Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 11:43:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời  (Đọc 355699 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #540 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2011, 02:37:49 pm »


Ồ, lủng củng gì bác, đọc tiểu thuyết mãi chán rồi, đọc mấy dòng này của các bác mới thú, mới thật; những câu chuyện thật của người lính già đầu bạc, kể mãi chuyện Nguyên Phong.
Oh! cảm ơn MOD Quangcan@ đã động viên! bob sẽ cố gắng...!
Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #541 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2011, 02:23:45 am »

Ồ, lủng củng gì bác, đọc tiểu thuyết mãi chán rồi, đọc mấy dòng này của các bác mới thú, mới thật; những câu chuyện thật của người lính già đầu bạc, kể mãi chuyện Nguyên Phong.
Oh! cảm ơn MOD Quangcan@ đã động viên! bob sẽ cố gắng...!

hừ hừ... tranh thủ miềng vắng nhà - có gã nhảy vào nịnh nọt người quen của miềng đây...  Angry

@quangcan: về bên kia mần việc đêi Grin Wink
@bob: Chào mừng ông anh già quay lại với những câu chuyện lỳ đáng... chờ nghe kể tiếp - em đi công tác nhưng vẫn online và chờ nghe tiếp đấy nhé!
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #542 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 10:17:35 am »

Ồ, lủng củng gì bác, đọc tiểu thuyết mãi chán rồi, đọc mấy dòng này của các bác mới thú, mới thật; những câu chuyện thật của người lính già đầu bạc, kể mãi chuyện Nguyên Phong.
Oh! cảm ơn MOD Quangcan@ đã động viên! bob sẽ cố gắng...!

hừ hừ... tranh thủ miềng vắng nhà - có gã nhảy vào nịnh nọt người quen của miềng đây...  Angry

@quangcan: về bên kia mần việc đêi Grin Wink
@bob: Chào mừng ông anh già quay lại với những câu chuyện lỳ đáng... chờ nghe kể tiếp - em đi công tác nhưng vẫn online và chờ nghe tiếp đấy nhé!
@SGG: Cảm ơn tình cảm của bạn dành cho bob, chỉ một từ thôi cũng động viên bob rất nhiều. Đúng là khi ngẫm lại hồi ấy bob cũng "lỳ" thật. nhưng so với những đồng đội ... "lỳ" bob chưa là gì cả! Cảm ơn SGG@ rất nhiều. bob cũng đang "hâm" lại những ký ức "xưa lắm rồi" và từ từ kể tiếp...!
Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #543 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2011, 05:27:02 pm »

*Bác kể tiếp đi ,mình có phải nhà văn đâu mà ngai lủng củng,mình là có cái chất thật đáng quý,nay lại hồi tưởng lại ,có cái nhớ có cái quên ,trân trọng quá khứ ,quý mến nhau ,cùng tâm sự ,bổ sung cho nhau , động viên nhau cho vui tuổi già bác ạ ! 
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #544 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 09:41:08 am »

*Bác kể tiếp đi ,mình có phải nhà văn đâu mà ngai lủng củng,mình là có cái chất thật đáng quý,nay lại hồi tưởng lại ,có cái nhớ có cái quên ,trân trọng quá khứ ,quý mến nhau ,cùng tâm sự ,bổ sung cho nhau , động viên nhau cho vui tuổi già bác ạ ! 
@Tom: cảm ơn bác, bob cũng có cái suy nghĩ giống bác, nên mới mạnh dạn viết. Đôi lúc chợt nghĩ: "Chiến tranh qua rồi, viết thế này... sợ có người hiểu không đúng lòng mình lại cho là :"kể công"!!! nên còn dè chừng bác ạ. Cảm ơn sự thông cảm của bác rất nhiều.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #545 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 04:04:24 pm »

@Tom: cảm ơn bác, bob cũng có cái suy nghĩ giống bác, nên mới mạnh dạn viết. Đôi lúc chợt nghĩ: "Chiến tranh qua rồi, viết thế này... sợ có người hiểu không đúng lòng mình lại cho là :"kể công"!!! nên còn dè chừng bác ạ. Cảm ơn sự thông cảm của bác rất nhiều.

     Bác Bob à ! Bác hãy đọc bài viết sau đây của một người chuyên nghiệp văn chương

     HÃY VIẾT CHO MÌNH VÀ CHO MAI SAU

Nguyễn Như Thìn

        Tôi có mấy thằng bạn lính, viết hùng hục như trâu cầy trên trang QSVN. Dân chuyên nghiệp như tôi cũng vô cùng thán phục. Chúng làm được cái việc mà, đáng tôi phải có nghĩa vụ làm từ lâu. Thank…chúng nó. Nhân đây tôi xin kể một chuyện vui:

       Vào khoảng năm 1978, khi tôi đang học năm thứ 3 khoa Ngữ Văn trường ĐHTH Hà Nội, chúng tôi phải học một chuyên đề: “Thơ và mấy vấn đề trong thơ VN hiện đại” của giáo sư Hà Minh Đức. Học xong thì phải thi. Ôi, mà thi thơ thì thật là mông lung. Gọi là  “mấy vấn đề”, nhưng nó bát ngát, bao la không kém gì tâm hồn của mấy chàng thi sĩ say rượu. Nếu không khoanh lại một chút, chắc cả lũ, phải quay vòng tua hai, thi lại là cái chắc. Được sự đồng ý của Giáo Sư, lớp cử tôi đến nhà thày để nghe hướng dẫn ôn trọng tâm. Không khác gì như lính trinh sát đi trước tiền trạm, tôi lững thững thả bộ đến số nhà 3x… phố Hàng Đào. Ngoài là một cửa hàng bán quần áo và mỹ phẩm náo nhiệt, hỏi thăm, bà chủ chỉ vào cái ngõ, thực ra là cái ngách bên cạnh. Nó hẹp như hào chiến đấu mà cũng tối như hầm ngầm. Tôi đánh liều chui vào, mò mẫm trong bóng tối, rồi bất ngờ vấp phải một cái thang (hồi ấy ban ngày không có điện). Vẫn cứ trong bóng tối, tôi lên gác hai. Lại lần theo một cái ngách đầy bí ẩn nữa, tôi đâm sầm vào một bức vách, có lẽ  bằng cót ép, tôi nghĩ vậy. Một tiếng cười trong trẻo phá lên, may trong bóng tối, nếu không cô gái nào đó sẽ phát hiện ra tôi đang đỏ mặt vì xấu hổ. Một giọng nói thanh nhẹ của một thiếu nữ chắc chắn gốc Hà Thành cất lên:"…gặp thày Đức phải không. ..cứ đi thẳng…”. Ôi may quá, đúng là gặp cứu tinh. Cuối cùng cũng thấy ánh sáng cuối đường hầm. Không gian như bị xé toang, sáng lòa. Một căn phòng đẹp, cổ kính, sàn lát lim hiện ra. Phía trước phòng là một cái sân thượng trông ra cả một ma trận nóc nhà. Nghe kể lại, mẹ tôi suýt đẻ rơi tôi khi đi chợ Hàng Bè. May, giữa phố Gia Ngư cạnh đây, số 14 có một nhà hộ sinh. Tôi lớn lên vẫn quanh quẩn ở khu này. Vậy mà không làm sao hình dung ra nổi những nóc nhà kia, đang ở đâu? (Giá sử có bác Tích Tường Như Lệ, trinh sát ở đấy mà hỏi thì tốt quá).

     Đón tôi vào nhà, pha một ấm trà thơm, khoan thai từ tốn thày hỏi chuyện:
- Cậu cũng đi bộ đội về à? …Có phải trận mạc gì không?
Tôi đáp lại:
- Vâng,  có ạ.
- Chắc là gian lao vất vả lắm, cậu kể cho tôi nghe…Ông nói tiếp.
   
     Tôi lưỡng lự giây lát. Nhìn khuôn mặt đôn hậu, giọng nói chân tình cởi mở của thày, tôi mạnh dạn kể. Thực ra không phải là kể, mà là cởi hết nỗi lòng của những thằng thư sinh nếm mùi trận mạc...Khi thì hành quân vất vả, khiêng súng nặng như cùm. Lúc thì vượt sông dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù. Những trận đánh đẫm máu…Rồi đói ăn, khát uống...Thày nghe chăm chú. Đôi mắt như cảm thông, chia sẻ và khuyến khích: Kể nữa, kể nữa đi…em.
   
      Bất chợt, nhìn đồng hồ, gần một tiếng trôi qua, tôi đã lạc đề, lỗi tối kỵ của những thằng cầm bút. Nhiệm vụ chính của tôi chưa hoàn thành. Nếu vác cái mặt về mà chỉ được dăm ba chữ thì, thằng Khanh lớp trưởng, vốn là lính trinh sát pháo sư đoàn 325 sẽ băm tôi làm đôi. Tôi vội vàng xin phép thày dừng chuyện.

     Nhìn tôi với ánh mắt trìu mến, thày nhẹ nhàng nói:
- Cậu hãy viết đi. Viết những gì mà cậu vừa kể với tôi. Trút hết những kỷ niệm ấy lên trang giấy trắng. Thêm một vài thủ pháp tu từ. Một bố cục rõ ràng, một cảm xúc chân thực. Sẽ là một tác phẩm hoàn chỉnh...Các cậu không viết thì ai viết? Hãy viết cho mình và cho mai sau.

     Giật mình nhìn lại, thế mà đã mấy chục năm qua. Tóc đã bạc, sức đã yếu, quỹ thời gian chắc chẳng còn nhiều. Nói như Xuân Diệu, lúc này phải viết như chạy đồ chữa cháy. Có thể là một túi vàng, nhưng cũng có thể chỉ là một cái chổi cùn, rế rách. Nhưng không sao...hậu xét. Nước Nga, gần một thế kỷ sau chiến tranh vệ quốc, Đại văn hào Lep-tôn-xtôi mới cho ra đời bộ sử thi bất hủ Chiến Tranh và Hòa Bình. Vậy các bạn ơi! Hãy viết đi, trước hết là được trải lòng. Sau là, giúp cho các nhà văn, tài giỏi  hiện tại và sau này, có tư liệu chân thực cho một bộ sử thi hoành tráng tương lai, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc.

                                                         
Tháng 5 năm 2011

                                                           
Như Thìn

Logged

bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #546 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 08:13:20 am »

     Nhìn tôi với ánh mắt trìu mến, thày nhẹ nhàng nói:
- Cậu hãy viết đi. Viết những gì mà cậu vừa kể với tôi. Trút hết những kỷ niệm ấy lên trang giấy trắng. Thêm một vài thủ pháp tu từ. Một bố cục rõ ràng, một cảm xúc chân thực. Sẽ là một tác phẩm hoàn chỉnh...Các cậu không viết thì ai viết? Hãy viết cho mình và cho mai sau.

     Giật mình nhìn lại, thế mà đã mấy chục năm qua. Tóc đã bạc, sức đã yếu, quỹ thời gian chắc chẳng còn nhiều. Nói như Xuân Diệu, lúc này phải viết như chạy đồ chữa cháy. Có thể là một túi vàng, nhưng cũng có thể chỉ là một cái chổi cùn, rế rách. Nhưng không sao...hậu xét. Nước Nga, gần một thế kỷ sau chiến tranh vệ quốc, Đại văn hào Lep-tôn-xtôi mới cho ra đời bộ sử thi bất hủ Chiến Tranh và Hòa Bình. Vậy các bạn ơi! Hãy viết đi, trước hết là được trải lòng. Sau là, giúp cho các nhà văn, tài giỏi  hiện tại và sau này, có tư liệu chân thực cho một bộ sử thi hoành tráng tương lai, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc.

                                                         
Tháng 5 năm 2011

                                                           
Như Thìn


@tichtuongnhule: Cảm ơn bác rất nhiều, với đoạn "tâm sự" của nhà văn Như thìn (trên). ước gì bob có khả năng viết được như lời khuyên của bác Thìn. Vâng! bob sẽ cố gắng. Cảm ơn bác.
Logged
dangpmc
Thành viên
*
Bài viết: 26


« Trả lời #547 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 10:36:51 am »

*Nhân ngày 27/7 tôi nhớ đoạn thơ không biết của ai :
                       “Hồn các chàng trai giờ ở nơi đâu ?
                          Nhìn thấy khói mà tìm về với mẹ !
                         Con chim khách sau nhà mười mấy năm nói dối !
                         Cau, mười mấy năm vô ý trổ bông đôi !
                         Các anh về với mẹ một đêm thôi .
                          Cho ngọn đèn dầu không giật mình vụt tắt .
                           Cho nồi cơm được một lần đầy đặn .
                           Cho đũa trong nhà một bữa được so thêm !”
Sao mà sâu sắc vùng quê  nghèo vời vợi thế !       
Bác tom@ kiếm được bài thơ hay quá. Đọc xong tôi mới thấy buồn cho các nhà GD của chúng ta cứ loay hoay giải thích sao HS học lịch sử kém quá. Tụi nó cứ phải thuộc ngày tháng năm làm quoái gì cho khổ. Nếu cho các em học bài thơ này gắn vào một trận đánh tiêu biểu cho một giai đoạn nào đó có hơn không, Hoặc bài " đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ ..." gắn cho đợt giữ Thành cổ vv... thì tôi nghĩ các cháu nó sẽ làu thông lịch sử ngay. Mà về tính văn học cũng hay tuyệt nữa.
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #548 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 11:27:48 am »

  (tiếp theo…)
 Bob nằm tại trạm phẫu có một ngày, mà sao thấy ngày đó dài vô tận. Tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Buồn vì trận đánh đó ta không dứt điểm được, ae mình thương vong nhiều. Vui vì mình còn sống và đơn vị đã bắn rơi nhiều máy bay địch (5 trực thăng và 2 phản lực) số trực thăng thì bob được trực tiếp chứng kiến, còn phản lực bob tuy không thấy, nhưng cấp trên thông báo cho biết (qua đài quan sát).
 Một chi tiết mà bob chợt nhớ ra: Hôm ấy thương binh về phẫu khá nhiều, đến lượt bob lên bàn phẫu thì hết thuốc gây tê. (Qua ánh mắt, cử chỉ của kíp mổ hôm ấy bob biết như vậy). Vị BS mổ chính vừa thay găng tay vừa nhắc: -Gây tê…! Vị phụ trách gây tê, đứng ngây người ra ở góc phòng mổ, bên cạnh một cái khay lỉnh kỉnh chai lọ… giơ cái chai không lên, lắc lắc đầu. Hai Ông Đeo (khẩu trang, mang găng tay) đứng hai bên bàn mổ nhìn nhau không nói gì! họ có vẻ mệt mỏi, một trong hai ông che miệng giấu một cái ngáp dài không cưỡng lại được. chắc chắn các anh đã thức suốt đêm để cứu chữa thương binh… bob thấy họ đi ra xa trao đổi với nhau điều gì, rồi một trong hai ông đến hỏi tôi: “hết thuốc tê rồi, liệu “ông” có chịu đau được không”? Tôi khẽ gật đầu. Nhớ lại, lúc ấy tự nhiên tôi suy nghĩ rất nhanh: “Nếu không mổ, vết thương nhiễm trùng sẽ nguy hiểm đến tính mạng” vì thế bob quyết tâm chịu đau để giữ lấy mạng sống của mình. Có thể nói: “Sự đấu tranh tư tưởng trên bàn mổ cũng căng thẳng không kém gì so với lúc bom đạn ác liệt ngoài mặt trận”.
Kíp mổ cho bob hôm đó thật tuyệt vời. họ vừa mổ vừa hỏi chuyện bob. Nào là ông quê đâu, nhà làm gì, học lớp mấy, có vợ chưa…đánh nhau ra sao, bị thương trong hợp nào…V..v, và v..v. Họ cố tình lái cho bob nghĩ sang chuyện khác. Tuy vậy nhưng khi mổ, bob vẫn thấy đau “không chịu nổi”, có lúc như muốn ngất…thậm chí vùng vẫy. Nhưng kinh nghiệm của mấy ông Bs chuyên “mổ xẻ” đã khuất phục bob. Họ biết rằng “sức chịu đựng con người có hạn”, khi đau quá thế nào cũng giãy dụa… nên trước khi mổ họ đã cột chặt chân, tay bob vào bàn mổ rồi. Sau gần một tiếng đồng hồ “chiến đấu với cái đau” thì năm mảnh bom găm vào hai chân bob cũng được các Bsỹ lấy ra hết .
Khi chuyển tôi khỏi bàn mổ ánh mắt họ lóe lên niềm vui! Chính ánh mắt ấy đã truyền sang bob một sinh khí mới lạ, trong thâm tâm bob còn vui hơn mọi người. Mặc dù còn rất đau (sau khi mổ), nhưng bob vẫn “cố gắng” nở nụ cười…thể hiện sự biết ơn các BS đã cứu mình. (Rất tiếc bob không biết tên các Bs trong kíp mổ ấy).
 Về hầm, tôi mệt lử và thấy khát nước “không chịu nổi”, cũng may ngay sau đó tôi được anh nuôi (hay y tá, hộ lý) mang cơm, nước đến . Bob vồ ngay ca nước tu một hơi hết sạch… vừa hạ lưng xuống sạp nằm tôi thiếp đi lúc nào không biết. Gần sáng, bỗng ầm…ầm như sấm rền…hầm kèo rung “bần bật”, tôi bừng tỉnh: Thì ra B52 rải bom chỉ cách phẫu vài Km. Cũng may không trúng khu vực phẫu, nên ae thương binh không hề gì…(còn nữa)
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #549 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2011, 03:17:27 pm »

Bác Bob:

Bị thương 5 mảnh bom vào 2 chân thế mà vác vẫn ở lại chiến trường, lại sang bộ binh nữa thì nể bác quá.

Thế là bác thuộc loại lỳ đấy nhỉ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM