Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam => Tác giả chủ đề:: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 12:12:08 pm



Tiêu đề: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 12:12:08 pm
         
        NA UY (Vương quốc Na Uy; Kongeriket Norge, A. Kingdom of Norway), quốc gia ở Bắc Âu, trên bán đảo Xcãngđinayơ. Dt 323.877km2 (tính cả quần đảo Xpitbecghen và đảo Giáng Maien 387.000km2); ds 4,55 triệu người (2003); 98% người Na Uy. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Na Uy. Tôn giáo: 92% giáo phái dòng Luthơ. Thủ đô : Ôxlô. Chính thể quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là quốc vương. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là núi, đỉnh cao nhất Ganhôpigen 2.469m; ven biển là các miền đất thấp, hẹp. Bờ biển bị chia cắt, nhiều lạch biển dài kẹp giữa các vách đá cao, nhiều vụng nhỏ, nhiều đảo. Khí hậu ôn đới biển. Hệ thống sông ngòi dày đặc. Sông Glômma dài 598km. Rừng chiếm 25% diện tích lãnh thổ. Khoáng sản: uran, đồng, sắt, chỉ, niken...; trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn. Kinh tế phát triển cao. Công nghiệp: năng lượng, đóng tàu, đánh cá, khai thác dầu mỏ...; chăn nuôi lấy thịt, sữa là ngành chủ đạo trong nông nghiệp. Nguồn thu ngoại tệ chủ yếu từ xuất khẩu dầu lửa, khí đốt, gỗ xây dựng, cá... GDP 166,145 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 36.810 USD. Cảng biển: Nacvich, Ôxlô, Becghen, Stayangơ...; sân bay lớn: Phoocnhebu. Gađeơnuên, Becghen, Stanvangơ. Thành viên LHQ (27.11.1945), NATO. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 25.11.1971. LLVT: lực lượng thường trực 26.600 (trong đó lục quân 14.700, hải quân 6.100, không quân 5.000); lực lượng dự bị 219.000. Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 170 xe tăng, 159 xe chiến đấu bộ binh, 189 xe thiết giáp chở quân, 184 pháo mặt đất, 320 tên lửa chống tăng, 252 pháo phòng không, 300 tên lửa phòng không, 6 tàu ngầm, 3 tàu frigat, 15 tàu tên lửa, 10 tàu quét mìn, 7 tàu hộ tống, 61 máy bay chiến đấu, 36 máy bay trực thăng... Ngân sách quốc phòng 3,8 tỉ USD (2002).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67612381_456610455068840_616800223313788928_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeFfh0RBQsYBIE4brucQRRXzwpAxZO4Onw6faZWajOAyZPd4gyVhMK0KYRtlRUB_PM4i4HVG_zfqBTtxnd37M5Q-s2KSD4cZsc-CJom_2jMycw&_nc_oc=AQn6uAYOiHHWhHYhCfu89PgG_XH3UVus78amI10axlHsQkBp5ZwdSCMertM83DEpHjE&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=c97318be4fa0d275e1c925c6a1d1afb1&oe=5DA241FB)


        NÀ NGẦN, bản thuộc xã Cẩm Lí, châu Nguyên Bình (nay là xã Hoa Thám, h. Nguyên Bình, t. Cao Bằng), nơi có đồn lính khố xanh của Pháp đóng tại nhà phó lí Páo bị Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tiêu diệt trong trận Nà Ngần (26.12.1944), trận thắng thứ hai của đội ngay sau khi thành lập.

        nh NỎ

        NAGAXAKI, thành phố cảng trên bờ tây đảo Kiusu, Nhật Bản. Dt khoảng 241 km2; ds 450 nghìn người (2001). Trung tâm công nghiệp lớn (đóng tàu, chế tạo máy, luyện kim, hóa dầu, thực phẩm, chế biến gỗ...). Được xây dựng vào tk 12 từ một làng đánh cá. 9.8.1945, trong những ngày cuối cùng của CTTG-II, Mĩ đã ném quả bom nguyên từ đương lượng nổ 20.000t xuống N, phá hủy 1/3 thành phố, làm chết và bị thương 75 nghìn người.

        NAKAHARA X. MINH NGỌC

        NAM Á, khu vực phía nam châu Á, gồm các nước: Ấn Độ, Pakixtan, Bănglađet, Nêpan, Butan, Xri Lanca, Manđivơ. Dt khoảng 4,5 triệu km2; ds 1,4 tỉ người (2002). Rừng nhiệt đới, phía tây có sa mạc. Nông nghiệp nhiệt đới. Có nhiều mỏ sắt, than đá, bôxít, mănggan, vàng, kim loại màu hiếm, đá quý, các mỏ dầu, khí đốt. Trên Ấn Độ Dương, gần bờ biển NA có các đường hàng hải quốc tế quan trọng.

        NAM BỘ, phần lãnh thổ phía nam VN, từ các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu trở vào. Thời Tây Sơn và đầu triều Nguyễn là khu vực hành chính với tên gọi Gia Định Thành. 1832 nhà Nguyễn bỏ quy chế khu vực hành chính đối với Gia Định Thành; từ 1834 đặt tên vùng này là Nam Kì. Theo hiệp ước Quý Mùi (1883), Nam Kì có thêm t. Bình Thuận và bị đặt dưới sự cai trị của Pháp theo chế độ thuộc địa. Hiệp ước Giáp Thân (6.6.1884) trả t. Binh Thuận cho Trung Kì. Từ 1887 trở thành một xứ thuộc địa trong Liên hiệp Đông Dương (Đông Dương thuộc Pháp). 3.1945 thống sứ Nhật Nasimura đổi Nam Kì thành NB.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 12:13:23 pm

        NAM CHIÊU, vương quốc của người Thái cổ ở nam TQ, tồn tại từ tk 8 đến tk 13 trên vùng đất phía tây t. Vân Nam ngày nay. Nguyên là đất 6 chiếu (tiểu quốc) hình thành sau sự tan rã của nhà Hán đầu tk 3 và phụ thuộc nhà Đường. Lúc đầu tên NC được dùng để gọi chiếu Mông Xá, chiếu cuối cùng ở phía nam. 729 đời Khai Nguyên nhà Đường (713-741), vua chiếu này là Pilôkê (Bì La Các) được sự trợ giúp của nhà Đường thống nhất 6 chiếu, lấy tên nước là Quy Nghĩa, dời đô lên thành Thái Hoà (phía tây thôn Thái Hoà, nam thành cổ Đại Lí, t. Vân Nam ngày nay). Sau đó, NC tiếp tục thực hiện chính sách bành trướng, từng mang quân đánh phá Tubô (ở VN quen đọc là Thổ Phồn, nay thuộc Tây Tạng) và trở nên hùng mạnh vào giữa tk 9, với lãnh thổ bao gồm toàn bộ Vân Nam, nam Tứ Xuyên, tây Quý Châu, một phần bắc Mianma, bắc Lào và tây bắc VN ngày nay. 860 vua NC xưng đế, đặt quốc hiệu Đại Mông, sau đổi là Đại Lễ. Nhiều lần NC mang quân đánh phá và từ 863 chiếm đóng Giao Châu, đến 866 bị tướng Cao Biền nhà Đường đánh chiếm lại. 902 dòng họ quý tộc của Trịnh Mãi Tư diệt triều đại người Thái ở NC; 937 bị Đoàn Tư Bình diệt, lập ra nước Đại Lí.

        NAM CỰC, vùng cực Nam của Trái Đất, giới hạn phía bắc trong khoảng vĩ tuyến 48-60° nam. Bao gồm lục địa NC, các đào và biển bao quanh phía nam Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương. Dt khoảng 52,5 triệu km2, trải rộng trên hai đới địa lí: cực đới (lục địa NC và các đảo phụ cận) và cận cực đới (vùng đại dương và các đảo). Riêng lục địa NC có dt 13,975 triệu km2 (cả 1,582 triệu km2 thềm lục địa đóng băng và các đảo dính liền), trong đó 99% diện tích thường xuyên bị băng phủ với tổng thể tích khoảng 24 triệu km3, độ dày trung bình 1.720m, nơi dày nhất 4.300m. Độ cao trung bình 2.040m, cao nhất 5.140m. Khí hậu lạnh giá khắc nghiệt, nhất hành tinh. Điểm lạnh nhất ở phía đông lục địa NC, nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông từ -60 đến -70°C, mùa hè từ -30 đến -50°C. Nhiệt độ tương ứng ở ven bờ là -35 và 0- 5°C. Qua NC có các đường hàng hải và hàng không ngắn nhất giữa châu Phi, châu Đại Dương và Nam Mĩ. Theo hiệp định quốc tế về NC 1959, NC là khu trung lập, nơi tự do tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và chỉ được phép sử dụng vào mục đích hòa bình. Trạm nghiên cứu khoa học Nam Cực được thành lập nhân Năm vật lí địa cầu quốc tế với sự tham gia của Nga, Mĩ và một số nước khác.

        NAM ĐỊNH, tỉnh đồng bằng ven biển Bắc Bộ; bắc và đông bắc giáp Hà Nam, Thái Bình, nam và đông nam giáp Biển Đông, tây giáp Ninh Bình. Dt 1.637,40km2; ds 1,93 triệu người (2003). Nguyên là trấn Sơn Nam Hạ, 1822 đổi thành trấn NĐ. 1831 đổi thành tỉnh. 1965 hợp nhất với Hà Nam thành t. Nam Hà (1975- 91 hợp nhất với Ninh Bình thành t.  Hà Nam Ninh). 1996 tái lập. Tổ chức hành chính: 9 huyện, 1 thành phố; tỉnh lị: tp Nam Định. Địa hình bằng phẳng. Các sông lớn: Sông Hồng, sông Ninh Cơ, Sông Đáy, đổ ra Vịnh Bắc Bộ ở các cửa Ba Lạt, Ninh Cơ, Cửa Đáy. Bờ biển dài 72km. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 23,4°C, lượng mưa 1.500-2.000mm/năm. Tỉnh nông nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 993,5 nghìn tấn (lúa 983,4 nghìn tấn); thủy sản 51,6 nghìn tấn. Công nghiệp: dệt. may xuất khẩu, chế biến thủy hải sản, nhiều làng nghề truyền thống. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 1.951,8 tỉ đồng. Giao thông: đường sắt Bắc - Nam; đường bộ: đường 10, 21A, 56, 57, 12; bốn tuyến đường sông, cảng biển: Hải Thịnh. Nhiều di tích lịch sử, văn hóa: đền thờ các vua Trần, đền Trần Hưng Đạo, chùa tháp Phổ Minh, Chùa Keo, chùa cổ Lễ... Truyền thống lịch sử CM: phong trào đấu tranh của công nhân Nhà máy dệt Nam Định (1930), làng chiến đấu kiểu mẫu trong KCCP: Liên Minh, Duy Tân (Vụ Bản), Vũ Dương, Yên Bình (Ý Yên).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67727910_456610448402174_3726806954543153152_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeGqob-REpwjSRK_M8mxGlSR4fISEfnkxRXAFUdSsJ5TBR7LzOHA4GtCqfqPxjsNKqpeUCCqDTQe4o2bEY0emyYWp5B3TSGwaM65oIqt2k7nlA&_nc_oc=AQlfeMntvV8xpbxrEum7ktG_k5IgbRxiKs69AJE87j9GeMuvYXH4X-InhC91znB0PDU&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=da8692989e1b69a7cb6f422ddf2d9afe&oe=5DB0F818)


        NAM HÀ, tỉnh cũ ở nam đồng bằng Bắc Bộ. Tỉnh lị: tp Nam Định. Thành lập 1965 do hợp nhất hai tinh Nam Định và Hà Nam. 12.1975 hợp nhất với Ninh Bình thành t. Hà Nam Ninh. 12.1991 tái lập. 1996 chia lại thành hai tỉnh Nam Định và Hà Nam. 6.11.1978, LLVTND Nam Hà được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 12:15:21 pm

        NAM HÁN, quốc gia phong kiến cổ ở nam TQ từ 917 đến 971; một trong mười nước thời Ngũ Đại Thập Quốc. Nguyên là đất Thanh Hải Quân nhà Đường. Năm 917 tiết độ sứ Lưu Cung (tên thật Lưu Nham) xưng đế, lập nước riêng, đặt quốc hiệu là Việt, kinh đô tại Quảng Châu. Lãnh thổ bao gồm t. Quảng Đông, phần phía nam t. Quảng Tây, t. Phúc Kiến ngày nay. Năm 947 đổi quốc hiệu là Hán (sử quen gọi NH để phân biệt với các triều đại Đông Hán và Tây Hán trước đó). NH hai lần mang quân xâm lược Giao Châu, đều bị quân dân Giao Châu dưới sự lãnh đạo của Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền đánh bại. Năm 971 NH bị Bắc Tống diệt. 

        NAM KINH, thành phố, thủ phủ t. Giang Tô (TQ); nằm ở hạ lưu sông Trường Giang, cách cửa sông 250km. Dt 6.516 km2 (nội thành 867km2); ds 5,29 triệu người (2003, nội thành 2,73 triệu). Công nghiệp chế tạo máy, luyện kim, hóa chất, dệt. thực phẩm, vật liệu xây dựng. Có trường đại học tổng hợp, đại học sư phạm, học viện kĩ thuật, đài thiên văn, bảo tàng. Phân viện hàn lâm khoa học TQ. Là đầu mối giao thông thủy bộ, có cảng sông, ba tuyến đường sắt: Tần Phố, Hộ Ninh. Ninh Phú. NK được xây dựng năm 472tcn, là kinh đô dưới nhiều triều đại: Ngô, Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Minh. Thái Bình Thiên Quốc, thủ đô Trung Hoa dân quốc (1927-37 và 1945-49). Các di tích văn hóa hiện còn: chùa Kê Minh, chùa Linh Cốc (tk 10), Tử Kim Sơn, hồ Huyền Vũ...

        NAM LONG (Đoàn Văn Ưu: 1921-99), tư lệnh Quân khu 4 (1966-67). Dân tộc Tày, quê xã Đề Thám, h. Hoà An, t. Cao Bằng; tham gia CM 1940, nhập ngũ 1944. trung tướng (1981); đv ĐCS VN (1945). Tốt nghiệp Trường QS Hoàng Phố (TQ). 12.1944 chính trị viên trung đội, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. 10.1945 chi dội trường Chi đội Nam Long Bộ đội Nam tiến. 4.1946 ra miền Bắc, trung đoàn trướng các trung đoàn: Hải Dương, 59, 36. Tháng 6.1953-55 tham mưu trưởng, đại đoàn phó Đại đoàn 304, sư đoàn trường Sư đoàn 304. Tháng 12.1958 phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng BTL pháo binh. 2.1961 phó tư lệnh Quân khu Tả Ngạn. 4.1962 phó tư lệnh, rồi tư lệnh Quân khu 4 (1966-67). Cuối 1967 phó tư lệnh Quân khu Trị - Thiên. 6.1974 phó giám đốc Học viện QS. 1977-83 phó giám đốc Học viện QS cấp cao. Huân chương: Hồ Chí Minh, 2 Quân công hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67641554_456610428402176_7707008454040223744_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeEA3hjiaJerMpMIWfB4lhxanqrropxR7CHKJXdWGWanslczJkMxo66WW2glwTqj-0t9Stkj8P3QrwxrUeNm4meZVOYMUeKzM9wEE3Q8VislEA&_nc_oc=AQnWLm1u_c8_-nFZF4BXcwO-i9GnOLFhrIXHWTE6c2ope-BOLS2BFzGRpnyNckPqU5Q&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=a7c1beaa9252fd8a37383e05194491cc&oe=5DA89676)


        NAM PHI (Cộng hòa Nam Phi; Republiek van Suid-Aírika, A. Republic of South Africa), quốc gia ở cực nam châu Phi. Dt 1.221.037km2; ds 42,77 triệu người (2003); 74% người da đen, 16% da trắng, 9% người lai... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Aphrican... Tôn giáo: Bái vật giáo. Thiên chúa giáo. Tin Lành... Thủ đô: Pretoria, Kep Tao, Blumphôntên. Chính thể cộng hoà, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện (thượng nghị viện và hội đồng dân tộc). Phần lớn lãnh thổ là cao nguyên, kẹp giữa các dãy núi Đrakenbec (đỉnh cao nhất 3.482m) ở phía đông và Capxcơ ở phía nam. Ven biển là các dải đồng bằng đứt quãng. Khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Phía đông và nam hệ thống sông ngòi dày đặc, bắc và tây sông khô nước. Các sông chính: Ôrangiơ, Limpôpô. Nước công - nông nghiệp phát triển, kinh tế phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài (Anh, Pháp, Mĩ và các nước Tây Âu). Công nghiệp: khai khoáng, luyện kim đen, chế tạo máy... Đứng đầu thế giới về khai thác vàng, thứ hai về sản lượng kim cương. Công nghiệp QS phát triển. Chăn nuôi là ngành chính trong nông nghiệp. GDP 113,274 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 2.620 USD. Cảng biển lớn: Đuban, Êlidabet...; sân bay quốc tế: En-Smit. Luit-Bôta. Thành viên LHQ (7.11.1945), Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 22.12.1993. LLVT: lực lượng thường trực 60.000 người (lục quân 40.250, hải quân 5.000, không quân 9.250), lực lượng dự bị 73.438. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 168 xe tăng, 1.240 xe chiến đấu bộ binh. 242 xe thiết giáp trinh sát, 967 xe thiết giáp chở quân, 190 pháo mặt đất, 76 pháo phòng không, 2 tàu ngầm, 4 tàu tên lửa . 3 tàu tuần tiễu, 3 tàu quét mìn, 36 tàu hộ tống, 85 máy bay chiến đấu.. Ngân sách quốc phòng 1,8 tì USD (2002).

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67271544_456610475068838_6344282371163947008_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeHhSqxzxc8ZFxLDdyGVmiRvUtSIVpIP-AXYpCmzqkTYOuV7lOJv9e8b9YJSf9yPSclCVW62ILJooDnqg-G6i-ldglf3YUO9QDWHSxx9U30XXA&_nc_oc=AQlCFs_SDRTZuUySjKfpAhylCo3vF1_FuexR-n9hJFxBhMplU5_EVyWsPBPzbqjb4os&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=77258a9623568127e53097b886482920&oe=5DA7F9D6)


        NAM QUAN X. HỮU NGHỊ QUAN


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 12:16:44 pm

        “NAM QUỐC SƠN HÀ”, bài thơ tương truyền là của Lí Thường Kiệt, được truyền đọc trong trận Như Nguyệt, 18.1- 2.1077 nhằm động viên tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt chống lại quân Tống (TQ) xâm lược: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư, tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, nhữ đảng hành khan thủ bại hư”. Bài thơ ngắn gọn. thể hiện khí phách hiên ngang và truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, được ghi vào lịch sử như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc VN sau hơn một nghìn năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ.

        NAM TƯ (Jugoslayia, A. Yugoslayia), quốc gia cũ ở đông nam châu Âu, trên bán đảo Bancăng. Thủ đô Bêôgrat. Cư dân chủ yếu thuộc các dân tộc nhóm Nam Xlavơ, ngoài ra còn có người Anbani và một số dân tộc khác. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Xecbi - Crôat. Nguyên là vương quốc của những người Xecbi, Crôat và Xlôvenia thành lập năm 1918. Từ 1929 lấy tên là NT (Jugoslavia - đất nước của những người nam Xlavơ). 1941-45 bị Đức chiếm đóng. 15.5.1945 được hoàn toàn giải phóng. 29.11.1945 nước Cộng hòa nhân dân Liên bang NT được thành lập gồm 6 nước thành viên là Xecbia, Crôatia, Bôxnia-Hecxêgôvina, Xlôvenia, Makêđônia và Môntênêgrô. Thành viên LHQ (24.10.1945). Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 10.3.1957. Năm 1963 đổi tên thành CHXHCN Liên bang NT. Cuối những năm 1980 đầu 1990 tình hình chính trị khổng ổn định, các nước thành viên lần lượt tách ra thành các quốc gia độc lập: Cộng hòa Xlôvenia, Cộng hòa Crôatia (25.6.1991), Cộng hòa Makêđônia (8.9.1991), Cộng hòa Bôxnia và Hecxêgôvina (15.10.1991). Ngày 27.4.1992 hai nước còn lại Xecbia và Môntênêgrô thành lập một liên bang mới: Cộng hòa liên bang NT. Tình hình chính trị tiếp tục không ổn định, kinh tế bị ảnh hường nặng nề do nội chiến (1991-92), do cuộc tiến công của Mĩ và các nước NATO (1999) và cấm vận quốc tế. 4.2.2003 nhà nước Xecbia và Môntênêgrô được thành lập, chấm dứt sự tồn tại của Liên bang NT.

        NAM VIỆT, nhà nước cát cứ tk 3-tk 2tcn ở khu vực nam TQ, bắc VN ngày nay. Do Triệu Đà, quận úy q. Nam Hải (đại bộ phận t. Quảng Đông ngày nay) thành lập cuối đời nhà Tần (đầu tk 3tcn) sau khi chiếm cả q. Quế Lâm (t. Quảng Tây ngày nay). Kinh đô: Phiên Ngu (Phiên Ngung, nay là tp Quảng Châu). 179tcn chiếm thêm nước Âu Lạc của người Việt. 111tcn bị Hán Vũ Đế diệt, sáp nhập vào Hán.

        NAM YẾT. đảo thuộc h. đảo Trường Sa, t. Khánh Hoà, tọa độ: 114°25’ độ kinh đông, 10°10’ độ vĩ bắc, dài 700m, rộng 250m. nơi cao nhất: 2,7m. Dt khoảng 0,5km2. Đất trên đảo: cát san hô, quanh đảo có vòng đai san hô cách xa bờ tới hơn 300m; không có nước ngọt; khí hậu 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau.

        NAMIBIA (Cộng hòa Namibia; Namibiê, A. Republic of Namibia; tên cũ: Cộng hòa Tây Nam Phi. Suidwesafrica), quốc gia ở tây Nam Phi; bắc giáp Ănggôla và Dămbia. đông và đông nam giáp Bôtxoana và Nam Phi. tây giáp Đại Tây Dương. Dt 824.292km2; ds 1,93 triệu người (2003); 92% người Phi. 7,3% người gốc Âu. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh và tiếng Aphrican. Tôn giáo: Bái vật giáo, đạo Cơ Đốc. Thù đô: Uyn-huc (Windhoek). Chính thể cộng hoà, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là cao nguyên, cao 900-1.500m. Sa mạc Namít ven biển ăn sâu vào nội địa 160km. Khí hậu nhiệt đới, khô, nóng, lượng mưa 10-700mm/năm. Các sông chính: Orangiơ, Cunen. Nước chậm phát triển, có nhiều khoáng sản quý hiếm. Công nghiệp khai khoáng là ngành chủ yếu, do tư bản nước ngoài nắm. Xuất khẩu kim cương, đồng, chì... GDP 3,1 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 1.730 USD. Thành viên LHQ (24.3.1990). Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 21.3.1990. LLVT: lực lượng thường trực 9.000 người. Tuyển quân theo chế độ động viên, thời hạn phục vụ 24 tháng. Trang bị: 20 xe tăng, 60 xe thiết giáp chở quân, 50 tên lửa phòng không, 24 pháo mặt đất G-2, 5 pháo phản lực BM-21, 65 pháo phòng không, 10 máy bay các loại, 3 tàu tuần tiễu... Ngân sách quốc phòng 84 triệu USD (2002).

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67315452_456610495068836_913419344904454144_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeG_uywnMQjARpzfIbdn4JR7zWzn3qwX-3mCHcLC8BjaIzy1WuCuWMm3LS6uVG_OC_fcfeL_y61rbF0YW2UCO_nbOuNwX4Rd4BlJXCuSZf99qA&_nc_oc=AQkQjbPF8Jgv5OGsaw6sfWrIJOckHJcPNIy9hBiRpyQImWODYPU6dGnFw2JOtbZL2Bo&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=0395e192481637930ec42b9c142c6ca5&oe=5DB73176)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 12:17:52 pm

        NAPAN, hỗn hợp cháy được tạo thành từ nhiên liệu lỏng (xăng. dầu hỏa...) và bột làm đặc (muối nhôm của các axit hữu cơ naphtenic và palmitic), dạng sột dính, màu hồng hoặc nâu, có khả năng dính chắc vào đối tượng hủy hoại. N không tự bốc cháy nhưng dễ bén lừa, nhiệt độ ngọn lửa N tới 1.100°C (nếu chế tạo từ polystyron, có thể tới 1.600°C), tạo nhiều khói đen đặc, mùi hắc. Khi cho vào N phôtpho hoặc các hợp kim của kim loại nhẹ như natri, mãnggan,... sẽ tạo ra N đặc biệt, có khả năng tự bốc cháy. N được nạp vào bom (x. bom napan). mìn cháy, súng phun lửa,... để gây cháy.

        NAPÔLÊÔNG I (P. Napoléon Bonaparte; 1769-1821), hoàng đế Pháp (1804-14 và 1815), danh tướng. Sinh tại đảo Cooc. Khởi đầu binh nghiệp với cấp hàm thiếu úy pháo binh (1785). Tham gia CM Pháp (1789-94). nhanh chóng trở thành viên tướng có tài nắm quyền chỉ huy QĐ. 1796 chỉ huy quân Pháp ở Italia. 1799 đảo chính thành công và trở thành tổng tài thứ nhất. 1805 thắng liên quân Nga - Áo tại Aoxteclit. 1806- 10 đánh bại quân Phổ tại Giêna và Aoxtet, chiếm một nửa nước Phổ; liên tiếp đánh thắng nhiều trận, buộc phần lớn các nước Tây Âu và Trung Âu thuần phục nước Pháp. 1812 tiến đánh Nga, bị tiêu hao nặng trong trận Bôrôđiô (1812); tuy vào được Maxcơva, nhưng liên tục bị đánh cả trước mặt và sau lưng, tổn thất ngày càng lớn, buộc phải rút khỏi nước Nga. 1813 thua trận Laixich, rút về Pháp. 1814 buộc phải thoái vị khi quân liên minh chống Pháp vào Pari và bị đày ra đảo Enbơ. 3.1815 trốn về Pháp, giành lại ngôi hoàng đế. Sau thất bại trong trận Oateclô (18.6.1815), thoái vị lần thứ hai (6.1815), bị Anh đày ra đảo Xanh Êlen. N đã làm phá sản chiến lược phòng thủ dàn đều và chiến thuật nhiều tuyến hàng ngang của QĐ các nước châu Âu thời đó.

        NATO (vt từ A. North Atlantic Treaty Organization - Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương), khối quân sự lớn nhất của các nước phương Tây từ sau CTTG-II, do Mĩ đứng đầu nhằm chống các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc. Thành lập trên cơ sở hiệp ước Bắc Đại Tây Dương do Mĩ, Anh, Pháp, Canada, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luyxembua, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Na Uy, Aixlen kí 4.4.1949 tại Oasinhtơn (Mĩ), có hiệu lực 24.8.1949. Gia nhập NATO còn có: Thổ Nhĩ Kì, Hi Lạp (1952-74 và từ 1980), CHLB Đức (1955), Tây Ban Nha (1982). Trụ sở tại Brucxen (Bỉ). Cơ quan quyền lực cao nhất là kì họp của Hội đồng NATO, được tiến hành hai lần trong năm; ngoài ra còn có ủy ban kế hoạch phòng thủ gồm bộ trường BQP các nước thành viên, có chức năng hoạch định chính sách và kế hoạch QS chung, về QS, cơ quan quyền lực cao nhất là ủy ban QS gồm tổng tham mưu trưởng QĐ các nước thành viên do tổng thư kí NATO đứng đầu. Ngoài LLVT của từng nước, NATO có LLVT liên minh dưới sự chỉ huy của bộ tổng chỉ huy liên minh và các bộ chỉ huy liên minh khu vực (3.1966 Pháp rút khỏi cơ cấu QS NATO, Tây Ban Nha chưa tham gia). Mĩ giữ vai trở chủ đạo, nắm giữ những chức vụ quan trọng nhất trong LLVT liên minh. NATO luôn thực hiện chính sách chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh, tăng cường sức mạnh hạt nhân, tạo nên tình hình căng thảng ở châu Âu và trên thế giới. Sau khi Tổ chức hiệp ước Vacsava giải thể (1991), NATO vẫn tiếp tục tồn tại thông qua cải tổ cơ cấu và mở rộng thành viên về phía Đông, kết nạp hầu hết các thành viên của Tổ chức hiệp ước Vacsava. một số nước thuộc LX, Tiệp Khắc và Nam Tư trước đây: Ba Lan, Hunggari, Sec (3.1999), Bungari, Rumani, Xlôvakia, Extônia, Latvia, Litva, Xlóvênia (4.2004), đưa tổng số thành viên NATO lên 26 nước, nhằm tăng cường vai trò ở châu Âu và trên thế giới. Tổng thư kí đầu tiên: Itxomay (Anh); tổng tư lệnh đầu tiên: Aixenhao (Mĩ).

        NAURU (Cộng hòa Nauru; Naoreo, Respublika Nauru, A. Republic of Nauru), quốc gia trên đảo Nauru trong quần đảo Micrônêdia ở tây nam Thái Bình Dương. Dt 21km2; ds 12,6 nghìn người (2003); 60% người Nauru, 40% TQ và người châu Âu. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Nauru, tiếng Anh. Tôn giáo: đạo Tin Lành. Thủ đô: Yaren. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: hội đồng lập pháp. Lãnh thổ là đảo san hô, thấp, trầm tích đá phốtpho, cao 65m. Khí hậu xích đạo, gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng tháng 28°C. Lượng mưa 2.500mm/năm. Công nghiệp khai thác và xuất khẩu quặng phôtpho là ngành kinh tế chủ đạo. Thành viên LHQ (14.9.1999), Khối liên hiệp Anh. Không có LLVT.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67620904_456610485068837_2746142741204303872_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeHendp11oI_LWIFdQXf7wU5XpuHVGKC0tzLtGE5NpXL_ACvYJpPDVod5US0ss_IgB_nUXd2PvtXwip0rXmZMGcj5alk59c2oHrx4CaY5-jxyw&_nc_oc=AQlOSOu-pnl5rCqsPspJ6LjEemvOI3sYOGlyNuSKjtbv-ERdYpYt_8IpRoDTkprfCgM&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=c8d179a07cbbb710a05135164726f695&oe=5DB101C9)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 01:59:04 pm

        NAVA (R Henri Nayarre; 1898-1983), tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương (1953-54), đại tướng. Tham gia CTTG-II, phụ trách tình báo. 1944 trung đoàn trường xe bọc thép trinh sát. 1952 tham mưu trưởng lục quân NATO ở Trung Âu. Tại Đông Dương N chủ trương phòng thủ chiến lược bắc vĩ tuyến 18, bình định miền Nam VN, nhưng buộc phải phân tán lực lượng để đối phó với thể trận chiến tranh nhân dân Việt Nam, cùng sai lầm khi thiết lập Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, dẫn đến sự thất bại của quân Pháp. Tác giả Kế hoạch Nava và sách “Đông Dương hấp hối”, “Thời điểm của những sự thật”.

        NAVSTAR (vt từ A. Navigation System (Satellite) Timing And Ranging), hệ thống định vị toàn cầu của Mĩ, triển khai từ 12.1973. Gồm 24 vệ tinh trên 6 quỹ đạo bay qua 2 cực Trái Đất ở độ cao 20.000km, bay 1 vòng quanh Trái Đất hết 12 giờ, làm việc trên 2 tần số 1.275,60 và 1.575,42 MHz. NAVS- TAR bảo đảm từ mặt đất quan sát được ít nhất là 9 vệ tinh, người sử dụng chọn 4 vệ tinh nhìn rõ nhất, nhận thông báo và xác định tọa độ, thời gian chính xác. Hệ thống có bán kính xác suất sai số 16m về cự li và 10-7S về thời gian. Để đạt được độ chính xác cần thiết phải thu được tín hiệu của 3 vệ tinh (2 tọa độ) hoặc 4 vệ tinh (3 tọa độ), nếu thu được tín hiệu của hơn 4 vệ tinh thì độ chính xác sẽ tăng lên. Được sử dụng rộng rãi trong QS cũng như dân sự.

        “NĂM 1999 CHIẾN THẮNG KHÔNG CẦN CHIÊN TRANH”, sách do Nichxơn, tổng thống Mĩ thứ 37 (1969-74) viết, xuất bản 1.1988; gồm 10 chương, hơn 200 trang. Nội dung: phản ánh lập trường chống cộng, bản chất xâm lược, hiếu chiến và tham vọng bá quyền của Mĩ. Phần đầu, phân tích tình hình chính trị thế giới trong các thập kỉ gần đây, dựng nên nguy cơ xâm lược, thống trị thế giới từ LX và đề xuất chính sách đối phó của Mĩ nhằm thực hiện mưu đồ “chiến thắng không cần chiến tranh”, đưa Mĩ trở thành cường quốc lãnh đạo thế giới tk 21. Tiếp theo, Nichxơn phê phán các chính sách “bất hợp lí” của Mĩ và đưa ra chính sách toàn diện đến cuối tk 20 là: kết hợp răn đe, cạnh tranh và thương lượng, lấy răn đe bằng vũ khí hạt nhân làm giải pháp quan trọng, tiến hành “diễn biến hòa bình” để phá hoại toàn diện LX; nêu 6 khả năng thời chốt trong cạnh tranh với LX, nhất là cạnh tranh tư tưởng; khẳng định tính tất yếu và vai trở to lớn của thương lượng dựa trên 3 vấn đề có tính nguyên tắc và 5 chiến thuật thời chốt trong thương lượng với LX. Ở các chương còn lại, Nichxơn lần lượt phân tích tình hình chính trị châu Âu, Nhật Bản, TQ và thế giới thứ ba, trong đó tập trung kích động mâu thuẫn Xô - Trung, mâu thuẫn Xô - Nhật, vu khống LX có mưu đồ xâm lược thế giới thứ ba và nêu chính sách của Mĩ đối với các nước này. Cuối cùng, Nichxơn đề xuất những giải pháp cho các nhà lãnh đạo Mĩ, cổ vũ, khích lệ nhân dân Mĩ thực hiện mưu đồ lãnh đạo thế giới.

        NĂM NGUYÊN TẮC CÙNG TỒN TẠI HÒA BÌNH, năm nguyên tắc trong quan hệ giữa các nước, do Ấn Độ và TQ đề xướng 4.1954 trong lời nói đầu của hiệp định về vấn đề thương mại và quan hệ giữa Tây Tạng với Ấn Độ, sau đó được xác định trong tuyên bố chung Trung - Ấn do Chu An Lai và Nêru kí 28.6.1954. Nội dung năm nguyên tấc: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không xâm phạm lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng cùng có lợi; cùng tồn tại hòa bình.

        NĂM XUNG PHONG, phong trào hành động CM của thanh niên miền Nam VN trong KCCM, do đại hội Đoàn thanh niên nhân dân CM VN lần thứ nhất (17-26.3.1965) phát động với năm nội dung: xung phong tiêu diệt nhiều sinh lực địch; xung phong tòng quân và tham gia du kích chiến tranh; xung phong đi dân công và tham gia thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến; xung phong đấu tranh chính trị và chống bắt lính; xung phong sản xuất nông nghiệp trong nóng hội. NXP đã thu hút hàng triệu thanh niên miền Nam (1965-66, riêng t. Bến Tre có 10.215 người, ở nhiều xã số đội viên NXP chiếm trên 60% tổng số thanh niên), cùng với phong trào ba sẵn sàng của thanh niên miền Bắc, đã góp phần to lớn vào thắng lợi KCCM.

        NẮM THẮT LƯNG ĐỊCH MÀ ĐÁNH, phương châm tác chiến của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam trong thời kì Mĩ tiến hành chiến lược chiến tranh cục bộ với tư tưởng chủ đạo là đánh gần, không phân tuyến hai bên đối địch, hạn chế địch phát huy uy lực pháo binh và không quân. Đánh gần vốn là cách đánh sở trường của QĐND VN trong KCCP. Trong KCCM ở miền Nam, khi chiến lược chiến tranh đặc biệt thất bại, Mĩ chuyển sang chiến lược chiến tranh cục bộ, tổ chức các cuộc hành quân tìm diệt và bình định với sự yểm trợ của pháo binh và không quân nhầm tiêu diệt lực lượng chủ lực QGPMN VN. Trước tình hình đó, dưới sụ chỉ đạo của Trung ương cục miền Nam, hội nghị Quân ủy Miền được tổ chức, tại hội nghị đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã tổng kết kinh nghiệm chiến đấu của quân dân miền Nam, khái quát thành phương châm tác chiến. NTLĐMĐ trở thành khẩu hiệu hành động trong phong trào thi dua giết giặc, thể hiện tinh thần chiến đấu gan dạ. dũng cảm, mưu trí của QGPMN VN.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:00:38 pm

        NĂNG LỰC SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG, khả năng sản xuất, sửa chữa lớn nhất mà công nghiệp quốc phòng đạt dược trong một thời gian nhất định. NLSXCNQP được xác định bằng chỉ tiêu giá trị, hoặc hiện vật. Sự gia tăng của NLSXCNQP tùy thuộc vào sự phát triển của khoa học và công nghệ, đổi mới tổ chức quản lí và đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động.

        NĂNG LỰC VẬN TẢI, khả nàng chuyên chở lực lượng, vật chất hậu cần, trang bị kĩ thuật mà một loại phương tiện hoặc một đơn vị vận tải có thể thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định với một nhiệm vụ vận tải nhất định. NLVT được tính bằng số tấn phương tiện quy đổi hoặc tính bằng số lượng đơn vị vũ trang có thể cơ động được trên một phương tiện hoặc một đơn vị vận tải, theo yêu cầu nhiệm vụ tác chiến. NLVT phụ thuộc quy mô tổ chức biên chế. kết cấu, chủng loại, chất lượng phương tiện, trình độ tổ chức chỉ huy và các yếu tố khách quan khác.

        NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN, năng lượng bên trong hạt nhân nguyên tử gắn với sự chuyển động và tương tác của các nucleon (nơtrôn và prôton) tạo nên hạt nhân, được giải phóng trong quá trình phân rã phóng xạ. phân chia hạt nhân nặng hoặc tổng hợp các hạt nhân nhẹ. Độ lớn của NLHN được xác định bời năng lượng liên kết hạt nhân (hiệu giữa năng lượng của các nucleon ở trạng thái liên kết và năng lượng của các hạt đó ở trạng thái tự do). Nguồn NLHN trong vũ khí hạt nhân là phản ứng nổ dây chuyền phân chia hạt nhân nặng (uran và plutôni) và phản ứng tổng hợp các hạt nhân nhẹ (đêtơri và triti). Hiện nay, các thiết bị NLHN thường sử dụng năng lượng của các phân rã phóng xạ và phản ứng phân chia hạt nhân dây chuyền có điểu khiển, trong tương lai sẽ sử dụng các phản ứng tổng hợp hạt nhân có điểu khiển.

        NÂUTINH (A. Frederich Ernest Nolting; 1911-89), đại sứ Mĩ tại miền Nam VN (1961-63). Sinh tại Richmôn, bang Vơginiơ, tiến sĩ triết học (1942). Trong CTTG-II, phục vụ trong hải quân. 1955 nhân viên phái đoàn Mĩ ở NATO. 1957 đại diện thường trực của Mĩ ở NATO. 1961-63 đại sứ tại miền Nam VN, đã ủng hộ chính sách diệt cộng của Ngô Đình Diệm và không tán thành việc Mĩ lật đổ Diệm.

        NENXƠN MANĐÊLA (A. Nelson Mandela; s. 1918), lãnh tụ người Phi, nhà hoạt động chống chủ nghĩa Apacthai, người da đen đầu tiên làm tổng thống Nam Phi sau khi chế độ Apacthai bị xóa bỏ (1994-99). Sinh tại t. Tran Svan. miền Đông Nam Phi. trong một gia đình tù trường thuộc bộ tộc Côsu. 1938 thi đỗ vào Trường đại học Henbơc dành cho người da đen; tại đây NM đã tham gia lãnh đạo phong trào sinh viên đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng. 1942 tốt nghiệp đại học luật. 1944-52 gia nhập Đại hội dân tộc Phi (ANC), rồi phó chủ tịch kiêm tổng tư lệnh LLVT của ANC. 1962 bị chính quyền phân biệt chủng tộc Prêtôria bắt và kết án tù chung thân. 2.1990 được trả tự do, tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa Apacthai. 7.1991 chủ tịch Đại hội dân tộc Phi, giành thắng lợi trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Nam Phi và làm tổng thống (1994-99). Giải thưởng quốc tế đặc biệt Ximôn Bôliva (1983), Giải thưởng Nôben về hòa bình cùng với tổng thống Đơclec (1993).

        NEO LÀO HẮCXẠT nh MẶT TRẬN LÀO YÊU NƯỚC

        NEO LÀO ITXALA nh MẶT TRẬN LÀO TỰ DO

        NÊPAN (Vương quốc Nẽpan; Nepal Adhirajya, A. Kingdom of Nepal), quốc gia ở Nam Á, trên dãy Himalaya. Dt 147.18lkm2; ds 26,47 triệu người (2003); trên 50% người Nêpan, còn lại người Guôckha, Nêvana, Gurunghi. Taman... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Nêpan. Tôn giáo: 90% đạo Hindu. Thủ đô: Catmanđu. Chính thể quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là quốc vương, tổng tư lệnh QĐ. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ. Phần lớn lãnh thổ là núi cao. Dãy Đại Himalaya cao trung bình 6.000m, Tiểu Himalaya cao 3.000m, miền nam là dải đồng bằng rộng 20-30km. Khí hậu cận xích đạo gió mùa. Nước nông nghiệp kém phát triển. GDP 5.562 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 240 USD. Thành viên LHQ (14.12.1955), Phong trào không liên kết. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 15.5.1975. LLVT: lực lượng thường trực 51.000. lực lượng bán vũ trang 40.000. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 40 xe thiết giáp trinh sát, 130 xe thiết giáp chở quân, 25 pháo mặt đất, 70 cối, 32 pháo phòng không... Ngân sách quốc phòng 70 triệu USD (2002).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67221635_456610515068834_1128917417720807424_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeEA31UehLPIGFkWKQrAaLpEudikl4_ce4zUMfDmBSHRPEfy3RwamL37Mgu2PkKhdTUaMYsmtfINucG-MCfmAXK5Dq0BpZ9zdNbrHmUpNjkGjw&_nc_oc=AQlVo4TnFapQAsdlTzCWavKe-849y0yfWEHjdg4eO_Xt-UOuLcMBh79JVurWziLEzO4&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=ab2e1c2fa5442de748ea9f39c10c2f1a&oe=5DB06BD4)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:01:23 pm

        NGA (Liên bang Nga; A. Russia, Russian Federation), quốc gia trên lục địa Á, Âu (phía đông châu Âu và phía bắc châu Á). Dt 17.075.400km2; ds 144,53 triệu người (2003); 81% người Nga. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Nga. Tôn giáo: đa số theo đạo chính thống Nga. Thủ đô: Maxcơva. Chính thể cộng hòa liên bang, đứng đầu nhà nước là tổng thống, tư lệnh tối cao các LLVT. Cơ quan lập pháp: quốc hội liên bang gồm hai viện: hội đồng liên bang và Duma quốc gia. Cơ quan hành pháp: chính phủ do chủ tịch đứng đầu. Nước rộng nhất thế giới, chiếm 10% diện tích toàn cầu, bắc giáp Bắc Băng Dương, đông giáp Thái Bình Dương, có biên giới chung với 14 quốc gia (riêng t. Caliningrat nằm biệt lập ở vùng Bantich giữa Ba Lan và Litva). Đồng bằng chiếm gần 70% diện tích lãnh thổ. Phần lớn lãnh thổ phía tây thuộc đồng bằng Đông Âu (độ cao 250- 400m), hạ lưu Sông Đông và ven biển Caxpi là vùng đất thấp. Dãy Uran (độ cao 800-1.200m) chạy dọc từ bắc xuống nam, ngăn cách đồng bằng Đông Âu với đồng bằng Tây Xibia thuộc châu Á. Giữa hai sông lớn Ênixây và Lêna là cao nguyên Trung Xibiri với hệ thống sông ngòi dày đặc, một số khu vực có núi cao (đỉnh Putôrana cao 1.701m). Núi tập trung chủ yếu ở phía đông và nam. Phía nam, trên lãnh thổ châu Âu có dãy Capcadơ, đỉnh cao nhất 5.642m. Dọc bờ biển Thái Bình Dương, có dãy Camchatca (đỉnh Copca cao 4.750m) và bán đảo Curin. Khí hậu đa dạng phong phú, chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng rất lớn. Vùng cực Bắc băng giá quanh năm. Vùng Xibiri khí hậu lục địa rõ rệt, mùa đông rất lạnh, mùa hè nóng. Khu vực giáp Biển Đen, Caxpi khí hậu Địa Trung Hải. Vùng Viễn Đông khí hậu gió mùa. Nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 0 xuống -50°C, tháng 7 từ 1 đến 25°C. Nước công - nông nghiệp; giàu tài nguyên thiên nhiên (trữ lượng than lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 trữ lượng khí đốt, 1/3 diện tích rừng thế giới). Các ngành: chế tạo máy, vật liệu xây dựng, vận tải, dầu khí. năng lượng... phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Âu, Tây Xibiri và Viễn Đông. Nông nghiệp: lúa mì, lúa mạch, khoai tây, củ cải đường... Giao thông phát triển. GDP 309,9 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 2.140 USD. Sau khi LX tan rã, N kế tục vị trí thành viên LHQ và ủy viên thường trực Hội đồng bào an LHQ (từ 24.10.1945). Ngày 8.12.1991 cùng với Ucraina và Bêlarut kí hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 30.1.1950. LLVT: lực lượng thường trực 988.100 người (trong đó lục quân khoảng 321.000, không quân 184.600, hải quân 171.500, binh chủng tên lửa chiến lược 100.000, các tổ chức, đơn vị trực thuộc BQP 200.000), lực lượng bán vũ trang 409.100, lực lượng dự bị 20 triệu. Tuyển quân theo chế độ động viên, thời hạn phục vụ 18- 24 tháng. Trang bị: 5.720 xe tăng (ngoài 8.000 xe đang cất giữ trong kho), 6.648 xe chiến đấu bộ binh, 4.205 xe thiết giáp chờ quân (ngoài 1.150 xe đang cất giữ), 2.060 xe thiết giáp trinh sát, 6.675 pháo các loại (2.262 pháo xe kéo, 2.562 pháo tự hành. 444 pháo lưỡng dụng. 354 cối, 1.053 pháo phân lực), 740 tên lửa xuyên lục địa, 100 tên lửa chống tên lửa, 200 bệ phóng tên lửa chiến dịch chiến thuật, 4.500 bệ phóng tên lửa phòng không, 60 pháo phòng không tự hành, nhiều tên lửa , pháo và súng chống tăng; 251 máy bay ném bom chiến lược, 411 máy bay ném bom chiến thuật, 237 máy bay cường kích, 1.004 máy bay tiêm kích, 226 máy bay trinh sát, 40 máy bay chống ngầm, 20 máy bay chỉ huy điều khiển, 18 máy bay tác chiến điện tử, 20 máy bay tiếp dầu, 391 máy bay vận tải, 1.840 máy bay trực thăng (ngoài 600 đang cất giữ), 1.173 máy bay huấn luyện các loại, nhiều tên lửa không đối đất; 17 tàu ngầm hạt nhân tên lửa với 280 tên lửa đường đạn, 34 tàu ngầm tấn công, 5 tàu ngầm loại khác, 1 tàu sân bay, 7 tàu tuần dương, 17 tàu khu trục, 10 tàu frigat, 27 tàu tuần la, 54 tàu tên lửa cao tốc, 71 tàu phóng lôi, 25 tàu đổ bộ, 436 tàu chi viện bổ trợ. Ngân sách quốc phòng 8,3 tỉ USD (2002).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67155267_456610528402166_3476270671670018048_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeH4_yKae7ah4EDS4BDWgTgJxqyHd1mea0rztICfax8WzrNC8Vf5cAD6mbLtiDbffKapNpfOVjw0EH3Y9aQ4NxDk1okFQCadiv8U8LVtz-s2yA&_nc_oc=AQloQM5j7S58srIAi30BHR17Htm83jBVoHF8kdShCqbZbdkJ4cR3LFjkLzkbSoBfYYg&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=cf7086a2ea41d202f981a74a7e4a85b0&oe=5DE1B26B)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:02:56 pm

        NGÃ BA ĐỒNG LỘC, điểm gặp nhau giữa QL 15 với tỉnh lộ 2 ở xã Đồng Lộc, h. Can Lộc, t. Hà Tĩnh; trọng điểm giao thông quan trọng trong KCCM, mục tiêu đánh phá có tính hủy diệt của không quân Mĩ. Tại NBĐL, trong 7 tháng (1968) không quân Mĩ đã ném 42.900 quả bom các loại. Lực lượng bảo đảm giao thông gồm các bộ phận quan sát bom, rà phá bom, sửa chừa đường, cảnh sát giao thông,... đã giữ vững giao thông thông suốt, nhiều đơn vị và cá nhân được tuyên dương anh hùng (tổ rà phá bom, tổ máy gạt, tổ cảnh sát giao thông, La Thị Tám, Nông Xuân Lí...). NBĐL trở thành địa danh lịch sử nổi tiếng với tấm gương hi sinh tập thể của “mười cô gái anh hùng Ngã Ba Đồng Lộc” (x. Tiểu đội Võ Thị Tần).

        NGẠCH DỰ BỊ, hình thức (loại) phục vụ quân sự ngoài biên chế của QĐ thường trực, để phân biệt với phục vụ tại ngũ. Được áp dụng ở nhiều nước để xây dựng lực lượng dự bị động viên. Ở VN, NDB được thể chế hóa trong Luật nghĩa vụ quân sự, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và các văn bản pháp quy khác.

        NGÀNH MẬT MÃ QUẢN ĐỘI. hệ thống tổ chức cơ yếu thuộc cơ quan tham mưu các cấp của QĐ. Chức năng: nghiên cứu và ứng dụng khoa học kĩ thuật niật mã để giữ bí mật thông tin về lãnh đạo, chỉ huy trong QĐ khi truyền đạt qua các phương tiện thông tin. Hệ thông tổ chức gồm: Cục cơ yếu thuộc BTTM, các phòng, ban, tổ cơ yếu thuộc cơ quan tham mưu liên binh đoàn, binh đoàn, binh đội và một số phân đội hoạt động độc lập. Tiền thân của NMMQĐ là Ban mật mã QS do Tạ Quang Đệ phụ trách, thành lập 12.9.1945 thuộc Phòng thông tin BTTM; 1.1946 tách ra lập Phòng điện mật BTTM; 7.1947 chia thành Phòng mật mã BQP và Phòng mật mã BTTM. Từ 3.1961 đến nay là Cục cơ yếu BTTM, cơ quan đầu ngành của NMMQĐ: được Bác Hồ căn dặn “mật mã phải bí mật. nhanh chóng, chính xác” và được BQP tặng cờ biểu dương truyền thống “trung thành, tận tụy, đoàn kết, kỉ luật, sáng tạo”. Ngày truyền thống 12.9.1945.

        NGÀNH PHỤC VỤ CẤP CỨU SỰ CỐ CỦA HẢI QUÂN, ngành chuyên môn của hải quân để tìm kiếm, cấp cứu các lực lượng gặp sự cố trên biển; bao gồm: tìm kiếm cấp cứu người, các tàu chiến, khí cụ bay và các phương tiện nổi khác khi bị tai nạn trên biển; trục vớt lai kéo các tàu chiến, khí cụ bay, các phương tiện nổi bị chìm; tham gia xây dựng, sửa chữa các công trình thủy và các công tác ngầm dưới nước. Cg ngành phục vụ cứu nạn trên biển.

        NGÀNH TRÊN TÀU, tổ chức phân đội cơ sở trên tàu theo chuyên ngành để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và sinh hoạt hàng ngày. Thông thường trên tàu có các ngành: hàng hải (ngành 1), tên lửa, pháo tên lửa hoặc pháo hạm (ngành 2), vũ khí dưới nước (ngành 3), thông tin liên lạc (ngành 4), cơ điện (ngành 5), hàng không (ngành 6) và rađa quan sát (ngành bảo đảm ). Tùy theo trang bị, vũ khí kĩ thuật và chức năng của tàu để tổ chức, biên chế từng ngành.

        NGÀNH trong quân đội, gọi chung hệ thống cơ quan chuyên môn nghiệp vụ (và đơn vị trực thuộc) được tổ chức ở các cấp hoặc lĩnh vực hoạt động trong QĐND VN, để thực hiện từng mặt công tác (N tình báo, N tác chiến. N quân lực (tổ chức động viên), N quân y, N quân lương, N tài chính, N vận tải, N cán bộ, N tòa án QS, N xe máy, N vũ khí đạn...). Thường có: cơ quan đầu ngành (tổng cục, cục, viện... ở cơ quan thuộc BQP), cơ quan N cấp dưới (phòng (ban) ở quản khu, quân chủng, binh chủng, tổng cục, quân đoàn..., ban (bộ phận) hoặc trợ lí ở binh đoàn, binh đội và tương đương). Hình thành và phát triển cùng với sự phát triển cơ cấu tổ chức và trường thành của QĐND VN.

        NGÀY BIÊN PHÒNG, ngày hội truyền thống toàn dân vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền nhà nước, sự toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và xây dựng Bộ đội biên phòng vững mạnh. Được tổ chức vào 3.3 hàng năm, bắt đầu từ 1989, theo quyết định 16/HĐBT (nay là Chính phủ) nước CHXHCN VN. NBP đã đi vào các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức hoạt động phong phú và sinh động mang lại hiệu quả thiết thực; trở thành phong trào sâu rộng của toàn dân vì biên phòng; hình thành tập quân sinh hoạt văn hóa tốt đẹp của quân, dân biên giới; tạo được nhiều mô hình tiên tiến và cơ sở vật chất, tinh thần phục vụ sự nghiệp quốc phòng, an ninh. NBP đồng thời cũng là ngày truyền thống của Bộ đội biên phòng (3.3.1959).

        NGÀY CHÍNH TRỊ Ở ĐẠI ĐỘI nh NGÀY CHÍNH TRỊ - VĂN HÓA TINH THẨN Ở CƠ SỞ


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:03:55 pm

        NGÀY CHÍNH TRỊ - VĂN HÓA TINH THẦN Ở CƠ SỞ, ngày quy định sinh hoạt chính trị - văn hóa tinh thần ở cơ sở, được tổ chức định kì vào một ngày của tuần cuối mỗi tháng; một hình thức thực hiện dân chủ về chính trị ở cơ sở nhằm phát huy trí tuệ tập thể quân nhân tham gia xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả CTĐ-CTCT, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của QĐ; sự phát triển và hoàn thiện Ngày chính trị ở đại đội trước đây (1988-98). Do TCCT ban hành quy chế và hướng dẫn, được thực hiện thống nhất trong toàn quân từ 5.1998. Phương pháp tiến hành: đối thoại trực tiếp giữa cán bộ và chiến sĩ, tổ chức các hoạt động văn hóa tinh thần (diễn đàn, thi tìm hiểu về những chủ đề nhất định, liên hoan văn nghệ, nói chuyện chuyên đề lịch sử truyền thống, sinh hoạt tự phê bình và phê bình...). Mọi quân nhân đều có quyền và trách nhiệm tham gia NCT-VHTTƠCS. Cơ quan chính trị các cấp xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức tiến hành; đồng thời thông báo, hướng dẫn, kiểm tra đơn vị cơ sở thực hiện. Cấp ủy và người chỉ huy đơn vị cơ sở có trách nhiệm lãnh đạo và tổ chức thực hiện ở cấp mình.

        NGÀY DÂN VẬN. ngày toàn Đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận. Được thực hiện trong cả nước vào 5.10 hằng năm. bắt đầu từ 1999. theo quyết định của BCT BCHTƯ ĐCS VN, nhân kỉ niệm 50 năm (15.10.1949-15.10.1999) ngày chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Dân vận” đăng trên báo “Sự thật”. Trong NDV, mỗi cán bộ. đảng viên, mỗi tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể tập trung kiểm điểm, suy xét lại nhận thức, việc làm của mình đối với dân và công tác dân vận cũng như vấn đề phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ gìn truyền thống đoàn kết gắn bó máu thịt giữa Đàng, nhà nước, QĐ với nhân dân.

        NGÀY ĐẢNG, ngày được quy định thống nhất trong tháng để các tổ chức cơ sở đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành sinh hoạt đảng (lãnh đạo, học tập, tự phê bình và phê bình...) nhằm giữ vững chế độ sinh hoạt, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, ý thức đảng của đảng viên. NĐ được thực hiện trong toàn quân từ 1.5.1954 theo quyết nghị của Ban thường vụ trung ương ĐLĐ VN ngày 15.3.1954 và chi thị 91CT/H ngày 10.4.1954 của TCCT. Thời gian và nội dung cụ thể của NĐ do cấp ủy cơ sở quy định, hướng dẫn.

        NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN. ngày toàn dân VN tiến hành các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và QĐ. nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng QĐ, bảo vệ tổ quốc. Các hình thức hoạt động chính: mít tinh, hội thảo, hội nghị đoàn kết quân dân, giáo dục truyền thống, biểu diễn văn nghệ, dạ hội thanh niên, thi đấu thể thao, hội thao QS... NHQPTD dược tổ chức từ 1989, theo chỉ thị của Ban bí thư trung ương Đàng và quyết định của chính phủ vào 22.12 hàng năm, cùng với Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944).

        NGÀY KĨ THUẬT, ngày được quy định thống nhất định kì ở đơn vị cơ sở để tiến hành các công việc nhằm duy trì chế độ công tác kĩ thuật, trạng thái sẵn sàng chiến đấu của vũ khí trang bị; nâng cao trình độ, năng lực sử dụng, quản lí, bảo đảm kĩ thuật của cán bộ, chiến sĩ. Nội dung thường gồm: kiểm tra tình trạng kĩ thuật và đồng bộ của vũ khí, trang bị kĩ thuật; bảo quản vũ khí, trang bị kĩ thuật (kể cả các trang bị của khu kĩ thuật) và các dụng cụ, thiết bị khác; sửa chữa hỏng hóc nếu có; cùng cố cơ sở hạ tầng, các phương tiện bảo vệ, chiếu sáng, phòng chống cháy nổ của khu kĩ thuật; ôn luyện tính năng kĩ thuật, chiến thuật, cấu tạo và nguyên lí hoạt động của vũ khí, trang bị kĩ thuật, các quy định, tiêu chuẩn định mức và phương pháp, nội dung bảo quản, bảo dưỡng kĩ thuật, các biện pháp phòng ngừa hư hỏng, sự cố kĩ thuật; kiểm tra và chấn chỉnh hệ thống hồ sơ, tài liệu quản lí.

        NGÀY N, ngày quy định lực lượng chiến dịch (trận chiến đấu) bắt đầu nổ súng hoặc sẵn sàng đánh địch; căn cứ tính toán lập kế hoạch thời gian, trình tự công tác của người chỉ huy, cơ quan, đơn vị trong tổ chức chuẩn bị và thực hành chiến dịch (trận chiến đấu). Trong tiến công, NN là ngày nổ súng, trong phòng ngự là ngày hoàn thành mọi công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. NN do người chỉ huy chiến dịch (trận chiến đấu) hoặc cấp trên trực tiếp xác định và thông báo cho cấp dưới liên quan vào thời điểm thích hợp. Trước NN là: N-l, N-2.. sau NN là: N2, N3...


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:04:53 pm

        NGÀY NAM BỘ KHÁNG CHIẾN (23.9.1945), ngày mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam (1945-54), diễn ra tại tp Sài Gòn** (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Được quân Anh, Nhật tiếp sức, với binh lực lớn (Pháp 6.000, Anh 10.000, Nhật 40.000), trang bị hơn hẳn, Pháp ráo riết chuẩn bị tiến công và tin chắc trong 48 giờ sẽ làm chủ Sài Gòn. sau bốn tuần lễ sẽ bình định xong Nam Bộ rồi đánh chiếm toàn bộ VN và Đông Dương. Các LLVT tập trung của ta rút ra ngoài thành phố để tránh bị khiêu khích, đồng thời chuẩn bị đối phó. Đêm 22 rạng 23.9.1945, quân Pháp có xe tăng yểm trợ bắt đầu tiến công một số mục tiêu trong thành phố: trụ sở UBND Nam Bộ, tự vệ quốc gia, đài phát thanh, bưu điện, một số đồn cảnh sát ở trung tâm... Thực hiện nghị quyết của hội nghị Cây Mai (23.9.1945), nhân dân Sài Gòn triệt để bãi công, bãi thị. không hợp tác với địch, dựng chiến luỹ, chướng ngại vật ở khắp nơi, kết hợp với các đội tự vệ, vũ trang công đoàn, công an xung phong anh dũng chống trả, gây cho địch nhiều thiệt hại và bước đầu làm thất bại chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. Cuộc chiến đấu của quân dân Sài Gòn nói riêng và Nam Bộ nói chung được đồng bào, chiến sĩ cả nước ùng hộ về mọi mặt, thể hiện ý chí của dân tộc VN quyết tâm bảo vệ chính quyền và nền độc lập mới giành được. 23.9 trở thành NNBKC.

        NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22.12.1944), ngày kỉ niệm hàng năm (lấy ngày thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân trực tiếp, đội quân chủ lực đầu tiên của QĐND VN) để ôn lại lịch sử ra đời, quá trình xây dựng và trướng thành của QĐND VN. Được tổ chức rộng rãi và trọng thể trong các LLVTND VN và cả nước nhầm cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ tiếp tục phát huy bản chất, truyền thông tốt đẹp của QĐ CM, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, giáo dục ý thức xây dựng QĐ ngày càng vững mạnh; tăng cường đoàn kết quân dân, thực hiện tốt chính sách hậu phương QĐ... Hình thức hoạt động phong phú: mít tinh, tuyên truyền cổ động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục - thể thao, thăm hỏi, tặng quà động viên bộ đội và gia đình quân nhân... Từ 1989 NTLQĐNDVN còn được lấy làm Ngày hội quốc phòng toàn dân.

        NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (27.7), ngày toàn dân VN tỏ lòng hiếu nghĩa, tưởng nhớ, ghi CM công lao của liệt sĩ, thương hình và gia đình họ bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Được thực hiện theo chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1947 (gọi là Ngày thương binh toàn quốc, từ 1955 đổi thành NTBLS). Hàng năm đến NTBLS, đồng bào và chiến sĩ cả nước, chính quyền và đoàn thể các cấp tổ chức lễ viếng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ (hoặc đài tưởng niệm), thăm hỏi, tặng quà, nhận chăm sóc, phụng dưỡng, tặng sổ tiết kiệm, tặng nhà tình nghĩa thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với CM... NTBLS đầu tiên (27.7.1947) được tổ chức bằng cuộc mít tinh của khoảng 300 người tại xã Hùng Sơn (h. Đại Từ, t. Thái Nguyên), trong đó đọc thư của chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Ban tổ chức Ngày thương binh toàn quốc. NTBLS thể hiện truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc VN.

        NGÀY TOÀN QUỐC CHỐNG MĨ (19.3.1950), ngày mở đầu cuộc đấu tranh của nhân dân VN chống sự can thiệp của Mĩ vào VN, diễn ra tại tp Sài Gòn**. 17.3.1950 Mĩ đưa 2 tàu chiến Anđecxơn và Xticken cập cảng Sài Gòn, nhằm phô trương sức mạnh, uy hiếp nhân dân VN, nâng đỡ tinh thần cho quân Pháp. 19.3 hơn 30 vạn dân Sài Gòn - Chợ Lớn xuống đường biểu tình, giương cao cờ đỏ sao vàng, hô khẩu hiệu chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ, diễu hành qua các phố tiến về phía cảng. Cảnh sát chính quyền Sài Gòn dùng hơi cay đàn áp: đoàn biểu tình xiết chặt hàng ngũ và hành động quyết liệt hơn: hạ cờ Mĩ, cờ Pháp, xé ảnh Bào Đại trước tòa thị chính, đốt cháy xe QS Pháp gần chợ Bến Thành, đuổi lính Mĩ ở bến cảng... Phối hợp với mũi đấu tranh chính trị, đêm 18.3 các đội cảm tử, dân quân, công an xung phong bắn súng cối vào tàu chiến Mĩ. tiến công nhiều vị trí địch trong thành phố. Trước sự đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Sài Gòn, đêm 19.3 tàu chiến Mĩ phải rút lui. Sự kiện 19.3.1950 biểu thị quyết tâm và sức mạnh của nhân dân VN chống xâm lược Mĩ. Ngày 19.3 trở thành NTQCM.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:05:59 pm

        NGĂN CHẶN, chính sách đối ngoại toàn cầu của Mĩ từ sau CTTG-II đến cuối những năm 80 của tk 20, do Gioocgiơ Kennon nguyên đại sứ Mĩ tại LX và Nam Tư để xướng (1947) nhằm kiềm chế, làm suy yếu LX, ngăn chặn sự phát triển của CNXH, thực hiện vai trò bá chủ thế giới của Mĩ. Nội dung chính: “chống trả người Nga bằng sức mạnh thường xuyên ở bất cứ nơi nào họ mưu toan xâm phạm lợi ích của ổn định và hòa bình”, giữ sự kiểm soát của họ trong các đường biên giới QS năm 1945, với hi vọng đến một lúc nào đó “mâu thuẫn bên trong sẽ phá vỡ chế độ Xô viết”. Thực thi NC, Mĩ đã đẩy mạnh can thiệp vào nội bộ các nước XHCN, chống phá toàn diện LX, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, duy trì các chế độ chính trị phản động ở nhiều nước trên thể giới. NC được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung vào QS thông qua các chiến lược trả đũa ồ ạt, chiến lược phản ứng linh hoạt, chiến lược ngăn đe thực tế,... và bằng nhiều kế hoạch phi QS kết hợp với QS như: kế hoạch Macsan, kế hoạch tái thiết nền kinh tế châu Âu (1948), cấm vận, tổ chức bao vây LX, TQ và các nước XHCN khác bằng một hệ thống các căn cứ QS và các liên minh QS (NATO, CENTO, SEATO...), can thiệp vũ trang và tiến hành chiến tranh Triều Tiên (1950-53), bao vây và đe dọa Cuba, can thiệp QS vào Đôminica (1961), đưa quân vào lật đổ chính phủ Grenada (1983), tiến hành chiến tranh xâm lược VN (1954-75)... Từ 1989 để thích ứng với những diễn biến chính trị - xã hội và tương quan lực lượng thay đổi trên thể giới có lợi cho Mĩ, Mĩ đã chuyển từ NC sang vượt trên ngăn chặn nhằm xóa bỏ hoàn toàn CNXH.

        NGẦM, đoạn đường qua sông, suối làm trên nền đáy, chủ yếu cho các phương tiện cơ giới cơ động. N thường được làm ở đoạn nông (sâu không vượt quá độ cao cho phép ngập nước của phương tiện vượt N) và nền đáy cứng của sóng, suối. Nếu không có những điều kiện đó thì phải tôn cao và gia cố đáy bằng đá, sỏi, bao cát, gỗ, vật liệu tại chỗ. N dễ làm, bí mật, đối phương khó đánh phá.

        NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN QUÂN ĐỘI. tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể của các cổ đông, hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng theo quy định của luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật, phục vụ chủ yếu các doanh nghiệp QĐ tham gia làm kinh tế trên các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Các hoạt động nghiệp vụ của NHTMCPQĐ: huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kì hạn, không kì hạn và dài hạn bằng tiền VN và ngoại tệ mạnh; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; vay vốn của Ngân hàng nhà nước và của các tổ chức tín dụng khác; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài theo quy định của Ngân hàng nhà nước. NHTM- CPQĐ thành lập 14.9.1994, trụ sở chính ở Hà Nội, các chi nhánh tp Hồ Chí Minh, tp Hải Phòng. Chủ tịch Hội đồng quản trị đầu tiên: Trần Đức Việt.

        NGHỆ AN, tỉnh ở Bắc Trung Bộ; bắc giáp Thanh Hóa, đông giáp Biển Đông, nam giáp Hà Tĩnh, tây giáp Lào, đường biên giới 419,5km. cửa khẩu Mường Xén. Dt 16.487,28km2; ds 2,977 triệu người (2003); các dân tộc: Kinh. Thái, Thổ, Khơmú, Mông... Thành lập 1831; tháng 12.1975 sáp nhập với Hà Tĩnh thành t. Nghệ Tĩnh; 8.1991 tái lập. Tổ chức hành chính: 17 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã; tỉnh lị: tp Vinh. Địa hình đa dạng, thoải dần từ tây bắc xuống đông nam. Đồi núi chiếm 83,6% diện tích tự nhiên, núi cao chủ yếu tập trung ở khu vực phía tây; các đinh cao: Phu Lai Leng (2.711 m). Phù Hoạt (2.453m); ven biển là đồng bằng. Rừng chiếm 70% diện tích, nhiều gỗ quý (lim, gụ, lát, đinh, hương...). Sông lớn: sông Lam (sông Cả). Bờ biển dài 92km, các cửa biển: Cửa Trập, Cửa Quyền, Cửa Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội; ven biển có các đảo: Hòn Ngư, Hòn Mắt. Khoáng sản: sắt, thiếc, mănggan... Tỉnh nống nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 937 nghìn tấn (lúa 836,5 nghìn tấn); khai thác gỗ 85 nghìn m3, thủy sản 48,26 nghìn tấn. Cây công nghiệp: lạc, mía, cà phê, chè, dứa. cao su. Công nghiệp: cụm công nghiệp tp Vinh với 50 xí nghiệp quốc doanh, gồm các nhà máy sửa chữa xe lửa, cơ khí thủy lợi, vật liệu xây dựng, sửa chữa tàu thuyền... Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 1.690,7 tỉ đồng. Giao thông đường bộ: QL 1, QL 7, QL 15; đường sắt Bắc - Nam. Các cảng biển: Bến Thủy, Cửa Lò, Cửa Hội. Sân bay Vinh. NA là tinh có truyền thống đấu tranh CM, quê hương của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930. Ngày 6.11.1978, LLVTND Nghệ An được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67402065_456610535068832_5439070296445288448_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeE8X0AjLorBbGdMcyblCXCzwCfIM-JuCIw9qBHtmidWh2tlCV_ad2ic9ikwTGao3muxXFHxKTxkcspTDMmj8uPtQSrip-01pDCU3vhAfP1mQw&_nc_oc=AQnFqxOGHFNtoxxIti19Jy3Eeeukb-FQHwZqGRKsf1oQuFTFMYK8kR2GHoW4H6pUXUk&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=0ac1f8de160c7389eac632cbed5dabf0&oe=5DE7B0E5)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:06:40 pm

        NGHỆ THUẬT BẢO ĐẢM CÔNG BINH, lí luận và thực tiễn chuẩn bị và thực hành bảo đảm công binh, chủ yếu là bảo đảm  công binh chiến dịch. Nội dung gồm: nhận thức và hiểu biết về nghệ thuật QS, lợi dụng có hiệu quả các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến nhiệm vụ bảo đảm công binh trong mọi tình huống; vận dụng linh hoạt, khéo léo các nguyên tắc, biện pháp, kĩ thuật công binh trong các loại tác chiến (phòng ngự, tiến công...); kết hợp giữa thô sơ và hiện đại, giữa tại chỗ và cơ động, giữa kĩ thuật và chiến thuật trong bảo đảm công binh; biết huy động, tổ chức sử dụng hợp lí và hiệp đồng chặt chẽ tất cả các lực lượng tham gia tác chiến vào làm nhiệm vụ bảo đảm công binh, lấy lực lượng công binh làm nòng cốt, phát huy được khả năng tiềm tàng, to lớn của nhân dân, của cán bộ, chiến sĩ tạo nên sức mạnh tổng hợp.

        NGHỆ THUẬT CHỈ ĐẠO CHIẾN TRANH, tổng thể hoạt động nhận thức và vận dụng quy luật chiến tranh trong việc giải quyết các vấn đề: chuẩn bị và tiến hành chiến tranh, tổ chức LLVT, huy động và sử dụng tiềm lực chiến tranh, phương thức tiến hành chiến tranh, phương châm tác chiến, thời cơ và các phương pháp tác chiến để đạt mục đích chiến tranh, kết thúc chiến tranh: một nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh. NTCĐCT phụ thuộc: địa vị lịch sử, tài năng của những người lãnh đạo, mục đích và tính chất chiến tranh, so sánh lực lượng, lịch sử dân tộc, truyền thống QS... mỗi nước. NTCĐCT ở VN mang tính sáng tạo độc đáo, được hình thành và phát triển cùng với nền nghệ thuật QS VN trải qua các cuộc chiến tranh chống xâm lược. Từ khi ĐCS VN ra đời, NTCĐCT được phát triển lên một trình độ mới, dựa trên lí luận QS của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, truyền thống quân sự Việt Nam mà cốt lõi là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân VN.

        NGHỆ THUẬT CHIẾN DỊCH, lí luận và thực tiễn chuẩn bị, thực hành chiến dịch và các hoạt động tác chiến tương đương: bộ phận hợp thành của nghệ thuật QS, khâu nối liền chiến lược QS với chiến thuật. Lí luận NTCD nghiên cứu các quy luật, nội dung và tính chất của loại chiến dịch (hoạt động tác chiến tương đương); xác định các nguyên tắc, phương pháp chuẩn bị và thực hành chiến dịch: cách thức và phương pháp tổ chức hiệp đồng, bảo đảm cho chiến dịch và chỉ huy bộ đội trong chiến dịch; đề ra những yêu cầu về tổ chức chuẩn bị chiến trường; nghiên cứu đối tượng tác chiến... Thực tiễn NTCD là mọi hoạt động chuẩn bị và thực hành chiến dịch và các hoạt động tác chiến khác của liên binh đoàn chiến dịch và tương đương, của tư lệnh, các cơ quan và lực lượng tác chiến. NTCD chia ra: NTCD của bộ đội binh chủng hợp thành (chuyên nghiên cứu các loại chiến dịch binh chủng hợp thành, chiến dịch liên quân chúng) và NTCD của từng quân chủng. NTCD phòng không, nghiên cứu và xác định phương pháp chuẩn bị và thực hành chiến dịch phòng không và các hoạt động tác chiến tương đương, xác định các nguyên tắc, phương pháp sử dụng bộ đội phòng không trong chiến dịch phòng không độc lập, chiến dịch binh chủng hợp thành. NTCD không quân, nghiên cứu và xác định phương pháp chuẩn bị và thực hành chiến dịch và hoạt động tác chiến tương đương của không quân, xác định nguyên tắc sử dụng lực lượng không quân trong chiến dịch độc lập. cũng như hiệp đồng với các quân chủng, binh chủng khác. NTCD hải quân, nghiên cứu và xác định phương pháp chuẩn bị và thực hành các chiến dịch và hoạt động tác chiến tương đương của hải quân, xác định nguyên tắc sử dụng lực lượng hải quân trong tác chiến chiến dịch độc lập hoặc hiệp đồng với các quân chủng, binh chủng khác và LLVT địa phương. Những yếu tố của NTCD xuất hiện trong các cuộc chiến tranh ở các nước Tây Âu vào đầu tk 19 khi tác chiến được tiến hành dưới dạng chiến dịch, được phát triển mạnh trong CTTG-I, CTTG- II và thời kì sau chiến tranh, nhất là khi QĐ được trang bị tên lửa, vũ khí hạt nhân. Ở VN, những hiện tượng chiến dịch xuất hiện trong các cuộc chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước. NTCD được hình thành rõ nét trong KCCP (các chiến dịch Biên Giới, Tây Bắc, Điện Biên Phủ); những năm 60 tk 20 đã tổng kết, biên soạn thành tài liệu NTCD VN. Trong KCCM (1954-75), NTCD có những phát triển mới với thực tiễn của hàng loạt các chiến dịch: tiến công, phản công, phòng ngự, phòng không... NTCD đang được nghiên cứu. phát triển trong tình hình mới.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:07:17 pm

        NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ, lí luận và thực tiễn chuẩn bị và thực hành chiến tranh, chủ yếu là đấu tranh vũ trang. Gồm chiến lược quản sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Lí luận NTQS là bộ phận chủ yếu của khoa học quân sự, nghiên cứu các quy luật và tính chất, đặc điểm chiến tranh, xác định những nguyên tắc và phương thức tiến hành đấu tranh vũ trang. Thực tiễn NTQS chỉ đạo và thực hành đấu tranh vũ trang ở mọi quy mô. Sự phát triển của NTQS phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học và cỏng nghệ, trực tiếp là việc sản xuất và hoàn thiện các phương tiện đấu tranh vũ trang, quy mó và trình độ bảo đảm nguồn nhân lực và vật chất kĩ thuật cho chiến tranh, phụ thuộc tính chất của chế độ xã hội, đặc điểm dân tộc và lịch sử của từng nước, nhân tố con người, điều kiện địa lí và các điều kiện khác. NTQS ra đời cùng với sự ra đời của QĐ và sự xuất hiện của chiến tranh. Thời kì nô lệ, QĐ các nước chỉ có bộ binh, số lượng ít, trang bị vũ khí lạnh, ở các nước phương Đông có kị binh. Việc giao chiến thường chi là các cuộc xung đột chính diện của bộ binh với đội hình đơn giản. Từng bước có những phát triển NTQS quan trọng như: đề ra nguyên tắc tập trung lực lượng, giáng đòn đột kích chủ yếu ở đoạn quyết định (tk 4tcn), đột kích đồng thời hai bên sườn (tk 3tcn), cơ động lực lượng trên địa bàn tác chiến, lập lực lượng dự bị (tk ltcn). Từ thời kì phong kiến đến tk 16, NTQS châu Âu không có sự phát triển đáng kể. Trong khi đó NTQS phương Đông và VN phát triển phong phú và sáng tạo (tk 10-15). Ở châu Âu, từ khi thành lập các nhà nước tập quyền vào nửa sau tk 16 thì bắt đầu có QĐ thường trực đánh thuê. Sự phát triển của NTQS chịu ảnh hưởng lớn của việc trang bị hỏa khí rộng rãi cho QĐ. Kết cục của giao chiến được quyết định không những bằng binh lực, mà còn bằng sức mạnh của hỏa lực. Từ tk 17 đến đầu tk 19, NTQS đi từ việc giải quyết chiến tranh bằng một trận tổng giao chiến đến giải quyết chiến tranh bằng hàng loạt trận giao chiến, với việc cơ động nhanh lực lượng trên địa bàn tác chiến rộng lớn. Tk 19, đường sắt được xây dựng, điện báo và thuốc súng không khói được phát minh, đại bác và súng bộ binh nòng rãnh xoắn được chế tạo và trang bị rộng rãi làm tăng sức mạnh chiến đấu của QĐ và thúc đẩy NTQS phát triển. Tk 20, do việc sản xuất và trang bị hàng loạt các phương tiện chiến tranh hiện đại, có uy lực lớn như xe tăng, máy bay, tàu chiến, tên lửa hạt nhân,... tổ chức ra các ỌĐ hàng triệu người, với các đơn vị lớn như quân đoàn, tập đoàn quân, phương diện quân,... sức cơ động cao, hỏa lực mạnh: sức đột kích lớn. chiến tranh đã diễn ra trên nhiều chiến trường lục địa và đại dương, NTQS có bước phát triển mạnh mẽ chưa từng có, giải quyết những vấn đề về tiến hành các cuộc chiến tranh giữa các nước và giữa các liên minh nhiều nước bằng vũ khí thông thường ngày càng tinh xảo (như CTTG-I, CTTG-II, chiến tranh Vùng Vịnh 1991, Côxôvô 1999, Apganixtan 2001, Irăc 2003...), đang giải quyết tiếp các vấn đề về tiến hành chiến tranh lớn bằng vũ khí thông thượng, vũ khí hạt nhân, vũ khí công nghệ cao hoặc hỗn hợp. NTQS VN ra đời và phát triển trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, chống kẻ thù xâm lược thường lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần. Khởi đầu là nghệ thuật toàn dân đánh giặc bằng hình thức phôi thai đánh du kích trong chiến tranh chống quân xàm lược nhà Tần 214-208tcn. phòng ngự bằng thành lũy của An Dương Vương ở tk 2tcn, các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (3.40), Lí Bí (541-44) rồi đến cuộc chiến tranh du kích do Triệu Quang Phục lãnh đạo chống quân Lương toàn thắng (545-50), đem lại cho đất nước 52 năm độc lập. Cuộc chiến tranh của Ngô Quyền chống quân Nam Hán chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc. Thời Bắc thuộc, NTQS trải qua bước phát triển chậm, chủ yếu là NTQS của khởi nghĩa. Từ tk 10 VN trở thành quốc gia độc lập có QĐ hàng vạn người. NTQS bắt đầu có bước phát triển mới, đặc biệt là Lí Thường Kiệt trong kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075-77) với nghệ thuật giành chủ động, bất ngờ tiến còng tiêu diệt địch ngay tại căn cứ chuẩn bị tiến công xâm lược trên đất địch, tạo điều kiện giành thắng lợi cho trận “quyết chiến chiến lược” bằng phòng ngự quy mô lớn trên sòng Như Nguyệt, bẻ gãy cuộc tiến công của địch rồi chuyển sang phản công quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Ở thời Trần với ba lần chống Nguyên - Mòng (1258, 1285 và 1287-88).


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:07:33 pm
NTQS VN có bước phát triển lớn với tính chất toàn dân đánh giặc, với nghệ thuật “lấy đoản binh chống trường trận”, với tổ chức LLVT ba thứ quân: quân triều đình, quân các lộ, hương binh và thổ binh, giải quyết chiến tranh bằng hàng loạt trận đánh qua các giai đoạn rút lui chiến lược, phân công và tiến công tiêu diệt quân xâm lược. Trong cuộc kháng chiến do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo chống Minh (1418-27), NTQS VN giải quyết thành công vấn đề to lớn của chiến tranh nhân dân là xây dựng và phát triển lực lượng từ nhỏ đến lớn, phát động cuộc chiến tranh toàn dân, vừa kháng chiến vừa xây dụng đất nước, kết hợp tác chiến với địch vận, tư tưởng chỉ đạo chiến thuật trong chiến tranh là “yếu chống mạnh hay đánh bất ngờ, ít địch nhiều thường dùng mai phục”. Tk 13-15 là thời kì phát triển mạnh của NTQS VN. Vấn đề quan trọng hàng đầu mà NTQS VN thời đó giải quyết thành công là chiến tranh nhân dân lấy yếu chống mạnh, trong đó hai quan điểm lớn là quan điểm về chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa, quan điểm về vai trò của nhân dân trong chiến tranh. Trong thực hành chiến tranh, NTQS VN thường phải xác định nguy cơ chủ yếu của đất nước, hướng chủ yếu và địa bàn tác chiến để tập trung nỗ lực đánh bại quân xâm lược; trong phương pháp tiến hành chiến tranh nhân dân phải quyết định giai đoạn tránh quyết chiến (hòa hoãn, rút lui...) để tạo thế, chuyển thế, làm suy yếu quân xâm lược rồi phản công và tiến công, cách đánh về chiến thuật là phục kích, tập kích...; tổ chức lực lượng phù hợp với hai phương thức tác chiến là vừa đánh tập trung vừa đánh phán tán. ở tk 18, gắn với tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Huệ, NTQS VN lại có bước phát triển mới. Tổ chức LLVT thay đổi cả chất lượng và số lượng. Các binh chủng pháo binh và tượng binh đóng vai trở ngày càng lớn trong tác chiến, từng trận đánh đã có hàng trăm voi chiến, hàng trăm đại bác thần công tham chiến; hải quân với những đội thuyền chiến lớn đã trở thành một lực lượng tác chiến mạnh trên biển, trên sông, phối hợp tác chiến có hiệu quả với lục quân. Những trận đánh lớn như Rạch Gầm - Xoài Mút (1785), Phú Xuân (1786), Thăng Long diệt Trịnh (1786) và Thăng Long diệt Thanh (1789)... đã làm nổi bật tính chất tiến công thần tốc, táo bạo, bất ngờ, vận động tiến còng nhanh, công thành bằng sức mạnh áp đảo của tác chiến hiệp đồng bộ binh, tượng binh... Trong tk 20,-VN phải tiến hành chiến tranh giải phóng chống kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần và không cùng ở chế độ phong kiến và trình độ phát triển kinh tế ngang với VN như ở các thể ki trước, mà là những cường quốc TBCN hơn hẳn VN về trình độ phát triển kinh tế, có ưu thế tuyệt đối về vũ khí trang bị. Điều kiện cơ bản của chiến tranh là ta yếu chống kẻ thù xâm lược mạnh, đòi hỏi NTQS VN phái giải quyết hàng loạt vấn đề trước hết là “ít thắng được nhiều, yếu trị được mạnh” xét trên quan hệ giữa VN và nước thù địch xâm lược. NTQS VN đã dựa vào lòng yêu nước của dân, phát huy sức mạnh trong khối đoàn kết toàn dân, động viên sức mạnh vật chất, tinh thần và trí tuệ của toàn dân, tổ chức cho toàn dân đánh giặc lấy LLVTND ba thứ quân làm nòng cốt; phải đánh lâu dài, đề cao mưu trí, chỉ chấp nhận giao chiến trong thế có lợi, cách đánh có lợi, phát huy được cái mạnh của ta, hạn chế được cái mạnh của địch, để tạo lực, tạo thế, chuyển yếu thành mạnh giành thắng lợi. Trong các cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược mạnh, NTQS VN luôn là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi. NTQS VN là nghệ thuật toàn dân đánh giặc, lấy LLVTND làm nòng cốt; quán triệt tư tưởng tiến công; giành và giữ quyền chủ động; phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân; lấy ít địch nhiều, nhỏ đánh lớn. đồng thời biết tập trung lực lượng khi cần thiết, luôn đánh địch trên thế mạnh; dùng sức mạnh của cả thế và lực, phát huy cao nhất khả năng của thế trong việc kết hợp với lực tạo sức mạnh lớn; kế thừa truyền thống QS dân tộc và tiếp thu tinh hoa của QS thế giới. Nét đặc trưng của NTQS VN trong thực hành đấu tranh vũ trang là chỉ đạo hoạt động QS của cả LLVT, cả quần chúng nhân dân vũ trang đánh giặc; kết hợp đấu tranh QS, chính trị, binh vận; tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ; kết hợp ba thứ quân; kết hợp tác chiến phân tán và tác chiến tập trung; kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn, tiêu diệt tiêu hao địch, giành thắng lợi từng bước, đánh bại ý chí xâm lược của địch, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày nay, NTQS VN tiếp tục hoàn thiện các phương pháp đấu tranh vũ trang truyền thống của mình, trên cơ sở đó đề ra những vấn đề chuẩn bị đất nước, chuẩn bị LLVT bảo vệ tổ quốc VN XHCN trong điều kiện mới (trong đó có sử dụng LLVT chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ).


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:08:43 pm

        NGHỆ TĨNH, tỉnh cũ ở Bắc Trung Bộ. Thành lập 12.1975 do sáp nhập hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. 8.1991 chia lại thành hai tỉnh.

        NGHI BINH, hoạt động tác chiến và các hoạt động khác nhằm đánh lừa đối phương về lực lượng, vị trí bố trí. khả năng tác chiến, phương pháp tác chiến, ý định và kế hoạch tác chiến, thu hút lực lượng chúng sang hướng (khu vực, mục tiêu) khác, hoặc làm cho đối phương phán đoán sai tình hình tạo bất ngờ trong tác chiến; một biện pháp của ngụy trang. Theo quy mô sử dụng lực lượng và tính chất nhiệm vụ, có: NB chiến lược, NB chiến dịch và NB chiến thuật. NB được xác định trong ý định và kế hoạch tác chiến của người chỉ huy , được thực hiện bằng các biện pháp: che giấu cái thật, tạo cái giả và tung tin giả. Trong các cuộc kháng chiến của nhân dân VN, NB được LLVT và nhân dân vận dụng hiệu qua.

        NGHI BINH ĐƯỜNG BIỂN, nghi binh do lực lượng hải quân độc lập hoặc hiệp đồng với các lực lượng khác tiến hành, nhằm đánh lừa đối phương về mục đích, tính chất, hướng (khu vực) tập trung nỗ lực chủ yếu của ta trong các hoạt động tác chiến sắp tới; thu hút sự chú ý và lực lượng đối phương về hướng (khu vực) giả. Thường kết hợp với các biện pháp ngụy trang theo một kế hoạch thống nhất.

        NGHI BINH ĐƯỜNG KHÔNG, nghi binh do không quân tổ chức và thực hiện theo một ý định, kế hoạch thống nhất của người chỉ huy nhằm làm cho đối phương phán đoán sai về: lực lượng, khả năng tác chiến, bố trí đội hình, hướng, khu vực, thời cơ, mục tiêu tiến công và các hoạt động khác của không quân (hoặc lực lượng khác), tạo bất ngờ trong tác chiến, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Theo quy mô lực lượng, tính chất nhiệm vụ, có NBĐK: chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Theo phương tiện tham gia, có NBĐK: bằng vô tuyến điện đối không, bằng các tốp máy bay (thuật bay), bằng các mục tiêu bay, bằng nhiễu, bằng kế hoạch giả... 3.4.1965 không quân nhân dân VN đã vận dụng NBĐK để đánh địch, bảo vệ cầu Hàm Rồng thắng lợi.

        NGHI LỄ QUÂN ĐỘI. các nghi thức trang nghiêm tiến hành trong những buổi lễ thể hiện kỉ luật và biểu dương sức mạnh của QĐ. Trong QĐND VN, NLQĐ gồm; lễ chào cờ (nêu cao tinh thần yêu nước, tưởng nhớ các bậc tiền bối đã hi sinh vì tổ quốc), lễ duyệt binh (biểu dương sức mạnh QS), lễ tuyên dương công trạng (nêu cao vinh dự của quân nhân), lễ tang (tỏ lòng thương tiếc đối với những quân nhân từ trần)... NLQĐ được quy định lần đầu tiên trong sắc lệnh 71-SL ngày 22.5.1946 của chủ tịch nước VN DCCH. Tiến hành theo các quy định trong điều lệnh, hoặc mệnh lệnh tương ứng.

        NGHỈ TRONG HÀNH QUÂN, dừng hành quân để bộ đội nghi ngơi, nhận lương thực, thực phẩm, kiểm tra trang bị vật chất, bảo dưỡng kĩ thuật. Thời gian dừng nghỉ và khoảng cách thời gian giữa các đợt nghỉ được xác định căn cứ vào tính chất hành quân và các điều kiện cụ thể khác. Thường sau một giờ hành quân bộ nghỉ 10-15 phút, các loại xe cơ giới sau 2-3 giờ hành quân nghỉ 20-30 phút, sau nửa ngày hoặc nửa đêm hành quân nghỉ 1-2 giờ, sau một cung đường 3-5 ngày hành quân có thể nghỉ 1-2 ngày. Địa điểm dừng nghỉ được chọn trên cơ sở  yêu cầu của hành quân và thời gian dừng nghỉ, nếu nghỉ dài ngày thì xác định theo nguyên tắc trú quân. Khi dừng nghi trên đường hành quân, bộ đội, xe, pháo dừng ở lề đường bên phải, khoảng cách từng người, xe pháo do người chỉ huy quy định.

        NGHỊ QUYẾT VỂ ĐỘI TỰ VỆ, nghị quyết của đại hội I ĐCS Đông Dương (3.1935) tổng kết kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của tự vệ công nông trong phong trào CM 1930- 31, đề ra nguyên tắc xây dựng và hoạt động của đội tự vệ. Nghị quyết nêu rõ sự cần thiết phải tổ chức đội tự vệ, những nguyên tắc xây dựng đội tự vệ về chính trị, về dân chủ và kỉ luật, về quan hệ giữa đội tự vệ với quần chúng và nhiệm vụ vận động binh lính dịch, về tổ chức biên chế, trang bị và huấn luyện đội tự vệ... NQVĐTV thể hiện những quan điểm đầu tiên nhưng rất cơ bán của ĐCS Đông Dương về xây dựng LLVT CM, có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành tư tưởng  QS của Đảng trong thời kì mới thành lập.

        NGHĨA BÌNH, tỉnh cũ ở duyên hải Trung Trung Bộ. Thành lập 2.1976 do sáp nhập hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. 6.1989 chia lại thành hai tỉnh.

        NGHĨA QUÂN*, đội quân tự nguyện chiến đấu vì mục đích chính nghĩa, thường được lập ra trong phong trào nổi dậy hoặc khởi nghĩa của quần chúng. Thành viên của NQ được tuyển chọn từ quần chúng vũ trang hoặc trong bộ phận QĐ của đối phương đã giác ngộ, ủng hộ chính nghĩa. Xu hướng phát triển của NQ do mục tiêu của phong trào nổi dậy hoặc khởi nghĩa quyết định. Trong lịch sử dân tộc VN, NQ Lam Sơn, NQ Tây Sơn... đã phát triển thành QĐ quốc gia hùng mạnh, chiến thắng các thế lực phản động trong nước và giặc ngoại xâm.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:11:09 pm

        NGHĨA QUÂN**, bộ phận của Quân lực Việt Nam cộng hòa’, thuộc lực lượng lãnh thổ, có nhiệm vụ bảo vệ an ninh ở cơ sở (xã, ấp); cùng địa phương quân tác chiến chống chiến tranh du kích CM và phối hợp với hoạt động của chủ lực quân. Được tổ chức 12.5.1964 trên cơ sở dân vệ đoàn. Tổ chức cao nhất tới cấp trung đội (ở xã, ấp, trước 1970) và đại đội cơ động (ở liên xã, từ 1970). NQ có hệ thống chỉ huy, điều hành từ trung ương đến cơ sở. Cơ quan chỉ huy cao nhất là BTL NQ; 12.1964 sáp nhập vào cơ cấu chỉ huy của địa phương quân, gọi là BTL địa phương quân (đổi thành Bộ chỉ huy trung ương địa phương quân và NQ 8.1965); từ 1970 sáp nhập vào cơ cấu chỉ huy của chủ lực quân và là lực lượng trong binh chủng bộ binh (1970) và được ưu tiên phát triển; có quy chế riêng. Quân số 231.000 (1972) người. Chịu nhiều tổn thất trong chiến tranh: tan rã hoàn toàn 4.1975.

        NGHĨA TRANG LIỆT SĨ, nơi an táng các liệt sĩ. Có NTLS xã, huyện (quận), tỉnh (thành phố). NTLS được xây dựng trang nghiêm, ở trung tâm có đài Tổ quốc ghi công; trên mộ liệt sĩ có bia ghi họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quân, đơn vị, cấp bậc, chức vụ, thời gian hi sinh, nơi hi sinh...; nếu liệt sĩ chưa xác định được họ tên thì ghi “Đời đời nhớ ơn liệt sĩ”. NTLS có sơ đồ mộ chí và được lưu giữ tại cơ quan quản lí. Hàng năm, vào Ngày thương binh liệt sĩ (27.7), các ngày lễ, tết, đại diện đảng, chính quyền, đoàn thể, đơn vị LLVTND và nhân dân địa phương đến NTLS dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ đã hi sinh vì dân vì nước.

        NGHĨA TRANG LIỆT SĨ TRƯỜNG SƠN, nghĩa trang liệt sĩ quy tập phần mộ các liệt sĩ trên tuyến đường Trường Sơn trong KCCM; được xây dựng tại xã Gio An. h. Gio Linh, t. Quảng Trị (1975-77) NTLSTS có dt 140.000m2, với hơn 10 nghìn phần mộ; được chia thành 10 khu theo địa phương (tỉnh) nơi liệt sĩ sinh ra và một khu dành cho các liệt sĩ vô danh. Các phần mộ được xây kiên cố, có sơ đồ mộ chí, được tổ chức trông nom, giữ gìn chu đáo; thường xuyên có các gia đình liệt sĩ, các đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm viếng. NSLSTS, một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng VN trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước, thể hiện lòng biết CM của nhân dân VN đối với cácdiệt sĩ.

        NGHIÊN CỨU TIN TÌNH BÁO. phương thức chủ yếu của hoạt động tình báo để xử lí tin tình báo thu được, thể hiện kết quả nghiên cứu thành báo cáo, công trình nghiên cứu chiến lược (âm mưu, ý đồ, chủ trương, kế hoạch và hoạt động của địch có liên quan đến quốc phòng - an ninh, đối ngoại, chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa xã hội...); giúp cho lãnh đạo quốc gia và QĐ hoạch định đường lối chiến lược, sách lược đối nội và đối ngoại, bảo vệ lợi ích quốc gia, đối phó với các hoạt động chống phá trong thời bình và các tình huống chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch; bào vệ Đảng, chế độ, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; nghiên cứu các vấn đề khoa học QS, chiến lược QS, chiến dịch, chiến thuật, vũ khí, trang bị, công nghiệp quốc phòng... của những đối tượng liên quan phục vụ trực tiếp cho xây dựng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của các LLVT.

        NGHIÊN CỨU TIN TÌNH BÁO VÔ TUYẾN ĐIỆN, phân tích, tổng hợp tin tình báo thu được từ các đài phát vô tuyến điện của đối phương. Tin tình báo vô tuyến điện được phát bằng vô tuyến diện thoại hoặc điện báo gồm: các bức điện mặt đã được mã hóa, các diện chỉ huy, báo cáo, thông báo bằng mật ngữ... Để NCTTBVTĐ, trước hết phải giải mã các bức điện thu được. Thông qua việc thu và NCTTBVTĐ có thể biết được quy luật thông tin liên lạc, vị trí đài phát vô tuyến điện, vị trí SCH, bố trí, điều động lực lượng, ý đồ tác chiến và các tình báo quan trọng khác.

        NGOẠI BIÊN, khu vực liền kề ở phía ngoài biên giới quốc gia (gồm cả vùng tiếp giáp lãnh hải của các quốc gia ven biển và quốc gia quần đảo). NB có ảnh hưởng đặc biệt tới an ninh, quốc phòng của các quốc gia có chung đường biên giới quốc gia. nên các quốc gia đó thường áp dụng các quy chế riêng để bảo vệ an ninh biên giới quốc gia. Mọi hoạt động bảo vệ an ninh biên giới quốc gia có liên quan đến NB giữa các nước có chung biên giới phải có sự thỏa thuận của những nước đó (đối với các khu vực biên giới quốc gia trên đất liền, hoặc các khu vực biên giới quốc gia trên biển mà các quốc gia có vị trí đối diện, tiếp giáp, chồng lấn nhau). Trường hợp NB trùng với vùng tiếp giáp lãnh hải thì NB được quản lí theo quy chế của vùng tiếp giáp lãnh hải.

        NGOẠI GIAO ĐÔ LA, chính sách đối ngoại của Mĩ dựa vào sức mạnh kinh tế và các công cụ tài chính để bành trướng thế lực, thực hiện can thiệp và nô dịch các nước khác. Do tổng thống Mĩ thứ 27 (1909-13) Taptơ (A. W.H. Taft) đề ra 1912, sau khi chính sách Chiếc gậy lớn bị lên án. Nội dung cơ bản: dùng viện trợ, đầu tư hoặc cho vay với những điều kiện áp đặt, buộc các nước nhận viện trợ hoặc vay nợ lệ thuộc vào Mĩ, tạo lợi thế cho các công ti tư bản độc quyền Mĩ hoạt động ở nước ngoài. Ngày nay, cùng với việc sử dụng sức mạnh QS, NGĐL vẫn giữ vai trò quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:12:42 pm

        NGOẠI GIAO NGUYÊN TỬ, chính sách ngoại giao dựa trên sức mạnh độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ sau CTTG-II nhằm đe dọa, khống chế các nước khác. Bị phá sản khi LX (1949) và một số nước khác có vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Mĩ vẫn tiếp tục dùng “Chiếc ô hạt nhân’’ khống chế và chi phối những nước còn lệ thuộc vào sức mạnh hạt nhân của Mĩ và đe dọa những nước không có vũ khí hạt nhân. Trong chiến tranh xâm lược VN, giới hiếu chiến Mĩ đã có lúc định dùng NGNT để buộc nhân dân VN phải khuất phục: trong KCCP khi QĐ Pháp đang bị thất bại ở Điện Biên Phủ (1954), trong KCCM khi QĐ Mĩ đang bị thất bại ở Khe Sanh (1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (giữa 1972).

        NGOẠI GIAO PHÁO HẠM. chính sách ngoại giao của một nước (liên minh) dựa vào sức mạnh QS, buộc đối phương chấp nhận những điều kiện do mình áp đặt nhằm thực hiện mục đích nhất định. NGPH xuất hiện từ tk 19, khi các nước đế quốc sử dụng pháo hạm làm phương tiện chinh phục thuộc địa. Trong quá trình xâm lược VN và Đông Dương, thực dân Pháp đã sử dụng NGPH như một chính sách chủ yếu. Ngày nay, CNĐQ tiếp tục sử dụng NGPH trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là đối với những nước chậm phát triển, bằng cách đưa hạm đội đến vùng biển gần những nước đó... để uy hiếp, tổ chức tập trận với mọi quy mô hoặc đánh chiếm một bộ phận lãnh thổ của những nước mà CNĐQ muốn gây sức ép.

        NGOẠI KHOA CHIẾN TRANH. chuyên ngành y học QS nghiên cứu công tác tổ chức và triển khai các biện pháp kĩ thuật cấp cứu điều trị thương binh trong chiến tranh nhằm nâng cao tỉ lộ cứu sống, dự phòng và chữa các biến chứng của vết thương chiến tranh, giảm tỉ lệ di chứng xuống mức thấp nhất, điều trị thương binh nhanh chóng bình phục để bổ sung quân số cho đơn vị. NKCT nghiên cứu cơ cấu và bệnh lí vết thương, ứng dụng những thành tựu mới của khoa học - công nghệ cùng những kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh đã qua để xây dựng lí luận và nghệ thuật điều trị các vết thương.

        NGOẠI PHAO nh THUẬT PHÓNG NGOÀI

        NGOẠN MỤC, đèo ở h. Ninh Sơn, t. Ninh Thuận, tây bắc ga Tháp Chàm 44km. trên đường 20, dài 18,5km (từ km 49 đến km 68), độ dốc 9%, dốc liên tục, quanh co nguy hiểm, vách taluy cao. vực sâu. Mùa mưa thường bị sụt lở, đi lại khó khăn. Cg đèo Sông Pha.

        NGỌC HỒI, làng ven QL 1, nam Hà Nội 14km. thuộc xã Ngọc Hồi, h. Thanh Trì, tp Hà Nội. Tại đây, 12.1788 quân xâm lược nhà Thanh xây dựng một tiền đồn mạnh để bảo vệ phía nam thành Thăng Long (tập trung tới 30.000 quân, do Hứa Thế Hanh phó tướng của Tôn Sĩ Nghị chỉ huy). 30.1.1789 trên đường tiến ra Thăng Long, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã tiêu diệt đồn Ngọc Hồi (x. trận Ngọc Hồi - Đầm Mực, 30.1.1789). Dấu vết đồn Ngọc Hồi ngày nay không còn, nhưng trên cánh đồng nam làng NH còn một số tên đất liên quan đến đồn: cánh đồng Đồn, cây đa Đồn, Nền Đồn... Ở NH có nhóm tượng đài kỉ niệm chiến thắng NH - Đống Đa.

        NGỌC VỪNG, đảo ở đông nam Vịnh Hạ Long, thuộc xã Ngọc Vừng, huyện đảo Vân Đồn. t. Quảng Ninh; dt 12km2, có điểm cao 227m. Đồn Ngọc Vừng xây 1840 trên mỏm phía đông bãi cát đảo NV. Đồn hình vuông, mỗi cạnh 130m, xây bằng đá dày 3,8m, có tường bắn (nữ tường) dày l,3m, cao 0,8m. Bốn góc có xây pháo đài góc nhô ra ngoài. Đồn NV là đồn lớn trong hệ thống đồn bảo ven biển, có một nhà quan, 2 nhà quân và 4 đại bác.

        NGÒI, cơ cấu (thiết bị) tạo ra xung nổ (cháy) ban đầu để kích nổ (cháy) liều thuốc nhồi trong đạn dược hoặc để kích hoạt đạn dược công dụng đặc biệt. Theo tính chất của xung ban đầu được tạo ra, có: ngòi nổ, ngòi cháy, theo loại đạn dược, có: N đạn. N bom, N mìn. N thủy lôi...; theo vị trí lắp vào đạn dược, có: N đầu. N đáy (đuôi), N đầu - đáy, N bên (ngang thân); theo dạng năng lượng làm N hoạt động, có: N cơ khí, N điện, N diện tử...; theo nguyên tắc hoạt động, có: ngòi tiếp xúc, ngòi không tiếp xúc, ngòi theo chương trình, ngòi theo lệnh, N nhiều chức năng... Yêu cầu quan trọng nhất đối với N là bảo đảm kích hoạt đạn dược ở thời điểm (hoặc vị trí) thích hợp nhằm đạt hiệu quả tác dụng cao nhất đối với mục tiêu, đồng thời phải an toàn trong bảo quản, vận chuyên, sử dụng và tin cậy khi hoạt động. Việc chuyển N từ trạng thái an toàn sang trạng thái sẵn sàng hoạt động gọi là mở bảo hiểm (dự kích). N xuất hiện từ tk 16.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67488977_456610548402164_1732415148066340864_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeEpOf766TQzqhQ864_FORttjgne6gPqjLeitzlrVRF0h-ub-tZEI0EPh8fpnOLoYo6NdFF1wUb7I0fe-JV1T7NCskU-6F835K9knzrdubWCSg&_nc_oc=AQnBtUn-LTy7RmiXG77qHvGq10y8q3DXyo7GFmoAPFj_xbC_NXVisFZl9i3GBO2EMx4&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=e5912ded732b95fb81264e1ebe14b3e5&oe=5DA52640)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:14:11 pm

        NGÒI CHẠM NỔ X. NGÒI TIẾP xúc

        NGÒI CHÁY, ngòi tạo ra xung ban đầu là xung nhiệt (tia lửa) để đốt cháy liều thuốc đẩy (thuốc đen) hoặc làm nổ bộ phận kích nổ nằm trong đạn dược. Có: NC va đập, NC hẹn giờ (thuốc cháy hoặc đồng hồ), NC hai chức năng (hẹn giờ và va đập). Thường dùng cho đạn dược công dụng đặc biệt (chiếu sáng, cháy, truyền đơn, catxét...), cũng có thể dùng cho đạn mảnh - phá, nhưng đầu đạn phải có bộ phận kích nổ. Cg ngòi châm lửa. Hiện có xu hướng gọi là ngòi nổ.

        NGỜI CHÂM LỬA nh NGÒI CHÁY

        NGÒI CHẤP HÀNH nh NGÒI THEO LỆNH

        NGÒI ĐIỂU KHIỂN TỪ XA nh NGÒI THEO LỆNH

        NGÒI GIỮ CHẬM, 1) ngòi chạm nổ có thời gian kích nổ trên 5.10-3S sau khi chạm mục tiêu. Gồm hai loại: NGC cố định - thời gian giữ chậm khống phụ thuộc tính chất mục tiêu; NGC tự điều chình - thời gian giữ chậm được tự điều chỉnh  tùy thuộc vào tính chất cơ lí (chiều dày, độ bển...) của mục tiêu; 2) nh ngòi theo chương trình.

        NGÒI KHÔNG TIẾP XÚC, ngòi làm việc do sự tương tác giữa ngòi với mục tiêu thông qua trường vật lí phát xạ hoặc phản xạ từ mục tiêu mà không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa chúng, thường kích hoạt đạn dược ở một khoảng cách thích hợp, gần mục tiêu. Theo nơi đặt nguồn phát năng lượng, có: ngòi chủ động (tự phát năng lượng chiếu xạ mục tiêu và làm việc do năng lượng phản xạ từ mục tiêu), ngòi bán chủ động (làm việc do năng lượng phản xạ từ mục tiêu, nhưng nguồn phát đặt trên đối tượng khác, không đặt trên ngòi), ngòi thụ động (làm việc do năng lượng của mục tiêu phát ra); theo dạng năng lượng được sử dụng, có: ngòi tĩnh điện, ngòi điện dung, ngòi từ trường, ngòi âm thanh, ngòi vô tuyến, ngòi hồng ngoại, ngòi thủy động, ngòi chấn động, ngòi lade,... hoặc kết hợp các loại ngòi đó như: ngòi từ trường - âm thanh, ngòi thủy động - từ trường, ngòi xenxơ rađa - hồng ngoại... Đối với đạn pháo, tên lửa, bom, NKTX được dùng rộng rãi nhất là ngòi nổ vô tuyến, làm việc do năng lượng sóng điện từ phát xạ hoặc phản xạ từ mục tiêu. NKTX được nghiên cứu từ cuối những năm 30 của tk 20 ở Thụy Điển, Anh, Mĩ. 6.1943 NKTX lần đầu tiên được quân Mĩ bắn từ pháo Helena vào máy bay của Nhật ở Thái Bình Dương. Sau CTTG-II, NKTX được phát triển mạnh và sử dụng trong hầu hết các loại đạn dược của lục quân, không quân, hải quân. Hiện nay kích thước của NKTX tương tự ngòi cơ khí và cỡ đạn nhỏ nhất có thể lắp NKTX là 30mm. Có xu thế dùng ngòi nhiều chức năng (cả không tiếp xúc, chạm nổ, hẹn giờ) để thay thế tất cả các loại ngòi khác. Cg ngòi cận đích hay ngòi cận nổ.

        NGÒI NHIỂU THẾ NỔ, ngồi nổ có các cơ cấu đặc biệt và bộ phận điều chỉnh, cho phép nhận được các thế nổ khác nhau: tức thì, quân tính, giữ chậm hoặc hẹn giờ... Việc chọn thế nổ phụ thuộc vào loại đạn và phương pháp bắn. Vd: khi bắn đạn phá thường chọn thế nổ giữ chậm để đạn chui sâu vào chướng ngại mới nổ; khi bắn đạn mảnh thường dùng thế nổ tức thì để giảm số mảnh đạn bị ghim trong lòng đất; khi bắn thia lia thường dùng thể nổ quân tính hoặc giữ chậm để đạn nảy lên nổ ở trên không... Cg ngòi nhiều tác dụng.

        NGÒI NỔ, ngòi tạo ra xung ban đầu là xung nổ. Gồm các bộ phận chính: mạch nổ (gồm hạt lửa hay hạt lửa điện, liều giữ chậm hoặc liều tầng lửa, kíp nổ hay kíp nổ điện, liều dẫn nổ, trạm nổ), cơ cấu va đập (chạm nổ), cơ cấu phát hỏa, cơ cấu bảo hiểm, cơ cấu ngăn cách, cơ cấu tự hủy, bộ phận điều chỉnh  tác dụng... NN được phân loại: theo năng lượng dùng để kích động mạch nổ (cơ khí, điện); theo tính chất ngăn cách (không ngăn cách, ngăn cách hạt lừa, ngăn cách kíp nổ); theo tính chất hoạt động (chạm nổ tức thì, hẹn giờ, giữ chậm, nhiều thế nổ...); theo nguyên tắc hoạt động (tiếp xúc, không tiếp xúc, theo chương trình, theo lệnh, nhiều chức năng) và theo những dấu hiệu khác. NN xuất hiện tk 16 cùng với sự ra đời của đạn nổ phá. NN hiện dùng trong hầu hết các loại đạn dược. Hiện có xu hướng dùng thuật ngữ NN để gọi cả ngòi cháy.

        NGÒI NỔ VÔ TUYẾN. ngòi nổ không tiếp xúc hoạt động theo nguyên lí sử dụng bức xạ điện từ phát xạ (phản xạ) từ mục tiêu ở dải sóng vô tuyến. Tùy theo nguồn bức xạ được sử dụng, có: NNVT chủ động được sử dụng nhiều nhất trong đạn pháo và tên lửa và NNVT thụ động. Các bộ phận chủ yếu: bộ phận thu phát tín hiệu vô tuyến, anten (thân đạn), bộ khuếch đại tín hiệu, nguồn điện và mạch kíp nổ điện. Nguyên lí hoạt động của NNVT chủ động là phát các tín hiệu cao tần trên quỹ đạo và thu các tốt hiệu phản xạ từ mục tiêu, tạo phách và từ đó tạo ra điện áp tần số thấp khi các tín hiệu này tương tác với nhau. Khi đạn tiếp cận mục tiêu đến một cự li nhất định, điện áp này đạt tới giá trị ngưỡng làm đóng mạch nguồn với kíp nổ điện, gây nổ. Theo đặc điểm kết cấu, phân biệt các loại NNVT xung, điều tần, đôple, xung - đôple, điều tần - đỏple. Theo tần số sử dụng, có NNVT sóng mét, đềximét. centimét.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:15:16 pm

        NGÒI THEO CHƯƠNG TRÌNH, ngòi làm việc theo một chương trình định trước, không phụ thuộc vào mục tiêu. Theo cách đặt chương trình, có: ngòi hẹn giờ (đặt theo thời gian), ngòi khí áp (đặt theo áp suất không khí), ngòi thủy tĩnh (đặt theo áp suất thủy tĩnh)... Ngòi hẹn giờ làm việc sau một khoảng thời gian hẹn trước ứng với sự điều chỉnh ngòi trước khi bắn (phóng, thả, đặt). Có các ngòi hẹn giờ: bằng thuốc cháy, bằng cơ cấu đồng hồ (cơ khí hoặc điện), bằng hóa chất ăn mòn. bằng điện hóa, bằng điện cơ... Trong đạn pháo và tên lửa  thường dùng ngòi hẹn giờ bằng thuốc cháy và cơ cấu đồng hồ. Trong mìn thường dùng ngòi hẹn giờ bằng đồng hồ, hóa chất ăn mòn. điện. Ngòi khí áp làm việc khi áp suất khí quyển đạt tới một giá trị định trước (ứng với một độ cao nhất định). Thường dùng cho đạn diệt mục tiêu trên không. Ngòi thủy tĩnh làm việc khi áp suất thủy tĩnh đạt tới một giá trị định trước (ứng với một độ sâu nhất định). Thường dùng cho bom chìm, thủy lôi.

        NGÒI THEO LỆNH, ngòi làm việc khi nhận được tín hiệu (lệnh) do người sử dụng phát ra. Việc truyền lệnh tới ngòi có thể thực hiện bằng dây dẫn, sóng điện từ, tia lade... NTL thường dùng cho tên lửa phòng không, tên lửa chiến dịch -  chiến thuật, mìn... Cg ngòi chấp hành hay ngòi điều khiển từ xa.

        NGÒI TIẾP XÚC, ngòi làm việc do tác động của mục tiêu khi nó tiếp xúc với ngòi. NTX được dùng rộng rãi nhất cho các loại đạn dược. Theo đặc tính tác động, có: ngòi va đập, ngòi nén. ngòi kéo, ngòi bỏ tải, ngòi hỗn hợp: theo cơ chế kích nổ (cháy), có: ngòi cơ khí, ngòi điện, ngòi áp điện, ngòi tụ điện... Ngòi va đập (cg ngòi chạm nổ) - thường dùng cho đạn pháo, bom, tên lửa, ngư lôi,... và có các loại: tức thì (nổ ngay) có thời gian làm việc dưới 10-3S, quán tính (nổ chậm vừa) có thời gian làm việc 10-3- 5.10-3S, giữ chậm (nổ chậm) có thời gian làm việc trên 5.10-2s, nhiều thế nổ (2-3 tác dụng). Ngòi nén, ngòi kéo, ngòi hỗn hợp thường dùng trong mìn. thời gian giữ chậm của ngòi mìn. ngòi bom có thể vài giờ, thậm chí vài ngày đêm. Ngòi áp điện có thời gian làm việc nhanh, thường dùng cho đạn lõm.

        NGÔ BỆ (7-1360), lãnh tụ khởi nghĩa nông dân lớn nhất thời Trần. Quê Trà Hương (nay thuộc h. Kim Thành, t. Hải Dương). 1343-44 nông dân khổ cực vì đới kém. NB tụ họp dân ở núi Yên Phụ (nay thuộc h. Kim Thành, t. Hải Dương), dựng cờ lớn trên đỉnh núi, yết bảng “phát chẩn cứu dân nghèo”, chống quan lại, địa chủ. 1358 chỉ huy đánh chiếm cả một vùng đất rộng lớn từ xã Thiên Liêu đến h. Chí Linh. Quàn triều đình đến đàn áp, nghĩa quân tan rồi lại hợp, tiếp tục hoạt động. 1360 NB bị bắt và bị hành hình.

        NGÔ ĐÌNH DIỆM (1901-63), tổng thống VN cộng hòa (1955-63). Quê xã Đại Phong, h. Lệ Thủy, t. Quảng Bình. Con thứ ba Ngô Đình Khả, quan đại thần triều Nguyễn. Lúc nhỏ học tại trường dòng ở Huế, sau theo học trường của Pháp ở Hà Nội. 1920 làm quan tại Thừa Thiên, Quảng Trị. 1930 quản đạo Ninh Thuận, rồi tuần phủ Bình Định. 1933 thượng thư Bộ lại (bộ trường nội vụ) triều đình Huế. 1934 từ chức về ở tòa giám mục Vĩnh Long. 8.1945 bị lực lượng CM quản thúc tại Thái Nguyên. 6.1946 được trả tự do, về sống ở Đà Lạt. 1950-54 sang Mĩ (được hồng y giáo chủ Xpenman đỡ đầu) nghiên cứu, diễn giảng ở một số chủng viện lớn và Trường đại học Misigân chuẩn bị uy tín chính trị. 1954 được Mĩ đưa về làm thủ tướng chính phủ Bảo Đại. 1955 được Mĩ ủng hộ, phế truất Bảo Đại, tự xưng tổng thống VN cộng hoà. Thiết lập ở miền Nam VN chế độ độc tài, gia đình trị, thân Mĩ, phá hoại hiệp định Giơnevơ, âm mưu chia cắt đất nước lâu dài, lập Đảng cần lao nhân vị, ban hành Luật 10.59, khùng bố những người kháng chiến và phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam. 2.11.1963 bị lực lượng đảo chính QS do Mĩ dàn dựng giết chết cùng với Ngô Đình Nhu (x. đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm, 11.1963).

        NGÔ ĐÌNH NHU (1911-63), cố vấn chính trị của Ngô Đình Diệm (1955-63). Quê xã Đại Phong, h. Lệ Thủy, t. Quảng Bình. Con thứ tư của Ngô Đình Khả, quan đại thần triều Nguyễn; em ruột Ngô Đình Diệm. Lúc nhỏ học tại Huế, sau du học ở Pháp. 1930 về nước làm việc ở Văn khố, Phủ toàn quyền Đông Dương, rồi làm giám đốc Sở lưu trữ văn thư Huế. Sau CM tháng Tám (1945), được chính phủ VN DCCH giao phụ trách Nha thư viện và lưu trữ văn thư trung ương tại Hà Nội, sau đó bỏ trốn sang Lào. 1948 về sống tại Đà Lạt. 1955 Ngô Đình Diệm lên nắm quyền. NĐN được giao giữ chức cố vấn chính trị của tổng thống, khởi thảo mọi chủ trương, chính sách; thành lập ‘‘phong trào CM quốc gia”; đứng đầu Đảng cần lao nhân vị. Cùng với Ngô Đình Diệm thiết lập chế độ độc tài, gia đình trị, thân Mĩ chống phá quyết liệt CM miền Nam. 2.11.1963 bị lực lượng đảo chính QS do Mĩ dàn dựng giết chết cùng với Ngỏ Đình Diệm (x. đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm, 11.1963).


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:16:55 pm

        NGÔ GIA KHẢM (1912-90), Ah lao động (1952). Quê xã Tam Sơn. h. Từ Sơn, t. Bắc Ninh; tham gia CM 1928, nhập ngũ 1944; đv ĐCS VN (1936); khi tuyên dương Ah là quản đốc đầu tiên phân xưởng quân giới. 1941 bị Pháp bắt giam ở nhà tù Sơn La, tham gia tuyệt thực 11 ngày. 1944 được trả tự do, là người đầu tiên tham gia xây dựng xưởng quân giới của QGP tại Chiến khu Việt Bắc. Dưới sự chi đạo của NGK, xưởng quân giới đã khắc phục khó khãn, thiếu thốn, sản xuất thành công quả lựu đạn đầu tiên được QGP dùng diệt 11 quân Nhật ở Chiến khu Hoàng Hoa Thám (1945). Trong KCCP, bằng phương tiện thủ công, NGK đã chế tạo thành công thuốc nổ làm vũ khí, có nhiều sáng kiến cải tiến đưa năng suất dập mồi nổ từ 600 lên 140.000 chiếc/ ngày, đưa năng suất dập xẻng lên 800%. NGK luôn nhận những việc khó khăn, nguy hiểm về mình, ba lần bị thương nặng vẫn hăng hái làm nhiệm vụ. Đào tạo được nhiều công nhân quân giới có tay nghề giỏi. Sau KCCP. giám đốc kiêm bí thư đảng ủy Nhà máy xe lửa Gia Lâm. cục trường Cục đầu máy toa xe, ủy viên thường vụ đáng ủy Tổng cục đường sắt, trường ban thanh tra Bộ giao thông vận tải. Huân chương: Hồ Chí Minh, Lao động hạng nhì, Kháng chiến (hạng nhất, hạng nhì), Chiến thắng hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/66843617_456610558402163_3621763436146327552_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeHh2Irh_pDA2YQxkHp5CoyMF9VVG94q1BPitL740lcVk8zgZSHJMXcGqtrP6gZHVczVrNoRuehl46j9Uw0t9OAgnBdYtGJVJ5cnuUh0yETpSQ&_nc_oc=AQlbSiXEYlXJ-tJ42NexevI1x5LJKJ04dZljDZOe35w5mKXA6kVWTraEShhc73dhr2k&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=d47044aed749ee20968504aa7639bbef&oe=5DB1B814)


        NGÔ GIA TỰ (1908-35), người tham gia thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hà Nội (3.1929). Quê làng Tam Sơn, phú Từ Sơn (nay là xã Tam Sơn. h. Từ Sơn), t. Bắc Ninh. 1925 học sinh Trường Bưởi (Hà Nội), tham gia phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Chu Trinh. 1926 gia nhập Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội), dự lớp huân luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châu (TQ). 1927 về nước hoạt động gây dựng cơ sở CM ở Bắc Ninh. Bắc Giang, Sài Gòn; một trong những người đề xướng chủ trương “vô sản hóa”. 3.1929 cùng Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu... lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hà Nội. 6.1929 tham gia thành lập Đông Dương cộng sản Đảng, ủy viên BCHTƯ lâm thời. Sau hội nghị thành lập Đảng (3-7.2.1930), bí thư Xứ ủy lâm thời Nam Kì, 31.5.1930 bị Pháp bắt tại Sài Gòn, kết án tù chung thân, đày ra Côn Đảo. 1.1935 hi sinh khi vượt ngục trở về đất liền bằng thuyền tự đóng.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67176121_456610568402162_8499242225786421248_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeFECUS1rbynBoJHqUpZnYP4b5TZArWoy2d45jn3lnCkNmle-XvqyXskZG3pkJJmU5whKX5k03eJ2-RgX3lUwcWRQOMSFwC_BzFIoPCQAxhbHQ&_nc_oc=AQlHSZvd6z1N2B2jlTb8IMsLzldl0hfst8NfPxOp46-afWxXI-y_8bQg1dPrklRWikE&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=92d8109f4b34454d2a75f1947b3f77d6&oe=5DAB50F0)


        NGÔ LÊ TÂN (Hầu Sĩ Đô; 1933-68), Ah LLVTND (1967). Quê xã Cát Khánh, h. Phù Cát, t. Bình Định; nhập ngũ 1950; đv ĐCS VN (1957); khi tuyên dương Ah là xưởng trưởng thông tin Quân khu 5. Trong KCCP và KCCM, phụ trách sửa chữa máy vô tuyến điện, tận tụy với công việc, nghiên cứu, sáng tạo. bảo đảm công tác thông tin liên lạc phục vụ lãnh đạo, chỉ huy trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn. 1960 dùng những vật liệu thu nhặt được, làm ra máy phát sóng vô tuyến điện đầu tiên mang tên “Giải phóng”. 1962 tìm ra phương pháp điều chỉnh sóng máy bộ đàm PRC10 (Mĩ) nhanh và chính xác, giúp các đơn vị sử dụng thuận lợi. Sửa chữa và cải tiến máy phát điện, phát sóng, làm động cơ thủy điện, ống đo bức xạ anten, bộ phận tăng âm trong máy điện thoại... Huân chương: Quân công hạng nhì, 2 Chiến công hạng ba.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67160001_456610581735494_3984820414701371392_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeF11fXRXKZzKwOgOkc1kyHEmt19zP2B5p5dQj0Dhb3FM-8UW5qAQH1V3X8uHyWXzs2RW2B0Tm4BhrAUwJmqNw6jNrIL8WEmB0Epcz8HrG_L6g&_nc_oc=AQkqv0XqdohHw8LDbCszewvNhQcB5CAZo_Fn4yUF2g7Bo392xBenfG9Gs1blXM9fFpM&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=5d88cd1b365ac75292d7ef5403862267&oe=5DE506D2)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:18:49 pm

        NGÔ MÂY (1929-47), Ah LLVTND (truy tặng 1955). Quê xã Cát Chánh, h. Phù Cát, t. Bình Định; nhập ngũ 1947; khi hi sinh là đội viên Đại đội quyết tử, Trung đoàn 120, Sư đoàn 305, Liên khu 5. Năm 1947 NM tình nguyện vào đội cảm tử để diệt xe tăng, xe cơ giới địch. Trận phục kích quân Pháp ở đầu cầu Suối Vối (An Khê, 12.11.1947), cầu bị phá, quân địch ùn lại, NM ôm bom lao thẳng vào đội hình địch. Bom nổ, hơn 1 trung đội lính Âu-Phi bị diệt, NM hi sinh. Huân chương: Quân công hạng nhì.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/66912347_456610588402160_3896867700751728640_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeGINIjstrD80QqejxiD4LpI5tQBVuPw-aYeDy_DFb00EpEiovJ0W-MvEO3XUbs-T1lmRsL1rFjPCEmWgx6IQbwx_pYkLZtCL1Ft0ihQuVBPNw&_nc_oc=AQm5vZpYgay5aSILu7jzHz3NIpOvszgz-Y4FjBisn9YKSRSoqxChRjh8RsW5hZQYVss&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=ef2adfdf3d54eb0a272aa8951ed0b47b&oe=5DB17445)


        NGÔ QUANG TẢO (Ngô Văn Nhẫn; s. 1932), Ah LLVT- ND (1998). Quê xã Vĩnh Hưng, h. Hồng Dân, t. Bạc Liêu; nhập ngũ 1948, thiếu tướng (1988), tỉnh đội trưởng tỉnh Hậu Giang (1976); đv ĐCS VN (1949k 1948-54 cán bộ tiểu đội và trung đội du kích tập trung huyện, chỉ huy đánh hơn 50 trận, diệt và làm bị thương 120 địch, thu 19 súng. 1954-57 đội trường bảo vệ mật. hoạt động xây dựng cơ sở và đấu tranh chống địch đàn áp. 1957-62 phụ trách công tác binh vận, trường ban đấu tranh xã, đã kiên trì bám địa bàn, bám dân, xây dựng LLVT tại chỗ, cùng chi bộ lãnh đạo tổ chức hàng trăm cuộc đấu tranh chính trị. 10.2.1960 cùng chi bộ lãnh đạo nhân dân nổi dậy giải phóng xã Vĩnh Hưng. 1962-68 phó ban QS tỉnh phụ trách hậu cần và phong trào dân quân du kích chiến tranh, rồi chính trị viên kiêm tiểu đoàn trường Tiểu đoàn 368, chỉ huy LLVT địa phương đánh địch càn quét trên 30 trận, phá 15 đồn, diệt và làm bị thương hơn 400 địch. 1969-74 tỉnh đội trường, chỉ huy LLVT tỉnh hoạt động rộng khắp, kết hợp tác chiến lớn và nhỏ. 1970 chỉ đạo đánh địch diệt và làm bị thương 4.830 địch (có 156 Mĩ), bắt 782, thu 1.000 súng. 1972-74 diệt 6 tiểu đoàn, 22 đại đội, 43 trung đội, phá hủy 6 pháo 105mm, đánh chìm và hỏng 15 tàu, thu 2 tàu trọng tải 300t... Năm 1977-91 phó tư lệnh mặt trận bảo vệ tuyến biên giới An Giang, Châu Đốc, Tịnh Biên rồi tổng lãnh sự quán, tùy viên QS VN tại Campuchia. Huân chương: 3 Quân công hạng nhì. Chiến công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba), Kháng chiến hạng nhất, Bảo vệ tổ quốc hạng nhất (nhà nước Campuchia tặng).

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67138898_456610608402158_8344360899024257024_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeEnypgrgVkfqpaVnn0fftC-efOCyspCWlhgMMay5HS1FglIB3YIo20W4RzvCVvtm35GBBjsCGeDA_TIy4lxMx5ysCEeKxb_7eDPloKFP-uFVw&_nc_oc=AQkCy5W5TGhTZgFlu7o0mHyYR540TplnXb1dIzdFJ5GQNLZgYIQOdBzERWWHEhymqrk&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=66f63213fe2102096b76e369871b0965&oe=5DED1599)


        NGÔ QUYỂN (897-944), người khởi nghiệp nhà Ngô, mở đầu kỉ nguyên độc lập tự chủ lâu dài cho đất nước. Quê q. Đường Lâm, Châu Giao (nay thuộc xã Đường Lâm, tx Sơn Tây, t. Hà Tây), thuộc tầng lớp hào trưởng, từng theo họ Khúc dựng nghiệp. Khi Dương Đình Nghệ dấy binh, NQ đem gia thuộc vào Làng Ràng tụ nghĩa, được Dương Đình Nghệ gả con gái và cho làm tướng. 931 theo Dương Đình Nghệ đánh bại cuộc xâm lược lần I của quân Nam Hán (x. kháng chiến chống Nam Hán lấn I, 930-31), được cử cai quản Châu Ái (Thanh Hóa). 938 NQ kéo quân ra Bắc hạ thành Đại La, giết Kiều Công Tiễn phản nghịch. Cuối năm đó NQ chỉ huy tiêu diệt quân Nam Hán sang xâm lược lần II (x. kháng chiến chống Nam Hán lần II, 938) trong trận Bạch Đằng 938, giết tướng địch Hoằng Thao tại trận, đánh bại ý đồ xâm lược của nhà Nam Hán. 939 NQ xưng vương, bãi bỏ chức tiết độ sứ, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở cổ Loa (Hà Nội), đặt quan chế, nghi lễ riêng, mở đầu kỉ nguyên độc lập tự chú lâu dài cho đất nước sau hơn nghìn năm Bắc thuộc. Hiện có lăng và đền thờ ở quê.

        NGÔ THẤT SƠN (Trịnh Ngọc Ảnh; 1919-52), Ah LLVT- ND (truy tặng 1994), chỉ huy trưởng bộ đội Sivôtha tại đông băc Campuchia, thuộc BTL Nam Bộ. Quê xã Vĩnh Gia, h. Tri Tồn, t. An Giang; nhập ngũ 8.1945; đv ĐCS VN (1945). Trước CM tháng Tám (1945) dạy học tại Campuchia. 25.8.1945 tham gia giành chính quyền tại Sài Gòn, đội phó Đội bảo vệ ủy ban kháng chiến Nam Bộ. Cuối 1945 học Trường QS Trần Quốc Tuấn. 1946 sang Thái Lan mua sắm vũ khí, thành lập và làm chỉ huy phó Chi đội Hai Ngoại (số 1), tháng 10.1946 chỉ huy trường và đưa chi đội về  nước tham gia KCCP ở Nam Bộ. 8.1948 trung đoàn phó rồi trung đoàn trường Trung đoàn 305 làm nhiệm vụ tại vùng biên giới VN - Campuchia (đổi thành bỏ đội Sivôtha), giúp xây dựng phong trào CM (phong trào Itxarắc) chống âm mưu “chia để trị” của thực dân Pháp. 2.6.1949 chiến đấu bị thương, bị địch bắt giam tại nhà lao Đức Hoà, t. Long An và bí mặt thủ tiêu (10.11.1952).

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67199138_456610621735490_2861045434338508800_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_eui2=AeEkw4o4EMRUQvAmQYyDqU8R6dF-47X5Jt-HdiE58i6co72X9mxiYZPNGwqd5164NaYcEQIEML66qAvqZaqzYF0kRMH45U0QzRO9SrhSrsGggw&_nc_oc=AQl1uMM9qDUPOr1bdb1hpSQYpdO556fGq1IgVdplEEuOZ0t7siBhkGun7zxhTN4JmKw&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=0434f3aea069a7b95c2b91f8f2887516&oe=5D9FED0D)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:20:33 pm

        NGÔ THÌ NHẬM (Hi Doãn; 1746-1803), nhà chính trị - QS mưu lược thời Tây Sơn. Quê Làng Tó (nay là thôn Tả Thanh Oai, xã Tả Thanh Oai, h. Thanh Trì, tp Hà Nội). Đỗ tiến sĩ (1775) đời vua Lê Hiển Tông, được bổ làm hộ khoa cấp sự trung rồi lần lượt thăng chức giám sát ngự sử xứ Sơn Nam, đốc đồng trấn Kinh Bắc, Thái Nguyên (1776), đỏng các hiệu thư, hàn lâm viện hiệu thảo (1779)... Năm 1782 do nội tình phú chúa Trịnh rối ren, NTN bỏ quan lánh về Sơn Nam dạy học, viết sách. Sau khi Nguyễn Huệ ra Bắc lật đổ họ Trịnh, lập triều Tây Sơn, NTN được mời giữ chức tả thị lang Bộ lại, cùng Ngô Văn Sở cai quản Bắc Hà. Cuối 1788 nhà Thanh (TQ) đưa quân sang xám lược, NTN là người vạch kế hoạch rút lui chiến lược khỏi Thăng Long về phòng tuyến Tam Điệp -  Biện Sơn (nay thuộc Ninh Bình, Thanh Hóa), tạo thời cơ cho Nguyễn Huệ đem đại binh thần tốc đánh bại quân Thanh (1789), được thăng chức thượng thư Bộ binh (1790), có công lớn trong quan hệ bang giao với nhà Thanh và phát triển đất nước. 1802 triều Tây Sơn bị Nguyễn Ánh đánh bại, NTN bị bắt và bị tra tấn đến chết. Để lại nhiều tác phẩm có giá trị.

        NGÔ VĂN LŨI (s. 1950), Ah LLVTND (1973). Quê xã Thái Sơn, h. Thái Thụy, t. Thái Bình; nhập ngũ 1968, trung tá (1993); đv ĐCS VN (1971); khi tuyên dương Ah là đại đội phó Đại đội 3, Tiểu đoàn 25, Đoàn 367, BTL đặc công. 1971-73 chiến đấu tại Campuchia, cùng đồng đội đánh thắng 10 trận, diệt hơn 1.000 địch, phá hủy hàng chục kho bom đạn, xăng dầu và phương tiện chiến tranh của địch (NVL phá hủy 8 máy bay, 1 đài phát thanh, một số kho bom đạn và diệt trên 100 địch). 10.1971 cùng đại đội đánh sân bay Pôchentông; NVL bị thương, đã tự băng bó và chiến đấu. phá hủy 8 máy bay, 1 ô tô, diệt 30 địch. 30.10.1972 và 6.1973, NVL cùng đồng đội đánh tổng kho Mon Duôn, vừa chỉ huy đơn vị vừa trực tiếp đánh ở vòng trong, diệt và làm bị thương hơn 800 địch, phá hủy 15 nhà kho và hàng vạn tấn vũ khí, bom đạn. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhì, 4 hạng ba).

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67055232_456610628402156_1121589335930437632_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeGi3LrcfJ656mXMH0Yg1vxizP2xvf0CsU27OO8gm4gNYHSGURCNbuhL3GsVu6js7fLXf0bzjKvj5hP4hzTiFzA6W2n8xYHzxKaxYG2aUjn2XQ&_nc_oc=AQkSaBER-P-scYNW29E91qkBohIuDD4senK-Vfo0miTnk7YQpr5qG84TH6za8HYgrOo&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=74b7c02a830adf704681bc48da0547dd&oe=5DB50D74)


        NGÔ VĂN NHẠC (1931-69), Ah LLVTND (truy tặng 1970). Quê xã Mĩ Lợi, h. Cái Bè, t. Tiền Giang; nhập ngũ 1960; đv ĐCS VN (1960); khi hi sinh là chính trị viên xã đội Mĩ Lợi. 1960 trung đội trường bộ đội địa phương huyện, ba lần bị thương, cụt một chân. 1967 chính trị viên xã đội Mĩ Lợi, NVN chỉ huy du kích xã diệt và làm bị thương trên 400 địch, phá hủy 55 xe QS. NVN bằng chông, mìn diệt và làm bị thương 9 địch. 1968 tổ du kích thương binh (gồm hai bố con NVN và một thương binh cụt hai chân) đã thu nhặt các loại đạn pháo, lựu đạn hỏng lấy được của địch chế tạo mìn. làm chông,... chiến đấu diệt 85 địch, thúc đẩy phong trào toàn xã tự tạo vũ khí đánh địch. Huân chương: Quàn công hạng ba.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67464330_456610651735487_142429572325965824_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeF1zdX6polMfoKNj-e5DMDp9waefxY9Xa58orAr5rtOVx6O73b4W3DiPgLIuNSWFHerV2Xq7lmv7m4Zpy8Hlko9wtCM0SynfEtCpf1ZK1ROHw&_nc_oc=AQmr6iBm6Wfj3CYnRt_FujLf0nkZvcw0aLOEZC-EktF9k7vqBrIl9WbJqQJ_2QjPhDo&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=9302b5e5bcf26488d3243785ab0c049d&oe=5DEC4E6C)


        NGÔ VĂN SỞ (?-1795), danh tướng thời Tây Sơn. Quê h. Bình Khê, phủ Quy Nhơn (nay là h. Tây Sơn, t. Bình Định). Tham gia khởi nghĩa Tây Sơn từ đầu. 1787 được Nguyên Huệ cử làm tham tán quân vụ, cùng Vũ Văn Nhậm đưa quân ra Bắc Hà diệt Nguyễn Hữu Chinh. Đầu 1788 đánh bại quân Lê Chiêu Thống ở Sông Hoàng, Sơn Nam (nay thuộc Nam Định) và ở Kinh Bắc, được phong đại tư mã. Cuối 1788 khi nhà Thanh đưa 29 vạn quân sang xâm lược, NVS cùng Ngỏ Thì Nhậm tổ chức cuộc rút lui chiến lược khỏi Thăng Long, về đứng chân ở Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình - Thanh Hóa). Khi Quang Trung tiến công quân Thanh, NVS làm tướng tiên phong lập nên chiến công Ngọc Hồi - Đông Đa đầu Xuân Kì Dậu (1789). Năm 1790 dẫn đầu đoàn “giả vương” sang nhà Thanh nhận sắc phong, nhằm xây dựng mối bang giao giữa hai nước.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:22:35 pm

        NGÔ VĂN TÁC (s. 1939), Ah LLVTND (1969). Quê xã Định Hoà, h. Yên Định, t. Thanh Hóa; nhập ngũ 1959, đại tá (1983); trưởng phòng chính trị Bộ tham mưu Quân chùng phòng không - không quân; đv ĐCS VN (1964); khi tuyên dương Ah là trung úy, trường xe kiêm sĩ quan điều khiển tên lửa  Tiểu đoàn 71, Trung đoàn tên lửa phòng không 285, Sư đoàn 369, Quân chủng phòng không - không quân. Trong KCCM, tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, đánh 44 trận, cùng kíp trắc thủ điều khiển tên lửa bắn rơi 22 máy bay. 3.3.1966 bắn rơi 2 máy bay F-105 trên vùng trời Hoà Bình, phá âm mưu của địch đánh vào Hà Nội. 25.7.1966 bắn rơi 1 F-105 ở Bắc Thái. 29.8.1966 tại Quảng Ninh bắn 3 quả tên lửa rơi 2 máy bay A-4. Đêm 9.9.1966 bắn rơi 1 máy bay F-4 tại Quảng Yên. 16.11.1967 tại Hải Phòng, bắn rơi tại chỗ 1 F-4. Ngày 24-26.4.1967 vừa đánh máy bay địch (bắn rơi 4 chiếc) vừa bình tĩnh xử trí vô hiệu hóa tên lửa Sơrai từ máy bay địch phóng xuống, bảo đảm an toàn trận địa. Huân chương: Chiến công hạng ba.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67556904_456610665068819_5976681033741893632_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeHn2UkR7X24XS9A3ma7PkXd0DLZoV_Uzz8j_3Xr_Hv-Q5Lf2HXjZJVscD1gnYQZd6JPgQCcHG9_kkUjrbMuRhu3HqR5z8tt2W-6eP60kZseLA&_nc_oc=AQnBOovt9GvUBBFqD5BAP6h0ZgcDuzLBkH9bh44aO8G2G2Tq9JKwkZO4L8rq22Kv92E&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=27a424e8551271355370dd5309c09833&oe=5DAC2C52)


        NGÔ XUÂN ĐỆ (s. 1942), Ah LLVTND (1972). Quê xã Nguyễn Úy, h. Kim Bảng, t. Hà Nam; nhập ngũ 1961, trung tá (1987); đv ĐCS VN (1965); khi tuyên dương Ah là chính trị viên phó Tiểu đoàn đặc công 810 thuộc Quân khu 6. Trong KCCM, chiến đấu tại chiến trường Lào (1961-62 đánh 2 trận); Khu 5 (1966-72 đánh 31 trận), chỉ huy trung đội, đại đội diệt hàng nghìn địch, NXĐ diệt 270. Trận đánh sân bay Liên Khương (7.1969), cùng một chiến sĩ bí mật cắt 5 lớp rào thép gai, dẫn đầu đơn vị thọc sâu chia cắt địch, sau 7 phút chiến đấu đơn vị diệt 150 địch, thu hàng chục súng, làm chủ trận địa. Huân chương: Chiến công (hạng nhì, hạng ba)...   

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67499397_456610675068818_2827417781736046592_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeGV3nNvK6iz-DAPf4sQhPosDlVOCzhWk9LREULxnjVycGoSER4ppO8CW-dFKa3Y7V4WVvhzavy_cY-9oH6dfIo_6aHuCraoA_NAuitJvy-hSw&_nc_oc=AQlhWvvgL5nOCUrOICp1gpFOrEaaHEF74bJ7EfVkT5AZHI9dk4yRgWxm6JM3-pLcolw&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=e11b46cb1123e1620fe800f24f9e560f&oe=5DABC5C3)


        NGÔ XUÂN THU (1949-71), Ah LLVTND (truy tặng 1976). Quê xã Nguyễn úy, h. Kim Bảng, t. Hà Nam: nhập ngũ 1965; đv ĐCS VN (1968); khi hi sinh là trung đội phó công binh. Đại đội 1 bộ đội địa phương tinh Quảng Nam. 1968-71 dùng mìn đánh phá giao thông trên QL 1 (đoạn từ Đà Nẵng di đèo Hải Vân), lật đổ 17 đoàn tàu, 7 xe QS. phá hủy 1 máy bay trực thăng, diệt gần 200 địch. 1969 có sáng kiến điểm hỏa bằng lẫy tự động, đánh thử trận đầu, lật đoàn tàu 9 toa của địch chờ lính và hàng QS. Khi địch dùng 2 toa chờ đá đi trước để làm mìn nổ nhằm bảo vệ đoàn tàu, NXT tìm ra cách đánh mới lật 2 đoàn tàu chở vũ khí, diệt hàng trăm địch. 4.1971 dùng mìn phá sập 1 cầu dài 27m, lật 1 đoàn tàu 12 toa chở vũ khí và phá hủy 1 máy bay trực thăng. Huân chương: Quân công hạng nhì, Chiến công hạng ba, 4 lần Dũng sĩ.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67191322_456610695068816_5531852263032619008_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeHT2udN3Yo_n09Ch_BbWXuSKJ1ETwI3M1F-sgvGVojyN_2wI0xgLrCMyQBnrKP6mfZDYuQEj_gE0a6RF5itmRaIxi3cScG3ml6m797qPcRHVg&_nc_oc=AQlaxViHFb4yjtvxkmOEzoWfBaQK78fo3KAL3fzTMnlivg34rL0fsE09n6BPZY34Nrk&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=16356f78988583da67dd64ef106976f1&oe=5DAF7853)


        NGÔ XƯƠNG NGẬP (?-954), danh tướng lập công lớn trong trận Bạch Đảng 938, con cả của Ngô Quyền. Cuối 938 khi quân Nam Hán do Hoằng Thao chỉ huy vượt biển sang xâm lược Giao Châu, được Ngô Quyền giao trọng trách cùng Đỗ Cảnh Thạc chỉ huy đạo quân mai phục ở hữu ngạn Sông Cấm. Lợi dụng địa hình, NXN sử dụng cả thủy binh và bộ binh chặn đoàn thuyền của Hoằng Thao ở cửa Nam Triệu, không cho thuyền địch tiến theo đường Sông Cấm, dồn chúng vào hàng cọc trên sông Bạch Đằng, tạo điều kiện để Ngô Quyền dùng đại quân đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Nam Hán. 944 bị Dương Tam Kha cướp ngôi, phải về sống ẩn dật ở nhà Phạm Lệnh Công (Trà Hương, h. Kim Thành, t. Hải Dương). 951 được em là Ngô Xương Văn (sau khi lật đổ Dương Tam Kha) đón về kinh cùng trông coi việc nước. NXN xưng là Thiên Sách Vương. Hiện còn đền thờ NXN ở Quang Đàm (An Hải, Hải Phòng).


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:23:58 pm

        NGỘT LƯƠNG HỢP THAI (H. Wulianggetai, Wulianggotai; 1200-72), danh tướng Mỏng cổ. 1253-56 chinh phục nước Đại Lí (Vân Nam, TQ). Cuối 1257 cùng con là ATruật (Aju) đem quân Mông cổ và quân địa phương người Thoán từ Vân Nam theo đường bộ tiến đánh Đại Việt. Sau khi đánh lui quân Trần ở Bình Lệ Nguyên (nay thuộc Bình Xuyên, t. Vĩnh Phúc), tiến vào chiếm kinh thành Thăng Long bỏ trống. Cuối 1.1258 bị tổn thất lớn trước sự phản công mạnh của quân Đại Việt (x. kháng chiến chống Nguyên - Mông lần I, 1258), NLHT phải dẫn quân rút chạy về Vân Nam. 1260 theo Hốt Tất Liệt trở về Mông cổ. Chết tại Thượng Đô (TQ).

        NGŨ (cổ), đơn vị tổ chức nhỏ nhất trong bộ binh của QĐ một số triều đại phong kiến VN và TQ. Thường gồm 5-10 người (thời Đinh: 5 người; thời Trần: 5-10 người; thời Nguyễn: 5 người...), do ngũ trường hay đầu ngũ (thời Lê Sơ là tổng kì) chỉ huy. Ở TQ, từ thời Chu đến Tần, Hán về sau, N gồm 5 người: 5 N thành 1 lượng (25 người). Việc lấy số 5 làm cơ số tổ chức QĐ cổ của VN và TQ là dựa vào ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và ý nghĩa của nó trong QS.

        NGŨ HÀNH SƠN, gọi chung năm núi đá: Thủy Sơn, Mộc Sơn, Kim Sơn, Thổ Sơn và Hỏa Sơn, nằm tách biệt nhau ở phường Hòa Hải, q. Ngũ Hành Sơn, tp Đà Nẵng (dông nam trung tâm thành phố 8km). Có nhiều hang động: Lãng Thư, Linh Nham. Thiên Phúc, Thiên Long, Huyền Không...; các chùa: Trang Nghiêm, Linh Ứng, Chân Ứng... Trên núi còn có Vọng Giang Đài, Vọng Hải Đài. Đá cẩm thạch ở NHS có nhiều màu sắc, làm vật liệu tốt để tạc tượng, làm đổ trang sức. Tại NHS, đêm 22.8.1968 Tiểu đoàn 1 (R20) Mặt trận Quảng Đà tập kích tiêu diệt tiểu đoàn biệt kích Nùng (phiên hiệu 776 Xi Xi Lôi Hổ), đại đội trường Phan Hành Sơn (Phan Hiệp) lập công xuất sắc, được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND; đêm 15.4.1972, phân đội nữ pháo binh Hoà Vang dùng cối 82mm diệt 19 máy bay Mĩ. NHS là di tích văn hóa, thắng cảnh được xếp hạng.

        NGỤ BINH Ư NÔNG, chính sách tổ chức và xây dựng LLVT phòng thủ đất nước của các triều đại Lí, Trần, Lê (Sơ) ở VN (tk 11-15). Nội dung: thực hiện chế độ binh dịch đối với đinh tráng (nam) tuổi 18-60, làm cơ sở để tuyển quân thường xuyên và động viên lực lượng khi có chiến tranh và chế độ quân lính chia phiên về nhà sản xuất tự túc khi không có chiến tranh. Trong điều kiện một nước nông nghiệp, dân số không đông, lại thường xuyên bị giặc ngoại xâm đe dọa, NBƯN làm cho nhân dân ai cũng là binh, giảm được số người thoát li sản xuất và chi phí nuôi quân của nhà nước, góp phần tăng cường cả sức mạnh kinh tế và quốc phòng; trở thành một nét đặc sắc của nghệ thuật tổ chức và xây dựng LLVT trong truyền thống quân sự Việt Nam.

        NGUỒN BẢO ĐẢM HẬU CẨN, tổng hợp tiềm lực vật chất, trang bị phương tiện hậu cần có khả năng cung cấp cho LLVT cả trong thời bình và thời chiến. Bao gồm: nguồn bảo đảm của hậu phương đất nước, nguồn tự sản xuất của QĐ. nguồn khai thác từ nước ngoài và nguồn thu được của địch (trong chiến tranh).

        NGUỒN ĐỘNG VIÊN, lực lượng dự bị động viên và phương tiện vật chất có thể huy động được để đáp ứng yêu cầu của chiến tranh. NĐV được đăng kí, quản lí chặt chẽ theo quy định của pháp lệnh để làm cơ sở lập kế hoạch động viên. NĐV có số đã xếp vào đơn vị dự bị động viên (thường chia ra: NĐV tăng cường đầu tiên và NĐV bổ sung cơ bản) và số nguồn dự trữ theo tỉ lệ phần trăm quy định.

        NGUỔN GỐC CHIẾN TRANH, cơ sở kinh tế, xã hội sản sinh ra chiến tranh: chế độ tư hữu, giai cấp đối kháng và nhà nước. NGCT không làm nảy sinh chiến tranh một cách tự phát và trực tiếp mà thông qua hình thức biểu hiện là nguyên nhân chiến tranh. Để loại trừ vĩnh viễn chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội, phải xóa bỏ cơ sở kinh tế, xã hội sản sinh ra nó.

        NGUY CƠ CHIẾN TRANH, trạng thái chiến tranh sắp nổ ra do hội tụ đầy đủ các nguyên nhân chiến tranh. Những biểu hiện của NCCT: mâu thuẫn giữa các bên đối lập không thể điều hòa bằng các giải pháp chính trị; LLVT của bên (các bên) chủ chiến ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao; nhà cầm quyền các bên đối lập có thái độ cứng rắn, theo đuổi chính sách chiến tranh hoặc giải quyết vấn đề tranh chấp, bất đồng bằng vũ lực. Có NCCT tiềm ẩn lâu dài như sư tồn tại của CNĐQ, chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hủy diệt... Để đẩy lùi NCCT, nhân dân thế giới đang đẩy mạnh phong trào đấu tranh vì hòa bình, chống các thể lực hiếu chiến, chống chạy đua vũ trang, giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng thương lượng.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:25:12 pm

        NGỤY QUÂN. QĐ của ngụy quyền, do chính quyền của bọn phản loạn hoặc chính quyền bản xứ lập ra được thế lực nước ngoài dựng lên, nuôi dưỡng, trang bị và chỉ huy để thực hiện chính sách “dùng người bàn xứ đánh người bản xứ” trong các cuộc chiến tranh xâm lược. Trong chiến tranh xâm lược VN (1945-75), thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đều tổ chức NQ (quân số có lúc tới hàng triệu với hệ thống tổ chức hoàn chinh, trang bị hiện đại) mang nhãn hiệu “QĐ quốc gia”, "QĐ cộng hòa” làm công cụ tiến hành chiến tranh xâm lược. Cg quân ngụy.

        NGỤY QUYỀN, 1) chính quyền do bọn phản loạn trong nước lập ra bất hợp pháp, đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc nhưng giả danh “hợp pháp”, “dân chủ”, “chính nghĩa”, “quốc gia”; 2) chính quyền bản xứ do thế lực nước ngoài dựng lên, nuôi dưỡng, sử dụng làm công cụ thực hiện chính sách xâm lược, nô dịch của họ. Ở VN, chính quyền Bảo Đại (1948-54) và chính quyền Sài Gòn (1954-75) đều là NQ.

        NGỤY TRANG, loại bảo đảm tác chiến gồm tổng thể các biện pháp về kĩ thuật và tổ chức nhằm che giấu lực lượng, mục tiêu QS và hoạt động tác chiến để tránh đối phương phát hiện, hoặc đánh lừa chúng, giữ bí mật, giảm bớt thiệt hại và tạo bất ngờ trong tác chiến. Các biện pháp NT cơ bản: che giấu mục tiêu và hành động, tạo mục tiêu giả, nghi binh, tung tin giả, lợi dụng thuộc tính che khuất của địa hình và tầm nhìn hạn chế (đêm tối, sương mù..., gây nhiễu phương tiện trinh sát kĩ thuật của đối phương. Theo quy mô và tính chất nhiệm vụ. có: NT chiến lược, NT chiến dịch và NT chiến thuật. Để chống phương tiện trinh sát, có: NT điện tử (NT rada. NT vô tuyến điện, NT âm thanh...), NT bằng sơn vẽ... NT phải được thực hiện theo kế hoạch thống nhất, phù hợp với ý định và kế hoạch tác chiến. NT có hiệu quả là phải chống được tất cả các lực lượng và phương tiện trinh sát của đối phương. Mọi lực lượng tham gia chiến đấu đều phải tiến hành NT và phải chấp hành nghiêm kỉ luật NT.

        NGỤY TRANG BẰNG MÀN KHÓI, ngụy trang bằng cách tạo thành màn khói, để hạn chế khả năng quan sát bàng mắt, bằng khí tài quang học, hồng ngoại,... chụp ảnh, hạn chế độ chính xác của các loại vũ khí điều khiển bằng lade, hồng ngoại... Để NTBMK thường dùng: đạn khói, lựu đạn khói, hộp khói, thùng khói chế sẵn, xe tạo khói, các khí tài phát khói khác và tạo khói bằng ứng dụng. NTBMK có thể tiến hành ban ngày, ban đêm, nòng cốt là phân đội thả khói của bộ đội hóa học.

        NGỤY TRANG CHIẾN DỊCH, ngụy trang được tiến hành ở quy mô chiến dịch để giữ bí mật, che giấu và đánh lạc hướng đối phương về ý định, quy mô, lực lượng, thời gian, hướng (khu vực) tiến hành chiến dịch. Các biện pháp NTCD chủ yếu gồm: lợi dụng điều kiện tự nhiên thực hiện ngụy trang công trình, che giấu vị trí và cơ động bộ đội, bảo đảm mục tiêu quan trọng không bị đối phương phát hiện và phá hoại; làm trận địa giả, mục tiêu giả, phát tình huống giả, tạo tình huống giả. tiến hành hoạt động nghi binh chiến dịch... Trong điều kiện hiện đại, NTCD còn phải coi trọng ngụy trang điện tử. Do cơ quan tham mưu chiến dịch lập kế hoạch và thực hiện, trên cơ sở quyết tâm của tư lệnh chiến dịch.

        NGỤY TRANG CHIẾN LƯỢC, ngụy trang được tiến hành ở quy mô chiến lược nhằm giữ bí mật, che giấu ý đồ và các mục tiêu chiến lược. Bao gồm: tiến hành tổng hợp các thủ đoạn  QS, chính trị, ngoại giao, khoa học kĩ thuật; giấu thật, lộ giả, thực hư lẩn lộn làm cho quân địch phán đoán sai ý đồ thật của mình. Trong tác chiến chiến lược: giữ bí mật và đánh lạc hướng đối phương về chuẩn bị tác chiến chiến lược, về tính chất, thực trạng và ý định của các tập đoàn LLVT, các mục tiêu chiến lược, được thực hiện theo quyết tâm của bộ tổng tư lệnh. Do cơ quan tham mưu cấp chiến lược lập kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo.

        NGỤY TRANG CHIẾN THUẬT, ngụy trang được tiến hành ở quy mô chiến thuật để giữ bí mật, che giấu ý định chiến đấu, lực lượng, vị trí bố trí, hướng (khu vực) tác chiến và những mục tiêu khác. Các biện pháp NTCT chủ yếu gồm: lợi dụng địa hình, điều kiện đêm tối, tầm nhìn hạn chế để giấu hành động và bố trí của bộ đội, sử dụng kĩ thuật kết hợp cấu trúc trận địa giả, làm mục tiêu giả, thay đổi đặc tính bên ngoài của mục tiêu, áp dụng hoạt động nghi binh, phát tình huống giả, giữ bí mật tin tức, sử dụng lưới ngụy trang, các loại sơn phủ ngụy trang... Do phân đội, binh đội, binh đoàn thực hiện theo quyết tâm của người chỉ huy và kế hoạch của cơ quan tham mưu.

        NGỤY TRANG đặc công, ngụy trang do bộ đội đặc công thực hiện bằng các biện pháp kĩ thuật và tổ chức nhằm giữ bí mật khi tiếp cận mục tiêu. Gồm: bôi vẽ và buộc cỏ vào người, cài trang, hóa trang, nghi trang, xóa dấu vết...


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:26:19 pm

        NGỤY TRANG ĐIỆN TỬ, ngụy trang nhầm loại trừ hoặc hạn chế hiệu quả trinh sát điện từ của đối phương; bộ phận của chống trinh sát điện tử. NTĐT gồm: ngụy trang vô tuyến điện và kĩ thuật vô tuyến điện, ngụy trang rađa. ngụy trang âm thanh và thủy âm, ngụy trang lade, ngụy trang hồng ngoại, ngụy trang quang điện tử. Các biện pháp NTĐT: im lặng vô tuyến điện, giữ bí mật dải tần sô công tác, giảm công suất và thời gian phát, dùng các tín hiệu ngắn gọn, các thiết bị phát tốc độ cao, lập các cụm đài vô tuyến điện giả, nghi binh vô tuyến điện, dùng lưới ngụy trang, các góc phản xạ, gây nhiễu... Trong chiến tranh xâm lược VN, không quân Mĩ dùng các loại nhiễu: trong đội hình, ngoài đội hình, tiêu cực, tích cực... Cg ngụy trang vô tuyến điện.

        NGỤY TRANG RAĐA, ngụy trang nhằm cản trở đối phương dùng rađa trinh sát và điều khiển hỏa lực bắn phá các phương tiện KTQS và các mục tiêu khác của ta; bộ phận của ngụy trang điện tử. Các biện pháp NTR: lợi dụng địa hình, cấu trúc công sự, sử dụng vật liệu ngụy trang, sơn hấp thụ sóng điện từ, làm mục tiêu giả, sử dụng các góc phản xạ, dùng máy gây nhiễu rađa đối phương, dùng lưới ngụy trang. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc VN, không quân Mĩ đã tiến hành NTR bằng gây nhiễu rađa (cả nhiễu tiêu cực, nhiễu tích cực, nhiễu trong đội hình, nhiễu ngoài đội hình, nhiễu xung trả lời, làm giả mục tiêu...), dùng tên lừa chống rađa. Trong chiến tranh Vùng Vịnh 1991 và chiến tranh Côxôvô 1999, không quân Mĩ và liên quân còn dùng máy bay tàng hình F-117A để chống rađa trinh sát của đối phương.

        NGỤY TRANG VÔ TUYẾN ĐIỆN, ngụy trang nhằm hạn chế hiệu quả trinh sát vô tuyến diện của đối phương: bộ phận của ngụy trang điện tử. Các biện pháp NTVTĐ: im lặng vô tuyến diện, rút ngắn thời gian phát tin, giảm công suất phát, thay đổi tần số phát, sử dụng anten có tính định hướng cao, tổ chức cụm, trạm, đài, mạng liên lạc giả và sử dụng thiết bị phát có tốc độ cao. NTVTĐ ở VN được thực hiện từ chiến dịch Biên giới (1950) trong KCCP và được tiến hành rộng rãi trong KCCM. Trong chiến dịch Tây Nguyên (1975), khi Sư đoàn 320 và Sư đoàn 10 đã chuyển sang chuẩn bị đánh Buôn Ma Thuột, vẫn duy trì mạng liên lạc và phát các bức điện giả ở vị trí cũ, làm cho đối phương tưởng ta chuẩn bị đánh Plây Cu và Kon Tum. Trong chiến tranh Côxôvô (1999), QĐ Nam Tư vận dụng rộng rãi im lặng vô tuyến điện nên đã hạn chế được hiệu quả trinh sát của Mĩ và liên quân.

        NGUYÊN CỚ CHIẾN TRANH, những nhân tố (lí do) tác động bên ngoài, ngẫu nhiên hoặc chủ ý tạo dựng, xuất hiện cùng với nguyên nhân chiến tranh mà các bên đối địch mượn cớ để tuyên chiến hoặc tiến hành chiến tranh. 1856 Anh mượn cớ tàu Êrâu bị bắt giữ ở Quảng Châu và Pháp mượn cớ một giáo sĩ bị giết ở Quảng Tây để tiến hành chiến tranh nha phiến lần II (1856-60) xâm lược TQ; 1964 đế quốc Mĩ tạo dựng NCCT từ sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8.1964) để tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc VN (1965-72).

        NGUYÊN NHÂN CHIẾN TRANH, nhân tố làm bùng nổ chiến tranh; hình thức biểu hiện của nguồn gốc chiến tranh. Có nhiều NNCT: chủ quan, khách quan; cơ bản, không cơ bản; chủ yếu, thứ yếu; trực tiếp, gián tiếp... Các NNCT tác động tổng hợp với nhau, trong đó nguyên nhân cơ bản là quyết định. Phân tích NNCT nhằm hiểu rõ bản chất chiến tranh để có thái độ đúng đối với chiến tranh. Có nguy cơ chiến tranh khi NNCT còn tồn tại.

        NGUYÊN SOÁI, quân hàm cao nhất trong LLVT nhiều nước (tương đương với thống chế ở các nước phương Tây). Ở LX, NS là quân hàm của sĩ quan cấp cao, chia thành: NS LX (1935), chánh nguyên soái (1943), NS không quân, NS pháo binh, NS công binh, NS thông tin, NS tăng thiết giáp (1943, tương đương đại tướng lục quân; riêng quân hàm NS tăng thiết giáp bị bãi bỏ từ 1984).

        NGUYÊN TẮC CHỈ HUY, quy định buộc người chỉ huy phải tuân theo để chỉ huy bộ đội trong tác chiến; nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. NTCH chủ yếu: biết địch biết ta, chỉ đạo tác chiến phải phù hợp thực tế khách quan; hạ quyết tâm chính xác, kế hoạch tổ chức chu đáo, bí mật, trọng điểm; chỉ huy tập trung thống nhất; tích cực, quyết đoán; liên tục, nhanh chóng, kiên định; chủ động, linh hoạt, khôn khéo; hiệp đồng chặt chẽ, bảo đảm toàn diện.

        NGUYÊN TẮC HUẤN LUYỆN, quy định chuẩn mực để chỉ đạo và thực hành huấn luyện. NTHL là cơ sở để xây dựng chương trình, kế hoạch, phương pháp và hình thức tổ chức huấn luyện. Những NTHL của LLVTND VN là: thực sự thực tế, huấn luyện sát với yêu cầu chiến đấu; huấn luyện từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp; cấp trên dạy cấp dưới, chỉ huy dạy đơn vị; bảo đảm thường xuyên sẵn sàng chiến đấu...


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:27:42 pm

        NGUYÊN TẮC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI, quy định cơ bản nhất vế sự lãnh đạo của ĐCS VN đối với QĐND VN. Nội dung: ĐCS VN lãnh đạo QĐND VN tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt theo cương lĩnh chính trị. điều lệ Đảng và quy định của BCHTƯ. Lãnh đạo tuyệt đối: BCHTƯ (thường xuyên là BCT) lãnh đạo QĐ chặt chẽ về chính trị, tư tưởng, tổ chức, không chia quyền lãnh đạo QĐ cho tổ chức, lực lượng khác; Đảng căn cứ vào đường lối chính trị, định ra đường lối QS, nguyên tắc tổ chức, chế độ lãnh đạo, mục tiêu chiến đấu, chức năng nhiệm vụ, chế độ chính sách... của QĐ. Lãnh đạo trực tiếp: Đảng thực hiện sự lãnh đạo đối với QĐ thông qua hệ thống tổ chức đảng, hệ thống tổ chức chỉ huy, hệ thống cơ quan chính trị, cán bộ chính trị và tổ chức quần chúng trong QĐ. không qua trung gian (đảng, đoàn, ban cán sự...). Lãnh đạo mọi mặt: mọi tổ chức và cá nhân, mọi lĩnh vực hoạt động (chính trị, QS, hậu cần, khoa học và công nghệ, tài chính, sản xuất kinh tế...) trong QĐ đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. NTLĐCĐĐVQĐ đã bảo đảm cho QĐND VN mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc, tuyệt đối trung thành với Đảng, với tổ quốc và chế độ XHCN, đoàn kết nội bộ, gắn bó với nhân dân, ki luật nghiêm minh; sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống.

        NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG BỘ ĐỘI CÔNG BINH, quy định cơ bản để chỉ đạo hành động của bộ đội công binh. Gồm: tập trung bộ đội công binh ưẻn hướng chủ yếu, vào nhiệm vụ chủ yếu và thời gian có lợi nhất, sử dụng lực lượng phù hợp với chuyên môn và trang bị, có tính đến điều kiện cụ thể trong tác chiến; tổ chức lực lượng công binh thành các phân đội, đủ bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ trong toàn bộ chiều sâu đội hình chiến đấu (bố trí chiến dịch); thường xuyên có lực lượng công binh dự bị; hiệp đồng chặt chẽ giữa công binh với các đơn vị được bảo đảm và giữa các đơn vị công binh với nhau.

        NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG BỘ ĐỘI HÓA HỌC, quy định cơ bản để chỉ đạo hành động của bộ đội hóa học. Các NTSDBĐHH: sử dụng tập trung có trọng điểm, đúng thời cơ; ưu tiên cho lực lượng chiến đấu trước, lực lượng bảo đảm sau, có lực lượng dự bị; kết hợp lực lượng chuyên môn với lực lượng kiêm nhiệm, phương tiện chế sẵn với ứng dụng tạo sức mạnh tổng hợp. Trong chiến đấu, thường sử dụng bộ đội hóa học bảo đảm hóa học ở SCH. trận địa hỏa lực, hướng và khu vực tác chiến chủ yếu, căn cứ hậu cần kĩ thuật...

        NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CHIẾN ĐÂU PHÁO BINH, quy định cơ bản để chỉ đạo hoạt động tác chiến của pháo binh. Các NTSDCĐPB là: tập trung trên hướng chủ yếu, vào thời cơ và nhiệm vụ quan trọng nhất; hiệp đồng chặt chẽ, chủ động, liên tục với bộ binh, xe tăng, không quân, hải quân và các lực lượng khác; liên tục chi viện cho bộ binh, xe tăng tác chiến; cơ động hỏa lực và cơ động phắo kịp thời; hỏa lực phải chính xác, kịp thời, bất ngờ, mãnh liệt. NTSDCĐPB được rút ra từ nghệ thuật sử dụng pháo binh VN; được nghiên cứu, phát triển trên cơ sở kinh nghiệm chiến đấu pháo binh trong KCCP và KCCM.

        NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CHIẾN ĐẤU TĂNG THIẾT GIÁP, quy định cơ bản để chỉ đạo hoạt động tác chiến của bộ đội tăng thiết giáp. Theo điều lệnh chiến đấu binh chủng thiết giáp, NTSDCĐTTG là: tích cực tiêu diệt địch; tiến công kiên quyết, liên tục; phòng ngự tích cực, ngoan cường; sử dụng lực lượng tập trung vào thời cơ và địa điểm có ý nghĩa quyết định; đánh có chuẩn bị, đánh chắc thắng; chủ động hiệp đồng chặt chẽ, liên tục; hành động bất ngờ, mưu trí, sáng tạo; nắm vững lực lượng dự bị. NTSDCĐTTG được đề ra căn cứ vào nguyên tắc tác chiến binh chủng hợp thành và những kinh nghiệm tác chiến của bộ đội tăng thiết giáp trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ tổ quốc.

        NGUYÊN TẮC TÁC CHIẾN, quy định chuẩn mực chỉ đạo hoạt động tác chiến. NTTC phản ánh những quy luật của đấu tranh vũ trang, được quán triệt trong chuẩn bị và thực hành tác chiến. Có NTTC chung và NTTC riêng. NTTC chung là những nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật QS, như: nguyên tắc tập trung nỗ lực tạo ưu thế sức mạnh, nguyên tắc bí mật bất ngờ, nguyên tắc hiệp đồng, nguyên tắc phát huy nhân tố chính trị tinh thần... NTTC riêng là các nguyên tắc của chiến thuật, nghệ thuật chiến dịch, chiến lược; NTTC tiến công, phòng ngự; NTTC của từng quân chủng và binh chủng. Nguyên tấc của chiến thuật chỉ đạo hành động chiến đấu, thường gồm: chuẩn bị chiến đấu nhanh chóng, sẵn sàng chiến đấu cao. bảo đảm toàn diện, xác định rõ mục tiêu, ngụy trang, nghi binh, phát huy hỏa lực, bí mật bất ngờ, tác chiến liên tục, dũng cảm ngoan cường, hiệp đồng chặt chẽ, tập trung lực lượng tiêu diệt địch, bảo vệ mình, chủ động, linh hoạt, triệt để lợi dụng địa hình, khí tượng - thủy văn... Nguyên tắc của nghệ thuật chiến dịch chỉ đạo hành động tác chiến chiến dịch thường là những nguyên tắc chỉ đạo tác chiến hiệp đồng quân chủng , binh chủng. Nội dung chủ yếu gồm: nguyên tắc về công tác chỉ đạo chiến dịch, chọn mục tiêu (hướng - chiến dịch), vận dụng hình thức tác chiến, giành và giữ quyền chủ động, chuẩn bị chiến dịch, bố trí và sử dụng lực lượng, hiệp đồng, chỉ huy, bảo đảm chiến dịch. Nguyên tắc của chiến lược là căn cứ để xác định nguyên tắc chiến thuật, chiến dịch. Nội dung chủ yếu gồm: tập trung lực lượng ưu thế, tiêu diệt toàn bộ quân địch; ra sức giành chủ động, tránh bị động, chỉ huy thống nhất, coi trọng trận đầu; hiệp đồng chặt chẽ, kết hợp đấu tranh QS với đấu tranh chính trị, ngoại giao,... kết hợp chặt chẽ các hình thức tác chiến: đánh trận địa, đánh vận động, đánh du kích...; tạo thời, tạo thế. Các quân chủng, binh chủng  phải tuân theo những NTTC chung và căn cứ nhiệm vụ, biên chế tổ chức, trang bị của mình và của đối phương, các điều kiện tác chiến cụ thể,... để đề ra NTTC riêng cho phù hợp . Vận dụng mưu trí, linh hoạt, sáng tạo các NTTC là một yếu tố quan trọng bảo đảm giành thắng lợi.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:28:53 pm

        NGUYÊN TẮC TÁC CHIẾN ĐẶC CÔNG, quy định cơ bản để chỉ đạo hoạt động tác chiến của đặc công. Các NTTCĐC là: lấy ít thắng nhiều; bí mật bất ngờ luồn sâu đánh hiểm; tiến công kiên quyết, liên tục, mưu trí, táo bạo; sử dụng lực lượng tập trung thích hợp; chuẩn bị chu đáo khẩn trương kịp thời; chỉ huy kiên quyết dũng cảm, quyết đoán. Các nguyên tấc trên là một thể thống nhất, mỗi nguyên tắc có vị trí chỉ đạo từng mặt, trong đó nguyên tắc lấy ít địch nhiều là cơ bản nhất để thực hiện mục đích của tác chiến đặc công.

        NGUYÊN TẮC TÁC CHIẾN HẢI QUÂN, những quy định cơ bản phải tuân theo để chỉ đạo hoạt động tác chiến của hải quân. Được xác định trên cơ sở kết quả nghiên cứu đặc điểm và quy luật phát triển của tác chiến trên biển. Có: nguyên tấc chung và nguyên tắc sử dụng từng lực lượng binh chủng hải quân. Nguyên tắc tác chiến chung gồm: duy trì khả nâng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng; nhiệm vụ chiến thuật phù hợp với mục đích của chiến dịch; xây dựng đội hình hành quân và chiến đấu của các phân đội, biên đội, binh đoàn đáp ứng được yêu cầu chiến đấu cao, bền bỉ trong hành quân và trong chiến đấu; tập trung sức mạnh chủ yếu trên hướng (khu vực) chủ yếu, tiêu diệt từng bộ phận đối phương; có lực lượng dự bị hợp lí; giữ bí mật, tạo bất ngờ, giành chủ động; tổ chức hiệp đồng chặt chẽ; bảo đảm mọi mặt cho hoạt động của các lực lượng; chỉ huy các lực lượng liên tục hiệu quả. Các nguyên tắc tác chiến của từng binh chủng hải quân phải căn cứ các nguyên tắc chung và đặc điểm hoạt động chiến đấu từng binh chủng.

        NGUYÊN TẮC TÁC CHIẾN KHÔNG QUÂN, quy định cơ bản để chỉ đạo hoạt động tác chiến của không quân. Bao gồm: sẵn sàng chiến đấu, tổ chức lực lượng đánh địch, thời gian chuẩn bị ngắn; coi trọng nhân tố con người, chuẩn bị thế trận và bố trí lực lượng phù hợp, sử dụng hợp lí; cơ động, điều chỉnh lực lượng kịp thời trên các hướng, các nhiệm vụ và thời điểm quyết định; chỉ huy tập trung, kiên quyết, liên tục, vững chắc, phân cấp chỉ huy hợp lí; hiệp đồng chặt chẽ, bảo đảm đầy đủ, kịp thời; vừa chiến đấu, xây dựng và giữ gìn lực lượng đánh lâu dài. NTTCKQ được rút ra từ nghệ thuật sử dụng không quân của nhiều nước, được nghiên cứu, phát triển trên cơ sở kinh nghiệm chiến đấu của không quân nhân dân VN trong KCCM.

        NGUYÊN TẮC TÁC CHIẾN PHÒNG KHÔNG, quy định cơ bản để chỉ đạo hoạt động tác chiến của các lực lượng phòng không. Bao gồm: thường xuyên sắn sàng chiến đấu cao, không bị bất ngờ, lỡ thời cơ đánh thắng trận đầu; bồi dưỡng và phát huy ưu thế chính trị, tinh thần, làm chủ khoa học kĩ thuật, sử dụng tốt vũ khí, trang bị kĩ thuật, quyết đánh và quyết thắng địch; tích cực chủ động tiêu diệt địch, bảo vệ vững chắc mục tiêu; phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng phòng không ba thứ quản, hiệp đồng chặt chẽ với không quân, hải quân và các LLVT khác; tập trung lực lượng hợp lí và kịp thời vào khu vực chủ yếu, hướng chủ yếu, đối tượng chủ yếu, thời cơ quyết định; sử dụng hợp lí lực lượng dự bị; chủ động chuyển hóa thế trận, cơ động kịp thời, bí mật tạo thế trận hiểm để đánh địch, vận dụng linh hoạt và kết hợp các hình thức và phương pháp tác chiến, kết hợp sáng tạo các biện pháp kĩ thuật và chiến thuật; chủ động đánh trả và phòng tránh bảo toàn lực lượng; chuẩn bị chu đáo, toàn diện, đồng bộ, đáp ứng mọi tình huống, bảo đảm đánh địch liên tục và lâu dài; chỉ huy kiên quyết, tập trung, hiệp đồng thống nhất, kết hợp chặt chẽ các biện pháp chỉ huy tập trung và không tập trung; vừa chiến đấu vừa khẩn trương xây dựng, càng đánh càng nhanh chóng trưởng thành.

        NGUYÊN TẮC TRINH SÁT. quy định chuẩn mực để chỉ đạo hoạt động tác chiến của lực lượng trinh sát. Nội dung chủ yếu gồm: kịp thời thu thập tình báo chính xác; bố trí mạng lưới trinh sát có trọng điểm; tiến hành trinh sát liên tục, tích cực và chủ động; kết hợp trinh sát chuyên nghiệp với trinh sát nhân dân. nắm vững và xử lí tình báo tập trung; phát huy tác dụng của các lực lượng trinh sát; vận dụng kết hợp nhiều thủ đoạn trinh sát...

        NGUYÊN TỐ ĐẤT HIẾM, gọi chung các nguyên tố kim loại thuộc nhóm III trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Menđêlêép, gồm: scanđi (Sc, nguyên tử số 21), ytri (Y, nguyên tứ số 39), lantan (La, nguyên tử số 57) và dãy (14 nguyên tố) lantanoit (nguyên tử số từ 58-71). Được chia thành 2 nhóm; nhóm xeri (La, Ce, Pr. Nd, Pm, Sm, Eu, Sc) và nhóm ytri (Y, Gd. Tb, Py, Ho, Er, Tm, Yđ. Lu). Đặc điểm NTĐH: có trong tự nhiên (vỏ Trái Đất) ở trạng thái rất phân tán (thường gặp ở dạng tạp chất của các loại khoáng, khó khai thác); tính chất hóa học gần như nhau, có các kim loại màu trắng bạc, bị mờ đục trong không khí do tạo thành màng ôxít. Được sử dụng trong kì thuật năng lượng hạt nhân; sản xuất các hợp kim, các loại thủy tinh chuyên dụng, chất phát quang, lade; làm chất xúc tác...


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:30:43 pm

        NGUYÊN TRẠNG, trạng thái hoặc tình trạng vốn có của một sự vật, hiện tượng trong khoảng thời gian xác định. Giữ NT là giữ nguyên trạng thái vốn có của sự vật, hiện tượng. Khỏi phục NT là làm trở lại trạng thái của sự vật, hiện tượng trước khi biến đổi. Trở lại NT trước chiến tranh (hoặc xung đột) là phải xóa bỏ những biến đổi về lãnh thổ, chính trị và những biến đổi khác do chiến tranh (hoặc xung đột) gáy ra. Thuật ngữ NT thường được dùng với những giá trị pháp lí nhất định.

        NGUYÊN TRẠNG BIÊN GIỚI, trạng thái biên giới vốn có trong lịch sử đã được xác định bằng các hiệp ước, hiệp định về biên giới do hai nhà nước kí kết; một mốc lịch sử phải được tôn trọng. Ngày nay, CNĐQ và các thế lực thù dịch thường phủ nhận NTBG và đặt ra hiện trạng biên giới nhằm che giấu âm mưu lấn chiếm. Đối với hiện trạng thì nguyên trạng là thực tế lịch sử gần nhất.

        NGUYỄN ÁI QUỐC nh HỒ CHÍ MINH

        NGUYỄN ANH BẢO (Nguyễn Viết Tiến; 1924-65), cục trưởng Cục thông tin liên lạc (1962-65). Quê xã Xuân Phương, h. Từ Liêm, tp Hà Nội; tham gia CM 1943, nhập ngũ 1945, thượng tá (1958); đv ĐCS VN (1944). Trước CM tháng Tám (1945), làm liên lạc giữa học sinh Trường Bưởi với Việt Minh (1943), tham gia Thanh niên cứu quốc (1944), đại biểu tự vệ chiến đấu thành Hoàng Diệu đi dự quốc dân đại hội ở Tân Trào (8.1945). Trong CM tháng Tám, chính trị viên đại đội tự vệ chiến đấu thành Hoàng Diệu. Trong KCCP. 1946-49 thành ủy viên Hà Nội kiêm bí thư các khu ủy: 2 và 3; trưởng ban chính trị chiến dịch Sông Thao; trưởng phòng chính trị, thường vụ khu ủy Khu 10, chính ủy Trung đoàn Sơn La; 1950-53 chánh văn phòng TCCT; phái viên TCCT trong các chiến dịch: Trung Du, Đường 18, Hà - Nam -  Ninh, Tây Bắc, Thượng Lào, Hòa Bình và Điện Biên Phù; chính ủy Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, chính ủy các trung đoàn: 48 và 52, rồi chủ nhiệm chính trị Đại đoàn 320. Trong KCCM, 1954-61 chính ủy Sư đoàn 312; cục phó Cục thông tin liên lạc. 1962-65 cục trưởng, bí thư đảng ủy Cục thông tin liên lạc. 12.8.1965 hi sinh trong khi làm nhiệm vụ tại Quân khu 4. Huân chương: Độc lập hạng ba, Chiến thắng hạng nhất.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/66893406_456610711735481_5837168225246248960_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeGC78-pEB2RwgiD5NfTc7PTADvFjL-CXG5iev70-jivnDq0ExD77PyaUz3ODiwSacX8vvFY8y8vwtJxmGQy8_krlu_FyxoNetjhJ-un4hJhSQ&_nc_oc=AQnTUzWjaxF9NOh8jBxoUwCaQ5F8ZybfjID7OWCdrMP3EEKggVkh-Rm_nmHxcI4-m7I&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=814cef769cfcd5c2d372f00024c9e64e&oe=5DB70E8C)


        NGUYỄN ANH ĐỆ (Nguyễn Văn Tí; 1925-85), tư lệnh Đặc khu Quảng Ninh (4.1979). Quê xã Tiên Phương, h. Chương Mĩ, t. Hà Tây; nhập ngũ 4.1945, trung tướng (1984); đv ĐCS VN (1945). Năm 1942 tham gia Việt Minh ở Sơn Tây, Hà Nội. Trong KCCP, 1946-54 trưởng thành từ chiến sĩ đến trung đoàn trường. Trong KCCM, 1955 trưởng ban tác chiến Khu 3 (sau là Quân khu Hữu Ngạn). 1963-68 tham mưu phó Quân khu Hữu Ngạn, tham mưu phó, rồi tham mưu trướng Quân khu 3. Tháng 4.1969 phó tư lệnh Mặt trận B5 (Quảng Trị). 4.1970-71 tham mưu trường Quân khu 4; tư lệnh Mặt trận B5, phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Mặt trận B5 (khi mở rộng). 12.1972 phó tư lệnh Quân khu Hữu Ngạn. 3.1974 cục trưởng Cục quân lực BTTM. 1.1977 phó tư lệnh Quân khu 3; phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Quân khu 1. Tháng 4.1979 tư lệnh Đặc khu Quảng Ninh. 5.1983 tư lệnh Binh chủng đặc công. Huân chương; Độc lập hạng nhất, Quân công (hạng nhất, hạng nhì)...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67633915_456610718402147_472375776117784576_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeFJ1Tt4R7RubF1uQpuzcNrxliRiWQgHY_A2uQ5BKKIF-WKLo2wRZCol0lMqyrDkGLgxACMv2Ra4BJoOXqsnlZr0eAnJfUSsqslMruQduqpmtw&_nc_oc=AQlvp5OzJ5b7UyonWbpZAXsAmbjJFwGWT0K3OjZuC2RyFD7YUlJztHAeqhcy7gy-Dl0&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=fe62b944d7a74ad405451fae3ee4afa8&oe=5DE4E180)


        NGUYỄN ÁNH (Gia Long; 1762-1820), vua mở đầu triều Nguyễn (1802-19), niên hiệu Gia Long, con thứ ba thái tử Nguyễn Phúc Luân (Chương). 1775 nghĩa quân Tây Sơn chiếm Thuận Hóa, NÁ chạy vào Gia Định, được tôn làm thủ lĩnh chống Tây Sơn. 1783-84 bị nghĩa quân Tây Sơn đánh bại, phải chạy ra đảo Phú Quốc rồi trốn sang Xiêm (Thái Lan). Để chống lại phong trào Tây Sơn, NÁ đã cầu cứu quân Xiêm xâm lược ở phía Nam, ủng hộ quân Mãn Thanh (TQ) xâm lược ở phía Bắc, câu kết và kí với Pháp hiệp ước Vecxây (1787) mở đường cho sự can thiệp và xâm lược của thực dân Pháp vào VN. 1797 NÁ chiếm Quy Nhơn. Khánh Hòa. 1801 đem quân đánh úp thành Phú Xuân (Huế), rồi chiếm Thăng Long, thống nhất đất nước. Lên ngôi vua 1802. Trả thù nhà Tây Sơn. đàn áp nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp xâm lược, xây dựng hệ thống cai trị trong toàn quốc, cùng cố chế độ phong kiến, ban hành Bộ luật Gia Long (1815), không quan tâm cách tân đất nước. Truyền ngôi cho Minh Mạng.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:33:09 pm

        NGUYỄN BÁ PHÁT (1921-93), tư lệnh Quân chủng hải quân (12.1967-74). Quê xã Hoà Liên, h. Hòa Vang, tp Đà Nẵng, nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP, giữ các chức vụ từ chi đội phó đến tham mưu phó, rồi tham mưu trường Liên khu 5. Tháng 10.1954 sư đoàn phó Sư đoàn 308. Năm 1955-59 cục trương Cục phòng thủ bờ biển (sau là Cục hải quân). 3.1964 phó tư lệnh BTL hải quân. 12.1967-74 tư lệnh Quân chủng hải quân, tư lệnh BTL hải quân kiêm Quân khu Đông Bắc (sau khi hợp nhất, 1967-70). Năm 1976 chuyển ngành, thứ trường Bộ hải sản. Đại biểu Quốc hội khóa III-VI. Huân chương: Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng ba). Chiến công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67349540_456610741735478_8068675834581352448_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeFPMfW3XpHubK7E866BJvPj3pF2gC4dJAYq17lD40-565mjJcSKsFiGG91qX0bp5BoQfrQvODGvIaoovEDwKsVPIzz_C2f3OCyLEG-bSTH6yQ&_nc_oc=AQlY7G0Aimu68g5lryI5-QBOONqnc6ZDfAS9xavCmeiGLoOWr71CrOTMeOvXu6tdTBE&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=56efe45337a73b15605f5ad896a20f28&oe=5DEA9ABE)


        NGUYỄN BÁ TÒNG (s. 1944), Ah LLVTND (1973). Quê xã Trịnh Xá, h. Bình Lục, t. Hà Nam; nhập ngũ 1965, thiếu tướng (2002), phó tư lệnh về chính trị Binh đoàn 12 (phó tổng giám đốc Tổng công ti xây dựng Trường Sơn, từ 1999); đv ĐCS VN (1967); khi tuyên dương Ah là tiểu đội trưởng thuộc Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 9, Đoàn 559. Năm 1966-68, pháo thủ ở đại đội pháo phòng không 37mm (bộ đội địa phương tỉnh Lạng Sơn), tham gia chiến đấu 20 trận, bắn rơi 1 F-105. Năm 1969-70 cán bộ tiểu dội. trung đội rồi chính trị viên phó Đại đội 6 công binh, mở đường bảo đảm giao thông vùng nam Sông Bạc (có đợt NBT bám mặt đường liên tục hàng trăm ngày đêm). Đợt 11.1969- 2.1970, địch đánh phá ác liệt, khi đơn vị thiếu bộc phá, NBT đến trọng điểm tìm tháo được 7 quả bom, lấy thuốc nổ cho đơn vị. Đêm 13.3.1970, NBT gùi 40kg thuốc nổ chạy 3km đến ứng cứu tại km 83, khi thấy đoàn xe bị ùn tắc do xe đi đầu bị đánh hỏng. NBT xung phong ôm bộc phá lên đánh bật chiếc xe sang rìa đường giải tỏa cả đoàn xe. Đêm 17.3.1970 một xe chở xăng bị đánh cháy, NBT để cho xe chạy rồi nhảy lên xe, đạp từng thùng xăng xuống đường cứu xe giữa lúc địch đang đánh phá. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng ba).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67049384_456610758402143_2723316493264617472_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeEwi98LiYXMn6EyUAchDBQq0ARpYWOzLkR0JTDZEES74LVFmfLc4JyVFevhnGj2KxVq8dg1LRYaAZDYj4shrUYIQuu-M5WNJyMfzXBJtmCVRg&_nc_oc=AQlyMGLL0aVSf9AXeLX8lpEXCQm6yvCIProQeP47YCpn_DBW6say4x4abbqzFlJvH9c&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=036bafec6af38fc2e9881e75b573d7a9&oe=5DA2DE34)


        NGUYỄN BẶC (?-980), danh tướng, đại thần nhà Đinh. Quê Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay thuộc h. Hoa Lư, t. Ninh Bình). Thuở nhỏ là bạn thân của Đinh Bộ Lĩnh, sau kết nghĩa anh em. Theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (x. nội chiến mười hai sứ quân, 965-67). Được vua Đinh phong tước Định Quốc Công. NB bắt giết gian thần Đỗ Thích (kẻ đã ám hại Đinh Tiên Hoàng) rồi cùng Đinh Điền, Phạm Hạp dấy binh chống Lê Hoàn, nhằm bảo vệ nhà Đinh. Việc không thành, bị Lê Hoàn giết. Đến đời Lí được truy phong phúc thần.

        NGUYỄN BI (1950-69), Ah LLVTND (truy tặng 1978). Quê xã Bình Phú, h. Bình Sơn, t. Quảng Ngãi; nhập ngũ 1967; khi hi sinh là thượng sĩ, trung đội trường bộ đội địa phương huyện Bình Sơn, t. Quảng Ngãi. 1967-69 chiến đấu 38 trận, diệt 42 địch (có 23 Mĩ). 25.9.1968 chỉ huy tổ thọc sâu đánh vào SCH đồn Sơn Trà (Bình Sơn), bị thương nhiều lần vẫn chiến đấu cho đến khi bị ngất trong hào giao thông; tỉnh dậy mang theo 3 súng (có 1 AR-15 chiến lợi phẩm), trong ba ngày đêm bò về đơn vị, NB diệt 20 địch (14 Mĩ). Trận tiến công doanh trại địch tại quận lị Bình Sơn (27.9.1969), khi các mũi tiến công gặp khó khăn, NB đã dẫn đầu tổ dự bị đánh mục tiêu chủ yếu, diệt ban chỉ huy đại đội và 1 trung đội bảo an, tạo thời cơ cho đơn vị diệt địch. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhất, 2 hạng nhì), Dũng sĩ diệt Mĩ cấp ưu tú.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67463360_456610775068808_5457110821240832000_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeHu0LSwfL_cQrOu90-m9c2ivavmjpa1Np3kWTRkWEW-aR1lqDjYYZ4Cbxul1GS8lsWHmr26meMKA0yjaMLyZO5AacN9Q40qGEgh8cPR8tAlDg&_nc_oc=AQkrRzwpaz1Aoy5MWFQh1IHL1wJs_zfgjSY0Omq1AA9-CzUAibGdM-K3snlW4VcC0Hc&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=e3e7de60793d162a76fc32f6d1ebae93&oe=5DAE1441)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:34:44 pm

        NGUYỄN BÌNH (Nguyễn Phương Thảo; 1909-51), tư lệnh Bộ đội Nam Bộ (1948-51). Quê xã Yên Phú, h. Yên Mĩ, t. Hưng Yên; tham gia CM 1926, nhập ngũ 3.1945, trung tướng (1948); đv ĐCS VN (1946). Năm 1926 lãnh đạo học sinh Trường kĩ nghệ Hải Phòng truy điệu Phan Chu Trinh. 1927 hoạt động ở Sài Gòn, nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam (lần đầu 1929. đày ra Côn Đảo). 1936 tham gia phong trào bình dân. 1944 phụ trách công tác binh vận và mua sắm vũ khí cho CM ở Hà Nội, Hải Phòng. 5.1945 chỉ huy LLVT tập trung đầu tiên ở Quảng Ninh, đánh trại Bạch Thái Tông (trại huấn luyện QS của Nhật ở Bắc Bộ). 8.6.1945 ủy viên ủy ban QS CM tỉnh Hải Dương; tham gia chỉ huy diệt 4 đồn Đông Triều, Chí Linh, Tràng Bạch và Mạo Khê, giải phóng 2 huyện Đông Triều, Chí Linh; thành lập Chiến khu Trần Hưng Đạo. 7.1945 chỉ huy quân khởi nghĩa đánh chiếm đồn Uông Bí và Bí Chợ, giải phóng tx Quảng Yên. Trong CM tháng Tám (1945) tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở thành phố Hải Phòng, Đồ Sơn, Kiến An, Hải Dương. 12.1945 khu trưởng Khu 7 Nam Bộ. 1946-48 tổ chức thống nhất các LLVT Nam Bộ, ủy viên QS Nam Bộ. 1948-51 tư lệnh Bộ đội Nam Bộ, kiêm phó chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ. 9.1951 hi sinh trên đường đi công tác. Huân chương: Quân công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67486899_456610788402140_6794552843962417152_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeFWjgVjb_RF68GwVgEU7I3VsV1MOKxRgQrn9af2YSF6MgdOMlK16F2HGn7kVfmBQRsSyJOEX-5zpCainqQIdSwcJgym25AHgId4e-HhLUtsjw&_nc_oc=AQkKfICLVphL3reACCYswteQkm9v4lf8UxFwr0afsjSP6frdJxAKxuomVbD0ZmXNYBo&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=5338eceebb56da454144ae1a6c7a83a7&oe=5DEBF913)


        NGUYỄN CẢNH CHÂN (7-1409), danh tướng nhà Hậu Trần tham gia khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407-09). Quê làng Ngọc Sơn (h. Nam Đàn, t. Nghệ An). 1402 dưới triều Hồ, giữ chức an phủ sứ lộ Thăng Hoa (Quảng Nam). 1407 theo giúp Trần Ngỗi khởi nghĩa chống Minh, làm đồng tri khu mật tham mưu QS. Cuối 1408 cùng Đặng Tất chỉ huy nghĩa quân đánh thắng quân Minh do tổng binh Mộc Thạnh chỉ huy ở Bô Cô (h. Ý Yên, t. Nam Định), chém thượng thư Lưu Tuấn, đô ti Lữ Nghị, đánh bại 50 nghìn quân của Mộc Thạnh. 1409 do gian thần gièm pha, bị Trần Ngỗi giết cùng Đặng Tất.

        NGUYỄN CẢNH DỊ (7-1413), danh tướng thời Hậu Trần, tham gia khởi nghĩa Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng (1407- 13). Quê làng Ngọc Sơn (nay thuộc h. Nam Đàn, t. Nghệ An). 1407 theo cha là Nguyễn Cảnh Chân giúp Trần Ngồi khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (TQ). 1409 thấy cha bị Trần Ngỗi giết oan, NCD (lúc đó chỉ huy quân Thuận Hóa) đã cùng Đặng Dung suy tôn Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, tiếp tục khởi nghĩa và được phong chức thái bảo, chỉ huy một cánh quân tiến ra Bắc chống quân Minh. 1410 đánh bại đạo quân của đô đốc Giang Hạo tại Hạ Hồng, Bình Than (nay thuộc Hải Dương). 1412 quân Minh do Trương Phụ, Mộc Thạnh chỉ huy đánh vào Nghệ An. NCD cùng các tướng Nguyễn Súy, Đặng Dung đem quân chống lại nhưng bị thua ở Mộ Độ (Yên Mô, Ninh Bình), tiếp đó lại thất bại ở Ái Tử (Quảng Trị), cuối 1413 NCD bị Trương Phụ bắt và sát hại.

        NGUYỄN CAO KÌ (s. 1930), phó tổng thống VN cộng hòa (1965-71) kiêm thủ tướng (1965-67), tư lệnh không lực VN cộng hòa (1964-75), trung tướng. Quê Sơn Tây. 1950 đi lính QĐ quốc gia VN do Pháp thành lập, được phong trung úy. 1953-54 học lái máy bay QS ở Pháp và Angiêri. 1964 đại tá, chuẩn tướng rồi thiếu tướng tư lệnh không quân. 2.1965 cùng Nguyễn Văn Thiệu lật đổ Nguyên Khánh, lên nắm chính quyền, phục vụ Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược VN. 8.2.1965 dẫn đầu tốp máy bay AD-6 của không lực VN cộng hòa đánh phá thị trấn Hồ Xá (Vĩnh Linh), bị bắn gãy tay khi chưa kịp gây tội ác. 1966 đàn áp dã man phong trào Phật giáo và các phe phái chính trị khác ở miền Nam VN. Trước khi chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc, NCK đã lái máy bay chạy trốn (29.4.1975), sống lưu vong ở Mĩ.

        NGUYỄN CHÁNH* (Chí Thuần; 1914-57), phó tổng tham mưu trường QĐND VN (1957). Quê xã Tịnh Hà, h. Sơn Tịnh, t. Quảng Ngãi; tham gia Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội, 1929); đv ĐCS VN (1931). Nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam. 1936-39 tham gia phong trào Mặt trận dân chủ. 1945 bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, bí thư Liên tỉnh úy Quảng Ngãi - Bình Định, tham gia lãnh đạo Đội du kích Ba Tơ, lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Ngãi. Sau CM tháng Tám, 1945-48 ủy viên trưởng quốc phòng ủy ban kháng chiến Trung Bộ, phó bí thư khu ủy, chính ủy Khu 5, chính ủy liên khu ủy (1948). Năm 1951-54 phó chủ nhiệm TCCT, tham gia đảng ủy chiến dịch: Đường 18, Trung Du; chính ủy kiêm tư lệnh, bí thư Liên khu ủy Liên khu 5, chỉ huy chiến dịch bắc Tây Nguyên (1954). Năm 1954-56 lãnh đạo và tổ chức bộ đội Liên khu 5 tập kết ra miền Bấc. 1957 phó tổng tham mưu trường QĐND VN; chủ nhiệm đầu tiên Tổng cục cán bộ BQP. ủy viên dự khuyết rồi chính thức BCHTƯĐCS VN khóa II. Huân chương: Hồ Chí Minh, Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhì...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67576283_456610805068805_6031817027864231936_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeFmvW70GKBzEdT079oT5Wjj0bxCyg_2HxDbUrzrMmsAiecPUq1HN-1ijVVA8KHLfilabDnYap-Sg2PqcyrpzDpscNkstbs3Xe54QS3eLDgNHw&_nc_oc=AQmWlvSymDaCTyhdM8fiEZcDvutlVz3mwp8GsUWNq1AqvljCjPUFVLHp_usfYuVYf78&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=86d81c8b9a185682f87ae15286321c3c&oe=5DA7F2F8)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:36:28 pm

        NGUYỄN CHÁNH** (1917-2001), thứ trưởng BQP Cộng hòa miền Nam VN (1969). Quê phường Nhơn Bình, tp Quy Nhơn, t. Bình Định; nhập ngũ 7.1945, trung tướng (1984); đv ĐCS VN (1946). Tháng 7.1945-46 trung đội trưởng, đại đội trưởng, chỉ huy trướng Việt kiều giải phóng quân và Liên quân Việt - Lào ở Mặt trận Thà Khẹt, Chiến khu Um Kê Noọng (Lào); chỉ huy trường Chi đội Trần Phú về chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ. 1947-48 trung đoàn trường Trung đoàn 109, tham mưu trưởng Khu 8. Năm 1949-54 tham mưu trưởng BTL Nam Bộ; tư lệnh Khu 9; phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Phân liên khu miền Tây Nam Bộ. 7.1954 phái viên của Bộ tổng tư lệnh phụ trách liên hiệp đình chiến và tập kết. 1955-63 tham mưu trưởng Quân khu Hữu Ngạn. 1964 cục phó Cục tác chiến BTTM. 6.1964 phó tư lệnh Quân khu 5, kiêm tư lệnh Mặt trận Quảng Đà. 1969 thứ trưởng BQP Cộng hòa miền Nam VN. 6.1978 tư lệnh Quân khu 9. Tháng 4.1979-85 phó chủ nhiệm, rồi chủ nhiệm TCHC. Đại biểu Quốc hội khóa VI. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhát...

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/66608765_456610821735470_4271149073823694848_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeHOlS5glBkoo9FRMQOCR3vw0IzUneXr3AfehaB62CDKio1IzQERM9Wg4LL6WvjVV0vtjjp1CNb8K9gGumNhOk7ZD88Yjq9ROFEl-KkKs3MzqA&_nc_oc=AQmsjyBZW0-yCydo1YELkvhju2B9pA0An6sB80_OERXyto3nmu5e02jXxDK07S5T2bs&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=bfea9bfa84838fa3cfd2f9ceaba52ee5&oe=5DABA8C0)


        NGUYỄN CHÍ ĐIỀM (Nghiêm Nghị; 1920-76), tư lệnh đầu tiên Binh chủng đặc công. Quê xã Đức Yên, h. Đức Thọ, t. Hà Tĩnh; nhập ngũ 1945, đại tá (1973); đv ĐCS VN (1946). Trong KCCP, trưởng thành từ chiến sĩ đến trung đoàn trường, tỉnh đội trưởng tỉnh Bình Thuận. 9.1960 lữ đoàn trường Lữ đoàn 305. Năm 1967 tư lệnh binh chủng đặc công. Trên cương vị tư lệnh Binh chủng đặc công, chỉ đạo, chỉ huy bộ đội đặc công trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971) và một số chiến dịch khác; tham gia cơ quan tham mưu chiến dịch Trị Thiên (1972), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Huân chương; Quân công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất, Chiến công (hạng nhất, hạng nhì).

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67173200_456610838402135_2572051593390194688_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeHdwQkr1O4NTjKF3wFoMAeAXv9S3esZU-V8ZHELhihRPdPbGdifJ6doXQ8dj-ArAjlQnn_bt59Q9nM0fVtLzc0SWCRVV5fDUchBoHvu8wOJag&_nc_oc=AQmR3khyzxbxznuJCiGZUotkf1P2mgsLNCXdLPhhuW3CSufUSWlErzNCOcwp6Q7mnBQ&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=63ae4a305261027757a9bf822e603e91&oe=5DB43DE8)


        NGUYỄN CHÍ THANH (1914-67), chủ nhiệm TCCT QĐND VN (1950-61). Quê xã Quảng Thọ, h. Quảng Điền, t. Thừa Thiên - Huế; tham gia CM 1934, nhập ngũ 1950, đại tướng (1959); đv ĐCS VN (1937). Năm 1938 bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên. 1938-43 nhiều lần bị thực dân Pháp bắt cầm tù. 8.1945-47 ủy viên BCHTƯ ĐCS VN, phụ trách Xứ ủy Trung Bộ, được cử vào Tổng bộ Việt Minh, bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên rồi bí thư Phân khu úy Bình - Trị - Thiên. 1948-50 bí thư Khu ủy Khu 4. Năm 1950-61 chủ nhiệm TCCT QĐND VN, phó bí thư Tổng quân ủy. 1961-64 được BCHTƯ cử phụ trách công tác nông nghiệp. 1965-67 bí thư Trung ương cục miền Nam, chính ủy QGPMN, tham gia lãnh đạo và chỉ đạo CM miền Nam và cuộc KCCM. Tác giả nhiều tác phẩm chính trị - QS. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa I-III, ủy viên BCT khóa II, III. Huân chương: Sao vàng, Hồ Chí Minh, Quân công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67557866_456610851735467_2368369147403829248_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_eui2=AeE04sKRbu_Klcl1ANXzHnWfdozSjPTomLlMGyo3X0qUHjS6g728VqNhi1ZzmQ4XHd58uQci89tXalKubm0-Bju5BTXQEwwLxUHOJkwMM3qm6A&_nc_oc=AQkac6A1Nap7lcIGcLhmULb_fMRF7ajUhaSHFweZP35vYZIw3jt2vlY57feJsbFril4&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=667af5b046dbc7ac1b5eaea68f6556ca&oe=5DA3D6CB)


        NGUYỄN CHÍCH (Lê Chích; 1382-1448), lãnh tụ khởi nghĩa Nguyễn Chích (1417-20), danh tướng nghĩa quân Lam Sơn. Quê thôn Mạc (nay là làng Vạn Lộc, xã Đông Minh, h. Đông Sơn, t. Thanh Hóa). Xuất thân nông dân, mồ cỏi cha mẹ từ nhỏ. Đầu tk 15 xây dựng lực lượng, lập căn cứ chống quân Minh tại quê, hoạt động khắp vùng nam Thanh Hóa, bắc Nghệ An. đánh thắng quân Lương Nhữ Hốt ở Cổ Vo. Cuối 1420 đưa toàn bộ lực lượng gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. 1424 hiến kế chuyển căn cứ từ Lam Sơn vào Nghệ An, “nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông”. 1427 tham gia chỉ huy cánh quân phía Nam vây thành Đông Quan. Sau giải phóng, tham gia dẹp loạn Đèo Cát Hãn. Cầm Quý. 1444-46 làm tổng quản ở Tân Bình, Thuận Hóa; hai lần đánh bại các cuộc xâm nhập của quân Chiêm Thành, được thăng nhập nội đô đốc, tham dự triều chính. Được ban quốc tính (mang họ vua).


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:38:27 pm

        NGUYỄN CHƠN (s. 1927), thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (1994-99), Ah LLVTND (1970). Quê xã Hòa Minh. h. Hòa Vang, tp Đà Nẵng; nhập ngũ 1946, thượng tướng (1988); đv ĐCS VN (1949). Trong KCCP và KCCM chiến đấu ở chiến trường Khu 5, Trị - Thiên, giữ các chức vụ từ đại đội trường đến sư đoàn trưởng. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) chỉ huy trung đoàn. 1971 chỉ huy sư đoàn trong chiến dịch Đường 9-Nam Lào. 1975 chỉ huy sư đoàn đánh chiếm Tam Kì và tham gia giải phóng Đà Nẵng. 1979-85 tư lệnh Quân đoàn 2. Năm 1985-87 tư lệnh Quân khu 5. Năm 1987-94 phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN. 1994-99 thứ trưởng BQP. ủy viên BCHTU ĐCS VN khóa VI, VII. Đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng ba), Chiến công (hạng nhất, hạng nhì)...

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67364632_456610858402133_5636998985198600192_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeGIYS2ydR4eiFFaXRte5rxpkSTY6zoaOoe3WNbOlArcCvOY1Sv6D6w6ags2gXmNM9szMUplsTnUF5plSTNuSc0ECUgxlTn-lYfQhKHDaE7hUQ&_nc_oc=AQlOzVw_XU3rFAC0nLFQNk6r3hceg3E-pT2v4zumAdbEAnYUw_pXYq2mD6v7TbXINm8&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=95f6625b8e5ec53836111e7ca22e64c1&oe=5DADECA8)


        NGUYỄN CÔNG TIẾN (Kim Tuấn; 1927-79), Ah LLVT- ND (truy tặng 1979). Quê xã Phúc Lâm, h. Thanh Oai, t. Hà Tây; nhập ngũ 1946; đv ĐCS VN (1948); khi hi sinh là thiếu tướng, tư lệnh Quân đoàn 3. Liên tục hơn 30 năm (1946-79), tham gia đánh Pháp, Mĩ và quân Pôn Pốt, trưởng thành từ chỉ huy trung đội đến quân đoàn. 1977-3.1979 chỉ huy quân đoàn bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. 17.3.1979 hi sinh trong chiến đấu tại Campuchia. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Chiến công (hạng nhì, hạng ba)...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67497930_456610885068797_8710769343639584768_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeEoINlipAN5nZGT8qiePf50_OjDCKNtZ_Px3LWvDwh3NyF15k_YZl1WfwDv26td_BcUSNEjg3KxdkMbFZiVGICbo7OLlCQSaO93WF9IGAtNNQ&_nc_oc=AQn61fQGWIFYVem1M_zwqLnhaDnD25Sj7givsjTlRxh9-m_wi_PI6erTEW4RYq81CgE&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=377f82b244a9f216662ffcb9091da548&oe=5DAFB598)


        NGUYỄN CÔNG TRỨ (1778-1858), danh thần triều Nguyễn. Quê làng Uy Viễn (nay là xã Xuân Giang), h. Nghi Xuân. t. Hà Tĩnh. 1819 đỗ giải nguyên. 1820-48 làm quan dưới thời vua Minh Mạng và Thiệu Trị, được thăng tới chức thượng thư. tổng đốc, nhưng cũng nhiều lần bị giáng chức, cách chức (có lúc làm lính); tham gia cầm quân dẹp yên một số cuộc khởi nghĩa nông dân ở Bắc Kì và Nam Kì; cùng với Nguyễn Tri Phương, Phạm Văn Điển đánh bại quân Xiêm (Thái Lan) xâm lấn biên giới phía Nam; có công tổ chức khẩn hoang lấn biển lập nên các huyện: Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình), 2 tổng Hoành Thu, Ninh Nhất thuộc các huyện Giao Thủy, Hải Hậu (Nam Định) và đào kênh Vĩnh Tế (An Giang). 1848 về hưu và mất tại quê. Để lại gần 150 bài thơ, văn đặc sắc (phần lớn bằng chữ nôm) nhất là thể ca trù (hát nói).

        NGUYỄN CỤ (Nguyễn Tư Cường; 1929-2003), Ah LLVT- ND (1956). Quê xã Ninh Đa, h. Ninh Hòa, t. Khánh Hòa; nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1985); tư lệnh Binh chủng đặc công (1986-92); đv ĐCS VN (1946); khi tuyên dương Ah là tiểu đoàn phó Tiểu đoàn đặc công 323, Sư đoàn 324. Trong KCCP. chiến đấu ở chiến trường Liên khu 5, trưởng thành từ chiến sĩ đến cán bộ tiểu đoàn, tham gia chiến đấu và chỉ huy chiến đấu 101 trận, diệt 605 địch (NC diệt 294), 7 lần bị thương không rời trận địa, một số trận đạt hiệu suất cao: phục kích địch ở đèo Phượng Hoàng trên đường 21 (1947), diệt đồn Hòn Khói (Ninh Hòa, Khánh Hòa; 1948), diệt đồn Đại Mĩ, đột nhập nhà lao Ninh Hoà, giải thoát hơn 600 cán bộ đang bị giam giữ (1953), diệt cứ điểm Cầu Đúc - Vạn Giã (Khánh Hòa; 1954)... Trong KCCM, trung đoàn trưởng trinh sát đặc công (1966), phó từ lệnh đặc công Miền (1969), chỉ huy đánh nhiều trận ở miền Đông và miền Tày Nam Bộ. 25-26.2.1969 chỉ huy 2 tiểu đoàn đặc công có pháo binh phối hợp, tập kích căn cứ Đồng Dù (cách Sài Gòn 30km), do Sư đoàn Tia chớp nhiệt đới Mĩ đóng giữ, diệt hơn 1.000 Mĩ, phá hủy 50 máy bay, 12 khẩu pháo, 176 xe QS, 29 hầm ngầm, 1 kho xăng, 1 kho bom đạn... (xt trận Đồng Dù 26.2.1969). Huân chương: Quán công hạng nhì, Chiến công (2 hạng nhất. 5 hạng nhì, 5 hạng ba), Kháng chiến hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67250461_456610898402129_5122106610558173184_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeFd7x6NFKY9NW-1R3rjaVE5YAB3gLbwg7H0Za5cI_GfS73tKGvSjZEmn_QIkdne1flwkZc_q8pZJPgzPp_cjjFi4hev04Zam8gPWDOCNuxDfQ&_nc_oc=AQlwq1rJq5ZhDFvFtgcGhhKNfsV25eVkqIOFKhgZrLERZCnl0mzDpTSgfUOweoCj1b0&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=f1c78bedf4f7c67c0e5dd8c8beb51acb&oe=5DE01F25)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:40:25 pm

        NGUYỄN DANH PHƯƠNG (Quận Hẻo; ?-1751), thủ lĩnh cuộc khới nghĩa nông dân chống chúa Trịnh ở trung du Bắc Bộ (1740-51). Quê Tiên Sơn. h. Yên Lạc (nay là xã Hợp Thịnh, h. Tam Dương, t. Vĩnh Phúc), xuất thân nhà nho nghèo. 1739-40 tham gia khởi nghĩa nông dân ở Yên Lạc (Vĩnh Phúc) do Đồ Tế lãnh đạo. 1740 khi cuộc khới nghĩa bị đàn áp, NDP rút về vùng Đình Chu. Cao Phong (Vĩnh Phúc) xây dựng lực lượng. 1744 chỉ huy 10 nghìn quân chiếm giữ Việt Trì, đánh sang Bạch Hạc, sau đó đưa quân về lập căn cứ ở Thái Nguyên, xây đại đồn ở Ngọc Bội (nay thuộc h. Yên Lạc, t. Vĩnh Phúc), đồn giữa ở Hương Canh, đồn ngoài ở úc Kì (nay thuộc h. Phú Bình. t. Thái Nguyên) và tự xưng là “Thuận thiên khải vận đại nhân” (người vĩ đại thuận theo lòng trời mở vận hội cho dân), đặt ra hệ thống quan lại, thu thuế ở Tuyên Quang. 12.1750-2.1751 chúa Trịnh đem đại quân đánh căn cứ của nghĩa quân. Sau khi các đồn Úc Kì, Hương Canh và đại đồn Ngọc Bội thất thủ, NDP bị bắt tại làng Tinh Luyện, h. Lập Thạch, t. Vĩnh Phúc và bị xử chém tại Thăng Long.

        NGUYỄN DÂN (Hồ Chí Dân. Ecnet Phrây, p. Ernest Frey; 1914-94), chiến sĩ quốc tế hoạt động trong QĐND VN thời kì đầu KCCP (1945-50). Người Áo, gốc Do Thái; đv ĐCS Pháp; đại tá (1948). 1934 gia nhập Liên đoàn Thanh niên cộng sản. chiến đấu trong đội quân tình nguyện quốc tế chống phát xít ở Tây Ban Nha. 1938 sang Pháp, vào lính lê dương khi chính phủ Pêtanh đầu hàng phát xít Đức. 7.1941 bị điều sang Đông Dương. Cùng Ecuyn Bôsê (Chiến Sĩ) và một số người khác lập nhóm binh sĩ chống phát xít và tiểu tổ cộng sản trong Tiểu đoàn 3, Trung đoàn lê dương 5 (5è REI) đóng tại Việt Trì (Phú Thọ). 12.1944 tham dự cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Việt Minh với nhóm đại diện ĐXH Pháp ở Đông Dương và một số sĩ quan Pháp. Sau vụ Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945) bị Nhật giam giữ ở Xuân Mai. 16.9.1945 được trao trả cho Pháp, sau đó cùng những người trong nhóm trốn sang hàng ngũ Việt Minh, lấy tên Việt Nam là ND. được giao làm công tác binh vận. Cuối 1945 tham gia Bộ đội Nam tiến, hoạt động ở chiến trường Nam Trung Bộ. Cuối 1946 làm công tác huấn luyện QS ở BTTM. 1947 được nhập quốc tịch VN, mang tên ND (thường gọi Hồ Chí Dân). 1948 trung đoàn trưởng Trung đoàn 15 bảo vệ các cơ quan trung ương ở Chiến khu Việt Bắc. 1949 chỉ huy phó chiến trường Liên khu 4. Tháng 8.1950 được trở về Áo theo nguyện vọng riêng.

        NGUYỄN DUY (Nhữ Hiền; 1810-61), danh tướng triều Nguyễn thời vua Tự Đức. Quê xã Phong Chương, h. Phong Điền, t. Thừa Thiên - Huế. 1842 đỗ tiến sĩ, làm quan biên tu, tu soạn (1843-44), tri phú (1845-47), tri huyện (1848)... Năm 1852 đi sứ sang TQ. 1856 về nước, làm biện lí Bộ lại kiêm nội các tại triều đình, được phái vào giúp Đào Trí (tổng đốc Quảng Nam) chống các hoạt động khiêu khích và xâm lược của quân Pháp ở Đà Nẵng. 1860 làm tán lí quân vụ, theo anh ruột là Nguyễn Tri Phương vào Gia Định cùng cố đồn luỹ và tổ chức lực lượng chống Pháp. Tham gia chiến đấu và hi sinh trong trận Chí Hoà (24-25.2.186/).

        NGUYỄN DUY THÁI (1914-95), phó chủ nhiệm TCHC (1968). Quê xã An Bài, h. Quvnh Phụ, t. Thái Bình; nhập ngũ 1946, thiếu tướng (1985); đv ĐCS VN (1945). Tháng 6.1945, tham gia Việt Minh ở Hải Phòng, phó chú tịch ủy ban công xưởng thành phố Hải Phòng. 8.1945 tổng giám đốc các xưởng quân giới. 1951-60 cục phó rồi cục trưởng Cục quân giới. 1964 cục trường Cục quản lí công nghiệp TCHC. 1968 phó chủ nhiệm TCHC. 10.1969 chuyển ngành, thứ trưởng Bộ cơ khí luyện kim, thứ trưởng Bộ lao động. 4.1978 trở lại QĐ, phó chủ nhiệm TCKT. Đại biểu Quốc hội khóa III. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất, Chiến công hạng nhất. Kháng chiến hạng nhất.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67468087_456610905068795_423449943928209408_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeHkQwmW1xpLP7wXFcy286LsQbmiPaEilKARJlelaQsbTJ96dSPX5VyxyZ30pThDH_JXmRw24Z1tE-VX452hh2ADmpcgD1LxCsbI-n-bL-hukA&_nc_oc=AQn5YGhTNJbtluUOQLYz_QpnMKQYsWtTpU_R26pmx06hq_Y3LLITG0Df9dtjQW271w0&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=692405b91c34ae952537aee48e412d33&oe=5DA91C19)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2019, 02:42:42 pm

        NGUYỀN ĐỆ (Ba Trung; 1928-98), Ah LLVTND (1998). Quê xã Bàn Thạch, h. Thanh Chương, t. Nghệ An; nhập ngũ 1945. trung tướng, tư lệnh Quân khu 9 (1988); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP và KCCM. chiến đấu ở chiến trường miền Nam, trưởng thành từ đội trường cảm tử Bà Rịa đến chỉ huy trường Mặt trận Trà Vinh, trực tiếp chỉ huy hơn 600 chiến dịch và trận đánh trên cương vị từ đại dội trường đến tư lệnh Tiền phương quân khu. NĐ đã mưu trí, dũng cảm. bám sát chiến trường, nắm chắc đơn vị, chỉ huy đánh địch có hiệu quả. Trong tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 306, phó chỉ huy mặt trận Trà Vinh, NĐ đã chỉ huy lực lượng đánh chiếm và làm chủ tx Vĩnh Long. 1970-75 trên chiến trường Trà Vinh địch tập trung đánh phá ác liệt, NĐ chỉ huy Trung đoàn 3, phối hợp cùng LLVT địa phương vừa đánh địch vừa xây dụng lực lượng, mờ rộng vùng giải phóng, tạo đà cho quân khu đánh địch. Sau 30.4.1975 sư đoàn trường rồi tư lệnh Mặt trận 979, NĐ đã chỉ huy chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp nước bạn Campuchia xây dựng lực lượng. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng nhì, 1 hạng ba), Chiến công (6 hạng nhất, 1 hạng nhì, 2 hạng ba), Kháng chiến (2 hạng nhất), Chiến thắng hạng nhì, Bảo vệ tổ quốc hạng nhất (nhà nước Campuchia tặng).

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67491818_456610918402127_7007292370953699328_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeEwmEB2nye01Y0qZ6Flodpa9zNGecJD0Jqz-JUKLeFn85WYyf7XkjRcyJNzrSfaf9Q3gMXoijnA6unrUlg2bUG51xQOGWHUxWtO_aOYjotwkA&_nc_oc=AQkYvn3a3og5LPmmwvcXmCV8JaNm5V_lPPz58SvVUNMbE_IVTbpXWjqe_cNcpe9UnQ8&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=e2b7c38c8b617f62d7b82f36086c6d42&oe=5DA3BD9B)


        NGUYỄN ĐỊA LÔ (?-?). gia tướng của Trần Quốc Tuấn, người có công trong kháng chiến chống Nguyên - Mông lần 11 (1285). Đầu 1285 quân Nguyên - Mông sang xâm lược Đại Việt. NĐL tham gia cùng dạo dân binh Tày, Nùng của Nguyễn Thế Lộc trấn giữ vùng châu Thất Nguyên (Tràng Định. Lạng Sơn), sau đó hoạt động ở vùng sau lưng địch. 5.1285 tại vùng Chi Lăng, NĐL phối hợp với dân binh do Nguyễn Thế Lộc chỉ huy dã đánh bại quân Nguyên - Mông do Minh Lí Tích Ban chỉ huy. khi chúng đưa bọn phản bội Trần Kiện sang TQ. NĐL đã bắn chết Trần Kiện ngay trên mình ngựa. Sau thắng lợi, được vua ban lộc.

        NGUYỄN ĐÌNH KIỆP (s. 1943). Ah LLVTND (1975). Quê xã Nghi Thu, tx Cửa Lò, t. Nghệ An; nhập ngũ 1963, đại tá (1982), trường ban thanh ưa Quân khu 4: đv ĐCS VN (1962); khi tuyên dương Ah là thiếu tá, trung đoàn trướng Trung đoàn 66, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3. Trong KCCM, 1965-75 chiến đấu ở Tây Nguyên, trưởng thành từ chiến sĩ đến cán bộ trung đoàn, chỉ huy đơn vị đánh nhiều trận, có trận tiến công diệt 1 đại đội địch; 4 trận chỉ huy tiểu đoàn, mỗi trận diệt 1 tiểu đoàn địch; hai lần bị thương không rời trận địa, chỉ huy chiến đấu giành thắng lợi. 1975 chỉ huy trung đoàn đánh thắng 10 trận, diệt 2.000, bắt hơn 400 địch. Tham gia xây dựng 3 đại đội, 1 trung đoàn trở thành đơn vị Ah. Huân chương: Chiên công (2 hạng nhất, 2 hạng ba), 4 lần Dũng sĩ.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67113868_456610941735458_1549733490134614016_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeGkyiybFQvZO1WcMhVxwxKBaJwhgF3Vydul50g9azLbjf-v_eMM1CA4wbt8inc8OL1_b9_yZYAWWla__mncDjzAqchSz1wET4xnJAxFuVN4cg&_nc_oc=AQkhdPZoPoo2CoFg34OoApHAc358IhivRpWFOL8KuKzEDDAHfURPw_dzejl3tLhbl1E&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=cac5faa965354237d1dc0a3cc7c4aa60&oe=5DE5DE94)


        NGUYỄN ĐÌNH QUÂN (1950-73). Ah LLVTND (truy tặng 1978). Dân tộc Mường, quê xã Thành Công, h. Thạch Thành, t. Thanh Hóa; nhập ngũ 1969; khi hi sinh là thượng sĩ. tiểu đội trưởng thuộc Đại đội 742, bộ đội địa phương huyện Di Linh, t. Lâm Đồng. 1969-73 xạ thủ B-40, đánh 47 trận, diệt 9 xe QS (có 1 xe bọc thép), 93 địch, đánh sập 2 lô cốt. Trận phục kích trên đường 20 (10.10.1970), bắn 2 quả B-40 diệt 2 xe QS chờ lính, tạo điều kiện cho đơn vị diệt 4 chiếc. Đêm 31.1.1973 chỉ huy tổ (4 người) tập kích trụ sở địch ở xã Chân Trinh (Đinh Trang Thượng, h. Di Linh), bắn 2 quả B-40, sập 2 nhà lính, diệt 20 địch. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhất, 4 hạng ba), 5 lần Dũng sĩ.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67176707_456610948402124_3326199987452248064_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeHWVzK4pPVB6GOONPnxHE9HOiWT4fKbMEgXoorFt9tj2Ta32SLVDt2OHOpdiqtSYfGXuQyHFpZNtzU1X0_jkt3UwSuBzgGyVtsJv3RtYl067w&_nc_oc=AQlGMdMoBAX0sOlJtYcFg_WWcV8f982YFK5eiZIVn_vilklSZPUca6T7qT2M0iQCii8&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=3ab7bb969a7a4ab15e611fe1805d8823&oe=5DED8391)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 06:14:56 am

        NGUYỄN ĐÌNH ƯU (1918-2002), nghệ sĩ nhiếp ảnh, ủy viên BCH Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh khóa I. Quê xã Hòa Hy, h. Cát Hải, tp Hải Phòng: nhập ngũ 1946, thiếu tá (1978); đv ĐCS VN (1949). Năm 1948-78 NĐƯ đã ghi lại nhiều hình ảnh về chiến tranh CM và người lính có giá trị cao về lịch sử và nghệ thuật. Những tác phẩm tiêu biểu: “Nữ dân quân” (huy chương vàng ảnh nghệ thuật quốc tế, Hunggari 1961), “Điện Biên hôm nay”, “Quân viễn chinh Pháp rút khói đồn cảnh sát Hàng Đậu” (huy chương vàng ảnh nghệ thuật quốc tế 1972), “Bộ đội về làng”, “Trâu kéo xe ô tô trên đường ra tiền tuyến”, “Du kích Bắc Sơn”, “Đánh cá đêm”... NĐƯ là nhà nhiếp ảnh VN đầu tiên đoạt huy chương vàng ảnh nghệ thuật quốc tế. Huân chương: Độc lập hạng ba, Quân công hạng ba, Lao động hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67476971_456610971735455_1408546099660062720_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeFBxU2-uQpwdCQMvdCdjdKzZdh0gmghFB13vgWP83QUFLDGl8EHztNU3Mv3dDLTMCptIdhbqMjqj-A8bjAHqHutjPTOZaTXBBk_H4KR6Bb8pg&_nc_oc=AQmzHFEUniQ6WL0vokAswDWH7w7rY7Pub65t3kjiMGJId4IiDL2yJzcxNfrsSsSBFHQ&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=1a6a5e4d88080b69ba0bff4bde137cf8&oe=5DE6FB8E)


        NGUYỄN ĐÔN (s. 1918), thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (1968-73). Quê xã Tịnh Bình. h. Sơn Tịnh, t. Quảng Ngãi; tham gia CM 1938, nhập ngũ 1945, trung tướng (1974); đv ĐCS VN (1938). Năm 1939-45 bị thực dan Pháp bắt giam, đưa đi an trí ở Ba Tơ. Tham gia tổ chức ủy ban cứu quốc và thành lập Tỉnh ủy làm thời tình Quảng Ngãi. 11.3.1945 chính trị ủy viên, lãnh đạo khởi nghĩa Ba Tơ, chính trị viên Đội du kích Ba Tơ. 14.8.1945 ủy viên thường vụ tính ủy, tham gia lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh Quáng Ngãi. 9.1945 ủy viên thường vụ, phó chỉ huy Ban quân chính Nam phần Trung Bộ, lãnh đạo KCCP ở bảy tỉnh từ Phú Yên đến Bình Thuận. 1946-48 chính trị viên: Chi đội 2 Quảng Ngãi, các trung đoàn 94 và 68; trường phòng tổ chức và kiểm tra Khu 5, kiêm chính trị viên Ban quân giới Khu 5. Năm 1950 chính ủy Trung đoàn 210 (sau là Trung đoàn 108), tham gia chỉ huy mặt trận Quảng Nam; chính ủy kiêm chỉ huy trưởng Mật trận nam Tây Nguyên. 1951-54 tham mưu trưởng, phó tư lệnh Liên khu 5, tham gia chỉ huy chiến dịch An Khê (1953), chiến dịch chống cuộc hành quân Át lăng (1954). Năm 1954 sư đoàn trưởng kiêm chính ủy Sư đoàn 324. Năm 1955-60 tư lệnh Quân khu 4. Năm 1961-67 bí thư Liên khu 5, tư lệnh Quân khu 5. Năm 1968-72 thứ trường BQP, phó tổng tham mưu trưởng, ủy viên Quân ủy trung ương, kiêm chủ nhiệm ủy ban thanh tra QĐ (1971). Năm 1973-77 trưởng ban công tác miền Tây (CP-38). Năm 1978-82 phó chủ nhiệm ủy ban thanh tra chính phủ, ủy viên dự khuyết BCHTU ĐCS VN khóa III. Đại biểu Quốc hội khóa IV. IX. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công (2 hạng nhất. 1 hạng ba), Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67386705_456610995068786_8548758246612008960_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeHnxQ3d9Y1I4YY5ji2mZ_driJCG7INr5WN42K8J3cDmQ9JxDg3jrfIaOthmthtAkzCy7JxhZ6p_FGa8_DJ8YohD3NFEYdl_WVeoImOlIuPgHQ&_nc_oc=AQkRQ0BJcjTT9rQDBsReJRMNo2JC4sFWb7B_qBML5Lp1ZFGzXw7-QDsrSoFQ5ONDZA8&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=012caea8b80e6d8e3991b02e5cd8a6c2&oe=5DA017A8)


        NGUYỄN ĐỨC CẢNH (1908-32), người tham gia thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hà Nội (3.1929). Quê xã Thụy Hà, h. Thụy Anh (nay là h. Thái Thụy), t. Thái Bình. 1926 học trung học ở tp Nam Định, tham gia phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Chu Trinh, bị đuổi học; lên Hà Nội hoạt động trong Việt Nam quốc dân đảng. 9.1927 dự lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châu (TQ) và gia nhập Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội). 1928 vế nước, ủy viên Kì bộ Bắc Kì (Hội VN CM thanh niên). 3.1929 cùng Ngô Gia Tự. Trịnh Đình Cửu,... lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hà Nội. 6.1929 tham gia thành lập Đông Dương cộng sản đảng, ủy viên BCHTƯ lâm thời, phụ trách công tác vận động công nhân. 7.1929 đứng đầu BCHTƯ lâm thời Tổng công hội đỏ Bắc Kì. 2.1930 đại biểu Đông Dương cộng sản đảng dự hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (TQ), sau đó vào Trung Kì hoạt động, ủy viên thường vụ Xứ ủy Trung Kì, phụ trách công tác tuyên huấn. 4.1931 bị thực dân Pháp bắt ở Vinh (Nghệ An), 31.7.1932 xử chém tại Hải Phòng. Tác phẩm: “Công nhân vận động”.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67356317_457013828361836_7297955979222581248_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeEjypFgjClEnuja02pvhwwBftwjwg4o0nQkfAGvHrL00PQSeWnmXQ1bRnEmkIZkHgoouWRJsbDE0qpc1r_FcQBacI2eCZlmj1ah0uL8IznFbQ&_nc_oc=AQmBiQwOs3l4yDJEfQPtUHFAYNoeWNx2u976k4M8ravPmzwKCisSUtOwqTZptilMTks&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=55c479c468ffdeebe4994472445a93fc&oe=5DE95D59)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 06:16:53 am

        NGUYỄN ĐỨC SOÁT (s. 1946), Ah LLVTND (1973). Quê xã Nam Phong, h. Phú Xuyên, t. Hà Tây; nhập ngũ 1965, trung tướng (1999). phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN (từ 2002); đv ĐCS VN (1969); khi tuyên dương Ah là thượng úy, đại đội phó Đại đội 3 máy bay tiêm kích MiG-21, Trung đoàn 927; Sư đoàn 371, Quân chùng phòng không – không quân. Trong KCCM (1969-72) đánh 7 trận, bắn rơi 6 máy bay Mĩ, chỉ huy biên đội bắn rơi 3 chiếc khác. Trận 13.3.1969   lần đầu tiên xuất kích, rơi 1 máy bay không người lái ở độ cao 300m. Trận 24.6.1972 trên vùng Thái Nguyên, chỉ huy biên đội, đánh thọc sâu vào đội hình 20 máy bay bắn rơi 2 chiếc F-4. bảo vệ an toàn mục tiêu. Trận 27.6.1972 trên vùng trời Sơn La, chỉ huy biên đội đánh vào đội hình máy bay địch, khiến địch bỏ chạy, chớp thời cơ, NĐS cùng biên đội bắn rơi 2 chiếc và tạo điều kiện cho biên đội bạn diệt gọn 1 tốp 2 F-4. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhì, 5 hạng ba). Kháng chiến hạng ba.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67383723_457013835028502_7648522205038379008_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeH3Hlh9RPIkIfEUcarEus6oBwRfTaLwW7VtaMj1n8-EQDyRf5sZzZAF6KvvIbPMys05-Kan2IEBbcl5OuQ_RUEex1G0kvC3-_kHOFXmahKOMw&_nc_oc=AQnQp2hHkf4ATUOGHAh75OHgtQ5w5uN3IUA67Lu7qKtiqrSwdNoBUE3AFMiSNTmZNLk&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=e4e2384203e2f46074b665709a2f9804&oe=5DAD36DB)


        NGUYỄN ĐỨC TOÀN* (s. 1929), nhạc sĩ, ủy viên BCH Hội nhạc sĩ VN khóa II, III. Quê phường Phố Huế, q. Hoàn Kiếm, tp Hà Nội; nhập ngũ 1946, đại tá (1985); đv ĐCS VN (1951). Năm 1945-46 hoạt động văn nghệ tuyên truyền trong Vệ quốc đoàn. 1946-48 đội phó Đội kịch Sao Vàng thuộc Phòng tuyên truyền, Cục chính trị. 1951-54 đội trưởng văn công Liên khu Việt Bắc. 1954-62 trưởng đoàn ca múa I QĐ. 1964 chỉ đạo nghệ thuật bộ phận sáng tác Cục tuyên huấn, chuyên viên nghệ thuật phòng văn hóa văn nghệ. NĐT có nhiều bài hát về chiến tranh CM và người lính, tiêu biểu là: “Quê em” (1948), “Mời anh đến thăm quê tôi” (1953), “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” (1958), “Bài ca người lái xe” (1965), “Đào công sự” (1965), “Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương” (1968), “Hà Nội một trái tim hồng"... NĐT còn có các tác phẩm hội họa; tranh sơn mài được giải thưởng quốc tế (Ecphuôc - CHLB Đức, 1978). Giải thưởng Hồ Chí Minh (9.2000). Huân chương: Độc lập hạng ba, Quân công hạng ba, Kháng chiến hạng nhất, Chiến công hạng ba...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67351916_457013858361833_7017626173937025024_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeEbttvXPIHXzjlLXFqa4LLI3vQ7FuL48xQ_f7RHI5jfwbUw0RnY3JZNzVZopA7kI8kqrWuDv7JP1ixmhiN8XH7YWvAhzJS-OYhKZu2LLcglug&_nc_oc=AQmq0jvhSR5QelrVoNJXJuMGnvruG_PLkislLbsyMCyd0F7yQ8xpXwEV0Povzi-in1U&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=342bd982eeb92084da59124f54fcd36e&oe=5DDFC8FF)


        NGUYỄN ĐỨC TOÀN** (s. 1949), Ah LLVTND (1976) Quê xã Vân Hội, h. Tam Dương, t. Vĩnh Phúc; nhập ngũ 1968; đv ĐCS VN; khi tuyên dương Ah là thượng sĩ, tiểu đội trưởng thuộc Tiểu đoàn ô tô vận tải 71 trung đoàn 536. Sư đoàn 471, đoàn 559. Trong KCCM. lái ô tô vận tải QS trên đường Trường Sơn. 35 lần máy bay địch đánh trúng đội hình xe của đơn vị, NĐT dũng cảm xông vào lửa đạn cứu đồng đội bị thương, cứu xe, cứu hàng, bảo vệ an toàn đoàn xe 200 chiếc, giữ bí mật khu vực kho. Xe NĐT vận chuyển 1.680t hàng vào chiến trường an toàn. 1973-74 dẫn đầu sư đoàn về số chuyến vận chuyên trên cung đường dài. Xuân 1975 vận chuyên bộ đội liên tục 20 ngày đêm để kịp triển khai chiến đấu ở hướng tây bắc Sài Gòn. Huân chương : 3 Chiến công hạng ba.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67406692_457013868361832_4300120024099586048_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeH6B3gKJbo3O01QWsWh88lVYXozm4mKQFT70J7xeK7AoUSnpkyJLl9BJtnVYfcPGl5c4D5OG6rPRxuETZTpRvXtheXORy7ofpS0uilsZnnQ6Q&_nc_oc=AQn78DFLmXNnro-pJP-Cruj2RbRuCKqphnxTXy3R6yksJL-5W-pCHluTWPLgmG_n3hg&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=33199a0f36086018ff9c7ff5c74d91f5&oe=5DE2A259)


        NGUYỄN ĐỨC VIỆT (Đ. Siegfried Idlefeld. Schuize ?- 1969), chiến sĩ người Đức trong QĐND VN (1946-54), đv  ĐCS VN (1950). Là binh sĩ chuyên môn kì thuật trong QĐ Đức quốc xã, sau CTTG-II bị bắt vào đội quân lê dương Pháp và bị đưa sang VN (1945). Do chán ghét chiến tranh xâm lược, đã bỏ sang hàng ngũ QĐ Việt Minh ở mặt trận Nam Trung Bộ (1946). Đầu 1947-48 được BQP điều ra Bắc làm việc tại Nha nghiên cứu kĩ thuật, đã góp phần chế tạo thành công đạn AT chống tăng bằng công nghệ dập và được nhập quốc tịch VN, mang tên NĐV. 1949 chuyển sang Ban nghiên cứu không quân, làm giáo viên lớp đào tạo hoa tiêu khóa 1 và 2. tình nguyện lái thử chiếc máv bay thể thao Taigơ Mút (Tiger Mooth) của không quân VN trên vùng trời h. Chiêm Hóa. t. Tuyên Quang. 1954 trở về CHDC Đức làm giám đốc một sân bay. Chết trong một tai nạn máy bay (1969).


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 06:18:59 am

        NGUYỄN HIÊM (1917-76). họa sĩ. Quê tx Châu Đốc, t. An Giang; nhập ngũ 1946, thiếu tá (1974); đv ĐCS VN (1948). Từ cán bộ tuyên truyền ở đơn vị cơ sở, NH phấn đấu trở thành họa sĩ sáng tác về chiến tranh CM và người lính. Tác phẩm tiêu biểu: “Trận Tầm Vu” (1948, giải nhất triển lãm mĩ thuật toàn quốc 1956), “Hành quán đêm” (1958), “Qua cầu khi” (1964, đoạt giải quốc tế), “Gà gáy sáng”, “Đi nhanh lên chứ”... 1955 ủy viên Ban trù bị đại hội liên hoan
họa sĩ sáng tác về chiến tranh CM và người lính. Tác phẩm tiêu biểu: “Trận Tầm Vu” (1948, giải nhất triển lãm mĩ thuật toàn quốc 1956), “Hành quán đêm” (1958), “Qua cầu khi” (1964, đoạt giải quốc tế), “Gà gáy sáng”, “Đi nhanh lên chứ”... 1955 ủy viên Ban trù bị đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên quốc tế Vacsava. Huân chương: Kháng chiến hạng ba. Chiến thắng hạng ba...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67162711_457013878361831_5959894884209917952_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeEeQ5E576Jw0aOmqqLkjnAuEpeA5GLIzdWE6bLUAiWirhS8SRB3OhlK6k41TsU71Ja7CLd6xS2NV7NbFQiOt99xLKccTuOpk_HqderSJv_ZDg&_nc_oc=AQknEVJwZ2B03G7XpurZccM-MJtDbouuihQi0KDx0iLBznhs0c3sFy8nWMYsyjb_FTw&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=6fdfd95efeacbd69bb0ea580cba01554&oe=5DAA187D)


        NGUYỄN HOA THỊNH (s. 1940), Nhà giáo nhân dân (1990), giáo sư (1991), tiến sĩ khoa học (1986). Quê thị trấn Ba Đồn, h. Quảng Trạch, t. Quảng Bình; nhập ngũ 1966, trung tướng (1999); đv ĐCS VN (1967). Năm 1968-86 giáo viên, chủ nhiệm Bộ môn cơ kĩ thuật, phó chủ nhiệm rồi chủ nhiệm Khoa cơ bản, trưởng phòng nghiên cứu khoa học Học viện KTQS. 6.1987 phó giám đốc Học viện KTQS. 1988 phó chủ nhiệm kĩ thuật Quân khu 1. Tháng 2.1989 giám đốc, bí thư đảng ủy Học viện KTQS. 12.1997 chủ nhiệm TCKT. 2002 giám đốc Trung tâm khoa học kĩ thuật và công nghệ QS, ủy viên Hội đồng khoa học BQP, phó chủ tịch Hội đồng khoa học kĩ thuật và công nghệ QS BQP. Hội cơ học VN; ủy viên Hội đồng chính sách khoa học và công nghệ quốc gia. Chủ nhiệm nhiều đề tài khoa học cấp nhà nước và BQP như: “Luận chứng khoa học kĩ thuật cho một số vấn đề cấp bách về xây dựng công trình và cải tạo môi sinh vùng quần đảo Trường Sa” (1995), “Tương tác cơ học giữa kết cấu công trình và môi trường” (1995), “Cơ sở khoa học cho một số vấn đề tính toán, thiết kế thẩm định và chẩn đoán kĩ thuật các công trình biển, đảo xa bờ (2000)”... Có gần 40 bài báo, báo cáo khoa học đăng trên các tạp chí lí luận và khoa học; gần 10 sách tham khảo và chuyên khảo được xuất bản; hướng dẫn 10 nghiên cứu sinh. Huân chương: Chiến công hạng nhất.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67340442_457013901695162_4353091706892058624_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeGvjpNvUO9d9zyA1M777mW849ny_pWSuoz5YWv_nF1zm_8H1r1p0k5nODX6YeTWosRDG8HDqRMXRRFq4fb_jly37Q5t6lmrZTVPfabNJE4A7w&_nc_oc=AQnglzgElmuVzo_UxMEWKBxOnniWotMzeMMioYRjgR_IVAQMSN4-oilyNZOkJCR47Y0&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=44182ee810ec368ae517186335c65e2a&oe=5DABECF7)


        NGUYỄN HÒA* (1923-2000), trưởng đoàn chuyên gia QS VN tại Lào (1963). Quê xã Quảng Hòa, h. Quảng Trạch, t. Quảng Bình: nhập ngũ 1945. trung tướng (1989); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP, trường thành từ chiến sĩ đến trung đoàn trường; chỉ huy trưởng mặt trận Tây Lào. 1955 chính ủy Trung đoàn 83, tham mưu trường Sư đoàn 335. Năm 1959 tham mưu trưởng Đoàn 959. Từ 1963 trường đoàn chuyên gia QS VN tại Lào (5 lần). 1970 phó tư lệnh BTL 959. Tháng 6.1978 phó tư lệnh Binh đoàn 678. ủy viên dự khuyết BCHTƯ ĐCS VN khóa V. VI. Huân chương: Độc lập hạng nhất, 2 Quân công hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67302096_457013908361828_4987974124774096896_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeEZoiYwa-R1_s0xhoLYY7FlDwNI7E2mp1_bBAcrC0lSH-04gn8z9WWy7KOfOiSbpxDbsDorakq-fbPOffepZBXbAcsgQ5g4bfCFkd4lS_40Yg&_nc_oc=AQluZxx2uVJJl2PXguWUNlC9Fele3g3ntQinR13EwI4-fd4uoXz001krkE7XgEns5b0&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=c9b5e0d40de19a06ff847634ed75eaf5&oe=5DAF0DB3)


        NGUYỄN HÒA** (Trần Doanh: s. 1927), tư lệnh Quân đoàn 1 (1974). Quê xã Trưng Trắc. h. Văn Lâm, t. Hưng Yên; nhập ngũ 8.1945, trung tướng (1980); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP, giữ các chức vụ từ đại đội trưởng đến trung đoàn trưởng. Trong KCCM, 1955-62 giáo viên Trường QS trung cao; tham mưu trường các sư đoàn: 304, 320. Năm 1964-67 sư đoàn trưởng các sư đoàn: 9, 5 và 7: phó tư lệnh Quân khu 4, kiêm phó tư lệnh Mặt trận B5. Tháng 1.1969 sư đoàn trưởng Sư đoàn 320. Tháng 5.1970-72 phó tư lệnh: Đoàn 559. Mặt trận B3, Quân khu 5. Tháng 11.1973-74 phó tư lệnh, tư lệnh Quân đoàn 1. tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Năm 1980 chuyển ngành, tổng cục trưởng Tổng cục dầu khí, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa V. Đại biểu Quốc hội khóa VIII (phó chủ nhiệm ủy ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội). Huân chương: Quân công hạng nhất, Chiến công (hạng nhất, hạng nhì). Chiến thắng hạng nhì...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67239728_457013928361826_2778956291345743872_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeFdvUX15jRxiLyZr2B8b9eDHyd30GFvipatUulRW2mkHXHporpqLziyLMHcCh-n2_O_Py0rR6hIJ3MXpUO0RrbAUlOsqws60RustYsWyEueEg&_nc_oc=AQnMWGLBXIeXbUjeHlmkd3cAB72ZdHbu6HW1Tret8xbpExqdCGp_qDsuPlhQlGlSDxE&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=83b0bc8afb2c3ad3f18ebc81b16a68a5&oe=5DB469DC)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 06:20:27 am

        NGUYỄN HOÀNG (1525-1613), người gây dựng cơ nghiệp chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Quê làng Gia Miêu (nay thuộc h. Hà Trung, t. Thanh Hóa). Sau khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê (1524), NH cùng cha là Nguyễn Kim phù tá vua Lê chống Mạc, được phong tước Hạ Khê Hầu, sau lĩnh chức thái úy, tước Đoan Quận Công. 1558 NH xin vào làm trấn thủ Thuận Hóa. 1570 kiêm trấn thủ Quảng Nam, ngầm xây dựng lực lượng, mộ dân khai hoang lập ấp, mở mang bờ cõi thành giang sơn riêng của họ Nguyễn. 1572 diệt tướng Mạc là Lập Bạo và đem quân đánh cướp Thuận Hóa. 1593 đem quân ra Bắc góp sức dẹp dư đảng họ Mạc, đánh thắng nhiều trận ở Sơn Nam, Hải Dương... sau tìm cách trở về nam. tiếp tục củng cố thực lực nhằm đối phó với họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Được nhân dân Đàng Trong tôn thờ gọi là Chúa Tiên.

        NGUYỀN HỔNG NHỊ (s. 1936), Ah LLVTND (1969). Quê xã Hoài Sơn, h. Hoài Nhơn. t. Bình Định; nhập ngũ 1952, thiếu tướng (1985); tổng cục trưởng Tổng cục hàng không dân dụng VN (1989); đv ĐCS VN (1955); khi tuyên dương Ah là đại úy phi công, Phi đội 2, Trung đoàn 921, Quân chủng phòng không - không quân. Trong KCCM, lái máy bay MiG-21 bắn rơi 8 máy bay Mĩ (3 F-4, 3 F-105, 1 F-8, 1 máy bay không người lái), chỉ huy biên đội bắn rơi 2 chiếc. NHN là phi cống đầu tiên của VN bắn rơi máy bay không người lái. Trận đánh chặn trên vùng trời tỉnh Tuyên Quang (7.11.1967), tốp 2 máy bay của NHN và Nguyễn Đăng Kính chiến đấu với 20 máy bay F-105 và F-4 đã bắn rơi 1 F-105 và 1 F-4, các máy bay còn lại của địch vứt bom tháo chạy; là trận đánh thành công đầu tiên của MiG-21 áp dụng chiến thuật “đánh nhanh, thọc sâu”. Huân chương: Quân công (hạng nhì. hạng ba), Chiến công (hạng nhất, hạng nhì).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67403107_457013948361824_7867388507172372480_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeHeNxXE41zJwv2uEpAUojv4LnrgRxy8VGSWkEqGeXY8zirheXLQbHiuMLOUAN71FRa4XFE8rTfA9rDFFunVICBHCIV-LokZCvE6wR1ZPtbY1w&_nc_oc=AQlYXTP7WSzTCfNf7GAaaJfQ2mM1Jtq9fYuvcEf_qMZpK3-UWM2EQGZLZdbAWrMw8PM&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=56e7fc010c9dfa66d5f2ef69ca710ae3&oe=5DAF9FE2)


        NGUYỄN HUỆ (Quang Trung; 1753-92), Ah dân tộc, nhà QS kiệt xuất, danh tướng bách chiến bách tháng, hoàng đế (1788). Quê gốc Nghệ An, sinh tại Kiên Mĩ, phủ Quy Nhơn (nay thuộc h. Tây Sơn, t. Bình Định). Cuối tk 18 chính quyền chúa Nguyễn suy tàn, nhân dân lầm than, NH cùng với anh là Nguyễn Nhạc phất cờ khởi nghĩa Tây Sơn (1771-89). Từ một thủ lĩnh chiến đấu dưới cờ của Nguyễn Nhạc, NH đã trở thành lãnh tụ kiệt xuất của phong trào Tây Sơn, chăm lo xây dựng quân đội Tây Sơn thành đội quân tinh nhuệ, thiện chiến. 21 năm chiến đấu, NH lập nên những kì tích oanh liệt: chiến thắng Phú Yên (1775), ba lần đánh tan quân Nguyễn ở Gia Định (1777, 1782 và 1783), thắng trận Rạch Gầm - Xoài Mút (19.1.1785); đánh đổ các tập đoàn phong kiến: chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chấm dứt cảnh đất nước bị chia cắt trên 200 năm; quét sạch hơn 29 vạn quân Thanh (1789) (xt kháng chiến chống Thanh, 1788-89). Sau thắng lợi. NH chủ trương lập lại quan hệ bang giao với nhà Thanh để tranh thủ xây dựng lại đất nước, ban hành “Chiếu khuyến nông”, “Chiếu lập học”, “Chiếu cầu hiền”. NH đã có nhiều cống hiến về nghệ thuật QS VN. Tác giả “Dụ tướng sĩ”.

        NGUYỄN HÙNG LỄ (1942-68), Ah LLVTND (truy tặng 1971). Quê xã Quảng Trường, h. Quảng Xương, t. Thanh Hóa; nhập ngũ 1961; đv ĐCS VN (1964); khi hi sinh là thiếu úy, phân đội trưởng Phân đội đặc công nước 1, Đoàn 126, BTL hải quân. 1964-66 chiến sĩ hải quân, chiến đấu nhiều trận chống máy bay, tàu chiến địch ở miền Bắc. 1966-68 chiến sĩ đặc công nước, đánh chìm 3 tàu địch và chỉ huy tổ đánh chìm 10 chiếc, đánh sập 1 cầu ở Quảng Trị. 2.9.1967 chỉ huy tổ 3 người, dùng kĩ thuật bơi nhái, đưa 300kg thuốc nổ vào đánh cụm tàu QS ở Cửa Việt, đánh chìm 5. hỏng 2 chiếc khác. Trận chỉ huy tổ đánh cầu Đông Hà (5.2.1968), khi cách cầu 30m bị địch phát hiện, ném lựu đạn và bắn dữ đội, NHL đã dẫn đầu tổ đưa nhanh khối thuốc nổ vào chân cầu và điểm hòa, cầu sập, NHL cùng cả tổ anh dũng hi sinh. Huân chương: Chiến công (2 hạng nhất, 1 hạng nhì, 1 hạng ba).

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67295796_457013955028490_7124086009339314176_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeETNVvfOkR-M4aw2ZES4a3IH-f4JN68UQeE3ylyFWPnS3RnruNbdIf4SX3B3Yu5J7UYOH3sMSha_idBsaf12MR2ex_Vyxd8WLyeu52k2orjzQ&_nc_oc=AQmXrM25DaOVdiRO3yzgYSYCO2Fzvibj4xGP0JlDm01qwDIii12VBkW4bn-7b4sYIDA&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=e64da81ae3aca77941b366c6488a0c2c&oe=5DE53A70)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 06:22:30 am

        NGUYỀN HUY CHƯƠNG (Nguyễn Văn Nho; 1926- 2004), phó tư lệnh chính trị Quân khu 5 (1979-91). Quê xã Quê Xuân, h. Quế Sơn, t. Quảng Nam; nhập ngũ 1947, trung tướng (1986); đv ĐCS VN (1945). Trong KCCP, trường thành từ chiến sĩ đến chính trị viên tiểu đoàn. Trong KCCM, 1965-67 chính trị viên tinh đội tỉnh Quảng Ngãi. 1968-75 chính ủy Sư đoàn 2. Tháng 12.1975-79 chính ủy Bộ chỉ huy QS tỉnh Quàng Nam - Đà Nẵng. 1979-91 phó tư lệnh chính trị, bí thư đảng ủy Quân khu 5. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa VI. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba).

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67372650_457013975028488_3549805575543980032_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeGrfMzm5ix6ARyrhZPXJM83mcQi-CKweOXQLvFr8CCRHb9HGnyFQCgQvrnr6bSjufbGKS9o_G8zK9eqHDjbkxDaWV56k3FjyIWMBjovBnKQ3w&_nc_oc=AQlTavsAX428jddcvHkSeMMOo-AGJ1KjRhUVYv2r_cKV7dywlrUzuNmCyYm24OB6TNA&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=bd77c6cc3db74f2be7bb7e43df9468ef&oe=5DE471A3)


        NGUYỄN HUY HIỆU (Nguyễn Văn Hiệu; s. 1947), thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (từ 8.1998), Ah LLVTND (1973). Quê xã Hải Long, h. Hải Hậu, t. Nam Định; nhập ngũ 1965, thượng tướng (2003); đv ĐCS VN (1967); tiến sĩ QS (1994). Trong KCCM, 1965-6.1972 chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên, chỉ huy từ tiểu đội đến trung đoàn phó (Trung đoàn 27, Quân khu 4). Tháng 7.1972 học viên, 1.1973 giáo viên Học viện QS. 8.1974 trung đoàn phó, 3.1975 trung đoàn trưởng Trung đoàn 27, Sư đoàn 320, Quân đoàn 1. Tháng 7.1978 học viên Học viện QS cấp cao. 7.1980 sư đoàn trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1. Tháng 9.1983 học viên Học viện Phrunde (LX). 8.1987 phó tư lệnh thứ nhất, rồi tư lệnh Quàn đoàn 1 (6.1988). Tháng 9.1989 học viên Học viện chính trị - QS. 10.1994 phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN. 8.1998 thứ trưởng BQP, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa VIII, IX, ủy viên thường vụ Đảng ủy QS trung ương (2001). Huân chương: Chiến công (2 hạng nhất, 2 hạng nhì, 3 hạng ba).

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67524219_457013991695153_6556606952774828032_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeEUxIQAgHUWxqnaQrxZ_PZjv-eE3hY1s1qfwh_dYn7X27QvoXdNYVCcDBi21H5ovK6Gm61pThvFVp3hNePHJlzLteOk8wQ2RqwwFnPv9h52Eg&_nc_oc=AQnGqWBFFtHyVaF58OOlKlH5n75O6XSvtfuPWOXYTK4duElAyUpkZZsUqVypAIp-fc4&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=41b14d8facaa1ca1a179088dac16ce29&oe=5DE477FF)


        NGUYỄN HUY PHAN (1928-97), Thầy thuốc nhân dân (1988), giáo sư (1984), tiến sĩ khoa học (1983). Quê xã Dương Xá, h. Gia Lâm, tp Hà Nội; tham gia CM (9.1946), nhập ngũ 1949, thiếu tướng (1988); đv ĐCS VN (1960) Năm 1949-54 y sĩ phòng quân y BQP. phân viện phó Phân viện 4 Khu 10, trợ giáo Trường quân y sĩ, đội phó Đội điều trị 1 Cục quân y, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. 1955-78 phụ giảng Trường sĩ quan quân y, phó chủ nhiệm rồi chủ nhiệm Khoa răng hàm mặt Bệnh viện trung ương QĐ 108. Năm 1972 phụ trách đội phẫu thuật chuyên khoa của bệnh viện tham gia chiến dịch bắc Quảng Trị. 6.1978 phó viện trưởng Bệnh viện trung ương QĐ 108. Tháng 6.1996 chuyên viên phẫu thuật tạo hình. Người đầu tiên xây dựng chuyên ngành phẫu thuật tạo hình VN. Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học thế giới thứ ba (1993), viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Niu Ooc (Mĩ, 1995), ủy viên Hội đồng khoa học y học QS, BQP (1993), phó chủ tịch Hội răng hàm mặt VN (1975), phó chủ tịch Tổng hội y dược học VN (1986), chủ tịch Hội phẫu thuật nụ cười VN (1991), chủ tịch Hội hữu nghị Việt -  Mĩ (1994)... Đã công bố 118 tài liệu và công trình khoa học về phẫu thuật tạo hình và vi phẫu thuật, 110 bài viết và báo cáo khoa học về lĩnh vực phẫu thuật chung, 23 tài liệu bằng tiếng nước ngoài, 59 công trình nghiên cứu cấp ngành và BQP; chủ nhiệm 2 đề tài cấp nhà nước: “ úng dụng và phát triển vi phẫu trong ngoại khoa” (1986-92), “úng dụng kĩ thuật lade trong y tế”. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhì, Chiến thắng hạng nhì, Kháng chiến hạng nhất, Chiến công (1 hạng nhất, 2 hạng nhì, 2 hạng ba).

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67277469_457014005028485_2833525049137299456_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeFEE7yOeY5pE2s0m-L9WOFXFrFLb1dvdIO4uabrxOobpF1ZONQO7ApCkIImeIPdvp5W8KiCKfjOJ14wk3i7OWcZ1Z2XezwBe6gl0aTfnU7iVA&_nc_oc=AQlEZyEWJQEqUgsoD-7nq9ICYPyjTB7LOkoCX2oZfm7TpDTpfRhbQLeHAXpwvzJ5Tqk&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=f53dbf9cd9ec407ddfa907502a1a4b43&oe=5DB2BEED)


        NGUYỄN HƯNG PHÚC (s. 1927), Nhà giáo nhân dân (1990), giáo sư (1984), tiến sĩ khoa học (1986). Quê thị trấn Ninh Giang, h. Ninh Giang, t. Hải Dương; nhập ngũ 9.1949, thiếu tướng (1990); đv ĐCS VN (1952). Từ 1950 đến 1954, giáo viên Trường quân dược trung cấp, trường ban dược chính Phòng quân y Sư đoàn 320. Năm 1954-63 trợ lí kế hoạch Cục quân y, trưởng ban bào chế Viện quân y 12, giáo viên Trường quân y sĩ. 5.1963-97 phó chủ nhiệm rồi chủ nhiệm Bộ môn độc học. 5.1982 phó viện trưởng kiêm chủ nhiệm Bộ môn độc học Học viện quân y. 1992-97 Chủ tịch Hội đồng khoa học bào quản thi hài chủ tịch Hồ Chí Minh, phó giám đốc Học viện quân y (1992-95), ủy viên Hội đồng học hàm nhà nước, chuyên viên đầu ngành hóa độc học BQP. Chủ nhiệm nhiều đề tài khoa học cấp nhà nước và BQP như: “Tổn thương do vũ khí C và phòng chống cho người”, “Nhiệm vụ công tác quân y khi địch dùng NBC"... Chủ biên 5 sách giáo khoa, hướng dẫn 10 nghiên cứu sinh. Huân chương: Quân công hạng nhì, Chiến công hạng ba, Chiến thắng hạng ba, Kháng chiến hạng nhất.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67298391_457014021695150_2337016719366684672_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeHzxHtQa_dHCC7iTUr-t40rEJcI5EVU0vvl8G48cW38LsQ3ygNtw_1wCc3v7guON2t1UD0_M7k6i0viOX6XJIi-j6mHSFkjBBR67r2RL1HVXA&_nc_oc=AQnSHdTwFvMb_k2I5WvrpUt3IpMNCxfyUR9Pt5quzXQUdUQgOdrV1iO78fFPe9x4KRk&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=7ae54c898f7af93d7365308342882e6a&oe=5DE9C463)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 06:23:54 am

        NGUYỄN HỮU AN (1926-95), giám đốc Học viện QS cấp cao (8.1991-95). Quê xã Trường Yên, h. Hoa Lư. t. Ninh Bình: nhập ngũ 8.1945, thượng tướng (1986); phó giáo sư; đv ĐCS VN (1945). Trong KCCP, trưởng thành từ chiến sĩ đến trung đoàn trưởng. 1955-64 tham mưu phó Sư đoàn 316, tham mưu phó Quân khu Tây Bắc. 1964-67 phó tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên; sư đoàn trưởng các sư đoàn: 6 và 1. Năm 1968-74 tham mưu trưởng Quân khu Hữu Ngạn; sư đoàn trưởng Sư đoàn 308\ phó tư lệnh các mặt trận: 31, Đường 9 và Quân khu Trị - Thiên. 1975-79 tư lệnh Quân đoàn 2, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. 1981-84 phó tổng thanh tra QĐ. 1984-87 phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng, quyền tư lệnh Quân khu 2. Năm 1988-91 giám đốc Học viện lục quân. 1991-95 giám đốc Học viện QS cấp cao (nay là Học viện quốc phòng). Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công (2 hạng nhất. 1 hạng ba), Chiến công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba)...

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67620426_457014035028482_7646543419115831296_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeH4Biu80ZXF5u4ViPkdqU5hrBcpEjg6FBJiUXuUoFH3Pyadt1ZfZ9DZRvUlt-BTLyOqi2p4bAAUQiRKEdA-m9--RYNnkXI-ixEHWviHVi-jCg&_nc_oc=AQkmMjfPqz_bqhh1x0J5WT_tzy29uV6bogBoZECkOm2FnnmqLCi5B9yKQpEWbt_Rur4&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=68a5baaee74006e66b83973a27f14dc8&oe=5DEA2A71)


        NGUYỄN HỮU CẨU (Quận He; 7-1751). người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lớn ở đồng bằng Bắc Bộ chống chúa Trịnh (1741-51). Quê làng Lôi Động, h. Thanh Hà, trấn Hải Dương (nay thuộc h. Thanh Hà, t. Hải Dương). Xuất thân nông dân. mồ côi cha, tự kiếm sống từ nhỏ, giỏi võ nghệ và bơi lội. 1739 tham gia khởi nghĩa Nguyễn Tuyển. Sau khi Nguyễn Tuyển bị thất bại (1741), NHC lập căn cứ tại Đồ Sơn (Hải Phòng), giương cờ “Đông đạo tổng quốc bảo dân đại tướng quân”, lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, được hàng vạn dân nghèo từ Đồ Sơn đến Hải Dương, Yên Quảng, Kinh Bắc ủng hộ. 1742-43 mưu trí đánh bại cuộc đàn áp của quân Trịnh do Trịnh Bàng và Đặng Đình Mật chỉ huy ở bến Cát Bạc (Hải Phòng): đánh chiếm huyện Thanh Hà. 1744 chiếm thành Kinh Bắc; các tướng giữ thành là Trần Đình Cẩm, Vũ Phương Để bỏ cả ấn tín chạy thoát thân; dùng kế mai phục đánh bại quân Trịnh do Trương Khuông, Hoàng Ngũ Phúc, Vũ Tá Liễn chỉ huy. 1748 phối hợp với thủ lĩnh Lân đánh huyện Duyên Hà (Thái Bình), thành Sơn Nam, rồi bất ngờ tiến đến bến Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội) để tập kích thành Thăng Long, nhưng bị thất bại. 1751 bị Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Đình Trọng đánh bại ở Mã Não (Hà Nam), Quang Dục (Hải Dương) và Lộng Khẽ (Thái Bình). Bị bắt ở Hoàng Mai (Nghệ An) và bị xử chém tại Thăng Long.

        NGUYỄN HỮU DẬT (1604-81), danh tướng, một trong ba nhân vật trụ cột của chúa Nguyễn. Quê làng Gia Miêu (thuộc h. Hà Trung, t. Thanh Hóa). Hậu duệ của Nguyễn Trãi, giỏi văn chương, am hiểu binh pháp. 1619 được chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) bổ làm văn chức, sau làm quan võ. 1627 chỉ huy  chống quân Trịnh Tráng ở phía nam sông Linh Giang (Sông Gianh), bày kế phao tin sắp có loạn ngoài Bắc, khiến Trịnh Tráng phải rút đại quân về. 1633 lại đánh bại quân Trịnh do Trịnh Tráng chỉ huy ở cửa Nhật Lệ (t. Quảng Bình). 1655 cùng Nguyễn Hữu Tiến đem quân vượt Sông Gianh, đánh chiếm 7 huyện ở Nghệ An. 1656 chỉ huy đánh bại quân Trịnh ở núi Hồng Lĩnh (Nghệ An). 1661 chỉ huy đánh bại quân Trịnh Tạc vào xâm lấn. 1672 Trịnh Tạc đem đại quân vào đánh, NHD cùng nguyên súy Hiệp chỉ huy quân Nguyễn đánh lui. Từ đó Nam, Bắc ngừng chiến. NHD cùng với Đào Duy Từ và Nguyễn Hữu Tiến giúp chúa Nguyễn giữ vững bờ cõi và mở mang lãnh thổ vào phía Nam. Tác giả sách: “Hoa Văn, Cáo Thị”. Hiện còn đền thờ NHD ở làng Thạch Xá (t. Quảng Bình).

        NGUYỄN HỮU KÍNH (Nguyễn Hữu Cảnh; 1650-1700), danh tướng của chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Chu), con thứ của Nguyễn Hữu Dật. NHK nổi tiếng là tướng tài, được phong tước Lễ Thành Hầu, chức chưởng cơ. 1692 khi vua Chămpa lấn chiếm Diên Khánh (t. Khánh Hòa), NHK chỉ huy quân chinh phạt Chămpa, bắt được vua Chămpa là Bà Tranh. 1693 chỉ huy dẹp loạn A Ban câu kết với Ốc Nha Thát tại Phan Rí, Phan Rang. 1698 được cử vào kinh lược vùng Đông Phố (nay là Biên Hoà, Gia Định), NHK lập dinh Trấn Biên (Biên Hoà), Phiên Trấn (Gia Định) cùng các xã, thôn, phường, ấp và xây dựng chính quyền tại những nơi này. 1699 Nặc Ông Thu (vua Chân Lạp) đem quân chống lại chúa Nguyễn, bị NHK chỉ huy quàn đánh bại. Nặc Ông Thu phải xin hàng. 5.1700 NHK lâm bệnh và mất tại Rạch Gầm (Tiền Giang). Tại h. Chợ Mới, t. An Giang có một cù lao được nhân dân đặt tên là “cù lao Ông Chướng”. Ở Nam Bộ nhiều địa phương lập đền thờ, chúa Nguyễn cho thờ NHK tại Thái Miếu (Huế).


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 06:27:39 am

        NGUYỄN HỮU THỌ (Ba Nghĩa; 1910-96), chủ tịch Đoàn chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1962-76). Quê xã Long Phú, h. Bên Lức, t. Long An; tham gia CM 1947; đv ĐCS VN  (1949). Năm 1947-48 tham gia phong trào yêu nước của trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn. 1950-52 tham gia thành lập Phái đoàn đại biểu các giới ở Sài Gòn, bị địch bắt đưa đi quản thúc tại Lai Châu. 8.1954 tham gia phong trào hòa bình Sài Gòn - Chạ Lớn, bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đưa đi quản thúc tại Tuy Hòa (Phú Yên). 30.10.1961 LLVT CM giải thoát ra vùng giải phóng. 1962-76 chủ tịch Đoàn chủ tịch ủy ban trung ương MTDTGPMN VN. Chủ tịch Hội đồng cố vấn chính phủ CM lâm thời Cộng hòa miền Nam VN (1969-75). Năm 1976- 94 phó chủ tịch nước CHXHCN VN; quyền chủ tịch nước (1980-81). Chủ tịch Quốc hội (khóa VII). 1977-96 ủy viên rồi chủ tịch, chủ tịch danh dự Đoàn chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc VN. Đại biểu Quốc hội khóa VI-VIII. Huân chương: Sao vàng...

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67164063_457014048361814_8579074518083960832_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeGfkPkZ0o4Fb2oxAyX7q10mHa2x8moGDzMe0iCd87OMQMFSDP9lBsrNUcvQoye6eA9kXEAqxcTNnFP6C5oQZSAEvRmE-gOQtgyfG3nzZ0LShw&_nc_oc=AQl7XF11sYFijQtqLEe9o7o0yc3wU20YM5dzp-IQvoeKncntBo9XxKfWYvwaFL_syGE&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=0f138cfc9b3e2a7163cbf57834f779ff&oe=5DA943FA)


        NGUYỄN HỮU XUYẾN (Tám Kiến Quốc; s. 1917), phó tư lệnh QGPMN VN (1965-74). Quê xã Đình Bàng, h. Từ Sơn, t. Bắc Ninh; tham gia CM 1937, nhập ngũ 1945, trung tướng (1986); đv ĐCS VN (1940). Năm 1937 làm liên lạc giữa BCHTƯ ĐCS Đông Dương và Nam Bộ. 1941 bị thực dân Pháp bắt, đày ra Côn Đảo. 2.1945 được trả tự do, chỉ huy trưởng Cộng hòa vệ binh Sa Đéc. 1946-51 chi đội trường, trung đoàn trường, chỉ huy trưởng liên trung đoàn chiến đấu ở Trà Vinh, Vĩnh Long. 1951-54 tham mưu trường Phân liên khu miền Tây; ủy viên QS Xứ ủy Nam Bộ. Cuối 1957 trường ban QS, rồi tư lệnh LLVT miền Đông Nam Bộ. 1963 học ở Học viện QS Bắc Kinh (TQ). 1965-74 phó tư lệnh QGPMN VN. 6.1974 công tác tại BQP. 2.1977 phó tư lệnh Quân khu 9. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67314461_457014058361813_7550233922873851904_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeGbBwdXhC8tA1qHesDZtD2dF53YS5uEzYWmsaZS3j-ItJFpN8cbGykScrpL3aYOyq3qDRR9KbAeSxiAzy9F9_dCr2qf6N7MjpxcNrtKmCFv3A&_nc_oc=AQna5Ztkbw7jFzRPyVa6ZDDNwcVEusCh_zJb40u5dwsQkXEby-0_7nhKmLPf80CfpoE&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=31157adaca7823ab11f53e06c797bb94&oe=5DA380CD)


        NGUYỄN KHAI (Nguyễn Đình Tiêu; 1921-86), tư lệnh Khu Tả Ngạn (1952-54). Quê xã Ngọc Long, h. Yên Mĩ, t. Hưng Yên; tham gia CM (1942), nhập ngũ 1949, đại tá (1958); đv ĐCS VN (1945). Tháng 8.1943 bị thực dân Pháp bắt và đày đi Sơn La. 2.1945 vượt ngục, tham gia Ban cán sự Bãi Sậy. Sau CM tháng Tám (1945), bí thư Huyện bộ Việt Minh và bí thư Ban cán sự Đảng huyện Yên Mĩ; ủy viên dự khuyết tỉnh ủy phụ trách thị xã Hưng Yên. 2-10.1946 thường vụ tỉnh ủy, bí thư Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Hưng Yên. 11.1946-48, chủ tịch ủy ban kháng chiến, rồi bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hưng Yên; 1949 trưởng phòng chính trị Liên khu 3. Tháng 5.1951 chính ủy Mặt trận Đường 5. Tháng 5.1952-54, tư lệnh Khu Tả Ngạn, ủy viên thường vụ khu ủy. 1955 chánh văn phòng Ban liên hiệp đình chiến trung ương. 1957 bí thư Quân khu ủy Quán khu Tả Ngạn. 1959 phó văn phòng, rồi chánh văn phòng trung ương Đảng. 1962-83 phó trưởng ban Ban tổ chức trung ương Đảng, ủy viên dự khuyết BCHTƯ ĐLĐ VN khóa III (1960-76). Huân chương: Hồ Chí Minh, Độc lập hạng nhất, Chiến công hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67549741_457014078361811_7191555160965906432_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeFf__JPBFDu7WJAdwLB2zo1jDWMy5TUPd9BQy5qg4JhgHDGvKTAIZzTW1rxuYWbHLtkJoB2p6CY8VGfhubLl7DqDw2EjpB4tj3IwUkfb64eKg&_nc_oc=AQmSUHYi7NV6nHM4Y7frmzrbPeqpbrn0YPMEICIYIVAykP9-ST3qcUhG9qE0EtbxqXs&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=ddcbf9cdb7e25ee4470e36ee7a73d98e&oe=5DA5FF03)


        NGUYỄN KHẢI (Nguyễn Mạnh Khải: s. 1930), nhà văn. Quê phường Vị Hoàng, tp Nam Định, t. Nam Định; nhập ngũ 1947. đại tá (1987); đv ĐCS VN (1948). Là nhà văn trưởng thành trong QĐ, trên 30 năm sáng tác hơn 20 tác phẩm phản ánh cuộc sông và chiến đấu của quân và dân VN, các tác phẩm tiêu biểu: “Xây dựng” (truyện, 2 tập, giải thưởng Hội văn nghệ VN, 1951-52), “Gặp gỡ cuối năm” (tiểu thuyết, giải thường Hội nhà văn VN, 1983); các tập kí sự: “Họ sống và chiến đấu” (1966), “Hòa Vang” (1967), “Tháng ba ở Tây Nguyên” (1976); các tập truyện dài: “Đường trong mây” (1970), “Ra đảo” (1970), “Chiến sĩ” (1973) và “Xung đột” (truyện, 2 tập, 1959, 1962), “Mùa lạc” (truyện ngắn, 1960), “Hãy đi xa hơn nữa” (1963), “Chủ tịch huyện” (truyện, 1972), “Cha và con, và...” (truyện, 1979), “Điều tra về một cái chết” (tiểu thuyết, 1986)... Năm 1989 chuyển ngành ra Hội nhà văn VN, ủy viên BCH Hội nhà văn VN khóa II-IV (phó tổng thư kí Hội khóa III). Đại biểu Quốc hội khóa VII. Huân chương: Độc lập hạng nhì, Quàn công hạng ba, Kháng chiến hạng nhì...

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67081907_457014088361810_7438469815745904640_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeGJPMwVfWSqfgVkHGbpVgua8nzDFDTrJvHu2cn6SObsmO3iFrX-9TZgqRCzIfzEYYp_FugwKjI4n5jIBbbg7iP4yxWf9-ROfwgvyk5Bkdhsjg&_nc_oc=AQkXaL-jeCJuqJX7s81zznlN5e-_WlmmDKAUpbq_HdYbIJCBiMnPRGX54sFVZiu2-YM&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=43c994bfba7cda54986a2b9770792922&oe=5DEA8501)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 06:29:34 am

        NGUYỄN KHÁNH (s. 1927), chủ tịch VN cộng hòa kiêm tổng tư lệnh Quân lực VN cộng hòa. đại tướng (tự phong 1964). Quê t. Trà Vinh. 1945 đi lính cho Pháp, được đào tạo thành sĩ quan. 1953-55 chỉ huy trưởng Liên đoàn bộ binh 11, Phân khu Cần Thơ. 1962-63 thiếu tướng tư lệnh Quân đoàn 2, tham gia đảo chính lật Ngô Đình Diệm. 12.1963 trung tướng tư lệnh Quân đoàn 1, phó thủ tướng VN cộng hòa. 1.1964 được Mĩ giúp, làm đảo chính lật đổ tổng thống Dương Văn Minh, lên làm chủ tịch Hội đồng quân nhân, tổng tư lệnh QĐ Sài Gòn kiêm thủ tướng VN cộng hòa. 13.2.1964 ra sắc luật 93 đặt những người cộng sản và trung lập ra ngoài vòng pháp luật, hô hào “Bắc tiến”. 16.8.1964 họp Hội đồng QS ở Vũng Tàu thông qua “Hiến chương Vũng Tàu” nhằm đàn áp mọi lực lượng chống đối và những xu hướng hòa bình, trung lập. Bị nhân dân khắp nơi biểu tình phản đối, đòi phải từ chức và hủy bỏ “Hiến chương Vũng Tàu”. 2.1965 bị Nguyễn Cao Kì và Nguyễn Văn Thiệu lật đổ. phải sống lưu vong ở nước ngoài.

        NGUYỄN KHẮC NHU (1881-1930), người tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Yên Bái (9-18.2.1930). Quê làng Song Khê, tổng Cần Dinh, phủ Lạng Giang, t. Bắc Giang (nay thuộc xã Song Khê, h. Yên Dũng, t. Bắc Giang). Xuất thân trong gia đình nho học, 1912 thi khảo hạch đứng đầu xứ Bắc Ninh (được gọi là Xứ Nhu), sau đó sang Quảng Tây (TQ) tham gia hoạt động cứu nước, rồi về nước mở trường dạy học và tập hợp lực lượng, lập ra “Hội VN dân quốc”, tiến hành một số trận đánh đồn Pháp ở Bắc Ninh. Đáp Cầu. Phả Lại. Đầu 1928 gia nhập VN Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học sáng lập. giữ chức trưởng ban lập pháp, chủ trương bạo động vũ trang. Sau vụ ám sát Bađanh (9.2.1929), bị thực dân Pháp kết án tù vắng mặt và truy lùng ráo riết, phải lui vào hoạt động bí mật. Đầu 1930, ban lãnh đạo VN quốc dân đảng quyết định khởi nghĩa, NKN trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa khu vực Lâm Thao, Hưng Hóa, Việt Trì. Đêm 9 rạng 10.2.1930, nghĩa quân đánh chiếm được phủ Lâm Thao, nhưng sau đó bị lực lượng quân Pháp từ Phú Thọ phản công đánh bại. NKN bị thương, bị bắt giam ở Hưng Hóa, tự sát trong tù (11.2.1930).

        NGUYỄN KHOÁI (?-?), danh tướng thời Trần lập công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần II và III. Tháng 5.1285 tham gia chỉ huy phục binh góp phần đánh bại quân Nguyên - Mông trong trận Tây Kết (5.1285). Tháng 6.1285 cùng Phạm Ngũ Lão chỉ huy 3 vạn quân mai phục ở Vạn Kiếp, đánh quân Thoát Hoan trên đường tháo chạy. 4.1288 chỉ huy quân Thánh Dực dũng nghĩa (bộ phận cảm tử của quân Thánh Dực) (x. quân đội Trần) góp sức đánh bại quân Nguyên - Mông trong trận Bạch Đằng 4.1288. Sau thắng lợi, được phong tước Liệt Hầu và được thường lộc điền vùng Lộ Khoái, sau đổi thành h. Khoái Châu (t. Hưng Yên).

        NGUYỄN KIM (Nguyễn Hoằng Kim; 1467-1545), danh tướng triều Lê, người phất cờ phù Lê, diệt Mạc. Quê làng Gia Miêu (thuộc h. Hà Trung, t. Thanh Hóa). 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. NK dựa vào đất Ai Lao (Lào) xây dựng lực lượng chống lại họ Mạc. 1533 đưa con của Lê Chiêu Tông là Duy Ninh lên làm vua (tức Lê Trang Tông), NK làm thượng phụ thái sư Hưng Quốc Công, phụ chính. 1540 cùng với con rể là Trịnh Kiểm khởi binh đánh chiếm Nghệ An. 1543 thu phục Tây Đô (Thanh Hóa), rước vua Lê về đóng ở đây (sử gọi là Nam Triều). 1545 khi tiến quân ra đánh trấn Sơn Nam, bị hàng tướng của nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết tại Yên Mô, Ninh Bình. Sau khi mất, NK được vua Lê truy tặng Chiêu Huân Tĩnh Công, con trai là Nguyễn Hoàng được phong tước Hạ Khê Hầu.

        NGUYỄN MẠNH QUÂN (Nguyễn Văn Minh; 1923-88), phó tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên (1973). Quê xã Ninh Khang, h. Hoa Lư, t. Ninh Bình; nhập ngũ 1945, đại tá (1975); đv ĐCS VN (1945). Trong KCCP, giữ các chức vụ từ trung đội trưởng đến trung đoàn trường. 10.1954 tham mưu trưởng Liên khu 3. Tháng 10.1963 phó chủ nhiệm Hệ giáo dục QS Học viện quân chính. 3.1964 hiệu phó Trường sĩ quan lục quân. 5.1969 cục trưởng Cục quân huấn BTTM. 4.1970- 72 phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Mặt trận (B3); sư đoàn trường Sư đoàn 10 (Mặt trận B3). Năm 1973 phó tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên. 5.1976-77 hiệu trường Trường sĩ quan lục quân 2. Huân chương: Quân công hạng nhất...

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67256073_457014101695142_7333492109132955648_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeE5Agy7xnl0jNtTShWXG87fJCE2ZOJw2-7eCPsqjuCevcxJQ1JbdEGJyJTpuEzJfFiVDOdLgrE3Y4Ij3XhK6kYF1NGdXhEmSlpUqVobFjitAA&_nc_oc=AQneXmk5RhUfbB5kQvq3Bf62rbAHZnbZx805srqawCGruqxbVlv5W-V24uM7imJsGTc&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=217de23ced5c7359d27dc060190911ed&oe=5DA5F53F)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 06:32:11 am

        NGUYỄN MINH CHÂU* (Năm Ngà; 1921-99), tư lệnh Quân khu 7 (6.1982-87). Quê xã Thái Bình, h. Châu Thành, t. Tây Ninh; nhập ngũ 1945, thượng tướng (1986); đv ĐCS VN (1949). Trong KCCP. chiến đấu ở chiến trường Khu 5, trường thành từ chiến sĩ đến trung đoàn trưởng. Trong KCCM, 1957 sư đoàn phó Sư đoàn 305. Tháng 2.1963 tư lệnh Quân khu 6. Tháng 9.1969-75 tham mưu phó, tham mưu trưởng QGPMN. 2.1975 tư lệnh Đoàn 232 (tương đương quân đoàn), tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. 2.1976 phó tư lệnh Quân khu 7. Năm 1986-87 tư lệnh, bí thư đảng ủy Quân khu 7. Tháng 1.1988 phó tổng thanh tra QĐND VN; trưởng đại diện BQP nước CHXHCN VN giúp Campuchia. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa V, VI. Đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công (1 hạng nhất, 2 hạng ba)...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67480898_457014115028474_4535368808969273344_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_eui2=AeG0HIicvfBkZIYLOVQX8UilbTMs_YjmXR7cS_5mw2dlQRVsCBPlgV52gFVOZVsyVfky6liWhfTMSJCqyzzMsVzlNunAKM7GvQdGQJb4ZbD1HQ&_nc_oc=AQlKldqJuZO76ihWDt-PgIwrpxqdNY79c2jJmUeYwDPSjR9EvVb2XdIZ1PmbcxFrzEY&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=c2ecce3b7346f354bf024c63c5793e56&oe=5DA72360)


        NGUYỄN MINH CHÂU** (1930-89), nhà văn. Quê xã Quỳnh Hải, h. Quỳnh Lưu, t. Nghệ An: nhập ngũ 1950, đại tá (1987); đv ĐCS VN (1968). Năm 1950-59 phục vụ tại Sư đoàn 320. Từ 1960 làm công tác văn hóa văn nghệ trong QĐ. Tác phẩm tiêu biểu: “Cửa sông” (1966), “Những vùng trời khác nhau” (1970), “Dấu chân người lính” (1972), được đánh giá là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi thời kì chống Mĩ. Sau chiến tranh có: “Miền cháy” (1977), “Lửa từ những ngôi nhà” (1977), “Những người đi từ trong rừng ra” (1982), “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” (1983), “Bên quê” (1986), “Chiếc thuyền ngoài xa” (1988) và “Cỏ lau” (giải thưởng Hội nhà văn VN 1988). NMC là người đầu tiên được BQP trao giải thướng đặc biệt 5 năm (1984-89) cho tiểu thuyết “Mảnh đất tình yêu” (1977) và chùm truyện ngắn về đề tài chiến tranh và QĐ, ủy viên BCH Hội nhà văn VN khóa III. Giải thường Hồ Chí Minh (9.2000). Huân chương: Quân công hạng ba...

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67324961_457014121695140_2626869210176815104_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeFRjQNyURCTLyHYGHisswofvfhEAtK9-9z3LYxJtx5i9Sk3c_Z84Uit7jtBvK6PeQnzMgOq0-hjGSv2K97gr-bPBTyPZfXbP2BI2uHAWcwbsg&_nc_oc=AQmIfyPOEixXC5-2C70_AspLoPS_P6kfHvP_1q58sXIcBkxCRLQtaQ9f78-Tnfnkra4&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=cb85f27c21875bf7981ccac5166f3c52&oe=5DA9FDAF)


        NGUYỄN MINH CHỮ(s. 1946), Ah LLVTND (1972). Quê xã Thới Lai, h. Ô Môn, t. Cần Thơ; nhập ngũ 1964, thiếu tướng, phó tư lệnh về chính trị Quân đoàn 4 (1998); đv ĐCS VN (1968); khi tuyên dương Ah là chính trị viên phó Tiểu đoàn bộ binh 6, bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ. 10.1963 du kích xã, 5.1964 bộ đội địa phương tỉnh. 5.1965 bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ. 10.1969 y tá Đại đội 12, Tiểu đoàn 6, bộ đội miền Đông Nam Bộ. tham gia chiến đấu 19 trận, hoàn thành tốt nhiệm vụ băng bó, cấp cứu vận chuyển thương binh, nhiều trận còn trực tiếp tham gia chiên đấu. 3.1970 trong trận Ta Xết, khi đơn vị chiếm lĩnh trận địa thì bị lộ. địch bắn dữ dội, 2 trung đội bị lạc, NMC (trung đội trưởng kiêm y tá đại đội) băng qua hỏa lực địch, tìm đưa bộ phận bị lạc về đội hình chiến đấu. Trong chiến đấu, NMC chỉ huy mưu trí, dũng cảm, vừa đánh địch vừa băng bó, cấp cứu đồng đội bị thương. Trận đánh kết thúc, địch bắn pháo vào trận địa. NMC ở lại tìm kiếm, băng bó cứu chữa và đưa 4 thương binh về đơn vị. 6.1970 chính trị viên phó, rồi chính trị viên đại đội, tham gia chỉ huy đánh nhiều trận diệt hàng trăm địch, bị thương nặng vẫn không rời trận địa (riêng NMC diệt 70 địch, bắt sống 9, phá hủy 3 xe QS, thu 11 súng). Huân chương: 3 Chiến công hạng ba, 2 lần Dũng sĩ.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67419109_457014138361805_5816282602444685312_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_eui2=AeGzg2f996w6Bxorsg_NF9cB8sY-t5VhML7jfmfxdN8xA6aq0J4zOOqga1b1ovA1CbQCjVvNl0DNKc2P2SL-mkCBx47O1c1UV0jKI1ADk7BsZw&_nc_oc=AQmbo5yVDV127sfJXmcSjqCz872cWCyOBlXLCyBQgwR8UlzpeZUMnttH2p5TNyqS0hY&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=c62ac7f890b21f5e812718ab7053a4fb&oe=5DA0512A)


        NGUYỄN NAM KHÁNH (s. 1925), phó chủ nhiệm TCCT QĐND VN (4.1979 96). Quê xã Tây Phú, h. Tây Sơn, t. Bình Định; nhập ngũ 1945, thượng tướng (1988); đv ĐCS VN (1946). Trong KCCP, trưởng thành từ chiến sĩ đến chủ nhiệm chính trị trung đoàn. 9.1954 chính ủy trung đoàn. 4.1961-65 chính ủy Lữ đoàn 305, phó chính ủy Sư đoàn 304. Năm 1967-75 chính ủy Sư đoàn 3; phó chú nhiệm, rồi chủ nhiệm chính trị. phó chính ủy Quân khu 5. Tháng 6.1978 giám đốc Học viện chính trị - QS. 1979-96 phó chủ nhiệm TCCT. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa V-VII. Huân chương: 2 Quân công hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67107203_457014161695136_4152383203635625984_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeGQ4atrcFFlsEEo1aIhbPiy0zd5cYfFDzw8za4gxBz3kICRIaKsW7T6umMi-SeNyLd8r-JgEXXkjTdck179mE7Z352PESftQDAxDJNQ7qe3aQ&_nc_oc=AQlI5aAo0yuaHv21cMwXoIxIW_6Y-3Vd_CWgZ2RcfCOVF0qswR6Lk5u6ygSHMBRdXfc&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=d55f93979c760cd2ec59975b24b13179&oe=5DE78799)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 06:34:14 am

        NGUYỄN NĂNG (Nguyễn Văn Năng; s. 1927), phó tư lệnh Quân khu 2 (1979-80). Quê xã Hà Lâm, h. Hà Trung, t. Thanh Hóa; tham gia CM 1941, nhập ngũ 1947, trung tướng (1989); đv ĐCS VN (1948). Trong KCCP, giữ các chức vụ từ trung đội trưởng đến trung đoàn phó, tham gia các chiến dịch: Lê Lợi, Điện Biên Phủ... Trong KCCM. 6.1965 sư đoàn phó, sư đoàn trưởng Sư đoàn 2, tham gia các chiến dịch: Hiệp Đức - Quế Sơn, Quảng Nam (1965), Tây Quảng Nam (1966), tiến công Quảng Ngãi (1967)... Tháng 12.1967-71 sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, tham gia chiến đấu ở Lào. 9.1972 tham mưu phó Quân khu 5. Tháng 10.1974 phó tư lệnh: Mặt trận B3 (Tây Nguyên), Quân đoàn 3; tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. 1979-80 phó tư lệnh Quân khu 2, kiêm tư lệnh Quân đoàn 29, kiêm chỉ huy trưởng QS tỉnh Hoàng Liên Sơn (8.1979). Tháng 2.1981-93 viện phó Học viện QS cấp cao. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công (hạng nhất, hạng ba), Chiến công (1 hạng nhì, 2 hạng ba). Kháng chiến (hạng nhất, hạng nhì)...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67149011_457014171695135_1745256438856417280_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeFLIQOmPjDBuyBb0mqlo9C98ipCTEe9cLJ3E1d41Ib7yebobrJv9fAlOpDzwyBtQrVjQ43W6QRKgXFcVITrSdwpUkngD0BZopuLqzv7TjPNAQ&_nc_oc=AQm4sNgogH-nLoubzvJTNYbUDAgFbNYC2lBfcg8ENrvH-u5bfV5MgejuB1LvykKowQ4&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=20199943397189b5d6d9c41723141803&oe=5DB045A1)


        NGUYỄN NGỌC BẢO (1927-54), Ah LLVTND (truy tặng 1995). Quê xã Yên Mạo, h. Yên Mô, t. Ninh Bình; nhập ngũ 1945; đv ĐCS VN; khi hi sinh là tiểu đoàn phó Tiểu đoàn trinh sát 426, trực thuộc BTTM. 3.1949 chỉ huy đại đội phục kích đánh giao thông ở Điền Xá diệt 4 xe, bắt 4 địch. 8.1949 trong chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn (Quảng Tây, TQ), chỉ huy đại đội tập kích vào đội hình quân Tưởng Giới Thạch, bắt 50 địch (có một tiểu đoàn trường). 5.1950 trong trận đánh quân tiếp viện của địch từ Thất Khê lên Đông Khê, chỉ huy đại đội chặn đánh các cuộc tiến công của địch buộc chúng phải rút về Thất Khê. 9.1951 chỉ huy đại đội cùng tiểu đoàn Hoà Sở tiêu diệt đại đội Commăngđô 14 của Pháp tại Kim Anh (Vĩnh Phúc), sau đó chỉ huy đại đội tiến đánh vùng địch hậu tỉnh Vĩnh Phúc, bắt nhiều tù binh, tề điệp, ngụy quyền phản động và tham gia chiến dịch Tây Bắc. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954), tiểu đoàn phó, trực tiếp chỉ huy Đại đội trinh sát 62 tiềm nhập vị trí đóng quân của địch thu một hòm tài liệu, trong đó có tập bản đồ 1/25.000 toàn bộ khu vực Điện Biên Phù, phục vụ kịp thời cho chiến dịch. Đêm 30.3.1954 NNB dẫn đầu một tổ trinh sát tiềm nhập xác định vị trí hầm ngầm địch cố thủ đồi AI để công binh đào đường hầm, đặt l.000kg thuốc nổ tiêu diệt cứ điểm đồi AI. Huân chương: Quân công hạng ba.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67276013_457014188361800_5294380325781110784_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeE0u5QK_ZMSM4tGQ0FrdsgPmTK9HbjQ3ub8NnHVkBDDHRsnb3k_doU55vJo88Xir9ADjDrhheV7f3X_EGX0hK9MxYX_IFuon7-qLvY7pty4lg&_nc_oc=AQkBsrOVhDJgImKDKKei1f7JccUcuDOXS0nPikKSrEOMNid5k6D3wexkS8JzDlDqsfM&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=11c8ae06c6a21cee4526aed35851e6ba&oe=5DA8A40A)


        NGUYỄN NGỌC DOÃN (1914-87), Ah LLVTND (1985). Quê phường Hàng Bông, q. Hoàn Kiếm, tp Hà Nội; nhập ngũ 1946, thiếu tướng (1985); giáo sư, chuyên viên đầu ngành về điều trị nội khoa trong QĐ, tốt nghiệp bác sĩ y khoa (1939); khi tuyên dương Ah là thiếu tướng, viện phó Viện quân y 108. Trong KCCP, cứu chữa thành công nhiều trường hợp thương binh hiểm nghèo. 1955-87 tác giả trên 70 công trình y học, dược học có giá trị, dược xuất bản và áp dụng rộng rãi trong QĐ, nổi bật là các đề tài: gan, thận, dược lí, dược liệu VN. Tham gia đào tạo nhiều bác sĩ, y sĩ trong và ngoài QĐ. Đảm nhận nhiều chức vụ: trưởng ban quân y Trung đoàn 115 kiêm viện trưởng Bệnh viện Yên Bái; viện trưởng Viện quân y 6; chủ nhiệm Khoa nội 2 Viện quân y 108; chủ nhiệm bộ mòn dược lí Đại học y khoa Hà Nội; phó chủ tịch Hội đồng dược liệu VN; ủy viên Hội đồng dược lí VN; phó chủ tịch Hội đồng nội khoa Tổng hội y học VN. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng ba), Chiến công hạng ba...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67505320_457014205028465_5352209728254509056_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeH7rS_pmkIsSjVJz7RNah5Ai47QwWxzl81afhD9I-WzbQzmejmVUtqUWS1y9pz3MhE3MpVRWu8CyBUeqkAfeOS6Cf1h-c2-Rh64yvqSYs9vSA&_nc_oc=AQmMGYxey_9NqGbcawKm0cMz_P3atAzaGqARKT3tsLeDw4sHpXF4yJ-ES6_qujRqGC4&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=f16aac50d8b6629dd33259c33d9d0053&oe=5DE41E11)


        NGUYỄN NGỌC ĐỘ (s. 1934), Ah LLVTND (1970). Quê xã Thanh Bình, h. Thanh Chương, t. Nghệ An; nhập ngũ 1953, thiếu tướng (1985), giáo sư (2002), trưởng khoa không quân, Học viện quốc phòng; đv ĐCS VN (1963); khi tuyên dương Ah là đại úy, lái máy bay chiến đấu MiG-21 Trung đoàn không quân 921, Quân chủng phòng không - không quân. 1965-2.1968 tham gia chiến đấu 6 trận, bắn rơi 6 máy bay Mĩ: 2 F-105; 3 F-4; 1 F-101, chỉ huy biên đội bắn rơi 3 chiếc khác. Trận 18.9.1967 trên vùng trời Sơn La. cùng biên đội mưu trí tiến công diệt cả tốp 2 máy bay trinh sát RF-101. Trận 27.9.1967 tại vùng trời Vĩnh Phú, được sự yểm trợ của đồng đội, NNĐ cho máy bay lao thẳng vào đội hình 4 chiếc F-4 bắn rơi 1 chiếc. Trận 5.2.1968 khi biên đội bay tới vùng trời Thanh Hóa, phát hiện địch từ xa với lực lượng đông hơn, NNĐ nhanh chóng tổ chức chiến đấu, chọn thế bất ngờ, chủ động tiến công, bắn 1 tên lửa rơi 1 F-4. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công hạng ba.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67213342_457014211695131_1427595172971020288_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeE6Jl93-fvTcZ59-qGZ9UrFqzz0pFatBEgVmFA0AQMv2cLRSdc3Fy77T4kNPM1dhYlgr23yPWuV904mFsXZERTlD1aQPD6k1H0b8nFr3qZZgA&_nc_oc=AQkI8hsWzRgRffJkfXIvO6ABQ6oeX2lx8_QWsVLTu29IKp0k0TUeKvIcV7ZcmvNhjSU&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=2ca3d236439568ba221f864a28044a27&oe=5DB0E662)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 06:37:15 am

        NGUYỄN NGỌC NẠI (1924-47), Ah LLVTND (truy tặng 1997). Quê xã Ngọc Thụy, h. Gia Lâm, tp Hà Nội; tham gia CM 1947; khi hi sinh là đội trường Đội liên lạc đặc biệt thuộc Tự vệ khu Phúc Xá, Liên khu 1. Trong những ngày đầu cuộc KCCP ở thủ đô Hà Nội, NNN đã cùng các chiến sĩ trong đội chốt giữ trên bãi Sông Hồng, vừa trực tiếp chiến đấu vừa làm nhiệm vụ dẫn đường và vận chuyển vũ khí cho Trung đoàn Thủ Đô kìm chân địch trong lòng thành phố. Đêm 17.2.1947 chỉ huy đội liên lạc dẫn đường cho Trung đoàn Thủ Đô bí mật vượt vòng vây của địch qua Sông Hồng để bảo toàn lực lượng; khi địch phát hiện, tập trung lực lượng truy kích, NNN cùng đội liên lạc bám trận địa chiến đấu chặn địch để các chiến sĩ vượt sông an toàn và đẩy lùi nhiều đợt tiến công của quân Pháp đống gấp nhiều lần, diệt 17 địch. Khi bị bao vây, NNN bình tĩnh chờ địch tới gần cho nổ quả lựu đạn cuối cùng diệt địch và hi sinh.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67222480_457014218361797_5256185417840984064_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeEvmGndLtQ7_MwdSdDJLHKwpq7cj8OoUR8rYzJ8sonO_6OFxmHgjvg2dpNBgAHs9h-hZ7WPupm-kOMCouNd2nsVpjMFD28t9A9jKrCecblzFQ&_nc_oc=AQmdkt_bclcI2DxyjsLqLuACi2tlxmYSp6FB06DEBjauEKtkKaB41TBodoU4OFfhFmw&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=9911afd16a146ce178f602a9a5f02718&oe=5DE66B76)


        NGUYỄN NHẠC (Nguyễn Văn Nhạc; 7-1793), người khới xướng và là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (1771-89), vua đầu tiên của triều Tây Sơn. Quế gốc Nghệ An, sinh tại Kiên Mĩ, phủ Quy Nhơn (nay thuộc h. Tây Sơn, t. Bình Định). 1771 cùng hai em Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ phát động khởi nghĩa Tây Sơn. 1773 lập kế tự chui vào xe cũi nộp cho tướng giữ thành Quy Nhơn. Đến đêm phá cũi chỉ huy nghĩa quân đánh chiếm thành. Sau đó sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đánh chiếm Bình Khang, Diên Khánh (nay là Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Bình Thuận). 1774 xin giảng hòa với chúa Trịnh để tập trung đánh quân Nguyễn. 1776 đánh chiếm Quảng Nam. xưng là Tây Sơn Vương, đóng đô ở thành Đồ Bàn (Bình Định). 1778 lên ngôi vua đặt niên hiệu là Thái Đức. 1782 cùng Nguyễn Huệ chỉ huy đánh bại Nguyễn Ánh ở Ngã Bày, Gia Định (nay thuộc tp Hồ Chí Minh). Lên ngôi vua, NN trở nên cầu an hưởng lạc dẫn đến bất hòa với Nguyễn Huệ, từ đó uy tín và lực lượng ngày một suy giảm. 1793 khi thành Quy Nhơn bị Nguyễn Ánh bao vây, NN xin cháu là Quang Toản đem quân cứu viện, nhưng sau đó quân cứu viện chiếm luôn thành. NN uất ức rồi chết.

        NGUYỄN NHƯ HOẠT (s. 1950), Ah LLVTND (1970). Quê xã An Thịnh, h. Lương Tài, t. Bắc Ninh; nhập ngũ 1967, trung tướng (2003), tư lệnh Quân khu Thủ Đô (từ 2002); đv ĐCS VN (1972); khi tuyên dương Ah là chiến sĩ liên lạc Đại đội 9, Tiêu đoàn 3, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320. Năm 1968 NNH tham gia chiến đấu ở chiến trường bắc Quảng Trị, làm nhiệm vụ liên lạc cho đại đội. Trong các trận chiến đấu tại Gio Cam (1-5.5.1968), NNH đã nhiều lần xông pha dưới hỏa lực địch truyền đạt mệnh lệnh đến từng tiểu đội nhanh chóng, kịp thời, chính xác phục vụ cho chỉ huy chiến đấu thắng lợi tham gia chiến đấu cùng đồng đội. NNH dùng tiểu liên, lựu đạn trực tiếp diệt 17 lính Mĩ, thu 2 súng và giúp quân y băng bó, vận chuyển thương binh. Huân chương: Chiến công (2 hạng nhất, 2 hạng nhì, 2 hạng ba). Kháng chiến hạng ba.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67454830_457014241695128_7591932961486798848_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeEqtb04oH7pvdGKXwEXZtwHAw_6knj33eWynR10NBJMaPj-bBBCv8_-wMbUqFOto0oiIBooLcpgWRYvQsbWdzE0fLnC_st2Ki7uTobSeHZh2Q&_nc_oc=AQl2qptOW2kR6-Ne73ZLiFBxX6Gj7NW7oIWX10pZNJcMdChH0KMpn8A3QDfphsgA28k&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=628187c9d02383c82021821f99059f40&oe=5DE48D46)


        NGUYỄN NHƯ THIẾT (1917-91), tư lệnh Quân khu Tả Ngạn (1967). Quê tp Thanh Hóa, t. Thanh Hóa; nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1945). Trong KCCP, 1946-54 hoạt động ở vùng địch hậu Khu 3, Đóng Bắc; giữ các chức vụ từ trung đội đến chính trị viên trung đoàn. 10.1954-55 trường đoàn tiếp quản Hải Dương, chủ tịch ủy ban quân chính tỉnh Hải Dương; tham mưu trưởng BTL tiếp quản khu vực 300 ngày (Hải Phòng, Duyên Hải. Đông Bắc). 10.1955 quyền tham mưu trưởng Quân khu Tả Ngạn. 8.1963 cục phó Cục tác chiến BTTM. 11.1963 tư lệnh Quân khu Đông Bắc. 1967 tư lệnh Quân khu Tả Ngạn. 1968 phó tư lệnh Quân khu Trị - Thiên, kiêm sư đoàn trưởng Sư đoàn 169. Tháng 5.1969 phó giám đốc Học viện QS. 1977 hiệu trưởng Trường sĩ quan lục quân 2. Huân chương: Độc lập hạng nhì, Quân công (hạng nhất, hạng ba)...

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67371357_457014251695127_603442230778134528_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeEDxBY5Xq7cPUp91opdbLSz3Hg4DQylVUzBcLzmOYsB2i865zP4iDWBsRvs33fqqKo4SF3-faO6dy4XVZEHBg1p44uvkhhjat4oMqdf3Cmw8A&_nc_oc=AQnPQVpJmNrrpAuO9FoyKAwSAWg432ZQHFV6Q1VSL0wBpOGFSSxigaRI2dGcGxQAZtM&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=0a10a35cbb65791472c9e9dcd3449c5f&oe=5DDF2554)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 06:39:38 am

        NGUYỄN PHAN VINH (1933-68), Ah LLVTND (truy tặng 1970). Quê xã Điện Nam. h. Điện Bàn. t. Quảng Nam: nhập ngũ (1954); đv ĐCS VN (1950); khi hi sinh là trung úy, thuyền trưởng tàu 235. Đoàn 125, BTL hải quân. 1963-68 thuyền trường, chỉ huy tàu vận chuyển vũ khí từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam, vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm, vận chuyển 11 chuyến với 500t vũ khí vào Khu 5 và Nam Bộ. Đêm 29.2.1968 chỉ huy tàu 235 tiếp tế vũ khí cho mặt trận tinh Khánh Hòa, bị máy bay, tàu chiến địch ngăn chặn. NPV mưu trí chỉ huy tàu lách qua đội hình địch, xả khói mù, tăng tốc độ chạy đến đích an toàn. Khi quay ra bị 8 tàu địch bao vây, NPV chỉ huy tàu bắn chìm hai tàu tuần tiễu của địch. Khi tàu 235 bị trúng đạn. một số thủy thủ bị thương vong, NPV đã tổ chức đưa đồng đội lên bờ. cùng với thợ máy Ngô Văn Thứ ở lại phá hủy tàu và lên bờ giữa vòng vây của địch, NPV đã cùng đồng đội ngoan cường chiến đấu diệt 10 địch và anh dũng hi sinh. Huân chương; Quân công hạng ba. Chiến công hạng nhất. Nhân dân xã Ninh Vân (h. Ninh Hoà, t. Khánh Hoà) dựng bia kỉ niệm: đào Hòn Sập (thuộc quần đảo Trường Sa) mang tên Nguyễn Phan Vinh.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67200504_457014261695126_7395526447797895168_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeEpLgJjjjyFvm7UuV0UB4FP-AA-RGz6q3q950ki1zqVBrmDnLiTfptB8HtFSmdXCNZZVzkH75XDo1bRCWmBHyCOZn4hG8qkpTA4zK9VjRAPrw&_nc_oc=AQnL5VEEdKHlCMa2sA1lFW-gT5IocV9BT7Ci3A4HFU1fCKM3OoXLhHsJwsCTg7xsdIU&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=6304147396a436e9e1ff4960a0f473a4&oe=5DA86D9D)


        NGUYỄN PHÚ VỊ (s. 1924), Ah LLVTND (1955). Quê phường Ngọc Thụy, q. Long Biên, tp Hà Nội; nhập ngũ 1945, đại tá (1981); đv ĐCS VN (1948); khi tuyên dương Ah là đại đội trưởng, Trung đoàn 48. Sư đoàn 320. Trong KCCP. 1945 tham gia Bộ đội Nam tiến chiến đấu ở Nam Bộ. 1946-54 chiến đấu ở thủ đô và đồng bằng Bắc Bộ. chỉ huy trung đội đánh 30 trận, diệt 500 địch, thu và phá hủy nhiều xe, pháo của địch, NPV diệt 60, bắt sống 5 địch, thu 10 súng các loại. Trận đánh giải vây cho 1 đại đội bị 2 đại đội địch bao vây ở làng Trung Thứ (Hà Nam, 1951), NPV chỉ huy trung đội tiến công vị trí chỉ huy, diệt 1 trung đội, bắt 18 địch, tạo thời cơ cho tiểu đoàn diệt 2 đại đội địch. Trận tiến công thị trấn Phát Diệm (1951), chỉ huy trung đội đánh chiếm SCH, khu thông tin, trạm phát điện, diệt 34, bắt 6, cùng trung đoàn diệt 7 đại đội địch, làm chủ thị trấn trong một ngày đêm. Huân chương: Quân công hạng ba. Chiến công (hạng nhất, hạng nhì. hạng ba).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67523906_457014285028457_5052515513159122944_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeEgkW3xYeglbHSe-GuKnEC-pqL2brCeMKbavvEPtnJdnLxlcSFQzs-hqyvQGfCsbDQUgJMOud4fljiubH0OYWXrD6VqvM6JJbm_CnNA5piNfg&_nc_oc=AQmjxqsOBbFcRxzvFzstL-7w1X5P_6IcnANpyxYM5Bc_59uGJKMrNf23TKGNv7R0Deg&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=673475488740bb3a8fcf8a0c3ebf8135&oe=5DB1020C)


        NGUYỄN PHÚC ÁNH nh NGUYỄN ÁNH

        NGUYỄN PHÚC HỒNG NHẬM nh TỰ ĐỨC

        NGUYỄN QUANG BÍCH (Ngô Quang Bích; 1832-90), người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở vùng Tây Bắc, thuộc phong trào Cần Vương (1885-95). Quê làng Trình Phố, h. Chân Định, phủ Kiến Xương (nay là xã An Ninh, h. Tiên Hải, t. Thái Bình). Làm giáo thụ tại phủ Trường Khánh (Ninh Bình). 1869 thi đỏ hoàng giáp, được bổ làm tri phủ Diên Khánh (Khánh Hòa) rồi làm án sát tại Bình Định. Sơn Tây, chánh sứ sơn phòng kiêm tuần phủ Hưng Hóa. Khi tỉnh thành Hưng Hóa thất thú (1884), NQB không chấp hành lệnh bãi binh và lệnh điều về kinh đô của triều đình, tiếp tục ở lại mộ quân lập căn cứ chống Pháp. 1885 hưởng ứng “Chiếu Cấn Vương ”, được phong hiệp thống quân vụ Bắc Kì, hàm lễ bộ thượng thư, được giao mang quốc thư sang cầu viện nhà Thanh (TQ) và trực tiếp lãnh đạo phong trào kháng chiến ở vùng Tây Bắc. Dựa vào các căn cứ Nghĩa Lộ (Lai Châu), Phù Yên (Sơn La), Yên Lập (Phú Thọ),... cùng với các lực lượng khởi nghĩa khác, NQB đã kiên trì tổ chức, chỉ huy đánh Pháp gần 6 năm (xt khởi nghĩa Nguyễn Quang Bích, 1885-89).

        NGUYỀN QUỐC TRỊ (1921-67), Ah LLVTND (1952). Quê xã Đa Sơn. h. Đô Lương, t. Nghệ An; nhập ngũ 1945, thượng tá (1966): đv ĐCS VN (1946); khi tuyên dương Ah là đại đội trường thuộc Trung đoàn 102, Đại đoàn 308;. Trước CM tháng Tám (1945) vào đội tự vệ tiền phong chống Nhật, cùng đồng đội diệt 10 lính Nhật (NQT diệt 2), đốt cháy 5 xe QS. Trong KCCP. 1945-54 trường thành từ chiến sĩ đến trung đoàn trưởng, tham gia nhiều chiến dịch lớn, diệt gần 100 địch (phần lớn là lính Âu - Phi). NQT giàu kinh nghiệm chỉ huy chiến đấu công kiên và vận động, cùng đồng đội sáng tạo nhiều cách đánh: dẫn đơn vị chạy băng rừng theo địa bàn để chặn đánh quân Lơ Pagiơ và dẫn đầu tổ trung liên xung phong đánh áp đảo địch (trận Cốc Xá, 5-8.10.1950); chỉ huy trung đội đánh địch từ trên nóc nhà (trận Thằn Lằn, 12.1950); kết hợp kì tập với đòn tâm lí (trận Gối Hạc, 1951). Năm 1954 trung đoàn trường Trung đoàn Thủ Đô vào tiếp quản Hà Nội. Huân chương: Quân công hạng ba. Chiến công hạng nhất. Kháng chiến hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67675617_457014295028456_472107525345378304_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeFJ1MABH0RIF0n5s0mRpzsWx9w-6CaRcp9faftDuzxsDrhPJtxJkdFosf9n0WdvYDtiAT-F5rJnM57kEqESLqaBkux4ZU9EIUw2IvLKy1QmeQ&_nc_oc=AQnBDxq20ZDMS4HqMyZnSVMtdm3eAcE9sh3TLvXhWRNl_9q4b8G0PoK9QAsb2RKEXEg&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=dc6c4e35a18d74609120eb525ff24273&oe=5DA437FF)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 06:41:16 am

        NGUYỄN QUYẾT (Nguyễn Tiến Văn; s. 1922), chủ nhiệm TCCT QĐND VN (1987-91). Quê xã Chính Nghĩa, h. Kim Động, t. Hưng Yên; tham gia CM 1939. nhập ngũ 8.1945, đại tướng (1990): đv ĐCS VN (1940). Năm 1942 ủy viên Ban cán sự Đảng tỉnh Hưng Yên. 1943-45 ủy viên Ban cán sự Đảng, bí thư Thành ủy Hà Nội, ủy viên QS trong ủy ban khởi nghĩa Hà Nội, ủy viên chính trị ủy ban QS Hà Nội, chính trị viên Chi đội 2 Vệ quốc quân. Trong KCCP. 1946 chính trị viên Chi đội 1 (chi đội chủ lực của ủy ban kháng chiến miền Nam); trưởng phòng chính trị. chính ủy, bí thư đảng ủy Đại đoàn 31. Năm 1947-52 chính ủy Mặt trận Quảng Nam -  Đà Nẵng, ủy viên QS trong ủy ban kháng chiến liên tỉnh Quàng Nam - Đà Nẵng; chính ủy các trung đoàn: 108 và 803. Năm 1953-55 chủ nhiệm chính trị Liên khu 5; phó chính ủy, chính ủy Đại đoàn 305. Trong KCCM, 1955-63 quyền chính ủy rồi chính ủy Quân khu Tả Ngạn. 1964-68 phó chính ủy, chính ủy Quân khu 3; chính ủy Quân khu Tả Ngạn; phó chính ủy Quân khu Trị - Thiên, kiêm chính ủy Mạt trận B8 (Quân khu Trị-Thiên). 1969-76 chính ủy: Quân khu Tả Ngạn. Học viện QS, Quân khu 3. Năm 1977-80 chính ủy, kiêm tư lệnh Quân khu 3. Năm 1981-86 tư lệnh, bí thư đảng ủy Quân khu 3. Tháng 4.1986-87 phó chủ nhiệm TCCT. 1987-91 chủ nhiệm TCCT, ủy viên thường vụ Đảng ủy QS trung ương. 1992 phó chủ tịch HĐNN, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa IV-VI (ủy viên Ban bí thư khóa VI). Đại biểu Quốc hội khóa IV, VII, VIII. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công hạng nhất, Chiến công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67457295_457014305028455_6601176799068028928_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_eui2=AeFRKh_Kmrf4yKUHf_HnAwtFd1c6zbpX_agvUW45ASwBzcJP4td0UmVjzGlNod493ZLFu-O50c8qu7dh8jUrPZEW3Oo_DiSWmWnUNaiSJ17_xA&_nc_oc=AQnuOULkcFI7HNQ58AMFaFZTQ7pJnsNntLxuYYIOz_LU9-2BRyXR-XdPqXcpv1W_jzA&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=720b223840a395642e898affe96901c5&oe=5DA55201)


        NGUYỄN QUYẾT CHIẾN (s. 1942), Ah LLVTND (1969). Quê xã Phú Hữu, h. Nhơn Trạch, t. Đồng Nai; nhập ngũ 1968, thượng tá, chỉ huy trưởng Huyện đội Long Thành (1993); đv ĐCS VN (1968); khi tuyên dương Ah là xã đội trưởng xã Phú Hữu. Trong KCCM, xây dựng lực lượng du kích địa phương, chỉ huy nhiều trận chiến đấu thắng lợi. hỗ trợ cho đấu tranh chính trị, tạo địa bàn đứng chân cho bộ đội chủ lực. 5.6.1967 đặt mìn định hướng giữa đội hình trú quân của 1 đại đội Mĩ. diệt gần 1 trung đội. 18.12.1967 đột nhập vào nơi đóng quân dã ngoại của địch, dùng mìn diệt hơn 20 địch. 20.8.1968 chỉ huy một tổ du kích tập kích vào đội hình địch trú quân, diệt 40 Mĩ. thu 1 đại liên. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng nhì. hạng ba).

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67419959_457014331695119_8096366858833231872_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeGVvDXJjxfmp0eJCWyY4JZEDSAiYNbgf9rOiP1__U6MxvLMm6shNDe3xxdnH1Itm3R9ENzoXMzraNmcIttgt8y61qaqrq7yjHaNgUw639DMzw&_nc_oc=AQlyRxNPgLZtH6T9mxWZePIcu9lBCJff3G5m9bgHs9PYnPeeT-8NGndVdLSoToXgFv4&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=3aa4d1d596da2a051e7311d26133b1d8&oe=5DEBC758)


        NGUYỄN SƠN (Vũ Nguyên Bác; 1908-56), tư lệnh kiêm chính ủy Liên khu 4 (1948-49). Quê xã Kiêu Kị, h. Gia Lâm. tp Hà Nội; tham gia CM 1925, thiếu tướng (1948): đv ĐCS VN. 1925 tham gia Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội), được Nguyễn Ái Quốc giới thiệu vào học Trường QS Hoàng Phố (TQ). 8.1927 gia nhập ĐCS TQ: tham gia khởi nghĩa Quảng Châu. 1929 tham gia Hồng quàn công nông (TQ), chính trị viên đại đội. chính ủy trung đoàn, chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 34. Quân đoàn 12. Tháng 1.1934 ủy viên BCHTƯ ĐCS nước Cộng hòa xô viết Trung Hoa ủy viên Chính phủ dân chủ công nông Xô viết trung ương. 1934-36 tham gia Vạn lí trường chinh; tổng biên tập báo “Kháng địch” của Biên khu Tấn - Sát - Kí. 1938 giáo viên chính trị Trường cán bộ quân chính kháng Nhật, Biên khu Tấn - Sát - Kí. 1945 về nước, chủ tịch ủy ban kháng Chiến hành chính Nam Bộ. 1946-47 hiệu trưởng Trường lục quân trung học Quảng Ngãi: tham mưu trưởng BQP; cục trưởng Cục quân huấn BTTM; khu trưởng Khu 4. Năm 1948- 49 tư lệnh kiêm chính ủy Liên khu 4. Năm 1950 được cử trở lại TQ. 1954 cục phó Cục điều lệnh QGP nhân dân TQ; giám đốc tòa soạn tạp chí “Huấn luyện chiến đấu”, thiếu tướng QGP nhân dân TQ. 1956 về VN. Tác giả một số tác phẩm và bài viết về QS và văn học bằng tiếng Việt và tiếng TQ. Huân chương: Quân công hạng nhì.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67267329_457014338361785_2425529630195712000_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeFr2Ayrhv3RORrndOeCvDwXKjCkYIWAIxmuGeBQvWnV8APNw85S1NiqoGZG47zjFK4-kg_fVwEOQLZCEygdxpTN8sc0mYVM-mxgDo4zUdH8AA&_nc_oc=AQluwI8DTB_5liGym3avAw_Qt5xUF-Lfhctj2LS-YD0P3MhAwldLuWuwsWXquVkstjU&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=cc67fc165a1922228a326d8029fecbb4&oe=5DDE46BF)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 06:43:01 am

        NGUYỄN THÁI HỌC (1902-30), lãnh tụ Việt Nam quốc dân dàng. Quê làng Thổ Tang, phủ Vĩnh Tường, t. Vĩnh Yên (nay là h. Vĩnh Tường, t. Vĩnh Phúc). Tham gia hoạt động chính trị (1926) khi đang theo học Trường cao đảng thương mại Đông Dương tại Hà Nội. 1927 tham gia nhóm Nam Đồng thư xã (tổ chức yêu nước của sinh viên, trí thức tiến bộ lúc bấy giờ). 12.1927 sau khi Nam Đồng thư xã bị đóng cửa. NTH vận động những người cùng chí hướng lập ra VN quốc dân đảng và được bầu làm chủ tịch đảng, chủ trương cứu nước bằng con đường bạo lực và tiến hành các vụ ám sát cá nhân. 1929 nhiều cơ sở của VN quốc dân đảng bị khủng bố trắng có nguy cơ tan rã, NTH bị Hội đồng đề hình Pháp xử án vắng mặt 20 năm cầm cố. Trước tình thế đó, NTH và một số lãnh tụ thuộc phái bạo động trong đảng (Nguyễn Khắc Nhu. Phó Đức Chính. Đoàn Trần Nghiệp...) quyết định dốc toàn lực khởi nghĩa. NTH được phân công trực tiếp chỉ đạo khởi nghĩa ở Hải Dương. Thái Bình. Kiến An, Hải Phòng (xt khởi nghĩa Yên Bái. 9-18.2.1930). Ngày 20.2.1930 NTH bị bắt tại ấp Cổ Vịt (Chí Linh. Hải Dương) và bị thực dân Pháp xử chém tại Yên Bái (17.6.1930).

        NGUYỄN THANH BẢNH (Nguyễn Thanh Út; s. 1952). Ah LLVTND (1976). Quê xã Long Trị, h. Long Mĩ, t. Cần Thơ; tham gia du kích 1968, nhập ngũ 1974, thiếu tá (1990); đv ĐCS VN (1969); khi tuyên dương Ah là huyện đội phó huyện đội Long Mĩ. Trong KCCM, xây dựng nhiều cơ sở kháng chiến trong huyện, vận động 28 thanh niên vào du kích, chỉ huy du kích đánh hàng trăm trận, diệt và làm bị thương hơn 800 địch (NTB diệt và làm bị thương 323 địch, bắt 53, phá hủy 6 xe QS, đánh sập 3 cầu, thu 15 súng). Huân chương: 2 Chiến công hạng nhì.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67481426_457014348361784_8470801918719950848_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeEF4J7L-0q2VsFnr7jR5cIVCqaMiDp5Wezwl9S1w3PsZpg-5Kx5Dx56o9laC1dJhSqvhPjPQ_UAkBDwOWLPcm9K95upy9rocdwVuHirMzC14Q&_nc_oc=AQl3eP6rvTmBhULIVL2PJfcFH7QOJELRTLsXrsRwNqkKs2nNiH23GchKXaVRKWwHG3o&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=33bedb59c172a6cca29e163741c24b63&oe=5DDE573B)


        NGUYỄN THANH ĐẢNG (Đội; 1942-71), Ah LLVTND (truy tặng 1978). Quê xã Hòa Long, tx Bà Rịa, t. Bà Rịa -  Vũng Tàu; nhập ngũ 1964; đv ĐCS VN; khi hi sinh là đại đội trưởng, Đại đội 41, bộ đội địa phương huyện Châu Đức. Trong KCCM, 1964- 71 tham gia đánh 146 trận, diệt 200 địch, 3 xe tăng, 3 khẩu đại liên, thu 15 súng. Trận chống càn ở Hoà Long, Long Phước, h. Châu Thành (3-8.4.1968), chỉ huy trung đội chốt giữ một hướng, đánh bại các đợt tiến công, diệt nhiều địch, giữ vững căn cứ (NTĐ diệt 37 Mĩ thuộc Sư đoàn Anh cả đỏ). 14.7.1969 chỉ huy đơn vị đột nhập ấp chiến lược, diệt một số ác ôn, vận động quần chúng nổi dậy đấu tranh chống địch; trên đường rút lui, đánh địch phục kích, diệt 21 địch, thu 4 súng, 1 máy thống tin. Huân chương: Chiến công hạng nhì; 2 lần Dũng sĩ diệt Mĩ.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/66702400_457014378361781_5408192135876837376_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeHh8rtavuWnPg_Om-ib1yx7JZ8UnwVVX-Cv206sBsCr_qbFfW_zKraQ2JxwE270EFOiD__BGTLHAiFUhrnf3PoWwErrtzeN_cDkHuz_UyLqVw&_nc_oc=AQmrLv6Kjod3G7j1lDR-oNJTBQTQMfNL7bYycx8uS8YE-aveH-IJ61aK15NFIrPa-_E&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=d8572335e92aa6c78683d3b74f5bd845&oe=5DEDF371)


        NGUYỄN THANH TÙNG (s. 1933), Ah LLVTND (1978). Quê xã Hảo Đước, h. Châu Thành, t. Tây Ninh; nhập ngũ 1948, thiếu tướng (1989), chỉ huy trường Bộ chỉ huy QS tinh Đổng Nai (1989); dv ĐCS VN (1950); khi tuyên dương Ah là trung tá, chỉ huy phó Đoàn đặc công 429, Quân khu 7. Năm 1961-75 chiến đấu tại chiến trường miền Đông Nam Bộ, chỉ huy đơn vị diệt hàng nghìn địch, phá hủy hơn 100 máy bay, hàng trăm xe QS (có 64 xe tăng), hàng vạn tấn vũ khí. Hai trận đánh căn cứ Têchnich (Bình Phước, 15.5 và 10.6.1969), chỉ huy tiểu đoàn phá hủy 10 máy bay, 137 xe QS (có 64 xe tăng), 28 khẩu pháo, 11 kho vũ khí, đánh sập 200 hầm ngầm, lô cốt, nhà lính, diệt hơn 1.300 Mĩ. 1972 chỉ huy đơn vị đánh 3 trận: căn cứ Bà Dơn, diệt 240 địch; tổng kho Long Bình phá hủy 15.000t bom đạn; sân bay Biên Hoà phá hủy 90 máy bay. 4.1975 chỉ huy đánh chiếm căn cứ rađa Phú Lâm và Chi khu Tân Tạo. Huân chương: 5 Chiến công, 3 lần Dũng sĩ.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67185790_457014385028447_2787878677881290752_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeHZt1sqS5P5k4ohOYJbPeGI4hIoJZ77CV2ijnY_liikK-Eown2ZAAuyygRICAo2b7J_Ayp8t_5_eUegdix2WBHX_q0HBXDgnNBRpOOeKL_zpA&_nc_oc=AQmMoX4zkbidkg-CtgKICgbI1LD0mhpz12G2lVzG-6sD_kXtG4x0GAAuGTe_KJNZM6Y&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=6b577e1e0cfc568034c892c5616c03dd&oe=5DA5B4CB)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 06:45:59 am
   
       NGUYỄN THÀNH TRUNG (Đinh Khắc Trung; s. 1947), Ah LLVTND (1994). Quê xã An Khánh, h. Châu Thành, t. Bến Tre; tham gia CM 1968, nhập ngũ 1975, đại tá (1988); đv ĐCS VN (1969). Trong KCCM, 1968 cán bộ giao liên Ban binh vận T2 (Khu 8). Năm 1969 công tác ở Ban binh vận Trung ương cục miền Nam, nhận nhiệm vụ làm cơ sở nội tuyến trong không quân QĐ Sài Gòn. NTT đã dũng cảm, mưu trí thoát khỏi sự theo dõi của địch; sau 4 năm học (3 năm học ở Mĩ) đã lái được máy bay phản lực hiện đại F-5E của Mĩ trang bị cho QĐ Sài Gòn. Trong cuộc tổng tiến công Xuân 1975, nắm thời cơ hành động, 8.4.1975 NTT đã khôn khéo, chủ động lái máy bay F-5E, cất cánh từ căn cứ không quân Biên Hòa đến ném bom dinh Độc Lập, kho xăng Nhà Bè, làm cho địch hoang mang, hoảng loạn rồi hạ cánh an toàn tại sân bay vùng mới giải phóng tình Phước Long. 16 giờ 25 phút ngày 28.4.1975, dẫn đầu Phi đội Quyết Thắng cất cánh từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) đến ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, phá hủy 24 máy bay, diệt hàng trăm địch, phá hỏng nhiều đường băng, làm tê liệt hoạt động trên sân bay. 12.1990 chuyển ngành sang Cục hàng không dân dụng VN. 2003 phó tổng giám đốc Tổng công ti hàng không VN (Vietnam Airlines).

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67240104_457024175027468_5808770829198032896_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeFq0bQRgT6KtMa_BzUjvY-xwj-JkRR3BIoK8hrqqTGU14nyzu2o9kkCKV2M-vTERSLcwWoW6UzUv9wl19yC1BfWZF49m1YGYnCshJOxMqnR2A&_nc_oc=AQmtkysYlU70BvydBszeYA0_RbrONRBK2-m4aJC9iilXYar9t9ZIQWfIGCVs6p7y1QI&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=d7bfd99b03f391774f40e3e669027df6&oe=5DA60C6F)


        NGUYỄN THÂN (Thạch Từ; 1853-1914), quan đại thần triều Nguyễn thân Pháp. Quê h. Mộ Đức, t. Quảng Ngãi. Con một võ quan triều Tự Đức. 1885 làm tiễu phú sứ (trấn áp các dân tộc miền núi) ở ba tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi. Bình Định. 1886 cùng Trần Bá Lộc đàn áp nghĩa quân do Mai Xuân Thưởng chỉ huy ở Bình Định và Quảng Ngãi. 1887 khâm sai triều đình Huế cùng quân Pháp đánh dẹp cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Duy Hiệu tại Quảng Nam. 1888 tổng đốc Bình Định. 7.1895 khâm mạng tiết chế quân vụ, đem 3.000 quân cùng quân Pháp đàn áp nghĩa quân Phan Đình Phùng ở Hà Tĩnh. 1896 phụ chính đại thần ở Huế. 1901 cần chánh điện đại học sĩ. 1902 cầm đầu phái đoàn triều đình Huế sang Pháp. 1903 tước Diên Lộc Quận Công, sau đó về hưu ở làng Thu Xà, h. Bình Sơn, t. Quảng Ngãi. Ba lần được thực dân Pháp thưởng huân chương Bắc Đẩu bội tinh.

        NGUYỄN THẾ BÔN (Thế Hoan; s. 1927), phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN (8-11.1981 và 4.1982-96). Quê phường Dư Hàng Kênh, q. Lê Chân, tp Hải Phòng; nhập ngũ 1946, trung tướng (1984); đv ĐCS VN (1948). Năm 1945 chiến sĩ tự vệ Hải Phòng. Trong KCCP, trưởng thành từ chiến sĩ đến tham mưu trưởng trung đoàn. 1955-61 tham mưu phó, tham mưu trưởng Sư đoàn 304. tham mưu phó Quân khu Hữu Ngạn. Trong KCCM, 1962-65 cán bộ đốc chiến Bộ tham mưu QGPMN; tham mưu phó BTL tiền phương chiến dịch Đồng Xoài (Đông Nam Bộ). 1965-69 tham mưu trưởng Sư đoàn 9; tham mưu trưởng, rồi sư đoàn trường Sư đoàn 7. Năm 1970-71 cục trưởng: Cục nhà trường, Cục quân huấn BTTM. 12.1972-74 sư đoàn trưởng Sư đoàn 308, phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Quân đoàn 1. Năm 1976-77 hiệu phó Trường sĩ quan lục quân, phó tư lệnh Quân đoàn 4. Năm 1979 tư lệnh Quân đoàn 7, kiêm phó tư lệnh tham mưu trường Quân khu 4. Tháng 8-11.1981 phó tổng tham mưu trưởng, tư lệnh Quân khu 4. Tháng 4.1982-96 phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN, ủy viên BCHTƯĐCS VN khóa V. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng nhì)...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67112894_457024161694136_654225292725846016_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeHwLVl6DsIcEvmOoto6_I-CSL1dPD_x-YeOlxtswR5I5TQyqzvWAt2y29-E74TqrRDYhvQOzs3xmt_Hd7Te3o--UJTiv0eeap1YJnSzIKB2ZQ&_nc_oc=AQnhBSjz5x6VLL6Dmp51OEqpLKsifIyzScUWtdSd1RQZt6u10yzA8h0sGEkSABsN37w&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=43e8a6199dba17557348dee6fd33076d&oe=5DE8CDF9)


        NGUYỄN THẾ LÂM (Nguyễn Kèn; s. 1918), tư lệnh Binh chủng thiết giáp (1970-74). Quê xã Tân Xuân. h. Hàm Tân, t. Bình Thuận; nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1946). Tháng 8.1945 ủy viên BCH Mặt trận Việt Minh và ủy viên QS tỉnh Thừa Thiên. 10.1945 đại đội trưởng Bộ đội Nam tiến. 1946-47 chi đội phó, trung đoàn trưởng Trung đoàn 81, Liên khu 5. Năm 1948-50 khu phó. khu trưởng Khu 6, quyền tư lệnh, rồi tư lệnh Liên khu 5. Năm 1952 đại đoàn phó, đại đoàn trưởng Đại đoàn 320. Tháng 11.1954 tham mưu phó Bộ chỉ huy pháo binh. 1964 tư lệnh Binh chủng pháo binh. 1968 phó tư lệnh kiêm tham mưu trường Quân khu Trị - Thiên. 1970-74 tư lệnh Binh chủng thiết giáp. 1974 ủy viên Hội đồng khoa học BQP. 1979-81 công tác tại Học viện QS cấp cao. Huân chương: Độc lập hạng nhất. Quân công (hạng nhất, hạng nhì).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67365937_457024151694137_1859399579909226496_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeGp26IVHJRKQ5kv9ycs7vpjf9oNh4rAOqdHQW7A_RH5H1J8dqKb7gJuOsYyl3_Niwki7xxrcwVKqwNY0JTJmJRW3W_8AmVxR2CBy-OkMbueEg&_nc_oc=AQkDIIQ7pgPtd_r7sXBudpt49iqkwkRwl-YF_lFbH-gAW30cxV4YyonuUZOEzb_QUoM&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=1000338c0ff0b4a5693e7c7577aeb8e5&oe=5DA20A6E)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 06:48:22 am

        NGUYỄN THẾ LỘC (Nguyễn Lộc; ?-?), tướng nhà Trần, có công trong kháng chiến chống Nguyên - Mông lấn II (1285). Hào trường dân tộc Tày, được cử làm quản quân. 1285 khi quân Nguyên - Mông xâm lược, NTL chỉ huy dân binh Tày, Nùng phối hợp cùng một bộ phận quân triều đình trấn giữ vùng châu Thất Nguyên (Tràng Định. Lạng Sơn). Khi quân địch tiến xuống Thăng Long, NTL chỉ huy đánh du kích vùng sau lưng địch khắp xứ Lạng, liên tục tập kích bất ngờ vào các đồn, trại địch, gây cho địch nhiều tổn thất. 5.1285 khi quân Nguyên - Mông đưa Trần Kiện về TQ; NTL tham gia chỉ huy vây đánh liên tục cả ngày lẫn đêm ở trại Ma Lục (Chi Lăng. Lạng Sơn), tiêu diệt Trần Kiện và gần một nửa đội quân hộ tống do Minh Lí Tích Ban chỉ huy.

        NGUYỄN THI (Nguyễn Hoàng Ca; 1928-68), nhà văn, liệt sĩ. Quê xã Hải Anh. h. Hải Hậu, t. Nam Định; tham gia CM 1945; đv ĐCS VN. 1945-55 làm công tác tuyên huấn, sau là đội trưởng Đội nghệ thuật Phân liên khu miền Đông Nam Bộ. 1955 tập kết ra miền Bắc làm đội trưởng Đội nghệ thuật Sư đoàn 330. Năm 1956-62 công tác tại tạp chí “Văn nghệ quán đội”. 1962 trở lại chiến trường miền Nam, tham gia sáng lập tờ “Văn nghệ quân giải phóng”, có mặt ở những nơi gian khổ nhất của chiến tranh, làm báo, vẽ tranh, soạn nhạc, viết diễn ca tuyên truyền cổ vũ chiến sĩ, đồng bào trong cuộc KCCM. Hi sinh trong cuộc tổng tiến công Sài Gòn - Gia Định (Mậu Thân 1968). Tác phẩm: “Hương đồng nội” (thơ, 1950), ‘Trăng sáng” (truyện ngắn, 1960), “Đôi bạn” (tập truyện, 1962). “Người mẹ cầm súng” (truyện kí, 1966, giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu), “Những sự tích đất thép”, “Chuyện xóm tôi”, “Mẹ vắng nhà”, “Những đứa con trong gia đình”... Giải thưởng Hồ Chí Minh (9.2000). Huân chương; Quân công hạng ba. Đường Minh Phụng (tp Hồ Chí Minh), nơi NT hi sinh, nay mang tên đường Nguyễn Thi.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67376297_457024191694133_249964270538719232_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeElelf9WXDPHDp92BlPqEWUAIaNAwbaqT9aIVOEoJHgXnZEe4PPoKprmT8IJCEEHLo4vbfu2Cz8tX1Md65AGGl8rNX7M6OtJJ-yXGJEdHwMAg&_nc_oc=AQnIVcoJt32R0DiX4wv-uUNE6YHZtVnzgU0nxnhFOm0DejSZFvT7dIQ7CKX6Nm_mMFY&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=4a93701b96242f9cca2aa7aff84b5798&oe=5DB313A1)


        NGUYỄN THỊ BA (s. 1917), Ah LLVTND (1976). Quê xã Hưu Thạnh, h. Đức Hoà, t. Long An; tham gia CM 1932, nhập ngũ 1961; đv ĐCS VN (1936); khi tuyên dương Ah là thượng úy, cán bộ tình báo thuộc Bộ tham mưu Miền. 1936 làm liên lạc và vận động quần chúng tham gia khởi nghĩa Nam Kì (1940). Năm 1940-45 liên lạc cho cơ quan bí mật của Đảng tại Sài Gòn - Chợ Lớn. 1945-54 nhân viên tài chính, cán bộ phụ vận tỉnh Long An. 1954-61 liên lạc cho Xứ ủy Nam Bộ tuyến Cà Mau - Sài Gòn. 1961-75 giao liên tình báo, liên lạc với một cán bộ tình báo nội thành Sài Gòn. Trong điều kiện địch kiểm soát gắt gao, NTB khôn khéo, mưu trí, giữ vững liên lạc thông suốt giữa nội thành với căn cứ kháng chiến, bảo đảm liên lạc hàng chục đầu mối an toàn, kịp thời. Huân chương: Chiến công (hạng nhì, hạng ba).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67529791_457024205027465_3896045772860293120_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeG2k8mqviEkvSmAxoX9tnjE1kJpwtJNbomIRwoHx4r3ejwEGAPax-z6eU9VyNJBXiXlwfXC5FupFlYlYf2nz30-kxhJSv5jlBna6x3QIpqXYA&_nc_oc=AQkbd3JnSW-VI6tvZIIAarHkPuNKJ5d7yyenWNalYjZKgBaeQvfld8iF01fLcX41mOY&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=28790f9dd5272e96a227b5a4db139c39&oe=5DADF6F4)


        NGUYỄN THỊ CHIÊN (s. 1924), Ah LLVTND (1952). Quê xã Tán Thuật, h. Kiến Xương, t. Thái Bình; tham gia du kích 1946, nhập ngũ 1952, trung tá (1984); đv ĐCS VN (1948); khi tuyên dương Ah là trung đội trường Trung đội nữ du kích xã Tán Thuật. Trong KCCP. 1946-52 tham gia xây dựng cơ sở kháng chiến ở 5 thôn, xây dựng và chỉ huy đội du kích xã Tán Thuật đánh địch, chống càn, phá giao thông (đường 39), phá tề, diệt và bắt nhiều địch; NTC diệt, làm bị thương và bắt 15 địch. 4.1950 khi đưa cán bộ về hoạt động, bị địch bắt, dụ dỗ, tra tấn (trong 3 tháng rưỡi) vẫn kiên trung bất khuất. 10.1951 trận phục kích địch trên đường 39, NTC bắn bị thương 1, bắt sống 6 địch, thu 4 súng. 12.1951 chỉ huy du kích bất ngờ xông ra bắt sống 4 địch (có 1 trung úy), khi địch đang lùng sục vào làng. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công hạng nhất. 2 Kháng chiến hạng nhất... 1952 được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng khẩu súng ngắn của Người.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67674383_457024215027464_8262688105866199040_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeGxImbC_p-uQGWC-fj_PzGJGkdbalcMuSHAoXz-eyjxOIjdpEvtWXX-5C49PI2LR1AH9ocSimU7jftS3rjzVQ-YNrDudofwH1NjhEMNFV8AxA&_nc_oc=AQnkKeCEhOUQhHIrvri5ESKzHwC6gc_eRUNtM8cBYRF692Brx7CwaPPr26-fjeRb3ng&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=be54799389a6fd935e882cc4b4aacf48&oe=5DB1B2E0)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 06:50:27 am

        NGUYỄN THỊ ĐỊNH (1920-92). phó tư lệnh QGPMN VN (1965-69), Ah LLVTND (1995). Quê xã Lương Hoà, h. Giồng Trôm, t. Bến Tre: tham gia CM 1936, nhập ngũ 1965, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1938). Năm 1940 bị thực dân Pháp bắt, giam ở trại Bà Rá (t. Bình Phước). 1943 được trả tự do, hoạt động ở huyện Châu Thành. 8.1945 tham gia lãnh đạo giành chính quyền ở tỉnh Bến Tre, ủy viên BCH rồi hội trưởng Hội phụ nữ cứu quốc tỉnh. 1946 phái viên trong đoàn cán bố của Khu 8 vươt biển ra báo cáo với Đảng và nhà nước về tình hình kháng chiến ở Nam Bộ. 10.1946 phụ trách chuyển vũ khí vào Khu 8. Năm 1947 ủy viên BCH phụ nữ cứu quốc Nam Bộ, tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre. 1954 ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre. Trong KCCM. 1959-60 khởi xướng và lãnh đạo chủ chốt phong trào đồng khởi Bến Tre (17.1-20.4.I960), bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. 1961 ủy viên Khu ủy Khu 8. Năm 1964 ủy viên Đoàn chú tịch ủy ban trung ương MTDTGPMN VN. 1965-69 phó tư lệnh QGPMN VN, ủy viên Quân ủy QGPMN, phụ trách phong trào chiến tranh du kích, hội trưởng Hội liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam VN. 1969-75 phụ trách công tác vận động phong trào phụ nữ miển Nam VN. 1976 phó chủ tịch thứ nhất Hội liên hiệp phụ nữ VN. thứ trường Bộ thương binh và xã hội. 1987-92 phó chủ tịch HĐNN, chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ VN (1980-92). ủy viên BCHTƯĐCS VN khóa IV-VI. Đại biểu Quốc hội khóa VI-VIII, ủy viên HĐNN (1981-87). Huân chương: Hồ Chí Minh, giải thường hòa bình quốc tê Lênin (1968)...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67283823_457024235027462_3444205871767224320_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeHE95jgdKBSwVBUPlFhqZLWTfhDG8umD8invV24mU1vnBEcdJzi0hoNP2wOxpRoQ6lDJBx-FdeFYv7f-YI5vKsY5PsqfRWOmOx9_5HMcrXS6A&_nc_oc=AQnqEzUIlXWeHsdDW54ok1weC1B-f3HnsoC3sHceHUdFJL9T2_cGA8QVIzplFIR79bI&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=29fb09c14da9393c7facf99f1b072848&oe=5DA0E060)


        NGUYỄN THỊ LÀI (Nguyễn Thị Quyến; s. 1945), Ah LLVTND (1969). Quê xã Thủy Phương, h. Hương Thủy, t. Thừa Thiên - Huế; tham gia du kích 1964; đv ĐCS VN; khi tuyên dương Ah là xã đội trướng xã Mĩ Thủy. 1964-69 vận động nhân dân đấu tranh chống chính sách bình định của địch, xây dựng 15 tổ du kích diệt ác, trừ gian, đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, thương binh; xây dựng nhiều cơ sở kháng chiến ở thị trấn Hương Thủy, làm bàn đạp cho bộ đội chủ lực đánh vào Huế (1968); vận động 455 thanh niên tham gia QGP; chỉ huy du kích bao vây, bức địch phải rút khỏi đồn Dạ Lệ (1968) và đánh địch càn quét, bình định. NTL diệt hơn 200 địch (có 19 Mĩ). Huân chương: Chiến công hạng nhì, Dũng sĩ diệt Mĩ cấp ưu tú.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67348701_457024245027461_5815522277269176320_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_eui2=AeGzGaUhbg3fi20VJaPlmB0m8vqHkyie9naxh_FYKXD3mLLg-7MPlCEiT5poD_OAgcTECzZPRcn0b0Zxed95OYYPE_SUuZNnL33DTjz2C6yDMA&_nc_oc=AQmUnmkn7o-boi56XJ_Tfa5-net7i98eP3GPuuN0T-eDiTjXJu3Fy3fD2HJge5IO7C0&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=77a47af43962c41c862d07c3416a092b&oe=5DA8B35E)


        NGUYỄN THỊ MINH KHAI (1910-41), bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn (1937-40). Quê phường Đông Vịnh, tp Vinh, t. Nghệ An. 1927 tham gia Hội Hưng Nam (tiền thân của Tân Việt CM đảng); đv ĐCS VN (1930), được cử sang Hồng Công (TQ) làm việc tại văn phòng chi nhánh Ban phương Đông của Quốc tế cộng sản. 1931 bị mật thám Anh bắt, giao cho chính quyền Tưởng Giới Thạch (TQ) giam giữ tại các nhà tù Quảng Châu, Thượng Hải. 1934 được trả tự do. 7.1935 thành viên đoàn đại biểu ĐCS Đông Dương dự đại hội VII Quốc tế cộng sản họp tại Maxcơva (LX), đọc tham luận về vai trò của phụ nữ Đỏng Dương trong đấu tranh CM, sau đó học Trường đại học Phương Đông. 1937 về nước hoạt động ở Sài Gòn, ủy viên Xứ ủy Nam Kì, bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, đề xuất vấn đề giải phóng phụ nữ trên báo chí. 30.7.1940 bị thực dân Pháp bắt, kết án tử hình. 26.8.1941 bị xử bắn tại Ngã Ba Giồng (nay thuộc h. Hóc Môn, tp Hồ Chí Minh).

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67125478_457024251694127_4325052343612604416_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeHeH4eox3-BBDFwpufe0geskzTQPcOQG2C8Xq0Tv3tAZ8lKms4aXEZxfadGiNCvglEUlwremJlpIOuApKE2Xtz1wojkSrsQL1utyA_In_iyag&_nc_oc=AQm68adziFaucY4Z3VM8Ar2htAIAj_owzP2fgsqFaXqG_gdry0FBZLMONEQDUsvq8MY&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=a6c1c562a8b0141b05a481e63573662c&oe=5DEB9096)


        NGUYỄN THỊ PHÚC (s. 1952), Ah LLVTND (1973). Quẽ xã Mĩ Lợi, h. Phù Mĩ, t. Bình Định; nhập ngũ 1968; đv ĐCS VN (1970); khi tuyên dương Ah là chính trị viên phó Đại đội đặc công 3 bộ đội địa phương huyện Phù Mĩ. Trong KCCM, 1967 tham gia du kích ở xã, bị địch bắt giam 6 tháng, tra tấn dã man vẫn kiên trung bất khuất. 1968-72 chiến đấu 58 trận, cùng đơn vị diệt hàng trăm địch; NTP diệt 127 địch, thu 16 súng, phá hủy 1 xe QS. Trận Phù Mĩ (2.9.1969), cuộc chiến đấu đang diễn ra ác liệt, NTP vượt qua hỏa lực, diệt 6 địch trong lô cốt. dùng trung liên vừa thu được bắn mãnh liệt vào các hỏa điểm địch, tạo thời cơ cho đồng đội đánh vào trung tâm. 29.10.1972 NTP cải trang, giá đi thăm người nhà trong đồn Mĩ Quang (Phù Mĩ, Bình Định), đặt mìn hẹn giờ phá hủy 1 kho đạn, 1 xe QS, diệt 19 địch. Sau KCCM chuyên ngành, công tác tại hội liên hiệp phụ nữ tỉnh. Huân chương: 2 Chiến công hạng ba.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67557185_457024285027457_8177330668854837248_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeG1anCwxhBG1QK3hF6MuRwfz9lQTK5rGBjWE7syMcRTlPnlBSzy22v_Mz_BcTTWRh_OuksZdGyjddvhJzVb4MaYlw1rvT786449RtYd1V74cg&_nc_oc=AQmj-iMKL8XSO-sFlfzMInlXZmPWOFLNy8QoxDSHvEcwjwRnOBvTjFL85k7nobtQSjM&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=bb5deabe493136665ef003f912473787&oe=5DA8345C)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 06:52:05 am

        NGUYỄN THỊ RÀNH (1900-79), Ah LLVTND (1978). Quê xã Phước Hiệp, h. Củ Chi, tp Hồ Chí Minh; khi tuyên dương Ah là du kích xã Phước Hiệp. Trong KCCM, cơ sở bí mật của CM, mặc dù địch càn quét, lùng sục gắt gao, NTR vẫn kiên cường bám trụ ở Củ Chi, đào hầm nuôi giấu hàng trăm cán bộ, cất giấu vũ khí, tiếp tế cho du kích, động viên con cháu vào bộ đội, du kích, tham gia đấu tranh chính trị trực diện với địch. Bị địch bắt. tra tấn dã man vẫn kiên trung bất khuất. NTR có 8 con trai và 2 cháu nội là liệt sĩ. 1994 được phong Bà mẹ VN Ah. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Chiến công hạng nhất.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67167594_457024291694123_4367913557426176000_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeEH_NzTmbag98f3C-bBd2m0iNBLouf4dQBMEe0hnbIAYMyEqvFO81IU9BJVu-4zTWkIqfSQSsL1Bb9XvOmP1znVcL52dArKu94r88Kb8h1w5w&_nc_oc=AQmllXhT1X_YzTnu0V_fVK1As-tHgoQiOeNXAzyeapBHDiiWpa0yg4M0Fv5UQRHmSQY&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=5c33764e42a9eba47005d8748bf3be38&oe=5DE4FC10)


        NGUYỄN THỊ THU TRANG (s. 1951), Ah LLVTND (1976). Quê xã An Tịnh, h. Trảng Bàng. t. Tây Ninh: nhập ngũ 1967, thiếu úy (1978); đv ĐCS VN; khi tuyên dương Ah là thượng sĩ, chiến sĩ Đội biệt động 4 Thành đội Sài Gòn. 1968-71 xây dựng nhiều cơ sở kháng chiến ở h. Tràng Bàng (Tây Ninh) và tp Sài Gòn; vận động một số bạn cùng tham gia hoạt động; chỉ huy tổ biệt động đánh 8 trận, diệt nhiều sĩ quan Mĩ và cảnh sát ác ôn. NTTT diệt 150 địch (hầu hết là sĩ quan Mĩ và ngụy). 8.4.1971 dùng thuốc nổ đánh khách sạn Mĩ Phụng (trên đường Bạch Đằng, Sài Gòn), diệt 40 địch. 9.1971 trinh sát, lập kế hoạch và đánh khách sạn Tự Do, diệt hơn 90 sĩ quan địch. Huân chương: Chiến công (hạng nhì, hạng ba), 3 lần Dũng sĩ.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67096776_457024298360789_3908500344795037696_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeEwC6OFvFj_DEs---fDNH_4q1-IPLJmnvy6XUzmzdBiryEk9ne3I3WHAel2yaxcZkKVNhHOR97b0ZueBnRyAfRwyFy9kNZliqnuXapBHuXkkg&_nc_oc=AQngiHdrqnYq5fK4iYDJXiUjHqPDMVYoeWuZ9BaT4BTpaRzqf1MjOQ1LohiytBBHtq4&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=0dd465a7124a2557370095b0db53c6f3&oe=5DB4C4EC)


        NGUYỄN THỊ ÚT (út Tích; 1920-69), Ah LLVTND (1965). Quê xã Tam Ngãi, h. Cầu Kè, t. Trà Vinh; tham gia CM 1945; khi tuyên dương Ah là du kích xã Tam Ngãi. 1945- 65 cùng đội du kích kiên cường, mưu trí, sáng tạo đánh 23 trận (có 8 trận trong KCCP), diệt và làm bị thương 200 địch, thu 70 súng, làm thất bại nhiều cuộc càn quét của địch; tuyên truyền vận động nhiều binh lính địch bỏ ngũ; nhiều lần dẫn bộ đội vào diệt bốt địch, thu vũ khí không phải nổ súng; nuôi dưỡng 6 con nhỏ, đánh giặc giữ làng và làm nòng cốt trong đấu tranh chính trị ở địa phương. Huân chương: Quân công hạng nhì.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67427776_457024318360787_1462816365814480896_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeEcbH-hXumnhvAbErAGoFw2NLa8iZGpjyq_lkyrMoxocZNGGsct4ep0MxtKVfXwioB0xiCB-u5pgUv7itYZNGMyPN8hoyxfO-lKiT63bpWNyg&_nc_oc=AQkujsnXBq6eGLdzJMf_9jSXJslsFUJrRe5BflHp4SIPGysFAaZcTCcQpLX4L6hZEFw&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=d47dbbb5b0bdd2cabd8a491f9e660f02&oe=5DB559B1)


        NGUYỄN THIỆN THUẬT (Tán, Thuật; 1844-1926), người lãnh đạo khởi nghĩa Bãi Sậy 1883-92. Quê xã Xuân Dục, h. Mĩ Hào, t. Hưng Yên. 1871 làm tri phủ Từ Sơn (Bắc Ninh). Do có công dẹp giặc được cử làm chánh sứ 16 châu vùng biên giới. 1883 làm tán lí quân vụ tỉnh Sơn Tây, không chịu bãi binh theo lệnh của triều đình, cùng với đề đốc Tạ Hiện, Cai Kinh. Lưu Vĩnh Phúc... đánh Pháp tại các tinh Tuyên Quang. Thái Nguyên, Lạng Sơn... 1885 khi kinh đô Huế thất thủ, vua Hàm Nghi hạ “Chiếu Cần Vương ”, phong cho NTT làm Bắc Kì hiệp thống quân vụ đại thần, chiêu mộ lực lượng cùng hai em là Nguyễn Thiện Kế và Nguyễn Thiện Dương (Lãnh Giang) lập căn cứ chống Pháp ở Bãi Sậy (Hưng Yên). Được nhân dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ ủng hộ, lực lượng nghĩa quân lên tới hàng ngàn người, đánh phục kích, tập kích địch ở nhiều nơi, gây cho địch nhiều thiệt hại. Cuối 1888 Pháp phải huy động hàng ngàn quân, trong đó có 3 binh đoàn cơ động do Nêgiơrie (Negzierie), Đônie (Donnier), và Gôđa (Godar) chỉ huy, cùng với quân của Hoàng Cao Khải, Lê Hoan, bao vây càn quét trong nhiều ngày mới phá vỡ được căn cứ của nghĩa quân. 7.1889 NTT sang lánh nạn ở TQ và mất tại đó.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 06:53:51 am

        NGUYỄN THỚI BƯNG (út Thới; s. 1927), thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (1992-96). Quê xã An Tịnh, h. Trảng Bảng, t. Tây Ninh; nhập ngũ 1945, trung tướng (1988); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP. 1946-54 chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ. trưởng thành từ chiến sĩ đến tiểu đoàn phó. Trong KCCM. 1963-66 tham mưu phó, trung đoàn trưởng, tham mưu phó Sư đoàn 5. Năm 1966-73 tham mưu trường, sư đoàn phó, sư đoàn trường Sư đoàn 9. Năm 1973-75 trường phòng tác chiến Bộ tham mưu QGPMN, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. 6.1975 phó tư lệnh BTL thành phố Hồ Chí Minh. 4.1976-78 tham mưu trưởng, phó tư lệnh Quân khu 7. Tháng 5.1979-87 phó tư lệnh quân khu, kiêm tư lệnh Mặt trận 979; tư lệnh Quân khu 9. Tháng 1.1988 tư lệnh Quân khu 7. Tháng 10.1989 phó tổng tham mưu trường QĐND VN. 1992-96 thứ trưởng BQP. ủy viên BCHTƯĐCS VN khóa VI. vII. Đại biểu Quốc hội khóa VIII. Huân chương: Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng nhì. 2 hạng ba), Chiến công (1 hạng nhất, 3 hạng nhì)...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67372414_457024328360786_5231869039587885056_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeHFCcxVEnszh0R0x4gc_mTf9lXj02PMUF8v2uEM_zMmB3Erw94OBQSUi1liVr0HEH8hqFYhr5UPrzznKaiUh_SqRrhUt-5SgO67uVxgzo_Dzg&_nc_oc=AQnTvKFphhu53cDXRhoWFDdOlhXtxsAdhKvgyJLSra1TEIegGXAQ3TEJNrlcDOmcFA0&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=209d48dfb1a5f15be95bf16cf5ddbf1c&oe=5DEE1878)


        NGUYỄN TIẾN PHÁT (s. 1929), tư lệnh Binh chủng hóa học (1986-93). Quê xã Ước Lễ, h. Thanh Oai, t. Hà Tây; tham gia CM (8.1945). nhập ngũ 1947, thiếu tướng (1989); đv ĐCS VN (1947). Tháng 8.1945 liên lạc viên Huyện bộ Việt Minh h. Ninh Giang, t. Hải Dương. Trong KCCP, chính trị viên trung đội, đội trưởng tuyên truyền xung kích Tỉnh đội Hải Dương, giáo viên Trường quân chính Nguyễn Huệ, Khu 3, chính trị viên trung đội, Đại đội 47, Tiểu đoàn 738, Trung đoàn 64, Đại đoàn 320. Tháng 3- 11.1953 phái viên tiếp vận Phòng cung cấp, phái viên tuyên huấn, cán bộ tổ chức Trung đoàn 64, trợ lí tuyên huấn Đại đoàn 320. tham gia chống càn mặt trận tây nam Ninh Bình trong chiến dịch Đông Xuân (1953-54). Trong KCCM, 1957-66 trợ lí tuyên huấn Quân khu Tả Ngạn; giáo viên, phó phòng hóa học Học viên QS. 9.1967 trưởng phòng hóa học Quân khu Tây Bắc, tham gia chiến dịch Bắc Lào, giải phóng Pha Thí (1968). Tháng 2.1974-78 trưởng phòng tham mưu Cục hóa học BTTM; phó tư lệnh tham mưu trưởng Binh chủng hóa học. 1986-93 tư lệnh Binh chùng hóa học. Huân chương: Quân công hạng nhì, Kháng chiến hạng nhất, Chiến thắng hạng ba.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67194011_457024355027450_4754243868541583360_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeFcwtZpAwYl9MVNRk3LwYC9zHiuyizN56AB5J90o7UIRqq-COHUJ78WAx4rvJ0ZVfSOX-dcu6DBUsLoh6BfkVc_AkPM_f-ZRqOqcWABvSBysA&_nc_oc=AQnFOIocASFQntylhRmUzZSoXdDPKUhVdMkqWjiTs86DSmHVbgvYES5wB72PNKg5hTo&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=12be7fa1ae0b5f69ad2fb443d0086d7e&oe=5DDEBD1D)


        NGUYỄN TRÃI (1380-1442), Ah dân tộc, nhà chính trị -  QS, danh nhàn văn hóa VN và thế giới. Quê gốc Chí Linh (Hải Dương), sinh tại làng Nhị Khê (nay thuộc h. Thường Tín. t. Hà Tây). Đỗ thái học sinh (tiến sĩ, 1400). làm quan nhà Hồ (1400-07). Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418-27), dâng uBình Ngô sách” (kế sách đánh giặc), trở thành quân sư nổi tiếng, giúp Lê Lợi xây dựng đường lối chính trị, QS đúng đắn cho khởi nghĩa và chiến tranh, coi dân như nước “nước có thể chở thuyền mà cũng có thể lật thuyền...”, kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc (“lấy đại nghĩa thắng hung tàn”, “lấy chí nhân thay cường bạo”), chủ trương thu phục lòng người (“tâm công”), góp phần quan trọng dụ hàng nhiều tướng giặc (Phương Chính, Sơn Thọ, Thái Phúc, Trần Trí...). Sau thắng lợi, được phong tước Phục Hầu và được ban quốc tính (mang họ vua), chức nhập nội hành khiển kiêm thượng thư Bộ lại. Do gian thần gièm pha nên bị bắt giam (1430), sau được tha (1432). Cuối những năm 30 về ẩn dật ở Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương). Được phục hồi chức tước (1439). Bị giết cùng với 3 họ (19.9.1442) do bị nghi oan có liên quan đến cái chết đột ngột của vua Lê Thái Tông. 1464 được Lê Thánh Tông minh oan và truy phong tước Tế Văn Hầu. Tác giả nhiều tác phẩm: “Bình Ngô sách”, “Quân trung từ mệnh tập’’, “Bình Ngô đại cáo”, “Lam sơn thực lục”, “Dư địa chí”, “Quốc âm thi tập”, “Luật thư”... 1980 được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

        NGUYỄN TRI PHƯƠNG (Nguyễn Văn Chương; 1800-73), danh tướng bậc nhất dưới triều Minh Mạng - Thiệu Trị - Tự Đức. Quê xã Phong Chương, h. Phong Điền, t. Thừa Thiên - Huế. Xuất thân nông dân. thông minh học rộng, giỏi cả văn võ. 1823 được vua giao chức thừa chỉ ở nội các. 1823-48 lập nhiều cống lớn, được ghi công trạng vào bia đá ở Võ Miếu (Huế) và được cử làm phụ chính đại thần, tước Tráng Liệt Bá. 10.1858 NTP chỉ huy quân dân Đà Nẵng đắp phòng tuyến Liên Trì chiến đấu quyết liệt ngay từ đầu chống lại quân Pháp xâm lược do Ri gô Đờ Giơnui chỉ huy (x. trận Sơn Trà - Đà Nẵng, 1.9.1858-2.1859), bắn chìm 1 tàu chiến, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất, buộc địch phải rút khỏi Đà Nẵng. Sau đó được cử vào miền Nam chỉ huy chống Pháp, NTP cho xây đại đồn Kì Hòa (Chí Hòa). 2.1861 trong khi chỉ huy chiến đấu chống cuộc tấn công của quân Pháp vào đại đồn. NTP bị thương, đại đồn thất thủ. 2.1862 được cử ra Bắc dẹp loạn quân TQ quấy phá ở Tuyên Quang, Cao Bằng, tiêu diệt lực lượng phản động Tạ Văn Phụng (6.1865). Tháng 11.1873 quân Pháp đánh thành Hà Nội, NTP chỉ huy chống trả quyết liệt, bị thương nặng và bị bắt. Khước từ mọi dụ dỗ của quân Pháp. NTP tuyệt thực đến chết. Có đền Trung Nghĩa ở quẽ nhà thờ NTP cùng em và con.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 06:56:00 am

        NGUYỄN TRINH TIẾP (1924-67), người chủ trì nghiên cứu, thiết kế và chế tạo súng SKZ (súng không giật) thời kì đầu KCCP. Quê xã Nông Trường, h. Triệu Sơn, t. Thanh Hóa. 1946 tốt nghiệp khóa kĩ sư công chính đầu tiên của nước VN DCCH. 4.1947 trường phòng xạ thuật của Nha nghiên cứu kĩ thuật (Cục quân giới). 1948-4.1949, trưởng ban SKZ, chủ trì việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công loại súng SKZ 60mm, đưa vào sản xuất hàng loạt, kịp thời đáp ứng yêu cầu chiến trường; tiếp theo là một số loại SKZ cỡ: 50,8mm. 80mm, 120mm... Năm 1950-53 viện trưởng Viện nghiên cứu quân giới. 3.1953-67 chuyển ngành sang Bộ giao thông vận tải, giữ các chức vụ: cục phó Cục đường thủy kiêm giám đốc Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, viện phó: Viện thiết kế thủy lợi, Viện thiết kế giao thông; phó ban bảo đảm giao thông; cục phó Cục quản lí đường bộ. Hi sinh khi làm nhiệm vụ tại Thanh Hóa (24.6.1967). Giải thường Hồ Chí Minh đợt đầu (1996) “Về công trình nghiên cứu, chế tạo súng SKZ’\ Huân chương: 3 Lao động hạng nhì.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67138648_457024371694115_3342919036710158336_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeHfK54bUtI7duCI_FXQ1hKIZ50Yg12Xo_Dl9t7TNz0_hiwLse-VyJ6xv4cHzEbFJoAbZi8MPwfxWwKOJ6jUoZgqJ8GLXfyCV5XRkBmc3tqRpg&_nc_oc=AQlsbRjg-qK-lwPJfF6ZPGF6IDwz8mlIKjsUVEPMHxio-f0SuTtpMdiPmL86UpQbc04&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=ab76a9507694834d5307b143d784207d&oe=5DDFDD6D)


        NGUYỄN TRỌNG NGHĨA (Nguyễn Trọng Dân; 1946- 72), Ah LLVTND (1969). Quê xã Điện Quang, h. Điện Bàn, t. Quảng Nam; nhập ngũ 1965; đv ĐCS VN (1968); khi tuyên dương Ah là đại đội phó Đại đội 3, Tiểu đoàn 840 thuộc Quân khu 6. Trong KCCM, 1965-68 tham gia chiến đấu trên 30 trận ở Ninh Thuận, Bình Thuận, diệt 180 địch (có hơn 30 Mĩ), thu 9 súng. 2-8.1968 chỉ huy trung đội liên tục đánh địch ở tx Phan Thiết và trên trục đường Phan Rang - Phan Thiết; cùng tiểu đoàn đánh bại nhiều cuộc càn quét, diệt hàng nghìn địch, bắn rơi 2 máy bay trực thăng, bắn hỏng 33 xe QS (có 21 xe tăng), giải thoát hơn 800 đồng bào bị địch giam giữ tại nhà lao Phan Thiết. Khi hi sinh là chính trị viên phó tiểu đoàn. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng ba).

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67169136_457024361694116_7480378272669237248_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeGSBYyZRsRBmy-ejaO1RvSZyJ2SYa1qbqg4VODDcv3VeUPjbfSJwnEVhk0_PyIXBp2VCAQnvoqAVhNitso3-PbV1FpwqbD4y0oxHoFGRML6eg&_nc_oc=AQlUU_lTC61nMJYFmppW8lvnDmbjaK8v8gSffscHYkd2XqhiWy4KyLCpqnOpVYB6PEw&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=c61902dbfe16baf0d493f032582c39f6&oe=5DE2FBBE)


        NGUYỄN TRỌNG VĨNH (s. 1916), chính ủy Quân khu 4 (1958-61). Quê xã Vĩnh Tiến, h. Vĩnh Lộc, t. Thanh Hóa; tham gia CM 1937. nhập ngũ 1947, thiếu tướng (1959); đv ĐCS VN (1939). Năm 1940 bị thực dân Pháp bắt giam. 2-8.1945 được trả tự do, bí thư huyện ủy, kiêm phó chủ tịch huyện Đòng Anh. 11.1945 bí thư Tinh ủy Phúc Yên. 10.1946 bí thư tinh ủy, kiêm phó chủ tịch tỉnh Thái Bình. 2.1947 chính ủy, thường vụ Khu ủy Khu 1. Tháng 2.1948-50 trường phòng cán bộ và đảng vụ, cục phó Cục chính trị QĐ quốc gia và dân quán VN; cục trường Cục tổ chức TCCT. 1958 chính ủy Quân khu 4. 6.1961 phó tổng thanh tra Ban thanh tra chính phú. 8.1961 bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. 3.1964-74 bí thư Đoàn ủy 959, kiêm phó ban công tác miền Tây (CP-38). Năm 1974-89 đại sứ VN tại TQ. ủy viên dự khuyết BCHTƯ ĐCS VN khóa III. 1993 phó chủ tịch Hội cựu chiến binh VN. Huân chương: Hồ Chí Minh. Quân công hạng nhất...

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67412316_457024395027446_8837979158186295296_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeGqbgBVwgQYVQbqaAtaz-x1gIzex9284L9_Tppalt0zqxfSHx-epyfwUI7pdkqwRrjtJgYKUgd2PcD-QifSagzO2sOePJAPvCw23S0QW54wFA&_nc_oc=AQmFEVzrHcD7O1eY7imJKcEGMVe6ld88acKVuVJVZKR3LHYKGXTDXDFkxI5IGwstzGM&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=f7a8c1606a953aa6a66969f42a5e6cd2&oe=5DE863C0)


        NGUYỄN TRỌNG XUYÊN (s. 1926), thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (1988-99) kiêm chủ nhiệm TCHC (1988-93). Quê xã Chính Nghĩa, h. Kim Động, t. Hưng Yên; nhập ngũ 1945, thượng tướng (1992); đv ĐCS VN (1946). Tháng 8.1945-54 giữ các chức vụ từ trung đội trưởng đến tiểu đoàn trưởng. 9.1954-60 tham mưu trưởng trung đoàn, trung đoàn phó, tham mưu phó rồi tham mưu trưởng Sư đoàn 305. Năm 1961-75 tham mưu trưởng Quân khu 6, phó ban QS Khu 10, phó tư lệnh, tư lệnh, đảng ủy viên Quân khu 6. Tháng 12.1975-76 chỉ huy trường Bộ chỉ huy QS tỉnh Thuận Hải, thường vụ tỉnh ủy. 3.1979-85 phó tư lệnh Quân khu 3. Tháng 5.1985 trường đoàn chuyên gia QS VN tại Cuba (Đoàn 385). Tháng 4.1986 tư lệnh, bí thư đảng ủy Quân khu 3. Năm 1988-99 thứ trưởng BQP kiêm chủ nhiệm TCHC (1988-93). ủy viên BCHTƯĐCS VN khóa VI, VII. Đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Chiến công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất...

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67599205_457024401694112_4101908610534080512_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeFG5Ta6LPaborewM6HuQDs3aSsutJEBwZdFpEZ6PouIIUFNuJTAMqmXVUp-q9DLTYhqNoIsQvG--thcUqAWg0ODuANnRVWKHGUtuF41AJieEA&_nc_oc=AQkQUTu-67s65PNiKU-5HTRD_DyW6DlZRjVWdhMA8HQZP9MilQdTuCQXTv7hw0_gECM&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=29f98efb4c6bc6f5c50fea24b9a35d60&oe=5DB4FA79)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 06:57:52 am

        NGUYỄN TRUNG TRỰC (Nguyễn Văn Lịch; 1837-68), người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Đông Nam Bộ (1861-68). Quê phủ Tân An, t. Gia Định (nay thuộc tx Tân An, t. Long An). Xuất thân ngư dân trên sông Vàm Cỏ Đông. 1861 chiêu mộ nông dân và ngư dân vào nghĩa quân, hoạt động du kích trên địa bàn Gia Định, Biên Hòa. 10.12.1861 chỉ huy phục kích đốt tàu Experanxơ trên sông Vàm Cỏ Đông, diệt toàn bộ 37 địch (có 17 lính Pháp) (xt trận Nhật Tảo, 10.12.1861). Ngày 16.6.1868 chỉ huy đánh úp đồn Rạch Giá (Kiên Giang), tiêu diệt hầu hết quân địch (có 30 lính Pháp), 1 lính chạy thoát, thu gần 100 súng các loại và chiếm đồn trong 6 ngày. 10.1868 bị quân Pháp vây chặt ở đảo Phú Quốc, để cứu sinh mạng nghĩa quân, NTT tự nộp mình cho địch. Trước sự hăm dọa của địch, NTT đã nói câu bất hủ: “bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”. 27.10.1868 bị hành hình tại chợ Rạch Giá.

        NGUYỄN TUẤN VIỆT (1950-75), Ah LLVTND (truy tặng 1976). Quê xã Phú An, h. Cai Lậy, t. Tiền Giang; nhập ngũ 1968, thượng úy (1975); đv ĐCS VN (1969); khi hi sinh là chính trị viên Đại đội trinh sát Bộ tham mưu Quân khu 8. Trong KCCM, 1968- 75 tham gia 40 trận, diệt và làm bị thương 271 địch, bắn hỏng 9 xe QS (có 3 xe tăng), đưa đón gần 1.500 lượt cán bộ đi lại trong địa bàn quân khu an toàn. 1971 NTV bị thương, tay trái cụt đến cùi chỏ, bàn tay phải chỉ còn hai ngón, vẫn tiếp tục chiến đấu. 1972 NTV chi huy đơn vị kết hợp với du kích bao vây tiến công địch nhiều ngày, bức rút 7 đồn, diệt và làm bị thương 40 địch, bắn hỏng 3 xe M113. Ngày 6.1.1975 sau khi cùng tổ đưa cán bộ qua đường 4 an toàn, trên đường về gặp địch, NTV đã chiến đấu và hi sinh tại xã Điềm Hi, h. Châu Thành. Huân chương: Chiến công hạng nhất.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67301727_457024408360778_1344634228926578688_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeEUNX6QmRgEjiXQE7MAzkb9efv6apsdeQRBaS-RLAokzsFBvkHDlPej6wiGUj_Q0WNDk-ZXecl4j6ODF7TRGKdPc17u90l82YsRPxaFEQMmrQ&_nc_oc=AQlLE5g7M4n0IprT3HAAW7eS3GCJdAERkm4dWlDCiNnOvgsisnO_2cfS-XrvvUk103g&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=b6831959af6694da98ff4fcd6ca11ec9&oe=5DA03CBF)


        NGUYỄN TUYỂN (7-1741), thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân chống chúa Trịnh tk 18. Quê Ninh Xá, h. Chí Linh, trấn Hải Dương (nay là t. Hải Dương). 1739 cùng với em là Nguyễn Cừ và Võ Trác Oánh phát động khởi nghĩa ở Ninh Xá, tự xưng là minh chủ. 1740 đánh bại quân triều đình và giết thống lĩnh Nguyễn Trọng Uông ở Bình Ngô (Bắc Ninh). Dân các xứ Từ Sơn. Thuận Thành, Hạ Hồng, Nam Sách nổi dậy hưởng ứng, lực lượng nghĩa quân lên tới hàng vạn. Giữa 1740 bị quân Trịnh do Hoàng Nghĩa Bá chỉ huy đánh bại ở thành Phao Sơn (Chí Linh). Khi quân Trịnh tiến sang Ninh Xá, để hở kinh đô, NT bất ngờ tiến đánh Thăng Long, chiếm được Bổ Đề (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội). 1741 nghĩa quân hoạt động mạnh tại Hải Dương, Hưng Yên, giết tướng triều đình là Trần Viêm ở Khoái Châu, bắt sống quận công Đặng Đình Luận, bảng nhãn Nhữ Trọng Thai và hầu tước Trần Trọng Liêu ở Thanh Hà, Gia Lộc, Nam Sách. Giữa 1741 bị quân triều đình đánh bại ở Ninh Xá, Phao Sơn. NT phải rút về Cao Bằng và mất ở đó.

        NGUYỄN VĂN BẢY (s. 1936), Ah LLVTND (1967). Quê xã Hòa Thành, h. Lai Vung, t. Đồng Tháp; nhập ngũ 1954, đại tá (1981); đv ĐCS VN (1963); khi tuyên dương Ah là thượng úy, đại đội phó Đại đội 1, Trung đoàn không quân 923, BTL phòng không - không quân. Trong KCCM, lái MiG-17 bắn rơi 7 máy bay Mĩ trong những trận chiến đấu không cân sức (máy bay địch hiện đại và có số lượng đông gấp nhiều lần). 26.6.1966 cùng đồng đội bắn rơi 2 F-105 (NVB bắn rơi 1 chiếc) trên vùng trời tỉnh Thái Nguyên. 24.4.1967 cùng đồng đội bắn rơi 3 F-4 (NVB bắn rơi 1 chiếc) trên vùng trời tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh. 25.4.1967 chỉ huy biên đội MiG-17 bắn rơi 2 A-4 và 1 F-8 trên vùng trời Hải Phòng. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công (1 hạng nhì, 2 hạng ba).

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67526169_457024435027442_5673466289788551168_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeH5GiharQF_PIlu1iiUMxOmD9w_540Kni4KVDsG3Z2xnD6lCDOyJm_P61lBZzDNvPoSytIPH9qvyRdCEHoZ2iOVhBOmrjg858TvqTaD4am8BA&_nc_oc=AQn5CxMcCw6I6cApnTxC755xAjpeurAdqWwdrs9QB3LcIlWTzjVbEUSQXcVe964m_r0&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=eea2868b4f3e85042da9c90106e54eef&oe=5DE039D0)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 07:01:11 am

        NGUYỄN VĂN BỨA (Nguyễn Hồng Lâm; 1922-86), phó tư lệnh Quân khu 7 (1976). Quê xã Bình MT, h. Củ Chi, tp Hồ Chí Minh; nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP, trưởng thành từ chiến sĩ đến tỉnh đội phó tinh Bà Rịa. Trong KCCM, 1961-63 phó tư lệnh kiêm tham mưu ưưởng Quàn khu 7. Năm 1963-67 quyền tư lệnh Quân khu 7. Năm 1967-71 chỉ huy trường: Phân khu 4, Phân khu 5, phó bí thư phân khu ủy; tham gia các chiến dịch: Bình Giã (1964), Đồng Xoài (1965) và cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). Tháng 8.1971 tham mưu phó QGPMN. 8.1972 tư lệnh Quân khu 7. Năm 1973-75 công tác ở BQP. 6.1975 phó ban thanh tra QGPMN. 1976 phó tư lệnh Quân khu 7. Huân chương: Độc lập hạng nhất. Quân công hạng nhì...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67151019_457024441694108_4313273009256267776_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeHdaG2QtuEnsAcMAICx44TP78NL0ksfwHSpohjIGrzXEBO-o31Bc7-_b5JjMVFYhMM31lTBG0S5eVpWKqdywDue9g9SnCARxF3dVH9Q8CsMHA&_nc_oc=AQnKUdcL6ILBSs-cka9t9TqewfymU5wW9y-qcqVcXzr_UwUISFfn748QMWCK9t422OQ&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=01c3d41d9b41effa908b2da5e7f16b55&oe=5DE3FFD0)


        NGUYỄN VĂN CHÊ (1941-71), Ah LLVTND (truy tặng 1978). Quê xã Phú An, h. Bến Cát, t. Bình Dương; đv ĐCS VN; khi hi sinh là xã đội trưởng xã Phú An. Trong KCCM xây dựng và chỉ huy đội du kích xã Phú An chống càn thắng lợi, gây cho địch nhiều tổn thất; ngăn cản chính quyền Sài Gòn lập bộ máy kìm kẹp ở xã, riêng NVC diệt 150 địch (70 Mĩ), phá hủy 10 xe tăng, bắn rơi 5 máy bay trực thăng; mở đầu phong trào bắn rơi máy bay trực thăng địch bằng súng bộ binh ở địa phương. Huân chương: Chiến công hạng nhất.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67244776_457024448360774_4834535988627767296_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeGKSmXur5RSsfOGmJ4HYA7Prg7LDmYLOsHwqv6Z3XYnvMKZmRnY0iZ3naGVdrtROhvhK5SScSne2M_cSCMAGgXjueFhuuBlRnSUZ3dISPFMMQ&_nc_oc=AQkZVSNQ6Af6JMauO7H8BFlm9jLcJ7wjYdeiH9zCnYyry32tivmyxd61LC79RXcNMsk&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=a799b55ab511ccb8f846b25715dc5c31&oe=5DA8756A)


        NGUYỄN VĂN CHỒN (s. 1941), Ah LLVTND (1976). Quê xã Tân Hào, h. Giồng Trôm, t. Bến Tre: nhập ngũ 1960, chuẩn úy (1977); đv ĐCS VN (1964); khi tuvên dương Ah là thượng sĩ, xưởng phó Xưởng sản xuất vũ khí bộ đội địa phương huyện Giồng Trôm. 1964-75 thu nhặt được 3.5t thuốc nổ (từ bom đạn không nổ của địch), sản xuất 8.000 quả lựu đạn. 1.200 quả thù pháo, 200 mìn định hướng cho LLVT huyện. Những lần địch đánh vào xưởng, NVC cùng đơn vị kiên cường chiến đấu, NVC diệt 92 địch, bắn rơi 1 máy bay trực thăng. Huân chương: Chiến công (hạng nhì, hạng ba).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67401690_457024471694105_5469067615055904768_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeEC-XPG-cZJx-Ocuf2Pq-XRzDae0s5_9IbcE6SGgAVlzDZ6nZPsKFZliTPYy_qwDKAP4ot9XHBwfjtkOXIFlZONO8lOxJcxHF65WcSENfpexA&_nc_oc=AQlQO227igIJtiRqw5_IToNvPdbuAHeiAEjtr3xqFUE_Ojreb8PWrT0zKxW_N0JC6zQ&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=962a3f0ade233b8ca18901442312a335&oe=5DB09AD1)


        NGUYỄN VĂN CỐC (s. 1943), Ah LLVTND (1969). Quê xã Bích Sơn, h. Việt Yên, t. Bắc Giang; nhập ngũ 1961, trung tướng; chánh thanh tra BQP (1999-2002); đv ĐCS VN (1966); khi tuyên dương Ah là đại úy phi công thuộc Trung đoàn 921, Sư đoàn 371, Quân chủng phòng không -  không quân. Trong KCCM, lái máy bay MiG-21, bắn rơi 9 máy bay Mĩ, yểm hộ đồng đội và chỉ huy biên dội bắn rơi 9 chiếc; là phi công VN bắn rơi nhiều máy bay nhất. Trận 23.8.1967 (Tuyên Quang). NVC cùng Nguvễn Nhật Chiêu trong đội hình biên đội MiG-21 (2 chiếc) chiến đấu với 36 máy bay Mĩ, bắn rơi 2 chiếc và trở về an toàn. NVC đã áp dụng thành công chiến thuật người bay ở vị trí số 2 công kích đồng thời với người bay ở vị trí số 1. Huân chương: 2 Quân công hạng ba. Chiến công (1 hạng nhì, 3 hạng ba).

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67255666_457024481694104_985758976559808512_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeFlB4cOBnnE_H_GTwUo-BCj2iTZSbCWTnvGgOIQgvSswh8rVHvfS9lYIyVduhU9SSfRJDlD0ezL1dGPlgbA5ZdnRnKSD5Ptu_Vf4ohzWdNKZA&_nc_oc=AQk2Rpg7ml-GG-UbHn3mXCPM5VfSevA74FXMER7QJ5cnwLb4wLmDw3jTbp7U3M6uvSM&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=7341c1b7cda1c4d670ed1d5415427fa1&oe=5DB353EE)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 07:03:18 am

        NGUYỄN VĂN CỪ (Bảy Phùng; 1912-41), tổng bí thư ĐCS Đông Dương (3.1938-1.1940). Quê xã Phù Khè, h. Từ Sơn, t. Bắc Ninh. 1927 học Trường Bưởi (Hà Nội), tham gia Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội). 6.1929 đảng viên thuộc chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hà Nội, sau đó hoạt động chi đạo phong trào công nhân vùng mỏ, bí thư khu ủy đầu tiên của Đặc khu Hòn Gai - Uông Bí. 6.1930 thực dân Pháp bắt, kết án tù khổ sai, đày ra Côn Đảo. 1936 được trả tự do, về Hà Nội tiếp tục xây dựng cơ sở CM, tham gia khôi phục Xứ ủy Bắc Kì (sau thời gian bị địch khủng bố trắng). 9.1937 ủy viên Ban thường vụ trung ương Đảng. 3.1938 tổng bí thư ĐCS Đông Dương. 1939 viết tác phẩm “Tự chỉ trích” và nhiều bài trên báo “Dân chúng” chỉ đạo đấu tranh chống lại những khuynh hướng lệch lạc trong Đảng. Cuối 1939 hoạt động tại Sài Gòn. chủ trì hội nghị trung ương VI (11.1939), đề ra chương trình hành động mới của Đảng, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. 6.1940 bị thực dân Pháp bắt, kết án tử hình và xử bắn (26.8.1941) tại Ngã Ba Giồng (nay thuộc h. Hóc Môn, tp Hồ Chí Minh).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67551103_457024491694103_8071140029117759488_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeFRbedvrGYj32d_njwQ4ViMqC9niimcvo0Set8cXcLCt9b6ojhTvM6h1lPQqXrlPV6rHd4LAg6efTIwRSZ91VYJtLm8rU10JPXa6pNlgcs1fQ&_nc_oc=AQlTtlFk2X_gRRE2NQsjWyE3x_OTsFeEr-jHE7hoes2Ir1ypZWEbijjpAuV-wElXGmE&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=072b0def6f48523168d0e11ee23cd8c1&oe=5DE0389D)


        NGUYỄN VĂN ĐỆ (s. 1932), Ah LLVTND (1985). Quê xã Phượng Cách. h. Quốc Oai, t. Hà Tây; nhập ngũ 1946, đại tá (1990), viện trưởng Viện kĩ thuật vũ khí (1989-92); đv ĐCS VN (1961); khi tuyên dương Ah là trung tá, kĩ sư, phó viện trường Phán viện tên lửa  thuộc Viện KTQS. Trong KCCP, nghiên cứu chế tạo thành công hạt nổ của nhiều loại đạn, tham gia tháo gỡ, khảo sát làm tài liệu hướng dẫn cho bộ đội sử dụng các loại vũ khí lấy được của địch. Trong KCCM, nghiên cứu chế tạo thành công các dụng cụ tháo gỡ an toàn nhiều loại tên lửa, bom, mìn, thủy lôi, khí tài thu được của địch, phổ biến cho các đơn vị áp dụng có kết quả, hạn chế thương vong. Tham gia cải tiến đạn rốckét không đối đất thu được của địch thành đạn đất đối đất sử dụng trong chiến đấu đạt kết quả tốt. Trong quá trình nghiên cứu, ba lần bị thương vẫn không nản chí, có lần vết thương chưa lành đã xin ra viện tiếp tục làm nhiệm vụ. 1989-92 viện trường Viện kĩ thuật vũ khí. 10.1992 chuyên viên Viện KTQS. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67418831_457024505027435_3832129731713564672_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeHnHVrUFSsDcpZYVlWom3uLY0m303RacE-fQoXZz3cboavhBTBnrsvvtH8USotH72yzUkcR_tQ6Npawh9RR18_wk7teauiJf9mVqoS9psJO3A&_nc_oc=AQlfSvywEiv7w2iM3-5fZA-0kJVpmhrXwE8GXcJoaSJxkknXZbfPQW8BL73h9S2OiMs&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=8e3aef7a184f5c9b8368ae14e766f39c&oe=5DDE8F6B)


        NGUYỄN VĂN ĐỪNG (1938-63), Ah LLVTND (truy tặng 1965). Quê xã Phong Mĩ, h. Cao Lãnh, t. Đồng Tháp; nhập ngũ 1959; đv ĐCS VN; khi hi sinh là tiểu đội trưởng bộ binh thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 261, Quân khu 8. Trong KCCM, tham gia chiến đấu trên 30 trận. Trận Ấp Bắc (2.1.1963) chỉ huy tiểu đội phòng ngự trên hướng chủ yếu, trụ vững nhiều giờ trong bom đạn ác liệt, 5 lần đánh lui các đợt tiến công của bộ binh địch. Khi 2 xe M113 tiến sâu vào phía sườn trận địa của tiểu đội, trước nguy cơ tuyến phòng ngự bị chọc thùng, NVĐ cùng 2 chiến sĩ cơ động tiếp cận, dùng bộc phá, lựu đạn diệt 1 xe M113; NVĐ hi sinh. Huân chương: Quân công hạng nhì, Chiến công hạng nhất.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67402155_457024521694100_7377209687885742080_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeGC5lzXiN8daKxffcewXd9J1LhqRxDT8mU9w8PzQDp1kB1IHDl4Ur_g70_575_LrysWKIgpEH_B02h63s8msSYaKSAeQACzFRftCnqu9mJnQg&_nc_oc=AQk10kx9d5PV4vk_jRscVM9-2Lz25WzAJiOOjZAhdyhUcrJ9plT_sVIlUfa2_4MuRHU&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=08dc4a9ae1a26f39f67bc993c93d1a0d&oe=5DE466CA)


        NGUYỄN VĂN ĐƯỢC (s. 1946), thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (từ 2002), Ah LLVTND (1976). Quê xã Hành Tín Tây, h. Nghĩa Hành, t. Quảng Ngãi; nhập ngũ 1961, trung tướng (1999); đv ĐCS VN (1966). Trong KCCM. 1961-67 chiến đấu ở chiến trường Khu 5 (Quảng Ngãi - Bình Định). 10.1967 học viên Trường sĩ quan lục quân. 6.1968 trợ lí tác chiến Trung đoàn 141, đại đội trường Đại đội 6, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 141. Sư đoàn 312. Năm 1971 tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 2, tiểu đoàn trường Tiểu đoàn 1, rồi tham mưu phó Trung đoàn 141, Sư đoàn 312. Tháng 12.1972 học viên Học viện QS. 7.1974 trung đoàn phó Trung đoàn 141, Sư đoàn 312. tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. 7.1975 học viên Trường văn hóa BQP. 8.1979 trung đoàn trưởng Trung đoàn 141, rồi sư đoàn phó Sư đoàn 312, Quân đoàn 1. Tháng 2.1982 học viên Học viện QS cao cấp. 7.1984 sư đoàn phó Sư đoàn 312, Quân đoàn 1. Tháng 6.1985 sư đoàn trưởng Sư đoàn 356, Quân khu 2. Tháng 5.1989 chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy  QS tỉnh Quảng Ngãi, Quân khu 5. Tháng 11.1993 phó tư lệnh Quân khu 5. Tháng 9.1996 tư lệnh Quân khu 5. Tháng 10.2002 thứ trưởng BQP, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa VIII, IX. Đại biểu Quốc hội khóa IX. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhất, 3 hạng ba).

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67430764_457024541694098_2438470061715881984_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeHyPZR6B42IMuSZx5RMtrkSKFbJaChTx-ZwjbN14jMcsOfhy3PgmAAnW1CpLZn9RK1e9RIWPPlT5hnIqU0MyrjIZNSKNR5gZBk8gIEfA1XxBw&_nc_oc=AQlkixZb-rjvXqf_5aXkZvQc2CX8kmV7dNjW4Tn_83G56lQJmS4kM5-QfHcR8hCOq0Y&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=c574cc2d55fc62abfd2a4760ade8b83b&oe=5DE22FD5)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 07:04:51 am

        NGUYỄN VĂN GIAI (1940-68), Ah LLVTND (truy tặng 1998). Quê xã Song Liễu, h. Thuận Thành, t. Bắc Ninh; nhập ngũ 1960, xuất ngũ (1964), tái ngũ (1965); đv ĐCS VN; khi hi sinh là chuẩn úy, tổ trưởng Tổ cơ yếu B49/J22 tình báo Miền. 1965 tỉnh ủy Hà Bắc cử đi học cơ yếu. 3.1965 vào QĐ. được điều về Cục tình báo BTTM. 12.1965 vào chiến trường miền Nam, tổ trưởng cơ yếu Cụm tình báo V4/B49 (Trung ương cục miền Nam), phục vụ trực tiếp việc chỉ đạo mạng lưới tình báo hoạt động trong BTTM QĐ Sài Gòn. 12.1968 cụm cơ động về ven đô Sài Gòn - Gia Định. Tối 26.12.1968 tại ấp An Bình, xã An Phú, h. Trảng Bàng, t. Tây Ninh, cụm đang tổ chức liên lạc, địch bất ngờ tập kích vào đội hình, NVG vừa chỉ huy chiến đấu, thu hút hỏa lực địch, vừa hủy tài liệu, giải thoát cán bộ, NVG hi sinh, bảo đảm an toàn cho mạng lưới tình báo và cơ sở CM. Huân chương: Chiến công hạng nhì.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67150797_457024561694096_8877430404190044160_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeGeQ7KNMQo-psgS5QJ05syxpc30xKQ65Dvpyqf10Et697fhWrZXQoWpWxpTSWR27o7D1gosre0UuYtHSTq3GvSkoBF4o9RQ_N5q48eRVam_2A&_nc_oc=AQlyS-6aKevYdw7dgE4ohwAZejw3azCJipZ1vy5snC-AExkvWP8crpnk4RXKwuPt3oQ&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=19139364f0e0e3d3230fd5f28ec820f5&oe=5DB4513F)


        NGUYỄN VĂN GIÁP (Bố Giáp; 7-1887), người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại vùng Tây Bắc (VN), thuộc phong trào Cần Vương (1885-95). Quê thôn Tả Thanh Oai, h. Thanh Oai, t. Hà Đông (nay thuộc xã Tả Thanh Oai, h. Thanh Trì, tp Hà Nội). Làm bố chánh ở Sơn Tây, khi thành Sơn Tây thất thủ (16.12.1883), NVG bỏ quan đứng ra tập hợp lực lượng chống Pháp. 1885 hưởng ứng “Chiếu Cần Vương”, được phong hiệp đốc quân đại thần, chức tuần phủ Sơn Tây, lập căn cứ và tổ chức đánh Pháp tại vùng Việt Trì - Phú Thọ. 1886-87 mở rộng địa bàn hoạt động lên Yên Bái, Nghĩa Lộ, Sa Pa..., phối hợp với các lực lượng nghĩa quân của Nguyễn Quang Bích, Đèo Văn Trì,... tạo thành phong trào kháng chiến rộng khắp miền Tây Bắc. khiến Pháp phải đưa nhiều binh đoàn lên đàn áp (xt khởi nghĩa Nguyễn Văn Giáp. 1885-87).

        NGUYỄN VĂN HIỆU (1932-72), Ah LLVTND (truy tặng 1978). Quê xã Bình Hải, h. Thăng Bình, t. Quảng Nam: nhập ngũ 1951; đv ĐCS VN (1956); khi hi sinh là thiếu úy, chính trị viên tàu thuộc Đoàn 125, BTL hải quân. 1962-72 tham gia vận chuyển 13 chuyến hàng (gần 600t vũ khí) bằng đường biển từ miền Bắc vào chiến trường Khu 5 và Nam Bộ. 24.4.1972 trong chuyến vận chuyển vũ khí cho chiến trường Khu 9 trên tàu 645, bị tàu chiến của địch dùng đại bác bắn kiềm chế và kêu gọi đầu hàng. Sau khi cho đồng đội rời tàu, NVH một mình lái tàu lao vào tàu địch, điểm hỏa thuốc nổ cho tàu nổ, diệt địch và hi sinh. Huân chương: Chiến công (hạng nhì, hạng ba).

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67118436_457024551694097_7700996539207909376_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeHvXQ1PCisBSi6mgPwl4HWPMhfFHhPKnAlviwORbAe9T17k0OGjjXSN4GcSuA3TXI8YiZR7mlv55AG0eaMt-BDJaSBphwncH5jY27sjm_sJpQ&_nc_oc=AQlJtLW4luXjY3oVOf1B6ChxAxf1gbs2XalM5C9F27WFHGOJJyHhw_opyB1ym0pzi3Q&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=4664dda63dda93e29ac26e9564029694&oe=5DE2B98A)


        NGUYỄN VĂN HINH (s. 1916), tổng tham mưu trường QĐ của chính phủ Bảo Đại (1951-54). Quốc tịch Pháp: trung tướng (1953); tốt nghiệp Trường cao đẳng không quân, trở thành sĩ quan, phục vụ trong QĐ Pháp. 1951 trung tá không quân QĐ Pháp, được Bảo Đại mời về phục vụ trong QĐ quốc gia VN, đặc cách phong quân hàm thiếu tướng, giữ chức tổng tham mưu trưởng. Do mâu thuẫn với Ngô Đình Diệm trong việc giành chức thủ tướng chính phủ VN cộng hòa (chính quyền Sài Gòn), bị cách chức tổng tham mưu trường (10.1954). Sau đó sang Pháp, tiếp tục phục vụ trong QĐ Pháp.

        NGUYỄN VĂN LẬP (Kostas Sarantidis; s. 1927). người Hi Lạp. chiến sĩ trong QĐND VN (1946-56). Trung úy (1958); đv ĐCS Hi Lạp. Trước 1946 lính thuộc Trung đoàn lê dương số 2 của Pháp. 6.1946 tại Ninh Bình NVL chạy sang hàng ngũ kháng chiến VN. Tham gia chiến đấu chống Pháp ở chiến trường Khu 5 (các trận Đà Nẵng, Hội An), trung đội trường (1951), giám thị Trại tù binh số 3 (Quáng Ngãi, 1952- 54). Năm 1954 tập kết ra miền Bắc VN, công tác ở Trung đoàn 354. Năm 1956 công tác biệt phái tại Bộ văn hóa. 1965 về nước, nhưng luôn hướng về VN, tuyên truyền, ủng hộ cuộc KCCM cứu nước của nhân dân VN. Tác giả sách “Hồi ức về một trại tù binh ở Quảng Ngãi VN” (1987), nội dung ca ngợi cuộc đấu tranh chính nghĩa và chính sách nhân đạo của VN đối với tù binh.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 07:07:15 am

        NGUYỄN VĂN LÊN (Nguyễn Văn Tới; 1942-71), Ah LLVTND (1967). Quê xã Bình Mĩ, h. Tân Uyên, t. Bình Dương; nhập ngũ 1962; đv ĐCS VN (1963); khi tuyên dương Ah là trung đội trưởng trinh sát đặc công bộ đội địa phương huyện Tân Uyên, t. Bình Dương. Trong KCCM. 1962-67 chiến đấu 66 trận, cùng đồng đội diệt và làm bị thương 760 địch (hơn 400 Mĩ), phá hủy 24 xe QS (18 xe tăng), 3 khẩu pháo 105mm, 1 máy bay trực thăng. 11.1966 đợt chống càn trên đường 16, chỉ huy tổ liên tục bám đánh địch trong 7 ngày đêm, diệt hơn 100 dịch, phá hủy 2 khẩu pháo 105mm, 5 xe tăng và xe bọc thép. 1.1967 địch càn quét vào căn cứ, NVL chỉ huy phân đội liên tục bám đánh địch trong 6 ngày đêm, diệt và làm bị thương 450 quân Mĩ, thu nhiều súng đạn. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công hạng nhì; 4 lần Dũng sĩ diệt Mĩ cấp ưu tú và Dũng sĩ diệt xe cơ giới.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67129140_457024578360761_2936746453428600832_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeECwgo_ZHKrt1PEGuLmublfCMH2Q-EgTfkxCrP15Ino2Le8v4qTynRJT9L7pwhgHe5yFvzD3yGlh7bfiEdfPlrNTo8tkwKqyRpJFSpg26ZzuQ&_nc_oc=AQkEZ7dVqt1ncRH4DQB4XWVpbHFk8JF3e65xgUrUWS8M9_jO5BviqxodzjJilUAI_Co&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=43225edc9493f92686b6786e0f404204&oe=5DA0547F)


        NGUYỄN VĂN LINH (Mười Cúc; 1915-98), tổng bí thư BCHTƯ ĐCS VN (1986-91), bí thư Đảng ủy QS trung ương (1987-91). Quê xã Giai Phạm. h. Yên Mĩ, t. Hưng Yên; tham gia CM 1929; đv ĐCS VN 1936. Năm 1929 tham gia học sinh đoàn. 5.1930 bị thực dân Pháp bắt, kết án tù chung thân, đày ra Côn Đào. 1936 được trả tự do, hoạt động tại Hải Phòng. 1939 hoạt động tại Sài Gòn. thành ủy viên. Cuối 1939 lập lại Xứ ủy Trung Kì. Đầu 1941 bị địch bắt, kết án 5 năm tù, đày ra Côn Đảo lần hai. Sau CM tháng Tám (1945), trực tiếp lãnh đạo KCCP ở Sài Gòn - Chợ Lớn. 1945-47 bí thư thành ủy. bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn -  Gia Định. 1947 ủy viên xứ ủy, 1949 thường vụ xứ ủy; 1957 quyền bí thư Xứ ủy Nam Bộ. 1961-75 phó bí thư rồi bí thư Trung ương cục miền Nam. 1976 bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. 1977-80 trường ban Ban cải tạo XHCN của Trung ương, trưởng ban Ban dân vận Mặt trận trung ương, chủ tịch Tổng công đoàn VN. 1981- 85 bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. 6.1986 thường trực Ban bí thư trung ương Đảng. 1986-91 tổng bí thư BCHTƯ ĐCS VN, bí thư Đảng ủy QS trung ương (1987-91); có nhiều đóng góp vào công cuộc đổi mới của đất nước, ủy viên BCHTU khóa III-VI; ủy viên BCT khóa IV, V (6.1985), VI. Cố vấn BCHTƯ Đảng (1991-97). Đại biểu Quốc hội khóa VIII. Huân chương: Sao vàng...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67617511_457024588360760_8156763612367552512_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeHLRJba4x1k4xV4oohDV5xIseIPi1bHX3A2xC9-0Nl2bCqMgMlIH2g_hv5DWjIBX5jfIfL7gU84yfc4tcC1XG_LFkS-S-N5nFBfJBpt5gh4yw&_nc_oc=AQm-Y0wAOORIqS0H0gsYyhNwEiwto3dmS4axR5ZPNgkw7ONQ7WH1FcPhyLxW3shClHI&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=3fb31b732a5e852261cbfdc1e2c7d478&oe=5DEE7971)


        NGUYỄN VĂN LỘC X. ĐÔ ĐỐC LỘC

        NGUYỄN VĂN MINH (s. 1933), Ah LLVTND (1999). Quê t. Hưng Yên; tham gia CM 1953; thượng tá (1996), đv ĐCS VN (1975). Năm 1953 tham gia phong trào công nhân, hoạt động bí mật trong Mặt trận Liên Việt Sài Gòn. 1959 được phái vào hoạt động bí mật trong QĐ Sài Gòn. 1963 làm văn thư cho tướng Nguyễn Hữu Có, rồi cho Cao Văn Viên. Đã cung cấp các tài liệu chiến dịch, chiến lược và nhiều tài liệu nguyên bản khác của địch cho CM. Sau tổng tiến công và nôi dậy Xuân Mậu Thân (1968) và hiệp định Pari 1973 về VN, đã cung cấp nhiều tin tức về ý đồ của Mĩ và chính quyền Sài Gòn; các tài liệu, kế hoạch QS, hoạt động của các đơn vị quân dù, thủy quân lục chiến, biệt động quân, không quân... địch. Sau chiến dịch Đường 14 - Phước Long (13.12.1974-6.1.1975) và chuẩn bị cho tổng tiến công Xuân 1975, NVM đã cung cấp nhiều thông tin chính xác về tình hình QĐ và chính quyền Sài Gòn. ý đồ và phản ứng của Mĩ đối với cuộc chiến tranh xâm lược VN, góp phần vào thắng lợi hoàn toàn của KCCM. Khi quân địch tháo chạy, đã bảo vệ tài liệu tại văn phòng tổng tham mưu trưởng QĐ Sài Gòn, không để địch phá hủy. Huân chương; Chiến công hạng ba, Kháng chiến hạng nhất.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67133771_457024598360759_6205777784766201856_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeGLsSGTWPyoC-uWFa7LSUvRRlFSDhjWPaHe7I6Zvum68ZxR2Tfg1Mg_meo18B-gzoM0R_x9Q9MnGxU7uqeMQ4eMj65tNIZHXsR5d7kIamI5IQ&_nc_oc=AQmYZC65zPF9Iu9gErzlI6W1DaICJSq-6AThz85zXj7WMHuqSfB8cWERgSItzXnYAyo&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=5e10c5b3d40e93d752e4048a7297d853&oe=5DDF4839)


        NGUYỄN VĂN PHIỆT (s. 1938), Ah LLVTND (1973). Quê xã Tân Phúc, h. Ấn Thi, t. Hưng Yên; nhập ngũ 1960, trung tướng (1999), phó tư lệnh về chính trị Quân chủng phòng không (1992); đv ĐCS VN (1963); khi tuyên dương Ah là thượng úy tiểu đoàn trường Tiểu đoàn tên lửa phòng không 57, Trung đoàn 261, Sư đoàn 361, BTL phòng không - không quân. 1966-72 tham gia chiến đấu 85 trận, điều khiển tên lửa và chỉ huy tiểu đoàn bắn rơi 19 máy bay Mĩ. 20.10.1966 trận đầu tiên của tiểu đoàn, NVP đã điều khiển tên lửa bắn rơi 1 máy bay F-105. Năm 1972 chỉ huy Tiểu đoàn tên lửa phòng không 57 bảo vệ thủ đô, bắn rơi 8 máy bay trong đó có 4 chiếc B-52. Trận 21.12.1972 chỉ huy tiểu đoàn phóng 2 tên lửa, diệt 2 B-52 trong vòng 5 phút (1 chiếc rơi tại chỗ). Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba), Kháng chiến hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67272401_457024615027424_6583580872107098112_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeF53DWhnyQeF3wggF5rDE1H8CBP5oDFq71WnPtV3KfJP98KPf4t2KhRFGBCbvaY43UPfXYr57ihxtrqd54QInhqE3hODWr08a6pPo8qpPD6kA&_nc_oc=AQnds4ojIUcd53jcaMVIVrMT5kjfl1kXFUzq0P3OMM8loWwo6zi3mhuhSP33gKhx-6M&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=8e5a5b4a73c7d2ed3a5125c54c041a80&oe=5DA46BE0)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 07:09:31 am

        NGUYỄN VĂN PHÙNG (1949-73), Ah LLVTND (truy tặng 1976). Quê xã Song Bình, h. Chợ Gạo, t. Tiền Giang; nhập ngũ 1965; đv ĐCS VN; khi hi sinh là đại đội phó bộ đội địa phương huyện Chợ Gạo, t. Tiền Giang. Trong KCCM, 1965-73 đánh nhiều trận, diệt 361 địch, bắt 20, thu 46 súng. 1971 huấn luyện cách gỡ mìn, đặt mìn, gài lựu đạn cho 85 du kích các xã Đăng Hưng Phước, Lương Hòa Lạc (Gò Công), đánh địch giữ làng. Trận chống càn 17.7.1972 ở xã Trung Hòa, h. Chợ Gạo, chỉ huy tiểu đội bám trụ chiến đấu dưới bom đạn ác liệt của địch, đồng đội hi sinh nhiều, NVP bị thương nhưng vẫn động viên đồng đội chiến đấu, diệt 52 địch (NVP diệt 30), giữ vững trận địa. 3.1973 cùng tổ tháo bom không nổ của địch làm được 500 quả mìn, lựu đạn diệt 85 địch, buộc địch phải bỏ dở kế hoạch “san bằng địa hình” xã Trung Hòa. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng nhì), 4 lần Dũng sĩ.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67304813_457024631694089_4440944932219256832_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeGe0BmdxLTqx4FFDjK3N7HbOHKUlW73f-k6je_MFv1GBkLv-PQU1t1YFJq_KNBJ0na0TuHutaIRJUx8ZsxrnRF2wcDRA8gTwp-mgUBiiPGWEg&_nc_oc=AQnC6jlru8fDbF7tWUhiY2Rqj2RTEJnBjhP-OVAqm1KRnR2FVMqV4r0tK05MW1UHblM&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=cdae20cb0324d7bf9697d4e5c2bc2cea&oe=5DE1704B)


        NGUYỄN VĂN QUANG (Nguyễn Văn Sên; s. 1944), Ah LLVTND (1967). Quê xã Phước Lai, h. Long Thành, t. Đồng Nai; nhập ngũ 1964; đv ĐCS VN (1966); khi tuyên dương Ah là tiểu đội trưởng đại liên thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 445. bộ đội địa phương tỉnh Bà Rịa. Trong KCCM, diệt 180 địch (có 73 Mĩ, 25 quân Ôxtrâylia). phá hủy 1 xe M41, thu 27 súng. Nhiều lần NVQ tự nguyện ở lại một mình đánh trả địch, tạo điều kiện cho đơn vị rút lui an toàn. Trận Đá Giàng (1.1966). khi bị địch chống trả quyết liệt, NVQ vác đại liên (thiếu giá) xông lên trước kê vào cây bắn ứng dụng diệt 15 địch, kịp thời chi viện cho đồng đội diệt địch. Trận chống càn ở vùng Sóng Cầu (5.1966), còn lại một mình, bị 2 vết thương, NVQ vẫn chiến đấu ngoan cường đánh lui 8 đợt tiến công của 2 tiểu đoàn Mĩ. Trận phục kích xe địch ở Cà Mum (4.1967), bắn 1 quả B-40 diệt 1 xe M41 và 1 xe Gip. Huân chương: Quân công hạng ba. Chiến công hạng ba; nhiều lần Dũng sĩ diệt Mĩ cấp ưu tú, Dũng sĩ diệt xe cơ giới.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67111102_457024645027421_2243630334916689920_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_eui2=AeH6kmw5U73mL2Ty1lFo0wf6TYBSWg4LV603Ma3ATesGjV4gyNj5LKOWzdoI263tAabewSd-960Z5Gy83yqWQPbQ3qUeRjXHmkQ4e1BOc2caOg&_nc_oc=AQlP7aDqP7Kj7ZdeeziG08_feSkZoiLxq9rizID0jR3B8B5Plb3xUbcTssqG1D0gIBg&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=2ef63602d5fe25e2f2ae582f061d7f48&oe=5DB11829)


        NGUYỄN VĂN RINH (s. 1942), thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (từ 8.1998). Quê xã Văn Tố, h. Tứ Kì, t. Hải Dương; nhập ngũ 1961, trung tướng (1998); đv ĐCS VN (1963). Trong KCCM, 1961-71 trưởng thành từ chiến sĩ đến tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 12, rồi chủ nhiệm pháo binh Trung đoàn 64, Sư đoàn 320. Tháng 6.1971-72 học tại Học viện QS; 1973-5.1975 trợ lí Phòng tác chiến B5, trung đoàn phó Trung đoàn 3, Sư đoàn 324, Quân khu Trị-Thiên. 6.1975-78 tham mưu phó Sư đoàn 325, rồi tham mưu trưởng Sư đoàn 306, Quân đoàn 2. Tháng 8.1979-81 học tại Học viện quán sự cấp cao. 1981-83 phó sư đoàn trưởng - tham mưu trưởng Sư đoàn 325, Quân đoàn 2. Tháng 12.1983-87 sư đoàn trưởng Sư đoàn 304, Quân đoàn 2. Tháng 10.1987-94 phó tư lệnh tham mưu trưởng rồi tư lệnh Quân đoàn 2. Tháng 10.1994 phó tổng tham mưu trưởng, 8.1998 thứ trưởng BQP, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa VIII, IX. Đại biểu Quốc hội khóa X, XI. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhất. 1 hạng nhì. 2 hạng ba). Kháng chiến hạng nhất.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67401612_457024655027420_7108581568242778112_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeE9FrApsEW5fYbdKs-KYHemZuhQb3dbqNy4AFn3JLJZBVKAZ_9kOk0Zo_md4W6ZzEPKITKTquasnfj-ioRB2Dtcc-4CX9_gOh9gUqFlJK4OOQ&_nc_oc=AQmODU7QPquCX9HhxM2TeBxMMheKVjH48YzBYUZ0ZEinyxn_K1YsewPBE4zJDQYJxZc&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=cda32b7b01e0d2e553f78289750a98b8&oe=5DB404DF)


        NGUYỄN VĂN SÁU (Koshừo Iwai; s. 1921), người Nhật, chiến sĩ trong QĐND VN (1945-55); đv ĐCS VN, ĐCS Nhật Bán. 1940 trong hàng ngũ QĐ Nhật sang Đông Dương. Sau CM tháng Tám 1945, NVS rời bỏ hàng ngũ QĐ Nhật, gia nhập LLVTND VN. Trong KCCP, đại đội trưởng trinh sát thuộc Trung đoàn 174. Chiến đấu nhiều trận và lập công xuất sác trong chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (15.3-30.4.1949) và chiến dịch Biên Giới (16.9-14.10.1950). Năm 1955 về nước. Để ủng hộ VN trong KCCM, NVS cùng với Minh Ngọc lập Hội hữu nghị Nhật - Việt và là hai thành viên trong ban lãnh đạo đầu tiên của Hội. 1990 thăm VN. 1992 chủ tịch Hội mậu dịch Nhật - Việt. Huân chương VN: Chiến công hạng nhất. Chiến thắng hạng nhì, Hữu nghị.

        NGUYỄN VĂN THÀNH (S. 1922), người Ucraina, chiến sĩ trong QĐND VN (1947-55). Tham gia Hồng quân LX (1941), chiến đấu chống Đức ở Khaccốp. 5.1942 bị quân Đức bắt đưa về phía tây. CTTG-II kết thúc, NVT ở trại tù binh tại Đan Mạch, bị đưa vào đội quân lê dương của Pháp sang chiến trường Đông Dương (4.1946). Nhận thấy tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh do Pháp tiến hành chống nhân dân VN, 17.8.1947 mang vũ khí chạy sang hàng ngũ QĐND VN, được mang tên NVT. Trong KCCP, NVT chiến đấu hàng chục trận; lúc đầu đóng giả lính Pháp cùng đơn vị chiếm được một số đồn bốt của địch, sau chuyển về đơn vị trợ chiến. Đầu 1953 khẩu đội trường súng cối thuộc Tiểu đoàn 307. Năm 1955 về nước, công tác tại Ban tiếng Việt đài phát thanh Maxcơva cho đến khi vế hưu. Đã dịch sang tiếng Nga tiểu thuyết “Vượt Côn Đảo” của Phùng Quán.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 07:11:32 am
       
        NGUYỄN VĂN THẬM (s. 1931), Ah LLVTND (1956). Quê xã An Tây, h. Bến Cát, t. Bình Dương; nhập ngũ 1948, đại úy (1985); đv ĐCS VN (1955); khi tuyên dương Ah là tiểu đội trưởng công binh thuộc Trung đoàn 1, Phân liên khu miền Tây Nam Bộ. Trong KCCP, 1949-54 chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ. đánh 17 trận, dùng mìn đánh sập 10 cầu, phá hủy 4 xe QS, diệt 178 địch. 1949 tham gia đánh sập cầu An Nhơn dài 80m (trên đường Sài Gòn - Thủ Dầu Một), cắt đường giao thông của địch nhiều tháng. Trận đánh cầu Bến Phấn (1950), đặt xong bộc phá, chưa vào tới bờ đã bị lộ, NVT liền chập điện đánh sập cầu và bị sức ép ngất đi, được đồng đội dò theo luồng nước cứu sống. Trận tập, kích cầu Ông Khương, bị lộ, địch bắn dữ dội từ phía hai tháp canh ở đầu cầu, NVT chỉ huy  đồng đội đánh mạnh hai tháp canh và dùng bộc phá đánh sập cầu. 6.1953 NVT dùng bộc phá làm thủy lôi thả chìm ở bến tấm khu vực cầu Lái Thiêu, diệt 75 địch (có 10 lính Pháp). Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công hạng nhì.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67229165_457024671694085_7086312755518504960_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeFdezMnDn1VGQWUa9LlafdOb3XyBGdlTLyITfAlQuE46nu2Az20mMXGGURoMOo9UaJeWLAN7rjD_5gb7TdBbjxzZQpcNBwpK2JS_FaQ96Iw1Q&_nc_oc=AQnoes2Ep4zH84S21ZCcWsk2MNHV9ev73lPtUpsPPOluNqtpDNyrgFzOJHdu8ZKYIVk&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=5774b2bf62fc21c6372a3b8270ff4aaf&oe=5DDEAAFB)


        NGUYỄN VĂN THIỆU (1923-2001), tổng thống kiêm tổng tư lệnh Quân lực VN cộng hòa (1967-75). Quê t. Ninh Thuận; trung tướng (1965). Năm 1948 gia nhập QĐ Pháp. 1954 chuyển sang phục vụ chính quyền Ngô Đình Diệm. 1957 tốt nghiệp trường QS Phot Livân Uôt (Fort Leaven Worth) ở Mĩ. 1960-63 sư đoàn trưởng. Tham gia các cuộc đảo chính: lật Ngô Đình Diệm (1963), lật Dương Văn Minh (1964), lật Nguyễn Khánh (1965), lên làm chủ tịch ủy ban lãnh đạo quốc gia kiêm tổng thống. Phục vụ đắc lực cho Mĩ mở rộng chiến tranh xâm lược miền Nam. tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc VN. tích cực chống phá cuộc đàm phán Pari và hiệp định Pari 1973 về Việt Nam. 4.1975 trước sức mạnh tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam VN, NVT buộc phải từ chức, chạy trốn sang Đài Loan, sống lưu vong và chết ở nước ngoài (10.2001).

        NGUYỄN VĂN THÔNG (Nguyễn Trung Kiên; s. 1926), nhà biên kịch, đạo diễn điện ảnh QĐ. Nghệ sĩ nhân dân (1993). Quê h. Hòa Vang, tp Đà Nẵng: nhập ngũ 1946, trung tá (1979); đv ĐCS VN (1949). Năm 1948 là cán bộ chính trị chuyển sang hoạt động văn hóa, văn nghệ. 1962 biên kịch và đạo diễn phim truyện, phim tài liệu. Tác phẩm tiêu biêu: “Con chim vành khuyên” (1962, giải Bông sen vàng liên hoan phim VN lần thứ hai), “Rừng Xà Nu” (1968), “Bài ca không quên” (giải Bông sen bạc liên hoan phim VN lần thứ sáu, 1983), “Cuộc gặp gỡ bất ngờ” (1984), “Người rừng” (1989); “Ngọn lửa Nghệ Tĩnh” (giải Bông sen bạc liên hoan phim VN lần thứ nhất, 1967), “Chiến thắng Đường 9- Nam Lào” (giải Bông sen vàng liên hoan phim VN lần thứ hai năm 1973 và giải Bổ câu vàng liên hoan phim ngắn Laixich, CHDC Đức 1972), “Thành phố bên Sông Hàn” (1975), “Tùy bút biên giới” (1980). Năm 1981 chuyển ra ngoài QĐ.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67125925_457064568356762_4826091430088802304_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeH46YEM1j8wsgoTnNS7UXswO2kBp4ujingMZONgcWGTZGYbuJMtAtEsz-_XeYq91Zb2m9b8PM060RHRelLg90oZv2InXQg7m1U7vCaWjL93kA&_nc_oc=AQkum6h-XuMPmQiAgw67vSiurF4ZwHnW_NWWqibMvP12BrwCcgX1-1xYa33AUTrclgM&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=a5630012278336f0cb961b8a80486717&oe=5DED3C12)


        NGUYỄN VĂN THUẦN (1916-79), Ah LLVTND (1955). Quẽ xã Cộng Hoà, h. Yên Hưng, t. Quảng Ninh; nhập ngũ 1945, thượng tá (1965); đv ĐCS VN; khi tuyên dương Ah là trung đoàn phó Trung đoàn 209, Sư đoàn 312. Trong KCCP, trường thành từ chiến sĩ đến cán bộ trung đoàn, đánh 30 trận, chỉ huy đơn vị diệt gần 1.000 và bắt sống hàng trăm địch. NVT diệt gần 200, phần lớn là lính Âu - Phi. Trận chống càn ở Lạc Điền (Hải Dương, 1947), dùng trung liên diệt 1 trung đội Pháp (36 lính), tạo thời cơ cho đơn vị đánh bại cuộc càn của địch. Trận Phù Thông (1948) dẫn đầu tổ chiến đấu đánh giáp lá cà với địch. Trận Phố Ràng (1949) dẫn đầu tiểu đội chiếm cửa mở rồi thọc sâu chia cắt địch. Trận đồn Ba Huyên (1.1951), chỉ huy trung đội đánh lui cuộc phản kích của địch, chiếm lại 3 lô cốt quan trọng... Huân chương: Quán công hạng ba, Chiến công (2 hạng nhất, 1 hạng nhì)...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67259382_457064555023430_3497343868578299904_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeGO_v62Emr6zJuAAUB99-P7z5CPCEKR46wCJMO6plSX52pHLrVoIlwJTyAYoom6d3cPYRhcULXy_PXfI-tkVPtqEZe9yytp56Cs1PQScquGiA&_nc_oc=AQm6W03nV121CGN-ypgMfBoEE65kA7uJ15C6gAw3u83lg1hsTb9_tJdbthMz1uwE1FY&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=f71d6ebdc1a954ac350467b282aead1b&oe=5DAEDEDF)


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 08:56:42 am

        NGUYỄN VĂN THỰC (s. 1943), Ah LLVTND (1970). Quê xã Tam Phúc, h. Vĩnh Tường, t. Vĩnh Phúc; nhập ngũ (1963), thiếu tướng (1994), giám đốc Học viện phòng không (1993); đv ĐCS VN (1965); khi tuyên dương Ah là trung úy, sĩ quan điều khiển tên lửa thuộc Tiểu đoàn 63, Trung đoàn 236, Sư đoàn 361, Quân chủng phòng không - không quân. 1965-68 NVT tham gia chiến đấu hơn 100 trận đánh máy bay địch, góp phần bắn rơi 21 máy bay Mĩ các loại. Trận 23.7.1966 trong lúc nhiều máy bay địch Ị khống chế trên cao để phóng tên lửa vào trận địa, NVT đã bình tĩnh điều khiển kíp chiến đấu, phóng một quả đạn bắn rơi 1 F-105. Trận 12.8.1967 máy bay địch vào trinh sát Hà Nội, NVT cùng kíp chiến đấu lần đầu tiên bằng phương pháp 3 điểm điều khiển tên lửa bắn rơi 1 máy bay trinh sát RF-4C, nêu kinh nghiệm đánh địch trong điều kiện địch gây nhiễu tạp. Trận 10.1.1968 máy bay địch sử dụng nhiều loại nhiễu mới với hàng chục tốp đánh vào Hà Nội, NVT phán đoán chính xác mục tiêu phóng 2 quả đạn bắn rơi 1 F-4, nêu kinh nghiệm về cách đánh tập trung dứt điểm. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng ba).

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67681477_457064561690096_3094658936180047872_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeEJ3tM1ZfAOshXXTRM4HDkzYWMEcbOuvj6KKvrd0TrLtlP1HcqSsDLM2CsiIywV1IY-j2RNtBJ6Sj23EaCAAXjxLMGDsWo8825qF1LQI30bRg&_nc_oc=AQkITs1nYtfeyqFS4_bg5FWL9GYqo0EPjvNJK3_Ox4zumjgpyUC6bD9GASFQrQKte4o&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=b560b9dd5a4362e45f6172559c910bb0&oe=5DAA1E4B)


        NGUYỄN VĂN THƯƠNG (s. 1938), Ah LLVTND (1978). Quê xã Lộc Hưng, h. Trảng Bàng, t. Tây Ninh; nhập ngũ 1959, thiếu tá (1993); đv ĐCS VN (1961); khi tuyên dương Ah là chuẩn úy, tổ trưởng giao liên tình báo, Bộ tham mưu Quân khu 7. Năm 1959-69 hàng nghìn lần chuyển công văn, tài liệu và đưa đón cán bộ tình báo ra vào Sài Gòn an toàn. Nhiều lần địch càn quét và tập kích vào nơi đóng quân của đơn vị, NVT chỉ huy tổ chiến đấu đạt hiệu suất cao, diệt gần 100 địch, phá hủy 12 xe QS, bắn rơi 3 máy bay trực thăng (NVT diệt 50 địch, phá hủy 8 xe tăng). 10.2.1969 trên đường giao liên, bị địch phát hiện, NVT đã chủ động bắn rơi một máy bay trực thăng, diệt 3 địch, bị thương đã kịp giấu tài liệu và tiếp tục chiến đấu, diệt 6 địch, hết đạn nên bị bắt. Địch tra tấn dã man. 4 lần cưa đứt từng đoạn hai chân, bị đánh gãy tay và nhiều cực hình khác, NVT vẫn kiên cường bất khuất, động viên, cổ vũ đồng đội đấu tranh. Được trả tự do (1973). Huân chương: Chiến công (2 hạng nhất, 1 hạng ba); 14 lần Dũng sĩ diệt Mì.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67301032_457064588356760_8847284277847523328_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_eui2=AeHOqS8u-85mZ6sxvJOYW55b5B4QZIkqXTgtsAvSSwJ9p1sN73HyvcSP1oGtlqlfCGu0vtHy5QkcMWE9rZisYVnytGAtn4Ipc83EEPohmR4ZmQ&_nc_oc=AQnI3oAYeQcoWodmNhaQUwIOUEDUU_8xjWAafpWEWsGzueraijMBoCd8uLI9hUOKxEU&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=227cceea7630a8b581595937c4eaa545&oe=5DAEEF4C)


        NGUYỄN VĂN TI (1931-67), Ah LLVTND (1955). Quê xã Ninh Sơn, h. Việt Yên, t. Bắc Giang; nhập ngũ 1949; đv ĐCS VN  (1951); khi tuyên dương Ah là đại đội trưởng bộ binh, Trung đoàn 88, Đại đoàn 308. Trong KCCP, chiến đấu ở chiến trường Bắc Bộ. tham gia 7 chiến dịch lớn đánh 35 trận. Trong chiến dịch Biên Giới (16.9- 14.10.1950), khi xung phong lên đánh chiếm điểm cao, bị thương vào chân phải, máu chảy nhiều, đã lấy chân trái giẫm đè lên vết thương cho máu đỡ chảy để tiếp tục chiến đấu, ném lựu đạn diệt 5 địch, sau đó mới băng bó vết thương. Trận Tu Vũ {10.12.1951) (chiến dịch Hòa Bình, 1951), tổ trưởng liên lạc, khi trận đánh gay go ác liệt cả tổ bị thương vong, NVT làm thay nhiệm vụ của 4 người, dũng cảm lên xuống cửa mở 18 lần, dưới làn đạn địch, truyền đạt mệnh lệnh chính xác kịp thời góp phần cùng đơn vị đánh thắng. Trận đồi Độc Lập (15.3.1954), phụ trách tiểu đội đánh bộc phá. trời tối địch tập trung hỏa lực bắn dữ đội về hướng cửa mở, tiểu đội bạn đánh chệch hướng, NVT dẫn tiểu đội vào thay, đánh quả bộc phá đầu, sau đó chỉ huy tiểu đội đánh liên tục 28 quả. phá 7 lớp rào, đến hàng rào cuối cùng, NVT bị thương vào mắt trái vẫn cố dùng tay căng mắt phải để quan sát, chỉ huy tiểu đội phá thông cửa mở để lực lượng đột kích tiêu diệt cứ điểm địch. Trong KCCM. chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ. khi hi sinh là trung đoàn trường bộ binh. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba).

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67130855_457064598356759_2197784896221478912_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeG3SUjDaabAlEy5JKyja1K6PKAm-jkFoVfR4TdTjEW5Xiwx3HEY8YCPBQrCbDzkEKwGbon8GWGkRxiBZbe5xp3lrLQI8xEBqoFMF55dbyzsfQ&_nc_oc=AQk4um0B44v_bEzEsBv7Bvo2C-IKhRuvZzn-4XaCEKeJhzhTx6W5JD_ufg7m5KhPghc&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=0bac011ec484451b05521853f49b6820&oe=5DA7B472)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 08:59:18 am

        NGUYỄN VĂN TIỀN (1950-70). Ah LLVTND (truy tặng 1978). Quê h. Mỏ Cày, t. Bến Tre: nhập ngũ 1966; đv ĐCS VN (1969); khi hi sinh là trung đội trường, Đại đội 1, Tiểu đoàn 207, bộ đội địa phương tỉnh Kiên Giang. Trong KCCM. 1966-70 đánh 128 trận, diệt 300 địch, bắn cháy 10 xe bọc thép, 7 xuồng chiến, bắn rơi 2 máy bay trực thăng. 20.3.1970 NVT chỉ huy đại đội đánh lui nhiều đợt tiến công của 1 trung đoàn địch có máy bay, pháo binh yểm trợ càn quét vào xã Hòa Thuận (h. Giồng Riềng, t. Rạch Giá) diệt 120 địch. Do bị thương quá nặng, NVT đã hi sinh. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng nhì. hạng ba), 10 lần Dũng sĩ.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67100869_457064605023425_793365173506146304_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeERQhAD-0TTl8Vja-T97DkIBaQLnCCAEou7JOpwhB0n01v_XmCfilgo8rCafxRGW8yh5OvML15knGMb0dn1bQP83vFfOO5o3Ra3CvsZIdtQHA&_nc_oc=AQkquUuntpD4d_m5PITVtBhdXEn2khl7PVVSr_x58IQtIXmUezuV1Ivo8SjzWkAeHVU&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=962135ca6712f1371991f0060401b6a4&oe=5DA428CC)


        NGUYỄN VĂN TÌNH (s. 1945), Ah LLVTND (1969). Quê xã Giao Yến, h. Giao Thúy, t. Nam Định; nhập ngũ 1963, chuẩn đô đốc (từ 2002), phó tư lệnh về chính trị Quân chủng hải quân (1999); đv ĐCS VN (1972); khi tuyên dương Ah là thiếu úy, phân đội trưởng Đội 1, Đoàn đặc công nước 126. Năm 1967-69 làm nhiệm vụ đánh địch ở cảng Cửa Việt (Quảng Trị), một căn cứ hậu cần quan trọng của Mĩ và QĐ Sài Gòn, thường xuyên được bảo vệ nghiêm ngặt. NVT đã mưu trí, táo bạo, đánh chìm, đánh hỏng 5 tàu vận tải QS của địch (có 1 tàu tải trọng 5.000t và 1 tàu cỡ lớn); chỉ huy đơn vị đánh thắng nhiều trận, gây nhiều thiệt hại cho địch về sinh lực và phương tiện chiến tranh. 1995 Phó tư lệnh về chính trị Binh chủng đặc công. Huân chương: Chiến công (2 hạng nhất, 2 hạng nhì, 4 hạng ba).

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67738430_457064628356756_1017630511524216832_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeE-BYlk1UKoncWVn-0gulq_3F7VlJTSQwau3epU7C1cOyeTIdxn_p7wzo0fVj_G9oASvAPwJ2wl3dLEvSS7b-zcwIMtp6l9zRaY3FyIgCMIJg&_nc_oc=AQndEkn7TncPUbARgujlWfYpp4hpvAbs-VeVY9ZAsP_DQXbocMlZafM-DibbC8mtRmM&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=90d3b45c038b6a638e158152e2b7367f&oe=5DAE4C21)


        NGUYỄN VĂN TRỖI (1940-64), Ah LLVTND (truy tặng 1964). Quê xã Điện Thắng, h. Điện Bàn. t. Quảng Nam; nhập ngũ 17.2.1964; khi hi sinh là chiến sĩ Đội biệt động 65 tp Sài Gòn. Bị địch bắt khi đặt mìn trên cầu Công Lí (Sài Gòn, 9.5.1964) nhằm giết bộ trường quốc phòng Mĩ Mac Namara khi sang VN chỉ đạo việc mở rộng chiến tranh xâm lược. Trong hơn 5 tháng bị giam cầm, dụ dỗ, tra tấn, NVT vẫn kiên trung, bất khuất. 15.10.1964 trong 9 phút trước khi bị xử bấn. NVT đã biến pháp trường thành nơi lên án đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Sài Gòn; khẳng định việc làm của mình là chính nghĩa và hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm!” “Việt Nam muôn năm!”. Huân chương: Thành đồng hạng nhất.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67354013_457064635023422_7336849957514641408_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeH6J89lickwEI8gS7aX32paPlHfQVjxJQta3L5BIu7HMhx0u-7Rxvi5EjQnzEYnZjfTvSMjd2IA5Eua8G30MXjESuJpl43-gE-s7noYbarQpg&_nc_oc=AQnBaYE_GfP6tSvtr0iMAXQ1Y4SemLVhKC6EqriZMabmyaRt71q7yOuDN1J8dAIBTmE&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=a8933871e7d114619a459b6f422e1a5b&oe=5DAA9637)


        NGUYỄN VĂN TUYẾT X. ĐÔ ĐỐC TUYẾT

        NGUYỄN VĂN TƯ* (s. 1927). Ah LLVTND (1976). Quê xã An Bình, tp Cần Thơ; nhập ngũ 1962, thiếu tá (1984); đv ĐCS VN (1969); khi tuyên dương Ah là trung úy trợ lí công binh thuộc Bộ chỉ huy QS tỉnh Rạch Giá (nay là t. Kiên Giang). 1968-72 chiến sĩ đặc công tỉnh Kiên Giang, tham gia 35 trận đánh tàu địch trên sông Cầu Đúc và Nhà Ngang, đánh chìm 32 chiếc (NVT đánh chìm 16 chiếc, diệt 200 địch, phá hủy 4 phà, 6 xe QS, thu 16 súng). Trận đánh tàu trên sông Cầu Đúc (23.11.1968), NVT trinh sát đường đi của tàu địch, đặt bom đánh chìm một pháo hạm nhỏ, diệt hơn 100 địch. Huân chương: Chiến công hạng ba.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67226707_457064651690087_5997793594025443328_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeHl0TLaWs9ELfjbKvN2uJjIziZ3enbwsWMs0t34sMiKl0vthCAY4jiua_fU63DsEeLAkF8xGh9A_s7s1HcJKUh7N-I8xWpeGL83Ot7CMZmisw&_nc_oc=AQnr33P34QLeSRwNJzc5XIHTKmRF5n03kf996hXUkfVWtEUGGM2OzgXzNEIouZprTkg&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=7bee464d2cfac42c9c62a9f6dd1da9b3&oe=5DB165C3)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:01:15 am

        NGUYỄN VĂN TƯ** (Thành Ngọc; 1935-64), Ah LLVT- ND (truy tặng 1965). Quê xã Tàn Thành Bình. h. Mỏ Cày, t. Bến Tre; đv ĐCS VN: khi hi sinh là tiểu đội phó du kích xã Tân Thành Bình. Trong KCCM, 1960- 64 hoạt động trong vùng địch kiểm soát, tham gia chiến đấu hơn 200 trận. Bằng chống mìn. cạm bẫy, lựu đạn,... với nhiều cách đánh mưu trí. sáng tạo, NVT diệt và làm bị thương 159 địch, bắt 1 ác ôn, phá hủy 3 xe QS. Sáng tạo cách đánh bằng ong vò vẽ kết hợp với chông mìn trong 30 trận, diệt và làm bị thương 50 địch, gây cho địch hoang mang lo sợ. 26.10.1964 bị thương gãy một chân. NVT bị địch bắt, tra tấn dã man vẫn kiên trung bất khuất và anh dũng hi sinh. Huân chương: Quân công hạng nhì.

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67421318_457064671690085_576474229910798336_n.jpg?_nc_cat=109&_nc_eui2=AeFtwgWbYotS6hUSljtX_l5Vpecriho6G-_NxGZ6a9gKIBZ7ONRUafOC2F7a1a4V4Dhvjux_PFxyTiDhLdDE07sjTyNXj_6DWju6aF8arCd6rQ&_nc_oc=AQlZHxFmtAoy9Rmqr1Xd8Dm6Qsxh7VgRpbG98GVb3b0vcmhy9gW-NBTFC3-dl_REqtw&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=7efc6f55ec142785ee044fa7631f1722&oe=5DDEF775)


        NGUYỄN VIẾT KHẢI (Nguyễn Văn Huôi; 1940-63), Ah LLVTND (truy tặng 1965). Quê xã Tân Hưng Tây, h. Cái Nước, t. Cà Mau; khi hi sinh là trung đội phó Trung đội 3, Đại đội Quyết Thắng. Tiểu đoàn U Minh, bộ đội địa phương tỉnh Cà Mau. 1961-62 tham gia chiến đấu và chỉ huy du kích xã Tân Hưng Tây đánh nhiều trận chống địch đông hơn gấp nhiều lần, đạt hiệu suất chiến đấu cao. 20.12.1962 chỉ huy tổ du kích chiến đấu chống 40 máy bay trực thăng địch đổ quân bao vây, càn quét, đánh lui nhiều đợt tiến công của địch (NVK bắn rơi 4 trực thăng bằng 8 viên đạn tiểu liên, diệt 60 địch trên máy bay), buộc địch bỏ dở cuộc càn; NVK dẫn đầu phong trào của LLVT toàn khu chiến đấu chống chiến thuật trực thăng vận của Mĩ. Huân chương: Quân công hạng ba. Chiến công hạng nhất.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67608251_457064678356751_5787717827225976832_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_eui2=AeH-jBEIUwZiQrbPUFtf6F9H_TLhn-zVtrFa_S5y2Gv2XN2SbrRmuIyuUL7a6GI8MK-0rsPCxDNPns8woeCV5Z4NgUxUK51JKjyd3PWHuhrZvQ&_nc_oc=AQkVLteSRrfXQg5gAW4i1av_kKxJUxJmalOq91vX5VP77iau6Nnxs1LNVEOFc7aHfl0&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=562e226f9cba1a4ff35dda4a46241ddd&oe=5DAA4FD9)


        NGUYỄN VIẾT PHONG (1945-70), Ah LLVTND (1967). Quê xã Thủy Phương, h. Hương Thủy, t. Thừa Thiên - Huế; tham gia du kích 1961; đv ĐCS VN; khi tuyên dương Ah là xã đội trưởng xã Mĩ Thủy. 1961-67 tham gia xây dựng và chỉ huy  du kích xã Mĩ Thủy đánh địch, hỗ trợ quần chúng nổi dậy diệt tề, trừ gian, phá ấp chiến lược; xây dựng chính quyền, đoàn thể quần chúng; vận động nhân dân ủng hộ tiền của cho kháng chiến; tham gia vận chuyển lên căn cứ hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm; chiến đấu 45 trận, diệt 112 địch (có 34 Mĩ). Trận 13.7.1965 NVP chỉ huy tổ du kích (3 người), đánh trả cuộc càn của hai đại đội lính thủy đánh bộ Mĩ có máy bay yểm trợ vào Ấp 5 xã Mĩ Thủy, diệt nhiều địch (NVP diệt 25 Mĩ). Khởi đầu phong trào “tìm Mĩ mà đánh, gặp Mĩ là diệt”, trong toàn huyện. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67402211_457064698356749_8429174670485356544_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeEJGQE0clZkz662JYMFMP-M-WeOZPIoZGAV-nQhbV89eiZtc88Rb24lGkWsoLie8MtCwRdvzvr4g0gbutZlqKyXOk5jQfhA2HkLr6mcYCvWcw&_nc_oc=AQmHoHFHEQH9l6LftNKMjCb49fTV0J4SUVD7DXixXhn2cfA97Jk65OwtTRf3JxpQQI4&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=620ff6881f03e7cfe493331a8f87844f&oe=5DA00755)


        NGUYỄN VIẾT XUÂN (1934-64), Ah LLVTND (truy tặng 1967). Quê xã Ngũ Kiên, h. Vĩnh Tường, t. Vĩnh Phúc: nhập ngũ 1952, thiếu úy (1964); đv ĐCS VN (1956); khi hi sinh là thiếu úy, chính trị viên Đại đội 3, Tiểu đoàn pháo phòng không 14 thuộc Sư đoàn 325; Năm 1954 tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với cương vị chiến sĩ trinh sát phòng không. Trong KCCM. phục vụ trong lực lượng phòng không Quân khu 4. Trận đánh máy bay Mĩ ở Cha Lo (Quảng Bình, 18.11.1964), NVX là chính trị viên đại đội pháo phòng không, cùng đại đội trưởng chỉ huy đơn vị bắn rơi máy bay địch ngay từ loạt đạn đầu. Bị thương 3 lần, không rời vị trí chỉ huy. Khi bị gãy đùi bên phải, NVX đề nghị y tá cắt bỏ dùi cho khỏi vướng để tiếp tục chiến đấu, động viên đồng đội “nhằm thẳng quân thù mà bắn”. Lời động viên đã trở thành khẩu hiệu cổ vũ quyết tâm chiến đấu của cán bộ và chiến sĩ lực lượng phòng không ba thứ quân. Huân chương: Quân công hạng ba.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67297666_457064715023414_5135631398148767744_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeGs82wfQMQ2Q0KazicltxGC0yGIt_6bxcDkLeSBLdXHXO-VCTKN0BPCZWxjG0QK1OaC1IMpPyBc0No4SEE9FzaS8oT3PkCIGVJg5ztfXu0Z3g&_nc_oc=AQkjEdQTwIj6mAwEv02RZVLpQ05ymVkarcfwFLtKzT9hMp7XJo5_jjOWroPgQ_BLJeo&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=e1a84011c75e94261f49675a2fd2ee48&oe=5DED8F30)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:02:53 am

        NGUYỄN VĨNH THỤY nh BẢO ĐẠI

        NGUYỄN XÍ (Lê Xí; 1397-1465), danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn, đại thần dưới bốn đời vua nhà Hậu Lê. Quê làng Thượng Xá. h. Chân Phúc (nay là xã Nghi Hợp, h. Nghi Lộc, t. Nghệ An). Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu. 1418 khi quân Minh đánh úp nghĩa quân ở núi Chí Linh (Lang Chánh. Thanh Hóa), cùng Đinh Lễ bảo vệ Lê Lợi thoát khỏi vòng vây của địch. 1426 được phong thượng tướng quân, cùng Phạm Văn xào, Đinh Lễ, Lí Triện, chỉ huy nghĩa quân đánh thắng trận Tốt Động - Chúc Động (5-7.11.1426), tiến vây Đông Quan (Hà Nội). 1427 cùng Đinh Lễ đánh Vương Thông ở Mi Động (nay là Hoàng Mai, Hà Nội), bị quân Minh bắt nhưng trốn thoát, lại cầm quân tiếp ứng cho Lê Sát đánh quân Thôi Tụ và Hoàng Phúc ở phía bắc Xương Giang. 1428 dược phong long hổ vệ thượng tướng quân và được ban quốc tích (mang họ vua). 1445 cùng tư đồ Lê Thận dẹp loạn Chiêm Thành ở Châu Hóa (Quảng Trị). 1460 cùng các đại thần Đinh Liệt, Lê Niệm, chủ xướng phế Nghi Dân (người giết Lê Nhân Tông để tiếm ngôi), tôn Tư Thành lên ngôi tức Lê Thánh Tông. 1460 xét công đứng bậc nhất, được phong Quỳ Quận Công, nhập nội tả tướng quốc, thái úy. Sau khi mất (1465), được truy tặng hàm thái phó. Có đền thờ tại quê.

        NGUYỄN XUÂN ĐÀI (s. 1940), Ah LLVTND (1970). Quê xã Nam Thanh, h. Nam Trực, t. Nam Định; nhập ngũ 1960, đại tá (1985); đv ĐCS VN (1962); khi tuyên dương Ah là trung úy sĩ quan điều khiển tên lửa, Tiểu đoàn 61, Trung đoàn 236, Sư đoàn 361, Quân chủng phòng không - không quân. 1965-68 tham gia chiến đấu hơn 60 trận. Thời kì đầu làm trắc thủ đài điều khiển đã bám sát chính xác mục tiêu, cung cấp phần từ cho đơn vị bắn rơi 16 máy bay Mĩ. 1966 sĩ quan điều khiển, điều khiển 28 quả tên lửa, bắn rơi 12 máy bay. Trận đánh ở Quỳnh Lưu (7.3.1966) và ở Tân Kì (18.3.1966) mỗi trận điều khiển 1 quả tên lửa bắn rơi 2 máy bay. 14.11.1966 bắn rơi 1 máy bay trinh sát RF-101 bay thấp qua vùng trời Hà Nội. 26.10.1967 bắn rơi tại chỗ chiếc A-4 đang bổ nhào định đánh Nhà máy điện Hà Nội. Huân chương: Chiến công hạng ba.

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67635974_457064721690080_1603915636445020160_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeFQu4qMh4918QzrlYjQfbNbgMOsipCjEtjvRho0a5Q5sNewzz20Rt4hM004xmYGnLJcE3Gcm5PDl2LNm9gJ1xgcV7uKwGH-VDcUGFC96D5_bA&_nc_oc=AQm9I2a0J9tmZF4OceWaztjmnR9jfe4Q1P9cEwVpMjzQs9EGg7kojKCOlDiJWVWv_lg&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=3292d03efac552b7b50ab441bd8aacfa&oe=5DB13E79)


        NGUYỄN XUÂN HOÀNG (Nguyễn Văn Bàn; 1918-87), chính ủy BTL pháo binh (1959-61). Quê xã Minh Tân, h. Kiến Xương, t. Thái Bình; tham gia CM 1937, nhập ngũ 1946, trung tướng (1986); đv ĐCS VN (1938). Năm 1942-45 bị thực dân Pháp bắt giam ở Hỏa Lò và đày đi Côn Đảo. 9.1945 được trả tự do, phụ trách đào tạo cán bộ chính trị ở Khu 9. Tháng 3.1946- 48 tham gia xây dựng khu căn cứ An Liên - Minh Lương: phụ trách báo chí, trưởng phòng chính trị Khu 9. Tháng 6.1950-54 trưởng phòng chính trị, chỉ huy  phó Khu Tây Bắc, tư lệnh kiêm chính ủy Quân tình nguyện VN tại Campuchia. 7.1955 cục phó Cục tuyên huấn TCCT. 7.1956 phó giám đốc Trường chính trị trung cao QĐ. 6.1959 chính ủy BTL pháo binh. 4.1961-66 tổng biên tập tạp chí “Quân đội nhân dân”, cục trưởng Cục xuất bản TCCT; chính ủy: Học viện quân chính, BTL pháo binh; 1966 phó chính ủy Quân khu 4, kiêm chính ủy, bí thư đảng ủy Mặt trận B5 - bắc Quảng Trị. 7.1969-70 viện phó Viện khoa học QS BQP, kiêm phó ban công tác miền Tây (CP-38). Năm 1978 trường ban B68 giúp CM Campuchia. 3.1979 viện phó Học viện QS cấp cao. 8.1981-83 viện trưởng Viện lịch sử QS BQP. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhất...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67458529_457064735023412_3787107234522071040_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_eui2=AeHQ-4agrhtHZ5Yfav-t23i6SeZXT4swlXbRSvgjiU-tTabGU3Ytt_o_-9V6tf6btrnABdK7b5ooyEv0Tc05t2mU9T5WjdfDRuwoRYZJqmBdiQ&_nc_oc=AQkGzzRlWbKSGKh-XL9kMdm9_WOdHn347caZppR6f0xql5OP6tXli31augyFUdwLRiw&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=8c0dec51d01f937c4533861a1f2464ef&oe=5DA0F195)


        NGUYỄN XUÂN MẬU (Nguyễn Xuân Kế; s. 1922), chính ủy Quân chủng phòng không (1977-79). Quê xã Trường Yên, h. Chương Mĩ, t. Hà Tây; tham gia CM 1939, nhập ngũ 1946. trung tướng (1986); đv ĐCS VN (1943). Trước và sau CM tháng Tám 1945 hoạt động trong các đoàn thể nông dân, thanh niên, cán bộ Việt Minh, du kích xã, huyện. 1946-54 chính trị viên: trung đội, đại đội, tiểu đoàn; chính ủy Trung đoàn 681, Đại đoàn 367. Tháng 1.1958 phó chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 367. Tháng 11.1963-77 chủ nhiệm chính trị, phó chính ủy BTL phòng không - không quân. 1977-79 chính ủy Quân chủng phòng không; chủ nhiệm chính trị Học viện chính trị - QS. 1980-87 phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng ủy QS trung ương. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Chiến công hạng nhì. Kháng chiến (hạng nhất, hạng nhì)...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67621315_457064755023410_4212983877922193408_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeG3vN7AfmmwnSeYWFJ1nRDCKRYsK1gXPiQChaoQn-MkrOZY4C9_gEWMX4NLIuutOfj5ggBprxD4jaH_FiMr14m1w-5IUJdpdJXIZPzuCF3Wxg&_nc_oc=AQlf9FQbm94L_K4q4709zbzagHpSkOf-GEIt4poqHYbObq_q763fg5BHyD6jPZ_19xo&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=3e4e94f2838b5515ae7fd4f67b8c6bf5&oe=5DB39B85)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:03:53 am
   
        NGUYỄN XUÂN ÔN (Hiến Đình; 1830-89), người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nghệ An, thuộc phong trào Cần Vương (1885-95). Ọuê tổng Lương Điền, h. Đông Thành, t. Nghệ An (nay là xã Diễn Thái. h. Diễn Châu, t. Nghệ An). 1871 đỗ tiến sĩ, được bổ chức hàn lâm biên tu. 1874 làm tri phủ Quảng Ninh (Quảng Bình) rồi làm đốc học Bình Định. 1875 về kinh làm giám sát ngự sử, chuyển sang chưởng án lễ khoa làm án sát Bình Định. Quảng Ngãi, Quảng Bình. Sau đó trở vế kinh làm biện lí bộ hình. Do kiên trì tư tưởng chủ chiến trái với ý triều đình nên bị cách chức (1883); về quê tập hợp lực lượng khởi nghĩa, được nhân dân ủng hộ, nhất là giới nho sinh, văn thân. 7.1885 hưởng ứng “Chiếu Cần Vương", được phong hiệp đốc quân vụ, trực tiếp tổ chức phong trào chống Pháp ở Nghệ An, Hà Tĩnh (xt khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn, 1885-87). Tháng 7.1887 bị bắt giam ở Vinh (Nghệ An), sau bị an trí và mất tại Huế.

        NGƯ LÔI, đạn có điều khiển, tự chuyển động trong nước, dùng để diệt tàu mặt nước, tàu ngầm, phá hủy bến cảng, ụ tàu... NL dạng hình trụ. đầu tù, đuôi thon, có thể được phóng từ tàu mặt nước (tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu phóng lôi...) tàu ngầm hay khí cụ bay hàng không (máy bay chống ngầm...). Gồm: phần đầu (chứa thuốc nổ thường hoặc lượng nổ hạt nhân, ngòi nổ, thiết bị điều khiển...), phần giữa (chứa nguồn năng lượng, nhiên liệu, động cơ...), phần đuôi (chứa bộ dẫn động, máy lái, chân vịt, bộ phận ổn định...). Theo đường kính có các cỡ 254, 324, 400, 460, 482, 533, 550mm; dài 2,3-6,5m; theo công dụng, có: NL chống tàu mặt nước, NL chống ngầm (có thân bền, bảo đảm đánh được tàu ngầm ở độ sâu đến 900m), NL hai tác dụng; theo phương tiện mang, có: NL tàu chiến, NL hàng không (có bộ phận ổn định hoặc dù để bay ổn định trước khi xuống nước); theo thiết bị động lực, có: NL hơi nước - khí, NL khí nén, NL điện (có ưu điểm không để lại dấu vết trên mặt nước), NL nhiệt (có động cơ pittông, tuabin hay phản lực); theo hệ thống điểu khiển, có: NL điều khiển bằng dây, NL tự dẫn, NL điểu khiển theo chương trình, NL có người lái; theo ngòi nổ, có: NL tiếp xúc (lắp ngòi chạm nổ), NL không tiếp xúc (lắp ngòi nổ: thủy âm, điện từ trường...). NL hiện đại có tốc độ tới 102km/h, khối lượng tới 2.000kg. mang tới 400kg thuốc nổ thường hoặc hạt nhân, sử dụng độc lập hoặc làm phần chiến đấu của tên lửa chống ngầm, thủy lôi tự chuyển hay thủy lôi NL. NL đầu tiên trên thế giới (tên cũ là thủy lôi tự hành) do I. Ph. Alêchxanđrôp (người Nga) sáng chế 1865, chạy bằng chân vịt, động cơ khí nén. Dùng lần đầu trong chiến tranh Nga - Thổ (1877-78). Trong CTTG-II, chỉ riêng các hạm đội và không quân Anh, Mĩ đã sử dụng gần 30 nghìn NL (hải quân Đức. Anh. Ý, Nhật còn dùng NL có người lái, vd: loại Caiten của Nhật dài 14,75m, tốc độ 56km/h, tầm hoạt động 74km. mang 550kg thuốc nổ do người lái cảm tử điều khiển, đã dùng ở Mặt trận Thái Bình Dương). NL có trong trang bị của hải quân VN. 2.8.1964 các tàu phóng lôi nhỏ của hải quân VN lần đầu tiên đã dùng NL đánh đuổi tàu khu trục Mađôc của Mĩ xâm phạm hải phận VN ở Vịnh Bắc Bộ (xt sự kiện Vịnh Bắc Bộ, 8.1964).

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67099101_457064768356742_6299486381957709824_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeEoIdzFXlr6xfh2ITguIVnyDQIir3P3AR03qto1gM6oEY9_4Sha9qlWlkmVXAY7Gf57RZx8wKDOkdT45SHDX81GZF2CHDFmsmQ8Wk9P2IaAUg&_nc_oc=AQn2_B71N4CPKVt5XczkKqKvw5W0TWsSOhyO8Amopwlxv8XOLca7nrDQRF3KvqFif0o&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=f56809e07075744a9a84a5b3e40a277c&oe=5DB23430)


        NGƯ LÔI PHẢN LỰC, ngư lôi nhiệt có động cơ phản lực dùng để diệt tàu nổi, tàu ngầm. Có thể được sử dụng độc lập hoặc làm đầu đạn cho tên lửa chống ngầm. Vd: NLPL chống ngầm L4 đường kính 533mm của Pháp được trang bị cho không quân, có thể sử dụng cả ở vùng nước nông và nước sâu. Sau khi được phóng từ máy bay, ngư lôi tự sục sạo vòng tròn; khi phát hiện mục tiêu tự lao đến với vận tốc 50 hải lí /h (93km/h).

        NGỪNG BẮN, tạm dừng hoặc chấm dứt nổ súng của một bên hoặc các bên giao chiến vì mục đích nhất định (di tản dân thường khỏi vùng chiến sự, cứu trợ nhân đạo, giải quyết thương binh, tử sĩ, trao đổi tù binh, thương lượng, đàm phán...). Có NB tạm thời và NB hoàn toàn, NB cục bộ và NB toàn bộ. NB có thể đơn phương (do một bên tuyên bố và thực hiện), đối phương có thể hường ứng hoặc không hưởng ứng; có thể có sự giám sát quốc tế hoặc lực lượng trung gian... Ở VN, trong KCCP có NB ở Điện Biên Phù sau chiến thắng 7.5.1954 để QĐ Pháp giải quyết thương binh, tử sĩ; trong KCCM thường có NB trên các chiến trường cả nước trong các ngày lễ và tết...


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:05:13 am

        NGƯỜI CHỈ HUY, người đứng đầu một đơn vị LLVT theo quyết định bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền. Trong LLVTND VN, NCH thực hiện nhiệm vụ theo chức trách, quyền hạn quy định và chịu trách nhiệm cá nhân trước Đảng, nhà nước, trước cấp trên, cấp ủy đảng cấp mình, trước tập thể cán bộ chiến sĩ thuộc quyền về mọi mặt QS, chính trị, hậu cần, kĩ thuật của đơn vị. Có các chức danh: tư lệnh (cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng và tương đương); sư đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng, trung đoàn trường, tiểu đoàn trường... (cấp sư đoàn trở xuống); chủ nhiệm, cục trưởng, trưởng phòng, trường ban... (các cơ quan); giám đốc học viện, hiệu trưởng các trường QS; chỉ huy trưởng (tỉnh đội, huyện đội).

        NGƯỜI NẤU ĂN X. CẤP DƯỠNG

        NHÀ ÂM, nhà có nền thấp hơn địa hình xung quanh để tránh mảnh bom, đạn (pháo, cối), đạn súng bộ binh của đối phương; nơi ở, làm việc, sinh hoạt dã chiến trong vùng thường bị pháo binh, không quân đối phương bắn phá. Có thể được lắp ráp từ các bộ phận chế tạo sẵn hoặc làm bàng vật liệu tại chỗ. Tùy điều kiện của địa hình/chiều cao mực nước ngầm hoặc độ cứng của chất đất, có: NÂ chìm (gần như toàn bộ nhà thấp hơn địa hình xung quanh), NÂ nửa nổi nửa chìm (phái dùng bao cát hoặc đất đá để che phần nổi). Trong KCCP và KCCM, ở VN NÂ được dùng phổ biến.

        NHÀ BẠT, nhà dã chiến bằng vải bạt được chế tạo theo một quy cách và chuẩn hóa nhất định có thể tháo lắp và di chuyển một cách dễ dàng, phù hợp với yêu cầu dã ngoại và chiến đấu; dùng để trú quân, phẫu thuật và cứu chữa thương binh, bệnh binh, sửa chữa vũ khí, trang bị KTQS, hoặc làm kho (vũ khí, trang bị kĩ thuật, vật chất QS...). Theo kích cỡ, có: NB loại nhỏ (trú quân. SCH...), NB loại vừa (các loại kho vũ khí, trang bị KTQS; trạm phẫu thuật và cứu chữa thương bệnh binh...); NB loại lớn (trạm sửa chữa vũ khí, trang bị KTQS...)

        NHÀ MÁY BA SON, nhà máy sửa chữa, đóng tàu đầu tiên của nước ta, nay là Xí nghiệp liên hiệp sửa chữa và đóng tàu Ba Son trực thuộc BQP. NMBS do Pháp xây dựng 28.4.1863, với tên Xưởng đóng tàu Ba Son. 1.5.1975 BTL hải quân quản lí; 3.3.1989 đổi thành NMBS, thực hiện sản xuất kinh doanh theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập; 22.7.1991 chuyển thành Xí nghiệp liên hiệp sửa chữa và đóng tàu Ba Son; tổ chức gồm: giám đốc, 1-3 phó giám đốc, kế toán trưởng, một số phòng nghiệp vụ kinh tế, kĩ thuật và chuyên viên trực thuộc giám đốc. Cơ sở sản xuất gồm các xưởng, phân xưởng. NMBS có nhiệm vụ và quyền hạn: sửa chữa và đóng mới tàu QS theo đơn đặt hàng của BTL hải quân và BQP; sửa chữa và đóng mới tàu thuyền theo đơn đặt hàng của các tổ chức kinh tế trong nước, nước ngoài và kinh doanh dịch vụ khác; trực tiếp kí kết các hợp đồng sản xuất, gia công tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu, liên kết liên doanh và hợp tác với các tổ chức, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước; nghiên cứu đổi mới trang thiết bị và công nghệ nâng cao nàng lực đóng mới, sửa chữa tàu QS, chuẩn bị kế hoạch phục vụ thời chiến; mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy theo đúng cơ chế chính sách, pháp luật, kinh tế hiện hành của Nhà nước, điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh (ban hành theo nghị định 50/HĐBT) và quy định của BQP. 1975-97, đã sửa trên 3.000 tàu các loại, đóng mới trên 100 tàu. Huân chương: Quân công hạng ba; 6 Chiến công các loại. Giám đốc đầu tiên: Nông Thanh Ba (1975-78).

        NHÀ MÁY IN QUÂN ĐỘI, nhà máy in trong hệ thống tổ chức ngành in của QĐND VN theo loại hình doanh nghiệp quốc phòng - kinh tế, do TCCT trực tiếp chỉ đạo và quản lí. Có nhiệm vụ tổ chức hoạt động in phục vụ nhiệm vụ chính trị của QĐ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những doanh nghiệp in hiện đại của ngành in QĐ, bảo đảm in mọi chủng loại ấn phẩm với chất lượng cao. Thành lập 6.1950 trên cơ sở sáp nhập Nhà in vệ quốc quân (ra đời 17.12.1946 theo chỉ đạo trực tiếp của Chính trị cục, BQP) và Nhà in quân du kích. Huân chương: Quân công hạng ba (1986). Trụ sở: thị trấn Cầu Diễn, h. Từ Liêm, tp Hà Nội. Ngày truyền thống 17.12. Giám đốc đầu tiên: Mai Sơn (1950-54).

        NHÀ MÁY Ml, nhà máy sửa chữa, cải tiến, lắp ráp và sản xuất trang bị, thiết bị thông tin thuộc BTL Binh chủng thông tin liên lạc; đơn vị Ah LLVTND (8.1985). Thành lập 21.11.1945 (ngày chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 61/SL. sáp nhập Sở vô tuyến điện VN vào Phòng thông tin liên lạc BQP). Tiền thân là Xưởng sửa chữa vô tuyến điện thuộc Sở vô tuyến điện Bạch Mai (đổi thánh Sở vô tuyến điện Việt Nam, 20.8.1945); Xưởng X82 (1.1951); tách ra 2 xưởng, Xưởng vô tuyến điện và Xưởng quân bưu (cuối 1954), sáp nhập thành Xưởng thông tin (cuối 1958 đầu 1959), phát triển thành NMM1 (4.1965), ngày 8.3.1989 hợp nhất NMM1 và Nhà máy M2 (nhà máy sản xuất, sửa chữa nguồn điện thông tin) thành NMM1. Giám đốc kiêm bí thư đảng ủy đầu tiên: Đỗ Văn Lương.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:06:23 am

        NHÀ MÁY Z151, cơ sở đảm bảo kĩ thuật của ngành xe máy QĐ; đơn vị Ah LLVTND (1995). Có nhiệm vụ sửa chữa lớn các loại ô tô, sản xuất vật tư kĩ thuật ngành xe máy... đảm bảo cho toàn quân. Hình thành trên cơ sở sáp nhập xưởng Tiền Phong (1950) và xưởng Chiến Thắng (1955) với phiên hiệu là X1; sau đổi thành Q151 (1967), A151 (1972), Z151 (1975). Theo quyết định số 649/QĐ-TM ngày 13.9.1999 Z151 thành Nhà máy Z551. Trong hệ thống hành chính QS, NMZ151 là đơn vị trực thuộc Cục quản lí xe máy, TCKT.

        NHÀ MÁY Z551 X NHÀ MÁY Z151

        NHÀ NƯỚC, tổ chức quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp; bộ máy để quản lí xã hội và duy trì sự thống trị của giai cấp cầm quyền. NN xuất hiện khi có sự phân chia xã hội thành giai cấp và mất đi khi xã hội không còn giai cấp. Chức năng cơ bản của NN: tổ chức xây dựng, quản lí xã hội, đồng thời trấn áp sự phản kháng của các giai cấp khác nhằm củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917), NN XHCN đầu tiên trên thế giới ra đời, thay thế NN bóc lột ở nước Nga. NN XHCN là NN kiểu mới, xuất hiện với tính cách là tổ chức quyền lực chính trị của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân; được xây dựng dựa trên cơ sở khối liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhiệm vụ chủ yếu của NN XHCN là: xây dựng chế độ mới XHCN, bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc và của nhân dân; thực hiện quản lí xã hội bằng pháp luật, do chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo; tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ đi đôi với phản công, phân cấp phụ trách; bảo đảm thực hiện công bằng, dân chủ XHCN, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Mục tiêu cao nhất của NN XHCN là xây dựng thành công xã hội CSCN.

        “NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG”, tác phẩm của Lénin viết 1917, xuất bản thành sách 1918, được in trong Lênin toàn tập (tập 33) do Nhà xuất bản Tiến Bộ, Maxcơva phát hành 1976. Nội dung cơ bản: chỉ rõ các quan điểm của Mác và Ăngghen về nhà nước, nhấn mạnh vấn để nhà nước là một trong những vấn đề căn bản của chủ nghĩa Mác; phân tích mối quan hệ của nhà nước với tính chất giai cấp của nó; chứng minh tính tất yếu của CM XHCN và chuyên chính vô sản; phát triển chủ nghĩa Mác về CNXH, CNCS; làm sáng tỏ những vấn đề khác như: sự tiêu vong của nhà nước, chứng minh chính quyền Xô viết là hình thức chuyên chính vô sản, lên án chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa cơ hội. “NNVCM” trang bị lí luận cho giai cấp công nhân và các chính đáng của nó trong cuộc đấu tranh lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập nhà nước vô sản, đấu tranh chống trào lưu xét lại hiện đại. bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước.

        NHÀ TÌNH NGHĨA, hoạt động tặng nhà ở cho người có công với CM trong phong trào Đền ơn đáp nghĩa của nhân dân VN. Khời đầu do Công ti sửa chữa nhà tp Hồ Chí Minh xây dựng NTN tặng vợ chồng thương binh nặng Đào Văn Của và Nguyễn Thị Tuyết tại xã Phước Hiệp, h. Củ Chi, nhân Ngày thương binh liệt sĩ (27.7.1982). Đến cuối những năm 80 trở thành phong trào của cả nước với nội dung: mọi tổ chức và cá nhân phối hợp với chính quyền địa phương sử dụng nguồn vốn phúc lợi hoặc quyên góp để sửa chữa hoặc xây mới nhà ở tặng các đối tượng chính sách có đời sống khó khăn.

        NHÀ TRẮNG, dinh tổng thống Mĩ ở Oasinhtơn (MT). Xây dựng 1792-99 theo kiểu Italia thời Phục hưng; phòng bầu dục giữa của tòa nhà là nơi làm việc của tổng thống và cứ hành các nghi lễ. Có nơi ở cho tổng thống và gia đình, các phòng cho nhân viên, phòng tiệc, phòng hòa nhạc và phòng lễ tân. Nơi ở của tổng thống được mở cửa cho mọi người tới tham quan như một nhà bảo tàng. Tên gọi NT được sử dụng lần đầu tiên vào 1811, sau đó được dùng cho các dinh thự khác của tổng thống như NT nhỏ ở bang Gioocgia nơi tổng thống Rudơven qua đời, NT miền Tây ở bang Caliphoocnia của Nichxơn. Tên gọi NT còn được dùng để chỉ chính phủ Mĩ do tổng thống đứng đầu.

        NHÀ TRUYỀN THỐNG X. PHÒNG (NHÀ) TRUYỀN THỐNG

        NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN, cơ quan xuất bản của Đảng ủy quân sự trung ương và BQP, trong hệ thống xuất bản của nước CHXHCN VN; do TCCT chỉ đạo và quản lí. Có nhiệm vụ: xuất bản chủ yếu các loại sách thuộc lĩnh vực QS (lí luận, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, lịch sử - hồi kí. giáo khoa, điều lệnh, điểu lệ, chế độ chính sách, văn học về đề tài LLVT, chiến tranh CM...) và các xuất bản phẩm khác (có loại lưu hành trong nội bộ QĐ, có loại phát hành rộng rãi trong nhân dân), phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện và động viên LLVTND hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ. Ngày truyền thống 11.7.1950. Đơn vị tiền thân: Nhà xuất bản Vệ quốc quân (1947). Huân chương: Quân công hạng nhất (1982)... Trụ sở: 23 Lí Nam Đế, Hà Nội. Giám đốc đầu tiên: Lê Tất Đắc.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:07:25 am

        NHÂN CÁCH QUÂN NHÂN, tổng hợp các đặc điểm tâm sinh lí, các phẩm chất và thuộc tính tâm lí biểu thị giá trị xã hội của quản nhân được cộng đồng thừa nhận. NCQN được hình thành bởi: nhân tố xã hội (quá trình sống, tham gia các hoạt động xã hội và chịu sự chi phối của các quan hệ xã hội); nhân tố sinh vật (thể tạng, cấu tạo thần kinh, kiểu loại hoạt động thần kinh, tố chất...); nhân tố tâm lí (khả năng nhận thức, cảm xúc, tình cảm. tính cách, tính khí, năng lực...). Phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ là biểu thị giá trị xã hội của NCQN QĐND VN, được bắt nguồn từ bản chất của quân đội kiểu mới và nhân cách truyền thống của dân tộc VN.

        NHÂN DÂN TỰ VỆ, thành phần đông nhất trong lực lượng an ninh địa phương của chính quyền Sài Gòn. Hình thành từ 1964, có tên gọi “phòng vệ dân sự”, với mục đích lôi kéo nhân dân miền Nam VN về phía chính quyền, chống lại phong trào CM và chiến tranh du kích CM ở cơ sở (xã, ấp, phường); đổi thành NDTV (1968). Cơ quan quản lí, chỉ huy cao nhất là Tổng nha NDTV thuộc Bộ nội vụ. NDTV được tổ chức rộng khắp ở các vùng nông thôn, đô thị; chia thành lực lượng chiến đấu và lực lượng phục vụ chiến đấu. Số đoàn viên từ 1.481.000 người (1968) lên tới 4.420.000 người (1971); việc phục vụ trong lực lượng NDTV được coi là nghĩa vụ bắt buộc đối với nam công dân lứa tuổi 16-17 và 37-50 (phụ nữ có thể tình nguyện tham gia). Cấp tổ chức ở cơ sở: tổ (3 người), toán (3 tổ, 11 người), liên toán (3 toán, 35 người) và đoàn (3 liên toán, 107 người). Được trang bị vũ khí bộ binh nhẹ (khoảng 1/5 lực lượng) để tác chiến hoặc yểm trợ tác chiến (cứu thương, trinh sát, tiếp tế...) và thay thế dần lực lượng lãnh thổ. Sau 1972, NDTV gồm các đoàn viên lứa tuổi từ 16-50 (trừ quân nhân hiện dịch), chia thành: túc trực 1(17- 38 tuổi), túc trực 2 (39-43 tuổi), túc trực 3 (16 tuổi và 44-50 tuổi), để xây dựng lực lượng trù bị cho Quân lực Việt Nam cộng hòa. Tan rã hoàn toàn 4.1975.

        NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI CỦA CHIẾN TRANH, yếu tố (nguyên nhân, điều kiện) định đoạt tiến trình và kết cục chiến tranh. Gồm các nhân tố cơ bản: kinh tế, chính trị - tinh thần, khoa học và công nghệ, QS. Mỗi nhân tố có những chỉ số về số lượng và chất lượng; có vị trí, vai trò chi phối thắng lợi hoặc thất bại của chiến tranh. Nhân tố kinh tế quyết định trình độ phát triển của lĩnh vực QS (vũ khí, phương tiện kĩ thuật quân sự, tổ chức LLVT và phương thức tác chiến...). Nhân tố chính trị - tinh thần (do tính chất quan hệ kinh tế, chế độ chính trị - xã hội, thể chế nhà nước, hệ tư tưởng, mục đích chiến tranh, truyền thống lịch sử và văn hóa... quy định) là nhân tố quan trọng nhất quyết định thắng lợi của chiến tranh. Nhân tố khoa học và công nghệ (tự nhiên, kĩ thuật, xã hội - nhân văn, QS...) ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh QS của đất nước và sức mạnh chiến đấu của các LLVT. Nhân tố QS trực tiếp quyết định thắng lợi trên chiến trường.

        NHÂN XUYÊN (Inchon), thành phố cảng, căn cứ hải quân trọng yếu của Hàn Quốc trên bờ Hoàng Hải. Nằm trên bờ vịnh Canghua, cách Xơun gần 40km về phía tây. Dt khoảng 200km2; ds khoảng 2,3 triệu người. Công nghiệp chế tạo máy, luyện kim. dệt, phân bón... phát triển. Tổng chiều dài cầu cảng 800m, các vũng tàu trong và ngoài trú đậu được 40 tàu trọng tải 50.000t. Thuận tiện cho đổ bộ lực lượng lớn. 8.9.1945 và 15.9.1950, quân Mĩ hai lần đổ bộ lên NX.

        NHẬN BIẾT MỤC TIÊU, 1) xác định đối tượng (mục tiêu) được phát hiện như máy bay, tàu chiến, phương tiện và lực lượng mặt đất... thuộc quốc gia hay tổ chức (lực lượng) nào. Có thể thực hiện nhờ quan sát (bằng mắt thường hoặc khí tài quang học) các dấu hiệu phân biệt mang trên mục tiêu hay nhờ phương tiện trinh sát vô tuyến điện từ đặc biệt (hệ thống “hỏi” - “đáp” sử dụng các tín hiệu vô tuyến điện hoặc bức xạ lade...) đặt trên các đài trinh sát, chỉ huy, trên máy bay, tàu chiến, xe tăng, xe thiết giáp.... hay mang theo các phân đội bộ binh...; 2) quá trình tự động thu thập và xử lí những thông tin về mục tiêu để xác định đặc điểm, kiểu, loại mục tiêu, chọn mục tiêu cần đánh; một đặc tính để phân biệt vũ khí tinh khôn với các loại vũ khí khác.

        NHẬN DẠNG MỤC TIÊU X. NHẬN BIẾT MỤC TIÊU

        NHẤT BINH (cổ), loại binh lính tuyển ở ngoài địa phương Thanh - Nghệ, thuộc bốn trấn và hai phủ, trong quân đội Hậu Lê từ 1722. để phân biệt với ưu binh. Binh lính NB là người quê ở các trấn Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương và các phủ Trường Yên, Thiên Quan, thường được biên chế xen kẽ với binh lính ưu binh trong binh thị hậu theo ti lệ 1/5 đến 1/3. Vì không phải là người Thanh - Nghệ có công lao với vua Lê, chúa Trịnh, nên NB không được ưu đãi bằng ưu binh.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:08:32 am

        NHẤT TỰ TRẬN (cổ), đội hình chiến đấu xếp thành một hàng ngang (chữ nhất). Thường được áp dụng khi vượt qua địa hình trống trải dưới hỏa lực địch để tiếp cận mục tiêu hoặc khi xung phong. Trong trận đánh đồn Ngọc Hồi (mồng 5 Tết Ki Dậu. 30.1.1789), vua Quang Trung đã tổ chức đội quân cảm từ dàn thành NTT đột phá mở đường cho chủ lực xông vào tiêu diệt quân Thanh.

        NHẬT BẢN (Nippon, Nihon, A. Japan), quốc gia quần đảo ở Đông Á. Dt 377.829km2; ds 127,21 triệu người (2003); hơn 99% người Nhật. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Nhật. Tôn giáo: đạo Phật, Sintô... Thủ đô: Tôkiô. Chính thể quân chủ lập hiến; đứng đầu nhà nước (không nắm quyền hành pháp) là Nhật Hoàng. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Lãnh thổ gồm khoảng 4.000 đảo trải dài khoảng 2.500km theo hướng đông bắc - tây nam, cách bờ biển Đông Á 200-300km. Đảo lớn nhất Hônsu chiếm 61% diện tích và 80% dân số. 3/4 lãnh thổ là núi, đỉnh cao nhất Phú Sĩ (Fujiyama) 3.776m. Dân cư tập trung chủ yếu ở các dải đồng bằng hẹp ven biển. Khí hậu ôn hòa; mùa hè thường có mưa, bão lớn, lượng mưa 1.800-3.000mm/năm. Nằm trong vành đai núi lứa Thái Bình Dương, thường xuyên có động đất, sóng thần mạnh. Nước công nghiệp phát triển, cường quốc kinh tế thứ hai sau Mĩ; đứng đầu thế giới về đóng tàu, kĩ thuật điện, điện tử, ô tô, xi măng, thép cán... Giao thông phát triển. Càng biển chính: Côbê, Nagôia, Caoaxaki. Ôxaca, Niigata. Sân bay: Narita (Tôkiô), Ồxaca, Niigata. Một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. GDP 4.141,43 ti USD (2002), bình quân đầu người 32.600 USD. Thành viên LHQ (18.12.1956), IMF, GATT, OECD. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 21.9.1973. LLVT: lực lượng thường trực 239.900 người (trong đó lục quân 148.200, hải quân 44.400, không quân 45.600), lực lượng dự bị 49.200. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 1.040 xe tăng, 60 xe chiến đấu bộ binh, 90 xe thiết giáp trinh sát, 830 xe thiết giáp chờ quân, 480 pháo mặt đất, 280 pháo tự hành, 800 tên lửa  phòng không, 16 tàu ngầm, 44 tàu khu trục, 10 tàu frigat, 3 tàu tên lửa, 31 tàu quét mìn, 8 tàu đổ bộ, 28 tàu hộ tống, 287 máy bay chiến đấu, 90 máy bay trực thăng vũ trang... Ngân sách quốc phòng 42,6 tỉ USD (2002).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67765641_457064775023408_6045571630564900864_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_eui2=AeHurfB_z-VSq2nbvQI3ePY79jxL5CyYljuoDmcNC7zdPRcqZlCLV75aL9af5qeNS2ZP2U5gO12r-xzE7y-Kq0Fk6U8rXBEoleaNzbTQjGD1Hw&_nc_oc=AQlZQ3m_Qpz1RURELGtPwnvIrxIDQ1MMrA-AdxEo0t_lv2NHxDVPg0D2_ULXYMiidkw&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=87e65445cea8173bcc2d611a3d434653&oe=5DEB5E44)


        NHẬT BẢN THỔN TÍNH TRIỀU TIÊN (1910), quá trình gây sức ép về chính trị, QS nhằm thôn tính và biến Triều Tiên thành thuộc địa của Nhật Bàn. Sau khi giành thắng lợi trong chiến tranh Nga - Nhật (1904-05), ảnh hưởng của Nhật ở Triều Tiên ngày càng tăng, Nhật sử dụng nhiều thủ đoạn can thiệp sâu vào công việc nội bộ của Triều Tiên. 30.5.1910 Nhật đưa hơn 2.000 hiến binh sang chiếm đóng các vị trí xung yếu ở Triều Tiên và phái hàng chục tàu chiến đến uy hiếp các cửa biến Nhân Xuyên. Hải Sơn... Dưới áp lực của Nhật, 29.8.1910 Triều Tiên phải kí hiệp ước “Nhật - Hàn hợp nhất”, theo đó vua Triều Tiên phải thoái vị, quyền thống trị của Nhật Bản đối với Triều Tiên chính thức được xác lập.

        NHẬT CHIẾM ĐÔNG DƯƠNG (6.1940-3.1945), quá trình Nhật dùng các biện pháp QS, chính trị, ngoại giao nhằm thay thế Pháp, độc chiếm Đông Dương, tạo bàn đạp xâm lược Đông Nam Á - Thái Bình Dương trong CTTG-II. 19.6.1940 Nhật đòi Pháp đóng cửa biên giới Việt - Trung tại các cửa khẩu Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và cảng biển Hải Phòng. Sau khi Pháp đầu hàng Đức ở chính quốc (22.6.1940), Nhật ép Pháp kí hiệp ước Pháp - Nhật (1940) và thỏa ước QS (22.9.1940) thừa nhận vai trò bá chủ của Nhật ở Viễn Đông, để QĐ Nhật vào Đông Dương và được hưởng những đặc quyền về QS ở Bắc Bộ. Chiều 22.9.1940 quân Nhật từ Quảng Tây (TQ) vượt biên giới đánh chiếm Lạng Sơn. đổ bộ lên Đồ Sơn, đánh chiếm Hải Phòng (26.9), sau đó lần lượt vào đóng tại Hà Nội, Bắc Ninh. Phú Thọ... Trước thái độ khuất phục của chính phủ Pêtanh (Pháp), Nhật tiếp tục buộc Pháp kí hiệp ước phòng thủ chung (29.7.1941), cho Nhật đóng quân trên toàn Đông Dương với số quân không hạn định; dựa vào đó quân Nhật đổ bộ vào Nam Kì, chiếm đóng Sài Gòn và nhiều nơi khác. Chính quyền và QĐ Pháp ở Đông Dương tuy còn tồn tại, nhưng thực chất đã trở thành công cụ phục vụ cho lợi ích của Nhật, câu kết với Nhật để áp bức, bóc lột nhân dân Đông Dương. Những mâu thuẫn giữa Pháp và Nhật phát triển ngày càng gay gắt. do đó 9.3.1945 Nhật nổ súng đánh Pháp tại Hà Nội và trên toàn Đông Dương; chính quyền và QĐ thuộc địa Pháp nhanh chóng tan rã, đầu hàng (xt Nhật đảo chính Pháp, 9.3.1945). NCĐD đặt nhân dân Đỏng Dương dưới ách thống trị của phát xít Nhật, song cũng khơi sâu mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, tạo điều kiện cho tình thế CM ở Đỏng Dương phát triển đến chỗ chín muồi.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:09:28 am

        NHẬT ĐẢO CHÍNH PHÁP (9.3.1945), đảo chính QS do QĐ Nhật tiến hành nhằm lật đổ Pháp, hoàn tất quá trình Nhật chiếm Đông Dương (6.1940-3.1945). Từ 21 giờ ngày 9.3 quân Nhật bất ngờ mở cuộc tiến công (mang tên chiến dịch Meigo) vào các cơ sở hành chính, QS của Pháp ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn và nhiều thành phố, tỉnh lị khác trên toàn Đông Dương. Quân Pháp không kịp kháng cự và nhanh chóng tan rã. Chiều 10.3 chính quyền và QĐ Pháp ở Đông Dương đầu hàng, hơn 30.000 nhân viên dân sự. QS (cả toàn quyền Đơcu, đô đốc Bêrănggiê, các tướng Moocđăng, Aimê...) bị Nhật bắt giam; chỉ có gần 5.000 quân Pháp của Alêchxăngđri chạy thoát sang TQ. Sau đảo chính, Nhật trở thành kẻ thù chủ yếu trước mắt của CM VN, những điều kiện mới giúp cho cuộc khởi nghĩa của nhân dân VN mau chín muồi đã xuất hiện (xt chỉ thị "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", 12.3.1945). Cg Đảo chính của Nhật ở Đông Dương.

        NHẬT KÍ BIÊN PHÒNG, ghi chép tình hình hàng ngày về quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia của đồn biên phòng. Nội dung gồm: các sự kiện, vụ việc (thời gian, địa điểm, nguồn tin. nội dung, kết quả xử lí ban đầu); trách nhiệm xử lí nội dung hoạt động bảo vệ biên giới (lực lượng, địa điểm, phương pháp tiến hành, kết quả, người chỉ huy); tình hình đơn vị (sinh hoạt, chính trị. tinh thần). NKBP phải ghi chính xác, đầy đủ, rõ ràng và ngắn gọn trên cơ sở tổng hợp và chọn lọc từ các nguồn thông tin, các báo cáo và những thông báo, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; do trợ lí tổng hợp hoặc trực ban đồn biên phòng thực hiện, đồn trưởng đồn biên phòng kí chịu trách nhiệm; một cơ sở pháp lí để kiểm tra, đánh giá trách nhiệm của đồn trưởng và kiểm tra việc chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên và chấp hành pháp luật.

        NHẬT KÍ HÀNG HẢI. ghi chép hành trình của tàu gồm toàn bộ các thông số tác nghiệp hàng hải, sai số máy móc, kết quả quan sát, đo đạc và tính toán đặc trưng về sự chuyển động của tàu (thời gian, vị trí, hướng đi, vận tốc...), các vấn đề cần quan tâm nghiên cứu về tình hình, độ chính xác và an toàn hàng hải của hành trình trên biển. NKHH do sĩ quan hàng hải hoặc người thay thế ghi chép đồng thời với việc tác nghiệp hàng hải trên hải đồ từ thời điểm nhổ neo (rời bến, rời phao) tới khi thả neo (cập bên, cập phao). Nội dung ghi chép trong NKHH phải đầy đủ, cho phép tạo dựng lại toàn bộ tuyến hành trình trên hải đồ. Văn kiện chính thức để xem xét các trường hợp tai nạn trên biển.

        NHẬT KÍ TÁC CHIẾN, văn kiện tác chiến ghi chép tình hình hàng ngày trong quá trình chuẩn bị và thực hành tác chiến nhằm phục vụ cho tổng kết kinh nghiệm tác chiến, nghiên cứu khoa học QS. NKTC cần ghi chép liên tục, đầy đủ, đi sâu vào những nội dung thiết yếu như: thời gian diễn ra các sự kiện; tình hình chung trước khi chiến đấu; tình hình địch, ta, bạn, hậu cần. kĩ thuật... nhiệm vụ của đơn vị; quyết tàm của người chỉ huy; diễn biến tác chiến và xử trí tình huống trong quá trình tác chiến, những vấn đề đột xuất quan trọng; tình hình chính trị, tư tưởng, những gương chiến đấu; những chỉ thị, mệnh lệnh, thông báo của người chỉ huy và cơ quan cho các đơn vị; nhiệm vụ mới và quyết tâm của người chỉ huy; kết quả tác chiến...

        NHẬT KÍ TRINH SÁT, ghi chép các tin trinh sát hàng ngày của cơ quan quân báo (trinh sát) các cấp làm tài liệu để theo dõi diễn biến về địch, hoạt động của các lực lượng trinh sát và để lưu trữ. NKTS thường do sĩ quan tham mưu quân báo (trinh sát) làm nhiệm vụ trực ban ghi chép. Nội dung ghi NKTS gồm: thời gian nhận tin (giờ, phút, ngày, tháng, năm); nơi báo tin (cơ quan hoặc đơn vị thông báo hoặc báo cáo); nguồn tin (nơi đầu tiên phát tin); nội dung tin (ghi phiên hiệu, tọa độ, địa danh, thời gian xảy ra sự việc đó), cách xử lí... Các tư liệu trong NKTS được báo cáo lên trên, thông báo cho dưới và các đơn vị bạn liên quan (hiệp đồng tác chiến).

        NHẬT LỆNH, mệnh lệnh của tổng tư lệnh (bộ trưởng BQP) cho LLVT nhân ngày lễ long trọng hoặc trong tình hình đặc biệt của đất nước.

        NHẬT NAM, quận do nhà Hán (TQ) phân chia để cai trị (ngày nay là vùng Trung Trung Bộ, VN). 111ten sau khi nhà Hán chiếm nước Nam Việt, NN trở thành một trong chín quận thuộc bộ Giao Chỉ. Quận NN chia thành 5 huyện: Tây Quyển, Tỉ Cảnh (Quảng Bình), Chu Ngô (Quảng Trị), Lô Dung (Thừa Thiên), Tượng Lâm (Quảng Nam, Quảng Ngãi). Thời nhà Tùy (603-617), q. NN gồm 8 huyện (Cừu Đức, Hàm Hoan, Phố Dương, Việt Thường, Kim Ninh, Giao Cốc, An Viễn, Quảng An). Đời Đường Cao Tông (650-655), nước ta chia thành 12 châu, trong đó q. NN bị chia cắt và sáp nhập vào một số châu khác. Tên NN không tổn tại từ đó.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:10:31 am

        NHẬT TẢO, làng bên sông Vàm Cỏ Đông thuộc xã Bình Trinh Đông, h. Tân Trụ, t. Long An. 10.12.1861 nghĩa quân Nguyễn Trung Trực tập kích pháo hạm Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận làng NT. Nguyễn Trung Trực chỉ huy đội cảm tử, phân tán trên các thuyền nhỏ, áp sát pháo hạm Experanxơ đang tuần tra trên sông, bất thần nhảy lên chiếm tàu, diệt 37 quân địch, đốt cháy tàu. Để trả thù, Pháp đem quân tàn phá, đốt cháy làng NT (xt trận Nhật Tảo 10.12.1861).

        NHIỄM TRÙNG, hiện tượng ô nhiễm địa hình và lớp không khí gần mặt đất bởi các vi khuẩn gây bệnh do đối phương sử dụng vũ khí sinh học nhằm mục đích truyền bệnh cho người, động vật và thực vật ở quy mô lớn. Phạm vi khu vực NT phụ thuộc vào số lượng, tính chất, phương pháp sử dụng các tác nhân sinh học và các yếu tố thời tiết. Việc xác định các khu vực NT được thực hiện bằng các biện pháp trinh sát sinh học.

        NHIỄM XẠ, hiện tượng xuất hiện các chất phóng xạ trên mặt đất, trong khống khí, nước, lương thực, thực phẩm hoặc trên bề mặt vũ khí trang bị và cơ thể người. Nguyên nhân của NX là sự chuyển động, sa lắng bụi phóng xạ từ các đám mây phóng xạ của các vụ nổ hạt nhân hoặc sự hình thành các chất phóng xạ bởi NX cảm ứng. Nguồn gây NX lớn nhất là các vụ nổ hạt nhân xảy ra trên mặt đất. Trong nấm mây phóng xạ có tới 200 đồng vị phóng xạ của 36 nguyên tố hóa học từ kẽm (Zn) đến gađôlin (Gd). Ngoài ra còn có một số nhiên liệu hạt nhân không phân hạch và khí phóng xạ. NX là 1 trong 5 nhân tố sát thương của vũ khí hạt nhân. Hiện tượng NX cũng xẩy ra khi đối phương sử dụng vũ khí phóng xạ hoặc khi có sự cố hạt nhân.

        NHIỆM VỤ BẮN của pháo binh, nhiệm vụ được giải quyết bằng hỏa lực pháo binh với các chỉ tiêu hiệu quả bắn cụ thể. Căn cứ vào tính chất và tầm quan trọng của mục tiêu, khả năng hỏa lực pháo binh, điều kiện, tình huống cụ thể, NVB có thể là: tiêu diệt, phá hoại, chế áp, kiềm chế, chiếu sáng, tạo khói, rải truyền đơn... Bắn tiêu diệt làm cho mục tiêu hoàn toàn mất sức chiến đấu. Bắn phá hoại nhằm phá hủy các công trình QS tới mức không sử dụng được. Bắn chế áp làm cho mục tiêu tạm thời mất sức chiến đấu, hạn chế cơ động hoặc rối loạn chỉ huy. Bắn kiềm chế nhằm tác động vào tâm lí và tinh thần quân địch, hạn chế hoạt động chiến đấu của chúng trong một thời gian.

        NHIỆM VỤ CHIẾN DỊCH, nhiệm vụ do lực lượng tiến hành chiến dịch thực hiện nhằm đạt mục đích tác chiến. NVCD được xác định căn cứ vào: chủ trương (ý định) và kế hoạch tác chiến chiến lược, phương pháp tác chiến chiến lược, loại chiến dịch và thành phần lực lượng tham gia chiến dịch, khả năng tác chiến của hai bên đối địch, điều kiện địa hình, thời tiết và các tình hình khác có liên quan. NVCD tiến công, phản công thường là: tiêu diệt lực lượng địch, đánh chiếm khu vực (tuyến) quy định; được chia thành nhiệm vụ các đợt (bước) 1, 2... hoặc nhiệm vụ trước mắt, nhiệm vụ tiếp sau và hướng phát triển; NVCD phòng ngự thường là đánh thiệt hại nặng quân địch, ngăn chặn hoặc đánh bại cuộc tiến công của chúng, giữ vững các khu vực (tuyến) phòng ngự, tạo điều kiện để chuyển sang tiến công, phản công...; thường được chia thành các nhiệm vụ: đánh quân địch chuẩn bị tiến công và tiến công vào khu vực tác chiến vòng ngoài, đánh quân địch tiến công vào khu vực phòng ngự, đánh quân địch đột nhập phòng ngự, đánh quân dịch vu hồi bằng đường bộ, đường thủy, đường không, thực hành phản đột kích...

        NHIỆM VỤ CHIẾN ĐẤU, nhiệm vụ do đơn vị (phân đội, binh đội, binh đoàn) hoặc cá nhân thực hiện trong trận chiến đấu. Đối với đơn vị bộ đội binh chủng hợp thành, NVCĐ trong tiến công thường là tiêu diệt sinh lực, phá hủy phương tiện chiến tranh, đánh chiếm khu vực (tuyến), mục tiêu quy định trong thời gian nhất định; nhiệm vụ đó được thực hiện thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể: nhiệm vụ tiến công địch trong công sự, ngoài công sự; đánh địch đổ bộ đường không... hoặc nhiệm vụ trước mắt, nhiệm vụ tiếp sau và nhiệm vụ trong ngày; trong phòng ngự là ngăn chặn, sát thương lớn và đánh bại đối phương tiến công, giữ vững mục tiêu, khu vực phòng ngự...; được thực hiện thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ: đánh địch chuẩn bị tiến công và tiến công vào khu vực tác chiến vòng ngoài, đánh địch tiến công tiền duyên phòng ngự và trận địa phòng ngự, đánh địch đột nhập phòng ngự và vu hồi đường bộ, đường thủy, đường không và phản kích khôi phục  trận địa phòng ngự.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:12:29 am

        NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC, nhiệm vụ đấu tranh vũ trang do tập đoàn (cụm) lực lượng lớn của LLVT thực hiện trong từng thời kì hay trong một cuộc chiến tranh. NVCL phụ thuộc vào mục đích chiến lược trong chiến tranh, tình hình chiến lược, so sánh lực lượng và khả năng tác chiến của hai bên, điều kiện địa lí tự nhiên... NVCL có thể là: tiêu diệt các tập đoàn (cụm) lực lượng chiến lược (chiến dịch) của quân địch; chiếm vùng (khu vực) lãnh thổ quan trọng, phá hủy các mục tiêu công nghiệp, QS lớn, phá rối việc quản lí nhà nước và chỉ đạo QS, đánh trả cuộc tiến công đường không, đường bộ, đường biển của địch, giữ vững các tuyến (khu vực) quan trọng của đất nước. Trong chiến tranh nhân dân VN, NVCL còn là nhiệm vụ đấu tranh vũ trang do các LLVT địa phương cùng toàn dân tiến hành nhằm tiêu hao, tiêu diệt rộng rãi; phân tán và kìm chân địch, tạo điều kiện cho quân chủ lực ta tiến công, tiêu diệt từng tập đoàn lực lượng lớn quân địch. Hoàn thành NVCL sẽ dẫn đến những thay đổi quan trọng trên chiến trường, tạo điều kiện để thực hiện mục tiêu chiến lược.

        “NHIỆM VỤ NGƯỜI TƯỚNG”, nội dung chính trong bài nói về nhiệm vụ và công tác của người tướng trong QĐ quốc gia VN (QĐND VN) của chủ tịch Hồ Chí Minh tại hội nghị QS lần thứ 5 (8.1948). Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: người tướng phải trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung. Trí: có óc sáng suốt nhìn mọi việc, suy xét địch cho đúng. Dũng: can đảm. dám làm những việc đáng làm, dám đánh những trận đáng đánh. Nhân: thương yêu cấp dưới, đồng cam cộng khổ, địch hàng thì khoan dung. Tín: tự tin. làm cho mọi người tin, không tự mãn, tự cao. Liêm: không tham của. tham sắc. tham danh vọng, tham sông. Trung: tuyệt đối trung thành với tổ quốc, nhân dân, CM, Đảng. Đồng thời đối với kỉ luật và mệnh lệnh, người tướng phải: giáo dục cho thấm tới từng đội viên; báo cáo trung thực, nhanh chóng, thiết thực; thường phạt công minh; đối với binh sĩ phải: chăm nom và sâu sát, hiểu rõ từ lời ăn tiếng nói, niềm vui nỗi buồn, đời sống... của mọi người, có vậy trên dưới mới gắn bó, hết lòng vì nhiệm vụ; bộ đội ta tuy còn trẻ mà tiến bộ rất nhanh, nếu người tướng không chịu học hỏi, cứ đứng một chỗ thì nhất định bị lạc hậu; đối với dân: phải làm cho dân yêu, dân tin. dân phục thì nhất định thắng lợi; đối với địch: phải hiểu địch, không khinh địch, hết sức giữ bí mật. không để địch biết rõ ta.

        NHIỆM VỤ TÁC CHIẾN. gọi chung nhiệm vụ do đơn vị hoặc cá nhân thực hiện để đạt mục đích tác chiến nhất định trong điều kiện và thời gian quy định. Để xác định NVTC phải căn cứ vào loại tác chiến, chức năng, thành phần lực lượng (trong biên chế và tăng cường), khả năng chiến đấu của các phân đội, binh đội. binh đoàn, liên binh đoàn; tình hình địch và điều kiện địa hình, khí tượng thủy văn... NVTC có: nhiệm vụ chiến lược, nhiệm'vụ chiến dịch và nhiệm vụ chiến đấu.

        NHIỆM VỤ TÁC CHIẾN ĐẶC CÔNG, nhiệm vụ tác chiến do đơn vị hoặc chiến sĩ đặc công thuộc quyền thực hiện nhằm đạt mục đích chiến lược, chiến dịch hoặc trận chiến đấu . Căn cứ xác định NVTCĐC: ý định, kế hoạch tác chiến; khả năng chiến đấu của đơn vị, chiến sĩ đặc công; điều kiện địa hình, thời tiết và các tình hình khác có liên quan. NVTCĐC thường là: tiêu diệt hoặc phá hủy các mục tiêu trọng yếu, chiếm giữ một sô mục tiêu tạo điểu kiện cho bộ đội binh chủng hợp thành phát triển chiến đấu.

        NHIÊN LIỆU, gọi chung các chất dùng làm nguồn cung cấp nhiệt năng thông qua phản ứng ôxi hóa (chất cháy) hoặc phản ứng hạt nhân (nhiên liệu hạt nhân). Theo trạng thái có: NL rắn, NL lỏng, NL khí. Theo nguồn gốc, có: NL tự nhiên (than, dầu mỏ, khí đốt, gỗ, phế thải, nguyên tố uran u235, Ư23**...), NL nhân tạo (xăng, điêzen, khí, đồng vị của uran như U233...). NL có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của loài người. Trong lĩnh vực QS, NL là nguồn động lực của các phương tiện cơ động (ô tô, xe tăng, máy bay, tàu...). Đặc tính chung của hầu hết các NL là dễ cháy nổ. độc hại nên trong quá trình sử dụng, tàng trữ, bảo quản cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định kĩ thuật và an toàn.

        NHIÊN LIỆU HẠT NHÂN, nhiên liệu dùng cho các phản ứng hạt nhân và vũ khí hạt nhân. Có NLHN phân chia mà uran là nguồn chủ yếu (trong phản ứng phân chia hạt nhân) và nhiên liệu nhiệt hạt nhân (trong phản ứng tổng hợp hạt nhân). NLHN phân chia được sử dụng trong nhà máy điện nguyên tử. tàu (nổi. ngầm), bom nguyên tứ... Nhiên liệu nhiệt hạt nhân gồm đơteri (2H), triti (3H) và liti (6Li). Hiện nay chỉ sử dụng đơteri và litihiđrua trong vũ khí nhiệt hạch (bom khinh khí). NLHN cho lượng nhiệt lớn gấp hàng triệu lần nhiên liệu thông thường (vd: lkg uran cho 8.1013J và lkg hỗn hợp đơteri và triti cho 32.1013J).


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:15:54 am
   
        NHIÊN LIỆU HỖN HỢP, dạng nhiên liệu rắn gồm hỗn hợp cơ học của chất ôxi hóa nghiền nhỏ và chất cháy hữu cơ. NLHH khắc phục được các nhược điểm của thuốc phóng balistit (x. thuốc phóng không khói). Đặc tính của NLHH là có xung đơn vị cao. đám bảo cháy ổn định (ít phụ thuộc vào áp suất và nhiệt độ đầu), dải thay đổi tốc độ cháy rộng, chế tạo được các liều đẩy có kích thước bất kì bằng phương pháp đúc rót, tính ổn định lí học cao. Thành phần gồm: chất ôxi hóa (60-80% amoni peclorat. kali peclorat, amoni nitrat...); chất cháy - kết dính (15-25% các chất polime: hiđrô cacbon atfan, nhựa fomaldehit, cao su...); bột kim loại (5-20% bột nhôm); phụ gia điều chỉnh tốc độ và quá trình cháy (0,5-5%). phụ gia công nghệ. Người Đức sáng chế ra NLHH trong CTTG-II để giải quyết nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu. Người Mĩ nghiên cứu NLHH sớm hơn. nhưng đến những năm 50 của tk 20 mới đưa vào sử dụng.

        NHIÊN LIỆU KIM LOẠI, nhiên liệu có thành phần chính là kim loại như liti, berili. nhôm, magiê,... ở pha rắn hoặc pha lỏng. Công dụng chính là tạo ra lực đẩy riêng lớn cho các động cơ phản lực, động cơ tên lửa (vd: NLKL dạng huyền phủ trong dầu hỏa có hàm lượng pha rắn 50% cho lực đẩy riêng lớn hơn của dầu hỏa tới 50%). Mặt khác lượng ôxi cần thiết để đốt cháy hoàn toàn NLKL dạng huyền phủ chỉ bằng 20% so với nhiên liệu bình thường. Do đó, các máy bay sử dụng loại nhiên liệu này có trần bay và tầm bay lớn. Những trở ngại trong việc sử dụng NLKL là độ ổn định vật lí của huyền phủ chưa đạt yêu cầu, bơm chuyển khó khăn, nhiệt độ khi cháy nhiên liệu rất cao đòi hỏi phải làm mát tốt và các chi tiết phải có tính chịu nhiệt cao.

        NHIÊN LIỆU LỎNG, nhiên liệu được sản xuất từ hỗn hợp hiđrô với ôxit cacbon lấy từ dầu mỏ, khí tự nhiên và than đá. Được sử dụng rộng rãi làm nhiên liệu cho tất cả các loại động cơ đốt trong, để đốt nồi hơi, đốt lò... Hỗn hợp các hiđrô cacbon (dầu hỏa, hidrazin, đimetin...) với các chất ỏxi hóa lỏng (ôxi lỏng, axít nitơric lỏng...) được dùng làm nhiên liệu tên lửa. NLL là nguồn năng lượng hóa học và tạo vật sinh công, chưa sẵn sàng cho phản ứng cháy (để cháy được phải qua các bước chuẩn bị, tạo hỗn hợp cháy). Trong lĩnh vực QS, NLL là nguồn động lực của các phương tiện cơ động (ô tô, xe tăng, máy bay, tàu...) và là nguồn năng lượng, chất công tác của động cơ tên lửa.

        NHIÊN LIỆU RẮN, nhiên liệu đa thành phần thể rắn, cháy dưới áp suất cao, tỏa nhiệt lớn, tạo nhiều sản phẩm dạng khí, dùng làm nguồn năng lượng chuyển động của các loại đạn, đạn phản lực và tên lửa. Có: NLR đồng tính, NLR hỗn hợp và NLR hỏa thuật. NLR đồng tính chứa hai chất chính là chất cháy và chất ôxi hóa. NLR hỗn hợp là hỗn hợp cơ học của ba chất cơ bản: chất cháy, chất ôxi hóa và chất kết dính: ngoài ra còn được bổ sung những chất phụ vào các thành phần cơ bản để tăng hoặc giảm tốc độ cháy. NLR hỏa thuật là hỗn hợp cơ học của các chất ôxi hóa, chất cháy và các chất phụ để tạo tính chất riêng (nhuộm màu ngọn lửa, tạo khói, giảm độ nhạy, tăng độ bền cơ học...). So với nhiên liệu lỏng, NLR có mật độ cao hơn và có thể bảo quản trong thời gian dài ở trạng thái đã nạp, nhưng nhiệt lượng cháy thấp và khó điều khiển quá trình cháy hơn.

        NHIÊN LIỆU TÊN LỬA, nhiên liệu dùng làm nguồn năng lượng và chất công tác của động cơ tên lửa. Có các đặc trưng: tạo lực đẩy riêng lớn. tỉ trọng lớn, tính ổn định cao, an toàn khi sử dụng. Có: nhiên liệu hóa học và nhiên liệu hạt nhân. NLTL hóa học có các loại: lỏng, rắn và hỗn hợp. NLTL lỏng chứa một hoặc nhiều chất ở trạng thái lỏng, được chia thành một, hai hoặc nhiều thành phần. NLTL lỏng một thành phần thường là các chất lỏng có khả năng phân hủy dưới tác dụng của chất xúc tác để sinh nhiệt và tạo chất công tác cho động cơ. NLTL lỏng hai thành phần gồm chất cháy và chất ôxi hóa, được dùng nhiều nhất; lượng tiêu hao chất cháy nhỏ hơn nhiều so với chất ôxi hóa. Các thành phần của NLTL lỏng hai hoặc nhiều thành phần được chứa và đưa vào động cơ tên lửa một cách riêng rẽ; hỗn hợp của chúng tự cháy ở mọi áp suất và nhiệt độ làm việc của động cơ tên lửa. Chất cháy của NLTL lỏng gồm: cácbua hiđrô, rượu, hiđrô lỏng, amoniac lỏng... Các chất ôxi hóa có: ôxi lỏng, ôdôn lỏng, flo lỏng, nitơđiôxit (N2O4) lỏng... NLTL rắn chứa chất cháy và chất ôxi hóa đểu ở thể rắn; ưu điểm so với NLTL lỏng là mật độ cao và có thể bảo quản lâu ở trạng thái đã nạp vào tên lửa; nhược điểm là khó điều khiển quá trình cháy và nhiệt cháy thấp. Có NLTL rắn đồng tính (chỉ có chất cháy và chất ôxi hóa) và NLTL rắn hỗn hợp (ngoài chất cháy và chất ôxi hóa còn có chất phụ gia như kim loại để tăng nhiệt cháy, pôlime để tăng kết dính và đảm bảo các tính chất cơ học của nhiên liệu...).


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:17:59 am

        NHIẾP VINH TRĂN (Nie Rongzhen; 1899-1992), nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1955), tham gia sáng lập và lãnh đạo Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Người h. Giang Tân, t. Tứ Xuyên (TQ); đv ĐCS TQ (1922). Tham gia phong trào Ngũ Tứ. 1919-24 học ở Pháp, Bi. Trường đại học Phương Đông và Trường QS Hồng quân LX. 1925 về nước giữ chức bí thư Phòng chính trị, Trường QS Hoàng Phố. Tham gia chiến tranh Bắc Phạt (1926-27), đại biểu ĐCS ở Quân đoàn 11 quân khởi nghĩa Nam Xương; tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Quảng Châu (12.1927). Năm 1931 phó chủ nhiệm TCCT Hồng quân, chính ủy Quân đoàn 1, chỉ huy chiến dịch Chương Châu. 1934-36 tham gia Vạn lí trường chinh. Đến Thiểm Bắc, chỉ huy các chiến dịch Đông Chinh. Tây Chinh và Sơn Thành Bảo. Trong chiến tranh chống Nhật, chính ủy Sư đoàn 115 Bát lộ quân, tham gia chỉ huy  “đại chiến bách đoàn” (đánh lớn 100 trung đoàn). Trong chiến tranh giải phóng, tư lệnh Quàn khu Hoa Bắc; thị trường Bắc Kinh; quyền tổng tham mưu trường QGP nhân dân TQ. 1954 phó chủ tịch Hội đồng QS CM nhân dân. 1956 phó thủ tướng Quốc vụ viện, kiêm chủ nhiệm ủy ban khoa học kĩ thuật quốc gia, ủy ban khoa học kĩ thuật quốc phòng. 1959-87 phó chủ tịch: Quân ủy trung ương ĐCSTQ, Hội đồng quốc phòng khóa I-III. ủy viên BCHTƯ ĐCS TQ khóa VII-XII, ủy viên BCT khóa VIII, XI và XII, phó chủ tịch ủy ban thường vụ quốc hội khóa IV, V. 1983 phó chủ tịch ủy ban QS trung ương. Tác phẩm chính: “Tập hồi kí của Nhiếp Vinh Trăn”.

        NHIỄU ĐIỆN TỬ nh NHIỀU VÔ TUYẾN ĐIỆN TỬ

        NHIỄU HỔNG NGOẠI. nhiễu vô tuyến điện tử dùng để chế áp các thiết bị điện tử làm việc trong dải sóng hồng ngoại (10'3-0,77.10'6m), nhằm bảo vệ máy bay, tàu chiến, xe tăng,... chống các vũ khí tự dẫn bằng hồng ngoại. Bao gồm: NHN tích cực (nhiễu xung hồng ngoại điều chế được phát ra để phá sự bám sát của vũ khí tự dẫn bằng hồng ngoại), mồi bẫy hồng ngoại (phát ra không gian bức xạ hồng ngoại mạnh để đánh lừa vũ khí tự dẫn hồng ngoại, gây sai lệch cự li, mất bám).

        NHIỄU NGOÀI ĐỘI HÌNH, thủ đoạn gây nhiễu rađa do các máy bay (tàu) chuyên dụng có trang bị các thiết bị gây nhiễu tiến hành ở ngoài đội hình chiến đấu nhằm chế áp các phương tiện trinh sát, điều khiển hỏa lực của đối phương, bảo vệ các máy bay (tàu chiến) trong đội hình chiến đấu. NNĐH có ưu điểm: máy bay (tàu) gây nhiễu ở khoảng cách an toàn, có thể mang nhiều máy gây nhiễu chế áp nhiều loại rađa cùng một lúc, vừa gây nhiễu vừa trinh sát. Nhược điểm: cường độ không mạnh, dễ lộ ý đồ và khu vực đánh phá.

        NHIỄU RAĐA, nhiễu vô tuyến điện tử dùng để loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động của rađa đối phương. Theo nguồn gốc xuất hiện, có: nhiễu tự nhiên và nhiễu cố ý; theo phương pháp thực hiện có: nhiễu tích cực (chủ động) và nhiễu tiêu cực (thụ động); theo dải tần số của rađa có nhiễu ngắm và nhiều chặn; theo mức độ tác động vào rađa, có: nhiễu cường độ yếu, vừa, mạnh (1,2, 3); theo thủ đoạn gây nhiễu, có: nhiễu trong đội hình, nhiều ngoài đội hình .. Trong chiến tranh xâm lược VN, chiến tranh chống Irắc, Côxôvô,... Mĩ đã sử dụng rộng rãi các loại NR.

        NHIỄU THỤ ĐỘNG. nhiễu vô tuyến diện tử được tạo ra bởi sự tán xạ (bức xạ thứ cấp hoặc phản xạ) năng lượng sóng điện từ từ những vật phản xạ tự nhiên và nhân tạo. Được dùng gây nhiễu phương tiện điện tử. hoạt động trên nguyên lí thu sóng phản xạ (vd: rađa). Khi tác động, NTĐ sẽ tạo ra nền nhiễu che lấp tín hiệu mục tiêu trên màn hình, hoặc tạo ra vết giả... Để tạo NTĐ, thường dùng vật phản xạ dưới dạng băng, dải, sợi dây kim loại, ngẫu cực, vật phân xạ góc, thấu kính điện môi, mạng anten bức xạ lại... Những vật phản xạ này được phóng ra từ các phương tiện gây nhiễu hoặc được bố trí theo ý định ở những nơi nhất định. NTĐ đơn giản, dễ tạo, giá thành rẻ. Trong một số trường hợp không hiệu quả bằng nhiễu tích cực. Cg nhiều tiêu cực.

        NHIỄU TÍCH CỰC, nhiễu vô tuyến điện tử chủ định, được tạo ra bằng cách dùng phương tiện gây nhiễu phát bức xạ điện từ nhằm cản phá hoạt động của các phương tiện điện tử của đối phương. Theo cấu trúc tín hiệu, có: nhiễu điều biến và không điều biến, nhiễu liên tục và nhiễu xung. NTC không điều biến là những dao động điện từ điều hòa, bức xạ ở tần số của phương tiện điện tứ bị chế áp hoặc trong một dải tần số đã cho. NTC điều biến được tạo bời sự thay đổi một hoặc vài tham số của tín hiệu và có thể là liên tục hoặc xung. Nhiễu liên tục gồm: điều biên, điều tần, điểu pha, điều biến bằng điện áp tạp âm (cg nhiễu tạp, được dùng phổ biến nhất). NTC xung là dãy xung cao tần không điều biến hoặc điều biến theo biên độ, độ rộng, khoảng nghỉ giữa các xung hoặc đồng thời vài tham số của xung. NTC là một bộ phận chủ yếu của nhiễu điện tử. Khi tác động vào phương tiện điện tử, NTC có thể gây ra sự làm việc quá tải của thiết bị thu và xử lí tín hiệu, gây sai số lớn trong việc phát hiện, xác định tọa độ và các tham số chuyển động của mục tiêu, làm gián đoạn việc tự động bám mục tiêu, gây sai số điều khiển các phương tiện chiến đấu... NTC được sử dụng rộng rãi trong tác chiến điện tử và có hiệu quả lớn trong chiến tranh hiện đại. Cg nhiễu chủ động.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:19:30 am

        NHIỄU TIÊU CỰC nh NHIÊU THỤ ĐỘNG

        NHIỄU TRONG ĐỘI HÌNH, thủ đoạn gây nhiễu rađa do các máy gây nhiễu trên máy bay (tàu) trong đội hình chiến đấu tiến hành, nhằm chế áp các phương tiên trinh sát điện tử, điều khiển hỏa lực của đối phương, bảo vệ các máy bay (tàu chiến) trong đội hình chiến đấu. NTĐH có ưu điểm: đội hình càng vào gần mục tiêu, cường độ nhiễu càng tăng (thường ở cự li xạ kích của tên lửa, pháo phòng không); các máy bay (tàu) mang nhiều loại máy gây nhiều tạo nên dải tần rộng, có thể gây nhiễu nhiều loại rađa. Nhược điểm: máy bay mang được ít bom đạn; khi cơ động cường độ nhiễu giảm: dải nhiễu chính là mục tiêu nên tên lửa có thể bắn bằng phương pháp ba điểm.

        NHIỄU VÔ TUYẾN ĐIỆN, bức xạ sóng điện từ có tần số nằm trong dải tần số công tác của máy vô tuyến điện, làm ảnh hưởng đến liên lạc vô tuyến điện; bộ phận của nhiễu vô tuyến điện tử. NVTĐ thường có: nhiễu do đối phương gây ra, nhiễu do bức xạ tương hỗ, nhiễu công nghiệp và nhiễu sinh ra do sấm sét, bão từ...

        NHIỄU VÔ TUYẾN ĐIỆN TỬ, gọi chung những tác động của bức xạ điện từ làm sai lạc hoặc phá hủy thông tin trong các phương tiện điện tử. Theo nguồn gốc phát sinh, có: nhiễu tự nhiên, nhiễu nhân tạo; theo ý định sử dụng, có: nhiễu chủ định và nhiễu không chủ định; theo phương pháp tạo, có: nhiễu tích cực và nhiễu thụ động, theo đặc trưng của sóng, có: nhiễu vô tuyến điện, nhiễu lade, nhiễu hồng ngoại... NVTĐT còn được phân loại theo nhiều cách khác. NVTĐT có khả năng tác động vào mọi khâu của hệ thống chỉ huy - điều khiển - thông tin - tình báo (C3I) và là một yếu tố rất quan trọng của tác chiến điện tử trong chiến tranh hiện đại.

        NHÓM CẤP CỨU SỰ CỐ trên biển của hài quân, phần đội (đội) trên tàu của căn cứ trên bờ hoặc căn cứ nổi được trang bị các phương tiện cấp cứu cần thiết để sẵn sàng cấp cứu trên tàu hoặc cơ động đến các vị trí khác ứng cứu kịp thời khi sự cố xẩy ra. Có nhiệm vụ: cấp cứu. giải quyết các sự cố như chống chìm, chống cháy, lai kéo,... bảo vệ sức sống tàu thuyền gặp nạn. NCCSC phải hành động theo lệnh của người chỉ huy đơn vị tàu (thuyền trưởng) gặp nạn.

        NHÓM CHIẾN THUẬT HẢI QUÂN, tổ chức lâm thời gồm một số tàu (máy bay, máy bay trực thăng) đặt dưới sự chỉ huy thống nhất dê giải quyết các nhiệm vụ chiến thuật. Tùy theo nhiệm vụ và phương tiện sử dụng, có thể thành lập các nhóm chiến thuật của không quân hải quân, của tàu ngầm, tàu mặt nước (có thể có các nhóm trinh sát, tiến công, quét mìn. săn ngầm, cảnh giới, tác chiến điện tử...). NCTHQ của các tàu mặt nước thường là một thành phần trong đội hình hành quân hoặc đội hình chiến đấu của binh đoàn hải quân.

        NHÓM TÀU BẢO ĐẢM. nhóm tàu trong thành phần đội hình hành quân và đội hình chiến đấu của binh đoàn tàu để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm hoạt động tác chiến. Có thể có các NTBĐ: trinh sát chiến thuật, cảnh giới rađa, phòng không, chống ngầm, tác chiến điện tử, nghi binh... NTBĐ còn được tổ chức khi phòng thủ căn cứ hải quân, bảo vệ các khu trú đậu và các mục tiêu khác trên bờ.

        NHÓM TÀU ĐỘT KÍCH, tổ chức lâm thời của hải quân, thành phần đội hình chiến đấu của binh đoàn tàu mặt nước thường là 2-4 tàu có tính năng tương tự. Cản cứ vào nhiệm vụ và lực lượng chiến đấu có thể tổ chức một hoặc một số NTĐK. trong đó có NTĐK chủ yếu và NTĐK bổ trợ. Hải quân VN thường tổ chức các NTĐK: ngư lôi, tên lửa, tàu pháo để tiện tổ chức chỉ huy và tăng hiệu quả trong tiến công tiêu diệt địch.

        NHÓM TÀU TÌM DIỆT, tổ chức lâm thời của hải quân, gồm các tàu mặt nước chống ngầm chuyên dụng, tàu khu trục, tàu hộ vệ. tàu tuần tiễu, có khi có cả tàu sân bay, hoạt động trong một đội hình có chỉ huy thống nhất, để săn tìm và tiêu diệt tàu ngầm đối phương. Trong hoạt động, NTTD thường hiệp đồng với các máy bay (máy bay trực thăng) chống ngầm (được chở trên tàu hoặc có căn cứ trên đất liền) và tàu ngầm chống ngầm.

        NHU CẨU VẬT CHẤT CHIẾN DỊCH (TRẬN CHIẾN ĐẤU), lượng phương tiện vật chất cần có để hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch (trận chiến đấu). Gồm lượng vật chất tiêu thụ, tổn thất và lượng vật chất còn lại sau chiến dịch (chiến đấu). NCVCCD(TCĐ) do cấp trên quy định căn cứ vào nhiệm vụ tác chiến, biên chế trang bị, lực lượng tham gia chiến dịch (trận chiến đấu), tiêu chuẩn chế độ hiện hành, khả năng bảo đảm của cấp trên và các yếu tố khác... Trong chiến tranh hiện đại, NCVCCD(TCĐ) ngày càng tăng về số lượng và chủng loại.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:20:50 am

        “NHƯ CÓ BÁC HỔ TRONG NGÀY VUI ĐẠI THẮNG”, ca khúc của nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác vào thời điểm Quân giải phóng miền Nam Việt Nam cắm cờ chiến thắng trên dinh Độc Lập, được phổ biến trên Đài tiếng nói VN chiều 30.4.1975. Lời ca cô đọng ca ngợi chiến thắng toàn vẹn của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, của nhân dân VN trong thời đại Hồ Chi Minh. Trở thành bài ca được đông đảo nhân dân VN và bạn bè quốc tế hát trong những ngày hội lớn.

(https://scontent.fhan3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67664293_457064795023406_4842955271284195328_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_eui2=AeHP5R4oZ9Gzxf3RQyTlzxE-3zwZIjA1NRx11pAyVm8t2vKvqvwN9cg_z9SXTXv0hbK5kHo5dpH9EvN619Q1T3SwELuSc-aJwAInZXCh9vAQgA&_nc_oc=AQkYFogA-7JKx15DGlDFJAriIOOHPUPkT5wguOZ4-2PQozmPVrFc-s9gR-LzTcFK5lw&_nc_ht=scontent.fhan3-2.fna&oh=4a2e8823c3efbe6f73ab44a67abae557&oe=5DEC2413)


        NHƯ NGƯYỆT (cổ), làng thuộc xã Tam Giang, h. Yên Phong, t. Bắc Ninh, cũng là tèn gọi xưa đoạn Sông Cầu từ ngã ba Sông Cầu - Cà Lổ cháy qua làng này đến Phả Lại (Hải Dương), nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược diệt quân Tống xâm lược trên phòng tuyến Sông Cầu do Lí Thường Kiệt chỉ huy, kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống lần II (1075-77). Bằng phòng tuyến Sông Cầu, Lí Thường Kiệt với 60.000 quân đã đánh bại hai cuộc tiến công của quân Tống, buộc chúng phải lui về bờ bắc phòng ngự, hình thành 2 cụm quân: cụm ở Thị Cầu (50.000 quân) do Quách Quỳ chỉ huy và cụm ở NN (30.000 quân) do Triệu Tiết chỉ huy. Cuối 2.1077 Lí Thường Kiệt tổ chức phản công, đánh thẳng vào cụm quân ở Thị Cầu, NN, diệt hơn nửa quân Tống, buộc chúng phải rút quân về nước. Nhà Tông từ bỏ hẳn âm mưu xâm lược Đại Việt (xt trận Như Nguyệt 18.1- 2.1077).

        NICARAGOA (Cộng hòa Nicaragoa; República de Nicaragua. A. Republic of Nicaragua), quốc gia ở Trung Mĩ. Dt 129.494km2; ds 5,13 triệu người (2003); 69% người lai, 17% người da trắng... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha. Tôn giáo: 90% đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Managoa. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Ven bờ Đại Tây Dương là đồng bằng màu mỡ. Phía bắc và vùng trung tâm là núi và cao nguyên. Đỉnh cao nhất: Môgôtôn (trên biên giới Nicaragoa - Hôđurat) 2.107m. Ven bờ Thái Bình Dương là rừng nhiệt đới. Có núi lửa và thường có động đất. Nhiều hồ lớn. Nước nông nghiệp, chuyên trồng mía, bông, cà phê, ngố, chuối. Xuất khẩu cà phê, bông, đường. Công nghiệp chưa phát triển, chủ yếu là các xí nghiệp chế biến nông sản. GDP 2,396 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 470 USD. Thành viên LHQ (24.10.1945), Phong trào không liên kết, Tổ chức các nước châu Mĩ, Tổ chức các nước Trung Mĩ. Lập quan hộ ngoại giao với VN cấp đại sứ 3.9.1979. LLVT: lực lượng thường trực 14.000 người (lục quân 12.000, hải quân 800, không quân 1.200). Tuyển quân theo chế độ tình nguyên. Trang bị: 127 xe tăng, 10 xe tăng hạng nhẹ, 20 xe thiết giáp trinh sát, 166 xe thiết giáp chở quân, 42 pháo mặt đất, 151 pháo phản lực, 607 súng cối, 461 pháo chống tăng, 461 pháo phòng không, 200 tên lửa phòng không, 5 tàu tuần tiểu, 2 tàu quét mìn, 15 máy bay trực thăng... Ngân sách quốc phòng 23 triệu USD (2002).

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67215259_457064805023405_95902406356762624_n.jpg?_nc_cat=105&_nc_eui2=AeHf9zmynEkOgwrHtANKRimICcONsN7zyYVWqwvsfyo2DpGeQ4cPF3XuyFPp7HmDEjaNBAxPU2N1f5fcwWkQzpvf-ARngs2I4UDYkit4pfdmSQ&_nc_oc=AQknpQWG17dHZdLuzblAXF_Ik20H0Uho2RkW-hrefkcRDNC4Qd1zvVFG2bM01aDRXkg&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=390597db91921f9f99416d297b0e2224&oe=5DA3A539)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:26:16 am

        NICHXƠN (A. Richard Milhous Nixon; 1913-94), tổng thống Mĩ thứ 37 (1969-74), nhà chiến lược hàng đầu của Mĩ. Sinh tại Caliphoocnia; thành viên ĐCH Mĩ. Bước vào sự nghiệp hoạt động chính trị, N đã nổi tiếng là một người chống cộng cứng rắn, chủ trương chiến tranh lạnh và đã nhanh chóng thành đạt: hạ nghị sĩ (1946), thượng nghị sĩ (1950), phó tổng thống (1952). Với cương vị phó tổng thống, N đã sang VN (1952) tìm hiểu tình hình và giúp Pháp. 1954 N chủ trương Mĩ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương. 1962 khuyến khích Kennơđi tăng cường sự có mặt của Mĩ ở VN. Khi trở thành tổng thống, N đã đề ra chiến lược toàn cầu mới mang tên Học thuyết Nichxơn và chiến lược ngăn đe thực tế thay cho chiến lược phản ứng linh hoạt. Đối với VN, N thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh thay cho chiến lược phi Mĩ hóa chiến tranh. Bất chấp phong trào phản đối chiến tranh ngày càng mạnh trong nhân dân và Quốc hội Mĩ, N vừa thực hiện rút quân Mĩ từng bước, vừa ráo riết tăng cường độ chiến tranh: tăng cường đánh phá và phong tỏa miền Bắc và bình định miền Nam VN; cho quân Mĩ và QĐ Sài Gòn đánh sang Campuchia (1970); lệnh cho QĐ Sài Gòn được Mĩ yểm trợ đánh sang Lào (1971); cho máy bay B-52 ném bom ồ ạt xuống Hà Nội, Hải Phòng... (12.1972) để gây sức ép với VN trong cuộc hội đàm Pari; tranh thủ TQ và LX (1972) nhằm ép VN chấp nhận những điểu kiện đình chiến có lợi cho Mĩ. Sau khi kí hiệp định Pari 1973 về Việt Nam liên tục vi phạm và khuyến khích Nguyễn Văn Thiệu chống phá hiệp định. Do thất bại ở VN và vụ bê bối Oatơghêt, N phải từ chức tổng thống (1974). Tác giả một số sách và hồi kí: “Năm 1999 - chiến thắng không cần chiến tranh” và “Chớp lấy thời cơ - thách thức đổi với Mĩ trong thế giới một siêu cường"...

        NIÊM CẤT, chế độ cất giữ trang bị kĩ thuật quân sự trong khoảng thời gian nhất định bằng cách cách li hoặc hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Chia ra: NC ngắn hạn và NC dài hạn. Những biện pháp chủ yếu dùng trong NC: bao gói kín, phủ các lớp bảo vệ bề mặt (mạ, bôi dầu, mỡ có phụ gia ức chế tác động phá hoại), để trong môi trường khí trơ... Yêu cầu quan trọng của NC trang bị KTQS là thời gian đưa trang bị trở về trạng thái hoạt động (mở NC) ngắn nhất để đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu. NC và mở NC trang bị KTQS được quy định trong Điều lệ công tác kĩ thuật QĐND VN và điều lệ của các chuyên ngành kĩ thuật.

        NIÊN HẠN ĐỘ BỂN DOANH TRẠI, đại lượng đặc trưng cho độ bền cơ sở vật chất doanh trại từ thời điểm bắt đầu đưa vào khai thác đến thời điểm tới hạn (không bảo đảm chất lượng hoặc loại bỏ). Được tính bằng số năm sử dụng cho một tài sản doanh trại. Có NHĐBDT toàn bộ (từ thời điểm sử dụng đầu tiên đến thời điểm loại bỏ) và NHĐBDT giữa hai kì sửa chữa.

        NIÊN KỈ. làng thuộc xã Thiết úng, châu Quan Hóa, nay là xã Thiết Ống, h. Bá Thước, t. Thanh Hóa, một trong các căn cứ chống Pháp của nghĩa quân Tống Duy Tân trong khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886-92). Khu căn cứ rộng khoảng 12km2, nằm trên vùng núi cao 500-900m. Ngày 18.5.1892 nghĩa quân Tống Duy Tân phối hợp với nghĩa quân Đốc Ngữ (rút khỏi vùng Sông Đà sau thắng lợi trong trận Yên Lãng, 5.2.1892) đánh bại cuộc tiến công lớn của quân Pháp vào căn cứ (x. trận Niên Kỉ, 18.5.1892). Sau khi Tống Duy Tân bị giết và khởi nghĩa Hùng Lĩnh do ông lãnh đạo suy yếu dần, Đốc Ngữ đưa quân trở lại vùng Sông Đà tiếp tục chống Pháp.

        NIGIÊ* (Cộng hòa Nigiê; République du Niger, A. Republic of Niger), quốc gia ở Tây Phi: bắc giáp Angiêri và Libi, đông giáp Sát, nam và đông nam giáp Nigiêria, Bénanh. Buốckina Phaxô. Dt 1.267.000km2; ds 11,06 triệu người (2003); phần lớn là người Phi. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Pháp. Tôn giáo: 98,6% đạo Hồi dòng Sunni. Thủ đô: Niamây. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là sa mạc cát, cao 200-500m; trung tâm là cao nguyên, cao 1.000- 1.500m. Khí hậu nhiệt đới ở bắc và đông bắc, cận xích đạo ở nam và tây nam. Sông lớn: Nigiê. Nước nông nghiệp chậm phát triển. GDP 1,954 tỉ USD (2002). bình quân đầu người 170 USD. Thành viên LHQ (20.9.1960), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 17.3.1975. LLVT: lực lượng thường trực 5.300 người (lục quân 5.200, không quân 100, lực lượng bán vũ trang 5.400 người. Tuyển quan theo chế độ động viên. Thời hạn phục vụ 24 tháng. Trang bị: 133 xe thiết giáp trinh sát, 20 xe thiết giáp chở quân, 40 cối 82 và 120mm. pháo chống tăng, 39 pháo phòng không, 7 máy bay các loại... Ngân sách quốc phòng 33 triệu USD (2002).

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67192002_457078411688711_2296989410874359808_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeHHdgVHR4wnW89mcKZoTR_XNkTbDjASEZMxTHlblLouMhTPkBXfLe67GN0rKhuquupwKFCu-E2p2tUJwRUNKfNQOTpV1VO84La8Mr_yyxC6bw&_nc_oc=AQlNQHxZ1Wo2JEQeGuVky52Nj2CgSz6ngrxRUJNhW-UkAV8yYUQEN7Gdf6j4yYKjKiA&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=c3806df6bbd73cd40c22915601bba264&oe=5DB3E6A2)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:27:40 am

        NIGIÊ**, sông ở Tây Phi. dài 4.180km, diện tích lưu vực 2.092.000kirr, bắt nguồn từ cao nguyên Lêôn - Liberia, chảy qua lãnh thổ Mali, Nigiê, Nigiêria, đổ ra vịnh Ghinê (thuộc Đại Tây Dương), tạo thành châu thổ dt 24.000km2. Những nhánh sông chính: Milo, Bani, Xôcoto, Cađuna, Bênue. Khi sông nhánh Bênue hợp lưu với N, lòng sông rộng tới 3km, sâu tới 20m. Nước lũ vào tháng 6-9. Nước lũ lần hai ở hạ lưu vào tháng 2-4. Có hai đập nước (Bamaco, Xanxanđinga), nhà máy thùy điện. Tàu bè đi lại được từng đoạn với tổng chiều dài 750km.

        NIGIÊRIA (Cộng hòa liên bang Nigiêria; A. Federal Republic of Nigeria), quốc gia ở Tây Phi. Dt 923.768km-; ds 133,88 triệu người (2003); gồm trên 250 dân tộc và bộ tộc khác nhau. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Tôn giáo: 50% đạo Hồi dòng Sunni, 35% đạo Thiên Chúa. Thù đô Abugia. Chính thể cộng hòa liên bang; đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: hội đồng liên bang (quốc hội). Các bang có chính quyền riêng. Phần lớn lãnh thổ là cao nguyên (cao 350-600m), ven biển là đồng bằng rộng 20-200km, bờ biển thấp. Phía đông là núi cao tới 2.000m. Khí hậu cận xích đạo, ẩm, ven biển khí hậu xích đạo; nhiệt độ cao. Hệ thống sông ngòi dày đặc, sông lớn: Nigiê. Rừng nhiệt đới ở phía nam. Giàu khoáng sản: bôxít, sắt, than đá, mănggan, dầu khí... Nước nông nghiệp; công nghiệp: khai khoáng, đánh cá, chế biến thực phẩm phát triển. Tư bản nước ngoài có vai trò lớn trong nền kinh tế. GDP 41,373 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 320 USD. Thành viên LHQ (18.9.1962). Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 15.5.1976. LLVT: lực lượng thường trực 78.500 người (lục quân 62.000. hải quân 7.000, không quân 9.500). Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 350 xe tăng, 382 xe thiết giáp trinh sát, 457 pháo mặt đất, 330 súng cối, 100 pháo phòng không, 164 tên lửa phòng không, 1 tàu frigat, 3 tàu tên lửa, 2 tàu khu trục, 5 tàu hộ tống, 2 tàu quét mìn, 1 tàu đổ bộ, 91 máy bay chiến đấu... Ngân sách quốc phòng 340 triệu USD (2000).

(https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67536633_457064831690069_2042485724975988736_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_eui2=AeFyhVBmKaRHryrckhUMzCAdQO68xrs-eElEflPyhGVYT4B9fbwx5Q8LVeS02g41-J-vJfz9kWpYABWbXc3qUieGKtp7X0YSXlaaFTkzTgl7Vg&_nc_oc=AQnM5JBYK3WARwgB3WZyqydtdhAOXsdy9_zuzXMWGIF3w-CCrzld73m9cQoeWdd-fxM&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=1849e4d57e1be099806e4362cf532196&oe=5DB24570)


        NIMIT (A. Nimitz), 1) tàu sân bay nguyên tử Mĩ, số hiệu CVN-68, hạ thủy 13.5.1972, đưa vào trang bị 3.5.1975. Lượng choán nước 72.916t (chở đầy 91.487t). Kích thước: 332,9x40,8xll,3m (đường băng: 332,9x76,8m). Thiết bị động lực: hai lò phản ứng hạt nhân, 4 tổ hợp tuabin, tổng công suất 195MW (260.000cv), 4 động cơ điêzen tổng công suất 8.000kW (10.700cv), 4 chân vịt. Tốc độ trên 30 hải lí/h. Quân số 6.054: của tàu 3.184 (203 sĩ quan), của không đoàn 2.800 (366 sĩ quan), SCH 70 (25 sĩ quan). Chở 80-90 máy bay, gồm: 20 F-14, 20 F/A-18, 6 EA-6B, 20 A-6E (có một số KA-6D tiếp dầu), 5 E-2C, 5 đến 10 S-3A/B, 6 đến 8 máy bay trực thăng SH-36 hoặc SH-60F. Trang bị vũ khí: 3 bệ X 8 rãnh phóng tên lửa phòng không Xi Xperâu (tầm bắn 14,6km, tốc độ M 2,5, đầu đạn 30kg, tự dẫn rađa bán chủ động), 4 pháo X 6 nòng Vuncan Phalanxơ cỡ 20mm, tầm bắn l,5km, tốc độ bắn 3.000 phát/ph; 2) lớp tàu sân bay nguyên tử hiện đại nhất của Mĩ, gồm các tàu Nimit (CVN-68), Đoai Đâyvit Aixenhao (CVN-69), Cac Uynxon (CVN-70), Têôđo Rudơven (CVN- 71), Abraham Lincôn (CVN-72), Gioocgiơ Oasinhtơn (CVN- 73), Giôn Xtennit (CVN-74, hạ thủy 3.1994) và Iunaitit Xtêt (CVN-75, hạ thủy 3.1996).


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:28:50 am

        NINH BÌNH, tinh ở nam đồng bằng Bắc Bộ; bắc giáp Hòa Bình. Hà Nam, đông và đồng nam giáp Nam Định, nam giáp Biển Đông, tây và tây nam giáp Thanh Hóa. Dt 1.381,89km2; ds 0,906 triệu người (2003); người Kinh chiếm 98,37%. Nguyên là trấn Ninh Binh, 1831 đổi thành tỉnh. 12.1975 sáp nhập với Nam Hà thành t. Hà Nam Ninh, 12.1991 tái lập. Tổ chức hành chính: 6 huyện, 2 thị xã; tỉnh lị: tx Ninh Bình. Địa hình đa dạng: đồng bằng, đồi núi phân bố rải rác xen kẽ, thấp dấn từ tây bắc xuống đông nam, khoảng 80% diện tích tự nhiên là đồng bằng; 20% rừng núi, tập trung chủ yếu ở phía tây và tây bắc, các dãy núi cao: Da Ngựa, Tam Điệp. Khu vực giáp Hòa Bình và Thanh Hóa là rừng quốc gia Cúc Phương, dt 25.000ha. Bờ biển dài 18km. Khí hậu nhiệt đới. nhiệt độ trung bình trong năm 23,5°C, lượng mưa 1.500- 2.000mm/năm. Là tỉnh nông nghiệp, có thế mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch, trồng các loại cây công nghiệp: lạc, cà phê, cây ăn quả. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 470,8 nghìn tấn (lúa 455,9 nghìn tấn). Công nghiệp: điện năng, cơ khí, vật liệu xây dựng... Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 631,8 tỉ đồng. Giao thông đường bộ: QL 1, 10, 12A, 12B; đường sắt Bắc - Nam; đường thủy theo Sóng Đáy, Hoàng Long, Sóng Bôi, sông Nho Quan. Sông Đằng, Sông Vác và hệ thống các sông nhỏ khác. 10.2000 LLVTND NB được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND. Di tích lịch sử: cố đô Hoa Lư, chùa Non Nước, đèo Tam Điệp (nơi vua Quang Trung mở tiệc khao quân khi tiến quân ra Bắc lần II, 1788), nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng: Tam Cốc, Bích Động, Địch Lộng...

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67249255_457064845023401_167707155669975040_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_eui2=AeFfnpf4wTthAPKqx6jd234vK_vo_7HA3jbjf52eJNm7B4VSBuQiYCJ2YMSjDoU45c78p0fWtKerD4WaFf5jab7ITB0Yrr-rKYAvnlD5FOSxbg&_nc_oc=AQnRYj2nwtn2HKKABBYR-UpxUapfaX2zorgwk-0_3Ripr0nfUf4epnezhz7oaX5GUx0&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=44f0e1ff0222970f9fcc96de758ba4b1&oe=5DE2244A)


        NINH KIỂU (cổ), vùng đất phủ Ứng Thiên thời Lê, có sông Ninh Giang (đoạn Sông Đáy chảy qua h. Chương Mĩ), nay là vùng Ninh Sơn. xã Ngọc Sơn, h. Chương Mĩ, t. Hà Tây. Một vị trí trọng yếu và hiểm trở nằm trên đường thượng đạo từ Đông Quan qua Thiên Quan vào Thanh Hóa. 9.1426 tại đây đã diễn ra trận đánh của nghĩa quân Lam Sơn diệt 2.000 quân Minh (xt trận Ninh Kiều, Nhân Mục, 13.9 và 20.10.1426). Tháng 11.1426 nghĩa quân Lam Sơn đánh quân Minh ở Tốt Động, Chúc Động, diệt 5 vạn tên. bắt sống hơn 1 vạn, chém đầu tướng giặc Trần Hiệp, Lí Lượng, xác giặc chết rất nhiều làm tắc nghẽn nước sông ở NK. Sự kiện này được Nguyễn Trãi nêu trong “Bình Ngô Đại Cáo”: “Ninh Kiều máu chảy thành sông, trôi tanh muôn dặm”.

        NINH THUẬN, tinh duyên hải Nam Trung Bộ: đơn vị Ah LLVTND. Bắc giáp Khánh Hòa, tây giáp Lâm Đồng, nam giáp Bình Thuận, đông giáp Biển Đông. Dt 3.360,06km2; ds 0,546 triệu người (2003); các dân tộc: Kinh, Chàm. Nùng, Cơ Ho, Khơme, Chơ Ro... Thành lập 5.1901 với tên gọi t. Phan Rang. 9.1913-7.1922 sáp nhập vào hai tỉnh Khánh Hoà và Bình Thuận. 2.1976 sáp nhập với Bình Thuận, Bình Tuy thành t. Thuận Hải. 4.1992 tái lập. Tổ chức hành chính: 4 huyện, 1 thị xã; tỉnh lị: tx Phan Rang - Tháp Chàm. Rừng núi chiếm 70% diện tích tự nhiên. Địa hình thấp dần từ tây sang đông, từ bắc xuống nam. Phía tây có Núi Chuân 1.645m. Manai 1.637m, Hòn Diên 1.528m. Phía đông sát biển có Núi Chúa 1.040m, Đá Bạc 644m, Núi Gio 897m. Sông ngắn, hẹp, thường cạn nước về mùa khô. Bờ biển dài 105km có cảng biển Vĩnh Hi; ngoài khơi có một số đảo nhỏ: Hòn Chứng, Hòn Chụt, Hòn Sam, hòn Long Rơi, Hòn Tai... Khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình trong năm 27,5°C, lượng mưa 705mm/năm. Sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 157 nghìn tấn (lúa 138,3 nghìn tấn), thủy sản 35,8 nghìn tấn. Công nghiệp: cơ khí, đường, chế biến hải sản. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 390,6 tỉ đồng. Giao thông đường bộ: QL 1, QL 20; đường sắt Bắc - Nam. Cảng biển: Ninh Chữ. Sân bay: Phan Rang. Địa danh lịch sử QS: làng chiến đấu Bác Ái (1956-60)...

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67446914_457064851690067_688524983156080640_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeFjwd1bON1gS7ZUXNg15Rfv2fd5spgKBf4CUr5aPsHVRhl0y3WWPWxTNBDpqGv38fcnnM93prxlf1Ug6sBdElHLIvwYoUHDQX4MdLsxeotpcg&_nc_oc=AQncjGNdvJwOc61D57SCPDcuvbaDxtr4AjZSJXwXs2ZdPqhVXRbmwpz4yQMFEwHP98Q&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=0c2de6ff07a1e0a35369296014b5d63c&oe=5DB550CC)



Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:29:46 am

        NIU DILÂN (Maori: Aotearoa; A. New Zealand), quốc gia ở châu Đại Dương; trên các đảo Bắc, Nam và một số đảo ở tây nam Thái Bình Dương. Dt 270.534km2; ds 3,95 triệu người (2002); 79% người gốc Anh, 21% người Maori và thổ dân. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa (81%). Thủ đô: Oenlinhtơn. Chính thể dân chủ nghị viện, thuộc Khối liên hiệp Anh, đúng đầu nhà nước là nữ hoàng Anh. do một thống đốc đại diện. Cơ quan lập pháp: viện dân biểu (quốc hội). Cơ quan hành pháp: chính phủ do thú tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là đồi núi và cao nguyên. Đảo Nam núi cao chạy từ bắc xuống nam, đỉnh cao nhất (đỉnh Cúc) 3.764m, quanh năm phủ băng tuyết; bờ biên tây nam lồi lõm, phía đồng là đồng bằng Cantơburi. Đảo Bắc chủ yếu là đồi và các núi độc lập, thường có động đất và núi lửa hoạt động; ven biển là miền đất thấp. Khí hậu cận nhiệt đới biển, phía nam ôn đới; vùng bờ tây của đảo Nam lượng mưa trên 5.000mm/năm. Các sông chính: Oaicatô 435km; Clutha 338km. Khoáng sản không nhiều nhưng đa dạng. Nước nông -  công nghiệp phát triển. Công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất len, các sản phẩm từ sữa, sữa là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Cảng biển: Crixchơt, Phangarây, Oenlingtơn, Ôclen. Sân bay quốc tế: Ôclân, Crixchơt, Oenlingtơn. GDP 50,425 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 13.100 USD. Thành viên LHQ (20.10.1945), ANZUS... Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 19.6.1975. LLVT: lực lượng thường trực 8.710 người (lục quân 4.530. hải quân 1.980, không quân 2.200), lực lượng dự bị 5.870. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 8 xe tăng hạng nhẹ, 41 xe thiết giáp chở quân, 24 tên lửa chống tăng, 24 pháo 105mm, 12 tên lửa phòng không, 3 tàu frigat, 4 tàu tuần tiễu, 5 tàu hộ tống, 6 máy bay chiến đấu... Căn cứ hải quân: Ôclen. Ngân sách quốc phòng 697 triệu USD (2002).

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67214201_457064871690065_264362740376666112_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeHaG28FwELA8rOKEWCCZy6PmmpZGpyboLY17YnWTgBsGxBsyLMoYjyB7Z-qcLGJ3b-ru8QCGpiP-imZZgKDGXm38a-JVE7Rf-RQbiWyEreZkw&_nc_oc=AQnkWoD3lqmqp1e5ApnyE5qgdHH4NS3UvCNsJpZ9WmPD55hyxph751ldYDt-LzVbGYk&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=1a56e01b8f342050456f6ef11a83c548&oe=5DAB1338)


        NIU OOC, thành phố, trung tâm công nghiệp lớn, cảng chính và căn cứ hải quân của Mĩ ở cửa sông Hátxân (đổ ra Đại Tây Dương); ds 7,6 triệu người (2000). Các ngành công nghiệp chính: chế tạo máy, hóa chất, lọc dầu, may mặc, in, thực phẩm, công nghiệp nhẹ. Cảng hàng không quốc tế G. Kennơđi, đường tàu điện ngầm, trường đại học tổng hợp. Càng gồm hơn 1.100 thành bên và cầu cảng với tổng chiều dài 120km. sâu 15m, bảo đảm làm căn cứ và sửa chữa được cho các loại tàu chiến. Lượng vận chuyển hàng 142 triệu tấn/năm (1984). NO do người Hà Lan xây dựng 1626 với tên gọi Niu Amxtecđam. 1664 người Anh xâm chiếm, 1674 đổi thành NO. 1785-90 là thủ đô của Mĩ. Ở NO có trụ sở của LHQ. Những công trình kiến trúc nổi tiếng: tượng thần tự do (1886), trung tâm Rôcphenlơ (1931-40), trung tâm nghệ thuật Lincôn (1960), trung tâm thương mại quốc tế 110 tầng, cao 412m (xây dựng 1971-73, bị phá hủy hoàn toàn trong vụ khủng bố 11.9.2001)...

        NMD (vt từ A. National Missile Defence - Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia Mĩ), tổ hợp các hệ thống trạm vệ tinh QS, trạm rađa và căn cứ tên lửa mặt đất của Mĩ liên kết với nhau tạo thành hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất, nhằm bảo vệ nước Mĩ trước các cuộc tiến công của đối phương bằng tên lửa đường đạn hạn chế. Ra đời trên cơ sở “Đạo luật 1991 về phòng chống tên lửa” do quốc hội Mĩ thông qua (5.12.1991) và “Đạo luật phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD)”, do Clintơn kí và quốc hội phê chuẩn (21.12.1999); dựa trên nền tảng kĩ thuật của chiến tranh giữa các vì sao (SDI). Gồm ba hệ thống cơ bản: hệ thống phát hiện và giám sát (các vệ tinh địa tĩnh, các trạm theo dõi ở mặt đất bằng rađa dải tần X làm nhiệm vụ phát hiện sớm quỹ đạo cao và đường đi của tên lửa đối phương, xác định chính xác khoảng cách, vị trí của tên lửa cần tiêu diệt, phân biệt đầu đạn thật với đầu đạn giả bằng kĩ thuật sóng điện từ); hệ thống kiểm soát và điều khiển (tiếp nhận và xử lí thông tin từ khâu phát hiện đến ra quyết định đánh chặn); hệ thống đánh chặn (các cản cứ tên lửa đánh chặn bằng lade công suất lớn từ mặt đất, trên biển, trên không với hàng trăm tên lửa đánh chặn có tốc độ và độ chính xác cao, luôn sẵn sàng chiến đấu). Triển khai NMD, Mĩ tham vọng giành ưu thế tuyệt đối về vũ khí hạt nhân. 13.6.2002 Mĩ chính thức đơn phương rút khỏi hiệp ước ABM, phá vỡ thế cân bằng về vũ khí chiến lược, thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang mới cả trên đất liền, trên biển và trong vũ trụ, thách thức nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh thế giới; đang gặp phải sự phản đối quyết liệt của dư luận quốc tế và chính nhân dân Mĩ.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:31:17 am

        NỎ, vũ khí lạnh có dạng một cung lấp trên thân vừa là giá đỡ cung, vừa có rãnh dẫn hướng cho tên, có khấc giữ dây ở tư thế giương và lẫy bắn. N có thể giương bằng tay, chân (có loại có cơ cấu giương dây bằng đòn bẩy hoặc tay quay), giương  xong, dây N lọt xuống khấc, người bắn có đủ thời gian để đặt tên, ngắm và bắn vào thời điểm tự chọn. Khi bắn lẫy đẩy dây lên khỏi khấc, dây được giải phóng, đẩy tên trượt trên rãnh của thân bay tới đích. Có loại N có thể bắn đồng thời nhiều tên đặt song song trên thân. N có lực đàn hồi lớn tới 3.000N, bắn xa tới 400m, chính xác hơn cung. Được quân thủy, bộ VN sử dụng từ thời cổ. Trong KCCP và KCCM, nhân dân các dân tộc miền núi (Việt Bác. Tây Nguyên) đã dùng N diệt địch một cách rộng khắp và có hiệu quả.

(https://scontent.fhan3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67401945_457064878356731_4220494886664667136_n.jpg?_nc_cat=100&_nc_eui2=AeE6Zi0EmhDccByKfMt3oskX9Q4fEcwZdZ77mUhIt6al5QV2zi_mWTdCrkPjOd3vQd--OIjIbgRchgUN2wZUV0o-rc1EEIDxIppjOtGkFwNCqQ&_nc_oc=AQlH9svXKNmnXnuxGPtRl93opDQETxBVhhNO-pyJQFQzvx67J0mlOV2mIjuhYNSgqyA&_nc_ht=scontent.fhan3-3.fna&oh=cf773ceff9546d622dc1121e95691e61&oe=5DAFD7DE)


        NON NƯỚC, núi đá nằm bên bờ Sông Đáy. đông bắc tx Ninh Bình 500m, cao 32m. Là một cao điểm khống chế các tuyến đường quan trọng qua tx Ninh Bình: QL 1, QL 10, đường sắt, đường sông (Sông Đáy). QĐ Pháp đã xây dựng trên NN một cứ điểm vững chắc. 30.5.1951 trong chiến dịch Hà Nam Ninh, sau khi diệt xong cứ điểm NN, tổ chiến đấu ba người của Giáp Văn Khương đã ở lại yểm trợ cho đồng đội rút lui, rồi từ trên vách núi đá cao nhảy xuống sông rút lui an toàn.

        NỔ, quá trình giải phóng nhanh năng lượng của chất nổ trong một thể tích giới hạn. Khi N chất nổ chuyển thành khí có nhiệt độ và áp suất cao, phá vỡ vỏ chứa, gây dãn nở đột ngột thể tích (tạo tiếng N), phát sinh sóng xung kích. Sóng xung kích và mảnh vỡ vỏ là các nhân tố sát thương, hủy diệt của đạn dược (trong QS) hoặc gây tác động cần thiết (trong công tác N dân sự để khai thác mỏ, dọn mặt bằng, phá chướng ngại...). Mức độ tác động của N phụ thuộc vào lượng, loại, dạng của liều N, thời gian kéo dài vụ N, khoảng cách từ điểm N đến đối tượng, tính chất của môi trường tại khu vực N... Có các dạng: nổ định hướng, nổ vi sai, N ngầm, N om, N hạt nhân... (xt hiệu ứng nổ lõm).

        NỔ ĐỊNH HƯỚNG, nổ mà xung lực của sóng xung kích được tập trung theo hướng xác định. NĐH được tạo ra bằng cách phối hợp việc sắp xếp vị trí lượng nổ với sự lựa chọn hợp lí hình dạng của nó hoặc tạo các mặt thoáng bổ trợ trước (bàng nổ vi sai) trên hướng cần thiết (hướng vật chất của môi trường cần di chuyển) và cũng có thể dùng hiệu ứng nổ lõm. NĐH được dùng trong QS (phá hủy các công trình QS của đối phương, vật chướng ngại...), trong công tác xây dựng dân dụng (tạo mặt bằng, đào mương, máng...)...

        NỔ HẠT NHẢN, nổ do phản ứng xảy ra trong lượng nổ hạt nhản, trong đó năng lượng hạt nhân thoát ra cực nhanh (vài phần micro giây). NHN khác hẳn các loại nổ khác bời sự tập trung rất cao năng lượng được giải phóng và sự đa dạng các yếu tố sát thương (sóng xung kích, bức xạ xuyên, bức xạ quang, xung điện từ và sự nhiễm phóng xạ...). Phần lớn năng lượng NHN được giải phóng ở dạng động năng của sản phẩm phản ứng hạt nhân, bức xạ nơtron và bức xạ gamma. Nhiệt độ và áp suất trong vùng phản ứng có thể tới hàng chục triệu độ và hàng trăm triệu MPa (khoảng 1014N/m2). NHN có: trên không (dưới l0km), trên cao (trên 10km), mặt nước, mặt đất, dưới nước và dưới đất. Tất cả các dạng NHN đó đều được ứng dụng trong QS.

        NỔ KHỐI nh NỔ XON KHÍ

        NỔ NHIÊN LIỆU - KHÔNG KHÍ nh NỔ XON KHÍ

        NỔ VI SAI, nổ các lượng nổ (hoặc các nhóm lượng nổ) theo một thứ tự có chủ định và cách nhau một khoảng thời gian được khống chế chặt chẽ (thường vài phần mười giây). NVS dược thực hiện nhờ những đoạn dây nổ có độ dài khác nhau, các kíp nổ điện có thời gian giữ chậm khác nhau (được chế tạo sẵn theo tiêu chuẩn) hoặc thiết bị điện từ chuyên dụng cho phép phát ra xung điện kích nổ ở những thời điểm theo yêu cầu. NVS thường được áp dụng khi thu dọn cầu, công trình kiến trúc, mặt bằng đã bị phá để xây dựng lại. Trong KCCM, còng binh VN đã ứng dụng NVS để thu dọn những nhịp cầu bị phá hoại của cầu Long Biên, Cầu Đuống, cầu Hàm Rồng,... nhanh chóng khôi phục cầu, bảo đảm giao thông.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:32:26 am

        NỔ XON KHÍ. nổ xảy ra trong hỗn hợp chất cháy - chất ôxi hóa dạng xon khí. Chất cháy thường là nhiên liệu cácbuahiđrô (như ôxit êtylen, prôpylen, mêtan, prôpylnitrat...), chất ôxi hóa là ôxi của không khí. Việc kích nổ đám mây xon khí sau khi hình thành được thực hiện bởi trạm nổ hoặc một cơ chế tự kích nổ. Tác dụng phá hoại của NXK do sóng nổ (trong đám mây nổ) và sóng xung kích (ngoài đám mây nổ) gây ra. Được ứng dụng trong đạn dược xon khí. Cg nổ khối hoặc nổ nhiên liệu - không khí.

        NỔI DẬY, sự vùng lên có tính chất tiến bộ, CM, có tổ chức của quần chúng chống lại trật tự xã hội hiện hành nhằm mục đích giành chính quyền hoặc quyền làm chủ ở mức độ khác nhau. Trong KCCM, ND trở thành hình thức cao nhất của đấu tranh chính trị ở các địa phương miền Nam VN, thường được kết hợp với tiến công QS nhằm lật đổ chính quyền địch ở cơ sở, xây dựng chính quyền CM; trong một số trường hợp đồng nghĩa với khởi nghĩa từng phần.

        NỔI DẬY CỦA BINH LÍNH Ở BÌNH LIÊU (11.1918- 6.1919), nổi dậy chống Pháp của binh lính người Việt, người Hoa trong QĐ Pháp ở đồn Bình Liêu (Quảng Ninh) do Đội Sáng (Lò Sáp Giạt) lãnh đạo. 14.11.1918 lực lượng nổi dậy giết sĩ quan Pháp, cướp vũ khí, làm chủ đồn, sau đó đánh chiếm các đồn xung quanh như Chúc Bài Sơn. Đầm Hà; được sự ủng hộ, tham gia của đông đảo binh lính và đồng bào các dân tộc ở Tiên Yên, Hà Cối, Đầm Hà, nhanh chóng phát triển thành phong trào chống Pháp rộng khắp các tỉnh vùng đông bắc, từ Tiên Yên tới các đảo vùng biển đông bắc và biên giới Việt - Trung. Cuộc nổi dậy còn được sự khuyến khích, tài trợ của các thế lực quân phiệt Lưỡng Quảng (TQ) cùng đế quốc Đức lúc đó đang đối địch với Pháp. Pháp phải đưa hàng nghìn quân tới đàn áp. Khoảng 6.1919 sau nhiều trận đánh quyết liệt, lực lượng nổi dậy bị tổn thất nặng, buộc phải rút sang TQ hoặc ra các đảo, chấm dứt hoạt động. Cuộc nổi dậy thể hiện sự phản kháng của binh lính thuộc địa trong QĐ Pháp, đồng thời phản ánh mâu thuẫn giữa Pháp với các thế lực quân phiệt TQ trong vấn đề Đông Dương.

        NỔI DẬY CỦA ĐOÀN THƯỢNG, NGUYỄN NỘN (1212-29), đấu tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến VN thời kì cuối nhà Lí đầu nhà Trần. 1212 nhân lúc nhà Lí suy yếu, Đoàn Thượng chiêu mộ lực lượng chiếm cứ vùng Hồng Châu (nay thuộc Hải Dương), xây đắp thành lũy, tự xưng vương. Trong khi đó ở triều đình, họ Trần tìm cách tiếm quyền, khiến vua Lí Huệ Tông phải dựa vào Đoàn Thượng để chống họ Trần. Khoảng 1220, thuộc tướng của họ Trần là Nguyễn Nộn cũng tự xưng Hoài Đạo Vương, đem quân chiếm giữ Phù Đổng rồi mở rộng lên Bắc Giang, sau đó thôn tính được lực lượng của Đoàn Thượng, trở thành thế lực cát cứ mạnh (x. nổi dậy cuối thời Lí, 1209-26). Từ 1226 nhà Trần thay nhà Lí, nhiều lần đem quân đánh dẹp đều không thành, phải phong tước Hoài Đạo Hiếu Vũ Vưpng và gả còng chúa Ngoan Thiền cho Nguyễn Nộn để mua chuộc. Sau khi Nguyễn Nộn chết (1229), tình trạng phân tán cát cứ chấm dứt, tạo điều kiện cho nhà Trần củng cố vững chắc chế độ phong kiến trung ương tập quyền.

        NỔI DẬY CÙA NÙNG TỒN PHÚC, NÙNG TRÍ CAO (1039-53), nổi dậy của nhân dân các dân tộc thiểu số Cao Bằng , do hai cha con Nùng Tồn Phúc và Nùng Trí Cao lãnh đạo chống triều Lí thời vua Thái Tông. Năm 1039, tù trường châu Thảng Do là Nùng Tồn Phúc tập hợp lực lượng đánh chiếm các châu Vạn Nhãi, Vũ Lặc, tự xưng Chiêu Thánh hoàng đế. dựng nước Trường Sinh, không nộp cống cho triều đình, bị vua Thái Tông đem quân đánh dẹp, bắt chém đầu. Đến 1041 con là Nùng Trí Cao trở lại nắm quyền châu Thảng Do, lập nước Đại Lịch, tiếp tục chống triều đình; bị bắt đưa về kinh đô, được vua tha tội, cho giữ chức cũ, cấp thêm bốn động Lôi Hỏa, Bình, An, Bà và châu Tư Lang (Cao Bằng ngày nay) để ổn định vùng biên giới. Nùng Trí Cao quy thuận, nhưng 1048 lại nổi dậy chiếm động Vật Ác rồi chuyển sang đánh nhà Tống (TQ), chiếm đất Quảng Đông, Quảng Tây, tự xưng Nhân Huệ hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Nam (cuối 1053 bị nhà Tống tiêu diệt). Cuộc nổi dậy phản ánh sự bất mãn của tù trưởng các dân tộc thiểu số đối với triều đình trung ương, buộc nhà Lí phải ban hành những chính sách thích hợp, thu phục các tù trưởng để giữ yên biên giới.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:33:18 am

        NỔI DẬY CUỐI THỜI LÊ SƠ (1511-27), phong trào nổi dậy của nông dân dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh hoặc quan lại địa phương chống lại chế độ phong kiến VN đang suy tàn, giai đoạn cuối thời Lê Sơ. Nổ ra từ 1511 do sự mục nát của triều đình cùng ách thống trị bóc lột của các tầng lớp quan lại, địa chủ đối với nông dân. Lúc đầu là các cuộc bạo động lè tẻ, sau lan rộng khắp nơi và đạt đến đỉnh cao vào khoảng 1516-17. Tiêu biểu là các cuộc nổi dậy của Thân Duy Nhạc, Ngô Văn Tống ở Bắc Ninh; Trần Tuân ở Hưng Hóa (Tây Bắc) và Sơn Tây; Lê Huy, Trịnh Hưng, Lê Minh Triệt ở Nghệ An; Phùng Chương, Trần Công Ninh ở Vĩnh Phúc; Đặng Hân, Lê Cật ở Thanh Hóa; Trần Cao ở Đông Triều (Quảng Ninh)... Cuộc nổi dậy lớn nhất là của nghĩa quân Trần Cao, có lần chiếm được kinh thành Thăng Long, buộc vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hóa. 1522 các cuộc nổi dậy lần lượt bị dập tắt nhưng đã làm lung lay tận gốc chế độ quân chủ chuyên chế nhà Lê lúc bấy giờ. Đồng thời với phong trào nòng dân. trong nội bộ triều đình cũng diễn ra các cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái, nổi lên là Mạc Đăng Dung, Trịnh Tuy, Nguyễn Hoàng Dụ, Trần Châu... 1527 Mạc Đăng Dung thắng thế, giết vua Lê Chiêu Tông, lập ra nhà Mạc nhưng không thống nhất được đất nước, dẫn tới cuộc nội chiến Lê - Mạc (1527-92).

        NỔI DẬY CUỐI THỜI LÍ (1209-26), đấu tranh giành quyền lực giữa các phe phái phong kiến VN cuối triều Lí. Từ giữa tk 12 nhà Lí bắt đầu suy tàn, khởi nghĩa nông dân bùng nổ khắp nơi, khiến tình hình xã hội càng thêm rối loạn. Các thế lực phong kiến địa phương nhân đó trỗi dậy chống lại chính quyền trung ương và đánh lẫn nhau, trong đó mạnh hơn là họ Trần ở Hải Ấp (Thái Bình), Đoàn Thượng ở Hồng Châu (Hài Dương), Nguyễn Nộn ở Bắc Giang (xt nổi dậy của Đoàn Thượng, Nguyễn Nộn. 1212-29), Nguyễn Tự ở Quốc Oai (Hà Táy). Nhà Lí bất lực, dựa vào họ Trần (có lúc dựa vào Đoàn Thượng), tạo điều kiện cho họ Trần thâu tóm mọi quyền hành trong triều, trở thành lực lượng mạnh nhất bấy giờ. 1.1226 họ Trần với vai trở của Trần Thú Độ, buộc vua Lí Chiêu Hoàng phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (Trần Thái Tông), lập nên nhà Trần, sau đó dẹp yên các thế lực phong kiến khác, khôi phục chế độ trung ương tập quyển, chấm dứt tình trạng phân tán cát cứ.

        NỔI DẬY ĐỒNG LOẠT X. ĐỔNG KHỞI

        NỔI DẬY Ở BÁC ÁI (7.2-4.1959), nổi dậy của đồng bào các dân tộc huyện Bác Ái (t. Ninh Thuận) phá khu tập trung của Mĩ - Diệm thời kì đầu KCCM. Thực hiện chính sách bình định* của Mĩ ở miền Nam VN, 7.8.1958 chính quyền Ngỏ Đình Diệm dồn 6.000 dân các xã thuộc h. Bác Ái vào 2 trại tập trung Brâu và Tầm Ngân. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy ĐLĐ VN huyện Bác Ái, 7.2 nhân dân ở 2 trại tập trung trên đã nổi dậy đấu tranh, trong 2 tháng đập tan ách kìm kẹp của địch và rút vào rừng núi xây dựng làng chiến đấu. 10.1959 địch mở các cuộc hành quân càn quét, bị đánh trả quyết liệt buộc phải rút lui. NDƠBA đánh dấu bước phát triển của phong trào CM ở miền núi cực Nam Trung Bộ từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công, góp phần mở rộng căn cứ kháng chiến của Khu 5.

        NỔI DẬY Ở HUẾ (5.7.1885), nổi dậy chống Pháp nổ ra tại kinh thành Huế do phe “chủ chiến” trong triều Nguyễn tiến hành dưới sự lãnh đạo của Tôn Thất Thuyết. Nắm được ý đồ của Pháp bắt Tôn Thất Thuyết cùng phe “chủ chiến”, tiến tới khống chế toàn bộ triều đình Huế, Tôn Thất Thuyết một mặt ra lệnh tăng cường phòng giữ thành, tiếp tục điều đình với Pháp, mặt khác, bí mật, khẩn trương tập trung quân từ các nơi về (sử dụng cả tù nhân) chuẩn bị kế hoạch đánh trước, để “sống chết cũng liều một phen”. 0 giờ 40 phút 5.7 quân triều đình bất ngờ pháo kích dữ đội vào tòa khâm sứ Pháp, khu nhượng địa và đồn Mang Cá, sau đó chia làm hai cánh dùng súng, mã tấu, giáo mác đánh giáp lá cà, gây cho quân Pháp một số thiệt hại. Tuy bị lúng túng lúc đầu, song dựa vào binh hỏa lực mạnh, quân Pháp nhanh chóng tổ chức phản kích, đẩy lùi quân triều đình rồi thừa thắng đánh chiếm kinh thành. Đến gần sáng, thấy tình thế bất lợi, Tốn Thất Thuyết quyết định đưa vua Hàm Nghi cùng tam cung dời khỏi kinh đô về Quảng Trị. NDƠH thể hiện tinh thần kháng Pháp của một bộ phận quan lại phong kiến triều Nguyễn, mở ra thời kì mới trong phong trào chống Pháp của nhân dân VN: phong trào Cần Vương (1885-95).


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:34:28 am

        NỔI DẬY Ở NHÀ TÙ LAO BẢO (1915), nổi dậy của những người VN yêu nước bị Pháp giam giữ tại nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị). 28.9 khoảng 200 tù nhân dưới sự lãnh đạo của Liêu Thanh. Hồ Bá Kiện (hội viên VN quang phục hội) cùng nhau nổi dậy phá nhà tù, giết lính gác, cai ngục, cướp vũ khí, đốt trạm bưu điện, cắt đứt thông tin liên lạc từ Lao Bảo về tỉnh lị Quảng Trị, rồi rút vào rừng lập căn cứ ở vùng Ban Tạ Cha thuộc t. Xayannakhẹt (Lào) tiếp tục chiến đấu chống Pháp. 25.10 sau trận đánh giao thông cướp lương thực ở đoạn Ban Tạ Cha - Ban Tạ Soi, lực lượng nổi dậy rút về A Xối, bị Pháp đem đại quân bao vây và nhanh chóng đánh bại.

        NỔI DẬY Ở QUÂN KHU ĐÔNG (5-9.1978), nổi dậy của một số đơn vị QĐ và những người Campuchia yêu nước ở Quân khu Đông (Quân khu 203, gồm các tinh Xvay Riêng, Prây Veng, Côngpông Chàm) do Xôphim, bí thư quân khu ủy lãnh đạo, chống chính quyền Pôn Pốt - Iêng Xari. Do những thất bại liên tiếp trong chiến tranh chống VN (x. chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia, 30.4.1977-7.1.1979) và sự chống đối ngày càng tăng trong nước, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari tìm cách đẩy manh cuộc thanh trừng nội bộ và sát hại những người yêu nước. Trước tình hình đó, Xôphim tập hợp các lực lượng CM chân chính trong quân khu, 26.5.1978 phát động cuộc nổi dậy ở nhiều nơi như: Suông, Chúp, Đầm Be. Prây Veng, Côngpỏng Chàm... Chính quyền Pôn Pốt - Iêng Xari phải điều động lực lượng lớn bộ binh, xe tăng, pháo binh, máy bay đến đàn áp khốc liệt, sau hơn 3 tháng dập tắt cuộc nổi dậy, giết Xôphim cùng hàng vạn người gồm binh lính, cán bộ, nhân viên các cơ quan Đảng, chính quyền từ quân khu tới xã, ấp và dân thường. NDƠQKĐ tuy thất bại nhưng đã tác động mạnh đến tinh thần binh lính Khơme Đỏ. góp phần cổ vũ phong trào nổi dậy'ở Rattanakiri, Xiêm Riệp. Battambang, Côngpông Xpư, Cam Pốt,... báo hiệu sự sụp đổ của chế độ diệt chủng Pôn Pốt - lêng Xari.

        NỔI DẬY Ỏ VĨNH THẠNH (6.2-4.1959), nổi dậy của đồng bào dân tộc Bana chống Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm dồn dân vào khu tập trung; diễn ra ở h. Vĩnh Thạnh (phía tây t. Bình Định, gồm 11 xã với 5.320 dân, số đông là người Bana. dt khoảng 140km2). 6.2.1959 nhân dân xã Vĩnh Hảo và 3 làng thuộc xã Vĩnh Hiệp đã nổi dậy diệt ác, phá kìm rồi dời làng vào rừng sâu. Từ 17.2 đến 4.1959 địch liên tục càn quét, đánh phá, dồn ép dân trở lại khu tập trung. Huyện ủy ĐLĐ VN huyện Vĩnh Thạnh chủ trương để xã Vĩnh Hảo trở lại thể dấu tranh hợp pháp. Bị địch khủng bố, nhân dân Vĩnh Hảo nổi dậy lần thứ hai, lôi cuốn hàng chục làng vùng cao cùng nổi dậy; hơn 60 làng trong huyện với 5.000 dân giành được quyền làm chủ, xây dựng căn cứ chống Mĩ - Diệm. NDƠVT góp phần đưa phong trào CM ở Bình Định chuyển từ đấu tranh chính trị lên đấu tranh chính trị có vũ trang hỗ trợ.

        NỘI BÀI, cảng hàng không quốc tế lớn nhất Bắc VN, cách trung tâm Hà Nội 30km về phía bắc theo QL Thăng Long -  Nội Bài. Hai đường băng bê tông ximăng 3200x60m. Có đường sắt nối với ga Đa Phúc. Nguyên là sân bay QS, 1977 chuyển thành sân bay dân dụng. Từ 1990 nhiều lần được nâng cấp mở rộng.

        NỘI BÀNG, đồn ải thời Trần ở thôn Bình Nội, h. Lục Ngạn, phủ Lạng Giang, nay thuộc xã Trù Hưu. h. Lục Ngạn, t. Bắc Giang. 1285 NB là nơi đóng bản doanh của Trần Quốc Tuấn, đón đánh quân Nguyên - Mông. 1288 tại NB. Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa phục kích quân Nguyên - Mông rút chạy.

        NỘI BIÊN, khu vực liền kề ở phía trong biên giới quốc gia, dược thiết lập theo một quy chế đặc biệt để bảo vệ biên giới quốc gia. Từng nước căn cứ vào tính chất xã hội, đặc điểm địa hình, dân cư, mối quan hệ với các nước có chung biên giới và yêu cầu của hoạt động bảo vệ biên giới, định ra phạm vi cũng như các quy chế quản lí khu vực NB. Quy chế áp dụng ở NB thường là các quy định riêng điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến việc đi đến, cư trú, qua lại, vận chuyển, sử dụng đất đai, tài nguyên trong lòng đất, nước, rừng và các nguồn lợi khác.

        NỘI CHIẾN, chiến tranh giữa các giai cấp, các tập đoàn xã hội, các dân tộc, sắc tộc đối địch trong một nước hoặc trong nội bộ một giai cấp, tập đoàn xã hội nhằm giành quyền lực chính trị. Tính chất của NC có thể là tiến bộ hoặc phản động tùy thuộc vào mục đích chính trị của mỗi bên tiến hành. Trong thời đại ngày nay, các cuộc NC thường có liên hệ với những thế lực bên ngoài; CNĐQ và các thế lực phản động quốc tế thường khuyến khích và ủng hộ NC phản CM ở những nước đang phát triển theo xu hướng tiến bộ hoặc đi ngược với lợi ích của họ. Những người CM không coi NC là hình thức duy nhất để giành chính quyền, nhưng thừa nhận sự chính đáng và cần thiết của NC CM khi bị giai cấp bóc lột thống trị, đàn áp bằng vũ trang.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:35:07 am

        NỘI CHIẾN CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC LẦN I (1924-27), nội chiến giữa lực lượng CM TQ với lực lượng quân phiệt Bắc Dương được các nước đế quốc Anh và Nhật giúp sức. Sau khi Tôn Trung Sơn nêu ba chính sách lớn: “liên Nga, liên cộng, phủ trợ công nông”, quân CM quốc dân được thành lập trên cơ sở Quốc - Cộng hợp tác, đã dẹp lực lượng quân phiệt ở Quảng Đông và tiến hành chiến tranh Bắc Phạt (1926-27). Công nhân Hán Khẩu. Cửu Giang đuổi thực dân Anh, thu hồi tô giới. Công nhân Thượng Hải ba lần khởi nghĩa (10.1926, 2.1927, 3.1927), chiếm được thành phố. Phong trào nông dân ở Hồ Nam phát triển. Thế lực CM lan nhanh khắp lưu vực Trường Giang, Hoàng Hà. Trước tình hình đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, các thế lực đế quốc, phong kiến đã lôi kéo tập đoàn Tưởng Giới Thạch - Uông Tinh Vệ làm chính biến, xóa bỏ hợp tác Quốc - Cộng, đàn áp ĐCS và phong trào công nhân. Cuộc nội chiến không thực hiện được mục tiêu, nhưng đã tạo cơ sở cho ĐCS TQ trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh vũ trang sau đó.

        NỘI CHIẾN CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC LẦN II (1927-37), nội chiến giữa Hồng quân công nông do ĐCS TQ lãnh đạo với LLVT của chính phủ Quốc dân đảng sau khi Tưởng Giới Thạch làm chính biến (12.4.1927) đàn áp ĐCS. phá vỡ sự hợp tác Quốc - Cộng lần thứ nhất. Để chống đàn áp và giữ vững mục tiêu CM. ĐCS TQ tổ chức khởi nghĩa vũ trang, xây dựng Hồng quân và các khu căn cứ CM. Qua các cuộc khởi nghĩa Nam Xương (1.8.1927-4.1928), khởi nghĩa Vụ gặt mùa thu (9.1927), khởi nghĩa Quảng Châu (12.1927),... Hồng quân rút về các khu căn cứ của trung ương (ở Thụy Kim, Tĩnh Cương Sơn) và các địa phương ở phía nam và đông nam TQ, xây dựng chính quyền Xô viết, tiến hành cải cách ruộng đất. 1930-33 chính phủ Quốc dân đảng 5 lần liên tiếp đem quân vây quét các khu căn cứ. Trong 4 lần đầu, tuy ít quân và trang bị kém. Hồng quân áp dụng phương châm “dụ địch vào sâu”, chia cắt, diệt từng bộ phận, nên đều đánh thắng; quân số phát triển tới 200.000. Lần chống vây quét thứ năm (10.1933) đã phạm những sai lầm (về chính trị không lợi dụng được mâu thuần trong nội bộ Quốc dân đảng; về QS chủ trương giữ đất, ngăn địch từ ngoài cửa) nên Hồng quân bị tổn thất nặng, buộc phải rút lui và di chuyển chiến lược, tiến hành cuộc Vạn lí trường chinh (1934-36) lên tây bắc TQ, xây dựng khu căn cứ Thiểm - Cam - Ninh. Tnrớc họa xâm lược của đế quốc Nhật và sau sự biến Tây An (12.12.1936), Tưởng Giới Thạch buộc phải hợp tác lại với ĐCS để cùng chống Nhật.

        NỘI CHIẾN CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC LẨN III (1946-49), nội chiến giữa lực lượng CM do ĐCS TQ lãnh đạo với QĐ của chính phủ Quốc dân đảng, dẫn tới việc thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Sau thắng lợi của kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc (1937-45), chính phủ Quốc dân đảng được Mĩ ủng hộ, phát động nội chiến nhằm tiêu diệt LLVT của ĐCS TQ. Khởi đầu nội chiến, Quốc dân đảng có 4.500.000 quân, chiếm giữ toàn bộ các thành phố lớn và hệ thống đường sắt với 300 triệu dân. Giai đoạn 1 (6.1946-6.1947), Tưởng Giới Thạch điều quân tiến công vào Trung Nguyên và các vùng giải phóng do ĐCS kiểm soát. QGP không giữ đất mà cơ động lực lượng tiêu diệt từng bộ phận địch; từ 6.1946 đến 2.1947, đánh 160 trận, diệt 710.000 quân Quốc dân đảng. 3.1947 Quốc dân đảng chuyển sang tiến công có trọng điểm vào vùng giải phóng Thiêm - Cam - Ninh và Sơn Đông, nhưng tại Sơn Đông bị QGP tiêu diệt 32.000 quân, buộc phải rút về phía tây. Sau một năm chiến đấu, Quốc dân đảng bị mất 1.120.000 quân, QGP mất 360.000 quân. Giai đoạn 2 (7.1947-6.1948): QGP phản công, vượt sông Hoàng Hà xuống phía nam Sơn Đông, Hà Nam, Hồ Nam, An Huy, giải phóng 164 thành phố (gồm cả Diên An), làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng có lợi cho CM. Giai đoạn 3 (7.1948-9.1949), được bắt đầu bằng ba chiến dịch lớn: chiến dịch Liêu - Thẩm (12.9-2.11.1948) tiêu diệt 472.000 quân Quốc dân đảng, giải phóng hoàn toàn vùng Đông Bắc, có nhiều cơ sở công nghiệp lớn; chiến dịch Hoài Hải (6.11 1948-1.01.1949) diệt hơn 550.000 quân Quốc dân đảng, giải phóng vùng rộng lớn bắc Trường Giang, trực tiếp uy hiếp thủ đô Nam Kinh; chiến dịch Bình - Tán (29.11.1948-31.1.1949) tiêu diệt, bắt và thu phục 520.000 quân Quốc dân đảng, giải phóng cơ bản vùng Hoa Bắc, trong đó có Thiên Tân, Bắc Kinh. 21.4.1949 QGP thực hành tiến công trong cả nước, ồ ạt vượt sông Trường Giang, 23.4 giải phóng Nam Kinh; 6.1949 giải phóng Hàng Châu, Thượng Hải, Vũ Hán... Cuối 1949 toàn bộ đại lục TQ (trừ Tây Tạng) được hoàn toàn giải phóng. 1.10.1949 nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:36:04 am

        NỘI CHIẾN LÊ - MẠC (1527-92), nội chiến giữa các thế lực phong kiến VN thời Hậu Lê nhằm giành quyền thống trị đất nước. 1527 nhân lúc nhà Lê suy yếu (x. nổi dậy cuối thời Lê Sơ, 1511-27), Mạc Đăng Dung cướp ngôi, lập ra nhà Mạc cai quản đất Bắc (gọi là Bắc triều), dâng biểu thần phục nhà Minh (TQ). Bấy giờ, tướng cũ nhà Lê ở Thanh Hóa là Nguyễn Kim chạy sang Sầm Châu (Lào), tập hợp lực lượng dưới danh nghĩa “phủ Lê”, đưa Lê Duy Ninh lên ngôi vua (Lê Trang Tông), chiếm cứ vùng Thanh Hóa, Nghệ An (gọi là Nam triều), chống lại nhà Mạc. Khi Nguyễn Kim chết (1545), con rể là Trịnh Kiểm lên thay, lập nên chế độ “vua Lê chúa Trịnh”, tiếp tục đánh nhà Mạc. Nội chiến kéo dài nhiều năm trên cả nước. Cuối 1592 họ Trịnh thắng thế, đánh bại nhà Mạc và chiếm Thăng Long (Hà Nội), cuộc chiến cơ bản chấm dứt. Cg nội chiến Nam - Bắc triều.

        NỘI CHIẾN MUỜI HAI SỨ QUÂN (965-67), nội chiến giữa các thế lực phong kiến VN cát cứ ở các địa phương thời kì cuối triều Ngô. Sau khi Ngô Quyền chết (944), nhà nước phong kiến trung ương tập quyền suy yếu, tình trạng phân tán cát cứ bắt đầu xuất hiện và ngày càng phát triển, nhất là từ năm 965 khi Xương Văn (con Ngô Quyển) chết, ngôi vua không còn. Nổi lên trong các lực lượng cát cứ là thế lực của mười hai tướng lĩnh và tù trưởng, mỗi người hùng cứ một phương, gọi là mười hai sứ quân: Kiểu Công Hãn chiếm Phong Châu, Kiều Thuận chiếm Hồi Hồ, Nguyễn Khoan chiếm Tam Đái (nay thuộc Vĩnh Phúc và Phú Thọ); Đỗ Cảnh Thạc chiếm Đỗ Động Giang, Ngô Nhật Khánh chiếm Đường Lâm (nay thuộc Hà Tây); Nguyễn Siêu chiếm Tây Phù Liệt (nay thuộc Hà Nội); Lí Khuê chiếm Siêu Loại, Nguyễn Thủ Tiệp chiếm Tiên Du (nay thuộc Bắc Ninh); Lã Đường chiếm Tế Giang. Phạm Bạch Hổ chiếm Đằng Châu (nay thuộc Hưng Yên); Trần Lãm chiếm Bố Hải Khẩu (nay thuộc Thái Bình); Ngô Xương Xí chiếm Bình Kiều (nay thuộc Thanh Hóa). Ngoài ra còn có hai tướng có thế lực khá mạnh là Ngô Xứ Bình chiếm Giao Châu và Dương Huy chiếm Vũ Ninh (nay thuộc Bắc Ninh). Các thế lực chống nhau quyết liệt để tranh giành quyền lực gây nội chiến liên miên, bị nhân dân phản đối và chống lại. Một trong những lực lượng mạnh lúc đó là Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư (Ninh Bình), nhờ liên kết với lực lượng của Trần Lãm và sau khi Trần Lãm chết, trở thành người cầm đầu, lần lượt đánh bại các sứ quân; đến cuối 967 thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh (968-80).

        NỘI CHIẾN NAM - BẮC TRlỂU nh NỘI CHIÊN LÊ - MẠC (1527-92)

        NỘI CHIẾN Ở APGANIXTAN (1978-92), nội chiến giữa các phe phái, sắc tộc ở Apganixtan được nước ngoài hậu thuẫn. 27-30.4.1978 cuộc CM tháng Tư của nhân dân Apganixtan diễn ra thắng lợi, lập nên nước CHDC Apganixtan do Taraki - lãnh tụ ĐDC nhân dân Apganixtan (PDPA) đứng đầu. Nhưng ngay sau đó, nội bộ PDPA bị chia rẽ thành các phe phái, trong đó phái của Amin được các thế lực nước ngoài ủng hộ, dùng mọi thủ đoạn thâu tóm quyền lực, gây ra cuộc đảo chính (9.1979) lật đổ chính quyền Taraki. 12.1979 ĐDC nhân dân được sự giúp đỡ của QĐ LX đánh bại Amin giành lại chính quyền, lập chính phủ mới do Caơnan đứng đầu, sau đó Nagibula lên thay (1986). Tuy nhiên, sự can thiệp của nước ngoài càng làm cho tình trạng khủng hoảng ở Apganixtan thêm nghiêm trọng và diễn biến phức tạp. Từ 1.1980 các lực lượng Hồi giáo Mugiahiđin liên kết thành lập Tổ chức kháng chiến những người Hồi giáo, được Mĩ viện trợ QS, tăng cường hoạt động chống chính phủ, gây ra các cuộc xung đột quyết liệt và kéo dài. 14.4.1988 chính phủ Apganixtan cùng với các nước LX, Pakixtan, Mĩ tiến hành đàm phán tại Giơnevơ (Thụy Sĩ), thỏa thuận việc QĐ LX rút khỏi Apganixtan và thực hiện hòa giải dân tộc. Sau khi LX rút quân (2.1989) NCƠA vẫn tiếp diễn đến 4.1992, lực lượng Hồi giáo Mugiahiđin lên nắm chính quyền. Cuộc nội chiến kéo dài hơn một thập kỉ ở Apganixtan đã gây bất ổn định trong khu vực, đồng thời gây hậu quả nặng nề cho nhân dân Apganixtan (hơn 1 triệu người chết và hơn 5 triệu người phải sống lưu vong).

        NỘI CHIẾN Ở DAIA (1960), nội chiến giữa các lực lượng, phe phái ở Daia (nay là CHDC Cônggô). Bùng nổ ngay sau khi Daia giành độc lập từ tay Bi (6.1960). mở đầu là phong trào đòi li khai ở Catanga do Xômbê khởi xướng, được các thế lực đế quốc lợi dụng chống lại chính sách tiến bộ của thủ tướng Lumumba. 5.9.1960 dưới áp lực của nước ngoài, tổng thống Caxayubu ra lệnh truất quyền thủ tướng Lumumba, đưa Ileo (cựu chủ tịch thượng viện) lên thay và lập chính phủ mới, nhưng nghị viện Daia không chấp nhận, vẫn tín nhiệm và tiếp tục trao quyền cho chính phủ của Lumumba. 14.9.1960 tư lệnh QĐ Môbutu được Bỉ ủng hộ làm đảo chính, vô hiệu hóa tổng thống và thủ tướng, bắt giam và sau đó sát hại Lumumba (1.1961), nhưng những người ủng hộ Lumumba tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời ở Xtenlơvin, tiếp tục đấu tranh chống lại chính quyền Môbutu. Mặc dù chính phủ của Môbutu được quốc tế công nhận và có quyền lực thực sự ở Daia, nhưng các cuộc xung đột vũ trang vẫn diễn ra triền miên giữa các phe phái đối lập, gây tình trạng bất ổn định và hậu quả nặng nề cho đất nước và nhân dân  Daia.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:36:54 am

        “NỘI CHIẾN Ở MĨ”, luận văn QS do Mác* và Ăngglien viết 3.1862, bàn về cuộc nội chiến giữa QĐ miền Bắc (phái liên bang) với QĐ miền Nam (phái chia cắt) ở Mĩ từ 1861- 65. Hai ông đã phân tích và chỉ rõ những vấn đề cơ bản về tổ chức lực lượng, nghệ thuật QS để chuyển bại thành thắng giữa QĐ miền Bắc với QĐ miền Nam; khẳng định nội chiến ở Mĩ không đơn thuần chi là sự giành giật đất đai, mà là cuộc đấu tranh giành quyển thống trị của lực lượng chính trị mới đối với giai cấp tư sản, địa chủ, chủ nô, đánh dấu sự trưởng thành của lực lượng đó (giai cấp công nhân) từ địa vị “người thừa hành ngoan ngoãn” trở thành một “lực lượng chính trị độc lập”. Bằng những quan sát và phân tích khoa học, Mác và Ăngghen đã dự báo chính xác kết cục cuộc nội chiến đó vào 1865: QĐ miền Bắc thắng QĐ miền Nam. “NCƠM” góp phần phát triển lí luận QS, cổ vũ cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống áp bức bóc lột ở các nước TBCN.

        NỘI CHIẾN Ở MĨ (1861-65), nội chiến giữa tư sản miền Bắc với chủ nô miền Nam nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ đối với người da đen, mở đường cho tư bản công nghiệp phát triển ở Mĩ. 1860 A. Lincôn đại biểu của thế lực công nghiệp miền Bắc, chủ trương giải phóng nô lệ, trúng cử tổng thống liên bang. Giai cấp chủ nô miền Nam đã nổi dậy để bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ và chống lại việc bầu Lincôn. Các bang miền Nam tổ chức chính phủ, bầu tổng thống riêng, thành lập QĐ (100.000 người) chống lại chính quyền liên bang. 12.4.1861 chiến tranh bùng nổ. Giai đoạn 1 (1861-62), ưu thế thuộc về chủ nó miền Nam vì chính phủ liên bang chưa có biện pháp kiên quyết về QS và chưa tuyên bố rõ chủ trương giải phóng nô lệ. Giai đoạn 2 (1863-65), sau khi Lincôn ban hành luật chia ruộng đất và thủ tiêu chế độ nô lệ, tư sản miền Bắc được quần chúng nô lệ ủng hộ, giành lại ưu thế; QĐ được bổ sung 186.000 người da đen. 1864 quân miền Bắc chiếm bang Giêoocgi, cắt đứt các tuyến đường sắt quan trọng ở miền Nam; 3.1865 làm chủ hoàn toàn bang Nam Carôlinơ, bao vây và chiếm Richmơn, thủ phủ của miền Nam (3.4.1865). Một tuần lễ sau, tướng Li tổng chỉ huy QĐ các bang ở miền Nam cùng 28.000 quân đầu hàng. Chiến tranh chấm dứt. Tổn thất của hai miền khoảng 600.000 người, trong đó miền Bắc tuy giành thắng lợi nhưng đã mất 360.000 người. NCƠM thực chất là một cuộc CM tư sản. Cg chiến tranh Nam - Bắc Mĩ.

        NỘI CHIẾN Ở NICARAGOA (1961-79), nội chiến giữa lực lượng CM Nicaragoa do Mặt trận giải phóng dân tộc Xanđinô (FSLN) lãnh đạo, với lực lượng chính quyền độc tài thống trị Xômôxa được Mĩ ủng hộ. Chế độ độc tài Xômôxa thiết lập từ 1936 với chính sách thống trị hà khắc, phản động, bị nhân dân Nicaragoa lên án và đấu tranh chống lại. 7.1961 Mặt trận giải phóng dân tộc Nicaragoa ra đời. do C. P. Amađô làm chủ tịch (1963 đổi tên thành Mặt trận giải phóng dân tộc Xanđinô) đã tập hợp lực lượng, kêu gọi nhân dân đứng lên lật đổ chế độ độc tài, chống CNĐQ. giành chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang. Sau gần hai thập kỉ đoàn kết chiến đấu và được nhân dân đồng tình ủng hộ, 19.7.1979 Mặt trận giải phóng dân tộc Xanđinô (lúc đó do Đ. Oóctêga lãnh đạo) đã giành thắng lợi và trở thành lực lượng cầm quyền ở Nicaragoa. Sau đó tại cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống (25.2.1990), Mặt trận giải phóng dân tộc Xanđinô bị thất bại và trở thành phe đối lập.

        “NỘI CHIẾN Ở PHÁP”, tác phẩm của Mác*, xuất bản lần đầu 13.6.1871 ở Luân Đôn (Anh), luận giải hoạt động và ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari (1871). Tác giả đi sâu phân tích: nguyên nhân sự ra đời của Công xã (do hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, sự áp bức bóc lột của giai cấp thống trị, và giai cấp công nhân Pháp đã lớn mạnh...); mục đích (giải phóng người lao động); tính chất (vô sản, nhân dân và quốc tế); con đường thực hiện mục tiêu (giành chính quyền, xây dựng xã hội mới với quyển lực thuộc về người lao động); chức năng (đập tan nhà nước cũ, tổ chức xây dựng nhà nước kiểu mới của giai cấp công nhân theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phổ thông đầu phiếu, thực hiện các chính sách phục vụ người lao động...); ý nghĩa lịch sử (hình ảnh xã hội mới, chứng minh sự tan rã không thể tránh khỏi của xã hội tư sản...). Tác giả còn vạch ra những khuyết điểm của Công xã về sử dụng bạo lực, về hoạt động QS và một số vấn đề. khác... “NCƠP” có tác dụng bảo vệ lịch sử anh dũng của Công xã Pari, kêu gọi giai cấp vô sản thế giới đấu tranh cho mục tiêu lí tưởng của mình, tiếp tục phát triển học thuyết của Mác về nhà nước và CM.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:38:05 am

        NỘI CHIẾN TÂY BAN NHA (1936-39), nội chiến do lực lượng phát xít Tây Ban Nha và phát xít Đức - Ý gây ra nhằm xóa bỏ nền cộng hòa mới được thành lập (2.1936) ở Tây Ban Nha. Mở đầu bằng cuộc binh biến 17-18.6.1936 của các phần tử phát xít trong QĐ Tây Ban Nha trên quần đảo Canari và ở Marốc (thuộc địa của Tây Ban Nha) do tướng Phrăngcô (toàn quyền Canari) cầm đầu rồi mau chóng lan về chính quốc. Lợi dụng chính sách “không can thiệp” của Anh, Pháp, Mĩ, phát xít Đức - Ý đã đưa 300.000 quân can thiệp trực tiếp vào Tây Ban Nha. kết hợp với lực lượng phản CM của đội quân thứ năm. đánh chiếm thành phố cảng Bacxelôna (26.1.1939) và thủ đô Mađrit (28.3.1939). Lực lượng bảo vệ nền cộng hòa tuy được LX và phong trào quốc tế từ 54 nước với 35.000 quân tinh nguyện giúp đỡ, phối hợp chiến đấu, nhưng vẫn bị thất bại. Chế độ phát xít của tướng Phrăngcô được thiết lập ở Tây Ban Nha (3.1939).

        NỘI CHIẾN TRỊNH - NGUYỄN (1627-72), nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến VN thời Hậu Lê (họ Trịnh ở phía bắc với họ Nguyễn ở phía nam). Sau nội chiến Lê - Mạc (1527-92), họ Trịnh lấn át vua Lê, nắm thực quyển triều chính. Trong khi đó ở phía nam họ Nguyễn cũng ngầm tăng cường thế lực, chiếm cứ vùng Thuận - Quảng (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam) chống lại chính quyền Lê -  Trịnh, dẫn tới cuộc xung đột vũ trang kéo dài gần nửa thế kỉ, bắt đầu từ 1627 khi họ Trịnh lấy danh nghĩa triều đình đem quân vào Lũy Thày (Quảng Bình) đánh dẹp họ Nguyễn. Vùng Bô Chính (Hà Tĩnh. Quảng Bình) và nam Nghệ An trở thành chiến trường chủ yếu của cuộc xung đột. Sau bảy đợt giao tranh lớn (1627, 1633, 1643, 1654, 1655, 1661 và 1672) gây nhiều tổn thất cho cả hai bên, không phân thắng bại, đến cuối 1672 nội chiến chấm dứt bằng việc tạm thời chia đôi đất nước, lấy Sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến: phía bắc thuộc họ Trịnh gọi là Đàng Ngoài, phía nam thuộc họ Nguyễn gọi là Đàng Trong. NCT-N phản ánh xu hướng phân tán cát cứ, khi chế độ phong kiến trung ương tập quyền ở VN đã suy yếu. không còn đủ sức thống nhất và lãnh đạo đất nước.

        NỘI CHIẾN VÀ CHỐNG CAN THIỆP Ở NGA (1918- 20), chiến tranh CM của giai cấp còng nhân và nhân dân lao động Nga dưới sự lãnh đạo của ĐCS chống các thế lực thù địch trong nước (tư sản, địa chủ, quan lại, sĩ quan QĐ Nga hoàng, phú nông, dân Côdắc giàu có) và sự can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc (Anh. Pháp, Mĩ. Nhật, Thổ Nhĩ Kì, Ba Lan...). Sau khi cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917) thành công, lực lượng phản CM Nga được các nước đế quốc ủng hộ, giúp đỡ nổi dậy ở nhiều nơi nhằm lật đổ chính quyền Xô viết. Đến hè 1918, Cộng hòa xô viết Nga đã mất 3/4 lãnh thổ và bị quân can thiệp nước ngoài bao vây (4.1918 Nhật đưa quân chiếm Vlađivôxtôc; 6.1918 quân Anh đổ bộ vào Muốcmanxcơ...). Đối phó lại tình hình, ĐCS do Lênin đứng đầu tiến hành nhiều biện pháp khẩn cấp bảo vệ thành quả CM: thành lập hồng quân công nông (1.1918), kí hòa ước Bret - Litôp (3.1918), áp dụng chính sách “cộng sản thời chiến” (11.1918)... Từ cuối 1918 QĐ của chính quyền Xô viết bắt đầu phản công trên khắp các mặt trận và liên tiếp giành thắng lợi: hè 1919 đập tan quân Cônsac ở mặt trận phía Đông (x. chiến dịch Buguruxlan, 28.4-13.5.1919; chiến dịch Bêlêbây, 15-19.5.1919; chiến dịch Upha, 25.5-19.6.1919); cuối 1919 đầu 1920 tiêu diệt quân Đênikin và Iuđênich ở mặt trận phía Bắc và phía Nam; cuối 1920 đánh bại quân Ba Lan và quân Vranghen ở mặt trận phía Tây, buộc QĐ nước ngoài phải rút khỏi lãnh thổ nước Nga Xô viết (riêng Vlađivôxtôc đến 10.1922 mới được giải phóng khỏi tay Nhật). Thắng lợi của NCVCCTCM đã bảo vệ và củng cố nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới; trong thời gian nội chiến, đã xây dựng được QĐ kiểu mới của công nông, thiết lập chế độ lãnh đạo chính trị - QS thống nhất và đặt cơ sở cho sự phát triển của khoa học và nghệ thuật QS Xô viết.

        NỘI CÔNG NGOẠI KÍCH, tác chiến tiến công kết hợp giữa lực lượng đánh từ bên trong với lực lượng tiến công từ bên ngoài. Lực lượng đánh từ bên trong có thể là lực lượng tại chỗ, lực lượng đối phương làm nội ứng cho bén tiến công, cũng có thể là một bộ phận lực lượng tiến công luồn vào trong chiều sâu phòng ngự của địch và hiệp đồng tác chiến theo kế hoạch với lực lượng bên ngoài. Cg nội ngoại giáp công.

        NỘI KHOA DÃ CHIẾN, chuyên ngành y học QS nghiên cứu nguyên nhân bệnh sinh, lâm sàng, chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh nội khoa và các bệnh nghề nghiệp phát sinh trong môi trường hoạt động luyện tập và chiến đấu của LLVT, đặc biệt là các tổn thương đơn thuần và hỗn hợp do vũ khí hủy diệt lớn gây nên. NKDC nghiên cứu tổ chức việc cứu chữa nội khoa theo tuyến từ tuyến đầu về tới hậu phương và giám định bệnh tật cho thương binh, bệnh binh trong chiến tranh.

        NỘI NGOẠI GIÁP CÔNG nh NỘI CÔNG NGOẠI KÍCH

        NỘI PHAO nh THUẬT PHÓNG TRONG


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:39:12 am

        NỘI THỦY. vùng nước nằm phía trong đường cơ sở (dùng để tính chiều rộng của lãnh hải) của quốc gia ven biển; bộ phận cấu thành lãnh thổ, thuộc chủ quyền của một quốc gia. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên toàn bộ NT của mình. Chế độ pháp lí của NT do quốc gia có NT quy định; mọi tàu, thuyền, phương tiện bay của nước ngoài đi lại trong NT và vùng trời trên đó đều phải tuân thủ các quy định này. NT của nước CHXHCN VN bao gồm: vùng nước nằm phía trong đường cơ sở ven bờ lục địa của VN; vùng nước nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các đảo và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; các vùng nước lịch sử, các vùng nước thuộc VN ở khu vực biên giới. Quy chế pháp lí của NT VN tuân theo pháp luật VN và các điều ước quốc tế liên quan mà VN tham gia.

        NÔNG ĐỨC MẠNH (s. 1940), tổng bí thư BCHTƯ ĐCS VN (từ 4.2001). Dân tộc Tày, quê xã Cường Lợi. h. Na Rì. t. Bắc Kạn; tham gia CM 1958; dv ĐCS VN (1963). Năm 1958- 61 học Trường trung cấp nông - lâm trung ương (Hà Nội). 1962-65 công nhân lâm nghiệp, kĩ thuật viên điểu tra rừng, đội phó đội khai thác gỗ Lâm trường Bạch Thông, Ti lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn. 1966-71 học tại Học viện lâm nghiệp Lêningrat (LX). 1972-74 phó ban thanh tra Ti lâm nghiệp rồi giám đốc Lâm trường Phú Lương, t. Bắc Thái. 1974-76 học tại Trường đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). 1976-80 tỉnh ủy viên, phó trưởng ti rồi trưởng ti lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái. 1980-83 tỉnh ủy viên, phó chủ tịch UBND tinh Bấc Thái. 1984 phó bí thư, chủ tịch UBND tỉnh Bắc Thái. 11.1986 bí thư Tỉnh ủy Bắc Thái. 8.1989 trường ban dân tộc trung ương rồi phó chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội. 1992-2001 chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN VN. 4.2001 tổng bí thư BCHTƯ ĐCS VN. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa VI IX (dự khuyết 1986-2.1989), ủy viên BCT khóa VII-IX (1.1998- 4.2001 ủy viên thường vụ BCT). Đại biểu Quốc hội khóa vIII-XI

(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/67403314_457064898356729_625520377019236352_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_eui2=AeF3WSY6sIKybRC0tq6yp00l019KnTKo2nZbiRAJGRSVpoYlfi40af_qjT7t-MmheR42z-c68Bs5kr5mhJB6kxDgq1Uh_l8sS_bufYmxazWWWQ&_nc_oc=AQlbVTW5zQu8JPw3_m_HLbvy7Y6pVvJBGZIWqjGihuvsZs5iccNjgfVgCSIVHKJgHh8&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=2aee101ac70a13d0143f1c515be44cef&oe=5DA409A4)


        NÔNG TRƯỜNG QUÂN ĐỘI, cơ sở sản xuất nông nghiệp tập trung trên quy mô, diện tích lớn do QĐ quản lí. Có thể chuyên trồng cây lương thực, cây công nghiệp; kết hợp trổng cây lương thực với một số cây công nghiệp hoặc đặc sản lâu năm hay hàng năm như cao su, cà phê, chè, cam, dứa...; hoặc chuyên về chăn nuôi bò sữa, nuôi cá nước ngọt...; nhằm đáp ứng một phần nhu cầu lương thực thực phẩm cho QĐ và thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng. Các NTQĐ đầu tiên được thành lập theo Quyết định số 236/QĐ1 ngày 26.1.1957 của chủ nhiệm TCHC và do Cục nông binh quản lí là Nông trường An Khánh (xã An Khánh, h. Hoài Đức, t. Hà Đông nay là t. Hà Tây), Nông trường Rịa (đường 59, thuộc h. Nho Quan, t. Ninh Binh) và Nông trường Ba Vì (Mỏ Chén, h. Ba Vì, t. Hà Tây). Hiện nay, NTQĐ do các quân khu. binh đoàn quản lí, chỉ đạo sản xuất.

        NỒNG ĐỘ VÀ MẬT ĐỘ NHIẺM ĐỘC, những đại lượng để đánh giá định lượng mức độ nhiễm độc, được xác định bàng lượng chất độc có trong một đơn vị thể tích hoặc diện tích của khu vực bị nhiễm. Nồng độ nhiễm độc kí hiệu là C, tính bằng mg/1 hoặc g/m3 và dùng đánh giá mức nhiễm độc với không khí hoặc chất lỏng. Phân biệt các loại nồng độ nhiễm độc: nồng độ cho phép (không gây bất kì tổn thương nào khi không sử dụng khí tài đề phòng); nồng độ tối thiểu, kí hiệu Cmin (bắt đầu gây tác hại với người như: hắt hơi, chảy nước mắt, da tấy đỏ, thu nhỏ con ngươi mắt...); nồng độ mất sức chiến đấu, kí hiệu IC (gây tác hại cục bộ với cơ thể người, làm mất sức chiến đấu tạm thời) thường dùng IC100 và IC50 (gây mất sức chiến đấu 100% hoặc 50% số người bị nhiễm); nồng độ tử vong, kí hiệu LC (gây chết người, thường dùng LC100 và LC50); nồng độ cực đại, kí hiệu Cmax (lớn nhất đạt được nhờ bay hơi ở nhiệt độ xác định). Mật độ nhiễm độc kí hiệu là d, tính bằng mg/m2, g/m2, mg/cm2, g/cm2, kg/ha,... dùng đánh giá mức nhiễm độc địa hình, bề mặt bị nhiễm khác. NĐVMĐNĐ cho phép đánh giá mức độ nguy hiểm đối với sinh lực hoạt động trên khu vực bị nhiễm.


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:40:07 am

        NƠ TRANG LONG (Pu Trang Lơng; 1870-1935), thủ lĩnh khởi nghĩa chống Pháp lớn nhất tại cao nguyên Mơ Nông (1912-35). Dân tộc Mơ Nông (gốc bộ lạc Biệt), quê buồn Pu Pan (bắc cao nguyên Mơ Nông, Đắc Lắc); tù trường có uy tín lớn trong vùng. 1909 cùng các tù trường và già làng các dân tộc khác quyết định xây dựng căn cứ chống Pháp tại thung lũng rừng già Bu Siết. 1912 phát động khởi nghĩa với lực lượng ban đầu 150-170 tay súng; được nhân dân trong vùng ủng hộ, lực lượng nghĩa quân lên tới khoảng 5.000 người. Với vũ khí tự tạo và súng đạn lấy được của quân Pháp, nghĩa quân NTL liên tiếp đánh quân Pháp (x. khởi nghĩa Nơ Trang Lơng, 1912-35), gây cho địch nhiều khó khăn, tổn thất buộc quân Pháp phải rút khỏi cao nguyên Mơ Nông. 1930-35 đích thân toàn quyền Pháp Paxkiê và tổng chỉ huy quân Pháp tại Đông Dương Biỏt vạch kế hoạch, huy động lực lượng lớn, có pháo binh và máy bay ném bom yểm hộ, càn quét dài ngày mới đánh bại được nghĩa quân. 5.1935 NTL bị bắt và 23.5.1935 bị thực dân Pháp sát hại.

        NƠI HIỂM YẾU, khu vực mục tiêu hoặc mục tiêu có tầm quan trọng sống còn, ảnh hưởng lớn đến quá trình tác chiến, nếu bị đánh thì toàn bộ thế trận sẽ bị rung chuyển. NHY thường là SCH, khu vực dự trữ phương tiện vật chất, trung tâm thông tin, địa hình khống chế, hoặc khu vực mà từ đó phát triển tiến công cồ điều kiện phá tung thế trận của đối phương. Vd: Đống Đa với tập đoàn lực lượng của Sầm Nghi Đống là NHY của thế trận quân Thanh xâm lược VN 1789, đồi AI là NHY trong thể trận phòng ngự của quân Pháp ở Điện Biên Phủ 1954. Trong tiến công nếu đánh trúng NHY của đối phương thì dễ làm cho đối phương hoang mang, dao động, khả năng chông cự bị suy giảm, tạo điều kiện phát triển tiến công thuận lợi, nhanh chóng đập tan phòng ngự của đối phương ; trong phòng ngự nếu bảo vệ, giữ vững dược NHY thì sẽ bảo đảm được tính vũng chắc của phòng ngự, tạo điều kiện đánh lui cuộc tiến công của đối phương.

        NƠI TIẾP GIÁP, nơi tiếp xúc hoặc khoảng cách ở bên sườn giữa các liên binh đoàn (binh đoàn, binh đội, phân đội) ở cạnh nhau trong bố trí chiến dịch (đội hình chiến đấu). NTG thường là nơi quân địch hay lợi dụng để tiến công. Khi chuẩn bị và thực hành tác chiến, người chỉ huy và cơ quan tham mưu khi xác định giới tuyến chiến đấu, phải quy định rõ đơn vị bảo đảm tiếp giáp, dự kiến những tình huống có thể xảy ra ở NTG để có những biện pháp bảo đảm cần thiết.

        NSA (vt từ A. National Security Agency- Cơ quan an ninh quốc gia Mĩ), cơ quan tình báo điện từ chiến lược trực thuộc BQP (Mĩ), chuyên tiến hành các hoạt động tình báo vô tuyến điện trên quy mô toàn thế giới và điều phối, chỉ đạo, thực hiện các biện pháp mật mã cho chính phủ. Thành lập 4.11.1952. Trụ sờ tại Phot Mit bang Merilan. Có nhiệm vụ: chặn thu và giải mã các thông tin đối phương; soạn thảo mật mã và bảo đảm bí mật, an toàn cho các bộ mã, khóa mã đang sử dụng; bảo mật điện tử, bao đảm an ninh tin học và thông tin; tiến hành phản gián điện từ. Có các cục: tình báo điện đài và kĩ thuật điện đài; cơ yếu; kĩ thuật điện từ - viễn thông; nghiên cứu khoa học và thử nghiệm; lưu trữ; kế hoạch, hành chính. Có nhiều trạm thu phát cố định và lưu động, các trung tâm vô tuyến và định vị ở nhiều nước trên thế giới và trong vũ trụ; chi phí hàng chục tỉ USD một năm. Trong chiến tranh xâm lược của Mĩ ở VN (1954-75), NSA có trung tâm vô tuyến ở Phú Bài. Plây Cu, Đà Nẵng, núi Bà Đen...

        NỤ XÒE, phương tiện gây cháy chứa hỗn hợp nhạy cháy dưới tác dụng của ma sát tạo tia lửa, đốt cháy dây cháy chậm hoặc gây nổ kíp nổ. Gồm: vỏ bảo vệ, ống hỗn hợp mồi (nhạy với ma sát) và dây giật, vỏ bảo vệ bằng kim loại, chất dẻo hoặc giấy ép; một đầu lắp dây cháy, đầu kia có lỗ nhỏ luồn dây giật. Ống chứa hỗn hợp mồi đặt trong vỏ bảo vệ (hỗn hợp mồi gồm: thủy ngân phunminát (Hg(ONC)2), kali clorat (KClO3), ăngtimoan sunphua (Sp2S3) và bột thủy tinh). Dây giật làm bằng kim loại (đồng hoặc thép), một đầu được xoắn dạng ruột gà hoặc dạng sóng đặt trong hỗn hợp mồi, đầu kia luồn qua vỏ bảo vệ buộc vào vòng giật hoặc chốt giật.

        NÚI ĐANH (Núi Đinh), dãy núi nhỏ ở bắc tx Vĩnh Yên, t. Vĩnh Phúc 5km, bên đường 23 từ tx Vĩnh Yên đi thị trấn Tam Đảo, nằm giữa xã Kim Long, h. Tam Dương và phường Liên Bào, tx Vĩnh Yên. Dài 2km,/rộng lkm, đỉnh cao nhất 210m, địa hình chủ yếu là núi trọc. Có vị trí quan trọng, án ngữ phía bắc tx Vĩnh Yên. 1.1951 các điểm cao trên NĐ bị Pháp đánh chiếm khi tổ chức cuộc hành quân giải tỏa tx Vĩnh Yên đang bị các lực lượng QĐND VN bao vây trong đợt 2 chiến dịch Trần Hưng Đạo. 16.1.1951 Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 tổ chức nhiều đợt tiến công đánh chiếm NĐ không thành công, diệt nhiều địch, song cũng bị thương vong lớn (xt trận Núi Đanh. 16.1.1951).


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:41:16 am

        NÚI LỬA, kiến tạo địa chất hình thành do hiện tượng vật chất bị nung chảy tạo thành các lò macma sâu trong lòng đất, qua các khe và vết nứt phun lên bể mặt Trái Đất. Theo hình thái cấu tạo, có: NL dạng khe và NL dạng trung tâm. Theo trạng thái hoạt động, có: NL đang hoạt động (thường xuyên hoặc theo chu kì), NL ngừng hoạt động và NL đã tắt. NL thường tồn tại dưới dạng các ngọn núi riêng biệt do dung nham và tro nguội dần hóa rắn tạo thành, trên đỉnh có miệng hình phễu, dung nham phun lên. Tùy theo trạng thái bề mặt địa hình, dung nham tạo thành dòng chảy hay lớp phủ; các dung nham axit quánh khó chảy có thể bít miệng NL, tạo áp suất lớn gây nổ và phun lên cao. NL hoạt động dưới đáy đại dương tạo thành núi ngầm hay đảo núi lửa. NL hoạt động thường gây động đất và nhiều biến đổi môi trường khác. Hiện trên Trái Đất có khoảng 850 NL đang hoạt động, phần lớn (khoảng 400) nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương, kéo dài dọc bờ tây châu Mĩ (từ đảo Đất Lửa đến bán đảo Alaxca), qua các quần đảo Alêut, Nhật Bản, Philippin, Xôngđa đến Niu Ailen. Ngoài ra khu vực Địa Trung Hải và trên đảo Aixlen... cũng có nhiều NL đang hoạt động.

        NÚI QUYẾT (Dũng Quyết), núi trên bờ bắc Sông Lam, gần cảng Bến Thủy, thuộc phường Trung Đô, đông nam tp Vinh, t. Nghệ An. Cao 102m, dài 1,200m, là điểm cao hiểm yếu, án ngữ tuyến đường bộ Bắc - Nam, đường thủy từ biển vào theo đường Sông Lam. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, Trịnh Ninh đóng quân ở NQ để kháng cự với quân chúa Nguyễn (hiện còn dấu vết thành và hào ở góc tây nam), nhân dân địa phương thường gọi là Rú Quyết hay lũy Ông Ninh. Sườn phía tây bắc còn di tích Phượng Hoàng Trung Đô của vua Quang Trung. Trong phong trào Xó viết Nghệ Tĩnh (1930), lần đầu tiên cờ đỏ búa liềm được cắm trên đỉnh NQ.

        NÚI SÁNG (Núi Lang), vùng núi bên tả ngạn Sông Lô, thuộc các xã Đồng Quế, Lãng Công, h. Lập Thạch, t. Vĩnh Phúc; nơi nghĩa quân Hoàng Hoa Thám rút về lập căn cứ sau khi bị Pháp tiến công, truy quét mạnh ở Yên Thế. Rộng khoảng 30km, đỉnh cao nhất 664m, cách thị trấn Xuân Hoà, huyện lị h. Lập Thạch 7km về phía tây bắc. Dựa vào địa thế hiểm trở, nghĩa quân đã xây dựng một hệ thống công sự phòng ngự liên hoàn vững chắc (xt trận Núi Sáng, 5.10.1909).

        NÚI THÀNH, núi ở thôn Tịch Tây, xã Tam Nghĩa, h. Núi Thành, t. Quảng Nam. Dài 1.250m, rộng 600m, gồm hai mỏm, mỏm phía đông cao 50m, mỏm phía tây cao 49m, cây cối lúp xúp. 26.5.1965 Đại đội 2, Tiểu đoàn 70 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam tập kích đại đội lính thủy đánh bộ Mĩ chốt giữ NT. BỊ đánh bất ngờ, quân Mĩ hoảng loạn chống trả yếu ớt, sau 30 phút, đại đội lính thủy đánh bộ Mĩ bị diệt gọn. Là trận thí điểm đánh Mĩ đầu tiên do 1 đại đội bộ đội địa phương tiến hành thắng lợi, mở ra khả năng đánh tiêu diệt của QGPMN VN. Khẩu hiệu “tìm Mĩ mà diệt, gặp Mĩ là đánh’’ trong KCCM ra đời từ đây (xt trận Núi Thành, 26.5.1965).

        NÚT VẬT CẢN, khu vực địa hình hiểm yếu trên bộ hoặc dưới nước được bố trí (xây dựng) với số lượng tập trung cao, các loại vật cản nổ kết hợp chặt chẽ với vật cản không nổ và các công trình phá hoại nhằm ngăn chặn cơ động, sát thương sinh lực và phá hủy binh khí kĩ thuật của địch. NVC thường được thiết lập ở các đầu mối giao thông, các đoạn đường hiểm yếu... trong chiều sâu phòng ngự chiến thuật và chiến dịch.

        NỬA THUỘC ĐỊA, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia độc lập trên danh nghĩa, còn trong thực tế phụ thuộc nhiều mặt vào chính quốc, hình thức thuộc địa kiểu mới nửa cuối tk 20. Nguyên nhân hình thành NTĐ: do cách mạng xã hội ở các thuộc địa không triệt để; các cường quốc TBCN chuyển sang thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới để đối phó với phong trào giải phóng dân tộc, duy trì sự bóc lột và ảnh hưởng của chính quốc đối với thuộc địa.

        NƯỚC NẶNG, một dạng của nước (công thức HDO hoặc D20), trong đó một hoặc cả hai nguyên tử hiđrô trong phân tử được thay thế bằng đồng vị nặng là đơteri. NN có trong tự nhiên và được phát hiện 1932. Tính chất vật lí của NN khác so với nước thường, khối lượng riêng của NN tăng 10,77%, độ nhớt tàng 23,2% (ở 25°C), nhưng độ hòa tan của các chất trong NN giảm, về tính chất hóa học, NN cơ bản không khác nước thường mặc dù quá trình sinh học các cơ thể sống trong NN diễn biến chậm hơn. NN được dùng làm chất giữ chậm nơtrôn trong các lò phản ứng hạt nhân và tải nhiệt cho các phản ứng nhiệt hạch...


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2019, 09:41:57 am

        NƯỚC NGA KIEP , quốc gia tiền phong kiến ở Đông Âu tk 9 - đầu tk 12, hình thành do sự thống nhất các bộ tộc đông Xlavơ. Lãnh thổ trải rộng từ biển Bantich ở phía bắc đến Biển Đen ở phía nam và từ dãy Cacpat ở phía tây tới lưu vực sông Ôca, thượng lưu sông Vônga ở phía đông; thủ đô: Kiep. Từ tk 10 đến giữa tk 11 hình thành phương thức sản xuất phong kiến, các nghề thủ công, nông nghiệp, chăn nuôi phát triển. Thiết lập quan hệ với các dân tộc tây Xlavơ, nam Xlavơ, với Bidăngtin, Tây Âu, các dân tộc ở Capcadơ và Trung Á. Lực lượng QĐ 40-50 nghìn người, gồm các đội quân của quân vương Kiep, các lãnh chúa, các đội dân binh của nông dân, thợ thủ công. Có hạm đội chiến thuyền hàng nghìn chiếc. Từ tk 11 phát huy mạnh vai trở của kị binh. Trong tác chiến, nguyên tắc bất ngờ được sử dụng rộng rãi, thực hành các cuộc hành binh hỗn hợp từ xa. Đội hình chiến đấu từ dạng dàn hàng ngang thành tường chấn sang đội hình có chính diện và chiều sâu. Cuối tk 11 bị suy yếu dần, 1132 tan rã.

        NƯỚC NGẦM, nước tồn tại trong các lớp đất đá nằm sâu trong lòng đất. Nước trong đất đá xốp còn gọi là NN castơ. Dưới tác dụng của trọng lực, NN chảv từ cao xuống thấp, tạo thành các mạch nước và thường hòa tan các hợp chất (chủ yếu là các muối và khí) có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ, làm thay đổi thành phần, tính chất, màu sắc, mùi vị... Khi tỉ lệ các chất hòa tan đáng kể, NN được gọi là nước khoáng. Tùy theo đặc tính chất lượng, NN có thể được sử dụng cho sinh hoạt, công nghiệp, y tế (nước khoáng, nước nóng). NN dùng cho sinh hoạt là loại nước ngọt đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh (chất lượng tốt, không chứa các chất độc và vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người). Tổng khối lượng NN trên Trái Đất hiộn có khoảng 60 triệu km3, là bộ phận quan trọng trong nguồn dự trữ nước và một tài nguyên quý của Trái Đất. Lượng NN tiêu thụ được khôi phục lại trong quá trình tuần hoàn nước của tự nhiên.

        NƯỚC TRUNG LẬP, quốc gia có chủ quyển thực hiện chính sách đối ngoại trung lập (không tham gia các cuộc xung đột vũ trang và các khối hay liên minh QS - chính trị). Đặc trưng của NTL: chỉ tham chiến khi phải tự vệ; không kí hoặc tham gia các điều ước quốc tế dẫn tới xung đột vũ trang; không cung cấp tài chính, vũ khí, phương tiện chiến tranh, cố vấn QS cho các bên tham chiến; không cho phép các bên tham chiến tuyển mộ nhân viên QS, lập các căn cứ QS, hậu cần trên lãnh thổ của mình; không giúp đỡ các bên tham chiến tiến hành chiến tranh dưới bất kì hình thức nào khác. Có nhiều dạng NTL: trung lập vĩnh viễn (Thụy Sĩ, Áo, được hợp thức hóa theo thủ tục quốc tế); trung lập theo hiệp định, trung lập truyền thống (Thụy Điển đã tuân thủ lời tuyên bố trung lập của mình trong một thời gian dài).


Tiêu đề: Re: N
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2019, 06:59:03 pm
     
HẾT N