Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 10:13:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điển cố - điển tích giải thích tí nào  (Đọc 34743 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #40 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 09:53:18 am »

'' Khuôn trăng đầy đặn , nét ngài nở nang''. Ở đây muốn tả chị em họ Vương có khuôn mặt phúc hậu. Nét ngài là đôi lông mày . Từ sự ẩn dụ đôi lông mày đẹp như đôi râu của một số loài bướm (ngài) lớn. MT đã nhiều lần gặp loài bướm này tiếc là máy kém không chụp được đường nét của đôi râu có hình như gân lá này. Phải nói tả đôi lông mày như đôi râu bướm này thật quá chuẩn. Lại '' nở nang''nữa thì thật là phồn thực. MT cam đoan với bác là chị em nhà họ thuộc hàng lá vông đấy Grin. Bảo sao ''Làm cho mặt sắt phải ngây vì tình'' là phải.

Bác MT

Cụ Nguyễn Du nhà ta cũng chạy theo chủ nghĩa phồn thực và chính xác hơn nữa thì cụ cũng khoái thưởng thức vẻ đẹp của những liền chị nhà mình mà thời nay có người còn gọi là "điện nước" đầy đủ (Tây họ gọi là trường phái ... rubenistic)  Thời trước các cụ thường vẻ vời sự tao nhã của nét mảnh mai, hom hem như các cô siêu mẫu thời nay; vóc thì cả 1.8 m hoặc cao hơn mà trọng lượng chỉ non nửa tạ thì luôn dễ dẫn đến tình trạng cúp điện thường xuyên như ở một số nơi bà con đang cảm nghiệm vậy.

Thế thì "Khuôn trăn đầy đặn nét ngài nở nang" có lẽ cũng tầm cỡ nàng Bo Derek của thời cuối 70's ở Mỹ chăng?  Roll Eyes


Bo Derek
Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #41 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 10:15:16 am »

Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường mầu da
-------------
Khuôn trăng ở đây là gì? Có người nói (Xuân Diệu - không chắc) "phính phính đôi má bánh đúc"! Không hợp.
Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #42 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 03:03:49 pm »

Mai cốt cách tuyết tinh thần
.......
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
-------------
Khuôn trăng ở đây là gì? Có người nói (Xuân Diệu - không chắc) "phính phính đôi má bánh đúc"! Không hợp.
'' Mai cốt cách ''. Cụm từ này em cũng đã định viết về hoa mai trả nợ bác HUNG_F2. Đây là cụm từ chỉ tư cách người con gái đàng hoàng hiền thục. Mới xứng với tinh thần sáng như tuyết của Vương nữ. Cho nên Vương nữ nói cười như hoa  như ngọc mà không vô duyên, không lẳng lơ. '' Hoa cười ngọc thốt đoan trang ''.
 Khác hẳn với ''hình hạc vóc mai '' để chỉ người có thân hình mảnh dẻ.
 Như bài trên của em, Nguyễ Tiên Điền tả Vương nữ  một cách chấm phá nhưng rất phong phú. Nữ nhân có khuôn mặt đầy đặn, nét ngài (chân mày ) nở nang thì cũng nở nang ở một vài chỗ .  Grin.Nói như vậy không  có nghĩa ngày xưa các cụ chỉ coi trọng cái phồn thực mà vẻ thanh tú vẫn được tả người con gái đẹp trong thơ văn cổ. Từ xưa tới nay cái sự phì nộn xác thịt không được coi là vẻ đẹp hình thể của phụ nữ mặc dù nó rất phồn thực. Chả thế cụ Nguyễn mắng Tú Bà ''....to béo đẫy đà làm sao ''

 Khuôn trăng ở đây là chỉ khuôn mặt đẹp của người hụ nữ. Tât nhiên không phải là mặt tròn vành vạnh như trăng rằm hay khuyết lẹm như trằng hạ tuần. Trong văn học dân gian hay truyện cổ , người ta vẫn lấy cụm từ '' mặt nàng đẹp  như trăng rằm '' để chỉ khuôn mặt đẹp, hiền thục ưa nhìn của người con gái.
 '' Khuôn trăng đầy đặn...'' thì rõ ràng là khuôn mặt đầy đặn phúc hậu rồi. '' Phinh phính bánh đúc'' làm e nhớ tới hương vị khăm khắm của mắm tôm.Chà ! Còn đâu là thơ với thẩn nữa  Grin

 Bác BÍ BẾP@: Có lẽ khó so sánh nàng Bo Derek với cô nương họ Vương.Một là  người thực của phương Tây, một là người của văn học phương Đông.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Sáu, 2010, 11:49:59 pm gửi bởi MUCTAU » Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #43 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2010, 07:38:53 am »

Nhà cháu định nêu câu này ở mục "Hiểu nó như thế nào?" nhưng xem ra đây phải có "Điển tích" gì đó nên rinh qua đây.

Đó là câu "Lộn tùng phèo". Lộn là lẫn lộn, dề rồi. Còn "tùng" và "phèo" là cái chi và vì sao chúng ghép với nhâu? Chắc phải có sự tích gì đây! Xin đừng bác nào giải thích kiểu "Kiển tố..." nhé!
Logged

MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #44 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 12:37:55 am »

Nhà cháu định nêu câu này ở mục "Hiểu nó như thế nào?" nhưng xem ra đây phải có "Điển tích" gì đó nên rinh qua đây.

Đó là câu "Lộn tùng phèo". Lộn là lẫn lộn, dề rồi. Còn "tùng" và "phèo" là cái chi và vì sao chúng ghép với nhâu? Chắc phải có sự tích gì đây! Xin đừng bác nào giải thích kiểu "Kiển tố..." nhé!
Cái này chẳng điển điếc gì sất. Chỉ là cách dùng bổ từ cho cái hình ảnh '' lộn'' (nhào) nó thêm phần lộn. Cũng như '' nhặng ngậu xị '','' tóe lòa loe ''...Thường dùng trong nói chứ ít khi viết như vậy.
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #45 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2010, 05:58:59 pm »

Bác cho em hỏi kết cỏ ngậm vành là nghĩa gì vậy hả bác ?
Cái này chú giải rất rõ ở đây: http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nmnvnvnmn31n343tq83a3q3m3237ntn0n.
Nguồn gốc của từ "mũ cối" có ai rành không, giúp tôi với!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM