Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 10:50:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tình đồng đội ! (Phần 2)  (Đọc 202660 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #500 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2015, 11:40:40 am »

   Con đường dẫn ra cửa khẩu.



    1558 a và 1558 b ( em quên không hỏi mỏm nào là a, mỏm nào là b )



   Em nghe nói mỏm kia là đỉnh 1800. Vẫn bác tv 1509 bẩu thế !



   Cuộc sống người dân vùng này đã có nhiều thay đổi, ít ra so với 30 năm trước. Ở đâu đó, có những đứa trẻ cởi truồng nằm vật vạ nền đất, nhưng ở đây, chưa hề nhìn thấy.



   Có lẽ do ở trung tâm xã, đời sống cũng khác trong bản, trên núi cao. Trẻ con còn có ô tô đồ chơi chạy vù vù. Người dân cũng không phải hứng nước máng lần, bể nước sạch đầy ăm ắp !



   Đoạn kết : Thưa các bác, em đã đưa ảnh xong, về chuyến đi vừa rồi. hy vọng giúp được bác nào đó, gợi nhớ vài hình ảnh, kỷ niệm về chiến trường xưa. Còn một số ảnh cá nhân, em không đưa lên sợ loãng. Một số của các bác 356 em sẽ trả sang Top các bác 356. Bác nào cần ảnh gốc , xin nhắn tin địa chỉ Gmail cho em, em sẽ gửi qua mạng.

    Đây cũng là " phóng sự " ảnh cuối cùng về Hà Giang của em.

   Kính chúc các bác, anh chị CCB, các thành viên đang tham gia trên diễn đàn VMH một mùa xuân mới, một năm mới tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc !

    LQY.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Hai, 2015, 11:52:51 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #501 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2015, 01:23:49 pm »



    Hình như đây là đường mòn lên 1387 ( Bác mạnh 1427 có vào xem thì ngó giúp em nhé ! ) , chỗ này ngày xưa có chiếc cầu khỉ.






Chào toàn thể các bác
Chào Linh Quany ,cám ơn chú rất nhiều đã cho anh em nhìn thấy được phần nào khung cảnh vùng lao chải ,một thời anh em đã ở trong đó
-Cây cầu phỉ ngày xưa là nó nằm trên đường tăng bọn tôi gọi là vây ,còn nếu như con đường nhựa ngày nay cũng mở theo đường củ thì phải đi qua cái cầu phỉ ,nằm về phía trước cầu phỉ tính đi từ ngoài thanh thủy vào,bên trái đường có cái nghĩa trang ,theo đường lớn đi tiếp phải vòng ra một mõm núi đất dô ra đến rìa suối rồi lại mới đi tiếp vào lao chải ,ở cái chỗ mõm núi nhô ra ấy có cái cầu bộ đội mình làm để qua suối thanh thủy sang 1427 và 1387 con đường mòn chú chụp đi vòng sang bên phải thì lên được 1427 và 1387 ,đoạn đường này rất dốc
cám ơn chú rất nhiều ,kể mà có bác nào ở trong đấy một thời với bác tv 1509 thì tha hồ ngắm nhìn chỉ chỏ cho thoải mái ,tiếc rằng bọn mình không tham gia được
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #502 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2015, 01:37:23 pm »


    1558 a và 1558 b ( em quên không hỏi mỏm nào là a, mỏm nào là b )



  
Chào Linh Quany -nếu là hai mõm 1558 a và 1558 b ,thì mõm bên phải là b mõm bên trái là a , phía sau của hai mỏm này là có các điểm cao 1800-1785-đồi cây xanh''1800b''đường biên giới nằm trên các mõm này
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #503 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2015, 01:52:27 pm »

  Con đường dẫn ra cửa khẩu.

   Em nghe nói mỏm kia là đỉnh 1800. Vẫn bác tv 1509 bẩu thế !


.
Chào các bác
Chào Linh Quany -nếu đúng là đỉnh 1800 thì chú đứng chụp mãi trong UB xã lao chải rồi ,còn ra bên ngoài khoảng hơn 1km đứng ở ngay bờ suối chụp thì sườn phía nam của đỉnh 1800 chạy thẳng xuống đến suối luôn,con đường đang mở ra cửa khẩu lao chải nằm về phía tây của đỉnh 1800
-Cảm ơn chú đã cho xem lại hình ảnh một thời ở vùng biên ấy ,cũng đã lâu rồi giờ có nhiều cái quên lắm mong chú thông cảm cho nhé
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #504 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2015, 03:49:47 pm »



    Hình như đây là đường mòn lên 1387 ( Bác mạnh 1427 có vào xem thì ngó giúp em nhé ! ) , chỗ này ngày xưa có chiếc cầu khỉ.






Chào toàn thể các bác
Chào Linh Quany ,cám ơn chú rất nhiều đã cho anh em nhìn thấy được phần nào khung cảnh vùng lao chải ,một thời anh em đã ở trong đó
-Cây cầu phỉ ngày xưa là nó nằm trên đường tăng bọn tôi gọi là vây ,còn nếu như con đường nhựa ngày nay cũng mở theo đường củ thì phải đi qua cái cầu phỉ ,nằm về phía trước cầu phỉ tính đi từ ngoài thanh thủy vào,bên trái đường có cái nghĩa trang ,theo đường lớn đi tiếp phải vòng ra một mõm núi đất dô ra đến rìa suối rồi lại mới đi tiếp vào lao chải ,ở cái chỗ mõm núi nhô ra ấy có cái cầu bộ đội mình làm để qua suối thanh thủy sang 1427 và 1387 con đường mòn chú chụp đi vòng sang bên phải thì lên được 1427 và 1387 ,đoạn đường này rất dốc
cám ơn chú rất nhiều ,kể mà có bác nào ở trong đấy một thời với bác tv 1509 thì tha hồ ngắm nhìn chỉ chỏ cho thoải mái ,tiếc rằng bọn mình không tham gia được

    Chỗ này thì đúng như miêu tả của bác và bác tv1509 rồi. Vì bác tv1509 cũng đóng quân trong Lao chải một thời gian bác ạ. Cũng nhớ nhớ quên quên...từ khi chụp hình với cô người Dao trên cây hương 468  Grin.

    Em quên nói : Em chụp là hướng đứng từ trong Lao Chải nhìn ra Thanh Thủy, gần đó nghe nói có một cái nghĩa trang, cũng là tên nghĩa trang Cầu Phỉ ( hình như ngày trước bác dapxichlo tự đi đào huyệt cho mình ở nghĩa trang này thì phải ), nhưng mấy anh em nhìn mãi không thấy, có lẽ họ chuyển đi rồi !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #505 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2015, 06:56:21 pm »



    Hình như đây là đường mòn lên 1387 ( Bác mạnh 1427 có vào xem thì ngó giúp em nhé ! ) , chỗ này ngày xưa có chiếc cầu khỉ.






Chào toàn thể các bác
Chào Linh Quany ,cám ơn chú rất nhiều đã cho anh em nhìn thấy được phần nào khung cảnh vùng lao chải ,một thời anh em đã ở trong đó
-Cây cầu phỉ ngày xưa là nó nằm trên đường tăng bọn tôi gọi là vây ,còn nếu như con đường nhựa ngày nay cũng mở theo đường củ thì phải đi qua cái cầu phỉ ,nằm về phía trước cầu phỉ tính đi từ ngoài thanh thủy vào,bên trái đường có cái nghĩa trang ,theo đường lớn đi tiếp phải vòng ra một mõm núi đất dô ra đến rìa suối rồi lại mới đi tiếp vào lao chải ,ở cái chỗ mõm núi nhô ra ấy có cái cầu bộ đội mình làm để qua suối thanh thủy sang 1427 và 1387 con đường mòn chú chụp đi vòng sang bên phải thì lên được 1427 và 1387 ,đoạn đường này rất dốc
cám ơn chú rất nhiều ,kể mà có bác nào ở trong đấy một thời với bác tv 1509 thì tha hồ ngắm nhìn chỉ chỏ cho thoải mái ,tiếc rằng bọn mình không tham gia được

    Chỗ này thì đúng như miêu tả của bác và bác tv1509 rồi. Vì bác tv1509 cũng đóng quân trong Lao chải một thời gian bác ạ. Cũng nhớ nhớ quên quên...từ khi chụp hình với cô người Dao trên cây hương 468  Grin.

    Em quên nói : Em chụp là hướng đứng từ trong Lao Chải nhìn ra Thanh Thủy, gần đó nghe nói có một cái nghĩa trang, cũng là tên nghĩa trang Cầu Phỉ ( hình như ngày trước bác dapxichlo tự đi đào huyệt cho mình ở nghĩa trang này thì phải ), nhưng mấy anh em nhìn mãi không thấy, có lẽ họ chuyển đi rồi !
  Nghĩa trang ở cái cầu (người thì gọi là cầu khỉ,người thì gọi là cầu phỉ) đấy,nó nằm phía trong cầu bên tay trái đường.Mộ liệt sỹ chôn trên những miếng ruộng bậc thang,cao hơn mặt đường một chút,bây giờ mở đường chắc chỗ đó san đi rồi,mộ thì năm 96 đã quy tập về nghĩa trang VX.Còn cái cầu,lát bằng những đoạn gỗ qua cái khe nhỏ,hẹp.Đi quá vào trong là trạm phẫu sơ cứu thương binh trước khi chuyển ra ngoài,còn liệt sỹ thì đội mai táng đưa ra nghĩa trang.Hồi năm 79,anh Lại (Lại bủ)quê Sơn dương TQ làm đội trường mai táng,thuộc ban chính sách sư đoàn.Riêng lính làm nhiệm vụ này,hầu hết không trụ được lâu dài chì thời gian sau là xin chuyển,vì có thời gian tổ này bị giao nhiệm vụ đi quy tập liệt sỹ hy sinh hồi 79.Việc bốc các liệt sỹ đang phân hủy nặng làm họ bị xốc...
Logged
Tiengiao
Thành viên
*
Bài viết: 215


« Trả lời #506 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2015, 08:08:35 am »

  Đoạn kết : Thưa các bác, em đã đưa ảnh xong, về chuyến đi vừa rồi. hy vọng giúp được bác nào đó, gợi nhớ vài hình ảnh, kỷ niệm về chiến trường xưa. Còn một số ảnh cá nhân, em không đưa lên sợ loãng. Một số của các bác 356 em sẽ trả sang Top các bác 356. Bác nào cần ảnh gốc , xin nhắn tin địa chỉ Gmail cho em, em sẽ gửi qua mạng.

    Đây cũng là " phóng sự " ảnh cuối cùng về Hà Giang của em.

   Kính chúc các bác, anh chị CCB, các thành viên đang tham gia trên diễn đàn VMH một mùa xuân mới, một năm mới tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc !

    LQY.

Đúng đấy chú LQY, chú dẫn bài hay lắm, nhìn ảnh vừa thân quen vừa nhớ lại thời xưa, nhưng chẳng nhận ra được. Nghĩa trang cầu Khỉ (anh gọi tên theo ảnh em E14) nhiều liệt sỹ  ở nghĩa trang này lắm, E14 có 1 cái kho gần cầu khỉ là kho 12B. Anh đọc tấm bia trên đài tưởng niệm mà chẳng thấy có tên anh em người Vính Phú, Thanh Hóa ... số lượng như vậy là quá ít, thôi địa phương làm được thế cũng là quá tốt rồi anh em quê ở đâu cúng là đồng đội mình cả.
Chú gửi vào gmail cho anh nhé. Cảm ơn
Nhân dịp năm mới chúc LQY, các bác CCB, các bạn đọc một năm mới mạnh khỏe, thành đạt, vạn sự tuyệt vời.
Logged
dapxichlo
Thành viên
*
Bài viết: 291


« Trả lời #507 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2015, 03:12:16 pm »

    -kính chào toàn thể các bác-chào Linhquay.
Các bác ạ hôm nay mới có thời gian xem kỹ lại ảnh mà Linhquany đưa lên,nhất là ảnh bia khắc tên các liệt sỹ,trong số này có tên liệt sỹ Giàng Seo Diêu hy sinh tháng 4/79,chính xác hy sinh ngày 2/4/1979 C10-D3-E122,mai táng cùng ngày tại nghĩa trang cầu phỉ,khi nào có thời gian em sẽ kể cho các bác nghe trường hợp này,em đã phải ôm giữ chặt liệt sỹ Diêu khi hấp hối,vì lúc ấy Diêu cứ gồng mình lên và giãy khỏe lắm.
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #508 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2015, 06:42:53 pm »

CHIẾC BÁNH CHƯNG MỐC.

   Thông báo với các đồng chí - Lời của chính trị viên, trong buổi sinh hoạt tối : Tết năm nay, vì đơn vị có kế hoạch đột xuất. Toàn bộ các chiến sĩ được về phép hay tranh thủ, phải ở lại, trực chiến một trăm phần trăm.

   Anh vỗ vai Chiến, khi còn một mình cậu : " Thôi chú đừng buồn, cố gắng vì nhiệm vụ. Sau đợt này, anh sẽ cho chú đi tranh thủ mấy ngày."
 
   Chiến thở dài, gấp lá thư lại, trong đó vẻn vẹn mấy chữ :

   Bố mẹ kính yêu và các em xa nhớ ! Sau Tết con sẽ về thăm nhà.

   ***
   Lão Bình ôm ngực ho sù sụ, một tay run run lần mở lá thư của thằng con trai, đọc cho cả nhà nghe.

   Bà Bình rơm rớm : Khổ thằng bé, hôm nọ báo tin, được về phép ăn Tết vì đạt chiến sĩ giỏi. Chắc đơn vị nó có việc gì đó. Thôi, nó không về được, thì mình phần cho nó cái bánh chưng, sau Tết nó về ăn cũng được ông ạ !

   Thằng cu Thắng, vừa vác bó củi từ trên núi về, vẹo sườn ném xuống đất, hớn hở chạy vào khi nghe tin có thư anh Chiến, nghe tin anh không về được, nó tiu nghỉu: " Thế này thì ...năm nay con phải làm tất mọi việc thay anh ấy rồi...! ". Thắng mới 14 tuổi, từ khi Chiến đi bộ đội, mọi việc nặng nhọc của người đàn ông trong nhà dồn tât lên đôi vai khẳng khiu của nó. Đứa em út, con Hoa, còn bé quá, chưa làm được việc gì.

***

   Sau Tết, Chiến được về ba ngày. Một ngày đi, một ngày về đơn vị và một ngày ở nhà. Cậu tranh thủ trong một ngày, chất đầy đầu nhà củi cho em.

   Bà Bình bỏ vào ba lô cậu cái bánh chưng, những đám mốc xanh mốc đỏ loang nổ bám ngoài lá bánh : "Nhà phần con cái bánh, tưởng con về sớm, ai dè phải để đến nửa tháng...con... ". " Thôi mẹ ạ, để nhà các em ăn, ở đơn vị bọn con có đầy đủ, thậm chí cả rượu lẫn thuốc lá đấy! Thằng Thắng nói, năm nay nhà mình không có tiền sắm Tết, chỉ gói được bốn cái bánh. " Chiến nghèn nghẹn.

   - Hình như Chiến được về phải không ! có giấy phép của chỉ huy cấp không cháu ? - Xã đội trưởng bước vào nhà, hỏi oang oang. Nhìn thấy hai mẹ con đùn đẩy nhau cái bánh chưng, anh im bặt.

   Sáu tháng trước...

   - Thật ra, tôi cũng muốn cho cháu đi thực hiện nghĩa vụ quân sự lắm ! Ngặt nỗi, bác nó vừa xin cho một suất đi học, nếu cháu đi bộ đội sẽ nhỡ nhàng mất. Anh xem, gạch tên cháu trong danh sách đi khám tuyển đợt này nhé ! - Lão trưởng xóm Hai, nằn nèo với xã đội trưởng. Anh lắc đầu :

   - Không được bác ạ. Chỉ tiêu năm nay trên giao cho xã là tuyển mười người. Bác thấy đấy, thanh niên còn mấy đâu, tôi vét hết mới đủ từng ấy.
 
   Trưởng xóm : Vậy còn thằng con lão Bình, anh không thấy nó đủ tuổi rồi à ?

   Xã đội trưởng : Gia đình họ thuộc diện khó khăn, lão Bình bị tai nạn, mất sức lao động, mấy đứa con còn nhỏ quá, chỉ có thằng Chiến lớn chút. Gọi nó đi thì ai chăm lo, gánh vác việc nhà lão ấy !

   - "Được, rồi anh xem ". Trưởng xóm hầm hầm cầm lại cái phong bì vừa đặt xuống bàn lúc nãy, nhét vào ngực áo. Ra về.

   Hôm sau, vừa ra tới ủy ban, chủ tịch đã gọi anh lên: " Này, cậu cứ gọi con lão Bình đi đi, nhà lão ấy chả chết được đâu. Còn thằng con lão trưởng xóm, cậu cố cho nó đi khám, thì lão ấy cũng sẽ làm cho thằng con kết quả không sâu răng thì cũng...lệch cà. Không đủ tiêu chuẩn miễn thôi mà. Thế nhé ! " . Chủ tịch cười hăng hắc, tay nắn nắn cái gì trong túi áo.

   ***
   Chiếc bánh chưng được gọt bớt lớp vỏ mốc bên ngoài, đã bé lại còn bé hơn.

   Tuy được đưa vào hấp nhờ trong chảo cơm, nó vẫn cứng, vì nấu bằng loại gạo nếp rẻ tiền, để lâu đã bị lại gạo. Không xắn bằng dây lạt được, phải dùng dao cắt lát như cắt cơm nắm.

   Cả tiểu đội xúm vào, mỗi người một miếng.

( Viết theo Nhật ký đồng đội, xuân1995 )
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Hai, 2015, 11:30:51 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #509 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2015, 10:52:22 am »

CHUYỆN NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG ĐỘI CÙNG ĐƠN VỊ ( TIẾP )

   Hẳn là nhiều người, đã đọc những câu chuyện về những chiến sĩ Hoàng Văn Thêu, Nông Văn Hoản hay Bình cối, Tuấn bọ chó trong các câu chuyện trước. Lần này, câu chuyện về một chiến sĩ nuôi quân. Minh toét, từng xuất hiện trong chuyện Cô bán hàng xinh đẹp ở thị xã Hà Giang.

   MINH TOÉT

   Minh toét làm anh nuôi, nhưng hắn ở rất bẩn, có thể nói là bẩn nhất đơn vị.

   Nếu ai từng ghé qua chỗ ở của Minh, chắc ít nhiều cũng phải trợn mắt, bịt mũi một chút vì cái đống " nội vụ " của cậu ta, nó lộn xộn, nháo nhào như một đống giẻ rách bốc mùi. Chiếc màn khi quân đội phát cho không nhớ là màu gì, nhưng hiện nhìn ngang nhác màu như cái vó tôm của mấy bác dân chài, cái vỏ chăn bông thì cáu lại những vết đen bóng như sừng quanh viền mép. Cậu từng tự hào khoe là đã hai lần say rượu, nôn vào chăn nhưng chưa thèm giặt. Cho nên, không một ai dám đứng lâu quá mười lăm phút trong phòng ngủ cậu ta cả.

