Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 12:21:25 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nghiên cứu,thiết kế,chế tạo robot địa hình 6 bánh chạy động cơ xăng  (Đọc 171786 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #100 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2010, 08:11:07 pm »

DKZ 75 nặng tầm 100kg, có một cái nòng dài và bầu đạn,nạp đạn bằng cách mở bầu đạn ờ phía sau,bắn bằng cách bóp cò.Cối 82 thì ai cũng biết,chỉnh phương vị rồi mở chốt an toàn ở đạn,thả vào nòng cối chờ "bum" cái là xong. Để ngắm bắn 2 loại vũ khí này chỉ cần 2 bậc tự do ( xoay tròn và quay lên xuống).Các cơ cấu phụ trợ như mở nắp,nạp đạn,bóp cò ...có thể hoàn toàn tự động bằng các loại động cơ.Có lẽ cái bác muốn bắt bẻ ở đây là độ giật của 2 loại vũ khí này.Có thể sử dụng cơ cấu càng chống khi bắn hoặc nhiều cách khác. Từ cái khó mới nói cái khôn, cái gì cũng có cách khắc phục cả
--------------------------------------------
 He...he, đơn giản vậy sao? Tạm lấy ví dụ khẩu ĐKZ-75, nặng: 102,4kg, cao: 750mm, rộng: 880mm, dài: 2.200mm. Mỗi viên đạn nặng: 9,36kg đã nhé!

- Cái gì sẽ chỉnh bọt nước "quy không" cho súng trước khi bắn?

- Cái gì sẽ lắp ngòi nổ, nạp đạn? Đạn chứa ở đâu?

- Cái gì sẽ sử dụng kính ngắm quang học hoặc cơ khí?

- Nếu bắn trượt phát đầu, cái gì sẽ tính lượng sửa bắn cho phát sau? Nếu muốn bắn đón để diệt mục tiêu di động thì cái gì tính lượng bắn đón?

- Cứ giả sử bạn giải quyết được tất cả những điều trên thì cái Vietbot của bạn sẽ có khối lượng, kích thước bao nhiêu?

Hì, ta sẽ tranh luận từng phần một vậy, bạn trả lời tôi xem thử nào! Grin

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #101 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2010, 08:35:52 pm »

-Như các địa hình bác ChiangSian là địa hình phổ biến thường gặp ở chiến trường bác áp dụng với Vietbot1 thấy không hợp lý nhưng với các phiên bản khác thì sao.Đây là vấn đề chung của các nước khi phát triển robot quân sự mà. Phiên bản đầu có thể là bánh hơi, chiến đấu trong đô thị,nhưng phiên bản sau là bánh xích chẳng hạn.Cùng lắm thì với từng loại chiến trường,địa hình mà có một loại robot nhất định. Xây một cái nhà thì phải đặt viên gạch đầu tiên đã chứ.

Vậy sẽ cần bao nhiêu loại? Trong khi trong 1 trận đánh địa hình có thể thay đổi sau từng phút.

Trích dẫn
-Hóc đạn thì sử dụng tạm hỏa lực khác rồi chờ sửa chữa.Còn bác bắt khắc phục chuyện nóng nòng thì đúng là...,cái đó người lính nào chả gặp khi bắn liên tục,phải hỏi mấy ông bên hợp kim chứ Grin,mấy bác CCB nhà ta túng quẫn quá thì dúi vào cây cỏ, nhúng xuống nước... Ta có thể làm mát bằng dầu hoặc nước như bác tientt82 nói được mà!

Bó tay cái câu đỏ Grin Vậy sửa thế nào, cho người bám sát robot hay là chờ phía sau rồi lúc hỏng mới vận động lên?

Vậy nếu kính ngắm bị lệch hay hỏng, kẹt cơ cấu hướng-tầm do mảnh đạn, kẹt do bùn đất... thì sao? À mà kíp chiến đấu có thể mang vác theo nòng phụ và thay nòng rất nhanh đấy, cái này robot tự làm được không nhỉ?
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
tankt90s
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #102 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2010, 09:33:27 pm »

Bạn Tacke đừng buồn mấy bác ấy,coi mấy bác ấy là ban giám khảo khó tính là được,chinh phục được mấy bác ấy là bạn thành công rồi  Grin cố  lên.Mình hiểu và rất ủng hộ các bạn vì mình cũng là sv, cũng mê RB mặc dù đó không phải là ngành của mình Grin.
Các bác cứ hỏi, không sao, những câu hỏi nào bạn tacke thấy có thiện chí muốn đóng góp cũng như những đề nghị những ý tưởng đóng góp thì bạn hãy dành sự quan tâm đặc biệt vào.Có rất nhiều điều chúng ta chưa biết và cần phải học hỏi, cố gắng nhường nhịn, không nên nóng giận đôi co sẽ không giúp ích được gì.
Những bác khác cảm thấy mình có ý tưởng nào hãy nhiệt tình đóng góp,chúng ta cùng xem xét như vậy mới mong có thể phát triển từ ý tưởng lên thực tế được.


hỏi ngoài lề 1 chút,sao bạn tacke nghỉ hè về quê chơi sướng vậy Grin, mình đang phải thi muốn điên cái đầu Embarrassed
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #103 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2010, 09:41:27 pm »

Cối 82 thì ai cũng biết,chỉnh phương vị rồi mở chốt an toàn ở đạn,thả vào nòng cối chờ "bum" cái là xong

Cái này bạn không đúng rồi Tacke123@ ạ! Để thao tác bắn các loại cối nói chung người ta cần lắp giáp các bộ phận cối như nòng, càng, bàn đế vì chúng thường được tháo dời khi hành quân. Sau đó người ta qui chuẩn thước ngắm, ở cối (120mm hay 160mm) người ta phải dựng cọc chuẩn . Phần thứ 3 là buộc liều phóng, cối 60mm, cối 82mm có thể bắn không cần đủ liều (Trường hợp cận chiến).Sau đó cần lắp ngòi nổ (Nằm ở đầu quả đạn) v.v.. Chỉ huy bắn phải là khẩu đội trưởng (cối 82), lấy phần tử cho cối là pháo thủ số 1, lạp đạn và chuẩn bị đạn phải là pháo thủ số 2. Tôi không nói tới loại cối hạng nặng thì chỉ huy và tính phần tử cho cối 160mm chẳng hạn là C trưởng đi kèm có trinh sát, thông tin, kế toán. Nói tóm lại chỉ có phim ảnh họ tưởng tượng ra thôi chứ trên chiến trường không có con robot nào có thể thay thế con người bắn được cối 82 đâu bạn ạ. Súng cối là lọai súng khi bắn rất giật mà đôi khi chỉ bắn mấy quả là phải chạy ngay không nó phang cho đi buôn hoa quả ngay bạn ạ.
Logged
vaxiliep
Global Moderator
*
Bài viết: 321



« Trả lời #104 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2010, 10:09:43 pm »

Bạn Tacke123 ạ, ở đời ai cũng biết câu "Văn mình, vợ người", chả ai thích người khác chê hay có ý kiến khác về sản phẩm của mình cả. Tuy nhiên khi bạn đưa sản phẩm của mình lên các diễn đàn thì chuyện tiếp nhận nhiều luồng ý kiến là bình thường và bạn cũng nên chuẩn bị tâm lý đón điều đó. Sáng tạo của các bạn cơ bản là được mọi người hoan nghênh, tuy nhiên nó sẽ phát sinh càng nhiều ý kiến khi có dự định phục vụ cho các mục đích khác. Mọi người góp ý là để bạn có điều kiện tìm hiểu hoàn thiện hơn cái sản phẩm của mình, tức là bạn cần nghiên cứu kỹ hơn cả các khía cạnh liên quan khác (vũ khí chẳng hạn). Ví dụ bác Dongadoan đã chỉ cho bạn những vấn đề bạn gặp phải nếu muốn lắp khẩu DKZ lên robot, những thiết bị liên quan chắc chăens sẽ biến con robot xinh xắn của bạn có kích thước của cái...xe tăng hạng nhẹ. Hoặc bạn đưa ra giải pháp làm mát nòng súng bằng nước chẳng hạn, đấy là giải pháp của đại liên thời...WWI .v.v. tôi nghĩ bạn cứ tìm hiểu cho kỹ rồi đưa ra thảo luận, hay hơn là bạn cứ khăng khăng cho rằng mọi người đang định vùi dập bạn và bạn hoahongden với ý niệm mình đang tiên phong cho lĩnh vực nghiên cứu robot quân sự... Nói thật với bạn là về robot quân sự tại Việt Nam thì những người tiên phong đã đi trước cách đây 2 thập kỷ rồi  Wink
Logged

Ầu ơ...Gió đưa tàu chuối sau hè
Tưởng vui một chút ai dè...có con!

tankt90s
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #105 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2010, 10:29:05 pm »

Mình nghĩ robot không nên được trang bị những loại vũ khí như vậy.

Vũ khí trên robot bộ binh không nên có tầm quá xa hay quá mạnh vì chúng quá phức tạp với chúng và robot chắc chắn gặp nhiều vấn đề khi vận hành cũng như tính hiệu quả khi sử dụng chúng.
Thiết nghĩ robot chỉ trang bị vũ khí tự đông hoàn toàn như súng máy,tên lửa. Hiện nay có nhiều loại súng  thiết kế cho mục đich này,chúng có thể bắn lượng lớn đạn và không bị hóc hay nòng không nóng quá.Những loại này hiên đang lắp phổ biến trên tank, trực thăng,tàu và xe quân dụng.

Robot thực tế  áp dụng vào chiến trường chắc chắn sẽ không khác gì xe bọc thép, trực thăng...và nhiều phương tiện chiến đấu khác có điều người lính sẽ tác chiến bên cạnh thiết bị chứ không phải trong khoang lái.
Robot trong tương lai sẽ là hóa thân của người lính trước những tình huống nguy hiểm,robot có thể trở thành tai, mắt, khẩu súng...nói chung trở thành người giúp việc trung thành luôn theo sát và giúp đỡ chủ nhân của nó trên chiến trường  
Logged
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #106 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2010, 01:52:05 am »

Tôi nhớ đã xem hình ảnh này nên tìm lại video, có xuất hiện robot gỡ mìn trong này, có lẽ là do mình nhập về. Người post video rất có nhiệt, biết đâu có thể là một thành viên trong này Smiley. Các bác xem ở khoảng 1 phút 20 nhé.
http://www.youtube.com/watch?v=tPo_wavmkNc

Có bác nói các trường khác không nên nghiên cứu quân sự, tôi không hiểu sao bác lại nói thế. Mỗi một môi trường có một ưu thế riêng. Bác có thể kể các ưu thế của sinh viên học viện, còn tôi có thể nói rằng ở vào giai đoạn sinh viên tất cả hầu như mới chỉ ở mức sơ khởi, lấy kiến thức nền tảng nên cũng chưa khác nhau nhiều lắm. Ở ngoài mà họ xác định đam mê, có hướng ngay từ đầu thì khi trong trường cắm cúi học điều lệnh đội ngũ, thì họ ở ngoài đã có thêm thời gian để thành geek rồi.

Với lại hầu hết ở tất cả các nước, các quân đội, người ta đều có chính sách chiêu mộ những người nghiên cứu ở ngoài vào trong quân đội đó thôi. Đâu phải anh nào sinh ra làm cho quân đội thì cứ quân đội, anh nào dân sự thì cứ dân sự.
Các phát minh quân sự và dân sự đương nhiên có nhiều điểm khác nhau, vì mục tiêu nó hướng tới. Nhưng khi bẻ nhỏ ra thành các tính năng, thì lại có nhiều điểm chung có thể lợi dụng lẫn nhau. Quân sự cũng là đời thôi.

Ví dụ về ngay anh rô bốt này nhé, một con rô bốt dân sự có khả năng vác vòi nước cứu hoả xông vào một toà nhà nơi nguy hiểm cho lính cứu hoả thì cũng sẽ có khả năng tiếp cận một nhóm vũ trang trú ẩn trong toà nhà để phun lửa hay khí gây ngất. Các cánh tay máy điều khiển từ xa tại bệnh viện, dành cho bác sỹ từ xa làm phẫu thuật, thì trên nguyên tắc có thể dùng để cho một chú công binh ngồi từ xa thao tác trên một quả bom mô hình để điều khiển...Nói ai nên làm cái gì thì vô cùng lắm. Tách bạch ra làm gì.
Logged
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #107 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2010, 02:27:20 am »

Quan điểm của tôi về cuộc tranh luận:
* Thứ nhất là phải công nhận khả năng ứng dụng của rô bốt trong chiến tranh, vì thực tế nó đã được áp dụng, đang được tiếp tục nghiên cứu và các lĩnh vực áp dụng ngày càng rộng hơn.
* Thứ hai là nghiên cứu có khoảng cách với thực tế, nên xem xét theo khía cạnh đưa ra áp dụng ngay là khắt khe với một sản phẩm. Bao nhiêu nghiên cứu mới có một cái ra phục vụ đời sống, nhưng cái nọ làm nền tảng cho sự thành công của cái kia, hoặc ít nhất cho người đi sau thấy là hướng đó húc đầu vào núi đấy, như thế cũng là có ích rồi. Việc nghiên cứu cũng có tác dụng đón đầu nữa, cho dù hiện tại nó không cần thiết, thì sau này, đúng như ý các bạn ấy nói, nhỡ có ai "chơi" mình, mình cũng phải biết là họ chơi bằng cái gì và làm sao chơi lại.
* Quá trình nghiên cứu cho đến ra sản phẩm bao giờ người ta cũng cố làm đơn giản hoá đầu bài. Chẳng hạn điều kiện ban đầu là chuẩn để kiểm tra nguyên lý đã, rồi bắt đầu cho các yếu tố không lý tưởng vào dần. Lúc đầu đi đường nhựa, sau cho leo đồi, lúc đầu đi ban ngày, sau cho đi đêm... Việc đưa ra một tá ứng dụng một cách rất ngẫu hứng đưa đến tranh cãi rất dàn trải và khó mà biết ý đồ lúc ban đầu là nhắm tới cái gì. Chẳng hạn việc nó vác súng này súng nọ, quy gọn ra là nó vác được vật nặng cái đã, còn các yếu tố phụ trợ thêm vào sau.
* Áp dụng nghiên cứu cho một lĩnh vực rộng thì rất quý. Nhưng cho một ứng dụng hẹp, đặc thù thôi cũng là rất thành công.

Tôi thấy các bạn tác giả vietbot là giỏi về chuyên môn, tự tin và quyết tâm. Nhưng các bạn không khiêm tốn, hay cách nói của các bạn do bức xúc làm tôi thấy các bạn không khiêm tốn. Nói về ngôn từ nhé, các bạn nói 'bỏ ra cho xã hội' - thực ra các bạn cống hiến cái gì cho xã hội mà phải nói như thế? 'tuyên bố với thế giới'- về những cái đã xảy ra từ thế kỷ trước à? Rồi nói những người khác là 'bảo thủ, ấu trĩ' 'không hiểu có hiểu không'... những cái đáng quý là như tôi nói ở trên, cộng với việc nghiên cứu sáng tạo ở mức độ sinh viên, còn về kỹ thuật rô bốt, đó mới chỉ là cơ sở bắt đầu cho một người làm rô bốt nào. Lôi người này người kia, thành tích mấy năm ttvn ra thì hơi buồn.
Người ta test sản phẩm, còn trả tiền cho mọi người sử dụng thử và tìm lỗi kia. Các bạn tranh thủ được những góp ý, phản biện từ những người có thực tế chiến đấu mà các bạn cứ nhát một như người trả lời họp báo ấy. Mạng cũng vô cùng, có người biết nhiều có người biết ít, nghe được cái nào tốt thì quý, không thì chấp nhận vì mình đưa lên công luận thế thôi cho nhẹ nhàng. Tôi xin hết không tranh luận.
Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #108 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2010, 06:38:45 am »

-Thời gian hoạt động ngắn.Họ cố gắng làm ra các loại pin mới ( pin Lithium) để kéo dài thời gian hoạt động nhưng hiệu quả không theo kịp giá thành.

Thứ nhất: gọi là pin không chuẩn, phải gọi là ắc quy. Pin chỉ dùng cho những bộ tích trữ năng lượng điện hóa không thể sạc lại được.

Thứ hai: ắc quy Lithium không phải là mới. Cái họ đang cố gắng làm mới là tìm ra các vật liệu mới cho điện cực dương của loại ắc quy này nhằm giảm giá thành.

Thứ ba: Ắc quy Lithium mới nhất sử dụng FePO4 hiện đang được coi là cuộc cách mạng mới trong công nghệ tích trữ năng lượng. Nó cho phép hạ giá thành từ 1/3 tới 2/3 so với các ắc quy khác. Các ắc quy Lithium vốn có tuổi thọ cao, ắc quy Lithium mới này còn có tuổi thọ cao hơn hẳn. Hiện nay, tại các nước phát triển trên thế giới, họ đang nghiên cứu thay thế hệ thống ắc quy chì axit bằng loại ắc quy mới này (trong các hệ thống năng lượng tái tạo, oto). Mình không hiểu hiệu quả đây là hiệu quả nào, chứ giá thành của loại ắc quy mới này rất ổn: hiệu suất cao (các phản ứng phụ không đáng kể), hiệu năng thì tuyệt vời...

Thứ tư: trong công nghệ quốc phòng, họ rất sợ dùng Lithium vì nguy cơ cháy nổ rất cao và nó không thể hoạt động trong những môi trường khắc nghiệt. Hơn nữa, sự tích hợp của nó vào hệ thống cần theo bộ BMS (battery management system) rất tinh vi. Thực tế họ dùng một loại ắc quy khác.

-Thời gian chuẩn bị lâu. Ac quy dung lượng càng lớn nạp càng lâu.Để chuẩn bị cho 1 h hoạt động có thể phải nạp 3,4h đồng hồ liền.

Thứ năm: thời gian nạp của ắc quy chỉ phụ thuộc một phần vào dung lượng (chính xác là phải dùng "năng lượng điện hóa") cái quan trọng là phụ thuộc vào cường độ dòng nạp và khả năng chịu đựng của hai cực (chủ yếu là cực dương, cathode). 15' là có thể nạp xong một ắc quy Lithium FePO4 ở dòng 0.24Cn (Cn: năng lượng định mức của ắc quy).




Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
kakashivn87
Thành viên
*
Bài viết: 85


« Trả lời #109 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2010, 08:54:26 pm »

Dòng xe chạy điện ai bảo với bạn là yếu, 1 ví dụ đơn giản là con xe điện hay dùng trong các sân golf, nó trâu phết đấy, và với địa hình tương đối ( phẳng nhưng nhiều đồi ) thì nó leo dốc tốt.
Còn các loại acqui của xe điện nữa, bạn nghĩ nó yếu chăng.
Và theo ý mình, không phải sạc ăcqui cho xe, mà là thay luôn ăcqui ( theo dạng mô đun ) rồi mang cái cũ về sạc.
Về phần hỏa lực, bạn không nên chọn dòng phải thay đạn như DKZ, Cối mà nên chọn loại bắn rồi bùng như AT thì hơn. 1 robot chỉ cần 1 quả AT, bò vào khu vực nguy hiểm rồi bắn là được. Có thể điều khiển bằng camera từ xa ( thế thì UAV lại tiện hơn ).
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM