách khác của hắn là: lạnh lùng, hoài nghi, tự kỷ, không có khả năng kết bạn.

        Các hình vẽ - như các bác sĩ tâm thần khẳng định - chứng minh rằng trong ngôi nhà của cha mẹ hắn lớn lên không có niềm vui và sự ấm áp. Thay cho tình thương là kỷ luật. Sự trừng phạt hà khắc đã tạo nên nỗi sợ hãi trước cấp trên. Nhu cầu và mối quan tâm của bản thân hắn bị đè nén. Điều này đã làm cho Eihman trở thành người suy nhược thần kinh dễ mắc bệnh thần kinh mãn tính.

        Bị ám ảnh bởi nhiệm vụ được giao, hắn theo dõi tỉ mỉ sự thực hiện từng chi tiết của mệnh lệnh, nghĩ một cách hèn hạ làm sao được lòng cấp trên và điều sợ hãi nhất là không hoàn thành nhiệm vụ...

        Các bác sĩ tâm thần - những người đã nghiên cứu vài trăm tội phạm chiến tranh Quốc xã cho rằng cá tính của Eihman là điển hình cho chê độ mà hắn đã phục vụ rất trung thành, một chế độ của sự chấp hành máy móc tuyệt đối và sự tàn nhẫn của những tâm hồn trống rỗng.

        Bản thân khái niệm “độc ác bình thường” đã cho thấy rất nhiều điều để hiểu được cái cơ chế của một nhà nước cực quyền Quốc xã. Tuy nhiên cách giải thích này có vẻ như chưa đầy đủ.

        Việc tiêu diệt người Do Thái đối với Eihman không chỉ đơn giản là chấp hành mệnh lệnh mà là sự nghiệp của cả cuộc đời. Dường như trời sinh ra hắn để làm việc đó. Hắn không nghĩ đến điều gì khác.

        Cựu chỉ huy Osventsim đã kể về Eihman ở toà án Nuremberg. Trong con mắt của ông ta Eihman là một kẻ giết người lý tưởng:

        “Hắn hoàn toàn tin rằng nếu hắn thực hiện được việc tiêu diệt cơ sở sinh học của người Do Thái ở phương Đông, thì do cú đòn đó dân Do Thái nói chung không thể hồi phục lại được. Hắn hoàn toàn bị ám ảnh bởi sứ mệnh của mình.

        Hắn nhất quyết đòi thực hiện việc tiêu diệt người Do Thái và phản đối việc điều chuyển khỏi các toa tàu những người Do Thái có khả năng làm việc. Hắn coi đó là sự cản trở để giải quyết dứt điểm vấn đề Do Thái mà vấn đề này cần phải thực hiện càng sớm càng tốt vì không thể lường trước được kết cục của cuộc chiến tranh.”


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Ba, 2018, 07:43:10 pm
   
        Eihman tiếp tục tiêu diệt người Do Thái cả vào thời diêm cuối cùng của chiến tranh khi mà nhũng người lãnh đạo đế chế vội vã tìm cách thoát thân và thậm chí khi cả Himler cũng chỉ thị phanh dần việc thực hiện “giải pháp triệt để”.

        - Himler muốn tôi dừng lại, Eihman thú nhận với người Israel, ông ấy cho rằng đã đến lúc chúng tôi phải cứu đời mình. Nhưng tôi vẫn tiếp tục hành động. Nếu một người được giao làm việc gì thì người đó phải làm đến cùng...

        Viên sĩ quan Eihman cho phép mình ngạo mạn nhìn Quốc trưởng - người dã thể hiện sự yếu đuối không được phép có.

        Tháng 9 năm 1940, Henric Himler huấn thị một nhóm sĩ quan thuộc một trong những trung đoàn SS:

        - Tôi muôn nói rằng chúng ta phải, trong đó có cả các đơn vị SS, mơ mộng và tôn trọng hoạt động của cơ quan an ninh và cảnh sát và hiểu rằng những người trong các bộ quân phục đen cũng xứng đáng điều đó như các bạn. Công việc của một nhân viên SD hoặc Gestapo tạo thành một bộ phận quan trọng sống còn trong sự nghiệp chung của chúng ta. Trong nhiều trường hợp việc cùng với đại đội mình xung trận còn dễ dàng hơn nhiều so với cùng đại đội đó chống chọi một cách có văn hoá đối với lũ đám dân chúng lạc hậu, ghê tởm, thực hiện hành quyết, đưa các phương tiện vận tải đầy chật người và khử bỏ những phụ nữ kêu thét và gào khóc...

        Nhưng bản thân Himler cũng suýt ngất khi người ta cho hắn xem quy trình tiêu diệt người Do Thái ở trại tập trung. Còn Eihman không hề hấn gì.

        Toà án Jerusalem ngày 10 tháng 12 năm 1961 tuyên án: Eihman có lỗi trong các tội ác chống loài người. Adolf Eihman là người duy nhất bị kết án tử hình ở quốc gia Israel. Bản án tử hình không thể gây vui mừng. Và lịch sử chủ nghĩa bài Do Thái không chấm dứt ở Eihman. Nhưng nếu nghĩ về sự chiến thắng của chính nghĩa thì ý nghĩ về việc gần nửa đêm ngày 31 tháng 5 năm 1962, Adolf Eihman bị treo cổ ở Jerusalem gợi ra một sự hài lòng ảm đạm.

        Tháng 5 năm 1995 - ba mươi hai năm sau khi hành quyết hắn, Ricardo Eihman được phong giáo sư khảo cổ học của trường Đại học Tiubengen ở tây nam nước Đức.

        Ông tập hợp sinh viên và nói:

        - Tôi là Ricardo Eihman - Tôi nghĩ là các anh biết rằng tôi có liên quan đến cái tên Eihman. Adolf Eihman là cha tôi. Nếu các anh nghĩ rằng tôi là người Quốc xã thì tốt hơn hết là các anh hãy rời khỏi giảng đường ngay bây giờ, bởi vì tôi không phải người Quốc xã.

        Ricardo Eihman sinh ra ở Arhentina năm 1955. Ông là đứa trẻ hiếm muộn. Bà Vera Eihman mẹ ông lúc đó đã bốn nhăm tuổi. Bố ông - Adolf Eihman dưới cái tên Ricardo Klement đã ngoài năm mươi.

        - Tôi nhớ lúc ông cầm tay tôi - Ricardo hồi tưởng lại. - Tôi nhớ lúc ông dắt tôi vào cửa hàng bánh kẹo và mua sô-cô-la. Và tôi cũng nhớ mỗi buổi chiều tôi đã ngồi trên bậc thềm và nghĩ: đến lúc nào bố mới về nhà?

        Năm 1995 ở Luân Đôn con trai của Adolf Eihman, Ricardo đã gặp Tsvi Aaroni - cựu nhân viên tình báo Israel, một trong những người đã bí mật đưa cựu thủ lĩnh chương trình Quốc xã tiêu diệt hàng loạt người Do Thái từ Arhentina về Israel. Liệu Ricardo có thấy căm thù người này không?

        - Không. - Ông trả lời dứt khoát. - Adolf Eihman đáng bị đưa ra toà. Tôi đã nhìn thấy những mệnh lệnh lưu đầy mà cha tôi đã ký. Tôi không bao giờ hoài nghi rằng chính ông đã làm điều này. Tồi là người phản đối hành quyết nhưng tôi hiểu rằng tại sao họ treo cổ ông.

        Ông nói về bố mình như nói về một người nào đó hoàn toàn xa lạ. Ricardo chỉ mới năm tuổi khi người ta bắt được bố ông và đưa về Israel. Và khi ông bảy tuổi thì bố ông trở thành kẻ phạm tội đầu tiên ở Israel bị tuyên án tử hình.

        Bà Vera Eihman để hai con trai lớn ở lại Arhentina còn những đứa nhỏ mang về Cộng hoà liên bang Đức.

        - Tôi biết rằng bố tôi đã chết, nhưng không biết ở đâu và vì sao. Mẹ tôi cất giữ tất cả những mẩu báo nói về ông ở dưới gầm giường. Và tôi đã tìm thấy chúng ở đó. Tôi hiểu loáng thoáng từng mẩu nhưng không hiểu toàn cảnh bức tranh. Khi tôi hỏi mẹ thì bà nói: “Lass das” - đừng động đến chuyện đó. Đề tài này là điều kiêng kỵ cho đến khi bà qua đời.

        Ricardo không chia sẻ cảm xúc của mình với các anh trai và nói chung chỉ giữ quan hệ với một trong số đó mà thôi. Người anh cả Horst khi còn hai trẻ rất thích ướm thử bộ quần áo SS. Ricardo ghen tỵ với những đứa trẻ khác có cha bị chết hoặc do tai nạn ô tô hoặc do bệnh tật.

        - Khi tôi mười ba hay mười bốn tuổi tôi nhìn thấy trong một tạp chí bức ảnh chụp giá treo cổ mà bố tôi đã bị hành quyết trên đó. Một lần cô giáo ở trường kể về Eihman. Sau đó cô giáo nói với tôi rằng khổng có ý làm mếch lòng tôi. Tôi thường đỏ mặt mỗi khi có mặt tôi người ta nhắc đến bọn Quốc xã và SS.

        Ông không căm ghét một ai, cả đối với người Israel và cả đối với mẹ - người đã không kể sự thật cho ông.

        - Tôi rất tiếc là không có cha, nhưng tôi yêu mẹ tôi và bà yêu cha tôi.

        Những cựu đảng viên Quốc xã gọi điện chia buồn. Ngược lại những cựu tù nhân các trại tập trung lại coi rằng chủ nghĩa phát xít di truyền theo gen.

        - Tôi chẳng thể làm được gì. - Eihman con nói một cách đau khổ. - Thay đổi tên ư? Để làm gì? Không thể chạy trốn khỏi bản thân, khỏi quá khứ của mình.

        Suốt đời ông sống với cái nhãn: con trai Eihman. Khi còn niên thiếu ông nói gì với bạn bè về người cha của mình?

        - Rằng cha mình đã chết do chiến tranh. Có lẽ là chúng đã tưởng tượng ra một bức tranh anh hùng gì đó. Khi tôi làm quen với cô vợ tương lai thì cỏ biết nhiều hơn về người cha so với tôi, vì cô nghiên cứu chuyên nghiệp về lịch sử Đệ tam đế chế.

        Ricardo Eihman mơ ước trở thành phi công. Nhưng trong một buổi lên lớp về vũ khí hoá học có ai đó ra lệnh “và bây giờ đi vào phòng hơi độc mang tên Eihman”. Ông đã ra khỏi ngành hàng không và trở thành nhà khảo cổ. Đối với các con mình hai đứa con trai thì Eihman còn dạy chúng tính chịu đựng và kể cho chúng về những kẻ đê tiện trong bộ đồng phục nâu. Ông không nghĩ rằng bọn Quốc xã sẽ lại lên nắm chính quyền ở Đức. Nhưng đề phòng bất trắc ông luôn có sẵn một chiếc va li nhỏ để ngay lập tức có thể chạy khỏi đất nước cùng với những đứa con.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Ba, 2018, 07:12:04 pm

        THIÊN THẨN CHẾT (LOZEF MENGELE)

        Con người này đi vào lịch sử như một trong những biểu tượng của đế chế Quốc xã. Nụ cười và cử chỉ nhẹ nhàng của hắn làm cho tất cả tù nhân ở trại tập trung Osventsim phải gọi hắn là “thiên thần chết”.

        Trong ký ức của các nạn nhân hắn luôn rẽ ngôi gọn gàng, bộ quần áo xanh đậm là phẳng, chiếc mũ SS đội nghiêng, đôi ủng đánh bóng nhu gương hơi dạng ra. Ngón tay cái đặt trên thắt lưng với bao súng lục. Hắn đón các đoàn tàu chở tù nhân mới và ra lệnh cho họ đi hoặc sang trái hoặc sang phải.

        Sang trái - cái chết, sang phải - sự sống. Sống hay chết là do bác sĩ Iozef Mengele quyết dịnh. Hắn quyết định cuộc đời những người khác một cách thản nhiên. Đốm lửa quan tâm chỉ chợt loé sáng trong mắt hắn khi hắn nhìn thấy những người sinh đôi.

        Bác sĩ Mengelc là một nhà di truyền học. Hắn tiếp tục nghiên cứu khoa học của mình cả ở Osventsim. ơ trong trại tập trung đối với hắn đại để như một dạng đi công tác khoa học. Mengele đưa những người sinh đôi lên bàn phẫu thuật và mổ xẻ họ như một vật liệu thí nghiệm lý tưởng - vì mục đích khoa học mà hắn phục vụ. Có thể mổ xẻ thỏ, mổ xẻ khỉ. Bác sĩ Mengele làm việc với một vật liệu có ích hơn về ý nghĩa khoa học.

        Một trong những tù nhân Osventsim cũng từng là bác sĩ, đã nhớ về Mengele như sau:

        - Không biết bao nhiêu giờ đồng hồ hắn cúi người trên kính hiển vi, làm việc bên máy ấp, bên các mẫu thí nghiệm của mình. Trong chiếc tạp dề bắn đầy máu, với đôi tay cũng đỏ vì máu hắn đứng một cách kiên nhẫn bên bàn giải phẫu của mình luôn tìm kiếm và nghiên cứu một cái gì đó như một kẻ mất trí...

        Người ta kể những câu chuyện ly kỳ nhất về Mengele, nhiều cuốn sách và thậm chí cả các bộ phim truyện cũng được đề tặng hắn.

        Trên thực tế, những bức tường trong phòng làm việc của hắn không được trang trí bởi bộ sưu tập các cặp mắt của hàng trăm đứa trẻ bị giết - Những con mắt cũng không làm hắn quan tâm. Câu chuyện đáng hoài nghi nói rằng Mengele ném đứa trẻ mới sinh vào lò hoặc rạch bụng một phụ nữ đang mang thai để lấy ra cái thai còn đang sống. Hắn có lẽ cũng không ngần ngại làm việc này nhưng khoa học không cần điều đó.

        Iozef Mengele xuất thân từ một gia đình Thiên chúa giáo. Trong thành phố Hiunburge không lớn trên sông Danuyp có một nhà máy lớn nhất thành phố là của gia đình Mengele. Trong thành phố có con đường mang tên Karl Mengele - người sáng lập nhà máy và là bố Iozef.

        Bố hắn nhanh chóng hiểu ra rằng đã đến lúc phải gia nhập đảng khi Hitler đến thành phố của họ và đọc diễn văn chính trị tại nhà máy của Mengele. Dưới thời Quốc xã nhà máy đã nhận được nhiều đơn đặt hàng hời.

        Người ta cho rằng con trai cả của Iozef sẽ tiếp tục sự nghiệp của gia đình. Nhưng ngay từ nhỏ cậu bé đã có nhiều tham vọng. Một lần cậu nói với một người bạn:

        - Đến một lúc nào đó mày sẽ nhìn thấy tên tao trong bách khoa toàn thư.

        Hắn đã thi tốt nghiệp trung học năm 1930 và đầu tiên là muốn trở thành bác sĩ nha khoa - trong thành phố không có một ai là bác sĩ nha khoa và điều này hứa hẹn một tương lai xán lạn. Nhưng sau hắn lại cho rằng nha khoa là một chuyên ngành quá hẹp và do đó đến Munic để tiếp tục học.

        Mengele nghiên cứu y học nhưng ngay lập tức hiểu rằng nguồn gốc con người làm cho hắn quan tâm hơn so với việc sửa chữa các khuyết tật của nó. Hắn đã ở trong số các nhà khoa học, những người tin rằng có một số sinh vật sống hoàn toàn không xứng đáng được sống. Hắn theo học bác sĩ Ernst Rudin - người đã cho rằng các nhà y học phải giải phóng chúng tộc loài người khỏi những cá thể không xứng đáng. Rudin sau này đã tham gia vào việc soạn thảo các bộ luật về triệt sản, có hiệu lực vào tháng 7 năm 1933.

        Emst Rudin kháng định rằng mình có thể xác định được ai là người có máu Do Thái, thậm chí chỉ qua ảnh chụp. Dưới sự hướng dẫn của ông, Mengele đã bảo vệ luận án trong đó chứng minh rằng có thể xác định được nguồn gốc chủng tộc của một người theo xương hàm của người đó. Đồng thời hắn thi và vào làm việc ở bệnh viện y học thực hành thuộc trường đại học Lep-zik.

        Trong bệnh viện này có những bác sĩ đã giải thích với các nhà lãnh đạo đảng rằng những đứa trẻ mù, què bấm sinh hoặc không hoàn hảo về thần kinh cần phải bị tiêu diệt, Hitler đã đưa việc trừ diệt thành luật ngày 1 tháng 9 năm 1939 - đúng vào ngày bắt đầu Thế chiến II.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Ba, 2018, 07:13:15 pm

        Ở Lepzig, Mengele làm quen với người vợ tương lai. Khi xác định nguồn gốc không phải Do Thái của bà, cũng như sự việc đã xảy ra với Hitler, đã xuất hiện câu hỏi liên quan đến một trong hai người ông. Bà không thể chứng minh được ràng người ông đó có thực là một người Đức hoàn hảo hay không. Cuối cùng thì các nghiên cứu kỹ càng về vấn đề chủng tộc và lời khai của các bạn đã xác nhận được tính chất Bắc Âu của bà, và cuộc hôn nhân đã được cứu thoát.

        Nhưng Iozef Mengele không được ghi tên vào “sổ chủng tộc” mà ở đó chỉ có tên của những người có thể khắng định được sự xuất thân phi Do Thái hoàn hảo từ 1750. Điều này cũng tước bỏ không cho con cái của Mengele những chiếc thìa bằng bạc mà Himler tặng cho mỗi đứa trẻ thuần khiết phi Do Thái.

        Những hoài nghi về xuất thân của bản thân Mengele cũng không xuất hiện tuy chính hắn trông giống một người Zigan hơn là một người phi Do Thái thực thụ. Hắn có nước da ngăm ngăm và tóc đen. Theo sự phân loại chủng tộc thì Mexigele được liệt vào chủng tộc đông Đina - nghĩa là người Đức phương nam.

        Ngày 1 tháng 1 năm 1937, Mengele vào làm việc ở một trường đại học nổi tiếng về di truyền, sinh học và sự tinh khiết chủng tộc thuộc Viện đại học Frankfurt. Hắn làm việc dưới sự hướng dẫn của một trong những nhà gen học nổi tiếng nhất Châu Âu - giáo sư nam tước Otman fon Fershuer - người rất quan tâm đến những người sinh đôi.

        Giáo sư ca ngợi Hitler như “nhà chính trị đầu tiên đánh giá xứng đáng sinh học di truyền và vệ sinh chủng tộc”. Dần dần giáo sư thuyết phục Mengele nhận phần công việc ở Osventsim. Trong thời kỳ chiến tranh ông trở thành giám đốc viện nghiên cứu nhân chủng học, sự di truyền của con người và gen học mang tên hầu tước Vilhelm ở Berlin.

        Trong cơ quan khoa học này người ta cho rằng có thể làm trong sạch chùng tộc khỏi những tạp chất xấu và chỉ để lại trên trái đất những phôi thai mà cuộc sống của chúng xứng đáng được tiếp tục.

        Luật “về bảo vệ dòng máu Đức và danh dự Đức” thông qua hồi tháng 9 năm 1935 đã biến các quan hệ tình dục giữa những người “máu không đồng nhất” thành hành động bị trừng phạt.

        Các quan hệ tình dục với người Do Thái dù có giá thú hay ngoài giá thú đều bị phạt tù khổ sai. Người đứng đầu cộng đồng Do Thái Nuremberg Leman Katsenberger đã bị kết án tử hình vì đã công khai hôn bà Iren Zaider người Đức.

        Mengele và giáo sư của mình với cương vị là các chuyên gia đã phát biểu về một trong các vấn đề đó: một người mà bố của anh ta là Do Thái, đã bị buộc tội do quan hệ yêu đương với một cô gái Đức.

        Người bị buộc tội chứng minh rằng trên thực tế anh ta là người Đức trăm phần trăm vì đã sinh ra do quan hệ ngoài giá thú giữa bà mẹ người Đức của mình với một người Đức thực thụ. Hai nhà di truyền học sau khi nghiên cứu sự việc theo quan điểm nhân chủng học của mình đã đi đến kết luận rằng người này là Do Thái. Một điều kỳ lạ là toà án không nghe kết luận của họ mà lại biện minh cho bị cáo. Bị phật ý, nhà khoa học trẻ lozef Mengele đã làm đơn khiếu nại rằng các ý kiến khoa học không được tôn trọng.

        Năm 1933 khi lên nắm chính quyền, Hitler tuyên bố tạm ngừng bốn năm không kết nạp đảng viên mới vào đảng. Quốc trưởng sợ rằng có nhiều người tràn vào đảng - những người có khuynh hướng tự do hơn và có thể làm thay đổi đường lối của đảng. Khi việc tạm ngừng kết thúc, Mengele viết đơn xin gia nhập và đã nhận được thẻ đảng viên vào tháng 5 năm 1937. Năm sau Mengele còn gia nhập SS, đồng thời nhận được hàm tiến sĩ y học.

        Là một người yêu đời và ái mộ các nữ thư ký của viện, Mengele tin rằng mình đang phục vụ một sự nghiệp vĩ đại là giúp Hitler cứu chủng tộc Đức thoát khỏi sự tự diệt vong.

        Khi Thế chiến II bắt đầu, tiến sĩ Mengele được gọi vào quân ngũ, được phong hàm sĩ quan SS và được điều sang Ba Lan bị chiếm đóng làm việc ở phòng gen học thuộc Tổng cục SS về vấn đề chủng tộc và dân số. Cùng với các bác sĩ SS khác ông xác định giá trị chủng tộc của những người Ba Lan tự khẳng định rằng mình có dòng máu phi Do Thái.

        Bị yếu về thể xác, Himler ca ngợi các chiến công thần kỳ của các bậc tổ tiên Bắc Âu và ao ước về sự tạo ra một con người hoàn hảo.

        Uỷ ban đế chế về bảo vệ sức khoẻ dân tộc đã công bố một cẩm nang cho các cặp vợ chồng tương lai:

       Hãy nhớ rằng bạn là người Đức. Tất cả những gì mà bạn có - đó không phải là công của bạn mà là của nhân dân mình. Vì vậy, trong bất cứ việc gì bạn làm hãy nghĩ xem việc đó có lợi cho nhân dân mình hay không.

        Là một người Đức hãy chỉ chọn bạn đời của mình có cùng dòng máu. Ở đâu vợ chồng giống nhau, ở đó có hoà thuận.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Ba, 2018, 07:14:26 pm

        Ở đâu các chủng tộc không giống nhau bị pha trộn, ở đó thường xảy ra xích mích, bất hoà. Giống lai của các chủng tộc khác nhau sẽ dẫn đến huỷ hoại và suy tàn. Hãy bảo vệ mình khỏi sự suy tàn, hãy tránh xa nhũng kẻ không hoàn hảo.

        Chủng tộc Bắc Âu, như các nhà nghiên cứu cho thấy, là chủng tộc có giá trị nhất của loài người. Mỗi người Đức ở một mức độ cao hay thấp đều được ban cho dòng máu Bắc Âu. Nhiệm vụ thiêng liêng là giữ gìn và nhân rộng món quà đó. Ai trộn lẫn dòng máu của mình với các chủng tộc không hoàn hảo sẽ trở thành kẻ phản bội nhân dân mình.

        Khi chọn bạn đời hãy hỏi về tổ tiên. Khi kết hôn bạn không chỉ kết hôn với bạn đời của mình mà ở một mức độ nhất định, còn với cả tổ tiên người đó. Hậu thế hoàn hảo chỉ có thể có được nếu có tổ tiên hoàn hảo.

        Hãy yêu-cầu bạn đời tương lai của mình đi kiểm tra y học xem có phù hợp cho hôn nhân hay không, và tự mình hãy làm điều đó.

        Bạn phải chúc cho mình có thật nhiều con cái. Ý nghĩa của hôn nhân là phát triển hậu thế. Người nào không có lý do chính đáng để không kết hôn hoặc không có con tức là người đó đã dứt đứt mắt xích dòng giống. Cuộc đời của bạn chỉ là hiện tượng nhất thời. Dòng giống và chủng tộc là vĩnh cửu. Những đứa trẻ hoàn hảo sẽ nâng cao giá trị của nhân dân và là vũ khí tốt nhất trong cuộc đấu tranh cho sự tồn tại của nhân dân”.

        Trong hành dinh của thủ lĩnh SS có một tổ chức gọi là Lebensborn hoạt động; tổ chức này phải chăm sóc cho sự xuất hiện một số lượng đầy đủ trẻ em Arian. Himler kêu gọi những thành viên SS có thái độ nghiêm túc đối với hậu thế của mình. Hắn chỉ thị không đưa ra mặt trận những lính SS không con cái trước khi người đó có được hậu thế, và yêu cầu các cơ quan chỉ huy quân sự dành cho lính SS khả năng này. Có khoảng mười ngàn trẻ mới sinh trong các nhà hộ sinh của tổ chức Lebensborn - nơi sinh ra các đứa trẻ của những phụ nữ Đức không chồng với các tính chất chủng tộc phù hợp.

        Ở khắp Châu Âu người ta bắt đi những đứa trẻ nguồn gốc phi Do Thái và đưa đi giáo dục ở các gia đình SS để trở thành những người lính tương lai. Himler đặc biệt đánh giá cao dòng máu Na Uy, “dòng máu Vinking”. Vài ngàn đứa trẻ được sinh ra do kết quả sự “pha trộn” cố ý giữa những người lính Đức thuộc các đội quân chiếm đóng và phụ nữ Na Uy. Các nhà hộ sinh Lenbensborn xuất hiện ở Pháp, Bỉ Luxemburg.

        Tháng 6 năm 1941, Iozef Mengele được điều đến Ucraina, ở đó hắn được thưởng huân chương Thập tự sắt hạng nhì. Tháng 1 năm 1942, hắn được điều vào đội y tế của sư đoàn SS “Vinking”. ơ đây hắn được thưởng Huân chương Thập tự sắt hạng nhất do đã cứu được hai lính tăng bị thương mà hắn đã lôi được họ ra khỏi chiếc xe tăng bị trúng đạn.

        Cuối năm 1942, hắn được điều về bộ máy trung tâm của Tổng cục Hitler phụ trách vấn đề chủng tộc và dân số. Nhờ vậy hắn có thể quay lại công việc ở viện nghiên cứu nhân chủng học, sự di truyền của loài người và di truyền học mang tên hầu tước Vilhelm ở Berlin.

        Giám đốc viện thuyết phục Mengele nhận nhiệm vụ ở Osventsim. Giáo sư cấp tiền cho các nghiên cứu khoa học của Mengele ở Osventsim, còn Mengele gửi về viện các báo cáo khoa học của mình.

        Trước chiến tranh ở Osventsim có các trại lính Ba Lan. Bên canh đó, ở Birkenau, tư lệnh SS Hendric Himler cho xây dựng các lều mới - trại được gọi là Osventsim - Birkenau. Ở đó có năm lò thiêu và phòng hơi độc. Trong những ngày trời quang thì cột khói bốc lên từ các ống khói lò thiêu có thể nhìn thấy được từ khoảng cách trên ba mươi cây số.

        Công suất tối đa mà các phòng hơi độc đạt được vào mùa hè 1944: chín ngàn người một ngày đêm. Lính trơn SS ở khu vực giết người được bổ sung khẩu phần: mười điếu thuốc lá một ngày, một phần tư lít vodka, nửa cân giò. Bộ phận sĩ quan SS được ăn uống tốt. Và đây là hồi ký của một trong các sĩ quan của trại: “Hôm nay bữa ăn trưa chủ nhật tuyệt vời - súp cà chua, nửa con gà với khoai tây và củ cải đỏ, kem vani rất ngon”. Phục vụ nhu cầu giải trí, thư giãn cho các nhân vật SS cao cấp, trong trại tập trung có các hoạt động của sân vận động, thư viện, nhà hát, bể bơi, dàn nhạc giao hưởng và nhà chứa.

        Tiến sĩ Mengele như thăng hoa trong trại. Tất cả những người khác chỉ làm những gì thuộc trách nhiệm của họ, còn Mengele nghiên cứu hết dự án mới này đến dự án mới khác. Thậm chí người ta đã nhầm khi coi hắn là bác sĩ trưởng của hại. Trên thực tế bác sĩ trưởng của tại là tiến sĩ Eduard Virst, người đã cử Mengele làm bác sĩ phụ trách các lều phụ nữ.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Ba, 2018, 07:14:52 pm

        Mengele bắt đầu từ việc chặn đứng dịch sốt thương hàn. Hắn đưa hơn một ngàn người Zigan trong số đó có một số bị phát hiện là mắc bệnh vào phòng hơi độc. Cuối năm 1943 ở một khu khác lại xuất hiện bệnh sốt thương hàn. Và hắn lại đưa cả khối sáu trăm phụ nữ vào phòng hơi độc. Có thể hắn sẽ không làm điều này nếu hắn có thể tìm ra phương pháp nào khác.

        Có lần Mengele đã nói với một trong những đồng nghiệp là trên thế giới chỉ có hai dân tộc tài ba - người Đức và người Do Thái - và nhiệm vụ đặt ra là loại bỏ tất cả người Do Thái.

        Tháng 8 năm 1943, vợ hắn là Irena đến thăm hắn ở Osventsim. Năm 1944 họ sinh được con trai và đặt tên là Rolf.

        Ở Osventsim không chỉ có một mình Mengele tiến hành công việc nghiên cứu. Một số quan chức Quốc xã cao cấp cho rằng không nên ngay lập tức giết tất cả người Do Thái, mà tốt hơn là trước tiên bắt chúng làm việc, và để đề phòng chỉ cần hoạn hoặc triệt sản họ. Công việc này do một nhóm các nha y học đặc biệt thực hiện - Họ triệt sản các tù nhân bằng tia X- quang. Nhóm này do tiến sĩ Horst Shuman đứng đầu.

        Hai bác sĩ được cử trực nhật nhận đoàn tàu trở tù nhân tiếp theo. Họ quyết định đưa ai vào ngay phòng hơi độc còn ai vào lán - cái chết của họ được hoãn lại khoảng ba tháng. Một vài bác sĩ SS căm ghét công việc này và sau phiên trực thường uống rượu cho đến bất tỉnh. Mengele làm việc này với một sự thích thú rõ rệt. Đôi khi hắn còn mỉm cười và huýt sáo một đoạn nhạc hài kịch. Những kẻ song sinh! Những tù nhân mới đến Osventsim thường nghe thấy những lời này mỗi khi hắn nhìn thấy những người mà hắn quan tâm hơn cả.

        Sau chiến tranh Mengele mơ trở thành giáo sư, hắn chỉ nghĩ về bước thang khoa học tương lai. Người ta đã xây dựng cho hắn một phòng thí nghiệm thuộc lò thiêu số 2 ở Birkenao mà ở đó dự định tiến hành mổ xác những người tù vừa mới bị giết. Phòng thí nghiệm được trang bị các thiết bị hiện đại.

        Đảng đã đặt ra trước khoa học một nhiệm vụ - tăng tỷ lệ sinh đẻ. Một trong những cách tăng số lượng các trường hợp sinh đôi, sinh ba là phương pháp nhân tạo. Tuy nhiên là chỉ trong trường hợp nếu hậu thế sẽ là người Âu - mắt xanh và tóc vàng. Tuy nhiên việc nghiên cứu những người song sinh để tìm ra điểm nào là di truyền, còn điểm nào được tạo ra cần nhiều thời gian theo dõi những người song sinh. Trong điều kiện của Osventsim thì đây là điều không thể. Vậy Mengele đã nghĩ ra cái gì?

        Những người song sinh được bố trí vào lán số 14 ở Birkenao ở đó có kê các giường bình thường. Những người song sinh được ăn uống rất tốt. Mengele còn mang bánh kẹo cho họ. Khó mà biết được đã có bao nhiêu cặp song sinh qua tay hắn. Theo một vài tính toán cùng một lúc trong tay hắn có khoảng hai trăm cặp.

        Những người giúp việc của hắn tiến hành việc đo đạc nhân chủng học rất cẩn thận đối với những người song sinh và tìm kiếm các chi tiết nhỏ nhất về những điều giống nhau và khác nhau trong họ. Sau đó bắt đầu sự đau đớn. Hắn tiêm vào những người song sinh tác nhân gây bệnh thương hàn, cưa cắt các bộ phận, tạo ra vết thương - và thường không có bất kỳ một chất gây mê nào. Hắn muốn nhìn thấy sự khác biệt trong các phản ứng của những người song sinh đối với sự can thiệp này hoặc sự can thiệp khác. Hắn truyền máu từ người này sang người kia.

        Sau khi giết những người song sinh, hắn nghiên cứu tỉ mỉ các cơ quan nội tạng của họ. Chỉ có ở Osventsim mới có thể tạo được các điều kiện có một không hai cho công việc của hắn: Những người song sinh bị giết cùng một lúc. Một lần tự Mengele đã giết mười bốn cặp song sinh Zigan để chuẩn bị nghiên cứu. Đầu tiên hắn tiêm thuốc mê, và tiêm Cloroform vào thắng tim họ.

        Mengelg muốn làm rõ xem hắn có thể thay đổi được màu mắt hay không. Hắn chọn ra ba mươi sáu đứa trẻ và tiêm cho chúng những mũi tiêm gây bệnh. Sau khi thí nghiệm những đứa trẻ đã bị mù và trở nên không cần thiết đều bị đưa vào phòng hơi độc. Các kết quả thí nghiệm được gửi về Berlin cho người lãnh đạo khoa học của Mengele. Trên bì hàng gửi có chữ: “Tài liệu có ý nghĩa quân sự - Khẩn”.

        Mengele đã chú ý đến hai anh em, một trong số đó hát rất tốt, còn người kia không có giọng. Mengele đã cắt dây chằng thanh quản của cả hai đê xem chúng khác nhau ở chỗ nào.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Ba, 2018, 07:15:12 pm

        Mengele đã chú ý đên cái chân bị tật của một trong những người song sinh, cả hai bị giết. Mengele ra lệnh nấu các xác để da tuột khỏi xương sau đó bộ xương được rửa bằng xăng để chúng trở nên sạch và trắng. Mengele rất thích các bộ xương này. Hắn mời một số đồng nghiệp đến. Họ xem xét tỉ mỉ các bộ xương và trao đổi với nhau điều gì đó. Các bộ xương cũng được đóng gói cẩn thận và gửi về Viện nghiên cứu mang tên hầu tước Vilhelm.

        Hắn được đánh giá cao ở Osventsim. Bác sĩ trưởng của trại nhận xét hắn là “một cán bộ năng lực và kiên quyết trong những điều kiện khó khăn nhất đã đấu tranh với dịch bệnh và đã chứng minh là có thể hoàn thành nhiệm vụ trong bất kỳ tình huống nào”.

        Bác sĩ trưởng nhận thấy rằng “Mengele đã dùng thời gian rỗi của mình để tiếp tục tự học bằng việc sử dụng các tài liệu khoa học mà Mengele có để tiến mạnh lên phía trước trong các nghiên cứu nhân chủng học của mình”.

        Mengele đối xử với những người tù như một nhà nghiên cứu bình thường đối với những con chuột thí nghiệm. Hắn không thấy mệt mỏi vì công việc. Là một người tham vọng vô tận hắn cho rằng sau khi giải quyết dứt điểm với người Do Thái hắn sẽ sờ đến người Ba Lan.

        Phải chăng hắn đơn giản chỉ là kẻ tàn nhẫn cảm thấy sự cảm khoái bệnh hoạn trước những đau khổ của người khác?

        Hắn thực hiện nhiệm vụ của mình trong trại giết người một cách chính xác và điều này làm cho hắn cảm thấy tự hào, giúp hắn đè bẹp mọi xung động chống đối chống lại sự giết người.

        Có vẻ như lòng tin vào chủ nghĩa xã hội dân tộc đã cho phép hắn làm việc hết sức và không bị tổn hại tinh thần trong các công việc mà hắn đã tiến hành ở Osventsim. Với việc nắm bắt các phương pháp mới hắn có thể giải phóng được một số tù nhân khỏi một căn bệnh đặc biệt, và sau khi chắc chắn rằng đã tìm ra cách chữa thì lại đưa những người tù vừa khỏi bệnh vào phòng hơi độc.

        Có thê là hắn thích cảm giác của một người mà cuộc sống và cái chết trong tay mình. Trong hắn sự khác biệt đã đạt đến tột đỉnh - một sự khác biệt luôn tồn tại giữa những bác sĩ nhìn mọi vấn đề với góc độ khoa học thuần tuý và những bác sĩ muốn chữa các con bệnh khỏi bệnh.

        Các nhà nghiên cứu Tây Đức đã thu thập được rất nhiều bằng chứng về sự tàn nhẫn tột độ của Mengele thậm chí dưới con mắt của một nhân viên SS.

        Có cả những bằng chứng được đưa ra bởi những cựu tù nhân là bác sĩ - những người đã quan sát Mengele trong phòng thí nghiệm. Họ kể rằng hắn không phải bao giờ cũng giữ lại được mặt nạ của một người lạnh lùng bình thường đứng nhìn những sinh vật chưa thành người thảm hại. Tối thiểu thì hắn cũng tự tay đánh tù nhân. Trước sự ngạc nhiên của các đồng nghiệp, Mengele tự mình trích các mũi tiêm chết người, và đôi khi ném vào phòng hơi độc các bình chứa khí độc chết người và đứng xem những người tù chết như thế nào.

        Cuối tháng 7 năm 1944, Mengele ra lệnh tiêu diệt cả một trại Zigan ba ngàn người vì họ không còn cần đến nữa. Tất cả đều bị đẩy vào phòng hơi độc.

        Hắn nói với vợ ràng coi công việc ở Osventsim như phục vụ ngoài mặt trận. Hắn thực hiện nghĩa vụ như một người lính. Trên thực tế hắn chỉ quan tâm đến bước đường công danh khoa học. Có lẽ hắn cũng có thể giết mẹ mình nếu điều đó giúp hắn leo lên được nấc thang danh vọng.

        Giữa lúc chiến tranh quyết liệt nhất người ta đã tổ chức một hội nghị khoa học ở Osventsim. Báo cáo viên chính là Iozef Mengele. Chủ đề của báo cáo “Các công việc trong lĩnh vực nhân chủng học và sinh học di truyền trong điều kiện một trại tập trung”.

        Cuối năm 1944, tâm trạng của Mengele trở nên xấu đi. Có lẽ hắn đã hiểu rằng chiên tranh đã thất bại. Hắn sợ rằng tất cả các phát minh khoa học của hắn sẽ rơi vào tay những người chiến thắng.

        Lần thứ hai Irina vợ hắn đến thăm. Họ sống trong một ngôi nhà nhỏ riêng biệt, hắn được phép có người hầu gái. Họ đi dạo và lượm hái quả phúc bồn tử rồi mang về để Irina nấu. Bà không hề hỏi một câu hỏi nào thừa, cũng như Mengele cũng không kể thừa điều gì cả.

        Ngày 17 tháng 1 năm 1945, dưới tiếng gầm đại bác của Hồng quân đang tấn công, Mengele rời Osventsim. Người ta đã ra lệnh huỷ toàn bộ tài liệu về các cuộc thí nghiệm tiến hành ở Osventsim. Các giấy tờ quan trọng nhất thì Mengele mang theo người.

        Những người lính Xô Viết đầu tiên đã tiến vào Osventsim trưa ngày 27 tháng 1 và phát hiện thi thể của sáu trăm năm mươi tù nhân bị bọn SS bắn chết.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Ba, 2018, 07:15:31 pm

        Mengele được điều đến trại tập trung ở Silezia - nơi mà từ đầu năm 1942 người ta đã tiến hành các cuộc thí nghiệm đối với những tù binh Xô Viết để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh vi trùng. Nhưng hắn ở lại đó không lâu. Y đồ ngăn chặn bước tiến của quân đội Liên Xô đã không thể thực hiện được. Mengele di chuyển về phía tây cùng với những đạo quân rút lui. Hắn vứt hết tài liệu cá nhân và thay bộ quân phục SS bằng bộ áo cổ cứng của sĩ quan lực lượng vũ trang Quốc xã.

        Ngày 2 tháng 5, Mengele đến Sudeta - trạm quân y số 2/591. Trong số các bác sĩ hắn gặp một người quen từ trước chiến tranh - tiến sĩ Hans Otto Kaler, người này cũng nghiên cứu đặc biệt về những cặp song sinh cũng dưới sự hướng dẫn của một giáo sư ở Frankfute vùng Mam.

        Cùng ngày này - mồng 2 tháng 5, đài phát thanh thông báo là Hitler đã chết. Mengele nhờ người quen cũ bố trí mình vào đội ngũ của trạm quân y. Tại đây, trong trạm quân y hắn kết bạn với một nữ y tá mà hắn rất tin tưởng. Hắn thậm chí còn chuyển cho cô những ghi chép của mình về trại tập trung. Hắn hiểu rằng người ta sẽ không bắt tù một nữ y tá và những giấy tờ của cô cũng chăng ai quan tâm.

        Trạm quân y chuyển dần về phía tây. Các bác sĩ hy vọng rằng sẽ chang ai chú ý đến họ. Nhưng cuối tháng 6 người Mỹ đã bắt tất cả và đưa vào trại tù binh. Như Mengele đã dự đoán, cô y tá được thả ngay.

        Khi bị bắt làm tù binh, Mengele đã được cứu sống vì ở nách hắn không có vết xăm ghi nhóm máu - dấu hiệu đặc trung của nhân viên SS.

        Xưa hắn đã từng thuyết phục cấp trên rằng vết xăm chăng có ý nghĩa gì: một bác sĩ chuyên nghiệp trong bất kỳ trường hợp nào cũng có thể làm được một xét nghiệm máu đơn giản trước khi tiến hành truyền máu. Tuy nhiên vợ hắn nói rằng chỉ đơn giản Mengele không muốn làm hỏng làn da mềm mại của mình bằng vết xăm. Mengele quý trọng thân thể mình và thường soi gương rất lâu.

        Iozef Mengele - một bác sĩ từ Osventsim bị đưa vào danh sách tội phạm chiến tranh do một uỷ ban của Liên hiệp quốc về tội ác chiến tranh lập. Những người tù ở Osventsim còn sống sót đã viết cho chính quyền Ba Lan, Pháp, Nam Tư, Tiệp Khắc và Anh về tên SS - bác sĩ đã tiến hành thí nghiệm tội ác trên người sống.

        Nhưng trong bối cảnh rối loạn sau chiến tranh, Mengele đã chuồn được. Bản danh sách các tội phạm đang bị truy nã đã được phổ biến trong các trại giam giữ lính Quốc xã, nhưng có lẽ không đến được tất cả các trại, và cũng cần tính đến việc không phải tất cả các sĩ quan đồng minh đều nghiên cứu kỹ danh sách đó.

        Người Mỹ cố gắng nhanh chóng giải phóng các cựu binh lính Quốc xã để làm công việc khôi phục nước Đức. Các bạn cũ cung cấp cho Mengele giấy tờ giả và đưa về thôn quê làm việc vì cho rằng ở đó sẽ chẳng có ai đi tìm hắn. Những người nông dân sẽ sẵn sàng thuê mướn những thanh niên trai trẻ chưa kịp tháo bỏ quần áo lính Quốc xã.

        Cơ ngơi không lớn lắm - trồng khoai tây, lúa mì và nuôi độ chục con bò sữa. Chủ nhân bày khắp nhà các chậu cây thiên trúc quỳ. Mengele sống trong cảnh khắc khổ: trong phòng chỉ có cái giường và chậu rửa mặt. Chủ trại kể lại rằng Mengele là một người ăn hết tất cả những gì bày trên bàn và uống hết cả một lít sữa. Hắn ít nói. Chưa bao giờ hắn làm việc nhiều như vậy. Hắn khoẻ và giải quyết được mọi việc. Chỉ có điều là không biết vắt sữa. Hắn hoàn thành tất cả những gì được lệnh và thường ở trạng thái vui vẻ. Chẳng ai đến thăm hắn và hắn chẳng rời khỏi trang trại. Chủ trại thông cảm với Mengele - một thanh niên hai trẻ phải trốn tránh. Chỉ có một lần duy nhất Mengele cảm thấy bị đe doạ trực tiếp. Đó là lần hai cảnh sát Đức đến trang trại. Hắn trình hồ sơ giả của mình, và cuối cùng thì cũng thoát.

        Năm 1946, Mengele đề nghị chủ trại đặt mua một tờ báo địa phương và thấy tên mình bị nhắc đến trên báo. Viên cựu chỉ huy Osventsim đã khai trước toà án Nuremberg. Người đó kể về các thí nghiệm y học và vai trò của Mengele. Tháng 7 năm 1946, người Mỹ đưa ra xét xử hai mươi ba bác sĩ SS. Bảy người bị tuyên án tử hình, năm người bị tù chung thân.

        Trong số bị treo cổ có tiến sĩ Karl Gebchard thuộc trại phụ nữ Ravenbriuk. Là người tham gia “cuộc phiến loạn quán bia”, sĩ quan SS và bác sĩ riêng của Himler - hắn chữa bệnh cho giới thượng lưu Đức và đồng thời thực hiện các thí nghiệm trên các tù nhân trại tập trung. Hắn đã cấy vào họ các vi rút nguy hiểm chết người, làm tê liệt. Đặc biệt hắn còn kiểm nghiệm hiệu quả của chất sulfanilamid để chữa các vết thương. Để’ thực hiện việc này người ta làm cho người tù bị thương sau đó thử chữa họ. Theo tuyên án của toà án binh Mỹ, Karl Hebchard bị treo cổ.

        Trong lúc đó gia đình Mengele cố chứng minh với chính quyền Mỹ là Mengele không còn sống. Những người thân của hắn nói với mọi người là hắn bị mắc trong khu vực Liên Xô chiếm đóng và chăng có tin tức gì về hắn, rất có thể hắn đã chết.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Ba, 2018, 07:15:50 pm

        Mengele hiểu rằng ở Đức hắn không có tương lai và quyết định chạy sang Mỹ La tinh. Gia đình đã chọn Argentina. Ở đó có các đối tác làm ăn, hơn nữa ở Arhentina người ta không đối xử tồi đối với những người Quốc xã. Mengele tính rằng sau khi hắn thu xếp ổn định thì vợ và đứa con trai sẽ sang theo. Nhưng Irina không muốn rời Châu Âu, bà đã gặp ý trung nhân thứ hai của mình.

        Hắn đến Insburg bằng xe hoả. Những nhân viên hải quan Áo chỉ kiểm tra bằng cách hỏi hắn từ đâu tới. Không một ai để mắt đến giấy tờ của hắn. Ban đêm người ta dẫn hắn vượt biên giới Italia. Đó là những người làm việc ở chi nhánh địa phương của xí nghiệp Mengele.

        Ở Italia, một người bạn học thời nhỏ, cũng làm cho gia đình Mengele mang cho hắn đô la để đi dường và chiếc va li đồ dùng. Người ta mua cho hắn vé tàu thùy xuất hành từ Henui. Ở đó Mengele nhận được giấy tờ thực của Hội chữ thập đỏ quốc tế Thụy Sĩ với cái tên Helmut Gregor. Các nhà lãnh đạo Hội Thập tự đỏ đã giấu hành dộng này gần bốn mươi năm cho đến khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ George Shults yêu cầu trả lời - sau cuộc điều trần tại nghị viện liên quan đến Mengele.

        Mengele đã qua kiểm ưa y tế và nhận được giấy chứng nhận sức khoẻ và trình cho cơ quan tổng lãnh sự Argentina để cấp visa nhập cảnh. Giờ đây hắn chỉ còn thiếu mỗi visa xuất cảnh của Italia. Đúng lúc đó viên quan chức cảnh sát người đã giúp đỡ các bạn của Mengele lại đi nghỉ phép. Chỉ còn ba ngày nữa là tàu rời bến. Mengele thử mua chuộc cảnh sát nhưng hắn đã bị bắt. cành sát đã xác định được rằng giấy tờ của hắn là giả. Nhưng may cho hắn là người hắn cần đã trở về sau kỳ nghỉ phép. Người này giải thích rằng Mengele là người Do Thái chạy khỏi nước Đức, nhờ đó hắn được thả. Hắn đến Argentina bằng tàu thủy.

        Vào những năm đó Argentina là nước đầu đàn ở Mỹ La tinh. Đó là một nước giàu có nhất và có thái độ ủng hộ Quốc xã tuyệt đối. Khác với các nước Mỹ La tinh khác, thậm chí dưới sức ép của Hoa Kỳ, Argentina không muốn cắt đứt quan hệ ngoại giao với nước Đức phát xít.

        Ngay từ trước chiến tranh, một cộng đồng lớn người Đức đã có được ở Argentina những vị trí vững chắc. Trong số mười tám tờ báo hàng ngày được xuất bản ở thủ đô thì có ba tờ bàng tiếng Đức.

        Tháng 6 năm 1948, đại tá Huan Domingo Peron cướp chính quyền. Đại tá trước kia là tuỳ viên quân sự ở Italia và ông ta thích quan niệm của nhà nước phát xít.

        Mùa hè 1945, Peron chỉ thị cấp mười ngàn hộ chiếu chưa đề tên cho những người Quốc xã Đức đang cố chạy sang Arhentina. Người ta cho rằng Peron đã được trả các khoản tiền lớn về việc này. Bốn người Đức thực hiện việc chuyển tiền sang Argentina đã lần lượt bị giết trong các tình huống khó hiểu.

        Ở thủ đô Argentina không ai ra đón Mengele. Hắn lang thang, tìm việc không được cho đến khi làm quen được với những người Argentina cảm tình với Quốc xã và với những người Đức đã lập nghiệp ở đây. Họ đã cố giúp đỡ hắn.

        Hắn đã làm quen với viên cựu sĩ quan SS Adolf Eihman, người đã sống ở Buenos-aires dưới cái tên Ricardo Klement. Dần dần họ gặp nhau ở quán cà phê trong trung tâm thành phố - nhưng không trở thành bạn bè của nhau. Mengele không thích bầu không khí sợ sệt bao quanh Eihman.

        Nhà kiến trúc sư Frederico Haaze nổi tiếng đã giúp đỡ Mengele. Ông này lấy vợ là con gái Bộ trưởng tài chính Paragoay, nơi mà từ năm 1954, Alfredo SpreSS đã cầm quyền một mình. Năm 1959, những người Paragoay có ảnh hưởng đã giúp Mengele nhận được quốc tịch Paragoay.

        Mengele làm quen với đại tá Hans Ulrich Rudel - một phi công Liuftvaffe nổi tiếng nhất. Rudel đã bay trên các máy bay ném bom bổ nhào, đã chiến đâu ở mặt trận phía Đông và đã bị bắn rơi trên bầu trời Liên Xô. Hắn đã bò về được phía mình và lại bị bắn rơi, bị cụt một chân nhưng vẫn tiếp tục bay. Hitler đã nghĩ ra một phần thưởng đặc biệt cho hắn - Thập tự kỵ sĩ với những lá sồi vàng, thanh kiếm và hạt xoàn.

        Năm 1948 hắn sang Argentina. Hans Rudel đã viết một vài quyển sách và mô tả mình như một người dũng cảm, không kể gì đến cái chân giả mà luôn luôn hoạt động: trên sàn tenis, lướt ván nước hoặc vào rừng với bộ đồ nghề leo núi. Hắn muốn chứng minh rằng tinh thần đệ tam đế chế vẫn đang sống.

        Rudel giúp các cựu đảng viên Quốc xã ổn định cuộc sống cũng như hỗ trợ các công ty Đức nổi tiếng kể cả “Siemen” phát triển mạnh ở lục địa Mỹ La tinh với mối lợi lớn cho bản thân. Rudel cho Mengele theo mình sang Paragoay với cương vị người chào hàng các thiết bị sản xuất nông nghiệp cho các chủ trang trại.

        Có hai người đã giúp hắn ở Paragoay. Một trong số đó là Kerner - một thành viên tích cực của nhóm Quốc xã đã hợp tác tích cực với đảng phát xít Paragoay trong suốt thời kỳ tồn tại từ năm 1932 đến năm 1946. Người thứ hai - đại uý quân đội Paragoay, Alexandra fon Ekshtein. Eikshtein là bạn thân của Tổng thống Paragoay, Stressner.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Ba, 2018, 07:16:06 pm
    
        Ông bố và người em trai Alois cùng vợ đã đến với lozef. Mengele bố có ý định để Iozef cưới người đàn bà goá là vợ đứa con trai khác của mình đã chết năm 1949 khi còn rất trẻ. Mengele bố muốn bảo vệ việc kinh doanh gia đình vì không muốn để những cổ phần rơi vào tay người ngoài.

        Những năm đầu Iozef Mengele sống hoàn toàn tự do, thậm chí còn đi khắp Châu Âu để hỏi thăm họ hàng. Hắn xin được hộ chiếu ra nước ngoài và tháng 3 năm 1956, hắn đã bay sang Thụy Sĩ. Ở Giơ-ne-vơ, lần đầu tiên Iozef Mengele được thấy đứa con trai của mình, và để đề phòng hắn tự giới thiệu là “bác Frist”.

        Hắn kể cho cậu bé những câu chuyện về rừng rậm ở Mỹ La tinh, về việc săn bắt du kích trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ Hai. Cậu Rolf rất thích “bác Frist”, hắn cho cậu bé tiền tiêu vặt - những món tiền đầu tiên trong đời cậu.

        Từ Thụy Sĩ, Mengele sang Đức, về Hiuntsburg quê hương và đã gặp được người thân. Hắn thuê ô tô và lái về Munic. Nhưng một sự tình cờ suýt nữa làm hắn bị vạch mặt. Hắn gặp phải sự cố giao thông và cảnh sát yêu cầu hắn không được rời khỏi Munic chừng nào sự việc chưa được giải quyết.

        Mengele hốt hoảng gọi điện cho họ hàng. Bố Mengele vội vàng đến và đưa tiền cho cảnh sát, Mengele được thả. Ngay hôm sau để tránh tai hoạ hắn đã rời Châu Âu.

        Đã có một thời gian Mengele đã định làm phẫu thuật chỉnh hình nhưng khi vừa mới bắt đầu hắn bảo ông bác sĩ dừng ngay lại khi thấy người này hiểu biết công việc quá kém. Hơn nữa hắn cũng chang cần phải lo lắng điều gì. Năm 1956 chưa ai có ý gì về việc ra lệnh bắt hắn. Hắn có thể yên tâm sống dưới tên thật của mình. Hắn quyết định mua một ngôi nhà kha khá nhưng không muốn đăng ký tài sản của mình dưới tên giả. Hắn đến đại sứ quán Cộng hòa Liên bang Đức và đề nghị chứng thực rằng mình chính là Iozef Mengele. Không một ai trong đại sứ quán nghĩ tới việc đối chiếu danh sách các tội phạm chiến tranh đang bị truy nã.

        Với giấy chứng nhận của đại sứ quán, Mengele nhận được chứng minh thư Argentina dưới tên thật (trước đó hắn sống dưới tên Helmut Gregor). Hắn còn được cấp hộ chiếu Tây Đức hợp pháp. Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức ở Argentina là cựu đảng viên Bemer Iunkes - người đã phục vụ với danh nghĩa đặc phái viên của Bộ trưởng nội vụ đế chế ở Croatia những ngày tháng cuối cuộc chiến.

        Tháng 10 năm 1956, Mengele bắt đầu một cuộc sống mới: cùng với hắn còn có Marta - người đàn bà goá và là vợ của đứa em trai chết sớm với Karl Haints con của người em. Cùng với cựu đại tá Rudel, họ đã sang Chi lê vào tháng 2 năm 1957. Ở đó họ còn gặp Valter Raufl từng phục vụ trong phòng II thuộc Tổng cục an ninh đế chế. Chính hắn đã nghĩ ra “xe hơi độc” với thùng xe đóng kín để giết người hàng loạt bằng hơi dộc.

        Năm 1958, Marta và Mengele kết hôn với nhau. Theo lời khuyên của ông thân sinh Mengele đã mua cổ phần của một công ty dược ở Argentina. Hắn cho rằng những gì tồi tệ nhất đã qua rồi nhưng hắn đã nhầm. Một người Áo tên là Herman Langbain, người đã từng trải qua những ngày tháng ở Osventsim (ông là người ghi chép trong văn phòng bác sĩ trưởng) bắt đầu thu thập hồ sơ về Mengele. Ông không thể chịu nổi việc tên tội phạm quái ác này lại thoát khỏi sự trừng phạt.

        Một tháng rưỡi sau khi Marta và Józef bắt đầu cuộc sống mới thì Langbain gửi các tài liệu mình thu thập được đến Bộ tư pháp Cộng hòa Liên bang Đức với hy vọng là người Đức sẽ ra lệnh bắt Mengele. Trên thực tế ông dã phải mất nhiều thời gian chạy vạy xin xỏ trước khi tìm được một luật sư mới muốn làm công việc này.

        Trong lúc Mengele sang Paragoav, có vẻ như ai đó đã thông báo cho hắn biết rằng ở quê hương hắn đang bị để ý. Hắn quyết định sang hẳn Paragoay. Trong cái nước nghèo và kém phát triển này - nơi mà người dân sống nhờ vào buôn lậu thì bọn Quốc xã cảm thấy tự tin: ở đây mọi thứ đều mua được bán được. Nhà độc tài Alfredo Stressner tiếp nhận tất cả những ai thích cuộc sống như vậy và chỉ cần có tiền.

        Tháng 5 năm 1959, Mengelo đến định cư ở Paragoay, tại một vùng ở phía đông nam giáp biên giới với Argentina - vùng Babaria mới. Ở đây, sau chiến tranh đã có một khu di dân sáu mươi ngàn người sinh sống và cũng như trước đây - vẫn treo ảnh Hitler cùng Thập tự ngoặc.

        Các nỗ lực của Langbain cuối cùng rồi cũng có kết quả: ngày 5 tháng 6 năm 1959 đã có lệnh đầu tiên bắt Mengele do bị buộc tội về một số vụ giết người. Bộ ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức yêu cầu Argentina dẫn độ Mengele. Chính phủ Argentian từ chối với lập luận là tất cả những lời buộc tôi Mengele “mang tính chính trị chứ không phải tính hình sự”.

        Với Paragoay thì Tây Đức không có hiệp định về dẫn độ tội phạm. Chính quyền Paragoay cũng được thông báo rằng nhà cầm quyền Cộng hòa Liên bang Đức yêu cầu dẫn độ Mengele, nhưng điều này chăng thể cản hắn nhập quốc tịch và trở thành công dân Paragoay. Mặc dù vậy hắn đã quyết định bí mật về Đức để dự đám tang bố mình.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2018, 08:24:50 pm

        Cả Israel cũng quan tâm đến vụ việc Mengele. Nhưng năm 1957 MoSSad nhận được tin là Adolf Mengele - mục tiêu số một đang lẩn trốn ở Argentina. Tháng 5 năm 1960, nhóm đặc nhiệm của tình báo Israel đã bắt Eihman ở Argentina. Hắn bị dẫn độ về Israel và bị đặt vào ghế bị cáo.

        Cùng một lúc người ta cũng muốn dẫn độ Józef Mengele về Israel nhưng không tìm thấy hắn. Khi Eihman bị dẫn độ về Israel thì Mengele đang ở Paragoay - hắn cực kỳ hoảng sợ.

        Chính phủ Tây Đức treo giải thưởng hai chục ngàn Mác cho cái đầu của Mengele với hy vọng hấp dẫn ai đó trong số những người Argentina, nhưng không một ai hưởng ứng. cảnh sát Argentina thì hành động hờ hững. Trong các giấy tờ viện kiểm sát Đức gửi các đồng nghiệp Argentina luôn có những sai sót và công việc tiến triển rất chậm chạp.

        Nhưng Mengele biết rằng nhất định người Israel sẽ tìm thấy hắn ở Paragoay. Và hắn bắt đầu nghĩ đến việc di cư sang Brazil. Cựu thủ lính phái theo Hitler ở thành phố Grats nước Áo là Volfgang Herchard đã giúp hắn. Người này đã chạy sang Brazil từ năm 1948 mặc dù ông ta chỉ coi người Brazil là loại nửa khỉ và đại diện chủng tộc loại hai. Thậm chí cả các bạn cũng gọi Herchard là tên phát xít cuồng tín. Vợ hắn là Rut cũng vậy.

        Việc chuyển sang Brazil đã làm đổ vỡ cuộc sống của Mengele. Marta ly dị hắn mặc dù hắn đã kịp gắn bó với Karl Haints con trai của bà.

        Cộng hoà liên bang Đức đã thuyết phục được Tổng thống Paragoay Stressner ra lệnh bắt Mengele. Nhưng người bảo trợ bọn Quốc xã địa phương - Bộ trưởng nội vụ, trước tiên hỏi Rudel xem Mengele đang ở đâu. Sau khi đã biết chắc rằng hắn đã chạy sang Braxin từ lâu ông này mới ký lệnh.

        Không chỉ các luật sư mà cả những người săn đuổi bọn Quốc xã vẫn cho rằng Mengele đang lẩn trốn ở Paragoay.

        Năm 1963, Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Komarf Adenaer đề nghị Stressner mười triệu Mác (hai triệu rưỡi đô la) cho việc dẫn độ Mengele. Đại sứ Tây Đức nhận được câu trả lời là đề nghị của Thủ tướng không được chấp nhận.

        Khi viên đại sứ Tây Đức lưu ý Stressner rằng Mengele nhận được quốc tịch là vi phạm luật pháp (lẽ ra hắn phải sống trong nước đó không dưới năm năm trước khi xin nhập quốc tịch), và ngay vì việc này cũng phải tước quốc tịch của hắn thì Stressner nổi giận đập bàn trả lời:

        - Người Paragoay bao giờ cũng vẫn là người Paragoay!

        Dĩ nhiên, điều đó cho người Đức khắng định rằng Mengele đang ở đất nước này nhưng cả tổng thống và những nhà lãnh đạo cấp cao Paragoay đang bảo trợ hắn.

        Sự vụng về của ngành tư pháp Đức và sự chậm chạp của cảnh sát Mỹ La tinh đã thêu dệt nên nhiều huyền thoại về Mengele. Có tín đồn rằng Mengele đang tiếp tục các thí nghiệm của mình ở những vùng hẻo lánh ở Mỹ La tinh, rằng hắn đã thành lập một tổ chức bí mật từ những tên phát xít cũ và mới, rằng hắn đang chuẩn bị khôi phục lại đế chế Quốc xã.

        Trong các phim nghệ thuật và sách, hắn được mô tả như một người không thể bị tổn thương, có nhiều tiền bạc, vũ khí và hộ vệ. Trong bộ phim đã một thời phổ biến mang tên “Những cậu bé từ Braxin” hắn đã được Gregori Pek thể hiện như vậy. Trong các huyền thoại hắn luôn luôn đi trước mật vụ Israel một bước. Năm 1960, ở Arhentina có một phụ nữ bị chết và người ta cho rằng bà đang săn bắt Mengele nhưng hắn đã đi trước. Người ta khẳng định rằng người phụ nữ này đã từng ở Osventsim, rằng Mengele đã thí nghiệm lên người bà và bây giờ đã nhận ra bà trong khách sạn...

        Dần dần xuất hiện các thông tin rằng người ta đã nhìn thấy Mengele ở đâu đó. Một lần cảnh sát Anh đã bắt được một người và người đó tự nhận rằng chính mình là Mengele. Nhưng sau đó phát hiện ra rằng người này hoàn toàn không giống. Người ta còn bắt được một người sống dưới tên người khác do đã từng phục vụ trong SS nhưng không có tên trong danh sách các tội phạm chiến tranh.

        Còn trên thực tế thì Józef Mengele, “thiên thần chết”, bác sĩ từ Osventsim cảm thây mình hoàn toàn cô độc. Mengele chỉ có thể gây nguy hiểm trong bộ quân phục SS và đối với những người không được bảo vệ. Khi chiến tranh kết thúc hắn đã trở thành một kẻ chạy trốn hèn nhát. Và hắn cũng chẳng còn nghĩ gì về việc tiếp tục đấu tranh cho lý tưởng chủ nghĩa xã hội dân tộc. Hắn chỉ nghĩ làm sao để thoát thân. Hắn rất hoảng sợ khi được tin Adolf Eihman đã bị treo cổ ở Israel theo phán quyết của toà án. Khi hắn đi ra đường bao giờ cũng có cả một đàn chó vây quanh. Hắn xây cả chòi canh cao và hàng giờ quan sát các vùng lân cận và thấp thỏm lo không biết bao giờ người Israel sẽ đến bắt hắn. Hắn cũng không nghi ngờ rằng MoSSad làm nhiệm vụ chống lại các cơ quan đặc vụ Ả-rập cũng chẳng thèm tìm hắn. Những năm cuối đời của hắn trôi qua trong trạng thái cô đơn và luôn phấp phỏng chờ đợi sự trừng phạt khó tránh khỏi. Năm 1964, trường đại học Frankfurt gọi Mengele đến đối chất. Tất nhiên là Mengele không đến, nhưng Marta đã thuê một luật sư - một trong những người bào chữa cho các bác sĩ trong vụ án Osventsim. Luật sư chứng minh rằng không phải tất cả các bác sĩ tham gia thí nghiệm trên người đều phải bị trừng phạt. Nhưng các hiệu trưởng trường đại học Munic và trường đại học Frankfurt đã tước bỏ các học vị của Mengele trong y học và nhân chủng học “vì những tội đã thực hiện ở Osventsim”.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2018, 08:25:21 pm

        Đối với Mengele học vị tiến sĩ rất quan trọng và hắn rất khoái trá mỗi khi ai đó nói “ngài tiến si’.

        Tháng 5 năm 1977, Mengele nhận dược chứng minh thư Brazhdo Volfgan Herchard - người đã đi sang Áo “thử vận may” trao cho.

        Với sự giúp đỡ của một thợ ảnh lành nghề Megele đã dán được ảnh mình lên chứng minh thư. Năm 1972 hắn bị ốm và phải cần đến bác sỹ. Khi hắn trình chứng minh thư, bác sĩ rất ngạc nhiên vì bệnh nhân rõ ràng là già hơn tuổi ghi trong giấy tờ này. Nhưng Mengele giải thích rằng giây tờ có sai sót và sắp tới người ta sẽ cấp cho hắn chứng minh thư mới.

        Mengele bị trầm uất nặng và bắt đầu phát đủ mọi thứ bệnh: cao huyết áp, đau lưng, đau nửa đầu, dị ứng, mất ngủ, đau thấp khớp tay. Ngoài ra hắn còn cần phải phẫu thuật tuyến tiền liệt. Và hắn luôn bị ám ảnh sợ hãi rằng sớm hay muộn thì người Israel sẽ tìm thấy hắn.

        Năm 1976 hắn bị cơn đột quỵ và đối với hắn - một bác sĩ thì không điều gì còn là điều bí mật.

        Ở lứa tuổi mười sáu, người ta coi Rolf đủ lớn để tiết lộ bí mật lớn nhất của gia đình: “bác Frits” huyền bí chính là Józef Mengele - bổ cậu.

        - Tôi luôn nghĩ - Rolf Mengele nói - rằng bố tôi đã chết trong chiến tranh với nước Nga. Khi người ta nói rằng bố tôi còn sống, rằng ông chính là vị tiến sĩ từ Osventsim, thì tôi cảm thấy kinh tởm. Là con trai của Józef Mengele là một điều tồi tệ.

        Tháng 10 năm 1977, Rolf quyết định đến thăm bố. Cậu đã hoãn chuyến đi này suốt bốn năm. Mengele khăng khăng yêu cầu Rolf sử dụng hộ chiếu giả và quan tâm đến việc giữ bí mật. Rolf không muốn trốn tránh và đã đúng: cảnh sát Tây Đức không theo dõi gia đình Mengele.

        Họ không gặp nhau đã hai mươi mốt năm. Trong cuộc gặp lần trước ở Alpơ cậu Rolf cho rằng trước mặt mình chỉ là một người họ hàng xa. Trong hai thập kỷ đó Rolf được biết rằng bố mình là con quỷ.

        Rolf hỏi hắn về tất cả, kể cả về Osventsim. Mengele bảo vệ quan điểm chủng tộc của mình và không nhận bất kỳ một tội lỗi nào dù là rất nhỏ.

        Trong các câu chuyện với con trai, Mengele nói rằng hắn không nghĩ ra Osventsim và không thể chịu trách nhiệm về tất cả những gì đã xảy ra ở đó. Công việc của hắn chỉ là tách “những kẻ có khả năng làm việc” khỏi những kẻ “không có khả năng làm việc”. Nhưng liệu hắn có thể làm được gì khi chở đến toàn những người gần chết và người ốm? Mengele cố thuyết phục con trai là Do Thái là loại người khác với những người còn lại, rằng trong người họ có cái gì đó không bình thường và nguy hiểm. Nhưng hắn đã không thuyết phục được.

        Mengele tò mò về xuất thân của người vợ thứ hai của Rolf và đưa ra những lời nhận xét nhiều ẩn ý:

        - Lần đầu tiên ai đó trong dòng họ Mengele lấy vợ hoặc lấy chồng từ phương bắc. Ta nghĩ rằng việc kết hợp gen Bắc Âu cần được hoan nghênh - sự kết hợp này có thể cho kết quả tốt.

        Cuối năm 1978 Mengele đã cảm thấy chán sống. Hắn đi lang thang không mục đích. Một lần suýt bị ô tô cán phải. Đầu năm 1979 hắn không ra khỏi phòng trong nhiều ngày. Ngày 7 tháng 2, hắn một mình đi ra bãi tắm và xuống tắm nhưng ngay ở dưới nước hắn bị đột quỵ lần thứ hai.

        Người ta mang hắn lên bờ và cố làm hô hấp nhân tạo, nhưng Józef Mengele đã vĩnh biệt cuộc đời.

        Khi biết tin về cái chết của bố, Rolf Mengele cảm thấy nhẹ nhõm. Đấy là cách giải quyết các vấn đề đạo đức của anh ta. Anh hiểu rằng không thể chọn bố nhưng hình ảnh Osventsim cứ ám ảnh anh.

        Gia đinh Mengele quyết đinh không thông báo cho một ai về cái chết của Józef vì sợ rằng tin này sẽ làm hại các hoạt động tài chính đang phất lên của họ. Mengele mong được hoả táng. Nếu ý nguyện của hắn được thực hiện thì chắc không ai có thể biết được về cuộc sống của hắn ở Brazil. Nhưng người ta đã chôn hắn.

        Một nhân vật có tiếng nữa có thể nói là Anton Burger. Nhân vật này bị liệt vào danh sách mười ngàn tội phạm Quốc xã chủ chốt đã lẩn trốn khỏi sự săn lùng. Bản danh sách do trung tâm hồ sơ Simon Vizentali ở Viên lập 1987. Chỉ có một số ít trong danh sách bị trừng phạt, số còn lại có lẽ đã chết.

        Dù sao thì Burger cũng đã phải sống trong sự sợ hãi và nơm nớp lo bị phát giác. Đấy khác nào một dạng trừng phạt.

        Đầu tháng 6 năm 1943 có hai nhà khoa học trẻ đến Osventsim và thăng tiến rất nhanh: Bruno Berger từ Munic và Hans Fliaishkhaker từ Tiubengen, người mà một ngày trước khi đi khỏi đã trở thành phó giáo sư.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2018, 08:26:13 pm

        Ba mươi năm sau họ trình bày với toà án quận Frankfurt rằng họ đến Osventsim đê tiến hành việc đo đạc nhân chủng học đối với các tù nhân để chuẩn bị cho chuyến đi Kavkaz nhằm mục đích đóng góp vào nền khoa học nhân chủng học.

        Trên thực tế họ đã thực hiện nhiệm vụ của tổ chức khoa học SS “Anenerbe”. Chính tổ chức này đã ủng hộ các công trình nghiên cứu của giáo sư nhân chủng học Avgust Khừt.

        Người ta đã giới thiệu giáo sư với thủ lĩnh Quốc xã Henric Himler. Himler đề nghị nhà khoa học trẻ gia nhập SS. Viên sĩ quan SS Khirt đã trở thành người lãnh đạo viện giải phẫu thuộc trường đại học Strasburg.

        Giáo sư Khirt định thành lập bộ sưu tập sọ người để dùng làm hiện vật trong việc tuyên truyền học thuyết chủng tộc. Hắn đề nghị “Anenerbe” chọn cho mình một số lượng lớn tù binh Nga: “Công việc thu thập và bảo quản sọ của các chính uỷ bolshevic Do Thái có vẻ ghê tởm nhưng những thứ ấy lại là điển hình của loại chưa thành người và chúng ta có khả năng có được những tài liệu khoa học trực quan”.

        Giáo sư dự định tiến hành nghiên cứu nhân chủng học đối với các tù binh rồi sau đó giết họ: “Để giữ gìn và nghiên cứu tài liệu sọ người có được bằng hình thức này thì trường đại học Quốc xã mới thành lập ở Strasburg có thể trở thành một địa điểm phù hợp nhất”.

        Từ ý tưởng thu thập “bộ sưu tập sọ người” những nhà khoa học trẻ đến Osventsim chuyển sang ý tưởng “bộ sưu tập các bộ xương”. Cần gì các tù binh khi trong tay mình có các tù nhân trại tập trung? Kếhoạch được ban lãnh đạo “Anenerbe” thông qua.

        Berger và Hiaishkhaker được giao nhiệm vụ chọn trong số tù nhân một trăm năm mươi người đàn ông và đàn bà. Cả hai người làm việc đầy húng khởi. Berger nói tại phiên toà:

        - Lần đầu tiên đến Osventsim tôi trông thấy một nhóm lớn người Do Thái, tôi rất kinh ngạc về sự đa dạng nhân chủng học của nhóm này.

        Vì dịch sốt thương hàn mà họ đã phải ngừng công việc. Những tù nhân đã chọn được tạm đưa vào trại kiểm dịch. Ngày 30 tháng 7 năm 1943, họ bị đưa đến trại tập trung Natsvailer Shtruthof ở Elza, nơi dự kiến hoàn thành “công trình khoa học”. Thật tội nghiệp cho nhũng tù nhân bị đưa đến Elza. Họ vui mừng từ biệt những người ở lại vì nghĩ rằng họ đang rời khỏi trại giết người và sẽ được sống.

        Sau ba ngày, hai mươi chín phụ nữ và năm mươi bảy tù nhân nam đã được đưa đến địa điểm ấn định. Các nhà khoa học của trại chụp X-quang sọ và xác định nhóm máu của tùng người. Sau đó các tù nhân được chuyển cho viên chỉ huy trại xử lý.

        Người ta đã giết tám mươi sáu người trong buồng hơi độc lúc bốn giờ chiều. Cuộc hành quyết kéo dài bốn ngày vì buồng hơi độc nhỏ. Người ta đã trang bị lại một phòng bảo quản lạnh của một khách sạn địa phương để làm buồng hơi độc. Ở đây giáo sư Avgust Khirt tiến hành các thí nghiệm bằng hơi độc của vũ khí mà tính hiệu quả của vũ khí hơi độc đó được kiểm nghiệm trên tù nhân. Hắn đã hoàn thành nhiệm vụ được Himler giao cho là tạo ra các chế phẩm có thể cứu được các binh sĩ đã trở thành nạn nhân của vũ khí hoá học.

        Các xác tù nhân được chở bằng xe tải về trường đại học ở Strastburg và được chứa trong các công-ten-nơ đặc biệt ở viện giải phẫu của giáo sư Khirt. Nhưng việc xử lý xác và biến chúng thành các vật trung bày của bộ máy tuyên truyền Quốc xã bị ngưng trệ.

        Hồng quân và quân đội đồng minh đang tiến vào, tình hình nước Đức xấu đi, thiếu thốn vật chất. Còn phải lo các nhiệm vụ ưu tiên khác. Khi quân Anh - Mỹ tiến gần, từ Berlin đã có lệnh sơ tán trường đại học đế chế ở Tiubingen. Một câu hỏi đặt ra: phải làm gì đối với các xác chết?

        “Có thể tách bỏ thịt và như vậy làm cho chúng không thể nhận dạng được - người phụ trách “Anenerbe” - sĩ quan SS Volfram Zivers báo cáo Henric Himler - đằng nào thì công trình cũng đã trở thành vô bổ”.

        Khirt và các trợ lý của hắn hiểu rằng đang thực hiện việc phạm tội ác. Như tất cả những kẻ giết người chúng cố giấu các vết tích tội phạm và làm cho các thi thể không thể nhận dạng được. Chúng đưa bảy mươi đầu người đã bị cắt vào lò thiêu xác thành phố. Các thi thể không đầu bị cắt nhỏ và trộn lẫn với nhau. Mười sáu xác chưa bị động chạm được chúng xếp vào trong ba cái bể như “cá Sardin” (theo lời những nhân chứng).

        Ngày 23 tháng 11 năm 1944, quân đội đồng minh đã giải phóng Strasburg khỏi bọn Quốc xã. Sau ba tuần bộ máy tư pháp quân sự của Pháp bắt đầu công việc điều tra. Công việc quả là khó khăn nhưng họ cũng đã xác định được địa điểm gây tội ác.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2018, 08:02:07 pm

        Các câu hỏi về những tù nhân bất hạnh đó chỉ được làm sáng tỏ vào tháng 4 năm 1945, trong buổi hỏi cung viên sĩ quan SS Iozef Kramer. Là cựu chuyên gia về điện, Karmer sớm gia nhập đảng và phục vụ trong các đơn vị SS “cái đầu chết”. Hắn lần lượt làm chỉ huy các trại tập trung Natsvailer, Birkenau (Osventsim số 2) và Berge - Belzen.

        Viêc mổ các tử thi còn lại trong các buồng giải phẫu bắt đầu vào tháng 7 năm 1945 trong thời gian chuẩn bị phiên toà Nuremberg dành cho các bác sĩ.

        Viên chỉ huy trại tập trung - sĩ quan SS Jozef Volfram Ziver bị treo cổ tháng 6 năm 1948.

        Giáo sư Avgust Khirt bị tòa án quân sự ở Metse tuyên án tử hình ngày 23 tháng 12 năm 1953. Bản án được tuyên bố với sự vắng mặt của bị cáo. Người ta cho rằng giáo sư - tội phạm đã trốn thoát sự trừng phạt. Trên thực tế khoảng một tháng sau khi Đệ tam đế chế sụp đổ hắn đã lẩn trốn và ngày 2 tháng 6 năm 1945 đã tự bắn vào đầu.

        Các bác sĩ trại tập trung Bruno Berger và Hans Fliaishkhaker chỉ bị đưa ra toà năm 1970 với tội danh tòng phạm tội giết người hàng loạt. Toà án vùng Frankfurt - trên sông Main nói chung đã tha bổng Fliaishkhaker. Hắn được phép tiếp tục mọi công việc khoa học tại một trường đại học ở địa phương. Còn Berger cũng đã bị xét xử. Do cùng tham gia vào việc giết trại tám mươi sáu người hắn bị kết án ba năm tù giam. Nhưng hắn không phải ngồi tù - người ta đã tính đến thời gian bị giam giữ sau chiến tranh và thời hạn bị tạm giam. Số thời gian còn lại được xoá vì có “thái độ tốt”.

        Suốt những thập kỷ qua, tám mươi sáu tù nhân bị giết mà xương của họ nhẽ ra đã trở thành giáo cụ trong hệ thống giáo dục chính trị và chủng tộc của nước Đức Quốc xã vẫn là những người vô danh. Ở họ không còn lại một thứ gì trừ số hiệu tù nhân trại tập trung.

        Mãi đến năm 1998 sự việc này mới được một nhà báo Đức là Hans Ioahim Lang quan tâm. Nhờ làm việc nhiều thời gian ở các phòng lưu trữ ông đã đối chiếu được số tù nhân trại tập trung và biết được tên họ. Những tù nhân bị đưa đến Osventsim bằng hai đoàn tàu vào các ngày 1 tháng 12 năm 1942 và 19 tháng 5 năm 1943. Đó là những đàn ông, đàn bà quê ở tám nước khác nhau. Mười chín phụ nữ và hai mươi sáu đàn ông bị đưa đến từ Hy Lạp, hai mươi ba đàn ông và ba phụ nữ từ Đức, sáu phụ nữ từ Bỉ, bốn đàn ông từ Ba Lan, hai đàn ông từ Hà Lan, hai từ Pháp và một từ Na Uy.

        “Bọn tội phạm phải không được phép nói lời cuối cùng - Hans Joahim Lang, người đã bỏ ra sáu năm cho việc tìm tòi này, giải thích mục đích của mình - tên của họ nằm sâu trong tủ phiếu của bọn tội phạm; nếu ai muốn thì có thể tìm thấy ở đó. Tôi cần phải tìm thấy và giữ trong ký ức của loài người những người đã bị giết dưới danh nghĩa mục đích khoa học hư ảo và những người bị lấy đi tên tuổi.

        Người thợ điện Paul Krotoshiner bị Gestapo bắt trong thời gian “vệ sinh” xí nghiệp. Cô thợ may Brandel Grub vùng Diusendorfskaya chạy sang Bỉ để tránh bọn phát xít và rơi vào tay Gestapo sau khi nước này bị chiếm đóng. Zanet PaSSman sinh ra ở Fogelzang là vợ goá của một thương nhân cùng Gelzenkirkhen. Frank Zakhnovits - một thanh niên Na Uy mười bảy tuổi. Ikhai Litchi sinh ra ở Hy Lạp và là thợ đóng giày ở Paris, là bố của bốn đứa trẻ: một gái và ba trai, trong đó một đứa tên là Andri.

        Andri hiện vẫn còn sống và đã gần bảy mươi tuổi. Ông không còn kỷ vật nào của cha mẹ: “không ảnh, không thư”.

        Tháng 10 năm 1943 ở Luân Đôn đã thành lập uỷ ban liên hiệp các quốc gia về điều tra tội ác chiến tranh của Đức Quốc xã.

        Nhiệm vụ chính của uỷ ban là lập danh sách các tội phạm Quốc xã. Mỗi nước trong uỷ ban thuộc liên minh chống Hitler đã thông báo cho uỷ ban tên bọn tội phạm hoạt động trên lãnh thổ của mình.

        Uỷ ban đã hoàn thành công việc vào năm 1948. Thời đó trong danh sách có ba mươi sáu ngàn tên. Trong số đó hai mươi lăm ngàn thuộc loại A - nghĩa là có cơ sở xác đáng để đưa chúng ra xét xử. Tuy nhiên đại đa số những tên Quốc xã có tên trong danh sách này lại thoát khỏi sự trừng phạt một cách an toàn. Lợi dụng tình hình rối ren sau chiến tranh ở Châu Âu, rất nhiều tên Quốc xã đã chạy và lẩn trốn ở Mỹ La tinh và Cận đông - những nơi dễ trà trộn. Trong số đó có cả những tên tội phạm như viên sĩ quan SS Aloiz Brunner còn có tên “Eihman thứ hai”. Trong số những tên Quốc xã còn sống sót và trốn được sự trừng phạt thì Aloiz Bruner là tên đê tiện nhất.

        Hắn sinh ra ở Áo và ít giống với hình ảnh nhũng tên SS tóc vàng, mắt xanh được vẽ trên các băng quảng cáo. Hắn không cao, tóc hơi đen - những đồng sự của hắn thường gọi hắn là “gã Do Thái của chúng ta”.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2018, 08:03:11 pm

        Năm mười chín tuổi hắn gia nhập đảng. Sau khi sáp nhập Áo và Đức, hắn gia nhập SS. Hắn được phong hàm hạ sĩ quan nhân dịp ngày sinh Quốc trưởng 20 tháng 4 năm 1940, hàm sĩ quan - ngày 9 tháng 11 năm đó và hàm sĩ quan cao cấp ngày 30 tháng 1 năm 1942 nhân dịp kỷ niệm hàng năm ngày phái Quốc xã lên nắm chính quyền. Đó là sự công nhận công lao trong việc đuổi bốn mươi bảy ngàn người Do Thái ra khỏi Viên. Eihman chuyển hắn về bộ máy trung tâm ở Berlin.

        Bruner chỉ huy việc dẫn độ người Do Thái từ Tiệp, Hy Lạp, Áo và Pháp vào các trại giết người. Sau khi Đế chế thứ ba sụp đổ, hắn làm tài xế xe tải và mang hộ chiếu giả với tên Aloiz Shmaldinst. Năm 1954 khi bị theo dõi hắn đã kiếm đươc visa nhập cảnh Ai Cập và chạy đến Cairo. Ở Cận đông người ta rất cần những tên Quốc xã. Vào cuối những năm năm mươi, hắn tìm được nơi ẩn nấp ở Siri và ở đó hắn được giao việc theo đúng chuyên môn. Nhiều nước đã đề nghị chính phủ Siri trao tên tội pham chiến tranh Brune thế nhưng ở Damask họ luôn trả lời rằng trên lãnh thổ Siri không có con người này.

        Những số khác được thoát khỏi giá treo cổ hoặc khỏi bị tù đầy nhờ có “chiến tranh lạnh”, khi mà phương Tây sợ cộng sản đến mức không còn sợ những tên cựu Quốc xã và bắt đầu thả chúng sang Mỹ, Anh, Canada và Úc. Chúng lập nghiệp ở đó và thậm chí được nhận cả quốc tịch.

        Nền dân chủ mà chúng căm ghét trong thời kỳ Quốc xã thậm chí đã bảo vệ quyền của kẻ thù hung dữ nhất của mình. Trong thời gian chiến tranh ở các nước thuộc liên minh chống Hitler, không ai nghĩ đến việc thu thập nhũng bằng chứng hoàn toàn có cơ sở về các tội ác của bọn Quốc xã. Thường đó chỉ là những lời khai của nhân chứng được ghi chép không chính xác và đôi khi chỉ là nhắc lại lời người khác. Ở những nước có hệ thống luật pháp phát triển thì chỉ căn cứ vào điều đó chưa thể đủ để buộc tội một người. Có thể nói rằng trong cuộc đấu tranh chống các tội phạm Quốc xã thì cán cân công lý đã bị thất bại thảm trại.

        Riêng một thực tế là chúng có thể lẩn trốn đã tạo ra xung quanh bọn Quốc xã một cái gì đó giống như một vầng hào quang anh hùng. Người ta nói, chúng thật can đảm và tháo vát. Nhưng trên thực tế chỉ đơn giản là chăng ai đi tìm chúng cả.

        Bộ phận lưu trữ của Liên hiệp quốc nằm ở tầng cuối cùng của một toà nhà cũ mười hai tầng ở New York. Bên cạnh thang máy người bảo vệ ngồi trong trạm gác chắn kính. Theo yêu cầu của khách anh sẽ gọi các nhân viên lưu trữ liên hiệp quốc. Ở đây lưu giữ hồ sơ của gần ba mươi bảy ngàn tội phạm chiến tranh gồm người Đức, người Áo, người Nhật và những người Đông Âu. Đó là kết quả công việc của uỷ ban liên hiệp được thành lập ở Luân Đôn tháng 10 năm 1943 về tội ác chiến tranh.

        Càng ngày việc tìm kiếm các tội phạm Quốc xã càng trở nên phức tạp. Đối thủ chính của các dự thẩm viên là thời gian. Nhiều nhân chứng đã chết, trí nhớ của họ suy giảm. Và cũng không phải lúc nào họ cũng muốn làm chứng chống lại những đồng chí cũ, một bộ phận nhân chứng cũng chính lại là các cựu đảng viên Quốc xã hoặc kẻ tiếp tay cho chúng.

        Ở một mức độ nào đó thì cũng có thể tự an ủi rằng tuy nhiều tên Quốc xã đã trốn được toà án và nhà tù nhưng dù sao thì chúng cũng đã bị trừng phạt. Chúng bị trừng phạt bằng sự sợ hãi. Trong suốt những năm sau chiến tranh chúng luôn sống trong cảnh sợ hãi bị vạch mặt.

        Người ta cho rằng những tên cựu Quốc xã lẩn trốn ở Mỹ La tính đã thành lập một quốc tế đen, rằng chúng không đầu hàng mà đang tiếp tục chiến đấu cho những lý tưởng của Hitler. Người ta gọi Martin Borman và Iozef Mengele là lãnh tụ của những tên Quỏc xã sống sót.

        Tất cả những điều đó là bịa đặt.

        “Cấm người Dỉ-gan vào cửa’’ (Leni Rifenshtal)

        Những người chủ nghĩa xã hội dân tộc Đức trong mười hai năm không chỉ giết chết sáu triệu người Do Thái mà còn giết sáu trăm ngàn người Di-gan - những người bị chúng gọi là tội phạm bẩm sinh và sản phẩm nguy hiểm của sự pha trộn chủng tộc.

        Từ thuở xưa kia khoảng một ngàn năm trước đây những người Di-gan đã rời bỏ miền bắc Ấn Độ nhưng vẫn giữ trong ngôn ngữ không ít từ chữ Phạn. Họ sống lang thang nay đây mai đó khắp Châu Âu để tìm một chỗ mà họ ưa thích. Để không bị nhầm với “người Ai-Cập (điều này đã xảy ra với người Anh khi gọi họ là “Jersey”) vào thế kỷ thứ XV nhóm đông thành viên nhất đã tự gọi mình là những “người tối đen”, còn ngôn ngữ của họ là “Át-di-gan”.

        Trong những thời kỳ yên bình trong lịch sử Châu Âu, người ta đối xử khoan nhượng đối với những bộ lạc thợ thủ công tài ba và các nhạc công bẩm sinh. Còn vào những giai đoạn khó khăn, loạn lạc, những đám người hung hãn xua đuổi khắp mọi nơi “những tên bịp bợm đó”.

        Tại sao ở nước Đức Quốc xã người Di-gan bị giết?


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2018, 08:03:47 pm

        Ở góc độ sinh hoạt câu trả lời có vẻ quen thuộc đối với chúng ta. Những người tóc đen với nước da màu ô-liu thường bị hoài nghi trong con mắt của những công dân tử tế.

        Những người Di-gan không chỉ nói bằng tiếng riêng của họ, ăn mặc theo kiểu riêng mà còn cư trú riêng, sống lang thang nay đây mai dó, không đến nhà thờ, không đưa trẻ tới trường. Việc không muốn giống như những người khác là nguyên nhân chính làm những người xung quanh khó chịu.

        - Có thể chờ đợi bất cứ điều gì ở những người Di-gan đó. Chúng ăn cắp trẻ con... chúng là những tên trộm...

        Mỗi khi nhìn thấy dân Di-gan, những bà chủ thường kéo lũ trẻ đi và đóng cửa. Những người đàn ông nói với nhau một cách tức giận:

        - Tại sao đến giờ mà người ta vẫn chưa bỏ tù chúng?

        Nhưng đó chưa phải là nguyên nhân để xua đuổi và giết hại. Những chủ nhân các danh hiệu và học hàm khoa học đã tìm ra nguyên nhân.

        Trong viện nghiên cứu nhân chủng học thuộc trường đại học Tiubingen cách đây không lâu vẫn còn lưu giữ tủ phiếu ghi hai chục ngàn người Di-gan bị giết: Các giá cỡ mười sáu mét chứa đầy các cặp tài liệu với những số đo, ảnh chụp, vân tay, vân chân, với những tấm thẻ và sơ đồ, với danh sách những họ hàng gần xa cũng như các biên bản thí nghiệm gen và chủng tộc thay thế cho những bản tuyên phạt của toà án trong thời kỳ Quốc xã.

        Phán quyết “tử hình” không phải do những luật sư đưa ra mà là do các nhà sinh học Đức - những người sau khi nghiên cứu hồ sơ cá nhân luôn đi đến một kết luận: mẫu vạt này không chỉ không có giá trị đối với xã hội mà còn nguy hiểm đối với nó.

        Các nhà sinh học Đức khẳng định:

        “Người Di-gan là sản phẩm của sự pha trộn chủng tộc, trong đó chủ yếu pha trộn với bọn tội phạm hình sự và dẫn đến việc tạo ra tầng lớp vô sản lưu manh Di-gan. Chúng ta công nhận bọn Di-gan là loại sơ khai nguyên thủy. Sự lạc hậu về phát triển tri thức đã làm cho chúng không có khả năng đối với cuộc sống và xã hội.”

        Cộng tác viên của viện nghiên cứu Frankfurt về sự tinh khiết chủng tộc, Robert Ritter đã đưa ra một “công trình khoa học” về người Di-gan với kết luận sau đây: “Chỉ có chặn đứng được sự nhân giống của các dân tộc pha trộn này thì mới có thể giải phóng được các thế hệ tương lai của nhân dân Đức khỏi gánh nặng đó.”

        Ngày 16 tháng 12 năm 1938, Tư lệnh SS Henric Himler ra lệnh “đăng ký trong cảnh sát tất cả những cá nhân sống theo phong cách lang thang Di-gan, và kiểm tra các dấu hiệu chủng tộc - sinh học của họ”.

        Thực hiện chỉ thị này, người đứng đầu cơ quan an ninh đế chế, Reinchard Heidric đã tiến hành một cuộc hội nghị tháng 9 năm 1939, tại đó đã quyết định đưa tất cả người Di-gan vào các trại tập trung được thành lập trên lãnh thổ Ba Lan.

        Người được uỷ quyền về “giải quyết dứt điểm vấn đề Do Thái” - sĩ quan SS Adolf Eihman đề nghị “móc thêm vài toa tàu chứa Di-gan vào mỗi đoàn tàu Do Thái” chở đến các trại tập trung. Nhưng những đường sắt đế chế đã quá tải vì vận chuyển quân sự, do đó cơ quan an ninh đã phải nhồi nhét dân Di-gan vào các trại tập trung địa phương hoặc xây các trại mới.

        Ngàv 5 tháng 7 năm 1940, cố vấn của cảnh sát hình sự vùng Zaltsburg - sĩ quan SS Biomer báo cáo cho cấp trên ở Berlin:

        “Người chỉ huy cảnh sát bảo vệ và cơ quan an ninh đã chuẩn y việc di cư Di-gan từ Ostmark (người Đức gọi nước Áo như vậy sau khi Áo bị sáp nhập vào đế chế - lời tác giả). Để thi hành mệnh lệnh tốt hơn và liên tục, tôi định tập trung trước tất cả những người Di-gan vào trại tập kết ở Zaltsburg, nếu không có thể bỏ lỡ cơ hội tốt để thoát khỏi bọn họ trong một tương lai gần”.

        Những người Di-gan bị dồn tới đây tự xây dựng trại cho mình trên các dồng cỏ vùng đầm lầy Maksglan, ngoại ô Zaltsburg: họ dựng lều, nhà cho lính canh, hai tháp canh, rào khu vực bằng dây thép gai...

        Sau chiến tranh, toà án Áo xét xử vụ việc của trại tập trung dành cho người Di-gan. Toà đã xác định được như sau: “Người nấu bếp của trại thường xuyên đi xe từ trại đến thảnh phố mua hàng. Hắn ngồi trên xe kéo và buộc những đứa trẻ - tù nhân thay cho ngựa kéo. Nếu chúng kéo xe quá chậm thì hắn vụt chúng bằng gậy hoặc roi. Những tù nhân người lớn dần dần bị chuyển đến Osventsim hoặc Bukhenvald và sau một thời gian nào đó từ đây phát đi tin họ đã chết.”

        Một lần Leni Rifenshtal - một nữ diễn viên nổi tiếng và một đạo diễn còn nổi tiếng hơn đã xuất hiện ở trại.

        Thời trẻ nữ diễn viên này rất thích nhảy múa và nghiên cứu hội hoạ. Cô gái chỉ nhảy có một mùa hè sau đó đầu gối bị hỏng. Khi xem bộ phim của Arnld Frank “Quả đồi như số phận”, nghệ thuật điện ảnh đã thu hút cô hoàn toàn. Năm 1926 lần đầu tiên cô đóng phim “Quả đồi thiêng liêng”, sau đó là “Địa ngục trắng trên đỉnh Paliu”, “Thuốc phiện trắng”.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Tư, 2018, 02:51:18 am

        Năm 1932 cùng với Bela Balash cô dựng phim “Tia sáng xanh”. Cô dựng các bộ phim và đóng phim. Cũng năm đó cô quyết định đưa vở nhạc kịch D'Albera với cốt chuyện lãng mạn lên màn ảnh. Một cô gái múa xinh đẹp dã rơi vào tay một lãnh chúa tàn ác - người áp bức nông dân địa phương.

        Leni Rifenshtal tự đóng vai cô gái múa. Còn ai đóng vai những nông dân Tây Ban Nha, vai lãnh chúa, vai người hầu? Điện ảnh có khả năng giải quyết mọi vấn đề với việc sử dụng hoá trang, quần áo, bài trí. Khán giả xem phim không phải là các nhà dân tộc học mà là những người bình thường. Nhưng Leni Rifenshtal sẽ không bao giờ thành công nếu cứ di theo đường mòn... Cô quyết định là người Di-gan sẽ đóng vai những người Tây Ban Nha.

        Bất kỳ một đạo diễn nào chắc sẽ khá tốn kém đối với công việc to lớn này: Phải tụ tập dược dược một số lớn người Di-gan, thuyết phục họ đóng phim và đi đến địa điểm quay phim và trả thù lao hậu hĩnh. Bất kỳ dạo diễn nào nhưng không phải là Leni Rifenshtal.

        Ớ đệ tam đế chế, mọi cánh cửa đều rộng mở đối với cô. Sau những phim về đại hội đảng “sự khải hoàn của ý chí và về thế vận hội 1936 ở Berlin không ai từ chối cô về một điều gì. Ban lãnh đạo đất nước đánh giá cao những nghệ sĩ tuân theo các tư tưởng của đảng, của nhân dân trong nghệ thuật của mình.

        Rifenshtal bắt tay vào việc quay phim năm 1940. Công việc quay phim kéo dài nhiều năm. Cuộc chiến tranh đẫm máu với nước Nga đang diễn ra nhưng đảng vẫn không quên Rifenshtal. Trong danh sách các công việc có ý nghĩa quốc phòng năm 1942 có cả bộ phim “Miền thấp” của đạo diễn Rifenshtal, việc “sản xuất phim này được thực hiện theo đơn hàng của Quốc trưởng và với sự hỗ trợ của Bộ giáo dục nhân dân và tuyên truyền đế chế”.

        Cùng trong năm đó thư ký của Quốc trưởng, Martin Borman gửi cho Chánh văn phòng đế chế và Bộ trưởng không bộ Hans Lammers thư của Leni Rifenshtal gửi Hitler:

        “Khẩn, trực tiếp! Cùng giao thông viên!

        Về yêu cầu của “Cóng ty trách nhiệm hữu hạn Rifenshtal” đề nghị cấp ngoại tệ với khoản 450 ngàn Lia Italia”.

        Borman gửi cho Lammers một chỉ thị tương tự cho năm sau:

        “Khẩn!

        Như hôm nay Quốc trưởng đã nhấn mạnh, sau khi hoàn thành bộ phim sẽ hoàn vốn ở nước ngoài và mang lại các khoản ngoại tệ to lớn. Vì lẽ đó Quốc trưởng mong rằng Frau Rifenshtal sẽ được trả 240 ngàn Peso Tây Ban Nha.”

        Được phép của Tổng cục an ninh đế chế, với sự hộ tống của lính SS, Leni Rifenshtal đến trại tập trung Maksglan là nơi giam giữ người Di-gan.

        - Một hôm Leni Rifenshtal đi ô tô đến cùng với lính SS -  Một người Di-gan tên là Iozef Reincharđt nhớ lại - chúng tôi được lệnh xếp hàng. Và bắt đầu chọn người. Bà chọn năm trong số mười chín người trong gia đình tôi. Họ nhốt chúng tôi vào một căn buồng, cửa sổ bịt bằng lưới sắt.

        Leni Rifenshtal chọn cho mình tám mươi người đóng vai phụ - lính canh giải họ đến nơi quay phim.

        Việc quay và lồng ghép bộ phim diễn ra suốt thời gian chiến tranh. Say mê với công việc, Rifenshtal kỳ vọng đạt tới sự hoàn hảo nghệ thuật. Bà giảng đi giảng lại nhiều lần cho những người Di-gan từ trại tập trung là cần phải thể hiện cuộc sống hạnh phúc của nông dân Tây Ban Nha như thế nào.

        Một thanh niên Di-gan là một trong số những người đóng phim lâu nhất đã cả gan đề nghị bà giúp đỡ:

        - Gia đình chúng tồi là một gia đình có danh tiếng. Không một ai trong chúng tôi bị tù tội. Bà có thể giúp chúng tôi chút gì không?

        Leni Rifenshtal chỉ nghĩ về bộ phim và nhẹ nhàng dồng ý giúp đỡ:

        - Tất nhiên, tôi sẽ thử giải phóng cả gia đinh anh, hay tối thiểu là đưa về Berlin.

        Nhưng việc quay phún đã xong. Những người Di-gan -  những người được làm người Tây Ban Nha không lâu lại được trả về trại tập trung. Tháng 5 năm 1943, theo đề nghị của viên sĩ quan cao câp SS Eihman, những người Di-gan được dùng đến. Trại Maksglan bị đóng cửa, người Di-gan bị đưa tới Osventsim - vào trại giết người.

        - Tôi có tình yêu dặc biệt với người Di-gan - sau này bà Leni Rifenshtal nói - tôi luôn dành cho họ sự tôn trọng đặc biệt, có Chúa chứng giám điều đó.

        Cũng có những nhân chứng khác. Ở Osventsim, cũng như đến nơi quay phim của Rifenshtal - người Di-gan bị giải đi cả gia đình. Trong số những người tham gia đóng phim của bà hầu như không có ai sống sót.

        Chỉ có mỗi cậu thanh niên đã cầu xin Rifenshtal giúp đỡ là còn sống sót. Một người trong cả gia đình được tham gia vào nghệ thuật điện ảnh.

        Nhiều năm sau chiến tranh, anh kể rằng tất cả những người dược đóng phim của Rifenshtal đều chờ đợi sự giúp đỡ của bà nhưng họ chẳng được gì. Leni Rifenshtal không đơn giản là một đạo diễn mà còn là một người mẫu mực mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa Đức. Bà là một người phụ nữ rất hạnh phúc, sức khoẻ, phong cách sống đúng mực và việc trẻ hoá tế bào trong một bệnh viện ở vùng núi Al-pơ đã giúp bà sống đến chín mươi tám tuổi và được giải thưởng tại liên hoan phim ở thành phố trước kia mang tên Leningrad - thành phố bị thiệt trại nhiều nhất do bàn tay của các bạn Quốc xã của bà. Hơn nữa giải thưởng lại được trao cho bà ngày 22 tháng 6 năm 2001 ở tại nước Nga tựa như sự nhạo báng đối với cảm xúc của những người còn chưa quên được chiến tranh.

        Bản thân Leni Rifenshtal cũng nói rằng đó là phần thưởng quý giá nhất đối với mình, rằng bà “sửng sốt” về sự đón tiếp ở Nga dành cho bà. Điều đó đúng. Sau năm 1945, những người đứng đắn không chìa tay, hơn nữa không nơi nào ở Châu Âu người ta lại nồng nhiệt chào đón bà như vậy với sự tôn sùng như ở Piter - thành phố đã phải trải qua cuộc bao vây...


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Tư, 2018, 02:52:05 am

        ARNOLF SHVARTSENEGGER VÀ KURT VALDKHAIM

        Trong bộ phim nôi tiếng “Hồi tưởng” nhân vật Arnolf Shvartsenegger bị các cơ quan đặc biệt đầy quyền lực có khả năng điều khiển cả lý trí và trí nhớ bắt phải quên đi quá khứ.

        Ngoài đời thực bản thân Shvartsenegger - một diễn viên nổi tiếng và nhà chính trị mới vào nghề muốn quên đi nhiều điều trong số những điều đã xảy ra với ông và gia đình ông trong thời gian xa xưa.

        Ba mươi nhăm năm sau khi chạy sang Hoa Kỳ, người diễn viên nhảy vào chính trị và đã được bầu làm thống đốc bang California. Ông có tất cả các tố chất để làm việc này.

        Tên tuổi của ông ta ở trong nước được mọi người biết đến tuy rằng không phải người Mỹ nào cũng có khả năng phát âm đúng cái họ Đức dài dằng dặc xa lạ với tai người Anglôsăcxông. Và bản thân ông nói giọng nặng Đức. Mặc dù vậy cái giọng lơ lớ cũng không ngăn cản Henri KiSSinger trở thành Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ tuy rằng ban đầu Tổng thống Richard Nicson đề nghị KiSSinger ít phát biểu trước công chúng để khỏi làm tổn thương uy tín của chính phủ. Nhưng không sao, người Mỹ đã quen với giọng của ông.

        Tất nhiên các cử tri quan tâm hơn về thái độ của Shvartsenegger đối với các vấn đề hiện tại.

        Người ta biết rằng khi đến Mỹ ông còn theo quan điểm của phái cực hữu. Nhưng bà vợ người Mỹ đã có ảnh hưởng lớn đối với ông và ông trở thành khoan nhượng hơn. Giờ đây Shvartsenegger đã bình thản nói rằng người phụ nữ có quyền nạo thai còn những người đồng tính có thể tận hưởng cuộc sống bình thường như bao người khác.

        - Tôi không biết thế nào là tốt, thế nào là xấu trong tình dục. - Shvartsenegger nói với các nhà báo. - Đối với tôi những người đồng tính cũng là người. Người có được sự khoái lạc trong quan hệ tình dục với người đàn ông. Tôi thích phụ nữ. Nhưng cả hai trường hợp đều hợp pháp.

        Shvartsenegger - con người trong tất cả các bộ phim là một nhân vật được vũ trang từ đầu đến chân, luôn lên tiếng phản đối việc tự do bán vũ khí!

        Ông thú nhận rằng thời trẻ đã dùng các loại steroid, hoóc môn giúp phát triển cơ bắp. Điều này ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của ông. Có tin đồn là ông đang ở bệnh viện và các bác sĩ phải tiến hành lọc máu cho ông. Ông dễ dàng bác bỏ những tin đồn đó. Còn steroid chẳng hề làm hại bậc thang chính trị. Nếu có lý do nào ngăn cản ông trở thành thống đốc bang California thì đó chính là quá khứ gia đình của ông.

        Vị thống đốc bang tương lai sinh ra ở Áo. Mẹ ông là người nội trợ còn bố ông là một cảnh sát, một người hâm mộ cuồng nhiệt các cuộc tuần tiễu - điều không có gì là ngạc nhiên đối với một người đặc Đức từ tỉnh lẻ. Đó chính là hình ảnh ông bố của Shvartsenegger. Arnold có vẻ như không phải là đứa con trai được yêu quý nhất trên trái đất này. Dù sao đi nữa thì cậu cũng không về dự đám tang ông. Sau này cậu giải thích qua loa rằng có lẽ do quá bận tập luyện hay đang phải nằm viện điều trị chấn thương do thể thao.

        Vấn đề không phải là ở chỗ nhân vật màn ảnh tương lai từ bé đã nếm đủ sự nghiêm khắc của cha ông. Arnold ngại ngùng về cha mình vì quá khứ của ông không gây được cảm tình đối với người Mỹ.

        Mùa hè năm 1938, chỉ ngay sau khi nước Áo bị sáp nhập vào Đế chế Đức thì bố của Arnold gia nhập đảng Quốc xã.

        Trong thanh phần các đơn vị lực lượng vũ trang Quốc xã ông đã tham gia chiến tranh thế giới thứ hai và làm công việc thiết lập trật tự ở các vùng lãnh thổ Liên Xô bị tạm chiếm.

        Năm 1986 Shvartsenegger cưới Maria Shvaiver - một người thuộc dòng họ danh giá và có thế lực Kenneđi. Cuộc hôn nhân này ngay lập tức giúp ông bước chân vào giới thượng lưu Mỹ.

        Shvartsenegger quyết định chứng tỏ rằng mình cũng có giá trong xã hội thượng lưu và mời đến dự đám cưới một nhân vật mà cả thế giới đều biết. Đó là Kurt Valdkhaim - Tổng thư ký liên hiệp quốc - người đã rời bỏ chức vụ để ra ứng cử Tổng thống Áo. Valdkhaim sẵn sàng đến dự đám cưới người đổng hương. Shvartsenegger rất cảm động nói với Valdkhaim: “Tôi rất yêu quý ông”, điều mà không lâu sau đó ông đã phải hối tiếc.

        Sau đó ông phát hiện ra rằng Kurt Valdkhaim là tội phạm chiến tranh.

        Vậy những người Áo đó là ai? Có phải cũng là những người Đức? Hay là một dân tộc tách biệt nào khác? Ngay bản thân những người Áo cũng không tìm ngay được câu trả lời. Nước Áo được thành lập sau chiến tranh thế giới thứ Nhất. Những người chiến thắng đơn giản là chia nhau đế quốc Áo- Hung bại trận.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Tư, 2018, 02:52:42 am

        Năm 1918 nhân dân Slavơ và người Hungary tách ra khỏi thành phần đế chế. Lúc đó ở Châu Âu người ta nói một cách kiêu ngạo: “Nước Áo chỉ là những gì còn sót lại”. Từ một cường quốc vĩ đại, từ đế quốc Áo-Hungary chỉ còn lại là một nước Áo nhỏ bé mà đại đa số dân cư ở đó là người Đức.

        Các phần còn lại này sẽ là một quốc gia có chủ quyền hay lại bị sáp nhập vào nước Đức - câu hỏi này chưa thể giải quyêt được trong một sớm một chiều.

        Trong những năm ba mươi, một số người Áo nghĩ rằng nếu quả thực họ là người Đức thì thật là lạ lùng nếu họ sống bên ngoài nước Đức. Hơn nữa Áo lại là một nước nhỏ và yếu kém, một sự hình thành tạm thời và ngẫu nhiên trên bản đồ chính trị. Người Áo trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới chưa kịp yêu đất nước của mình.

        Nước Áo giống như một hộp sô-cô-la sang trọng buộc băng đỏ. Hay, dù sao thì nước Áo muốn có vẻ như vậy. Những đỉnh núi Al-pơ tuyết trắng, nhạc kịch thành Viên, sông Đa-nuýp xanh với những tàu kéo cũ gợi nỗi buồn nhớ tổ quốc, những điệu Vals của Straus, tình yêu đối với phong cách sống cũ -  Gemutlichkeit.

        Tại sao tại Áo chủ nghĩa bài Do Thái lại điên cuồng, hung dữ hơn so với ở ngay nước Đức?

        Trước chiến tranh ở Áo có một trăm chín mươi ngàn người Do Thái sinh sống, cứ ba người thì có một người đã chết trong các trại tập trung.

        Câu trả lời cần tìm trong tâm lý của những người nông dân vùng Al-pơ đầy thiên kiến - những người đã không thế khắc phục được nỗi sợ hãi của mình khi đế chế sụp đổ.

        Năm 1920 từ một đế quốc Áo-Hung chỉ còn lại một lãnh thổ không lớn hơn bao nhiêu so với công quốc Habsburg thời trung cổ. Quân lính trong quân đội chủ yếu là người Hung. Những người Slavơ nghèo từ Bohemia, Moravia, Ba Lan, từ Ban căng đổ xô về Viên để tìm công ăn việc làm.

        Nước Áo là một nước xu hướng Thiên chúa giáo mạnh nhất trong số các quốc gia thuộc Đức. Otto fon Biskmark không ưa nước này. Vùng PruSSia không phản đối việc khai trừ Áo khỏi liên bang Đức năm 1866.

        Áo là vị khách không mời trong một đại gia đình các quốc gia Đức. Như vậy việc sáp nhập vào nước Đức năm 1938 là một sự nhẹ nhõm, kết thúc sự đợi chờ kéo dài suốt trăm năm bị ruồng bỏ. Nước Áo đã nuôi trồng trong mình tất cả những gì mang tính Đức và thả sức căm ghét những người Slavơ, Do Thái và Di-gan - những người làm chấn động Châu Âu.

        Và kết quả là năm 1938 Hitler đã dễ dàng sáp nhập nước Áo vào đế chế Đức Quốc xã.

        Kurt Valdkhaim sinh ra có tên là Kurt Vatslavic. Lúc đó là năm 1918. Đất nước còn bị gọi là đế quốc Áo-Hung nhưng đang ở trong những ngày cuối cùng. Khi bố Kurt từ quân ngũ trở về sau chiến tranh thế giới thứ Nhất thì ông đã rơi vào một nước khác. Từ một đế quốc cũ nay chỉ là các tỉnh của Đức mà thôi.

        Phần lớn cuộc đời bố Kurt mang họ Tiệp, ở đế quốc Áo- Hung, tất cả đã xáo trộn. Nhưng ở nước Áo mới ông nhanh chóng nhận ra rằng với cái họ Tiệp thì không thể thành đạt dược. Do đó Vatslavic đã trở thành Valdkhaim. Dần dần Kurt Valdkhaim hiểu rằng có thể thay đổi không chỉ có họ mà thôi.

        Năm ba mươi tám, gia đình Valdkhaim phản đối sự sáp nhập Áo vào nước Đức Quốc xã. Khi sự việc này trở thành hiện thực thì bố Valdkhaim - một giáo viên trung học đã bị mất việc và thậm chí còn bị tù trong một thời gian ngắn. Nhưng Valdkhaim con lại nhanh chóng định hướng được trong hoàn cảnh mới. Ông gia nhập hội sinh viên Quốc xã và các đội xung kích. Hoàn toàn giống như bố của Arnlod Shvartsenegger.

        Khi chiến tranh bùng nổ Kurt Valdkhaim mặc quân phục sĩ quan lực lượng vũ trang Quốc xã. Còn bố của Shvartsenegger -  một cảnh sát trở thành hiến binh dã chiến.

        Mùa hè năm bốn mươi mốt, sư đoàn bộ binh số 45 thuộc đoàn quân “Trung tâm” - nơi Valdkhaim chiến đấu, đã chiếm được pháo đài Brest. Vì sự tham gia vào các cuộc chiến đẫm máu, trung uý Valdkhaim được thưởng huân chương Thập tự sắt hạng Nhì và huy chương. Ông ta tham gia vào tiêu diệt những đơn vị Hồng quân mắc trong vòng vây và cố gắng thoát về chiến tuyến mình ở phía Đông.

        Sau khi bắt đầu cuộc phản công của Hồng quân gần Matxcơva, tháng 12 năm 1941 thì Valdkhaim không còn gặp may nữa. Ông ta đã bị thương do bị một mảnh đạn đại bác. Người ta đã định cưa chân phải của ông nhưng các bác sĩ đã cứu được cái chân đó. Valdkhaim được đưa vào quân y viện, đầu tiên là ở Minsk và sau đó ở Viên. Còn bố của Arnold Shvartsenegger chiến đấu ở mặt trận Leningrad nhưng số phận đã bảo vệ ông ta.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Tư, 2018, 02:53:03 am

        Sau chiến tranh Valdkhaim viết trong hồi ký của mình (cũng đã được dịch sang tiếng Nga) rằng ông được giải ngũ vì lý do sức khoẻ, và từ năm bốn hai đến năm bốn tư nghiên cứu luật học ở Viên. Ông đã thôi không tham gia chiến tranh. Điều này không đúng. Tổng thư ký Liên hiệp quốc đã nói dối. Hội đồng y khoa công nhận là Kurt Valdkhaim đủ tiêu chuẩn tiếp tục phục vụ trong quân đội cả sau khi bị thương. Như vậy tháng 3 năm 1942, trung uý Valdkhaim được điều về bộ chỉ huy của tập đoàn quân Đức số 12. Tập đoàn quân này đóng trên lãnh thổ Nam Tư bị chiến tranh tàn phá - nơi mà cuộc chiến tranh du kích đang diễn ra. Valdkhaim được điều vào một đơn vị chiến đấu ở Tây Bosnia. Ở đó quân du kích Nam Tư của Iosip Bros Titô đã giáng những đòn thấm thìa vào đội quân Croatia độc lập.

        Trong lịch sử, nhà nước Croatia tự chủ đầu tiên xuất hiện nhờ có Hitler và MuSSolini. Đứng đầu quốc gia là Ante Palevich, nhà lãnh đạo nhóm Ustasha dân tộc chủ nghĩa ở Croatia. Bộ tư lệnh lực lượng vũ trang Quốc xã quyết định giúp các đồng minh Croatia của mình và quét sạch du kích khỏi vùng này.

        Các cuộc giao tranh diễn ra vài tuần lễ. Du kích chống trả quyết liệt. Tất cả du kích bị bắt với vũ khí trong tay đều bị ra lệnh bắn chết, còn những người dân nào giúp đỡ du kích thì bị đưa sang Đức lao động cưỡng bức. Valdkhaim cùng các sĩ quan Đức khác quyết định số phận của người Bosnia: Những người có sức khoẻ bị đưa sang Đức làm việc, còn những người yếu chuyển cho cảnh sát Croatia tiêu diệt, về mức độ tàn bạo của bọn Ustasha không ai sánh kịp - chúng dùng những con dao lưỡi cong đặc biệt để cắt cổ kẻ thù của mình. Sau cuộc giao tranh Valdkhaim được đưa vào danh sách các sĩ quan xuất sắc. Thủ lĩnh Croatia phát xít Ante Pavelich đã thưởng cho ông huy chương bạc của nhà vua Zvonirrur gắn kèm lá sồi - “vì lòng dũng cảm thể hiện trong các cuộc giao tranh với bọn phiến loạn”. Tháng 4 năm 1944, thượng uý Valdkhaim trong khi đang tiếp tục phục vụ trong quân ngũ đã bảo vệ luận án tiến sĩ trong đó gọi nước Đức Quốc xã là “vị cứu tinh Châu Âu”. Trong quân ngũ, vị tiến sĩ luật học này cũng thăng tiến nhanh. Ông được điều về bộ chỉ huy tập đoàn quân "E” đóng ở Hy Lạp. Chỉ huy tập đoàn là thượng tướng không quân Alexandr Lior. Cũng như Valdkhaim ông này là người Áo và phục vụ đến chức chỉ huy các lực lượng không quân ở cộng hoà Áo. Sau lại được điều về Liuftvaffe. Thượng tướng Lior chỉ huy toàn bộ các đơn vị quân đội Đức ở Đông nam Châu Âu, nhiệm vụ của chúng là duy trì chế độ chiếm đóng.

        Valdkhaim - một sĩ quan cẩn thận và có trách nhiệm thuộc phòng chiến thuật ghi chép nhật ký về các hoạt động quân sự. Các mệnh lệnh và báo cáo về việc lưu đầy người Do Thái ra khỏi Hy Lạp, về các cuộc càn quét chống du kích, về việc đuổi hàng loạt dân thường... đều qua tay ông.

        Sau này Valdkhaim đã thề rằng không hay biết gì. Nhưng những nhà sử học kỹ lưỡng lại phát hiện được trong hồ sơ lưu trữ của lực lượng vũ trang Quốc xã các báo cáo mà tự tay ông ta viết. Ông ta biết tất cả. Và với tất cả sức lực của mình ông ta đã tham gia vào các công việc mà sau này cố quên đi. Ông ta là một con vít nhỏ nhưng tin cậy trong guồng máy giết người của Hitler.

        Có thể chấp nhận sự khăng định của Valđkhaim rằng ông không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thi hành các mệnh lệnh của cấp trên của mình. Ông là một người bình thường -  một người sống bình yên và làm việc. Nhưng có lẽ đó là bài học quan trọng nhất của đệ tam Đế chế: Nếu không có sự giúp đỡ của những con người như vậy thì Hitler chắc không thể giết được nhiều triệu người.

        Mùa thu năm 1943 Valdkhaim được điều về phòng tình báo và được giao nhiệm vụ nghiên cứu biên bản hỏi cung những du kích bị bắt. Đây cũng là một chi tiết mà ông cố quên. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ mười một ngày Hitler lên nắm chính quyền, năm 1944, Valdkhaim nhận được phần thưởng mới - Thập tự “vì công trạng” hạng Nhì với một thanh kiếm. Tháng 5 năm 1945 thượng uý Valdkhaim ra hảng người Mỹ. Nhưng ông đã nhanh chóng được thả về nhà.

        Các nước đồng minh đang phân vân. Làm gì với người Áo? Trừng phạt họ như trừng phạt người Đức vì họ cũng là một bộ phận của Đệ tam đế chế? Hay coi Áo là nạn nhân đầu tiên của nước Đức? Người ta chọn phương án thứ hai. Ở Áo người ta quyết định chỉ trừng phạt những chỉ huy cao cấp, còn những tên Quốc xã tầm thường có thể trông cậy vào sự khoan hồng.

        Cũng y hệt như vậy, bố của Arnold Shvartsenegger không bị thiệt hại gì. Ông không những không bị đưa vào loại tội phạm chiến tranh mà lại còn được quay về với công việc yêu quý của mình là phục vụ trong ngành cảnh sát. Hai năm sau chiến tranh đứa con hai ông - nhân vật tương lai của nền điện ảnh thế giới cất tiếng khóc chào đời.

        Vì Kurt Valdkhaim vào phục vụ trong bộ máy nhà nước -  Bộ ngoại giao nên ông phải trải qua thủ tục xác định nguồn gốc dân tộc. Hổ sơ của ông dược chuyển cho một uỷ ban, nhưng uỷ ban này đã bận quá nhiều việc nên chăng thèm xem xét gì, họ báo cáo cho Valdkhaim rằng ông trong sạch. Thật đáng khen cho tính chính xác của người Đức!


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Tư, 2018, 02:53:25 am

        Nhưng có một mối nguy hiểm khác đang đe doạ ổng, mối nguy hiểm từ phía Nam Tư - lãnh thổ mà ông đã chiên đấu ở ctó. Nguyên soái Iosip Bros Titỏ có nhửng món thanh toán dối với nước Áo. Ông khăng khăng lập trường là vùng ctất Karintia của Áo phải thuộc về Nam Tư.

        Nhưng nước Áo không dồng ý từ bỏ một phần của lãnh thổ. Lúc dó ở Nam Tư người ta bóng gió răng trong chính phủ Áo, đặc biệt là trong Bộ ngoại giao có quá nhiều cựu đảng viên Quốc xã. Một tù binh sẵn sảng khang định rằng Valdkhaim là “một tên Quốc xã tầm cỡ” và trực tiếp có lỗi trong việc các con tin bị bọn Đức bắn chết. Chính phủ Nam Tư đã chuẩn bị tài liệu đòi ghi tên nhà ngoại giao Áo Valdkhaim vào danh sách các tội phạm chiến tranh Quốc xã và đưa người này ra toà.

        Đây không phải là sự de doạ suông. Thượng tướng Liuftvaffe Alexanđr Lior người trước dây là cấp trên của Valdkhaim, đã bị tuyên án tử hình tháng 2 năm 1947 ở Belgrad và dã bị xử bắn. Còn Valdkhaim dã găp may.

        Vào phút chót ở Belgrad người ta đã từ bỏ ý định. Valdkhaim được điều đến làm việc ở đại sứ quán Áo tại Pháp và ông không còn nghiên cứu vấn đề Karintia nửa. Sự việc đã được khép lại song cánh cửa công danh bắt đầu mở rộng đối với ông.

        Valdkhaim giành nhiều thắng lợi trong lĩnh vực ngoại giao, còn chính trị trị quan trọng hơn tính chính nghĩa lịch sứ. Chính quyền Nam Tư thực hiện sự lựa chọn có lợi cho quan hệ tốt với nước Áo láng giềng. Một số năm sau người đứng đầu Nam Tư Iosip Bros Tito đã tự tay trao cho Valdkhaim huân chương Nam

        Tư. Đó là phần thưởng thứ hai mà ông nhận được trong đất nước này. Phần thưởng đầu tiên được trao bởi Ante Palevich -  tên tội phạm chiến tranh và thủ lĩnh của các nhóm Croatia.

        Thật ngạc nhiên khi không một ai để ý đến việc Kurt Valdkhaim làm gì trong những năm chiến tranh thế giới thứ Hai trong khi tất cả những người Đức trai trẻ đều phục vụ trong quân đội.

        Những tình tiết đáng ngờ trong đời sống của ông không hề được nhắc đến trong bất kỳ một sổ tra cứu quốc tế nào cũng như trong bất kỳ một tiêu sử đặc biệt nào. Còn khi có ai đó hỏi ông về những năm tháng chiến tranh thì Valdkhaim kiêu hãnh trả lời: “Tất nhiên là người ta cũng gọi tôi vào lực lượng vũ trang như tất cả mọi người. Tôi là kỵ binh ở mặt trận với Nga, còn sau khi bị thương người ta cho tôi giải ngũ”.

        Ai dám quy lỗi cho Valdkhaim về số phận một thế hệ? Tuy nhiên cũng có cơ sở để cho rằng các cơ quan đặc vụ Hoa Kỳ và của Liên Xô đều biết quá khứ tội lỗi của Tổng thư ký Liên hiệp quốc, vì vậy mỗi khi cầu cạnh ông họ chưa bao giờ bị từ chối điều gì.

        Năm 1971 các cường quốc đưa ông lên làm Tổng thư ký Liên hiệp quốc. Sau đó ông lại được bầu nhiệm kỳ sau. Người phó của Valdkhaim về các vấn đề chính trị là một nhà ngoại giao Xô Viết Arkadi Nikolaevich Shevechenko - cựu trợ lý Bộ trưởng ngoại giao Gromưko. Năm 1978 ông chạy sang hàng ngũ người Mỹ. Shevchenko kể rằng Valdkhaim luôn ủng hộ các đại diện Xô Viết.

        Khi kỳ hạn năm năm của Valdkhaim ở Liên hiệp quốc kết thúc thì con người sở hữu chức vụ có một không hai trên thế giới trở về tổ quốc trong vầng hào quang thế giới trong khi vẫn khao khát hoạt động tích cực. Cảm thấv mình là dân tỉnh lẻ giữa Châu Âu những người Áo hy vọng rằng người đồng hương danh tiếng sẽ giúp họ có được một vị trí nổi bật hơn trong đời sống xã hội thế giới.

        Nhưng giữa chiến dịch bầu cử tổng thống đang diễn ra sôi động thì trong các ấn phẩm của cánh tả ở Áo lại xuất hiện sự phanh phui giật gân: người đem lại hoà bình chuyên nghiệp - Tiến sĩ Kurt Valdkhaim là tên tội phạm chiến tranh Quốc xã.

        Điều này không làm tất cả người Áo bực bội.

        Người Áo chỉ chiếm có tám phần trăm dân số Đệ tam đế chế. Nhưng những tên Quốc xã xuất thân từ Áo đã giết một nửa trong số sáu triệu người Do Thái bị tiêu diệt dưới thời Hitler. Chủ nghĩa bài Do Thái ở Áo còn mạnh hơn ở Đức. Những tên Quốc xã địa phương về mặt tư tưởng đã tham gia tiêu diệt cả một dân tộc. Bảy năm nằm trong thành phần Đệ tam đế chế, bảy năm của cơ quan tuyên truyền Quốc xã không trôi qua một cách vô ích. Những tư tưởng Quốc xã đã bắt rễ sâu đến mức đến tận tháng 5 năm 1945 vẫn không hề hấn gì.

        Ngay sau chiến tranh đảng xã hội chủ nghĩa Áo thông qua nghị quyết không đề bạt các cựu đảng viên Quốc xã vào các vị trí quan trọng của đảng.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Tư, 2018, 02:53:55 am

        Năm 1970, trong số mười một bộ trưởng Áo (tất cả thuộc Đảng xã hội chủ nghĩa) thì bốn người là cựu đảng viên Quốc xã tích cực, một trong số đó thậm chí còn có chân trong SS:

        - Bộ trưởng nội vụ Otto Riosh (thẻ đảng No 8595796).

        - Bộ trưởng xây dựng Iozef Mozer (thẻ đảng No 6269837).

        - Bộ trưởng vận tải Ervin Friubauer (thẻ đảng No 10033793).

        - Bộ trưởng nông nghiệp Hans Fllinger là sĩ quan phục vụ trong SS.

        Viên cựu SS sau vụ tai tiếng đã đệ đơn từ chức vì lý do “sức khoẻ yếu”. Thay chức Bộ hưởng nông nghiệp của ông là Oskar Vais, một cựu đảng viên Quốc xã.

        Mùa thu 1975, trước cuộc bầu cử nghị viện, người ta được biết ràng chức phó thủ tướng dư định dành cho thù lĩnh đảng tự do Fridric Peter. Người ta phát hiện ra rằng ông này đã từng chiến đấu ở mặt trận phía Đông trong thành phần lữ đoàn bộ binh SS số 1. Trên lãnh thổ Liên Xô mùa hè năm 1941 lữ đoàn đã “xuất sắc” trong việc giết trại dân thường. Các tài liệu này đã được trình lên Tổng thống Áo Rudolf Kirkshleger.

        Fridric Peter bắt đầu giải thích rằng ông chỉ là một lính trơn và chưa bao giờ tham gia bắn giết dân thường, thậm chí cũng không biết gì về các cuộc bắn giết đó. Nếu các cuộc bắn giết đó là có thực thì có thể là vào thời điểm ông đang nghỉ phép... Nhưng theo các tài liệu thì mùa hè năm 1941 không một tên lính SS nào thuộc lữ đoàn số 1 này được đi nghỉ phép. Còn các cuộc bắn giết do các đơn vị của lữ đoàn thực hiện thì diễn ra hàng ngày, hết tuần này đến tuần khác. Theo ước tính thì lữ đoàn số 1 đã giết hơn ba trăm ngàn người Liên Xô.

        Fridric Peter không thể trờ thành phó thủ tướng nhưng ông vẫn là nghị sĩ quốc hội và thủ lĩnh đảng cho đến khi một nhà chính trị trẻ hơn lên thay ông.

        Trong bối cảnh đó đã xuất hiện thông cáo về sự tham gia của ứng cử viên Tổng thống Valdkhaim vào các tội ác chiến tranh. Simon Vizetal gọi điện cho Kurt Valdkhaim.

        - Thưa ngài tiến sĩ Valdkhaim - Vizetal hỏi - Cộng đồng Do Thái ở thành phố Saloniki Hv Lạp là một trong những cộng đồng lớn nhất và lâu đời nhất. Bộ chỉ huy mà ngài phụ trách ở đó chỉ cách Saloniki có vài cây số. Lẽ nào ngài không biết một tí gì về việc lưu đầy người Do Thái?

        - Xin hãy tin tôi, tôi hoàn toàn khổng biết gì về điều đó. - Valdkhaim trả lời.

        - Việc lưu đầy kéo dài một tháng rưỡi. Hàng ngày người ta đưa vào trại tập trung khoảng hai ngàn người Do Thái. Các đoàn tàu quân sự chở súng đạn cho lực lượng vũ trang Quốc xã và trên đường về chở những người Do Thái những người chờ chết.

        - Tôi không liên quan gì đến việc đó cả.

        - Chắc ngài thường lui tới câu lạc bộ sĩ quan. Lẽ nào không một ai trong số các sĩ quan nói đến việc lưu đầy?

        - Không một ai và không bao giờ.

        - SS không cho những người Do Thái bị lưu đầy ăn vì vậy chỉ huy lực lượng vũ trang Quốc xã bắt cung cấp một lượng bánh mì nhất định. Mỗi sĩ quan trong ban chỉ huv chịu trách nhiệm cung cấp cho quân đội đều biết điều nay. Lẽ nào ngài không nghe thấy một ai trong số họ nói gì?

        - Không.

        - Ngài thường xuyên đến Saloniki. Người Do Thái chiếm một phần ba dân số thành phố này. Lẽ nào ngài không nhận thấy điều gì? Các cửa hàng của người Do Thái bị đóng cửa. Còn bản thân họ thì bị giải đến nơi bốc đi. Và ngài cũng không nhìn thấy sự việc này.

        - Không, tôi chăng nhận thấy gì cả. -Valđkhaim trả lời.

        Simon Vizental dram dứt cuộc nói chuyện vô nghĩa với câu:

        - Tôi không tin ngài.

        Tháng 6 năm 1986, một nhóm các nhà sử học đáng kính đã tìm hiểu sự thật. Tháng 2 năm 1988 nhóm đã hoàn thành công việc. Kết luận của các nhà sử học: Valdkhaim đã dối trá khi nói rằng ông ta chẳng biết một tí gì.

        Khi xảy ra vụ bê bối, những người Áo bướng bỉnh xuất phát từ tinh thần phản đối đã bầu Valdkhaim là Tổng thống của đất nước mình. Nhưng đã không thể thay đổi được gì.

        Tất nhiên cung điện Hofburg ở Viên - đại bản doanh của người đứng đầu quốc gia khó có thể gọi được lả nhà tù. Nhưng khi Kurt Valdkhaim làm Tổng thống Áo thì ông cảm thấy như mình đang bị giam cầm. Với cương vị người đứng đầu quốc gia người ta dành cho ông sự kính trọng cao nhất. Nhưng bên ngoài lãnh thổ Áo thì không một ai muốn quan hệ với ông. Việc nhập cảnh vào Hoa Kỳ - nơi mà ông đã có những năm tháng đẹp nhất trong đời khi còn ở cương vị Tổng thư ký Liên hiệp quốc, đối với ông đã bị cấm hắn. Bộ trưởng tư pháp Mỹ đã đưa tên ông vào danh sách các tội phạm đang bị truy lùng và bị bắt ngay lập tức.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Tư, 2018, 02:54:18 am

        Năm 1988, Tổng thống Hoa Kỳ Ronal Regan cử Henri Antoli Griunvald - Tổng biên tập báo “Time” làm đại sứ ở Viên. Griunvald đã có khả năng trở về nước với khúc khải hoàn nơi mà trước đây bố mẹ Do Thái của ông đã bắt buộc phải trốn chạy. Nhiệm vụ của Griunvald là thể hiện sự không hài lòng của Washington về việc cương vị Tổng thống của đất nước lại do Kurt Valdkhaim - một người đã cộng tác với bọn Quốc xã trong những năm chiến tranh nắm giữ.

        Người Áo tức giận về câu chuyện liên quan đến Kurt Valdkhaim. Họ không tức giận mình vì đã chọn không đúng người mà tức giận những người khác và cho rằng thế giới không có quyền lên án nước Áo và tất cả người Áo. Họ không hiểu tại sao người ta lại đối xử nghiêm khắc như vậy đối với mình.

        Và chỉ có Thủ tướng Frank Vranitski mới có một bài diễn văn dũng cảm nói với cả nước. Ông nói rằng người Áo có món nợ trước người Do Thái, trong đó có cả về sự hưng thịnh đời sống tinh thần ở Viên vào đầu thế kỷ XX. Rằng người Áo phải nhận thức một cách trung thực những điều tàn bạo mà họ đã làm, rằng họ đã ủng hộ một hệ thống tiêu diệt người Do Thái cùng như không nên cố quên tất cả những điều đó và viết lại lịch sử...

        Người Nga và những người dân Áo có nhiều điểm chung. Đã có thời người Áo cũng đã có những cảm xúc dễ đồng cảm và gần gũi đối với người Nga. Mới cách đây không lâu họ còn là thần dân của một đế quốc vĩ đại mà láng giềng sợ hãi, bỗng nhiên nay trở thành công dân của một quốc gia không lớn lắm và ít có ảnh hưởng đối với nền chính trị thế giới. Vậy phải làm gì trong bối cảnh này? Cố thành lập một đế chế mới, một quốc gia vĩ đại mới để bắt những nước xung quanh sợ mình, hay bắt đầu một cuộc sống mới - một cuộc sống bình thường?

        Người Áo đã thử cả hai phương án. Việc sáp nhập vào đế chế Hitler đã trả lại cho họ một cảm giác ngọt ngào không lâu của sự hùng tráng đế quốc. Nhưng nếu trong số những người Áo lại có những người không thể tìm thấy cho mình ý nghĩa cuộc sống nếu đứng ngoài nước Đức thì sự sụp đổ đế chế đã cứu họ khỏi sự lầm lạc đó. Việc sáp nhập vào Đức đã đưa người Áo đến một thảm hoạ hoàn toàn. Sau đó họ đã tự giải phóng mình khỏi tình yêu, sự lệ thuộc đối với một “cánh tay khoẻ” và đã học được cách quý trọng tự do.

        Sau chiến tranh, nước Áo cũng như nước Đức bại trận bị chia ra thành những khu vực bị cai quản. Nhưng nước Áo đã làm được điều mà nước Đức không làm được. Nước Áo được giữ lại như một quốc gia duy nhất. Các cuộc đàm phán căng thẳng diễn ra trong mười năm về tương lai của một nước nằm giữa hai thế giới. Trong thời kỳ “chiến tranh lạnh” cả phương Tây và phương Đông đều không muốn nhường cho nhau vùng đất quan trọng về chiến lược này.

        Ngày 15 tháng 5 năm 1955, các bộ trưởng ngoại giao của bốn cường quốc đồng minh cùng với Bộ trưởng ngoại giao Áo đã ký một hiệp định quốc gia. Nước Áo được trả tự do và độc lập sau khi hứa sẽ vĩnh viễn là một nước trung lập. Sự trung lập là cái giá mà người Áo đã trả để có quyền có quốc gia riêng của mình.

        Một dân tộc đã hàng trăm năm tham gia vào hầu hết các cuộc xung đột ở Châu Âu không thể nhận thức ngay rằng họ phải đứng ngoài các cuộc ẩu đả, giằng co và rằng họ không được can thiệp vào bất cứ việc gì. Những ký ức về quá khứ vinh quang đã ngăn cản họ.

        Nước quân chủ Áo-Hung có diện tích lớn thứ hai ở Châu Âu sau nước Nga, còn về dân sô đứng thứ ba sau Nga và Đức. Từ 1529 nước Áo là hạt nhân của một cường quốc vĩ đại và người Áo đã quen sống trong một liên minh chính trị lớn.

        Nhưng thực tế là một quốc gia không lớn lại có thể là một tổ quốc, một tổ quốc rất tốt lành và bình yên. Và dần dần khi người ta thấy rằng quốc gia này còn có khả năng hưng thịnh về kinh tế thì tình yêu đối với nước Áo lớn nhanh tới mức không thể tưởng tượng nổi.

        Đế quốc hùng mạnh đã biến mất chỉ để lại sau minh một quốc gia không lớn - một quốc gia không chỉ sống sót mà bắt đầu hưng thịnh.

        Người Áo hiện đại nhìn nhận thế giới một cách tỉnh táo. Họ không hê cảm thấy đau khổ về việc sống trong một quốc gia nhỏ bé chứ không phải trong một đế quốc vĩ đại. Ở Áo ít người nhớ tới cái đế quốc đã biến mất. Người Áo đã thoát khỏi quá khứ đế quốc. Họ thích cuộc sống yên bình và tốt lành.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2018, 01:32:55 pm
       
PHẦN BA

TƯỚNG VLASOV -NHỮNG NGƯỜI  THẦY VÀ CHIẾN HỮU

        LẠI THÊM MỘT HỌC SINH CHỦNG VIỆN

        Nếu lịch sử diễn biến khác di thì có lẽ báo “Sao đỏ” cùng sẽ kỷ niệm những năm chẵn của một nhà chỉ huy quân sự lỗi lạc. Thực ra ông có thể đã đi vào lịch sử nhưng hoàn toàn không giống với ý muốn của ông. Ở một góc độ nào đó thì ông quả là người không gặp may chút nào. Nếu không thì khi chiến tranh chấm dứt ông cũng đã có thể trở về với ngôi sao nguyên soái trên cầu vai. Và cùng với thời gian lọ tro hài cốt ông cũng dược chôn trong chân tường điện Krem-lin rồi để tưởng nhớ người ta có thể cũng sẽ lấy tên ông đặt tên cho một đường phố ở Matxcơva. Nhưng mọi sự hoàn toàn khác. Ông đã bị treo cổ. -  Đó là những điều nói về cựu trung tướng Hồng quân Andrei Andreevich Vlasov.

        Những người đương thời và những nhà chép tiểu sử gọi Vlasov theo cách khác nhau - nào là kẻ phản bội, nào là nhà chỉ huy quân sự lỗi lạc. Không thể phủ nhận ông là một viên tướng tháo vát, can đảm và hiếu danh. Bước đường công danh của ông nhờ vào các khả năng bẩm sinh và chỉ thị trực tiếp của Stalin. Lãnh tụ rất thích các viên tướng cao và có dáng hùng dũng. Tiện đây cũng cần nói thêm rằng trong tiểu sử của Stalin và của Vlasov có một điều gì đó giống nhau.

        Andrei Vlasov sinh ngày 1 tháng 9 năm 1901 ở tỉnh Niznegorod. Sau cách mạng ông theo học khoa nông học ở trường đại học nhưng chỉ học có một năm. Tháng 5 năm 1920 ông bị gọi nhập ngũ Hồng quân.

        Sau vài khoá học ngắn của ban chỉ huy ông đã kịp chiến đấu ở mặt trận chống Vrangel. Ông từ chối giải ngũ và chọn con đường binh nghiệp. Vlasov chậm chạp leo lên các bậc thang binh nghiệp, lần lượt chuyển từ quân dịch sang công tác tham mưu. Ông đã tốt nghiệp các khoá xạ thủ chiến thuật tổ chức hàng năm nhằm bồi dưỡng cho đội ngũ chỉ huy “Vưstrel”, một năm học hàm thụ ở Viện hàn lâm.

        Tháng 9 năm 1938, ông được cử giữ chức chỉ huy sư đoàn xạ thủ số 72 ở vùng Kiev, nhưng ngay lập tức được cử đi công tác đặc biệt mà các chỉ huy Hồng quân không được quyền nhắc đến công tác đó thậm chí cả trong các tài liệu công tác.

        Trong lý lịch tự thuật Vlasov luôn viết: chưa hề ra nước ngoài. Đó không phải là sự thật. Trong những năm đó những nhà quân sự Xô Viết có hai tuyến ra nước ngoài - sang phương Tây: đến Tây Ban Nha, hoặc sang phương Đông: đến Trung Quốc. Vlasov được điều sang phương Đông.

        Tháng 8 năm 1937, chính phủ Liên Xô ký với Trung Quốc hiệp ước không tấn công lẫn nhau. Trên thực tế, theo các nhà sử học thì đó là hiệp ước tương trợ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống Nhật. Vũ khí, đạn dược từ Liên Xô bắt đầu được chở đến Trung Quốc.

        Tiếp sau vũ khí là các chuyên gia quân sự. Tháng 2 năm 1938, các phi công Liên Xô lần đầu tiên tham chiến trên bầu trời Trung Quốc. Trong cuộc không chiến trên vùng Vũ Hán họ đã bắn rơi mười hai máy bay Nhật. Các phi công Liên Xô đã giúp bảo vệ các thành phố lớn của Trung Quốc khỏi sự tấn công của không quân Nhật. Ba ngàn rưởi quân nhân Xô Viết đã kinh qua mặt trận Trung Quốc.

        Đại tá Vlasov đến Trung Quốc vào đầu tháng 9 năm 1938. Ông được cử làm cô vấn trưởng của nguyên soái chỉ huy quân khu số 2. Sau khi về nước vào tháng 9 năm 1939, Vlasov được cử chỉ huy sư đoàn số 99 đóng tại Đông bắc Peremưshli. Tháng 5 năm 1940 bắt đầu phong hàm tướng cho đội ngũ chỉ huy. Trong biên bản nhận xét của Vlasov có ghi: “Một chỉ huy sư đoàn tháo vát, có triển vọng - xứng đáng được phong danh hiệu thiếu tướng”. Ngày 4 tháng 6 ông nhận hàm tướng. Thông báo cùng ảnh chân dung được đăng trên báo “Sự thật”.

        Tháng 11 năm 1940, vị tư lệnh mới của đặc khu Kiev -  thượng tướng Georgi Konstantinovich Zhukov thông qua bản nhận xét công tác của Vlasov, trong đó nói rằng Vlasov có trình độ cao về chiến thuật và tác chiến, đồng thời có uy tín trong quân đội.

        Cuối tháng 9, các cuộc tập trận sư đoàn diễn ra dưới sự giám sát của uỷ viên hội đồng quốc phòng - Nguyên soái Semen Konstantinovich Timoshenko và Tổng tham mưu hưởng mới của Bộ tổng tham mưu Kiril Afanasievich Meretskov. Sau này Vlasov còn được phục vụ dưới sự chỉ huy của Meretskov.

        Viên chỉ huy sư đoàn Vlasov đã phô trương trước toàn sư đoàn một kỹ năng chiến đấu tốt. Cuộc tập trận diễn ra với việc bắn đạn thật, bộ binh tin tưởng bám theo sát hàng rào lửa. Sư đoàn của Vlasov gây một ấn tượng đẹp đẽ nhất đối với vị uỷ viên hội đồng quốc phòng.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2018, 01:33:53 pm

        Ngày 27 tháng 9, Nguyên soái Timoshenko hài lòng nói:

        - Tôi khẳng định rằng không phải bằng lời nói mà bằng việc làm người ta đã hiểu rất rõ cần phải thi hành mệnh lệnh của tôi như thế nào. Tất cả những gì thông báo trên báo chí đã được các bạn kịp thời tiếp thu và thực thi trong công việc thực tế mà chúng tôi đã quan sát trong suốt ba ngày cuối cùng.

        Phát biểu hước các đại diện sư đoàn số 99 - các chiến sĩ Hồng quân và các chỉ huy cấp dưới, Tư lệnh quân khu - thượng tướng Zukov nói:

        - Đâu là bí quyết thành công của các bạn?... Thành công vì các bạn đã nhanh hơn những người khác tổ chức lại việc tập luyện như vị chính uỷ nhân dân đã dạy, khắc phục nhược điểm một cách mạnh mẽ và lao động nhiều để làm sao thực hiện đầy đủ chỉ thị của chính uỷ nhân dân không chỉ trên lời nói mà băng việc làm với tất cả sự bền bỉ bolshevic.

        Sư đoàn 99 của Vlasov nhận được lá cờ đỏ luân lưu của uỷ ban quốc phòng nhân dân. Và lực lượng pháo binh của sư đoàn cũng được tặng thưởng lá cờ đỏ luân lưu đặc biệt. Đầu tháng 10, tờ báo quân đội chính của đất nước “Sao đỏ” có đăng bài của Vlasov dưới đầu đề “Các phương pháp huấn luyện mới”. Sau một tháng, đến tháng 11, tờ “Sao đỏ” lại đăng một phóng sự ca ngợi Vlasov với nhan đề “Người chỉ huy sư đoàn tiên phong”. Năm sau Andrei Vlasov được thưởng huân chương Lênin. Tiếp theo bài báo đó, dưới chữ ký của ông báo “Sao đỏ” lại tiếp tục đăng. Trong quân đội người ta nói đến Vlasov như nói đến một vị chỉ huy sư đoàn ưu tú nhất.

        “Nhớ đến năm 1940 - trong quyển ghi tiểu sử của mình tướng Pert Grigorievich Grigorenko viết - Hầu như không ngày nào mà “Sao đỏ” lại không viết về sư đoàn 99 do Vlasov chỉ huy. Ông có một học vấn tác chiến kiểu mẫu. Những kiện tướng tác chiến tìm đến ông để học hỏi kinh nghiệm. Tôi đã nói chuyện với những người đó và họ kể những điều kỳ lạ.

        Lần thứ hai tôi nghe nói đến Vlasov là vào tháng 11 năm 1941 khi quân đoàn 20 của ông chiếm lại dược thành phố Sonetchnogorsk ở ngoại ô Matxcơva bị Đức chiếm đóng. Người ta lại nói về ông như một nhà chỉ huy quân sự kiệt xuất.”

        Giữa tháng 1 năm 1941, Vlasov được cử chỉ huy tập đoàn cơ giới số 4.

        Vào những tháng đầu chiến tranh, ông tạo được vinh quang của một tướng giỏi, biết xây dựng phòng thủ và đánh các đòn phản công đối phương. Tập đoàn cơ giới chiến đấu ở khu vực Nemirovka và Berdichev, hoạt động rất tích cực. về điều này có thể đọc được trong hồi ký của nguyên soái Ivan Khristoforovich Bagramian, khi đó là chỉ huy ban tác chiến của bộ tư lệnh mặt trận Đông - Nam (tên của tư lệnh tập đoàn quân không được nguyên soái nhắc đến vì những lý do dễ hiểu).

        Nhà thơ Evgeni Dolmatovski, người được gọi nhập ngũ Hồng quân và được đưa vào toà soạn tờ báo “Ngôi sao Xô Viết” thuộc biên chế quân số 6, trong chuyến công tác đầu tiên đã đến quân đoàn của Vlasov.

        “Tôi nhớ mãi gương mặt - Dolmatovski nhớ lại - hai gò má kiểu Mông Cổ, cặp mắt cận thị sau mắt kính gọng to. Một người chân dài, gầy, trầm lặng, thận trọng - như người ta nói đó là người chỉ huy sư đoàn và nổi tiếng trong quân khu Kiev. Sau này gương mặt ông sẽ xuất hiện trên màn ảnh - trong bộ phim “Cuộc chiến bảo vệ Matxcơva”, tên ông vang lên cùng với tên tuổi các vị Zhukov, Govorov, RokoSSovski...

        Trong khi các chỉ huy sư đoàn xe tăng uống cồn pha không loãng thì người chỉ huy quân đoàn với con mắt của người không uống rượu nhìn họ qua cặp mắt kính to và uống sữa từ lọ sành. Ông ngồi trên chiếc giường cứng bằng gỗ trải vải lanh thô, ngồi theo kiểu Thổ Nhĩ Kỳ, bắt chéo hai bàn chân to đi đất, và tôi cảm thấy hơi ngượng thấy ông như muốn phô trương móng chân móng tay dẹt vàng xỉn lâu chưa được cắt.

        Ông cho phép mình đi đất và không cài cúc áo tựa như muốn nhấn mạnh địa vị hơn hẳn của mình trong nhóm này.

        Giữa tháng 6, quân đoàn cơ giới số 4 được điều đến Kiev.

        Đối với Nikita Sergeivich Khrushev - Ủy viên hội đồng quân sự mặt trận Tây - Nam thì Vlasov gây được ấn tượng bằng sự bình tĩnh, gan dạ và am hiểu tình hình. Trong những ngày diễn ra thảm kịch của năm 1941, khi mà có vẻ như mọi thứ đang sụp đổ thì ông đã gây niềm tin tưởng cho những người xung quanh.

        Khrushev với cương vị uỷ viên hội đồng quân sự mặt trận và thượng tướng MikhahPetrovich Kirpones - tư lệnh mặt trận Tây Nam đã cố gắng thành lập một tập đoàn quân mới để phòng thủ Kiev và đang tìm một người chỉ huy phù hợp.

        - Khi quân Đức tiến gần đến Kiev - Khrushev kể tại Hội nghị ban chấp hành trung ương tháng 10 năm 1957 - mà chúng tôi thì hầu như chảng có gì để chặn và bịt lỗ hổng, chúng tôi đã cử Vlasov làm tư lệnh tập đoàn quân số 37, và cũng cần phải nói rằng quân đội dưới sự chỉ huy của ông đã chiến đấu tuyệt vời và đã bắt bọn Đức phải từ bỏ ý muốn tấn công Kiev.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2018, 01:34:35 pm

        Sau này, khi đọc cho thư ký ghi chép hồi ký, Nikita Sergeevich kể tỉ mỉ hơn về sự việc này:

        - Chúng tôi tìm kiếm người chỉ huy. Người ta giới thiệu với tôi và Kirponov một loạt tướng lĩnh - những người đã bị lạc mất đơn vị quân đội của mình và đang thuộc quyền điều khiển của chúng tôi. Trong số đó Vlasov gây một ấn tượng tốt. Và chúng tôi cùng với tư lệnh mặt trận đã quyết định chọn chính Vlasov. Phòng cán bộ cũng giới thiệu anh ấy và đưa ra những đức tính vượt trội so với những người khác. Dù sao thì tôi cũng quyết định hỏi Matxcơva. Thời đó chúng tôi luôn có ấn tượng là đâu đâu cũng có kẻ thù của nhân dân và đặc biệt là trong Hồng quân. Và tôi quyết định hỏi Matxcơva về các hồ sơ liên quan đến Vlasov.

        Nikita Sergeevich gọi điện cho Georgi Maksimilanovich Malenkov - người phụ trách cán bộ của Ban chấp hành Trung ương.

        - Chúng tôi muốn biết những lời đánh giá về tư cách đạo đức của Vlasov?- Khrushev hỏi.

        - Anh hoàn toàn không tưởng tượng được gì đang xảy ra ở đây. - Malenkov trả lời. - Chẳng có ai và chẳng có gì. Chẳng thể biết được gì từ bất cứ một người nào. Vì vậy hãy tự gánh lấy hoàn toàn trách nhiệm và hãy làm những gì mà anh cho là cần thiết.

        Khrushev và Kirponos quyết đinh cử Vlasov làm tư lệnh tập đoàn quân số 37 được thành lập từ các đơn vị rút lui hoặc những người lính thoát khỏi vòng vây. Kiev không giữ nổi nhưng Vlasov có ít lỗi nhất trong việc này. Quân đội của ông đã chiến đấu đến người cuối cùng, đã phòng thủ một cách nghệ thuật và thậm chí còn giáng lại những đòn phản công.

        Ngày 17 tháng 9, Hội đồng quân sự tập đoàn quân báo cáo về Matxcơva: “Tập đoàn quân số 37 đang nằm trong vòng tác chiến, dự trữ đã hết, cuộc chiến đấu đang tiếp diễn. Do kết quả các cuộc chiến đấu hai mươi ngày đêm nên các đơn vị còn ít quân số, rất mệt mỏi và cần nghỉ ngơi và rất cần chi thêm. Không liên hệ được với các đơn vị xung quanh”.

        Ngày 19 tháng 9, tập đoàn quân tan rã đã bỏ Kiev, và đến cuối tháng thì bị giải thể.

        Bộ chỉ huy tập đoàn quân số 37 cùng với nhiều tướng tá và binh lính rơi vào vòng vây. Một số bị bắt làm tù binh, một số chạy thoát. Nếu tướng Vlasov đích thực là kẻ thù về bản chất của chính quyền Xô Viết và đã từ lâu nghĩ đến việc chạy sang phía Hitler thì ông có thể làm việc đó từ mùa hè năm 1941và hoàn toàn có thể ở lại với người Đức. Nhưng Vlasov đã thoát khỏi vòng vây.

        “Chúng tôi và Timoshenko - Khrushev kể - tất nhiên là rất vui mừng được gặp anh. Anh ấy đến trong bộ quần áo nông dân và báo cáo đã trốn thoát với cái gậy đóng giả một người nông dân. Và lúc đó chúng tôi đã chuẩn bị cho anh một chức vụ mới. Anh đã tạo được sự vinh quang của một tướng giỏi biết tổ chức phòng thủ và giáng cho kẻ thù những đòn đánh trả. Nhưng người ta không cho chúng tôi dùng anh”.

        Khrushev và Timoshenko tiếp viên tướng một cách thận trọng. Người ta không tin tưởng những kẻ đã bị vây. Ngay khi bộ tổng tư lệnh biết rằng Vlasov đã xuất hiện thì Stalin ra lệnh đưa viên tướng về Matxcơva ngay lập tức.

        “Chúng tôi đưa anh ấy đi - Khrushev nhớ lại - thú thật là lúc đó tôi nghĩ rằng có các thông tin nào đó làm tổn hại Vlasov và người ta muốn hỏi cung anh ở Matxcơva.”

        Stalin đã tiếp tướng Vlasov và đối xử với ông rất nhã nhặn và hỏi thăm sức khoẻ của ông. Lãnh tụ quan tâm đến những người do mình đề bạt. Andrei Andreevich đã vài lần viết một cách phấn khởi cho vợ và tình nhân của mình về các cuộc gặp Stalin.

        Năm 1926 Vlasov cưới vợ là Anna Mikhailovna Voronina -  họ là người cùng làng. Andrei Andreevich không thuộc dạng người giữ sự chung thùy vợ chồng. Trước chiến tranh ông có mối tình ở Leningrad và kết quả của mối tình đó là sự ra đời của một đứa trẻ. Vợ Vlasov biết điều này nhưng hôn nhân vẫn giữ được.

        Tuy nhiên Anna Mikhailova thì ở xa - ở với bố mẹ tại địa hạt Gorki. Con người đa tình Andrei Andreevich để ý đến một nữ bác sĩ được cử đến tập đoàn quân của mình. Đó là AgneSSa Pavlovna Podmazenko. Năm 1941, ngay trước chiến tranh cô tốt nghiệp khoa quân sự trường đại học y số 1 ở Kharkov và được động viên vào quân đội. Cô phục vụ với cương vị bác sĩ quân y trong trạm cứu thương của bộ tư lệnh tập đoàn quân số 37 đo Vlasov chỉ huy.

        AgneSSa đã từng có chồng và đã có một con trai. Sự quan tâm của tư lệnh tập đoàn quân đã đánh gục cô. Hơn nữa vị tướng giấu cô rằng mình đã có vợ. Andrei Andreevich cam kết với cô rằng ông có ý định nghiêm túc và sẽ lo việc đăng ký kết hôn của họ. Trong bộ tư lệnh tập đoàn quàn sô 20 AgneSSa Podmazenko được cấp hồ sơ và giấy giới thiệu với cương vị là vợ của tư lệnh tập đoàn. Và chính cô cũng coi mình là vợ tướng Vlasov nên đã nêu tên ông trong các hồ sơ tiểu sử và đơn thư. Chính điều đó sau này đã làm hại cô.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2018, 01:37:11 pm

        Tất cả các bức thư của tướng gửi theo địa chỉ của vợ và tình nhân gần như giống nhau. Ông gửi cho cả hai tiền và đồ đạc, với chức tước cao của ông thì sự quan tâm vật chất là đáng kể gì. Ông khăng định với vợ là ông chỉ có một mình bà, còn đối với nhân tình thì luôn nhắc đi nhắc lại là không thể sống thiếu cô.

        Cùng với Vlasov nữ bác sĩ quân y Podmazenko cũng bị rơi vào vòng vây ở gần Kiev ngày 20 tháng 9 năm 1941.

        Sau hai năm tại cuộc hỏi cung tại cơ quan phản gián Smersh cô kể về bộ tư lệnh tập đoàn quân đã phải phân tán ra sao. Tất cả xe cộ đều bị phá hỏng và mọi người đi bộ. Sau vài ngày họ chỉ còn lại ba người: Vlasov, AgneSSa và chính uỷ Evgeni Sverdlichenko. Họ cải trang thành thường dân, vứt bỏ vũ khí và tài liệu trừ chứng minh thư và thẻ đảng viên. Họ may mắn đến không thể tưởng tượng nổi, họ đi qua các thôn làng và đêm ngủ ở đó nếu người ta cho vào trong nhà và chưa lần nào chạm trán với quân Đức.

        Khoảng 20 tháng 10, họ gặp được du kích và được biết là thành phố Kursk ngay bên cạnh nhưng phải gấp lên vì các đơn vị Hồng quân sắp bỏ lại thành phố này. Rất may cho họ là ranh giới mặt trận còn chưa dày đặc nên cuối cùng thì ngày 1 tháng 11 họ đã về được phía quân nhà...

        Stalin trao cho Vlasov, người đã thoát vòng vây, tập đoàn quân số 20 thuộc thành phần mặt trận phía Tây và bảo vệ Matxcơva.

        Tập đoàn quân được thành lập trên cơ sở các nhóm tác chiến của đại tá Alexandr Ilich Liziukov. Năm 1939, Liziukov bị bỏ tù. Trước chiến tranh được thả ra. Tháng 8 năm 1941, ông được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô, nhưng người ta cũng không vội vàng đề bạt làm tư lệnh tập đoàn quân. Liziukov được đề bạt làm phó của Vlasov.

        Tháng 12, ông được phong hàm thiếu tướng và sau đó không lâu cũng được phong chức tư lệnh tập đoàn xe tăng số 5. Tháng 7 năm 1942, ông hy sinh trong xe tăng ở mặt trận Voronesh. Tháp xe tăng bị đạn đại bác bắn nổ tung và không thể nhận diện được ngay thi thể của ông. Còn người ta đã vội vã báo cáo với Stalin rằng tư lệnh tập đoàn quân sô 5 đã biến mất.

        Lãnh tụ tức giận hỏi:

        - Liziukov ở với bọn Đức? Chạy sang hàng ngũ chúng?

        Báo “Sao đỏ” bị cấm đăng bài cáo phó Liziukov.

        Chính uỷ sư đoàn Pert Nicolaevich Kulikov trở thành uỷ viên hội đồng quốc phòng tập đoàn quân số 20. Chức tham mưu trưởng tập đoàn quân của Vlasov được trao cho thiếu tướng Leonid Mikhailovich Sandalov - người có nhiều hứa hẹn trong con đường binh nghiệp.

        Vlasov đạt được mục đích là bổ nhiệm bác sĩ thiếu tá quân y AgneSSa Podmazenko vào đơn vị cứu thương thuộc tập đoàn quân dưới quyền mình. Cô chữa cho các sĩ quan ban chỉ huy tập đoàn, đã được thưởng hai huy chương, trong đó có một huy chương “Vì lòng dũng cảm” và được đánh giá cao ở mặt trận. Ngày 27 tháng 1 năm 1942, cô về ở với mẹ mình ở thành phố

        Angel và sinh con (đứa con trai mang họ của cô nên không bị bắt làm tù binh cùng với Vlasov ở mặt trận Volkhov).

        Năm 1942, vợ Vlasov bị kết án 8 năm tù giam còn tình nhân của ông năm 1943 bị kết án 5 năm. Những bức thư họ nhận được từ Vlasov bị cơ quan phản gián tịch thu nên đến nay còn giữ lại được. Thật đáng kinh ngạc về sự dốt nát của một sĩ quan hàm cấp cao. Vlasov viết với quá nhiều lỗi văn phạm và lỗi chính tả.

        Ngày 10 tháng 11 năm 1941, Stalin tiếp Vlasov. Sau này nhiều lần ông kể lại đã xin lãnh tụ xe tăng như thế nào.

        - Tôi không có xe tăng - Stalin trả lời và bỗng nhiên mỉm cười - đồng chí Malenkov, chúng ta có thể cho đồng chí Vlasov bao nhiêu xe tăng?

        - Mười lăm - Malenkov trả lời.

        - Như vậy là hãy nhận lấy mười lăm xe tăng, đồng chí Vlasov. Tôi không có hơn đâu.

        Với sự phấn chấn Andrei Andreevich kể cho tình nhân về chuyến thăm Kremlin: “Anh được ông chủ lớn nhất và quan trọng nhất gọi đến. Em hãy tưởng tượng xem, Người nói chuyện với anh suốt một tiếng rưỡi đồng hồ. Hãy thử tưởng tượng xem anh hạnh phúc như thế nào. Em sẽ không tin rằng con người to lớn như vậy lại quan tâm đến các công việc gia đình nhỏ bé của chúng ta. Người hỏi: vợ anh đâu và nói chung thăm hỏi về sức khoẻ. Chỉ có Người mới có thể làm như thế, Người dẫn dắt tất cả chúng ta từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cùng với Người chúng ta sẽ đập tan bọn phát xít đê tiện”.

        Vlasov đã viết như vậy - với những lỗi sai văn phạm khủng khiếp.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2018, 01:38:00 pm

        Cũng ngày hôm đó vị tướng ngồi viết thư cho vợ - Anna Mikhailovna, và cũng với những từ tương tự để chia sẻ với bà về sự sung sướng của mình:

        “Ania yêu quý, em chắc không thể tin được trong cuộc sống anh lại có sự vui sướng như vậy. Anh đã nói chuyện với vị chủ nhân lớn nhất của chúng ta. Đây là lần đầu tiên trong đời anh có được vinh dự như vậy. Em không thể tưởng tượng nổi anh đã hồi hộp như thế nào và lúc ra về phấn khởi ra sao. Em thậm chí chắc không tin rằng một con người vĩ đại như vậy lại có thời gian dành cho việc riêng của chúng ta. Hãy tin anh, Người còn hỏi thăm vợ anh ở đâu và sống ra sao. Người nghĩ rằng em đang ở Matxcơva. Anh nói rằng ở xa, vì vậy anh sẽ không ở lại Matxcơva giờ nào nữa và sẽ đi ra trận ngay. Công việc không chờ ai”.

        Vlasov chia sẻ hậu hĩnh giữa hai người phụ nữ về sự quan tâm của lãnh tụ đối với cuộc sống gia đình mình. Người nào cũng tin rằng ở Matxcơva người ta nói về chính mình...

        “Tôi nhớ Vlasov là một người đàn ông cao ráo với mái tóc cắt kiểu “con nhím”, đôi mắt kinh tròn lồng trong gọng kính nhựa mỏng manh; - Grigori Iakovlevich Rudoi - người phiên dịch phòng tình báo tập đoàn quân số 20 kể - Ông đi ủng dạ, quần vải bông chần, áo gi-lê lông thú khoác ngoài áo Va-rơ có gắn sao tướng. Ông còn là một người hay chửi tục.”

        Ban chỉ huy tập đoàn đóng ở tiểu khu Khimok có tên gọi là Sotsgorodok. Ruđoi đi xe buýt số 2 từ quảng trường Sverlov đến bến sông, đi qua cầu bắc qua kênh đào Matxcơva - Volga và đi đến điểm hẹn. Ban chỉ huy đặt ở tầng một của một ngôi nhà lớn. Ba phòng dành cho bộ phận tình báo. Phòng thứ tư dành cho tư lệnh tập đoàn - tướng Vlasov cùng với “bà vợ dã chiến” - bác sĩ quân y Podmazenko.

        Trong thành phần tập đoàn quân số 20 có hai sư đoàn bộ binh, ba lữ đoàn bộ binh độc lập, hai tiểu đoàn xe tăng.

        Thời tiết rất lạnh nhưng tư lệnh mặt trận Zhukov đã ra lệnh, nếu để bị bỏng lạnh bị coi như tự sát thương và kẻ có lỗi sẽ bị đưa ra toà án quân sự. Tuy nhiên nhiều chiến sĩ chỉ đi giầy và cuốn vải - họ không có ủng dạ. Các sĩ quan đã bắt buộc phải ký xác nhận đã được phổ biến mệnh lệnh.

        Từ ngày 6 tháng 12, tập đoàn quân số 20 đã tham gia các trận đánh phản công và đẩy lùi quân Đức khỏi Matxcơva. Tập đoàn quân của Vlasov tấn công từ vùng Krasnaia Poliana và vượt qua sự chống trả quyết liệt của đối phương và đã đánh bật quân Đức ra khỏi Solnetchnogorsk và Volokolamsk.

        Ngày 11 tháng 12 năm 1942, Vlasov viết thư cho vợ: “Cuộc sống của chúng ta giờ đây trở nên vui hơn - chủ yếu là đánh bọn phát xít và đuổi chúng chạy không kịp quay đầu lại. Đã qua rồi cái thời gian mà chúng coi mình là không thể bị đánh bại”.

        Ngày 30 tháng 12 cuộc phản công của tập đoàn quân số 20 vấp phải phòng tuyến phòng thủ sẵn của địch và phải dừng lại. Trong thông báo của Phòng thông tin Xô Viết về thất bại của quân Đức ở ngoại ô Matxcơva, tên của tướng Vlasov được đặt ngang hàng với tên của các nguyên soái tương lai Rokosovski và Govorov. Trong các báo cáo dưới đầu đề “Sự phá sản của kế hoạch bao vây và chiếm Matxcơva của Đức” có đăng ảnh các tướng phòng thủ thủ đô, trong đó có cả ảnh Vlasov. Còn nêu ai do Stalin trực tiếp quyết định. Nhờ cuộc phản công ở ngoại ô Matxcơva, Vlasov dược tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ lần thứ hai. Ngày 24 tháng 1 năm 1942, ông được thăng cấp trung tướng. Thông báo về phong hàm mới được in trên các báo.

        Đó là đỉnh cao nhất trong sự nghiệp quân sự của Vlasov.

        Trong mỗi bức thư Vlasov đều hứa về thắng lợi gần đến.

        “Tiền ở đây chăng có chỗ nào mà tiêu cả. Mọi thứ đều có: no bụng, mặc ấm, đi giầy, và còn một trăm gram Vodka nên bọn anh ở đây đủ tiện nghi, ấm áp và vui vẻ. Em đừng nghĩ rằng cuộc sống của chúng ta là buồn tẻ. Ngược lại chúng ta sảng khoái và mạnh mẽ về tính thần, về kỹ thuật và với sự phấn khởi hoàn thành nghĩa vụ của mình vì tổ quốc, tiêu diệt quân phát xít vô loài ngăn cản chúng ta xây dựng cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc. Chúng không còn giày xéo mảnh đất thiêng liêng của chúng ta lâu nữa đâu”.

        Sau khi hoàn thành cuộc phản công ở vùng ngoại ô Matxcơva thuộc phạm vi tập đoàn quân số 20 - đơn vị đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến đấu bảo vệ Matxcơva thì người chịu trách nhiệm xuất bản báo “Sao đổ” - thiếu tướng David Iosifovich Ortenberg và nhà văn Alexanđr Iurievich Krivitski đến làm quen với vị tướng nổi danh.

        “Trong hầm chỉ huy - Ortenberg nhớ lại - một người đàn ông cao, gầy, đeo kính gọng màu tối trên bộ mặt nhiều nếp nhăn tiếp chúng tôi. Đó là Vlasov. Chúng tôi ngồi với ông khoảng hai tiếng đồng hồ. Trên tấm bản đồ đã nhầu với những khoanh đánh dấu và mũi tên màu xanh, màu đỏ ông chỉ cho chúng tôi con đường mà tập đoàn quân đã di qua suốt từ Krasnaia Poliana nổi tiếng gần đến ngoại ô Matxcơva mà từ đó quân Đức có thể dùng pháo hạng nặng để bắn phá trung tâm thành phố. Tập đoàn quân đã thực hiện một bước lao nhanh và dài...


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2018, 01:39:32 pm

        Chúng tôi cũng đã nhìn thấy Vlasov nói chuyện với binh sĩ ở “tuyến trước” và ở hậu phương với những người mới bổ sung. Ông nói nhiều, nói hóm hỉnh hơi thô thiển và nhiều câu bông đùa. Trong lúc đó cũng thường liếc sang chúng tôi để kiểm tra xem ông gây được ấn tượng gì. “Một nghệ sĩ!” - Tôi thầm nghĩ. Vậy thì sao, chúng tôi đi đến kết luận: Mỗi người xử sự phù hợp với bản chất, lầm lỗi chăng lớn lao gì...”

        Ortenberg thích tướng Vlasov, và sau một tuần nhà văn nổi tiếng Ilia Grigorievich Erenburg đến thăm tập đoàn quân số 20 để viết về nhà chỉ huy quân sự tài năng. Không có nhà chính luận nào hơn ông, các bài báo của Ilia Grigorievich dược toàn quân chờ đợi. Ilia Erenburg thâu suốt đoán chắc rằng cuộc gặp với viên tướng để lại trong ông một cảm xúc hai mặt. Ông ngắm nghía Vlasov nhưng cũng nhận thấy một nét nghệ sĩ nào đó trong cách nói, giọng điệu và cử chỉ của vị tư lệnh tập đoàn quân... Hai mươi năm sau trong hồi ký “Con người, năm tháng, cuộc đời”, Ilia Erenburg mô tả tỉ mỉ chuyến ra mặt trận đầu tháng 3 năm 1942 theo đại lộ Volokolamsk:

        “Sở chỉ huy của tướng A.A. Vlasov bố trí trong một lều nhỏ bên cạnh đồi Ludin. Ông làm tôi ngạc nhiên trước hết vì vóc người - một mét chín mươi, sau đó là phong cách nói với binh sĩ - ông nói nhiều hình tượng, đôi lúc cố ý thô lỗ và đầy nhiệt tình... Buổi chiều khi Vlasov bắt đầu cuộc nói chuyện dài với tôi, tôi đã hiểu ngọn nguồn thái độ của ông: Hai tiếng đồng hồ ông nói về Suvorov, và trong số ghi chép của tôi trong số những thứ khác tôi ghi: “Nói về Suvorov như nói về một người đã sống cùng mình nhiều năm”. Hôm sau các chiến sĩ nói chuyện với tôi về vị tướng, ca ngợi ông: “giản đơn”, “dũng cảm”, “người chuẩn uý bị thương và ông đã băng bó cho anh ta bằng ủng dạ của mình”, “kiện tướng nói tục...”.

        Hôm sau họ nói chuyện với Erenburg đến tận ba giờ sáng. Hay đúng hơn là Vlasov kể chuyện:

        “Ở gần Kiev ông bị rơi vào vòng vây; thật bất hạnh là ông bị cảm và không thể đi được, các chiến sĩ đã khiêng ông. Ông nói rằng sau đó người ta lườm nguýt ông.

        - Nhưng bỗng dưng đồng chí Stalin gọi điện và hỏi thăm sức khoẻ của tôi, và mọi sự lập tức thay đổi hẳn.

        Trong lúc nói chuyện ông đã vài lần nói đến Stalin.

        - Đồng chí Stalin tin tưởng giao quân đội cho tôi. Vì chúng tôi đến đây từ Krasnaia Poliana - bắt đầu gần như từ những ngôi nhà cuối cùng của Matxcơva, đuổi một mạch sáu chục cây số không nghỉ. Đồng chí Stalin gọi tôi lên, cảm ơn...

        Ông phê phán rất nhiều:

        - Giáo dục không tốt. Tôi hỏi một chiến sĩ Hồng quân ai là chỉ huy tiểu đoàn anh ta, anh ta trả lời: “Cái anh tóc hung hung”, thậm chí tên không biết. Người ta không dạy lính sự tôn trọng. Còn Suvorov biết cách tổ chức cho mình...

        Như định ca ngợi điều gì đó ông lặp đi lặp lại “thật văn hoá, tốt”. Khi kể về một cô gái bị quân Đức heo cổ, ông chửi: “Chúng ta sẽ lần đến chúng...” sau đó không lâu lại nói.

        - Chúng cũng có cái gì đó để ta học. Các anh có nhìn thấy những cái giường ở trong hầm không? Mang từ thành phố đến. Thật văn hoá.Ởơ bọn chúng mỗi tên lính đều kính trọng chỉ huy chứ không trả lời “Cái anh tóc hung hung”...

        Khi nói về các hoạt động quân sự ông nói thêm: “Tôi nói với các chiến sĩ rằng tôi không muốn thương hại các anh, tôi muốn bảo vệ các anh. Điều này họ hiểu...”

        Giữa đêm ông bồn chồn: quân Đức chiếu sáng bầu trời bằng pháo sáng.

        - Chúng chở viện binh bằng máy bay. Có lẽ ngày mai chúng sẽ chiếm lại vùng mương.

        Trong lúc nói ông thường đưa vào những câu thành ngữ, câu pha trò, có cả những câu mà trước đây tôi chưa hề biết; tôi nhớ một câu bất kỳ anh chàng Fedor nào cũng có cách thoái thác riêng”. Khi ở trong vòng vây ông đã nghĩ đến điều này. “Chúng ta sẽ đứng vững - sự trung thành sẽ giúp đỡ...”

        Sáng sớm hôm sau người ta gọi Vlasov đến sở chỉ huy - để nói chuyện theo đường dây liên tỉnh với chính phủ. Theo chỉ thị của Stalin thì thiết bị thông tin liên lạc được nối tới tư lệnh, uỷ viên hội đồng quốc phòng, tham mưu trưởng và chỉ huy văn phòng đặc biệt. Vlasov trở về ngay sau cuộc nói chuyện với Matxcơva với vẻ hồi hộp và nói ngắn gọn với nhà văn:

        - Đồng chí Stalin tin tưởng giao cho tôi một việc lớn...

        “Vlasov nhận được nhiệm vụ mới - Erenburg viết. - Đồ đạc của ông trong nháy mắt đã được đưa đi - lều trại trở nên trông không. Cô Marusia trong chiếc áo bông chỉ huy việc chuẩn bị lên đường. Vlasov mời tôi vào xe của ông - ra tuyến trước để từ biệt với các chiến sĩ - ở đó dưới lửa súng cối chúng tôi chợt bắt ông về Matxcơva, còn tôi được các quân nhân giữ lại:

        -  Ta đi ăn trưa...

        Tôi trở về Matxcơva vào ban đêm. Đạn cao xạ nổ trên không trung - Còn tôi lại nghĩ về Vlasov. Đối với tôi ông là một người thú vị, kiêu ngạo nhưng dũng cảm; những câu nói về sự trung thành làm tôi cảm động...

        Đại tá Karpov nói với tôi rằng Vlasov được giao chỉ huy tập đoàn quân chủ lực số 2, tập đoàn đang thử chọc thủng vòng vây Leningrad, và tôi nghĩ: một sự lựa chọn không tồi...

        Sau đó bốn tháng, cụ thể là ngày 16 tháng 7 năm 1942, người Đức thông báo rằng đã bắt được một chỉ huy lớn của Liên Xô làm tù binh; hắn trốn trong một cái lều, ăn mặc như một người lính, nhưng khi nhìn thấy lính Đức hắn kêu to rằng hắn là tướng, và khi bị giải đến bộ chỉ huy đã chứng minh rằng chính mình là tư lệnh tập đoàn quân chủ công - tướng Vlasov”.

        Khi biết được sự phản bội của Vlasov, Ilia Grigorievich đi đến toà soạn “Sao đỏ”. “Erenburg thốt kêu “ôi” mãi: thật là nông sâu còn có kẻ dò... - Ortenberg nhớ lại. - Ông kể rằng lúc chia tay, Vlasov đã ba lần hôn ông. Ilia Grigorievich cứ chùi mãi má như cố lau sạch dấu vết đọng lại của nụ hôn của kẻ phản bội”.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2018, 01:41:59 pm

       “LẼ NÀO HẮN LÀ TÊN PHẢN BỘI?”

        Ngày 24 tháng 2 năm 1942, tại Vụ cán bộ Ban chấp hành trung ương đảng, người ta lập bản nhận xét ưu điểm của tướng Vlasov. Thời đó bản nhận xét phải kết thúc bằng đoạn văn: “Cơ quan quản lý các ban đặc biệt liên quan đến công văn số 4/7796 ngày 7 tháng 2 năm 1942 thông báo rằng không có một tài liệu nào làm tổn hại thanh danh đồng chí Vlasov”. Bản nhận xét chỉ là tin báo trước của sự đề bạt mới.

        Stalin cảm ơn Vlasov về việc chỉ huy tốt cuộc tấn công gần Matxcơva và trao cho ông nhiệm vụ mới. Ngày 8 tháng 3 năm 1942 lãnh tụ cử Andrei Andreevich làm phó tư lệnh các đơn vị quân đội mặt trận Volkhovski.

        Mặt trận hình thành tháng 12 năm 1941 với nhiệm vụ bẻ gẫy cuộc tấn công của quân Đức vào Leningrad, và sau dó cùng với mặt trận Leningrad giải phóng thành phố khỏi sự bao vây phong toả.

        Đại tướng Kirill Afanasievich Meretskov được cử làm tư lệnh mặt trận. Trước chiến tranh ông là Tổng tham mưu hưởng. Ngày 24 tháng 6 năm 1941, ông bị bắt vì bị buộc tội theo kiểu rập khuôn thời đó là tham gia vào âm mưu đảo chính quân sự. Ông bị đánh đập nhiều. Nhưng ông đã gặp may: tình hình ngoài mặt trận lúc đó nghiêm trọng đến mức mà Stalin đã nghĩ lại và trả Kirill Afanasievich từ nhà tù ra thắng mặt trận.

        Trung tướng Grigori Davodovich Stelmak trở thành tham mưu trưởng mặt trận Volkhovski, còn chính uỷ sư đoàn Alexandr Ivanovovich Zaporozhety trở thành uỷ viên hội đồng quân sự, người trước đó không lâu còn lãnh đạo toàn bộ công tác chính trị trong Hồng quân nhưng không được Stalin ưa chuộng nên đã bị thay thế bởi Mekhlis.

        Các đơn vị quân đội của mặt trận Vlokhovski được thành lập vội vã, chưa được huấn luyện tốt, không có đủ vũ khí, xe tăng, không quân và phương tiện thông tin liên lạc. Tổng hành dinh (nghĩa là Stalin) cho rằng trong rừng và đầm lầy vũ khí khí tài nặng là không cần thiết. Đó là một sai lầm nguy hiểm. Sự thống trị độc tôn trên bầu trời thuộc về quân Đức, chúng có ưu thế hơn hẳn về pháo binh và xe bọc thép.

        Các đơn vị quân đội của mặt trận bị ném vào cuộc tiến công sớm hơn so với gì họ được chuẩn bị. Rơi vào tay những nhân viên phản gián, Meretskov bị đánh đập và làm nhục không tìm được nghị lực để phản đối Tổng hành dinh. Cuộc tấn công bắt đầu ngày 7 tháng 1 năm 1942 và ngay lập tức hết hơi. Trong thất bại này người ta đổ lỗi cho bộ tư lệnh tập đoàn quân chủ lực số 2 (được phiên chế lại từ tập đoàn quân số 26). Tư lệnh tập đoàn là trung tướng Grigori Grigorievich Sokolov trước kia là lính biên phòng. Trong những năm trước chiến tranh ông chỉ huy toàn bộ các đơn vị bộ đội biên phòng và lực lượng nội vụ của Bộ nội vụ. Khi chiến tranh bắt đầu ông được điều vào quân đội thường trực và trở thành tham mưu trưởng, sau đó là tư lệnh tập đoàn quân.

        Trong hồi ký của mình Meretskov trích dẫn một trong những mệnh lệnh của tướng Sokolov:

        “1. Kiểu đi bộ như ruồi bò mùa thu, tôi ra lệnh phải bỏ đi và từ nay trở đi trong quân ngũ phải đi như sau: bước hành quân - một ac-sin (bằng 0,71 mét), bước nhanh - một ac-sin rưỡi, cứ thế mà ráng sức.

2.           Về ăn uống, quy tắc không phù hợp: đang giữa trận đánh lại ăn trưa - bỏ, tạm ngừng đến bữa sáng. Trong chiến tranh quy tắc như sau: bữa sáng lúc trời còn tối trước lúc mặt trời mọc, còn bữa trưa - lúc chiều tối. Ban ngày nếu có mẩu bánh mì hoặc lương khô với nước chè - thế là tốt, còn nếu không có - thế cũng đủ, cũng may là ngày không quá dài.

3.           Mọi người phải nhớ kỹ - cả thủ trương và lính trơn, cả già lẫn trẻ, rằng ban ngày không được đi từng toán trên một đại đội, còn nói chung trong chiến tranh thời gian để hành quân là ban đêm. Lúc đó thì cứ việc đều bước.

4.           Không sợ lạnh, không ăn mặc như đàn bà Riazan, hãy cừ khôi và không khuất phục lạnh giá. Hãy lấy tuyết chà lên tai và tay!”.

        Mệnh lệnh dũng mãnh này chứng tỏ về sự thờ ơ hoàn toàn của viên tướng đối với người lính, người cần phải được giữ gìn.

        Các chiến sĩ của mặt trận đã phải chịu khổ vì thiếu lương thực, thiếu quần áo phù hợp với thời tiết.

        Người ta đi đến kết luận rằng người lính biên phòng này không phù hợp với vị trí chỉ huy quân đội nói chung. Solokov được gọi về Matxcơva. Trung tướng Nicolai Kuzrruch Krưkov được điều tới thay ông ta.

        Ngày 13 tháng 1 cuộc tấn công được tái diễn.

        Ngày 25 tháng 1 tập đoàn quân chủ lực đã chọc thủng mặt trận quân Đức ở khu vực làng Miasanoi Bor và trong vòng năm ngày đã tiến về phía trước được bốn mươi cây số. Tổng hành dinh giục giã tư lệnh và yêu cầu chiếm thành phố Liubian sau đó kết nối với tập đoàn quân số 54 của mặt trận Leningrad. Điều này có nghĩa là phải chọc thủng vòng phong toa Leningrad.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2018, 01:42:39 pm

        Nhưng tập đoàn quân số 2 không đủ lực cho đòn thứ hai. Thực tế thì quân đoàn đã hoàn toàn bị cuốn hút vào cuộc phá vỡ phong toả, đã bị quá mệt mỏi và dừng lại. Địa hình của sư đoàn hoàn toàn bất lợi: đường giao thông quân đội thì kéo dài còn phần cổ chai đột phá khâu thì lại quá hẹp. Các đơn vị láng giềng cũng không tiến được về phía trước. Tập đoàn quân số 52 và 59 không mở rộng được cổ chai đột phá khẩu.

        Ngay lập tức xuất hiện những khó khăn về tiếp tế, còn lạnh giá thì quá khủng khiếp, nhiệt độ xuống đến -40 độ. Các chiến sĩ tập đoàn quân số 2 bị lạnh cóng. Đã rõ ràng quân Đức đang cố đánh hai bên sườn để cắt đứt hành lang hẹp này và như vậy tập đoàn quân sẽ rơi vào trong vòng vây. Không đếm xỉa gì đến mối nguy hiểm này suốt tháng 2, Tông hành đinh yêu cầu tư lệnh tập đoàn quân số 2 tấn công.

        Ngày 9 tháng 3 nguyên soái Klement Efremovich Voroshilov và uỷ viên hội đồng quốc phòng, Bí thư ban chấp hành trung ương Gregori Makimiliamovich Malenkov bay đến bộ tư lệnh mặt trận Volkhovski. Họ đến để tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra. Bay đến cùng với họ có tướng Vlasov mới được thăng chức.

        Có lẽ ông cũng không nghi ngờ về việc người ta sẽ chuyển ông đến đâu. Ngày 18 tháng 3 năm 1942 Andrei Andreevich viết thư cho tình nhân của mình:

        “Trước tiên cho phép anh báo cho em biết rằng anh đã nhận nhiệm vụ mới. Anh được cử làm phó của ông chủ cao hơn mình, nhưng không phải ông chủ hiện nay, mà xa hơn lên phía bắc...

        Alik yêu quý! Em dù sao cũng không tin được là anh hạnh phúc như thế nào. Một lần nữa anh lại được người “to” nhất thế giới tiếp đón. Cuộc nói chuyện diễn ra với sự có mặt của những học trò gần gùi nhất của Người. Hãy tin anh, con người to lớn đó đã khen anh trước mặt mọi người. Và bây giờ anh không biết phải làm gì để xứng đáng với sự tin tưởng mà Người dành cho mình...

        Công việc ở chỗ mới bắt đầu không tồi... Bọn anh đánh tụi phát xít ở cả mọi nơi, nhưng vẫn như trước đây không để cho chúng yên thân cả ngày lẫn đêm”.

        Cũng bức thư phấn chấn đó với địa chỉ hòm thư dã chiến mới ngay hôm đó ông gửi cho vợ.

        Chức vụ phó tư lệnh mặt trận thì cao nhưng không có quyền hành. Vlasov bị khốn khổ với các trách nhiệm được quy định không rõ ràng và muốn trở về với công việc thực.

        Ngày 15 tháng 3, quân Đức từ hai phía cố kẹp hành lang nối quân đoàn chủ lực số 2 với các đơn vị khác của mặt trận. Ở Tổng hành dinh và ở ban chỉ huy mặt trận vẫn như trước đây không hề để ý đến mối nguy hiểm rõ ràng này và đây tập đoàn quân về phía Liubian. Khi nỗ lực tấn công tiếp theo bị thất bại thì tướng Klưkov bị cách chức.

        Ngày 16 tháng 4 năm 1942, Vlasov nhận được một quyết định mới, quyết định đó thật là một bất hạnh đối với ông: ỏng được cử làm Tư lệnh tập đoàn quân chủ công số 2 với nhiệm vụ chọc thủng vòng phong toả Leningrad. Tình hình diễn biến rất bất lợi.

        Một tuần sau khi nhận nhiệm vụ mới của Vlasov, ngày 23 tháng 4 theo quyết định của Tổng hành dinh mặt trận Volkhovski được biến đổi thành lại tập đoàn chiến thuật Volkhovski thuộc mặt trận Leningrad. Đây là sáng kiến của tư lệnh mặt trận Leningrad - trung tướng MikhahStepanovich Khozin. Ông này hứa với Stalin là trong hường hợp thống nhất lại lực lượng thì sẽ chọc thủng được vòng phong toả.

        Lãnh tụ có một điểm yếu: tin vào những lời hứa cương quyết và cứng rắn sẽ hoàn thành nhiệm vụ nhanh và với lực lượng nhỏ. Trong những trường hợp đó thì những hoài nghi khôn ngoan bị vứt bỏ. Hơn nữa tướng Khozin lại được Gregori Konstantinovich Zhukov sủng ái. Ông cử Khozin làm phó của minh trong Bộ tổng tham mưu, sau đó mang theo sang mặt trận dự bị và cuối cùng cử làm tham mưu trưởng mặt trận Leningrad. Ngày 17 tháng 10 năm 1941, Khozin nhận chức tư lệnh mặt trận.

        Ý tưởng thống nhất các mặt trận lúc đó cũng được ông chủ của Leningrad - uỷ viên bộ chính trị Adrei Alexandrovich Zdanov ủng hộ.

        Ngày 24 tháng 4 năm 1942, Meretskov - người bị mất chức đại tướng đã được tiếp kiến Stalin. Theo hồi ký của ông thì cựu tự lệnh mặt ưận đã cảnh báo lãnh tụ:

        - Tập đoàn quân chủ công số 2 đã hoàn toàn kiệt sức. Nó không còn khả năng tấn công, khả năng phòng thủ. Các mối giao thông của nó đang bị đe doạ bởi các đòn tấn công của quân Đức. Nếu không hành động thì thảm hoạ là không tránh khỏi.

        Meretskov đề nghị hoặc tăng cường lực lượng cho tập đoàn quân, hoặc rút tập đoàn ra khỏi vùng rừng đầm lầy. Các kiến nghị của ông ở Tổng hành dinh bị bỏ ngoài tai.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Tư, 2018, 02:20:01 am

        Sau khi nhận chức vụ mới Vlasov ngay lập tức đánh giá sự thảm hoạ của tình thế và đề nghị Tổng hành dinh và tư lệnh mặt trận Khozin cho phép tập đoàn rút lui. Khổng muốn làm người thân phải lo lắng, ngày 26 tháng 4 Vlasov viết cho AgneSSa:

        “Bọn anh đang đánh mạnh tụi phát xít và đang chuẩn bị cho chúng những món quà mùa xuân còn mạnh hơn. Anh làm việc ở cương vị cũng tương tự như khi chúng ta còn ở bên nhau, chỉ có khối lượng công việc lớn hơn nhiều, vinh dự hơn và trách nhiệm cũng lớn hơn. Em thừa biết rằng bất cứ nơi nào mà chính phủ và đảng cử Andriusha của em đi thì anh ấy luôn hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào với tất cả danh dự của mình”.

        Tướng Khozin không hề muốn nghe đến chữ rút lui, ông chăng đã hứa với Stalin là sẽ chọc thủng phong toả. Ông ra lệnh cho tập đoàn quân chủ công số 2 tấn công. Nhưng cả đến phòng thủ nó đã không thể làm nổi. Bị cắt đứt khỏi các nguồn tiếp viện, tập đoàn quân kiệt sức đã rơi vào hoàn cảnh khốn cùng.

        Những hồi ký của các cựu chiến binh còn sống sót của tập đoàn được thu thập trong tuyển tập do Viện Lịch sử Nga biên soạn có tên “Qua thung lũng chết. Chiến công và thảm kịch của các chiến sĩ mặt trận Volkhovski”. Những câu chuyện giản đơn, chất phác đã vẽ nên bức tranh chết dần của tập đoàn quân.

        “Các giao thông hào bị ngập nước - những cựu chiến binh nhớ lại - xung quanh xác chết nổi lềnh bềnh. Các chiến sĩ và sĩ quan đều đói, không có muối, không có bánh mì. Không còn chất Clor để khử hùng nước, không thuốc”.

        Ngày 29 tháng 4, các đơn vị quân Đức bắt đầu tấn công nhằm cắt đứt hành lang không cho tập đoàn quân sô 2 thoát ra. Các cuộc chiến đấu khốc liệt không thể tưởng tượng, đánh nhau giáp lá cà.

        “Trong những ngày đó - nhà sử học Boris Ivanovich Gavrilov - người đã nhiều năm nghiên cứu tấn thảm kịch của tập đoàn quân số 2 viết - đoạn hành lang giữa hai con sông Polist và Glushina chảy qua rừng được gọi là “Thung lũng chết”. Sau chiến tranh cái tên này lan khắp cả vùng Miasnoi Bor”.

        Ngày 15 tháng 5, Khozin nhận được từ ban tham mưu tập đoàn quân số 2 kế hoạch rút lui. Bây giờ ông đã hiểu cái gì đang xảy ra. Tư lệnh mặt trận xin phép Tổng hành dinh cho phép rút tập đoàn quân ra khỏi miệng túi. Một phần của tập đoàn - quân đoàn kỵ binh, hai lữ đoàn xe tăng và hai lữ đoàn bộ binh thì tướng Vlasov dẫn ra thoát mà không được lệnh với tất cả nỗi sợ hãi và rủi ro. Những người này được cứu thoát.

        Chỉ mãi một tuần sau, ngày 21 tháng 5, Tổng hành dinh mới cho phép rút tập đoàn quân số 2 ra để nghỉ ngơi và bổ sung lực lượng. Nhưng đã quá muộn. Sự chậm chạp của Tổng hành dinh đã giết chết tập đoàn quân. Từ ngày 20 tháng 5, quân Đức đã ép từ mọi phía, cổ chai bị bắn thủng. Việc rút quân bị dừng lại.

        Ngày 30 tháng 5, quân Đức chuyển sang tấn công và thắt hẹp cổ chai. Ngày 3 tháng 6, Phó tổng tham mưu trưởng thứ nhất - thượng tướng Alexandr Mikhailovich Vasilevski ra lệnh cho Khozin làm mọi việc có thể để mang tập đoàn quân số 2 ra khỏi lòng chảo. Nhưng các nỗ lực thoát ra không được tổ chức tốt và kết quả là cái chết vô nghĩa của nhiều người.

        Thi hành lệnh của Tổng hành dinh người ta đã ném vào các trận chiến đấu trên địa hình trống trải sư đoàn bộ binh dự bị số 165. Sư đoàn không hề có sự yểm hộ của không quân và của pháo binh. Không quân và pháo binh Đức trong hai ngày đã hầu như tiêu diệt hoàn toàn sư đoàn này - đã mất tám ngàn binh lính và sĩ quan trong tông số mười hai ngàn. Nhũng binh sĩ rút lui bị đội quân Smersh (viết tắt của chữ “Cái chết của bọn gián điệp”) - bắt, bị bắt đào mộ và bị bắn ngay tại đó. Ngày 6 tháng 6, quân Đức cắt đứt toàn bộ tập đoàn quân sô 2. Bảy sư đoàn và sáu lữ đoàn bị rơi vào vòng vây.

        Đến bây giờ ở Tổng hành đinh người ta mới nhắc đến Meretskov.

        Ngày 8 tháng 6, viên tướng được gọi gấp về Matxcơva. Trong bộ quần áo dã chiến, với đôi ủng bẩn ông được đưa thắng đến cuộc họp của Bộ chính trị.

        - Chúng tôi đã mắc một sai lầm lớn - Stalin thú nhận - là đã thống nhất mặt trận Volkhovski với mặt trận Leningrad. Tướng Khozin không hoàn thành chỉ thị của Tổng hành dinh về việc rút tập đoàn quân chủ công số 2. Quân Đức đã làm được việc cắt đứt giao thông của tập đoàn quân và bao vây nó. Chúng tôi giao cho anh cùng với đồng chí Vasilevski đến đó và bất kỳ thế nào cũng phải giải cứu cho được tập đoàn quân số 2.

        Nhưng việc này ngay cả đối với một nhà quân sự tài ba như Vasilevski cũng là quá sức.

        Các đạo quân bị bao vây không còn đạn dược và lương thực. Binh sĩ ăn thịt ngựa luộc và súp nấu từ cỏ. Khổ sở nhất là thương binh - không thể sơ tán họ được và không có gì để chữa vết thương.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Tư, 2018, 02:25:05 am

        Trong tay Meretskov và Vasilevski không có lực lượng dự bị lớn để có thể chọc thủng được vòng vây để có thể tiếp cận với những đơn vị mắc kẹt trong đó. Ngày 21 tháng 6, cuối cùng thì họ cũng đã chọc thủng được một hành lang hẹp và qua đó những người bị vây đã ùa ra. Nhưng quân Đức lại cắt đứt hành lang.

        Ngày 23 tháng 6 năm 1942, Vlasov thực hiện nỗ lực cuối cùng thoát vòng vây với các trận chiến đấu. Ném vào trận chiến tất cả, kể cả đội bảo vệ tham mưu, bản thân tư lệnh tập đoàn trực tiếp chỉ huy tấn công. Nhưng nỗ lực không thành - chỉ có một số ít thoát ra được.

        Các phương tiện hoả lực của Đức đã quét tan binh sĩ tấn công của tập đoàn quân chủ lực số 2 và tiêu diệt đơn vị thông tin của tập đoàn - Sau đó sự chỉ huy các đơn vị còn lại đã bị cắt đứt.

        Theo kế hoạch thì ban tham mưu tập đoàn quân phải rút ra sau cùng, vì vậy Vlasov không kịp thoát ra. Ông ra lệnh cho những người còn ở bên canh mình rút lui về phía bắc với hy vọng sẽ chạy được về phía quân mình.

        Người lái xe riêng của Tư lệnh tập đoàn Nicolai Vasilievich Konkov cũng bị bắt làm tù binh, kể lại:

        “Chiều ngày 24 tháng 6, trung tướng Vlasov tập trung tất cả binh lính và sĩ quan trong rừng và tuyên bố rằng trước mắt là một con đường dài và khó khăn - cần phải vượt qua không dưới 100 km theo đường rừng và đầm lầy - lương thực không có một thứ gì, và sẽ phải ăn cỏ và những gì có thể cướp được từ bọn Đức...

        Từng nhóm không lớn di chuyên - mỗi nhóm khoảng 20- 30 người... Khi tổ chức các nhóm trung tướng Vlasov chỉ mang theo mình những nhân viên ban tham mưu tập đoàn và hội đồng quốc phòng, bác sĩ, trung tá quân y và cấp dưới Maria Ignatieva rồi đi lên phía trước, sau đó không ai còn thấy ông nữa...”

        Cả ngày 24 tháng 6 tư lệnh mặt trận Meretskov tiến hành các nỗ lực chọc thủng vòng vây. Từ đó các binh sĩ lẻ tẻ và cả các phân đội hoàn chỉnh được giải thoát.

        Sáng ngày 25 tháng 6, quân Đức đã đóng chặt nút cổ chai. Số phận của các binh lính và sĩ quan tập đoàn quân chủ công số 2 còn mắc lại trong vòng vây đã được quyết định.

        Về tổng thể trong suốt thời gian chiến dịch này đã chết mất một trăm năm mươi ngàn người. Số thoát ra không nhiều -  mười sáu ngàn binh lính và sĩ quan. Chỉ riêng ở chỗ chọc thủng, trong “Thung lũng chết” đã có sáu ngàn người ngã xuống. Tám ngàn người không thoát ra có lẽ do hoàn cảnh ngoại lệ nào đó, cũng đã bị chết. Trong vòng vây còn lại mười ngàn người bị thương. Quân Đức không bao giờ cứu chữa những thương binh Hồng quân.

        Ngày 30 tháng 6, tư lệnh tập đoàn quân “phía Bắc” - thượng tướng Georg fon Kiukhler đến đại bàn doanh của Hitler. - Quân đội của ông ta đã đánh tan tập đoàn quân chủ công số 2. Quốc trưởng rất hài lòng về Kiukhler và ngay hôm đó thăng cấp cho ông ta.

        “Tại bữa trưa có mặt cả người nổi tiếng trong các trận đánh ở khu vực bắc mặt trận phía Đông, và vừa được phong hàm nguyên soái Fon Kiukhler - Henri Piker nhân viên tốc ký ghi lời Quốc trưởng đã viết trong nhật ký - Nói về các tù binh ông còn nói rằng còn mười ngàn thương binh đã bị bắt. Tuy nhiên trong các bản tin không có con số này vì ở những vùng đầm lầy hoàn toàn chăng thể giúp họ được điều gì và tất cả họ đã chết...

        Những người Nga chiến đấu như những con thú, đến hơi thở cuối cùng và đã bắt buộc phải giết họ hết người này đến người khác.

        Không nơi nào có hiện tượng tương tự như những gì đã xảy ra trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ Nhất 1916 - 1917 khi những lính Nga trong giao thông hào đã cắm lười lê xuống đất và rồi bỏ vị trí chiến đấu.”

        Chỉ có rất ít trong số những người cố thoát vòng vây là về đến được tới quân mình.

        Ủy viên hội đồng quốc phòng tập đoàn quân chủ công số 2 - chính uỷ sư đoàn Ivan Vasilievich Zuev cùng một nhóm chiến sĩ ra được đến đường sắt. Họ chạm trán phải một nhóm công nhân sửa chữa và xin bánh mì. Nhưng những người này lại dẫn lính Đức tới. Zuev đã rút súng tự sát vì không muốn bị bắt làm tù binh. Vậy thì chuyện gì đã xảy ra đối với tư lệnh tập đoàn quân? Andrei Andreevich Vlasov đã lần thứ hai rơi vào vòng vây. Sau này người ta viết rằng ông cũng chẳng cố rút về phía quân mình. Nhưng có lẽ mọi việc không như thế.

        Gần ba tuần lễ, từ 24 tháng 6 đến 12 tháng 7, tướng Vlasov lần mò trong các đầm lầy để cố ra khỏi lòng chảo của quân Đức. Có lẽ ông hy vọng rằng người ta sẽ cứu ông, sẽ đưa máy bay đến đón hoặc gặp được các đội du kích. Tháng 9 năm 1941, ông đã từng rơi vào tình trạng tuyệt vọng như vậy, nhưng cũng đã thoát... Còn lần này ông không gặp may.

        Sau chiến tranh, tháng 9 năm 1945, người ta mới làm rõ được bối cảnh chính xác về việc Vlasov bị bắt làm tù binh.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Tư, 2018, 02:25:41 am

        Bà Maria Ignatierna Voronova - cựu bếp trưởng nhà ăn của Hội đồng quân sự tập đoàn quân chủ công sô 2 từ Đức trở về. Ở Baranovize, nhân viên phòng 2 của cơ quan an ninh quốc gia khu vực hỏi cung bà.

        Maria Voronova đã ở bên cạnh Vlasov cho đến ngày cuối cùng. Sau trận đánh trong nhóm tham mưu còn lại có bốn người: Vlasov, người lái xe của ông, một chiến sĩ và một đầu bếp. Có lúc họ phải phân tán vì ở chung nhau thì nguy hiếm hơn. Vlasov đưa cho người lái xe chiếc áo Ca pốt và tháo bỏ phiên hiệu tướng của mình. Ngày 11 tháng 6, Vlasov và Voronova trốn ở làng Tukhovichi. Người trưởng thôn hứa giúp đỡ nhưng lại khoá trái họ vào kho chứa không có cửa sổ và thông báo cho quân Đức rằng hắn bắt được du kích.

        Ngày hôm sau quân Đức đến: sĩ quan phòng tình báo tập đoàn quân số 38, đại uý Fon Shverdtner và phiên dịch sĩ quan SS Klaus Pelkhau. Hắn mô tả tỉ mỉ việc bắt Vlasov làm tù binh:

        “Lúc tảng sáng đại uý Fon Shverdtner đánh thức tôi và thông báo rằng chiều hôm hước Vlasov đã bị giết và cần phải nhận dạng thi thể. Chúng tôi hoài nghi. Đã từ lâu chúng tôi không tìm kiếm Vlasov và đã không phải một lần lo lắng vì những thông tin không đúng.

        Khi chúng tỏi đi xe qua thỏn Tukhovichi thì viên thị trưởng người Nga đề nghị chúng tôi bắt đi hai du kích mà hắn đã bắt được chiều hôm trước. Vì chúng tôi trước hết là phải làm nhiệm vụ được giao nên hứa với ông ta là sẽ thực hiện việc đó khi quay về.

        Ở thôn lam - Tesovo nơi người ta mang cái xác đến, viên chỉ huy ctịa phương thông báo rằng người cần vụ của tướng Vlasov bị thương nhẹ và bị bắt làm tù binh. Chúng tôi hỏi cung người này. Người đó nói rằng họ đã nhiều tuần lễ lang thang để hy vọng tìm về đến quân mình. Cái đói đã bắt họ phải rẽ vào các làng mà theo phán đoán của họ là không có quân Đức ở đó. Và lần này cũng vậy. Nhưng họ bị bắn và Vlasov đã bị giết.

        Trên xác nạn nhân có chiếc áo Ca pot trung tướng, có một chiếc răng vàng giống như trong mô tả Vlasov. Chúng tôi không còn nghi ngờ gì nữa. Chúng tôi lập biên bản và cho phép chôn xác chết sau khi đã báo bằng điện đài về ban chỉ huy.

        Trên đường về chúng tôi đã phóng qua Tukhovichi, lúc đó mới nhớ tới người lính du kích. Chúng tôi quay trở lại và viên thị trưởng dẫn tôi đến ngôi nhà tuy đã khoá từ bên ngoài nhưng không có ai canh giữ. Chúng tôi bố trí trước cửa hai lính với súng tiểu liên. Khi viên thị trưởng mở cửa, tôi quát bằng tiếng Nga vào trong khoảng tối của kho chứa để những người du kích đi ra.

        Một giọng trầm trả lời bằng tiếng Đức trọ trẹ:

        -  Đừng bắn! Tướng Vlasov!

        Từ trong kho chứa một người bước ra, rất giống người mà chúng tôi vừa mới cho phép chôn. Trên mình anh ta là bộ quần áo sĩ quan không có quân hiệu cấp bậc. Ông ta đưa giấy chứng minh thư do Stalin ký. Sau đó ông ta lôi từ túi ra khâu súng lục Bỉ và đưa cho đại uý Fon Shverdtner. về câu hỏi của tôi người đàn bà này là ai thì ông trả lời là người đầu bếp.

        Chúng tôi chưa hẳn tin rằng đó là Vlasov và trên đường về đại úy Fon Shverdtner đã hỏi ông ta rất nhiều câu hỏi hóc búa, tuy nhiên chúng tói đã nhận được nhùng câu trả lời khiên cuối cùng chúng tôi không còn một hoài nghi nào nữa.”

        Tại bộ tư lệnh tập đoàn không ai vui mừng về sự xuất hiện của người tù binh này vì thông báo về cái chết của tướng Vlasov đã bay đến đại bản doanh Hitler, mà báo cáo lại thì không ai muốn. Người ta hỏi cung “người cần vụ của Vlasov” và người đó đã thú nhận là muốn cứu viên tướng nên đã khắng định với quân Đức rằng Vlasov đã chết.

        “Trên đường đi - người phiên dịch Klaus Pelkhau nhớ lại - Vlasov hỏi rằng theo ý người Đức thì một viên tướng có phải tự bắn mình không, thì đại tá Shverdtner trả lời là đối với một người tướng đã chiến đấu đến phút cuối cùng cùng với các đơn vị của mình thì làm tù binh không phải là điều xấu hổ.”

        Sau này Vlasov cũng đã hơi tô vẽ hành động của mình. Hắn đã kể với các chiến hữu rằng đã nói với thượng tướng George fon Lindeman tư lệnh tập đoàn quân số 18 - đơn vị đã bắt hắn làm tù binh như sau:

        -  Đã hai lần tôi nhận được lệnh phải bỏ mọi người và rời khỏi cái túi đó nhưng tôi ở lại. Một lần người ta đã đưa máy bay đến đón tôi. Nhưng làm sao tôi có thể bỏ mặc những người mà chính tôi đã đưa họ vào tình trạng này? Trước mắt các chiến sĩ của tôi? Tôi muốn rằng những con mắt đó nhìn vào mặt tôi chứ không nhìn vào cái lưng đang đi khỏi. Nếu tôi bỏ họ thì có lẽ suốt đời mình tôi sẽ cảm thấy những cái nhìn đó...

        Chăng ai gửi máy bav đến đón Vlasov cả. Hắn bịa ra. Dải cất cánh - hạ cánh máy bay trong khu vực đóng quân của tập đoàn đã bị quân Đức chiếm.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Tư, 2018, 02:26:45 am

        Trung tướng Andrei Andreevich Vlasov bị bắt làm tù binh ngày 13 tháng 9 năm 1942. Lúc đó ở Matxcơva chưa hay biết gì và Stalin còn nhắc tới Vlasov với những lời nói thiện cảm. Lãnh tụ đang chọn tư lệnh mặt trận Stalingrad. Trong khi thảo luận các ứng cử viên ông nói:

        -  Rất tốt nếu Vlasov làm tư lệnh ở đó, nhưng bây giờ tôi không thể giao Vlasov - anh ta đang cùng các đơn vị của mình trong vòng vây. Nếu có thể gọi được anh ta từ đó tới thì chắc tôi sẽ duyệt Vlasov. Nhưng không có Vlasov, các anh hãy đề cử người mà các anh muốn. Những ai đã trải quan mặt trận Stalingrad sau này đều có được hàm nguyên soái và được phong anh hùng. Như vậy Vlasov quả không gặp may...

        Ngày 21 tháng 6 năm 1942, uỷ viên nhân dân về nội vụ Lavrentii Pavlovich trình Stalin báo cáo:

        “Theo thông báo của văn phòng đặc nhiệm của mặt trận Volkhovski là theo tin của các cán bộ văn phòng đặc nhiệm và các sĩ quan của tập đoàn quân chủ công số 2 thoát ra khỏi vòng vây thì bộ chỉ huy tập đoàn này đang ở trong vòng vây...

        Thượng uý Kozư - tham mưu trưởng tiểu đoàn 3 lữ đoàn bộ binh 47 thoát khỏi vòng vây ngày 8 tháng 6 thông báo rằng theo tin của thiếu tá Rozenberg (lúc đó chưa thoát khỏi vòng vây) - chỉ huy tiểu đoàn thông tin liên lạc thuộc sư đoàn bộ binh 46 thì trung tướng Vlasov, tham mưu trưởng tập đoàn quân Vinogradov và tư lệnh sư đoàn bộ binh số 46, đại tá Chernưi ngày 28 tháng 6 đang ở trong rừng bên sông Glushitsa.

        Ngày 14 tháng 7 đài phát thanh Đức trong bản tin tức của bộ tư lệnh tối cao đã truyền đi: “Trong thời gian càn quét vành đai Volkhov cách đây không lâu tư lệnh tập đoàn quân chủ công số 2 - trung tướng Vlasov đã bị phát hiện và bị bắt làm tù binh”.

        Không có sự khắng định từ các nguồn khác nên Beria không bình luận gì về thông báo của đài phát thanh về việc Vlasov bị bắt làm tù binh. Trong bất cứ trường hợp nào thì tin này cũng không gây một ấn tượng đặc biệt nào ở Matxcơva. Vlasov không phải là viên tướng duy nhất bị bắt làm tù binh.

        Chủ nhiệm văn phòng đặc nhiệm mặt trận Volkhovski, trung tá an ninh quốc gia Melnikov ngày 6 tháng 8 năm 1942 đã trình lên phó uỷ viên nhân dân nội vụ, đại tá Victor Semenovich Abakumov bản báo cáo về sự thất bại của chiến dịch quân sự về việc rút các đơn vị tập đoàn chủ công số 2 ra khỏi vòng vây của địch.”

        Ở Matxcơva người ta bắt đầu lo ngại khi quân Đức cho ném truyền đơn xuống khu vực kiểm soát của hồng quân với lời kêu gọi của Vlasov. Lúc đó mới rõ là viên tướng đã sang hàng ngũ Hitler.

        Ngày 15 tháng 7, Maria Voronova bị đưa vào trại lao động. Sau hai năm - mùa hè 1944, bà đột nhiên xuất hiện ở Berlin. Voronova tìm thấy viên sĩ quan tuỳ tùng của Vlasov - sĩ quan SS Sergei Berrgardovichs Friolikh - một người Đức vùng Bantic từ thành phô Riga, và người này giúp bà liên lạc với Vlasov. Bà bắt tay giúp việc gia đình Vlasov và sau này thú nhận rằng du kích Liên xô giao cho bà nhiệm vụ đẩu dộc viên tướng...

        Năm 1942, Vlasov bị đưa vào hại giam tù binh ở Vinnitse - nơi giam giữ các sĩ quan cao cấp của Hồng quân.

        Khi bị dẫn ngang qua vùng bắc PruSSia, hắn nhìn ra cửa sổ và nói với tên lính áp giải:

        -  Tuyệt!

        Trong trại có khoảng một trăm sĩ quan, các tướng được ở phòng riêng. Vlasov làm quen với đại tá Vladimir Hitch Boiarski - cựu tư lệnh sư đoàn bộ binh số 42. Ông bị bắt làm tù binh hồi tháng 5 năm 1942 gần Kharkov. Đó là cuộc tấn công mùa hè của Quốc xã Đức tiến về sông Volga.

        Hai sĩ quan quyết định viết một bức thư lớn cho bộ chỉ huy Đức với đề xuất sử dụng tâm trạng chống Liên Xô của những tù binh và dân chúng ở các lãnh thổ bị chiếm đóng và thành lập một đội quân đê cùng với các lực lượng vũ trang Quốc xã chiến đấu. Ngàv 3 tháng 8, bức thư đã viết xong.

        Sau đó bức thư của các tù binh cấp tướng đó được cơ quan tình báo quân sự và cơ quan tuyên truyền của bộ tổng tham mưu lục quân quan tâm. Đại uý lực lượng vũ trang Quốc xã Vilfrid Shtrik - Shtrikfeld dã hỏi cung cặn kẽ Vlasov và báo cáo về từng cuộc trao đổi cho cấp trên của mình thuộc phòng 12 (“quân đội nước ngoài ở phương Đông” thuộc bộ Tổng tham mưu lục quân).

        Năm 1993 ở Matxcơva người ta đã xuất bản lại hồi ký của Shtrik - Shtrikfeld - một người Đức vùng Bantic - người đã trở thành giám hộ chính của tướng Vlasov trong thời gian là tù binh của Đức.

        Trước chiến tranh thế giới thứ Nhất Shtrik - Shtrikfeld học ở trường trung học Saint - Peterburg và tự nguyện gia nhập quân đội Nga. Trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh anh sống ở Riga. Những kiều dân Nga gọi anh theo cách của mình là Vilfrid Karlovich.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Tư, 2018, 02:27:44 am

        Đầu năm 1941 anh được gọi vào lực lượng vũ trang Quốc xã và trở thành người phiên dịch trong ban tham mưu của nguyên soái Fedor fon Bok - người chỉ huy tất cả các đơn vị quân đội đóng dọc theo biên giới Liên Xô. Sau khi bắt đầu chiến tranh fon Bok nhận nhiệm vụ mới chỉ huy tập đoàn quân “Trung tâm”.

        Shtrik - Shtrikfeld được đưa vào phòng tình báo của bộ tổng tham mưu lục quân; phòng này dưới sự chỉ huy của đại tá Reichard Helen (sau này là người sáng lập cơ quan tình báo Cộng hòa Liên bang Đức). Đại uý làm việc trong nhóm nghiên cứu các tài liệu chiến lợi phẩm của Hồng quân, dịch các tài liệu đó sang tiếng Đức và hỏi cung tù binh.

        Ngày 8 tháng 8, cựu tham tán đại sứ quán Đức ở Matxcơva Gustav Hilger, người tự coi là người hiểu biết nước Nga nhất trong hàng ngũ ngoại giao Đức đã hỏi cung Vlasov. Hilger là con trai một nhà sản xuất ở Matxcơva - nói tiếng Nga thạo và nói chung là đã Nga hoá.

        Trong khi lập hồ sơ ghi chép cuộc nói chuyện Hilger viết trong báo cáo: “Tướng Vlasov gây ấn tượng là một người mạnh mẽ và bộc trực. Các suy xét của ông điềm tĩnh và cân nhắc”.

        Vlasov nói với Hilger:

        “Rất nhiều tù binh Nga sẽ phấn khởi tham gia cuộc đâu tranh dưới sự chỉ huy của Đức chống chế độ Stalin mà họ căm ghét.

        Đối với ông - Vlasov và đối với đa số các tù binh là sĩ quan Liên Xô thì thắng lợi của Đức có nghĩa là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại tiếp theo của họ, bởi vì từ phía chính phủ Liên Xô họ chỉ có thể chờ đợi cái chết mà thôi. Vì vậy họ rất mong muốn không điều gì khác ngoài sự lật đổ chính phủ Liên Xô và thắng lợi của quân Đức. Nhưng họ không thể hình dung được rằng thắng lợi này không thể chỉ với sức mạnh quân sự Đức.

        Để thắng được Stalin cần phải sử dụng các tù binh Nga trong cuộc chiến đấu chống Hồng quân”.

        Hilger nói hoàn toàn cởi mở với Vlasov rằng sự “hồi sinh của chế độ nhà nước Nga trên cơ sở các kỳ vọng đại đế Nga là trái ngược với quyền lợi của nước Đức”.

        Vlasov nói rằng nước Đức không cần thiết phải giữ một quốc gia Nga tự chủ. Có nhiều giải pháp khác nhau - “ví dụ như xứ tự trị, chế độ bảo hộ hoặc một quốc gia được bảo vệ với sự chiếm đóng tạm thời hoặc lâu dài của lực lượng quân sự Đức...”.

        Cơ quan tuyên truyền của bộ tổng tham mưu lục quân lập tức sử dụng tên của viên tướng trong các tờ truyền đơn được ném xuống từ ngày 10 tháng 9 năm 1942 trên các vùng do Hồng quân kiểm soát. Một tò truyền đơn in lời kêu gọi của Vlasov đối với các sĩ quan Hồng quân, còn một tờ là giấy thông hành để tự nguyện ra hàng.

        Ngày 17 tháng 9, Vlasov được đưa về Berlin. Hắn được bố trí làm việc theo sự điều hành của cơ quan tuyên truyền Bộ tổng tham mưu lục quân do đại tá Hans Martin lãnh đạo.

        Người ta bố trí Vlasov ở đường Victoria, nhà số 10 ở đầu hồi - nơi cũng giam giữ các cựu sĩ quan Liên Xô khác được sử dụng để soạn thảo truyền đơn và các buổi truyền thanh bằng tiếng Nga.

        Tin về tướng Vlasov đã quay súng chống lại chính quyền Xô Viết đã nhanh chóng lan khắp các mặt trận.

        Tại bữa trưa ở chỗ Stalin câu chuyện về Vlasov cũng được bàn tán. Stalin băn khoăn nói với Khrushev:

        - Sao, Vlasov là kẻ phản bội? Tôi không tin điều này.

        Nikita Sergeevich không dám có ý kiến khác với Lãnh tụ:

        - Tôi cũng chỉ hơi tin thôi.

        Khi thông báo của Đức khẳng định rằng cựu tư lệnh tập đoàn quân đã chạy sang phía Hitler, Stalin quay lại vấn đề Vlasov:

        - Sao, nó đúng là kẻ phản bội à?

        Khrushev khắng định:

        - Bây giờ không thể có một hoài nghi nào nữa. Chúng ta đã bắt làm tù binh những kẻ mang quân phục Đức và chúng tự xưng là những người của Vlasov. Rõ ràng là Vlasov đang chiến đấu trong hàng ngũ đối phương.

        - Vậy thì phải công bố - lãnh tụ chỉ thị - rằng nó đứng ngoài vòng pháp luật, nó là kẻ phản bội.

        Một lần khác sau bửa trưa Stalin lại nêu vấn đề về Vlasov:

        - Tại sao Vlasov trở thành kẻ phản bội?

        Không ai trả lời.

        - Còn anh lại ca ngợi nó - lãnh tụ trách Khrushev - lại còn đề bạt nó.

        - Vâng, tôi đã đề bạt hắn làm tư lệnh tập đoàn quân số 37 - Nikita Sergeevich đồng ý. - Hắn được giao nhiệm vụ bảo vệ Kiev và hắn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Bọn Đức không chiếm được Kiev. Kiev thất thủ do kết quả bị bao vây của quân ta ở mãi tận phía bắc. Sau đó Vlasov đã thoát ra khỏi vòng vây đó. Thực tế tôi đã ca ngợi hắn và nhiều lần nói về ưu điểm của hắn với đồng chí.

        Tiếp theo Khrushev còn kể về phần mình ông đã nhắc Stalin rằng Stalin còn khen Vlasov thường xuyên hơn...

        Khó mà tin được là thời đó Khrushev dám trách Stalin. Nhưng trong hồi ký ông nói với lãnh tụ một cách tự tin:

        - Khi hắn ra khỏi vòng vây - Nikita Sergeevich nhắc - đồng chí lại cử hắn chỉ huy tập đoàn quân và hắn đã xuất sắc trong việc phòng thủ Matxcơva. Đồng chí đã khen thưởng hắn, thưa đồng chí Stalin, về chiến dịch gần Matxcơva và còn đề nghị cử hắn làm tư lệnh các lực lượng vũ trang măt trận Stalingrad.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Tư, 2018, 02:28:43 am
             
       “HI-VI” - NHỮNG NGƯỜI GIÚP VIỆC TÌNH NGUYỆN

        Suốt cuộc chiến tranh các nhóm tác chiến của cơ quan an ninh Narkomat và du kích thi hành mệnh lệnh trực tiếp của Stalin đã cố nghĩ cách tiêu diệt Vlasov.

        Tuy vậy không một nỗ lực hạ thủ nào đối với hắn mang lại kết quả.

        Và ngay việc tiêu diệt viên tướng chắc cũng chẳng thay đổi được gì nhiều. Những người Nga mặc quần áo lính Đức với phù hiệu quân đội giải phóng Nga không phải vì Vlasov.

        Trong những năm cải tổ tôi đã đăng trong tạp chí “Thời đại mới” một bài báo lớn về Vlasov. Bài báo đã kể rằng trước khi bị bắt làm tù binh ông là một nhà chỉ huy quân sự Liên Xô thành công và được Stalin đặc biệt chú ý.

        Chù bút một trong những ban của tạp chí Boris Mikhailovich Kravets, một con người chững chạc, đã tình nguyện ra trận và trở về từ chiến trường với đôi chân giả, sau khi đọc bài báo ở bản in thử đã thở dài:

        -  Không phải tất cả các cựu chiến binh đều thích.

        Đó là một trong những bài đăng công khai, cởi mở đầu tiên về đề tài này. Tôi đã nhận được rất nhiều bức thư, đã in những bức thư hay nhất và dành hai cột báo cho các bức thư đó.

        Các độc giả phân ra thành hai phái: những người hoan nghênh sự thực về nhân vật lịch sử đã hàng chục năm im lặng, và những người cho rằng Vlasov là kẻ phản bội đê tiện và việc nói về hắn chẳng để làm gì.

        Và một độc giả nước ngoài muốn giấu tên, đã gửi cho tôi một chồng sách mà lúc đó ở nước Nga có lẽ chỉ một mình tôi có. Đó là những cuốn sách nhỏ do các kiều dân ở Úc, Anh, Canada, Cộng hoà liên bang Đức xuất bản bằng tiếng Nga về Vlasov và đội quân giải phóng Nga.

        Trong những năm gần đây người ta viết và nói không ít về đề tài này. Nhưng tính lưỡng cực về quan điểm vẫn như cũ. Và nhiều người thậm chí còn không muốn tìm lời giải cho câu hỏi chính: tại sao có một sô lớn người Nga giúp quân Đức đánh nhau với nước Nga?

        Các nhà sử học, các nhà văn trong suốt thập kỷ sau chiến tranh đã cỏ hiếu nguyên nhân của hiện tượng kinh ngạc này.

        Khi người ta nói một số lớn người Nga phục vụ bọn Đức bằng cách này hay cách khác thì họ lại quên không nhớ rằng rất nhiều người trong số đó về sau đã chạy ngược trở lại - sang phía Hổng quân.

        Trong suốt cuộc chiến tranh 5,24 triệu bính lính Liên Xô đã bị bắt làm tù binh, trong đó 3,8 triệu vào những tháng đầu của cuộc chiến tranh. Họ rơi vào các lòng chảo mà các tướng lĩnh Đức đã giăng bẫy và thực hiện mùa hè năm 1941 với sự sử dụng tài tình các đơn vị xe tăng và cơ giới.

        Không phải tất các chiến sĩ và sĩ quan rơi vào vòng vây đều cố phá vây để về với quân mình. Những người mà quê hương của họ đã bị quân Đức chiếm đóng cho rằng Hồng quân đã bị đánh tan và chiến tranh đã kết thúc thì mò về quê hương. Những người khác sợ quay về vì Stalin không chấp nhận việc chịu làm tù binh. Ở Liên Xô không tồn tại khái niệm “tù binh” mà chỉ có “kẻ đào ngũ, kẻ phản bội tổ quốc và kẻ thù của nhân dân”.

        Một số phận khủng khiếp đang chờ đợi nhũng binh sĩ Hồng quân bị Đức bắt làm tù binh: họ chết vì đói, vì vết thương và bệnh dịch.

        Nhà sử học chiến tranh người Đức Ioahim Hoffman, người không lên án nhiều lực lượng vũ trang Quốc xã trong cái chêt hàng loạt của tù binh Liên Xô viết:

        “Nếu chỉ làm rõ thực ra điều gì quyết định số phận của tù binh Liên Xô trước năm 1942 thì có thể nêu ba việc chính:

        - Thứ nhất, về các lý do kỹ thuật nhất là vào cuối năm. Không thể tạo được các điều kiện tương ứng cho hàng triệu lính Liên Xô mà phần lớn trong số họ khi bị bắt làm tù binh ở trong tình trạng quá kiệt quệ.

        - Thứ hai, hành động tiêu diệt do các đội quân Gestapo và SD thực hiện đóng một vai trò to lớn, mà nạn nhân của chúng trong thời kỳ đầu là “những phần tử không mong muốn”, trước hết là những người không thích hợp về chính trị và chủng tộc, trong số đó có các đại diện vùng Trung Á và Kavkaz trong đó không ít kẻ thù không đội trời chung với chế độ Xô Viết. Họ bị bắn thường do hình dáng bên ngoài - nhiều người trông như hiện thân của chủ nghĩa bolshevic “Châu Á”, “Mông Cổ” hoặc chỉ đơn giản là bị tưởng lầm là người Do Thái.

        Và cuối cùng - nguyên nhân thứ ba - đơn giản là sự tàn nhẫn và thờ ơ hay là sự mù quáng chính trị của một số người phục vụ trong lực lượng vũ trang Quốc xã...”
 Trong bức giác thư ngày 13 tháng 4 năm 1942 của tướng hậu cần thuộc ban tham mưu lục quân cho rằng cần phải đặt vấn đề sao cho các tù binh Liên Xô cho rằng họ đã gặp may vì họ bị bắt làm tù binh và ngồi ở nơi an toàn cho qua cuộc chiến tranh thảm khốc này...

        Điều này nghe có vẻ hoài nghi. Bộ chỉ huy Đức đối với tù binh một cách vô nhân đạo. Mãi sau này đối với một vài loại tù binh bọn Đức mới nới tay đôi chút.

        Các con số về số lượng tù binh Hồng quân bị Đức bắn chết trong tù hoặc chết vì đói và dịch bệnh rất khác biệt nhau. Gần đây trong các tài liệu của Đức người ta đưa ra con số hai triệu rưỡi người.

        Ngay trong năm 1941 đã có vài trăm ngàn người Nga phục vụ lực lượng vũ trang Đức. Họ mang tên “HI-VI” viết tắt của chữ Hilfswillige (Người giúp việc tình nguyện), mặc trang phục Đức không có quân hiệu. Họ được dùng làm tài xế, người đánh xe ngựa và thợ máy. Họ làm việc ở nhà bếp, xưởng sửa chữa trong các đoàn vận tải. Khoảng mười phần trăm quân số của một sư đoàn bộ binh Đức là những người Nga phụ trợ “HI-VI”.

        Về sau xuất hiện những đơn vị lính canh, các tiểu đoàn cảnh sát người Nga. Đây là những người có vũ khí giúp đỡ các lực lượng vũ trang Đức hoặc cảnh sát an ninh.

        Người đầu tiên đề xuất sử dụng người Nga chống lại Hồng quân là trung tướng Rudolf Shmidt - chỉ huy quân đoàn trong tập đoàn xe tăng của Guderian. Tháng 9 năm 1942, ông ta trình lên bộ chỉ huy bản báo cáo “Về khả năng đè bẹp sự chống trả bolshevic từ bên trong”.

        Năm 1942 đã thành lập bộ chỉ huy các đạo quân tình nguyện phương Đông với nhiệm vụ hình thành và bổ sung các đơn vị được thành lập chủ yếu từ các tù binh. Các sĩ quan trong các đơn vị đó là những người Đức không biết tiếng Nga và việc chỉ huy được thông qua phiên dịch. Tất cả đều mặc trang phục Đức với chữ thêu trên tay áo phải của quân phục - “Quân đội giải phóng Nga”, “Quân đội giải phóng Ucraina”, “Turkestan”.

        Huân tước Nicolas Bettell - tác giả cuốn sách mang tên “Bí mật cuối cùng" về số phận các tù binh Liên Xô xuất bản tại Anh, đã viết: “Trừ những người tự nguyện chiến đấu trong hàng ngũ Quốc xã thì một số lớn hơn rất nhiều là những công dân Liên Xô mặc quân phục Đức dưới ảnh hưởng của cái đói, công việc quá sức và sự đe doạ của cái chết đã khó mà từ chối không làm việc ở các tiểu đoàn lao động, tại đó việc ăn uống và chu cấp khá hơn một chút. Họ giúp đỡ trong việc thu hoạch mùa màng và xây dựng đường xá...

        Nhưng ngay khi người Nga đồng ý làm việc cho kẻ thù thì họ coi như đã bước lên “sân băng” và từ đó bước tiến gần hơn đến cỗ máy chiến tranh Đức chỉ còn là vấn đề thời gian... Trong nhiều trường hợp người Nga đứng trước sự lựa chọn khủng khiếp: hoặc theo quân Đức hoặc sẽ bị xử bắn tại chỗ”.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Tư, 2018, 02:29:29 am

        LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU VỚI NGƯỜI ĐỨC

        Người Đức chia tù binh Liên Xô ra làm nhiều loại. Vào vị trí ưu đãi là các đại diện dân tộc Trung Á, dân vùng Kavkaz và Kazắc - những người này được thu hút ngay về phía Đức.

        Alfred Rozenberg đánh giá cao nhất là người Kazắc, coi họ là một lực lượng chống Nga, chống Matxcơva. Đối với người Kazắc người ta cho hưởng chế độ ăn uống của người Đức, họ không chỉ được tuyển vào các đơn vị quân đội, mà còn vào các đơn vị SS tình nguyện.

        Henric Himler mơ có một đội quân riêng. Hitler cho phép thành lập một số sư đoàn SS với ý định là tại Châu Âu chúng sẽ đóng vai trò cảnh sát quân sự.

        Người ta dự kiến rằng các đơn vị SS trong thời kỳ chiến tranh sẽ được chuyển đặt dưới sự chỉ huy của quân đội nhưng Himler phản đối việc này. Hắn muốn tự chỉ huy quân đội.

        Trong SS người ta tuyển những người ít học - quan trọng là độ tinh khiết chủng tộc, các chỉ tiêu sức khoẻ và lòng trung thành đối với đảng và lãnh tụ. Trong quân đội phần nhiều là người thành phố, trong SS thì đa số là dân nông thôn. Trong SS, người ta không tuyển dụng những người mới hôm qua còn là học sinh, chỉ tuyển những người đã đến hai mươi ba tuổi. Hồi đầu chiến hanh người ta chỉ tuyển vào SS những ai có sức khoẻ tuyệt đối. Nêu ai đó đã bị nhổ răng thì đó là cái cớ để họ từ chối tuyển nhận.

        Về phần mình, các lực lượng vũ trang Đức phản đối việc tăng cường quân SS. Các tướng lĩnh quân đội không muốn chia sẻ những người bị gọi vào lính, chia sẻ vũ khí, bởi vì quân đội lấy cho mình tất cả những người bị gọi vào lính. Himler bắt đầu tuyển mộ vào SS những người tự nguyên trên khắp Châu Âu. Từ năm 1935 bắt đầu thành lập các đơn vị SS quân sự. Công việc này do nhà quân sự chuyên nghiệp Paul HauSSer - người đã giải ngũ năm 1932 với quân hàm trung tướng thực hiện. Năm sau ông tham gia các đội xung kích, và năm 1934 vào SS. Himler cử ông ta làm thanh tra các binh đoàn đặc nhiệm SS.

        Tháng 12 năm 1939, ở Berlin xuất hiện cục tuyển quân SS dưới sự điều khiển của sĩ quan SS Gotlob Berger. Sau đó SS đã trở thành một lực lượng chiến đấu thực sự. Về tổng thê Himler đã thành lập được 26 sư đoàn quân tình nguyện SS với tổng số quân lên tới gần nửa triệu người.

        Himler nói rằng cần phải thu hút vào SS toàn bộ dòng máu Bắc Âu. Người ta mời mọc tất cả “những người Châu Âu hoàn hảo về chủng tộc” vào các đơn vị SS. Những người còn lại được cử vào đội cảnh sát hỗ trợ - giữ gìn trật tự trên các lãnh thổ chiếm đóng và đấu tranh chống du kích.

        Trước hết người ta tuyên mộ những người Đức sống ngoài lãnh thổ Đức. Những người Thụy Sĩ được tuyển dụng tự do. Ở Bỉ người ta ưu tiên chọn người Fla-mang vì được coi là gần giống người Đức chứ không phải người Val-long. Nhưng đến năm 1943 cả người Val-long cũng bị gọi nhập ngũ. Sư đoàn SS “Viking” được thành lập từ những người Hà Lan, Fla-mang, Đan Mạch và Na Uy. Tất cả họ được hứa hẹn là sau khi phục vụ sẽ được nhập quốc tịch Đức.

        Năm 1942 người ta đã điều sang mặt trận phía Đông quân đoàn lê dương tình nguyện được thành lập từ những tên Quốc xã Hà Lan. Quân đoàn bị thiệt hại nặng nề nên được đưa về lãnh thổ Ba Lan và bị giải thể. Một số người tình nguyện đã nhận được các phần thưởng cao quý, nhưng đại bộ phận những người bị đẩy sang mặt trận phía đông, đã rất hối hận vì đã đế cho mình bị quyến rũ.

        Trong các trận đánh ở Bắc Phi có những người Ấn Độ chiến đấu trong hàng ngũ quân Anh bị Đức bắt làm tù binh. Từ những tù binh này người ta thành lập quân đoàn lê dương Ấn Độ. Nhưng rất nhanh người ta thấy rõ ràng quân đoàn này chỉ có thê sử dụng được vào mục đích tuyên truyền mà thôi.

        Năm 1942 đã thành lập sư đoàn “Hoàng tử Evgheni” từ những người Đức ở Rumania và người Đức ở Croatia. Sau đó họ đưa vào đây những người Croatia, Hungary và Rumani.

        Người ta đã thành lập những đơn vị từ những tín đồ đạo Hồi ở Bosnia để đấu tranh chống lại du kích Nam Tư. Ngoài ra, một đội quân không lớn gồm những người tình nguyện Phần Lan - những người này chưa hề đánh nhau với Liên Xô cũng đã ra đời.

        Cuối chiến tranh người ta còn thành lập cả lữ đoàn chống tăng gồm những người Bungari. Nhưng Himler chỉ tuyển được vào đó vẻn vẹn có bảy trăm người Bungari. Chỉ huy lữ đoàn là đại tá Ivan Rogozarov - cựu bộ trưởng trong chính phủ Bungari bị cuộc khởi nghĩa ngày 9 tháng 9 năm 1944 lật đổ.

        Sau khi tấn công Liên Xô người ta bắt đầu thành lập các quân đoàn lê dương SS từ người Acmenia, Gruzia, Azezbaizan, Bantic. Những người Ucraina dược tuyển mộ vào sư đoàn ưu tiên số 14 của lực lượng SS. Số người muốn tham gia tập hợp được là 70 ngàn. Trong thành phần sư đoàn có 14 ngàn người Ucraina. Tháng 6 năm 1944, sư đoàn bị ném ra chống lại các đơn vị quân đội Xô Viết đang tiến công. Sư đoàn hầu như bị tiêu diệt hoàn toàn. Số còn lại của sư đoàn được ném sang Tiệp - nơi nhân dân đã đứng lên khởi nghĩa với sự giúp đỡ của quân dù Liên Xô và Anh.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Tư, 2018, 02:32:49 am

        Có lẽ đối với Vlasov thì cái xung lực ban đầu dẫn đến hợp tác với quân Đức chính là sự mong được sống sót. Tất nhiên là sau khi có được vai trò chính trị thì hắn sẽ nói khác:

        “Lẽ nào không phải là tội lỗi nếu còn đổ thêm máu? Lẽ nào chủ nghĩa bolshevic nói chung và Stalin nói riêng lại không phải là kẻ thù chính của nhân dân Nga? Lẽ nào nhiệm vụ trước nhất và thiêng liêng nhất của mỗi người Nga không phải là đứng lên chống lại Stalin và đồng bọn của ông?

        Nơi đó, ở trong rừng và trong các đầm lầy, tôi đã nhận thức sâu sắc rằng nghĩa vụ của tôi là động viên nhân dân Nga đứng dậy chống lại chính quyền bolshevic để tạo nên một nước Nga mới”.

        Vị tất những ý nghĩ đó đã có trong đầu hắn vào những ngày khi còn chỉ huy tập đoàn quân chủ công số 2 tuyệt vọng ở mặt trận Volkhov. Vlasov là một trong nhiều tướng bị Đức bắt làm tù binh. Đại đa sổ tướng lĩnh này đã từ chối hợp tác với quân Đức. Có lẽ là vào ngày quân Đức bắt được hắn thì hắn đã cắt mình khỏi quá khứ. Hắn biết Stalin có thái độ ra sao đối với những người bị bắt làm tù binh và hiểu rằng trong Hổng quân thì bước thang thăng tiến của hắn trong bất kỳ trường hợp nào cũng đã chấm dứt.

        Tất cả các ý tưởng được hắn ấp ủ lúc ở trong trại giam các sĩ quan và tướng bị bắt làm tù binh. Đối với các tướng lĩnh thì chính quyền trại giam đối xử có đôi chút tôn trọng nhưng dù sao đó cũng là cuộc sống nặng nề với một tương lai không rõ ràng. Khi Vlasov bị bắt làm tù binh thì phần may mắn trong chiến tranh nghiêng về phía Đức. Trại giam mỗi ngày dược bổ sung thêm các tù binh mới và ở đây có cảm giác rằng sự tan vỡ hoàn toàn của Hồng quân là điều không tránh khỏi.

        Cũng khó mà kết tội những tù nhân lính trơn, những người đang chết dần vì đói trong các trại giam của Đức đã chọn cái sống và nói với bọn tuyển mộ Đức “Vâng”. Còn Vlasov thì quyết định rằng Hồng quân đã tận số và mưu cầu một cuộc sống mới chứ không chịu ngồi sau hàng rào dây thép gai trong trại giam các tướng lĩnh và sĩ quan cao cấp.

        Một động cơ khác hoàn toàn rõ ràng. Vlasov rất kiêu ngạo và khát khao quyền lực. Hắn quyết định thử tìm hạnh phúc trên lĩnh vực chính trị.

        - Tôi biết Andrei từ hồi trước chiến tranh - Alexandr Vasilievich Gorbatov, đại tướng - Anh hùng Liên Xô nói -  chúng tôi là bạn đồng niên. Không nghi ngờ gì, hắn là người tài ba bẩm sinh và nhanh chóng leo cao. Nhưng khi đã với tới “trần” thì cảm thấy còn ít và bây giờ như người ta thường nói, hắn đang cố lao vào quyền lực. Các sự kiện sau này cho thấy hắn không chỉ có ý định làm tư lệnh của cái gọi là quân đội giải phóng Nga mà sẽ không từ chối việc ngồi vào ngai vàng thay Stalin... Ở đây theo tôi thì Hitler xử sự thiếu tầm nhìn xa. Rất may cho chung ta là Hitler không bao giờ tiếp Vlasov và không cho phép hắn thành lập một đội quân to lớn vả hùng mạnh, nêu không Vlasov đã có thể gây nhiều thiệt hại to lớn cho chúng ta.

        Và trước Vlasov cũng có nhiều loại người tin vào thắng lợi cuối cùng của Đức nên đã thử chụp cho mình vai trò lãnh tụ của nhân dân Nga.

        Ví dụ như ở vùng nông thôn Lokot trên địa phận vùng Orlovski sau khi quân Đức đến thì Konstatnin Pavlovich Voskoboinik và Boris Valdislavovich Kaminski đã cố thành lập Đảng nhân dân xã hội chủ nghĩa Nga.

        Voskoboinik trước cách mạng đã tốt nghiệp khoa luật trường đại học Matxcơva và trước chiến tranh từng dạy vật lý ở trường trung cấp lâm nghiệp Brasovski. Đối với ông, việc quân Đức đến là một cơ may để thay đổi cuộc sống của mình và tạo lối ra cho những tham vọng chưa thực hiện được. Ngay lập tức, ngày 6 tháng 11 năm 1941, ông ta đã xin phục vụ quân Đức và được cử làm thị trưởng toà thị chính thị trấn Lokot nhỏ bé. Ông ta chọn người bạn cũ Borislav Kanimski, người đã bị trục xuất khỏi Leningrad và đang làm kỹ sư ở nhà máy rượu làm phó cho mình.

        Tháng 11 năm 1941 họ bắt đầu xuất bản báo “Tiếng nói nhân dàn”. Ngày 29 tháng 12, công bố tuyên ngôn của đảng mình và hứa tiêu diệt chế độ nông trường đồng thời chia cho mỗi nông dân 10 héc ta đất không có quyền bán.

        Tháng 1 năm 1942 du kích đã giết chết Voskoboinik. Kaminski - một con người năng lực điên cuồng trở thành quyền thị trưởng. Ông ta đã thuyết phục ban chỉ huy tập đoàn xe tăng số 2 của Đức rằng ông ta có khả năng to lớn hơn nhiều so với việc điều hành một thị trấn.

        Rudolf Shmidt chỉ huy tập đoàn số 2 Lr người đã được Quốc trưởng phong hàm thượng tướng. Với quyền hành của mình và không cần hỏi ý kiến của Tổng hành dinh, hắn cho phép Kaminski thành lập “Khu tự trị Lokotski” gồm 6 khu vực; dân số khu tự trị hơn nửa triệu người. Hắn trao toàn quyền cho bộ máy tự trị địa phương và mang quân đi. Đổi lại, tướng Shmidt yêu cầu quét sạch du kích ở hậu phương tập đoàn quân của mình và tổ chức việc cung cấp lương thực.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Tư, 2018, 12:38:27 am

        Tại nhiều nơi trong vùng này có rất nhiều người bị vây, các chiến sĩ Hồng quân lang thang trong các làng mạc tìm việc làm và thức ăn. Họ vào cảnh sát. Từ những đội cảnh sát tự nguyện hắn thành lập quân đội giải phóng nhân dân Nga mà người ta thường gọi là Lữ đoàn Kaminski. Lữ đoàn gồm có 5 trung đoàn, tổng số quân từ mười đến mười lăm ngàn người. Kaminski kiếm được cho quân đội của mình 15 xe tăng, pháo binh và súng cối, Bộ tư lệnh Đức sử dụng lữ đoàn để chống lại du kích.

        Mùa thu 1943, quân đội Liên Xô phá thủng mặt trận. Một trung đoàn của lữ đoàn Kaminski ở trên đường tấn công của xe tăng Liên Xô và đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Những đơn vị còn lại của lữ đoàn rút lui cùng với quân Đức. Lử đoàn hoạt động chống lại du kích ở Belorusia và được đưa vào thành phần của quân SS với cương vị lữ đoàn xung kích số 29. Kaminski hy vọng rằng trong các đơn vị SS chúng sẽ được chu cấp tốt hơn.

        Tháng 8 năm 1944 những người tình nguyện thuộc quân số của lữ đoàn (1800 người) đã tham gia đàn áp cuộc khởi nghĩa ở Vacsava và đã quá xuất sắc trong việc cướp bóc dân lành đến mức thậm chí quân Đức cũng không chịu nổi. Bronislav Kaminski biến mất. Theo một vài nguồn tin thì toà án quân sự lưu động của Đức đã buộc hắn tội “Trộm cướp ở nơi chiến sự” và kết án tử hình. Lữ đoàn được chuyển về thượng Silezia và bị giải thể.

        Đến giữa năm 1943, theo nhà sử học Joahim Hoffman, thì trong lực lượng vũ trang Quốc xã có 90 tiểu đoàn Nga, 140 đơn vị chiến đấu có quân sô tương đương một trung đoàn và rất nhiều phân đội nhỏ. Chúng được sử dụng để bảo vệ hậu phương quân Đức và đấu tranh chống du kích. Trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang Quốc xã có khoảng từ 400 đến 600 ngàn người tình nguyên làm công việc phục vụ các đơn vị quân Đức.

        Dưới sự chỉ huy của Đức có một số đơn vị lớn được thành lập - sư đoàn Kazắc số 1, một số trung đoàn Kazắc và quân đoàn kỵ binh Kalmưtski.

        Quân đội nhân dân dân tộc chủ nghĩa xã hội Nga có khoảng 10 ngàn người. Trong các hồ sơ của Đức “quân đội này có tên gọi khác - “Abvergrupa - 203”. Đó là một đơn vị do cơ quan tình báo Đức thành lập tháng 3 năm 1942 trên lãnh thổ Belarusia với sự cho phép của tư lệnh tập đoàn quân “Trung tâm” của nguyên soái Hans fon Kliuge. “Abvergrupa - 203” được sử dụng để đánh nhau với du kích.

        Đội quân này ở trong các lều trên các công trường khai thác than bùn dọc theo đường sắt Orsha - Smolensk. Họ được trang bị vũ khí của Nga - chiến lợi phẩm thu được. Quân phục vẫn giữ quân phục Liên Xồ nhưng thêu thêm các cấp hiệu mà khi còn ở trong Hồng quân không có, với các lon ba màu trắng- xanh-đỏ. Họ mở thư viện, câu lạc bộ sĩ quan và xuất bản tờ báo của riêng mình lấy tên là “Tổ quốc” và in với số lượng lớn. Một vài chức vụ chỉ huy do những người lưu vong giữ, số còn lại thuộc về các cựu sĩ quan Hồng quân.

        Tháng 6 năm 1942, Tư lệnh tập đoàn quân “Trung tâm” cử tham mưu trưởng của mình - thượng tướng Otto Violer được cử đến kiểm tra đơn vị Nga. Ông này không hài lòng về việc người ta yêu cầu cấp vũ khí cho người Nga nhiều hơn số cần thiết. Viên chỉ huy Đức bị thay.

        Chỉ huy đội quân Nga gồm 5 tiểu đoàn (trong đó có 1 tiểu đoàn công binh) là một người lưu vong tên là Sergei Nikitch Ivanov. Trước chiến tranh ông ta là người lãnh đạo chi nhánh đảng phát xít toàn Nga ở Berlin, sau này phục vụ trong cơ quan an ninh.

        Người giúp việc của ông ta là cựu đại tá quân đội Nga hoàng Konstantin Grigorievich Kromiadi hoạt động dưới cái tên Sanin. Khi sống lưu vong ông ta làm nghề lái tắc xi ở Berlin. Mùa thu 1941, người ta lấy ông ta vào làm ở Bộ về các vấn đề lãnh thổ chiếm đóng ở phương Đông. Tháng 8 năm 1943 Kromiadi được điều về sở chỉ huy của tướng Vlasov. Hắn ký mệnh lệnh giã từ:

        “Hỡi các chiến hữu tin tưởng và trung thành của tôi, các sĩ quan và binh lính quân đội nhân dân dân tộc chủ nghĩa Nga!

        Theo định mệnh của số phận tôi bắt buộc phải giã từ các bạn. Với nỗi đau trong tim tôi rời xa các bạn và xa tổ ấm thân thuộc mà ở đó lần đầu tiên ấp ủ ý tưởng khôi phục dân tộc, nơi mà chúng ta đã quên đi tất cả mà coi nhau như những người anh em, những người con của một bà mẹ đã đoàn kết với nhau xung quanh ý tưởng khôi phục lại Tổ quốc của chúng ta”.

        Cuối năm 1942 người ta quyết định đưa đội quân nhân dân dân tộc chủ nghĩa Nga ra mặt trận. Nguyên soái fon Kliuge chỉ thị giải thể đội quân này và trao theo từng tiểu đoàn cho các đơn vị quân Đức đồng thời cho tất cả mặc quân phục cũng như quân hiệu lực lượng vũ trang Quốc xã. Kliuge biết quan điểm của Quốc trưởng và cũng không định làm trái ý ông.

        Nhưng không một ai muốn ra mặt trận. Khoảng 300 người lập tức chạy trốn khỏi trại lính. Số còn lại được để làm nhiệm vụ bảo vệ và đánh nhau với du kích trong vùng Bobruisk - Mogilev.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Tư, 2018, 12:39:05 am

        Và đây là một ví dụ điển hình khác.

        Cựu trung tá quân đội Liên Xô Vladimir Vladimirovich Gil - người tốt nghiệp Viện hàn lâm mang tên Frunze, cũng đã thử thành lập đảng và đội quân riêng của mình. Người này đã phục vụ trong Hồng quân 15 năm. Tháng 3 năm 1941 được đề bạt làm tham mưu hưởng của sư đoàn bộ binh số 229 vừa được thành lập. Tháng 7, sư đoàn tham gia chiến đâu và bị đánh tan.

        Người ta cho rằng trung tá Ghbị bắt làm tù binh trong trạng thái ngất bất tỉnh. Một số người cùng trung đoàn lại khăng định rằng Ghtự ra hàng làm tù binh. Vladimir Ghtrở thành người Nga chỉ huy trại giam các tù binh ở Suvalki và đã đề nghị quân Đức thành lập một liên minh chiến đấu của những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga. Đề nghị của hắn được các đại diện của Tông cục an ninh đế chế quan tâm. Họ cho phép hắn được thành lập đảng dân tộc chủ nghĩa của nhân dân Nga, sau này được cải biên thành liên minh chiến đấu của những người Nga dân tộc chủ nghĩa. Trong chương trình của liên minh có đoạn viết: “Nước Nga tương lai phải là nước Nga dân tộc chủ nghĩa. Nhân dân sống ở Ucraina, Belorusia, và vùng Baltic cũng như Kavkaz được quyền tự quyết định và được dưa vào các quốc gia tự trị dưới chê độ bảo hộ của nước Đức vĩ đại. Chính quyền ở Nga phải thuộc về người cầm quyền do Adlof Hitler chỉ đinh”.
        Vladimir Gh thay đổi cái họ nghe quá giống tiếng Đức và trở thành Rodionov. Hắn được phép thành lập từ các tù binh ở trại giam Suvalki một đội chiến đâu - “Druzina No 1” đóng ở Staryi Bykhov. Đội “Druzina” thứ hai xuất hiện ở Stalage - 319. Sau đó còn xuất hiện một sô đội tương tự. Tất cả đều dưới quyền cảnh sát an ninh SD, thực hiện công việc tuần tra và đánh nhau với du kích. Các nhân viên Tổng cục an ninh Đế chế đã chọn trong thành phần này những thám báo để đưa vào hậu phương Liên Xô. SD cùng với “Abvergrupa” làm công việc này. Năm mươi người thuộc quân số lữ đoàn được đưa về Berlin và được nghe kể về thủ đô của Đệ tam đế chế như một thành phố mẫu mực. Tháng 3 năm 1943, các đội quân được đưa vào trung đoàn dân tộc Nga thuộc quân SS, quân số trung đoàn là 1.200 người. Trung đoàn được phát triển thành lữ đoàn.

        Gil - Rodionov từ chối không chịu chuyển sang dưới quyền chỉ huy của Vlasov. Hắn chỉ trao cho Zhilenkov - người được Vlasov cử đến một đơn vị huấn luyện gồm 300 người, đơn vị này được gọi là lữ đoàn cận vệ số 1 ROA.

        Y tưởng thành lập từ những tù binh Liên Xô đội quân giải phóng Nga đã được thai nghén từ trong phòng tuyên truyền quân sự của bộ tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Quốc xã (OKB).

        Người lưu vong Victor Baidalakov đã biết được điều này từ một nguồn đáng tín cậy - từ người bạn chiến đấu công tác đảng Alexandr Stepanovich Kazantsev - người sau khi bùng nổ chiến tranh đã làm việc cho quân Đức, còn từ tháng 11 năm 1944 làm chủ bút tờ báo của Vlasov “Nguyện vọng nhân dân”.

        Alexanđr Kazantsev còn kể cho Baidalakov biết những người trong lực lượng vũ trang Quốc xã ủng hộ việc thành lập các đơn vị Nga đã chuẩn bị một mệnh lệnh tương ứng như thế nào.

        “Những người khởi xướng, Baidalakov nhớ lại - đã chờ chuyến đi công tác vài ngày của cấp trên và lập một đề án sơ bộ về việc thành lập các đơn vị chiến đấu Nga với mục đích tuyên truyền thuần tuý. Trong một số ngày họ đã soạn được rất nhiều giấy tờ để xin chữ ký cấp trên. Đề án này được xếp ở dưới đáy, và vị thủ trưởng mệt mỏi đã ký phê duyệt đề án mà không tìm hiểu kỹ càng về nó. Về người đứng đầu đội quân đó người ta đã chuẩn bị từ trước các tướng Liên Xô bị bắt làm tù binh: Ponedelin, Lukin, Vlasov, Blagoveshenki, Sự lựa chọn dừng lại ở Vlasov.”

        Trung tướng Vlasov được coi là một nhân vật tầm cỡ hơn so với tất cả những người Nga khác còn lại tình nguyện phục vụ quân Đức. Một số sĩ quan Đức còn thích hắn. Đại uý lực lượng vũ trang Quốc xã Vilfrid Shtrik-shtrikfeld - người đã từng làm việc với trung tướng, nhớ lại: “Vlasov gợi cho tôi một ấn tượng tốt bằng sự khiêm tốn, và đồng thời bằng sự nhận thức giá trị của minh, bằng trí tuệ, sự điềm tĩnh và tự kiềm chế, và đặc biệt là một sự bí ẩn khó xác định của một tính cách mà trong đó cảm thấy một sức mạnh tiềm ẩn trong con người này.”

        Để người Đức đặt cược vào Valssov thì hắn phải đạt được sự ủng hộ từ phía dân lưu vong Nga và các thủ lĩnh Kazắc có thế lực.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Tư, 2018, 12:39:54 am

        NGƯỜI KAZẮC - ĐỒNG MINH TRUNG THÀNH CỦA BỌN QUỐC XÃ

        Tướng Petr Nicolaevich Krasnov, người đứng đầu tổng cục chỉ huy các đạo quân Kazắc ở nước Đức Quốc xã đối xử với Vlasov một cách dè dặt và giữ sự độc lập của các đơn vị Kazắc. Krasnov kiêu hãnh bởi các quan hệ đặc biệt với ban lãnh đạo Quốc xã và ưa thích làm việc trực tiếp với người Đức. Tướng Vlasov chỉ làm phiền ông mà thôi. Krasnov đã từng là người thuộc phái ủng hộ liên minh chặt chẽ với nước Đức từ hồi chiến tranh thế giới thứ Nhất.

        Tháng 5 năm 1918, quân Đức tiến vào Taganrog và Rostov trên sông Đông. Ngày 3 tháng 5, tại Novocherkask “Nhóm cứu sông Đông” đã họp với sự tham gia của những người Kazắc khởi nghĩa chống chính quyền Xô Viết ở các làng Kazắc. Họ tuyên bố thành lập đội quân Donski vĩ đại và trung tướng Peter Nicolaevich Krasnov được bầu làm thủ lĩnh quân sự.

        Con trai của viên tướng - Pert Krasnov tốt nghiệp trường võ bị quân đoàn và Học viện quân sự Pavlov. Trong những năm chiến tranh với Nhật, Krasnov là phóng viên báo “Thương binh Nga” - một cơ quan của Bộ chiến tranh.

        Tướng Krasnov thành lập một nước Cộng hoà Sông Đông và dự định biến nó thành một nước cộng hoà hoàn toàn tự chủ.

        Ông ta cố tách ra khỏi nước Nga, biến vùng Sông Đông thành một quốc gia tự chủ - điều mà khổng thể chấp nhận được đối với các tướng bạch vệ khác. Krasnov định hướng vào người Đức, điều có vẻ như vô nghĩa đối với các sĩ quan Nga. Đối với họ nước Đức vẫn là kẻ thù. Còn Krasnov thì không chút do dự cầu xin sự giúp đỡ của người Đức - những kẻ mà sau khi ký hiệp ước hoà bình ngày 3 tháng 3 năm 1918 ở Brest - Litovsk đã chiếm lãnh thổ Ucraina.

        Mặc dù có cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng tâm trạng theo Đức - Phần Lan ở vùng sông Đông vẫn tỏ ra rất mạnh.

        Tháng 7 năm 1918, tướng Krasnov cử đại diện của mình là quận công Georgi Leikhtenbergski đến Berlin để gặp hầu tước - tướng Liudendorf. Người ta đã chuyển cho hầu tước Vilhelm bức thư của Krasnov với đề nghị ủng hộ ý tưởng thành lập liên bang Sông Đông - Kavkaz, và viên tướng định đưa cả Tsaritsin và Voronesh vào đó.

        Đổi lại, Krasnov sẽ cho hầu tước địa vị trung lập. Viên tướng viết rằng: “Một thoả ước chặt chẽ sẽ hứa hẹn đôi bên cùng có lợi, và tình hữu nghị được gắn bó bằng máu đã đổ ra trên mặt trận chung của những người lính Đức và Kazắc sẽ trở thành một lực lượng hùng manh để chống lại tất cả các kẻ thù của chúng ta.”

        Nước Đức cũng công nhận nước cộng hoà Dônskaja và giám sát các hành động của Krasnov. Quần thần của tướng tá vùng sông Đông cho rằng chủ nghĩa yêu nước Nga và những người Đức là đồng minh tốt nhất.

        Krasnov đưa ra mệnh lệnh, trong đó nói: “Những kẻ thù bên ngoài hôm qua - những người Áo, người Đức đã tiến vào địa phận vùng sông Đông thương yêu; các đổng minh cùng với chúng ta chống lại Cận vệ đỏ và vì sự nghiệp khôi phục trật tự hoàn toàn trên sông Đông”.

        Krasnov nhận được từ người Đức đạn dược lấy từ các kho vũ khí của Nga ở Ucraina bị quân Đức chiếm đóng và đổi lại đã cung cấp cho quân đội chiếm đóng bánh mì, vải và thịt.

        Khi quân Đức rút đi Krasov yêu cầu tướng Anton Ivanonvich Denikin giúp đỡ và công nhận hắn làm tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Nam nước Nga. Nhưng đa số sĩ quan Nga vẫn như trước đây coi nước Đức là kẻ thù của mình, vì vậy trong hàng ngũ bạch vệ Krasnov không có chỗ đứng. Denikin nói chung có một quan hệ phức tạp đối với dân Kazắc. Dân Kazắc vùng sông Đông và vùng Kuban là trụ cột chính của bạch vệ, nhưng người Kazắc muốn sự tự chủ hoàn toàn, còn Denikin cho rằng chỉ có thể nói về chế độ tự trị. Mùa hè 1919 Krasnov ở trong quân đội Tây - Bắc của trung tướng Nicolai Nicolaevich Iudenich và lãnh đạo bộ phận tuyên truyền. Sau đó chạy sang Đức.

        Nhiều người Kazắc gia nhập Hồng quân. Một số chân thành, còn số khác với mục đích để cứu đời mình. Mùa xuân 1920, trong thời kỳ chiến tranh với Ba Lan, các đơn vị Kazắc chạy sang hàng ngũ quân Ba Lan. Rất nhanh họ đã xuất hiện ở phía bên kia trận tuyến và đã thuộc tập đoàn quân Ba Lan số 3 (lữ đoàn Kazắc đặc biệt). Sau đó bắt đầu hình thành các trung đoàn Kazắc riêng - Donski, Uralski, Orenburgski. Sau khi nội chiến kết thúc, những người Kazắc trở thành lưu vong.

        Chính phủ Liên Xô dần dần thay đổi chính sách đối với người Kazắc. Trong những năm ba mươi đã gỡ bỏ những hạn chế trước đây về quyền lợi của họ. Matxcơva đã cho phép khôi phục các đơn vị Kazắc. Sư đoàn lãnh thổ Kavkas số 10 trở thành sư đoàn Kazắc số 10 Tersko - Stavroponski, sư đoàn Kabkas số 12 trở thành sư đoàn Kazắc Kuban số 12. Đã bắt đầu thành lập thêm ba sư đoàn nữa. Người Kazắc được phép mặc quân phục của mình.

        Nhưng ý thức chống Xô Viết và chống Matxcơva có lẽ đã lan rộng rãi trong hàng ngũ những người Kazắc và điều này đã thể hiện rõ khi quân Đức tiến đến.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Tư, 2018, 12:40:33 am
     
        Ngay từ tháng 10 năm 1941, để đấu tranh chống du kích, với sự cho phép của Bộ Tổng tham mưu lục quân Đức người ta đã bắt đầu thành lập các đội quân trăm người đầu tiên từ nhũng tù binh Kazắc và dân địa phương. Khác với nhũng tù binh Nga, các tù binh Kazắc được đối xử ưu tiên. Trong khi các tù binh Nga chết chủ yếu chỉ vì đói thì người Kazắc được nhận vào hàng ngũ lực lượng vũ trang Quốc xã như nhũng “người lính đầy đủ quyền” và được hưởng chế độ ăn uống như người Đức. Nhũng đơn vị Kazắc được thành lập phải tuyên thệ: “Tôi xin hứa và xin thề trước Đức chúa quyền lực vô hạn, trước Evangeli thiêng liêng rằng tôi sẽ phục vụ trung thành lãnh tụ của Châu Âu mới và của nhân dân Đức Adolf Hitler và sẽ chiến đấu chống chủ nghĩa Bolshevic, không tiếc sinh mạng của mình, đến tận giọt máu cuối cùng...”

        Cựu thủ lĩnh Krasnov sau cuộc nội chiến đã chạy sang Đức - nơi mà hai mươi năm sau hắn đã xin phục vụ Adolf Hitler. Krasnov cảm thấy hạnh phúc khi nước Đức Quốc xã tấn công Liên Xô.

        Ngay hôm sau, 23 tháng 6 năm 1941 hắn viết thư cho thủ lĩnh liên hiệp những người Kazắc ở đế quốc Đức - trung tướng Evgeni Ivanovich Balabin: “Như vậy, cuối cùng thì sự việc đã xảy ra. Thanh kiếm Đức đã giơ lên trên đầu chủ nghĩa cộng sản, bắt đầu một kỷ nguyên mới của đời sống nước Nga... Có lẽ là chúng ta đang ở đêm trước của tình hữu nghị thế kỷ giữa hai dân tộc vĩ đại”.

        Những người Kazắc lưu vong triệt để ủng hộ Hitler. Họ gửi cho chính phủ Đức các điện mừng cùng với biểu hiện cảm xúc “trung thành và tin tưởng” và sự sẵn sàng hiến thân theo sự điều động của Quốc trưởng cho cuộc đấu tranh chung chống Liên Xô.

        Các nhà tư tưởng Kazắc tính đến việc thành lập một quốc gia Kazắc độc lập, trong đó họ định gộp Bắc Kavkaz và một phần không nhỏ Ucraina. Những người theo trường phái tự chủ Kazắc là những người chống đối nhà nước Nga. Họ nói rằng kẻ thù chính của nền độc lập Kazắc không chỉ là những người cộng sản, mà nói chung là tất cả nhân dân Nga.

        Ngày 29 tháng 6 ở Berlin đã diễn ra cuộc họp các đại diện người Kazắc. Tại cuộc họp này đã thông qua quyết định sáp nhập vào quân đội Đức trong cuộc đấu tranh giải phóng “Tổ quốc Kazắc”.

        Nhưng người Đức không vội vã tiếp nhận sự giúp đỡ của ngưòi Kazắc. Những người lãnh đạo dân lưu vong được gọi đến Bộ về các vấn đề trên các lãnh thổ phía đông bị chiếm đóng của đế chế và được yêu cầu giải thích cho đồng bào mình rằng người ta yêu cầu họ “Không phát biểu với các kiến nghị và đề án, và hãy ít bàn tán sự kiện”. Những kẻ lưu vong xô đến các cơ quan của Đức Quốc xã mời chào sự giúp đỡ của mình, và các quan chức Đức không thể làm gì nổi trước sự tràn ngập của các bức thư chào mời đó.

        Mùa hè 1942 khi quân Đức tiến gần Stalingrad thì nhiều người Kazắc chào đón người Đức. Tháng 9 năm 1942, trong vùng Novochenkassk bị chiếm đóng quân Đức đã cho phép tổ chức một cuộc hội nghị Kazắc và tại đó đã bầu ra ban tham mưu của quân đội sông Đông. Việc thành lập các đơn vị Kazắc để bảo vệ hậu phương của quân Đức được tiến hành.

        Ngày 15 tháng 4 năm 1942, Hitler đã cho Ivan Poltavets - Ostranitsa một món quà là đảm bảo một quy chế đặc biệt cho người Kazắc. Hitler chuẩn y việc sử dụng người Kazắc vào cuộc đấu tranh chống du kích và các công việc phụ trợ trong các lực lượng vũ trang Quốc xã. Nhưng do quan hệ liên minh với người Slavia là không thể nên ở Berlin người ta nghĩ ra một học thuyết mà theo đó người Kazắc là hậu duệ của người Gớt (Một trong những bộ lạc người Đức thời thượng cổ) những người giữ gìn “Mối quan hệ máu thịt vững chắc với tất cả tổ tiên người Đức”).

        Tháng 4 năm 1943, Poltavets - Ostranitsa gửi cho Rozenberg một bức thư đề nghị thành lập một quốc gia Kazắc sau chiến tranh. Ngôn ngữ quốc gia sẽ phải là tiếng Đức, tiếng Ucraina và tiếng Nga.

        Mùa xuân 1943 ở Berlin đã xuất bản số tạp chí đầu tiên “ở vị trí Kazắc”, từ các trang báo đó, Petr Krasnov kêu gọi người Kazắc: “Hãy gia nhập quân đội Đức, hãy đi cùng với họ và nhớ rằng trong Châu Âu mới của Adolf Hitler chỉ có chỗ cho những ai trong giờ phút nghiêm trọng và quyết định của trận chiến đấu cuối cùng thành tâm với họ và với nhân dân Đức”.

        Trong Bộ về các vấn đề lãnh thổ phía Đông bị chiếm đóng người ta định thành lập vụ Kazắc vào tháng 12 năm 1942. Những người Kazắc được cấp chứng minh thư Đức.

        Keitel và Rozenberg đảm bảo cho người Kazắc giữ gìn tất cả các quyền và sự ưu đãi. Chính phủ Đức công nhận quyền của người Kazắc có nhà nước riêng - Kazakia: “Chúng tôi đảm bảo cuộc sống Kazắc của các bạn dưới sự bảo vệ của Quốc trưởng, cung cấp đất và tất cả những thứ cần thiết cho sự độc đáo của các bạn”.

        Năm 1945 những người Kazắc đã gắn số phận của mình vào nước Đức Quốc xã chăng còn bụng dạ nào để nghĩ đến tự chủ nữa. Nhóm Kazắc của cựu thiếu tướng Bạch vệ lưu vong sống ở Pari Anton Vasilievich Turkul đã liên kết với Vlasov (nhóm quân này được biên chế thành lữ đoàn).

        Các đơn vị này dưới ngọn cờ của Vlasov đã trở thành quân đoàn Kazắc của tướng Panvits. Ngày 30 tháng 4 năm 1945, hắn gửi cho trung tướng Vlasov - tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang của Uỷ ban giải phóng các dân tộc Nga một bức thư:

        “Xin chân thành cảm ơn Ngài về lời chúc mừng của Ngài nhân dịp tôi được bầu làm thủ lĩnh dã chiến của quân đội Kazắc. Tôi thành thực vui mừng thấy rằng các đơn vị Kazắc đã được sự chỉ huy của ngài. Tất cả những người Kazắc và ban chỉ huy của quân đoàn chúng tôi đều hướng đến điều này, nhưng do hoàn cảnh thời chiến chúng ta đã không thể thực hiện việc này sớm hơn.

        Tôi tin tưởng sâu sắc rằng, thưa tướng quân, lá cờ đấu tranh giải phóng do Ngài giương cao, với lòng tự trọng, chúng ta sẽ cùng nhau giữ vững cho đến ngày thắng lợi của chúng ta. Sự phát triển mạnh mẽ phong trào chống chủ nghĩa Bolshevic không chỉ ở Nga mà còn ở các nước khác tại Châu Âu là một đảm bảo cho thắng lợi này.”

        Khi Panvats viết bức thư đó thì Hitler đã chết và lực lượng vũ trang Quốc xã hầu như chẳng còn gì.

        Những người Kazắc sắn sàng phục vụ Hitler được cấp 180 ngàn héc ta đất ở Belorusia. Khi quân Đức bị đánh bật khỏi nơi đây thì người ta tìm được một khu vực khác ở Bắc Italia có người Kazắc. Hàng chục ngàn người Kazắc dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh dã chiến Timofei Ivanovic Domanov rút lui cùng lực lượng vũ trang Quốc xã.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Tư, 2018, 12:42:22 am

        LIỆU NƯỚC NGA CÓ THỂ CÓ ĐƯỢC TỰ DO TỪ TAY HITLER?

        Vấn đề quan trọng là phải tìm ra lời giải đáp: “Tại sao không ít người Nga lưu vong, những người vẫn coi mình là người dân tộc chủ nghĩa trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai lại đứng về phía Hitler?”

        Khác với những tù binh Xô Viết đã đăng ký vào đội quân của tướng Vlasov, trước mặt những người lưu vong không có sự chọn lọc nghiệt ngã: cái chết vì đói trong trại giam hay phục vụ cho Đệ tam đế chế. Những người lưu vong sống rải rác khắp Châu Âu có thể vẫn tiếp tục cuộc sống trước đây trong khi từ chối phục vụ Hitler và Stalin. Tuy nhiên nhiều người trẻ tuổi từ các gia đình lưu vong đã di chuyển vào Nga trên các xe tải của lực lượng vũ trang Quốc xã mùa hè 1941.

        Một tổ chức lưu vong có tiếng như liên minh Lao động - Dân tộc (Năm 1957 tên viết tắt NTS được giải mã cách khác - Liên minh Lao động - Nhân dân) đã lấy đó làm chiến lược của mình.

        Các thủ lĩnh NTS - những cựu chiến hữu của Vlasov - là một bộ phận của những người Nga lưu vong trong những năm chiến tranh thế giới thứ Hai đã chiến đấu chống Stalin, chống chính quyền Xô Viết, chống chủ nghĩa xã hội Nga và vì vậy thực tế đã hợp tác với Hitler, với chủ nghĩa xã hội dân tộc Đức, luôn khẳng định rằng mối tai hoạ chủ yếu đối với nước Nga là những người cộng sản Xô Viết và để đập tan họ có thể tạm thời liên minh với Hitler.

        Sự khác nhau như thế nào giữa viên tướng Đức Hans Oster - người đã đến đại sứ quán Hà Lan vào năm 1940 để cảnh báo về việc Hitler đang chuẩn bị tấn công Hà Lan, và viên tướng Nga Vlasov, người 1942 đã chạy sang hàng ngũ Hitler năm 1942?

        Liên minh với người Đức, như những người lãnh đạo NTS khắng định, là điều bất đắc dĩ: Chỉ có với sự giúp đỡ của nước Đức mới có thể lật đổ được Stalin và giải phóng được nước Nga khỏi những người Bolshevic. Điều tương tự đã nêu trong “Tuyên ngôn của Uỷ ban giải phóng các dân tộc Nga” ở Praha của tướng Vlasov: “Sự giúp đỡ của nước Đức hiện nay là khả năng hiện thực duy nhất để tổ chức đấu tranh vũ trang chống lại bè lũ Stalin”.

        Những người lãnh đạo NTS nói rằng họ chưa bao giờ hợp tác với bọn Hitler, nhưng cuối cùng thì Gestapo đã bắt họ. Các thành viên của NTS đi đến các lãnh thổ bị chiếm đóng vì họ phải làm một việc gì đó để giúp đỡ người Nga ở đó. Có thật như vậy không?

        Lập trường của Vlasov, của các cựu tướng và đại tá Xô Viết thân cận của hắn cũng rõ ràng. Họ cho rằng Hồng quân đã tận thế và muốn thử mình trên con đường mới.

        Nhưng dù thế nào thì tại sao những người từ NTS và các tổ chức lưu vong khác, những người vẫn gọi mình là những người dân tộc chủ nghĩa Nga đã hợp tác với người Đức? Họ không đến nỗi phải lựa chọn giữa cái chết trong trại giam với sự phục vụ Hitler?

        Sự căm ghét của NTS đối với Stalin, sự mong muốn lật đổ chế độ Bolshevic ở Nga cũng dễ hiểu. Nhưng tại sao lại cùng hội với Hitler? Một quan điểm siêu thực dụng: vì sự nghiệp giải phóng tổ quốc có thể liên minh thậm chí với quỷ?

        Các thành viên NTS và những người cùng chí hướng với họ đã nhắm mắt trước mọi tội ác của chế độ Hitler ở nước Nga, phải chăng hy vọng rằng ban đầu với sự giúp đỡ của Hitler có thể giải phóng khỏi Stalin, sau đó bằng cách nào đó sẽ tự giải phóng khỏi chính Hitler?

        Cách giải thích này chỉ phù hợp đối với những ai không đọc “Mam Kanipf, không làm việc trong Bộ phương Đông của Rozenberg vì không hiểu rằng nước Nga là một quốc gia, mà theo các kế hoạch của Đức thì sẽ phải biến mất khỏi bản đồ chính trị thế giới, còn người Nga phải biến thành lực lượng lao động rẻ mạt cho các chủ thuộc địa Đức.

        Hitler không bao giờ che giấu các kế hoạch của mình. Hắn nói điều này công khai và vì vậy rất tức giận khi nghe thấy rằng ai đó toong số những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga muốn liên minh với hắn. Hắn không cần những người đồng minh đó!

        Đối với Hitler nước Nga là kẻ thù. Ngay từ những bước chính trị đầu tiên Quốc trưởng đã nói công khai về ý định tiêu diệt nước Nga Bolshevic - nguồn gốc của tai hoạ thế giới.

        “Về nước Nga Xô Viết - Ribentrop nhớ lại - Quốc trưởng luôn nói với sự hận thù dữ dội nhất. Trong trạng thái kích động nội tâm mặt ông ấy tối sầm lại, bộ mặt trở nên nghiêm ngặt và khắc nghiệt. Hitler tràn đầy quyết tâm cuồng tín tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản.”

        Hitler khẳng định rằng hắn chủ tâm gây chiến tranh chống nước Nga như cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Nhưng trên thực tế đối với hắn việc ai điều khiển nước Nga cũng như nhau mà thôi.

        Nước Nga đã từng là đối thủ của nước Đức trên lục địa. Nó phải bị tiêu diệt, còn các vùng đất Slavơ - phải bị thuộc địa hoá. Trong hồ sơ lưu trử của Quốc xã, các nhà sử học đã gần sáu chục năm nghiên cứu tỉ mỉ nhưng cũng không tìm được câu trả lời nào khác.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Tư, 2018, 12:43:05 am

        Năm 1925 Hitler viết: “Là một người theo phái dân tộc chủ nghĩa đánh giá loài người trên quan điểm chủng tộc tôi không còn có quyền ràng buộc số phận của dân tộc mình với các chủng tộc không hoàn hảo đó. Nước Nga hiện đại không có tầng lớp thượng đẳng người Đức thì không thể là đồng minh của dân tộc Đức”.

        Ngày 30 tháng 3 năm 1941, trong Tổng hành dinh ở Berlin, Hitler đã diễn thuyết trước bộ chỉ huy tối cao lực lượng vũ trang Quốc xã với bài nói chuyện bí mật. Hắn nói về cuộc chiến tranh tương lai:

        - Nhiệm vụ của chúng ta liên quan đến nước Nga là: đập tan các lực lượng vũ trang, tiêu diệt nhà nước... Đó là cuộc chiến đấu của hai thế giới quan, bởi vì chủ nghĩa cộng sản là mối nguy hiểm kinh khủng đối với tương lai. Chúng ta không nên theo các luật đồng chí của người lính. Người cộng sản chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là đồng chí. Vấn đề ở đây là về cuộc đấu tranh tiêu diệt. Cuộc chiến tranh này sẽ khác hắn cuộc chiến tranh ở Phương Tây. Ở Phương Đông sự tàn nhẫn là vì lợi ích của tương lai.

        Hitler nhận xét một cách khinh thường rằng nhân dân Nga có lẽ đến bảy chục - tám chục phần trăm là người da vàng. Vì vậy cần phải tiêu diệt “thực thể sinh học của các dân tộc phương Đông” để sử dụng không gian sống của họ. Đó là một cái bánh to, Hitler nói, cần phải biết cách cắt.

        Đối với Quốc trưởng nước Nga như bệnh dịch hạch phương Đông có khả năng huyền bệnh và giết chết cả thế giới phương Tây.

        - Những gì sẽ đến với người Nga hay người Tiệp hoàn toàn không làm tôi quan tâm... Nếu hàng chục ngàn người đàn bà Nga có thở hắt ra vì kiệt sức khi phải đào các hào chống tăng thì chỉ làm cho tôi quan tàm là cái hào mà nước Đức cần đã đào xong chưa?

        Tất cả các cơ quan tuyên truyền Đức đã lao động cật lực để tạo ra một hình ảnh ghê tởm về nước Nga và người Nga.

        Tháng 4 năm 1942, theo chỉ thị của Bộ trưởng tuyên truyền Iozef Hebbls người ta đã tổ chức ở Berlin một cuộc triển lãm mang tên “Thiên dường Xô Viết” với nhiệm vụ giới thiệu cuộc sống của con người ở nước Nga như một cuộc sống nguyên thủy và nghèo nàn. Sau khi triển lãm đóng cửa, Bộ đã cho xuât bản một album lớn phổ biến rộng rãi trên khắp nước Đức.

        Người lính Nga được mô tả như một con vật - không cảm xúc, không chút thông minh. Các tờ báo nhận được chỉ thị của Bộ tuyên truvền thông báo về các phản ứng của binh sĩ Đức hăm hở tiến về phía Đông, về các điều kiện sống bất hạnh ở nước Nga. Bộ phương Đông của Alfred Rozenberg (các thành viên NTS là việc ở đó) cũng làm công việc tuyên truyền chống nước Nga.

        Trong tạp chí của Rozenberg sau khi chiến tranh kết thúc bắt đầu đã xuất hiện hàng loạt bài báo về nước Nga, trong đó nói rằng “ở nước Nga cuộc sống con người không được quý trọng”, với những đoạn cắt xén từ Dostoevski họ thông báo rằng người Nga về sự phát triển của mình còn thấp hơn bất kỳ một dân tộc nào khác. Và do đó giải thích rằng việc nước Đức tấn công nước Nga là một phản ứng phòng ngừa và tự vệ.

        Chủ bút của tờ báo NTS Alexandr Kazantsev nhớ lại hồi mới bắt đầu chiến tranh đã đi xem các tạp chí phim hàng tuần ở Berlin do Bộ của Hebbels phát hành. Trong các tạp chí phim có đưa vào các phóng sự từ những vùng bị chiếm đóng:

        “Chúng tôi chăm chú nhìn vào các bộ mặt thấp thoáng trên màn ảnh, áo quần, đường đi ở thành phố và làng mạc, chăm chú nhìn cho đến khi nhừng giọt lệ làm nhoà mắt. Tất cả những người đó thật tội nghiệp, họ đói rách và nghèo nàn đến mức không thể tưởng tượng nổi. Và người thuyết minh luôn giải thích các hình ảnh đó với một câu bình luận duy nhất:

        - Đó là những dã thú, những dạng chưa thành người, như các bạn thấy đấy ít giống con người - chúng đã định tấn công nước Đức của chúng ta...”

        Tháng 1 nằm 1941, khi chiến tranh chưa bắt đầu, Tư lệnh ss Himler đã ra lệnh cho cấp dưới của mình chuẩn bị việc tiêu diệt hàng loạt dân cư Nga. Cái chết hàng loạt của các tù binh Liên Xô là một phần của kế hoạch tổng thê “làm suy yếu nhân dân Nga về mặt sinh học”.

        Bộ trưởng các vấn đề lãnh thổ phía Đông bị chiếm đóng Rozenberg dự định đuôi ra khỏi phần lãnh thổ Châu Âu của nước Nga khoảng ba mươi triệu người Nga. Nếu việc trục xuất từ một thành phố nào đó kéo dài, Hitler cảnh báo, thì “hãy ném vài quà bom lên thành phố - và vấn đề sẽ được giải quyêt”. Những người Slavơ còn lại sẽ làm nô lệ. Chảng cần dậy họ học hành. Những thực dân Đức sẽ đến ở các vùng đất phương Đông. Thứ nhất là những Folkdoiche, thứ hai là lính ss, những người sau chiến tranh để cảm ơn vì các thành tích chiến đấu sẽ nhận được phần đất cấp ở Ucraina và ở Nga.

        Alfred Rozenberg và một số nhà lãnh đạo khác của Đệ tam đế chế còn có thể nhân nhượng đôi chút đối với một vài cảm xúc dân tộc nhất định của những người Ucraina, những người vùng Baltic và một số nhóm dân tộc khác, nhưng nhất quyết không phải của người Nga. Dưới chính quyền Quốc xã thì không thể có một nước Nga tự chủ.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Tư, 2018, 12:43:55 am
         
        BỌN QUỐC XÃ THIỂN CẬN?

        Sau chiến tranh những người NTS và những kẻ theo Vlasov còn sống sót đã đô hàng biển mực để than phiền về sự “thiển cận chính trị” của Hitler và bè lũ của hắn: Người Đức đã bỏ lỡ cơ hội chiến thắng Stalin; họ đã có thể làm được điều này bằng cách thành lập ở phía mình một đội quân Nga hùng mạnh, đối xử với người Nga như với người ngang hàng và hứa cho họ một quốc gia độc lập.

        Vâng, nếu Hitler có thể đối xử với người Nga như với những người ngang hàng thì có lẽ đã hoàn toàn không gây ra cuộc chiến! Người Nga, người Slavơ đối với ông ta chỉ là chủng tộc hạ đẳng và cần bắt họ phục tùng mình. Người Nga không thể là đồng minh với người Đức mà chỉ là nô lệ cho họ mà thôi.

        Hitler tin vào ý tưởng của mình. Hắn tụ họp xung quanh mình những người cùng chí hướng, thực hiện cải tổ nhà nước để thực hiện các ý tưởng của mình và cũng chính vì lẽ đó mà gây ra cuộc chiến tranh thế giới.

        Một trong số những người giúp việc của Vlasov bị bắt làm tù binh nhớ lại lần đầu tiên nhìn thấy Vlasov tại chỗ ở của cơ quan tuyên truyền thuộc Bộ tổng tham mưu lục quân lực lượng vũ trang Quốc xã trên đại lộ Victoria, nhà số 10:

        “Cửa sổ được chăng lưới sắt dầy và không thể đến được chỗ ông ta vì tất cả các cửa ra vào đều bị khoá trái, còn ngay canh cửa là cả một đội quân canh phòng của Đức, theo tính toán thì khoảng một lính canh cho một tù binh.

        Bộ phương đông của Rozenberg đối xử với Vlasov một cách thận trọng. Các quan chức của bộ có chiến lược riêng của mình. Họ không ủng hộ những kẻ hợp tác với địch mà ủng hộ các đại diện của các dân tộc khác, đặc biệt là những người tỏ thái độ thù địch đối với nước Nga.

        Nhưng phái quân sự đã gây áp lực đối với Rozenberg, họ muốn một dường lối mềm mại hơn đối với dân chúng tại những vùng chiếm đóng để đánh bại làn sóng của phong trào du kích và sử dụng tích cực hơn tất cả những người Nga săn sàng chiến dấu chống lại chính quyền Xô Viết. Rozenberg đồng ý với việc nhân danh Vlasov và nhân danh một uỷ ban Nga nào đó như đang đóng tại Smolensk để ra một tuyên bố dưới dạng truyền đơn và ném xuống các vùng lãnh thổ Xô Viết.

        Người ta may cho Vlasov quân phục màu nâu sẫm, quần đen, áo choàng ve đỏ và những cúc vàng hàm tướng. Hắn không còn là một tù binh và được bố trí ở khách sạn “Russisher Hof".

        Chuyến đi của hắn kéo dài ba tuần. Hắn đã gặp gỡ với “các đại diện các giới”, kiểm tra các “tiểu đoàn phương Đông” - “Dnepr”, “Pripiat”, “Brezina”, “Volga” (những gì còn lại của đội quân dân tộc nhân dân Nga), trung đoàn Kazắc của Ivan Kononov - và ở mọi nơi đều diễn thuyết với ý tưởng của mình là thống nhất các lực lượng của nhân dân Nga và nhân dân Đức, đồng thời nhắc đi nhắc lại rằng nếu không có người Nga thì nước Đức không thể đánh bại được Liên Xô.

        Ở Matxcơva Stalin cũng nhận được báo cáo về chuyến đi của Vlasov.

        Ngày 7 tháng 4 năm 1943, Bí thư ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Belorussia - Tham mưu trưởng phong trào du kích Belorussia Petr Kalinin báo cáo Tổng tư lệnh tối cao:

        “Tình báo du kích đã xác định được rằng kẻ phản bội, cựu tư lệnh tập đoàn quân chủ công số 2 - trung tướng Vlasov đã nhận cương vị lãnh đạo cái gọi là RNA - quân đội nhân dân Nga.

        Những ngày cuối tháng 3 Vlasov đã đến thăm các đơn vị RNA ở Borisov. Ngày 21 tháng 3, trong các tờ báo phát xít phát hành ở Belorussia có đăng bài của hắn “Tại sao tôi lại đi lên con đường đấu tranh chống chủ nghĩa Bolshevic”.

        “Chúng tôi được chỉ thị theo dõi chặt chẽ Vlasov và tổ chức tiêu diệt hắn.”

        Người ta lại bố trí cho hắn chuyến đi thứ hai - vào khu vực của tập đoàn quân “phương Bắc” với sự tán thành của tư lệnh nguyên soái Georg fon Kliukhler.

        Vlasov nói rằng hắn hy vọng trong một tương lai không xa sẽ được tiếp đón người Đức như các vị khách ở Matxcơva.

        Lời nói của hắn bị đánh giá như một “sự láo xược chưa từng thấy”. Ngay cả nếu không có sự việc này ở Berlin người ta vẫn theo dõi chuyến đi của Vlasov với mối nghi ngờ.

        Ngay từ 4 tháng 3 năm 1943, Henric Himler đã gửi cho Borman một bức thư lưu ý rằng lực lượng vũ trang Quốc xã đã tổ chức một chiến dịch quảng cáo thực thụ cho viên tướng tù binh người Nga. Điều này trái với chỉ thị của Quốc trưởng. Himler đề nghị thông báo cho mình biết rằng ý kiến của Hitler có thay đổi hay không. Borman báo cáo Hitler về lá thư của Himler khiến Quốc trưởng nổi giận.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Tư, 2018, 12:44:50 am

        Những người lưu vong Nga công phẫn nhớ lại mệnh lệnh của nguyên soái Vilhelm Keitel đưa ra sau những bài diễn thuyết của Vlasov ở Pskov.

        “Do những lời phát biểu không có trình độ và không biết xấu hổ của viên tướng tù binh người Nga Vlasov - mệnh lệnh của Keitel nói - trong thời gian diễn ra chuyên đi không được phép của Quốc trưởng và tôi không được biết, tôi ra lệnh ngay lập tức dẫn tên tướng Nga Vlasov dưới sự canh giữ đặc biệt vào trại dành cho tù binh, nơi mà hắn không còn dám rời bỏ.

        Quốc trưởng không còn muốn nghe thấy cái tên Vlasov nữa. Giả sử trong tương lai, nếu hoàn cảnh đòi hỏi thì cái tên đó có thể được sử dụng vào các mục đích tuyên truyền mà để làm việc đó cần cái tên chứ không phải cần con người viên tướng Vlasov. Còn nếu tướng Vlasov vẫn còn dám tự phát biểu ở đâu đó thì cần tính toán sao cho có thể chuyển hắn cho cảnh sát bí mật quốc gia để trừ khử.

        Hitler thực sự không muốn nghe đến tên của Vlasov và của bất kỳ một người Nga nào khác cố tìm đến mình xin phục vụ. Ngày 8 tháng 6 năm 1943, tại chỗ Quốc trưởng người ta thảo luận về tình hình ngoài mặt hận. Keitel lưu ý với Quốc trưởng rằng trong truyền đơn đối với Hồng quân có hứa cho những kẻ chạy sang hàng ngũ Đức khả năng gia nhập quân đội giải phóng Nga. Keitel nhận thấy cần phải tránh các lời hứa như vậy.

        Quốc hưởng phát biểu rất rõ ràng:

        - Việc tiến hành tuyên truyền với sự giúp đỡ của các tù binh Nga có thể thế nào cũng được với điều kiện là từ sự tuyên truyền  đó không thể đưa ra bất kỳ một kết luận thực tế nào, và chủ yếu là không để hình thành các khuynh hướng không mong muốn, mà tiếc rằng tôi đã nhận thấy điều đó có ở một số người. Tôi có thể nói rằng không bao giờ chúng ta sẽ thành lập quân đội Nga - đó chỉ là ảo tưởng... Chúng ta chỉ cần người Nga ở cương vị lực lượng lao động.

        Các chỉ huy các tập đoàn quân ở mặt trận phía Đông được giải thích rằng họ có thể thành lập những đơn vị nhỏ từ những người Nga nhưng chỉ dùng vào mục đích phụ trợ. Và vấn đề chính là không cho phép người Nga hoạt động chính trị!

        Vlasov không bị đưa vào trại giam mà bị quản thúc tại một biệt thực hai tầng ở Dalem thuộc ngoại ô Berlin. Sau này người ta đã cho phép hắn được đi lại trong nước Đức và gặp gỡ với những người Nga lưu vong cũ, trong đó có Vasilia Victorovich Biskupski.

        Hắn đã làm việc tự quảng cáo mình quá lâu và kể cho người khác về các khả năng chính trị to lớn của mình, và trên thực tế đã coi mình là một nhân vật chính trị tầm cỡ.

        Mùa thu 1943 Hitler nhận được báo cáo rằng các tiểu đoàn Nga phía đông đang quay trở lại với Hồng quân. Quốc trưởng ra lệnh trong hai ngày tước hết vũ khí của họ và lập tức đưa đến các mỏ than.

        Tổng tham mưu trưởng lực lượng bộ binh - thượng tướng Kurt Tseitsler gọi tham mưu trưởng các đơn vị tình nguyện lên. Người này nói rằng không hề biết gì về các trường hợp hàng loạt chạy sang hàng ngũ Hồng quân. Tseitsler không muốn nghe gì nữa: Quốc trưởng đã ra lệnh và cần phải thi hành mệnh lệnh. Ông này cũng cảm thấy chán ngấy cảnh bị khiển trách vì những người Nga.

        Ban chỉ huy các đơn vị tình nguyện lo sợ không có người bảo vệ và không được phục vụ trong các đơn vị quân thường trực. Họ đề nghị cắt giảm khoảng 5 ngàn người.

        Tseitsler nổi nóng:

        - Các anh điên à! Lẽ nào các anh lại nghĩ rằng Quốc trưởng sẽ đồng ý như vậy?

        Cuối cùng cũng đã tìm ra lối thoát: người ta chỉ báo cáo với Hitler số hiệu các đơn vị bị cắt giảm còn quân số các đơn vị đó thì lờ đi không nhắc đến. Có vẻ như Quốc trưởng đã yên tâm nhưng ngay lập tức yêu cầu ném các tiểu đoàn phương Đông ra mặt trận phía Tây.

        Đây là một đòn đối với Vlasov. Một lần nữa Hitler lại tỏ ra chẳng cần hắn và đội quân của hắn.

        Bản thân viên tướng được bố trí ở nhà an dưỡng đành cho ss ở Bavaria. Tại đây hắn làm quen với Heidi Bilenberg người vợ goá của một sĩ quan ss. Tình yêu giữa họ đã nảy nở và kết thúc bằng cuộc hôn nhân. Có lẽ Vlasov đã hài lòng với sự dan díu đó nhưng cho rằng ở nước Đức hào nhoáng thì điều này không được khuyến khích, về nguyên tắc thì ở Liên Xô hắn đã có hai người vợ “hợp pháp”. Nhưng cái đó cũng chăng ngăn cản dược viên tướng.

        Vlasov hầu như không nói được tiếng Đức, còn vợ hắn không nói đươc tiếng Nga. Những bạn chiến đấu của viên tướng không hề nhắc tới bà vợ người Đức của hắn trong các hồi ký của mình.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Tư, 2018, 02:22:10 am

        Cuối năm 1944 - đầu năm 1945 đội quân của Vlasov cuối cùng cũng đã được thành lập. Đó không phải là sự tỉnh ngộ của bọn Hitler là đơn giản chỉ là một hành động vô vọng. Quốc xã lung lay và để cứu vớt đế chế thì bất kỳ một đồng minh nào cũng tốt.

        Ngày 4 tháng 10 năm 1943, khi phát biểu trước những người lãnh đạo ss, Himler tức giận nói về một nhóm người Đức vùng Baltic, những người đã đặt cược cho Valsov:

        - Những kẻ xuất thân từ các tỉnh ở vùng Baltic, những kẻ nguy trang dưới quân phục danh giá của quân đội ta, đang phổ biến khắp nơi những ý nghĩ đáng nguyền rủa là hình như chỉ có thể chiến thắng nước Nga với sự giúp đỡ của bản thân người Nga.

        Mùa thu năm 1943 Himler còn tin vào thắng lợi. Một năm sau lòng tin đã bốc hơi. Ngày 16 tháng 9 năm 1944, Himler tiếp Vlasov. Đối với viên tướng thì đó là một ngày hạnh phúc và hắn cho rằng nước Đức về cơ bản đã thay đổi đường lối chính trị của mình. Trên thực tế thì lúc đó viên tư lệnh ss đã sẵn sàng bắt tay liên minh với bất kỳ người nào.

        Cũng trong tháng 9, Himler tiếp những vị lãnh đạo của Tổ chức người Ucraina dân tộc chủ nghĩa Stepan Andreevich Banđera. Hắn hứa cho những người Ucrain dân tộc chủ nghĩa vũ khí để đấu tranh chống kẻ thù chung - Hồng quân. Để đổi lại, những người Ucraina này sẽ cung cấp cho người Đức các thông tin tình báo và truy tìm những nhóm biệt kích Xô Viết được ném vào hậu phương quân Đức.

        Người đưa tướng Vlasov đến với Himler là tổng biên tập tờ báo ss “Quân đoàn đen” - sĩ quan Giunter d’Alkven. Chính người này sau khi Đức tấn công Liên Xô đã dẫn đầu một nhóm nhà báo quân sự đi ra mặt trận. Từ đó ông ta thể hiện sự quan tâm đến đề tài Nga và đi đến kết luận rằng chỉ có thu hút về phía Đức một đa số lớn người Nga mới có thể thay đổi diễn biến cuộc chiến tranh.

        Tháng 7 năm 1944, D’ Alkven bay về gặp Himler đang ở Zaltsburg và trong hơn một giờ đổng hồ đã thuyết phục được Himler tín vào sự đúng đắn của mình. Bản thân Himler cũng đã sẵn sàng vớ cọng rơm.

        - Tôi biết anh đã từ lâu. - Ông nói với D’ Alkven. - Tôi không nghi ngờ anh về cảm tình với Nga như nghi ngờ những kẻ vùng Baltic và một vài tên thuộc quân đội. Thôi kệ xác anh, hãy gặp Vlasov và báo cáo cho tôi.

        Cuộc gặp được ấn định vào ngày 21 tháng 7 nhưng đã bị hoãn vô thời hạn vì vụ ám sát Hitler. Viên Chỉ huy ss chăng còn bụng dạ nào mà nghĩ tới viên tướng Nga. Ông ta còn bận việc treo cổ người Đức. Ngày 9 tháng 9, Himler nói rằng sẽ tiếp Vlasov sau một tuần.

        Ngày 15 tháng 9, Vlasov, D’Alkven, Shtric Shtricfeld và một số nhân viên bộ máy ss đi từ Berlin trên chuyến tàu hoả đưa công văn. Viên sĩ quan D’ Alkven cảnh báo Vlasov rằng Himler đã được cử làm tư lệnh đội quân dự bị và giờ đây ông ta có nhiều khả năng hơn trước.

        Lúc 10 giờ sáng họ đến đại bản doanh của Himler. Đúng mười giờ bắt đầu các cuộc đàm phán. Theo ý muốn của Himler, Shtric Shtricfeld không được tham dự cuộc họp.

        Cuộc nói chuyện diễn ra rất lâu. Viên chỉ huy ss với vẻ tò mò ngắm nhìn viên tướng Nga. Có lẽ đây là lần đầu tiên ông ta nói chuyện với đại diện của “chủng tộc không hoàn hảo”, cái chủng tộc mà ông ta đã định cho xoá sổ.

        Vlasov nịnh Himler:

        - Hôm nay ngài là người mạnh nhất trong chính phủ Đệ tam đế chế.

        Viên chỉ huy ss hỏi Vlasov:

        - Có đích thực là nhân dân Nga sẽ ủng hộ anh trong nỗ lực lật đổ hệ thống chính trị và liệu họ có công nhận anh như một lãnh tụ chính trị không?

        Vlasov tự tin trả lời:

        - Trong cả hai trường hợp tôi có thể khẳng định với tất cả danh dự của mình. - Hắn cố nói hết với Himler những điều mà đã từ lâu mơ ước được nói với ban lãnh đạo Đức. - Các ngài đã xông vào lãnh địa Tổ quốc tôi dưới chiêu bài tự vệ nhằm tránh sự tấn công của chúng tôi từ phía sau. Điều này không đúng với sự thật. Thực ra năm bốn mốt Stalin đã có ý định tấn công nước Đức nhưng ông ta cảm thấy mình chưa đủ mạnh và chưa sẵn sàng làm việc đó. Trên thực tế ông ta đã vạch ra kế hoạch tấn công vào đầu năm bốn mươi hai vào phần phía Nam Châu Ấu. Quả đấm chính định nhằm vào Rumania, Bungaria, Hy Lạp và Dardanell. Theo học thuyết của Lenin thì các nước thuộc thế giới tư bản sẽ phải lẩn lượt sụp đổ... Stalin sợ chiến tranh. Ông ta hy vọng sẽ truyền bá được chủ nghĩa cộng sản ở Nam Châu Âu mà không cần tấn công nước Đức. BỞi vì thế nên chúng tôi mới tập trung nhiều quân đoàn chủ công như vậy ở miền Nam nước Nga.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Tư, 2018, 02:22:53 am
     
        Theo băng ghi âm cuộc nói chuyện do D'Alkven thực hiện thì Himler bỏ ngoài tai tất cả những lời đó. Viên chỉ huy SS hiếu quá rõ tại sao ngày 22 tháng 6 năm 1941 các lực lượng vũ trang Quốc xã bắt đầu tấn công vào lãnh thổ Liên Xô: Đế chế cộng sản là đối thủ cuối cùng của nước Đức trên đại lục, nó cần phải bị tiêu diệt

        - Đòn bất thình lình của các ngài làm chúng tôi bất ngờ,- Vlasov nói tiếp. - Đấy là lý do của những thắng lợi đầu tiên của các ngài. Nhưng các ngài sẽ không thắng được cuộc chiến với chiến lược và chiến thuật hiện nay.

        Nhưng hắn lại quá tự tin, tự tin một cách đáng ghen tỵ

        - Nếu cú đấm được giáng vào chỗ nhạy cảm nhất thì hệ thống của Stalin không thể thoát khỏi diệt vong và sẽ sụp đổ.

        Himler nghe và Vlassov càng nói càng tự tin hơn:

        - Ngài phải tin rằng tôi có đủ uy tín để chỉ huy quân đội giải phóng và động viên nhân dân đứng dậy. Tôi không phải là một con người tầm thường và cũng không phải kẻ ăn mày. Tôi đến với ngài không chỉ với bàn tay không. Hãy cho tôi một lực lượng Nga cần thiết! Hãy cho tôi vũ khí!

        Himler với giọng hờ hững trả lời:

        - Ngài tướng quân, tôi đã nói chuyện với Quốc trưởng. Từ giờ phút này trở đi ngài có thể coi mình là Tổng tư lệnh quân đội với hàm thượng tướng. Ngài sẽ có quyền chọn các sĩ quan cho đến hàm đại tá theo phán xét của mình. Còn đối với các tướng lĩnh của ngài thì tôi đề nghị ngài chuyên kiến nghị của mình cho Vụ trưởng cán bộ quân đội Đức.

        Himler ngừng một chút:

        - Với cương vị Tổng tư lệnh quân đội dự bị, tôi có trong tay các phương tiện để thành lập quân đội của ngài. Nhưng tiếc rằng các phương tiện đó rất hạn chế. Có thể là ngài sẽ tìm đủ số lượng người nhưng chúng tôi không được quên rằng những người muốn gia nhập đội quân của ngài sẽ để lại sau mình những chỗ trống ở các nhà máy của chúng tôi. Chúng tôi không thể giảm sản lượng sản phẩm tại các nhà máy của chúng tôi! Và vấn đề quyết định là trang bị vũ khí. Tôi có thể đồng ý thành lập hai sư đoàn đầu tiên. Có lẽ sẽ không chính xác về phía tôi nêu hôm nay tôi hứa nhiều hơn và sau đó lại cắt giảm nghĩa vụ của mình. Thưa ngài thượng tướng, ngài có hài lòng với đề nghị của tôi - bắt tay vào thành lập hai sư đoàn? Nếu đồng ý thì tôi sẽ ngay lập tức ra các mệnh lệnh tương ứng.

        Vlassov định yêu cầu Himler đảm bảo trước sẽ sáp nhập các đơn vị dân tộc chủ nghĩa vào đội quân tương lai của mình. Nhưng viên chỉ huy SS tránh trả lời:

        - Ở đây, bên cạnh tôi có hai người, và ngài cũng đã làm quen với họ. Ngài sĩ quan Berger sẽ thay tôi trong tất các vấn đề liên quan đến ngài. Ngài sẽ hợp tác chặt chẽ với ông ta. Còn Krioger tôi cử làm người liên lạc.

        Đến lúc đó Vlasov bắt đầu nói về ý tưởng thành lập một chính phủ Nga:

        - Ban đầu để thận trọng chúng tôi sẽ gọi nó là uỷ ban, tôi muốn đề nghị để tất cả các đồng bào của tôi đang sống ở Đức, tất cả mọi người Nga phải tuân thủ chính uỷ ban này.

        Himler cảm thấy hơi thiếu tự tin, điều này đã vượt ra ngoài khuôn khổ thẩm quyền của y:

        - Tôi hy vọng rằng tất cả những cái đó sẽ giải quyết sau. Bao giờ quân đội của ngài mới được thành lập, sau đó đến uỷ ban như ngài gọi, tôi sẽ giới thiệu ngài với Quốc trưởng.

        Himler đứng dậy. Cuộc tiếp kiến kết thúc. Sau buổi nói chuyện là bữa tối. Vlasov ngay lập tức lợi dụng sự cho phép của viên tướng chỉ huy SS tiến hành thanh lập uỷ ban giải phóng các dân tộc Nga và thành lập các đơn vị chiến đấu Nga.

        Ngày 14 tháng 11, lúc ba giờ chiều tại cuộc họp long trọng ở Praha, có các nhà điện ảnh Đức quay phim, đã làm thủ tục thành lập uỷ ban giải phóng các dân tộc Nga. Đoàn chủ tịch do Vlasov đứng đầu đã được bầu chọn.

        Đại diện Bộ Ngoại giao đế chế đọc lời chúc mừng của chính phủ Đức và hứa ủng hộ Vlasov trong cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa Bolshevic. Vlasov được gọi là đồng minh của nước Đức.

        Ngày 19 tháng 11, tại nhà thờ Chính thống giáo ở Berlin, Tổng giám mục Anastasi làm lễ tạ ơn về thắng lợi của quân đội Vlasov.

        Alfred Rozenberg vẫn còn là Bộ trưởng về các vấn đề lãnh thổ phía Đông bị chiếm đóng không hài lòng về việc Himler vận dụng cả vào lĩnh vực nhà thờ của mình. Ông than phiền với Borman.

        - Nếu sự việc của Vlasov - Himler bực tức nói với viên phụ tá của mình - ngay từ ban đầu đã gây ra nhiều phiền toái như vậy thì tôi sẽ ném tất cả cái trò đó cho quỷ tha đi!

        Nhưng vào những ngày cùng tháng tận của đế chế thì Quốc trưởng và nhóm cận thần của ông ta sẵn sàng làm mọi việc cốt sao ngăn cản được bước tiến của quân đội các cường quốc đồng minh.

        Ngày 30 tháng 12 năm 1944, Himler - người vừa mới được cử làm tư lệnh tập đoàn quân “Thượng sông Rein” vui mừng báo cho tướng Vlasov bằng điện tín:

        “Quốc trưởng cử ngài làm tư lệnh hai sư đoàn Nga... Ngài có quyền chỉ huy và đồng thời có cả quyền phong sĩ quan đến hàm thượng tá.”

        Trong ban tham mưu của Vlasov tràn ngập một bầu không khí phấn chấn. Ban tham mưu của y đóng trong ngôi biệt thự hai tầng ở Dalem có vườn bao quanh của viên tướng.

        Vlasov đã cư xử với mọi người với cương vị tổng chỉ huy. Y rất thích thú với các địa vị của mình. Khác với các cấp dưới của mình, y không mang quân phục Đức với biểu tượng ROA. Người ta may cho y quân phục màu bằng vải ka ki và quần cấp tướng với những đường nẹp màu. Không quân hiệu, không huân huy chương. Các cấp hiệu tướng đối với y có vẻ như hơi ít và hắn coi mình là lãnh tụ của nước Nga.

        Ngày 18 tháng 1 năm 1945, chính phủ của đế chế đại Đức do Bộ trưởng ngoại giao Gustav Adolf fon Shtengrakht làm đại diện cùng với Chủ tịch uỷ ban giải phóng các dân tộc Nga -  trung tướng Vlasov đã long trọng ký một hiệp định, trong đó Đệ tam đế chế tuyên bố sẵn sàng cung cấp cho uỷ ban kinh phí “để đấu tranh chống kẻ thù chung”.

        Ngày 28 tháng 1 năm 1945, Vlasov đặt bút ký lệnh đầu tiên với cương vị Tổng chỉ huy: “Hôm nay Quốc trưởng Đại Đức đã giao cho tôi và tôi bắt đầu nhận chức chỉ huy các lực lượng chiến đấu của ủy ban giải phóng các dân tộc Nga”.

        Từ giờ phút đó trở đi ROA về hình thức chỉ chịu sự chỉ huy của Vlasov. Y hy vọng sẽ biến uỷ ban thành một dạng chính phủ Nga lưu vong. Tuy nhiên chỉ có rất ít đồng minh của Hitler công nhận y.

        Tại cuộc gặp với Himler, Vlasov đề nghị không sử dụng cuốn sách “Chưa thành người'. Lúc đó thậm chí Hebbels cũng cho rằng về mặt tuyên truyền thì thật là ngu ngốc nếu tiếp tục mô tả người Nga như loài “Chưa thành người”. Vào thời kỳ cuối chiến tranh thì giọng điệu được chuyển sang “sứ mệnh của người lính Đức cứu Châu Âu khỏi chủ nghĩa Bolshevic”.

        Hebbels cho rằng sẽ là thông minh hơn nếu bằng mọi cách khích lệ chủ nghĩa dân tộc Nga. Năm 1944 các nhà điện ảnh, trước sự ngạc nhiên của khán giả Đức, cho chiếu ‘Tướng Vlasov anh hùng” trong các đoạn phim thời sự. Nhưng nếu Hitler dành thắng lợi thì nước Nga sẽ không bao giờ nhận được tự do từ tay y.

        Vậy thì tại sao trong trường hợp này một sổ không ít dân lưu vong Nga lại đứng về phía Hitler? Phải chăng là vì những người này cũng theo chủ nghĩa xã hội dân tộc và muốn rằng nước Nga cũng có một Hitler của mình.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Tư, 2018, 02:24:56 am

        GIẾT HẠI TỔNG THỐNG PHÁP

        Ngày 6 tháng 5 năm 1932, ở Pari, Tổng thống Pháp Pol Dumer đến biệt thư Rotshilđa để tham gia cuộc bán sách từ thiện của các nhà văn - nhưng người đã tham gia Thế chiên I.

        Một người cao to trong chiếc áo măng tô ấm đã xô đèn chỗ Tổng thông và rút súng lục. Y đã nã năm viên đạn vào Tổng thống trước khi bị cảnh sát tước vũ khí.

        Những viên đạn đã trúng vào đầu Tông thống, và ông Pol Dumer sáu mươi bảy tuổi đã bị tử thương. Ông chết ngày 8 tháng 5 mà không hiểu vì sao người ta lại giết mình. Ông chỉ vừa mới trở thành Tổng thống một năm trước đó. Bốn con trai của ông đều chết ngoài mặt trận hồi chiến tranh thế giới thứ Nhất.

        Kẻ giết người là Pavel Gorgulov, người Kazắc, thôn Labinskach ở Kuban. Y tự gọi mình là thủ lĩnh đảng dân tộc phát xít xanh. Y muốn tạo nên cuộc chiến tranh thế giới mới mà nhờ nó có thể lật đổ những người Bolshevic. Gorgulov theo phái bài Do Thái, y cho rằng nước Pháp cũng như nước Anh là vũ khí trong tay phái Zhidomason và là mối nguy hiểm của Châu Âu vì vậy phải giết chết Tổng thống Pháp.

        Năm 1921 Pavel Gơrgulov ở Tiệp Khắc. Tổng thống đầu tiên của đất nước là Tomash Masarisk, tóc màu hạt dẻ, đã tiếp nhận nhiều dân lưu vong và tạo điều kiện cho họ được học hành. Gorgulov vào học trường đại học Nga và nhận bằng tốt nghiệp chuyên ngành phụ khoa. Do thực hiện việc phá thai bí mật nên bị tước quyền hành nghề y tế.

        Trong khi sống lưu vong y đã vài lần kết hôn. Lần cuối cùng y lấy vợ người Thụy Sĩ - một cô gái đã dành hết tất cả tiền mình có để xuất bản các sách của y - y viết tiểu thuyết và thơ ca dưới bút danh Pavel Bred. Nhiều người chỉ đơn giản coi y là điên rồ.

        Ngày 25 tháng Sáu 1932 bắt đầu diễn ra phiên toà. “Tội ác gây ra bởi một người lưu vong bị kích động, tuyệt vọng và sắp điên dại. - Nhà văn Ilia Erenburg - người đã có mặt tại phiên toà dưới danh nghĩa phóng viên tờ “Tin tức”. - Ba ngày tôi ngắm nhìn Gorgulov, nghe nhừng tiếng hét say sưa và vô nghĩa của y. Trước mắt tôi là một con người mà trong những giờ mất ngủ Dostovesky có thể tưởng tượng ra.

        Gorgulov có vóc người cao, chắc khoẻ; khi y hét những câu chửi rủa lẫn lộn, không mạch lạc bằng các loại tiếng Pháp khó hiểu thì các bồi thẩm đoàn, về bề ngoài như chưởng khế viên, chủ quán, người sống bằng lợi tức... đã co mình sợ hãi...

        Y đã tốt nghiệp khoa y ở Praha và làm việc theo chuyên môn tại một thành phố không lớn ở Moravia. Đó là một sự may mắn có bao nhiêu dân lưu vong Nga đã trở thành công nhân lao công hoặc sống trong cảnh đói rách. Nhưng Gurgolov là con người không chịu an phận với sự tồn tại khiêm tốn ở nơi đất khách quê người. Ở mọi nơi y đều thấy cảnh lừa lọc, khinh miệt. Y cho răng các đồng nghiệp Tiệp Khắc lấn ép mình, y bắt đầu uống rượu và đem sự phóng đãng đặc trưng của một quán rượu Nga vào nếp sinh hoạt của một thành phố vốn dĩ đàng hoàng.

        Và y học cũng chăng hấp dẫn y. Khi còn ở trường đại học Rostov y tham gia nhóm văn chương. Y nghiên cứu thơ ca. Một cô gái người Tiệp tuy không trẻ nhưng dễ kích dộng mà Gurgolov tình cờ làm quen đã tin vào tài năng của y và cho tiền để xuất bản sách. Gorgulov chọn một bút danh nhiều ý nghĩa: Bred. Tôi đã đọc các cuốn sách của y; có lẽ y cũng có khả năng nhưng không biết làm việc...

        Đầu tiên y coi mình là đảng viên đảng xã hội, thậm chí đã giải thích cho một trong những bộ trưởng Tiệp Khắc cần phải giữ gìn nền dân chủ như thế nào. Sau đó chủ nghĩa phát xít lại lôi cuốn y: y thành lập “đảng nông dân dân tộc” nhưng không có đảng viên...

        Sau vài vụ bê bối người Tiệp tước quyền hành nghề bác sĩ của Gorgulov, và y chuyển sang sống tại Pari. Tại đây y làm quen với Iakovlev - người buôn bán bít tất phụ nữ và xuất bản tờ báo Nabat .

        Thành công của Hitler trong những năm đó đã cổ vũ nhiều người. Iakovlev, Gorgulov và hàng chục người cùng chí hướng chủ nhật nào cũng tụ tập ở quán cà phê công nhân Biliankura giơ tay lên cao và hô:

        - Nước Nga, hãy thức đậy!

        Không lâu sau Gorgulov bất hoà với Iakovlev và đưa ra chương trình của một đảng mới. Y thậm chí cũng nghĩ ra tôn giáo “chủ nghĩa tự nhiên”, đề nghị hãy sống nhân hậu, yêu thiên nhiên. Đồng thời y kêu gọi cắt cổ nhừng người cộng sản và Do Thái! Y không có tiền: Y bí mật chữa bệnh cho những người Kazắc quen bị mắc bệnh lậu...


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Tư, 2018, 02:26:03 am

        Cảnh sát Pháp đã phát hiện ra là Gorgulov đã nhận bệnh nhân một cách phi pháp; y bị thu hồi giấy phép cư trú. Y chuyển đến Monaco. Ban đầu y thử kiêm tiền bằng đánh bạc trên máy, về sau y quyết định là cần phải giải phóng nước Nga ra khỏi những người Bolshevic.

        Y căm ghét người Pháp vì họ tiến hành đàm phán với những người Bolshevic, còn đối với y - một người Kazắc chân chính, một đồng minh trung thành, lại bị đuổi ra khỏi nước Pháp. Y đọc ở đâu đó rằng “những người Pháp đã phản bội” Kolchak. Trên tường trong phòng y treo chân dung Kolchak. Gorgulov ghi lên chân dung hai ngày: ngày chết của viên đô đốc Nga và ngày sắp chết của Tông thống Pháp...

        Gorgulov đến Pari với hai khẩu súng lục; đi vào nhà thờ, cầu nguyện; sau đó uống cạn một lít rượu nho. Để đề phòng cảnh sát - vì y không có giấy phép cư trú, y đã chọn một khách sạn hạng ba - nơi cho thuê phòng theo từng đêm hoặc theo giờ. Để đánh lạc hướng y mang theo cả gái điếm và ngay sau đó y bảo cho ả kia đi khỏi. Và suốt đêm y viết, viết những lời nguyền rủa những người cộng sản, người Tiệp, người Do Thái, người Pháp. Sau đó y ra khỏi khách sạn và ám sát Dumer”.

        Ngày 15 tháng 9 kẻ giết Tổng thông đã bị hành quyết bằng máy chém.

        Đối với những người Nga lưu vong thì sự việc này là một cú giáng nặng nề. Những người Kazắc tuyên bố rằng Pavel Gorgulov thật đã bị giết năm 1915, còn kẻ giết Tổng thống là nhân viên của Cục phản gián.

        Những người lưu vong có tâm trạng theo phát xít nhiều vô kể. Hệ tư tưởng này có vẻ như quyến rũ. Các nhóm và các tổ chức nhỏ xíu cũng đã được thành lập, họ cố thử liên kết với nhau.

        Năm 1923 ở Munic xuất hiện một liên minh lưu vong “Nước Nga trẻ”. Đứng đầu tổ chức này là Alexandr Lvovich Kazem - Bek - hậu duệ của những người Ba Tư sang sinh sống ở nước Nga vào thế kỷ XIX.

        Kazem-Bek chạy khỏi nước Nga năm 1919. Y ca ngợi Hitler lúc đó mới bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình, ca ngợi Musolini - người đã đạt được thắng lợi ở Italia. Kazem-Bek đến Roma và được Musolini tiếp và trở về với tâm trạng đầy phấn khởi.

        “Nước Nga trẻ” cũng như những đảng viên chủ nghĩa xã hội dân tộc Đức nêu khẩu hiệu đấu tranh chống phái Hội Tam điểm và chê độ tài phiệt thế giới (mà bây giờ người ta gọi là bọn trùm tài phiệt). Những kẻ sinh sau đã bắt chước biểu tượng và nghi lễ của bọn phát xít Đức và Italia. Mặc quần áo giống hệt bọn họ chỉ có áo sơ mi là màu xanh. Họ chào Kazem-Bek với tay phải giơ cao, hướng về y và nói: - Thưa thủ lĩnh!

        Tháng 9 năm 1933, Kazem-Bek đến Đức nhưng nhanh chóng nhận ra rằng phát xít Đức không hoan nghênh phát xít Nga.

        Phái Quốc xã không hành động theo các tiêu chí tư tưởng mà theo tiêu chí chủng tộc. Những tên phát xít Nga căm ghét người Do Thái, còn phát xít Đức căm ghét cả người Do Thái và người Nga. Chúng tỏ thái độ khinh bỉ người Slavơ và coi họ là loại chủng tộc không hoàn chỉnh.

        Ta hãy xem số phận sau đó của Kazem-Bek ra sao.

        Năm 1942 y chuyển sang sống ở Hoa Kỳ và dạy tiếng Nga và văn học tại trường Konnektikut dành cho nữ sinh. Tháng 9 năm 1957, Kazem-Bek dể vợ và con trai ở lại Mỹ còn y trở về Liên Xô. Báo “Sự thật” ngày 16 tháng 1 năm 1957 có đăng bức thư sám hối của y.

        Y phát biểu hên đài truyền thanh, làm việc ở “Tạp chí chế độ phụ quyền Matxcơva”. Tại đây người ta sử dụng y trong việc tuyên truyền chống Mỹ. Trong hai số “Báo văn học” ngày 28 tháng 2 và 27 tháng 4 năm 1957 đã đăng bài của Kazem-Bek “Nước Mỹ không tô vẽ”. Kazem-Bek tóm tắt ý tưởng chính của mình như sau: “Hoa Kỳ không tạo ra được nền văn hoá dân tộc độc đáo riêng của mình”. Y tưởng này được những người khác ủng hộ và sưởi ấm tinh thần nhiều người theo phái dân tộc chủ nghĩa và căm ghét Mỹ.

        Sau khi phái Quốc xã lên nắm chính quyền ở Đức thì một tổ chức lưu vong xuât hiện “Liên hiệp những người theo phái dân tộc-Nước Nga lớn” do một người Đức gốc Nga tên là A.p. Pelhau-Svetorazov đứng đầu. Y tuyên truyền chủ nghĩa xã hội dân tộc Nga và bắt chước các đội xung kích Đức. Các toán người của y hành quân trong trang phục áo sơ mi trắng, quần bó gối và đi ủng. Sau này tổ chức đó bị cấm.

        Năm 1932 xuất hiện “phong hào xã hội và dân tộc Nga”. Sáng lập viên của tổ chức này là một kẻ tự xưng là tướng Pavel Rafailovich Bermondt - một kẻ phiêu lưu cuồng nhiệt, thích nói phóng đại. Trong quân đội Nga hoàng y đã lên đến hàm đại tá. Năm 1919 y chỉ huy đội quân tình nguyện phía Tây. Viên chỉ huy ba mươi lăm tuổi được một hầu tước Gru-zi tên là Pavel Mikhailovich Avalov nhận làm con nuôi và y tự gọi mình là hầu tước Bermondt-Avalov. Cũng trong năm 1919 y tự xưng là trung tướng. Trong khi sống lưu vong y cưới quận chúa Mekleburg- Shverinskach - cô em họ của đại hầu tước Kiril Vlađimirovich.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Tư, 2018, 02:27:08 am

        Những người Đức tỉ mỉ cũng chẳng thể nào phát hiện được liệu y có thực là con trai ngoài giá thú của hầu tước Mikhah Avalova hay chỉ đơn giản là y đã trả tiền cho hầu tước để được quyền sử dụng danh vị.

        Sau khi lên nắm chính quyền, Hitler - người trực tiếp biết viên tướng, đã cho phép y lãnh đạo một tổ chức với tinh thần chủ nghĩa xã hội dân tộc. Y chỉ thị thành lập trong nội bộ ROHD một trường huấn luyện chính trị.

        Những tên Quốc xã của Avalov hát vang “Horst Vessel”, hô “Hail Hitler!” và nhận từ người Đức những khoản tiền nhất định. Tại các cuộc hội họp bọn họ hô vang những lời kiểu như: “Chúng tôi khâm phục trước con người lãnh tụ của dân tộc Đức Adolf Hitler và thấy ở người cũng như đồng minh của người Benito Musolini, một lãnh tụ tinh thần của ánh sáng sức mạnh thế giới cứu vớt loài người khỏi sự bưng bít tối tăm của chủ nghĩa Bolshevic. Adolf Hitler không mua trái tim chúng ta bằng tiền mà bằng sức mạnh tinh thần và sự thật trong tư tưởng của người.”

        Nhưng đã có sự can thiệp của Bộ Ngoại giao - người ta không ưa sự nhiệt tình thái quá của các nhóm lưu vong. Tháng 10 năm 1933 phong trào bị giải thể. Trên cơ sở phong trào này Bermondt- Avalov lại thành lập một tô chức mới “Ngọn cờ Nga - Đức”.

        Có khoảng sáu ngàn người tham gia tổ chức này. Họ kết nạp tất cả những ai thể hiện “quan điểm chủ nghĩa xã hội dân tộc” và tất nhiên là “trừ người Do Thái và hội Tam điểm”.

        Nhưng tháng 8 năm 1934, Bermondt Avalov bị cảnh sát Đức bắt vì tội biển thủ 50 ngàn Mác. Y bị bỏ tù ba tháng và sau đó bị trục xuất khỏi Đức. Y lập nghiệp ở Roma và cũng định thành lập một nhóm phát xít Nga ở đó nhưng không thành...

        Tháng 5 năm 1933, một nhóm Bạch vệ lưu vong ở Mỹ đã thành lập đảng phát xít công nông và lao động dân tộc toàn Nga thường được gọi là tổ chức phát xít toàn Nga. Đứng đầu tổ chức này là Anastasi Andreevich Vonsiatski có ông thân sinh là chỉ huy chiến binh ở Vác-xô-vi. Khi cậu bé mới mười hai tuổi thì đại tá Vonsiatski bị một trong những nhân viên của mình bắn chết.

        Trong thời kỳ nội chiến, Anastasi Andreevich Vonsiatski tham gia đội quân tự nguyện và tháng 3 năm 1920 tản cư khỏi nước Nga. Năm sau ở Pari y làm quen với một phụ nữ Mỹ giàu có tên là Merion Stefens có số tuổi gấp đôi tuổi mình. Lúc đó y mới chưa đầy hai hai tuổi còn bà đã bốn mươi tư. Cuộc hôn nhân đã giải phóng cho y khỏi phải lo nghĩ đến bánh mì. Ở Mỹ y tự gọi mình là bá tước Fon Siatski-Vonsiatski, người chuyên ham mê các xe ô tô thể thao đắt tiền và bóng đá.

        Sau khi thành lập đảng riêng của mình, Vonsiatski lại cho xuất bản một tờ báo với cái tên đơn giản “Phát xít”.

        Năm 1934 y cố thống nhất nhóm của mình với đảng phát xít Nga của Konstantin Vladimirovichs Rodzaevsiki - một người trai trẻ tràn đầy nghị lực ở lứa tuổi 19 đã gia nhập một trong những nhóm phát xít đầu tiên ở Harbina. Y lấy Musolin làm hình mẫu của mình.

        Tháng 5 năm 1931, Rodzaevsiki thành lập ở Harbina môt đảng riêng của mình - y nhận được tiền từ tình báo Nhật Bản. Ở vùng Mãn Châu Lý bị Nhật chiếm đóng thì đó là lực lượng chính.

        Có vẻ Konstantin Rodzaevsiki sẽ thống nhất được quanh mình tất cả những tên phát xít Nga. Nhưng rất nhanh giữa y và Vonsiatski nổ ra tranh cãi, không ai chịu nhường ai ngôi đầu.

        Sau khi bùng nổ chiến tranh thế giới thứ Hai, tất cả các tổ chức Quốc xã trên lãnh thổ Hoa Kỳ bị cấm. Anastasi Vonsiatski bị cơ quan tình báo liên bang bắt giam và y đã sống hơn ba năm trong nhà tù...

        Những ai có mắt đều trông thấy những gì đang diễn ra tại nước Đức Quốc xã và đều hiểu bọn Quốc xã sẽ đối xử với nước Nga như thế nào.

        Và đây là một chứng minh sống. Anatoli Shtaiger được đưa ra khỏi nước Nga Xô Viết khi còn là một cậu bé. Cả gia đình sống ỏ Pari và sau đó những người này - người gốc Thụy Sĩ nhận được quốc tịch Thụy Sĩ. Cậu bé được chữa khỏi bệnh lao phổi.

        Ngày 5 tháng 7 năm 1935, Anatoli Shtaiger viết cho Zinaida Alexandree Shakhovskav: “Đệ tam đế chế gây cho tôi ấn tượng của một triều đại điên - đạo đa thần, những kết luận rút ra từ chủ nghĩa chủng tộc trong khoa học, trong pháp luật, trong sinh hoạt và trong những trại lính. Tôi có nhiều mối quan hệ cũ trong nhiều lĩnh vực rất khác nhau và điều này giúp cho tôi hiểu rõ một điều rằng người Đức - tất cả họ đều muốn và sẽ tiến hành chiến tranh, thậm chí liều chết trong một thảm hoạ chung. Tôi đã thấy Hitler, Hering, Frik, Hebbels.

        Người ta sùng bái Hitler nhưng tôi không biết liệu quyền lực thực có nằm trong tay ông ta không hay là trên thực tế nó thuộc về các tướng lĩnh Quốc xã. Đối với tất cả những gì thuộc Nga: văn hoá, văn học, chủ nghĩa dân tộc - có một thái độ lăng nhục, xúc phạm: và tất nhiên là đòn đầu tiên sẽ giáng sang phía Đông - người tà chỉ nói đến Ucraina”.

        Vậy điều gì đã làm cho những người xuất thân từ nước Nga ủng hộ Hitler, ca ngợi chủ nghĩa Quốc xã? Chỉ có một điều - đó là sự trùng hợp về tư tưởng.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Tư, 2018, 02:30:43 am
    
        CHỦ NGHÍA PHÁT XÍT VÀ SỰ TỰ HÀO DÂN TỘC

        Một nhà sử học Mỹ nổi tiếng - giáo sư Welter Laker nhận xét rằng chủ nghĩa Quốc xã có một ảnh hưởng lớn đến hệ tư tưởng của NTS. Nhưng khác với người Nga lưu vong sinh sống ở Harbin, những người đã gọi thẳng mình là phát xít thì các thành viên NTS không thuộc phái cai trị độc tài mà cai trị quyền uy.

        Trong những năm ba mươi họ đã có ý nghĩ rằng phong trào dân chủ đang lùi bước dưới gọng kìm của chủ nghĩa cộng sản và các phong trào phát xít đang thắng lợi ở Italia, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Latvia. Có vẻ như đó là xu thế của thế giới.

        “Và trong môi trường các nước dân chủ đã bắt đầu xuất hiện các phong trào dân tộc với “giải pháp thứ ba” của mình” -  Boris Prianishnikov - một trong những người lãnh đạo NTS viết. - Nền dân chủ rõ ràng bị tổn thương... Một điều hiển nhiên là những người thế hệ mới hình như đang ở cùng trong một trại với những tên phát xít.” Trong những năm năm mươi Prianishnikov bất hoà với các đồng nghiệp của mình và rời bỏ sự nghiệp. Năm 1986 cuốn sách “Những người thế hệ mới” của ông đã ra đời ở Hoa Kỳ. Những thành viên NTS được gọi là “các cậu bé Quốc xã”. Sự cảm tình của NTS đối với chủ nghĩa xã hội dân tộc đã đẩy ra khỏi liên minh một bộ phận khá lớn dân lưu vong Nga.

        Người ta đã nghiên cứu kỹ sự ham thích chủ nghĩa Mác của lớp trẻ Châu Âu trong những năm trước chiến tranh. Nhưng người ta lại biết ít hơn rất nhiều rằng trong những năm đó một bộ phận lớp trẻ khác cũng ham thích không kém chủ nghĩa xã hội dân tộc. Chữ “Chủ nghĩa phát xít” lúc đó vang lên đối với nhiều cái tai như những nốt nhạc kỳ diệu.

        Vào những năm trước chiến tranh trong tờ báo của NTS xuất hiện mục “Cuộc sống mới”. Với sự vui sướng họ kể về chế độ của Antoniu De Oliveừ Salazar - người sáng lập ra đảng phát xít ở Bồ Đào Nha: Nước Bồ Đào Nha nhỏ bé bị khánh kiệt hoàn toàn, một nước đang có nguy cơ đánh mất các tài sản rất lớn ở nước ngoài bởi vì các đảng cộng hoà của các nhà chính trị luôn cắn xé lẫn nhau... một nền kinh tê đổ nát... Và thế là quân đội Bồ Đào Nha chiếm lấy chính quyền bằng cuộc cách mạng dân tộc mùa xuân 1926. Các chức vụ quan trọng do những nhà chỉ huy quân sự chính trực và được mọi người kính trọng nắm giữ... Chức Bộ trưởng tài chính đã được giao cho Oliveiro Salazar. Chỉ cần vài năm cũng đã đủ để khôi phục, hay nói đúng hơn là tạo ra sự cân bằng tài chính và sự hưng thịnh của Bồ Đào Nha.

        Năm 1939 một trong những số báo của tờ “Vì tổ quốc” - cơ quan chính thức của NTS (lúc đó còn gọi là liên minh Lao động - Dân tộc Thế hệ mới) đã đăng lời chào mừng của liên minh phát xít Nga hoạt động trong các tầng lớp lưu vong Nga ở Mãn Châu Lý:

        “Hỡi các chiến hữu, Đại hội lần thứ tư những người phát xít Nga (RFS) tiến hành ở Harbin gồm các đại biểu từ mọi miền của đế chế Mãn Châu, Nhật Bản và Trung Quốc, từ biên giới đất nước thân yêu, đại diện cho hệ thống tổ chức RFS ở tất cả các nước uỷ nhiệm, tôi chào mừng tờ báo “Vì Tổ quốc” như một cơ quan ngôn luận kiệt xuất và chói lọi của chủ nghĩa dân tộc Nga mới.

        Tại đại hội của chúng tôi, trong số những người phát xít Nga còn có cả đại diện của Liên minh Lao động - Dân tộc Thế hệ mới (NTSNP) - đại diện toàn quyền của NTSNP trong RFS K.M. Alexeev, một lần nữa khắng định sự thống nhất về tư tưởng, chương trình và chiến thuật của các tổ chức của chúng tôi. Và đại hội đã nhất trí thông qua nghị quyết tiếp tục phát triển sâu sắc sự thống nhất đó. Với sự quan tâm sâu sắc các đại biểu đã xem xét bài báo của giáo sư Georgieevski ở số báo “Vì Tổ quốc” No.43 - “Tổ chức Lao động Thống nhất Dân Tộc” và đã nhận thấy sự trùng hợp hoàn toàn của bài báo đó với những điểm bổ sung được đại hội thông qua trong chương trình hoạt động của Liên minh phát xít Nga về một hình thức độc đáo của chế độ tập quyền Nga tương lai.

        Đại hội bày tỏ sự tin tưởng rằng trên con đường cách mạng dân tộc, liên minh phát xít Nga và Liên minh Lao động - Dân tộc Thế hệ mới sẽ tạo ra một lực lượng thống nhất Nga - cùng với tất cả các tổ chức của Mặt trận Dân tộc Nga.


       K.v. Rodzaevski            
Thư ký K.v. Arseniev      

        Toà báo NTS đã cảm ơn những người phát xít ở Harbin “về lời chào mừng, và tạo cho chúng tôi cơ sở nhìn thấy ở liên minh phát xít Nga một chiến hữu và một đồng minh”.

        Đề tài phát xít là một trong những đề tài nổi bật nhất trong các cuộc tranh cãi của NTS vào những năm ba mươi. Trong báo “Vì Tổ quốc”, trong một bài báo lớn “Chế độ phát xít và sự giải phóng nước Nga” có nêu: “Danh từ “Phát xít” rất được lòng dân ở chỗ chúng ta. Tuy chế độ phát xít về bản chất xã hội và chính trị còn chưa được xác định mà hiện mới chỉ đang được xác định, nhưng nhiều người đang đặt hy vọng vào nó trong sự nghiệp giải cứu nước Nga. sức mạnh của tư tưởng là không thể nghi ngờ. Những tư tưởng đó thường là nguyên nhân khởi đầu của các hành động. Và đối với nhiều người những tư tưởng phát xít có vẻ như chính là các tư tưởng có số mệnh tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản”.

        Tháng 3 năm 1933, Hitler bổ nhiệm Alfred Rozenberg, bộ trưởng tương lai về các vấn đề lãnh thổ phía Đông bị chiếm đóng làm người lãnh đạo Vụ đối ngoại của bộ máy NSDAP và đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của mình. Đó là sự thăng cấp. Điều này khiến Rozenberg cảm thấy tràn đầy hưng phấn.

        Nhà văn lưu vong Ivan Lukas, tác giả của các cuốn sách về phong trào bạch vệ đang được tái xuất bản ở Nga, đã đề nghị cử một ai đó trong số các tướng bạch vệ tương đối trẻ đến chỗ Hitler để thuyết phục Quốc trưởng thành lập một lữ đoàn tình nguyên quốc tế để chiến đấu chống chủ nghĩa cộng sản.

        Hitler cũng đã nghĩ đến vấn đề này mà không cần sự gợi ý của Ivan Lukash. Chính các đội quân tình nguyện SS thành lập từ các đại diện dân các nước Châu Âu khác nhau sẽ trở thành lữ đoàn này. Người ta sẽ tuyển vào SS những thanh niên vùng Baltic, Ucraina, Kazắc, Tarta vùng Krym và Kalmy, không chọn người Nga...

        Năm 1936 MikhahGeorgievski đến Belgrad và Berlin để tìm hiểu khả năng tiến hành các hoạt động phối hợp với nước Đức Quốc xã. Georgievski đã nhanh chóng nhận ra rằng các hoạt động phối hợp là không thể.

        “Phái Quốc xã không mềm mỏng, quá bị chi phối bởi các tư tưởng chủng tộc để có thể kết đồng minh với những người chống cộng sản trong số những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga” - Ketrin Andreeva viết.

        Georgievski đã từ bỏ ý nghĩ lập quan hệ hợp tác với nước Đức Quốc xã và ở lại Nam Tư. Các thủ lĩnh khác của NTS không đếm xỉa đến thái độ khinh miệt công khai của Quốc xã Đức đối với chủ nghĩa dân tộc Nga, vẫn không đánh mất hy vọng chứng minh cho Berlin rằng không thể thiếu họ được. Những người theo chủ nghĩa đoàn kết không bác bỏ chủ nghĩa phát xít thậm chí cả khi họ đã phải đóng cửa chi nhánh NTS ở Đức hầu như ngay lập tức sau khi phái Quốc xã lên nắm chính quyền. Họ vẫn còn hy vọng rằng Hitler sẽ công nhận họ là “người của mình”. Họ đã chọn cho mình chủ nghĩa xã hội dân tộc từ hồi trước chiến tranh. Khi chiến tranh bắt đầu thì họ chỉ có việc là theo đuổi sự lựa chọn của mình.

        Ngày 22 tháng 6 năm 1941 Hitler đã vượt qua sự non nớt của y, và những người theo chủ nghĩa đoàn kết đã lên đường sang Nga với chứng minh thư công tác của chính quyền chiếm đóng cấp.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Tư, 2018, 02:33:15 am

        NHỮNG NGƯỜI RIGA XUNG QUANH QUỐC TRƯỞNG

        Tuy những người Đức vùng Baltic không thuộc những cận thần gần gũi của Hitler - con người làm chính trị trong các quán bia và quán cà phê, nhưng họ đã có ảnh hưởng lớn đến hệ tư tưởng của phái Quốc xã.

        Trong trường đại học bách khoa Riga tồn tại một tổ chức mang tên “Tình anh em Rubonia” - tên La tinh của sông Daugav chảy qua Riga. Tổ chức Đức - Baltic mang tên “Rubonia” xuất hiện ở Riga từ thế kỷ XIX với khẩu hiệu “Lời nói và việc làm vì quyền lợi và danh dự!”

        Bốn thành viên của hội sinh viên này về sau lưu vong sang Đức và đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử của chù nghĩa xã hội dân tộc: Maks fon Shoibner-Richter, Otto fon Kursel, Amo Shikedants và Alfred Rozenberg.

        Shoibner-Richter sinh ra ở Riga năm 1884 với cái tên đơn giản là Richter. Anh phải lòng một phụ nữ đã có chồng -  Matilda fon Shoibner - người già hơn anh 20 tuổi. Họ cùng nhau chạy đến Munic và cưới nhau ở đó năm 1911, sau đó trở về nơi chôn rau cắt rốn. Một trong những người họ hàng bên vợ đã nhận Richter làm con nuôi. Vì vậy anh đã có quyền mang tên kép và tên đệm quý tộc “fon”.

        Cha của Shoibner-Richter là người quốc tịch Đức nhưng vẫn coi mình là người Đức gốc Baltic, nói thông thạo tiếng Nga. Trong thời kỳ cách mạng Nga lần thứ nhất những người Latvia và Estonia đấu tranh chống người Đức, chống những chủ đồn điền lớn. Người Đức bảo vệ đất với vũ khí trong tay, tập hợp các đội quân tự vệ Baltic. Trong một cuộc bắn nhau với người Latvi Shoibner-Richter bị thương.

        Rozenberg và Shikedants gia nhập tổ chức sinh viên năm 1910. Shikedants nghiên cứu môn hoá, còn Rozenberg - kiến trúc. Anh cũng ham đọc Dostoevski và Shopenhauer.

        Shoibner-Richter bắt đầu gây dựng sự nghiệp. Anh có một tương lai rạng rỡ chờ đón nhưng viên đạn của cảnh sát đã đặt một dấu chấm vào sự nghiệp của anh. Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ Nhất đã có lúc anh là phó lãnh sự Đức ở thành phố Ezerum ở Thổ Nhĩ Kỳ. Sau cách mạng tháng Hai anh trở về Riga và gặp Rozenberg. Người ta gọi Shoibner - Richter -  một người Riga và cựu sĩ quan quân đội Nga hoàng theo cách gọi của Nga là Maks Fedorovich.

        Đầu tháng 9 năm 1917, quân Đức chiếm Riga. Thượng uý Maks fon Shoibner - Richter phục vụ trong ban chỉ huy quân đội Đức chiếm đóng. Việc tiến vào của quân Đức chỉ làm vui lòng những người Đức Ban tích. Không chỉ đối với những người Bolshevic mà cả đối với những người Latvi có khuynh hướng dân tộc thì người Đức là kẻ thù.

        Cuối tháng 2 năm 1918 quân Đức chiếm Revel. Do việc tham gia chiến dịch này, Shoibner - Richter được thưởng Huân chương Thập tự sắt hạng Nhất. Vài năm sau trong tờ báo Quốc xã”Fiolkisher beobachter”, ông phê phán bộ chỉ huy Đức là đã không nhân thể quyết định chiếm Petrograd năm 1918 và giải quyết dứt điểm chính quyền của người Bolshevic.

        Alfred Rzenberg được quân Đức chiếm đóng thuê. Cuộc diễn thuyết trước công chúng lần đầu tiên của ông ở Revel với chủ đề “chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Do Thái”.

        Tháng 10 năm 1918 ở Riga đã thành lập những “Đội tự vệ Baltic” dưới sự chỉ huy của thiếu tá Alfred Fletcher. Gia nhập đội này có cả người Đức Baltic đã từng phục vụ trong quân đội của Hầu tước và trong quân đội Nga hoàng. Họ tuyển được khoảng một ngàn người. Trong đội kỵ binh còn có một thành viên của “Tình anh em Rubonia” là Amo Shikendants. Bộ chỉ huy Đức bắt đầu thành lập các chi đội người Nga.

        Tabopitski và Shabelski - Bork tuyển mộ vào các “Đội quân Baltic” những người Nga bị Đức bắt làm tù binh. Ở Ucraina người Đức thành lập đội quân miền Nam, còn ở đây là đội quân miền Tây. Vũ khí, quân phục, đạn dược do bộ chỉ huy Đức cung cấp. Dự kiến đội quân miền Tây sẽ tấn công Petrograd và kết liễu những người Bolshevic.

        Người Đức đã bị chiến bại và rút quân khỏi tất cả các lãnh thổ đã chiếm. Bộ chỉ huy Đức rút khỏi Riga ban đêm rạng ngày 30 tháng 12 năm 1918. Ngày 3 tháng 1 năm 1919, những người Bolshevic Latvia đã tiến vào Riga. Vài ngàn người Đức Baltic tản cư khỏi Riga, những người khác chọn phương án ở lại.

        Chính uỷ đế chế về các lãnh thổ phương Đông Avgust Vinnich đã đàm phán với người đứng đầu chính phủ Latvia đang sống lưu vong Kalis Ulmanis về việc những người Đức có nguyện vọng phục vụ trong quân đội Latvia sẽ nhận được quốc tịch Latvia và quyền sở hữu đất.

        Người Đức ở lại trong thành phần các lữ đoàn tình nguyện. Antanta không phản đối tuy rằng đó là sư vi phạm các điều kiện Hiệp định đình chiến ký ngày 11 tháng 11 năm 1918. Nhưng người Anh và người Pháp không vội vàng can thiệp: cứ để cho người Đức ở lại như một pháo đài chống lại sự lan truyền của chủ nghĩa Bolshevic.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Tư, 2018, 02:34:18 am

        Giữa tháng 8 năm 1919, Riudiger fon der Golts nhận trách nhiệm chỉ huy các đơn vị tình nguyện vùng Baltic. Ông tự coi mình là người lính về tư tưởng trong cuộc đấu tranh chống “chủ nghĩa Bolshevic châu Á”.

        Thiếu tá Iozef Bishoff thành lập “Sư đoàn thép” vào tháng 1 năm 1919. Ngày 22 tháng 5 năm 1919, mười bốn ngàn quân Đức của thiếu tá Bishoff và hai ngàn tự vệ người Nga và Latvia của thiếu tá Fletcher đã chiếm Riga. Đây là một thành tích lớn nhất của các lực lượng phối hợp.

        Bermondt Avalov chạy sang Đức và đã thuyết phục các sĩ quan Đức rằng cần phải gấp rút đưa về Latvia các sĩ quan Bạch vệ, những người đã tản cư từ Ucraina để họ tiếp tục đấu tranh chống Bolshevic. Các tướng Liudendorf và Hofman ủng hộ y. Tháng 3 năm 1919 việc sử dụng quân đội của Bermondts ở Baltic được Bộ trưởng chiến tranh Gustav Hoske phê chuẩn.

        Ngày 30 tháng 5 năm 1919, các toán quân đầu tiên của Bermondt Avalov lên đường đến Latvia. Giữa tháng 6 năm 1919, bản thân tướng Golts đã đến Mitau (sát Riga). Quân số thuộc các đơn vị của ông là ba ngàn rưởi người. Nhưng dưới áp lực của Antanta vào đầu tháng 8 năm 1919 tướng Golts đã buộc phải rời khỏi lãnh thổ Latvia. Giờ đây ông hoạt động ở hậu trường.

        Cả tướng Biskupski - người đứng đầu “quân đoàn lê dương Đức” cũng xuất hiện ở Latvia. Ồng đang chay đua với đại tá Bermondt Avalov. Nhưng tướng Golf lại ủng hộ Bermondt - Avalov và cử các sĩ quan Đức đến giúp đại tá. Họ đã gánh vác tất cả các công việc của ban tham mưu và thành lập đội quân tình nguyện miền Tây.

        Ngày 21 tháng 9 năm 1919, tướng Golts và Bermondt- Avalov ký một thoả thuận về việc tất cả các đơn vị quân đội Đức trên lãnh thổ Latvia sẽ chuyển sang chịu sự chỉ huy của Bermondt-Avalov. Đến ngày 3 tháng 10, quá trình chuyển đổi đã kết thúc và dưới quyền chỉ huy của ông có 52 ngàn lính và sĩ quan, trong đó 40 ngàn là người Đức.

        Golts muôn rằng đội quân miền Tây sẽ phối hợp hành động với tướng Denikin và Đô đốc Kolchak và sẽ đổng sức đồng lòng lật đổ Bolshevic

        - Trong khi giúp đỡ các bạn chúng ta ở nước Nga - các chỉ huy Đức nói - chúng ta đang giúp nước Đức.

        Tuy nhiên, trên thực tế thì người Đức Baltic chiến đấu vì quyền được ở lại Latvia và sở hữu đất. Sau khi trở về Riga chính phủ của Ulmanis đã từ bỏ lời hứa của mình về đảm bảo quyền của các chúa đất Đức.

        Bermondt-Avalov nói rằng đang hành động “vai kề vai” với người Đức, rằng ở Latvia quân đội của ông đang phục hưng đường lối chính trị của Biskmark về liên minh với nước Nga. Ông dự đinh vào đêm rạng ngày 8 tháng 10 sẽ tấn công Riga để lật đổ chính phủ của Ulmanis.

        Nhưng cuộc tấn công vào Latvia không thành. Sau những thắng lợi đầu tiên các đơn vị quân của ông đã vấp phải sự chống cự hiệu quả hơn của quân đội Ulmanis. Hạm đội Anh ủng hộ quân đội Latvia bằng hàng rào lửa của pháo binh bắn từ các tàu chiến. Người Đức bị xúc phạm đã phàn nàn rằng người Anh giúp đỡ Bolshevic.

        Chính phủ dân chủ - xã hội Đức đã quyết định đoạn tuyệt với quân đội Latvia. Chính phủ đóng cửa biên giới Đông Prussia, cắt đứt liên lạc với quân đội của Bermondt-Avalov. Các đơn vị quân của viên đại tá không còn đạn dược và tiếp tế. Trong bối cảnh này người đã giúp đỡ đại tá là thượng uý Hechard Rosbach - chỉ huy lữ đoàn tình nguyện số 1 được thành lập sau Hiệp định đình chiến 11 tháng 11 nám 1918.

        Đầu tháng 11 năm 1919, các toán quân của ông ta đã đến giúp Bermondt-Avalov. Dần dần Rosbach trở thành một người chủ nghĩa xã hội dân tộc cuồng nhiệt và đã tham gia vào “cuộc nổi loạn quán bia” của Hitler năm 1923.

        Nhưng sự giúp đỡ này có vẻ như chưa đủ. Ngày 3 tháng 11 năm 1919 quân đội Latvia đã tấn công Bermondt-Avalov và đã chọc thủng mặt trận ở phía Nam Riga. Đồng thời các toán quân Latvia đã đánh từ hậu phương và cắt đứt mạch liên lạc cuối cùng nối đội quân miền Tây với Đức. Chính phủ Đức không muốn sự diệt vong của đội quân này và giao nhiệm vụ cho thiếu tướng Eberhaurd mang đội quân sang lãnh thổ Đức. Ngày 19 tháng 11 năm 1919 Bermondt-Avalov chuyển giao quyền chỉ huy cho viên tướng. Chính phủ Đức hứa với những người Latvia và Estonia là sẽ cho phép “những người lính Baltic” được đi khỏi mà không bị cản trở.

        Đêm rạng ngày 22 tháng 11, đội quân miền Tây rời khỏi Mitau với sự căm ghét chính phủ Đức mà họ cho là đã ném họ mặc cho số phận. Bermondt- Avalov vẫn còn hy vọng vào một điều gì đó. Ông chúng minh với những người bảo trợ mình ở Berlin rằng nếu nhận được sự ủng hộ thì các đơn vị của ông có thể chặn được các cánh quân Bolshevic mà những cánh quân này đang sắp tiến vào Đông Prussia.

        Tàn quân của ông được bố trí trong một doanh trại của Altengrab không xa Berlin. Các tướng Golts và Hofman định giữ chúng lại như một đơn vị chiến đấu. Bermondt-Avalov tiếp tục tuyển mộ người tình nguyện cho một cuộc viễn chinh mới vào vùng Baltic.

        Nhũng người Đức Baltic chạy đến Berlin đã thành lập “Liên minh người Baltic” và đã lôi kéo được hơn hai ngàn người gia nhập. Chi nhánh của nó ở Munic có 530 người Baltic. “Các chiến binh Baltic” ùng hộ nỗ lực của Volfgang Kapp giành chính quyền ở trong nước vào tháng 3 năm 1920.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Tư, 2018, 02:35:37 am
         
        “AUFBAU” BÍ MẬT

        Còn Biskupski và Shoibner-Richter sinh sống ở Bavaria đã thành lập một hiệp hội kinh tế - chính trị Nga - Đức “Aufbau” năm 1920.

        Tên đầy đủ của nó theo tiếng Nga như sau: “Phục hưng: một tổ chức kinh tế - chính trị cho phương Đông”. Mục tiêu chính thức - hỗ trợ các quan hệ thương mại với nước Nga. Để ngụy trang người ta chỉ nói đến sự xích lại gần nhau về văn hoá của hai nước và xuất bản một tạp chí cùng tên. Mục tiêu đích thực của tổ chức là phục hồi ở nước Nga, Đức và Áo - Hung chê độ quân chủ.

        Sự hoạt động của “Aufbau” do Biskupski đứng đầu, văn phòng Đức do Shoibner-Richter phụ trách còn văn phòng ở Ucraina do đại tá Ivan Poltavét- Ostranita làm chủ nhiệm. Ngoài ra còn có một nhân vật quan trọng của “Aufbau” là Arno Shikendants - người đã trở thành một thành viên chủ nghĩa xã hội dân tộc cuồng nhiệt.

        Những người lãnh đạo “Aufbau” cố thống nhất các nỗ lực của những người Nga lưu vong theo phái quân chủ và những người chủ nghĩa xã hội dân tộc Đức. Biskpuski theo đuổi ý tưởng một đội quân toàn châu Âu, một đội quân có thể khôi phục nền quân chủ trên toàn vùng Trung Âu. Tướng Liudendorf rất ủng hộ “Aufbau”.

        Năm 1923, tướng Biskupski và tướng Liudendorf đã ký một thoả thuận bí mật về sự hợp tác tương lai giữa nước Đức chủ nghĩa xã hội dân tộc và nước Nga. Sau khi lật đổ Bolshevic ở nước Nga thì chế độ quân chủ sẽ phải được phục hồi với điều kiện là nước Nga sẽ không phản dối việc sáp nhập nước Áo vào thành phần nước Đức. Ba Lan ủng hộ việc chia phần giữa nước Đức và nước Nga theo các đường biên giới 1914.

        Nhờ tài bẩm sinh thiết lập quan hệ mà Biskupski đã trở thành “người” trong giới thượng lưu Bavaria. Ông không bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội nào liên quan có lợi. Ông còn gần được với cả Hitler. Đóng vai trò nổi bật trong “Aufbau” còn Alfred Rozenberg và Maks Amann, một trong những người nguyện trung thành với Quốc trưởng - giám đốc nhà xuất bản trung ương của đảng - người điều khiển các hoạt động tài chính.

        Người đã từng ra nước ngoài và có một số kinh nghiệm khiêm tốn về ngoại giao Ervin fon Shoibner-Richter đã trở thành cố vấn thứ nhất và là thày giáo của Hitler trong các công việc đối ngoại. Là một người tao nhã ông đã giới thiệu cho Hitler về nền chính trị thế giới. Shoibner-Richter thực tế đã lãnh đạo “Aufbau”. Ông thành công trong hôn nhân và có rất nhiều tiền nên có thể toàn tâm toàn ý cho hoạt động này.

        Người tài trợ chính của “Aufbau” là Nam tước Teodor fon Kramer-KIet - một trong những người giàu nhất nước Đức, hơn thế còn có những mối quan hệ rất rộng. Ồng rất hảo tâm đối với “Aufbau” vì tin vào sự sụp đổ nhanh chóng của nước Nga Xô Viết và tính sẽ nhận được hợp đồng nhượng quyền có lời ở Ucraina độc lập. Nam tước có các quan hệ họ hàng với tướng Liudendorf và có quan hệ bạn hữu với hoàng tử Bavaria Ruprecht fon Vittelbach, người mà Shoibner-Richter coi là Hầu tước của Đức.

        Mùa xuân 1921, Shoibner-Richter tiến hành đại hội những người Nga lưu vong ở khu nghỉ mát Bad-Raichenhall ở Bavaria. Nam tước Teodor fon Kramer-Klet đã cho tiền để tổ chức đại hội và đề nghị các nhà công nghiệp Bavaria đóng góp phần của mình.

        Đại hội của phái quân chủ diễn ra từ 29 tháng 5 đến ngày 5 tháng 6 năm 1921. Có 106 đại biểu đại diện cho 24 tổ chức lưu vong. Shoibner-Richter phát biểu trước các đại biểu bằng hai thứ tiếng. Ông thay mặt cho những người dân tộc Đức chào mừng những người quân chủ Nga. Ông lấy làm tiếc về cuộc chiến tranh “bất hạnh” giữa hai nước và kể cho mọi người về một nhà chính trị mới của Đức - Adolf Hitler.

        Georgi Karlovich Graf - một sĩ quan hải quân, người khi sống lưu vong đã trở thành chánh văn phòng của đại hầu tước Kiril Vladimirovich, đã để lại hồi ký “Phục vụ triều đại hoàng gia Nga. 1917-1941'.

        Shoibner-Richter và Biskupski chứng minh với Hitler về sự cần thiết phải kết liễu không chỉ nền cộng hoà Viemar ở Đức mà cả chế độ Bolshevic ở Nga. Họ thuyết phục Hitler rằng người Đức và người Nga cần phải thống nhất trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Do Thái, ý tưởng này được Ditric Eccart hưởng ứng trong tạp chí của mình bằng tiếng Đức hoàn hảo: “Đối với nền chính trị Đức không có sự lựa chọn nào khác ngoài sự liên minh với một nước Nga mới sau khi nước này thoát khỏi tay Bolshevic”. Hitler được lợi rất nhiều do việc nhích gần đến với “Aufbau”.

        Ớ một khía cạnh nào đó thì chủ nghĩa xã hội dân tộc ở Munic đã được hình thành trên cơ sở tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của phái hữu ở Đức và các ý tưởng được mang vào của dân lưu vong bạch vệ. Sự căm ghét đối với phương Tây, đối với chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và người Do Thái đã gắn kết họ. Nhân tiện cũng cần nói rằng Liên minh nhân dân Nga đã có một thời đã thành công hơn trong việc tuyên truyền các quan điểm của mình so với những người dân tộc chủ nghĩa Đức. Tại cuộc bầu cử ở Đức năm 1893 đảng bài Do Thái không thu được nổi ba phần trăm số phiếu ủng hộ. Có lẽ họ đã vĩnh viễn biến mất nếu không có chiến tranh thế giới thứ Nhất.

        Trong “Auíbau” người ta phát triển ý tưởng chia cắt Liên Xô, thành lập ở miền Nam quốc gia riêng của những người Kazắc sông Đông, Kazắc Kuban và Kazắc Terski. Kiến nghị tách Ucraina giàu có ra khỏi nước Nga là của người Đức vùng Baltic. Hitler thích thú với viễn tưởng biến Ucraina không chỉ thành người cung cấp lương thực chính cho nước Đức mà còn thành một đồng minh trong cuộc đấu tranh chống Matxcơva. Điều này xảy ra trước khi Hitler sử dụng học thuyết chủng tộc và dòng máu làm vũ khí. Và cũng trước khi ông cho rằng nhân dân Đức sẽ có được không gian sống còn ở phía Đông.

        Người bảo vệ ý tưởng một Ucraina tự chủ, một đồng minh với Đức là đại tá Ivan Poltavets-Ostranitsa, người đã rút khỏi Ucraina cùng với quân Đức. Ông xuất bản tờ báo “Kazắc Ucraina” - tờ báo đã sử dụng Thập tự ngoặc như một biểu tượng và ca ngợi chủ nghĩa xã hội dân tộc Đức. Các bài báo của ông được dịch sang tiếng Đức và được in trong “Fiolkisher beobachter”. Sau này ông được NSDAP cấp tiền cho tổ chức Kazắc Ucraina của minh.

        Bản thân Hitler cũng đề nghị Poltavets-Ostranitsa chuyển từ Munic đến Matxcơva. Rozenberg ủng hộ viên đại tá ấp ủ ý tưởng một Ucraina tự chủ, một đồng minh của Đức...

        Một quận công trẻ tuổi người Áo tên là Vilhemlm Habsburgski cũng hợp tác với “Aufbau”. Ông là con hai thứ ba của quận công Karl-Shtefan, người đã từng có tham vọng lên ngai vàng ở Ba Lan. Trong chiến tranh thế giới thứ Nhất Vilhelm chỉ huy quân đoàn lê dương Ucraina. Năm 1918 trở thành đại tá “đội quân thiện xạ”. Giờ đây quận công lấy tên mình theo kiểu Ucraina Vasili Vyshirannyi. Không lâu sau quân Đức chiếm Ucraina và họ có để ý đến Vasili Vyshirannyi, nhưng họ đã chọn thủ lĩnh Skoropadski.

        Tháng 5 năm 1920 khi Hồng quân chiếm được Kiev thì Vasili Vyshirannyi chạy qua Ba Lan sang Đức và sinh sống ở Munic. Ông thu nạp quanh mình những người ủng hộ việc thành lập Ucraina độc lập, những người đã đổ về Bavaria và trải qua huấn luyện quân sự. Trong “Auíbau” người ta đã thu cho ông hai hiệu Mác vì ông hứa với các nhà công nghiệp Đức những hợp đồng béo bở ở Ucraina sau khi ông lên nắm chính quyền.

        Cảnh sát Munic đã bắt một số người Ucraina, những người đã thừa nhận việc tham gia trong một tổ chức bí mật đấu tranh cho một Ucraina độc lập. Việc huấn luyện quân sự do các sĩ quan Đức lãnh đạo. Làm việc này là đại uý Ernst Riom người lãnh đạo tương lai của các đội xung kích. Tháng 1 năm 1922, chính phủ chủ nghĩa xã hội Prussia hục xuất Vasili Vyshirannyi ra khỏi đất nước. Reichsver được giao nhiệm vụ giải tán các đơn vị vũ trang của ông. Vasili sang Tây Ban Nha và sự nghiệp chính trị của ông đã kết thúc...


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2018, 02:54:07 am

        VỤ GIẾT HẠI MILIUKOV

        Biskupski đăng quang ở triều đình của đại hầu tước Kiril Vladimrovich (anh em con chú con bác với Nikolai đệ nhị). Đồn rằng giữa tướng Biskupski và đại hầu tước Victoria có quan hệ quá gần gũi.

        “Aufbau” đã thuyết phục Kiril rời bỏ vùng Rivera của Pháp và chuyển đến Bavaria. Tháng 8 năm 1922, Kiril và Victoria mua một dinh thự ở thành phố Koburg thuộc Bavaria.

        Ngày 13 tháng 9 năm 1924, đại hầu tước Kiril tuyên bố mình là hoàng đế Nga. “Auíbau” ủng hộ ông bằng mọi cách, đặt cược vào việc đưa đại hầu tước thân Đức Kiril lên nắm chính quyền. Georgi Graf nhớ lại về việc tháng 9 năm 1923 đại hầu tước phu nhân Victoria Fedorovna cùng với Biskupski đã gặp Hitler, Liudendorf và Shoibner-Richter.

        Tại cuộc gặp còn có một số nhà tài chính lớn. Mục đích cuộc gặp là thành lập một uỷ ban tài chính để uỷ ban này tìm kiếm tiền cho việc khôi phục nền quân chủ ở nước Nga. Uỷ ban đã được thành lập nhưng trong thời gian “Cuộc nổi loạn quán bia” ở Munic ngày 9 tháng 11, Shoibner-Richter bị giết, Hitler bị bỏ tù còn Liudendorf thì thất vọng đối với phái Quốc xã. Shoibner- Richter là người duy nhất trong số những người chết ở Miukhen mà Hitler coi sự mất mát đó là không lấy gì bù đắp được...

        Nhiều người lưu vong bạch vệ chạy sang Pháp - nơi mà tình hình kinh tế tốt hơn so với ở Đức. Thay Shoibner-Richter lãnh đạo “Aufbau” là người bạn chiến đấu trong “Rubonia” Otto fon Kursel. Dần dần tổ chức này không còn tồn tại nữa. Số báo cuối cùng của “Aufbau” được xuất bản ngày 15 tháng 6 năm 1924.

        HUYỀN THOẠI VỀ “LỰC LƯỢNG THỨ BA”

        Nhiều người lưu vong trẻ đã lựa chọn Hitler từ trước khi Đức tân công nước Nga. Khi chiến tranh bắt đầu họ vẫn không thay đổi quan điểm của minh.

        Giờ của NTS đã điểm ngày 22 tháng 6 năm 1941. Những người theo chủ nghĩa đồng cảm thấy lại có cơ hội đến nước Nga và chiếm một vị trí nào đó. Vào hôm đó nhiều người trong bọn họ có lẽ là đã thực sự hy vọng rằng sau khi đánh tan Hồng quân thì người Đức sẽ bắt đầu tìm kiếm những lực lượng dân tộc Nga có khả năng tổ chức lại nước Nga. Các thành viên NTS muốn có mặt tại chỗ khi người Đức đặt câu hỏi: Liệu có thể tin tưởng giao đất nước cho ai? Bước đầu họ dự định tuyển mộ các thành viên mới và lập tổ chức tự điều hành địa phương ở các vùng bị chiếm đóng. Nhưng các hy vọng của NTS không trở thành sự thực. Hitler không có ý định từ bỏ chương trình của mình về tiêu diệt chế độ nhà nước Nga. Chế độ đô hộ chỉ cần những người phụ trợ đối với các công việc bẩn thỉu. Với việc đồng ý phục vụ bọn chiếm đóng Đức, các thành viên NTS đã trở thành những kẻ đồng loã tội ác chiến tranh của chế độ Hitler chống lại nhân dân Nga.

        Tham mưu hưởng ban chỉ huy tác chiến OKV - trung tướng Alfred Iodol ngày 3 tháng 3 năm 1941 chỉ thị chuẩn bị cho Hitler các tài liệu liên quan đến các hành vi ở các lãnh thổ bị chiếm đóng trong đó có nói đến vai trò của dân lưu vong Nga: “Giới trí thức quý tộc tư bản cũ nếu hiện còn trong số những người lưu vong là những người đầu tiên không được cho phép vào chính quyền. Họ không được nhân dân Nga chấp nhận, ngoài ra họ còn thù địch đối với dân tộc Đức. Trong bất kỳ trường hợp nào chúng ta cũng không được cho phép thay thế nhà nước Bolshevic bằng một nước Nga dân tộc chủ nghĩa, một nhà nước và cuối cùng (như lịch sử từng chứng minh) sẽ lại đối đầu với nước Đức.

        Adolf Hitler đã mở ra cho những người lưu vong con đường vào nước Nga, hay đúng hơn là vào phần đất Nga đã bị người Đức chiếm. Vì sự giúp đỡ vật chất và thâm nhập vào nước Nga từ trước năm 1939, những người theo phái đồng cảm đã hợp tác với tình báo của Bộ tổng tham mưu Ba Lan. Còn sau chiến tranh thế giới thứ Hai những người lãnh đạo NTS cũng với mục đích đó đã chuyển định hướng sang Hoa Kỳ và Anh quốc.

        Những người điều hành NTS lao vào nước Nga theo bước tiến của quân đội Đức không phải là để “cùng với nhân dân” mà là để không cho một lực lượng nào khác điền đầy khoảng trống chính quyền mà tự mình giật lấy chính quyền đó.

        Những người phái đồng cảm mang chính quyền nào đến nước Nga? Mikhah Georgievski viết trong bài xã luận “Các vấn đề của chương trình”: “Trong khi những người lưu vong đang tiếp tục cuộc cãi cọ thâm căn cố đế - chế độ quân chủ hay cộng hoà thì cuộc sống và thực tại đã đưa ra một hình thức tồn tại chính trị mới - chuyên chính. Cả Italia quân chủ, cả nước Đức cộng hoà đều đi đến hình thức này như nhau. Đối với chúng ta thì chuyên chính không phải là câu trả lời lảng tránh của những kẻ sợ đi một bước quyết định. Chuyên chính đối với chúng ta là một chính quyền mạnh, một con đường duy nhất để thực hiện cuộc cách mạng dân tộc và thiết lập một trật tự sắt đá.”


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2018, 07:34:14 pm

        Trật tự sắt đá, trật tự mới... Cái công thức này châu Âu chỉ hiểu được sau khi bắt đầu chiến tranh thế giới thứ Hai.

        Ngay cả sau chiến tranh NTS vẫn không từ bỏ khái niệm chủ nghĩa đồng cảm. Một tác giả hiện đại viết trong tạp chí “Gieo hạt”: “Sự đồng cảm của xã hội - đó là sức khoẻ của xã hội. Sự hình thành của chủ nghĩa đồng cảm dưới dạng khái niệm về quan điểm phù hợp với nhu cầu sâu sắc và chín muồi về mặt lịch sử của xã hội”.

        Nhưng giờ đây các nhà tư tưởng NTS không còn nói rằng chủ nghĩa xã hội dân tộc, chủ nghĩa phát xít - là các hình thức của chủ nghĩa đồng cảm.

        Nhưng chỉ có một bộ phận nhất định dân lưu vong Nga coi là có thể hợp tác được với chủ nghĩa xã hội dân tộc Đức, với các lực lượng vũ trang Quốc xã.

Đối với những người lưu vong khác, đối với những người lãnh đạo NTS đều không có sự mâu thuẫn về quan điểm, về tư tưởng với các sĩ quan Đức. Ngược lại, có một sự giống nhau nào đó về tinh thần đã đoàn kết họ, và điều này tạo điều kiện dễ dàng cho sự liên minh với Hitler. NTS sẵn sàng chấp nhân đề nghị của tình báo Đức cung cấp cho phái đồng cảm xưởng in để họ có thể in các ấn phẩm của mình để ném vào Liên Xô.

        Sau chiến tranh họ viết rằng đã giấu bọn Đức thành phần xuất thân tộc người và cảm tình chính trị của mình. Nhưng điều này khó mà tin được. Những người Đức thuê nhân công hiểu rất rõ là mình đang thuê ai. Khi chiến tranh bùng nổ những người lãnh đạo NTS trước hết là Roman Redlikh và Vladimữ Poremski lên đường đến nước Nga để làm việc trong Bộ phương đông của Rozenberg, sau đó hợp tác tích cực với đội quân của tướng Vlasov.

        Tất nhiên là những người phái đồng cảm đã nhanh chóng nhận ra rằng những tên Quốc xã không chỉ là những kẻ chống cộng sản mà còn là những kẻ bài Nga. Về vấn đề nước Nga bọn Quốc xã có các kế hoạch rất rõ ràng, trong đó không để lại một vai trò nào khác cho những người dân tộc chủ nghĩa Nga.

        Người Đức nhận những người dân tộc chủ nghĩa Nga vào làm việc trong các cơ quan hành chính ở vùng bị chiếm đóng nhưng họ không muốn trên lãnh thổ châu Âu còn lại một quốc gia Nga. Như vậy thì người Ucraina và người Kazắc mới có thể hy vọng nhận được chế độ tự trị từ tay người Đức.

        Hitler đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại: Tôi không muốn có bất kỳ cái gì chung với người Nga... Chúng ta quan tâm đến việc sao cho người Nga không sinh sản quá nhiều; vì chúng ta muốn đạt được một điều là vào một ngày đẹp trời nào dó tất cả các vùng đất mà trước kia coi là đất Nga sẽ hoàn toàn thuộc về người Đức.

        Trong thời gian chiến tranh Quốc trưởng thường nói về nước Nga một cách khinh bỉ: “Tôi sẽ dẫm nát bọn quái thai Đông Á này”.

        Hitler không tin rằng những người Nga đã biết về các chương trình của bọn Quốc xã liên quan đến nước Nga lại có thể thực bụng phục vụ nước Đức Quốc xã. Năm 1942, trong khi nói chuyện với viên tư lệnh ss Henrich Himler và các sĩ quan tuỳ tùng của mình ở bữa tối, Hitler nói:

        -Tôi có thái độ hoài nghi đối với sự tham gia của các quân đoàn lê dương nước ngoài trong các hoạt động quân sự ở mặt trận phía Đông. Không bao giờ được quên rằng bất kỳ một người nào trong số lê dương đó cũng sẽ cảm thấy họ là kẻ phản bội nhân dân mình.

        Đấy là tại sao Hitler không thể hiểu được tướng Vlasov và những người Nga khác, những người muốn phục vụ hắn ta và quỳ bò đến hiến dâng sự giúp đỡ của họ. Có lẽ là Quốc trưởng sẽ rất ngạc nhiên nếu biết rằng ở nước Nga hiện đại hiện đang có rất nhiều thanh niên đang vẽ Thập tự ngoặc, giơ tay chào theo kiểu Quốc xã và hô “Hail Hitler!” lại còn hào hứng nhắc lại các khẩu hiệu của hắn.

        Henrich Himler trong đám cận thần quanh mình đã gọi tướng Vlasov là “con lợn và tên phản bội”, ám chỉ việc y chạy sang hàng ngũ người Đức. Ngày 6 tháng 10 năm 1943 Himler, lúc đó đã được cử làm Bộ trưởng nội vụ, đã phát biểu trước ban lãnh đạo đảng ở Poznan. Ông nói:

        - Chúng tôi đã phát hiện được viên tướng Nga Vlasov. Tướng Fegelein của chúng ta đã bắt được viên tướng đó làm tù binh. Tôi có thể khẳng định với các ngài rằng chúng ta có thể biến hầu như mỗi viên tướng Nga thành một Vlasov! Việc này rẻ chưa từng thấy. Còn cái tên người Nga mà chúng ta bắt làm tù binh đối với chúng ta chăng có giá trị gì. Vào ngày thứ ba chúng tôi nói với viên tướng này đại ý như sau: có lẽ ông cũng đã rõ ràng ông chăng còn đường quay lại phía sau. Nhưng ông là một con người đáng giá, và chúng tôi đảm bảo với ông rằng khi chiến tranh kết thúc ông sẽ nhận được mức lương hưu trung tướng, còn trong thời gian sắp tới - ông có rượu Shnaps, thuốc lá và đàn bà. Con người này đã nộp tất cả các sư đoàn của mình, toàn bộ kế hoạch tấn công, và nói chung tất cả những gì y biết. Thật là quá rẻ mạt đê mua được một viên tướng như vậy! Quá rẻ mạt...


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2018, 07:34:38 pm

        Viên chỉ huy ss có thể là hóm hỉnh, có thể là không tưởng tượng hết tình hình thực tế. Việc nộp các sư đoàn của mình hoặc kế hoạch tấn công thì Vlasov không thể. Tập đoàn quân của ông đã bị bao vây và tiêu diệt. Nhưng thái độ của bọn Quốc xã đối với những người Nga giúp việc là điển hình.

        Năm 1943 Himler hãy còn tin vào thắng lợi của nước Đức và phản đối việc thành lập đội quân Nga:

        - Nhưng rất nguy hiểm nếu tạo ra từ một người Slavơ một kế hoạch chính trị lớn mà kế hoạch này cuối cùng lại có thể quay chống lại chính chúng ta. Người Nga có lý tưởng riêng của mình. Và các ý tưởng của ngài Vlasov đã đến kịp thời: nước Nga chưa bao giờ bị thất bại bởi người Đức; nước Nga chỉ có thể thất bại bởi bản thân người Nga. Và đó là lý do tại sao con lợn Vlasov lại hiến dâng sự phục vụ của mình. Có vài ông già nào đó ở chỗ chúng ta đã muốn giao cho con người này đội quân hàng triệu người. Họ muốn đưa vào tay cái dạng người không đáng tin cậy vũ khí và trang bị để y với vũ khí đó xông lên chống nước Nga. Và rất có thể lúc nào đó vào một ngày đẹp trời, hắn chống lại chính chúng ta thì sao! Còn bây giờ về vấn đề người Slavơ nói chung, tôi muốn nói một điều gì đó về vấn đề này với các ngài, các đồng chí thân mến. Đối với người Slavơ, cho dù đó là người Serbi, Tiệp Khắc hay người Nga, cần phải đối xử với họ như đối xử với các dân tộc Slavơ trong suốt chiều dài lịch sử mà những người đích thực thống trị họ đã đối xử. Những người biết cách xử lý dân Slavơ, như Pete đại đế hay trước đó ở những vùng

        Châu Á mênh mông là Thành Cát Tư Hãn, hoặc là sau này như ngài Lê nin, và bây giờ là ngài Stalin - đó là những người hiểu biết dân mình! Thậm chí ngay cả những người đã từng cai trị dân Slavơ. Stalin có lẽ cũng không hoàn toàn tin cậy vào chủng tộc của mình, nhưng đã tạo ra một hệ thống theo dõi và kiểm soát có lẽ là hoàn thiện nhất, theo kiểu Châu Á - Khi ngồi bốn người với nhau: cha, mẹ và con cái thì không ai trong sô đó biết là ai đang theo dõi ai, và ai sẽ tố cáo ai. Trong một số trường hợp thì hai trong bốn người là nhân viên mật vụ...

        Có vẻ như viên chỉ huy ss ghen tị các nhân viên Tseika Xô Viết

        Mặc dù nhìn thấy chính quyền chiếm đóng đàn áp dã man dân thường nhưng những thành viên NTS vẫn tiếp tục phục vụ những người chủ nghĩa xã hội dân tộc Đức. Chính vì vậy mà rất khó chấp nhận giả thuyết được bịa ra sau chiến tranh về “lực lượng thứ ba”, về cuộc chiến đâu trên hai mặt trận - chống cả Hitler, chống cả Stalin.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2018, 07:35:30 pm

        TẠI BIỆT THỰ CỦA TƯ LỆNH ROA

        Các nhà sử học cho rằng chương trình hành động của NTS có ảnh hưởng lớn đến tướng Vlasov vào thời điểm khi đã thoát khỏi nhà tù của Đức ông phải quyết định sẽ hành động ra sao.

        Lần đầu tiên khi đến Berlin, mùa thu 1942, công việc đầu tiên của Vlasov là yêu cầu cung cấp tất cả các chương trình chính trị của dân Nga lưu vong. Một tổ chức duy nhất đang hoạt động là NTS và tướng Vlasov nhận được chương trình của tổ chức này.

        Những bạn thân với Vlasov cũng là thành viên NTS như tham mưu trưởng tập đoàn quân - tướng Trukhin và đại tá Meandrov, cũng như hai giảng viên chính trong trường sĩ quan quân đội của Vlasov ở Dabendor là Alexandr Nicolaevich Zaitsev và Shtifanov.

        Thủ lĩnh NTS Victor Bailađakov nhớ lại khi lần đầu tiên nghe thấy tên Vlasov ông đã tổ chức cho Vlasov gặp ban lãnh đạo cấp cao của phái đồng cảm. Kazantsev dẫn Vlasov đến căn hộ của uỷ viên ban chấp hành Dmitri Brunst đồng thời dẫn cả tướng Trukhin đến. Ở đây họ đã làm quen với Vlasov.

        “Cùng với tướng Fedor Ivanovich Trukhin và người phụ trách phần chính trị của chương trình còn có các đại diện khác của tổ chức lưu vong Nga ở Dabendorf; - cựu đại uý lực lượng vũ trang Quốc xã Shtrik-Shtrikfeld viết - Tổ chức này đã có một ảnh hưởng lớn đến xu hướng tư tưởng trong cuộc đấu tranh chống Stalin... Vấn đề quan trọng là NTS với sáng kiến riêng đã bắt đầu sự hoạt động của mình trong các khu vực ảnh hưởng, trong các trại công nhân phương đông và tại các trung tâm khác nhau, kể cả ở những nơi mà chúng ta chưa thể thâm nhập vào.” Điều này xảy ra sau Stalingrad khi đã rõ ràng là chăng riêng chính sách bài Nga công khai của người Đức ở khu vực bị chiếm đóng mà cả thực tế là các lực lượng vũ trang Đức cũng đang thất bại!

        Ở làng Dabendorf (cách Berlin khoảng 40 km) trong các lán gỗ của một trại giam cũ để giam tù binh Pháp đã thành lập “cơ quan tuyên truyền phương đông đặc nhiệm”.

        “Cách ga đường sắt khoảng 3 km - Alexandr Kazantsev nhớ lại - bên lề rừng là vài lán gỗ có dây thép gai vây quanh. Ngay lối vào là một lính gác người Đức. Viên chỉ huy và tất cả bộ máy hành chính của trại là người Đức.”

        Tại đây, ngày 1 tháng 3 năm 1943 đã mở các khoá huấn luyện tuyên truyền viên cho các đội quân giải phóng Nga. Những người tuyên truyền tương lai đã không còn là tù binh nữa mà được ghi vào danh sách thành phần các đội quân phương Đông của lực lượng vũ trang Quốc xã và nhận được quân phục Đức với phù hiệu quân đội giải phóng Nga - lá cờ đỏ-xanh-trắng với Thập tự Andreevski.

        Mỗi người được trao cho một cẩm nang “Quân nhân ROA - Đạo đức, tư cách, hành vi” cũng được in tại Dabendorf. Cuốn sách này được bắt đầu với những chữ: “ROA trước hết là quân đội dân tộc Nga. Mục tiêu chiến đấu chính của nó là lật đổ chính quyền cộng sản ở nước Nga và thiết lập nhà nước Nga dân tộc, tự do”.

        Ở Dabendorf người ta huấn luyện các tuyên truyền viên cho các trại giam tù binh Liên Xô, các công nhân phương Đông và cho các đơn vị tình nguyên người Nga trong thành phần lực lượng vũ trang Quốc xã. Khoá huấn luyện được dự kiến kéo dài trong một tháng rưỡi. Nhà trường đã đào tạo vài ngàn tuyên truyền viên. Ngay tại dây cũng bố trí toà soạn báo “Bình minh” (cho tù binh) và “Tình nguyên viên” (cho những ai dã phục vụ người Đức).

        Trong nhà trường - Viacheslav Pavlovich Aetemiev, người đã viết cuốn sách “Sư đoàn ROA đầu tiên” năm 1974 nhớ lại -  đã thành lập một đội sĩ quan dự bị cho quân đội của Vlasov.

        Trung tá Artemiev đã chiến đấu trong Hồng quân. Đầu tháng 9 năm 1943, trong khi chỉ huy trung đoàn đã bị bắt là tù binh. Sau khoá học ở Danbendorf mùa hè 1944 anh ta đã đến với Vlasov và được cử làm chỉ huy trung đoàn trong sư đoàn số 1 ROA.

        Tại Dabendorf, Vlasov cũng đã làm quen với cựu tham mưu phó và chỉ huy phòng tác chiến mặt trận Tây - Bắc Fedor Trukhin. Cả hai nhanh chóng kết bạn thân.

        Truớc chiến tranh Fedor Ivanovich Trukhin giảng dạy ở Khoa nghệ thuật tác chiến thuộc Viện hàn lâm của Bộ tổng tham mưu Hồng quân. Ông nổi bật vì thân hình cao, chiếc cằm banh, và thật lạ lùng là không có thẻ đảng viên.

        Đầu năm 1941, thiếu tướng Trukin được cử vào ban tham mưu đặc quân vùng Baltic. Bộ phận này được hình thành khi chiến tranh bắt đầu ở mặt trận Tây - Bắc. Ngày 27 tháng 6, khi đi đến Dvinsk thì ô tô của ông bị xe bọc thép Đức bắn. Sĩ quan tùy tùng và lính bảo vệ của ông bị chết, lái xe bị thương. Trukhin đầu hàng.

        Trong hại giam ngay lập tức ông ta tuyên bố rằng mình là người chống Stalin và gia nhập vào một tổ chức không lớn dành cho những người chạy sang hàng ngũ địch. Tổ chức tự gọi mình là “Đảng lao động nhân dân Nga”. Tham gia đảng này còn có những người bị bắt làm tù binh như thiếu tướng Evgeni Arseevich Egorov - chỉ huy lữ đoàn bộ binh số 4, thiếu tướng Efim Sergeevich Zưbin - chỉ huy sư đoàn kỵ binh số 36...


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2018, 07:37:06 pm

        Người ta sử dụng Trukin vào vai trò chỉ huy một trong những trại giam tù binh. Tháng 5 năm 1942, ỏng ta gửi cho ban chỉ huy Đức bản báo cáo:

        “Để có thể làm suy yếu hơn nữa sự kháng cự của Hồng quân và giật khỏi tay bọn Bolshevic con chủ bài về cái gọi là “bảo vệ tổ quốc”, tôi cho rằng cần thiết phải nhanh chóng đưa vào mặt trận chống Hồng quân các đơn vị thành lập từ những người Nga sát cánh cùng các đơn vị quân Đức và quân các dân tộc Châu Âu khác chiến đấu chống chủ nghĩa Bolshevic...

        Việc tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa Bolshevic, chiếm lãnh thổ vùng Bắc Ural, tiêu diệt những toán cướp cộng sản còn lại trong rừng và dựa vào các tổ chức đảng hoạt động bí mật - tất cả những cái đó là không thể tránh khỏi và đòi hỏi phải thành lập các đơn vị dân tộc Nga...”

        Trukhin được chuyên đến bộ phận tuyên truyền đặc biệt. Ông trở thành người chỉ huy các khoá đào tạo tuyên truyền viên ở Dabendorf. Tháng 11 năm 1944, Trukhin chỉ huy ban tham mưu lực lượng vũ trang của uỷ ban giải phóng các dân tộc Nga. Mùa đông năm 1945 Vlasov trao cho ông nhiệm vụ thành lập sư đoàn ROA.

        Trong trại giam tù binh ở Vustrau, những nhân viên tuyển mộ của NTS đã để ý đến tướng Trukhin và ông nhanh chóng trở thành thanh viên ban lãnh đạo phái đồng cảm, trở thành uỷ viên của tổ chức này.

        Fedor Trukhin đề nghị người Đức thành lập Đảng lao động nhân dân Nga. Ông tự cho mình là thủ trưởng ban quân sự của uỷ ban trung ương đảng lao động nhân dân Nga. Ông đã mô tả nhiệm vụ tương lai của mình như sau:

        “Soạn thảo các biện pháp thành lập các đội quân đặc nhiệm để hoạt động trong hậu phương Hồng quân và các đơn vị chiến đấu để hoạt động theo lệnh của bộ chỉ huy Đức hoặc trong các vùng Tây Âu, Bancan hay lãnh thổ của Liên Xô cũ do Đức chiếm đóng, hoặc trong các hoạt động quân sự chống nước Anh, hoặc, cuối cùng là giải quyết nhiệm vụ chủ yếu của cuộc chiến đấu chống Hồng quân...

        Để nhanh chóng làm tan rã và đập tan Hồng quân cần phải ném vào hậu phương của nó những toán riêng biệt gồm các tù binh để tiến hành các hoạt động chính trị, các cuộc phá hoại đường sắt, kho tàng, tấn công các ban tham mưu v.v... nhằm phá vỡ hệ thống tiếp tế và điều hành’’.

        Trukhin và những người khác trong phái đồng cảm đến từ trại giam Vustrau đã lãnh đạo nhà trường, nơi đã tuyển mộ được gần một ngàn học viên. Hiệu trưởng chính của trường là Alexandr Zaitsev, người đã bị bắt lảm tù binh năm 1941, ở Vustau đã trở thành thành viên NTS. Nhiều giáo viên khác cũng gia nhập liên minh.

        Trong nhóm cận thần của tướng Vlasov người ta nói trinh trọng:

        - Dabendorf đã trở thành cái nôi của đội ngũ sĩ quan Nga mới và trưởng thành ở đó. Các sĩ quan này khi trở về các đơn vị của mình thì đã là thành viên của một tô chức chính trị hoàn chỉnh.

        Năm 1944 đã xuất hiện sơ đồ cấu trúc lao động, dân tộc - chương trình hành động mới của liên minh. Trong đó có 96 trang - lớn gấp đôi so với các chương trình trước đó. 

        Chương trình năm 1935 gọi NTS là người kế tục tư tưởng của tướng Lavr Georgievich Kozmilov - người chỉ huy đầu tiên của quân bạch vệ. Trong chương trình năm 1938 mục này biến mất nhưng lại xuất hiện phần phân tích đường lối chính trị của Stalin mà trước hết là sự thanh lọc trong quân đội. Trong chương trình năm 1944 có nói về sự cần thiết phải hoàn thành cuộc cách mạng tháng 2 năm 1917 để thực hiện ý nguyện của nhân dân. Đã xuất hiện những phần trình bày chi tiết về việc đảm bảo quyền con người. Có lẽ là những thành viên mới của NTS trong số tù binh Liên Xô và dân ở các vùng bị chiếm đóng bị đưa vào mục này.

        Người ta cũng đã đả động về vấn đề bài Do Thái với chủ ý loại người Do Thái ra khỏi thành phần “Dân tộc Nga”.

        “Những người Do Thái - trong chương trình năm 1944 nêu - có quyền hoặc tự do rời khỏi phạm vi nước Nga... hoặc là định cư trên lãnh thổ Nhà nước Liên bang Nga trong vùng dành riêng cho họ.”

        Alexandr Nicolaevich Artemov trong bài “Sơ đồ NTS và vấn đề Do Thái” đăng trong tạp chí “Gieo hạt” sau chiến tranh 30 năm đã viết rằng các tuyên bố bài Do Thái là bắt buộc. Họ phải đưa vào chương trình dưới áp lực của người Đức.

        Alexandr Artemov - thượng uý Hổng quân, bị bắt làm tù binh tháng 8 năm 1941, trong trại giam tù binh đã gia nhập NTS và phục vụ với cương vị giảng viên trong trường huấn luyện tuyên truyền viên của quân đội Vlasov ở Dabendorf. Vào những năm bảy mươi - tám mươi, ông là chủ tịch NTS.

        Nhưng bản thân các lãnh tụ của NTS vẫn khắng đỉnh rằng trong thời gian đó liên minh hầu như hoạt động bí mật, đã bị cấm, bị xua đuổi, bị tẩy chay, còn một số thành viên của nó đã rơi vào tay Gestapo. Vậy thì tại sao hồi đó họ phải chịu sức ép của các nhà tư tưởng Quốc xã?


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2018, 07:37:53 pm

        Nói một cách chính xác hơn là sự theo đuổi các tư tưởng chủ nghĩa xã hội dân tộc của các nhà lãnh đạo NTS hồi đó và việc từ bỏ các tư tưởng dân chủ đã dẫn họ đến với liên minh chính trị với nước Đức Hitler đồng thời dẫn đến các tuyên bố mà sau chiến tranh điều họ mong muốn nhất là quên chúng đi.

        Khi phân tích những ấn phẩm trước chiến tranh của NTS, giáo sư Wolter Lakes chỉ ra rằng các tác giả đã viết với một sự thích thú về “đặc tính Do Thái của cách mạng Bolshevic vào thời điểm khi trong ban lãnh dạo Xô Viết ở Matxcơva chỉ còn rất ít người Do Thái. Chủ nghĩa Mác, theo quan điểm của những người lãnh đạo NTS, là một sản phẩm tiêu biểu của chủ nghĩa Do Thái Đức, còn cuộc cách mạng tháng Hai là kết quả của “âm mưu Do Thái - Hội tam điểm”...

        Tại sao những người lãnh đạo NTS lại ngạc nhiên về việc KGB truy lùng họ? Nhà nước Mác xít cũng đấu tranh chống “các học thuyết phá hoại tư tưởng”.

        Hệ thống tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc Nga hoàn toàn phù hợp với khát vọng của Vlasov. Bản thảo chương trình với những ghi chú của Vlasov không còn được giữ, nhưng theo các tài liệu thì rõ ràng là các ý tưởng của NTS đã có ảnh hưởng mạnh đến bản thân Vlasov và được phản ánh trong các hồ sơ của uỷ ban giải phóng các dân tộc Nga do ông lập ra.

        Bộ trưởng tuyên truyền của Hitler Iozef Hebbels đã đánh giá các ý tưởng đó trong nhật ký của mình hồi mùa xuân 1945 như sau: “Buổi trưa tôi có một cuộc đàm luận súc tích với tướng Vlasov. Tướng Vlasov là một nhà quân sự Nga cương quyết và rất trí thức; ông đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc. Ông cho rằng nước Nga chỉ có thể dược cứu vãn trong trường hợp nó được giải phóng khỏi hệ thống tư tưởng Bolshevic và có được một hệ tư tưởng giống như hệ tư tưởng mà nhân dân Đức có dưới hình thái chủ nghĩa xã hội dân tộc...”

        Còn quân số của đội quân Vlasov là bao nhiêu?

        Sư đoàn số 1 của đội quân giải phóng Nga (người Đức gọi nó là sư đoàn bộ binh số 600) bắt đầu được hình thành ngày 14 tháng 11 năm 1943 ở miền Nam nước Đức.

        Chỉ huy sư đoàn là cựu đại tá Hồng quân, cựu chỉ huy lữ đoàn bộ binh độc lập số 59 Sergei Kuzmich Buniachenko. Bộ khung của sư đoàn là cựu lữ đoàn của Kaminski đã giải thể và chủ yếu gồm những tội phạm hình sự.

        Sư đoàn số 1 được thành lập xong vào tháng 3 năm 1945 theo mô hình sư đoàn kiêu binh nhân dân của Đức: quân số 18 ngàn người, ba trung đoàn bộ binh và một trung đoàn pháo binh. Ngoài ra còn có các tiểu đoàn tình báo, huấn luyện và công binh, tiểu đoàn liên lạc và tiểu đoàn quân y. Người Đức tiết kiệm trang bị đối với sư đoàn người Nga, không đủ quân trang mà trước tiên là giầy.

        Người ta đọc trước toàn sư đoàn lệnh chuyển sư đoàn vào thành phần các lực lượng vũ trang của uỷ ban giải phóng các dân tộc Nga và về việc Vlasov nhậm chức chỉ huy quân đội.

        Tướng Kiostring chúc mừng sư đoàn nhân dịp thành lập quân đội giải phóng Nga. Trên khu vực đóng quân của sư đoàn người ta cắm cờ Nga ba màu. Sau khi duyệt binh, các sĩ quan tụ tập ở sòng bạc.

        Sư doàn thứ hai (số 650 theo tài liệu của lực lượng vũ trang Quốc xã) bắt đầu được hình thành vào tháng 1 năm 1945 ở Hoiberg, cách sư đoàn số 1 khoảng 60 kilômét. Chỉ huy sư đoàn là cựu đại tá Grigori Alexandrovich Zverev, cựu tư lệnh sư đoàn bộ binh số 190 Xô Viết.

        Zverev phục vụ trong Hồng quân từ năm 1922. Tháng 8 năm 1941, trong một trận đánh ông đã bị bắt làm tù binh. Ông khai là lính trơn và dân sống ở Ucraina. Quân Đức thả ông ra và ông đã lần về được với quân mình. Sau khi kiểm tra ông được đưa trở lại vào hàng ngũ cán bộ Hồng quân. Ông đã từng chỉ huy lữ đoàn, sau đó trở thành phó tư lệnh sư đoàn. Tháng 3 năm 1943 làm chỉ huy sư đoàn bộ binh số 350 chiến đấu gần Kharkov. Sư đoàn bị vây. Zverev một lần nữa bị bắt làm tù binh. Lần này ông nhanh chóng đứng vào hàng ngũ ROA. Ông được giao nhiệm vụ thành lập sư đoàn số 2 của ROA.

        Sư đoàn thứ ba đặt dưới sự chỉ huy của cựu thiếu tướng Hồng quân MikhahMikhalovich Shapovalov - tư lệnh lữ đoàn bộ binh độc lập số 1 ở mặt trận Bắc - Kavkaz, nhưng sư đoàn chưa kịp thành hình hài.

        Shapovalov bắt đầu phục vụ trong quân ngũ quân đội Nga hoàng. Trước chiến tranh ông này học tại Viện hàn lâm mang tên M.v. Frunze. Năm 1941 làm chỉ huy lữ đoàn bộ binh độc lập ở Bắc Kavkaz nhưng lữ đoàn đã bị đánh tan. Tháng 8 tướng Shapovalov ra hàng quân Đức và ngay lập tức đề nghị được hợp tác với tình báo quân sự Đức.

        Ngoài ra trong thành phần ROA còn có một lữ đoàn dự bị, lữ đoàn chống tăng và một trường sĩ quan.

        ROA cũng có không quân riêng của mình. Hofman khẳng đậih rằng có không dưới 80 phi công Liên Xô bay sang hàng ngũ quân Đức trên các máy bay của mình. Từ số này người ta thành lập “Phi đội phương Đông” - một phi đội chiến đấu dưới sự chỉ huy của cựu đại tá Hồng quân Victor Ivanovich Maltsev. Phi đội được thành lập theo sáng kiến của phòng tình báo Bộ tổng tham mưu Liuftvaffe.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2018, 06:50:25 pm

        Ngày 19 tháng 12 năm 1944 tổng tư lệnh không quân Đức - nguyên soái không quân Herman Hering ký lệnh về thành lập các phi đội cường kích (16 máy bay “Messershmit”) dưới sự chỉ huy của cựu đại uý Hồng quân Anh hùng Liên Xô Semen Trofimovich Bychkov (ông này bị bắn rơi tháng 12 năm 1943, bị thương và bị bắt làm tù binh), và các phi đội ném bom ban đêm (12 máy bay “Iunker” dưới sự chỉ huy của cựu thượng uý

        Bronislav Romanovich Antilevski (ông bị bắn rơi trong một trận không chiến). Antilevski được phong danh hiệu anh hùng Liên Xó trong cuộc chiến tranh với Phần Lan.

        Các phi công của Vlasov thực hiện các chuyến bay do thám, ném bom các vùng đóng trại của du kích. Một phi đội ném bom, phi đội vận tải và trung đoàn cao xạ... cùng đã bắt đầu được thành lập.

        Những cựu nhân viên của Vlasov đã xuất bản ở nơi lưu vong “Ký sự về lịch sử phong trào giải phóng các dân tộc Nga”. Trong đó viết rằng một tuần sau cuộc nói chuyện với Vlasov, ngày 2 tháng 10 năm 1944 Himler gọi tướng kỵ binh Enrst Kiostring đến.

        - Trong tay ông có bao nhiêu người Nga? - Himler hỏi.

        - Gần 900 ngàn. - Kiostring trả lời.

        - Không thể được! - Himler rất sửng sốt. - Đó là cả hai tập doàn quân đầy đủ! Thật đáng sợ!

        - Nhưng đó là sự thực. - Kiostring khắng định.

        Nếu quả là có cuộc nói chuyện này thì rõ ràng là tướng Kiostring đã làm cho viên tư lệnh ss hiểu lầm. Ông đã nêu tổng số người Xô Viết (kể cả người Nga lưu vong), những người dưới hình thức này hay hình thức khác đã phục vụ người Đức: Đại đa số trong số đó ở các công việc phụ trợ và không có ý định chiến đấu trong hàng ngũ lực lượng vũ trang Đức.

        Theo sơ tính của Hof man, bản thân đội quân giải phóng Nga đạt khoảng 50 ngàn người. Đó là các cựu binh lính và sĩ quan Hồng quân. Những người Nga lưu vong bạch vệ ban đầu không hào hứng đến với Vlasov, nhưng vào thời kỳ cuối chiến tranh thì họ lại gia nhập ROA. Điều này trước hết liên quan đến các đơn vị Kazắc. Sáp nhập với quân Vlasov còn có một lữ đoàn Nga của trung tướng Boris Alexandrovich Shteifon - lử đoàn bắt đầu được thành lập ở lãnh thổ Serbi ngay từ tháng 9 năm 1941 từ những người lưu vong.

        Boris Shteifon là một sĩ quan chuyên nghiệp của quân đội Nga hoàng, ngay trước chiến tranh thế giới thứ Nhất đã tốt nghiệp Viện hàn lâm của bộ tông tham mưu, phục vụ trong quân bạch vệ. Ông được tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Nam nước Nga trung tướng Nam tước Petr Nikolaevich Vrangel phong hàm tướng.

        Sau khi rời bỏ nước Nga, Shteifon sống ở Nam Tư và làm việc ở mỏ. Ông hợp tác với liên minh quân sự toàn Nga và tháng 10 năm 1929 thậm chí còn thực hiện chuyến đi bí mật vào Liên Xô để gặp gỡ với các thành viên của một tổ chức quân chủ bí mật tưởng tượng. Tất cả những cái đó là một phần của trò chơi do phòng đối ngoại của Cục phản gián tô chức.

        Trong thời gian chiến tranh tướng Shteifon ngay lập tức mời chào người Đức xâm chiếm và chia cắt Nam Tư.

        Lữ đoàn 16 ngàn người của Shteifon đã tham gia các trận đánh chống du kích của Iosip Bros Tito và đã bị tổn hại nặng nề. Tướng Shteifon chết ngày 30 tháng 4 năm 1945 ở Zagreb do bị nhồi máu cơ tim và không bị rơi vào tay quân đồng minh.

        Các lực lượng vũ trang Quốc xã không chuyên cho Vlasov quyền chỉ huy lữ đoàn số 599 (13 ngàn người), trung đoàn tình nguyện Nga số 4, trung đoàn tình nguyện Ucraina số 3 cũng như sư đoàn số 14 của quân đoàn ss được thành lập từ những người Ucraina.

        Cựu đại uý tham mưu quân đội Nga hoàng bá tước Boris Alexeevich Kholmston - Smylov cũng từ chối hợp tác với Vlasov. Sau nội chiến ông định cư ở Ba Lan và thậm chí còn nhận được hộ chiếu Ba Lan. Khi nước Đức chiếm đóng Ba Lan ông phát hiện ra rằng mình có nguồn gốc Đức và điều này đã giúp ông rất nhiều. Ông bắt đầu làm việc cho tình báo quân sự Đức dưới cái tên thiếu tá fon Regenau trong cái gọi là “Zondepshtab Russland”. Đó là tên gọi một đơn vị tình báo quân sự Đức làm nhiệm vụ chiến đấu chống phong trào du kích ở các vùng bị chiếm đóng. Smylov cũng đã thành lập tiêu đoàn huấn luyện - trinh sát Nga số 1 thuộc ban tham mưu của tập đoàn quân “Phương Bắc”.

        Trên cơ sở tiểu đoàn này đã phát triển mạng lưới các đơn vị biệt kích - thám báo của tình báo quân sự Đức gồm những tù binh Xô Viết được tuyển mộ vào. Với kinh nghiệm từ việc này Smylov bắt tay thành lập đội quân dân tộc Nga đầu tiên.

        Trong các tài liệu của Đức, “đội quân” này được gọi đơn giản hơn: “Nhóm tình báo mặt trận đặc nhiệm số 1 miền Đông”.

        Giờ đây ông gọi mình là thiếu tướng Artur Holmston. Ông bố trí những người lưu vong vào các cương vị chỉ huy.

        Số phận của Holmston - Smylov tỏ ra may mắn hơn so với những người cùng chí hướng của mình. Ông đã sớm lo cho bản thân.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2018, 06:50:46 pm

        “Tháng 5 năm 1945, trong những ngày thảm hoạ của tổng hành dinh Đức - Boris Holmston-Smylov kể lại sau chiến tranh - tôi đã đến nhận những mệnh lệnh cuối cùng.

        Đó là lần cuối cùng tôi đến thăm bộ não của quân đội Đức. Khó mà nhận ra bộ tổng tham mưu Đức mới không lâu trước đó còn đầy kiêu hãnh và trật tự.

        Một tâm trạng đè nén khủng khiếp và rầu rĩ như trong quan tài đè nặng tròng phòng. Công việc diễn ra theo quán tính như một cái máy đã lên giây cót, nhưng tôi không thể nhận ra các bạn vũ trang của mình những cán bộ tham mưu mới ngày hôm qua còn đầy sinh lực. Một bầu không khí chết chóc và thảm hoạ lịch sử treo lơ lửng trong không trung. Một cảm giác như bạn đang có mặt ở chính đám tang mình...”

        Holmston-Smylovski khắng định rằng đã nhận được lệnh về việc chuyển cho ông chỉ huy lữ đoàn bảo vệ của Shteifon và sư đoán ROA số 3 do tướng Shapovalov chỉ huy. Trên thực tế viên tướng đó không định chiến đấu nửa. Ông ấy chỉ nghĩ làm sao thoát chết và sẵn sàng mang theo mình tất cả những ai muốn dính vào mình.

        Từ bộ tổng tham mưu lục quân Holmston-Smylov gọi điện cho tướng Vlasov. Trukhin nhấc máy giải thích:

        - Tướng Vlasov không thể đến bên máy điện thoại được, ông ấy đang có cuộc họp quan trọng.

        - Vậy các ngài định làm gì? - Holmston-Smylovski hỏi.

        - Chúng tôi sẽ di chuyển theo lệnh của Tổng tư lệnh ở Tiệp Khắc. Chúng tôi dự định cùng với người Tiệp tổ chức một mặt trận và chờ người Mỹ đến.

        - Đó là điều thiếu suy nghĩ. - Holmston-Smylovski nói. -  Các ngài phải biết rằng ở mặt trận phía Tây người ta bắt làm tù binh hàng ngàn người trong quân phục ROA.

        - Vậy thì ngài khuyên nên làm gì? - Trukhin hỏi.

        - Tôi sẽ đi về phía Tây - Nam, đến biên giới trung lập. - Holmston - Smylovski giải thích. - Tôi sẽ thử vượt qua biên giới sang Thụy Sĩ. Lữ đoàn Nga và Shapovalov trung thành với tôi.

        - Shapovalov được lệnh liên kết với chúng tôi. - Trukhin phản đối.

        - Chỉ thị mà tôi nhận được hoàn toàn ngược lại. -  Holmston-Smylovski khăng khăng không nghe.

        - Hãy đợi một lúc - Trukhin đề nghị - Tôi sẽ báo cáo Tổng tư lệnh.

        Sau khi nghe nói rằng đội quân dưới quyền mình sẽ chuyển sang dưới sự chỉ huy của một viên tướng khác, Vlasov nhấc máy:

        - Ai ra lệnh chuyên cho ông sư đoàn số 3?

        - Tổng hành dinh Đức.

        - Muộn rồi! - Vlasov cắt ngang. - Bây giờ tôi chỉ huy tất cả các đơn vị Nga, và trong thời điểm lịch sử này họ phải thi hành mệnh lệnh của mình tôi.

        - Tình hình đòi hỏi sự thay đổi các chỉ thị của ngài. - Tướng Holmston - Smylovski cố tác động Vlasov. - Đi sang phía Đông là điên rồ. Còn tôi, trong bất kỳ trường hợp nào, sẽ sang phía Tây.

        - Ngài là tướng của lực lượng vũ trang Đức và có thể làm những gì ngài muốn. Tạm biệt. - Vlasov bỏ ống nghe.

        Đêm rạng ngày 3 tháng 5, Holmston-Smylovski đã lẩn được các lính biên phòng Thụy Sĩ còn đang hoang mang và đưa số còn sống sót của “quân đội” của mình (khoảng 500 người) vào Lichtenshtein. Chính quyền của một công quốc nhỏ bé không giao ông cho Liên Xô và tháng 8 năm 1947 ông đã an toàn rời đi Argentina.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2018, 06:51:36 pm

        AI GIẢI PHÓNG PRAHA?

        Ngày 6 tháng 2 năm 1945, Vlasov chuyển đại bản doanh đến Karlsbad (Karlova Vara), một nơi nghỉ mát không bị ném bom. Viên toàn quyền Quốc xã ở Sudetenland, sĩ quan ss Konrad Henlein rất tức giận về sự xuất hiện của người Nga và yêu cầu họ rời khỏi lãnh thổ của mình. Nhưng không mấy ai còn để ý đến y nữa.

        Ngày 27 tháng 2, ở đây, tại khách sạn “Richmond” diễn ra hội nghị lần thứ ba của uỷ ban giải phóng các dân tộc Nga. Vlasov vẫn còn tin vào một điều gì đó. Ông kể cho những người dự hội nghị là đã nhận nhiệm vụ chỉ huy sư đoàn số 1.

        Ban chỉ huy ss tập hợp tất cả những đơn vị dưới quyền Himler ở Fiussen và Bavaria. Ngày 9 tháng 5, đại tá Kromiadi -  chỉ huy văn phòng riêng của Vlasov được phái đến đó. Ông có nhiệm vụ tìm địa điểm mới cho ban tham mưu nhưng trên đường đi đã bị trúng bom và bị thương nặng.

        Hitler đã thất bại và việc hợp tác với người Đức đã được gạch chéo. Vlasov và cận thần của ông giờ đây hy vọng gây sự chú ý của các nước đồng minh bằng chủ nghĩa chống Bolshevic của mình. Mùa xuân 1945 ban tham mưu của Vlasov đã cố liên lạc với các nước trung lập - Thụy Điển và Thụy Sĩ, để có được sự ủng hộ trước của họ, nhưng không thành.

        Ngày 2 tháng 5 năm 1945, sư đoàn số 1 của ROA nhận được mệnh lệnh của Bộ chỉ huy Đức tiến về mặt trận phía Đông trong khi lính của Đức đã chạy thục mạng sang phía Tây. Buniachenko tuyên bố chỉ phục tùng Vlasov. Vlasov đã thoả thuận với người Đức rằng tất cả các đơn vị Nga sẽ được tập trung tại một khu vực của mặt trận và chỉ tham gia các trận đánh theo mệnh lệnh của mình ông mà thôi.

        Ngày 28 tháng 3, sư đoàn đến mặt trận trải dọc theo sông Oder. Tư lệnh tập đoàn quân “Phương Bắc” - đại tướng Valter Veis nhập sư đoàn vào thành phần quân đoàn số 9. Chỉ huy quân đoàn là tướng bộ binh Teodor Busse, người mà hầu như suốt cuộc chiến tranh chỉ làm việc ở chỉ huy sở.

        Ngày 6 tháng 4, ông định đưa sư đoàn vào trận đánh. Buniachenko không có ý định ném sư đoàn vào con đường chết. Ông lại nói rằng mệnh lệnh tấn công phải được đưa ra từ chính tướng Vlasov và chỉ sau khi các đơn vị còn lại của ROA đến nơi.

        - Ngài nghĩ gì thế - tướng Busse tức giận - sư đoàn của ngài sẽ ngồi ở đây và không làm gì cả để chờ các đơn vị khác của Vlasov đến nơi? Vậy nếu họ không đến thì ngài định không chiến đấu hay sao?

        - Bao giờ họ đến là tuỳ thuộc vào bộ chỉ huy Đức. - Bunianchenko thoái thác.

        Nhưng Vlasov đã buộc phải khẳng định lệnh tham gia các trận đánh. Ngày 11 tháng 4, sư đoàn tham gia các cuộc chiến đấu phòng thủ của các lực lượng vũ trang Quốc xã ở sông Oder và ngay lập tức bị tổn thất nặng nề. Bunianchenko không còn muốn đổ máu ở mặt trận phía Đông. Ông ta rút các trung đoàn của mình khỏi mặt trận.

        Busse không thể hiểu nồi cái gì đang xảy ra. Viên tướng Đức này chưa bao giờ gặp phải trường hợp các sĩ quan đơn vị hành động không theo mệnh lệnh mà theo sự suy xét riêng của minh. Ông không nhận được lệnh tước vũ khí của quân Vlasov. Điều duy nhất ông có thể làm là cắt tiếp tế cho sư đoàn.

        Ngày 15 tháng 4, sư đoàn số 1 với đầy đủ thành phần đã đi về phía Nam, rời xa những đơn vị quân đội Xô Viết tấn công.

        Đối với mọi yêu cầu thì Bunianchenko chỉ trả lời là đang di chuyên để kết nối với các đơn vị quân Nga còn sót lại. Sáng ngày 23 tháng 4, sư đoàn đến Drezden, khu vực đóng quân của tập đoàn quân “Trung tâm”.

        Tư lệnh tập đoàn quân “Trung tâm” - nguyên soái Ferdinand Shioner thông báo rằng sẵn sàng coi sự cố ở tập đoàn “Phương Bắc” láng giềng là một sự hiểu lầm, nếu sư đoàn số 1 sẵn sàng thi hành nhiệm vụ chiến đấu. Ông mời Bunianchenko và các sĩ quan cao cấp đến ăn sáng và làm quen.

        Bunianchenko từ chối thi hành mệnh lệnh của Shiomer vì xe tăng Xô Viết đã ở ngay sát nách, ông tiếp tục di chuyển về phía Nam để kết hợp với các đơn vị khác của ROA trong vùng Alpơ.

        Ferdinand Shiomer nổi tiếng về sự tàn ác - trong các đơn vị quân đội của ông những người không thi hành mệnh lệnh bị đưa ra toà án binh và bị xử bắn. Đôi khi ông bỏ qua các thủ tục xét xử toà án (về việc này ông đã bị xét xử sau chiến tranh).

        - Hắn không muốn chiến đấu, cái tên người Nga đó -  nguyên soái nói một cách hăm doạ - Ai sẽ thay tôi nếu cho hắn dựa cột?

        Người Đức không muốn tước vũ khí của sư đoàn Buniachenko, vì họ không đủ sức để kìm chân Hồng quân đang tiến đến gần.

        “Không có sự kiện này thì tình hình ngoài mặt trận cũng đã quá tồi tệ - sau chiến tranh cựu nguyên soái Shiorner giải thích hành động của mình. - Trong quân đội của chúng ta có rất nhiều đơn vị phụ trợ từ người Nga, người Ucraina và những người tình nguyện từ phương Đông. Tất cả họ đều được vũ trang. Chúng tôi sợ rằng họ sẽ quay súng chống lại chúng tôi. Bằng mọi lực lượng của mình chúng tôi cố gắng ngăn cản sư đoàn số 1 tấn công mình và tránh va chạm vũ trang, về điều này người ở Tổng hành dinh có thể biết nhưng Tổng hành dinh đã không biết gì cả.”


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2018, 06:52:17 pm

        Shiorner chưa mất hết hy vọng thuyết phục Buniachenko và đề nghị ông đến ban tham mưu của mình. Thay vào chỗ chỉ huy sư đoàn, người phụ trách tình báo tới và giải thích rằng Buniachenko bị tai nạn ô tô.

        - Nếu mà tôi còn một phi đội - nguyên soái nói - thì có lẽ tôi đã ném bom chúng và chúng đã quỳ bò đến van xin tôi!

        Tham mưu trưởng tập đoàn quân “Trung tâm” đã bay đến chỗ Buniachenko. Viên chỉ huy sư đoàn gặp người này với cái đầu băng bó và hứa chắc chắn là sẽ ra mặt trận. Trên thực tế Buniachenko đã dẫn quân sang Tiệp Khắc.

        - Đó là sự dối trá! - Viên sĩ quan liên lạc Đức tức giận. - Ngài chăng đã nhận được quân lệnh hay sao!

        Quân đội của Valsov đến gần Praha đúng vào thời điểm ở đó bắt đầu cuộc khởi nghĩa vũ trang chống phát xít. Tuy nhiên những người du kích đã không lường được sức mình. Những người lãnh đạo khởi nghĩa truyền trên đài phát thanh lời kêu gọi giúp đỡ".

        Trong các tài liệu sử học Xô Viết người ta chấp nhận giả thuyết: các đơn vị quân đội của mặt trận Ucraina số 1 dưới sự chỉ huy của nguyên soái Ivan Stepanovic Konev đã đến giúp nhân dân Praha giải phóng thủ đô Tiệp Khắc.

        Trên thực tế diễn biến sự việc không như vậy.

        Chiều ngày 2 tháng 5, một đoàn đại biểu du kích khởi nghĩa Tiệp Khắc đã đến ban tham mưu sư đoàn số 1 của ROA. Họ đề nghị quân đội Vlasov giúp đỡ. Chỉ huy sư đoàn Buniachenko nắm lấy ý tưởng đó. Ông thuyết phục Vlasov: chính phủ tương lai của Tiệp Khắc để cảm ơn sẽ cho ROA cư trú chính trị và sẽ có tiếng nói bảo vệ trước các nước đồng minh.

        Ngày 5 tháng 5 sư đoàn Buniachenko đã đạt được thoả thuận với du kích về “Cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa Bolshevic”. Buổi chiều các đơn vị tiên phong của ROA đã tiến vào Praha nơi các trận chiến đấu khốc liệt đang diễn ra. Người dân Praha đón tiếp quân Vlasov như những người chiến thắng.

        Đến chiều ngày 7 tháng 5, ROA chiếm được phần lớn thành phố và chia cắt tập đoàn quân quân Đức ra làm đôi. Quân Vlasov chiến đấu tốt và đã cứu được Praha. Sự sẵn sàng mà ROA đã chuẩn bị để quay súng chống lại quân Đức nói lên nhiều điều.

        Quân đội của Vlasov đã cứu được Praha nhưng sự nghiệp của chính họ đã thất bại. Những người cộng sản Tiệp Khắc chiếm đa số trong ban lãnh dạo khởi nghĩa đã từ chối quan hệ với nhũng kẻ phản bội và những kẻ đánh thuê cho Đức.

        - Ban chỉ huy của các ngài có lẽ tính đến việc chuộc lỗi của mình trước Tổ quốc Xô Viết, trước Đảng và chính phủ về tội phản bội. Giờ đầy, vào thời điểm cuối cùng các ngài lại phản bội những người Đức đồng minh của mình. Nhưng đối với chúng tôi các ngài cũng là kẻ thù như bọn Đức mà thôi!

        Một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng của phong trào bí mật chống phát xít Iozef Smrkovski đã nói với các sĩ quan Vlasov:

        - Bản thân các ngài vẫn khẳng định rằng các ngài chiến đấu chống chủ nghĩa cộng sản. Nhiều thành viên của uỷ ban nhân dân là đảng viên cộng sản. Có nghĩa là các ngài là kẻ thù của chúng tôi.

        Du kích Tiệp Khắc xử tử một số sĩ quan quân Vlasov, bắt giữ tướng Trukhin và trao cho quân đội Xô Viết.

        Quân Vlasov hy vọng rằng quân Mỹ sẽ tiến vào thảnh phố. Nhưng tư lệnh các đơn vị quân đồng minh, viên tướng Mỹ Dwait Eisenhauer đã bác đề nghị của viên tướng chỉ huy xe tăng George Smit Paton tư lệnh tập đoàn quân số 3 về việc chiếm Praha - Và xe tăng Liên Xô đã tiến vào.

        Đêm rạng sáng ngày 8 tháng 5, Buniachenko ra lệnh rút khỏi thành phố. Quân đội của nguyên soái Konev đến Praha ngày 9 tháng 5.

        Người Mỹ và người Anh không định giúp đỡ những kẻ đã chiến đấu dưới lá cờ Hitler.

        Ngày 11 tháng 2 năm 1945, ở Ialta, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Ruzvelt và Thủ tướng Anh Winston Chirchill đã ký hiệp định về trao cho Matxcơva tất cả các công dân Xô Viết ở khu vực Anh - Mỹ đóng, đặc biệt là những kẻ bị bắt làm tù binh trong quân phục Đức.

        Iuri Zherebkov - ngưòi đứng đầu Vụ quart hệ đối ngoại của uỷ ban giải phóng các dân tộc Nga đã thử đóng vai trò Bộ trưởng ngoại giao dưới thời Vlasov. Ông đã sống lưu vong từ lâu, và khác với cựu bí thư thứ nhất tỉnh uỷ Zhilenkov - người được giao phụ trách công tác đối ngoại, ông hiểu cần phải hành động như thế nào.

        Giữa tháng 2 năm 1945, Zherebkov định sang Thụy Sĩ theo lệnh của Vlasov để liên hệ với đại sứ quán Mỹ và đại sứ quán Anh ở Berna. Lúc này Vlasov đã quên rằng mới trước đó không lâu ông đã tố giác đế quốc Anh, đế quốc Mỹ.

        Cái cớ cho chuyến đi là sự cần thiết gặp ban lãnh đạo Uỷ ban Thập tự đỏ quốc tế để lưu ý về những quân nhân của quân đội Vlasov bị bắt làm tù binh ở mặt trận phía Tây.

        Zherebkov đã gặp đại diện của uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế ở Đức và đề nghị cấp visa để sang đàm phán với uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế Burcharđt. Các nhà ngoại giao nước ngoài còn lại ở Đức đã phải chuyển từ Berlin đến Munic vì những trận ném bom liên tục.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2018, 06:53:59 pm

        Nhưng Bộ ngoại giao đế chế không cấp phép xuất cảnh cho Zherebkov. Tông cục an ninh đế chế phản đối. Ở đó người ta cảm thấy rằng Zherebkov ra nước ngoài không phải vì vấn đề tù binh mà là để thiết lập quan hệ với kẻ thù. Zherebkov và Vlasov gắng sức ép lên Krioger. Người này gọi điện đến Bộ ngoại giao và nói rằng không ai từ chối.

        Ngày 13 tháng 4, người được uỷ quyền của Thụy Sĩ đã lấy làm tiếc thông báo với Zherebkov rằng visa của ông vẫn chưa được gửi đến. Vào cuối chiến tranh chính phủ Thụy Sĩ không muốn mâu thuẫn với Matxcơva. Zherebkov hỏi thẳng: Liệu tướng Vlasov và các cận thần của mình có thể hy vọng vào tị nạn chính trị ở Thụy Sĩ hay không? Người được uỷ nhiệm trả lời nhã nhặn rằng trong hoàn cảnh hiện nay chính phủ của ông bắt buộc phải từ chối.

        Zherebkov thử vượt biên giới Thụy Sĩ vào ban đêm. Ông bị bắt. Ông có mang theo người một bức thư giới thiệu của vị đại diện Thụy Sĩ ở Berlin rằng lời đề nghị cấp visa đã được gửi đi nhung chưa nhận được trả lời. Chăng giúp ích được gì. Chính quyền Thụy Sĩ không muốn dính líu gì với những con người đó. Vài giờ sau Zherebkov bị trục xuất.

        Những ngày cuối cùng Vlasov cùng với Krioger uống say khướt. Về sau nhũng chiến hữu đã trách viên tướng về sự không cương quyết: nhẽ ra không nên uống rượu với tên ss mà phải bắt nó rồi phá vây sang phía Tây đến với người Mỹ. Có thể Vlasov hiểu rằng người Mỹ sẽ chăng cứu được y. Đối với họ y chỉ là một tên phản bội đáng kinh tởm.

        Ngày 16 tháng 4, Vlasov đi đến Praha. Một hy vọng cuối cùng là ngồi ở đây chờ người Mỹ tới. Tại San Francisco đã khai mạc hội nghị của Hội đồng Liên hiệp quốc. Một ý nghĩ điên rồ nảy sinh - Vlasov cần phải qua đài phát thanh kêu gọi những người tham gia hội nghị và kể về các mục tiêu cũng như nhiệm vụ của uỷ ban giải phóng các dân tộc Nga. Nhưng Frank, người lúc đó còn là ông chủ của Praha không cho phép.

        Vlasov và cận thần của y di chuyển về phía quân Mỹ -  những người không hề nghi ngờ gì về sự tồn tại của y. Y đã phải giải thích cho các sĩ quan Mỹ rằng y là ai. Họ tò mò hỏi tại sao y lại chiến đấu chống lại Tổ quốc mình.

        Ngày 11 tháng 5, ban chỉ huy Mỹ đưa ra câu trả lời cuối cùng. Họ không cho phép quân của Vlasov vào khu vực do họ kiểm soát. Buniachenko ra lệnh cho mọi người giải tán.

        Các sĩ quan và binh lính vội vã vứt bỏ quân hàm, quân hiệu, thay quần áo thường dân đã đổi được của người Tiệp bằng vũ khí hoặc lương thực, đốt giấy tờ. Một sự sợ hãi bao trùm lấy họ.

        Ngày 12 tháng 5, các sĩ quan Xô Viết đã bắt được Vlasov đang di chuyển về phía người Mỹ. Y lập tức bị đưa về Matxcơva. Ngày 15 tháng 5 người ta đưa viên cựu trung tướng đến chỗ Abakumov. Người chỉ huy “SMERSH” chỉ thị phải nhốt riêng Vlasov nhưng bổ sung thêm đồ ăn cho y. Có thể là thoạt tiên người ta chuẩn bị một phiên toà công khai và muốn rằng viên tướng trông phải khoẻ mạnh. Vlasov bị hỏi cung từ ngày 16 đến 25 tháng 5.

        Trukhin còn bị bắt sớm hơn Vlasov. Buniachenko và Zakutnyi do người Mỹ trao trả. Grigori Zverev đã tự bắn mình, y bị mất mắt phải nhưng không chết. Victor Maltsev dùng dao cạo cắt mạch máu và cổ họng nhưng y đã được đưa vào bệnh viện của nhà tù Butyrskaia.

        Còn Meandrov và Malyshkin mãi mới được người Mỹ trao trả vào tháng 3 năm 1946, còn Zhilenkov vào tháng 5. Lúc ấy khi toàn bộ đầu não của phong trào Vlasov đã có mặt ở Lubianka thì mới có thể tiến hành một cuộc xét xử ngắn và đưa ra các hình thức trừng phạt thích đáng.

        Ngày 23 tháng 6 năm 1946, Bộ chính trị thông qua nghị quyết:

        “1. Hội đồng quân sự của Toà án tối cáo Liên Xô xét xử những người lãnh đạo “uỷ ban giải phóng các dân tộc Nga” do người Đức lập ra: Vlasov, Malyshkin, Trukhin Zhilenkov và những tên Vlasov tích cực khác với tổng số là 12 người.

        2. Việc xử án bọn Vlasov sẽ tiến hành xử kín dưới sự chủ toạ của thượng tướng tư pháp Ulrikh, không có sự tham gia của các bên (công tố viên và luật sư biện hộ).

        3. Tất các các bị cáo theo Mục 1 của sắc lệnh của chủ tịch đoàn Xô Viết tối cao Liên Xô ngày 19 tháng Tư 1943 bị kết án tử hình bằng treo cổ. Bản án được thi hành trong diều kiện nhà tù.

        4. Quá trinh xử án không công bô trên báo chí.

        Sau khi kết thúc vụ án sẽ công bố trên các báo trong mục “Tin vắn” về việc vụ án đã được tiến hành, tuyên cáo của toà và việc thi hành bản án.

        Trình tự xét xử bắt đầu vào thứ Ba ngàv 30 tháng 7 năm nay”.

        Việc xét xử diễn ra trong hai ngày.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2018, 08:29:26 pm

        Trên ghế bị cáo là những người đã được nhắc tới trong cuốn sách này: Andrei Andreevich, Vlasov Georgi Nikolaevich Zhilenkov, Vasili Fedorovich Malyshkin, Fedor Ivanovich Trukhin, Dmitri Efimovich Zakutnyi, Grigori Alexandrovich Zevrev, Victor Ivanovich Mlatsev, Sergei Kuzmich Buniachenko, MikhahAlexeevich, Meandrov. Ngoài ra người ta còn xử Blagoveshenki, Korbukov và Shatov.

        Đêm rạng ngày 1 tháng 8, các bị cáo được thông báo phán quyết đã đinh trước: Tước hết mọi quân hiệu, hành quyết bằng treo cổ, tịch thu tài sản cá nhân. Ngay đêm hôm đó chúng bị treo cổ.

        Ngày 2 tháng 8, báo “Tin tức” thông báo rằng bản án đối với Vlasov và 11 kẻ tòng phạm của y đã được thi hành.

        Năm mươi năm sau, ngày 1 tháng 11 năm 2001, Hội đồng quân sự toà án Tối cao đã thỏa mãn sự phản đối của Tổng kiêm soát quân sự và đã loại khỏi phán quyết luận tội đối với vụ án Vlasov và tòng phạm của y mục “tuyên truyền và cổ động phàn cách mạng”.

        Căn cứ vào luật pháp Nga ngày 18 tháng 10 năm 1991 “Về minh oan cho nhũng nạn nhân của sự đàn áp chính trị” thì việc tuyên truyền và cổ động chống Xô Viết được coi là những hoạt động không nguy hiểm cho xã hội, và nhũng cá nhân bị kết tội về việc này được minh oan cho dù sự lên án có bằng chứng thực tế.

        Ở đây Hội đồng quân sự khẳng định rằng Vlasov và những kẻ tòng phạm của y đã bị xét xử đúng luật, có bằng chứng và không được minh oan về những tội ác đã nêu trong pháp lệnh ngày 19 tháng 4 năm 1943 của Chủ tịch đoàn Xô Viết Tối cao Liên Xô “về các biện pháp trừng trị đối với những kẻ ác nhân phát xít Đức, những kẻ có tội trong việc giết hại và hành hạ dân thường Xô Viết và tù binh Hồng quân, đối với bọn gián điệp và những kẻ tiếp tay cho chúng”, cũng như theo các điều “phản bội tổ quốc”, “hành động khủng bố”, “phá hoại”... Một số phận tương tự cũng đến với các đồng minh của Hitler bị bắt ở Viễn Đông sau khi Nhật Bản bị đánh bại.

        Tất cả nhừng người còn lại trong đó có cả đội ngũ sĩ quan của quân đoàn “Vlasov”, gia đình họ và đội ngũ huấn luyện người Đức - tập trung tại trại giam tù binh N0525 (Prokopievsk) thuộc GUPV1 - NKVD Liên Xô.

        Việc thẩm tra những “người Vlasov” được trao cho các cơ quan phản gián NKO “SMERSH”. Việc sử dụng sức lao động của những “người Vlasov” chỉ được tổ chức ở các xí nghiệp khai thác than, thành từng nhóm nhỏ và chủ yếu ở những nơi được canh phòng cẩn thận. Những “người Vlasov” được bố trí ở và sử dụng trong các công việc tách biệt hắn những nhóm khác.

        Đối với những “người Vlasov” người ta thiết lập một chế độ giam cầm đặc biệt nghiêm ngặt nhằm loại trừ khả năng chạy trốn, liên hệ với thế giới bên ngoài. Để làm việc này một kế hoạch tỉ mỉ đã được vạch ra để canh phòng khu vực ăn ở của trại và các công trường lao động. Đưa họ đến nơi đó là công việc do đội áp tải được tăng cường đảm nhiệm.

        Ngày 22 tháng 10 năm 1945, Hội đồng dân uỷ đã thông qua một nghị quyết bí mật “Về tước danh hiệu sĩ quan đối với những cá nhân đã phục vụ trong quân đội Đức, những “người Vlasov” và cảnh sát được thành lập đặc biệt bởi người Đức” và các trại giam đang chờ đón họ.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2018, 08:42:22 pm

        Trên ghế bị cáo là những người đã được nhắc tới trong cuốn sách này: Andrei Andreevich, Vlasov Georgi Nikolaevich Zhilenkov, Vasili Fedorovich Malyshkin, Fedor Ivanovich Trukhin, Dmitri Efimovich Zakutnyi, Grigori Alexandrovich Zevrev, Victor Ivanovich Mlatsev, Sergei Kuzmich Buniachenko, MikhahAlexeevich, Meandrov. Ngoài ra người ta còn xử Blagoveshenki, Korbukov và Shatov.

        Đêm rạng ngày 1 tháng 8, các bị cáo được thông báo phán quyết đã đinh trước: Tước hết mọi quân hiệu, hành quyết bằng treo cổ, tịch thu tài sản cá nhân. Ngay đêm hôm đó chúng bị treo cổ.

        Ngày 2 tháng 8, báo “Tin tức” thông báo rằng bản án đối với Vlasov và 11 kẻ tòng phạm của y đã được thi hành.

        Năm mươi năm sau, ngày 1 tháng 11 năm 2001, Hội đồng quân sự toà án Tối cao đã thỏa mãn sự phản đối của Tổng kiêm soát quân sự và đã loại khỏi phán quyết luận tội đối với vụ án Vlasov và tòng phạm của y mục “tuyên truyền và cổ động phàn cách mạng”.

        Căn cứ vào luật pháp Nga ngày 18 tháng 10 năm 1991 “Về minh oan cho nhũng nạn nhân của sự đàn áp chính trị” thì việc tuyên truyền và cổ động chống Xô Viết được coi là những hoạt động không nguy hiểm cho xã hội, và nhũng cá nhân bị kết tội về việc này được minh oan cho dù sự lên án có bằng chứng thực tế.

        Ở đây Hội đồng quân sự khẳng định rằng Vlasov và những kẻ tòng phạm của y đã bị xét xử đúng luật, có bằng chứng và không được minh oan về những tội ác đã nêu trong pháp lệnh ngày 19 tháng 4 năm 1943 của Chủ tịch đoàn Xô Viết Tối cao Liên Xô “về các biện pháp trừng trị đối với những kẻ ác nhân phát xít Đức, những kẻ có tội trong việc giết hại và hành hạ dân thường Xô Viết và tù binh Hồng quân, đối với bọn gián điệp và những kẻ tiếp tay cho chúng”, cũng như theo các điều “phản bội tổ quốc”, “hành động khủng bố”, “phá hoại”... Một số phận tương tự cũng đến với các đồng minh của Hitler bị bắt ở Viễn Đông sau khi Nhật Bản bị đánh bại.

        Tất cả nhừng người còn lại trong đó có cả đội ngũ sĩ quan của quân đoàn “Vlasov”, gia đình họ và đội ngũ huấn luyện người Đức - tập trung tại trại giam tù binh N0525 (Prokopievsk) thuộc GUPV1 - NKVD Liên Xô.

        Việc thẩm tra những “người Vlasov” được trao cho các cơ quan phản gián NKO “SMERSH”. Việc sử dụng sức lao động của những “người Vlasov” chỉ được tổ chức ở các xí nghiệp khai thác than, thành từng nhóm nhỏ và chủ yếu ở những nơi được canh phòng cẩn thận. Những “người Vlasov” được bố trí ở và sử dụng trong các công việc tách biệt hắn những nhóm khác.

        Đối với những “người Vlasov” người ta thiết lập một chế độ giam cầm đặc biệt nghiêm ngặt nhằm loại trừ khả năng chạy trốn, liên hệ với thế giới bên ngoài. Để làm việc này một kế hoạch tỉ mỉ đã được vạch ra để canh phòng khu vực ăn ở của trại và các công trường lao động. Đưa họ đến nơi đó là công việc do đội áp tải được tăng cường đảm nhiệm.

        Ngày 22 tháng 10 năm 1945, Hội đồng dân uỷ đã thông qua một nghị quyết bí mật “Về tước danh hiệu sĩ quan đối với những cá nhân đã phục vụ trong quân đội Đức, những “người Vlasov” và cảnh sát được thành lập đặc biệt bởi người Đức” và các trại giam đang chờ đón họ.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2018, 01:05:31 am

        NỖ LỰC BÀO CHỮA

        Suốt những năm sau chiến tranh thế giới thứ Hai, một bộ phận lưu vong Nga - bộ phận đã hợp tác với chế độ Hitler dưới thức này hay hình thức khác luôn cố gắng bào chữa về sự hợp tác của mình với kẻ địch.

        Giờ đây cuộc tranh luận này được chuyển vào nước Nga. Viên thiếu tướng Đức Reichend Helen, người lãnh đạo phòng tình báo quân sự trong những năm chiến tranh cho rằng cần rộng rãi sử dụng những “người Vlasov” như ông đã viết trong hồi ký: “Tướng'Vlasov không bao giờ cô nịnh người Đức và đã đi với người Đức chỉ vì sự độc lập dân tộc Nga.”.

        Có thật thế không?

        Tài liệu chương trình hành động đầu tiên mà Vlasov đã ký ở trại tù binh, - đó là lời thỉnh cầu của y và đại tá Boiarski ký tháng 8 năm 1942 ở Vinitse đã gửi bộ chỉ huy Đức. Trong đó nói: “Một câu hỏi được đặt ra: cần theo ai - theo nước Đức, nước Anh hay Hoa Kỳ - Nhiệm vụ chính - lật đổ chính phủ - đã nói rằng cần theo nước Đức...”.

        Có thê là trên thực tế, tướng Vlasov coi mình là cứu tinh của nước Nga nhưng y đã chấp nhận hệ tư tưởng và thực tiễn của nhà nước Quốc xã, chủ nghĩa phát xít không làm y ghê tởm, y cũng chia sẻ một số ý tưởng của chủ nghĩa xã hội dân tộc.

        Tuy nhiên không phải ai cũng cho rằng những người đã bắt buộc đứng trong phái Hitler đều phải thấy xấu hổ về việc này. Nhà sử học quân sự Đức Ioahim Hoffman, tác giả cuốn sách về đội quân Vlasov, viết: “Để khắng định rằng phong trào giải phóng Nga đã tự làm hại thanh đanh mình bằng việc liên minh với người Đức, thì có thể trả lời rằng trong trường hợp này các cường quốc phương Tây còn tự làm mất thanh danh ở mức độ cao hơn bằng việc liên minh với Stalin”.

        Một luận cứ không thuyết phục.

        Nền dân chủ phương Tây không đặt ra cho mình nhiệm vụ tiêu diệt nước Nga Xô Viết. Tất nhiên họ không thể là bạn của chế độ Stalin nhưng cũng không phải là kẻ thù của nước Nga. Cả nước Anh, cả nước Pháp đều không có ý định tấn công Liên Xô.

        Các đồng minh phương Tây của Stalin trong liên minh chống phát xít không chia sẻ tư tưởng của ông và cũng không định đưa nó vào cuộc sống. Còn các đồng minh của Hitler lại giúp y thực hiện chương trình tiêu diệt nước Nga, biến nhân dân Nga, nhân dân Slavơ thành nô lệ.

        Chúng ta không được quên rằng tại sao hàng triệu người có thời đã không biết ơn Liên Xô khi thu hút về mình những lực lượng chủ yếu của quân đội Đức. Còn người Châu Âu chịu ơn những người Xô Viết đã chết trong chiến tranh để mang lại tự do cho họ như ngày nay.

        Những người lãnh đạo NTS, những người đã vội vã đặt cược cho chủ nghĩa Quốc xã, đã tạo ra một tình huống lưỡng nan giả tạo: hoặc Hitler hoặc Stalin.

        Tất nhiên họ có sự lựa chọn khác của mình - với các lực lượng dân chủ khác chống lại cả hai. Nhưng họ không thích con đường nàv bởi vì họ đã từ chối nền dân chủ và chủ nghĩa tự do mà hoàn toàn chấp nhận chủ nghĩa Quốc xã. Họ muốn trở thành những người Quốc xã Nga, nhưng thật bất hạnh cho họ, Hitler không muốn có họ trong đoàn xe của mình.

        Cái thế giới lãnh đạm và không khắc nghiệt đã để cho họ một sự lựa chọn kha khiêm tốn, như họ sau này đã cố giải thích cho sự hợp tác tự nguyện của mình với chế độ phát xít tội lỗi, còn bản thân họ: họ tự từ bỏ bất kỳ một con dường nào khác trừ việc hùa theo Hitler. Kinh nghiệm này hiện nay vẫn là một bài học có giá trị khi một phần không nhỏ của phổ chính trị ở nước Nga với sự căm ghét khó giải thích lại đang từ bỏ nền dân chủ và chủ nghĩa tự do.

        Sau chiến tranh NTS, sau khi đặt cược vào phương Tây đã thay đổi rất mạnh. Trong những năm sau chiến tranh, NTS đã đưa vào Liên Xô số lượng tài liệu tuyên truyền còn nhiều hơn cả số lượng mà tất cả các tổ chức lưu vong khác cộng lại. Nhưng những người theo chủ nghĩa đồng cảm không có được con số lớn người cùng chí hướng. Sau khi bắt đầu cải tổ, khi tất cả các cánh của đều được mở thì NTS cũng chăng có một vai trò gì đáng kể trong đời sống chính trị của nước Nga.

        Tướng Vlasov, bè lũ của y, tất cả những ai đã chiến đấu trong hàng ngũ Hitler, những ai đã tự nguyện phục vụ chính quyền chiếm đóng Đức đều là những kẻ phản bội và kẻ thù của tổ chức nhà nước Nga.

        NTS sau chiến tranh gồm những người có khái niệm không rõ ràng về các hoạt động trước chiến tranh của tổ chức mình, và có thể cũng khó mà tán thành nếu họ biết được hồi đó làm gì và nói gì.

        Nhàn tiện cũng cần nói rằng cho đến ngày nay vẫn không tồn tại một lịch sử NTS tỉ mỉ và đáng tin cậy. Rất nhiều những ấn phẩm trước chiến tranh của liên minh khó kiếm ra. Tài liệu bị tiêu huỷ trong thời gian chiến tranh khi một số người lãnh đạo NTS phải chạy trốn Gestapo, và sau chiến tranh - khi cần giấu người Anh, người Mỹ các vết tích hợp tác với nước Đức Quốc xã.

        Chương trình hành động sau chiến tranh của NTS trở nên tự do hơn, dân chủ hơn, được bén rễ trên thổ nhưỡng phương Tây.

        Còn trong hàng ngũ những người dân tộc chủ nghĩa đồng hương thì các ý tưởng hoàn toàn khác đang hợp mốt, có vẻ như theo tinh thần NTS trước chiến tranh.

        “Chủ nghĩa phát xít là một hiện tượng phức tạp, đa dạng và nói theo cách lịch sử thì chưa phải đã bị xoá bỏ hẳn. Trong đó có một cái gì đó vừa khoẻ mạnh vừa ốm yếu, vừa cũ vừa mới, vừa bảo vệ lại vừa phá huỷ quốc gia. Vì vậy khi đánh giá nó cần có sự bình tĩnh và công bằng”. Trong khi trích dẫn những lời của một nhà triết học lưu vong đã nhắc đến trong cuốn sách này Ivan Win, tạp chí “Người đương thời của chúng ta” đã ca ngợi nhà triết học về sự thản nhiên và khách quan, về sự phân tích trong sáng, vì lời kêu gọi của nhà triết học đối với những người Nga yêu nước hãy “Suy xét hiện tượng một cách toàn diện”.

        Tôi không tin là những người Nga yêu nước, những người đã bị mất người thân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít lại có thể chia sẻ với những “Người đương thời của chúng ta” về sự thản nhiên đối với chủ nghĩa phát xít.


Tiêu đề: Re: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2018, 01:07:58 am
   
MỤC LỤC

LỜI TÁC GIẢ

Phẩn một

CHỦNG TỘC VÀ DÒNG MÁU

   Ống nghiệm cho một con người mới
   Săn lùng “Tạp chủng”
   Đừng giết hại? Câu bịa đặt của người Do Thái!
   Những tảng băng vũ trụ và người Do Thái trắng

Phần hai

NHỮNG BỨC CHÂN DUNG

        Người phụ nữ vớí cặp mắt băng giá và đức lang quân lozef Hebbels
   “Tạp chủng” hay số phận của các đại diện "Tạp chủng”
   Giáo dục ở Jerusalem (Adolf Eihman)
   Thiên thần chết (lozef Mengele)
   “Cấm người Di-gan vào cửa” (Leni Rifenshtal)
   Arnold Shvartsenegger và Kurt Valdkhaim

Phần ba

TƯỚNG VLASOV - NHŨNG NGƯỜI THẤY VÀ CHIẾN HỮU
   Lại thêm một học sinh chủng viện
   “Lẽ nào hắn là tên phản bội?”
   “Hi-vi” - những người giúp việc tình nguyện
   Liên minh chiến đấu với người Đức
   Người Kazắc - đồng minh tin cậy của bọn Quốc xã
   Liệu nước Nga có thể có đuợc tự do từ tay Hitler?
   Giết hại Tổng thống Pháp
   Chủ nghĩa phát xít và sự tự hào dân tộc
   Huyền thoại về “lực lượng thứ ba”
   Tại biệt thự của tư lệnh ROA
   Ai giải phóng Praha?
   Nỗ lực bào chữa

HẾT