   Người ngợm của Minh cũng vậy, cáu cáu, bẩn bẩn, đen nhẻm nhọ nồi từ đầu đến chân. Nếu không có đôi quân hàm đỏ nhờ nhờ ( cũng vì bám bụi bẩn ), trên ve áo, thì người ta tưởng cậu là một lão tiều phu chuyên đốt than , chứ không phải anh bộ đội. Nghe nói, thời còn huấn luyện tân binh, không biết bao lần bị anh em khênh ra ngoài giếng tắm cho. Đến đơn vị này, cũng bị phạt lên phạt xuống, đáng lẽ không được làm bếp, nhưng vì một lý do khác, với lại nhắc mãi, phạt mãi chỉ huy cũng chán, lờ đi.

   Cái tên đệm, anh em đặt cho là vì cậu ta có đôi mắt cũng nào cũng hấp háy, rỉ chảy nước. Có lần, một người nói thấy Minh vừa nấu cơm, vừa dụi mắt, một cục rỉ to như ngón tay rơi vào bát canh tõm một cái. " Thề mả bố thằng nào nói phét!" người kể khẳng định thêm, rất chắc chắn như vậy. Bữa đó, có người bỏ ăn canh, nhưng đa số anh em vẫn chén tất. Bộ đội mà, ngày xưa các chú, các anh trên chốt ăn đầu cá có giòi còn được, đây đã là cái thá gì!
Cậu ta lúc nào cũng kè kè trên người hai món đồ " gia bảo ". Đó là chiếc xẻng bộ binh để xúc cơm và chiếc khăn bông quàng trên cổ màu cháo lòng. Đi đâu cũng giắt xẻng, khoác khăn theo. Có thằng nhìn mãi buột miệng " Không biết nó có lấy cái xẻng kia...xúc cái gì trước xong mới xúc cơm chảo ra cho bọn mình ăn không nhỉ?". Còn chiếc khăn huyền thoại thì từng gây lên sóng gió cả đơn vị. Một lần, tự nhiên cậu ta chửi ầm lên: " Mẹ thằng nào giấu khăn của bố trả ngay đây nhé! ". Lúc sau thấy nó nằm trong chảo cơm. Hóa ra ông tướng cúi cúi đảo đảo rơi khăn vào đó. Bộ đội vừa ăn vừa tấm tắc khen hôm nay thằng này nấu cơm thơm ngậy là.

   Tuy vậy, cậu ta là người cực kỳ khéo tay, nấu ăn rất ngon, và tất nhiên là hơi bẩn rồi, nhưng tuyệt nhiên lính tráng ăn cơm của Minh nấu, chưa bao giờ kêu ca đau bụng hay bị sao cả. Nhất là khi đơn vị đóng quân trên biên giới, thì tay nghề của Minh được dịp thể hiện, với tất cả những gì vớ được trên rừng, từ nắm lá chua, đám hoa chuối, con cua con cá mò dưới suối, qua tay cậu, bữa cơm lính thanh đạm trở thành ngon lành. Ngoài ra, những chiếc muôi, đĩa nhôm, cánh cối, B41, với sự trợ giúp của một cái khuôn đổ bằng đất, một cái giũa cưa, anh em trong đơn vị có vô số vòng, nhẫn, hình trái tim mang về tặng bạn gái, người yêu...

   Chuyện đi biên giới của Minh cũng vô tình. Đơn vị chuyển quân lên tỉnh Biên Giới Phía Tây để gỡ mìn. Quân số giờ chót bị thiếu một người do có chiến sĩ đào ngũ. Minh đang nằm khểnh trong phòng, chỉ huy gọi lên, điền tên vào thay, thế là đi luôn.

   Sau đó, đơn vị lại lật sang phía tỉnh Biên Giới Cực Bắc, Minh Toét cũng lếch thếch theo sang đó. Có nhiều mẩu chuyện rất vui về người chiến sĩ nuôi quân này, ở trên cả hai tuyến...

   ( Còn nữa )
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2015, 12:10:22 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM