Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 01:08:18 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tình đồng đội ! (Phần 2)  (Đọc 202660 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #360 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2014, 09:07:41 am »

   Hi hi, em đang lên cân muốn phanh chả được đây bác khanhhuyen ạ. Dúng cao là phải có bài hẳn hoi, cứ xắt miếng thái nhỏ ngâm rượu hay chén tì tì là không ổn đâu. Chỉ cần một cục " xà phòng " kia của bác là em tròn quay ngay ! Em xin cho mấy bác đang bị suy dinh dưỡng do không ăn uống được đấy chứ !  Grin

   Bác Tiến giao : Em chưa sắm được ống kính, nhìn ảnh vẫn còn mờ lắm, khi nào em sắm được con ống ngon ngon, em vác lên đỉnh 2000 chụp bác xem mới đã !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #361 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2014, 12:26:24 am »

  Chào Linh Quany, chào mọi người.
 Hóa ra  nấu cao ngựa làm ngựa lại như vậy. Nhớ hồi lâu lâu rồi, tôi vào Thanh hóa, cùng ông bác lần sang biên giới xách về bộ xương mà dân bên đó gác lên góc bếp đã lâu, đen den, bẩn bẩn, loại này người ta bẩu nấu cao tốt lắm. Mới đầu tôi cũng cũng tưởng là cho cả bộ ấy vào nồi dun tan ra thành cao, nhưng không phải vậy. Nói lại một tí ngày ấy tôi cùng ông bác đã 80 tuổi, cụ vào xứ Thanh từ năm bốn mấy trong góc nhà vẫn dựng khẩu calip 12 cụ vốn là lính quân giới cũ, sau khi ra quân thường đi săn để kiếm tí thịt và thỏa chí đam mê, nay cụ đã 97 tuổi. Hai bác cháu hì hục cọ, cọ rửa rửa, đánh sạch trắng phốp, nhưng vẫn chửa xong lại phải đem trẻ nhỏ đánh sạch cả tủy bên trong. Tôi thì cứ nghĩ làm như vậy còn éo gì mà nấu với trả nướng Grin Grin Grin Sừng sơn dương cũng trẻ nhỏ đun cùng, lại còn vác cái xoong Liên xô ra chất củi, ông bẩu nấu liền 7 ngày đêm tôi nghe chán hẳn Grin Grin Grin. Dưng mà đã chót rồi thì ngật ngưỡng làm theo, tôi toàn chốn măc ông nấu nướng. Khi tôi về không thấy cái bếp củi ấy đâu hỏi: "xong rồi hử bác". Ông bảo:" Đang chờ anh về để nấu cho xong". Tôi tưởng thật: vâng bác chỉ để cháu làm. Ông chỉ tôi một đống xương trắng đấy anh nấu đi, tôi thấy làm lạ vì nghe bảo 7 ngày thì xong, tôi mải chốn lên phải xong rồi mới phải. " Làm thế nào hử bác" Ông bảo: "làm làm cái con tiều nhà anh..." Xương  nhẹ hơn xốp và dễ gãy, ông lấy tôi  xem 7 lạng cao ngày ấy, nó đen, mềm. Thật tình tôi cũng không biết làm sao mà ra vậy Huh Huh Huh. Mãi sau này chú em tôi vác đâu về 1 chú còn nguyên đai kiện mặc dù đóng đá nhưng đã thối um. Nó xấp xỉ 2 tạ mà khi nấu rồi mới được  gần ký 3. Tôi cứ nghĩ nấu cao ngựa cũng vậy, hôm ở Vị xuyên về anh Vinh c11 dúi cho tôi một miếng bẩu cao ngựa. Tôi xem thấy nó  vàng nhạt lên cứ nghi nghi hoặc hoặc quẳng lẳng vào trong tủ lạnh. Thứ này ngâm vào rệu dùng được hử Linh Quany?, Cũng có lần lên Lạng sơn chơi tôi cũng có anh bạn cho tôi một miếng và còn chỉ vào cái phổi bẩu mang về ngâm rệu, tôi nhìn kinh vãi chỉ lấy miếng cao rồi đem cho Grin Grin Grin Giờ mới biết tống cả vào cái nồi hấp quân y đun nhiễn rồi cô đặc chắc chỉ ngày là xong Grin Grin Grin
Logged
nguyenminhson356
Thành viên
*
Bài viết: 228



« Trả lời #362 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2014, 11:01:00 am »

Chào bác phamvanminh. thơ của bác em nghĩ chả cần phải sửa đâu ạ. Rất hay nữa đằng khác. Em đã chót có câu thề là " Ai mà làm thơ dở hơn tôi, thì tôi giải nghệ ", đọc thơ của bác em nín thở, may quá vẫn còn đường làm thơ con cóc khi hứng lên vui với các bác một chút.  Grin
--------------------------------------------------------------------------
 Chào linhquany cậu chỉ đc cái nói đúng càng đọc càng thấy lời văn ý thơ của chú sâu và đậm, đã nhiều lần tâm trạng muốn giải nghệ xong :" Ai mà làm thơ dở hơn tôi, thì tôi giải nghệ " tới nay vẫn chưa có ai làm thơ dở hơn tôi mà mỗi ngày cây bút của chú lại sắc ngòi hơn còn của anh thì ôi thôi anh lại phải cố lên...........
Logged

Một ba lô, cây súng trên vai.
Người chiến sĩ quen với gian lao...
nguyenminhson356
Thành viên
*
Bài viết: 228



« Trả lời #363 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2014, 11:10:34 am »


   Sau khi cuộc rượu tàn. Bác Đường Minh Tuấn vì ngồi cạnh em nên bị " lên đỉnh 1509 " mãi đến chiều mới dậy được. Do công việc, mọi người chia tay nhau trong bịn rịn, hẹn có dịp lại đến thăm nhau.

   Chụp ảnh kỷ niệm tại nhà anh Kim !

   Từ trái sang phải : vợ chồng bác Thẩm Yên lập - Phú thọ, bác Tuấn Yên Bái, vợ chồng bác Tân râu Việt trì, bác nguyenminhson356, bác Kim.


cho nó xong vào nhà chơi. Thằng đồng đội cũ của em giờ là đại gia, một ông chủ xưởng gỗ có tiếng giàu có, thành đạt ở thành phố này. Ngồi nói chuyện một lúc thấy nhàn nhạt, không biết do khác đẳng cấp hay vừa chứng kiến tình cảm của những người CCb so với lính thời bình mà thấy vậy, em cáo từ về, dù nó bảo ở lại gọi bọn bạn lính đến uống rượu.

------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cảm ơn linhquany đã ghi lại hình ảnh và đoạn video clip rất tình đồng đội sau bao năm vẫn thế!!!!!!!
Logged

Một ba lô, cây súng trên vai.
Người chiến sĩ quen với gian lao...
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #364 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2014, 10:26:04 am »

   Bác Hồng : Cao ngựa bạch ngâm rượu uống cũng rất tốt đó bác, tuổi như các bác xương cốt đang thoái hóa dần, uống vào cũng đỡ lắm bác ạ. còn màu thì tùy theo người nấu thêm lá thuốc vào nhiều hay ít thôi. Nhà em còn một ít hồi ông già vợ cùng mấy ông bạn nấu cho nhìn nó sậm màu hơn.

   Bác nguyenminhson : Hi hi, nếu bác làm thơ thì cũng cố gắng cho em một con đường để làm thơ vui cùng các bác nhé ! Em không muốn ai đoạt giải quán quân làm thơ...tệ hại nhất của em đâu ( không hay nhất thì cũng phải dở nhất, ít ra có cái nhất cho nó ganh đua với đời  Grin ).
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #365 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2014, 11:53:59 am »

BỘ ĐỘI " ĐÁ " PHÒ !

    Các đồng chí ạ ! ( ấy là em bắt trước bác Đông, trong chuyên mục Chuyện kể ở đại đội cho nó sang Cheesy ). Bộ đội thì nhiều chuyện lắm, kể có...đến Tết cũng không hết. Chuyện vui, chuyện buồn, linh tinh các loại chuyện thường được kể đi kể lại, mục đích nhằm cho vui sau những thời gian huấn luyện trên thao trường, thời gian sau những buổi học chính trị , thấm nhuần tư tưởng đường lối và nâng cao ý thức cách mạng của người chiến sĩ, bộ đội cụ Hồ, nó khiến cũng đỡ mệt mỏi và ...đau đầu đi rất nhiều. Và trong đó có một câu chuyện tếu em sắp kể dưới đây. Tất nhiên, trước khi xuống dòng, cũng phải nhắc lại  CHỐNG CHỈ ĐỊNH VỚI CÁC ĐỒNG CHÍ NỮ !

   Chuyện là thế này : Vào khoảng năm 1995 - 1996 gì đó. Quân khu X tổ chức một buổi diễn tập của binh chủng công binh, tại một địa điểm N nào đó gần thị xã Yên Bái. Một số đơn vị công binh thuộc các sư đoàn, quân địa phương phối hợp với lữ đoàn công binh Z  thực hành đề mục Công binh vật cản (  tên nó dài lắm, em chả nhớ hết, gọi nôm na như vậy thôi ). Đại đội công binh của trung đoàn N sư đoàn Y cũng gửi 20 chiến sĩ, tương trương cấp trung đội, tham gia đợt diễn tập này.

   Nói sơ qua chút về công binh vật cản, nó là trong một số các chuyên đề mà các chiến sĩ công binh của chúng ta vẫn phải huấn luyện hàng ngày, như vượt sông, vật cản, công trình..v..v.. Riêng vật cản lại chia ra hai mục khác nhau : Khắc phục vật cản và bố trí vật cản. Trung đội công binh của trung đoàn có nhiệm vụ thao diễn khoa mục khắc phục vật cản, tức là gỡ mìn trên thực địa.

   Chiều hôm đó, đơn vị tập kết, làm lán trại xong xuôi. Các sĩ quan lần lượt...rủ nhau đi uống rượu. Bộ phận còn lại chỉ còn các đồng chí từ A trưởng đổ xuống. Bố trí ăn nghỉ, cắt gác xong xuôi, tự dưng có một mệnh lệnh từ trên xuống : " Đơn vị tổ chức vọng gác tiền tiêu ngoài bãi mìn giả đinh, như trong tình huống cảnh giới khi xảy ra thực tế ! ". Oài, như vậy phải chia ra hai tổ gác đêm, quân số thì như đã nói, có hai mươi đồng chí, trong đó hai sĩ quan thì miễn gác, thêm một quân y và hai A trưởng cũng thế, tính sơ sơ mỗi tổ gác ba người phải ít ra hai tiếng một ca, từ 9h đến 2h thì bỏ cho đến 5 h gác tiếp, sợ cấp trên xuống sớm kiểm tra.

   Ca đầu tiên, vòng ngoài bãi mìn do các đồng chí : binh nhì Can Vàng ( Nguyễn Văn Can, đồng chí này từng uống gần hết một can vàng 2l rượu nên biệt danh thế ),  binh nhì Hiểu Ổ Cối ( Do đồng chí ấy to cao kềnh càng, anh em hay trêu " mẹ mày đẻ mày ra xong chắc ...đau hết ổ cối " ) và đồng chí Thào A Tráng, dân tộc Mông, binh nhất, đeo băng đỏ làm tổ trưởng, chưa có biệt danh gì, sau câu chuyện này đồng chí ấy mới có .

   Khu vực này không gần dân, chỉ lác đác vài ngôi nhà dưới các triền đồi. Cách đấy vài km là một cái cảng nhỏ. Thi thoảng có chiếc xe tải ra vào, chủ yếu là các xe chở lâm thổ sản. Hầu như không có người qua lại, cơm nước xong tổ đầu tiên khoác súng ra mặt đường.

   Cuối tháng mười, trời đang tiết cuối thu, đầu đông, đêm se se lạnh, thi thoảng từng cơn gió phía hồ thác Bà thổi về khiến những chiến sĩ đang gác ngoài mặt đường rùng mình. Bao thuốc lá dở chia nhau đã hết, vẫn còn cả tiếng nữa. Can Vàng lẩm bẩm " quên xừ cái điếu cày dưới đơn vị, vật quá các ông ạ ! " , hai người còn lại đang tóp tép miệng thèm thuồng thì đúng lúc ấy Linh, y tá đơn vị ra : " Thuốc hả, may quá, tôi còn đây ! " mấy chiến sĩ túm vào, ánh lửa lóe lên, làn khói thuốc lại bay ra ngào ngạt trong đêm tối.

   Hiểu ổ cối đang rít tóp má đoạn top thuốc còn lại, chợt vứt xuống, quàng khẩu súng lại, quát " Ai, đứng lại ! " định hô tiếp không tôi bắn, chợt nhớ ra súng không có đạn, vả lại cũng không được phép bắn nếu có, thấy thừa nên lại thôi.

   Một bóng trăng trắng tiến gần lại nhóm. Tráng bật đèn pin soi " Hình như là ...con gái " .

   Đúng là một cô gái, không nhìn rõ mặt vì tay cô ta giơ lên che ánh đèn làm chói mắt.  Một mùi rất gắt xộc vào mũi những người lính, mùi nước hoa rẻ tiền, người dùng quen không nhận thấy cho nên xức quá nặng tay. Khi cô gái bỏ tay xuống, gương mặt hiện ra với lớp son phấn dày đến nỗi không thể đoán bộ mặt thật của cô ta như thế nào.

   Cô gái lên tiếng " Các anh ơi ! cho em xin điếu thuốc ! "

  ( Còn nữa )
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #366 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2014, 09:10:06 am »

   ...Linh lấy một điếu thuốc, châm lửa rồi đưa cho cô gái. Cô ta vồ lấy rít lấy rít để trong sự chứng kiến ngỡ ngàng của mấy chàng lính gác .

   Mấy người im lặng một lúc lâu, chờ cô gái hút xong điếu thuốc. Có vẻ cô ta bị lạnh, nhìn cái dáng gầy gầy, co ro lại run rẩy mỗi khi có cơn gió thổi từ hồ vào mấy người lính cũng có một chút thương cảm. Không nói nhưng họ đều  nghĩ, giờ này con gái nhà lành không ai ra đường lang thang cả, cộng thêm cái mùi nước hoa gắt xộc lên cùng đám son phấn lòe loẹt trên mặt cô gái, họ cũng gần như đoán ra. Khu vực gần đây cũng nổi tiếng có lắm trò ăn chơi, vì nó có cái Cảng.

   - Em...đi đâu đấy ? - Can vàng cất tiếng hỏi đầu tiên, xong mới thấy mình hỏi thật ngớ ngẩn.

   - Em vừa ở trong Cảng ra - Cô gái hình cũng biết mấy cậu lính này đoán cô làm nghề gì, thản nhiên : Hôm nay ế ẩm quá, chẳng được " cuốc " nào cả !

   Tổ trưởng thào A Tráng cảm thấy nóng nóng mặt. Chàng trai người Mông này vốn tính nóng nảy, thật thà : Thôi, hút thuốc xong cô đi đi, đây là khu vực đang diễn tập quân sự, chúng tôi cũng đang làm nhiệm vụ, không nói chuyện với người ngoài được !

   Cô gái như không nghe thấy tiếng nhắc nhở của người lính đeo băng đỏ trước mặt, tỉnh bơ " lạnh quá các anh ạ, cho em xin điếu thuốc nữa ". Linh lại móc điếu nữa ra, lại mồi lửa cho cô, và cứ như trước, cô gái lại lập bập rít thuốc, nhả khói.

   - Hay là...- Đột nhiên cô ta nói làm mọi người ngỡ ngàng : ở đây chả có ai, các anh có muốn " chơi " một chút không ?

   Cả bốn chàng lính ngớ người trước " đề nghị " của cô ta. Bỏ mẹ, cứ loanh quanh như này thì lúc nữa chỉ huy về nhìn thấy, khéo ăn kỷ luật cả đám.

   Cô gái thấy mấy người lính im lặng, đổi giọng như van vỉ : Các anh ơi, mẹ em đang ốm, hôm nay em không kiếm được đồng nào về mua thuốc, các anh giúp em đi !

   Linh y tá thì thào vào tai đồng đội : Thế chúng mày có thằng nào muốn bị tiêm mấy chục phát vào đít không đấy ! " giúp " em í đi !

   Tráng như sực tỉnh bới câu nói khích của bạn, cậu ta quát líu ríu như chim : Này, chúng tôi là bộ đội đấy nhé, cô có đi đi cho chúng tôi làm nhiệm vụ không hử ?

   Không ngờ, cô gái lì lợm : Bộ đội thì sao ạ, em cũng từng gặp...ối bộ đội như các anh ấy chứ ! - Rồi cô ta ngồi luôn xuống : Em chả đi đâu hết, em cứ ngồi đây đấy !

   Cả tổ sốt ruột nhìn nhau, cảm thấy khó xử, sắp đến giờ chính viên cùng B trưởng về qua đây rồi. Cứ lằng nhằng như này thì toi ! Tổ trưởng không chịu được nữa, cậu ta văng một tràng tiếng dân tộc, chắc chửi tục, rồi quát ầm ầm : Mẹ mày, mày có khách hay ế liên quan gì tới bọn ông mà ra đây ngồi ăn vạ - Mồm nói chân cậu ta vung lên đá đánh bốp vào mông cô gái, rồi vung cây dùi cui lên dọa : Mày thích tao cho cái này " chơi " với mày nhé !

   - Ấy ấy ! Đùng nóng đồng chí, dù sao nó cũng là con gái ! _ Linh vội nhảy vào can, tiện kéo Tráng ra nói nhỏ vào tai : Này, nó mà ăn vạ, kiện bộ đội đánh dân là ông mệt đó !

   Rồi cậu ta đến đỡ cô gái dậy, đang ôm mông sụt sịt vì đau : " Thế này cô ạ, bọn tôi là lính, nhưng lính cũng dăm bảy đường lính, không phải ai cũng như những thằng mà cô nói từng gặp. Thôi, có chút tiền lẻ, chả đáng là bao, cô cầm lấy mang về, có khi cũng mua được chút thuốc cho bác ở nhà ". Nói rồi cậu móc túi áo ra, đưa mấy tờ giấy bạc nhàu nát ấn vào tay cô, mấy người lính kia cũng lần lượt làm như vậy. Tráng lúng búng khi đến trước mặt cô gái : " Cho tôi ...xin lối " .

   Nhìn cô gái lủi thủi bước đi , cái mùi nước hoa , son phấn cũng cuốn theo chân cô ta nhạt dần theo cơn gió. Hiểu ổ cối lúc này mới buột miệng " Kể ra ..." nói câu lưng lửng ấy xong cậu ta lại im luôn, chả ai biết cậu ta có ý gì . Linh gật gù tiếp : " Ừ, kể ra cũng tội ...nhưng mà liệu nó nói thật không chúng mày nhỉ, bọn này với hội nghiện là văn giống nhau lắm ! ". Can vàng lẩm bẩm " nó đi cho là tốt rồi các ông ạ ! " .

***

   Câu chuyện xảy ra ở phiên gác ấy đến đây là hết. Nhưng sau đó, nó lại nảy ra một chuyện nữa. Đó là Thào A Tráng, anh chàng tổ trưởng ca gác ấy vì cú độc cước không hề biết thương hoa tiếc ngọc kia được gắn cho biệt danh : Tráng " đá " phò. Được lưu danh toàn đơn vị trong các câu chuyện tếu khi rảnh rỗi các chàng lính trẻ ngồi với nhau, thêm mắm thêm muối, khiến nhiều người khi nghe tiêu đề nghĩ nhầm, câu chuyện " Bộ đội đá phò ".

   Hết !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #367 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2014, 08:51:23 am »

  VỀ QUÊ !

     Đến hẹn lại... xuống ! Hàng năm, theo đúng lịch, trừ những việc đột xuất, tôi lại khoác ba lô lên xe về xuôi, về một miền quê lúa, nơi mà tôi gọi là quê ngoại. Thái Bình.

    Về quê, cái từ ấy nghe gợi một cảm giác gì đó, của một người con đi xa, thỉnh thoảng về thăm quê hương. Mặc dù tôi là một người sinh ra và lớn lên tại miền núi, nhưng cũng có cảm giác như vậy, như người sinh thành ra tôi chôn ra cắt rốn tại đây. Đó là quê hương thứ hai, gần như ai cũng có.

   Về quê ! cũng có hàm ý về một vùng nông thôn  hay miền xuôi, mỗi khi những người miền ngược chúng tôi về, vẫn gọi như vậy. Nó sẽ rất khác nơi mình đang sinh sống. Sẽ gặp bà con họ hàng thân thích xa gần, sẽ thăm hỏi, cầm tay bá cổ nhau tíu tít, vân vân và vân vân...

    Lan man thì thế, nhưng đơn giản chỉ trèo lên xe, ngủ một giấc, vài tiếng sau là có mặt ở quê liền. Bây giờ khác ngày xưa, mỗi lần về quê ngoại là nghĩ đến chuyện xe cộ thấy ớn. Chờ đợi mua vé dài cổ ở bến xe Tuyên quang, Thái Bình, vật vạ bến Kim Liên hay bến Nứa Hà Nội để trung chuyển đi xuôi hay ngược. Giờ xe đón tận cửa, giường nằm êm ái, đi một mạch.

   Kiểm tra lần cuối, chút quà đặc trưng miền núi xem đã đóng gói kỹ càng chưa. Chè, măng khô, mộc nhĩ, quýt, mật ong....Không đáng là bao, nhưng là ít hương vị núi rừng mang tận tay về biếu bà con. Xong ! Cứ yên tâm sáng ngày mai có mặt tại nơi cần đến. Cơn buồn ngủ ở đâu kéo tới, đều đều theo nhịp lắc lư của xe, mỗi lúc một sâu.

   Miền Bắc sau đợt mưa rét đầu đông vừa qua, lại  bừng nắng. Trên con đường đi vào nhà bà ngoại, sương phủ trắng cánh đồng, dù mặt trời đã lên hắt nhưng tia bình minh vàng chói, nhưng mới 7h sáng, vẫn chưa đủ nhiệt để xua đi lớp sương mờ đang đọng trên các cành lá.



   Đang giữa vụ đông, lúa vừa cắt xong, cho nên quang cảnh im lìm, gần như không thấy mấy ai đi đường, khác hẳn không khí tấp nập, nhộn nhịp đi làm đồng sớm khi vào mùa. Chiếc vó đặt cạnh bờ kênh này cũng như vẫn còn ngủ chưa tỉnh giấc !



   ( Còn nữa )

  

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2014, 09:20:08 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #368 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2014, 04:37:50 pm »

 ...Quê ngoại của tôi, huyện Kiến Xương ngày xưa  nghèo lắm, không thiếu thóc gạo nhưng cuộc sống thời bao cấp cũng thấy chả khá hơn miền ngược chúng tôi là bao nhiêu. Đó là những gì còn lờ mờ trong ký ức của tôi hồi còn nhỏ có cảm giác vậy.

   Tuy thế, nhưng ngày ấy, ngoài những niềm tự hào về sự đóng góp những người con cho các cuộc kháng chiến, với khẩu hiệu thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người thời chống Mỹ cứu nước hòa chung của cả tỉnh thì riêng huyện Kiến Xương sau này còn có một người nổi tiếng, đó là bác Phạm Tuân, người xã Quốc Tuấn sau khi bắn rơi B52 cởi dép lốp xỏ Cô xư ghin đi cùng bác đại tá Gò sờ bắt cô ( xin lỗi em không biết viết tiếng Nga  Grin ) của Liên Xô phi thẳng lên vũ trụ từ sân bay vũ trụ Bai cô nua. Chả thế, hồi những năm 8x, tôi về quê, đi khắp nơi thấy mỗi cái xã ấy có đường nhựa chạy êm ru, trong khi các xã khác trời mưa lội bùn gần tới đầu gối. Chuyến du hành của người Việt Nam đầu tiên ấy chắc làm khối ông anh trong khối XHCN thèm nhỏ dãi...

   Hình như lúc nhìn qua cửa sổ con tàu xuống Trái Đất, bác í thốt lên như vầy :

   Thật tuyệt vời, khi ngắm từ trên cao
   Tổ Quốc tôi, cong cong hình chữ S
   Cạnh đại dương một màu xanh ngắt
   Sóng dạt dào, như lòng mẹ rộng bao la


   ...................


   Đó là chuyện xưa, còn bây giờ về quê khác lắm, đường nhựa liên xã, đường bê tông liên thôn đã đầy đủ. Thậm chí, khi tôi muốn tìm lại một con đường lát gạch, theo tục lệ xưa, mỗi khi có đôi nào trong làng cưới thì góp ít gạch làm một đoạn đường, ngắn dài tùy theo điều kiện kinh tế của họ, nhưng đỏ mắt không thấy.

   Cổng vào nhà bà ngoại.



   ( Còn nữa )

  
  
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2014, 08:35:16 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #369 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2014, 09:48:31 am »

   ...Nhà bà ngoại tôi, đúng hơn là nhà cậu mợ tôi, bao năm nay vẫn thế, một căn nhà cấp 4 tuềnh toàng nằm sâu trong xóm, xung quanh rất nhiều ao.  cùng các loại cây cối, búi tre quanh vườn, vài cây cau trước cửa, hình ảnh đặc trưng của miền quê Bắc Bộ. Ông ngoại đã mất từ lâu, hôm nay, bọn con cháu chúng tôi từ các nơi về, chính là làm giỗ cho ông.

   Trước khi viết tiếp, cũng xin phép vong linh ông và các anh em trong gia đình để kể câu chuyện này. Tôi vốn có những hai bà ngoại, ngày xưa, do ông ngoại là độc đinh trong gia đình, lấy bà ngoại đầu tiên ( chúng tôi gọi là bà Cả ) không có con trai, chỉ sinh ra bác gái tôi, ngày trước, chuyện có con trai nối dõi tông đường còn nặng nề lắm, bà Cả liền sắm lễ trầu cau ...đi hỏi vợ cho chồng, bà Hai chính là người đã sinh ra mẹ tôi cùng một bác gái và hai người cậu, một người mất ngay khi còn nhỏ bởi một trận dịch lớn. Hai bà sống với nhau chị em rất hòa thuận, con cháu chúng tôi cũng vậy, không phân biệt, tất cả đều là ruột thịt như nhau. Cách đây ít năm, bà Cả cũng đã đi gặp ông ngoại, hiện chỉ còn bà Hai, lưng còng gập, ở cùng cậu tôi.

   Bà ngoại tôi, năm nay 92 tuổi :



   Số cậu tôi cũng long đong, cưới vợ ở quê nhưng lại thoát ly gia đình, sĩ quan công an ở tận Hà Nội. Thời trẻ cậu cũng đẹp trai, hòa hoa phong nhã . Năm cậu lên Tuyên Quang thăm bố mẹ tôi, gặp đúng dịp người chú út tôi, cũng sĩ quan nhưng là bộ đội, vừa biên giới Hà Giang về nghỉ phép. Hai người ra bờ giếng, chú tôi đánh đàn còn cậu thổi sáo, bập bùng réo rắt làm khối cô gái nhà xung quanh chắc phải rung động tâm hồn. Cũng chỉ vì cậu tiếp tục là độc đinh trong chi họ, cho nên khi sinh ra hai cô con gái, một thời gian sau cố thế nào lại ra thêm cô thứ ba, cậu xin ra khỏi ngành  về quê và cố thêm được...cô con gái nữa. Hai vợ chồng lầm lũi trồng cấy, đi làm thuê làm mướn, nuôi bốn đứa con, thay căn nhà xây cho căn nhà lá từ thời ông ngoại để lại. Giờ các em tôi đều khôn lớn,  xinh xắn, đứa đầu đã lấy chồng bộ đội, ba đứa còn lại đều đang đi học. Mỗi khi về quê, nhìn ông lão hơn năm mươi tuổi chân đất, mắt toét hấp háy già hom hem như ông bảy mươi, tôi cố hình dung ra người cán bộ công an trẻ trung, đẹp giai ngày nào mà thấy lòng xót xa cho sự tiền tụy vì vất vả của cậu. Chỉ vì nặng lòng với gia tộc, sự suy nghĩ phong kiến của các cụ ngày xưa khiến cuộc đời cậu tôi chuyển sang bước ngoặt lại về sau lũy tre làng, nhưng thấy các em tôi ngoan ngoãn, chịu khó, có vẻ như cậu mợ tôi được an ủi phần nào...

   Các cháu , chắt từ xa về đang quây quần thăm hỏi cụ, bà.



   Cái cầu ao nhỏ, ngày xưa, thời mà nước sinh hoạt còn hiếm, chưa có hệ thống máy theo chương trình nước sạch nông thôn, thì tất tần tật giặt rũ, rửa ráy gì ra đây hết, trừ ăn uống dùng nước mưa hứng chum dự trữ.



   Không biết, có phải bác Phạm Tuân mang giống bèo này lên vũ trụ làm thí nghiệm không nhỉ ?



   ( Còn nữa )

  
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2014, 10:19:37 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM